Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Không nam-không nữ : Cuộc cách mạng "thầm lặng" về giới ở Pháp

Anh rối loạn trong cuộc Brexit ; Bellamy, nhân vật mới nổi trước kỳ tranh cử Nghị Viện Châu Âu ; Pháp trước thách thức tiếp nhận hàng trăm quân thánh chiến. Trên đây là tít lớn của tuần báo Pháp số cuối tháng 3/2019. Đặc biệt đáng chú ý có chủ đề "cuộc cách mạng thầm lặng" về giới tính trên L'Obs.

namnu1

Festival đầu tiên tại Châu Á của "người xuyên giới" do cộng đồng LGBT phối hợp tổ chức, nhân 100 năm ngày sinh nhà toán học Alain Turing (một người xuyên giới), tháng 7/2012, Madurai, Ấn Độ. Wikipedia

Tuần báo L'Obs với tựa đề "Ni fille, ni garçon", dành hồ sơ chính cho "cuộc cách mạng thầm lặng" trong lĩnh vực giới tính đang diễn ra, với số lượng ngày càng đông người không chấp nhận khuôn theo mô hình truyền thống. Họ tự khẳng định "không là đàn ông", cũng "không là đàn bà", như những gì mà xã hội áp đặt.

Tiếp theo cuộc cách mạng dẫn đến việc thừa nhận người đồng tính - người chuyển giới, xã hội đương đại lại đang đứng trước một thay đổi lớn. Các quy ước của xã hội khiến mỗi người sống suốt đời với chỉ một giới tính, hoặc nam - hoặc nữ (binaire), đang ngày càng không được coi là chuyện hiển nhiên, đặc biệt trong giới trẻ. Tuần báo L'Obs tìm gặp các nhân chứng.

"Hãy là chính mình !"

Val, 20 tuổi, sinh viên tại Paris, cho đến năm 12 tuổi được sống trong bầu không khí rất ít phân biệt giới tính. Ở trường, cậu bé Val chơi nhiều hơn với các bạn gái. Ưa các trò đóng vai, hơn là bóng đá. Val không hề chịu áp lực phải trở thành con trai. Tuổi dậy thì là một cú sốc với Val, khi người bố muốn Val chơi thể thao, và yêu cầu con phải đàn ông hơn. Ở trường học, Val thường xuyên bị miệt thị là đồ ái nam, ái nữ.

Trước áp lực xã hội, Val co mình lại, tránh mọi biểu hiện có thể bị đánh giá là nữ tính, tìm mọi cách để ra dáng mày râu. Val đã sống qua suốt thời trung học như vậy, cho đến khi vào một trường sân khấu. "Em có quyền sống đúng với mình", câu nói đơn giản của một người thầy đã khiến Val tỉnh ngộ.

Cùng với các bài tập kịch, những xúc cảm tự nhiên bị chôn vùi lần lượt sống dậy. Val dần dần hiểu rằng cái gọi là "nam tính" thực ra "không phải là điều cố định, mà là một hiện thực trôi chảy và rộng mở". Kể từ đó, Val không còn bị ức chế và câu nệ. Từ hai năm nay, Val tự coi mình là người "non-binaire / genderqueer", tức người không theo mô hình xã hội nam nữ nhị phân truyền thống (tạm dịch là người xuyên giới). Val để người tiếp xúc tùy chọn đối xử như là trai hay gái. Mẹ Val rất thông cảm khi hiểu chuyện, trong lúc người bố lại hoàn toàn không chấp nhận, nhưng Val tin tưởng trong khoảng 15 năm nữa, hiện tượng   "người xuyên giới" sẽ ngày càng trở nên phổ biến hơn, sẽ được xã hội đồng cảm nhiều hơn.

L'Obs cũng nêu trường hợp của Ana, 18 tuổi, học sinh trung học tại Nancy, sinh ra là gái. Ngay từ khi học trung học, Ana đã cảm thấy mình là đàn ông. Mẹ Ana hoàn toàn ủng hộ con sống thật với chính mình. Khi còn là học sinh, Ana thường yêu cầu các bạn nói chuyện với mình như với con trai. Tuy nhiên, đối lập giữa cơ thể phụ nữ với tính cách đàn ông dần dần biến mất, giờ đây, Ana không còn cảm thấy bị giằng xé. Ana không thích bị khuôn vào một giới tính nào. Những quy ước bó buộc của xã hội về giới tính khiến Ana phẫn nộ. Câu nói ưa thích của Ana là : "Hãy quan tâm đến nhân cách con người, chứ đừng nhìn vào bộ phận sinh dục của người ấy".

14% không thuộc hẳn giới nào

Hiện tượng những người không phải là nam, cũng không là nữ có quy mô như thế nào trong xã hội Pháp ? Hồ sơ "Cuộc cách mạng giới tính" cho biết, theo một điều tra của YouGov (đầu năm 2019), 14% trong lứa tuổi 18 đến 44 cho biết tự coi mình là "non-binaire". Nhiều hơn gần gấp đôi so với lớp người trên 44 tuổi (8%).

Cảm nhận về giới tính của những người "non-binaire" rất đa dạng. Có người cùng một lúc thấy mình là đàn ông và đàn bà ; hoặc khi là nam, lúc là nữ ; có người cảm thấy ở vị trí trung gian ; có người lại không cảm thấy thuộc về giới nào… Hiện tại có khá nhiều từ dùng để gọi nhóm xã hội rất đa dạng này : bigenre (lưỡng giới), intergenre (liên giới), genderfluid (giới tính trôi chảy), agenre (phi giới), neutrois (phi nam, phi nữ), pangenre (xuyên giới), androgyne (song giới), demi-boy hay demi-fille… Đồng thời cũng có hàng loạt đại từ ngôi thứ ba thay cho "il" và "elle", như : "ul", "ol", "iel", "ele" hay "ille".

Nhiều người thuộc nhóm này muốn áp dụng mô hình giới tính "trung lập", như thành phố New York bắt đầu thực thi kể từ tháng Giêng năm nay, hoặc thậm chí xóa bỏ việc phân biệt nam, nữ trong giấy tờ. Theo L'Obs, cho dù các đề xuất nói trên có vẻ như hoang tưởng, hoặc chỉ thuộc về một bộ phận bên lề xã hội, nhưng trên thực tế, sự trỗi dậy của những người non-binaire đang thách thức chính cái cốt lõi của mô hình xã hội chủ lưu, vốn dựa nhiều trên việc đối lập nam-nữ.

Cách mạng chống trọng nam-khinh nữ ?

Việc phân biệt giới tính, dựa trên sự khác biệt về giới mang tính bẩm sinh, tưởng như là điều tự nhiên, nhưng các nghiên cứu khoa học ngày càng cho thấy : giới tính là kết quả của giáo dục trong xã hội. Nữ văn sĩ Simone de Beauvoir từng viết : người ta không sinh ra đã là phụ nữ (hay đàn ông), mà trở thành sau đó. Mà, các chuẩn mực dẫn đến sự phân biệt giới tính thường gắn liền với các quan hệ mang tính quyền lực.

Theo nhà nhân chủng học Françoise Héritier, đa số các xã hội đối lập nam – nữ cũng thường là trọng nam, khinh nữ. Chuyên gia về giới tính Karine Espineira, Đại học Paris 7, nhấn mạnh là cổ vũ cho việc làm nhòa đi sự đối kháng về giới cũng chính là chống lại chế độ phụ quyền, chống bất bình đẳng giới. Đây là một vấn đề "mang tính chính trị, hơn là bản sắc cá nhân". Đối với Karine Espineira, đang có một "cuộc cách mạng thầm lặng" diễn ra, làm thay đổi sâu sắc quan niệm về giới tính truyền thống.

Phản bác lại ý nghĩa chính trị được đánh giá là hết sức to lớn nói trên theo quan niệm của nhiều người, nhà triết học nữ quyền Geneviève Fraisse (tác giả cuốn "Les Excès du genre") nhấn mạnh nhiều hơn đến "sự tự chủ về kinh tế", mới chính là điều kiện chủ yếu cho phép phụ nữ nổi dậy để đòi hỏi các quyền của mình.

Dù sao, L'Obs cũng lưu ý là có rất nhiều gương mặt nổi bật trong các phong trào xã hội quan trọng hiện nay là những người "người xuyên giới", đơn cử như Emma Gonzalez, 19 tuổi, đại biểu phong trào đòi kiểm soát súng tại Mỹ, hay Anuna De Wever 17 tuổi, người Bỉ, gương mặt tiêu biểu của phong trào bãi khóa vì khí hậu. Giáo sư Bruno Perreau thuộc Viện Massachusetts đặc biệt chú ý đến việc được sống thực với chính mình trong lĩnh vực giới tính có thể giúp khơi dậy những động lực to lớn, khiến người ta có sức mạnh dấn thân trong nhiều lĩnh vực.

Hồ sơ của L'Obs khép lại với nhận xét của Oliver, trạc 40 tuổi, người sáng lập nhóm "người xuyên giới" Pháp ngữ đầu tiên trên Facebook (năm 2013), với khoảng 4.000 thành viên : "Chúng tôi không hề có ý định áp đặt ai cả. Vẫn sẽ luôn luôn có những người rất hạnh phúc với tư cách đàn ông, hoặc đàn bà. Nhưng chúng tôi mong rằng người ta sẽ không kỳ thị những ai không chịu khép mình vào khuôn khổ (giới tính do xã hội quy định). Mong sao người ta để cho họ được tìm tòi, thử nghiệm".

Anh Quốc chìm tàu với Brexit

"Anh Quốc chìm tàu với Brexit" là tựa lớn trang bìa của Courrier International với hình ảnh làm nền là biển nước mênh mông, chiếc xe chở khách du lịch biểu tượng của Luân Đôn bập bềnh trong nước, tháp đồng hồ Big Ben nổi tiếng chỉ còn chiếc đỉnh nhấp nhô. Tiểu tựa của Courrier International là với Brexit, nước Anh dường như "đang mất đầu, xã hội chia rẽ hơn bao giờ hết".

Courrier International dẫn bài viết của nhà triết học John Gray trên báo Anh New Statesman, theo đó vụ Brexit đã làm tan nát hệ thống chính trị Anh Quốc, được coi là "một mẫu mực của sự ổn định từ nhiều thế kỷ nay". Theo tác giả, điểm mấu chốt dẫn đến thất bại của giới chính trị Anh là họ đã không chấp nhận đối diện với hiện thực, để kịp thời thay đổi cách suy nghĩ. Lên án của tác giả nhắm cả vào những người ủng hộ giải pháp Brexit "cứng rắn", có nguy cơ dẫn đến cuộc ly dị không thỏa thuận, cũng như những người vẫn tìm mọi cách để ở lại với Châu Âu, bất chấp quyết định của cử tri.

Nhìn chung, theo một thăm dò của kênh truyền hình Sky News, 90% người Anh đánh giá cách thức mà giới chính trị quản lý việc rời khỏi Liên Âu là "một nỗi nhục" quốc gia.

Trong khi đó, báo New York Times thì nhấn mạnh đến sự phân hóa sâu sắc trong xã hội, gần như trong một "cuộc nội chiến". Theo một thăm dò dư luận, hơn một phần ba người muốn ở lại với Liên Hiệp Châu Âu, bất bình trước việc một người thân lập gia đình với một người ủng hộ Brexit. Tỉ lệ bất hòa trong nội bộ gia đình vì vấn đề Brexit tăng vọt. Ủng hộ hay chống Brexit thậm chí còn được so với cuộc đối đầu tôn giáo khốc liệt tại Pháp, giữa Công giáo và Tin Lành hồi thế kỷ XVI.

Châu Âu : Không có dấu hiệu mùa xuân đang đến

Khủng hoảng Anh cũng gắn liền với khủng hoảng của Liên Âu. Chủ đề chính của xã luận Courrier International là "Không có dấu hiệu cho thấy mùa xuân đang đến với Châu Âu". Courrier International ghi nhận là việc quản lý hết sức tồi tệ tiến trình chia tay với Liên Âu đã nhấn chìm nền dân chủ Anh Quốc, nhưng cũng không vẻ vang gì cho Liên Âu.

Mối đe dọa chính với Châu Âu không đến từ phía Tây mà từ phía Đông. Courrier International lên án hơn 20 năm "ngây thơ" trước tham vọng của Trung Quốc. Tuần báo Pháp thốt lên đau đớn : chính tại Roma, nơi khởi sự công cuộc xây dựng cộng đồng Châu Âu năm 1957, giờ đây "tinh thần Châu Âu đã bị hòa tan trong chén trà Trung Quốc". Chính phủ Ý – quốc gia đứng thứ tư của khối - đã một mình ký kết các thỏa thuận làm ăn riêng rẽ với Bắc Kinh, bất chấp những cảnh báo của các thành viên khác.

Trung Quốc đặt Liên Âu trước thách thức chưa từng có

Trung Quốc đang đặt Liên Âu vào thách thức chưa từng có là một bài phân tích của báo Nhật Nikkei Asian Review, được Courrier International trích lại. Nikkei so sánh tình hình hiện tại của Châu Âu với Trung Quốc đầu thế kỷ XX. Dưới áp lực của các đại cường thực dân, Trung Quốc đã buộc phải đi vào kỷ nguyên cách mạng. Tương tự Châu Âu cũng buộc phải tìm thấy một cơ chế hiệu quả hơn để giải quyết các xung đột chính trị nội bộ, để hội nhập mạnh mẽ.

Cánh cửa tái đắc cử với Trump mở rộng

Trong lúc nước Anh chìm đắm trong bế tắc Brexit, Châu Âu đang gặp khó, thì ở bên kia Đại Tây Dương, tổng thống Mỹ dường như đang tìm được thế thượng phong. Courrier International điểm lại báo chí Hoa Kỳ với : Cánh cửa tái đắc cử 2020 với Trump mở rộng, sau kết luận sơ bộ của cuộc điều tra do chưởng lý Mueller tiến hành, không cho thấy có sự đồng lõa giữa ê-kíp tranh cử của ông Trump với Nga.

Theo tờ báo The Washington Examiner, thì phe Dân chủ giờ đây phải để cho chính phủ Donald Trump điều hành đất nước trong bình yên. The Washington Examiner lên án phe Dân chủ và các tập đoàn truyền thông lớn từ hai năm nay đã tập trung tấn công vào tổng thống Trump trong vấn đề này.

Ngược lại tờ The Washington Post khẳng định, cho dù không có bằng chứng về sự đồng lõa, nhưng cuộc điều tra cũng không khẳng định là tổng thống vô tội. Theo The Washington Post, một khi toàn bộ kết quả cuộc điều tra chưa được công bố thì các nghi vấn vẫn còn. Bên cạnh đó, việc ông Trump liên tục sỉ nhục các cơ quan tư pháp tiến hành điều tra trong hai năm qua, cũng đặt ra các vấn đề trách nhiệm của tổng thống. Việc tổng thống Trump tỏ ra quỵ lụy trước nguyên thủ Nga cũng là một điều gây hoài nghi, và đáng lo ngại.

Người Công giáo tái chinh phục xã hội

Tuần báo Le Point dành nhiều trang cho chủ đề Bellamy, nhân vật mới nổi lên trong cánh hữu Pháp. Vị giáo sư ngành triết học, trạc 30 tuổi này, được đảng cánh hữu LR chọn làm người dẫn đầu cuộc tranh cử Nghị Viện Châu Âu. François-Xavier Bellamy được coi là một thách thức đáng gờm đối với đảng Cộng Hòa Tiến Bước của tổng thống và đảng cực hữu của bà Le Pen.

Chính trị gia Bellamy sinh trưởng tại Versailles, thành phố mà ông làm trợ lý cho thị trưởng. Trước đó Bellamy từng là chỉ huy hướng đạo sinh, và tham gia vào nhiều hiệp hội tái hòa nhập người thất nghiệp. Bellamy công khai khẳng định đức tin và nền giáo dục Công giáo đã hun đúc nên con người ông.

Chính trị gia Bellamy là một tín đồ Công giáo. Đối thủ của chính trị gia LR trong cuộc tranh cử Nghị Viện Châu Âu là Nathalie Loiseau, nguyên bộ trưởng phụ trách Châu Âu, lãnh đạo nhóm Cộng Hòa Tiến Bước. Theo Le Point, bà Loiseau cũng là một tín đồ Công giáo sùng đạo, nhưng gần như không bao giờ phát biểu trước công chúng về đức tin của mình. Tuần báo Le Point trong số này cũng dành nhiều bài vở để giới thiệu về chủ đề "những người Công giáo" đang ngày càng có vai trò lớn hơn trong xã hội Pháp, về văn hóa hay chính trị, ngược hẳn với Giáo hội Công giáo đang lâm vào khủng hoảng.

Quân thánh chiến về nhà : Đối phó thế nào

Nước Pháp chuẩn bị đón hàng trăm người từng đứng trong hàng ngũ của Daesh tại Syria. Chính quyền đã chuẩn bị sẵn hàng loạt biện pháp để đối phó. Trước hết là tạm giữ những cựu binh thánh chiến trong vòng 96 giờ.

Bài về "Chương trình của Nhà nước" quản lý cựu binh thánh chiến trên L’Express cho biết về mặt chính thức tất cả đã sẵn sàng. Từ nhiều tháng nay, bộ Tư pháp đã tích cực chuẩn bị cho việc tiếp nhận. Danh sách khoảng 20 trại giam – an ninh nhất – đã được lập ra. Một số phần tử được coi là nguy hiểm bị cách ly tại một số nơi giam giữ đặc biệt trong khoảng bốn tháng, để xác định mức độ "cuồng tín" của họ, nhằm có biện pháp đối phó tương xứng. Từ tháng 6/2014 đến nay, nước Pháp đã phải khá thường xuyên quản lý sự trở về của nhiều cựu binh thánh chiến, bằng phương tiện của riêng họ, hoặc bị Thổ Nhĩ Kỳ trục xuất.

Vi khuẩn đường ruột suy kiệt : Dân công nghiệp phải nhờ dân hái lượm

Đa dạng sinh học trên Trái đất đang lâm nguy, tuy nhiên một điều ít được biết đến khác là "đa dạng sinh học trong hệ thống đường ruột con người" cũng bị đe dọa. Courrier International dẫn lại bài phỏng vấn một khoa học gia Viện Massachusetts (Anh Quốc), giới thiệu về công trình thống kê các vi khuẩn trong ruột người.

Mục tiêu là nhằm chuẩn bị đối phó với các khủng hoảng y tế trong tương lai, do tình trạng vi khuẩn trong ruột người suy kiệt. Theo nhà khoa học Eric Alm, việc hệ vi khuẩn đường ruột suy kiệt là một trong những nguyên nhân khiến các căn bệnh viêm đường ruột, dị ứng hay suy giảm hệ miễn dịch tăng vọt tại các nước phát triển, nguồn gốc của nhiều dịch bệnh. Chương trình xây dựng một "thư viện" thế giới về vi khuẩn đường ruột đặc biệt chú ý đến dân cư các nước nghèo, dân cư thuộc các vùng có lối sống truyền thống, như các cộng đồng săn bắt, hái lượm, sống gần thiên nhiên, xa lạ với xã hội công nghiệp hiện đại.

Nguyên tắc của Global Microbiome Conservancy, cơ sở sưu tập các vi khuẩn này, là rõ ràng. Cộng đồng dân cư nơi tìm được một loại vi khuẩn nào thì coi như là chủ nhân. Một công ty muốn khai thác tài nguyên này vào mục tiêu trị liệu chẳng hạn trước hết phải được sự cho phép của cộng đồng.

Trọng Thành

Published in Quốc tế

Venezuela : Khẩu chiến Nga – Mỹ (RFI, 29/03/2019)

Nga vào hôm 28/03/2019 lên tiếng yêu cầu tổng thống Mỹ không xen vào chuyện làm của Nga, và cho rằng 2 máy bay chở lính và thiết bị quân sự đến Caracas là trong khuôn khổ các hợp đồng.

vene1

Tổng thống Mỹ Donald Trump và phó tổng Mike Pence tiếp bà Fabiana Rosales, vợ của lãnh đạo đối lập Jaun Guaido, Venezuela, Nhà Trắng, Washington, ngày 27/03/2019 Reuters/Carlos Barria

Thông tín viên RFI tại Moskva, Daniel Vallot, cho biết thêm chi tiết :

"Không có chuyện nghe theo mệnh lệnh của tổng thống Mỹ : lãnh đạo Nga cho là họ có quyền và giải thích sự hiện diện của hai phi cơ Nga và mấy chục quân nhân đến Caracas là do thỏa thuận đã đàm phán hai bên. Phát ngôn viên ngoại giao Nga, Maria Zahkarova, đã nhấn mạng là những chuyên gia Nga sẽ ở lại Venezuela "trong toàn bộ thời gian cần thiết"…

Bà nói : "Vấn đề là ở đâu ? Luật pháp được tôn trọng, tất cả đều được thực hiện một cách công khai, rõ ràng. Điều làm tôi ngạc nhiên là cớ sao người ta e ngại đến như thế về sự hiện diện của chuyên gia Nga ở Venezuela, trong lúc mà từ một tháng nay, chúng tôi chờ đợi ông Trump tôn trọng lời hứa của ông và rút binh lính khỏi Syria. Và cả ở Afghanistan ? Irak ? Trong lúc mà phía chúng tôi, tất cả đều hợp lệ…"

Điện Kremlin, sau mấy ngày im lặng trên vấn đề này, cũng đã lên tiếng, trả lời Donald Trump. Phát ngôn viên phủ tổng thống Nga Dmitri Peskov nhắc nhở : "Hoa Kỳ hiện diện ở nhiều nơi trên địa cầu và không ai nói với họ đâu là nơi họ được ở và đâu là nơi họ không được. Còn Nga thì không "can thiệp" vào chuyện nội bộ của Venezuela, trái ngược với phía Mỹ mà Moskva tố cáo là muốn lật đổ ông Nicolas Maduro".

Mai Vân

******************

Venezuela : Tổng thống tự phong Juan Guaido bị cấm ứng cử 15 năm (RFI, 29/03/2019)

Chủ tịch Quốc hội Venezuela, đồng thời lãnh đạo đối lập, Juan Guaido, vào hôm qua, 28/03/2019, đã bị bãi chức và cấm ra tranh cử trong thời hạn 15 năm vì bị tình nghi tham nhũng.

vene2

Ảnh minh họa : Lãnh đạo đối lập Juan Guaido, điều hành một phiên họp Quốc hội Venezuela tại Caracas ngày 06/03/2019. Reuters/Ivan Alvarado

Tổng thanh tra Venezuela Elvis Amoroso đã thông báo tin trên trong cuộc họp báo trên đài truyền hình Nhà nước. Ông Juan Guaido đã bác bỏ quyết định bị ông cho là "không chính đáng", trong lúc Washington chỉ trích một quyết định "lố bịch".

Theo tổng thanh tra Elvis Amoroso, ông Juan Guaido đã thực hiện hơn 91 chuyến đi nước ngoài, ám chỉ những chuyến đi trong tháng Hai đến các quốc gia trong vùng trong lúc ông bị cấm ra khỏi Venezuela.

Các chuyến đi này tốn kém hơn 570 triệu bolivar, tương đương với 94 000 đô la. Vị tổng thanh tra cho rằng lương dân biểu của ông Guaido không đủ để trang trải các chi phí này và ông đã yêu cầu điều tra. Ông còn nói thêm : "Dân biểu Juan Gerardo Antonio Guaidó Márquez đã lạm dụng chức quyền Nhà nước và cùng với chính quyền nước ngoài thực hiện những hành động có hại cho quyền lợi dân tộc, tài sản Nhà nước Venezuela, ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định, và Hiến Pháp"

Tổng thanh tra được Quốc hội lập hiến thân chính quyền chỉ định, có trách nhiệm theo dõi sự minh bạch trong guồng máy hành chính Venezuela. Ông đã căn cứ trên điều khoản 105 để áp dụng hình phạt cao nhất, 15 năm không được quyền tranh cử, đối với ông Guaido. Tài sản của chính trị gia đối lập này đã trong vòng điều tra từ cuối tháng Giêng.

Ông Guaido đã bác bỏ hình phạt được công bố, cho đó là phi pháp. Theo lãnh đạo đối lập, ông Elvis Amoroso không phải là tổng thanh tra vì không do Quốc hội mà ông làm chủ tịch, định chế chính đáng, chỉ định. Ông Guaido tiếp tục đi vận động ở Venezuela, và kêu gọi biểu tình vào ngày mai, thứ Bảy, chống chính quyền Maduro.

Mai Vân

******************

Nga can thiệp vào Venezuela : Kịch bản Syria tái diễn ngay sát cạnh Hoa Kỳ ? (RFI, 28/03/2019)

Căng thẳng giữa Washington với Moskva tăng thêm một nấc khi Nga điều hai máy bay quân sự, đưa lính và trang thiết bị đến Caracas cuối tuần trước. Khủng hoảng chính trị tại Venezuela rẽ sang một bước ngoặt mới khi số phận tổng thống Nicolas Maduro trong tay Donald Trump và Vladimir Putin ?

vene3

Một phi cơ Nga tại phi trường quốc tế Simon Bolivar, Caracas, Venezuela ngày 24/03/2019. Reuters/Carlos Jasso

Ngày 28/03/2019, tiếp vợ lãnh đạo đối lập Venezuela, bà Juan Guaido tại Phòng Bầu Dục, tổng thống Hoa Kỳ khẳng định "Nga phải rút lui khỏi Venezuela". Nhà Trắng thậm chí còn mệnh danh bà là "Đệ nhất phu nhân" của Caracas.

Hai tháng trước đây, lãnh đạo đối lập Juan Guaido tự xưng là tổng thống Venezuela, và đã được Mỹ cùng nhiều nước phương Tây công nhận. Riêng Trung Quốc và nhất là Nga, hai chủ nợ chính của Caracas vẫn đứng về phía chính quyền Maduro. Ngoại trưởng Serguei Lavrov, ngay từ đầu đã tố cáo Hoa Kỳ muốn tiến hành một cuộc "đảo chính" tại quốc gia Nam Mỹ này.

Cuối tháng Giêng năm 2019, Moskva mạnh mẽ bác bỏ thông tin đưa lính đánh thuê sang Venezuela bảo vệ tổng thống Maduro cho dù ngoại trưởng Lavrov từng tuyên bố nước Nga sẽ "làm tất cả để hỗ trợ Nicolas Maduro". Nhưng hôm thứ Hai 25/03, hãng tin Nga Sputnik cho biết hai chiếc máy bay quân sự của Nga chở gần 100 lính và 35 tấn trang thiết bị đã đáp xuống phi trường Caracas, trong "khuôn khổ hợp tác kỹ thuật và quân sự" song phương. Điện Kremlin không còn úp mở trên hồ sơ Venezuela, và càng làm dấy lên nguy cơ Venezuela có thể trở thành nơi đối đầu mới giữa Nga và Mỹ.

Ngoại trưởng Mỹ cảnh cáo Washington sẽ "không khoanh tay đứng nhìn" Moskva đổ thêm dầu vào lửa. Phó tổng thống Mỹ lên án "hành vi khiêu khích" của phía Nga. Sau Syria, đâu là những động cơ thúc đẩy chính quyền Vladimir Putin mở thêm một mặt trận mới trong cuộc đọ sức với Washington ?

Một con nợ không thể "vất bỏ"

Trước hết về mặt kinh tế, trả lời tuần báo Pháp Le Point giáo sư Vladimir Rouvinsky giảng dậy tại đại học Icesi de Cali tại Colombia phân tích : Venezuela là nơi Nga đã đầu tư vào rất nhiều, "ít nhất 5 mỏ dầu hỏa, và khí đốt". Quân đội Nga cũng có nhiều quyền lợi tại Venezuela qua hàng loạt hợp đồng cung cấp từ chiến đấu cơ đến xe tăng cho quốc gia Nam Mỹ này.

Theo báo chí Moskva, tính từ năm 2005, Venezuela đã mua 11 tỷ đô la vũ khí của Nga. Moskva trở thành nguồn cung cấp vũ khí số 1 cho Caracas. Do vậy giáo sư Rouvinsky nhấn mạnh : "trong mọi trường hợp, Nga sẽ đi đến cùng để bảo vệ những hợp đồng đã ký với Venezuela và để đòi lại khoản tiền đã ứng trước cho Caracas". Hiềm nỗi, Venezuela trở thành một "con nợ khó đòi" : chính quyền Maduro do phải đối mặt với khủng hoảng từ kinh tế đến chính trị đã không thể thanh toán đúng hạn cho chủ nợ Nga.

Về mặt chính trị và chiến lược

Theo một số nhà quan sát cho rằng, Moskva có lúc đã tính tới phương án "hậu giai đoạn Maduro". Nhưng rồi, theo chuyên gia về Châu Mỹ Latinh tại trường đại học Colombia, giáo sư Vladimir Rouvinsky, Kremlin đã thẩm định lại tình hình và quyết định củng cố vị thế của Nga tại quốc gia Nam Mỹ này. Bởi ngoài kênh tài chính và kinh tế gắn liền Moskva với Caracas, Venezuela và Nga còn có một mối thâm giao : trong thời kỳ chiến tranh lạnh, không chỉ Venezuela mà cả vùng Châu Mỹ Latinh đã có khuynh hướng xích lại gần với Liên Xô. Riêng với người hùng Hugo Chavez, ở cương vị tổng thống đã 9 lần công du nước Nga.

Trong mắt tổng thống Putin, Venezuela là một cửa ngõ để thách thức Hoa Kỳ ngay tại một khu vực luôn được coi là "sân sau" của Washington. Liên bang Nga qua đó cũng muốn củng cố thêm vị thế trên bàn cờ quốc tế. Cũng có thể là việc điều máy bay quân sự đến Caracas chỉ là một thông điệp gửi tới Mỹ rằng Nga sẽ hiện diện và bảo vệ quyền lợi của mình tại Venezuela đến cùng, bất kể chính quyền trong tay Maduro hay phe đối lập.

Hơn nữa, trong mọi kịch bản, nước Nga vẫn là một đối tác then chốt và phải có tiếng nói trong giai đoạn chuyển tiếp ở Venezuela. Mục đích chính trị mà Moskva nhắm tới là chính quyền Trump phải ý thức được điều đó. Theo nhà quan sát này, có nhiều khả năng Moskva sẽ không chọn giải pháp đối đầu đến cùng.

Bởi vì, nếu quân đội Nga can thiệp để bảo vệ chiếc ghế tổng thống cho Nicolas Maduro, thì không có gì ngăn cản Washington chọn giải pháp quân sự. Khi đó, Vladimir Putin sẽ "đứng trước một bài toán cực kỳ nạn giải", bởi sau Syria, công luận Nga ngày càng khó chấp nhận để lính Nga tiếp tục phải hy sinh tại Venezuela. Đổi lại về phía Mỹ, Hoa Kỳ cũng khó có thể can thiệp bằng vũ lực vào Venezuela, hòng tránh mọi đụng độ trực tiếp với quân lính Nga.

Trước mắt, còn quá sớm để báo trước hồi kết cuộc khủng hoảng tại Caracas, nhưng có nhiều khả năng là cả Washington lẫn Moskva cũng đang trong giai đoạn "nắn gân" và "dằn mặt" lẫn nhau.

Thanh Hà

******************

Tại Hội đồng Bảo an, Mỹ bị cô lập về cao nguyên Golan (RFI, 28/03/2019)

Hôm 27/03/2019, Hội đồng Bảo an nhóm họp để bàn về tình trạng cao nguyên Golan, nơi chính quyền Trump vừa công nhận chủ quyền của Israel, đối với một phần khu vực này.

vene4

Một thành viên của Ủy ban giám sát Liên Hiệp Quốc tại cao nguyên Golan, ngày 28/01/2015. Reuters/Baz Ratner

Cuộc họp được triệu tập khẩn theo yêu cầu của chính quyền Damascus. Các đồng minh Châu Âu của Mỹ một mặt nhất loạt lên án quyết định của Washington, mặt khác không muốn bị coi là đồng minh của chế độ al-Assad.

Thông tín viên Marie Bourreau tường trình từ New York :

"Đại sứ Mỹ không tham dự vì lý do sức khỏe và cử tham tán chính trị tham gia cuộc họp, được triệu tập theo yêu cầu của chính quyền Damascus. Cần phải nói rằng, từ nhiều năm nay, Syria bị Hội đồng Bảo an chỉ trích về các vi phạm luật pháp quốc tế, quyền được hưởng cứu trợ nhân đạo của người dân.

Lần này, điều trớ trêu là Washington lại trở thành đối tượng lên án của Damas và các đồng minh Châu Âu của Mỹ, vốn coi việc công nhận của Washington là đi ngược lại các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.

Nếu như, về mặt pháp lý, rõ ràng là Syria đã làm đúng quyền hạn của mình khi đòi hỏi phiên họp này, thì về mặt chính trị, có thể thấy rõ sự lúng túng của các nước Châu Âu. Một ví dụ là đại sứ Đức đã lên án sự vô liêm sỉ của chính quyền Syria, quốc gia bị tố cáo là thường xuyên vi phạm các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.

Washington tuy nhiên cũng cố làm giảm nhẹ căng thẳng khi khẳng định là việc thừa nhận này không đặt lại vấn đề về sự hiện diện của Liên Hiệp Quốc trên cao nguyên Golan, nơi Liên Hiệp Quốc triển khai một lực lượng quan sát viên (FNUOD), từ năm 1974. Theo chính quyền Mỹ, lực lượng này phải tiếp tục có vai trò trụ cột trong việc bảo đảm tình hình ổn định tại vùng biên giới Israel và Syria".

Trọng Thành

Published in Quốc tế

Trung Quốc thời Tập Cận Bình : Hoàng hôn của những tiếng nói bất đồng

Thông tín viên Le Monde tại Thượng Hải hôm nay 29/03/2019 viết về buổi "Hoàng hôn của những tiếng nói bất đồng ở Trung Quốc". Một trong những nhà trí thức hiếm hoi dám chỉ trích ông Tập Cận Bình, giáo sư Hứa Chương Nhuận (Xu Zhangrun), dạy môn luật ở trường đại học danh tiếng Thanh Hoa (Tsinghua), Bắc Kinh đã bị đình chỉ giảng dạy.

tq1

Ông Tập Cận Bình tuyên thệ cho nhiệm kỳ chủ tịch nước thứ hai, ngày 17/03/2018. Greg Baker / AFP

Vị giáo sư được kính nể này hồi tháng 7/2018 đã đăng một bài viết mang tựa đề "Nỗi sợ và niềm hy vọng của chúng ta". Lo ngại quyền lực sẽ tập trung vào tay một cá nhân, sau khi giới hạn hai nhiệm kỳ cho chức chủ tịch đã bị hủy bỏ vào đầu năm 2018. Ông viết : "Tôi tự hỏi, liệu chúng ta đang ở vào hồi kết của kỷ nguyên cải cách và mở cửa, quay lại với chế độ toàn trị ?". Bài bình luận của giáo sư Hứa Chương Nhuận đã gây chấn động toàn thể giới trí thức Hoa Lục trong mùa hè năm ngoái, được chia sẻ rộng rãi trên mạng WeChat.

Việc ông bị trừng phạt là một đòn răn đe cho cộng đồng trí thức : thời kỳ mà họ có thể chỉ trích chế độ đã qua rồi. Think tank Unirule thành lập cách đây 25 năm, đã bị đóng cửa năm ngoái. Một nhà nghiên cứu thân cận với ông Hứa Chương Nhuận nhận xét : "Ông Hứa đã cho đăng 8 bài trong năm 2018. Việc ông ấy vẫn đăng bài được trong tình trạng kiểm duyệt gắt gao cho thấy trong nội bộ có những quan chức cấp cao cũng đồng tình với ông. Trung Quốc cần phải mở cửa với thế giới, phải có thái độ thiện chí".

Trong khi đó dưới thời Tập Cận Bình, tất cả các lãnh vực đều bị siết lại, và đại học cũng không thoát. Những camera được lắp đặt trong lớp học, các giảng viên đi chệch khỏi đường hướng của đảng có nguy cơ bị trừng phạt, một số sinh viên còn tố cáo thầy cô mình. Theo Le Monde, những thời điểm nhạy cảm cận kề có thể đóng vai trò nào đó trong việc kỷ luật giáo sư Hứa Chương Nhuận. Ngày 4 tháng Năm đánh dấu 100 năm phong trào đấu tranh sinh viên Ngũ Tứ, nổ ra vào ngày 04/05/1919. Còn ngày 4 tháng Sáu sắp tới là kỷ niệm 30 năm vụ đàn áp đẫm máu Thiên An Môn.

Công nhận Golan, Trump vô tình giúp Trung Quốc trên Biển Đông ?

Nhìn sang Trung Đông, "Trump, cao nguyên Golan và người Palestine", đó là tựa bài bình luận của cây bút lão luyện Alain Frachon trên Le Monde. Tổng thống Mỹ được ví như một chuyên gia chất nổ tài ba, ông vừa đặt một lượng TNT đáng kể ở chân núi Hermont, tại biên giới Israel-Lebanon-Syria-Jordan, một vùng đất vốn đã trong thế cân bằng mong manh. Đó chỉ là một tin Twitter, nhưng có thể gây chấn động ở độ rất cao theo thang bậc Richter.

Hôm thứ Năm 21/3, Donald Trump bỗng cho hay đây là lúc để Washington "công nhận chủ quyền của Israel ở cao nguyên Golan". Tại sao như thế và vì sao lại trong lúc này ? Đó là nhằm trợ giúp thủ tướng sắp mãn nhiệm của Israel, ông Benjamin Netanyahou trước cuộc bầu cử gay go sắp tới.

Cao nguyên Golan xinh đẹp rộng 1.500 km vuông bị Israel chiếm trong cuộc chiến với Syria tháng 6/1967. Suốt hơn 50 năm qua, đa số nhà lãnh đạo Israel kể cả ông Netanyahou thương lượng với Damascus, thường qua trung gian của Hoa Kỳ, trên cơ sở đổi Golan lấy hòa bình. Hồi năm 1979, Nhà nước Do Thái cũng đã trả lại vùng Sinai cho Ai Cập, với hiệp ước hòa bình giữa đôi bên. Công thức này cũng là căn bản cho cuộc đàm phán Israel-Palestine hiện nay.

Ông Trump vừa làm nổ tung một phần của luật pháp quốc tế ở Trung Đông và các nơi khác. Đồng thời, sự rộng lượng của nhà tỉ phú còn làm hai ông bạn Vladimir Putin và Tập Cận Bình rất vui lòng. Nếu Mỹ chấp nhận nguyên tắc dùng vũ lực để vẽ lại đường biên giới, thì dựa trên cơ sở nào mà trừng phạt Nga vì đã sáp nhập Crimea của Ukraine ? Làm thế nào có thể lên án việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo trên Biển Đông, đặt các nước liên quan trước việc đã rồi ?

Venezuela : Donald Trump bắt đầu mất kiên nhẫn

Cũng liên quan đến tổng thống Mỹ, Le Monde nhận định "Ông Trump mất kiên nhẫn trước nguy cơ sa lầy tại Venezuela".

Khi công nhận tổng thống tự phong Juan Guaido hôm 23/1, Donald Trump có lẽ đã nghĩ đây là một đòn quyết định khiến ông Nicolas Maduro phải nhanh chóng rời ghế. Cho dù hàng loạt nước khác theo chân, Maduro vẫn chống chọi được nhờ vào quân đội. Sau đó Washington hạ lá bài chủ chốt là trừng phạt tập đoàn dầu khí quốc doanh Venezuela. Nhưng từ đó đến nay Mỹ vẫn dừng lại ở những đe dọa suông và cấm nhập cảnh một số quan chức của chế độ Cararas.

Hôm thứ Tư ông Trump bực tức trách cứ các đời tổng thống trước đã để mặc cho tình hình Venezuela xấu đi. Việc Nga gởi binh lính và thiết bị đến Caracas càng làm tăng thêm căng thẳng. Đặc sứ Mỹ Eliott Abrams tự tin nhắc lại trường hợp Tunisia và Ai Cập, cho rằng trước sau gì chế độ độc tài Venezuela cũng sụp đổ. Trong khi chờ đợi, Donald Trump có thể tự an ủi : Venezuela nằm trong số những hồ sơ hiếm hoi có được sự ủng hộ mạnh mẽ của phe Dân chủ đối lập.

Brexit vẫn bế tắc

Nhận định "Theresa May hy sinh để cứu vãn Brexit", Le Monde cho rằng việc đảng vẫn Liên Minh Dân Chủ (DUP) kiên quyết chống thỏa thuận với EU là đòn đau cho nữ thủ tướng.

La Croixtrong bài "Sự bế tắc của Anh về Brexit" đặt câu hỏi : Liệu một ngày nào đó Anh quốc có ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu (EU) được hay không ? Vài giờ sau khi thủ tướng Theresa May loan báo sẵn sàng từ chức nếu thỏa thuận đã ký với EU được thông qua, các dân biểu Anh vẫn bỏ phiếu chống cả 8 kịch bản, kể cả "no deal", tức ra khỏi EU mà không có thỏa thuận nào. Trong trường hợp đó, cái giá phải trả về kinh tế là không nhỏ.

Thông tín viên của Les Echos tại Luân Đôn cho biết chưa bao giờ thấy tổng giám đốc Phòng Thương mại Anh, ông Adam Marshall giận dữ như thế. Trong hội nghị thường niên tổ chức ngay cạnh điện Westminster, tức tòa nhà Quốc hội Anh, ông Marshall lớn tiếng : "Chúng tôi rất phẫn nộ. Quý vị đã bỏ rơi các công ty Anh. Quý vị tập trung vào những ngôn từ thay vì vấn đề căn bản, chiến thuật thay vì chiến lược, chính trị thay cho sự thịnh vượng".

Trong khi đó theo một cuộc thăm dò, có đến gần phân nửa dân Pháp muốn một "Brexit nhanh chóng, không có thỏa thuận". Những người lớn tuổi tỏ ra ít thông cảm hơn với láng giềng Anh : 56% người trên 65 tuổi muốn một "no deal", tỉ lệ này với giới trẻ dưới 24 tuổi chỉ là 32%. Có đến 73% người Pháp cho rằng việc Anh ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu không ảnh hưởng gì đến đời sống của mình, nhưng thật ra theo INSEE, Brexit về lâu về dài sẽ làm GBP của Pháp sụt mất 1,7%.

Ủy Ban Châu Âu chuẩn bị 19 biện pháp khẩn cấp để ngăn ngừa tình trạng hỗn loạn khi Anh quốc đột ngột dứt áo ra đi, từ giao thông đường bộ, đường không cho đến khu vực đánh cá. Chỉ còn hai văn bản chưa được thông qua, liên quan đến visa và vấn đề hết sức nhạy cảm là cam kết đóng góp vào ngân sách Châu Âu của Luân Đôn (40 tỉ euro).

Ukraine : Không ứng cử viên tổng thống nào khiến phương Tây và Nga quan tâm

Về cuộc bầu cử tổng thống Ukraine, Le Figaro nhận xét không có ứng cử viên nào thu hút, đổi với cả phương Tây và Nga. Tổng thống mãn nhiệm Petro Porochenko, khuôn mặt quen thuộc Ioulia Timochenko lẫn diễn viên hài Volodymyr Zelenski đều không thuyết phục được Moskva, Bruxelles và Washington.

Le Monde chú ý đến một chi tiết được cho là nỗ lực cuối cùng của ông Porochenko để lôi kéo lượng cử tri đã quay lưng lại với ông. "Hãy cân nhắc", đó là dòng chữ trên những tờ áp-phích mới nhất. Không có chân dung lẫn chữ ký của tổng thống, đây là lời kêu gọi một sự chọn lựa cẩn trọng, tránh một cú nhảy vào vô định – với một khuôn mặt phụ nữ gai góc đã quá nhàm chán là bà Timochenko, hay anh hề Zelenski chưa hề có kinh nghiệm chính trường.

Tựa chính báo Pháp

Le Mondebăn khoăn "Làm thế nào tìm được 9 tỉ euro để giúp những người già không thể tự phục vụ" : từ nay đến năm 2030 chính phủ Pháp cần thêm 9,2 tỉ euro để đối phó với tình trạng lão hóa dân số. Le Figaro báo động "Nhà thờ, nạn nhân của các vụ phá hoại đáng ngại". Năm ngoái có đến 129 vụ đánh cắp và 877 vụ phá hoại đủ kiểu tại nơi chốn thiêng liêng của Công giáo, trung bình mỗi ngày có ba vụ. Các dân biểu cánh hữu đòi hỏi Quốc hội lập nhóm điều tra, đánh giá đúng tầm mức vấn nạn này để ngăn ngừa, đối phó.

Trên lãnh vực kinh tế, Les Echos nêu ra "Bài học về quản lý của người cứu vãn hãng Peugeot". Tổng giám đốc PSA, ông Carlos Tavares đã vực dậy tập đoàn đang lâm nguy và sau đó là Opel một cách ngoạn mục.

Nhìn ra thế giới, La Croix quan tâm đến "Một cuộc bầu cử náo động ở Ukraine" : luôn đang trong tình trạng xung đột với các nhóm ly khai, Chủ nhật này người dân sẽ đi bầu tổng thống mới. Libération đăng ảnh một lá cờ Algéria lớn, với đông đảo người biểu tình phía sau, chạy tựa "Algéria của họ : Ca sĩ rap, nhà điện ảnh, nhà văn, họa sĩ…". Tờ báo dành nhiều đất cho giới nghệ sĩ, trí thức Algéria để bàn luận về tình hình đất nước.

Ở trang trong, hai sự kiện thời sự đáng chú ý nhất hôm nay là Brexit và bầu cử tổng thống ở Ukraine được tất cả các báo đề cập đến.

Thụy My

Published in Châu Á

Cúp điện : Những đêm đen và Chủ nhật buồn ở Venezuela

Tại Châu Mỹ la-tinh, thông tín viên Le Monde ở Bogota mô tả "Những cố gắng xoay sở của dân Venezuela trong lúc cúp điện". Gần một tháng sau vụ cúp điện đầu tiên, một lần nữa cư dân quốc gia dầu lửa này lại bị chìm trong bóng tối.

cupdien1

Thủ đô Caracas và nhiều thành phố Venezuela lại chìm trong bóng tối mênh mông. Ảnh chụp ngày 25/03/2019. Reuters/Ivan Alvarado

Đã là ngày thứ Ba, nhưng tại Caracas và hầu hết các thành phố Venezuela, có vẻ như ngày Chủ nhật. Các đường phố thủ đô hầu như hoang vắng, tất cả đèn giao thông đều tắt. Đa số các cửa hàng, tiệm ăn, quán cà phê đều đóng cửa, tàu điện ngầm không hoạt động. Một Chủ nhật buồn !

Suốt cả ngày, trên mạng xã hội, những ai có thể sạc được điện thoại thông báo cho nhau về tình trạng điện lưới, đồng thời bày tỏ sự bất lực, phẫn nộ. Họ viết : "Khó có gì tệ hơn thế. Không có điện, phải chờ đợi ánh sáng quay trở lại rồi lại bị cúp điện tiếp ?". "Chưa kịp lấy lại sức sau đợt cúp điện hôm 07/03/2019, rồi bây giờ lại phải đối phó lần nữa"…

Sau năm ngày đất nước bị tê liệt trong đợt đầu tiên, đến 21 giờ 30 tối thứ Hai 25/3, sự cố lại tái diễn. Một cư dân mạng viết : "Những ai ở nước ngoài không thể hình dung được đó là như thế nào. Im lặng như tờ, bóng tối bao trùm lên tất cả, nỗi sợ len vào từng người một".

Đêm đen gây sợ hãi. Thủ đô Venezuela đứng thứ ba trong số những thành phố nguy hiểm nhất thế giới. Nhà báo Rey Mozo cho biết : "Không có cảnh sát lẫn nhân viên cứu hộ trên đường phố Caracas, người dân bị phó mặc cho số phận".

Và họ cầu nguyện đừng bị bệnh. Video quay cảnh các bác sĩ ở bệnh viện Ciudad Ojeda phải giải phẫu trong bóng tối, dưới ánh sáng lập lòe của một chiếc smartphone, đăng trên trang web ElPitazo gây sợ hãi. Tại sân bay Maiquetia, những chuyến bay quốc tế hiếm hoi vẫn có thể cất cánh hôm thứ Ba 26/3, nhưng nhân viên phải viết thẻ lên tàu bằng tay.

Những lời khuyên và đề nghị giúp đỡ lan truyền trên mạng. Một công ty điện thoại khuyến cáo khách hàng mở wifi để những người láng giềng có thể sử dụng, một siêu thị thông báo dành những tủ lạnh cho ai cần trữ lạnh thuốc men.

Nhưng hầu hết các tweet là những lời nguyền rủa chế độ, từ lãnh tụ quá cố Hugo Chavez cho đến tổng thống Nicolas Maduro và "toàn bộ bè lũ bất tài" của ông ta. Đối lập tin chắc rằng những vụ cúp điện liên tục là do cơ sở hạ tầng bị xuống cấp nặng nề, còn ông Maduro thì tố cáo là đập thủy điện Guri, nơi cung cấp gần 80% điện năng cho cả nước, bị phá hoại.

Bà Angela, cư ngụ ở khu phố Chacao, Caracas cho biết lần này đã trữ sẵn nước và cá thu đóng hộp. Ở tuổi 74, bà không thể lên xuống 12 tầng lầu khi thang máy không hoạt động. Cũng như bà, nhiều người dân Venezuela đã "phát huy tài nghệ của người tiền sử để sống sót" - theo tài khoản Tachira Fuerte.

Cư dân cũng đã trở nên quen thuộc với sự cố : nay thì họ biết những nơi nào có thể nhận được tín hiệu vệ tinh. Ngay từ sáng sớm thứ Ba, người dân xúm xít tại những nơi này để cố gắng liên lạc với người thân ở nước ngoài vốn đang lo lắng. Trên ba triệu người Venezuela đã bỏ xứ sở ra đi kiếm sống từ khi kinh tế bị suy sụp.

Nhưng tinh thần hài hước vẫn chưa biến mất. Một người tên José châm chọc : "Lính Nga đến Venezuela huấn luyện trong điều vô cùng khắc nghiệt". Mariana Blanco đăng trên Twitter : "Các bạn có còn nhớ Bộ Hạnh Phúc không ? Ai có số điện thoại cho tôi xin với, tôi có một vài đề nghị". Hồi năm 2013, ông Nicolas Maduro loan báo đặt ra chức "thứ trưởng vì hạnh phúc tuyệt vời của nhân dân". Nhưng từ lâu chức vụ này đã bị rơi vào quên lãng.

EU-Trung Quốc : Bước ngoặt rạch ròi của Paris

Về quan hệ giữa Liên Hiệp Châu Âu và Trung Quốc, bài xã luận của Le Monde nhận định đó là"một bước ngoặt đúng đắn của Paris".

Sự hiện diện của thủ tướng Đức Angela Merkel và chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean-Claude Juncker bên cạnh tổng thống Pháp trong buổi đón tiếp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mang lại một tầm vóc lịch sử. Ban đầu chỉ đơn giản là một cuộc gặp thượng đỉnh Pháp-Trung, nhưng khi mở rộng ra cho hai đối tác hàng đầu, tổng thống Pháp đã chứng minh sự chân thành trong chính sách Châu Âu của mình, và dấn thân vào chiến lược mới của Bruxelles để đối phó với Bắc Kinh.

Trong văn bản công bố cách đây hai tuần, Ủy Ban Châu Âu đã tạo một bước ngoặt quan trọng, coi Trung Quốc là đối thủ chiến lược mang tính hệ thống và khuyến cáo các quốc gia thành viên nên có kế hoạch hành động, đoàn kết với nhau để đối phó. Tại Paris, bà Merkel và ông Juncker nêu ra trước ông Tập sự bất tương xứng trong việc mở cửa thị trường, còn ông Macron nhấn mạnh "sự ngây thơ" của Châu Âu với Trung Quốc đã chấm dứt.

Tập Cận Bình kêu gọi vượt qua những "nghi kỵ", nhưng ông không đưa ra được bằng chứng nào để trấn an về "Con đường tơ lụa mới". Trung Quốc và Liên Hiệp Châu Âu sẽ gặp lại ở hội nghị thượng đỉnh vào ngày 9/4. Con đường trước mặt còn dài, nhưng theo Le Monde, từ hôm thứ Ba đã có được một bước ngoặt rạch ròi.

Châu Âu trở thành chiến trường Mỹ-Trung

Cũng trên Le Monde, tác giả Sylvie Kauffmann nhận xét "Châu Âu, chiến trường của Hoa Kỳ và Trung Quốc".

Trong cuộc đối đầu mới giữa hai cường quốc, đối với các quốc gia Tây Âu - giàu mạnh nhất và ổn định nhất về chính trị - Bắc Kinh và Washington ưu tiên cho quan hệ song phương với Berlin, Luân Đôn, Paris, Roma, La Haye hoặc Stockholm. Còn với các nước thuộc Liên Xô cũ và Nam Tư cũ, mới gia nhập vào Liên Hiệp Châu Âu (EU) và do vậy ít gắn bó hơn, lọt vào tầm ngắm của Bắc Kinh còn do kinh tế chưa phát triển cao, cần nhiều cơ sở hạ tầng.

Thông qua công thức "16+1" do Bắc Kinh đưa ra tại Warsawa năm 2012, bao gồm các nước cộng sản cũ trong đó có 11 nước nay là thành viên Liên Hiệp Châu Âu, khu vực này trở thành bản lề trong dự án "Con đường tơ lụa mới". Thủ tướng một nước nhỏ vùng Balkan cho biết chỉ trong vòng hai năm, ông đã có đến sáu cuộc họp song phương với phía Trung Quốc.

Năm 2015, Ba Lan đưa ra một đề nghị mới : Sáng kiến Tam Hải (Initiative des Trois Mers - I3M hay còn gọi là IMBAMN) gồm 12 nước hầu hết là Đông Âu, thành viên EU nằm dọc theo biển Baltic, biển Adriatic và Hắc Hải. Khi tổng thống Mỹ Donald Trump đến Warsawa tháng 7/2017 tuyên bố ủng hộ sáng kiến này, Bruxelles cho rằng Mỹ lại muốn chia rẽ Châu Âu. Nhưng thực ra đối với chính quyền Trump, đây là cách để đặt chân vào Trung Âu, khu vực chiến lược mà cả Nga và Trung Quốc đều muốn gây ảnh hưởng.

Bắc Âu tập trận để phòng bị Nga

Cũng tại Châu Âu, thông tín viên của Le Figaro ở Thụy Điển cho biết "Quân đội các nước Bắc Âu tập trung sức mạnh trước áp lực của Nga". Mười ngàn quân nhân Thụy Điển, Phần Lan và Na Uy tham gia một cuộc tập trận chưa từng thấy kéo dài 8 ngày tại Bắc Cực.

Cuộc tập trận Northern Wind diễn ra tại vịnh Botnie, vùng biên giới Phần Lan, nhằm thử nghiệm năng lực của các quân đội Bắc Âu trong điều kiện mùa đông khắc nghiệt. Kể từ cuộc chiến Gruzia năm 2008 cho đến việc sáp nhập Crimea bằng vũ lực năm 2014 và can thiệp vào cuộc xung đột Ukraine, nước láng giềng Nga ở cách đó 300 km luôn là mối đe dọa, không khí trở nên nặng nề.

Tuy Moskva không trực tiếp hăm dọa, nhưng nhiều sự cố thường xuyên xảy ra với các nước Bắc Âu. Hồi tháng Hai, một chiếc Sukhoi của Nga đã áp sát một phi cơ thám sát Thụy Điển, chỉ cách chưa đầy 20 mét. Cũng trong tháng Hai, một nghi can được cho là gián điệp của Moskva bị bắt tại một nhà hàng ở Stockholm. Và từ nhiều tuần qua, chính phủ Na Uy tố cáo hệ thống định vị GPS bị gây nhiễu ở biên giới phía bắc, gây nguy hiểm cho các máy bay chở khách. Phần Lan, vốn có chung 1.300 km đường biên giới với Nga, luôn phải đề cao cảnh giác.

Sống đến 300 tuổi để làm gì ?

Trong lãnh vực xã hội, trên trang Ý kiến của Le Figaro, tác giả Luc Ferry đặt lại câu hỏi của triết gia La Mã Cicéron sinh 106 năm trước Công nguyên : "Sống đến 300 tuổi để làm gì ?".

Câu hỏi này được Le Figaro đưa ra vào năm ngoái, đã được đại đa số độc giả trả lời là không cần thiết. Đó cũng là ý kiến của người xưa, trong đó có nhà triết học cổ đại Cicéron, là không nên sợ hãi tuổi già cũng như cái chết, cho dù với giả thiết là ở tuổi đó người ta vẫn khỏe mạnh về thể chất cũng như tinh thần. Cần phải sống thuận với thiên nhiên, mà thiên nhiên thì có những chu kỳ rõ rệt. Còn theo triết gia Platon, cái chết giải phóng chúng ta ra khỏi nhà tù là thân thể, đưa chúng ta vào cõi vĩnh hằng của niềm vui và chân phúc.

Tựa chính báo Pháp

Các báo Pháp hôm nay quan tâm đến nhiều lãnh vực khác nhau. Les Echos nhận định "Brexit : Lá bài cuối cùng của bà Theresa May". Le Figaro chạy tựa trang nhất "Bầu cử Châu Âu : Cánh hữu muốn gây trở ngại cho cuộc song đấu Macron-Le Pen".

Libération tố cáo "Sách nhiễu ở trường sĩ quan dự bị Saint-Cyr : Quân đội vẫn im lặng". Le Monde nhìn sang một thuộc địa cũ của Pháp ở Châu Phi, với tựa đề "Algérie : Quân đội bỏ rơi ông Bouteflika để cố gắng cứu vãn chế độ". Nhật báo công giáo La Croix kêu gọi "Chỉnh đốn lại Giáo hội".

Published in Quốc tế

Algeria : Khởi đầu một chương mới

Báo Libération hôm nay dành bài xã luận cho tình hình Algeria, với tựa "Chương mới". Mở đầu bài xã luận, tờ báo viết : Thế là tổng tham mưu trưởng bỏ rơi Bouteflika. Hơn một tháng kể từ khi khởi đầu phong trào biểu tình phản đối việc Bouteflika ra tranh cử tổng thống nhiệm kỳ 5, tổng thống Algeria đã mất đi một cột trụ chính, đó là quân đội.

algeria1

Tổng thống Abdelaziz Bouteflika (phải) tiếp tổng tham mưu trưởng quân đội Algeria Ahmed Gaid Salah, Alger, ngày 11/03/2019AFP /Canal Algérie

Theo Libération, như vậy tính từ năm 2010, tổng thống Algeria là lãnh đạo duy nhất của khối Ả Rập bị đổ mà không mất một giọt máu nào (cho tới hôm nay). Tờ báo viết tiếp : "Thật là đáng nghiêng mình nể phục một dân tộc đã không hề chọn sự dễ dãi của bạo lực. Và cũng phải hoan nghênh những lãnh đạo lực lượng an ninh : họ đã không quên rằng trong số những người biểu tình có một người con của họ, một người mẹ, thậm chí một người bà. Bởi vì đúng là cả xã hội Algeria đã đồng loạt đứng dậy, phẫn nộ trước việc duy trì một con rối ở đỉnh cao quyền lực".

Nhưng theo Libération, "người dân Algeria chỉ mới ở giai đoạn đầu của một chương mới. Những gì diễn ra tiếp theo rất có thể sẽ đen tối hơn. Nếu tổng thống có bị hạ bệ, thì đó không phải là nhằm đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, mà chỉ là nhằm bảo toàn chế độ hiện hành. Chế độ này rồi sẽ đứng ra tổ chức tiến trình chuyển tiếp cho chính họ, nhưng liệu sự chuyển tiếp đó có diễn ra giống như những cuộc biểu tình những tuần qua hay không, tức là một cách hào hứng và ôn hòa ? Tất cả những nhà dân chủ trên thế giới đang hy vọng điều đó".

Đường phố Alger còn nghi ngờ

Về phần Le Figaro, tờ báo này ghi nhận rằng, trên đường phố Alger, những người biểu tình phản kháng lo ngại rằng đây chỉ là một trò lừa đảo mới để tiếm quyền, hoặc là một thủ đoạn quân đội nắm quyền lực.

Tờ báo trích lời Réda, một sinh viên 23 tuổi : "Ngay từ đầu chúng tôi đòi giải thể toàn bộ chế độ này. Chúng tôi không còn muốn Bouteflika, Gaid Salah, lẫn Mặt trận Giải phóng Dân tộc FLN (đảng của Bouteflika) và Tập hợp Dân tộc Dân chủ RND (đồng minh chính của Bouteflika)". Theo Le Figaro, đối với nhiều người, cần phải tiếp tục đấu tranh cho đến khi nào toàn bộ các nhân vật chủ chốt của chế độ ra đi, vì theo lời một thanh niên : "Chúng tôi không tin tưởng bất cứ ai. Các sĩ quan cao cấp của quân đội là đồng lõa với những kẻ cầm quyền và với các doanh nhân. Bây giờ họ thấy sắp đến ngày 28/04 (ngày mà trên nguyên tắc nhiệm kỳ của tổng thống Bouteflika hết hạn), họ bèn tìm một giải pháp khác để kéo dài quyền lực của họ".

Seoul nỗ lực cứu vãn đối thoại Mỹ-Triều

Về thời sự Châu Á, tình hình bán đảo Triều Tiên vẫn thu hút sự chú ý của nhật báo công giáo La Croix, với hàng tựa "Seoul nỗ lực cứu vãn tiến trình hòa bình Triều Tiên".

Một tháng sau thất bại của thượng đỉnh Hà Nội giữa Donald Trump và Kim Jong-un, đối thoại Mỹ - Triều đang gặp bế tắc. Tuy nhiên, tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in quyết tâm khởi động lại tiến trình hòa bình, cho dù con đường sẽ rất khó khăn.

Theo La Croix, chính quyền Seoul vẫn tin rằng, cho dù có bất đồng giữa hai lãnh đạo Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên về việc tháo dỡ cơ sở hạt nhân Yongbyon đổi lấy việc bãi bỏ các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc, vẫn có một con đường, dù rất chật hẹp, để thúc đẩy trở lại cuộc đối thoại. Ngày 25/03 vừa qua, thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Lee Tae-ho, khi phát biểu với báo chí nước ngoài, đã cho rằng "đây là một nhiệm vụ hết sức nặng nề, với rất nhiều trở ngại, nhưng chúng ta đừng quên đoạn đường đã đi qua chỉ trong vòng một năm". Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc thông báo là Seoul sẽ gởi một thông điệp rất rõ ràng đến Bình Nhưỡng về sự tối cần thiết của việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn.

Chính quyền Hàn Quốc sẽ có những bước chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh thứ tư giữa lãnh đạo hai miền Triều Tiên ở Bàn Môn Điếm. Theo La Croix, bây giờ không còn ai nhắc đến khả năng Kim Jong-un viếng thăm Seoul, một chuyến đi sẽ mang tính lịch sử, mà kể từ nay phải tổ chức các cuộc gặp ít mang tính biểu tượng hơn, mang tính kỹ thuật nhiều hơn, để thuyết phục lãnh đạo chế độ Bình Nhưỡng có những hành động cụ thể với Hoa Kỳ và qua đó kéo tổng thống Donald Trump trở lại bàn đàm phán.

Nhưng chuyên gia về Bắc Triều Tiên Kim Hyun-wook, Học viện Ngoại giao Triều Tiên, đặt câu hỏi : "Moon Jae-in có còn đáng tin cậy dưới con mắt của Washington hay không ?". Vị chuyên gia này không tin là tổng thống Moon Jae-in có thể làm Kim Jong-un thay đổi ý kiến trên hồ sơ hạt nhân.

Bruxelles không loại trừ Hoa Vi

Đây là quyết định mà theo Le Figaro có thể sẽ gây một cơn bão mới giữa Châu Âu với "đồng minh" Hoa Kỳ.

Vào lúc mà các lãnh đạo Châu Âu yêu cầu phải có một "khuôn khổ đa phương công bằng hơn và cân đối hơn" với Bắc Kinh, Ủy Ban Châu Âu cuối cùng đã quyết định không đóng cửa mạng di động 5G với điện thoại của tập đoàn Trung Quốc Hoa Vi và để cho các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu tự chọn lựa về vấn đề này.

Quyết định cực kỳ nhạy cảm trong bối cảnh hiện nay, ngược lại với lập trường của Washington, đã được thông báo chiều hôm qua tại Strasbourg, sau một cuộc họp của các ủy viên Châu Âu. Không hề nhắc đến tên Hoa Vi, tuy vậy Bruxelles đề ra một kế hoạch nhằm bảo đảm an toàn cho mạng 5G và kêu gọi 27 nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu tham gia kế hoạch này để ngăn chặn những lỗ hổng an ninh có thể có.

Thật ra, Ủy Ban Châu Âu phải cấp tốc ra quyết định, bởi vì tại Châu Âu hiện giờ đã có đến 11 quốc gia gọi thầu cho mạng 5G, mà theo lời ông Julien Nocetti, Viện Quan hệ quốc tế Pháp IFRI, Hoa Vi hiện là tập đoàn có trình độ công nghệ 5G cao nhất và đưa ra những giá hấp dẫn nhất.

Brexit : Hậu quả đối với chương trình Eramus

Liên quan đến Brexit, tờ Le Monde hôm nay chú ý đến hậu quả đối với chương trình trao đổi sinh viên của Châu Âu Erasmus +. Hiện chưa rõ là nước Anh có sẽ tiếp tục tham gia chương trình này hay không.

Theo Le Monde, bên phía Anh Quốc lẫn phía Liên Hiệp Châu Âu, chính quyền và các trường đại học đều nhìn nhận ích lợi của chương trình trao đổi sinh viên Eramus +, bên nào cũng hứa sẽ tiếp tục tham gia chương trình này trong thời kỳ hậu Brexit. Đã từng có tiền lệ là 6 nước không phải thành viên Liên Hiệp Châu Âu nhưng cũng tham gia chương trình Eramus +, trong đó có Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ và Serbia.

Nhưng trong khi các cuộc thương lượng về Brexit vẫn dằng dai, một màn sương mù dày đặc vẫn bao phủ chương trình Eramus + ở Anh và tình trạng này đã bắt đầu gây hậu quả. Tuy số liệu của niên khóa 2017-2018 chưa có, nhưng theo Le Monde, dường như là khi chọn cho năm học ở nước ngoài, ngày càng có nhiều sinh viên "né" nước Anh. Lần đầu tiên, nước Anh không còn là điểm đến số một của các sinh viên Pháp trong chương trình Eramus niên học 2017-2018, mà đã bị Tây Ban Nha qua mặt. Có đến 8.200 sinh viên chọn một đại học ở Tây Ban Nha, trong khi chỉ có 8.000 chọn một đại học ở Anh Quốc.

Pháp và mục tiêu trung hòa khí carbon

"Làm thế nào nước Pháp đạt đến trung hòa khí carbon vào năm 2050". Đó là tựa lớn trên trang nhất của tờ Le Monde. Mục tiêu mà chính phủ Pháp đề ra có nghĩa là đến năm 2050, nước Pháp sẽ không thải ra lượng khí CO2 nhiều hơn lượng khí hấp thụ được. Như vậy là Pháp buộc phải giảm gấp 8 lần lượng khí phát thải gây hiệu ứng lồng kính.

Theo Le Monde, muốn đạt được mục tiêu đó, dân Pháp phải có những thay đổi sâu rộng về tiêu thụ năng lượng, về nhà ở, về giao thông và về ăn uống. Cơ quan Môi trường và năng lượng (ADEME) của Pháp đã hình dung một kịch bản là đến năm 2050, ở cấp độ thế giới, các quốc gia đã hạn chế được mức tăng nhiệt độ là 2°C, như mục tiêu được đề ra trong thỏa thuận Paris năm 2015. Riêng tại Pháp, vào thời điểm đó, dân số sẽ tăng lên thành 72 triệu người. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng với nhịp độ tương tự như hiện nay. Thuế carbon lúc ấy sẽ lên đến mức 600 euro/tấn so với mức 45 euro/tấn năm 2018.

Cũng theo kịch bản đó, đến năm 2050, những nhiên liệu góp phần chính vào biến đổi khí hậu sẽ hầu như thuộc về quá khứ, than và dầu hỏa bị cấm sử dụng, còn về khí đốt thì sẽ chỉ có khí tái tạo hoặc khí hydro. Trong nhà ở, cũng như trong các phương tiện giao thông, năng lượng sẽ được cung cấp từ những nguồn phi carbon. Đến lúc đó sẽ không còn xe chạy bằng xăng dầu, mà chỉ có xe chạy điện hoặc sử dụng nhiên liệu chế biến từ nông phẩm. Người dân sẽ ít dùng xe hơi, mà di chuyển nhiều hơn bằng xe đạp, xe công cộng, đi chung xe, hoặc làm việc từ xa nhiều hơn.

Về thói quen ăn uống, dân Pháp sẽ tiêu thụ nhiều hơn các chất protein thực vật, thức ăn hữu cơ (bio) hoặc thịt từ gia súc nuôi ngoài trời. Lúc đó, mỗi người lớn chỉ ăn 94 gram thịt/ngày (so với mức 185 g năm 2010) và sẽ ăn nhiều rau quả hơn.

Nhưng đó là kịch bản lý tưởng. Theo Le Monde, trên con đường đi đến trung hòa phát thải khí carbon, nước Pháp vẫn còn đang ở rất xa. Trong một nghiên cứu công bố vào tháng 10/2018, Viện Phát triển bền vững và Quan hệ quốc tế (IDDRI) ghi nhận là nước Pháp đang bị chậm trễ trong việc thực hiện các mục tiêu về khí hậu trong các lĩnh vực chủ chốt : năng lượng tái tạo, cải tạo nhà ở và phi carbon hóa giao thông.

Trang nhất các báo

"Algeria : quân đội bỏ rơi Bouteflika", đó là hàng tựa trên trang nhất của tờ Le Figaro hôm nay. Theo tờ báo này, hôm qua, tướng Ahmed Gaid Salah đã mở đường cho sự ra đi của tổng thống Algeria với hy vọng sẽ chấm dứt được khủng hoảng chính trị ở nước này.

Vẫn với kiểu chơi chữ cố hữu, tờ Libération đưa tựa "Bouteflika bouté". Bouté tiếng Pháp có nghĩa là "bị tống khứ". Nhưng tờ báo đặt câu hỏi : Việc tổng tham mưu trưởng quân đội yêu cầu tuyên bố tổng thống không còn khả năng lãnh đạo phải chăng là nhằm giúp họ nắm lại tình thế vào lúc chính quyền đang chao đảo dưới áp lực của đường phố ?

Trang nhất của nhật báo kinh tế Les Echos thì chú trọng đến tình trạng ngân sách của nhà nước Pháp với hàng tựa "Chân trời ngân sách đang sáng sủa hơn cho Macron". Theo tờ báo này, chính phủ của tổng thống Emmanuel Macron sẽ hạ thấp dự báo thâm thủng ngân sách cho năm 2019, xuống mức từ 3 đến 3,1% GDP, thay vì 3,2% như dự báo ban đầu.

Nhật báo công giáo La Croix thì quan tâm đến cuộc sống của người già tại Pháp, với hàng tựa "Sống tuổi già ở nhà, không đơn giản như thế". Theo tờ báo này, giữ người già sống tại nhà vẫn là một ưu tiên của chính phủ Pháp và theo dự kiến vào cuối năm nay sẽ có một luật về chăm sóc người già tại Pháp.

Riêng trang nhất của tờ Le Monde thì dành tựa lớn cho vấn đề chống biến đổi khí hậu : "Làm thế nào nước Pháp đạt đến trung hòa khí carbon vào năm 2050".

Thanh Phương

Published in Quốc tế

Nguồn : RFI, 24/03/2019

Published in Video

Trung Quốc – Châu Âu : Đối thủ hay đối tác

Tổ chức Nhà nước Hồi giáo thất thủ nhưng mối đe dọa vẫn chưa hết. Chuyến công Châu Âu của ông Tập Cận Bình gây hoài nghi và cảnh giác. Brexit, nước Anh không lối thoát số phận thủ tướng Theresa May trở nên mong manh. Đó là những chủ đề thời sự quốc tế chính của các báo Pháp ra hôm nay.

doitac1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu trước doanh nhân tại dinh Quirinal, Roma, ngày 22/03/2019. Tiziana Fabi/Pool via REUTERS

Sau chặng đầu có thể được coi là thành công ở nước Ý cùng với hàng chục hợp đồng kinh tế và nghị định thư hợp tác được ký kết, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm nay bắt đầu chuyến thăm Pháp cấp Nhà nước trong vai của "một đối tác cũng như một đối thủ", nhật báo kinh tế Les Echos nhận xét.

Trong khi đó, Le Figaro, có bài : "Các nước Châu Âu thức tỉnh trước Trung Quốc". Tờ báo nhận thấy tổng thống Pháp Emmanuel Macron hy vọng tạo được một mặt trận chung Châu Âu để đối phó với chiến lược và tham vọng của Bắc Kinh. Mở đầu bài viết, phóng viên Le Figaro dẫn lại phát biểu của một quan chức Úc cách đây 3 năm rằng "Châu Á đánh giá thấp Hồi giáo cực đoan và Nga nhưng Châu Âu thì vẫn chưa ý thức được mối đe dọa Trung Quốc".

Theo bài báo thì đúng là một thời gian dài "bị cuốn vào các khủng hoảng nội bộ, vướng bận với những hỗn loạn ở Trung Đông, lo toan nhiều vào những hồ sơ lớn như Iran hay Nga, các nước Châu Âu đã không thấy hoặc không lo lắng gì đến bước tiến âm thầm của Trung Quốc trong khi mà từ nhiều năm qua Trung Quốc đã thâm nhập được vào huyết mạch kinh tế của nhiều nền dân chủ phương Tây".

Cho đến giờ Liên Hiệp Châu Âu vẫn coi sự cất cánh của Trung Quốc như là cơ hội kinh tế, chứ không phải là mối nguy cơ chiến lược. Bởi vì Trung Quốc vẫn luôn là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Châu Âu sau Mỹ.

Nhưng thời gian và thực tế đã buộc Châu Âu thay đổi cách nhìn nhận về đối tác lớn này. Hôm 12/3 vừa qua, Ủy Ban Châu Âu trong một tài liệu quan trọng từ giờ trở đi đã chính thức coi Trung Quốc là một "đối thủ cạnh tranh chiến lược". Để lập lại sự cân bằng trong quan hệ với Trung Quốc, Ủy Ban Châu Âu còn lên một danh mục các hành động phải nhanh chóng triển khai nhằm đối phó với Bắc Kinh.

Ngày mai tổng thống Pháp tổ chức tại Paris cuộc hội đàm với chủ tịch Tập Cận Bình có sự tham dự của thủ tướng Đức Angela Merkel và chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean-Claude Juncker. Le Figaro nhận xét đó là "một mặt trận Châu Âu để đáp lại những tham vọng Trung Hoa và để làm thất bại chiến lược của Bắc Kinh luôn dùng ưu đãi quan hệ song phương để chơi trò chia rẽ Châu Âu".

Châu Âu đã hiểu ra nhưng...

Le Figaro nhận thấy, sau Mỹ, các nước Châu Âu đang mở mắt để thấy được những hậu quả của việc sự nổi trội sức mạnh của Trung Quốc.

Đó là hậu quả của việc Bắc Kinh sử dụng ảnh hưởng gia tăng nhằm áp đặt quan điểm và nguy cơ tiềm ẩn kéo theo sau những khoản đầu tư của Trung Quốc trong những khu vực nhạy cảm của kinh tế Châu Âu. Khi mà giờ đây, Trung Quốc đang tập trung tấn công vào Châu Âu qua lĩnh vực công nghệ với mạng viễn thông 5G.

Tờ báo nhấn mạnh, cũng như Mỹ, các nước Châu Âu lo ngại có thể bị do thám từ những đầu tư của một quốc gia không dân chủ vào lĩnh vực chiến lược. Chưa hết các thương vụ Trung Quốc mua lại, thôn tính các doanh nghiệp và hạ tầng cơ sở bị đánh giá là cách làm ăn không trung thực vì nó giúp Bắc Kinh có được trình độ chuyên môn cao, có công nghệ bản lề với giá thấp nhất và nhất là các doanh nghiệp Trung Quốc được chính phủ tài trợ và kiểm soát.

Ý thức được những nguy cơ trong quan hệ với Trung Quốc, nhưng hành động của Châu Âu có vẻ hơi muộn. Le Figaro nhận thấy, "Trung Quốc đã sử dụng và đào sâu sự chia rẽ trong Liên Âu để đề phòng trước một chính sách chung". Hungary, Hy Lạp là một trong số nước tiên phong đứng về phe Bắc Kinh. Bồ Đào Nha đã ký chương trình quốc tế của "con đường tơ lụa mới". Ý thì vừa mới đây trở thành nước G7 đầu tiên đóng góp vào dự án đầy tham vọng của Trung Quốc.

Le Figaro kết luận : Lập trường với Trung Quốc trở nên phức tạp, khi mà Liên Hiệp Châu Âu vẫn muốn tiếp tục hợp tác với Bắc Kinh để cố cứu các thỏa thuận đa phương đã bị tổng thống Mỹ Donald Trump phá vỡ, tiêu biểu là thỏa thuận hạt nhân Iran và Hiệp định khí hậu. Thế nhưng gây bất đồng trong quan hệ giữa hai bờ Đại Tây Dương cũng chính là một trong nhiều mục tiêu của Trung Quốc.

Tổ chức Nhà nước Hồi giáo mất đất chưa phải đã bị tiêu diệt

Chuyển qua thời sự xuất hiện nhiều trên trang nhất các báo. Cứ địa cuối cùng của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tại Baghouz đã bị phá vỡ hoàn toàn hôm thứ Bảy nhưng mối đe dọa vẫn còn hiển hiện ở khắp thế giới. Đó là nhận định chung của các báo khi loan báo tổ chức thánh chiến Hồi giáo bị đánh bại sau hơn 5 năm gieo rắc kinh hoàng khắp thế giới.

Libération chạy tựa : "Nhà nước Hồi giáo quay trở lại hoạt động bí mật". Tờ báo ghi nhận "tổ chức khủng bố này hôm thứ Bảy đã bại trận hoàn toàn ở cứ điểm kháng cự cuối cùng tại Baghouz. Nhóm thánh chiến, vẫn còn hoạt động, ngay lập tức đã kêu gọi những người ủng hộ tiếp tục thánh chiến…".

Trên các vùng đất Syria và Iraq, các phần tử của Nhà nước Hồi giáo quay vào hoạt động bí mật. Nhưng tổ chức này đã cắm chân thành công ngoài vương quốc Hồi giáo tự tuyên bố năm 2014, đó là ở Afghanistan, Libya trên bán đảo Sinai của Ai Cập, vùng sa mạc Sahara cho đến Trung Á. Dù có phải chuyển qua mạng lưới ngầm, Daesh vẫn luôn là một mối đe dọa lớn, vẫn là một tổ chức khủng bố toàn cầu có sự lãnh đạo tập trung.

Trong khi đó Le Figaro khẳng định cứ địa Baghouz thất thủ không có nghĩa là lịch sử thánh chiến đã chấm dứt. Tổ chức Nhà nước Hồi giáo trở lại với hiện trạng như trước khi ra công khai. Một tổ chức bí mật, hình thành từ các cơ sở nằm vùng và các nhóm chiến binh ẩn náu trong sa mạc. Daesh vẫn còn các chi nhánh đã cắm sâu từ Sinai, Yemen, qua Châu Phi đến Afghanistan…

Le Figaro cảnh báo hạ quá nhanh mức độ đề phòng sẽ là rất nguy hiểm. Người ta đã thấy ý định của Donald Trump đưa ngay các binh sĩ của ông trở về nhà. Nhưng còn lại vẫn phải xác định một chiến lược lâu dài để đề phòng Daesh hồi sinh trong từng vùng. Nguy cơ lớn nhất đó là một chiến dịch khủng bố tại Châu Âu và nhiều nơi khác vẫn sẽ còn bùng lên.

Nhật báo Công giáo nhấn mạnh trong bài xã luận : Cuộc chiến vẫn còn lâu mới kết thúc. Nhiều cơ sở của Daesh vẫn hoạt động và những điều kiện trỗi dậy vẫn luôn hiện hữu. Tại Syria và Iraq, chừng nào dân Hồi giáo Sunnite còn bị đẩy ra ngoài lề quyền lực thì bạo lực vẫn có cơ hoành hành. Ở Pháp hay Châu Âu cũng vậy, các nhân tố có thể dẫn đến hành động khủng bố vẫn chưa mất hẳn. Trong khi đó, các khủng hoảng nhiều mặt chính trị, kinh tế và văn minh ở đa số các nước Hồi giáo, sẽ có thể là mảnh đất tốt để khủng bố Hồi giáo tái sinh.

Brexit : Bỏ phiếu đi bỏ phiếu lại, bế tắc vẫn hoàn bế tắc

Cố công đàm phán với bên ngoài để rồi về nước bị bác bỏ. Quay trở lại đàm phán, năn nỉ xin gia hạn rồi chờ bỏ phiếu lại với viễn cảnh không có gì sáng hơn trước. Đó là cái vòng luẩn quẩn mà bà thủ tướng Theresa May đã loay hoay cố tìm một lối thoát vụ ly dị của nước Anh với Liên Hiêp Châu Âu.

Ở Anh bắt đầu xuất hiện câu hỏi : Liệu có cuộc trưng cầu dân ý thứ 2 cho Brexit ? Có lẽ đó sẽ là giải pháp trong bước đường cùng của chính phủ Anh. Trước hết đã có hàng triệu người dân xứ sương mù tin vào giải pháp này rồi. Một kiến nghị tổ chứ lại trưng cầu dân ý đã thu được 5 triệu chữ ký.

Libération cho biết, "hơn một triệu người Anh hôm thứ Bảy đã biểu tình ở Luân Đôn để đòi tổ chức cuộc trưng cầu dân ý mới. Từ Bruxelles trở về với một lịch trình mới, bà thủ tướng bị suy yếu hơn bao giờ hết, trước khi bước vào một tuần mới mang tính sống còn".

Libération chỉ rõ : từ cuộc họp thượng đỉnh Châu Âu hôm thứ Năm và thứ Sáu trở về với hai mốc thời gian mới ngày 12 tháng Tư hoặc 22 tháng Năm, Theresa May dường như đang sống những ngày cuối cùng ở Downing Sreet (phủ thủ tướng). Một tuần đang mở ra một lần nữa sẽ mang tính quyết định. Một cuộc bỏ phiếu mới về thỏa thuận Brexit vẫn chưa được bảo đảm thay đổi được điều gì.

Cùng lúc đó, nhật báo Les Echos ghi nhận : "Brexit : Theresa May đối mặt với sự nổi dậy trong nội các". Từ các dân biểu cùng phe cho đến nhiều thành viên chính phủ Anh bắt đầu lên tiếng phản kháng với cách làm việc của bà thủ tướng Anh trong hồ sơ Brexit. Les Echos cho biết trong phiên họp nội các hôm nay có thể khoảng hơn chục thành viên chính phủ lên tiếng đòi bà Theresa May từ chức ngay trong ngày hôm nay.

Một tuần sống còn của Boeing 737 MAX

Vẫn Les Echos cho biết, tuần này nhà chế tạo máy bay Boeing sẽ phải trình giải pháp an toàn, xử lý các sự cố cho phép loại máy bay Boeing 737 MAX được bay trở lại. Tờ báo ghi nhận đây là một tuần đầy khó khăn đối với nhà chế tạo máy bay Mỹ. Đầu tuần phải trình Cơ quan Hàng không Dân dụng Mỹ FAA các giải pháp an toàn cho Boeing 737 có thể cất cánh trở lại. Cùng lúc Thượng Viện mở phiên điều trần về mối liên hệ giữa FAA với Boeing.

Các giải pháp của nhà chế tạo liên quan đến số phận của 371 máy bay Boeing 737 MAX đang bị cấm bay từ sau vụ tai nạn thảm khốc của hàng không Ethiopia Airlines. Sức thuyết phục của Boeing còn liên quan đến việc nối lại các đơn hàng với loại 737 MAX, hiện chiếm 80% đơn đặt hàng và gần nửa doanh số của Boeing.

Trong khi đó Cơ quan An toàn Hàng không Châu Âu đã cảnh báo kể cả FAA bật đèn xanh để B 737 MAX bay trở lại thì họ cũng sẽ tiến hành các kiểm tra riêng.

Anh Vũ

Published in Quốc tế

Con đường tơ lụa : Nước Ý cô độc trên võ đài Trung-Mỹ

Tổng thống Pháp có thể vượt qua khốn khó ? Ý chơi với Trung Quốc lợi hại như thế nào ? Chế độ tham ô ở Algeria là cội nguồn thúc đẩy giới trẻ xuống đường sang trang lịch sử. Vì sao Putin sẽ bỏ Al Assad ? Có nên tiếp tục nghe nhạc Michael Jakson hay không ? Đó là một số chủ đề trên các tạp chí cuối tuần tại Pháp.

y1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại dinh tổng thống Ý, Quirinal, Roma, ngày 22/03/2019. Tiziana Fabi/Pool via Reuters

Bóng đen Trung Quốc

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Châu Âu gây ra những phản ứng cảnh giác khác thường và sôi động chưa từng thấy : Bóng đen Trung Quốc trên bầu trời Châu Âu, tựa của tuần báo L’Obs. Nước Ý sẽ bị trả đũa nếu tham gia vào con đường tơ lụa, phân tích của một báo Ý La Republica được Courrier International trích dịch với tựa : Bắt tay với Bắc Kinh, Roma chọc giận Washington, từ lâu nay cực lực chống dự án địa chiến lược con đường tơ lụa.

Theo nhật báo trung tả, do vô tâm, chính quyền Ý đã leo lên võ đài quyền Anh nơi mà hai võ sĩ hạng nặng Mỹ- Trung đang chuẩn bị xáp chiến. Chắc chắn Ý sẽ trúng thương nếu bênh vực bên này hay bên kia. Ý vừa chọc giận đương kim vô địch là đồng minh Hoa Kỳ vừa bị Trung Quốc lợi dụng để tiến gần trung ương đầu não của khối tây phương. Bởi vì khác với Putin, muốn đẩy NATO càng xa biên giới Nga càng tốt, Tập Cận Bình tìm cách tiến sát đối thủ để chiếm thế độc tôn. Một khi chiếm được trung tâm võ đài, Trung Quốc hy vọng là các nước khác sẽ gia nhập theo.

Con đường tơ lụa mới chính là dự án điạ chiến lược, mở một vành đai với ba cột trụ : phát triển hạ tầng lập con đường hàng hải nối liền Châu Á, Châu Âu đến Châu Phi. Sau Hy Lạp, Bắc Kinh nhắm đến Ý được xem là những mục tiêu bị xem là dễ chiêu dụ nhất. Trung Quốc dùng lá bài đầu tư tài chính nhưng thật ra là để tạo ra một mạng lưới doanh nhân, cộng động Hoa kiều thân Bắc Kinh gây áp lực hành lang ủng hộ các dự án của Trung Quốc và nếu thấy cần hơn nữa thì sẽ xuất khẩu lao động. Cột thứ hai là xâm nhập vào guồng máy chính trị và định chế quốc gia của đối tác… thành viên NATO. Thứ ba là thiết lập một loạt căn cứ quân sự trên vành đai chiến lược : Djibouti nằm ngay yết hầu trục Ấn Độ-Thái Bình Dương dẫn đến Địa Trung Hải ngang qua kinh đào Suez là bước đầu trong kế hoạch.

Trâu bò húc nhau….

Do đó, La Repubblica cảnh báo : Hoa Kỳ sẽ không bao giờ chấp nhận cho Trung Quốc lấn sân chơi. Quân đội hai nước đã nghiên cứu rất kỹ kịch bản xảy ra xung đột quân sự trực diện. Chắc chắn một điều là Donald Trump sẽ trả đũa.

Trong bối cảnh tiền chiến tranh, áp giá thuế quan chỉ là một khía cạnh nhỏ, tham vọng của Trung Quốc bị bao vây tứ bề. Con đường tơ lụa là "mối đe dọa sinh tử" sau một thời gian bị xem thường. Washington sẵn sàng trả đũa một cách dữ dội và bất tương xứng nhất là nếu nước tham gia là một đồng minh.

Donald Trump đã đe dọa Đức và Ý sẽ giảm quan hệ tình báo trong vụ Hoa Vi. Nước Ý chỉ là một nước Đức nhỏ dưới mắt của Hoa Kỳ do vậy càng phải thận trọng. Donald Trump nói và sẽ làm nếu không sẽ mất uy tín với đồng minh và các đối thủ. Nếu Roma cho Trung Quốc lập kho hàng ở cảng Genova và Trieste, Mỹ sẽ chận lại và sẽ cho Ý một bài học nhất là qua trung gian các cơ quan thẩm định tài chính.

La Republica đưa ra hai giải pháp : trước hết phải khẩn cấp thành lập trung tâm chiến lược quốc gia, quyết định chính sách chung, chấm dứt tình trạng sứ quân địa phương hay cá nhân cam kết với ai tùy tiện, bất chấp an ninh quốc gia. Thứ hai, phải tương thân với Châu Âu mà cho đến nay, chính phủ dân túy không xem ra cái gì cả. Và cuối cùng, nước Ý có quyền chính đáng và bổn phận thu hút đầu tư nhưng không chỉ có đầu tư của Trung Quốc. Roma phải rút kinh nghiệm khôn ngoan của các thành viên NATO khác, hội ý trước với Mỹ, một lằn ranh vàng không vượt qua. Thời kỳ vô tư đã chấm dứt, tờ báo trung tả kết luận.

Cũng trong chiều hướng này, L’Obs, tuần báo Pháp thiên tả cảnh giác : lợi dụng tình trạng tê liệt của Liên Hiệp Châu Âu, Trung Quốc đổ tiền vào các nước thành viên Balkan, Bồ Đào Nha và Hy Lạp. Bây giờ, đến phiên nước Ý. Không chỉ có Mỹ tức giận. Pháp và Đức cũng rất bực mình về chính sách của chính quyền Roma và tìm cách phản ứng chung nhưng có lẽ đã trễ.

Nhắc lại câu nói của Napoleon : "Hãy để Trung Hoa ngủ yên, vì nếu nó tỉnh dậy, thế giới sẽ rung chuyển", tác giả kêu gọi "Châu Âu phải thức dậy", thà trễ còn hơn là tiếp tục ngủ mê.

Algeria : Bouteflika hãy tự xét mình

Tình hình thế giới Ả Rập ra sao ? bài phân tích dài trên nhật báo đối lập El Watan ở Algeria khẳng định : Hoang phí tài nguyên, đặc quyền đặc lợi, tham ô toàn diện trong suốt bốn nhiệm kỳ của tổng thống Bouteflika tác hại đến kinh tế và tài chính quốc gia là cội nguồn của phong trào phản kháng của dân chúng, đặc biệt là giới trẻ. Với khẩu hiệu "Các ông ăn hết đất nước" (Klitou lebled), giới trẻ xuống đường đòi sang trang lịch sử. Liberté cũng nhận định : sinh viên, học sinh Algeria muốn tự mình nắm vận mệnh và làm chủ đất nước.

Syria : Assad lo thân

Cũng trong khu vực, Courrier International tuyển chọn hai bài của truyền thông Liban. Bài thứ nhất của báo Daraj : Iran-Saudi Arabia, hai chế độ thù nghịch có điểm giống nhau là trấn áp các phụ nữ tranh đấu nhân quyền. Phụ nữ bị giam cầm không phải vì hành động của họ mà vì họ là phụ nữ tranh đấu.

Bài thứ hai của báo Al-Modon : Liệu tổng thống Syria Assad có thể bị Nga bỏ rơi. Tác giả lý giải : Iran và Nga sắp lãnh một loạt biện pháp trừng phạt mới. Không phải là chuyện tình cờ mà cuối tháng Hai, Assad bay qua Iran trong khi thủ tướng Israel sang thăm Nga. Trong khi Netanyahu kêu gọi Putin vận động cho tất cả lực lượng ngoại nhập rút khỏi Syria thì Assad khẳng định nhu cầu liên minh Iran- Syria.

Vì sao có hai kêu gọi mâu thuẫn này ? Để hiểu lý do, theo lập luận của Al-Modon, vào tháng 5 tới, Mỹ sẽ ban hành một loạt trừng phạt mới chống Iran : giảm lượng dầu khí xuất khẩu từ 4 triệu thùng mỗi này xuống còn một triệu. Đối với Nga, biện pháp trừng phạt mới đã được Thượng viện Mỹ thông qua nhắm vào các đại xí nghiệp tham gia tái thiết tại Syria. Thật ra, các đại tập đoàn này đến Syria để khai thác tài nguyên như thực dân hơn là tái thiết. Cụ thể là Stroytransgaz, khai thác phosphate trong 50 năm, chia lời theo tỷ lệ Nga 70%, Syria 30%.

Tấn công vào các đại gia của Nga có hai cái lợi. Một là tác động đến kinh tế Nga và hai là gây chia rẽ giới thân cận của Putin với chủ nhân điện Kremlin. Trong năm 2018, gần 68 tỷ đô la bị tẩu tán, tăng hơn gấp đôi so với số liệu 2017. Giới doanh nghiệp cũng bớt hăng hái ủng hộ chính sách đối ngoại của Putin.

Nếu sau chiến thắng quân sự, Nga bị sa lầy tại Syria với một nền kinh tế suy yếu, liệu tổng thống Nga sẽ làm gì ? Bỏ Assad và thúc giục Iran rút quân ? Chế độ Hồi giáo phản ứng thế nào ? Một số nhà quan sát, theo nhật báo Liban, tin rằng Putin dùng Assad như món hàng mặc cả và sẽ bỏ tổng thống Syria khi có cơ hội. Ẩn số không phải là có hay không mà là lúc nào ?

Nga : cái giá phải trả cho Crimea và Syria

Vladimir, cố gắng thêm nào ? Đó là tựa bài bình luận về khả năng có giới hạn của tổng thống Nga trên Le Point : Năm 2018, nước Nga thành công củng cố uy thế đại cường nhưng đất nước ngày càng bị cô lập, người dân trả giá nặng cho chiến thắng quân sự. Tái đắc cử với 77% , kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát giảm còn 4%, thất nghiệp thấp, 4%... Nỗ lực quốc phòng tạo ra một quân đội hùng mạnh, hệ thống tên lửa ấn tượng, chiến tranh phức hợp quân sự, chính trị, tuyên truyền hiệu quả… Thế nhưng, tổng thống Nga ngày càng cô độc.

Chiến thuật kích động tinh thần dân tộc và tố cáo Tây Phương can thiệp vào nội tình mất sức thuyết phục dân Nga đang túng nghèo vì nợ và nạn tham ô. Phẩm chất thực phẩm và thuốc men sụt giảm nghiêm trọng do chạy đua sản xuất bù đắp cấm vận kinh tế. Dân chúng bất bình vì thuế xăng dầu gia tăng như TVA từ 18% lên 20% cộng với phong trào chống ô nhiễm, tố cáo chính sách quản lý rác, biến nhiều địa phương thành bãi chứa đồ phế thải của thủ đô.

Nước Nga cũng đang chiến thắng chiến tranh lạnh vì chính sách rút chân của Donald Trump, bỏ ngỏ Đông Âu và Trung Đông. Với hệ thống chiến tranh mạng và guồng máy kiểm soát, định hướng công luận, Putin chắc chắn sẽ tiếp tục cầm quyền sau năm 2024. Nhưng quyền lực tuyệt đối một lần nữa ghi dấu thất bại trong cố gắng canh tân nước Nga.

Vô tình, tổng thống Nga đã chứng minh rằng triết gia Pháp Alexis de Tocqueville đã dự báo đúng tương lai hai nước Nga và Mỹ từ thế kỷ thứ 19 : Nước Mỹ chiến đấu chống sa mạc và sự man rợ, còn Nga chống lại nền văn minh với tất cả mọi vũ khí và quyền lực tập trung trong tay một người. Mỹ hành động với phương tiện chính yếu là tự do còn Nga bằng áp đặt phục tùng, Le Point kết luận.

Emmanuel Macron có bật lên được không ?

Tổng thống Pháp cũng bị đưa lên bàn cân phân tích. "Thiên tài lâm đại nạn" là tựa của bài bình luận trên Courrier International tổng hợp những ý kiến khác nhau của các đồng nghiệp quốc tế.

Hình ảnh Khải Hoàn Môn bị đập phá ngày 01 tháng 12 năm 2018 và những cuộc bạo động khác loan truyền trên các kênh truyền hình thế giới tạo ra một hình ảnh nước Pháp chẳng khải hoàn chút nào trong khi dân chúng khát khao cải cách.

Nhìn từ Luân Đôn, Financial Times khen ngợi những đề nghị táo bạo canh tân Châu Âu, tái cấu trúc không gian Schengen, củng cố một số thành viên cốt lõi cùng chung một chính sách về di dân và kinh tế.

Nhìn từ Roma, theo Il Foglio, tổng thống Pháp phục hồi được hình ảnh của một nhà chính trị năng động tích cực. Trong vòng hai tháng, uy tín tăng thêm 11 điểm, lên 34%, trở lại thời kỳ trước khủng hoảng Áo Vàng. Tuy Pháp vẫn còn bị hai cản lực truyền thống là công đoàn và giới công chức cao cấp, nhưng ông Macron đã thông qua được đạo luật lao động thích nghi với thế kỷ 21. Nỗ lực của tổng thống Macron đã mang lại một số kết quả khích lệ : trong vòng ba tháng tỷ lệ thất nghiệp của giới trẻ từ 20,5% giảm xuống 18,8%.

Nhưng rồi, vụ bạo động biến đại lộ Champs-Elysées thành bãi chiến trường hôm thứ bảy tuần trước "một lần nữa giam tổng thống Macron vào vòng vây", nhận định của Le Temps. Nhật báo Thụy sĩ nêu lên hai câu hỏi : Những kẻ bịt mặt, mặc quần áo đen cướp phá là ai ? Tại Pháp, ai là kẻ thủ lợi và ai sợ thành phần bất hảo cướp chính quyền ?

Nhìn từ Đức, báo chí không mấy hài lòng về tổng thống Pháp vì cho rằng dự án tái cấu trúc Châu Âu mở đường cho một Liên Hiệp Châu Âu "hai vận tốc",hàm chứa nhiều rủi ro : Sáng kiến không có lợi cho Đức vì mọi chia rẽ chỉ làm cho Liên Âu tan rã, đó là nhận định của Suddeutsch Zeitung.

Từ Tây Ban Nha, báo ABC cũng lấy làm tiếc rẻ là tổng thống Pháp, tuy trẻ và mới lên cầm quyền, mà đã bị hiện tượng "xoi mòn, mỏi mệt" như nữ thủ tướng Đức. Vấn đề là bà Angela Merkel đã sắp rời chính trường sau 20 năm hoạt động còn Emmanuel Macron mới lên đài. Hai nhà lãnh đạo Pháp Đức có một điểm chung khác là tạo được uy tín quốc tế nhưng ở trong nước thì gặp cảnh "bụt nhà không thiêng".

Ấu dâm, khủng bố

Cuối cùng , vụ thảm sát nhân danh da trắng thượng đẳng ở New Zealand và các vụ án lạm dụng tình dục trẻ em, trong giới tu sĩ và chuyện ca sĩ quá cố Michael Jackson bị hai nạn nhân tố cáo lạm dụng lúc họ còn trẻ thơ được phân tích rộng rãi.

Não bộ kẻ khủng bố Christchurch nghĩ gì, làm cách nào để chống lại những kẻ khủng bố có tâm lý ngưỡng mộ những sát thủ đi trước ? tựa của Le Point. Trong khi đó, L’Obs tìm hiểu chuyện gì diễn ra trong đầu, chính xác là ở thùy thái dương, của kẻ ấu dâm mà qua nghiên cứu khoa học đã "khám phá" được khi cho thủ phạm nhìn ảnh một đứa trẻ

Đối với câu hỏi có nên xóa nhạc của Michael Jackson, có hai ý kiến trái nhau trên Courrier International. Cần phải cấm vì không thể ích kỷ cho rằng người nghe chỉ thưởng thức âm nhạc mà không cần biết gì về đời tư của nghệ sĩ, như là sống mà không quan tâm đến môi trường xung quanh. Tiếng nhạc có sức thu hút hàng chục triệu người có thể là cái giá khổ đau của một số nạn nhân vô tội của Michael Jackson.

Trái lại, ý kiến phản bác cho rằng có cấm cũng không làm thay đổi gì. Thứ đến là không thể xóa những tác phẩm của Michael Jackson có giá trị văn hóa trong lịch sử âm nhạc. Và có biết chắc là những văn nghệ sĩ mà chúng ta hâm mộ, đều là những người hoàn hảo hay không ?

Tú Anh

Published in Quốc tế

Ý chính thức tham gia dự án "Con đường tơ lụa mới" của Trung Quốc (RFI, 23/03/2019)

Hôm 23/03/2019, tại Roma, chính phủ Ý đã ký kết với Trung Quốc một nghị định thư về thỏa thuận xây dựng các cơ sở hạ tầng trong dự án toàn cầu do Bắc Kinh chủ trì, thường gọi là "Con đường tơ lụa mới".

y1

Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Chung San (Zhong San) và bộ trưởng Lao Động và Công Nghiệp Ý Luigi Di Maio ký thỏa thuận thương mại tại Roma, ngày 23/03/2019. Reuters/Yara Nardi

Theo các nguồn tin chính phủ Ý, nhiều hợp đồng song phương đã được ký kết với tổng trị giá 20 tỉ euro, con số cao hơn nhiều so với 5 tỉ đô la, được báo chí nêu ra. Ý là quốc gia đầu tiên của nhóm G7, bao gồm 7 quốc gia công nghiệp phát triển tham gia vào dự án khổng lồ nói trên của Bắc Kinh, bất chấp sự bất đồng của các đối tác phương Tây khác.

Thông tín viên Anne Treca tường trình từ Roma :

Trước hết hai bên ký kết bản ghi nhớ quan trọng. Roma và Bắc Kinh cam kết tạo điều kiện cho các công trình xây dựng và cơ sở hậu cần cần thiết cho dự án Con Đường Tơ Lụa tại Ý và những nơi khác, trong các lĩnh vực giao thông đường bộ, đường hàng không, đường biển.

Roma hứa hẹn mở các cánh cửa Châu Âu cho Trung Quốc, đổi lại Bắc Kinh cam kết mở cửa thị trường Trung Quốc cho Ý. Khoảng 30 hợp đồng trong một số lĩnh vực cụ thể đã được ký kết giữa hai nước. 60 lãnh đạo doanh nghiệp đi cùng với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trong đó có nhiều tập đoàn lớn ngành xây dựng, đường sắt, điện lực.

Sau Hy Lạp, đến lượt các cảng biển của nước Ý, Trieste và Genoa, trở thành đối tượng chinh phục của Trung Quốc. Thông báo về vấn đề này sắp được đưa ra. Bắc Kinh hứa tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp Ý hoạt động tại Trung Quốc, đặc biệt về khả năng huy động vốn tại thị trường trái phiếu Trung Quốc. Người ta cũng nói đến việc xuất khẩu cam của nước Ý, đào tạo cầu thủ cũng như báo chí tiếng Ý.

Tuy nhiên, liệu lợi ích của hai bên có cân bằng ? Đây chính là nỗi lo mà tổng thống Ý Matterala bày tỏ ngày hôm qua trong buổi dạ tiệc với đoàn Trung Quốc, với nhận xét : "Hãy làm sao để cho Con Đường Tơ Lụa không phải là con đường một chiều !".

Trọng Thành

***************

Tập Cận Bình gây chia rẽ chính phủ Ý với dự án Con đường tơ lụa mới (RFI, 22/03/2019)

Đến Roma tối 21/03/2019, chủ tịch Trung Quốc được long trọng đón tại phủ tổng thống Ý sáng 22/03. Ý là chặng đầu tiên trong chuyến công du một số nước Châu Âu của ông Tập Cận Bình để bảo vệ dự án khổng lồ "Con đường tơ lụa mới" do chính ông khởi xướng năm 2013.

y2

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được tổng thống Ý Sergio Mattarella đón tiếp tại Roma, ngày 22/03/2019. Reuters/Remo Casilli

Sau lễ đón long trọng, ông Tập Cận Bình hội đàm với tổng thống Ý Sergio Mattarella tại điện Quirinale. Sau đó, ông Tập sẽ thăm Nghị Viện Ý, một số di tích ở Roma và có thể đến thành phố cảng Palermo trên đảo Sicilia.

Ngoài khoảng 15 thỏa thuận hợp tác có thể được hai bên ký kết, ngày 23/03, chủ tịch Trung Quốc chính thức ký với thủ tướng Ý Giuseppe Conte biên bản ghi nhớ việc Ý tham gia sáng kiến "Vành đai - Con đường". Bắc Kinh đặc biệt quan tâm đầu tư vào các cảng biển ở Ý, trong đó có cảng Trieste trên biển Adriatic, nhằm tăng cường xuất khẩu của Trung Quốc vào Châu Âu.

Theo AFP, dự án Con đường tơ lụa mới này đang chia rẽ chính phủ Ý, nằm trong tay phe cực hữu và dân túy. Ông Matteo Salvini (lãnh đạo đảng cực hữu Liên Đoàn), phó thủ tướng, kiêm bộ trưởng bộ Nội Vụ, đã từ chối lời mời dự tiệc chiêu đãi chủ tịch Trung Quốc do tổng thống Mattarella tổ chức. Ông cũng tỏ ra thận trọng về khả năng tập đoàn Hoa Vi tham gia vào việc triển khai hệ thống mạng 5G dành cho điện thoại di động ở Ý.

Ngược lại, phó thủ tướng Luigi Di Maio (đứng đầu Phong Trào 5 Sao) lại ủng hộ thỏa thuận với Trung Quốc vì theo ông, đã đến lúc phải nói "nước Ý trước đã" trong quan hệ ngoại thương. Ông cũng trấn an rằng một cơ chế kiểm soát sẽ được thành lập để ngăn ngừa mọi âm mưu tình báo từ phía Trung Quốc.

Trung Quốc cũng có thể đóng vai trò cứu tinh cho hãng hàng không Ý Alitalia đang nằm dưới sự quản lý đặc biệt từ năm 2017. Theo Reuters, khả năng này được ông Michel Geraci, quốc vụ khanh Ý đặc trách Công Nghiệp, nêu lên khi trả lời đài truyền hình Sky Italia.

Thu Hằng

********************

Pháp thúc đẩy chiến lược dùng sức Liên Hiệp Châu Âu để đối phó với Trung Quốc (RFI, 22/03/2019)

Trong lúc mọi người đang cố đoán xem tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ nói gì với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhân dịp lãnh đạo Bắc Kinh ghé Paris vào tuần tới, thì hôm 21/03/2019, Điện Elysée thông báo là ngày 26/03 tới đây, trong cuộc gặp thượng đỉnh tại Paris với ông Tập Cận Bình, ngoài tổng thống Pháp, còn có thủ tướng Đức Angela Merkel và chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean-Claude Juncker.

y3

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu tại Bắc Kinh, nhân chuyến thăm Trung Quốc ngày 08/01/2018 Reuters/Charles Platiau

Đối với giới phân tích, sáng kiến của ông Macron là thể hiện quyết tâm của Pháp, muốn củng cố một mặt trận thống nhất của toàn Liên Hiệp Châu Âu để có sức đối phó với đà bành trướng ảnh hưởng của Trung Quốc, đặc biệt trong bối cảnh một thành viên nặng ký của Liên Hiệp Châu Âu là Ý lại xé lẻ đi theo Bắc Kinh.

Thông cáo về cuộc họp 3+1 dĩ nhiên có lời lẽ hết sức ngoại giao để khỏi đụng chạm Trung Quốc, xác định rằng cuộc họp chỉ nhằm mục tiêu tìm kiếm "những điểm tương đồng" giữa Châu Âu và Trung Quốc, và "giải thích" với Bắc Kinh về chiến lược của Châu Âu.

Thế nhưng, chủ trương của Pháp dùng đa phương chống song phương, dùng sức mạnh tập thể của toàn khối Liên Hiệp Châu Âu để đương cự lại Trung Quốc đã hiển hiện trong nhận định từ phủ tổng thống Pháp, theo đó "cuộc thảo luận phải diễn ra ở cấp Châu Âu, chứ không chỉ đơn phương từ phía Pháp".

Bản thân tổng thống Pháp, trong nhưng ngày gần đây, đã không ngần ngại cổ vũ các thành viên Liên Hiệp Châu Âu hợp lực với nhau để có một đối sách thỏa đáng với Trung Quốc.

Vào hôm qua, 21/03, khi đến Bruxelles tham dự hội nghị thượng đỉnh của Liên Hiệp Châu Âu trong đó vấn đề quan hệ với Trung Quốc chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình nghị sự, ông Macron đã hoan nghênh "sự thức tỉnh" của Châu Âu liên quan đến vấn đề Trung Quốc.

Phát biểu với các phóng viên, tổng thống Pháp nhắc lại rằng ngay từ đầu nhiệm kỳ, ông đã kêu gọi mọi người nhận thức thực sự về nhu cầu bảo vệ chủ quyền của Châu Âu, và rốt cuộc Châu Âu đã có được nhận thức rõ "về những chủ đề quan trọng như Trung Quốc".

Sự "thức tỉnh" mà tổng thống Pháp nói đến là một danh mục dài các yêu cầu mà Liên Hiệp Châu Âu sẽ gởi đến phía Trung Quốc nhân Thượng Đỉnh Liên Hiệp Châu Âu-Trung Quốc vào tháng Tư tới đây, đề nghị Bắc Kinh có biện pháp tích cực nhằm giải tỏa những nỗi bất mãn ngày càng tăng tại nhiều nước Châu Âu về cách hành xử của Trung Quốc.

Bên cạnh đó, các lãnh đạo Châu Âu cũng nghĩ đến một loạt biện pháp để bảo vệ Liên Hiệp Châu Âu tốt hơn trước các hoạt động kinh tế và thương mại không công bằng, chủ yếu nhắm vào Trung Quốc. Trong số các biện pháp này có cơ chế mua sắm quốc tế mới để bảo đảm nguyên tắc có đi có lại trong việc tiếp cận thị trường mua sắm ở nước ngoài, và đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Pháp là một trong những nước bảo vệ mạnh mẽ nhất cho việc thiết lập cơ chế đó.

Nhìn chung, sáng kiến tập hợp hai nước đầu tầu của Liên Hiệp Châu Âu cùng với Ủy Ban Châu Âu – tức là cơ chế hành pháp của Liên Âu – để thảo luận với Trung Quốc về quan hệ Châu Âu-Trung Quốc là một cách để cho Bắc Kinh thấy là không nên xem thường quyết tâm của Châu Âu trong việc yêu cầu Trung Quốc sửa đổi cách làm ăn.

Đó cũng là một thông điệp gởi đến những nước như Ý, phớt lờ Châu Âu để quan hệ riêng với Trung Quốc, bất chấp rủi ro là sẽ rơi vào thế yếu và bị Trung Quốc lấn lướt. Chính quyền Rôma như đã thấy rõ thông điệp này. Theo hãng tin Ý AGI, chính phủ Ý không hoan nghênh chút nào hội nghị thượng đỉnh nhỏ của bộ ba Châu Âu với chủ tịch Trung Quốc vào thứ Ba tới đây.

Trọng Nghĩa

******************

Ý mở rộng cửa đón Trung Quốc bất chấp cản lực từ Mỹ và Liên Âu (RFI, 22/03/2019)

Tại sao Ý cứ tiến bước trên Con đường tơ lụa mới của Trung Quốc bất chấp phản đối của Mỹ và thái độ dè dặt của đồng minh Châu Âu ? Câu hỏi này được đặt ra trong bối cảnh hôm nay, 22/03/2019 chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chính thức thăm Ý và hai nước ký thỏa thuận về việc Ý tham gia dự án "Một Vành Đai, Một Con Đường" của Trung Quốc.

y4

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân, lúc đến phi trường Fiumicino, Roma. Ảnh 21/03/2019. Reuters/Yara Nardi

Trong một bài phân tích ngày 21/03, nhật báo Anh Financial Times đã thử tìm hiểu lý do thúc đẩy nước Ý bỏ ngoài tai những lời cảnh cáo của đồng minh để chạy theo Trung Quốc. Đối với tờ báo, hành động của Rôma đang làm dấy lên những mối quan ngại sâu sắc từ cả Washington lẫn Bruxelles.

Tính chất hệ trọng của sự kiện đã được Financial Times nêu bật với ghi nhận rằng Ý là thành viên đầu tiên của nhóm G7 – tức 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới - chính thức tham gia sáng kiến Vành Đai và Con Đường của Bắc Kinh.

Ý định của Rôma, khi bị tiết lộ, đã khiến cho các đồng minh truyền thống của Ý phải sững sờ, đặc biệt là Hoa Kỳ, hiện đang có tranh chấp gay gắt với Trung Quốc trên bình diện thương mại.

Còn đối với Châu Âu, trong bối cảnh chính phủ liên minh dân túy-cực hữu tại Rôma đang đối đầu với Bruxelles về ngân sách quốc gia và nhập cư, việc nước Ý bám vào Trung Quốc đặt ra câu hỏi phải chăng đó là dấu hiệu về sự chuyển hướng lâu dài của nền ngoại giao Ý.

Theo Financial Times, chuyến công du nước Ý của ông Tập Cận Bình là dịp để Trung Quốc thâm nhập vào một loạt những lãnh vực mà Liên Hiệp Châu Âu xem là chiến lược.

Trong một bài xã luận công bố trước ngày lên đường qua Ý, chủ tịch Trung Quốc cho biết ông hy vọng hai nước sẽ có thể hợp tác trong các lãnh vực hải cảng, vận tải biển, viễn thông và dược phẩm trên tinh thần "cả hai bên đều có lợi".

Theo dự đoán của nhật báo Anh, kết quả thấy trước của việc xích lại gần nhau giữa Ý và Trung Quốc, là sự hiện diện của Bắc Kinh trong những địa hạt mà Liên Hiệp Châu Âu cho là chiến lược, mà nổi bật nhất là các hải cảng của Ý, cụ thể là việc Trung Quốc tăng phần hùn trong hai cảng Trieste và Genoa, cũng như các thỏa thuận với các đại tập đoàn công nghiệp và ngân hàng Ý.

Tất cả những điều trên lại xẩy ra đúng vào lúc mà Bruxelles đang gia tăng việc giám sát đầu tư nước ngoài vào Liên Hiệp Châu Âu.

Tại sao Ý không sợ làm cho Châu Âu và đồng minh bất bình ?

Financial Times đã tìm cách giải thích vì sao nước Ý ngày nay lại có thể phớt lờ phản ứng bất bình của các đồng minh thân thiết của mình khi chạy theo Trung Quốc.

Theo tờ báo, các chính quyền Ý trước đây cũng từng cố xích lại gần Trung Quốc, nhưng không dám phá vỡ sự đoàn kết trong khối G7 bằng cách xé lẻ, tham gia sáng kiến Vành Đai và Con Đường. Tuy nhiên, chính quyền liên minh ở Rôma giữa phe dân túy của Phong Trào 5 Sao và Liên Đoàn Phương Bắc cực hữu đã có một cách tiếp cận khác về đối ngoại từ khi lên cầm quyền vào năm ngoái, 2018.

Lãnh đạo của hai đảng trên đã luôn cho thấy Ý muốn phớt lờ quy ước ngoại giao cũng như bất chấp nguy cơ làm cho các đồng minh bất bình. Matteo Salvini, lãnh đạo Liên Đoàn đã xây dựng hình ảnh chính trị của mình qua những đòn tấn công mãnh liệt nhắm vào Bruxellles và Paris về chính sách di dân, nhập cư. Còn lãnh đạo phong trào 5 Sao, Luigi Di Maio, đã gây ra căng thẳng ngoại giao với Paris vào đầu năm nay khi gặp các lãnh đạo trong phong trào Áo Vàng, khiến Pháp triệu hồi đại sứ ở Rôma để phản đối.

Cho dù hai lãnh đạo trên có quan điểm khác nhau về mức đầu tư của Trung Quốc vào Ý, nhưng họ giống nhau ở chỗ không mấy e ngại làm phật lòng đồng minh của mình. Việc đối đầu với Ủy Ban Châu Âu trên vấn đề ngân sách vào năm ngoái đã khiến chính quyền Ý quyết tâm hơn trong việc tìm nguồn tài chính và đầu tư mới.

Lãnh đạo trong hai đảng cầm quyền này đã đặt trọng tâm cổ vũ cho sản phẩm gọi là "made in Italy" xem như then chốt cho kinh tế Ý. Trung Quốc được công nhận là một trong những thị trường quan trọng nhất nói chung cho những ngành như thời trang, hàng xa xỉ, thực phẩm mà Ý rất nổi tiếng.

Trước chuyến viếng thăm, chủ tịch Trung Quốc đã nêu bật sự mến chuộng sản phẩm Ý của người Trung Quốc như một nét văn hóa quan trọng gắn liền hai nước khi nói rằng : "Made in Italy đã trở thành đồng nghĩa với sản phẩm chất lượng cao, thời trang và đồ nội thất Ý hoàn toàn hợp sở thích của người tiêu dùng Trung Quốc, thanh niên Trung Quốc rất thích pizza và tiramisu».

Tuy nhiên, theo Financial Times Nội bộ chính phủ Ý không nhất trí với nhau trong việc xích lại gần hơn với Trung Quốc.

Trong lúc thủ tướng Giuseppe Conte và ông Di Maio hoan nghênh quan hệ gần gũi hơn với Trung Quốc như là một thắng lợi lớn đối với chính quyền Ý, thì ông Salvini dè dặt hơn.

Từ khi Ý có kế hoạch tham gia Con đường tơ lụa mới, ông Salvini đã luôn cảnh báo là những ngành công nghiệp chiến lược, nhạy cảm của Ý phải được bảo vệ.

Vào đầu tháng này ông đã nói : "Các dữ liệu của người Ý, phải ở lại tại Ý, do các định chế Ý kiểm tra. Tôi không muốn dữ liệu điện thoại di động của tôi lại bị chuyển sang Bắc Kinh. An ninh phải đi trước mọi lý do kinh tế".

Ông Salvini bị đặt trong thế khó xử vì ông muốn xây dựng quan hệ gần gủi hơn với tổng thống Mỹ Donald Trump, trong khi mà ông Trump cho đến lúc này vẫn duy trì quan điểm cứng rắn với Bắc Kinh.

Con đường tơ lụa đầy rủi ro của Ý

Quyết định của chính phủ Ý tiến bước trên con đường tơ lụa của Trung Quốc tuy nhiên đã bị đánh giá là đầy rủi ro. Theo giáo sư kinh tế thế giới Paola Subacchi thuộc trường Đại Học Queen Mary (Luân Đôn), cho dù quan hệ sâu hơn về đầu tư và thương mại với Trung Quốc có thể thúc đẩy kinh tế đình trệ của Ý, nhưng Rôma nên quan hệ với Bắc Kinh trong khuôn khổ Liên Hiệp Châu Âu, chứ không nên tiến hành song phương với Trung Quốc.

Trong bài phân tích "Con đường tơ lụa đầy rủi ro" đăng trên trang mạng Project Syndicate ngày 20/03, giáo sư Subacchi nhắc lại đánh giá của thủ tướng Ý Giuseppe Conte, cho rằng Ý phải nhảy lên con tàu Trung Quốc vì kế hoạch hàng tỷ đô la hạ tầng cơ sở là "cơ may" đối với nước Ý.

Đối với bà Subacchi, chưa nói gì đến việc gây tổn hại đến quan hệ với các đồng minh Châu Âu và Mỹ, riêng việc mở cửa cho đầu tư Trung Quốc vào nước Ý cũng hàm chứa nhiều rủi ro đối với Rôma.

Đúng là việc dấn thân sâu hơn vào thương mại với Trung Quốc là điều hiển nhiên đối với Ý, vào lúc mà tăng trưởng kinh tế của Ý chưa bao giờ thấp như thế từ cuối thập niên 1990, và dự kiến còn xuống thấp nữa, từ 1% năm 2018, xuống 0,2% năm nay. Trong lúc đó thì Trung Quốc đã vươn lên thành nền kinh tế thứ 2 thế giới sau Hoa Kỳ, đồng thời là nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới, ngày càng đầu tư nhiều ở nước ngoài và đang điều chỉnh mô hình tăng trưởng, hướng về tiêu thụ nội địa.

Với kim ngạch thương mại hàng năm giữa Trung Quốc và các quốc gia tham gia BRI, ước lượng hơn 2.500 tỷ đô la trong vòng 10 năm tới, quan hệ gần gũi hơn với Trung Quốc có thể thúc đẩy xuất khẩu của Ý. Hơn nữa, khi làm đối tác của Trung Quốc, Ý sẽ thu hút được thêm nguồn vốn mà Ý đang rất cần…

Ý đã nhận 14 tỷ euro đầu tư của Trung Quốc từ năm 2000, các tập đoàn Trung Quốc đã đầu tư 10,5 tỷ euro vào 55 quốc gia thuộc sáng kiến Một Vành Đai Một Con Đường chỉ trong 10 tháng đầu năm 2018, và đã ký những hợp đồng trị giá hơn 80 tỷ đô la trong khuôn khổ đề án này.

Những lý do khiến Ý nên thận trọng…

Tuy nhiên, theo giáo sư Subacchi, có nhiều lý do quan trọng mà Ý không nên đi một mình, mà nên tham gia Con đường tơ lụa mới với tư cách một thành phần của Chiến Lược Châu Âu 2016 về Trung Quốc.

Trước hết, là quyền lợi của Ý có thể không trùng hợp với quyền lợi của Trung Quốc. Con Đường Tơ Lụa là chiến lược nhằm cung cấp thị trường ở nước ngoài cho các công ty Trung Quốc, là kênh cung cấp nguồn lợi thông qua các trung tâm tài chính quốc tế và cơ sở quốc tế sử dụng đồng nhân dân tệ. Những mục tiêu đó chưa hẳn đã phù hợp với quyền lợi của Ý.

Lý do thứ hai là Ý sẽ chỉ là một đối tác thứ yếu, tầm vóc kinh tế quá nhỏ so với Trung Quốc, lớn hơn gấp 6 lần. Ý lại đang yếu kém, nợ công lên 130% GDP, các công ty Ý gặp khó khăn, kể cả những tập đoàn hàng đầu như hãng hàng không Alitalia, cần tái cấu trúc và vốn mới. Cho nên Ý khó có thể có quan hệ đối tác bình đẳng với Trung Quốc.

Những điều đáng lo khác nằm ở vấn đề thực hiện đề án : Trung Quốc đã khởi động Con Đường Tơ Lụa từ nhiều năm qua, nhưng khuôn khổ chung chưa định rõ, mục tiêu mập mờ, quản lý không rõ ràng và thay vì được nâng đỡ thông qua các định chế đa phương mà Trung Quốc cầm đầu như Ngân Hàng Đầu Tư Hạ Tầng Cơ Sở Châu Á AIIB hay New Development Bank, thì sáng kiến này dựa trên các thỏa thuận song phương với Trung Quốc cũng như các quan hệ đối tác trực tiếp và liên doanh với công ty Trung Quốc mà phần lớn là các tập đoàn nhà nước.

Một rủi ro thứ tư là bản thân Ý là một nước có định chế kém cỏi, có nhiều định chế tư nhân và nhà nước điều hành tồi, hệ thống thuế khập khiễng, tham nhũng tràn lan, đứng hàng 53 trong bảng xếp hạng của cơ quan Minh Bạch Quốc Tế, thấp xa các nền kinh tế chủ yếu của Châu Âu. Do đó, Ý ở trong vị thế không thể đòi hỏi Trung Quốc tuân theo quy củ của Châu Âu. Châu Âu đang quan ngại trước việc nhiều tập đoàn Trung Quốc trong tay nhà nước lũng đoạn thị trường, cạnh tranh bất chính.

Rủi ro cuối cùng là vấn đề gián điệp mạng cũng như những hành động mờ ám, sai lệch khác của các tác nhân Trung Quốc sẽ phá hoại uy tín các công ty Ý trong các lãnh vực như thông tin và viễn thông, hạ tầng cơ sở và quốc phòng.

Có điều là, theo giáo sư Subacchi, tâm lý nghi kỵ đối với Châu Âu đã che mắt nhiều người trong giới lãnh đạo Ý, không thấy những rủi ro cũng như thực tế là nước Ý cần đến tất cả bạn bè ở Bruxelles.

Mai Vân

Published in Quốc tế