Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

05/01/2018

Đảng cộng sản khai thác lượng củi lớn trong nhà

Chính trị và quyền lực kinh tế trong vụ Vũ "nhôm" (RFA, 05/01/2018)

Chiều ngày 4/1/2018, Bộ Công an Việt Nam ra thông cáo cho biết đã tiếp nhận bị can Phan Văn Anh Vũ, còn gọi là Vũ "nhôm". Điều này đồng nghĩa với việc những đồn đoán về số phận của Vũ "nhôm" trước đó đã được sáng tỏ.

cuidot1

Ảnh chụp ngày 29 tháng 4 năm 2016 cho thấy Phan Văn Anh Vũ (giữa, áo trắng) tại một sự kiện ở Đà Nẵng.  AFP

Nhìn lại diễn biến của câu chuyện để thấy sự hiện diện của chính trị và kinh tế đã đóng vai trò như thế nào trong sự trở về của Vũ "nhôm" ?

Chuỗi sự kiện nhiều nghi vấn

Cho đến tận chiều tối ngày 2/1/2018, khi báo Pháp Luật trong nước đăng bài viết "Singapore xác nhận đang tạm giữ ông 'Phan Van Anh Vu" cùng với hình ảnh tờ báo chính thống của Singapore, tờ Straits Times đăng bài "ICA (Cơ quan nhập cư và Hải quan của Singapore) tạm giữ đại gia bất động sản Việt Nam với cáo buộc vi phạm luật nhập cư" thì câu chuyện về cuộc đào thoát của người được gọi là Vũ "nhôm" mới ‘chính thức’ bùng nổ.

Nhìn lại xuyên suốt sự việc, Luật sư Vũ Đức Khanh từ Canada trả lời RFA rằng theo ông, có vẻ với những khía cạnh pháp lý, chính trị đó đã làm cho dư luận bị cuốn hút vào bề ngoài của một vụ án, cho đến khi mọi chuyện đã an bài thì ông cho rằng "Theo dòng sự kiện, chúng ta sẽ thấy có một cái gì đó làm cho chúng ta nghĩ rằng cái này không đơn giản chút nào hết". Phân tích rõ hơn ông nói :

"Tại vì nó có nhiều tình tiết mà hình như là một kịch bản nào đó. Ngay cả khi ông ấy bị bắt vào ngày 28/12 rồi lệnh trục xuất ngày 30/12, kể từ ngày đó đến ngày lần đầu tiên ông ấy gặp luật sư là ngày 3/1, thời gian ấy rất dài và vô lý.

Vì theo luật của Singapore, sau khi một đương sự nào đó bị bắt thì phải có quyền tiếp cận của luật sư liền và bất cứ quyết định nào thì đương sự đó cần phải biết.

Ngày 3/1 ông ấy đã gặp được luật sư nhưng luật sư cũng chưa biết chuyện gì hết, mà lệnh trục xuất thì ngày 30/12 đã có rồi".

Điểm thứ hai, luật sư Vũ Đức Khanh đặt nghi vấn về thời gian Vũ "nhôm" có mặt ở Singapore, mà ông gọi là "trên đường chạy trốn".

Nghi vấn này liên quan đến những "chứng cứ bên lề" về quốc tịch thứ 2, thứ 3 của Vũ "nhôm" đã được đăng tải trên mạng xã hội.

"Trong sự chạy trốn đó, ông ấy có passport của đảo quốc Antigua và Barbuda, mà passport này được đi 130 nước trên thế giới, trong đó có Singapore và Đức, mà ông ấy có mục đích là muốn tới Đức để gọi là cung cấp 1 số thông tin liên quan đến hồ sơ Trinh Xuan Thanh thì tại sao ông ấy không đi liền mà kẹt lại Singapore cho tới ngày 28, khi rời Singapore đi Mã Lai thì bị bắt.

Cái này có một cái gì đó mà những nguồn thông tin chúng ta sẽ không bao giờ biết. Vì Singapore viện dẫn trong điều luật 33 khoản 6 Luật Di trú là Singapore sẽ không bao giờ cung cấp nguồn thông tin vì sao ông ấy bị bắt.

Ngay cả vấn đề nói ông ấy đi vào Singapore bằng passport nào. Hiện tại có ai đưa ra passport nào mà ông ấy vào Singapore không ?

Singapore chỉ nói là ông ấy vào bằng một cái passport không phải tên của ông ấy, có thể là mang tên Lê Văn Sáu.

Hiện tại tôi có nhận được một cái mẫu passport nhưng đó cũng chỉ là một nguồn người ta đưa ra, không có kiểm chứng".

Tranh cãi pháp lý

Tất cả những bài viết, những bình luận, ngay cả những cái tạm gọi là "chứng cứ" như các hộ chiếu chứng minh quốc tịch khác nhau của Vũ "nhôm" do cư dân mạng đưa ra từ ngày 28/12/2017 đều mang tính chất là "thông tin bên lề". Nó dẫn đến hàng loạt dự đoán, nhận định của dư luận liên quan đến số phận của Vũ "nhôm".

Cho đến khi có thông tin chính thức từ Bộ Công an Việt Nam rằng Singapore trục xuất Vũ "nhôm" về Việt Nam trao trả cho chính quyền Hà Nội thì thật sự đã gây ra một tranh cãi cho các diễn đàn luật liên quan đến vấn đề pháp lý. Không ít các luật gia lên tiếng bày tỏ ngạc nhiên khi Singapore đồng ý trao trả Vũ "nhôm" cho chính quyền Hà Nội. Ngay chính luật sư của Vũ "nhôm" ở Singapore, ông Remy Choo, bình luận với BBC hôm 4/1 rằng ông rất thất vọng khi thân chủ của ông bị trục xuất mà chính ông không được thông báo trước vụ việc.

Nhà báo Phạm Lê Vương Các đặt vấn đề trên trang cá nhân rằng "Trục xuất Vũ "nhôm" về Việt Nam là Singapore vi phạm nghiêm trong luât quốc tế.

Thạc sĩ Hoàng Việt có quan điểm khác và ông đưa ra phân tích của mình.

"Mọi người kỳ vọng quá nhiều về Singpore. Và có lẽ, tôi cũng dự đoán, khi ông Anh Vũ sang Singapore thì ổng cũng nghĩ rằng Singapore là một nước tôn trọng pháp quyền khá nhất ở khu vực Đông Nam Á. Nhưng nói gì thì nói, luật pháp của các nước Châu Á vẫn còn rất yếu".

Tuy Singapore là một quốc gia có nguyên tắc pháp quyền khá là tốt ở khu vực Đông Nam Á nhưng nó vẫn còn rất nhiều lỗ hổng và vai trò của chính quyền can thiệp khá nhiều, trong đó việc Singapore toan tính liên quan đến lợi ích cả về chính trị và kinh tế đối với Việt Nam là chắc chắn có".

Nói về hệ thống pháp quyền của Singapore, Luật sư Vũ Đức Khanh cũng cho rằng quốc gia này không phải là nước pháp trị có ý nghĩa thật sự (the rule of law), mà quốc gia này dùng luật để cai trị nhân dân chứ không phải dùng luật để bảo vệ người dân và quản trị xã hội.

Sự hiện diện khôn ngoan của chính trị và kinh tế

Sự trở về của Vũ "nhôm" lại tiếp tục dấy lên những ồn ào khác, liên quan đến những điều mà dư luận gọi là "mặc cả chính trị, trao đổi kinh tế". Người ta cũng dễ dàng liên tưởng đến một cuộc trở về cách đây không lâu và ồn ào không kém. Đó là cuộc "về đầu thú" của Trịnh Xuân Thanh, cựu Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam, người sẽ ra tòa vào ngày 8/1 tới đây.

Lần này, cũng là một sự "trở về" nhưng với hình thức hoàn toàn hợp pháp theo nghĩa được sự đồng ý của đối tác. Điều này đã cho thấy sự khác biệt rất lớn giữa hai vụ Trịnh Xuân Thanh và Vũ "nhôm".

Nhận xét về sự khác biệt này, Luật sư Vũ Đức Khanh cho rằng đây có vẻ như là một kịch bản có những bài học liên quan vụ Trịnh Xuân Thanh.

"Tôi có đặt nghi vấn là phía Hà Nội đang tìm cách giải quyết vấn đề trục trặc giữa Việt Nam và Đức nên kịch bản của Vũ "nhôm" là kịch bản để giải quyết vấn đề đó.

Thêm nữa là ông Vũ "nhôm" bị truy tố cái tội là "cố ý làm lộ bí mật quốc gia". Cho đến giờ phút này chúng ta không biết bí mật nào bị lộ. Rồi bây giờ lại dính đến vấn đề của Singapore. Giữa Singapore là Việt Nam là một mối quan hệ chính trị, kinh tế, ngoại giao rất mật thiết.

Tôi không nói trường hợp này Singapore đồng loã gì với Việt Nam hết, nhưng Singapore đã khai thác được một cái gì đó để mang lại những quyền lợi rất lớn cho Singapore".

Ngày 2/1 vừa qua, nghĩa là trước chuyến bay chở Vũ "nhôm" về Việt Nam từ Singapore, báo trong nước cho biết Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý tăng vốn từ 875 triệu USD lên 2 tỷ USD và bổ sung thêm hoạt động kinh doanh casino ở Khu nghỉ dưỡng Laguna Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế). Khu du lịch Laguna Lăng Cô vốn thuộc Tập đoàn Banyan Tree của Singapore.

Nói về sự hiện diện của chính trị và kinh tế trong sự trở về của Vũ "nhôm", Thạc sĩ Hoàng Việt nói rằng ông sẽ đánh giá dựa trên cơ sở của văn hoá chính trị và văn hoá pháp luật. Do đó theo ông, ở các quốc gia như Singapore, Việt Nam, việc chính trị can thiệp vào mọi lĩnh vực của xã hội là không thể không xảy ra.

"Vai trò của chính trị rất lớn, chi phối toàn bộ đời sống xã hội. Và luật pháp, như luật pháp khi Singapore trục xuất Vũ "nhôm" như thế nào thì nó cũng bị chính trị chi phối rất lớn. Tôi nghiên cứu về góc độ văn hoá chính trị và văn hoá pháp luật nó là như vậy".

Phân tích của Thạc sĩ Hoàng Việt đã cho thấy chính trị và kinh tế đã tương trợ để chi phối nhau trong cách giải quyết vấn đề nội bộ của quốc gia. Hai lĩnh vực này đã hiện diện tinh tế đến mức Luật sư Vũ Đức Khanh đã thận trọng cho rằng đó là "thuyết âm mưu". Ông nói rằng : "Những gì chúng ta phân tích cho đến bây giờ cũng chỉ là những phân tích vì chúng ta không đủ dữ liệu. Chúng ta sẽ không bao giờ biết được những sự thật vì nó liên quan đến an ninh quốc gia. Chính phủ Việt Nam và Singapore sẽ không bao giờ đưa ra".

Cát Linh

*******************

Công an Việt Nam sẽ làm rõ vì sao Vũ "nhôm" có đến 3 hộ chiếu (VOA, 05/01/2018)

Bộ Công an Vit Nam s điu tra làm rõ vì sao ông Phan Văn Anh Vũ, còn gi là Vũ "nhôm", có đến ba h chiếu như phía Singapore loan báo và ai là người "giúp sc" cho ông.

cuidot2

Ảnh hộ chiếu của ông Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ Nhôm bị bắt tại Singapore

Hôm 5/1 báo Dân trí trích lời ông Dương Thanh Biu - nguyên Phó vin trưởng Vin Kim Sát Nhân dân ti cao Ti cao cho rng, "trước mt b can Phan Văn Anh Vũ s b xem xét v việc có ti 3 h chiếu như phía Singapore đ cp".

Ông Biểu nói thêm rng phía Singapore phát hin b can Phan Văn Anh Vũ mang h chiếu gi nên theo nguyên tc đã trc xut, tr v nơi xut cnh là Vit Nam. "B can Vũ đang b truy nã nên B Công an tiếp nhn trường hp này là đúng pháp lut. Như vy có th thy b can Vũ đã s dng 2 h chiếu và s b xem xét v vic này theo quy đnh ca pháp lut".

Ông Dương Thanh Biu nói : "Ti đây B Công an s điu tra làm rõ b can Vũ đã s dng h chiếu như thế nào, ai là người giúp sc nếu có vic làm gi h chiếu ?"

*******************

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc 'muốn rà soát đất đai' (BBC, 05/01/2018)

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc "yêu cầu xử lý nghiêm người đứng đầu buông lỏng quản lý đất đai", báo Chính Phủ Việt Nam cho hay.

cuidot3

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc muốn "quản lý chặt chẽ hiệu quả quỹ đất quốc phòng"

Trong chỉ thị mới về "chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc "yêu cầu chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm tập trung chỉ đạo rà soát, đánh giá đầy đủ tình hình triển khai thi hành pháp luật về đất đai ở các cấp, các ngành, trên cơ sở đó có kế hoạch, biện pháp cụ thể để chấn chỉnh, xử lý, khắc phục kịp thời những tồn tại trong việc thực hiện từng nội dung nhiệm vụ quản lý đất đai ở địa phương".

*********************

Tập đoàn Than - Khoáng Sản sai phạm làm thất thoát gần 15 ngàn tỷ đồng (RFA, 04/01/2018)

Thanh tra Chính Phủ Việt Nam từng có kết luận rằng Tập đoàn Than - Khoáng Sản Việt Nam (TKV-VinaComin) có những sai phạm khiến thất thoát gần 15 ngàn tỷ đồng.

cuidot4

Trụ sở Tập đoàn Than - Khoáng sản tại Hà Nội. RFA

Cụ thể theo Thanh Tra Chính Phủ Việt Nam thì Hội đồng Thành viên và Tổng Giám đốc TKV đã quyết định chủ trương và quản lý quá trình thực hiện đầu tư tài chính thuộc ngành nghề kinh doanh chính thiếu cơ sở pháp lý và thực tiễn, vi phạm các qui định của pháp luật, bảo lãnh trả nợ vay vượt thẩm quyền…

Hậu quả dẫn đến đầu tư không hiệu quả, thua lỗ, mất vốn… Tổng số tiền và đất đai mà Thanh Tra Chính Phủ phát hiện vần kiến nghị xử lý lên đến gần 15 ngàn tỷ đồng. Ngoài ra cò gần 6,7 triệu mét vuông nhà, đất.

Thanh Tra Chính Phủ Việt Nam nói đã chuyển hồ sơ những vụ việc thuộc TKV có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự sang cho Bộ Công an để điều tra, làm rõ.

Vào chiều ngày 4 tháng giêng, đại diện TKV họp báo và phản bác lại những kết luận của Thanh Tra Chính Phủ như vừa nêu.

Người đại diện được ủy quyền của TKV, bà Đặng Thị Tuyết- Trưởng ban Thanh Tra Pháp Chế của tập đoàn này, nói với báo chí là số tiền gần 15 ngàn tỷ đồng nêu trong kết luận của Thanh Tra Chính Phủ là ‘cần kiến nghị xử lý’ chứ chưa kết luận là ‘sai phạm’.

Bà Đặng thị Tuyết cho rằng có những tiếp cận khác nhau dẫn đến những kết luận khác nhau. Bà này cho rằng cần làm rõ những ý kiến còn khác nhau giữa Thanh Tra Chính Phủ, TKV và những bộ-ngành khác.

Một số việc khác Thủ tướng Phúc muốn thực hiện :

Yêu cầu chấn chỉnh và xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận, tính thu nghĩa vụ tài chính về đất đai không đúng quy định.

Xử nghiêm các trường hợp buông lỏng quản lý để xảy ra tình trạng lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép hoặc chậm đưa đất vào sử dụng mà không xử lý kịp thời.

Tổ chức rà soát các tổ chức kinh tế đã được nhà nước giao đất mà theo quy định của pháp luật đất đai thuộc đối tượng phải chuyển sang thuê đất, các đơn vị sự nghiệp công lập đã tự chủ tài chính đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để chuyển sang thuê đất ngay theo đúng quy định của pháp luật.

Tăng cường chỉ đạo việc phối hợp và làm rõ trách nhiệm giữa các cơ quan định giá đất, Hội đồng thẩm định giá đất để tổ chức thực hiện tốt việc quản lý, xác định giá đất cụ thể bảo đảm chất lượng và thời gian yêu cầu.

Đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính về đất đai ở địa phương để bảo đảm tính công khai, minh bạch, rút ngắn thời gian thực hiện ; bãi bỏ, điều chỉnh các nội dung công việc và các loại giấy tờ không đúng quy định, không đúng thẩm quyền.

Liên quan đến tình hình sử dụng đất quốc phòng, Thủ tướng Phúc chỉ đạo Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Tư pháp "rà soát, đề xuất sửa đổi các văn bản quy định về quản lý, sử dụng đất quốc phòng cho phù hợp với Luật Đất đai năm 2013" ; phối hợp với Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài nguyên và môi trường và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố "rà soát tình hình quản lý, sử dụng đất quốc phòng trên phạm vi cả nước".

"Trường hợp có dấu hiệu sai phạm như sử dụng đất không đúng mục đích, cho thuê, cho mượn đất trái phép hoặc quản lý không chặt để bị lấn, bị chiếm đất thì kịp thời, kiên quyết xử lý theo quy định để quản lý chặt chẽ hiệu quả quỹ đất quốc phòng, đồng thời xử lý trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức, đơn vị", chỉ thị viết.

Trong một bài mới đây trên BBC, Phó Giáo sư Tiến sĩ Phạm Quý Thọ, Học viện Chính sách & Phát triển, bình luận : "Chính phủ cũng đang thuận lợi khi thúc đẩy quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, loại bỏ sự độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, kể cả doanh nghiệp quốc phòng, tích tụ và tư hữu hóa đất đai, công sản, thêm quyền cho Quốc hội trong các vấn đề tài khóa, và thiết lập một hệ thống tư pháp độc lập tương đối…".

"Tuy nhiên, tiếp tục thực hiện các cải cách trên cũng với thời gian sẽ đồng nghĩa với việc đe dọa đến quyền lực của Đảng, điều mà chế độ hiện tại không sẵn lòng chấp nhận. Đây là mâu thuẫn chủ yếu của cải cách trong cái gọi là thể chế 'lai' - Độc đảng toàn trị với kinh tế thị trường", ông Thọ viết.

Báo Thanh Niên hôm 4/1 cho biết Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa "nhìn nhận cái sai của Ban Thường vụ Thành ủy trong thời gian vừa qua đó là nguyên tắc tập trung dân chủ chưa đạt".

"Câu chuyện đất cát và tới đây sẽ có những câu hỏi. Giờ báo chí bắt đầu đăng : tại sao Vũ "nhôm" mua được nhiều đất công như thế mà không phải người khác ? Rõ ràng phải xem lại quy trình nguyên tắc quản lý làm sao cho chuẩn mực", báo này dẫn lời ông Nghĩa.

Quay lại trang chủ
Read 665 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)