Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

07/09/2018

Tranh cãi quanh việc sử dụng tiền Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam

Tổng hợp

Thông tư 19 có tạo 'nơi trú ẩn' cho đồng nhân dân tệ ? (BBC, 07/09/2018)

Đang có một số 'băn khoăn cần lưu ý' trong dư luận liệu Thông tư 19 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có giúp tạo ra 'một nơi trú ẩn' cho đồng nhân dân tệ của Trung Quốc trong bối cảnh thương chiến Mỹ - Trung đang diễn ra, một nhà phân tích chính sách công từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Việt Nam nói với Bàn tròn thứ Năm của BBC Tiếng Việt.

ndt1

Một thương nhân tại một khu chợ gần cửa khẩu Tân Thanh, ở biên giới phía Bắc của Việt Nam tại Lạng Sơn tiếp giáp với Trung Quốc

Việt Nam nên thực hiện những gì mà 'hầu hết các nước đang thực hiện' và nên 'nhìn dài lâu chứ không nên đi vào dùng cái nhìn 'ngắn hạn' để cuối cùng tạo ra 'những thiệt hại rất dài lâu', một chuyên gia nguyên Vụ trưởng Vụ Thống kê của Liên Hợp Quốc nói với tọa đàm của BBC hôm 06/9/2018 từ Hoa Kỳ.

Băn khoăn, nghi vấn ?

Trước hết, Phó Giáo sư Tiến sĩ Phạm Quý Thọ, nguyên Chủ nhiệm Khoa Chính sách Công, Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư bình luận về Thông tư 19 mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành hôm 28/8/2018 :

"Đối với Trung Quốc, chúng ta (Việt Nam) đã có những thống kê rất là rõ ràng, chênh lệch đã được phản ánh trong thống kế của Hải quan Trung Quốc và thống kê Việt Nam, nó lên đến 20 tỷ đô-la, hoặc xung quanh 20 tỷ đô-la trong vòng rất nhiều năm.

"Như vậy, nếu anh mở ra, an ninh tiền tệ rất quan trọng, từ ảnh hưởng đến dự trữ ngoại tệ, lưu thông tiền tệ, rồi tỷ giá hối đoái trong bối cảnh đồng nhân dân tệ cũng đang phải chống đỡ rất vất vả trong cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

"Chúng ta đặt vấn đề một khi anh không quản lý được, hay không đảm bảo được an ninh tiền tệ, chắc chắn rằng những vấn đề khác bị ảnh hưởng, thí dụ như có thể có sức ép gì đó không, những việc khó khăn kinh tế mà có thể có sức ép nào không ? Chúng ta đặt những vấn đề đó để nghiên cứu một cách thấu đáo để lường trước được tính khả thi của Thông tư 19 này".

ndt2

Một sạp hàng ở chợ biên giới Việt - Trung bên phía Việt Nam

Theo chuyên gia chính sách công này, còn một điểm nữa có thể bổ sung là có những nghi vấn gần đây trong dư luận về các giới đặt những vấn đề về chuyển hướng đầu tư của Trung Quốc sang Việt Nam trước áp lực của thương chiến Mỹ - Trung, Phó Giáo sư Tiến sĩ Phạm Quý Thọ nói tiếp :

"Nghi vấn đặt ra là liệu có những chuyển hướng đầu tư, hay chuyển hướng sản xuất sang Việt Nam không ? Bởi vì Thông tư 19 này cho phép thanh toán không chỉ như trước kia là ở các ngân hàng, hay phải đặt ở những vùng biên giới, mà bây giờ cũng có thể ủy thác, có nghĩa là có những chi nhánh, kể cả trong nước, lẫn nước ngoài có thể được thanh toán qua những chi nhánh ở tại vùng biên, thì nó sẽ xảy ra những vấn đề.

"Vấn đề nữa đặt ra là liệu có hướng đó không ? Bởi vì người ta cho phép những thương gia, thậm chí những nhà đầu tư có thể thanh toán qua ngân hàng hoặc thông qua chi nhánh tính bằng nhân dân tệ, thì đó là một cái mà chúng ta cần hết sức lưu ý, bởi vì không chỉ buôn bán hàng nhỏ nữa, mà bây giờ qua các thương gia, thì lượng tiền hàng rất lớn, và như vậy thì khả năng chuyển hướng đầu tư của Trung Quốc sang vùng biên giới Việt Nam là có khả năng xảy ra.

"Để có những mục đích mà không chỉ như một số ý kiến bàn rằng có thể đây là 'một nơi trú ẩn' hay 'lánh nạn tạm thời' trong cuộc chiến này chăng, hay là có một ý đồ dài hơn nữa, đấy là những băn khoăn mà chúng ta (Việt Nam) cần lưu ý tới, tức là Thông tư này đặt ra rất nhiều vấn đề không chỉ là chính ngạch mà nó đặt ra rất nhiều vấn đề về an ninh tiền tệ, rồi về đối phó với cuộc chiến thương mại, rồi sự lan tỏa đối với nền kinh tế", Phó Giáo sư Phạm Quý Thọ nói với Bàn tròn thứ Năm.

'Nên nghĩ dài hạn'

Đưa ra bình luận về Việt Nam cần làm gì để khắc phục những vấn đề có thể nảy sinh và đem lại thuận lợi sau khi Thông tư 19 đã được ban hành, Tiến sĩ Vũ Quang Việt từ New York nói :

"Tôi xin nói là Việt Nam nên thực hiện những gì mà hầu hết các nước đang thực hiện và nên nhìn dài lâu chứ không nên đi vào dùng vài cái ngắn hạn để cuối cùng tạo ra những thiệt hại rất dài lâu.

"Và điều quan trọng nhất bây giờ tôi nghĩ Việt Nam nên nhìn lại coi xem hiệu lực công quyền của Việt Nam đến đâu. Nên xem xét lại tất cả những khả năng và tăng cường khả năng áp dụng luật lệ một cách rất hợp pháp và đàng hoàng như thế nào, thay vì đi vào đưa những giải pháp rất ngắn hạn để rồi nó gây ra hậu quả dài lâu...

"Tôi cảm tưởng rất rõ là vấn đề nhân dân tệ này không phải chỉ ngắn hạn, mà Trung Quốc cơ bản muốn Việt Nam sử dụng đồng nhân dân tệ rộng rãi. Vấn đề nhân dân sử dụng nhân dân tệ để làm dự trữ mà bảo vệ đồng Việt Nam, thì đương nhiên nước nào cũng phải dùng, nếu có buôn bán với nhau thì phải có dự trữ. Chuyện dự trữ khác với chuyện dùng đồng tiền nước ngoài làm phương tiện thanh toán chính thức".

ndt3

Ảnh minh họa

Bình luận về việc có hay không việc hình thành một 'nơi trú ẩn' nào đó cho đồng nhân dân tệ ở Việt Nam hay không, Tiến sĩ Vũ Quang Việt nói :

"Tôi nghĩ điều đó cũng có thể. Vấn đề chính là ở trong tương lai, thí dụ như Trung Quốc vì có thiếu hụt thương mại rất lớn, và nếu họ được phép họ có thể có rất nhiều đồng tiền Việt Nam trong tay họ, và họ sẽ muốn đánh bật thị trường chứng khoán của Việt Nam.

"Họ sẽ mua, tăng lên, rồi họ sẽ bật lại sau này, và họ sẽ dùng tiền đó để mua những đồng ngoại hối khác để tạo ra một cuộc chiến tranh rủi ro về tiền tệ, thì bấy giờ Việt Nam sẽ như thế nào ?" Tiến sĩ Vũ Quang Việt nói với Bàn tròn của BBC.

'Cần nâng cao nhận thức'

Ngay trước Bàn tròn thứ Năm, hôm 06/9/2018, từ Hà Nội, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas, Singapore) khi trả lời câu hỏi của BBC về việc liệu có vấn đề kinh tế - chính trị hay kinh tế - tài chính - công nghệ - thị trường nào đáng lưu ý khi quy định mới là Thông tư 19 đi vào đời sống hay không, nói :

"Hoạt động thương mại điện tử của Trung Quốc đang phát triển rất nhanh, rất mạnh. Thị phần thương mại điện tử Trung Quốc ở Việt Nam tăng nhanh có thể nói hàng ngày, hàng tuần, có lúc hàng giờ.

"Alibaba, với việc mua thâu tóm LAZADA ở Việt Nam, đang có những bước nhảy xa trong thị trường thương mại điện tử và logistics ởViệt Nam. Kèm theo đó, là các phương thức thanh toán phi tiền mặt, phi ngân hàng trên nền Fintech như Aliexpress, Alipay… đang phát triển mạnh ởViệt Nam.

"Thực tế này làm cho ngườiViệt Nam, từ người tiêu dùng, cho đến Ngân hàng Nhà nước (cơ quan quản lý các dịch vụ tài chính phi ngân hàng, thanh toán trung gian - Fintech) cần nâng cao nhận thức và hiểu biết về mọi tác động của hoạt động này từ Trung Quốc.

"Khi chúng ta chấm dứt nói về hệ sinh thái 4.0, bắt tay vào làm những việc thật cụ thể, mọi việc sẽ tốt hơn.

"Nhân đây, tôi muốn nói rằng Việt Nam cần cải cách sao cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trở thành một ngân hàng trung ương thực thụ, có đầy đủ thẩm quyền độc lập, kiến thức tiền tệ, để mọi người có thể đảm bảo chắc rằng an ninh tiền tệ, an ninh quốc gia Việt Nam được giữ vững", Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nêu quan điểm.

******************

Trung Quốc dùng tiền tệ để "nuốt" Việt Nam (CaliToday, 06/09/2018)

Ngày 28/8/2018 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư số 19/2018/TT-Ngân hàng nhà nước (gọi tắc là Thông tư 19) cho phép cư dân vùng biên giới Việt Nam- Trung Quốc có thể dùng tiền Việt Nam (VND) hoặc Nhân dân tệ (CNY) trong thanh tóan hàng hóa, dịch vụ. Vậy là giới quan tâm hiện tình Việt Nam một lần nữa lại phải lao vào cuộc chiến bảo vệ chủ quyền, lần này là cuộc chiến bảo vệ tiền tệ…

tien1

Tiền Trung Quốc - Ảnh minh họa

Theo giới quan tâm hiện tình Việt Nam nói chung mà cụ thể ở đây là những thành viên của Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng và nhóm Lão Mà Chưa An cho biết, vụ việc bắt nguồn từ ngày 12/9/2016 tại Bắc Kinh, Hiệp định thương mại biên giới giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc, do Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Thương mại Cao Hổ Thành ký trong đó Điều 8 quy định thanh toán bằng VND hay CNY, hay ngoại tệ chuyển đổi cho thương mại biên giới Việt Nam- Trung Quốc. Ngày 28/8/2018, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cụ thể hóa Điều 8 của Hiệp định thương mại biên giới Việt-Trung nói trên bằng Thông tư số 19.

Còn theo báo đài Nhà nước Việt Nam cho biết, căn cứ vào nội dung của Thông tư 19 thì kể từ ngày 12/10/2018, thương nhân, cư dân biên giới Việt Nam, thương nhân, cư dân biên giới Trung Quốc có hoạt động thương mại biên giới Việt Nam – Trung Quốc có thể dùng ngoại tệ tự do chuyển đổi, VND hoặc CNY trong thanh toán hàng hóa, dịch vụ… với 3 phương thức thanh toán gồm :

- Thứ nhất, thanh toán qua ngân hàng qua các chi nhánh ngân hàng biên giới của hai nước việt-Trung.

- Thứ hai, thanh toán bằng VND tiền mặt hoặc CNY tiền mặt.

– Thứ ba, thanh toán phần chênh lệch trong giao dịch bù trừ hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ của thương nhân.

Ngay sau Thông tư 19 được các báo đài Việt Nam thông tin thì lập tức các thành viên của Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng và nhóm Lão Mà Chưa An vào ngày 31/8 đã ra tuyên bố "về quy định cho phép sử dụng Nhân dân Tệ". Theo đó, tuyên bố nêu việc Thông tư 19 cho phép sử dụng ngoại tệ tự do chuyển đổi VND hoặc CNY trong thanh toán bằng tiền mặt và qua ngân hàng trong các hoạt động thương mại ở hai bên biên giới Việt-Trung kéo dài trên 1450 km sẽ có những hệ quả nhãn tiền và khôn lường đối với chủ quyền tiền tệ của Việt Nam, có thể dẫn đến việc Nhân dân tệ hóa nền kinh tế Việt Nam. Bởi lẽ nền kinh tế Việt Nam một thời đã bị Đô la hoá, vàng hóa và đã mất rất nhiều công sức, tiền bạc để xóa bỏ. Với Thông tư 19, Ngân hàng Nhà Nước đã mở đường cho việc Nhân dân tệ hóa nền kinh tế Việt Nam, một việc mà lẽ ra Ngân hàng Nhà nước phải chống như đã chống đô-la hóa và vàng hóa.

Tiếp nữa, tuyên bố nêu việc sử dụng Nhân dân tệ trong giao thương, dù giới hạn ở khu vực biên giới Việt-Trung đã vi phạm nguyên tắc chủ quyền tiền tệ. Bởi theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam quy định trên lãnh thổ Việt Nam chỉ được thanh toán bằng đồng tiền VND, nay tạo tiền lệ nguy hiểm về sự tồn tại mặc nhiên hai đơn vị tiền tệ song hành trên lãnh thổ Việt Nam. Đây còn là hành động xâm lấn và xâm phạm chủ quyền tiền tệ của Việt Nam, vô cùng nguy hại cho an ninh quốc gia.

Trước tình hình nghiêm trọng, các thành viên của Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng và nhóm Lão Mà Chưa An cùng các cá nhân và tổ chức xã hội dân sự đồng lòng ký tên và tuyên bố :

- Thứ nhất, kịch liệt phản đối Thông tư số 19/2018/TT-Ngân hàng nhà nước (gọi tắc là Thông tư 19).

- Thứ hai, yêu cầu Bộ Tư pháp, Chính phủ ngay lập tức hủy bỏ Thông tư 19 vì quyền lợi của đất nước và dân tộc.

- Thứ ba, truy xét trách nhiệm của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ông Lê Minh Hưng và mọi quan chức có liên quan đến việc soạn thảo và ban hành Thông tư 19, một văn bản vi phạm chủ quyền tiền tệ quốc gia của Việt Nam và có thể gây ra những hậu quả khôn lường.

Đồng thời qua đây người viết nhận thấy, từ mấy chục năm nay nền kinh tế Việt Nam vốn phụ thuộc quá lớn vào nền kinh tế Trung Quốc, căn cứ vào những nội dung quy định tại Thông tư 19 cho phép thương nhân, cư dân biên giới Việt Nam, thương nhân, cư dân biên giới Trung Quốc có hoạt động thương mại biên giới Việt Nam – Trung Quốc có thể dùng ngoại tệ tự do chuyển đổi, VND hoặc CNY trong thanh toán hàng hóa, dịch vụ… sẽ dễ dẫn đến việc Trung Quốc đẩy mạnh hơn nữa hoạt động hàng hóa xâm nhập sâu hơn vào nội địa Việt Nam từ những thuận lợi về tự do thanh toán tiền tệ, từ đó Việt Nam sẽ gặp thêm nhiều khó khăn không chỉ về mặt kinh tế mà còn về mặt tài chính bởi lẽ xét thị trường tiền tệ thì VND yếu thế, giá trị nhỏ hơn CNY nên người dân sẽ nghiêng phần nhiều về việc sử dụng đồng CNY.

Theo phân tích của chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, hiện nay Việt Nam đang nhập siêu rất nặng từ Trung Quốc. Nếu thanh toán bằng những đồng tiền khác thì Việt Nam còn có hy vọng để trả cho Trung Quốc, ví dụ Việt Nam có thể kiếm được đồng USD từ việc xuất khẩu sang Hoa Kỳ, Nhật Bản…nhưng nếu chỉ thanh toán bằng đồng Nhân dân Tệ thì Việt Nam chỉ có một cách là vay của Ngân hàng Trung Quốc, tức là ngoài nhập siêu, Việt Nam còn phụ thuộc thêm về mặt tài chính đối với Trung Quốc và đây là điều rất đáng lo ngại, cần phải xem xét kỹ.

Như vậy là cùng với những vấn đề thời sự "nóng bỏng" ở Việt Nam hiện tại, giới quan tâm hiện tình Việt Nam nói chung một mặt vừa phải đấu tranh ngăn chặn dự thảo Luật Đặc khu liên quan đến chủ quyền lãnh thổ quốc gia thì nay phải đấu tranh thêm về chủ quyền tiền tệ quốc gia.

Quê Hương

*****************

Thông tư 19 : 'Không kiểm soát được, có thể tác hại khó lường' (BBC, 06/09/2018)

Thông tư 19 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới ban hành hôm 28/8/2018 khi 'áp dụng nghiêm ngặt và toàn diện' có thể 'đem lại lợi ích' cho tất cả các bên thương mại, cả Việt Nam và Trung Quốc và cả bên thứ ba, một nhà quan sát kinh tế, chính trị Việt Nam nói với BBC Tiếng Việt.

tien2

Đồng nhân dân tệ (CNY) được phép lưu hành song song với VNĐ ở 7 tỉnh biên giới Việt - Trung theo Thông tư 19 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tuy nhiên chưa rõ liệu dự thảo Thông tư này có được 'thông báo công khai' để lấy ý kiến rộng rãi hay không, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas của Singapore) nêu quan điểm.

Nếu kiểm tra, giám sát không nghiêm ngặt, phiến diện, không tuân thủ pháp luật như luật biên giới, luật xuất nhập cảnh, luật thương mại v.v... thì sẽ 'có tác hại không lường trước được' về kinh tế - tiền tệ, tài chính, xã hội, và an ninh quốc gia, nhà quan sát này cảnh báo.

Trước hết, trả lời câu hỏi của BBC hôm 06/9/2018, ngay trước Bàn tròn thứ Năm từ London tuần này, về việc vì sao dư luận quan tâm (hay quan ngại) về Thông tư 19 được Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành mới đây, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nêu quan điểm :

"Thời gian này, mỗi khi nhà nước Việt Nam đưa ra dự kiến hay văn bản quy phạm pháp luật nào có liên quan đến Trung Quốc, thì người dân và các giới đều chú ý quan tâm. Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 19 'hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc', thì dư luận quan tâm khá nhiều, vì Thông tư đó quy định về việc sử dụng Nhân dân tệ (CNY) trong thương mại biên giới hai nước ở 7 tỉnh có biên giới với Trung Quốc.

"Có người lo đến các tác động tiền tệ của đồng tiền Trung Quốc đối với chủ quyền, đến chính trị - kinh tế, thương mại của Việt Nam. Quan tâm của dân lúc này là biểu hiện tích cực, cho thấy nhận thức về lợi ích quốc gia của người dân được nâng cao.

"Từ 1991, sau khi quan hệ Việt Nam - Trung Quốc được bình thường hóa, thương mại song phương có đà phát triển mạnh ở các tỉnh có biên giới với Trung Quốc. Năm 2013, kim ngạch thương mại biên giới, chỉ tính sơ, đã đạt hơn 15 tỷ USD, với các giao dịch VND-CNY không theo chính ngạch, nên cả hai bên (Việt Nam và Trung Quốc) trong thực tế không quản lý được đến mức cần thiết. Năm 2017, kim ngạch tăng, cũng tính thô, đạt trên 17 tỷ USD".

Tính khả thi thế nào ?

BBC Tiếng Việt : Ông bình luận thế nào về Thông tư này ? Áp dụng sẽ khả thi hay không ? Có vấn đề gì chưa hợp lý hay chưa thỏa đáng không ?

Hà Hoàng Hợp : Thông tư 19 nhằm tăng cường quản lý chính ngạch các giao dịch ngoại hối đối với CNY, tạo điều kiện tốt hơn cho các quá trình giao dịch ngoại hối VND-CNY ở vùng biên giới. Thông tư 19 chỉ áp dụng ở 7 tỉnh biên giới Việt Nam - Trung Quốc, và cũng chỉ áp dụng cho số thương nhân, cá thể thương mại ở biên giới.

Nếu triển khai có kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt và toàn diện thì sẽ có kết quả tốt, giúp quản lý được mọi giao dịch chính ngạch với sự tham gia của các ngân hàng, thực hiện được các quy định về ngoại hối do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành theo luật.

Nếu kiểm tra, giám sát không nghiêm ngặt, phiến diện, không tuân thủ pháp luật (luật biên giới, luật xuất nhập cảnh, luật thương mại…) thì sẽ có tác hại không lường trước được về kinh tế - tiền tệ, tài chính, xã hội, và an ninh quốc gia.

Thông tư 19 gồm 22 điều quy định các mặt hoạt động quản lý giao dịch ngoại hối VND-CNY.

Tôi tin rằng Ngân hàng Nhà nước (Vụ Pháp chế, Vụ Quản lý Ngoại hối…) đã thực, hiện đúng Luật về các Văn bản Quy phạm Pháp quy, đã tham khảo ý kiến các bên lên quan như Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra Văn bản Quy phạm Pháp luật), Văn phòng Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính…

Tôi chưa rõ dự thảo Thông tư này có được thông báo công khai để lấy ý kiến rộng rãi hay không.

Cơ sở pháp lý, khoa học của văn bản ?

tien3

Thông tư của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/10/2018.

BBC Tiếng Việt : Cơ sở pháp lý, khoa học, cách thức xây dựng và ban hành có ổn không hay có gì cần bàn lại ?

Hà Hoàng Hợp : Về cơ sở pháp lý, Thông tư 19 dựa trên Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật về Các tổ chức Tín dụng. Thông tư này thuộc thẩm quyền ban hành của Ngân hàng Nhà nước, phạm vi áp dụng hẹp, không quy định áp dụng trong cả nước.

Việc cho phép thực hiện các giao dịch ngoại hối với CNY ở một vùng lãnh thổ đặc thù, ở đây là 7 tỉnh biên giới, hạn chế trong một số đối tượng tham gia thương mại, là hợp pháp, đúng thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước.

Về kỹ thuật (nghiệp vụ ngoại hối), mọi giao dịch chính ngạch đều phải thực hiện qua tài khoản ngân hàng tại các ngân hàng được cấp phép đặc biệt, là đúng đắn, phù hợp và có khả năng kiểm tra, giám sát đối với mọi bước giao dịch ngoại hối.

Do Thông tư này là một văn bản quy phạm cần tuân thủ các luật liên quan, nên các định nghĩa trong thông tư không được nhắc lại một cách cụ thể.

Tuy nhiên, tôi xin nhắc lại rằng chúng ta chưa rõ Ngân hàng Nhà nước có tiến hành các thủ tục nghiêm ngặt cho quá trình xây dựng và ban hành chính sách hay không, trước khi ban hành Thông tư này (trong đó có thủ tục đánh giá tính khả thi chính sách, đánh giá các rủi ro có thể xảy ra, các bước quản trị nhằm giảm rủi ro, đánh giá mọi tác động giả định và tiềm năng về mặt chính sách của thông tư này…).

Thông tư này không quy định về hoạt động xuất, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt của nước có chung biên giới. Vì vậy, không có lý do xác đáng để lo ngại về việc xuất nhập khẩu đồng Nhân dân tệ dưới dạng tiền mặt. Nói cách khác, mọi giao dịch ngoại hối tiền mặt trong thông tư này không có đồng Nhân dân tệ (Điều 1, khoản 1).

Lợi hại và tính thời điểm ?

tien4

Thông tư 19 khi áp dụng nghiêm ngặt và toàn diện, đem lại lợi ích cho tất cả các bên thương mại, cả Việt Nam và Trung Quốc, cả bên thứ ba, theo Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp

BBC Tiếng Việt : Lợi, hại đem lại cho phía Việt Nam và phía Trung Quốc thế nào, khi Thông tư được áp dụng ? Ai lợi hơn hay lợi thế cân bằng ?

Hà Hoàng Hợp : Như thế, Thông tư 19 khi áp dụng nghiêm ngặt và toàn diện, đem lại lợi ích cho tất cả các bên thương mại, cả Việt Nam và Trung Quốc, cả bên thứ ba (có giao dịch ngoại tệ không phải CNY).

BBC Tiếng Việt : Tính thời điểm của Thông tư và bối cảnh đang xảy ra Thương chiến Mỹ - Trung có gì đáng bàn không ? Kinh tế, tài chính, sản xuất, ngoại thương và đồng tiền Việt Nam có bị ảnh hưởng gì không trong toàn bộ diễn biến và bối cảnh này ?

Hà Hoàng Hợp : Cuộc "chiến" thuế quan Mỹ - Trung lúc này đang gây ra các hệ lụy trực tiếp cho cả Mỹ và Trung Quốc. Khi Trung Quốc hạ thấp tỷ giá CNY/USD, thì có thể hàng hóa Trung Quốc dễ xuất khẩu sang Việt Nam hơn, nhưng để khẳng định có dễ thật không, thì phải thu thập số liệu ở tất cả các cửa khẩu biên giới có hoạt động thương mại giữa hai nước (bất kể là cửa khẩu to hay nhỏ, các điểm thương mại thường xuyên hay tạm thời…).

Xa hơn, cần kiểm tra chặt chẽ, xem hàng Mỹ có xuất qua Việt Nam vào Trung Quốc, hay hàng Trung Quốc có xuất vào Mỹ qua Việt Nam, hưởng mức thuế quan Mỹ (và Trung Quốc) áp dụng cho Việt Nam hay không, nếu có thì kim ngạch bao nhiêu, các bên nhập có biết đó là xuất qua Việt Nam hay không, biện pháp của mỗi bên thế nào.

Nhìn bề ngoài, người ta dễ muốn tin rằng nếu Trung Quốc không bán được hàng sang Mỹ, thì Trung Quốc bán nhiều hơn sang Việt Nam. Nhìn kỹ hơn, thì không hẳn là như thế, khi mà loại hàng và nhu cầu thị trường Việt Nam đã bão hòa, thì hàng sẽ khó có thể xuất sang Việt Nam với bất cứ giá nào và chất lượng nào (với điều kiện hệ thống quản lý thị trường Việt Nam mạnh, liêm chính, công tâm).

Chúng ta khó đoán điều gì sẽ xảy ra trong cuộc "chiến" thuế quan thương mại Mỹ - Trung trong tháng 10, tháng 11 và cuối năm nay.

Nhưng Thông tư 19 mở ra khả năng cho phép quản lý tốt hơn hoạt động ngoại hối VND-CNY, bất kể tỷ giá CNY/USD, tỷ giá VND/USD sẽ như thế nào !

Đấy là kỳ vọng dựa trên nội dung của Thông tư 19. Điều kiện cần và đủ để kỳ vọng đó thành hiện thực, là cần áp dụng Thông tư 19 một cách nghiêm ngặt, chặt chẽ, toàn diện, có kiểm tra, giám sát ở từng khâu, từng đối tượng thương mại, từng bên quản lý.

Chủ quyền tiền tệ và công nghệ ?

tien5

Việc cho phép thực hiện các giao dịch ngoại hối với CNY ở một vùng lãnh thổ đặc thù, ở đây là 7 tỉnh biên giới, hạn chế trong một số đối tượng tham gia thương mại, là hợp pháp, đúng thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước, theo Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp

BBC Tiếng Việt : Vấn đề chủ quyền, an ninh kinh tế, tài chính và tiền tệ của Việt Nam liệu có được đảm bảo qua Thông tư này ?

Hà Hoàng Hợp : Nếu cứ cho tiêu xài tự do và vô độ một (hay vài) ngoại tệ ở bên trong một quốc gia có độc lập tiền tệ, thì tùy mức độ, sẽ có tác động tiêu cực đến an ninh tiền tệ, an ninh kinh tế và an ninh chính trị của quốc gia đó.

Thông tư 19 không cho phép như thế ! Nó hạn chế hoạt động ngoại hối về địa lý, đối tượng, phương thức giao dịch, nghiệp vụ, loại tiền tệ… nên khó có thể nói Thông tư này có thể chứa rủi ro an ninh tiền tệ và an ninh quốc gia !

BBC Tiếng Việt : Cuối cùng, có vấn đề kinh tế - chính trị hay kinh tế - tài chính - công nghệ - thị trường nào đáng lưu ý khi quy định mới đi vào đời sống ?

Hà Hoàng Hợp : Hoạt động thương mại điện tử của Trung Quốc đang phát triển rất nhanh, rất mạnh. Thị phần thương mại điện tử Trung Quốc ở Việt Nam tăng nhanh có thể nói hàng ngày, hàng tuần, có lúc hàng giờ. Alibaba, với việc mua thâu tóm LAZADA ở Việt Nam, đang có những bước nhảy xa trong thị trường thương mại điện tử và logistics ở Việt Nam. Kèm theo đó, là các phương thức thanh toán phi tiền mặt, phi ngân hàng trên nền Fintech như Aliexpress, Alipay… đang phát triển mạnh ở Việt Nam.

Thực tế này làm cho người Việt Nam, từ người tiêu dùng, cho đến Ngân hàng Nhà nước (cơ quan quản lý các dịch vụ tài chính phi ngân hàng, thanh toán trung gian - Fintech) cần nâng cao nhận thức và hiểu biết về mọi tác động của hoạt động này từ Trung Quốc.

Khi chúng ta chấm dứt nói về hệ sinh thái 4.0, bắt tay vào làm những việc thật cụ thể, mọi việc sẽ tốt hơn.

Nhân đây, tôi muốn nói rằng Việt Nam cần cải cách sao cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trở thành một ngân hàng trung ương thực thụ, có đầy đủ thẩm quyền độc lập, kiến thức tiền tệ, để mọi người có thể đảm chắc rằng an ninh tiền tệ, an ninh quốc gia Việt Nam được giữ vững !

*****************

Giới trí thức ra tuyên bố phản đối việc dùng tiền Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam (VOA, 06/09/2018)

Hàng trăm trí thức Vit Nam trong tun này đã đng lot ký mt tuyên b phn đi vic Ngân hàng Nhà nước cho phép s dng đng nhân dân t ca Trung Quc trong hot đng thương mi ti khu vc biên gii hai nước Vit-Trung, cho rng vic này vi hiến và nh hưởng đến an ninh kinh tế.

tien6

Các trí thức Vit Nam ra tuyên b phn đi vic dùng Nhân dân t ca Trung Quc trên lãnh th Vit Nam. Thông tư 18/2018 ca Ngân hàng nhà nước cho phép dùng tin Trung Quốc ti khu vc biên gii t ngày 12/10/2018.

Tiến sĩ kinh tế Nguyn Quang A, đi din cho Din đàn Xã hi Dân s, hôm 6/9 nói vi VOA rng nhiu hi đoàn và cá nhân đã ký tên phn đi Thông tư s 19/2018 ca Thng đc Ngân hàng Nhà nước vì thông tư còn nhiu điu quá mp m có th nh hưởng ti ch quyn tin t ca Vit Nam, cũng như to tin l nguy him v s tn ti mc nhiên hai đơn v tin t song hành trên lãnh th quc gia.

"Cho sử dng tin mt ti vùng các ch vùng biên gii và nói mt cách không rõ ràng là các ch nào, kéo dài đến đâu trong lãnh th Vit Nam…Điu này không được làm rõ thì có nghĩa rng trên lãnh th Vit Nam song hành tn ti 2 đng tin. Nếu s dng đng tin này cho vic xut nhp khu thì chưa có vn đề gì lm, nhưng s dng ‘trong trao đi hàng hóa, dch v ti ch biên gii’ thì có vn đ và dư lun đã lên tiếng vì s mp m như vy".

Tuyên bố ca các trí thc Vit Nam ch ra rng khái nim khá tù mù v "thương nhân" và cư dân Vit Nam "có hot đng thương mi" cũng như vic cho phép dùng tin mt s có nhng h qu nhãn tin và khôn lường đi vi ch quyn tin t ca Vit Nam.

Hôm 28/8, Thống đc Ngân hàng Vit Nam ra Thông tư 19/2018 v vic cho phép thương nhân và cư dân Vit Nam có hot đng thương mi hai bên biên gii Vit Nam - Trung Quc được s dng ngoi t t do chuyn đi, đng Vit Nam (VND) hoc nhân dân tệ (CNY), trong thanh toán bng tin mt và qua ngân hàng.

Với Thông tư 19, "Ngân hàng Nhà nước đã m đường cho vic nhân dân t hóa nn kinh tế Vit Nam", bn tuyên b ca các trí thc viết.

Bác sĩ Đinh Đức Long Sài Gòn, mt người đã ký tên vào bn tuyên b, chia s vi VOA hôm 6/9 :

"Đây là một vic chưa tng có trong lch s Vit Nam – chính thc dùng đng tin nước ngoài trên lãnh th Vit Nam. Tuy nói là dùng trên khu vc biên gii thôi, nhưng làm sao kim soát được vic đng tin này xâm nhp sâu trong ni đa được ! Ngoi t mà được s dng chính thc trên lãnh th Vit Nam là vi phm pháp lut, vi phm hiến pháp Vit Nam. Nó còn nh hưởng đến an ninh tin t, an ninh kinh tế".

Bản tuyên b ca các hi đoàn đc lp và các trí thc Vit Nam có đon : "Đó còn là hành động xâm ln và xâm phm ch quyn tin t ca Vit Nam do ngoi bang và nhng k rp tâm theo ngoi bang thc hin tng bước, có th dn đến s nhân dân t hóa c nn kinh tế Vit Nam và vô cùng nguy hi cho an ninh quc gia".

Bản tuyên b yêu cu B Tư pháp, chính ph ngay lp tc hy b Thông tư 19 vì quyn li ca đt nước và dân tc, ngoài ra phi truy xét trách nhim ca Thng đc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng và mi quan chc có liên quan đến vic son tho và ban hành Thông tư 19, mt văn bản vi phm ch quyn tin t quc gia ca Vit Nam và có th gây ra nhng hu qu khôn lường.

Ký giả đc lp Võ Văn To Khánh Hòa, mt người ký tên vào tuyên b, chia s trên Facebook rng : "Tuyên b đ góp phn thc tnh nhân dân, thông báo cho nhà nước Vit Nam và quc tế biết lp trường, thái đ ca người ký - đi din cho mt b phn nhân dân".

VOA chưa liên được vi các cơ quan hu quan ca Vit Nam đ tìm hiu phn hi ca h v bn Tuyên b này.

tien7

Trung Quốc sn sáng tiến hành các bin pháp làm cho đng nhân dân t tr thành mt ch t quc tế hàng đu ging như đng đôla M và đng euro

Mt người dân thành ph H Chí Minh yêu cu không nêu tên nói vi VOA rng một thông tư ca nhà nước thì cn phi cht ch đ tránh nhng "hành đng thâm him" ca nước láng ging phương bc :

"Nếu như h ra mt thông cht ch đ qun lý thì tt. Nhưng nếu đng sau sâu xa bên trong đó có điu gì đó thâm him thì vic đưa ra s dụng (nhân dân tệ) hp pháp rt là nguy him. Người dân tht cht không hài lòng vi cách ban giao vi nước ln Trung Quc như vy. Khi ra mt thông tư như vy thì người ta phn ng nhiu hơn là ng h. Vn đ Trung Quc thâm him trước gi mình không lường được hết. Đôi khi các nhà qun lý Vit Nam nói là đ qun lý cht ch, nhưng nhiu lúc đã b vô tròng hay b mc oan thì cũng không biết được".

Trước đó vào năm 2015, báo Dân Trí cho biết Phòng Thương mi Công nghip Vit Nam (VCCI) đã tng báo cáo lên Chính ph, trong đó có ý kiến ca Hip hi doanh nghip Trung Quc ti Vit Nam và Ngân hàng Công thương Trung Quc (ICBC) kiến ngh Ngân hàng Nhà nước Vit Nam (Ngân hàng nhà nước) cho thanh toán bng nhân dân t trc tiếp ti Việt Nam.

Cũng tờ báo này khi y dn li chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rng, vic Hip hi doanh nghip Trung Quc kiến ngh thanh toán bng nhân dân t trc tiếp ti Vit Nam là vi phm ch quyn ca Vit Nam.

"Đề ngh này ca Hip hi doanh nghip Trung Quốc là vi phm ch quyn ca Vit Nam. Trên đt nước Vit Nam ch lưu hành duy nht mt đng tin ca Vit Nam là Vit Nam đng, còn tt c nhng đng tin khác đu phi chuyn đi sang đng tin ca Vit Nam. Hin nay (năm 2015), chúng ta không cho phép lưu hành song song mt đng tin nào khác".

Hai năm sau, vào tháng 11/2017, trong chuyến thăm Hà Ni ca Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình, hai nước đã ra tuyên b chung, trong đó vic "s dng đng bn t trong thương mi và đu tư song phương".

Việt Nam cho rằng vic cho phép s dng tin Trung Quc trong giao thương ti khu vc biên gii như nêu trong Thông tư 19/2018 là "góp phn hoàn thin chính sách thanh toán biên mu, thúc đy hot đng thương mi biên gii gia hai nước Vit – Trung ngày càng phát triển".

Quay lại trang chủ
Read 452 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)