Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Việt Nam chỉ đủ sức đánh 'dập mũi' Trung Quốc nếu xung đột (BBC, 29/03/2018)

Quân đội Việt Nam thoạt đầu có thể khiến Trung Quốc 'dập mũi' trong đụng độ ngắn trên Biển Đông, nhưng sẽ thất bại nếu lâm vào xung đột cường độ cao và kéo dài.

danh1

Hải quân Việt Nam diễu binh trong buổi lễ tiếp đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng 11/2017

Đó là nhận định của ông Prashanth Parameswaran, biên tập viên cao cấp của The Diplomat, tạp chí chuyên về an ninh và chính sách đối ngoại Châu Á - Thái Bình Dương.

Trong email trả lời BBC hôm 28/3, ông Parameswaran cho rằng với tiềm lực quân sự quá khiêm tốn trước Trung Quốc, Việt Nam chỉ có thể cầm giữ trong cuộc đối đầu ngắn.

Thế nhưng, theo ông, xác suất một cuộc xung đột quân sự cường độ cao kéo dài là rất khó xảy ra giữa hai nước.

Thay vào đó, có thể chỉ là một cuộc đối đầu trên biển tương tự như hồi tháng 5/2014 sau khi Trung Quốc đặt giàn khoan dầu HD 981.

danh2

Liệu kịch bản đụng độ mùa hè 2014 có xảy ra vào mùa hè 2018 ?

Đồng tình với quan điểm này, Derek Grossman, nhà nghiên cứu quốc phòng của Rand Corporation, nói với BBC hôm 29/3 :

"Có lẽ kịch bản có khả năng xảy ra nhất là một sự đụng độ giữa thuyền đánh cá dẫn đến sự can thiệp của cảnh sát biển Trung Quốc và Việt Nam, và có thể leo thang từ đó",

Tuy nhiên, nếu Bắc Kinh quyết định tăng sức ép, Việt Nam sẽ gặp rắc rối khi phải tiến hành và duy trì tác chiến trên Biển Đông.

Lý do là Việt Nam có quá ít, thậm chí không có kinh nghiệm, hoạt động trong khu vực cả trên không và trên biển, ông Grossman, người từng phụ trách thông tin về an ninh Châu Á Thái Bình Dương tại Lầu Năm Góc, nhận định.

Quân đội Việt Nam có những đặc điểm gì ?

Trong bài viết với tiêu đề "Quân đội Việt Nam có thể chống chọi trước Trung Quốc trên Biển Đông ?" hồi 1/2018, ông Grossman phân tích cụ thể những điểm mạnh và yếu của Việt Nam, trước khả năng xung đột quân sự với Trung Quốc.

Đầu tiên, các tướng lĩnh Việt Nam vẫn muốn đem chiến lược chiến tranh du kích và khái niệm "cuộc chiến toàn dân" trên đất liền áp dụng vào chiến lược tác chiến trên không và trên biển, Grossman phân tích.

Tuy chiến lược này có một số điểm mạnh vì lợi thế địa lý bờ biển Việt Nam, chiến lược tác chiến trên không và ngoài biển khơi lại còn rất sơ sài, chưa có tiến bộ gì.

Thứ hai, nguồn quân lực của quân đội còn tập trung quá nhiều vào lục quân.

Hải quân Việt Nam chỉ có 40 nghìn quân, và binh chủng Phòng không và Không quân ở con số 30 nghìn, kể từ 2009.

danh3

Tân Hoa Xã tung ra các ảnh chụp đợt diễn tập gồm không quân và hải quân của Trung Quốc ở Biển Đông vào cuối tháng 3/2018 trong lúc có nhà quan sát sẽ diễn tập 'hàng tháng' tại vùng biển này

Trong khi đó, lục quân vẫn đông nhất, khoảng 400.000 người, theo một báo cáo năm 2017.

Cuối cùng là khả năng Nhận thức Vấn đề Vùng Biển (Maritime Domain Awareness) và tương tác giữa các hệ thống quân sự tương đối thấp. Khả năng tình báo và khai thác thông tin trên biển của Việt Nam vẫn còn kém.

Thêm vào đó, vì khoản ngân sách khiêm tốn, Việt Nam sở hữu một hệ thống vũ khí "đa chủng loại" từ nhiều quốc gia khác nhau, dẫn đến tương tác giữa các thiết bị không hiệu quả.

Tuy nhiên, Derek Grossman đánh giá Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể và đúng hướng trong việc hiện đại hóa quân sự trong nhiều năm qua.

Theo ông, việc Việt Nam tăng ngân sách quốc phòng từ khoảng 4 tỷ đô la lên 6,2 tỷ đô la vào 2020, và đây là chỉ dấu họ nỗ lực tập trung hiện đại hóa quân sự.

Thêm vào đó, việc mua 6 tàu ngầm lớp Kilo của Nga và một phi cơ chiến đấu đa năng Sukhoi và xây dựng hệ thống tên lửa đối hạm (ASCM), và nhiều thiết bị phòng thủ khác, Việt Nam cho thấy có thể gây ra thiệt hại không nhỏ cho Trung quốc nếu xảy ra đụng độ.

danh4

Hàng chục tàu chiến cùng một hàng không mẫu hạm Trung Quốc bắt đầu vào tập trận ở Biển Đông, theo Tân Hoa Xã hôm 26/3. Hình tàu Liêu Ninh chỉ có tính minh họa

"Tôi thực sự nghĩ rằng Việt Nam đang có tất cả các bước đi đúng đắn trong việc hiện đại hóa quân sự", Derek Grossman nói với BBC Tiếng Việt.

"Thực tế khắc nghiệt là Việt Nam không thể làm được nhiều, một quyền lực hạng trung, so với nguồn lực khổng lồ của Trung Quốc. Và Việt Nam tất nhiên hiểu rất rõ điều này".

Ngân sách quốc phòng của Việt Nam, ước tính khoảng 5-6 tỷ đôla, chỉ là "chú lùn" so với ngân sách ước tính 175 tỷ đôla của Trung Quốc, theo ông Grossman.

Còn ông Prashanth Parameswaran thì cho rằng :

"Thách thức chính đối với Việt Nam bây giờ là sự kiểm soát của Trung Quốc ở Biển Đông đang diễn ra nhanh hơn nhiều so với các nỗ lực xây dựng năng lực phòng thủ bằng quân sự của các nước còn lại".

Cả Grossman và Parameswaran cho rằng phương án tốt nhất mà Việt Nam vẫn đang nỗ lực làm là xây dựng các mối quan hệ đối tác quốc phòng với các quốc gia có thể hỗ trợ Việt Nam.

Có thể không nhất thiết phải hỗ trợ về mặt quân sự nhưng ít nhất về mặt ngoại giao, tạo vị thế cho Việt Nam thuyết phục Trung Quốc thoái trào.

Việt Nam cũng tìm cách gia tăng mối quan hệ đối tác với các nước thành viên thuộc nhóm Tứ Cường (Quad), bao gồm Mỹ, Úc, Ấn Độ và Nhật Bản.

Derek Grossman cũng đưa ra một số đề nghị mà Hoa Kỳ có thể hỗ trợ Việt Nam tuy nhiên, cảnh báo Việt Nam sẽ không sẵn sàng tiếp nhận, vì Hà Nội vẫn còn thái độ ngờ vực đối với Hoa Kỳ và luôn lưỡng lự không muốn có những hành động khiêu khích Trung Quốc.

Trung Quốc tung ra các ảnh chụp đợt diễn tập gồm không quân và hải quân ở Biển Đông vào cuối tháng 3/2018, khiến có nhà quan sát bình luận rằng Trung Quốc sẽ diễn tập 'hàng tháng' tại vùng biển này, chứ không chỉ hàng năm như trước.

Báo Anh cũng đưa tin về 'cuộc diễn tập lớn chưa từng có' của Hải quân Trung Quốc ở Biển Đông sau khi Bộ trưởng Gavin Williamson tuyên bố chiến hạm HMS Sutherland của Anh có kế hoạch tuần tra để bảo vệ tự do hàng hải ở vùng biển này.

Các sự kiện này xảy ra sau khi Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson vào thăm Đà Nẵng đầu tháng 3 năm nay như một dấu hiệu quan hệ quốc phòng Mỹ - Việt tiến triển hơn trước.

********************

Tháng Ba 2018 : Việt Nam nỗ lực tìm đối trọng với Trung Quốc tại Biển Đông (RFI, 28/03/2018)

Đối với một quốc gia mà theo truyền thống không muốn khoa trương trên mặt ngoại giao để khỏi phải đối đầu một cách không cần thiết với người láng giềng phương Bắc to lớn hơn nhiều, thì Việt Nam trong tháng 3 này đã có một loạt hoạt động nhằm củng cố sức răn đe đối với Trung Quốc ở Biển Đông.

doitrong1

Lễ đón tiếp chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang tại phủ tổng thống Ấn Độ, New Delhi, ngày 03/03/2018 - Prakash SINGH / AFP

Trong bài viết mang tựa đề rất dài "Vì sao tháng Ba năm 2018 đã trở thành một tháng năng động đối với Việt Nam trong nỗ lực tìm đối trọng chống Trung Quốc ở Biển Đông", tờ báo Nhật Bản The Diplomat đã điểm lại một số sự kiện nổi bật liên quan đến Việt Nam để cho rằng những hoạt động đó đã phần nào cho thấy sự chuyển biến trong chiến lược phòng thủ của Việt Nam mà mục tiêu là chống lại đà bành trướng quân sự và thái độ quyết đoán của Trung Quốc trong vùng, đang càng lúc càng khiến Việt Nam lo ngại.

Sự kiện nổi bật đầu tiên được chuyên gia kỳ cựu về an ninh quốc phòng Derek Grossman, thuộc cơ quan nghiên cứu Mỹ Rand Corporation, tác giả của bài phân tích ghi nhận là chuyến thăm Ấn Độ vào đầu tháng Ba của chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang.

Ngày 02/03, ông Trần Đại Quang viếng thăm Ấn Độ, gặp thủ tướng Narendra Modi. Ngày mùng 3, hai lãnh đạo ra thông cáo chung, tiếp tục công cuộc hợp tác về quốc phòng, bao gồm cả đối thoại cấp cao, cung cấp vũ khí, lẫn kế hoạch cho tàu chiến và tàu tuần duyên ghé thăm cảng của nhau và các đề án xây dựng năng lực quốc phòng. Hai ông Modi và Trần Đại Quang cũng khẳng định tầm quan trọng của tự do hàng hải và hàng không ở vùng Biển Đông cũng như giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.

Việt Nam chấp nhận khái niệm Ấn Độ-Thái Bình Dương

Nhưng điều đập mắt nhất chính là quyết định của Việt Nam đi thêm một bước, xác nhận sự cần thiết đối với Việt Nam và Ấn Độ là phải hợp sức tạo nên một vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương hòa bình và thịnh vượng. Đây có lẽ là lần đầu tiên mà một lãnh đạo Việt Nam có tuyên bố như vậy về vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Điểm chắc chắn là chủ tịch Việt Nam muốn đáp ứng mối quan tâm và lợi ích địa chiến lược của Ấn Độ, vì New Delhi từ mấy năm qua nói rõ quan điểm của họ về Biển Đông. Việc ông Quang sử dụng từ ngữ Ấn Độ-Thái Bình Dương hay Ấn Độ-Châu Á-Thái Bình Dương, như trong phát biểu ngày 04/03, cho thấy là Hà Nội đã sẵn sàng chấp nhận khái niệm mà Hoa Kỳ đã cố thúc đẩy, theo đó các đối tác trong vùng cùng làm việc với nhau để làm đối trọng và tạo sức răn đe đối với các hoạt động của Trung Quốc.

Đối với ông Grossman, sự kiện Việt Nam công nhận khái niệm Ấn Độ-Thái Bình Dương đã đưa Việt Nam xích lại gần hơn với mục tiêu của nhóm Quad - tức nhóm đối tác chiến lược giữa bộ tứ : Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc – nhằm đối phó với đà vươn lên của Trung Quốc. Việc lên tiếng công nhận rất có ý nghĩa, nhưng không hoàn toàn gây ngạc nhiên vì Việt Nam đã nhanh chóng thắt chặt quan hệ quốc phòng với tất cả các thành viên của bộ tứ Quad.

Đón tàu sân bay USS Carl Winson, ý muốn răn đe Trung Quốc ?

Sự kiện nổi bật thứ hai được nêu lên, diễn ra ngày 05/03, khi Việt Nam đón chiếc USS Carl Winson, hàng không mẫu hạm Mỹ đầu tiên ghé cảng Việt Nam từ sau khi chiến tranh kết thúc.

Quyết định đón tàu sân bay biểu tượng của sức mạnh Mỹ là một dấu hiệu rõ ràng về ý muốn răn đe Trung Quốc. Chuyến ghé cảng đó đã thu hút sự chú ý của thế giới trên quan hệ quốc phòng Mỹ-Việt, đã tiến triễn mạnh từ tháng 5/2016, khi tổng thống Obama đến Hà Nội và tuyên bố bãi bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí đối với Việt Nam.

Trong chuyến đi Việt Nam để thảo luận chi tiết về chuyến ghé cảng của tàu sân bay Mỹ, bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis đã nói về quan hệ Việt-Mỹ như là một quan hệ giữa các "đối tác cùng ý hướng", gợi lên khả năng là quan hệ quốc phòng song phương sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai.

Tập trận Milan

Rồi từ ngày 06 đến 13/03, Việt Nam là một trong 16 nước tham gia cuộc tập trận Hải Quân Milan, tổ chức hai năm một lần. Do Ấn Độ bảo trợ, phiên bản 2018 đã diễn ra ở phía đông Ấn Độ Dương, ở Port Blair, trong vùng quần đảo Andaman và Nicobar. Đây là lần đầu tiên Việt Nam công khai xác nhân việc tham gia cuộc diễn tập Milan, trái với phiên bản 2012, khi đã có những thông báo trái ngược nhau về sự có mặt của Việt Nam.

Thêm vào đó, cuộc tập trận Milan lại diễn ra trong lúc đảo Maldives bị khủng hoảng chính trị nghiêm trọng. Trung Quốc hỗ trợ tài chính cho tổng thống đương nhiệm, Abdulla Yameen, điều mà Ấn Độ rất quan ngại vì ông Yameen có thể bảo đảm cho Trung Quốc sử dụng Maldives về mặt quân sự.

Maldives rất quan trọng về địa chiến lược, vì có thể được dùng làm bàn đạp để từ đấy triển khai lực lượng giành lợi thế ở khu vực trung tâm Ấn Độ Dương và dọc con đường nối liền Vịnh Aden với eo biển Malacca. Và Việt Nam đã tham gia cuộc diễn tập Milan vào lúc căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ trong lãnh vực hàng hải đang lên cao.

Việc Việt Nam hợp sức với Ấn Độ trong cuộc tập trận chung vào thời điểm tế nhị nói trên là viên thuốc đắng mà Trung Quốc phải nuốt trôi, nhưng một số phản ứng của Trung Quốc lại nhắm vào Ấn Độ. Hoàn Cầu Thời Báo đã nhận định : "Việt Nam là các bàn đạp để Hải Quân Ấn Độ vươn ảnh hưởng từ Ấn Độ Dương sang Tây Thái Bình Dương". Tác giả bài nhận định còn giải thích là Ấn Độ đang hoàn tất điều này, một phần bằng cách lôi kéo Việt Nam vào Milan.

Cho dù vậy, khi tham gia cuộc tập trận hỗn hợp Milan 2018, Việt Nam đã gởi thông điệp rất rõ ràng đến Trung Quốc là Việt Nam sẽ thắt chắt quan hệ với các đối tác có thể giúp giữ nguyên trạng ở Biển Đông nếu Trung Quốc tiếp tục thách thức.

Quan hệ ‘chiến lược’ với Úc và New Zealand

Sự kiện nổi bật thứ ba là chuyến thăm New Zealand và Úc từ ngày 12 đến 18/03 của thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.

Tại New Zealand, ông Phúc và thủ tướng Jacinda Ardern cam kết nâng quan hệ song phương lên cấp "chiến lược" vào 2019. Và khi đến Canberra thì ông Phúc và thủ tướng Úc Malcolm Turnbull đã nâng quan hệ lên cấp đối tác chiến lược.

Mặc dù không đặc biệt đề cập đến khái niệm "Ấn Độ-Thái Bình Dương", bản tuyên bố chung của Việt Nam với New Zealand và Úc đã nhấn mạnh trên những nguyên tắc được áp dụng cho vùng này, bao gồm nhu cầu duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông cũng như tôn trọng pháp luật và các thủ tục ngoại giao để giải quyết tranh chấp.

Chỉ riêng điều đó thôi cũng đã chứng minh cho Bắc Kinh thấy rằng Việt Nam có các đối tác sẵn sàng ủng hộ lập trường của mình trong các diễn đàn khu vực.

Khi tăng cường quan hệ song phương với Úc, và lên kế hoạch tương tự với New Zealand, Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ việc giao lưu quốc phòng với các nước phương Tây sẽ hỗ trợ Việt Nam trong việc chuyên nghiệp hóa lực lượng Hải Quân và Cảnh Sát Biển.

Việt Nam cẩn trọng

Câu hỏi mà chuyên gia trên tờ The Diplomat đặt ra là rút tỉa được gì từ các hoạt động tích cực của Việt Nam vào tháng Ba này ?

Đối với Derek Grossman, hoàn toàn có thể cho rằng tháng Ba bận rộn của Việt Nam nhằm mục đích cải thiện vị thế quốc phòng của đất nước trước mùa đánh cá ở Biển Đông, bắt đầu vào tháng 5, một giai đoạn thường làm tăng căng thẳng Trung Quốc-Việt Nam với việc ngư dân và lực lượng tuần duyên của hai bên chạm trán nhau thường xuyên hơn.

Grossman còn nhắc lại sự cố vào tháng 5 năm 2014, Bắc Kinh đơn phương cắm một giàn khoan dầu vào vùng biển đang tranh chấp với Việt Nam, gây nên một cuộc đọ sức trên biển kéo dài hàng tháng, với việc lực lượng hải giám Trung Quốc hung hăng tấn công tàu Việt Nam. Đó là một thảm hoạ cho Hà Nội, và cũng có thể dịp để Việt Nam thấy là cần phải tăng cường ngoại giao quốc phòng với các đối tác có thể trợ giúp - thậm chí chỉ bằng lời nói – buộc Trung Quốc xuống thang trong trường hợp có sự cố mới nẩy sinh.

Trên bình diện khu vực, chắc chắn là cuộc bầu cử vào tháng 6 năm 2016 ở Philippines đưa Rodrigo Duterte lên cầm quyền đã thúc đẩy Việt Nam cân nhắc lại cách tiếp cận của mình. Tổng thống Duterte đã tìm cách hòa hoãn với Bắc Kinh về các tranh chấp và gác bỏ phán quyết của Tòa Trọng Tài La Haye. Quyết định hòa dịu với Trung Quốc đó đã biến Việt Nam thành nước duy nhất phản đối đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Sự kết hợp của hai nhân tố nói trên có lẽ đã thúc đẩy Hà Nội tiếp tục củng cố vị trí của mình trong khu vực bằng nền ngoại giao quốc phòng.

Tuy nhiên, chuyên gia Grossman cũng đánh giá là điều quan trọng cần thừa nhận là việc Hà Nội tăng cường quan hệ quốc phòng với các quốc gia có thể giúp Việt Nam trên vấn đề Biển Đông sẽ không nhất thiết thúc đẩy các nước đó bạo dạn hơn đối với Trung Quốc. Hà Nội chẳng hạn, trước áp lực của Trung Quốc, một lần nữa lại quyết định hủy bỏ hoạt động khoan dầu của tập đoàn năng lượng Repsol (Tây Ban Nha) trong vùng biển đang tranh chấp lần thứ hai trong năm. Điều này cho thấy Hà Nội sẽ tiếp tục ưu tiên và quản lý các mối quan hệ với Bắc Kinh ở Biển Đông, ngay cả khi cùng lúc Việt Nam vẫn cố gắng giành lợi thế bằng cách thu hút các đối tác khác để kháng lại sự phát triển của Trung Quốc.

Mai Vân

Published in Việt Nam

Việt Nam có đủ đặc trưng của một con hổ Châu Á

Chuyến công du Pháp của tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng được nhật báo kinh tế Les Echos (28/03/2018) quan tâm. Nhiều hợp đồng thương mại quan trọng đã được ký kết giữa hai nước, đồng thời tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng kêu gọi doanh nghiệp Pháp tăng cường đầu tư vào Việt Nam.

conho1

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tiếp Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại điện Elysée, ngày 27/03/2018. Reuters/Charles Platiau

"Việt Nam gây ấn tượng về sự năng động tại Paris" là nhận định của Les Echos. Vì "nền kinh tế Việt Nam có những đặc trưng thường thấy của một con hổ", theo đánh giá của ông Julien Marcilly, chuyên gia kinh tế của Coface, nhờ sức tăng trưởng đáng ngạc nhiên : tăng trưởng mạnh được duy trì ở mức 6% từ nhiều năm nay, đầu tư nước ngoài tương đương với 6,2% GDP vào năm 2016, thị trường nội địa năng động nhờ vào hơn 90 triệu dân, cơ cấu kinh tế được đa dạng hóa và nâng cấp, không còn chỉ dừng ở ngành dệt may mà chuyển hướng sang lĩnh vực điện tử…

Tuy nhiên, theo chuyên gia này, chính phủ cũng phải giải quyết nhiều bất cập. Những điểm yếu cơ cấu của Việt Nam vẫn là cơ sở hạ tầng chưa đủ, tham nhũng, nợ công cao (60% GDP), hệ thống ngân hàng bấp bênh dù đang được điều chỉnh… Hai lĩnh vực nợ công và ngân hàng lại là hai điểm liên quan lẫn nhau, vì chính quyền trung ương từng khuyến khích tăng tín dụng mạnh với những quy tắc về an toàn lỏng lẻo nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Nhà nước.

Nền kinh tế Việt Nam hiện bị phân chia thành hai mảng đối nghịch, một bên là các tập đoàn khổng lồ và bên kia là lĩnh vực tư nhân đầy năng động, với rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cải thiện cách điều hành các doanh nghiệp Nhà nước kém cạnh tranh sẽ là chìa khoá cho những cải cách mới, trong đó nhiều cải cách đã thành công như cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.

Trên trường quốc tế, theo chuyên gia Julien Marcilly, Việt Nam tiến rất nhanh, trong đó phải kể đến việc gia nhập Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Nền kinh tế Việt Nam cởi mở và các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng hòa nhập vào chuỗi giá trị của các tập đoàn đa quốc gia, đặc biệt là với các nước trong khu vực. Nhưng Châu Âu nói chung và Pháp nói riêng chiếm thị phần còn rất khiêm tốn tại Việt Nam.

Một nghiên cứu cho rằng việc Mỹ rút khỏi hiệp định TPP khiến GDP Việt Nam chỉ có thể tăng thêm 1 điểm thay vì 6 điểm như dự kiến. Tuy nhiên, Việt Nam có thể tận dụng việc doanh nghiệp Trung Quốc bị đẩy khỏi thị trường Mỹ để thế chân trong các lĩnh vực đồ chơi, dệt may, điện tử…

Quan hệ Việt-Pháp tăng cường qua các hợp đồng thương mại

Dù có quan hệ lịch sử chặt chẽ với Việt Nam, Pháp vẫn chưa hiện diện một cách nổi trội, và chỉ chiếm khoảng 1% ngoại thương của Việt Nam. Năm 2017, Pháp chỉ đứng vị trí thứ 16 trong số các nước đầu tư vào Việt Nam với tổng trị giá khoảng 2,8 tỉ đô la (sau các nhà đầu tư chính là Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore…). Tổng thống Emmanuel Macron cho rằng "Pháp cần phải hiện diện nhiều hơn ở Việt Nam" và đích thân ông thông báo sẽ đến quốc gia có thành công kinh tế "ấn tượng" này vào năm 2019.

Tại Paris, sự năng động của nền kinh tế Việt Nam được chú ý. Theo phân tích của Les Echos, trước hết, Việt Nam thu hút nhờ nhân công địa phương có trình độ công nghiệp và mức lương rẻ, khoảng 180 euro/tháng.

Tiếp theo, tiềm năng đầu tư vào Việt Nam, có lợi cho hợp tác song phương, còn rất nhiều, như phát biểu của tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trước các chủ doanh nghiệp hai nước : năng lượng, công nghệ thực phẩm, giao thông, y tế, dẫn nước, công nghệ số…

Tiềm năng và quy mô hợp tác song phương được các công ty EDF, Suez, Vinci và Air France khẳng định. Hãng hàng không VietJetAir ký bản ghi nhớ thỏa thuận với Safran và General Electric với tổng trị giá 6,5 tỉ đô la để cung cấp 200 động cơ. Ngày 26/03, Airbus đã ký ghi nhớ thỏa thuận với tập đoàn FLC Group của Việt Nam để mua 24 máy bay A321 Neo trang bị cho hãng hàng không Bamboo Airways. Tập đoàn Bouygues sẽ xây dựng một tuyến tầu điện ngầm ở Hà Nội với trị giá là 1,5 tỉ euro.

Chuyến thăm Bắc Kinh "bí mật" và "biểu tượng" của Kim Jong-un

Bắc Kinh vừa chính thức thông báo lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un đã thăm chính thức Trung Quốc từ ngày Chủ Nhật 25/03 đến thứ Tư 28/03/2018. Các nhật báo Pháp đều sử dụng hai từ "bí ẩn" và "biểu tượng" để nói về sự kiện này.

"Bí ẩn" vì chính quyền Bắc Kinh không tiết lộ một lời nào về chuyến thăm bốn ngày, như từng làm với lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-Il. Nhật báo Libération miêu tả đoàn tầu gồm 21 toa sơn xanh và vàng với cửa sổ kính đen đã không theo lịch trình các chuyến tầu nối liền thủ đô hai nước, 4 chuyến mỗi tuần.

"Biểu tượng" vì đây là chuyến "xuất ngoại" đầu tiên của Kim Jong-un kể từ khi ông lên lãnh đạo đất nước năm 2011. Quốc gia được chọn là nước đồng minh Trung Quốc và đây cũng là lần đầu tiên ông Kim gặp đồng nhiệm Tập Cận Bình. Nhật báo công giáo La Croix nhấn mạnh đến tính biểu tượng của chuyến công du trong bối cảnh chỉ một tháng trước thượng đỉnh liên Triều, thượng đỉnh Mỹ-Bắc Triều Tiên và tổng thống Donald Trum vừa bổ nhiệm cố vấn an ninh quốc gia mới, ông John Bolton, một nhân vật nổi tiếng "diều hâu" trong hồ sơ hạt nhân Iran và Bắc Triều Tiên.

Với người dân trong nước, theo Libération, khi sử dụng tầu hỏa, thay vì máy bay (dù ông Kim Jong-un không bị chứng sợ máy bay như người cha), còn nhằm dụng ý gắn liền với hình ảnh nhà sáng lập nước Kim Nhật Thành, cũng đi tầu riêng sang thăm Trung Quốc.

Les Echos đánh giá là "trước khi gặp Donald Trump, Kim Jong-un làm lành với Tập Cận Bình". Chế độ Bình Nhưỡng muốn nối lại quan hệ với Bắc Kinh sau nhiều năm quan hệ phức tạp. Trung Quốc không ủng hộ việc nước láng giềng tăng tốc trong chương trình hạt nhân và vũ khí đạn đạo. Còn Bình Nhưỡng vẫn trách đối tác kinh tế chính đã nhiều lần bỏ phiếu ủng hộ loạt biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.

Trục xuất nhà ngoại giao : Phương Tây "đoàn kết" trước Moskva

Hoa Kỳ và 16 nước Liên Hiệp Châu Âu cùng với nhiều đồng minh khác đã phản ứng mạnh mẽ trước vụ đầu độc cựu điệp viên Nga Serguei Skripal ở Anh Quốc, được cho là do Moskva chủ mưu. "Đối mặt với Moskva, phương Tây siết chặt đội ngũ" là nhận định trên trang nhất của nhật báo Le Monde.

Trong tổng số ít nhất 116 nhà ngoại giao Nga bị trục xuất về nước. Washington dẫn đầu phong trào khi quyết định, ngày 26/03, trục xuất 60 "điệp viên" (thuộc 48 phái bộ khác nhau trên lãnh thổ Mỹ, và 12 người ở Liên Hiệp Quốc), đồng thời đóng cửa lãnh sự Nga ở Seattle. Pháp và Đức, mỗi nước trục xuất 4 người. Chuyến viếng thăm Nga của tổng thống Emmanuel Macron, được dự kiến vào tháng cuối tháng Năm, có lẽ sẽ bị điều chỉnh, thậm chí có nguy cơ bị hoãn lại. Theo bước Anh, Pháp và Đức, Ba Lan sẽ trục xuất 4 nhà ngoại giao Nga, Cộng Hòa Séc và Litva 3, Ý và Đan Mạch 2, Phần Lan, Estonia và Latvia 1. Nhiều nước khác sẽ làm tương tự trong thời gian tới.

Le Monde đánh giá đây là "đòn phản công chưa từng có, vừa về quy mô lẫn tính chất phối hợp", mang tính biểu tượng và cũng là cách để tránh mọi "dấu hiệu yếu đuối", mà theo bài xã luận của Le Monde, "phương Tây không có lựa chọn nào khác ngoài việc phản ứng rõ ràng và mạnh mẽ".

Với Châu Âu, cũng như Hoa Kỳ, hiện phải xác định được một chiến lược lâu dài. Theo nhận định của ông Philip Gordon, một cựu quan chức ngoại giao dưới thời tổng thống Obama, hiện là thành viên của Council on Foreign Relations, "trục xuất các "nhà ngoại giao" vẫn không đủ. Châu Âu và Mỹ phải áp đặt các biện pháp trừng phạt nhắm vào những người chịu trách nhiệm về những hành động như vậy và tăng cường trừng phạt đối với nền kinh tế Nga nếu các hành động quá đáng như thế còn tiếp diễn". Đồng thời, ông cũng khuyến cáo "các nhà lãnh đạo Châu Âu không tham dự Cúp Bóng đá Thế giới ở Nga (vào mùa hè này) để không thừa nhận chiến thắng mà ông Putin không xứng".

Le Figaro nhận định một "cuộc chiến tranh lạnh mới với Nga" đang diễn ra. Còn lưu luyến thời Xô Viết, ông Putin, từ khi lên nắm quyền, tìm cách khôi phục sự đối đầu với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, lại có rất nhiều điểm khác biệt với chiến tranh lạnh thời Liên Xô : "Thời chiến tranh lạnh, sự đối đầu về ý thức hệ rất rõ ràng. Ngày nay, các cuộc xung đột phức tạp hơn nhưng lại không logic bằng trước đây. Điều mà ông Putin quan tâm, đó là làm nổ tung Liên Hiệp Châu Âu từ bên trong. Ông ấy muốn gây bất ổn đối với trật tự Châu Âu bằng những cách thức rất đa dạng, mà không hẳn cần đến quân sự", theo giải hích của giáo sư Thorniké Gordadzé, trường Sciences Po.

Khủng bố ở Trèbes : Pháp tổ chức quốc tang cho trung tá Beltram

Sáng 28/03/2018, Pháp tưởng niệm các nạn nhân vụ khủng bố ở Trèbes và tổ chức quốc tang cho trung tá hiến binh Arnaud Beltram, "người đã hy sinh thân mình để cứu một con tin trong vụ tấn công khủng bố ở Aude", được Libération đăng ảnh trên trang nhất. Còn xã luận của La Croix ca ngợi sĩ quan hiến binh là "một bằng chứng phi thường của một người sẵn sàng hy sinh để chống lại cái chết".

Vấn đề khủng bố và những người nằm trong danh sách "S" một lần nữa lại được các nhật báo Pháp bình luận. Trang nhất của Le Figaro nhận định "Khủng bố là cuộc chiến hàng ngày của hiến binh". Trong khi đó, "không nhân nhượng trước những lời chỉ trích của phe đối lập, tổng thống Pháp Macron muốn người dân Pháp đoàn kết chống khủng bố".

Smartphone : Huawei và Xiaomi tuyên chiến với Samsung và Apple

Hai tập đoàn lớn của Trung Quốc, "Huawei và Xiaomi tuyên chiến với Samsung và Apple", theo nhận định của nhật báo kinh tế Les Echos, vì không còn muốn núp bóng cặp đôi làm mưa làm gió thị trường thế giới.

Huawei chọn Paris làm điểm khởi đầu trên quy mô quốc tế của hai mẫu mã mới, với tham vọng trở thành nhà sản xuất hàng đầu thế giới, còn Xiaomi với mới tung ra một loại điện thoại thông minh giá rẻ để chinh phục thị trường.

Thu Hằng

Published in Châu Á

Thực hư về chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc ? (RFI, 27/03/2018)

Từ ba tuần qua, truyền thông quốc tế tập trung vào cuộc đọ sức thương mại giữa Hoa Kỳ với phần còn lại của thế giới, mà đối thủ chính của Washington là Bắc Kinh. Tại Washington, Donald Trump "ồn ào" thông báo các biện pháp cứng rắn phạt Trung Quốc "ăn cắp" chất xám của Mỹ. Ở Bắc Kinh, giới lãnh đạo chủ trương "vận động ngầm với những đòn hiểm không kém".

eco1

Mỹ phải nhập 50% nhôm để phục vụ cỗ máy công nghiệp. ©STR/AFP

Trên đây là nhận định của giáo sư Nicolas Moinet thuộc trường hành chính và kinh tế AIE tác giả cuốn Les sentiers de la guerre économique (tạm dịch là Những con đường của một cuộc chiến tranh kinh tế), nhà xuất bản VA Press cảnh báo : chớ lầm trước thái độ chừng mực của Bắc Kinh.

Tuần qua, Mỹ kiện Trung Quốc ra trước Tổ chức Thương mại Thế giới vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Tổng thống Trump ký sắc lệnh áp thuế 60 tỷ đô la nhắm vào nhiều mặt hàng của Trung Quốc nhập sang Hoa Kỳ. Bắc Kinh lập tức công bố một số các biện pháp trả đũa.

Theo giới chuyên gia, mang tiếng là chủ trương mở cửa thị trường, nhưng luật thương mại của Mỹ "cực kỳ tinh vi" và có nhiều phương tiện để áp dụng các biện pháp bảo hộ. Tổng thống Trump không là nguyên thủ Hoa Kỳ đầu tiên đi theo hướng này.

Nhưng đúng là chưa bao giờ Washington viện cớ "an ninh quốc gia" để áp thuế, và đây cũng là lần đầu tiên Mỹ và Trung Quốc trực tiếp đối đầu trên mặt trận thương mại.

Đôi bên đều dùng những lời lẽ rất cứng rắn để nhắm vào đối phương, nhưng ở hậu trường, Washington và Bắc Kinh kín đáo đàm phán tránh để nổ ra một cuộc chiến thương mai.

Sau khi dọa đánh thuế nhắm vào nhôm và thép của thế giới nhập sang Hoa Kỳ, Nhà Trắng chung cuộc tạm miễn hình phạt này cho khá nhiều nước bạn của Mỹ, trong đó có Hàn Quốc, Liên Hiệp Châu Âu hay Canada. Trung Quốc không nằm trong danh sách đó.

Căng thẳng giữa hai nền kinh tế số 1 và 2 của thế giới tăng thêm một nấc sau khi tổng thống Donald Trump ban hành sắc lệnh áp thuế 60 tỷ đô la nhắm vào hàng "made in China", kèm theo những tuyên bố rất gay gắt như là trực tiếp tố cáo các doanh nghiệp Trung Quốc "ăn cắp" chất xám của các đối tác Mỹ qua các vụ chuyển giao công nghệ. Câu hỏi đặt ra là liệucác đòn tấn công của chủ nhân Nhà Trắng tác động tới mức độ nào và có hiệu quả hay không ?

Trong mắt chuyên gia Mark Williams, công ty tư vấn Capital Economics của Anh cho rằng dù có bị thiệt hại 60 tỷ đô la vì Mỹ tăng thuế nhập khẩu, nền kinh tế thứ 2 của thế giới "không hề hấn gì". Tác động không quá so với một "cái khẻ tay". 60 tỷ đô la tương đương với 1/8 tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang thị trường Hoa Kỳ và nhìn tổng thể thì chỉ bằng 2,6% tổng trị giá xuất khẩu của Trung Quốc ra toàn thế giới.

Tuy nhiên chuyên gia này thận trọng cho rằng, biện pháp tăng thuế để hù dọa lẫn nhau kiểu này chỉ là "bề nổi của tảng băng"...

Julien Marcilly, đại diện cho công ty bảo hiểm cho các doanh nghiệp Pháp Coface không chia sẻ phân tích nói trên của chuyên gia kinh tế kinh tế Mark Williams khi cho rằng nếu xảy ra một cuộc chiến thương mại, Trung Quốc bị thiệt hại nhiều hơn Mỹ. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc chỉ tương đương với 0,5% GDP của nền kinh tế số 1 thế giới. Ngược lại xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ chiếm tới 5% tổng sản phẩm nội địa Trung Quốc.

Trung Quốc lập tức trả đũa

Mỹ đòi phạt 60 tỷ đô la nhắm vào hàng Trung Quốc, Bắc Kinh trả đũa dọa phạt 3 tỷ đô la hàng Mỹ nhập vào nước đông dân nhất địa cầu. Bị Washington mang ra kiện trước Tổ chức Thương mại Thế giới "vi phạm quyền sở hữu trí tuệ", đại diện Trung Quốc tại WTO ngày 26/03/2018 kêu gọi tất cả các thành viên cùng chung tiếng nói chống lại việc Hoa Kỳ đơn phương tăng thuế nhập khẩu.

Vào lúc Mỹ chưa chính thức công bố danh sách những sản phẩm của Trung Quốc bị áp thuế thì tại Bắc Kinh ngay từ tuần trước, bộ Thương Mại đã thông báo tăng thuế nhập khẩu từ 15% đến 25% nhắm vào 128 mặt hàng của Mỹ bán tại Trung Quốc trong trường nổ ra chiến tranh thương mại. Trong số này phải kể tới rau quả tươi, thịt heo cùng nhiều sản phẩm nông nghiệp.

Nhưng khả năng "ăn miếng trả miếng" của Bắc Kinh không dừng lại ở đây. Kinh tế gia Alex Wolf thuộc cơ quan tư vấn Aberdeen Standard Investments- trụ sở tại Edinburg- Anh, giải thích : Trung Quốc có nhiều phương tiện để gây áp lực với Nhà Trắng. Thị trường thịt heo, rau quả không thấm vào đâu, khi biết rằng một phần lớn doanh thu của các đại tập đoàn Mỹ từ Apple tới Microsoft, từ hãng quần áo Nike tới các cửa hàng cà phê Starbucks... tùy thuộc vào thị trường với gần 1,5 tỷ dân này.

Giơ cao đánh khẽ ?

Theo tiết lộ của nhật báo tài chính Mỹ, The Wall Street Journal dù bề ngoài tỏ ra rất cứng rắn, nhưng ở hậu trường, Washington và Bắc Kinh đang ráo riết đàm phán. Phía Hoa Kỳ yêu cầu Trung Quốc tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các tập đoàn Mỹ dễ thâm nhập vào thị trường Trung Quốc, đặc biệt là với ngành tài chính. Trưởng đoàn đoàn phán về phía Mỹ là bộ trưởng Tài Chính Steven Mnuchin và đại diện Thương Mại Robert Lighthizer. Về phía Trung Quốc, hồ sơ này được đặt trong tay tân phó thủ tướng Lưu Hà, một nhân vật thân tín của ông Tập Cận Bình.

Trong cuộc điện đàm ngày 24/03/2018 đôi bên đồng ý duy trì các kênh liên lạc trên hồ sơ thương mại. Hai ông Robert Lighthizer và Steven Mnuchin thậm chí còn dự trù sang tận Bắc Kinh trong những ngày tới để trực tiếp thương lượng.

Trên thực tế, Mỹ và Trung Quốc có khoảng 2 tháng để đưa ra quyết định sau cùng trước khi mà các biện pháp trừng phạt lẫn nhau có hiệu lực. Trong hai tháng, nhiều chuyển biến có thể xảy ra, nhất là cả phía các doanh nghiệp Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ đều nỗ lực "vận động hành lang".

Nhiều nhà quan sát cho rằng, tinh ý một chút người ta sẽ nhận ra rằng trong vô số những mặt hàng "made in China", đều có những đóng góp "trị giá gia tăng" từ phía Mỹ. Ngược lại, không ít những lĩnh vực công nghiệp của Hoa Kỳ, trên đất Hoa Kỳ phải nhập linh kiện từ Trung Quốc.

Một dấu hiệu khác cho thấy dù có những lời lẽ cứng rắn bề ngoài nhưng đôi bên cùng đang "kềm chế" : trong số 128 mặt hàng của Mỹ bị Bắc Kinh dọa áp thuế, bộ Thương Mại Trung Quốc tránh đả động đến đậu nành. Năm 2017, Trung Quốc là khách hàng mua vào 1/3 sản xuất của các nông gia Mỹ và doanh thu lên tới 14 tỷ đô la.

Trung Quốc có thực sự mềm mỏng ?

Trả lời đài RFI Pháp ngữ, giáo sư Nicolas Moinet thuộc trường Hành Chính AIE tác giả cuốn "Les sentiers de la guerre économique " tạm dịch là Những con đường của một cuộc chiến tranh kinh tế, nhà xuất bản Washington Press cảnh báo : chớ lầm trước thái độ chừng mực của Bắc Kinh. Nếu như Donald Trump có thói quen tuyên bố hùng hồn trước các ống kính truyền hình thế giới, thích phô trương, thì ngược lại ở Bắc Kinh, không chỉ ông Tập Cận Bình mà cả ban lãnh đạo Trung Quốc luôn tỏ ra chừng mực và bình tĩnh. Bởi Bắc Kinh hiểu rõ là "cuộc chiến mới chỉ mở màn", các đòn hù dọa áp thuế nhập khẩu từ phía Nhà Trắng chỉ là "hiệp 1". Các chương kế tiêp mới mang tính quyết định.

Vả lại, theo ôn Moinet, chủ trương của Bắc Kinh là không dùng những lời lẽ đao to búa lớn mà tập trung vào "các cuộc vận động ngầm, vào những khâu chuẩn bị rất bải bản để cuối cùng tung ra những đòn hiểm, rất lợi hại".

Thanh Hà

**********************

Đánh cắp sở hữu trí tuệ : Hoa Kỳ chỉ đích danh Bắc Kinh (RFI, 27/03/2018)

Vi phạm bằng sáng chế, làm hàng nhái, ép chuyển giao công nghệ… những lời phàn nàn về mặt sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc không hề ít, dù Bắc Kinh luôn tỏ ra nỗ lực và ca ngợi cơ chế pháp lý được tăng cường.

eco2

Tổng thống Donald Trump ký văn bản về thuế sở hữu trí tuệ đánh trên hàng công nghệ cao cấp từ Trung Quốc, ngày 22/03/2018. Reuters/Jonathan Ernst

Trường hợp tiêu biểu nhất, được AFP nhắc lại, là vào năm 2015, một nhà điều tra của tập đoàn Microsoft tại Thượng Hải đã đặt mua rất nhiều máy tính từ nhà sản xuất thiết bị tin học MSI. Công ty Trung Quốc hứa cài hệ điều hành Windows 7… nhưng cuối cùng tất cả chỉ là bản đánh cắp.

Microsoft đã kiện công ty MSI ra tòa và được xử thắng kiện với khoản đền bù ít ỏi 32.000 đô la, không thấm vào đâu so với chi phí thưa kiện. Khi kháng án lên Tòa phúc thẩm, tập đoàn tin học Mỹ đã bị thua kiện vào tháng 12/2017.

Theo một luật sư ẩn danh của Microsoft, trường hợp này có thể trở thành tiền lệ "gây tác dụng ngăn chặn", có nghĩa là không thể truy tố những kẻ phạm tội tại Trung Quốc.

Tư pháp Trung Quốc yếu kém

Đa số doanh nghiệp phương Tây đánh giá tư pháp Trung Quốc vẫn còn yếu kém, trong khi trên các trang bán hàng trực tuyến, như Taobao, tràn lan các loại hàng nhái, từ quần áo đến sản phẩm điện tử và kể cả hàng hiệu.

Washington đã kịch liệt lên án về vấn nạn này. Tuy nhiên, trả lời AFP, luật sư Scott Palmer, thuộc văn phòng Sheppard Mullin Richter&Hampton tại Bắc Kinh, nhận xét : "Hướng chính của hành vi phạm pháp đã được chuyển lên mạng, vì vậy, với các thương hiệu, rất khó để phát hiện ra được hàng giả trên các trang bán hàng trực tuyến, như Taobao", thường giống những trận đồ bát quái. "Người ta chặt một cái đầu thì nó lại mọc tức thì ở nơi khác. Thật đáng thất vọng", vẫn theo luật sư Scott Palmer.

Một trong những lý do có thể giải thích việc Hoa Kỳ quyết định kiện Trung Quốc lên Tổ chức Thương mại Thế giới vì vi phạm quyền sở hữu trí tuệ là Bắc Kinh tỏ ra không nghiêm túc trước hành vi phạm pháp, luật lệ không thích hợp, tiêu chí nộp bằng sáng chế không nghiêm, thủ tục tố tụng phức tạp…

Có một nghịch lý là, vào năm 2014, Trung Quốc đã thành lập các tòa án dành riêng cho việc xét xử các vụ vi phạm sở hữu trí tuệ, ở Bắc Kinh, Quảng Châu và Thượng Hải. Sau đó, khoảng 15 cơ chế tương tự đã được thành lập. Năm 2017, tư pháp Trung Quốc xét xử khoảng 213.000 vụ đánh cắp sở hữu trí tuệ, tăng 40% so với năm 2016, trong đó "khoảng 20%" liên quan đến doanh nghiệp nước ngoài. Theo bà Tao Kaiyuan, phó chủ tịch Tòa án Tối cao, con số này cho thấy Trung Quốc từ giờ có một cơ chế pháp luật cần thiết và một pháp chế phong phú.

Tuy Trung Quốc đã có nhiều "tiến bộ nhanh chóng", nhưng theo nữ luật sư Laura Wen-Yu Young, thuộc văn phòng Wang&Wang LLP tại Thượng Hải, "vẫn còn nhiều tiến bộ khác cần làm", như bất cập trong vấn đề cấp bằng sáng chế mà không kiểm chứng đầy đủ. Chính điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các vụ đánh cắp sở hữu trí tuệ và gây khó khăn cho các vụ kiện.

Chiếm quyền sở hữu trí tuệ thông qua hình thức chuyển giao công nghệ

Nằm trong tầm ngắm của Hoa Kỳ chủ yếu là hình thức chuyển giao công nghệ mà các doanh nghiệp Mỹ buộc phải tuân theo nếu muốn thâm nhập thị trường Trung Quốc. Ngày 21/03/2018, một quan chức ẩn danh của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) khẳng định Washington "có những bằng chứng rất chắc chắn về việc Trung Quốc sử dụng những biện pháp như buộc phải thành lập công ty liên doanh (…) với yêu cầu chuyển giao công nghệ cho các công ty Trung Quốc".

Trong ngành công nghiệp ô tô, các nhà sản xuất phương Tây chỉ có thể mở nhà máy ở Trung Quốc với điều kiện thành lập liên doanh với một tập đoàn nội địa… và chia sẻ công nghệ. Đây chính là "chiếc vé vào cửa", như ông Carlos Ghosn, chủ tập đoàn Renault của Pháp, từng thừa nhận vào cuối năm 2013.

Chính điều này hạn chế sự cạnh tranh của các công ty nước ngoài với các đối thủ Trung Quốc. Và với những quy định hiện nay, doanh nghiệp nước ngoài "giống như đang chạy việt dã với đế giầy bằng chì", như nhận định chua chát trên Twitter của ông Elon Musk, nhà sáng lập Tesla. Bộ trưởng Thương Mại Mỹ Wilbur Ross, trong một bài viết trên Financial Times vào giữa năm 2017, cũng lên án tình trạng đánh cắp công nghệ cao do Bắc Kinh chỉ đạo.

Tại Châu Âu, tập đoàn Trung Quốc đầu tiên nộp bằng sáng chế không ai khác là tập đoàn viễn thông Huawei.

Thu Hằng

Published in Quốc tế

Kim loại hiếm là nguyên liệu của thế kỷ 21. Là nguồn cung cấp đến 95 % đất hiếm cho toàn thế giới, Trung Quốc nắm giữ vận mệnh của nhân loại trong tay. Trên đây là kết luận được nhà báo Guillaume Pitron đưa ra trong tác phẩm Chiến Tranh Kim Loại Hiếm, Mặt Trái Của Tiến Trình Chuyển Đổi Năng Lượng và Kỹ Thuật Số - Nhà xuất bản LLL vừa ra mắt độc giả vào tháng Giêng 2018.

kimloai1

Kim loại hiếm tại tỉnh Giang Châu được xuất khẩu sang Nhật. AFP

Than đá là nguyên liệu của thế kỷ 19. Thế kỷ 20 là thời đại của dầu lửa. Bước vào thế kỷ 21, mọi hy vọng tiến hành một cuộc cách mạng công nghiệp mới được đặt vào hơn 30 kim loại hiếm - 17 trong số này thuộc dòng đất hiếm, mà tới nay đã được khám phá và bắt đầu được biết đến với những tên gọi khá lạ tai : beryllium, vanadium, gallium…

Tính chiến lược cao

Kim loại hiếm không chỉ là nguyên liệu của thế kỷ 21 do chiếm một vị trí ngày càng lớn trong đời sống hàng ngày, cho phép sản xuất từ bóng đèn LED đến tivi màn ảnh phẳng, từ điện thoại di động đến máy tính bảng, xe hơi điện hay pin mặt trời, mà chúng còn mang tính chiến lược cao. Từ ngành công nghệ không gian đến hạt nhân dân sự và quân sự đều không thể phát triển nếu thiếu đất hiếm, kim loại hiếm.

Trong phần mở đầu, Guillaume Pitron viết : Không phải vì lo cho trái đất bị hâm nóng mà các vị tướng lỗi lạc của Mỹ đã quan tâm đến vế chuyển đổi năng lượng trong lĩnh vực quân sự. Chính xác hơn là giới này chú ý đến "tiến trình chuyển đổi về mặt chiến lược" (tr. 19)

Năng lượng xanh nhưng không sạch

Điểm thứ nhì nổi bật trong cuốn Chiến Tranh Kim Loại Hiếm, tác giả nhận xét : Vào lúc mà nhân loại đang cuống cuồng đi tìm những nguồn năng lượng mới để thay thế các năng lượng hóa thạch thải ra hàng tỷ tấn carbon làm hâm nóng trái đất, kim loại hiếm được xem là một vị cứu tinh.

Nhưng năng lượng xanh không đồng nghĩa với năng lượng sạch, bởi như tên gọi của chúng, đấy là những "kim loại hiếm", mà đã hiếm thì cần phải chắt lọc trước khi có được vài milligramme của chất lutecium, indium ...

Trung Quốc giữ chiếc chìa khóa chính

Một phần lớn cuốn sách của Guillaume Pitron đã tập trung để nói về Trung Quốc, nguồn cung cấp lớn nhất và gần như độc quyền trên thế giới về kim loại hiếm. Trung Quốc đang kiểm soát gần như toàn bộ đất hiếm được sử dụng trên hành tinh, chẳng những do được thiên nhiên ưu đãi, mà còn biết tung tiền ra mua những mỏ kim loại hiếm của các nước "bạn".

Bắc Kinh đã có những tính toán chiến lược tinh vi và đã đi trước phương Tây đến mấy nước cờ. Sau hơn 30 năm chấp nhận là xưởng cung cấp nguyên liệu cho thế giới trong lĩnh vực này, Trung Quốc đã làm chủ công nghệ cao và đang trở thành một nguồn tiêu thụ đất hiếm, kim loại hiếm ngang tầm với các nước công nghiệp tiên tiến. Trong tương lai, Trung Quốc sẽ làm chủ luôn cả dây chuyền công nghiệp, kiểm soát từ khâu cung cấp một loại nguyên liêu thiết yếu đến thành phẩm.

Tác giả cuốn Chiến Tranh Kim Loại Hiếm kết luận : "tất cả chúng ta rồi sẽ phải đi xe điện của Trung Quốc".

Cái giá mà Trung Quốc phải trả cũng đắt không kém. Guillaume Pitron đã tận mắt trông thấy những "ngôi làng ung thư" trong vùng Nội Mông, lò cung cấp đến ¾ đất hiếm do Trung Quốc lọc ra. 10% diện tích đất canh tác nhiễm kim loại nặng ; 80 % sông ngòi ngấm chất hóa học độc hại.

Mời quý thính giả theo dõi phần phỏng vấn nhà báo Pitron tác giả cuốn La Guerre Des Métaux Rares đã dành cho ban Việt ngữ RFI sau đây :

RFI : Cảm ơn Guillaume Pitron dành thời giờ cho buổi nói chuyện hôm nay. Tại sao ngay phần mở đầu cuốn sách, anh đã khẳng định rằng thế kỷ 21 là thời đại của các kim loại hiếm ?

Guillaume Pitron : Kim loại hiếm cần để phát triển công nghệ kỹ thuật số và công nghệ xanh. Trong tương lai chúng ta càng cần nhiều kim loại hiếm nơn nữa để tạo ra năng lượng sạch. Để sản xuất từ cánh quạt gió đến pin mặt trời hay xe hơi điện, chúng ta đều bắt buộc phải có kim loại hiếm. Mặt khác, cuộc sống mà được "connected" tức là càng kết nối chừng nào thì chúng ta lại càng sử dụng nhiều kim loại hiếm chừng nấy với những phương tiện như là điện thoại cầm tay, máy tính bảng ... Sau nữa là các mảng công nghệ mới từ thông minh nhân tạo đến công nghệ robot đều không thể phát triển nếu không có kim loại hiếm. Nói tóm lại, thể kỷ 21 là thế kỷ của kim loại hiếm và chúng ta ngày càng lệ thuộc vào sản phẩm này.

RFI : Chỉ riêng với chất cobalt : Lãnh đạo tập đoàn khai thác cobalt Glencore đang thương lượng với Trung Quốc để bán lại mỏ cobalt tại Cộng Hòa Dân Chủ Congo và một khi kim loại hiếm này rơi vào tay Trung Quốc thì "Châu Âu không còn sản xuất được đầu máy xe hơi điện nào hết". Vậy phải chăng tiến trình chuyển đổi năng lượng, giảm khí thải gây hiệu ứng lồng kính làm hâm nóng trái đất bị đe dọa ?

Guillaume Pitron : Chị nói đến chất cobalt, đúng là như vậy. Không có cobalt thì không thể nói tới chuyện chế tạo động cơ điện cho xe hơi. Để làm ra một chiếc xe điện, ta cần 22 kí lô cobalt. Mỗi cái điện thoại cầm tay cần 8 gr chất kim loại hiếm này. Mà đã gọi là kim loại hiếm tức là chúng ta phải đi qua các khâu sàng lọc rồi chắt lọc để từ hàng tấn đất, đá mới lấy ra được một lượng vô cùng nhỏ. Các khâu sàng lọc đó đòi hỏi phải sử dụng nhiều chất hóa học khác, vừa độc hại vừa gây ô nhiễm cho môi trường. Tôi muốn nói rằng trước khi kim loại hiếm được dùng để phục vụ cho ngành công nghiệp xanh, thì chúng ta cũng đã gây ô nhiễm không ít cho thiên nhiên.

Khâu lọc kim loại hiếm từ đất, đá là cả một quá trình thải ra nhiều chất bẩn không thể tưởng tượng nổi. Đâu đó để đạt đến đích cuối cùng, là tạo ra năng lượng sạch, thì ngay từ phần gốc của dây chuyền sản xuất là đã hoàn toàn không sạch chút nào.

RFI : Do đâu Trung Quốc lại chiếm thế gần như là độc quyền trên thị trường kim loại và đất hiếm ?

Guillaume Pitron : Kim loại hiếm có ở khắp mọi nơi, nhưng chỉ có Trung Quốc từ những năm 1980 tập trung vào việc khai thác và xuất khẩu. Để rồi giờ đây Trung Quốc là đối tác quan trọng nhất và thậm chí là chiếm thế độc quyền. Khi mà cả một mảng công nghệ của thế giới lệ thuộc vào kim loại hiếm, đương nhiên là Trung Quốc đã khai thác lá chủ bài này để phục vụ mục đích phát triển công nghiệp và ở đây còn có cả vấn đề địa chiến lược nữa. Chỉ cần Trung Quốc ngưng xuất khẩu đất hiếm, kim loại hiếm cho một khách hàng nào đó là đủ gây ra tê liệt. Tất cả vấn đề đặt ra là làm sao bảo đảm được nguồn cung cấp kim loại hiếm để phát triển công nghệ xanh và kỹ thuật số trong tương lai.

RFI : Trung Quốc đã rất khéo khai thác lợi thế đó để bắt bí thiên hạ.

Guillaume Pitron : Trung Quốc do có đất và kim loại hiếm nên có được lợi thế ở nhiều cấp. Ở cấp thứ nhất, Trung Quốc có thể tăng giá bán cho các khách hàng. Tức là "thách giá" đến cỡ nào, các hãng lớn trên thế giới khi cần thì vẫn phải mua. Ở nấc thứ nhì là các công ty của Trung Quốc được cung cấp đất và kim loại hiếm với giá rẻ và cần bao nhiêu cũng có. Như vậy, hàng của Trung Quốc rẻ hơn so với các sản phẩm tương đương của nước ngoài. Nhưng Trung Quốc không có tất cả các kim loại hiếm, cho nên từ nhiều năm qua, quốc gia này đã chuẩn bị sẵn nhiều nước cờ, để bảo đảm nguồn cung ứng.

Ở trên chúng ta đề cập tới cobalt : Trung Quốc mua lại mỏ cobalt của Công hòa Dân Chủ Congo. Quốc gia này nắm giữ 60 % trữ lượng cobalt của toàn cầu, mà chủ yếu là để xuất khẩu. Trung Quốc vừa ký một loạt các hợp đồng mua trọn 80 % cobalt của Congo. Châu Âu, Pháp và Mỹ chậm bước, không hề có tầm nhìn xa và có một sự chuẩn bị nào từ trước để bảo đảm được các nguồn cung ứng. Ngược lại thì Trung Quốc không chỉ làm chủ các mỏ kim loại hiếm trên sân nhà, mà còn chi tiền ra để thâu tóm hết nguồn nguyên liệu này.

RFI : Nói cách khác, trong tương lai Trung Quốc sẽ kiểm soát từ đầu tới cuối những công nghệ sạch, chữ sạch ở đây được để trong ngoặc kép, và kể cả những ngành công nghệ mũi nhọn và chiến lược như năng lượng nguyên tử, không gian...

Guillaume Pitron : Đúng vậy. Trung Quốc không chỉ là một nhà cung cấp kim loại hiếm, tức là một nguồn cung cấp vật liệu cơ bản để cho những quốc gia khác làm ra điện thoại di động, đầu máy mô tơ điện hay pin mặt trời, mà chính Trung Quốc đang trở thành một mắt xích then chốt của nền công nghiệp thế giới. Trung Quốc khát tăng trưởng, khát công nghệ mới, mà kim loại hiếm là chìa khóa cho phép đạt được tất cả các mục tiêu này. Điện thoại Trung Quốc, pin mặt trời Trung Quốc đã tràn ngập thị trường thế giới và trong tương lai rất gần ông khổng lồ Châu Á này nhờ có kim loại hiếm sẽ làm chủ luôn cả thị trường xe hơi điện của thế giới ; Các hãng của Mỹ, Nhật hay Châu Âu có tài giỏi tới đâu đi chăng nữa mà không có cobalt thì không thể sản xuất ra xe hơi điện. Nhờ có kim loại hiếm, Trung Quốc sẽ làm chủ trọn dây chuyền sản xuất công nghiệp. Không ai ngạc nhiên nếu như trong tương lai, tất cả chúng ta đều phải dùng xe hơi điện của Trung Quốc !

RFI : Một điểm cuối trong cuốn sách gần 300 trang của anh : La Guerre Des Métaux Rares đã đề cập tới thái độ giả dối của nhiều nước phương Tây, đẩy các ổ ô nhiễm sang Trung Quốc để rồi sẽ phải trả cái giá đắt thưa anh ?

Guillaume Pitron : Đương nhiên là có thể tìm thấy đất hiếm ngay ở Pháp hay bất kỳ một quốc gia Tây phương nào khác. Nhưng từ những năm 1980 phương Tây đã chọn lấy hướng đi, tức là để cho Trung Quốc độc quyền khai thác mảng này, bởi đơn giản Âu, Tây không muốn phải gánh chịu hậu quả về ô nhiễm môi trường, những hậu quả đối với sức khỏe con người do công nghiệp khai thác mỏ kim loại hiếm. Đâu đó như thể phương Tây để được tiếng khen là phát triển công nghệ sạch, đã khoán cho Trung Quốc khai thác kim loại hiếm, "xuất khẩu" ô nhiễm sang Trung Quốc.

Thanh Hà thực hiện

Published in Châu Á

Quốc hội Miến Điện tuần này thảo luận về một dự luật gây nhiều tranh cãi liên quan tới biểu tình. Dự luật mới do Đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ của nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi đề xuất. Tuy nhiên, các tổ chức xã hội dân sự Miến Điện lo ngại rằng nếu được thông qua, luật mới sẽ đe dọa tự do dân chủ.

myanmar1

Biểu tình phản đối luật mới về biểu tình tại Rangun ngày 05/03/2018. Reuters/Stringer

Thông tín viên đài RFI tại Rangun cho biết một trong những thay đổi trong dự luật liên quan tới việc hỗ trợ tài chính cho công tác tổ chức biểu tình. Chính phủ Miến Điện muốn danh tính (tên, địa chỉ) của nhà tài trợ các cuộc biểu tình, cũng như thông tin về số tiền họ chi ra phải được cung cấp cho nhà chức trách. Một đề xuất khác của Đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ là phạt 2 năm tù những người ủng hộ tổ chức các cuộc biểu tình "đe dọa an ninh và đời sống của công chúng".

Dự luật mới bị các tổ chức xã hội dân sự Miến Điện chỉ trích gay gắt : gần 230 nhóm đã ký tuyên bố chung phản đối dự luật mới. Hồi đầu tháng 03/2018, hàng ngàn người đã xuống đường tuần hành phản đối việc vi phạm các nguyên tắc dân chủ.

Dự luật cũng bị phe quân sự phản đối. Các dân biểu phe này đặc biệt chỉ trích đề xuất nêu tên những người hỗ trợ tài chính cho công tác tổ chức biểu tình, vì chính họ đã nhiều lần tài trợ cho các cuộc biểu tình trên quy mô quốc gia trong những tháng gần đây.

Thùy Dương

Published in Châu Á

Bắc Triều Tiên và vũ khí nguyên tử : Bài học kẻ yếu chống kẻ mạnh

Donald Trump đã chấp nhận gặp Kim Jong-un một cách nhanh chóng đáng ngạc nhiên. Cho dù cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Bắc Triều Tiên có diễn ra hay không, nhưng cả Donald Trump và Kim Jong-un đều đã mở ra một chương mới về địa chính trị.

btt1

Ảnh minh họa bài viết trên báo Les Echos ngày 27/03/2018. DR

Les Echos (27/03/2018) khẳng định lịch sử sau này sẽ phán xét xem liệu sự kiện này có thể so sánh được hay không với việc Richard Nixon năm 1972 đã bắt tay Mao Trạch Đông. Tuy nhiên, điều làm cho mọi người sẽ nhớ, đó là lãnh đạo một nước có 25 triệu dân, với thu nhập tính theo đầu người gần như thấp nhất thế giới, lại có thể ngồi ngang hàng, tiến hành đàm phán với tổng thống của siêu cường số một thế giới về kinh tế và quân sự, có 325 triệu dân.

Theo phân tích của Les Echos, khi chấp nhận dự án tổ chức cuộc gặp với Kim Jong-un, tổng thống Mỹ Donald Trump không chỉ tạo ra một sự bất ngờ lớn, mà ông còn áp dụng một nguyên tắc bất di bất dịch về răn đe hạt nhân (có thể ông cũng không biết là mình đã áp dụng) : vũ khí nguyên tử vẫn là một công cụ giúp cân bằng sức mạnh giữa những quốc gia sở hữu loại vũ khí này, bất kể đó là nước nhỏ hay lớn. Hay ít ra là trên lý thuyết, việc sở hữu hạt nhân tạo ra khả năng đe dọa tàn phá bất kể quốc gia hay thực thể nào có ý định sử dụng loại vũ khí này trước tiên. 

Sau sáu vụ thử hạt nhân và nhiều lần bắn thử tên lửa trong đó có vụ bắn thử tên lửa đạn đạo tầm xa 13 ngàn km (về lý thuyết) hồi tháng 11 năm ngoái, Kim Jong-un đã đạt được mức độ răn đe nguyên tử mà ông nội Kim Nhật Thành và người cha Kim Jong-Il không làm được.

Giới chuyên gia thẩm định Bắc Triều Tiên có từ 10 đến 20 đầu đạn hạt nhân, trong khi Mỹ có tới 4.000, hay Nga là 4.300. Do vậy, đương nhiên, Bắc Triều Tiên không hề có chút cơ may nào giành chiến thắng trong một cuộc xung đột nguyên tử.

Thế nhưng, trước khi bị nghiền nát, thì Bắc Triều Tiên có thể gây ra những thiệt hại đáng kể cho Hàn Quốc hoặc các nước láng giềng. Bởi vì trong lĩnh vực răn đe hạt nhân còn có một nguyên tắc khác nữa : răn đe của kẻ mạnh không thể có tác dụng đối với kẻ điên.

Hai nguy cơ

Kể từ sau vụ Hoa Kỳ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản, hồi tháng 08/1945, nguyên tử trở thành một loại vũ khí không sử dụng. Tướng de Gaulle từng nói : vũ khí tấn công được chế tạo ra không phải để ta đánh người, mà là không để người tấn công ta.

Tuy nhiên, tình hình hiện nay đã khác so với thời kỳ chiến tranh lạnh. Không nên ảo tưởng về một tiến trình giải trừ hạt nhân hoàn toàn. Ngoài 5 cường quốc thành viên Hội Đồng Bảo An có vũ khí nguyên tử (Anh, Pháp, Mỹ, Nga và Trung Quốc), thì còn bốn quốc gia khác : đó là Pakistan, Ấn Độ, Israel (cho dù nước này chưa bao giờ khẳng định hoặc cải chính là có vũ khí nguyên tử) và giờ đây là Bắc Triều Tiên.

Do vậy, theo Les Echos, thế giới đang đứng trước hai nguy cơ :

Thứ nhất, nếu Bắc Triều Tiên tiếp tục chương trình hạt nhân và đạn đạo, thì không chỉ một số nước Châu Á mà cả các quốc gia thuộc khu vực khác, đặc biệt là Trung Đông, có thể lao vào cuộc chạy đua vũ trang. Chính vì lo ngại nguy cơ này mà phương Tây đã cố gắng đạt được thỏa thuận hạt nhân với Iran.

Nguy cơ thứ hai là ý định của Hoa Kỳ trong việc chế tạo vũ khí hạt nhân có sức tàn phá yếu hơn so với loại "truyền thống".

Như vậy, nguyên tử sẽ không còn là công cụ để răn đe nữa mà trở thành loại vũ khí được dùng trên chiến trường. Việc Mỹ thay đổi quan niệm về khả năng hạt nhân có nguy cơ gây ra nhiều hậu quả khôn lường mà chính các cuộc thảo luận với Bắc Triều Tiên đang tìm cách ngăn chặn.

Trung Quốc và Vatican sắp "tay trong tay" ?

Phải chăng Trung Quốc và Vatican sắp đạt được một thỏa thuận ? La Croix nghi ngờ đặt câu hỏi. Từ nhiều tuần này, dường như Vatican và Bắc Kinh đang bí mật đàm phán trong việc bổ nhiệm các giám mục tại Trung Quốc.

Theo những nguồn tin mà La Croix có được, một phái đoàn chính thức của Trung Quốc, không rõ ở cấp độ nào dường như sẽ đến Roma trong tuần này. Tuy nhiên, các lời đồn đoán về thỏa thuận có thể sẽ đạt được đó đang bắt đầu gây chia rẽ trong Giáo Hội Trung Quốc. Những người phản đối cho rằng với thỏa thuận Tòa Thánh đã "bán" Giáo Hội Trung Quốc cho "chính quyền cộng sản".

Nhưng số khác thì nghĩ rằng những ai "phản đối thỏa thuận là không hiểu lý lẽ". Đây sẽ là cách duy nhất để hợp nhất Giáo Hội, xây dựng lòng tin và xóa tan những ngờ vực về Cơ Đốc Giáo. Bởi vì, dù đã hiện diện ở Trung Quốc từ hơn ngàn năm qua, nhưng Cơ Đốc Giáo vẫn bị xem là ngoại đạo, bị nghi ngờ có sự thao túng của ngoại bang đe dọa an ninh quốc gia, như giải thích của Shi Jian, giáo sư trường Đại học Tứ Xuyên.

La Croix cũng nhân dịp này cho biết trong tổng số 77 giám mục tại Trung Quốc, có 53 người là được cả Roma và Bắc Kinh công nhận, 17 người được Roma công nhận nhưng lại bị Trung Quốc bác và 7 người do Bắc Kinh bổ nhiệm nhưng không được Roma nhìn nhận.

Thổ Nhĩ Kỳ "cưỡng hôn" Liên Hiệp Châu Âu ?

Thượng đỉnh Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu bắt đầu từ tối ngày 26/03/2018 tại Varna, Bulgaria, quốc gia chủ tịch luân phiên của khối Liên Hiệp. Liệu cả hai bên có tìm được một điểm hòa giải nào không sau một thời gian dài căng thẳng ? Quan hệ Bruxelles và Ankara chẳng khác gì một sợi dây đàn bị căng quá mức. Nhưng trớ trêu thay người có thể nới lỏng dây lại chính là tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ.

Do vậy, theo quan sát của Le Figaro, "Thổ Nhĩ Kỳ - Liên Hiệp Châu Âu : một cuộc thượng đỉnh dưới áp lực tại Varna". Les Echos bi quan cho rằng "Châu Âu nhọc nhằn nối lại đối thoại với Thổ Nhĩ Kỳ".

"Bị áp lực" và "nhọc nhằn" là vì giữa Châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ không có cùng "nhịp" trong vấn đề nhân quyền. Liên Hiệp Châu Âu chỉ trích Ankara ngày càng đi theo hướng độc tài, gia tăng trấn áp xã hội dân sự, bóp nghẹt tự do ngôn luận… Đây chính là những rào cản gây trở ngại cho con đường gia nhập mái nhà chung Liên Hiệp Châu Âu của Thổ Nhĩ Kỳ.

Thế nhưng, Le Monde lưu ý là tổng thống Recep Tayyip Erdogan đến tham dự trong thế thượng phong, bởi vì trong tay ông vẫn còn một quân cờ quan trọng có thể bắt bí Châu Âu : đó là hồ sơ di dân. Trả lời phỏng vấn của nhật báo Le Monde tại Ankara, ngoại trưởng Mevlut Cavusoglu không ngần ngại dọa dẫm Châu Âu, khi cho rằng những căng thẳng giữa đôi bên chỉ là "thoảng qua".

Quan điểm của Ankara rất rõ ràng là trong việc xử lý làn sóng di dân và chống quân khủng bố Daesh : Thổ Nhĩ Kỳ có một vai trò "không thể thay thế". Do đó, vẫn theo ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ, việc xem nước này không thuộc phạm vi Châu Âu là điều không thể chấp nhận. Ông khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ là "một phần của Châu lục". Do đó, theo ông, "Liên Hiệp Châu Âu nên quen dần với một nước Thổ Nhĩ Kỳ mới".

SOS đa dạng sinh thái !

Cuối cùng mục điểm báo xin được khép lại với lời báo động của Le Monde về một thảm họa môi trường do con người gây ra mà hậu quả nhãn tiền là "Tình trạng đất đai suy kiệt đã chạm mức đáng lo". Và hiện tượng này "đe dọa đến điều kiện sinh sống của hơn 3,2 tỷ người, tức 2/3 dân số trên địa cầu" như lời cảnh báo của La Croix.

Báo cáo của hơn 100 chuyên gia thuộc chương trình liên chính phủ khoa học và chính trị về đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ thống sinh thái IPBES, được công bố tại hội nghĩ diễn ra từ ngày 17-24/03/2018 tại Medellin, Colombia, nêu đích danh thủ phạm chính là lối sống tiêu thụ quá mức theo kiểu phương Tây, kết hợp cùng với đà tăng tiêu thụ tại các nước mới trỗi dậy và đang phát triển.

Ví dụ điển hình nhất được Le Monde nêu lên chính là nạn phá rừng ở Nam Mỹ. Phá rừng không phải để có đất canh tác nuôi sống người dân địa phương, mà điều đáng xấu hổ là chặt phá rừng để mở rộng đất canh tác trồng cây đậu nành để "nuôi sống ngành chăn nuôi" của phương Tây.

Le Monde đưa ra một con số cụ thể : trong số 650 triệu ha đất rừng đã bị thiêu đốt và khai hoang để phục vụ cho nông nghiệp và chăn nuôi, khoảng 120 triệu ha chỉ để trồng đậu nành, tập trung chủ yếu tại Hoa Kỳ, Brazil và Argentina.

Năng suất của lĩnh vực này tăng hơn 5%/năm từ 40 năm qua và chỉ tính riêng trong năm 2017, sản lượng đạt được là 336 triệu tấn. Trước nhu cầu ngày càng tăng trên thế giới, đất trồng đậu nành không ngừng mở rộng. Trong khi đó, Liên Hiệp Châu Âu là nhà nhập khẩu đậu nành đứng hàng thứ hai trên thế giới, và 3/4 số đậu nành nhập khẩu là dùng cho chăn nuôi gia cầm, heo, bò và cá. Riêng nước Pháp mua của Nam Mỹ mỗi năm đến 3 triệu tấn.

Đương nhiên, trong trước mắt, con người kiếm được lợi từ cây đậu nành. Nhưng hậu quả để lại cho môi trường và sức khỏe con người là trong dài hạn, kéo dài trong nhiều năm, nhiều thế hệ. Tuy diệt được cỏ, ít sâu bọ, sản lượng nông phẩm thu hoạch được cao, nhưng độc chất trong thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu được phun đại trà ngấm sâu trong lòng đất và bay lơ lửng trong không khí làm cạn kiệt nguồn dinh dưỡng của đất đai và sản sinh ra những đứa trẻ "dị tật" do hít phải khí độc.

Le Monde trong bài xã luận cho rằng đã đến lúc phải có một "chính sách, một chương trình hành động khẩn cấp", không được nửa vời. Nhiều chỉ dấu cho thấy đa dạng sinh học đang bị biến mất dần, mà dấu hiệu đáng báo động khác là tại các vùng nông thôn của Pháp, có đến 30% loài chim đã biến mất.

Đây chỉ là một phần có thể thấy được của sự suy giảm chất lượng hệ sinh thái đất đai, mà nguyên nhân là do loài sâu bọ đã bị giảm mất đến gần 80% (tính trên toàn Châu Âu chỉ trong vòng có ba thập niên).

Minh Anh

Published in Quốc tế

Thế giới của Trump và Putin không có giải pháp nửa mùa

Cuộc tuần hành của thế hệ trẻ tại Mỹ "nổi dậy" chống buôn súng, vụ khủng bố đẫm máu tại miền nam nước Pháp hồi cuối tuần, nguy cơ chiến tranh thương mại, tham vọng của Trung Quốc lấn áp Châu Âu, xung khắc địa chính trị Nga - Mỹ. Trên đây là những chủ đề nóng trên báo Pháp ngày đầu tuần 26/03/2018.

putintrump1

(Ảnh minh họa) - Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và đồng nhiệm Mỹ Donald Trump, tháng 07/2017 à tại Hambourg, nhân thượng đỉnh G20.REUTERS/Carlos Barria/File Photo

Trước hết, vụ khủng bố đẫm máu tại miền nam nước Pháp gần Carcassonne hôm thứ Sáu 23/03 vẫn vang động trên báo chí Pháp. Bên cạnh di ảnh của trung tá hiến binh Arnaud Beltrame, Le FigaroLa Croix chạy cùng một tựa : Toàn quốc vinh danh một anh hùng. Le Monde lo âu với tựa "cho dù Daesh thua, nhưng khủng bố vẫn tồn tại". Nhật báo độc lập kêu gọi : Dân Pháp phải đoàn kết chống thánh chiến.

Lòng tham của Trung Quốc

Nhưng theo quan điểm của báo chí Pháp, điều nguy hiểm nhất vẫn là Trung Quốc : Nước Đức lo ngại lòng tham không đáy của các tập đoàn Trung Quốc, lòng tin cậy trong trao đổi mậu dịch với Bắc Kinh đã tiêu tan, tựa của Le Figaro.

Nhật báo kinh tế Les Echos mượn lời chuyên gia Jonathan Holslag ghi hàng tựa đậm : Đối mặt với Trung Quốc, Châu Âu phải có một chiến lược chung chặt chẽ và cứng rắn. Để làm gì ? Để ngăn chặn Trung Quốc chiếm đoạt công nghệ và thao túng tài chính. Chiến lược hợp tác từ 20 năm giúp Trung Quốc cởi mở kinh tế và chính trị đã thất bại. Chiến lược của Trung Quốc không phải "vì hai bên cùng có lợi" mà là để thâu tóm cho mình. Mậu dịch với Châu Âu : xuất siêu 1.400 tỷ euro từ năm 2006. Đầu tư công cộng tại Châu Phi, Trung Quốc gặm nhấm 30% thị phần tại sân sau của Châu Âu. Trong 4 năm qua, xuất khẩu của Châu Âu qua các nước nằm trong con đường tơ lụa của Trung Quốc giảm 130 tỷ euro.

Trump và Putin : hai đối thủ chỉ biết sức mạnh

Trong bài quan điểm, nhật báo Les Echos khẳng định : Đối với Trump và Putin, không có chiến tranh lạnh. Nguy hiểm hơn nữa là sau lưng Nga chính là Trung Quốc của Tập Cận Bình.

Theo Les Echos, lập luận cho rằng thế giới bước vào thời kỳ chiến tranh lạnh mới là một "sai lầm tai hại". Sai lầm, bởi vì, trong cuộc chiến tranh lạnh thứ nhất, có hai phe rõ rệt. Phe muốn thay đổi cán cân lực lượng kết thành một khối với Liên Xô, trong phe xã hội chủ nghĩa. Phe muốn giữ nguyên trạng thế giới tự do là Châu Âu, đoàn kết sau lưng Mỹ. Nhờ ít nhiều khôn ngoan và may mắn, Liên Xô và Mỹ đã tránh cho thế giới một cuộc chiến tranh nguyên tử, cho dù có nhiều cuộc xung đột đó đây hay khủng hoảng leo thang căng thẳng như vụ khủng hoảng tên lửa tại Cuba và năm 1962.

Thời trước, ý thức hệ cộng sản cho phép Liên Xô tạo được một lực lượng ủng hộ đế quốc Nga khuấy động bên trong Tây phương, nhân danh phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa. Tương quan lực lượng giữa hai khối được quân bình cho đến khi bức tường Berlin sụp đổ, dẫn đến hệ quả là khối độc tài cộng sản tan rã.

Bây giờ, với Trump và Putin, theo Les Echos, thì tình hình không đơn giản. Trừ Châu Âu, tất cả các tác nhân khác đều muốn phá nguyên trạng. Chờ xem vào ngày 12/05/2018, Washington có hủy hiệp định hạt nhân 2015 với Iran hay không. Theo hầu hết các nhà quan sát, cho dù tâm cơ của tổng thống Trump có tiếng khó lường, nhưng "xác xuất bác bỏ thỏa thuận rất cao". Chiến tranh Syria tạo điều kiện cho mọi bất trắc. Thổ Nhĩ Kỳ chụp lấy cơ hội do Nga tạo ra, cũng bắt chước sử dụng sức mạnh quân sự để chiếm thượng phong.

Phe muốn phá nguyên trạng mà Les Echos gọi là sử sụng "chiến lược Putin hóa thế giới" có nhiều vũ khí lợi hại hơn các tổ chức cánh tả thân Kremlin thời chiến tranh lạnh. Trong những cố gắng tuyệt vọng chống thánh chiến, người ta sẵn sàng hy sinh giá trị dân chủ. Trong thế giới đa cực ngày nay, dường như chỉ có kẻ giàu và mạnh được thủ lợi. Tình hình chính trị chao đảo tại Washington với một tổng thống tính khí thất thường còn làm sống lại tâm lý bài Mỹ, cung cấp cho nước Nga và các mô hình độc tài thêm vây thêm cánh.

Theo mô tả của Les Echos, chúng ta đang sống trong "một thế giới lạ thường", nơi mà trong một thời gian dài chỉ thấy cây mà không thấy rừng. Nhật báo kinh tế giải thích : Chúng ta thấy "cây thánh chiến" mà không thấy "rừng Nga", và phía sau "rừng Nga" là "rừng Trung Quốc".

Chiến thắng của Putin trong cuộc bầu cử vừa qua có thể đưa đến một số kết luận nguy hiểm : nền dân chủ đã hết thời, Tây phương tự do đang chết dần. Tác giả khuyến cáo : không có giải pháp đơn giản cho một tình thế phức tạp. Vậy phải làm sao khi mà những tấm gương xấu xuất phát từ Washington và từ Moskva ? Bây giờ là thời của sức mạnh chứ không còn là của ngoại giao. Khi mà vũ lực thô bạo được ưu tiên sử dụng thì liệu Châu Âu có thể tự đánh lừa với lập luận chiến tranh sẽ tiếp tục… lạnh ?

Đại gia Trung Quốc, chủ nhân tập đoàn năng lượng CEFC "bốc hơi"

Diệp Giản Minh, ngôi sao đang lên của dầu khí Trung Quốc đã tắt lịm. Đó là bản tin của Le Monde, về một tin đồn, có thật, liên quan đến những bê bối của tập đoàn năng lượng Trung Quốc CEFC mà chủ nhân dường như có "liên hệ gia tộc" với cố chủ tịch Trung Quốc Diệp Kiếm Anh. Diệp Giản Minh biến mất trong bối cảnh bị Bắc Kinh nghi ngờ "phạm tội kinh tế"và nằm trong tầm nhắm của tư pháp Mỹ về các hành động hối lộ từ Châu Á, Châu Phi cho đến Hoa Kỳ để giành hợp đồng.

Cú poker vĩ đại của Diệp Giản Minh là vào năm 2017, tập đoàn CEFC ký với Rosneft của Nga thỏa thuận mua lại 14% cổ phần của hai công ty Thụy Sĩ và Qatar trị giá 9,1 tỷ đôla. Thế rồi Diệp Giản Minh biến mất sau khi chuyển một phần tiền cho Rosneft. Tập đoàn dầu khí Nga cho người qua Trung Quốc tìm hiểu nhưng để xác nhận một điều : đối tác đã bốc hơi.

Tin Diệp Giản Minh "biến mất" đã được Praha xác nhận. Cộng hòa Sec, với sự dễ dãi của tổng thống Milos Zeman, là cửa ngõ cho phép nhà tài phiệt Trung Quốc vào Liên Hiệp Châu Âu. CEFC làm chủ một câu lạc bộ bóng đá, một hãng rượu bia, có cổ phần trong ba cơ quan truyền thông. Tổng thống Milos Zeman cho người sang Thượng Hải tìm ông "cố vấn" và được thông báo là Diệp Giản Minh đúng là đang bị điều tra và sẽ phải bỏ hết "chức vụ và cổ phần" trong các công ty mà ông lập ra.

Cuộc chiến không cân xứng

Cuộc chiến không cân xứng là tựa của La Croix bình luận về phong trào học sinh sinh viên Mỹ và cuộc tuần hành đòi chính quyền Trump đòi kiểm soát gắt gao thị trường súng tại Mỹ sau vụ thảm sát ở Parkland. Không cân xứng vì đối đầu với giới tài phiệt và áp lực hành lang, tuổi trẻ Hoa Kỳ chỉ có vũ khí là lòng can đảm và nước mắt tiếc thương hàng chục bạn học bị bắn chết.

Cùng chiều hướng này, Libération dành bốn trang chạy tựa : Thế hệ Parkland, biểu tình để đưa quyền lợi nước Mỹ lên trên quyền lợi của hiệp hội buôn súng, Tuổi trẻ, nước mắt trên nắm tay, 800 ngàn người xuống đường tại Washington với xác quyết sử dụng lá phiếu trừng phạt những "người lớn" bất lực nhân bầu cử bán phần vào tháng 11.

Le Figaro bổ sung thêm : phong trào chống vũ khí là điểm khởi đầu của một phong trào chính trị. Những nhà tranh đấu kinh nghiệm tại Mỹ cố vấn các học sinh dấn thân vào sinh hoạt chính trị địa phương trước đã, tấn công vào 40 đơn vị yếu nhất của phe Cộng hòa, bằng cách dồn phiếu cho đảng Dân Chủ hoặc … đích thân nhập trận nếu được 25 tuổi.

Anh hùng tử đạo

Đó là lời vinh danh trên tất cả báo Pháp dành cho cố trung tá Arnaud Beltrame bị khủng bố Hồi Giáo giết chết hồi tuần trước, khi vị sĩ quan cao cấp này quên thân mình, hy sinh cứu một nữ nhân viên siêu thị trước mũi súng của thánh chiến. Le Monde liệt kê một loạt vụ khủng bố tại Pháp trong những năm gần đây do những kẻ nhân danh "thánh chiến" đại diện cho một "dự án và một ý thức hệ phục vụ cái chết" gây ra.

Le Figaro cho biết "bằng sự hy sinh tột cùng trong trách nhiệm vì dân, trung tá Arnaud Beltrame đã được toàn dân, toàn chiến hữu cảm phục". Trong khi Libération tìm hiểu vì sao các cơ quan an ninh Pháp sơ sót không phát hiện được một tín đồ cực đoan nguy hiểm, cho dù có "lý lịch", Le Figaro cũng như Le Monde kêu gọi tinh thần đoàn kết quốc gia. Đây cũng là lời kêu gọi của tổng thống Macron, ông coi đó là điều kiện để chiến thắng thánh chiến.

Nhật báo cánh hữu còn tiến thêm một bước để nhấn mạnh đến tinh thần Thiên Chúa giáo trong văn hóa Pháp, theo đó, thánh tử đạo là người hy sinh thân mình để người khác được sống chứ không phải đi giết người. Tinh thần Thiên Chúa giáo, thể hiện qua sự hy sinh của trung tá Arnaud Beltrame, là thuốc giải độc chống lại Hồi giáo cực đoan. Le Figaro kết luận trung tá Arnaud Beltrame xứng đáng là một anh hùng, vì hành động của ông là kết tinh giữa tinh thần Thiên Chúa giáo và nhiệm vụ của một người lính là bảo vệ dân.

Đa dạng sinh học lụi tàn, nhân loại mất nguồn sống

Cuối cùng, Le Monde dành hai trang tóm lược bản báo cáo của IPBES, Diễn đàn liên chính phủ và khoa học về đa dạng sinh học sau một tuần hội nghị tại Colombia. Tình trạng Châu Á Thái Bình dương được mô tả là ít thành công : diện tích biển cần được bảo vệ tăng 14% trong vòng 25 năm qua. Trong khi đó trên bộ, 80% sông ngòi bị ô nhiễm nhất trên thế giới tập trung tại Châu Á, 60% đồng cỏ bị khô hạn và 25% sinh vật bị đe dọa diệt chủng.

Tại Trung Á, tình hình còn thê thảm hơn : 71% loài cá và lưỡng cư biến mất trong thập niên qua. Tại Pháp, việc dùng thuốc trừ sâu đại trà đã tiêu diệt côn trùng nhiều đến mức độ nhiều vùng nông thôn số chim muông bị giảm đến 30% trong 15 năm trở lại đây.

Báo cáo kết quả khảo sát trên khắp các đại lục đưa đến kết luận : 66 triệu năm sau đợt diệt chủng của loài khủng long, trái đất đang hứng chịu cuộc diệt chủng toàn diện lần thứ 6. Nhân loại sẽ ra sao ?

Tú Anh

Published in Quốc tế

Nguồn : RFI, 25/03/2018

Nguồn : RFI, 26/03/2018

Published in Video

Tây phương nuôi con hổ Trung Quốc

Tình hình thế giới căng thẳng với "chiến tranh thương mại và chiến tranh… lạnh" được phản ánh trên các tuần báo Pháp : Nga hoàng Putin và hoàng đế Trung Quốc Tập Cận Bình, là hai mối de dọa mà Tây phương buộc phải chung sống. Trong khi đó, Le Point dự báo tổng thống Pháp sắp tung ra kế hoạch 2, thì L’Obs quảng cáo xe bay và thị trường bất động sản "hấp dẫn" của Paris.

nuoiho1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu trong kỳ họp Quốc Hội, ngày 20/03/2018. Reuters/Damir Sagolj

Trước hết là Trung Quốc của Tập Cận Bình. Quan điểm lo sợ Trung Quốc rõ nét nhất trong tuần không phải là của báo chí Âu - Mỹ mà xuất phát từ Châu Á : Tây phương nuôi ong tay áo, quan điểm của báo Apple Daily của Hồng Kông hay là "một chính quyền chuyên chế, đàn áp bên trong, thống trị bên ngoài", nhận định của Manila TimesCourrier International chuyển đến độc giả Pháp.

Dưới bức hí họa chủ tịch Trung Quốc cưỡi phi thuyền, báo Apple Daily nhận định : Tây phương hãy tự trách mình đã không biết nhìn xa, đã lầm tưởng rằng giúp Trung Quốc trở thành một nền kinh tế tự do sẽ đưa đến một chế độ dân chủ. Nào ngờ Bắc Kinh luôn luôn tìm cách thay đổi nguyên trạng trên bàn cờ thế giới để làm lại dựa trên những cơ sở mới.

Từ khi Tập Cận Bình tuyên bố ý định sửa đổi Hiến Pháp để có thể trở thành hoàng đế, người dân Trung Hoa tức giận nhưng không dám phản đối công khai. Trong khi đó, báo chí Tây phương không tiếc lời chỉ trích. Một cách khéo léo, Apple Daily mượn lời tuần báo The Economist : "Trong 10 năm gần đây, Tây phương nỗ lực giúp Trung Quốc gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới, hội nhập vào thế giới. Nhưng trên thực tế, chế độ Trung Quốc không ngừng gia tăng chính sách kềm kẹp dân chúng, đả phá một số giá trị văn minhTây phương như là tự do kinh tế, tôn trọng nhân quyền".

Apple Times của Hồng Kông viết tiếp : Xã luận của tuần báo Anh không nói thẳng "Tây phương nuôi chó sói trong nhà" nhưng rõ ràng là gần như thế. Ngay từ khởi đầu, Đặng Tiểu Bình sang tận Hoa Kỳ để nhờ Mỹ giúp Trung Quốc hội nhập hệ thống kinh tế thế giới. Mục đích là để được chuyển giao công nghệ, nguồn vốn đầu tư - hai thứ mà Trung Quốc hoàn toàn thiếu thốn.

Tây phương thì muốn lợi dụng Trung Quốc để đối trọng với Liên Xô. Khi Liên Xô tan rã, Tây phương, đứng đầu là Hoa Kỳ, kỳ vọng vào sự xuất hiện của một tầng lớn trung lưu mới sẽ giúp xã hội cởi mở hơn và Trung Quốc từ từ dân chủ hóa. Do vậy, Trung Quốc được gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới, tiếp cận với thị trường quốc tế và nhờ động lực này, kinh tế Trung Quốc mới hưng thịnh như ngày nay.

Thế nhưng sau thời gian "dò đá qua sông", giả vờ làm "học trò ngoan" để không bị cản đường vào WTO, bây giờ Trung Quốc đủ mạnh nên đưa ra yêu sách muốn một vị trí trong trật tự chính trị, kinh tế tòa cầu : muốn thêm quyền quyết định trong Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF và bổ nhiệm nhân sự điều hành. Đến khi Tập Cận Bình lên cầm quyền năm 2012, thì Bắc Kinh không còn bằng lòng với luật chơi hiện hành, mà đòi thay đổi nguyên trạng, xóa bài lập ván mới, trên cơ sở mới.

Nhật báo độc lập của Hồng Kông cảnh báo : WTO chỉ là món khai vị. Con đường tơ lụa "một vành đai, một con đường" phủ khắp địa cầu mới là món ăn chính.

Trung Quốc dẹp qua một bên lời hứa mở cửa thị trường, tăng thêm gọng kềm kiểm soát, doanh nghiệp nước ngoài phải tuân theo ý của thiên triều nếu không muốn bị trừng phạt nặng nề. Bàn tay của Đảng cộng sản ngày càng thô bạo.

Về chính trị, không còn hiện tượng dung thứ một số trào lưu tư tưởng thế giới du nhập vào Trung Quốc, không còn khả năng thảo luận tự do trong các câu lạc bộ văn học, đại học. Trong 5 năm của Tập Cận Bình, giới dân chủ bị đàn áp thê thảm. Trong nội bộ đảng, xu hướng cải cách bị "bóp miệng". Giá trị phổ quát của nhân quyền, tự do dân chủ trở thành "cấm kỵ".

Trong nhiều thập niên qua, Tây phương nuôi một con hổ hung dữ, và giờ đây con hổ này đang nhe nanh vươn móng sắt. Vì sao nên nỗi ? Tây phương hãy tự than thân đã nuôi một con thú dữ. Nếu vẫn còn tiếp tục hy vọng Trung Quốc tự do hóa kinh tế và chính trị thì đúng là ảo tưởng.

Tờ Manila Times của Philippines tỏ ra dè dặt trước quyết định "sốc" của Đảng cộng sản Trung Quốc mở đường cho Tập Cận Bình cai trị mãn đời, có thời gian để thực hiện ba "đại công trình" : chống tham nhũng, con đường tơ lụa mới và tăng cường quân sự, thực hiện chính sách thống trị Biển Đông, thay đổi nguyên trạng, bằng sức mạnh.

Manila Times cảnh báo chính quyền Philippines là phải biết cách bảo vệ quyền lợi, đừng để cho Bắc Kinh dồn vào chân tường, phủ nhận chủ quyền của Philippines trong vùng biển của đất nước mình.

Hoa Kỳ thức tỉnh ?

Một trong những chiến lược của Bắc kinh áp đảo kinh tế thế giới là chiếm đoạt sở hữu trí tuệ, phát minh của các doanh nghiệp quốc tế bằng biện pháp bắt chẹt các xí nghiệp nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc phải chuyển giao công nghệ. Mưu đồ thành lập một "Silicon Valley" tại Hoa lục, bị tổng thống Mỹ Donald Trump thọc gậy bánh xe.

Courier International trích đọan một bài báo của Los Angeles Times : ngày 12/03/2018, Donald Trump ký sắc lệnh, nhân danh "nhu cầu an ninh quốc gia", không cho công ty điện tử Singapore Broadcom mua lại, với giá 117 tỷ đôla, hãng chế tạo "chip" điện tử Qualcomm của Mỹ. Trước đây 5 năm, một hợp đồng khổng lồ như thế có lẽ đã được chấp thuận dễ dàng.

Chính quyền Mỹ lo ngại một khi Qualcomm lọt vào tay Singapore, ngành bán dẫn và công nghệ G5 sẽ bị Trung Quốc chiếm đoạt. Trong tương lai, Ủy ban xem xét đầu tư của Mỹ, dưới tên gọi CFIUS, nếu được Quốc Hội cho thêm thẩm quyền như dự trù, sẽ có thể "cấm" các công ty Mỹ hoạt động tại Trung Quốc chuyển giao công nghệ cho đối tác Trung Quốc. Chính vì những chuyển nhượng này mà Bắc Kinh kiểm soát được đời tư của công dân, xâm nhập tài khoản trên mạng xã hội của các nhà họat động nhân quyền, dân chủ.

Quyết định của Nhà Trắng có thể gây xáo trộn trong quan hệ giữa giới doanh nghiệp Mỹ với Bắc Kinh và có thể bị Trung Quốc trả đũa. Tuy nhiên, theo Los Angeles Times, biện pháp bảo hộ công nghệ điện tử, tiếp theo quyết định tăng thuế nhập khẩu nhôm, thép, có thể suy đoán Washington sẽ ấn định lại quan hệ với Trung Quốc trong lãnh vực công nghệ cao cấp.

Với cơ sở hiện nay tại Hoa lục, năm 2015, Qualcomm từng bị Bắc Kinh trừng phạt một khoản tiền lớn gần 1 tỷ đô la với cáo buộc cạnh tranh bất chính. Hai năm nay, Qualcomm giúp cho đối tác Trung Quốc chế tạo máy bay tự hành, siêu vi tính, đầu tư vào một công ty chế tạo camera nhận diện đang được cảnh sát khai thác để theo dõi.

Trong giới chuyên gia Mỹ có hai nhận định khác nhau. Người thì cho rằng mục đích của Bắc Kinh là tiến đến khả năng độc lập về công nghệ mới. Chia sẻ phát minh cho Trung Quốc là cách hay nhất để sớm bị đá ra khỏi thị phần. Người khác thì lạc quan hơn : Doanh nghiệp Mỹ đề kháng rất khéo, không phải đầu hàng sau mỗi cái búng tay. Người ta nghĩ rằng đầu tư tại Trung Quốc sẽ gây thiệt hại cho tương lai xí nghiệp nhưng nghĩ thế không chắc là đúng. Chỉ có tương lai mới biết ai đúng ai sai ?

Putin nên cám ơn đối lập Nga

Courier International cũng dành một trang để điểm một số báo Nga sau "chiến thắng khải hoàn" của tổng thống Putin : khi Tây phương nổi giận, Putin chiến thắng.

Áp lực bên ngoài, nhất là của Anh Quốc sau vụ mưu sát gián điệp, đã huy động cử trị Nga bầu cho Putin. Bài xã luận của báo Thanh niên Cộng sản Moskva cho là "chưa bao giờ một cuộc bầu cử tổng thống trong lịch sử hiện đại của Nga lại diễn ra trong bầu không khí đối đầu cực kỳ thô bạo với Tây phương như thế". Một nhà bình luận khác thì cho rằng "Tây phương càng gây sức ép với Nga thì cơ may cho đối lập chiến thắng càng thấp". Nếu muốn "thắng người Nga thì hãy yêu thương họ". Vấn đề, theo nhà bình luận Piotr Romanov, "ai có can đảm ôm Nga trong vòng tay ?"

Báo thương mại Kommersant tỏ ra chua chát hơn : Tôi không biết ai giúp cho Putin thắng lớn. Thực tế là trong 18 năm qua, đối lập chính trị không ngồi lại được với nhau. Chính vì vậy mà họ tự đánh mất uy tín và làm tiêu tan hy vọng là có một lực lượng đối lập thực sự tại Nga để thay thế Putin. "Nếu tôi là Putin, tôi sẽ mời các lĩnh tụ đối lập vào Điện Kremlin, cám ơn mỗi người bằng một tấm huy chương".

Thuốc độc chia rẽ của Putin

Không đi vào tranh luận thắng thua, bài xã luận của Courrier International, nhấn mạnh đến "chất độc chia rẽ", mượn vụ nghi án Nga đầu độc điệp viên cũ làm tựa.

Trước hết là phe Tây phương, trước một nhà độc tài sử dụng phương pháp của thời Liên Xô cũ, Anh Quốc rất cần thái độ đoàn kết, ủng hộ của các nước bạn trong Liên Hiệp Châu Âu, trong bối cảnh nước Anh cô đơn vì Brexit.

Còn đối với Nga, sách lược toàn diện của tổng thống Putin một lần nữa được thực tế chứng minh là chính xác, như sử gia Mỹ Timothy Snyder phân tích : Vladimir Putin là một trong những nhà lãnh đạo "tạo ra khủng hoảng và khai thác hệ quả biến động tâm lý". Khi dùng công nghệ thông tin loan truyền tin thất thiệt trong nước cũng như ngoài nước, "các nhà lãnh đạo này phủ nhận sự thật và thu hẹp đời sống vào một vở kịch và xúc cảm".

Từ vụ sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014 đến nay, Vladimir Putin viết lại lịch sử với sự trợ lực của các cơ quan truyền thông thân cận với chế độ, tự cho mình là người hùng chống đế quốc. Tác giả bài bình luận của Courrier International cảnh báo : Liên Hiệp Châu Âu đừng để chuyện dàn dựng của Putin làm dao động bởi vì ông ta tìm cách bơm từng giọt chất độc gây chia rẽ. Thử thách lớn của Châu Âu là hành động mỗi ngày mỗi cứng rắn hơn. Bởi vì chính sách trừng phạt có giới hạn của nó. Ngày mà thủ tướng Anh lên án Nga là thủ phạm, tập đoàn Gazprom của Nga thu được 700 triệu bảng Anh qua việc bán công trái phiếu tại Luân Đôn.

Xe bay

Xe hơi sắp cất cánh. Về mặt kỹ thuật, taxi bay đã được hoàn chỉnh. Tập đoàn Airbus của Châu Âu phát triển ba xe mẫu. Các công ty lớn nhỏ khác cũng sẵn sàng. Chỉ còn thiếu một yếu tố cốt lõi : sự an toàn.

Xe bay tương lai có thể cất cánh và hạ cánh theo đường thẳng đứng, tầm hoạt động 300 cây số giúp giải quyết cùng lúc nhiều vấn nạn của cuộc sống hiện đại : nhà xa chỗ làm và kẹt xe.

Nói dễ nhưng thực hiện không dễ. Thứ nhất là giá cả : từ 150 ngàn đến 200 ngàn euro trong khi thu nhập trung bình của người Pháp là 2000 euro mỗi tháng. Thứ hai, lưu thông trên thành phố đông dân đặt ra hai vấn đề : an toàn cho người dưới đất và… trật tự trên không. Các cơ quan an toàn hàng không của Pháp và Châu Âu thẩm định phải cần ít nhất 3 năm để nghiên cứu.

Trong khi chờ đợi xa bay rợp trời như trong phim khoa học giả tưởng, L’Obs giới thiệu với độc giả những nét hấp dẫn của thị trường địa ốc Paris : Thành phố ước mơ nhưng đắt đỏ : giá mỗi mét vuông từ 10.000 đến 12.000 euro và còn tiếp tục tăng.

L’Express tuần này, trong bối cảnh cuộc đọ sức giữa công đoàn đường sắt và chính phủ, dành nhiều trang báo cho tiếng nói của khách hàng, những người ở ngoại ô sử dụng chuyên chở công cộng để đi làm, những người dân ở làng mạc xa xôi lo ngại đường giao thông tiện dụng nhất, rẻ nhất bị hủy bỏ theo kế hoạch tái cấu trúc SNCF để cạnh tranh.

Cũng trong chiều hướng này, Le Point xem SNCF là "pháo đài cuối cùng" của phong trào phản kháng, cho dù công luận có ủng hộ hay không, giới công đoàn quyết định gây áp lực với chính phủ với một chiến thuật đình công dài hạn, hai ngày trên năm trong tuần, trong vòng hai tháng.

Điện Elysée xem báo địa phương

Về phần chính phủ Pháp, cho dù có nhiều xung đột trong xã hội bảo vệ thụ đắc xã hội hay cải thiện công ăn việc làm, tổng thống Emmanuel Macron chuẩn bị "giai đoạn then chốt thứ hai của nhiệm kỳ", theo thông báo của Le Point. Để nắm bắt mối ưu tư của đa số thầm lặng, điện Elysée tham khảo báo chí địa phương, từng ngày.

Tú Anh

Published in Quốc tế

Thương mại : Trump tuyên chiến với Bắc Kinh, tạm tha Châu Âu

"Dịu giọng với Châu Âu", "tập trung hỏa lực nhắm vào Trung Quốc", tổng thống Mỹ Donald Trump tiết lộ "chiến lược trên trận địa thương mại". "Trump chống Bắc Kinh, chiến tranh thương mại leo thang gây lo ngại" là đề tài nổi bật trên các trang báo lớn của Pháp ngày 23/03/2018.

trump1

Tổng thống Mỹ Donald Trump ký chỉ thị áp thuế về sở hữu trí tuệ đối với hàng công nghệ cao của Trung Quốc, Washington ngày 22/03/2018. Reuters/Jonathan Ernst

"Châu Âu thở phào, viễn cảnh chiến tranh thương mại với Mỹ tạm thời được xua tan", Le Monde trích lời nhiều quan chức Châu Âu đến Washington tiếp tục đàm phán với bộ Tài Chính và Thương Mại để tránh bị áp thuế lên mặt hàng nhôm thép như ông Trump loan báo từ hôm mồng 8 tháng 3. Tờ báo đặt câu hỏi, phải chăng thái độ cứng rắn dọa "ăn miếng, trả miếng" của Bruxelles đã đem lại hiệu quả ?

Le Figaro đưa ra một lập luận khác : Hoa Kỳ "tha Châu Âu" để lôi kéo thêm đồng minh nhắm vào chính sách cạnh tranh bất bình đẳng của Trung Quốc.

Trong bài báo mang tựa đề "Lệnh hưu chiến Mỹ ban cho Châu Âu" La Croix nói rõ : Washington tạm thời không đánh thuế nhôm và thép của Châu Âu nhập sang thị trường Hoa Kỳ. Tờ báo tập trung vào các luồng giao thương giữa hai bờ Đại Tây Dương, chẳng hạn như là trung bình, mức thuế nhập khẩu của Mỹ đánh vào hàng Châu Âu là 2,4 % còn Bruxelles đánh thuế đến 3 % vào các sản phẩm made in USA nhập vào thị trường chung của 28 nước thành viên. Nhưng khi nhìn vào chi tiết thì theo La Croix không hẳn là Mỹ bị thua thiệt như điều được Donald Trump khẳng định để làm vừa lòng cử tri.

Dù sao đi chăng nữa cuộc chiến thương mại mà Donald Trump vừa châm ngòi ít nhất đã làm một người hài lòng. Đòn "tấn công thẳng thừng" này của chủ nhân Nhà Trắng đã thuyết phục được lãnh đạo đảng Dân Chủ ở Thượng Viện, Chuck Sumer. Les Echos trích lời thượng nghị sĩ bang New York tuyên bố : Không mấy khi đồng ý với ông Trump nhưng lần này, đối với Trung Quốc, tổng thống Mỹ đã "làm đúng điều những gì cần làm".

Trung Quốc không được may mắn như Châu Âu

Le Figaro ghi nhận, Trump "lao vào một cuộc đọ sức trực tiếp với Trung Quốc", "khai chiến" và tố cáo các tập đoàn Trung Quốc "ăn cắp bằng sáng chế", "vi phạm quyền sở hữu trí tuệ"...

Trung Quốc đương nhiên sẽ không khoanh tay ngồi nhìn. Trong bài viết đề tựa "Bắc Kinh sẵn sàng trả đũa đánh vào đậu nành", phóng viên của Le Figaro nêu lên hai lợi thế nghiêng về phía Trung Quốc : thứ nhất Bắc Kinh thừa biết là Mỹ lệ thuộc tới mức độ nào vào "công xưởng của thế giới" và cuộc chiến tranh thương mại này, rồi sẽ làm chính người dân Hoa Kỳ hao mòn sức lực.

Thứ hai, Đảng cộng sản Trung Quốc chờ đợi "hiệu ứng boomerang"  tức là gậy ông đập lưng ông, khi mà dây chuyền sản xuất của bản thân Hoa Kỳ bị tác động.

Báo Les Echos nói tới 4 lĩnh vực kinh tế của Mỹ sẽ "ăn đòn" nếu nổ ra chiến tranh thương mại với Trung Quốc : Đó là các siêu thị và dây chuyền phân phối, ngành vải sợi, công nghệ cao, công nghiệp sản xuất đồ chơi.

Nhật báo kinh tế nhắc lại năm 2015, 90% đồ chơi bán ra trên thị trường Mỹ đều ra lò từ các nhà máy Trung Quốc. Tương tự như vậy trong ngành vải sợi, quần áo, giầy thể thao của những "thương hiệu" được người Mỹ ưa chuộng nhất đều thấm mồ hôi của công nhân Trung Quốc trong đó.

Súng, đạn, NRA trong tầm ngắm của thanh niên Mỹ

Vẫn về Hoa Kỳ, thủ đô Washington sôi động một ngày trước cuộc tuần hành March For Our Lives của giới thanh thiếu niên diễn ra vào ngày 24/03/2018.

La Croix trong bài phóng sự nói tới "Thế hệ Parkland lên đường" từ Florida, và tất cả những nơi khác trên toàn nước Mỹ cùng hẹn nhau tại Washington.

Sau vụ thảm sát cướp đi sinh mạng 17 học sinh tại trường trung học Marjory Stoneman Douglas, tại Parkland, bang Florida hôm 14/02/2018, thanh niên Mỹ không còn "khoanh tay ngồi nhìn".

Ban tổ chức March for Our Lives chờ đợi nửa triệu người tham gia, phần lớn là giới trẻ. Số này tỏ ra "quyết tâm hơn bao giờ hết", để "không bao giờ nữa, học trò, sinh viên phải đến trường trong nỗi lo sợ, không biết rằng có toàn mạng trở về nhà với gia đình hay không".

Một nữ sinh trung học tại New York nói vói phóng viên Pháp : "Giới trẻ sẽ không ngừng cuộc đấu tranh ngày nào mà các chính khách Mỹ còn nhận tiền của tổ chức Hiệp Hội Súng Trường Quốc Gia (NRA)".

Cũng La Croix điểm những vụ nổ súng ở trường học ở Mỹ làm học sinh và các thầy cô giáo thiệt mạng : Columbine (1999) - 12 học sinh và một nhà giáo tử vong ; Virginia Tech (2007) - 33 người chết ; Sandy Hook (2012) - 20 đưa trẻ và 7 người lớn buổi sáng đến trường nhưng không bao giờ trở về nhà.

Ở Nhà Trắng, tổng thống Trump đưa ra sáng kiến trang bị súng ống cho các thầy cô giáo !

Pháp : Một ngày đình công, hai cách nhìn

Trở lại với cuộc đình công ngày 22/03 tại Pháp của giới công nhân viên chức và nhân viên ngành xe lửa, Le Figaro thiên hữu nói đến "thành công nửa vời" về khả năng huy động người biểu tình của các công đoàn, trong lúc chính các tổ chức công đoàn này đang bị "chia rẽ hơn bao giờ hết".

Điều đó lợi cho chính phủ. Lập luận bảo vệ sức mua của người lao động, bảo vệ các dịch vụ công cộng, bảo vệ những thụ đắc xã hội... đã lỗi thời, như ghi nhận trong xã luận của tờ báo.

Libération thiên tả có một cái nhìn hoàn toàn khác với hàng tựa lớn trên trang nhất "Đường phố đã thức tỉnh". "Từ Paris đến Marseille, từ Rennes đến Grenoble, hơn 320.000 người tuần hành trên đường phố, theo thống kê cảnh sát, chống lại đường lối của tổng thống Macron". Dù vậy tờ báo này phải nhìn nhận : cuộc biểu tình ngày hôm qua không hy vọng làm "trật đường rầy con tàu cải tổ của chính phủ, nhưng ít ra nó cũng khiến bên hành pháp phải lo ngại".

Dưới lăng kính của báo kinh tế Les Echos, tỷ lệ đình công trong ngành xe lửa hôm qua là "khúc dạo đầu" báo trước quyết tâm của nhân viên tập đoàn SNCF muốn bảo vệ những ưu đãi vốn có, từ lương bổng, đến phúc lợi xã hội, quy chế hưu bổng... Chiến dịch đình công của ngành đường sắt chỉ bắt đầu vào ngày 03/04/2018 và kéo dài trong hai tháng.

Châu Âu đọ sức với Nga

Quan hệ giữa Bruxelles và Moskva hậu vụ đầu độc cựu điệp viên Nga Skripal và con gái tại Anh Quốc là hồ sơ bất ngờ chen vào chương trình nghị sự của thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu trong hai ngày 22 và 23/03/2018.

"Châu Âu ủng hộ thủ tướng May để đối phó với Moskva" tựa của Le Figaro. Brexit hay không Brexit, thủ tướng Anh "trắc nghiệm xem quan hệ giữa Luân Đôn với các đối tác còn lại trong Liên Âu vững chắc tới mức độ nào". Nếu như Pháp, Đức và nhiều lãnh đạo cao cấp nhất trong Liên Hiệp Châu Âu đã đứng hẳn về phía thủ tướng May trong cuộc đọ sức với tổng thống Nga, Vladimir Putin, thì một số thành viên trong Liên Hiệp Châu Âu khác như là Hy Lạp và cả Ý hay Luxembourg, Hungary... tỏ ra thận trọng hơn. Không ai tán đồng lời lẽ của ngoại trưởng Anh Boris Johnson ví Putin với Hitler.

Dù vậy vẫn theo Le Figaro, thái độ ủng hộ Luân Đôn của các đối tác Châu Âu khác hẳn với việc tổng thống Mỹ đã gọi điện chúc mừng ông Vladimir Putin tái đắc cử tổng thống Nga mà không hề nhắc tới vụ Skripal. Tờ báo coi đây là một dấu hiệu cho thấy "một sự lung lay" trong quan hệ giữa Luân Đôn và Washington.

Chủ nhà sách Hồng Kông thách thức Bắc Kinh

"Trong vài tháng, dòng đời êm ả của chủ một nhà sách ở Hồng Kông bỗng trở nên sôi động không thua gì một cuốn tiểu thuyết trinh thám". Phóng viên báo Le Figaro, Patrick Saint Paul mở đầu bài phóng sự về chủ hiệu sách Lâm Vĩnh Cơ (Lam Wing Kee) như trên.

Bị Trung Quốc "bắt cóc" cuối 2015, bặt vô âm tín trong vòng 5 tháng, bị giam tổng cộng 8 tháng, khi được "thả" ông Lâm, 63 tuổi, không còn được sống bình yên. Mỗi khi ra đường ông phải hóa trang, cải dạng. Vậy họ Lâm đã phạm tội gì ?

Đơn giản là vì ông đã bán sách tiết lộ nhiều chi tiết về đời tư của "tân hoàng đế đỏ Trung Quốc Tập Cận Bình". Vẫn theo lời ông Lâm Vĩnh Cơ, người quyền lực nhất ở Hoa Lục "chột dạ" vì nội dung có nguy cơ gây sóng gió giữa ông Tập Cận Bình và đệ nhất phu nhân Bành Lệ Viên.

Ai Cập, một cuộc bầu cử với kết quả được biết trước

Nga và Ai Cập có ít nhất 1 mẫu số chung. Đây là nơi mà kết quả bầu cử tổng thống được biết trước. Libération trong bài phóng sự dài nói về cuộc bầu cử trên xứ sở của các vì vua Ai Cập, bầu cử tổng thống diễn ra từ ngày 26 đến 28/03/2018 : "Kết quả đã được biết trước, tất cả các ứng cử viên đều bỏ cuộc, ngoại trừ một người". Ứng cử viên duy nhất đó, gần đây, trên trang Facebook đã không ngớt lời tung hô tổng thống mãn nhiệm, tướng al-Sissi ...

Trong bài báo trên Libération đọc mãi mới tìm thấy tên ứng cử viên tổng thống Ai Cập lần này ra đọ sức với tướng al-Sissi. Đó là lãnh đạo một đảng nhỏ tại Cairo, ông Moussa Mostafa Moussa. Ứng viên đối lập mà nhật báo Le Figaro gọi là một nhà đối lập "quá kín đáo".

Một người cháu của cố tổng thống Ai Cập el Sadate bị ám sát năm 1981, là ông Mohamed Anouar el Sadate, 63 tuổi, được coi là một trong những đối thủ xứng đáng của đương kim tổng thống al-Sissi thì đã phải bỏ cuộc vào giữa tháng Giêng, lý do ông "bị quá nhiều áp lực".

Những nhân vật sáng giá khác có một chút triển vọng đe dọa chiếc ghế tổng thống của tướng al-Sissi thì đều đã bị loại, hoặc bị tống giam. Trên Libération, cháu của cố tổng thống Ai Cập này than thở : đời sống dưới thời đại của tướng al-Sissi khó thở hơn nhiều so với những năm tháng dưới triều đình của ông Hosni Moubarak.

Vườn Giverny, địa điểm hành hương của giới yêu hội họa

Ngôi nhà và khu vườn của danh họa Claude Monet ở Giverny, là nơi hành hương cho những người yêu tranh vẽ Monet. Năm 2017, có 637.988 người mua vé vào cửa. Le Figaro ví von, Giverny mê hoặc du khách bốn phương không kém hang đá thiêng ở Lourdes, nơi năm 1858 cô bé Bernadette Soubirou đã trông thấy Đức Mẹ hiện thân. Còn nếu so với một danh lam thắng cảnh khác của vùng Normandie là Đồi Mont Saint Michel, thì vườn Giverny về thứ nhì.

Vào những ngày giữa tháng Ba năm nay, gió rét, nhiệt độ xuống đến âm 10°C, trời có khi mưa tầm tã, vẫn có hàng chục chiếc xe ca đưa khách du lịch đến Giverny... 20% khách tham quan từ Mỹ sang, 3% là người Nhật.

Năm 2018 là năm vườn Giverny dành để vinh danh những nét đẹp của văn hóa Nhật Bản từng làm xiêu lòng họa sĩ Claude Monet. Vô số những tác phẩm của ông chịu ảnh hưởng của hội họa và nghệ thuật phương Đông mà kiến trúc của khu vườn Giverny là bằng chứng rõ rệt nhất...

Thanh Hà

Published in Quốc tế