Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Chỉ trong hai tuần lễ, diễn biến vụ Thủ Thiêm đã xoay cực một cách đáng kinh ngạc.

baochi1

Phải chăng vào khoảng thời gian báo chí bị ‘khóa miệng’, một nhóm quyền lực - lợi ích mới đang bí mật đàm phán với nhóm quyền lực - lợi ích cũ để ‘chuyển giao với giá rẻ’ một phần lớn hoặc toàn bộ đất vàng ở Thủ Thiêm ? Ảnh : Quang Hiếu/VGP.

Trong tuần đầu tiên của vụ ‘khủng hoảng Thủ Thiêm’, vụ việc đã được xới tung lên và trở nên ồn ào một cách đầy chủ ý. Báo chí nhà nước ồ ạt vào cuộc và tung tin bài như thể vô số bất công của vụ Thủ Thiêm mới được phát hiện lần đầu tiên.

Cũng khá nhanh chóng, đã có những tờ báo và facebooker chỉ mặt điểm tên các quan chức đứng đầu bảng về liên đới trách nhiệm phê duyệt quy hoạch Thủ Thiêm trong quá khứ : Nguyễn Văn Đua – Phó chủ tịch ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Lê Thanh Hải – Chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh và sau đó là Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyễn Văn Đua bị ‘tố’ là đã ký một quyết định về quy hoạch Thủ Thiêm mà đã vượt quyền khi phủ nhận cả quyết định trước đó của Thủ tướng chính phủ.

Còn Lê Thanh Hải – vào thời còn là chủ tịch thành phố, đã ‘dọn đường’ cho việc thay đổi quy hoạch Thủ Thiêm giải tỏa lố sang 160 ha đất mà trước đó dùng làm khu vực tái định cư cho dân, đẩy đuổi thêm nhiều ngàn người dân Thủ Thiêm khỏi nơi ở và cũng là chỗ sinh nhai duy nhất của họ.

Bầu không khí cứ như là sắp khởi tố điều tra vụ Thủ Thiêm đến nơi.

Nhiều quan chức của Thành phố Hồ Chí Minh và bộ ngành liên quan vội vã lên tiếng thanh minh để tránh trách niệm của quá khứ và hiện tại. Nếu Tất Thành Cang – Phó bí thư thường trực thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, đã phải nhập viện Chợ Rẫy ngay sau khi một bài viết về những dấu hiệu tiêu cực của ông Cang xuất hiện trên báo Người Tiêu Dùng, người ta có thể hình dung tâm trạng lo âu và bất an đến thế nào của nhiều quan chức khác.

Không còn nghi ngờ gì nữa, ‘lò’ của Nguyễn Phú Trọng đã di dời vào Sài Gòn và đang tỏa sức nóng ngày càng thiêu đốt. Mà cuộc đời của rất nhiều quan chức lại không thể không ít nhất vài ba lần nhúng chàm. Ai cũng cảm thấy mình sắp sửa bị tống vào ‘lò’.

Trong những ngày này, chắc chắn không ít dư luận người dân và công chức đang ủng hộ Nguyễn Phú Trọng trong chiến dịch truy quét tham nhũng ở Thủ Thiêm. Tuy nhiên, sau tuần đầu tiên bùng nổ truyền thông về Thủ Thiêm, sang tuần tiếp theo báo chí đã im bặt một cách kỳ lạ.

Chỉ có thể hiểu là nếu vào tuần đầu tiên, báo chí được ‘mở miệng’ là do Ban Tuyên giáo trung ương bật đèn xanh, thì đến tuần sau đó cũng chính cơ quan tuyên giáo này siết ‘vòng kim cô’ ; trên đầu hơn 800 tờ báo nhà nước.

Vào cuối tuần đầu tiên của vụ Thủ Thiêm, có tin Trưởng ban Tuyên giáo trung ương Võ Văn Thưởng đã vào Sài Gòn làm việc và yêu cầu báo chí ngừng đăng bài về vụ này.

Một lần nữa kể từ sau vụ Formosa, ‘nền báo chí cách mạng’ cùng hơn 800 tờ báo như thể bị một cái bạt tai ‘rọ mõm’.

Trong vụ Formosa, báo chí nhà nước cũng bị Ban Tuyên giáo trung ương ‘khóa miệng’ sau khoảng một chục ngày ‘xả xu pap’.

Không khí lắng bặt quá đột ngột như thế càng khiến người dân vẫn lờ mờ nhìn thấy bóng dáng một nhóm quyền lực và lợi ích khổng lồ nào đó đứng đằng sau, hoặc sát bên cạnh chiến dịch này, thậm chí sát cạnh ông Trọng. Nhóm đó là nhóm nào, gồm những ai ? Nhóm quyền lực – lợi ích này có lợi dụng chiến dịch của ông Trọng để ‘tống tiền’ nhóm quyền lực – lợi ích cũ của Lê Thanh Hải ?

Bởi một kịch bản mà nếu trở thành hiện thực thì người dân sẽ phải dìm chút hy vọng còn lại vào Nguyễn Phú Trọng xuống tận đáy : sau khi đã có kết quả kiểm tra hoặc thanh tra, một thế lực chính trị – lợi ích sẽ lấy kết quả đó để tống tiền và ngã giá với những quan chức sắp bị tống vào ‘lò’. Lối thoát duy nhất của những quan chức này là phải ‘ói ra’, tức phải nhả ra nhiều lô đất vàng tại khu vực Thủ Thiêm cho nhóm lợi ích mới với giá cực thấp hoặc ‘cho không’. Nếu chịu ‘ói ra’, sẽ chẳng có quan chức nào phải trả giá, hoặc cùng lắm chỉ bị ‘cách hết mọi chức vụ trong quá khứ’ như một động tác ma mị đối với dân chúng. Và cũng chẳng có đồng tiền bồi thường nào đến tay dân oan, mà tất cả sẽ chui vào túi của những kẻ tống tiền.

Còn giờ đây, đang có dấu hiệu chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh xin trung ương ‘xử lý nội bộ’, còn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa tổ chức một cuộc họp về vụ Thủ Thiêm với kết luận rất nước đôi và rất yếu ớt, như thể ông Phúc đang cố che chắn cho một nhóm lợi ích nào đó đã ‘ăn đất’ ở cái vùng đất đã chứng kiến không ít oan hồn dân oan phẫn uất này.

Trong kết luận chỉ đạo của mình, Thủ tướng Phúc dường như đã cố tình bỏ qua việc làm rõ tính pháp lý của Quyết định 367 của Thủ tướng Võ Văn Kiệt và một quyết định ‘thay thế’ của Phó chủ tịch chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Đua.

Ông Phúc cũng hoàn toàn không đề cập một từ nào về sự biến mất vô cùng khó hiểu của tấm bản đồ gốc quy hoạch Thủ Thiêm được phê duyệt vào năm 1996. Ông Phúc cũng chỉ dùng từ ‘sai sót’ đối với trách nhiệm của giới quan chức Thành phố Hồ Chí Minh, trong khi vụ Thủ Thiêm có quá nhiều dấu hiệu của hành vi ‘cố ý làm trái’ và tham nhũng…

Phải chăng vào khoảng thời gian báo chí bị ‘khóa miệng’, một nhóm quyền lực – lợi ích mới đang bí mật đàm phán với nhóm quyền lực – lợi ích cũ để ‘chuyển giao với giá rẻ’ một phần lớn hoặc toàn bộ đất vàng ở Thủ Thiêm ?

Và những quan chức cao cấp nào đang có vai trò ‘đạo diễn’ cho cuộc đi đêm như thế ?

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 17/05/2018

Published in Diễn đàn

Vụ việc dân oan Thủ Thiêm kéo dài suốt 20 năm qua, có thể xem là hệ lụy của cơ chế "Đảng cử dân bầu".

bunhin0

Vụ Thủ Thiêm : Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh tiếp xúc cử tri quận 2

Lỗi hệ thống ?

Dân quận 2, Sài Gòn hỏi bà Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh : "Hai nhiệm kỳ Đại biểu quốc hội ở Thủ Thiêm, bao nhiêu lời bà đã hứa, bao nhiêu cảnh khổ bà đã nghe, đã chứng kiến ? Bà có giải quyết cho dân được không ? Nếu không, nghỉ đi cho người khác làm".

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Quyết Tâm rất bản lĩnh : "Cô bác giận, bức xúc, nói nặng đến đâu tôi cũng nghe được. Chỉ lo cho sức khỏe cô bác, giận quá cũng mệt lắm..".. Bà hứa khéo thay cho việc trả lời có từ chức hay không : "Vấn đề Thủ Thiêm còn bức xúc, cô bác còn nêu ý kiến thì chúng tôi còn chỉ đạo rà soát, chúng tôi sẽ không dừng lại. Không phải chúng tôi ray rứt rồi để đó, nghe ý kiến rồi để đó, còn một ý kiến phán ánh chúng tôi còn đeo bám, chúng tôi hứa như vậy".

Bà Tâm dùng từ "chúng tôi" là xác đáng, vì ở đây lỗi không phải chỉ mình bà.

Trong danh sách trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII, bầu cử ngày 22 tháng 5 năm 2011 tại Đơn vị bầu cử số 7 : quận 2, quận 9, quận Thủ Đức của Thành phố Hồ Chí Minh gồm có các ông bà sau : 1. Ông Huỳnh Ngọc Ánh, Bí thư Đảng ủy, Thẩm phán, Phó Chánh án Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ; 2. Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy ; 3. Bà Nguyễn Đoàn Thùy Trang, Phó Tổng Biên tập, Bí thư chi bộ báo Khoa học phổ thông, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ cơ quan Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong danh sách trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XI tại Đơn vị bầu cử số 7 : quận 2, quận 9, quận Thủ Đức của Thành phố Hồ Chí Minh gồm có các ông bà sau : 1. Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ; 2. Ông Phan Nguyễn Như Khuê, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh (từ tháng 8-2016, ông Khuê giữ chức vụ phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh) ; 3. Bà Trịnh Ngọc Thúy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy, Trưởng phòng Phòng Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (hiện nay bà Thúy là phó chánh tòa Thành phố Hồ Chí Minh)

Như vậy, "đầu vụ" trách nhiệm với dân oan Thủ Thiêm là bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, người 2 nhiệm kỳ liên tiếp là đại biểu cho cử tri quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức. Các "liên đới" như phó chánh tòa Huỳnh Ngọc Ánh, phó tổng biên tập Nguyễn Đoàn Thùy Trang, giám đốc sở Phan Nguyễn Như Khuê, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra Đảng ủy tòa án Trịnh Ngọc Thúy không thể thoái thác trách nhiệm.

Các ông bà nghị kể tên ở trên vì sao đã "mũ ni che tai" suốt nhiệm kỳ làm Đại biểu quốc hội là điều cần truy xét. Bởi với nghiệp vụ chuyên môn sâu về pháp lý như ông Huỳnh Ngọc Ánh, bà Trịnh Ngọc Thúy thì hồ sơ dân oan Thủ Thiêm là trong tầm tay giải quyết. Còn bà Nguyễn Đoàn Thùy Trang trên cương vị đứng đầu một tờ báo, bà đã thiếu dũng khí và phụ lòng tin của cử tri khi không lên tiếng cho những khuất tất mà người dân Thủ Thiêm phải gánh chịu.

Tin rằng bà Nguyễn Đoàn Thùy Trang còn nhớ, năm 2015, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải được báo chí ca ngợi hết lời vì chỉ mất 30 phút tiếp dân đã giải quyết được vụ khiếu kiện đất đai ròng rã gần 10 năm của ông Lê Văn Lâm ở quận 12. Năm sau, ông Lê Thanh Hải lại xuất hiện tươi tắn trên nhiều tờ báo, khi cũng chỉ vài mươi phút, đã giải quyết xong vụ khiếu kiện kéo dài 25 năm của ông Võ Văn Khuyến ở quận 6… Thế nhưng vì sao ở Thủ Thiêm khi ấy Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải lại im lặng ?

Người dân không có cơ hội nào cho lá phiếu cử tri

Công tâm mà nói lỗi ở đây không hoàn toàn thuộc về các ông, bà nghị. Người dân chỉ được chọn lá phiếu cử tri trên danh sách mà Đảng cấp trên đưa ra với tên gọi là ‘hiệp thương’. Các ông, bà được Đảng tín nhiệm cử ra cho người dân chọn bầu giống như kiểu so bó đũa chọn cột cờ. Nôm na, dân thì đi bầu theo danh sách Đảng cử ra, và lẽ ấy nên người ta gọi là cơ chế Đảng cử, dân bầu

Do đó ngay cả khi cử tri chọn đúng, thì quyền lực thực tế của các ông, bà nghị này vẫn lệ thuộc vào sự liêm chính đến đâu của ông, bà Bí thư Đảng cấp trên – với Thành phố Hồ Chí Minh trong vụ Thủ Thiêm là Bí thư Lê Thanh Hải, Bí thư Đinh La Thăng.

Bà Dương Thu Hương, nguyên phó Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từng chia sẻ rằng : "Tôi rất xấu hổ khi nói rằng Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, có quyền gì đâu mà bảo là cơ quan quyền lực cao nhất ?. Thế rồi Đại biểu Quốc hội là đảng viên thì lại không dám phát biểu cái gì theo chính kiến của mình, mà lại phải giơ tay đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước. Cho nên nếu là một Đại biểu quốc hội, vừa là đảng viên vừa là Đại biểu quốc hội thì trong con người đó hoàn toàn mâu thuẫn, tức là không đảm bảo được quyền lợi của cử tri, mà phải thực hiện vai trò đảng viên của mình. Và có thể lúc ấy là phải hy sinh cái quyền lợi của cử tri…".

Gần 8 năm trước ở dịp Quốc khánh năm 2010, nhà báo Nguyễn Anh Tuấn của tờ Tuần Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn nguyên Bộ trưởng tư pháp Nguyễn Đình Lộc [http ://bit.ly/2IvYfZB]. Ông Nguyễn Anh Tuấn hỏi : - Vậy ai chịu trách nhiệm xây dựng thể chế, thiết chế này ? Để chậm trễ như vậy ai chịu trách nhiệm ? Nguyễn Đình Lộc trả lời : - Khi nói đến thể chế là phải Quốc hội. Nhưng Quốc hội dưới sự lãnh đạo của Đảng. Chẳng hạn muốn sửa Hiến pháp phải chờ Đại hội Đảng quyết. Đảng quyết rồi mới thành quyết định của Quốc hội.

Xem ra thì với vụ Thủ Thiêm đang được thổi bùng lên hiện nay cũng đến từ quyết định của Đảng. Ngay cả sắp tới đây Bộ Luật Lao động với chế độ nghỉ hưu sẽ như thế nào, lương bổng ra sao, những ai sẽ được cơ cấu vào ghế quan chức cấp cao… cũng lệ thuộc hoàn toàn vào nghị quyết được Hội nghị Trung ương 7 khóa XI ban hành.

Nói thêm về cách chọn "ai sẽ làm quan" của Đảng. Trong vụ việc sai phạm của bà cựu phó bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Phan Thị Mỹ Thanh vừa bị Ban bí thư cách hết các chức vụ trong Đảng, vào sáng ngày 10-5, Đảng ủy Văn phòng UBND tỉnh Đồng Nai thông báo đã xử lý kỷ luật cảnh cáo về mặt Đảng đối với ông Võ Thanh Nhuận, trưởng phòng đầu tư (thuộc Văn phòng UBND tỉnh).

Ông Nhuận bị kỷ luật do đã tham mưu cho bà Thanh ký văn bản trái thẩm quyền cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Cường Hưng (doanh nghiệp của chồng bà Thanh) làm dự án khu dân cư - dịch vụ thương mại xã Phước Tân (Thành phố Biên Hòa). Ông Nhuận còn tham mưu cho UBND tỉnh Đồng Nai ký văn bản gia hạn hoạt động bến thủy trái pháp luật của Công ty Cường Hưng.

Lỗi của thầy dùi ? Vậy trình độ đọc – hiểu của một người ở tầm phó bí thư tỉnh ủy, trưởng đoàn Đại biểu quốc hội Đồng Nai lẽ nào tệ đến vậy ? Đây cũng là một hệ lụy của Đảng cử, dân bầu.

Cát Tường

Nguồn : VNTB, 15/05/2018

Published in Diễn đàn

Vụ việc đất đai ở Thủ Thiêm, Thành phố Hồ Chí Minh, đã 'động đến các quyền' của người dân và 'động đến những khoản chi rất lớn', một cựu quan chức trong Ban lãnh đạo Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam thừa nhận với Bàn tròn thứ Năm của BBC News Tiếng Việt.

thuthiem1

Người dân Thủ Thiêm mang bản đồ quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm tới chất vấn Đại biểu quốc hội trong buổi tiếp xúc cử tri ngày 9/5

Cần phải đưa những quan chức liên quan, không chỉ các cựu quan chức lãnh đạo thành phố hữu trách trong các giai đoạn có liên quan, mà cả những 'bộ, ban, ngành' và những quan chức lãnh đạo các cuộc thanh tra, điều tra mà không phát hiện các 'sai phạm nghiêm trọng' ra xem xét trách nhiệm, theo một số nhà quan sát, phân tích, bình luận thời sự và chính sách từ Việt Nam.

Trước hết, từ Hà Nội, ông Lê Truyền, cựu Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, nói với Bàn tròn hôm 10/5/2018 :

"Vấn đề Thủ Thiêm thì tôi cũng mới được nghe thông tin thôi, nhưng mà cũng thấy có nhiều chuyện liên quan đến quản lý đất đai, đến vai trò của quản lý nhà nước và nó liên quan đến những dự án lớn, đụng đến những quyền của nhân dân về đất đai, rồi đụng đến những khoản chi rất là lớn.

"Bây giờ tôi vẫn tiếp tục theo dõi và ở trong Thành phố Hồ Chí Minh cũng có nhiều ý kiến. Hôm nay, mới được nghe tin là Đoàn Đại biểu của Quốc hội có về tiếp xúc với nhân dân ở Quận II, rồi với nhân dân ở Thủ Thiêm và tôi thấy đáng mừng là bởi vì đã nổ ra những câu hỏi, những nhu cầu, những nguyện vọng và Đoàn Đại biểu cũng đã trả lời là sẽ giải quyết và sẽ sớm báo cáo với Đảng, với chính quyền thành phố để đáp ứng nhu cầu đặt ra của nhân dân".

Bình luận phản hồi tại chỗ về ý kiến này của ông Lê Truyền, từ Sài Gòn, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, nguyên Phó Viện trưởng Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, nói với Bàn tròn :

"Tôi xin có một bình luận nhỏ đó là việc tiếp xúc với cử tri Quận II cho đến bây giờ mới làm một cách công khai, có nhiều cử tri dân oan mới được tham gia những buổi tiếp xúc như thế này, theo tôi là quá muộn rồi !".

thuthiem2

Báo chí trong nước cho biết có nhiều chuyện liên quan đến quản lý đất đai đụng đến những quyền của nhân dân về đất đai.

'Muộn vẫn còn hơn không ?'

Khi được đề nghị đáp lời, cựu Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, ông Lê Truyền nói :

"Vâng thì tôi cũng thấy là muộn, nhưng còn hơn là không bởi vì việc cũng mới nổ ra và Đoàn Đại biểu cũng đã tổ chức được những cuộc tiếp xúc, đối thoại với cử tri, như thế cũng rất là cần thiết, còn cái chậm theo tôi còn liên quan đến việc 'Anh đã phát hiện ra tình hình ở Thủ Thiêm được sớm hay chưa ?', thì cái ấy lại còn liên quan đến những chuyện khác.

Trả lời câu hỏi của khán giả gửi tới Bàn tròn trực tuyến này về vấn đề ai phải chịu trách nhiệm trong vụ việc đất đai ở Thủ Thiêm, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu nói :

"Tất nhiên lãnh đạo cao nhất của thành phố thời kỳ mà tiến hành quy hoạc và giải tỏa Thủ Thiêm như vậy", chuyên gia này nói và giải thích thêm :

"Là người đứng đầu của chính quyền thành phố, thì tất nhiên phải chịu trách nhiệm về những việc xảy ra, đặc biệt những việc làm tổn hại đến nhân dân, không thể để trách nhiệm cho người khác được".

Khi được hỏi 'chịu trách nhiệm thế nào', Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu nói thêm trên quan điểm riêng :

"Theo tôi được biết trong năm ấy, đồng chí Bí thư Thành ủy [khi đó] là người chỉ đạo trực tiếp tất cả những việc này, vậy đối với tôi là một người cán bộ bình thường, thì mình đã nhận việc gì và trong tầm trách nhiệm của mình thì việc tốt, việc xấu, mình cũng phải chịu trách nhiệm.

"Và đến bây giờ, khi quá trình giải tỏa Thủ Thiêm để lại quá nhiều những sai lầm như thế, để lại quá nhiều tổn hại cho nhân dân như thế, thì chắc chắn đồng chí Bí thư Thành ủy thời kỳ đó phải chịu trách nhiệm".

Ai phải chịu trách nhiệm ?

Cũng từ Sài Gòn, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, nêu quan điểm riêng cho rằng nếu nói về vấn đề trách nhiệm thì nhiều người phải chịu trách nhiệm, mà không chỉ riêng vị trí cựu Bí thư Thành ủy hay nguyên Phó Bí thư Thành ủy, cựu Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh, mà theo ông có thể có những trường hợp và cơ quan 'bộ, ngành' khác nữa, ông nói :

"Tôi cho rằng về mặt trực tiếp vào thời điểm đó, thời điểm xét quy hoạch Thủ Thiêm, thì ông Chủ tịch UBND Thành phố vào thời kỳ đó và ông Phó Chủ tịch UBND Thành phố thời kỳ đó phải chịu trách nhiệm".

Theo nhà báo tự do này, thì người được cho là 'ký văn bản vượt thẩm quyền' vào văn bản thay thế văn bản của Thủ tướng Chính phủ mà "được coi là dọn đường, mở đường để giải tỏa lố 160 héc-ta đất dành cho tái định cư cho người dân, chính là người phải chịu trách nhiệm".

"Nhưng mà không chỉ vậy, mà thời kỳ đó còn phải xét các bộ ngành liên quan, đặc biệt là Bộ Xây dựng, vai trò của Bộ Xây dựng lúc đó như thế nào ? Tôi đang nghe đến lúc này một Thứ trưởng Bộ Xây dựng lên tiếng bảo vệ quan điểm rằng văn bản của ông Đua ký là đúng, và nếu xét Quy hoạch Thủ Thiêm là Quy hoạch năm 2002, chứ không phải là Quy hoạch năm 1996, như vậy là bảo vệ cho quan điểm giải tỏa lố đất đai của người dân.

"Thành thử phải quy luôn trách nhiệm những nhân vật của Bộ Xây dựng và cao hơn nữa là những nhân vật đã duyệt, phê duyệt Quy hoạch năm 2002, 2003 trở đi, đó là những nhân vật nào ở Chính phủ ? Và quan điểm của tôi là vụ Thủ Thiêm là một vụ trọng án, đại án quốc gia rất lớn, vì ở đây có dấu hiệu tham nhũng kinh khủng", ông Phạm Chí Dũng nêu quan điểm riêng của mình.

Ngoài ra, ông Dũng cũng cho rằng những quan chức lãnh đạo các đợt kiểm tra, thanh tra đất đai trong vụ Thủ Thiêm mà 'không phát hiện ra sai phạm gì' từ trước đến nay, cũng phải chịu trách nhiệm.

Cần xử lý thế nào ?

Từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Hà Nội, Phó Giáo sư Tiến sĩ Phạm Quý Thọ, chuyên gia về chính sách công, nêu bình luận về việc nên giải quyết, xử lý vụ Thủ Thiêm ra sao cho thấu tình, đạt lý, ông nói :

"Vụ việc Thủ Thiêm đẩy lên một cao trào rất mạnh của hậu quả gọi là 'Sở hữu toàn dân và nhà nước' về đất đai, thì nay cần phải xét lại hết, thế mà chúng ta chỉ thấy nhà nước quản lý đất đai thông qua các quy hoạch, thậm chí bây giờ những nhà quản lý dấu đi, hoặc vì lý do gì đấy, người ta 'thất lạc' trong nháy nháy.

"Thì những việc này cần phải hoàn thiện thể chế một cách quyết liệt, mọi chính sách mà hướng tới Thủ Thiêm coi như là một bài học. Tôi chia sẻ với Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu là phải hướng tới dân, trước hết, những gì thuộc về dân oan, những gì thuộc về bức xúc của người dân, thiệt thòi với người dân và lại làm tổn hại đến các công trình văn hóa, tôn giáo, thì đều phải phục hồi nguyên như thế.

"Và điểm tiếp theo, chắc chắn rồi, muốn được lòng dân thì phải xử lý tham nhũng một cách triệt để bởi vì Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dựa vào dân để chống tham nhũng, hiện nay là như vậy, thì phải làm thỏa mãn được nguyện vọng chính đáng của người dân, mà tôi thấy tất cả những báo chí của nhà nước đưa gần đây phản ánh rất đúng nguyện vọng chính đáng của người dân và điều đó là phải làm ngay.

"Còn những kẻ tham nhũng thì phải đưa ra trừng trị mà thậm chí không chỉ là theo cảm tính mà vừa đúng pháp luật, nhưng phải làm đến nơi, đến chốn, không có vùng cấm, kể cả theo quyết định về kỷ luật là kể cả anh đã 'hạ cánh' rồi, nhưng mà cũng không được an toàn.

"Tôi nghĩ như vậy mới thỏa mãn được lòng dân, mọi vấn đề về chính sách bây giờ phải hướng tới lòng dân trước hết", nguyên Chủ nhiệm Khoa chính sách Công, thuộc Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch & Đầu tư nói.

Còn về phần mình, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng nêu quan điểm : "Khởi tố điều tra thôi, làm nhanh, làm ngay và làm dứt khoát, kiên quyết !', nhà báo tự do này nói với Bàn tròn thứ Năm.

Quốc Phương thực hiện

Nguồn : BBC, 13/05/2018

Published in Diễn đàn

Ngô Văn Khánh là cái tên chẳng còn lạ lẫm gì trong giới tư pháp.

Cách đây vài ba năm, Ngô Văn Khánh đã là cái tên nổi tiếng với gia tài đồ sộ bị báo chí lôi ra.

Chỉ mới vào tháng Ba năm 2018, Ngô Văn Khánh mới rơi bỏ cái ghế Phó tổng thanh tra chính phủ để về hưu.

Nhưng liệu có ‘hạ cánh an toàn’ ?

nvk1

Trong số những quan chức liên quan và rất có thể phải chịu trách nhiệm hình sự một khi vụ Thủ Thiêm được khởi tố điều tra, cựu phó tổng thanh tra chính phủ Ngô Văn Khánh là một cái tên không thể bỏ qua. Ảnh : suckhoedoisong

Chỉ ít lâu sau khi Ngô Văn Khánh về hưu, đã nổ ra vụ "Mobifone mua AVG". Cũng là Thanh tra chính phủ nhưng là một người khác, đã công bố bản kết luận thanh tra mà trước đó bị giấu biến.

Trong toàn bộ cái sàn diễn tối như mực của vụ "Mobifone mua AVG", Ngô Văn Khánh bị tố cáo đã cố ý chây ì không báo cáo sự thật về con số chênh lệch khủng khiếp đến 7.000 – 8.000 tỷ đồng và cố tình chậm công bố kết luận thanh tra đến hơn một năm đối với vụ việc này.

Dấu hỏi rất lớn là vì sao Ngô Văn Khánh lại ‘thoát’ vụ việc trên, cho dù Nguyễn Bắc Son – Bộ trưởng thông tin và truyền thông vào thời đó – đã có rất nhiều dấu hiệu nhận ‘lại quả’ – có thể đến 10 – 15% của giá trị chênh lệch, tức có thể lên đến hàng ngàn tỷ đồng.

Vậy thì Ngô Văn Khánh có thể ‘nuốt’ bao nhiêu ?

Còn bây giờ, hai tháng sau khi Ngô Văn Khánh về hưu, là một vụ cộm cán khác – Thủ Thiêm.

Cho tới nay, vẫn chẳng ai thấy mặt mũi kết luận thanh tra mà Phó tổng thanh tra chính phủ Ngô Văn Khánh đã thực hiện tại dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm vào năm 2015.

Vào thời gian đó, có những dấu hiệu khuất tất khiến nhiều người dân Thủ Thiêm nghi ngờ rằng đã có một sự móc ngoặc giữa đoàn thanh tra chính phủ của Ngô Văn Khánh với giới quan chức nhiều tiền lắm của ở Thành phố Hồ Chí Minh. Rốt cuộc, hàng núi hồ sơ khiếu kiện và tố cáo của dân oan Thủ Thiêm đã bị quẳng vào một xó xỉnh nào đó, nước mắt dân oan vẫn tiếp tục tuôn ra, máu của dân oan vẫn tiếp tục đổ, còn Ngô Văn Khánh trở về Hà nội, để từ đó báo chí càng bất ngờ khi phát hiện những tài sản ngồn ngộn mới cứng của nhân vật này.

Vào cuối tuần đầu của vụ Thủ Thiêm mà đang khiến cả Thành ủy lẫn Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh như lên cơn sốt bạc tóc, đã có những tờ báo chỉ mặt điểm tên các quan chức đứng đầu bảng về liên đới trách nhiệm phê duyệt quy hoạch Thủ Thiêm trong quá khứ : Nguyễn Văn Đua – Phó chủ tịch ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Lê Thanh Hải – Chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh và sau đó là Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyễn Văn Đua bị ‘tố’ là đã ký một quyết định về quy hoạch Thủ Thiêm mà đã vượt quyền khi phủ nhận cả quyết định trước đó của Thủ tướng chính phủ.

Nguyễn Văn Đua, mà trong giới quan chức thường gọi là ‘Anh Ba Đua’, là người ‘trưởng thành’ từ đoàn thanh niên cộng sản, từng được kỳ vọng là một chính khách trong sáng và tâm huyết. Nhưng sau khi từ Phó chủ tịch thành phố trở thành Phó bí thư thường trực thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh vào thời Lê Thanh Hải làm bí thư, ‘Anh Ba Đua’ đã nắm khối an ninh nội chính và mau chóng trở thành một ‘sát thủ’ đối với giới hoạt động dân chủ nhân quyền ở Sài Gòn.

Nhiều trận đàn áp, bắt bớ người hoạt động nhân quyền đều in đậm dấu ấn của ‘Anh Ba Đua’. Vào ngày Nhân quyền quốc tế 10/12 năm 2013, trong khi các nhà hoạt động nhân quyền đang tụ tập ở công viên Quách Thị Trang tại trung tâm quận Nhất để tổ chức kỷ niệm trong vòng vây của hàng trăm nhân viên công an, thì hàng chục bịch mắm tôm từ tứ phía ào ạt ném vào đám đông kỷ niệm. Rất nhiều người đã bị dính mắm tôm, bốc mùi kinh khủng. Ngay sau đó, một số nhà hoạt động nhân quyền nhìn thấy từ một góc công viên, Nguyễn Văn Đua hiện ra giữa một đám công an. ‘Anh Ba Đua’ hỏi gấp ‘Bọn nó đâu ?’, và đám công an chỉ thẳng vào những nhà hoạt động nhân quyền đang bị phủ từ đầu xuống chân bởi mắm tôm…

Một số tờ báo nhà nước cũng đã bắt đầu chỉ đích danh Lê Thanh Hải – vào thời còn là chủ tịch thành phố, đã ‘dọn đường’ cho việc thay đổi quy hoạch Thủ Thiêm giải tỏa lố sang 160 ha đất mà trước đó dùng làm khu vực tái định cư cho dân, đẩy đuổi thêm nhiều ngàn người dân Thủ Thiêm khỏi nơi ở và cũng là chỗ sinh nhai duy nhất của họ.

Còn Tất Thành Cang – Phó bí thư thường trực Thành phố Hồ Chí Minh – sẽ chắc chắn mất chức vì chỉ đạo vụ công ty Tân Thuận của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh bán trái phép 32 ha đất Nhà Bè cho tư nhân. Khi con bài này bị ‘cháy’, Lê Thanh Hải sẽ mất đi một lá chắn mạnh nhất trong Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, và do vậy ông Hải sẽ phải đối mặt với rủi ro lớn hơn hẳn khi bị kiểm tra, thanh tra và điều tra trong thời gian tới.

Nhưng vẫn chưa thấy báo chí nhà nước đề cập đến trách nhiệm của những quan chức bộ ngành trung ương liên quan đến dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm, đặc biệt liên quan trách nhiệm về sự biến mất kỳ lạ của tấm bản đồ gốc quy hoạch Thủ Thiêm.

Trong số những quan chức liên quan và rất có thể phải chịu trách nhiệm hình sự một khi vụ Thủ Thiêm được khởi tố điều tra, cựu phó tổng thanh tra chính phủ Ngô Văn Khánh là một cái tên không thể bỏ qua.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 11/05/2018

Published in Diễn đàn

Chuyện quy hoch bán đo Th Thiêm (qun 2 – Thành phố Hồ Chí Minh) thành "Khu Đô th mi", sau này đi thành "Trung tâm Kinh tế - Tài chính – Thương mi" càng ngày càng nóng. Nhit đ càng lúc càng cao.

toiac1

Bản đ quy hoch mi ca Khu đô th Th Thiêm.

Tuần trước, chuyn quy hoch bán đo Th Thiêm sôi sùng sc vì bn đồ đính kèm quyết đnh cho phép gii ta – thu hi đt có hay không, còn hay mt hin chưa… xác đnh được (!), vì chính quyn Thành phố Hồ Chí Minh dám ban hành văn bn hy quyết đnh phê duyt quy hoch bán đo Th Thiêm mà… Th tướng Vit Nam (Võ Văn Kit) tng ký và văn bản lm quyn này vn… có giá tr thc thi (!?), vì v Phó Ch tch chính quyn mt đa phương dám hy quyết đnh ca người đng đu đu ni các là nh có mt Phó Th tướng (Nguyn Tn Dũng) cp cho công văn chng lưng (!!!)…

Tuần này, chuyn quy hoch bán đảo Th Thiêm làm người ta bàng hoàng vì toàn b h thng công quyn t trung ương đến đa phương cùng ngonh mt làm ngơ, cho dù 15.000 gia đình tng cư trú bán đo Th Thiêm kêu oan ròng rã sut hai thp niên. Sut hai thp niên hàng chc ngàn người khốn kh, khn nn vì mt nơi cư trú, không có sinh kế, chìm trong n nn. Sut hai thp niên, hàng chc ngàn người va loay hoay kiếm cách sinh tn, va kêu oan vì mi mét vuông ch được bi thường chng 200.000 đng ri ngay sau đó, mi mét vuông đt mà chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh cưỡng đot t h đ giao cho các "ch đu tư" được rao bán vi giá hàng chc triu đng. Sut hai thp niên, giá đt Th Thiêm tăng dn t hàng chc triu đến hàng trăm triu đng mi mét vuông nhưng tiếng kêu oan ca cư dân Th Thiêm lọt thm, càng lúc tt càng sâu xung đáy ca s vô tâm và c s vô tình ca xã hi…

Tại sao phi mt 20 năm oan khiên mi thu "Tri" ? Vì l gì mà đến gi này, thiên h mi hài ra nhng cái tên như : Lê Thanh Hi, Nguyn Văn Đua, Tt Thành Cang, Lê Hoàng Quân ?..

***

Giữa hàng triu nhn đnh, bình phm ca người dùng mng xã hi ti Vit Nam v scandal Th Thiêm, có không ít thông tin, tâm s ca nhng người đã hoc đang là thành viên h thông truyn thông chính thc ti Vit Nam, t giãi bày, t vn v chuyện làm thinh.

Theo Nguyễn Vĩnh Nguyên, s dĩ Th Thiêm tr thành thm nn kéo dài sut hai thp niên là vì h thng truyn thông câm lng trước "thế lc đen" trong h thng công quyn. Nguyên – sau khi quan sát nhng v "t tp phn đi" ca các nn dân, nhiều ln ln li trong các khu tm cư, chng kiến nhng cá nhân, nhng gia đình vt vưởng thế nào, tuyt vng ra sao "bên l phát trin" đã viết ba bài. Lot bài này kp "chy" trên t Sài Gòn Tiếp Th, mt tháng sau, t báo này b bc t. Nguyên thú nhn, du có kp "chy" ra gia l, loạt bài đó cũng chng có âm vng nào !

Nguyên kể thêm rng đã trôi git qua nhiu t báo khác, rng đã được dn dò ging như nhiu đng nghiệp khác là "đng đng đến Th Thiêm đ không đng đến… thành ph". Lãnh đo Ban Biên tp các cơ quan trong h thng truyn thông thường bt các nhà báo làm vic dưới quyn t vn : Chuyn đó có đáng đ… hi sinh hay không ? Câu hi y như mt câu k và báo giới tng nó hàng ngày đ làm thinh trước nhng bt công, nhng oan c mà dân lành mun hay không cũng phi gánh, k c trước nhng vn đ h trng như ch quyn lãnh th.

Nguyễn Vĩnh Nguyên t hi : Vậy thì điều gì đáng để hy sinh ?

Chuyện h thng truyền thông đang "đng ca" v nhng vn đ liên quan ti Th Thiêm được Nguyên xem như "đèn xanh". Báo gii lao vào đ "ra n c v ni nhc vô trách nhim trong quá kh" và c đ "minh ha cho diu nhà nước mun". Song cũng như vô s v bê bi đã được bày ra khác, báo giới cũng ch vào cuc lúc s đã ri. Nguyên thc mc : Nước mắt ca cư dân Th Thiêm trên nhng trang báo trong thi gian va qua liệu có đủ sức chặn một cỗ máy vấy máu vạn năng đang sầm sầm lao tới bờ vực quá độ của bất công ?

Xem tường thut trên facebook ca Hương Quỳnh – facebooker làm vic ti t Tui Tr - v cuc đi thoi gia bà Nguyn Th Quyết Tâm, Đi biu Quc hi, Ch tch Hi đng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Bí thư Thành y Thành phố Hồ Chí Minh vi cư dân Th Thiêm hôm 9 tháng 5, dễ thy nghn, thy ut lây khi nhng người dân va khóc, va cht vn bà Tâm : Bà tng khuyên chúng tôi nên hy sinh mt chút đt đ con cháu được hưởng mt cuc sng mi, tương lai mi trên đô th mi. Hôm nay thy con cháu chúng tôi vơ vt trong khu tạm cư, cũng phi hy sinh, bà có ray rt không ? Là đi biu cho dân Th Thiêm sut hai nhim kỳ Quc hi Th Thiêm, bà đã ha bao nhiêu li, bà đã nghe, đã chng kiến bao li, bà đã làm gì đ xng đáng vi lá phiếu ca chúng tôi ? Bà có gii quyết được không ? Nếu không, ngh đi cho người khác làm... nhưng đng tìm nhng chi tiết y v cuc đi thoi va k trên h thng truyn thông chính thc vì mt công !

Những nhà báo như Hương Quỳnh cũng ch dám đt vn đ : "Mt gì Th Thiêm ?", dám than : Đt đai, tài sn, sinh kế, yên bình, tương lai, hy vng, uy tín, nim tin… gn như đã mt sch ! - trên… facebook !

Dường như bt k thế nào thì Th Thiêm cũng chưa phi là thứ đ nhng thành viên Ban Biên tp các cơ quan truyn thông trong h thng truyn thông chính thc Vit Nam chn làm chuyn "đáng đ hy sinh" !

Thủ Thiêm cũng là lý do đ Tú Nh Nguyn Tú – làm vic ti t Pháp Lut Thành phố Hồ Chí Minh – thú tht trên facebook ca cô rng cô "thấy mình có li" trước thân phn nhiu người. Đó là một c bà sng ti qun 9, m quán nước ven xa l Hà Ni đ nuôi thân, nuôi chng không còn kh năng lao đng và hai đa con b bnh tâm thn. Bà c tìm gp Tú vì khi m rng xa l Hà Ni, h thng công quyn d nhà, thu hi đt, buc gia đình bà ri khi nơi mà h đã cư trú hơn 20 năm nhưng không bi thường, cũng không dành cho gia đình bà bt kỳ hình thc h tr nào bi h không có giy chng nhn quyn s hu nhà và quyn s dng đt. Người ph n nghèo, hèn, b dép ngoài ca, đi chân không do sợ làm dơ Tòa son khng đnh, bà không khiếu ni, không dám chng đi, ch nh Tú trình bày giúp "nguyn vng" xin mt ro đt nh ch nào cũng được đ gia đình bà có ch chui ra, chui vào… Tú k, bà c làm cô a nước mt vì bt lc.

Tú kể thêm là cô mi quay lại tìm các cư dân Th Thiêm. H tiếp tc cung cp h sơ, tài liu mt cách nhit tình. Trao xong, mt chú hi cô : "Gi báo dám đăng chưa con ?". Tú nhn mnh, chú hi bng tt c s thông cm, không mt li trách móc dù h vô cùng đơn đc trong hành trình suốt 20 năm va qua !

Tú kết thúc tâm s ca cô bng mt nhn đnh lơ lng : Đâu phi ch có Th Thiêm !

Đâu phải ch có Th Thiêm !

Cũng với suy nghĩ ging ht như vy, Thuan Vuong Tran – mt facebooker cũng là nhà báo – t hi : Có phi ch có Th Thiêm không ? Đất nước này có bao nhiêu Th Thiêm ? Mi tnh, thành có bao nhiêu Th Thiêm ? – và hướng dn : C hi các nhà báo ni chính xem h đã nhn bao nhiêu tn đơn v khiếu kin đt đai. C hi nhng người sng quanh bn xem t l bt bình liên quan đến đt đai là bao nhiêu, tôi tin là tỉ l y rt cao. C đến bt kỳ khu vc nào được gii ta đ xây dng chung cư, khu đô th mi, bn s thy h...

Ai trong số nhng người dân bo vơ đang nhan nhn y cũng khóc, có người khóc sut my chc năm, khóc cho đến khi chết, nhng git nước mt không th thy trên các trang báo, h phi t chùi đi, cn răng đng dy đ kiếm miếng ăn, đ sng tiếp, đ hi vng ri li khóc. S ph biến y ca nước mt cho thy, li không ch nm nhng nhân vt mang bí s : Hai, Ba, Tư, Năm... Lớn hơn là cơ chế nào đã khiến nhng k mang các bí s y d dàng đng v mt phía vi nhng con cá mp, biến tài sản hàng chc ngàn người thành ca ci riêng họ ?

***

Tháng 6 năm 2016, nhân dịp k nim Ngày Báo chí cách mng Vit Nam, ông Nguyn Như Phong, lúc đó là Tng Biên tp t Năng Lượng Mi, thy ra mt ví von làm nhiu đng nghip ca ông ti Vit Nam phin lòng : Nhà báo giống như chó !

Chưa có ai kho sát xem báo gii Vit Nam b tn thương thế nào, t chính tr, kinh tế đến văn hóa, xã hi b tn hi ra sao khi báo gii vn b ch trích rng phi ch đèn mi dám… sa. Ngay c khi đã có lnh, sa cũng phi kiềm chế v âm lượng và phi quan sát chung quanh đ điu chnh âm điu.

Thủ Thiêm không ch đy ut hn ca các nn dân đến đnh, Th Thiêm làm nhiu người khác như Ngô Nguyt Hu bt ra cáo buc : Các ông n người dân nhng cuc đi b đánh cp, nhng số phận b đánh gc. Các ông n nhân dân nim tin vào tương lai. Các ông n quc gia vì s phát trin b chính các ông kìm hãm. Đó, đích xác là tội ác !

Thế "các ông" có nợ báo gii khi dùng cường quyn khng chế báo gii không ? Báo gii – vi s mng vn được xem như "quyn lc th tư" - có n đng bào ca mình không ? Ân đn, oán tr. Đn thế nào, tr ra sao ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 11/05/2018

Published in Diễn đàn

Chỉ sau 5 ngày từ thời điểm một phóng viên ‘vô tình’ đặt câu hỏi đối với Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc tại sao không thấy tồn tại Bản đồ gốc quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm, ‘Đoàn đại biểu quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh’ – một cơ quan được xem là đại diện cho tiếng nói của các cử tri tại thành phố này – đã hiện ra trong một cuộc tiếp xúc với dân oan Thủ Thiêm.

daibieu1

Người dân tiếp tục cung cấp bản đồ về bán nhà thuộc sở hữu nhà nước để chỉ ra phần đất bị thu hồi nằm ngoài ranh quy hoạch dự án Thủ Thiêm. Ảnh : H.T.

Điều đáng nói , đây là lần đầu tiên ‘Đoàn đại biểu quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh’ đến làm việc một cách chính thức với dân oan Thủ Thiêm, cho dù khoảng thời gian khiếu nại và tố cáo của người dân nơi đây đã kéo dài suốt từ mười mấy năm qua mà chẳng có cơ quan chính quyền hay ‘đoàn đại biểu quốc hội’ nào thèm đoái hoài.

Vụ việc đang được xới tung lên và trở nên ồn ào một cách đầy chủ ý. Báo chí nhà nước ồ ạt vào cuộc và tung tin bài như thể vô số bất công của vụ Thủ Thiêm mới được phát hiện lần đầu tiên.

Cũng khá nhanh chóng, đã có những tờ báo chỉ mặt điểm tên các quan chức đứng đầu bảng về liên đới trách nhiệm phê duyệt quy hoạch Thủ Thiêm trong quá khứ : Nguyễn Văn Đua – Phó chủ tịch ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Lê Thanh Hải – Chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh và sau đó là Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyễn Văn Đua bị ‘tố’ là đã ký một quyết định về quy hoạch Thủ Thiêm mà đã vượt quyền khi phủ nhận cả quyết định trước đó của Thủ tướng chính phủ.

Một số tờ báo nhà nước cũng đã bắt đầu chỉ đích danh Lê Thanh Hải – vào thời còn là chủ tịch thành phố, đã ‘dọn đường’ cho việc thay đổi quy hoạch Thủ Thiêm giải tỏa lố sang 160 ha đất mà trước đó dùng làm khu vực tái định cư cho dân, đẩy đuổi thêm nhiều ngàn người dân Thủ Thiêm khỏi nơi ở và cũng là chỗ sinh nhai duy nhất của họ.

Cứ nhìn vào cái cách báo chí nhà nước ồ ạt nhảy vào xới tung vụ ‘mất bản đồ thủ Thiêm’, không chỉ những quan chức đương nhiệm và cả những cựu quan chức của Thành phố Hồ Chí Minh – từ chủ tịch thành phố đến giám đốc các Sở Quy hoạch và Kiến trúc, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng ủy ban nhân dân thành phố… đều có thể cảm nhận rõ vụ xới tung tấm bản đồ biến mất không thể là vô tình, và rằng rất có thể hơi nóng hầm hập của cái ‘lò’ Nguyễn Phú Trọng đang phả vào gáy những ai đó ở Sài Gòn.

Cú nước rút thần tốc của ‘Đoàn đại biểu quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh’ và báo chí nhà nước là hai dấu hiệu không thể hồ nghi về vụ Thủ Thiêm đang bị ‘hồi tố’ và thậm chí còn có thể trở thành một đại án quốc gia trong năm 2018.

Cái cách báo chí nhà nước đăng bài ồ ạt như trên lại khá giống với vụ ‘xe Lexus’ của Phó chủ tịch Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh – cũng được báo chí làm đậm vào tháng Sáu năm 2016. Tháng Sáu ấy lại được đặc thù bởi ‘việc cần làm ngay’ của Nguyễn Phú Trọng.

Phải chăng Nguyễn Phú Trọng đang đi một nước cờ chưa từng có kể từ lúc khởi động chiến dịch ‘đốt lò" : xới tung hồ sơ một vụ việc gây ảnh hưởng diện rộng đối với dân chúng và do đó vừa diệt cả quan chức tham nhũng cấp ‘tập đoàn quân’, vừa thu hồi tài sản tham nhũng, vừa được tiếng lo cho dân ?

Khởi đi từ vụ ‘mất bản đồ Thủ Thiêm’, hiện tượng ‘Đoàn đại biểu quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh’ đang cho thấy có thể sẽ dẫn đến một đại án quốc gia về tham nhũng, trực chỉ ‘gia tộc Lê Thanh Hải’ và phe cánh chính trị mà quan chức ‘đại gia tư bản đỏ’ này đã dày công gây dựng từ vài chục năm qua ở Sài Gòn.

Chỉ từ đầu tháng Ba đến nay, đã có 3 người thân của Lê Thanh Hải bị ‘lên thớt’ : Lê Tấn Hùng – em ruột ông Hải – với vụ chi khống 13,3 tỷ đồng, Lê Trương Hải Hiếu – con trai ông Hải – với vụ ‘có con ngoài giá thú không báo cáo với tổ chức đảng’, và gần đây nhất là Tất Thành Cang.

Tất Thành Cang – Phó bí thư thường trực Thành phố Hồ Chí Minh – sẽ chắc chắn mất chức vì chỉ đạo vụ công ty Tân Thuận của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh bán trái phép 32 ha đất Nhà Bè cho tư nhân. Khi con bài này bị ‘cháy’, Lê Thanh Hải sẽ mất đi một lá chắn mạnh nhất trong Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, và do vậy ông Hải sẽ phải đối mặt với rủi ro lớn hơn hẳn khi bị kiểm tra, thanh tra và điều tra trong thời gian tới.

Theo kế hoạch, sau khi tiếp xúc dân oan Thủ Thiêm và kiểm tra lại hồ sơ khiếu nại tố cáo, ‘Đoàn đại biểu quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh’ sẽ báo cáo vụ việc này cho Quốc hội – dự kiến sẽ bắt đầu kỳ họp quốc hội từ ngày 20/5 tới.

Cứ theo cách đó, vụ việc Thủ Thiêm sẽ được đẩy lên tầm mức quốc gia, nhưng không phải được khởi động ngay bằng hoạt động thanh tra, kiểm tra hay điều tra, mà bằng ‘tiếng nói dân cử’.

Một khả năng có thể là sau khi nghe báo cáo của ‘Đoàn đại biểu quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh’, Quốc hội – mà cụ thể là Ủy ban Thường vụ quốc hội – sẽ đặt vấn đề cần có một văn bản hoặc quan trọng hơn hẳn là một nghị quyết để yêu cầu chính phủ phải ‘vào cuộc’ nhằm thanh tra toàn diện vụ quy hoạch và đền bù giải tỏa ở Thủ Thiêm để ‘chống tham nhũng’ và ‘lấy lại niềm tin của nhân dân’.

Và sau thanh tra, hầu như chắc chắn sẽ là điều tra, tức vụ việc Thủ Thiêm sẽ được chuyển sang chân Bộ Công an…

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 10/05/2018

Published in Diễn đàn

Trụ sở nơi tôi làm việc là một biệt thự cổ, nằm ở vị trí rất đẹp ngay giữa Trung tâm Sài Gòn, đoạn giáp giữa Quận 3 và Quận 1. Bất ngờ, vào mùa hè năm 2003, cơ quan nhận được một thông báo gửi đi từ Văn khố quốc gia Cộng Hòa Pháp nằm ở Paris. Thông báo cho biết tòa nhà mà cơ quan chúng tôi đang sử dụng được xây từ năm 1903, khi ông Ngô Đình Diệm mới tròn 2 tuổi.

thuthiem1

Đất đai cùa người dân Sài Gòn bị giải tỏa, đền bù bằng những số tiền rẻ rùng để từ đó những kẻ tham nhũng biến thành dự án đút túi hàng triệu đô la. (Hình : Getty Images)

Sau trăm năm, từ Pháp, đơn vị xây dựng cho biết tòa nhà đã hết hạn bảo hành, bảo dưỡng. Từ đây, mọi biến động, thay đổi đối với tòa nhà, họ hết trách nhiệm. Họ tha thiết đề nghị những người thế hệ sau sở hữu và sử dụng nó phải hết sức cẩn thận, gìn giữ, hết sức thận trọng và tôn trọng khi phải sữa chữa hay thay đổi. Phòng khi kẻ hậu sinh da vàng, mũi tẹt, ngón chân Giao Chỉ tiếp nhận gặp "bối rối", họ gửi kèm theo đầy đủ một bản sao hồ sơ khảo sát – thiết kế – xây dựng… của tòa nhà, trang nào cũng có công chứng đầy đủ !

Nhắc lại chuyện này, tôi không định ca ngợi sự cẩn trọng, chu đáo và thiện lương đầy trách nhiệm của người Pháp vốn bị gọi là ‘bọn thực dân đế quốc, những kẻ chuyên đi xâm chiếm thuộc địa và vơ vét tài sản, bóc lột nhân dân.’ Tôi chỉ muốn khẳng định rằng : trên đời này chẳng có cái quái gì tự nhiên biến mất cả.

Qua không biết bao nhiêu ‘biến cố vĩ đại’ với các kiểu ‘thắng lợi rực rỡ, với hai cuộc chiến tranh thế giới, hai lần chiến tranh Đông Dương và đánh bại hai đế quốc to,’ hồ sơ xây dựng tòa nhà cơ quan tôi vẫn còn nguyên không thiếu một trang thì chắc chắn tôi không thể tin trên đời lại có gì có thể thất lạc, mất tích chỉ vì một đôi lần "cơ quan dời trụ sở".

Vậy mà có đấy. Gần 11 năm trước, tờ Tuổi Trẻ và hàng loạt báo khác, rất nhẹ dạ và hấp tấp, đã kêu ầm lên : "Vì sao 160 ha tái định cư của khu Thủ Thiêm biến mất ?"

Rồi bây giờ, 2018, khi các cá nhân quan chức có trách nhiệm trong vụ mất đất trước khi sắp thành ‘củi đốt lò,’ thành phố văn minh nghĩa tình lại nóng rực lên trước thông tin ‘Bản đồ 1/5000 quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 1996 cũng bỗng dưng đồng loạt biến mất.’

Lý lẽ của ai đó rằng "chỉ là không tìm thấy chứ không phải là mất hay không có" nghe ra không đáng tin. Bởi lẽ, nó mơ hồ, trừu tượng, không có chỗ dựa mang tính vật chất.

Tóm lại, đất không bốc hơi, chỉ bị ai đó ăn mất. Bản đồ, nếu thực đã có, cũng không mất, trừ phi ai đó cố tình thủ tiêu nó. Và ai đó, chắc chắn phải là kẻ có, hoặc từng có quyền lực vén mây che mặt trời tại đất này. Vì thế, cái được coi là "bản đồ quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt", Văn phòng chính phủ đã gửi bản gốc đi nhiều cơ quan có trách nhiệm, nhưng chúng lại có thể "biến mất" đồng loạt trong cùng một thời điểm ở mọi cơ quan có thẩm quyền và trách nhiệm lưu trữ nó. Và thật khôi hài, hàng loạt văn bản giấy tờ, đi kèm không bị mất, tại sao chỉ mất mỗi bản đồ quy hoạch ? Trả lời : vì chỉ có bản đồ là bằng chứng xác đáng nhất chỉ ra rõ ràng việc đất đai biến mất, hoặc bị – không phải siêu nhiên mà là con người cụ thể – nuốt chửng.

Chuyện "biến mất" được đưa ra trong thời điểm một số cá nhân từng là lãnh đạo cao cấp của thành phố đang bị quy trách nhiệm về những sai phạm và nhiều dấu hiệu cho thấy sắp bị xử lý, chứng tỏ luật pháp đang bị bỡn cợt và thách thức. Nếu thật sự bản đồ quy hoạch đã mất và không xác định được mất trong khoảng thời gian nào, thì ‘Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh’ căn cứ vào đâu để thu hồi đất của 15.000 hộ dân Thủ Thiêm và giao đất cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân ? Nếu không có bản đồ, căn cứ vào đâu để quy trách nhiệm với những sai lệch thực tế nghiêm trọng đã và đang xảy ra ?

thuthiem2

Mô hình khu đô thị mới Thủ Thiêm. (Hình : Internet)

Trả lời kiểu gì, bản chất của vụ việc cũng đã lộ ra : bản đồ quy hoạch đang được những kẻ sai phạm cố ý giấu đi, hoặc tệ hơn, thủ tiêu nó để che dấu sai phạm của mình. Không còn dừng lại ở mức gọi là sai phạm đó phải gọi là tội ác. Luật pháp đang bị thách thức nghiêm trọng. Giả sử bản đồ ấy chưa từng tồn tại, nghĩa là sẽ không có chuyện mất, vấn đề càng nghiêm trọng và tệ hại hơn : quyền lực đang đứng trên luật pháp.Vì lợi ích riêng, người ta sẵn sàng lừa dối cả nhân dân, lừa dối cả chính phủ.

Trong một thời gian rất dài, người ta vẫn được nghe và phải bằng lòng với những "chỉ đạo tư tưởng" đầy tính lạc quan và sặc mùi bao che, rằng đâu đó trong bộ máy công quyền vẫn có những sai sót, vẫn còn những cá nhân tha hóa… Thực tế không phải vậy. Tội phạm công quyền đã cấu kết và lớn mạnh thành tập đoàn, công khai thách thức luật pháp, công khai đối đầu và chống lại luật pháp khi bản thân chúng có nguy cơ bị trừng phạt.

Nếu chỉ là sai phạm cá nhân, quyền lực cá nhân, không một ai đủ sức thổi bay tất cả bản đồ quy hoạch một khu đô thị đang được lưu trữ trong hàng chục cơ quan nhà nước có quyền hạn và trách nhiệm. Nó cũng không đủ sức làm biến mất 160 ha đất tái định cư ở Thủ Thiêm, không đủ sức bán rẻ hàng chục ha đất ở Nhà Bè, không đủ sức dời cả đồn biên phòng, xóa trắng hàng chục cây số bờ biển của nhân dân Quảng Ngãi để giao cho một doanh nghiệp, rồi nhơn nhơn tuyên bố "khoảng 8km vẫn có một đường xuống biển".

Bất chấp doanh nghiệp, người dân than trời vì giá xăng tăng vô tội vạ, Bộ Công thương vẫn không nao núng, tiếp tục lên kế hoạch tăng, theo đề xuất của đơn vị cung cấp, kinh doanh xăng dầu là Petrolimex. Tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2018 của Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (Petrolimex), mức chia lãi cổ tức đã được công bố. "Bộ Công Thương, đại diện phần vốn Nhà nước tại Petrolimex, với 981,68 triệu cổ phiếu đang nắm giữ (tương đương 84,71% vốn điều lệ Petrolimex) sẽ nhận được 2.945 tỷ đồng tiền cổ tức năm 2017" (Báo Tiền Phong, 2/5/2018). Vậy là rõ, vừa đá bóng, vừa thổi còi, lợi ích nhóm đã biến Bộ Công thương thành một đơn vị kinh doanh, tìm mọi cách thu lợi nhuận. Họ đang buôn chính sách và lạm quyền móc túi nhân dân !

Còn nhiều, vô cùng nhiều dẫn chứng khác. Quyền lực của cái ác, cái xấu, cái cố sai rõ ràng đang mạnh lên, rất mạnh. Nhóm lợi ích đang cấu kết nhau thành những tập đoàn, tổ chức, không chỉ là những cá nhân phạm tội đơn lẻ hay những sai lầm điều hành có tính giai đoạn. Cái ác, cái xấu đủ mạnh để công khai chống lại và phỉ báng luật pháp, nhằm để đã và sẽ tiếp tục tàn phá đất nước và nhân dân.

Không có chuyện ác, chuyện xấu, chuyện sai nào mà những kẻ quyền lực tha hóa không dám làm. Trước pháp luật, tội phạm đã không cam khoanh tay chịu trói khi bị phát hiện xử lý mà đang điên cuồng tìm mọi cách chống lại, với tất cả khả năng, tiềm lực tài chính kinh hoàng của nó.

Tôi không nhìn thấy bất kỳ một ‘tàn tích thực dân đế quốc’ nào trong tập đoàn cái ác, cái xấu ấy cả.

Chẳng thực dân đế quốc nào coi thường luật pháp và tàn hại nhân dân, đất nước đến như vậy. Tất nhiên, tôi tin, với công cuộc chống tham nhũng đang được đẩy mạnh, đang vào hồi quyết liệt, những kẻ gây ra sự tàn hại, làm giàu trên bằng bòn rút tài nguyên của đất nước và mồ hôi nước mắt của nhân dân trước hay sau cũng sẽ thành củi đút lò. Nhưng đáng buồn, trước đó, chúng chính là kẻ có quyền rao giảng đạo đức bắt cả vạn, cả triệu người như tôi phải nghe, phải tin, phải lặp lại như vẹt. Tệ hơn nữa, vẫn còn cơ man những kẻ đang tiếp tục tự tin rao giảng sự nhảm nhí và ô nhục đó.

Vì bộ áo quyền hành trên người và mặt nạ lý tưởng trên mặt chúng vẫn chưa rơi, chưa bị triệt để bóc trần.

Lam Hồng Nguyễn

Nguồn : Người Việt, 03/05/2018

Published in Diễn đàn
Trang 8 đến 8