Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Hàng ngàn nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc và các luật sư của họ bị bắt giữ, cầm tù kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình tiến hành chiến dịch cấm đoán từ năm 2015 cho đến nay.

tq0

Luật sư Giang Thiên Dũng (Jiang Tianyong) đang trả lời các phóng viên. Ảnh chụp tại Bắc Kinh, ngày 02/05/2012. AFP PHOTO/Mark RALSTON

Đó là thông tin được hãng tin Reuters loan tải vào ngày 20 tháng 9 dẫn lo ngại của tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch nói rằng Bắc Kinh đang tăng cường điều tra các hoạt động và những vấn đề tài chánh của các luật sư tham gia bảo vệ các thân chủ trong các vụ án dinh líu đến chính trị nhạy cảm.

Người phụ trách khu vực Trung Quốc của Human Rights Watch, có trụ sở tại Mỹ nói với Reuters rằng các luật sư nhân quyền ở Trung Quốc vốn đã thường xuyên bị cơ quan chức năng sách nhiễu, nay việc tăng cường điều tra như thế là một thông điệp đáng báo động.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc chưa trả lời về cáo buộc này.

Bà Vương Tùng Liên, một nhà nghiên cứu cho tổ chức Human Rights Watch ngụ ở Hồng Kong nói rằng việc tăng cường đàn áp như vậy có liên quan đến đại hội đảng toàn quốc lần thứ 19 của đảng cộng sản Trung Quốc, dự trù khai mạc vào ngày 18 tháng 10 tới đây. Lý do được đưa ra là những nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn rằng trước những sự kiện quan trọng như thế, phải tăng cường tối đa an ninh trật tự.

Published in Châu Á

Cách hồ Chiến Thắng (phường 8, Thành phố Đà Lạt) chưa đầy một cây số, những thùng đựng bao bì thuốc Bảo vệ thực vật (BVTV) đã qua sử dụng ngập ngụa rác. Theo phản ánh của người dân với phóng viên RFA, những thùng rác này suốt một năm nay, kể từ ngày đặt, chưa một lần nào được dọn dẹp và xử lý.

dalat1

Rác thải dưới hồ Chiến Thắng. RFA

Bãi rác tự phát

Theo báo Lâm Đồng, Hồ Chiến Thắng là nơi cung cấp 3000m3 nước sinh hoạt mỗi ngày cho cư dân thành phố Đà Lạt. Nhưng khi tìm hiểu khu vực thượng nguồn hồ, cụ thể là đường Vòng Lâm Viên, dễ dàng nhìn thấy những "bể chứa bao gói thuốc BVTV sau sử dụng" ngập ngụa rác tràn ra ngoài. Những thùng rác đặt ngay vệ đường, xung quanh là những bao bì hóa chất đến bóng đèn bể, rác sinh hoạt hàng ngày tràn lan.

Tiếp xúc với phóng viên, ông Phạm Quế Dương – ngụ tại Đa Thiện, hồ Chiến Thắng cho biết :

"Ở đây có thùng rác, nhưng thùng rác đầy không có ai xử lý, nên thành ra cái bãi rác công cộng. Rất là dơ bẩn chứ không phải cái chuyện là có rác mà không có người xử lý. Bãi rác cũng không có ai trách nhiệm để quản lý cái bãi rác đó hết. Chú ở nhà ngay đây thôi mà rất là bức xúc về cái chuyện rác rưởi, bẩn thỉu".

Ông Dương cho biết thêm, những thùng rác này được phường đem đến để từ năm trước. Tính đến nay đã hơn một năm, bên phường chưa một lần nào đến thu gom, xử lý rác thải từ những thùng sử dụng chuyên biệt cho rác thải từ bao bì BVTV này :

"Thùng đó là thùng của phường, phường để, nhưng mà đầy rồi không có ai xử lý hết. Đến bây giờ không có ai đổ, chưa một lần nào đổ".

Tắc trách từ phía chính quyền trong khâu quản lý rác thải BVTV là thế. Nhưng bên cạnh đó, một số người cũng góp phần làm cho tình trạng rác hỗn hợp, gồm rác thải sinh hoạt, và rác BVTV xả ra bừa bãi khó giải quyết.

Nhà ông Dương tọa lạc ngay tại đầu dốc, cách hồ Chiến Thắng chừng 800m. Tại rìa đường, phần sườn dốc gần nhà ông, người ta vẫn thỉnh thoảng đổ rác trộm. Rác sinh hoạt các loại, kèm với bao bì hóa chất cũng được đổ tràn lan tại đây. Ông Dương cho biết, bên phường có nhờ ông trông coi cải thiện tình trạng nên cũng bớt đi nhiều hơn trước.

dalat2

Những thùng rác đặt ngay vệ đường, rác sinh hoạt hàng ngày tràn lan. RFA

Theo ghi nhận của phóng viên, cũng khu vực sườn đồi dẫn xuống hồ Chiến Thắng tại đường Vòng Lâm Viên, cách nhà ông Dương một quãng đường vòng, rác thải đổ tràn lan vô tội vạ với đủ chủng loại. Mới nhất, những cành hoa vẫn còn tươi vừa được đổ ngay bên vệ đường. Cách đó không xa có thể nhìn thấy bảng "Dự án : Vệ Sinh Hồ Lắng Đầu Nguồn Hồ Chiến Thắng Phường 8 – Đà Lạt". Còn cách bên hồ Chiến Thắng 20m, một số rác cũng được vớt dưới hồ lên để đó.

Ông Dương cho biết, những bãi rác tự phát xuất hiện từ khoảng 2 năm về trước.

"Có từ lâu rồi, giờ người ta vẫn lai rai người ta đổ. Cũng hai năm rồi, tình trạng người ta đổ rất nhiều. Người dân người ta đổ. Cũng một số đổ xe tải, một số là dân người ta chở máy cày, đổ vào rừng này.

Cách giải quyết

Nhưng cơ quan chức năng xử lý một cách rất nghiệp dư đó là chôn và lấp.

"Chỉ có bên phường họ đi, thỉnh thoảng họ đi họ kiểm tra. Thấy nhiều quá, thấy rất là nhiều nên là tổ chức họ đi họ san lấp. Họ mới lấp cách đây khoảng cỡ 1 tháng à.

Ô nhiễm môi trường, rác phải đổ vào chỗ quy định chứ rác mà cứ đổ lung tung thế kia thì, tất nhiên phải ảnh hưởng đến đời sống. Ô nhiễm lắm".

Cũng theo ông Dương, khu vực này phường chịu trách nhiệm quản lý nhưng lại rất ít khi xuống thăm. Mà khi có, đều toàn là vì phường bị áp lực báo chí, cấp trên nên mới xuống.

"Kiểm lâm đi thôi chứ còn phường ít đi lắm. Phường thì cứ bao giờ có ai, nhà báo, hoặc là trên kiểm tra thì phường bắt đầu mới đi".

Đứng trước việc phải hứng chịu sự ô nhiễm ngay gần nhà, ông Dương bày tỏ :

"Bây giờ dân thì ai cũng vậy thôi. Mong muốn chính quyền làm sao giải quyết thùng rác cho có người trông coi và sẽ đổ vào chỗ quy định chứ không cứ để thế này, mỗi năm lại đầy lên. Mong muốn chính quyền làm sao giải quyết đống rác thế này đi cho dân đỡ bị ô nhiễm, cái mùi rất là khó chịu".

Nguy cơ tiềm ẩn khi nơi đổ rác bừa bãi lại nằm ngay đầu dốc, phần thượng nguồn hồ Chiến Thắng. Những ngày mưa xuống sẽ cuốn theo hóa chất xuống hồ chứa nước, vốn là một trong những nơi cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân thành phố Đà Lạt.

Những người nông dân sống gần hồ hiện đang sống chung với một cơ chế quản lý rác BVTV chưa hoàn thiện, còn con người Đà Lạt, thì sống chung với nguy cơ tiềm ẩn từ rác đầu nguồn nước sinh hoạt hồ Chiến Thắng.

https://youtu.be/GFhVs-nyqPU

Thông tín viên RFA

Published in Văn hóa

Bộ Ngoại giao Việt Nam vào chiều thứ Ba 19 tháng 9 tổ chức Hội nghị tổng kết kế hoạch thực hiện công tác tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc giới Việt Nam- Lào. Mục tiêu nhằm đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch, đồng thời triển khai các văn kiện liên quan để thực hiện hiệu quả công tác quản lý Nhà Nước về biên giới lãnh thổ.

vietlao1

Lễ khánh thành mốc Quốc giới - mốc đại 635 trên biên giới Quảng Trị (Việt Nam) - Savannakhet (Lào). Courtesy of petrotimes.vn

Kế hoạch như vừa nêu do thủ tướng chính phủ Việt Nam ban hành từ ngày 30 tháng 1 năm 2008. Và theo đánh giá thì đến nay toàn bộ kế hoạch tổng thể được cho là hoàn thành.

Hai phía hoàn tất đường biên với 1 ngàn cột mốc biên giới và bản đồ chuẩn về đường biên giới Việt- Lào sẽ được hai phía công bố chính thức.

Vào tháng 3 vừa qua, hai bên Việt và Lào đã ký hai văn kiện quan trọng : Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới ; Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới Việt Nam – Lào.

Hai văn bản có hiệu lực từ ngày 5 tháng 9 năm 2017, nhân kỷ niệm 55 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Lào.

Xin được nhắc lại đường biên giới Việt- Lào dài hơn 2300 kilomet, tiếp giáp giữa 10 tỉnh của Việt Nam và 10 tỉnh của Lào. Hai nước kết thúc đàm phán và ký kết ‘Hiệp Ước Hoạch Định Đường Biên Giới Quốc Gia’ vào tháng 7 năm 1977.

Published in Châu Á

Một quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc nói với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm 19 tháng 9 tại Hà Nội rằng đảng cộng sản hai nước có chung một vận mệnh và cả hai quốc gia có tiềm năng lớn lao trong hợp tác kinh tế.

vntq1

Ông Lưu Vân Sơn, Bí thư Ban Bí thư Trung ương ĐCS Trung Quốc (bên trái) và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ở Hà Nội hôm 19/9/2017  AFP

Tân Hoa Xã trích lời ông Lưu Vân Sơn, Ủy viên Ban thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc nói rằng cả hai đảng đều có chung một vận mệnh với ý nghĩa chiến lược. Ông Lưu cũng nói sự phát triển bền vững của mối quan hệ song phương sẽ giúp củng cố vị trí lãnh đạo của hai đảng cộng sản vì quyền lợi của hai đảng và người dân hai nước.

Tân Hoa Xã trích lời ông Lưu Vân Sơn trong cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói rằng hai bên sẽ điều tiết hợp lý, kiểm soát tốt những khác biệt để tạo môi trường thuận lợi cho hợp tác song phương.

Ông Lưu Vân Sơn hiện ở thăm Việt Nam từ ngày 18 tháng 9 đến 21 tháng 9 theo lời mời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hôm 18 tháng 9, ông Lưu Vân Sơn cũng có cuộc gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tại cuộc gặp này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam là hết sức coi trọng mối qun hệ với Trung Quốc, mong muốn quan hệ hai nước luông phát triển lành mạnh.

Báo chí trong nước trích lời lãnh đạo hai nước nói rằng cả hai bên đã trao đổi thẳng thắn, chân thành, cởi mở và thực chất để giải quyết các vấn đề trong quan hệ song phương.

Vấn đề tranh chấp biển Đông giữa hai nước không thấy được báo chí nhà nước của cả hai bên đề cập đến trong các cuộc gặp cấp cao lần này.

Hồi tháng 7 vừa qua, Trung Quốc đã gây sức ép bắt Việt Nam phải ngưng khoan tìm dầu khí ngoài khơi biển Đông mà Trung Quốc cho rằng thuộc chủ quyền của nước này.

Hiện Trung Quốc đang đòi chủ quyền phần lớn diện tích biển Đông, nơi Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng đòi chủ quyền.

Published in Việt Nam

Phòng thương mại Châu Âu nói rằng Châu Âu đã qua mỏi mệt trước những lời hứa mở cửa thị trường Trung Quốc cho các công ty Châu Âu.

euchina1

Đại diện thương mại Trung Quốc và EU tại thượng đỉnh EU-Trung Quốc, tháng Sáu 2017 tại Brussels, Bỉ. AFP

Đây là tuyên bố mới nhất của Phòng Thương mại Châu Âu trong một báo cáo dày 400 trang của tổ chức này, liệt kê những rào cản thương mại mà Bắc Kinh dựng lên để ngăn cản hàng hóa Châu Âu.

Chủ tịch Phòng Thương mại Châu Âu, ông Mats Harborn nói với các nhà báo rằng Trung Quốc có những giới hạn áp đặt lên các công ty nước ngoài đầu tư vào Trung Quốc, trong khi các công ty của Trung Quốc thì không bị như vậy.

Ông nói tiếp là các công ty Châu Âu thường phải chia sẻ những kỹ thuật quan trọng của họ cho đối tác Trung Quốc. Ông đưa ra các số liệu nói rằng trong năm vừa qua đầu tư của Trung Quốc tại Châu Âu tăng lên đến 77%, trong khi đầu tư của Châu Âu vào Trung Quốc giảm một phần tư.

Đáp trả những chỉ trích này, phát ngôn nhân Bộ ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói rằng Trung Quốc lúc nào cũng ủng hộ việc mở cửa thị trường, và đã đạt được nhiều thành công từ khi bắt đầu cải cách kinh tế từ cuối những năm 1970 đến nay, vì thế ông không hiểu tại sao vẫn có những lời than phiền đó.

Trung Quốc đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới từ năm 2001, nhưng cho đến nay, ba đối tác quan trọng của Bắc Kinh là Châu Âu, Mỹ, và Nhật Bản đều chưa công nhận Trung Quốc là nước có nền kinh tế thị trường.

Published in Quốc tế

Vào ngày 11 tháng 9, Bộ Quốc phòng Việt Nam tổ chức đượt huấn luyện thực hành quy mô lớn trên bộ trang bị bệnh viện dã chiến cấp 2 với sự giúp đỡ của chuyên gia Anh và Mỹ để chuẩn bị tham gia lực lượng giữ gìn hòa bình của Liên Hợp quốc tại Nam Sudan. Báo chí trong nước dẫn lời đại tá Hoàng Kim Phụng, Giám đốc Trung tâm gìn giữ hòa bình Việt Nam cho biết đây là lần đầu tiên Bộ Quốc phòng tổ chức đợt huấn luyện như vậy.

onu1

Lính Việt Nam ở Trung Tâm Gìn Giữ Hòa Bình của Liên Hợp Quốc của Việt nam lắn nghe Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon trong một cuộc họp ở Hà Nội hôm 23/5/2015. AFP

Đợt huấn luyện kéo dài từ ngày 11 đến 15 tháng 9 tại Sư đoàn 317, Quân khu 7.

Việc huấn luyện sẽ tập trung vào việc xử lý các tình huống như chấn thương hàng loạt do mìn, giập chân, tay, chấn thương hàm mặt, chán thương ngực kín, bỏng ở trẻ em, dịch tả, sốt rét.

Báo Thanh Niên trích lời đại úy Anthony Salvant, Trưởng đoàn chuyên gia Hoa Kỳ, cho biết bệnh viện dã chiến là bằng chứng rõ nét nhất về tinh thần đối tác và đa phương khi cả 3 quốc gia là Việt Nam, Anh và Hoa Kỳ cùng làm việc chung.

Việt Nam chính thức gia nhập lực lượng gìn giữ hào bình của Liên Hợp quốc vào năm 2014. Lúc đầu, Việt Nam chỉ cử 2 sĩ quan tham gia lực lượng này. Tính đến nay, Việt Nam đã cử 15 lượt cán bộ tới Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc tại Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi.

Việt Nam cũng chuẩn bị Bệnh viện dã chiến cấp 2 gồm 70 người và đơn vị công binh 268 người để sẵn sàng cử hai đơn vị này đi khi có yêu cầu từ Liên Hợp quốc.

Published in Quốc tế

Quốc hội lo ngại trưởng các đặc khu kinh tế có quá nhiều quyền hành (RFA, 11/09/2017)

Ba đặc khu kinh tế bao gồm Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang) được Chính phủ đề xuất chỉ có trưởng đặc khu điều hành mà không có Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân.

dackhu1

Một góc quang cảnh đặc khu kinh tế Phú Quốc. Ảnh chụp tháng 8 năm 2017. Courtesy : Citizen's photo

Ủy ban Thường vụ Quốc hội, vào ngày 11 tháng 9, lần đầu tiên cho ý kiến về dự án Luật đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt hay còn gọi đặc khu kinh tế và dự án Luật này sẽ áp dụng đối với 3 đặc khu kinh tế vừa nêu.

Chính phủ đề nghị mỗi đặc khu sẽ chỉ có một trưởng đặc khu điều hành và quản lý toàn bộ các hoạt động hành chính, kinh tế, xã hội của đặc khu ; đồng thời có các cơ quan chuyên môn và bộ máy giúp việc cho trưởng đặc khu.

Tại buổi lấy ý kiến lần đầu tiên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào ngày 11 tháng 9, Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội, ông Nguyễn Khắc Định đại diện cho nhiều nhân viên của cơ quan đưa ra ý kiến quyền hành của một trưởng đặc khu như thế do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, mà không có cơ chế giám sát quyền lực ngang cấp thì dễ dẫn đến tình trạng lạm quyền, mất dân chủ.

Dự án luật đặc khu kinh tế sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp cuối năm 2017.

****************

Dân chặn xe vào cảng do ô nhiễm (RFA, 11/09/2017)

Từ 8g sáng ngày 11/9, hàng chục người dân tại xã Tân Phước và Phước Hòa huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã dùng đá, thân cây để chặn các phương tiện ra vào cảng Đức Hạnh.

dan1

Đường vào cảng Đức Hạnh - Courtesy of tuoitre.vn

Lý do được người dân cho biết là do họ bức xúc vì con đường vào cảng bị phá nát, gây ô nhiễm mà vẫn chưa được giải quyết.

Đến khoảng 10g sáng cùng ngày, chính quyền địa phương đã thuyết phục được người dân gỡ bỏ những vật cản.

Theo người dân thì họ phản ánh tình trạng đường bị phá hủy suốt từ tháng 4 năm nay. Trong khi đó, chủ cảng đã từng hứa với dân sẽ làm đường bê tông từ năm 1999, 3 năm sau khi cảng được đưa vào hoạt động. Họ nói muốn gặp ông chủ cảng để giải quyết nhưng ông này luôn né tránh.

Ông Nguyễn Văn Thắm, chủ tịch UBND huyện Tân Thành nói với báo chí rằng hiện huyện này đang tìm cách giải quyết tốt nhất và xin ý kiến từ tỉnh.

Published in Việt Nam

Trong thời gian vừa qua, Hà Nội và nhiều địa phương đối mặt với dịch sốt xuất huyết với số ca nhiễm lớn, dẫn đến bệnh viện quá tải. Cho đến nay đã có hàng chục ca tử vong. Phóng viên RFA tại Việt Nam ghi nhận ý kiến của những người trong cuộc về dịch bệnh này năm nay.

sot1

Bệnh nhân sốt xuất huyết tại một bệnh viện tại hà Nội hôm 9/8/2017. AFP

Môi trường sống không được đảm bảo ?

Cho đến thời điểm phóng viên RFA làm phóng sự này, theo báo điện tử Zing news ngày 3/9/2017 cho biết : "Hơn 2 tuần qua, dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố Hà Nội đã giảm khoảng 18%, nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát mạnh trở lại".

Theo thông tin từ cơ quan chức năng, từ ngày 1/1 đến 2/9/2017, Hà Nội ghi nhận 24.264 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 711 ổ dịch bệnh còn lại, và 7 trường hợp tử vong. Các quận có số ca mắc cao là Hoàng Mai (3.756), Đống Đa (3.578), Hai Bà Trưng (2.164), Thanh Xuân (2.014).

Anh Nguyễn Anh Tuấn - một bệnh nhân sốt xuất huyết mới ra viện đánh giá về những con số này quả thực là quá nguy hiểm :

"Tôi có một câu hỏi mà tôi cảm thấy rất bức xúc tại sao giữa thành phố Hà Nội năm này qua năm nọ luôn có dịch, không dịch bệnh này thì dịch bệnh khác. Bệnh sốt xuất huyết này không phải là lần đầu tiên, nó là dịch bệnh tương đối phổ biến ở Hà Nội đến mức người dân quen dần đến việc năm nào cũng có dịch, đấy là điều tôi cho rằng khó chấp nhận, bới vì môi trường sống không được đảm bảo là điều không thể tạo ra sự yên tâm cho người dân sinh hoạt, làm việc và cư trú".

Tính trên cả nước, Theo Phó Giáo sư Tiến sĩ Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến ngày 10/8/2017, cả nước ghi nhận 80.555 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 24 trường hợp tử vong. Trong đó gần 70.000 trường hợp phải nhập viện điều trị. So với cùng kỳ năm 2016, số mắc tăng 33,5%, số tử vong tăng 5 trường hợp. Trong đó, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là 2 địa phương có số ca bệnh nhiều nhất.

Anh Nguyễn Anh Tuấn đánh giá về hệ thống chăm sóc y tế của Việt Nam còn nhiều thiếu sót trong việc phòng chống và cứu chữa dịch bệnh : "Không phải ai cũng đủ điều kiện để tiếp cận với dụng cụ y tế đảm bảo chất lượng. Đặc biệt chúng ta đều hiểu được dịch vụ bệnh viện công và trình độ chăm sóc cũng như điều kiện bệnh viện công của nhà nước cũng như các dịch vụ bảo hiểm xã hội y tế rất kém. Thì họ sẽ như thế nào ?".

Kể từ khi dịch bệnh sốt xuất huyết bùng phát, chính quyền thành phố Hà Nội đã chi hàng chục tỷ đồng cho việc dập tắt các ổ dịch, với sự hỗ trợ nguồn lực từ các tỉnh, thành lân cận. Dược sĩ Nguyễn Anh Tuấn đánh giá, các cơ quan y tế Việt Nam đã tận dụng mọi nguồn lực, tối đa khả năng trong công cuộc phòng chống dịch bệnh. Tuy nhiên, nỗ lực của phía chính quyền vẫn còn điểm bị hạn chế :

"Nó là vấn đề muôn thuở, đó là vấn đề ngân sách, ngân sách để chi cho hoạt động phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết năm nay đã được huy động tối đa từ con người lẫn ngân sách, tuy nhiên nếu nói rằng có thể làm tốt được nữa không và bị giới hạn bởi gì, thì nó bị giới hạn bởi nguồn lực ngân sách và con người".

Thuốc diệt muỗi không diệt được muỗi

sot2

Loại muỗi Aedes aegypti mang siêu vi trùng bệnh sốt xuất huyết - Photo courtesy cdc.org

Trong việc dập tắt dịch bệnh sốt xuất huyết năm nay còn nổi lên một vấn đề nghiêm trọng khác, đó là thuốc diệt muỗi không diệt được muỗi và hàng giả xuất hiện tràn lan trên thị trường. Điều này cũng làm nhức nhối trong dư luận, tuy không bằng thuốc điều trị ung thư giả H-capita.

Theo ông Hoàng Đức Hạnh - Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, các năm trước, Hà Nội chỉ ghi nhận 2 chủng virus D1, D2 nhưng năm nay xuất hiện thêm cả chủng D3, và D4 nguy hiểm hơn. Cùng với số ca nhiễm bệnh và số ca tử vọng như vậy, nhiều người dân và báo giới đặt ra vấn đề, tại sao chính quyền thành phố Hà Nội và nhiều địa phương chưa công bố dịch bệnh.

Còn dược sĩ Nguyễn Anh Tuấn đánh giá, nếu chính quyền thành phố Hà Nội và nhiều địa phương khác, cũng như bộ y tế công bố dịch thì họ sẽ không vấp phải khó khăn về mặt nguồn lực ngân sách cho việc phòng, chống dịch bệnh :

"Tuy nhiên, tôi cũng hiểu rằng, trong bối cảnh kinh tế đất nước khó khăn ngân sách quốc gia đang trong tình trạng rất eo hẹp và phải lo cho nhiều vấn đề của đất nước thì vấn đề cung cấp thêm nguồn lực cho ngành y tế để chống lại cơn dịch có lẽ cũng được cân nhắc rồi, tuy nhiên nếu công bố dịch thì bắt buộc phải hỗ trợ, bắt buộc phải chi thêm, tuy nhiễn đã không thể chi thêm. Mà nếu đã ra quyết định không chi thêm thì không công bố dịch. Tôi cho rằng nội tình nó nằm ở chỗ đó".

Theo Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội - ông Hoàng Đức Hạnh, việc công bố dịch nhằm 2 mục đích là công khai để người dân biết và huy động nguồn lực để nhân dân chống dịch - cả 2 mục đích này chính quyền thành phố Hà Nội đã và đang làm.

Tuy nhiên, anh Nguyễn Anh Tuấn cũng như nhiều người dân cho rằng, để giải quyết dịch bệnh năm nay, việc công bố dịch là hoàn toàn cần thiết :

"Bởi vì tôi thấy phản ứng của họ là yếu ớt và không đem lại hiệu quả cũng như không thuyết phục được người dân, thì có thể công bố dịch và kêu gọi sự giúp đỡ từ các tổ chức y tế thế giới, các cơ quan nước ngoài, họ có đủ năng lực họ có thể tư vấn cũng như có thể đưa ra những giải pháp phù hợp hơn vì rõ ràng hiện nay nếu dựa vào năng lực của các cơ quan của Việt Nam người dân không cảm thấy không được bảo vệ, và không thỏa đáng, không rõ rệt trong các phản ứng cần thiết, sự mong đợi của người dân chưa được đáp ứng".

Cho đến nay, chính quyền và người dân đã nỗ lực trong việc phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết từ các gia đình, khu dân cư bằng việc dọn dẹp vệ sinh môi trường, dẹp bỏ các vật chứa nước đọng. Thêm vào đó, theo dược sĩ Nguyễn Anh Tuấn, người dân cần thận trọng hơn trong việc chăm sóc sức khoẻ cho bản thân và gia đình :

"Nếu như mà có sốt chẳng hạn, thay vì nghĩ là ốm thông thường như mọi khi, thì trong bối cảnh có đại dịch như thế này thì chúng ta hãy nghĩ đến dịch sốt xuất huyết để có cái ứng phó, ví dụ như có điều kiện thì có thể gọi dịch vụ xét máu xét nghiệm để kiểm tra xem có phải là bị sốt xuất huyết hay không ? Rồi mức độ sốt ở mức nhẹ hay là nặng mà phải vào bệnh viện. còn ở hoàn cảnh điều kiện khó khăn hơn thì có thể vào những sơ y tế địa phương để điều tra".

Có thể nói rằng, trách nhiệm phòng, chống dịch bệnh là của toàn xã hội, trong đó vai trò của chính quyền rất quan trọng. Người dân vẫn mong đợi những kế hoạch ứng phó hiệu quả lâu dài từ phía bộ Y tế, để không còn dịch bệnh này diễn ra hàng năm.

RFA tiếng Việt 

Published in Việt Nam

Đa số người dân Nam Hàn nghĩ rằng Bắc Hàn không có khả năng phát động chiến tranh, nhưng tỷ lệ người dân miền Nam lo ngại cuộc chiến có thể sẽ xảy ra cũng chẳng phải là nhỏ.

namhan1

Lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un (ở giữa) đang theo dõi vụ bắn thử tên lửa đạn đạo tầm trung Hwasong-12 tại một địa điểm gần Bình Nhưỡng hôm 29/8/2017 - AFP Photo/KCNA Via KNS

Kết quả cuộc thăm dò do Viện Gallup thực hiện cho thấy 58% người dân Nam Hàn nghĩ rằng miền Bắc sẽ không khởi chiến, nhưng 37% người được hỏi cho hay họ vẫn âu lo chiến tranh có thể sẽ xảy ra.

Cuộc thăm dò được thực hiện chỉ vài ngày sau khi Bình Nhưỡng thành công trong vụ nổ thử nghiệm bom nhiệt hạch, đồng thời báo trước là sẽ tiếp tục chương trình phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo và phát triển võ khí hạt nhân, cho tời khi nào Hoa Kỳ ngưng những hành động mà họ gọi là gây hấn, muốn lật đổ chính phủ đương quyền Bắc Hàn bằng võ lực.

Liệu chiến tranh có xảy ra hay không cũng là điều được báo chí nêu lên với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trong cuộc tiếp xúc ngắn ở Nhà Trắng ngày hôm qua.

Theo Tổng thống Mỹ, tất cả mọi biện pháp đáp trả đều được cân nhắc, bao gồm cả hành động quân sự, và nếu điều này xảy ra, "đó sẽ là một ngày buồn thảm" cho Bắc Hàn.

Tổng thống Hoa Kỳ từng nói có thể trả đũa Bắc Hàn "bằng lửa và mức giận dữ" thế giới chưa từng thấy, nhưng đồng thời ông cũng cho biết giải pháp quân sự không phải là giải pháp đầu tiên ông nghĩ đến khi bàn thảo về những điều phải làm để giải quyết căng thẳng đang xảy ra trên bán đảo Triều Tiên. Vì thế khi được hỏi là liệu có thể tránh được chiến tranh hay không, Tổng thống Trump trả lời rằng "không có chuyện gì là không thể tránh khỏi".

Các giới chức Nhà Trắng xác nhận Bắc Hàn là một trong những điều Tổng thống Hoa Kỳ muốn giải quyết, và hiện Washington đang cùng với một số nước đồng minh Châu Âu soạn thảo bản nghị quyết lên án những hành động gây rối mà Bắc Hàn đã làm, đồng thời đưa ra những biện pháp cấm vận gắt gao hơn đối với Bình Nhưỡng, bao gồm cả việc phong tỏa tài sản lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong-un có ở nước ngoài.

Nghị quyết này sẽ được đệ trình trước Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc và ngày thứ Hai tuần tới.

Một diễn biến liên quan cũng được nói tới là hôm nay, mùng 8 tháng Chín 2017, Bộ quốc phòng Hoa Kỳ thông báo hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan đã rời Nhật Bản dể thực hiện đợt tuần tra thường kỳ, hoạt động ngay vùng biển nằm giữa Nhật và bán đảo Triều Tiên.

Published in Châu Á

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt đề án giảng dạy nhân quyền trong trường học từ cấp mẫu giáo đến bậc đại học, sẽ được thực hiện từ năm 2025.

day1

Ảnh minh họa : Blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy tại phiên tòa phúc thẩm ở Hà Nội ngày 22/9/2016. Photo : AFP

Dạy thí điểm từ 2017 đến 2020

Đề án giảng dạy nhân quyền trong học đường vừa được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phê duyệt sẽ được thí điểm ở ba tỉnh tại ba khu vực, giai đoạn 2017 đến 2020 và sẽ thực hiện đồng bộ trong hệ thống trường học phổ thông, các trường đại học và dạy nghề kể từ năm 2025.

Truyền thông trong nước nêu rõ nội dung của đề án bao gồm cấp mẫu giáo sẽ được học các yếu tố cơ bản về quyền và trách nhiệm ; cấp tiểu học sẽ được dạy một số kiến thức căn bản liên quan các nguyên tắc cũng như giá trị về nhân quyền ; cấp trung học cơ sở sẽ được học các chuẩn mực về công bằng, khoan dung và tôn trọng sự khác biệt và cấp trung học phổ thông sẽ học về các định chế bảo vệ nhân quyền. Các trường dạy nghề sẽ truyền bá kiến thức cho học viên liên quan nội dung cơ bản của các quyền con người và quyền dân sự, quyền và nghĩa vụ của nhà tuyển dụng lẫn nhân viên trong mối liên hệ lao động. Bên cạnh đó, sinh viên các trường đại học và cao đẳng sẽ phải học cách thức áp dụng nhân quyền cũng như chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong bảo vệ dân sự và nhân quyền.

Đài Á Châu Tự Do ghi nhận hầu hết phụ huynh, những người chú trọng đến việc học hành của con em mình, mà chúng tôi tiếp xúc đều bày tỏ sự vui mừng. Có cả những phụ huynh cho biết họ trông đợi điều này đã từ lâu vì các thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam được giảng dạy về bạo lực cách mạng, tôn sùng cá nhân đã và đang dẫn đến hậu quả không ít thành phần trẻ của đất nước sống một cách hiếu chiến, bạo lực, ích kỷ, thậm chí thờ ơ và vô trách nhiệm với cộng đồng…Một phụ huynh ở Sài Gòn nói rằng bà rất phấn khởi khi nghe được thông tin về đề án giảng dạy nhân quyền trong học đường. Phụ huynh này chia sẻ :

"Mừng là mình đi theo các nước tiến bộ, học hỏi những điều hay để áp dụng vào giáo dục cho học sinh từ bé như thế thì tốt. Nhưng bên cạnh đó, tôi cũng có sự lo lắng vì những người truyền đạt về nhân quyền có đúng theo tiêu chuẩn quốc tế hay không ? Thế hệ mà từ trước đến giờ không biết nhân quyền là gì hay họ không được tiếp thu đúng nghĩa của nhân quyền mà bây giờ họ truyền dạy lại thì không rõ hai chữ ‘nhân quyền’ có bị méo mó hay không ? Chương trình giảng dạy nhân quyền áp dụng từ cấp mẫu giáo cho đến bậc đại học, mà nếu không khéo thành ra vô tình ươm sự tai hại vào đầu con trẻ".

Chúng tôi đặt vấn đề với Giáo sư Vũ Phương Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng và Bảo trợ Chất lượng Giáo dục về nỗi lo lắng của phụ huynh liên quan đề án giảng dạy nhân quyền trong học đường, được thực hiện vào năm 2025. Ý kiến của Giáo sư Vũ Phương Anh về nỗi lo lắng của phụ huynh là hợp lẽ và bà Giáo sư còn đưa ra nhận định đề án không mang lại hiệu quả, với lý do :

"Tôi chỉ lấy một ví dụ rất gần gũi là Việt Nam trong nhiều năm nói rằng phải đẩy mạnh việc giảng dạy cho sinh viên ‘kỹ năng mềm’. Nhưng thật ra nói như vậy theo chủ trương, mà thực hiện thì dạy ‘kỷ năng mềm’ một cách rất là ‘không mềm’. Rồi có một dạo thì giáo dục pháp luật vào học đường cũng vậy. Tức là mọi điều chủ trương được viết trên giấy thì nghe rất hay, nhưng lúc làm thì không đến đâu cả, mang tính hình thức, không thực sự có hiệu quả".

Hiệu quả của đề án là gì ?

day2

Ảnh minh họa : Luật sư Nguyễn Văn Đài, người được Đức trao giải thưởng Nhân quyền năm 2017, tại Tòa án Nhân dân Hà Nội, ngày 11 tháng 5 năm 2007.

Trong khi đó, những người cổ súy và ủng hộ phong trào dân chủ trong nước cho rằng đây là một bước ngoặc quan trọng của ngành giáo dục Việt Nam. Nhà báo tự do Võ Văn Tạo nói với RFA ông tin là những ai có thiện chí với xã hội, khi nghe thông tin về đề án dạy nhân quyền trong học đường cũng đều phấn khởi vì đề án này theo ông có thể nói mang ý nghĩa rất nhân văn và khai phóng. Với kinh nghiệm sống của một người ở độ tuổi ngoài lục tuần, nhà báo Võ Văn Tạo lý giải vì sao xã hội Việt Nam hiện thời tồn tại quá nhiều vấn nạn, mà trong đó nguyên nhân chủ yếu là do cách hành xử của con người :

"Tôi đã sống ở ngoài Bắc nhiều năm và sau này ở miền Nam thì tôi có cảm tưởng như nền giáo dục của Nhà nước Cộng Sản Việt Nam không đào tạo ra những con người theo hướng nhân bản và khai phóng, mà chỉ muốn đào tạo ra những robot, chứ không phải những con người thực sự. Bản chất của con người là tự do nhưng nền giáo dục trong các nhà nước cộng sản, trong đó có Nhà nước Cộng Sản Việt Nam chỉ muốn tạo ra các robot biết tuân lệnh thôi. Tức là họ không cho người dân tự do làm điều gì cả. Mọi điều là do họ nghĩ ra và ra lệnh, bắt buộc người dân làm. Bản chất của Cộng Sản là như thế".

Nhà báo Võ Văn Tạo cùng một số nhà đấu tranh dân chủ nêu ra lập luận trong trường hợp giới chức lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam quyết tâm muốn cải thiện tình hình dân chủ của nước nhà thì việc giảng dạy nhân quyền trong học đường cũng khó mang lại kết quả trong một sớm một chiều. Nhà báo Võ Văn Tạo giải thích :

"Bởi vì suốt bao nhiêu năm qua, miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 trở đi và miền Nam từ năm 1975 trở đi, tư duy của nền giáo dục hủy hoại toàn bộ văn hóa và phẩm chất của người Việt Nam. Thế thì việc dựng lại không hề dễ dàng, thậm chí một, hai thế hệ mà khôi phục được. Dù họ có thực lòng".

Lên tiếng liên quan việc giảng dạy nhân quyền trong trường học, cựu tù nhân lương tâm-Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung cho biết thế hệ 8X của anh từng được học về tôn trọng nhân quyền. Nhưng đối với anh, đó cách dạy nhồi sọ và bóp méo, làm cho nhiều thế hệ hiểu sai ý nghĩa thực sự của nhân quyền. Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung nêu ra một ví dụ như học sinh được học khái niệm quốc gia đánh đồng với đảng cộng sản và quyền con người phải đặt dưới quyền độc lập tự chủ của quốc gia.

Là một người bị kết án tù vì theo đuổi lý tưởng tự do-dân chủ cho Việt Nam, cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Tiến Trung khẳng định đề án giảng dạy nhân quyền trong trường học, mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa phê duyệt, sẽ góp phần cải thiện tình hình nhân quyền Việt Nam một cách tích cực, chỉ khi nào nhà cầm quyền Hà Nội thực thi hai điều kiện chính yếu :

"Nhà cầm quyền Việt Nam phải thực thi tòa án độc lập và nền báo chí tự do để người dân có thể được xét xử một cách công bằng, nếu như dính dáng đến tòa án cũng như họ được quyền lên tiếng khi họ bị oan sai. Chỉ khi nào hai điều kiện tối thiểu đó được đáp ứng thì mới có nhân quyền ở Việt Nam. Tôi nghĩ Nhà nước Việt Nam cần phải có lộ trình rõ ràng để thực thi từng bước cho hai điều kiện tối thiểu này".

Mặc dù dư luận trong nước bày tỏ niềm hân hoan đối với thông tin nhân quyền sẽ được đưa vào giáo trình giảng dạy trong trường học và bắt đầu thí điểm ngay trong năm nay ; tuy nhiên theo ghi nhận của RFA thì cộng đồng cư dân mạng và những người quan tâm đến đề án này lại tỏ ra hoài nghi trước tin tức một cô giáo tại Ninh Bình bị công an đến trường áp giải ngay sau lễ Khai giảng năm học mới, vào ngày 6 tháng 9 để làm việc, do "phương hại đến an ninh chính trị" qua những chia sẻ trên mạng xã hội của cô về hiện tình đất nước liên quan giảm biên chế giáo viên, nợ công, thực phẩm bẩn… Một số người cho rằng Nhà nước Việt Nam muốn tỏ rõ thực tâm để dân chúng nâng cao sự hiểu biết và tôn trọng nhân quyền thì cần phải xóa tan định kiến của dư luận vẫn thường nói, như nhà báo tự do Võ Văn Tạo bảo với chúng tôi : "Họ nói một đằng nhưng họ làm một nẻo".

Hòa Ái, phóng viên RFA

Published in Việt Nam