Bộ trưởng Nghị "đánh trống bỏ dùi" hay đang nghĩ cách hạ nhóm lợi ích Hà Nội ?
Từ khi lên chức Bộ trưởng, ông Nguyễn Thanh Nghị có nhiều hành động tạo ra chấn động mạnh. Bởi các đời Bộ trưởng khác an phận thủ thường, không dám động đến ai, nhưng ông Nguyễn Thanh Nghị thì không thế. Ông ra tay soi vào thị trường trái phiếu và thanh tra vấn đề xây dựng của thành phố Hà Nội. Ngoài ra, ông Nghị còn mạnh mẽ vạch ra con đường xây dựng nhà thu nhập thấp cho người nghèo.
Nguyễn Thanh Nghị ra tay soi vào thị trường trái phiếu và thanh tra vấn đề xây dựng của thành phố Hà Nội.
Nếu nói việc soi thị trường trái phiếu và soi quy hoạch Hà Nội là việc làm gây "bứt dây động rừng", thì việc theo đuổi chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp được xem là nhiệm vụ bất khả thi. Bất khả thi bởi giá đất và giá xây dựng giờ đây không thể hạ xuống ngang tầm với của người thu nhập trung bình, chứ đừng nói đến tầm với của người nghèo.
Những gì ông Nguyễn Thanh Nghị chạm đến đều là những vấn đề gai góc. Vậy thì, ông Nguyễn Thanh Nghị sẽ thực hiện nó như thế nào ? Nếu ông Nghị chỉ cần thực hiện được một trong ba vấn đề mà ông đang làm, thì ông đã được xem là một Bộ trưởng hiếm có trong chế độ này. Đến nay, nhiều người quan tâm đang chờ đợi những bước đi tiếp theo của ông Nguyễn Thanh Nghị.
Ngày 28 tháng 11, báo Tiền Phong có bài viết "Kết luận thanh tra về sai phạm quanh đường Lê Văn Lương : Phải có người chịu trách nhiệm". Đây là bài báo nhắc lại Kết luật 39 của Bộ Xây Dựng đã ban hành ngày 27 tháng 6 vừa qua. Đến nay đã được 5 tháng nhưng chưa thấy phía Bộ Xây dựng thực hiện bước tiếp theo.
Có thể nói Chính quyền Hà Nội từ thời ông Nguyễn Thế Thảo làm Chủ tịch đã vi phạm ở mức độ nghiêm trọng và giờ đây cần phải có những hình thức xử lý nghiêm khắc, để lập lại trật tự, kỷ cương, trong xây dựng cũng như điều hành xã hội. Tuy nhiên, cho đến nay ông Nguyễn Thanh Nghị vẫn án binh bất động. Nhiều người đặt câu hỏi rằng, liệu ông Nghị có thực hiện tới cùng kết luận trên hay không, sao giờ đây vẫn chưa thấy ông có động tĩnh gì.
Hiện nay, tuyến đường Lê Văn Lương có những dự án được điều chỉnh nhiều lần, từ 5 tầng nâng lên đến trên 30 tầng, và có đến 19 dự án sai phạm "nâng tầng" chỉ trên một đoạn đường hơn 2km. Đối với người dân, họ rất bức xúc trước thực trạng trên và họ cũng đang rất bất mãn với Chính quyền Hà Nội. Cần phải quy trách nhiệm cho một ai đó, nhưng rồi giờ này mọi thứ vẫn im lìm.
Không biết ông Nguyễn Thanh Nghị có dự tính gì ? Nếu xử lý được các quan chức hoặc các cựu quan chức đã để xảy ra tình trạng trên, thì chắc chắn ông Nguyễn Thanh Nghị sẽ được tăng uy tín và có tiếng thơm. Với một con người có tham vọng chính trị mãnh liệt như ông Nguyễn Thanh Nghị, ắt hẳn ông hiểu, giải quyết triệt để những vấn đề thì sẽ rất lợi thế.
Cũng có người nhận định, có thể ông Nguyễn Thanh Nghị đang củng cố sức mạnh để giải quyết những vấn đề trên. Ông Nguyễn Thanh Nghị đang được ông Thủ tướng Phạm Minh Chính giao cho quyền hạn rộng lớn hơn quyền hạn của một Bộ trưởng để xử lý vấn đề. Chính vì động thái của ông Phạm Minh Chính như thế, nên có người đánh giá theo hướng, ông Nghị đang củng cố lực lượng để chiến, chứ chưa hẳn là "đánh trống bỏ dùi".
Hà Nội là một địa phương lớn, người đứng đầu Hà Nội là một Ủy viên Bộ Chính trị, quyền lực lớn hơn một Bộ trưởng như ông Nguyễn Thanh Nghị rất nhiều. Người làm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội thậm chí được xem là nhân vật "dự bị cho Bộ Chính trị".
Nếu phanh phui những sai phạm của Chính quyền Hà Nội, khả năng sẽ không chỉ một mình ông Nguyễn Thế Thảo bị gọi tên, mà có khi còn dính tới cựu Ủy viên Bộ Chính trị là ông Phạm Quang Nghị. Cho nên việc ông Nguyễn Thanh Nghị đang làm, được nhiều người đánh giá là năng động dám làm, nhưng khả năng thành công thì rất thấp.
Bảo Trâm (Tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 30/11/2022
Vì không kỳ vọng gì vào các phiên chất vấn nên từ lâu tôi đã không theo dõi các phiên họp từng được chờ đợi này. Sáng nay, có người gửi cho cái link của báo điện tử VTV nói, "Dư luận đánh giá cao phiên chất vấn của Bộ trưởng Bộ Xây dựng", mới nhân tiện xem phần trả lời của Nguyễn Thanh Nghị, tự nhiên chẳng muốn làm gì.
Bộ trưởng Bộ xây dựng Nguyễn Thanh Nghị trả lời chsst vấn trước Quốc hội ngày 03/11/2022
Với những câu chất vấn trực tiếp trước Quốc hội mà Nghị vẫn phải cắm mặt vào tờ giấy. Tờ giấy mà Văn phòng chuẩn bị cho Nghị lại cũng rất cẩu thả sơ sài. Những nội dung chồng lấn liên ngành, khi được mời, cả bà Thống đốc và ông Bộ trưởng Giao thông mới được bổ nhiệm vài tuần, đều trình bày lưu loát và tỏ ra am hiểu ngành xây dựng hơn cả Nghị.
Hôm qua, một vị giáo sư khả kính xem chất vấn, viết trên tường của ông rằng, trình độ như Nghị chỉ nên đi dạy, bố Nghị đôn Nghị lên như thế là hại Nghị. Sáng nay, một bà giáo sư uyên bác khác phản đối nam đồng nghiệp, vì theo bà, "nghề giáo không dễ thế... cắm mặt vào đọc giáo án chẳng may sinh viên nó hỏi không lẽ để mai thầy trả lời".
Một bộ trưởng nổi tiếng thanh liêm từng nhận xét, "Ba Dũng thông minh nhưng nó tham quá". Tôi hỏi ông, "Thưa anh, một người đã lên tới đó, đã có trong tay cả giang san mà không đủ thông minh để kiểm soát lòng tham thì sao gọi là thông minh được".
Tham tới mức đưa cả những đứa con vừa thiếu trí tuệ vừa thiếu rèn luyện lên làm quan thì không chỉ hại chúng mà còn hại dân, hại nước. Hình ảnh Nguyễn Thanh Nghị trong phiên chất vấn không chỉ cho thấy đỉnh cao sự trơ trẽn của một gia tộc mà còn là sự nhạo báng đối với dân chúng và đất nước, là sự xúc phạm cay đắng những người tử tế trong hệ thống chính trị này.
Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị
Trân Anh, Thoibao.de, 16/08/2022
Nguyễn Thanh Nghị được ông Nguyễn Tấn Dũng đưa vào Chính phủ để chuẩn bị cho ghế Ủy viên Bộ Chính trị ở nhiệm kỳ sau. Từ trước đến giờ, chưa Bộ trưởng Bộ Xây dựng nào vào được Bộ Chính trị nhưng lần này thì có thể ngoại lệ chăng ? Chưa biết. Chỉ biết tham vọng của Nguyễn Thanh Nghị là Ủy viên Bộ Chính trịi chứ không phải Ủy viên Trung ương Đảng nhỏ nhoi.
Ông Nguyễn Thanh Nghị đang có tham vọng vào Bộ Chính trị
Bộ Xây dựng là bộ nhỏ, vì Nguyễn Thanh Nghị có chuyên môn ngành xây dựng nên mới nắm bộ này chứ thực chất là Nguyễn Thanh Nghị muốn nắm bộ lớn hơn. Chính vì bộ nhỏ nên Nguyễn Thanh Nghị phải thể hiện là một bộ trưởng năng nổ, vì thế mà Nguyễn Thanh Nghị đã "đá giò" nhiều bộ trưởng khác để thể hiện năng lực bản thân.
Hồi tháng Tư, ông Nguyễn Thanh Nghị xua thanh tra Bộ Xây dựng ‘vạch’ loạt vi phạm tại hai dự án do Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư. Đó là dự án xây dựng cầu cạn đoạn Mai Dịch – Nam Thăng Long và dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn sân bay Nội Bài. Đây là hai dự án do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư và Ban quản lý dự án Thăng Long là đơn vị quản lý dự án. Đó là dự án xây dựng cầu cạn đoạn Mai Dịch – Nam Thăng Long thuộc đường vành đai 3 Thành phố Hà Nội và dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn cảng hàng không quốc tế Nội Bài.
Không biết Nguyễn Thanh Nghị "ngửi thấy" mùi bất thường gì trước mà ông Nghị đã "đá giò" ông Nguyễn Văn Thể như thế. Và sau đó tháng, cụ thể là ngà 14/7, ông Nguyễn Văn Thể bị ông Nguyễn Phú Trọng đưa vào danh sách phải xử lý. Theo như tin chúng tôi nhận được từ tháng trước thì ông Nguyễn Văn Thể bị đưa ra khỏi ghế Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận tải để về Ban Kinh tế Trung ương thế chỗ cho Nguyễn Thành Phong. Vấn đề xử lý ông Thể chỉ là thời gian mà thôi. Nhiều người cho rằng, Nguyễn Thanh Nghị đã biết được nội tình rất sớm nên đá giò người sắp ngã ngựa để lấy tiếng. Nhận xét này cũng có khả năng, bởi Nguyễn Thanh Nghị đủ thông tin để biết trước.
Tháng trước Nguyễn Thanh Nghị đã đá sang sân của ông Hồ Đức Phớc. Ông nghị muốn tấn công vào lĩnh vực thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Việc làm này được nhiều người đánh giá là tương tự như cách ông Nghị "đá giò" ông Nguyễn Văn Thể trước đây 5 tháng. Không biết có đúng vậy hay không nhưng hiện nay ông Hồ Đức Phớc vẫn đang rất mạnh dù cho bão Việt Á đã thổi vào bộ này.
Ông Nguyễn Thanh Nghị có đủ mối quan hệ để biết trước tin tức, điều đó ai cũng biết. Tuy nhiên, theo đánh giá của một số người thạo tin thì việc đẩy Hồ Đức Phớc ra khỏi ghế Bộ trưởng Bộ Tài chính không phải là dễ.
Có nhiều người thắc mắc rằng, ông Nguyễn Thanh Nghị và ông Hồ Đức Phớc là hai bộ trưởng ở hai bộ khác nhau, nước sông không phạm nước giếng, nghĩa là không có cạnh tranh trực tiếp thì cớ sao ông Nguyễn Thanh Nghị lại muốn "đá giò" ông Hồ Đức Phớc ? Phải chăng ông Nghị muốn lo chuyện bao đồng không liên quan đến mình ?
Thực ra ông Nghị không hề lo chuyện bao đồng mà ông Nghị đang muốn đấu với Hồ Đức Phớc cạnh tranh một suất ủy viên Bộ Chính trị cho nhiệm kỳ sau. Nếu ông Phớc vào được Bộ Chính trị thì cơ hội cho ông Nghị sẽ hẹp đi rất nhiều, bởi trong Chính phủ chỉ được một lượng ủy viên có giới hạn thôi.
Hiện, ai nắm Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Bộ Giao thông vận tải là dễ vào Bộ Chính trị nên Nguyễn Thanh Nghị mới đá sang sân của những ai mà ông ta có thể đá được là thế. Ý đồ chính trị cả. Việc ông Nguyễn Thanh Nghị đá giò ai, nghĩa là ông ta muốn người đó ngã ngựa, đó là sự thật. Thực ra ông Nghị không có khả năng loại những người đó ra khỏi cuộc đua, mà ông Nghị chỉ muốn chọc một vết nhỏ để Trung ương khui ra sai phạm mà thôi.
Trân Anh
Nguồn : Thoibao.de, 16/08/2022
************************
Bảo Trâm, VNTB, 16/08/2022
Bộ tài chính đang bị sờ gáy, mà người đầu tiên bị ông Trọng xử nặng tay nhất là Nguyễn Anh Tuấn – Cục trưởng Cục quản lý về giá với hình thức là cách hết tất cả các chức vụ trong đảng. Đây là hình thức kỷ luật rất nặng, khả năng ông Nguyễn Anh Tuấn ngồi tù rất cao. Tuy nhiên, người chịu trách nhiệm cao nhất trong vấn đề định giá bộ kit test là ông bộ trưởng Hồ Đức Phớc thì lại chưa thấy Ủy ban kiểm tra trung ương gọi tên.
Ông Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng Bộ Tài chính, cũng có khả năng vào Bộ Chính trị
Giới quan sát đang xem ông Nguyễn Phú Trọng đốt lò như thế nào ? Ngay tại Bộ Tài chính, người ta không phải đợi những thanh củi nhánh mà cần một gốc cây to như Chu Ngọc Anh hay Nguyễn Thanh Long để đưa vào lò. Nếu không sờ tới cấp Bộ trưởng thì ắt rất nhiều người thất vọng về cái gọi là "trong sạch vững mạnh" mà ông Nguyễn Phú Trọng đã hô hào bao nhiêu năm qua.
Có nhiều nhà phân tích đã đưa ra ý kiến phân tích về thế lực của Hồ Đức Phớc rất đáng gờm, Thoibao.de sẽ trình bày để mọi người được rõ. Không thể để ông Bộ trưởng lại bình chân như vại trong khi Bộ Tài chính lại đang chao đảo vì vụ giá Kit test.
Ông Phan Đình Trạc
Ông Hồ Đức Phớc trước đây đã từng là Bí thư tỉnh Ủy Nghệ An nhiệm kỳ 2011-2016. Ông Phớc lên nắm ghế bí thư tỉnh giữa nhiệm kỳ chứ không phải được bầu bởi Hội đồng nhân dân vào đầu nhiệm kỳ. Người đưa ông Hồ Đức Phớc lên là Phan Đình Trạc chứ không ai khác. Phan Đình Trạc khi đó có quan hệ với Nguyễn Bá Thanh và ông Thanh đã đề nghị ông Tổng kéo Phan Đình Trạc về làm phó cho mình. Ông Trạc về làm Phó trưởng ban Nội chính là một cơ hội lớn. Ông Trạc ra Hà Nội để dọn đường cho Hồ Đức Phớc vào Trung ương. Có thể nói, dù Hồ Đức Phớc không có mối quan hệ trực tiếp với ông Tổng nhưng qua trung gian Phan Đình Trạc ông Phớc có thể cậy nhờ được người đang có quyền lực mạnh nhất Đảng hiện nay.
Thực ra nói đến mối quan hệ thân thiết giữa Phan Đình Trạc và Hồ Đức Phớc mà bỏ quên Vương Đình Huệ là một thiếu sót cực kỳ lớn. Huệ là người về dưới trướng ông Tổng từ trước và được ông Tổng xem là cánh tay đắc lực cùng với Nguyễn Bá Thanh. Việc đưa được Phan Đình Trạc ra Trung ương, ông Huệ có công đề xuất và Nguyễn Bá Thanh tiến cử chứ ông Tổng trước đó không quan tâm đến Phan Đình Trạc.
Ông Vương Đình Huệ
Đấy là mối quan hệ tay ba khá vững chắc. Năm 2016, ông Hồ Đức Phớc được ông Vương Đình Huệ vận động nhảy vào chiếc ghế Tổng kiểm toán nhà nước. Vị trí này cực kỳ triển vọng, và quả thật, sau đó ông Hồ Đức Phớc lên nắm ghế Bộ trưởng Bộ Tài chính. Vị trí đứng đầu bộ này có cơ hội rất lớn để vào Bộ Chính trị.
Trước mắt, có Phan Đình Trạc và Vương Đình Huệ sẵn sàng bảo vệ và hỗ trợ cho Hồ Đức Phớc. Mà ai cũng biết, hai nhân vật trên đều là người gần gũi với ông Nguyễn Phú Trọng. Xem ra sức mạnh chính trị của Hồ Đức Phớc không hề nhỏ chút nào.
Như vậy là bão Việt Á thổi vào Bộ Tài chính làm bay ghế Cục trưởng Cục quản lý về giá nhưng người có trách nhiệm cao nhất của bộ này lại không sao là có cái lý của nó. Ông Hồ Đức Phớc là người thuộc vào hạng tên tuổi trong nhóm lợi ích Nghệ An. Nhóm này có dây mê rỡ má với ông Tổng nên đụng tới Hồ Đức Phớc không hề dễ dàng gì. Phải vận động rất nhiều ở Bộ Chính trị buộc ông Tổng không ra tay không được thì may ra có thể thổi được ghế Hồ Đức Phớc. Còn không thì bó tay.
Được biết, Nguyễn Thanh Nghị đang muôn khui ra sai phạm của Hồ Đức Phớc trong vụ trái phiếu doanh nghiệp nhưng xem ra việc làm của ông Nghị chưa ăn thua, bởi thế lực đằng sau lưng Hồ Đức Phớc như thế không hề kém cạnh thế lực nhà Nguyễn Tấn Dũng. Phan Đình Trạc – Ủy viên Bộ Chính trị, Vương Đình Huệ – ủy viên Bộ Chính trị, đấy là chưa nói đến Nguyễn Xuân Thắng cũng là Ủy viên Bộ Chính trị đang đỡ Hồ Đức Phớc. Phe Ba Dũng chiến với phe này xem ra khó làm được gì.
Bảo Trâm
Nguồn : Thoibao.de, 16/08/2022
**************************
L ư u Ly, Thoibao.de, 14/08/2022
Việt Á quậy tan nát Bộ Y tế, qua Bộ Khoa học và công nghệ, quét bay ghế cựu Bộ trưởng Chu Ngọc Anh. Sau một thời gian yên ắng giờ bão Việt Á nổi lên quét tiếp. Lần này cơn bão lại thổi qua Bộ Tài chính rồi không biết bộ này sẽ ra sao. Tại Bộ Y tế và Bộ Khoa học Công nghệ bão Việt Á đã thổi bay hai ghế bộ trưởng, lần này nhiều người cũng tin rằng ghế Bộ trưởng của ông Hồ Đức Phớc cũng sẽ bay theo bão.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Quản lý giá thuộc Bộ Tài chính
Ngày 11/8, tại kỳ họp thứ 18 (trong hai ngày 10 và 11/8), Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định cách tất cả chức vụ trong Đảng nhiệm kỳ 2015-2020 và 2020-2025 của ông Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Quản lý giá thuộc Bộ Tài chính, đồng thời cảnh cáo Đảng ủy Cục Quản lý giá nhiệm kỳ 2015-2020 gồm các ông Đặng Công Khôi, Phó bí thư Đảng ủy, Phó cục trưởng, và Nguyễn Văn Truyền, Phó cục trưởng, cựu Phó bí thư Đảng ủy Cục Quản lý giá.
Hồi tháng 7, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận, Đảng ủy Cục Quản lý giá đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc ; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo ; thiếu kiểm tra, giám sát để Cục Quản lý giá và một số cá nhân vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong việc hiệp thương giá, kiểm tra giá hiệp thương đối với mặt hàng kit xét nghiệm Covid-19 ; trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước, thẩm định và bình ổn giá.
Theo Ủy ban kiểm tra Trung ương thì những sai phạm thuộc trách nhiệm của các ông Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng ; Đặng Công Khôi, Phó bí thư Đảng ủy, Cục phó ; Nguyễn Văn Truyền, Cục phó, nguyên Phó bí thư Đảng ủy Cục Quản lý giá.
Những vi phạm này được cơ quan Kiểm tra Trung ương đánh giá gây hậu quả rất nghiêm trọng, thiệt hại rất lớn ngân sách nhà nước và nguồn lực của xã hội, ảnh hưởng xấu đến công tác phòng, chống dịch Covid-19, đến uy tín của tổ chức đảng và cơ quan quản lý nhà nước, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.
Liên quan đến những vi phạm, khuyết điểm nêu trên còn có trách nhiệm của Ban cán sự đảng Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2016-2021 và một số tổ chức, cá nhân. Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Ban cán sự đảng Bộ Tài chính, Đảng ủy Cục Quản lý giá chỉ đạo khắc phục các vi phạm ; Ban cán sự đảng phối hợp với Đảng ủy Bộ kiểm điểm, xem xét trách nhiệm, kỷ luật tổ chức, cá nhân có liên quan.
Như thoibao.de đã từng phân tích, sở thích của ông Nguyễn Phú Trọng là bẻ que bẻ càng xong mới xơi thân con cua biển. Đó là khẩu vị của ông Tổng. Tại Bộ y tế, sau khi các giám đốc CDC các tỉnh bị bắt gần hết, ông Trọng mới cho bắt Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long. Không biết, lần này cách chức và kỷ luật hàng loạt thuộc hạ của ông Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc thì không biết khi nào ông sờ tới ông Bộ trưởng.
Tại Bộ Tài chính, tiền nhiệm của ông Hồ Đức Phớc là ông Đinh Tiến Dũng, hiện là Bí thư thành Ủy thành phố Hà Nội cũng đã từng bị kỷ luật về mặt đảng. Được biết ông Nguyễn Anh Tuấn bị cách tất cả chức vụ trong Đảng nhiệm kỳ 2015-2020 và 2020-2025. Tức ông Tuấn bị dính cả hai nhiệm kỳ, nhiệm kỳ 2015-2020 là lúc ông Đinh Tiến Dũng làm Bộ trưởng, nhiệm kỳ 2020-2025 là nhiệm kỳ ông Hồ Đức Phớc làm Bộ trưởng. Ông Đinh Tiến Dũng thì đã bị kỷ luật, vậy bây giờ ông Hồ Đức Phớc thì sao đây ?
Không biết cơn bão Việt Á có thổi bay được ghế bộ trưởng ông Hồ Đức Phớc hay không, nhưng cơn bão này là cơn bão rất lớn và nó đã từng thổi bay hai ghế bộ trưởng thì xem ra ghế của ông Phớc cũng đang lung lay dữ dội.
Không biết ông Hồ Đức Phớc sẽ đối phó ra sao ? Được biết ông Phớc đang ở trong nhóm lợi ích mạnh nhất hiện nay, nhưng liệu rằng đồng hương ông Phớc có che chắn cho ông được không, chứ xem ra vụ thị trường chứng khoán và vụ Việt Á cộng hưởng thì sẽ thổi mạnh như cuồng phong. Liệu Hồ Đức Phớc có trụ được không ? Chờ xem thì sẽ biết.
Lưu Ly
Nguồn : Thoibao.de, 14/08/2022
Làm chính trị dưới chế độ cộng sản không phải ai làm tốt nhất mới được cất nhắc mà ai tạo thế lực mạnh nhất mới được cất nhắc. Và bên canh đó, cần phải dùng báo chí để tạo hình ảnh như là một nhà quản lý có năng lực để lấy tiếng.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị lần đầu tiên chỉ đạo triển khai công tác ngành Xây dựng
Nguyễn Thanh Nghị đang được 2 thế lực mạnh nâng đỡ, dó là ông Nguyễn Tấn Dũng cha của ông nghị và ông Phạm Minh Chính đương kim thủ tướng. Phải nói rằng từ khi nhận nhiệm vụ ở nhiệm kỳ mới, ông Nguyễn Thanh Nghị xuất hiện trước báo chí còn nhiều hơn ông Nguyễn Văn Thể, mặc dù bộ Giao thông Vận tải là bộ lớn hơn Bộ xây dựng rất nhiều.
Ngày 16/6 báo chí nhà nước cộng sản đưa tin rằng "Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị : Thị trường bất động sản tiềm ẩn nhiều rủi ro". Có thể nói ông Nguyễn Thanh Nghị làm việc nhiều hơn người tiền nhiệm, không biết ông Nghị làm việc để phát triển ngành xây dựng Việt Nam hay là tạo ra những cuộc họp để PR cho bản thân trước báo chí. Nếu họp nhiều mà không có kế sách hiệu quả thì những cuộc họp đó cũng chẳng mang ý nghĩa gì ngoài ý nghĩa là muốn đánh bóng bản thân.
Ông Nguyễn Thanh Nghị có lợi thế là có bằng cấp cao được du học từ Mỹ, những cuộc họp của Bộ Xây dựng do ông Nghị chủ trì làm cho ngườu ta cảm giác là ông Nghị triển khai những chính sách. Có lẽ vậy, ý ông Nguyễn Thanh Nghị cũng như vậy nhưng liệu triển khai có thành công hay không lại là chuyện khác.
Với một bộ máy thối nát như bộ máy hiện tại thì ông Nguyễn Thanh Nghị dù có ba đầu sáu tay vẫn không thể nào làm cho nó hiệu quả được. Thể chế chính trị này nó sinh ra bộ máy cồng kềnh kém hiệu quả như thế thì dù có muốn ông Nghị cũng chẳng làm được gì đột phá.
Nguyễn Thanh Nghị chỉ đạo làm gì ? Và hiệu quả sẽ ra sao ?
Nguyễn Thanh Nghị đã chỉ đạo Bộ Xây dựng phải duy trì hội nghị giao ban tháng để trao đổi, thảo luận những khó khăn, vướng mắc, theo dõi, nắm bắt tình hình mới phát sinh của ngành để kịp thời tham mưu, đề xuất xử lý…
Hội nghị giao ban tình hình thực hiện nhiệm vụ tháng 5/2021 và nhiệm vụ trọng tâm tháng 6/2021 của Bộ Xây dựng vừa diễn ra ngày 15/6.
Thực ra Bộ Xây dựng của ông Nguyễn Thanh Nghị nên đặt tên là "bộ nhà ở" thì đúng hơn, vì xây dựng nó bao gồm xây dựng nhà ở và xây dựng hạ tầng giao thông. Trong khi đó vấn đề xây dựng hạ tầng giao thông thuộc quyền quản lý của Bộ giao thông vận tải. Bộ xây dựng quanh quẩn vấn đề quy hoạch là chủ yếu. Nếu so với một số bộ khác, Bộ Xây Dựng không nhiều công việc bằng. Tuy bộ xây dựng không nhiều công việc nhưng bộ máy thì vẫn công kềnh và khi triển khai nhiều chính sách nó sẽ vướng víu mà làm giảm hiệu quả hoạc có thể làm thất bại chính sách đó.
Trước một bộ trưởng được người tiền nhiệm gởi gắm, ông Phạm Minh Chính cũng đang có động thái tạo điều kiện tốt nhất để Nguyễn Thanh Nghị thực hiện nhiệm vụ. Ngay từ đầu nhiệm kỳ, ông Phạm Minh Chính đã trực tiếp làm việc với Nguyễn Thanh Nghị, thể hiện sự sát sao, luôn bên cạnh Nghị, giống như t giáo đang kìm kẹp một học trò mới vừa xin vào lớp. Phạm Minh Chính gật đầu đồng tình tất những gì Nguyễn Thanh Nghị đưa ra. Đây là dấu hiệu cho thấy, Phạm Minh Chính trao quyền tự quyết cho Nguyễn Thanh Nghị quá lớn, mặc dù Nguyễn Thanh Nghị chỉ mới là chân ướt chân ráo ngồi vào chiếc ghế bộ trưởng bộ xây dựng.
Dìu dắt từng bước và trao quyền lớn, điều đó cho thấy ông Phạm Minh Chính như là một cái ô dù lớn và an toàn để Nguyễn Thanh Nghị có thể ẩn nấp an toàn.Trong cuộc họp ông Phạm Minh Chính chỉ bảo Nguyễn Thanh Nghị tận tình chẳng khác nào cha dạy con. Ông Chính nói với ông Nghị rằng "ngành Xây dựng phải có tư duy phương pháp luận và cách tiếp cận vấn đề theo tình hình thực tiễn mới, huy động nguồn lực, phát huy thế mạnh của Ngành để phát triển nhanh, bền vững".
Nguyễn Thanh Nghị sẽ ra chiêu gì ?
Nhiệm vụ trước mắt của Nguyễn Thanh Nghị và Bộ Xây Dựng là nghiên cứu đề xuất, xây dựng các chính sách phát triển nhà ở ; Tổng kết thi hành Luật đất đai 2013 ; Lập các đoàn kiểm tra liên ngành về tình hình khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng tại các địa phương ; Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư.
Ngoài ra còn phải cải cách thủ tục hành chính, áp dụng Chính phủ điện tử như : hoàn thiện phần mềm quản lý điều hành, quản lý quy trình điện tử, đảm bảo đủ điều kiện triển khai quản lý quy trình trình ký văn bản trên hệ thống thông tin điều hành của Bộ ngay trong tháng 6/2021 nhằm chuẩn bị cho việc xử lý hồ sơ điện tử.
Với lĩnh vực nhà ở và thị trường bất động sản, ông Nghị sẽ cho Bộ Xây dựng rà soát, trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định 101/2015/NĐ-CP về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ trong quý 2/2021 ; Nghiên cứu, xây dựng đề cương Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2030 tầm nhìn đến 2040 thay thế Quyết định số 2127/QĐ-CP ngày 30/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ ; Hoàn thiện Dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung, thay thế Quyết định số 27/2015/QĐ-TTg ngày 10/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chuẩn nhà ở công vụ trên cơ sở tổng hợp, báo cáo đề xuất các Bộ, ngành, địa phương.
Cả luật đất đai và thủ tục hành chính qua nhiều đời bộ trưởng vẫn không ai làm được liệu rằng ông Nguyễn Thanh Nghị có làm được hay không ? Giới quan sát không ai nghĩ ông Nguyễn Thanh Nghị có thể làm được, bởi đây là hai vấn đề gai góc mà nếu muốn sửa nó phải động chạm đến rất nhiều thế lực, đặc biệt là các thế lực trong chính quyền cộng sản.
Nguyễn Thanh Nghị cũng đã nắm bí thư Kiên Giang 4 năm, về khả năng quản lý ông ta cũng cho thấy là bản thân ông ta cũng không làm gì vượt trội. Đặc biệt là trong quản lý đất đai, thậm chí thanh tra chính phủ còn phát hiện ra sai phạm trong vấn đề quản lý đất ở Phú Quốc.
Xuất chiêu liệu có thành công hay không ?
Phát biểu tại hội nghị lần này, ông Nguyễn Thanh Nghị có nói rằng : "Thị trường bất động sản tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, phải chủ động theo dõi, bám sát diễn biến tình hình thị trường bất động sản và kịp thời đề xuất các giải pháp để đảm bảo thị trường này phát triển một cách ổn định và bền vững".
Vâng ! Thị trường bất động sản rất nhiều rủi ro vì biến động khó lường. Việc giá cả bất động sản nó phụ thuộc vào tình hình kinh tế chung của đất nước, tầm của ông Nguyễn Thanh Nghị không thể kiểm soát nổi, nó thuộc về trách nhiệm của ông Phạm Minh Chính.
Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào tăng mạnh, nhất là vật liệu xây dựng, tác động đến đầu vào của các ngành sản xuất khác và ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công. Đặc biệt là giá thép xây dựng, mấy tháng qua giá vật liệu tăng phi mã và Bộ Xây Dựng cũng không thể làm gì ghìm giá nó được.
Quay trở lại vấn đề luật đất đai thì hiện nay, nguyên nhân của mọi oan sai là thứ quy định quái đản "đất đai thuộc sở hữu toàn dân", chính nó là nguyên nhân của mọi oan sai ngày nay. Nhờ vào thứ quy định quái dản đó mà hiện nay các nhóm lợi ích ngang nhiên cướp đất dân bằng các lệnh thu hồi đất và đền bù với giá bèo bọt. Nếu sửa lại thì vấn đề oan sai có thể hạn chế nhưng nó động chạm tới miếng ăn của các quan chức và các tập đoàn sân sau. Nhiều đời bộ trưởng đã tránh né điều này thì hiện nay Nguyễn Thanh Nghị ắt cũng sẽ tránh né, mà tránh né vấn đề này thì Nguyễn Thanh Nghị chẳng làm gì để đột phá.
Còn về cải cách hành chính thì cũng e là vượt khỏi tầm với của ông Nguyễn Thanh Nghị. Cải cách là phải sửa cơ chế, mà cơ chế bao lâu nay nó thế, nó sinh ra từ thể chế chính trị thối nát này, đó là phần hồn của thể chế. Nếu cải cách được thì những cơ chế văn minh nó cũng không thể sống trong một thể chế chính trị man rợ bậc nhất thế giới như thế chế này.
Có lẽ ông Nguyễn Thanh Nghị họp bàn cũng chỉ là vì PR hình ảnh bản thân là chính. Khả năng ông Nghị thế nào thì người ta cũng đã biết qua 4 năm ông làm bí thư tỉnh Kiên Giang rồi, không có gì nổi trội so với nhiều đời bí thư khác.
Nguyễn Phúc (tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 20/06/2021
Ân oán giữa Nguyễn Phú Trọng và gia tộc Nguyễn Tấn Dũng là rất sâu đậm. Cuộc chiến giữa ông Dũng và ông Trọng đã trải qua thời gian ngót 10 năm, lúc đầu ông Dũng mạnh hơn nhưng nay thì thế và lực của ông Nguyễn Phú Trọng quá mạnh trong khi ông Nguyễn Tấn Dũng không còn quyền lực nữa, tuy nhiên việc đưa ông Nguyễn Tấn Dũng vào tù là việc mà ông Trọng đã cố hết sức mà vẫn chưa làm được.
Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Xuân Phúc đến phúng điếu mẹ cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - Ảnh minh họa ũng qua đời ngày 01/12/2017
Thành công nhất của ông Dũng là khi kết thúc sự nghiệp chính trị vào năm 2016 thì ông cũng kịp đưa Nguyễn Thanh Nghị vào ủy viên trung ương đảng là Nghị cũng được về quê nhà Kiên Giang nắm bí thư tỉnh này. Và đó cũng là thành trì báo vệ ông Nguyễn Tấn Dũng.
Mục đích của ông Nguyễn Phú Trọng là đánh trượt Nguyễn Thanh Nghị ra khỏi ủy viên trung ương đảng đợt này, nhưng liệu có thành công hay không là chuyện khác. Sự nghiệp của ông Nguyễn Cũng Tấn Dũng giờ đang gởi gắm hết trên vai Nguyễn Thanh Nghị, và sự nghiệp của Nguyễn Thanh Nghị giờ là thành trì bảo vệ cho gia tộc điều đó ông Nguyễn Phú Trọng ắt biết.
Ông Nguyễn Tấn Dũng có 3 người con, con đầu là Nguyễn Thanh Nghị, con giữa là Nguyễn Thanh Phượng và con Út là Nguyễn Minh Triết. 2 con trai theo nghiệp chính trị còn con gái thì theo nghiệp kinh doanh. Chuyện Nguyễn Thanh Phượng làm mưa làm gió trên thị trường tài chính Việt Nam thời Nguyễn Tấn Dũng còn làm thủ tướng thì ai cũng biết, tuy nhiên sau khi Nguyễn Tấn Dũng thất thế thì Nguyễn Thanh Phượng cũng lặn theo cha luôn.
Gia đình Nguyễn Tấn Dũng thiếu đứa con Út Nguyễn Minh Triết
Nguyễn Minh Triết thì được ông Nguyễn Tấn Dũng đưa về Bình Định để bắt đầu sự nghiệp chính trị nhưng giờ đây thì cậu Út này không còn ảnh hưởng gì trên chính trường nữa cả. Còn lại, ông Nguyễn Tấn Dũng đang đặt hy vọng vào đứa con cả Nguyễn Thanh Nghị thôi.
Ủy viên trung ương khóa 13 là mục tiêu của Nguyễn Thanh Nghị
Theo lí mà nói thì Nguyễn Thanh Ngị chỉ mới có 45 tuổi mà đang là ủy viên trung ương thì thông thường anh ta sẽ được ở lại ủy viên trung ương. Tuy nhiên với trường hợp Nguyễn Thanh Nghị là hoàn toàn khác, vì thế chưa biết số phận của Nguyễn Thanh Nghị thế nào cả, là còn ở lại ủy viên trung ương hay bị đánh bật là điều mà người dân quan tâm nhiều nhất.
Được biết vào ngày 29/1, các đại biểu đã tiến hành ghi phiếu ứng cử, đề cử bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Tiếp đó, tiểu ban nhân sự nhận báo cáo của các đoàn về việc ứng cử, đề cử.
Báo nhà nước cho biết sau đó, đoàn chủ tịch nghe các trưởng đoàn báo cáo về danh sách ứng cử, đề cử bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Buổi chiều, đoàn chủ tịch thông báo tổng hợp danh sách ứng cử, đề cử bổ sung Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đến các đoàn. Các đại biểu ghi phiếu xin rút khỏi danh sách ứng cử, đề cử Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Đoàn chủ tịch họp để xem xét các trường hợp xin rút khỏi danh sách ứng cử, đề cử.
Có lẽ Nguyễn Thanh Nghị không có trong danh sách cử bổ sung vì bản thân Nghị là người đương kim ủy viên trung ương đảng và là người còn trẻ chưa vượt quá quy định về tuổi trong điều lệ đảng.
Trong ngày 30/1, Đại hội công bố kết quả bỏ phiếu về việc cho rút hay không cho rút tên khỏi danh sách đề cử bổ sung. Cuối cùng, Đại hội biểu quyết thông qua danh sách bầu cử Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII.
Nguyễn Thanh Nghị với mục tiêu trụ lại ủy viên trung ương
Nguyễn Thanh Nghị được tái cử ủy viên trung ương
Danh sách 200 ủy viên trung ương được công bố khuya ngày 30/1 trong đó có tên Nguyễn Thanh Nghị. Như vậy là việc thuyên chuyển Nghị về làm thứ trưởng Bộ Xây Dựng hồi tháng 10 năm 2020 là do bàn tay của Nguyễn Tấn Dũng đã sắp xếp cho con trai chuẩn bị nhận chiếc ghế bộ trưởng bộ xây dựng. Tuy nhiên cũng không loại trừ trong đó có ý đồ của Nguyễn Phú Trọng là quyết giáng chức cho Nghị.
Được biết việc thuyên chuyển Nguyễn Thanh Nghị hồi tháng 10 năm ngoái là một trường hợp giáng chức. Vì theo thứ bậc thì chức bộ trưởng ngang bằng với chức bí thư tỉnh, chức thứ trưởng chỉ ngang bằng chức phó bí thư tỉnh. Việc thuyên chuyển Nghị hồi giữa tháng 10 và việc kỷ luật Nghị hồi tháng 6 năm ngoái được cho là ông Trọng muốn giáng chức Nguyễn Thanh Nghị để không cho gia tộc Nguyễn Tấn Dũng có người trong trung ương.
Lúc đó người ta cho rằng đó là một tín hiệu xấu đối với gia đình Nguyễn Tấn Dũng. Tuy nhiên thế lực ông Nguyễn Tấn Dũng không phải là yếu, bằng chứng là 5 năm qua dù cho ông Trọng có nỗ đốt lò thế nào thì ông ta cũng không thể nào động đến ông Nguyễn Tấn Dũng được. Vì vậy lần điều Nghị ra trung ương ấy rất có thể ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ phù phép cho Nghị ngồi ở ghế bộ trưởng.
Được biết danh sách ứng viên ủy viên Trung ương mà Trung ương giới thiệu là 204 và 23 ủy viên trung ương dự khuyết. So với số lượng ủy viên Trung ương khóa XIII cần bầu tương ứng là 180, 20 (đã được đại hội biểu quyết sáng 28/1) thì số dư lần lượt là 13,3% và 15%. Với vị thế của Nghị thì việc tái cử vào ủy viên trung ương là hiển nhiên chứ không phải là khó, cái khó ở đây cũng bởi do Nghị là con của ông Nguyễn Tấn Dũng, người được xem là đối thủ nặng kí của Nguyễn Phú Trọng.
Trước đó, ngày 28/1 thì 1.587 đại biểu đã biểu quyết thông qua số lượng ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII là 200 người, gồm 180 ủy viên chính thức và 20 ủy viên dự khuyết.
Cho đến cuối ngày 30/1, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn không công bố liệu Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có phải là hai "trường hợp đặc biệt" tái cử hay không.
Tối ngày 30/1 báo chí đồng loạt công bố tên 200 ủy viên trung ương đảng với Nguyễn Thanh Nghị đã được trúng cử với vị trí 71.
Ngày Chủ nhật 31/1, Ban chấp hành Trung ương khóa XIII sẽ họp Hội nghị lần thứ nhất, bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII.
Tên của Nguyễn Thanh Nghị ở vị trí 71 trong danh sách trúng cử
Có phải Nguyễn Tấn Dũng tương kế tựu kế ?
Theo công bố kết quả vào lúc 10 giờ đêm ngày 30/1 thì 5 vị trí đầu tiên theo thứ tự là : 1. Nguyễn Phú Trọng ; 2. Nguyễn Xuân Phúc ; 3. Phạm Minh Chínhb; 4. Vương Đình Huệ ; 5. Võ Văn Thưởng. Theo thứ tự thì Nguyễn Phú Trọng sẽ là tổng bí thư, Nguyễn Xuân Phúc sẽ là chủ tịch nước ; Phạm Minh Chính sẽ là thủ tướng ; Vương Đình Huệ sẽ là chủ tịch quốc hội. Riêng Võ Văn Thưởng thì khả năng sẽ là thường trực ban bí thư trung ương.
Đấy là nhân sự cấp cao, còn ở tầng thấp hơn nhân vật đáng được nhắc đến nhất là Nguyễn Thanh Nghị. Nguyễn Thanh Nghị được trúng cử đợt này được xem là một thành công của ông Nguyễn Tấn Dũng. Bởi vì ban đầu Nghị được điều ra Hà Nội là mục đích trừng phạt nhưng cuối cùng Nghị không bị mất ghế ủy viên trung ương thì xem như Nghị sẽ nắm ghế Bộ trưởng Bộ Xây Dựng.
Việc lật được thế cờ để tiếp tục giữ được ghế ủy viên trung ương của Nghị được cho là có sự can thiệp của Nguyễn Tấn Dũng. Thực tế cho thấy thế lực ông Nguyễn Tấn Dũng Nguyễn còn rất mạnh nên ông Dũng mới tương kế tựu kế quyết dùng ảnh hưởng của mình tát động vào lá phiếu để giữ ghế cho Nghị. Vậy thay vì Nghị bị xuống chức thì Nghị lại lên chức nắm Bộ Xây Dựng và tính tiếp con đường làm phó thủ tướng trong tương lai.
Trong cuộc bầu bán 200 ủy viên trung ương lần này thì cả ông Nguyễn Phú Trọng và ông Nguyễn Tấn Dũng đều thắng. Việc chiến thắng của ông Trọng là kết quả trong ý muốn của ông, còn việc Nghị trúng cử thêm nhiệm kỳ nữa ủy viên trung ương là ngoài ý muốn của ông Trọng.
Kể từ năm 2016, cả 2 cha cong Nguyễn Thanh Dũng – Nguyễn Thanh Nghị rút về Kiên Giang và sau 5 năm, Nguyễn Thanh Nghị trở lại Hà Nội. Đây có thể nói là một nỗ lực to lớn của cha con ông Nguyễn Tấn Dũng, và qua đây cũng cho thấy thế lực Nguyễn Tấn Dũng đang bắt đầu mạnh lên.
Liệu cuộc chiến Dũng Trọng có tiếp diễn dưới thời Nguyễn Thanh Nghị làm bộ trưởng ?
Ông Nguyễn Phú Trọng là người thù dai, không dễ gì ông Trọng từ bỏ ý đồ trả thù, tuy nhiên việc đánh được thế lực Nguyễn Tấn Dũng hay không là chuyện khác. Ỏ Đây chỉ có thể Trọng đánh Nghị chứ không có chuyện ngược lại. Nếu làm ngược lại thì cha con ông Nguyễn Tấn Dũng không đủ lực.
Ông Trọng cũng đã quá già yếu, rất có thể ông sẽ nghỉ giữa nhiệm kỳ để nhường ghế cho người khác. Và nếu có nhường ghế ông Trọng chỉ có thể nhường cho hoạc Võ Văn Thưởng hoặc Phạm Minh Chính hoặc Vương Đình Huệ.
Như vậy việc của Nguyễn Thanh Nghị thì chỉ có thể ngồi ở Bộ Xây Dựng ẩn mình chờ thời chứ tốt hơn hếtn đừng nên làm chuyện gì để cho ông Nguyễn Phú Trọng nổi giận. Đối với ông Nguyễn Phú Trọng thì Nguyễn Thanh Nghị vẫn còn một "tiền án" là sai phạm đất đai ở Phú Quốc – Kiên Giang. Đấy là bản án treo, nếu ông Nguyễn Thanh Nghị không có sai phạm gì ở Bộ Xây Dựng thì ông Trọng cũng có cớ để mà buộc tội Nguyễn Thanh Nghị.
Có khả năng là ông Trọng sẽ không tìm cách tấn cong Nguyễn Tấn Dũng nữa, vì đơn giản thế và lực Nguyễn Tấn Dũng đã mạnh trở lại trong khí đó dù ở ghế quyền lực cao nhất thì cũng có dấu hiệu cho thấy cả quyền lực và sức khỏe của ông Trọng đều đang đi xuống. Sức khỏe đi xuống thì ai cũng biết vì cơn đột quỵ cách đây 20 tháng ở Kiên Giang đang bào mòn sức khỏe ông Trọng quá nhiều. Thêm vào đó là so với trước đây ông Trọng chỉ còn giữ chức tổng bí thư chứ không còn giữ 2 chức nữa, vì vậy quyền lực của ông Trọng cũng bị sứt mẻ phần nào. Với tình thế một bên đang lên một bên đang xuống thì ông Trọng sẽ không chiến nữa và ngược lại, Nguyễn Thanh Nghị cũng không dại gì chọc giận ông Trọng. Có lẽ cả 2 sẽ đình chiến vì dù có chiến cũng không đi đến đâu và cũng chẳng ai được lợi hết. Khả năng là cuộc chiến này sẽ không còn nữa.
Nguyễn Duy (tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 02/02/2021
Công bố danh sách 200 ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII
Đà Trang, Viễn Sự, Tiến Long, Tuổi Trẻ Online, 30/01/2021
Đến 21g30 ngày 30/1, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã hoàn thành việc công bố danh sách Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng - Ảnh : Minh Linh
I - Danh sách Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII trúng cử Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
1. Ông Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư, Chủ tịch nước
2. Ông Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ
3. Ông Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương
4. Ông Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV thành phố Hà Nội
5. Ông Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
6. Bà Trương Thị Mai - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương
7. Ông Phạm Bình Minh - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
8. Ông Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an
9. Ông Lương Cường - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam
10. Ông Nguyễn Hòa Bình - Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
11. Ông Nguyễn Văn Nên - Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh
12. Ông Trần Thanh Mẫn - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
13. Ông Trần Cẩm Tú - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
14. Ông Phan Đình Trạc - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương
15. Ông Nguyễn Xuân Thắng - Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương
16. Ông Chu Ngọc Anh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội
17. Ông Nguyễn Hoàng Anh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
18. Bà Nguyễn Thúy Anh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội
19. Ông Trần Tuấn Anh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công thương kiêm Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương
20. Ông Dương Thanh Bình - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội
21. Ông Bùi Minh Châu - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Phú Thọ
22. Ông Đỗ Văn Chiến - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc
23. Ông Hoàng Xuân Chiến - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
24. Ông Mai Văn Chính - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương
25. Ông Nguyễn Tân Cương - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
26. Ông Bùi Văn Cường - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk
27. Ông Nguyễn Phú Cường - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Nai
28. Ông Phan Việt Cường - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Quảng Nam
29. Ông Trần Quốc Cường - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương
30. Ông Nguyễn Văn Danh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Tiền Giang
31. Ông Nguyễn Hồng Diên - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
32. Ông Đào Ngọc Dung - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội
33. Ông Đinh Tiến Dũng - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính
34. Ông Nguyễn Chí Dũng - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư
35. Ông Võ Văn Dũng - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban thường trực Ban Nội chính Trung ương
36. Ông Nguyễn Quang Dương - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương
37. Ông Vũ Đức Đam - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó thủ tướng Chính phủ
38. Ông Huỳnh Thành Đạt - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ
39. Ông Nguyễn Khắc Định - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Khánh Hòa
40. Ông Phan Văn Giang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam
41. Bà Nguyễn Thị Thu Hà - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Ninh Bình
42. Ông Trần Hồng Hà - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường
43. Ông Nguyễn Đức Hải - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - ngân sách của Quốc hội
44. Bà Nguyễn Thanh Hải - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Thái Nguyên
45. Bà Bùi Thị Minh Hoài - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương
46. Ông Lê Minh Hoan - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
47. Ông Lữ Văn Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu
48. Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông kiêm Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
49. Ông Nguyễn Văn Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
50. Ông Nguyễn Văn Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch
51. Ông Lê Minh Hưng - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng
52. Ông Lê Minh Khái - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ
53. Ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
54. Ông Trần Việt Khoa - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Quốc phòng
55. Ông Điểu Kré - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban thường trực Ban Dân vận Trung ương
56. Bà Hoàng Thị Thúy Lan - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Vĩnh Phúc
57. Ông Chẩu Văn Lâm - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Tuyên Quang
58. Ông Hầu A Lềnh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
59. Ông Nguyễn Hồng Lĩnh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Dân vận Trung ương
60. Ông Lê Thành Long - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp
61. Ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Bình Phước
62. Ông Võ Minh Lương - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
63. Ông Lê Trường Lưu - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế
64. Ông Phan Văn Mãi - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bến Tre
65. Ông Châu Văn Minh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam
66. Ông Lại Xuân Môn - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Cao Bằng
67. Bà Giàng Páo Mỷ - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Lai Châu
68. Ông Phạm Hoài Nam - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
69. Ông Trần Văn Nam - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Bình Dương
70. Bà Lê Thị Nga - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội
71. Ông Nguyễn Thanh Nghị - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng
72. Ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam
73. Ông Đoàn Hồng Phong - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Nam Định
74. Ông Nguyễn Thành Phong - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh
75. Ông Hồ Đức Phớc - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước
76. Ông Trần Quang Phương - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam
77. Ông Hoàng Đăng Quang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương
78. Ông Lê Hồng Quang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó chánh án thường trực Tòa án nhân dân tối cao
79. Ông Trần Lưu Quang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó bí thư thường trực Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh
80. Ông Trần Văn Rón - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Vĩnh Long
81. Ông Vũ Hải Sản - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
82. Ông Bùi Thanh Sơn - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao
83. Ông Trần Văn Sơn - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó chủ nhiệm thường trực Văn phòng Chính phủ
84. Ông Đỗ Tiến Sỹ - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Hưng Yên
85. Bà Lâm Thị Phương Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn
86. Ông Nguyễn Đức Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Ninh Thuận
87. Bà Nguyễn Thị Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Phó trưởng Ban thường trực Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội
88. Ông Phạm Viết Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu
89. Ông Trần Sỹ Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
90. Ông Vũ Hồng Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội
91. Ông Lê Văn Thành - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hải Phòng
92. Ông Huỳnh Chiến Thắng - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam
93. Ông Nguyễn Văn Thể - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
94. Bà Lê Thị Thủy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Hà Nam
95. Ông Trần Quốc Tỏ - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an
96. Bà Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Thứ trưởng Bộ Nội vụ
97. Ông Dương Văn Trang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum
98. Ông Lê Minh Trí - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
99. Ông Lê Hoài Trung - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao
100. Ông Huỳnh Tấn Việt - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương
101. Ông Nguyễn Đắc Vinh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó chánh Văn phòng Trung ương Đảng
102. Ông Lê Huy Vịnh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
103. Bà Võ Thị Ánh Xuân - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh An Giang
104. Ông Nguyễn Hữu Đông - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Sơn La
105. Ông Ngô Đông Hải - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình
106. Ông Đoàn Minh Huấn - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng biên tập tạp chí Cộng Sản
107. Ông Y Thanh Hà Niê Kdăm - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương
108. Ông Đặng Quốc Khánh - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Hà Giang
109. Bà Đào Hồng Lan - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh
110. Ông Lâm Văn Mẫn - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Sóc Trăng
111. Ông Hồ Văn Niên - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Gia Lai
112. Ông Nguyễn Hải Ninh - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó chánh Văn phòng Trung ương Đảng
113. Ông Lê Quốc Phong - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp
114. Ông Bùi Nhật Quang - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
115. Ông Thái Thanh Quý - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An
116. Ông Nguyễn Văn Thắng - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Điện Biên
117. Ông Vũ Đại Thắng - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình
118. Ông Lê Quang Tùng - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị
119. Bà Bùi Thị Quỳnh Vân - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi
II- Danh sách trúng cử lần đầu Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII
120. Ông Dương Văn An - Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận
121. Ông Nguyễn Doãn Anh - Tư lệnh Quân khu 4
122. Ông Đỗ Thanh Bình - Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang
123. Ông Lê Tiến Châu - Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
124. Ông Hoàng Duy Chinh - Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Bắc Kạn
125. Ông Ngô Chí Cường - Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Trà Vinh
126. Ông Nguyễn Mạnh Cường - Phó trưởng Ban Đối ngoại Trung ương
127. Ông Hoàng Trung Dũng - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh
128. Ông Hồ Quốc Dũng - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định
129. Ông Đỗ Đức Duy - Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái
130. Ông Phạm Đại Dương - Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên
131. Ông Lương Quốc Đoàn - Phó chủ tịch thường trực Hội Nông dân Việt Nam
132. Ông Nguyễn Quốc Đoàn - Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế
133. Ông Nguyễn Văn Được - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Long An
134. Ông Nguyễn Văn Gấu - Chính ủy Quân khu 9
135. Ông Vũ Hải Hà - Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội
136. Ông Lê Khánh Hải - Phó chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước
137. Ông Nguyễn Tiến Hải - Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau
138. Ông Nguyễn Văn Hiền - Phó tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không - không quân
139. Bà Nguyễn Thị Hồng - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
140. Ông Lê Quốc Hùng - Thứ trưởng Bộ Công an
141. Ông Lê Quang Huy - Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội
142. Ông Đỗ Trọng Hưng - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Thanh Hóa
143. Ông Trần Tiến Hưng - Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh
144. Ông Nguyễn Xuân Ký - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh
145. Ông Nguyễn Thanh Long - Bộ trưởng Bộ Y tế
146. Ông Lê Quang Mạnh - Bí thư Thành ủy Cần Thơ
147. Ông Lê Quốc Minh - Phó tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam
148. Ông Trần Hồng Minh - Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp quốc phòng
149. Bà Hà Thị Nga - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
150. Ông Nguyễn Hữu Nghĩa - Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương
151. Ông Bùi Văn Nghiêm - Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Long
152. Ông Trần Thanh Nghiêm - Tư lệnh Quân chủng Hải quân
153. Ông Nguyễn Duy Ngọc - Thứ trưởng Bộ Công an
154. Ông Nguyễn Quang Ngọc - Tư lệnh Quân khu 3
155. Ông Thái Đại Ngọc - Tư lệnh Quân khu 5
156. Ông Đặng Xuân Phong - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lào Cai
157. Ông Lê Ngọc Quang - Phó tổng giám đốc thường trực Đài Truyền hình Việt Nam
158. Ông Lương Tam Quang - Thứ trưởng Bộ Công an
159. Ông Nguyễn Văn Quảng - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng
160. Ông Vũ Hải Quân - Giám đốc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
161. Ông Trần Đức Quận - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng
162. Ông Trịnh Văn Quyết - Chính ủy Quân khu 2
163. Ông Nguyễn Kim Sơn - Chủ tịch Hội đồng, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội
164. Ông Nguyễn Thành Tâm - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Tây Ninh
165. Ông Dương Văn Thái - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang
166. Ông Lê Đức Thái - Tư lệnh Bộ đội biên phòng
167. Ông Nguyễn Hồng Thái - Tư lệnh Quân khu 1
168. Ông Nghiêm Xuân Thành - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
169. Ông Phạm Xuân Thăng - Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương
170. Ông Nguyễn Trường Thắng - Tư lệnh Quân khu 7
171. Ông Phạm Tất Thắng - Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội
172. Ông Trần Đức Thắng - Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
173. Ông Lê Đức Thọ - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
174. Ông Lê Tấn Tới - Thứ trưởng Bộ Công an
175. Ông Nguyễn Đình Trung - Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông
176. Ông Ngô Văn Tuấn - Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình
177. Ông Nguyễn Anh Tuấn - Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
178. Ông Phạm Gia Túc - Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương
179. Ông Hoàng Thanh Tùng - Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội
180. Bà Nguyễn Thị Tuyến - Phó bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội
III- Danh sách Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
1. Ông Nguyễn Hoài Anh - Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Thuận
2. Ông Lê Hải Bình - Phó trưởng Ban chuyên trách Ban Chỉ đạo thông tin đối ngoại Trung ương, Vụ trưởng Vụ Thông tin đối ngoại và hợp tác quốc tế, Ban Tuyên giáo Trung ương
3. Ông Võ Chí Công - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Sóc Trăng
4. Ông Bùi Thế Duy - Thứ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ
5. Ông Vũ Mạnh Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang
6. Ông Nguyễn Long Hải - Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn
7. Bà Tôn Ngọc Hạnh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước
8. Ông Nguyễn Văn Hiếu - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, Bí thư Thành ủy Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
9. Ông U Huấn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Kon Tum
10. Ông Trịnh Việt Hùng - Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên
11. Ông Bùi Quang Huy - Bí thư thường trực Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
12. Ông Nguyễn Phi Long - Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định
13. Ông Hồ Văn Mừng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Khánh Hòa
14. Ông Phan Như Nguyện - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch HĐND tỉnh Bạc Liêu
15. Ông Y Vinh Tơr - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thị ủy Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk
16. Ông Lương Nguyễn Minh Triết - Phó bí thư thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Đà Nẵng
17. Ông Vương Quốc Tuấn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh
18. Ông Mùa A Vảng - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Điện Biên Đông, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Điện Biên
19. Ông Huỳnh Quốc Việt - Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Cà Mau
20. Ông Nguyễn Minh Vũ - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao
Đà Trang – Viễn Sự - Tiến Long
Nguồn : Tuổi Trẻ Online, 30/01/2021
Việc ông Nguyễn Thanh Nghị, Ủy viên Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Bí thư tỉnh Kiên Giang bịkiểm điểm, rút kinh nghiệm vì liên quan đến nhữngsai phạm đất đai khi còn là… Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang chẳng khác gì ví dụ minh họa, nỗ lực chỉnh đốn đảng là nỗ lực… vờn nhau trong đảng !
Ông Nguyễn Thanh Nghị. Ảnh minh họa
***
Thanh tra tỉnh Kiên Giang vừa công bốBáo cáo kết quả thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh về việc xử lý những sai phạm đất đai theo Kết luận của Thanh tra Chính phủ. Theo đó, có hai cựu Chủ tịch tỉnh, sáu cựu Phó Chủ tịch, sáu thành viên UBND tỉnh trong giai đoạn từ 2011 đến 2017 phải kiểm điểm, rút kinh nghiệm. Ông Nghị là một trong sáu cựu Phó Chủ tịch tỉnh phảikiểm điểm, rút kinh nghiệm(1).
Ngoài những viên chức lãnh đạo chính quyền tỉnh Kiên Giang, còn có 40 viên chức từng làm việc tại các sở, ngành, UBND các huyện Hòn Đất, Kiên Lương, Châu Thành, Giồng Riềng phảikiểm điểm, rút kinh nghiệm. Riêng tại Phú Quốc, trong 21 viên chức phảikiểm điểm, rút kinh nghiệm, có 11 đã bịkhiển trách và 5 đã bịcảnh cáo.
Nói cách khác, tuy sai phạm đất đai từ 2011 – 2017 ở Kiên Giang là sai phạm có hệ thống từ trên xuống dưới, diễn ra trên phạm vi rất rộng (tại 6/15 đơn vị hành chính trực thuộc chính quyền tỉnh) và kéo dài suốt từ năm 2011 nhưng cứ nhìn vào thực trạng Phú Quốc, kết quả kiểm điểm, rút kinh nghiệm ở Phú Quốc sẽ thấy hệ thống công quyền ở Kiên Giang… nghiêm túc cỡ nào !
***
Chuyện hệ thống công quyền ở Kiên Giang phảikiểm điểm, rút kinh nghiệm như Thanh tra tỉnh Kiên Giang vừa loan báo, bắt nguồn từ một cuộc thanh tra kéo dài tới hai năm (3//2018 – 3/2020) do Thanh tra của chính phủ tiến hành nhằm kiểm travề việc chấp hành pháp luật trong công tác quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai, quản lý và khai thác tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường từ 2011 đến 2017 tại Kiên Giang.
Hồi tháng 4 vừa qua, Thanh tra của chính phủ đã công bố kết luận và xác định :Các xã ở Kiên Giang không lập quy hoạch, kế hoạch chi tiết về sử dụng đất như những tỉnh khác và các huyện không hề bận tâm. Tỉnh chậm điều chỉnh quy hoạch xây dựng phân khu chức năng trong Khu kinh tế Phú Quốc nên Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Quốc giao đất, cho thuê đất không đúng với chỉ tiêu sử dụng đất đã được Thủ tướng phê duyệt.
- Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, Ban Quản lý Rừng phòng hộ Phú Quốc và Vườn quốc gia Phú Quốc buông lỏng quản lý rừng khiến rừng bị lấn chiếm trong một thời gian dài. Sở Tài nguyên - Môi trường cho phép tách 17.808 thửa đất nông nghiệp tại Phú Quốc trái phép nên việc chuyển nhượng đất nông nghiệp trở thành phức tạp...
- Lãnh đạo tỉnh lạm quyền khi phê duyệt đơn giá để thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với 16 dự án đầu tư. UBND tỉnh xác nhận ưu đãi, hỗ trợ đầu tư bổ sung cho một doanh nghiệp chưa đúng quy định nên phải truy thu 62 tỉ đồng. Sở Tài chính xác định sai giá đất với một doanh nghiệp khác nên phải truy thu 18 tỷ đồng.
Theo Thanh tra của chính phủ thì ngoài việc tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm, làm rõ trách nhiệm và có hình thức xử lý nghiêm minh đối với các tập thể, cá nhân có sai phạm, phải cương quyết thu hồi chủ trương đầu tư hoặc thu hồi dự án gắn với thu hồi quyền sử dụng đất đối với 43 dự án chậm triển khai, vi phạm pháp luật về đầu tư. Trách nhiệm thực hiện tất cả những đề nghị ấy được chính phủ giao lại cho Kiên Giang thực hiện.
Đối chiếu giữa Kết luận của Thanh tra Chính phủ với Báo cáo của Thanh tra tỉnh Kiên giang, báo chí Việt Nam đã đề nghị bà Đặng Tuyết Em, Phó Bí thư tỉnh Kiên Giang, giải thích vì sao Thanh tra của chính phủ yêu cầuxử lý nghiêm cán bộ sai phạmnhưng báo cáo của Thanh tra tỉnh Kiên Giang chỉ bị kiểm điểm, rút kinh nghiệm, bà Em bảo rằng :Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang chưa nhận được Báo cáo của Thanh tra tỉnh.
Cứ như lời bà Em thì :Sau khi tập hợp kết quả xử lý của các cơ quan, đơn vị, Thanh tra tỉnh Kiên Giang sẽ báo cáo Thanh tra Chính phủ và Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhưng Ban Thường vụ Tỉnh ủy chưa có báo cáo thành ra nếu Thanh tra Chính phủ đã có báo cáo thì… tỉnh đợi Trung ương chỉ đạo thêm !
***
Những diễn biến liên quan đến chuyện xử lý sai phạm đất đai ở Kiên Giang như vừa kể khiến người ta liên tưởng đến chuyện xử lý sai phạm đất đaiở Đà Nẵng. Sau khi dư luận râm ran một thời gian dài về việc quản lý, sử dụng đất ở Đà Nẵng có nhiều biểu hiện không giống ở đâu cả, chính phủ chỉ định Thanh tra cử người đến kiểm tra. Kết luận do Thanh tra của chính phủ công bố hồi giữa năm 2013 khiến thiên hạ chưng hửng :Sai phạm đất đai ở Đà Nẵng gây thất thoát 3.434 tỉ đồng.
Tuy nhiên vào thời điểm đó, ông Nguyễn Bá Thanh, cựu Bí thư Đà Nẵng – nhân vật phải chịu trách nhiệm chính về những sai phạm liên quan tới đất đai ấy – đang đảm nhiệm vai trò Trưởng Ban Nội chính của Ban chấp hành trung ương đảng. Tại một buổi gặp gỡ cử tri hồi hạ tuần tháng 6/2013, ông Thanh tuyên bố :Cả ông lẫn Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng không chấp nhận Kết luận của Thanh tra Chính phủ. Thành ủy Đà Nẵng đã báo cáo với Bộ Chính trị, Thủ tướng và Thanh tra Chính phủ đã đồng ý với quan điểm của UBND thành phố Đà Nẵng !
Ngay sau đó, Thanh tra Chính phủ phát hành một thông cáo, khẳng định :Không có chuyện Thanh tra Chính phủ đồng ý với quan điểm nào khác của UBND thành phố Đà Nẵng như ông Nguyễn Bá Thanh đã tuyên bố… Kết luận của Thanh tra Chính phủ về những vi phạm trong quản lý đất đai ở Đà Nẵng làm thất thu ngân sách là có cơ sở pháp lý và đã được các bộ, ngành có liên quan như Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên - Môi trường xem xét, góp ý. Đồng thời đã được Thủ tướng chuẩn y(2)…
Dù Thanh tra Chính phủ khẳng định chắc nịch như thế nhưng sóng vẫn… yên, biển vẫn… lặng. Người ta tin rằng, sở dĩ Kết luận của Thanh tra Chính phủ giống như hòn đá liệng xuống… ao bèo vì khi ấy, ông Nguyễn Bá Thanh đang giữ vai trò tiên phong trong việc giúp đảng tự… chỉnh đốn. Thậm chí một số người còn tin vì ông Thanh thề… "hốt liền, không nói nhiều" nên mới có vụ thanh tra… sai phạm đất đaiở Đà Nẵng !
Hai năm sau khi xảy ra bất đồng giữa Thanh tra của chính phủ với Thành ủy, UBND thành phố Đà Nẵng, ông Thanh qua đời, tính mạng ông Trần Đại Quang (cựu Bộ trưởng Công an, Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) như "chỉ mành treo chuông" vì bạo bệnh, Phan Văn Anh Vũ – nhân vật từng "chọc Trời, khuấy nước" ở Đà Nẵng bị bắt, sai phạm đất đai ở Đà Nẵng được xới lại và trở thành đại án.
Đến lúc đó, nhiều viên chức Đà Nẵng từng liên quan tới những sai phạm đất đai đã được Thanh tra Chính phủ nhận diện hồi 2013 mới bị khởi tố. Hai cựu Chủ tịch, một cựu Phó Chủ tịch, rồi cựu Chánh Văn phòng Thành ủy, cựu Chánh Văn phòng, Phó Văn phòng UBND thành phố Đà Nẵng, cựu Giám đốc, cựu Phó Giám đốc một số sở, ban, ngành… bị tống giam, bị phạt tù... Ông Thanh đã bị các vụ án liên quan tới sai phạm đất đai ở Đà Nẵng phơi ra như chính phạm (3).
***
Xét cả về tính chất lẫn mức độ,sai phạm đất đai ở Đà Nẵng không thay đổi nhưng hồi 2013 không thành án vì ông Thanh là nhân tố tích cực trong tiến trình… chỉnh đốn đảng. Đến 2018 những sai phạm này thành đại án vì đảng đổi ý, xác định đó là bằng chứng về việc đảng đang… chỉnh đốn. Bảo rằng chỉnh và đốn phụ thuộc hoàn toàn vào thời và thế, có lẽ không ngoa.
Điều này đang lặp lại ở Kiên Giang, nơi báo chí có Báo cáo của Thanh tra tỉnh về việc xử lý sai phạm đất đai theo Kết luận của Thanh tra Chính phủ nhưng Ban Thường vụ Tỉnh ủy thì… không biết gì (?), thành ra cả Ban Thường vụ Tỉnh ủy mới điềm nhiên ngồi chờ… Trung ương chỉ đạo thêm ! Không phải tự nhiên mà báo giới nhấn nhá việc ông Nguyễn Thanh Nghị - trưởng nam của ông Nguyễn Tấn Dũng – cũng bị kiểm điểm, rút kinh nghiệm.
Chưa biết ở lần kiểm điểm, rút kinh nghiệm này, ông Nghị có… bị gì không, có còn giữ được một chỗ trong Ban chấp hành trung ương đảng nhiệm kỳ tới không ? Ông Nghị đã từng bị bêu như Trịnh Xuân Thanh, Nguyễn Xuân Anh và nhìn vào cách đảng khai thác yếu tố sử dụng xe hơi nguồn gốc bất minh, quá phận… để… chỉnh đốn Trịnh Xuân Thanh, Nguyễn Xuân Anh, người ta từng tưởng tới… lượt ông Nghị.
Tuy nhiên vụ ông Nghị dùng chiếc Range Rover Evoque – tang vật trong một vụ buôn lậu mà công an Kiên Giang tịch thu rồi biến thành công xa của ngành – để sử dụng chẳng đi đến đâu vì không hiểu tại sao đảng chấp nhận chuyệnVăn phòng UBND tỉnh Kiên Giang đề xuất lãnh đạo UBND tỉnh Kiên Giang trả lại xe cho công an tỉnh, không… mượn nữa (4) là… hợp lý.
Năm 2013, Thanh tra Chính phủ từng nạicơ sở pháp lý và ý kiến các bộ, ngành có liên quan như Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên - Môi trường, rồiThủ tướng chuẩn yđể bảo vệ Kết luận vềsai phạm đất đai ở Đà Nẵng nhưng chẳng tới đâu. Năm nay, Thanh tra Chính phủ khẳng định cácsai phạm đất đai ở Kiên Giang cầnxử lý nghiêm nhưng đa số các viên chức có liên quan từ trên xuống dưới ở Kiên Giang chỉ phải kiểm điểm, rút kinh nghiệm, nặng nhất là 16 viên chức huyện Phú Quốc bị khiển trách và cảnh cáo.
Không phải tự nhiên mà bà Đoàn Tuyết Em thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang, cho biếtchờ Trung ương chỉ đạo và sẽ xem xét rồi… tính nữa ! Chắc chắn bà Phó Bí thư tỉnh không phải là người thiếu hiểu biết về… tình thế. Dựa theo cách tường thuật của báo chí Việt Nam, dường như Báo cáo của Thanh tra tỉnh Kiên Giang là do… Thanh tra Chính phủ cung cấp. Họ đang… vờn nhau ! Chưa biết mèo nào cắn mỉu nào !
Trân Văn
Nguồn : VOA, 27/08/2020
Chú thích :
(1) htpps://zingnews.vn/nhieu-lanh-dao-tinh-kien-giang-bi-kiem-diem-vi-sai-pham-dat-dai-post1123921.html
(4) htpps://zingnews.vn/bi-thu-kien-giang-noi-ve-viec-tinh-muon-xe-range-rover-post696163.html
Cùng giữ chức bí thư ở tuổi 39 như ông Nguyễn Xuân Anh – cựu bí thư Thành ủy Đà Nẵng vừa "ngã ngựa", dư luận đang dấy lên những đồn đoán về nhân vật tiếp theo sẽ bị mất chức bí thư là ông Nguyễn Thanh Nghị, con trai cả của cựu Thủ tTướng Nguyễn Tấn Dũng.
Ông Nguyễn Thanh Nghị (Hình : Báo điện tử Zing)
Ông Nghị, 41 tuổi, từng đảm nhiệm các vị trí phó hiệu trưởng trường Đại Học Kiến Trúc Thành phố Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Bộ Xây Dựng, Phó bí thư rồi Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang.
Tin gần đây nhất mà báo chí trong nước đăng về ông này là bản tin "Bí Thư Nguyễn Thanh Nghị nói về việc Kiên Giang mượn xe biển xanh" do báo điện tử VietnamNet đăng hồi Tháng Mười Một, 2016.
Facebooker Truong Huy San, tức nhà báo Huy Đức, tác giả bộ sách "Bên Thắng Cuộc" và là người am hiểu tình hình chính trị tại Việt Nam, bình luận : "Sự nghiệp chính trị của Nguyễn Xuân Anh tạm chấm dứt ở đây. Phần lớn các sai lầm chính trị có bóng dáng đàn bà và trong trường hợp này, không biết 200 phu nhân hiện thời có rút kinh nghiệm sâu sắc từ bài học về ‘thái hậu’ Trần Thị Thủy (mẹ của ông Xuân Anh). Sở dĩ Xuân Anh, Thanh Nghị lọt vào trung ương khóa XI (dự khuyết) cũng có nguyên nhân sâu xa từ… bà Thủy".
"Ủy ban Kiểm tra trung ương cũng nên làm rõ, những bàn tay nào đã giúp Nghị, một người bị đại hội đại biểu đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh loại ra khỏi danh sách đại biểu đi dự Đại Hội XI, lại có thể được đại hội ấy bầu làm ủy viên dự khuyết", ông viết thêm.
Tháng trước, nhà báo Nguyễn Thông, cựu biên tập viên báo Thanh Niên, đưa nhận định trên mạng xã hội : "Sau này, lịch sử sẽ bạch hóa những chuyện mờ ám, xấu xa trong đời sống chính trị xứ ta. Khi chỉ có một lực lượng chính trị nắm quyền lãnh đạo thì nó còn giấu, giấu được tới đâu hay tới đó, theo nguyên tắc ‘đẹp tốt phô ra, xấu xa đậy lại’. Nhưng dưới gầm trời chả có gì giấu mãi được. Một trong những điều ấy là vụ chia chác, ăn chia, bắt tay với nhau, liên minh ma quỷ, ngã giá thỏa thuận quyền lợi cá nhân, gia đình, dòng họ hồi trước Đại Hội Đảng lần thứ XI hồi năm 2011".
"Nổi rõ nhất là việc phải thu xếp cho các thái tử, công tử vào ghế trung ương, gồm Nông Quốc Tuấn – con ông Nông Đức Mạnh, ông Nguyễn Thanh Nghị – con ông Nguyễn Tấn Dũng, và ông Nguyễn Xuân Anh – con ông Nguyễn Văn Chi. Liên minh ma quỷ đã công khai sự trắng trợn ăn chia sau khi ngã giá được với nhau. Và trong vụ này, ông Nguyễn Phú Trọng chứ không ai khác phải chịu trách nhiệm khi ông biết mình sẽ nắm chắc chức tổng bí thư. Bây giờ ông có dọn dẹp, đốt lò mấy đi chăng nữa thì cũng chỉ là dọn những thứ rác mà chính ông đã góp phần tạo ra", theo Facebook của ông.
Nhà văn Trần Quốc Quân từ Ba Lan điểm qua một loạt cuộc đua gieo "hạt giống đỏ" trên chính trường Việt Nam thời gian qua và bình luận : "Qua các vụ lùm sùm ‘con ông cháu cha’ mới thấy, phàm là người nào không nỗ lực tự thân phấn đấu mà được đặt vào vị trí lãnh đạo vênh với khả năng đều gây ra những chuyện nhố nhăng, hại dân hại nước". (T.K)