Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Việt Nam không tuân thủ nguyên tắc cuộc chơi (RFA, 04/08/2017)

Câu chuyện ông Trịnh Xuân Thanh có mặt ở Việt Nam bằng con đường đầu thú, theo cách nói của phía Việt Nam, hay bị bắt cóc, theo như phía Bộ ngoại giao Đức gọi là “cách thức trong những phim kinh dị thời Chiến tranh lạnh”, vẫn tiếp tục là đề tài bàn tán sôi nổi của truyền thông quốc tế.

Bộ trưởng Ngoại giao Đức Sigmar Gabriel (phải) và Bộ trưởng Ngoại giao Slovakia, ông Miroslav Lajcak (trái)tại cuộc họp báo ở tại Wolfsburg, Đức ngày 4 tháng 8 năm 2017.

Bộ trưởng Ngoại giao Đức Sigmar Gabriel (phải) và Bộ trưởng Ngoại giao Slovakia, ông Miroslav Lajcak (trái)tại cuộc họp báo ở tại Wolfsburg, Đức ngày 4 tháng 8 năm 2017. AFP

Sự kiện truy bắt một bị can đang bị truy nã của Việt Nam tại một quốc gia khác bằng phương cách ‘vô tiền khoáng hậu’ này được các chuyên viên ngoại giao Việt Nam và quốc tế nhận định như thế nào ?

Vi phạm chuẩn mực ngoại giao

Hãng tin AP ngày 2 tháng 8 trích lời phát ngôn nhân Bộ ngoại giao Đức, Martin Schaefer, nói rằng chính phủ Đức không nghi ngờ gì việc đại sứ quán Việt Nam và cơ quan tình báo nước này có dính líu vào vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh vào ngày 23 tháng 7.

Theo lời ông Martin Schaefer, việc bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ngay trên nước Đức là một sự vi phạm luật pháp quốc tế và luật pháp nước Đức chưa hề có tiền lệ.

Từ Fresno, California, ông David Brown, nhà cựu ngoại giao Hoa Kỳ từng sống và làm việc nhiều năm ở Việt Nam bình luận về sự việc này với chúng tôi qua email, ông cho biết quan điểm của mình.

“Công an Việt Nam đã không tuân thủ nguyên tắc của cuộc chơi. Với sự tiếp tay của Đại sứ Việt Nam Đoàn Xuân Hùng, họ đã vi phạm các chuẩn mực ngoại giao đã được thiết lập tốt bằng cách bắt cóc Trịnh Xuân Thành và trục xuất ông ta ra khỏi nước Đức. Berlin đúng là thật sự đã rất tức giận.

Chính quyền Việt Nam đã biết Thanh đang tìm kiếm quy chế tỵ nạn ở Đức. Các quan chức hàng đầu như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoặc Phó Thủ tưởng Phạm Bình Minh cũng từng đã đề cập trực tiếp với chính phủ Đức vấn đề dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam tại cuộc họp hội nghị thượng đỉnh G-20 diễn ra ở Đức vào tháng 7 vừa qua.”

Về việc này, người phát ngôn Bộ ngoại giao Đức cũng có nhắc đến. Ông cho biết hai nước đã gặp nhau bên lề Thượng đỉnh G20 hồi tháng 7 vừa qua để thảo luận đề nghị từ phía Hà Nội là muốn Đức trục xuất ông Thanh.

Khả năng có sự thỏa thuận

Tất cả diễn biến của câu chuyện Trịnh Xuân Thanh cho đến thời điểm này được ông Lê Hưng Quốc, chuyên gia đối ngoại, Nguyên Phó Giám đốc thường trực Sở Ngoại vụ, trực thuộc Bộ ngoại giao Việt Nam, ngày 3 tháng 8, từ Sài Gòn, đưa ra một góc nhìn khác mang tính chất “chưa đưa ra nhận định vội vàng”. Ông cho biết.

“Đây không phải là vấn đề chính trị. Đây là vấn đề tham nhũng. Tham nhũng thì nước nào cũng có, cũng phải có biện pháp để trị. Các quốc gia không ủng hộ chuyện tham nhũng”.

Khi được hỏi về liệu có sự vi phạm luật pháp quốc tế như lời phát ngôn nhân Bộ ngoại giao Đức, Martin Schaefer đã lên tiếng hay không ? Ông Lê Hưng Quốc cho biết.

“Nếu nói về luật pháp quốc tế thì nó rất chung chung và vô cùng. Nhưng đây không phải là câu chuyện về luật pháp quốc tế mà là câu chuyện giữa hai nước.

Tôi không hình dung là câu chuyện này làm như thế nào. Nhiều người nói là bắt cóc, nhưng tôi lại không có thông tin, chuyện bắt cóc ấy làm sao qua biên giới được. Cho nên cũng không loại trừ khả năng như Bộ ngoại giao đã nói là anh này đã đến lúc về nước để giải trình, vì tội tham nhũng thì chả có nước nào dung chứa cả”.

trinhxuanthanh

Một nhân viên bán hàng đang xem video ông Trịnh Xuân Thanh đầu thú trên kênh VTV1. Photo : RFA

Ông Lê Hưng Quốc nói rằng theo ý kiến của ông, ông nhìn thấy có hai cách để dư luận nhận xét về vụ Trịnh Xuân Thanh.

“Người mà không thích Việt Nam thì nói là đây là bắt cóc rồi, đã vi phạm luật. Thế nhưng người mà nắm được sự kiện thì có thể đây là một thỏa thuận nào đó.”

Khi được hỏi quan điểm riêng của ông trên góc nhìn ngoại giao, ông chia sẽ rằng cần phải thận trọng trước khi đưa ra kết luận.

“Rõ ràng bây giờ là thế kỷ 21 rồi, và các nước cũng đều đang phát triển. Văn minh thế giới cũng rất rõ rồi. Cho nên tôi không loại trừ khả năng có những thỏa thuận. Thế nhưng không phải thỏa thuận nào cũng công bố trên báo đài đâu ?”

Tối ngày 3 tháng 8, truyền hình Việt Nam, kênh VTV1 đăng hình ảnh ông Trịnh Xuân Thanh trong một đoan video thú nhận ông “đã làm một việc nông nổi” và ông “cần phải quay về để đối diện với sự thật”.

Sẽ nhanh chóng được giải quyết

Trước đó, ngày 2 tháng 8, Bộ ngoại giao Việt Nam lần đầu lên tiếng với phát biểu của bà Lê Thị Thu Hằng, phát ngôn nhân Bộ ngoại giao Việt Nam, nói rằng “Việt Nam rất lấy làm tiếc về phát ngôn của Bộ ngoại giao Đức đưa ra” và Việt Nam rất coi trọng mối quan hệ giữa hai nước Việt – Đức.

Chúng tôi đặt vấn đề về khả năng mối quan hệ giữa hai nước sau sự việc này như thế nào, ông David Brown cho biết, theo nhận định của ông, việc này sẽ “chìm dần” bằng hình thức ngoại giao.

“Hà Nội cần phải biết rằng sẽ mất một khoảng thời gian nhiều tháng trước khi các tòa án ở Đức ra quyết định về qui chế tỵ nạn của Trịnh Xuân Thanh, và không cần thiết phải xử lý như thế. Họ đã nghĩ rằng họ có thể loại trừ ông ta một cách gọn gàng, và họ đã làm như thế.

Sau một thời gian ngắn, sau những lời xin lỗi, gửi một Đại sứ mới sang Berlin, vụ việc sẽ được giải quyết và sẽ lắng xuống. Có lẽ họ đúng. Giữa Việt Nam và Đức có nhiều lợi ích chung, và sẽ không có lợi nếu cả hai kéo dài chuyện này”.

Về việc này, ông Lê Hưng Quốc có quan điểm tương đồng với ông David Brown, ông khẳng định sự việc sẽ được giải quyết qua kênh ngoại giao.

“Quan điểm cá nhân của tôi, việc này không ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai nước. Quan hệ Việt Nam với Đức là xu thế.

Tôi không hình dung được vì chuyện này mà Đức cấm vận hay tuyên chiến với Việt Nam. Bởi vì câu chuyện này là câu chuyện tham nhũng chứ không phải vấn đề nhân quyền hay chính trị”.

Sau những ngày giữ im lặng, thì ngày 4 tháng 8, Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel phát biểu trong cuộc họp báo tại Wolfsburg rằng không có điều gì sai với suy luận ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc là có sự hổ trợ của viện chức tình báo Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam ở Đức. Ngoại trưởng Sigmar nhấn mạnh trong buổi họp báo, phía Đức không thể chấp nhận việc Việt Nam đưa ông Trịnh Xuân Thanh ra khỏi Đức bằng hình thức mà ông gọi là “người ta thấy khi xem phim kinh dị thời Chiến tranh lạnh".

Cát Linh, RFA

*********************

Đức lên án vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh (VOA, 05/08/2017)

Ngoi trưởng Đc Sigmar Gabriel nói hôm 4/8 rng Đc đang xem xét các bin pháp chng li Vit Nam vì đã tiến hành bt cóc Trnh Xuân Thanh, mt cu lãnh đo ngành du khí.

*****************

Việt Nam phản ứng trước cáo buộc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh (VOA, 04/08/2017)

******************

Trịnh Xuân Thanh ‘tự thú’ trên VTV : một ‘kịch bản’ diễn sai luật

Nguồn : VOA, 05/08/2017

Published in Việt Nam

Tháng Hai vừa rồi Đài Á Châu Tự Do chúng tôi có loan tin về việc người dân ở xã Lai Vu, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương phàn nàn về công ty dệt may Pacific Crystal ở địa phương xả thải gây ô nhiễm nguồn nước, không khí và tiếng ồn, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân nơi đây. Tin chúng tôi mới nhận được cho biết hiện nay tình trạng này vẫn tiếp tục và người dân đã mắc lều trước cửa để phản đối công ty này hoạt động.

Résultat de recherche d'images pour "Dân căng lều phản đối công ty xả thải"

Công ty TNHH Pacific Crystal ở tỉnh Hải Dương. Photo courtesy of inres.vn

Dân căng lều phản đối

Bà Tân năm nay đã ngoài năm mươi tuổi. Cả cuộc đời bà gắn bó với vùng quê nghèo xã Lai Vu, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương. Tuy nhiên bà nói với chúng tôi rằng quê hương nơi bà sinh ra và lớn lên ấy bây giờ không còn bình yên như trước nữa kể từ khi công ty Pacific Crystal kéo về dựng nhà xưởng ở địa phương gây ô nhiễm, làm đảo lộn cuộc sống của bà con. Bà Tân cho biết cách đây hơn 3 tháng, hàng trăm người dân địa phương đã dựng lều trước cổng công ty này để phản đối :

Nhân dân dựng lều ở cổng công ty không cho nó làm nữa vì nó cứ xả thải ra, phạt hai lần rồi nhưng vẫn tiếp tục xả thải ra. Dân chặn ở cổng công ty không cho làm 3 tháng rưỡi rồi. Từ hôm nay (21/7), huyện nó đe dỡ lều của bọn cô. Nó về đọc trên loa là tháo gỡ lều để cho nhà máy hoạt động nhưng dân không nghe.

Hồi tháng Hai vừa rồi chúng tôi cũng đã nói chuyện với người dân xã Lai Vu và được họ cho biết là công ty Pacific Crystal xả thải gây ô nhiễm nặng nề con sông Rạng, làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của các đại phương quanh con sông này. Ngoài ra người dân cũng phản ánh là khí thải từ công ty này làm bầu không khí lúc nào cũng nặng mùi khét rất khó chịu.

Một người dân khác ở Lai Vu là bà Nhị nói với chúng tôi rằng tình hình hiện tại không những không được cải thiện mà còn tồi tệ hơn trước :

Nước thối và các con vật như cá, cua, tôm ở đó đều chết, nổi lên. Không khí thì mùi nặng kinh lắm, cứ tầm tối tối mà ra đó thì thấy các cây cỏ ở trên mặt đê gần chỗ nhà máy cứ lăn tăn lăn tăn, nhìn như sóng ! Kinh lắm !

Cả hai người dân chúng tôi được tiếp xúc đều nói rằng họ thấy chính quyền huyện và tỉnh không thực sự quan tâm giải quyết vấn đề cho người dân mà chỉ mong thuyết phục người dân cho công ty hoạt động lại. Ngoài ra, bà Nhị cho chúng tôi thêm thông tin như sau :

Ở tỉnh vẫn bảo là dân không được giữ chúng nó nữa, phải để cho chúng nó làm 50% công suất. Nhưng chúng cô bảo là người dân chúng tao ngu lắm không biết gì hết, chúng mày cứ bảo làm 50% nhưng hoạt động hết công suất thì chúng tao cũng không biết.

Résultat de recherche d'images pour "Dân căng lều phản đối công ty xả thải"

Đường ống xả thải của Công ty Pacific Crystal đang được xử lý khắc phục. Photo courtesy of suckhoedoisong.vn

Những người địa phương này cũng bày tỏ bức xúc vì theo họ nguồn nước, không khí bị ô nhiễm khiến tỷ lệ ung thư đặc biệt là ung thư phổi của người dân ngày càng cao, một số gia đình có đến 3,4 người bị ung thư. Bà Nhị kể cho chúng tôi biết rằng trước đó công ty này từng thuê 3 người dân dọn bể hóa chất, trả công 2 triệu đồng/giờ. Sau khi vào bể để dọn, một người thấy quá chóng mặt nên bỏ về và hiện tại cơ thể còi cọc ốm yếu. Còn hai người ở lại dọn sạch bể thì hiện cả hai đều qua đời.

Trước đó báo cáo của Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Hải Dương về kết quả phân tích mẫu nước xả thải của Công ty Pacific cho thấy có 5/10 thông số vượt quy chuẩn, trong đó có những thông số vượt đến hơn 30 lần.

Chưa xử lý được !

Hãng Reuters ngày 21/7 vừa qua cũng trích thông tin trên website của chính quyền địa phương Hải Dương hồi tháng Hai năm nay rằng Pacific Crystal đã nộp phạt 672 triệu đồng, tương đương 30.000 đô la, từ tháng Mười Hai năm ngoái vì gây ô nhiễm nguồn nước với những hóa chất độc hại khiến nước có mùi rất gắt. Công ty này còn phải cam kết khắc phục hậu quả ô nhiễm môi sinh đã gây ra.

Tuy nhiên người dân nói với chúng tôi là họ muốn công ty phải đóng cửa chứ không chỉ bồi thường là xong.

RFA đã liên hệ với ông Bùi Đỗ Đạt, Phó Chủ tịch UBND xã Lai Vu và được ông xác nhận tình trạng người dân căng lều chặn công nhân tới nhà máy làm việc và nói rằng hiện cơ quan chức năng đang cố gắng giải quyết vấn đề :

Để nhân dân giảm bớt bức xúc và có những biểu hiện thế này thế khác, hiện nay từ tỉnh, huyện đang họp bàn giải quyết chỗ nhân dân bức xúc như hiện nay.

Ông Đạt cũng nói với chúng tôi rằng tình trạng ô nhiễm tại địa phương do công ty Pacific Crystal xả thải là có thật :

Nói cho cùng thì cũng có những biểu hiện sự cố của nhà máy gây ra ô nhiễm thì đương nhiên phải là chủ thể của công ty. Bà con cũng phát hiện được và đã thông báo cơ quan chức năng để có biện pháp ngăn chặn, xử lý nhưng đến bây giờ vẫn chưa xử lý được.

Về vấn đề bồi thường, Phó Chủ tịch xã Lai Vu chia sẻ những khó khăn như sau :

Thực ra mà nói thì đền bù phải có cụ thể về ông A, ông B, tài sản nọ kia. Nhưng đây nó lại là môi trường nước chung ở khu vực đó hoặc nó thải ra ngoài sông thôi chứ bây giờ không có chủ thể bị thiệt hại do ô nhiễm nên người ta không thể căn cứ vào đâu để bồi thường được. Người ta chỉ xử lý tội gây ô nhiễm môi trường với các cơ quan chức năng thôi chứ địa phương không có thẩm quyền xử lý đó.

Cũng trong bài báo loan đi hôm 21/7, Reuters cho biết đã liên hệ với giám đốc Eugene Cheng của công ty trách nhiệm hữu hạn Pacific Crystal. Ông này cho biết công ty đã nộp phạt và đã nhận lãnh trách nhiệm khắc phục hậu quả nhưng vẫn không hiểu tại sao dân làng vẫn muốn công ty phải đóng cửa khi mà bà con họ hàng của họ vẫn đang làm việc cho công ty.

Đáp lại email của RFA hỏi về các giải pháp để thắt chặt nạn xả thải bừa bãi của các doanh nghiệp, Tiến sĩ Tô Văn Trường, Viện trưởng Viện Quy hoạch thủy lợi cho biết :

Việc cần làm quan trong nhất là làm thế nào để có được những con người thực sự làm việc trong một thể chế lành mạnh hơn. Còn nói theo chủ trương chung thì là "cần phải xử phạt nghiêm minh và phạt nặng để ai muốn xả thải sẽ phải biết sợ để không dám xả thải nữa và phải nâng cao ý thức của người dân và doanh nghiệp để phát triển kinh tế trong khuôn khổ bảo vệ môi trường".

Có thông tin Bộ Tài nguyên và môi trường đã/đang phân cấp cho địa phương chịu trách nhiệm 100% việc giám sát tuân thủ về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp và cán bộ địa phương đang than trời. Vậy thì chắc chỉ có trời mới biết làm thế nào !

Số liệu từ Bộ Y Tế và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Việt Nam công bố hồi tháng 6 cho thấy có 9.000 người chết vì nguồn nước bẩn và điều kiện vệ sinh kém, và 100.000 người mắc bệnh ung thư mỗi năm do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.

Pacific Crystal là công ty vốn nước ngoài có tổng đầu tư 180 triệu đô la, liên doanh giữa công ty trách nhiệm hữu hạn Pacific Holdings với tập đoàn may mặc Crystal của Hong Kong, khởi sự hoạt động từ 2015 ở Hải Dương, chuyên sản xuất và cung cấp hàng cho một số công ty hàng hiệu trên thế giới, trong đó có tập đoàn bán lẻ UNIQLO của Nhật.

Published in Việt Nam

Hôm 24 tháng 7, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố chính phủ Philippines đang thảo luận với Trung Quốc về việc hợp tác khoan tìm dầu khí ở Biển Đông là khu vực tranh chấp giữa Trung Quốc và một số nước trong khu vực. Tuyên bố này ngay lập tức đặt ra một loạt các câu hỏi về tính khả thi của dự án, và nếu trở thành sự thực thì liên doanh này sẽ ảnh hưởng thế nào tới những nước khác trong tranh chấp Biển Đông, nhất là Việt Nam, nước cũng đang có các hoạt động thăm dò khai thác dầu khí ngoài Biển Đông.

Ngư dân Philippines và các nhà hoạt động mang thuyền gỗ diễu hành đến lãnh sự quán Trung Quốc ở Manila hôm 12/7/2016 để biểu tình

Ngư dân Philippines và các nhà hoạt động mang thuyền gỗ diễu hành đến lãnh sự quán Trung Quốc ở Manila hôm 12/7/2016 để biểu tình - AFP

Tính hợp hiến

Hồi đầu năm nay, ông Duterte cũng đã lên tiếng nói về khả năng hợp tác phát triển với Trung Quốc ngoài Biển Đông khi ông nói rằng quân đội Philippines không có khả năng đối đầu với Trung Quốc ngoài Biển Đông. Tuy nhiên theo Giáo sư Renato Cruz de Castro thuộc trường đại học De la Salle, Philippines, tuyên bố mới của Tổng thống Philippines là không chắc chắn

Ông ấy không nói một cách chắc chắn điều này sẽ xảy ra. Việc hợp tác với Trung Quốc như vậy đồng nghĩa với việc bạn chấp nhận đòi hỏi chủ quyền không tranh cãi của Trung Quốc ở Biển Đông. Thêm vào đó là hoạt động này không được phép căn cứ theo hiến pháp của chúng tôi.

Trung Quốc hiện là nước đòi chủ quyền khoảng 90% diện tích Biển Đông chủ yếu qua đường đứt khúc 9 đoạn mà nước này tự vẽ ra. Trung Quốc coi khu vực này là phần chủ quyền không tranh cãi của mình bất chấp phản đối từ những nước trong tranh chấp. Các nước tham gia tranh chấp trong khu vực bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan. Đài Loan cũng đòi chủ quyền với khu vực nước trong đường đứt khúc 9 đoạn. Phán quyết của tòa Trọng tài Quốc tế (PCA) hôm 12 tháng 7 năm ngoái xác định đường đứt khúc này là không hợp pháp. Tuy nhiên Trung Quốc đã lên tiếng phủ nhận phán quyết của tòa.

Mặt khác, cản trở lớn nhất trong hợp tác chung giữa Philippines và Trung Quốc chính là tính hợp hiến của hoạt động này vì hiến pháp Philippines không cho phép các hoạt động khai thác chung với nước khác tại vùng nước mà nước này đòi chủ quyền. Giáo sư Renato de Castro giải thích :

Tổng thống Philippines sẽ phải vượt qua chướng ngại về hiến pháp. Sẽ có người nói rằng điều ông ấy làm là vi hiến bởi vì điều này đã xảy ra trước kia trong dự án nghiên cứu địa chấn giữa hai nước. Cho nên câu hỏi về tính hợp hiến của dự án này sẽ được đưa ra trước tòa tối cao Philippines.

Hồi năm 2004, một thỏa thuận về hợp tác nghiên cứu chung trên biển tại khu vực Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc đã được ký kết dưới thời của Tổng thống Gloria Arroyo. Vào năm 2005, Việt Nam cũng tham gia vào dự án này. 3 nước ký thỏa thuận khảo sát địa chấn tại một số khu vực nhất định ở Biển Đông (gọi tắt là JMSU). Tuy nhiên hợp tác đã bị chấm dứt sau 3 năm vì nhiều tiếng nói ở Philippines lúc đó đã chỉ trích chính phủ của bà Arroyo vi phạm hiến pháp khi cho phép Trung Quốc vào nghiên cứu tại khu vực thuộc chủ quyền của Philippines.

Cây gậy và củ cà rốt của Trung Quốc

Ngay sau tuyên bố của Tổng thống Duterte, hôm 25 tháng 7, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Vương Nghị đang ở thăm Philippines cũng lên tiếng ủng hộ ý tưởng này. Ông Vương Nghị còn cảnh báo rằng bất cứ hành động đơn phương nào cũng sẽ chỉ gây ra các vấn đề và làm phương hại đến mối quan hệ hai nước.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 25 tháng 7 cũng nói với báo chí tại Bắc Kinh rằng Trung Quốc có chủ quyền không tranh cãi tại quần đảo Trường Sa và thúc giục bên thứ ba ngừng các hoạt động vi phạm đơn phương tại khu vực này. Phát biểu này được đưa ra cho câu hỏi của phóng viên liên quan đến thông tin hồi đầu tuần này cho biết Trung Quốc đã gây sức ép khiến Việt Nam phải ngưng hoạt động tìm kiếm dầu khí ngoài khơi Việt Nam nơi đường đứt khúc 9 đoạn đi qua.

Tổng thống Duterte hồi tháng 5 vừa qua cũng cho biết Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố chiến tranh sẽ xảy ra nếu Philippines xúc tiến việc khai thác dầu đơn phương ở Biển Đông.

Giáo sư Castro cho rằng Tổng thống Duterte hiểu được tình hình hiện tại và cũng biết được những cản trở mà ông ta sẽ gặp phải khi đưa ra đề nghị hợp tác với Trung Quốc nhưng ông Duterte vẫn tuyên bố như vậy vì những hứa hẹn về đầu tư từ Trung Quốc.

Đó là vì tiền của Trung Quốc. 24 tỷ đô la tiên đầu tư vào các dự án hạ tầng cơ sở đã khiến chính phủ hiện thời của Philippines tìm kiếm cách làm hài long Trung Quốc. Trung Quốc đang đưa ra cái củ cà rốt trị giá 24 tỷ đô la cho Philippines.

Trong chuyến thăm Trung Quốc hồi tháng 10 năm ngoái của Tổng thống Philippines Duterte, hai nước đã ký một bản ghi nhớ về cam kết đầu tư của Trung Quốc vào Philippines lên đến 24 tỷ đô la. Đây là một khoản đầu tư lớn mà Philippines cần, theo lời của giáo sư Castro, nhưng cho đến giờ vẫn chưa có một đồng đô la nào theo bản ghi nhớ này được thực hiện.

Thách thức đối với ASEAN và Việt Nam

Tuyên bố về hợp tác dò tìm dầu khí giữa Philippines và Trung Quốc mặt khác cũng gây quan ngại đối với ASEAN, nhóm 10 nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Vì vậy, hôm 26 tháng 7, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Alan Peter Cayetano cho biết nước này sẽ hỏi ý kiến ASEAN về việc hợp tác tìm kiếm dầu ở Biển Đông. Ông Cayetano nói sẽ không có hành động đơn phương và bất cứ hành động đơn phương của bất cứ ai cũng sẽ dẫn đến gây mất ổn định. Tuy nhiên ông Cayetano từ chối không chỉ ra cụ thể vùng thăm dò chung với Trung Quốc sẽ nằm ở đâu trên Biển Đông.

Hồi tháng 5 vừa qua ASEAN và Trung Quốc đã đồng ý bộ khung bản thảo về một Bộ Quy tắc về ứng xử của các bên trên Biển Đông (gọi tắt là COC). Cả Trung Quốc và Philippines đều đã lên tiếng bày tỏ mong muốn COC sẽ được hoàn tất trong năm nay khi Philippines là nước Chủ tịch luân phiên của ASEAN.

Tuy nhiên, theo Giáo sư Castro có nhiều khả năng ASEAN sẽ không trả lời dứt khoát có hay không đối với thông báo của Philippines về vấn đề hợp tác chung với Trung Quốc vì không muốn gây bất đồng trong khối hay làm Trung Quốc tức giận.

Trong các tuyên bố chung của ASEAN, khối này thường không bao giờ chỉ đích danh Trung Quốc hay lên án nước này về các hoạt động quân sự hóa khu vực Biển Đông. Nhiều khả năng điều này cũng sẽ xảy ra trong tuyên bố chung sau thượng đỉnh ASEAN diễn ra vào tuần tới ở Philippines.

Trước thượng đỉnh, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị cũng đến thăm Thái Lan và Philippines, hai nước thành viên ASEAN. Trong các chuyến thăm này, ông Vương Nghị luôn đánh giá cao quan hệ giữa Trung Quốc và các nước liên quan, đồng thời kêu gọi ASEAN đoàn kết chống lại các lực lượng bên ngoài, ý nói đến Hoa Kỳ.

Giáo sư Castro nhận định hợp tác chung giữa Philippines và Trung quốc nếu có thành hình thì có nhiều khả năng chỉ là một dạng hợp tác tương tự như thỏa thuận JMSU như hồi năm 2004 mà thôi. Tuy nhiên, nếu hợp tác này thành hình thì điều này cũng là một thách thức lớn với cả ASEAN và Việt Nam. Giáo sư Castro nói "Việt Nam sẽ bị đơn độc và ASEAN sẽ tiếp tục bị chia rẽ".

Published in Châu Á

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 24 tháng 7 đến kiểm tra công tác xả thải và bảo vệ môi trường của nhà máy thép Formosa tại Vũng Áng, Hà Tĩnh.

Nhà máy thép Formosa tại Hà Tĩnh. Ảnh chụp ngày 12/4/2015.

Nhà máy thép Formosa tại Hà Tĩnh. Ảnh chụp ngày 12/4/2015. AFP photo

Sau khi kiểm tra, ông lên tiếng bày tỏ tin tưởng chính phủ Hà Nội sẽ không phải đóng cửa Formosa.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Formosa phải tiếp tục coi vấn đề môi trường là vấn đề sống còn.

Ông Nguyễn Xuân Phúc cho rằng việc Formosa nhận lỗi trước người dân Việt Nam, khắc phục hồ sinh học, hoàn thành 52/53 hạng mục môi trường, chuyển từ công nghệ dập cốc ướt sang dập cốc khô là điều đáng đề cao.

Ông Nguyễn Xuân Phúc cũng chỉ thị cho Bộ Y Tế công bố chỉ tiêu chất lượng hải sản tầng đáy tại thôn Hải Thanh, xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh huyện Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh. Đây là nơi được cho chất lượng biển tầng đáy chưa được bảo đảm.

Published in Việt Nam

Nhà hoạt động Trần Thị Nga bị tuyên 9 năm tù (RFA, 25/07/2017)

Nhà hoạt động nữ Trần Thị Nga vào ngày 25 tháng 7 bị tòa án tỉnh Hà Nam tuyên 9 năm tù giam và 5 năm quản chế với cáo buộc ‘tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam’ theo các mục a,b,c khoản 1 Điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Tuyên truyền chống Nhà nước, Trần Thị Nga, xuyên tạc, điều 88 bộ luật Hình sự

Bà Trần Thị Nga trong phiên tòa ngày 25/07/2017. Ảnh : Báo Nhân dân

Một trong 3 luật sư tham gia bào chữa cho nhà hoạt động nữ Trần Thị Nga tại phiên sơ thẩm trong ngày 25 tháng 7 là luật sư Hà Huy Sơn, sau khi kết thúc vụ xử cho Đài Á Châu Tự Do biết về diễn tiến trong ngày tại tòa :

“Phiên tòa hôm nay các quan điều tra cho rằng nhưng clip có nội dung tuyên truyền chống nhà nước. Chị Nga ở tòa không thừa nhận những chứng cứ đó và các luật sư chúng tôi cho rằng những chứng cứ thu thập không đúng theo trình tự pháp luật của Việt Nam, nên chúng tôi yêu cầu tòa trả tự do vô tội, nhưng cuối cùng tòa không chấp nhận và tuyên bản án như vậy (9 năm tù, 5 năm quản chế). Tại tòa tôi không nghe chị Nga nói kháng cáo nhưng tôi nghĩ với tinh thần tòa hôm nay chị sẽ kháng cáo bản án này. Tôi thấy trong phiên tòa không có ai là người của gia đình cả chỉ có công an và những người do tòa triệu tập tới”

Những cáo buộc được nêu tại phiên xử trong ngày 25 tháng 7 đối với nhà hoạt động Trần Thị Nga là đưa lên mạng những bài viết và băng hình video tố cáo nhà nước cộng sản vi phạm nhân quyền, kêu gọi đa nguyên- đa đảng, bãi bỏ Điều 4 Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam qui định sự lãnh đạo toàn diện của đảng cộng sản.

Phiên xử sơ thẩm nhà hoạt động Trần Thị Nga được thông báo công khai ; tuy nhiên tương tự những phiên xử giới bất đồng chính kiến lâu nay, không ai được vào dự tòa.

Một số nhà hoạt động là thân hữu của bà Trần Thị Nga đến Hà Nam với mục đích tham dự phiên tòa nhưng đều phải ở ngoài. Nhà hoạt động Lã Việt Dũng từ Hà Nội đến Hà Nam tham dự trình bày lại :

“ Khi mọi người đến đề nghị được tham dự phiên tòa công khai, đã có rất nhiều cảnh sát công an đứng dầy đặc trong sân của tòa án họ lấy cớ trong tòa đã kín người, bọn anh đề nghị bắc loa ra ngoài để nghe và tất nhiên là bị từ chối lúc đầu họ cũng để đứng đó một cách bình thường, nhưng sau đó họ lấy cớ gây rối bất trật tự bọn họ đuổi bọn anh ra khỏi vỉa hè đấy, lúc đấy mọi người cũng đồng ý và tiến về vỉa hè đối diện với tòa và ngồi ở đấy. Bước tiếp theo họ cho xe đến bật máy nổ khói bụi ầm ĩ mịt mù để bọn anh không thể ngồi đấy được, nhưng mọi người vẫn kiên trì. Buổi chiều khi mọi người định quay lại chỗ đó thì họ đã giăng giây kín mít không cho ngồi đó nữa”

Nhà hoạt động nữ Trần Thị Nga, 40 tuổi, hiện có hai con nhỏ, bị bắt vào ngày 21 tháng giêng năm nay, ngay trước tết âm lịch Đinh Dậu.

Bà là người được biết đến với tinh thần cương quyết, trực diện đấu tranh với lực lượng công an, an ninh, chính quyền trong các lần đi đòi hỏi quyền lợi chính đáng của công dân, chống bất công, cường quyền…

Bản thân là một công nhân xuất khẩu lao động sang làm việc tại Đài Loan, bị ngược đại, thương tích nên bà thấu hiểu hoàn cảnh của những người lao động xa xứ. Sau khi về nước bà tham gia giúp đỡ cho những trường hợp bị lừa xuất khẩu lao động.

Tiếp đó bà tham gia các hoạt động chính trị, xã hội như biểu tình chống Trung Quốc gây hấn với Việt Nam, hỗ trợ cho các nhà hoạt động khác, cũng như giúp đỡ những thành phần dân chúng phải khiếu kiện vì đất đai bị cưỡng chế phi pháp, lên tiếng về thảm họa môi trường do nhà máy thép Formosa gây nên tại khu vực biển miền Trung…

Bà Trần Thị Nga từng bị những thành phần mặc thường phục hành hung đến thương tích vào giữa năm 2014. Nhà của bà ở Phủ Lý, Hà Nam thường xuyên bị canh giữ, bị ném chất dơ…

Bà Trần Thị Nga là thành viên của một số tổ chức xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam gồm Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam, Hội Bầu bí Tương Thân…

Phiên tòa sơ thẩm xử nhà hoạt động nữ Trần Thị Nga diễn ra không bao lâu sau phiên xử một nhà hoạt động nữ khác ở Việt Nam là blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Bà này cũng là một người mẹ đơn thân có hai con nhỏ bị tòa án tỉnh Khánh Hòa vào ngày 29 tháng 6 tuyên án 10 năm tù giam.

Vào ngày 24 tháng 7, Cảnh sát Điều tra, Công an tỉnh Nghệ An tiến hành bắt giữ ông Lê Đình Lượng 52 tuổi khi đang đi trên đường đến địa bàn thị xã Hoàng Mai nhân dịp cùng một thân hữu khác đến thăm người vợ của tù nhân Nguyễn Văn Oai.

Cáo buộc được đưa ra trong một thông cáo báo chí nói rằng là ông Lê Đình Lượng có hành vi hoạt động lật đổ nhà nước theo điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Hình thức bắt giữ ông Lê Đình Lượng bị nhiều người hiểu luật cho là không theo đúng qui định của luật pháp Việt Nam.

Việt Nam mở cửa cải cách kinh tế cách đây 3 thập niên và trở thành một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh tại Châu Á ; tuy nhiên chính quyền do đảng cộng sản lãnh đạo hầu như bất dung mọi tiếng nói bất đồng. RFA tiếng Việt

https://youtu.be/zOPR-YQ_JCM

*******************

Thêm nhà hoạt động bị bắt với cáo buộc lật đổ (RFA, 24/07/2017)

Nhà hoạt động Lê Đình Lượng, tức facebooker Lỗ Ngọc, bị Cơ quan An Ninh Điều Tra Công an tỉnh Nghệ An bắt khẩn cấp vào chiều ngày 24 tháng 7. Cáo buộc được đưa ra là có hành vi ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’.

Résultat de recherche d'images pour "Thêm nhà hoạt động bị bắt với cáo buộc lật đổ (RFA, 24/07/2017)"

Nhà hoạt động Lê Đình Lượng -  Courtesy Facebook lo.ngoc.135

Theo thân nhân ông Lê Đình Lượng, 52 tuổi, quê xã Hợp Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An thì cơ quan chức năng tiến hành bắt cóc và sau đó đưa ra cáo buộc như vừa nêu.

Con dâu ông Lê Đình Lượng vào tối ngày 24 tháng 7 nói với Đài Á Châu Tự Do là ông này bị bắt bởi những người mặc thường phục khi đang lưu thông tại khu vực Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An.

Còn báo Nghệ An thì đưa tin Cơ quan Điều tra Công an tỉnh Nghệ An căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ thu thập được thì những hoạt động của ông Lê Đình Lượng vi phạm qui định tại Điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Bản thân ông Lê Đình Lượng là một cựu chiến binh tham gia cuộc chiến Biên giới Phía Bắc. Trong thời gian gần đây, ông lên tiếng đấu tranh đòi hỏi môi trường biển sạch và bồi thường thỏa đáng cho người dân tại khu vực miền Trung, sau khi Formosa xả thải hóa chất độc hại ra biển khiến cá chết hằng loạt tác động nghiêm trọng đến sinh kế của nhiều người trong khu vực.

Ông Lê Đình Lượng cũng tích cực trong việc lên tiếng bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam trước hành động gây hấn của Trung Quốc tại Biển Đông.

Công an tỉnh Nghệ An cho biết đang hoàn tất thủ tục, khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam ông Lê Đình Lượng để phục vụ việc điều tra, truy tố, xét xử.

Đây là trường hợp bắt giữ mới nhất đối với những người hoạt động lên tiếng cho môi trường biển sạch, bồi thường thỏa đáng cho người dân chịu tác động bởi thảm họa mà nhà máy thép Formosa gây nên.

Hai trường hợp bị bắt và giam giữ đến nay là thanh niên Nguyễn Văn Hóa, nhà hoạt động Hoàng Bình.

Thanh tra thành phố Hà Nội ngày 25/7 chính thức thông báo kết luận toàn bộ đất sân bay Miếu Môn, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội là đất quốc phòng.

Đây là kết quả thanh tra toàn diện về việc quản lý, sử dụng và quá trình xử lý đối với diện tích đất khu sân bay Miếu Môn thuộc địa giới xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức.

Một người dân Đồng Tâm không muốn nêu tên cho biết người dân Đồng Tâm phản đối kết luận này :

Dân Đồng Tâm không đồng ý với kết luận của Thanh tra Thành phố Hà Nội. Dân Đồng Tâm sẽ gặp trực tiếp Thanh tra Thành phố Hà Nội để đối thoại. Hiện tại đang yêu cầu họ đối thoại.

Kết luận thanh tra nói là dựa vào nguồn gốc đất theo Quyết định ngày 14/4/1980 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định ngày 10/11/1981 của UBND tỉnh Hà Sơn Bình, Quyết định ngày 20/10/2014 của UBND Thành phố.

Cũng theo bản kết luận, từ năm 1981 đến nay, toàn bộ diện tích đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm do các đơn vị quốc phòng quản lý, sử dụng nhưng đã bộc lộ sự buông lỏng quản lý trong một thời gian dài. Cụ thể là việc tiếp tục để người dân sản xuất nông nghiệp khi hợp đồng canh tác đất hết hạn vào năm 2012.

Ngoài ra, các đơn vị quốc phòng chưa thực hiện di dời một số hộ dân sinh sống trên đất quốc phòng từ trước năm 1980, để các hộ lấn chiếm, cho tặng, chuyển nhượng, xây dựng công trình trái phép.

Thanh tra Thành phố đề nghị UBND Thành phố Hà Nội có văn bản gửi Bộ Quốc phòng đề nghị chỉ đạo các đơn vị quốc phòng rà soát, và quản lý chặt chẽ đất quốc phòng, trong đó có diện tích 236,7 ha đất sân bay Miếu Môn.

Ngoài ra, Thanh tra Thành phố cũng đề nghị có biện pháp thu hồi ngay những diện tích đất quốc phòng đang cho thuê, cho mượn.

Sau khi kết luận thanh tra được công bố, cụ Lê Đình Kình, 82 tuổi, là một trong 4 người dân Đồng Tâm bị Công an Hà Nội bắt hôm 15/4 với cáo buộc có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” tại Đồng Tâm cho biết cụ và người dân Đồng Tâm không đồng tình với kết luận này.

Báo Dân Việt trích lời cụ Kình nói rằng cụ và nhiều người dân khác ở Đồng Tâm vẫn bảo lưu quan điểm đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm chỉ có 47,36 ha đã được cắm mốc giói rõ ràng, còn lại là đất nông nghiệp của người dân.

Cụ Kình cũng nói thêm là sau khi Hà Nội công bố dự thảo Kết luận thanh tra vào ngày 7/7 thì đến ngày 20.7 thành viên Tổ đồng thuận đã đến trực tiếp Thanh tra thành phố trao văn bản phản bác, đồng thời mong muốn xin một bản Dự thảo kết luận thanh tra nhưng Thanh tra Hà Nội cho biết “vì nguyên tắc nên không thể đáp ứng yêu cầu".

Cũng cần nói lại là vụ tranh chấp đất đai giữa người dân xã Đồng Tâm và chính quyền địa phương xảy ra đã nhiều năm nay nhưng đỉnh điểm là vào ngày 15 tháng 4 khi Công an Hà Nội bắt giữ 4 người dân Đồng Tâm để điều tra vụ án “gây rối trật tự công cộng” mà thực tế là do tranh chấp đất đai.

Xô xát hôm ngày 15 tháng 4 cũng làm một dân làng là cụ Lê Đình Kình, đại diện dân làng trong vụ tranh chấp đất đai, bị thương phải nhập viện.

Phản ứng trước hành xử của những đơn vị chức năng, người dân Đồng Tâm bắt giữ 38 người gồm cán bộ huyện Mỹ Đức, công an và cảnh sát cơ động làm con tin. Đến ngày 22 tháng 5, đích thân Chủ tịch thành phố Hà Nội về đối thoại và viết cam kết, người dân mới thả hết toàn bộ con tin ra.

Ngày 7 tháng 7, dự thảo kết luận thanh tra được đưa ra, sang đến ngày 20 tháng 7, người dân Đồng Tâm có văn bản yêu cầu thanh tra lại.

https://youtu.be/TPkOafBU2eg

Published in Việt Nam

 

Nguồn : RFA : 17/07/2017

Published in Video

Biển Đông : Hải Quân Mỹ – Việt diễn tập tại cảng Cam Ranh (RFA, 06/07/2017)

Theo trang mạng stripes.com ngày 05/07/2017, sau khi vào gần vùng đảo có tranh chấp giữa Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan tại Biển Đông, tàu chiến Mỹ đã tới quân cảng Cam Ranh để tiến hành các cuộc thao dượt với Hải Quân Việt Nam.

taptran1

Chiến hạm Mỹ, USS Coronado (LCS 4) tại Biển Đông. Ảnh chụp hồi tháng 2/2017.U.S. Navy/MC2 Amy M. Ressler

Hải Quân Mỹ cho biết, hai chiến hạm USS Coronado và USNS Salvor cập cảng Cam Ranh, bắt đầu các hoạt động diễn tập khuôn khổ hoạt động hợp tác thường niên. Trong 5 ngày, Hải Quân hai nước sẽ tiến hành các bài tập như tiếp liệu, cứu hộ và xử lý các tình huống va chạm bất thường trên biển. Qua các bài tập trên, đôi bên sẽ trao đổi với nhau về kỹ năng kiểm soát các tai nạn, sự cố và luật lệ trên biển.

Trong thông cáo, Don Gabrielson, tư lệnh Task Force 73, đơn vị hậu cần tác chiến của Hải Quân Mỹ tại Tây Thái Bình Dương, tuyên bố Hoa Kỳ đánh giá cao quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam và mong muốn thắt chặt mối quan hệ đó qua các hoạt động giao lưu Hải Quân giữa hai nước kiểu như thế này.

Trong cuộc gặp mới đây với tổng thống Mỹ Donald Trump tại Washington, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh hợp tác an ninh song phương chiếm một vị trí quan trọng trong các cuộc thảo luận giữa hai nước.

Hoạt động diễn tập giữa Hải Quân Mỹ- Việt đã trở nên thường niên từ năm 2010, nhưng đây là lần đầu tiên quân cảng Cam Ranh được lấy làm căn cứ cho các hoạt động diễn tập. Năm ngoái cuộc thao dượt diễn ra ở cách bờ biển phía bắc Đà Nẵng 300 hải lý.

Trang tin stripes.com nhắc lại, trong chuyến thăm vịnh Cam Ranh hồi năm 2012, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ khi đó là Leon Panetta đã ngỏ ý muốn Hải Quân Mỹ có thể vào cảng Cam Ranh, một vị trí được ông đánh giá như là "bộ phận mấu chốt" trong quan hệ Mỹ-Việt.

Cuộc diễn tập Hải Quân Mỹ-Việt lần này diễn ra trong bối cảnh hôm Chủ Nhật (02/07/2017) vừa qua, chiến hạm mang tên lửa Mỹ USS Stethem đã đi vào trong khu vực 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn, trong quần đảo Hoàng Sa hiện Trung Quốc đang chiếm của Việt Nam từ ba chục năm nay. Bắc Kinh coi đó là hành động "khiêu khích", "xâm phạm chủ quyền lãnh thổ và đe dọa an ninh của Trung Quốc".

Anh Vũ

***********************

Hải quân Hoa Kỳ giao lưu với hải quân Việt Nam tại Cam Ranh (RFA, 05/07/2017)

Hai tàu của Hải quân Hoa Kỳ vừa cập cảng quốc tế Cam Ranh của Việt Nam hôm 5 tháng 7 để tham gia các hoạt động giao lưu hải quân theo chương trình NEA (Naval Engagement Activity) lần thứ tám kéo dài 5 ngày giữa hai nước.

taptran2

Tàu USS Coronado đang đậu tại căn cứ hải quân tại Singapore, 2016 AFP

Hai tàu của Mỹ tham gia hoạt động NEA lần này gồm tàu khu trục USS Coronado và tàu cứu hộ USNS Salvor. Các hoạt động bao gồm trao đổi kỹ năng về quân y, cứu hộ trên biển, an ninh hàng hải và thực hành Bộ Quy tắc ứng xử cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển.

Phó đô đốc Don Gabrielson, Chỉ huy đặc nhiệm 73 của tàu Mỹ cho biết Hoa Kỳ đánh giá cao quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam và mong muốn hướng tới việc làm sâu thêm quan hệ giữa người với người qua các hoạt động như của chương trình NEA.

Hoa Kỳ từ nhiều năm nay đã thực hiện các chương trình hợp tác đào tạo hải quân với các nước khác ở khu vực Đông Nam Á với những tên gọi khác nhau. Chương trình NEA với Việt Nam được bắt đầu từ năm 2010 và được tổ chức định kỳ hàng năm.

Chương trình NEA Việt Nam lúc mới bắt đầu chỉ bao gồm các hoạt động của tàu hải quân Mỹ tới thăm các cảng của Việt Nam. Sau đó chương trình có thêm các hoạt động giao lưu trên biển và trên bờ.

Đây là lần đầu tiên NEA được thực hiện tại cảng Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. 

Hồi năm ngoái chương trình được thực hiện ở cảng Tiên Sa, Đà Nẵng.

Trong tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hồi tháng 5 vừa qua, hai nước cũng nhất trí cho hàng không mẫu hạm của Mỹ đến thăm Việt Nam trong thời gian tới.

Hôm 2 tháng 7 vừa qua, tàu USS Stethem của Mỹ đã đi vào vùng 12 hải lý của đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam để thách thức những đòi hỏi về chủ quyền của Trung Quốc ở khu vực biển Đông. Trung Quốc sau đó đã lên tiếng phản đối cho rằng hành động này gây mất ổn định khu vực.

Phía Việt Nam hiện chưa lên tiếng bình luận gì về hoạt động này của tàu USS Stethem.

Published in Việt Nam

Hơn chục cán bộ xã Đồng Tâm và huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội bị cho có sai phạm về đất đai tại địa phương này dẫn đến vụ dân chúng bắt giữ con tin sẽ bị đưa ra tòa xét xử trong tháng 7 này.

hanoi1

Chủ tịch thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung (áo trắng) xuống xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội vào ngày 22 tháng 4 năm 2017. AFP

Mạng báo Chính Phủ Việt Nam loan tin vào ngày 4 tháng 7 ; theo đó lãnh đạo Công an Huyện Mỹ Đức đã khởi tố 14 người trong số này có 10 cựu cán bộ, lãnh đạo xã Đồng Tâm và 4 người là cựu cán bộ, lãnh đạo một số phòng ban chuyên môn huyện Mỹ Đức.

Những người này bị cáo buộc từ năm 2002 đến năm 2013 đã buông lỏng quản lý trong lĩnh vực đất đai, một số cán bộ, lãnh đạo xã Đồng Tâm còn vì động cơ vụ lợi cấp, giao đất trái phép, hợp thức đất lấn chiếm cho một số hộ dân…

Lãnh đạo Công an Huyện Mỹ Đức cho biết hồ sơ vụ án đã được Cơ quan Điều tra chuyển sang Viện Kiểm sát Nhân dân huyện Mỹ Đức từ lâu. Viện Kiểm sát đã ra cáo trạng truy tố 14 bị can gửi sang Tòa án cùng cấp để xét xử.

Published in Việt Nam
Trang 28 đến 28