Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

15/08/2018

Quản lý môi trường : hễ làm sai thì đổ lỗi cho kẻ xấu và thế lực thù địch

Tổng hợp

Chủ tịch Quảng Ngãi : Dân biểu tình chống nhà máy rác bị kẻ xấu xúi giục (RFA, 15/08/2018)

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, ông Trần Ngọc Căng, vào ngày 15 tháng 8 nói rõ sẽ không di dời nhà máy xử lý rác MD tại thôn La Vân, xã Phổ Thạnh theo yêu cầu của người dân địa phương. Ông Chủ tịch UBND tình Quảng Ngãi cho rằng có đối tượng xấu xúi giục người dân chặn đường xe tải chở rác vào nhà máy trong thời gian qua.

moitruong1

Người dân bao vây nhà máy xử lý rác MD hôm 13/8/2018 - Courtesy of cafef.vn

Ông Trần Ngọc Căng đưa ra phát biểu này với báo chí trong nước sau cuộc đối thoại lần hai giữa chính quyền tỉnh Quảng Ngãi và người dân thôn La Vân, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ.

Người dân cho rằng hoạt động của nhà máy xử lý rác MD về lâu dài sẽ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Người dân địa phương kiến nghị nhà máy MD chỉ thu gom và xử lý rác của riêng xã Phổ Thạnh, còn nếu thu gom và xử lý cho toàn huyện như thời gian qua thì nhà máy phải được chuyển đi nơi khác.

Kết luận buổi đối thoại, ông Trần Ngọc Căng khẳng định vị trí xây dựng nhà máy đã được cấp thẩm quyền xem xét, phê duyệt và cấp phép đúng quy định ; quá trình hoạt động xử lý của nhà máy đảm bảo môi trường. Ông nói tiếp, việc bà con tiếp tục nghe thông tin sai lệch, kẻ xấu xúi giục và tiếp tục ngăn chặn nhà máy hoạt động, có hành vi quá khích, là vi phạm pháp luật.

Đầu năm 2018, nhà máy xử lý rác MD chính thức hoạt động tại xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.

Suốt nửa tháng qua, người dân ở khu vực xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ đã dựng chòi tạm, ngăn chặn đường vào nhà máy xử lý rác MD, chính quyền liên tục tuyên truyền, vận động người dân nhưng không hiệu quả.

Ông Võ Văn Hào, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ngãi từng tuyên bố vẫn tuyên truyền vận động là chủ yếu, nhưng đến một lúc nào đó sẽ cho lực lượng chức năng bảo vệ để nhà máy hoạt động.

*******************

Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi bị người dân la hét, phản đối (CaliToday, 15/08/2018)

Ông Trần Ngọc Căng, Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi đã bị người dân liên tục la hét, phản đối khi đòi xử lý người cầm đầu đã kích động người dân biểu tình chống lại chính quyền, ngăn chặn xe chở rác vào nhà máy tiêu hủy chất thải Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) trong suốt hơn nửa tháng qua. Theo người dân, họ chỉ bất bình trước tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước do nhà máy tiêu hủy chất thải Sa Huỳnh gây ra chứ không hề bị kích động.

.

Ông Trần Ngọc Căng đề nghị công an bắt giam những người kích động biểu tình. Ảnh : VnExpress

Sau hơn nửa tháng kiên trì biểu tình, ngăn chặn xe chở rác thải vào nhà máy, ngày 15/8, chính quyền tỉnh Quảng Ngãi đành phải thúc thủ, quyết định đối thoại với người dân xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ (tỉnh Quảng Ngãi) về tình hình trị an, mối nguy về ô nhiễm môi trường, nguồn nước và cả về tình trạng ung thư diễn ra tại đây.

Hội trường xã Phổ Thạnh với sức chứa 200 người đã không còn chỗ. Nhiều người phải đứng bên ngoài để theo dõi buổi đối thoại. Trong khi đó, ngay trước trụ sở ủy ban xã, nhiều người vẫn kiên trì giăng biểu ngữ, hò hét đồng thanh yêu cầu chính quyền phải di dời nhà máy tiêu hủy rác thải Sa Huỳnh.

Đến với buổi đối thoại, ông Trần Ngọc Căng còn kéo theo cả lãnh đạo Sở Tài nguyên-Môi trường, Ban Dân vận Tỉnh ủy và lãnh đạo địa phương. Đương nhiên, hộ tống ông Căng còn có rất nhiều công an, cảnh sát nhằm bảo vệ sự an toàn cho ông chủ tịch.

Tại buổi đối thoại, người dân cho biết, nhà máy đặt ngay đầu nguồn nước, lại rất gần khu dân cư. Trước đó, khi xây dựng nhà máy chính quyền huyện Đức Phổ và xã Phổ Thạnh đã không hề lấy ý kiến người dân. Nhà máy tiêu hủy chất thải Sa Huỳnh trước đây chỉ mang rác thải của xã Phổ Thạnh về đổ trong bãi để mang đi tiêu hủy, nay còn mang cả rác từ các xã khác về nên xảy ra tình trạng ô nhiễm, hôi thối nồng nạc bốc mùi trong suốt nhiều tháng qua.

Một người dân xã Phổ Thạnh cho hay, chất độc tích tụ lâu ngày làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Tại xã, tình trạng người trẻ mắc bịnh ung thư có tỷ lệ rất cao. Rất nhiều cái chết do bịnh ung thư mà người còn trẻ tuổi mắc phải.

Từ rác thải mang về sẽ tích tụ chất độc, ngấm dần vào mạch nước. Người dân ở đây đa phần sử dụng nước giếng nên sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Trước đây, khi người dân phản đối, chặn xe chở rác vào nhà máy, ông chủ tịch huyện Đức Phổ hứa sẽ cho mang nước máy về để phục vụ cho người dân. Nhưng theo họ, chờ đến khi nước máy được mang về thì người dân ở đây đã ung thư hết.

Báo VnExpress dẫn lời một người dân phát biểu tại buổi đối thoại nói :

"Dân nói ra thì cán bộ nói nhà máy xây dựng mấy mươi tỷ, bao nhiêu tỷ có đủ để đánh đổi bệnh tật của chúng tôi và con em không ?"

Sau khi người dân lên tiếng, đến phiên chính quyền địa phương trả lời. Một phó chủ tịch huyện Đức Phổ cho hay, nhà máy được cấp phép xây dựng đúng quy định, phù hợp với quy hoạch nên không có chuyện di dời theo yêu cầu của người dân.

Trước câu nói đó, hàng trăm người trong phòng hội nghị lẫn người theo dõi từ bên ngoài hò hét phản đối. Một người đứng lên cầm micro nói thẳng :

"Người dân chỉ thấy trực quan chứ không tin vào những chỉ số, quy trình. Nếu như nhà máy nào cũng hoạt động đúng quy định, quy trình thì đã không có những vụ xả như Formosa hay Vedan".

Phát biểu của người đàn ông này được người dân có mặt vỗ tay ủng hộ.

Để kết thúc buổi đối thoại, ông Trần Ngọc Căng đã thay mặt chính quyền huyện Đức Phổ xin lỗi người dân, vì khi xây dựng nhà máy chỉ lấy ý kiến từ đoàn thể, mặt trận tổ quốc mà không lấy ý kiến người dân, trong khi dân mới là người trực tiếp bị ảnh hưởng. Ông Căng khẳng định phải làm sao tiêu hủy cho hết số rác thải đang bị tồn đọng. Ông còn cho biết, số rác thải hiện có muốn tiêu hủy hết phải kéo dài trong hai năm, chứ không thể đốt trong ngày một ngày hai. Còn nếu giao cho người dân tiêu hủy sẽ gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước sẽ bị ô nhiễm nặng và ông đề nghị nhà máy lên phương án đốt.

.

Người dân mang quan tài, gốc cây ra chặn lối vào bãi rác của nhà máy tiêu hủy rác thải Sa Huỳnh. Ảnh : VnExpress

Trước mắt, cần phải tiêu hủy lượng rác thải đã bị ùn ứ trong suốt hơn nửa tháng người dân chặn không cho xe chở rác vào bãi. Vì để lâu cả huyện sẽ bị ô nhiễm. Nhà máy cần phải thực hiện đúng cam kết không gây ô nhiễm môi trường.

"Còn người dân, tôi yêu cầu bức xúc thì phản ánh chính quyền. Còn trường hợp sai phạm, những anh nào cầm đầu kích động, gây rối loạn trên địa bản tỉnh, sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật"-ông Trần Ngọc Căng nói.

Vừa dứt lời, người dân trong hội trường lại la ó, hò hét phản đối. Lúc này, không còn giữ được bình tĩnh, ông Trần Ngọc Căng lặp lại : "Tôi đề nghị Giám đốc công an tỉnh xử lý nghiêm những kẻ cầm đầu, để bảo đảm cho kinh tế-xã hội và an ninh chính trị, đảm bảo thu hút đầu tư".

Lúc này, như bị thách thức, đám đông rời bỏ chỗ ngồi nhao lên phản đối. Người dân còn tiếp tục bao vây trụ sở xã Phổ Thạnh hơn nửa giờ rồi mới bỏ về.

Sự việc bắt đầu từ ngày 29/7, khoảng 300 người dân xã Phổ Thạnh đã tập trung dưới chân núi, chặn không cho xe chở rác vào nhà máy tiêu hủy chất thải Sa Huỳnh. Ngay sau đó, chính quyền đã phải cử lực lượng cảnh sát, công an tỉnh vào xử lý. Người dân sau đó đã giải tán, nhưng ngày hôm sau, họ lại quay trở lại để căng biểu ngữ, phản đối.

Đến ngày 7/8, chính quyền huyện Đức Phổ tổ chức đối thoại, giữa đôi bên không có tiếng nói chung. Người dân tiếp tục mang đá, quan tài ra chặn đường xe chở rác. Từ đó đến nay, giữa đôi bên vẫn không thể giải quyết rốt ráo những rắc rối.

Với việc phát biểu của ông Trần Ngọc Căng, sắp tới đây chính quyền sẽ làm mạnh tay với những người biểu tình. Sẽ có nhiều người vào tù vì đã phản đối chính quyền, ngăn chặn không cho xe chở rác vào bãi. Cho dù người dân chỉ bảo vệ nguồn sống, bảo vệ môi trường, cố gắng không để cho những mối nguy cơ bịnh tật truyền sang con cháu. Nhưng, với chính quyền tỉnh Quảng Ngãi, mà ở đây là ông Trần Ngọc Căng, việc bảo vệ môi trường, gìn giữ môi trường sống sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của tỉnh.

Người Quan Sát

********************

Dân dùng quan tài chặn nhà máy rác, chính quyền đòi xử ‘kích động’ (VOA, 15/08/2018)

Hàng ngàn người dân khu vực huyện Đc Ph, tnh Qung Ngãi, đã dng lu bt, mang quan tài rng và các chướng ngi vt đ chn li vào nhà máy x lý rác thi xã Ph Thnh, đòi chính quyn phi di di nhà máy vì cho rng đây là nguyên nhân gây ô nhim ngun nước sinh hot duy nht của h.

moitruong4

Dân dùng quan tài rỗng chn đường vào nhà máy x lý rác.

Cuộc "biu tình" chn xe rác ca người dân huyn Đc Ph đã khiến cho hàng trăm tn rác thi dn , gây ô nhim trm trng c khu vc.

Một người dân đa phương cho VOA biết cuc "biu tình" bt đu t ngày 29/7 và kéo dài cho đến nay, có lúc tp trung đông lên đến c ngàn người.

"Dân đang phản ánh là nhà máy xây gn dân quá, gây ô nhim. Th nht là ngun nước, th hai là khói bi. Rung ba nay mà bước xung là b nga. Ngày xưa không có v đó", người dân không mun nêu danh tính cho biết.

Theo ông, cư dân trong vùng ch phát hin được ô nhim sau khi các nhà máy làm nước trong vùng ln lượt b đi. Ông k :"Phát hin ô nhim là nh my nhà máy làm nước bình. Người ta t b đi ch khác, đi đóng giếng nhng ch khác đ ly nước, ch không dám ly nước ch đó na".

Trước tình trng hôi thi, ô nhim môi trường nghiêm trng vì cuc biu tình ca người dân, chính quyn huyn tun qua đã t chc "đi thoi" vi dân, nhưng không đng ý gii quyết theo yêu cu ca h, dn đến người dân tiếp tc phn đi.

Sáng 15/8, Chủ tch tnh Qung Ngãi và các lãnh đo tnh đã phi trc tiếp xung "đi thoi" vi người dân xã Ph Thnh đ gii quyết tình hình.

Đúng quy định

Cho đến nay, chính quyn đa phương vn khng đnh nhà máy x lý rác thôn La Vân, xã Ph Thnh, là "đúng quy đnh, đúng quy hoch", vi khong cách đm bo theo quy đnh nên đòi hi di di nhà máy ca người dân là "không hp lý".

Tại bui "đi thoi" được đăng trực tiếp trên mng xã hi ngày 15/8, mt người dân xã Ph Thnh lý lun "bt c d án nào khi đưa ra thì cũng có đy đ các văn bn v đánh giá tác đng môi trường, quy trình sn xut, quy trình x lý cht thi", nhưng người dân đã b "mt lòng tin rất nhiu" vì "nếu như nhà máy, xí nghip, công ty nào cũng sn xut theo đúng quy trình, thì đã không có Formosa, không có Vedan, không có rt nhiu ngun gây ô nhim môi trường cho dân xy ra".

moitruong5

Năm 2016, UBND tỉnh Qung Ngãi ra quyết đnh cho phép Công ty trách nhiệm hữu hạn Thượng mi và Công ngh môi trường MD đu t xây dng nhà máy x lý rác huyn Đc Ph vi quy mô s dng 20.226 m2 đt và công sut hot đng 50 tn rác/ngày.

Theo lời người dân đa phương nói với VOA, chính quyn đã "tht ha" khi cho phép nhà máy hot đng gn khu dân cư mà theo h là "đt cht, người đông" và ch có mt ngun nước sinh hot duy nht.

"Lúc đầu, huyn ha vi dân là ch đó là tm b, ri s xây ch khác. Nhưng bây gi thì chính thức đưa vô hot đng và thu gom [rác] c tnh. Ti La Vân ch có mt ngun nước đ sinh hot, vì b nhim mn. Mà khu nhà máy đt là ngun nước chính, cho nên dân bc xúc. Bây gi nước tm ra thì người ta dùng đ, còn toàn b nước sinh hot là phải mua ch không dùng [nước đây] được", người dân giu tên cho biết.

‘Kích động’

Sau khi thừa nhn huyn đã "làm hơi tt" khi không ly ý kiến người dân khi xây dng nhà máy, Ch tch UBND tnh Qung Ngãi Trn Ngc Căng ti bui đi thoi vn khng đnh phải đ nhà máy x lý rác và "thc hin đúng cam kết bo v môi trường".

Người đng đu chính quyn tnh Qung Ngãi còn cnh cáo "Nhng anh nào cm đu kích đng, gây ri lon trên đa bàn tnh, s x lý nghiêm theo quy đnh ca pháp lut". VnExpress cho biết sau khi quan chc này va dt li, người dân bên dưới đã "la hét vang hi trường".

Nói với VOA vào ti 15/8, mt người dân đa phương khng đnh : "H t bc phát thôi, ch có ai [kích đng] đâu, vì h bc xúc quá. Bây ginh hưởng trc tiếp đến dân".

Người này nói thêm rng chính quyn nên thun theo "ý dân" là di di nhà máy x lý rác. Còn "Nếu huyn, tnh như lúc sáng nói rng s rác dn thì s như thế nào, thì dân s t b tin túi ra làm. H t x lý. Vì xưa nay không có nhà máy thì Sa Huỳnh vẫn sch s, trong xanh ch không phi như bây gi".

Sau buổi "đi thoi" không tìm được "tiếng nói chung" t chính quyn, nhiu người dân cho biết s tiếp tc bám tr nhà máy x lý rác đ phn đi.

"Nếu dân vn đng tình như lúc đâu hay bây gi, thì tôi nghĩ sẽ khác. Ch không l bây gi ly lc lượng vô đàn áp dân ? Vì [chính quyn] sai t lúc đu ri mà", người dân giu tên nói vi VOA, trong khi mt người khác cho rng " Vit Nam là vy ri, phi làm gay gt lm thì mi gii quyết được".

Theo tường thuật ca VnExpress, hin ti nhà máy x lý rác huyn Đc Ph ch còn có 3 nhân viên làm vic. Đây là nhng người t nơi khác đến, còn tt c công nhân là người đa phương đã b người dân bt phi viết đơn xin ngh vic.

Khánh An

*******************

Bộ Tài nguyên và môi trường vẫn đang xem xét nhận chìm bùn thải gần đảo Hòn La, Quảng Bình (RFA, 15/08/2018)

moitruong6

Một góc đảo Hòn La ở Quảng Bình. Courtesy of dautu.quangbinh.gov.vn

Bộ Tài nguyên và môi trường Việt Nam cho biết vẫn đang xem xét việc nhận chìm 2,5 triệu m³ bùn, chất thải nạo vét của Trung tâm Điện lực Quảng Trạch ở Quảng Bình xuống khu vực cách đảo Hòn La 3,5 hải lý.

Đây là thông tin được ông Vũ Trường Sơn, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, thuộc Bộ Tài nguyên Môi trường nói với báo chí quốc nội ngày 15 tháng 8.

2,5 triệu m³ bùn và chất thải nạo vét này là từ cảng than của Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN)

Theo đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài Nguyên- Môi Trường, việc nhận chìm các chất vừa nêu xuống biển bắt buộc chủ đầu tư là Tổng công ty Điện lực Việt Nam EVN phải có hai giấy phép là giấy phép nhận chìm chất nạo vét do UBND tỉnh cấp, và giấy phép giao khu vực biển do Bộ cấp. Ông Vũ Trường Sơn cho biết hiện tại EVN vẫn chưa làm xong các thủ tục này.

Ông Trần Phong, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình, người cùng với UBND tỉnh giới thiệu vị trí nhận chìm 2,5 triệu m³ bùn thải, cho rằng vị trí cách hòn đảo Hòn La 3-6 hải lý về phía Tây không ảnh hưởng đến luồng lạch giao thông, và ở xung quanh không có khu bảo tồn.

Trung tâm Nhiệt điện Quảng Trạch có hai nhà máy chính bắt đầu xây dựng vào năm 2011 với vốn đầu tư 1,7 tỷ đô la. Dự án này lúc đầu là của Công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí nhưng sau đó được chuyển giao cho EViệt Nam.

Năm ngoái, Công ty Điện lực Vĩnh Tân một (tỉnh Bình Thuận) cũng xin đổ một triệu m³ bùn thải nạo vét xuống biển cách khu bảo tồn Hòn Cau 6 km. Đề nghị này vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía người dân và các chuyên gia vì những lo ngại bùn thải nạo vét có thể làm đục nước, gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái biển quanh đó. Sau đó Chính phủ phải thay thế bằng phương pháp lấn biển thay vì nhận chìm.

Quay lại trang chủ
Read 512 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)