Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

20/10/2018

Thế là hết, Slovakia tạm ngừng quan hệ với Việt Nam

Tổng hợp

Slovakia-Việt Nam : Khủng hoảng trầm trọng hơn vì vụ Trịnh Xuân Thanh (BBC, 20/10/2018)

Quan hệ song phương Việt Nam-Slovakia sẽ "bị đóng băng" cho đến khi Slovakia nhận được lời giải thích khả tín từ Hà Nội về vụ ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc về Việt Nam, hãng thông tấn nhà nước Slovakia TASR đưa tin hôm 19/10.

slo1

Phái đoàn Slovakia gặp phía Việt Nam trong chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Slovakia Robert Fico hồi tháng 7/2018

Theo TASR, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Boris Gandel nói rằng Bộ Ngoại giao Slovakia vẫn chưa nhận được câu trả lời từ phía Việt Nam sau cuộc họp giữa ngoại trưởng hai nước hồi tháng Chín tại New York.

"Slovakia là một quốc gia nghiêm túc và sẽ có hành động ngoại giao nghiêm khắc đối với Việt Nam ngay khi những nghi ngờ nghiêm trọng mà Việt Nam đang đối mặt được xác nhận đầy đủ và chính thức", ông Gandel được trích lời.

Tuy nhiên, hiện chưa có thông tin chính thức từ phía Bộ Ngoại giao Slovakia, và cũng chưa rõ liệu phía Slovakia đã gửi công hàm ngoại giao cho phía Việt Nam hay chưa.

BBC đang liên lạc với Bộ Ngoại giao Slovakia để xác thực thêm chi tiết lời phát biểu của ông Boris Gandel nhưng chưa nhận được hồi đáp.

Lần gần nhất đây, trả lời BBC qua email ngày 5/10, Bộ Ngoại giao Slovakia viết :

"Việc bắt cóc một công dân Việt Nam là vi phạm luật quốc tế, cụ thể là Công ước Vienna về Quan hệ Ngoại giao (Điều khoản 3) và vi phạm chủ quyền và quyền lãnh thổ theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc (Điều khoản 2) và lạm dụng hệ thống Schengen.

"Vụ việc này phá vỡ niềm tin [giữa hai bên] và gây căng thẳng cho quan hệ Slovakia-Việt Nam.

"Ngoại trưởng Slovakia Miroslav Lajcak trong cuộc gặp với người đồng nhiệm Việt Nam Phạm Bình Minh ở New York hôm 26/9/2018 chuyển thông điệp rằng điều rất quan trọng là Chính phủ Việt Nam phải giải thích không chậm trễ và làm rõ vấn đề.

"Ông báo với người đồng nhiệm Việt Nam rằng vụ việc này đang được điều tra ở Slovakia và nếu nghi ngờ rằng đoàn đại biểu Việt Nam lợi dụng chuyến thăm Slovakia nhằm bắt cóc một công dân của họ được xác nhận, điều này sẽ có hậu quả ngoại giao nghiêm trọng.

"Cuộc gặp diễn ra cách đây một tuần và chúng tôi chưa nhận được phản ứng gì từ phía Việt nam".

Phát biểu của ông Gandel hôm 19/7 về quan hệ 'đóng băng' được đưa ra khi ông hồi đáp yêu cầu của đảng đối lập Tự do và Đoàn kết (SaS) ở Slovakia.

Đảng này yêu cầu chính phủ giải thích về những điều liên quan đến vụ Trịnh Xuân Thanh vốn được báo chí nói đến liên tục những tháng qua.

Tuần qua, một báo Slovakia là Dennik N đưa tin rằng theo lời khai của biên phòng nước này trong cuộc điều tra về vụ Trịnh Xuân Thanh, xảy ra trong nhiệm kỳ của thủ tướng và bộ trưởng nội vụ trước, trong đoàn Việt Nam đi chuyên cơ rời Bratislava sang Moscow (07/2017) có một người mang hộ chiếu Việt Nam "thiếu visa Schengen" để nhập cảnh Slovakia.

Tuy nhiên đây là nguồn tin mới của một tờ báo Slovakia mà chưa có xác nhận chính thức vì cuộc điều tra chưa kết thúc.

slo2

Ngoại trưởng Slovakia Miroslav Lajcak

Ngoại trưởng Slovakia đã nói gì với người đồng nhiệm Việt Nam ở Liên Hiệp Quốc ?

Hôm 26/9, Ngoại trưởng Miroslav Lajcak đã gặp người đồng nhiệm Việt Nam ông Phạm Bình Minh bên lề kỳ họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York.

Theo website của Bộ Ngoại giao Slovakia hôm 27/9, trong cuộc họp này, hai ông đã bàn về chủ đề 'vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh' từ Đức, một vụ việc mà theo vài nguồn tin, "giới chức Việt Nam đã lạm dụng cả lãnh thổ và chuyên cơ chính phủ của Slovakia".

Trang này nói Ngoại trưởng Lajcak kịch liệt lên án hành động này như một vi phạm căn bản luật quốc tế và lạm dụng hệ thống Schengen, điều đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ song phương Slovakia - Việt Nam.

Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Slovakia nhấn mạnh rằng cho đến giờ, những lời giải thích của chính quyền Việt Nam về cáo buộc nghiêm trọng liên quan đến vụ bắt cóc một công dân Việt Nam qua lãnh thổ Slovakia là không thỏa đáng. Ông kêu gọi người đồng nhiệm nhanh chóng làm rõ các vấn đề chưa sáng tỏ để khôi phục lại lòng tin trong quan hệ song phương giữa hai nước.

"Nếu các ông khăng khăng rằng các ông không lạm dụng lòng hiếu khách của chúng tôi và công dân các ông bắt cóc không có trên chuyên cơ của chính phủ Slovakia, thì tôi yêu cầu ông đưa ra một lời giải thích không mù mờ về chuyện các ông đưa người này từ Đức về Việt Nam ra sao. Bất kỳ nỗ lực đánh lạc hướng nào từ phía các ông sẽ dẫn đến hậu quả trên quan hệ song phương hai nước và chúng tôi sẵn sàng có những hành động hạn chế bên trong Liên minh Châu Âu", Ngoại trưởng Lajcak nói rõ yêu cầu của ông cho người đồng nhiệm Việt Nam.

Ông Phạm Bình Minh hứa sẽ chuyển lập trường này của Slovakia cho lãnh đạo Việt Nam biết, Bộ Ngoại giao Slovakia đưa tin hôm 27/9.

Cũng hôm 27/9, trang Zing.vn đưa tin Phó thủ tướng, Ngoại trưởng Phạm Bình Minh đã có các cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao các nước Australia, Slovakia, Slovenia và Uganda.

"Tại cuộc trao đổi với Bộ trưởng Ngoại giao Slovakia Miroslav Lajcak, hai bên cho rằng cần tiếp tục có các biện pháp duy trì và thúc đẩy hơn nữa quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai nước.

"Phó thủ tướng cũng đề nghị Slovakia tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư tại Slovakia, cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống và kinh doanh ổn định, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội Slovakia".

Không có bất kỳ tin nào nói về thảo luận giữa hai bên liên quan đến vụ ông Trịnh Xuân Thanh trên truyền thông Việt Nam.

Thời gian qua, quan hệ Đức-Việt Nam có xu hướng phục hồi sau khủng hoảng vì vụ mà tòa án Đức xác nhận là "ông Trịnh Xuân Thanh bị mật vụ Việt Nam bắt cóc tại Berlin".

Đức đã tạm ngưng quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam trong một thời gian dài.

Nay tuy vấn đề với Berlin có vẻ như bắt đầu khai thông, điều có tác động đến sức nặng của Đức tại EU khi khối này thông qua Hiệp định Tự do Thương mại với Việt Nam (EVFTA), sức ép lên Hà Nội được chuyển sang Bratislava, theo một nhà báo ở Berlin nói với BBC.

Chính quyền của Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel đã yêu cầu chính phủ Slovakia làm rõ xem họ có liên quan thế nào đến việc "đưa ông Trịnh Xuân Thanh" ra khỏi EU.

************************

Slovakia tạm ngừng quan hệ với Việt Nam (VOA, 20/10/2018)

Quan hệ song phương Vit Nam-Slovakia s b đóng băng cho đến khi Slovakia nhn được li gii thích kh tín t Hà Ni v v bt cóc Trnh Xuân Thanh, phát ngôn viên B Ngoi giao Slovakia Boris Gandel nói vi hãng thông tn nhà nước TASR hôm 19/10, trong mt phn ng trước li kêu gi ca đng T do và Đoàn kết đi lp (SaS) đòi phi trc xut đi s Vit Nam.

slo3

Phó Thủ tướng-Ngoi trưởng Slovakia Miroslav Lajcak (trái) bt tay vi Phó Th tướng-Ngoi trưởng Phm Bình Minh khi ông đến Hà Ni năm 2014.

Theo lời phát ngôn viên Gandel, B Ngoi giao Slovakia hin vn chưa nhn được câu tr li t phía Vit Nam sau cuc hp ca b trưởng ngoi giao hai nước New York gn đây.

"Slovakia là một quc gia nghiêm túc và s có hành đng ngoi giao nghiêm khc đi vi Vit Nam ngay khi nhng nghi ng nghiêm trng mà Vit Nam đang đi mt được xác nhn đy đ và chính thc", TASR dn li ông Gandel nói.

Trước đó trong ngày, đảng T Do và Đoàn kết kêu gi B trưởng Ngoi giao Slovakia Miroslav Lajcak trc xut đi s ca Vit Nam.

"Chính phủ Vit Nam đã trng trn li dng Slovakia đ bt cóc công dân Vit Nam Trnh Xuân Thanh, s dng lãnh th ca chúng ta và thậm chí c máy bay ca chính ph Slovakia đ vn chuyn ông ta. Dù chính ph Vit Nam không th gii thích làm thế nào mà Trnh Xuân Thanh đi t Đc v Vit Nam, nhưng đã có s đánh lc hướng mt cách h thng c chính ph ln công chúng Slovakia thông qua đại s nước này, trong lúc chi b trách nhim trong v bt cóc", hãng thông tn nhà nước dn li Ngh sĩ Martin Klus thuc đng SaS nói.

Truyền thông Slovakia cho biết vào đu tháng này, bên l cuc hp Đi hi đng Liên Hip Quc New York, Ngoi trưởng Slovakia Miroslav Lajcak đã chất vn Phó Th tướng-B trưởng Ngoi giao Vit Nam Phm Bình Minh v v bt cóc Trnh Xuân Thanh. Ông nói rng nhng gii thích trước đây ca Vit Nam v v này "không tha đáng" và cnh báo Vit Nam v "hu qu" ca v này, đồng thi yêu cu Hà Ni phi "nhanh chóng làm rõ mi nghi ng đ khôi phc lòng tin ln nhau trong quan h song phương".

Doanh nhân-công chức nhà nước Trnh Xuân Thanh b tình báo Vit Nam bt cóc ti Đc vào tháng 7 năm ngoái trong lúc đang xin t nn ti Đc. Các nhà điu tra sau đó phát hin ông Thanh đã được ch đến Slovakia và được đưa lên chiếc chuyên cơ mà chính ph Slovakia cho phái đoàn quan chức cp cao mượn, ri t đó bay sang Nga và v Vit Nam.

Phía Việt Nam nói ông Thanh t ra đu thú, sau đó kết án ông hai án tù chung thân v ti tham ô vào đu năm nay.

*****************

Slovakia đóng băng quan hệ với Việt Nam (RFA, 19/10/2018)

Quan hệ song phương giữa Slovakia và Việt Nam sẽ bị ngưng cho đến khi Bratislava nhận được giải thích đáng tin từ phía Hà Nội về việc làm thế nào mà công dân Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc từ Đức có thể về đến Việt Nam.

slo4

Cựu quan chức dầu khí Trịnh Xuân Thanh (hàng đầu áo khoác trắng) đang nghe tuyên án hôm 22/1/2018 - AFP

Ông Boris Gandel, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao và Châu Âu Sự vụ của Slovakia, cho thông tấn xã TASR biết như vừa nêu vào ngày 19 tháng 10 sau khi có kêu gọi của Đảng Tự do và Đoàn Kết Đối lập (SaS) yêu cầu chính phủ Slovakia phải trục xuất đại sứ Việt Nam vì vụ việc vừa nêu.

Theo ông Boris Gandel thì Bộ Ngoại giao Slovakia chưa hề nhận được phúc đáp nào từ phía Việt Nam sau cuộc gặp giữa bộ trưởng hai nước tại New York bên lề kỳ họp thứ 73 Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc vừa qua. Ông này nhắc lại rằng Slovakia là một quốc gia nghiêm túc và sẽ có động thái ngoại giao nghiêm khắc đối với Việt Nam một khi những nghi ngờ liên quan được xác nhận.

Đảng SaS trong cùng ngày lên tiếng kêu gọi ngoại trưởng Slovakia Miroslav Lajcak hạ mức quan hệ với Việt Nam bằng cách trục xuất đại sứ của Hà Nội tại Bratislava về nước.

Dân biểu Martin Klus thuộc Đảng SaS lặp lại rằng chính phủ Việt Nam đã trắng trợn lạm dụng Slovakia trong vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh. Cụ thể là phía Việt Nam sử dụng lãnh thổ Slovakia và cả máy bay của chính phủ Bratislava để vận chuyển người bị bắt cóc.

Vị dân biểu này nói tiếp là mặc dù chính phủ Hà Nội không thể giải thích về cách đưa ông Trịnh Xuân Thanh từ Đức về Việt Nam ; nhưng vị đại sứ của Việt Nam tại Bratislava đã đánh lạc hướng cả chính phủ Slovakia và công chúng nước này một cách có hệ thống.

Truyền thông Slovakia vào ngày 19 tháng 10 cũng loan tin về lời khai của một viên chức kiểm tra hộ chiếu của phái đoàn Việt Nam đi từ Bratislava đến Moskva vào năm ngoái.

Theo đó thì một trong 12 hộ chiếu không có thị thực của khối Schengen. Bộ Nội Vụ Slovakia giải thích rằng một thành viên trong đoàn mất hộ chiếu ngoại giao và được đặc cách.

Điều này giúp cho phái đoàn mà ông Bộ Trưởng Công an Tô Lâm dẫn đầu có thể đưa cựu quan chức dầu khí Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc từ Đức lên máy bay của chính phủ Slovakia để qua Nga rồi về Việt Nam để xét xử.

Vụ việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh cũng khiến Đức ngưng quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam.

Quay lại trang chủ
Read 592 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)