Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Một ngày trước khi diễn ra phiên xử phúc thẩm blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một trong 5 luật sư bào chữa cho Mẹ Nấm là ông Nguyễn Khả thánh nói rằng khả năng giảm án cho thân chủ của ông là ‘rất mong manh’.

nhuquynh1

Tất cả những đường dẫn vào Tòa án nhân dân tối cao huyện Khánh Hòa đã bị chặn từ sáng sớm 28 tháng 6, ngày diễn ra phiên xử sơ thẩm Blogger Mẹ Nấm. Courtesy photo

Trả lời phỏng vấn của BBC, luật sư Nguyễn Khả Thành cho hay rằng trong cuộc gặp gần đây nhất giữa ông và blogger Mẹ Nấm, Mẹ Nấm vẫn dứt khoát không nhận tội. Luật sư Thành còn nói thêm giảm án hay không là còn tuỳ, có thể là vì áp lực của cộng đồng và dư luận, nhưng khẳng định đó chỉ là dự báo của ông.

Vài ngày trước trong lần trả lời RFA về khả năng bà Quỳnh sẽ được giảm án hay không trong phiên tòa phúc thẩm ngày 30 tháng 11 này, Luật sư Thành cho biết dư luận hiện nay đều cho rằng bản án 10 năm tù ở phiên sơ thẩm là quá nặng, cộng với áp lực quốc tế từ các tổ chức dân sự, giúp ông hy vọng bản án phúc thẩm có thể sẽ nhẹ hơn.

Đây cũng là nhận định của luật sư Võ An Đôn, người sẽ không được tham gia phiên tòa phúc thẩm sắp tới vì bị Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên tước thẻ hành nghề hôm 26 tháng 11, chia sẻ với đài RFA biết hôm Chủ nhật vừa qua.

Không chỉ riêng những luật sư tranh cãi cho blogger Mẹ Nấm cho rằng khả năng giảm án sẽ mong manh, mà ngay chính bà Tuyết Lan, mẹ của blogger này cũng đã chuẩn bị cho mình một tâm lý như thế trước ngày diễn ra phiên tòa phúc thẩm con của bà.

Từ Nha Trang, bà cho đài RFA biết bà không hy vọng con của mình có cơ hội giảm án.

"Tôi không hy vọng gì người ta sẽ giảm án cho con tôi hết. Và Quỳnh cũng nói với tôi rằng con không hy vọng người ta sẽ giảm án cho con".

Khi trả lời BBC, luật sư Nguyễn Khả Thành có nói rằng theo ông, thường thì bị cáo nhận tội sẽ được giảm án ở một mức độ nào đó. Nhưng bà Tuyết Lan cho biết bà cũng không hy vọng vào điều này.

"Vì mới đây tôi đọc trên mạng xã hội thì tôi biết em Nguyễn Văn Hoá, ban đầu họ nói em nhận tội thì họ giảm án nhưng họ vẫn kết tội em".

Blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, bị bắt vào ngày 10 tháng 10, năm 2016 với cáo buộc phạm tội tuyên truyền chống nhà nước theo điều 88 Bộ luật hình sự Việt Nam.

Vào ngày 29 tháng Sáu năm nay, bà bị tòa án tỉnh Khánh Hòa tuyên án 10 năm tù giam, và bà Như Quỳnh đã kháng án.

Các tổ chức dân sự, nhân quyền trong và ngoài nước phản đối bản án dành cho bà Quỳnh, nói rằng bà chỉ thực thi quyền biểu đạt ôn hòa của mình.

Published in Việt Nam
mardi, 28 novembre 2017 00:39

Ủy ban sông Mekong đã thất bại

Ủy ban sông Mekong đã thất bại trong việc thực thi sứ mạng của mình để bảo đảm sự phát triển của dòng sông này.

mekong1

Hạn hán ở Đồng bằng sông Cửu Long, 2016. AFP

Đó là tuyên bố của Liên minh cứu sông Mekong trong bức thư gửi Ủy ban sông Mekong vào ngày 27 tháng 11, năm 2017, ngay trước kỳ họp lần thứ 24 của Ủy ban này từ hôm nay 28 đến ngày 30 tháng 11, năm 2017.

Bức thư này được gửi đến các vị Bộ trưởng Môi trường hoặc Bộ trưởng những lĩnh vực liên quan đến môi trường của các quốc gia thành viên Ủy ban sông Mekong là Việt Nam, Campuchia, Lào, và Thái Lan, và đồng kính gửi ông Phạm Tuấn Phan, Trưởng Ban thư ký Ủy ban sông Mekong.

Liên minh cứu sông Mekong cho rằng ý kiến của các nhà khoa học về sông Mekong đã không được coi trọng, cũng như ý kiến của các cộng đồng cư dân đã không được lắng nghe khi thực hiện các dự án trên sông Mekong.

Bức thư đề nghị Ủy ban sông Mekong cải cách các thủ tục và qui trình để tạo điều kiện cho sự tham gia của cư dân sống ven bờ sông Mekong có hiệu quả.

Liên minh cứu sông Mekong kêu gọi dừng ngay việc xây dựng các đập thủy điện trên sông Mekong vì những đập này sẽ làm ảnh hưởng đến lượng cá trên sông, là nguồn thực phẩm của hàng triệu người sống dọc sông này.

Theo ước tính của Liên minh cứu sông Mekong, nếu các dự án đập thủy điện được thực hiệp sắp tới đây, tổng lượng cá đánh bắt được sẽ giảm từ 26 đến 42%.

Các đập thủy điện này cũng sẽ ảnh hưởng nặng nề đến khu vực Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, nơi sản xuất hơn phân nửa lượng gạo của cả nước và nuôi sống 145 triệu người Châu Á.

Liên minh cứu sông Mekong đưa ra những biện pháp có thể thay thế cho các đập thủy điện đó là năng lượng gió và mặt trời. Liên minh nhấn mạnh là việc thay thế này ngày càng dễ thực hiện vì kỹ thuật cũng như các thiết bị để sản xuất điện từ gió và mặt trời ngày càng rẻ.

Sông Mekong dài hơn 4000 cây số, là một trong những con sông quan trọng của Châu Á và thế giới. Sông này chảy qua sáu quốc gia là Trung Quốc, Miến Điện, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.

Ủy ban sông Mekong được thành lập vào năm 1957, do các nước vùng hạ du là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam, nhằm hợp tác phát triển giửa các quốc gia này trong việc chia sẻ nguồn nước, thực hiện các dự án chung nhằm tránh những xung đột về quyền lợi với nhau.

Trong vài năm gần đây người ta cho rằng Ủy ban sông Mekong đã bất lực trong việc phát triển con sông một cách bền vững, Ủy ban đã không thể làm gì được khi Trung quốc, một quốc gia không phải là thành viên, xây dựng hàng chục con đập lớn trên thượng nguồn, cũng như cũng không làm gì được khi nước Lào, một quốc gia thành viên của Ủy ban sông Mekong xây dựng những con đập khổng lồ trên con sông này.

Published in Châu Á

Ngay sau khi thông tin luật sư Võ An Đôn bị xóa tên khỏi đoàn luật sư tỉnh Phú Yên, trên mạng xã hội có ý kiến kêu gọi thành lập Liên đoàn Luật sư Tự do Việt Nam.

hls1

Luật sư Võ An Đôn và dân oan.   Courtesy of Facebook An Don Vo

Ý tưởng mới mẻ

Người được cho là khởi xướng ý tưởng thành lập Liên đoàn Luật sư Tự do là luật sư Lê Công Định. Ông là một luật sư bất đồng chính kiến ở Việt Nam đã từng bị tuyên án tù 5 năm về tội danh "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân". Ông được thả vào tháng 2/2013.

Trên trang cá nhân, luật sư Định nêu rõ : 

"Xóa tên luật sư Võ An Đôn khỏi Đoàn Luật sư Phú Yên, dẫn đến việc thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư của anh, một lần nữa chứng minh Liên đoàn Luật sư Việt Nam và các Đoàn Luật sư tỉnh thành ở nước này chỉ là con rối trong vở kịch công lý vụng về do đảng cầm quyền đạo diễn.

Thưa luật sư Võ An Đôn, anh nên nghỉ ngơi một thời gian rồi chúng ta cân nhắc thành lập Liên đoàn Luật sư Tự do Việt Nam để đối trọng lại tổ chức nô tài bưng bô đảng cầm quyền kia. Đây là đề nghị nghiêm túc".

Chỉ sau vài tiếng đồng hồ đăng trên Facebook, ý tưởng này đã nhận được hàng ngàn lượt "thích" và hàng trăm lượt chia sẻ với những bình luận phần đông tỏ ý đồng tình với ý kiến của luật sư Định.

Luật sư Võ An Đôn, người được luật sư Định ngỏ ý muốn cùng hợp tác lập nên hội luật sư độc lập này, nói với RFA rằng đây là một ý tưởng hay, mới mẻ và đáp ứng tình hình hiện tại ở Việt Nam :

Ở Việt Nam hiện nay chỉ có một Liên đoàn luật sư Việt Nam do Nhà nước dựng lên, không bảo vệ được quyền lợi chính đáng của luật sư.

Tuy nhiên ý tưởng này rất khó khăn, bởi vì luật pháp không cho phép những luật sư không gia nhập Liên đoàn Luật sư Việt Nam do Nhà nước thành lập thì không được hành nghề luật sư ở Việt Nam. Nếu có lập nên hội như anh Lê Công Định nói thì chẳng qua tham gia bảo vệ các vụ án dân sự, kinh tế, thương mại.

Tôi là luật sư nhưng bị cắt thẻ thì trở thành một công dân bình thường. Một công dân bình thường có quyền nhận ủy quyền của các đương sự trong các vụ án dân sự, kinh tế, lao động, hành chính, thương mại nhưng không được tham gia với tư cách luật sư bào chữa tại tòa với các bị can, bị cáo phạm tội hình sự.

Nhà báo Võ Văn Tạo hiện đang sống ở Nha Trang, người cũng từng có hàng chục năm làm việc trong lĩnh vực tư pháp, cũng hưởng ứng sáng kiến lập hội luật sư tự do. Tuy nhiên, ông cho rằng liên đoàn độc lập này chỉ có thể có tác dụng ở một mức độ nào đó mà thôi :

Theo quy định của luật pháp Việt Nam thì tổ chức đó chắc chắn sẽ không được phép hành nghề tranh tụng tại tòa. Đây là một hạn chế. Cho nên, cũng chỉ là lập nên một tổ chức để đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau và thậm chí có thể tư vấn giúp cho những người dân nghèo khó mà bị tước đoạt đất đai, nạn nhân bị chèn ép hay bạo hành,…để họ có thể tiếp cận pháp lý một cách tốt hơn.

Tôi tin rằng nếu đội ngũ này thực sự được thành lập, họ sẽ lấy thù lao rất nhẹ nhàng. Thậm chí là có những trường hợp không lấy thù lao nếu thân chủ quá nghèo khó. Đó là một điều tốt.

Một nhà tranh đấu cho dân chủ khác cũng nhiệt tình ủng hộ ý tưởng này đó là Tiến sĩ Nguyễn Quang A. Ông ủng hộ là vì theo ông luật sư cần là những người tiên phong trong việc thực thi những quyền hợp pháp của công dân, và điển hình trong trường hợp này là quyền lập hội :

Tôi nghĩ rằng nếu luật sư đứng ra lập những đoàn luật sư của mình là một điều rất đứng đắn. Nhất là những luật sư bị chính quyền hắt hủi và kể cả những luật sư của Liên đoàn Luật sư Việt Nam cũng có thể tham gia. Đó là quyền của họ !

Nói về mục đích hoạt động của hội luật sư độc lập, Tiến sĩ Nguyễn Quang A đưa ra lời gợi ý:

Đầu tiên họ phải bảo vệ chính họ, rồi họ giúp nhau nâng cao nghiệp vụ của mình, rồi cùng làm ăn. Có thể chính quyền sẽ cản, nhưng họ có thể làm những vụ liên quan đến người nước ngoài… Và phải làm cho chuyện người ta nghĩ đây là điều bất bình thường nhưng thực sự đây là chuyện rất bình thường bởi vì đây là quyền của họ.

Mặc dù có nhiều ý kiến tán thành việc lập nên Liên đoàn Luật sư Tự do, nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều quan điểm cho rằng việc này không khả thi và không mang lại hiệu quả. Một trong những người có quan điểm như vậy là luật sư Hà Huy Sơn của Đoàn luật sư Hà Nội :

Tôi nghĩ là người ta cho rằng Liên đoàn luật sư Việt Nam không độc lập nên người ta muốn lập hội đó. Người ta đặt ra ý tưởng như vậy thôi, chứ theo tôi nó không thực tế và hội đó cũng chẳng giải quyết được việc gì cả.

222222222222222

Quyết định xóa tên Luật sư Võ An Đôn khỏi đoàn ls Phú Yên. Courtesy of Facebook An Don Vo.

Muôn vàn thách thức

Ở Việt Nam hiện nay đã có nhiều tổ chức mang tính độc lập, tức là không nằm dưới sự quản lý của Nhà nước. Điển hình như Hội Nhà báo Tự do, Diễn đàn Xã hội dân sự, Văn đoàn độc lập… Tuy nhiên, hầu hết những tổ chức này đều bị nhà cầm quyền chèn ép.

Một ví dụ khá giống với trường hợp của luật sư Võ An Đôn, đó là vụ việc Hội Nhà văn Việt Nam từng gạch tên một số thành viên tham gia Văn đoàn độc lập. Lý do Hội Nhà văn Việt Nam đưa ra là những người này tham gia một tổ chức không được thừa nhận và có dấu hiệu phạm pháp. Chính ông Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam gọi Văn đoàn độc lập là những người "khước từ sự lãnh đạo của Đảng Công sản".

Hội Nhà báo Độc lập cũng là một trong những ví dụ điển hình của sự đàn áp từ phía chính quyền. Ông Phạm Chí Dũng, chủ tịch của hội này đã từng tiết lộ rằng bản thân liên tục phải chịu đàn áp từ chính quyền và công an, liên tục bị đe dọa tống giam. Một số hội viên cũng thường xuyên bị công an triệu tập, sách nhiễu và khủng bố tinh thần. Những cuộc họp và sinh hoạt định kỳ của hội thường xuyên bị ngăn chặn, quấy nhiễu.

Chính bởi những lý do này nên nhiều người lo ngại rằng nếu hội luật sư độc lập được thành lập, họ sẽ phải chịu sự đàn áp từ chính quyền như những tổ chức khác. Nhà báo Võ Văn Tạo e ngại :

Tất cả các tổ chức [độc lập] đó đều ra đời một cách rất khó và liên tục bị phía an ninh và Nhà nước đánh phá đủ các kiểu. Tôi cho rằng tổ chức của các luật sư độc lập cũng thế. Chắc chắn không tránh khỏi quy luật đó. Để duy trì nó hoạt động là cả một vấn đề. Ngoài kinh phí tài chính, cái khó khăn nhất vẫn là chuyện Nhà nước đàn áp.

Theo khuôn mẫu của tất cả các nhà nước Cộng sản từ thời Liên Xô đến giờ, mọi tổ chức đều phải do Đảng Cộng sản nghĩ ra và sắp đặt, và đều phải tuân theo sự chỉ đạo, sai khiến của Đảng. Mọi công dân không được phép thành lập cái gì ngoài tầm với của Đảng.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A nêu ra một thách thức khác :

Tòa án, dưới sự điều khiển hoàn toàn của Đảng Cộng sản Việt Nam, chắc chắc chắn sẽ không chấp nhận cho các luật sư thuộc đoàn luật sư độc lập để bào chữa hay bảo vệ thân chủ của mình. Chỉ có họ với người dân đấu tranh một cách quyết liệt thì mới có thể giành lại quyền bào chữa của mình.

Ngày 26/11 vừa qua, Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên đã quyết định kỷ luật luật sư Võ An Đôn bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của tỉnh này. Lý do được đưa ra là do ông Đôn có nhiều bài viết, phát ngôn, trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài, bịa đặt và nói xấu cơ quan tố tụng, Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Nhiều luật sư khác ở Việt Nam thậm chí bị bỏ tù vì những điều tương tự, chẳng hạn như luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Công Định, Lê Quốc Quân, Lê Thị Công Nhân,…

Nhà báo Võ Văn Tạo cho rằng luật sư Võ An Đôn có thể khiếu nại quyết định của Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên. Ngoài ra, Liên đoàn Luật sư Việt Nam cũng như Bộ Tư pháp nên can thiệp một cách đúng mức vào quyết định này, như một "thành tích" để vớt vát lại hình ảnh nhân quyền mà ông nói là vốn đã nhem nhuốc trước buổi đối thoại nhân quyền với EU sắp tới.

Chúng tôi lướt qua các trang mạng xã hội và ghi nhận một số ý kiến không ủng hộ việc thành lập hội luật sư độc lập. Tài khoản Bảo Bình nhận định như sau: Quốc có quốc pháp, gia có gia quy. Kể cả bạn bè cũng có trật tự chơi với nhau. Cũng đừng tưởng loài vật là bát nháo, mà chúng cũng có trật tự cả đấy! Ngay cả cơ thể của các anh, tay, chân, mặt, mũi, thế nào nó cũng có trật tự cả đó. Các anh đang sống ở bất kỳ quốc gia nào, khi tham gia vào tổ, hội nào, đều có quy tắc ứng xử, luật - lệ - trên - dưới cả. Luật sư Lê Công Định và Võ An Đôn, thật sự không hiểu là các anh có biết được những điều cơ bản trên không ?

Nguồn : RFA, 27/11/2017

Published in Diễn đàn

Tây Nguyên mùa này rộn ràng không khí thu hoạch cà phê, những nương rẫy cà phê bạt ngàn đang chín mọng đỏ ửng chờ thu hoạch. Niềm vui chưa tròn thì người dân phải đối mặt với bao trăn trở "được mùa mất giá, được giá mất mùa", và một nỗi đau khi những gốc cà phê bị hái trộm và bẻ gãy trơ gốc.

caphe1

Hình chụp ngày 10/3/2013. Một người dân Ede ở vườn cafe của mình tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đak Lak.  AFP

Ông Trần Khắc Đường – nông dân trồng cà phê trú tại huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng cho biết "Dạo này bọn trộm lộng hành, nhiều nhà bị chúng hái trộm nhiều lô cà phê, thậm chí còn chặt và bẻ gãy cả hàng chục cây khiến bà con nông dân thiệt hại vô cùng nặng nề".

Theo phản ánh của những nông dân tại đây, tìm hiểu ra mới biết không phải chỉ một nhà bị tình trạng này xảy ra với hầu hết các vùng chuyên canh cà phê ở toàn huyện.

Ông Minh cũng là một người làm cà phê tại huyện Lâm Hà mô tả thêm "Ở chỗ này chỗ nọ trong địa phương vẫn xảy ra tình trạng bị mất cắp cà phê sau một năm mình làm ra".

Ông cũng cho biết là hình thức trộm cắp cà phê rất lắm thủ đoạn, không chỉ là vào vườn hái cà phê, cắt cành mà nhiều khi chúng còn cướp trắng trên đường vận chuyển.

"Có những trường hợp đã đóng gói vào bao để ngay sân của chòi canh, thì cũng bị mất. Chỉ cần nó bỏ lên xe chở chạy đi một lúc là khi mình đuổi theo thì chúng đã phi tang và chối cãi không nhận. Để tránh tình trạng này thì tốt nhất là bố trí người ở lại túc trực để canh cà phê của mình. Còn những người cẩn thận thì khi chở về họ cho người ngồi sau áp tải. Tránh trường hợp bị kẻ gian trèo lên hất cà phê xuống".

Nhiều hộ gia đình đã khóc nghẹn đi khi nhìn những vườn cà phê xơ xác lá cành. Đau đớn vì bị hái trộm thành quả sau một năm chăm sóc không đau bằng nguy cơ sang năm mất trắng không có gì mà thu hoạch khi cành bị bẻ gãy khô héo.

Ông Trần Khắc Đường cũng nghẹn ngào nói :

"Riêng gia đình tôi, bị bọn trộm cắt cành, hái cà phê. Chúng tôi có kêu lên chính quyền nhưng không có ai bảo vệ, mà cũng tự của ai người ấy giữ".

"Mất trộm cà phê mà do họ hái thì còn đỡ, mà họ cắt cả cành và đưa đi chỗ khác để hái. Giờ chẳng biết kêu ai, xã hội thì họ chẳng quan tâm gì chuyện đó".

Ngoài việc mất trộm cà phê, mà người dân còn bị những kẻ gian lấy đi những tài sản quý giá, bắt trộm chó mèo, và cả máy bơm hay các vật dụng gia dụng.

Những kẻ gian vặt trụi các cây cà phê nặng trĩu quả cũng đồng thời vặt trụi luôn niềm tin của con người với nhau. Giờ đây người dân không biết ai là người ngay kẻ gian, không biết tin tưởng vào ai vì ngay cả cà phê phơi trong sân nhà cũng bị hốt sạch.

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng cà phê là loài cây trồng chủ lực, chiếm 70% diện tích trồng cây lâu năm của tỉnh Lâm Đồng. Cà phê là mặt hàng nông sản có tỉ lệ xuất khẩu lớn nhất, chiếm hơn 55% kim ngạch xuất khẩu nông sản và trên 45% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh này.

Nạn trộm cắp khiến người dân tính đến phương án phải tổ chức thu hoạch sớm, điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng cà phê giảm sút, kéo theo giá trị thương mại hạ thấp.

Các tỉnh Lâm Đồng, Daklak, Gialai, Daknong là những tỉnh có diện tích trồng cà phê lớn nhất cả nước và không tránh khỏi vấn nạn trộm cắp nhức nhối này. Nguyên nhân tình trạng này gia tăng được cho là do giá cả cà phê tương đối cao làm lòng tham của những tên "đạo chích" cũng tăng theo. Theo giá niêm yết thị trường, năm nay giá cà phê cũng đạt ở mức cao. Giá trung bình dao động từ 38.300/1kg cho đến 39.300/1kg.

Như vậy chỉ cần vài giờ đột nhập vào nông trang, kẻ gian đã hái được hàng chục triệu đồng.

Do lợi nhuận làm mờ mắt, cồng thêm sự lơ là của các cơ quan chức năng khiến tình trạng này vẫn không giảm xuống.

Ông Đường thông tin thêm "Xóm tôi có làm chốt an ninh, nhưng từ đầu mùa đến cuối mùa thì không thấy mở cửa".

Ông Minh cũng nêu lên một nguyên nhân khiến hoạt động của các cơ quan chức năng không mấy hiệu quả là do địa bàn rộng lớn, phạm vi hoạt động của đội an ninh thì có hạn.

"Phía chính quyền thì tới mùa vẫn tạo ra một cái gọi là đội an ninh. Đội an ninh này có nhiệm vụ đi tuần tra để hạn chế tình trạng mất cắp. Khi đã thành lập đội an ninh, thì những người có diện tích trồng cà phê trong khu vực đó thì phải đóng khoảng 200 ngàn đồng trên một sào. Nhưng mà thực sự thì không đưa lại hiệu quả cao bởi vì địa bàn thì diện tích rộng lớn mà hoạt động của đội an ninh thì chỉ làm ở phạm vi nhỏ, người ta cũng không thể bao quát hết được". Ông Minh nêu thực trạng.

Đêm đến thường là thời gian mà những kẻ gian này đột nhập các nông trang. Của gian được các đại lý mua lại mà rất khó lòng phát hiện đâu là đồ ăn trộm. Nhà cầm quyền địa phương cũng đã bắt giữ một số nghi can. Tuy nhiên, không dễ dàng gì để xử lý vì thiếu chứng cứ và thường tha vì chính người nhà cũng không muốn làm to chuyện sợ sau này bị trả thù.

Rình rập, lợi dụng sơ hở của bà con nông dân, những kẻ trộm thông thạo địa hình đã vượt mặt an ninh để thu lợi bất chính.

Nơm nớp, mất ăn mất ngủ vì thành quả cả năm trời chăm sóc người dân phải tự kìm nén đau thương và bảo vệ lấy tài sản của chính mình chứ không dám kỳ vọng gì từ chính quyền địa phương.

"Chúng tôi đã báo với chính quyền, nhưng chính quyền không giải quyết. Họ yêu cầu bắt trực tiếp hay có chứng cứ, mà báo sau thì không được giải quyết. Nên chúng tôi phải canh ngày canh đêm, hái xong cũng không dám về vì sợ mất cắp".

Tiến Thiện

Published in Việt Nam

Ngày 25/11, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng vừa nhóm họp tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Tổng bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng — Trưởng ban Chỉ đạo để đưa ra phương hướng sớm xét xử một loạt các vụ tham nhũng, trong đó có vụ án Trịnh Xuân Thanh.

txt1

Màn hình TV chiếu hình ông Trịnh Xuân Thanh trên VTV ở Hà Nội hôm 4/8/2017 - AFP

TTXVN dẫn lời ông Nguyễn Phú Trọng cho hay, trước hết cần tập trung xét xử công minh "vụ Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm xảy ra tại Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) và vụ góp vốn 800 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) vào Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại dương (Oceanbank), tập trung làm cho bằng được, lần lượt đưa ra xét xử trong năm 2017, tháng 1 và đầu tháng 2/2018, bảo đảm theo đúng quy định pháp luật, đồng thời phải tích cực, quyết liệt hơn theo yêu cầu, nhiệm vụ chính trị".

Ông Trịnh Xuân Thanh từng là một viên chức cấp cao của Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam. Ông này trở thành tâm điểm chú ý vào năm 2016 khi bị phát hiện đang sử dụng một xe Lexus mang biển số xanh xe công. Ông bị cáo buộc sai phạm để thất thoát 3300 tỷ đồng khi còn là chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Tổng Công ty Cổ Phần Xây Lắp Dầu Khí.

Ông xuất hiện tại Đức vào giữa năm ngoái và được cho biết có đơn xin tỵ nạn tại nước này. Tuy nhiên vào đầu tháng 8, ông này xuất hiện trên Truyền Hình Nhà Nước Việt Nam với đơn xin tự thú.

Nước Đức sau đó cáo buộc phía Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược, trục xuất 2 nhà ngoại giao Việt Nam trong đại sứ quán ở Berlin.

Phát ngôn nhân của Bộ ngoại giao Đức - Rainer Breul nói rằng sẽ không để vụ việc bị ‘chìm xuồng’ mà Đức từng kỳ vọng Việt Nam chính thức xin lổi và bảo đảm không để xảy ra một ‘chiến dịch’ khác như thế trên đất Đức.

Published in Việt Nam

Đề xuất miễn học phí đến lớp 9 và giáo viên sẽ hưởng lương cao nhất, là hai điểm nổi bật trong dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi vừa được Bộ Giáo dục - đào tạo trình Chính phủ.

giaovien1

Các học sinh năm đầu cấp hai diễu hành nhân lễ khai giảng năm học mới ngày 5/9/2016 ở Hà Nội. AFP

Hiện tại, việc miễn học phí tại trường công lập chỉ áp dụng đến lớp 5. Nếu dự thảo được thông qua, học sinh cả hai cấp tiểu học và trung học cơ sở từ lớp 6 đến lớp 9 thuộc hệ thống trường công sẽ được học miễn phí.

Theo dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, các trường tư sẽ được quyền chủ động mức thu học phí.

Cũng theo dự thảo, tiền lương của giáo viên các cấp sẽ được điều chỉnh thành cao nhất trong hệ thống bậc lương công chức. Ngoài ra nhà giáo cũng được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ.

Hiện giờ lương giáo viên rất thấp, đặc biệt là lương giáo viên mẫu giáo và tiểu học không đủ để sống ở mức sống tối thiểu.

Cũng liên quan đến giáo dục, trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục Đại học trình chính phủ, Bộ giáo dục đã đề xuất một số nội dung nổi bật như tự bầu lãnh đạo và tự quyết định mức học phí.

Theo dự thảo, quy định về Hội đồng trường với số lượng thành viên hội đồng trường là 17 người và phải là số lẻ, với các thành viên bên ngoài trường chiếm tỷ lệ tối thiểu 30%, trong đó bao gồm một đại diện của cơ quan quản lý của chính phủ.

Cũng theo Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục Đại học, nhiệm vụ của hội đồng trường cũng được quy định khá chi tiết, trong đó có quyền bầu hiệu trưởng và các hiệu phó.

Giải thích về đề xuất này, Bộ Giáo dục và đào tạo cho rằng, do dự thảo đã quy định Hội đồng trường là cơ quan quản trị, quyền lực cao nhất trong trường Đại học nên Hội đồng trường thực hiện quyền tự chủ trong việc bầu lãnh đạo và Bộ Giáo dục và đào tạo sẽ không can thiệp vào công tác nhân sự cũng như quá trình bầu hiệu trưởng, phó hiệu trưởng của hội đồng trường.

Tuy nhiên, cũng theo Dự thảo Luật sửa đổi Luật Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và đào tạo chỉ công nhận chức danh hiệu trưởng và hiệu phó nếu kiểm tra thấy việc bầu chọn đã đầy đủ các quy trình và theo tiêu chuẩn do luật quy định.

Ngoài ra, Dự thảo Luật Giáo dục Đại học sửa đổi cũng đưa ra nhiều quy định mới như được quyền chủ động mức học phí và quyền quyết định chỉ tiêu tuyển sinh viên phù hợp điều kiện của trường.

Published in Việt Nam

 

Việt Nam có điểm số thấp trong báo cáo tự do Internet 2017 (RFA, 14/11/2017)

Có thêm nhiều chính phủ theo Nga và Trung Quốc trong việc thao túng truyền thông mạng xã hội cũng như đàn áp các nhà bất đồng chính kiến trực tuyến như là một động thái đe dọa dân chủ nghiêm trọng.

internet2

Báo cáo tự do internet 2017 của Freedom House về Việt Nam - Courtesy Freedom House

Tổ chức Nhân quyền Freedom House đưa ra nhận định vừa nêu khi cho công bố bản phúc trình thường niên về "Tự do Internet năm 2017", vào ngày 14 tháng 11.

Báo cáo nêu rõ các chiến thuật tung tin giả trực tuyến đóng một vai trò quan trọng trong các cuộc bầu cử ở ít nhất 18 quốc gia trong năm 2016, bao gồm cả Hoa Kỳ.

Chủ tịch của Freedom House, Michael Abramowitz nói rằng Nga và Trung Quốc là hai quốc gia tiên phong trong việc sử dụng các nhà bình luận được trả lương và các chương trình chính trị để tuyên truyền cho chính phủ, nhưng giờ đây cách thức này đã lan rộng ra toàn cầu. Ông Michael Abramowitz còn nhấn mạnh sự lan rộng nhanh chóng như thế có thể gây ảnh hưởng đến dân chủ và các hoạt động dân sự.

Giám đốc dự án "Tự do Internet", Sanja Kelly, giải thích hành động thao túng của các chính phủ thường khó phát hiện và khó khăn hơn nhiều để chống lại các hình thức kiểm duyệt khác, chẳng hạn như chặn trang web.

Tổ chức Nhân quyền Freedom House thực hiện báo cáo "Tự do Internet" năm 2017 ở 65 quốc gia và phát hiện có 30 chính phủ sử dụng các hình thức thao túng tạo sai lệch những thông tin trực tuyến. Các nhà bình luận được trả tiền để làm công việc này. Và bản phúc trình năm nay đánh dấu 17 năm liên tục suy giảm chung về tự do internet toàn cầu, được cho là hậu quả của việc chính phủ thao túng cũng như có nhiều nỗ lực để lọc và chặn thông tin trực tuyến.

Bản báo cáo còn cho thấy các chính phủ của ít nhất 14 quốc gia đã hạn chế quyền tự do internet trong nỗ lực giải quyết thao túng nội dung. Ví dụ như Ukraine chặn các dịch vụ có xuất xứ từ Nga trong nỗ lực ngăn chặn tuyên truyền ủng hộ Nga.

Theo báo cáo thì trong 10 chủ điểm được đưa ra, chính quyền Việt Nam kiểm duyệt 8 chủ điểm. Hà Nội có điểm số 76 trên thang điểm 100.

********************

Facebook, Google với quy định máy chủ ở Việt Nam (RFA, 13/11/2017)

Dự thảo Luật An ninh mạng mới đây dấy lên mối lo ngại về nguy cơ các nhà cung cấp ứng dụng Facebook, Google, Viber, Skype... rời bỏ Việt Nam do quy định phải đắt máy chủ tại nước này. Người sử dụng mạng xã hội trong nước có ý kiến gì về quan ngại vừa nêu ?

maychu1

Sử dụng Facebook để liên lạc với bạn bè.  RFA

Ảnh hưởng

Nhiều người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam cho rằng nếu Facebook, Google rút khỏi Việt Nam thì đây sẽ là một tổn thất lớn.

Xuân Tiến, sinh viên một trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, nếu giả định trên thực sự xảy ra sẽ gây khó khăn khá nhiều, đặc biệt là cho sinh viên. Theo Tiến, khi mất quyền sử dụng Google tìm kiếm sinh viên sẽ phải quay lại hình thức tra cứu thông tin bằng cách truyền thống như hỏi anh chị khoá trên, hoặc tìm hiểu thông qua sách báo…

"Một ngày nào đó bạn thức dậy rồi vô trang Google tìm kiếm mà không thấy nó hiện diện nữa, thì khi bạn muốn tìm kiếm tài liệu nào đó để học tập thì nó cực kỳ khó khăn. Nguồn đưa lên trên mạng sẽ không còn nữa và mình phải tự bỏ tiền ra đi mua sách hoặc là mua các bản photo mà không đảm bảo được chất lượng của những bản đó".

Thành Trung, một sinh viên thường xuyên sử dụng hệ thống Google Drive để lưu trữ dữ liệu cho rằng người dùng sử dụng hệ thống Gmail, Drive sẽ gặp bất tiện nếu Facebook, Google rút khỏi Việt Nam. Nguyên nhân là vì họ phải chuyển đổi hệ thống dữ liệu database của họ từ đầu.

"Thật sự thì hiện tại có rất nhiều kênh cho các bạn sử dụng, nhưng kênh thường xuyên sử dụng nhất như bạn đã nói mà bị out ra thì bắt buộc người ta phải chuyển toàn bộ cái quy trình lại từ đầu, tức là các thông tin, database phải chuyển này nọ rất phức tạp. Mình nghĩ rất bất tiện".

Ngoài ra, Google Maps, một trong những ứng dụng của Google cũng được nhiều người dùng Việt Nam sử dụng. Khi mất quyền sử dụng Google Maps nhiều người dùng Việt Nam sẽ bị mất quyền lợi, Xuân Tiến cho biết :

"Ở Việt Nam chưa có một ứng dụng nào để tìm đường đi từ điểm A đến điểm B hết, trong khi Google lại làm điều đó rất tốt và tìm đường đi ngắn nhất. Nên mình nghĩ là sự hiện diện của Google tại Việt Nam có thể là sẽ không bị biến mất. 

Nếu Google biến mất thì Google Maps sẽ không hoạt động được mà nếu bạn muốn đi từ điểm A đến điểm B mà là một người không sành đường thì chắc chắn là sẽ không biết được đi đường nào là gần nhất và tốn rất nhiều chi phí. Ví dụ như đi xe ôm từ điểm này đến điểm kia chẳng hạn".

Quý Quốc, một diễn viên tập sự có mật độ trao đổi thông tin dày đặc trên mạng xã hội Facebook cho rằng sự biến mất giả định của Facebook sẽ khiến anh khó khăn rất nhiều trong việc trao đổi, giao tiếp với mọi người :

"Có nhiều công việc mình làm ở trên Facebook. Đa số mình liên lạc với bạn bè qua Facebook là nhiều. Nói chung là nếu không sử dụng Facebook nữa thì khó liên lạc với mọi người, nên mình hy vọng là chuyện này không xảy ra".

Theo Quý Quốc, dù sau này Facebook có bị chặn tại Việt Nam thì khả năng cao là anh sẽ tìm cách để truy cập vô trang mạng xã hội này :

maychu2

Nhiều người sử dụng Google Maps để tìm đường đi. RFA

"Cái đó là chuyện tất nhiên rồi, bây giờ quan trọng là bất cứ việc gì mình cũng chỉ lên Facebook hết. Bất cứ gì, theo bản thân mình tuy mình làm không nhiều nhưng mình cần phải có Facebook. Có Facebook mình mới làm việc được nhiều, mới liên lạc với bạn bè của mình được. Chứ không có sao mình làm gì được".

Theo Dự thảo Luật An ninh mạng, các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet tại Việt Nam phải có giấy phép hoạt động, đặt cơ quan đại diện, máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng tại Việt Nam. 
Những ý kiến chúng tôi ghi nhận đều cho rằng việc bắt buộc các nhà cung cấp nước ngoài phải đặt máy chủ quản lý dữ liệu người dùng tại Việt Nam là chưa phù hợp.

"Mình thấy việc đăng ký và quản lý Facebook như vậy thì không ok lắm".

Đề nghị

Xuân Tiến cho rằng không bắt buộc phải có máy chủ quản lý người dùng đặt tại lãnh thổ Việt Nam thì các nhà cung cấp dịch vụ vẫn có thể nắm bắt, quản lý được người dùng :

"Quản lý người dùng thì mình nghĩ là nó đặt trụ sở ở đâu cũng được. Vì khi mà mình đăng ký một tài khoản nào đó thì tất cả server của họ đã nắm được thông tin, không cần thiết phải đặt tại Việt Nam".
Theo Thành Trung, trình độ kỹ thuật và kiến thức chuyên môn của nhân lực Việt hiện vẫn đang ở tầm trung và thấp, chưa sẵn sàng để chào đón các công ty lớn như Facebook, Google vào Việt Nam theo hình thức cơ quan đại diện.

"Mình nghĩ hiện tại Việt Nam chưa sẵn sàng để đón các tập đoàn lớn như Google hoặc Facebook để vào Việt Nam. Một phần là về kinh tế, một phần là về nhân lực".

Bàn luận xoay quanh phương thức quản lý cần thiết và phù hợp với tình hình của Việt Nam hiện tại, các ý kiến cho rằng Việt Nam trước mắt nên xem xét các biện pháp kỹ thuật thay vì yêu cầu đặt cơ quan đại diện tại Việt Nam.

"Mình nghĩ là cho đặt trụ sở tại Việt Nam thì cũng tốt thôi bởi vì gia nhập vào Việt Nam thì cũng tăng thêm vị trí, tiếng tăm cho Việt Nam. Tốt nhất cho hiện tại thì mình nghĩ là chưa cần thiết, nếu như chưa có khả năng đưa trụ sở vào Việt Nam thì có thể đưa một kỹ thuật nào đó để an ninh mạng.

Theo mình nếu quản lý thì chỉ quản lý một phần nào đó thôi chứ đâu cần quản lý hết tất cả đâu. Quản lý những trang mạng xấu, bán hàng cấm thì nên quản lý những cái đó. Còn những thông tin cá nhân của người khác thì không cần quản lý".

Ngay cả Phòng Thương Mại - Công Nghiệp Việt Nam VCCI cũng có phản biện cho rằng quy định buộc các doanh nghiệp nước ngoài phải đặt máy chủ tại Việt Nam là trái với các cam kết quốc tế mà Hà Nội đã tham gia và ký, như WTO, EVFTA…

Thông tín viên RFA

********************

Việt Nam có điểm số thấp trong báo cáo tự do Internet 2017 (RFA, 14/11/2017)

Có thêm nhiều chính phủ theo Nga và Trung Quốc trong việc thao túng truyền thông mạng xã hội cũng như đàn áp các nhà bất đồng chính kiến trực tuyến như là một động thái đe dọa dân chủ nghiêm trọng.

3333333333333333

Báo cáo tự do internet 2017 của Freedom House về Việt Nam - Courtesy Freedom House

Tổ chức Nhân quyền Freedom House đưa ra nhận định vừa nêu khi cho công bố bản phúc trình thường niên về "Tự do Internet năm 2017", vào ngày 14 tháng 11.

Báo cáo nêu rõ các chiến thuật tung tin giả trực tuyến đóng một vai trò quan trọng trong các cuộc bầu cử ở ít nhất 18 quốc gia trong năm 2016, bao gồm cả Hoa Kỳ.

Chủ tịch của Freedom House, Michael Abramowitz nói rằng Nga và Trung Quốc là hai quốc gia tiên phong trong việc sử dụng các nhà bình luận được trả lương và các chương trình chính trị để tuyên truyền cho chính phủ, nhưng giờ đây cách thức này đã lan rộng ra toàn cầu. Ông Michael Abramowitz còn nhấn mạnh sự lan rộng nhanh chóng như thế có thể gây ảnh hưởng đến dân chủ và các hoạt động dân sự.

Giám đốc dự án "Tự do Internet", Sanja Kelly, giải thích hành động thao túng của các chính phủ thường khó phát hiện và khó khăn hơn nhiều để chống lại các hình thức kiểm duyệt khác, chẳng hạn như chặn trang web.

Tổ chức Nhân quyền Freedom House thực hiện báo cáo "Tự do Internet" năm 2017 ở 65 quốc gia và phát hiện có 30 chính phủ sử dụng các hình thức thao túng tạo sai lệch những thông tin trực tuyến. Các nhà bình luận được trả tiền để làm công việc này. Và bản phúc trình năm nay đánh dấu 17 năm liên tục suy giảm chung về tự do internet toàn cầu, được cho là hậu quả của việc chính phủ thao túng cũng như có nhiều nỗ lực để lọc và chặn thông tin trực tuyến.

Bản báo cáo còn cho thấy các chính phủ của ít nhất 14 quốc gia đã hạn chế quyền tự do internet trong nỗ lực giải quyết thao túng nội dung. Ví dụ như Ukraine chặn các dịch vụ có xuất xứ từ Nga trong nỗ lực ngăn chặn tuyên truyền ủng hộ Nga.

Theo báo cáo thì trong 10 chủ điểm được đưa ra, chính quyền Việt Nam kiểm duyệt 8 chủ điểm. Hà Nội có điểm số 76 trên thang điểm 100.

 

Published in Việt Nam
lundi, 13 novembre 2017 16:28

Giải thưởng Nhân quyền 2017

Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam tại California đã chọn trao giải Nhân Quyền Việt Nam 2017 cho 4 cá nhân, tổ chức có những đóng góp tích cực cho phong trào nhân quyền của Việt Nam. Đó là Ông Nguyễn Hữu Vinh (biệt danh Anh Ba Sàm), Hội Anh Em Dân Chủ, blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (biệt danh Mẹ Nấm), và Mục Sư Y Yích.

giai1

Ông Nguyễn Hữu Vinh, cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Mục sư Y Yích (từ trái qua). Courtesy of tienbo.org

Buổi lễ trao giải Nhân Quyền Việt Nam năm nay sẽ được tổ chức tại hội trường thành phố Westminster, California, Hoa Kỳ vào ngày Chủ Nhật, 10 Tháng 12, 2017, đúng Ngày Quốc Tế Nhân Quyền lần thứ 69, và cũng đánh dấu 20 năm hoạt động của Mạng Lưới Nhân Quyền.

Thông cáo báo chí từ Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam cho biết 4 cá nhân và tổ chức được trao giải năm nay được bình chọn từ danh sách 14 đơn đề cử từ Việt Nam và hải ngoại.

Ông Nguyễn Kim Bình, Trưởng Ban Phối Hợp Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam nói với RFA rằng năm nay việc chọn người trao giải diễn ra trong bối cảnh chính quyền Việt Nam gia tăng đàn áp với các nhà hoạt động nhân quyền, trong đó đối tượng bị đàn áp mạnh nhất là Hội Anh Em Dân Chủ :

Cho dù không có sự đàn áp đó thì lâu nay chúng tôi cũng luôn ghi nhận sự đóng góp của Hội Anh Em Dân Chủ trong nhiều năm vừa qua, không những trong việc vận động cho dân chủ ở Việt Nam, mà còn bảo vệ cho các quyền lợi căn bản của người dân Việt Nam.

Hai trong 3 cá nhân còn lại là nhà báo và blogger nổi tiếng là anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh thì có lẽ quý thính giả trong và ngoài nước đều biết đến sự ảnh hưởng của họ. Đây là hai người tiên phong thực hiện quyền tự do ngôn luận của họ và giúp người dân quyền tự do thông tin, tự do được biết những gì họ cần biết và vai trò của họ trong việc phát triển ngành truyền thông độc lập của Việt Nam.

Một điều đặc biệt khác ông Bình chia sẻ với chúng tôi đó là giải thưởng năm nay được trao cho Mục sư Y Yích, một người thiểu số ở Tây Nguyên. Mục sư đang phải chịu án tù hơn 10 năm chỉ vì muốn bảo vệ cho các tín đồ của hội thánh. Năm nay là năm đầu tiên Mạng lưới trao giải cho một nhà tranh đấu người dân tộc thiểu số.

Bà Lê Thị Minh Hà, vợ của ông Nguyễn Hữu Vinh, bày tỏ niềm hạnh phúc khi biết chồng bà được chọn trao giải Nhân quyền 2017 :

Dù rằng về hình thức có thể có chút gì đó "màu xanh, đỏ hay vàng" nhưng đối với mình quan trọng nhất là cùng một mục tiêu là muốn cho đất nước thay đổi. Do vậy, moi cử chỉ, hành động hướng tới việc đó ví dụ như công nhận, là điều rất hạnh phúc đối với bản thân mình và gia đình và là một niềm động viên khá lớn.

Ông Nguyễn Hữu Vinh bị bắt vào tháng 5/2014 và bị kết án 5 năm tù giam vào tháng 3/2016 với cáo buộc vi phạm điều 258 Bộ luật hình sự "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích quốc gia". Trước khi bị bắt, ông Vinh lập trang blog Anh Ba Sàm vào năm 2007, tự gọi là cơ quan ngôn luận của "Thông Tấn Xã Vỉa Hè". Mục đích của trang Anh Ba Sàm được nêu rõ là khai dân trí, đồng thời tận dụng tối đa các tiện ích của Internet để mang tri thức đến cho mọi người. Ngoài ra ông còn lập các trang Dân quyền và Việt sử ký nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân Việt Nam.

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, một thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ cũng bày tỏ sự vui mừng, hãnh diện khi Hội được trao giải. Ông nói rằng giải thưởng này hoàn toàn xứng đáng, là vì :

Hội đã tham gia vào hầu hết tất cả các hoạt động dân sự để bảo vệ quyền lợi của những người dân bị chế độ đàn áp, như bảo vệ môi trường, chống Formosa, kết hợp cùng bà con giáo dân tham gia những cuộc biểu tình đòi Formosa phải đi khỏi Việt Nam để bảo vệ môi trường. Cũng như tham gia những cuộc biểu tình chống Tập Cận Bình, biểu thị tinh thần độc lập, thúc giục nhà nước cộng sản Việt Nam phải tự lực tự cường. Ngoài ra, hội còn tưởng niệm các chiến sĩ của cả hai bên Việt Nam Cộng Hòa và Quân đội Nhân dân Việt Nam đã hi sinh để bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa.

Hội Anh Em Dân Chủ là một trong những tổ chức bị chính phủ Hà Nội đàn áp mạnh tay nhất trong thời gian gần đây. Từ cuối tháng 7 vừa qua đến nay, 5 thành viên của Hội đã bị bắt và nhiều cá nhân khác bị công an triệu tập liên quan đến hoạt động của hội trong đó có Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa.

Hội được thành lập vào tháng 4 năm 2013 bởi luật sư Nguyễn Văn Đài và hơn 40 tù nhân lương tâm. Tính đến hiện nay, hội có tổng cộng 12 thành viên bị bắt giữ hay truy tố theo điều 79 hoặc 88 Bộ luật hình sự. Ngoài ra, nhiều thành viên khác của hội đang phải lẩn trốn trước sự tăng cường đàn áp của chính phủ Việt Nam.

Anh Hoàng Cường, thành viên của hội NO-U, một tổ chức xã hội dân sự ở Hà Nội và Sài Gòn nói với RFA rằng anh ủng hộ sự quan tâm của đồng bào hải ngoại đến những nhà tranh đấu trong nước, thể hiện qua việc trao giải Nhân quyền :

Cũng phải có sự khích lệ để mỗi con người đều phấn đấu vì một xã hội tốt đẹp hơn. Mình chỉ mong trao giải cho chính xác và có tính khích lệ lớn.

Ngoài ra, mình nghĩ ở hải ngoại quan tâm sao cho hiệu quả, khôn khéo để nhà cầm quyền không dựa vào đó để trả thù cá nhân hoặc cho các tổ chức dư luận viên bôi nhọ.

Một trong số 4 nhân vật được vinh danh là Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Cô là người có nhiều bài viết trên mạng xã hội nhằm lên án tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam và tham gia biểu tình chống ô nhiễm môi trường. Cô bị bắt hồi tháng 10 năm ngoái và đến tháng 6 vừa qua bị tuyên 10 năm tù giam theo điều 88 Bộ luật Hình sự. Cô được Đệ nhất Phu nhân Hoa Kỳ Melania Trump trao giải "người phụ nữ quả cảm".

Người còn lại là Mục sư Y Yích, tỉnh Gia Lai. Ông bị bắt vào năm 2007 và bị kết án 6 năm tù giam vì cùng người Thượng biểu tình đòi đất và tự do tôn giáo. Sau khi mãn án tù, ông tiếp tục tham gia tích cực vào các hoạt động vì nhân quyền, đất đai và tôn giáo cho những người dân tộc thiểu số. Ông bị bắt lần hai vào năm 2013 và bị kết án 12 năm tù giam.

Ông Nguyễn Kim Bình cho biết qua giải thưởng Nhân quyền năm nay, Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam muốn gửi thông điệp tới tất cả các nhà hoạt động nhân quyền rằng họ không bao giờ bị lãng quên và những đóng góp của họ luôn được dõi theo và trân trọng.

Được thành lập từ năm 2002, Giải Nhân quyền Việt Nam đến nay đã được trao cho 39 cá nhân và 3 tổ chức nhân quyền tại Việt Nam.

Nguồn : RFA, 13/11/2017

Published in Diễn đàn

Mỏ Cá Voi Xanh có thể khai thác từ năm 2019 (RFA, 10/11/2017)

Dự án mỏ Cá Voi Xanh sẽ được tiếp tục hoàn thiện thủ tục cũng như các điều kiện kỹ thuật trong năm 2018 và dự kiến sẽ đưa vào khai thác vào năm 2019.

daukhi3

Tập Đoàn Dầu khí Exxon Mobil của Mỹ cùng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) khai thác dự án Mỏ Cá Voi Xanh. AFP

Khẳng định trên được ông Liam Mallon, Chủ tịch Exxon Mobil Development cho biết bên lề tuần lễ cấp cao APEC đang diễn ra ở Đà Nẵng và được mạng báo Economy của Việt Nam loan đi ngày 10 tháng 11.

Mỏ Cá Voi Xanh là dự án đang được Tập Đoàn Dầu khí Exxon Mobil của Mỹ triển khai cùng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam).

Trong dự án này, Exxon Mobil đầu tư khai thác ngầm 4 giếng và 1 đường ống dài khoảng 88km nối vào bờ biển Chu Lai tỉnh Quảng Nam. Đối tác PetroVietnam đầu tư nhà máy xử lý khí và 1 nhà máy điện 2 tổ máy dự kiến vận hành vào năm 2023.

PetroVietnam lên tiếng cho biết trữ lượng của mỏ Cá Voi Xanh được ước lượng khoảng 150 tỷ m3, gấp 3 lần mỏ Lan Tây và Lan Đỏ, thuộc dự án khí Nam Côn Sơn, là dự án lớn nhất tại Việt Nam cho đến hiện tại.

Cũng theo PetroVietnam, sản phẩm khai thác được từ mỏ Cá Voi Xanh có thể mang về 24 tỷ USD cho ngân sách nhà nước.

Mỏ Cá Voi Xanh nằm cách bờ biển miền Trung khoảng 100 km về phía Đông, do Exxon Mobil của Mỹ điều hành. Exxon Mobil và PetroVietnam đã ký một thoả thuận khung phát triển và bán khí đốt từ mỏ Cá Voi Xanh hồi đầu năm 2017.

********************

Phát hiện thêm mỏ dầu ngoài khơi phía Nam Việt Nam (RFA, 09/11/2017)

Hãng năng lượng Murphy Oil của Mỹ phát hiện ra dầu tại giếng CM-1X thuộc Vùng trũng Nam Côn Sơn ngoài khơi phía Nam Việt Nam.

daukhi1

Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) đã tham gia đấu thầu 30% cổ phần các mỏ dầu khí tại Malaysia của hãng năng lượng Murphy Oil vào năm 2014. AFP

Tin cho biết Murphy Oil sẽ tiếp tục đánh giá tiềm năng thương mại của giếng dầu này, và giếng CT-1X được phát hiện có dầu vào quý 2 vừa qua.

Tại Vùng trũng Cửu Long ngoài khơi Việt Nam, Hãng Murphy đang cùng các đối tác làm việc về phát hiện tại lô LDR 15-1 / 05 và sẽ công bố tính thương mại của dầu phát hiện tại lô này trong năm 2018. Đồng thời Murphy cũng tiếp tục kế hoạch thăm dò lô 15-2/17 gần kề đó.

Xin được nhắc lại, năm 2014, Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) đã tham gia đấu thầu 30% cổ phần các mỏ dầu khí tại Malaysia của hãng năng lượng Murphy Oil (Mỹ). Thời điểm đó, Việt Nam muốn tăng dự trữ dầu thô vốn đang đi xuống trong thập kỷ qua.

Published in Việt Nam
jeudi, 09 novembre 2017 21:32

Khóc khi nhận lương hưu

Mức sống lao động Việt Nam dưới tiêu chuẩn

Đối với thông tin được loan đi, không chỉ những người dân thường mà chính Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo, ông Phùng Xuân Nhạ, cũng phải lên tiếng thừa nhận trường hợp như của bà Trương Thị Lan không phải là cá biệt. Cả mấy trăm giáo viên phải nhận mức lương hưu mà ai cũng thấy là không thể đủ sống trong khoản đời còn lại sau bao năm lao động.

luong0

Sau 37 năm dạy học, cô giáo mầm non Trương Thị Lan ở Hà Tĩnh đã bật khóc không thành tiếng khi cầm quyết định nghỉ hưu với mức lương 1,3 triệu đồng/tháng, khiến cả tập thể giáo viên khóc theo.

Bà Đặng Bích Phượng – một cán bộ hưu trí trong ngành giao thông cho biết, mức lương hưu phụ thuộc vào số năm đóng và mức lương tính bảo hiểm xã hội. Mức lương trong các ngành nghề dùng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội có sự khác nhau về hệ số, dẫn đến sự khác nhau về lương hưu. Theo bà, sự khác biệt có thể có, nhưng phải đảm bảo được cuộc sống của người lao động và mức lương 1,3 triệu/tháng của bà Lan là "quá thấp", "dưới mức tiêu chuẩn" của người dân Việt Nam.

"Anh cũng cùng một công việc đó. Tại sao ở các nước khác người ta vẫn có thể đủ sống. Một người trông trẻ người ta vẫn có thể đủ sống được. Nhưng mà đây, một người trông trẻ ở Việt Nam này lại có mức lương quá thấp. Không cứ người trông trẻ đâu, mà rất nhiều người về hưu, lương hưu quá thấp. Thế thì tôi chỉ thấy rằng, cái điều đó chỉ nói lên một điều về mức sống của người lao động Việt Nam dưới mức tiêu chuẩn".

Ông Hoàng Tiến Cường – một người từng làm trong cơ quan nhà nước, đã bỏ ngang, bỏ sổ hưu, không nhận lương hưu, có cùng cảm nhận với bà Đặng Bích Phượng trong trường hợp cô giáo Lan. Ông chia sẻ thêm, trong khu ông sinh sống, có những vị sĩ quan quân đội về hưu với mức lương hưu 13 triệu/tháng, chưa kể các khoản khác trong các dịp dễ tết.

"Chắc là do điều hành xã hội, người ta muốn rằng là có những ngành nghề ưu việt hơn, để cho người đang công tác sẽ cố gắng, nỗ lực làm những công việc nhiều khi không được đúng lắm, nhưng người ta vẫn cố gắng làm, ví dụ như công an, quân đội".

Trong nhiều năm qua, giá cả, chi phí sinh hoạt, chi phí cho y tế, giáo dục và mọi mặt trong đời sống đã tăng lên nhiều lần. Lương cơ bản và lương hưu theo đó cũng được điều chỉnh với mục đích nhằm đảm bảo đời sống của người dân.

Theo bà Đặng Bích Phượng cảm nhận, mức tăng lương và mức tăng giá cả, chi phí trong đời sống hoàn toàn không có sự tương xứng.

"Nó không tương xứng ở chỗ, khi lương họ dậm dịch tăng có lộ trình, thì mới phong thanh như vậy thì tất cả mọi thứ giá cả đã tăng theo mức phi mã như thế. Thì khi người ta nhận được đồng lương hưu, tôi nghĩ nó chỉ còn có lẽ là 1/10. Đương nhiên nó sẽ không tương ứng giữa mức tăng lương và tăng giá cả. Mức tăng giá cả là tăng hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, trong khi đó mức lương chỉ tăng một lần vào cuối thời điểm giá cả ngoài thị trường đã tăng cả năm trời. Thì làm sao mà có thể tương ứng được".

Còn theo ông Hoàng Tiến Cường, trong bối cảnh lạm pháp ở Việt Nam, nếu chỉ sống với mức lương hưu như hiện nay thì chỉ có cuộc sống "chật vât, méo mó". Bên cạnh đó, ông Cường nêu lên vấn đề quản lý, điều hành của chính phủ - một chính phủ phải thực sự trong sạch.

"Chỉ nói dễ hiểu rằng là, để sống đủ không ấy mà, thì cần một chính phủ liêm khiết, tạo ra công ăn việc làm cho người dân. Chứ không phải là một chính phủ chỉ nghĩ tăng thuế, tăng má để nuôi sống bộ máy chính phủ, trong khi người dân thì không cần biết người dân sống sao".

Bất bình đẳng lương hưu giữa tư nhân và nhà nước

Trên mạng xã hội sau khi có thông tin về sự việc của cô giáo Lan, tài khoản facebook Vu Hai Tran – được cho là của Luật sư Trần Vũ Hải có nêu lên vấn đề về sự bất bình đẳng về lương hưu giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân trong Luật Bảo hiểm Xã hội 2014. Luật này quy định tính lương hưu của người làm tư nhân trên cơ sở trung bình lương đóng BHXH trong cả quá trình đóng, còn khu vực Nhà nước trên cơ sở trung bình lương 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu. Theo ông Hải, quy định về cách tính lương hưu này là vi phạm nguyên tắc bình đẳng giữa mọi công dân trong Hiến pháp.

Tuy mức lương hưu và hệ thống an sinh xã hội tại Việt Nam còn nhiều bất cập, nhưng để cải thiện nó là một vấn đề hết sức khó khăn, không hề đơn giản, bởi nó là kết quả của sự phát triển kinh tế - xã hội trong nhiều năm liền.

"Thì thí dụ, cái này nó tốt, thì cái khác nó sẽ tốt theo, nó sẽ được lên đồng mức với nhau. Trong khi sản xuất trì trệ, tham nhũng tràn lan, làm sao mà anh có thể đòi hỏi an sinh xã hội nâng cao lên được. Trước hết anh phải nâng cơ sở, tức là đầu vào phải tăng lên đã. Nhưng bây giờ, nền kinh tế của chúng ta đang đứng ở đâu, thì làm sao chúng ta đòi hỏi cái an sinh xã hội cải thiện được".

Ông Hoàng Tiến Cường thì cho rằng, để cải thiện an sinh xã hội, mức lương hưu thì cần phải minh bạch việc thu – chi quỹ bảo hiểm xã hội.

"Cái quỹ bảo hiểm xã hội người ta chẳng lấy tiền ở đâu ra đâu, đấy là tiền của chúng ta để nuôi lại chúng ta thôi. Còn nói là đủ hay không, thì tôi nghĩ là đủ, nhưng sự minh bạch là không có. Ví dụ như, bảo hiểm xã hội Việt Nam lại quay sang cả vấn đề kinh doanh tài chính, kinh doanh bất động sản, rồi nhiều thứ lắm. Tôi biết đến cái ví dụ là công ty Việt Long cũng thuộc bảo hiểm Việt Nam đi xin đất, làm biệt thự ở khu Quang Minh. Bây giờ ông Quang đấy bị đi tù, tiền mất, ông ấy đang bị điều tra thôi. Nhưng tiền mất hàng nhiều tỷ đồng của quỹ bảo hiểm xã hội làm sao đòi được ông ấy".

Qua vụ việc cô giáo Trương thị Lan như vừa nêu, nhiều ý kiến chỉ ra bao thiếu sót lớn trong luật cũng như chính sách Nhà nước về an sinh- xã hội, bảo hiểm của Việt Nam. Công tác chỉnh sửa sao cho hợp lý, đáp ứng được yêu cầu của người lao động thuộc về các nhà quản lý đất nước hiện nay.

Published in Việt Nam