Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Donald Trump cô đơn trong Nhà Trắng (RFI, 03/03/2018)

13 tháng kể từ khi bước vào Nhà Trắng, các cộng tác viên thân tín nhất với tổng thống Hoa Kỳ thứ 45, Donald Trump lần lượt bị cách chức hay từ chức. Vị thế của chồng cô Ivanka Trump là Jared Kushner cũng bị suy yếu.

trump0

Bà Hope Hicks vừa thông báo từ chức giám đốc truyền thông của phủ tổng thốn, cô đơn trong Nhà Trắng. Ảnh ngày 01/03/2018. Reuters/Kevin Lamarque

Từng được cho là "người trung thành nhất trong số những người trung thành" với Donald Trump, bà Hope Hicks vừa thông báo từ chức giám đốc truyền thông của phủ tổng thống. Giới phân tích coi đây là một đòn đau đối với tổng thống Mỹ và là một "bước ngoặt" trên chính trường Mỹ. Bởi lẽ tới nay bà Hicks là một trong những người hiếm hoi đã tìm được cách để tiếp cận với lãnh đạo Hoa Kỳ, trấn an được một vị nguyên thủ có tính khí thất thường, điều hành đất nước qua Twitter.

Việc bà Hope Hicks - nguyên là người được con gái tổng thống cô Ivanka Trump tín nhiệm - từ chức, diễn ra vào một thời điểm bất lợi cho tổng thống Hoa Kỳ. Cuộc điều tra về nghi án Nga can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ do Robert Mueller tiến hành ngày càng "tiến lại gần sát đến những người thân cận của ông Trump".

Nhìn lại bức ảnh hôm ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức 21 tháng Giêng 2017, những gương mặt đứng sát cạnh ông hôm ấy, nay chẳng còn lại là bao.

Cố vấn chiến lược Steve Bannon, người được coi là nắm giữ tay hòm chìa khóa của Nhà Trắng Reince Priebus ; bà Omarosa Manigault, cố vấn của tổng thống về quan hệ với giới truyền thông, hay phát ngôn viên phủ tổng thống Sean Spicer, cũng như là cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn… đều đã mất việc.

Còn lại Jared Kushner, chồng trưởng nữ Ivanka. Nhưng chiếc ghế cố vấn của Jared cũng đang thực sự bị đe dọa, tương lai chính trị của anh con rể tổng thống Trump "mù mờ hơn bao giờ hết". Con rể của tổng thống mất quyền tiếp cận với những hồ sơ mật vì bị nghi ngờ thiếu minh bạch trong các vụ làm ăn riêng tư với quyền lợi quốc gia. Jared Kushner đang là đối tác chính của Hoa Kỳ để giải quyết xung đột giữa Israel và Palestine.

Giới quan sát cho rằng, chính ông Trump phải chịu một phần trách nhiệm về tình cảnh này. Nhà tỷ phú Mỹ luôn có thói quen bắt các cộng tác viên của ông phải ganh đua với nhau, như thể khi Donald Trump còn điều hành một công ty. Đó là chưa kể Nhà Trắng chưa bao giờ chứng kiến cảnh một vị tổng thống Hoa Kỳ mạt sát bộ trưởng Tư Pháp của mình như Donald Trump đã đối xử với ông Jeff Sessions.

Anthony Scaramucci, nguyên giám đốc truyền thông của tổng thống Trump dự báo : sẽ còn có nhiều người phải cuốn gói ra đi khỏi Nhà Trắng.

Với tỷ lệ tín nhiệm đang rơi xuống mức tệ hại chưa từng thấy, ông Donald Trump lại có ý đồ ra tranh cử thêm một nhiệm kỳ thứ hai. Tất cả mọi người đều nhận thấy là tổng thống Hoa Kỳ cần nhanh chóng tìm ra một hướng đi mới để đảo ngược thế cờ.

Thanh Hà

*******************

Hoa Kỳ : Giám đốc truyền thông của tổng thống Donald Trump từ chức (RFI, 01/03/2018)

Hôm 28/02/2018, một trong những người thân cận, trung thành với tổng thống Mỹ Donald Trump, bà Hope Hicks, giám đốc truyền thông của Nhà Trắng đã từ chức.

trump2

Ảnh minh họa : Bà Hope Hicks, giám đốc truyền thông của Nhà Trắng, sau buổi điều trần trước một tiểu ban của Quốc Hội, ngày 27/02/2018. Reuters/Leah Millis

Đây là vị giám đốc truyền thông thứ tư từ chức, kể từ khi ông Trump lên làm tổng thống. Hôm thứ Ba, 27/02, bà Hope Hicks, 29 tuổi, vốn rất kín đáo, đã phải ra điều trần tại Quốc Hội lưỡng viện trong khuôn khổ nghi án Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.

Modele_jpeg_web

Những cố vấn quan trọng nhất của Tổng thống Donald Trump đã từ chức và rời bỏ Nhà Trắng từ sau ngày 20/01/2017. Ảnh LP/INFOGRAPHIE

Từ New York, thông tín viên Grégoire Pourtier cho biết thêm thông tin :

"Spicer, Dubke, rồi lại Spicer, Scaramucci và giờ đây là Hope Hicks… phụ trách truyền thông cho Donald Trump không phải là dễ và trong vòng có hơn một năm, tổng thống Mỹ phải tìm vị giám đốc truyền thông thứ năm.

Ba vị đầu tiên ra đi trong bối cảnh bất đồng với văn phòng tổng thống, nhưng người ta không rõ vì sao Hope Hicks, nguyên là người mẫu, phục vụ gia đình Trump từ lâu, lại rời khỏi Nhà Trắng.

Phải chăng đó là hệ quả của vụ Rob Porter, cố vấn và là nhân tình của bà giám đốc truyền thông, đã bị sa thải khi người ta phát hiện ra các cáo buộc là ông có những hành vi bạo lực trong gia đình đối với hai người vợ trước đây ? Hay là vụ từ chức này có liên quan tới việc bà Hicks, hôm thứ Ba, phải ra điều trần trước một tiểu ban của Quốc Hội đang điều tra về vụ Nga can thiệp vào chiến dịch vận động tranh cử tổng thống. Trong cuộc điều trần, bà Hicks thừa nhận rằng do làm giám đốc truyền thông, bà đã buộc phải có những lời khai gian không nghiêm trọng, không gây hậu quả gì và không có liên hệ gì với cuộc điều tra. Tuy nhiên, bà đã từ chối trả lời các câu hỏi hóc hiểm.

Hôm 28/02, nhiều nhân viên của Nhà Trắng khẳng định là từ nhiều tuần qua, việc từ chức này đã được trù tính và tổng thống Trump tỏ ra thật sự lấy là tiếc về quyết định từ chức và sẽ không quên người phụ nữ 29 tuổi này. Bởi vì cho đến nay, trong số hàng chục cố vấn bị sa thải hoặc rời bỏ Nhà Trắng, bà Hope Hicks là người vẫn luôn luôn trung thành với ông Trump. Và giờ đây, tổng thống lại phải tìm kiếm một "viên ngọc quý hiếm" khác, có khả năng thích ứng với kiểu thông tin bất lường và kém chính thống của ông".

RFI tiếng Việt

Published in Quốc tế

Công nghệ gen : Trung Quốc muốn soán ngôi phương Tây

Các tuần báo Pháp đầu tháng 3/2018 này dành chú ý đặc biệt cho khoa học – công nghệ. L’Obs tập trung vào lĩnh vực "trí tuệ nhân tạo". Chủ đề chính của L’Express là Hạnh Phúc theo các tiếp cận khoa học. Le Point dành nhiều bài giới thiệu về các tiến bộ mới trong ngành di truyền học, trong đó Trung Quốc tỏ ra là một thế lực đang lên, với tham vọng mở ra một hướng đi mới. Tuy nhiên, Le Point cũng rất cảnh giác về các ứng dụng thương mại của công nghệ di truyền, đang bắt đầu nở rộ, và triển vọng trị liệu can thiệp gen được quảng bá mạnh trong những năm gần đây.

gene1

Viện gen Bắc Kinh (Beijing Genomics Institute), cơ sở tại tỉnh Sơn Đông.Wikipedia

Bài "Một nhóm nghiên cứu Trung Quốc truy tìm gen thông minh" đưa độc giả đến với Viện Nghiên Cứu Gen Bắc Kinh (BGI), đầu tầu của ngành nghiên cứu này tại Trung Quốc, nơi người ta đang cho ra đời nhiều loài thực vật mới, hay loài lợn tí hon để phục vụ cho các nghiên cứu trị liệu. Theo người hướng dẫn tham quan, kho lưu trữ của BGI đang sở hữu bản đồ gen của 300.000 loài thực vật. Hiểu biết về gen của BGI cũng cho phép cơ sở này, bắt đầu từ một sợi tóc, phục chế được bản đồ gen của "Inuk", một con người thời tiền sử, sống ở Bắc Cực cách nay 4.000 năm.

Le Point lược lại hành trình 19 năm phát triển của BGI, với sáng kiến ban đầu của bốn nhà nghiên cứu xuất sắc của Viện Hàn Lâm Khoa Học Trung Quốc. Vào thời điểm bốn nhà nghiên cứu trẻ đã rời bỏ Viện Hàn Lâm ra làm tư, đồng nghiệp coi họ là "kẻ điên". Thực ra nhóm bốn nhà nghiên cứu gen Trung Quốc bị Dự án giải mã bản đồ gen quốc tế (Human Genome Project) đầy tham vọng thu hút.

Gần 20 năm sau, nhóm BGI hiện tại sở hữu cả một hệ thống máy tính và các phương tiện giải mã nhiễm sắc thể hùng hậu. Trong một thời gian dài, BGI chỉ sử dụng các máy giải mã gen của Mỹ, nhưng giờ đây đã có trong tay các máy tự chế, được coi là có thể xử lý đến 150 triệu bộ gen/năm.

Phó chủ tịch, phụ trách nghiên cứu của BGI, ông Shida Zhu, không giấu giếm tham vọng, muốn "trở thành một Intel (tên tập đoàn tin học Mỹ nổi tiếng) của nhân loại" trong lĩnh vực di truyền. Hiện tại BGI cho biết đã sở hữu được 70% gen của các giống loài thực vật trong nông nghiệp, và gần đây bắt đầu hợp tác với Quỹ Bille Gates, để cho ra đời một loài lúa mới có khả năng kháng cự tốt với các yếu tố bất lợi bên ngoài. Trị liệu cũng là một mục tiêu khác của viện nghiên cứu Trung Quốc. Nhưng tham vọng đặc biệt của BGI là tìm ra các bí mật di truyền, cho phép tạo ra được giống người "siêu đẳng", vừa thông minh xuất chúng, vừa vô cùng khỏe mạnh, có khả năng sống đến 120 tuổi (tác động đến hệ di truyền để tạo ra giống người ưu việt là điều lâu nay gây tranh cãi rất nhiều tại phương Tây – người viết).

Theo chủ tịch BGI Wang Jian, phương Tây đã lãnh đạo các cách tân trong vòng 150 năm, và giờ đây đến lượt Trung Quốc.

Dự án nghiên cứu về gen thông minh sẽ đi đến đâu là câu chuyện còn dài. Trên thực tế, viện nghiên cứu Trung Quốc đã kế thừa rất nhiều thành quả khoa học của phương Tây. Về công nghệ chỉnh sửa gen, cụ thể là "chiếc kéo phân tử CRISPR-Cas9" các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã học hỏi trực tiếp từ phát hiện mới đây của hai nhà khoa học Pháp và Mỹ, Emmanuel Charpentier và Jennifer Doudna.

Công nghệ "lưỡi kéo" phân tử

Le Point có bài giới thiệu về công nghệ "cắt dán" nhiễm sắc thể CRISPR-Cas9. Nói một cách đơn giản là công nghệ này cho phép các nhà di truyền học loại bỏ các đoạn gen, bị coi là "có hại", để thay bằng các đoạn gen tốt. Phát hiện về phương pháp "cắt dán" nhiễm sắc thể ra đời vào năm 2012 có thể mang lại giải Nobel cho các tác giả.

Hiện tại, có hai nhóm khoa học gia tranh chấp bản quyền "lưỡi kéo" phân tử. Một bên là nhóm hai nhà nghiên cứu Pháp – Mỹ nói trên, và bên kia là nhà di truyền học Feng Zhang (Viện MIT, Hoa Kỳ), người gốc Hoa. Công nghệ lưỡi kéo phân tử bước đầu hứa hẹn có nhiều ứng dụng quan trọng, trước hết là trong nông nghiệp và y học, để cải thiện tố chất của vật nuôi và sức khỏe con người. Tuy nhiên, các ranh giới đạo lý có thể đặt ra các giới hạn cho nghiên cứu.

Trái với phương Tây, do không bị các quy định về đạo lý ràng buộc, các cơ sở nghiên cứu tại Trung Quốc tiến hành nhiều thực nghiệm bước đầu "thành công" trên phôi thai sống, với việc loại trừ một số đoạn gen "hư hại". Hiện tại thực nghiệm chưa được chuyển sang giai đoạn cấy phôi thai trở lại vào một người mang thai hộ. Phương Tây mới chỉ dừng ở chỗ trắc nghiệm với chuột.

Trong vấn đề nuôi cấy nội tạng người trong cơ thể vật nuôi (ví dụ heo), để tạo nguồn cho việc cấy ghép tạng trị liệu, rất nhiều vấn đề đạo lý nghiêm trọng được đặt ra như : "nếu các tế bào gốc được sử dụng để tạo não người trong cơ thể lợn, thì sau này sẽ phải coi đây là con lợn có bộ não người, hay người với cơ thể lợn ?".

Le Point có cuộc phỏng vấn nhà di truyền học Pháp Emmanuel Carpentier, đồng sáng chế ra công nghệ "lưỡi kéo" phân tử. Bà Emmanuel Carpentier – hiện là giám đốc viện Max–Planck (Đức) - rất tin tưởng là công nghệ lưỡi kéo phân tử CRISPR-Cas9 mở ra khả năng hóa giải hơn 10.000 căn bệnh di truyền hiếm gặp, liên quan đến khoảng 1% nhân loại. Tuy nhiên theo bà trước mắt trong năm, bảy năm tới, công nghệ này sẽ mới chỉ được kỳ vọng giúp giải quyết một vài căn bệnh trong số đó. Và phải nửa thế kỷ nữa, vấn đề giải mã di truyền và can thiệp trị liệu mới hy vọng nhận được niềm tin rộng rãi của công chúng.

Nhà sinh học Pháp cũng cảnh báo ý đồ sử dụng công nghệ di truyền để tạo ra các giống người "siêu đẳng". Bà giải thích tác động đến trí thông minh là vấn đề "rất phức tạp", liên quan đồng thời đến "rất nhiều gen", và trong lĩnh vực này cần phải có các quy định đủ để ngăn chặn những thực nghiệm hướng đến các mục tiêu nguy hiểm, nhưng đồng thời cũng không làm trở ngại nỗ lực khám phá khoa học.

Không gian chưa biết còn mênh mông

Không nên đặt quá nhiều hy vọng vào các trị liệu bằng gen, bởi việc quảng bá cho các viễn cảnh tươi sáng trong lĩnh vực này là đã "quá nhiều" từ nửa thế kỷ nay, so với các tiến bộ thực sự, đó là thông điệp của nhà sinh học phân tử Pháp Gerard Roizès.

Nhà sinh học Pháp thừa nhận việc giải mã toàn bộ bản đồ nhiễm sắc thể năm 2003 cho phép nhận biết thêm hàng trăm căn bệnh hiếm gặp, trong đó các bệnh như xơ hóa nang (mucoviscidose), loạn cơ dạng Duchenne (myopathie de Duchenne), bệnh dễ xuất huyết (hémophilie)… Và một vài căn bệnh trong số đó đã thực sự được đẩy lùi. Nhưng theo ông, nhìn chung khó nói đến "thành công" khi cái giá trong trị liệu gen hiện vẫn rất cao : cả triệu đô la cho một bệnh nhân. Ngay cả với những căn bệnh di truyền hiếm gặp được biết đến rõ nhất cũng không có nhiều tiến triển trong điều trị.

Nhà sinh học Pháp giới thiệu một cách nhìn bổ sung, giúp độc giả hiểu hơn về tính vô cùng phức tạp của thế giới di truyền. Phát hiện lớn trong khoảng 5 năm gần đây của ngành di truyền là nhận ra rằng, trên thực tế, hiểu biết hiện tại về hệ di truyền ở con người mới chỉ là một phần hết sức nhỏ bé, bởi 85% ADN vốn "không được mã hóa".

Điều đáng ngạc nhiên là chính phần không mã hóa (vốn rất bị coi thường từ trước đến nay) lại đóng vai trò điều chỉnh các gen. Ước tính tồn tại khoảng 3 triệu vùng như vậy. Cả một thế giới mới mênh mông mở ra trước các nhà khoa học ! Nhận thức mới này thách thức nhiều nguyên lý tưởng như bất di bất dịch từ trước đến nay.

Bên cạnh đó, các phát triển của ngành "ngoại di truyền học" (epigenetic) gần đây cho thấy bản thân các gen di truyền cũng lại chịu ảnh hưởng mạnh của các yếu tố ngoại cảnh, như stress, chế độ ăn uống, vận động, thói quen hút thuốc, uống rượu, hay các loại bệnh tật… Hơn nữa các "thông tin ngoại di truyền" cũng có khả năng truyền được từ thế hệ cha mẹ sang con cái.

Thị trường trắc nghiệm gen đáng sợ

Công nghệ gen mở ra các triển vọng kỳ diệu, nhưng cũng mở ra những không gian mênh mông cho những kẻ lừa đảo. Để chứng minh cho tính chất đáng ngờ của các dịch vụ giải mã di truyền bắt đầu phổ biến trên thị trường, trước hết là tại Mỹ, nơi các ứng dụng theo kiểu "mỳ ăn liền" thường được khuyến khích. Le Point có bài phóng sự "Tôi đã đăng ký phân tích ADN như thế nào".

Chỉ với khoảng 200 đô la và "mẫu nước bọt" gửi đi, người ta sẽ nhận được kết quả phân tích gen từ một công ty như 23andME (tức 23 cặp nhiễm sắc thể và tôi). Bên cạnh những thông tin có thể coi là vô hại, như bất ngờ biết được có "gen chạy nhanh" của vận động viên đỉnh cao, hay 17% gen đến từ vùng Trung Đông ngoài phần còn lại là Châu Âu, người phóng viên – tự lấy chính bản thân mình làm trắc nghiệm – cho biết đã nhận được khá nhiều thông tin về khả năng mắc một số bệnh hiểm nghèo, gây lo lắng. Theo một chuyên gia tư vấn di truyền, chẳng nên lo hãi về các thông tin này, không thể coi đây là "một chẩn đoán thực thụ", còn rất nhiều điều các nhà di truyền không hay biết, "lối sống và môi trường đóng vai trò rất lớn".

Dù sao, kiểu trắc nghiệm này cũng có thể ví với một chiếc hộp Pandore (tức "hộp tai ương" theo thần thoại Hy Lạp), một khi đã mở ra thì khó mà đóng lại. Biết thế, nhưng liệu làm được gì ?

Cũng rất nhiều câu hỏi đặt ra về các hệ quả của trắc nghiệm gen được phổ biến, như thông tin sẽ được khai thác như thế nào sau đó ? Liệu có lọt vào tay công ti bảo hiểm hay người sử dụng lao động ? Hiện tại khoảng 12 triệu người Mỹ có thể đã trải qua loại trắc nghiệm kiểu này.

Bao nhiêu ngả đường đến được Hạnh Phúc ?

Nếu như Le Point đưa độc giả chu du trong thế giới di truyền đầy bí ẩn, L’Express tuần này giới thiệu với độc giả về những ngả đường đến với Hạnh Phúc, mục tiêu muôn thuở của nhân loại, từ Đông sang Tây. Hạnh Phúc là niềm khát vọng hướng đến cái viên mãn tột cùng xa lắc xa lơ hay nằm ngay trong tầm tay ? Khoái lạc thoáng qua hay tâm thế thường trực ?

L’Express giới thiệu một trường phái tâm lý học Mỹ, mang tên "tâm lý học tích cực", hiện đang thu hút hàng trăm nghìn sinh viên. Nguyên lý chính mà trường phái này hướng đến là tìm hiểu các ứng xử thế nào có thể làm nên hạnh phúc, và bắt đầu từ các ứng xử, công thức chung được tìm ra, mà mỗi cá nhân tự điều chế liều lượng phù hợp cho riêng mình.

Giáo sư Mihaly Csikszentmihalyi gốc Hung, đại học Chicago, một trong các đầu đàn của trường phái này, sau các phỏng vấn hàng trăm người nổi tiếng, cùng hàng nghìn người "vô danh" tự khẳng định mình hạnh phúc, đã rút ra kết luận là : Chìa khóa của hạnh phúc là "trạng thái tập trung cao độ, hoàn toàn chìm đắm trong công việc đang làm, đến độ quên hết ngoại cảnh". Để hạnh phúc, không nhất thiết phải có bộ não của Leonard de Vinci, hay một nhà kinh doanh tài ba.

"Công thức Hạnh Phúc" của một thủ lĩnh Google

Cũng trong số báo này, L’Express có bài giới thiệu "công thức đơn giản" về Hạnh Phúc của một thủ lĩnh tập đoàn Google, hiện có cả chục triệu đệ tử tin theo.

Ông Mo Gawdat, công dân Ai Cập 51 tuổi, vốn là nhân vật số hai của cơ sở nghiên cứu bí mật về trí tuệ nhân tạo và người máy của Google, có tên gọi cũ là Google X. Mo Gwadat vốn được coi là một nhà khoa học, một doanh nhân thành đạt. Tuy nhiên, sau cái chết của người con trai năm 2014, nhà sáng chế đã quyết định ngoặt sang một con đường hoàn toàn khác : Đi tìm chìa khóa của hạnh phúc.

Ông phát hiện ra rằng hạnh phúc chính là trở lại với trạng thái mà con người "vốn có", và để làm được điều này cần chắt lọc những gì tinh túy trong các truyền thống triết học cổ xưa, đặc biệt là Phật Giáo và Lão Giáo (hay Đạo Giáo). Hiện tại Mo Gawdat đang huấn luyện hàng nghìn nhân viên của chính công ty Google và một số cơ sở khác. Các video giảng dậy trên mạng của Mo Gawdat thu hút tổng cộng hơn 80 triệu người xem.

Trong cuốn sách mới ra về "công thức của hạnh phúc" (Solve for Happy : Engineering Your Path to Joy), ông cho biết nguyện vọng tha thiết của mình là giúp cho một tỉ dân cư trên Trái đất được hạnh phúc hơn.

Serotonin : Chìa khóa của hạnh phúc

Một bài đáng chú ý khác về chủ đề này trong L’Express là "Khoa học thần kinh : Cơ sở hóa học của hạnh phúc", chỉ ra chìa khóa của hạnh phúc là chất dẫn truyền thần kinh "serotonin", đặc biệt được phát triển mạnh mẽ với phương pháp thiền định theo truyền thống Thích Ca Mâu Ni, một "hiền triết" thời cổ đang được các nhà thần kinh học đương đại cổ vũ. Serotonin là hạnh phúc với bản thân, nhưng cũng là "cảm thông, chia sẻ, thấu hiểu tình cảm của người khác, điều rất cần thiết cho các quan hệ xã hội, cùng là điều kiện cho hạnh phúc ở mỗi người", theo nhà tâm thần học thần kinh Philippe Fossati, Viện Não và Tủy Sống Pháp (Institut du Cerveau et de la Moelle épinière).

Ngược lại với serotonin là dopamin, chất dẫn truyền thần kinh gây khoái lạc, nhìn chung "rất được các xã hội phương Tây đương đại kích thích". Theo các nhà khoa học, ở một liều lượng vừa phải, dopamin là một hóa chất cần thiết cho niềm vui sống, thậm chí cho sự sống còn của giống loài, thế nhưng nếu lạm dụng, thì chính nó sẽ bẻ gẫy chiếc chìa khóa của hạnh phúc.

Trọng Thành

Published in Quốc tế

Trung Quốc cố tình lộ tin về kế hoạch đóng tàu sân bay hạt nhân ?

Dù chỉ xuất hiện một thời gian ngắn ngủi trên trang mạng của tập đoàn đóng tàu CSIC trước khi bị rút xuống, thông tin về kế hoạch của Trung Quốc nhằm trang bị cho mình một hàng không mẫu hạm nguyên tử đã thu hút sự chú ý của báo Pháp.

mauham1

Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Quốc tập trận tại Biển Đông, tháng 12/2016. Reuters/Stringer

Trong một bài viết trong số ra ngày hôm nay, 02/03/2018, thông tín viên nhật báo Pháp Les Échos tại Bắc Kinh đã cho rằng nếu Trung Quốc thực hiện đúng theo kế hoạch đã bị tiết lộ, tức là có được một tàu sân bay hạt nhân vào khoảng năm năm 2025, thì đó sẽ là một "bước đại nhảy vọt" thực sự, cho phép Bắc Kinh áp đặt tham vọng của mình trên vùng biển Châu Á.

Theo Les Échos, chương trình hàng không mẫu hạm của Trung Quốc trên nguyên tắc là tối mật, thế nhưng đột nhiên "một góc của tấm màn" bí mật vừa được vén lên, với việc Tập Đoàn Công Nghiệp Tàu Thủy Trung Quốc (CSIC- China Shipbuilding Industry Corporation) tiết lộ trong một tài liệu chiến lược được đăng trực tuyến rằng họ đang nỗ lực đóng một chiếc tàu sân bay hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc.

Đối với Les Échos, dù vẫn còn nhiều bước kỹ thuật cần được thực hiện, nhưng tập đoàn Trung Quốc đã soạn ra một lộ trình cho thấy khả năng hoàn tất công việc vào năm 2025. Tờ Hoàn Cầu Thời Báo, nhật báo diều hâu của Trung Quốc đã mau mắn hoan nghênh điều được cho là "lần đầu tiên một công ty quốc phòng Trung Quốc công khai đưa hàng không mẫu hạm nguyên tử vào kế hoạch sản xuất của mình".

Tuy nhiên, Les Échos đã ghi nhận là kể từ hôm 01/03, tập đoàn CSIC đã xóa khỏi trang web của họ bất kỳ thông tin nào về dự án đóng chiếc tàu sân bay hạt nhân đó.

Cho dù vậy, ông Sébastian Colin, chuyên gia nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu Pháp về Trung Quốc đương đại tại Hồng Kông đã không chút nghi ngờ gì về kế hoạch tàu sân bay hạt nhân của Trung Quốc.

Một bước nhảy vọt cho Hải quân Trung Quốc

Trả lời báo Les Échos, chuyên gia này giải thích : "Với Tập Cận Bình, Trung Quốc đã đặt ra mục tiêu là đến năm 2025 sẽ có được một lực lượng hải quân hoạt động được trên biển khơi, mà một hàng không mẫu hạm nguyên tử là một biểu tượng".

Đối với chuyên gia Colin, hiện tại, Bắc Kinh chỉ có duy nhất một tàu sân bay đang hoạt động là chiếc Liêu Ninh, mua lại của Ukraine trước khi được tân trang. Vào tháng Tư năm ngoái, họ đã cho hạ thủy một chiếc hàng không mẫu hạm thứ hai do chính họ đóng, nhưng có lẽ chiếc này chưa thể đi vào hoạt động trước năm 2020. Do vậy, với một hàng không mẫu hạm hạt nhân, Hải quân Trung Quốc sẽ tạo ra một bước nhảy vọt thực sự về phía trước.

Hiện nay, chỉ có Mỹ và Pháp mới có tàu sân bay hạt nhân, và theo ông Colin, việc không sở hữu loại vũ khí này chính là lỗ hổng trong chương trình hiện đại hóa Hải quân Trung Quốc mà Bắc Kinh đã cố lắp đầy để thu ngắn khoảng cách vẫn còn sâu rộng với hạm đội Mỹ.

Ngoài ra, khi cho lộ tin về kế hoạch đóng tàu sân bay hạt nhân, Trung Quốc muốn chứng tỏ rằng, ngoài tiến bộ công nghệ, họ còn có đầy đủ phương tiện tài chính để hiện đại hóa quân đội của mình.

Trong bối cảnh căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông với các láng giềng, việc Bắc Kinh sở hữu một chiếc tàu sân bay hạt nhân sẽ làm thay đổi đáng kể tương quan lực lượng trên biển ở vùng Châu Á Thái Bình Dương, đặc biệt là ở Biển Đông.

Theo chuyên gia Sébastien Colin : "Rõ ràng là Trung Quốc muốn trở thành một cường quốc mà không ai có thể tranh cãi trong khu vực".

Pháp và Châu Âu chiếm trang nhất

Sự kiện Trung Quốc hé lộ thông tin về kế hoạch đóng tàu sân bay nguyên tử hầu như là thời sự Châu Á duy nhất được báo Pháp hôm nay chú ý, vì gần như tất cả đều dành trang nhất cho thời sự Pháp hay Châu Âu.

Trên trang nhất của mình, Les Échos, vốn là một nhật báo kinh tế, đã dành tựa lớn cho một thông tin đáng phấn khởi : "Cuối cùng Pháp đã chận đứng được đà suy thoái công nghiệp của mình".

Paris đã bắt đầu giai đoạn hậu-Hidalgo

Cũng chú ý đến người Pháp, tờ báo cánh hữu Le Figaro đã chạy tựa lớn trên sự kiện được tờ báo này gọi là "Thủ đô Paris bắt đầu chuẩn bị cho thời kỳ hậu-Hidalgo". Tờ báo cánh hữu đã nêu bật những khó khăn và thất bại mà đương kim đô trưởng Paris, bà Anne Hidalgo, thuộc đảng Xã Hội, đang gặp phải.

Theo Le Figaro, tình hình đó đã khuyến khích tham vọng của những người đang ngắm nghé chiếc ghế đô trưởng mà bà Hidalgo đang ngồi.

Anh bực tức trước dự thảo thỏa thuận Brexit

Về phần mình, Le Monde đã chọn Châu Âu làm tựa lớn trang nhất, nêu bật những phản ứng bực bội của Luân Đôn sau khi Bruxelles chính thức công bố dự thảo thỏa thuận về việc Anh Quốc rút ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu, một hành động được Le Monde cho là "Liên Hiệp Châu Âu gia tăng áp lực trên bà May (Theresa May, nữ thủ tướng Anh)".

Bên cạnh nhiều vấn đề khác, Le Monde cho rằng Luân Đôn đặc biệt tức tối trước ý định của Châu Âu muốn thành lập một khu vực chung giữa Cộng hòa Ireland, một thành viên của Liên Âu với Miền Bắc Ireland Ulster, thuộc Vương Quốc Anh.

Ngày tàn của trọng tài bóng đá

Riêng Libération thì chứng tỏ sự khác biệt của mình với các đồng nghiệp, khi dành trang nhất cho vấn đề thể thao, và tiên đoán "Ngày tàn của trọng tài (bóng đá)".

Trong bài xã luận của tờ báo cánh tả Pháp, Libération, dựa vào nguồn tin về quyết định phổ cập hóa việc sử dụng video trong Cúp Bóng Đá Thế Giới sắp mở ra tại Nga, cho rằng những người cầm còi sắp sửa phải về vườn.

Tuy nhiên bài xã luận của Libération lại cho rằng việc các trọng tài bằng xương bằng thịt bị cho về hưu không đơn thuần là một vấn đề kỹ thuật, mà là một vấn đề xã hội. Với trào lưu dân túy đang dâng cao, kèm theo là xu hướng phản bác một cách có hệ thống từ giới cầm quyền, giới tinh hoa trí thức đến các giới lãnh đạo trong mọi lãnh vực, bây giờ đến lượt các trọng tài, tượng trưng cho quyền lực luật pháp của thể thao, trở thành đối tượng của trào lưu đó.

Tin tặc Nga hoành hành hơn một năm ở đầu não chính quyền Đức

Về thời sự Châu Âu, hai tờ báo La CroixLe Monde đã rất chú ý đến Nga, cụ thể là đến các hành vi tấn công nước Đức của tin tặc Nga vừa bị vạch trần.

Cả hai tờ báo đều khẳng định tác giả của các hành vi tin tặc này xuất phát từ Nga, cho dù về mặt chính thức, chính quyền Đức không xác nhận quốc tịch của những kẻ tấn công.

Le Monde đã nhấn mạnh đến sự kiện là tin tặc Nga đã ẩn nấp và hành sự trong hơn một năm trời ở trong các hệ thống máy tính đầu não của chính quyền Đức, và đó có thể được coi là cuộc tấn công mạng lớn nhất nhắm vào chính quyền Berlin.

Nguồn tin từ hãng thông tấn Đức DPA cho biết là các thủ phạm của vụ tấn công này thuộc nhóm APT28, được đa số các công ty bảo mật máy tính lớn trên thế giới xem là thân cận chính chính phủ Nga.

Nhóm này bị tình nghi là đã tấn công vào hơn 130 hộp thư điện tử e-mail của giới chức đảng Dân Chủ Mỹ, trong đó có John Podesta, người quản lý chiến dịch tranh cử của bà Hillary Clinton trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016. Còn tại Đức, nhóm này bị tình nghi đứng đằng sau vụ tấn công mạng nhằm vào Hạ Viện Đức tháng 5 năm 2015.

Nhật báo La Croix thì nói rõ hơn về các thành phần tin tặc Nga, xác định rằng nhóm APT28, trực thuộc cơ quan tình báo quân đội Nga GRU, và bên cạnh đó còn có một nhóm khác mang ký hiệu APT29, bị nghi là có liên hệ với cơ quan phản gián Nga FSB, hậu thân của KGB.

Nhóm APT28 được cho là tác giả của nhiều cuộc tấn công mạng khác từ năm 2014, trong đó có kênh truyền hình Pháp ngữ TV5 Monde, Quốc hội Đức (nhiều lần), Nhà Trắng, Bộ ngoại giao Mỹ, và vào tháng 5 năm 2017, ê kíp vận động của ứng cử viên tổng thống Pháp Emmanuel Macron.

Trọng Nghĩa

Published in Quốc tế

Biển Đông : Nguy cơ xung đột bùng nổ do Bắc Kinh gia tăng bành trướng (RFI, 01/03/2018)

Le Figaro có bài phân tích đáng chú ý về nguy cơ Trung Quốc mở rộng bành trướng lãnh thổ, trước hết tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, sau việc Đảng cộng sản Trung Quốc sửa đối Hiến pháp, cho phép ông Tập Cận Bình lãnh đạo trọn đời.

nguy1

Ảnh ông Tập Cận Bình cạnh Mao Trạch Đông trên đường phố Thượng Hải, ngày 26/02/2018. Reuters/Aly Song

Le Figaro ghi nhận trước hết phản ứng lo ngại trên các mạng xã hội tại Trung Quốc, sau khi ông Tập Cận Bình có triển vọng sẽ cầm quyền suốt đời. Các bình luận chỉ trích nở rộng đến mức chính quyền Trung Quốc ra lệnh ngăn chặn hàng loạt diễn đạt như "vua tự phong", "tôi không đồng ý" hay tôi sẽ "di cư"… Tuy nhiên, điều mà tờ báo tập trung lưu ý công chúng là, với khả năng quyền lực nằm trọn trong tay ông Tập Cận Bình, chính quyền Bắc Kinh rất có thể sẽ lựa chọn chiến lược cứng rắn, tăng cường ảnh hưởng trước tiên tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, buộc Hoa Kỳ phải lùi bước.

Theo chuyên gia Antoine Bondaz, thuộc viện Nghiên cứu chiến lược Pháp (Fondation pour la recherche stratégique), để thống trị thế giới, Trung Quốc trước hết sẽ tìm cách thống trị Châu Á. Nhà nghiên cứu Trung Quốc Thì Ân Hoằng - Shi Yinhong (Đại học Nhân dân Bắc Kinh) nhấn mạnh là quân đội Trung Quốc sẽ gia tăng cạnh tranh với Mỹ về quân sự, đặc biệt là về vũ khí hạt nhân, chinh phục không gian và công nghệ tin học.

Tại Biển Đông, xung đột quân sự có thể sẽ bùng phát, tiếp theo một loạt đụng độ nhỏ, theo dự đoán của nhiều chuyên gia, cho dù Trung Quốc và Hoa Kỳ không có lợi gì nếu chiến tranh xảy ra. Theo chuyên gia Bonnie Glaser, thuộc một trung tâm nghiên cứu chiến lược ở Washington, chính quyền Tập Cận Bình sẽ "đẩy mạnh hơn nữa" các tham vọng tại vùng lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông, với Việt Nam, Philippines hoặc Malaysia, cũng như gây sức ép mạnh hơn với Đài Loan, mà Trung Quốc khẳng định sẵn sàng "thống nhất" bằng vũ lực.

Mục tiêu cụ thể của Trung Quốc, theo ông Mathieu Duchâtel, phó giám đốc Hội đồng Quan hệ đối ngoại Châu Âu, là "thay đổi tương quan lực lượng về quân sự" với liên minh Nhật-Mỹ, để có thể đi đến chỗ giải quyết các xung đột chủ quyền trên thế thượng phong.

Tuần qua, Hoàn Cầu Thời Báo – tờ báo chính thức của chính quyền Trung Quốc – kêu gọi hãy Bắc Kinh nắm lấy cơ hội tổng thống Mỹ đang còn "hờn dỗi" với các định chế quốc tế, để gia tăng nỗ lực nhằm bảo đảm là "dự án vĩ đại" của Trung Quốc là "không thể nào cản nổi". Một số chuyên gia cũng dự báo "hoàng đế đỏ" sẽ tỏ ra càng cứng rắn hơn nữa trên trường quốc tế, nếu "hoạt động kinh tế chững lại".

Tranh cử Indonesia : Tổng thống Jokowi rất được lòng dân

Về chính trị Châu Á, báo kinh tế Les Echos quan tâm đến cuộc bầu cử tổng thống Indonesia vào năm 2019. Cho dù một năm nữa diễn ra bầu cử, nhưng cuộc đấu được coi là đã bắt đầu giữa hai ứng cử viên tiềm năng chủ chốt, trong đó có tổng thống đương nhiệm Joko Widodo, biệt danh "Jokowi". Đối thủ của Jokowi là lãnh đạo đảng đối lập Gerindra (đảng Phong trào vì nước Indonesia vĩ đại), có chủ trương tăng mạnh ngân sách cho quốc phòng, người thất cử trong cuộc đấu 2014.

Theo thăm dò dư luận, nếu bầu cử diễn ra ngày mai, tổng thống Joko Widodo sẽ nhận được 64% phiếu bầu, so với 27% của đối thủ. Cho dù tỉ lệ tăng trưởng của Indonesia hiện tại chỉ là 5%, không được ở mức 7% như hứa hẹn, nhưng ông Jokowi vẫn được lòng dân một phần do chính sách phát triển mạnh cơ sở hạ tầng và đẩy mạnh y tế.

Bên cạnh đó, tăng trưởng của quốc gia Đông Nam Á này có triển vọng sẽ còn tăng mạnh từ đây đến hết nhiệm kỳ của Jokowi, do hơn 225 "dự án hạ tầng ưu tiên" sắp được khởi động. Thứ hạng của Indonesia cũng được cải thiện đáng kể trong bảng xếp loại "Doing Business" của Ngân Hàng Thế Giới.

Chiến thắng của Putin và sự yếu kém của Nhà nước pháp quyền Nga

Cũng về bầu cử, nhưng tại Nga, với dự báo phần thắng chắc chắn nằm trong tay tổng thống Putin, bởi không có đối thủ tầm cỡ nào. Tuy nhiên, Le Monde gắn liền khả năng thắng lợi áp đảo của tổng thống Nga trong cuộc bầu cử 18/3 tới với sự "vắng mặt của nhà nước pháp quyền". Tờ báo ghi nhận là đằng sau chiến thắng được dự báo trước của ông Putin là "sự bất lực của Nhà nước Nga, không có khả năng tự hiện đại hóa, và trở thành một bộ máy hiệu quả".

Le Monde thừa nhận tại nước Nga, có nhiều nỗ lực xây dựng một xã hội hiện đại, nhưng riêng về mặt Nhà nước pháp quyền, nước Nga thời Putin chứng kiến sự trở lại của nhiều "cách vận hành cổ lỗ" trong chính trị. Cụ thể như Hạ Viện Nga bị tổng thống Putin biến thành con rối, nơi chủ yếu để phê chuẩn các sắc lệnh của chính phủ, với trung bình 1.000 sắc lệnh/một năm so với con số 32 ở Mỹ.

Kể từ năm 2003, chính quyền Putin liên tục tiến hành các cải cách hành chính, với việc các bộ nhập vào rồi lại tách ra, trong nội bộ bộ máy, diễn ra nhiều cuộc chiến khốc liệt, cùng với việc chính phủ cho lập ra thêm nhiều hệ thống chỉ đạo song hành. Tuy nhiên, cho dù rất nhiều biến động như vậy, bộ máy hành chính Nga vẫn hoạt động rất kém hiệu quả, nhiều dự án cơ sở hạ tầng phải đội giá rất cao, trong bối cảnh đất nước nhìn chung là vẫn nghèo. Theo đánh giá của một số tổ chức quốc tế, nước Nga được xếp hạng trong nhóm một phần tư nền dân chủ yếu kém nhất thế giới.

Brexit : "Thời khắc của sự thật"

Vẫn về thời sự chính trị quốc tế, đàm phán giữa Liên Âu và Anh Quốc về Brexit đang bước vào giai đoạn căng thẳng là tâm điểm chú ý của La Croix, với hàng tựa trang nhất "Brexit : Thời khắc của sự thật".

Hôm 28/02, người phụ trách thương thuyết Châu Âu, chính trị gia Pháp Michel Barnier, công bố dự thảo "thỏa thuận" cho thấy quyết tâm của Bruxelles đặt ra "nhiều lằn ranh đỏ" với Luân Đôn. Hai trong số các lằn ranh đỏ, để giai đoạn chuyển tiếp kéo dài đến cuối 2020 có thể thành hiện thực, thứ nhất là kiều dân Châu Âu được đi lại tự do, giống như với những người tới Anh trước Brexit, và thứ hai là tôn trọng các quy tắc chung được Tòa Án Công Lý của Liên Hiệp Châu Âu bảo trợ.

Bản dự thảo được đưa ra hai ngày trước khi thủ tướng Anh có bài diễn văn được trông đợi về quan hệ tương lai với Liên Âu.

Theo La Croix, điểm nghịch lý của "dự thảo thỏa thuận" này là vạch ra "những vấn đề gây bất đồng nhất", đặc biệt là về biên giới giữa Ireland - Bắc Ailen. Theo dự thảo của Liên Âu, nếu không có giải pháp nào khác, thì "tỉnh Bắc Ireland" của nước Anh sẽ vẫn nằm trong thị trường chung và liên minh thuế quan Châu Âu, bởi Ireland là thành viên của Liên Hiệp Châu Âu, hàng hóa vẫn sẽ được vận chuyển tự do giữa Ireland và vùng Bắc Ireland (thuộc Vương Quốc Anh) như trong nội bộ Liên Âu.

Về Brexit, Le Figaro có hai bài : "Brexit : Barnier dồn May vào chân tường" và "Nguy cơ Liên Âu "sáp nhập" Bắc Ireland". Les Echos thừa nhận đây là vấn đề dễ khiến xung đột giữa Anh và Liên Âu "bùng nổ" nhất, thủ tướng Anh ngay lập tức đã phản đối một giải pháp đe dọa "tính toàn vẹn lãnh thổ theo Hiến pháp Anh", cho dù đại diện Châu Âu trấn an đây không phải là mục tiêu của Bruxelles.

Thỏa thuận về Brexit phải hoàn tất vào mùa thu năm nay, để chuẩn bị cho việc ly dị giữa Liên Âu và Anh, chính thức có hiệu lực từ 29/03/2019.

Pháp tăng trưởng cao nhất từ 2011

Trở lại Pháp, theo thống kế của INSEE hôm qua, tăng trưởng kinh tế năm 2017 đạt 2%. Đây là mức tăng trưởng 2% đầu tiên kể từ năm 2011. Theo Le Figaro, so với mức tăng trưởng 1,1%/năm của năm 2016, thời tổng thống Hollande, tốc độ tăng trưởng của nước Pháp năm đầu tiên thời Emmanuel Macron đã tăng gần gấp đôi. Nếu không có các cú sốc đặc biệt từ bên ngoài, tăng trưởng trong năm 2018 dự kiến sẽ giữ cùng tốc độ. Le Figaro giải thích tỉ lệ tăng trưởng 2017 chủ yếu là do đầu tư cho doanh nghiệp tăng vọt, mức tăng trưởng cao này cũng do bối cảnh kinh tế thế giới nhìn chung là thuận lợi.

Le Figaro ghi nhận "điểm tối duy nhất đáng kể" trong bức tranh sáng sủa này là tiêu thụ của các hộ gia đình có phần sụt giảm, do việc mua sắm hàng hóa nói chung, nhưng đặc biệt do khí hậu ấm lên vào mùa thu năm ngoái, khiến việc tiêu thụ năng lượng để sưởi ấm giảm mạnh.

Nạn kim cương giả : hơn 700 đơn kiện

Trong lĩnh vực xã hội, báo Le Monde chú ý đến nạn lừa đảo bán kim cương giả trên mạng "không thể tin được" tại Pháp.

Theo phóng sự điều tra của Le Monde, hiện tại đã có khoảng 700 người đâm đơn kiện. Nhiều khổ chủ đã bị lừa toàn bộ tiết kiệm của cả đời làm việc. Điều tra được mở ra từ năm 2016 xác định có từ ba đến bốn băng nhóm đứng đằng sau vụ lừa đảo quy mô này. Le Monde thuật lại câu chuyện về một cặp vợ chồng Pháp – làm việc trong nghề xây dựng - bị lừa hai lần, tổng cộng 450.000 euro. Trong vụ mắc bẫy thứ hai, kẻ lừa đảo thậm chí bao tiền cho hai vợ chồng nạn nhân đến thăm cơ sở kinh doanh tại ngoại ô Tel-Aviv, trực tiếp tiếp xúc với các thợ thủ công kim hoàn, để gây lòng tin.

Theo một thẩm phán, tư pháp sẽ còn nhận thêm nhiều đơn kiện mới. Có thể hàng nghìn người đã rơi vào tròng. Le Monde cảnh báo công chúng là các băng nhóm lừa đảo kim cương giả vẫn đang còn hoạt động.

Nông nghiệp Pháp khủng hoảng, nhưng học sinh nghề nông lại đắt hàng

Nông nghiệp tiếp tục là tâm điểm thời sự của các báo Pháp. Le Figaro có xã luận mang tựa đề "Nghi ngờ trong giới làm nông", với tựa lớn trang nhất : "Hố ngăn cách gia tăng giữa chính quyền với nông thôn". Tờ báo thiên hữu chỉ trích hàng loạt chính sách của chính phủ gây thêm khó khăn cho các vùng nông thôn, như hạn chế tốc độ xe hơi ở 80km/giờ, đóng cửa nhiều trường học ở nông thôn, hay tăng giá xăng dầu… Trong khi đó Libération chú ý đến cuộc chiến giành cử tri giữa lãnh đạo cánh hữu Laurent Wauquier và lãnh đạo cực hữu Marine Le Pen.

Cho dù nông nghiệp Pháp đang trải qua nhiều khủng hoảng, Le Figaro ghi nhận điểm sáng trong đào tạo nghề tại các trường trung học nông nghiệp, với tỉ lệ hơn 90% học sinh sau khi tốt nghiệp có ngay việc làm, thậm chí được tuyển mộ ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đây là điều rất ít được công chúng rộng rãi biết đến.

Lý do là vì hơn 210.000 học sinh, sinh viên học nghề nông tại Pháp nhìn chung được đào tạo rất tốt, phù hợp với đòi hỏi của thị trường, việc thực tập rất được chú trọng, ngay khi ra trường họ đã có thể làm việc ngay. Mặt trái của nghề nông là thu nhập thường thấp hơn mức trung bình, nhưng đổi lại là nhà nông được sống trong một môi trường trong lành hơn nhiều so với các thành phố (không kể đến các hậu quả liên quan đến hóa chất độc hại trong nông nghiệp - người viết).

Bắc Cực ngang nhiệt độ nước Pháp

Về môi trường, trong lúc nước Pháp chìm trong giá lạnh với đợt gió buốt từ Nga tràn sang, Le Figaro lưu ý đến điều ngược đời là "khí hậu ấm lên đáng kể tại Bắc Cực", với nhiệt độ nhiều nơi ở mức 0°C, tức cao hơn 30 độ so với nhiệt độ trung bình vào thời điểm này của năm.

Cụ thể là, nhiệt độ tại thủ phủ của xứ Greenland (vùng đất tự trị thuộc Đan Mạch) lên đến mức dương, tức hơn 0°C. Theo Le Figaro, hiện tượng nhiệt độ Bắc Cực đang nóng lên có thể sẽ tiếp tục gây ra các đợt lạnh bất thường tại các vùng phía nam, cụ thể như Châu Âu, trong tương lai, như đợt giá rét hiện nay tại Pháp.

Cấm Diesel : Chiến thắng của hiệp hội môi trường Đức

Cũng trong lĩnh vực môi trường, Le Monde dành hai bài để giới thiệu về thắng lợi ban đầu của cuộc chiến chống diesel tại Đức. Hôm 27/02, một tòa án cấp bang nước Đức đã ra phán quyết buộc các thành phố phải cấm xe cũ chạy diesel, để hạ mức ô nhiễm không khí. Phán quyết nói trên liên quan đến hàng loạt thành phố lớn của Đức.

Le Monde cũng giới thiệu về hiệp hội môi trường Đức DUH (Deutsche Umwelthilfe), tổ chức đứng đằng sau chiến dịch vận động pháp lý thành công mang tính biểu tượng lớn này. Đức vốn được coi cái nôi của nền công nghiệp xe hơi diesel.

Trọng Thành

Published in Quốc tế

Cuba : Lui về ở ẩn, Raul Castro tiếp tục nhiếp chính từ hậu trường

Ông Raul Castro sẽ chính thức rời vị trí chủ tịch Hội Đồng Nhà Nước, cơ quan hành pháp Cuba, vào ngày 19/04/2018. Tuy nhiên, ông sẽ không từ bỏ quyền lực, mà tiếp tục điều hành đất nước từ trong hậu trường vì vẫn giữ chức tổng bí thư đảng cộng sản. Với nhật báo Le Figaro, "Raul Castro ra đi, chỉ là ảo giác".

cuba1

Chủ tịch Cuba Raul Castro trong buổi lễ trao huy chương Anh hùng Lao động cho các cựu lãnh đạo Cách Mạng Cuba tại Havana, ngày 24/02/2018.Omara Garcia Mederos/ACN/via Reuters

Việc chọn ngày 19/04 để chỉ định người kế nhiệm chức chủ tịch Hội Đồng Nhà Nước mang đầy tính biểu tượng. Thứ nhất, vào chính ngày đó, năm 1961, xảy ra sự kiện Vịnh Con Heo với âm mưu đảo chính bất thành của những người Cuba chống chế độ Castro và được Mỹ hậu thuẫn. Ông Raul Castro chính thức đứng đầu nhà nước Cuba trong vòng 10 năm (2008-2018), nhưng thực ra trong suốt thời kỳ anh trai Fidel Castro cầm quyền, ông Raul luôn đóng vai trò quan trọng, dù bị cái bóng của anh trai che khuất, và là người đứng đầu quân đội Cuba. Thứ hai, phó chủ tịch Miguel Díaz-Canel, người luôn được cho là kế nhiệm Raul Castro, sẽ kỉ niệm sinh nhật lần thứ 58 vào ngày 20/04, một ngày sau chuyển giao quyền lực.

Chủ tịch Raul Castro từng tính đến việc chỉ định người kế nhiệm sớm hơn, vào tháng Hai, nhưng lùi lại đến tháng Tư, vì lý do khắc phục hậu quả do bão Irma gây ra. Thực ra, theo nhật báo Le Figaro, nguyên nhân chính là một số khó khăn trong việc tổ chức kế nhiệm vì phải chắc là ông Miguel Díaz-Canel sẽ trở thành chủ tịch Hội Đồng Nhà Nước.

Trong trường hợp này, ông Raul Castro vẫn có thể tiếp tục điều hành đất nước vì ông còn giữ chức tổng bí thư đảng cộng sản đến năm 2021 và theo Hiến Pháp Cuba, "đảng là lực lượng lãnh đạo tối cao của xã hội và Nhà nước". Tân chủ tịch Díaz-Canel sẽ chỉ như một con rối, giống trường hợp của Osvaldo Dorticós từ 1959-1976. Thực vậy, ông Miguel Díaz-Canel sẽ không có thực quyền trong quân đội, trong các tổ chức an ninh Nhà nước cũng như trong đảng cộng sản Cuba.

Bên cạnh đó, ông Raul Castro đã dọn đường cho người thân trong gia đình vào một số vị trí chủ chốt của chính quyền : con trai - tướng Alejandro Castro vào một vị trí cố vấn An ninh Quốc gia. Trước đó, vị tướng này từng đóng vai trò quan trọng trong chính phủ : có thể truy cập dữ liệu mật liên quan đến rất nhiều lãnh đạo của chế độ ; từng tham gia đàm phán bí mật với chính quyền Obama giúp hai nước xích lại gần nhau một cách ngoạn mục vào năm 2015 ; con rể Luis Rodríguez López-Callejas được bổ nhiệm đứng đầu tập đoàn Gaesa đầy quyền lực, quản lý phần lớn hoạt động kinh tế của quân đội, kể cả trong lĩnh vực du lịch đang phát triển mạnh.

Chủ tịch Raul Castro muốn chuyển giao quyền lực một cách yên lặng vì biết rằng Cuba rơi vào tình cảnh khó khăn từ khi Venezuela chìm trong bất ổn : dù kinh tế tăng 1,6% trong năm 2017 nhưng tình trạng thiếu thốn, đặc biệt là chất đốt, ngày càng gia tăng vì Venezuela đã giảm một nửa khối lượng dầu sang đảo quốc.

Le Figaro nhận định, trong 10 năm cầm quyền, ông Raul Castro đã tiến hành nhiều cải cách không thể chối cãi được. Về mặt nhân quyền, dù vẫn gây sức ép với dân chúng, ông đã trả tự do cho những tù nhân chính trị nổi tiếng nhất thông qua trung gian của Vatican và Giáo Hội. Hiện giờ, các vụ bắt giữ, dù vẫn nhiều, nhưng chỉ kéo dài vài ngày. Trên lĩnh vực kinh tế, ông Raul Castro mở cửa cho hoạt động tư nhân, theo mô hình của Việt Nam. Kết quả là khoảng 200 ngành nghề đã được thành lập, khoảng 500.000 doanh nghiệp nhỏ ra đời ; đường phố Cuba thay hình đổi dạng, sầm uất hơn với cửa hàng dịch vụ. Người dân được phép bán nhà, bán xe, thay vì chỉ được trao đổi như trước đây.

Trong lĩnh vực ngoại giao, ông Raul Castro đã nối lại quan hệ với kẻ thù truyền kiếp Hoa Kỳ. Dù tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump vờ dọa xem xét lại quan hệ song phương để chiều lòng cộng đồng Cuba ở Miami, nhưng thực ra không ảnh hưởng đến việc hai cựu thù xích lại gần nhau.

Syria : Đông Ghouta, Afrin chìm trong bom vì sự dửng dưng của phương Tây

"Tại Syria, các trận chiến vẫn tiếp tục bất chấp lệnh ngừng bắn" trên Libération và "Ghouta hấp hối dưới làn mưa bom" trên Le Figaro là những nhận định chung về thực tế mà người dân Syria tại Đông Ghouta, ngoại ô Damascus, đang phải trải qua hàng ngày. Chính "Sự bất lực tại Syria" ngay trong ngày đầu hưu chiến, như nhận định của bài xã luận trên La Croix, đã khiến hơn 500 người chết chỉ trong vòng 7 ngày oanh kích của quân đội chính phủ.

Vẫn theo Le Figaro, ngoại trưởng Pháp "Le Drian gây sức ép với Moskva về Syria" trong chuyến công du thủ đô Nga ngày 27/02/2018. Hai nước đặt ra 5 mục tiêu chung : chống khủng bố, tìm giải pháp chính trị dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc, cố gắng tránh để cuộc khủng hoảng Syria lan ra trong vùng và trên quy mô quốc tế, duy trì biên giới hiện nay của Syria và đưa tất cả các bên liên quan ngồi vào bàn đàm phán.

Với Le Monde, "Thảm kịch ở Đông Ghouta, một cuộc tàn sát xử kín" chính là sự dửng dưng tội lỗi của công luận phương Tây góp phần làm gia tăng các trận oanh kích của chế độ Damascus nhắm vào thường dân ẩn trong vùng Đông Ghouta, cũng như các cuộc tấn công của chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ nhắm vào lực lượng người Kurdistan tại Afrin.

Cho đến phút chót, các đặc phái viên Nga, đại diện của các nhóm vũ trang chống Assad và các nhân vật của đối lập Syria vẫn cố tìm cách tránh cho vùng Ghouta khỏi đối đầu. Ba bên muốn đạt được hai mục tiêu chính : đẩy lùi quân khủng bố thánh chiến Hayat Tahrir al-Cham (trước là Mặt trận al-Nosra) có mặt tại Đông Ghouta sang tỉnh Idlib, phía tây bắc Syria ; ký được một thoả thuận giữa các phe nổi dậy với chế độ Damascus, phe nổi dậy buông súng và đổi lại là một hình thức quyền tự trị. Tuy nhiên, mọi nỗ lực của các cuộc đàm phán bí mật đã bị thất bại.

Phía chính quyền Syria cũng muốn nhóm Faylaq al-Rahmane phải rời khỏi Đông Ghouta và liệt nhóm này là đồng minh của tổ chức khủng bố thánh chiến vì từng tham gia tấn công một căn cứ quân sự quan trọng gần Harasta, phía tây bắc Đông Ghouta. Trong khi đó, các lực lượng nổi dậy không đồng tình về giả thuyết quan hệ gẫn gũi về lý tưởng giữa Faylaq al-Rahmane và nhóm thánh chiến Hayat Tahrir al-Cham. Với họ, "cáo buộc Faylaq al-Rahmane là chiến thuật cổ xưa của chế độ để gây chia rẽ giữa các lực lượng nổi dậy. Sự thực chế độ không muốn nói đến tự trị, họ muốn một sự khuất phục hoàn toàn".

Trong một bức thư đề ngày 26/02 gửi đến Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc mà Le Monde có được, hai phe nổi dậy chính ở Đông Ghouta cho biết sẵn sàng đuổi lực lượng thánh chiến Hayat Tahrir al-Cham ra khỏi vùng này "trong 15 ngày sau khi lệnh đình chiến có hiệu lực". Tuy nhiên, đề xuất này khó có thể làm chế độ của tổng thống Bachar al-Assad và đồng minh Nga lùi bước.

Berlin khó xử vì thành công của vũ khí Đức

Với hơn 3 tỉ euro xuất khẩu vũ khí năm 2017, chiếm 5,6% thị trường thế giới, Đức trở thành nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ 5 trên thế giới, sau Pháp, Trung Quốc, Nga và Mỹ. Tuy nhiên, theo Le Monde, thành công của này lại đang khiến chính quyền Berlin rơi vào thế khó xử vì vũ khí "Made in Germany" được sử dụng trên chiến trường Syria.

Một điều khá trái ngược, Đức là một trong những nhà sản xuất hàng đầu thế giới về trang thiết bị quốc phòng, thế nhưng lại quản lý rất kém khâu xuất khẩu, mà theo đánh giá của Le Monde là "thất thường, thậm chí là giả đạo đức".

Chính quyền Đức kêu gọi tăng cường hạn chế xuất khẩu, nhưng lại tỏ ra ngạc nhiên về khối lượng vũ khí bán ra nước ngoài. Thực vậy, ngành công nghiệp vũ khí không do chính phủ trực tiếp quản lý như ở Pháp, mà quy tụ nhiều doanh nghiệp nhỏ, chủ yếu là công ty gia đình, không liên quan về tài chính với Nhà nước. Chính phủ chỉ đưa ra những nguyên tắc, không có chiến lược chung, còn các doanh nghiệp phải tự chinh phục thị trường nước ngoài vì các đơn đặt hàng của Nhà nước Đức cũng không đủ.

Đức nổi tiếng là một trong những nước ít trang bị vũ khí nhất của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO. Pháp tuyên bố tổng chi phí dành cho quốc phòng sẽ là 300 tỉ euro từ giờ đến năm 2025, Đức chỉ tăng thêm 2 tỉ euro từ giờ đến năm 2022, nâng tổng số tiền dành cho quốc phòng là 37 tỉ euro. Theo đánh giá của Le Monde, tham vọng phát triển hợp tác quốc phòng giữa hai nước có vẻ khập khiễng với sự chênh lệch về chi phí như trên, trong khi Mỹ muốn NATO chia sẽ gánh nặng quân sự, còn Anh Quốc thì sắp rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu.

Cải tổ ngành đường sát Pháp : Bây giờ hoặc không bao giờ

Kế hoạch cải tổ Công ty Đường sắt Quốc Gia Pháp SNCF bằng sắc lệnh tiếp tục được các báo đề cập. Bài xã luận trên Le Figaro nhận định, sau bao lần bị lùi lại, chỉ có thể cải cách "bây giờ hoặc không bao giờ". Dù không có gì đảm bảo "chuyển đổi thành công" nhưng ít nhất chính phủ tự tạo cơ hội để tiến hành cải cách. Thêm vào đó, theo kết quả thăm dò, phần lớn người dân Pháp, đã quá chán về tình trạng trơ ì của ngành đường sắt, ủng hộ kế hoạch của chính phủ.

Dĩ nhiên, phía nghiệp đoàn kịch liệt phản đối dự án trên, đặc biệt là những người lái tầu. Vậy "Quy chế của những người lái tầu là gì ?", La Croix dành nguyên trang nhất mục "Sự kiện" để giải thích. Với chính phủ, cần phải bỏ những đặc quyền đặc lợi của những người lái tầu, hiện tác động đến năng suất của ngành. Còn với những người lái tầu, những ưu đãi đó là nhằm bù lại điều kiện làm việc đặc thù của họ (làm đêm, ngày cuối tuần, ngày lễ…).

Pháp : Yêu nhau, nhưng nhà ai người ấy sống

"Yêu nhau, nhưng nhà ai người ấy sống" (living apart together) là xu hướng xã hội ngày càng phổ biến ở Pháp với khoảng 1,2 triệu người yêu nhau nhưng sống xa nhau. Họ chủ yếu là những người từng ly hôn, thanh niên hoặc những người độc thân trong độ tuổi 40, đã quen với cuộc sống độc lập.

Theo Les Echos, lý do là thất vọng về cảnh sống chung dưới cùng một mái nhà, hoặc muốn tiếp tục được độc lập, hoặc vì lý do công việc. hiện tượng này đã khiến định nghĩa về "một cặp" cũng đã thay đổi, không còn là "hai người kết hôn, sống chung dưới một mái nhà".

Chim cánh cụt hoàng gia đối đầu với mối đe dọa biến đổi khí hậu

Le Monde trích lại một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature Climate Change ngày 26/02 báo động "Chim cánh cụt hoàng gia trước sự đe dọa biến đổi khí hậu". Khoảng 70% loài chim cánh cụt hoàng gia sống tại Nam Cực (tương đương khoảng 1,1 triệu cặp sinh sản) sẽ phải di cư xuống phía nam hoặc sẽ bị biến mất trước cuối thế kỷ XXI nếu khí thải gây hiệu ứng nhà kính tiếp tục theo nhịp độ hiện nay và nếu không có hành động nhanh chóng trên quy mô toàn cầu để ngăn hiện tượng trái đất ấm lên, điều tiết hoạt động đánh bắt và bảo vệ các vùng trú ngụ cho chim cánh cụt.

Trang nhất các nhật báo

"Disney đánh cược thêm 2 tỉ euro vào công viên ở Paris" là chủ đề trên trang nhất của nhật báo kinh tế Les Echos. Khoản đầu tư này nhằm giúp công viên giải trí Disneyland Paris duy trì vị trí điểm du lịch hàng đầu ở Châu Âu với nhiều khu vực mới dành riêng cho Chiến tranh giữa các Vì sao (Star Wars), Marvel và Nữ Hoàng Tuyết. Chiến lược của dự án được Le Figaro đề cập trong bài phỏng vấn tổng giám đốc The Walt Disney Company.

Bảo vệ nạn nhân bị lạm dục tình dục được Libération đưa trên trang nhất với tiếng nói của hơn 100 nữ nghệ sĩ, diễn viên điện ảnh, các nhà sản xuất Pháp… cùng lời phát biểu : "Chúng ta đã chịu đựng, chúng ta câm lặng. Giờ chúng ta hành động".

Thu Hằng

Published in Quốc tế

Chủ tịch Trung Quốc trọn đời Tập Cận Bình : 1,4 tỉ người vì một người

Hầu như các báo Paris hôm nay 27/02/2018 đều chú ý đến sự kiện Đảng cộng sản Trung Quốc (Đảng cộng sản Trung Quốc) chuẩn bị bãi bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ đối với chủ tịch nước. Le Monde chạy tựa trên trang nhất "Tập Cận Bình, chủ tịch vĩnh viễn", còn Le Figaro nhấn mạnh cũng trên trang bìa "Sự chệch hướng mao-ít của Tập Cận Bình".

tap1

Pa-nô với chân dung và lời huấn thị của chủ tịch Tập Cận Bình trên đường phố Bắc Kinh. Ảnh chụp ngày 26/02/2018. Reuters/Thomas Peter

Thông tín viên Le Figaro tại Bắc Kinh mở đầu bài viết "Tập Cận Bình, sẵn sàng trở thành ‘hoàng đế trọn đời’ của Trung Quốc" bằng lời chế giễu của một cư dân mạng : "Mẹ tôi bắt tôi hứa phải cưới vợ trước khi ông Tập Cận Bình kết thúc nhiệm kỳ, bây giờ thì tôi khỏe re rồi…".

Bóng ma Mao lại ám ảnh : Số phận hơn 1 tỉ người nằm trong tay một người

Được nói đến từ nhiều tháng qua, giờ thì khả năng ông Tập trở thành hoàng đế Trung Quốc vĩnh viễn đã trở thành hiện thực, khiến không ít người lo ngại quốc gia này quay lại với bóng ma mao-ít. Nhà lãnh đạo quyền lực nhất kể từ thời Mao Trạch Đông đến nay, giờ đây có thể tại vị cho đến bao giờ tùy thích. Đề nghị của Trung ương Đảng, trừ khi có "động đất", sẽ được Quốc hội thông qua.

Le Figaro cho biết, các chuyên gia lo ngại sự thiếu vắng mọi tiếng nói phản biện trước tình trạng tôn sùng cá nhân lãnh đạo, sẽ khiến chế độ Bắc Kinh trở nên độc đoán hơn. Nhà chính trị học Lâm Hòa Lập (Willy Lam) ở Hồng Kông cảnh báo, một sự quay lại với chủ nghĩa mao-ít sẽ là một thảm họa, khi một người duy nhất có toàn quyền quyết định số phận của gần 1,4 tỉ con người. Nhà chính trị học Trung Quốc Hồ Tinh Đẩu (Hu Xingdou), trả lời Le Monde qua điện thoại, cũng có ý kiến tương tự.

Chuyên gia về Trung Quốc Jean-Pierre Cabestan cũng ở Hồng Kông "hy vọng Tập Cận Bình sẽ lắng nghe các cố vấn, nếu không Trung Quốc sẽ đại nguy". Nhưng thật rủi ro khi muốn phản đối một nhà lãnh đạo tập trung mọi quyền lực trong tay, và "tư tưởng" được ghi trong điều lệ Đảng.

Trước đó "hoàng đế đỏ" đã đưa ra dấu hiệu rõ ràng khi không chỉ định người kế vị trong Đại hội Đảng vừa qua, đi ngược lại quy định bất thành văn lâu nay của Đảng cộng sản Trung Quốc. Nhưng cũng theo ông Cabestan, Tập Cập Bình, đã gây thù chuốc oán quá nhiều với chiến dịch "đả hổ, diệt ruồi" đại quy mô, "không có chọn lựa nào khác ngoài việc bám chặt lấy quyền lực". Và ông Tập cũng là người duy nhất, với bàn tay sắt, "có thể tiến hành các cải cách đã loan báo để tránh các vụ phản kháng của xã hội", trong lúc kinh tế đang chậm lại.

Đàn áp, cái giá cho "Giấc mơ Trung Hoa" ?

Hiện giờ Tập Cận Bình "khủng bố" các địch thủ, khiến họ chỉ mong mỏi một cuộc khủng hoảng kinh tế hay địa chính trị làm ông ta suy yếu đi. Còn dân chúng, ngày ngày bị guồng máy tuyên truyền nhồi nhét, thì ủng hộ một nhà lãnh đạo đã hứa hẹn "giấc mơ Trung Hoa" : một siêu cường "hiện đại", có đội quân "ngang tầm thế giới".

Nhưng cái giá phải trả rất cao, nhất là khi Tập Cận Bình đã bóp nghẹt xã hội dân sự ngay từ khi mới lên cầm quyền cuối 2012. Chuyên gia về lịch sử Trung Quốc Sam Crane, thuộc Williams College, Hoa Kỳ cho rằng ông Tập sẽ tiếp tục chính sách đàn áp : báo chí, tôn giáo, tổ chức phi chính phủ đều bị giám sát nghiêm ngặt và tất cả những tiếng nói đối lập đều bị dập tắt hoặc bỏ tù.

Dù vậy vẫn có nhiều phản ứng trên mạng xã hội. Nhiều cư dân mạng đăng những lời bình cay độc – và nhanh chóng bị chính quyền xóa đi – so sánh với họ nhà Kim ở Bắc Triều Tiên, tại vị cho đến khi chết. Số khác đăng ảnh gấu Winnie, mà vóc dáng rất giống Tập Cận Bình, đội vương miện hoặc cắm đầu vào hũ mật, với chú thích "Nếu bạn thích gì thì cứ bám chặt vào".

Le Monde cho biết thêm, có người nêu ra những câu nói của triết gia Đức Hannah Arendt về chủ nghĩa toàn trị, người khác lại nhắc đến Viên Thế Khải (Yuan Shikai), viên tướng, đại thần nhà Thanh đã xưng đế vào năm 1915, trong nỗ lực thảm hại để tái lập nền quân chủ. Một bức ảnh trên WeChat thay chân dung Mao Trạch Đông trên Thiên An Môn bằng Tập Cận Bình.

"Đảng lãnh đạo" được chính thức ghi vào Hiến Pháp

Ngoài vấn đề nhiệm kỳ chủ tịch nước, Quốc hội Trung Quốc sắp họp cũng chuẩn bị sửa đổi vài chục điều khoản trong Hiến Pháp, cho phù hợp với mục tiêu đầy tham vọng của ông Tập : "kỷ nguyên mới của chủ nghĩa xã hội theo kiểu Trung Hoa". Bên cạnh đó là việc thành lập tân ủy ban giám sát. Siêu bộ chống tham nhũng này sẽ mở rộng ở tầm quốc gia các đặc quyền của Ủy ban Kỷ luật Trung ương Đảng. Là vũ khí thanh trừng của ông Tập, nay Ủy ban không chỉ có quyền đối với các đảng viên mà tất cả cán bộ nhà nước.

Vấn đề đối với Tập Cận Bình là bảo đảm vị trí lãnh đạo của Đảng trong Hiến Pháp, lâu nay chỉ được nói sơ qua trong lời mở đầu. Điều 1 Hiến Pháp nay ghi rõ "Vai trò lãnh đạo của Đảng là chủ chốt trong chủ nghĩa xã hội theo kiểu Trung Hoa". Theo Le Monde, chừng như ông Tập đã chiến thắng trong cuộc đấu tranh nội bộ, vì lúc mới nhậm chức ông đã kêu gọi đấu tranh chống Hiến Pháp kiểu phương Tây, được cho là "mối nguy hàng đầu trong bảy nguy cơ mà Đảng phải đối phó".

Tập đại đế chuẩn bị đội ngũ cận thần

Les Echosghi nhận "Đại đế Tập Cận Bình chuẩn bị bố trí người của mình" vào những chức vụ quan trọng - một hành động mà chiến dịch kiểm duyệt mạng xã hội và tuyên truyền về bỏ hạn chế hai nhiệm kỳ, đã khiến dư luận bị đánh lạc hướng. Trong số đó có chức thủ tướng và thống đốc Ngân hàng Trung ương.

Ông Lý Khắc Cường có thể tiếp tục được giữ chiếc ghế thủ tướng. Trong năm năm qua, ông chỉ là cái bóng bên cạnh ông Tập, và không có ảnh hưởng gì trên các hồ sơ kinh tế, mà theo truyền thống vốn là lãnh vực dành riêng cho thủ tướng. Ông Lý lại càng mất thế hơn trước sức mạnh đang lên của Lưu Hạc (Liu He), nhà kinh tế được đào tạo ở Harvard, thân cận với Tập Cận Bình. Theo South China Morning Post, Lưu Hạc có thể trở thành phó thủ tướng phụ trách kinh tế, và theo Reuters, còn có khả năng thay Chu Tiểu Xuyên (Zhou Xiaochuan) làm thống đốc Ngân hàng Trung ương.

Vương Kỳ Sơn (Wang Qishan), cánh tay mặt chống tham nhũng của ông Tập, dù đã quá tuổi làm ủy viên thường trực Bộ Chính trị, có thể lại tiếp tục đóng một vai trò quan trọng khác : phó chủ tịch nước, một chức vụ không bị hạn chế nhiệm kỳ. Một ủy viên thường trực mới lên là Lật Chiến Thư (Li Zhanshu) thì được cho là sẽ trở thành tân chủ tịch Quốc Hội.

Bắc Kinh hiện đại hóa, xua đuổi người nhập cư

Cũng liên quan đến Trung Quốc nhưng trên lãnh vực xã hội, Le Monde trong bài "Công trường vĩ đại của Bắc Kinh mới", nói về các quận ngoại vi đang chuẩn bị mọc lên những thành phố mới toanh, nhằm làm giảm áp lực dân số và giúp thủ đô Trung Quốc bớt ô nhiễm.

Các đại đô thị phải đối mặt với cơ sở hạ tầng xuống cấp, vì chỉ tính toán theo số người có hộ khẩu, thấp hơn rất nhiều so với số cư dân thực sự. Vấn đề môi trường, thiếu nước và kẹt xe từ lâu vẫn là nỗi lo của các nhà quy hoạch Bắc Kinh. Nhưng lần này chính quyền đã dùng đến các biện pháp triệt để, trục xuất hàng trăm ngàn người nhập cư vào cuối năm ngoái.

Theo thống kê năm 2016, có khoảng 8,1 triệu người không có hộ khẩu Bắc Kinh, có giấy cư trú từ sáu tháng trở lên. Số lượng này trong năm 2017 đã giảm xuống vì các vụ trục xuất. Nhiều người vẫn giữ hộ khẩu ở quê để phòng thân, tuy nhiên có đến 40% người dân nông thôn bị mất đất vì chính quyền địa phương cưỡng chế.

Apple chấp nhận trữ iCloud tại Trung Quốc

Về công nghệ, phụ trang kinh tế của Le Figaro cho biết "Apple thuận theo yêu sách của Trung Quốc về dữ liệu" : Các thông tin về khách hàng Trung Quốc sẽ được lưu trữ tại Hoa lục.

Đây là điều kiện tiên quyết để thâm nhập thị trường trên 1,3 tỉ dân. Kể từ ngày 28/2, tập đoàn Mỹ sẽ chuyển các hình ảnh, tài liệu, tin nhắn… mà tất cả những người sử dụng Trung Quốc lưu trong iCloud cho Hoa lục, theo luật mới của Bắc Kinh về an ninh mạng.

Apple khẳng định "không ai có thể đột nhập vào hệ thống". Tuy nhiên trên thực tế chính quyền Trung Quốc có thể dễ dàng tham khảo kho dữ liệu trên lãnh thổ của mình, nhờ thay đổi cách quản lý các chìa khóa mã hóa. Trong khi cho đến nay, những "hạt vừng kỹ thuật số" này luôn được lưu trữ tại Hoa Kỳ. Có nghĩa là bất kỳ chính phủ nào muốn xâm nhập một tài khoản iCloud đều phải được tư pháp Mỹ cho phép.

Được cho là nhằm "chống khủng bố", giới nhân quyền lo sợ Bắc Kinh sẽ sử dụng công cụ này để truy bức các nhà ly khai. Một nhà đấu tranh đồng thời là cổ đông Apple nói với Reuters, sự kiện Apple còn nguy hiểm hơn vụ Yahoo ! chuyển giao dữ liệu cho Trung Quốc hồi năm 2005. Đó là vì các dữ liệu iCloud rất đầy đủ, và được kích hoạt tự động.

Trung Quốc thả vòi bạch tuộc sang Ấn Độ Dương

Nhìn sang "Gwadar, hải cảng trong mơ của người Pakistan", Le Figaro nhận định, từ khi Trung Quốc quyết định bành trướng sang cảng Gwadar thuộc tỉnh Baloutchistan trên biển Ả Rập, chính quyền Islamabad bắt đầu mơ đến một tương lai đầy hứa hẹn. Tuy nhiên theo tờ báo, tương lai này không phải toàn màu hồng.

Cảng Gwadar được cho China Overseas Ports Holding Company thuê trong 40 năm. Số tiền 55 tỉ đô la được Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan (CPEC – China Pakistan Economic Corrido) đổ vào không phải là viện trợ cho không, mà Pakistan phải trả nợ và cổ tức cho tập đoàn Trung Quốc, trong khi dự trữ ngoại hối của Pakistan không nhiều.

Hơn nữa, theo lời đồn đãi thì một quân cảng của Trung Quốc sẽ được thiết lập tại đây : Gwadar là vị trí rất tốt cho các tàu chiến từ Bắc Kinh, để tăng cường sự hiện diện tại Ấn Độ Dương.

SNCF, hậu Merkel, Syria : Tựa chính báo Pháp

Về thời sự nước Pháp, Le Monde chạy tựa trang nhất "Cải tổ công ty đường sắt Pháp SNCF : Sự cầu viện đến nghị định", còn nhật báo kinh tế Les Echos chú trọng đến "Cú sốc của một sự cải tổ cấp tốc".

Tại Châu Âu, Le Figaro cho biết "Cánh hữu Đức chuẩn bị cho thời kỳ hậu Merkel" : cuộc chạy đua giành chức vụ người kế nhiệm thủ tướng Angela Merkel đã bắt đầu. Về tình hình Trung Đông, La Croix giải thích "Vì sao cuộc xung đột Syria cứ kéo dài mãi" : với sự tham gia của rất nhiều nhân tố khu vực và quốc tế, cuộc chiến bắt đầu từ tháng 3/2011 đã vượt hẳn khỏi tầm tay người Syria.

Trên lãnh vực điện ảnh, Libération dành trang nhất cho bộ phim bom tấn "Black Panther",mà theo tờ báo là đánh dấu một bước ngoặt của điện ảnh Mỹ, với hầu hết diễn viên là người da đen.

Thụy My

Published in Châu Á

Tổng thống Hàn Quốc, người chiến thắng ở Thế Vận Pyeongchang

Tập Cận Bình muốn làm "hoàng đế", tổng thống Pháp Emmanuel Macron "tứ bề thọ địch", tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in "người hùng" Thế Vận Hội, đó là tình thế của ba nguyên thủ quốc tế trên báo chí Pháp hôm nay. Bên cạnh đó là những thành tích, những đột phá ở Thế Vận Hội Pyeongchang vừa kết thúc của ba đội tuyển thủ là Na Uy, đứng đầu bảng, Hàn Quốc, nước chủ nhà và… Pháp được chú ý vì lý do dễ hiểu.

jae1

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in trò chuyện với Kim Yo Jong, em gái Kim Jong-un trong buổi trình diễn của đoàn ca nhạc Bắc Triều Tiên Samjiyon tại Seoul, 11/02/2018. Yonhap via Reuters

Được dân chúng ưu ái và báo chí quốc tế nể phục là lãnh đạo Hàn Quốc Moon Jae-in. Từ "cuộc đua bền sức" trong bài xã luận của La Croix, qua "cánh cửa đối thoại" trên Le Figaro hay "một chiến lược đối thoại" trên Libération, cho đến "kẻ chiến thắng JO" của Le Monde, tổng thống Hàn Quốc được mô tả như một nhà lãnh đạo tài ba nhưng khiêm tốn, không khoan nhượng đồng minh Donald Trump, mà cũng không rơi vào mưu kế "chia rẽ liên minh Mỹ-Nhật-Hàn" của Kim Jong-un.

Moon Jae-in, "ngôi sao" Thế Vận Hội

Đối với Le Monde, vô địch Thế Vận Hội Pyeongchang là tổng thống Moon Jae-in. Nhà lãnh đạo Hàn Quốc có thể tự khen đã vượt qua hai thách thức : tổ chức thành công Thế Vận Hội và đem lại không khí hài hòa trên bán đảo, ít ra là trong hai tuần tranh tài. Giờ đây, còn hai vấn đề nhạy cảm mà tổng thống Hàn Quốc phải cân nhắc : tập trận chung Mỹ-Hàn và lời mời sang thăm Bắc Triều Tiên của Kim Jong-un.

Theo lãnh đạo Hàn Quốc, đi gặp lãnh đạo Bình Nhưỡng lúc này là chưa phải lúc, mà cần phải tạo điều kiện để tổ chức đối thoại Mỹ-Triều. Hành động, chủ trương của ông tạo được ngọn gió hứng khởi trong dân chúng. Le Monde minh chứng qua lời chia sẻ của nữ vận động viên huy chương vàng Choi Min-jeong trên mạng : "Thưa tổng thống, các vận động viên đều phấn khởi vì được tổng thống, cho dù rất bận rộn, đã đến tận nơi tranh tài khuyến khích". Tỉ lệ lòng dân mến mộ tiếp tục lên cao (60%). Các "fan club" bỏ tiền ra để in, dán bích chương và băng hình video trong đường xe điện ngầm chúc mừng sinh nhật tổng thống 24 tháng Giêng.

Xuất thân là sĩ quan lực lượng đặc biệt, luật sư nhân quyền, từng ngồi tù thời tổng thống Phác Chánh Hy (Park Chung-hee), tổng thống Moon Jae-in là một nhân vật "khiêm tốn, gần dân và biết lắng nghe nguyện vọng của dân, khác với thái độ lạnh lùng, quan cách của người tiền nhiệm Phác Cận Huệ (Park Geun-hye)" mà nhiệm kỳ bị kết thúc nửa đường vì tai tiếng.

Về chính trị, cuộc khủng hoảng hạt nhân đã buộc tổng thống Hàn Quốc chọn con đường chông gai, làm sao dung hòa được giữa quyết tâm "mở lại đối thoại liên Triều" của Seoul với "mọi phương án được đặt lên bàn" của Washington. Một trong những quyết định can đảm của Moon Jae-in, là chấp thuận đón tiếp tướng Kim Yong Chol, cựu chỉ huy quân báo của Bắc Triều Tiên, cho dù một bộ phận dân chúng phản đối vì nghi ngờ nhân vật này chỉ huy vụ đánh chìm chiếc tuần dương hạm Cheonan vào năm 2010. Thông cáo báo chí của chính phủ giải thích là cần "tập trung tìm một giải pháp hòa bình hơn là tìm hiểu ai làm gì trong quá khứ".

Quyền lợi đất nước trên hết

Cũng trong chiều hướng này, nhật báo La Croix nhận xét, trong mọi hoàn cảnh, tổng thống Hàn Quốc luôn luôn tỏ thái độ hiền triết : đón nhận tin vui lẫn tin xấu một cách chừng mực. Không bao giờ đóng chặt cửa đối thoại mà cũng không bao giờ hấp tấp. Do vậy, ông không chấp thuận ngay lời mời sang Bắc Triều Tiên, không bị giọng điệu mật ngọt của Kim Jong-un chiêu dụ, cũng không nhượng bộ thái độ cường điệu của Donald Trump làm lung lay.

Cũng hòa nhịp với phân tích trên, chuyên gia địa chiến lược Pháp Marianne Péron-Doise, trên Libération lưu ý : mục tiêu ngầm của Kim Jong-un trong chính sách "sưởi ấm" quan hệ liên Triều là "phân hóa" mối quan hệ Mỹ-Hàn và làm suy yếu liên minh Mỹ-Hàn-Nhật.

Tập Cận Bình dọn đường lên ngôi hoàng đế

Thông tin của Tân Hoa Xã hôm Chủ nhật : đảng Cộng Sản Trung Quốc muốn sửa đổi Hiến pháp, hủy bỏ hạn chế hai nhiệm kỳ chủ tịch được Les Echos đưa lên trang nhất với tựa : Tập Cận Bình dọn đường lãnh đạo mãn đời.

Theo Les Echos, tin này gây ít nhiều bất ngờ cho giới quan sát. Chuyên gia Jean-Pierre Cabestan, đại học Công giáo Hồng Kông, cho biết tin đồn Tập Cận Bình muốn nắm trọn quyền và trọn đời đã được lan truyền từ nhiều tháng nay, nhưng không ai nghĩ là họ Tập quyết định ngay bây giờ. Sự kiện này chứng tỏ thế lực của ông ta rất mạnh.

Để thực hiện tham vọng này, Tập Cận Bình đã phá hủy tất cả những "chốt chặn" do Đặng Tiểu Bình lập ra để đề phòng tái diễn thời kỳ lầm lạc của Mao. Trong năm năm qua, Tập Cận Bình đã đưa người thân tín vào guồng máy lãnh đạo, bắt truyền thông ca tụng cá nhân chủ tịch còn hơn cả Mao. Giáo sư Willy Lam (Lâm Hòa Lập), đại học Hồng Kông, nhận định : Tập Cận Bình sẽ làm vua trọn đời. Viễn ảnh Tập Cận Bình làm hoàng đế Trung Hoa được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội. Để tránh kiểm duyệt, cộng đồng mạng chế giễu : Thanh triều hồi phục. Hay là dùng hình ảnh con gấu Winnie hóa trang làm vua.

Trong chiều hướng tập trung quyền lực, đảng Cộng Sản Trung Quốc còn can thiệp trực tiếp vào hoạt động kinh tế và tài chính. Trong bài "Bắc Kinh cứu hộ tập đoàn An Bang nợ lút đầu" và "Ba đại tập đoàn Trung Quốc lỗ nặng, HNA, Fosun và Wanda" báo Les Echos báo động : sự kiện Bắc Kinh thu tóm tập đoàn bảo hiểm An Bang và trừng phạt cháu rể của Đặng Tiểu Bình chứng tỏ bàn tay của Bắc Kinh thao túng toàn bộ kinh tế, chứ không chỉ giới hạn ở các tập đoàn.

Tổng thống Macron đứng đầu gió

Trong khi đó tại Pháp, tổng thống Macron tăng tốc cải cách, cho dù gây lo âu hoặc bất bình cho thành phần dân chúng liên hệ. Hỏa xa, thất nghiệp, huấn nghệ : Macron đối diện với mọi mặt trận, tựa của nhật báo kinh tế. Trong bài xã luận, nhật báo cánh hữu Le Figaro ủng hộ chính phủ với tựa "không thể giữ nguyên trạng", trái lại báo cánh tả Libération cho là "Quá nhanh".

Theo Le Figaro, hôm nay thủ tướng Pháp trình bày phương pháp cải cách ngành hỏa xa. Công ty nhà nước với 160 ngàn nhân viên và các công đoàn có đủ vũ khí gây áp lực : đình công phong tỏa nước Pháp. Cách nay 22 năm, thủ tướng Alain Juppé đã đụng phải ổ kiến lửa, liệu lần này ra sao ? Nhật báo cánh hữu lo ngại "quả bom xã hội" cho dù "cải cách là cần thiết" bởi vì SNCF, công ty xe lửa Pháp, với cơ cấu hiện nay không thể sống còn.

Libération cho biết, trước nước Pháp, hai nước láng giềng là Ý và Anh Quốc đã cải cách công ty hỏa xa như thế nào và mở cửa cho các công ty Châu Âu khác cạnh tranh.

Tuy nhiên, theo Libération, chính phủ Macron quá hấp tấp khi đe dọa sẽ đốt giai đoạn bằng nghị định. SNCF không đơn thuần là một công ty chuyên chở mà do truyền thống lịch sử, SNCF đóng vai trò "thống nhất" lãnh thổ với một hệ thống giao thông đến tận làng mạc xa xôi. Cải cách, đồng ý, nhưng không thể dùng biện pháp "xe ủi đất".

Syria : Ra nghị quyết ngưng bắn để vi phạm

Nghị quyết ngưng bắn vừa được biểu quyết thì ngay lập tức mưa bom và pháo tái diễn, tựa của Libération về tình hình Syria. Cũng cùng tâm trạng tuyệt vọng, Le Monde mượn lời một thường dân ở Đông Ghouta : Tại sao máu của chúng tôi không có giá trị gì ? Lời của đứa trẻ 16 tuổi, trong số 400 ngàn dân ở Đông Ghouta, ngoại ô Damascus, bị mưa bom của quân chính phủ từ nhiều năm nay, tâm sự với phóng viên Le Monde. Trong khi đó, cũng với bức ảnh một đứa trẻ cùng tuổi, mặt đầy thương tích, Libération dự báo những ngày đen tối cho dù Hội Đồng Bảo An thông qua nghị quyết ngưng bắn một tháng. Bởi vì, đại sứ Syria tại Liên Hiệp Quốc khẳng định : Ghouta sẽ là Aleppo thứ hai. Chế độ Bachar al-Assad sẽ dùng vũ lực đánh chiếm khu phố chống chế độ. Damascus không ngại "sức ép" của Nga.

Tú Anh

Published in Châu Á

Tròn sáu tháng khủng hoảng người Rohingya Miến Điện (RFI, 25/02/2018)

Tại Miến Điện, 6 tháng đã trôi qua kể từ khi nổ ra vụ khủng hoảng người Hồi giáo thiểu số Rohingya ở bang Arakan, miền tây nước này, sau vụ tấn công của một nhóm phiến quân người Rohingya vào ngày 25/08/2017 nhắm vào các đồn biên phòng. Kể từ đó, gần 688.000 người Rohingya đã phải bỏ chạy sang nước láng giềng Bangladesh. Việc hồi hương người tị nạn Rohingya hiện vẫn còn nhiều điều chưa rõ ràng.

myanmar1

Trại tị nạn Kutupalong của người Rohingya ở Bangladesh, ngày 21/01/2018. Reuters/Mohammad Ponir Hossain

Từ Rangoun, thông tín viên RFI Eliza Hunt tóm lược :

"Theo chính quyền Miến Điện, những đợt hồi hương đầu tiên sẽ được thực hiện trong hai tuần nữa, sau khi họ kiểm tra xong danh sách 8.000 người tị nạn mà Bangladesh đã trao cho Miến Điện. Nước này cho biết sẵn sàng đón nhận 300 người tị nạn trở về mỗi ngày cho tới hết đợt hồi hương. Như thế có nghĩa là quá trình này sẽ phải kéo dài nhiều năm. Nhưng từ khi thỏa thuận giữa Miến Điện và Bangladesh được ký kết, suốt một tháng qua, việc hồi hương người Rohingya luôn bị trì hoãn. Nước này đổ lỗi cho nước kia.

Hiện nay, chưa có gì bảo đảm là người thiểu số Rohingya sẽ được an toàn hay không bị phân biệt đối xử khi họ trở về bang Arakan, Miến Điện. Hôm thứ Sáu, tổ chức phi chính phủ Human Rights Watch tố cáo là từ cuối năm 2017, chính phủ Miến Điện đã san phẳng 55 ngôi làng của người Rohingya, phá hủy các bằng chứng cho thấy quân đội Miến Điện xua đuổi họ. Chính quyền Miến Điện giải thích đó là một phần kế hoạch hồi hương người tị nạn Rohingya, tức là phá bỏ các làng cũ để xây các làng mới cho những người trở về.

Theo báo The Irrawaddy của Miến Điện, kể từ tháng 08/2017, 90% người Rohingyas đã trốn chạy sang Bangladesh. Hiện giờ chỉ còn khoảng 79.000 người Rohingya ở bang Arakan".

Thùy Dương

*******************

Miến Điện : Bom nổ trước trụ sở chính quyền bang Rakhine (RFI, 24/02/2018)

Sittwe, thủ phủ bang miền tây Rakhine, Miến Điện chấn động với vụ nổ bom trước cửa trụ sở chính quyền sáng sớm hôm nay, 24/02/2018. Cho đến nay, Rakhine được coi là tương đối bình yên, trong lúc từ nửa năm nay bang miền tây Miến Điện rơi vào khủng hoảng chưa từng có, với việc gần 700.000 người Hồi giáo Rohingya phải chạy sang Bangladesh tị nạn.

myanmar2

Một ngôi nhà bị đốt cháy ở bang Rakhine, Miến Điện. Ảnh minh họa. Reuters/Stringer

Các hình ảnh cho thấy cửa kính vỡ tung, nhiều tòa nhà bị hư hại, xe máy cháy đen… Tuy nhiên tổn thất chủ yếu là về vật chất, vì vụ nổ xảy ra vào lúc khoảng bốn giờ sáng, giờ địa phương. Một viên chức Miến Điện cho AFP biết là ngoài ba trái bom đồng loạt nổ, cảnh sát còn tìm thấy "ba trái khác" tại cùng khu vực, "một cảnh sát bị thương, nhưng không nghiêm trọng".

Cho đến trưa hôm nay, chưa có tổ chức nào tuyên bố nhận trách nhiệm về vụ khủng bố.

Theo ông David Mathieson, một chuyên gia độc lập làm việc tại Miến Điện, vụ tấn công bằng bom này có thể liên quan đến một xung đột khác, chứ không phải với người Rohingya. Cụ thể là lực lượng "quân đội Arakan" theo Phật Giáo. Arkan là tên gọi trước đây của Rakhine (xứ Arakan từng là một vương quốc độc lập, trước khi bị Miến Điện xâm chiếm vào cuối thế kỷ 18).

Theo chuyên gia này, lực lượng quân đội Arakan là "nhóm vũ trang duy nhất hoạt động trong vùng, có đủ phương tiện vật chất để tiến hành kiểu hoạt động này".

Vụ tấn công hôm nay có thể là dấu hiệu cho thấy "căng thẳng gia tăng" giữa phong trào vũ trang này với chính quyền. Ngược lại với dân Rohingya theo đạo Hồi, không được Nhà nước Miến Điện công nhận, người Rakhine được chính quyền trung ương thừa nhận là một sắc tộc thiểu số. Vấn đề là ngày càng có nhiều người Rakhine cảm thấy hệ thống xã hội hiện nay thiên vị sắc tộc đa số, người Bamar (hay người Miến).

Cách nay một tháng, cảnh sát bắn chết bảy người địa phương tham gia một cuộc tuần hành "bất hợp pháp". Tổ chức quân đội Arakan tuyên bố trả đũa. Hai tuần sau, một lãnh đạo thành phố Sittwe bị sát hại.

Trọng Thành

Published in Châu Á

Phải chăng Washington bị động trước các cuộc tấn công ngoại giao của Bình Nhưỡng ? Bởi vì, giới chuyên gia hầu như đều có cùng một nhận định : "Minh tinh" của lễ khai mạc Thế Vận Hội Mùa Đông Pyeongchang chính là Bắc Triều Tiên. Mọi cặp mắt đều hướng về phái đoàn vận động viên Bắc Triều Tiên và hơn 200 cô hoạt náo viên xinh đẹp.

pyong1

Em gái của lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un, cô Kim Yo-jong đến sân bay quốc tế Incheon, Hàn Quốc hôm 09/02/2018. Reuters

Nhưng có lẽ tâm điểm của sự kiện chính là sự hiện diện của Kim Yo-jong, em gái út của lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un, làm lu mờ hình ảnh của phó tổng thống Mỹ Mike Pence trên khán đài ngồi cách nhân vật này chỉ có vài mét.

Đồng thời, giới chuyên gia và cộng đồng quốc tế còn quan tâm đến mọi cuộc đón tiếp cả hai nhân vật cao cấp Kim Yo-jong và chủ tịch Quốc Hội Kim Yong-nam, trên nguyên tắc là bị xem vi phạm lệnh cấm vận của Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc. Bởi vì cả Kim Yo-jong và Kim Yong-nam đều có tên trong danh sách trừng phạt của Mỹ và Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.

Không biết quyết định gởi hai nhân vật này đến Seoul có nhằm để trêu tức Hoa Kỳ hay không, nhưng để cho đại diện Bình Nhưỡng được tham dự lễ khai mạc, chính quyền Hàn Quốc buộc phải xin ý kiến của Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ.

Hình ảnh lần đầu tiên một thành viên của gia đình lãnh đạo họ Kim bước qua vĩ tuyến 38 và được tiếp đón trọng thị tại Nhà Xanh, phủ tổng thống Hàn Quốc thật sự là một thành công ngoại giao của Bình Nhưỡng, theo như nhận xét của thông tín viên đài RFI, Frédéric Ojadias tại Seoul trong bài tường trình ngày 11/02/2018 :

"Truyền thông và công chúng Hàn Quốc đã bị Kim Yo-jong quyến rũ. Nụ cười khó hiểu luôn nở trên môi, cách ăn mặc giản dị đã bị soi kỹ mỗi lần cô xuất hiện như khi đến dùng bữa với tổng thống Hàn Quốc hay dự trận đấu khúc côn cầu trên băng của đội nữ chung hai miền.

Bị Hoa Kỳ trừng phạt vì vai trò của cô trong việc vi phạm nhân quyền ở miền Bắc, người phụ nữ trẻ đã được đón tiếp trọng thị ở phía Nam. Cô đã kết thúc chuyến thăm bằng bữa cơm trưa với thủ tướng và dự một buổi trình diễn của dàn nhạc Bắc Triều Tiên.

Đối mặt với cô, Hoa Kỳ đã bị thua trong trận chiến truyền thông. Phó tổng thống Mỹ Mike Pence – đang viếng thăm Hàn Quốc – gượng gạo nhắc lại các vụ hành quyết của chế độ. Nhưng hành động khăng khăng từ chối gặp đại diện Bắc Triều Tiên bị một số chuyên gia đánh giá là phản tác dụng".

Hoa Kỳ gần đây còn chua chát thừa nhận là Bắc Triều Tiên đã hủy vào giờ chót một cuộc gặp bí mật giữa Mike Pence và đại diện Bắc Triều Tiên bên lề Thế Vận Hội Mùa Đông. Và dường như Bắc Triều Tiên vẫn còn đang muốn thử sức "chịu đựng" của Hoa Kỳ, nên thứ Năm 22/02 thông báo tiếp cử tướng Kim Yong-chol, phụ trách quan hệ liên Triều của đảng Lao Động, dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Bắc Triều Tiên dự lễ bế mạc Thế vận hội Pyeongchang vào Chủ nhật 25/02.

Đây có lẽ là một cơn ác mộng cho chính quyền Seoul. Bởi vì Kim Yong-chol, phó chủ tịch Ban thường vụ trung ương Đảng cũng nằm trong danh sách bị cấm vận do bị cáo buộc đã tổ chức vụ bắn chìm chiếc tuần dương hạm Cheonan năm 2010, làm thiệt mạng 46 binh sĩ Hàn Quốc. Một lần nữa chính quyền Seoul đành phải tạm thời dỡ bỏ cấm vận để cho phép phái đoàn đến tham gia lễ bế mạc.

Phe đối lập tại Hàn Quốc giận dữ trước việc tổng thống Moon Jae-in đã chấp nhận chuyến viếng thăm này. Phát ngôn viên đảng Tự Do Triều Tiên xem đấy như là một "sự sỉ nhục" quốc thể.

Theo nhận định của thông tín viên Frédéric Ojardias, quyết định "trêu tức" này của Bình Nhưỡng chỉ có thể được giải thích qua ba lý do : Thứ nhất là nhằm thăm dò mức độ thiện chí cải thiện quan hệ của Seoul. Thứ hai là tiếp tục gây chia rẽ người dân Hàn Quốc và cuối cùng là tạo áp lực do việc Hàn Quốc vừa thông báo tiếp tục tập trận chung Mỹ - Hàn khi Thế Vận Hội kết thúc.

Bản ghi nhớ FBI : Donald Trump "cao tay ấn" hơn Nixon

Tháng Hai này còn được mở đầu bằng việc tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 03/02/2018 đã cho phép công bố bản ghi nhớ của Ủy Ban Tình Báo Hạ Viện Mỹ, chỉ trích FBI đã "lạm quyền" trong cuộc điều tra nghi án Nga can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.

Theo nhận định của sử gia Corentin Sellin, chuyên gia về Hoa Kỳ trên đài RFI, việc cho công bố bản ghi nhớ này là một "chiến dịch chính trị nhằm đánh lạc hướng công luận" của ông Donald Trump :

"Điểm đối chiếu duy nhất ở đây đương nhiên là Nixon, tổng thống Nixon, người cũng từng gặp khó khăn với tư pháp và FBI vào thời điểm xảy ra vụ Watergate, và ông cũng đã có cùng phương pháp tìm cách cản trở cơ quan tư pháp và cơ quan điều tra mà FBI là đại diện. Nhưng ông ấy đã thất bại.

Do đó, ông Trump muốn đạt được điều mà ông Nixon đã không làm được, và nhất là muốn ngăn chặn hay chí ít cũng là ngầm phá hỏng cuộc điều tra hiện do FBI và công tố viên đặc biệt Robert Mueller tiến hành trong nghi án thông đồng giữa nhóm cộng sự thân cận của Donald Trump và Nga.

Ông Trump chưa bao giờ chịu đựng được cuộc điều tra này. Và bản ghi nhớ đó – chúng ta gần như có thể nói là được Nunes (bên đảng Cộng Hòa) soạn thảo theo yêu cầu của Trump đã cho phép ông có thể buộc tội FBI, có thể hạ uy tín của tư pháp và đương nhiên theo đó là ngưng cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt Mueller.

Dù rằng một số nghị sĩ đảng Cộng Hòa có thể cảm thấy bức xúc về hành động này, nhưng người ta cũng khó đoán được điều gì có thể ngăn cản ông Trump thực hiện. Vì thế mà họ rơi vào tình trạng khủng hoảng chưa từng có và khó có thể dự đoán".

Có điều khi lên án FBI "thiên vị" trong điều tra nhưng phải chăng bản thân ông Donald Trump cũng đang làm điều tương tự ? Bởi vì, vào ngày 09/02/2018, tổng thống Mỹ đã không chấp nhận cho công bố báo cáo của phe Dân Chủ viện dẫn lý do bản ghi nhớ "chứa nhiều thông tin mật, đặc biệt nhạy cảm" cho an ninh quốc gia Mỹ.

Washington đổi chiến thuật vũ khí hạt nhân

Một sự kiện khác đáng chú ý tại Mỹ là Bộ quốc phòng nước này ngày 02/02 ra một báo cáo cho biết ý định trang bị các loại vũ khí hạt nhân loại nhỏ, có sức công phá thấp. Chiến lược mới này của Mỹ được dựa trên những đánh giá xem sự trỗi dậy của Nga và Trung Quốc, nhất là từ Bắc Triều Tiên là những hiểm họa tiềm tàng. Báo cáo này đã khiến Moskva và Bắc Kinh giận dữ chỉ trích.

Theo giải thích của chuyên gia Corentin Brustlein, phụ trách Trung tâm Nghiên cứu an ninh, Viện Quan hệ quốc tế Pháp trên đài RFI, trong bối cảnh này, Hoa Kỳ không thể tiếp tục giảm vai trò vũ khí hạt nhân trong chiến lược của mình và phải có những thay đổi linh hoạt trong cách sử dụng vũ khí này.

"Người ta đề cao khả năng mới của vũ khí nguyên tử. Không phải là loại vũ khí mới theo cách hiểu thông thường, ví dụ hình dạng, chủng loại. Đó chẳng qua chỉ là một cách sử dụng mới những khả năng hạt nhân sẵn có. Những gì ta thấy, quả thật là người ta đặt trọng tâm vào loại vũ khí được gọi là phi chiến lược.

Tức là khả năng sử dụng loại vũ khí nguyên tử có tầm bắn ngắn và sức công phá hạn chế, so với vũ khí chiến lược. Trong hệ thống vũ khí chiến lược của Mỹ, người ta đã có khả năng linh hoạt khá lớn trong các giải pháp tấn công có giới hạn.

Nhưng chính quyền Mỹ cho rằng mức độ linh hoạt này chưa đủ. Bởi vì vũ khí chiến lược phụ thuộc quá nhiều vào oanh tạc cơ chiến lược hay không quân nói chung. Hệ thống này đặt ra nhiều vấn đề về khả năng ứng phó, đáp trả nhanh, kín đáo và dễ bị tấn công. Do vậy, chiến lược hạt nhân mới đã đặt trọng tâm vào những loại vũ khí nguyên tử có thể trang bị cho tầu ngầm".

Syria : "Hỏa Diệm Sơn" thật sự của thế giới ?

Nhưng có lẽ không đâu nóng bỏng bằng tình hình Syria. Từ Nam, Trung, Bắc đều bừng bừng khói lửa không khác gì một "Hỏa Diệm Sơn". Tuy nhiên tình tiết gây bất ngờ nhất cho giới quan sát là căng thẳng giữa Israel và Iran bất ngờ bùng lên.

Sau khi phát hiện một chiếc máy bay không người lái thâm nhập lãnh thổ mà theo Tel Aviv là của Iran và được phóng đi từ Syria, quân đội Israel đã oanh kích dữ dội vào các vị trí quân sự của cả Syria lẫn Iran trên lãnh thổ Syria. Phòng không Syria đã đáp trả và hệ quả là lần đầu tiên không quân Israel bị mất một chiếc F-16.

Tuy nhiên, giới chuyên gia đều cho rằng khó có khả năng leo thang quân sự giữa Iran và Israel dù cả hai nước luôn luôn trong trạng thái thù nghịch từ nhiều năm qua. Nhưng có một chi tiết đáng chú ý là chiếc máy bay không người lái của Iran được thiết kế lại là từ chiếc máy bay của Mỹ mà quân đội Iran chiếm được vào năm 2011.

Giới quan sát nghĩ rằng vụ thâm nhập lãnh thổ Israel lần rồi là dịp để Tehran thử nghiệm chiếc máy bay không người lái trên, vốn dĩ có những chức năng vận hành giống như chiếc drone của Hoa Kỳ.

Đây chính là điểm mới nhất lý giải vì sao Israel có phản ứng dữ dội theo như nhận xét của bà Mada Sabeh, tiến sĩ về triết học chính trị, trường Đại học Paris Descartes trên đài France 24.

"Có rất nhiều vụ xâm nhập lãnh thổ Israel, nhưng thường là từ phía Syria hay từ phe Hezbollah của Lebanon. Điểm mới nhất, theo như phía Israel là lần này do Iran thực hiện, bằng một chiếc máy bay không người lái của Iran. Hệ quả là một cuộc xung đột trực tiếp diễn ra giữa Iran và Israel. Đấy mới chính là điểm mới lớn. Vì vậy mà Israel muốn đáp trả bằng vũ lực, để cho thấy là Iran không thể xâm nhập lãnh thổ nước này".

Bên cạnh nguy cơ xung đột Iran – Israel tại vùng biên giới phía nam Syria, thế giới lại hồi hộp trước nguy cơ đối đầu giữa Ankara và Damascus tại vùng Afrin, phía Bắc Syria. Từ hơn một tháng nay, Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành chiến dịch "Cành ô liu" nhắm vào người Kurdistan mà Ankara xem là "khủng bố".

Tuy nhiên, hôm 20/02, Damascus thông báo gởi lực lượng dân quân thân chính phủ đến vùng này theo lời mời của các lãnh đạo người Kurdistan tại vùng tự trị Afrin. Theo quan điểm của ông Igor Delanoe, trợ lý giám đốc Đài Quan sát Nga – Pháp tại Moskva và chuyên gia về Trung Đông, diễn tiến mới này dường như có lợi cho cả Nga và Syria.

"Công thức dường như được đưa lên hàng đầu là các lực lượng dân quân thân chính quyền Damascus sẽ được triển khai tại Afrin. Nếu cách thức này hoạt động tốt và được phía Thổ Nhĩ Kỳ chấp nhận, thì có lẽ đó là một tin tốt đẹp đối với Nga bởi vì điều này cho phép chính quyền Syria chiếm lại được một phần lớn khu vực Afrin mà Damascus đã bị mất chủ quyền trên thực tế mà không cần lao vào cuộc chiến.

Syria đã đáp lại lời kêu gọi của lực lượng Kurdistan bảo vệ họ, bằng cách can thiệp đứng giữa lực lượng Kurdistan và quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Do vậy, tôi cho rằng đây là một tin tốt đẹp đối với chế độ Damascus và cả Nga. Mặt khác, cũng có thể coi đây là một tin lành vì điều này tạo tiền lệ và sẽ được áp dụng ở những khu vực phía bắc Syria, góp phần hạn chế căng thẳng".

Và cuối cùng là "lò lửa" Đông Ghouta. Những ngày qua quân đội Syria dưới sự yểm trợ của không quân Nga đã dồn dập oanh kích vào khu vực do quân nổi dậy kiểm soát. Hàng trăm người thiệt mạng mà phần đông là trẻ em. Thế giới phẫn nộ lên tiếng kêu gọi chế độ Damascus chấm dứt thảm sát thường dân. Hình ảnh cảnh đổ nát, cảnh chết chóc tang thương cho thấy "phương Tây đang bất lực trước thảm kịch Syria" như hàng tít lớn trên trang nhất báo Le Figaro ngày 22/02/2018.

Minh Anh

Published in Châu Á

Làm sao cắt được vòi bạch tuộc của Nga đang vươn tới phương Tây ?

Các tạp chí lớn tại Pháp tuần này đều dành trang bìa cho các chủ đề mang tính chất xã hội và gắn với Pháp. Riêng tuần báo Anh The Economist đã khai thác một đề tài chính trị nóng bỏng : Nước Nga của Putin đang len lỏi vào các nền dân chủ phương Tây như thế nào. Trên trang bìa là hình vẽ một con bạch tuộc-với cái đầu mang dáng dấp của tổng thống Nga-đang vung vẩy những chiếc vòi. Bên trên bức hình là tựa lớn : "Kẻ khuấy động" bên trên hàng tiểu tựa giải thích : "Cách nước Nga đe dọa các nền dân chủ phương Tây".

voi0

Vòi bạch tuộc của Nga đang vươn tới phương Tây

Ở bài viết bên trong, The Economist đã nhắc lại sự kiện, Chính phủ Nga trong tuần đã lại phủ nhận cáo buộc là họ đã xen vào để lũng đoạn cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016. Lời cải chính được đưa ra sau khi Robert Mueller, công tố viên đặc biệt phụ trách điều tra ảnh hưởng của Nga trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016, đã công bố bản cáo trạng nhắm vào 13 công dân Nga, nêu chi tiết về những gì các bị cáo này đã làm thông qua mạng xã hội để tìm cách gây ảnh hưởng lên cuộc bầu cử Mỹ.

Trong bài xã luận, tuần báo Anh trước hết nhắc lại rằng : Vào cuối thập niên 1980, khi Mikhail Gorbachev phát động phong trào perestroika, Nga đã hòa dịu với phương Tây. Người ta đã tưởng rằng hai bên đều sẽ từ bỏ ý muốn lật đổ đối phương bằng những lời dối trá và những lập luận hoang tưởng theo kiểu chiến tranh lạnh. Thế nhưng, qua cáo trạng của công tố viên đặc biệt Robert Mueller nhắm vào 13 người Nga công bố ngày 16 tháng 2, thì quả là người ta đã lầm.

Ông Mueller cáo buộc rằng vào năm 2014, Nga đã bắt đầu âm mưu chống lại nền dân chủ Mỹ, và ông tin rằng ông có đủ bằng chứng để bác bỏ trước tòa án những lời phủ nhận của Nga. Vladimir Putin đã bật đèn xanh cho chiến dịch đó, có lẽ vì nghĩ rằng cơ quan CIA của Mỹ đang kích động một cuộc nổi dậy ở Ukraina. Tổ chức mang tên Cơ Quan Nghiên Cứu Internet (Internet Research Agency-IRA) , được một nhà tài phiệt thân điện Kremlin hậu thuẫn, đã thành lập một nhóm "chuyên gia xuyên tạc"-mà giới tin học gọi nôm na là internet troll-một hệ thống thanh toán chi phí và các danh tính giả, mục tiêu là đào sâu hố chia rẽ tại Mỹ, để rồi sau đó tác động đến cử tri để dồn phiếu từ bà Hillary Clinton sang cho ông Donald Trump trong cuộc bầu cử năm 2016.

Châu Âu cũng là đối tượng bị lũng đoạn : Nga bị nghi là đã tài trợ cho các chính trị gia cực đoan, đã thâm nhập vào các hệ thống máy tính để đánh cắp thông tin, đã tổ chức những cuộc biểu tình và loan truyền tin thất thiệt. Và ở Châu Âu cũng thế, mục tiêu là kích động, khoét sâu chia rẽ trong xã hội.

Ba bài học kinh nghiệm

Đối với The Economist, rất khó mà biết chính xác là Nga đã thành công đến đâu, nhưng các âm mưu của họ làm dấy lên nỗi quan ngại về những điểm yếu trong các nền dân chủ phương Tây, với ba bài học cay đắng cần rút ra.

Trước tiên hết, đó là việc các mạng xã hội hiện nay là một công cụ hiệu quả hơn so với các kỹ thuật dựng chuyện hay mua chuộc nhà báo hồi những năm 60. Sử dụng Facebook để phát hiện, chiêu mộ ủng hộ viên, và hoàn thiện các khẩu hiệu ăn khách nhất không tốn kém bao nhiêu. Với một chút khéo léo, ta có thể lôi kéo cả hệ thống vào việc tán dương, ủng hộ các bài đăng của mình. Và nếu đánh cắp được dữ liệu máy tính của các định chế lớn như đảng Dân Chủ Mỹ, như người Nga đã làm, ta có ngay cả một mạng lưới để phát tán thông tin.

Bài học thứ hai là chiến dịch của Nga đã khai thác được sự chia rẽ ở Mỹ, kích động vấn đề chủng tộc, xúi giục cử tri da đen xem bà Clinton như kẻ thù và ở nhà không đi bỏ phiếu, khơi dậy nỗi bực tức của người da trắng... Sau chiến thắng của ông Trump mà nó đã cố gắng góp phần, nó lại tổ chức một cuộc biểu tình chống Trump ở Manhattan. Và mới đây, ngay sau vụ thảm sát bằng súng tại trường Parkland, các robot tin học của Nga bắt đầu lao vào cuộc tranh cãi về kiểm soát súng đạn. Người Châu Âu, ở một mức độ ít hơn, cũng bị chia rẽ, đặc biệt là ở Anh Quốc với vụ Brexit. Chính các chia rẽ tiềm ẩn trong các nền dân chủ phương Tây đã khiến họ sẽ bị lũng đoạn.

Bài học quan trọng nhất là phản ứng của phương Tây trước cuộc tấn công của Nga rất yếu, trái ngược với thời kỳ Chiến Tranh Lạnh trước đây. Tại Mỹ, cả hai tổng thống đều thất bại trong cách đối phó.

Barack Obama rất đau đớn trước những bằng chứng về sự can thiệp của Nga, nhưng lại tự kềm chế trong việc áp đặt lệnh trừng phạt. Có lẽ vì ông cho rằng ông Trump chắc chắn sẽ thất cử, nên không muốn tạo ra những nghi ngờ rằng ông cố tình tác động vào kết quả. Đối với The Economist, nhận định đó của ông Obama là một sai lầm nghiêm trọng.

Còn thất bại của ông Trump thì xuất phát từ cách nhìn của ông về vụ việc. Lẽ ra ông phải lên tiếng chống lại ông Putin và bảo vệ Mỹ chống lại thái độ thù địch của Nga. Thế nhưng thay vào đó, dưới tác động của một số người trong đảng Cộng Hòa, ông lại ra sức hạ uy tín các cơ quan điều tra âm mưu của Nga, và hàm ý muốn sa thải ông Mueller hoặc những người bảo vệ ông tại Bộ tư pháp Mỹ, tương tự như việc ông cách chức James Comey người đứng đầu FBI...

Châu Âu phải năng động đối phó

Theo tuần báo Anh, các bài học kể trên cho thấy là để phá được âm mưu của Nga, các nền dân chủ phương Tây cần phải năng động hơn.

Giới lãnh đạo phương Tây phải tìm cách khôi phục lòng tin nơi cử tri. Điều đó đòi hỏi trước tiên hết là sự minh bạch. Châu Âu cần mở thêm nhiều cuộc điều tra chính thức, với người phụ trách có thẩm quyền như ông Mueller. Luật về các khoản tài trợ cho các chính đảng cũng cần được siết chặt, để xác định rõ là ai đã trao tiền cho ai. Và các phương tiện truyền thông xã hội cần phải được mở ra cho giám sát, để bất cứ ai cũng có thể xác định được ai là những người đang trả tiền cho các thông tin quảng cáo, và để cho giới chuyên gia nghiên cứu có thể dễ dàng lột mặt nạ kẻ gian.

Bên cạnh đó, phải có hành động đối kháng cụ thể, bắt đầu từ cấp lãnh đạo cao nhất. Thủ tướng Đức Angela Merkel chẳng hạn, đã thành công khi cảnh cáo ông Putin rằng sẽ có hậu quả nếu ông can thiệp vào các cuộc bầu cử ở Đức. Tại Pháp, Emmanuel Macron đã làm nản lòng các hacker Nga bằng cách tạo ra các thư điện tử giả mạo để lẫn trong số những bức thư thực sự, khiến cho những kẻ đánh cắp bị mất uy tín khi tiết lộ thông tin sai lệch. Báo chí Phần Lan thì cùng nhau hợp tác để thanh lọc tin tức giả mạo và chỉnh lại những thông tin sai lạc.

Tuy nhiên, khả năng chống đỡ có phần dễ dàng hơn đối với Đức, Pháp và Phần Lan, nơi niềm tin của người dân nơi chính quyền trung ương cao hơn ở Mỹ. Nhưng đó cũng là lý do tại sao mà Hoa Kỳ cần trả đũa và dằn mặt Nga trong vụ này... Giới lãnh đạo đảng Cộng Hòa tại Quốc Hội Mỹ đang đẩy đất nước vào con đường thất bại : Ít ra họ cũng nên tổ chức các buổi điều trần khẩn cấp để bảo vệ Mỹ chống lại các mưu toan lũng đoạn trong các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ. Cho đến lúc này, tổng thống Trump vẫn khăng khăng đổ lỗi cho FBI và đảng Dân Chủ, thể như là Mỹ không còn tin rằng nền dân chủ xứng đáng được bảo vệ.

Di sản Johnny Hallyday : Gia đình xào xáo

Như nói ở trên, các tuần báo Pháp đều dành trang nhất cho đề tài xã hội Pháp. Đáng chú ý hơn cả có lẽ là hồ sơ đặc biệt của L’Express nói về cuộc tranh giành di sản gay gắt trong gia đình cố ca sĩ Johnny Hallyday, giữa bà mẹ kế Laeticia với hai người con chồng David Hallyday và Laura Smet.

L’Express đã minh họa hồ sơ chính của mình bằng một bức ảnh trên trang bìa, cho thấy ba nhân vật chính trong tấn bi kịch đeo kính đen, mỗi người nhìn về một phía khác nhau. Ở bên trong, tuần báo Pháp ghi nhận : "Gia tộc Hallyday" mà người ta cứ tưởng là rất gắn bó với nhau trong nỗi đau bị mất người thân, mà người ta từng thấy rất hòa thuận trong ngày tang lễ lạnh giá ở nhà thờ Madeleine, từ 10 ngày qua, các thành viên gia tộc đó đang cấu xé lẫn nhau", giữa một bên là những đứa con bị truất quyền thừa kế, và bên kia là một góa phụ với dáng vẻ căng thẳng.

Theo L’Express, đây quả là một bi kịch vì đã có "Những cuộc sống bị bôi bẩn, phơi bày đến mức buồn nôn, những lời rỉ tai độc ác sẽ hằn ghi mãi mãi trong ký ức, những đứa con sẽ phải gánh chịu toàn bộ những mâu thuẫn của người cha, một người phụ nữ có thể là đã thoáng thấy thiên đường nhưng bất ngờ bị tống xuống địa ngục".

Đối với tuần báo Pháp, trong gia tộc Hallyday, thời kỳ để tang chỉ là một điều hão huyền, và việc người cha mất đi đã dẫn ngay đến chiến tranh.

Từ nữ triết gia Simone de Beauvoir đến #Metoo

Tuần báo L’Obs cũng chú ý đến xã hội Pháp, nhưng trên một khía cạnh đang gây sôi nổi khắp thế giới : nạn sách nhiễu tình dục, với việc ngày càng có nhiều phụ nữ nạn nhân lên tiếng. Thế nhưng, L’Obs đã đặt sự kiện này trong bối cảnh phong trào đấu tranh cho nữ quyền với hồ sơ chính mang tựa đề "Để hiểu rõ cuộc cách mạng nữ quyền", bên dưới một tiểu tựa : "Từ Beauvoir đến Metoo".

#MeToo là một phong trào trên mạng Twitter đang rất phổ biến, kêu gọi phụ nữ vùng lên vạch trần nạn quấy rối tình dục mà chính mình là nạn nhân. Trong hồ sơ của mình, L’Obs đã tự hỏi về nữ triết gia Pháp nổi tiếng rằng : "Liệu Simone de Beauvoir, (nếu sống vào thời nay) có sẽ gởi thông điệp Twitter #Metoo hay không ?".

Hỏi như vậy, nhưng câu trả lời của L’Obs rất rõ khi tờ báo ghi nhận những dấu mốc chính mà nữ sĩ Pháp đã đặt ra trên con đường đấu tranh cho nữ quyền : "Khi nữ triết gia cho ra mắt quyển Giới tính thứ hai - Le Deuxième Sexe vào năm 1949, bà đã gây chấn động trên toàn thế giới. Tiếp theo đó là bản ‘Tuyên Ngôn của nhóm 343 do tuần báo Le Nouvel Observateur (tiền thân của L’Obs) công bố vào năm 1971, một văn kiện sẽ dẫn đến bộ luật Veil, (hợp pháp hóa quyền phá thai của phụ nữ Pháp), và bộ luật năm 1980, xác định hành vi hãm hiếp là trọng tội".

Trong hơn một chục trang, tuần báo Pháp đã điểm lại "Câu chuyện về 70 năm đấu tranh cho nữ quyền".

Hồi ký của Jean-Marie Le Pen, sáng lập viên đảng cực hữu Pháp FN

Nếu L’Express đã đưa Simone de Beauvoir lên trang nhất, thì đồng nghiệp Le Point lại dành trang bìa cho bài phỏng vấn Jean-Marie Le Pen, người sáng lập đảng cực hữu FN, cha của chủ tịch đảng Mặt Trận Quốc gia hiện nay là Marine Le Pen, nhân dịp ông phát hành tập đầu tiên trong bộ hồi ký của ông, bao gồm giai đoạn từ năm 1928 đến năm 1972.

Le Point đã giành nguyên một hồ sơ 13 trang cho sự kiện này, và trích dẫn nhiều trang trong hồi ký, trên nguyên tắc chỉ ra mắt độc giả vào ngày 28/02 tới đây mà thôi.

Giải thích về chọn lựa của mình, Le Point cho rằng dẫu sao thì hồi ký của ông Jean Marie Le Pen là "một tài liệu được đặc biệt chờ đợi vì là di chúc của một trong những nhân vật chính trị gây tranh cãi nhất của Pháp".

Muller, nhà xuất bản đã đồng ý phát hành hồi ký của ông Le Pen là một nhà xuất bản được ít người biết đến, có điều, theo như lời thừa nhận của chính đương sự, ông không còn chọn lựa nào khác, vì "Các nhà xuất bản lớn, thậm chí trung bình, đều không dám phát hành quyển sách của tôi. Điều đó đủ cho thấy mức độ tự do tư tưởng ở Pháp".

Một trong những điểm gây tranh cãi trong hồi ký của nhân vật cực hữu này là ông nhất mực bênh vực cho các hành vi tra tấn mà quân đội Pháp từng áp dụng ở Algérie, thậm chí còn nói : "Đó là những phương thức thu thập thông tin thuộc loại ít thô bạo nhất… chỉ là đánh đập, trấn nước, quay điện, nhưng không hề xâm phạm sự toàn vẹn thân thể (của tù nhân)".

Trọng Nghĩa

Published in Quốc tế