Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

10/11/2017

Donald Trump bắn tiếng Việt Nam phải chọn lựa rõ ràng hơn

Tổng hợp

Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi Việt Nam cùng giải quyết tranh chấp Biển Đông (RFA, 10/11/2017)

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa có bài viết trên báo Nhân Dân của Đảng Cộng Sản Việt Nam hôm 10/11, kêu gọi hai nước làm việc cùng nhau để kiểm soát các mâu thuẫn và bất đồng trên biển Đông, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài cho vấn đề trên biển.

chon5

Chủ tịch nước Trần Đại Quang (phải) bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại đối thoại Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC ở Đà Nẵng hôm 10/11/2017 - AFP

Bài viết của Chủ tịch Tập Cận Bình có đoạn ‘chúng ta cần xuất phát từ đại cục cải cách, phát triển, ổn định của mỗi nước và hữu nghị Trung – Việt, kiểm soát các mâu thuẫn và bất đồng, kiên trì hiệp thương hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài cho vấn đề trên biển mà hai bên đều có thể chấp nhận được’.

Chủ tịch Tập Cận Bình cũng kêu gọi hai bên cần thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) và tích cực thúc đẩy tham vấn về Bộ Quy tắc về ứng xử ở biển Đông (COC).

Hiện Việt Nam và Trung Quốc đang có tranh chấp về chủ quyền ở khu vực biển Đông, đặc biệt là ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Quan hệ giữa hai nước đã trở nên căng thẳng hồi năm 2014 khi Trung Quốc đưa giàn khoan dầu vào khu vực quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp giữa hai nước. Sau đó lãnh đạo hai nước đã có các cuộc gặp làm giảm căng thẳng.

Hồi giữa năm nay, Trung Quốc cũng gây sức ép buộc Việt Nam phải ngừng hoạt động thăm dò dầu khí ngoài khơi. Sau đó Trung Quốc đã tiến hành một loạt các cuộc tập trận ở khu vực Hoàng Sa khiến Việt Nam phải lên tiếng phản đối.

Tình hữu nghị và chủ nghĩa xã hội

Trong bài viết đăng trên báo Nhân Dân, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng nói đến tình hữu nghị hai nước. Ông viết ‘nhân dân hai nước kề vai chiến đấu, chi viện lẫn cho nhau, đã kết nên tình hữu nghị nồng thắm vừa là đồng chí, vừa là anh em trong cuộc đấu tranh giành độc lập và giải phóng dân tộc của mỗi nước’.

Ông dẫn chứng là trong cuộc chiến Việt Nam, Trung quốc đã giúp đỡ vô tư cho Việt Nam. Ông trích câu nói của Chủ tịch Mao Trạch Đông rằng ‘700 triệu người dân Trung Quốc là hậu thuẫn vững chắc của nhân dân Việt Nam’.

Chủ tịch Trung Quốc cũng ca ngợi thương mại song phương giữa hai nước với kim ngạch hai chiều năm 2016 đạt 100 tỷ đô la, các doanh nghiệp Trung Quốc đang đầu tư vào Việt Nam, điển hình là tập đoàn Thiên Hồng, kinh doanh ở Bắc Ninh đã xây dựng nhà máy và tạo hơn 7.000 việc làm tại địa phương.

Chủ tịch Tập Cận Bình cũng một lần nữa khẳng định trong bài viết của mình quan hệ giữa hai nước trên tinh thần láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt, và kêu gọi hai nước cần giữ gìn và phát triển quan hệ hai nước, thúc đẩy sự nghiệp chủ nghĩa xã hội.

********************

Việt Nam có nhận được hậu thuẫn của Donald Trump ? (RFI, 10/11/2017)

Sau thượng đỉnh APEC tại Đà Nẵng, tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ thăm chính thức Việt Nam ngày 11/11/2017 trước khi đi Philippines dự thượng đỉnh Đông Á. Người đứng đầu Nhà Trắng sẽ phải đối mặt với những bận tâm của chính quyền Việt Nam vì Hà Nội cho rằng chính quyền mới của Mỹ chưa làm hết sức.

chon1

Tổng thống Mỹ Donald Trump lên chiếc Air Force One rời Trung Quốc lên đường đến Việt Nam, ngày 10/11/2017. Reuters/Jonathan Ernst

Theo bài viết trên The Diplomat (08/11/2017) của nhà báo Bennett Murray, phụ trách văn phòng của Deutsche Presse-Agentur tại Hà Nội, ông Trump sẽ không hoàn toàn giữ vị trí trọng tâm trong tuần này. Nguyên thủ nhiều cường quốc trên thế giới sẽ có mặt tại Đà Nẵng, một ngày trước chuyến thăm chính thức của tổng thống Mỹ, để tham dự diễn đàn APEC thường niên, trong đó sẽ có chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tổng thống Nga Vladimir Putin, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, cũng như thủ tướng của nhiều nước trong APEC.

Vừa mới củng cố thêm quyền lực sau Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc vào tháng 10/2017, ông Tập Cận Bình cũng sẽ thăm chính thức Việt Nam sau thượng đỉnh APEC.

Mọi ánh mắt trong nước đổ dồn vào hai chuyến viếng thăm cấp cao nhất vì Việt Nam cố gắng khai thác cả hai cường quốc để duy trì cam kết không liên kết có từ lâu. Theo đánh giá của ông Lê Đăng Doanh, một cựu cố vấn kinh tế cấp cao của chính phủ, "chuyến công du chính thức của tổng thống Donald Trump tại Hà Nội có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam để giữ cân bằng sức mạnh trong vùng, trong bối cảnh sức mạnh của Trung Quốc trỗi dậy từ sau Đại hội Đảng cộng sản lần thứ 19".

Còn ông Nguyễn Quang A, một doanh nhân nghỉ hưu và là một nhà hoạt động ly khai, cho rằng bất chấp tình trạng nhân quyền tại Việt Nam mà ông là một nhà đấu tranh tích cực, mối bận tâm của mọi người là Hà Nội và Wasshington duy trì mối quan hệ trong bối cảnh Bắc Kinh ngày càng tỏ ra táo bạo hơn. Ông cho biết : "Chúng tôi đã có kinh nghiệm từ lâu, lâu lắm rồi… Chúng tôi phải chống cự chính sách bành trướng (của Trung Quốc), và tôi nghĩ, nếu Việt Nam có thể có được sự ủng hộ của các nước khác, như Nhật Bản, Mỹ, thì sẽ rất tốt".

Tuy nhiên, ông Quang A tỏ ra lo ngại rằng tổng thống Trump sẽ ít dấn thân vào quan hệ song phương : "Chúng tôi sợ rằng các chính sách của Trump không tốt đẹp cho lắm vì ông là một doanh nhân, nên các chính sách của ông có thể bị ảnh hưởng bởi tâm lý kinh doanh, thương mại…". Ông Quang A cũng sợ rằng Việt Nam sẽ bị Trump sử dụng như một quân cờ để thúc đẩy một chương trình nghị sự không liên quan gì đến tương lai của vùng Đông Nam Á. Ông nói thêm : "Việt Nam đã bị các nước khác bán đi bán lại nhiều lần, vì thế chúng tôi phải nghĩ đến những khả năng xấu".

Việt Nam và hai cựu thù

Nhà báo Đức nhắc lại, mối thù của Việt Nam với Trung Quốc có từ thời xa xưa. Miền Bắc Việt Nam từng bị nhà Hán đô hộ vào thế kỷ II-TCN, cho đến nhà Minh vào thế kỷ XV.

Các huyền thoại chống xâm lược Trung Quốc đã ăn sâu tại Việt Nam với những con phố mang tên các anh hùng dân tộc thời xưa. Ký ức về cuộc chiến biên giới 1979, khiến vài chục nghìn người chết ở cả hai phía chỉ trong vòng 1 tháng, vẫn còn hằn sâu và các tranh chấp đang diễn ra liên quan đến các hòn đảo ngoài khơi Biển Đông được cho là sự tiếp tục của mối hiềm khích thường xuyên. Trung Quốc đòi chủ quyền trên phần lớn Biển Đông, kể cả các khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nổi tiếng là giầu nguồn nhiên liệu hoá thạch.

Theo ông Quang A, nghi ngờ Trung Quốc là thói quen ở Việt Nam : "Ông Tập thường nói với thế giới rằng họ phát triển một cách hoà bình, họ không chủ ý làm hại ai hết, nhưng quan hệ với Trung Quốc, bạn phải hiểu được toàn bộ mối quan hệ. Bạn phải thận trọng với những gì họ nói, vì những gì họ nói hoặc đã nói là rất, rất tốt đẹp, nhưng hành động thực tế lại hoàn toàn ngược lại".

Tuy nhiên, vẫn theo ông Quang A, một mức độ thân thiện với Bắc Kinh là điều cần thiết trong thực tiễn địa lý vì "một mặt, Trung Quốc vẫn ở đó, là láng giềng của chúng tôi. Không thể di chuyển Việt Nam sang chỗ khác, vì vậy phải có quan hệ tốt với Trung Quốc. Nhưng đồng thời, chúng tôi phải kháng cự hành động của họ ở Biển Đông, và có thể không chỉ ở trên biển, mà còn cả trên đất liền nữa".

Trong khi đó, Hoa Kỳ lại được đánh giá cao ở Việt Nam, 84% người dân tin vào Mỹ theo tham khảo của Pew được công bố vào tháng 06/2017. Thậm chí, 58% người dân Việt tin tưởng vào tổng thống Donald Trump ; đây là tỉ lệ khá cao so với thế giới. Mối quan hệ mạnh mẽ với Việt Nam hiện cũng được ủng hộ trong giới chính trị gia Washington ; tại đậy, ủng hộ Hà Nội ít bị phản đối hơn trong thế kỷ 21.

Theo nhận định của ông Michael Mazza, một nhà nghiên cứu của Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Washington và là chuyên gia về chính sách quốc phòng Châu Á-Thái Bình Dương, các lợi ích của Hoa Kỳ nằm trong mối quan hệ hợp tác với Việt Nam.

Ông nói : "Một mối quan hệ song phương vững chắc có tiềm năng làm tăng thêm thịnh vượng cho cả hai nước, tạo điều kiện cho Mỹ lan rộng trong vùng, ngăn chặn hành vi xấu của Trung Quốc, và, nói chung, hình thành một Đông Nam Á và rộng hơn khu vực Châu Á-Thái Bình Dương dẫn tới lợi ích của Mỹ".

Vẫn theo chuyên gia này, những ký ức từ cuộc chiến tranh Việt Nam không còn đặc biệt quan trọng trong các mối quan hệ đương đại, ngoài việc hợp tác tìm kiếm hài cốt lính Mỹ và xử lý hậu quả của chất độc da cam. Ông Mazza cho rằng "khó mà nói được là quan hệ song phương sẽ đi đến đâu. Hoa Kỳ và Việt Nam phải đi từ hai nước chiến tranh thành hai nước hợp tác và duy trì hòa bình, trật tự ở Biển Đông".

Donald Trump tìm gì ?

Vì Việt Nam tìm cách cân bằng quan hệ với Trung Quốc và Mỹ, các nhà quan sát tại Washington và Hà Nội tập trung đánh giá Trump quan tâm đến việc duy trì phía Mỹ trên cán cân đến mức nào.

Việc Mỹ rút khỏi hiệp định mậu dịch xuyên Thái Bình Dương TPP đã gây bối rối và làm mất tinh thần tại Hà Nội. Việt Nam cũng chú ý theo dõi các chiến dịch tuần tra tự do hàng hải của Hải Quân Mỹ (FONOP) để thách thức các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, hiện khởi động khá chậm chạp dưới thời Trump.

Ông Mazza nói, ngoài TPP mà Việt Nam là một bên tích cực tham gia, có lý do để nghi ngờ rằng chính sách đối với Việt Nam của chính quyền Obama, được phần lớn hai đảng ủng hộ, được tiếp tục dưới thời Trump. Ông nhắc lại chuyến thăm Nhà Trắng của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào tháng 05/2017 :

"Đoạn nói về Biển Đông trong thông cáo chung đã đề xuất một sự nhất quán về triển vọng và cách tiếp cận của Hoa Kỳ và Việt Nam về thách thức đặc biệt này đối với luật pháp quốc tế". Vẫn theo ông Mazza, thông cáo này cũng tăng thêm khả năng một tầu sân bay Mỹ ghé thăm Việt Nam, lần đầu tiên từ khi kết thúc chiến tranh.

Tuy nhiên, mối đe doạ hạt nhân Bắc Triều Tiên có thể khiến ông Trump phân tán tập trung đến vấn đề Biển Đông, do đó có thể mở ra cơ hội cho Trung Quốc. Điều này có lẽ được thể hiện qua việc Nhà Trắng tạm ngừng hoạt động tuần tra ở Biển Đông trong vòng vài tháng trong lúc tìm sự ủng hộ của Bắc Kinh trong hồ sơ Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, "dường như Hoa Kỳ đã tiến hành thường xuyên trở lại các đợt tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông và đã có sự cam kết cấp cao nhất quán với các nhà lãnh đạo Đông Nam Á trong 6 tháng qua".

Giáo sư Carlyne Thayer, một chuyên gia về Biển Đông, thuộc đại học New South Wales, nhận xét Việt Nam đã "nhạy bén" sau lễ nhậm chức của Trump để thu hút sự chú ý của tân tổng thống Mỹ bằng cách đánh vào "máu" kinh doanh của Donald Trump.

Giáo sư Thayer nói : "Trong chuyến công du của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nhiều thỏa thuận thương mại trị giá nhiều tỉ đô la đã được ký kết, Việt Nam chấp nhận thương lượng một hiệp định tự do trao đổi mậu dịch với Mỹ, và Việt Nam chấp nhận cải thiện điều kiện đầu tư cho các doanh nghiệp Mỹ và bảo vệ và tăng cường quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ".

Dù sao, Việt Nam vẫn hạn chế khả năng xích quá gần đến Mỹ. Hà Nội tôn trọng chiến lược "ba không" : không liên minh quân sự, không căn cứ nước ngoài, không để một nước sử dụng Việt Nam làm phương hại nước khác.

Tuy nhiên, ông Lê Đăng Doanh lại cho rằng những luật lệ này có thể bị thay đổi đề thích nghi với thực tế đang biến chuyển trong thế kỷ 21 và ông "ủng hộ mạnh mẽ một khái niệm mới, theo đó Việt Nam sẽ cố gắng tìm đồng minh với các nước thân thiện để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và bảo vệ lợi ích quốc gia khỏi bất kỳ cuộc tấn công thù nghịch nào từ bên ngoài". Song ông Doanh không nêu bất kỳ tên một quốc gia nào như một đồng minh tiềm năng.

*****************

TT Trump ca ngợi dũng khí Hai Bà Trưng trong diễn văn APEC (VOA, 10/11/2017)

Phát biểu ti mt din đàn quc tế ti Đà Nng hôm 10/11, Tng thng M Donald Trump ca ngi dũng khí ca Hai Bà Trưng và tinh thn dân tc đy t hào ca người dân Vit Nam. Các nhà phân tích nhn đnh rng đây là mt thông đip mnh m v vai trò ca phụ nữ và ch quyn lãnh hi ca Vit Nam.

VIETNAM-APEC-SUMMIT

Tổng thng M Donald Trump phát biu ti Hi ngh APEC, Đà Nng, hôm 10/11/2017.

Phát biểu ti Hi ngh Đi thoi ca các lãnh đo và Hi đng tư vn doanh nghip trong Hi ngh Hp tác Phát trin kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) trưa th Sáu 10/11, Tng thng M Donald Trump ca ngi Vit Nam là một đt nước mnh m, ông nhc đến ch nghĩa dân tc Vit Nam vi hình tượng n anh hùng Hai Bà Trưng :

"Hào khí đó cháy bỏng trong con tim ca mi người yêu nước và mi quc gia. Người dân nước ch nhà Vit Nam đã nhn biết v hào khí này không phi ch cách nay 200 năm, mà có t gn 2000 năm trước. Vào khong năm 40 sau công nguyên, Hai Bà Trưng đã tiên chinh đánh thc tinh thn dân tc ca người dân trên mnh đt này. Đó là ln đu tiên người Vit Nam đng lên vì nn đc lp và nim t hào dân tộc".

chon3

Hai Bà Trưng khi nghĩa (Tranh dân gian Đông H - nh chp Báo Giáo dc)

T thành ph H Chí Minh, nhà s hc Nguyn Nhã nói ông rt n tượng vi hào khí anh hùng dân tc Hai Bà Trưng mà Tng thng Hoa Kỳ ngi khen :

"Tôi rất n tượng v bài phát biu ca ông Trump có nói v Hai Bà Trưng. Hai Bà Trưng tiêu biu cho người ph nữ Việt Nam chiến thng quân xâm lược và tr thành n vương. Tht n tượng khi Tng thng M đến Vit Nam và quan tâm đến s kin lch s Vit Nam có t hơn 2000 năm nay".

Cảm kích trước s ngi khen ca ông Trung v nn đc lp Vit Nam đã có t hơn hai thiên niên k trước, và nht là khi ông ch Tòa Bch c so sánh vi nn đc lp của Hoa Kỳ chỉ có cách nay hơn 200 năm, bà Bùi Th Minh Hng Bà Ra – Vũng Tàu nói :

"Khi nghe bài phát biểu ca Tng thng thì tôi hiu rng ông mun nói đến ch quyn ca đt nước, qua hình nh Hai Bà Trưng mà tôi còn nhBà Trưng quê Châu Phong, Gin người tham bo thù chng chng quên, Ch em nng mt li nguyn, Pht c nương t thay quyn tướng quân. Bài phát biểu ca ông Trump khiến cho chúng tôi nghĩ đến vai trò ca ph n trong vic giành ly đc lp – t do. Theo tôi ông Trump nêu các nhân vt lch s là gi đi thông đip : người dân không chu làm nô l, yêu chung t do, dân ch và tôn trng ch quyn".

Ngoài ra, theo bà Minh Hằng ông Trump mun nhc nh chính quyn Vit Nam v vai trò ca người ph n trong xã hi hin đi, nhng người lên tiếng vì sự tiến b xã hi nhưng b Hà Ni giam cm :

"Thông điệp ca ông Trump trong bài phát biu cũng khá rõ : ông mun hp tác vi nhng nước mà nhà lãnh đo không đc tài, ám ch rng lãnh đo Vit Nam không th c tiếp tc áp đt chế đ đc tài đi vi đt nước, và thân phn ca nhiu người ph n như blogger M Nm, Trn Th Nga đang b giam cm. Có l đây là thông đip nhc nh ca ông Trump".

Ông Trump nói :

"Ngày nay những anh hùng y và câu chuyn y vn là li nhc nh v lch s, là câu tr li cho câu hỏi ln v tương lai ca chúng ta. Điu đó nhc nh chúng ta rng : Chúng ta là ai, chúng ta cn phi làm gì. Cùng vi nhau, chúng ta có sc mnh đ cùng vươn đến tm cao mi mà chúng ta chưa bao gi vươn ti được".

Nói về vn đ bo v ch quyn, Tng thng M nhn đnh : "Chúng ta hiu rng không có gì quý hơn đc lp ch quyn. Chúng tôi s tôn trng s đc lp và ch quyn ca các nước. Đó là cách chúng ta s cùng nhau ln mnh".

Bà Minh Hằng nói thêm :

"Ông Trump cũng từng khng đnh rng ông chn nhng láng giềng tt, ch không phi láng ging đy mưu mô, th đon. Vit Nam tng coi M là đế quc xâm lược nhưng h không ly đi ca Vit Nam mt tc đt nào c, trong khi đó mt 1000 năm đô h gic Tàu thì Trung Quc luôn luôn xâm lược, ln chiếm, lãnh thổ, lãnh hải. Vì vy Vit Nam nên tn dng quan h quc tế đ gi ch quyn, và tôi nghĩ Vit Nam nên chn M".

chon4

Tàu Hải quân Hoa Kỳ tun tra Bin Đông

Tiến sĩ s hc Nguyn Nhã, đng thi là mt nhà nghiên cu tình hình Bin Đông cũng nhn đnh rng Hoa Kỳ là nước có th h tr cho Vit Nam rt nhiu trong vic gìn gi ch quyn lãnh hải :

"Sự h tr bên ngoài và nht là tình hình thế gii biến đnh như hin nay thì nhng nước như Hoa Kỳ có th h tr Vit Nam trong vic bo v ch quyn bin đo".

Tuy nhiên, tác giả Thin Ý Nguyn Văn Thng thành ph Houston, bang Texas nhn đnh rng trong mối quan h ba bên Hoa Kỳ - Vit Nam – Trung Quc, Hoa Kỳ luôn tìm cách dung hòa các li ích và làm va lòng nhà lãnh đo Bc Kinh :

"Ở trong thế mt c đôi tròng, buc Vit Nam phi duy trì chính sách đi dây, không dám ngã hn v phía Hoa Kỳ, vì nếu ngã theo thì lập tc s có phn ng bt li hơn na, vì hin ti đã quá l thuc v kinh tế và chính tr vi Trung Quc. Vì vy chuyến đi này ca ông Trump đến Vit Nam còn phi làm sao đ làm va lòng Trung Quc".

Kết thúc bài phát biu, Tng thng M nhấn mnh : "Hãy chn tương lai ca lòng yêu nước, s thnh vượng, nim t hào, ch không phi nghèo đói hay s tôi t. Hãy chn mt n Đ Dương - Thái Bình Dương t do, thông thoáng".

Quay lại trang chủ
Read 820 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)