Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Bộ Giao thông vận tải yêu cầu báo cáo chi tiết sau kết luận kiểm toán Đường sắt Cát Linh - Hà Đông

RFA, 26/09/2022

Những kiến nghị của Ban Quản lý Dự án Đường sắt Cát Linh - Hà Đông, sau quá trình thực hiện kết luận của Kiểm toán Nhà nước, bị Bộ Giao thông - Vận tải (Giao thông vận tải) Việt Nam cho là chung chung, chưa đủ cơ sở để xem xét, giải quyết nên yêu cầu phải có báo cáo chi tiết.

VIETNAM-TRANSPORTATION-TRAIN

Đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông. AFP Photo

Truyền thông Nhà nước Việt Nam loan tin ngày 26/9, dẫn kết luận của Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy như vừa nêu.

Cụ thể, theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước, việc điều chỉnh tổng mức đầu tư của dự án khi chưa báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xem xét và xin chỉ đạo chủ trương của Quốc hội là thực hiện chưa đúng theo quy định.

Theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước, chủ đầu tư dự án Đường sắt Cát Linh – Hà Đông cần thương thảo khi thanh quyết toán với tổng thầu EPC Trung quốc để thu về các khoản tiền cần giảm trừ và thu hồi trên 874 tỷ đồng (tương đương khoảng 38 triệu đô la Mỹ).

Kiểm toán Nhà nước Việt Nam còn yêu cầu chủ đầu tư chấn chỉnh công tác ; đặc biệt trong việc quản lý tài chính, kế toán ; xem xét xử lý trách nhiệm tập thể và cá nhân sai phạm.

Đơn giá nhân công trong tính chi phí cũng là một nội dung được Kiểm toán yêu cầu điều chỉnh.

Đối với những kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, Ban Quản lý Dự án Đường sắt Cát Linh – Hà Đông kiến nghị Bộ Giao thông vận tải điều chỉnh thời gian hoàn thành dự án tới tháng 11/2023, (đó là thời điểm hết bảo hành sau hai năm đưa vào sử dụng). Nội dung này đã được Bộ Giao thông vận tải báo cáo Thủ tướng, sau đó, thực hiện yêu cầu của Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản lấy thêm ý kiến Bộ Xây dựng, KH&ĐT, Tài chính và UBND TP. Hà Nội. Bộ Giao thông vận tải yêu cầu Ban Quản lý Dự án Đường sắt tiếp tục giải trình với các bộ và địa phương liên quan.

Vào ngày 22/9 tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy cho biết, bộ này đang gặp những vướng mắc, đặc biệt với gói thầu EPC, vì có liên quan đến các luật khác. Đáng lưu ý, phần tăng nhà thầu EPC không được tính, nhưng phần giảm thì bắt buộc phải giảm. Với những vướng mắc này, Bộ có 3 đơn kiện đang giải quyết ở trọng tài quốc tế.

Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông dài 13 km, có tổng mức đầu tư ban đầu vào năm 2008 là 8.769 tỷ đồng (tương đương 552,8 triệu USD). Đến năm 2017, tổng vốn đầu tư tăng lên 18.000 tỷ đồng (khoảng 868 triệu USD).

Tuyến đường sắt này có 12 nhà ga trên cao. Đoàn tàu chạy với vận tốc thiết kế tối đa 80 km/giờ, vận tốc bình quân khai thác 35 km/giờ, khai thác với tần suất vận chuyển khoảng 2 phút/chuyến.

Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông được khởi công vào tháng 10/2011 do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư, tổng thầu Trung Quốc là EPC thực hiện có tổng mức đầu tư sau điều chỉnh là 868 triệu USD (khoảng hơn 20.000 tỷ đồng).

Tuyến đường sắt này đã gây khá nhiều tranh cãi trong dư luận do bị đội vốn lên quá cao (hơn 300 triệu đô la) và đã bị trì hoãn đưa vào sử dụng hơn 10 lần.

*************************

Cán bộ có nghĩ đến dân khi ‘giải ngân’ ?

RFA, 26/09/2022

Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam mới đây cho rằng ngân sách có tiền nhưng cán bộ không giải ngân được là ‘có lỗi với nhân dân’. Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu như vừa nêu khi tham dự Hội nghị trực tuyến thúc đẩy giải ngân đầu tư công và triển khai chương trình mục tiêu quốc gia hôm 26/9/2022.

vn2

Công nhân tại một công trình mở rộng đường ở Hà Nội. Ảnh chụp 18/1/2021. Reuters

Để đốc thúc giải ngân vốn đầu tư công, ông Chính yêu cầu làm rõ trách nhiệm và nhấn mạnh nếu cán bộ để chậm trễ ‘là có lỗi với nhân dân’.

Phó giáo sư - Tiến sĩ Hoàng Dũng, nhà nghiên cứu ngôn ngữ thuộc Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh nhận định với RFA hôm 26/9 :

"Tôi đọc tất cả các văn bản của Nhà nước và của Đảng thì tràn ngập những các câu nói theo kiểu đó : Nhà nước của dân mình, dân biết dân làm dân kiểm tra… nhưng vấn đề không phải là lời nói mà vấn đề là cơ chế nào để người dân là một áp lực đối với nhà nước.

Việt Nam rất khiếm khuyết những cái đó, do đó một ai đó làm quan là do quyết định cá nhân, bởi vì các quyết định để cho họ đi lên là sự vừa lòng của cấp trên, chứ không phải sự vừa lòng của người dân. Đó là lý do xảy ra rất nhiều chuyện oan trái, người dân bị đàn áp nặng nề… mà những người có liên quan không phải ai cũng bị trừng trị theo đúng cái tội, cái lỗi mà họ gây ra".

Theo Phó giáo sư - Tiến sĩ Hoàng Dũng, Việt Nam cần một cơ chế, một xã hội… được tổ chức sao cho người dân thực sự có thể nắm được quyền lực.

Vấn đề chậm trễ giải ngân được Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh vì khối lượng giải ngân tính đến cuối tháng 9 năm 2023 theo Bộ Tài chính chỉ đạt 46,7%, tương đương hơn 253 ngàn tỷ đồng. Trong khi số vốn đầu tư công được Quốc hội quyết nghị cho năm 2022 là trên hơn 526 ngàn tỷ đồng, trong đó hơn 42% vốn trung ương, còn lại là ngân sách địa phương. Nếu tính cả 16 ngàn tỷ đồng vốn chương trình mục tiêu quốc gia chuyển nguồn từ năm 2021 sang 2022, tổng kế hoạch đầu tư vốn năm nay gần 542.106 tỷ đồng.

Trước đó, vào năm 2021, có chín bộ, ngành tại Việt Nam đồng loạt xin trả lại hơn 8.000 tỷ đồng vốn đầu tư công từ nguồn vốn vay nước ngoài ODA, vì không giải ngân được. Đại diện Bộ Tài chính khi đó cho truyền thông Nhà nước biết, tổng số vốn đề nghị trả lại chiếm hơn 44% dự toán.

Với sự chậm trễ giải ngân với số vốn lớn nhiều năm qua, mà Thủ tướng Phạm Minh Chính đem ‘nhân dân’ để nhắc cán bộ như vậy có hiệu quả răn đe ?

Trả lời RFA từ Hà Nội hôm 26/9, một luật gia lấy biệt danh Hoa Lư nhận định :

"Theo tôi mỗi giải ngân có dự án, có quy trình riêng, thí dụ như làm đến đâu thì giải ngân đến đấy. Còn chậm giải ngân thường có lý do của nó, chứ nói chung chung ai chả nói được, nói như vậy bản thân người nói chả chịu trách nhiệm gì.

Thủ tướng nói như thế thì phải nói cụ thể địa phương nào, dự án nào, người nào, lý do làm sao, trách nhiệm thuộc về ai ? Thủ tướng không cần nói nhiều chỉ cần đi vào cụ thể, ví dụ sân bay Long Thành tiến độ Quốc hội quy định đến ngày nào, bây giờ trễ do khâu nào, phải kỷ luật, đuổi việc, bỏ tù… ví dụ như thế".

Theo luật gia này, nói chung chung như thế thì mãi cũng chẳng giải quyết được gì, chỉ là hành động quan liêu hoặc là ‘nổ’ cho oai… Chứ cũng không ai quan tâm vì nghĩ nói người khác chứ không phải nói mình.

vn3

Người dân xếp hàng chờ phân phát thực phẩm miễn phí tại cửa hàng Happy Mart ở Hà Nội hôm 16/4/2020. AFP Photo.

Tiến sĩ Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường Giá cả thuộc Bộ Tài Chính, khi trả lời RFA về việc này cho rằng :

"Thủ tướng quyết tâm như thế trong lúc một số ngành và địa phương trả lại vì người ta không hoàn thành, trong khi còn một số nơi quyết tâm thực hiện đạt 100%. Nhưng đây là một căn bệnh trầm kha của nền kinh tế Việt Nam thì không biết năm nay như thế nào. Ông Thủ tướng đã đưa ra những giải pháp rất cụ thể ở từng khâu, từng địa phương, từng ngành một với các đề án hết rồi. Nhưng theo tôi nghĩ thì vấn đề không đơn giản và cũng rất là khó khăn".

Cũng liên quan vấn đề giải ngân, vào tháng 8 năm 2022, Chính phủ Việt Nam kiến nghị cho phép chi tiếp hơn một ngàn tỉ đồng để hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Lý giải việc yêu cầu hỗ trợ thêm, Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội (Lao động, thương binh và xã hội) cho biết hiện vẫn còn hơn 414.000 lao động thuộc đối tượng cần hỗ trợ, với số tiền dự kiến khoảng 1.155 tỉ đồng.

Trong khi trước đó vài ngày, Bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung tại phiên họp Chính phủ ngày 3/8 cho báo chí biết, có 29 tỉnh thành chưa giải ngân đồng nào trong gói 6.600 tỉ đồng hỗ trợ người lao động gặp khó khăn vì đại dịch.

Từ khi bùng phát dịch Covid-19, Chính phủ Việt Nam đã nhiều lần công bố các gói hỗ trợ người dân và doanh nghiệp gặp khó. Đơn cử như năm 2020 có bốn gói hỗ trợ, nhiều nhất là gói 62.000 tỷ đồng, nhưng tính đến cuối năm 2021 theo Bộ Lao động, thương binh và xã hội, gói hỗ trợ 62 ngàn tỷ chỉ mới giải ngân được 53%. Vào tháng 6 năm 2021, Chính phủ tiếp tục công bố gói 26.000 tỷ hỗ trợ cho người lao động mất việc và các doanh nghiệp.

Với nhiều gói hỗ trợ của Nhà nước, nhưng nhiều người lao động và doanh nghiệp khi trả lời RFA trước đây cho hay họ không tiếp cận được gói hỗ trợ do thủ tục xác minh quá rắc rối, phiền phức.

Vấn đề đơn giản hóa thủ tục hành chính rườm rà, chồng chéo luôn luôn được giới lãnh đạo Việt Nam nêu ra. Tuy nhiên thực tế cho thấy, các vấn đề được nêu lên thì nhiều mà cải sửa thì ít. Do đó đến lúc này những gói hỗ trợ cấp bách cho dịch bệnh vẫn không đạt hiệu quả cao.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương từ năm 1993 đến năm 2002, khi trao đổi với RFA liên quan vấn đề giải ngân đầu tư công nói :

"Đầu tư công trong thời gian giải ngân chậm liên quan tới một số yếu tố, một là trong thời gian vừa qua có thay đổi lãnh đạo ở các tỉnh và các bộ, lãnh đạo thay đổi thì quyết định có thể sẽ chậm hơn. Điểm thứ hai là đầu tư công vừa qua là đối tượng của việc kiểm tra, thanh tra và chống tham nhũng, tầng lớp lãnh đạo và cán bộ thấy cần phải thận trọng hơn, phải kiểm tra chặt chẽ hơn nên dẫn đến các hạn chế nhất định".

Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Huy Vũ khi trả lời RFA trước đây cho rằng, ngoài việc đơn giản hóa thủ tục và loại bỏ yếu tố tham nhũng, một trong những giải pháp có thể áp dụng để việc giải ngân vốn đầu tư công được nhanh chóng là chính quyền nên có những gói tưởng thưởng vật chất tương xứng theo giá trị thị trường mỗi khi một dự án ODA thực hiện đúng tiến độ như đề xuất.

Nguồn : RFA, 26/09/2022

***********************

Vận động viên Việt Nam dính doping : Khó có thể biện minh bằng vô tình hay thiếu hiểu biết

Anh Vũ, RFI, 25/09/2022

Bốn tháng sau khi Việt Nam đạt thành tích lịch sử với hơn 200 huy chương vàng, chiếm ngôi đầu tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á SEA Games 31 tổ chức trên sân nhà, hôm 15/09/2022, dư luận và các nhà quản lý thể thao Việt Nam choáng váng khi nhận được thông tin : một loạt mẫu thử doping của các vận động viên Việt Nam tại SEA Games 31 dương tính, trong đó có những vận động viên đã giành huy chương. 

vn4

Hình ảnh minh họa doping. © Reuters/Sergei Karpukhin

Theo truyền thông Việt Nam, các lãnh đạo Tổng cục Thể dục Thể thao Việt Nam đã xác nhận thông tin trên, tuy Cơ quan Phòng chống Doping Thế giới (WADA), vì thận trọng, vẫn chưa công bố cụ thể tên cũng như mức độ hình thức sử dụng doping của các vận động viên có liên quan. Một khi kết luận chính thức được công bố, các vận động viên tùy theo mức độ vi phạm sẽ phải đối mặt với nhiều mức án kỷ luật từ trước huy chương, phạt tiền, cấm thi đấu trong thời gian nhất định.

Đây không phải lần đầu tiên các vận động viên Việt Nam dính doping ở các cuộc thi đấu quốc tế và ngay trước SEA Games 31 khai cuộc, đã có 6 vận động viên bị loại thi đấu tại đại hội vì bị phát hiện sử dụng các chất cấm. Nhưng lần này là một cú sốc thực sự đối với thể thao Việt Nam và đặc biệt bộ môn điền kinh đang chiếm vị trí độc tôn trên đấu trường khu vực. Hình ảnh và danh dự của nền thể thao Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Anh Vũ

Published in Việt Nam

Đưa thu hồi tài sản tham nhũng vào danh mục tối mật có giúp xóa bỏ tham nhũng ? (RFA, 19/06/2020)

Bà Phan Thị Hồng Hà, Phó vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tư pháp, khi được hỏi tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Tư pháp sáng ngày 19/6 về việc vì sao Bộ Tư pháp lại đưa số liệu thu hồi tài sản tham nhũng vào danh mục tối mật, cho biết dự thảo căn cứ theo quy định tại khoản 14 Điều 7 của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018.

thuhoi1

Vì sao Bộ Tư pháp lại đưa số liệu thu hồi tài sản tham nhũng vào danh mục tối mật ?

Trong đó, nội dung về thông tin về hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng được xác định thuộc phạm vi bí mật nhà nước.

Trước đó, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh ký công văn góp ý dự thảo quyết định danh mục bí mật Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của ngành tư pháp gửi các bộ, ban, ngành và Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành.

Công văn vừa nêu có đề cập đến việc bổ sung các báo cáo, số liệu liên quan đến việc thu hồi tài sản trong vụ án kinh tế, tham nhũng thuộc danh mục bí mật Nhà nước độ tối mật.

Trao đổi với RFA vào tối 19/6, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà hoạt động xã hội dân sự tại Hà Nội cho rằng việc bổ sung tài sản tham nhũng được thu hồi vào danh mục tối mật là điều dễ hiểu. Ông giải thích :

"Vì chỉ có quan chức mới tham nhũng mà quan chức phải là đảng viên đảng cộng sản nên nếu công khai cái đấy sẽ làm cho dân mất tin tưởng nên người ta mới phải đưa vào danh sách tối mật. Nhưng đưa vào danh sách tối mật lại chứng tỏ không minh bạch gì cả nên thật sự họ rất khó xử, chỉ có cách duy nhất nếu họ muốn làm thật thì phải công khai hết tài sản thu hồi. Phải nêu gương phơi ra ánh sáng thì nó mới chừa, nhưng đấy lại là một tình huống trớ trêu chứng tỏ họ tìm cách nói chống tham nhũng nhưng mỗi chuyện đưa tài sản thu hồi coi như bí mật đã chứng tỏ không muốn thật lòng chống tham nhũng".

Cùng quan điểm vừa nêu của Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà hoạt động Trần Bang tại Sài Gòn cũng cho rằng dự thảo này đang thể hiện sự giả dối trong kêu gọi chống tham nhũng của chính quyền Hà Nội. Ông lập luận :

"Cái đấy chỉ dung túng tham nhũng và dung túng cơ quan điều tra. Điều tra 10 tỉ rồi giấu đi sao biết được, có khi lại rơi vào tay cơ quan điều tra. Đây là việc để đấu đá phe nhóm, có khi lấy từ ông A chia cho ông B vì có biết đưa tài sản tham nhũng trả về ngân sách nhà nước, trả về cho dân không thì dân không biết. Chẳng qua toán cướp này đủ quyền lực cướp của toán cướp kia rồi lại giấu đi. Rõ ràng đây là luật vớ vẩn và bất công".

Dưới góc nhìn chuyên môn, Luật sư Hoàng Văn Hướng, Trưởng văn phòng luật Hoàng Hưng tại Hà Nội cho rằng có thể nội dung cung cấp trong buổi họp báo chưa đầy đủ nên dẫn đến hiểu lầm, đồng thời cho biết thêm độ mật được phân ra nhiều loại :

"Thứ nhất độ mật trong lúc đang thu hồi, đang mở cuộc điều tra thì người ta phải bảo đảm mật hóa đó, còn khi thu hồi xong ví dụ như xử lý một vụ án, một hoạt động thanh tra chắc chắn thì người ta phải công khai, minh bạch bằng Luật Cung cấp thông tin. Mình nghĩ quyết định đấy của Bộ Tư pháp chỉ hạn chế đưa vào danh mục mật ở giai đoạn đang mở điều tra, khởi tố điều tra hoặc truy tố xét xử, thanh tra thôi. Vì nếu công khai những số liệu đó ra thì có thể người tham nhũng biết được thông tin đó để người ta tẩu tán tài sản hoặc cản trở hoạt động thanh kiểm tra. Còn phải căn cứ theo Luật cung cấp thông tin, theo tính dân chủ thì quan điểm của mình là quyết định của Bộ Tư pháp chỉ trong một giai đoạn nào thôi chứ không thể mật hóa toàn diện được".

Vẫn theo lời bà Phan Thị Hồng Hà trong buổi họp báo ngày 19/6, nội dung thu hồi tài sản trong vụ án kinh tế, tham nhũng thuộc danh mục bí mật Nhà nước đã căn cứ trên quy định của luật để đưa vào.

thuhoi2

Cán bộ công chức đang làm việc. Courtesy Dan Tri

Bên cạnh đó, đây chỉ đang là dự thảo để xin ý kiến các cơ quan, đơn vị để có cái nhìn đầy đủ hơn trước khi có sự rà soát và ban hành chính thức.

Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thể hiện quyết tâm trong công cuộc chống tham nhũng qua chiến dịch ‘đốt lò’ được ông lần đầu nhắc đến trong phiên họp thứ 12 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng tại Hà Nội vào ngày 31/7/2017.

Nhiều quan chức Việt Nam các cấp từ trung ương đến địa phương thời gian gần đây phải ra tòa vì tham nhũng, vì sai phạm nghiêm trọng trong công tác. Có người bị kết án chung thân, có người bị án tù hàng chục năm.

Hàng loạt các phiên xử những quan chức cấp cao đã diễn ra và được báo chí thông tin rộng rãi đến công chúng nhưng dường như những phiên đại án tham nhũng vẫn không xóa được nạn này.

Do đó, với tư cách công dân, nhà hoạt động Trần Bang đưa ra đề nghị :

"Để chống được tham nhũng thì phải minh bạch toàn bộ tài sản quan chức từ cấp sở trở lên, vụ phó, vụ trưởng, thứ trưởng, cục trưởng trở lên phải minh bạch tài sản thì mới được bổ nhiệm chức vụ. Để sau khi được bổ nhiệm nguời ta so sánh tài sản trước và sau khi bổ nhiệm, trước lúc ứng cử và sau khi ứng cử chênh lệch thế nào, có phản ánh đúng thu nhập bằng lương của ông không hay bằng các tài sản đã có của gia dình nhà ông sinh sôi nảy nở hay ông dùng quyền lực để tham nhũng. Tức phải minh bạch toàn bộ tài sản cán bộ thì mới chống tham nhũng, còn giấu diếm, không minh bạch tài sản cho dân biết thì chỉ là chống tham nhũng giả vờ".

Còn theo Luật sư Hoàng Văn Hướng lại cho rằng luật chống tham nhũng thì trong những năm gần đây, cả từ chỉ đạo của nhà nước, chính phủ rồi của Ban phòng chống tham nhũng rất quyết liệt, thậm chí được thể chế hóa trong hệ thống pháp luật từ Luật Hình sự, Luật Hành chính, Luật Công vụ, tất cả được đưa vào rất chặt chẽ.

Tuy nhiên, Luật sư Hướng cũng nhận định rằng để đảm bảo được kết quả như mong muốn của xã hội, toàn dân thì theo ông vẫn còn những hạn chế nhất định với nhiều lý do :

"Một phần quyết liệt rồi nhưng hệ thống pháp luật vẫn chưa hoàn thiện được về Luật Phòng chống tham nhũng. Thứ hai nếu cần nói thì quan trọng nhất là tính minh bạch hóa. Thứ ba là giám sát và phản biện của lực lượng xã hội là lực lượng dân chủ, nhân dân phải thực hiện theo nguyên tắc là dân biết, rồi các tổ chức xã hội, tổ chức chính trị xã hội phải biết được việc đó để giám sát thực hiện để đảm bảo tính khách quan và tính minh bạch. Đôi khi có những lực lượng mở cuộc điều tra hay thanh tra đôi khi còn lý do này khác có thể hạn chế về nguồn luật, hạn chế về năng lực thực hiện hay vì lý do nào đó kể cả không loại trừ vấn đề có thể tiêu cực ngay trong phòng chống tham nhũng chưa đạt được hiệu quả".

Tiến sĩ Nguyên Quang A khẳng định rằng Việt Nam hoàn toàn có thể chống tham nhũng. Ông cho rằng nếu chính phủ Hà Nội chỉ cần dân chủ, minh bạch, pháp luật nghiêm minh, gắn với quản trị tốt có thể chống tham nhũng được. Dù vậy, ông vẫn hoài nghi rằng liệu những nhà lãnh đạo Việt Nam có thật sự muốn chống tham nhũng hay không khi luôn hô hào kêu gọi chống tham nhũng nhưng mặt khác lại quyết định để tài sản tham nhũng được thu hồi vào danh sách tối mật !

*******************

Thêm những phát biểu ‘chướng tai' của lãnh đạo ! (RFA, 19/06/2020)

Mới nhất là vào ngày 15/6/2020, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng khi giải trình trách nhiệm trong điều hành xuất khẩu gạo thời gian vừa qua cho rằng, việc mở tờ khai xuất khẩu gạo vào ban đêm không có gì xa lạ vì hệ thống hải quan điện tử hoạt động liên tục 24 giờ.

thuhoi3

Bộ trưởng Bộ Tài chính, Đinh Tiến Dũng : Việc mở tờ khai xuất khẩu gạo vào ban đêm, không thông báo trước, không có gì xa lạ. RFA Edited

Ông Trần Tuấn Kiệt, Phó Tổng giám đốc chuyên ngành hàng lúa gạo Công ty xuất nhập khẩu Dung Nam, khi trả lời Đài Á Châu Tự Do, nói về sự không bình thường của việc mở tờ khai xuất khẩu gạo lúc nửa đêm :

"Khi thông quan và mở hải quan lúc giữa khuya từ 12 giờ đêm đến 2 giờ sáng, những doanh nghiệp biết trước tin này thì vô mở tờ khai hải quan được, còn những doanh nghiệp không biết thì không thể đăng ký được hạn ngạnh xuất khẩu. Mở thủ tục xuất khẩu gạo bây giờ đều khai báo trên hệ thống online hết. Nhưng trong đêm đó, một trăm mấy chục, gần 200 doanh nghiệp xuất khẩu gạo ít ai biết thông tin này, chỉ có những người có thông tin trong hải quan rò rỉ ra, họ mới biết rồi họ truyền tai nhau, thì mới thực hiện được thôi".

Trước đó vào tháng 4 năm 2020, khi dịch covid-19 bùng phát làm giá gạo thế giới tăng là cơ hội vàng cho xuất khẩu gạo. Thì việc điều hành xuất khẩu gạo của các bộ ngành thiếu tính đồng bộ, lúng túng, như việc Tổng cục Hải quan mở hệ thống thông quan hàng hóa tự động vào lúc 0 giờ cho doanh nghiệp mở tờ khai, gây làn sóng phản đối mạnh mẽ, chính Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sau đó phải chỉ đạo tiến hành thanh tra trước nghi vấn tiêu cực.

Hay vào ngày 16 tháng 6 năm 2020, ông Nguyễn Trọng Ninh, Cục trưởng Cục quản lý nhà khi phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Xây dựng cho rằng, trong bối cảnh giá nhà đô thị đắt đỏ, người nghèo khó tiếp cận với nhà ở xã hội... thì nên thuê nhà.

Câu nói nghe có vẻ bình thường hiển nhiên, không có gì đáng bàn cãi. tuy nhiên với một vị quan chức quản lý nhà... thì có lẽ nên đưa ra giải pháp tốt hơn để giúp dân nghèo có thể tiếp cận nhà xã hội.

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do liên quan vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển IDS đã tự giải thể, nói :

"Tôi nghĩ đó là căn bệnh lâu lắm rồi chứ không phải mới gần đây, từ trước đến nay chuyên là như vậy, bởi vì một chính sách mị dân bao giờ nó cũng chỉ nói 1/3 sự thật, một nửa sự thật, còn cái phần gì tốt cho cho họ thì họ rống lên. Căn bệnh này không chỉ có những người cộng sản Việt Nam có căn bệnh thế, mà là căn bệnh nói chung của rất nhiều chính trị gia. Chuyện đó thì nó cổ lắm rồi, chỉ có cái là bây giờ có mạng xã hội, có nhiều tiếng nói, và tất cả những kiểu ăn nói như thế thì bị người dân vạch ra ngay".

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, vào ngày 21 tháng 4 chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá cả, đã yêu cầu bình ổn giá gạo, giảm giá điện-nước, bình ổn giá đối với các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Thực hiện các giải pháp đồng bộ, hữu hiệu để sớm giảm giá thịt heo về mức xấp xỉ 60 ngàn đồng/kg.

thuhoi4

Quầy bán thịt heo trong một chợ ở Hà Nội. Reuters

Tuy nhiên hai tháng sau, giá thịt heo vẫn không hề giảm.

Ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam tại phiên thảo luận Quốc hội chiều ngày 13 tháng 6 năm 2020, khi giải trình về vấn đề giá thịt lợn tăng cao đã nói : "Người dân không có lý gì cứ tập trung ăn thịt lợn" mà cần san sẻ rổ thực phẩm ra với thịt gà, bò, trứng…

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Ngô Trí Long, nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả Bộ Tài Chính khi trả lời Đài Á Châu Tự Do lúc đó cho rằng, đáng lý với cách nói đúng thì ông Cường phải đưa ra rất nhiều giải pháp, đồng thời một trong những khuyến cáo, thì có thể chuyển cơ cấu bữa ăn sang thực phẩm khác. Nhưng ông Cường lại bảo nếu đắt thì chuyển ăn thứ khác, với tính chất gần như áp đặt, võ đoán, coi như không tìm giải pháp thỏa đáng, thích hợp.

Không chỉ phát biểu trốn tránh trách nhiệm, các quan chức ngày nay còn tuyên truyền, nịnh nọt công khai một cách trắng trợn, không cần biết người dân sẽ nghĩ gì ?

Đơn cử như nhận định của Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Hồng Diên, khi phát biểu tại Hội nghị báo cáo viên Trung ương thông báo kết quả hội nghị lần thứ 12 Ban chấp hành Trung ương hôm 27 tháng 5 năm 2020. Ông cho rằng :

"Một số đồng chí được xem là trường hợp quá tuổi, đã thể hiện rất xuất sắc trong công việc, đặc biệt là người đứng đầu, đồng chí Tổng bí thư, Chủ tịch nước. Có thể nói trường hợp đặc biệt này là hạnh phúc của Đảng, dân tộc".

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng, một nhà ngôn ngữ học, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, nhận định :

"Việc lãnh đạo nói một câu vô nghĩa lý thì nước nào cũng có, chứ không chỉ riêng Việt Nam. Vấn đề ở Việt Nam là những người đó cứ tiếp tục làm việc coi như không có gì xảy ra. Cái đó cho thấy quyền lực của người dân thể hiện qua lá phiếu không có nghĩa gì cả. Thử tưởng tượng ở một xã hội phù hợp, một lãnh đạo nói năng nhăn cuội, thì chắc chắn rằng nhiệm kỳ sau họ phải đi chỗ khác chơi, vì làm sao có phiếu để làm lãnh đạo, vấn đề đặt ra ở chỗ đó. Ngay cả ở những nước tiên tiến, cũng có nhiều ông ăn nói kiểu trời ơi, nhưng trước hay sau gì những người đó cũng phải đi chỗ khác, để nhường chỗ cho người xứng đáng hơn. Ở Việt Nam không có cái đó, đảng cử dân bầu không có nghĩa gì cả".

Tương tự, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khi báo cáo trước Quốc hội về công tác phòng, chống đại dịch Covid-19, đã nói ‘Cuộc sống người Việt Nam hôm nay là niềm mơ ước của nhiều nước’ khi cho hay dịch Covid-19 đã được kiểm soát tại Việt Nam.

Dù Việt Nam chống dịch Covid-19 được cho là thành công. Tuy nhiên phát biểu của ông Vũ Đức Đam sau đó đã nhận được nhiều ý kiến phản đối. Nhiều người cho rằng phát biểu của ông Đam mang tính phiến diện.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A nhận định thêm :

"Từ một thời xa xưa, toàn bộ đài phát thanh, truyền hình, báo nằm trong tay họ, tức họ độc quyền hết, dân không thể kiểm tra, họ nói thế nào thì nghe như vậy. Còn bây giờ khác, có nhiều tiếng nói, người ta vạch ra sự thật được thổi phồng ấy, thì người dân hiểu rõ được nột chút. Tất nhiên người ở nông thôn, họ ít sử dụng internet và mạng xã hội, kiểu tuyên truyền ấy vẫn có tác dụng nhất định. Nhưng nó cũng có hai ba mặt, chứ không chỉ phía những người lãnh đạo. Kể cả những người phản đối nhiều khi cũng sa vào cái bệnh của những lãnh đạo đó. Ví dụ nhưng bây giờ người dân nông thôn coi Youtube nhiều, thì có những cái kênh cũng bị cái bệnh như vậy. Kể cả nói hay và nói xấu đều bị cái bệnh như vậy, tức là chỉ nói một mặt thôi, nói một khía cạnh thôi. Tóm lại, tất cả cái đấy là đều dở cả".

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng, nói như những phát biểu trốn tránh trách nhiệm của quan chức Việt Nam gần đây, cho thấy họ không đủ năng lực trí tuệ để làm việc. Nhưng ông cho rằng, người dân không làm gì được, dân không thể truất phế họ. Theo ông, nếu lá phiếu của người dân là một lá phiếu trong xã hội dân chủ, thì chỉ cần lãnh đạo nói năng nhăng cuội như thế vài lần, thì lần sau dân sẽ không bầu nữa, đó chính là vấn đề cần quan tâm.

********************

Viettel đầu tư xây dựng tuyến cáp quang biển ADC (RFA, 19/06/2020)

Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel chính thức tham gia đầu tư xây dựng tuyến cáp quang biển Asia Direct Cable (ADC), là tuyến cáp quang truyền tải dữ liệu lớn tốc độ cao giữa các quốc gia trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á.

thuhoi5

Cáp quang được triển lãm tại Pháp hôm 8/2/2013. AFP

Truyền thông trong nước, vào ngày 19/6 dẫn lời ông ông Đoàn Đại Phong, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel cho biết ADC là dự án cáp quảng biển thứ năm do Viettel đầu tư trong những năm vừa qua. Tuyến cáp quang ADC này, sau khi hoàn thành vào quý IV-2022, sẽ trở thành tuyến cáp quang biển có dung lượng băng thông lớn nhất Việt Nam, gấp ba lần cáp APG hiện nay và sẽ kết nối Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines, Singapore và Thái Lan.

Viettel sẽ xây dựng Trạm cập bờ (CLS) tuyến cáp quang biển ADC tại Quy Nhơn. Viettel là thành viên Việt Nam duy nhất đầu tư vào tuyến cáp quang biển ADC này và trạm cập bờ tại Quy Nhơn cũng sẽ là trạm cáp biển thứ 3 mà Viettel sở hữu độc quyền.

Đại diện của Viettel, ông Đoàn Đại Phong nói rằng "Tuyến cáp quang biển ADC sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển đổi số khi đáp ứng được nhu cầu truyền tải dữ liệu ngày càng tăng cao cũng như thúc đẩy sự phát triển của các công nghệ tiên tiến".

Bốn tuyến cáp quan mà Viettel đã đầu tư xây dựng bào gồm : AAE-1 (Trạm cập bờ đặt tại Vũng Tàu), TGN-IA (Trạm cập bờ đặt tại Vũng Tàu), APG (Trạm cập bờ đặt tại Đà Nẵng) và AAG (Trạm cập bờ đặt tại Vũng Tàu).

********************

Chủ tịch Hà Nội lý giải việc đường sắt Cát Linh-Hà Đông chưa thể hoạt động (RFA, 19/06/2020)

Chủ tịch Hà Nội lý giải việc đường sắt Cát Linh-Hà Đông chưa thể hoạt động

thuhoi6

Đường sắt Cát Linh Hà Đông - AFP

Chủ tịch Thủ đô Hà Nội Nguyễn Đức Chung sáng ngày 19/6 có buổi tiếp xúc cử tri thành phố này và lý giải việc đường sắt Cát Linh - Hà Đông liên tục thất hẹn đưa vào hoạt động.

Truyền thông trong nước loan tin cùng ngày cho biết việc nhiều người dân quan tâm là vì phía tổng thầu Trung Quốc đòi thêm 50 triệu USD để hoàn thành nghiệm thu công trình, trả công cho chuyên gia, đơn vị tư vấn.

Chủ tịch thành phố Hà Nội cho rằng kinh phí 50 triệu USD đó nằm trong dự toán của gói thầu, nhưng trong quá trình thi công, Kiểm toán Nhà nước vào kiểm soát và xuất toán nên Bộ Giao thông - Vận tải đã không thanh toán cho nhà thầu.

Chủ tịch Hà Nội thừa nhận dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông liên tục trễ hẹn dù đã được khởi công từ năm 2008 và đến nay đã là 12 năm. Ngoài ra, ông Chung cũng thừa nhận việc Thủ tướng chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông- Vận tải phải thực hiện xong dự án này trong năm 2020.

Ông Nguyễn Đức Chung cho biết hiện nay thành phố Hà Nội đã hoàn tất các công việc được giao và đã sẵn sàng tiếp nhận, vận hành tuyến đường sắt từ phía nhà thầu Trung Quốc.

Chủ tịch Hà Nội cũng nói một trong những mối quan tâm hàng đầu của Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ khi về nhận nhiệm vụ tại Thủ đô là làm sao sớm đưa dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông vào vận hành.

Bí thư Hà Nội được nói đã họp với Bộ Giao thông Vận tải và chỉ đạo thành lập tổ công tác để cùng nhà thầu Trung Quốc đẩy nhanh tiến độ dự án.

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông là mối quan tâm của nhiều người vì đã hàng chục lần hoãn thi công, hoãn đưa vào sử dụng, và đặc biệt là đội vốn thi công hàng trăm triệu USD.

Published in Việt Nam

Cho dù Bộ Giao thông Vn ti đã… nói li cho rõ, rng khon tin 50 triu M kim mà nhà thu Trung Quc đm nhn vai trò tng thu xây dng tuyến metro Cát Linh mi đòi, ch là đòi tr tiếp khon tin mà phía Vit Nam chưa thanh toán, chứ không phi là đòi tr thêm (1) nhưng dư v ca d án này càng lúc càng đng !

hai1

Tàu điện ca d án tuyến đường st Cát Linh-Hà Đông do nhà thu Trung Quc xây dựng. (nh chp màn hình VnExpress)

***

Lẽ ra d án metro Cát Linh – Hà Đông phi hoàn tt t 2013 song đến gi (2020), công trình này không nhng không đem li bt kỳ li ích nào v kinh tế - xã hi mà còn phát sinh đủ loi n c gc ln lãi.

Tuy nhà thầu Trung Quc vi phm tiến đ thi công, thi hn hoàn thành công trình nhưng thay vì xem xét trách nhim, kin - đòi bi thường, Vit Nam đã xin Trung Quc cho vay thêm 340 triu khiến tng vn đu tư tăng từ 550 triu M kim lên 892 triu M kim

Việc vay thêm nhm đng viên nhà thu Trung Quc hoàn tt d án nhưng tuyến metro Cát Linh – Hà Đông vn chưa th vn hành ! Khon tin đã vay c trước ln sau c thế sinh lãi, mi ngày, Vit Nam phi tr cho Trung Quốc khong mt t đng tin lãi.

Chuyện chưa ngng đó vì chưa biết ai, nơi nào dám xác nhn tuyến metro Cát Linh – Hà Đông hi đ tiêu chun an toàn đ có th vn hành. Cách nay na năm, cơ quan chu trách nhim kim đnh cht lượng tng tiết l : D án có nhiều th không đng b ! H sơ d án không đy đ và… không th b sung đy đ ! Có nghĩa là không có cơ s đ xác nhn an toàn. Thế thì làm sao có th s dng (2) ! Nói cách khác, giá tr sut đu tư vào d án s sm vượt xa mc mt t M kim và c thếng dần vì lãi chng lãi !

***

Sau khi nhà thầu Trung Quc đòi B Giao thông và vận tải tr tiếp khon 50 triu M kim "trước khi vn hành th toàn h thng và thanh toán toàn b trước khi bàn giao chính thc", báo chí Việt Nam đã xi li nhng thông tin có liên quan đến mt dự án metro Ethiopia.

Tờ Lao Đng dn li câu chuyn mà ông Nguyn Quang Khai – cu Đi s Vit Nam ti khu vc Trung Đông tng k. Theo đó, quc gia vùng Sng Châu Phi y tng thuê nhà thu Trung Quc thc hin mt d án metro Addis Ababa - th đô Ethiopia (3).

Ethiopia thuê nhà thầu Trung Quc thiết kế - thi công – s dng toàn b thiết b, công ngh Trung Quc trong d án metro Addis Ababa sau Vit Nam vài năm. Tuy chiu dài ca d án metro Addis Ababa gp ba ln chiu dài ca d án metro Cát Linh – Hà Đông (31 cây số/13 cây s) nhưng tng vn đu tư ch có 475 triu M kim, r hơn tng vn đu tư ban đu ca d án metro Cát Linh – Hà Đông (550 triu M kim) khong… ba ln. Còn nếu tính thêm khon vn mà Vit Nam phi vay thêm Trung Quc đ… bổ sung cho dự án (khong 342 triu M kim) thì gp khong… 5,5 ln !

Nói cách khác, cũng đầu tư vào metro, cũng dùng nhà thu, thiết b, công ngh Trung Quc nhưng Vit Nam t nguyn tr cho Trung Quc khon tin cao hơn khon tin mà Ethiopia chu tr, ti thiểu là 5,5 ln.

Chỉ tính ti thiu, không th ước đnh chính xác tng vn đu tư ca Vit Nam cho metro Cát Linh – Hà Đông gp bao nhiêu ln Ethiopia vì Vit Nam đã cũng như đang phi tr thêm lãi và phi cng thêm vô s thit hi c v kinh tế ln xã hội vì dự án vô dng.

Bởi nhà thu Trung Quc ch mt 38 tháng đ hoàn thành d án metro Addis Ababa nên sau chín tháng tính t khi d án hoàn tt, Ethiopia ước tính, d án đem li khon lãi chín triu M kim, to ra khong 13.000 vic làm.

Những d liu va k có th giúp người Vit hình dung nhng tn tht chưa được thng kê do d án metro Cát Linh – Hà Đông tr đến by năm so vi kế hoch ca Vit Nam và cam kết ca nhà thu Trung Quc.

***

Báo chí Việt Nam bt đu đào xi sâu hơn v nhng dự án metro, đường st cao tc mà các nhà thu Trung Quc đã cũng như đang thc hin mt s quc gia như Ethiopia, Indonesia (4).

Những thông tin y cho thy có đến… hai Trung Quc trong cho vay – tham gia thc hin các d án v h tng giao thông bên ngoài Trung Quốc. Mt… Trung Quc rõ ràng đ t hơn Trung Quc đã đến cũng như đang hin din ti Vit Nam !

Trung Quốc đã đến cũng như đang hin din ti Vit Nam không ch tng Vit Nam khúc xương metro Cát Linh – Hà Đông ! Cách nay na tháng, trong mt văn bản gi Quc hi đ báo cáo v "kết qu x lý tn ti ca 12 d án, doanh nghip yếu kém", chính phủ cho biết, 5/12 đi d án mà mc đ thua l tính bng nhng ngàn t, tuy nguyên nhân khi phát t các nhà thu Trung Quc nhưng chính ph s không kin các nhà thầu này vì không th thng và s l thêm chi phí theo đui v kin (5) !

Khác với Trung Quc dường như đa din, tt – xu tùy… đi tác, dường như Vit Nam rt… nht quán trong vay vn, la chn, giám sát, ng x vi các nhà thu Trung Quc. Vì sao ? Cứ ngm cho k ngn ng : "Đi với bt mc áo cà sa, đi vi ma mc áo giy" !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 05/06/2020

Chú thích

(1) https://tuoitre.vn/50-trieu-usd-khong-phai-la-chi-phi-tang-them-cua-duong-sat-cat-linh-2020060212011578.htm

(2) https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/bat-luc-truoc-mieng-can-ke-cat-linh-ha-dong-778381.ldo

(3) https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/duong-sat-cat-linh-ha-dong-noi-la-khuc-xuong-13km-khong-sai-may-may-809539.ldo

(4) https://www.doisongphapluat.com/tin-the-gioi/tap-doan-trung-quoc-xay-duong-sat-o-ethiopia-dai-gap-3-duong-sat-cat-linh-ha-dong-chi-phi-475-trieu-usd-a325875.html

(5) https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/loat-du-an-nghin-ty-thua-lo-khong-dam-kien-nha-thau-trung-quoc-vi-so-thua-642101.html

Published in Diễn đàn

Đáng lo khi Công an tùy tiện "bóp cò" (RFA, 01/11/2019)

Một vụ công an bắn dân

Trong những ngày cuối tháng 10, Đài RFA nhận được những chia sẻ của anh Trần Quốc Công, sinh năm 1985, ở xã Bắc Hòa, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An kể về vụ việc anh bị công an xã bắn vào khuya ngày mùng 3 tháng 10.

vay1

Anh Trần Quốc Công chỉ vào chỗ bị công an bắn khi kể lại vụ việc xảy ra vào khuya hôm 03/10/19. Courtesy : Ảnh chụp màn hình video citizen

Anh Công cho biết anh cùng một người nữa tên là Toàn đi soi chuột trên một chiếc vỏ lãi vào tầm 12 giờ đêm. Khi đang chạy trên kinh 750 quẹo về hướng kinh 79 thì có một chiếc vỏ lãi khác cũng có các dụng cụ đi soi chuột, chích cá giống như của anh chạy theo.

Trong lúc hoang mang không biết vì sao chiếc vỏ lãi có 2 người đàn ông cứ chạy theo sau trong đêm khuya, thì bất chợt lúc dừng lại tại một nhà dân, anh Công và anh Toàn bị người đàn ông trên chiếc vỏ lãi kia cầm vợt cá đánh vào đầu. Hai người phản xạ bằng cách cầm dầm đưa lên đầu đỡ. Sau đó, người đàn ông mặc áo khoác đã đánh anh Công và anh Toàn bất thình lình rút súng ra. Anh Công hồi tưởng lại :

"Mình là dân thì thấy súng là sợ lắm rồi. Rồi em giơ tay thẳng đứng lên, mình đầu hàng vô điều kiện đó. Thật sự thấy súng là mình sợ rồi. Sau đó thì mũi của vỏ lãi bên kia tới ngay mũi vỏ lãi của tôi và bắn một cái đùng vô mũi vỏ lãi. Tôi thấy sợ quá nên mới ngồi xuống và tôi ôm tay vô bụng. Anh cầm súng lúc đó tiến sát gần vỏ lãi và chĩa súng bắn thẳng vào bụng trổ viên đạn ra sau lưng. Khi đó tôi bị văng xuống sông. Rồi tui lòm còm bò lên và nói rằng ‘Mấy anh bắn trúng tôi rồi. Bây giờ các anh phải đem tôi đi nhà thương, chứ không tôi mất máu tôi chết’. Tôi vừa bò và vừa nói như vậy. Nhưng người cầm cây súng bắn tôi đã xô cái vỏ lãi ra và chạy vỏ lãi bỏ đi".

Anh Trần Văn Công nhấn mạnh rằng khi xảy ra vụ việc, anh Công không biết người bắn mình là công an, cứ tưởng cũng là những người đi soi chuột, chích cá giống mình và gây sự do có hiềm khích.

Mặc dù người bắn anh Công chạy bỏ mặc lời kêu cứu, nhưng anh Công đã được anh Toàn đưa đến bệnh viện ở thị xã Kiến Tường ngay trong đêm khuya. Sau đó, được chuyển đến bệnh viện tỉnh Long An và chuyển tiếp lên Bệnh viện Chợ Rẫy ở Sài Gòn để mổ và điều trị vết thương.

Truyền thông trong nước, vào ngày 11 tháng 10, dẫn lời Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) huyện Tân Thạnh, ông Trần Văn Thước xác nhận người bắn anh Trần Văn Công là ông Đặng Văn Em, Trưởng Công an xã Nhơn Hòa Lạp. Chủ tịch huyện Tân Thạnh cho biết theo báo cáo thì lực lượng tuần tra đã phát hiện hai người dùng vỏ lãi, bình sung điện đánh bắt thủy hải sản nên yêu cầu dừng lại kiểm tra. Do không chấp hành mà bỏ chạy nên trong quá trình truy đuổi, Trưởng Công an xã là ông Đặng Văn Em đã bắn nhiều phát chỉ thiên cảnh cáo và sau đó khi áp sát được vỏ lãi của anh Công thì đã bắn trúng bụng.

Vào tối ngày 31 tháng 10, chúng tôi liên lạc với Luật sư Nguyễn Văn Hòa, là luật sư giúp đỡ miễn phí cho anh Trần Quốc Công về pháp lý và được ông cho biết đã gửi đơn tố cáo hành vi bắn người của ông Trần Văn Em, Trưởng Công an xã Nhơn Hòa Lạp.

"Tôi đang thay mặt cho anh Công làm đơn tố cáo hành vi phạm tội của ông Đặng Văn Em, Trưởng Công an xã Nhơn Hòa Lạp về tội cố gây thương tích và bỏ nạn nhân trong tình trạng đang nguy hiểm đến tính mạng. Tôi đã đến Phòng Cảnh sát Hình sự Công an tỉnh Long An để trình đơn truy tố vụ án hình sự và truy tố bị can đối với Đặng Văn Em. Công an ở Phòng Cảnh sát Hình sự đã nhận đơn của tôi và hứa sẽ trả lời cho tôi sớm".

Luật sư Nguyễn Văn Hòa cho RFA biết thông tin mới nhất mà ông nhận được là ông Đặng Văn Em vừa bị Công an tỉnh Long An đình chỉ công tác vào ngày 28/10/19.

vay2

Công an, cảnh sát cơ động Việt Nam. Ảnh minh họa - AFP

Người dân sợ hãi

Đài RFA cũng ghi nhận vụ việc Phó trưởng Công an xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam là ông Phạm Hồng Tuyền đã rút súng dọa bắn người dân và bị ghi hình, lan truyền trên mạng xã hội vào hồi trung tuần tháng 10.

Báo Thanh Niên Online, vào ngày 15 tháng 10, dẫn lời Chủ tịch UBND xã Tiên Lãnh xác nhận đoạn clip lan tuyền liên quan vụ việc vừa nêu là xảy ra trên địa bàn xã Tiên Lãnh và ông Phạm Hồng Tuyền rút súng dọa bắn là do quá bức xúc để tự vệ, "chứ thực chất không có vấn đề gì cả".

Từ cuối tháng 11 năm 2016, quyết định trang bị vũ khí cho công an xã đã được Quốc hội Việt Nam bàn thảo ở nghị trường với nhiều ý kiến lo ngại rằng sẽ gây ra nhiều hệ lụy, bởi vì đây không phải là lực lượng chính quy.

Tuy vậy, vào hạ tuần tháng 6 năm 2018, truyền thông quốc nội cho biết ngoài súng bắn đạn cao su, áo giáp, dùi cui điện, công an xã, phường, thị trấn còn được xem xét trang bị súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên… còn công an huyện, quận, thị xã, thành phố được trang bị súng ngắn, súng cối, súng tiểu liên, súng trường, súng đại liên, chống tăng, súng máy phòng không, trực thăng vũ trang…

Mới nhất vào ngày 1 tháng 11, báo giới dẫn nguồn từ Bộ Công an cho biết đã ký phê duyệt cảnh sát cơ động đặc nhiệm được trang bị, sử dụng trực thăng cảnh sát để truy bắt tội phạm và xử lý các tình huống đảm bảo an ninh trật tự.

Qua trao đổi với một số người dân ở Việt Nam, trước những thông tin liên quan lực lượng công an, cảnh sát ngày càng được trang bị nhiều vũ khí như vừa nêu, thì đa phần đều tỏ ra lo lắng, bởi vì họ quan ngại tình trạng lạm quyền của ngành công an sẽ dẫn đến nhiều hậu quả không lường trước được như 2 vụ việc xảy ra tại Long An và Quảng Nam mà RFA vừa đề cập trên đây.

Còn theo Luật sư Đặng Đình Mạnh thì cho rằng việc huấn luyện cũng như trang bị vũ khí quân dụng cho lực lượng công an, cảnh sát từ cấp xã trở lên là việc cần thiết theo nhu cầu phát triển của xã hội, thế nhưng :

"Đối với lực lượng công an thì vũ khí trang bị ở mức độ vừa phải. Nhưng vừa rồi họ có những yêu cầu trang bị súng trung liên hay súng liên thanh già đấy… Thậm chí họ định thành lập cả đội không quân riêng của ngành công an nữa. Tôi cho rằng những yêu cầu như thế là thái quá vì không cần thiết cho tình hình an ninh trật tự hiện nay và truyền thống của ngành công an, cảnh sát thì cũng không cần trang bị tới mức độ như vậy. Chủ trương họ định làm, tuy chưa làm là trang bị vũ khí hạng nặng hơn với mức độ sát thương cao hơn là thái quá".

Luật sư Đặng Đình Mạnh còn cho rằng dân chúng sẽ có tâm lý sợ hãi đối với những cuộc trấn áp do công an, cảnh sát thực hiện, có thể xảy ra cho họ với mức độ ngày càng mạnh tay hơn trong tương lai.

*****************

Dự án Cát Linh – Hà Đông, hẹn đến bao giờ... (RFA, 01/11/2019)

Hôm 28/10/2019, tổng thầu EPC dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông cho biết 5 ngày sau (2/11), họ sẽ cho tuyến Cát Linh - Hà Đông chạy thử tích hợp và cam kết sẽ hoàn thành 100% hạng mục, đủ điều kiện bàn giao chủ đầu tư trước ngày 31/12/2019 sau nhiều lần khất hẹn.

vay3

Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông trong một lần chạy thử nghiệm. AFP

Phải có biện pháp chế tài

Trước đó, ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải từng nói, phía tổng thầu phải cung cấp đầy đủ hồ sơ thì bộ này mới phê duyệt cho chạy thử tích hợp, tuy nhiên đại diện tổng thầu Trung Quốc cho rằng cho dẫu Bộ Giao thông và vận tải không chấp nhận, việc chạy thử vẫn được tiến hành và tất cả hồ sơ trong quá trình này sẽ được lưu lại để bàn giao cho Bộ (nguồn Vietnamnet).

Trong khi đó vào ngày 1/10 đại diện đơn vị kiểm định độc lập Apave Pháp cho rằng, 50% hồ sơ của dự án cần xem xét lại nên phải thêm 6 tháng nữa, nghĩa là phải đến tháng 4/2020, dự án mới có kết quả đánh giá an toàn kỹ thuật.

Chính quyền Việt Nam sẽ làm gì khi tổng thầu EPC Trung Quốc kiên quyết bác ý kiến của Bộ Giao thông và vận tải, tiến hành chạy thử & bàn giao dự án vào tháng 12 ? Vấn đề an toàn kỹ thuật sẽ được đánh giá ra sao ?

Phó giáo sư Tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh, thuộc Học viện kinh tế tài chính Việt Nam, khi trao đổi với RFA cho biết :

"Về quy trình an toàn chạy tàu thì rất nghiêm trọng, vì không có cái đó thì ai dám chạy. Cho nên phía Việt Nam và Trung Quốc phải có thống nhất với nhau để từ đó có an toàn chạy tàu, để thông tuyến. Vì từ trước đến nay đã chạy thử có tải và không tải rồi, vấn đề cần là quy trình, để đảm bảo nếu thực hiện đúng quy trình đó thì an toàn".

Đây là dự án được kỳ vọng nhiều nhất nhưng lại vướng quá nhiều bê bối về điều chỉnh vốn đầu tư cũng như trục trặc kỹ thuật và kéo dài thời gian do tổng thầu EPC không tuân thủ theo các quy định của nhà đầu tư.

Từ Hà Nội, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện quản lý Kinh tế Trung ương, hôm 1/11 đưa ra nhận định liên quan vấn đề này :

"Tôi nghĩ phía chủ đầu tư phải hết sức chủ động. Tôi được biết là qua những lần trước, phía chủ đầu tư đã đòi hỏi công ty Trung Quốc phải bàn giao các hồ sơ, mà cho đến bây giờ chưa thấy bàn giao. Và phía chủ đầu tư cần phải tích cực giám sát kịp thời chất lượng, để nếu phát hiện ra những thiếu sót, thì lúc bấy giờ bắt phía công ty Trung Quốc, hoàn chỉnh bổ sung, và sửa chửa lại. Tức là từ nay cho đến 31/12/2019, theo tôi là cuộc đua đối với thời gian để bảo đảm chất lượng của công trình này".

Dự án tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, dài khoảng 13 km, ban đầu dự kiến thực hiện từ năm 2008 và hoàn thành vào tháng 11/2013. Nhưng sau đó, dự án được lùi lại đến năm 2010 mới khởi công và dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2014. Tuy vậy đến nay, sau khoảng 10 lần chậm tiến độ thực hiện, dự án này vẫn chưa thể đi vào vận hành.

vay4

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông AFP

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, cho biết thêm :

"Tôi cứ hy vọng thôi, hy vọng là tổng thầu Trung Quốc sẽ phải chuyển giao, bởi vì dự án đó đã đội vốn quá nhiều, và đã lùi quá nhiều mốc thời gian rồi, cần phải thực hiện được mốc này. Nếu phía tổng thầu Trung Quốc không thực hiện được mốc thời gian đã hứa này, thì tôi đề nghị chủ đầu tư nên có biện pháp chế tài, hoặc hình phạt nhất định nào đấy, đối với công ty Trung Quốc đang thực hiện dự án này".

Tuy nhiên, ông Trần Bang, một kỹ sư xây dựng chuyên ngành cầu đường, người rất quan tâm đến dự án này, lại tỏ vẻ nghi ngờ về cam kết của tổng thầu Trung Quốc liên quan dự án Cát Linh – Hà Đông :

"Câu đó cũng chưa thể hiện cái gì một cách chính xác, bàn giao là bàn giao hoàn thiện hay bàn giao thực tế. Nếu bàn giao thực tế là có thế nào giao thế đấy thì là chuyện khác, còn bàn giao hoàn thiện thì anh phải chạy ngon lành, phải bảo hành, giống như tôi bàn giao cho anh cái xe hư hỏng gì thì tôi phải sửa chữa. Phải đảm bảo 99,9%, tức là phải có lòng tin, còn bàn giao thực tế thì dễ lắm, quan trọng là nội dung bàn giao như thế nào ? "

Vay vốn Trung Quốc – bài học nhãn tiền

Theo truyền thông trong nước, hôm 1/11/2019, Chính phủ vừa có báo cáo gửi Quốc hội liên quan đến dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.

Theo báo cáo, tổng mức đầu tư ban đầu của Dự án được Bộ Giao thông và vận tải phê duyệt năm 2008 là 8,7 ngàn tỷ đồng (tương đương 552,86 triệu USD), trong đó vay Trung Quốc là hơn 400 triệu USD. Ban đầu, dự kiến năm 2013 vận hành dự án. 8 năm sau, vào năm 2016, dự án được điều chỉnh lên hơn 18 ngàn tỷ đồng, tăng hơn 9,2 ngàn tỷ đồng so với tổng mức đầu tư được duyệt ban đầu.

Trong đó, phần vốn vay của Trung Quốc cũng lên con số 13,8 ngàn tỷ đồng (tương đương trên 669 triệu USD).

Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, con số gần 14 ngàn tỷ đồng vay Trung Quốc cho dự án Cát Linh – Hà Đông vừa được công bố, là con số lớn nhất từ trước đến nay mà ông được biết, lớn hơn các con số trước đây từng có công bố. Liệu việc vay Trung Quốc với số tiền quá lớn cho dự án này có gây bất lợi cho tiến trình bàn giao dự án hay không, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho biết :

"Điều này thì tôi không rõ lắm, nó tùy thuộc vào hợp đồng đã ký kết. Nếu hợp đồng đã ký kết có quy định về số giá thành, thì nếu đội giá thành lên thì phải có chế tài. Nhưng vấn đề là hợp đồng cho đến nay chưa được công khai".

Theo phán đoán của ông Trần Bang, rõ ràng hợp đồng này bất lợi cho phía Việt Nam, ông cho biết nguyên nhân :

"Do trình độ của các bộ quản lý dự án của Việt Nam kém, để cho Trung Quốc cài nhiều điều bất lợi. Những điều này mà ra trọng tài quốc tế chẳng hạn thì Việt Nam sẽ bị thua thiệt. Vì vậy Trung Quốc cứ chây ỳ ra, đổ lỗi cho phía Việt Nam, ra tòa quốc tế thì Việt Nam sẽ bị thua. Cái này có nhiều nguyên nhân, vì cứ nghĩ là đồng chí với nhau là tốt. Đi vay mà cứ nghĩ là họ cho, cho gì phải chấp nhận cái đấy, chấp nhận cả điều kiện trong hợp đồng, mà không kiểm soát kỹ".

Theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu, khi ký hợp đồng phải minh bạch, chặt chẽ, và quan trọng người duyệt hợp đồng phải bàn đến nơi đến chốn. Chẳng hạn theo ông, nếu không quy định xử phạt thì tổng thầu Trung Quốc có quyền từ chối, cứ đổ qua đổ lại thì cuối cùng công việc sẽ bị trì trệ.

Còn Tiến sĩ Lê Đăng Doanh thì cho rằng, vì chúng ta vay vốn của Trung Quốc nên họ được quyền chỉ định nhà thầu, chỉ định giám sát và đến bây giờ thì kéo dài. Theo ông, đây là bài học rất đau xót, và Việt Nam cần phải hết sức thận trọng trong việc vay vốn Trung Quốc, rất mong là sẽ không bao giờ bị lặp lại lần nữa.

*******************

Dự án thua lỗ vì vướng tranh chấp hợp đồng EPC : Lỗi do đâu ? (RFA, 01/11/2019)

Tổng thầu EPC (viết tắt của Engineering, Procurement and Construction) là tổng thầu thực hiện hợp đồng EPC đảm nhiệm tất cả các công việc từ thiết kế kỹ thuật, cung ứng vật tư, thiết bị cho tới thi công xây dựng công trình, hạng mục và chạy thử nghiệm bàn giao cho chủ đầu tư. Thường hợp đồng EPC của mỗi dự án sẽ có những ràng buộc khác nhau tuy nhiên tựu trung là đơn vị tổng thầu EPC phải chịu trách nhiệm đến cuối các dự án đã được giao.

vay5

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông. AFP/ RFA Edited

Tại sao nhà thầu "làm khó" chủ đầu tư ?

Chuyên gia kinh tế tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho RFA biết nhận định của ông xung quanh vấn đề này, ông nói :

"Hợp đồng EPC là hợp đồng giao khoán về Tổng thầu toàn bộ công trình và bàn giao. Vì vậy hợp đồng này rất là cẩn trọng giữa chủ đầu tư và bên thực hiện đầu tư này nếu như hợp đồng sơ xuất thì bên phía chủ đầu tư sẽ chịu các thiệt thòi do những sơ hở trong hợp đồng đó tạo ra. Thì người được giao đầu tư, giao khoán đầu tư sẽ bàn giao công trình trọn gói để có thể sử dụng được ngay. Nếu công trình đó không đáp ứng được chất lượng thì đó là một vấn đề việc đã rồi sẽ rất khó xử lý".

Ngoài ra, tiến sĩ Lê Đăng Doanh còn cho hay, theo các hợp đồng EPC sẽ có những quy định rất là nghiêm ngặt, rõ ràng và những chất lượng của công trình, thời gian bàn giao, quá trình giám sát cũng như hội đồng nghiệm thu và nếu như các yêu cầu đó không được thực hiện thì bên chủ đầu tư sẽ không chấp nhận hợp đồng này.

Còn theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan – người từng là Tổng Thư ký và Phó Chủ tịch của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, thành viên của Ban Nghiên cứu của Thủ tướng nhận định về những vướng mắc của Việt Nam, đặc biệt dự án Cát Linh-Hà Đông và các dự án thua lỗ của Bộ Công thương do vướng tranh chấp trong các hợp đồng EPC là : chắc chắn trong các hợp đồng vay vốn có quá nhiều sơ hở. Bà giải thích thêm :

"Thông thường những dự án này là Việt Nam vay vốn của Trung Quốc mà theo hợp đồng vay vốn thì họ sẽ chỉ định thầu nên thành ra tổng thầu EPC là do họ chỉ định, như trường hợp đường sắt Cát Linh – Hà Đông là một công ty chưa bao giờ có kinh nghiệm làm cả coi như họ cho luôn công ty của họ lấy Việt Nam làm nơi để thử nghiệm thử xem có làm được không, trình độ kém thì nó kéo dài trong bao lâu, hồ sơ chứng từ cũng không đầy đủ rồi đủ các thứ trò xảy ra, vốn thì lại đội lên mà đội lên thì lại vay thêm của Trung Quốc thành ra cứ bị ở thế phụ thuộc vào họ hoài. Họ (tổng thầu TQ-pv) dùng hết cách này cách kia để mà họ ép them, mà càng kéo dài càng tăng vốn thì họ càng có lợi. Tôi chắc rằng trong hợp đồng ký kết Việt Nam có nhiều sơ hở. Đó là, trong đó không có điều (khoản-pv) mà thường trong các hợp đồng thương mại giữa các doanh nghiệp với nhau bao giờ cũng là thưởng và phạt, nếu làm tốt, đạt chất lượng vượt thời gian, tiết kiệm thì được thưởng còn nếu kéo dài, chất lượng kém thì bị phạt. Mà Việt Nam không những không phạt được Trung Quốc mà còn tự mình chịu để cho họ phạt bằng cách tăng vốn lên rồi kéo dài thời gian, nên tôi nghĩ hợp đồng đó có rất nhiều thứ sơ hở".

Ngoài ra, bà Phạm Chi Lan còn cho rằng, những người làm ở Bộ Giao thông và vận tải đã làm rất nhiều dự án, kể cả việc vay vốn ODA với ngân hàng thế giới và nhiều đối tác khác, nhưng vẫn không học được kinh nghiệm để ứng dụng trong hợp đồng với Trung Quốc, là điều thật sự không hiểu nổi.

Luật ràng buộc không chặt

Như vậy quy định pháp luật Việt Nam có các điều kiện ràng buộc pháp lý như thế nào trong các hợp đồng tổng thầu EPC nếu các tổng thầu không thực hiện theo đúng cam kết ban đầu ? Và, kẻ hở pháp lý nào là lý do khiến tổng thầu EPC có thể "làm luật" với đối tác Việt Nam.

Chuyên gia kinh tế tài chính Nguyễn Trí Hiếu phân tích về vấn đề này :

"Chắn chắn trong các gói thầu và các hợp đồng đấu thầu đó đều có những quy định trong trường hợp nhà thầu không đạt được tiêu chí, không đạt được thời gian hoàn thiện, chất lượng không được bảo đảm… thì thường thường trong những cái hợp đồng thầu thì đều có những cái quy định nhưng vấn đề là khi sự cố xảy ra như đường sắt Cát Linh – Hà Đông thì một nhà thầu đấu thầu mà họ không giữ được cam kết thực hiện gói thầu đó theo đúng thời hạn hợp đồng, chất lượng… thì thường trong hợp đồng đều có những quy định để xử lý…" Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, hợp đồng là một chuyện nhưng chính phủ có dựa vào đó để xử lý tổng thầu hay không thì không ai biết được...

Nhận định thêm về khía cạnh này, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho hay, thông thường trong luật kinh doanh giữa các doanh nghiệp đều dựa trên luật pháp chung của Việt Nam và nếu là đối tác bên ngoài thì dựa theo luật quốc tế hoặc luật nào mà hai bên đã lựa chọn và áp dụng. Bà đưa ra ví dụ :

"VN hợp tác với các nước Châu Âu như Anh thì phải dựa theo luật pháp Anh nên trước khi ký họ phải tìm hiểu xem luật pháp Anh quy định về những công việc, các loại sản phẩm sẽ có những quy định như thế nào để có cơ sở đến khi kiện tụng nhau thì đem ra xử theo luật đã chọn và áp dụng. Bản thân hợp đồng được coi như là một văn bản pháp luật giữa hai bên nếu hợp đồng càng ký chặt chẽ, quy thật rõ trách nhiệm hai bên, nghĩa vụ ràng buộc lẫn nhau thì căn cứ hợp đồng giải quyết được. Nhưng ở đây không biết được giữa Việt Nam và TQ ký luật nào, được áp dụng nếu vấn đề xảy ra thì áp dụng theo luật của nước nào, bản thân hợp đồng không chặt chẽ thì khó có thể kiện nhau được. Việt Nam thua thiệt mà không kiện được. Vi phạm hợp đồng là vi phạm luật rồi nên bất cứ trọng tài nào sẽ căn cứ vào việc hai bên đã ký kết với nhau".

Bà Lan cho biết thêm, bản thân phía Việt Nam khi giao việc cho những người đàm phán ký kết hợp đồng đã không chọn được người có khả năng. Bên cạnh đó, những người giám sát cũng buông lỏng hoặc trình độ kém nên không đủ khả năng dám sát nổi các tổng thầu EPC...

Bài học kinh nghiệm… ?

Dư luận xã hội quan tâm đặt vấn đề cho rằng, từ dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông đến 7/12 dự án thua lỗ của Bộ Công thương đều liên quan đến tổng thầu EPC, liệu rằng qua các bài học đó Chính phủ Việt Nam có rút ra được kinh nghiệm để hoàn thiện nhiều dự án khác trong tương lai hay không ?

Giáo sư Đặng Hùng Võ nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường khẳng định, về kinh nghiệm ông tin rằng chính phủ đã nhận ra được trong việc xóa đấu thầu đường cao tốc Bắc Nam và đó là biểu hiện của sự rút kinh nghiệm. Nhưng, ông nói tiếp :

"Tôi cho rằng đây không còn là kinh nghiệm nữa mà cần xem rõ trách nhiệm của ai để rơi vào tình trạng như thế này, giả sử nếu nó đặc biệt thì cũng cần xem xét rất cẩn thận khi quyết định một dự án dạng như thế này. Tất nhiên nó cũng là kinh nghiệm để quyết liệt hơn, rõ ràng hơn, mạch lạc hơn và đảm bảo quyền lợi, lợi ích của Việt Nam trong tương lai nếu còn thực hiện những dự án như thế này".

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng cho rằng, chính phủ Việt Nam đã có cái nhìn tích cực hơn trong việc sửa đổi luật đấu thầu "…và tới đây chắc chắn sẽ còn sửa nữa, hay luật PPP (luật đầu tư theo phương thức đối tác công- tư) đang được dự thảo trình quốc hội thì cũng sẽ siết chặt lại các quy định của nhiều dự án hợp tác công tư kể cả bên ngoài lẫn doanh nghiệp trong nước có sự giám sát chặt chẽ để tránh được các tình huống về tham nhũng hối lộ…về nhiều vấn đề khác. Nhưng sửa luật là một chuyện, cái chính là nâng cao năng lực, trách nhiệm của những người liên quan quyết định các dự án đó. Còn không những câu chuyện này sẽ còn diễn ra hoài".

Ngày 31/10/2019, truyền thông trong nước dẫn tin từ Bộ Công thương cho rằng, trong số 7 dự án thua lỗ yếu kém của ngành đang vướng tranh chấp đối với hợp đồng EPC, một số đã phải cậy nhờ trọng tài quốc tế phân xử.

***********************

Bộ Công an cảnh báo lãi suất vay trực tuyến cao đến 1.600%/năm (RFA, 01/11/2019)

Bộ Công an Việt Nam cảnh báo người dân về tình trạng người Trung Quốc cho vay trực tuyến tại nhiều tỉnh thành trong nước với mức lãi suất lên đến 1.600%/năm.

vay6

Ảnh minh họa : Các dịch vụ vay tiền trực tuyến chỉ thực hiện qua internet và điện thoại di động. Screen capture

Cảnh báo vừa nêu được Bộ Công an Việt Nam phát đi vào ngày 1 tháng 11 năm 2019 và được truyền thông quốc nội loan trong cùng ngày.

Tin cho biết Cục Cảnh sát hình sự cùng Phòng Cảnh sát hình sự Công an thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) điều tra vụ án cho vay nặng lãi trực tuyến do người Trung Quốc và đồng phạm thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam. Đường dây cho vay trực tuyến vừa nêu có mức lãi suất 4,4%/ngày, tương đương 1.600%/năm và tất cả giao dịch vay và cho vay đều thông qua internet và điện thoại di động.

Bộ Công an cũng cho biết Bộ vừa triệt phá một số đường dây cho vay trực tuyến qua các ứng dụng "Vaytocdo", "Moreloan", "VD online". Các ứng dụng vay trực tuyến này được một số người nước ngoài lập ra và thuê người Việt Nam đứng tên trên giấy phép kinh doanh.

Các khách hàng muốn vay tiền, phải điền đầy đủ thông tin cá nhân và giấy tờ tùy thân ; đồng thời bắt buộc phải đồng ý để công ty cho vay truy cập danh bạ điện thoại di động của khách hàng.

Khi đến thời hạn mà không trả số tiền vay, công ty cho vay sẽ liên lạc với tất cả những người có tên trong danh bạ của khách hàng để chửi bới, đe dọa và thúc giục họ ép khách hàng trả nợ vay.

Bộ Công an cảnh báo người dân đây là một thủ đoạn cho vay "tín dụng đen" mới xuất hiện tại Việt Nam.

Tính từ tháng 4 năm 2019 đến nay, cơ quan công an xác định đã phát hiện và xử lý khoảng 60 ngàn giao dịch vay trực tuyến, với tổng số tiền cho vay lên đến 100 tỷ đồng.

Trong một diễn biến khác, cũng trong ngày 1/11, Bộ Công an phát đi thông tin cảnh báo về dấu hiệu huy động vốn, kinh doanh đa cấp trái phép và lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến ví điện tử PayAsian.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, ví điện tử PayAsian hiện chưa được cơ quan chức năng cấp phép, do đó số tiền nạp vào ví điện tử PayAsian không thể sử dụng.

PayAsian xuất hiện tại Việt Nam từ đầu năm 2019 và được quảng cáo là ứng dụng ví thanh toán điện tử, có thể thanh toán trực tuyến mọi loại tiền tệ của các quốc gia.

Published in Việt Nam

Đường sắt Cát Linh-Hà Đông do Trung Quốc xây : Chưa biết khi nào chạy thật (Người Việt, 11/08/2019)

Bộ Giao thông và vận tải Việt Nam đổ lỗi phần lớn cho nhà thầu Trung Quốc nhưng đồng thời cho thấy cái kém cỏi các quan chức nhà nước khi xây dựng tuyến đường sắt Cát Linh Hà Đông ở thành phố Hà Nội.

vn1

Tàu điện chạy trên đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông do Tập Đoàn Đường Sắt Số 6 Trung Quốc thầu xây dựng chạy thử hồi tháng Chín năm ngoái, không biết đến bao giờ chạy thật. (Hình : Getty Images)

Một bản báo cáo do Bộ Giao thông và vận tải gửi "Đoàn đại biểu quốc hội thành phố Hà Nội" (trong đó có cả ông Nguyễn Phú Trọng là đại biểu) để giải thích lý do không biết bao giờ tuyến đường sắt trên cao đầy tai tiếng Cát Linh-Hà Đông có thể chạy thật, nêu cả "nguyên nhân chủ quan" cũng như "khách quan".

Nổi bật trong đó là "trách nhiệm chính khi dự án chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư thuộc về phía tổng thầu EPC Trung Quốc là công ty hữu hạn Tập Đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc", theo báo Thanh Niên hôm Chủ Nhật, 10/08/2019.

Tờ Thanh Niên thuật lại thông tin của Bộ Giao thông và vận tải liệt kê ra 12 nguyên nhân "chủ quan và khách quan" dẫn đến "chậm tiến độ" của dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông. Trong đó Bộ Giao thông và vận tải đổ cho việc tài trợ tín dụng của nhà thầu Trung Quốc nhiều trục trặc, rồi sự kém cỏi, thiếu kinh nghiệm của nhà thầu từ thiết kế đến thực hiện rùa bò, phẩm chất tồi tệ.

Một trong những việc dẫn đến hệ quả như ngày nay là các quan chức cộng sản Việt Nam khi ký hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc lại không có những điều khoản chế tài chặt chẽ nếu vi phạm hợp đồng mà Bộ Giao thông và vận tải nói là tránh là "còn chưa đầy đủ".

Cái công ty được thuê làm "Tư vấn giám sát chịu trách nhiệm trong công tác chỉ đạo thi công, quản lý tiến độ, chất lượng, giá thành xây dựng" thì trong trường hợp này có cũng như không.

Bên cạnh đó, các quan chức của chế độ chịu trách nhiệm về quản lý điều hành dự án lại bất lực trước sự chậm trễ, sai hỏng kỹ thuật. Cho nên đến nay, nhiều người lo ngại sự an toàn của tuyến đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Động khi báo chí trong nước đưa tin và những hình ảnh về nứt vỡ, rỉ sét, trên tuyến đường sắt và trạm lên xuống của hành khách.

Ngày 9/7/2019, tờ Đất Việt đã cho biết đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông cũng chưa biết bao giờ bắt đầu đưa đón hành khách dù vừa phải xin "rót thêm vốn" hơn 98 triệu USD cho "1%" công việc còn lại.

vn2

Báo của Bộ Xây Dựng đưa tin và hình ảnh nêu phẩm chất tồi tệ của dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông. (Hình : Báo Xây Dựng)

"Hội đồng" thành phố Hà Nội thông qua kế hoạch "vay lại" từ nhà cầm quyền trung ương hơn 2.300 tỷ đồng (hay 98,35 triệu USD). Số tiền nay, được thấy giải thích là để giái quyết "một số hạng mục nhỏ (khoảng 1% của toàn bộ dự án) liên quan đến công tác xây lắp, đặc biệt phải chứng minh được an toàn hệ thống".

Ông Bộ trưởng Giao thông và vận tải Nguyễn Văn Thế giải thích như vừa kể khi điều trần ở Quốc hội hồi tháng Sáu, nhưng "không ai biết 1% khối lượng công việc" còn sót lại sẽ kéo dài đến bao lâu, mà "ngay chủ đầu tư là Bộ Giao thông và vận tải cũng không đưa ra được một mốc thời gian cụ thể bao giờ tàu chạy sau khi dự án đã có tới 8 lần lỡ hẹn", tờ Đất Việt kể.

Rất nhiều đại dự án từ thủy điện đến nhiệt điện, xơ sợi, bô-xít, sắt thép, hóa chất dính đến nhà thầu Trung Quốc, đều có đủ loại vấn đề "đội vốn", "chậm tiến độ" "máy móc lạc hậu" mà nằm bên dưới các dự án này là các cơ hội để đám quan chức đảng viên móc ngoặc với tư bản đỏ Trung Quốc chia chác, ăn hối lộ.

"Không chỉ ở Việt Nam, nhiều dự án của Trung Quốc thực hiện ở các quốc gia khác trên thế giới cũng rơi vào tình trạng chậm tiến độ, hủy hợp đồng… Tuy nhiên, theo thông lệ, khi dự án chậm tiến độ so với hợp đồng, bên nào gây ra phải chịu trách nhiệm, thậm chí bị phạt. Thế nhưng, hợp đồng của dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông quy định ra sao, các điều khoản xử lý, phạt hợp đồng thế nào… không được công khai nên người ngoài không thể nói gì được", ông Bùi Danh Liên nói trên tờ Đất Việt.

Dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông chiều dài chỉ có 13,5km. Tổng vốn đầu tư ban đầu hơn 552 triệu USD, làm dở đang, nhà thầu Trung Quốc đòi phải tăng vốn mới làm tiếp. Bộ Giao thông và vận tải chấp nhận nên dự án bị đội lên thành 891,9 triệu USD. Trong đó sử dụng vốn vay ODA Trung Quốc và đối ứng của Việt Nam.

Dự án khởi công tháng 10/2011. Tin tức lúc đầu nói dự án hoàn thành và đưa vào khai thác thương mại từ tháng tháng 6/2015. Ì ạch làm được ít lâu thì có tin đến tháng 6/2016 thì xong. Nhưng hẹn lần lữa đến tháng 12/2016 rồi tháng 2/2017. Sau đó hẹn tiếp đến tháng 10/2017, rồi quý II năm 2018, nhưng lại lỡ hẹn. Đến cuối năm 2018 nói sẽ xong xuôi, rồi lại hẹn tháng 4/2019 là bắt đầu "vận hành". Tuy nhiên, bây giờ là tháng 8/2019 nhưng vẫn lặng im.

Khi ra trả lời chất vấn ở Quốc hội, tờ Đất Việt ngày 6/6/2019 thuật lời ông Bộ trưởng Giao thông và vận tải Nguyễn Văn Thế về khoản vay tín dụng Trung Quốc là "ta ký vay vốn, Trung Quốc chỉ định thầu".

Nhà thầu Trung Quốc không phải là một công ty có vốn lớn và chuyên môn về thiết kế và xây dựng đường sắt. Thêm nữa, các điều kiện thỏa thuận thực hiện dự án lại được mô tả là "bất lợi" cho phía Việt Nam nhưng không hề thấy được cho công chúng biết sự thật. (TN)

*****************

Nhiều người bán hàng rong bức xúc đội Quy tắc đô thị ở Hội An (VNTB, 11/08/2019)

Lực lượng quy tắc đô thị có thể nói đây là "cánh tay nối dài" của chính quyền cơ sở với nhiệm vụ chính là thực thi quản lý trật tự đô thị, trật tự vỉa hè, giữ gìn vệ sinh, môi trường xã hội thuộc địa hạt của mình. Tuy nhiên, thay vì thực thi nhiệm vụ theo đúng quy định của nhà nước thì đã có không ít cá nhân trong đội quy tắc đô thị ứng xử cứng nhắc trong công việc khiến người dân bức xúc. Lực lượng quy tắc đô thị phố cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam) là đối tượng mà bài viết dưới đây muốn nhắc đến...

vn3

Người bán hàng rong bức xúc đội Quy tắc đô thị ở Hội An

Vừa đặt chân vào khu phố cổ Hội An tầm khoảng 13h vào một ngày trung tuần tháng 7/2019, người viết ghé mua chai nước lọc từ một người bán hàng rong thì bất chợt có vài người bán hàng rong khác lảng vảng xung quanh xì xầm đại khái với nội dung là canh chừng đội quy tắc đô thị phố cổ Hội An đi qua. Người viết thắc mắc điều này và được người hàng rong giải đáp là tầm đầu giờ chiều mỗi ngày đội quy tắc đô thị thường đi tuần quanh khu vực Phố cổ, sẵn sàng ngăn chặn và mạnh tay tịch thu những gánh, sạp, hàng hóa của người bán hàng rong khiến nhiều người bán hàng rong khá sợ.

Qủa thật, thoáng thấy đội quy tắc đô thị đi từ đằng xa là những người bán hàng rong xung quanh liền hốt hả bê những sạp, gánh hàng của mình chạy đi kiếm chổ trốn.

Chia sẻ với tôi, bà Qúy bán tào phớ nhiều năm tại khu Phố cổ cho biết bà khá bức xúc với cách làm việc của đội quy tắc đô thị nơi đây.

"Hốt kinh lắm !"

"Cứ ngó chừng chừng chứ không thôi nó lên bất thình. Nó không cho mình nói, làm như nó cấm mình nói. Nó chỉ biết bắt mà thôi. Cứ bắt về đó, nói cứ về đó làm việc".

Theo bà Qúy, có đợt bà vào khu Phố cổ ăn cơm nhưng bị đội quy tắc đô thị nhầm tưởng là vào thực hiện việc buôn bán nên đã có cuộc giằng co để tịch thu gánh tào phớ của bà đến nổi đổ hết đồ đạt xuống mặt đường. Bà Qúy nói từ trước giờ đã hơn một lần bị đội quy tắc đô thị phố cổ Hội An tịch thu đồ đạt buôn bán. Bà Qúy chia sẻ :

"Bị hoài. Bị miết đó chứ. Hồi đuổi chạy không kịp, hồi nó thu gánh. Hồi lễ APEC, công an họ ăn đây nề, ngồi đây công an họ nói thôi chị ngồi đó bán xong rồi tụi em vào làm việc thì chị gánh đi. Mình cũng nghe lời nhưng đến một giờ chiều những người khách trong chùa Ông ra ăn thì tụi nó đi xe máy lên, hai thằng túm hai cái gánh của mình, mình đâu có bán được".

Không bức xúc nhiều như bà Quy bán tào phớ, ông Sơn bán bánh bao cho biết đội quy tắc đô thị Phố cổ có nhiều việc làm khiến ông không mấy thiện cảm. Bán hàng rong là một trong những nét đẹp của Phố cổ nhưng đội quy tắc đô thị cho rằng việc buôn bán thế này là mất mỹ quan nên ông Sơn không tán thành điều này.

"Lý do là tại vì mình đi bán quanh đây mất thẩm mỹ, mất thẩm mỹ khu Phố cổ. Mà tôi thấy cái rong là làm đẹp cho Phố cổ chứ không phải mất thẩm mỹ. Giờ chừ họ xây dựng ra cái đội quy tắc như vậy mà họ không làm cũng không được"

Bản thân ông Sơn cho biết, xe bán bao của ông khi dạo bán quanh khu Phố cổ đã bị đội quy tắc đô thị đuổi hoặc nhắc nhở nhiều lần. Mỗi lần bị đuổi, ông Sơn thường hay bức xúc nói mình đi bán buôn, kiếm đồng tiền chính đáng nhưng bị đuổi như đuổi trộm vậy.

Không có chổ bán cố định, dù đã có thâm niên buôn bán bánh đập ở phố cổ Hội An nhưng bà Hiểu nói bản thân cũng không ít lần bị đội quy tắc đô thị Phố cổ đuổi, gánh đi tránh khá vất vả. Bà Hiểu chia sẻ :

"Lâu lâu thì cũng có quy tắc họ kiểm tra, họ biểu mình gánh đi chổ khác vì mình là hàng rong chứ không phải chổ cố định mình bán. Họ cho bán thì mình bán, còn họ không cho bán thì mình gánh đi"

Được biết, do số lượng hộ kinh doanh đến từ địa phương khác tăng nhanh cùng với các loại hình kinh doanh không phù hợp với cảnh quan khu phố cổ Hội An làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh-trật tự xã hội trên địa bàn, do đó theo thông tin của báo Tài nguyên& Môi trường thì Chính quyền Thành phố Hội An quy định : Các hộ, cá thể tham gia buôn bán vỉa hè, hàng rong trong khu vực Phố cổ phải là người địa phương có hộ khẩu thường trú tại Hội An ; người đã từng tham gia bán vỉa hè và đóng lệ phí cho địa phương ; người của các gia đình có truyền thống và uy tín về bán hàng rong địa phương ; người thuộc hộ nghèo, cận nghèo ở Hội An…

Ngoài ra, Chính quyền Thành phố Hội An còn nghiêm cấm việc bán rong bằng xe máy, xe đẩy, các hình thức trải bạt, chiếu… xuống vỉa hè, lòng đường trong Khu phố cổ. Đối với trường hợp đi bộ, xe đạp có thể giải quyết bán rong một số mặt hàng ăn vặt nhưng phải đảm bảo xe đạp không có gắn giỏ bội, thùng và các phụ kiện quá to làm ảnh hưởng đến giao thông, không gắn loa và phát âm thanh điện tử để rao, bán hàng…

Cách làm này của Chính quyền Thành phố Hội An được khá nhiều hộ kinh doanh tán thành.

Ông Phi bán bánh xoài, mắc dù đang phải bê sạp bánh đi trốn đội quy tắc đô thị nhưng khi chia sẻ với người viết ông Phi nói bản thân tán thành cách làm của đội quy tắc đô thị.

"Buôn bán hàng rong này mà không dẹp ấy, Thứ nhất trong phố cổ này mà không dẹp thì nó thành cái chợ, thứ hai nữa là đánh lộn ngày một. Họ dẹp là đúng"

Tuy nhiên, qua dò hỏi ý kiến của khoảng chục hộ buôn bán hàng rong thì người viết thấy số hộ tán thành cách làm của đội quy tắc đô thị phố cổ Hội An như chia sẻ ông Phi là không nhiều. Nhiều hộ cho rằng, họ không phản đối chủ trương đưa ra của chính quyền Thành phố Hội An mà họ bức xúc cách làm việc quá "nhiệt tình", cứng nhắc của đội quy tắc đô thị rất "tích cực" tịch thu đồ đạc bán hàng rong. Bà Qúy nói :

"Cũng mấy cậu đó thôi chứ có ai làm gì đâu. Mấy cậu muốn làm trời làm đất"

"Có lần cả hai chục cái ghế tụi nó thu hết mười cái, mua mười cái khác thì nó thu tiếp năm cái, người nào cũng bị thu hết. Chạy không kịp là bị thu như cô già rồi chạy chi kịp được, sáu mươi mấy tuổi rồi chạy chi được mà chạy ?"

Ngoài ra, người viết ghi nhận thêm thắc mắc của nhiều hộ buôn bán hàng rong rằng ; nhiều người trong số họ buôn gánh bán bung ở khu phố cổ Hội An này cả chục năm nay tuy không phải là người địa phương Hội An nhưng họ đến từ các huyện thuộc tỉnh Quảng Nam. Vậy phố cổ Hội An trực thuộc tỉnh Quảng Nam, tại sao họ lại bị phân biệt đối xử so với người Hội An ? Tại sao họ không được hưởng quyền lợi chính đáng từ Phố cổ đem lại như người Hội An ?

 "Cha mẹ họ đói, không lẽ họ bảo con họ đi ăn trộm, ăn cắp hoặc đi bụi đời. Giờ xã hội đang phát triển mà họ đi ăn cắp ăn trộm, xì ke, ma tý là vì sao ? Vì con cái nó không có việc làm với lại nghèo quá, không có việc làm nên họ nản" - Lời của bà Qúy. 

Minh Hải

*******************

Thủy điện xả lũ : Người thiệt mạng, cá chết trắng sông Đồng Nai (Người Việt, 11/08/2019)

Hai người thiệt mạng và hàng tấn cá nuôi của người dân trên sông Đồng Nai chết nổi trắng mặt nước, khi thủy điện ở thượng nguồn xả lũ.

vn4

Cá của người dân nuôi trên sông Đồng Nai chết nổi kín mặt nước vì thủy điện xả lũ. (Hình : Thanh Niên)

Tờ Người Lao Động thuật theo tin của Ban Chỉ Huy Phòng Chống Thiên Tai và Tìm Kiếm Cứu Nạn tỉnh Đồng Nai, hôm Chủ Nhật cho biết "lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể ông Phạm Văn Lâm (quê tỉnh Bến Tre) bị nước cuốn mất tích trong mưa lũ xảy ra hơn hai ngày trước đó. Trưa cùng ngày, anh Nguyễn Đức Ngọc Tiến (ngụ xã Nam Cát Tiên, huyện Tân Phú) bị điện giật tử vong lúc đang sửa chữa hệ thống điện do nước lũ làm ngập".

Báo Người Lao Động tường thuật tiếp rằng "những ngày qua, mưa lớn cùng với thủy điện Đồng Nai 5 xả lũ gây ngập gần 3,000 hécta đất nông nghiệp, thiệt hại về tài sản ước tính lên đến hàng trăm tỷ đồng. Hiện mưa ở thượng nguồn sông Đồng Nai đã giảm, thủy điện Đồng Nai 5 ngừng xả tràn, lũ rút dần tuy vẫn ở mức khá cao. Hơn một nửa trong tổng số gần 900 hộ dân di dời tránh lũ đã trở về dọn dẹp nhà cửa".

Hôm Thứ Bảy, 10 tháng Tám, 2019, tờ Thanh Niên cho biết "Nhiều hộ dân ở Đồng Nai bỗng lâm cảnh trắng tay, chỉ vì thủy điện Đồng Nai 5 (Lâm Đồng) xả lũ". Khu vực nuôi cá bè bị thiệt hại nặng nề nhất "phải kể đến người dân nuôi cá bè trên sông Đồng Nai, đoạn qua xã Phú Thịnh (huyện Tân Phú) và Phú Vinh (huyện Định Quán)".

Nguồn tin mô tả với nỗi đau xót : "Sáng ngày 10 tháng Tám, tại hai điểm nuôi cá bè nói trên, nước sông Đồng Nai vẫn cuồng cuồng chảy, màu đỏ ngầu. Ở trong bờ quang cảnh tất tả của hàng trăm người dân đến đánh bắt cá (trong lồng bè xổng ra ngoài). Còn tại các lồng bè, ai cũng mang một nỗi u buồn vì tài sản lớn đã mất mát trong cơn lũ. Một số hộ thì gắng gượng lội xuống lồng vớt cá chết lên bán gỡ gạc, nhưng có người vì thiệt hại quá lớn nên buồn chán, chỉ ngồi một chỗ nhìn xa xăm…".

Thượng nguồn sông Đồng Nai có thủy điện Đồng Nai 5 và thủy điện Đắk Kar, tỉnh Đắk Nông.

"Nước bắt đầu chảy xiết và dâng cao từ đêm 8 tháng Tám. Nước chảy mạnh đến nỗi xé rách lưới hai lồng cá của tôi. Gần 100 tấn cá không chịu nổi sức nước đã chết, thiệt hại khoảng 5 tỷ đồng", tờ Thanh Niên dẫn lời ông Nguyễn Hồng Dân (xã Phú Thịnh) một trong những nạn nhân cho biết, gia đình ông nuôi 5 lồng nuôi cá điêu hồng (khoảng 20 tấn/hồ) được 8 tháng và đã đến lúc chuẩn bị bán, nhưng đến nay xem như mất trắng.

Tờ Thanh Niên thuật theo thống kê sơ khởi của Ban Chỉ Huy Phòng Chống Thiên Tai-Tìm Kiếm Cứu Nạn tỉnh Đồng Nai, nói lũ dâng trong những ngày qua đã "gây ngập 1.590 hécta đất nông nghiệp và hàng ngàn căn nhà, cuốn trôi 99 vèo nuôi cá ; hơn 110.000 con gà bị chết ; một người bị nước cuốn mất tích, là ông Phạm Văn Lâm. Trong hai đêm 8 và 9 tháng Tám, các lực lượng chức năng di dời tổng cộng 869 hộ dân trong vùng ngập nước.

Thủy điện xả lũ hàng năm gây đại họa cho người dân ở các khu vực hạ du năm nào cũng tái diễn. Cuối tháng Tám năm ngoái, thủy điện Bản Vẽ ở Nghệ An xả lũ gấp rút để tránh vỡ đập đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho cư dân một vùng rộng lớn, có nơi vườn ruộng nhà cửa ngập sâu hơn ba mét.

Thủy điện Bản Vẽ là công trình thủy điện xây dựng tại thượng nguồn Nậm Nơn tức sông Lam, lớn nhất miền Trung với công suất 320MW. Đập chính và nhà máy điện đặt tại bản Vẽ, xã Yên Na, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. Nhiệm vụ của đập thủy điện Bản Vẽ là vừa cung cấp điện vừa giúp các khu vực hạ du "cắt lũ", theo sự quảng cáo của nhà nước. Nhưng những gì đã xảy ra lại trái ngược.

Cũng vào dịp này, thủy điện Trung Sơn tại tỉnh Thanh Hóa xả lũ làm ba người bị lũ cuốn trôi.

Mùa bão lũ năm trước đó, tờ Đất Việt ngày 15 tháng Chín, 2017 thuật lời ra lệnh của ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi cùng "đoàn công tác của Chính phủ đã tới Quảng Bình để kiểm tra tình hình mưa bão, chỉ đạo công tác ứng phó hoàn lưu sau bão và khắc phục hậu quả cơn bão".

"Thủ tướng đề nghị Bộ Công thương chỉ đạo ngành điện sớm có điện cho Quảng Bình và các địa phương khác. Bộ Công thương cần huy động các công ty thủy điện phối hợp đưa điện sớm trở lại cho người dân. Bộ cũng cần rà soát an toàn hiệu quả vận hành các hồ thủy điện để không xảy ra tình trạng xả lũ gây ra lũ sau bão. Không để các hồ thủy điện xả đập gây ra lũ…"

Lệnh thì thế, nhưng các đập thủy điện vẫn xả lũ hối hả gây thiệt hại nghiêm trọng cả về người và tài sản, coi như ông thủ tướng chỉ tuyên truyền mị dân. (TN)

Published in Việt Nam