Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Nhà Trắng hôm 16/10 thông báo Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ đến Hà Nội, thăm chính thức Việt Nam vào ngày 11/11, sau khi dự Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại Đà Nẵng.

mong1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ Tổng thống Donald Trump trong chuyến thăm Hoa Kỳ hồi tháng 5/2017. AFP

Thông tin Tổng thống Hoa Kỳ đột nhiên có quyết định đến Hà Nội thăm chính thức Việt Nam thu hút sự quan tâm của nhiều người dân trong nước.

RFA trao đổi với Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Ánh, giảng viên trường đại học Ngoại thương về chuyến công du này của người đứng đầu chính quyền Mỹ đến Việt Nam. Bà Ánh cho biết kỳ vọng của bà :

Điều tôi mong mỏi duy nhất là bởi vì TPP không còn Mỹ nữa, thì hi vọng có thể tìm được hình thức kinh tế nào khác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ bởi vì Hoa Kỳ là một trong những nền kinh tế lớn nhất trên thế giới. Và quan hệ hợp tác với Hoa Kỳ sẽ giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của Việt Nam.

Bà Ánh cho biết nhiều người Việt Nam quan tâm đến kinh tế đã rất thất vọng khi ông Trump rút Washington ra khỏi Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) sau khi ông mới lên nhậm chức đầu năm nay.

Cũng đồng quan điểm với Phó Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Ánh, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho biết ông hi vọng Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ tìm ra được những giải pháp thắt chặt hơn nữa mối quan hệ kinh tế giữa hai nước :

Việt Nam và Mỹ là hai nước từ thù địch cho đến bạn bè. Và Mỹ là một thị trường lớn cho nền kinh tế thế giới, chứ không riêng gì Việt Nam. Giữa Việt Nam và Mỹ về quan hệ kinh tế trong 20 năm vừa qua phát triển rất tốt. Mỹ bây giờ là thị trường thứ hai của Việt Nam về vấn đề ngoại thương. Nhờ có Mỹ mà rất nhiều công nghệ, công nghiệp của Việt Nam phát triển tốt.

Mong rằng mình có cơ hội để làm tốt hơn nữa. Rất tiếc là ông Trump đã rút ra khỏi Hiệp định TPP nhưng có lẽ vẫn có thể nói chuyện được về một phần nào đó trong hiệp định đó mà ta có thể triển khai được.

Trong chuyến thăm Hoa Kỳ hồi tháng 5 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết Việt Nam sẽ ký các hợp đồng thương mại với Mỹ lên tới 17 tỷ đô la.

Kể từ khi Việt Nam và Mỹ ký kết Hiệp định thương mại song phương, kim ngạch thương mại 2 chiều giữa hai nước liên tục tăng và duy trì trong suốt những năm qua. Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, kim ngạch hàng hóa hai chiều giữa hai nước tăng từ 220 triệu USD năm 1994 lên trên 47 tỷ USD vào cuối năm 2016. Hiện Mỹ là thị trường xuất khẩu số 1 của Việt Nam, và Việt Nam xếp thứ 27 về nhập khẩu hàng hóa từ thị trường này.

Blogger Trương Duy Nhất từ Đà Nẵng lại có cái nhìn khác. Ông nghĩ rằng số đông người Việt mong muốn Mỹ sẽ bàn bạc với Việt Nam về hai vấn đề chính là Biển Đông và nhân quyền :

Với hai điều này, tôi thấy ông Trump càng đi xa vời so với tư duy trước đây của ông Obama.

Ví dụ như vấn đề biển Đông, chính sách xoay trục sang Châu Á của Obama thì ông Trump đã đi ngược lại, không còn quan tâm nữa. Đặc biệt, với tư duy của một doanh nhân, ông ấy quan tâm nhiều hơn đến vấn đề lợi ích kinh tế quốc gia nhiều hơn vấn đề Biển Đông.

Còn vấn đề dân chủ nhân quyền, với những tác động đến giới đấu tranh thì gần như nguội lạnh đi. Chính vì vậy tình trạng bắt bớ các nhà bất đồng chính kiến ở Việt Nam từ đầu năm tới nay càng ráo riết và rầm rộ hơn.

mong2

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Tổng thống Donald Trump tại Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Đức tháng 7/2017. AFP

Thực tế cho thấy từ đầu năm đến nay, hơn hai chục nhà hoạt động bị bắt giữ, trong đó có 5 người thuộc Hội Anh Em Dân Chủ. Ngoài ra, hàng loạt các nhà hoạt động khác bị triệu tập liên quan đến vụ án Nguyễn Văn Đài. Các nhà hoạt động đều bị tuyên án nặng, điển hình như blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh 10 năm tù, bà Trần Thị Nga 9 năm tù. Mới ngày 25/10 vừa qua, tòa tuyên án 6 năm tù 4 năm quản chế cho sinh viên Phan Kim Khánh ở Thái Nguyên.

Nhiều nhà quan sát nghĩ rằng Việt Nam đang thực hiện chiến dịch "dọn đường" cho APEC khi mà nhiều nguyên thủ quốc gia, trong đó có tổng thống Hoa Kỳ đến dự.

Ông Trương Duy Nhất cho biết bản thân ông không kỳ vọng gì với chuyến thăm lần này của ông Trump nói riêng, và cả nhiệm kỳ của ông nói chung. Ông cho rằng đây chỉ là một chuyến thăm xã giao, nhân tiện ông Trump tới dự APEC mà thôi.

Phó Giáo sư Nguyễn Hoàng Ánh lại không nghĩ rằng đây chỉ là một cuộc thăm hỏi xã giao. Bà giải thích :

Chúng ta thấy ông Trump không phải là người thích đi thăm hỏi xã giao cho lắm. Cho nên tôi nghĩ nếu ông đã chấp nhận một lời mời đến thăm như vậy thì chắc chắn ông ấy phải có mục tiêu và kỳ vọng nhất định nào đó. Tôi cũng nghĩ rằng bộ máy của Thủ tướng Phúc đang rất cố gắng xây dựng Việt Nam như một đất nước sáng tạo, khởi nghiệp. Vì vậy, việc hợp tác với Hoa Kỳ có thể phát triển hướng sáng tạo và khởi nghiệp của Việt Nam, nên sẽ là một hướng đi hợp lý.

Tuy nhiên, bà cũng đồng tình rằng Việt Nam không nên kỳ vọng bất cứ thay đổi nào về dân chủ nhân quyền sau chuyến thăm này, vì ông Trump vốn đã không mặn mà chuyện nhân quyền.

Cựu tù nhân lương tâm Paulus Lê Sơn nói với chúng tôi rằng, anh mong muốn Tổng thống Trump sẽ tạo áp lực để Việt Nam cải thiện tình hình nhân quyền hiện tại :

Mong muốn làm sao cho dân đỡ khổ, dân có tiếng nói và chính quyền phải nghe dân. Ở Việt Nam, dân nói chính quyền có nghe đâu, có chút nhân quyền nào đâu. Chính quyền phục vụ cho dân mà cuối cùng dân lại phục vụ chính quyền.

Anh Paulus Lê Sơn cho biết, mặc dù có mong muốn như vậy nhưng trong trường hợp Tổng thống Trump có gây áp lực về nhân quyền đi chăng nữa, thì Việt Nam cũng chỉ hứa suông là sẽ thực hiện như tiền lệ trước đây :

Việt Nam hứa nhiều rồi nhưng chẳng bao giờ thấy được như vậy. Không phải chỉ ông Trump mà có cả ông Bush, ông Obama, và bao nhiêu người nữa mà có được đâu. Hứa suốt mà vẫn đàn áp dân như vậy. Thậm chí càng ngày càng đàn áp dân mạnh hơn.

Ông Trump sẽ là vị Tổng thống Mỹ thứ 6 thăm Việt Nam. Sau khi nhậm chức một tháng, ông Trump đã gửi thư cho Chủ tịch nước Việt Nam vào ngày 23/2, khẳng định mong muốn thúc đẩy hợp tác với Hà Nội trong các lĩnh vực kinh tế- thương mại, các vấn đề khu vực và quốc tế.

Published in Việt Nam

Trung bình mỗi người dân Việt Nam hiện gánh khoảng 30 triệu đồng nợ công và con số này sẽ tiếp tục tăng vào cuối năm nay.

ganhno1

Các dự án giao thông cần nhiều đầu tư công. Ảnh một đoạn đường tại Hà Nội, 7/2017 - AFP

Thông tin này được công bố trong báo cáo của Chính Phủ Hà Nội gửi Quốc Hội Việt Nam ngày 25 tháng Mười. Theo đó đến cuối năm 2016 nợ công của Việt Nam là 2,8 triệu tỷ đồng, bằng 63,6% GDP. Dự kiến đến cuối năm 2017, nợ công sẽ tăng lên 3,1 triệu tỷ đồng nhưng so với GDP lại giảm xuống còn 62,6%. Và đến cuối năm 2018, nợ công sẽ đạt mức 63,9% GDP.

Chính phủ Việt Nam cũng thừa nhận hệ số trả nợ khá cao và đang có xu hướng tăng lên. Điều này gây áp lực cho việc bố trí nguồn trả nợ từ ngân sách Nhà nước.

Dự kiến sang năm, Chính phủ sẽ vay mới để trả nợ gốc hơn 146.700 tỷ đồng, vay nước ngoài về cho vay lại 40.000 tỷ đồng và vay bù đắp bội chi khoảng 195.000 tỷ đồng.

Trong báo cáo, Việt Nam khẳng định quan điểm là vay để đầu tư chứ không vay cho chi thường xuyên. Đồng thời, cũng đưa ra các biện pháp kiểm soát nợ công trong thời gian tới, như giao cho doanh nghiệp tự vay tự trả trong giới hạn được Chính phủ cho phép, hay huy động nhà tài trợ và sử dụng vốn ODA…

Published in Việt Nam

Singapore lên làm chủ tịch ASEAN : Cơ may cho Biển Đông ? (RFI, 25/10/2017)

Vào lúc nhiệm kỳ chủ tịch ASEAN của Philippines sắp chấm dứt, vai trò của Singapore đã bắt đầu thu hút sự chú ý vì là nước sẽ lên đứng đầu Hiệp Hội Đông Nam Á kể từ năm tới 2018. Vào lúc thủ tướng Singapore công du nước Mỹ để củng cố thêm quan hệ quốc phòng song phương vốn đã rất chặt chẽ, bộ trưởng Quốc Phòng Singapore đã đến Philippines dự Hội Nghị Bộ Trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) và hôm 24/10/2017 đã tiết lộ một sáng kiến quan trọng liên quan đến Biển Đông : Đó là khả năng tập trận hải quân chung giữa Trung Quốc và toàn khối ASEAN. Theo phía Singapore, nếu được thực hiện, sáng kiến này sẽ cho phép giảm thiểu đáng kể căng thẳng đến từ tranh chấp biển đảo tại vùng Biển Đông giữa 4 nước ASEAN và Trung Quốc.

bd6

Ảnh minh họa : Tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan ở Biển Đông. Ảnh 30/09/2017.bReuters/Bobby Yip

Giới quan sát đã ghi nhận tính chất thực tế trong sáng kiến nêu trên, phản ánh một đặc điểm vốn có của Singapore.

Mới đây, trên trang mạng kênh truyền hình Singapore Chanel News Asia, trong một bài ý kiến mang tựa đề "Singapore làm chủ tịch luân phiên ASEAN phải chăng là một cơ may để có tiến bộ thực tế ở Biển Đông ? (Singapore’s chairmanship a chance to make practical progress on South China Sea)", hai chuyên gia Henrick Z Tsjeng và Collin Koh thuộc trường quan hệ quốc tế S Rajaratnam School of International Studies, đã nêu bật một số tiến bộ có thể đạt được - đặc biệt về mặt an ninh - trên hồ sơ Biển Đông khi Singapore lên làm chủ tịch ASEAN vào năm 2018.

Đối với hai chuyên gia Singapore, Châu Á–Thái Bình Dương là một vùng mà các tranh chấp lãnh thổ chưa giải quyết - và không có dấu hiệu sớm có giải pháp – đặc biệt tại Biển Đông - là những lò lửa chiến tranh.

 Mọi người đã thở phào nhẹ nhõm sau khi Trung Quốc và ASEAN đạt được thỏa thuận vào tháng trước về một cái khung cho một Bộ Quy Tắc Ứng Xử về Biển Đông (Framework on the Code of Conduct).

Singapore, quốc gia nói ít làm nhiều

Theo hai chuyên gia Singapore, việc đạt được Thỏa Thuận về Bộ Khung Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông là một tiến bộ đáng ghi nhận, và với việc ghế chủ tịch ASEAN sắp chuyển từ Philippines sang Singapore, có thể chờ đợi những bước tiến cụ thể hơn cho hòa bình và ổn định trong khu vực. Lý do nằm ở hai điểm : Singapore nổi tiếng là một nước làm nhiều hơn là nói, đồng thời lại có vị trí trung lập, không có tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, cho nên có tư thế nhất để thúc đẩy quan điểm của ASEAN trong vấn đề Biển Đông.

Henrick Z Tsjeng và Collin Koh trước hết nhấn mạnh đến các nỗ lực của Singapore trong việc cụ thể hóa quan hệ hợp tác giữa 18 nước trong cơ chế Hội Nghị Bộ Trưởng Quốc Phòng ASEAN mở rộng ADMM +, bằng những đề nghị tập trận chung và giao lưu quân sự, qua đó thể hiện bản lĩnh của một quốc gia nhỏ bé nhưng nhạy bén trong vấn đề an ninh khu vực, có những trực giác tốt trong việc định hướng lối tiến tới trong vấn đề an ninh.

Dĩ nhiên là không thể chối bỏ thực tế địa chính trị gay go của tranh chấp lãnh thổ và tiến trình đàm phán lâu dài. Để có được Bộ Quy Tắc Ứng Xử cho Biển Đông, cần có những cuộc thảo luận dài lâu, và cơ chế này sẽ mất nhiều thời gian để hình thành.

Nhưng trong thời gian chờ đợi thì thực tế hiện trường đòi hỏi là những lực lượng trên biển – Hải Quân và Tuần Duyên – phải mau chóng thảo luận về cách đề phòng và giảm thiểu những cuộc chạm trán trong những vùng biển tranh chấp.

Theo hai tác giả, không nên xem nhẹ quan hệ chặt chẽ xây dựng trên nền tảng thói quen hợp tác và sự tin tưởng giữa các lực lượng an ninh ở Châu Á Thái Bình Dương để bảo đảm sao cho căng thẳng không vượt khỏi tầm kiểm soát, và hiểu lầm ở hiện trường không biến thành vòng xoáy dẫn đến đọ sức bằng vũ khí.

Một trong những sáng kiến theo hướng này Quy Tắc Ứng Xử Khi Đối Đầu Ngoài Ý Muốn Trên Biển (Code for Unplanned Encounters at Sea-CUES), một thỏa thuận mà 21 lực lượng Hải Quân đã ký và đồng ý, xác định những quy tắc ở hiện trường để giải quyết các vụ chạm trán giữa các tàu hải quân.

Nhìn chung thì Hải Quân trong khu vực đều chấp hành tích cực bộ quy tắc này, như Mỹ và Trung Quốc đã thực hiện. CUES cũng nằm trong chương trình huấn luyện, thao diễn giữa một số nước trong khu vực.

Theo hai chuyên gia, đã đến lúc mở rộng CUES cho những lực lượng khác, bắt đầu bằng lực lượng tuần duyên hay cảnh sát biển, vốn hoạt động ở tuyến đầu tại những điểm nóng ở vùng biển Châu Á Thái Bình Dương, sau đó mở rộng ra cho những cơ quan khác...

Tại Đối Thoại Shangri-La tháng 6/2017, bộ trưởng Quốc Phòng Singapore Ng Eng Hen đưa ra một loạt đề nghị để tránh những vụ chạm trán trên không giữa các máy bay quân sự ASEAN, theo mô hình những điều từng được Hoa Kỳ và Trung Quốc chấp nhận tháng 9/2015 và ghi trong Biên Bản Ghi Nhớ (Memorandum of Understanding) về quy tắc ứng xử cho những vụ chạm trán trên không và trên biển.

An toàn cho các tàu ngầm

Bộ trưởng Quốc Phòng Singapore cũng đã đề nghị mở rộng quy tắc CUES cho các hoạt động dưới mặt nước, dự phòng sự phát triển của hạm đội tàu ngầm : Hải Quân Châu Á -Thái Bình Dương dự kiến sẽ có từ 250 đến 300 tàu ngầm khoảng vào 2030

Trong lãnh vực này, hai tác giả đã ghi nhận một số tiến bộ trong việc tăng cường trao đổi thông tin đề phòng tàu ngầm đụng nhau trong vùng. Hải Quân Singapore chẳng hạn đã tung ra một Cổng Thông Tin về An Toàn cho Tàu Ngầm (Submarine Safety Information Portal ) vào tháng 5 năm nay, giúp nêu bật những rủi ro như lưu thông trên biển hay những chướng ngại vật ở dưới đáy biển.

Vụ đụng tàu gần đây như trường hợp chiếc USS John McCain nêu bật những mối hiểm nguy đến từ lưu thông chằng chịt trên biển trong những tuyến hẹp. Những mối hiểm nguy đối với tàu trên mặt biển này cũng không nên đánh giá thấp đối với tàu ngầm.

Với Singapore, ASEAN đi xa hơn nữa ?

Hai chuyên gia Z Tsjeng và Collin Koh đi đến kết luận : Là nước tiếp nối theo Philippines để lãnh đạo ASEAN, Singapore có nhiều cơ hội trong năm tới đây khi ASEAN và Trung Quốc có vẻ nghiêm túc bước vào thảo luận bộ Quy Tắc Ứng Xử COC.

Trong tư thế chủ tịch ASEAN, Singapore có thể tạo điều kiện dễ dàng hơn cho đối thoại giữa ASEAN và các đối tác, như thông qua Hội Nghị Bộ Trưởng Quốc Phòng mở rộng ADMM+, hay Diễn Đàn An Ninh Khu Vực ASEAN ARF, để mở rộng việc áp dụng các quy tắc tránh va chạm, dĩ nhiên trước tiên là trong nội bộ ASEAN và sau đó cho những đối tác bên ngoài khu vực.

Những quy tắc phải mang tính ràng buộc và chỉ riêng việc công bố những quy tắc đó sẽ giúp phát triển cung cách ứng xử tốt trên biển và trên không, dẫn đến những trao đổi tốt và giảm những tính toán sai lệch giữa các lực lượng an ninh trong vùng.

Có làm như thế thì ASEAN mới đóng góp vào hòa bình và ổn định của vùng... ASEAN đã đi qua một cách đáng khen quãng đường 50 năm, nhất là trong hợp tác an ninh. Với Singapore là chủ tịch trong năm tới đây, thì ASEAN còn có khả năng đi xa hơn nữa.

Mai Vân

******************

Donald Trump phá chính sách Đông Nam Á của Barack Obama ? (RFI, 24/10/2017)

Vào lúc tổng thống Mỹ sắp lên đường công du Châu Á với hai điểm hẹn tiêu biểu, hai căn cứ không quân Đà Nẳng và Clark, câu hỏi then chốt được nêu lên là liệu Donald Trump tìm cách phát huy hay sẽ phá bỏ chiến lược Đông Nam Á của người tiền nhiệm ?

dna1

Tổng thống Mỹ Donald Trump họp với các lãnh đạo cao cấp của Quân Đội tại Nhà Trắng (Washington DC), ngày 05/10/2017. Reuters/Yuri Gripas

Trong hai nhiệm kỳ 8 năm kết thúc vào tháng 01/2017, tổng thống Barack Obama để lại những thành tựu quan trọng trong vùng Đông Nam Á và được kính trọng. Ông đặt khu vực này vào trung tâm điểm của chiến lược "xoay trục" quân sự và dự án mậu dịch tự do xuyên Thái Bình Dương TPP mà mục đích là đối đầu với thế thượng phong của Trung Quốc lấn chiếm Biển Đông.

Thái độ dấn thân của chính quyền Obama đã trấn an được các nước ASEAN.

Trong lãnh vực nhân quyền, với nỗ lực phối hợp trừng phạt và vận động ngoại giao, Washington đã giúp cho Miến Điện thực hiện tiến trình dân chủ hóa.

Giờ đây, ở Washington, chính quyền kế nhiệm đã bước vào tháng thứ 10. Một trong những lo ngại chính đáng của khu vực là liệu tổng thống Donald Trump có tìm cách phá bỏ di sản chiến lược của tổng thống tiền nhiệm hay không ?

Câu hỏi này được nêu lên cùng lúc trên hai nhật báo lớn ở Đông Nam Á : The Bangkok Post của Thái Lan và The Myanmar Times của Miến Điện. Theo tác giả, Kavi Chongkittavorn, câu trả lời là vừa có vừa không.

Có, bởi vì TPP bị Trump xếp lại. Không, bởi vì trên thực tế, cho đến bây giờ, sau mười tháng cầm quyền, không có dấu hiệu chủ nhân Nhà Trắng lạnh nhạt với một thành viên ASEAN.

Sử dụng tài nghệ giao dịch của một doanh nhân, tổng thống Donald Trump tạo được quan hệ tốt với Singapore, Malaysia, Philippines của Duterte, Thái Lan của Chan-O-Cha, Indonesia và Việt Nam. Đây là những quốc gia có vị trí then chốt cho nền an ninh và quyền lợi của Mỹ trong vùng Châu Á-Thái Bình Dương. Về quân sự, Singapore và Malaysia còn là thành viên trong nhóm "ngũ cường" với Anh, Úc và New Zealand. Bây giờ Washington muốn có thêm hai đối tác chiến lược mới là Việt Nam và Indonesia.

Lần đầu tiên từ sau Thế Chiến Thứ II, vị thế của Mỹ trong khu vực bị Trung Quốc công khai cạnh tranh. Chính quyền Trump ý thức rõ mối nguy này nên cố gắng cân bằng lực lượng. Từ tháng 5/2017, tổng thống Donald Trump tiếp kiến các nhà lãnh đạo Đông Nam Á từ thủ tướng Malaysia, Thái Lan cho đến Việt Nam trong khi phó tổng thống Mike Pence gặp tổng thống Indonesia tại Djakarta. Ngày 23/10, đến lượt thủ tướng Singapore, Lý Hiển Long, lãnh đạo thành viên Đông Nam Á sau cùng kết thúc loạt tiếp xúc của Donald Trump trước khi chủ nhân Nhà Trắng gặp toàn bộ lãnh đạo 10 lãnh đạo ASEAN, nhân Thượng đỉnh APEC tại Đà Nẳng và sau đó tại Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN ở Clark, Philippines.

Đối với Philippines, tuy tổng thống Duterte hay "Trump Châu Á" có cường điệu với Mỹ, nhưng quan hệ song phương rất vững chắc, hợp tác quốc phòng được tăng cường trong năm 2018.

Ẩn số còn lại là Việt Nam và Miến Điện. Trong cuộc gặp gỡ hồi tháng năm tại Nhà Trắng, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hứa hẹn tăng cường trao đổi thương mại với Mỹ và trong bản tuyên bố chung, hai bên chống lại mọi hành động "quân sự hóa Biển Đông".

Theo nhà bình luận Kavi Chongkittavorn, chuyện lý thú là để coi tổng thống Donald Trump xếp Việt Nam vào vị trí nào trong chiến lược toàn diện. Hà Nội đã được chính quyền Obama hủy lệnh cấm vận vũ khí kéo dài suốt 50 năm, nâng Việt Nam lên thành một trong những đối tác chiến lược trong vùng. Riêng đối với Miến Điện, một di sản của Obama vừa bị tấn công : Mỹ ban hành một số biện pháp trừng phạt quân đội Miến Điện, thủ phạm sát hại người Rohingya.

Nhìn chung, vì quyền lợi cốt lõi, Hoa Kỳ tiếp tục xây dựng và củng cố một liên minh trong vùng Đông Nam Á nhưng phải chờ hai cuộc hẹn ở Đà Nẵng và Clark vào đầu tháng 11 để xem tổng thống thứ 45 của Mỹ "tiếp cận" di sản của Barack Obama như thế nào.

Tú Anh

******************

ASEAN : Trung Quốc đề nghị tập trận chung (RFI, 24/10/2017)

Hội nghị cấp bộ trưởng quốc phòng ASEAN (ADMM) tại căn cứ không quân Clark (Philippines), hôm 24/10/2017, bước sang ngày thứ hai, mở rộng cho các đối tác. Singapore tuyên bố Trung Quốc và ASEAN có thể tập trận chung ở Biển Đông để xây dựng "lòng tin cậy".

dna2

Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn (g) tham dự Hội Nghị Quốc Phòng của khối ASEAN tại sân bay Clark (tỉnh Pampanga, ở phía bắc Manila, thủ đô Philippines) ngày 24/10/2017. Reuters/Dondi Tawatao

Theo hãng tin Anh Reuters, tại Hội Nghị Bộ Trưởng Quốc Phòng ASEAN mở rộng, bộ trưởng Trung Quốc Thường Vạn Toàn thúc đẩy ASEAN tập trận chung trên biển. Theo lời kể của bộ trưởng quốc phòng Singapore Ng Eng Hen, ông "không nghe một tiếng phản đối nào trong phòng họp" khi phía Trung Quốc đề nghị tập trận chung vào năm 2018 để "tạo sự tin tưởng lẫn nhau" giữa các bên tranh chấp chủ quyền.

Singapore cho biết sẽ tìm cách sắp xếp thảo luận về hậu cần và tìm địa điểm thích hợp.

Trong bản thông cáo chung, hội nghị cấp bộ trưởng quốc phòng ASEAN lần thứ 11 cam kết "tôn trọng thi hành nghiêm ngặt Tuyên Bố Ứng Xử Ở Biển Đông DOC và nguyên tắc 6 điểm của ASEAN". Hội nghị kêu gọi nhanh chóng tiến tới một bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông cho đến nay vẫn mới ở dạng khung.

Tú Anh

Published in Quốc tế

Hơn 6 ngàn người Việt chết vì tai nạn giao thông trong 9 tháng năm 2017 (RFA, 23/10/2017)

Có 14.346 vụ tai nạn giao thông xảy ra trong 9 tháng đầu năm 2017 tại Việt Nam ; trong đó số người thiệt mạng là 6.113 người và số người bị thương là 11.785 người.

vn1

Ảnh minh họa : Một tai nạn giao thông tại tỉnh Quảng Nam hôm 9/11/2016. Photo : AFP

Hội đồng An toàn Giao thông Quốc gia (NCTS) cho biết số liệu vừa nêu, tính từ thời điểm trung tuần tháng 12 năm 2016 cho đến trung tuần tháng 9 năm 2017, với phần trăm giảm lần lượt là 6,24 ; 5,11 và 13,35% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên có 15 tỉnh, thành trong cả nước lại gia tăng 10% số vụ tai nạn chết người.

Theo kết quả nghiên cứu do Đại học Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Việt-Đức thực hiện, cho thấy số vụ tai nạn gây ra bởi trẻ em cũng như trẻ em là nạn nhân xảy ra nhiều nhất ở hai thành phố Sài Gòn và Hà Nội và gia tăng trong giai đoạn 2011 đến 2016.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu giới chức địa phương cần có nhiều biện pháp thực tiễn hơn để bảo đảm trật tự và an toàn giao thông cũng như sẽ quy trách nhiệm đối với các lãnh đạo cấp tỉnh, nơi có tỉ lệ giao thông xảy ra cao.

Năm 2016, Cục Cảnh sát Giao thông Việt Nam công bố số liệu tử vong trong hơn 21 ngàn vụ tai nạn giao thông gần 9000 người, số người bị thương được thống kê hơn 19 ngàn người.

****************

Khởi tố vụ án dân chống lại cưỡng chế đất phải nổ súng (RFA, 23/10/2017)

Sáu người dân trong vụ nổ súng làm 3 người chết, 13 người bị thương, xảy ra cách đây tròn một năm, tại Đắk Nông sẽ bị đưa ra xét xử trong nay mai.

vn2

Hiện trường vụ bắn vào đoàn cưỡng chế ở xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, Dak Nong hôm 23 tháng 10. Courtesy chinhphu.vn

Chánh án Tòa án Nhân dân tỉnh Đắk Nông, ông Ngô Đức Thọ cho biết thông tin vừa nêu vào ngày 23 tháng 10.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, có 6 đối tượng trong vụ tranh chấp đất tại xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông, đã dùng súng bắn chết 3 người và làm cho 13 người khác bị thương vào ngày 23/10/2016 sẽ bị truy tố về các tội giết người, hủy hoại tài sản hoặc cố tình làm hư hỏng tài sản và che giấu tội phạm.

Sáu bị can bao gồm : Đặng Văn Hiến, Ninh Viết Bình, Hà Văn Trường, Nguyễn Xuân Thiên Sửu, Phạm Công Thiện và Đoàn Văn Diện.

Đồng thời, ông Nghiêm Xuân Thiên Sửu, Phó giám đốc Công ty Long Sơn, là công ty có tranh chấp đất với các hộ dân địa phương bị bắt giam hồi ngày 24/12/2016 để điều tra về hành vi hủy hoại tài sản và phá rừng.

Xin được nhắc lại, vụ việc tranh chấp đất đai giữa các hộ dân với Công ty Long Sơn liên quan đến dự án nông lâm nghiệp trên diện tích khoảng 1079 héc-ta rừng, tại tiểu khu 1535. Mặc dù việc tranh chấp xảy ra trong thời gian rất dài, từ tháng 2 năm 2008 nhưng chính quyền không can thiệp.

Ông Nghiêm Xuân Thiên Sửu, Phó giám đốc Công ty Long Sơn vào ngày 23/10/2016 đã điều động hàng chục nhân viên của công ty cùng xe ủi, máy cày, áo giáp, dao, gậy… đến phá hàng trăm cây cà phê của các hộ dân địa phương. Và người dân đã dùng súng để bảo vệ đất của họ.

Vụ việc dân chống cưỡng chế đất phải nổ súng như tại Dắk Nông từng diễn ra ở một số địa phương khác. Tuy nhiên vụ tại Cống Rộc, Tiên Lãng ở Hải Phòng không gây tử vong cho ai trong đoàn cưỡng chế.

*******************

Formosa được yêu cầu nghiên cứu thay phương án xả thải (RFA, 23/10/2017)

Bộ Tài nguyên và môi trường yêu cầu nhà máy gang thép Formosa tại Vũng Áng, Hà Tĩnh nghiên cứu về phương án xả nước thải bề mặt thay cho phương án xả ngầm ra biển như hiện nay.

vn3

Nhà máy Formosa Vũng Áng, Hà Tĩnh tổ chức họp báo nhận trách nhiệm về vụ xả thải ra biển làm ô nhiễm môi trường biển 4 tỉnh miền Trung. AFP

Đề nghị trên do Bộ trưởng Trần Hồng Hà đưa ra hôm 23 tháng 10, tại buổi báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết của Quốc hội từ kỳ họp thứ ba.

Đặc biệt, một đề nghị được Bộ này đề xuất là chú trọng đến việc tổ chức cho người dân giám sát quá trình vận hành thử nghiệm của Formosa theo quy định của pháp luật.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng cho biết rằng Bộ Tài nguyên và môi trường đã và đang phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh để giám sát nguồn phát thải từ nhà máy Formosa, đảm bảo mọi hoạt động của nhà máy này đều tuân thủ các nguyên tắc về bảo vệ môi trường.

Cũng tại buổi báo cáo, Bộ Tài nguyên và môi trường cho biết các nguồn ô nhiễm từ nhà máy Formosa đã hoàn toàn được khắc phục. Nhà máy này cũng đã hoàn thiện thêm nhiều công trình bảo vệ môi trường nhầm đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế đã cam kết.

Xin được nhắc lại, nhà máy gang thép Formosa xả thải hóa chất trực tiếp ra biển gây thảm họa môi trường từ đầu tháng tư năm 2016. Cá và hải sản chết hằng loạt tác động mạnh mẽ đến ngành ngư nghiệp tại các tỉnh dọc ven biển miền Trung. Ngoài ra ô nhiễm biển cũng khiến ngành du lịch chịu ảnh hưởng nặng nề.

Published in Việt Nam

Thủ tướng Việt Nam yêu cầu xử lý việc lợi dụng dân chủ đưa tin sai lệch (RFA, 23/10/2017)

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc lại cần xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng dân chủ, đưa tin bịa đặt, sai sự thật nhằm kích động, gây bất ổn xã hội.

internet1

Giới trẻ sử dụng internet trong một quán cà phê ở Hà Nội. Ảnh chụp hôm 14/5/2013. AP

Tuyên bố vừa rồi của ông Nguyễn Xuân Phúc được đưa ra trong phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa 14. Theo ông thủ tướng Việt Nam thì trong thời gian qua Việt Nam đã xử lý nhiều thông tin mà theo lời ông này là ‘xuyên tạc, phản động’ trên mạng xã hội. Người đứng đầu chính phủ Việt Nam yêu cầu phải quản lý báo chí và việc phát ngôn chặt chẽ hơn. Ông kêu gọi hải đấu tranh phản bác các thông tin bị cho là thù địch và bảo đảm an toàn an ninh mạng.

Luật sư Võ An Đôn, một người từng nhiều lần bị công an triệu tập vì những bài viết trên mạng xã hội cho biết suy nghĩ về phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc như sau :

Theo quan điểm của tôi và theo nghiên cứu luật pháp, thì quyền tự do ngôn luận là quyền căn bản của mỗi người dân. Mỗi người có quyền có quyền thể hiện các quan điểm của mình với các vấn đề xã hội. Câu nói với nội dung trên tôi thấy không phù hợp với xã hội phát triển và luật pháp hiện nay.

Cũng tại phiên họp, chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ông Vũ Hồng Khanh, cho biết, đến nay Youtube đã gỡ bỏ hơn 4.4 00 clip có nội dung được nói là độc hại. Facebook gỡ bỏ 678 tài khoản vi phạm, trong đó có 110 tài khoản giả mạo, 394 bài viết và tài khoản kinh doanh trái phép, 174 bài viết và tài khoản có nội dung bôi nhọ người khác.

Báo cáo của Ủy ban Kinh tế Quốc Hội cho rằng hiện tại công tác bảo đảm an ninh thông tin mạng của Việt Nam còn nhiều bất cập mà chưa có giải pháp hiệu quả.

Kỳ họp thứ tư, Quốc hội Khóa 14 sẽ diễn ra trong vòng 26 ngày, dự kiến bế mạc vào ngày 24 tháng 11 tới đây.

******************

Phản ứng của những người phản biện và bất đồng chính kiến về sự đàn áp hiện nay (RFA, 23/10/2017)

Sau hàng loạt những nhà hoạt động xã hội, những nhà bất đồng chính kiến ôn hòa bị bắt, ngày 23 tháng 10. 2017, tại phiên khai mạc của kỳ họp Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lại lên tiếng nói rằng cần xử lý nghiêm khắc những ai lợi dụng quyền tự do dân chủ để kích động lật đổ, đưa tin sai lạc.

internet2

Phiên tòa xử blogger Mẹ Nấm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, ngày 29 tháng 6/2017, tại thành phố Nha Trang. AFP

Những người hoạt động phản biện, bất đồng chính kiến, có suy nghĩ như thế nào về đợt trấn áp đang diễn ra ở Việt Nam?

Sẽ có sự lắng xuống trong các hoạt động đấu tranh

Phản ứng lại tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ông Võ Văn Tạo, một nhà báo sống tại Nha Trang lên tiếng:

"Tôi thấy khôi hài vì chế độ này do Chủ tịch Hồ Chí Minh khai sáng ra. Nhà nước ban đầu mang tên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, dân chủ là một nội dung trong tiêu đề của nhà nước này. Bây giờ thì người ta sửa tên nước, không có chữ dân chủ nữa, nhưng mà tất cả các nhà lãnh đạo nhà nước Việt Nam không ai phủ nhận Hồ Chí Minh sáng lập nhà nước này, và vẫn tôn thờ Hồ Chí Minh".

Được biết rằng chính phủ mà ông Hồ Chí Minh thành lập vào năm 1945 là một chính phủ có nhiều đảng phái tham gia.

Ông Võ Văn Tạo là một người rất tích cực trong việc dùng trang Facebook của ông để phát biểu chính kiến, trong đó có rất nhiều những chỉ trích đối với các chính sách của nhà nước mà ông cho là sai lầm.

Đứng trước sự đàn áp của nhà cầm quyền, ông Võ Văn Tạo nhận xét về phản ứng của giới bất đồng chính kiến:

"Cái đó cũng làm xôn xao trong cộng đồng anh chị em tranh đấu cho một nước Việt Nam tiến bộ, đặc biệt cho các trí thức phản biện. Quan sát trên mạng thì thấy có nhiều người nói tình hình bây giờ có vẻ như chùn. Tôi nghĩ họ có lý một phần nào đó thôi. Trong sự vận động thực tiễn của việc tranh đấu, thì có sự sàng lọc ra, đâu là vàng đâu là thau. Có những người vẫn giữ được cái kiên cường, có những người họ chùn. Đạt được một đất nước ngày càng tiến bộ, thì chuyện bắt bớ tù đày khó tránh khỏi".

Hai người thường xuyên tham gia các hoạt động dân sự tại Hà Nội, cũng như hay phát biểu trên mạng xã hội là ông Lã Việt Dũng và ông Nguyễn Đình Hà, đều cho rằng phong trào sẽ lắng xuống, hoặc chuyển sang dạng hoạt động khác, nhưng không chấm dứt.

"Khó khăn hơn thì là do nhận định của mỗi người, còn riêng cá nhân tôi, và một số anh em tôi quen biết thì vẫn tiếp tục lên tiếng. Tất nhiên việc lên tiếng phải tránh việc xúc phạm nhục mạ một cách vô căn cứ".

"Từ trạng thái hoạt động nhộn nhịp có nhiều bề nổi, chuyển sang trạng thái làm sao bảo toàn được lực lượng, làm sao để tránh thiệt hại vô ích cho phong trào. Còn nếu nói sự trấn áp đó có  làm cho những người trong phong trào sợ hay không, thì tôi thấy rằng sự trấn áp của chính quyền thì bao nhiêu năm nay vẫn vậy, nhưng thời đại ngày nay là thời đại internet, sức ép lên Việt Nam rất là nhiều, tôi nhận thấy sự sợ hãi ngày càng ít đi".

Ông Lã Việt Dũng, một kỹ sư tin học, là thành viên của đội bóng đá No-U, xuất thân từ phong trào chống sự bành trướng của Trung Quốc trên biển Đông. Đội bóng này thường xuyên thực hiện các chuyến đi cứu trợ nhân đạo cho các vùng bị thiên tai.

Ông Nguyễn Đình Hà, tốt nghiệp ngành luật tại Hà Nội, gần đây có bị cơ quan an ninh thẩm vấn vì những bài viết và phát biểu của ông với các cơ quan truyền thông nước ngoài.

Phong trào tiếp tục lớn mạnh

Một nhà hoạt động xã hội sống ở Nghệ An là Linh mục Đặng Hữu Nam, nói rằng những hoạt động vì dân chủ, dân quyền, và dân sinh sẽ tiếp tục lớn mạnh.

"Trong thời điểm này, nếu nhà cầm quyền ráo riết bách hại những người lên tiếng, những người bất đồng chính kiến, những người dùng mạng xã hội… Chúng ta sẽ thấy có một thời gian lắng xuống trong các hoạt động của người dân, hoạt động vì nhân quyền hay bất đồng chính kiến. Nhưng chắc chắn rằng đó chính là hạt giống để nẩy sinh những con người biết đấu tranh hơn nữa. Và phong trào đó sẽ lớn mạnh".

Ông lấy ví dụ cách đây vài năm, nhà cầm quyền đã bỏ tù 14 thanh niên Công giáo vì những hoạt động dân quyền, nhưng sau đó đã có nhiều người khác tiếp tục đấu tranh.

Linh Mục Đặng Hữu Nam là người giúp đỡ nhiều ngư dân vùng Nghệ An, Hà Tĩnh đấu tranh đòi nhà máy Formosa gây ô nhiễm biển miền Trung phải bồi thường cho dân chúng.

Ông nói tiếp về vụ biểu tình gần đây nhất nổ ra tại Hà Tĩnh :

"Ngày thứ bảy vừa qua đã có hàng ngàn người dân đã biểu tình yêu cầu trả tự do cho chị Trần Thị Xuân, tuyên bố rằng chị Trần Thị Xuân vô tội vì chẳng có cái gì mà vi phạm pháp luật ở đây cả".

Chị Trần Thị Xuân sống tại huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nơi bị thảm họa Formosa gây thiệt hại nặng nề. Chị Xuân đã thành lập một quĩ giúp đỡ người nghèo bằng cách thu lượm và bán phế liệu. Chị bị bắt ngày 17 tháng 10, mà theo lời người thân là bị bắt một cách bí mật, rồi sau đó chính quyền mới công bố một thông cáo báo chí về việc bắt bớ này.

Sáng ngày 21 tháng 10, hàng ngàn người đã kéo đến Ủy ban nhân dân xã Lộc Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh đòi trả tự do cho chị Trần Thị Xuân.

Nói về sự phản kháng trước những việc làm không đúng của chính quyền, kỹ sư Lã Việt Dũng nói tiếp:

"Chính quyền này không phải chỉ đối phó với những người như chúng tôi, những người thường xuyên lên tiếng đâu, mà còn đối phó với nhiều người dân khác nữa, vì người dân ý thực được quyền lên tiếng của họ đối với cái xấu, cái sai của chính phủ thì chẳng có gì là sai cả, chẳng có vấn đề gì phải xấu hổ cả".

Trong một lần trao đổi với chúng tôi, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, một nhà nghiên cứu kinh tế ở Hà Nội có đưa ra hai vụ việc ở Đồng Nai, và Đà Nẵng, tại Đồng Nai, dân chúng lên tiếng đòi cách chức đại biểu quốc hội của bà Phan Thị Mỹ Thanh vì những sai phạm có thể liên quan đến tham nhũng, tại Đà Nẵng người dân đòi điều tra một doanh nhân có thể có liên quan đến các sai phạm của các quan chức lãnh đạo thành phố này. Ông Lê Đăng Doanh nói tiếp :

"Tôi nghĩ rằng đó là những dấu hiệu đáng mừng, vì người dân bây giờ đã lên tiếng, và đã bày tỏ rất rõ ràng chính kiến của mình".

Kết thúc buổi nói chuyện với chúng tôi, Linh mục Đặng Hữu Nam nói rằng những việc làm như của chị Trần Thị Xuân đáng lẽ phải được nhà nước khuyến khích, và ông nhắc lại lời Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã nói trong chuyến viếng thăm Việt Nam vào năm 2016, rằng sở dĩ nước Mỹ hùng mạnh như ngày nay là vì hằng ngày Chính phủ Mỹ lắng nghe những lời chỉ trích.

****************

Thủ tướng lại nhắc chuyện "lợi dụng dân chủ" (RFA, 23/10/2017)

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 23/10 nhắc lại rằng Việt Nam cần xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng dân chủ, đưa tin bịa đặt, sai sự thật nhằm kích động, gây bất ổn xã hội.

internet3

Biểu tượng facebook.  AFP photo

Trong bài phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa 14, Thủ tướng Việt Nam cho biết trong thời gian qua Việt Nam đã xử lý nhiều thông tin mà theo lời ông này là "xuyên tạc, phản động" trên mạng xã hội. Người đứng đầu chính phủ Việt Nam yêu cầu phải quản lý báo chí và việc phát ngôn chặt chẽ hơn. Ông kêu gọi phải đấu tranh phản bác các thông tin bị cho là thù địch và bảo đảm an toàn an ninh mạng.

Đài RFA đã trao đổi với luật sư Võ An Đôn thuộc đoàn luật sư Phú Yên, người từng nhiều lần bị công an triệu tập liên quan đến những phát ngôn và bài viết trên mạng xã hội. Luật sư Đôn khẳng định với chúng tôi rằng chuyện viết và đăng bài trên mạng xã hội là quyền tự do ngôn luận của người dân. Ông nhấn mạnh rằng người dân có quyền được bày tỏ ý kiến về các vấn đề chính trị, xã hội của đất nước :

Câu nói với nội dung trên tôi thấy không phù hợp với xã hội phát triển và luật pháp hiện nay. Đó là quyền cá nhân của mỗi con người, người ta có quyền phát biểu chính kiến chứ lợi dụng [dân chủ] thì không phải.

Nếu người ta xúc phạm cá nhân hay tổ chức thì yêu cầu xử phạt, luật pháp đã có quy định rồi.

Luật sư Đôn khẳng định rằng những thông tin ông đưa lên mạng xã hội hoàn toàn là sự thật và nhằm mục đích cung cấp thông tin cho mọi người chứ không có ý định kích động gây bất ổn xã hội :

Nếu một người nào đó đưa thông tin không đúng sự thật thì tôi nghĩ rằng không có ai xem và quan tâm hết. Nếu đúng sự thật theo cảm nhận của mỗi người thì người ta mới xem, mới like và bình luận.

Cũng tại phiên họp, báo cáo của Chính phủ cho biết, đến nay Youtube đã gỡ bỏ hơn 4,4 ngàn clip có nội dung được nói là độc hại. Facebook gỡ bỏ 678 tài khoản vi phạm, trong đó có 110 tài khoản giả mạo, 394 bài viết và tài khoản kinh doanh trái phép, 174 bài viết và tài khoản có nội dung bôi nhọ người khác.

Đầu năm nay Chính phủ Hà Nội đã liên tục làm việc với các hãng lớn như Facebook, Google, tạo áp lực để họ tháo gỡ những bài đăng Việt Nam cho là độc hại.

Cũng từ đầu năm đến nay, Việt Nam tăng cường bắt bớ những tiếng nói bất đồng, mà nhiều người trong số họ sử dụng mạng Internet làm nơi để biểu đạt quyền tự do ngôn luận của mình. Số liệu thống kê cho thấy chỉ riêng năm nay đã có trên 20 người bị bắt. Đặc biệt, chỉ trong vòng mấy tháng trở lại đây, nhiều thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ cũng bị bắt với cáo buộc liên quan đến vụ án Nguyễn Văn Đài. Bên cạnh đó nhiều cá nhân bị công an triệu tập điều tra cũng liên quan đến vụ án này, trong đó có nhà hoạt động Khúc Thừa Sơn ở Đà Nẵng.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ của blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người bị tuyên án 10 năm tù vì tội tuyên truyền chống Nhà nước, phản đối nhiều điểm trong phát biểu của Thủ tưởng mà bà cho rằng không rõ ràng. Bà nói rằng những người như con gái bà không hề "gây bất ổn xã hội" như lời Thủ tướng nói mà chỉ muốn nói lên sự thật để người dân cảnh tỉnh :

Gây bất ổn là khi đưa tin không đúng, không phản ánh sự thật. Nếu như con tôi, đưa những tin cách đây hơn một năm về cá chết và Formosa làm ô nhiễm biển, đều là những tin con tôi lấy từ báo chính thống để báo động xã hội. Đó là họ mong muốn xây dựng để xã hội cảnh tỉnh điều A, điều B, để tốt đẹp hơn.

Ngoài blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tháng 7 vừa qua tòa án Nhân dân Hà Nam cũng tuyên phạt 9 năm tù đối với nhà hoạt động Trần Thị Nga vì tội tuyên truyền chống nhà nước. Đây đều là những nhân vật có tiếng nói tích cực trên mạng xã hội về các vấn đề môi trường, chủ quyền, nhân quyền và quyền lợi công nhân ở Việt Nam.

internet4

Một người dân sử dụng laptop trong một quán cà phê ở Hà Nội hôm 28 tháng 11 năm 2013. AFP Photo

Bà Lan tố cáo chính những thông tin Nhà nước bưng bít, hay đưa sai lệch mới là nguyên nhân gây bất ổn xã hội. Theo bà, nếu những cá nhân nào đưa thông tin đúng trên mạng thì cần được cổ xúy, và nếu sai thì phải nhắc nhở họ chứ đừng mang án tù ra trừng phạt họ.

Bà bày tỏ sự bất mãn với số lượng tiếng nói bất đồng chính kiến bị bắt từ đầu năm nay, trong đó có nhiều trường hợp làm việc tốt giúp đỡ người khác như cô Trần Thị Xuân ở Hà Tĩnh:

Đối với tôi, những điều họ quy chụp để bắt con tôi và những người như vậy là một điều rất khó hiểu. Tôi không biết họ muốn cái gì lên người dân nữa. Họ chỉ muốn người dân ăn, mặc và sống thôi. Ngoài ra, suy nghĩ phải theo họ định hướng.

Ngày 17/10 vừa qua, công an Hà Tĩnh đã bắt khẩn cấp cô Trần Thị Xuân với cáo buộc âm mưu lật đổ chính quyền theo điều 79 Bộ luật Hình sự. Đến ngày 21/10, hàng ngàn người dân Hà Tĩnh biểu tình phản đối chính quyền bắt giữ cô Xuân vì họ cho rằng cô luôn làm việc thiện giúp đỡ dân nghèo.

Một facebooker khác, anh Phan Tất Thành, một người nói phải chịu rất nhiều sức ép từ phía an ninh vì những bài viết đăng trên Facebook, phản đối việc Chính phủ Việt Nam luôn quy kết các cá nhân đăng bài chống đối, thù địch. Ông cho rằng những bài đăng đó thực chất là một hình thức xây dựng đất nước :

Tôi chỉ nói sự thật thôi, tôi không chống ai cả. Nếu có chống tôi chống những Đảng viên thoái hóa, tiêu cực chứ tôi không chống Đảng, không chống chính quyền. Nói thật thì bảo là nói xấu!

Quan điểm của Đảng là đấu tranh, tự phê bình giúp cho Đảng phát triển. Tôi nói với các anh em an ninh rằng các ông bảo vệ Đảng theo kiểu của các ông còn tôi bảo vệ theo kiểu của tôi. Các ông tô son chát phấn cho đẹp lên, còn tôi tôi bôi thuốc lên. Thuốc đắng dã tật! Nhưng có lẽ cách của tôi mới tốt hơn, bởi vì cách của tôi mới khỏi bệnh, còn cách của các ông chỉ làm bệnh tình nặng thêm.

Ông cũng đồng tình rằng Việt Nam đang vi phạm nghiêm trọng quyền tự do ngôn luận của người dân.

Một vụ việc gần đây nhất là vào ngày 21/10, công an Bắc Ninh đã đến tận nhà đưa giấy triệu tập cho ông Nguyễn Hữu Mỹ ở xã Phù Khê, thị xã Từ Sơn vì các bài viết trên Facebook. Một số nguồn tin nói rằng ông Mỹ là dân oan chuyên đi khiếu kiện đất đai.

Luật sư Võ An Đôn cho rằng hiện nay người dân dường như bị dồn vào đường cùng vì mọi phương tiện bày tỏ quan điểm tự do đều bị chính quyền ngăn chặn, kiểm soát :

Ở Việt Nam hệ thống tuyên truyền do Nhà nước nắm trong tay, không có báo tư nhân. Người dân quan tâm đến xã hội nếu muốn bày tỏ quyền tự do ngôn luận của mình thì có mạng xã hội.

Nhưng nay Chính phủ cấm như vậy thì rất khó cho những người nói lên tiếng nói phản biện xã hội. Đồng thời đó là bước cản sự tiến bộ của xã hội.

Còn bà Tuyết Lan lại cho rằng những hành động của chính quyền chỉ gây nên tác dụng ngược lại, đó là sự phẫn nộ và vùng dậy của người dân.

Cũng xin nhắc lại, điều 69 Hiến pháp Việt Nam 1992 quy định rõ công dân có quyền tự do ngôn luận, và điều 4 luật Báo chí cụ thể hóa rằng công dân có quyền phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới.

Published in Việt Nam

Cam Bốt : Thủ tướng Hun Sen tuyên bố không sợ trừng phạt của Mỹ (RFI, 27/10/2017)

Phát biểu trước hội đồng bộ trưởng vào ngày 27/10/2017, thủ tướng Cam Bốt tuyên bố không sợ trừng phạt của phương Tây, sau khi một số thượng nghị sĩ Mỹ đe dọa áp đặt giới hạn đi lại đối với viên chức cao cấp Cam Bốt, do việc lãnh đạo đối lập bị bắt. Thủ tướng Hun Sen bị tố cáo "phá hủy" nền dân chủ ở Cam Bốt để đảm bảo thắng lợi trong cuộc bầu cử năm 2018 và tiếp tục nắm quyền, sau 32 năm.

campu1

Thủ tướng Hun Sen tại phiên họp toàn thể Quốc hội Cam Bốt, Phnom Penh, ngày 12/10/2017. Reuters/Samrang Pring

Thượng nghị sĩ Mỹ Ted Cruz cho biết sẽ thúc đẩy việc cấm các viên chức cao cấp chính quyền Cam Bốt vào Mỹ nếu lãnh đạo đối lập Kem Sokha không được trả tự do vào ngày 09/11. Các thượng nghị sĩ John McCain và Dick Durbin cũng kêu gọi việc giới hạn trên nếu đàn áp tiếp diễn tại Cam Bốt.

Phát biểu trong cuộc họp thường kỳ, thủ tướng Cam Bốt cho là trừng phạt của phương Tây không làm ông lo ngại. Theo người phát ngôn của chính phủ, Phay Siphan trả lời Reuters, ông Hun Sen còn nói thêm là ông "không có tài sản ở nước ngoài và ông cũng không có việc gì cần đặt chân lên đất Mỹ".

Ông Kem Sokha bị bắt giữ vào ngày 03/09, bị tố cáo là phản nghịch, muốn chiếm chính quyền với sự trợ giúp của người Mỹ. Chính quyền Phnom Penh còn yêu cầu tòa án giải tán đảng đối lập Cứu Nguy Dân Tộc của ông Sokha.

Các quốc gia phương Tây đã lên án vụ bắt giam lãnh đạo đối lập, gia tăng vận động, kêu gọi trả tự do cho ông Kem Sokha.

Ngày 26/10, Nhật Bản đã lên tiếng, qua lời thứ trưởng ngoại giao Iwao Horii, kêu gọi Cam Bốt tổ chức bầu cử tự do và minh bạch.

Trọng Nghĩa

*******************

Thủ tướng Campuchia nói đảng đối lập sẽ bị giải tán (RFA, 23/10/2017)

Ông Hun Sen Thủ tướng Campuchia nói rằng việc đảng đối lập Cứu Nguy Dân Tộc bị giải tán là một chuyện đương nhiên.

hun1

Thủ tướng Campuchia Hun Sen tới dự lễ khởi công cầu bắc qua sông Tonle Sap, tại làng Russey Keo gần Phnom Penh, Campuchia. Ảnh chụp ngày 23 tháng 10 năm 2017. AP

Ông nói như vậy nhân buổi lễ kỷ niệm ngày ký Hiệp Định Paris, tái dựng nền dân chủ đa đảng tại đất nước Campuchia vào năm 1991.

Hơn 50 nhóm nhân quyền đã kêu gọi các quốc gia ký Hiệp Định Paris cần phải hành động gấp vì nền dân chủ đang bị đe dọa tại Campuchia.

Hiện nay lãnh tụ của đảng đối lập Kem Sokha đang bị cầm tù với tội danh được cho là âm mưu lật đổ nhà nước với sự giúp đỡ của ngoại bang là Hoa Kỳ.

Nhiều đại biểu quốc hội của đảng này cũng chạy trốn ra nước ngoài vì sợ bị đàn áp.

Ông Hun Sen bị chỉ trích là đang định biến Campuchia trở thành một đất nước độc đảng với đảng Nhân Dân Cách Mạng do ông lãnh đạo.

Vào ngày này năm 1991 nhiều quốc gia với sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc đã ký một hiệp định tại Paris, theo đó quân đội Việt Nam đang chiếm đóng Campuchia phải rút quân về nước, đồng thời Campuchia sẽ trở thành một quốc gia quân chủ lập hiến với nhiều đảng chính trị cùng tham gia cạnh tranh chính trị.

Ông Hun Sen nói rằng sau Hiệp Định Paris, Liên Hiệp Quốc đã thất bại trong việc đem lại hòa bình cho Campuchia, mà nền hòa bình này chỉ có được là do sự thương lượng của ông với lực lượng du kích Khmer đỏ lúc đó mà thôi.

Trước lời kêu gọi của các nhóm nhân quyền, ông Hun Sen nói rằng chuyện kêu gọi các quốc gia đã ký Hiệp Định Paris hành động, là một chuyện lỗi thời và không thể xảy ra, vì một trong những nước ký hiệp định đó là Liên Xô không còn tồn tại nữa.

Tờ Hoàn Cầu Thời Báo của đảng cộng sản Trung Quốc, một trong những quốc gia ký hiệp định Paris như vừa nêu thì bình luận rằng nước ngoài không nên can thiệp vào chính trị nội bộ của Campuchia.

Published in Châu Á

Việt Nam nhập khẩu than đá để chạy nhà máy nhiệt điện (RFA, 20/10/2017)

Chỉ trong 9 tháng đầu năm Việt Nam đã chi ra đến 1 tỉ 30 ngàn đô la Mỹ để nhập khẩu than đá để dùng cho các nhà máy nhiệt điện.

moitruong1

Than đá đang được chuyển đến nhà máy nhiệt điện Ninh Bình. Ảnh chụp tháng 9/2007. AP

Than nhập khẩu của Việt Nam đến từ Indonesia, Nga, và Australia.

Việt Nam có một khu vực mỏ than lớn ở vùng Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, được khai thác từ thời Pháp thuộc. Than ở đây cũng được xuất khẩu nhưng ngày càng giảm, và theo các số liệu của Hải quan Việt Nam thì trong chín tháng đầu năm nay giá trị xuất khẩu than đá của Việt Nam chỉ có 207 triệu đô la Mỹ.

Hiện nay các khu vực có tiềm năng thủy điện của Việt Nam đã được khai thác phần lớn, các dự án điện hạt nhân lại bị hủy bỏ, nhà nước Việt Nam đang dự tính nguồn năng lượng tương lai bằng cách xây dựng các nhà máy điện chạy bằng than đá. Chỉ riêng ở khu vực Đông bằng Sông Cửu Long đã có đến 14 dự án nhà máy điện chạy than. Một số nhà máy khi hoàn thành đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ vì gây ô nhiễm môi trường như ở Vĩnh Tân, tỉnh Bình Thuận, Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.

******************

Đề nghị dìm bùn thải ở Vũng Tàu (RFA, 20/10/2017)

Bộ Tài nguyên và môi trường Việt Nam đang xem xét cấp giấy phép cho Cục hàng hải Việt Nam thực hiện việc nhận chìm 900 ngàn mét khối bùn thải trên vùng biển Vũng Tàu.

moitruong2

Tàu đánh cá ngoài khơi Vũng Tàu. Ảnh chụp tháng 3/2006. AP

Báo chí Việt Nam loan tin này và nói rõ số bùn thải do nạo vét luồng lạch cho tàu biển di chuyển trên sông Thị Vải.

Tin cũng cho hay là từ trước tới nay bùn nạo vét như vậy đều được đổ ra biển. Sắp tới đây với việc tu sửa, nạo vét các luồng lạch cho tàu chạy vào các cảng khu vực Sài Gòn, sẽ có đến 6 triệu 830 ngàn mét khối bùn được dự kiến sẽ nhận chìm xuống biển.

Xin nhắc lại là cách đây vài tháng một kế hoạch dìm 1 triệu mét khối bùn nạo vét cảng Tuy Phong của các nhà máy nhiệt điện chạy than của tỉnh Bình Thuận, đã bị hủy bỏ vì bị dư luận và báo chí phản đối.

********************

Nhà máy giấy Lee & Man chính thức hoạt động (RFA, 20/10/2017)

Nhà máy giấy Lee & Man ở tỉnh Hậu Giang chính thức được Bộ Tài nguyên và môi trường Việt Nam cho phép vận hành. Lý do được bộ này nêu ra là đáp ứng được những yêu cầu về môi trường của bộ này đề ra.

moitruong3

Lễ khởi công nhà máy giấy Lee & Man tại tỉnh Hậu Giang, ngày 29/3/2015. Photo courtesy of ricons.vn

Trong khi đó giới chuyên môn và người dân địa phương vẫn tỏ rõ quan ngại về tác động môi trường do nhà máy giấy được nói là lớn nhất khu vực này sẽ gây nên.

Giáo sư Nguyễn Ngọc Trân, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Quốc hội nói rằng trong thời gian tới các cơ quan quản lý của nhà nước phải tăng cường giám sát không để xảy ra ô nhiễm rồi mới xử lý.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam cho rằng trong báo cáo sau chuyến đi thị sát của Bộ Tài nguyên và môi trường tại nhà máy này, ông không thấy nói rõ về việc xử lý chất thải rắn.

Ngoài ra còn một quan ngại nữa là nguồn nguyên liệu của nhà máy này là giấy phế thải nhập khẩu từ nước ngoài, cho nên phải được kiểm tra cẩn thận.

Nhà máy giấy Lee & Man do Trung Quốc đầu tư, đã bị dân chúng và Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam phản đối vào tháng Sáu năm ngoái khi bắt đầu tiến hành chạy thử, vì lo ngại gây ô nhiễm lớn cho vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.

Trong khi đó, tại một trại chăn nuôi heo tại xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận bị dân chúng địa phương biểu tình đòi ngừng hoạt động vì gây hôi thối mà theo lời người dân địa phương là không thể nào chịu đụng nổi..

Vào ngày 20 tháng 10, người dân tiếp tục chặn xe tải chở thức ăn cho heo không cho vào trang trại.

Những người biểu tình nói rằng mùi hôi thối bốc ra từ trại này làm cho họ rất khó chịu.

Đại diện của chính quyền huyện Ninh Phước đã đến yêu cầu chủ trang trại, trong vòng một tuần, phải "di dời" đàn heo và thực hiện đầy đủ các các công trình xử lý nước thải.

Tình trạng doanh nghiệp gây ô nhiễm khiến dân địa phương sống quanh nhà máy không chịu được phải tiến hành chặn không cho nhà máy tiếp tục hoạt động diễn ra tại nhiều nơi ở Việt Nam trong thời gian qua.

Một trường hợp gần nhất là ở xã Lai Vu, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương ; người dân lập lán chặn không cho nhà máy dệt Pacific Crystal tại khu công nghiệp Lai Vu tiếp tục sản xuất vì xả thải gây ô nhiễm nguồn nước địa phương. Thế nhưng lực lượng phối hợp đã đến giải tán và người dân nói họ bị đánh đập bởi cương quyết không để doanh nghiệp gây ô nhiễm hoạt động.

*****************

Gần 150 ngàn ca sốt xuất huyết với 30 người chết (RFA,20/10/2017)

moitruong4

Bệnh nhân sốt xuất huyết tại một bệnh viện tại hà Nội hôm 9/8/2017. Photo : AFP

Việt Nam ghi nhận có gần 150 ngàn ca sốt xuất huyết tính từ đầu năm 2017 đến giữa tháng 10, trong đó 84,5% ca bệnh phải nhập viện và 30 trường hợp đã tử vong.

Số liệu vừa nêu được Bộ Y Tế đưa ra tại buổi tập huấn công tác điều trị sốt xuất huyết và tay chân miệng cho 6 tỉnh khu vực miền Tây, diễn ra trong hai ngày 19 và 20 tháng 10.

Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Phó Giáo sư Lương Ngọc Khuê cho biết số ca sốt xuất huyết trong gần 10 tháng qua tăng cao do nhiều nguyên nhân, gây nên tình trạng bệnh viện quá tải. Ông Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh cần phải thực hiện và tuân thủ việc khám chữa bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng theo hướng dẫn của Bộ Y Tế ban hành.

Bộ Y Tế còn yêu cầu những "Nhóm điều trị sốt xuất huyết" trong các bệnh viện cần thiết duy trì hoạt động tích cực cũng như tư vấn và hỗ trợ cho bệnh nhân qua đường dây điện thoại nóng. Đồng thời, ngành y tế cũng khuyến khích người dân quan tâm và chú trọng trong việc phòng, chống dịch sốt xuất huyết.

Thủ đô Hà Nội trong mùa dịch sốt xuất huyết năm nay là một trong những địa phương bị dịch bệnh này hoành hành. Cả nước chỉ có tỉnh Hà Nam công bố dịch sốt xuất huyết vào đầu tháng 8 vừa qua.

Published in Việt Nam

"Hãy ngưng ngay đàn áp tại Việt Nam" (RFA, 17/10/2017)

 ‘Hãy ngưng ngay đàn áp tại Việt Nam’ là kêu gọi mà một liên minh các nhóm nhân quyền Việt Nam cùng quốc tế đưa ra với chính quyền Việt Nam vào ngày 16 tháng 10.

tranap1

Ảnh chụp ngày 14 tháng 5 năm 2013 trong một quán cà phê ở Hà Nội. Người dân sử dụng internet trong quán.  AP

Liên minh gồm 10 tổ chức ra thông cáo báo chí nêu rõ ở trong nước hiện đang diễn ra một chiến dịch đàn áp chưa từng có đối với quyền tự do biểu đạt. Tính cho đến thời điểm này, cơ quan chức năng Việt Nam cho bắt giữ hay buộc phải đi lưu vong ít nhất 25 nhà hoạt động ôn hòa và blogger.

Trong một loạt những vụ xử án trá hình, chính quyền Việt Nam đưa ra những cáo buộc sai trái và kết án nhiều năm những người lên tiếng bảo vệ nhân quyền và blogger. Trong số này có những nhân vật như bà Trần Thị Nga, cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai, blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.

Theo thông báo báo chí của Liên minh 10 tổ chức bảo vệ nhân quyền thì chính phủ Hà Nội nại ra lý cớ an ninh quốc gia mơ hồ ; đặc biệt theo điều 79 và 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam, để biện minh cho việc trấn áp sự ủng hộ ôn hòa cho quyền tự do biểu đạt, tự do thông tin.

Liên minh 10 tổ chức ký tên vào thông cáo báo chí kêu gọi chính quyền Việt Nam ‘Ngưng ngay đàn áp’ còn nêu ra rằng cơ quan chức năng trong nước nhắm đến công cụ mạng xã hội và lấy lý do ‘tin giả’ nhằm biện minh cho hành động kiểm duyệt.

Cơ quan chức năng Việt Nam tiếp tục sử dụng chiến thuật truy tố, giam giữ tùy tiện, sách nhiễu nhằm bịt miệng những tiếng nói bất đồng.

Những biện pháp đàn áp như thế bị cho là vi phạm luật quốc tế, hủy hoại tiếng tăm của Việt Nam trên trường quốc tế và hạn chế tiến bộ quốc gia.

*******************

Nơi giam cựu tù chính trị Nguyễn Bắc Truyển vẫn bí mật (RFA, 17/10/2017)

Cựu tù chính trị Nguyễn Bắc Truyển, người bị bắt đi từ ngày 30 tháng 7, đến nay thân nhân vẫn không được cơ quan chức năng cho biết giam giữ ông này ở đâu.

tranap2

Ông Nguyễn Bắc Truyển (giữa) tại tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 5 năm 2007. AFP

Vào ngày 17 tháng 10, bà Kim Phượng vợ ông Nguyễn Bắc Truyển nói với đài Á Châu Tự Do :

"Hiện tại đến bây giờ cũng không có một tin tức gì hết ngoại trừ mỗi khi đi thăm, đi gởi đồ thì xong rồi thôi cũng không biết là hiện nay anh Truyển có ở đó hay không, có được khoẻ hay không, không biết anh có bị ép cung hay là bị tra tấn nhục hình, hoàn toàn không biết một tin gì về anh Truyển hết".

Bà cũng cho biết việc đăng lên Facebook đính chính làm rõ một số thông tin trước đây về nơi giam giữ chồng bà :

"Khi tôi làm đơn khiếu nại hỏi để tôi biết chồng tôi ở đâu để đi thăm, thì bên bộ công an trả lời anh Truyển đang bị giam ở trại giam B14 của Bộ Công an ở Hà Nội, trên văn bản là công an chỉ trả lời như thế thôi chứ thật sự cũng không có thêm được thông tin nào để xác thực cho tôi biết anh Truyển đang ở đó, tại vì chỉ là lời nói thôi còn hoàn toàn không có một thông tin, chẳng hạn là chữ ký mỗi lúc gởi đồ cũng không được, có nghĩa là không có một thông tin gì để cho biết hiện nay anh Truyển đang ở đó, mặc dù công an thì nói anh ở đó".

Đươc biết theo quy định của trại giam một tháng thân nhân của người bị giam giữ được cho thăm 2 lần, mỗi lần gởi được 5 ký. Kỳ nào đi thăm bà Kim Phượng luôn yêu cầu được nhận chữ ký của người nhận đồ và bên trại giam luôn từ chối lấy lý do không cho chữ ký của người nhận. Bà cũng đang lo lắng cho sức khoẻ của chồng vì trước khi bị bắt ông cũng đang mang bệnh nên bà rất lo lắng.

Bà cũng cho biết đã có nhờ đến luật sư nhưng bị từ chối :

"Bên an ninh A 92 đã từ chối họ nói trong thời gian này là thời gian điều tra họ không cho luật sư vào, sau khi kết thúc điều tra luật sư mới có thể vào cuộc, tôi nghĩ đến lúc đó thì vai trò luật sư cũng không còn ý nghĩa gì hết, mà điều luật, theo điều luật rất mơ hồ có nghĩa là theo khoản 1 điều 59 là có thể vào được chứ không phải dứt khoát là không vào được nhưng họ ấy điều đó và không cho luật sư vào".

Ông Nguyễn Bắc Truyển bị bắt cùng lúc với các cựu tù chính trị khác gồm mục sư Nguyễn Trung Tôn, Kỹ sư Phạm Văn Trội và nhà báo tự do Trương Minh Đức vào hôm 30 tháng 7, 2017. Tất cả bị cáo buộc hoạt động nhằm lật đổ chính quyền theo điều 79 bộ luật hình sự Việt Nam, trong cùng vụ với cựu tù chính trị, luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài.

****************

Nhà hoạt động Khúc Thừa Sơn bị công an sách nhiễu (RFA, 17/10/2017)

Nhà hoạt động Khúc Thừa Sơn tại Đà Nẵng cho biết bản thân bị công an thành phố này gửi giấy triệu tập liên lục và ngày 20 tháng 10 tới đây phải đến làm việc. Giấy mời ghi ‘làm rõ các vấn đề liên quan đến vụ án’ ; nhưng anh này hỏi vụ án gì thì không được trả lời.

tranap3

Nhà hoạt động Khúc Thừa Sơn, Đà Nẵng. Photo : Fb Khuc Thua Son

Anh Khúc Thừa Sơn vào chiều ngày 17 tháng 7 cho Đài Á Châu Tự Do biết về tác động của việc bị công an mời làm việc liên tục nhưng không rõ về một vụ án nào như thế :

"Rất khó xử vì tôi từng quan tâm đến những vụ các anh em đấu tranh dân chủ bị bắt. Có trường hợp khi mời lên đồn công an làm việc khác ; nhưng khi bắt thì theo lệnh khẩn cấp với điều khác như ‘chống nhà nước’ hoặc ‘vi phạm an ninh quốc gia’. Có trường hợp mời đi làm việc những giữa đường bị bắt như trường hợp anh Lê Đình Lượng ở Yên Thành, Nghệ An hoặc anh Nguyễn Văn Túc ngoài Thái Bình chẳng hạn. Ngoài ra gần đây nhiều trường hợp dân đến đồn Công an bị chết không rõ lý do hay bị đánh đập. Khi xảy ra, công an lại lẩn trách trách nhiệm. Khi có những giấy triệu tập như thế này thì tôi yêu cầu phải trả lời rõ ràng nhưng họ không đáp ứng. Do tôi không có ở nhà nên họ đến áp lực với gia đình khiến bố mẹ tôi suy sụp tinh thần".

Published in Việt Nam

Việt Nam có thể xây thêm 300-400 nhà máy thủy điện (RFA, 17/10/2017)

Truyền thông trong nước ngày 9/10 vừa qua dẫn lời đại diện Hiệp hội Năng lượng Việt Nam nói rằng nếu Việt Nam cho khai thác thêm 300-400 dự án thủy điện nhỏ và vừa thì sẽ góp phần bổ sung nguồn điện thiếu hụt trong các năm tới cho đất nước.

dap1

Nhà máy thủy điện Hố Hô (Hà Tĩnh) xả lũ. Courtesy of news.zing.vn

Tác động môi trường và con người

Tại Hội nghị toàn quốc về phát triển thủy điện vừa và nhỏ, năng lượng tái tạo do Bộ Công Thương tổ chức hôm 9/10, ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam nói rằng hiện nay Việt Nam đang phải đối mặt với nguồn năng lượng hóa thạch cạn kiệt như than, khí đốt. Trong khi đó đến năm 2020 Việt Nam phải tìm ra các nguồn điện bổ sung cho lượng thiếu hụt khoảng 100 tỷ kWh và con số này sẽ lên đến 300 tỷ kWh vào năm 20130.

Vì vậy ông Ngãi đề xuất tiếp tục khai thác thủy điện vừa và nhỏ vì chúng mang lại hiệu quả kinh tế và có công suất điện khá cao.

RFA trao đổi với Thạc sĩ Nguyễn Huỳnh Thuật, một chuyên gia về môi trường, cũng là người đã vận động thành công việc hủy bỏ hai dự án thủy điện lớn trên sông Đồng Nai vì những tác động tai hại đến khu vực rừng quốc gia Nam Cát Tiên. Quan điểm của ông là phản đối việc phá rừng để xây dựng nhà máy thủy điện. Lý do ông đưa ra là ảnh hưởng đến hệ sinh thái :

Nếu làm thủy điện ở những vùng có rừng thì mình sẽ phá rừng để hi sinh làm thủy điện. Các dòng sông làm thủy điện có độ dốc tương đối cao và đa số những nơi đó là còn rừng. Nếu làm như vậy mình phải hi sinh môi trường, đặc biệt là đa dạng sinh học. Rừng không chỉ là cây như chúng ta nhìn vào mà còn nhiều loài khác nhau. Khi mình phá rừng, tổng thể hệ sinh thái phục vụ cho con người, và các loài khác trong chuỗi mắt xích sẽ bị phá hủy. Như vậy sẽ đe dọa đến sự tồn vong của loài người.

Ông nói gần đây Việt Nam xảy ra nhiều trận hán hán, lũ lụt lịch sử mà nguyên nhân một phần lớn là do nạn phá rừng.

Trận lũ lụt đầu tháng 10 vừa qua đã khiến hơn 70 người thiệt mạng, hơn 200 ngôi nhà bị sụp đổ, hơn 40 ngàn ngôi nhà bị ngập, hơn 9000 gia súc và hàng trăm ngàn gia cầm chết đuối. Việt Nam gọi đây là trận lụt lịch sử trong tháng 10 ở Việt Nam.

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu, thuộc Đại học Cần Thơ cho biết nguồn thủy năng ở Việt Nam hiện nay đã gần cạn kiệt. Nếu làm thêm nhà máy thủy điện thì khả năng lớn là trên các sông suối nhỏ :

Tại vì mình không nắm được các hồ sơ đó nên không biết những nhà máy thủy điện vừa và nhỏ nằm ở đâu, chiếm bao nhiêu diện tích và bao nhiêu rừng sẽ bị phá để phục vụ chuyện này.

Tôi nghĩ từ 300-400 là nhiều lắm.

Mặc dù hiện tại dự án cụ thể của các nhà máy thủy điện này chưa được công bố nhưng Tiến sĩ Lê Anh Tuấn nói rằng khả năng lớn sẽ được xây dựng ở các khu rừng núi hiểm trở bởi vì ở những địa hình dễ làm Việt Nam đều đã cho tiến hành xây dựng.

Ông nói rằng hiện tại rất khó đánh giá tác động cụ thể của các nhà máy này bởi vì chưa có một thông tin nào được công bố. Tuy nhiên theo ông, các nhà máy thủy điện bấy lâu nay đã để lại cho Việt Nam nhiều bài học về tác động môi trường và con người, mặc dù chúng cung cấp một lượng lớn điện năng cho cả nước :

Nó có nhiều vấn đề về môi trường, xã hội, ngoài yếu tố về kinh tế. Ví dụ chuyện di dân, những người sống ở khu vực lòng hồ sẽ phải di dân. Mà thường thường sẽ di chuyển đến chỗ khó khăn hơn chỗ ở cũ. Rồi vấn đề về tái định cư, và sinh kế của người dân ở đó bởi vì họ sống ở dưới thung lũng thì họ dễ dàng canh tác, bắt cá nhưng khi di dời, theo khảo sát của tôi, thì cuộc sống của họ khó khăn hơn rất nhiều.

Ngoài ra những hồ chứa như vậy phải hi sinh rất nhiều đất rừng. Mà rừng ở Việt Nam càng ngày càng thu hẹp và chất lượng không còn dồi dào như ngày xưa nữa. Nếu tiếp tục xây dựng thủy điện thì diện tích rừng càng ngày càng ít dần.

Ngoài ra, ông cho biết hồ chứa thủy điện sẽ giữ lại phần lớn phù sa trên sông, sẽ làm cho vùng hạ lưu gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tiếp nhận phù sa. Bên cạnh đó sẽ cản đường di cư của các loài cá, hay ảnh hưởng đến vấn đề giao thông thủy trên sông.

Một vấn đề quan trọng nữa ông nêu ra đó là khi nhà máy thủy điện vận hành sẽ làm thay đổi các đặc điểm dòng chảy của sông. Dòng sông có lúc phải tích nước lại, có lúc phải xả nước nhiều, chứ không được chảy liên tục như trước đó.

Thạc sĩ Nguyễn Huỳnh Thuật bổ sung thêm rằng việc xây dựng đập thủy điện có thể ảnh hưởng đến cuộc sống, văn hóa của người bản địa, đẩy họ vào tình thế vốn đã cô lập nay còn bị tổn thương hơn. Vô hình chung điều này sẽ ảnh hưởng đến tình hình ổn định chính trị để phát triển đất nước.

Một nguy cơ khác có thể xảy ra nếu phát triển quá nhiều nhà máy thủy điện, ông nói tiếp :

Đặc biệt ở Việt Nam luôn làm thiếu tính hệ thống. Vừa rồi ở Lào có vụ việc vỡ đập thủy điện. Nếu đập thủy điện bị vỡ như vậy sẽ tác động đến các đập khác, gây ra hiện tượng vỡ đập liên hoàn. Như vậy người dân ở vùng sâu sẽ không sơ tán kịp và nhiều người sẽ chìm trong vùng lụt, phải chịu mất mát về cả tính mạng con người và của cái vật chất.

Trong buổi Hội nghị về phát triển thủy điện nêu trên, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cũng nói rằng nếu Việt Nam có xây thêm nhà máy thủy điện thì cần hạn chế tối đa phá hoại rừng và phải có quy trình chặt chẽ trong việc xây dựng và vận hành hồ chứa.

dap2

Xây dựng đập Xayaburi trên sông Mekong hôm 22/1/2014. AFP

Có khả thi ?

Thủy điện là vấn đề gây nhiều tranh luận trong mấy năm trở lại đây. Tại miền Trung cứ đến mùa mưa lũ là các đập thủy điện lại xả lũ vì sợ vỡ đập. Điều này gây ra hiện tượng lũ chồng lũ ở khu vực vốn đã chịu nhiều thiên tai nhất trên cả nước. Những đợt xả lũ như vậy gây nhiều thiệt hại về vật chất và thậm chí là tính mạng của người dân.

Riêng tại Việt Nam hiện nay chưa có những nghiên cứu đầy đủ về tác động của các đập nước lớn như Sông Đà và Trị An, nhưng ngày càng có nhiều lo ngại về các đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong ở Lào và Trung Quốc, một ngày nào đó sẽ kết liễu sự sống của đồng bằng sông Cửu Long. Tháng 5 vừa qua, các chuyên gia Việt Nam đã lên tiếng yêu cầu hoãn dự án thủy điện Pắc Beng ở Lào để bảo vệ 20 triệu dân Đồng bằng sông Cửu Long.

Tuy nhiên, cũng có nhiều quan điểm bảo vệ ngành thủy điện. Ngay trong buổi hội nghị, Phó vụ trưởng Vụ Thủy điện, Bộ Công Thương, ông Phan Duy Phú cho rằng, thủy điện nhỏ và vừa là nguồn tài nguyên quý giá của quốc gia, là nguồn năng lượng sạch, có khả năng tái tạo và cần được khai thác hợp lý. Hay ông Bùi Thế, Phó giám đốc Sở Công Thương Lâm Đồng nói rằng các công trình thủy điện đã giúp tỉnh này phát triển kinh tế trong thời gian qua.

Trước đó Bộ Công Thương cũng từng đưa ra đánh giá rằng thủy điện nhỏ và vừa có nhiều lợi ích như cung cấp năng lượng, giúp đỡ nông nghiệp, mang lại công ăn việc làm cho dân,…

Tiến sĩ Lê Anh Tuấn nói rằng bây giờ còn quá sớm để đánh giá liệu việc xây dựng 300-400 nhà máy thủy điện có khả thi hay không :

Bởi vì số lượng lớn như vậy thì có thể có một số nhà máy khả thi. Nhưng khả thi cho cái gì mới được ? Ví dụ khả thi về mặt kinh tế nhưng đôi khi không khả thi về mặt môi trường hay mặt xã hội. Nên phải có hồ sơ mới đánh giá được tính khoa học, khả thi hay tính bền vững,… Ví dụ nhà máy đó đặt ở vị trí phù hợp hay không, điều kiện nước có bảo đảm hay không, phải hi sinh bao nhiêu rừng, và bao nhiêu người dân phải di tản.

Thạc sĩ Nguyễn Huỳnh Thuật lại có cái nhìn khác. Ông cho rằng việc xây thêm số lượng lớn nhà máy thủy điện như vậy sẽ không khả thi khi đưa vào thực tiễn. Ông giải thích :

Quan điểm của Hiệp hội Năng lượng hay Bộ Công thương có thể cho là khả thi. Nhưng khi đưa ra thực tiễn sẽ không khả thi.

Ví dụ đơn giản như hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, đã được Chính phủ đưa vào quy hoạch từ năm 2001 cho đến năm 2011 là 10 năm. Nhưng đến 2012 Thủ tướng vẫn phải rút lại.

Nó không khả thi ngoài thực tế vì dân những vùng đó sẽ phản đối và công luận cũng sẽ phản đối khi môi trường tự nhiên bị hi sinh để làm thủy điện.

Tiến sĩ Lê Tuấn Anh nói rằng bản thân ông không phản đối thủy điện, nhưng với điều kiện là phải cân nhắc thật kỹ lưỡng những tác động nó mang lại. Ông cho rằng Việt Nam cũng nên cân nhắc các nguồn năng lượng khác thân thiện với môi trường mà giá thành ngày càng rẻ như năng lượng gió, mặt trời, thay vì cứ chú trọng đầu tư thủy điện truyền thống.

Trong khi đó, tại Hội nghị, Vụ trưởng Vụ Năng lượng Tái tạo ông Phạm Trọng Thực lại nói rằng thực tế năng lượng tái tạo chỉ đủ cung cấp thêm cho nguồn điện chứ không thể thay thế các nguồn khác. Khi không có nắng, không có gió là phải dùng năng lượng dự trữ hoặc các nguồn năng lượng khác như nhiệt điện than, thủy điện để phát điện.

Những ý kiến các chuyên gia đưa ra dẫn đến một câu hỏi rằng liệu Việt Nam có xem xét trận lũ lụt lịch sử này khi đưa ra quyết định xây thêm đập thủy điện hay không ? Và liệu Nhà nước có thảo luận công khai với người dân tại những khu vực được chọn xây nhà máy hay không ?

RFA tiếng Việt

***************

Hà Nội giải trình về phát ngôn ‘vỡ đê có kế hoạch’ : Vấn đề quan trí ? (RFA, 17/10/2017)

Đại din S Nông nghip và Phát trin Nông thôn Hà Ni ngày 17/10 lên tiếng gii trình v phát ngôn "v đê có kế hoch" ca mt cán b chuyên môn đã gây phn ng trong dư lun my ngày qua. Một nhà bình lun, quan sát tình hình thi s Vit Nam nói câu chuyn làm ni bt vn đ "quan trí" và s bt nht trong b máy chính quyn.

dap3

Nhiều người dân huyn Chương M vn phi dùng thuyn đ đi li vào ngày 16/10/2017.

Trước đó vào ngày 13/10, ti cuc hp thông tin v đt mưa lũ, khi phóng viên đt câu hi v hin tượng ngập nước đê Hu Bùi (đê Bùi 2), thuc huyn Chương M, Hà Ni, là do tràn đê hay v đê, Chi cc trưởng Chi cc Đê điu và Phòng chng lt bão Hà Ni Đ Đc Thnh nói : "Dân nhìn vào thì nói v, nhưng chúng tôi nói đó là v có kế hoch, v nm trong khu thoát lũ chứ không bt ng".

Đoạn video trên mng xã hi ghi li cuc hp báo cho thy c phòng hp đã cười lên sau li gii thích ca gii chc ph trách đê điu.

Mặc dù hin tượng ngp úng trên đa bàn huyn Chương M ch gây thit hi v nông sn, nhà ca, không nh hưởng đến tính mng người dân, nhưng có th thy phn ng ca công chúng khá mnh khi đon video và các bài viết trên báo chí xoáy vào phát ngôn "v có kế hoch" ca ông Đ Đc Thnh.

Tại bui giao ban báo chí Thành y Hà Ni ngày 17/10, Phó Giám đốc S Nông nghip và Phát trin Nông thôn (Nông nghiệp và phát triển nông thôn) Hà Ni, ông Trn Thanh Nhã, đã phi lên tiếng gii trình v phát ngôn này. Ông Nhã tha nhn không có khái nim "v có kế hoch" trong thut ng chuyên môn và đon đê bao Hu Bùi có th coi là v đê, nhưng thc cht là do nước tràn vào b đê bao, gây xói mòn mt s đon đê.

Một nhà quan sát tình hình Vit Nam, Tiến sĩ Nguyn Quang A, cho rng đây là mt s kin cn được gii thích rõ ràng v mt chuyên môn, thay vì đưa ra mt phát ngôn "gây phn cm".

Ông nói : "Những cái đê đó là đê ph, đê quai thôi, đ khi nước dâng lên mt mc đ nht đnh thì s tràn qua đê vào khu vc d tính đ cu nhng vùng khác. Đó là cái mà người ta đã d tính t khi thiết kế toàn b h thng đê điu thì có nhng vùng như thế. Khi ông Cc trưởng nói ‘v có kế hoch’, có l cách dùng t ca ông ta đã không khéo, gây phn cm đi vi người nghe".

Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói không ch các quan chc Hà Ni, mà k c các quan chc tn trung ương, thnh thong vn có nhng phát ngôn mà ông gọi là "kỳ l" và "ng nghĩnh".

"Nào là ‘giết chết tươi’, nào là ‘nhúng chàm’, ‘ci tươi, ci khô’… Tôi nghĩ k năng v truyn thông ca các quan chc Vit Nam, h không bao gi đ ý đến chuyn đó c. Mà mt trong nhng nhim v quan trng ca mt quan chức nhà nước là trình bày s vic, chính sách mt cách rõ ràng, minh bch cho dân chúng. Rt đáng tiếng là trình đ quan trí ca Vit Nam rt thp và biu hin thiếu k năng truyn thông ch là mt mt thôi".

Trong buổi hp "gii trình", Phó Giám đc S Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết thêm rng vi thiết kế hin ti, khi nước dâng lên đến mc báo đng 2 thì s t tràn quan thân đê Hu Bùi. "Còn đê đt tràn đến đâu v đến đy là rt khó lường", Tin Phong dn li ông Nhã.

Bắt đầu t chiu 12/10, nhiu khu vc huyn Chương M đã b ngp hoàn toàn. Theo báo cáo ca huyn, có đến 92 ha lúa mùa chưa kp thu hoch và khong 842,4 ha cây v Đông b ngp và hư hng. Khong 63,8 ha ây ăn qu và 125 ha din tích thy sn cũng b chìm trong nước.

Trước mi lo ca người dân v hin tượng ngp úng kéo dài nhiu ngày, gii hu trách đa phương li đưa ra thông tin theo kiu "mi người mt phách", người nói có v đê, người bo không, càng khiến dư lun hoang mang và phn n.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói điều này phn ánh s bt nht quen thuc trong h thng công quyn Vit Nam.

Ông nói thêm : "Nó cũng có thể phn ánh s quan tâm khác nhau ca nhng nhóm li ích khác nhau. Mt nhóm có th bo rng s kin này là bình thường, không có vn đ gì cả. Nhóm khác có thể bo rng cái này rt nguy him".

Gần 1 tun sau khi đê Bùi 2 v, báo Lao Đng cho biết nhiu người dân mt s xã ca huyn Chương M vn phi li nước trong cái lnh khong 20oC và chèo thuyền đi li gia các khu vc. Nhiu người dân phải s dng nước ngp đ sinh hot. Mt s người còn đem c gia súc như heo, gà… vào nhà nuôi vì chung tri b ngp, gây ô nhim nng cho môi trường sng.

Khánh An

***************

Hà Nội thừa nhận vỡ đê (RFA, 17/10/2017)

Nguyên nhân vỡ đê Bùi 2 là do nước tràn qua đê dẫn đến xói mói và không có thuật ngữ "vỡ đê có kế hoạch".

dap4

Một dân làng đang chèo thuyền qua các căn nhà bị ngập lụt ở xã Tất Động, huyện Chương Mỹ, ngoại thành Hà Nội hôm 16/10/2017 - AFP

Đó là khẳng định của ông Trần Thanh Nhã, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội khi trả lời phóng viên tại buổi giao ban báo chí Thành uỷ Hà Nội hôm 17 tháng 10.

Cụ thể hơn, theo ông Nhã, lực lượng chức năng không dự đoán được tình huống xảy ra ở đê Bùi 2 đêm 12 tháng 10, khi lượng mưa đổ về từ thượng nguồn và tràn qua bờ đê.

Cũng theo ông, đến nay đoạn đê hữu Bùi 2, là đê bảo vệ nhân dân 3 xã của huyện Chương Mỹ, đã được ổn định.

Vấn đề khác liên quan đến vụ vỡ đê là phát ngôn của ông Đỗ Đức Thịnh, Chi cục trưởng Chi cục Đê điều và Phòng chống bão lụt Hà Nội từng nói đê "vỡ có kế hoạch", ông Trần Thanh Nhã phản đối với lý do "trong nghề không có khái niệm này", và đề nghị người phát ngôn phải kiểm điểm về lời nói của mình.

Vào chiều ngày 12 tháng 10, sau khi xảy ra tình trạng vỡ đê, Chủ tịch và Bí thư huyện Chương Mỹ đã phủ nhận với báo chí rằng không có chuyện vỡ đê Bùi 2, mà việc tràn nước là nằm trong phương án tính toán của huyện.

Published in Việt Nam

PEW : dân chúng Việt Nam nói dân chủ tốt nhưng vẫn ủng hộ chính phủ phi dân chủ (RFA, 16/10/2017)

Trung tâm Nghiên Cứu PEW, trụ sở tại Washington D.C, vào ngày 16 tháng 10 công bố báo cáo cho thấy trên khắp thế giới xu hướng ủng hộ cho nền dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp được sự ủng hộ rộng rãi. Tuy nhiên cũng có những ý kiến thuận với các giải pháp thay thế phi dân chủ khác.

pew1

Hình minh họa. Blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tại tòa án thành phố Nha Trang hôm 29/6/2017. AFP

Theo báo cáo đưa ra thì hơn phân nửa số người được hỏi ý kiến thăm dò tại 38 quốc gia cho rằng nền dân chủ đại diện là cách rất tốt hay cũng tốt phần nào đó cho công cuộc quản trị đất nước.

Tại tất cả các nước có người được hỏi ý kiến, thái độ ủng hộ nền dân chủ cùng tồn tại, theo những mức độ khác nhau, với thái độ mở đối với những hình thức quản trị đất nước không dân chủ gồm có sự quản trị bởi giới chuyên gia, bởi một nhà lãnh đạo cứng rắn, hay bởi quân đội.

Có nhiều yếu tố tác động đến chiều sâu của công chúng trong cam kết đối với dân chủ đại diện so với giải pháp phi dân chủ. Người dân tại những quốc gia giàu có hơn và tại những nơi mà hệ thống dân chủ đầy đủ hơn thường có khuynh hướng cam kết hơn với dân chủ đại diện. Và tại nhiều quốc gia, những người dân ít được giáo dục hơn, những người theo ý thức hệ cực hữu và những người không hài lòng với cách nền dân chủ vận hành tại đất nước họ thì lại mong muốn xem xét những giải pháp phi dân chủ hơn.

Trung bình có 66% người được hỏi trên toàn thế giới cho rằng dân chủ trực tiếp (theo đó chính công dân hơn là những viên chức được bầu ra, bỏ phiếu cho những vấn đề lớn) sẽ là cách tốt để quản trị đất nước.

Việt Nam cũng nằm trong số 38 quốc gia mà PEW tiến hành cuộc thăm dò vừa nêu. Kết quả thăm dò cho thấy có đến gần 80% người Việt Nam được hỏi cho rằng dân chủ đại diện là tốt nhưng cũng đồng thời ủng hộ ít nhất một hình thức chính phủ không dân chủ.

Thăm dò ở Việt Nam cũng cho thấy có 31% những người được hỏi ý kiến cho rằng họ tin chính quyền đang làm điều đúng cho đất nước.

Khi được hỏi ‘một hệ thống dân chủ nơi mà công dân, chứ không phải những viên chức, bỏ phiếu trực tiếp cho những vấn đề lớn của đất nước nhằm đưa ra luật lệ sẽ tốt hay xấu cho quốc gia của bạn’, có 16% cho rằng rất xấu.

Có 47% người được hỏi ý kiến tại Việt Nam trả lời rằng ‘hoàn toàn xấu’ ; khi được nêu câu hỏi ‘Một hệ thống mà theo đó một nhà lãnh đạo cứng rắn có thể đưa ra quyết định không cần sự can thiệp của quốc hội hay tòa án là cách tốt hay xấu trong quản trị đất nước ?’

Báo cáo của PEW về dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện như vùa nêu được tiến hành từ ngày 16 tháng 2 đến ngày 8 tháng 5 vừa qua dựa trên trả lời của gần 42 ngàn người tại 38 nước.

******************

Việt Nam vẫn không chận được nạn phá rừng (RFA, 16/10/2017)

Sau những cơn lũ chết người mà báo chí Việt Nam gọi là lịch sử vào đầu tháng 10 năm nay, 2017, một viên chức đã về hưu của Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn của tỉnh Hòa Bình nói với đài Á Châu tự do rằng nạn phá rừng là một trong những nguyên nhân chủ yếu.

pew2

Rừng bị phá tại tỉnh Đắc Lắc. Ảnh chụp tháng Ba, năm 2013. AFP

Nạn phá rừng tại Việt Nam hiện nay đang được kiểm soát ra sao ?

Chỉ trong khoảng thời gian vài tháng của năm 2017, báo chí chính thống của nhà nước đã đưa tin về nhiều vụ phá rừng lớn.

Ngày 15 tháng Bảy, báo Vnexpress đưa tin về một vụ phá rừng gỗ quí pơ mu tại huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, trong đó có một phó đồn công an biên phòng bị khởi tố vì thông đồng với những người phá rừng (lâm tặc.)

Ngày 18 tháng Tám, báo mạng Pháp Luật plus đăng phóng sự điều tra về nạn phá rừng ở tỉnh Yên Bái, trong đó người dân có nói rằng lâm tặc sở dĩ hoành hành tại tỉnh Yên Bái vì họ có người chống lưng cho những hoạt động phá rừng.

Cũng trong tháng Tám, báo điện tử VTC news đăng bài về sự lo ngại của người dân huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình lo ngại vì rừng đầu nguồn bị phá, ảnh hưởng đến cuộc sống, nhất là nguồn nước của họ.

Chúng tôi có liên lạc với một số người có trách nhiệm tại Chi cục kiểm lâm tỉnh Hòa Bình để hỏi về việc phá rừng ở tỉnh này, cũng như ảnh hưởng của nạn phá rừng đến tác hại ngày càng lớn của lũ lụt, nhưng đều bị từ chối trả lời.

Ông Nguyễn Xuân Hồng, Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm Huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam nói với chúng tôi rằng pháp luật cần phải rất nghiêm khắc để chống lại nạn lâm tặc :

"Đừng có theo đuôi lâm tặc, cứ theo pháp luật mà xử lý. Chổ nào vi phạm thì xử lý chổ nấy, không bao che nhau".

Tuy nhiên khi được hỏi là với cung cách nghiêm khắc như vậy của pháp luật thì rừng ở Duy Xuyên hẳn là có thể được bảo tồn tốt, thì ông lại trả lời :

"Duy Xuyên còn rừng đâu mà phá. Phá từ xưa đến giờ rồi, giờ chỉ còn rừng trồng thôi".

Ông Nguyễn Xuân Hồng nói là việc trồng rừng hiện nay để tăng diện tích rừng, là chủ trương chung của cả nước, gắn chặt với các hộ gia đình, sống nhờ vào những khoảng rừng mà họ trồng.

Theo số liệu được chính phủ Việt Nam đưa ra vào năm 2016 thì tính đến cuối năm 2015, diện tích rừng tại Việt Nam phủ lên 40,84% diện tích của quốc gia.

Tuy nhiên Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu biến đổi khí hậu ở Cần Thơ, nghi ngờ về con số này, ông nói :

"Tôi cho là tốc độ phủ diện tích rừng không bằng tốc độ rừng bị phá. Đâu phải mình trồng lên bao nhiêu là sống bấy nhiêu, tỉ lệ thất bại cũng nhiều. Tôi nghe báo cáo là trên 30%, tùy theo địa phương, có nơi báo cáo là 40%. Những người làm bên lâm nghiệp mà tôi tiếp xúc thì chỉ khoản hơn 20% thôi".

Trong bức tranh khá ảm đạm về nạn phá rừng tại Việt Nam, có một khu rừng được xem là được bảo vệ tốt là rừng quốc gia Nam Cát Tiên. Thạc sĩ Nguyễn Huỳnh Thuật, người từng làm việc cho cơ quan quản lý khu rừng quốc gia này, và hiện nay đang thành công trong việc điều hành một khu du lịch dựa vào thiên nhiên tại đây, nói với chúng tôi rằng phải làm cho người dân có ý thức bảo vệ nguồn lợi rừng :

"Mình phải gắn quyền lợi của họ với rừng. Họ ngăn chận lâm tặc thì họ phải có nguồn lợi từ rừng. Họ có thể vào rừng hái măng, đọt mây, những sản phẩm không phải là gỗ, không phải thú rừng hay cây thuốc, thì cho họ hưởng lợi. Cái thứ hai là du lịch, cái thứ ba là vười quốc gia tạo công ăn việc làm cho họ. Người dân thấy được là phải giữ được rừng thì mới được lợi. Không có rừng thì họ không có lợi. Khi ý thức được như vậy thì lâm tặc không vào được".

Bên cạnh đó ông cũng cho rằng việc kiểm soát nạn phá rừng từ phía các cơ quan pháp luật phải nghiêm khắc.

Ông Nguyễn Văn Diện, hiện là Giám đốc rừng quốc gia Nam Cát Tiên nói về việc thực thi pháp luật tại tỉnh Đồng Nai, nơi có rừng quốc gia Nam Cát Tiên :

"Ở Đồng Nai thì chúng tôi xử lý nghiêm những vụ vi phạm phá rừng".

Tuy nhiên nạn phá rừng vẫn không thể tránh được hoàn toàn tại tỉnh Đồng Nai. Vào tháng Sáu năm nay, 2017, đài truyền hình Việt Nam đưa tin về vụ ba hectare rừng gỗ tek được trồng từ lâu tại Huyện La Ngà, tỉnh Đồng Nai bị phá. Và trong vụ này những người phá rừng làm đường vận chuyển gỗ đi ngay trước mặt trạm kiểm lâm tại đây.

Đứng trước nạn lâm tặc cấu kết với một số giới chức chính quyền, thậm chí là cơ quan kiểm lâm để phá rừng, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, nói với chúng tôi là ông không nhìn thấy một giải pháp nào, trừ việc nếu có vụ việc nào bị lộ, thì sẽ đem ra pháp luật, giống như việc chống nạn tham nhũng hiện nay.

Trở lại tỉnh Yên Bái, nơi người dân nghi ngờ rằng có những thế lực trong cơ quan chính quyền đứng đằng sau nạn phá rừng, liên tục trong nhiều tháng vừa qua dư luận trên mạng xã hội cũng như báo chí của nhà nước nói rất nhiều về chuyện ông Giám đốc sở Tài nguyên & Môi trường của tỉnh này xây cất nhà cửa rất nguy nga gọi là biệt phủ, và ông này là em của bí thư tỉnh ủy tỉnh Yên Bái, người có quyền lực cao nhất ở địa phương.

Cho đến nay, nhiều tháng sau khi chiến dịch chống tham nhũng của Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam được phát động, vẫn không có thông tin gì về vụ biệt phủ ở Yên Bái.

Kính Hòa

Published in Việt Nam