Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Chủ tịch nước Tô Lâm đã nói gì với Đại sứ Hùng Ba của Trung Quốc ?

BBC, 12/06/2024

Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm hôm 11/6 nói với Đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội, ông Hùng Ba, rằng điều quan trọng là các tranh chấp trên biển phải được giải quyết và lợi ích của mỗi quốc gia được tôn trọng, theo Văn phòng Chủ tịch nước.

hungba1

Ông Tô Lâm tiếp ông Hùng Ba tại Phủ Chủ tịch trong bối cảnh Việt Nam-Trung Quốc tiến tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm tới

Cuộc tiếp đón diễn ra tại Phủ Chủ tịch, Hà Nội trong bối cảnh hai nước hướng tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm tới.

Trong cuộc gặp, ông Tô Lâm nhắc lại tình láng giềng "núi liền núi, sông liền sông", "vừa là đồng chí, vừa là anh em" giữa hai nước, theo báo điện tử Chính phủ.

Hai ông cũng nhắc lại các chuyến thăm nhau mang tính "lịch sử" của ông Nguyễn Phú Trọng và ông Tập Cận Bình trong các năm 2022 và 2023 – khi hai bên nhất trí cùng xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai.

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, nhưng hai nước láng giềng do đảng cộng sản lãnh đạo đã bị lôi kéo vào cuộc tranh chấp hàng hải kéo dài nhiều năm ở Biển Đông, bài viết trên Reuters bình luận.

Ông Tô Lâm nói tại cuộc gặp ở Hà Nội rằng các nước cần tôn trọng lợi ích hợp pháp của nhau.

Hai bên cần "tích cực tìm kiếm các giải pháp thỏa đáng, phù hợp với luật pháp quốc tế", ông Tô Lâm nói.

Hôm 6/6, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về sự hiện diện của tàu khảo sát Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hoạt động "khảo sát trái phép" này.

Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc nói việc triển khai hoạt động của tàu này là để góp phần bảo vệ các rạn san hô và phát triển các cấu trúc đảo của nước này trong khu vực.

Trong cuộc gặp hôm 11/6, ông Tô Lâm cho biết phát triển tình hữu nghị và hợp tác với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Việt Nam và Trung Quốc đã ký hàng chục thỏa thuận hợp tác, bao gồm cả về đường sắt, trong chuyến thăm Hà Nội của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 12/2023.

Ông Tô Lâm nhắc lại sự cần thiết phải tăng cường kết nối đường sắt giữa hai nước trong cuộc gặp với Đại sứ Hùng Ba và yêu cầu Trung Quốc mở cửa hơn nữa thị trường cho nông sản Việt Nam.

Bắc Kinh có thể hưởng lợi từ bất ổn chính trị tại Việt Nam ?

Theo một số nhà quan sát, những "rạn nứt" trong hàng ngũ lãnh đạo Việt Nam thời gian qua có thể làm suy yếu đi khả năng đoàn kết trong đảng để đối phó với Trung Quốc liên quan đến tranh chấp Biển Đông và các vấn đề khác.

Từ đó, Bắc Kinh có thể hưởng lợi từ những cải tổ chính trị Việt Nam, theo một bài viết ngày 5/6 trên báo South China Morning Post (SCMP).

Cũng trong bài viết nói trên của SCMP, Tiến sĩ Bill Hayton từ Viện Nghiên cứu Chatham House (Anh) cho rằng việc Trung Quốc quá cứng rắn với những yêu sách trên Biển Đông đang gây tổn hại tới niềm tin vào năng lực lãnh đạo của Đảng cộng sản ở Việt Nam.

Theo ông, "nếu Trung Quốc khôn ngoan, họ sẽ tìm cách thỏa hiệp với Việt Nam [về các vấn đề trên Biển Đông], điều đó sẽ củng cố vị thế cho những người bạn của họ ở Hà Nội".

Bên cạnh đó, Tiến sĩ Hayton nhận định rằng Việt Nam dường như đang đi theo "đường lối chính trị hướng nội" của Trung Quốc.

Theo ông, Việt Nam đang tập trung nhiều hơn vào "an ninh chính trị và sự tồn vong của chế độ hơn là phát triển kinh tế".

Phó Giáo sư Jonathan London từng nêu ý kiến tương đồng trong một bài viết ngày 9/5 trên trang Fulcrum của Viện nghiên cứu ISEAS (Singapore).

Theo Phó Giáo sư London, việc bắt giữ hàng loạt quan chức trong nỗ lực chống tham nhũng đang gây ra "tình trạng tê liệt chính trị trên toàn hệ thống và đặc biệt là sự suy giảm nghiêm trọng trong đầu tư công".

Trong bài viết ngày 22/5 trên Nikkei Asia, Giáo sư Ryuichi Ushiyama từ Đại học Keiai (Nhật Bản) cũng đề cập tới khía cạnh này. Ông cho rằng Trung Quốc sẽ để ý hơn tới việc gia tăng quan hệ, cũng như tăng cường hỗ trợ cho các chính trị gia thân Trung Quốc ở Việt Nam.

Bài viết ngày 1/6 trên SCMP trích lời Tiến sĩ Huỳnh Tâm Sáng từ Quỹ Taiwan NextGen Foundation (Đài Loan) bình luận về vai trò của ông Tô Lâm trong duy trì mối quan hệ với Trung Quốc :

"Quan chức Trung Quốc biết rằng họ luôn có thể tin tưởng ông Tô Lâm vì tình đồng chí cộng sinh với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người luôn nỗ lực duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình".

Ông Sáng cũng nói thêm rằng, vào tháng 1/2024, ông Tô Lâm đã hỏi xin lời khuyên từ các nhà lãnh đạo an ninh Trung Quốc về cách duy trì sự "kiểm soát và lãnh đạo toàn diện" của Đảng cộng sản Việt Nam.

Trước và sau khi ông Tô Lâm chính thức nhậm chức chủ tịch nước, đã có nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam ngày càng mang đậm dấu ấn của một nhà nước "công an trị".

Trong bài diễn văn nhậm chức hôm 22/5, ông Tô Lâm cũng đề cập tới những mục tiêu như nâng cao năng lực cầm quyền và lãnh đạo của Đảng, cam kết "chống tham nhũng, tiêu cực, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hóa".

Theo ông Trương Minh Lượng, Phó Giáo sư chuyên về Đông Nam Á và Biển Đông tại Đại học Kỵ Nam (Quảng Châu), phát biểu nhậm chức của ông Tô Lâm thể hiện rõ mục tiêu ổn định chính trị của Việt Nam, điều mà ông Trương cho rằng chỉ có thể đạt được bằng việc hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc.

Nguồn : BBC, 12/06/2024

*************************

Ván bài tệ của Tô Lâm !

Nam Việt, RFA, 12/06/2024

Đối với các lãnh đạo cộng sản Việt Nam, cách lấy lòng dân nhanh nhất là tỏ thái độ cứng rắn với chính quyền Trung Quốc, kẻ thù trong tâm thức người Việt, bất chấp đó là trình diễn ngoại giao hay có thật. Lịch sử cầm quyền và mị dân từ hai thập niên nay của các tay lãnh đạo Ba Đình đã chứng minh điều đó.

hungba1

Chủ tịch Tô Lâm tiếp Đại sứ Trung Quốc Hùng Ba hôm 11/6/2024 - TTXVN/Nhan Sáng

Khởi đầu, người đã làm hàng triệu người Việt nô nức, lầm tưởng và đến nay vẫn còn lại một số nạn nhân, đó là trường hợp của Nguyễn Tấn Dũng. Cách mà Dũng, khi ở chức thủ tướng, ứng xử với Trung Quốc đã tạo nên một tư thế đặc biệt với ông ta. Vào tháng 5/2014, khi đi Philippines và được báo chí nước ngoài phỏng vấn, Dũng đã nói công khai là "Trung Quốc ngày càng gia tăng sức mạnh, các hành động uy hiếp và xâm phạm, rồi liên tục vu khống và đổ lỗi cho Việt Nam. Những gì mà Trung Quốc đang làm khác rất xa những gì mà Trung Quốc nói". Báo chí Việt Nam như mở hội, lòng người Việt như mở cờ.

Thậm chí, sự theo dõi chặt chẽ về thái độ của quan chức Việt với Trung Quốc cũng là cách đánh giá và thiện cảm của dân chúng. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh với bức ảnh lạnh lùng liếc quan chức Trung Quốc trong một lần tiếp, được dân Việt kháo nhau, chuyền tay nhau như một tín hiệu đáng tin cậy. Chuyện vẫn tiếp diễn, cho đến khi ông phải chọn từ chức, vì sai phạm của cấp dưới vào năm 2023.

Lần này, đang đứng trước những làn sóng chỉ trích "tội phạm quốc tế, kẻ tàn bạo quốc gia", ông Tô Lâm với vị trí Chủ tịch nước đã chọn thủ pháp dân túy quen thuộc khi tiếp Đại sứ Hùng Ba của Trung Quốc, hôm 11/6/2024.

Theo tường thuật của báo chí Nhà nước, ông Tô Lâm khởi đầu không có chút ấn tượng gì khi nói vài điều mang tính xã giao với Bắc Kinh. Ông Lâm nói "tình hữu nghị truyền thống" giữa hai nước láng giềng là tình đồng chí, tình anh em cần được gìn giữ, kế thừa và phát huy".

Và điều sau đây, không thấy báo Nhà nước nói đến, nhưng được tờ SMCP dẫn với tít, cụ thể "Việt Nam nói với Trung Quốc phải tôn trọng quyền và lợi ích hàng hải của nhau". Đây được coi là cách nói ngang hàng và được nhiều tờ báo quốc tế chú ý nhấn mạnh. "Cả hai bên cần thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận cấp cao và nhận thức chung, kiểm soát và giải quyết tốt hơn những bất đồng trên biển, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau", ông Lâm nói với Đại sứ Hùng Ba, trực tiếp đề cập đến yêu sách lãnh thổ của Việt Nam ở Biển Đông.

Bắc Kinh và Hà Nội từ lâu đã xung đột về tuyên bố chủ quyền của họ đối với Biển Đông. Trong vụ bùng phát tranh cãi ngoại giao mới nhất, Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 6/6/2024 bày tỏ quan ngại sâu sắc về sự hiện diện của tàu khảo sát Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.

Chủ tịch Tô Lâm nói hai bên cần "tích cực tìm kiếm các giải pháp thỏa đáng, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982". Đây là điều thú vị, vì hầu hết các ngôn ngữ mang tính thể hiện chủ quyền lâu nay, các lãnh đạo cộng sản Việt Nam vẫn để cho người phát ngôn Bộ Ngoại giao lên tiếng, phần họ vẫn sử dụng những từ ngữ mềm dẻo, thậm chí là nhún nhường với Bắc Kinh trong các cuộc họp chính thức cấp cao giữa hai bên.

Tô Lâm muốn nói điều gì khi để những ngôn ngữ này lọt ra ngoài, trong cuộc gặp ra mắt ngoại giao ở chức vụ Chủ tịch nước với đại sứ Hùng Ba của Trung Quốc ?

Rõ ràng ông Lâm đang nhắm đến hai yếu tố. Một là, bắn tiếng với Trung Quốc, rằng mình là một người có thực quyền, mặc dù sự lựa chọn của Trung Quốc trước đây dường như nghiêng về phía Vương Đình Huệ. Hai là, ông muốn tạo một mối thiện cảm giả tưởng đối với dân Việt Nam, trong bối cảnh tình hữu nghị thuộc về ý Đảng nhưng chưa bao giờ là lòng dân.

Đừng quên trong cuộc sát phạt để giành quyến bính, người dân Việt Nam đã được chứng kiến chuyện Vương Đình Huệ đi Trung Quốc để chầu Tập Cận Bình, xin một vé ủng hộ cho chiếc ghế Tổng bí thư tương lai. Lúc đó, vào tháng 4, Vương Đình Huệ đã cúi mặt nghe Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình răn dạy "Hà Nội cần phải sử dụng sự khôn ngoan chính trị" để giữ mối quan hệ với Bắc Kinh, chứ đừng có dại mà ngả nghiêng theo Mỹ. Huệ không hề dám có một ý kiến nào ngang hàng để đáp trả. Ông Chủ tịch quốc hội Việt Nam khi đó, đã cung cúc hô to rằng Hà Nội sẽ kiên trì chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ.

"Trung Quốc sẽ nỗ lực thực hiện đúng đắn các nhận thức chung cấp cao, triển khai hiệu quả các biện pháp hợp tác do hai nước đề ra, thúc đẩy hơn nữa hợp tác cùng có lợi giữa các khu vực, kiểm soát và giải quyết tốt hơn những khác biệt liên quan đến biển", các báo tiếng Việt đưa lời ông Hùng Ba điềm tĩnh trả lời như vậy. Có lẽ ông ta đủ kinh nghiệm để biết câu nói dân gian "chó sủa là chó không cắn" !

Nhưng lần này, có vẻ không có ai lầm trò "làm dáng" của ông Lâm, như kiểu mọi người từng bị lầm với tuyên bố của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng : "Không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông", từng làm cả nước mê đắm và bàn tán.

Lâm vẫn là Lâm, kẻ tráo trở và là tay sát thủ hạng một trong lò sát sinh của chế độ cộng sản Việt Nam lúc này. Và nếu người dân Việt Nam biết thêm rằng sau khi nói những điều cứng rắn với đại sứ Trung Quốc ở Việt Nam như vậy, Lâm đã cười hề hề và nhắc với phận con dân : Năm sau, kỷ niệm 75 năm quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Việt Nam, hai bên cần phải nâng quan hệ lên tầm cao mới !

Nam Việt

**************************

Tân chủ tịch nước Việt Nam mong muốn tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc được kiểm soát tốt

VOA, 11/06/2024

Tân Chủ tịch nước Việt Nam, ông Tô Lâm, vào ngày 11/6 bày tỏ với Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, ông Hùng Ba, rằng điều quan trọng là kiểm soát tốt vấn đề tranh chấp lãnh hải và quyền lợi của mỗi quốc gia phải được tôn trọng.

hungba2

Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Đại sứ Trung Quốc Hùng Ba hôm 11/6/2024 - TTXVN/Nhan Sáng

Reuters loan tin trong cùng ngày dẫn thông cáo của Phủ Chủ tịch về bày tỏ của ông Tô Lâm như vừa nêu.

Theo thông cáo của Phủ Chủ tịch nước Việt Nam, ông Tô Lâm, phát biểu trong cuộc gặp ở Hà Nội với Đại sứ Trung Quốc Hùng Ba rằng các quốc gia phải tôn trọng quyền lợi hợp pháp của nhau ; và hai phía Việt Nam - Trung Quốc cần tích cực tìm những giải pháp thích hợp phù hợp với luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp trên biển.

Mặc dù Trung Quốc hiện là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, hai nước trong suốt nhiều năm có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.

Vào ngày 30 tháng 5 vừa qua, Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng bày tỏ quan ngại về sự hiện diện của một tàu khảo sát của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Tại cuộc gặp ngày 11/6 ở Hà Nội với Đại sứ Trung Quốc Hùng Ba, Chủ tịch nước Tô Lâm của Việt Nam phát biểu rằng công tác phát triển tình hữu nghị và hợp tác với phía Trung Quốc là lựa chọn chiến lược và là một ưu tiên trong chính sách ngoại giao của Hà Nội.

Vào tháng 12 năm ngoái, nhân chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hai nước đã ký hàng chục thỏa thuận hợp tác ; trong đó có thỏa thuận về kết nối tuyến xe lửa.

Trong cuộc gặp ngày 11/6, Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm lặp lại nhu cầu cần tăng cường kết nối tuyến xe lửa giữa Việt Nam và Trung Quốc ; đồng thời kêu gọi Trung Quốc mở cửa thị trường thêm nữa cho hàng nông sản của Việt Nam.

Nguồn : VOA, 11/06/2024

*****************************

Việt Nam hàm ý gì khi phản đối tàu Haiyang-26 của Trung Quốc ?

RFA, 11/06/2024

Hôm 6/6/2024, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng phản đối  Trung Quốc đưa tàu khảo sát Haiyang-26 vào khảo sát trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Khu vực tàu Haiyang-26 hoạt động được cho biết là ở ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. 

hungba3

Tàu khảo sát Hải Dương 26 của Hải quân Trung Quốc trong vùng biển Việt Nam (không xác định được ngày tháng) - B ộ Ngoại giao Việt Nam

Điều đáng chú ý là các lần xâm nhập vào vùng biển Việt Nam để tuần tra, khảo sát, các tàu Trung Quốc đều bật tín hiệu định vị AIS (hệ thống định vị tự động), do đó, không chỉ Việt Nam mà các nhà quan sát quốc tế đều biết hoạt động của Trung Quốc. Ở những lần đó, Việt Nam cho tàu đi theo giám sát nhưng hiếm khi phản đối công khai. Lần này, tàu Haiyang-26 tắt tín hiệu định vị AIS (hệ thống định vị tự động). Do đó, các nhà quan sát quốc tế đều không biết hoạt động của Trung Quốc, nhưng Việt Nam lại lên tiếng phản đối công khai. 

Hoạt động của tàu Haiyang-26 và phản đối của phía Việt Nam diễn ra trong bối cảnh Chương trình AMTI của Trung tâm CSIS công bố khảo sát  qua vệ tinh cho thấy Việt Nam đã tăng tốc bồi đắp đảo từ tháng 11/2023 đến nay. Trong đó, bãi Thuyền Chài được bồi đắp dài đến 4.318 mét.

Câu hỏi đặt ra liệu xung đột giữa Trung Quốc và Philippines ở bãi Cỏ Mây và bãi cạn Scarborough có phải là nguyên nhân thúc đẩy Việt Nam đẩy nhanh xây dựng đảo nhân tạo ở Trường Sa từ khoảng tháng 11 năm 2023 và hiện nay, công khai phản đối tàu Trung Quốc xâm nhập ? 

Ông Greg Poling, Giám đốc Chương trình AMTI của CSIS nói với RFA rằng rất khó để biết xung đột Philippines và Trung Quốc có tác động đến quyết định của Việt Nam hay không. Theo ông Greg Poling, hoạt động bồi đắp đảo của Việt Nam dường như có nhiều khả năng bắt nguồn từ hành vi quấy rối mạnh mẽ của Trung Quốc đối với tàu Việt Nam quanh Bãi Tư Chính kể từ năm 2021, chứ không phải những gì đang xảy ra với Philippines.

Trao đổi với RFA, nhà nghiên cứu Hoàng Việt cho rằng đúng là Trung Quốc đã xâm nhập rất nhiều lần vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Không chỉ Việt Nam, mà Trung Quốc đã xâm phạm vào vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia, Indonesia, Philippines. Việt Nam đã nhiều lần không phản đối công khai. Còn lần này Việt Nam đã phản đối công khai tàu Haiyang-26. Ông giải thích với RFA : 

"Như vậy lần này phải có một lý do gì đó đặc biệt. Lý do đặc biệt này là gì ? Theo tôi được biết, tàu khảo sát Haiyang-26 có nhiều vấn đề. Một, đây là con tàu mới đóng và rất lớn, trở thành một thứ "biểu tượng" của hải cảnh Trung Quốc. Hai là chúng ta nhớ là năm ngoái thì Việt Nam chỉ phản đối tàu sau khi tàu Trung Quốc xâm nhập, khảo sát 29 ngày, chứ không phải Việt Nam phản đối ngay. Lần này thì Việt Nam phải đối. 

Chúng ta có thể đặt động thái này của Việt Nam trong bối cảnh chung trên Biển Đông. Philippines và Trung Quốc ngày càng căng thẳng trên bãi Cỏ Mây, bãi cạn Scarborough. Thậm chí, Philippines tố cáo Trung Quốc đang xây dựng đảo nhân tạo trên đá Sa Bin. 

Có thể Trung Quốc đang "dương đông kích tây", nhân lúc dư luận quốc tế tập trung vào xung đột Philippines - Trung Quốc thì họ sẽ làm gì đó nhắm vào Việt Nam. Nếu Việt Nam không thận trọng và nếu quốc tế quan tâm không đủ thì có thể bị Trung Quốc "ra tay".

Tôi cho rằng có thể Việt Nam đã phát hiện ra Trung Quốc làm điều đó nên đã quyết định công khai phản đối".

Vẫn không liên kết 

Việc Việt Nam công khai phản đối tàu khảo sát Haiyang-26, thu hút sự quan tâm của quốc tế, đặt ra câu hỏi là liệu nước này có cần đến hỗ trợ từ nước khác ? Liệu những cơ sở vật chất mới mà Việt Nam có thể đưa lên đảo nhân tạo vừa bồi đắp, mở rộng, có đủ khả năng giúp nước này phòng thủ đuợc truớc Trung Quốc không ? 

Trả lời câu hỏi này, Tiến sĩ Nagao Satoru cho rằng Việt Nam "không tin tưởng vào sức mạnh răn đe của chính quyền Biden" đối với Trung Quốc. Kể từ khi chính quyền Biden rút khỏi Afghanistan, hình ảnh mạnh mẽ của Mỹ đã biến mất. Ngoài ra, việc Nga gây hấn ở Ukraine vào năm 2022 đòi hỏi Mỹ phải sử dụng nhiều nguồn lực hơn để hỗ trợ Ukraine. Năm 2023, Mỹ cần sử dụng nhiều nguồn lực hơn để hỗ trợ Israel. Theo Tiến sĩ Nagao, trong khi Mỹ phải xuất kho vũ khí hỗ trợ Ukraine và Israel thì Trung Quốc bảo tồn được kho vũ khí của mình. Họ chỉ hỗ trợ Nga bằng cách cung cấp nguyên liệu sản xuất vũ khí cho Nga. Điều này có nghĩa là kho vũ khí Mỹ đang giảm dần nhưng kho vũ khí của Trung Quốc vẫn giữ nguyên. Do đó, Việt Nam có thể lo lắng về việc họ có thể nhận được bao nhiêu nguồn lực quân sự từ Mỹ nếu xung đột trên Biển Đông với Trung Quốc xảy ra. Tiến sĩ Nagao cho rằng đó là lý do Việt Nam phải nỗ lực tự bảo vệ các đảo mình đang quản lý.

Theo Tiến sĩ Nagao, việc Hoa Kỳ không ngăn cản hoạt động bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông các năm trước đây cũng làm cho Việt Nam không tin tưởng vào khả năng ngăn chặn Trung Quốc của siêu cường này. 

Ngoài ra, sự khác biệt về giá trị dân chủ và thể chế chính trị cũng là vấn đề ngăn cản khả năng liên kết của Việt Nam với Hoa Kỳ. Theo Tiến sĩ Nagao, chính quyền Biden tiến hành các hoạt động "Hội nghị thượng đỉnh vì dân chủ" nhưng Việt Nam không thể tham gia. Mối liên kết chặt chẽ của Việt Nam với Nga cũng làm cho Việt Nam không thể nằm trong vòng vây của Mỹ chống lại Nga. Do đó, theo Tiến sĩ Nagao, mối quan hệ Mỹ - Việt hiện nay không mấy bền chặt. Việt Nam lo lắng về chính sách của Mỹ và Mỹ cũng lo lắng về chính sách của Việt Nam.

Trao đổi với RFA, ông Greg Poling nhấn mạnh rằng "liên kết" không phải là sự lựa chọn của Việt Nam. Bởi vì Việt Nam có thể củng cố cơ sở vật chất của mình, đồng thời hợp tác với Philippines và các nước khác để gây áp lực buộc Trung Quốc phải thay đổi hướng đi.

Hôm 11/6/2024, Chủ tịch nước Việt Nam ông Tô Lâm, mới nhậm chức hôm 22/5, đã nói với Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam là ông Hùng Ba rằng hai bên cần kiểm soát tốt vấn đề tranh chấp lãnh hải và quyền lợi của mỗi quốc gia phải được tôn trọng. 

Nguồn : RFA, 11/06/2024

Additional Info

  • Author Nam Việt, VOA, RFA
Published in Việt Nam

Vai trò của Bãi Thuyền Chài trong tranh chấp tại Biển Đông

RFA, 11/06/2024

Theo Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI ), Việt Nam vừa lập một kỷ lục mới trong việc cải tạo, bồi lấp đảo ở Trường Sa. 

thuyenchai1

Bãi Thuyền Chài (Barque Canada Reef) sau khi được Việt Nam bồi đắp thêm, dài 4318 mét (Ảnh AMTI / CSIS) - AMTI / CSIS

Từ khoảng tháng 11/2023 đến nay, Việt Nam đã tăng tốc bồi đắp đảo, nâng diện tích đảo bồi đắp lên khoảng 2.360 mẫu Anh (khoảng 9,6 km2). Diện tích này gần bằng phân nửa diện tích bồi đắp của Trung Quốc (18,8 km2). 

Trong khi ba năm truớc, Việt Nam chỉ bồi đắp được 329 mẫu Anh (tương đương khoảng 1,4 km2), không bằng 1/10 diện tích bồi đắp của Trung Quốc. Các đảo được bồi đắp gồm bãi Thuyền Chài (Barque Canada Reef), bãi Đá Lớn (Discovery Great Reef), Đá Nam (South Reef), Nam Yết, Phan Vinh và một số đảo khác.

Để bảo vệ bãi Vũng Mây hay vì mục tiêu lớn hơn ?

Liệu việc bồi đắp đảo cấp tốc của Việt Nam có gây quan ngại cho các nước láng giềng như Philippines ? Trao đổi với RFA, ông Greg Poling, Giám đốc Chương trình Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm CSIS lưu ý rằng "những phản hồi chính thức của Philippines đối với báo cáo của chúng tôi đã nói rằng việc xây dựng đảo của Việt Nam không gây mất ổn định khu vực như Trung Quốc. Bởi vì Việt Nam không sử dụng cơ sở vật chất của mình để đàn áp các quốc gia khác".

Theo ông Greg Poling, tất cả các công trình xây dựng trên khu vực Trường Sa của Việt Nam dường như nhằm cho phép Việt Nam dễ dàng triển khai các lực lượng hải quân, lực lượng cảnh sát biển và không quân để tuần tra tốt hơn ở Trường Sa và chống lại các cuộc tuần tra hung hãn của Trung Quốc. Tuy vậy, ông cũng cho rằng hiện vẫn phải chờ xem những cơ sở vật chất nào sẽ được lắp đặt trên các đảo đó để có thể biết rõ hơn mục đích của Việt Nam. 

Theo báo cáo của AMTI, trong các thực thể được Việt Nam cải tạo nhanh chóng vừa qua, bãi Thuyền Chài được cải tạo mạnh mẽ nhất. Điều đáng chú ý là bãi Thuyền Chài nằm cách vùng bồn trũng Vũng Mây (Rifleman Bank) không xa. Bồn trũng Vũng Mây (Rifleman Bank) hiện nay do Việt Nam quản lý. Hiện có nhà giàn DK-1 tại khu vực này. Theo một số ước tính, bồn trũng Tư Chính và Vũng Mây có trữ lượng "khoảng 800-900 triệu tấn quy dầu". Như vậy, đây là khu vực quan trọng về mặt kinh tế đối với Việt Nam. Tuy vậy, bồn trũng Vũng Mây nằm cách xa các căn cứ trên đất liền Việt Nam khoảng 360 hải lý, trong khi cách bãi Thuyền Chài chỉ 90 hải lý. Vậy việc nâng cấp bãi Thuyền Chài có phải nhắm đến mục đích bảo vệ vùng bồn trũng Vũng Mây ? 

Trao đổi với RFA, nhà nghiên cứu Hoàng Việt ở Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng cần nhìn rộng hơn bồn trũng Vũng Mây. Ông nêu ra bốn lý do để Việt Nam bồi đắp đảo cấp tốc thời gian qua. 

"Có nhiều lý do để Việt Nam tiến hành bồi đắp đảo ở Trường Sa. Thứ nhất là Việt Nam cần có những khu vực để cứu hộ cứu nạn cho ngư dân trên biển. Thứ hai là Việt Nam cần có tiền đồn để chống đánh bắt cá trái phép và không theo quy định (IUU). Thứ ba là các công trình trên biển rất dễ bị hư hại cho nên cần bảo dưỡng, tôn tạo thường xuyên. Thứ tư Việt Nam nhìn bài học Philippines khi nước này bị yếu thế trong tranh chấp bãi cạn Scarborough và bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal). 

Lý do nữa cần nói thêm là tính thời điểm. Nghĩa là Việt Nam phải chọn thời điểm thuận lợi để làm việc đó. Năm 2023 là năm Việt Nam nâng cấp quan hệ với cả Mỹ và Trung Quốc. Do đó, từ cuối năm, Việt Nam có thể yên tâm cải tạo đảo mà không bị ai dòm ngó, cản trở".

Vai trò của bãi Thuyền Chài ?

Theo AMTI, hiện Việt Nam chỉ có đường băng dài 1.300m trên đảo Truờng Sa Lớn. Đường băng này chỉ cho phép máy bay cỡ nhỏ đáp xuống. Tuy nhiên, Bãi Thuyền Chài (Barque Canada Reef) trong đợt bồi đắp vừa qua, đã được nâng diện tích lên hàng thứ 4 - sau Vành Khăn, Xu Bi và Chữ Thập do Trung Quốc bồi đắp. Chiều dài bãi Thuyền Chài đã lên đến 4.318 mét, theo báo cáo của AMTI, đã đủ khả năng làm đường băng dài 3.000m cho máy bay quân sự, vận tải, ném bom... cỡ lớn. Việc bồi đắp bãi Thuyền Chài vẫn đang tiếp diễn và chưa có thiết bị mới được lắp đặt trên đó. Tuy nhiên, quy mô lớn của bãi Thuyền Chài liệu có thể góp phần thay đổi cục diện nào đó trên Biển Đông hay không ? Trả lời câu hỏi này, nhà nghiên cứu Hoàng Việt giải đáp cho RFA : 

"Mục tiêu của Việt Nam xưa nay vẫn là bồi lấp đảo nhưng mục tiêu không phải là để làm gì ai mà là giữ được những gì mình đang có. Trung Quốc ngày càng lớn mạnh, đặc biệt là sức mạnh trên biển của họ. Điều đó tạo ra sự đe dọa rất lớn cho các quốc gia ven Biển Đông, trong đó có Việt Nam. 

Đương nhiên, xây dựng trung tâm cứu hộ cứu nạn chỉ là một phần, còn quan trọng hơn là giữ được các tiền đồn mình đang kiểm soát. Cho nên có lẽ Việt Nam muốn xây dựng một căn cứ kiên cố hơn ở bãi Thuyền Chài.

Nhưng cụ thể thế nào thì hiện giờ chúng ta cũng cần chờ đợi thêm mới biết được. Vì bây giờ mọi thứ vẫn đang diễn ra chứ chưa xong".

Trao đổi với RFA, Tiến sĩ Nagao Satoru ở Hudson Institute cho rằng bãi Thuyền Chài có thể là hòn đảo trung tâm với đường băng dài 3.000m trong tương lai. Việc bảo vệ bồn trũng Vũng Mây là một vấn đề quan trọng trong chiến lược quân sự của Việt Nam. Tuy nhiên, không dễ nhận ra vì sao Việt Nam lại tập trung vào bãi Thuyền Chài. Việt Nam đang hiện đại hóa nhiều đảo ở Biển Đông và tất cả các cơ sở này đều có mục đích phòng thủ. Vì vậy, theo vị chuyên gia về an ninh quốc tế ở Hudson Institute, dự án cải tạo bãi Thuyền Chài cũng có mục đích phòng thủ.

Theo Tiến sĩ Nagao Satoru, bóng dáng Trung Quốc luôn hiện diện đằng sau các bước đi này của Việt Nam ở khu vực Trường Sa. Trung Quốc đã và đang xây dựng một loạt đảo nhân tạo. Chưa có ai đủ khả năng ngăn chặn được Trung Quốc. Trong tình hình như vậy, Việt Nam cũng cần duy trì thế cân bằng quân sự với Trung Quốc. Nếu Trung Quốc xây đảo nhân tạo thì việc Việt Nam phản ứng tương tự là đúng đắn. Vì vậy, theo Tiến sĩ Nagao, có thể so sánh hoạt động cải tạo đảo này như một cuộc "chạy đua vũ trang" giữa Trung Quốc và Việt Nam. So với Trung Quốc, hoạt động xây dựng của Việt Nam có quy mô nhỏ hơn. Tuy nhiên, nếu Việt Nam không hiện đại hóa như vậy, Trung Quốc sẽ càng mở rộng khoảng cách về sức mạnh quân sự ở Biển Đông và sớm xâm lược các đảo khác, Tiến sĩ Nagao Satoru nhận xét.

Nguồn : RFA, 11/06/2024

******************************

Việt Nam gia tăng bồi lấp ở Trường Sa (AMTI)

RFA, 09/06/2024

Việt Nam tăng tốc đáng kể việc mở rộng các tiền đồn tại quần đảo Trường Sa trong vòng nửa năm qua. Hoạt động bồi lấp tạo nên diện tích mới gần như tương đương với tổng diện tích mở rộng được trong hai năm trước. Đây được cho là tốc độ kỷ lục bồi lấp đảo của Hà Nội.

truongsa1

Bãi Thuyền Chài chụp từ vệ tinh vào tháng 11/2023 - Planet Labs/CSIS

Sáng kiến Minh bạch Hàng hải (AMTI) thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược & Quốc tế (CSIS) công bố như vừa nêu ngày 7/6.

Cụ thể kể từ khi AMTI có cập nhật về hoạt động bồi lấp, mở rộng các tiền đồn tại Trường Sa của Việt Nam, Hà Nội đã tạo thêm 692 acre (*) mới tại khắp 10 thực thể tại khu vực đó. Diện tích mở rộng được trong 11/5/2023 là 404 acre và 342 acre trong năm 2022.

Như vậy tổng cộng diện tích được mở rộng tại các thực thể tiền đồn của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa, Biển Đông là gần 2.360 acre. Con số này của phía Trung Quốc là chừng 4.650 acre.

Theo AMTI, diện tích mở rộng các thực thể tiền đồn của Việt Nam tại Trường Sa là một thay đổi lớn so với ba năm trước.

Như vậy hiện nay, phía Trung Quốc vẫn là nước có ba tiền đồn lớn nhất ở Trường Sa là Vành Khăn, Subi và Chữ Thập. Bốn thực thể lớn tiếp theo là những tiền đồn mà Việt Nam vừa mới mở rộng.

Đó là các Bãi Thuyền Chài (Barque Canada Reef), Đảo Nam Yết (Namyit Island), Đảo Phan Vinh (Person Reef) và Đá Lớn (Discovery Great Reef).

Nguồn : RFA, 09/06/2024

(*) 1 acre= 4.007 m2

******************************

Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á : Tốc độ nạo vét và bồi đắp các đảo của Việt Nam ở Biển Đông tăng mạnh

Thùy Dương, RFI, 08/06/2024

Việt Nam đã tăng cường đáng kể nạo vét và bồi đắp các đảo ở Biển Đông trong 6 tháng qua, tạo ra diện tích đất mới bồi lấp nhiều gần bằng tổng diện tích đất bồi đắp trong hai năm trước đó cộng lại, mở ra khả năng có một năm kỷ lục về bồi đắp, xây dựng đảo. Thông tin được các nhà nghiên cứu của Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Mỹ công bố hôm qua, 07/06/2024. 

truongsa2

Quần đảo Trường Sa là tiền đồn lớn nhất và cũng là trung tâm hành chính của Việt Nam trong khu vực. 

Kể từ tháng 11/2023, thời điểm gần đây nhất mà tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Washington của Mỹ công bố báo cáo, Việt Nam đã tạo ra 692 mẫu Anh (acre - 1 acre = 4.007m2) đất mới (280 ha), so với 404 mẫu được tạo trong 11 tháng đầu năm 2023 và 347 mẫu trong năm 2022. Tổng diện tích nạo vét và bồi lấp đất của Việt Nam (bao gồm cả lấp đất và nạo vét các bến cảng/kênh đào) tại những nơi có tranh chấp ở Biển Đông như vậy đã lên đến khoảng 2.360 mẫu Anh - gần bằng một nửa so với Trung Quốc (4.650 mẫu Anh). AMTI nhấn mạnh đây là một sự thay đổi lớn so với cách nay 3 năm, bởi vì vào thời điểm đó tổng diện tích nạo vét và bồi đắp của Việt Nam chỉ là 329 mẫu Anh, chưa bằng 1/10 so với Trung Quốc.

Một điều đáng nói khác là hiện nay, nếu tính theo diện tích các "tiền đồn" ở Biển Đông, 3 tiền đồn của Trung Quốc (đá Vành Khăn, Subi và Chữ Thập) vẫn là lớn nhất, nhưng cả 4 tiền đồn lớn tiếp theo đều là các rạn san hô mới được mở rộng của Việt Nam : Bãi Thuyền Chài (Barque Canada Reef), Đảo Nam Yết (Namyit Island), Đảo Phan Vinh (Person Reef) và Đá Lớn (Discovery Great Reef).

Bãi Thuyền Chài vẫn là tiền đồn lớn nhất của Việt Nam, diện tích đã tăng gần gấp đôi trong 6 tháng qua, từ 238 lên 412 mẫu Anh. Với chiều dài lên đến 4.318 mét, Bãi Thuyền Chài là tiền đồn duy nhất của Việt Nam cho đến nay có tiềm năng có đường băng dài 3.000 mét như đường băng mà Trung Quốc xây dựng tại Đá Chữ Thập, Đá Vành Khăn và Đá Su Bi. Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI) nhắc lại là hiện nay, đường băng duy nhất của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa là đường băng dài 1.300m trên đảo Trường Sa cùng tên, đủ rộng cho hầu hết các máy bay quân sự của Việt Nam, nhưng cần có một đường băng dài 3.000 mét thì các máy bay vận tải, trinh thám hoặc oanh tạc cơ quân sự lớn hơn mới có thể cất cánh và hạ cánh.

Biển Đông là một trong những tuyến hàng hải có nhiều tranh chấp nhất trên thế giới, với lượng hàng thương mại trị giá hơn 3 nghìn tỷ đô la được chuyên chở qua mỗi năm, theo số liệu Reuters trích dẫn. Trung Quốc, Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam đều đã đưa ra các yêu sách đối với một phần hoặc toàn bộ quần đảo Trường Sa, làm dấy lên lo ngại rằng khu vực này đang trở thành điểm nóng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng trong các vấn đề toàn cầu.

Thùy Dương

*******************************

AMTI : Vit Nam tăng tc xây dng đo Bin Đông

Reuters, VOA, 08/06/2024

Vit Nam đang tăng cường công tác no vét và lp đt Bin Đông, to ra lượng đt mi gn bng tng s đt trong hai năm trước đó cng li, to tin đ cho mt năm k lc v xây dng đo, các nhà nghiên cu Hoa K cho biết hôm 7/6.

truongsa3

Đo Đá Lát (Ladd Reef), trong Qun đo Trường Sa, đang được Vit Nam xây dng thêm các cơ s quân s.

K t tháng 11/2023, khi t chc nghiên cu có tr s ti Washington đưa ra phúc trình ln chót, Vit Nam đã to ra 692 mu Anh đt mi, so vi 404 mu được to trong 11 tháng đu ca năm 2023 và 347 mu vào năm 2022, Sáng kiến Minh bch Hàng hi Châu Á (AMTI) thuc Trung tâm Nghiên cu Chiến lược và Quc tế cho biết trong mt phúc trình mi.

Theo AMTI, điu này nâng tng din tích no vét và lp đt tng th ca Vit Nam (bao gm c lp đt và no vét bến cng/kênh đào) các khu vc tranh chp Bin Đông lên khong 2.360 mu Anh gn bng mt na trong s 4.650 mu Anh ca Trung Quc. Đây là mt s thay đi ln so vi ch ba năm trước, khi tng khi lượng no vét và lp đt ca Vit Nam ch là 329 mu Anh - chưa bng 1/10 tng din tích ca Trung Quc.

Quy mô hot đng ca Vit Nam cũng có th được nhìn thy khi nhìn vào các tin đn ln nht Qun đo Trường Sa tính theo din tích đt lin. Trong khi "ba tin đn ln" ca Trung Quc (đá Vành Khăn, Subi và Ch Thp) vn là ln nht, thì bn tin đn ln tiếp theo đu là các rn san hô mi được m rng ca Vit Nam, vn theo AMTI.

AMTI nói Bãi Thuyn Chài (Barque Canada Reef) vn là tin đn ln nht ca Vit Nam, tăng gn gp đôi trong sáu tháng qua, t 238 lên 412 mu Anh.

Báo cáo ca AMTI cho biết thc th này hin có chiu dài 4.318 mét, khiến nó tr thành tin đn duy nht ca Vit Nam cho đến nay có tim năng xây mt đường băng dài 3.000 mét ging như đường băng mà Trung Quc có ti Đá Ch Thp, Đá Vành Khăn và Đá Subi. Hin nay, đường băng duy nht ca Vit Nam ti Qun đo Trường Sa là đường băng dài 1.300m trên đo Trường Sa cùng tên. Mc dù đường băng đó đ rng cho hu hết các máy bay quân s ca Vit Nam, nhưng cn có mt đường băng dài 3.000 mét đ các máy bay vn ti, giám sát hoc ném bom quân s ln hơn ct cánh và h cánh.

Các thc th khác cũng đã tri qua quá trình lp đt đáng k, k t tháng 11, gm 102 mu đt mi đã được to ra ti Rn san hô Đá Ln, 52 mu ti Rn san hô Đá Nam, 41 mu ti Đo Nam Yết và 37 mu ti Đo Phan Vinh, báo cáo ca AMTI nêu rõ.

Các hot đng no vét ti Đo Phan Vinh đã m rng ra ngoài tin đn chính phía đông bc đến các khu vc mi đu phía nam ca rn san hô, to ra vùng đt mi xung quanh các lô-ct hin có và các kênh rng hơn cho tàu bè đi qua, vn theo AMTI.

Báo cáo này nói rng cùng vi vic tăng tc ly đt ln bin, Vit Nam đã bt đu xây dng sơ b mt s cơ s mi trên khp các tin đn ca mình. Nhng phát trin đáng chú ý bao gm vic hoàn thành đon cu tàu trên đo Nam Yết và xây dng bến cng mi ti Đo Trường Sa Đông.

Báo cáo ca AMTI cho biết các chiến hào và công trình phòng th ven bin đin hình ca các tin đn Trường Sa ca Vit Nam có th được nhìn thy đang được tiến hành mt s thc th. Và đã xut hin các sân bay trc thăng tm thi trên nhiu thc th đang m rng, bao gm Rn San hô Đá ln, Đá Lát, Đá Tiên N và Đá Nam.

Trung Quc, nước đã xây dng các đo Bin Đông t năm 2013, tuyên b ch quyn đi vi nhng vùng đt rng ln trên bin, bao gm c các khu vc mà Vit Nam đang xây dng đo.

Bin Đông là mt trong nhng tuyến đường thy có nhiu tranh chp nht trên thế gii, nơi có hơn 3 nghìn t đô la giá tr thương mi đi qua mi năm. Trung Quc, Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Vit Nam đã đưa ra các yêu sách cnh tranh đi vi mt phn hoc toàn b Qun đo Trường Sa.

(Ngun : Reuters + amti.csis.org)

Nguồn : VOA, 08/06/2024

****************************

Vit Nam yêu cu Trung Quc chm dt ‘kho sát trái phép’ Vnh Bc B

VOA, 07/06/2024

Vit Nam hôm 6/6 lên tiếng phn đi và yêu cu Trung Quc chm dt hot đng kho sát trái phép ca tàu Hi Dương 26 trong vùng bin thuc ch quyn Vit Nam ngoài ca Vnh Bc B.

truongsa4

Hi Dương 26 là tàu nghiên cu khoa hc đa chc năng đu tiên Trung Quc được trin khai đ kho sát và nghiên cu đa cht toàn din liên quan đến các rn san hô.

"Vit Nam hết sc quan ngi, kiên quyết phn đi và yêu cu phía Trung Quc chm dt hot đng kho sát trái phép ca tàu Hi Dương 26 trong vùng đc quyn kinh tế, thm lc đa ca Vit Nam được xác lp phù hp vi Công ước ca Liên Hp Quc v Lut Bin (UNCLOS) năm 1982", t Lao Đng dn li phát ngôn viên B Ngoi giao Vit Nam Phm Thu Hng nói ti bui hp báo chiu 6/6.

Trước đó, hôm 24/5, hãng tin trung ương Trung Quc ECNS đưa tin tàu Hi Dương Đa Cht 26 (Hi Dương 26), được đưa vào hot đng ti Trung tâm kho sát đa cht bin Hi Khu ca Cc kho sát đa cht Trung Quc tnh Hi Nam, min nam Trung Quc, sau 21 tháng xây dng.

Đây là tàu nghiên cu khoa hc đa chc năng đu tiên Trung Quc được trin khai đ kho sát và nghiên cu đa cht toàn din liên quan đến các đo (rn san hô).

Tàu này có chiu dài 63,5 mét, rng 12,6 mét và sâu 4,6 mét vi mn nước thiết kế 3,2 mét. Tàu có th cha 34 thành viên thy th đoàn và có tm hot đng 3.500 hi lý vi thi gian hot đng 35 ngày.

Con tàu được trang b 32 b công ngh và thiết b kho sát đa cht bin tiên tiến, như h thng khoan k thut đi dương, h thng âm thanh tĩnh, nhiu h thng kho sát đa vt lý và h thng h tr vn hành đi dương, nghiên cu khoáng sn và năng lượng bin và thăm dò toàn din tài nguyên thiên nhiên Bin Đông, các thiết b đin t đ thu thp d liu dưới đáy bin, đm bo thu thp d liu chính xác hơn vùng bin ngoài khơi trong các điu kin thi tiết.

Truyn thông Trung Quc nói vic trin khai hot đng ban đu ca tàu Bin Đông, ngoài khơi tnh Hi Nam, là đ góp phn bo v các rn san hô và phát trin các cu trúc đo ca Trung Quc trong khu vc.

Ti cuc hp báo ngày 6/6, phát ngôn viên B Ngoi giao Vit Nam Phm Thu Hng nói vic tàu Hi Dương 26 ca Trung Quc kho sát vùng bin Vit Nam ngoài ca Vnh Bc B là hot đng "kho sát trái phép" và phía Vit Nam đã giao thip nhiu ln vi Trung Quc v vic này.

Vit Nam yêu cu phía Trung Quc "không tái din các hot đng trái phép tương t, tôn trng đy đ quyn ch quyn, quyn tài phán ca Vit Nam, tôn trng lut pháp quc tế, tuân th UNCLOS 1982, Tuyên b v cách ng x ca các bên Bin Đông (DOC), và thc hin nghiêm túc nhn thc ca lãnh đo cp cao hai nước v vic kim soát gii quyết tt hơn bt đng trên bin, duy trì đà phát trin ca quan h song phương, đóng góp tích cc, trách nhim cho hòa bình và n đnh Bin Đông", VTC News dn li phát ngôn viên Phm Thu Hng nói thêm.

Đây không phi là ln đu tiên Trung Quc đưa thiết b đến hot đng Bin Đông, trong khu vc bin mà Vit Nam tuyên b ch quyn, dưới danh nghĩa thăm dò, kho sát. Hi tháng 5/2014, s kin Trung Quc đưa giàn khoan Hi Dương 981 vào hot đng đo Tri Tôn, thuc qun đo Hoàng Sa, nơi Vit Nam tuyên b ch quyn, đã suýt gây ra xung đt quân s gia hai bên.

Trong nhng năm tiếp theo, Trung Quc liên tc đưa các tàu khác như tàu Tàu kho sát Đa cht Hi Dương 8 vào năm 2019, tàu Hướng Dương Hng 10 năm 2023 đến "thăm dò", "kho sát" trong vùng bin Vit Nam tuyên b là vùng đc quyn kinh tế, thm lc đa ca mình.

Theo mt s nhà nghiên cu, đây là mt trong nhng hot đng thuc "chiến thut vùng xám" mà Trung Quc đang tăng cường thc hin đ khng đnh yêu sách ch quyn ca mình trên Bin Đông.

Nguồn : VOA, 07/06/2024

Additional Info

  • Author RFI, Thùy Dương, RFA, VOA
Published in Việt Nam

Cam Bốt-Trung Quốc thắt chặt hợp tác, Việt Nam lo ?

Thu Hằng, RFI, 15/05/2024

Cam Bốt và Trung Quốc tiến hành cuộc tập trận chung "Rồng Vàng 2024" từ ngày 16 đến 30/05/2024. Cuộc tập trận thường niên lần thứ 6 được chú ý đặc biệt do hai nước đồng minh liên tục có những hoạt động thắt chặt hợp tác trong thời gian gần đây khiến các nước trong khu vực, đặc biệt là Việt Nam, quan ngại về khả năng Trung Quốc án ngữ ở cửa ngõ phía nam Biển Đông.

biendong1

Thủ tướng Cam Bốt Hun Manet tiếp ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, tại Phnom Penh, Cam Bốt, ngày 22/04/2024. AP

Trong thông cáo ngày 06/05, bộ Quốc Phòng Cam Bốt khẳng định cuộc tập trận là "cơ hội tốt cho việc củng cố tình hữu nghị sắt đá giữa hai nước, tăng cường phối hợp chiến lược giữa hai quân đội và cùng bảo vệ hòa bình, ổn định ở trong vùng". Cam Bốt huy động hơn 1.300 quân nhân, Trung Quốc cử 760 người đến tham gia cuộc tập trận. Không chỉ dừng ở đó, Hải Quân Trung Quốc điều hai tàu hiện đại - tàu huấn luyện hải quân Thích Kế Quang (Qijiguang) và tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn (Jinggangshan) - kết hợp với hai tàu khác neo ở cảng Ream từ ngày 03/12/2023.

Theo giải thích của các quan chức Cam Bốt, hai tàu Trung Quốc đã đến quân cảng Ream trước cả 5 tháng "để chuẩn bị cho cuộc tập trận thường niên". Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế - CSIS, trụ sở tại Washington (Mỹ) công bố nhiều hình ảnh chụp từ vệ tinh cho biết hai tàu này hiện diện tại quân cảng Ream "phần lớn thời gian trong 5 tháng gần đây". Ngoài ra, dường như một trạm xăng đã được Trung Quốc xây tại quân cảng này theo một thỏa thuận bí mật.

Cũng chính Bắc Kinh tài trợ cho Phnom Penh tháo dỡ cơ sở do Mỹ xây dựng trước đó và cải tạo căn cứ Ream để có thể tiếp nhận tàu cỡ lớn. Quân cảng Ream được cho là tiền đồn trong vùng để Hải Quân Trung Quốc có thể nhanh chóng triển khai tác chiến hoặc hiện diện lâu dài để điều chỉnh thế cân bằng ở trong vùng.

Kin Phea, giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế của Viện Hàn lâm Hoàng gia Cam Bốt, được trang Asianews trích dẫn ngày 09/05, đánh giá cuộc tập trận "Rồng Vàng" cho thấy sự hợp tác quân sự toàn diện giữa Cam Bốt và Trung Quốc. Tuy nhiên, tương tự với nhận định của Yong Kim Eng, chủ tịch Trung tâm Phát triển và Hòa bình Nhân dân, ông cũng cho rằng Cam Bốt "nên mở rộng các cuộc tập trận với các cường quốc để củng cố năng lực" và "học hỏi kinh nghiệm". Nhưng có lẽ vào thời điểm hiện tại, chính quyền Phnom Penh chỉ tập trung hợp tác với đối tác Trung Quốc, ngừng cuộc tập trận "Angkor Sentinel" với Mỹ từ năm 2017 sau khi chuyển sang tiến hành cuộc tập trận "Rồng Vàng" thường niên với Trung Quốc từ tháng 12/2016.

Ngoài ra, vị trí của cuộc tập trận cũng được chú ý : tỉnh Preah Sihanouk và trung tâm huấn luyện quân sự Chum Rikreay ở tỉnh Kampong Chhnang. Tỉnh Sihanouk là nơi có quân cảng Ream, sát với kênh đào Funan Techo dự kiến được khởi công cuối năm 2024 và do Trung Quốc tài trợ hoàn toàn 1,7 tỉ đô la.

Theo trang VOA, một số nhà phân tích cho rằng nước láng giềng Việt Nam lo ngại về kế hoạch này vì tàu chiến Trung Quốc có thể ngược từ vịnh Thái Lan lên biên giới phía bắc giữa Cam Bốt và Việt Nam. Tuy nhiên, chuyên gia Brian Eyler, thuộc Trung tâm Stimson Center của Mỹ, được nhật báo Pháp Libération ngày 12/05 trích dẫn, nhận định rằng tạm thời chiến hạm Trung Quốc không thể sử dụng kênh đào này vì "độ sâu của kênh (5,4 mét) sẽ hạn chế việc trung chuyển của những con tàu có lượng giãn nước 4,5 mét".

Dù con kênh hiện chưa phải là một mối đe dọa về quân sự, nhưng Trung Quốc đang giúp Cam Bốt dần tách khỏi Việt Nam về vận tải đường biển. Ngoài ra, kênh Funan cũng là mối đe dọa về môi trường cho đồng bằng sông Cửu Long trong khi khu vực này đã bị tác động nghiêm trong vì tình trạng biến đổi khí hậu trong những năm gần đây.

Cựu thủ tướng Hun Sen, hiện là chủ tịch Thượng Viện, cũng kịch liệt phủ nhận thông tin cho rằng kênh Funan có thể được sử dụng vì các mục đích quân sự của Trung Quốc và trích dẫn điều 53 của Hiến Pháp nhấn mạnh Cam Bốt là nước trung lập, phi liên kết. Tuy nhiên, việc Cam Bốt thắt chặt quan hệ về mọi lĩnh vực với Trung Quốc, đặc biệt là quân sự, khiến Việt Nam, cũng như Thái Lan và Hoa Kỳ lo ngại. Duy trì hiện diện quân sự thường trực và lâu dài ở miền nam Cam Bốt, Trung Quốc sẽ kiểm soát được vịnh Thái Lan, "bủa vây" Việt Nam từ Hải Nam xuống vịnh Thái Lan và án ngữ cửa ngõ phía nam của Biển Đông, tuyến giao thương hàng hải quan trọng của thế giới.

Thu Hằng

*************************

Bắc Kinh tố Việt Nam chiếm đóng nhiều đảo san hô của Trung Quốc ở Biển Đông

Minh Anh, RFI, 15/05/2024

Ngày 14/05/2024, một tổ chức nghiên cứu Trung Quốc công bố một báo cáo, lên án Hà Nội trong ba năm qua đã cải tạo và mở rộng đất đai ở Biển Đông nhiều hơn so với bốn thập kỷ trước. Tổ chức này của Trung Quốc còn cảnh báo rằng những hoạt động này của Việt Nam có thể "gây phức tạp và mở rộng" tranh chấp trong khu vực.

biendong2

Ảnh vệ tinh được công bố ngày 30/11/2016 : Cảnh quan bãi Đá Lát được tôn tạo mở rộng, do Việt Nam nắm giữ, thuộc nhóm đảo Trường Sa ở Biển Đông. Trevor Hammond/Planet Labs/Handout via Reuters

Theo báo South China Morning Post, trong một báo cáo đề tựa "Xây dựng trên các đảo và rạn san thuộc quần đảo Nam Sa bị Việt Nam, Philippines và Malaysia chiếm đóng", ông Lưu Hiểu Bác (Liu Xiaobo), giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hải dương thuộc Viện Grandview và cũng là tác giả của báo cáo, cho rằng "Việt Nam đã tiến hành mở rộng lãnh thổ quy mô lớn trên một số đảo và rạn san hô, bổ sung thêm ba cây số vuông đất mới, vượt xa tổng quy mô xây dựng trong 40 năm trước".

Báo cáo của ông Liu còn tố cáo Việt Nam "chiếm đóng nhiều đảo và rạn san hô của Trung Quốc hơn, cho trú đóng binh sĩ nhiều hơn và xây dựng nhiều cơ sở hơn bất kỳ quốc gia ven biển nào khác ở Biển Đông".

Vẫn theo báo cáo này, Việt Nam trong năm 2021 đã sử dụng máy hút bùn, tàu nạo vét có trang bị máy cắt để khai hoang, nạo vét đá, đất sét, phù sa và cát.

Trong một báo cáo khác được công bố hồi tháng 12/2023, dựa vào các dữ liệu do tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế) công bố tháng 11/2023, Grandview từng cho rằng Việt Nam có thể đã học kinh nghiệm từ Trung Quốc khi "cực kỳ kín đáo và bí mật" xây dựng các đảo nhằm tránh thu hút sự chú ý của quốc tế, và "quy mô xây dựng mở rộng đất đai của Việt Nam tại quần đảo Nam Sa dự kiến sẽ tiếp tục được mở rộng".

Ông Lưu cho rằng Hà Nội có thể đang tìm cách mở rộng vị thế của mình ở quần đảo Trường Sa càng nhiều càng tốt trước khi Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông, đang được Trung Quốc và ASEAN thảo luận, có hiệu lực.

Báo cáo công bố hôm qua của Grandview cũng chỉ trích Philippines tìm cách sửa chữa và gia cố một tầu chiến mắc cạn ở bãi Cỏ Mây, thuộc quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc gọi là Nam Sa.

Cuối cùng ông Lưu cho rằng tất cả những hành động trên của Việt Nam và Philippines "làm phức tạp thêm và mở rộng" tranh chấp, đồng thời "làm ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định" trong khu vực.

Minh Anh

*****************************

Biển Đông : nhiều nước tạm tránh đối đầu Trung Quốc khi Mỹ bị hút vào "điểm nóng" khác

RFA, 15/05/2024

Tiến sĩ Celia Lamkin, nhà sáng lập "Phong trào Thanh niên Quốc gia vì Biển Tây Philippines" (Biển Tây Philippines là Biển Đông trong tiếng Việt), nói rằng việc Trung Quốc phong tỏa bãi cạn Scarborough là vi phạm Luật biển Quốc tế (UNCLOS) vì theo UNCLOS, người ta có quyền tự do hàng hải trong khu vực này. Tiến sĩ Celia cũng cho rằng bài học kinh nghiệm lớn nhất của Philippines về bãi cạn Scarborough mà Việt Nam nên học để ứng phó với Trung Quốc là "đừng bao giờ tin Trung Quốc".

biendong3

Ngày 4/5/2024, Hải cảnh Trung Quốc bắn vòi rồng vào tàu tiếp tế Unaizah của Philippines cho bãi Cỏ Mây - Reuters

Còn theo nhà nghiên cứu Hoàng Việt, trong bối cảnh tình hình quốc tế hiện nay căng thẳng, Mỹ và Phương Tây bị hút nguồn lực ra nhiều mặt trận khác nhau, Trung Quốc có cơ hội để hung hăng hơn ở Biển Đông thì Việt Nam nên tạm ngưng khai thác một số mỏ dầu khí để tránh nguy cơ bị Trung Quốc chọn làm mục tiêu. 

Bài học niềm tin với Trung Quốc

Nói về tình hình hiện tại của Philippines khi Trung Quốc đang phong tỏa cùng lúc ba thực thể của nước này, trong đó có hai thực thể trong vùng đặc quyền kinh tế là Bãi Cỏ Mây, tức Second Thomas Shoal, và Bãi cạn Scarborough, Tiến sĩ Celia Lamkin chia sẻ, bài học kinh nghiệm lớn nhất của Philippines về bãi cạn Scarborough mà Việt Nam nên học để ứng phó với Trung Quốc là "đừng bao giờ tin Trung Quốc".

Phân tích thêm về mối quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc, Tiến sĩ Celia cho rằng, về kinh tế, Trung Quốc cho Philippines vay rất nhiều để nói rằng họ quan tâm đến lợi ích của Philippines. Nhưng điều đó không đúng, họ muốn lấy nguồn lợi của Philippines từ nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, dầu khí, sinh vật biển… Dưới thời cựu tổng thống Duterte, Philippines đã được Trung Quốc cho vay hàng nghìn tỷ peso (hiện nay, một tỷ peso tương tương khoảng 17 triệu dollars) để xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc đầu tư ở Philippines. Nhưng những cơ sở hạ tầng ấy bây giờ ở đâu rồi? Bà Lamkin đặt câu hỏi. 

Mặt khác, Tiến sĩ Lamkin tố cáo Trung Quốc đã lừa dối Philippines bằng cách nói rằng họ xây dựng nơi trú ẩn trên rạn san hô cho ngư dân của họ, nhưng rồi sau đó họ biến chúng thành đảo nhân tạo. Những đảo nhân tạo như Đá Vành Khăn và Đá Subi đã bị quân sự hóa.

Bãi cạn Scarborough nằm trong 200 hải lý thềm lục địa Philippines, cách đường cơ sở nước này khoảng 120 hải lý. Trung Quốc đẩy Philippines khỏi bãi cạn này và chiếm đóng thực tế từ tháng 4 năm 2012 trong thời gian hai nước Philippines - Trung Quốc đối đầu nhau.

Philippines đã bị lừa vì sau khi cả Trung Quốc và Philippines đều yêu cầu phía kia rời khỏi Bãi cạn Scarborough. Philippines thực hiện điều đó, còn Trung Quốc chưa bao giờ rời Bãi cạn Scarborough cho đến tận bây giờ, người sáng lập "Phong trào Thanh niên Quốc gia vì Biển Tây Philippines" nói với RFA.  

Việt Nam nên tránh đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông

Phân tích về tình hình Việt Nam giữa những căng thẳng tại Biển Đông đang gia tăng, nhà nghiên cứu Hoàng Việt ở Thành phố Hồ Chí Minh nói rằng Việt Nam nên tạm ngừng khai thác dầu khí ở một số mỏ tại Biển Đông để tránh đối đầu với Trung Quốc khi mà Hoa Kỳ và Châu Âu đang phải tập trung vào các điểm nóng Ukraine và Trung Đông. 

Trước việc Trung Quốc phong tỏa bãi cạn Scarborough và bãi Cỏ Mây của Philippines, nhà nghiên cứu Hoàng Việt cho rằng Việt Nam không có những điểm yếu tương tự để Trung Quốc lấn tới.

Bãi cạn Scarborough do Trung Quốc kiểm soát thực tế nhưng đó là một bãi san hô có nhiều đá ngầm và đá nổi, hiện chưa thể đưa người đến đồn trú. Bãi cạn Cỏ Mây (the Second Thomas Shoal) thì Philippines có quân đồn trú nhưng trú trên một con tàu cũ và con tàu sắp bị sập. Trung Quốc phong tỏa bãi Cỏ Mây vì nếu phong tỏa đủ lâu thì Philippines sẽ phải rút quân. Trong khi đó, Trung Quốc khó bao vây Việt Nam như vậy vì trên Biển Đông, Việt Nam không có những điểm yếu tương tự để dễ dàng phong tỏa đến mức phải rút quân. Ông nói: 

"Việt Nam không có những điểm yếu tương tự như vậy. Bản thân Philippines đang chiếm hữu một số đảo lớn như Thị Tứ chẳng hạn. Trung Quốc mạnh hơn nhưng không dễ gì tấn công Philippines ở Thị Tứ. Từ đó có thể suy ra trường hợp Việt Nam. Các căn cứ Việt Nam chiếm hữu đều được xây dựng đầy đủ. Nói chung với những cấu trúc được xây dựng, trang bị mạnh mẽ như vậy thì những việc Trung Quốc làm như với bãi Cỏ Mây thì khó lắm. 

Những chỗ tranh tối tranh sáng như bãi Cỏ Mây thì họ mới sử dụng vũ lực được, có thể chiếm hữu thay thế được, còn ở những chỗ đã được trang bị tốt thì họ không làm được. Mà có làm thì bị các nước khác phản đối ngay. Cách quan trọng nhất mà Việt Nam phải tính về mặt ngoại giao là không để xảy ra sự đối đầu như thế". 

Năm 2014, Việt Nam và Trung Quốc từng đối đầu nhau trong vụ giàn khoan HD-981. Nhà nghiên cứu Hoàng Việt nói rằng cuộc đối đầu năm 2014 từng rất căng thẳng, khốc liệt không kém Philippines và Trung Quốc hiện nay ở bãi Cỏ Mây. Bài học mà Việt Nam học được qua lần đối đầu đó, theo ông Hoàng Việt, là muốn chống lại chiến thuật vùng xám thì phải có đủ cảnh sát biển, dân quân biển để đối phó chứ không thể đem hải quân chính quy ra được. Nhà nghiên cứu Hoàng Việt chia sẻ : 

"Đối phó với chiến thuật vùng xám thì phải xem ai kiên nhẫn hơn, mạnh mẽ hơn. Và năm 2014 thì Việt Nam đã thành công. Còn hiện tại và tương lai thì Việt Nam lại chọn tránh tối đa đối đầu với Trung Quốc. 

Theo đánh giá của phía Việt Nam thì hiện Trung Quốc đe dọa Việt Nam trong kế hoạch khai thác các mỏ mới, chứ khó có lý do để bao vây những thực thể Việt Nam đã chiếm giữ, xây dựng kiến cố từ lâu. 

Hiện Việt Nam chấp nhận tạm ngưng khai thác ở một số mỏ để tránh đối đầu khi tình hình quốc tế đang căng thẳng ở các khu vực khác, nhưng không có nghĩa là sẽ lùi bước mãi mãi". 

Mỹ bị hút bởi điểm nóng khác 

Tình hình quốc tế căng thẳng mà nhà nghiên cứu Hoàng Việt nói đến ở đây là các cuộc chiến ở Ukraine và Trung Đông. Đồng quan điểm với nhà nghiên cứu Hoàng Việt, Tiến sĩ Nagao Satoru ở Hudson Institute cho rằng kể từ khi Mỹ rút khỏi Afghanistan, các đối thủ của Mỹ đã đánh giá thấp Mỹ trong vai trò là cường quốc răn đe các cuộc xung đột. Sau đó, do cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine và bất ổn ở Trung Đông, Mỹ cần chia sẻ nguồn lực lớn hơn để hỗ trợ Ukraine và Israel. Trong tình hình như vậy, Mỹ không thể chia sẻ đủ nguồn lực với Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Nhìn từ phía Trung Quốc thì đây là một cơ hội. Tiến sĩ Nagao chỉ ra là năm 2023, Trung Quốc tăng cường cung cấp vũ khí lưỡng dụng (có thể dùng cho cả quân sự và dân sự) cho Nga để hỗ trợ ngành công nghiệp quân sự Nga. Trung Quốc chưa cung cấp vũ khí cho Nga nên kho vũ khí của Trung Quốc vẫn còn đủ khi cần. Trong khi đó, Mỹ đang cạn dần kho vũ khí vì cần chia sẻ thêm vũ khí để hỗ trợ Ukraine và Israel. Đó là tình huống khiến Trung Quốc có ý định tạo cơ hội mở rộng lãnh thổ tại Scarborough hiện nay, vị chuyên gia an ninh quốc tế ở Hudson Institute chia sẻ góc nhìn của mình với RFA. 

Còn theo nhà nghiên cứu Hoàng Việt, trong bối cảnh tình hình quốc tế hiện nay căng thẳng, Mỹ và Phương Tây bị hút nguồn lực ra nhiều mặt trận khác nhau, Trung Quốc có cơ hội để hung hăng hơn ở Biển Đông thì Việt Nam tạm ngưng khai thác một số mỏ dầu khí để tránh nguy cơ bị Trung Quốc chọn làm mục tiêu. 

Đông Nam Á quan sát mức độ cam kết của Mỹ 

Theo nhà nghiên cứu Hoàng Việt, không chỉ Việt Nam mà một số nước khác có xung đột lợi ích với Trung Quốc như Malaysia và Indonesia cũng chọn cách giải quyết tránh đối đầu với Trung Quốc. Ông nói : 

"Theo tôi hiểu thì những quốc gia như Malaysia, Indonesia đang thay đổi cách tiếp cận với Trung Quốc và Biển Đông. Một mặt, họ kiên quyết bảo vệ lợi ích quốc gia ở Biển Đông, bao gồm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán. Mặt khác, họ cho rằng Biển Đông là vấn đề lâu dài, không giải quyết được trong ngắn hạn, nên vẫn muốn tranh thủ hợp tác với Trung Quốc để kích thích nền kinh tế của họ. 

Tôi nghĩ Việt Nam cũng có cách tiếp cận như vậy. Malaysia, Indonesia đều là những quốc gia thực dụng. Họ sẽ quan sát liên minh ba bên Mỹ, Nhật, Philippines xem nó hiệu quả đến đâu. Họ muốn nhìn xem liên minh của Philippines với Mỹ, Nhật có sức ngăn cản được tham vọng của Trung Quốc không. Hay liên minh này lại tạo ra cái cớ cho Trung Quốc lấn tới, gây thiệt hại nhiều hơn cho Philippines. 

Nếu liên minh Philippines - Mỹ mà thất bại, không ngăn cản được Trung Quốc bành trướng ở bãi cạn Scaborough thì tôi chắc là Việt Nam, Malaysia, Indonesia cũng sẽ không dại gì đối đầu với Trung Quốc. Còn nếu liên minh của Philippines với Mỹ - Nhật có hiệu quả, có sức bền vững, lâu dài, ngăn cản được sức bành trướng của Trung Quốc, giúp Philippines bảo vệ được chủ quyền thì tôi nghĩ Việt Nam, Malaysia, Indonesia cũng sẽ xem xét lại chính sách của mình liên quan đến Biển Đông. Họ có thể điều chỉnh nhất định với chính sách nếu chiến lược của Philippines hiệu quả".

Nguồn : RFA, 15/05/2024

******************************

Việt Nam nên quan sát tình hình Philippines để chuẩn bị cho mình

RFA, 14/05/2024

Trung Quốc hiện đang phong tỏa cùng lúc ba thực thể của Philippines, trong đó có hai thực thể trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines là Bãi Cỏ Mây, tức Second Thomas Shoal, và Bãi cạn Scarborough. Đồng thời Trung Quốc cũng đang bao vây thực thể thứ ba là đảo Thị Tứ do Philippines quản lý. Trước tình hình đó, ông Raymond Powell, Giám đốc Dự án SeaLight thuộc Trung tâm Gordian Knot về sáng kiến an ninh quốc gia thuộc Đại học Stanford, cho rằng : "Việt Nam nên quan sát tình hình Philippines để chuẩn bị cho mình".

vietphi1

Tàu hải cảnh Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu BRP Bagacay (giữa) của Philippines hôm 30/4/2024 gần bãi Scarbrough ở Biển Đông - Philippine Coast Guard (PCG) / AFP

Theo ông Powell, Việt Nam hiện đang quản lý nhiều thực thể hơn bất kỳ quốc gia nào khác, và đến một lúc nào đó Trung Quốc sẽ hướng mắt về những thực thể này. Tất cả những gì Việt Nam quản lý đều nằm trong yêu sách của Trung Quốc và "bây giờ chúng ta có thể thấy Trung Quốc sẵn sàng đi bao xa".

Trao đổi với RFA, ông Raymond Powell cũng cho rằng động thái Trung Quốc hiện nay xâm nhập vào khu vực bãi Tư Chính của Việt Nam có mục đích khẳng định các yêu sách hàng hải của Bắc Kinh. Mặc dù hành động này diễn ra đồng thời với việc phong tỏa ba thực thể của Philippines, tuy nhiên, việc diễn ra đồng thời không có gì đặc biệt. Ông nêu quan điểm của mình với RFA :

"Bởi lẽ, tàu Hải cảnh 5403 của Trung Quốc có lịch trình riêng của nó. Những cuộc tuần tra của Trung Quốc ở Bãi Tư Chính diễn ra khá đều đặn. Luôn có tàu CCG trong khu vực. Khi tàu này rời đi, tàu khác sẽ thế chỗ. Lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc tiến hành các cuộc tuần, tra xâm nhập trong vùng biển tranh chấp "để thiết lập sự hiện diện liên tục và dần dần bình thường hóa quyền tài phán của Trung Quốc đối với các khu vực vốn là của các nước láng giềng nếu xét theo luật pháp quốc tế".

vietphi2

Tàu Hải cảnh Trung Quốc mang số hiệu 5403 xâm nhập, tuần tra bãi Tư Chính của Việt Nam hôm 13/5/2024. SeaLight / Raymond Powell

Tuy vậy, Tiến sĩ Nagao Satoru ở Hudson Institute thì không có cái nhìn như vậy. Theo Tiến sĩ Nagao, Trung Quốc có cái nhìn tổng hợp, kết nối tất cả các khu vực trong một tầm nhìn duy nhất. Đối với các nước khác thì đó là các vùng khác nhau, nhưng đối với Trung Quốc thì các vùng khác nhau đó nằm trong cùng một vùng. 

Tiến sĩ Nagao Satoru chỉ ra rằng, nếu nhìn từ phía Trung Quốc, Trung Quốc có thể tích hợp và kiểm soát mọi hành động quân sự ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương từ Biển Hoa Đông, Đài Loan, Biển Đông, biên giới Ấn Độ - Trung Quốc, Ấn Độ Dương và Nam Thái Bình Dương, v.v. dưới một trung tâm điều hành, một chính phủ. Ví dụ, Trung Quốc có thể kiểm soát Biển Hoa Đông và Biển Đông để cô lập Đài Loan như một chiến lược tổng hợp. 

Nhưng đối với các nước xung quanh Trung Quốc, theo ông Nagao, mỗi vấn đề đều được tách biệt. Đối với Philippines và Việt Nam, Biển Đông là vấn đề chính. Đối với Nhật Bản, biển Hoa Đông là vấn đề chính. Đối với Đài Loan, vùng biển xung quanh Đài Loan mới là vấn đề. Đối với Ấn Độ, biên giới Ấn Độ-Trung Quốc và Ấn Độ Dương là những vấn đề chính. Vấn đề Nam Thái Bình Dương là vấn đề lớn đối với Úc (hoặc QUAD) nhưng không phải là vấn đề đối với tất cả các quốc gia khác ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. 

Vì vậy, theo Tiến sĩ Nagao Satoru, hoạt động phối hợp trong tầm nhìn toàn cảnh là rất quan trọng đối với các quốc gia này, vị chuyên gia ở Hudson Institute về an ninh quốc tế nhận định với RFA.

Giai đoạn 2013-2022, Trung Quốc đóng 148 tàu hải quân. Đây là quy mô tương đương với tổng số Hải quân ở Nhật Bản hoặc Ấn Độ. Để đối phó với lực lượng Trung Quốc khổng lồ như vậy, Philippines, Việt Nam, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc hoặc các quốc gia khác nên phối hợp nỗ lực với Mỹ để đối phó với Trung Quốc, Tiến sĩ Nagao Satoru chia sẻ góc nhìn của mình. Ông trao đổi với RFA : 

"Chúng ta nên làm gì ? Tôi nghĩ điều quan trọng là khả năng răn đe bằng năng lực tấn công. Trung Quốc có thể mở rộng lãnh thổ vì họ không phải lo lắng về khả năng phòng thủ của mình. Vào tháng 4/2024, Philippines đã tiếp nhận hệ thống tên lửa tầm xa mới "Typhon" (dựa trên Tomahawk) của Mỹ. Nhật Bản đang nhập khẩu tên lửa Tomahawk từ Mỹ. Úc sẽ sở hữu các tàu ngầm hạt nhân mới với tên lửa Tomahawk dưới sự quản lý của AUKUS. Đài Loan đang sở hữu tên lửa tầm xa tấn công Thượng Hải. Hàn Quốc đang mở rộng phạm vi của kho vũ khí tên lửa của mình. Ấn Độ đang phát triển nhiều loại tên lửa đủ tầm xa răn đe Trung Quốc. Và Việt Nam cũng đang sở hữu tên lửa phóng từ tàu ngầm Klub. Khả năng răn đe bằng năng lực tên lửa của các nước này rất quan trọng vì Trung Quốc cần chi nhiều tiền hơn để phòng thủ chúng. Điều này có nghĩa là Trung Quốc không thể sử dụng toàn bộ ngân sách và nguồn lực của mình cho hành vi xâm lược. Tất cả các quốc gia này nên tích hợp các nỗ lực của mình và nâng cao năng lực cũng như hiệu quả. Đó là giải pháp".

Theo thông tin từ ông Raymond Powell, vào ngày 12/5/2024, tàu Hải cảnh Trung Quốc 5403 đã tiến hành xâm nhập vào khu vực các mỏ dầu khí của Việt Nam gần Bãi Tư Chính. Đồng thời, Trung Quốc huy động bốn tàu hải cảnh và 26 tàu dân quân biển để phong tỏa bãi cạn Scarborough của Philippines cũng như bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) và đảo Thị Tứ. Và đó là những diễn biến đang diễn ra hiện nay trên Biển Đông.

Nguồn : RFA, 14/05/2024

******************************

Trung Quốc điều 300 quân đến tập trận cùng Campuchia

RFA, 14/05/2024

Tàu đổ bộ lưỡng cư của Trung Quốc mang theo 300 lính vừa đến tỉnh Sihanoukville của Campuchia để tham gia cuộc tập trận chung Rồng Vàng 2024 giữa hai nước.

vietphi3

Tàu Trung Quốc đến cảng ở Sihanoukville hôm 13/5/2024 - Facebook/Ream naval base

Các hình ảnh đăng tải trên trang Facebook của căn cứ hải quân Ream của Campuchia cho thấy một buổi lễ chào đón tàu Trung Quốc Type 071 Qilianshan đến cảng ở Sihanoukville.

Hồi tuần trước, trang tin quân sự Trung Quốc – China Military Online – cho biết tàu Qilianshan đã rời cảng Trạm Giang ở tỉnh Quảng Đông mang theo 300 quân từ các lực lượng hải quân, không quân và bộ binh tham gia cuộc tập trận chung.

Cuộc tập trận Rồng Vàng lần thứ sáu sẽ diễn ra từ ngày 16/5 đánh dấu bước tiếp theo trong việc làm sâu hơn quan hệ hợp tác quân sự giữa Xứ Chùa Tháp với Trung Quốc. Cuộc tập trận kéo dài 15 ngày ở hai địa điểm thuộc hai tỉnh Kampong Chhnang và Sihanoukville.

Tướng Thong Solimo, người phát ngôn Lực lượng Vũ trang Hoàng gia Campuchia nói tại họp báo hôm 13/5 ở Phnom Penh rằng Campuchia sẽ tham gia với 1.300 quân và Trung Quốc sẽ có hơn 700 quân tham gia. Cùng tham gia tập trận có ba tàu chiến lớn của Trung Quốc và 11 tàu chiến của Campuchia. Đây được coi là cuộc tập trận lớn nhất từ trước tới nay giữa hai bên.

Hiện không rõ hơn 400 quân Trung Quốc khác sẽ đến tham gia tập trận vào lúc nào.

Tập trận chung Rồng Vàng giữa hai nước được thực hiện hằng năm bắt đầu từ năm 2016 nhưng bị hủy vào các năm 2021 và 2022 do đại dịch Covid-19.

Báo chí Campuchia dẫn lời tướng Thong Solimo hôm 13/5 cho biết cuộc tập trận chung với Trung Quốc lần này nhằm nâng cao khả năng của quân đội cũng những kỹ năng tác chiến nhưng không nhằm đe dọa hay gây hại cho bất cứ quốc gia nào.

Nguồn : RFA, 14/05/2024

Additional Info

  • Author Thu Hằng, Minh Anh, RFA tiếng Việt
Published in Châu Á

Theo bản tin từ Hoàn cầu Thời báo hôm 6 tháng 7 năm 2021, tàu nghiên cứu mới nhất và lớn nhất của Trung Quốc có tên "Đại học Tôn Trung Sơn" sẽ đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trong tháng 10 tới để thúc đẩy thăm dò các vùng biển giàu tài nguyên ; nghiên cứu "hơi nước của ranh giới phía tây của Biển Đông cũng như các vùng biển lân cận nhằm cung cấp hỗ trợ khoa học cho việc phòng chống thiên tai".

xamchiem1

Bản đồ Việt Nam bao gồm hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, được trưng bày tại Bảo tàng Quân đội, Hà Nội. Ảnh chụp ngày 10 tháng 7 năm 2013. AFP

Con tàu được coi là phòng thí nghiệm di động cỡ lớn trên biển này dài 113m, rộng hơn 19m được đóng tại nhà máy đóng tàu Giang Nam - Thượng Hải và mới được bàn giao cho các nhà nghiên cứu thuộc Trường Đại học Tôn Trung Sơn vào tháng trước.

Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 8 tháng 7 năm 2021, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước thông tin Trung Quốc sắp đưa tàu nghiên cứu khổng lồ đến Hoàng Sa, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tuyên bố : "Mọi hoạt động thăm dò, khảo sát và nghiên cứu khoa học tại quần đảo Hoàng Sa mà không được sự cho phép của Việt Nam là xâm phạm chủ quyền và các quyền liên quan của Việt Nam, là bất hợp pháp và vô giá trị".

Theo nhận định của nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc, mỗi lần Trung Quốc gây hấn trên Biển Đông là Việt Nam chỉ có phản đối miệng, ngoài ra không có hành động phản kháng nào khác. Ông nói :

"Chuyện phát ngôn của Bộ ngoại giao Việt Nam so với thực tế ngoài Biển Đông thì ai cũng lấy làm lạ là Việt Nam luôn luôn bị gò ép, luôn luôn bị ăn hiếp, bị lấn áp nhưng tại sao người phát ngôn chỉ có một cách là phản đối miệng, còn hành động quân sự, chiến lược quốc phòng như thế nào thì người dân rất mù mờ. Chưa bao giờ có ai nói một cách công khai là Việt Nam sẵn sàng đối phó với Trung Quốc. Việt Nam chỉ nói có đủ quyết tâm, đủ tiềm lực để đánh bại mọi âm mưu xâm lược một cách chung chung. Ai xâm lược Việt Nam thì cũng không biết !".

xamchiem2

Tàu nghiên cứu mới nhất và lớn nhất của Trung Quốc có tên "Đại học Tôn Trung Sơn" sẽ đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trong tháng 10 tới để thúc đẩy thăm dò các vùng biển giàu tài nguyên

Có giải thích rằng, cách phản ứng của Việt Nam là để giữ vững quan hệ hữu hảo, không cho Trung Quốc cơ hội vin vào bất cứ cớ nào gia tăng tình hình căng thẳng trên Biển Đông. Trong khi đó, Việt Nam vẫn âm thầm chuẩn bị lực lượng quân sự và quốc phòng để sẵn sàng đối phó với mọi âm mưu xâm lược. Cũng có nhiều người đánh giá, Việt Nam không thể làm gì khác vì phụ thuộc quá nặng vào Trung Quốc cả chính trị lẫn kinh tế.

Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia Úc về Việt Nam và vấn đề Biển Đông phân tích thêm với RFA qua email :

"Việt Nam không có lựa chọn nào khác ngoài việc phản đối và bác bỏ việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, khi Trung Quốc cử một tàu nghiên cứu tiến hành các hoạt động. Nếu Việt Nam im lặng, sau này Trung Quốc có thể lập luận rằng Việt Nam đã chấp nhận các yêu sách về "chủ quyền không thể tranh cãi" trên Biển Đông bao gồm cả Hoàng Sa.

Thay vào đó, Việt Nam có thể trình một bản ghi nhớ bổ sung (aide-memoir), ghi chú bằng lời nói hoặc công hàm cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội. Nếu vấn đề được coi là rất nghiêm trọng, Việt Nam nên yêu cầu Đại sứ tại Bắc Kinh phản đối chính thức với Bộ Ngoại giao nước này".

Cũng liên quan Hoàng Sa, mới tháng trước, Tân Hoa Xã đưa tin chính quyền tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã triển khai dự án gắn thẻ tên nhằm ghi nhận các loài thực vật ở hơn 10 đảo và cấu trúc thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đến nay, 500 loài thực vật đã được gắn tên.

Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 24 tháng 6 năm 2021, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng lại tuyên bố : "Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Các hành vi dưới mọi hình thức vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình đều vô giá trị, không được công nhận".

Trong khi Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông, thì trên đất liền, lãnh đạo cao cấp của Việt Nam lại ca ngợi 100 năm đảng cộng sản Trung Quốc ; ca ngợi thành tựu 70 năm của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa…

Ông Đinh Kim Phúc đặt câu hỏi về cách hành xử của giới lãnh đạo Việt Nam :

"Vậy đối ngoại cấp cao giữa hai nước là gì, những thỏa thuận cấp cao giữa hai đảng, hai Nhà nước là gì ? Không ai biết. Phản ứng của Việt Nam như thế có phản ánh được quyết tâm của Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo hay không, hay vấn đề này nó nằm một phần trong chiến lược quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam và Trung Quốc ?

Cách trả lời của Bộ Ngoại giao Việt Nam từ năm này đến năm khác làm cho người dân không biết sự thật, không rõ được quyết tâm bảo vệ tổ quốc của lãnh đạo Việt Nam như thế nào !"

Trung Quốc từ rất lâu đã có tham vọng độc chiếm Biển Đông với "Đường lưỡi bò" tự vẽ bao trọn 75% diện tích mặt nước của Biển Đông.

Đường lưỡi bò xuất hiện lần đầu tiên trong bản đồ Trung Quốc vào năm 1948 với tên gọi "Đường mười một đoạn". Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sau khi thành lập năm 1949 vẫn tự xác định lãnh thổ trên Biển Đông theo đường mười một đoạn này. Đến năm 1953 thì bỏ hai đoạn trong vịnh Bắc Bộ, trở thành "Đường chín đoạn".

Ngày 12 tháng 7 năm 2016, Toà Trọng tài ra phán quyết tuyên bố chủ quyền "Đường lưỡi bò" mà Trung Quốc gọi là "quyền lịch sử" là trái ngược với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển ; Trung Quốc không có bất kỳ cơ sở pháp lý nào để tuyên bố quyền lịch sử đối với những tài nguyên biển trong đường chín đoạn này.

Trung Quốc bác bỏ phán quyết của tòa án. Trong thông cáo ra cùng ngày, Bộ Quốc phòng Trung Quốc khẳng định phán quyết này không ảnh hưởng đến chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.

Phái đoàn Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc hôm 2 tháng 6 năm 2020 đã gởi công hàm cho Tổng thư ký Antonio Guterres, nhấn mạnh rằng Bắc Kinh phải tuân thủ phán quyết La Haye năm 2016. Hoa Kỳ đồng thời yêu cầu cho lưu hành công hàm này cho tất cả các quốc gia thành viên như tài liệu chính thức của Đại hội đồng.

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 10/07/2021

Additional Info

  • Author Diễm Thi
Published in Diễn đàn

Ngày 19/01/2019 đánh dấu tròn 45 năm cuộc hải chiến đẫm máu Hoàng Sa 1974 và Trung Quốc chiếm giữ quần đảo cho đến nay. Ngày 02/05/2014, Trung Quốc ngang nhiên đưa trái phép dàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam. Ngày 25/06/2014, báo chí Trung Quốc công bố bản đồ 9 đoạn (hoặc "đường lưỡi bò") đòi hỏi vô lý chủ quyền trên hầu hết diện tích Biển Đông.

geopolitic1

Nhà nghiên cứu Laurent Gédéo, giảng viên Viện Đông Á Lyon (Institut d'Asie orientale), thuyết trình tại trường Sư phạm ở Paris, ngày 18/01/2019. RFI tiếng Việt

Những sự kiện này đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng ngoại giao nghiêm trọng giữa hai nước, kéo theo nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc của người dân Việt Nam.

Trong buổi thuyết trình tại trường Sư phạm ở Paris (Ecole normale supérieure) ngày 18/01/2019, một ngày trước kỉ niệm 45 trận hải chiến Hoàng Sa, nhà nghiên cứu Pháp Laurent Gédéon, giảng viên Viện Đông Á ở Lyon (Institut d’Asie orientale, IAO) đã điểm lại những sự kiện lịch sử liên quan đến Biển Đông, cũng như những thách thức mà Việt Nam đang phải đối mặt, trong bài thuyết trình : Biển Đông : Không gian nào cho tham vọng địa lý-hàng hải của Việt Nam ? (Mer de Chine méridionale, quel espace pour les ambitions géomaritimes du Vietnam ?)

Ông Laurent Gédéon trả lời phỏng vấn RFI tiếng Việt sau buổi thuyết trình.

***

RFI : Xin ông cho biết Việt Nam thực sự chú ý đến vấn đề Biển Đông từ khi nào ?

Laurent Gédéon : Người Việt chú ý đến vấn đề Biển Đông từ khi Việt Nam giành được độc lập năm 1954. Cả miền Bắc lẫn miền Nam đều quan tâm đến chủ đề này. Nhưng vào thời kỳ đó, chủ quyền Biển Đông chưa phải là vấn đề trọng tâm địa-chính trị ở cả miền Bắc lẫn miền Nam.

Sau đó xảy ra cuộc hải chiến ở Hoàng Sa mà Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát quần đảo từ Việt Nam vào năm 1974 và phía miền Nam Việt Nam có phản ứng bằng cách kiểm soát một phần các đảo ở Trường Sa. Nhưng có thể nói là sau đó, cuộc xung đột đã ổn định vì những bận tâm địa chính trị của Việt Nam chủ yếu hướng về Đông Dương, Cam Bốt, Lào và mối đe dọa trên mặt đất có thể đến từ phía Trung Quốc.

Cuối cùng, người ta nhận thấy là Việt Nam ngày càng chú tâm đến vấn đề an ninh hàng hải, chủ yếu kể từ cuối những năm 2000, trước những xác quyết chủ quyền ngày càng lớn của Trung Quốc đối với gần như toàn bộ các đảo ở Biển Đông. Vào những năm 2010, Trung Quốc gây sức ép ngày càng mạnh hơn, rõ ràng hơn với những nước ở Biển Đông, trong đó có Việt Nam và Philippines.

Ý thức được tham vọng địa-chính trị của Bắc Kinh, Hà Nội phải điều chỉnh theo. Điều này cũng khiến Việt Nam ngày càng chú tâm hơn đến năng lực hàng hải, hải quân, cũng như về mặt tên lửa mà Việt Nam sở hữu để giữ vững những khu vực mà Hà Nội kiểm soát ở Biển Đông, đồng thời nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công vào lãnh thổ hoặc hải đảo.

RFI : Trung Quốc diễn giải đòi hỏi chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông như thế nào ?

Laurent Gédéon : Về quan điểm của Trung Quốc, họ coi khu vực Biển Đông là một vùng lãnh hải của mình. Họ đòi hỏi chủ quyền trên cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thông qua những tài liệu có hiệu lực như luật, trong đó luật tháng 02/1992 xác định chủ quyền của Trung Quốc đối với các quần đảo ở Biển Đông, cũng như nhiều quần đảo khác trong khu vực.

Yêu sách về không gian biển của Trung Quốc, một cách không chính thức, được lộ rõ qua "đường lưỡi bò" (đường 9 đoạn) phân định vùng lãnh hải mà nước này đòi hỏi.

Tôi cho rằng sự thể hiện địa chính trị này mang tính chất phô trương sức mạnh và sự hiện diện vì các bản đồ do Trung Quốc xuất bản đều gộp cả vùng lãnh hải kéo dài xuống tận Biển Đông.

RFI : Trước những đòi hỏi vô lý và sự bành trướng của Trung Quốc, Việt Nam đưa ra những lập luận nào để bảo vệ chủ quyền và lợi ích ?

Laurent Gédéon : Trước tiên, người Việt dựa vào các lập luận lịch sử. Họ nhấn mạnh đến ngư trường truyền thống của ngư dân Việt Nam từ thời xa xưa. Phía Việt Nam cũng dựa vào việc phát hiện lại những quần đảo này với một bia đá chủ quyền đã được dựng từ thời Gia Long, và việc Pháp đã chính thức sở hữu quần đảo Hoàng Sa trong những năm 1930 nhân danh triều đình nhà Nguyễn.

Nền tảng trong lập luận của Hà Nội để hợp pháp hóa đòi hỏi của Việt Nam dựa trên những kiến thức từ lâu về những quần đảo này, về cách sử dụng nguồn nước và nguồn hải sản, cũng như việc Pháp, nước đô hộ Việt Nam, đã sở hữu những quần đảo này.

RFI : Trung Quốc có căn cứ hải quân ở đảo Hải Nam, quân sự hóa một số đảo mà nước này kiểm soát ở Trường Sa và có tin đồn về việc Bắc Kinh lập dự án xây căn cứ ở Cam Bốt. Liệu Việt Nam có bị vây hãm hay không ?

Laurent Gédéon : Việt Nam chú ý theo dõi hành động của Trung Quốc. Căn cứ hải quân của Trung Quốc trên đảo Hải Nam là một mối bận tâm của Việt Nam. Nhưng thực ra, mục đích chính của căn cứ trên đảo Hải Nam là để chứa tầu ngầm của Trung Quốc. Với Trung Quốc, căn cứ ở Hải Nam có ý nghĩa rất quan trọng và vượt quá quy mô đối đầu Việt-Trung.

Về tin đồn Trung Quốc có ý định xây căn cứ ở Cam Bốt, dự án này cũng không hẳn là nhắm vào Việt Nam. Đúng là Việt Nam nằm trong tầm đe dọa chung của Trung Quốc nếu căn cứ vào những cơ sở vây quanh Việt Nam nhưng chiến lược của Trung Quốc chủ yếu nhằm ngăn chặn sự hiện diện của Mỹ ở trong khu vực. Mỹ có một căn cứ quân sự ở Singapore từ nhiều năm nay và như vậy kiểm soát được tàu bè qua lại ở eo biển Malacca hướng về Biển Đông. Đây là điểm qua lại của tuyến đường hàng hải huyết mạch nối nền kinh tế Trung Quốc với phần còn lại của thế giới.

Tôi cho rằng dự án của Trung Quốc xây căn cứ ở Cam Bốt, nhờ vào mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, thực ra là để Bắc Kinh làm đối trọng với sức ép và sự hiện diện của Mỹ trong khu vực, chứ không hẳn là nhằm đe dọa Việt Nam. Dĩ nhiên, chúng ta không thể loại trừ khả năng Hà Nội coi dự án này là một mối đe dọa mới.

Về phần những cơ sở mà Trung Quốc xây dựng trên các đảo đá do họ kiểm soát ở quần đảo Trường Sa, ở điểm này, tôi cho rằng cần phải đánh giá những gì mà mỗi bên tiến hành. Các bên liên quan cần làm chủ các đảo mà họ kiểm soát ở Trường Sa. Và một số bên muốn biến khu vực đó thành điểm thể hiện sức mạnh của họ, do đó họ bồi đắp và xây dựng, trong đó có cả đường băng phục vụ mục đích quân sự.

Vấn đề đặt ra là sự thể hiện sức mạnh này đi theo hướng nào ? Và những đối tượng nào bị nhắm đến ? Hoàn toàn có thể là Việt Nam trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc. Nhưng cũng có thể theo hướng ngược lại vì Việt Nam cũng quân sự hóa một số đảo. Nhưng về quan điểm của Bắc Kinh, điều quan trọng là chúng ta cần theo dõi tầm nhìn chung của Trung Quốc về môi trường trong vùng. Việc Trung Quốc quân sự hóa các đảo do nước này kiểm soát cũng là một cách để tiến gần về phía Singapore, nơi Mỹ có căn cứ quân sự.

Người ta cũng thường nói rằng những đảo đá ở Biển Đông với những đường băng còn được coi là các hàng không mẫu hạm di động. Đó là nơi cho phép thể hiện sức mạnh ra xa vài trăm cây số, thậm chí còn xa hơn.

RFI : Vậy Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức quân sự và địa-chiến lược nào ?

Laurent Gédéon : Tôi cho rằng trước hết, Việt Nam có lợi ích trước mắt là duy trì nguyên trạng, có nghĩa là không để mất những lợi ích mà nước này có ở trong khu vực, có nghĩa là những đảo và đá mà Việt Nam đang kiểm soát ở Trường Sa.

Ngân sách quốc phòng của Việt Nam cho thấy rằng Hà Nội đã tăng khả năng răn đe và phòng thủ của mình, trong trường hợp bị nhắm tấn công. Việt Nam triển khai năng lực đó để bảo vệ và giữ khoảng cách. Nhưng hiện giờ khó mà nghĩ rằng tự bản thân Việt Nam có thể đẩy lùi được ảnh hưởng của Trung Quốc và lấy lại kiểm soát một số khu vực ở Trường Sa mà họ không có và lấy lại Hoàng Sa mà họ đã bị mất.

Vì thế, tôi nghĩa rằng mục tiêu hiện nay của Việt Nam là giữ thế cân bằng hiện tại. Nhưng theo những gì Việt Nam thể hiện hoặc theo tham vọng địa chính trị và khẳng định thường xuyên từ phía Việt Nam, dự án chính trị trong dài hạn là lấy lại chủ quyền đối với toàn bộ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Theo tôi, căn cứ vào tranh chấp thuần túy Việt-Trung hiện tại, đây là điều không tưởng. Việt Nam khó lòng chinh phục được những khu vực họ không có. Ngược lại, họ có phương tiện cần thiết để bảo vệ những khu vực nằm dưới quyền kiểm soát của mình.

Giả sử Trung Quốc đối đầu mạnh mẽ với Hoa Kỳ và các đồng minh của Mỹ, rồi do nhiều lý do khác nhau, dẫn tới đối đầu trên biển. Nếu cuộc đối đầu này dẫn đến kết quả là sự hiện diện và ảnh hưởng của Trung Quốc bị thu hẹp ở Biển Đông, thì Việt Nam có thể được hưởng hệ quả tích cực và cho phép Việt Nam lấy lại quyền kiểm soát một phần lãnh thổ đã bị mất.

RFI : Ban tiếng Việt đài RFI xin chân thành cảm ơn nhà nghiên cứu, giảng viên đại học Laurent Gédéon.

Thu Hằng thực hiên

Published in Diễn đàn

Mỹ lôi kéo Việt Nam ngừng mua vũ khí của Nga ? (VOA, 12/02/2018)

Hoa Kỳ đang tìm cách lôi kéo Hà Nội mua vũ khí của mình, thay vì các quốc gia cung cấp truyền thống như Nga, Defense News mới nhận định.

bd1

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis trong chuyến thăm Việt Nam tháng trước.

Trang chuyên về tin tức quốc phòng này dẫn lời một quan chức của Bộ Ngoại giao Mỹ không nêu tên nói rằng phía Washington "khuyến khích" Việt Nam "đa dạng hóa" nguồn vũ khí, thay vì tập trung vào các nước như Nga.

Từ trước đến nay, Washington tìm cách lôi kéo quốc gia cựu thù mua vũ khí của mình trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường tuyên bố chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông bằng việc xây dựng rầm rộ các hòn đảo nhân tạo.

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quan hệ Quốc tế ở Hà Nội, nhận xét rằng "người Việt Nam rất hoan nghênh sự hiện diện gia tăng của Mỹ ở khu vực".

Ông nói thêm : "Việt Nam phải tiến hành các quan hệ của mình dựa trên các nguyên tắc phù hợp với lợi ích quốc gia của Việt Nam. Việt Nam ở trong vị thế khá độc đáo ở vùng Đông Nam Á này, đặc biệt là tại Biển Đông. Với vị trí chiến lược của mình, Việt Nam phải hình thành lập trường và đối sách có tính nguyên tắc và tính nguyên tắc này không thể vì sự biến động tức thời mà bị ảnh hưởng".

Mới đây, sau khi thăm Việt Nam, Đại sứ Tina Kaidanow, Phó Trợ lý Ngoại trưởng thứ nhất, phụ trách các vấn đề chính trị - quân sự, bày tỏ hy vọng rằng Việt Nam "sẽ cân nhắc các công ty Mỹ" khi mua vũ khí.

Phát biểu của quan chức ngoại giao này dường như lặp lại mong muốn trước đó của Tổng thống Donald Trump.

bd2

Tổng thống Trump chụp ảnh với lãnh đạo các nước trong đó có Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hội nghị thượng đỉnh APEC ở Đà Nẵng.

Trong chuyến thăm Việt Nam, đích thân ông Trump đã chào bán "máy bay, tên lửa" trong các cuộc gặp song phương với các lãnh đạo của quốc gia Đông Nam Á này.

Nguyên thủ Mỹ mong muốn Hà Nội "mua thiết bị từ Hoa Kỳ" vì "chúng tôi sản xuất máy bay và thiết bị quân sự tốt nhất".

Năm ngoái, trước khi ông Trump công du Việt Nam, chi nhánh tại Mỹ của Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel chi khoảng 40 nghìn đôla (hơn 900 triệu đồng) một tháng cho nỗ lực vận động về quốc phòng và vũ khí tại thủ đô Washington.

VTA Telecom Corporation đã thuê công ty McDermott Will & Emery vận động nhánh hành pháp và lập pháp của Hoa Kỳ về "các vấn đề liên quan tới an ninh quốc gia và quốc phòng của Việt Nam" cũng như "tìm cách tận dụng quyết định gần đây của Bộ Ngoại giao Mỹ về việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam nhằm tăng cường quan hệ giao thương quốc phòng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam".

bd3

Chiến đấu cơ F-16 của Mỹ.

Dù phía Mỹ đã dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương năm 2016, tới nay, hai nước vẫn chưa ký một thỏa thuận mua bán khí tài nào.

Nhận định về điều này, cựu trợ lý bộ trưởng Quốc phòng Mỹ David Shear từng nói với VOA tiếng Việt rằng "các hợp đồng mua bán vũ khí thường rất phức tạp và mất nhiều thời gian để thương lượng".

Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Thế giới Stockholm, Việt Nam từng chi hơn 4 tỷ đôla để mua sắm thiết bị quân sự năm 2015.

Phần lớn các máy bay chiến đấu và toàn bộ đội tàu ngầm của Việt Nam hiện nay được sản xuất tại Nga.

Viễn Đông

********************

Trung Quốc muốn thử nghiệm tàu thủy không người lái ở Biển Đông (RFI, 12/02/2018)

Theo trang thông tin của Mỹ Business Insider, hôm nay, 12/02/2018, Trung Quốc bắt đầu xây dựng một địa điểm ở Biển Đông để thử nghiệm các tàu thủy không người lái.

bd4

Ảnh minh họa : Hải quân Trung Quốc tập trận trên Biển Đông cuối tháng 06/2010© AFP/ Park Yeong-Dae

Trích dẫn Trung tâm Thông tin Internet Trung Quốc, Business Insider cho biết khu vực thử tàu thủy không người lái đã bắt đầu được xây dựng từ thứ Bảy tuần trước trên vùng Biển Đông, ngoài khơi thành phố Châu Hải (Zhuhai), nằm gần Macao và cũng cách không xa một trong những hải cảng lớn của Hồng Kông.

Trung tâm Thông tin Internet Trung Quốc mô tả dự án nói trên là "dự án lớn nhất thuộc loại này trên thế giới và là căn cứ chủ yếu của Trung Quốc về công nghệ tàu thủy không người lái". Đây là dự án chung của nhiều cơ quan của Trung Quốc, trong đó có chính quyền thành phố Châu Hải và Đại học Công nghệ Vũ Hán. Trường đại học này đã phát triển công nghệ tàu nổi không người lái cho chính phủ Trung Quốc từ nhiều năm nay.

Theo Business Inseder, cách đây một tuần, Trung Quốc cũng vừa hoàn tất đợt thử nghiệm đầu tiên các tàu thủy không người lái tại một nơi gần thành phố Đông Hoàn (Dongguan). Chiếc tàu này do Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung - Thâm Quyến phát triển, có thể thực hiện các chuyến tuần tra và hoạt động cùng các tàu không người lái khác. Với các tàu thủy không người lái, Trung Quốc có thể tuần tra ở các vùng biển xa và củng cố thêm các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Thanh Phương

**********************

Trung Quốc đưa chiến đấu cơ tàng hình tuần tra Biển Đông (Người Việt, 11/02/2018)

Trung Quốc đưa các loại chiến đấu cơ tối tân nhất, gồm cả hai loại chiến đấu cơ tàng hình SU-35 và J-20 phối hợp "tuần tra tác chiến" trên khu vực Biển Đông.

bd5

Chiến đấu cơ tàng hình Sukhoi SU-35 Trung Quốc mua của Nga bay huấn luyện. (Hình : Tân Hoa Xã)

Tân Hoa Xã hôm Thứ Bảy, 10 tháng Hai loan tin, ba ngày trước đó, Bắc Kinh đã đưa hai loại chiến đấu cơ tối tân nhất phối hợp bay "tuần tiễu tác chiến" trên khu vực Biển Đông nhưng không nói rõ vùng biển nào. Đi kèm với bản tin và hình ảnh là video clip Su-35 biểu diễn bay nhào lộn và cả tiếp nhiên liệu trên không.

Trung Quốc đặt mua 24 chiến đấu cơ tàng hình Sukhoi SU-35 hồi hai năm trước, nhận bốn chiếc hồi năm ngoái. Tin tức quốc tế cho hay hôm 4 tháng Hai, 2018, Trung Quốc đã nhận thêm 10 chiếc nữa và 10 chiếc còn lại sẽ nhận trong năm nay qua thương vụ trị giá $2 tỷ. Đây là loại chiến đấu cơ đa năng tối tân nhất của Nga, vốn là phiên bản cải tiến từ dòng SU-30, thường được đưa so sánh với F-22 Raptor của Mỹ. Còn J-20 là khu trục đa năng tàng hình do Trung Quốc sản xuất dựa trên các kỹ thuật đánh cắp từ nước ngoài.

Tân Hoa Xã nói rằng, dù mới nhận được không bao lâu nhưng Bắc Kinh đã đưa các loại khu trục tàng hình tối tân nhất của họ tới Biển Đông "tuần tra tác chiến", khu vực đang có sự tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa các nước trong khu vực, đặc biệt với Việt Nam.

Tân Hoa Xã thuật lời Wang Mingzhi (Vương Minh Chí) , một huấn luyện viên của Không Quân Trung Quốc biện minh cho hành động của họ là "giúp cải thiện khả năng duy trì chủ quyền quốc gia và an ninh cũng như lợi ích trên Biển Đông".

Một ngày sau khi khoe đưa các khu trục cơ tàng hình xuống "tuần tra tác chiến" trên Biển Đông, tờ Hoàn Cầu Thời Báo, phó sản của tờ Nhân Dân nhật báo ở Bắc Kinh, hôm Chủ Nhật, 11 tháng Hai, viện dẫn nhận định của các chuyên viên nước này khoe Trung Quốc sẽ chiến thắng nếu có cuộc chiến xảy ra trên Biển Đông.

Tờ Hoàn Cầu thuật lời Lý Kiệt, một chuyên viên về Biển Đông của Bắc Kinh, như một cách phản ứng lại phát biểu của đề đốc Phillip Sawyer, tư lệnh Hạm đội 7 của Mỹ, căn cứ tại Nhật, khi ông lập lại lời nói của những giới chức Hải Quân khác của Mỹ cam kết bảo vệ quyền tự do hải hành và phi hành trên các vùng biển quốc tế trên Biển Đông qua cuộc phỏng vấn của thông tấn Nhật Kyodo News.

Hoa Kỳ, theo quy định của Công ước Quốc tế về Luật Biển (UNCLOS) không coi các vùng biển đảo bồi đắp từ các bãi đá ngầm và những vùng tranh chấp trên Biển Đông là "chủ quyền" của Trung Quốc như lâu nay Bắc Kinh vẫn ngang ngược xác nhận.

Không thấy Hà Nội có hành động gì dù là lên tiếng suông về sự thách đố ngang ngạnh của Bắc Kinh khi đưa các chiến đấu cơ tàng hình tới Biển Đông. Một ngày nào đó không xa, chúng sẽ đáp xuống các phi trường và các căn cứ tại các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đã xây dựng tại quần đảo Trường Sa, vốn là các bãi đá ngầm cướp của Việt Nam năm 1988.

Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) có một chuyên mục tên "Biên giới biển đảo Việt Nam" không thấy đề cập gì về chuyện máy bay chiến đấu tối tân của Trung Quốc bay trên vùng trời thuộc chủ quyền Việt Nam mà Hà Nội vẫn thỉnh thoảng nhắc đi nhắc lại. Còn tờ Quân Đội Nhân Dân, báo tuyên truyền của bộ Quốc Phòng cộng sản Việt Nam, luôn luôn nín lặng trước những thứ thông tin nhạy cảm đụng đến tình nghĩa "16 chữ vàng" và "4 tốt" như thế này.

Giữa tháng Giêng, 2016, người ta thấy một số báo trong nước kêu ca hàng chục lần phi cơ Trung Quốc xâm phạm vùng bay an toàn của Việt Nam trên Biển Đông. Từ đó đến nay nín lặng dù tình trạng không có gì cải thiện.

Hôm Thứ Bảy 10, tháng Hai, 2018, người ta thấy TTXVN loan tin "Nhân dịp Tết Mậu Tuất sắp tới, Đại Sứ Việt Nam tại Trung Quốc Đặng Minh Khôi ngày 8 tháng Hai đã tới chúc Tết Ban Liên Lạc Đối Ngoại Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc – cơ quan đầu mối trong việc thúc đẩy, phối hợp, triển khai các hoạt động giao lưu, hợp tác giữa Đảng cộng sản Trung Quốc với các chính đảng nước ngoài, trong đó có Đảng cộng sản Việt Nam".

Trước đó, TTXVN nói "Ngày 8 tháng Hai, 2018, tức 23 tháng Chạp năm Đinh Dậu, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã trao đổi thư chúc mừng năm mới nhân dịp nhân dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán Mậu Tuất. Hai tổng bí thư cùng đánh giá tích cực sự phát triển của quan hệ Việt-Trung trong năm qua, khẳng định mong muốn và quyết tâm đưa quan hệ hữu nghị truyền thống và đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai đảng, hai nước tiếp tục phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, ngày càng tốt đẹp, bền vững vì lợi ích của nhân dân hai nước".

Bắc Kinh vừa chúc tết lãnh tụ đảng cộng sản Việt Nam trong khi vẫn đưa các chiến đấu cơ tàng hình xuống Biển Đông để dằn mặt Hà Nội. (TN)

Published in Quốc tế
vendredi, 16 juin 2017 23:48

Truy tố Đồng Tâm, khôn mà ngu

Vụ Đồng Tâm đúng như kịch bản của rất nhiều người dự đoán : Hà Nội sẽ vờ vịt giải hòa, hứa không truy tố bằng một tờ giấy viết tay, sau đó đợi mọi việc lắng xuống, cho an ninh kèm từng người, cài cắm vào làng và bắt đầu truy tố. Hành vi truy tố của chính quyền Hà Nội, hiểu như thế nào cũng đúng, lật lọng, tráo trở cũng đúng mà làm theo đúng truyền thống cộng sản cũng đúng. Vấn đề là cái đúng này rất khôn, khôn đến mức dại. Vì sao nói khôn mà dại ?

truyto1

Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đi đến nhà văn hóa thôn Hoành (Đồng Tâm), nơi lưu giữ các cán bộ, chiến sĩ - Ảnh: Văn Duẩn

Khôn bởi đây là một loại tiểu xảo để lừa dân được ông Chung, chủ tịch Hà Nội dùng rất ngọt, lừa đến mức ngoạn mục, bà con Đồng Tâm mừng vui hát vang "như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng…" để ăn mừng vụ việc êm xuôi. Và họ ngây ngô không hiểu rằng đây chỉ là một đòn nghi binh, kế hoãn binh của ông Chung và đảng.
Khôn bởi được cả hai chuyện, vừa làm cho chuyện đất đai ở Đồng Tâm trở nên rối mù và nhập nhằng với án hình sự, vừa có thời gian để củng cố chiến thuật cũng như lực lượng mà hành động với bà con Đồng Tâm giống như từng làm với bà con ở Văn Giang, Hưng Yên và nhiều vụ khác. 

Khôn bởi sau vụ bắt giữ một nhóm cảnh sát cơ động, người dân đã thấm mệt bởi vừa tốn cơm, vừa tốn áo quần lại vừa mất công theo dõi, canh gác... Đủ thứ mất công nhưng chẳng mang lại kết quả nào, chuyện này dễ gây nản và nếu có thêm một lần nữa, khả năng bắt giữ sẽ thấp hơn khả năng chiến đấu trực diện. Mà dân chiến đấu trực diện dù sao công an cũng dễ bề ra ra tay hơn !

Và khôn bởi dù có như thế nào đi nữa thì dân cũng phải bị đặt ngoài quyền lợi của đảng cũng như các nhóm lợi ích liên đới của đảng. Các nhóm lợi ích được bảo vệ, được trương nở theo thời gian sẽ tạo ra thành trì của quyền lực, tiền bạc cho đảng, dân chỉ được phép đứng bên ngoài thành trì ấy và đương nhiên, danh dự của dân bao giờ cũng được đặt lên cao nhất trên bãi đất rộng của dân đen. Khôn, quá khôn, khôn đến độ ngu ngốc !

Ngu ngốc vì cho đến bây giờ, có mù người ta cũng dễ dàng nhận thấy kẻ muốn giải thể đảng cộng sản càng sớm càng tốt không ai khác ngoài Trung Quốc. Bởi cho đến thời điểm hiện nay, hiệu dụng của con cờ Việt Nam trên bàn cờ chính trị khu vực đối với Trung Quốc là đã hết. Nếu vứt bỏ con cờ Việt Nam vào sọt rác, cải tổ chính trị Việt Nam trong lúc này sẽ là cơ hội lớn nhất và tốt nhất để Trung Quốc xua quân đánh chiếm toàn bộ hệ thống đảo Trường Sa do Việt Nam nắm chủ quyền. Bởi không có gì tê liệt quân đội và hệ thống an ninh tốt hơn lúc chuyển giao chính trị. Mà chỉ có độc chiếm Biển Đông thì Trung Quốc mới hết sợ Hoa Kỳ, khi nào Biển Đông còn nằm trong tay Việt Nam, Trung Quốc còn sợ Hoa Kỳ.

Ngu bởi vì Hoa Kỳ chưa bao giờ xử tệ với cộng sản Việt Nam, kể từ khi bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton đến nay. Việt Nam nếu xét trên mối quan hệ Việt – Mỹ thì chỉ có lợi chứ chưa có bất kì thứ thiệt hại nào. Và nói cho cùng thì kẻ muốn cộng sản Việt Nam tồn tại lại là Mỹ chứ không phải Trung Quốc. Cách đối đãi của chính phủ Mỹ qua các đời Tổng thống, nhất là khi lãnh đạo cộng sản Việt Nam sang thăm Mỹ đều là nghi thức dành cho thượng khách chứ không phải đối đãi như tiếp một thằng đàn em nhãi nhép mà Trung Quốc đã dành cho lãnh đạo Việt Nam từ trước tới nay.

Bởi dù sao thì Mỹ cũng đặt quyền lợi của Mỹ lên cao nhất, hiện tại, quyền lợi của Mỹ trên Thái Bình Dương tùy thuộc hoàn toàn vào sức mạnh của họ trên biển Đông. Trong khi đó, nếu như cộng sản Việt Nam chết, ngay lúc khâm liệm chủ nghĩa cộng sản tại quốc gia hình chữ S này, Trung Quốc chiếm lấy các đảo, đưa thêm vũ khí, quân sự vào nữa, tiếp sau đó là thiết lập hệ thống qui chế phô trương sức mạnh bá quyền trên biển Đông thì Mỹ chỉ còn nước nói ngọng cho qua chuyện chứ chẳng còn cơ hội để giữ sức mạnh trên biển Đông. Chính vì vậy mà Mỹ mới cưu mang cộng sản, nuôi dưỡng dân chủ cho Việt Nam. Và khi nào dân chủ Việt Nam đủ mạnh, cộng sản buộc lòng phải tự chuyển hóa, nới rộng mọi ràng buộc đối với nhân dân Việt Nam.

Mặt khác, Mỹ tiếp tục ủng hộ cho cộng sản Việt Nam một cách có ràng buộc nhân quyền, tự do, dân chủ để đổi lại đó, cộng sản Việt Nam có cơ hội thủ đắc các loại vũ khí tối tân do Mỹ cung cấp, tạo sức mạnh quốc phòng để phòng thủ trước Trung Quốc. Và không phải tự dưng mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sang thăm Mỹ để rồi các doanh nhân Việt ký hợp đồng kinh tế hàng chục tỉ đô la mà ông Phúc thừa hiểu là ông chẳng chấm mút được gì trong các hợp đồng này nhưng nếu ký ở Trung Quốc thì ông đầy túi.

Và chừng đó cho thấy rằng Nguyễn Đức Chung cũng như hệ thống đảng trị còn ấu trĩ, chưa nhận ra vấn đề mà chỉ biết khôn lõi với dân. Thử tưởng tượng nếu Mỹ không ủng hộ vì nhân quyền, dân chủ tại Việt Nam quá kém, trong khi đó nhân dân trở nên căm ghét, thành thế lực thù địch của đảng, thì liệu còn cơ hội nào để cộng sản Việt Nam tồn tại một khi Trung Quốc ra tay ?

Mà việc Trung Quốc ra tay để triệt hạ đảng cộng sản Việt Nam là việc đương nhiên, vấn đề chỉ là thời gian. Bởi hiện tại, những thứ họ muốn có ở Việt Nam, họ đã được Việt Nam răm rắp cung phụng. Họ chỉ cần sự cáo chung của cộng sản Việt Nam bằng cách này hay cách khác, để trong lúc thay đổi, họ ra tay trên iển Đông và thậm chí tạo ra những khu tự trị trong đất liền, và sau đó, khi chế độ chính trị mới lên thay thế, họ lại cãi chày cãi cối về chủ quyền/chủ thể biển Đông và cơ hội kiện lấy lại các đảo của chính thể mới sẽ rất thấp, một kiểu Hoàng Sa khác ở Trường Sa và đất liền.

Hiện tại, mối lo lớn nhất của Trung Quốc đối với Việt Nam chính là cộng sản Việt Nam tự chuyển hóa dân chủ và không còn cần nhờ Trung Quốc hỗ trợ giữ độc tài/độc đảng cũng như các thế hệ dân chủ Việt Nam có mặt trong chính phủ, nhà nước đứng ra kiện lấy lại Hoàng Sa, Trường Sa, tạo chuỗi hành động thích ứng. Bởi một khi đã có sự chuyển hóa, không có sự sụp đổ chính thức và không khép lại một triều đại chính trị thì cơ hội "chực chợ cháy cướp bánh tráng" của Trung Quốc trên biển Đông gần như là không có. 

Mà trong lúc tình hình khu vực, tình hình biển Đông như dầu sôi lửa bỏng, cơ hội mới mở ra khi Mỹ bắt tay chặt hơn với Việt Nam thì Chung và bộ sậu Hà Nội còn nghĩ đến những chuyện vớ vẩn kiểu truy tố người dân Đồng Tâm – vừa ăn cướp vừa la làng như vậy thì có khi mất cả chì lẫn chài. 

Bởi không có gì đáng sợ hơn là vừa mất lòng dân, vừa mất đồng minh tốt bụng và chịu cảnh tiếp tục cúi luồn, bợ đỡ cho kẻ sắp ăn thịt mình ! Chỉ có thể nói rằng đó là một lựa chọn ngu ngốc !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 16/06/2017 (VietTuSaiGon's blog)

Additional Info

  • Author Viết từ Sài Gòn
Published in Diễn đàn