Facebook lơ là với tự do ngôn luận tại Việt Nam (RFI, 20/10/2018)
Trả lời hãng tin Pháp AFP, ca sĩ Mai Khôi cho biết cô trao đổi với các lãnh đạo của Facebook tại San Francisco ngày 19/10/2018 và đã kêu gọi mạng xã hội này cần xem việc bảo vệ tự do ngôn luận cho những người sử dụng tại Việt Nam là một ưu tiên.
Các Đại biểu quốc hội Việt Nam thông qua Luật An ninh mạng ngày 12/06/2018i.TTXVN/ AFP
Có dịp trao đổi với tập đoàn Facebook, nữ ca sĩ Mai Khôi đánh giá :
"Facebook là không gian dùy nhất tại Việt Nam mà mọi người có thể trao đổi một cách tự do, bày tỏ chính kiến và tiếp cận thông tin mà không bị kiểm quyệt. Đôi khi đây cũng là không gian giúp tổ chức các cuộc biểu tình ôn hòa. Đó chính là điều khiến chính quyền của chúng tôi lo sợ. Vì thế mà họ tìm cách kiểm soát Facebook".
Mai Khôi cho biết thêm cô đã yêu cầu Facebook ngăn cản chính quyền Việt Nam dùng một công cụ của mạng xã hội này để bịt miệng những tiếng nói bất đồng. Mai Khôi được phía Facebook đáp lại là "đã quan tâm đến vấn đề nêu trên". Nhưng theo cô, "trên thực tế, tại Việt Nam, mạng xã hội của nhiều nhà báo độc lập và nhiều nhà đấu tranh vẫn bị cấm hoạt động và nhiều bài viết của họ đăng tải trên Facebook vẫn bị xóa hàng ngày". Bản thân Mai Khôi thường xuyên bị chính quyền Việt Nam kiểm duyệt.
Nữ ca sĩ kết luận :
"Quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam không được bảo đảm và tôi không hiểu tại sao Facebook lại làm như không hay biết, mà họ lại giúp đỡ chính quyền để bóp ngạt các tiếng nói bất đồng. Tôi nghĩ là Facebook cần làm việc một cách nghiêm chỉnh để chứng minh rằng tập đoàn này bảo vệ quyền tự do ngôn luận".
AFP nhắc lại, Facebook là một mạng xã hội rất được phổ biến tại Việt Nam, với khoảng 53 triệu người sử dụng. Bất chấp chống đối từ phía các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, Việt Nam đã thông qua luật an ninh mạng, sẽ có hiệu lực từ tháng 1/2019.
Thanh Hà
***************
Người dân Thủ Thiêm yêu cầu kỷ luật ông Lê Thanh Hải, Tất Thành Cang (RFA, 20/10/2018)
Tại cuộc họp với người dân Thủ Thiêm của đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh vào sáng ngày 20/10, một cử tri Thủ Thiêm yêu cầu thành phố phải "xử lý hình sự ông Lê Thanh Hải, Tất Thành Cang", là những lãnh đạo thành phố có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện qùy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Một phần của khu đô thị Thủ Thiêm nhìn từ trên cao - RFA
Ông Cao Văn Ca, cử tri phường Bình Khánh, Quận 2 phát biểu trước đông đảo cử toạ cuộc họp rằng người dân Thủ Thiêm không muốn tiếp tục nghe lời xin lỗi của lãnh đạo thành phố, nhất là khi những lời xin lỗi đó lại không đến từ những người tham gia trực tiếp là cựu Bí thư thành phố Lê Thanh Hải và đương kim Phó Bí thư Thành ùy Tất Thành Cang. Ông Ca đề nghị phải quốc hội phải đưa vụ án khu đô thị Thủ Thiêm vào chương trình nghị sự tại cuộc họp sắp diễn ra vào ngày 22/10. Theo ông, từ đó ùy ban Kiểm tra trung ương Đảng mới có cơ sở để có hướng kỷ luật đảng những người mắc lỗi.
Ngày 21/9 và 18/10 vừa qua, lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh liên tục công khai xin lỗi người dân Thủ Thiêm về những sai phạm trong việc qùy hoạch Thủ Thiêm, đẩy nhiều người dân vào khốn khó.
Phát biểu trước hàng trăm cử tri tại cuộc họp, Bí thư thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân cho biết sẽ xử lý cá nhân sai phạm ở Thủ Thiêm trong tháng 11 tới. Bí thư thành phố được truyền thông trong nước trích lời nói rằng trong tháng 11 này, các cán bộ thực hiện không đúng qùy hoạch, đền bù tái định cư phải kiểm điểm. Tùy mức độ đến đâu, xử lý đến đó. Ông khẳng định ‘việc này cả Thanh tra Chính phủ, Trung ương sẽ cùng làm… những người có liên quan phải chịu trách nhiệm trước pháp luật’.
Khu đô thị mới Thủ Thiêm nằm bên kia bờ sông Sài Gòn được bắt đầu qùy hoạch từ khoảng cuối những năm 90 và bắt đầu di dời giải toả vào khoảng đầu những năm 2000, tăng tốc vào giai đoạn 2012. Chính quyền thành phố muốn biến khu đô thị này thành một trung tâm tài chính giống như Phố Đông ở Thượng Hải. Tuy nhiên, quá trình giải tỏa đã khiến 14.600 hộ dân với khoảng 60.000 người phải di dời. Nhiều người trong số này không đồng ý với mức đền bù mà lãnh đạo thành phố đưa ra, và cho rằng có những nhóm lợi ích đứng đằng sau vụ qùy hoạch để tham nhũng. Nhiều hộ dân đã ra tận Hà Nội để khiếu kiện nhiều năm ròng.