Vợ Thượng tá chống buôn lậu bị bắt về tội buôn lậu
RFA, 25/11/2021
Bà Trần Thị Vàng - vợ củaThượng tá Hoàng Văn Nam, Phó trưởng phòng Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh An Giang bị bắt giữ hôm 23/11/2021 để điều tra về hành vi buôn lậu.
Công an An Giang khám xét số hàng lậu ở nhà vợ và chị gái của Thượng tá Hoàng Văn Nam – Công an An Giang
Theo thông tin từ báo chí, hôm 27/2, Tổ công tác phòng, chốngbuôn lậuCông an tỉnh An Giang kiểm tra hành chính ba ngôi nhà phát hiện hơn 1.140 sản phẩm và hơn 1,3 tấn hàng hóa xuất xứ nước ngoài không hóa đơn, chứng từ.
Qua điều tra, một căn nhà do bà Trần Thị Dũng (chị gái của Thượng tá Nam) làm chủ, hai căn còn lại do bà Vàng làm chủ.
Bà Trần Thị Dũng khi đó tự nhận là chủ sở hữu toàn bộ số hàng hóa kể trên và cho biết là gửi nhờ, trong khi một người khác tên Lê Văn Lên cho biết thuê 1 căn nhà số 142 của vợ chồng ông Nam để ở và thu mua phế liệu, sửa chữa điện tử, điện lạnh và đồ gia dụng nhưng không có hợp đồng mướn nhà.
Trả lời báo chí khi vụ việc được lan truyền hồi tháng 3, Thượng tá Hoàng Văn Nam khẳng định ông "không hề hay biết" mấy tấn hàng không có giấy tờ trong nhà mình do đang được cử đi học, đồng thời cho biết "vừa trách vợ" xong. Ông Nam sau đó bị kỷ luật cảnh cáo về mặt đảng vì để xảy ra dư luận không tốt.
Đến ngày 30/7, Cơ quan cảnh sát điều tra thành phố Châu Đốc ra quyết địnhkhởi tố vụ án hình sự buôn lậuxảy ra tại 3 căn nhà nêu trên, đồng thời thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Trần Thị Dũng và Lê Văn Lên về tội buôn lậu.
**********************
Việt Nam là trung tâm của tội phạm buôn bán động vật hoang dã trên toàn cầu
RFA, 24/11/2021
Cơ quan Điều tra Môi trường Quốc tế (EIA), một tổ chức phi chính phủ tại Anh, hôm 24/11 lên tiếngcảnh báo Việt Nam là một trung tâm của tội phạm buôn bán động vật hoang dã của thế giới, bất chấp những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc chống lại tội phạm này trong thập niên qua.
Hình chụp hôm 28/9/2019 của VNA : Hải quan Việt Nam bắt giữ vẩy tê tê nhập vào ở Hà Nội theo đường hàng không - AFP
Báo cáo của EIA có tựa tạm dịch là "Dấu chân của Việt Nam ở Châu Phi : Một phân tích về vai trò của các nhóm tội phạm trong buôn bán động vật hoang dã".
Trong báo cáo này, EIA cảnh báo danh tiếng của Việt Nam trên toàn cầu tiếp tục bị ảnh hưởng xấu vì quốc gia này vẫn là điểm đến chính cho các sản phẩm động vật hoang dã được buôn bán lậu đến từ khắp Châu Phi và do các mạng lưới tội phạm vận chuyển trực tiếp hoặc không trực tiếp đến theo nhu cầu ở Việt Nam và các nơi khác.
Báo cáo cho biết, các mạng lưới tội phạm động vật hoang dã của Việt Nam đã hoạt động ở Châu Phi từ gần hai thập niên qua. Kể từ năm 2010, dựa theo số liệu bắt giữ, Việt Nam có liên quan đến các vụ buôn bán, vận chuyển trái phép ít nhất 18.000 con voi, 111.000 con tê tê và 976 con tê giác. Đây chỉ là một phần trong con số thực tế các vụ buôn bán động vật hoang dã có liên quan đến Việt Nam, vì nhiều vụ không được phát hiện.
Theo EIA, các nhóm tội phạm Việt Nam có mặt ở nhiều nước Châu Phi bao gồm : Angola, Cameroon, Cộng hòa dân chủ Congo, Mozambique, Nigeria, Nam Phi, Uganda. Đây là các quốc gia đang phải đối mặt với tình trạng săn bắn trộm.
Thông cáo báo chí của EIA cho biết, kể từ năm 2010, có ít nhất 120 vụ bắt giữ các sản phẩm động vật hoang dã được vận chuyển về Việt Nam theo đường hàng không và đường biển, bao gồm, voi, tê tê, sừng tê giác. Ít nhất 51% các vụ vận chuyển bị bắt giữ có nguồn gốc từ Châu Phi và có số lượng lớn.
Điều đáng báo động là dù các vụ bắt giữ vận chuyển lậu bằng đường biển bao gồm hơn 15 tấn ngà voi, 36 tấn vẩy tê tê kể từ năm 2018 đến nay, nhưng không có ai bị bắt giữ hay kết án.
Hồi năm 2018, báo cáo của EIA cho biết cựu Đại sứ Việt Nam tại Mozambique là Nguyễn Văn Trung đã tham giam móc nối giúp những kẻ buôn lậu ngà voi người Việt với các quan chức cao cấp trong lực lượng cảnh sát và hải quan của quốc gia Châu Phi này. Ông Trung bị cáo buộc là đã báo động cho nhóm tội phạm khi các nhà chức trách phát hiện tội phạm và tiến hành điều tra.