Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Nguồn : RFI, 21/07/2019

Published in Video

Chinh phục Mặt Trăng không còn là độc quyền của Mỹ

Cách nay đúng 50 năm, ngày 20/07/1969, phi hành gia Mỹ Neil Armstrong trở thành người đầu tiên từ Trái Đất đặt chân lên Mặt Trăng. Phi thuyền Mỹ Apollo 11 cùng phi hành đoàn gồm 3 người - Neil Armstrong, Buzz Aldrin và Michael Collins – đã đi vào huyền thoại. Sự kiện lịch sử này dĩ nhiên đã được báo chí hết sức quan tâm, với hai tuần báo Courrier International của Pháp và The Economist của Anh đều dành hồ sơ đặc biệt cho công cuộc chinh phục Mặt Trăng của loài người. Ôn cố tri tân, cả hai tờ báo đều thấy là cuộc chinh phục này không còn là độc quyền của Mỹ.

moon1

Bức hình lịch sử của Phi hành gia Neil Armstrong chụp Buzz Aldrin, ngày đầu tiên họ đặt chân lên mặt Trăng 20/07/1969. Neil Armstrong/NASA/REUTERS

Courrier International đã chạy tựa trang bìa : "Mặt Trăng đây", lấy ý từ câu nói đầu tiên của con người ở trên Mặt Trăng gọi về trái đất. "Allo Houston, Tranquility Base here. The Eagle has landed ! – A lô Houston, Căn cứ Tĩnh Lặng đây – Đại Bàng đã hạ cánh". Houston là thành phố ở bang Texas, nơi đặt bộ phận điều hành chuyến bay Appolo 11, Tranquility Base lấy từ tên Tranquility Sea (Biển Tĩnh Lặng), nơi phi thuyền đáp xuống trên Mặt Trăng, và The Eagle (Đại Bàng) là tên phương tiên cơ giới đã đưa các phi hành gia đổ bộ lên Mặt Trăng.

Theo tuần báo Pháp, vào lúc mọi người kỷ niệm 50 năm bước chân đầu tiên của con người trên mặt trăng, mọi con mắt lại một lần nữa chăm chú nhìn lên vệ tinh tự nhiên của Trái Đất : Vào tháng Giêng vừa qua, Trung Quốc đã thành công đưa được một thiết bị thăm dò lên mặt khuất của Chị Hằng, Ấn Độ thì dự định đưa lên một chiếc xe rover, trong lúc Hoa Kỳ đã thúc đẩy trở lại chương trình gởi con người trở lại Mặt Trăng.

Hồ sơ đặc biệt của Courrier International rất phong phú với nhiều bài báo lấy từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có hai bài rất lý thú : Bài của chuyên san Nhật Bản The Diplomat : "Apollo đã qua rồi, chào mừng mọi người đến với thời đại Hằng Nga". Hằng Nga (Chang’e), là tên của chương trình thám hiểm mặt trăng của Trung Quốc, và bài "Tại sao lại đang có cơn sốt thám hiểm Mặt Trăng" của tờ báo Anh The Observer.

Ngoài ra, Courrier International cũng phỏng vấn viện sĩ hàn lâm Nga Lev Zeleny Ogoniok, giám đốc Viện Nghiên Cứu Không Gian Nga. Trong bài "Lục địa thứ Bảy", nhà nghiên cứu Nga đã phân tích thêm về tham vọng không gian của Nga trong thời đại đầy cạnh tranh hiện nay.

Courrier International cũng không quên ‘ôn cố’, với những bài chẳng khác gì tư liệu lịch sử như bài "Góc nhìn từ quá khứ. Ngày 21 tháng 7 năm 1969, bước chân đầu tiên của con người trên Mặt Trăng" trích lại tờ báo Mỹ New York Times, hay bài "Thông điệp của Buzz Aldrin gởi cư dân Trái Đất", đăng trên báo Mỹ Washington Post.

Chinh phục Mặt Trăng : Nhân tố thúc đẩy hợp tác giữa các đại cường

Trong bài xã luận "Tất cả đều muốn lên Mặt Trăng", Courrier International đã hy vọng rằng ước muốn chinh phục Hằng Nga hiện nay có thể thúc đẩy các nước hợp tác với nhau.

Ghi nhận đầu tiên của tạp chí Pháp là cuộc chạy đua lên Mặt Trăng hiện nay không còn giới hạn ở Nga và Mỹ. Trung Quốc vào tháng Giêng vừa qua đã đặt được một thiết bị trên mặt che khuất của Mặt Trăng, qua đó giành được vị trí hàng đầu về không gian trong tay Mỹ.

Nhưng Hoa Kỳ đâu đã chịu thua. Donald Trump, với các giấc mơ vĩ đại của ông, muốn con người bước đi trở lại trên Mặt Trăng vào năm 2024, thời điểm trùng hợp với năm cuối nhiệm kỳ của ông Trump nếu ông tái đắc cử. Vấn đề là cơ quan không gian Nasa không đủ phương tiện tài chính để đi theo lịch trình chính trị này. Hơn nữa, chỉ đặt chân trở lại trên Mặt Trăng mà thôi thì chưa đủ, giờ đây, những chuyến bay lên Mặt Trăng còn có nhiệm vụ để chuẩn bị cho những chuyến đi xa hơn, tức là chinh phục sao Hỏa.

Nhiều nước khác, như Ấn Độ, cũng tìm cách chen chân trong cuộc đua, cho dù họ thực sự không có phương tiện. Việc phóng phi thuyền thăm dò Chandrayaan-2 bị hủy bỏ vào giờ phút chót do sự cố kỹ thuật, đã bị châm biếm như là những chuyến bay giá rẻ low cost : Ấn Độ chỉ tốn kém 140 triệu đô la, trong khi Trung Quốc đã bỏ ra 8,4 tỷ đô la cho toàn bộ chương trình không gian của họ vào năm 2017.

Tuy nhiên, đối với Courrier International, có lẽ Ấn Độ sẽ tìm ra cách nhờ Nga để cải thiện chương trình không gian của mình, và đã có những cuộc thảo luận khá xa trong chiều hướng đó…

Liên tưởng đến thời sự chính trị hiện thời, Courrier International đã thấy rằng bất chấp tranh chấp thương mại hay địa chính trị, không gian dường như là một trong những lãnh vực mà Mỹ và Trung Quốc sẽ buộc phải hợp tác với nhau, để cho con người, bất kể là quốc tịch gì, có thể đi trên mặt trăng trở lại, và người đó rất có thể là phụ nữ đầu tiên.

Không gian cần được quản lý trong 50 năm tới

The Economist ngược lại, đã hướng tới tương lai, với tựa lớn trang bìa : "50 năm tới đây trên không gian". Đối với tạp chí Anh, 50 năm sau ngày con người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng, môt thời đại thám hiểm không gian mới đang bắt đầu, đòi hỏi nhân loại phải đề ra một hệ thống luật lệ và kiểm soát vũ khí mới.

Đặc điểm của không gian mới đó, theo tuần báo Anh, bao gồm : Chi phí giảm, công nghệ mới, tham vọng của Trung Quốc và Ấn Độ, và một thế hệ doanh nhân mới.

Các hoạt động gần như chắc chắn sẽ liên quan đến du lịch không gian cho thiểu số giàu có và các mạng truyền thông phong phú và tốt hơn cho tất cả mọi người. Về lâu về dài, có thể có việc khai thác khoáng sản và thậm chí chuyên chở công cộng cho số đông.

The Economist cho rằng không gian sẽ trở thành một phần mở rộng của Trái Đất - một đấu trường dành cho các cá nhân và doanh nghiệp, không riêng gì cho các chính phủ. Trong tình hình đó, cần phải tạo ra một hệ thống luật lệ để điều hành "cõi thiên đàng", cả trong thời bình lẫn trong thời loạn, nếu chẳng may chiến tranh nổ ra.

Nỗi thất vọng của người thứ hai đặt chân lên Mặt Trăng

Hai tuần báo Pháp L’Express và L’Obs cũng quan tâm đến sự kiện lịch sử này, cho dù không xem đấy là hồ sơ quan trọng nhất.

Trong lúc L'Express ghi nhận "Năm 1969, con người đã bước đi trên Mặt Trăng : Hậu trường của một kỳ công" thì L’Obs, đã phân tích một số bức hình chụp vào thời điểm phi thuyền Apollo 11 đáp xuống Mặt Trăng để nói thêm về nỗi thất vọng của Buzz Aldrin, người thứ hai đã sãi bước trên bề mặt Chị Hằng.

Trong bài mang tựa : "A lô Houston, Căn cứ Tĩnh Lặng đây", L’Obs giải thích là Aldrin, một sĩ quan quân đội, đã rất thất vọng khi biết rằng ông sẽ không phải là người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng vào ngày 20 tháng 7 năm 1969. Aldrin giải thích : "Họ đã quyết định rằng người đó sẽ là kỹ sư [Neil] Armstrong, một người không phải là quân nhân, đồng thời là chỉ huy của chiếc phi thuyền. Một người như vậy được đánh giá là có tính biểu tượng tốt hơn".

Theo lời kể của L’Obs, khi biết tin trên trước lúc đi thực hiện nhiệm vụ, Aldrin đã rất bàng hoàng. Và sau này, nhà phi hành gia không may mắn đó đã trở thành nghiện rượu và bị bệnh trầm cảm.

Tuy nhiên hiện nay, ông là người duy nhất kỷ niệm 50 năm ngày con người đặt chân lên Mặt Trăng, vì Armstrong đã qua đời vào năm 2012. Và ông luôn sẵn lòng kể lại cho bất kỳ ai muốn nghe khoảnh khắc kỳ diệu ở bên bờ Biển Tĩnh Lặng, khi ông cùng với người bạn đồng hành Armstrong chiêm ngưỡng hành tinh xanh tỏa sáng trong bóng tối.

Nhật - Hàn tương tranh, Trung - Triều đắc lợi

Về thời sự châu Á, quan hệ không mấy thuận thảo giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đã thu hút sự chú ý của tuần báo Anh Quốc The Economist. Trong bài "Quan hệ Nhật-Hàn đang sứt mẻ một cách đáng báo động", The Economist cho rằng căng thẳng giữa hai bên rất có lợi cho Trung Quốc và Bắc Triều Tiên

Theo tuần báo Anh, Hàn Quốc và Nhật Bản là hai nền dân chủ thực thụ, một điều hiếm có ở khu vực này thế giới. Về mặt lịch sử và văn hóa, hai bên cũng có những điểm chung, và trong một khu vực đầy rủi ro, họ là những đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ. Thế mà họ lại đối xử với nhau giống như kẻ thù hơn là bạn bè.

Trong tháng này, Nhật Bản đã hạn chế xuất khẩu một số hóa chất thiết yếu cho ngành công nghiệp bán dẫn và điện thoại thông minh Hàn Quốc, một bước leo thang quan trọng trong tranh chấp giữa hai bên. Mặc dù Hàn Quốc chỉ nhập khoảng 400 triệu đô la các mặt hàng này mỗi năm, nhưng rất khó kiếm được nguồn cung cấp, do đó tác động lên chuỗi cung ứng toàn cầu có thể rất lớn.

Hàn Quốc đã phản ứng một cách tức tối. Các nghệ sĩ nổi tiếng không ngần ngại khoe trên tài khoản Instagram những chiếc vé máy bay đi Nhật mà họ đã hủy bỏ. Xe hơi do Nhật sản xuất đã bị cố tình làm trầy xước. Chủ cửa hàng đã kêu gọi tẩy chay hàng hóa Nhật Bản. Các chính khách thì đòi dãn nhãn "do những tên tội phạm chiến tranh làm ra" trên các thương hiệu Nhật Bản…

Đối với The Economist, khủng hoảng Nhật-Hàn rất hợp ý Trung Quốc và Bắc Triều Tiên.

Các quan chức Nhật Bản nhấn mạnh rằng trong lãnh vực quốc phòng, an ninh và chia sẻ thông tin tình báo, quan hệ với Hàn Quốc vẫn thân thiện và hiệu quả. Thế nhưng khó có thể tin rằng các lãnh vực này không bị tác đông. Nước Mỹ có thể gõ đầu hai bên và khiến cả hai lùi bước, nhưng cho đến nay vẫn tránh không muốn can dự vào.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hiện đang bị suy yếu ở trong nước, cuộc khủng hoảng với Nhật đã giúp ông tăng cường uy tín. Còn tại Nhật, với cuộc bầu cử Thượng Viện sắp mở ra, thủ tướng Abe không được phép tỏ ra mềm yếu. Cả hai lãnh đạo đang phải đối mặt với tầng lớp công dân mà những hiểu lầm về đất nước đối diện càng lúc càng nặng thêm. Đối với hai người, xuống thang căng thẳng không phải dễ.

Một vòng ẩm thực Pháp

Nước Pháp đã vào mùa nghỉ hè, và điều đó được thấy trên các tạp chí. Số lượng trang bài có giảm bớt, trong lúc đề tài mang tính chất vui tươi thoải mái hơn.

Trang bìa L’Express tuần này chẳng hạn, được dành cho một cuộc du hành "Vòng quanh nước Pháp về ẩm thực".

Tạp chí đưa độc giả đi một vòng nước Pháp, nếm thử món ăn độc đáo của từng vùng miền, những xu hướng thời đại, những nơi nổi tiếng : từ bánh chiên welsh, và khoai tây chiên ở miền bắc nước Pháp, cho đến các món cá ở vùng Bretagne phía tây, rồi các món hàu vùng occitane miền nam, món ratatouille vùng Provence cũng miền nam đến những nhà hàng sân thượng gọi là rooftop, đang rất thời thượng ở thủ đô Paris.

Tạp chí cũng giới thiệu những nơi ăn kiểu "cây nhà lá vườn", với nguyên vật liệu lấy ngay từ vườn, trại, hay bánh nướng ngay tại chỗ trong lò.

Thế nhưng L’Express cũng lấy làm tiếc là chất lượng của một số sản phẩm khá được ưa thích với những quy định sản xuất chặt chẽ để duy trì chất lượng, thì giờ đây với những quy định mới thì sẽ không còn như trước.

Ví dụ như loại phô mát Camenbert được báo động là đang "lâm nguy" : Camembert chân chính phải được làm ra theo đúng tiêu chuẩn chặt chẽ của AOP, phải làm từ sữa gọi là sống (chưa khử trùng), lấy từ bò ở vùng Normandie, ăn cỏ ngoài trời hơn sáu tháng, phải được sản xuất tại một trong 5 tỉnh vùng Normandie. Nhưng quy định giờ đây đã giảm nhẹ nhiều, được phép dùng sữa đã khử trùng, và được phép chỉ sử dụng 30% sữa của bò vùng Normandie.

Ăn hạt nào tốt

Cũng chú ý đến ăn uống, tuần báo Pháp Le Point đã dành tựa lớn trang bìa và hồ sơ chính cho "Tác dụng tốt của các loại hạt".

Theo tờ báo, con người ngày càng được khuyến khích ăn những loại hạt, từ những loại hạt quen thuộc với người Việt như vừng mè hay bí, cho đến những thứ xa lạ hơn như hạt diêm mạch (quinoa) hoặc hạt chia, được cho là rất giàu chất Omega 3.

Người ta cho rằng các loại hạt này là "vũ khí tuyệt đối chống béo phì, chống mỡ trong máu cholestérol, chống bệnh tim mach…" với vô số tác dụng tốt khác. Tờ báo đã cố tìm hiểu xem y học nói gì về những loại hạt này, để giúp độc giả phân biệt thực hư.

Jean-Jacques Rousseau vẫn mang tính thời đại

Tuần báo L’Obs cũng ít nhiều rời xa thời sự nóng bỏng để giành trang bìa cho triết gia Pháp Jean-Jacques Rousseau, tác giả quyển "Khế ước xã hội", thế kỷ 18. Đối với L’Obs, dù đã ba thế kỷ, nhưng các vấn đề được Jean-Jacques Rousseau nêu lên như bất bình đẳng, dân chủ, khí hậu, vẫn mang đầy đủ tính chất thời đại.

Như để giải thích cho chọn lựa của mình, L’Obs nhắc lại vụ tai tiếng mấy ngày qua đã khiến bộ trưởng môi trường Pháp François de Rugy từ chức. Ông bị cáo buộc đã tổ chức những bữa tiệc xa hoa thời còn làm chủ tịch Quốc Hội.

Tờ báo đánh giá : Làm chủ tịch Quốc Hội mà lại tổ chức những bữa ăn tối với bạn bè đầy tai tiếng, Jean-Jacques Rousseau có lẽ sẽ không quá ngạc nhiên trước những việc làm của ông de Rugy. Chẳng phải là chính công dân nổi tiếng thành Genève (biệt danh của Rousseau) đã dạy cho người Pháp lòng yêu chuộng công bằng và thù ghét xa hoa hay sao ? Đáng tiếc cho cựu bộ trưởng sinh thái, ông đã quên đi những đức tính Rousseau truyền lai : ý thức công dân và sự thanh đạm.

Theo L’Obs, nhà tiên tri Jean-Jacques Rousseau, tác giả quyển "Tham luận về nguồn gốc và cơ sở của tình trạng bất bình đẳng giữa con người" không thể ngủ yên trong điện Panthéon, nơi thờ các danh nhân Pháp. Sau những năm tháng Voltaire, đối thủ của Rousseau, nhưng là láng giềng của ông trong điện Panthéon, tác giả quyển "Chuyên luận về lòng bao dung" vừa được tái bản để chống lại xu hướng Hồi Giáo cuồng tín, thì Rousseau rõ ràng đã quay trở lại.

Trọng Nghĩa

Published in Quốc tế

Kim Jong-un và đường đi ngoằn ngoèo của những chiếc Rolls Royce

Cải cách chế độ hưu bổng là đề tài chiếm trang nhất của hầu hết báo Pháp hôm nay. Bên cạnh đó là sự kiện các nước G7 đồng tình đánh thuế GAFA và phản đối đồng tiền ảo Licra của Facebook, xung đột Mỹ-Iran, bất hòa Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ.

kim1

Xe hơi chở ông Kim Jong-un khi rời ga Đồng Đăng, Việt Nam, ngày 26/02/2019. Yonhap via REUTERS

Liên quan đến Bắc Triều Tiên, Le Figaro cho biết "Làm thế nào Kim Jong-un mua được những chiếc Rolls Royce". Nhờ nhiều cách thức phức tạp, nhà độc tài Bình Nhưỡng né được cấm vận đối với các mặt hàng xa xỉ.

Khi gặp gỡ tổng thống Mỹ Donald Trump ở Singapore hay ngoại trưởng Mỹ tại Bình Nhưỡng, tổng thống Nga Vladimir Putin ở Vladivostok, Kim Jong-un luôn sử dụng loại xe sang trọng nhất : một chiếc Rolls-Royce Phantom hay Mercedes có kính chống đạn kiểu mới nhất. Khi Kim ra nước ngoài, có các phi cơ vận tải lo việc chuyển đi những chiếc xe đắt tiền này. Nhưng làm thể nào Kim Jong-un mua được chúng, trong khi lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc từ năm 2006 vẫn luôn có hiệu lực ?

Bí mật này lâu nay vẫn khiến các chuyên gia canh cánh bên lòng, thậm chí mới đây còn gây bực tức cho các nhà ngoại giao Trung Quốc. Trong chuyến thăm chính thức Bình Nhưỡng của Tập Cận Bình hồi tháng Sáu, Kim Jong-un đã mời ông Tập cùng bước lên "tang vật" là một chiếc Mercedes-Maybach mui trần để vẫy chào đám đông. Trong khi chính Trung Quốc đã bỏ phiếu cho nghị quyết của Liên Hiệp Quốc cấm Bắc Triều Tiên nhập loại xe này.

Bằng thủ thuật nào mà chiếc xe sang ấy đến được Bình Nhưỡng ? Báo cáo hôm 16/7 của trung tâm nghiên cứu C4ADS ở Washington đã hé lộ một phần. Think-tank này lần theo được con đường ngoằn ngoèo từ Châu Âu của hai chiếc Mercedes mà Kim Jong-un ưa thích, kiểu Maybach S600 Pullman Guard, giá khoảng 450.000 euro một chiếc.

Chuyến đi vòng vèo qua 5 nước

Chúng được nhận ra tại cảng Rotterdam của Hà Lan tháng 6/2018. Hai container niêm phong chứa hai chiếc xe sang này được chở đến một bến tàu, giao cho công ty hàng hải Trung Quốc Cosco. Chuyến hàng đến cảng Đại Liên (Trung Quốc) 41 ngày sau và ở lại gần một tháng. Đến ngày 26/8, một tàu biển chở hai container này đến Osaka (Nhật Bản), chuyển sang một tàu khác đi đến Busan (Hàn Quốc).

Vừa tới Busan, chuyến hàng được giao cho Do Young Shipping, một công ty đăng ký ở quần đảo Marshall, đưa lên tàu hàng mang cờ Togo đi đến Nakhodka, một cảng ở vùng Viễn Đông Nga, gần Vladivostok. Nhưng vừa khởi hành là chiếc tàu Togo này tắt ngay hệ thống nhận dạng tự động, khiến các vệ tinh không nhận ra được. Đến 18 ngày sau hệ thống này mới được mở lại, khi chiếc tàu lần này chở theo 2.500 tấn than từ Nga quay lại Busan.

Số than đá này dùng để đối lấy chuyến hàng quý giá chăng ? Báo cáo không thể xác định, nhưng ghi nhận có vai trò của Danil Kazatchuk, một doanh nhân Nga ở gần Vladivostok, vừa làm ăn trong ngành thương mại hàng hải vừa khai thác các mỏ than.

Vòng quay mờ ám này rất phức tạp, khiến các điều tra viên của C4ADS khó thể có được những bằng chứng thật chắc chắn. Chỉ có thể biết rằng những chiếc xe sang của Kim Jong-un từ chiếc tàu Togo sau khi đến Nga đã được đưa về Bắc Triều Tiên bằng đường hàng không. Hôm 07/10/2018, ba máy bay vận tải của hãng hàng không Bắc Triều Tiên Air Koryo đã đưa những chuyến hàng bí mật từ cảng Vladivostok về Bình Nhưỡng, và chính những chiếc máy bay này cũng phụ trách việc vận chuyển những chiếc xe sang trọng khi Kim Jong-un ra nước ngoài.

Khoảng 800 chiếc xe sang, ngoài những chiếc Mercedes của ông Kim, đã được nhập vào Bắc Triều Tiên trong những năm gần đây. Như vậy lệnh cấm vận đưa ra cách đây 13 năm tỏ ra không hiệu quả lắm. Một trong những khó khăn trong việc áp dụng là do Liên Hiệp Quốc để cho các nước thành viên tự xác định thế nào là "hàng xa xỉ".

Những thủ đoạn né cấm vận của Bình Nhưỡng còn cần được nghiên cứu vì một lý do khác : Bắc Triều Tiên sử dụng cùng một mạng lưới ngầm này để mua các nguyên liệu để làm giàu uranium hay sản xuất bom nguyên tử. C4ADS nhấn mạnh, dây mơ rễ má của hệ thống này liên quan đến ít nhất 90 nước.

Bầu cử Nghị viện Moskva : Toàn bộ ứng cử viên đối lập bị loại

Tại Châu Âu, trang web của Libération có bài phóng sự nói về sự kiện "27 ứng cử viên đối lập bị loại ra khỏi cuộc bầu cử Nghị Viện Moskva". Để phản đối, phe đối lập dự kiến tổ chức biểu tình ngày mai tại thủ đô nước Nga.

Nghị viện Moskva gồm 45 đại biểu, có quyền thông qua ngân sách thành phố lên đến 2.600 tỉ rúp (gần 37 tỉ euro) trong năm 2019. Nhưng chỉ có 7 đại biểu được coi là đối lập "chính thức" (gồm đảng Cộng sản và đảng Tự do Dân chủ), không có đại biểu đối lập "ngoài luồng" nào, Nghị viện trở thành nơi đơn thuần để thi hành các quyết định của đô trưởng Serguei Sobianine.

Thực ra với chế độ đặc biệt dành cho Moskva, các đại biểu có quyền tham khảo hồ sơ, chất vấn tất cả các cơ quan và công ty tại thủ đô, kể cả Viện Kiểm sát. Đó là vị trí lý tưởng để tố cáo nạn tham nhũng đang hoành hành trong Nhà nước Nga. Đối lập đã thành công hồi tháng 9/2017, nhiều ứng cử viên của Nhà nước đã bị liên minh đối lập "Dân chủ Thống nhất" đánh bại. Lần này rút kinh nghiệm, chính quyền đã dùng mọi thủ đoạn để ngăn chận. Tại các quận quan trọng nhất, vô số ứng cử viên "độc lập" xuất hiện, thực chất là để chia phiếu.

Đối với các ứng cử viên đối lập "ngoài luồng", tập hợp đủ số chữ ký để ra tranh cử là một cuộc chiến gay go. Các tình nguyện viên của họ bị tấn công, ủy ban địa phương chi tiền cho "mật thám" len lỏi vào thu thập những chữ ký "dỏm". Ủy ban bầu cử phụ trách kiểm tra chữ ký hoặc xé bỏ, hoặc lấy nhiều cớ để không chứng nhận, cáo buộc dùng tên những người đã chết… Kết quả là tất cả 27 ứng viên đối lập đều bị loại ! Ứng cử viên Lioubov Sobol tuyệt thực để phản đối, số còn lại kêu gọi xuống đường.

Mỹ lo ứng dụng FaceApp của Nga ảnh hưởng đến an ninh

Cũng liên quan đến Nga, phụ trang kinh tế Le Figaro đề cập đến "FaceApp, ứng dụng điện thoại di động của Nga đang làm các chính khách Mỹ lo ngại".

Thêm vài nếp nhăn để tự trào hoặc xóa bớt nếp nhăn trên mặt để mơ mộng… FaceApp đã chinh phục được gần 80 triệu người sử dụng. Với ứng dụng điện thoại di động này, người dùng có thể ngắm khuôn mặt mình trẻ lại hoặc già đi, nhờ trí thông minh nhân tạo. Đây là ứng dụng được tải nhiều nhất ở Pháp, từ Google Play Store hay Apple Store. Nhưng xuất xứ từ Nga của FaceApp gây ra nhiều lo âu, nhất là tại Hoa Kỳ.

Thượng nghị sĩ dân chủ Chuck Schumer đã yêu cầu FBI và cơ quan bảo vệ người tiêu dùng Mỹ (FTC) điều tra về công ty chủ nhân ứng dụng này, có trụ sở tại Saint Petersbourg. Đó là do FaceApp buộc người sử dụng phải "cho phép lấy toàn bộ dữ liệu cá nhân và không thể thay đổi ý kiến". Ông Schumer lo ngại cho "an ninh quốc gia và cuộc sống riêng tư của hàng triệu công dân Mỹ". Người phụ trách an ninh của ủy ban quốc gia đảng Dân chủ, ông Bob Lord khuyến cáo nên xóa ứng dụng này, tuy hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy FaceApp có liên quan đến chính phủ Nga.

Những người hùng của Apollo 11

Nhân kỷ niệm 50 năm con người đặt chân lên Mặt Trăng, các báo tiếp tục có những bài viết về phi thuyền Apollo 11.

Le Figaromô tả "Armstrong, Aldrin và Collins, ba người khổng lồ của Mặt Trăng".

Trước hết là Neil Armstrong, "phi công siêu việt và khiêm tốn". Lạnh lùng, khiêm tốn, vô cùng tài giỏi, sống nội tâm, Armstrong được chọn làm chỉ huy phi thuyền Apollo 11 huyền thoại nhờ các tính cách trên. Là người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng, tên ông được lưu danh hậu thế, nhưng Neil Armstrong vẫn nhún nhường nói : "Tôi chỉ là một phi công". Ông cảm thấy gần như có lỗi vì "ở trên đỉnh một ngọn tháp" gồm 400.000 người làm việc cho NASA.

Ít lâu sau chuyến đi thăm Chị Hằng, ông rời NASA, làm giáo sư ngành hàng không không gian cho trường đại học ít tên tuổi Cincinnati ở tiểu bang Ohio. Neil Armstrong chỉ tái xuất khi xảy ra tai nạn phi thuyền Challenger, với tư cách phó ban điều tra.

Trong số 12 phi hành gia lên Mặt Trăng, chỉ có Neil Armstrong cùng với một nhà địa chất học của Apollo 17 là dân sự, nhưng nổi tiếng là phi công "máu lạnh". Chẳng hạn trong một chuyến bay thử, phát hiện các thông tin sai về nhiên liệu, ông liền nhảy dù và mô-đun nổ tung ngay lập tức. Rồi Armstrong trở về văn phòng, thản nhiên như không có chuyện gì xảy ra. Nhưng nói chuyện với công chúng thì khác, ông không cảm thấy thoải mái trong chuyến đi 23 nước cùng với các đồng nghiệp sau đó.

Ngược lại, phi hành gia thứ hai của Apollo 11 là Buzz Aldrin liên tục xuất hiện, tuy NASA không muốn chỉ một người ôm trọn vinh quang. Dù vậy Aldrin có lý do để tự hào : từng thực hiện 66 phi vụ trong chiến tranh Triều Tiên, có bằng tiến sĩ không gian của trường đại học danh giá MIT. Về đời tư, ông có nhiều chuyện buồn. Mẹ ông, mà tên thời con gái là Moon (cũng là mặt trăng), đã tự sát một năm trước chuyến bay Apollo 11, còn Aldrin thì sau chuyến thăm Chị Hằng vẫn khó bước xuống Trái Đất.

Michael Collins thì tự hài lòng với vai trò phụ của mình : ở lại trong mô-đun bay quanh Mặt Trăng, trong khi hai phi hành gia bạn làm việc, chỉ phàn nàn không thể theo dõi trực tiếp các hình ảnh như 500 triệu khán giả trên Trái Đất. Nhưng Collins lại là người thành công nhất về mặt cá nhân, ông giữ một vai trò trong chính quyền Nixon thời chiến tranh Việt Nam, rồi giám đốc bảo tàng hàng không không gian ở Washington, và là tác giả một cuốn sách best-seller kể lại cuộc sống của phi hành gia.

Cha đẻ chương trình không gian Liên Xô từng bị đày đi gu-lắc

La Croix trong bài viết cuối về "Những người hùng của Mặt Trăng" nhin sang phía Liên Xô, cho biết chi tiết về Serguei Korolev, người kỹ sư tận tụy lãnh đạo việc nghiên cứu về không gian tại Liên Xô trong thập niên 50-60

Trong thời kỳ Stalin thanh trừng, Serguei Korolev bị đày đi gu-lắc, nhưng thoát được nhờ sự can thiệp của người mẹ và viện sĩ Andrei Tupolev. Năm 1945, Korolev được gởi sang Đức để thu thập kiến thức và đội ngũ kỹ sư trong ê-kíp Von Braun về hỏa tiễn V2.

Các thành công của vệ tinh nhân tạo đầu tiên Sputnik, tàu thăm dò Luna và người đầu tiên đi ra ngoài không gian, Gagarine, là nhờ vào Korolev. Năm 1964 được chính quyền giao trọng trách đua tranh với chương trình Apollo trong khi đang thua kém nhiều về công nghệ, Serguei Korolev làm việc quá tải, đã qua đời trong một cuộc giải phẫu. Tên ông được đặt cho một miệng núi lửa trên Mặt Trăng.

Thụy My

Published in Châu Á

Chinh phục "Hằng Nga" : Vì sao Liên Xô bị Mỹ qua mặt ?

Ngày 21/07/1969, Neil Arsmtrong đã đặt bước chân đầu tiên lên Mặt Trăng. Với sự kiện này, Hoa Kỳ đã ghi một bàn thắng lớn trong cuộc đua không gian với Liên Xô. Năm mươi năm sau, báo chí Pháp ngày 18/07/2019 nhìn lại sự kiện lịch sử này và tự hỏi : Đang dẫn đầu cuộc đua không gian, vì sao Liên Xô lại để cho Mỹ qua mặt ?

nga1

Phi hành đoàn Apollo 11 : Neil A. Armstrong, Michael Collins và Edwin Aldrin, tháng 07/1969. NASA/Handout via Reuters

Với hai bài viết, "Cuộc đua thất bại của Liên Xô" và "Thất bại bí mật của chương trình Mặt Trăng Liên Xô", Le Monde Le Figaro không hẹn mà gặp, cùng điểm lại chương trình thám hiểm Mặt Trăng của Liên Xô cách nay hơn nửa thế kỷ.

Đầu tiên hết Le Monde khẳng định : rõ ràng ban đầu Liên Xô đã bỏ xa Hoa Kỳ trong cuộc đua không gian. Liên Xô là quốc gia đầu tiên đưa một vệ tinh lên quỹ đạo (04/10/1957). Hai năm sau, chỉ trong vòng vài tháng, Liên Xô lần lượt thực hiện thành công các chương trình thăm dò Mặt Trăng qua các chuyến bay Luna-1 (tháng Giêng năm 1959), Luna-2 (13/09/1959) và Luna-3 (07/10/1959). Nhất là với chuyến bay sau cùng, Liên Xô là quốc gia đầu tiên chụp được ảnh phần khuất của Mặt Trăng.

Tháng 8/1960, Sputnik-5 đưa thành công các sinh vật sống trở về Trái Đất an toàn. Một bước chuẩn bị quan trọng cho chuyến du hành không gian đầu tiên của con người một năm sau đó với sự tham gia của phi hành gia Yuri Gagarin ngày 12/04/1961. Tháng 8/1962, hai phi thuyền có người lái Vostok-3 và Vostok-4 được phóng lên không gian cùng một lúc.

Ngày 16/06/1963, Liên Xô cũng là quốc gia đầu tiên đưa phụ nữ lên không gian. Ấn tượng nhất là sự kiện 18/03/1965. Alexei Leonov là người đầu tiên có một bước đi ngoài vũ trụ. Với ngần ấy chiến công, tại sao Liên Xô lại để cho Hoa Kỳ qua mặt trong cuộc đua chinh phục "chị Hằng" ?

Theo Le Monde, câu trả lời đơn giản nằm ở bộ máy tuyên truyền, "chỉ nói về những thành công". Nhưng nếu nhìn vào con số thống kê, "người ta hoảng sợ trước những con số thất bại về những lần phóng phi thuyền", theo như khẳng định của ông Alain Cirou, đồng tác giả tập sách Những con người của Mặt Trăng (Seuil). Không ai biết rằng còn có những cuộc phóng bị hỏng, động cơ bị trục trặc, phi thuyền bị nổ tan tành hay phi hành gia tử nạn… Người dân Nga bị bưng bít mọi thông tin về những thất bại.

Mặt khác, theo ghi nhận của Le Figaro, Liên Xô vào thời kỳ đó không có một chương trình không gian hợp nhất. Nhiều cơ quan nghiên cứu cạnh tranh và đấu đá nhau để giành ngân sách. Chính sự thiếu đoàn kết là nguyên nhân hàng đầu giải thích thất bại của Liên Xô trong cuộc đua. Ngược lại, ở phía bên kia trời Tây, Apollo của Mỹ lại được chỉ đạo nhất quán. Mọi việc đều do NASA quyết định, kể cả trong việc chọn nhà thầu cung cấp trang thiết bị.

Nhưng có lẽ vố đau nhất cho Liên Xô là sự ra đi của ông Sergei Korolev, cha đẻ của chương trình không gian Liên Xô, ở tuổi 59. Hai năm trong các trại cải tạo đã làm cho sức khỏe của ông suy yếu. Người kế nhiệm tuy có tài năng nhưng không thể bắt kịp sự chậm trễ vì thiếu ngân sách.

Apollo : Những thành quả chưa được biết đến

Nhật báo kinh tế Les Echos cũng nhân sự kiện này nói đến "Những thành quả chưa được biết đến từ chương trình Apollo của Mỹ".

Đầu tiên hết, nhật báo kinh tế khẳng định Apollo 11 là một thắng lợi chính trị to lớn của Hoa Kỳ đối với Liên Xô trong cuộc đua khó khăn nhất của lịch sử. Nhưng không chỉ có yếu tố chính trị, đứng trên góc độ khoa học, Apollo 11 còn là một bước vọt công nghệ không gian. Với chương trình này, NASA có thể hiệu chỉnh những kỹ thuật cho các chiếc phi thuyền, mở đường cho thời đại phi thuyền con thoi Mỹ và các trạm không gian quốc tế, cũng như là mang lại hy vọng thám hiểm nhiều hành tinh khác của Thái Dương hệ, bắt đầu từ sao Hỏa.

Những mẫu đất đá mang về còn giúp giải mã về sự ra đời của Mặt Trăng. Theo đó, chính sự va chạm dữ dội giữa Trái Đất và một vật thể lạ có kích cỡ bằng hành tinh Sao Hỏa, ước tính xảy ra cách nay 4,5 tỷ năm, đã khai sinh ra "chị Hằng" ngày nay.

Các phi thuyền của nhiệm vụ Apollo 11 còn là những phi thuyền đầu tiên được gắn máy vi tính có trang bị những con chip điện tử và các lập trình tin học do viện Công nghệ Massachusetts thiết kế. Apollo 11 đã tạo một sức bật mạnh mẽ cho ngành tin học sau này.

Cuộc chinh phục "Hằng Nga" cũng đem lại nhiều lợi thế cho ngành y, từ cải thiện kỹ thuật chụp ảnh y khoa, kỹ thuật lọc thận hay các thiết bị đo nhịp tim, cho đến cả việc cải tiến tã lót cho trẻ nhỏ sau này…

"Bông hồng đen" thầm lặng của Apollo 11

Nhưng theo La Croix, nói đến thành công của Apollo 11, người ta cũng nên nhắc đến vai trò quan trọng của một nhà toán học người Mỹ gốc Phi : bà Katherine Johnson.

Trong bài viết có tựa đề "Trong bóng tối, một thiên tài số học", La Croix phác họa lại chân dung bà Katherine Johnson, sắp mừng sinh nhật thứ 101 vào cuối tháng 8/2019. Mười tám tuổi bà đã có bằng đại học về toán và tiếng Pháp, trường đại học West Virginia, chủ yếu dành cho người da mầu.

Sau một thời gian dạy toán, bà được mời tham gia chương trình không gian của NASA trong những năm 1958 trở đi, vào thời điểm NASA bắt đầu cấm phân biệt chủng tộc. Tài năng tính toán các quỹ đạo bất biến của bà chính xác đến mức John Glenn, phi hành gia người Mỹ đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất, trước khi cất cánh đã yêu cầu bà kiểm chứng lại bằng tay quỹ đạo bay do máy tính IBM đưa ra.

Nhà toán học này chỉ mất có hai ngày để xác nhận các con số. Bà tiếp tục cộng tác với NASA cho đến khi về hưu vào năm 1986. Cuộc đời của bà đã mang lại nhiều cảm hứng cho cả một thế hệ người da mầu, chứng tỏ vị thế của những phụ nữ gốc Phi trong lòng một xã hội Mỹ kỳ thị chủng tộc trong những năm 1950.

Hoa Kỳ - Thổ Nhĩ Kỳ : F-35, "báu vật" gây chia rẽ

Về thời sự quốc tế, Le Figaro quan tâm đến quyết định của "Tổng thống Mỹ Donald Trump gạt Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi chương trình chế tạo F-35".

Thông báo được đưa ra ngay sau khi Ankara nhận lô hàng tên lửa S-400 đầu tiên từ Nga hôm thứ Hai 15/07/2019. Không những chỉ trích Ankara mua tên lửa Nga có nguy cơ phương hại đến an ninh khối NATO, Donald Trump còn lên án người tiền nhiệm Barack Obama đã gây ra sự đoạn tuyệt này, khi nhắc lại lập luận của Ankara, theo đó, chính quyền Obama không muốn bán tên lửa Patriot cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Lời cáo buộc này đã bị cựu thứ trưởng quốc phòng thời Obama phản bác, đồng thời ông khẳng định rằng năm 2009, bộ ngoại giao Mỹ đã chấp nhận bán 13 giàn tên lửa Patriot tổng trị giá 7,8 tỷ đô la. Tuy nhiên, Ankara đòi hỏi phải được tham gia vào dự án chế tạo tên lửa cực kỳ tinh vi này và muốn được chuyển giao công nghệ. Một yêu cầu mà Lầu Năm Góc đánh giá là không thể chấp nhận được.

Hậu quả của thông báo hủy bán này là quy trình sản xuất sẽ bị đảo lộn. Thổ Nhĩ Kỳ là một đối tác toàn phần, chịu trách nhiệm cung cấp 400 linh kiện. Nếu Thổ Nhĩ Kỳ không còn tham gia dự án, việc tái cân bằng ngành công nghiệp chỉ sẽ được thực hiện vào mùa xuân 2020. Tất cả các sĩ quan và kỹ thuật viên Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải "khăn gói" về nước vào cuối tháng 7 này.

Vẫn theo Le Figaro, sự việc cho thấy rõ "Erdogan đang tách xa dần phương Tây và NATO để xích lại gần với Nga". "Cuộc khủng hoảng tên lửa Nga" này còn làm lộ rõ yếu kém chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ : có số quân đóng góp đứng thứ hai trong khối NATO, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ không có một hệ thống phòng không trước hiện tượng phổ biến tên lửa đạn đạo trong vùng phụ cận. Và cú đảo chính hụt ngày 15/07/2016 càng khẳng định nhu cầu khẩn cấp trang bị tên lửa của ông Erdogan.

Trong vụ việc này, Thổ Nhĩ Kỳ chỉ trích tình liên đới của các nước đồng minh, đã có phản ứng chậm chạp, đồng thời nghi ngờ Washington đứng sau vụ đảo chính.

Minh Anh

Hai nn nhân ca chính sách đàn áp tôn giáo Vit Nam gp Tng Thng Hoa Kỳ (Mạch Sống, 18/07/2019)

Haut du formulaire

Bas du formulaire

Hai nạn nhân người Việt ở trong số 27 nạn nhân bị đàn áp tôn giáo trên toàn thế giới được Tổng Thống Donald Trump đón tiếp tại Phòng Bầu Dục của Tòa Bạch Ốc ngày 17 tháng 7, 2019. Sự kiện này, một phần của Hội nghị cấp bộ trưởng Thăng tiến Tự do Tôn giáo, cho thấy mối quan tâm của chính quyền Hoa Kỳ trước tình trạng đán áp tôn giáo ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

"Điều này cho thấy tình trạng đàn áp tự do tôn giáo ở Việt Nam đang nhận được sự quan tâm đáng kể của cả Bộ Ngoại Giao và Tòa Bạch Ốc", Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tch BPSOS, nhận định.

Một trong số 2 người Việt Nam này là ông Dương Xuân Lương, tín đồ Đạo Cao Đài, đã từng bị giam 30 tháng năm 1996 do phản đối chính sách của Đảng Cộng Sản Việt Nam nhằm diệt Đạo Cao Đài qua sự hình thành Chi Phái 1997, một công cụ để diệt Đạo Cao Đài. Năm 2008, chính quyền Việt Nam phát lệnh truy nã vì kêu gọi tổ chức Đại Hội Nhơn Sanh ngay tại Tòa Thánh Tây Ninh, lúc ấy đã bị chiếm đóng bởi Chi Phái 1997, để giành lại quyền tự do tôn giáo cho các tín đồ Đạo Cao Đài nguyên thuỷ. Tháng 3 năm 2016, Ông Lương đã trốn sang Thái Lan và cuối năm 2017 đã đến định cư ở Hoa Kỳ và đoàn tụ với vợ con ở Dallas, Texas.

Published in Quốc tế

Chinh phục "Hằng Nga" : Vì sao Liên Xô bị Mỹ qua mặt ?

Ngày 21/07/1969, Neil Arsmtrong đã đặt bước chân đầu tiên lên Mặt Trăng. Với sự kiện này, Hoa Kỳ đã ghi một bàn thắng lớn trong cuộc đua không gian với Liên Xô. Năm mươi năm sau, báo chí Pháp ngày 18/07/2019 nhìn lại sự kiện lịch sử này và tự hỏi : Đang dẫn đầu cuộc đua không gian, vì sao Liên Xô lại để cho Mỹ qua mặt ?

luna1

Phi hành đoàn Apollo 11: Neil A. Armstrong, Michael Collins và Edwin Aldrin, tháng 07/1969. NASA/Handout via Reuters

Với hai bài viết, "Cuộc đua thất bại của Liên Xô" và "Thất bại bí mật của chương trình Mặt Trăng Liên Xô", Le Monde Le Figaro không hẹn mà gặp, cùng điểm lại chương trình thám hiểm Mặt Trăng của Liên Xô cách nay hơn nửa thế kỷ.

Đầu tiên hết Le Monde khẳng định : rõ ràng ban đầu Liên Xô đã bỏ xa Hoa Kỳ trong cuộc đua không gian. Liên Xô là quốc gia đầu tiên đưa một vệ tinh lên quỹ đạo (04/10/1957). Hai năm sau, chỉ trong vòng vài tháng, Liên Xô lần lượt thực hiện thành công các chương trình thăm dò Mặt Trăng qua các chuyến bay Luna-1 (tháng Giêng năm 1959), Luna-2 (13/09/1959) và Luna-3 (07/10/1959). Nhất là với chuyến bay sau cùng, Liên Xô là quốc gia đầu tiên chụp được ảnh phần khuất của Mặt Trăng.

Tháng 8/1960, Sputnik-5 đưa thành công các sinh vật sống trở về Trái Đất an toàn. Một bước chuẩn bị quan trọng cho chuyến du hành không gian đầu tiên của con người một năm sau đó với sự tham gia của phi hành gia Yuri Gagarin ngày 12/04/1961. Tháng 8/1962, hai phi thuyền có người lái Vostok-3 và Vostok-4 được phóng lên không gian cùng một lúc.

Ngày 16/06/1963, Liên Xô cũng là quốc gia đầu tiên đưa phụ nữ lên không gian. Ấn tượng nhất là sự kiện 18/03/1965. Alexei Leonov là người đầu tiên có một bước đi ngoài vũ trụ. Với ngần ấy chiến công, tại sao Liên Xô lại để cho Hoa Kỳ qua mặt trong cuộc đua chinh phục "chị Hằng" ?

Theo Le Monde, câu trả lời đơn giản nằm ở bộ máy tuyên truyền, "chỉ nói về những thành công". Nhưng nếu nhìn vào con số thống kê, "người ta hoảng sợ trước những con số thất bại về những lần phóng phi thuyền", theo như khẳng định của ông Alain Cirou, đồng tác giả tập sách Những con người của Mặt Trăng (Seuil). Không ai biết rằng còn có những cuộc phóng bị hỏng, động cơ bị trục trặc, phi thuyền bị nổ tan tành hay phi hành gia tử nạn… Người dân Nga bị bưng bít mọi thông tin về những thất bại.

Mặt khác, theo ghi nhận của Le Figaro, Liên Xô vào thời kỳ đó không có một chương trình không gian hợp nhất. Nhiều cơ quan nghiên cứu cạnh tranh và đấu đá nhau để giành ngân sách. Chính sự thiếu đoàn kết là nguyên nhân hàng đầu giải thích thất bại của Liên Xô trong cuộc đua. Ngược lại, ở phía bên kia trời Tây, Apollo của Mỹ lại được chỉ đạo nhất quán. Mọi việc đều do NASA quyết định, kể cả trong việc chọn nhà thầu cung cấp trang thiết bị.

Nhưng có lẽ vố đau nhất cho Liên Xô là sự ra đi của ông Sergei Korolev, cha đẻ của chương trình không gian Liên Xô, ở tuổi 59. Hai năm trong các trại cải tạo đã làm cho sức khỏe của ông suy yếu. Người kế nhiệm tuy có tài năng nhưng không thể bắt kịp sự chậm trễ vì thiếu ngân sách.

Apollo : Những thành quả chưa được biết đến

Nhật báo kinh tế Les Echos cũng nhân sự kiện này nói đến "Những thành quả chưa được biết đến từ chương trình Apollo của Mỹ".

Đầu tiên hết, nhật báo kinh tế khẳng định Apollo 11 là một thắng lợi chính trị to lớn của Hoa Kỳ đối với Liên Xô trong cuộc đua khó khăn nhất của lịch sử. Nhưng không chỉ có yếu tố chính trị, đứng trên góc độ khoa học, Apollo 11 còn là một bước vọt công nghệ không gian. Với chương trình này, NASA có thể hiệu chỉnh những kỹ thuật cho các chiếc phi thuyền, mở đường cho thời đại phi thuyền con thoi Mỹ và các trạm không gian quốc tế, cũng như là mang lại hy vọng thám hiểm nhiều hành tinh khác của Thái Dương hệ, bắt đầu từ sao Hỏa.

Những mẫu đất đá mang về còn giúp giải mã về sự ra đời của Mặt Trăng. Theo đó, chính sự va chạm dữ dội giữa Trái Đất và một vật thể lạ có kích cỡ bằng hành tinh Sao Hỏa, ước tính xảy ra cách nay 4,5 tỷ năm, đã khai sinh ra "chị Hằng" ngày nay.

Các phi thuyền của nhiệm vụ Apollo 11 còn là những phi thuyền đầu tiên được gắn máy vi tính có trang bị những con chip điện tử và các lập trình tin học do viện Công nghệ Massachusetts thiết kế. Apollo 11 đã tạo một sức bật mạnh mẽ cho ngành tin học sau này.

Cuộc chinh phục "Hằng Nga" cũng đem lại nhiều lợi thế cho ngành y, từ cải thiện kỹ thuật chụp ảnh y khoa, kỹ thuật lọc thận hay các thiết bị đo nhịp tim, cho đến cả việc cải tiến tã lót cho trẻ nhỏ sau này…

"Bông hồng đen" thầm lặng của Apollo 11

Nhưng theo La Croix, nói đến thành công của Apollo 11, người ta cũng nên nhắc đến vai trò quan trọng của một nhà toán học người Mỹ gốc Phi : bà Katherine Johnson.

Trong bài viết có tựa đề "Trong bóng tối, một thiên tài số học", La Croix phác họa lại chân dung bà Katherine Johnson, sắp mừng sinh nhật thứ 101 vào cuối tháng 8/2019. Mười tám tuổi bà đã có bằng đại học về toán và tiếng Pháp, trường đại học West Virginia, chủ yếu dành cho người da mầu.

Sau một thời gian dạy toán, bà được mời tham gia chương trình không gian của NASA trong những năm 1958 trở đi, vào thời điểm NASA bắt đầu cấm phân biệt chủng tộc. Tài năng tính toán các quỹ đạo bất biến của bà chính xác đến mức John Glenn, phi hành gia người Mỹ đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất, trước khi cất cánh đã yêu cầu bà kiểm chứng lại bằng tay quỹ đạo bay do máy tính IBM đưa ra.

Nhà toán học này chỉ mất có hai ngày để xác nhận các con số. Bà tiếp tục cộng tác với NASA cho đến khi về hưu vào năm 1986. Cuộc đời của bà đã mang lại nhiều cảm hứng cho cả một thế hệ người da mầu, chứng tỏ vị thế của những phụ nữ gốc Phi trong lòng một xã hội Mỹ kỳ thị chủng tộc trong những năm 1950.

Hoa Kỳ - Thổ Nhĩ Kỳ : F-35, "báu vật" gây chia rẽ

Về thời sự quốc tế, Le Figaro quan tâm đến quyết định của "Tổng thống Mỹ Donald Trump gạt Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi chương trình chế tạo F-35".

Thông báo được đưa ra ngay sau khi Ankara nhận lô hàng tên lửa S-400 đầu tiên từ Nga hôm thứ Hai 15/07/2019. Không những chỉ trích Ankara mua tên lửa Nga có nguy cơ phương hại đến an ninh khối NATO, Donald Trump còn lên án người tiền nhiệm Barack Obama đã gây ra sự đoạn tuyệt này, khi nhắc lại lập luận của Ankara, theo đó, chính quyền Obama không muốn bán tên lửa Patriot cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Lời cáo buộc này đã bị cựu thứ trưởng quốc phòng thời Obama phản bác, đồng thời ông khẳng định rằng năm 2009, bộ ngoại giao Mỹ đã chấp nhận bán 13 giàn tên lửa Patriot tổng trị giá 7,8 tỷ đô la. Tuy nhiên, Ankara đòi hỏi phải được tham gia vào dự án chế tạo tên lửa cực kỳ tinh vi này và muốn được chuyển giao công nghệ. Một yêu cầu mà Lầu Năm Góc đánh giá là không thể chấp nhận được.

Hậu quả của thông báo hủy bán này là quy trình sản xuất sẽ bị đảo lộn. Thổ Nhĩ Kỳ là một đối tác toàn phần, chịu trách nhiệm cung cấp 400 linh kiện. Nếu Thổ Nhĩ Kỳ không còn tham gia dự án, việc tái cân bằng ngành công nghiệp chỉ sẽ được thực hiện vào mùa xuân 2020. Tất cả các sĩ quan và kỹ thuật viên Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải "khăn gói" về nước vào cuối tháng 7 này.

Vẫn theo Le Figaro, sự việc cho thấy rõ "Erdogan đang tách xa dần phương Tây và NATO để xích lại gần với Nga". "Cuộc khủng hoảng tên lửa Nga" này còn làm lộ rõ yếu kém chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ : có số quân đóng góp đứng thứ hai trong khối NATO, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ không có một hệ thống phòng không trước hiện tượng phổ biến tên lửa đạn đạo trong vùng phụ cận. Và cú đảo chính hụt ngày 15/07/2016 càng khẳng định nhu cầu khẩn cấp trang bị tên lửa của ông Erdogan.

Trong vụ việc này, Thổ Nhĩ Kỳ chỉ trích tình liên đới của các nước đồng minh, đã có phản ứng chậm chạp, đồng thời nghi ngờ Washington đứng sau vụ đảo chính.

Minh Anh

Published in Châu Á

Pháp : Tiền lệ bộ trưởng từ chức vì sức ép truyền thông

Có hai cái tên nổi bật trên trang nhất báo Pháp ra ngày 17/07/2019, đều là tên mang dáng dấp quý tộc : François de Rugy, bộ trưởng môi trường Pháp vừa phải từ chức sau những cáo buộc lạm dụng chức quyền để lãng phí của công, và Ursula von der Leyen, bộ trưởng quốc phòng Đức mới được bầu làm nữ chủ tịch đầu tiên của Ủy Ban Châu Âu.

phap0

Ông François de Rugy từ chức bộ trưởng môi trường Pháp ngày 16/07/2019. Bà Ursula von der Leyen bộ trưởng quốc phòng Đức vừa được bầu làm chủ tịch định chế đầy quyền lực của Liên Âu là Ủy Ban Châu Âu ngày 7/07/2019.

Một cái tên thứ ba cũng được nhắc đến trên các báo dù không chiếm vị trí đầu ở trang nhất : đó là tổng thống Mỹ Donald Trump, với những phát ngôn bị đánh giá là kỳ thị chủng tộc.

Tựa chính trang nhất của hai tờ báo, Libération, thiên tả, và Le Figaro, thiên hữu, đã dành cho sự kiện bộ trưởng môi trường Pháp đã phải rời bỏ chức vụ trước sức ép của dư luận.

De Rugy, một quyết định từ chức bất ngờ

Cũng có dư luận quan ngại về vụ từ chức bên trên một bức ảnh chụp ông François de Rugy đang đi xuống bực thềm điện Elysée, đầu hơi cúi xuống, Libération đã chạy một hàng tựa khá tàn nhẫn : « Rugy từ chức : Khai vị, món chính, tráng miệng », ám chỉ đến một trong những lý do đã khiến vị bộ trưởng Pháp phải từ chức : những bữa tiệc quá xa hoa mà ông đã tổ chức.

Libération giải thích ngay : « Sau một tuần lễ với những tiết lộ dồn dập về lối sống xa hoa của ông, François de Rugy, hôm thứ Ba (16/07/2019) đã tuyên bố rời khỏi bộ Chuyển Đổi Sinh Thái ».

Ở trang trong, Libération tiếp tục khai thác ý tưởng ẩm thực, với bài viết mang tựa đề : « Từ tôm hùm đến bữa tiệc nhỏ chia tay », kể lại phản ứng, chủ yếu là ngạc nhiên, của nhiều người trước quyết định của ông de Rugy, vì lẽ hành pháp đã cho biết là sẽ chờ có kết quả điều tra chính thức rồi mới quyết định số phận của vị bộ trưởng.

Tuy nhiên, đối với Libération, ngạc nhiên không nhất thiết là nhẹ nhõm. Một thành viên đảng Cộng Hòa Tiến Bước đang cầm quyền tỏ ý tiếc là ông de Rugy đã « khuất phục trước áp lực truyền thông ». Theo nhân vật này, không lẽ cứ có bài báo tố cáo là phải từ chức hay sao ? Một dân biểu khác lo ngại về nguy cơ « chưa kịp tự bảo vệ là đã bị xem là có tội ». Người thứ ba mỉa mai : « Quy tắc mới trong nền dân chủ là từ chức khi một bài viết được tờ Mediapart công bố ! Quả là chán ! ».

De Rugy từ chức để tránh khủng hoảng chính trị

Le Figaro cũng dành tựa lớn trang nhất cho vụ de Rugy, nhưng cho rằng « Ông Rugy từ chức để tránh gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị ».

Theo tờ báo cánh hữu : « Một năm sau vụ Benalla, bên hành pháp của nước Pháp hy vọng sẽ tránh được một mùa hè chết người khác ». Le Figaro nêu bật sự kiện là giới thân cận của tổng thống Macron lần này nhấn mạnh trên sự khác biệt trong phản ứng so với vụ Benalla vào năm ngoái : « Phản ứng xúc động của dư luận đã lập tức được coi trọng, và đã có phản ứng rất nhanh theo một phương cách xử lý lành mạnh và có trách nhiệm ».

Đối với Le Figaro« có thể nghĩ rằng quyết định từ chức của ông Rugy, nếu không được phủ tổng thống chỉ đạo, thì ít ra đã được khuyến khích mạnh mẽ ».

Về phần mình, dù không chạy tựa lớn, nhưng nhật báo công giáo La Croix đã dành bài xã luận trên trang nhất cho vụ từ chức của vị bộ trưởng với tựa đề « Thời gian để thụ lý hồ sơ ». Tờ báo ghi nhận rằng ông François de Rugy đã tự nhận mình là « nạn nhân của một vụ hành hình bằng truyền thông » đã khiến ông « không đảm nhận được một cách bình thản và hiệu quả nhiệm vụ mà tổng thống và thủ tướng giao phó ». La Croix cho biết thêm là ông đã kiện báo mạng Mediapart về tội phỉ báng.

Ursula von der Leyen : Một nữ chủ tịch đầu tiên cho Châu Âu

Cái tên thứ hai nổi bật trên trên trang nhất của báo chí Pháp ra ngày hôm nay mang âm hưởng Đức : Ursula von der Leyen, vị nữ bộ trưởng quốc phòng Đức vừa được bầu làm chủ tịch định chế đầy quyền lực của Liên Âu là Ủy Ban Châu Âu.

Nhật báo kinh tế Les Echos đã dành vị trí trang trọng nhất ở trang nhất cho sự kiện này, với bức ảnh chụp bà Ursula von der Leyen, vẻ mặt tươi cười, dáng dấp quý phái, bên dưới hàng tựa lớn : « Một nữ chủ tịch đầu tiên cho Châu Âu ».

Les Echos ghi nhận rằng bà von der Leyen là phụ nữ đầu tiên được bầu lên đứng đầu Ủy Ban Châu Âu, đồng thời là người Đức đầu tiên nắm chức vụ này từ năm chục năm nay.

Khó khăn đối với bà, theo tờ báo, là bà chỉ được một đa số khít khao ở Nghị Viện Châu Âu ủng hộ.

Về chương trình hành động của bà, Les Echos đặc biệt lưu ý là bà von der Leyen muốn cho thông qua một « green deal », một chương trình bảo vệ môi trường.

Nhật báo La Croix cũng nhìn thấy là bà « Ursula Von der Leyen đắc cử trong gang tấc ». Thế nhưng tờ báo không khỏi trầm trồ trước tài hùng biện của chủ tịch Ủy Ban Châu Âu tương lai, trong bài phát biểu trước các nghị sĩ Châu Âu :

« Một dòng ngữ lưu nhịp nhàng và được chế ngự từ đầu đến cuối, một vẻ mặt nghiêm túc và chu đáo vào mọi lúc, một vài giai thoại cá nhân, rất nhiều đề xuất mang tính đồng thuận (thậm chí có nguy cơ bị buộc tội là nhút nhát), tất cả bằng tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Anh ».

Tờ Libération cũng bị mê hoặc. Theo tờ báo, bà Ursula Von der Leyen đã có một diễn văn rõ ràng, hùng hồn, sinh động, đầy tính nhân bản, có chỗ rất xúc động như khi bà gợi đến chương trình cho Châu Âu hay thảm cảnh của những người di dân nhập cư…

Tờ báo nói tiếp : Ursula von der Leyen, với dáng vẻ thanh lịch tuyệt hảo, đã cho thấy là bà tràn đầy năng lượng, tươi mát, tránh dùng ngôn ngữ cúng cụ thường thấy ở các nhà lãnh đạo Châu Âu.

Theo tờ báo, sự tương phản đã nổi rõ giữa nữ chủ tịch tương lai và người tiền nhiệm của bà, ông Jean-Claude Juncker, một con người « già trước tuổi ».

Le Figaro cũng lưu ý đến « những lời hay ý đẹp » của vị chủ tịch tương lai, đã trích lời cha mình « Châu Âu giống như một cặp vợ chồng lâu năm. Tình yêu không mạnh mẽ như ngày đầu, nhưng sâu lắng hơn ».

Donald Trump và chiến lược nói nặng

Cái tên thứ ba được rất nhiều tờ báo Pháp hôm nay nhắc đến là tổng thống Mỹ Donald Trump, với những lời lẽ mang nặng tính chất kỳ thị chủng tộc của ông.

Libération chạy một hàng tựa nhỏ trang nhất về sự kiện mà tờ báo gọi là « Donald Trump trong một hành động chệch hướng có kiểm soát », trong lúc Le Monde đã dành cho tổng thống Mỹ bài xã luận mang tựa đề « Donald Trump hay chính sách khích động thường trực ».

Theo Le Monde, cách phòng thủ tốt nhất là tấn công, đó là điều ai cũng biết. Donald Trump đã liên tục áp dụng nguyên tắc này và vừa chứng tỏ điều đó. Sau một tuần lễ bị hai thất bại - Bộ trưởng Lao Động của ông bị buộc phải từ chức, trong lúc dự án của ông muốn liên kết điều tra dân số với quốc tịch bị hủy bỏ sau quyết định từ chối của Tòa Án Tối Cao - tổng thống Mỹ Hoa Kỳ đã phản công. Kể từ ngày 14 tháng 7, ông đã đưa ra một loạt phát biểu mang tính chất thóa mạ và bài ngoại đối với bốn nữ dân biểu đảng Dân Chủ, những người rất năng nổ trong việc bảo vệ quyền của người di cư (...).

Báo La Croix thì nhìn thấy là những lời lẽ của ông Trump đã gây bối rối cho cả đảng Cộng Hòa.

Cá nhân người Pháp yêu đời nhưng tập thể người Pháp bi quan

Xin kết thúc bài điểm báo hôm nay bằng một nghịch lý Pháp được nhật báo Les Echos nêu bật : Cá nhân người Pháp thuộc diện rất lạc quan, nhưng trên bình diện tập thể, Pháp lại là một trong những quốc gia bi quan nhất thế giới.

Les Echos nêu bật kết quả của nhiều cuộc điều tra dư luận về suy nghĩ của người Pháp về bản thân và về đất nước.

Về nước Pháp nói chung, Les Echos ghi nhận :

- Chỉ có 20% người Pháp nghĩ rằng đất nước đang đi đúng hướng, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ bình quân 42% của thế giới. Điều đó khiến Pháp trở thành quốc gia tiêu cực nhất về chỉ số này trong số 30 nước.

- 70% người dân Pháp dự trù là tình hình đất nước sẽ xấu đi trong những năm tới, điều này khiến Pháp trở thành quốc gia bi quan nhất trong số bốn chục nước được Viện Ipsos điều tra theo đơn đặt hàng của Fondapol.

- 45% người Pháp cảm thấy rằng mức sống của mình đã xấu đi trong những năm gần đây, so với mức trung bình 29% đối với các nước láng giềng Châu Âu.

- Chỉ có 12% người Pháp lạc quan cho tương lai của các thế hệ tương lai trong lúc đến 48% cho rằng rất khó để một người trẻ leo lên nấc thang xã hội.

Theo các kết quả trên, nước Pháp quả đúng là một trong những quốc gia bi quan nhất trên thế giới.

Thế nhưng nếu xét trên bình diện cá nhân, tình hình khác hẳn.

- 70% người Pháp dưới 35 tuổi lạc quan về tương lai của họ.

- 60% người Pháp đồng ý rằng chất lượng cuộc sống ở Pháp tốt hơn ở các nước láng giềng.

- 72% người Pháp nói rằng họ hài lòng với cuộc sống của họ, căn cứ vào các tiêu chí chất lượng quan hệ xã hội, cuộc sống gia đình, có sức khỏe tốt và có thời giờ rảnh rỗi.

Trọng Nghĩa

Published in Quốc tế

Thương chiến với Mỹ : Trung Quốc thấm đòn trừng phạt

Tăng trưởng kinh tế yếu nhất từ 1992 kể cả so với thời điểm khủng hoảng 2009. Thấm đòn trừng phạt của Donald Trump và xu hướng « di tản » của giới công ty quốc tế, Trung Quốc để lộ bản chất của anh khổng lồ chân đất sét. Đó là hình ảnh của chế độ Tập Cận Bình trên báo Pháp hôm nay.

media

Một nhà máy sản xuất bao bì nhựa ở Giang Tô, Trung Quốc, ngày 13/07/2019.Reuters

Trung Quốc : Nỗi sợ đại khủng hoảng

Áp lực của Mỹ và môi trường thiếu lành mạnh trong nước đã làm cho kinh tế Trung Quốc hãm phanh. GDP giảm dần từ quý này sang quý nọ, chỉ còn 6,2% theo thống kê quý 2 năm 2019. Hàng ngàn công ty Trung Quốc đã phá sản. Vấn đề là không có thuốc trị.

Les Echos, La Croix, Le Figaro đưa cùng một tựa : Đấu sức với Mỹ, kinh tế Trung Quốc trượt phanh.

Phát ngôn viên cơ quan thống kê Trung Quốc bi quan khi thông báo tăng trưởng kinh tế thấp kỷ lục từ khi Hoa lục cho thống kê vào năm 1992. Tình hình phức tạp ra sao và phải giải quyết như thế nào ? Theo Le Figaro, Bắc Kinh không có giải pháp khả thi.

Trước hết, các biện pháp kích cầu đều thất bại. Tháng vừa qua, Trung Quốc bơm vào thị trường 300 tỉ đô la, không kể 80 tỉ được giải ngân hồi năm trước để hỗ trợ đầu tư qua một đại chương trình xây dựng đường sắt, nhà máy điện và phi trường. Chiến lược này đã từng được áp dụng trong hai lần khủng hoảng trước là năm 2009 và 2015. Bộ Chính trị sẽ bật đèn xanh cho một ngân khoản nữa vào cuối tháng này, bởi vì đảng Cộng sản Trung Quốc sợ nhất là bạo loạn xã hội do nạn thất nghiệp gia tăng không ngừng, hơn 5,1% theo số liệu chính thức. Ở các tỉnh miền nam, hàng ngàn nhà máy đóng cửa. Một số đã chạy sang Việt Nam.

Kinh tế Trung Quốc bị thiệt hại nặng do chiến tranh thương mại, theo nhận định của chuyên gia tài chính Edward Moya của công ty Oanda. Bức tranh còn u ám hơn, vì nợ chiếm đến 250 % tổng sản lượng nội địa. Vụ ngân hàng Nội Mông Baoshang bị tái cấu trúc và ngân hàng nhà nước phải bơm vào hệ thống tài chính 127 tỉ đôla là một dấu hiệu báo động. Vấn đề là chính quyền Trung Quốc dường như vô kế khả thi : giải pháp giảm lãi suất để kích thích đầu tư đã được dự kiến, nhưng khó tránh được hệ quả làm suy yếu hệ thống ngân hàng và làm tăng lạm phát, khiến dân bất mãn.

Cùng quan điểm, nhật báo kinh tế Les Echos tiên đoán kinh tế Trung Quốc tiếp tục giảm tăng trưởng trước ba cú « sốc » cùng lúc : công nghệ, tài chính và thương chiến. Do vậy, các biện pháp mới thúc đẩy tăng trưởng sẽ càng ngày càng ít hiệu quả.

Kinh tế Trung Quốc suy nhược : Hệ quả nào ?

Tình hình sắp tới sẽ có nhiều bất trắc hơn, khi Hoa Vi không phải là nạn nhân duy nhất, kinh tế Đức do liên hệ mật thiết với Trung Quốc khó tránh khỏi tác động. Đài Loan, Đông Nam Á là vùng đất hứa cho doanh nghiệp bỏ Hoa lục.

Bị Donald Trump tấn công, Trung Quốc bây giờ thấm thía ý nghĩa câu « đất lành chim đậu ». Phong trào doanh nghiệp « di tản » chưa ghi vào thống kê chính thức, nhưng tác động đến nhiều lĩnh vực. Les Echos kể ra một danh sách các tập đoàn có danh tiếng, từ xe hơi đến sản phẩm tiêu dùng đại chúng chạy qua Đài Loan và Đông Nam Á. Malaysia, Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Bangladesh, Đài Loan là những vùng đất lành, nhưng với hệ quả không tránh khỏi là giá nhân công sẽ lên cao. Nhật báo kinh tế cho biết thêm, Indonesia đã tiên liệu gió đổi chiều, tổng thống Joko Widodo thông báo hai quyết định song hành : cải cách hạ tầng giao thông và đơn giản hóa luật lao động để thu hút đầu tư.

Trong khi đó, nhật báo Công giáo La Croix tiên đoán kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng chậm lại vì tác động nhân quả. Điểm lạc quan duy nhất là kinh tế Pháp, do ít đầu tư vào Hoa lục, nên không bị tác động mạnh như kinh tế Đức.

Khác với các đồng nghiệp, Libération dành 5 trang chỉ để phân tích tình trạng và phản ứng của Hoa Vi qua hai bài : Hoa Vi trước cơn chấn động và Hoa Vi đi vào đường hầm : Ế ẩm, doanh số giảm, nhưng tập đoàn điện thoại Trung Quốc chuẩn bị phản công với hệ thống khai thác độc lập Harmony. Các kỹ sư Trung Quốc được lệnh phải nhanh chóng hoàn thiện Harmony trong bối cảnh Hoa Vi được dự báo sẽ mất từ 40% đến 60% thị phần quốc tế từ nay đến cuối năm.

« Quả bom nội lực chính trị » của giới trẻ Hồng Kông

Đó là bài phóng sự của Le Monde về « thế hệ không có gì để mất » trước sự dối trá của Bắc Kinh. Bạo động là vũ khí cuối cùng, qua tâm sự của sinh viên Lương Kế Bình (Brian Leung), đại học chính trị Hồng Kông.

Người sinh viên 25 tuổi, cùng với hàng trăm bạn trẻ chiếm đóng Nghị Viện Hồng Kông hôm 01/07 và tuyên bố lý do tranh đấu, đã trở thành biểu tượng của phong trào phản kháng bằng hành động triệt để. Chấp nhận đề nghị phỏng vấn được bảo mật của Le Monde, Lương Kế Bình cho biết anh có bằng cử nhân chính trị tại Hồng Kông trước khi sang Mỹ du học tiếp. Ngày 16/06, anh từ Washington trở về Hồng Kông và chỉ kịp mặc bộ quần áo đen là anh lao vào cuộc xuống đường với hai triệu người tham dự. Lương Kế Bình không phải là « lính mới » vì vào năm 2015, anh điều hành tờ báo sinh viên, tố cáo trưởng đặc khu Lương Chấn Anh tội tham ô.

Vụ xâm nhập nghị trường hôm mùng 01 tháng 07 đối với anh không phải là hành động phạm pháp hay phá hoại, vì các hư hại vật chất có thể sửa chữa dễ dàng, so với cái chết của 4 người trẻ là mất mát vĩnh viễn. Đứng trên bàn của một nghị viên, Lương Kế Bình tuyên bố dõng dạc : chúng tôi không có gì để mất. Mỗi lời nói đều đến từ đáy tim, anh giải thích với Le Monde. Khi rời Nghị viện, Lương Kế Bình cảm thấy trong lòng nhẹ nhõm vì lần đầu tiên chiếm đóng một cơ quan công quyền và thực hiện thành công.

Điều làm nhà báo Pháp chú ý là mối quan hệ nhân quả giữa phong trào Dù vàng năm 2014 và phong trào chống luật dẫn độ hiện nay. Theo giải thích của người sinh viên 25 tuổi này, năm 2014 là năm mà xã hội Hồng Kông nhận ra rằng « Bắc Kinh không bao giờ tôn trọng lời hứa chế độ dân chủ tại Hồng Kông ». Trong bốn năm qua, Tập Cận Bình công khai nuốt lời hứa. Giờ đây, « tuổi trẻ mới » ở Hồng Kông biết rõ « giấc mơ hai chế độ » đã chết. Người dân Hồng Kông đã tỉnh thức, không thụ động chờ Bắc kinh ban phát dân chủ. Điều mà người ta tưởng là « giấc ngủ », theo Lương Kế Bình, thật ra là « giai đoạn án binh ». Do vậy, không ai thấy trước được « nghị lực tranh đấu đã nổ bùng ».

Iran : Donald Trump là « bạn » của Vệ binh Cách mạng

Cũng bị Washington trừng phạt nhưng Iran bị tác động ra sao ? Châu Âu tìm mọi cách tạo điều kiện nối lại đối thoại quốc tế trong khi tại Iran, lực lượng Vệ binh Cách mạng thừa nước đục thả câu, lũng đoạn kinh tế quốc gia để trục lợi và mưu đồ quân sự.

Châu Âu vất vả tháo ngòi nổ khủng hoảng Mỹ-Iran. Một trong những hành động thiện chí của Bruxelles là không khởi động thủ tục trừng phạt Iran vi phạm hiệp định hạt nhân 2015. Tuy thế, do sức ép của phe bảo thủ, tổng thống Rohani lên giọng cứng rắn đối với Châu Âu, theo phân tích của Le Figaro. Phe bảo thủ động thủ ra sao ? Trong bài « Vệ binh Cách mạng lợi dụng cuộc xung khắc với Mỹ để trục lợi », Le Figaro mô tả chi tiết guồng máy kinh tài của Vệ binh Cách mạng Iran trong bối cảnh cấm vận. Tại Teheran, Donald Trump được gọi là « bạn » của Vệ binh cách mạng Iran. Nhờ tình hình căng thẳng này mà phe vệ binh xâm nhập vào mọi lĩnh vực kinh tế để làm giàu và tung tiền vào các chiến dịch bất hợp pháp. Ngay tổng thống Iran cũng phải tuyên bố bất lực : làm sao có thể thảo luận với những kẻ cầm súng.

Chiến lược « Star Wars » của Pháp

Từ thời kỳ quan sát bước qua giai đoạn tự vệ : Đó là chính sách phòng thủ không gian của Pháp đề phòng xảy ra chiến tranh tinh cầu.

Theo Les Echostổng thống Macron đã loan báo thành lập Bộ tư lệnh Không gian, giai đoạn tới là nữ bộ trưởng bộ Quân Lực Florence Parly sẽ trình bày chiến lược phòng thủ không gian Pháp. Theo học thuyết 1967, Pháp từ chối đưa vũ khí tấn công lên không gian, nhưng từ nay sẽ trang bị phương tiện tự vệ trong trường hợp vệ tinh bị tấn công. Tạm thời, Pháp tập trung nghiên cứu những vũ khí có thể can thiệp từ mặt đất hoặc từ không trung có khả năng đáp trả trực tiếp. Học thuyết tương lai bắt buộc phải thành lập quân chủng, tố chức nhân sự cũng như như đề ra chiến lược tăng cường hiệu năng quân sự trong không gian.

50 năm đổ bộ Mặt Trăng : từ Jules Verne đến Neil Amstrong

Cũng liên quan đến không gian, nhân kỷ niệm 50 năm chinh phục Mặt Trăng (20/07/1969), hôm nay Le Monde trở lại cuộc đổ bộ của phi thuyền Apollo-11 với bước chân đầu tiên và lời phát biểu đầu tiên của Neil Armstrong : Đó là một bước nhỏ của một người nhưng là một bước tiến lớn của nhân loại.

Les Echos cũng vinh danh “Apollo-11, khúc khải hoàn của Hoa Kỳ”. Còn Le Figaro đưa độc giả trở lại với các tác phẩm khoa học giả tưởng tiêu biểu của nhà văn Pháp Jules Verne « đẩy mộng du hành ngày càng cao » như Từ Trái Đất Đến Mặt Trăng và Bay Quanh Mặt Trăng làm say mê hàng triệu triệu độc giả ở mọi nơi và ở mọi thế hệ, từ 100 năm trước khi Neil Amstrong đặt chân lên vệ tinh độc nhất của Trái Đất.

Tú Anh

Published in Châu Á

Nguồn : RFI, 14/07/2019

Published in Video

Tân Cương : Trung Quốc cô lập cha mẹ, tẩy não trẻ em Duy Ngô Nhĩ

Vịnh Ba Tư tăng nhiệt ; Lễ hạ thủy tàu ngầm nguyên tử đa năng của Pháp ; Liga – đảng cực hữu Ý bị tố làm "nội gián" cho Moskva ; Chính sách đồng hóa người Duy Ngô Nhĩ của Trung Quốc cô lập cha mẹ đồng thời nhồi sọ trẻ con là những sự kiện được báo chí Pháp tường thuật rộng rãi hôm nay 12/07/2019.

uyghur1

Biểu tình trước Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở Genève phản đối Bắc Kinh. Dòng chữ trên biểu ngữ : "Trên 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ tùy tiện tại Trung Quốc. Liên Hiệp Quốc cần phải lên tiếng !" Reuters/Denis Balibouse

Người Duy Nhô Nhĩ bị cải tạo từ thời thơ ấu

Nhân danh chống khủng bố, Trung Quốc mở các trại "học tập" khổng lồ chia cắt gia đình người Duy Ngô Nhĩ : người lớn bị cải tạo chính trị , trẻ con học làm người Hán, thảm kịch của người dân Tân Cương theo đạo Hồi trong chính sách Hán hóa của Đảng cộng sản Trung Quốc : "Anh tôi, chị dâu, mẹ vợ, hai ông anh bà con, vợ chồng một người bác, kẻ bị đưa đi học tập, kẻ bị ở tù…. bốn cháu nhỏ có đứa mới 9 tuổi không ai chăm sóc nay không biết ở đâu".

Trên đây là tình cảnh gia đình của một doanh nhân người Duy Ngô Nhĩ 37 tuổi nhân một chuyến đi tu nghiệp cách nay hai năm từ chối trở về Tân Cương và đang tỵ nạn tại Mỹ.

Các trẻ em Duy Ngô Nhĩ sống như thế nào khi cha mẹ mất tích ? Để trả lời câu hỏi này, Le Monde tìm cách điều tra riêng cũng như dựa vào công trình điều tra mới của nhà nghiên cứu Đức Adrian Zens tổng hợp, phân tích tài liệu chính thức từ một số chính quyền địa phương như Kachgar và Hotan.

Song song với việc lập những nhà tù khổng lồ được gọi là "trường dạy nghề" cho người Duy Ngô Nhĩ, Bắc Kinh còn mở thêm hay nới rộng hàng trăm "trung tâm cứu trợ" gọi là nhà "nội trú" hay "trại mồi côi" từ năm 2017. Chế độ Trung Quốc biện giải là cần phải "đánh mạnh" để tiêu diệt khủng bố Hồi giáo, nhưng mục tiêu thực sự không phải chỉ vì chống thánh chiến.

Bởi vì có đến 10% người dân Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương bị giam cầm, bị nhồi sọ chính trị, mỗi ngày mất nhiều tiếng đồng hồ học tập ca tụng Đảng cộng sản Trung Quốc, học chữ Hán và công kích đạo Hồi. Những người phản kháng bị trừng phạt qua hình thức biệt giam hay bị tra tấn.

Sau khi bị quốc tế công bố hình ảnh và nhân chứng tố cáo không thể chối cãi, từ cuối năm 2018, Trung Quốc đổi chiến thuật, gián tiếp nhìn nhận có nhà tù nhưng gọi đây là "trung tâm dạy nghề cho những phần tử cực đoan". Câu hỏi đặt ra là khi hàng triệu người lớn đi cải tạo thì con cái của họ ai lo ? Một ngôi làng mà đa số dân là Duy Ngô Nhĩ cho biết có 400 trẻ em được chính quyền "chăm lo" trong khi cả cha lẫn mẹ học tập. Hằng trăm đứa khác thiếu một trong hai thân sinh. Huyện Kachgar, gần biên giới Pakistan chi một số tiền tương đương với khoảng 8 triệu đô la cho các trại "nội trú" này theo tài liệu ghi hồi tháng 05/2018. Làng Hotan, dự kiến tài trợ 1,5 triệu đô la… để xin trung ương tăng ngân sách.

Tuyên truyền

Hoàn Cầu Thời Báo, trong số phát hành ngày 21/01/2018 mô tả các trẻ em rất "hạnh phúc" khi được sống xa cha mẹ là những kẻ cuồng tín. Lúc ở chung với cha mẹ, các em không được dạy dỗ, không biết vệ sinh, không có tác phong tốt và do vậy bị cộng đồng không theo đạo Hồi khinh khi. Trái lại, khi được nhà nước chăm sóc, sống trong môi trường tốt, khẩu hiệu tích cực, các em phát triển hài hòa, biết tắm giặt, đánh răng và biết giao tiếp hơn.

Sự thật

Nhưng theo Le Monde, thực tế không phải vậy. Nhân chứng là một giáo viên tình nguyện thuật lại trên mạng của giáo chức Giang Tây : Tháng 12/2018, trong giá rét 20 độ âm, trẻ em không có áo ấm. Nhưng điều gây "sốc" nhất là các em không có quần áo để thay, cũng không tắm. Tình trạng dơ bẩn đến mức bốc mùi hôi cả lớp.

Ngoài số trẻ con có cha mẹ đi tù, chính quyền địa phương còn ép những gia đình khác đưa con vào trung tâm "nội trú" với thâm ý cách ly trẻ nhỏ bắt đầu từ 8, 9 tuổi với cha mẹ. Một bằng chứng cụ thể là ở Yechang, không xa huyện Kachgar, một trung tâm nội trú đang được xây cất, rộng 75.000 mét vuông, có thể chứa 5.000 trẻ em. Một số trại dành cho trẻ sơ sinh, dưới một tuổi, cũng đã được phát hiện.

Trong các trại này, trẻ con Tân Cương bị cấm nói tiếng mẹ đẻ. Học sinh bị bắt gặp nói tiếng Duy Ngô Nhĩ bị trừng phạt, thầy giáo nói tiếng Duy Ngô Nhĩ bị trừ lương.

Theo nhà nghiên cứu người Đức Adrian Zens, Trung Quốc tìm cách tiêu diệt mọi liên hệ văn hóa, ngôn ngữ cội nguồn của trẻ em Duy Ngô Nhĩ một cách áp bức và có hệ thống. Mục tiêu sâu xa là biến nạn nhân thành người Hán, từ trái tim cho đến tinh thần, tuân thủ ý thức hệ của Đảng cộng sản.

Cực hữu Ý nhận tiền Nga ?

Về thời sự chính trị Châu Âu, các thông tín viên của Le Monde từ Moskva tổng hợp các thông tin và chứng cớ mới nhất cáo buộc đảng Liga, tên cũ là Liên đoàn phương Bắc, tổ chức cực hữu bài ngoại của Ý trong liên minh cầm quyền, nhận hàng chục triệu đô la của Nga.

Cũng tương tự như vụ tai tiếng làm phó thủ tướng Áo và toàn bộ  5 thành viên cực hữu Áo từ chức, vụ Nga tài trợ cho đảng dân túy Ý bại lộ nhờ một đoạn băng dài gần một giờ rưỡi. Ba đặc phái viên của phó thủ tướng kiêm bộ trưởng nội vụ, ông Matteo Salvini gặp ba đặc phái viên của tổng thống Nga Putin tại khách sạn Metropol ở Moskva vào ngày 18/10/2018. Về tài chính, thảo luận tập trung vào thủ thuật "trung gian môi giới" để Nga bán khí đốt cho tập đoàn năng lượng ý ENI dội lên một số tiền 65 triệu đô la.

Chưa có bằng chứng cho phép xác quyết là "hợp đồng" đã được hai bên giao kết nhưng Gianluca Savoini, chủ tịch hiệp hội Lombardia - Nga bị kể đích danh, nhìn nhận là có cuộc họp tại khách sạn Metropol. Đương nhiên là bộ trưởng nội vụ, lãnh đạo cực hữu phủ nhận tất cả và đòi kiện BuzzFeed, cơ quan truyền thông Mỹ đưa tin cũng như hai nhà báo Ý tác giả quyển sách "Sổ bìa đen của Liga". Các tổ chức đối lập thuộc cánh tả kêu gọi bộ trưởng nội vụ "giải thích" .

Theo Le Monde, không phải chỉ có phe cực hữu Ý bị nghi ngờ nhận tiền của Nga. Phe bài ngoại ở Áo, ở Pháp bị tố cáo nhiều lần trong những năm gần đây. Tiếp theo là đảng cực hữu Đức AfD cũng bị tai tiếng. Tuy nhiên, điều nghiêm trọng đối với cực hữu Ý là trong đoạn băng, đại diện của Matteo Salvini nói rõ "mục đích chính trị" của phe này trong bối cảnh chuyến viếng thăm chính thức của bộ trưởng nội vụ Ý.

Trong cuộc họp báo một ngày trước (17/10), Matteo Salvini một lần nữa khẳng định quan điểm "chống trừng phạt nước Nga" và tuyên bố ông "cảm thấy thoải mái với Moskva, như là ở nhà, hơn là với Bruxelles".

Vịnh Ba Tư lên cơn sốt

Trong khi đó, vùng Vịnh Ba Tư lên cơn sốt mới, Hoa Kỳ thúc giục thành lập liên minh quốc tế hộ tống tàu dầu đương đầu với hải thuyền của Iran.

Le Figaro không dấu lo ngại chiến tranh nổ ra tại vùng Vịnh cho dù không phe nào mong muốn. Trò chơi hải chiến đã được chuẩn bị từ nhiều ngày qua tại vịnh Ba Tư và eo biển Ormuz. Hải thuyền đối nghịch nhau đang được bố trí, quan sát nhau, khiêu khích nhau nhưng chưa có chiếc nào bị đánh chìm.

Tình hình phức tạp thêm từ khi hải quân Anh tịch thu một chiếc tàu dầu của Iran làm cho nỗ lực của Pháp tạo điều kiện hạ hỏa cả Mỹ lẫn Iran, cùng với các nước Châu Âu ký hiệp định hạt nhân 2015, gặp khó khăn hơn.

Kế hoạch của Donald Trump là huy động các nước lập một liên quân Tây phương, Ả Rập và Châu Á trên biển cũng như trên không để bảo vệ con đường huyết mạch ở Trung Đông. Nhưng dồn vũ khí vào vịnh Ba Tư chỉ làm tăng thêm rủi ro chiến tranh.

Trích dẫn cựu đại sứ Pháp Michel Duclos, Le Figaro dự báo tình hình sẽ căng thẳng thêm bởi vì chiến thuật của Iran là "châm lửa vào lò thuốc súng bằng cách tấn công vào quyền lợi của một nước thứ ba để trắc nghiệm, để rồi sau đó đánh thẳng vào quyền lợi nước Mỹ".

Baracuda

Tại Pháp, vụ bộ trưởng bộ môi trường François de Rugy bị báo chí tố cáo lạm dụng chức quyền lúc làm chủ tịch quốc hội tiếp tục "làm bia" trên các trang báo Pháp hôm nay. Trong lãnh vực quốc phòng, sự kiện nổi bật nhất là chiếc tàu ngầm hạt nhân đa năng đầu tiên của thế hệ "baracuda" được hạ thủy.

Không hẹn nhưng tất cả báo Pháp kể cả La Croix đều tập trung vào chiếc tầu ngầm thế hệ mới nhất của Pháp được trình làng trong ngày hôm nay, trước khi đi vào giai đoạn trắc nghiệm.

Đa năng bởi vì thế hệ "Baracuda" vừa có khả năng phóng tên lửa đạn đạo, vừa chuyển biệt kích đổ bộ và nhất là lặn sâu 70 ngày không cần tiếp liệu. Theo chương trình, hải quân Pháp mua sáu chiếc, hải quân Úc 12 chiếc để nâng cấp khả năng hải chiến trong ít nhất 30 năm từ 2030 cho đến 2060.

Tú Anh

Published in Châu Á

Hàn Quốc cầu viện Mỹ trong tranh chấp thương mại với Nhật (RFI, 11/07/2019)

Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha tối qua 10/07/2019 khi nói chuyện điện thoại với đồng nhiệm Hoa Kỳ Mike Pompeo đã cảnh báo rằng việc Nhật Bản hạn chế xuất nguyên liệu cho ngành công nghệ cao Hàn Quốc có thể ảnh hưởng đến cả các công ty Mỹ.

nhathan1

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và đồng nhiệm Hàn Quốc Kang Kyung-wha tại phủ tổng thống Hàn Quốc, Seoul, ngày 30/06/2019. Reuters/Kim Hong-Ji/Pool

Ngoài cuộc điện đàm này, đại diện của bộ Ngoại Giao Hàn Quốc, ông Kim Hyun-chong hôm nay bất ngờ đến Washington, để trình bày về xung đột thương mại giữa Seoul và Tokyo với Nhà Trắng và Quốc hội Mỹ.

Ngoại trưởng Kang nhấn mạnh với đồng nhiệm Mỹ là việc Nhật gây khó khăn cho Hàn Quốc có thể làm rối loạn chuỗi cung ứng toàn cầu, gây thiệt hại cho các công ty Mỹ. Bên cạnh đó còn gây ra hậu quả không mong muốn cho quan hệ hữu nghị Hàn-Nhật, và sự hợp tác ba bên Nhật-Mỹ-Hàn.

Ngoại trưởng Mỹ bày tỏ cảm thông với tình hình, và sẽ tiếp tục việc hợp tác, tăng cường liên lạc giữa Washington, Seoul và Tokyo. Trong khi đó hôm qua cựu đại sứ Nhật tại Mỹ Ichiro Fujisaki khi trả lời Reuters lại nói rằng "không cần Hoa Kỳ đứng ra làm trung gian".

Tuần trước sau khi tư pháp Seoul buộc Nhật bồi thường cho những lao động bị cưỡng bức thời Đệ nhị Thế chiến, Tokyo thông báo sẽ áp dụng những thủ tục ngặt nghèo trong việc xuất khẩu nhiều nguyên liệu cho công nghệ cao, khiến các tập đoàn Hàn Quốc sản xuất chất bán dẫn Samsung Electronics, SK Hynix phải khốn đốn. Đảng Dân Chủ cầm quyền ở Hàn Quốc hôm nay loan báo dành ngân sách 300 tỉ won (225 triệu euro) để hỗ trợ.

Thụy My

********************

Hàn Quốc lo ngại tranh chấp xuất khẩu kéo dài với Nhật Bản (RFI, 10/07/2019)

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in vào hôm nay, 10/09/2019, cảnh báo là việc Nhật cấm xuất khẩu linh kiện thiết yếu cho ngành điện tử Hàn Quốc sẽ còn kéo dài và gây nên "tình trạng khẩn cấp chưa từng có".

nhathan2

Tổng thống Moon Jae-in (giữa) trong cuộc gặp các lãnh đạo doanh nghiệp Hàn Quốc, tại Nhà Xanh, Seoul, ngày 10/07/2019 Yonhap via Reuters

Tổng thống Moon Jae-in đưa ra lời cảnh báo trên trong buổi tiếp lãnh đạo các tập đoàn lớn của Hàn Quốc, từ Samsung Electronics, SK Group cho đến Huyndai Motor Co và Lotte Group, để bàn về quyết định cấm xuất khẩu của Nhật.

Ông Moon còn cho là tranh chấp thương mại hai bên sẽ nghiêm trọng hơn. Theo ông, Seoul đang nỗ lực giải quyết vấn đề bằng con đường ngoại giao và hy vọng được Tokyo đáp ứng, có điều là "không thể loại trừ khả năng tình hình xấu này sẽ kéo dài".

Tổng thống Hàn Quốc cho là "cần phải có một kế hoạch đáp trả chung, có phối hợp giữa chính quyền và lãnh vực tư nhân trong tình trạng khẩn cấp chưa từng có" mà Hàn Quốc đang lâm vào, đồng thời hứa là chính quyền sẽ hỗ trợ các công ty bị tác hại.

Ông Moon Jae-in cũng bác bỏ lập luận của các viên chức chính phủ Nhật, giải thích rằng Tokyo chỉ xuất khẩu những linh kiện nhạy cảm qua các quốc gia đáng tin cậy. Thủ tướng Shinzo Abe nói thẳng là nghi ngờ Seoul mua linh kiện Nhật để rồi xuất sang Bắc Triều Tiên.

Tổng thống Hàn Quốc cũng thúc giục Nhật không nên đi quá xa dẫn đến tình trạng không lối thoát.

Mai Vân

Published in Châu Á