Chuyên gia Liên Hiệp Quốc đề nghị chính phủ Việt Nam giải trình việc bắt giam 18 nhà hoạt động
VOA, 10/01/2023
Các chuyên gia nhân quyền Liên Hợp Quốc vừa gửi văn thư đề nghị chính phủ Việt Nam giải trình việc giam giữ "tùy tiện" 18 nhà hoạt động nhân quyền với các cáo buộc mà nhóm này gọi là các điều khoản "mơ hồ" như "Tuyên truyền chống nhà nước" và "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ".
Các báo cáo viên đặc biệt về tình hình người bảo vệ nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, nhóm công tác về giam giữ tùy tiện, báo cáo viên đặc biệt về quyền sức khỏe thể chất và tinh thần, và báo cáo viên đặc biệt về tra tấn và các hình thức đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục khác gửi văn thư này đến chính phủ Việt Nam ngày 2/11/2022 và được văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc công bố hôm 4/1/2022.
Văn thư cho biết 18 nhà bảo vệ nhân quyền này, trong đó có các nhà báo và các nhà hoạt động, là "những người đã bị bắt giữ tùy tiện và bị tước quyền tự do khi thực hiện quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm của họ, bị kết án dựa trên các điều khoản mơ hồ, và trong một số trường hợp, có cáo buộc là họ bị tra tấn và hay bị các hình thức ngược đãi khác trong thời gian tạm giam trước khi xét xử".
Các chuyên gia cho biết họ "vô cùng quan ngại" trước việc 18 cá nhân này bị giam giữ kéo dài, đôi khi bị biệt giam, và được cho là bị tra tấn và ngược đãi, đồng thời các chuyên gia cũng nhắc nhở chính phủ Việt Nam rằng : "Quyền tự do không bị giam giữ tùy tiện và tra tấn cũng như các hình thức tàn ác, vô nhân đạo khác hoặc đối xử hoặc trừng phạt hạ nhục là những quyền không thể bị hủy bỏ theo luật pháp quốc tế".
Trong số 18 người này, phần lớn bị chính quyền Việt Nam bắt giam theo Điều 117 Bộ Luật Hình sự "Tuyên truyền chống nhà nước", như trường hợp các ông Nguyễn Lân Thắng, Bùi Tuấn Lâm, Bùi Văn Thuận, Đặng Đăng Phước, Đỗ Nam Trung… và số còn lại bị bắt theo Điều 331 Bộ luật hình sự "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ" như trường hợp các ông Lê Anh Hùng, Bùi Chí Thành, Trương Châu Hữu Danh.
Trong email gửi cho VOA hôm 4/1, đại diện văn phòng khu vực Đông Nam Á của Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc cho biết rằng chính quyền Việt Nam vẫn chưa phản hồi văn thư này, sau khi đã gửi đi 60 ngày.
VOA đã liên lạc Bộ Ngoại giao Việt Nam và cơ quan đại diện thường trực của chính phủ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc ở Geneva, và đề nghị họ đưa ra ý kiến về văn thư này nhưng chưa được trả lời.
Trao đổi với VOA từ Hà Nội, bà Lê Bích Vượng, vợ của nhà báo độc lập Nguyễn Lân Thắng, bày tỏ lòng cảm ơn trước sự quan tâm của các chuyên gia nhân quyền Liên Hiệp Quốc và nói rằng bà rất quan ngại về tình trạng sức khỏe của chồng mình, người được cho là đang bị biệt giam từ khi bị bắt vào tháng 7/2022.
"Gia đình rất cảm ơn việc mọi người giúp lên tiếng cho trường hợp của anh Thắng cũng như các tù nhân lương tâm khác".
"Người mà tiếp cận được anh Thắng là cán bộ điều tra, chứ không có ai có thể liên hệ được anh Thắng ! Không điện thoại, không gặp mặt. Rất lo ngại về tình hình sức khỏe của anh Thắng. Họ nói rằng anh Thắng ‘khỏe’, tuy nhiên thời gian gần đây anh ấy bị đau xương khớp và mắt thì mờ đi".
Từ bang Tennessee, Hoa Kỳ, nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Đức Quốc, lên tiếng về trường hợp ông Đặng Đăng Phước, một giảng viên âm nhạc ở Đăk Lăk bị bắt với cáo buộc "Tuyên truyền chống nhà nước" từ tháng 9/2022.
"Thầy giáo Đặng Đăng Phước bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam bắt giam một cách vô cớ, cũng như trước đây đã bắt rất nhiều tù nhân lương và giam tù họ với các bản án rất nặng nề".
Trong văn thư dài 22 trang, các chuyên gia Liên Hiệp Quốc cáo buộc rằng chính quyền Việt Nam sách nhiễu các nhà hoạt động này trước khi họ bị bắt và đã sử dụng các điều khoản của Bộ luật Hình sự để từ chối quyền tiếp cận luật sư và liên lạc với gia đình trong quá trình điều tra.
Các chuyên gia Liên Hiệp Quốc cho biết nếu các cáo buộc trong văn thư được xác nhận, Việt Nam sẽ vi phạm trắng trợn luật nhân quyền quốc tế, đặc biệt là Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) mà Hà Nội đã tham gia ký kết vào năm 1982.
Hầu hết trong các văn thư giải trình của phía Việt Nam mà Liên Hiệp Quốc công bố trước đây, chính quyền Việt Nam nói rằng tại đất nước Đông Nam Á này không ai bị bắt giam vì bày tỏ quan điểm hay chính kiến ôn hòa của họ, mà chỉ bắt giam và xét xử những cá nhân "vi phạm pháp luật".
Nguồn : VOA, 10/01/2023
*****************************
Việt Nam tăng cường kiểm soát dịch bệnh Covid-19 dịp Tết
VOA, 09/01/2023
Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính vừa ra lệnh tăng cường phòng chống và kiểm soát Covid-19 dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2023, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin hôm 9/1, một ngày sau khi Trung Quốc và Việt Nam chính thức mở cửa các hoạt động cửa khẩu biên giới.
Trong một công điện gửi đi hôm 8/1, ông Chính cho biết mặc dù đại dịch về cơ bản đã được kiểm soát nhưng vẫn diễn biến phức tạp với các biến thể mới xuất hiện, trong đó có biến thể XBB.
"Diễn biến dịch bệnh vẫn khó lường, chưa ổn định ; các biến thể, biến thể phụ của vi rút SARS-CoV-2 liên tục biến đổi, trong đó biến thể XBB với khả năng tránh miễn dịch, lây lan nhanh hơn so với các biến thể khác của Omicron đã xuất hiện ở 70 quốc gia và gần đây biến thể phụ XBB.1.5 đã gây các đợt bùng phát dịch mới ở nhiều quốc gia trên thế giới", Công điện của Thủ tướng Chính nêu rõ.
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Y tế tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan chủ động ứng phó với diễn biến của dịch bệnh.
Bộ cũng cần phối hợp với các chuyên gia, tổ chức trong nước và quốc tế để điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 khi cần thiết.
Bộ cũng phải phối hợp với các địa phương kịp thời phát hiện, xử lý ổ dịch, không để lây lan trong cộng đồng cũng như ngăn chặn, hạn chế thấp nhất số ca nhập viện và tử vong đồng thời đẩy nhanh chương trình tiêm vắc xin Covid-19.
Ngoài ra, ông Chính cũng yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cơ quan chức năng hướng dẫn các cơ sở kinh doanh dịch vụ thực hiện các biện pháp phòng ngừa, đảm bảo an toàn cho du khách và người dân địa phương, đồng thời giám sát chặt chẽ việc tổ chức các sự kiện, lễ hội trong và sau Tết Nguyên đán.
Thủ tướng Chính yêu cầu tăng cường chỉ đạo và kiểm tra dịch bệnh tại các cửa khẩu, đặc biệt với các trường hợp nhập cảnh về từ các khu vực bùng phát dịch, từ các nơi xuất hiện các biến thể mới, nguy hiểm của virus SARS-CoV-2 ; đẩy mạnh giám sát tại cộng đồng, tại các cơ sở khám, chữa bệnh và giám sát phát hiện sớm các biến thể của virus SARS-CoV-2.
Hôm 8/1, các cửa khẩu của Việt Nam giáp với Trung Quốc đã chính thức mở lại, sau ba năm tạm ngừng do dịch Covid-19. Truyền thông hai nước cho hàng ngàn người xếp hàng đi qua các cửa khẩu với phía Trung Quốc yêu cầu phải có giấy xét nghiệm Covid-19 bằng phương pháp RT-PCR trong vòng 48 tiếng mới được nhập cảnh. Tuy nhiên, phía Trung Quốc chưa tiếp nhận công dân Việt Nam và nước thứ ba vào nước này, theo trang VNExpress.
Truyền thông Việt Nam dẫn số liệu của Đồn biên phòng Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, tỉnh Lạng Sơn, trong ngày 8/1 làm thủ tục xuất cảnh từ Việt Nam sang Trung Quốc cho 2.606 người ; làm thủ tục nhập cảnh cho 46 người từ Trung Quốc nhập cảnh Việt Nam.
Trong khi Hoa Kỳ, các quốc gia EU, Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc vẫn còn thận trọng đối với người đến từ Trung Quốc và yêu cầu phải có xét nghiệm âm tính Covid-19 mới được nhập cảnh, Việt Nam không đưa ra yêu cầu này.
Tính đến sáng ngày 9/1, cả nước ghi nhận tổng cộng 11.525.763 ca nhiễm Covid-19, trong đó hơn 92% đã hồi phục và 43.186 ca tử vong, theo Bộ Y tế nước này.
Bộ cho biết hơn 265,5 triệu liều vaccine Covid-19 đã được sử dụng, trong đó có hơn 223,2 triệu liều cho những người từ 18 tuổi trở lên. Đến nay, Việt Nam ghi nhận các trường hợp nhiễm Covid-19 với các biến thể phụ Omicron BA.4, BA.5, BA.2.12.1, BA.2.74 và XBB.
Nguồn : VOA, 09/01/2023
Trung Quốc nay đã từ bỏ hoàn toàn chính sách "zero-Covid", mở cửa trở lại với thế giới bên ngoài, cụ thể là kể từ ngày 08/01/2023 sẽ không còn áp dụng biện pháp cách ly bắt buộc đối với những người nhập cảnh vào Trung Quốc, đồng thời người dân Trung Quốc sẽ được tự do ra nước ngoài.
Chích ngừa Covid tại Củ Chi, Sài Gòn, Việt Nam, ngày 27/10/2001. Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ chích ngừa cao nhất thế giới. AP - Thu Huong
Tác động kinh tế
Việc Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, sẽ mở cửa trở lại hoàn toàn vào quý 2/2023 là một thông tin tích cực cho toàn thế giới nói chung và cho Việt Nam nói riêng, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm sang Trung Quốc với số lượng lớn sẽ được hưởng lợi.
Việc nới lỏng các biện pháp chống Covid-19 của Trung Quốc sẽ có tác động tích cực đến thương mại toàn cầu và giúp tái khởi động chuỗi cung ứng bị gián đoạn.
Nhiều hãng hàng không đã thông báo nối lại đường bay giữa Trung Quốc và Việt Nam, thúc đẩy ngành du lịch của Việt Nam cũng như giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Theo tập đoàn quản lý đầu tư VinaCapital, việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ giúp kích thích tăng trưởng của Việt Nam vào năm 2023, vì nước này là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và là thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam.
Trong báo cáo mới công bố, ông Michael Kokalari, Chuyên gia Kinh tế trưởng của VinaCapital, dự báo việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ thúc đẩy tăng trưởng GDP của Việt Nam hơn 2% vào năm tới, do lượng khách du lịch Trung Quốc trở lại vào nửa cuối năm 2023.
Riêng về mặt giáo dục, theo tờ vnExpress, nhiều sinh viên Việt Nam du học ở Trung Quốc đã thở phào nhẹ nhõm khi nghe tin Trung Quốc sắp mở cửa trở lại, bởi vì trong gần 3 năm qua, nhiều người trong số họ đã phải học trực tuyến với rất nhiều khó khăn, áp lực, còn những ai vẫn sang Trung Quốc để tiếp tục học thì phải gánh những khoản chi phí rất lớn cho vé máy bay, cho cách ly tập trung …
Tuy nhiên, phải chờ thêm một thời gian để thấy rõ hơn tác động của việc Trung Quốc mở cửa trở lại đối với nền kinh tế thế giới và hiện vẫn chưa biết các chính sách của Trung Quốc sẽ như thế nào sau thời kỳ hậu "zero- Covid".
Lo ngại dịch lây lan
Nhưng Trung Quốc mở cửa trở lại đúng vào lúc mà tại quốc gia 1,4 tỷ dân này số ca nhiễm Covid-19 đang bùng nổ, có thể đã lên đến hàng chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu ca. Trước tình hình đó, nhiều nước trên thế giới, như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Ý… đã thông báo những biện pháp hạn chế đối với các hành khách đến từ Trung Quốc, cụ thể là xét nghiệm Covid-19 và cách ly bắt buộc đối với họ, nhằm ngăn chặn dịch bệnh từ Hoa lục lây lan sang.
Riêng đối với Việt Nam, về mặt kinh tế, Trung Quốc mở cửa trở lại có nghĩa là giao thương giữa hai nước sẽ dần trở lại bình thường, nhất là ngành du lịch sẽ đón tiếp trở lại lượng du khách Trung Quốc, vốn chiếm đông nhất trong tổng số du khách quốc tế.
Nhưng vấn đề đặt ra là với lượng du khách Trung Quốc sẽ ồ ạt đổ sang, có nguy cơ là dịch Covid sẽ lại bùng phát mạnh ở Việt Nam hay không ? Theo các chuyên gia dịch tễ học, như bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, Phó chủ tịch Liên chi hội truyền nhiễm Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam có một mức độ miễn dịch cao, nên không lo ngại lắm. Theo thống kê chính thức, cho đến nay Việt Nam đã tiêm gần 265,5 triệu liều vac-xin Covid-19, chích đủ ba mũi cho gần 80% dân số trên 18 tuổi :
"Quan trọng là mức độ miễn dịch của Việt Nam. Độ miễn dịch ở Việt Nam khi làm xét nghiệm thử một vài vùng đã đạt được đến hơn 90%. Việt Nam cũng đã trải qua một thời gian ứng phó với Omicron. Nếu Omicron biến thể mà vẫn là trong một nhánh của Omicron thì không đáng lo đối với một nước có mức độ miễn dịch cao như vậy.
Còn sự xuất hiện của một biến thể khác theo tôi thì rất là khó, tại vì Trung Quốc tuy họ đóng cửa, nhưng họ cũng có bị nhiễm, họ cũng có Omicron. Tác nhân của dịch bệnh hiện nay ở Trung Quốc cũng là một nhánh của Omicron thôi. Nếu một biến thể nhẹ của Omicron xâm nhập vào Việt Nam, với mức độ miễn dịch của Việt Nam, tỷ lệ chích mũi 3 cao, thì cũng không đến nổi phải quá sức lo lắng như những nước khác. Với một nền miễn dịch như vậy thì cũng không cần thiết phải làm một cái gì thật dữ dội. Chỉ những nước nào mà nền miễn dịch còn kém và đặc biệt là dân số lớn tuổi mà miễn dịch nền cũng kém, thì mới đáng lo ngại".
Nguy cơ xuất hiện biến thể mới
Sự bùng nổ số ca nhiễm ở Trung Quốc hiện nay chính là do biến thể BF.7, một biến thể của Omicron BA.5. Theo các chuyên gia, BF.7 có chỉ số R0 (tỷ lệ sinh sản của virus) từ 10 đến 18,6, có nghĩa là một người bị nhiễm sẽ truyền virus cho từ 10 đến 18,6 người khác. Đây là một tỷ lệ lây nhiễm cực cao, so với mức R0 từ 6 đến 7 của biến chủng Delta, 5,08 đối với biến thể Omicron hay 3 của chủng gốc SARS-CoV-2.
Do có tốc độ lây lan nhanh chóng như vậy, biến thể BF.7 có thể gây ra mối đe dọa mới trên toàn thế giới hay không ? Đáng lo ngại hơn nữa, từ Trung Quốc có sẽ xuất hiện một biến thể nào khác với Omicron hay không ?
Đối với bác sĩ Trương Hữu Khanh, trước mắt, biến thể mới ở Trung Quốc chưa đáng ngại lắm :
"Nếu nói về một tỷ lệ lây mà có thể dẫn đến một biến thể lạ hơn nữa, thì tốc độ lây lan ở những nước khác hiện nay vẫn là do Omicron, ví dụ như hiện nay có một vài nước, sau khi có Omicron cũng có những đợt sóng với số ca bệnh rất cao, nhưng vẫn không có biến thể khác với Omicron, tức là một bậc cao hơn Omicron, với những thay đổi cấu trúc. Với cách lây như vậy và với tốc độ lây như vậy mà cũng không xuất hiện biến thể cao hơn Omicron, thì có lẽ với tốc độ lây ở Trung Quốc, nó cũng khó mà thay thế Omicron.
Biến đổi một thể sang một cái khác cho tới hiện nay, theo nhận định của tôi, rất là khó. Bởi vì Omicron đã xuất hiện cả một năm nay rồi, thậm chí hơn nữa, những chỉ có những biến thể nhánh, tức là chỉ có khác về tốc độ lây thôi, chứ không gây bệnh nặng. Nguy cơ đó rất là thấp. Thứ hai là mình có tìm nguy cơ cao hơn thì phải tìm thêm nó là một biến chủng như thế nào. Không chỉ riêng Việt Nam mà cả tất cả các nước đều phải tìm biến chủng đó, nếu nó xuất hiện.
Theo tôi cái quan trọng nhất là có một biến thể nào sớm hay không, có nghĩa là có biến thể nào khác với những biến thể đang xuất hiện ở những nơi khác ngoài Trung Quốc hay không, để mình có thể dự đoán cho tất cả các nước trên thế giới. Tuy nhiên, nếu nó đã lây ra một nước ngoài Trung Quốc thì nó sẽ lây khắp thế giới. Mình cũng phải chuẩn bị tư thế để tìm xem có biến thể nào mới không. Nhưng nếu nó vẫn là biến thể trong dòng của Omicron thì nó không đáng ngại".
Không cần xét nghiệm du khách Trung Quốc ?
Trong khi một số nước đã thông báo áp dụng xét nghiệm Covid với hành khách Trung Quốc, thì những nước khác như Úc, Đức, Thái Lan thì không ban các quy định gì mới đối với những người đến từ Hoa lục. Riêng Việt Nam thì cho đến cuối tuần qua chưa có thông báo gì. Nhưng đối với các chuyên gia như bác sĩ Trương Hữu Khách, chưa cần thiết áp dụng xét nghiệm toàn bộ du khách Trung Quốc vào Việt Nam :
"Kiểm soát thì cũng có lợi hơn một chút thôi, tức là khi có kết quả dương tính thì chúng ta phải phân tích, chạy sequencing, để coi nó thuộc biến thể nào. Nhưng đòi hỏi phải lấy mẫu cho tất cả những người từ bên Trung Quốc sang thì tương đối là khó, bởi vì giao thương giữa Việt Nam với Trung Quốc khá là nhiều. Chắc chắn là Việt Nam sẽ nghe ngóng, sẽ phân tích các số ca nhiễm sau khi giao thương lại với Trung Quốc để xem nó thuộc biến thể gì, chứ còn làm xét nghiệm với tất cả mọi người thì hơi phí, trong khi nền miễn dịch của mình đã đạt được như vậy.
Họ sang đây, nếu họ có biểu hiện bệnh mà tình cờ mình xét nghiệm hoặc mình chủ động tìm những ca điển hình và mình nghe ngóng xem là khi nó lây ra ngoài cộng đồng của Việt Nam thì mình cũng phân tích nó loại biến thể nào thì mình mới ứng phó kịp thời, chứ nếu mình làm từ đầu thì rất là tốn kém, mà cũng làm mất đi một cơ hội để làm ăn kinh tế với Trung Quốc".
Theo báo chí trong nước, Bộ Y tế hiện chưa có ý kiến đánh giá tình hình dịch sau khi Trung Quốc thông báo sắp mở cửa trở lại. Tuy nhiên, tại phiên họp thứ 19 Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 ngày 23/12, bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan đã cảnh báo về nguy cơ bùng phát các làn sóng Covid-19 do biến chủng mới. Dịp Tết dương lịch, Tết Nguyên đán với nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao, là điều kiện thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm lây lan, có thể làm gia tăng số ca nhiễm Covid-19.
Tháng 8, Bộ Y tế đề xuất Thủ tướng chưa công bố hết dịch, chưa xem Covid-19 là bệnh lưu hành tại Việt Nam. Bộ cũng cho rằng hiện Việt Nam "cơ bản đáp ứng" những điều kiện cần thiết để chuyển tiếp từ phòng chống đại dịch sang quản lý bền vững, nhưng vẫn cần cảnh giác với các biến chủng mới của virus.
Thanh Phương
Nguồn : RFA, 02/01/2023
Dùng AK bắn virus và thất bại đầu tiên
JB Nguyễn Hữu Vinh, RFA, 28/08/2021
Bỗng nhiên, Sài Gòn tràn ngập lính và thiết bị chiến tranh.
Người ta đã thấy hàng đoàn xe bọc thép đi kèm xe bắt người, xe chở lính chạy rầm rầm ban đêm, nhìn những hình ảnh này, những người trẻ ở Sài Gòn thấy lạ mắt, còn những người có tuổi, thấy ớn lạnh sống lưng. Ban ngày, những toán linh với AK đeo chéo rầm rập vào các chốt trong thành phố.
Hệ thống báo chí, truyền thông ra rả suốt ngày cái lệnh của nhà nước, rằng thì là "Ai ở đâu, yên ở đấy", rằng thì là "tất cả đã có đảng và nhà nước… no".
Cả thành phố, cả đất nước như một chiến trường, đúng như lời ông Thủ tướng : Cả nước là một chiến trường, mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi gia đình, khu phố là một pháo đài…
Trên bình diện cả đất nước, khắp nơi vang lên những lời kêu cứu, những lời hô hào, giãn cách, ngồi yên, cứu trợ, cứu đói, và lại xuất hiện những băng rôn, khẩu hiệu "Tất cả vì miền Nam ruột thịt" với những đoàn xe chở lính vào Nam.
Những lời này, người ta đã nghe văng vẳng cách đây hơn nửa thế kỷ, và ít nhất cũng đã hơn 40 năm trong cuộc chiến chống Trung Quốc năm 1979. Nay, những lời đó lại vang lên từ miệng quan chức của nhà nước.
Điều khác nhau, là ở cuộc chiến trước đây, người ta phân rất rõ địch, ta và giới hạn nó rõ ràng trong một cuộc chiến. Đằng sau những lời lẽ kia, là máu là sắt thép, là mạng sống, là bom đạn.
Còn ở cuộc chiến hôm nay, một cuộc chiến mới mà người ta không phân định rõ đâu là kẻ thù, đâu là mục tiêu của những khẩu AK, của những xe bắt người, của những chiếc thiết giáp, của những toán lính và cảnh sát trang bị tận răng kia.
Bởi ai cũng biết một điều rất rõ rằng : Ngay cả với các thiết bị hiện đại, người ta vẫn khó xác định được con virus đó nó hiện diện ở đâu, huống chí khẩu AK hay chiếc thiết giáp làm sao nhắm trúng con virus.
Bởi ai cũng biết rằng : Nếu chống dịch, chắc chắn chẳng cần quân đội mang theo vũ khí tràn vào thành phố. Bởi với thành phố chục triệu dân này, số lượng lực lượng công chức, cán bộ đã hơn triệu người đủ sức để làm mọi việc phục vụ người dân ở đây nếu thật sự họ là đội ngũ "đầy tớ trung thành và tận tụy của nhân dân".
Bởi ai cũng thấy rằng : Mấy tháng trời qua và hơn một năm dịch bệnh, cả Sài Gòn chẳng có bóng dáng một bộ đội, công an nào đi cứu trợ người dân, nhưng cả thành phố đã không có những tiếng kêu vô vọng vì đói, vì bị bỏ quên, vì sự bất công hay nhẫn tâm của xã hội.
Vì đã có những nhóm thiện nguyện, đã có những cửa hàng 0 đồng, đã có những bà sơ, những linh mục âm thầm chăm lo cho họ - những người tự nguyện giúp đỡ người nghèo trong dịch bệnh. Họ lăn lộn từ con ngõ, góc phố, từng nơi sập sệ nhất đến chỗ thâm sâu nhất của thành phố, từ khu bình dân đến khu ổ chuột để quan tâm từ những người lao động bình thường đến kẻ vô gia cư, bất hạnh.
Vậy thì việc nhà cầm quyền điều động hàng vạn quân chính quy, mấy vạn dân quân, dân phòng bao vây và kiểm soát thành phố, súng AK lăm lăm, hung hãn, dọa dẫm, thị uy để làm gì ?
Việc nhà cầm quyền đệ trình lên cái gọi à "Quốc hội" để được thông qua cái nghị quyết 68, nhằm cho phép xóa bỏ tất cả những luật lệ quy định bình thường, cho phép đội quân công an, chính quyền dẫm đạp lên mọi thứ, kể cả luật pháp nhân danh "chống dịch" nhằm trấn áp điều gì ? Đối tượng của sự trấn áp đó phải chăng là virus Corona ?
Xin thưa, tất cả là không phải vậy.
Đối tượng của AK, của xe bọc thép, xe bắt người, của công an, quân đội đang ngập tràn thành phố và các tỉnh phía Nam kia, chính là NHÂN DÂN.
Chính quyền Nhân dân ?
Ai cũng biết một điều : Một chính quyền mạo danh, tiếm danh và tự xưng là của nhân dân, nó khác hẳn với một chính quyền thật sự của dân, do dân và vì dân ở những điểm nào.
Có nhiều điều để xem xét chính quyền nào là của dân, do dân và vì dân, còn chính quyền nào là chính quyền ăn hại, phá hoại và là kẻ thù của nhân dân. Nhưng điều phân biệt rõ nhất, là chính quyền nào dám đối diện với họng súng của nhân dân mà vẫn bình an, vẫn yên chí là những họng súng kia không bao giờ nhả đạn, đó mới là chính quyền của nhân dân.
Và người ta thấy rằng, dù ở nước Mỹ, có đến hàng chục triệu người không bầu, thậm chí phản đối chính quyền hiện nay của Tổng thống Joe Biden. Và với hơn 300 triệu dân thì trong dân chúng Hoa Kỳ vẫn có đến hơn 350 triệu khẩu súng. Vậy mà không một viên đạn nào bắn về phía chính quyền.
Ngược lại, người ta cũng thấy chính quyền Việt Nam, với 99, thậm chí 100% người dân đi bỏ phiếu, bầu bán, giơ tay ủng hộ và tung hô trong những "Ngày hội toàn dân đi bầu cử". Tưng bừng cờ hoa, xủng xoảng những lời ca ngợi chính quyền của dân, ca ngợi sự lãnh đạo và sự tin tưởng vào đảng… ghê gớm lắm.
Thế nhưng, cái chính quyền ấy, đã thu bằng sạch mọi thứ có thể gây ra tiếng nổ, gây ra thương tích, từ không chỉ súng, chất nổ mà cả dao, gậy, vu khí tự tạo, công cụ hỗ trợ và thậm chí cả… pháo tết.
Vậy mà chính quyền ấy, tự nhận là của dân, do dân, vì dân vẫn run sợ, vẫn chưa yên tâm với dân mình.
Và việc nhà cầm quyề hốt hoảng điều động quân đội, cảnh sát hùng hậu vào thành phố nhằm thị uy, dọa nạt người dân, chỉ bởi họ đã thấy rõ sự bất mình, sự chán ngán và sự phẫn uất của người dân với cái chính quyền "của dân, do dân và vì dân" này ra sao qua cơn dịch bệnh họ đã chịu đựng hơn một năm qua.
Quả thật, câu ngạn ngữ của cha ông rằng "Qua cơn hoạn nạn, hiểu rõ lòng nhau" đã được chứng minh trong xã hội Việt Nam hơn một năm qua một cách rõ ràng nhất về lời nói và hành động của một chính quyền cộng sản. Những khẩu đại bác bắn chim sẻ và sự thất bại đầu tiên
Có lẽ nhà cầm quyền Việt Nam đã không nghĩ rằng việc Bộ trưởng Quốc phòng tỏ ra hào hứng khi sử dụng lực lượng quân đội chính quy đưa vào thành phố để đi chợ, để đi mua gạo, quần áo, cá mắm và thậm chí là băng vệ sinh cho phụ nữ là việc họ có thể hoàn thành tốt chỉ vì có lệnh của đảng.
Ông ta đã tuyên bố rằng : "Đây là một cuộc chiến, không thắng không về".
Nghe câu nói này, người ta đã thấy cái ấu trĩ và thiếu hiểu biết của ông ta về mặt khoa học. Bởi việc chống dịch bệnh, không như việc đánh một đồn địch hay diệt một đội quân hữu hình. Virus gây bệnh luôn có trong môi trường, chống dịch là chống lại việc phát bệnh và lây lan ra cộng đồng. Do vậy, nhiều khi chống dịch chỉ là việc ngăn chặn sự bùng phát bệnh dịch và ngăn chặn sự lây lan. Và điều đó, có thể đạt được bằng nhiều cách mà cách tốt nhất vẫn là mỗi người có khả năng miễn dịch để sống chung với nó. Thế nên cả thế giới mới hô hào tiêm vaccine chống dịch.
Thế nên, việc tuyên bố chống dịch, chống virus "không thắng không về" chỉ là sự dốt nát được thể hiện ra ngoài. Bởi điều đó không bao giờ có được và việc dùng AK, đại bác để tiêu diệt virus là chuyện hài hước.
Thế rồi, một tuần lễ đã sắp trôi qua kể từ ngày mà tất cả mọi thành phần xã hội khác phải dừng lại, kể cả các shipper, những tổ chức thiện nguyện đã làm công việc của họ từ xưa đến nay. Nhất là trong thời kỳ đại dịch, các tổ chức xã hội dân sự tự phát mà nhà cầm quyền không thể kiểm soát và lãnh đạo… tất cả đều phải dừng lại nhường chỗ cho quân đội ra tay.
Thế rồi, khắp nơi người dân phản ứng vì đói, vì bị bỏ rơi, vì sự bất công, vì đồ cứu trợ bị cán bộ chiếm đoạt chia chác lẫn nhau không ai kiểm soát được…
Và người ta tràn ra khỏi nhà, đi kêu cứu, kêu đói… Hẳn nhiên, chẳng cách nào ngăn cản được họ khi mà hoặc là bị đàn áp, hoặc là chịu chết mà không ai biết trong các xó xỉnh của thành phố. Bởi có những nơi đã mấy tháng nay từ khi thành phố ra lệnh "ngồi yên" thì họ cũng đã nhịn luôn từ đó mà không hề được sự giúp đỡ hoặc trợ cấp nào.
Nhiều nơi như ở Phường 10, Quận 8, những người dân đã bức xúc hô hào nhau bao vây ngôi nhà trăm bảo vệ, trong đó bao nhiêu đồ cứu trợ được tích trữ và cứ chiều chiều thì cán bộ cho xe đến chở đi mất mà người dân cứ đứng nhìn chịu đói.
Nhiều phường, nhiều khu vực, dù quân đội ngăn cản, công an, cảnh sát dày đặc, người dân vẫn bất chấp việc giãn cách, lây nhiễm hay dịch bệnh, họ đã buộc phải kéo nhau đi, chỉ vì… đói.
Và khi đó, thì ngay cả AK, xe bọc thép cũng chẳng ngăn được những cái dạ dày đang đói tràn ra đường.
Và đến chiều 28/8/2021, nhà cầm quyền Sài Gòn buộc phải mời 25.000 shipper vào cuộc mang hàng hóa cho người dân.
Đến khi đó, thì nhà cầm quyền đã tự thừa nhận thất bại của cái gọi là "Ai ngồi đâu yên đó, đã có đảng và quân đội… no".
Và sự việc đâu chỉ có vậy, điều mà ai cũng thấy rất rõ, đó là sự thất bại khi điều động cả quân chủ lực vào thành phố để làm mấy chuyện ruồi bu. Sở dĩ nói vậy, là bởi vì trong con mắt người dân, bộ đội Việt Nam được coi như một đội quân có sức mạnh bí ẩn và ghê gớm.
Nhưng nay, một đội quân được gọi là tinh nhuệ, chủ lực, có sức mạnh và hiện đại, được tự ca ngợi là "bách chiến bách thắng" mà ngay cả mua mấy cái băng vệ sinh cho phụ nữ còn không xong thì còn làm được điều gì ra hồn.
Vậy thì những cái gọi là "bách chiến bách thắng" nào là đánh đâu thắng đấy, nào là tinh nhuệ, hiện đại… chẳng qua chỉ là những lời tô vẽ và tự sướng như lời người cộng sản xưa nay. Còn trong thực tế thì "cũng… thường thôi".
Đã gần 1 tuần đưa quân đội chiếm lĩnh Sài Gòn và một số thành phố, một số tỉnh, đến nay, số ca nhiễm virus vẫn cứ không dừng lại hoặc giảm xuống, mà ngày càng tăng.
Sự phẫn uất của người dân ngày càng dâng cao, cái gọi là "niềm tin" vào lời của quan chức, của chính quyền hầu như tan theo bọt nước, hình ảnh quân đội chỉ là đội quân nhếch nhác, ô hợp, mệt mỏi và thất bại trong con mắt của nhân dân.
Điều gì đẫ gây nên sai lầm tai hại này ?
Chỉ vì sự sợ hãi đến mức tự nhà cầm quyền hoang tưởng thấy tai họa khi người dân bất bình, nổi dậy nên đã tự đặt ra một kế hoạch nhằm hù dọa, nhằm trấn áp những ý tưởng phản đối trong nhân dân.
Nhưng, lòng dân, làm sao có thể đè bẹp và đe dọa bằng mấy thứ đó dễ dàng đến thế.
J.B Nguyễn Hữu Vinh
Nguồn : RFA, 28/08/2021
********************
Covid-19 : Sai lầm, bệnh nổ và hậu quả
JB Nguyễn Hữu Vinh, 25/08/2021
Hoảng hốt trước dịch bệnh
Những con số leo thang một cách nhanh chóng của dịch bệnh tại Việt Nam nói chung, đặc biệt là ở Sài Gòn nói riêng làm người ta giật mình.
"Được sống ở Việt Nam mùa dịch bệnh là một sự xa xỉ" và "năm 2020 là năm thành công nhất, năm 2021 sẽ thành công hơn" (Nguyễn Phú Trọng)
Tính đến ngày 25/8/2021, con số người nhiễm virus Covid-19 được phát hiện đã lên đến 381.363 người và số tử vong vì nó đã 9.349 người. Đó là những con số được công bố.
Người ta giật mình không ở chỗ con số gần 400.000 người nhiễm bệnh và gần chục ngàn người đã chết theo con số thông báo của nhà nước. Bởi so với nhiều quốc gia, thì con số này chỉ là một con số nhỏ lẻ mà nhiều nước đã phải gánh chịu trong đại dịch này trên toàn thế giới. Nhiều nước với hàng trăm ngàn người chết, kể cả những nước văn minh, hiện đại và có nền khoa học tiên tiến như Hoa Kỳ, Anh, Italia… đều đã nếm trải những tổn thất nặng nề về người và của trong đại dịch.
Thế nhưng, người ta hoảng hốt khi những con số đen tối kia cứ leo thang từng ngày, từng giờ mà chưa hứa hẹn một điểm dừng. Và điều người dân Việt vốn lo sợ từ rất lâu đã hiện diện. Đó là sự mất kiểm soát đối với đại dịch do virus covid-19 gây ra.
Hẳn nhiên, đó là con số của nhà nước, còn thực tế là bao nhiêu, chắc chắn chẳng có ai nắm được cụ thể. Bởi ngay cả đến việc công bố người nhiễm bệnh và số ca nhiễm, cũng chỉ thuộc "quyền" của Bộ Y tế kiểm soát chưa chưa nói đến con số người thiệt mạng.
Cho đến hôm nay, người ta chỉ thấy điều rõ ràng nhất rằng : Số người chết tại Sài Gòn đã nhiều đến mức các lò hỏa táng làm việc liên tục 24/7 hết công suất vẫn không đáp ứng được nhu cầu thiêu xác. Họ huy động các lò thiêu ở các tỉnh lân cận cũng không xuể và đang hò hét nhau xây khẩn cấp các lò thiêu với số lượng lớn tại Đồng Nai, Sài Gòn và các tỉnh khác.
Cho đến nay, như những gì mà mạng xã hội Việt Nam đã thông tin, những đọan video cuộc họp của Quân Khu 7 báo cáo Bộ Quốc phòng về tình hình dịch bệnh đã cho thấy sự thật rất khủng khiếp đang hoành hành tại Sài Gòn ra sao. Thậm chí, ghê rợn hơn, khi thực tế là Quân đội đã chuẩn bị cho cả việc tạo ra những nơi để chôn tập thể đến 5ha và hàng chục ha đất khác với hàng ngàn ngôi mộ đã được đào sẵn chờ nạn nhân của Covid-19.
Điều đó cũng không có gì là lạ, khi mà tỷ lệ tử vong ở các bệnh viện dã chiến là 2,56%, tỷ lệ tử vong ở gia đình là 3,42% nhưng tỷ lệ tử vong ở bệnh viện điều trị là 94,2% theo báo cáo của Quân Khu 7 với Bộ trưởng Quốc phòng.
Thế nhưng, nhà cầm quyền Việt Nam vẫn cho báo chí biết rằng : Tỷ lệ tử vong của Việt Nam cũng xấp xỉ thế giới, mặc dù tỷ lệ tử vong trên thế giới là 5-9 người/1.000 người, nghĩa là khoảng 1%.
Với những thông tin nói trên, cả xã hội đã và đang buộc phải nghĩ đến việc sẽ có một "Ấn Độ thứ 2" ở Đông Nam Á với những bãi đốt xác rùng rợn.
Bệnh nổ và hậu quả
Chắc chắn một điều rằng, con số thực cao hơn rất nhiều con số nhà nước thông báo.
Lý do đơn giản, là nếu công bố con số này quá cao, chẳng khác gì việc giáng nắm đấm thôi sơn vào giữa những gương mặt chưa hết cơn "ngạo nghễ", sảng khoái của lãnh đạo cộng sản Việt Nam. Những cơn ngạo nghễ đó vẫn vang lên trên các mặt báo, và khắp nơi đây đó rằng Việt Nam là điểm đến an toàn, là xa xỉ khi được sống ở Việt Nam giữa mùa đại dịch, rằng "Virus có đáng sợ đến đâu, ca lây nhiễm ở nơi đâu, có thể làm thế giới sợ hãi, nhưng đến Việt Nam thì cũng bó tay vì các ca bệnh đều được chữa lành hết"…
Và cũng vì thế, mà những ngày sau đó, ở Việt Nam, "những người nhiễm virus là những người không chết, những người chết là những người không nhiễm". Thế là hầu như những người chết là do bệnh nền, do nhiều lý do khác nhau, ngoại trừ do virus.
Phải như vậy, mới là thiên tài đảng ta lãnh đạo chống Covid giỏi nhất thế giới và khoe khoang khắp thiên hạ. Có như vậy, thì cuộc điện thoại nào, cuộc gặp gỡ, tiếp khách nào của lãnh đạo Việt Nam với quốc tế thì đều nói đến thành tích chống Virus của Việt Nam.
Đó cũng là lúc mà căn bệnh kiêu ngạo cộng sản được dịp nở rộ.
Những lãnh đạo đất nước từ Chủ tịch nước, Tổng bí thư cho đến Thủ tướng, Phó thủ tướng… tất cả đều "say sưa chiến thắng và tiếp tục cưa bom".
Người ta thấy hệ thống báo chí Việt Nam tập trung mô tả bệnh dịch ở Mỹ, ở Anh và các nước dân chủ như một sự hoảng loạn, bất lực của cả hệ thống chính trị và kinh tế. Hầu như mọi khía cạnh của cuộc sống người dân Mỹ được khai thác để mô tả một chế độ bất lực, để đời sống người dân lâm vào tình trạng khốn đốn, người chết như rạ và bệnh tật kinh hoàng.
Những khi đó, chỉ nghe báo chí Việt Nam, người ta có cảm giác rằng các nước như Hoa Kỳ, Anh, Italia hoặc Đức… những cường quốc dân chủ, sẽ không thể gượng dậy được với trận đại dịch này.
Còn Việt Nam, lãnh đạo tin chắc rằng với phương châm "Chống dịch như chốn giặc" với những khẩu hiệu đầy những từ ngữ xủng xoảng như "Kiên quyết, quyết tâm, tiêu diệt, đẩy lùi…" và vài trường hợp tập trung nhân tài, vật lực để cứu chữa cho viên phi công người Anh là có thể giải quyết được tất cả mọi vấn đề.
Và họ không chỉ "nổ" với thế giới, mà họ còn tự huyễn hoặc ngay chính mình, tưởng như khả năng của mình là vô tận, sự tài giỏi của mình là vô biên. Thậm chí, Nguyễn Xuân Phúc còn "ngạo nghễ" rằng : "Nếu cột điện ở Mỹ có chân, nó cũng sẽ về Việt Nam" vì Nguyễn Phú Trọng đã nói : "Được sống ở Việt Nam mùa dịch bệnh là một sự xa xỉ" và "năm 2020 là năm thành công nhất, năm 2021 sẽ thành công hơn".
Thế rồi, căn bệnh kiêu ngạo gần như ngay lập tức đã phát huy tác hại của nó.
Chính sự kiêu ngạo cộng sản đã đem lại cho những người cộng sản những sai lầm liên tiếp trong việc tổ chức phòng chống dịch covid-19 gây ra.
Khi người Cộng sản tự huyễn hoặc về khả năng của mình trong việc kiểm soát virus, họ tin vào khả năng cực đoan của mình, bất chấp quyền con người, bất chấp việc cả xã hội sẽ trở thành trại tù, nếu cần thì sẽ khóa chặt, cách ly thì sẽ chống lại được sự lây lan của virus hoặc bằng nhiều biện pháp mà chỉ có thể sử dụng ở những nước độc tài. Những nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam có niềm tin rằng Virus sẽ bị chặn đứng trước sự bạo tàn và khả năng sắt đá, bất chấp của họ.
Do vậy, họ thoải mái hoàn toàn trong việc tiến hàng hàng loạt các hoạt động đoàn thế, đảng phái mà không cần để ý đến việc lây nhiễm âm thầm của virus cũng như tạo nên sự chủ quan trong toàn xã hội.
Những người cộng sản, chỉ nhăm nhe cấm người dân trong các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, nhưng chính bản thân họ luôn làm gương cho người dân về việc coi thường dịch bệnh lây lan.
Những cuộc đại hội đảng, những cuộc đảng cử, dân bầu được tiến hành ngay giữa mùa dịch và là căn nguyên của đợt bùng phát dịch lần thứ tư nặng nề hiện nay cũng phần lớn là chính ở tâm lý coi thường dịch bệnh của người dân. Khi người dân thấy các quan chức cộng sản cứ nhơn nhơn tụ bạ lẫn nhau hàng ngàn, hàng vạn người mà không cần biện pháp chống lây nhiễm thì tại sao họ phải cảnh giác.
Chính tâm lý đó đã tạo nên sự lây nhiễm do trốn cách ly, do trốn khai báo… cuối cùng là sự lẫn lộn trong dân chúng về nơi xuất phát mầm bệnh.
Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã hết sức chủ quan sau khi tự tưởng tượng ra khả năng của mình về khống chế dịch bệnh cũng như khả năng chữa chạy cho những người nhiễm virus mà không tính đến việc bùng phát dịch bệnh khắp nơi thì sẽ đối phó như thế nào.
Do vậy, họ đã tập cho người dân thói quen tâm lý hễ có dính hoặc nghi ngờ virus là nhập viện. Họ bác bỏ chuyện cách ly, chữa trị tại nhà mà các quốc gia khác dù hệ thống y tế vững mạnh, kinh tế giàu có cũng đã sử dụng.
Vì vậy, khi dịch bùng phát, lập tức hệ thống y tế vốn còi cọc của Việt Nam lập tức quá tải.
Cũng chính căn bệnh kiêu ngạo, nói theo ngôn ngữ mà quan chức cộng sản thường dùng là "say sưa và ngủ quên trên chiến thắng" nên nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã quên đi điều thiết yếu nhất rằng để dẹp dược nạn dịch do Covid, cần phải có vaccine. Nhưng, họ đã không để ý đến điều này. Không hề có một ý nghĩ, văn bản nào được đề cập đến làm sao để kịp thời có vaccine cho việc chống dịch.
Thế rồi, khi cả thế giới đã đua nhau chích đầy đủ vaccine cho người dân, đưa cuộc sống trở lại bình thường, thì chính là lúc mà ở Việt Nam lâm vào tình trạng "Toang" – nói theo ngôn ngữ dân gian. Khi đó, nhà cầm quyền Việt Nam lâm vào trạng thái hoảng loạn.
Cũng chính trong sự hoảng loạn đó, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam lại liên tiếp phạm những sai lầm khác, những sai lầm có tính hệ thống của xã hội cộng sản.
Những liều vaccine được thế giới, nhất là Hoa Kỳ, Nhật Bản và "các nước thù địch" khẩn cấp viện trợ cho người dân Việt Nam, lập tức được đem chia chác cho cán bộ cấp cao, công an và con ông, cháu cha mà loại trừ đối tượng cần nhất là những người trực tiếp chống dịch và những người cao tuổi có nguy cơ tử vong nhiều nhất.
Oái oăm thay, những đối tượng được tiêm như công an, quân đội, như con ông cháu cha dựa hơi "ông ngoại" đều là những đối tương khỏe như trâu lăn nên nếu có nhiễm virus thì khả năng hồi phục là rất lớn. Điều đó đã làm lãng phí đi nhiều cơ hội tạo ra kháng thể, miễn dịch cho cộng đồng cũng như giúp những người hệ thống miễn dịch yếu được tiếp cận với vaccine.
Chính vì vậy, khi dịch bùng phát, những người già cả, yếu đau, bệnh nền đã ngay lập tức bị quật ngã hàng loạt từ loạt đầu tiên. Tỷ lệ tử vong trên con số nhiễm virus tại Việt Nam cao gấp nhiều lần tỷ lệ tử vong trên thế giới có nguyên nhân quan trọng này.
Và nay thì cả hệ thống chính trị lại hùa nhau vác AK, xe bọc thép và lùa quân đội chiếm lĩnh Sài Gòn để "chống dịch".
Và họ lại tiếp tục phạm một sai lầm rất lớn khi người dân ai ai cũng thừa biết rằng dịch bệnh, virus sẽ không hề sợ hệ thống súng đạn và xe tăng, xe bọc thép và kẽm gai. Còn người dân, sự dọa nạt đó chỉ được một chốc lát khi chính họ còn có thể chịu đựng mà thôi.
Nghề cũ
Khi cả hệ thống chính trị hoảng loạn, nhà cầm quyền Việt Nam chẳng biết làm gì hơn, lại quay về nghề cũ : Xin viện trợ.
Những cuộc điện đàm, gửi thư hàng loạt đến các nước, các tổ chức quốc tế, các lãnh đạo các hãng sản xuất, dược phẩm… được các nhà lãnh đạo Việt Nam tiến hành liên tục và khẩn cấp. Bộ Ngoại giao Việt Nam ra lệnh cho tất cả nhân viên ngoại giao khắp thế giới phải tiến hành "Ngoại giao Vaccine" mà nói theo ngôn ngữ bình dân thì là đi ăn mày vaccine của thế giới.
Người dân thấy một điều rất rõ ràng rằng : Khi những người lãnh đạo Việt Nam gọi điện, gửi thư xin vaccine và sự viện trợ của các nước, các tổ chức quốc tế, họ nói rất trơn tru và không hề ngượng ngùng.
Phải chăng, hệ thống chính trị Việt Nam đã sáng suốt lựa chọn được một thủ tướng có nguồn gốc từ cái làng nổi tiếng cả nước với nghề ăn xin ?
Phải chăng, họ đang làm cái việc mà nói theo cách nói của Thủ tướng cộng sản Việt Nam Phạm Minh Chính thì là "Phát huy truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc dưới sự lãnh đạo của đảng" với nghề chính là đánh nhau và nghề phụ là xin viện trợ ?
Ngày 30/5/2021, Nguyễn Xuân Phúc, chủ tịch cộng sản Việt Nam gửi thư tới Tổng thống Mỹ Joe Biden để đề nghị hỗ trợ Việt Nam vaccine Covid-19 và cả việc chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine.
Chúng ta sẽ nghĩ gì, nếu Tổng thống Joe Biden trả lời bức thư đó với nội dung : "Thưa ngài Chủ tịch, Hoa Kỳ đã viện trợ cho Việt Nam đến nay hàng chục triệu đola vật phẩm y tế và 5 triệu liều vaccine giá trị hàng trăm triệu đola.
Phần còn lại, Hoa Kỳ buộc phải để chăm lo cho những cột điện ở Mỹ, bởi sự lo ngại rằng nếu chúng đua nhau chạy về Việt Nam, thì đất nước chúng tôi lấy gì để chiếu sáng".
J.B Nguyễn Hữu Vinh
Nguồn : RFA, 25/08/2021
Đại dịch nhưng rảnh rỗi !
Trân Văn, VOA, 17/08/2021
Những chuyện bất cập liên quan đến hoạt động phòng, chống dịch tại Việt Nam không còn làm người ta cười, kể cả cười mỉa và cười buồn.
Dòng người kéo nhau về quê vào ngày 15/8/2021 sau khi Thành phố Hồ Chí Minh quyết định thực hiện giãn cách xã hội thêm một tháng.
Đợt dịch Covid-19 thứ tư sắp tròn bốn tháng nhưng những lỗi lầm khó hiểu, khó chấp nhận trong quản trị, điều hành cả trên bình diện vĩ mô lẫn vi mô chỉ tăng chứ không giảm. Điều đó cho thấy không những giới lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ trung ương đến dịa phương thiếu đủ thứ, từ tri thức, viễn kiến, thành tâm, thiện ý, đến khả năng tự điều chỉnh, ý thức trách nhiệm và tệ nhất là họ quá rảnh, thành ra trở nên nông nổi. Sự nông nổi tăng thêm tai họa cho cả dân chúng lẫn người thừa hành
***
Những tình huống dở khóc, dở cười khi Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh phía Nam thực hiện các biện pháp kiểm soát, nhằm hạn chế đi lại trong hai tháng 6 và 7 mà thực tế đã cho thấy, không những không có hiệu quả còn gây ra những tác hại nghiêm trọng đến dân sinh, vẫn không thể giúp gì cho hệ thống chính trị, hệ thống công quyền thành phố Hà Nội. Cũng vì vậy, thượng tuần tháng này, việc ban hành và hướng dẫn sử dụng "mẫu Giấy đi đường" mới (1), buộc những người cần ra khỏi nhà phải đi lại nhiều hơn, tạo ra những điểm tập trung đông người mới, cho dù mục tiêu của việc ban hành "mẫu Giấy đi đường" mới là để hạn chế đi lại, tụ tập đông người khiến Covid-19 lây lan mạnh hơn !
Nếu các viên chức hữu trách ở Hà Nội biết dùng mắt để nhìn, biết dùng tai để nghe và biết dùng đầu để nghĩ, quan trọng hơn là có thể nghĩ được những giải pháp khác, khả thi hơn trong việc phòng ngừa Covid-19 lây lan nhằm tránh đượcvết xeđã làm uy tín chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh phía Namđổ, chắc chắn "mẫu Giấy đi đường" và các thủ tục đi kèm, như phải có xác nhận của UBND phường nơi làm việc đã không gây náo động và phản tác dụng tới mức phải hội họp, chỉ đạo sửa ngay như vậy ! Đáng ngại là hệ thống chính trị, hệ thống công quyền của địa phương nào cũng vậy, cho nên chỉ một tuần sau, tới lượt Bình Dương tổ chức chặn quốc lộ xuyên Việt (2) !
Từ khi hệ thống chính trị, hệ thống công quyền trung ương xác định lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền các địa phương phải chịu trách nhiệm về tình hình dịch bệnh tại địa phương của họ, hoạt động phòng, chống dịch tại các tỉnh và thành phố chỉ có một kiểu, bất kể hiệu quả thực thi và hậu quả thế nào ! Tại sao không có nơi nào nghĩ khác, làm khác dù đặc điểm mỗi nơi mỗi khác, thậm chí rất khác ? Câu trả lời dường như là vì các viên chức hữu trách không biết nghĩ khác, không muốn hoặc không dám làm khác. Lãnh đạo mà không cần nhìn, không cần nghe, không cần nghĩ, luôn kiên định với con đường đã được vạch sẵn thì chắc chắn rất rảnh !
Chẳng riêng lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền địa phương. Lãnh đạo các ngành cũng vậy. Chuyện ngành công an phải tạm ngưng triển khaiứng dụng "kiểm soát di biến động dân cư" chính là ví dụ. Tạp chí điện tử Luật Khoa vừa giới thiệu một bài viết phân tích khá đầy đủ về ứng dụng vừa kể (3). Về lý thuyết,"kiểm soát di biến động dân cư" là ứng dụng giúp kết nối điện thoại thông minh của cá nhân vớikho dữ liệu dân cư của quốc gia để quản lý cả việc đi lại của đương sự lẫn hỗ trợ theo dõi dịch bệnh khi đương sự có việc phải tới lui trong thời gian xảy ra dịch bệnh."Kiểm soát di biến động dân cư" được quảng cáo là tiết kiệm thời gian, công sức trong khai báo y tế
Sau năm năm, ngốn hết khoảng 9.000 tỉ đồng để xây dựngkho dữ liệu dân cư của quốc gia, chưa kể vừa qua, lúc dịch đã bắt đầu lan rộng, ngành công an vẫn triệu tập dân chúng để thực hiện cho xong kế hoạch chuyển đổi căn cước công dân thành dạng có thể tra cứu bằng các thiết bị điện tử nhằm gia tăng tiện ích củakho dữ liệu dân cư quốc gia.Tuy nhiên việc khai thácứng dụng "kiểm soát di biến động dân cư" tại Thành phố Hồ Chí Minh chỉ diễn ra trong nửa ngày vì đã tạo ra những cuộc tụ tập khổng lồ do người dùng phải ngừng lại rất lâu để tự khai báo đủ thứ, người kiểm soát phải tiếp cận đương sự, đối chiếu cả dữ liệu trên địa thoại thông minh lẫn căn cước !
Không chỉ chết yểu khi đưa ra ứng dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh, tự thuật của một số người có việc phải đi lại đường dài, băng qua nhiều địa phương, cho thấy thêm, các ứng dụng hỗ trợ "khai báo y tế" theo hướng"công nghệ 4.0" kiểu như"kiểm soát di biến động dân cư" không có giá trị sử dụng ở rất nhiều nơi, hoặc vì những người tham gia kiểm soát đi lại không biết, không thèm bận tâm, hoặc không có thiết bị. Những ngàn tỉ, rồi chục ngàn tỉ đã chi cho "chuyển đổi số", đặc biệt là "chuyển đổi số" để gia tăng hiệu quả phòng, chống dịch, bảo đảm sự thành công của công cuộc phòng chống dịch hóa ra là thế !
***
Từ đầu năm ngoái đến giờ, lúc thì ở chỗ này, khi thì tại chỗ khác, hết viên chức này đến viên chức khác đưa ra đủ loại tuyên bố về chuẩn bị, về nỗ lực phòng, chống dịch. Không may cho họ là thực trạng dịch dã không như họ mường tượng. Tuy nhiên cho dù hậu quả thảm khốc thế nào thì thực tế cho thấy các viên chức hữu trách vẫn rất rảnh, vẫn cương quyết không dùng mắt để nhìn, không dùng tai để nghe và không dùng đầu để nghĩ.
Cách nay vài ngày, chính phủ tổ chức phiên họp đầu tiên củaHội đồng Thi đua Khen thưởng nhiệm kỳ 2021 – 2026. Thủ tướng cũng là Chủ tịch Hội đồng này khoe nhiều thành tích mà "ta" đã đạt đượcdưới sự lãnh đạo của đảng, nhà nước, chính phủ và chính Thủ tướng ,bất chấp đại dịch ! Dường như dân đói, dân chết, thất nghiệp tràn lan, nông sản ối đọng, doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động, doanh nhân phá sản, không nằm trong phạm vi trách nhiệm của Thủ tướng.
Điều duy nhất khiến Thủ tướng bận tâm là tình hình đòi hỏi phải cố gắng, thúc đẩy, khích lệ các phong trào thi đua như "bác" - "càng khó khăn thì càng phải thi đua", phải thúc đẩy "lấy cái đẹp dẹp cái xấu", "lấy cái tích cực đẩy lùi cái tiêu cực" để có những thành quả mới, "đã quyết tâm rồi phải quyết tâm hơn, nỗ lực rồi nỗ lực hơn, hiệu quả rồi thì hiệu quả hơn" và chính thức phát độngphong trào thi đua đặc biệt "Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch" (5).
Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Thủ tướng Việt Nam đã thế thì hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam khó mà khác thế.
Ngoài việc thừa nhận :Đại dịch Covid-19 với sự xuất hiện của các biến chủng mới có khả năng lây nhiễm nhanh hơn, nguy hiểm hơn, tiếp tục diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân. Dịch bệnh có thể còn kéo dài và đang đặt ra thách thức lớn cho chúng ta trong công tác phòng, chống dịch và những nỗ lực phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội– dường như do không thể vạch ra bất kỳ giải pháp nào cụ thể, khả thi để giảm thiểu hậu quả của đại dịch mà thành rất rảnh, rồi không thể không làm gì cho nên mới chỉ đạo thúc đẩy thi đua, kể cả phát động phong trào thi đua đặc biệt !
Trân Văn
Nguồn : VOA, 17/08/2021
Chú thích
(3) https://www.luatkhoa.org/2021/08/he-thong-di-bien-dong-dan-cu-cua-bo-cong-an-hoat-dong-ra-sao/
(4) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=10219318143975577&id=1569759542
(5) https://baotintuc.vn/chinh-tri/thu-tuong-phat-dong-phong-trao-thi-dua-dac-biet-20210814131129217.htm
*****************
Dân tự tổ chức giúp nhau mùa dịch Covid
Giang Nguyễn, RFA, 17/08/2021
Vào cuối tháng 7, anh Trần Hữu Tài, một doanh nhân sống tại Thành phố Hồ Chí Minh phát hiện anh đã trở thành một trong hơn 150.000 người tại Việt Nam, bị lây nhiễm virus corona. Khi anh bắt đầu thấy triệu chứng như bị cảm sốt, anh đã lập tức cho cả gia đình gồm vợ, bốn đứa con nhỏ và cả bố mẹ anh đi xét nghiệm. Kết quả là cả ba thế hệ trong nhà đều dương tính với Sars-CoV-2.
Anh Trần Hữu Tài của tổ chức thiện nguyên 'Việt Nam ơi cố lên" - Courtesy of Việt Nam ơi cố lên
Tình hình lây lan nhanh chóng mặt của vi-rút corona và biến thể Delta trong đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư tại Việt Nam khiến số ca lây nhiễm cho đến ngày 17 tháng 8 lên gần 300 nghìn người, số ca tử vong gần 6,5 nghìn người. Cơ sở y tế, bệnh viện quá tải, dịch bệnh tác động tiêu cực đến hàng trăm ngàn, hàng triệu người dân và lao động bị mất thu nhập do giãn việc, mất việc.
Anh Tài đã may mắn khi cả gia đình anh sau nhiều ngày chiến đấu với con vi-rút ‘khủng khiếp’ đó đã vượt qua được cơn bệnh. Với kinh nghiệm sống còn, trong khi bao nhiêu người xung quanh vẫn bị dịch hoành hành, anh đã đi đến quyết định :
"Minh đã trải nghiệm hết 14 ngày chiến đấu với con vi-rút đó và mình đã vượt qua và mình đang chia sẻ và giúp đỡ cho rất nhiều người Việt Nam khác vì mình đã vượt qua rồi và mình đã có kháng thể, có hệ thống miễn dịch (immune system) nên hiện không có ngại để mà đi giúp đỡ, đi cứu trợ, đi từ thiện đến các bệnh viện".
Những cảnh bệnh nhân chồng chất, chết chóc, bác sĩ và bệnh viện quá tải đã làm anh xúc động. Anh cùng một vài bằng hữu đã thành lập ra tổ chức thiện nguyên với tên đặt là ‘Việt Nam ơi ! Cố lên !’.
Tổ chức rất bài bản và hiệu quả, từ một nhóm nhỏ vài người nay đã trở thành một đội thiện nguyện viên lên hàng chục người. Anh Tài cho biết, nhóm được mạnh thường quân, kể cả người ở nước ngoài hỗ trợ tiền bạc, nhưng cũng có người nông dân, không bán được nông phẩm thì lại đóng góp cho nhóm, như một tấn bắp, 100 kg gạo, 50 kg khoai lang.
"Nhóm của Tài hiện nay đang liên kết với hơn sáu nhà bếp ở khắp nơi và liên kết với gần hơn mười mấy bệnh viện. Mỗi ngày tụi tôi nấu hơn 3-4.000 phần ăn, nấu bữa trưa, buổi chiều, đem vào cho các bác sĩ để họ có thực phẩm sạch, an toàn, chất lượng để họ ăn, để họ còn có thể làm việc nữa. Nhóm của Tài là chuyên về cái việc ấy, cũng như là khi mà bác sĩ mà có kêu thiếu khẩu trang, ví dụ như 3M, loại N95, thì cũng sẽ gửi cho họ. Đôi khi họ thiếu nước suối, dầu tấm.v.v rât tội nghiệp cho khâu tuyến đầu, những bác sĩ làm việc sáng trưa, chiều tối với số ca hiện nay rất đông".
Riêng anh Tài có nhiệm vụ nhận, giao vật liệu. Qua đó, anh đã chứng kiến những hoàn cảnh vừa làm anh ‘nổi da gà’, vừa thương xót. Anh chia sẻ :
"Hàng ngày trước khi vào bệnh viện được thì phải đợi những chiếc xe cứu thương đi ra. Những chiếc xe cứu thương đi ra không phải là chiếc xe cứu thương bình thường. Bởi vì sau lưng đó là rất nhiều khói. Mình thắc mắc tại sao trong bệnh viện hút thuốc như vậy hơi kỳ lạ ? Nhưng thật sự không phải là khói thuốc mà là khói nhang. Tại vì đó là những chiếc xe mà chở những xác người đã không may qua đời, và sau lưng là những người thân, không có nhiều như bình thường cho những dịp này, họ phải thắp nhang vừa đi vừa khóc phía sau".
Ngoài đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế, tổ chức ‘Việt Nam Ơi ! Cố Lên’, cũng như hàng chục nhóm thiện nguyện tự phát khác đã giúp đỡ mang thực phẩm đến người trong hoàn cảnh khó khăn, không đủ lương thực.
Báo chí Nhà nước Việt Nam hôm 17 tháng 8 đưa tin gần một nửa triệu người tại bốn tỉnh miền Nam thiếu ăn đang chờ gạo, chờ gói hỗ trợ từ chính phủ. Đó chỉ là con số được Ủy ban Nhân dân các tỉnh Bình Phước, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau yêu cầu Bộ Lao động – Thương Binh và Xã hội trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ.
Cô Cao Vĩnh Thịnh, một người phụ nữ sống tại Hà Nội, cũng như nhiều người dân trên khắp nước đã tự phát bắt tay vào việc cứu trợ trong khi còn chờ đợi những gói hỗ trợ từ chính phủ.
Cô chia sẻ cô đã tận dụng mạng xã hội trong lúc Hà Nội vẫn còn bị phong tỏa, đầu tiên cô đăng thông tin trên trang Facebook cá nhân của mẹ cô ở Thành phố Hồ Chí Minh.
"Em ghi trên Facebook là tặng 100 suất, mỗi suất trị giá 5 kg gạo thôi. Mà không ngờ nhiều người cần giúp đỡ khẩn thiết đến như thế. Nhiều trường hợp sau khi nhận được 100.000 đồng tương đương với 5 kg gạo thì họ liên lạc, họ nhắn tin riêng, họ cảm ơn. Họ
Cô Thịnh nói, ban đầu cô ngại cứu trợ bằng số tiền mà cô cho là quá nhỏ. Sau khi thấy có quá nhiều người kêu cứu chỉ xin 100.000 đồng, hoặc 5 kg gạo, cô mới hiểu được tình trạng cấp bách của họ.
Ở Sài Gòn, cô và mẹ đã giúp được khoảng hơn 1.000 người theo lời cô kể, sau đó thì thấy nhu cầu ở Hà Nội lại tăng, cô chuyển sang địa bàn Hà Nội để cứu trợ, ngay cả lập trang Facebook để qua đó những ai cần giúp có thể inbox cho biết thông tin.
Trên Facebook những nhóm cứu trợ tương tự cũng xuất hiện như ‘Giúp Nhau Mùa Dịch’, ‘Hội Thiện Nguyện Sài Gòn’
Trong trang cô Thịnh lập với tên ‘Miền Bắc – Tương Hỗ Trợ Nhau trong Mùa Dịch’, đích thân cô xem qua từng hoàn cảnh, từng lời kêu cứu và quyết định chuyển tiền qua ngân hàng, đặc biệt rất nhiều trường hợp những người yếu thế như người mù, người bị tàn tật, khuyết tật vốn đã khó khăn trong thời bình, lại càng khốn khổ khi nhiều nơi bị phong toả.
Việc làm này không khỏi ảnh hưởng đến tâm lý. Cô Thịnh tâm sự :
"Đối với cả hai miền thì đều có những cảm xúc khác nhau. Với Sài Gòn thì thực sự là em bị stress trong tuần đó vì số lượng người xin quá nhiều mà em nghĩ số tiền 10 triệu mà mình có thì quá ít. Bởi vì cũng do cái tính bướng không thích đăng public trên tài khoản để kêu gọi gì cả, nên cứ hết tiền thì lại phải đi xin bạn bè hoặc người thân của em. Thường mọi người cũng cho. Em xúc động vì điều đấy. Việc thứ hai nữa là cảnh ở trong Sài Gòn, đa phần là những người lao động tự phát, tự do, không có tiền tích lũy. Khi bị phong tỏa, không có công ăn việc làm thì nhiều trường hợp họ bị bi quan. Họ bảo là một là chờ đến chết đói, hai là họ tự tử. Em nghe em rất sốc".
Các thiện nguyện viên chia sẻ rằng khoảng thời gian phong tòa, giãn cách kéo dài nay đã hơn hai tháng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý của nhiều người. Lĩnh vực này còn ‘bỏ trống’ chưa được quan tâm nhiều khi mà lương thực, thiết bị y tế, những nhu cầu căn bản vẫn chưa thể nào đáp ứng hết trong tình thế hiện nay.
Giang Nguyễn
Nguồn : RFA, 17/08/2021
********************
"Ai ở đâu thì ở đó" - dân sống làm sao ?
Diễm Thi, RFA, 17/08/2021
Giãn cách nối tiếp giãn cách
Hôm 15 tháng 8, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong ký công văn khẩn số 2718 về tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội toàn thành phố để quyết liệt kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19.
Bệnh nhân Covid-19 đang được thở oxy tại Bệnh viện dã chiến số 6, Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh được chụp vào ngày 8 tháng 8 năm 2021. AFP
Công văn nêu rõ, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội toàn thành phố theo tinh thần Chỉ thị 16 của Thủ tướng từ 0 giờ ngày 16 tháng 8 đến hết ngày 15 tháng 9 năm 2021 với nguyên tắc "ai ở đâu thì ở đó".
Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu giãn cách xã hội trong 15 ngày, kể từ 0 giờ ngày 9 tháng 7. Đến ngày 22 tháng 7, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên đã ký Chỉ thị khẩn số 12 yêu cầu các khu phong tỏa, thực hiện triệt để "người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình". Một ngày sau, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong ký tiếp văn bản tiếp tục thực hiện giãn cách đến ngày 1 tháng 8. Sau đó, Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội thêm 14 ngày, tức đến ngày 16 tháng 8.
Trong thời gian giãn cách, thành phố yêu cầu kiểm soát nghiêm ngặt và thực hiện ngay các biện pháp hỗ trợ cần thiết về đời sống, y tế để người dân thành phố an tâm "ai ở đâu ở đấy".
Bà Th. Phó giám đốc một công ty dệt may ở Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ suy nghĩ của bà qua Facebook :
"Người Sài Gòn còn tiền cũng đói vì thiếu bầu không khí, thiếu nhịp thở sống sôi động của Sài Gòn. Đói vì thiếu hơi ấm người thân, bạn bè.
Người Sài Gòn thiếu tiền thì trông ngóng từng ngày được đi làm, được mưu sinh sớm nhất. Người Sài Gòn sống nhờ con cá, gánh rau mỗi ngày mong có ngày được trở lại cuộc sống bình thường sớm nhất.
Sài Gòn, có một giờ sớm nhất trong ngày cho mọi người từ 6h-7h sáng, vừa qua giới nghiêm. Khắp những phố nhỏ, người buôn bán, treo đầy hàng trên xe máy : từ mớ rau, túi đậu, bịch bún, con cá lóccái gì cũng có. Mua bán nhanh gọn không lựa chọn nửa cân hay một lạnggói sẵn, không trả giá".
Bà giải thích thêm rằng, khoảng thời gian ‘tự do’ từ 6 giờ đến 7 giờ sáng là thời điểm giao ca của lực lượng quản lý. Do người dân không được ra đường từ 6 giờ chiều hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau nên nhóm "canh giữ" ban đêm hết giờ làm việc lúc 6 giờ sáng, trong khi nhóm tiếp theo 7 giờ mới bắt đầu làm việc.
Nhà nước nói hỗ trợ, dân nói không nhận được
Đầu tháng 7, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh cũng cho hay, những người bị mất việc ở thành phố do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 sẽ nhận được 1.500.000 đồng, không cần phải có xác nhận thường trú.
Cô Tuyết, một người dân Tây Ninh lên Thành phố Hồ Chí Minh thuê nhà làm công nhân nói với RFA :
"Người dân than quá trời. Chính phủ nói cho dân mỗi người một triệu rưởi mà hai đợt rồi có thấy đồng nào đâu. Tổ trưởng nói có gì thì dân cứ gửi kiến nghị đi chứ bây giờ Nhà nước lấy tiền mua vắc xin chích cho dân hết rồi đâu còn tiền mà cho dân.
Ông tổ trưởng nói là Nhà nước lo cho người dân vậy rồi, bây giờ từ từ, có gạo thì ăn, có gì thì ăn cái đó đi, đừng có đòi hỏi nữa. Trong khi đó người ta đi thuê nhà làm sao họ có tiền đóng tiền nhà ?
Chủ nhà cũng khó khăn, họ cũng sống nhờ tiền nhà đó làm sao họ giảm nhiều cho mình được. Người lao động thì làm ngày nào ăn ngày đó.
Dân khu này kêu gào mà chẳng thấy chính quyền nói gì hết. Tổ trưởng thì nói vậy, chính phủ thì đâu cứu trợ gì cho dân chỉ trợ cấp rau, củ quả lâu lâu một lần. Mà khi chở đến thì rau củ nó bầm dập tan nát hết rồi".
Để bảo đảm cho người dân không bị đói, mới đây, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Dương Anh Đức cho biết, thành phố đang nỗ lực cung cấp các gói hỗ trợ ngắn hạn và có gói hỗ trợ cho điều trị F0. Trước mắt các gói sẽ kéo dài ba, năm đến bảy ngày để đảm bảo người dân cho thể duy trì cuộc sống. Thành phố cố gắng chuẩn bị một triệu gói như vậy để hỗ trợ người dân. Trung tâm an sinh điều phối, ghi nhận nhu cầu và phối hợp với các quận huyện thực hiện cho phù hợp.
Bà Hạnh, tổ trưởng dân phố và cũng là thành viên của ‘tổ Covid cộng đồng’ ở một chung cư tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết :
"Tất cả phải đăng ký qua tổ trưởng. Khi có thông báo của ủy ban đưa qua cho tổ trưởng thì mình sẽ thông báo lại qua Zalo. Nhưng cũng tùy tổ trưởng có tâm hay không. Trong thời điểm này quan trọng nhất là tổ trưởng vì họ là người liên lạc được với ủy ban và các đơn vị khác. Tôi có thông báo có gói cứu trợ nhưng không thấy ai đăng ký.
Chung cư của tôi bị phong tỏa, không có ai cứu trợ mà tự thân vận động. Những người dân có tiền thì họ lên app họ mua rồi giao tại nhà. Còn những người không có tiền do dịch bệnh không thể ra ngoài kiếm sống thì phải chịu thôi. Dân trong chung cư giúp nhau".
Ngoài những tuyên bố cứu trợ dân về tài chánh, Bộ trưởng Bộ y tế Nguyễn Thanh Long cũng đã đề nghị các vị lãnh đạo các bệnh viện, cơ sở y tế tư nhân tiếp tục chung tay, chung sức, chung lòng gánh vác cùng thành phố trong công tác phòng, chống dịch, đặc biệt trong điều trị, chăm sóc sức khoẻ người mắc Covid-19 để thành phố vượt qua giai đoạn rất khó khăn này.
Bác sĩ Quỳnh Kiều, Chủ tịch tổ chức Project Vietnam, đã hoạt động 27 năm qua giúp đỡ người Việt trong nước nêu quan điểm của bà :
"Tôi thấy "ai ở đâu ở đó" thì cũng hợp lý. Trên nguyên tắc họ làm vậy để dễ cho khoanh vùng nhưng thực tế là nó chỉ có hiệu quả nếu mình có những đội ngũ đã được chủng ngừa và có sự hiểu biết, có kiến thức y khoa để đi đến những nơi có nhu cầu một cách nhanh chóng. Như ở huyện Hóc Môn có năm đội phản ứng nhanh, mỗi đội năm người gồm một bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế, kể cả sinh viên y khoa. Họ có một số trang thiết bị để giúp người bệnh thở trong vài tiếng đồng hồ trong lúc chờ xe cấp cứu đến.
Những người bệnh khi trở bệnh không kịp đến bệnh viện nên cần những đội ngũ phản ứng nhanh có thể đến nhà bệnh nhân nhanh nhất. Có những trường hợp gọi xe cấp cứu nhưng đợi mãi không ai tới vì bệnh viện tràn ngập bệnh nhân hết rồi, mà ai cũng đang trong tình trạng đợi để thở oxy, không có giường. Do đó, Bộ y tế nên đào tạo đội ngũ có thể đến chữa tại nhà".
Ngoài thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng cũng thực hiện bảy ngày "ai ở đâu thì ở đó" để cắt đứt các chuỗi lây nhiễm. Trả lời với truyền thông Nhà nước về những khó khăn người dân gặp phải, ông Nguyễn Văn Quảng, bí thư Thành ủy Đà Nẵng, nói : Việc áp dụng triệt để các biện pháp "ai ở đâu phải ở đó" sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho người dân, rất mong nhân dân thông cảm, chia sẻ, đồng thuận với các biện pháp này ; thành phố đã có phương án cung cấp đủ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân trong bảy ngày.
Diễm Thi
Nguồn : RFA, 17/08/2021
Tuy chào đời tại Sài Gòn – trước Hiệp Định Geneve – tôi vẫn có mặt trong đoàn người di cư từ Bắc vào Nam hồi năm 1954. Tuy đây không phải là một "giai thoại" ly kỳ hay thú vị gì sất cả nhưng vẫn xin được phép ghi thêm đôi dòng (cùng dặm thêm chút đỉnh mắm muối) để câu chuyện được tỏ tường, và đỡ phần nhạt nhẽo.
Tác giả Lê Duy San cho biết : "Ngày 12/7/1946, theo lệnh của Trường Chinh, Việt Minh âm thầm cho công an đột nhập trụ sở Việt Nam Quốc dân Đảng ở số 9 phố Ôn Như Hầu. Hằng trăm người bị giết bằng cách trói lại và bị quăng xuống những con sông để họ chết chìm rồi loan tin là những người này bị VNQDĐ thủ tiêu.
Vụ này đã làm cho VNQDĐ tan rã, nhiều người phải chạy trốn sang Tầu trong đó có cụ Nguyễn Hải Thần, Huỳnh Thúc Kháng, Vũ Hồng Khanh, Hoàng Đạo, Nhất Linh Nguyễn Tường Tam và nhiều lãnh tụ của Việt Quốc và Việt Cách khác. Hàng ngàn người khác bị chúng bắt đem di giam giữ tại Hỏa Lò Hà Nội và nhiều nơi khác trong đó có nhà văn Khái Hưng Trần Khánh Giư".
Tôi sinh sau đẻ muộn nên không được tường tận về những sự kiện thượng dẫn nhưng biết chắc rằng – ngoài những nhân vật nổi tiếng vừa nêu – còn có vô số những đảng viên cấp địa phương (của cả Việt Quốc lẫn Việt Cách) cũng bị truy lùng hay sát hại vì không "bung" kịp, hoặc không tìm được đường để ra đến nước ngoài.
Thân phụ tôi là một trong những kẻ thuộc cái đám đông vô danh tiểu tốt này. Thay vì chạy sang Tầu, như phần lớn những đồng chí ở trung ương, ông trốn vào Nam. Tuy tay trắng, không có chi để lận lưng, ngoài cái bằng tiểu học (Certificat D’Étude Primaires Complémentaires Indochinoises, C.E.P.C.I) ông vẫn kiếm được đôi ba chỗ kèm trẻ, và một nơi để trú thân, trong một cái xóm lao động nghèo nàn – có tên là Xóm Chiếu – bên Khánh Hội.
Trong Thư Về Làng (viết năm 1956) nhạc sỹ Thanh Bình tâm sự : Từ miền Nam, viết thư về thăm xóm làng/ Sắt son gửi trong mấy hàng/ Thăm bà con dãi dầu năm tháng/ Từ Tiền giang thương qua đèo Cả thương sang/ Đêm đêm nhìn vầng trăng sáng …
Bố tôi không phải là nghệ sỹ nên thư của ông chỉ đề cập đến chuyện cơm, áo, gạo, tiền Ông viết : "Trong này có khi cơm ăn không hết, người ta đổ cho gà hay cho lợn". Mẹ hiền, tất nhiên, không thể nào tin vào một chuyện "hoang đường" cỡ đó !
Bà vùng vằng, tức tối xé nát tờ thư trong tay (ấy là tôi đoán thế, nếu sai, xin má thứ tha và bỏ qua cho con trai út) lầu bầu : "Lại phải lòng con đĩ nào trong ấy rồi, và chắc là định trốn vợ trốn con luôn đây, chứ thức ăn ở đâu ra mà lại phí phạm như vậy được ?".
Nói xong, bất chấp mọi sự can ngăn/khuyên giải của họ hàng nội ngoại, bà tức tốc lặn lội vào Nam. Tới nơi, hiền mẫu tìm quanh quất mãi nhưng chả ra một con đĩ (ngựa) nào ráo trọi mà nhìn đâu cũng thấy phố xá tấp nập, hàng quán tùm lum, và đồ ăn thức uống ê hề khắp chốn.
Vốn ham vui, và rất chóng quên nên mẹ tôi ở lại luôn trong Nam cả năm trời. Hệ quả (hay hậu quả) là tôi cất tiếng khóc chào đời tại Sài Gòn. Khi hiệp định đình chiến được ký kết tại Geneve, vào ngày 20 tháng 7 năm 1954, tôi mới vừa lẫm chẫm biết đi. Cũng mãi đến lúc này bà má mới "chợt nhớ" ra rằng mình còn mấy đứa con nữa, đang sống với ông bà ngoại, ở tuốt luốt bên kia vỹ tuyến.
Thế là tôi được bế ra ngoài Bắc, rồi lại được gồng gánh vào Nam (cùng với hai người chị) không lâu sau đó. Nhờ vậy (nhờ ra đời trước cái đám Bắc Kỳ con sinh trong Nam đôi ba năm) nên từ thuở ấu thơ tôi đã được nghe nhiều bài hát ca ngợi tình bắc duyên nam – qua radio – vào thời điểm đó :
- Người từ là từ phương Bắc đã qua dòng sông, sông dài/ Tìm đến phương này, một nhà thân ái/ Ơi ! Tình Bắc duyên Nam là duyên tình chung muôn đời ta đắp xây ("Khúc Hát Ân Tình". Xuân Tiên & Song Hương).
Em gái Bắc Ninh, anh trai Biên Hòa
Em đất Thanh Nghệ, anh nhà Cà Mâu
Đồi nương thương sức cần lao
Se duyên Nam Bắc ngọt ngào tình yêu, ngọt ngào tình yêu
("Đất Lành". Phạm Đình Chương)
Chuyện se duyên Nam Bắc có ngọt ngào tình yêu (thiệt) không thì chả ai dám chắc, và cũng không có chi bảo đảm cả nhưng với thời gian – rồi ra – ai cũng biết cái mền là cái chăn, cái mùng còn gọi là cái màn, cái phong bì với cái bao thư là một, cái bật lửa đã trở thành bựt lửa, cái hôn và cái hun cùng một nghĩa (và cùng đã) như nhau.
Cuộc chung đụng giữa cái bàn là với cái bàn ủi, cái bát với cái chén, cái cốc với cái ly, cái ô với cái dù, cái môi với cái vá, cái thìa với cái muỗm tuy không toàn hảo nhưng (tương đối) thuận thảo và tốt đẹp.
Kết quả của mối giao duyên tốt lành này là một phần tư thế kỷ sau – dù chả cần ai tuyên truyền, hay cổ động gì ráo nạo – chàng trai Biên Hòa Nguyễn Tất Nhiên vẫn cứ si mê "cô em tóc demi garçon", và mê chết bỏ :
Đôi mắt tròn, đen, như búp bê
Cô đã nhìn anh rất... Bắc Kỳ
Anh vái trời cho cô dễ dạy
Để anh đừng uổng mớ tình si.
("Cô Bắc Kỳ Nho Nhỏ". NXB Nam Á : Paris 1982).
Nền Đệ I Cộng Hòa ở miền Nam cũng có không ít những khiếm khuyết (vô cùng đáng tiếc) nhưng việc ổn định hằng triệu người dân di cư phải được coi là một điểm son của chế độ này, nhờ vào sự trợ giúp tận tình của chính phủ Hoa Kỳ. Không phải thế lực ngoại bang nào đến Việt Nam cũng chỉ với mục đích xâm chiếm, cùng với chính sách chia để trị.
Chủ trương phân biệt vùng miền, mỉa mai thay, lại là đường lối xuyên suốt và nhất quán của cái nhà nước được mệnh danh là cách mạng hiện hành – theo như lời của nhiều công dân Việt :
- FB Trần Đình Thu : "Để kỳ thị hai miền Nam Bắc xẩy ra ngày càng nghiêm trọng là do những chủ trương tuyên truyền hung hăng của nhà nước VN".
- Blogger Ku Búa : "Ai là người gây ra nạn phân biệt Bắc Kỳ Nam Kỳ ? Đó không phải là sự khác biệt trong tư duy, trong môi trường sống, trong quan niệm sống hay con người. Mà chính là sự phân biệt trong chính sách chính phủ hiện tại".
- FB Thuc Tran : "Bất công là nguồn gốc của mọi sự thù ghét nhau giữa dân chúng hai miền và có lẽ đó cũng là ý đồ của đảng khi chia để trị".
Họ có quá lời chăng ?
Không dám "quá" đâu. Từ cuối thế kỷ trước, ông Vũ Đình Huỳnh (một nhân vật quan trọng của Đảng cộng sản Việt Nam) cũng đã từng nói những điều tương tự :
"Sài Gòn là một thành phố bị chiếm đóng. Không phải là một thành phố được giải phóng. Chỉ vài năm thôi, nó sẽ giống Hà-Nội".
(Nguyễn Chí Thiện. Hỏa Lò. 7th ed. NXB Cành Nam, Virginia : 2007).
Thực sự thì Sài Gòn chưa bao giờ được Bên Thắng Cuộc xem "giống như Hà Nội" cả. Sự thực phũ phàng này được nhìn thấy rõ hơn trong những ngày tháng vừa qua.
Tác giả Nguyễn Khoa nhận xét : "Dịch bệnh cũng làm bộc lộ mâu thuẫn chính trị vùng miền, với sự thống trị của miền Bắc, vốn là nơi phát xuất những đội quân chiến thắng năm 1975. Trong những năm 1990, người ta dành kinh phí quốc gia để xây dựng đường số 5 Hà Nội – Hải Phòng, hay đường số 18 Hải Dương – Quảng Ninh, thay vì con đường nhiều hàng hóa hơn là Quốc lộ 1 Sài Gòn – Mỹ Tho, hay liên tỉnh số 8 Sa Đéc – Long Xuyên.
Việc này có thể được thông cảm vì hệ thống đường sá miền Bắc quá tệ hại. Nhưng vào năm 2021, với một dân số gấp đôi, số người nhiễm bệnh gấp ba Hà Nội, mà số liều vaccine phân phối về Sài Gòn lại ít hơn là điều không thể tha thứ được".
Bao giờ mà kẻ thống trị còn giữ được quyền bính thì họ chả cần đến sự "tha thứ" của bất cứ ai. Câu hỏi đặt ra là cái đạo quân chiếm đóng hiện nay sẽ còn tiếp tục duy trì được quyền lực ở Việt Nam thêm bao lâu nữa, và chuyện gì sẽ xảy ra sau đó ?
Tưởng Năng Tiến
Nguồn : RFA, 13/08/2021 (tuongnangtien's blog)
Thành phố Hồ Chí Minh dường như vẫn 'đang lúng túng' trong việc tìm ra phương án đối phó hiệu quả với tình hình dịch bệnh, một chuyên gia dịch tễ từ thành phố Sydney, Úc, nói với BBC News Tiếng Việt.
Thành phố Hồ Chí Minh áp lệnh giới nghiêm để đối phó Covid-19 - Ảnh minh họa lực lượng công an kiểm tra một nhà hàng trong thành phố
Lệnh phong tỏa nghiêm ngặt, vốn đã được áp dụng tại thành phố kể từ 9/7, được tiếp tục gia hạn thêm 14 ngày, bắt đầu từ 2/8.
Lệnh giới nghiêm được áp dụng bổ sung từ hôm 26/7, theo đó người dân không được phép ra khỏi nhà từ 6 giờ tói đến 6 giờ sáng hôm sau.
Tuy nhiên, các biện pháp này dường như chưa giúp giảm bớt các ca lây nhiễm, và thành phố tiếp tục là nơi bị Covid-19 tấn công nặng nề nhất.
Trả lời phỏng vấn của BBC News tiếng Việt hôm 26/7, Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, chuyên ngành dịch tễ học, Đại học New South Wales và là Giám đốc Trung tâm Công nghệ Y tế thuộc Đại học Công nghệ Sydney (UTS), Australia, nhận xét rằng thành phố cần có những điều chỉnh thích hợp trong cách phòng chống dịch.
Nguyễn Văn Tuấn : Những gì đã và đang diễn biến cho thấy rõ ràng Thành phố Hồ Chí Minh đang lúng túng trước việc chọn chiến lược chống và kiểm soát dịch.
Không thể nào giảm số ca nhiễm xuống 0, bởi vì khi có một ca nhiễm phát hiện được thì đã có 5 đến 10 ca nhiễm trong cộng đồng chưa được phát hiện, là các trường hợp chỉ có triệu chứng quá nhẹ hoặc không triệu chứng.
Sau đó, Thành phố Hồ Chí Minh đã chuyển sang mục tiêu giảm số ca tử vong và biến chứng, đây là mục tiêu mà tôi từng góp ý ngay từ lúc đầu.
Tuy nhiên, có một mục tiêu quan trọng hơn mà thành phố cần làm, đó là cần phải bảo toàn hệ thống y tế.
Thứ nhất là cần phải lên phác đồ nhập viện và nhận dạng những người nhiễm mà có nguy cơ cao. Giới chức y tế nay mới bắt đầu chuyển sang cho nhập viện những ca nặng, còn các ca F0 nhưng không bị nặng có thể để chăm sóc tại nhà. Đáng lẽ chính sách đó nên được áp dụng từ nhiều tuần trước rồi.
Thứ hai là cần phải tiêm chủng ngay lập tức cho nhân viên y tế, gồm cả y tế tư nhân. Trong miền Nam, y tế tư nhân rất mạnh, và đây là những người có thể đóng vai trò rất quan trọng, quan trọng hơn cả những người làm việc trong bệnh viện. Cần phải ưu tiên tiêm cho họ để họ chăm sóc những người cách ly tại nhà.
BBC : Giáo sư đánh giá thế nào về tình hình dịch bệnh tại Thành phố Hồ Chí Minh những ngày tới và năng lực y tế của thành phố ?
Nguyễn Văn Tuấn : Theo tính toán của tôi thì trong trường hợp xấu nhất, số ca nhiễm có thể tăng lên chừng 10.000 - 15.000 ca một ngày.
Thành phố Hồ Chí Minh với cơ sở vật chất hiện nay thì chỉ có thể kham chừng 40.000 ca nhiễm một ngày.
Số giường bệnh ICU rõ ràng là không đủ. Quan trọng hơn, máy thở ở Thành phố Hồ Chí Minh và tất cả các nơi tại Việt Nam đều thiếu nghiêm trọng.
BBC : Đã có những loại thuốc nào được phê duyệt để điều trị Covid-19 trên thế giới cho đến nay ?
Nguyễn Văn Tuấn : Cho đến nay chưa có bất cứ loại thuốc đặc trị nào đươc phê chuẩn cho điều trị bệnh nhân Covid-19. Nhưng có một số thuốc đã được tái mục đích cho Covid-19.
Đây là những loại thuốc đã qua thử nghiệm lâm sàng và có hiệu quả, giúp giảm nguy cơ tử vong, giảm mức nghiêm trọng khi nhiễm bệnh, và giúp rút ngắn thời gian bệnh nhân cần nằm viện.
Cho đến nay chỉ có 5 thuốc là nằm trong nhóm có hiệu quả như vậy, còn tất cả những loại thuốc khác mà người ta quảng cáo trên mạng là đều chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng.
Loại thứ nhất, nằm trong nhóm corticosteroid, là dexamethasone, mà ở Việt Nam gọi là Corticoid.
Một loại thuốc khác nữa là Remdesivir. Đây không phải là loại thuốc mới mà là loại thuốc cũ sử dụng cho những bệnh nhân nhiễm Ebola.
Một loại thuốc khác nữa, từng được điều trị cho các bệnh viêm khớp dạng thấp, gọi là Tocilizumab. Thuốc này cũng được tái mục đích hóa để điều trị các bệnh nhân nhiễm Covid-19.
BBC : Giáo sư có nhận xét gì về thứ tự ưu tiên tiêm chủng của Việt Nam hiện nay ?
Nguyễn Văn Tuấn : Người cần được ưu tiên là nhân viên y tế, gồm cả những người làm y tế tư nhân.
Nhóm thứ hai cần ưu tiên là những người trên 60 tuổi, có nơi nói là trên 65 tuổi, tại vì đa số 70% các ca nhiễm là xảy ra ở những người trên 60 hay trên 65 tuổi.
Nhóm thứ ba là những người tuy không phải ở độ tuổi cao đó nhưng họ lại có nguy cơ lây nhiễm cao vì phải tiếp xúc rất nhiều người, ví dụ như những người làm buôn bán lẻ, hay cảnh sát.
Số ca nhiễm của những người dưới 12 tuổi rất là thấp. Ngay cả những em bị nhiễm thì cũng bình phục rất nhanh. Do đó, tôi không thấy lý do gì cần phải đưa những người trẻ tuổi như vậy vào danh sách cần phải phân bố vaccine.
Nhưng đây là một vấn đề rất khó, vì những người lên danh sách đó có thể có một ý tưởng nào đó mà mình không biết được.
BBC : Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã tiến hành phun xịt khử khuẩn trên diện rộng để ngừa Covid-19. Giáo sư đánh giá thế nào về việc này ?
Nguyễn Văn Tuấn : Đa số những ca nhiễm xảy ra trong nhà, tiếng Anh gọi là indoor.
Indoor không phải chỉ là trong nhà ở mà trong các tòa nhà, văn phòng công sở.
Các nghiên cứu được thực hiện ở Trung Quốc, Châu Âu chỉ ra rằng 99% những ca nhiễm là lây lan trong không gian kín, tức là trong nhà, trong building, chứ không phải là ngoài trời.
Ngoài trời cũng có nhưng nó rất ít, dưới 1%.
Do đó, mình phun xịt ở ngoài đương nhiên không đem lại hiệu quả gì.
Theo tôi biết, tại Việt Nam nhiều người trong giới y tế công cộng, y khoa cũng lên tiếng như vậy nhưng mà không hiệu tại sao ở Sài Gòn người ta làm chiến dịch đó, rồi ở Hà Nội người ta cũng có chiến dịch đó.
Mình thực hiện chiến dịch mà không dựa vào chứng cứ khoa học thì rất dễ dẫn đến lãng phí, thậm chí còn nguy hiểm cho dân chúng, vì những hóa chất đó có thể gây tác hại cho những người bị như COPD, tức là nghẽn tắc đường phổi.
Theo tôi nghĩ thì không nên làm.
BBC : Theo Giáo sư, Thành phố Hồ Chí Minh cần làm gì để chống dịch bền vững ?
Nguyễn Văn Tuấn : Cần phải có một chiến lược lâu dài chứ không phải là cách đối phó như hiện nay.
Câu hỏi được đặt ra là bao nhiêu phần trăm dân số cần phải được tiêm chủng vaccine để đạt được miễn dịch cộng đồng ?
Con số mà Việt Nam hay thường đưa ra là 70%, nhưng theo tính toán của tôi thì cụ thể thì không phải 70% mà có thể phải đạt ít nhất là 80%, tùy thuộc vào hệ số lây lan và hiệu quả của vaccine.
Vấn đề quan trọng là mình làm sao tạo ra được cộng đồng miễn dịch 80% dân số ở Việt Nam. Trong vòng vài tuần thì không thể nào triển khai được điều này. Ngay cả đến cuối năm nay, Việt Nam cũng không đủ vaccine và không đủ nguồn lực để triển khai vaccine cho một số lượng đông như vậy.
Cho nên tôi nghĩ chuyện mở cửa kinh tế một phần là chuyện hoàn toàn có thể.
Đúng là khi mở cửa kinh tế thì số ca nhiễm cũng sẽ tăng như ở Mỹ, ở Anh. Nhưng ta nên lưu ý rằng những ca phải nhập viện mới đây [ở các nước đó] thì 95% là chưa tiêm vaccine.
Cho dù có bị nhiễm virus corona thì chúng ta vẫn phải sống chung với nó, giống như sống chung với cúm mùa vậy.
Tiêm vaccine là chiến lược rất quan trọng, hàng đầu, cộng với giãn cách xã hội thì mới kiểm soát dịch bệnh về lâu dài và không làm tổn hại đến kinh tế.
Thụy My, RFI, 21/07/2021
Hôm 21/07/2021 Việt Nam ghi nhận thêm 5.357 ca dương tính với với virus corona, nâng tổng số lên 68.177 ca, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 3.556 trường hợp. Thành phố Hồ Chí Minh, nơi đang bị đại dịch hoành hành nhiều nhất, từ hôm nay tập trung nỗ lực để cứu các bệnh nhân Covid nặng và tăng nhanh tốc độ tiêm chủng.
Tiêm chủng AstraZeneca ngừa Covid-19 tại Bệnh viện các Bệnh Nhiệt đới Hải Dương, Việt Nam, ngày 08/03/2021. Reuters - Thanh Hue
Đây là một sự chuyển hướng thay cho việc truy vết lâu nay vì thực tế số người bị nhiễm đã tăng quá nhanh, các điểm cách ly tập trung bị quá tải. Những người mới phát hiện là F0 (dương tính với virus corona) tại thành phố Hồ Chí Minh, không có triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm có tải lượng virus thấp được phép tự cách ly tại nhà nếu đủ điều kiện. Lo ngại về nguy cơ lây nhiễm chéo tại các khu cách ly tập trung càng tăng lên với sự kiện 506/689 nhân viên và người cai nghiện ở cơ sở Bố Lá (Bình Dương) bị phát hiện dương tính hôm nay.
Với trên 40.000 ca dương tính và 335 bệnh nhân tử vong so với 370 trên cả nước (riêng trong ngày hôm nay là 32 người), thành phố Hồ Chí Minh giờ đây tập trung cứu chữa các trường hợp Covid nặng. Bệnh viện hồi sức 1.000 giường tại Thủ Đức được đưa vào hoạt động chuyên điều trị các trường hợp nguy kịch, hợp sức với 12 bệnh viện dã chiến đã có (34.500 giường).
Song song đó, chính quyền thành phố đang chuẩn bị kế hoạch tiêm chủng đợt 5 với 1,1 triệu liều vac-xin gồm AstraZeneca, Moderna và Pfizer. Báo chí trong nước cho biết trong tuần này 3 triệu liều Moderna do Mỹ viện trợ sẽ về đến Việt Nam, cùng với một lô Pfizer mà Việt Nam đặt mua. Dư luận trông đợi sự minh bạch trong việc phân bổ vac-xin, nhất là cho thành phố trung tâm kinh tế của cả nước hiện đang bị tê liệt vì đại dịch.
Les Echos dẫn nguồn từ Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) thông báo, hôm nay lô vac-xin Spoutnik V đầu tiên đã được công ty quốc doanh Vabiotech sản xuất ra tại Việt Nam. Chất lượng vac-xin sẽ được trung tâm Gamaleia ở Moskva kiểm nghiệm. RDIF là đơn vị tài trợ cho việc nghiên cứu Spoutnik V, còn Gamaleia là nơi sản xuất.
Thụy My
Nguồn : RFI, 21/07/2021
***********************
Thụy My, RFI, 20/07/2021
Đến sáng 20/07/2021 theo giờ Việt Nam, số ca nhiễm Covid-19 trên toàn quốc đã vượt quá 60.000 người. Reuters dẫn nguồn từ chính quyền Việt Nam nói rằng đã đạt được thỏa thuận chuyển giao công nghệ vac-xin chống Covid với Nga và Hoa Kỳ, nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, Việt Nam trong ngày đầu tiên bị phong tỏa, 09/07/2021. AFP – Hữu Khóa
Trong số 62.820 ca dương tính tại Việt Nam, số người bị nhiễm trong đợt dịch thứ tư (kể từ ngày 27/04 đến nay) chiếm đến 59.165 ca. Theo Bộ Y tế, riêng trong hôm nay đã có 4.795 ca dương tính mới, trong đó thành phố Hồ Chí Minh chiếm 3.322 ca. Một số thiết bị cần thiết như máy thở, máy lọc máu… đã được chuyển cho thành phố lớn nhất nước đang bị phong tỏa để chống dịch (mà Việt Nam gọi là "giãn cách theo Chỉ thị 16").
Việt Nam mong muốn gia tăng năng lực vac-xin, và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hồi tháng Năm tuyên bố đang xem xét việc giao cho Việt Nam sản xuất vac-xin chống Covid theo công nghệ mới ARN thông tin để trở thành trung tâm cung ứng ở Đông Nam Á. Theo Reuters, Bộ Y tế Việt Nam cũng đang thương lượng với Nga để sản xuất vac-xin Sputnik V. Thông cáo của Bộ Y tế nói rằng Việt Nam sẽ nhận được thêm 20 triệu liều vac-xin ARN thông tin của Pfizer/BioNTech, nâng tổng số lên 51 triệu liều.
Cho đến nay, Việt Nam đã thỏa thuận mua 105 triệu liều vac-xin và đang đàm phán với các nhà sản xuất khác để có được 70 triệu liều nữa, hy vọng sẽ được giao trong năm 2021 và đầu 2022. Sau thành công về chống dịch trong thời gian đầu, giờ đây Việt Nam phải đối mặt đợt dịch tồi tệ nhất với số lượng người nhiễm mới hàng ngày đạt mức kỷ lục, tạo áp lực phải tăng cường tiêm chủng.
Việt Nam đã nhận được 10,6 triệu liều vac-xin, trong đó Hoa Kỳ viện trợ 5 triệu liều Moderna thông qua cơ chế Covax, Nhật tặng 3 triệu liều AstraZeneca và Úc 1,5 triệu liều AstraZeneca. Trung Quốc cũng giao 500.000 liều Sinopharm nhưng kèm theo điều kiện chỉ dành cho công dân Trung Quốc tại Việt Nam và những người phải qua lại biên giới.
Việt Nam đã sử dụng 4,3 triệu liều vac-xin chống Covid, nhưng chỉ mới có 310.000 người trên tổng số 98 triệu dân được tiêm đủ hai liều. Dư luận cho rằng cần phải ưu tiên phân bổ cho thành phố Hồ Chí Minh, nơi đang bị đại dịch hoành hành nhiều nhất. Tính đến tối 19/07, Việt Nam đã có 334 người tử vong vì Covid trong đó thành phố Hồ Chí Minh chiếm trên 190 trường hợp (theo số liệu chưa đầy đủ).
Thụy My
Nguồn : RFI, 20/07/2021
*********************
Thanh Phương, RFI, 19/07/2021
Hôm 18/07/2021, chính quyền thủ đô Hà Nội yêu cầu người dân ở tại nhà kể từ hôm nay, đồng thời ra lệnh tạm dừng các dịch vụ "không thiết yếu", do trong những ngày qua đã xuất hiện các ổ dịch Covid-19 mới.
Thắt chặt các biện pháp chống dịch Covid-19, sinh hoạt tại thủ đô Hà Nội bị xáo trộn. Ảnh minh họa chụp tại một cửa hàng mua bán ở thủ đô Việt Nam hôm 18/02/2021. Reuters - Thanh Hue
Kể từ tháng 5 đến nay, Hà Nội chỉ mới có thêm 500 ca nhiễm, so với tổng số hơn 50.000 trên cả nước, nhưng từ ngày 13/07/2021, chính quyền thành phố đã ban hành các biện pháp hạn chế như đóng cửa các nhà hàng, các tiệm hớt tóc, gội đầu…
Một trong những biện pháp hạn chế mới, có hiệu lực kể từ hôm nay, đó là những người đến từ Sài Gòn và các địa phương khác đến Hà Nội sẽ phải tự cách ly trong 14 ngày. Các chốt kiểm soát đã được dựng lên trên các trục lộ chính dẫn đến Sài Gòn. Người dân được yêu cầu hạn chế tối đa việc di chuyển từ Hà Nội đến các tỉnh, thành phố khác và ngược lại.
Kể từ hôm nay, các cuộc tụ tập trên 5 người ở những nơi công cộng (ngoài công sở) tại thủ đô đều bị cấm. Ngoài ra, chính quyền yêu cầu người dân thành phố ở tại nhà, chỉ ra ngoài "trong trường hợp thật sự cần thiết", chẳng hạn như để mua lương thực, thuốc men, hoặc đi làm tại những công ty được phép tiếp tục mở cửa.
Số ca nhiễm mới tại Việt Nam hiện vẫn tăng đều đặn. Hôm qua, đã có thêm gần 6.000 ca nhiễm được ghi nhận, tăng gấp 4 lần so với tổng số 1.456 ca nhiễm của năm 2020, trong đó đã có đến gần 4.700 tại Sài Gòn. Thành phố với tổng cộng 13 triệu dân này hiện vẫn là tâm chấn của đợt dịch mới,
Ngoài 3 tỉnh thành là Sài Gòn, Bình Dương và Đồng Nai đang áp dụng biện pháp "giãn cách xã hội" theo chỉ thị 16, hôm thứ bảy 17/07/2021, chính quyền Việt Nam cũng đã ra quyết định mở rộng phạm vi áp dụng chỉ thị này ra thêm 16 tỉnh thành phía nam trong thời hạn 14 ngày để chống dịch Covid-19.
Theo báo chí trong nước, Cục Hàng Không Việt Nam cũng vừa yêu cầu các hãng hàng không trong nước dừng tất cả các chuyến bay đi, đến các sân bay thuộc các tỉnh thành phía nam áp dụng giãn cách xã hội kể từ hôm nay.
Thanh Phương
Nguồn : RFI, 20/07/2021