Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Khủng hoảng virus corona làm lộ rõ phong cách lãnh đạo của Donald Trump (RFI, 12/05/2020)

Lãnh đạo đất nước theo bản năng, không nghe theo các chuyên gia, tổng thống Mỹ Donald Trump vận dụng mọi phương pháp quen thuộc để xử lý khủng hoảng dịch virus corona, đã lây nhiễm hơn triệu người và 75 nghìn người thiệt mạng ở Hoa Kỳ. Nhưng cách thức để bật lên trong khó khăn này của ông Trump tỏ ra không hữu hiệu nữa.

trump1

Tổng thống Donald Trump trong cuộc họp báo về virus corona, tại Nhà Trắng, Washington, Mỹ, ngày 11/05/2020 Reuters - KEVIN LAMARQUE

RFI tiếng Việt lược dịch bài ký sự dài của Adrien Jaulmes, thông tín viên của nhật báo Le Figaro tại Washington, đăng ngày 11/05/2020.

"Đối mặt với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất nhiệm kỳ tổng thống của mình, ông Donald Trump vẫn không từ bỏ thói quen. Trump đối phó với sự kiện không lường trước này giống như cách đã làm với những thất bại trước đó của ông như bị phá sản trong kinh doanh bất động sản hay các bê bối khác. Vẫn theo bản năng, thay vì theo các chuyên gia, ông trách mắng những người tiền nhiệm, tấn công truyền thông, lẫn lộn sự ngây ngô với thâm ý, tóm lại ông đã cầu tới tất cả những phương pháp quen thuộc của mình.

Nhưng cuộc khủng hoảng lần này hoàn toàn khác, phương cách để ông Trump bật lên trở lại không còn hữu hiệu : virus không thể bị răn đe, số lượng người chết không thể xóa như nợ nần và nhất là cỗ máy truyền thông không chịu chuyển qua vấn đề khác.

Cách xử lý sai lầm và cực kỳ mang nặng tính cá nhân càng làm tình hình thêm rối ren. Ông bị sa lầy trong rối loạn của một chính quyền mà ở đó tất cả đều bắt nguồn từ tổng thống.

 Năm 2020 tuy nhiên đã bắt đầu thuận lợi với tổng thống Mỹ. Thủ tục phế truất do đảng Dân Chủ khởi xướng nhắm vào ông cuối cùng đã kết thúc thất bại. Việc loại trừ tướng Iran Qassem Soulimani đã không làm bùng nổ chiến tranh như lo ngại. Kết quả kinh tế, thước đo chủ yếu của chính trị Mỹ, khá là khích lệ và nạn thất nghiệp xuống mức thấp nhất. Donald Trump một lần nữa đã làm thất bại những dự báo ông sẽ đổ.

Ông đã có thể lao vào cuộc tái tranh cử tổng thống một cách thanh thản nhất là khi đảng Dân Chủ đã chọn ứng viên ra tranh cử là cựu phó tổng thống Joe Biden, một nhân vật không có gì hấp dẫn và không có chương trình tranh cử đặc biệt gì. Donald Trump đã có thể trở lại với việc mà ông thích nhất trong chính trị : chiến dịch tranh cử.

Thế rồi dịch virus corona đến và làm đảo lộn tất cả. Giống như nhiều lãnh đạo chính phủ khác trên thế giới, ông Trump cũng ý thức được mối nguy hiểm rất chậm chạp. Cố tránh hoảng loạn gây thiệt hại cho kinh tế và lãnh đạo trong giai đoạn tranh cử, ông Trump giảm thiểu mối nguy hiểm.

Khi ca Covid-19 đầu tiên được xác nhận trên đất Mỹ ngày 20 tháng Giêng, ông tuyên bố trên kênh truyền hình CNBC rằng vấn đề "hoàn toàn được kiểm soát. Đó là một người đến từ Trung Quốc và chúng tôi đã nắm trong tay tình hình. Tất cả rồi sẽ qua".

Dù gì thì ông Trump đã có các biện pháp tương đối sớm để ngăn dịch lây lan. Ngày 29 tháng Giêng, ông đã cho lập một ủy ban đặc trách điều phối chống dịch virus corona và ban bố tình trạng y tế khẩn cấp. Đến ngày 31 tháng Giêng, sau khi nhiều hãng hàng không Mỹ đã ngừng các chuyến bay, ông ra lệnh cấm vào Mỹ tất cả các hành khách nước ngoài đến từ Trung Quốc. Từ đó đến nay ông Trump vẫn dẫn ra quyết định này để chứng minh đã phản ứng mau lẹ và kiên quyết và rằng "hàng triệu mạng người đã cứu sống nhờ quyết định này».

Thực ra, đóng cửa biên giới chỉ là một phần vì người Mỹ trở về từ Trung Quốc vẫn được nhập cảnh không phải xét nghiệm hay cách ly. Ngoài ra, nước Mỹ không chuẩn bị gì nhiều để đối phó với dịch.

Ông không quan tâm mấy đến bộ máy chính phủ, các báo cáo tình báo và ngoại giao hay khuyến cáo của các chuyên gia. Tổng thống phó thác trước hết vào trực giác của mình và lấy thông tin chủ yếu qua xem truyền hình. Nguồn tin chính của ông là Fox News, kênh truyền hình được ông theo dõi thường xuyên. Ban đầu virus corona được coi như là một chuyện bịa đặt của đảng Dân Chủ và một số hãng truyền thông tự do nhằm phá ông ra tái tranh cử tổng thống.

Cuối tháng Hai, trong một cuộc mít tinh tranh cử tại bang South Carolina, ông Trump đã hài hước chế nhạo : "Giờ đây phe Dân Chủ đang chính trị hóa virus corona. Họ đã định làm cùng với Nga, rồi với trò hề phế truất, nhưng không xong, đó là âm mưu mới của họ".

Ông Trump thực sự ý thức được nguy hiểm của dịch Covid-19 khi thị trường chứng khoán bắt đầu lao dốc đầu tháng 3. Giọng điệu thay đổi hoàn toàn, ngày 11/03, từ phòng Bầu Dục, ông Trump đọc thông điệp quốc gia. Văn bản được soạn thảo gấp cùng cố vấn về vấn đề nhập cứ Stephen Miller và con rể ông, Jared Kushner. Bằng một giọng tẻ nhạt, tổng thống thông báo ngừng các tuyến bay nối với Châu Âu, nhưng vẫn ngoại trừ Anh Quốc. Ông nói rõ sau đó là lệnh cấm không liên quan đến vận chuyển hàng hóa.

Thị trường chứng khoán lại tiếp tục xuống, dịch Covid-19 tiếp tục tăng tốc lây lan. Ông Trump quyết định làm theo cách riêng. Cuối tuần tiếp sau đó, ông xuất hiện với chiếc mũ gắn chữ USA tại cuộc họp báo của ủy ban điều phối chống dịch virus corona. Vị trí này ông không rời bỏ liên tục trong suốt 6 tuần sau đó.

Từ ngày 14/03 đến 24/04, người Mỹ gần như ngày nào cũng theo dõi trực tiếp một màn truyền hình chưa từng có, đan xen gữa thông tin khủng hoảng, bình phẩm chính trị, tham luận khoa học và những cuộc đấu khẩu với truyền thông. Dư luận Mỹ cho rằng nó thể hiện một nước Mỹ đang cuống lên vì dịch.

Trump đối mặt với cuộc khủng hoảng chưa từng có này với việc giành lại lãnh địa thân thuộc nhất với ông là truyền hình. Trên màn hình ông thể hiện tự tin, lạc quan sắp ra khỏi khủng hoảng và như đã thành lệ, ông phản công.

Trung tâm chú ý vẫn là tổng thống Trump. Ông đã biến cuộc họp báo hàng ngày thành diễn đàn tranh cử, dùng nó để biện hộ cho hành động của mình và tự quảng bá. "Tuyệt vời" có là từ ông thốt ra nhiều nhất. Ông nói : "nếu tôi phải tự chấm điểm mình, tôi nghĩ tôi sẽ cho mình điểm 10/10".

Theo ông Trump, Hoa Kỳ sẽ thoát khỏi dịch bệnh tốt hơn bất kỳ nước nào khác trên thế giới, vì các bệnh viện đầy ứ thiết bị y tế, hàng triệu xét nghiệm luôn sẵn sàng và chính quyền của ông đã làm "việc tuyệt vời. Nhưng chính ông vẫn không ngừng đổ lỗi cho chính quyền tiền nhiễm đã làm kho vật tư y tế của nước Mỹ trống rỗng để bây giờ ông và nước Mỹ "ra trận mà không có vũ khí đạn dược trong tay".

 Nhưng đáng ra phải mở rộng quyền của chính phủ liên bang, ban hành các biện pháp đặc biệt, áp đặt các quyết định cần thiết, ông Trump lại quyết định sử dụng quyền đó ít nhất có thể. Giữa lúc cuộc khủng hoảng y tế có quy mô toàn cầu, chính quyền liên bang lại hầu như vắng bóng. Ông chỉ hài lòng với khuyên cáo người dân Mỹ nên ở trong nhà, hạn chế đi lại. Các thống đốc bang và thị trưởng các thành phố lớn tự mình ra các quyết định cần thiết.

Sau ngày 23/4, các cuộc họp báo hàng ngày của tổng thống chấm dứt khi mà lần này ông Trump đã tỏ ngây ngô thực sự khi có ý hỏi sao không cho tiêm hay xịt chất tẩy rửa như nước javel để trị Covid. Các cố vấn của ông thấy các cuộc họp báo bắt đầu làm tổn hại đến uy tín của tổng thống. Từ đó trở đi tổng thống Trump lại trở về với phương thức thông tin quen thuộc : Twitter. Ông muốn sang trang mới là kinh tế để chuẩn bị cho cuộc tái tranh cử tổng thống.

Nhưng với các đối thủ, đợt khủng hoảng dịch này ông Trump đã để lộ ra nhiều phần năng lực yếu kém của một nguyên thủ lãnh đạo cường quốc thế giới. Số lượng nạn nhân tăng cao đến chóng mặt, kinh tế trượt vào suy thoái. Donald Trump tỏ ra yếu thế chưa từng thấy, khi mà chỉ còn vài tháng đến kỳ bầu cử tổng thống. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng có vị tổng thống không giống bất kỳ ai này, một lần nữa lại có thể đứng dậy trong bối cảnh khủng hoảng, điều mà ông luôn biết cách dùng. "Giận dữ, lo lắng và bóp meo thông tin trên mạng đã từng là động lực thăng tiến chính trị của Trump", như nhận xét của nhà phân tích chính trị Michael Kruse, trong một bài viết trên trang mạng Politico gần đây".

Anh Vũ

****************

Mỹ : Tòa tối cao xét xử vụ việc liên quan đến Tổng thống Donald Trump (RFI, 12/05/2020)

Tòa án tối cao Hoa Kỳ hôm 12/05/2020 xét xử vụ kiện chính trị nặng nề nhất trong năm liên quan tới việc tổng thống Donald Trump từ chối chuyển tờ khai thuế và hồ sơ tài chính của ông cho Hạ Viện và một chưởng lý ở New York.

9890472a

Tòa nhà Trump Tower, tại New York, biểu tượng thành công của đế chế Trump. Ảnh chụp ngày 10/11/2016. Reuters/Brendan McDermid

Từ Washington, thông tín viên đài RFI Anne Corpet tường trình :

"Hai phiên tòa, mỗi phiên kéo dài một giờ, dự kiến sẽ diễn ra : Phiên thứ nhất sẽ xem xét yêu cầu của nhiều Ủy ban Hạ Viện theo đó hai ngân hàng và một văn phòng kế toán phải cung cấp các tài liệu về tài chính có liên quan đến việc làm ăn của ông Donald Trump trong giai đoạn 2011-2018. Các dân biểu đảng Dân Chủ đang điều tra về những khoản tài chính đáng ngờ mà các doanh nghiệp của ông Trump đã có thể có được trước khi ông vào Nhà Trắng. Họ đặc biệt muốn biết liệu các tác nhân nước ngoài có thể dùng các hoạt động đầu tư làm phương tiện gây sức ép đối với tổng thống hay không.

Phiên tòa thứ hai liên quan đến yêu cầu của chưởng lý New York, người điều tra vụ một nữ diễn viên phim khiêu dâm được tổng thống trả 130.000 đô la để mua sự im lặng của cô về mối quan hệ mà cô nói là đã có với ông Trump. Từ trước tới nay, ông Donald Trump luôn từ chối cung cấp các tài liệu này. Ông cho rằng một tổng thống không cần tường trình về những việc như vậy. Tư pháp cho rằng ông đã sai và chuyển hồ sơ đến Tòa tối cao. Chín thẩm phán sẽ thảo luận trực tuyến do điều kiện dịch bệnh và sẽ phải đưa ra phán quyết vào tháng Sáu".

Thùy Dương

Published in Quốc tế
vendredi, 08 mai 2020 23:26

Donald Trump trong mắt thế giới

Các cuộc thăm dò mới nhất từ các tổ chức quốc tế lâu đời, uy tín và độc lập hay thuộc các cơ quan truyền thông đã cho thấy sự giảm sút mức độ ủng hộ với tổng thống Donald Trump so với đôi tháng trước. Theo thăm dò của Gallup thì tỉ lệ chấp nhận việc điều hành của Tổng thống Trump hiện nay là 43%, giảm 6 điểm so với hồi giữa tháng Ba là 49%, mức cao nhất mà Trump từng đạt đến. Với thăm dò của Fox News thì sự ủng hộ Tổng thống Trump là 47% so với sự không chấp thuận là 50%, và thăm dò của Reuters/Ipsos thì mức ủng hộ Trump tương đương với Gallup, ở mức 42 %.

trump1

Tỉ lệ ủng hộ Tổng thống Donald Trump của người Mỹ và thế giới ngày càng giảm sút theo các cuộc thăm dò dư luận - Ảnh minh họa

Các cuộc thăm dò tại Mỹ cho thấy rằng Tổng thống Trump chưa từng đạt tỉ lệ ủng hộ quá bán từ người dân Mỹ ở bất cứ cuộc thăm dò nào, chỉ ở tỉ lệ trung bình là 46%, chưa bao giờ đạt đến mức ủng hộ trung bình 53% dành cho các đời tổng thống tiền nhiệm từ năm 1945 cho đến nay. Tuy nhiên tỉ lệ ủng hộ Tổng thống Trump cũng không tụt giảm nhiều nhờ vào sự ủng hộ của nhóm cử tri trung kiên thuộc đảng Cộng hòa hầu như không thay đổi trong hơn ba năm qua, với mức ủng hộ 93% theo thăm dò mới nhất.

Tuy nhiên với thế giới là một câu chuyện khác hẳn khi mức độ tín nhiệm và thiện cảm dành cho tổng thống Hoa Kỳ hiện nay ở mức khá thấp so với tổng thống tiền nhiệm là Tổng thống Barack Obama cũng như giới lãnh đạo thế giới nói chung. Cuộc thăm dò này cũng tách biệt sự tin tưởng dành cho Tổng thống Trump và sự thiện cảm dành cho nước Mỹ, dù có sút giảm nhưng nhìn chung vẫn ở mức tích cực.

Cuộc thăm dò do Pew Research Center (1) thực hiện tại 33 quốc gia, trong đó có nhiều đồng minh lâu đời của Hoa Kỳ cho thấy sự tin tưởng vào Tổng thống Trump là 31% so với Tổng thống Obama là 67% vào năm 2016. Hầu hết các quốc gia chủ chốt tại Châu Âu và Châu Mỹ La-tinh đều đánh giá thấp Tổng thống Trump, đặc biệt tại Đức với tỉ lệ tín nhiệm chỉ ở 13% và tại Mexico là 8%. Một số quốc gia đồng minh lâu đời khác như Anh là 32%, Pháp là 20%, Canada là 28%, Úc 35%, Nhật 36%... Tỉ lệ ủng hộ Tổng thống Trump khá cao ở các quốc gia như Do Thái là 71%, Phi Luật Tân là 77%, Kenya65 % ...

Khi so sánh chỉ riêng năm lãnh đạo các cường quốc hiện nay thì Tổng thống Donald Trump cũng xấp xỉ Chủ tịch Tập Cận Bình ở mức tín nhiệm là 29% và 28%. Thủ tướng Angela Markel của Đức được tín nhiệm cao nhất với tỉ lệ 46%, tổng thống Pháp Emmanuel Macron được 41% và tổng thống Nga Putin được 33%. Tuy nhiên mức độ bất tín nhiệm Tổng thống Trump lại cao hơn cả Chủ tịch Tập Cận Bình ở tỉ lệ 64% so với 43%, nằm cuối bảng trong năm lãnh đạo.

Như nói trên, các cuộc thăm dò cho thấy mức độ tín nhiệm Tổng thống Trump khá thấp nhưng thiện cảm dành cho nước Mỹ vẫn ở tỉ lệ khá tích cực là 53%, cho dù có sút giảm so với thời Tổng thống Obama là 64%. Điều này cũng đúng tại Châu Á trong sự chọn lựa giữa hai siêu cường quốc là Hoa Kỳ và Trung Quốc, cũng như giữa hai cấp lãnh đạo là Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình.

Sáu quốc gia chính trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương được thăm dò đều nghiêng về Hoa Kỳ so với Trung Quốc theo tỉ lệ ủng hộ là 68% tại Nhật, 77% tại Nam Hàn, 60% tại Ấn Độ, 80% tại Phi Luật Tân, 50% tại Úc và 42% tại Indonesia. Danh sách cuộc thăm dò này không có Việt Nam cùng các quốc gia Châu Á khác, tuy nhiên thăm dò cũng của Pew Research Center vào tháng 6 năm 2017 cho thấy tỉ lệ người dân Việt Nam nghiêng về Hoa Kỳ là 84%, cao nhất Châu Á và cả các quốc gia trên thế giới trong các cuộc thăm dò.

Khi tách biệt mức độ tin tưởng vào Tổng thống Donald Trump xuống thấp thì tỉ lệ này cũng giảm theo tỉ lệ chung của các quốc gia trên thế giới vừa kể bên trên như 36% tại Nhật, 35% tại Úc, 30% tại Indonesia..., nhưng vẫn giữ mức độ cao tại Phi Luật Tân với77 % và Ấn Độ 56%.

Điểm chung trong cuộc thăm dò này là sự tín nhiệm của thế giới dành cho cả Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình đều rất thấp khi có đến 18 trong số 33 quốc gia cho thấy không tin tưởng Trump hay Tập trên chính trường thế giới, kể cả người dân Mỹ. Chỉ có Phi Luật Tân và một số nước Châu Phi là tín nhiệm cả Trump lẫn Tập Cận Bình với tỉ lệ trên dưới 40%.

Dù không ảnh hưởng trực tiếp vào chính trường Hoa Kỳ nhưng sự ủng hộ và mức độ tín nhiệm của thế giới có thể cho thấy uy tín, khả năng cùng chính sách đối ngoại của tổng thống Donald Trump trong mắt người dân và trên chính trường thế giới hiện nay được đánh giá và nhìn nhận như thế nào.

Nhã Duy

(08/05/2020

Chú thích :

(1) Pew Research Center là một tổ chức "think tank" độc lập, phi đảng phái và phi lợi nhuận đặt tổng hành dinh tại Washington D.C. Đây là cơ quan chuyên nghiên cứu và thăm dò về các vấn đề và xu hướng tại Hoa Kỳ và thế giới qua các cuộc thăm dò đại chúng và phân tích dữ liệu khoa học. Thăm dò cùng các số liệu của Pew đã được nhiều quốc gia và các tổ chức khắp thế giới sử dụng nhằm điều chỉnh và thay đổi các giải pháp, chính sách dựa theo ý kiến đại chúng.

Published in Diễn đàn

WHO yêu cầu Bắc Kinh cho tham gia điều tra nguồn gốc Covid-19 (RFI, 02/05/2020)

Đại dịch Covid-19 từ Vũ Hán, Trung Quốc, lan ra toàn thế giới, khiến hơn 230.000 người chết, hơn một nửa dân cư địa cầu bị phong tỏa. Nhiều quốc gia, trước hết là Hoa Kỳ, cáo buộc Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) bao che cho Trung Quốc, khiến thế giới lâm vào thế bị động trước nguy cơ đại dịch virus corona mới. Ngày 01/05/2020, WHO kêu gọi Trung Quốc cho tham gia điều tra nguồn gốc dịch bệnh.

cov1

Logo của Tổ chức Y Tế Thế Giới WHO tại trụ sở ở Geneve, Thụy Sỹ, ngày 30/01/2020. Reuters - Denis Balibouse

Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) dẫn lại thông báo của phát ngôn viên Tổ Chức Y Tế Thế Giới Tarik Jasarevic, theo đó "WHO mong muốn phối hợp với các đối tác quốc tế và theo lời mời của chính phủ Trung Quốc, để tham gia vào cuộc điều tra về nguồn gốc" của đại dịch Covid-19. WHO cho biết thêm là cho dù "hiện tại đã có một số nghiên cứu đang diễn ra nhằm hiểu rõ hơn về nguồn gốc bệnh dịch tại Trung Quốc, bao gồm các trường hợp đầu tiên có triệu chứng nhiễm virus tại Vũ Hán, và vùng phụ cận, trong giai đoạn cuối năm 2019", nhưng Tổ Chức Y Tế Thế Giới này đã không hề được tham gia vào các nghiên cứu nào tại Trung Quốc. 

Trong điện thư trả lời VOA, người phát ngôn WHO cũng nhấn mạnh rằng các điều tra là rất quan trọng, cho phép đối phó tốt hơn với các bệnh dịch mới trong tương lai. Phát ngôn viên của Tổ Chức Y Tế Thế Giới cũng nhắc lại khả năng virus corona mới xuất phát từ loài dơi, có thể được truyền đến người thông qua một động vật trung gian khác, có nhiều tiếp xúc hơn với con người.

Trước đó, hôm 30/04, đại diện của WHO tại Trung Quốc, bác sĩ Gauden Galea đã đưa ra một phát biểu được một số nhà quan sát đánh giá là hiếm có trong quan hệ giữa WHO và Trung Quốc, khi khẳng định WHO đã "không được Bắc Kinh mời" tham gia vào các cuộc điều tra về nguồn gốc đại dịch.

Khả năng Bắc Kinh xóa bỏ "bằng chứng trong phòng thí nghiệm"

Trong thời gian gần đây, lãnh đạo một số quốc gia tỏ ý nghi ngờ, thậm chí tố cáo Trung Quốc không minh bạch về nguồn gốc của dịch Covid-19. Ngày 30/04, tổng thống Mỹ Donald Trump lần đầu tiên nói có bằng chứng về virus gây bệnh Covid-19 thoát ra từ một cơ sở thí nghiệm tại thành phố Vũ Hán, nhưng không đưa ra chi tiết. Khả năng virus thoát ra từ phòng thí nghiệm là điều mà chính quyền Bắc Kinh thường xuyên cực lực bác bỏ.

Hiện tại, nguồn gốc trực tiếp của virus khiến dịch bùng lên tại Vũ Hán vẫn hoàn toàn bí ẩn. Báo mạng Anh The Daily Telegraph hôm nay, 02/05, cho biết hiện có trong tay tài liệu dài 15 trang, do một số quốc gia phương Tây soạn thảo, tố cáo chính quyền Bắc Kinh "đã xóa bỏ hay phá hủy các bằng chứng" về nguồn gốc và diễn biến của bệnh dịch, bao gồm "các bằng chứng trong phòng thí nghiệm".

Về phía Trung Quốc, báo South China Morning Post hôm nay dẫn lại thông tin từ báo chí chính thức Trung Quốc, yêu cầu Washington minh bạch một số nghiên cứu bí mật về virus trong phòng thí nghiệm, cũng như công khai các phản ứng đầu tiên của chính quyền Mỹ trước dịch bệnh Covid-19.

Nhóm Five Eyes điều tra về các chuyên gia virus corona 

Vẫn liên quan đến mối nghi ngờ xung quanh khả năng virus thoát ra khỏi phòng thí nghiệm tại Vũ Hán, từ hai ba hôm nay, trên các mạng xã hội lan truyền tin đồn về việc nhà nghiên cứu hàng đầu về virus corona ở loài dơi, bà Thạch Chính Lệ (Shi Zhengli) đã đào thoát khỏi Trung Quốc, và hiện xin tị nạn tại đại sứ quán Mỹ ở Paris, cùng với hàng ngàn trang tài liệu.

Chiều hôm nay, 02/05, báo Hồng Kông South China Morning Post dẫn thông tin báo nhà nước Trung Quốc cho hay chuyên gia về virus corona Thạch Chính Lệ khẳng định trên mạng WeChat cùng ngày là bà cùng gia đình vẫn đang ở tại Trung Quốc. Các cơ quan tình báo trong nhóm Five Eyes (Mỹ, Anh, Canada, Úc và New Zealand) đang tập trung hướng điều tra vào vai trò của các nhà khoa học hàng đầu Trung Quốc về virus corona, trong đó có bà Thạch Chính Lệ, người thường được mệnh danh là "bà dơi" (batwoman).

Trọng Thành

******************

Virus corona : Trump nói ông 'tìm thấy bằng chứng virus bắt nguồn từ phòng thí nghiệm Trung Quốc' (BBC, 01/05/2020)

Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như đang phá đám các cơ quan tình báo của chính mình bằng cách tuyên bố ông đã thấy bằng chứng virus corona có nguồn gốc trong một phòng thí nghiệm Trung Quốc.

cov2

Trump nói ông 'tìm thấy bằng chứng virus bắt nguồn từ phòng thí nghiệm Trung Quốc'

Trước đó, văn phòng của giám đốc cơ quan tình báo quốc gia Hoa Kỳ cho biết họ vẫn đang điều tra nguồn gốc của virus.

Nhưng văn phòng này cho biết họ đã xác định Covid-19 "không phải là do nhân tạo hay biến đổi gen".

Trung Quốc đã bác bỏ giả thuyết virus xuất phát từ phòng thí nghiệm và chỉ trích phản ứng của Mỹ đối với Covid-19.

Kể từ khi xuất hiện lần đầu ở thành phố Vũ Hán của Trung Quốc vào cuối năm ngoái, virus corona được xác nhận đã lây nhiễm 3,2 triệu người và giết chết hơn 230.000 người.

Tổng thống Trump nói gì ?

Tại Nhà Trắng hôm thứ Năm, ông Trump được một phóng viên hỏi : "Ông có thấy bất cứ điều gì vào thời điểm này khiến ông thực sự tin rằng Viện Virus học Vũ Hán là nguồn gốc của virus này ?"

"Vâng, tôi có. Vâng, tôi có", tổng thống nói, mà không nói chi tiết. "Và tôi nghĩ Tổ chức Y tế Thế giới nên xấu hổ vì bản thân họ giống như một cơ quan quan hệ công chúng cho Trung Quốc".

Sau đó, khi được đề nghị làm rõ nhận định của mình, ông nói : "Tôi không thể nói với quý vị điều đó. Tôi không được phép nói với qúy vị điều đó".

Ông cũng nói với các phóng viên : "Liệu họ [Trung Quốc] đã phạm sai lầm, hay liệu việc này đã bắt đầu như một sai lầm và sau đó họ đã phạm phải một sau lầm khác, hay ai đó đã cố tình làm gì đó ?

"Tôi không hiểu vì sao mà mọi người không được phép vào phần còn lại của Trung Quốc, nhưng họ được phép vào phần còn lại của thế giới. Điều đó thật tồi tệ, đó là một câu hỏi khó để họ có thể trả lời".

Tờ New York Times đưa tin hôm thứ Năm rằng các quan chức cấp cao của Nhà Trắng đã yêu cầu cộng đồng tình báo Hoa Kỳ điều tra xem virus có xuất phát từ phòng thí nghiệm của Vũ Hán hay không.

Các cơ quan tình báo cũng đã được giao nhiệm vụ xác định xem Trung Quốc và WHO có giấu thông tin về virus từ ban đầu hay không, các quan chức giấu tên nói với NBC News hôm thứ Tư.

Giám đốc tình báo nói gì ?

Trong một tuyên bố công khai hiếm hoi, Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia, nơi giám sát các cơ quan tình báo Hoa Kỳ, cho biết hôm thứ Năm, họ đồng tình với "sự đồng thuận khoa học rộng rãi" về nguồn gốc tự nhiên của Covid-19.

"[Cộng đồng tình báo] sẽ tiếp tục kiểm tra nghiêm ngặt các thông tin để xác định xem liệu dịch bệnh bắt đầu do tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh hay đó là kết quả của một vụ tai nạn tại phòng thí nghiệm ở Vũ Hán".

Đó là phản ứng rõ ràng đầu tiên từ tình báo Mỹ lật tẩy các thuyết âm mưu - cả từ Mỹ và Trung Quốc - rằng virus corona là vũ khí sinh học.

Nhưng khả năng virus corona có thể vô tình bị rò rỉ từ một cơ sở nghiên cứu vẫn chưa được chứng minh.

Bối cảnh

Ông Trump gần đây đã leo thang cuộc chiến ngôn từ với Trung Quốc về đại dịch sau những gì các quan chức trong chính quyền của ông mô tả là một thỏa thuận đình chiến với Bắc Kinh.

Hôm thứ Tư, ông nói Trung Quốc muốn ông thất bại khi tái tranh cử vào tháng 11.

Ông Trump trước đây đã cáo buộc các quan chức Trung Quốc che giấu virus từ sớm và nói rằng họ có thể đã ngăn chặn căn bệnh này lây lan.

Ông đã có các chỉ trích tương tự với WHO và rút tiền tài trợ của Hoa Kỳ cho cơ quan này.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trong khi đó, đã cáo buộc chính quyền Trump cố gắng đánh lạc hướng khỏi các vấn đề của chính họ trong giải quyết cuộc khủng hoảng.

Một phát ngôn viên của Bộ này cũng đã nhiều lần thúc đẩy ý tưởng - không có bằng chứng - rằng Covid-19 có thể có nguồn gốc từ Mỹ.

Theo Washington Post, chính quyền Trump đang tìm cách trừng phạt tài chính Trung Quốc. Các cuộc thảo luận bao gồm cho phép chính phủ Hoa Kỳ kiện đòi Trung Quốc bồi thường thiệt hại hoặc hủy bỏ nghĩa vụ nợ.

Chiến tranh tuyên truyền Mỹ-Trung

Phân tích của Barbara Plett-Usher

Đây là tuyên bố dứt khoát đầu tiên về vấn đề này từ các cơ quan tình báo Hoa Kỳ. Nó bác bỏ những lý thuyết âm mưu cực đoan nhất về nguồn gốc của đại dịch - rằng người Trung Quốc đã phát triển và thả virus corona ra như một vũ khí sinh học.

Nhưng nó không loại trừ khả năng virus này đã vô tình bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm Vũ Hán nơi nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm.

Đặc biệt, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã nói về kịch bản đó, kêu gọi Trung Quốc cho phép các chuyên gia bên ngoài vào cơ sở nghiên cứu này, và đặt câu hỏi về an toàn phòng thí nghiệm ở các khu vực khác của đất nước. Chính phủ Trung Quốc nói rằng bất kỳ cáo buộc như vậy là không có cơ sở và bịa đặt

Khiếu nại và phản bác về nguồn gốc của virus là một phần của cuộc chiến tuyên truyền về việc xử lý khủng hoảng virus corona của Trung Quốc.

Nhưng họ cũng phản ánh sự thất vọng của Mỹ với Trung Quốc vì không chia sẻ thêm dữ liệu về việc đại dịch đã tiến triển thế nào

Published in Quốc tế

Tuần trước, Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ ngừng cấp tiền cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong khi chính quyền của ông xem xét các hành động của tổ chức này.

fight1

Ảnh : Lời kêu gọi Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus từ chức đến nay đã xấp xỉ 1 triệu người ký tên, mặc dù trang này bị chặn ở Việt nam và Trung quốc

Ông cáo buộc WHO quản lý yếu kém và che đậy sự lây lan của virus corona sau khi nó xuất hiện ở Trung Quốc và đã không ép Trung Quốc cần phải minh bạch hơn.

Điều này diễn ra trong bối cảnh Hoa Kỳ có nhiều ca mắc Cúm Vũ Hán nhất và số người chết cao nhất thế giới hiện nay, với chính Tổng thống Trump hứng chịu chỉ trích vì cách xử lý đại dịch.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi quyết định của ông Trump đã thu hút sự chỉ trích rộng rãi từ cả trong và ngoài nước, bao gồm Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ, Tổng Giám đốc WHO, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, các nhà tài trợ lớn, các chuyên gia y tế và các đồng minh Châu Âu đã cam kết tiếp tục ủng hộ cho WHO vào thời điểm đầy khó khăn này.

Trung Quốc, nước mà nhiều người coi là mục tiêu thực sự của cuộc tấn công của ông Trump, cũng đã phản ứng nhanh chóng và quyết liệt.

Tân Hoa Xã đã thể hiện sự phẫn nộ rõ nét nhất trong quyết định của ông Trump, đồng thời tránh đề cập đến những điều mà ông phàn nàn về Trung Quốc.

"Trong cuộc chiến toàn cầu chống lại đại dịch này, WHO rất cần các quỹ để phát triển vắc-xin, cung cấp đồ bảo hộ cá nhân và hỗ trợ cho các nước kém phát triển hơn", Tân Hoa Xã nói.

"Vào thời điểm quan trọng này, Hoa Kỳ không chỉ không đóng góp cho nỗ lực này mà họ còn ngưng hỗ trợ WHO, hành vi xấu như vậy đi ngược lại các nguyên tắc nhân đạo".

Các nhà bình luận cũng tham gia, chẳng hạn như Tống Lỗ Trịnh, sống ở Pháp nhưng làm việc như một nhà nghiên cứu tại Đại học Phục Đán ở Thượng Hải :

"Khi Trung Quốc vẫn tự chống dịch, WHO đã ca ngợi Trung Quốc về các biện pháp tích cực của họ và khuyến nghị thế giới nên học hỏi. Điều này làm cho một số chính trị gia và truyền thông ở Châu Âu và Mỹ không hài lòng, bởi vì nó không phù hợp với các giá trị và cách diễn giải của họ",

"Đối với Hoa Kỳ, nếu họ có thể phá bỏ WHO thì điều đó là bác bỏ hiệu lực về kinh nghiệm chống dịch của Trung Quốc và họ đã thành công trong việc đẩy trách nhiệm của họ sang cho người khác". ông Tống Lỗ Trịnh viết.

Tôn Vận, nhà nghiên cứu cao cấp và cũng là Giám đốc Chương trình nghiên cứu Trung Quốc tại Trung tâm Stimson ở Washington DC, đưa ra nhận xét :

"Một số quyết định của WHO về Cúm Vũ Hán mà mọi người đã nghi ngờ bao gồm kêu gọi các quốc gia khác đừng phản ứng quá mức với Cúm Vũ Hán vào tháng 2 và quyết định của họ về việc hoãn gọi đây là đại dịch toàn cầu. Chúng tôi không biết liệu các quyết định này có động cơ chính trị không, nhưng chúng đã trùng lặp với lập trường của Trung Quốc nhiều tới mức rằng sự nghi ngờ là hợp lý", Tôn Vận đã nói với tôi trong một cuộc phỏng vấn.

Đúng là Trung Quốc đã có mối quan hệ làm việc rất tốt với Tedros Adhanom Ghebreyesus, đương kim Tổng Giám đốc WHO.

Ông đã đến Bắc Kinh vào ngày 28 tháng 1 và gặp Chủ tịch Tập Cận Bình. Trong một bài phát biểu tại Geneva vào ngày hôm sau, ông đã ca ngợi ông Tập vì sự lãnh đạo của ông, gọi đó là chuyện hiếm, và đánh giá cao những nỗ lực của Trung Quốc :

"Trung Quốc đã xác định mầm bệnh trong thời gian kỷ lục và chia sẻ nó ngay lập tức, điều này dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của các công cụ chẩn đoán. Họ hoàn toàn cam kết về tính minh bạch, cả bên trong lẫn bên ngoài", ông Tedros nói.

Nhiều người sẽ chỉ ra rằng Trung Quốc có thể đã chia sẻ thông tin với WHO, nhưng Bắc Kinh đã không thông báo cho người dân của mình đủ sớm về mức độ nghiêm trọng của virus vào tháng Một.

Thay vào đó, họ khiển trách những người cố gắng đưa ra cảnh báo, bịt miệng các bác sĩ muốn thông báo các ca từ bệnh viện và làm dịu đi cuộc khủng hoảng để rồi mọi người đã bị thiếu chuẩn bị cho những gì sắp xảy ra.

Thiếu minh bạch là một trong những lời chỉ trích nhắm vào Trung Quốc, bao gồm cả số người chết. Một số cơ quan truyền thông của chính Trung Quốc đã thực hiện phóng sự dẫn nguồn là nhân viên y tế về báo cáo thiếu về số ca chết do Cúm Vũ Hán.

Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà vài ngày sau tuyên bố của ông Trump, Trung Quốc đã sửa đổi số người chết ở Vũ Hán thành 3.869, tăng 50%. Trung Quốc khẳng định điều này là do báo cáo thiếu thay vì che giấu.

Nhưng Tổng thống Trump không thấy ấn tượng. "Rất nhiều điều kỳ lạ đang xảy ra nhưng có rất nhiều cuộc điều tra đang diễn ra, và chúng tôi sẽ tìm ra", ông nói.

Chính phủ Pháp và Anh cũng đã đặt câu hỏi về cách xử lý dịch bệnh của Trung Quốc.

Tôn Vận từ Trung tâm Stimson không nghĩ rằng Trung Quốc sẽ hợp tác dưới bất kỳ hình thức điều tra nào về hành vi của mình, nhưng "sẽ có việc rà soát lại lập trường, các tuyên bố, sự không nhất quán và chính sách của Trung Quốc để đưa ra kết luận về những gì Trung Quốc đã làm sai".

Điều này không phụ thuộc vào sự hợp tác của Trung Quốc, bà Tôn Vận đã nói với tôi trong một cuộc phỏng vấn.

Vụ việc liên quan tới WHO chỉ là một trong chuỗi các cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong thời gian gần đây.

Vương Lập Tư, giáo sư tại Trường Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Bắc Kinh, dự báo tương lai của mối quan hệ song phương đang đi đến một giai đoạn đầy bão tố.

"Sự ngờ vực của chúng tôi với Hoa Kỳ và không thích Hoa Kỳ đã đạt đến một mức độ chưa từng thấy kể từ khi chúng tôi thiết lập quan hệ ngoại giao cách đây 41 năm", ông Wang nói trong một bài giảng gần đây.

So với các vụ việc gồ ghề khác, ông Vương nhận xét, thì lần này đã đi quá xa đụng chạm vào những lĩnh vực khác rộng hơn, mang nhiều cảm xúc hơn và ăn sâu hơn vào dư luận.

Tôn Vận từ Trung tâm Stimson ở Washington DC cũng nhìn thấy hướng tiêu cực đó.

"Tôi sẽ nói cả hai bên đều có trách nhiệm. Trung Quốc đã cố đổ lỗi cho virus do Hoa Kỳ (một số người Trung Quốc vẫn nói vậy) và cố gắng sử dụng cơ hội để bảo vệ tính chính danh và thậm chí là ưu việt của hệ thống chính trị Trung Quốc. Và rằng sức mạnh mềm, kết hợp với chính sách ngoại giao đanh thép, đã không được nhìn nhận tích cực ở Hoa Kỳ", Tôn Vận nói.

Tuy nhiên, bà cảm thấy rằng một khi Hoa Kỳ và Trung Quốc đã thành công trong việc kiểm soát Cúm Vũ Hán, một số yếu tố rạn nứt sẽ được loại bỏ và hai bên có thể nhìn về mối quan hệ ổn định hơn.

Nhưng ông Vương Lập Tư từ Đại học Bắc Kinh thì kém lạc quan hơn nhiều.

"Trong tương lai, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ đầy căng thẳng và xung đột, không có nhiều cơ hội để thỏa hiệp và điều chỉnh. Khi một cuộc cạnh tranh toàn diện trở thành đối đầu hoàn toàn, kịch bản Bẫy Thucydides không thể bị loại trừ", ông Wang nói.

Về thuật ngữ "Bẫy Thucydides" có thể hiểu khái niệm qua một câu nổi tiếng của sử gia cổ đại Hy Lạp Thucydides rằng "Điều khiến cuộc chiến trở nên không thể tránh khỏi là sự phát triển sức mạnh của Athens và nỗi sợ hãi mà điều đó gây ra ở Sparta". Điều này có vẻ như đang xảy ra giữa các cường quyền thế giới hiện nay là Mỹ và Trung quốc.

"Đó sẽ là một viễn cảnh đen tối. Nếu đại dịch cho ta bài học gì thì có thể nói là virus sẽ giết chết bất kể người ta quốc tịch gì, ý thức hệ và niềm tin gì, và điều quan trọng hơn là các quốc gia chia sẻ thiện chí cũng như kiến thức, kinh nghiệm và chuyên môn, và bảo vệ toàn thể nhân loại".

"Trung Quốc và Hoa Kỳ nên đi đầu trong nỗ lực này thay vì phá hủy dần bất kỳ điểm chung nào", ông Vương Lập Tư nói .

Nhiều quốc gia và tổ chức tiếp tục củng cố cơ sở pháp lý để kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế

fight2

Ảnh : Thủ tướng Úc Scott Morrison đã dành cả tối 21/4 để gọi cho các nhà lãnh đạo Mỹ, Pháp và Đức để thúc đẩy một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc virus Cúm Vũ Hán

Viện nghiên cứu chiến lược Henry Jackson Society của Anh cho rằng Trung Quốc có thể bị kiện ra tòa án quốc tế dựa trên 10 điều mục của luật quốc tế với khoản tiền bồi thường lên đến 6,5 ngàn tỷ USD.

Trong đó bao gồm những vi phạm về Quy định y tế quốc tế (International Health Regulations) vốn được củng cố từ thời dịch SARS bùng phát năm 2005 mà Trung Quốc cũng đã che giấu quy mô thực.

Thiệt hại này chỉ được tính riêng trong các nước G7 khi các chính phủ phải tung ngân sách hỗ trợ người dân thực hiện những biện pháp cách ly cộng đồng, qua đó làm đình trệ kinh tế toàn cầu.

Báo cáo dài 40 trang chỉ ra rằng : Trong một kịch bản đại dịch toàn cầu, việc quan trọng là phải báo cáo tức thời. Để kiểm soát sự lây lan của virus, hành động nhanh chóng dựa trên thông tin chính xác là điều bắt buộc.

Cộng đồng thế giới đã thiết lập ra những Quy định y tế quốc tế với yêu cầu các quốc gia cung cấp thông tin một cách mau chóng, chính xác và đầy đủ về diễn biến của những dịch bệnh đang bùng phát.

Nghiên cứu này đã chứng minh một cách thuyết phục rằng trong những phản ứng đầu tiên đối với dịch bệnh, Vũ Hán và Hồ Bắc đã vi phạm các Quy định quốc tế. Trách nhiệm rõ ràng thuộc về chế độ cầm quyền ở cấp bậc cao nhất – tức Đảng cộng sản Trung Quốc.

Think Tank của Anh sẽ gia nhập một nhóm ngày càng lớn các tổ chức phương Tây thu thập bằng chứng và dữ kiện để kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế. Có thể thấy rằng thiệt hại của các nước G7 có một phần rất lớn vì 2 lí do :

- Trung Quốc đã chậm công bố dịch dẫn đến người bệnh trong nước tự do đi lại, lây nhiễm cho toàn cầu.

- Trung Quốc đã che giấu các số liệu thực sự về số người bệnh và tử vong, dẫn đến việc không thể nào đưa ra những mô hình dịch tễ chính xác nhằm áp dụng chính sách phản ứng phù hợp.

Có thể thấy rằng các nước phương Tây, dù không tin vào số liệu từ Trung Quốc, đã không thể ngờ quy mô che giấu lại lớn đến như vậy. Thủ tướng Anh Boris Johnson đã đầy giận dữ tuyên bố rằng con số thực ở Trung Quốc phải gấp 15 đến 40 lần những gì được họ thông báo.

Các nghị sĩ Cộng hòa tại lưỡng viện Quốc hội Mỹ sẽ tiến hành "một cuộc điều tra sâu rộng" về cách thức WHO và Trung Quốc ứng phó Cúm Vũ Hán.

NBC News dẫn thông tin từ một quan chức Ủy ban An ninh Nội địa Thượng viện Mỹ cho biết, ngày 14/4, Chủ tịch Ủy ban này, ông Ron Johnson cùng một số thượng nghị sỹ khác đã gửi thư cho Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus để thông báo về việc này.

Theo vị quan chức này, đây "là bước đi đầu tiên" trong quá trình điều tra của Ủy ban An ninh Nội địa Thượng viện Mỹ. Cũng trong bức thư nói trên, ông Ron Johnson và các thượng nghị sỹ đã yêu cầu "những thông tin liên quan đến việc WHO đã thất bại và chậm trễ trong việc ứng phó với dịch Cúm Vũ Hán".

Cuộc điều tra trên cũng sẽ tập trung vào một số khía cạnh khác trong đợt dịch Cúm Vũ Hán. Cụ thể, tại sao Cơ quan Dự trữ Chiến lược Mỹ "không chuẩn bị tốt hơn" để phòng chống dịch. Tổng thống Trump đã chỉ trích người tiền nhiệm vì đã không dự trữ đủ các trang thiết bị y tế cần thiết cho việc này.

Trước đó, Ủy viên Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ Todd Young cũng đã viết thư cho Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đề nghị ông tham gia vào phiên điều trần tại Thượng viện Mỹ "vào thời điểm thích hợp". Ông Young cũng ký tên vào bức thư yêu cầu điều tra của Ủy ban An ninh Nội địa Thượng viện Mỹ.

Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Josh Hawley ngày 14/4 đệ trình một dự luật trong đó yêu cầu chỉ rõ "trách nhiệm của các bên khiến Cúm Vũ Hán trở thành đại dịch trên toàn cầu". Ông Hawley cũng tham gia cùng Thượng nghị sỹ Tom Cotton công bố một điều luật "cho phép Tổng thống áp lệnh trừng phạt các quan chức nước ngoài tìm cách ngăn chặn hoặc bóp méo thông tin về khủng hoảng y tế công trên toàn thế giới".

Ủy ban Giám sát Hạ viện Mỹ cũng đã gửi thư tới Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus yêu cầu ông cung cấp thông tin về mối quan hệ giữa WHO và Trung Quốc và cáo buộc WHO đã hỗ trợ Trung Quốc "phát tán những thông tin tuyên truyền độc hại trong dịch bệnh Cúm Vũ Hán".

Cùng lúc đó, Bộ Ngoại giao Úc cũng kêu gọi tiến hành cuộc điều tra độc lập nhằm đánh giá phản ứng toàn cầu đối với đại dịch Cúm Vũ Hán, bao gồm các xử lý khủng hoảng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung Quốc.

Ngoại trưởng Úc Marise Payne nhấn mạnh tầm quan trọng của một cuộc điều tra độc lập về phản ứng đầu tiên của Trung Quốc khi dịch Cúm Vũ Hán mới bùng phát ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc cuối năm ngoái.

"Chúng ta cần biết nhiều thông tin chi tiết và một cuộc điều tra độc lập sẽ giúp chúng ta xác định nguồn gốc của virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh Cúm Vũ Hán, cách xử lý khủng hoảng và chia sẻ thông tin", bà Payne nói với đài ABC ngày 19.4.

Bà Payne cho biết thêm bà tin rằng những vấn đề phát sinh liên quan đến đại dịch Cúm Vũ Hán có thể làm thay đổi mối quan hệ Úc-Trung Quốc "theo một cách nào đó", nhất là khi bà lo ngại sâu sắc về sự minh bạch thông tin của chính quyền Trung Quốc.

Cùng ngày, Bộ trưởng Y tế Úc Greg Hunt lên tiếng ủng hộ lời kêu gọi tiến hành cuộc điều tra độc lập. Ông Hunt lưu ý Úc đã đạt được thành công trong việc hạn chế sự lây lan của đại dịch Cúm Vũ Hán, một phần là nhờ vào việc không tuân thủ khuyến nghị của WHO, theo AFP.

Hoàng Trung (Hà Nội)

Nguồn : Thoibao.de, 24/04/2020

Published in Diễn đàn

Tổng thống Trump tuyên bố tạm chấm dứt mọi chương trình nhập cư (VOA, 21/04/2020)

Tổng thống Trump hôm thứ Hai cho biết ông sẽ ký một sắc lệnh hành pháp để tạm đình chỉ tất cả các chương trình nhập cư vào Mỹ để đối phó với đại dịch corona và bảo vệ công ăn việc làm của người Mỹ.

my1

Tổng thống Donald Trump tham gia thảo luận bàn tròn về vấn đề nhập cư và an ninh biên giới tại Trạm kiểm soát Biên giới ở Calexico, California, ngày 5/4/2019. (AP Photo/Jacquelyn Martin) - Ảnh tư liệu

Qua quyết định được ông loan báo trên trang Twitter, Tổng thống Trump đã viện cuộc khủng hoảng y tế và hệ quả kinh tế của đại dịch để đạt được mục tiêu chính sách dài hạn của ông là hạn chế di dân, theo hãng tin Reuters.

Quyết định này đã lập tức bị một số nhân vật đảng Dân chủ lên án, họ cáo buộc ông Trump là tìm cách đánh lạc hướng để công chúng khỏi chú ý tới cách đáp ứng trễ nãi và sai lầm của ông Trump trước dịch Covid-19.

Ông Trump nói ông hành động để bảo vệ người lao động Mỹ. Hàng triệu người đang lâm vào cảnh thất nghiệp sau khi các công ty sa thải nhân viên trong cuộc phong tỏa trên toàn quốc để chặn sự lây lan của dịch Covid-19.

Ông Trump viết trên Twitter :

"Trước sự tấn công của kẻ thù vô hình, và nhu cầu bảo vệ công việc của các công dân Mỹ TUYỆT VỜI của chúng ta, tôi sẽ ký một sắc lệnh hành pháp để tạm thời đình chỉ nhập cư vào Hoa Kỳ".

Tòa Bạch ốc không cung cấp thêm thông tin về lý do sau quyết định, cũng như về thời điểm và cơ sở pháp lý của quyết định đó.

Bà Amy Klobuchar, cựu ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ phản ứng trên trang Twitter :

"Giữa lúc đất nước chúng ta đang chiến đấu với đại dịch, khi mà các công nhân đang đánh cuộc với mạng sống của mình, Tổng thống lại tấn công người nhập cư và đổ lỗi cho những người khác về sự thất bại của chính ông."

Các chương trình nhập cư vào Mỹ về phần lớn đã bị đình chỉ qua các biện pháp siết chặt biên giới và lệnh cấm các chuyến bay được ban hành giữa lúc virus Covid-19 lây lan trên toàn cầu.

Nhưng vấn đề người nhập cư vẫn là đề tài thu hút sự chú ý của các thành phần ủng hộ Tổng thống Trump.

Tổng thống Trump đã trở thành ông chủ của Tòa Bạch ốc hồi năm 2016 một phần nhờ lời hứa của ông là sẽ hạn chế nhập cư bằng cách xây một bức tường ở biên giới Hoa Kỳ với Mexico. Chính quyền của ông Trump đã dành ba năm đầu tiên trong nhiệm kỳ Tổng Thống của ông để trấn áp thành phần nhập cư bất hợp pháp cũng như di dân hợp pháp vào Mỹ.

*****************

Covid-19 : Với hơn 40.000 người chết, Mỹ chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm (RFI, 20/04/2020)

Thêm 1.997 người thiệt mạng vì virus corona tại Hoa Kỳ trong ngày hôm qua (19/04/2020) theo báo cáo của đại học Johns Hopkins. Mỹ vượt ngưỡng 40.000 ca tử vong trong số gần 760.000 ca lây nhiễm. Căng thẳng gia tăng giữa chính quyền Trump và thống đốc tại nhiều bang chung quanh quyết định dỡ bỏ lệnh phong tỏa.

my2

Bãi biển ở Florida, Hoa Kỳ được mở cửa trở lại vào ngày Chủ nhật 19/04/2020. Reuters/Sam Thomas

Dù đang trong tâm dịch, nhiều cuộc biểu tình tiếp diễn tại Hoa Kỳ đòi chính quyền địa phương dỡ bỏ lệnh phong tỏa. Sau Texas hay Ohio, đến lượt hàng ngàn người tại các bang Washington hay Colorado hôm Chủ Nhật 19/04/2020 tập hợp trước trụ sở của chính quyền đòi cửa hàng, trung tâm thương mại hay các địa điểm giải trí phải được hoạt động trở lại. Đòi hỏi chấm dứt lệnh phong tỏa nói trên được tổng thống Trump ủng hộ. Trong lúc đó, trái ngược hẳn với New York, bang Florida đã mở lại các bãi biển cho dân chúng.

Thông tín viên Loubna Anaki từ New York cho biết thêm :

"Hình ảnh đã được phát đi trên các đài truyền hình Mỹ trong hai ngày cuối tuần. Hàng trăm người tụ tập trên một bãi biển ở Jacksonville. Người thì thả bộ, một số khác chạy nhảy, đạp xe hay tắm biển mà không hề giữ khoảng cách an toàn. Florida đã mở lại các bãi biển cho người dân. Thống đốc bang này giải thích mọi người cần tập thể thao và hít thở không khí trong lành. Tại bang Texas, dân cư lại có thể đến tham quan các khu công viên trong lúc thống đốc bang này cho biết đang chuẩn bị kế hoạch dỡ bỏ lệnh phong tỏa để các sinh hoạt được sớm trở lại bình thường. Lập trường này đi ngược lại hoàn toàn so với các quyết định ở bang New York hay New Jersey. Tại đây, bãi biển, bể bơi công cộng đều sẽ đóng cửa suốt cả mùa hè này .

Khác biệt nói trên càng làm lộ rõ là nước Mỹ thiếu một chính sách chung đối phó với khủng hoảng ngay từ đầu, trong đó tổng thống Trump đóng một vai trò đặc biệt. Tuần qua, trong một loạt các tin nhắn trên Twitter, ông kêu gọi người dân vùng lên chống lệnh phong tỏa tại các bang như Michigan hay Minnesota. Một số thống đốc và thị trưởng cho rằng đây là một thông điệp nguy hiểm mà nguyên thủ Mỹ gửi tới người dân. Họ đồng thời lên án việc Donald Trump ủng hộ những người biểu tình đòi chấm dứt lệnh phong tỏa. Tại New York, hôm qua thị trưởng thành phố chỉ trích Donald Trump. Bill de Blasio tuyên bố : "Thay vì tung ra những khẩu hiệu đòi giải phóng Virginia, Michigan và Minnesota, tổng thống Mỹ nên dồn nỗ lực để giải phóng New York bằng cách cho thành phố này thêm phương tiện" chống Covid-19. Những lời chỉ trích này có lẽ càng đào sâu hố cách biệt giữa Donald Trump với chính quyền một số bang".

Thanh Hà

****************

Mỹ : Ca nhiễm Corona tăng lên 750 nghìn, hơn 40 nghìn người tử vong (VOA, 20/04/2020)

Tính tới chiều ngày 19/4, số ca nhiễm virus Corona ở Mỹ tăng lên hơn 750 nghìn người và hơn 40 nghìn người thiệt mạng, gần gấp đôi so với con số tử vong ở nước có nhiều người chết thứ hai là Italy.

my3

Các thi thể vô thừa nhận được chôn tập thể ở New York.

Kể từ khi ghi nhận ca tử vong đầu tiên ngày 29/2, con số người chết tăng lên 10 nghìn người trong vòng 38 ngày, nhưng chỉ thêm 5 ngày để con số đó tăng lên 20 nghìn người.

Con số người chết vì virus xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc, tăng lên hơn 40 nghìn người từ mức 30 nghìn người trong vòng 4 ngày sau khi New York ghi nhận cả các ca tử vong có thể do virus Corona gây ra, dù người chết chưa được xét nghiệm.

Với hơn 750 nghìn ca, Hoa Kỳ là quốc gia có con số nhiễm Covid-19-19 cao nhất trên thế giới và con số này tăng gấp đôi chỉ trong vòng 13 ngày.

Các ca nhiễm mới tăng lên gần 29 nghìn ca vào ngày 1/4 và đây là mức thấp nhất trong vòng ba ngày.

Do tác động của virus Corona, hơn 22 triệu người Mỹ đã đăng ký xin trợ cấp thất nghiệp trong tháng trước.

Khu vực thủ đô Washington và vùng phụ cận gồm tiểu bang Maryland và Virginia vẫn chứng kiến các con số người nhiễm gia tăng.

Trong khi đó, một số tiểu bang như Ohio, Texas và Florida tuyên bố có thể mở cửa một số phần của các tiểu bang này vào ngày 1/5 hoặc thậm chí sớm hơn.

Theo Reuters

*******************

Trump cảnh báo Trung Quốc về Covid-19 (VOA, 19/04/2020)

Tổng thng Donald Trump hôm 18/4 cnh báo Trung Quc rng nước này s đi mt vi các hu qu nếu "biết rõ trách nhim" v đi dch virus Corona.

my4

Ông Trump trong cuộc họp báo ở Nhà Trắng.

"Nó có lẽ đã b chn đng Trung Quc trước c khi nó bt đu và nó không [b chn], và c thế gii đang phi chịu đng vì nó", ông Trump nói trong cuc hp báo Nhà Trng.

Đây là lời ch trích mi nht trong cuc khu chiến gia hai nn kinh tế ln nht thế gii, cho thy căng thng gia tăng trong mi quan h gia lúc các chuyên gia nói rng cn có mt mc đ hp tác chưa tng có đ đi phó vi cuc khng hong v virus Corona.

"Nếu đó là mt sai lm, thì đó ch là mt sai lm. Nhưng nếu h biết rõ trách nhim thì chc chn s có các hu qu", ông Trump nói. Ông không cho biết chi tiết v các hành đng ca Hoa Kỳ.

Ông Trump và các cố vn cp cao đã cáo buc Trung Quc thiếu s minh bch sau khi đi dch corona bùng phát vào cui năm ngoái thành ph Vũ Hán.

Tuần trước, ông Trump đã ngưng tài tr cho T chc Y tế Thế gii, cáo buc cơ quan này "thiên v Trung Quc".

Washington và Bắc Kinh đã nhiu ln công khai ch trích ln nhau v virus Corona.

Ông Trump ban đầu ca ngi Trung Quc và Ch tch Tp Cn Bình v cách đi phó virus Corona.

Nhưng ông Trump và các quan chc cp cao khác cũng gi virus Corona là "virus Trung Quốc", và trong nhng ngày qua đã gia tăng ch trích Trung Quc.

Hoa Kỳ cũng từng gin d bác b chuyn quan chc Trung Quc đ li cho quân đi M v ngun gc ca virus.

Theo Reuters

Reuters

Published in Quốc tế

Lới tác giả : Tựa đề đặt lại. Những dòng dưới dây là dẫn từ bài viết từ ba tuần trước, sau khi trang này bị "đóng". Tôi biết rằng những bài viết kiểu này làm phật lòng rất nhiều người. Vấn đề là mục tiêu tôi viết không nhằm "làm hài lòng ai" hết. Tôi chỉ muốn trình bày ý kiến của mình, về một vấn đề hoặc mình có quan tâm, vì nó liên quan đến quyền và lợi ích của dân tộc và đất nước VN. Hoặc là vấn đề đó có nguy cơ, hay đã và đang làm tổn thương đến (những) giá trị nền tảng mà tôi đang theo đuổi. Vì vậy ai đó hy vọng đọc tôi để tìm một sự "hài lòng" thì sẽ thất vọng.

Bài viết tựa đề "Quản lý (hay quản trị) đất nước như thuyền trưởng lèo lái một con tàu" dưới đây. (TNT)

*********************

Quản lý (quản trị hay lãnh đạo) một đất nước như lèo lái một con tàu

Quản lý (quản trị hay lãnh đạo) một đất nước như lèo lái một con tàu. Người lãnh đạo đất nước là thuyền trưởng. Người lãnh đạo phải có khả năng "tiên liệu" sự việc sắp xảy ra.

titanic1

Người thuyền trưởng phải "thấy trước", tiên liệu trước những gì sẽ xảy ra trên thủy lộ (hải trình) của con tàu. Thấy trước, biết trước một cách chính xác, để có quyết định đúng nơi đúng lúc, để lèo lái con tàu luôn chạy đúng hướng, không va vào đá ngầm hay vướng vào các bãi cạn. Dụng cụ của người thuyền trưởng là bản đồ, la bàn, ra đa v.v..

Người lãnh đạo đất nước (hay xí nghiệp, tập đoàn...) cũng vậy, cũng phải "thấy trước", biết tiên liệu trước những sự kiện sắp (có, hay không thể) xảy ra, để lấy những quyết định (kinh bang tế thế) sao cho đất nước (xí nghiệp, tập đoàn…) luôn được phát triển và mọi người dân (thành viên xí nghiệp, tập đoàn…) đều được hưởng thành quả này.

Người lãnh đạo cũng phải biết "tiên liệu" những tai họa, những đe dọa cho quốc gia, cho tập đoàn xí nghiệp của họ, để có những biện pháp "phòng ngừa" thích ứng. Sao cho, khi tai họa phủ tới, tổn thất gây ra cho dân chúng và đất nước (xí nghiệp, tập đoàn…) ở mức thấp nhứt.

"Dụng cụ" của người lãnh đạo, giúp họ lấy những quyết định, là các báo cáo, thống kê khoa học của các định chế liên quan (về tình hình kinh tế, y tế, quốc phòng, ngoại giao…) hay các khuyến cáo của các chuyên gia… Đặc biệt trên bình diện quốc gia, cơ quan tình báo là nơi tiếp nhận và sàng lọc những dữ kiện (đối nội và đối ngoại) rồi cung cấp cho lãnh đạo bản tổng kết (hay lời khuyến cáo), để lãnh đạo có những quyết định "chiến lược", thích úng cho từng tình huống.

Ngạn ngữ Pháp có câu "gouverner c’est prévoir".

"Gouverner", nguyên ngữ latin "goubernaculum", có nghĩa là "cái bánh lái - gouvernail", bộ phận nhằm lèo lái con tàu. "Gouverner" động từ có nghĩa là "lèo lái", "quản trị", "điều khiển", "quản lý"… "Gouvernement - chính phủ" cũng bắt nguồn từ "cái bánh lái - gouvernail", có nghĩa là "định chế chính trị đại diện quốc gia có trách nhiệm quản trị (hay lãnh đạo) đất nước". "C’est" có nghĩa "đích thị là..., nó là..., chính là..".. "Prévoir" có nghĩa là "tiên liệu, dự đoán trước, tiên đoán trước". Ngạn ngữ "gouverner c’est prévoir" có nghĩa "lèo lái (hay quản trị, lãnh đạo…) chính là tiên liệu".

Hôm trước tôi có viết bài nói rằng "dịch Covid-19 sẽ tụt quần nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới". Chữ "tụt quần" có thể làm "sốc" nhiều người. Nhưng thực tế là nó rất điển hình. Trận đại dịch Covid-19 cho ta thấy đâu là nhà lãnh đạo "có tầm nhìn" và đâu là người không có khả năng lãnh đạo.

Hiển nhiên đến nay còn quá sớm để làm một "tổng kết" về hệ quả của Covid-19. Vì vậy khó có thể kết luận đâu là người có tầm nhìn. Nhưng ta có thể thấy tức khắc đâu là những nhà lãnh đạo bất tài.

Lãnh đạo bất tài hành động như người thuyền trưởng không biết coi bản đồ, không biết sử dụng la bàn. Người cầm bánh lái không xác định được thủy đạo của mình, lúc bẻ qua trái, lúc quẹo qua phải. Con tàu lắc lư, chạy ngoằn ngoèo không chủ đích như con tàu say.

Nếu ta lấy tiêu chuẩn "thuyền trưởng" để phán đoán khả năng lãnh đạo. Rõ ràng cả tập đoàn bộ Chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam, thể hiện qua các chỉ thị mới đây của ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Rõ ràng họ không có khả năng quản trị đất nước.

Các chỉ thị, quyết định đưa ra, từ nhiều tháng nay, trên những vấn đề trọng đại của đất nước như các biện pháp phòng ngừa "đại dịch Covid-19" cũng như vấn đề "an ninh lương thực". Chỉ thị nào nội dung văn bản cũng mâu thuẩn với thực tế, gây ra tình trạng "trên bảo dưới không nghe".

Không phải "dưới" bất tuân mà vì các chỉ thị của Bộ Chính trị đều "đi xa thực tế", không thể áp dụng.

Việt Nam không có thống kê hay Bộ Chính trị đã không đọc các báo cáo, các thống kê về giá thành và trữ lượng lương thực ?

Việt Nam không theo sát diễn biến của dịch Covid-19 đang hoành hành trong nước và trên thế giới hay Bộ Chính trị đã có những "dữ kiện khoa học" do khoa học gia Việt Nam đặc biệt cung cấp ?

Bộ Chính trị hớn hở tuyên bố "thành công chống dịch". Ông Trọng thừa dịp "nổ" : "Nếu không có chế độ chính trị như Việt Nam thì không làm được như vậy". Thì hai tuần sau ông thủ tướng ra chỉ thị "cách ly toàn xã hội". Việc này cho thấy "thuyền trưởng" con tàu Việt Nam "lạng quạng", không biết coi "bản đồ" !

Về vấn đề "an ninh lương thực", hôm nay thủ tướng ra chỉ thị ngưng xuất khẩu gạo. Hôm sau bộ trưởng đã gởi thư chống đối. Việc này cho thấy kinh tế Việt Nam "phi thị trường". Cuộc sống nông dân lý ra thoải mái hơn do giá gạo tăng, rốt cục bị phá hoại do hành vi duy ý chỉ của thủ tướng.

Ý kiến của ông Trọng do đó phải đổi thành "không có chế độ chính trị nào tệ hại, lệnh lạc nhà nước lại bất nhất đến như vậy" !

Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam vẫn như đang sống trong mơ ! Bộ Chính trị vẫn sinh hoạt một cách "duy ý chí", lấy "ước mơ làm hiện thực và lấy ý chí của của một người áp đặt lên mọi người".

Nếu Bộ Chính trị là "thuyền trưởng" thì Bộ Chính trị quản trị đất nước như một người say rượu, chân nam đá chân xiêu (chân dăm đá chân chiêu)...

Nguyên nhân do đâu ?

Đầu tiên là vì họ không có kiến thức nhưng họ không tin vào các dự báo của các nhà khoa học.

Nhớ lại ngày xưa, biết bao nhiêu quyết định "duy ý chí", như khai sinh ra các "đại dự án", những "tập đoàn nắm đấm"... từ các thập niên 2000, bất chấp các dự báo, những cảnh cáo của các nhà khoa học. Nếu đất nước thực sự là con tàu thì chiếc Titanic Việt Nam đã chìm không biết bao nhiêu lần.

Đó là ta chưa nói tới những vấn đề mang tính cách "lâu dài" như tranh chấp biển đảo, vấn đề ĐBSCL (đất lún, hạn, ngập mặn, thiếu nước ngọt…).

Từ 50 năm nay người dân không hề thấy Đảng cộng sản Việt Nam có một quyết định nào "tốt", đúng mức…, thực sự đem lại lợi ích cho đất nước và dân tộc. Với thái độ "duy ý chí" vì tin tưởng mù quáng vào tín điều chủ nghĩa, sau 75 họ đã phá nát nền kinh tế quốc dân. Sau đó, với những tính toán ngắn hạn, bởi những con người thiếu trí tuệ nhưng lại coi thường và không sử dụng người có học, mọi chính sách đều chỉ là "phá hoại", nếu không thì chỉ có hiệu quả "mì ăn liền".

Trường hợp thứ hai, đại dịch Covid-19 trên nước Mỹ, với "thuyền trưởng" Trump.

Ông Trump điển hình típ người không hiểu biết về khoa học nhưng lại không tin vào dự báo của các nhà khoa học. Ông Trump lãnh đạo nước Mỹ chỉ dựa vào những phán đoán sự việc theo "trực giác". Kiểu thuyền trưởng không biết coi bản đồ, la bàn, lái tàu theo "cảm tính".

Hầu hết các báo cáo khoa học của các khoa học gia trên thế giới đều dự báo sự "biến đổi khí hậu" đến từ nguyên nhân "hiệu ứng lồng kính". Chỉ có ông Trump là không tin.

Hệ quả tai hại của việc biến đổi khí hậu đến nay đã thấy được, điển hình ở đồng bằng sông Cửu long qua các hiện tượng "nắng hạn" mỗi năm một dài lâu hơn. "Nước biển dâng cao" thường xuyên hơn làm "ngập mặn sông ngòi, đồng ruộng". Giông bão cũng thường xuyên hơn, mạnh bạo, tàn phá nhiều hơn và đến sớm hơn mọi năm.

Nhưng việc này là chuyện của người nông dân VN. Trump chủ trương sống chết mặc bây, miễn "nước Mỹ vĩ đại" là được.

Nhưng vụ đại dịch Covid-19 đang hoành hành nước Mỹ. Nguyên nhân là ông Trump không tin những báo cáo của các nhà khoa học, thậm chí các báo cáo về tình hình dịch tại Trung Quốc của cơ quan tình báo CIA. Mỹ cũng có cơ quan quan sát y tế ở Trung Quốc nhưng cơ quan này xem như vô hiệu vì Trump đã sa thải phần lớn nhân sự. Những báo cáo CIA cho thấy, từ tháng giêng cho biết nước Mỹ không thể tránh được đại dịch.

Trump vẫn bỏ ngoài tai các cảnh báo. Ông tin rằng Coronavirus là "tin vịt - hoax" của phe Dân chủ tung ra để "hại" ông.

Quyết định "quẹo phải" hay "quẹo trái" của thuyền trưởng, chỉ sớm hay muộn vài giây đồng hồ, có thể khiến chiếc tàu Titanic chìm hay không chìm.

Quyết định chậm trễ của ông Trump về việc phòng dịch khiến số nạn nhân thay đổi, từ vài ngàn có thể lên tới vài trăm ngàn người. Thiệt hại kinh tế cũng vậy, sớm hai tuần có thể với một "gói" 2.200 tỉ nước Mỹ sẽ trỗi dậy sau 2 tháng, dĩ nhiên nếu có một "chiến lược phòng ngừa" hữu hiệu.

Còn bây giờ, thái độ "khệnh khạng" của ông Trump, bất cần báo chí cũng như khoa học gia, đã làm cho nước đã ngập tới lổ mũi, người ta dự trù tiêu hao về kinh tế có thể lên tới 15.000 tỉ đô la.

Khi mới hạ thủy người ta nói chiến tàu Titanic "vĩ đại" đến đỗi không thể chìm. Vậy mà nó vẫn chìm. Nguyên nhân là thuyền trưởng xem thường những dự báo khách quan, khoa học.

Dầu vậy nước Mỹ vẫn sẽ không sao. Thuyền trưởng Trump lái tàu lạng quạng sớm muộn gì cũng bị thay thế. Đáng lo là Việt Nam. Ngay cả khi chiếc tàu mang tên Việt Nam bị chìm trong lúc này, thì cũng không ai lo âu ! Thủy thủ đoàn đa số đã có chỗ "cắm dùi" trên đất Mỹ.

Trương Nhân Tuấn

(19/04/2020)

Published in Diễn đàn

Cách đối phó với đại dịch Covid-19 của Trump làm cho thanh danh nước Mỹ trên thế giới xuống mức thấp nhất

Simon Tisdall

Những chuyên gia về bang giao quốc tế cảnh báo rằng thất bại về chính sách có thể gây ra thiệt hại lâu dài khi tổng thống xúc phạm đến các đồng minh và làm suy yếu những khối liên minh.

simon1

Tổng thống Donald Trump trả lời một câu hỏi về bệnh viện và nhân viên y tế tuyến đầu báo cáo tình trạng thiếu khẩu trang và xét nghiệm coronavirus. Ảnh : Yuri Gripas / Reuters

Cách đối phó của Donald Trump đối với đại dịch coronavirus, từng bị ông coi là một tin bịa đặt, đang bị chỉ trích một cách dữ dội ở trong nước, không thỏa đáng tới mức vô trách nhiệm.

Tuy nhiên, nhờ khá nhiều vào Trump mà thế giới biết đến một thảm họa thứ hai cũng đang diễn ra : thanh danh của Hoa Kỳ như một quốc gia lãnh đạo thế giới và đối tác viên an toàn, đáng tin cậy, đủ khả năng, đang tàn lụi.

Đây là hai thất bại của Trump. Về mặt ngoại giao, nước Mỹ đang được cấp cứu bằng máy trợ sống.

Ông Stephen Walt, Giáo sư về bang giao quốc tế tại Harvard University, nhận xét : "Phản ứng tự tôn, bừa bãi, làm ngơ của chính quyền Trump đối với đại dịch Covid-19 sẽ khiến cho công chúng Hoa Kỳ phải trả giá hàng ngàn tỉ Mỹ kim và hàng ngàn người chết đáng nhẽ có thể tránh được". Ông nói tiếp : "Nhưng đó không phải là thiệt hại duy nhất mà Hoa Kỳ phải chịu đựng. Thay vì làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại, sự thất bại lớn lao về chính sách sẽ làm ô uế thanh danh của một nước từng biết cách làm việc có hiệu quả".

Giáo sư Walt cảnh báo sự thay đổi bất lợi này có thể vĩnh viễn. Kể từ khi lên nắm quyền vào 2017, Trump đã xúc phạm đến những người bạn của Hoa Kỳ, làm suy yếu những khối đồng minh đa phương và chọn phương pháp đối đầu thay vì hợp tác. Trừng phạt, cấm vận, tẩy chay nhắm vào Trung Quốc, Iran và Châu Âu gây chia rẽ trên thế giới.

Trong phần lớn các trường hợp, những nhà lãnh đạo ngoại quốc thường bị bêu xấu hay bị chỉ trích như Angela Merkel của Đức, đã lắng nghe một cách lịch sự, chịu đựng để bảo tồn quan hệ rộng lớn hơn.

simon2

Angela Merkel và Donald Trump tại một cuộc họp báo chung trong Phòng phía Đông của Nhà Trắng vào tháng 3 năm 2017. Ảnh : Jonathan Ernst / Reuters

Nhưng sự thiếu khả năng và thiếu lương thiện trong việc đương đầu với đại dịch, đã làm cho những quan sát viên ngoại quốc cũng như công chúng Hoa Kỳ nghẹt thở vì kinh ngạc, chứng tỏ sự việc đi quá xa.

Hành vi thất thường, được khoan nhượng trong quá khứ, bây giờ được xem là rõ ràng nguy hiểm. Ít nhất đối với nhiều người ở Châu Âu, lâu nay giản dị là Trump không có thể được tin cậy. Bây giờ ông ta được xem như một mối đe dọa. Không phải chỉ là khả năng lãnh đạo thất bại. Mà còn về những hành động công khai thù nghịch, thiếu thận trọng.

Phản ứng giận giữ ở Đức đã xẩy ra sau khi 200.000 khẩu trang dự trù chuyên chở về Berlin đã bị mất tích một cách bí mật tại Thái Lan và được biết là bị chuyển hướng đi Hoa Kỳ. Đây là một câu chuyện liên hệ cần nêu lên. Không có bằng chứng cụ thể nào Trump đã chấp nhận vụ ăn cướp này. Nhưng đây là một điều mà ông ta có thể làm – hay người ta tin như vậy.

Ông Andreas Geisel, một chính trị gia hàng đầu ở Berlin, nói : "Chúng tôi xem đây là một hành động ăn cướp hiện đại. Đây không phải là cách đối xử với những cộng tác viên xuyên Đại Tây Dương. Ngay cả trong những khi có cuộc khủng hoảng toàn cầu, chúng ta cũng không nên dùng những phương kế của thời Miền Tây hoang dã".

Đáng kể là Merkel không dành cho Trump một nghi ngờ nào.

Những người Châu Âu đã bị xúc phạm bởi việc Trump muốn có độc quyền để sản xuất thuốc chủng coronavirus đang phát triển tại Đức. Thí dụ mới nhất về sự ích kỷ quốc gia đã làm tăng sự tức giân toàn thể Liên Hiệp Châu Âu về lệnh Trump cấm du lịch ban hành vào tháng trước mà không tham khảo hay chứng minh khoa học.

Thiệt hại uy tín của Hoa Kỳ không chỉ giới hạn ở Châu Âu. Thông cáo chung của khối G-7 về đại dịch đã không thành công vì Trump kiên quyết đòi hỏi phải gọi đó là "Wuhan virus" – cách thô lỗ của Trump để đổ tất cả lỗi cho Trung Quốc.

Hành động quốc tế cũng bị cản trở tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vì sự chống đối của Hoa Kỳ về từ ngữ.

Trump không cần biết đến những lời kêu gọi thành lập lực lượng đặc nhiệm hay liên minh. Ông ta xem ra không chú ý đến thảm họa đang đè xuống hàng triệu người tại những nước đang phát triển.

Ông Christoph Schult đã bình luận trên tờ báo Der Spiegel như sau : "Trump chủ trương chống lại chính sách đa phương đã làm cho ngay cả những phương thức như G-7 cũng không còn hoạt động được nữa. Xem ra coronavirus đang tàn phá những vết tích sau cùng của trật tự thế giới".

simon3

Melania Trump hôn thủ tướng Canada Justin Trudeau, tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Biarritz (Pháp) tháng 8 năm ngoái. Ảnh : Carlos Barría / Reuters

Những buổi tường thuật thu hình siêu thực về Covid-19 đã làm thiệt hại thêm uy tín của lãnh đạo Hoa Kỳ. Trump đều đặn truyền bá những tin tức sai lầm hay không chính xác, dự đoán theo linh cảm, tranh luận với phóng viên và mâu thuẫn với những chuyên viên khoa học và y tế.

Trong khi công khai từ chối giúp đỡ những quốc gia khác, Trump đã kín đáo nhờ những đồng minh Châu Âu và Châu Á trợ cấp – ngay cả những nước như Nam Hàn, mà trước đây ông từng mắng nhiếc. Và ông ta tiếp tục bôi bẩn Tổ chức Y tế Thế giới trong việc tìm kiếm con dê tế thần.

Đối với cả thế giới đang chăm chú theo dõi, Hoa Kỳ thiếu sót một hệ thống y tế công bình và phí tổn phải chăng, đang chứng kiến sự giành giật gay go những thiết bị y tế giữa các tiểu bang, tỉ lệ tử vong khác biệt giữa những sắc dân thiểu số, những luật lệ rối loạn về cách biệt xã hội, không có sự phối hợp trung ương. Đây là những hình ảnh của một nước nghèo, đang phát triển, chứ không phải một nước mạnh và có ảnh hưởng nhiều nhất trên trái đất.

Đây là một chứng cớ mà Hoa Kỳ xem ra đang ở trong một tiến trình dẫn đến sự thất bại - Việc mất địa vị, uy tín, kính trọng có thể chứng tỏ không đảo ngược lại được. Sự sụp đổ nội bộ phơi bầy bởi đại dịch, và sự nhận thức của thế giới về sự ích kỷ và thiếu khả năng của Hoa Kỳ có thể thay đổi mọi thứ. Theo giáo sư Walt, Trump đang chủ tọa "một sự thất bại về cá tính chưa từng có trong lịch sử Hoa Kỳ".

Liệu công chúng Hoa Kỳ có nhận thức ra đạo đức cũng như chứng khoán của quốc gia giảm xuống bao nhiêu ? Có thể trong tình trạng cực kỳ căng thẳng hiện nay, điều nay xem ra không quan trọng. Nhưng nó sẽ quan trọng sau này - đối với họ và đối với sự cân bằng quyền lực quốc tế trong tương lai.

Ông Heiko Maas, Ngoại trưởng của Đức, nói rằng ông hi vọng cuộc khủng hoảng sẽ buộc Hoa Kỳ nghiên cứu lại chính sách "nước Mỹ trước hết" xem có thật sự tiến triển hay không. Phản ứng của chính quyền Trump rất chậm chạp. Chấm dứt những mối quan hệ quốc tế phải trả một giá rất đắt.

Sự tức giận lâu dài đối với việc Hoa Kỳ thiếu hành động trong cuộc chiến chống coronavirus của năm 2020 sẽ có thể thay đổi cách thế giới vận chuyển.

Simon Tisdall

Nguyên tác : US's global reputation hits rock-bottom over Trump's coronavirus response, The Guardian, 12/04/2020

Nguyễn Quốc Khải dịch

(12/04/2020)

 

Published in Diễn đàn

Donald Trump giờ đây dường như đã không còn đáp ứng được kì vọng của cử tri Mỹ. Mặc dù có nhiều lợi thế, tuy nhiên, nếu nhìn nhận kỹ hơn, có thể thấy rằng những yếu tố bất lợi rất có khả năng đem đến thất bại cho ông trong cuộc bầu cử sắp tới.

taicu1

Donald Trump giờ đây dường như đã không còn đáp ứng được kì vọng của cử tri Mỹ.

Gần như đúng 4 năm sau ngày phát động chiến dịch tranh cử tổng thống đầu tiên, Donald Trump đã chính thức trở lại cuộc đua vào ngày 18/6/2019. Còn hơn 7 tháng nữa mới diễn ra cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, do vậy thật khó dự đoán kết quả của cuộc chiến bầu cử sắp tới này. Chúng ta không nên quên rằng năm 2016, đại đa số các nhà quan sát đã quả quyết tuyên bố chiến thắng sẽ thuộc về Hillary Clinton. Thông báo về kết quả bầu cử giống như một tiếng sét đánh. Liệu cựu doanh nhân Donald Trump có thể đạt được kỳ tích tương tự trong lần tranh cử thứ hai liên tiếp sắp tới hay không ? Cho dù choáng váng trước kết quả bầu cử hết sức bất ngờ của năm 2016 và tỏ ra dè dặt hơn trong dự báo, hầu hết các chuyên gia giờ đây nhận định rằng nhà tỷ phú New York là người có khả năng nhất kế nhiệm chính ông. Đúng là Donald Trump có nhiều ưu điểm, nhưng nếu nhìn nhận kỹ hơn, chúng ta có thể thấy rằng những yếu tố có khả năng khiến ông thất bại trong cuộc bầu cử sắp tới rất có nguy cơ làm nghiêng cán cân theo hướng bất lợi cho ông.

Đảng Cộng hòa đoàn kết trước đảng Dân chủ chia rẽ

Lần bầu cử này có một điểm khác biệt đáng chú ý nhất : Donald Trump là tổng thống sắp mãn nhiệm. Đảng Cộng hòa, sau một thời gian dài lưỡng lự, cuối cùng đã đứng về phía Trump và ngày 25/1/2019 đã nhất trí bỏ phiếu tuyệt đối ủng hộ ông và ngăn chặn mọi sự phản đối trong nội bộ đảng. Trong khi đó ở phía đảng Dân chủ, chiến dịch tranh cử diễn ra với những cú đâm sau lưng nhau, đôi khi rất táo bạo, và những tố cáo hoặc đổ lỗi cho nhau. Những người ủng hộ đảng Dân chủ đã nhanh chóng nhận ra rằng việc đi sâu phân tích chi tiết các chương trình tranh cử của tất cả ứng cử viên là quá phức tạp, và ngay từ rất sớm họ đã tập trung chú ý vào 4 hay 5 ứng cử viên phần nào uy tín (như Joe Biden, Bernie Sanders, Elizabeth Warren...) hay những ứng cử viên nổi lên trong những tháng đầu tiên của chiến dịch tranh cử (như Kamala Harris hay Pete Buttigieg, nhưng với mức độ ủng hộ thấp hơn). Trong khi đó, Donald Trump đã ghi điểm và hả hê trước những chia rẽ của đám ứng cử viên quá đông đảo nêu trên.

Một cơ sở cử tri vững chắc

Để đảm bảo giành chiến thắng, ngoài sự suy yếu của đảng Dân chủ đối thủ, Donald Trump còn dựa nhiều vào điểm mạnh quan trọng của ông : một cơ sở cử tri mà Trump "chăm chút" kể từ năm 2016. Cho dù có chuyện gì xảy ra, khoảng 40% đến 44% người Mỹ luôn ủng hộ chủ nhân hiện tại của Nhà Trắng. Donald Trump đã giữ được một vị trí đặc biệt trong lòng họ và vẫn là "người hùng" của họ trong mọi hoàn cảnh. Quả thực, chúng ta thường quên rằng Donald Trump là người có biệt tài lôi kéovà thao túng .

Donald Trump được lòng dân trước hết là nhờ các bài tweet liên tục của ông - hơn 43.000 tweet. Chưa bao giờ có một tổng thống đương nhiệm nào thành công trong việc thiết lập một mối liên kết trực tiếp và thường xuyên như vậy với người dân. Donald Trump xuất hiện như là người phát ngôn của "những kẻ yếu thế" và "những người đáng thương" (như cách gọi của Hillary Clinton) trong xã hội. Năm 2016, tỷ phú Donald Trump đã tuyên bố rằng ông có thể hiểu rõ hơn bất kỳ ai các vấn đề của những người thuộc tầng lớp thấp kém và những người nghèo nhất trong xã hội.

Tính cách rất đặc biệt của một người vốn buôn bất động sản là một điểm mạnh khác có thể giúp ông tái đắc cử : Đó là một người không ngại va chạm, yêu thích đối đầu, và đặc biệt thích những cuộc bầu bán. Với việc tiến hành một cuộc chiến tranh cử tổng thống mới, Trump đã trở lại với tình huống mà ông cảm thấy thoải mái nhất. Có thể nói rằng Donald Trump chưa bao giờ ngừng tiến hành chiến dịch tranh cử kể từ khi ông đắc cử. Không giống như những người tiền nhiệm, George W. Bush vào năm 2004 và Barack Obama vào năm 2012, Donald Trump đã không chờ đến phút chót mới bắt đầu cuộc đua vào nhiệm kỳ thứ hai, mà ông đã xông lên võ đài ngay khi trở thành chủ nhân Nhà Trắng. Và đặc biệt kể từ khi tuyên bố ứng cử nhiệm kỳ thứ hai, Trump đã sử dụng những "ngón nghề" tương tự như trong năm 2015-2016. Chẳng hạn, ông đã "bóp chết" những chiến dịch tranh cử của các ứng cử viên dân chủ trẻ tuổi, làm cho tiếng nói của họ không được lắng nghe và không được phản hồi trên các phương tiện truyền thông khi tranh cãi với ông. Cũng giống như năm 2016, Trump đã áp đặt những đề tài mà ông ưa thích, mà trước hết là vấn đề nhập cư.

Huyền thoại kinh tế

Donald Trump đã mang lại được một số thành tựu về kinh tế : tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất kể từ 50 năm qua, lạm phát được kiềm chế, tốc độ tăng trưởng cao, lãi suất rất thấp, thị trường chứng khoán liên tiếp phá kỷ lục. Thật khó có thể tấn công tổng thống đương nhiệm trên mặt trận này. Vả lại, James Carville, cố vấn chiến lược cho chiến dịch tranh cử của Bill Clinton năm 1992, đã từng nói rằng kinh tế chính là yếu tố quyết định tất cả. Nhận thức được vấn đề này, các đảng viên Dân chủ đã công kích chương trình cải cách thuế của Donald Trump. Nhưng họ đã không ngăn cản được tổng thống thông qua chương trình cải cách thuế vào tháng 12/2017, và Trump đã vui mừng tuyên bố đó là "món quà Giáng sinh thực sự cho người Mỹ". Các nhà lãnh đạo phe đối lập đã lên án "món quà thuế" hào phóng mà chương trình cải cách này mang lại cho những người giàu có. Trump đã không phản đối điều này. Trái lại, ông quả quyết rằng chính bằng cách dành cho những giàu có và các doanh nghiệp sự ưu đãi, của cải sẽ được tạo ra, điều này cho phép tạo ra việc làm và lợi nhuận, và đến lượt nó, lợi nhuận có thể được tái phân phối. Bằng chứng là rất nhiều doanh nghiệp đã ngay lập tức trao cho nhân viên của họ những phần thưởng đặc biệt – lên tới 1.000 USD mỗi người !

Các đảng viên Dân chủ chưa bao giờ tạo được sức thuyết phục với công dân Mỹ về các vấn đề kinh tế : Họ đã tốn công vô ích khi lên án Trump bãi bỏ các quy định, đặc biệt là việc bãi bỏ nhiều quy định ngăn chặn các doanh nghiệp gây ô nhiễm. Những cảnh báo liên tiếp của họ về sự nguy hiểm của tình trạng nợ quốc gia không ngừng gia tăng cũng không tạo được sự thuyết phục. Tất cả dường như quá xa vời, quá trừu tượng hoặc quá bi quan. Trái lại, một bộ phận lớn người dân Mỹ ủng hộ cuộc chiến mà tổng thống phát động chống lại "những thỏa thuận tồi tệ" (theo ông, đó là những thỏa thuận thương mại gây bất lợi cho nền kinh tế Mỹ và tất cả những thỏa thuận này cần phải được đàm phán lại) hoặc chống lại những ngoại tệ mà theo ông là gây hại cho nước Mỹ.

Gần 6 tháng sau khi Donald Trump nhậm chức, theo kết quả các cuộc thăm dò do Viện nghiên cứu Gallup và CBS công bố, có tới 69% người được hỏi hài lòng về các kết quả kinh tế. Tuy nhiên, bất chấp việc đông đảo người Mỹ ủng hộ hành động của Trump trong lĩnh vực kinh tế, uy tín của ông không tăng mà vẫn chỉ xoay quanh 40% tỷ lệ được lòng dân. Donald Trump vẫn chưa giành phần thắng, thậm chí là rất xa vời.

Tại sao Trump có thể thất bại ?

Bất chấp mọi yếu tố dường như có lợi cho Donald Trump, dường như có nhiều trở ngại mà ông phải vượt qua. Trump là "nhân vật gây chia rẽ", những căng thẳng trong xã hội dưới nhiệm kỳ của ông gia tăng, và đó có thể trở thành một bất lợi cho ông. Để giành chiến thắng, một lần nữa, Trump sẽ phải tận dụng tối đa hệ thống bầu cử phức tạp của Mỹ, thuyết phục được rằng sự khởi sắc kinh tế sẽ không kéo dài nếu ông ra đi, và ông sẽ tạo lại được sức lôi cuốn với cử tri ở tất cả các khu vực mà ông đã giành được sự ủng hộ hồi năm 2016... Bởi cho dù ngay từ rất sớm người Mỹ đánh giá cao thành công không thể phủ nhận của Trump trong việc điều hành lĩnh vực tài chính và ngân sách, chỉ số tín nhiệm của ông vẫn chưa tiến triển. Do vậy, thành công rực rỡ mà Donald Trump và những người ủng hộ ông tự hào gần như không tác động đến lá phiếu của cử tri trong tương lai.

Cử tri đoàn, một hệ thống thực sự có lợi cho Donald Trump ?

Như chúng ta biết, chủ nhân Nhà Trắng không được bầu thông qua nguyên tắc bầu cử phổ thông trực tiếp, mà thông qua hệ thống đại cử tri đoàn đại diện cho mỗi bang. Do vậy, trước hết Trump cần đảm bảo giành chiến thắng ở nhiều bang nhất. Việc bỏ qua chỉ một bang duy nhất có thể gây ra những hậu quả to lớn. Năm 2016, cơ chế này đã có lợi cho Donald Trump. Cần nhớ lại rằng ông kém đối thủ Hillary Clinton 3 triệu phiếu bầu, nhưng chiến thắng mà ông đã giành được tại nhiều bang quan trọng đã giúp Trump trở thành tổng thống. Trump sau đó đã cho biết chiến dịch bầu cử của ông đã được điều chỉnh để đáp ứng các quy tắc bầu cử.

Trong khi hệ thống đại cử tri thường được cho là có lợi cho Donald Trump, thì trên thực tế diễn biến có thể đảo ngược một cách tàn nhẫn theo hướng có lợi cho các ứng cử viên đảng Dân nếu năm 2020 Trump không huy động được lực lượng của ông với sự thành công như năm 2016. Chính trong cuộc bầu cử năm 2016, Trump có được một phần lớn số phiếu nhờ vào những cử tri vốn từ lâu không đi bỏ phiếu. Liệu 4 năm sau, suy nghĩ của lực lượng cử tri này có thay đổi ? Liệu họ có trở lại thờ ơ như trước, và hơn bao giờ hết họ có cho rằng cho dù với một tổng thống "đặc biệt" như vậy, Washington vẫn là Washington và thân phận của họ không hẳn được cải thiện ?

Những người ủng hộ tổng thống hiện tại có lẽ không nên quá tự tin. Donald Trump sẽ phải chiến đấu trên nhiều mặt trận hơn những gì ông hình dung. Mức độ được lòng dân của Trump tại 3 bang chính thuộc Vành đai công nghiệp không thay đổi từ 3 năm qua, khoảng 40%, thấp hơn so với kỳ vọng của ông. Tại những bang này, tất cả các cuộc thăm dò đều cho kết quả Trump sẽ thua cuộc trước bất kỳ ứng cử viên nào của đảng Dân chủ. Ông sẽ bị những đối thủ cao cấp như Joe Biden hay Bernie Sanders đánh bại, và thậm chí có thể thua cuộc trước một đối thủ hoàn toàn vô danh.

Có nên tin vào những dấu hiệu ?

Tất nhiên, những người ủng hộ Donald Trump không tin vào các kết quả thăm dò bất lợi cho ông lâu nay. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều chỉ dẫn đáng lo ngại. Sự phục hồi kinh tế đã không mang lại lợi ích cho phe Cộng hòa : Nhiều khu vực bầu cử đã nghiêng về phe Dân chủ. Đặc biệt, tại bang Wisconsin và bang Michigan, các thống đốc đảng Cộng hòa sắp mãn nhiệm đã bị các đối thủ thuộc đảng Dân chủ đánh bại. Sự mất tín nhiệm của các đảng viên Cộng hòa được nhận thấy ở hầu hết các cấp. Điều này được thể hiện đặc biệt rõ ràng ở hai trong số những khu vực bầu cử quan trọng nhất của bang Michigan, từng là hai thành trì của đảng Cộng hòa đã bỏ phiếu cho Trump vào năm 2016, nhưng đến năm 2018 đã đứng về phe đối lập.

Livingston – thuộc khu vực bầu cử thứ 8, nơi ứng cử viên đảng Cộng hòa Mike Bishop giành chiến thắng hồi năm 2016 – từ chỗ là một vùng nông thôn giờ đây đang phát triển mạnh mẽ và ngày càng được đô thị hóa. Donald Trump cho rằng có được sự khởi sắc kinh tế này là nhờ những biện pháp mà ông đã thực hiện. Thế nhưng, các cử tri không nghĩ như vậy... Tại khu vực bầu cử thứ 13, ứng cử viên đảng Dân chủ Rashida Tlaib đã giành chiến thắng với 84,6% phiếu bầu sau một chiến dịch gần như hoàn toàn dựa vào việc lên án mạnh mẽ hành động và cá tính của Donald Trump.

Sức mạnh to lớn của đảng Dân chủ là ở chỗ họ đã giành được cảm tình của các cộng đồng thiểu số ở Mỹ. Quả đúng vậy, Barack Obama thắng cử tổng thống năm 2008 và 2012 nhờ vào thực tế này. Thanh niên, phụ nữ, các cộng đồng thiểu số và sinh viên tốt nghiệp đại học đã bỏ phiếu cho ông và họ đã không để cho đảng Cộng hòa một cơ hội nào. Năm 2016, Donald Trump tiến hành tranh cử và ông tin rằng có thể vượt qua thách thức nhân khẩu học này. Bài phát biểu của ông đã nhận được sự hưởng ứng của tầng lớp trung lưu da trắng người Mỹ - vốn chịu mất mát trong 40 năm toàn cầu hóa, và sự hưởng ứng đó đã góp phần giúp ông thắng cuộc bầu cử. Các nhà quan sát nhận thấy đó là phản ứng cuối cùng của những người da trắng không muốn đánh mất vị thế đa số của họ trong xã hội Mỹ.

Các nữ cử tri cũng tạo ra sự bất lợi cho tổng thống sắp mãn nhiệm. Đúng là Donald Trump đã thu hút được một nửa số nữ cử tri trong cuộc bầu cử tổng năm 2016, nhưng các nữ cử tri vùng ngoại ô đã quay lưng lại với đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ hồi năm 2018, khiến khả năng tái đắc cử của Trump gần như là không thể. Động thái này nằm trong một xu hướng chung hơn : Kể từ năm 1996, số lượng nữ cử tri ủng hộ đảng Dân chủ tiếp tục tăng, và ngày càng nhiều phụ nữ tham gia chính trị, bỏ phiếu và thậm chí ứng cử. Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2018 đánh dấu sự trỗi dậy của họ. Đặc biệt, nhiều nữ ứng cử viên đứng về phe cánh tả của đảng Dân chủ đã được bầu vào Quốc hội cho dù trước đó họ chưa từng tham gia chính trường. Mùa Hè năm 2019, Trump đã nỗ lực chống lại khó khăn này bằng cách công kích 4 nữ nghị sỹ đang có ảnh hưởng, cáo buộc họ là "những phần tử xã hội chủ nghĩa" tức là những "kẻ thù của quốc gia". Nhưng chiến thuật này của Trump có thể bị coi là một sự công kích nhằm vào phụ nữ nói chung.

Dường như Donald Trump đã lao vào một cuộc đua thời gian điên cuồng, trong khi đảng Dân chủ được hưởng lợi từ sự hỗ trợ của hai lực lượng cử tri đang lên : các cộng đồng không phải người da trắng chiếm khoảng 30% tổng số cử tri và thế hệ 8X, 9X – những người có tư tưởng tiến bộ hơn thế hệ phụ huynh của họ và mong muốn bảo vệ các quyền của các cộng đồng thiểu số. Năm 2020, thế hệ những người trẻ tuổi này sẽ đông đảo như những người sinh ra vào thời kỳ "bùng nổ trẻ sơ sinh" (sau Chiến tranh thế giới thứ hai). Đó sẽ là năm đối đầu giữa những người đề xuất các ý tưởng được Donald Trump bảo vệ và những người chống lại chúng. Sự khởi sắc của nền kinh tế đã không mang lại bất cứ điều gì cho đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2018. Các cử tri mong đợi nhà lãnh đạo đất nước can thiệp nhiều hơn và đưa ra nhiều đề xuất hơn về những vấn đề liên quan đến cuộc sống thường nhật của họ. Người Mỹ mong muốn con cái họ được học ở những ngôi trường tốt, được tiếp cận nền giáo dục đại học giá cả phải chăng, được hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe dành cho tất cả mọi người và các cơ sở hạ tầng tốt, chẳng hạn như hệ thống đường sá. Những chủ đề này được các ứng cử viên đảng Dân chủ tiếp cận nhiều hơn so với Donald Trump – vốn chỉ tập trung vào vấn đề nhập cư, và tin tưởng rằng điều này có thể mang lại cho ông chiến thắng.

Khi điều khó tin xảy ra

Chỉ 2 năm sau cú sốc lớn từ cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, mọi thứ đã có sự thay đổi. Từ nay, những cử tri mới ít có xu hướng bảo vệ chủ nghĩa dân tộc kinh tế hơn so với các cử tri lớn tuổi, và xu hướng này được cho là gia tăng trong tương lai. Giờ đây, Donald Trump dường như không còn đáp ứng được kỳ vọng của cử tri Mỹ, và có lẽ ông đang "tự trói mình" vào một chương trình đã nguội lạnh. Nhưng lần này, có lẽ những người không đi bỏ phiếu năm 2016 sẽ tham gia bầu cử nhưng không phải để bỏ phiếu cho Trump, mà là để chống lại ông.

Jean-Eric Branaa

Nguyên tác : Donald Trump sera-t-il réélu ?, Politique Internationale - La Revue n°165 - AUTOMNE - 2019

Minh Anh giới thiệu

Nguồn : Nghiên cứu Biển Đông, 31/03/2020

Jean-Eric Branaa là nghiên cứu viên tại Trung tâm Thucydide và giảng viên tại Đại học Paris II Panthéon-Assas. Bài viết được đăng trên tạp chí Chính trị quốc tế

Published in Diễn đàn
dimanche, 29 mars 2020 23:42

Vương triều hỗn loạn của Trump

Quá tập trung vào mục tiêu tái đắc cử, ngài Tổng thống Hoa Kỳ đã thất bại trong việc kiểm soát đại dịch trên đất nước mình.

chaotic1

Covid-19 : Tổng thống nói "Một ngày nào đó, nó sẽ biến mất, như một phép màu".

Mới bốn tuần trước, Donald Trump còn ngập tràn tự tin, rằng con virus đang khiến cả thế giới lao đao kia chẳng thể làm Hoa Kỳ suy suyển. "Rồi nó sẽ biến mất", ngài Tổng thống phát biểu tại Nhà Trắng hôm 28/2. "Một ngày nào đó, nó sẽ biến mất, như một phép màu".

Đến hôm nay, ta biết dự đoán ấy đã sai bét và Donald Trump đã trở thành một "Pele trong làng chính khách".

Hôm thứ Năm, có ba con số đã đánh sập tự bình tĩnh của Trump.

Một : Mỹ đã chính thức vượt mặt Trung Quốc lên dẫn đầu bảng xếp hạng những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh. Hoa Kỳ đang có số ca nhiễm nhiều nhất thế giới, với hơn 1.300 người chết. Mấy tháng trước, Trung Quốc còn tiến hành xây bệnh viện dã chiến. Bây giờ, New York đã buộc phải dựng lên những nhà xác dã chiến.

Hai : Thông số chính thức từ chính phủ : đã có 3,3 triệu người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp chỉ trong tuần trước. Đấy là một kỷ lục mới trong lịch sử Hoa Kỳ, gấp năm lần kỷ lục cũ, khi lệnh phong tỏa khiến các hoạt động kinh tế phải đình lại.

Ba : Tại New York, một trong những ổ dịch lớn nhất thế giới, lực lượng khẩn cấp thành phố mỗi ngày đều phải nhận số cuộc gọi y tế nhiều hơn cả sự kiện 11/9.

Đấy là những con số không biết nói dối. Trên khắp nước Mỹ, các Thống đốc và Thị trưởng liên tục cầu cứu sự giúp đỡ từ Washington, từ máy thở cho đến các vật tư y tế khác. Họ cũng kêu gọi cư dân ở nhà để ngăn chặn đà lây lan của virus.

Thế nhưng phản ứng của Trump trong khung cảnh báo động ấy, vẫn là cố mở cửa lại nền kinh tế vào dịp lễ Phục sinh (giữa tháng Tư). "Các nhà thờ trên cả nước rồi sẽ đông đảo trở lại", ông nói trên Fox News vào ngày 24/3. "Đấy sẽ là một thời gian tươi đẹp".

Người Mỹ đang chứng kiến những cuộc khủng hoảng song hành. Trên truyền thông và mạng xã hội là cơ man những con số và câu chuyện đối nghịch nhau trong cách chính quyền liên bang ứng xử với đại dịch, được lồng trong bối cảnh của một nền kinh tế đang lao đao và cuộc bầu cử Tổng thống mới sẽ đến vào tháng 11. Mặt khác là cơn lũ tin dữ ập đến khi dịch bệnh tràn qua những thành phố của Hoa Kỳ. Andrew Cuomo, Thống đốc bang New York và là người theo phe Dân chủ, cảnh báo : "Chúng ta đang nhìn vào một con tàu cao tốc. Bởi vì con số vừa kịp nhìn thấy đã thay đổi mất rồi".

Nhưng góc nhìn từ Nhà Trắng lại hoàn toàn khác biệt. Quá chú trọng vào mục tiêu tái đắc cử, Donald Trump đã nhiều phen hạ thấp sự nghiêm trọng của đại dịch trong những cuộc họp thường nhật. Ở những cuộc họp ấy, người đau khổ nhất có lẽ là bác sĩ Anthony Fauci, người đứng đầu Viện Dị ứng và các Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia, được Trump chọn vào lực lượng ứng phó với virus Corona. Khi được hỏi làm sao ông có thể đứng giữa Nhà Trắng trên vai trò "đại diện cho những con số và sự thật" trong lúc Tổng thống liên tục đưa ra những thông tin sai lệch, ông Fauci đã đáp :

chaotic2

Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Anthony Fauci phản ứng khi Donald Trump rời đi sau cuộc họp báo về đại dịch hôm thứ Năm © Yuri Gripas / EPA

"Tôi không thể nhảy vào micro và đẩy ông ấy ra. OK, ông ấy đã lỡ nói thì thôi, mình sẽ tìm cách đính chính trong những lần tới".

Thật vậy. Chưa có một nguyên thủ quốc gia nào vẫn duy trì thói quen phát ngôn bừa bãi như Trump dẫu đang trong một tình huống nguy cấp thế này. Đầu tháng này, Trump tuyên bố sẽ có vắc xin ngừa SARS-CoV-2 trong 3-4 tháng nữa. Bác sĩ Anthony Fauci liền phải đính chính : đâu mà sớm thế. "Chúng ta chỉ mới thử nghiệm. Tôi đã nói với ngài Tổng thống phải mất từ một năm đến một năm rưỡi trước khi phân phối được một loại vắc xin hiệu quả và an toàn", Fauci nói.

Ngày 7/3, ông tuyên bố dịch bệnh rất khó lây lan vì "chúng ta đang làm công việc của mình một cách tuyệt vời". Ông cũng bảo cúm mùa giết người còn ghê hơn con virus, nên hãy suy nghĩ về về điều đó. Chỉ chưa một tuần sau, ông phải công bố tình trạng khẩn cấp quốc gia. Không dừng lại ở đó, ông bảo mình vốn đã biết trước sự nguy hiểm của đại dịch, trước khi nó trở thành… đại dịch.

Chừng chục ngày trước, ông nói Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã thông qua việc sử dụng thuốc chống sốt rét để chữa trị bệnh nhân virus corona. Ngày 22/3, tại bang Arizona (miền tây nước Mỹ) có một người đàn ông tử vong sau khi uống một loại thuốc dùng lau chùi hồ cá và chất này cũng có trong loại thuốc mà ông Trump nhắc tới.

Trump biết mỗi phát ngôn của mình trên Twitter đều được cả thế giới theo dõi sát sao, nhưng ông vẫn thích gì nói đấy. Và dù tiền hậu bất chất, ông vẫn không… xóa tweet cũ. Sau khi gây tranh cãi với việc gọi tên "virus Trung Quốc", hôm qua Trump đã gọi Tập Cận Bình là "bằng hữu" và tin hai quốc gia sẽ dìu nhau qua cơn khủng hoảng.

David Axelrod - nguyên cố vấn cho Tổng thống Barack Obama, phát biểu trên AFP : "Chúng ta có một thách thức rất lớn và một tổng thống rất tầm thường".

David Gergen, giáo sư trường Harvard Kennedy, có thâm niên cố vấn cho bốn đời Tổng thống Hoa Kỳ từ Richard Nixon đến Bill Clinton, phát biểu : "Sự thất thường, khó hiểu, lộn xộn, tự coi mình là trung tâm và kiêu ngạo của Trump đã kéo theo một làn sóng chỉ trích từ các nhà khoa học, các chuyên gia sức khỏe, báo chí và những ngành nghề khác. Ông ấy luôn nghĩ mình và cộng sự đang làm một công việc phi thường, nhưng những nhà phê bình thì tin Trump đã trở nên thực sự nguy hiểm cho nước Mỹ".

Mặc dù chính thức thông qua gói cứu trợ kỷ lục 2.200 tỷ USD để đối phó với tình hình virus, Trump vẫn phải nhận vô vàn những lời chỉ trích, không chỉ từ phe Dân chủ và ngay chính trong phe Cộng hòa của mình vì phản ứng quá chậm của Liên bang trong việc kiểm tra, giải quyết đại dịch mà chỉ tập trung vào giải cứu nền kinh tế, cũng chính là cứu chiếc ghế Tổng thống trong cuộc tái tranh cử vào cuối năm. Và có lẽ Trump đang dần cảm thấy cô độc hơn, vì những đồng minh thân thiết, trong đó có nữ nghị sĩ bang Wyoming, Liz Cheney, cũng đang chống lại mình. Bà nói : "Nền kinh tế làm sao có thể vận hành bình thường nếu bệnh viện của ta quá tải và hàng ngàn người Mỹ ở mọi độ tuổi, kể cả bác sĩ và y tá, nằm chờ chết vì ta từ chối làm những việc cần thiết để ngăn chặn lây lan".

chaotic3

Andrew Cuomo nói chuyện với giới truyền thông khi đến Trung tâm Javits, nơi sẽ được chuyển đổi thành bệnh viện dành cho bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi coronavirus, ở Manhattan, vào Thứ Hai © Mike Segar / Reuters

Một thống kê gần đây do Morning Consult tiến hành cho thấy 80% người Mỹ trưởng thành tin là cần phải tiếp tục cách ly xã hội, ngay cả khi điều đó khiến cho nền kinh tế bị thương tổn.

Hôm thứ Năm, Trump viết cho các thống đốc bang ở Mỹ một phác thảo kế hoạch, phân loại nguy cơ ở các hạt từ thấp, trung bình cho đến cao để cho phép kinh tế hoạt động trở lại ở một số khu vực.

chaotic4

Donald Trump họp báo về coronavirus tại Nhà Trắng © Mandel Ngan / AFP

Nhưng Larry Hogan, Thống đốc phe Cộng hòa của Maryland, cho Financial Times hay là Trump không hề nói gì về kế hoạch này với các thống đốc bang, dù gặp họ ít lâu trước khi gửi thư đi. Ngoài ra, ông Hogan cũng dội gáo nước lạnh và bản phác thảo ấy khi dùng từ "phi thực tế" để nói về nó.

Hogan nói : "Vì chúng ta chưa làm đủ xét nghiệm, làm sao có thể cam kết chỗ nào của quốc gia là nguy cơ thấp, trung bình hay cao". Ông cũng khẳng định các thống đốc bang đều đang có "rất nhiều mối lo".

Ông Hogan ca ngợi Nhà Trắng tuần trước đã yêu cầu cơ quan Quản lý Khẩn Cấp Liên bang nhận nhiệm vụ giúp các bang trang bị khẩu trang và máy thở. Nhưng số lượng cung cấp hiện vẫn quá nhỏ bé so với nhu cầu. Rõ ràng Mỹ đang ở vào một tình thế hết sức bị động và đang cố hết sức để giải quyết những thiệt hại do sự chủ quan gây ra.

New York đã vượt mặt Washington để trở thành bang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Scott Gottlieb, cựu lãnh đạo của Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm, cho biết 11 bang tại Mỹ đã có số ca nhiễm nhiều hơn bất kỳ tỉnh thành nào của Trung Quốc ngoại trừ Hồ Bắc (nơi có thành phố Vũ Hán), nơi phát sinh dịch bệnh. Đây tất nhiên là một cuộc khủng hoảng mang tầm quốc gia.

Ở New York, hơn 37.000 người đã có kết quả dương tính, 5.000 đang trong bệnh viện và gần 400 người chết. Xác chết đang phải tạm thời để trong các khoang đông lạnh của xe tải vì các nhà xác đã quá tải. New York đang tiến hành xây dựng những nhà xác dã chiến.

chaotic5

Một đường phố ở Manhattan yên tĩnh vào thứ năm. Andrew Cuomo đã ban hành lệnh cách ly tại nhà cho mọi người ngoài các nhân viên chủ chốt © Mark Lennihan / AP

Các bệnh viện cũng đang đối diện với vấn đề lớn. Họ không có đủ đồ bảo hộ cho các nhân viên y tế. Hôm thứ Năm, một bệnh viện ở Manhattan là Mount Sinai West có một y tá qua đời vì nhiễm virus. Để chuẩn bị cho những tình huống tệ hơn, Cuomo đã ra lệnh biến Trung tâm Javits, một địa điểm tổ chức sự kiện, thành bệnh viện dã chiến, trong khi một tàu quân sự sẽ cung cấp thêm 1.000 giường bệnh mới. Ông cũng yêu cầu các bệnh viện trong toàn bang phải lập tức tăng công suất lên ít nhất 50%, với mục tiêu phải đạt con số 140.000 giường bệnh.

Nhưng những nỗ lực như thế vẫn như muối bỏ bể, Theodora Hatziioannou - một nhà nghiên cứu về virus tại Đại học Rockefeller ở New York cho biết. Cô ước tính số người New York cần nhập viện săn sóc phải tầm 240.000 người. "Chúng ta cần chuẩn bị tới đó", cô nói.

Trump đã làm những người chỉ trích phẫn nộ thêm khi không dùng một đạo luật thời chiến tranh Hàn Quốc đẻ buộc các công ty trên toàn nước Mỹ sản xuất nhu yếu phẩm y tế. "Máy thở, máy thở và máy thở", ông Cuomo nói về nhu cầu lớn nhất của quốc gia hiện tại. Hôm thứ Sáu, rốt cục Trump cũng chịu yêu cầu General Motors mở "nhà máy bị bỏ rơi một cách ngu ngốc ở Lordstown" để làm máy thở thật nhanh.

Những người bảo vệ Trump thì ca ngợi hành động cấm các chuyến bay từ Trung Quốc nhập cảnh vào Mỹ hồi tháng Giêng, đồng thời xiết chặt quy định xuất nhập cảnh từ châu Âu.

Nhưng các chuyên gia về sức khỏe rất lo âu về việc Trump nhất quyết mở lại nền kinh tế trong hai tuần nữa. Bà Hatziioannou nói : "Điên rồ ! Ông định giết dân ư ?".

chaotic6

Các Vệ binh quốc gia Hoa Kỳ với các chuyến hàng đầu tiên tại Trung tâm Javits tại Thành phố New York © Sean Madden / AFP

Trump phủ nhận thông tin ông đang ưu tiên tái đắc cử hơn là sức khỏe của công chúng. Ông nói : "Có vài người cứ nhất định phải làm cho tình hình tài chính tồi tệ đi, vì họ tin làm thế sẽ đánh bại tôi trong cuộc bầu cử".

Có một sự thật đối lập : trong lúc các chuyên gia chỉ trích Trump tơi bời, uy tín của ông trong công chúng lại tăng. Theo Gallup, 49% tin ông đang điều hành tốt quốc gia, tăng 5% so với đầu tháng. 60% tin ông đã phản ứng tốt với khủng hoảng, theo một trưng cầu khác cũng của Gallup đầu tuần.

Gergen nói : "Người ta ít khi nhìn thấy sự chia rẽ như thế trong lòng nước Mỹ", đồng thời nói thêm Trump có thể tận dụng tinh thần "cất cao ngọn cờ" từng giúp George W Bush sau vụ 9/11. Hôm thứ Năm, Trum tuyên bố muốn "hành động nhanh chóng" trong việc mở lại nền kinh tế ở một số vùng rộng lớn của nước Mỹ vẫn chưa bị ảnh hưởng quá nghiêm trọng.

Nhưng bất chấp việc Trump tha thiết muốn ngưng việc cách ly xã hội, quyết định giảm phong tỏa các thành phô lại thuộc về các thống đốc bang. Ông Hogan nói Hoa Kỳ còn lâu mới có thể thư giãn và ngưng cảnh giác. Ông nhấn mạnh : các thống đống sẽ nghe các chuyên gia y tế nhiều hơn là Nhà Trắng. Hogan nói : "Chúng ta không thể ấn định một thời gian mong muốn nào vào lúc này và chờ đợi nó sẽ tốt hơn để toại ý. Chúng ta đang phải ra những quyết định không phải vì mình, vì lợi ích ủa ai mà vì mạng sống của hàng ngàn con người". 

Và giữa những lộn xộn khó khăn ấy, Trump vẫn tự tin như thường thấy. Ông vẫn xuất hiện trước công chúng, ra chỉ thị đều, gây tranh luận đều và… tweet đều. Gói 2.200 tỷ đô chỉ là một trong số nhiều quyết sách mà Trump sẽ đưa ra trong vài ngày tới. Và không ai có thể dự báo được điều gì. Trump đã lên Tổng thống theo cách không giống ai, vận hành đất nước kiểu không giống ai nên xử lý khủng hoảng cũng không giống ai.

Hôm qua Trump gọi Tập Cận Bình là "bằng hữu" đó, kêu gọi cùng nhau băng qua đại dịch đó, nhưng ngay ngày mai ông có thể đổi ý, như hàng nghìn status tiền hậu bất nhất của ông từ thuở còn chưa làm Tổng thống đến bây giờ. Mọi quyết định của ông đều chỉ phản ánh tư duy của ông ở chính thời điểm đó. Một phút sau có khi ông đã nghĩ khác.

Người ta vẫn nghĩ chính trị gia phải kiên định, phải vạch ra những kế hoạch cụ thể cho tương lai. Nhưng Trump có một cách nghĩ khác. Ông đang làm hero với cái đầu của một villian.

Demetri Sevastopulo (Washington) và Hannah Kuchler  (New York)

Nguyên tác : Donald Trump’s chaotic coronavirus crisis, Financial Times, March 27, 2020

Binh Bong Bot dịch

Published in Diễn đàn

Một quốc gia khiếp sợ cần một nhà lãnh đạo trong cuộc khủng hoảng này chứ không phải một người bán hàng

 

Bác sĩ Fauci : Không có ‘thuốc tiên’ cho coronavirus

Một quốc gia khiếp sợ bị bao vây bởi một bệnh dịch lớn theo rõi một buổi tường thuật của Nhà Trắng vào ngày thứ Năm và đã không được nghe một nhà lãnh đạo điềm tĩnh và tự tin nói, vì diễn giả lại là một người bán hàng. Ông quảng cáo những phương pháp chữa bệnh chưa được kiểm chứng, khoe khoang những thành tích không có và đưa ra những hi vọng giả tạo thay vì những lời khuyên thực tế. 

cnn1

Ông nhấn mạnh vào những từ và những câu như "nhanh chóng", "ngay lập tức" và "giải pháp hiệu nghiệm", Tổng thống Trump làm như là những viên thuốc thần diệu đã có sẵn rồi và tất cả mọi thứ không bao lâu nữa sẽ trở lại bình thường. Trong khi Trump khuyến dụ mọi người hãy dùng những thuốc hiện còn đang được thử nghiệm, ông Stephen Hahn, Giám đốc cơ quan Food and Drug Administration nhẹ nhàng nhưng kiên quyết làm giảm bớt những điều mong đợi thái quá và nói rằng ông không muốn tạo ra những "hi vọng giả tạo" vì cần có thêm những cuộc nghiên cứu. 

cnn2

Bác sĩ Anthony Fauci, Giám Đốc cơ quan National Institute of Allergy and Infectious Diseases, còn cho biết rõ hơn trong một buổi nói chuyện do CNN tổ chức vào ngày thứ Năm rằng "Chúng ta cần làm cho mọi người hiểu rõ vấn đề. Hiện nay, chưa có cách chữa trị coronavirus an toàn và hiệu quả… Hiện nay không có thuốc thần diệu nào cả". 

Trong nhiều tuần lễ, những viên chức y tế đã cố gắng phổ biến những tin tức chính xác đến công chúng trong khi Tổng thống tiếp tục phun ra những điều sai lầm và tin tức giả tạo. Trong khi những chuyên viên tiên đoán bệnh dịch sẽ trở nên trầm trọng hơn, Tổng thống lại nói "bệnh dịch không gia tăng mà đang thuyên giảm đáng kể". Trong khi những chuyên viên này nói sắp tới tình trạng sẽ tồi tệ hơn nữa, Tổng thống lại nói "Đây là thứ mà chúng ta đã chuẩn bị đề phòng chu đáo và kiểm soát chặt chẽ tối đa". 

cnn3

Tổng thống đã nhanh chóng làm chúng ta trở nên ngờ vực hơn và lo sợ hơn bởi vì chúng ta không thể tin những gì ông nói. Ông ta bị u mê bởi tâm trạng "Một mình ta có thể giải quyết được vấn đề" mà lần đầu tiên ông đã phô trương trong chiến dịch tranh cử vào 2016. Trong quá khứ, những thiệt hại gây ra bởi một kẻ nghĩ mình là thánh sống chỉ giới hạn vào những vấn đề như đóng cửa các cơ quan chính phủ và gây thiệt hại cho đồng minh. Trước nạn dịch lớn Covid-19, nó làm cho chúng ta thiếu chuẩn bị một cách nguy hiểm và chịu thiệt hại về sinh mạng như đã xẩy ra. 

Trong cuộc họp báo mới đây nhất, Tổng thống xem ra tự tách rời khỏi thực tế khi ông quảng cáo với chúng ta về thuốc chữa bệnh sốt rét. Trong khi những bằng chứng mới mẻ cho thấy rằng chloroquine - thuốc dùng để trị bệnh sốt rét và bệnh tự động miễn dịch (autoimmune) – có thể có một vài tác động chống lại coronavirus, nhưng chưa có đủ bằng chứng chữa trị thực hiện ở bệnh viện để cho thấy rằng thuốc này có hiệu quả.

Tuy nhiên, Trump đã vội vàng tuyên bố "Chúng ta có một vài phương pháp chữa trị, mọi việc thực sự tốt đẹp. Và thuốc đã có sẵn cho mọi người". Trong khi đó, ông Stephen Hahn giải thích về việc nới rộng điều lệ để bác sĩ có thể dùng thuốc thử nghiệm chữa trị cho bệnh nhân đau nặng. Ông nhấn mạnh đến sự quan trọng của nghiên cứu thêm. Ông nói "Thứ thuốc mà Tổng thống đã chỉ thị chúng tôi nghiên cứu xem có thể mở rộng sự ứng dụng và có lợi ích cho các bệnh nhân hay không. Một lần nữa chúng tôi muốn làm một cuộc thí nghiệm lớn, thực tiễn ngay tại bệnh viện để thu lượm tin tức". 

cnn4

Ông Hahn nói tiếp "Không có một hứa hẹn nào cả" và Bác sĩ Sanjay Gupta, phóng viên chính về y khoa của CNN, sau này giải thích rằng "Mọi người đều muốn hi vọng nhưng chúng ta cần phải cẩn thận khi nghe nói về những thứ thuốc này. Chúng phải cần được thí nghiệm như mọi thứ khác". 

Khi số trường hợp được xác nhận nhiễm bệnh tại Hoa Kỳ tăng lên quá 11.000 và số người chết lên quá 150, nhu cầu cần sự lãnh đạo – không phải nghệ thuật bán hàng – càng trở nên cấp bách hơn. Với nhiều công nhân bị cho nghỉ việc, kinh tế phát triển chậm lại và người ta có lý do để lo sợ về sức khỏe, về bảo đảm tài chánh và tương lai của họ. 

Lịch sử có rất nhiều thí dụ về những nhà lãnh đạo vĩ đại đã đối phó với những cuộc khủng hoảng với sức mạnh củng cố bằng sự thật. Tổng thống Franklin D. Roosevelt phải đương đầu với cuộc đại khủng hoảng kinh tế, trong khi Thủ Tướng Winston Churchill chống Adolf Hitler với thuyết hiện thực, ý thức trách nhiệm và sự lương thiện đã tạo nên sự tự tin. Trump chỉ có một kỹ năng thực thụ và duy nhất là nghệ thuật bán hàng và rất dị ứng với trách nhiệm đến nỗi khi được hỏi về việc chính quyền đã thất bại rõ rệt trong việc đối phó với nạn dịch to lớn, đã nói rằng "Tôi không có trách nhiệm gì cả". Với những câu nói đó còn văng vẳng trong không gian, những bệnh viện và những nhân viên y tế không có đủ bộ xét nghiệm và những dụng cụ cần thiết là những bằng chứng của thất bại rõ rệt từng giờ. 

Làm sao người ta có thể tin tưởng vào một chính quyền khi người lãnh đạo tiếp tục khoác lác trong khi ông để lộ ra nhiều bằng cớ bất tài ? 

Một chốc lát sau khi Trump khoe khoang về những cố gắng và chia sẻ sự hãnh diện về thành tích của ông, CNN đã trình bầy một bác sĩ làm ở trong phòng cấp cứu tại Rhode Island. Bà nói bệnh viện của bà thiếu thốn cả đến những thứ cần thiết. Dr. Megan Ranny nói "Chúng tôi không có khẩu trang và những thứ bảo vệ cần thiết". Trong khi đó Centers for Disease Control and Prevention đã khuyên những chuyên viên về y tế dùng khăn tay lớn hoặc khăn quàng cổ như phương cách sau cùng để thay thế khẩu trang. 

cnn5

Cần phải biết rằng một chính quyền có khả năng đáng lẽ phải dự trữ sẵn khẩu trang và áo choàng và ngay cả máy hô hấp để chuẩn bị cho nạn đại dịch. Một vài chuyên viên đã cảnh báo như thế trong nhiều năm. 

Một người nào đó phải chịu trách nhiệm về sự thất bại rất căn bản này và bất cứ tổng thống nào cũng có thể phải đối phó với thực tế và những khó khăn riêng. Bằng cách từ chối lãnh trách nhiệm về sự thất bại to lớn này trong khi lại muốn lôi kéo chúng ta vào những ảo tưởng của ông ta, Trump đang chứng tỏ rằng ông đã không bao giờ, và có lẽ sẽ chẳng bao giờ, đủ khả năng để hoàn tất những trách nhiệm của một vị tổng thống. 

Đã đến lúc phải công nhận những sự kém cỏi của Trump và chấm dứt ông ta. Những Thống Đốc như Andrew Cuomo của New York đang chám vào lỗ hổng lãnh đạo, đưa ra những nhận định thực tiễn về cuộc khủng hoảng, nhìn nhận sự mất mát sinh mạng, và kêu gọi mọi người kiên nhẫn. Những thống đốc và thị trưởng khác cũng đã chứng tỏ sự bình tĩnh trước những khó khăn. Họ không có gì để bán nhưng có nhiều thứ để cống hiến khi nói tới sự cảm thông và sự quyết tâm. Hãy để cho tiếng nói của họ vang đi khắp nơi. 

oo0oo

Tổng thống Trump đã lãng phí thười gian chống Coronavirus như thế nào ?

Trong tháng 1/2020, Hoa Kỳ chỉ có 15 trường hợp bị nhiễm coronavirus. Sang đến tháng 2, con số này là 320. Nay trong tháng 3 đã có trên 5.000 trường hợp tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên còn 10 ngày nữa mới đến hết tháng. 

Tìn về dịch Wuhan đã phổ biến ra thế giới bên ngoài từ cuối năm 2019. Tình báo của Hoa Kỳ đã báo cáo nguy hiểm của bệnh dịch ngay trong tháng 1/2020 và một lần nữa trong tháng 2. Tuy nhiên Tổng thống Trump cho rằng báo cáo không chính xác và coi thường dịch Covid-19. 

Vào ngày 30/1, ông nói tất cả mọi thứ đều đã được đề phòng và kiểm soát rất chặt chẽ. Ngày 14/2 Tổng thống Trump đã nói khi thời tiết ấm hơn vào tháng 4, virus sẽ chết hết. Vào ngày 28/2 ông nói mọi việc tốt đẹp. Dịch chỉ là một trò lừa đảo của Đảng Dân Chủ. Tổng thống Trump đã để mất một thời gian quý báu khoảng hai tháng để tìm cách đối phó với nạn dịch. 

Vào ngày 2/3 Tổng thống Trump tuyên bố Hoa Kỳ không bao lâu nữa sẽ có thuốc chủng ngừa. Nhưng CDC dự đoán phải cần ít nhất 12-18 tháng may ra mới có thể có thuốc chủng. Như vậy là quá trễ để ngăn chặn sự lan tràn của coronavirus trong nước Mỹ. 

Vào ngày 3/3 chính quyền Trump tuyên bố trong một tuần sẽ có đủ bộ thử nghiệm để kiểm chứng 1 triệu người. Tuy nhiên khả năng của CDC chỉ sản xuất được 75.000 bộ thử nghiệm, nhưng Tổng thống Trump tiếp tục nối dối công chúng và báo chí rằng "Bất cứ ai cần thử sẽ được thử". 

Vào ngày 4/3, ông công nhận có một số trường hợp bị nhiễm coronavirus. Hai ngày tiếp theo ông nói con số nhiễm bệnh ở Hoa Kỳ sẽ thấp hơn bất cứ một nước nào khác. Vào ngày 13/3 Tổng thống Trump tuyên bố không chịu trách nhiệm về nạn dịch này. Ngày 16/3 ông gọi coronavirus là Chinese virus có lẽ để đẩy bớt trách nhiệm cho Trung Quốc. Một ngày sau, vào 17/3 ông nói đã từ lâu ông đã biết đây là nạn dịch lớn (pandemic). 

Cũng vào đầu tháng 3, khi Tổ Chức Y Tế Quốc Tế (World Health Organization – WHO) công bố tỉ lệ tử vong do coronavirus đã tăng từ 2% lên đến 3,4% căn cứ vào những thống kê mới, Tổng thống Trump đã phủ nhận con số này mà ông cho là sai. Khi được hỏi vì sao ông nghĩ con số của WHO sai, Tổng thống Trump trả lời giản dị "Đây chỉ là một linh cảm". 

Tổng thống Trump còn có những phát ngôn bừa bãi vô cùng tai hại như khuyến cáo dùng thuốc chữa bệnh sốt rét chloroquine để chữa Covid-19, đau ốm vẫn có thể đi làm (để tránh làm thiệt hai cho kinh tế), khẩu trang có thể dùng lại (để tránh tình trạng khan hiếm).

Xem ra Tổng thống Trump lo lắng về thị trường chứng khoán và cơ may thắng cử vào cuối năm nay hơn là sinh mạng của công chúng. Ông đã cố gắng che giấu sự thật về coronavirus để giữ cho kinh tế không suy giảm. Cho tới nay, mọi sự việc đã ra khỏi tầm tay phù thủy của ông. Một bàn tay không che giấu nổi mặt trời. Kinh tế Hoa Kỳ đã đi vào tình trạng suy thoái không thể tránh được. 

Rõ ràng là chúng ta không thể để một người như ông Trump lãnh đạo đất nước Hoa Kỳ chống lại một nạn dịch hiểm nghèo và sẽ còn nhiều cuộc khủng hoảng lớn lao hơn thế này nữa trong tương lai đang chờ đợi Hoa Kỳ.

Michael d’Antonio

Nguyên tác : A terrified nation needs a leader during this crisis, not a salesman, CNN, 20/03/2020

Nguyễn Quốc Khải dịch, 25/03/2020

Michael d'Antonio là tác giả của cuốn sách "Never Enough : Donald Trump and the Pursuit of Success" (Không bao giờ đủ : Donald Trump và cuộc heo đuổi thành công) và đồng tác giả với Peter Eisner trong cuốn sách "The Shadow President: The Truth About Mike Pence" (Cái bóng của Tổng thống : Sự thật về Mike Pence). Các ý kiến ​​thể hiện trong bài bình luận này là của các tác giả.

**********************

Covid-19 : Anthony Fauci là ai ?

Hoài Hương, VOA, 25/03/2020

Nổi tiếng trong giới khoa học và nghiên cứu y khoa từ nhiều thập niên nay, nhưng chỉ mới gần đây Bác sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Bệnh dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia của Hoa Kỳ, mới thường xuyên xuất hiện trước công chúng tại cuộc họp báo hàng ngày của Tòa Bạchc về dịch Covid-19, và trong các cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh và truyền hình Mỹ và quốc tế.

fauci6

Bác sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Vin Bnh d ng và Bnh truyn nhim Quc gia ca Hoa Kỳ trong mt cuc hp báo về v bt phát dch corona Washington ngày 28/1/2020. Reuters/Amanda

Lãnh đạo Viện Bệnh dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc Hoa Kỳ từ năm 1984, ông và các cộng sự nghiên cứu và tìm cách ứng phó với các dịch bệnh mới kể cả Zika và Ebola, SARS, MERS, Antrhax, HIV/AIDS, bệnh lao, bệnh sốt rét, bệnh cúm vv...

Từ đầu thập niên 1980, ông là một trong số ít nhà khoa học đầu tiên nhận ra là  giới đang ở bên bờ vực của một dịch bệnh mới, HIV-AIDS, và từ đó là người dẫn đầu nghiên cứu về bệnh này. Thoạt tiên bị các bệnh nhân AIDS chỉ trích dữ dội, Bác sĩ Fauci bây giờ được họ coi là một người hùng đã đóng  góp lớn lao để kiềm chế bệnh AIDS, cho phép nhiều người sống với bệnh AIDS và tiếp tục cống hiến cho xã hội.

Ông là bác sĩ hàng đầu của Hoa Kỳ trong lĩnh vực bệnh truyền nhiễm, người đi tiên phong trong các công trình nghiên cứu cơ bản và lâm sàng về sinh bệnh học và các bệnh truyền nhiễm.

Trong cương vị đó, Bác sĩ Anthony Fauci là cố vấn của 6 Tổng thống Mỹ, Cộng hòa cũng như Dân chủ- từ Tổng thống Reagan cho tới Tổng thống Trump.

Gia đình và sự nghiệp

Theo một bài báo đăng trên báo The Hill ngày 13/3/2020, Anthony S. Fauci chào đời môt ngày trước Giáng Sinh năm 1940, tại Brooklyn, NY, trong một gia đình có ông bà di dân sang Hoa Kỳ từ nước Ý. Cha ông, Stephen Fauci, là một dược sĩ.

Anthony Fauci tốt nhiệp trường Y Đại học Cornell vào năm 1966, và là sinh viên đứng đầu lớp.

Vợ ông, Tiến sĩ Christine Grady, sở hữu hai bằng cử nhân về sinh học và điều dưỡng tại Đại học Georgetown.

Hai người gặp nhau lần đầu bên giường của một bệnh nhân. Bà Grady lúc đó đã giảng dạy trong ngành điều dưỡng được hai năm, và là quản trị viên của một chương trình của Dự án Hope – hoạt động từ thiện bằng cách mang dịch vụ y tế tới để phục vụ các cộng đồng nghèo nhất trên thế giới.

Lúc đó bà được nhờ làm phiên dịch cho Bác sĩ Fauci và một bệnh nhân Bồ đào nha. Ngay sau đó, Anthony Fauci liên lạc và dàn xếp cuộc hẹn hò đầu tiên.

Ông bà Fauci thành hôn năm 1985, năm ông 44 tuổi. Hai vợ chồng có 3 cô con gái : Alison, Megan và Jennifer.

Việc công việc nhà bề bộn, nhưng trong giờ rảnh rỗi, bác sĩ Fauci vẫn tham gia các cuộc đua marathon với kết quả đáng kể.

Thành tích

Trong suốt sự nghiệp của mình, Bác sĩ Fauci đã được vinh danh nhiều lần về những đóng góp to lớn của ông để bảo vệ con người chống lại các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm.

Bác sĩ Fauci là một y sĩ tận tâm, luôn tìm cách hoàn thành chức năng của một thầy thuốc, theo một bài báo của Washington Post đăng ngày 20/3/2020.

fauci7

Bác sĩ Anthony Fauci ôm Nina Phạm, cô y tá b nhim bnh Ebola khi chăm sóc cho bnh nhân. nh chp ngày 24/10/2014.

Tờ báo dẫn lời Bác sĩ Fauci nói : "Tôi đã đi đến kết luận rằng tôi mang một món nợ đối với họ, những bệnh nhân đau yếu, và phải làm tất cả những gì trong khả năng để giúp họ".

Theo Dân biểu Steny Hoyer, đại diện bang Maryland, từng làm việc lâu năm với bác sĩ Fauci, nói ông Fauci kết hợp một tri thức lớn với cách ứng xử chừng mực, bình dị, không khoa trương. Ông là một quan chức y tế được lòng của hầu hết mọi người, một kỳ tích trên chính trường, dù cho ông là người thẳng thắn, bộc trực.

"Không dùng những lời lẽ hoa mỹ hay ý tưởng cao xa, bác sĩ Fauci có biệt tài thuyết phục người khác bằng những lời lẽ điềm đạm, chính xác, về các mối nguy có thể đe dọa con người, và cách nào để đáp ứng".

Dưới thời Tổng thống Bush con, bác sĩ Fauci là một trong những kiến trúc sư chính thành lập PEPFAR, Kế hoạch Cứu trợ Khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về Phòng Chống AIDS, một chương trình nhân đạo quy mô đã cứu được hàng triệu mạng sống tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Bác sĩ Fauci đã được trao tặng nhiều giải thưởng, quá nhiều để có thể liệt kê, nhưng trong đó có Huân chương Tự do (năm 2008) của Tổng thống George W. Bush, giải thưởng dân sự cao quý nhất của Hoa Kỳ.


Bác sĩ Fauci đam mê vớ
i công việc đến mức nhiều lần từ chối các chức vụ cao cấpn, như đứng đầu Viện Y tế Quốc gia, để có thể tiếp tục nghiên cứu và đề ra phương án chống các bệnh truyền nhiễm mới.

Cố vấn của 6 đời Tổng thống

Làm cố vấn cho 6 vị Tổng thống Hoa Kỳ từ thời Tổng thống Reagan cho tới Tổng thống Trump, bác sĩ Fauci vẫn theo nguyên tắc "luôn luôn nói lên sự thực với những người quyền thế". Những người hợp tác lâu năm với bác sĩ Fauci nói sự thành công của ông là nhờ biệt tài thông đạt khéo léo của ông cộng với uy tín của ông trong tư cách một nhà khoa học.

Nhà khoa học đã chiếm được sự tin tưởng của các nhà lập pháp thuộc cả hai đảng phái, cũng như của nhiều quan chức Tòa Bạchc.

Xuất hiện trong cuộc điều trần trướcy ban Giám sát và Cải cách của Hạ viện tuần trước, ông điềm đạm trả lời chất vấn trong nhiều giờ liên tiếp – trừ lúc có người hàm ý đặt nghi vấn về uy tín của ông trong tư cách một nhà khoa học.

"Tôi đã từng phục vụ 6 vị tổng thống, và tôi chưa hề làm gì khác hơn là trình bày các chứng cớ khoa học chính xác và đưa ra các đề nghị chính sách dựa trên khoa học và chứng cớ".

Dịch Covid-19

Phương châm luôn luôn nói sự thật của bác sĩ Fauci liệu có bị thách thức dưới quyền Tổng thống Trump ?

Trong vài ngày vừa qua đã xuất hiện một vài mâu thuẫn giữa Tổng thống Trump và Bác sĩ Fauci, giữa lúc ông Trump lo ngại hậu quả của các biện pháp chống dịch Covid-19, đã làm đình trệ mọi sinh hoạt kinh tế. Tổng thống Trump đề nghị cởi trói kinh tế, ông khuyên mọi người nên trở lại làm việc trước Lễ Phục Sinh- trong khoảng 2 tuần nữa, trong bối cảnh đang có thêm nhiều dịch mới bùng phát tại Hoa Kỳ như ở New York, và chưa có dấu hiệu gì là dịch bệnh đã được kiềm chề.

Bác sĩ Fauci vẫn chủ trương tiếp tục chính sách cách ly để chặn sự lây lan. Từ đầu tháng Giêng năm nay, khi Tổng thống Trump vẫn cố làm giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của mối đe dọa này, bác sĩ Fauci đã ra lệnh cho các nhà nghiên cứu sắn tay lên làm việc để tìm ra một vắcxin, và tìm cách chuẩn bị nước Mỹ để ứng phó với dịch.

Bác sĩ Fauci từ lâu đã trăn trở về một vụ bột phát dịch bệnh mới, gần đây ông nói với báo Washington Post "điều đau lòng là bây giờ dịch đã xảy ra".

Năm nay 79 tuổi, nhà khoa học mỗi đêm chỉ ngủ có vài tiếng, và vẫn năng nổ làm việc. Từng là người hùng trong cuộc chiến chống dịch HIV-AIDS, giờ đây trong mắt nhiều người, Bác sĩ Fauci được coi là ‘người hùng’ mà nước Mỹ đang cần tới trong cuộc đấu tranh cam go chống lại dịch Covid-19 đang tiếp tục làm thế giới lao đao.

Hoài Hương

Nguồn : VOA, 25/03/2020

***************

Fauci : Phát biểu của Tổng thống Trump có thể gây ‘hiểu lầm’

VOA, 25/03/2020

Chuyên gia dịch bnh hàng đu ca Tng thng M Donald Trump nói mt s điu ông Trump bày t trong nhng cuc hp báo v virus corona "có th đưa đến mt s hiu lm" v d kin thc tế.

fauci8

Bác sĩ Anthony Fauci, người đng đu Vin D ng và các Bnh Truyn nhim Quc gia ti cuc hp báo hàng ngày ca Tòa Bch c v virus corona.

Bác sĩ Anthony Fauci, người đng đu Vin D ng và các Bnh Truyn nhim Quc gia là mt gương mt quen thuc vì nhng cuc hp báo hàng ngày ca Tòa Bch c v virus corona.

Trong một cuc phng vn vi tp chí Science, ông Fauci cho biết rng Tng thng Trump có lắng nghe, và rng dù ông không bt đng vi Tng thng v cơ bn, nhưng ông s trình bày vn đ mt cách khác.

"Ông ấy nói theo cách ca ông y. Ông y có li riêng. Tuy nhiên trên nhng vn đ căn bn, ông nghe nhng gì tôi nói", ông Fauci cho biết.

Tuy nhiên bác sĩ Fauci nói ông không làm gì khác được khi ông Trump đưa ra nhng tuyên b sai lm.

"Tôi không thể nhy đến trước mi-crô và đy ông y ra. OK, ông nói ri, thôi tìm cách đính chính trong ln ti", ông Fauci gii bày.

Tại mt cuc hp báo tuần trước ông Trump nói sai là cơ quan Qun tr Thc phm và Dược phm Hoa Kỳ đã chp thun vic s dng thuc chng st rét đ cha tr bnh nhân virus corona.

Ngày 23/3, hệ thng y tế Banner ti tiu bang Arizona min tây nước M cho hay mt người đàn ông tử vong và bà v b nguy kch sau khi đã ung mt loi thuc dùng lau chùi h cá và cht này cũng có trong loi thuc mà ông Trump nhc ti.

Bác sĩ Fauci nói ông sẽ không bao gi gi virus corona là "virus Trung Quc" như ông Trump thường xuyên gi trong những cuc hp báo.

Bác sĩ Fauci cũng nói rằng nhng cuc hp báo ti Tòa Bch c làm ông không thy thoi mái vì tương đi có mt s đông người đng trên bc thuyết trình và nhiu nhà báo trong phòng.

"Tôi vẫn nói, có cánh nào đ chúng ta hp báo trên mạng không ?’ Cho ti nay thì chưa. Tuy nhiên khi bn làm vic vi Tòa Bch c, đôi khi bn phi nói đến ba bn ln thì mi thay đi được. Do đó tôi tiếp tc thúc đy".

Bác sĩ Fauci nói Phó Tổng thng Mike Pence, người đng đu lc lượng đc nhim chng virus, mạnh m hơn ông Trump trong vic gi khong cách cho mi người.

Ông Fauci nói hiện còn quá sm đ c tìm ra ti sao M thiếu s chun b cho dch bnh bùng phát. Tuy nhiên vào lúc này ông nói mi người cn phi tuân theo nhng ch dn căn bn đ ngăn ngừa dch bnh lây lan trong khi vn gi điu ông gi là "cân bng tế nh" khi cu xét nhng bước quan trng khác.

"Được này mt kia. Nếu bn đóng ca nn kinh tế hoàn toàn và làm gián đon h tng cơ s, bn có th gây ra nhng vn đ sc khe, nhng hu quả không ng, đi vi nhng người cn có th đến nhng nơi nào đó nhưng không được. Chúng ta n lc hết sc có th".

Published in Diễn đàn