Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Bà Nguyễn Thúy Hạnh, người từng tự ứng cử Đại biểu Quốc hội trong cuộc bầu cử năm 2016, mãn án 3 năm 6 tháng tù ngày 7/10 vừa qua.

thuyhanh1

Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh - Fb Nguyễn Thúy Hạnh

Bà từng tham gia nhiều cuộc biểu tình phản đối chính quyền Trung Quốc trong một số vụ đụng độ với tàu cảnh sát biển và ngư dân Việt Nam ở Biển Đông đầu thập niên trước.

Năm 2018, bà sáng lập Quỹ 50K, một quỹ từ thiện vận động người dân trong và ngoài nước đóng góp số tiền chỉ 50 ngàn đồng nhằm thuê luật sư bào chữa cho những người bất đồng chính kiến và giúp đỡ thân nhân của họ trong việc thăm nuôi.

Cuối năm 2020, bà phải tuyên bố đóng quỹ và sau đó bị bắt vào tháng 4/2021 với cáo buộc "tuyên truyền chống Nhà nước" theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.

Sau đây là cuộc phỏng vấn của Đài Á Châu Tự Do (RFA) với bà, chỉ ít ngày khi được trở về với người thân.

RFA : Xin chào bà Hạnh. Bà đã trở về nhà sau nhiều năm bị chữa bệnh bắt buộc và cầm tù. Tuy nhiên, việc bà bị bắt giữ, giam cầm và xử án, rồi thi hành án, vẫn là một dấu hỏi đối với những người quan tâm. Đề nghị bà cho khán thính giả của RFA biết thêm về vụ án của bà.

Nguyễn Thúy Hạnh : Ngày 7/4/2021, tôi bị bắt với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự. Đây là một cáo buộc sai trái của nhà cầm quyền bởi vì tôi chẳng làm gì sai trái. Tôi không tuyên truyền chống phá nhà nước, tôi chỉ thực hiện quyền công dân của tôi, quyền lên tiếng cho những điều tốt đẹp và cho một xã hội tiến bộ công bằng, tôi không phạm tội gì cả.

Tôi bị xử về tội tàng trữ ba cuốn sách : cuốn Những mảnh đời sau song sắt của Phạm Thanh Nghiên, cuốn Người đội số phận của tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang và cuốn Việt Nam quyền của bạn không rõ tên tác giả và tôi không nhớ mình có từ khi nào. Cả ba cuốn sách không có gì là chống chính quyền cả, viết rất khách quan.

Cáo buộc thứ hai của tôi là hai bài trả lời phỏng vấn, một bài là tôi tự quay về Quỹ 50K khi được nhận Giải thưởng Lê Đình Lượng. Tôi đã tự quay và gửi đi cho buổi nhận giải đó, và bài trả lời phỏng vấn thứ hai cho Đài Cánh Đồng Mây (chương trình từ Cánh Đồng Mây của Sài Gòn Dallas Radio-PV) của ông Phan Đình Minh.

RFA : Trong ngày bà mãn hạn tù, chồng bà là ông Huỳnh Ngọc Chênh cho biết bà bị kết án trong một phiên toà kín. Đề nghị bà nói rõ hơn về phiên toà này.

Nguyễn Thúy Hạnh : Phiên tòa của tôi là phiên tòa xử kín, và bởi vì xử kín nên không có người thân hay nhà báo tham gia. Tuy vậy, tôi thấy rằng việc kín này không ảnh hưởng gì đến tôi vì phiên tòa xảy ra rất bình thường, tôi không phải chịu một áp lực nào cả.

Khi nhận quyết định về phiên toà, tôi trong tình trạng bị trầm cảm rất là nặng, tôi đọc rất là sơ sài và tôi ký vào văn bản đấy mà tôi cũng không ý thức được là xử kín và không xử kín thì nó như thế nào. Họ không giải thích gì cả, tôi chỉ thấy họ nói đây là phiên xét xử kín.

Còn việc thuê luật sư thì như mọi người ai cũng đều đã biết án của tôi như những người hoạt động khác đều là án bỏ túi.

Ai cũng biết luật sư không cãi được cho chúng tôi giảm án, không cãi được thắng cho chúng tôi. Luật sư chủ yếu là để thông tin giữa bên trong và bên ngoài.

Nhưng mà trong thời gian tôi chữa bệnh ở bệnh viện tâm thần thì tôi vẫn liên lạc với gia đình, thời gian tôi tạm giam đã 3 năm, có nghĩa là ngày xử đến gần rồi cho nên việc thông tin trong ngoài đối với tôi cũng không cần nữa.

Trong lúc đấy thì tôi cả hai căn bệnh của tôi đều bị rất nặng. Bệnh ung thư sau khi đã hóa trị thì tất cả những cái triệu chứng ung thư của tôi vẫn không hết. Còn bệnh bệnh tâm thần của tôi, từ khi ở viện tâm thần về trại giam tôi không không được uống thuốc nữa nên là chưa bao giờ bệnh tâm thần của tôi lại nặng như lúc đấy.

Những cơn stress (căng thẳng-PV) nó cứ kéo đến kinh hoàng. Tôi muốn được đi trại sớm ngày nào hay ngày đấy, (tôi tự hỏi) khi chạy thoát được khỏi bốn bức tường nhà tù mà được đi lao động thì có thể căn bệnh trầm cảm của tôi sẽ bớt đi chăng và khi đi trại tôi hi vọng tôi sẽ tiếp tục được đi chữa bệnh ung thư.

Lúc đó tôi lại nghe nói là nếu như thuê luật sư thì thủ tục làm việc với luật sư rồi thủ tục luật sư làm việc với tôi sẽ kéo dài thêm ra một thời gian nữa.

Tôi muốn được đi sớm ngày nào là tôi cũng được sống ngày đấy cho nên tôi đã quyết định không thuê luật sư nữa mà tôi có thể tự bào chữa cho mình tại tòa. Tôi khẳng định trong việc không thuê luật sư tôi không chịu áp lực nào cả.

Trong phiên toà, họ không đấu tố tôi, họ hỏi rất sơ sài và chừng mực thôi. Kể cả đọc cáo trạng, phiên xử kéo dài không đầy 30 phút.

Tôi không phạm tội cho nên không có chuyện tôi nhận tội. Tại phiên tòa, tôi đã tự bào chữa theo hướng là tôi không phải người làm chính trị, cũng không chống phá chính quyền hay làm hại bất cứ một cá nhân hay tổ chức nào. Tôi lên tiếng là vì thiết tha mong muốn xã hội tốt đẹp hơn, công bằng hơn và tất cả những hành động của tôi là xuất phát từ tình cảm thiêng liêng của tôi đối với Tổ quốc. Ngoài ra tôi không có bất cứ một động cơ hay một mục đích nào khác, tôi chỉ thực hiện cái quyền của người công dân, tôi không có tội.

RFA : Sau phiên xét xử kín thì bà bị đưa đi thi hành án như thế nào ?

Nguyễn Thúy Hạnh : Sau khi bị kết tội thì tôi bị đưa lại về Trại tạm giam số 2 và giam giữ ở đây thêm hai tháng nữa. Trong thời gian đấy, như tôi đã nói là khi bị trả về từ bệnh viện tâm thần và không có thuốc uống nữa thì tôi đã bệnh phát bệnh rất nặng gần như là một người điên, không còn đủ cái sự minh mẫn nữa nên tôi được trại tạm giam quan tâm.

Họ cử người ở cùng tôi để giúp đỡ tôi và họ cũng sang bên Viện Pháp y Tâm thần để lấy thuốc về cho tôi uống nên có thể nói là tôi không bị ngược đãi, tôi được đối xử bình thường như những tù nhân khác.

Tôi không hiểu tại sao chỉ còn hai ngày nữa là tôi chấp hành án xong thì 9 giờ sáng hôm ấy tự nhiên họ đến mở cửa phòng ra và đưa tôi đi. Họ không nói với tôi là đi đâu và đi để làm gì.

Sau đấy họ còng tay và nhốt tôi vào cái xe tù để đưa đi, ngồi trong xe cũng không có cửa sổ nên tôi cũng không biết là mình được đưa đi đâu. Chỉ đến khi đi được khoảng một giờ đồng hồ, qua cái lỗ hở ở cái thùng xe thì tôi thấy là đến địa phận Ninh Bình. Lúc ấy tôi đoán là tôi bị đưa đi đến Trại giam số 5 (tỉnh Thanh Hóa-PV).

Khi đến Trại giam số 5, họ giam tôi cùng với thường phạm khác. Trong hai ngày đấy, tôi cũng được đối xử tốt, không có một sự phân biệt hay ngược đãi nào cả.

Đến đến ngày tôi mãn hạn tù, 5 giờ sáng họ gọi tôi dậy để thả nhưng họ không thả tôi lại cổng mà họ đưa tôi lên xe của trại giam cùng với hai sĩ quan nữ. Họ đưa tôi ra bến xe khách và họ đưa tôi lên xe đóng cửa xe rồi họ mới quay về.

Nhìn chung, thái độ của họ đối với tôi bình thường, chỉ có điều là tôi không được thông báo đi đâu và gia đình tôi cũng không được thông báo nên cũng không biết tôi ở đâu để đi đón.

RFA : Chúng tôi được biết trong thời gian bà bị giam giữ, bà bị đưa đi chữa trị bệnh bắt buộc tại Viện Pháp y tâm thần trung ương. Đề nghị bà thông tin thêm về việc này. 

Nguyễn Thúy Hạnh : Khi tôi bị tạm giam được gần một năm, trong thời gian đấy bệnh trầm cảm của tôi vẫn không dứt nên họ đưa tôi đi giám định, hai lần đi giám định pháp y tâm thần. Tại nơi giám định, họ kết luận là tôi bị rối loạn trầm cảm.

Khi được kết luận như vậy, họ đưa tôi đi đến Bệnh viện Pháp y tâm thần chữa trị gần hai năm. Tại đấy, tôi cũng được đối xử giống như những bệnh nhân tâm thần khác.

Khi tôi ở Bệnh viện Pháp y tâm thần được hai năm, tôi phát hiện ra triệu chứng của bệnh ung thư và bệnh viện đã đưa tôi đi sang Viện K Tân Triều để xét nghiệm và tôi bị kết luận là ung thư giai đoạn 2.

Sau đó, hàng ngày bệnh viện đưa tôi đi Viện K Tân Triều để xạ trị, hóa trị nhưng khi tôi đang xạ trị, hóa trị (dang) dở thì họ lại có công văn gửi cho Công an Hà Nội nói rằng "bệnh trầm cảm của tôi đã ổn định" và họ trả tôi về công an Hà Nội.

Tôi đã phản đối, tôi nói là "bệnh của tôi đã khỏi đâu, tôi vẫn đang bị trầm cảm, tại sao lại trả tôi về trại tạm giam ?" Lúc đấy họ mới thanh minh là bệnh viện không đủ điều kiện, không đủ xe để mỗi một ngày hai lần đưa tôi đi Viện K Tân Triều cách đấy mấy chục cây số, lại không có đủ y tá để hàng ngày gửi người đi cùng đi theo dõi tôi. Bí quá, họ phải trả tôi về tôi trại tạm giam.

Công an lúc đấy đã làm mọi thủ tục để cho tôi tại ngoại chữa bệnh nhưng tôi không hiểu vì sao họ lại trả tôi lại trại tạm giam. Sau khi tôi về trại giam được nửa tháng, trại giam cho tôi đi xạ trị thêm 3 lần nữa.

Sau đó, bệnh viện đã đưa giấy xuất viện cho tôi nhưng sau khi đã có giấy xuất viện rồi những triệu chứng bệnh ung thư của tôi vẫn còn nguyên nên tôi rất lo lắng và tuyệt vọng.

RFA : Mặc dù, cáo trạng của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội không đề cập đến Quỹ 50K do bà thành lập nhằm giúp đỡ các tù nhân lương tâm và gia đình của họ, nhưng bà đã phải tuyên bố đóng quỹ vài tháng trước khi bà bị bắt tạm giam. Xin bà nói rõ hơn về quỹ từ thiện này.

Nguyễn Thúy Hạnh : Tôi biết những người đi đấu tranh đều là những người nghèo, sống ngay thẳng ở xã hội này thì khó giàu lắm. Họ lại là lao động chính trong gia đình, khi họ bị bắt vào tù, ngoài việc gia đình mất đi một nguồn thu nhập từ lao động chính, gia đình lại còn hàng tháng đi thăm nuôi.

Vì phải nuôi họ ở trong tù cho nên là nhiều gia đình tuyệt vọng, khó khăn cùng quẫn. Trong tâm trí tôi, tôi muốn giúp đỡ họ và tôi đã bỏ tiền túi của mình nhưng một mình tôi thì không thể giúp đỡ được hết tất cả ngần đấy tù nhân lương tâm nên tôi đã thành lập Quỹ 50K để huy động sự đóng góp từ đông đảo bạn bè quần chúng trong và ngoài nước.

Thật là may mắn, Quỹ 50K được mở ra đã đã thu hút được rất nhiều sự giúp đỡ đóng góp của đồng bào trong và ngoài nước.

Nó cũng làm cho mọi người gắn kết với nhau hơn, sống có trách nhiệm hơn và bớt sợ hãi, nhất là những người trong nước. Trước đấy, việc góp tiền cho quỹ để nuôi tù chính trị là họ sợ lắm nhưng sau đấy thì họ bớt sợ hãi và càng ngày càng có đông đảo người đóng góp. Có những người hưu trí, có những cháu học sinh, có những người nhịn ăn sáng để lấy tiền mỗi tháng góp cho Quỹ 50k một triệu. Có những người bỏ thuốc lá, có những người nhịn uống bia.

Tình cảm đó rất quý và Quỹ 50K quyên góp được một khoản tiền khá ấn tượng để giúp đỡ được hơn 100 gia đình tù nhân lương tâm, hầu như là đều đặn mỗi tháng 3-4 triệu/gia đình.

(Những việc) Quỹ 50K đã làm được rất ấn tượng cho dù nhà cầm quyền cũng gây khó dễ, quỹ vẫn hoạt động được.

Quỹ có tài khoản ở Techcombank không hề bị phong tỏa cho đến khi tôi bị bệnh nặng quá, tôi không còn đủ minh mẫn để hạch toán các khoản tiền và để chi cho mọi người, tôi cũng không tìm được ai có thể thay thế nên tôi đã đóng lại Quỹ 50K và chi hết đến đồng tiền cuối cùng, đăng công khai trên Facebook cho tất cả mọi người được biết vào ngày 30/11/2020.

Khi ra toà tôi không bị xử vì Quỹ 50K. Một phần tôi đi tù cũng vì tôi tự quay video phát biểu ở lễ trao Giải thưởng Lê Đình lượng cho Quỹ 50K. Đấy là lần duy nhất Quỹ 50K bị nhắc đến ở một cái khía cạnh vậy thôi, còn suốt trong quá trình điều tra cũng như ra tòa xử, cũng như cáo trạng của Viện Kiểm sát không nhắc đến quỹ này.

RFA : Sau vụ hàng ngàn cảnh sát cơ động tập kích vào xã Đồng Tâm lúc rạng sáng đầu năm 2020 và bắn chết ông Lê Đình Kình, nhiều người đã gửi tiền phúng điếu cho gia đình ông thông qua bà. Tuy nhiên, số tiền hơn 500 triệu đồng đã bị nhà băng giữ lại. Đề nghị bà cho độc giả biết nguyên nhân và tình trạng khoản tiền này hiện nay.

Nguyễn Thúy Hạnh : Khi cụ Lê Đình Kình mất và vụ Đồng Tâm xảy ra thì rất nhiều người đã thương xót cụ Kình. Trịnh Bá Phương bàn với tôi là sử dụng tài khoản Vietcombank của tôi để những ai phúng điếu cụ Kình thì gửi tiền vào tài khoản đấy.

Khi tôi đến ngân hàng để rút số tiền đấy ra để chuyển cho gia đình của cụ Kình, ngân hàng đã thông báo với tôi là tài khoản của tôi đã bị phong tỏa mà không có một lý do gì. Tôi cho rằng đấy là một hành động sai trái. Sau đó tôi đã có làm công văn hỏi thì họ đều trả lời là chưa giải quyết được và từ hồi đấy tài khoản của tôi vẫn bị đóng băng.

Tôi đã chuẩn bị thuê luật sư để đi đòi lại khoản tiền này. Khi mà tôi vừa mới khởi động việc này thì tôi bị bắt, chính vì vậy tài khoản này của tôi vẫn bị phong toả cho đến thời điểm này. 

RFA : Đề nghị bà chia sẻ dự định của mình trong thời gian tới

Nguyễn Thúy Hạnh : Hiện nay bệnh ung thư của tôi vẫn chưa khỏi và bệnh trầm cảm của tôi, tôi tưởng là ra tù thì tôi sẽ giải tỏa được nhưng mấy hôm nay tôi cũng bị u uất nặng, không còn nghĩ được cái việc gì nữa. Nên là bây giờ tôi phải tập trung tất cả vào chữa hai căn bệnh này.

Mục tiêu của tôi là sắp tới là khoản tiền phúng điếu cụ Lê Đình Kình. Tôi có dự định là sẽ ủy thác cho luật sư đi làm việc này để lấy ra để tôi chuyển cho gia đình cụ.

RFA : Cảm ơn bà đã trả lời cuộc phỏng vấn.

Nguồn : RFA, 15/10/2024

Additional Info

  • Author Nguyễn Thúy Hạnh, RFA tiếng Việt
Published in Diễn đàn

Ngày 6/10/2024, nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Thúy Hạnh đã được chế độ cộng sản trả tự do về nhà sau khi đã mãn hạn tù 3 năm 6 tháng tù giam. Bà bị bắt giữ vào ngày 7/10/2021 với cáo buộc "Tuyên truyền chống nhà nước…" theo điều 117 Bộ luật Hình sự.

thuyhanh1

Ngay khi về đến nhà tại Hà Nội, bà đã đăng tải trên trang mạng xã hội Facebook vài dòng thông tin về sức khỏe, cùng lời cảm ơn mọi người đã quan tâm đến trường hợp của bà. Trong đó, ngoài căn bệnh trầm cảm, thì công chúng không khỏi ngỡ ngàng khi bà thông tin cả về căn bệnh ung thư đầy hiểm nghèo mà bà đang phải đối diện.

Bà Nguyễn Thúy Hạnh (giữa) vừa ra tù, gặp và an ủi mẹ của nữ tù lương tâm Phạm Đoan Trang là bà Bùi Thiện Căn (phải) ngày 6 Tháng Mười 2024. (Hình : FB Huỳnh Ngọc Chênh)

Trước đó, ngày 31/07/2024, bà bị đưa ra xét xử tại Tòa án Thành phố Hà Nội một cách đầy lặng lẽ và chóng vánh. Thậm chí, đến cả các luật sư của bà cũng không hề được tòa án thông báo gì về phiên xử cả và truyền thông trong nước cũng giữ thái độ im lặng đầy bất thường về một vụ xử án chính trị.

Danh tính bà Nguyễn Thúy Hạnh không hề xa lạ gì đối với những người đã từng quan tâm đến diễn biến thời cuộc trong nhiều năm trở lại đây, và lại càng trở nên nổi tiếng hơn khi gắn liền với Quỹ 50K do bà sáng lập và điều hành, một quỹ công khai quyên góp vật chất từ công chúng trong và ngoài nước để trợ giúp cho các gia đình tù nhân lương tâm Việt Nam.

Bài viết của bà Thúy Hạnh đăng tải trên trang mạng xã hội, đã thu hút hàng vài nghìn lượt bày tỏ cảm xúc, cùng với hàng trăm lời bình luận có nội dung chúc mừng, thăm hỏi sức khỏe cùng những lời cầu chúc tốt đẹp.

Tuy vậy, cùng với sự vui mừng mà công chúng dành cho bà, thì vẫn còn tồn tại khá nhiều uẩn khúc liên quan đến vụ án của bà vốn chưa từng được công khai. Mà có lẽ, chính người trong cuộc còn sẽ phải giữ kín đáo về nó vì lý do an ninh cho chính mình.

Theo đó, chúng ta chỉ có thể giải thích về chúng bằng sự xét đoán qua các thông lệ đã từng có từ trước cho đến nay, trong nền tư pháp đấy tính chất tùy tiện ở Việt Nam mà thôi.

Như, bà Thúy Hạnh đã bị xét xử theo tội danh gì ? Xét xử vào lúc nào ? Hình phạt đã tuyên như thế nào ? Xét xử kín hoặc công khai mà truyền thông không đưa tin ? Có luật sư tham gia hay không ? Số tiền còn lại trong Quỹ 50K và đặc biệt, khoản tiền hơn 571 triệu đồng mà công chúng phúng điếu tang lễ cụ Lê Đình Kình đã được xử lý như thế nào ?

Những điều đã biết :

– Về tội danh : Theo thông tin không chính thức mà chúng tôi được biết, thì bà Thúy Hạnh bị khởi tố hình sự, bắt giữ, cáo buộc và xét xử theo tội danh "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo khoản 1, điều 117 Bộ luật Hình sự. Hình phạt theo quy định khoản 1 có mức khởi điểm là 5 năm tù giam và cao nhất là 12 năm tù giam (Tham khảo thêm, mức hình phạt cao nhất tại khoản 2 có thể lên đến 20 năm tù giam).

– Về thời điểm xét xử : Phiên tòa xét xử vụ án của bà diễn ra lặng lẽ và hết sức chóng vánh trong buổi sáng ngày 31/07/2024 tại trụ sở Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội.

– Về hình phạt : Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bà với mức án 3 năm 6 tháng tù giam, không có hình phạt bổ sung. Trong đó, thời gian bà bị điều trị bệnh trầm cảm bắt buộc được trừ vào thời gian thụ án. Bà được trả tự do sau khi đã mãn hạn tù giam chứ không được giảm án.

– Về thủ tục xét xử : Hệ thống truyền thông trong nước không đưa tin cũng như công chúng không có thông tin. Thế nhưng, chính thức thì phiên tòa xét xử bà là một phiên tòa công khai.

– Về luật sư : Đã có một số luật sư đăng ký tham gia bào chữa cho bà. Tuy vậy, họ đã không được tòa án thông báo lịch xét xử. Vì lẽ, chính bà Thúy Hạnh đã từ chối nhận luật sư bào chữa trước đó.

Những điều chưa rõ :

Bao gồm số tiền còn lại trong Quỹ 50K và đặc biệt, khoản tiền hơn nửa tỷ đồng mà công chúng phúng điếu tang lễ cụ Lê Đình Kình đã bị chế độ ra quyết định xử lý như thế nào ?

Trong đó, chúng ta có thể đánh giá một cách tổng quan như sau :

Về tội danh : Có thể khẳng định, một người bị cáo buộc với tội danh theo điều 117 là hoàn toàn bất công. Ít nhất vì 2 lẽ :

– Vì hành vi : Đối với các quốc gia văn minh, các hành vi "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước" [*] như điều 117 Bộ luật Hình sự quy định chỉ có ý nghĩa biểu đạt chính kiến chính trị. Điều đó là quyền tự do của công dân. Chúng không phải là hành vi tội phạm để có thể phải chịu sự trừng phạt của pháp luật.

– Vì hình phạt : Đã không phải là tội phạm, mà chế độ còn quy định hình phạt quá hà khắc, trong đó, mức khởi điểm hình phạt đã là 5 năm tù giam. Mức cao nhất lên đến 20 năm tù giam chỉ vì "Tuyên truyền" ? !

Do hình phạt theo tội danh theo điều 117 rất nặng, nên bà Thúy Hạnh chỉ bị tuyên mức án 3 năm 6 tháng tù, không bị quản chế sẽ rất dễ bị đánh giá là rất nhẹ, do mức án dưới khung hình phạt. Đồng thời, cũng rất nhẹ so với những người từng bị cáo buộc cùng tội danh này, như : ông Phạm Chí Dũng 15 năm tù, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn, Nguyễn Năng Tĩnh 11 năm tù, Trịnh Bá Phương, Đỗ Nam Trung 10 năm tù, Phạm Đoan Trang 9 năm tù, Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư 8 năm tù… Tất cả đều phải kèm theo hình phạt bổ sung là án quản chế tại địa phương sau khi mãn hạn tù từ 3 đến 5 năm.

Tuy bà Thúy Hạnh có mức án tuyên nhẹ nhất, nhưng tính chất bất công của tội danh không thay đổi. Vì hành vi của bà cùng tất cả những người bị cáo buộc tội này đều không phải là tội phạm để phải chịu hình phạt tù đày.

Về việc phiên tòa xét xử lặng lẽ, không được thông tin.

Trong hầu hết phiên tòa chính trị, truyền thông luôn luôn tham gia đưa tin để định hướng, tuyên truyền trong công chúng về hình ảnh "xấu xa" của tội phạm chính trị, nhằm mục đích "giáo dục, răn đe và phòng ngừa chung". Thế nhưng, vụ án xét xử bà Thúy Hạnh đã bị an ninh che khuất đến mức không có một dòng thông tin nào được truyền thông công khai là có lý do !

Lý do chỉ có một : Che giấu thông tin đáng xấu hổ về vụ án.

Về việc từ chối luật sư : Đối với những vụ án chính trị, Cơ quan An ninh Điều tra luôn luôn được chế độ cộng sản "bảo kê" về quá trình điều tra vụ án. Điều này khiến cho các điều tra viên thường chủ quan, điều tra qua quýt, chứng cứ lỏng lẻo, đầy sơ hở… Thường là suy đoán chủ quan theo nguyên tắc rất vô pháp : "Đã bắt là có tội".

Cho nên, chỉ cần một cậu luật sư trẻ trung, vừa "ra ràng" là đủ soi và phủ nhận hồ sơ điều tra vụ án. Vì thế, Cơ quan An ninh Điều tra luôn luôn dị ứng với việc có luật sư tham gia vụ án chính trị.

Giải pháp của họ là dụ dỗ, thuyết phục nghi can từ chối luật sư để được hưởng mức hình phạt nhẹ. Trong hoàn cảnh thiếu hiểu biết về pháp luật, luôn bị đe dọa, muốn thoát khỏi lao tù sớm… thì thường sẽ có "thỏa hiệp" với nhau.

Việc bà Thúy Hạnh phải từ chối luật sư và để phiên tòa xét xử mình diễn ra một cách lặng lẽ đã có thể là kết quả của sự thỏa hiệp đó.

Vấn đề còn lại là số tiền còn lại trong Quỹ 50K và đặc biệt, khoản tiền 571 triệu đồng phúng điếu tang lễ cụ Lê Đình Kình.

Về bản chất pháp lý, cả 2 khoản tiền trên đều không thuộc sở hữu của bà Thúy Hạnh, mà nó là các khoản ký thác của công chúng nhờ bà ấy chuyển giúp đến các gia đình tù nhân lương tâm và cụ bà Dư Thị Thành (người phối ngẫu hợp pháp của ông cụ Lê Đình Kình, dân oan Đồng Tâm, người bị công an cộng sản bắn thẳng ngực).

Việc ký thác tiền và nhận ký thác tiền đều hoàn toàn tự nguyện. Hai bên thực hiện giao dịch một cách hợp pháp qua hệ thống ngân hàng. Mục đích ký thác cũng không thuộc các điều cấm của pháp luật. Thế nên, chế độ cộng sản không có tư cách lẫn thẩm quyền gì để tịch thu 2 khoản tiền ấy cả.

thuyhanh2

Bà Nguyễn Thúy Hạnh (giữa) biểu tình hồi năm 2020 đòi trả tự do cho tử tù Hồ Duy Hải mà mọi người thấy bị kết án oan. (Hình : FB Nguyễn Thúy Hạnh)

Thời điểm phong tỏa tài khoản lưu giữ tiền phúng điếu tang lễ cụ Lê Đình Kình vào thượng tuần tháng 4/2021, chế độ cộng sản đã cho rằng chúng là khoản tiền tài trợ khủng bố. Nhưng đến nay, đã không có bất kỳ hành vi khủng bố nào được xác định cả. Cho thấy việc phong tỏa tài khoản trước đây là vô căn cứ. Cần phải hoàn trả lại 2 khoản tiền nêu trên cùng với lãi phát sinh cho đến nay để bà Thúy Hạnh hoàn tất việc được công chúng ký thác.

Song song đó, với tư cách là người nhận ký thác, có lẽ bà Thúy Hạnh cũng nên sớm có câu giải thích về số phận của 2 khoản tiền ấy cho những người đã tin cậy, khi ký thác tiền cho bà nhờ chuyển giúp. Điều này hoàn toàn chính đáng và chẳng thể là lý do để lực lượng an ninh trách cứ sau khi bà đã minh bạch về chúng.

DC, ngày 07/10/2024

Đặng Đình Mạnh

Nguồn : facebook.com/manhdang, 07/10/2024

[*] Khái niệm "Nhà nước" trong chế độ cộng sản bị lạm dụng như một quốc gia. Trong thực tế, người đấu tranh chống lại chính quyền độc tài hoặc đảng cộng sản độc tài chứ không chống lại quốc gia mà mình là công dân

Additional Info

  • Author Đặng Đình Mạnh
Published in Diễn đàn

Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh ra tù, tập trung điều trị ung thư

BBC, 07/10/2024

Ngày 7/10, nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền và gây quỹ từ thiện Nguyễn Thúy Hạnh đã mãn hạn tù. Gia đình bà Hạnh nói thời gian tới, bà sẽ tập trung điều trị bệnh ung thư.

thuyhanh3

Bà Nguyễn Thúy Hạnh (áo đen) đoàn tụ với người thân và bạn bè sáng nay 7/10 - Huỳnh Ngọc Chênh

Ông Huỳnh Ngọc Chênh, chồng bà Hạnh, nói với BBC News tiếng Việt ngày 7/10 rằng vợ ông đã bị xét xử kín vào ngày 31/7/2024 về tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự.

Tại phiên tòa này, bà Hạnh bị tuyên án 3 năm 6 tháng tù giam. Án tù của bà mãn hạn vào ngày 7/10 (cộng cả thời gian giam giữ trước khi kết án).

"Tôi mừng và vui lắm, tôi và Hạnh đã cùng nhau làm cuốn sách Truyện chim, tôi cố gắng in sách để tặng Hạnh ngày trở về", ông Chênh nói với BBC.

thuyhanh4

Vợ chồng ông Huỳnh Ngọc Chênh và bà Nguyễn Thị Thúy Hạnh. Ông Chênh chia sẻ ông cuốn sách Truyện chim là tác phẩm của hai vợ chồng ông, ông in để tặng vợ trong ngày về.

Vào ngày 7/4/2021, bà Hạnh bị khởi tố, bắt tạm giam ngay trong tuần lễ mà Việt Nam có nội các mới, đứng đầu là Thủ tướng Phạm Minh Chính - một cựu trung tướng công an.

Theo gia đình bà Hạnh, việc tạm giam bà Hạnh đã bị quá hạn nhiều lần nhưng Cơ quan An ninh điều tra vẫn không đưa ra kết luận điều tra.

Tháng 4/2022, bà Hạnh bị đưa đi Viện pháp y tâm thần Trung ương để điều trị bắt buộc, sau khi được giám định mắc chứng rối loạn trầm cảm cấp tính.

Tới tháng 1/2023, bà bị chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 và bị đưa về trại tạm giam vào tháng 3/2023. Thời điểm đó, gia đình bà và nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế, bao gồm Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International), đã lên tiếng về điều kiện giam giữ tồi tệ.

Ân xá Quốc tế ra thông cáo :

"Các nhà tù ở Việt Nam có tiếng là quá tải và không đáp ứng được mức tiêu chuẩn quốc tế tối thiểu. Việc bà Nguyễn Thúy Hạnh bị là đích ngắm vì việc làm nhân đạo hỗ trợ những người đi tù oan là một điều oái ăm. Bà lẽ ra nên được tôn vinh và ủng hộ cho việc này - chứ không phải bị trừng phạt".

thuyhanh5

Bà Nguyễn Thúy Hạnh (áo đen, ôm hoa) được người thân, bạn bè đón trở về sau khi mãn hạn tù

Trong bài viết vào ngày 7/10 trên Facebook cá nhân, ông Huỳnh Ngọc Chênh cho rằng vợ ông mắc bệnh là "vì chế độ ăn uống vô cùng mất vệ sinh" trong trại tạm giam. Đồng thời, bệnh trầm cảm của bà Hạnh ngày càng trở nặng vì "chế độ khắc nghiệt của nhà tù".

Ông Chênh tiết lộ chính căn bệnh này mà vợ ông đã "mấy lần tự tử nhưng bất thành" nên thời gian tới đây, bà Hạnh sẽ tập trung điều trị bệnh.

Một điều đáng chú ý là bà Hạnh bị giam ở Trại tạm giam số 2 (Hà Nội) nhưng trước khi được thả vài ngày, bà được chở sang một trại giam ở Thanh Hóa. Vì lẽ này mà nhiều người thân của bà Hạnh sáng nay đến Trại tạm giam số 2 đã không đón được bà.

"Có lẽ họ e sợ mọi người biết trước nơi Hạnh ra tù sẽ đến chào đón đông đúc. Thật ra gia đình cũng biết trước điều này, sợ họ gây phiền hà lại bí mật chở Hạnh bỏ đâu đó giữa đường nên hoàn toàn giấu kín bạn bè. Nào ngờ họ cẩn thận quá mức đã đưa Hạnh đi từ trước hai ngày. Quá sợ hãi, sợ hãi cả một người tù đã mãn hạn", ông Chênh viết trên Facebook.

Trong buổi sáng 7/10, đón bà Nguyễn Thúy Hạnh mãn hạn tù còn có bà Bùi Thiện Căn - mẹ của nhà báo Phạm Đoan Trang, và bà Thu Đỗ - vợ của nhà hoạt động Trịnh Bá Phương.

Bà Thu Đỗ nói với BBC rằng bà nhận được tin vào ngày hôm qua và cùng những người thân quen sắp xếp để đón bà Hạnh về sau khi bị giam hơn ba năm rưỡi.

"Chúng tôi rất vui mừng phấn khởi khi cô Hạnh được trở về nhà. Dù cô đang bệnh nhưng sáng nay trông thần sắc cô rất vui vẻ, lạc quan. Tôi cùng mọi người có mặt cũng là để thăm hỏi, động viên và chia sẻ với cô cùng gia đình".

thuyhanh6

Bà Nguyễn Thúy Hạnh (áo đen) nói chuyện cùng mẹ của nhà báo Phạm Đoan Trang - bà Bùi Thị Thiện Căn (áo tím).

Bà Nguyễn Thúy Hạnh sinh năm 1963, là một người tranh đấu bảo vệ nhân quyền. Bà là người sáng lập và điều hành Quỹ 50K - với mục đích ban đầu là kêu gọi cộng đồng đóng góp trả phí luật sư cho các nhà hoạt động xã hội. Sau đó, quỹ này tiếp tục duy trì để giúp đỡ tù nhân lương tâm và gia đình họ. Quỹ 50K của bà Hạnh được nhận Giải thưởng Nhân quyền Lê Đình Lượng năm 2019.

Năm 2016, bà Hạnh từng ra ứng cử với tư cách ứng viên độc lập cho ghế đại biểu Quốc hội Việt Nam.

Vào tháng 1/2020, bà Hạnh còn gây chú ý khi dùng tài khoản cá nhân để nhận tiền phúng điếu cho ông Lê Đình Kình - người được cho là có uy tín và sức ảnh hưởng đối với người dân Đồng Tâm và thiệt mạng trong vụ bố ráp của chính quyền rạng sáng ngày 9/1 tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

Tài khoản ngân hàng bà Hạnh sau đó bị Vietcombank phong tỏa số tiền hơn 500 triệu đồng phúng điếu dành cho ông Kình.

Bộ Công an sau đã đó ra thông cáo rằng tài khoản của bà Nguyễn Thúy Hạnh bị phong tỏa để điều tra và ngăn chặn hành vi mà phía công an gọi là "tài trợ khủng bố", dù trong vụ án Đồng Tâm, những người liên quan bị khởi tố các tội danh gồm "giết người", "chống người thi hành công vụ" chứ không phải tội "khủng bố".

Việt Nam là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhưng lại không được đánh giá cao trong bảng xếp hạng của quốc tế về nhân quyền.

Báo cáo do Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) xuất bản vào tháng 1/2024 và báo cáo của Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc ra mắt ba tháng sau đó đã đánh giá tiêu cực về bức tranh nhân quyền Việt Nam năm 2023.

"Ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo vẫn bị giam giữ vì thực thi một cách ôn hòa các quyền cơ bản của họ về các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ. Nhiều người đã bị giam giữ và kết án tù dài hạn theo những quy định mơ hồ của Bộ luật Hình sự", báo cáo của Liên Hợp Quốc viết.

Nguồn : BBC, 07/10/2024

********************************

Nguyễn Thúy Hạnh

Tưởng Năng Tiến, RFA, 06/10/2024

Khi chưa bị bắt, và bị giam giữ trong bệnh viện tâm thần – có lần – Nguyễn Thúy Hạnh kể lại một câu chuyện hơi tếu táo ("Chuyện Một Người Bất Đồng Chính Kiến") nhưng nghe rồi tôi lại thoáng buồn buồn :

thuyhanh1

Bác tên là Nguyễn Thế Đàm, người từng hai lần bị tống vào hoả lò cũ và hoả lò mới, rồi hai lần bị đẩy vào trại tâm thần, Trâu Quỳ và Thường Tín.

"Tôi khẳng định ông ấy bị điên. Cả thế giới người ta thấy mà lặng im ko nói, chỉ một mình ông ấy nói ra, thế chả là điên thì là gì ?"Giám đốc bệnh viện tâm thần thời đó đã nói vậy khi vợ bác khăng khăng chồng mình ko bị điên.

Vậy bác Đàm "nói" cái gì ? Đó là những truyền đơn nhằm vào ông Hồ, mục đích để ông Hồ ko còn là thánh, trong đó thường gọi ông Hồ là "ngu Hồ", và rằng chủ nghĩa Mác là phản động…

Thời những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước mà đi rải truyền đơn hạ bệ lãnh tụ, lại còn viết đủ cả tên tuổi, địa chỉ và số điện thoại của mình vào truyền đơn rồi đi phát tận tay từng người thì quả đúng là vuốt râu hùm.

Bởi vậy bác "lên đồn xuống phủ không biết bao nhiêu lần"… Thật cảm phục lớp người đi trước, giữa đêm đen đặc quánh thời bấy giờ, cả một xã hội mê ngủ, thật vô cùng quý giá…

Chúng tôi miên man nghe những giai thoại về "gã khùng" mà bác gái kể. Trên giường, bác Đàm bỗng cựa mình, nói rõ ràng :

– Lão Hồ làm hại dân !

Mọi người cười xòa, gần đất xa trời vẫn quyết ko tha cho người ta.

Bác Đàm mắc bệnh hiểm nghèo, có lẽ sắp đến lúc đi gặp người bạn đồng chí hướng Hoàng Minh Chính. Nằm trên giường, bác lúc tỉnh táo lúc mê. Ngôi nhà như cái chòi đơn sơ ở một ngách nhỏ phố Ngọc Khánh.

Lựa lúc bác tỉnh táo, tôi nói thật chậm :

"Bác ạ, những hạt giống mà ngày ấy bác Thanh Giang, Hoàng Minh Chính, tướng Trần Độ, và bác cùng những người đi trước gieo đã mọc thành cây và nay đã ra hoa kết trái. Giờ đây có hàng ngàn người xuống đường biểu tình. Những người "điên" như bác ngày một đông lên, làm những việc ít ai dám làm, nói những điều ít ai dám nói. Số ít bảo họ điên, nhưng ngày càng nhiều người vinh danh họ, họ đã ko còn đơn độc. Que diêm ngày đó các bác đốt lên đã trở thành những ngọn nến".

Nguyễn Thúy Hạnh đã không quá lời khi xác quyết rằng "những người ‘điên’ ngày một đông lên, làm những việc ít ai dám làm, nói những điều ít ai dám nói".

Ngày 6/5/2022, VOA ái ngại loan tin : "Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh bị đưa vào viện tâm thần… Bà Hạnh là nhà bất đồng chính kiến mới nhất được biết đã bị nhà chức trách đưa vào viện tâm thần trong thời gian tạm giam chờ xét xử. Các trường hợp trước đây là nhà báo độc lập Lê Anh Hùng, bị bắt từ 7/2018…".

Đã nhắc đến "các trường hợp trước đây" thì (tưởng) cũng nên thêm đôi ba tên tuổi nữa, cho nó đầy đặn và đầy đủ :

- Trịnh Bá Phương bị bắt hôm 24/6/2020, chuyển sang Bệnh viện Tâm thần trung ương số 1 vào ngày 22/03/2021.

Phạm Thành bị bắt hôm 21/05/2020, chuyển sang Viện Pháp Y Tâm Thần hôm 25/11/2020.

Tất cả những nhân vật thượng dẫn đều bị kết tội "làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" (theo Điều 117, khoản 1-Bộ luật Hình sự năm 2015) và đều được gửi vào… nhà thương ráo trọi.

Sao kỳ vậy cà ?

Hổng kỳ lạ gì lắm đâu ! Ở đâu cũng vậy thôi mà. Bên Tầu hay bên Nga cũng thế :

"Dùng bệnh lý tâm thần để trấn áp chính trị chiếm một vị trí quan trọng trong chính sách tại Trung Hoa Lục Địa. Vấn đề này vẫn không ngớt gây ra các tranh cãi trong giới y khoa tâm thần quốc tế. Các vụ ‘tâm thần’ ở Trung Cộng hiện nay còn cho thấy có mức tràn lan hơn cả ở Liên Xô hồi thập niên 1970, 1980. Bệnh tâm thần thường xuất hiện trong các vụ bắt bớ những người ‘kiến nghị’, những nhà hoạt động nhân quyền, giới vận động thành lập nghiệp đoàn độc lập, các thành viên phong trào Pháp Luân Công, và cả những dân oan ở các tỉnh dám đi khiếu kiện quan chức địa phương".

Political abuse of psychiatry in China is high on the agenda and it has produced recurring disputes in the international psychiatric community. The abuses there appear to be even more widespread than they were in the Soviet Union in the 1970s and 1980s and they involve the incarceration of 'petitioners', human rights workers, trade union activists, members of the Falun Gong movement, and people who complain about injustices that have been committed against them by local authorities ("Political Abuse of Psychiatry". Wikipedia. 2024).

Chỉ có chút khác biệt là ở Việt Nam thì không chỉ những nhân vật bất đồng chính kiến mà ngay cả các đồng chí (nhưng không đồng lòng) cũng đều có thể bị bỏ vô nhà thương điên tuốt luốt :

Tôi về cơ quan miền Nam báo Lao Động đúng lúc phóng viên Trương Đăng Lân phát hiện chuyện trù dập rất man rợ ở Tổng cục Cao su : Đầu năm 1985, đoàn thanh tra nhà nước đến thanh tra Tổng cục Cao su, phát hiện nhiều "phi vụ" mua bán, ăn chia bất hợp pháp mà đầu mối quan trọng là Công ty Phục vụ Đời sống do tổng cục trưởng trực tiếp chỉ đạo.

Đoàn thanh tra dành nhiều thời gian làm việc riêng với Ngô Văn Định phó giám đốc công ty này. Ông Đỗ Văn Nguyện, ủy viên trung ương Đảng, tổng cục trưởng Tổng cục Cao su được mật báo là Ngô Văn Định đã bị đoàn thanh tra khuất phục, đã cung khai nhiều việc làm sai trái mà người chịu trách nhiệm cuối cùng chính là ông. Đỗ Văn Nguyện nghĩ cách vô hiệu hóa bản kết luận của đoàn thanh tra dựa vào lời khai của Ngô Văn Định. Ông ta cho rằng cách tốt nhất là phải biến Ngô Văn Định thành bệnh nhân tâm thần !

Vậy là một kế hoạch cưỡng bức định được tổ chức tỉ mỉ : Trước hết, trưởng ban y tế Tổng cục Cao su, bác sĩ Đoàn Huỳnh làm tờ trình chi tiết gửi lên Tổng Cục trưởng, kể ra rất nhiều hiện tượng điên khùng của Ngô Văn Định… Căn cứ đề nghị của trưởng ban y tế, ngày 18/5/1985, tổng cục trưởng Đỗ Văn Nguyện ký quyết định tổ chức đưa Ngô Văn Định đi Bệnh viện Tâm thần Biên Hòa (Tống Văn Công, Đến Già Mới Tỉnh, Người Việt, CA : 2016).

Đồng chí mà còn bị cất vô dưỡng trí viện cho khuất mắt (và yên chuyện) thì xá chi đến cái đám đồng bào, nhất là những người không chỉ bất đồng mà còn ngang nhiên thể hiện chính kiến của mình bất kể mọi sự đe dọa hay sách nhiễu của lực lượng công an – như Lê Anh Hùng, Phạm Thành, Trịnh Bá Phương hay Nguyễn Thúy Hạnh.

thuyhanh2

Chỉ có điều phiền là bà Hạnh bất ngờ lâm trọng bệnh, theo tin của RFA vào hôm 25/01/2024 : "Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh mắc ung thư giai đoạn hai khi đang điều trị tâm thần bắt buộc".

Ngay sau đó, cũng theo RFA : "Hơn 200 người ký kiến nghị thư đề nghị miễn trách nhiệm hình sự cho nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh … Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, tập hợp những nhân sĩ - trí thức tên tuổi, đề nghị nhà cầm quyền Việt Nam với tinh thần tôn trọng Nhân quyền và chính sách Nhân đạo, hãy giao trả bà Nguyễn Thúy Hạnh về gia đình để có điều kiện chăm sóc và điều trị tốt hơn".

Sự kiện này nhắc nhớ bản của BBC phát đi ngày 26/6/2017 : "Lưu Hiểu Ba, người Trung Quốc từng đoạt giải Nobel Hòa bình, đã được đưa đến bệnh viện với lý do nhân đạo sau khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan giai đoạn cuối". Ông lìa đời, vài tuần sau đó, vào hôm 13/7.

Có lẽ vì căn bệnh hiểm nghèo của Nguyễn Thúy Hạnh chưa "đến giai đoạn cuối" nên mọi "kiến nghị" và "đề nghị" của người dân Việt, đối với nhà đương cuộc Hà Nội, đều chỉ như… "nước đổ lá khoai" thôi !

Tuy mạng sống hiện đang rất mong manh, Nguyễn Thúy Hạnh vẫn rất an nhiên tự và tại (Thân dẫu tan vùi trong cát bụi / Mộng còn gửi lại với trời xanh) như những câu thơ mà bà đã viết trong Viện Pháp y Tâm thần trung ương, và vừa được phu quân Huỳnh Ngọc Chênh – trên FB – vào hôm 08/02/2024 vừa qua.

Xem ra thì Nguyễn Thúy Hạnh xem cái chết cũng chả ra cái đinh gì sất cả ! Tôi thật hãnh diện vì đã được sống cùng thời với một vị anh thư như bà. Chỉ có điều (hơi) áy náy là những kẻ vô tích sự như tôi lại thường sống rất lâu, và cũng rất nhiều !

Tưởng Năng Tiến

Nguồn : RFA, 06/10/2024

Additional Info

  • Author BBC tiếng Việt, Huỳnh Ngọc Chênh, Tưởng Năng Tiến
Published in Diễn đàn

Hà nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

thuyhanh0

Ảnh chụp bà Nguyễn Thúy Hạnh trước khi bị bắt

Nhiều người đã tin rằng, câu chuyện giam giữ vô cớ bà Nguyễn Thúy Hạnh sẽ là dữ kiện quan trọng với quốc tế, đặc biệt trước kỳ kiểm định nhân quyền UPR tại Liên Hợp Quốc vào Tháng Năm tới đây, và Hà Nội ắt là sẽ phải nhượng bộ để rửa mặt mình phần nào trước cơn bão chỉ trích của nhiều tổ chức nhân quyền cũng như các viên chức ngoại giao quốc tế.

Thế nhưng, chuyện lại không phải như vậy, và được nhiều người bàn tán về cách hành động tàn bạo này của Tô Lâm, Bộ trưởng Công an.

Chính gia đình của bà Nguyễn Thúy Hạnh cũng bất ngờ với việc công an ngừng cho chữa trị, và áp giải bà về trại giam. Bởi vài tháng trước đó, chính phía công an làm việc với gia đình gợi ý, gia đình nên làm đơn xin, vì nghe đâu ‘ở trên’ cũng chờ thái độ này để  có cớ cho bà Hạnh về nhà, bày tỏ sự khoan dung của chính quyền.

Một người trong gia đình, giấu tên, còn cho biết là ít lâu sau khi nhận đơn xin đưa bà Hạnh về nhà để chữa trị, một viên công an khi gặp đã ‘chúc mừng’ gia đình, rằng rồi bà Hạnh sẽ sớm về nhà.

Nhưng rồi, tại sao ?

Một nguồn tin chưa được kiểm chứng, từ một người thân cận với ngành công an, giấu tên, nói chính phong trào đòi tự do cho bà Hạnh nổi lên mạnh mẽ, là một trong những lý do khiến ý định trả tự do cho bà Hạnh đã chựng lại.

thuyhanh1

(Hình: FB Huỳnh Ngọc Chênh)

Có ít nhất là ba đợt thỉnh nguyện thư được phát động, kêu gọi mọi giới trong và ngoài nước cùng tham gia. Tổng cộng những người và tổ chức ký tên, đã vượt con số ngàn, và xuất hiện nhiều nơi trên các trang mạng.

Bên cạnh việc các thỉnh nguyện thư kêu gọi cộng sản Việt Nam hãy làm đúng với luật pháp do họ vẽ ra, còn là chuyện chất vấn về tính nhân đạo của một nhà nước đang cố chứng minh sự chính danh của mình trên trường quốc tế.

Điều này nằm ngoài các tính toán của Tô Lâm và đồng bọn: ‘nhân đạo’ lẽ ra phải là thứ được cộng sản Việt Nam ban phát và được ca ngợi như một chính quyền có lý, có tình. Thế nhưng làn sóng chất vấn về tính phi nhân của cộng sản Việt Nam đang hành hạ một người đàn bà mang 2 căn bệnh nặng, khiến chuyện trả tự do cho bà Hạnh, tựa như là chịu thua áp lực của dư luận.

Nhưng cộng sản Việt Nam thì không bao giờ muốn mình thua ai. Họ phải thắng. Đặc biệt với nhân dân là phải luôn thắng toàn diện.

Ngoài ra, sự đoàn kết lan rộng bất ngờ của nhiều người Việt Nam và các tổ chức xã hội trước chuyện đòi tự do cho một người đan bà vô tội, là điều công an chưa tính tới, và trả tự do cho bà Nguyễn Thúy Hạnh, lại giống như tạo cơ hội cho một nhân vật bất đồng chính kiến vào lợi thế có đám đông đang tập trung chung quanh.

Việc công an im lặng không thả bà Hạnh ngay, mà tập trung tỏa ra trấn áp những người ký tên vào các thỉnh nguyện thư là một dấu hiệu, có thể là lời giải thích cho việc tái giam giữ lúc này.

Một trong những người tạo thỉnh nguyện thư là bà Huệ Như, một người hoạt động xã hội bị bỏ tù vì tham gia chống các trạm thu phí bất minh, đã bị công an đe dọa, và buộc bà phải từ bỏ lá thư thỉnh nguyện của bà.

Nhiều người đã ký vào thư kêu gọi của bà Huệ, cũng báo tin cho bà biết là họ bị công an triệu tập và buộc phải rút tên ra khỏi danh sách ủng hộ. Có người còn bị hăm dọa sẽ cho đi tù.

Hành động của cộng sản Việt Nam lúc này, trong việc tiếp tục giam vô cớ bà Nguyễn Thúy Hạnh, cũng là một cách thông báo rằng ‘tha hay không’ là do ‘hảo tâm’ của chính quyền, chứ không thể từ áp lực một lực lượng ‘thù địch’ nào khác.

Quyền gieo hy vọng là thủ thuật của nền chuyên chính vô sản, và quyền thản nhiên tước niềm hy vọng của một người hay của đám đông, khi cần, là điều hoàn toàn đơn giản, không cần giải thích, lâu nay đã nằm trong bàn tay của một bộ máy độc tài vẫn đang kiểm soát đất nước, thuần túy bằng bằng bạo lực và nhà tù.

Nam Việt

Nguồn : RFA, 27/03/2024

Additional Info

  • Author Nam Việt
Published in Việt Nam

Hôm 25/2/2024, ba tổ chức gồm Diễn đàn Xã hội dân sự - Đại diện là Tiến sĩ Nguyễn Quang A ; Diễn đàn Bauxite Việt Nam - Đại diện là Giáo sư Nguyễn Huệ Chi ; Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng - Đại diện là Nghệ sĩ Nguyễn Thị Kim Chi, cùng 38 cá nhân đã đăng trên trang change.org bản "Yêu cầu trả tự do cho bà Nguyễn Thúy Hạnh chữa bệnh ung thư". Bản kiến nghị cũng được gửi tới ông Võ Văn Thưởng, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

thuyhanh1

Bà Nguyễn Thúy Hạnh trước khi bị bắt. Photo : Facebook Nguyễn Thúy Hạnh

Bản kiến nghị có đoạn : "Cuối tháng 4 năm 2022, tuy đã hết hạn điều tra, bà Nguyễn Thúy Hạnh vẫn bị chuyển vào giam giữ tại khoa Chữa bệnh bắt buộc của Viện Pháp y Tâm thần trung ương. Ngày 15/1/2024 bà Hạnh đã được phát hiện ung thư cổ tử cung giai đoạn hai. Tiếp tục giam giữ bà Hạnh dưới bất kỳ hình thức nào khi đã hết hạn điều tra từ rất lâu và trong tình cảnh bà bị bệnh hiểm nghèo ở tuổi trên 60 là việc làm trái pháp luật và hết sức vô nhân đạo.

Chúng tôi, các tổ chức và cá nhân ký tên dưới đây, khẩn thiết yêu cầu ông chỉ đạo các cơ quan hữu trách trả tự do ngay lập tức cho bà Nguyễn Thúy Hạnh để bà được chữa bệnh một cách thuận lợi". 

Bà Nguyễn Thúy Hạnh bị công an Hà Nội bắt giam vào ngày 7/4/2021 về tội "làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước" quy định tại điều 117 Bộ luật hình sự năm 2015. Một năm sau đó, công an buộc bà phải đi điều trị bệnh trầm cảm tại Viện Pháp Y Tâm thần Trung ương. Bà Hạnh đã mắc bệnh trầm cảm nặng nhiều năm trước và phải trải qua quá trình điều trị bệnh này từ trước khi bị bắt.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói với RFA hôm 27/2 :

"Cái kiến nghị này nêu ra việc các vị làm nó trái với luật của chính các vị. Và như thế là vô nhân đạo, ông Chủ tịch nước phải can thiệp. Phải thả bà Hạnh ra cho bà ấy chữa bệnh. Hết thời hạn điều tra mà không đi đến đâu thì phải tuyên bố việc điều tra đã chấm dứt và phải trả tự do cho bà ấy. Việc bà ấy chữa bệnh ở đâu là chuyện của bà ấy.

Về lý nó là như thế và về luật nó phải là như thế. Mình không biết hy vọng thế nào, có đạt được gì không, nhưng mình không lên tiếng thì chẳng bao giờ có hy vọng gì cả. Việc lên tiếng thì mình phải lên tiếng. Thấy sự sai trái thì phải cất lên tiếng nói. Mà nhiều người cất lên tiếng nói thì khả năng có kết quả tốt càng nhiều".

Ngày 27/1/2024, cựu tù nhân lương tâm Đặng Thị Huệ cũng đăng tải lên danh khoản Facebook cá nhân của bà kiến nghị thư gửi Viện Kiểm sát Nhân dân và Cơ quan An ninh Điều tra Công an thành phố Hà Nội, đồng thời thu thập chữ ký trực tuyến.

Trước đó một ngày, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng cũng ra một bản kiến nghị "Yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam trả bà Nguyễn Thúy Hạnh về gia đình để trị bệnh". Kiến nghị có đoạn : "Chúng tôi đề nghị nhà cầm quyền Việt Nam với tinh thần tôn trọng Nhân quyền và chính sách Nhân đạo, hãy giao trả bà Nguyễn Thúy Hạnh về gia đình để có điều kiện chăm sóc và điều trị tốt hơn. Chúng tôi tin rằng nhà cầm quyền làm như vậy sẽ được đông đảo dư luận trong nước và quốc tế ủng hộ, hoan nghênh".

Với bản kiến nghị mới nhất, ông Huỳnh Ngọc Chênh, chồng bà Hạnh, nói với RFA :

"Trước đó có hai cái thư. Cái thư của chị Kim Chi với nhóm Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng và thư của cô Huệ Như. Tất cả đều đăng trên mạng. Hạnh có biết hai cái thư đó vì Hạnh đi chữa bệnh gặp mọi người họ nói. Anh cũng có nói cho Hạnh nữa. Những chuyện đó làm cho Hạnh rất là vui, cảm thấy mọi người có quan tâm tới mình. Trong tình hình này, liệu pháp tinh thần cũng giúp cho Hạnh nhiều. Có tác dụng nhiều.

Hạnh vừa bị trầm cảm vừa bị ung thư, mà hóa trị nó gây đau đớn lắm. Đau bỏ ăn, bỏ uống, chán nản lắm. Ăn cái gì nôn cái đó. Chừ còn lại ba đợt hóa trị. Đáng lẽ sáng hôm qua hóa trị nhưng bác sĩ nói yếu quá nên không cho hóa trị. Chả hy vọng gì nhưng lên tiếng vậy thì quốc tế họ để ý, họ tác động vô thì cũng giúp cho Hạnh về mặt tinh thần nhiều".

Ông Huỳnh Ngọc Chênh nói thêm, ông có nhờ luật sư của bà Hạnh là Luật sư Nguyễn Hà Luân làm đơn đề nghị Cơ quan điều tra cũng như Viện kiểm sát miễn trách nhiệm hình sự cho bà Hạnh theo Điều 29 Bộ luật Hình sự.

Luật sư Nguyễn Hà Luân có đăng tải Kiến nghị của Văn phòng luật sư tới các cơ quan tiến hành tố tụng, yêu cầu miễn trách nhiệm hình sự đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh. Kiến nghị có đoạn viết :

"Trước tình trạng mắc bệnh hiểm nghèo của một phụ nữ cao tuổi, phát sinh trong khi đang mắc một bệnh khác (Chữa bệnh từ tháng 04/2022 tới nay chưa cải thiện được) như trường hợp của bà Hạnh, chúng tôi nhận thấy rằng đã có đủ cơ sở, đủ căn cứ để kết luận rằng, tại thời điểm hiện tại bà Nguyễn Thúy Hạnh là không còn và không thể có "khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa" - nếu xác định là bà Hạnh đã có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội đến mức phải khởi tố.

Vì thế, việc áp dụng quy định tại điểm b, khoản 2 điều 29 Bộ luật Hình sự 2015 đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh là một quyết định phù hợp với quy định và thể hiện tính nhân đạo của pháp luật hình sự hiện hành. Quyết định này cần được đưa ra trong thời gian sớm nhất có thể".

Theo Điểm b khoản 2 Điều 29 Bộ luật Hình sự 2015 quy định miễn trách nhiệm hình sự khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa.

Bà Nguyễn Thúy Hạnh là một nhà hoạt động nhân quyền. Bà từng tự ứng cử Đại biểu Quốc hội năm 2016 với cương lĩnh tập trung vào việc bảo vệ chủ quyền và bảo vệ quyền phụ nữ.

Một số trường hợp khác bị bệnh hiểm nghèo khi đang thụ án tù cũng không được trả tự do về chữa bệnh, đến khi được đặc xá thì cuộc sống chỉ còn tính từng ngày, như trường hợp nhà bất đồng chính kiến Đinh Đăng Định. Ông Định bị ung thư dạ dày giai đoạn 4, nhận được quyết định đặc xá từ chủ tịch nước vào ngày 21/3/2014. Đến ngày 3 tháng 4, tức chỉ 14 ngày sau, ông Đinh Đăng Định từ trần.

Hay trường hợp tù nhân Nguyễn Hữu Minh Tuấn, biên tập viên của trang Việt Nam Thời Báo thuộc Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam. Ông Tuấn đang thụ án tù 11 năm về tội danh bị áp là "tuyên truyền chống nhà nước". Cuối năm 2023, trong buổi thăm gặp gia đình, ông Tuấn nhắn lại vối gia đình rằng bản thân "chịu hết nổi rồi, không thể cầm cự được nữa ; bây giờ ăn vào nhưng không tiêu hóa được thức ăn, chỉ uống sữa với cháo loãng cầm cự qua ngày".

Ngoài những người bị bệnh nặng nhưng không được chữa trị, không được đặc xá, còn một số tù chính trị chết trong trại giam, như nhà báo tự do Đỗ Công Đương, cựu giáo chức Đào Quang Thực và mục sư Đinh Diêm ở Trại giam số 6 (tỉnh Nghệ An), ông Phan Văn Thu ở Trại giam Gia Trung (tỉnh Gia Lai), ông Đoàn Đình Nam ở Trại giam Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), ông Huỳnh Hữu Đạt ở trại giam Xuân Lộc (Đồng Nai).

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 27/02/2024

Additional Info

  • Author Diễm Thi
Published in Diễn đàn

B Ngoi giao M lên tiếng v công dân M b kết án chung thân Đk Lk

VOA, 27/01/2024

B Ngoi giao Hoa K nói rng h s "thc hin nghiêm túc cam kết h tr công dân Hoa K nước ngoài và theo dõi tình hình" khi được VOA hi v vic chính quyn Vit Nam tuyên án tù chung thân đi vi mt công dân M trong v án "khng b" Đk Lk.

my1

Phiên tòa sơ thm ngày 16/1/2024 Đk Lk.

Hôm 20/1, mt phiên tòa lưu đng Đk Lk xét x 100 người trong v thc hin hành vi "khng b" tn công tr s chính quyn xy ra ti huyn Cư Kuin, tnh Đk Lk, hi tháng 6/2023. Kết qu có 10 b cáo b tuyên tù chung thân, 5 b cáo cùng nhn án 20 năm tù và 85 b cáo còn li b pht t 9 tháng đến 19 năm tù giam.

Truyn thông Vit Nam nói rng trong s án chung thân có ông Y Sol Nie, mt công dân M 48 tui, thành viên ca mt t chc có tr s ti M đã nhn lnh ch đo t t chc này v Vit Nam và "dàn dng" v tn công.

Người phát ngôn B Ngoi giao M cho VOA biết qua mail hôm 23/1 : "Chúng tôi đã thy báo chí đưa tin v mt phán quyết ca tòa án liên quan đến mt công dân Hoa K ti Vit Nam", nhưng "vì lý do quyn riêng tư", b này không bình lun thêm.

Khi được hi v bn án đi vi v án "khng b" trong đó phía Vit Nam cáo buc mt t chc M có tên Nhóm h tr người Thượng ti M (MSGI) tham gia, B Ngoi giao M đưa ra quan đim : "Chúng tôi đã và đang tiếp tc lên án, bng nhng li l mnh m nht, các v tn công Đk Lk", đng thi nhn mnh rng chính ph Hoa K "vn là đi tác sn sàng hp tác thc thi pháp lut".

Truyn thông Vit Nam dn cáo trng cho biết nhóm MSGI "lôi kéo nhiu người trong nước hot đng khng b, giết người, phá hy tài sn ca cơ quan, t chc, nhm gây ra tình trng hong s trong nhân dân".

V tn công xy ra ngày 11/6/2023 được truyn thông nhà nước Vit Nam mô t là do mt nhóm người bt mt mang theo các loi vũ khí gm súng và bom xăng xông vào hai tr s chính quyn xã, huyn Cư Kuin. Theo báo cáo, 9 người đã thit mng, trong đó có 4 viên chc công an và 2 cán b xã.

"Chúng tôi sn sàng h tr các cuc điu tra sâu hơn thông qua hp tác thc thi pháp lut", vn li người phát ngôn B Ngoi giao M. "Chúng tôi kêu gi Vit Nam đm bo quy trình pháp lý công bng và minh bch".

B Ngoi giao Vit Nam hôm 25/1 nói rng các cơ quan chc năng Vit Nam thường xuyên trao đi vi phía M v v tn công Đk Lk, đng thi cho biết Hoa K "khng đnh không dung túng" cho nhng ai liên quan đến v bo đng này.

Người phát ngôn B Ngoi giao Vit Nam Phm Thu Hng nói phía M khng đnh vi B Công an Vit Nam rng h "không dung túng bt c t chc hay cá nhân nào liên quan đến v vic, và cam kết h tr lc lượng thc thi pháp lut ca Vit Nam trong quá trình điu tra làm rõ v vic, nhm ngăn chn nhng v vic tương t xy ra, gây nh hưởng đến quan h hai nước", theo VietnamNet và Dân Trí.

Chính quyn Vit Nam nói phiên tòa xét x v khng b Đk Lk đưa ra bn án "nhân văn, đúng người, đúng ti", cho rng dư lun nhân dân ng tình" vi mc án mà Hi đng xét x đã tuyên.

Mt b cáo lên tiếng

Ông Y Quynh Bdap, mt trong nhng người b tòa án Đk Lk x vng mt, b tuyên mc án 10 năm tù trong v án này vi ti danh "khng b", chia s ý kiến ca ông vi VOA hôm 26/1 rng bn án này là hành đng "vu khng".

"Vic chính quyn kết án tôi 10 năm tù là điu phi lý, không đúng, vô căn c bi vì tôi không tham gia vào vn đ bo lc. Tôi ch là người Thượng đu tranh cho quyn t do tôn giáo ca người bn đa, đc bit đu tranh bng bin pháp ôn hòa", ông Y Quynh Bdap, sáng lp viên ca t chc Người Thượng vì Công lý, sang Thái Lan t nn t năm 2018, bày t quan đim.

"H cáo buc tôi ti khng b làm tôi hoang mang và nhng người trong nước cũng lo s. Vic kết ti như vy là vu khng tôi, nhm ngăn tôi không th lên tiếng v vic chính quyn áp bc hay đàn áp các tôn giáo Tây Nguyên", vn li ôngY Quynh Bdap.

Hi cui tháng 11/2023, Công an Đk Lk ban hành lnh truy nã đc bit đi vi 6 b cáo đang ln trn, trong đó có ông Y Quynh Bdap, và nói rng đang phi hp vi các cơ quan thc thi pháp lut mt s nước đ xác đnh v trí và bt gi các đi tượng này.

Nguồn : VOA, 27/01/2024

**************************

Điu kin giam gi rt t, nhà hot đng Thúy Hnh mc bnh him nghèo

VOA, 26/01/2024

Cu nhà báo, blogger tranh đu cho t do, dân ch Hunh Ngc Chênh lên tiếng trên mng xã hi cho hay v ông, nhà hot đng Nguyn Thúy Hnh phi chu điu kin giam gi rt t hi và mi đây phát hin ra b mc ung thư giai đon gia.

my2

Bà Nguyn Thúy Hnh và ông Hunh Ngc Chênh biu tình phn đi đường "lưỡi bò" ca Trung Quc trong mt cuc biu tình năm 2018. Photo Facebook Nguyn Thúy Hnh.

Bà Hnh, 61 tui, b công an Vit Nam bt hi đu tháng 4/2021 vi cáo buc "tuyên truyn chng nhà nước" sau nhiu năm bà đu tranh cho t do, dân ch, đng thi là người sáng lp và điu hành Qu 50k chuyên giúp đ gia đình ca các tù nhân lương tâm.

Gn 3 năm trôi qua, bà Hnh vn thuc din b tm giam và chưa thy chính quyn thông báo khi nào s đưa bà ra xét x.

Ông Huỳnh Ngc Chênh cho VOA biết hôm 24/1 rng trong mt ln khám bnh hi đu tháng này, Bnh vin K Hà Ni, tc Bnh vin Ung bướu Trung ương, phát hin bà Nguyn Thúy Hnh b ung thư c t cung giai đon gia.

Ông nhn đnh rng điu kin giam gi ti t ti Tri tm giam s 2 ca công an Hà Ni, nơi bà Hnh b giam sau khi b bt, là mt phn ln nguyên nhân.

V mt pháp lut, ông Chênh lp lun, nhng người trong tri tm giam mi ch là nhng nghi can chưa b toà án kết ti nên vn còn quyn công dân và cao hơn thế là quyn con người.

Nhưng trên thc tế, dưới góc nhìn ca ông, tri tm giam đã biến thành nơi tr thù, nơi khng b tinh thn và th xác các nghi can qua điu kin giam gi sinh hot ăn ung vô cùng t hi.

"Người b tm giam phi ung nước bn, ăn thc ăn dơ bn mà bên ngoài đến heo chó cũng không mun ăn", ông đưa ra nhn xét cá nhân, da trên nhng điu được v ông chia s li.

Nói v trường hp c th là v mình, ông Chênh thut li vi VOA rng 1 năm trong tri tm giam cũng là lúc trùng vi cao đim ca đi dch Covid-19, bà Hnh hoàn toàn không được gp người nhà, không được gp lut sư, ch được nhn áo qun, tuyt đi không được nhn thc ăn người nhà gi vào.

"Li dng chính sách phòng nga Covid, tri tm giam ch cho thân nhân duy nht là tôi mua ký gi đ thăm nuôi hàng tháng qua căng tin ca tri, giá bán rt cao nhưng cht lượng thc phm thì rt t hi", vn theo li k ca ông Chênh.

Sau này, khi được gp ông Chênh, bà Hnh k li là bà hu như không ăn được mi th đ ký gi đó, ch có nước lc đóng chai và sa tươi là dùng được. Nhưng mi tháng ông ch được gi cho bà không quá 5 chai nước và 5 hp sa. Do thiếu nước ung, bà Hnh "đành phi ung nước bn trong b nước tm ca phòng giam", ông Chênh cho VOA biết.

"Sng hơn 1 năm trong tri, đưa vào người nhng thc ăn và nước ung dơ bn, đc hi, đã đưa đến hu qu nng n mà ngày nay Hnh phi nhn lãnh. Hnh đã b ung thư giai đon gia", ông suy lun.

Ông cho biết thêm khi còn trong tri tm giam, bà Hnh đã 2 ln b nhim Covid, ngoài ra, bnh trm cm có t trước ca bà tăng nng dn đến mc có lúc bà t t bt thành.

Qua báo chí và mng xã hi, ông Chênh bày t rng ông mong các t chc nhân đo trong và ngoài nước quan tâm đến bà Hnh đ có cách giúp đ hu hiu hoc lên tiếng thúc đy cho bà được cha tr nhanh chóng và tt nht có th.

Ông cp nht vi VOA rng vào sáng ngày 25/1, bà Hnh đã được các bác sĩ Bnh vin K Hà Ni hi chn và bui chiu cùng ngày đã bt đu được x tr cuc đu tiên.

"Vic cha tr s kéo dài trong 3 tháng theo din ngoi trú. Có nghĩa là Hnh vn tiếp tc ti khoa cha bnh bt buc ca Vin Pháp y Tâm thn Trung ương, huyn Thường Tín, Hà Ni, mi ln x tr được xe ca vin đưa qua Bnh vin K Tân Triu, xong ri tr v", ông cho hay.

VOA c gng liên lc vi Tri tm giam s 2 đ tìm hiu phn ng ca h đi vi nhng nhn đnh, suy lun ca ông Hunh Ngc Chênh, nhưng không kết ni được.

Nguồn : VOA, 26/01/2024

Additional Info

  • Author VOA tiếng Việt
Published in Việt Nam

‘Vit Nam nm trong s các chế đ kim soát cht ch truyn thông xã hi nht thế gii’

Reuters, VOA, 30/12/2022

Tình trng siết cht kim soát internet, cùng vi vic nhà chc trách bt gi hàng chc nhà báo và blogger, thm chí c mt người bán ph có tiếng, vi ti danh "làm, tàng tr, phát tán hoc tuyên truyn thông tin, tài liu, vt phm nhm chng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" đang biến Vit Nam tr thành mt trong nhng chế đ kim soát cht ch nht thế gii v truyn thông, ngôn lun và đi vi các công ty truyn thông xã hi.

vn1

Vit Nam gn đây tht cht các quy đnh x lý ni dung mà chính quyn nói là "sai s tht" trên các nn tng truyn thông xã hi, bt gi và pht tù nhiu nhà báo, blogger và nhng người chia s thông tin đi ngược vi ý mun ca chính quyn.

Dn câu chuyn ca blogger Bùi Văn Thun, người đã lên tiếng ch trích nhà nước Vit Nam v mô hình "b đi đi ch" khi chính quyn giao cho quân đi đm nhn vic cung ng thc phm cho người dân trong thi gian b phong to vì đi dch, và ông Thun mi đây b b kết án 8 năm tù và 5 năm qun chế vì ti tuyên truyn, hãng tin Reuters trích li các nhóm nhân quyn nói đây là mt cáo buc được Vit Nam ngày càng gia tăng áp dng cho ni dung trc tuyến trong lúc nhà nước kim soát internet nhiu hơn.

"Chính ph Vit Nam t lâu đã kim soát các phương tin truyn thông truyn thng trong nước. Gi đây h đang c gng kim soát không gian trc tuyến", ông Phil Robertson, Phó giám đc ph trách Châu Á ca T chc Theo dõi Nhân quyn (HRW) nói vi Reuters.

Ông Robertson cho rng Vit Nam đã thông qua mt lot lut đ đt được mc đích đó và đang trin khai b máy nhà nước đ theo dõi mi người trên mng, ép buc các nn tng trc tuyến phi kim duyt và xóa nhiu ni dung, kim soát truy cp internet

Trong vài năm gn đây, bng cáo buc ti danh "làm, tàng tr, phát tán hoc tuyên truyn", nhà chc trách Vit Nam đã bt gi hàng chc nhà báo và blogger, nhng người chia s thông tin đi ngược vi ý mun ca chính quyn.

Theo Reuteurs, vi vic tht cht các quy đnh x lý ni dung mà chính quyn nói là "sai s tht" trên các nn tng truyn thông xã hi, trong đó có quy đnh buc phi g xung trong vòng 24 gi, đã khiến quc gia Đông Nam Á tr thành mt trong nhng chế đ kim soát cht ch nht thế gii đi vi các công ty truyn thông xã hi.

(Reuters)

**********************

Dân biu M kêu gi Vit Nam phóng thích nhà hot đng Nguyn Thúy Hnh

VOA, 30/12/2022

Dân biu Liên bang Hoa K Ro Khanna va kêu gi chính quyn Vit Nam "tr t do ngay lp tc và vô điu kin" cho nhà hot đng bo v nhân quyn Nguyn Thúy Hnh.

vn2

Bà Nguyễn Thúy Hạnh. Photo YouTube Vận động ứng cử Đại biểu quốc hội 2016

Dân biu Khanna viết trên Twitter : "Bà Hnh đã b nhm mc tiêu vì bà tr giúp các tù nhân lương tâm Vit Nam đang b giam gi bt công".

V dân biu đi din cho c tri khu vc bu c Qun 17 ca bang California khuyến cáo rng "nhng cuc tn công ác ý vào nhng người bo v nhân quyn phi chm dt".

T Vit Nam, ông Hunh Ngc Chênh, chng ca bà Hnh, cho VOA biết ý kiến v li kêu gi ca Dân biu M :

"Tôi rt cm ơn Dân biu Ro Khanna đã có s quan tâm đến trường hp ca Nguyn Thúy Hnh. Tôi nghĩ đây là mt s ng h rt ln mà ông đi din cho c tri ca California và có th là đi din cho nhiu tng lp nước M quan tâm đến các trường hp đu tranh nhân quyn đang b tù đày".

Bà Nguyn Thúy Hnh, 59 tui, mt người tranh đu bo v nhân quyn và là người sáng lp Qu 50K đ h tr đi sng cho gia đình các tù nhân lương tâm, b công an Hà Ni bt giam vào ngày 7/4/2021, vi cáo buc "Tuyên truyn chng phá nhà nước" theo Điu 117 ca B lut Hình s.

Ông Chênh cho biết rng t tháng 5/2022 đến nay Cơ quan điu tra Hà Ni đã đưa bà Hnh đi cha bnh bt buc ti vin pháp y tâm thn trung ương vì cho rng bà "b ri lon trm cm cp tính". Và cũng chính vì lý do điu tr này mà bà Hnh vn chưa được đưa ra xét x.

B Ngoi giao và B Công an Vit Nam không phn hi yêu cu bình lun ca VOA v li kêu gi ca Dân biu Khanna.

Ông Khanna là thành viên ca y ban Giám sát Vũ trang H vin. y ban giám sát tt c các lut liên quan đến quân đi Hoa K và giám sát ngân sách quc phòng hàng năm, thường được gi là NDAA. Ông cũng là thành viên ca tiu ban Lc lượng sn sàng và Chiến lược ca H vin.

Bên cnh đó, là mt thành viên ca U ban Nhân quyn Tom Lantos H vin, ông Khanna đng hành vi t chc Phóng viên Không Biên gii (RSF), tích cc vn đng chính quyn Vit Nam phóng thích các nhà báo đang b giam cm, gn đây nht là trường hp ca nhà báo đc lp Phm Đoan Trang.

Additional Info

  • Author VOA tiếng Việt
Published in Việt Nam

Tra tấn tinh thần tù nhân chính trị

Hoài Nguyễn, VNTB, 08/05/2022

Sau hơn một năm bị giam cầm về cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước" mà chưa được xét xử, nay nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh lại bị chuyển sang viện pháp y tâm thần để chữa trị, theo tin từ gia đình.

trâtn1

Nhiều tù nhân chính trị bị ép vào các nhà thương điên để trị bệnh trong khi bị tạm giam. Ảnh minh họa nhà hành động Nguyễn Thúy Hạnh

Ông Huỳnh Ngọc Chênh, chồng bà Hạnh, hôm 6-5, cho truyền thông nước ngoài và một số bè bạn từng làm việc với ông ở báo Thanh Niên, biết rằng Cơ quan điều tra ở Hà Nội đã đưa bà Hạnh đi chữa bệnh bắt buộc tại viện pháp y tâm thần trung ương sau hai lần giám định vì bị rối loạn trầm cảm cấp tính.

Bà Hạnh là nhà bất đồng chính kiến mới nhất được biết đã bị nhà chức trách đưa vào viện tâm thần trong thời gian tạm giam chờ xét xử.

Các trường hợp trước đây là nhà báo độc lập Lê Anh Hùng, bị bắt từ 7/2018 với cáo buộc "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ" và hiện vẫn chưa được xét xử ; hay nhà văn Phạm Thành, bị bắt vào tháng 5/2020 và hiện đang thụ án 5 năm 6 tháng tù giam với cáo buộc "Tuyên truyền chống Nhà nước".

Phải chăng cả bà Nguyễn Thúy Hạnh cho đến các nhà báo Lê Anh Hùng, Phạm Thành đều bị tra tấn tinh thần trong thời gian chờ xét xử đến mức – nói theo cách dân dã của người Sài Gòn, đó là phải vào các nhà thương điên để trị bệnh ?

Trong quá khứ, truyền thông nước ngoài từng ghi nhận lời kể của bà Lê Thị Công Nhân – một luật sư sinh năm 1979, nói rằng bà chưa bao giờ bị đối xử bằng bạo lực, hoặc chứng kiến tận mắt cảnh tra tấn nhục hình nào trong suốt thời gian ở tù. Bà chỉ được nghe lại những câu chuyện đó qua những thường phạm bị giam cùng với bà.

Họ là những người cô trực tiếp sống cùng, ăn uống hàng ngày cùng nhau ở trại số 5, Thanh Hóa. Theo bà thì qua kinh nghiệm chứng kiến hậu quả của các vụ hành xử bạo lực như vậy, bà rút ra bốn lý do chính tại sao những chuyện tra tấn nhục hình trong nhà tù lại bị bưng bít.

Thứ nhất, việc tra tấn thường không tiến hành ngay tại phòng giam mà ở phòng hỏi cung, hoặc ở góc hành lang, hay một nơi khuất mắt. "Cán bộ công an điều tra vụ án thường tra tấn để khảo cung bằng những hình thức tra tấn thô sơ, man rợ. Còn cán bộ quản giáo thì đánh đập tù nhân bằng bất cứ món đồ gì mà họ có trong tay khi họ cho rằng tù nhân vi phạm kỷ luật như nói to, hát lớn… Buồn đời hát cũng bị cho là vi phạm" – bà Nhân nói.

Thứ hai, buồng giam được thiết kế khá kín, sâu vào bên trong, ngăn với hành làng bên ngoài bởi hai vách tường và hai lần song sắt. Đấy là không gian đệm giữa buồng giam và hành lang, giữa người tù và công an. "Chính tại cái lồng sắt sâu khoảng độ ba mét này là nơi các tù nhân bị lôi ra tra tấn hành hạ. Những người tù khác không nhìn thấy được bởi mà chỉ được nghe kể lại, hoặc chứng kiến hậu quả của những hành xử bạo ngược mà thôi" – bà Nhân lý giải.

Nguyên nhân thứ ba là bản thân những người bị tra tấn thường tỏ thái độ cam chịu và không đủ can đảm để tố cáo vì sợ bị trù dập. Bà kể lúc mới vào tù, bà đã ngây thơ hỏi họ tại sao họ không báo cho luật sư, hoặc cho người nhà của họ biết, thì được trả lời : "Điên à ? Thế thì có mà chết nữa. Nói cho người nhà cũng chẳng giải quyết được gì hết. Không có tiền không giải quyết được gì mà còn bị trù cho thêm !"

Một ghi nhận khác của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) vào năm 2016, theo đó một báo cáo có tên "Nhà tù trong nhà tù : Tra tấn và ngược đãi tù nhân lương tâm ở Việt Nam" được tổ chức Ân xá Quốc tế công bố cung cấp một cái nhìn hiếm hoi về sự tra tấn thể xác và đối xử nghiêm khắc với các tù nhân lương tâm ở Việt Nam.

Chau Hen là một nhà hoạt động vì quyền đất đai của người Khmer Krom. Trong thời gian bị giam cầm bốn tháng, anh ta bị đánh bất tỉnh nhiều lần và bị chích thuốc không rõ nguyên nhân gây mất trí nhớ và khiến anh ta không thể suy nghĩ và nói rõ ràng. Có lần anh bị bệnh nặng vì bị sốt cao, các quan chức đã không gửi anh đến phòng y tế của nhà tù cho đến khi anh quá yếu để đi lại và đã giảm cân rất nhiều.

"Khi tôi đến, bác sĩ nhà tù hỏi tôi có chuyện gì với tôi. Tôi mở miệng đáp lại., nhưng không thể nói. Khi tôi không thể trả lời, bác sĩ đánh vào miệng tôi bằng một miếng cao su tròn. Anh ấy hất hàm tôi ra, bao gồm một chiếc răng khôn. Tôi đã mất rất nhiều máu, tôi lại bất tỉnh" – Chau Hen kể.

Lu, một dân tộc thiểu số người Thượng từ tỉnh Đăk Lăk ở Tây Nguyên, đã phải chịu các phiên tra tấn hàng ngày trong bốn tháng. Anh ta thường xuyên bị cảnh sát đánh đập và khi anh ta đòi ăn, anh ta được cho một bát cơm mà hai con chó bị xích bên ngoài phòng giam của anh ta..

Mai Thị Dung, một cựu tù nhân khác được nêu trong báo cáo, nói 22 trong số các bạn tù của bà đã chết vì không được điều trị y tế và hầu hết trong số họ, "bị đối xử tệ hơn chó".

Đến tháng 6/2016, báo cáo nêu trên cho rằng có ít nhất 86 tù nhân lương tâm ở Việt Nam và những vụ án như Chau Hen và Lu thường phải chịu nhiều hành vi tra tấn. Báo cáo được dựa trên các cuộc phỏng vấn với 18 cựu tù nhân được thả ra trong năm năm trước đó.

Hoài Nguyễn

Nguồn : VNTB, 08/05/2022

***********************

Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh bị đưa vào viện tâm thần

VOA, 06/05/2022

Sau hơn một năm bị giam cầm về cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước" mà chưa được xét xử, nay nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh lại bị chuyển sang viện pháp y tâm thần để chữa trị, theo tin từ gia đình.

Ông Huỳnh Ngọc Chênh, chồng bà Hạnh, hôm 6/5, cho VOA biết rằng Cơ quan điều tra ở Hà Nội đã đưa bà Hạnh đi chữa bệnh bắt buộc tại viện pháp y tâm thần trung ương sau hai lần giám định vì bị rối loạn trầm cảm cấp tính.

Ông Chênh nói:

"Sau khi đưa đi giám định pháp y thì người ta nói Hạnh đang bị bệnh nên đưa đi chữa. Qua hơn một năm [kể từ khi bị bắt] là đã quá hai lần gia hạn tạm giam thì vẫn chưa có kết luận điều tra.

"Bây giờ hết thời hạn tạm giam thì họ nói có bệnh nên đưa vào viện pháp y tâm thần trung ương.

"Họ nói rằng khi chữa hết bệnh thì sẽ đưa ra tòa", ông Chênh cho VOA biết thêm.

Trước đó, trong cùng ngày, ông Chênh loan báo trên Facebook: "Hạnh được đưa vào viện pháp y vào cuối tháng 4/2022, nhưng bây giờ là ngày 6/5/2022, tui mới được chính thức thông báo".

Bà Nguyễn Thúy Hạnh, 59 tuổi, một người tranh đấu bảo vệ nhân quyền và là người sáng lập Quỹ 50K để hỗ trợ đời sống cho gia đình các tù nhân lương tâm, bị công an Hà Nội bắt giam vào ngày 7/4/2021, với cáo buộc "tuyên truyền chống phá nhà nước" theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự Việt Nam, với mức án có thể tới 20 năm tù.

Gia đình bà Hạnh cho biết rằng các luật sư bào chữa vẫn chưa được phép tiếp xúc với bà.

Nhiều tổ chức quốc tế lên tiếng việc bà Hạnh bị bắt.

Tổ chức Ân xá Quốc tế cho rằng việc bắt bà Hạnh có "động cơ chính trị" và là hành động "vi phạm nhân quyền trắng trợn" của chính quyền Hà Nội.

Bộ Ngoại giao Cộng hoà Czech lên tiếng bày tỏ quan ngại về vụ bắt giữ nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh và kêu gọi trả tự do "ngay lập tức" cho bà.

Bà Hạnh là nhà bất đồng chính kiến mới nhất được biết đã bị nhà chức trách đưa vào viện tâm thần trong thời gian tạm giam chờ xét xử.

Các trường hợp trước đây là nhà báo độc lập Lê Anh Hùng, bị bắt từ 7/2018 với cáo buộc "‘Lợi dụng các quyền tự do dân chủ" và hiện vẫn chưa được xét xử, hay nhà văn Phạm Thành, bị bắt vào tháng 5/2020 và hiện đang thụ án 5 năm 6 tháng tù giam với cáo buộc "Tuyên truyền chống Nhà nước".

Nguồn : VOA, 06/05/2022

*********************

Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh bị chuyển từ trại tạm giam tới bệnh viện tâm thần

RFA, 06/05/2022

Cơ quan an ninh điều tra kết luận nhà hoạt động nhân quyền người Hà Nội gặp vấn đề tâm thần nghiêm trọng và cần phải đi điều trị, đây là trường hợp mới nhất về việc một người bất đồng chính kiến với nhà nước Việt Nam bị đưa đi viện tâm thần chữa trị không thời hạn. 

thuyhanh2

Bà Nguyễn Thúy Hạnh trong một lần biểu tình trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội -  Facebook Nguyen Thúy Hanh

Hôm 6 tháng 5, ông Huỳnh Ngọc Chênh, chồng của nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh, cho biết phía cơ quan công an thông báo đã đưa bà Hạnh đi chữa bệnh trầm cảm bắt buộc từ cuối tháng 4, sau khi tổ chức khám và giám định tâm thần cho nhà hoạt động nhân quyền này. 

Bà Nguyễn Thúy Hạnh - Nhà sáng lập và điều hành Quỹ 50k chuyên giúp đỡ gia đình các tù nhân lương tâm, bị công an Hà Nội bắt tạm giam hồi năm ngoái với cáo buộc "phán tán tài liệu chống nhà nước". 

Trả lời phỏng vấn của đài Á Châu Tự do ngay sau khi kết thúc buổi làm việc với cơ quan công an, ông Huỳnh Ngọc Chênh cho biết thông tin cụ thể :

"Họ thông báo về quyết định tạm đình chỉ tạm giam đối với Nguyễn Thúy Hạnh và bắt buộc đi chữa bệnh tại Viện Pháp y Tâm thần Trung ương".

Như chúng tôi đã đưa tin trước đây, bà Nguyễn Thúy Hạnh vốn đã mắc bệnh trầm cảm nặng và phải trải qua quá trình điều trị bệnh này từ trước khi bị bắt. 

Tuy nhiên theo ông Huỳnh Ngọc Chênh thì trong buổi làm việc sáng hôm nay, đại diện phía công an đã nói rằng bệnh tình của bà Hạnh lúc trước khi bị bắt không đủ nghiêm trọng để được miễn trách nhiệm hình sự. 

Và phải đến khi bị bắt tạm giam thì bệnh trầm cảm của nhà hoạt động này mới trở nặng, do vậy mới được đưa đi chữa bệnh. 

Phía cơ quan an ninh điều tra cũng cho biết sau khi chữa trị xong thì bà Hạnh vẫn sẽ phải đối diện với việc bị truy tố. Nhưng thời gian chữa trị thì không được tiết lộ, ông Chênh nói : 

"Tôi có hỏi việc đó những bên cơ quan điều tra họ cũng không biết luôn, họ nói đó là chuyện của khoa học, viện pháp y mới trả lời được chứ họ chỉ biết là khi nào hết bệnh thì họ lại đưa về để truy tố ra toà. Họ đã có kết luận điều tra rồi, bây giờ chỉ chờ hết bệnh là xử thôi".

Ông Huỳnh Ngọc Chênh vốn là một blogger được tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới và Google trao giải thưởng Công dân mạng năm 2013 cũng bày tỏ lo lắng trên Facebook cá nhân, về việc bà Hạnh sẽ bị đưa đi chữa trị vô thời hạn như blogger Lê Anh Hùng của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ VOA. 

Ông Lê Anh Hùng bị bắt hồi tháng 7 năm 2018 vì bị cáo buộc "lợi dụng các quyền tự do dân chủ", và đến tháng 4/2019 thì bị đưa vào Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 để điều trị mà đến giờ vẫn chưa được xét xử. 

Đáng chú ý là trong quá trình "điều trị bắt buộc", ông Hùng đã nhiều lần lén cho người nhà biết ông bị nhân viên y tế đánh đập và ngược đãi. 

Bà Nguyễn Thúy Hạnh từng là một người phụ nữ thành đạt trước khi dấn thân vào con đường hoạt động nhân quyền. 

Hồi năm 2016, người phụ nữ sinh năm 1963 này đứng ra tranh cử trong kỳ Bầu cử Quốc hội với cương lĩnh tập trung vào việc bảo vệ chủ quyền và bảo vệ quyền phụ nữ, trong đó có lời hứa khi trúng cử sẻ đề nghị Quốc hội thống nhất và giao cho Chính phủ trình và ký Hồ sơ Kiện Trung Quốc ra tòa án Quốc tế về việc cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ tháng 1/1974.

Nguồn : RFA, 06/05/2022

Additional Info

  • Author Hoài Nguyễn - VOA - RFA
Published in Diễn đàn

Khi ‘quỹ dân sự’ đã bị nhà chức trách cố tình ‘chính trị hóa’

Phú Nhuận, VNTB, 10/04/2021

"Khởi tố Hạnh về tội danh làm từ thiện thì không ổn nên đành phải mượn cớ khác".

quy1

Bà Nguyễn Thúy Hạnh, sáng lập viên Quỹ 5K đã bị bắt giữ hình sự với cáo buộc tội danh theo Điều 117, Bộ luật hình sự, "Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Ông Huỳnh Ngọc Chênh, cựu phóng viên báo Thanh Niên, hội viên Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, chia sẻ ở tài khoản facebook cá nhân của ông rằng : "Tóm lại nếu khởi tố Hạnh về điều 117 thì khởi tố tui xứng đáng hơn. Tuy nhiên họ biết mấy thứ đó không gây nguy hiểm cho chế độ mà việc Hạnh làm từ thiện cứu giúp cho các gia đình tù nhân lương tâm mới gây nguy hiểm. Nhưng khởi tố Hạnh về tội danh làm từ thiện thì không ổn nên đành phải mượn cớ khác".

Bà Nguyễn Thúy Hạnh là vợ của ông Huỳnh Ngọc Chênh.

Ông Huỳnh Ngọc Chênh đã cho rằng áp dụng Điều 117 của Bộ luật hình sự đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh là khó thuyết phục, vì vấn đề chính ở đây là Quỹ 5K (xem thêm luận bàn liên quan).

Lúc còn được tự do, nhà báo Phạm Chí Dũng từng nhiều lần chia sẻ với đồng nghiệp, rằng trong vấn đề liên quan quỹ tài chính cho duy trì các hoạt động của tổ chức xã hội dân sự, luôn nhận được sự ‘chăm sóc’ từ lực lượng an ninh.

Bằng trải nghiệm của thời gian hơn 15 năm trong ngành nội chính, nhà báo Phạm Chí Dũng cho biết ở trường hợp nhận các khoản hỗ trợ tài chính từ phía nước ngoài, cần hết sức thận trọng nếu như tổ chức ấy đã bị nhà nước Việt Nam liệt vào danh sách là khủng bố.

Một linh mục từng phục vụ Chương trình Tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa, kể rằng nguồn quỹ tài chính của chương trình đều nhận từ các cá nhân mạnh thường quân cả trong và ngoài nước. Danh sách mạnh thường quân được công khai với số tiền hỗ trợ. Việc thu, chi nguồn quỹ cũng công khai trên tài khoản facebook của Chương trình .

"Về việc chuyển tiền cho các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa tại Việt Nam, tôi nhận thấy sau này phía chính quyền họ cũng nhận ra hoạt động này có tính chất nhân đạo hơn là chính trị nên thường thì họ để mọi việc diễn ra suôn sẻ. Chỉ có một vài vụ gặp khó khăn khi chuyển tiền cho những người này nhưng không đáng kể" – nhạc sĩ Nam Lộc, người dẫn chương trình trong các kỳ đại nhạc hội Cám Ơn Anh để gây quỹ trợ giúp cựu thương phế binh miền Nam, cho biết như vậy.

Từ một số đơn cử ở trên, có thể thấy rằng yếu tố "chính trị" khả năng là nguyên cớ để nhà chức trách đưa đến quyết định bắt giữ và khởi tố bà Nguyễn Thúy Hạnh bằng một tội danh mà ai cũng thấy rõ hệt như nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, "Tóm lại nếu khởi tố Hạnh về điều 117 thì khởi tố tui xứng đáng hơn. Tuy nhiên họ biết mấy thứ đó không gây nguy hiểm cho chế độ mà việc Hạnh làm từ thiện cứu giúp cho các gia đình tù nhân lương tâm mới gây nguy hiểm. Nhưng khởi tố Hạnh về tội danh làm từ thiện thì không ổn nên đành phải mượn cớ khác".

Yếu tố chính trị ở đây của Quỹ 5K là gì ? Vào chiều ngày 8/4/2021, tài khoản cá nhân trên facebook của nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh có viết : "Ngày mai tui viết tiếp về quỹ từ thiện 50K và quỹ viếng cụ Kình". Thế nhưng sáng ngày 9/4/2021, tài khoản facebook này không thể truy cập được.

Có lẽ một trong những lý do đưa đến chụp mũ chính trị là nói như nhận định của Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) trong thông cáo : "Việc bắt giữ bà Nguyễn Thúy Hạnh là sự xâm phạm trắng trợn và có động cơ chính trị nhằm bịt miệng một trong những nhà đấu tranh nhân quyền được tôn trọng nhất trong nước.

Các nhà tù ở Việt Nam có tiếng là quá tải và không đáp ứng được mức tiêu chuẩn quốc tế tối thiểu. Việc bà Nguyễn Thúy Hạnh bị là đích ngắm vì việc làm nhân đạo hỗ trợ những người đi tù oan là một điều oái ăm. Bà lẽ ra nên được tôn vinh và ủng hộ cho việc này – chứ không phải bị trừng phạt".

Phú Nhuận

Nguồn : VNTB, 10/04/2021

**********************

Nhà thơ người Chăm từng tuyên bố tự ứng cử đại biểu Quốc hội, mất tích sau khi bị công an mời làm việc

RFA, 09/04/2021

Một nhà thơ người Chăm mất tích 2 ngày sau khi bị công an mời lên làm việc. Bạn bè và gia đình của nhà thơ cho phóng viên Đài Á Châu Tự Do biết như vậy hôm 9/4.

quy18

Nhà thơ Đồng Chuông Tử tức Nguyễn Quốc Huy - FB Đồng Chuông Tử

Đến tối ngày 9/4 gia đình và bạn bè của nhà thơ người Chăm - Đồng Chuông Tử, tên thật là Nguyễn Quốc Huy vẫn không liên lạc được với ông này sau hơn hai ngày bị công an đưa đi làm việc.

Ông Huy vào trưa ngày 7/4 nhắn tin cho bạn bè biết ông bị công an thị trấn Ma Lâm, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận đưa về làm việc không rõ lý do. Một người bạn giấu tên của nhà thơ cho biết :

"Hôm thứ Ba ngày 6/4 vừa rồi anh Đồng Chuông Tử có về quê hương Ma Lâm có một số công việc. Sau đó anh ấy có gặp một số người bạn trong Ma Lâm do anh em lâu ngày chưa gặp.

Tới ngày 7/4 thì ảnh bị mời, tụi tôi thì không biết giấy mời thế nào, có giấy mời hay không nhưng ảnh có nhắn tin cho một người bạn là ảnh đang bị giam giữ trong công an thị trấn Ma Lâm",.

Vợ của ông Nguyễn Quốc Huy đang hái cà phê ở tỉnh Bình Phước cũng không hay biết gì về tin tức của chồng mình.

Một người bạn cho biết ông Đồng Chuông Tử làm thơ, viết báo và thời gian qua có kêu gọi hỗ trợ người dân nghèo, học sinh ở thị trấn Ma Lâm và xây dựng thư viện thiện nguyện cho người dân đến đọc sách.

Phóng viên Đài Á Châu Tự Do vào sáng ngày 9/4 đã gọi cho công an thị trấn Ma Lâm nhưng người công an trực máy sau khi nghe trình bày về vụ việc và biết danh tính của phóng viên đã từ chối cung cấp thông tin, và nói là "không biết gì về việc này".

Văn phòng Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Bình Thuận (PC01) cũng cho biết là "không rõ chuyện ở địa phương".

Trong một bài đăng trên Facebook  cá nhân hồi tháng 6 năm 2020, nhà thơ cho biết "sẽ tự ứng cử Đại biểu Quốc hội để chăm lo cho đồng bào Chăm của mình".

"Dù biết sẽ bị loại từ vòng 'gửi xe', nhưng nhìn thấy các đại biểu Quốc hội đồng tộc mình, chủ yếu để làm kiểng nên mình quyết định tự ứng cử.

Là một nhà thơ được dư luận biết đến rộng rãi, một nhà hoạt động thiện nguyện độc lập, một người làm báo luôn đau đáu, trăn trở hiện trạng đất nước và dân tộc, mình nghĩ mình đủ năng lực, sức khoẻ, tình yêu và trách nhiệm phụng sự Quốc gia.

Anh chị em ai ủng hộ tinh thần mình thì cùng đồng hành với mình nhé !

Ít nhất là nhấn nút like, mạnh mẽ hơn là cùng tham gia tự ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân các cấp".

Trong một bài viết hôm 23-2/2021, ông bày tỏ :

"Cơ hội nào để ông Chuông tự ứng cử Đại biểu Quốc hội đây.

Bình Thuận chỉ có 7 suất, hết 3 suất của Trung ương, 4 suất còn lại có cũng đâu đến mình. Thôi nghỉ cho nó lành cộng đồng Chăm yêu qúy của tôi ạ !"

Không rõ ông Nguyễn Quốc Huy đã nộp hồ sơ tự ứng cử Đại biểu Quốc hội hay chưa.

Facebook của ông gần đây cũng đưa thông tin về vụ án chống người thi hành công vụ của 3 người Chăm trong vụ việc tranh chấp đất đai với chính quyền địa phương ở thôn Văn Lâm, xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận.

Chỉ trong tháng 3 vừa qua, hai người tự ứng cử đại biểu Quốc hội ở Hà Nội là ông Trần Quốc Khánh và Lê Trọng Hùng bị công an bắt giam với cáo buộc "phát tán tài liệu chống nhà nước", dù cho quan chức lên tiếng về việc "mở rộng cửa cho ứng viên tự ứng cử".

RFA, 08/04/2021

**********************

Bắt bớ vô cớ sẽ gia tăng qua trường hợp Nguyễn Thúy Hạnh

Diễm Thi, RFA, 09/04/2021

Theo ghi nhận của RFA, từ đầu năm đến nay, chính quyền Việt Nam đã bắt giữ nhiều người từ Bắc tới Nam có liên quan đến các hoạt động bị cho là vi phạm các điều khoản an ninh quốc gia trong Bộ luật hình sự 2015. Trong số những người bị bắt có ông Trần Hữu Đức, ông Ngô Công Trứ, nhà báo Phan Bùi Bảo Thy, ông Lê Anh Dũng, ông Trần Quốc Khánh, bác sĩ Nguyễn Duy Hướng, ông Lê Trọng Hùng, ông Nguyễn Hoài Nam, bà Nguyễn Thúy Hạnh.

quy2

Bà Nguyễn Thúy Hạnh - Photo : facebook Nguyen Thuy Hanh

Đa số những người mới bị bắt đều bị cáo buộc vi phạm Điều 109 với tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" ; Điều 331 với tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" ; Điều 117 với tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Luật sư Lê Quốc Quân, một nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng tại Việt Nam bị tuyên án 2 năm rưỡi tù giam về tội danh ‘trốn thuế’ vào năm 2013, bày tỏ suy nghĩ của mình với RFA qua ứng dụng Facebook Messenger vào sáng ngày chín tháng tư năm 2021 : 

"Tôi rất buồn nhưng không bất ngờ. Tôi cho rằng "Độc tài ngày càng độc tài - Toàn trị ngày càng toàn trị". Tôi sợ rằng sẽ còn thêm nhiều vụ bắt bớ nữa.

Rất dễ cáo buộc vào tội này vì nội hàm của nó đã được mở rộng hơn so với điều 88 Bộ luật hình sự cũ. Người nào làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân ; làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân ; làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm gây chiến tranh tâm lý. Nói chung nó là một lưới "dã cào" quét, vét được hết mọi loại hành vi mà Đảng coi là chống Nhà nước, mà thực chất là chống hoặc không tuân thủ quan điểm của Đảng cộng sản". 

Bà Nguyễn Thúy Hạnh là trường hợp mới nhất bị bắt hôm bảy tháng tư năm 2021 với lý do được đưa ra là vi phạm Điều 117 Bộ luật hình sự 2015. Bà là người sáng lập quỹ 50K nhằm kêu gọi sự giúp đỡ cho gia đình các tù nhân lương tâm ở Việt Nam.

Ông Huỳnh Ngọc Chênh, người nhận thông báo từ Công an Hà Nội về việc bắt bà Hạnh để tạm giam, chia sẻ với RFA cảm nghĩ của ông một ngày sau đó :

"Thì họ dựng lên chứ Hạnh có làm gì mà bị phạm vào Điều 117. Họ nói với anh là họ có tịch thu một số sách và tài liệu Hạnh viết. Tức là để hắn ghép Hạnh vô tội ‘làm và tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin…’ đấy. Nhưng thật ra sách là vài cuốn sách chính trị người ta in ra tặng anh còn sót lại vài cuốn. Còn tài liệu viết tay thì Hạnh có viết cái gì đâu. Hạnh chưa bao giờ đọc những sách chính trị mà viết thì chỉ viết theo cảm xúc. Hạnh không quan tâm chuyện chính trị mà Hạnh chỉ thương người và yêu nước mà thôi".

Theo ông Huỳnh Ngọc Chênh, việc bà Hạnh làm từ thiện cứu giúp cho các gia đình tù nhân lương tâm, bị chính quyền coi là hành vi nguy hiểm cho chế độ. Nhưng khởi tố bà Hạnh về tội danh làm từ thiện thì không ổn nên họ đành phải mượn cớ khác.

Những người bị bắt giam trong năm 2021 với cáo buộc vi phạm các điều về an ninh quốc gia trong Bộ luật hình sự 2015.

Nhiều nhà quan sát cho rằng, từ nhiều năm qua, Chính quyền Hà Nội dường như vẫn sử dụng các nhà bất đồng chính kiến trong cuộc mặc cả với quốc tế về nhân quyền. Khi bắt ai đó thì họ nhắm đến các đối tượng mà họ có thể đưa ra đàm phán hay mặc cả trong cuộc đối thoại về nhân quyền với Mỹ, Liên Hiệp Châu Âu hay là Úc và trong cuộc mặc cả về các vấn đề như là thương mại tự do hay các vấn đề khác.

Báo cáo tình hình nhân quyền Việt Nam năm 2020 của Dự án 88 vừa qua nhận định, năm 2020 là một năm đầy khó khăn cho các tù nhân chính trị và các nhà hoạt động tại Việt Nam. Ngoài đại dịch Covid-19 dẫn đến việc chính quyền tăng cường giám sát công dân chặt chẽ hơn qua nhiều hình thức, cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ cũng ảnh hưởng đến vấn đề nhân quyền tại Việt Nam.

Chính quyền mới của Tổng thống Joe Biden được cho là đề cao các giá trị tự do dân chủ như là nền tảng để thiết lập quan hệ đồng minh trong cuộc chiến ý thức hệ chống độc tài toàn trị.

Trong thông cáo báo chí phổ biến vào ngày 24 tháng hai năm 2021 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Ngoại trưởng Antony Blinken tuyên bố vấn đề nhân quyền được đặt là trung tâm trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Hoa Kỳ cam kết hướng tới một thế giới trong đó nhân quyền được bảo vệ, những người bảo vệ nhân quyền được tôn vinh và những ai vi phạm nhân quyền phải chịu trách nhiệm.

Thông cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ còn nhấn mạnh rằng, thúc đẩy tôn trọng nhân quyền không phải là việc làm đơn phương của nước Mỹ, mà cần được thực hiện một cách tốt nhất cùng với các quốc gia đồng minh, đối tác trên toàn cầu. Chính quyền Tổng thống Joe Biden cam kết thực hiện một chính sách đối ngoại hợp nhất với các giá trị dân chủ và chú trọng đến bảo vệ dân chủ và nhân quyền.

Một Facebooker quan tâm đến tình hình chính trị trong và ngoài nước, yêu cầu ẩn danh, nhận định về việc bắt bớ những năm qua, đặc biệt trường hợp bà Nguyễn Thúy Hạnh :

"Theo thiển ý của tôi thì chuyện này thật ra không đáng lo lắm, bởi khi Hoa Kỳ có chính quyền mới thì các áp lực về nhân quyền bắt đầu dồn dập trở lại đối với Chính quyền Việt Nam. Do đó, theo tôi, phía Việt Nam đã ra tay trước bằng cách tìm bắt một số người có tiếng tăm để chuẩn bị như một điều kiện để điều đình với Hoa Kỳ.

Khi Chính quyền Hoa Kỳ gây áp lực với Chính quyền Việt Nam về vấn đề nhân quyền thì họ sẽ nhượng bộ. Họ sẽ thả những người này ra.

Không phải tôi coi thường những chuyện bắt bớ như vậy, nhưng tôi nghĩ đây chỉ là một chiêu trò chính trị của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam mà thôi. Chủ ý của họ là dấy động dư luận để có sự quan tâm với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ". 

Theo báo cáo nhân quyền mới công bố hôm sáu tháng tư của tổ chức Ân Xá Quốc Tế, tính đến cuối năm 2020 đã có ít nhất 173 tù nhân lương tâm đang bị giam giữ trong các nhà tù và các trại tạm giam ở Việt Nam. Đây là con số cao nhất kể từ khi Ân Xá Quốc Tế bắt đầu thực hiện các báo cáo tương tự vào năm 1996.

Luật sư Ngô Anh Tuấn chia sẻ suy nghĩ của mình trên Facebook cá nhân về việc những người bất đồng chính kiến bị bắt giữ thời gian qua. RFA đã được phép sử dụng đoạn trích sau :

"Ngoài xã hội, những người bất đồng chính kiến bị bắt giữ, xử lý ngày một nhiều hơn và không có sự phân biệt bất kỳ thành phần, độ tuổi nào. Có vẻ như người lớn tuổi không phải là đối tượng được "nương nhẹ" khi mà thời gian vừa qua, số người bị bắt đang bị "già hoá". Không có sự giải thích, không có lời đối thoại nào với những người có suy nghĩ khác biệt, chỉ có những cuộc bắt bớ, xử lý, tù tội mà thôi. Có vẻ như người ta đang mất kiến nhẫn với những tiếng nói trung thực nhưng khó nghe. Từ việc một số người bị bắt bớ khiến cho những người xung quanh lo sợ và không mấy ai còn mặn mà với những chuyện bao đồng nữa... 

Luật sư Ngô Anh Tuấn bày tỏ sự lo lắng cho thế hệ hiện tại và kế tiếp khi mà rất rất nhiều người đã mất đi khả năng phản biện, phản kháng phi bạo lực mà chỉ thụ động tiếp nhận thông tin một chiều. 

Tình hình nhân quyền Việt Nam luôn bị quốc tế chỉ trích nhưng phía Chính quyền Hà Nội mạnh miệng phản bác và cho rằng các cáo buộc vi phạm nhân quyền là vô căn cứ. Trong khi đó, những người trong cuộc và các tổ chức nhân quyền quốc tế cho rằng cơ quan chức năng Việt Nam dùng những điều luật mơ hồ để bịt miệng những tiếng nói đối lập, những người công khai lên tiếng vì dân chủ- nhân quyền, vì lợi ích của dân tộc…

Diễm Thi

Nguồn : 09/04/2021

*******************

Tại sao lại bắt Nguyễn Thúy Hạnh ?

Cánh Cò, RFA, 08/04/2021

Cổng thông tin điện tử Công an Thành phố Hà Nội công bố, cơ quan điều tra Công an Hà Nội đã bắt tạm giam chị Nguyễn Thúy Hạnh vào ngày 7 tháng Ba với tội danh "làm, tàng trữ, phát tán/ tuyên truyền thông tin, tài liệu, nhằm chống Nhà nước" theo Điều 117 Bộ luật hình sự.

quy3

Nếu theo dõi tình hình các nhân vật tranh đấu trong nước người ta không khỏi ngạc nhiên khi nhận được cái tin chị Nguyễn Thúy Hạnh bị bắt. Không giống với những người đấu tranh khác, chị Hạnh được đông đảo người trong cũng như ngoài nước yêu mến. Không phải vì khuôn mặt khả ái, lời nói hiền lành hay cử chỉ luôn nhẹ nhàng thanh lịch... mà chị được yêu mến vì việc làm cụ thể sau nhiều năm tham gia vào mặt trận đấu tranh.

Nguyễn Thúy Hạnh xuất hiện từ nhiều năm trước khi những cuộc biểu tình chống Trung Quốc bắt đầu tại Hà Nội cũng như các phong trào bảo vệ cây xanh, tranh đấu vì môi trường Formosa hay ngay cả các dự luật về đặc khu cũng có tên chị tham gia phản đối. Những việc làm bình thường đó không làm chị nổi bật cho tới khi chị thành lập "Quỹ 50 ngàn" dành riêng cho tù nhân lương tâm thì khi ấy tên của chị được chú ý và hưởng ứng.

Vào tháng 4 năm 2018, "Quỹ 50 ngàn" được chị Thúy Hạnh thành lập với mục đích ban đầu là kêu gọi cộng đồng đóng góp trả luật sư phí cho các nhà hoạt động xã hội. Sau đó Quỹ tiếp tục duy trì để giúp đỡ tù nhân lương tâm và gia đình họ. Quỹ 50 ngàn từng gây tiếng vang khi được trao Giải thưởng Nhân quyền Lê Đình Lượng.

Chỉ 50 ngàn đóng góp, số tiền nhỏ nhoi tương đương một tô phở ấy sẽ tạo điều kiện cho những người bị bắt vì tranh đấu cho một Việt Nam dân chủ sẽ ấm lòng hơn và chí ít nó cũng giúp cho họ qua cơn khốn khó vì suy sụp kinh tế. Quỹ 50 ngàn vừa thiết thực vừa kịp thời trong hoàn cảnh người đấu tranh ngày càng bị cô lập với xã hội, quần chúng. Quỹ 50 ngàn ngày một lớn rộng và lan tỏa không những tại Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới có người Việt sinh sống đã mạnh dạn gừi tiền về cho Thúy Hạnh, người chịu trách nhiệm điều hành từ mỗi đồng bạc được quyên góp.

Số tiền của Quỹ ngày một nhiều và từ đó con số trợ giúp cho người tù lương tâm ngày một khấm khá hơn. Nhiều gia đình tù nhân lương tâm mỗi tháng đều nhận được từ quỹ ít nhất 2-3 triệu đến 4-5 triệu tùy hoàn cảnh. Đó là nguồn tài chính vô cùng đáng qúy cho thân nhân tù nhân lương tâm trong hoàn cảnh hiện nay.

Người này đồn đến tai người kia, sự thực ấy đã như một tín chỉ lòng tin giúp cho Quỹ ngày một uy tín hơn. Công lao này không ai có thể phủ nhận từ mồ hôi, thời gian và cả lao tâm khổ tứ của Thúy Hạnh, một người đàn bà bé nhỏ nhưng tâm hồn và nghị lực không nhỏ tí nào.

Quỹ 50 ngàn những tưởng sẽ im ắng và âm thầm… cho tới khi vụ án Lê Đình Kình nổ ra và cái chết thương tâm của cụ đã làm cho người giữ Quỹ đau xót. Quyết định quyên góp cấp tốc để giúp gia đình cụ lo tang chế và nuôi ba người con, cháu của cụ cũng như người dân Đồng Tâm trong tù đã lay động hàng ngàn trái tim khắp thế giới…rất nhanh chông, số tiền mà Quỹ 50 ngàn nhận được đã vượt hơn 500 triệu và sự yễm trợ đầy tình yêu thương đã nói lên tất cả tấm lòng của mọi người đối với vụ án Lê Đình Kình.

Và người ta không khỏi ngạc nhiên khi thấy nhà nước chính thức thò tay vào Quỹ 50K bằng cách không cho chị Thúy Hạnh rút số tiền đã quyên góp. Số tiền ấy tuy không lớn đến nỗi làm nguy cấp thêm lòng tin của nhân dân đối với nhà nước nhưng nó có nguy cơ làm cho làn sóng căm phẫn ngày một lớn hơn qua hành động giết người của Công an Hà Nội.

Nguyễn Thúy Hạnh bị gọi tên, bị truy vấn và gây áp lực liên tục trong nhiều tháng trước khi công an quyết định bắt giam chị.

Nhưng lý do bắt chị thì không thể nói thẳng là quyên tiền cho gia đình cụ Kình, vì nói như thế khác gì vô nhân đạo, bất lương và nhỏ mọn của một nhà nước có đầy đủ mọi nhánh quyền lực. Tìm một lý do nào đó cho việc bắt giữ chị Thúy Hạnh cho ra vẻ đúng pháp luật vẫn hay hơn. Nhưng dù có biện hộ cách nào người dân vẫn khinh bỉ xen lẫn căm phẫn vì hành vi bắt người tùy tiện của công an.

Bộ tứ mới toanh của nhà nước Việt Nam chào ra mắt người dân bằng chiếc còng số 8 tra vào tay Thúy Hạnh, một người đàn bà bé nhỏ và âm thầm như hàng triệu người dân khác đang âm thầm sống, âm thầm quan sát từng động thái và hành vi của nhà nước này. Mặc dù họ không có tiếng nói nhưng sự uất ức nào cũng có giới hạn, đừng xem thường những lổ hổng nho nhỏ, lổ hổng làm đắm tàu là lẽ thường của cuộc sống này.

Cánh Cò

Nguồn : RFA, 08/04/2021 (canhco's blog)

**********************

Những người bị bắt giữ với cáo buộc vi phạm các điều khoản an ninh quốc gia năm 2021

RFA, 08/04/2021

Từ đầu năm đến nay, chính quyền Việt Nam đã bắt giữ ít nhất 10 người có liên quan đến các hoạt động bị cho là vi phạm các điều khoản an ninh quốc gia trong Bộ luật hình sự 2015.

Từ đầu năm đến nay, chính quyền Việt Nam đã bắt giữ ít nhất 10 người có liên quan đến các hoạt động bị cho là vi phạm các điều khoản an ninh quốc gia trong Bộ luật hình sự 2015. Trong số này có 9 người bị cáo buộc vi phạm các điều khoản này. RFA tổng hợp những trường hợp đã được công bố chính thức trên truyền thông Nhà nước Việt Nam. Thống kê theo thứ tự ngày tháng bắt giam.

1. Trần Hữu Đức (sinh năm 1964) bị bắt giữ vào ngày 21/1/2021

Nguoi bi bat 2021

Ông Trần Hữu Đức

Ông Trần Hữu Đức, cư trú tại huyện Nam Đàn, Nghệ An, bị bắt giữ vào lúc 16 giờ ngày 21/1/2021 với cáo buộc "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo Điều 109 Bộ luật hình sự 2015.

Công an Nghệ an cáo buộc ông Đức đã tham gia tổ chức Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời do ông Đào Minh Quân, một Việt Kiều ở Mỹ, cầm đầu. Việt Nam xếp tổ chức này vào danh sách khủng bố.

2. Ngô Công Trứ (sinh năm 1988) bị bắt vào ngày 4/2/2021

Nguoi bi bat 2021

Ông Ngô Công Trứ

Ông Ngô Công Trứ (ngụ tại thôn Phú Nông, xã Hòa Bình 1, huyện Tây Hoà, tỉnh Phú Yên) bị Công an tỉnh Phú Yên bắt giam với cáo buộc tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo Điều 109 Bộ luật hình sự.

Theo điều tra của Cơ quan An ninh Điều tra tỉnh Phú Yên, ông Ngô Công Trứ vào tháng 8 năm 2020 đã chính thức tham gia tổ chức người Việt tại Mỹ có tên Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời đứng đầu là ông Đào Minh Quân. Đây là tổ chức bị chính quyền Việt Nam xếp vào danh sách khủng bố.

3. Phan Bùi Bảo Thy (sinh năm 1971), Trưởng Văn phòng đại diện miền Trung - Tây Nguyên của báo Giáo dục và Thời đại tại Đà Nẵng, bị bắt giữ vào ngày 10/2/2021.

Nguoi bi bat 2021

Ông Phan Bùi Bảo Thy

Công an tỉnh Quảng Trị hởi tố và bắt tạm giam nhà báo Phan Bùi Bảo Thy với cáo buộc "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" Theo Điều 331 Bộ luật hình sự 2015.

Chính quyền Việt Nam cáo buộc ông Thy đã tạo ra một số tài khoản Facebook, trong đó có một tài khoản nói về những vụ tham nhũng liên quan đến Thứ trưởng Văn hóa-Thông tin Nguyễn Văn Hùng, người Quảng Trị, và ông Chủ tịch tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hùng.

4. Lê Anh Dũng (56 tuổi) bị bắt vào ngày 10/2/2021

Nguoi bi bat 2021

Ông Lê Anh Dũng

Ông Lê Anh Dũng bị Công an tỉnh Quảng Trị bắt giữ đồng thời với nhà báo Phan Bùi Bảo Thy. Ông Dũng bị cáo buộc tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" quy định tại Điều 331, Bộ Luật Hình Sự 2015.

5. Trần Quốc Khánh (61 tuổi) bị bắt vào ngày 10/3/2021

Nguoi bi bat 2021

Ông Trần Quốc Khánh

Ông Trần Quốc Khánh bị Công an tỉnh Ninh Bình bắt giam với cáo buộc tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước" theo Điều 117 Bộ luật hình sự năm 2015.

Công an tỉnh Ninh Bình cáo buộc ông Khánh đã sử dụng Facebook phát livestream để đưa thông tin xuyên tạc, phỉ báng chính quyền Việt Nam.

Ông Trần Quốc Khánh cũng là người tuyên bố tự ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV nhiệm kỳ 2021 - 2026.

6. Nguyễn Duy Hướng (34 tuổi) bị bắt vào ngày 22/3/2021

Nguoi bi bat 2021

Ông Nguyễn Duy Hướng

Bác sĩ nhi khoa Nguyễn Duy Hướng bị Công an tỉnh Nghệ An bắt giữ hôm 22/3/2021 với cáo buộc tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo Điều 117 Bộ luật hình sự 2015.

Cơ quan An ninh điều tra quy kết, từ năm 2018 đến thời điểm bị bắt giữ, ông Nguyễn Duy Hướng đã sử dụng tài khoản Facebook có tên "Bảo kiếm" để đăng tải nhiều nội dung bị cho là xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân.

7. Lê Trọng Hùng (42 tuổi) bị bắt vào ngày 27/3/2021

Nguoi bi bat 2021

Ông Lê Trọng Hùng

Ông Lê Trọng Hùng, người tự ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV nhiệm kỳ 2021 - 2026, bị Công an thành phố Hà Nội bắt giam với cáo buộc tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" quy định tại Điều 117 Bộ luật hình sự năm 2015.

Ông Hùng là một trong số ít người tự ứng cử Đại biểu Quốc hội có chương trình hành động là dự án xây dựng Đại lộ Công dân cho dân tộc Việt Nam bằng cách trao tặng các bản Hiến pháp Việt Nam, vận động thành lập tòa bảo hiến và vận động Quốc hội ra luật biểu tình, luật giám sát của công dân... 

8. Nguyễn Hoài Nam (sinh năm 1973) bị bắt giữ vào ngày 2/4/2021

Nguoi bi bat 2021

Ông Nguyễn Hoài Nam

Nhà báo Nguyễn Hoài Nam, người chuyên viết bài chống tiêu cực, bị Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh hôm 2/4 đã bắt giam một nhà báo để điều tra tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" theo Điều 331 Bộ luật hình sự 2015.

Ông Nguyễn Hoài Nam đã từng làm việc cho nhiều báo bao gồm Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Thanh Niên, và VTV. Ông Nguyễn Hoài Nam vừa nghỉ báo Pháp Luật Việt Nam vào tháng 12/2020.

9. Nguyễn Thúy Hạnh (sinh năm 1963) bị bắt vào ngày 7/4/2021

Nguoi bi bat 2021

Bà Nguyễn Thúy Hạnh

Nhà hoạt động xã hội và nhân quyền Nguyễn Thúy Hạnh bị công an thành phố Hà Nội bắt giữ vào ngày 7/4/2021 với cáo buộc tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo Điều 117 Bộ luật hình sự 2015.

Bà Nguyễn Thúy Hạnh là người đã từng tự ứng cử Đại biểu Quốc hội vào năm 2016. Bà là người sáng lập quỹ 50K nhằm kêu gọi sự giúp đỡ cho gia đình các tù nhân lương tâm ở Việt Nam.

Nguồn : RFA, 08/04/2021

*******************

Ân Xá Quốc Tế lên án vụ bắt giữ nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh

RFA, 08/04/2021

Tổ chức Ân xá Quốc Tế (Amnesty International) vào ngày 8/4 ra thông cáo kêu gọi Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho bà Nguyễn Thúy Hạnh, người vừa bị công an bắt giữ hôm 7/4/2021 tại Hà Nội. 

quy13

Bà Nguyễn Thúy Hạnh

Theo Công an thành phố Hà Nội, bà Hạnh (sinh năm 1963) bị bắt giữ về tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaN Việt Nam" theo Điều 117 Bộ luật hình sự 2015.

Thông cáo báo chí của Ân Xá Quốc tế dẫn phát biểu của Phó giám đốc khu vực Ming Yu Hah rằng : "Việc bắt giữ bà Nguyễn Thúy Hạnh là một nỗ lực trắng trợn, có động cơ chính trị nhằm bị miệng một trong những nhà hoạt động cổ xúy cho nhân quyền được kính trọng nhất tại Việt Nam".

Theo Ân Xá Quốc tế, bà Hạnh là một nhà hoạt động truyền cảm hứng do hoạt động không ngừng nghỉ để giúp đỡ những tù nhân lương tâm bị kết án bất công tại Việt Nam. Dù bị sách nhiễu, bà Hạnh vẫn kiên định với công cuộc này.

Ân Xá Quốc tế kêu gọi Việt Nam trả tự do ngay và vô điều kiện cho bà Nguyễn Thúy Hạnh.

Bà Hạnh là người sáng lập quỹ 50K nhằm quyên góp giúp đỡ cho các gia đình tù nhân lương tâm có điều kiện đi thăm nuôi người thân. 

Tài khoản của bà bị ngân hàng Vietcombank phong tỏa hồi năm 2020 sau khi kêu gọi người dân quyên góp hơn 500 triệu đồng để phúng điếu cho cụ Lê Đình Kình, thủ lĩnh tinh thần của người dân Đồng Tâm bị cảnh sát cơ động bắn chết trong cuộc đột kích lúc rạng sáng ngày 9/1/2020.

Do bị sức ép từ chính quyền, bà Hạnh đã phải tuyên bố đóng tài khoản của Quỹ 50K vào cuối năm 2020.

*********************

Bà Nguyễn Thúy Hạnh, người tự ứng cử Quốc hội năm 2016, bị bắt giữ tại Hà Nội

RFA, 07/04/2021

Cập nhật lúc 18g45

Bà Nguyễn Thúy Hạnh, người sáng lập quỹ 50K nhằm giúp đỡ các tù nhân chính trị ở Việt Nam và là người tự ứng cử Đại biểu Quốc hội hồi năm 2016 đã bị cơ quan An ninh điều tra, công an thành phố Hà Nội bắt giữ.

quy14

Bà Nguyễn Thúy Hạnh cầm biểu ngữ đòi trả tự do cho tù nhân lương tâm ở Hà Nội năm 2016 - FB Nguyễn Thúy Hạnh

Vào tối ngày 7/4, cổng thông tin điện tử của Công an thành phố Hà Nội đăng thông tin cho biết bà Nguyễn Thúy Hạnh (sinh năm 1963) bị bắt giữ về tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo Điều 117 Bộ luật hình sự 2015.

Bà Đặng Bích Phượng, một người bạn của bà Hạnh được người nhà của bà này kể lại về vụ việc như sau : 

"Cô hỏi chị gái của Hạnh, chị gái của Hạnh thì đang ở trong Phú Yên. 

Cái việc này thì lại do người bà con của mấy chị em Hạnh báo tin cho người nhà của Hạnh biết. 

Chỉ biết cái chuyện là bị bắt ở sảnh chung cư của người bà con, khi mà đưa Hạnh đi (công an - PV) có cấm là không đưa tin hay chụp ảnh gì hết".

Trong khi đó, nhà giáo Vũ Hùng - một cựu tù nhân lương tâm, chiều cùng ngày đã đến trực tiếp tòa nhà Royal City, nơi bà Hạnh sinh sống, thì được nhân viên lễ tân thông báo là bà Hạnh đã bị bắt sáng nay. Ông Hùng nói qua điện thoại :

"Sáng nay tôi không biết tới (tin bà Nguyễn Thúy Hạnh bị bắt-PV) lúc bấy giờ khoảng hơn 3 giờ thì tôi đang ở xa không có mặt ở Hà Nội.

Tôi mới nghe thông tin như vậy, tôi mới về Hà Nội và tôi đến nhà chị Hạnh ở ở Royal City. 

Tôi đến đấy tôi được biết là anh lễ tân nói với tôi... do tôi đến với anh ấy tôi nói là 'Tôi muốn đến với nhà chị Hạnh', thì anh lễ tân nói là là 'Chị ấy đã bị công an bắt buổi sáng nay với số lượng người đông, khoảng độ 30 người và có đọc lệnh bắt và niêm phong nhà'".

Theo ông Hùng, nhân viên lễ tân không có thái độ cảnh giác với người lạ và cho biết thêm là cơ quan chức năng có lệnh bắt giữ và đưa cho ban quản lý tòa nhà xem cùng với yêu cầu dẫn đường lên căn hộ của bà Nguyễn Thúy Hạnh. 

Đài Á Châu Tự Do ngay buổi tối ngày 7/4 gọi cho Công an phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân để hỏi về vụ việc bắt giữ bà Hạnh, tuy nhiên khi giới thiệu là phóng viên thì người trực máy nói : "Chúng tôi không biết đâu nhé" rồi cúp máy. 

Phóng viên cũng gọi cho Cơ quan An ninh điều tra - Công an thành phố Hà Nội thì nữ công an trực ban cho hay, "không biết bắt ở địa bàn nào" và đề nghị phóng viên trực tiếp đến trực tiếp trụ sở để liên hệ công tác. 

Đến chiều tối ngày 7/4/2021, báo đài nhà nước vẫn chưa có thông tin chính thức về việc bắt giữ bà Nguyễn Thúy Hạnh.

Bà Nguyễn Thúy Hạnh, sinh năm 1963, là một nhà hoạt động nhân quyền nổi bật tại Hà Nội. 

Quỹ 50K của bà đã vận động quyên góp giúp đỡ cho các gia đình tù nhân lương tâm có điều kiện đi thăm nuôi người thân. 

Tài khoản của bà bị ngân hàng Vietcombank phong tỏa hồi năm 2020 sau khi kêu gọi người dân quyên góp hơn 500 triệu đồng để phúng điếu cho cụ Lê Đình Kình, thủ lĩnh tinh thần của người dân Đồng Tâm bị cảnh sát cơ động bắn chết trong cuộc đột kích lúc rạng sáng ngày 9/1/2020.

Đầu tháng 12/2020, bà Hạnh tuyên bố đóng Quỹ 50K để tập trung chữa bệnh nhưng cho biết vẫn sẽ đồng hành cùng các gia đình tù nhân lương tâm. 

**********************

Đại dịch Covid-19 tạo thêm tác động đến nhân quyền Việt Nam

Diễm Thi, RFA, 07/04/2021

Dự án 88 vừa ra báo cáo tình hình nhân quyền Việt Nam năm 2020, liệt kê tất cả những người bị bắt và những người bị sách nhiễu vì đòi hỏi hoặc bày tỏ quyền con người theo hiến pháp.

quy15

Trang bìa báo cáo tình hình nhân quyền Việt Nam năm 2020 của tổ chức Project 88 - RFA

Dự án 88 là một tổ chức phi lợi nhuận nhằm hỗ trợ và khuyến khích tự do ngôn luận ở Việt Nam bằng cách chia sẻ những câu chuyện của các nhà hoạt động Việt Nam bị bức hại vì bày tỏ sự bất đồng chính kiến một cách ôn hòa của họ.

Bản báo cáo mở đầu với nhận định năm 2020 là một năm đầy khó khăn cho các tù nhân chính trị và các nhà hoạt động tại Việt Nam. Chẳng những đại dịch Covid-19 dẫn đến việc chính quyền tăng cường giám sát công dân chặt chẽ hơn qua nhiều hình thức, mà các tù nhân chính trị cũng không được gặp gỡ gia đình. Các phiên tòa bị dời ngày xử trong khi tình hình sức khỏe các tù nhân trong tại tạm giam không được bảo đảm.

Theo báo cáo này, năm 2020 có ít người bị bắt và xét xử tại Việt Nam hơn so với năm 2019, nhưng hàng chục người đã vẫn bị bức hại vì đã thực thi các quyền công dân của mình. Người dân tiếp tục bị bắt và kết án theo Điều 117 Bộ luật hình sự 2015 với tội danh bị quy là "tuyên truyền chống nhà nước". Nhiều người khác bị bắt theo Điều 331 Bộ luật hình sự 2015 về tội "lợi dụng các quyền tự do dân chủ".

Trong khi đó, theo báo cáo nhân quyền mới công bố hôm sáu tháng Tư của tổ chức Ân Xá Quốc Tế, những vụ bắt giữ và khởi tố tùy tiện những người bảo vệ nhân quyền gia tăng nhanh chóng ở Việt Nam trong năm 2020, trong khi số lượng tù nhân lương tâm lên đến mức kỷ lục với ít nhất 173 người đang bị giam giữ, cao nhất kể từ khi Ân Xá Quốc Tế bắt đầu thực hiện các báo cáo về những con số này vào năm 1996.

Theo ông Vũ Quốc Ngữ, giám đốc tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders), ngoại trừ năm 2018 có số người bị bắt tăng đột biến liên quan vụ biểu tình phản đối Luật đặc khu kinh tế và Luật An ninh mạng. Năm 2020 là năm nhiều người bị bắt với những mức án nặng nề tàn khốc nhất so với những năm gần đây.

Ông Ngữ cho rằng, số người bị bắt được thống kê khác nhau tùy theo từng tổ chức. Ví dụ vụ Đồng Tâm, tổ chức Defend the Defenders vẫn xếp họ vào nhóm tù nhân lương tâm, nhưng nhiều tổ chức khác lại không đưa vào do có yếu tố họ cho là bạo động. Vụ Đào Minh Quân cũng tương tự…

Ông giải thích thêm :

"Thật ra họ đã bắt giữ gần hết những nhân vật gọi là chủ chốt của phong trào ở Việt Nam. Bây giờ họ tiến tới bắt những người ít tên tuổi, tầm ảnh hưởng không lớn lắm hoặc những facebooker, những nhà báo để răn đe những người khác. Trước đây mục đích bắt bớ mang tính triệt phá các tổ chức xã hội dân sự, các nhà đấu tranh đứng đầu với những bản án nặng nề".

Cũng theo báo cáo của Dự án 88, các tù nhân chính trị tiếp tục gặp khó khăn trong việc tiếp cận chăm sóc sức khỏe, gặp gỡ luật sư và gia đình. Nhà tù tiếp tục sử dụng phương pháp đưa những người bị bắt vào bệnh viện tâm thần. Ít nhất là ba trường hợp trong thời gian qua.

Trường hợp thứ nhất là blogger Lê Anh Hùng bị bắt giam hồi tháng 7 năm 2018 để điều tra vì bị cáo buộc 'lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước'. Khoảng chín tháng sau, ông bị chuyển vào Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 và nhiều lần kêu cứu ra bên ngoài về việc ông bị đánh đập, cưỡng ép điều trị mặc dù không có triệu chứng tâm thần.

quy16

Phiên tòa xử 29 người dân Đồng Tâm ở Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội hôm 14/9/2020. AFP

Trường hợp thứ hai là Nhà báo Phạm Thành bị bắt vào tháng 7 năm 2020. Vụ bắt giữ được cho là liên quan đến cuốn sách "Nguyễn Phú Trọng : Thế Thiên Hành Đạo Hay Đại Nghịch Bất Đạo" do ông Phạm Thành tự xuất bản và phát hành qua mạng xã hội hồi tháng Chín năm 2019. Khoảng sáu tháng sau, bà Nguyễn Thị Nghiêm, vợ nhà văn Phạm Thành, thông báo chồng bà đã bị đưa từ trại tạm giam Hỏa Lò đến Viện Pháp y Tâm thần Trung ương để "giám định và kiểm tra sức khỏe".

Trường hợp thứ ba là nhà hoạt động nhân quyền Trịnh Bá Phương. Ngày 22 tháng Ba vừa qua, điều tra viên công an Hà Nội thông báo với gia đình rằng ông đã bị chuyển sang Bệnh viện Tâm thần Trung ương số 1 để "xác minh, điều tra". Sau 30 ngày ở Bệnh viện Tâm Thần, người nhà ông được báo đã đưa ông trở lại Trại Tạm giam số 1. Ông Trịnh Bá Phương bị bắt giữ hôm 24 tháng Sáu năm 2020 với cáo buộc tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Báo cáo của Dự án 88 chỉ ra rằng, trong số 35 người bị bắt vào năm 2020 có chín người là phụ nữ, so với bốn phụ nữ trong số 42 người bị bắt vào năm 2019. Các lĩnh vực hoạt động hàng đầu của những người bị bắt vào năm 2020 là dân chủ (16 nhà hoạt động), quyền đất đai (11), nhân quyền (9) và tự do ngôn luận (8). Các lĩnh vực hoạt động năm nay tập trung nhiều hơn vào quyền đất đai và dân chủ so với năm 2019. Nghề nghiệp phổ biến của những người bị bắt vào năm 2020 là nông dân (8), nhà báo (4) và giáo viên (3), trong khi nghề nghiệp phổ biến nhất của những người bị bắt năm 2019 là các tài xế (10), liên quan đến cuộc đàn áp những người biểu tình trạm thu phí BOT.

quy17

Ba mẹ con bà Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư và Trịnh Bá Phương, những người đấu tranh vì quyền đất đai, bị bắt giữ vào tháng 6/2020. Ảnh Facebook Nhà Vườn Trịnh Bá Phương

Tuy thành tích nhân quyền tồi tệ, Việt Nam trong mắt nhiều người được đánh giá là một quốc gia có tiềm lực kinh tế. Việt Nam đang là một thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và là một quốc gia có tranh chấp chủ quyền Biển Đông. Việt Nam là một quốc gia đa dạng về dân tộc và địa lý nhưng dưới sự cai trị của đảng duy nhất là Đảng cộng sản Việt Nam. Đảng này kiểm soát hoàn toàn tất cả các phương tiện truyền thông, giáo dục, các tổ chức dân sự và các nhóm tôn giáo trong nước.

Về đất đai, Việt Nam giữ chế độ đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước quản lý. Điều này dẫn đến xung đột giữa chính quyền địa phương và người dân mất đất.

Báo cáo nêu tỷ lệ những người bị bắt do tự do biểu đạt chiếm 20% ; dân chủ chiếm 35,6% ; nhân quyền chiếm 20% ; đòi đất chiếm 24,4%. Ngoài ra, báo cáo cũng nêu tỷ lệ những người bị bắt trong năm 2020 theo Điều 117 "tuyên truyền chống Nhà nước" là 34,3% ; Điều 331 "lợi dụng các quyền tự do dân chủ" là 25,7% ; Điều 330 "chống người thi hành công vụ" là 11,4% ; những trường hợp khác là 28,6%.

Theo Dự án 88, ngoài đại dịch Covid-19, cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ cũng ảnh hưởng đến vấn đề nhân quyền tại Việt Nam.

Ông Vũ Quốc Ngữ nhận định về ảnh hưởng của quốc tế lên tình hình nhân quyền Việt Nam :

"Tôi nghĩ cộng sản Việt Nam họ làm gì thì cũng dè chừng, để mắt đến phản ứng của quốc tế. Nếu quốc tế phản ứng mạnh mẽ và có biện pháp cụ thể thì Việt Nam mới sợ. Chẳng hạn như Hoa Kỳ hay EU không sử dụng những công cụ như trừng phạt về kinh tế, quân sự, ngoại giao…để buộc nhà cầm quyền Việt Nam tôn trọng nhân quyền thì cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục đàn áp, bắt bớ và kết án nặng những người bị bắt.

Trong bốn năm qua, Chính quyền của Tổng thống Trump dường như không quan tâm đến nhân quyền mà chỉ chú trọng đến kinh tế, hợp tác quân sự cho nên nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đàn áp mạnh tay hơn. Họ không lo sợ bị trừng phạt hay chỉ trích.

Mình không dự đoán được những năm tới dưới Chính quyền của Tổng Thống Joe Biden sẽ như thế nào. Ông Biden tuyên bố sẽ đặt vấn đề nhân quyền là điểm quan trọng trong quan hệ quốc tế, trong đó có Việt Nam. Chưa biết sự đàn áp của Đảng cộng sản Việt Nam có giảm đi hay không".

Ông Vũ Quốc Ngữ dự đoán bản án dành cho cô Phạm Đoan Trang sẽ nặng hơn cả bản án của ông Phạm Chí Dũng, nếu quốc tế không can thiệp kịp thời.

Báo cáo của Dự án 88 thống kê, án tù chung thân dành cho những người đấu tranh cho nhân quyền ở nhiều lĩnh vực được tuyên ở Việt Nam năm 2020 là 7,7% ; án tù từ 10 đến 14 năm chiếm 11,5% ; án tù từ 5 đến 9 năm chiếm 30,8% và án tù từ 0 đến 4 năm chiếm 50%.

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 07/04/2021

Additional Info

  • Author Phú Nhuận, Diễm Thi, Cánh Cò, RFA tiếng Việt
Published in Diễn đàn