Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

06/05/2018

Trần Đại Quang đi chữa bệnh, BOT thu thuế, uống nước sông,

Tổng hợp

Chủ tịch Quang ‘vắng mặt’ trong buổi tiếp xúc cử tri (VOA, 06/05/2018)

Chủ tch Vit Nam Trn Đi Quang hôm 5/5 "xin vng mt" trong bui gp g các c tri Thành phố Hồ Chí Minh, gia bi cnh có nhiu đn đoán v sc khe cũng như tương lai chính tr ca ông.

tdq1

Ông Trần Đi Quang trong mt s kin hi đu năm nay.

Các đại biu quc hi Thành phố Hồ Chí Minh đã có các cuc tiếp xúc c tri mình đi din, nhưng theo báo chí trong nước, ông Quang "không đến".

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đi biu Quc hi ca Thành phố Hồ Chí Minh Phan Nguyn Như Khuê được Đài Tiếng nói Việt Nam dn li nói rng nhà lãnh đo này "bn công tác" và "đang chun b cho Hi ngh Trung ương 7".

Bn tin ngn ca VOV không cho biết thêm bt kỳ chi tiết nào khác v Ch tch Quang mà hin có tin đn "sang Nht cha bnh k t đu tháng Tư".

Cũng như ln xut hin đn đoán tương t hi tháng Tám năm ngoái, chính ph Vit Nam không lên tiếng tha nhn hay ph nhn thông tin này.

tdq2

Ông Trần Đi Quang và Tng thng Hàn Quc Moon Jae-in hôm 23/3.

Nhiều tun l qua, hình nh ông Quang vng bóng trên truyn thông nhà nước, nht là trong các buổi tiếp xúc như thường l vi lãnh đo nước ngoài ti thăm Hà Ni.

Báo chí chỉ đăng các bài viết được cho là do Ch tch Quang chp bút như bài viết nhân ngày 30/4.

Tin cho hay, Hội ngh Trung ương 7 d kiến khai mc sáng 7/5 đ "bàn, cho ý kiến và quyết đnh nhiu vn đ h trng, trong đó có công tác giám sát, k lut trong Đng, công tác cán b".

Báo Tuổi Tr đưa tin rng cuc hp ln này s "xem xét đ án nhân s cp chiến lược, đ năng lc, phm cht và uy tín".

Gii quan sát nhn đnh rng nhiều kh năng s có thay đi v trí ca ông Quang và "s xut hin thêm mt s gương mt mi" trong B Chính tr, thay ông Đinh Thế Huynh (lý do sc khe) và ông Đinh La Thăng (b k lut và tng giam).

Truyền thông trong nước đưa tin rng Hi ngh Trung ương 7 s kéo dài ti ngày 12/5.

******************

Ông Trần Đại Quang lại ‘bí mật’ sang Nhật chữa bệnh ? (Người Việt, 05/05/2018)

"Do bận công tác và đang chuẩn bị cho Hội nghị trung ương 7 sắp diễn ra nên đại biểu Trần Đại Quang đã báo cáo, xin phép được vắng mặt".

tdq3

Ông Trần Đại Quang. (Hình : Lương Thái Linh/AFP/Getty Images)

Báo Tuổi Trẻ trích lời nói của ông Phan Nguyễn Như Khuê, phó trưởng đoàn Đại biểu quốc hội ở Sài Gòn, nêu lý do vắng mặt của Đại biểu quốc hội, Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại buổi "tiếp xúc cử tri" các quận 1, 3, 4 diễn ra sáng 5 tháng Năm tại Sài Gòn.

"Tiếp xúc cử tri" là một thủ tục mang nặng tính hình thức của các quan chức cộng sản Việt Nam trước các cuộc hội nghị, bầu bán nhân sự.

Buổi "tiếp xúc cử tri" mà ông Quang vắng mặt mang ý nghĩa quan trọng vì dư luận đang nóng lòng chờ đợi ông xuất hiện trở lại sau những đồn đoán về việc ông lại vừa âm thầm sang Nhật "chữa bệnh" hồi tháng Tư, nhất là trong bối cảnh Hội nghị trung ương 7 dự trù khai mạc vào ngày 7 tháng Năm tới đây.

Việc ông Quang vắng mặt lần này khiến người ta nhớ lại hồi tháng Mười, 2017, ông cũng có buổi "tiếp xúc cử tri" ở Sài Gòn sau một thời gian được cho là qua Nhật "chữa bệnh".

Thời điểm đó, báo VnExpress tường thuật lời của cử tri Trương Văn Bình tại sự kiện này : "Trước khi đi họp, tôi rất băn khoăn về sức khỏe của chủ tịch nước, bởi nhiễu thông tin ở bên ngoài. Tôi biết chắc là thông tin không chính thống. Tôi đã chờ đợi rất lâu, từ trước ngày 2 tháng Chín, nhưng chưa có ai phản bác. Giờ thấy chủ tịch nước mạnh khỏe hồng hào, đến đây lo cho nước cho dân, tôi rất xúc động. Ông xuất hiện đã cho chúng tôi niềm tin và sức mạnh".

Nhà báo tự do Nguyễn An Dân viết trên trang Facebook cá nhân rằng vào sáng 7 tháng Năm, Chủ Tịch Quang "chắc làm nhiều người thất vọng và nhiều người khác lại có hy vọng khi ông về đến Việt Nam để tham dự hội nghị. Ông cũng không hề nộp đơn xin nghỉ vì lý do sức khỏe như tin đồn".

Ông An Dân nêu suy đoán : "Ông Quang không tự nghỉ nhưng vẫn có nhiều người muốn ông nghỉ, đó cũng là nguồn cơn của việc từ cách đây hai tháng, dư luận đánh giá Hội nghị trung ương 7 sẽ nhiều sóng gió".

Trước đó, các tin đồn về ông Quang dấy lên khi ông này liên tiếp vắng mặt tại các sự kiện lễ tân, đón tiếp nguyên thủ nước ngoài trong tháng Tư.

Đáng chú ý, hôm 19 và 20 tháng Tư, ông Quang vắng mặt khi không xuất hiện đón bà Aung San Suu Kyi khi đoàn Miến Điện sang thăm Việt Nam.

Ông Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên tại Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á (ISEAS – Yusof Ishak Institute) ở Singapore viết trên trang Nghiên Cứu Quốc Tế hôm 26 tháng Tư : "Do vấn đề sức khỏe, nhiều khả năng vị trí của ông Quang sẽ được thay thế tại hội nghị sắp tới. Ông Nguyễn Thiện Nhân, hiện là ủy viên Bộ Chính Trị và bí thư Thành Ủy Sài Gòn, được cho là người nhiều khả năng nhất sẽ đảm nhiệm vị trí này".

"Việc ông Nhân thăng chức chủ tịch nước đồng nghĩa với việc ông Nhân có thể trở thành một đối thủ cạnh tranh tiềm năng của ông Vượng (Trần Quốc Vượng, thường trực Ban Bí Thư và là chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra trung ương Đảng), đặc biệt nếu xét đến truyền thống của đảng trong việc bầu một người trong ‘tứ trụ’ của nhiệm kỳ trước vào vị trí tổng bí thư của nhiệm kỳ sau", ông Hiệp viết. (T.K.)

******************

Chuyện dài trạm thu phí BOT (RFA, 04/05/2018)

BOT Ninh Lộc

Căng thẳng mới nhất xảy ra tại trạm thu phí BOT Ninh Lộc, tỉnh Khánh Hòa vào đầu tháng 5 khi giới tài xế dừng xe tại các trụ thu phí, dàn xe ra, không mua vé và cứ vài phút lại bấm còi liên tục dẫn đến tình trạng kẹt xe kéo dài nhiều kilomet. Tình hình cũng được mô tả là hỗn loạn khiến ban lãnh đạo BOT Ninh Lộc buộc phải xả trạm.

tdq5

Phản ứng người dân tại các BOT. RFA, hình minh họa

Những tài xế phản đối cho rằng mức thu phí không phù hợp với người địa phương và yêu cầu chủ đầu tư miễn giảm phí 100% cho người dân sống khu vực quanh trạm.

Anh Hùng Nguyễn một người dân kinh doanh tại khu vực ngay trạm BOT Ninh Lộc cho rằng lúc trước miễn phí cho các xe loại 1 giờ thì không miễn giảm nữa. Anh cho rằng người dân sống tại khu vực này không phản đối việc đặt BOT nhưng vì việc phân bố tuyến đường còn nhiều bất cập, anh yêu cầu mở giải phân cách trước khi qua trạm để các xe không đi qua thì có thể quay đầu xe lại, còn như bây giờ người dân khu vực quanh trạm đi qua đi lại phải mất 2 lượt thu phí nên người dân bức xúc .

"Theo Hùng và người dân muốn là tất cả các xe loại 1 của tất cả các xã phường tại xã Ninh Hòa được miễn 100%, xe loại 2, loại 3, loại 4, loại 5 thì miễn 50% như ông Trần Phúc Tự nói, xe bus cũng giảm 100%. Tôi hy vọng chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng sớm vào cuộc yêu cầu trạm BOT này giải quyết miễn phí 100% cho các xe loại 2, loại 3, loại 4, loại 5 của quanh đầu trạm này khoảng 1km, chứ người ta muốn đi đâu thì phải quay đầu chạy ra chạy vô tốn 2 lần ".

Ông Vũ Hải Long, Lãnh đạo BOT Ninh Lộc cho báo chí trong nước biết đã gửi công văn đề xuất xin miễn giảm 100% cho người dân các xã và phường sống khu vực quanh trạm. Tuy nhiên, Tổng cục đường bộ Việt Nam chỉ chấp nhận miễn 100% cho xe bus công cộng và giảm từ 40%-50% cho các loại xe của tám xã phường khu vực lân cận.

Đài Á Châu Tự Do đã liên lạc với ông Trần Phúc Tự, giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư BOT Đèo Cả Khánh Hòa, chủ đầu tư trạm thu phí BOT Ninh Lộc nhiều lần để hỏi thêm thông tin sự việc nhưng không liên lạc được.

Tình hình càng lúc trở nên căng thẳng khiến nhà đầu tư BOT Ninh Lộc tỉnh Khánh Hòa đề nghị chính phủ hoàn vốn cho nhà đầu tư hoặc sẽ trả về cho Bộ Giao thông Vận tải để quản lý do phản ứng gay gắt từ người dân.

Phản đối BOT khắp nơi

Lâu nay từng xảy ra những vụ phản đối mạnh mẽ và kéo dài nhiều ngày tại những trạm thu phí BOT trên cả nước, điển hình là các vụ phản đối tại các trạm thu phí BOT Cai Lậy ở Tiền Giang, BOT Đại Yên ở Quảng Ninh, BOT Sông Phan ở Bình Thuận, BOT Cần Thơ – Phụng Hiệp, BOT Sóc Trăng…

Cách thức chung để thể hiện sự phản đối của mình mà giới giới tài xế sử dụng tại hầu hết các trạm BOT trên toàn quốc là dùng tiền mệnh giá nhỏ để trả phí qua trạm, dẫn đến tình trạng kẹt xe kéo dài.

Một tài xế ở Long An, xin giấu tên cho rằng việc phản đối của các bác tài và người dân xung quanh BOT ngày một nhiều hơn là do việc thực hiện giảm giá thu phí cho người dân sinh sống xung quanh khu vực còn quá chậm trễ. Một số người cho rằng họ không sử dụng dịch vụ của nhà đầu tư hết tuyến đường, thậm chí là không sử dụng nhưng vẫn phải chịu một mức phí như nhau.

Chuyện các trạm BOT đặt sai vị trí và thu phí quá cao có thể nói là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đa số các cuộc phản đối của cánh tài xế, trong khi hàng năm các nhà xe đều phải đóng phí bảo trì đường bộ.

Anh Huỳnh Long, một tài xế tại khu vực BOT Cai Lậy cho chúng tôi biết dựa vào phát ngôn của ông Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận Tải thì phí bảo trì đường bộ mà các nhà xe phải đóng như hiện này chỉ chiếm 40% tổng số vốn bỏ ra nâng cấp quốc lộ 1A.

Anh Long cho rằng để có sự sòng phẳng anh làm một bài toán để giải quyết về ngân sách này : "Theo tôi phương án hữu hiệu nhất là cho sòng phẳng với dân, có nghĩa là số tiền các nhà xe trên toàn quốc đóng chỉ chiếm 40%. Ví dụ như giờ đóng một xe một năm là 1 triệu đồng , tôi sẵn sàng đóng 2 triệu 500 ngàn tức là tăng lên 150% để đủ vào ngân sách mà các ông ấy nói là chỉ chiếm 40% vốn đầu tư ấy. Thì vậy các BOT trên quốc 1 dẹp bỏ, còn các BOT tuyến tránh thì dời vào tuyến tránh vậy mới gọi là sòng phẳng".

Vào hôm ngày 4/5 Tổng cục đường bộ Việt Nam có công văn hỏa tốc đề nghị khởi tố điều tra các tài xế cố tình cản trở việc thu phí. Đề nghị này từng được đưa ra tại một số điểm nóng BOT trước đây như ở Cai Lậy.

Giới tài xế tham gia giao thông phản đối những bất hợp lý quá rõ ràng về mức thu phí hay vị trí đặt trạm ; thế nhưng cơ quan chức năng sau khi có những biện pháp bị cho là ‘hoãn binh’ như giảm giá phí đôi chút ; lại qui kết cho những người phản đối là ‘chống đối, gây rối trật tự’ ; thậm chí ‘phản động’ … Cách làm này bị những người trong cuộc cho là nhằm trấn áp người dân thay vì có biện pháp giải quyết hợp lý, hợp tình.

Anh Hùng cho hay "Tôi yêu cầu ông nào mới viết công văn hỏa tốc yêu cầu xử lý tài xế rồi ghép vô tội phản động , thì một lần vô đây đi, ông thử vô thị sát một lần đi. Có khi nào ông đặt cường vị của ông vào người dân chưa, hãy một lần đặt cương vi ông vào người dân đi rồi ông sẽ thấy người dân nơi đây khổ cỡ nào".

Cuộc khủng hoảng mang tên BOT đã nhiều lần được các vị lãnh đạo cấp cao nhắc đến, trong đó có ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Khi vụ việc tại trạm BOT Cai Lậy bùng nổ, bà Ngân từng công nhận rằng người dân phản đối là đúng, đồng thời Thủ tướng Phúc cũng hứa sẽ giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chỉ là hứa hẹn.

***********************

Dân Cần Thơ lấy nước máy dội bồn cầu, múc nước sông… nấu ăn (Người Việt, 05/05/2018)

Từ nhiều năm qua, hàng ngàn người dân ở phường Tân Phú phải lấy nước sạch (nước máy) để dội bồn cầu nhưng lại múc nước sông lên để… nấu ăn.

tdq6

Bà Bùi Thị Mỹ Trang cho biết lâu nay bà chỉ dùng nước máy để... dội bồn cầu, giặt giũ quần áo... (Dân Trí)

Theo báo Dân Trí, chuyện không thể tin nổi ấy đang diễn ra ở phường Tân Phú, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ, bởi vì nước máy do Trung Tâm Nước Sạch và Vệ Sinh Môi Trường thành phố Cần Thơ cung cấp có hiện tượng nhớt, không dùng để nấu ăn, pha trà được.

Hằng ngày, bà Võ Thị Hà (khu vực Phú Lễ) phải múc nước từ con rạch đầy cỏ trước nhà lên dùng. Bà nói : "Từ ngày vô nước sạch đến giờ, nhà có dám xài gì đâu, chủ yếu là rửa chén bát, giặt giũ… Lý do không dám xài là vì nước bị nhớt, có vị mặn và có khi nước đục lắm".

Nói xong, bà chỉ vào những xoong nồi nám đen, cho biết : "Theo tôi khi dùng nước sạch này hầm thịt thì rất nhanh mềm. Nhưng phần nước trong nồi đến đâu sẽ có ngấn đen tới đó. Thấy thế gia đình cũng lo nên múc nước sông lên, dùng phèn chua ‘khử trùng’ xài là chính".

Gần đó, bà Nguyễn Thị Huệ cũng cho biết : "Tôi nói thật từ ngày phát hiện nguồn nước sạch bị nhớt, gia đình tôi chỉ dùng để dội bồn cầu. Còn hôm nào lấy nước nấu cơm, cơm ngả màu và ăn rất nhạt".

Bà Bùi Thị Mỹ Trang (khu vực Phú Thành) cho biết : "Khi dùng nước tắm rửa, bà con đều thấy người bị nhớt nhưng chưa thấy hiện tượng ngứa hay ghẻ lở. Tuy nhiên bà con chẳng dám dùng nguồn nước vào việc nấu ăn".

tdq7

Từ 4-5 năm qua, cả ngàn người dân phường Tân Phú bất bình khi có "nước sạch" những vẫn phải xài nước sông. (Hình : Dân Trí)

Rất nhiều người dân khu vực Phú Lễ, Phú Thành xác nhận, dùng nước máy để tắm thì thấy người nhớt, dùng rửa chén bát thì chén bát nhớt, trơn trượt tay.

Bà Huỳnh Thị Tuyết (khu vực Phú Lễ) cho biết : "Dùng nước sạch xài bình thường đã nhớt nhưng khi có xà phòng vào còn nhớt và trơn trượt hơn. Bởi thế, mỗi lần rửa chén là tôi phải dùng đến cục phèn pha vào, nếu không chén đĩa vuột khỏi tay… Còn khi dùng nước pha cà phê hay trà, nước trà, cà phê chẳng còn mùi vị gì".

Theo bà Tuyết, nguồn nước sạch có hiện tượng lạ, nhiều lần bà con phản ảnh với phường, quận thì được khuyên cứ an tâm xài, tuy nhiên người dân chỉ dùng nước bình, nước sông xài là chính.

Nói với báo Dân Trí, ông Đỗ Văn Được, phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân phường Tân Phú, cho biết : "Hai nhà máy nước sạch của Trung Tâm Nước Sạch và Vệ Sinh Môi Trường thuộc Sở Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn thành phố Cần Thơ cung cấp cho khoảng 800 nhà dân ở ba khu vực Phú Lễ, Phú Thành, Phú Thuận. Mấy năm qua, bà con đã nhiều lần phản ảnh hiện tượng nguồn nước sạch bị nhớt, không nấu ăn hay pha trà gì được… Điều lạ là khi cán bộ Trung Tâm Nước Sạch và Trung Tâm Y Tế Dự Phòng lấy mẫu kiểm nghiệm trong năm 2016, 2017 đều đạt". (TS)

Quay lại trang chủ
Read 571 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)