Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

15/08/2018

Bắt cóc Trịnh Xuân Thanh : Hà Nội trả giá cho sự ngông cuồng

Tổng hợp

Khủng hoảng ngoại giao của Việt Nam với Châu Âu lớn hay nhỏ ? (RFA, 14/08/2018)

Một năm sau vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh tại Đức, một hội nghị của ngành ngoại giao Việt Nam lần thứ 30 được tổ chức tại Hà Nội. Hội nghị này không thấy đề cập đến những đổ vỡ ngọai giao giữa Việt Nam với Đức, Cộng hòa Séc, Slovakia, rồi có thể là tới đây với nước Pháp nữa, do các cơ quan ngoại giao Việt Nam tại các quốc gia này được cho là có liên quan đến vụ bắt cóc.

batcoc1

Phiên tòa xử mật vụ tham gia bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin (4/2018).  AFP

Nhận định về bài diễn văn dài hơn 6 trang giấy của ông Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị ngành ngoại giao lần thứ 30, Giáo sư Mạc Văn Trang từ Hà Nội nói với Đài Á Châu tự do :

"Các nhà lãnh đạo Việt Nam xưa nay là thế, mà không phải chỉ Việt Nam mà cộng sản nói chung là thế, họ tuyên truyền một chiều, nói lấy được, nói lấy phải một mình, rồi khoe thành tích, thậm chí những thành tích không xứng đáng cũng khoe. Bao giờ cũng che đậy những khuyết điểm, những cái xấu của mình đi, mà nếu có đưa ra thì cũng là do nguyên nhân khách quan, do kẻ địch xúi giục, do âm mưu thù địch…".

Bài diễn văn ông Tổng Bí thư đặt ra câu hỏi rằng trong quan hệ với các nước lớn, có điểm "nghẽn" nào cần tháo gỡ, hoặc khâu "đột phá" nào cần mở ra, nhưng tuyệt nhiên không nhắc đến sự căng thẳng với các quốc gia Châu Âu sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, mà nhà báo Lê Trung Khoa, người theo dõi câu chuyện ngay từ đầu, từ Berlin, nước Đức cho là một cuộc khủng hoảng lớn nhất của ngành ngoại giao của nhà nước cộng sản Việt Nam từ trước đến nay.

Tuy nhiên Giáo sư Vũ Tường, thuộc Bộ môn chính trị, Đại học Oregon, Hoa Kỳ lại không lượng định vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở tầm mức lớn như vậy :

"Tôi không nghĩ là một khủng hoảng lớn nhất, nó chỉ là một cuộc khủng hoảng thôi. Chuyện vừa rồi cho thấy họ vẫn quen cách làm cũ như thời chiến tranh lạnh. Do đó họ gặp khủng hoảng. Thiệt hại đối với họ thì tôi nghĩ là họ nghĩ rằng không lớn, so với cái mà họ được".

Theo ông Vũ Tường, khi nhà nước Việt Nam quyết định bắt cóc Trịnh Xuân Thanh trên đất Đức, họ nghĩ rằng họ có thể cứu chữa được những thiệt hại mà vụ bắt cóc này có thể sẽ gây ra. Ngoài ra ông cũng đồng ý rằng mục tiêu lớn của vụ bắt cóc là chuyện chính trị nội bộ, chuyện chống tham nhũng của đảng cầm quyền, có tầm mức lớn hơn, theo quan điểm của họ, những thiệt hại mà họ có thể gánh chịu.

Một vấn đề khác được đặt ra là liệu Bộ ngoại giao Việt Nam nói chung, và các Đại sứ quán Việt Nam tại Châu Âu nói riêng có biết hay không ? Có tham gia vào quyết định trong vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh hay không ?

Giáo sư Vũ Tường nói tiếp :

"Tôi nghĩ là Bộ Ngoại giao chỉ có trách nhiệm thừa hành thôi. Những quyết định quan trọng là do Bộ chính trị quyết định. Bộ Ngoại giao cũng có tiếng nói vì ông Bộ trưởng là Ủy viên Bộ Chính trị, nhưng chỉ là tiếng nói thôi, mà lại khá yếu. Tôi nghĩ vừa rồi không phải là một quyết định do Bộ Ngoại giao chủ xướng".

Bộ trưởng Ngoại giao hiện nay của Việt Nam là ông Phạm Bình Minh. Ông Minh bắt đầu đảm nhận chức vụ Bộ trưởng từ năm 2011, nhưng chỉ mới được vào Bộ Chính trị, bộ máy quyền lực lớn nhất nước từ đầu năm 2016, sau Đại hội lần thứ 12 của đảng cầm quyền.

batcoc2

Bị cáo Nguyễn Hải Long, một công dân Việt Nam sống tại Cộng hòa Séc tại phiên tòa (4/2018). AFP

Trong những lần trao đổi trước đây với RFA, Giáo sư Tường cũng nói rằng các nhân vật phụ trách đối ngoại trong Đảng Cộng sản mới có quyền quyết định về chính sách đối ngoại, hơn là ông Bộ trường Ngoại giao.

Theo ông Đặng Xương Hùng, một cựu nhân viên ngoại giao Việt Nam hiện đang tị nạn chính trị tại Thụy Sĩ thì các nhân viên an ninh trong các đại sứ quán Việt Nam nhận nhiệm vụ từ cơ quan an ninh, mà ông đại sứ có khi cũng không biết được hoạt động của họ.

Liên quan đến vụ Trịnh Xuân Thanh và trách nhiệm của tòa Đại sứ Việt Nam tại Berlin trong vụ này, nhà báo Lê Trung Khoa nói với chúng tôi :

"Theo nguồn tin mà tôi nhận được thì ngay trong Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin, thì ông Đại sứ đặc mệnh toàn quyền là ông Đoàn Xuân Hưng rất bất ngờ, và các cán bộ của họ trong này bắt buộc phải làm theo cái điều đó khi nó xảy ra rồi, tức là họ không được báo trước, hoặc là họ bắt buộc phải làm bởi vì họ là nhân viên nhà nước".

Đã có những cố gắng mà một số nhà quan sát cho rằng phía Việt Nam đã thực hiện trong vòng một năm qua để hàn gắn mối quan hệ giữa Việt Nam và Đức, cũng như với các quốc gia Châu Âu. Đó là Việt Nam liên tục thực hiện những chuyến thăm cấp cao tới các nước thành viên của EU để thúc đẩy EU thông qua hiệp định thương mại tự do : Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thăm Bỉ, Slovakia, Thụy sĩ vào tháng 9/2017, ông Hoàng Bình Quân, Trưởng Ban đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam thăm nước Đức vào tháng 7/2017. Gần đây nhất là vào cuối tháng 3/2018, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam ông Nguyễn Phú Trọng sang thăm Pháp.

Theo thông tin từ Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu chính trị Việt Nam tại Singapore, vào đầu tháng 9/2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lại sẽ sang thăm ba quốc gia Châu Âu, có thể là để xoa dịu sự bực bội của các nước này sau vụ Trịnh Xuân Thanh. Hiện tên của ba quốc gia này chưa được tiết lộ, nhưng ông Hà Hoàng Hợp cho biết là không có nước Đức.

Đánh giá về khả năng Việt Nam có đạt được hiệp định thương mại tự do với Châu Âu trong thời gian tới đây hay không, Giáo sư Vũ Tường nhận định :

"Tôi nghĩ là cuối cùng có thể họ cũng đạt được cái đó thôi, vì chuyện này (Trịnh Xuân Thanh) không lớn bằng Hiệp định với Âu Châu. Từ từ thì họ cũng có thể xoa dịu, mua chuộc được bên phía Âu Châu bỏ qua cho họ, bằng một thủ đoạn nào đó, thỏa thuận ưu đãi nào đó, thậm chí có thể trả tự do sớm cho Trịnh Xuân Thanh rồi cho ông ta đi Đức".

Một nhượng bộ lớn mà các nhà quan sát cho rằng Việt Nam đã thực hiện đối với nước Đức là cho phép Luật sư Nguyễn Văn Đài, người sáng lập Hội Anh em dân chủ, và người cộng sự là cô Lê Thu Hà được sang tị nạn chính trị tại Đức gần đây, sau một thời gian bị bỏ tù vì cáo buộc âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân.

Kính Hòa

*****************

Slovakia định cho phép 44 người tiết lộ bí mật vụ Trịnh Xuân Thanh (VOA, 14/08/2018)

Tổng công t Slovakia va cho biết ông d đnh cho phép 44 người được min tr quy chế gi bí mt trong v bt cóc Trnh Xuân Thanh đ "không ai có th nói rng chúng tôi đã không làm nhng vic cn làm", trang Tyden ca Cng hòa Czech hôm 14/8 đưa tin.

batcoc3

Trịnh Xuân Thanh b áp gii ra tòa án Hà Ni vào ngày 22/1/2018.

Đây sẽ là nhóm viên chc th hai ca Slovakia được "m khóa" đ tiết l các tình tiết v v bt cóc Trnh Xuân Thanh nếu như d tính ca Tng công t Jaromír Čižnár tr thành hin thc.

Trước đó, 14 cnh sát h tng phái đoàn quan chc Vit Nam trong chuyến công tác tại Slovakia đã được tân Bộ trưởng nội vụ Slovakia cho phép cung cp thông tin cho cơ quan điu tra, dn đến nhiu tình tiết v "quy trình" áp ti Trnh Xuân Thanh ti Slovakia được tiết l.

Theo cáo buộc ca các nhà điu tra Đc, trong chuyến công du Slovakia vào mùa hè năm ngoái, đoàn quan chc cp cao Vit Nam, đng đu là B trưởng công an Tô Lâm, đã s dng chuyên cơ mượn ca chính ph đ áp ti Trnh Xuân Thanh sau khi bt cóc ông này Berlin.

Chính phủ Slovakia hin đang đi mt vi nhiu ch trích và cáo buc cho rng đã tiếp tay vi mt v Vit Nam đ thc hin vụ bt cóc như thi chiến tranh Lnh. Ngh vin và các cơ quan chính ph Slovakia buc phi "vào cuc" đ điu tra và chng minh s trong sch ca mình, sau khi phía Đc đã đưa ra nhiu bng chng và tuyên án b cáo đu tiên trong v này, là Nguyn Hi Long với án tù 3 năm 10 tháng.

Hôm 13/8, Chủ tch y ban Giám sát Cơ quan tình báo thuc Ngh vin Slovakia, Ngh sĩ Gábor Grendel, ph nhn vai trò ca tình báo Slovakia trong v bt cóc. Ông nói vi báo gii nước này rng cơ quan tình báo Slovakia "không giu bt c thông tin nào" và "không tham gia" vào v bt cóc Trnh Xuân Thanh.

"Nếu có bt kỳ sơ sut nào, thì ch có th phía B Ni v", nht báo SME dn li ông Grendel nói.

batcoc4

Bộ trưởng công an Tô Lâm b cáo buc mượn chuyên cơ chính ph Slovakia đ đưa Trnh Xuân Thanh v Vit Nam.

Nghị sĩ Grendel nói thêm rng cơ quan tình báo Slovakia đã không nhận được yêu cu t B Ni v trong vic hp tác xác minh thông tin và t chc vic lưu trú cho phái đoàn Vit Nam trong chuyến thăm vào tháng 7 năm ngoái.

"Ngay vào thời đim biết được thông tin, cơ quan tình báo đã gi đi cho tất cả các cơ quan liên quan", t Spectator dn li ông Grendel nói ti bui hp bt thường din ra trong hai ngày liên tiếp (9-10/8) ti Ngh vin Slovakia liên quan đến v bt cóc Trnh Xuân Thanh, vi s hin din ca các y ban chuyên trách v tình báo và an ninh quốc phòng nước này.

Trả li VOA v cáo buc "không hp tác vi tình báo", B Ni v Slovakia hôm 14/8 cũng ph nhn các cáo buc và nói rng yêu cu tình báo hp tác xác minh thông tin ca mt phái đoàn đi công cán như vy là điu "bt thường".

"Bộ Ni v bác b các cáo buc. S là điu bt thường khi yêu cu cơ quan tình báo hp tác t chc mt chuyến đi như vy", người phát ngôn B Ni v Petar Lazarov tr li email ca VOA.

Sau buổi hp ngh vin, Ngh sĩ Grendel nói rng mi nghi ng v v bắt cóc Trnh Xuân Thanh đã tr nên gn như "chc chn", và "không có con đường nào khác", "ch có con đường Slovakia" đ đưa công dân Vit Nam b bt cóc t Đc ra khi Châu Âu.

Ông Grendel nói vấn đ bây gi không còn là câu hi v vic Trnh Xuân Thanh có bị bt cóc trên lãnh th ca Slovakia hay không na, mà là các quan chc nước này có biết và tiếp tay trong v này hay không.

Theo ông, vì Bộ Ni v Slovakia là cơ quan duy nht t chc chuyến đi ca phái đoàn quan chc Vit Nam, nên ch có cơ quan này mi có th làm rõ được lý do ti sao và làm thế nào v bt cóc xy ra trên lãnh th Slovakia.

Trả li VOA hôm 14/8, B Ni v Slovakia khẳng đnh "đang hp tác hết sc vi các đng nghip Đc" trong vic điu tra v bt cóc đã gây ra rn nt quan h ngoi giao gia mt s nước Châu Âu và vi Vit Nam.

Vụ bt cóc đã khiến Đc dng "quan h đi tác chiến lược" vi Vit Nam, và đích thân Thủ tướng Đc Angela Merkel hi tháng 5 lên tiếng yêu cu Slovakia cung cp thông tin liên quan đến s can d ca nước này trong v bt cóc.

Sau một thi gian bác b có dính líu, Th tướng Slovakia tun ri nói s "làm tt c nhng gì có th" đ điu tra vụ này.

Tuy nhiên, theo lời Tng công t viên Slovakia, Jaromír Čižnár, hôm 13/8 cho biết phía Đc "không hng thú vi vic lp t điu tra chung" vi Slovakia.

Trịnh Xuân Thanh, Nguyên Ch tch Hội đồng quản trị ca Tng công ty c phn xây lp du khí PetroVietnam (PVC), bị bt cóc trên đường ph Berlin hi tháng By năm ngoái, sau đó tái xut hin ti Vit Nam. Hà Ni nói ông Thanh t nguyn v đu thú, sau đó kết án ông Thanh hai án tù chung thân vào đu năm nay vì ti tham ô.

Khánh An

*****************

Slovakia nên trục xuất đại sứ Việt Nam nếu vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh được xác nhận (RFA, 14/08/2018)

Slovakia nên trục xuất đại sứ Việt Nam tại Bratislava về nước nếu vụ bắt cóc cựu quan chức dầu khí Trịnh Xuân Thanh được xác nhận và Slovakia bị lợi dụng trong vụ việc này.

batcoc5

Cựu Bộ trưởng nội vụ Slovakia, Robert Kalinak (trái) và Bộ trưởng công an Việt Nam Tô Lâm ở Bratislava hôm 26/7/2017 - Courtesy Thoibao.de

Phó Chủ tịch quốc hội Slovakia và cũng là Chủ tịch đảng Most-Hid trong liên minh cầm quyền, ông Bela Bugar, phát biểu như vừa nêu vào ngày 14 tháng 8 và được thông tấn xã TASR loan đi cùng ngày.

Ông Bela Bugar cũng nhắc lại quan điểm nếu có xác nhận một số cơ quan Nhà nước Slovakia tham gia tích cực vào vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh thì Đảng Most-Hid sẽ rút khỏi liên minh cầm quyền hiện nay ở Slovakia.

Bản thân ông Bela Bugar cho rằng cuộc điều tra không thể kéo dài qúa một vài tháng vì các dữ kiện có thể thu thập được trong khoảng thời gian đó. Ông này cũng cho rằng Giám đốc Cơ quan tình báo Slovakia nên đề xuất cuộc họp giữa các cơ quan liên quan để hợp tác và chia sẻ thông tin trong vụ việc này.

Tổng công tố Jaromir Ciznar có ý định cho phép 44 người tiết lộ thông tin về vụ Trịnh Xuân Thanh. Bộ Trưởng nội vụ Slovakia, Denisa Sakova, thuộc đảng Smer-SD, cũng sẵn sàng cho tất cả những ai mà bên hành pháp muốn phỏng vấn, được phép trả lời.

Cựu Bộ trưởng nội vụ Slovakia, ông Robert Kalinak, người từng bị nghi để cho phái đoàn của ông Tô Lâm, Bộ trưởng công an Việt Nam, lợi dụng mượn máy bay đưa Trịnh Xuân Thanh đến Nga qua ngả Slovakia, được TASR dẫn lời là kết quả điều tra sơ bộ cho thấy nước ông vô tình bị vướng vào vụ việc. Ông Kalinak bác bỏ mọi cáo buộc cho rằng ông trực tiếp có những chỉ thị trong vụ việc này.

Vào ngày 3 tháng 5 vừa qua, Bộ Ngoại giao Slovakia triệu Đại sứ Việt Nam, ông Dương Trọng Minh, đến để giải thích về những cáo buộc mà truyền thông Slovakia và Đức loan đi liên quan đến vụ bắc cóc ông Trịnh Xuân Thanh. Đại sứ Việt Nam Dương Trọng Minh nói sẽ có trả lời sau khi liên lạc với Hà Nội.

Đến ngày hai tháng 8, nhật báo Dennik N loan tin dẫn nguồn tờ Franfurter Allgemeine Zeitung của Đức về báo cáo theo đó các nhà điều tra Đức không nghi ngờ gì nữa về việc một máy bay công vụ của Slovakia được sử dụng trong vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh.

Quay lại trang chủ
Read 591 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)