Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

26/03/2022

Quan hệ Việt Mỹ sẽ như thế nào trong năm 2022 ?

RFA tiếng Việt - RFI tiếng Việt

Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn cùng với Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper đã gặp nhau vào sáng ngày 23/3 tại Hà Nội. Một trong những nội dung cuộc gặp được cho biết là để chuẩn bị cho các chuyến thăm sắp tới của lãnh đạo cấp cao hai nước trong năm 2022.

vietmy1

Đại sứ Mỹ Marc Knapper gặp Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn để thảo luận về quan hệ đối tác Hoa Kỳ - Việt Nam. Facebook U.S. Embassy in Hanoi

Phía Việt Nam đã đề nghị Đại sứ Mỹ phối hợp thúc đẩy các chuyến thăm của lãnh đạo hai nước trong năm nay và trao đổi đoàn, tiếp xúc ở các cấp, các kênh, trong đó có kênh Đảng, Quốc hội, và đối ngoại nhân dân.

Nhân cuộc gặp mặt này, Đài Á Châu Tự do phỏng vấn một số chuyên gia về các vấn đề mà Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ bàn luận nếu lãnh đạo cấp cao hai nước có cơ hội trực tiếp gặp nhau, cũng như kỳ vọng về mối quan hệ Việt - Mỹ trong năm 2022.

Hai nước sẽ bàn về vấn đề gì ?

Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN - Mỹ dự kiến được tổ chức tại Washington DC vào cuối tháng ba và Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã xác nhận sẽ tham dự ; nhưng sau đó hội nghị này đã bị hoãn lại.

Nhà nghiên cứu Trần Thị Bích, thuộc Chương trình Đông Nam Á, Trung tâm Nghiên cứu Chiến Lược và Quốc tế CSIS có trụ sở ở Washington DC, hy vọng Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - ASEAN đã bị trì hoãn sẽ được diễn ra trong năm nay. Nếu lãnh đạo hai nước có thể gặp nhau thì nội dung sẽ được bàn bạc có thể bao gồm những vấn đề sau :

"Về hợp tác chính trị và ngoại giao, nhân dịp này Việt Nam có thể đưa ra lời mời chính thức để tổng thống Biden đến thăm Việt Nam và nhân cơ hội đó có thể nâng cấp quan hệ đối tác toàn diện hiện tại lên thành đối tác chiến lược.

Về hợp tác kinh tế thì tôi nghĩ rằng hai nước sẽ vẫn tiếp tục ưu tiên những mảng ví dụ như phục hồi và tăng trưởng kinh tế sau đại dịch, cải thiện sức chống chịu của các chuỗi cung ứng và đồng thời có thể giúp Việt Nam xây dựng những cơ sở hạ tầng. 

Ngoài ra, còn có mảng về kinh tế số. Đó là vấn đề mà cả hai bên đều quan tâm. Dịch bệnh Covid-19 đang tạo ra một cú hích rất mạnh để buộc các nước, trong đó có Việt Nam phải chuyển giao nhanh chóng sang nền kinh tế số. Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn về vấn đề này, trong đó bao gồm việc nhân lực còn thiếu kỹ năng về thương mại điện tử và chất lượng dịch vụ Internet thì chưa cao và chưa có đồng đều.

Chuyển sang hợp tác an ninh và quốc phòng thì hai bên có thể thương lượng ví dụ như đề cậđến việc viếng thăm của tàu sân bay Mỹ có nên trở thành hàng năm hay không, hay chỉ nhân các dịđặc biệt thôi.

Còn có một vấn đề đó là Mỹ có đạo luật chống lại đối thủ của Mỹ Thông qua các lệnh trừng phạt. Thông qua đạo luật này thì Hoa Kỳ áđặt các biện pháp trừng phạt đối với các quốc gia mua vũ khí và trang thiết bị từ Nga. Mặc dù cựu bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ đã xin Quốc hội miễn trừ trách nhiệm cho Việt Nam, nhưng quyết định cuối cùng thì vẫn chưa được đưa ra. Và cái sự việc gần đây khi mà Việt Nam bỏ phiếu trắng cho cái Nghị quyết về Nga và cuộc xâm lược Ukraine thì có thể sẽ ảnh hưởng tới quyết định cuối cùng của Quốc hội Mỹ".

Việt Nam - Hoa Kỳ cần gì ở nhau ?

Thạc sĩ, nhà nghiên cứu Biển Đông Hoàng Việt, cho rằng Việt Nam và Mỹ đều muốn ngồi lại trao đổi với nhau, thúc đẩy nhiều vấn đề có lợi cho cả hai.

Theo ông, Mỹ muốn Việt Nam đóng một vai trò năng động hơn và ít nhất là mối quan hệ giữa hai nước được nâng lên một tầm cao mới, đó là đối tác chiến lược toàn diện. Đổi lại, Việt Nam muốn Mỹ giúp phát triển khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, cũng như hỗ trợ Việt Nam ở Biển Đông :

"Thế còn Việt Nam muốn gì ở Mỹ. Thứ nhất là chúng ta có thể thấy là Việt Nam đang né tránh một số vấn đề liên quan đến quân sự, quân đội, đặc biệt trong bối cảnh này thì rất muốn phát triển về kinh tế.

Việt Nam cũng rất muốn Hoa Kỳ giúp Việt Nam phát triển khu vực Đồng bằng sông Cửu Long khi mà dòng Mekong bị sự tác động rất nhiều ở thượng nguồn. Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là cái vựa lúa của Việt Nam, có rất nhiều tiềm năng để phát triển, nhưng mà Việt Nam thiếu công nghệ, thiếu vốn…

Mỹ có thể giúp Việt Nam rất nhiều trong vấn đề này, chẳng hạn như các công ty, tậđoàn của Mỹ có thể đầu tư vào nhiều lĩnh vực ở Đồng bằng sông Cửu Long, ví dụ đầu tiên là phát triển về hạ tầng, sau đó có thể phát triển về kinh tế nông nghiệp xanh, theo các quan điểm mới ca chúng ta là phát triển nhưng mà không có gây ảnh hưởng nhiều đến môi trường 

Đây là một số ví dụ cơ bản cho thấy là Việt Nam mong mỏi Mỹ có một vai trò rõ ràng hơn ở đó.

Đối với vấn đề Biển Đông thì Mỹ thì muốn Việt Nam ít nhất là không bị lệ thuộc và e ngại sự đe dọa từ Trung Quốc. Đó là lý do mà Mỹ rất muốn giúđỡ sức mạnh của đội Cảnh sát Biển Việt Nam và điều này thì Việt Nam cũng rất là đón nhận. Và đương nhiên phía Việt Nam cũng muốn Mỹ đóng một vai trò tích cực hơn ở Biển Đông để kiềm chế cái hành động hung hăng, đe dọa đối với khu vực Biển Đông của Trung Quốc".

Nhân quyền và mối quan hệ hai nước

Nhà nghiên cứu Trần Thị Bích cho rằng Mỹ đang muốn phát triển mối quan hệ với Việt Nam, tuy nhiên vẫn rất quan tâm đến vấn đề nhân quyền. Theo bà, Mỹ cần phải dùng từ ngữ mềm mỏng và sử dụng những khía cạnh phù hợp để giúp Việt Nam cải thiện tình hình nhân quyền :

"Tất nhiên là phía Mỹ rất quan tâm đến vấn đề nhân quyền, nhưng mà tôi nghĩ rằng họ sẽ tìm được những những cách để thúc đẩy Việt Nam cũng có nhân quyền mà không làm ảnh hưởng đến quan hệ song phương.

Tôi đề nghị rằng là Mỹ hãy tiếp tục giúp Việt Nam trong việc củng cố nhân quyền nhưng mà sử dụng những từ ngữ mà không khiến cho Hà Nội cảm thấy là…, phía Mỹ nên dùng những từ ngữ nhấn mạnh vào các vấn đề như phát triển nguồn lực, hoặc các quyền của người lao động thì sẽ thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài. Tức là sử dụng những khía cạnh, góc độ để mà thuyết phục Việt Nam cải thiện nhân quyền.

Thứ hai nữa là nên sử dụng những hình thức đa phương, những tổ chức đa phương để giúp Việt Nam cải thiện nhân quyền. Ví dụ như khi hai nước thảo luận về việc tham gia TPP thì bên Mỹ và Việt Nam đã có ký một thỏa thuận riêng để đảm bảo rằng Việt Nam sẽ đảm bảo rằng Việt Nam sẽ tuân thủ những cái Luật lao động quốc tế".

Trong một ấn phẩm có tên "Can Human Rights survive in the Indo - Pacific order", tạm dịch là "Liệu Nhân quyền có thể tồn tại trong trật tự Ấn Độ - Thái Bình Dương"), bà Trần Thị Bích có nêu ra một số ví dụ về việc các thỏa thuận đa phương đã thành công trong việc tăng cường thực hành nhân quyền của Việt Nam.

Điển hình là Bộ luật Lao động năm 2019 của Việt Nam, được thông qua để đáp ứng Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam. Bộ luật mới bảo vệ tốt hơn cho người lao động và đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam cho phép thành lập các tổ chức công đoàn độc lập.

Hoa Kỳ và các nước có cùng quan điểm có thể áp dụng cách tiếp cận tương tự trong nền kinh tế kỹ thuật số để thuyết phục Việt Nam điều chỉnh cả Luật An ninh mạng.

Kỳ vọng quan hệ Việt - Mỹ trong năm 2022

Theo đánh giá của cả hai vị chuyên gia thạc sĩ Hoàng Việt và nhà nghiên cứu Trần Thị Bích thì quan hệ Việt - Mỹ đã có rất nhiều tiến triển tốt đẹp trong thời gian vừa qua, và hứa hẹn sẽ còn tiến xa hơn nữa trong năm 2022 :

"Trong năm 2022 này, nếu như mà Tổng thống Biden có cơ hội đến Việt Nam hoặc là Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có cơ hội đến thăm chính thức Hoa Kỳ thì đây sẽ là cơ hội tốt để để hai nước chính thức nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược".

Tuy nhiên, theo thạc sĩ Hoàng Việt, Việt Nam dù tỏ ra độc lập hơn trong các chính sách của mình và tìm được nhiều điểm chung với Hoa Kỳ, nhưng vẫn còn đang giữ một khoảng cách nhất định đối với Mỹ. Đặc biệt là trong bối cảnh thế giới hiện nay và tình hình chiến sự tại Ukraine thì việc nâng cấp mối quan hệ lên đối tác chiến lược là khó có thể xảy ra trong năm nay. Ông Việt nói :

"Trong năm nay, thứ nhất là kỷ niệm Chiến tranh Biên giới tháng 2/1979 thì cả Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và ông Thủ tướng Phạm Minh Chính đã lên khu vực Giếng nước Liệt sĩ ở trên đó. Đó là một cái hành động trước đây chưa bao giờ có.

Thứ hai là gần đây trong ngày kỷ niệm trận chiến Gạc Ma ngày 14/3, ông Thủ tướng Phạm Minh Chính đến khu tưởng niệm các chiến sĩ Gạc Ma thăm và tặng hoa, thì đây là việc mà trước đây cũng chưa bao giờ có.

Điều đó cũng thể hiện là Việt Nam đang quan tâm hơn về vấn đề biển đảo và các chính sách của Việt Nam càng ngày càng tỏ ra độc lập hơn, chứ không còn e ngại Trung Quốc như trước nữa. Nó cho thấy là giữa Việt Nam và Mỹ đã tìm thấy rất nhiều điểm chung với nhau.

Trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Mỹ đã nói rất rõ là không phải bắt các bên chọn bên, mà là muốn tạo ra một khu vực hòa bình, thịnh vượng và phát triển ở đây, và điều này thì chắc chắn là Việt Nam rất là mong mỏi. Cho nên chúng ta có thể nhận định một điều là quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam sẽ càng ngày càng phát triển hơn.

Phía Mỹ thì rất muốn Việt Nam Nâng tầm quan hệ, nhưng mà chắc chắn tôi biết rằng là với khả năng bây giờ, cách nghĩ của chính quyền Việt Nam cộng với sự kiện Ukraine thì có lẽ Việt Nam sẽ càng thận trọng hơn trong vấn đề này. Vì vậy, có lẽ là trong thời gian ngắn sắp tới thì quan hệ đối tác chiến lược của hai bên chưa thể đến được". 

Hồi tháng tám năm ngoái, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã tới thăm Việt Nam với cam kết thúc đẩy quan hệ hợp tác đối tác toàn diện với Việt Nam. Phó tổng thống Mỹ đã đề nghị nâng cấp quan hệ hai nước lên quan hệ đối tác chiến lược nhưng phía Việt Nam đã không trả lời đề nghị này.

Nguồn : RFA, 25/03/2022

*****************

Đối thoại Việt- Mỹ về Không gian Dân sự lần thứ ba

RFA, 25/03/2022

Đối thoại Việt- Mỹ về Không gian Dân sự lần thứ ba vừa được diễn ra từ ngày 22 đến 24/3 vừa qua theo hình thức trực tuyến.

vietmy2

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris gặp đại diện các tổ chức dân sự Việt Nam ở Hà Nội hôm 26/8/2021 - AFP

Văn phòng Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thông báo về cuộc đối thoại vừa nêu sau khi hoạt động đó kết thúc. Theo đó, Đối thoại Việt- Mỹ về Không gian Dân sự lần thứ ba được tổ chức trong khuôn khổ nỗ lực chung giữa hai phía nhằm thực hiện khẳng định của phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng tám năm ngoái đối với tầm quan trọng của hai phía nhằm bảo đảm các hoạt động không gian dân sự được tiến hành một cách trách nhiệm và bền vững.

Đối thoại Việt- Mỹ về Không gian Dân sự lần thứ ba được cho biết tập trung vào hợp tác trong lĩnh vực quan sát Trái Đất trên cơ sở từ không gian. Đại diện hai phía tham gia thảo luận dự án có tên SERVIR-Mekong. Đây là một dự án với các đối tác USAID và Cơ quan Không gian Hoa Kỳ NASA nhằm giúp các nước sử dụng dữ liệu vệ tinh để giải quyết các thách thức về an ninh lương thực, quản lý tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, chất lượng không khí và thảm họa thiên tai.

Đại diện hai phía cũng thảo luận việc sử dụng công nghệ không gian địa lý để hỗ trợ công tác quản trị thiên tai, khoa học trái đất, và hiểu biết trong lĩnh vực biển dân sự.

Đối thoại Việt- Mỹ về Không gian Dân sự được nói khẳng định chiều sâu mối quan hệ hợp tác giữa hai phía và sức mạnh của mối quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam- Hoa Kỳ.

Hai cuộc đối thoại trước diễn ra vào các năm 2014 và 2015 lần lượt ở Washington DC và Hà Nội.

*******************

Nhà hoạt động chống "BOT bẩn" Đỗ Nam Trung bị tuyên y án 10 năm tù

RFA, 24/03/2022

Nhà hoạt động người Nam Định bị tuyên y án sơ thẩm trong phiên xét xử phúc thẩm vừa diễn ra.

vietmy3

Nhà hoạt động chống BOT "bẩn" Đỗ Nam Trung - Facebook Bong Tuyet

Sáng ngày 24 tháng 3, Tòa án cấp cao Hà Nội xét xử phúc thẩm đối với ông Đỗ Nam Trung do có đơn kháng cáo.

Hồi tháng 12 năm 2021, ông này bị tòa án Nam Định buộc tội "Phát tán tài liệu chống nhà nước" theo Điều 117 của Bộ Luật Hình sự năm 2015, và bị kết án 10 năm tù.

Kết thúc phiên xét xử phúc thẩm, ông Đỗ Nam Trung bị tòa tuyên y án 10 năm tù giam và bốn năm quản chế.

Trả lời phỏng vấn của đài Á Châu Tự do ngay khi biết kết quả phiên tòa, bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết, người chung sống với ông Đỗ Nam Trung, cho biết quan điểm của bà trong nghẹn ngào :

"Thực sự là trong suy nghĩ của tôi và gia đình thì nghĩ rằng bản án này sẽ không thay đổi gì cả, nhưng về phía bố mẹ thì bố mẹ vẫn mong là họ sẽ giảm cho anh Trung được một ít. Ông bà còn hy vọng chờ ngày con về vì bố mẹ dù sao cũng nhiều tuổi rồi, chỉ sợ lúc con ra tù thì ông bà không còn nữa.

Bản thân tôi thì tôi nghĩ chúng nó quá kinh khủng, quá tàn độc, quá dã man. Không còn lời gì để tả về chúng nó nữa".

Luật sư Đặng Đình Mạnh, người bào chữa cho ông Trung, cho biết trong phiên xét xử hôm nay, Hội đồng xét xử đã không những làm thay bổn phận của đại diện Viện kiểm sát, mà còn bỏ ngoài tai các ý kiến tranh luận của các luật sư, ông cho biết cụ thể như sau :

"Cái cô vị đại diện Viện kiểm sát chỉ tranh luận sơ sơ thôi, thế nên khi các luật sư tranh luận thì cái sự tranh luận của cô ấy nó không đi đâu vào đâu cả. Thế thì sau đó trong bản án xét xử thì hội đồng xét xử họ bác những cái yêu cầu, những đề nghị, và quan điểm của luật sư. Hầu như là họ thay mặt cô ấy và họ giải quyết giùm, họ lý giải tại sao họ không chấp nhận (các ý kiến của luật sư)".

Luật sư cũng cho biết những yêu cầu, đề nghị và quan điểm được nêu ra trong màn tranh tụng ở phiên toà.

Trong đó có việc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định từ chối đến tham dự phiên toà, mặc dù đây là đơn vị thực hiện việc giám định các bài đăng trên Facebook của ông Đỗ Nam Trung, và kết luận rằng những nội dung đó là vi phạm pháp luật.

Các luật sư cũng đặt vấn đề về tư cách tham gia tố tụng của cơ quan này bởi chính Sở Thông tin và Truyền thông là bên đã đâm đơn tố cáo hành vi của ông Trung với cơ quan chức năng, nhưng sau đó lại đứng ra giám định các nội dung mà bản thân họ tố cáo, như vậy là vừa đá bóng và vừa thổi còi, không đảm báo tính khách quan.

Theo cáo trạng của cơ quan công tố thì ông Trung đã đăng 13 bài viết và livestreams có nội dung bình luận về các vấn đề chính trị xã hội tại Việt Nam, và quan điểm cá nhân về ông Hồ Chí Minh, nhưng Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định lại kết luận là có tính chất "xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, và xúc phạm lãnh tụ".

Tính chất vi hiến của Điều 117 cũng được các luật sư nêu ra, bởi vì hiến pháp Việt Nam đã quy định rõ ràng công dân có quyền tự do ngôn luận, và bản thân Việt Nam cũng là quốc gia thành viên của Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị, trong đó có quy định quyền tự do ngôn luận.

Các luật sư đồng thời cho rằng việc giám định quan điểm, nhận thức, và tư tưởng chính trị của một người là vô lý.

Sau cùng, luật sư Đặng Đình Mạnh kết luận về phiên xét xử nhà hoạt động Đỗ Nam Trung rằng :

"Thật ra tất cả những cái sự cáo buộc một người theo tội danh của Điều 117 của Bộ Luật Hình sự, hay Điều 88 của luật cũ, theo quan điểm của luật sư là không chính đáng, là bất công".

Phản ứng trước phiên tòa phúc thẩm xét xử nhà hoạt động Đỗ Nam Trung, ông Phil Robertson, Phó giám đốc khu vực Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền, cho RFA biết :

"Nhà nước Việt Nam liên tiếp truy tố người dân chỉ vì đã bày tỏ quan điểm chỉ trích chính quyền, do vậy đã biến Việt Nam trở thành quốc gia nguy hiểm nhất ở khu vực Đông Nam Á để làm các công việc nhân quyền.

Đỗ Nam Trung đã không làm gì sai ngoài việc thực hành quyền tự do biểu đạt, vốn được quy định trong hiến pháp Việt Nam và các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tự nguyện tham gia.

Chính quyền cần phải trả tự do cho Đỗ Nam Trung ngay lập tức và vô điều kiện. Và bãi bỏ tội danh "Tuyên truyền chống Nhà nước", vốn đã được sử dụng quá nhiều lần nhằm trấn áp những tiếng nói bất đồng".

*********************

Việt Nam : Một nhà hoạt động bị tuyên án 5 năm tù vì "Tuyên truyền chống Nhà nước"

Thụy My, RFI, 23/03/2022

Sáng 23/03/2022, tòa án Hà Nội đã tuyên phạt ông Lê Văn Dũng, biệt danh là Lê Dũng Vova 5 năm tù giam và 5 năm quản chế vì cáo buộc tuyên truyền chống Nhà nước. Luật sư của ông Lê Văn Dũng cho biết sẽ kháng cáo.

vietmy5

Nhà hoạt động Lê Văn Dũng trong phiên tòa tại Hà Nội, ngày 23/03/2022.  TTXVN / AFP - STR

Theo cáo trạng, ông Lê Văn Dũng "thường xuyên gây rối, biểu tình". Năm 2017, ông lập tài khoản "Alfonso Vô va" trên Facebook và đến 2019 đã đăng tải 12 video, trong đó có 5 video có nội dung "tuyên truyền thông tin xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước". Các video này còn "phỉ báng chính quyền nhân dân", "phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân như đóng cửa Formosa, toàn cảnh thảm họa môi trường biển Việt Nam…". Ông Lê Văn Dũng bị bắt ngày 30/06/2021 sau khi bị truy nã.

Một trong hai luật sư bào chữa cho ông Lê Văn Dũng là luật sư Đặng Đình Mạnh trên Facebook cho biết, nhà hoạt động này giữ thái độ bình thản trong suốt phiên tòa, mẹ và vợ ông không được tham dự dù phiên tòa được thông báo xét xử theo thủ tục công khai. Ông Lê Văn Dũng thừa nhận hoàn toàn các hành vi, tuy nhiên bác bỏ quan điểm cho rằng các phát ngôn trong các video của ông là bất hợp pháp.

Hôm qua 22/03, Human Rights Watch (HRW) đã đòi hỏi chính quyền Việt Nam hủy bỏ các cáo buộc và trả tự do cho ông Lê Văn Dũng. Ngày mai 24/03 tòa sẽ xử phúc thẩm ông Đỗ Nam Trung, nhà hoạt động đã bị phiên tòa sơ thẩm tuyên án 10 năm tù giam và 4 năm quản chế cũng với cáo buộc "Tuyên truyền chống Nhà nước".

Thụy My

*************************

CPJ kêu gọi trả tự do cho nhà báo độc lập Lê Văn Dũng

RFA, 24/03/2022

Ủy ban bảo vệ ký giả CPJ hôm 23/3 kêu gọi chính quyền Việt Nam nên trả tự do ngay lập tức cho nhà báo Lê Văn Dũng và chấm dứt việc bỏ tù các nhà báo.

vietmy05

Nhà báo tự do Lê Văn Dũng - AFP

Tuyên bố được đưa ra ngay sau khi Tòa án Nhân dân Hà Nội tuyên phạt nhà báo độc lập Lê Văn Dũng (hay còn gọi là Lê Dũng Vova) với mức án năm năm tù giam và năm năm quản chế vì các công việc báo chí ôn hòa của mình.

Tòa án cáo buộc ông này phạm tội "tuyên truyền chống nhà nước" theo điều 88 Bộ luật hình sự cũ năm 1999.

Theo CPJ, ông Dũng đồng thời là thành viên của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, một tổ chức xã hội dân sự gồm 70 nhà báo địa phương vận động cho quyền tự do báo chí, bị chính quyền nhắm mục tiêu sách nhiễu và bắt giam.

Cũng theo tổ chức chuyên bảo vệ các nhà báo có trụ sở ở New York (Hoa Kỳ), Việt Nam nằm trong số những quốc gia giam giữ nhà báo tồi tệ nhất thế giới, với ít nhất 23 người đang ở sau song sắt của nhà giam theo thốn kê được tổ chức này công bố hồi tháng 12 năm 2021.

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: RFA tiếng Việt, Thụy My
Read 406 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)