Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Phó thủ tướng Trần Lưu Quang tại phiên họp thứ ba của Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng và Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành hôm 26/2 đã cho rằng, không tiếp tục cải cách, việc không thông sẽ thất bại, do đó cần có cải tiến.

hanhchinh1

Phiên họp thứ ba của Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính hôm 26/2/2024. Courtesy chinhphu.vn

Theo truyền thông nhà nước, dù đã cải cách hành chính nhiều năm qua, nhưng nhiều bộ, ngành, địa phương… thủ tục một số lĩnh vực còn rườm rà, phức tạp, tình trạng trễ hẹn vẫn còn phổ biến như : đất đai, xây dựng, lao động - thương binh và xã hội…

Luật sư Nguyễn Văn Hậu - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Luật gia Việt Nam, hôm 27/2/2024 nhận định với RFA :

"Tôi thấy trong cải cách hành chánh hiện nay có đổi mới. Tức là đã chuyển đổi số, người ta ít đến cơ quan hành chính, do người ta dùng mạng để giải quyết giấy tờ. Ví dụ như làm giấy tờ nhà đất thì không cần đến cơ quan công quyền nữa, họ chuyển đổi qua kỹ thuật số và có thể đưa lên mạng, họ có thể biết hồ sơ của họ đang ở đâu… Đây là một trong những cái đổi mới mà tôi cho rằng trong chuyển đổi số hiện nay nếu chúng ta làm tốt cái này, thì nó sẽ bớt đi những thủ tục không cần thiết".

Dù nhiều lĩnh vực có thể làm online, nhưng theo luật sư Nguyễn Văn Hậu riêng trong lĩnh vực tư pháp thì chưa hoàn thiện :

"Lĩnh vực tư pháp còn đang nghiên cứu vấn đề chuyển đổi số trong giao dịch dân sự, còn giao dịch của người dân thì dĩ nhiên còn một số lĩnh vực mang tính chất nhạy cảm. Tôi thấy cần phải nghiên cứu thêm để làm sao những thông tin, những chính sách người dân dễ tiếp cận và thông qua tiếp cận, người ta phản hồi về những chính sách đó ví dụ như ‘không hài lòng’ hoặc ‘đồng tình’ với chính sách đó".

Luật sư Nguyễn Văn Hậu cho rằng, nếu làm được như vậy thì sẽ phù hợp lòng dân hơn.

Cải cách hành chính ở Việt Nam được tiến hành từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Thời gian đầu bị cho chủ yếu chỉ là tuyên truyền. Cho đến những năm gần đây, khi công nghệ internet phát triển, việc chuyển đổi số của chính phủ được thực hiện... dẫn tới nhiều thủ tục hành chính cũng được số hóa, hy vọng đem lại thuận lợi cho dân. Nhưng thực tế hiện nay ra sao ?

Một cán bộ về hưu, hiện sống tại thành phố Hồ Chí Minh, ông Lê Văn Triết, nguyên Bộ trưởng Bộ thương mại từ năm 1991 đến năm 1997, nhận định với RFA hôm 27/2/2024 :

"Cải cách hành chính tính thì ít lắm, chưa thấy rõ, chưa thấy kết quả của chuyện cải tiến. Thường thường chính quyền nói cải tiến cái này, cải tiếng cái nọ… nhưng sự thật không cải tiếng gì mấy. Chuyện làm giấy tờ qua mạng thì theo tiến bộ khoa học và kỹ thuật của thế giới. Qua mạng làm thì đỡ giao dịch, đi tới đi lui mất thời giờ, cái đó thì thấy có tiến bộ. Nhưng mạng có khi vô được, có khi vô không được, nó nghẽn mạch, đó là chuyện bình thường".

Một người dân ở Sài Gòn không muốn nêu tên vì lý do an toàn, hôm 27/2/2024 nói với RFA :

"Thấy cải cách nhiều lắm, nhưng chỉ đặc biệt ở những thành phố lớn thôi. Còn những tỉnh nhỏ thì khổ lắm, ví dụ như nếu nợ tiền lao động thì đừng hòng ký giấy xin việc làm. Tất tần tật nợ gì của xã, của thôn là không ký. Những thành phố gần mặt trời thì mọi cái đều tốt lên. Còn ở những tỉnh xa mà đi giải quyết giấy tờ thì ối giời ơi khủng khiếp lắm. Thiếu tiền học đóng cho con mà ra ký tờ giấy sẽ không ký, ở tỉnh nhỏ hầu như họ bắt chẹt người dân đủ cách".

Trong khi thủ tục hành chính vẫn còn nhiều vấn đề, cải cách hành chính vẫn không đạt mục tiêu mà cơ quan quản lý lại muốn đề ra tiêu chuẩn cao hơn thì liệu có khả thi ?

Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường từ năm 2002 đến năm 2007, khi trả lời RFA liên quan vấn đề này trước đây nhận định :

"Cải cách hành chính cũng phải đến 20 năm rồi, kể cả hiện nay Việt Nam đang thực hiện chuyển đổi số, ví dụ như căn cước, hôn thú, khai sinh đều được tích hợp vào cơ sở dữ liệu dân cư dạng số. Nhưng tôi vẫn thấy Việt Nam vẫn bỡ ngỡ trong việc chuyển đổi số quản lý hành chính".

Giáo sư Đặng Hùng Võ cho rằng việc chuyển đổi số trong quản lý chung về hành chính vẫn còn nhiều vấn đề, đôi khi còn phát sinh nhiều phiền phức hơn hệ thống cũ. Theo ông Võ, đáng lẽ chuyển đổi số để mọi việc đơn giản hơn, nhưng bây giờ lại có nhiều thứ phức tạp hơn. Về chủ trương thì ông Võ cho là đúng, nhưng kỹ thuật thực hiện thì vẫn chưa giải quyết được những vướng mắc cũ, mà đã phát sinh vướng mắc mới khiến nhiều người ca thán.

Nguồn : RFA, 27/02/2024

Published in Việt Nam

Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh mới đây cho rằng, cần đặt mục tiêu chỉ số cải cách hành chính cao hơn. Ông Võ Văn Hoan - Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đưa ra yêu cầu vừa nêu tại Hội nghị cải cách hành chính hôm 30/3/2023.

thutuc1

Người dân làm thủ tục hành chính tại Ủy ban Nhân dân quận 4, thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh minh họa chụp trước đây) - Courtesy quan4.hochiminhcity.gov.vn

Theo truyền thông nhà nước, dù đã cải cách hành chính nhiều năm qua, nhưng nhiều bộ, ngành, địa phương… thủ tục một số lĩnh vực còn rườm rà, phức tạp, tình trạng trễ hẹn vẫn còn phổ biến như : đất đai, xây dựng, lao động - thương binh và xã hội…

Một cán bộ về hưu, hiện sống tại thành phố Hồ Chí Minh, ông Lê Minh Triết, nguyên Bộ trưởng Bộ thương mại từ năm 1991 đến năm 1997, nhận định với RFA hôm 3/4/2023 :

"Chả thấy có tiện lợi gì, chưa thấy tiến triển gì, mà chỉ thấy những cái làm khổ cho dân… Nhất là tăng thuế, chuyện đó rắc rối vô cùng, dân không đồng tình đâu. Thấy họ thông báo xuống cho dân, dân bây giờ bảo sao thì phải làm vậy, họ mà không làm thì thành chống đối".

Cải cách hành chính ở Việt Nam được tiến hành từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Thời gian đầu bị cho chủ yếu chỉ là tuyên truyền. Cho đến những năm gần đây, khi công nghệ internet phát triển, việc chuyển đổi số của chính phủ được thực hiện... dẫn tới nhiều thủ tục hành chính cũng được số hóa, hy vọng đem lại thuận lợi cho dân. Nhưng thực tế hiện nay ra sao ?

Ông Thiệu, một người dân ở thành phố Hồ Chí Minh khi trao đổi với RFA hôm 3/4/2023 cho biết thực tế về thủ tục hành chính :

"Cải cách hành chính sau đợt rồi cũng có một chút tiến bộ. Cán bộ làm thủ tục hành chính giấy tờ ở Sài Gòn cũng có giảm đi một số phiền toái. Nhưng cũng chỉ là chút ít ở những cơ quan lớn nào đó thôi, chứ thật sự cũng không thay đổi được nhiều, sau một thời gian thì lại như cũ. Vì thường thường, mỗi đợt chính sách chủ trương họ đều làm theo kiểu đánh trống bỏ dùi. Tới đợt chiến dịch thì đánh trống, hô hào… được chừng một hai tháng thì đâu lại vào đó".

Ông Thiệu cho biết rất mong muốn thủ tục hành chính có tiến bộ hơn, để cho người dân đỡ bị mất thời gian, đỡ bị phiền toái… Tuy nhiên ông Thiệu bày tỏ lo ngại :

"Tôi đã nghe những cải cách này nhiều lần lắm rồi, nói cải cách thủ tục hành chánh từ nhiều cửa qua một cửa, một dấu… Nhưng kiểu nó cứ ương ương, làm không đến nơi đến chốn… Những đợt cải cách như vậy không thay đổi được nhiều, giảm được rắc rối này thì lại sinh ra rắc rối khác, giảm được phiền toái này lại sinh ra phiền toái khác, giảm được mất thời gian cho người dân chỗ này, thì lại mất thời gian chỗ khác… Cho nên bây giờ cứ nói chứ mình thấy chưa có gì là được".

Trong khi thủ tục hành chính vẫn còn nhiều vấn đề, cải cách hành chính vẫn không đạt mục tiêu… mà cơ quan quản lý lại muốn đề ra tiêu chuẩn cao hơn… thì liệu có khả thi ?

Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên -Môi trường từ năm 2002 đến năm 2007, khi trả lời RFA liên quan vấn đề này nhận định :

"Cải cách hành chính cũng phải đến 20 năm rồi, kể cả hiện nay VN đang thực hiện chuyển đổi số, ví dụ như căn cước, hôn thú, khai sinh đều được tích hợp vào cơ sở dữ liệu dân cư dạng số. Nhưng tôi vẫn thấy Việt Nam vẫn bỡ ngỡ trong việc chuyển đổi số quản lý hành chính".

Giáo sư Đặng Hùng Võ cho rằng việc chuyển đổi số trong quản lý chung về hành chính vẫn còn nhiều vấn đề, đôi khi còn phát sinh nhiều phiền phức hơn hệ thống cũ. Theo ông Võ, đáng lẽ chuyển đổi số để mọi việc đơn giản hơn, nhưng bây giờ lại có nhiều thứ phức tạp hơn. Về chủ trương thì ông Võ cho là đúng, nhưng kỹ thuật thực hiện thì vẫn chưa giải quyết được những vướng mắc cũ, mà đã phát sinh vướng mắc mới khiến nhiều người ca thán. Ông Võ nói tiếp :

"Điều thứ hai là do lòng tin bị suy giảm cũng có, bị phức tạp lên cũng có... làm cho mọi thủ tục hành chính vướng mắc nhiều thứ. Trước đây theo luật năm 2003, chuyển nhượng nhà đất thủ tục không vượt quá 15 ngày. Thế nhưng sau chuyển đổi số, hiện ở Hà Nội giải quyết từ 1 tháng cho đến 45 ngày. Riêng thời hạn đã nhiều hơn trước, tức chúng ta thấy hiệu quả mà người dân mong đợi là chưa đạt được, mặc dù vận động cải cách hành chính báo chí nói rất mạnh, chủ trương chung cũng mạnh, nhưng hiệu quả thực tế không có".

Không chỉ các vấn đề hành chính công, theo nguyên Bộ trưởng Bộ thương mại - Lê Minh Triết, bây giờ người dân không hài lòng rất nhiều thứ, như tăng thuế hay quy hoạch đất đai treo làm người dân không cải thiện được cuộc sống, muốn sửa, muốn bán cũng không được.

Nguồn : RFA, 03/04/2023

Published in Việt Nam

Người dân nhờ báo chí phản ánh gia đình khó khăn, có thể vỡ nợ vì quy định tạm ngưng tách thửa đất nông nghiệp kéo dài ở tỉnh Lâm Đồng.

lamdong1

Ngày 27/3, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết trước đó từ ghi nhận những vướng mắc khó khăn liên quan đến việc tách thửa đất nông nghiệp trên địa bàn, tỉnh đã có văn bản điều chỉnh (1952/UBND-ĐC1), cho phép tách thửa đất nông nghiệp trở lại với điều kiện đó là đất nhỏ lẻ và không kinh doanh.

Trước đó, ngày 5/7/2022, UBND tỉnh Lâm Đồng có văn bản 4911, theo văn bản này, đa phần cá nhân vẫn không thể tách thửa đất nông nghiệp của mình. Nếu muốn phải lập hợp tác xã, công ty và thửa đất muốn tách phải lập dự án, quy hoạch để trình phê duyệt.

Chỉ có ngoại lệ trong trường hợp thừa kế hoặc tặng cho (giữa vợ với chồng ; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi ; ông nội, bà nội với cháu nội ; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại ; anh, chị, em ruột theo quy định), mỗi người được nhận 1 thửa đất sau khi tách thửa.

Ngày 20/1/2023, ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, ký văn bản về việc tạm dừng việc tiếp nhận, xem xét, giải quyết các thủ tục liên quan đến việc phân lô, tách thửa đất, xây dựng nhà ở riêng lẻ nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh.

Công văn nói rằng thời gian qua trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có một số trường hợp hiến đất làm đường giao thông mới, tách thửa đất, xây dựng nhà ở riêng lẻ tại nông thôn, nhưng thực chất hình thành các khu, điểm dân cư mới và giới thiệu, quảng cáo, giao dịch tương tự các dự án bất động sản mà các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh trong thời gian gần đây, ảnh hưởng đến công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh.

Theo lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng thì ngày 6/1/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 02/2022/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/3/2022). Do đó, để công tác quản lý về đất đai phù hợp với các quy định của pháp luật, UBND tỉnh Lâm Đồng giao Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố tạm dừng tiếp nhận, xem xét, giải quyết các thủ tục liên quan đến việc tách thửa đất nhưng thực chất là biến tướng để đầu tư dự án bất động sản trái quy định trên địa bàn tỉnh.

Ngày 4/3/2023, ông Huỳnh Ngọc Hải, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng, đã ký văn bản gửi UBND tỉnh đề xuất xem xét tạm dừng tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hợp thửa, tách thửa đất tại các khu vực đường đi có nguồn gốc từ việc người dân hiến đất đối với hồ sơ nộp từ ngày 20/01/2022 (theo giấy biên nhận hồ sơ và phần mềm tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ).

Đối với trường hợp người sử dụng đất đã nộp hồ sơ trước ngày 20/01/2022, tiếp tục giải quyết hợp, tách thửa đất theo quy định tại quyết định số 40/2021/QĐ-UBND ngày 1/11/2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng.

Ngoài trường hợp nêu trên, vẫn thực hiện giải quyết thủ tục tách, hợp thửa đất theo đúng quy định tại quyết định số 40/2021.

Quan sát các diễn biến trên, theo ý kiến của một luật sư, thì bên cạnh chuyện người dân nhờ báo chí lên tiếng, họ còn có thể khiếu nại về quyết định hành chính. Bởi thủ tục hành chính là cầu nối để dân thực hiện quyền của mình, nhưng thủ tục này bị tạm ngừng thực hiện đã khiến quyền lợi của dân bị xâm phạm nghiêm trọng, đây là cái sai nghiêm trọng.

Đối với văn bản tạm ngưng tách thửa đất nông nghiệp này, người dân có quyền khiếu nại với chính quyền, nếu chính quyền không thu hồi thì có quyền khởi kiện hành chính tại tòa bởi nó là công văn hành chính có ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

Tuy nhiên cũng rất có thể lại là câu chuyện của ‘con kiến kiện củ khoai’, hay ‘được vạ thì má đã sưng’ ; thậm chí nếu lên tiếng khiếu nại không khéo có thể bị quy chụp luôn điều luật hình sự 331 về "lợi dụng quyền tự do ngôn luận…".

Lâm Viên

Nguồn : VNTB, 28/03/2023

Published in Diễn đàn

Câu chuyện tôi kể ra chỉ là về một vài ví dụ ở Sài Gòn nhưng đủ cho thấy các loại giấy tờ khác nhau vẫn tiếp tục 'hành dân'.

thutuc1

Với trẻ sanh năm 2016 đến nay thì số định danh cá nhân tích hợp luôn trong giấy khai sanh, không cần "Thông báo".

Đầu tiên là việc học. Hiện nay, phụ huynh có con vào đầu cấp học (mẫu giáo hoặc lớp 1, lớp 6) ở Sài Gòn phải chuẩn bị hồ sơ nộp cho nhà trường.

Ngoài khai sanh của con, phụ huynh phải kèm theo "Giấy xác nhận cư trú" (ghi rõ diện thường trú hoặc tạm trú) hoặc "Thông báo Số định danh cá nhân và thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư" (tạm gọi tắt là "Thông báo") của đứa trẻ.

Với trẻ sanh năm 2016 đến nay thì số định danh cá nhân tích hợp luôn trong giấy khai sanh, không cần "Thông báo".

Ai "thân" với công an khu vực thì có thể nhờ làm cái giấy xác nhận cư trú rồi đưa đến tận nhà, ai không "thân" thì phải đến văn phòng công an phường xin. Tất nhiên phải đi ít nhất hai lần mới lấy được cái giấy đó.

Nhìn mẫu giấy xác nhận cư trú có nội dung dài hai trang A4 mà ngao ngán, vì có quá nhiều mục phải khai, chả khác gì bản lý lịch, đã vậy còn phải có tên và số định danh của chủ hộ, mối quan hệ với chủ hộ, rồi thông tin của các thành viên khác trong gia đình.

Nếu nhà nào có sẵn cái "Thông báo" của đứa trẻ thì chỉ cần photo và nộp cho trường.

"Thông báo" là tờ giấy A4 thay thế sổ hộ khẩu, do công an phường - nơi đăng ký hộ khẩu - cấp cho từng cá nhân từ năm 2021, tuy nhiên ngay ở Sài Gòn, người có, người không, tùy từng quận và tùy cả vào hoàn cảnh. Ngay trong cùng một nhà, cũng người có, người không - vì nếu may mắn không chỉnh sửa thông tin thì có ngay lần đầu phát, còn sai thông tin thì phải bổ sung giấy tờ và đợi đấy.

Lúc còn sổ hộ khẩu - một cuốn sổ nhỏ tiện cầm theo - thì trên đó ghi tên tất cả mọi người cùng sống trong căn nhà và trang đầu tiên sẽ là số hộ khẩu, họ tên chủ hộ, nơi thường trú, tổ…

Mỗi trang thông tin cá nhân trong sổ hộ khẩu chỉ bao gồm "Quan hệ với chủ hộ, họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quê quán, dân tộc, tôn giáo, số chứng minh nhân dân (Chứng minh nhân dân)… chuyển đến ngày nào, nơi thường trú trước khi chuyển đến…".

thutuc2

Còn cái "Thông báo" cho từng cá nhân thì rất nhiều thông tin. Ngoài số định danh cá nhân (trùng với số căn cước công dân, nhưng không hiểu sao lại đặt tên mới cho thêm rối ?), còn có những thông tin khác như nhóm máu, nơi đăng ký khai sinh, tên cha, tên mẹ, tình trạng hôn nhân, tên vợ hay chồng.

Trước khi có được cái "Thông báo" này, công an phát cho mỗi người một tờ khai, hệt như tờ khai lý lịch. Nếu cha mẹ còn sống thì phải kèm bản photo Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của cha mẹ ; nếu khai có vợ có chồng phải photo giấy kết hôn đính kèm.

Trong cái "Thông báo" này, kỳ cục nhất là nơi đăng ký khai sinh : nếu một người sanh ở Sài Gòn trước 1975 thì nơi sanh của họ - một xã nào đó thuộc quận nào đó hiện đã bị đổi tên, thì công an sẽ tự tiện đổi thành tên mới hiện nay, nghĩa là hoàn toàn khác với bản gốc khai sanh của họ !

Thế nhưng, nếu khiếu nại chắc chắn sẽ càng rước thêm mệt mỏi vào người.

Cái tờ "Thông báo" chứa đựng hầu hết thông tin của một người lại chỉ là tờ giấy A4 mỏng manh, nên để bảo vệ nó, tôi phải đi ép plastic, và tất nhiên, cất cho kỹ.

Mặc kệ dân bị mất thời gian và tiền bạc

Rồi đến chuyện Bộ Công an Việt Nam thay đổi passport (màu sắc, thiết kế cuốn sổ và thông tin bên trong) vừa qua "làm tốn không ít giấy mực" của báo chí, nói theo kiểu hồi báo in còn là số 1 trên thị trường.

Và ai chưa phải đi làm lại sổ mới trong thời gian lộn xộn vừa qua (ban đầu không ghi nơi sanh, rồi sau lại ghi nơi sanh ; chưa gắn chip, rồi lại gắn chip) thì đúng là điều may mắn.

Thêm nữa, chuyện chứng nhận tạm trú. Một người bạn của tôi có nhà cho thuê. Bạn kể việc lên công an phường làm giấy chứng nhận tạm trú cho khách thuê cũng trần ai. Cùng một khách thuê trong hơn 10 năm, loại giấy này (có thời hạn ngắn) thay đổi tờ khai không biết bao nhiêu lần, càng ngày càng chi tiết.

Có năm công an phát cho khách thuê trọ dài hạn (gọi là KT3) một cuốn sổ tương tự sổ hộ khẩu, nhưng sau đó lại hủy bỏ, thay bằng giấy tạm trú (khổ A4) có thời hạn từng năm.

Mới nhất, giấy tạm trú cấp cho khách thuê có tên "Thông báo về kết quả giải quyết, hủy bỏ đăng ký cư trú" (tên gọi giấy tạm trú cũng rối rắm y như cái "Thông báo" thay sổ hộ khẩu), chỉ có thời hạn 2 năm.

Để có cái giấy "phòng thân" cho khách thuê dài hạn (vì đụng chỗ nào cũng đòi, ngay cả đi lãnh bảo hiểm thất nghiệp), bạn tôi phải nộp tờ khai thay đổi thông tin cư trú cho từng khách thuê, sau đó đến ngày hẹn lên lần nữa, may thì lấy được ngay, không thì chờ tiếp.

Mới đây, thông tin về việc căn cước công dân thêm cái này, thay cái kia, đổi cái nọ, khiến một người bạn khác của tôi méo mặt. Vốn bị "ăn hành" đến mức "cay xé" mới có được căn cước công dân gắn chip hồi năm ngoái, bạn hỏi tôi : - Thế giờ thay đổi nữa, tôi có phải đi làm thẻ căn cước công dân mới không ? - Không, cho đến khi nào cái thẻ ấy gần hết hạn thì bạn mới phải đi làm.

thutuc3

Bạn tôi thở phào nhẹ nhõm, vì thời hạn trên thẻ của bạn đến 10 năm. Nhưng khoan, tôi bảo - Thấy báo viết vậy, chứ trong thực tế không biết có đúng như vậy không nghen. Bạn tôi trợn mắt nhìn. Đúng. Vì tôi đã trải qua kinh nghiệm này rồi.

Thẻ căn cước công dân mã vạch của tôi làm đầu năm 2020, ghi "Có giá trị đến "không thời hạn". Khi có lệnh thay đổi căn cước công dân gắn chip, tôi yên chí "không thời hạn" thì khỏi phải làm căn cước công dân gắn chip (báo và các công ty luật đều viết : "thẻ căn cước công dân mã vạch chỉ đổi thành căn cước công dân gắn chip khi hết hạn hoặc có thay đổi về thông tin") nhưng khi trình bày, cuối năm 2021 tôi vẫn bị gọi tên. Khi tôi bận chưa kịp đi, tổ trưởng đến nhà réo, sau đó đến công an, vậy có dám từ chối không ?

Hơn một tháng sau, công an khu vực gọi tôi đến công an phường để nhận căn cước công dân mới và đem theo căn cước công dân có mã vạch còn mới nguyên để nộp lại. Tính phí làm một cái căn cước công dân mã vạch thì không bao nhiêu, chỉ 30.000 VND (hơn 1USD) nhưng nhân lên vài chục triệu người, sẽ ra con số không nhỏ ! Đó là chưa kể mất bao nhiêu thời gian công sức của dân, khi phải chầu chực đến hai lần (nửa buổi chờ làm và nửa buổi chờ lấy) trong khoảng thời gian chỉ hơn 1 năm.

thutuc4

Đã thế, còn "đoạn trường" này nữa, sau khi nhận thẻ căn cước công dân có mã vạch, tôi phải làm đơn xin "Giấy xác nhận số chứng minh nhân dân", nghĩa là người có số căn cước công dân này cũng là người có số Chứng minh nhân dân kia. Công an quận hẹn một tuần sau lấy. Sau đó, khi trình căn cước công dân có mã vạch ở ngân hàng hay làm thủ tục nhà đất, tôi phải chìa cái giấy xác nhận này (bản chính lẫn bản photo) để ngân hàng và phòng công chứng nhà đất đối chiếu.

Thay giấy mới thì luôn thòng thêm "giấy phụ" (kiểu "giấy phép con" trong lãnh vực kinh tế), và "giấy phụ" còn lắm chi tiết hơn giấy cũ, đó là dấu hiệu XHCN, tức… xuống hố cả nút !

Thủ tục 'đầu tiên' là xong hết

Trên trang Facebook của chị Đặng Bích Phượng ở Hà Nội, hồi cuối năm 2022, tôi đọc thấy dòng trạng thái : "Hôm nọ nhà em ra ủy ban, thấy một ông ngồi bên đang nhăn nhó trình bày, là mẹ ông mới mất, mà giấy tờ của bà năm sinh không khớp nhau, Chứng minh nhân dân thì sinh năm 1928, hộ khẩu thì sinh năm 1927.

Bảo hiểm bắt ông về phường xác minh, là bà sinh năm 27 với bà sinh năm 28 chỉ là một. Phường bảo phường không xác minh được, vì ai làm sai mới sửa được, mà bây giờ chả biết cơ quan nào làm sai. Ông kia ngồi đực mặt ra, không biết làm sao. Ở xứ mình, mất giấy tờ còn làm lại được, chứ không khớp giấy tờ thì nhục như con trùng trục".

Một bạn của chị Phượng đã bình luận : "Chế độ cũ đơn giản hơn nhiều, chỉ cần người con cam kết trước pháp luật rằng hai năm sanh nói trên chỉ áp dụng cho một người, là đủ. Sau này nếu có sai trái, người làm đơn sẽ bị chế tài bởi luật pháp, còn trước mắt chánh quyền phải xác nhận theo nhu cầu của người dân vì gia đình ông này sống ở địa phương đó và những người xung quanh biết rõ.

Tôi đã sống qua ba chế độ : Cộng hòa, Cộng sản và Mỹ, thấy chế độ "ưu việt" là rắc rối nhứt, do luật tù mù, rối rắm nên người thi hành luật sợ trách nhiệm, rốt cuộc người dân lãnh đủ".

Bạn khác kết luận : "Phải làm thủ tục ĐẦU TIÊN (tiền đâu) rồi mọi chuyện sẽ được giải quyết hết" và rất nhiều người đã đồng ý sử dụng cách đó là nhanh nhất khi bị "ăn hành" vì giấy tờ không khớp.

Chị Phượng cũng kể kinh nghiệm khổ sở của mình khi đi làm giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (hay còn gọi là giấy chứng nhận độc thân). Vì không lập gia đình, khi cần làm giấy này, chị phải về nơi ở lúc chị 18 tuổi để xin xác nhận lúc đó chưa kết hôn với ai. Tóm lại, từ năm 18 tuổi đến thời điểm chị đi xin giấy, thay đổi bao nhiêu chỗ ở thì chị phải đến bấy nhiêu chỗ để xin giấy chứng nhận độc thân.

Một đứa cháu của tôi khi lập gia đình, muốn đăng ký kết hôn phải đi xin giấy chứng nhận độc thân ở ba phường thuộc hai quận, vì từ năm 18 tuổi đến năm 30 tuổi, nhà cháu thay đổi chỗ ở ba lần.

Khi trở về nơi ở đầu tiên để xin giấy này, nhìn vẻ lo lắng của cháu, bà tổ trưởng khu phố đã nói nhỏ : "Con cứ bỏ phong bì vài trăm ngàn là xong ngay".

Và quả là "xong ngay" trong vòng ba ngày. Cải cách gì mà cuối cùng thì đồng tiền luôn có sức nặng hơn mọi thủ tục.

Song May (Sài Gòn)

Nguồn : BBC, 10/03/2023

Published in Diễn đàn

Cải cách thủ tục hành chính một lần nữa lại được người đứng đầu Chính phủ Việt Nam kêu gọi, đốc thúc nhằm chống tiêu cực.

thutuc1

Người dân làm thủ tục hành chính tại Ủy ban Nhân dân quận 4, thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh minh họa chụp trước đây) - Courtesy quan4.hochiminhcity.gov.vn

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu lên vấn đề vừa nói tại phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ hôm 9/3/2022. Ông Chính cho rằng cần tiếp tục cải cách hành chính để sự vận hành của hệ thống nhà nước trong sạch, mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp. Ông còn nhấn mạnh công tác cải cách hành chính phải được thúc đẩy để góp phần chống tiêu cực, sách nhiễu, đặc biệt làm giảm tham nhũng vặt…

Nguyên Thứ trưởng bộ Tài nguyên Môi trường - Giáo sư Đặng Hùng Võ, khi trả lời RFA hôm 9/3, nhận định :

"Cải cách hành chính cũng phải đến 20 năm rồi, kể cả hiện nay Việt Nam đang thực hiện chuyển đổi số, ví dụ như căn cước, hôn thú, khai sinh đều được tích hợp vào cơ sở dữ liệu dân cư dạng số. Nhưng tôi vẫn thấy Việt Nam vẫn bở ngỡ trong việc chuyển đổi số quản lý hành chính. Tôi lấy ví dụ con trai tôi tên khai sinh gốc là Đặng Hùng Khải, nhưng họ vào máy tín thế nào thành Đặng Hùng Khởi... bây giờ phải chịu tắc ở đấy mà không làm cái gì được khi sao lục từ giấy khai sinh số. Trong khi bây giờ giấy khai sinh số là cơ sở để phán quyết chuyện khác".

Giáo sư Đặng Hùng Võ cho rằng việc chuyển đổi số trong quản lý chung về hành chính vẫn còn nhiều vấn đề, đôi khi còn phát sinh nhiều phiền phức hơn hệ thống cũ. Theo ông Võ, đáng lẽ chuyển đổi số để mọi việc đơn giản hơn, nhưng bây giờ lại có nhiều thứ phức tạp hơn. Về chủ trương thì ông Võ cho là đúng, nhưng kỹ thuật thực hiện thì vẫn chưa giải quyết được những vướng mắc cũ, mà đã phát sinh vướng mắc mới khiến nhiều người ca thán. Ông Võ nói tiếp :

"Điều thứ hai là do lòng tin bị suy giảm cũng có, bị phức tạp lên cũng có... làm cho mọi thủ tục hành chính vướng mắc nhiều thứ. Trước đây theo luật năm 2003, chuyển nhượng nhà đất thủ tục không vượt quá 15 ngày. Thế nhưng sau chuyển đổi số, hiện ở Hà Nội giải quyết từ 1 tháng cho đến 45 ngày. Riêng thời hạn đã nhiều hơn trước, tức chúng ta thấy hiệu quả mà người dân mong đợi là chưa đạt được, mặc dù vận động cải cách hành chính báo chí nói rất mạnh, chủ trương chung cũng mạnh, nhưng hiệu quả thực tế không có".

Cải cách hành chính ở Việt Nam được tiến hành từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Thời gian đầu bị cho chủ yếu chỉ là tuyên truyền. Cho đến những năm gần đây, khi công nghệ internet phát triển, việc chuyển đổi số của chính phủ được thực hiện... dẫn tới nhiều thủ tục hành chính cũng được số hóa, hy vọng đem lại thuận lợi cho dân. Nhưng thực tế hiện nay ra sao ?

Ông T. hiện sinh sống tại Sài Gòn, cho RFA biết đó chỉ là tuyên truyền :

"Thủ tục hành chính của Nhà nước từ xưa đến giờ người dân thường nói ‘hành là chính’, nhiêu khê lắm, chính bản thân tôi mỗi lần đi làm giấy tờ gì, tôi phát ngán luôn. Các công đoạn làm giấy tờ, thì những người làm việc hành chính Nhà nước họ không hướng dẫn mình cụ thể cần cái gì, cứ mang giấy tờ lên thì nói còn thiếu cái này cần bổ sung, nhưng mang lên lại nói thiếu cái kia…"

Còn ở miền Trung, một người dân không muốn nêu tên khi trả lời RFA cho biết cán bộ vẫn rất cửa quyền :

"Công chức thì vẫn rất cửa quyền, thái độ trịch thượng với dân, làm việc chểnh mãng, ăn cắp giờ công, buổi sáng 8 giờ mới bắt đầu làm việc với thái độ lề mề, tán gẫu, ăn uống, đi chợ, dân chờ mặc dân, 11 giờ đã lo nghỉ trưa, nói chung rất bức xúc".

Một người dân ở Hà Nội không muốn nêu tên cho biết, muốn cải cách thủ tục hành chính thì phải không có những việc này :

"Làm sao khi giải quyết thủ tục hành chính thì không gây phiền hà, không có vấn đề hẹn đi hẹn lại... Thứ hai là làm sao cho dễ, người ta thấy vấn đề dễ hiểu, để người ta chuẩn bị hồ sơ đủ để khi giao dịch đảm bảo đúng quy trình Ủy ban Nhân dân đề ra".

thutuc2

Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc họp Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ hôm 9/3/2022. Courtesy chinhphu.vn

Trong khi thủ tục hành chính vẫn còn nhiều vấn đề cần thay đổi thì mới đây, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ vừa công bố Chỉ số cải cách hành chính - của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố... cho biết có đến 86% người dân hài lòng thái độ giao tiếp, giải quyết công việc của công chức (!?)

Các con số khảo sát của cơ quan Nhà nước thường bị cho là không sát thực tế, khi nhiều cơ quan Nhà nước lại đưa ra các số liệu rất khác nhau. Trước đó, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vào năm 2020 công bố số liệu đánh giá hài lòng của người dân, doanh nghiệp cho biết hơn 98% người dân được khảo sát cảm thấy hài lòng và rất hài lòng về thủ tục hành chính công.

Theo Giáo sư Đặng Hùng Võ, hiện nay đi làm giấy tờ thì chính quyền đòi hỏi thêm nhiều giấy tờ đính kèm mà luật 2003 không đòi, trong khi yêu cầu cải cách hành chính là phải tinh gọn hơn. Ông nêu ví dụ :

"Ví dụ nhưng đăng ký kết hôn, nếu trường hợp đã ly hôn thì phải xin thêm một giấy của phường chứng nhận tình trạnh hôn nhân, tức đã ly hôn nhưng chưa lấy ai khác. Việc này làm kéo dài tất cả thức khác, gây bức xúc cho những người làm thủ tục hành chính. Tất nhiên có yêu cầu về tài sản vợ chồng, nhưng đáng lẽ nên làm gọn hơn, chứ không đòi giấy đăng ký kết hôn trước đây. Giấy đó phường giữ thì cơ quan làm thủ tục phải hỏi phường đó, đấy là việc nhà nước phải làm với nhau…".

Ông Võ cho rằng, nếu đã là số thì trong một ngày có thể làm xong. Mọi thứ ông cho rằng có vẻ phức tạp hơn, đòi hỏi người dân phải chạy đôn đáo nhiều hơn, gây bức xúc cho dân.

Với thông tin cải cách hành chính phải được thúc đẩy để góp phần chống tiêu cực, sách nhiễu, đặc biệt làm giảm tham nhũng vặt… Ông Võ nói tiếp :

"Tham nhũng vặt cũng không xuất hiện miễn là người làm giấy tờ cứ đợi đúng thời hạn ví dụ như 45 ngày thì chắc là được không tốn chi phí thêm. Nhưng có câu chuyện là nếu muốn nhanh hơn, thì sẽ có người đảm bảo là sẽ chạy nhanh được, người đó ở ngoài chứ không phải nhân viên, họ nói sẽ chạy 10 ngày xong nhưng phải thêm 5-7 triệu... Thế thì cái đó có gọi là tham nhũng vặt không ?"

Nguyên Bộ trưởng Bộ thương mại - Lê Minh Triết trong một lần trả lời RFA cho rằng, cải cách thủ tục hành chính đối với nhân dân thì phải thay đổi để làm cho dân nhẹ nhàng hơn... nhưng thực tế người dân vẫn phải xếp hàng, chờ đợi… và biết bao nhiêu cái nhũng nhiễu của bộ máy…

Published in Việt Nam