Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

21/06/2018

Kiều hối lao động, quan tài diễu phố, khả năng EVN, bất mãn gia tăng

Tổng hợp

Lao động Việt gửi về nước hơn 3 tỷ USD mỗi năm (RFA, 21/06/2018)

Cục Quản lý Lao động Ngoài nước thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết hiện có khoảng 500 ngàn người Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài và tổng số tiền mà các lao động này gửi về nước mỗi năm khoảng 3 tỷ USD (tương đương hơn 76 ngàn tỷ đồng.)

vn1

Lao động xuất khẩu trên đường ra nước ngoài - Ảnh minh họa (tapchitaichinh)

Tuy nhiên, tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn, kết thúc hợp đồng không quay về nước hoặc ở lại lao động bất hợp pháp đang xảy ra ở một số nơi. Đặc biệt là Hàn Quốc với tỷ lệ bỏ trốn lên đến 50% đã khiến việc ký kết hợp đồng tiếp nhận lao động giữa hai nước trở nên khó khăn.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đặt mục tiêu vào năm 2018 đưa 110 ngàn lao động đi làm việc nước ngoài. Bên cạnh đó, Bộ này cho biết sẽ tiếp tục tìm kiếm thị trường mới và siết chặt quản lý để bảo đảm thị trường các nước cũ.

Được biết, trong vòng 4 năm từ 2014 đến 2017, Việt Nam xuất khẩu lao động đi làm việc ở nước ngoài vượt mức 100 ngàn người một năm. Năm 2017, số lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài đạt mức kỷ lục với 135 ngàn người.

********************

Dân Hưng Yên mang quan tài diễu phố phản đối công an (Người Việt, 21/06/2018)

Nghi con em mình bị truy sát dẫn đến chết trong khi cơ quan chức năng ở tỉnh Hưng Yên thờ ơ không điều tra nguyên nhân cụ thể, nhiều người thân của 2 nạn nhân đã đưa quan tài ra đường diễu phố.

vn2

Người dân tập trung đông trên quốc lộ 5 liên quan đến việc 2 thiếu nữ nghi bị truy sát. (Hình : Người Lao Động)

Ngày 21 tháng Sáu, ông Nguyễn Minh Hiền, trưởng công an huyện Yên Mỹ, xác nhận với báo Người Lao Động rằng, chiều tối 20 tháng Sáu đã vận động người thân 2 nạn nhân là em Nguyễn Thị Tr. (12 tuổi, ở Thanh Long, Yên Mỹ) và em Lê Thị Ng. (14 tuổi, ở Hoàn Long, Yên Mỹ) cùng người dân "kiềm chế, ổn định trật tự, chờ kết luận của cơ quan điều tra", không tập trung đông trên quốc lộ 5.

Theo ông Hiền, hiện nguyên nhân dẫn đến việc hai nữ sinh chết đang được cơ quan công an "tích cực điều tra", nhưng nhanh nhất cũng phải 8-10 ngày nữa mới có kết quả giám định pháp y nên hiện tại chưa có kết luận 2 nạn nhân chết là bị sát hại hay tai nạn.

Trong khi đó, ông Nguyễn Bật Khánh, chủ tịch huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, cho biết sự việc 2 nữ sinh tử nạn tại huyện Yên Mỹ, đã diễn biến rất phức tạp khi 2 gia đình và cả ngàn người dân mang thi hài nạn nhân đến trụ sở công an huyện và quốc lộ 5 yêu cầu trả lời về nguyên nhân cái chết.

vn3

Người thân đưa quan tài ra đường quốc lộ yêu cầu cơ quan chức năng làm rõ nguyên nhân tử nạn. (Hình : Người Lao Động)

Theo đó, khoảng 14 giờ 40 phút ngày 20 tháng Sáu, gia đình em Lê Thị Ng. đã đưa xe tang lễ chở thi thể em Ng. đến cổng công an huyện Yên Mỹ yêu cầu trả lời nguyên nhân về cái chết của Ng.

Cùng lúc, gia đình em Nguyễn Thị Tr. cũng đã mang quan tài ra địa điểm xảy ra vụ việc từ lúc 14 giờ 45 phút ngày 20 tháng Sáu, gây ách tắc giao thông trên quốc lộ 5.

Sự việc khiến hàng ngàn người dân cùng tham gia khi biết chuyện, kéo dài cuộc diễu hành từ 17 giờ 30 ngày 20 đến tận 6 giờ sáng ngày 21 tháng Sáu.

"Mặc dù được công an tỉnh, chính quyền huyện, xã và công an huyện tích cực tuyên truyền vận động, tuy nhiên, hai gia đình không đưa thi hài về nhà mai táng", thông báo của công an tỉnh Hưng Yên nêu rõ.

Tin cho biết, để giải tán cuộc diễu hành, giảm áp lực dư luận, công an tỉnh Hưng Yên đã thông báo "một số đối tượng quá khích" đã bị bắt giữ và sẽ bị xem xét xử lý nghiêm. Đến lúc này gia đình các nạn nhân mới đồng ý đưa quan tài hai nữ sinh về Trung Tâm Y Tế huyện Yên Mỹ để các cơ quan chức năng tiến hành mời Viện Khoa Học Hình Sự, Bộ công an khám nghiệm, điều tra.

Như truyền thông Việt Nam đã đưa tin, khoảng 22 giờ ngày 19 tháng Sáu, người dân ở xã Hoàn Long, huyện Yên Mỹ phát hiện 2 thiếu nữ, sau đó được xác định là em Nguyễn Thị Tr. và em Lê Thị Ng. nằm chết ven đường ở khu vực cầu vượt đường cao tốc cùng một xe máy cách đó không xa. Cơ quan điều tra nhận định đây là vụ tai nạn giao thông, song người dân cho rằng có dấu hiệu nạn nhân bị truy sát. (Tr.N)

***********************

Liệu EVN có tiếp cận được thị trường vốn quốc tế ? (VOA, 21/06/2018)

Mức đim tín nhim tt t hãng Fitch trong tháng này đã khiến Vit Nam hng khi trên chiến thng nh bt chp nhng xu thế kinh tế ít thun li hơn có liên quan đến ch s tín nhim ln đu tiên có được này.

vn4

EVN giữ thế đc quyn trong vic cung cp đin Vit Nam

Tập đoàn đin lc Nhà nước đc quyn EVN, được Fitch đánh giá có độ tín nhim ‘BB’ hôm 6/6. Trước đó, hãng đánh giá tín nhim này chưa tng chính thc đánh giá mc đ tín nhim ca mt tp đoàn phi tài chính thuc s hu Nhà nước Vit Nam. Điu này đã khiến cho nhiu quan chc thuc các ban ngành khác nhau ở Vit Nam tha h nói v nhng ha hn ca mt trong nhng nn kinh tế tăng trưởng nhanh nht thế gii.

"Mức đim tín nhim tích cc này cho phép EVN phát hành trái phiếu ra th trường quc tế, đa dng hóa ngun lc tài chính ca chúng tôi và tái trn an các nhà đu tư t chc trong nước và quc tế", ông Đinh Quang Trí, giám đc điu hành tm quyn ca EVN, nói. "Gi đây chúng tôi đã có v thế mnh m hơn đ cung cp ngun đin đáng tin cy hơn cho Vit Nam". 

Tuy nhiên, s h hi này phi đi mt vi hai câu hi : Liu mc đim tín nhim đó có đ cho các nhà đu tư tin tưởng vào EVN ? Và chính ph nên nhúng tay vào các doanh nghip đến mc đ nào ?

Năng lượng tái to

Trường hp ca EVN th hin cm xúc ln ln ca các nhà phân tích v Vit Nam, mt quc gia cng sn đang chuyn đi sang nn kinh tế tư bn ch nghĩa. Vic Nhà nước điu hành EVN đã góp phn quyết đnh mc đ tín nhim mà Fitch dành cho tp đoàn này.

"Chúng tôi tin tưởng rng công ty có th tìm đ ngun tài chính nếu xét trên v trí ca mình như là mt tp đoàn có liên h cht ch vi Nhà nước", EVN cho biết trong mt thông cáo báo chí.

Tuy nhiên các doanh nghiệp mun có nhiu ha hn hơn t chính quyền. Việt Nam đã có nhiu năm tri tranh th các nhà đu tư trong lĩnh vc năng lượng tái to nhưng ch đt được thành công khiêm tn. Đó mt phn là vì các công ty sn xut năng lượng gió, năng lượng mt tri và các dng năng lượng thay thế khác ch có th bán cho EVN và họ s rng h s thua l nếu tp đoàn này không tiếp tc mua đin ca h.

Đối vi năng lượng tái to, "không có bt kỳ điu khon đm bo hay h tr nào ca Nhà nước đ đm bo mc đ tin tưởng ca EVN vi tư cách là khách hàng đc quyn", hãng luật doanh nghip Baker McKenzie cho biết trong mt báo cáo hi tháng Chín.

Nhà nước và th trường t do

Một s người nhìn chung mun Nhà nước có vai trò ln hơn, nht là ra tay cu cho nhng tp đoàn đang gp khó khăn. Mt s người khác thì mun Nhà nước gim sư can d, như đã thy trong n lc kêu gi Vit Nam c phn hóa hơn na bng cách bán c phn ca nhiu tp đoàn Nhà nước. Quc gia này vn chưa tìm được đim cân bng gia th trường t do và s kim soát ca Nhà nước.

Hà Nội tng là cam kết chắc như đinh đóng ct rng h s tr n nếu các tp đoàn Nhà nước hay các d án công cng b v n. Gi đây Chính ph Vit Nam ít làm công vic này hơn bi vì h đang chuyn hướng khi nn kinh tế tp trung cũng như gim các khon n quc gia.

Sự lo lng ca công chúng đã gia tăng trong những năm gn đây khi Vit Nam tiến gn đến mc trn n công là 65% ca Tng sn phm ni đa, mc dù Chính ph Vit Nam đã có nhng tiến b trong vic kim soát n công.

Điều đó có nghĩa là EVN phi có nhng bước đi thn trng. Giờ đây vi vic h được Fitch đánh giá tín nhim, h đang hướng đến phát hành trái phiếu quc tế đ vay tin t các nhà đu tư trên thế gii.

Trải qua quá trình tìm kiếm ngun vn này s ‘giúp EVN được li t tính k lut vn đi kèm vi vic bước vào thị trường vn", Jordan Schwartz, giám đc phân nhánh ca Ngân hàng Thế gii chu trách nhim giám sát cơ s h tng, các đm bo và các đi tác công-tư, cho biết.

Ngân hàng Thế gii đã cp vn và h tr k thut cho EVN đ chun b cho s đánh giá ca Fitch. Chỉ s tín nhim ca tp đoàn này cho thy s phn ca EVN tương quan cht ch như thế nào vi Chính ph Vit Nam. Ví d như là giá đin phi tăng đ giúp tp đoàn này có li nhun và nh đó tăng thêm đim tín nhim. Tuy nhiên, nếu tăng quá nhiu thì cần phải có s phê chun ca Chính ph vn mun gi giá đin mc va phi cho người dân.

Sự tương quan này thm chí còn được th hin thng thng hơn na trong đánh giá ca Fitch. Ch s tín nhim nói chung dành cho Chính ph Vit Nam cũng là BB. Nếu ch s này ci thin thì mc đ tín nhim ca EVN cũng được ci thin, Fitch cho biết, ‘min là mi liên h gia EVN vi Nhà nước không có thay đi gì ln’.

*******************

Mối nguy của kinh tế Việt Nam khi bất mãn gia tăng (BBC, 19/06/2018)

Giới quan sát đưa ý kiến về những mối nguy của Việt Nam như sụt giảm FDI và thị trường chứng khoán tụt dốc trong bối cảnh bất mãn xã hội gia tăng.

vn5

Tình hình bất ổn tại Việt Nam thời gian qua, đặc biệt với sự ra đời của Luật An ninh mạng, và biểu tình nhiều nơi, được cho là nguyên nhân khiến thị trường chứng khoán sụt giảm

Hãng tin Bloomberg ngày 18/6 có bài viết tựa đề "Việt Nam : Bất mãn ẩn náu dưới bề mặt thành công về kinh tế".

"Việt Nam khoe là một trong những nền kinh tế phát triển nhất trong khu vực, công dân lạc quan và một chính phủ ổn định. Nhưng bên dưới bề mặt tích cực đó là sự bất mãn, bùng nổ qua các cuộc biểu tình khắp Việt Nam tuần qua", bài trên Bloomberg cho hay.

"Có một sự thất vọng chung trong xã hội", Alexander Vuving, nhà nghiên cứu chính trị thuộc Trung tâm nghiên cứu an ninh Châu Á-Thái Bình Dương tại Hawaii, được Bloomberg trích lời.

Trong vòng 10 năm Việt Nam gia nhập Tổ chức Kinh tế Thế giới WTO, đã có tiến bộ trong việc tạo ra sự giàu có. Nhưng cùng lúc đó, người ta chứng kiến rất nhiều tham nhũng. Và người dân Việt Nam nghi ngại ảnh hưởng của Trung Quốc.

Sự mất tin tưởng vào chính phủ tồn tại trong dân chúng, những người bày tỏ sự lo ngại của mình trên mạng xã hội, theo Bloomberg.

Các mối nguy với nền kinh tế

vn6

Bên dưới bề mặt tích cực đó là sự bất mãn, bùng nổ qua các cuộc biểu tình khắp Việt Nam tuần qua

Theo Bloomberg, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 7,38% trong quý đầu 2018. Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng từ 6,5% lên 6,8% trong cả năm nay.

Bùng nổ kinh tế tại Việt Nam là nhờ vào đầu tư từ các công ty nước ngoài như Samsung, LG Electronics, Nestle SA, các tập đoàn biến Việt Nam thành một xưởng sản xuất thủ công.

Hiện các nhà đầu tư chưa nản lòng tại Việt Nam, nhưng "mối nguy lớn nhất cho Việt Nam bây giờ là sụt giảm FDI, trong bối cảnh sự bất mãn trong xã hội gia tăng", Bloomberg trích lời ông Bernard Lapointed, công ty Viet Dragon tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Luật sư Trần Vũ Hải chia sẻ trên Facebook cá nhân rằng 'thị trường chứng khoán rất nhạy cảm với các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội nghiêm trọng'.

"Ngay sau khi Quốc hội bấm nút thông qua luật An ninh mạng vào 9g57 sáng thứ Ba 12/6/2018, thị trường chứng khoán bị chao đảo, có lúc giảm gần 30 điểm (giảm gần 3%). Đến phiên chiều có hồi phục chút ít, nhưng cũng giảm 18 điểm (1,8%)".

Trong khi đó, luật sư Luân Lê viết trên trang cá nhân :

"Thị trường chứng khoán lao dốc và bốc hơi đến gần 6 tỷ đô la chỉ trong vòng chưa đến một ngày ngắn ngủi bằng những phiên bán tháo với khối lượng lớn, trong đó đặc biệt là khối ngoại (nhà đầu tư nước ngoài)".

"Đó là tình trạng xảy ra ngay sau khi quốc hội bấm nút thông qua luật an ninh mạng 2018".

"Một làn sóng ngầm giận giữ đang lớn dần trong lòng người dân bởi tham nhũng tràn lan và thiếu minh bạch từ chính quyền địa phương", tiến sĩ kinh tế Lê Đăng Doanh được Bloomberg trích thuật.

"Một việc rất quan trọng là chính phủ cần giải quyết các vấn đề này trước khi nó trở thành vấn nạn lớn trong dân".

Hàng chục tỷ đô la bốc hơi

Thị trường chứng khoán Việt Nam bốc hơi hơn 30 tỷ đô trong vòng hơn hai tháng, VnIndex tụt sâu dưới ngưỡng 1.000 điểm trong phiên giao dịch sáng 19/6, theo Vietnamnet.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục bị bán mạnh, trong đó có VPBank (VPB), ACB.

"Túi tiền của nhiều tỷ phú Việt xẹp nhanh chóng", trang Vietnamnet cho hay.

Theo Dân Việt thống kê, tài sản của bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc Vietjet Air bốc hơi khoảng 2.000 tỷ đồng sau ba phiên giao dịch gần nhất.

Tổng tài sản của bà Thảo theo tính toán của Forbes tới 18/6 chỉ còn 2,9 tỷ USD, mất khoảng 1 tỷ USD so với đỉnh cao.

Tài sản chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch FLC giảm xuống chỉ còn khoảng 21.700 tỷ đồng (khoảng 950 triệu đô la).

Tỷ phú Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát (HPG) cũng có tài sản bốc hơi khoảng 1.600 tỷ đồng trong hai phiên vừa qua.

Sự sụt giảm kinh tế này xảy ra trong bối cảnh nhiều cuộc biểu tình phản đối Luật An ninh mạng và dự Luật Đặc khu kinh tế nổ ra tại nhiều tỉnh thành khắp Việt Nam.

Sự việc căng thẳng nhất xảy ra tại Phan Rí khi người dân đốt trụ sở ủy ban và chống trả lực lượng an ninh bằng gạch đá. Hàng trăm người bị bắt sau đó, trong đó có những 'thành phần quá khích', theo truyền thông Việt Nam.

Mới đây nhất, hàng trăm người bị bắt câu lưu tại Sài Gòn trước lo ngại biểu tình. Một số nhân chứng cho BBC biết bị bắt vô cớ và bị đánh đập.

Trả lời phóng viên trong nước, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hồng, Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, nói "một số sự kiện vừa rồi đã bị lợi dụng".

"Chắc là các thế lực thù địch phải tìm thời điểm thích hợp để kích động để đúng ý đồ của người ta. Đã có âm mưu thì phải có sự chuẩn bị", ông Hồng nói thêm.

Các lãnh đạo Việt Nam, gồm cả Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gần đây cũng tìm cách trấn an dư luận rằng "Việt Nam vẫn có tự do Internet", theo báo chí nước này hôm 18/06.

Quay lại trang chủ
Read 568 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)