Tân đại sứ Mỹ Marc Evans Knapper bắt tay Thủ tướng Phạm Minh Chính - Ảnh minh họa
Chiều 30/3, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tái khẳng định rằng "Hoa Kỳ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam", nhưng bày tỏ mong muốn chính phủ Hoa Kỳ tôn trọng "thể chế chính trị và sự khác biệt" của Hà Nội, theo tin VOA ngày 31/3.
Phân biệt đối xử, không tôn trọng sự khác biệt của bất cứ những ai, những tổ chức, tôn giáo hay kể cả những biểu tượng không phù hợp với chủ nghĩa cộng sản là bản chất của chế độ cộng sản từ ngày Đảng cộng sản Việt Nam đặt chân vào Việt Nam.
Bám víu vào ý thức hệ cộng sản, tính giai cấp, đấu tranh giai cấp, người cộng sản đã tách rời lịch sử dân tộc và nhân dân Việt Nam ra khỏi đảng của họ. Họ viết lại, thậm chí chà đạp lên lịch sử, các vua chúa, các anh hùng dân tộc từ xa xưa và nhất là trong thời cận đại.
"Trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ" là phương châm đấu tranh giai cấp của cộng sản. Vụ cải cách ruộng đất, đấu tố địa chủ, cường hào đã giết hại hàng trăm ngàn người, các vụ Nhân Văn Giai Phẩm, Xét Lại đã tiêu diệt rất nhiều trí thức. Hàng loạt tu sĩ bị bỏ tù, bị giết. Tu viện, chùa chiền, thánh thất, nhà thờ bị trưng dụng làm hợp tác xã, nơi nuôi trâu bò.
Đảng cộng sản lùa quân xâm lược miền Nam, giết hàng ngàn người dân Huế trong dịp tết Mậu Thân 1968. Sau năm 1975, người cộng sản giết, bắt, bỏ tù dài hạn, không xét xử hàng trăm ngàn trí thức, văn nghệ sĩ, nhà tư bản, nhân viên quân cán chính chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Cho đến nay, sau gần nửa thế kỷ "giải phóng, quét sạch bóng quân thù", chế độ độc tài đảng trị vẫn không ngừng phân biệt đối xử, không tôn trọng sự khác biệt của nhân dân. Hàng trăm người bất đồng chính kiến, đặc biệt những nhà báo, người tranh đấu cho dân quyền, dân chủ, tự do tôn giáo bị bắt, bỏ tù. Án tù cho những người bị bắt về sau càng ngày càng nặng với những tội danh mơ hồ, bất công.
Những điều kể sơ lược ở trên kéo dài suốt thời gian Đảng cộng sản Việt Nam nắm quyền từ một số vùng nông thôn, rừng núi hẻo lánh cho đến ngày họ may mắn thống trị hoàn toàn Việt Nam cho thấy sự phân biệt đối xử, không tôn trọng khác biệt là sự đi thụt lùi của họ với tiến bộ của loài người, hay nói khác, khi người cộng sản càng đoạt được lợi thế, tính man rợ cộng sản chủ nghĩa càng tăng lên, tinh thần con người theo nghĩa phổ quát của nhân loại của họ càng bại hoại.
Hiện đại, đất nước cần có sự vượt thoát lên nhanh chóng theo đà tiến của loài người, cần nhiều tinh hoa, trí thức, cần nhiều sáng kiến, tranh đua để tiến bộ thì Đảng cộng sản Việt Nam kìm hãm dân tộc bằng cách loại bỏ các thành phần đối kháng đang mong muốn xây dựng một xã hội tốt hơn.
Trong tuyên ngôn độc lập Hồ Chí Minh viện dẫn hai bản Tuyên ngôn của hai quốc gia văn minh hàng đầu thế giới là bản "Tuyên ngôn Độc lập" năm 1776 của Mỹ và bản "Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền" năm 1791 của Cách mạng Pháp. "Mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc", "Con người sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi".
Hồ Chí Minh và đàn em của ông ta học theo, nói vậy mà không thi hành như vậy. Tất cả các khuyến cáo từ các nước văn minh dân chủ như Mỹ, Pháp. Đức, Úc, Anh, Hà Lan… đến chính phủ Việt Nam về vấn đề nhân quyền, tự do, dân chủ đều bị Đảng cộng sản Việt Nam khước từ, viện dẫn sự khác biệt văn hóa, chế độ chính trị và yêu cầu những khác biệt đó phải được tôn trọng.
Thúc đẩy nhân quyền là một nội dung cơ bản trong chính sách đối ngoại của những nước dân chủ tự do -trong đó có Hoa Kỳ và Pháp mà Hồ Chí Minh bảo rằng học theo- trên thế giới và ngay cả của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam tham gia và công nhận nhiều văn kiện trong đó có tuyên ngôn quốc tế nhân quyền. Nhưng các khuyến nghị của các quốc gia khác, hay của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền đều bị Việt Nam chối bỏ hay hứa lần lữa mà không chịu thực hiện. Ngay cả những lời hứa tôn trọng quyền con người, trong các hiệp ước thương mại, hay tại các hội nghị đối thoại giữa các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp, các chức sắc tôn giáo… về xây dựng một thế giới mà ở đó nhân quyền được chấp nhận, được tôn trọng và bảo vệ cũng bị Việt Nam phớt lờ.
Việt Nam không tôn trọng sự khác biệt hay những cam kết của họ đối với nhân quyền vị họ không tin vào giá trị phổ quát của tự do dân chủ. Tính kiêu ngạo cộng sản khiến nhãn quan của họ lệch hướng, loạn thị. Họ chỉ tin vào giá trị đạo đức cộng sản đặt trên duy vật biện chứng, vô thần và sự thống trị của giai cấp vô sản đã lỗi thời, lạc hậu.
Nhiều chính trị gia trên thế giới không ngừng kêu gọi chính quyền Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền, không phân biệt đối xử, dừng mọi bắt bớ và đàn áp đối với những người bất đồng chính kiến.
Đạo luật Magnitsky toàn cầu (Global Magnitsky Act) quy định chế tài các cá nhân, quan chức mà Hoa Kỳ cho là vi phạm nhân quyền trên toàn thế giới. Đạo luật này được ban hành, áp dụng trên quy mô toàn cầu, ủy quyền cho chính phủ Hoa Kỳ xử phạt những người mà họ coi là vi phạm nhân quyền, đóng băng tài sản của họ và cấm họ vào Hoa Kỳ. Cho đến nay hàng trăm quan chức Việt Nam gồm cả những người trong quân đội, công an, cảnh sát và tòa án đã sẵn sàng bị đưa vào danh sách bị chế tài bởi đạo luật này.
Ngoài ra Khashoggi Ban, lệnh trừng phạt và hạn chế thị thực do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố đối với các cá nhân và gia đình họ liên quan đến các mối đe dọa và hành hung các nhà hoạt động, bất đồng chính kiến, và nhà báo sẽ không được dung thứ. Hy vọng luật này sẽ được áp dụng cho những nhân viên trong chính quyền Việt Nam, những người liên quan đến việc bắt giữ, hành hạ, xét xử và giam cầm những nhà báo, blogger dám cất tiếng nói trái chiều với Đảng cộng sản Việt Nam.
Theo tổ chức Đo lường những yếu tố nhân quyền có ý nghĩa (Human Rights Measurement Initiative - HRMI), những vấn đề lớn về quyền con người ở Việt Nam bao gồm việc tước đoạt sinh mạng trái luật hoặc tùy tiện của chính quyền ; tra tấn bởi các nhân viên chính phủ ; bắt và giam giữ người tùy tiện của chính quyền ; tù nhân chính trị ; những vấn đề lớn về tính độc lập của tư pháp ; sự can thiệp tùy tiện hoặc trái luật vào đời sống riêng tư ; hạn chế nghiêm trọng tự do biểu đạt, tự do báo chí, tự do Internet, bao gồm bắt và truy tố tùy tiện những người chỉ trích chính quyền, kiểm duyệt, đóng các trang mạng, ra các luật về hành vi phỉ báng mang tính chất hình sự ; can thiệp đáng kể vào quyền tự do hội họp hòa bình và tự do lập hội ; hạn chế đáng kể tự do đi lại, trong đó có việc cấm xuất cảnh đối với các nhà hoạt động ; công dân không có khả năng thay đổi chính quyền một cách hòa bình thông qua các cuộc bầu cử tự do và công bằng ; hạn chế sự tham gia chính trị ; các hành vi tham nhũng lớn ; buôn bán người ; hạn chế đáng kể quyền tự do lập hội của công nhân ; sử dụng lao động trẻ em cưỡng bức.
Báo cáo đáng tin cây của Human Rights Watch "Trong năm 2019 Việt Nam không làm gì mấy để cải thiện hồ sơ yếu kém về nhân quyền của mình. Chính quyền tiếp tục hạn chế tất cả các quyền dân sự và chính trị cơ bản, trong đó có quyền tự do ngôn luận, nhóm họp, lập hội và quyền tự do thực hành tín ngưỡng và tôn giáo. Bất kể một tổ chức hay nhóm nào bị coi là có nguy cơ đối với sự độc tôn quyền lực của Đảng cộng sản Việt Nam đều bị chính quyền cấm thành lập và hoạt động.
Nhà cầm quyền chặn đường truy cập tới các trang mạng và yêu cầu các công ty viễn thông và/hoặc mạng xã hội phải gỡ bỏ các nội dung bị coi là nhạy cảm về chính trị. Những người lên tiếng phê phán chế độ độc đảng phải đối mặt với nguy cơ bị công an đe dọa, sách nhiễu, cản trở việc đi lại, bị hành hung thân thể, câu lưu, bắt giữ và tù giam. Các nghi can bị bắt có thể bị công an giam giữ hàng tháng trời mà không được tiếp xúc với luật sư và bị thẩm vấn thô bạo. Các tòa án do đảng kiểm soát kết án các nhà hoạt động và blogger dựa trên các cáo buộc ngụy tạo về an ninh quốc gia. Trong năm 2019, chính quyền đã kết án ít nhất là 25 người trong các vụ án có động cơ chính trị".
Người dân Việt Nam cũng mong muốn chính phủ xem dân là đối tác và phải tôn trọng sự khác biệt để phát triển tự do dân chủ. Đảng cộng sản Việt Nam cần làm hòa với dân tộc và tôn trọng sự khác biệt của dân chúng trước khi xin các chính quyền khác tôn trọng mình.
Đảng cộng sản Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền, tôn trọng sự khác biệt của chính người dân Việt Nam trước khi năn nỉ người ngoài phải tôn trọng sự khác biệt của hệ thống chính trị của mình.
Người Tân Định
Nguồn : VNTB, 02/04/2022
‘Canh và chặn’ : cách Hà Nội đàn áp các nhà hoạt động nhân quyền
VOA, 18/02/2022
Cho người canh giữ trước nhà hay ngăn chặn việc đi lại là một cách làm ‘có hệ thống’ của chính quyền Việt Nam để đối phó với các nhà hoạt động nhân quyền, một phúc trình của tổ Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) vừa được công bố cho biết.
Cảnh sát canh gác trong một phiên tòa xét xử người bất đồng chính kiến ở thành phố Hồ Chí Minh hồi năm 2010
Phúc trình dài 66 trang có tựa đề ‘Bị nhốt ở trong nhà : Các nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam bị hạn chế quyền tự do đi lại’ đã được HRW công bố tại một buổi họp báo vào sáng ngày 17/2 tại Bangkok để kêu gọi chính quyền Việt Nam ‘chấm dứt việc tùy tiện ngăn cản các nhà bất đồng chính kiến trên toàn quốc’.
Theo Human Rights Watch, cách làm ‘canh và chặn’ này khiến các nhà hoạt động và các nhà bất đồng chính kiến ‘chịu quản thúc tại gia vô thời hạn’.
Theo giải thích của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền thì với cách làm này, các nhà hoạt động ‘bị câu lưu trong thời gian vừa đủ lâu để không tham dự được các cuộc biểu tình, các phiên tòa hình sự hay cuộc gặp với các nhà ngoại giao và tổng thống Mỹ’và bị hạn chế xuất nhập cảnh.
Hơn 170 trường hợp
Phúc trình đã ghi nhận các trường hợp của hơn 170 nhà hoạt động, blogger và nhà bất đồng chính kiến ở Việt Nam bị đàn áp kiểu này, trong đó có bị chặn trước cửa nhà, chặn trên đường đi, giữ lại không cho xuất, nhập cảnh ở sân bay, cửa khẩu và từ chối cấp hộ chiếu…
Trong một đoạn video được HRW trình chiếu tại buổi họp báo, ông Trịnh Bá Phương, một nhà tranh đấu về các quyền về đất đai ở Việt Nam đã bị tuyên án 10 năm tù, đã quay lại cảnh an ninh thường phục ‘dàn trận’ trước nhà ông và có hành động quát tháo, đe dọa và dường như đã hành hung ông. Một đoạn video khác cho thấy ông Nguyễn Quang A, nhà bất đồng chính kiến nổi bật ở Hà Nội, bị một số người trẻ mặc thường phục đẩy lại vào nhà khi đang trên đường đi.
Chính quyền cho ‘nhân viên an ninh mặc thường phục đóng chốt ngoài tư gia, khóa cửa ra vào của người bất đồng chính kiến bằng khóa ổ, thậm chí đổ keo đa năng vào các ổ khóa, dựng rào chắn và các chướng ngại vật, và huy động côn đồ địa phương đe dọa người dân’, phúc trình cho biết.
"Lúc nào sự ngăn chặn này cũng đi kèm với sự đe dọa về thân thể. Nếu các nhà hoạt động tìm cách trốn thoát thì họ sẽ bị đánh đập", ông Phil Robertson, phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, nói tại cuộc họp báo công bố phúc trình.
Trong một số vụ việc, nhân viên an ninh cưỡng chế các nhà hoạt động lên tàu hỏa hoặc máy bay để buộc trở về nơi cư trú, cũng theo phúc trình.
Và khi cần đi ra nước ngoài hoặc khi làm thủ tục xin cấp hay gia hạn thì các nhà hoạt động này mới biết họ nằm trong danh sách cấm xuất nhập cảnh ‘với những lý do an ninh quốc gia chung chung’.
"Chính quyền không công bố danh sách cấm xuất nhập cảnh hay thông báo cho những người có tên trong danh sách biết việc họ bị cấm, hoặc thông báo cho họ biết thời hạn cấm là bao lâu", HRW cho biết.
Ngay cả khi xuất cảnh với mục đích cá nhân như đi du lịch hay đi chữa bệnh thì các nhà hoạt động vẫn bị chính quyền chặn lại do ‘quá nhạy cảm’ với khả năng họ gặp các quan chức nước ngoài hay các nhân vật lưu vong.
HRW đưa ra trường hợp bà Nguyễn Thúy Hạnh, người đang bị giam giữ về tội ‘Tuyên truyền chống Nhà nước’, đã bị cầm giữ suốt 10 ngày hồi tháng 1 năm 2021 khi Đảng Cộng sản Việt Nam họp Đại hội 13, và ông Nguyễn Quang A bị nhân viên an ninh lôi lên xe đi vòng vòng hồi năm 2016 để ngăn ông đến gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama lúc đó đang ở thăm Hà Nội.
Tại buổi họp báo, ông Robertson cũng nêu lên trường hợp của bà Phạm Đoan Trang, một nhà báo độc lập đang thụ án 9 năm tù về tội ‘Tuyên truyền chống nhà nước’. Hồi năm 2016, bà Trang cùng một người bạn lái xe từ Sài Gòn ra Hà Nội để tham dự cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Barack Obama nhưng ‘bị chặn lại khi cách Hà Nội 100km, bị câu lưu và bị buộc phải quay về’.
Còn về xuất nhập cảnh, phúc trình nêu các trường hợp của linh mục Nguyễn Đình Thục bị ngăn xuất cảnh sang Nhật nhân chuyến thăm của Giáo hoàng Francis hồi năm 2019 với lý do ‘bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự và an toàn xã hội’.
Blogger Phạm Chí Dũng, người cũng đang thụ án tù, cũng từng bị chặn lại ở sân bay Tân Sơn Nhất hồi năm 2014 khi ông chuẩn bị đáp chuyến bay đi Geneva để điều trần về nhân quyền Việt Nam tại kỳ Xem xét Định kỳ Phổ quát của Liên Hiệp Quốc.
‘Ăn bánh canh’
Cách làm này của chính quyền trở nên quen thuộc đối với các nhà hoạt động đến nỗi nó trở thành ‘một phần trong cuộc sống hàng ngày của họ’ và thậm chí còn được họ gọi đùa là ‘ăn bánh canh’ (eating guard soup), ông Phil Robertson cho biết.
Họ còn ứng phó bằng cách lên đường trước vài ngày trước khi xảy ra sự kiện nhạy cảm nào đó nhưng cuối cùng vẫn bị chặn lại, cũng theo ông Robertson.
Không chỉ bản thân các nhà hoạt động mà ngay cả người thân của họ cũng gặp các hạn chế về đi lại này trong hành động mà HRW gọi là ‘trừng phạt tập thể’.
HRW chỉ ra những sự kiện chính trị nhạy cảm như Đại hội Đảng, bầu cử Quốc hội, các ngày lễ quốc tế về nhân quyền, các ngày kỷ niệm các vụ xung đột Việt-Trung, hay chuyến thăm của các nhà lãnh đạo nước ngoài, nhất là Mỹ, là những lúc nhà cầm quyền Việt Nam tăng cường các hoạt động canh giữ và ngăn chặn này.
"Chính quyền Việt Nam hiển nhiên coi việc một số người đi dự các sự kiện nhân quyền hay tự do tôn giáo, hoặc gặp gỡ các quan chức nước ngoài tới thăm Việt Nam là hành vi phạm tội", ông Robertson nói.
Ông kêu gọi chính quyền Việt Nam ngay lập tức chấm dứt mọi hạn chế này và sửa đổi các điều luật cản trở quyền tự do cơ bản của công dân và kêu gọi các đối tác và nhà tài trợ cho Việt Nam ‘gây sức ép để chính quyền Việt Nam chấm dứt cách hành xử này’.
"Cộng đồng quốc tế cần phải lên tiếng mạnh mẽ hơn nữa và đưa vấn đề này ra Liên Hiệp Quốc và Hội đồng Nhân quyền", ông Robertson nói.
Trao đổi với VOA từ Hà Nội, ông Nguyễn Lân Thắng, một nhà bất đồng chính kiến, cho biết việc canh và chặn đối với ông ‘thường xuyên xảy ra’, nhất là trong các cuộc tưởng niệm liên quan đến Trung Quốc, các cuộc biểu tình, các phiên tòa xét xử những nhân vật bất đồng chính kiến.
Ông nói do ông có cách tiếp cận ôn hòa nên không gặp phải thái độ căng thẳng của những người canh giữ ông, còn những bạn bè ông do ‘cố gắng bảo vệ quyền đi lại’ nên gặp phản ứng quyết liệt của phía an ninh.
"Mục đích của những người canh giữ là làm sao mình không đến địa điểm này, không tham dự sự việc này, sự việc kia", ông Thắng nói.
Cũng theo lời ông Thắng thì việc quản thúc ông như vậy ‘không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống cá nhân’ của ông vì họ ‘không ngăn chặn tôi đi làm, đi chợ hay đi những công việc cá nhân’.
Để có được phúc trình này, HRW đã dựa vào báo chí độc lập, mạng xã hội, blog độc lập và các trang mạng. Họ cũng đã phỏng vấn trực tiếp các nạn nhân và gia đình cùng với nhân chứng.
Đây là lần đầu tiên Tổ chức Theo dõi Nhân quyền xem xét một cách có hệ thống cách thức hạn chế tự do đi lại của chính quyền Việt Nam để công bố trong một phúc trình đầy đủ và toàn diện.
Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa có phản ứng gì về phúc trình của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nhưng trước giờ họ vẫn khăng khăng cho rằng 'không có vi phạm nhân quyền ở Việt Nam'.
Nguồn : VOA, 18/02/2022
********************
RFA, 17/02/2022
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tố cáo chính quyền Việt Nam ngăn chặn, giới hạn quyền đi lại của giới hoạt động xã hội và những người bất đồng chính kiến. Những người bị ngăn chặn xác nhận chuyện này xảy ra công khai nhiều năm qua.
Hôm 17 tháng 2 năm 2022, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch - HRW) tổ chức buổi công bố báo cáo tại Câu lạc bộ Báo chí Thái Lan về tình trạng vi phạm nhân quyền của chính quyền Việt Nam đối với giới hoạt động xã hội và những người bất đồng chính kiến. HRW coi việc canh chặn, không cho giới bất đồng chính kiến ra khỏi nhà vào những dịp mà họ cho là ‘nhạy cảm’ là sự vi phạm "có hệ thống và trên quy mô rộng".
Đây là chuyện xảy ra ở Việt Nam từ nhiều năm qua nhưng theo ông Phil Robertson, Phó giám đốc phân ban Châu Á của HRW, thì đây là lần đầu tiên tình trạng vi phạm quyền tự do đi lại của công dân ở Việt Nam được hệ thống lại một cách chi tiết và đầy đủ với những hồ sơ cụ thể. Ông nói tại buổi họp báo :
"Đây là những ví dụ minh hoạ rõ nét của hệ thống mang tính đàn áp và đe doạ, khiến Việt Nam trở thành một trong những nước có chính phủ lạm dụng nhân quyền một cách tồi tệ nhất ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Đây là cách mà chính quyền đe doạ những nhà hoạt động cũng như gia đình của họ, và hòng tìm cách kiểm soát những người này.
Chỉ khi các chiến thuật đe doạ không tỏ ra hiệu quả, thì nhà nước Việt Nam mới dùng đến phương án bắt bớ, khởi tố, và bỏ tù người bất đồng chính kiến".
Một người trong giới bất đồng chính kiến (tạm thời không muốn nêu tên vì lý do an toàn) nói với RFA vào sáng 17 tháng 2 năm 2022 :
"Hôm nay là ngày 17 tháng 2 nên bây giờ đang có người canh trước cửa nhà tôi đây. Trước đây họ còn gắn mấy cái camera chĩa thẳng vào nhà tôi. Mấy ngày họ cho là nhạy cảm như ngày mất Gạc Ma, mất Hoàng Sa, ngày 17 tháng 2 thì cả một ‘chợ bánh canh’ quanh nhà.
Mình ra khỏi nhà thì bị đẩy ngược lại. Nếu mình cố tình đi thì họ kêu thêm người rồi vây mình lại. Hỏi lý do thì họ sừng sộ rồi nói những lời xúc phạm mình. Nếu mình chống lại thì họ đánh mình và công an quanh đó sẽ bắt mình với tội ‘gây rối’. Chuyện an ninh canh chặn với sắc phục và thường phục đều có. Họ canh công khai".
Anh Lê Hoàng, một người từng nhiều lần xuống đường biểu tình chống Trung Quốc cho RFA hay, những người ngồi canh, chặn thường là công an phường, quận mặc thường phục mà những người thường xuyên bị canh, chặn không lạ gì họ. Anh nói tiếp:
"Chắc là họ ra quy chế rõ ràng. Ví dụ ngày mai sai lính chặn ở nhà không cho đi đâu là họ chốt chặn không cho mình ra khỏi cửa luôn. Mình đi ra là họ gây sự và đẩy mình vào. Họ cho khoảng ba, bốn người canh. Như em là họ cho bốn người. Bốn người thì mình ra là họ đẩy mình vào ngay; họ làm đủ trò ngay chứ không có chuyện mình cố tình đi được đâu. Còn trường hợp nhẹ hơn, chẳng hạn như mai đi thắp hương tưởng niệm thì họ không chặn nữa mà họ cho khoảng hai người đi theo rồi quay phim, chụp ảnh.
Em cho là họ quay phim, chụp ảnh để thứ nhất là báo cáo; thứ hai là để mình ngại hay mình sợ. Bọn em thì biết thừa là việc thắp hương, tưởng niệm chẳng ai có thể ngăn cấm được vì đó là quyền không thể chối cãi của mình.
Nếu mình bảo họ làm thế là vi phạm nhân quyền, tôi không có vấn đề gì cần giám sát hay vi phạm lệnh quản chế mà cứ theo tôi chẳng hạn thì họ không trả lời, họ né tránh".
Người thanh niên canh cửa nhà Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh tháng 1/2021.
"Bánh canh" là thuật ngữ mà những người bất đồng chính kiến, giới hoạt động nhân quyền dùng để chỉ tình trạng bị an ninh canh giữ trước cửa nhà không cho đi đâu.
Việc an ninh canh nhà giới hoạt động, bloggers, cựu tù nhân lương tâm, cựu tù nhân nhân quyền… vào các dịp như đại hội đảng, họp quốc hội, nguyên thủ Hoa Kỳ thăm Việt Nam, ngày kỷ niệm cuộc chiến Trung Quốc xâm lược biên giới phía Bắc, hải chiến Hoàng Sa, Gạc Ma hay trước các phiên xử những người bất đồng chính kiến… xảy ra từ nhiều năm qua mà nạn nhân chỉ có thể lên tiếng qua các trang mạng xã hội. Phía chính quyền thì bỏ ngoài tai, không thừa nhận cũng không chối bỏ. Chính quyền Việt Nam bị cho là bất chấp luật pháp và dư luận quốc tế trong vấn đề nhân quyền.
Đầu năm 2019, khi Việt Nam tổ chức hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ - Bắc Hàn, hơn một chục nhà hoạt động chính trị nổi tiếng của Việt Nam cho Reuters biết, công an đã tăng cường giám sát và ngăn cản họ rời khỏi nhà tại Hà Nội.
Đầu năm 2021, vài ngày trước khi đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng cộng sản Việt Nam khai mạc, nhiều người trong giới bất đồng chính kiến, giới phản biện bị an ninh ngồi trước cửa nhà theo dõi. Bác sĩ Đinh Đức Long là một người trong số đó. Ông chia sẻ với RFA :
"Nói về mặt luật pháp thì nếu mình ra khỏi nhà mà họ cản trở việc đi lại của công dân thì họ vi phạm. Còn họ chỉ canh mà không cản trở mình thì đấy là việc của họ thôi. Trên thực tế không ảnh hưởng gì. Chẳng có lệnh nào mà cũng chẳng có bản án nào của tòa hết. Họ canh thế để xem mình có làm gì không. Mang tính chất răn đe, phòng ngừa là chính.
Tất nhiên mình cảm thấy khó chịu. Khi tôi phát hiện ra sự việc và tôi chụp hình đưa lên Facebook thì một số tên còn đi qua trước cửa vung tay vung chân rồi dòm vào tận nhà. Tôi ví hành động đó như hành động của tàu chiến Trung Quốc ngang ngược tuần tra trên Biển Đông. Đe dọa, cướp bóc, giết hại ngư dân sinh sống, làm việc lương thiện trên vùng biển chủ quyền Việt Nam từ hàng ngàn đời nay.
Sau khi tôi so sánh như vậy trên Facebook thì họ rút ra xa hơn. Như vậy là họ có theo dõi và điều chỉnh kịp thời. Ít nhất là trường hợp của tôi".
Tình hình nhân quyền Việt Nam bị HRW đánh giá là không cải thiện khi Hà Nội trừng phạt một cách có hệ thống đối với các nhà hoạt động dám công khai lên tiếng về hiện trạng đất nước. Ít nhất 63 người bị giam tù chỉ trong năm 2021 vì bày tỏ chính kiến hoặc tham gia các hội, nhóm bị Nhà nước xem là chống chính quyền. Trong số đó, nhiều người phải chịu những bản án rất nặng sau các phiên xử bất công dựa theo những cáo buộc ngụy tạo.
Ngoài HRW lên tiếng về tình hình nhân quyền Việt Nam, hôm 1 tháng 11 năm 2021, các báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc đã gửi một bức thư đến Chính phủ Việt Nam, yêu cầu cung cấp các thông tin về việc bắt giữ và kết án đối với một số các nhà hoạt động tại Việt Nam trong năm 2020 và 2021.
Hôm 21 tháng 12 năm 2021, Phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc và Tổ chức Thương mại Thế giới đã gửi thư yêu cầu kéo dài thời hạn phúc đáp cho đến ngày 28 tháng 2 năm 2022.
Trọng Nghĩa, RFI, 17/02/2022
Trong một bản báo cáo mới nhất về Việt Nam công bố ngày 17/02/2022, tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền Human Rights Watch đã tố cáo chính quyền Việt Nam về việc "cản trở một cách có hệ thống quyền tự do đi lại của các nhà hoạt động chính trị và nhân quyền".
Một số nhà hoạt động, bất đồng chính kiến Việt Nam đang bị cầm tù. Ảnh minh họa tài liệu chụp từ trang web của Human Rights Watch © RFI tiếng Việt
Bản báo cáo dài 66 trang, mang tựa đề "Nhốt chúng tôi ở trong nhà : Hạn chế tự do đi lại của các nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam", đã ghi nhận các vụ vi phạm thường xuyên của chính quyền Việt Nam đối với quyền tự do đi lại và các quyền cơ bản khác bằng cách buộc các nhà đấu tranh, giới bất đồng chính kiến, những người bảo vệ nhân quyền và những người khác phải chịu chế độ quản thúc tại gia vô thời hạn, sách nhiễu và nhiều hình thức câu lưu khác.
HRW ghi nhận là chính quyền Việt Nam thường câu lưu các nhà hoạt động trong thời gian vừa đủ lâu để ngăn họ không tham dự được các cuộc biểu tình, các phiên tòa hay các cuộc gặp với các nhà ngoại giao hay lãnh đạo nước ngoài, cũng như nhiều sự kiện khác.
Trong bản báo cáo, HRW cho biết họ đã điều tra nhiều trường hợp bị hạn chế đi lại năm 2004 đến năm 2021, nhắm vào hơn 170 nhà hoạt động, blogger và nhà bất đồng chính kiến, cũng như người thân của họ, trong đó có cả những vụ chặn giữ ở sân bay và cửa khẩu, cũng như từ chối cấp hộ chiếu hay các giấy tờ khác.
Trong bức ảnh ghép minh họa kèm theo báo cáo, HRW đã đăng ảnh của một nhà hoạt động người Việt bị giam giữ như các ông Phạm Chí Thành, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, bà Nguyễn Thúy Hạnh hay nhà báo Phạm Đoan Trang…
Tổ chức HRW đã kêu gọi chính quyền Việt Nam chấm dứt ngay lập tức mọi hạn chế đi lại và sửa đổi luật mà hạn chế những quyền cơ bản của công dân như là quyền tự do đi lại trong và ngoài Việt Nam.
Ông Phil Robertson, phó giám đốc khu vực Châu Á của HRW còn cho rằng : "Các nhà tài trợ và đối tác thương mại của Việt Nam cần nhận thức được sự cản trở đối với quyền tự do đi lại đang diễn ra hàng ngày và gây sức ép để chính quyền Việt Nam chấm dứt cách hành xử như thế."
Trọng Nghĩa
*******************
Thu Hằng, RFI, 18/02/2022
Ngày 17/002/2022, Cục Quản lý Dược, bộ Y tế Việt Nam, đã cấp phép khẩn cấp ba dược phẩm chứa hoạt chất Molnupiravir điều trị Covid-19, do ba doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, gồm công ty trách nhiệm hữu hạn Liên doanh Stellapharm, Công ty cổ phần Dược phẩm Boston Vietnam và Công ty cổ phần Dược phẩm Mekorpha. Giấy phép có hiệu lực ba năm kể từ ngày ký quyết định.
Dược phẩm Molnupiravir do hãng Merck & Co Inc và Ridgeback Biotherapeutics LP phát triển. © Merck & Co Inc/Handout via Reuters/File Photo
Theo truyền thông Việt Nam, ba loại thuốc này được cấp giấy phép lưu hành với ba điều kiện đi kèm : cơ sở sản xuất phải kiểm tra chất lượng nguyên liệu đạt yêu cầu trước khi sản xuất ; theo dõi, kiểm tra chất lượng thuốc hàng tháng ; tiếp tục nghiên cứu độ ổn định của thuốc.
Theo dự kiến, thuốc Molnupiravir sẽ được bán với giá 300.000 đồng/hộp và được phân phối rộng rãi từ tuần sau tại các hiệu thuốc trên cả nước. Trước đó, bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cũng yêu cầu các cơ quan liên quan kiểm soát chặt chẽ về chất lượng và giá bán để tránh đầu cơ, lợi ích nhóm trong việc cung ứng thuốc. Còn theo ông Lương Đăng Khoa, tổng giám đốc Công ty cổ phần Dược phẩm Boston Việt Nam, khi trả lời VnExpress ngày 18/02, giá bán 300.000 đồng thấp hơn mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới cho các nước kém phát triển là 19,9 đô la (khoảng 440.000 đồng).
Số ca nhiễm Covid-19 hàng ngày tại Việt Nam vẫn ở mức cao, thêm hơn 36.200 ca theo số liệu tối 17/02. Tính trung bình trong vòng 7 ngày qua, mỗi ngày có 84 ca tử vong. Ba loại thuốc Molnupiravir được cho là liệu pháp hiệu quả cho việc điều trị tại nhà đối với các trường hợp mắc Covid-19 thể nhẹ, để giúp giảm tải cho các bệnh viện và cơ sở y tế điều trị tập trung.
Thu Hằng
Thanh Phương, RFI, 13/01/2022
Hôm 13/01/2022, tổ chức nhân quyền của Mỹ Human Rights Watch công bố Báo cáo Thế giới 2022. Trong phần nói về Việt Nam, tổ chức này ghi nhận là trong năm 2021, chính quyền Việt Nam đã bắt giữ và xét xử hàng chục nhà hoạt động nhân quyền.
Phiên tòa xét xử các nhà báo, blogger Phạm Chí Dũng (phải), Nguyễn Tường Thụy (trái) và Lê Hữu Minh Tuấn (thứ ba bên trái) tại tòa án Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh do TTXVN công bố ngày 05/01/2021. AFP - STR
Theo Human Rights Watch, trong năm 2021, năm mà dịch Covid hoành hành dữ dội, đảng Cộng Sản họp Đại Hội lần thứ 13 và bầu cử Quốc Hội được tổ chức, chính quyền Việt Nam đã tống giam ít nhất 63 người vì đã bày tỏ chính kiến hoặc tham gia các nhóm bị coi là chống chính quyền, trong số đó có nhiều người đã bị tuyên án tù rất nặng nề "sau các phiên xử bất công".
Ông Phil Robertson, phó Giám đốc Ban Á Châu của HRW nói : "Chính quyền Việt Nam núp bóng đại dịch Covid-19 để tiến hành đàn áp nặng tay đối với các hoạt động ôn hòa, nên đa phần các vụ này không được bên ngoài Việt Nam biết đến". Cũng theo ông Robertson, dường như chính quyền "muốn xóa sổ phong trào bất đồng chính kiến đang lớn mạnh bằng các án tù tàn khốc", trước khi thế giới chú ý trở lại đến tình hình nhân quyền ở Việt Nam.
Cụ thể, theo báo cáo của HRW, vào tháng 1/2021, ba thành viên của Hội Nhà báo Việt Nam Độc lập (Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn) đã bị kết án từ 11 đến 15 năm tù. Đến tháng 5, nhà hoạt động vì quyền lợi đất đai Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Tư lãnh án mỗi người 8 năm tù. Vào tháng 7, đến lượt nhà văn Phạm Chí Thành bị xử 5 năm rưỡi tù giam.
Sau đó vào tháng 10, một tòa án ở Cần Thơ xử phạt năm thành viên nhóm Báo Sạch (Trương Châu Hữu Danh, Đoàn Kiên Giang, Lê Thế Thắng, Nguyễn Phước Trung Bảo và Nguyễn Thanh Nhã) từ 2 đến 4 năm rưỡi tù giam. Tất cả những người này đều bị cáo buộc tội tuyên truyền chống nhà nước theo điều 117, hoặc tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước theo điều 331 của Bộ Luật hình sự.
Trong bản báo của HRW, phó giám đốc ban Á Châu Robertson kêu gọi : "Các nhà tài trợ quốc tế của Việt Nam nên ngưng việc ngoảnh mặt làm ngơ trước tình hình nhân quyền tồi tệ ở Việt Nam và nên gây sức ép với giới lãnh đạo nước này để chấm dứt việc người dân Việt Nam phải chịu đau khổ nhiều hơn nữa".
Thanh Phương
********************
RFA, 13/01/2022
Tổ chức Giám sát Nhân quyền Human Rights Watch vào ngày 13/1 công bố báo cáo thường niên năm 2022 về tình hình quyền con người tại các nước và lãnh thổ trên thế giới trong năm qua.
Reuters
Đối với Việt Nam, báo cáo nêu rõ trong năm 2021 chính phủ Hà Nội trừng phạt một cách có hệ thống đối với các nhà hoạt động dám công khai lên tiếng về hiện trạng đất nước.
HRW nhận định, năm 2021 là một năm nặng trĩu đối với Việt Nam qua những thực tế gồm dịch Covid-19, Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 13 vào tháng một, cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng năm. Trong năm qua, có ít nhất 63 người bị giam tù vì bày tỏ chính kiến hoặc tham gia các hội, nhóm bị Nhà nước xem là chống chính quyền. Trong số những người này có nhiều người đang phải chịu thi hành những bản án rất nặng sau các phiên xử bất công dựa theo những cáo buộc ngụy tạo.
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Ban Châu Á của HRW nói :
"Chính phủ Việt Nam núp bóng đại dịch Covid-19 để mạnh tay đàn áp đối với các hoạt động ôn hòa nên hầu hết không bị bên ngoài Việt Nam phát hiện. Chính quyền dường như muốn xóa sổ phong trào bất đồng chính kiến đang lớn mạnh bằng các án tù tàn khốc trước khi thế giới chú ý trở lại Việt Nam".
Báo cáo nhận định rằng Chính phủ Việt Nam hạn chế nghiêm trọng các quyền dân sự và chính trị cơ bản gồm các quyền tự do biểu đạt, tự do ngôn luận, tự do thông tin, tự do lập hội và hội họp ôn hòa, cũng như quyền tự do tôn giáo-tín ngưỡng.
HRW còn nhận định tại Việt Nam không có tự do báo chí hay độc lập. Nhà nước không cho phép thành lập các đảng phái chính trị hay các tổ chức nhân quyền độc lập. Chính phủ ngang nhiên can thiệp vào công việc điều hành của các tổ chức tôn giáo.
Ông Phil Robertson đưa ra kêu gọi :
"Các nhà tài trợ trên thế giới cần thôi ngoảnh mặt làm ngơ trước hồ sơ nhân quyền tồi tệ của chính phủ Việt Nam và gây sức ép với giới lãnh đạo tại Hà Nội để họ chấm dứt tình trạng buộc người dân trong nước phải chịu đựng nhiều hơn nữa".
Báo cáo của HRW năm nay dài 752 trang nêu ra tình hình thực thi nhân quyền tại gần 100 quốc gia trên thế giới năm qua. Đây là ấn bản thứ 31 của HRW về lĩnh vực này.
Nguồn : RFA, 13/01/2022
************************
Nhân quyền và nỗ lực từ bỏ văn minh theo đường mòn để đến chủ nghĩa xã hội
Trân Văn, VOA, 12/01/2022
Liên Hiệp Quốc vừa công bố thư của bộ phận đặc sát thuộc Văn phòng Cao ủy Nhân quyền (OHCHR) gửi chính quyền Việt Nam, yêu cầu cung cấp các thông tin liên quan đến việc bắt giữ - phạt tù chín công dân là :Chung Hoàng Chương, Nguyễn Văn Nghiêm, Lê Văn Dũng, Đinh Thị Thu Thủy, Đỗ Nam Trung, Đinh Văn Hải, Lê Trọng Hùng, Lê Chí Thành và Trần Quốc Khánh trong hai năm 2020 và 2021.
Phiên tòa xử Phạm Đoan Trang tại Hà Nội. Hình minh họa. Photo screenshot từ ANTV via YouTube.
Thư vừa kể (1) dài 11 trang (1) đã được RFA dịch sang tiếng Việt và tóm lược trên trang web của đài này (2). Theo đó, bộ phận đặc sát về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh sự lo ngại khi có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy chính quyền Việt Nam tiếp tục vi phạm các nguyên tắc chung trongCông ước về các quyền dân sự và chính trịmà chính quyền Việt Nam đã cam kết thực thi từ đầu thập niên 1980.
Ngoài việc yêu cầu chính quyền Việt Nam giải thích tường tận về việp áp dụng luật hình sự trong bắt giữ - xét xử - kết án chín người vừa đề cập, bộ phận đặc sát về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc còn yêu cầu chính quyền Việt Nam giải thích về những cáo buộc liên quan đến sách nhiễu, trả thù có hệ thống nhắm vào những người bảo vệ nhân quyền, các tổ chức dân sự, nhà báo và bloggers trong thời gian vừa qua.
Gần hai tháng sau ngày thư được gửi đến chính quyền Việt Nam (1/11/2021), hôm 21/12/2021, Phái đoàn Thường trực của Việt Nam bên cạnh Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế tại Geneva - Thụy Sĩ gửi thư phúc đáp (3). Bởi yêu cầu do bộ phận đặc sát về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc đề ra nên cơ quan ngoại giao đại diện Việt Nam chỉ đề nghị gia hạn thời gian trả lời đến 28/2/2022.
Lần này, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền, hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam ngậm tăm, không lên án những nhận định, yêu cầu vừa kể là luận điệuxuyên tạc, phủ nhận thành quả về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam như vẫn thường xảy ra sau khi các tổ chức chuyên hoạt động cho dân chủ, nhân quyền lên tiếng cảnh báo cộng đồng quốc tế về thực trạng tồi tệ đối với nhân quyền tại Việt Nam (4).
Nhìn một cách tổng quát, trong ba tháng gần đây, Việt Nam trở thành quốc gia khiến Liên Hiệp Quốc – vốn hết sức thận trọng vì đại diện cộng đồng quốc tế - liên tục phải lên tiếng do lo ngại vì các dấu hiệu vừa xâm hại, vừa bỏ rơi những quyền liên quan đến nhân vị của công dân Việt Nam. Ngoài thư của bộ phận đặc sát nhân quyền gửi vào đầu tháng 11/2021, tháng trước (12/2021), OHCHR loan báo là cơ quan này của Liên Hiệp Quốc xem việc kết án Phạm Đoan Trang, Trịnh Bá Phương, Nguyễn Thị Tâm, Đỗ Nam Trung, chuẩn bị xét xử Lê Trọng Hùng là những dấu chỉ nghiêm trọng vềtính hợp pháp của việc giam giữ, tính công bằng của việc xét xử, khiến người Việt phải tự kiểm duyệt và những người quan tâm đến tự do truyền thông rùng mình. Sựtrừng phạt đó ngăn cản mọi người thực hiện các quyền căn bản và tham gia tranh luận công khai về các vấn đề quan trọng.
Tháng trước không chỉ có thế ! Ngoài việc hối thúc chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho tất cả những cá nhân mà OHCHR nêu tên cũng như những người bị bắt giữ tùy tiện vì thực hiện quyền tự do ý kiến và biểu đạt của họ (4), OHCHR còn nhắc nhở Việt Nam vềcác nghĩa vụ pháp lý đốivới cộng đồng quốc tế trongviệc hợp tác chống tệ nạn buôn người, từ điều tra đếncung cấp các biện pháphiệu quả nhằm khắc phục và hỗ trợ các nạn nhân, sau khi chứng kiến nhiềuphụnữ và bé gái Việt Nam donghèo đói mà bị gạt ra bên lề xã hội rồi trở thành nạn nhân buôn người và những kẻ buôn người không bị trừng phạt. Việt Nam không làm gì cả cho dù trong vòng chưa đầy hai tháng (từ 3/9/2021 đến 28/10/2021) có 205 phụ nữ được xem là nạn nhân buôn người được hỗ trợ hồi hương...
Cho dù có những bằng chứng rõ ràng về việc một số doanh nghiệp chuyên xuất khẩu lao động của Việt Nam đã tuyển cả những bé gái chỉ 15 tuổi, giả mạo giấy tờ để đưa sang Saudi Arabia làm thuê. Dù đổ bệnh vì bị hành hạ, bị bỏ đói, không được chữa trị, van xin được hồi hương nhưng không được hỗ trợ và cô bé chết trước khi có thể lên phi cơ nhưng chỉ có các tổ chức quốc tế, sau đó là OHCHR bày tỏ sự lo ngại khi tình trạng phụ nữ và các bé gái Việt Nam được xuất khẩu sang Saudi Arabia để làm thuê bị lạm dụng tình dục, bịchủ hành hạ, tra tấn dã man, bị bỏ đói, không được chăm sóc y tế, phải nhận mức lương thấp hơn mức đã thỏa thuận trong hợp đồng, thậm chí không được trả lương trở thành phổ biếnvà yêu cầu Saudi Arabia phải có biện pháp (6) còn Việt Nam thì im lặng. Khi lên tiếng thì chỉ lên án các ý kiến về nhân quyền là lạc lõng, sáo rỗng(7) !
***
Tháng trước, nhiều cơ quan trong hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam hoan hỉ giới thiệu một tiến sĩ mới trong lĩnh vực luật học : Thượng tọa Thích Chân Quang – thế danh Vương Tấn Việt. Luận văn tiến sĩ về đề tài "Nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam" được ca ngợi là đặc sắc (8) vì cho rằngphải có sự cân đối giữa "quyền con người" và "nghĩa vụ con người".
Nếu có thời gian xem hết video clip dài khoảng ba tiếng đó (9), người nghe hẳn sẽ thấy Thượng tọa – tân Tiến sĩ này đã thay mặt hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam biện minh rằng, định chế quốc tế về nhân quyền chưa chính xác, muốn đề cập đến quyền, con người phải chu toàn nghĩa vụ với nhà nước, với cộng đồng. Cũng vì vậy cần có "Tuyên ngôn Toàn cầu về nghĩa vụ con người" !
Đã có rất nhiều ý kiền bình phẩm về "sự đóng góp vào kho tàng lý luận về nghĩa vụ con người đối với xã hội"ấy. Trong đó có phân tích của Nguyễn Quốc Tấn Trung - một nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành luật tại Đại học Victoria, Canada. Qua video clip 16 phút (10), Trung đã giải thích rất gọn ghẽ nhưng đầy đủ tại sao cộng đồng quốc tế chỉ có "Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người" mà không bận tâm đến việc phải soạn thảo "Tuyên ngôn Toàn cầu về nghĩa vụ con người" : Mục tiêu của pháp luật quốc tế về nhân quyền là bảo đảm duy trì đặc điểm vô điều kiện của các quyền vốn được quan niệm là đương nhiên, phổ quát, không thể áp đặt bất kỳ đòi hỏi nào vì bất cứ lý do nào. Ví dụquyền bình đẳng giới, phụ nữ hoặc những người thuộc giới tính thứ ba không phải chu toàn bất kỳ nghĩa vụ hay đòi hỏi nào để được hưởng quyền này...
Trung còn dẫn thêmquyền dân tộc tự quyết như một ví dụ khác. Với yếu tố đương nhiên, phổ quát và được luật pháp quốc tế bảo vệ,các dân tộc có quyền quyết định vận mạng xứ sở của mình, có quyền tranh đấu, kể cả sử dụng bạo lực để giành quyền đó. Bởi những đặc điểm ấy, Việt Nam vốn là một thành viên của Nhà nước Liên hiệp Pháp không cần phải thực thi bất cứ nghĩa vụ nào với Nhà nước Liên hiệp Pháp, không cần phải đáp ứng bất kỳ điều kiện này để được thừa nhận là có quyền tự quyết.
Nguyễn Quốc Tấn Trung lưu ý thêm, sở dĩ cộng đồng quốc tế không đặt định bất kỳ điều kiện nào đối với các quyền phổ quát vì không muốn các nhà nước lạm dụng để né tránh việc tôn trọng và bảo vệ các quyền này. Vì đã từng xảy ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng như nhà nước Đức Quốc xã từ chối thừa nhận quyền làm người của dân Do Thái nên sau Thế chiến thứ hai, nhân loại mới ngồi lại với nhau để thảo luận và xác định đâu là những quyền cơ bản, không thể buộc phải hội đủ điều kiện thì mới đáp ứng.
Quảng bá, ca ngợi luận văn tiến sĩ của Thượng tọa Thích Chân Quang có thể có tác dụng nhất định trong đối nội vì ông có nhiều Phật tử nhưng về đối ngoại, không trước thì sau, không sớm thì muộn, luận văn tiến sĩ này cũng đến tay thiên hạ. Thiên hạ sẽ nghĩ gì khi những "trí thức hàng đầu" ở Việt Nam hào hứng, đánh giá rất cao ý tưởng phải có điều kiện đối với các quyền phổ quát mà nhân loại xem là căn bản và đương nhiên, thậm chí cần phải có thêm "Tuyên ngôn Toàn cầu về nghĩa vụ con người" ?Vì sao học thuật ở Việt Nam hăm hở rời bỏ nền tảng vốn là thành tựu văn minh chung của nhân loại ? Đường mòn đến chủ nghĩa xã hội hấp dẫn đến thế sao ?
Trân Văn
Nguồn : VOA, 12/01/2022
Chú thích
(1) https://spcommreports.ohchr.org/TMResultsBase/DownLoadPublicCommunicationFile ?gId=26688
(3) https://spcommreports.ohchr.org/TMResultsBase/DownLoadFile?gId=36703
(5) https://news.un.org/en/story/2021/12/1108292
(6) https://news.un.org/en/story/2021/11/1104872
(7) https://www.qdnd.vn/phong-chong-dien-bien-hoa-binh/luan-dieu-lac-long-sao-rong-677678
(9) https://www.youtube.com/watch?v=IlauF4Ox1Z0&ab_channel=PhápQuang-SenHồng
Vì sao Đảng mở chiến dịch Mậu Thân trên mặt trận nhân quyền ?
2021 bắt đầu với những vụ bắt giam, truy tố, xử án các nhà báo dồn dập bao gồm : xử án các nhà báo thuộc Hội Nhà báo Độc lập, bắt giam các thành viên nhóm Báo Sạch, bắt giam nhà báo Phan Lợi… dồn dập trong cuối tháng 12 là 5 phiên tòa xử mà không xét những người bất đồng chính kiến, dân oan. Những bản án nặng nề từ tử hình đến hàng chục năm tù áp xuống những người dân vốn đã bị đẩy vào bước đường cùng. Dân oan kiệt sức kêu than khi đất Thủ Thiêm bốc cao tận trời xanh, giáo dân Lộc Hưng mỏi mòn chờ công lý. Oan án Hồ Duy Hải xuất hiện chứng cứ mới đi dự đám tang trong thời gian gây án nhưng lưỡi hái tử thần vẫn treo lơ lửng. Khúc ca "chiến thắng" Mậu Thân đang tái diễn trên lĩnh vực nhân quyền.
RFA edit
Chỉ trong nửa tháng cuối năm 2021, tòa án Việt nam đã dồn dập xử năm vụ án với những người dân vô tội, thậm chí còn là nạn nhân của chế độ độc tài.
Ngày 14/12/2021 tòa án Hà Nội xử nhà báo Phạm Đoan Trang chín năm tù vì cái tội viết sách cho người bình dân hiểu những quyền cơ bản mà thượng đế và nhân loại đã dành cho họ.
Ngày 15/12/2021 tòa án Hà Nội xử hai nông dân Trịnh Bá Phương 10 năm tù. Bà Nguyễn Thị Tâm sáu năm tù về tội kêu oan đòi đất
Ngày 16/12/2021 tòa án tỉnh Nam Định xử người thợ Đỗ Nam Trung 10 năm tù vì vạch mặt chỉ tên BOT bẩn.
Ngày 24/12/2031 tòa án cấp cao sẽ xử phúc thẩm hai mẹ con nông dân Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư. Án sơ thẩm đã xử bà mẹ nông dân Cấn Thị Thêu tám năm tù và con trai Trịnh Bá Tư tám năm tù về tội kêu cứu cho người dân Đồng Tâm.
Ngày 31/12/2021 chính quyền Hà Nội xử thầy giáo Lê Trọng Hùng về tội tự ra ứng cử Quốc hội và chỉ ra sai trái của chính quyền.
Những bản án nặng nề cứ liên tiếp chụp xuống những người vô tội, trong cách nhìn của một xã hội, quốc gia dân chủ, đó là những công dân có trách nhiệm. Trong bối cảnh đen tối của đất nước vừa mới thoát ra đại dịch, kinh tế suy giảm, lòng dân hoang mang như một cái nút thắt thít chặt hơn vòng thòng lọng đã mặc định gắn trên cổ người dân từ sau 30/4/1975.
Ngoài danh sách tù nhân chính thức bị kết án bằng những công cụ chuyên chính mang tên pháp quyền còn có hàng triệu tù nhân dự bị được răn đe bởi những lực lượng ngoại vi mang danh nghĩa YouTuber, mạng xã hội cờ đỏ, AK 47… Những luật sư nhân quyền, những bác sĩ chuyên gia y tế độc lập ngoài quốc doanh, những nhà báo phi quốc doanh, ngay cả một nhóm người tu tại gia hoàn toàn phi chính trị là nhóm Tịnh Thất Bồng Lai cũng bị tấn công quấy phá đàn áp hàng ngày.
Theo BBC, ""hiện có khoảng khoảng 170 tù nhân lương tâm đang bị giam giữ tại Việt Nam, một con số cao kỷ lục trong lịch sử gần đây, theo số liệu năm 2020 của Tổ chức Ân xá Quốc tế. Trong khi Dự án 88 khẳng định rằng hiện có 217 nhà hoạt động trong tù và 306 người khác đang gặp nguy hiểm".
Vấn đề là vì sao năm 2021 nhất là trong tháng 12, chính quyền cộng sản Việt Nam dồn dập tấn công trấn áp nhân quyền trắng trợn và công khai như vậy ?
Thứ nhất về đối nội, mục đích trấn áp nhân quyền, tiêu diệt những mầm mống của xã hội dân sự là để bảo vệ độc quyền cai trị của thể chế độc tài hiện hữu. Bộ máy chính quyền hiện hữu hiện nay không thuần nhất rạn nứt với nhiều phe phái. Những phe phái này không hề khác nhau về quan điểm, chính kiến chính trị phe thân Trung Quốc, phe cấp tiến thân Mỹ như nhiều người ảo tưởng. Nó chỉ khác nhau về tính cục bộ địa phương : phe Miền Bắc, phe Thanh Nghệ hay theo xu hướng cá nhân : phe Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính, Nguyễn Xuân Phúc. Các lực lượng phe nhóm trong guồng máy nhà nước có thể đấu đá nhau chí chết để tranh giành quyền lực, quyền lợi nhưng hoàn toàn thống nhất nhau là còn đảng còn mình và đều cùng thề tận trung tận hiếu với anh lớn bạn vàng Trung Quốc. Niềm tin ấy có cơ sở vững chắc là hai bên thống nhất về chính trị và quyền lợi. Đảng Cộng sản Trung Quốc còn thì Đảng Cộng sản Việt Nam còn. Đảng còn thì đặc quyền đặc lợi còn. Tổ quốc, nhân nhân chỉ là phương tiện là hàng hóa để bán mua chia chác.
Cứ nhìn vào sự kiện công an đã công khai thảm sát thanh trừng đảng viên lão thanh Lê Đình Kình mà suốt quá trình đại hôi đảng lần thứ 13 không có tiếng nói phản kháng nào trong đảng. Trung Quốc lấn ép Việt Nam từ biền Đông đến cửa khẩu biên giới toàn Đảng vẫn ngậm hột thị, không tiếng nói phản kháng.
Sự thống nhất ấy được thực thi triệt để bằng cách nuôi dưỡng guồng mày quân đội công an còn Đảng còn mình, hệ thống tư pháp tay sai làm công cụ trấn áp nhân dân. Nguyễn Hòa Bình, tên đồ tể đội lốt người kẻ trơ tráo tuyên án Hồ Duy Hải trong phiên tòa giám đốc thẩm bất minh bị Quốc hội phê phán vẫn đường đường thăng tiến vào Bộ Chính trị.
Về quan hệ đối ngoại, sự bành trướng của Trung Quốc trên biển Đông và toàn thế giới biến địa chính trị Việt Nam trở thành lợi thế mà Đảng Cộng sản đã tận dung cơ hội để mặc cả, đu dây cũng cố đặc quyền đặc lợi cho mình. Nguyễn Phú Trọng tự mãn khoe khoang đường lối ngoại giao điếm đàng khỉ dơi khu chuột ấy là triết lý ngoại giao cây tre "Cây tre Việt Nam gốc thì vững chắc, cành thì uyển chuyển, mềm dẻo nhưng rất kiên cường. Không có cơn gió nào quật ngã "được" (1).
Rõ ràng nhất trong thực hiện đường lối cây tre, Việt Nam bất ngờ đón tiếp Bộ trưởng Vương Nghị ngay trước khi bà Phó Tổng thống Mỹ Harris đến Hà Nội. Nguyễn Phú Trọng núp lùm, Nguyễn Xuân Phúc trân trọng tiếp nhận vắc-xin nhưng né tránh nâng tâm quan hệ hợp tác hai nước
Rõ ràng do vị trí địa chính trị của Việt Nam nằm sát Trung Quốc, có bờ biển dài 2.200 km ở vị trí yết hầu Biển Đông, có 100 triệu dân là nguồn lao động cần cù Mỹ, EU, Nhật, Úc và nhiều quốc gia khác đã dành cho Việt nam nhiều ưu ái trong hợp tác đầu tư, viện trợ y tế, quốc phòng… Nếu Nhà nước Việt nam có trách nhiệm, có lý tưởng phụng sự quốc gia dân tộc thì đây là cơ hội bằng vàng để thoát Trung, thoát nghèo nàn lạc hậu. Nhưng rất tiếc, thể chế độc tài Đảng trụ Việt Nam đã tận dụng sự ưu ái đó để vun quén cho lợi ích nhóm của đảng cầm quyền, của cá nhân, để duy trì quyền lực cai trị với dân và để mặc cả, lập cộng với bạn vàng Trung Quốc.
Có thể thấy rõ điều ấy khi dịch bùng phát, nguồn vắc-xin viện trợ quý giá của Mỹ và Nhật… đã không được tiêm cho công đồng theo ưu tiên người lớn tuổi, người có nguy cơ theo tiêu chí chung của WHO và các nước trên thế giới mà đã ưu tiên cho cán bộ, đảng viên, công an quân đội, con ông này cháu bà nọ để diễn ra đại hội Đảng rầm rộ, bầu cử Quốc hội diễn trò làm dịch bùng phát trên diện rộng. Nguồn đô la hàng chục tỷ thu về từ thặng dư mậu dịch với Mỹ lại chạy ngược sang Trung Quốc để nhập về những thực phẩm hàng hóa độc hại từ Trung Quốc. Cả thế giới ủng hộ Đài Loan, chống lại chính quyền quân sự Myanmar, bảo vệ dân tộc Ngô Duy Nhĩ Tân Cương thì Việt Nam im lặng hoặc công khai lên tiếng theo giọng điệu của Trung cộng
Trên lĩnh vực nhân quyền, những vụ thảm sát Đồng Tân, bắt giữ xử tù Phạm Đoan Trang, Mai Phan Lợi, Phạm Chí Dũng, Trương Châu Hữu Danh…. Mỹ, EU và các tổ chức quốc tế có lên tiếng trong chừng mực những cảnh báo, kêu gọi mà chưa hề có biện pháp đáp trả khả dĩ nào thích đáng.
Đạc biệt khi Việt Nam tham gia EVFTA hai vấn đề mà người Việt Kỳ vọng nhất để có thể khơi mào cho sinh hoạt dân chủ, nhân quyền trong nước là "Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở" (tức "WRO, Workers Representative Organisations") và DAG (Ban Tư vấn Xã hội dân sự). Những tổ chức dân sự ngoài quốc doanh sẽ được hình thành, nhưng EVFTA có hiệu lực hai năm qua mà những tổ chức này chẳng hề thấy dạng. Ngược lại Phạm Chí Dũng, Mai Phan Lợi những nhân tố khả dĩ có thể là hạt nhân đã bị chính quyền giam giữ.
"Mềm nắn rắn buông" là sách lược chủ yếu của đường lối ngoại giao lúc lắc cây tre. Sự mềm mại của Mỹ và đồng minh chính là cơ hội của chính quyền công sản Việt Nam. Một số nhà bình luận đã tổng kết quan trong trên BBC tiếng Việt là "Tầm quan trọng chiến lược của Hà Nội đối với Hoa Kỳ và các đồng minh đã cho phép Đảng Cộng sản Việt Nam có nhiều không gian hơn trong việc bịt miệng những người chỉ trích"(2).
Những nhà hoạt động bị xét xử vào tháng 12/2021
Hai cuộc đối thoại nhân quyền với Mỹ và EU diễn ra trung tuần tháng 11 vừa qua cũng diễn ra ôn hòa theo kịch bản chất vấn, đối đáp ậm ừ hứa hẹn cải thiện nhân quyền theo kiểu để lâu cứt trâu hóa bùn mà nhà nước cộng sản đã dự kiến. Việc dồn dập xử tù nhân quyền trong tháng 12 không chỉ nhằm trấn áp người dân trong nước mà còn là bước leo thang để thăm dò phản ứng của Mỹ, EU và quốc tế nói chung. Nếu các đối tác này vì xem trong các yếu tố địa chính trị, tiềm năng đất đai, lao động của Việt Nam hơn giá trị Nhân quyền thì chắc chắn trong sắp tới nhân quyền Việt Nam sẽ thấp hơn mức "có đủ cơm ăn áo mặc" hiện nay
Vấn đề đặt ra là sự mềm mại săn đón với Nhà nước Việt Nam liệu có ý nghĩa, có giá trị hiệu quả với Mỹ và đồng mình không ? nhất là trong triết lý ngoại giao cây tre thân cành lắc lư nhưng gốc rễ thì kiên cường không suy chuyển. Dân gian Việt thì bình dị hơn với câu "cà cuống chết cái đít còn cay". Đã là cộng sản thì Việt, Nga Tàu, Triều Tiên, Cu Ba đều cùng một giuộc.
Nguyên lý ngoại giao thất tín không chỉ là phát kiến của riêng Nguyễn Phú Trọng mà là bản chất của cộng sản. Với người cộng sản không bao giờ có chữ tin vì sự bội tín đã được được nâng tầm giá trị lên tầm trí tuệ. Chiến dịch Mậu Thân đến nay vẫn được ca ngợi là chiến thắng trí tuệ (bất ngờ tấn công trong thời điểm thỏa thuận hưu chiến cho nhân dân ăn tết) buộc Mỹ phải ngồi vào bàn hội nghị. Khi ký một hiệp định hiệp ước người cộng sản luôn nghĩ đến việc sẵn sàng chà đạp lên những điều bất lợi cho mình và buộc đối phương phải thực hiện những điều có lợi.
Khi thực hiện hiệp định Geneve, Lê Duẩn đã chỉ đạo chôn súng ở các căn cứ, trình diễn lên tàu tập kết rồi bí mật quay lại Cà Mau. Ký hiệp định Paris, ngừng bắn tại chỗ, tố cáo VNCH chiếm những lãnh thổ của họ, Công Sản lại đưa hàng chục sư đoàn từ Bắc vào Nam giải phóng Sài Gòn. Sau khi cưỡng chiếm trọn miền Nam Phạm Văn Đồng dõng dạc tuyên bố "Mỹ chạy trời không khỏi nắng khoản bồi thường chiến phí theo hiệp định Paris"
Có lẽ đến lúc các nhà hoạch định chính sách cần cân nhắc lại ván cờ địa chính trị. Thà có thêm một đối thủ công khai còn hơn vun quén tình bạn đồng sàng dị mộng mà nói theo người Việt là "nuôi ong tay áo, nuôi khỉ dòm nhà".
Gió Bấc
Nguồn : RFA, 02/01/2021
Tham khảo :
1. https://tuoitre.vn/tong-bi-thu-quyet-tam-xay-dung-truong-phai-ngoai-giao...
Trong chuyến công cán châu Âu cuối tháng mười, đầu tháng mười một, năm 2021 vừa rồi, tại nước Anh, ông Thủ tướng Phạm Minh Chính nhà ta đầy tự tin cao giọng : "Tôi sẵn sàng đối thoại với bất cứ ai trên thế giới này về vấn đề nhân quyền. Nhân quyền lớn nhất là lo cơm ăn áo mặc cho một trăm triệu dân, không để ai thiếu ăn thiếu mặc, khi khó khăn không bỏ ai lại phía sau".
"Nhân quyền lớn nhất là lo cơm ăn áo mặc cho một trăm triệu dân, không để ai thiếu ăn thiếu mặc, khi khó khăn không bỏ ai lại phía sau". Hình minh họa : Bữa cơm của gia đình nữ công nhân Đặng Thị Thủy. Lao Động online - Ảnh : Việt Lâm
Chưa bàn đến điều ông Thủ tướng quá chủ quan, quá kiêu ngạo cộng sản, quá tự mãn đến hợm hĩnh khi ông tự nhận đã lo cho cả trăm triệu dân không ai thiếu ăn thiếu mặc, không bỏ ai lại phía sau. Có quá nhiều sự thật nghiệt ngã trái ngược điều ông Thủ tướng cao ngạo nói. Chẳng cần dẫn chứng đâu xa. Cả thế giới bị hoạ dịch bệnh Covid-19 nhưng không ở đâu dân bị bỏ rơi, cả triệu người phải đói khát, bơ vơ, hốt hoảng, nháo nhào, thục mạng chạy trốn cái chết dịch bệnh, chạy trốn cái chết vì không còn miếng ăn như ở Việt Nam hồi tháng tám, tháng chín vừa qua.
Chạy xe máy. Chạy xe đạp. Không có xe máy, xe đạp thì chạy bộ vài trăm cây số, cả ngàn cây số. Nếu không bị bỏ rơi, không bị đói, việc gì người dân phải ôm con thơ mới sinh chưa được mười ngày chạy cả ngàn cây số trong nắng mưa, đói khát, cơ cực và đầy bất trắc. Có người chết thảm trên đường nhưng dòng người chạy đói, chạy dịch bệnh vẫn nối dài. Còn quá nhiều chuyện đau lòng dân đói, dân bị bỏ rơi nhưng ở đây không bàn chuyện đó.
Rất đông người dân An Giang di chuyển bằng xe máy về quê tập trung tại chốt kiểm soát dịch bệnh T2 của thành phố Long Xuyên – Báo Tin Tức, 03/10/2021
Điều đáng bàn hơn là ông Thủ tướng có học hàm phó giáo sư, học vị tiến sĩ mà hiểu về Nhân Quyền thô thiển, nông cạn đến mức coi Nhân Quyền lớn nhất chỉ là cơm ăn, áo mặc : "Nhân Quyền lớn nhất là lo cơm ăn áo mặc cho một trăm triệu dân". Lời ông Thủ tướng nói trước truyền thông thế giới còn lưu trên giấy trắng mực đen, trên băng ghi âm, ghi hình tiếng Anh, tiếng Việt. Hạ thấp con người xuống hàng loài vật, coi con người cũng chỉ như mọi loài vật chỉ cần có miếng ăn, cũng cho thấy hình hài con người văn hóa, con người nhân văn và nền tảng văn hóa thực sự của ông Thủ tướng có học hàm phó giáo sư, học vị tiến sĩ.
Thưa ông Thủ tướng có học hàm ngất ngưởng phó giáo sư, có học vị chót vót tiến sĩ. Miếng ăn chỉ là nhu cầu bé nhỏ, tầm thường và đương nhiên của con người thể xác như mọi loài vật đều cần có miếng ăn để sống.
Ngoài con người cơ thể bé nhỏ chỉ là phần xác, phần vật chất tầm thường của mọi loài động vật, con người chỉ thực sự là Người khi có hình hài con người cá nhân, con người văn hóa, con người nhân văn trong hình hài con người thể xác. Con người cá nhân, con người nhân văn là giá trị văn hóa, tinh thần, là phần Người cao quí đến thiêng liêng. Chỉ có con người cơ thể, chỉ cần có miếng ăn nuôi sống phần xác vật chất thì con người cũng chỉ là một loài động vật cấp thấp.
Giá trị phi vật chất lớn nhất, tổ chức xã hội cao nhất của loài vật là bầy đàn. Bầy đàn cho con vật có thêm sức mạnh số đông để tồn tại. Miếng ăn để tồn tại thể xác. Bầy đàn cũng chỉ để tồn tại thể xác. Dù đã tập hợp thành bầy đàn, loài vật vẫn chỉ là loài vật.
Dù đã tập hợp thành bầy đàn, loài vật vẫn chỉ là loài vật. Hình minh họa : Bữa ăn của đàn sói - Ảnh minh họa
Con người dù đã biết đứng bằng hai chân, đã biết lao động bằng hai bàn tay và có trí khôn tạo ra của cải, có trí khôn thay hang động tối tăm bằng ngôi nhà nguy nga tràn ngập ánh sáng, thay hái lượm bằng trồng trọt và chăn nuôi nhưng trong xã hội bầy đàn nguyên thủy hay bầy đàn hiện đại, con người chưa có cá nhân tách ra khỏi bầy đàn thì chưa thoát khỏi bầy đàn loài vật, vẫn chưa thực sự là Người.
Thời bầy đàn nguyên thủy, thời nô lệ - chủ nô, thời thần dân – vua chúa, số đông người dân trong xã hội chỉ là đám đông, là bầy đàn, chưa có cá nhân. Nô lệ, thần dân chỉ mong có miếng ăn để sống, không biết đến ý thức cá nhân, không dám khẳng định sự có mặt của cá nhân. Chủ nô, vua chúa cũng không thèm biết đến cá nhân mà chỉ biết đến đám đông công cụ. Chủ nô và vua chúa chỉ cần thí cho đám đông nô lệ, thần dân công cụ có miếng ăn đủ sống để sử dụng, khai thác sức lao động và khai thác cả máu.
Ông Thủ tướng Phạm Minh Chính nói rằng Nhân Quyền lớn nhất là cơm ăn, áo mặc thì ông Thủ tướng cũng chỉ là một chủ nô, một lãnh chúa thời dã man tăm tối mà thôi và nhận thức xã hội, kiến thức văn hóa của ông Thủ tướng còn chìm đắm, còn ngụp lặn trong dã man của thời hồng hoang, trong tăm tối của thời trung cổ.
Con người cá nhân chỉ có được khi mỗi cá nhân tự biến kiến thức văn hóa, kiến thức xã hội của loài người thành tài sản của riêng mình, thành hình hài con người văn hóa xã hội trong con người thể xác của mình. Có kiến thức văn hóa xã hội của loài người, con người cá nhân ý thức được giá trị, vị trí của của mỗi con người có mặt trong cuộc đời, trong xã hội.
Ý thức cá nhân đòi hỏi phải được khẳng định sự có mặt của cá nhân trong cuộc đời, trong xã hội. Ý thức cá nhân cũng đòi hỏi xã hội phải nhìn nhận giá trị con người, quyền của mỗi cá nhân có mặt trong cuộc đời, trong xã hội. Cá nhân có quyền được sống, quyền được mưu cầu hạnh phúc, quyền tự do, trong đó quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận là quan trọng nhất. Cá nhân cũng có quyền phải được thể hiện sự có mặt của mình, khẳng định vai trò và trách nhiệm của mình với loài người, với xã hội. Những quyền không thể thiếu của con Người đó chính là Nhân Quyền, Quyền Con Người.
Xã hội đã được tổ chức thành nhà nước. Loài người đã bước vào thời dân chủ văn minh. Thần dân của nhà nước phong kiến đã trở thành công dân trong nhà nước dân chủ. Quyền Con Người luôn luôn đi cùng Quyền Công Dân. Trong nhà nước dân chủ, người dân là chủ thể đất nước và Quyền Công Dân cao nhất là quyền làm chủ đất nước. Người dân phải có quyền bình đẳng và tự do ứng cử và bầu cử vào vị trí lãnh đạo, quản lí đất nước.
Nhân Quyền, Quyền Con Người chính là những quyền cơ bản không thể thiếu kể trên của mỗi cá nhân chứ không phải là cơm ăn. Cơm ăn chỉ là lương thực của con người thể xác. Quyền Con Người mới là lương thực của con người văn hóa xã hội trong mỗi con người. Không có cơm ăn, con người thể xác sẽ chết. Không có Quyền Con Người, con người văn hóa xã hội cũng sẽ chết. Chỉ có cơm ăn mà không có Quyền Con Người thì con người cũng chỉ là bầy cừu. Ông Thủ tướng coi cơm ăn là Nhân Quyền lớn nhất của trăm triệu dân Việt Nam là ông Thủ tướng đã coi trăm triệu dân Việt Nam chỉ là bầy cừu trăm triệu con phải trông chờ vào người chăn dắt là ông Thủ tướng lo cho miếng ăn !
Nhân quyền lớn nhất là cơm ăn (Phạm Minh Chính) – Hình minh họa : Bữa cơm đạm bạc của nhóm lao động tự do mắc kẹt trong khu lán trại ở phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội. Ảnh : Tất Thảo
"Nhân Quyền Lớn Nhất Là Cơm Ăn" không phải chỉ là nhận thức của ông Thủ tướng. Trong Quốc hội của đảng, trong đảng của ông Thủ tướng, trong Chính phủ của ông Thủ tướng, trong thần dân của ông Thủ tướng còn nhiều người ở tầm nhận thức như ông Thủ tướng, chưa có con người cá nhân, chưa biết ý thức về cá nhân như ông Thủ tướng. Vì vậy những việc man rợ, phản văn minh, phản con người mới diễn ra hàng ngày trong xã hội như là điều bình thường. Xin điểm vài sự việc.
Quốc hội của đảng cài đặt trong bộ luật Hình sự 2015 các điều luật 109, 117, 331 buộc tội người dân khi người dân thực hiện Quyền Con Người, Quyền Công Dân.
Các điều luật vi hiến tước đoạt quyền Con Người, quyền Công Dân 109. 117, 331 cho công an được quyền đàn áp đổ máu dân, tuỳ tiện bắt bớ, tống ngục người dân khi người dân thực hiện Quyền Con Người, Quyền Công Dân, khi người dân biểu tình hợp pháp phản đối Tàu cộng xâm lược biển Đông, phản đối Formosa giết hại sự sống dải biển miền Trung, phản đối luật An ninh mạng tước đoạt quyền tự do ngôn luận của dân, phản đối luật đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân phong, Phú Quốc rước hoạ an ninh quốc phòng cho đất nước.
Điều 25 Hiến pháp 2013 bảo đảm cho công dân quyền biểu tình, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Các điều luật hình sự vi hiến 109. 117, 331 tước đoạt quyền biểu tình, quyền tự do ngôn luận của công dân đã cho các toà án được quyền xé toạc hiến pháp, biến toà án của nhà nước tự xưng là dân chủ thành toà án dị giáo thời Trung cổ, tuyên những bản án hà khắc man rợ với người dân thực hiện quyền biểu tình, quyền tự do ngôn luận. Bản án tử hình với người nông dân giữ đất chính đáng Lê Đình Công, Lê Đình Chức cũng man rợ như giữa đêm công an xông vào tận giường ngủ xả súng giết chết lão nông vô tội Lê Đình Kình. Cũng man rợ như toà án dị giáo Roma kết tội hoả thiêu với nhà khoa học trung thực Giordano Bruno.
Nhà nước chưa có con người cá nhân, chưa biết đến ý thức cá nhân thực chất vẫn là nhà nước phong kiến của đám vua chúa. Nhà nước đó đã tạo ra quá nhiều thần dân là những nô lệ thời hiện đại. Nhà báo Lê Phú Khải viết bài trên mạng xã hội vạch ra tội ác của công an nhà nước cộng sản bắn giết dân Đồng Tâm, một nô lệ thời hiện đại tỏ lòng thương hại nhà báo già dại dột liền khuyên rằng viết làm gì ! Có tác dụng gì đâu mà viết. Viết vạch ra sai trái của nhà nước rồi lại bị bắt, bị tù tội mút mùa như nhà báo tự do Điếu Cày Nguyễn Văn Hải thì khổ thân già. Giận dữ vì lời khuyên nhỏ nhen, thấp hèn của người chỉ có con người thân xác, nhà báo Lê Phú Khải liền quát : Tôi viết để tôi được làm Người.
Đúng vậy. Con người chỉ thực sự là Người khi có những giá trị cao hơn, quí giá hơn cả miếng ăn. Những giá trị đó chính là Nhân Quyền, là Quyền Con Người. Một trong những quyền cơ bản của con người, nâng con người lên cao hơn loài vật là quyền tự do ngôn luận, quyền được nói, quyền được bộc lộ tư tưởng, chính kiến. Từ thế kỉ 18, nhà triết học Pháp Voltaire đã viết : Je désapprouve ce que vous dites, mais je me battrai jusqu’à la mort pour que vous ayez le droit de le dire. (Tôi không đồng ý điều anh nói, nhưng tôi sẽ chiến đấu đến chết để anh có quyền anh được nói).
Từ thế kỉ 18, thế giới bước vào văn minh công nghiệp, loài người đã có quyền tự do ngôn luận. Tự do báo chí, người dân được quyền ra báo tư nhân là thể hiện rõ nhất, lớn nhất quyền tự do ngôn luận. Ba thế kỉ sau, đến tận thế kỉ 21, người dân Việt Nam vẫn chưa có quyền tự do ngôn luận,
Nền sản xuất công nghiệp đã giải phóng cá nhân khỏi bầy đàn. Đến văn minh công nghiệp con người mới ý thức được sự có mặt của cá nhân trong cuộc đời và trong xã hội. Văn minh công nghiệp cũng là văn minh đô thị đã thực sự nhìn nhận sự có mặt của cá nhân trong xã hội. Ghi nhận sự có mặt của cá nhân trong cuộc đời, trong xã hội là những văn bản pháp luật bảo đảm quyền của cá nhân trong xã hội.
Công nghiệp là khoa học kĩ thuật. Khoa hoc kĩ thuật mở ra kỉ nguyên công nghiệp. Công nghiệp phát triển lại thúc đẩy trở lại với khoa học, tạo ra nhiều ngành khoa học mới. Đến văn minh công nghiệp đã xuất hiện khoa học chính trị. Khoa học chính trị chỉ ra rằng trong ánh sáng văn minh công nghiệp, sức mạnh giành độc lập dân tộc là dân trí và luật pháp chứ không phải là khởi nghĩa bạo lực và máu như thời tối tăm phong kiến trung cổ.
Từ đầu thế kỉ hai mươi, Việt Nam đã thực sự bước vào ngưỡng cửa văn minh công nghiệp, hoà nhập với tiến trình công nghiệp hóa của loài người khi Việt Nam đã có nhiều đô thị, nhiều nhà máy công nghiệp, nhiều nhà tư sản, nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thành đạt, đã xuất hiện một tầng lớp tinh hoa mới của kỉ nguyên công nghiệp là đông đảo những nhà tư sản và trí thức giầu của cải, giầu trí tuệ.
Trong đội ngũ tinh hoa của văn minh công nghiệp có cụ Phan Châu Trinh, nhà khoa học chính trị đầu tiên của Việt Nam. Nhà khoa học chính trị Phan Châu Trinh chỉ ra con đường giành độc lập dân tộc của Việt Nam là khai dân trí, chấn dân khí. Khai dân trí để người dân ý thức được quyền con người. Chấn dân khí để tập hợp sức mạnh người dân, để sử dụng công cụ luật pháp đấu tranh giành độc lập. Khai dân trí, chấn dân khí thì trí thức phải đi đầu, dẫn dắt, lãnh đạo dân chúng, dẫn dắt lãnh đạo đất nước. Chính phủ Trần Trọng Kim là chính phủ trí thức cần thiết dẫn dắt xã hội Việt Nam đi vào công nghiệp hoá, đi vào văn minh công nghiệp.
Nhưng cách mạng tháng tám 1945 nổ ra đưa giai cấp vô sản, bần cố nông, nghèo của cải, nghèo trí tuệ lên nắm quyền dẫn dắt đất nước, đưa đất nước vào bạo lực chiến tranh máu và nước mắt, làm đứt gãy tiến trình công nghiệp hóa của đất nước Việt Nam, đưa xã hội Việt Nam trở lại thời tối tăm phong kiến, con người không còn cá nhân, chỉ có bầy đàn, đưa dân tộc vào lầm than để đến nông nỗi sang thế kỉ 21, loài người đã bước vào kỉ nguyên văn minh tin học mà ông Thủ tướng Phạm Minh Chính của chính quyền vô sản công nông Việt Nam khi ra thế giới vẫn tự tin và hồn nhiên nói giữa thế giới văn minh rằng Nhân Quyền lớn nhất là cơm ăn, áo mặc !
Phạm Đình Trọng
(12/12/2021)