Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Yếu tố Trung Quốc trong lựa chọn nhân sự cấp cao Việt Nam

Diễm Thi, RFA, 22/10/2024

Hôm 21/10/2024, Đại tướng quân đội Lương Cường được bầu vào chức Chủ tịch nước Việt Nam với số đại biểu tán thành tuyệt đối 440/440, thay cho ông Tô Lâm, khiến nhiệm kỳ Chủ tịch nước của ông Tô Lâm tồn tại vỏn vẹn đúng năm tháng.

nhansu1

Từ trái qua : Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính, Chủ tịch Việt Nam Lương Cường, Tổng bí thư Tô Lâm. AFP

Mười ngày trước khi được bầu vào chức Chủ tịch nước, ông Lương Cường với vai trò Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã đến Bắc Kinh gặp Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và hội đàm với Bí thư Ban Bí thư, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc Thái Kỳ.

Tại cuộc gặp, ông Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc sẵn sàng cùng với Việt Nam tiếp tục duy trì trao đổi, tiếp xúc cấp cao; đề nghị hai bên phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác, giao lưu trên kênh Đảng ; triển khai tốt các cơ chế đối thoại trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh…

Việc ông Lương Cường qua Trung Quốc ngay trước khi được bầu vào chức Chủ tịch nước, được một số nhà quan sát tình hình chính trị cho rằng, có yếu tố Trung Quốc trong việc sắp xếp nhân sự thượng tầng Việt Nam.

Nhà quan sát tình hình chính trị Việt Nam, Luật sư Đặng Đình Mạnh hiện đang ở Hoa Kỳ phân tích :

"Điều này không còn là bí mật gì nữa khi tất cả các cán bộ nguồn (tức cán bộ có khả năng được cất nhắc vào các chức vụ lãnh đạo các cấp) đều bị buộc phải trải qua các khóa học kéo dài hai năm tại Trung Quốc.

Báo chí hầu như không đề cập chi tiết gì khác ngoài dòng tin rất vắn tắt. Thế nhưng, với giới thạo tin, chuyến đi của ông Lương Cường sang Trung Quốc là để nhận sự đề cử và chỉ thị từ phía Trung Quốc. Trong trường hợp lãnh đạo có xuất thân từ mối quan hệ sâu sắc như thế với Trung Quốc, chúng ta khó mà mong chờ gì về một đường lối đối ngoại tự chủ của Việt Nam cũng như sự cải cách về chính trị nếu nó đi ngược lại với chủ trương khống chế Việt Nam của Trung Quốc".

Theo truyền thông Nhà nước Việt Nam, ông Lương Cường đã theo học khóa bồi dưỡng cán bộ cao cấp tại Trung Quốc trong hai năm, từ tháng 12/2011 đến tháng 11/2013, khi còn đang là trung tướng quân đội, kiêm chức Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam ; Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Bí thư Đảng ủy cơ quan Tổng cục Chính trị. Một năm sau, tháng 12/2014 ông Lương Cường được thăng chức Thượng tướng.

Chỉ trong bốn năm, Việt Nam có đến năm vị chủ tịch nước. Chủ tịch nước Trần Đại Quang đột ngột từ trần vào năm 2018, sau hai năm, 172 ngày giữ chức vụ này. Sau đó, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã kiêm nhiệm chức vụ này trong khoảng thời gian hai năm, 164 ngày trước khi trao lại chức Chủ tịch nước cho ông Nguyễn Xuân Phúc.

Tuy nhiên Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc cũng chỉ ở vị trí này một năm, 288 ngày trước khi phải từ chức và ông Võ Văn Thưởng được chọn vào vị trí này. Ông Thưởng cũng chỉ tại vị được một năm, 18 ngày.

Đại tướng công an Tô Lâm thay ông Võ Văn Thưởng giữ chức Chủ tịch nước, và sau đó là chức Tổng bí thư, tạo ra đồn đoán về tham vọng nhất thể hóa như thể chế chính trị Trung Quốc hiện tại. Nhưng điều đó đã không trở thành hiện thực khi vào chiều ngày 26/08/2024, sau phiên họp bất thường thứ tám của Quốc hội khóa 15, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường đưa ra Thông tin Quốc hội Việt Nam sẽ tiến hành bầu Chủ tịch nước vào tháng 10/2024.

Một nhà quan sát tình hình chính trị trong và ngoài nước, Luật sư Vũ Đức Khanh từ Canada nhận định :

"Sự xuất hiện của ông Tô Lâm trên trường quốc tế với tư cách là Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư, một vị trí như một nguyên thủ quốc gia có tầm ảnh hưởng trong các diễn đàn đa phương, đã gây lo ngại cho Trung Quốc. Với việc công khai ủng hộ quan hệ sâu sắc hơn với phương Tây, ông Tô Lâm dường như đang đi ngược lại lợi ích chiến lược của Bắc Kinh. Trung Quốc luôn tìm cách giữ Việt Nam trong quỹ đạo ảnh hưởng của mình, tránh để Việt Nam rơi vào tay các liên minh quốc tế do Mỹ lãnh đạo.
Việc ông Lương Cường lên thay Tô Lâm vào đúng thời điểm này có thể là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đã thành công trong việc cô lập phe cải cách ở Việt Nam. Trung Quốc không muốn Việt Nam tiến gần hơn với phương Tây và sẽ tìm mọi cách để duy trì ảnh hưởng của mình tại Hà Nội. Sự thay đổi nhanh chóng ở vị trí Chủ tịch nước, từ một nhân vật cải cách sang một người thân cận với quân đội và có mối liên hệ gần gũi với Trung Quốc, có thể là một phần trong chiến lược dài hơi của Bắc Kinh nhằm bảo vệ lợi ích của mình tại khu vực Đông Nam Á".

Trung Quốc đã sử dụng ông Lương Cường, người được cho là thân cận với ông Nguyễn Phú Trọng và có mối quan hệ gần gũi với Bắc Kinh, để giữ Việt Nam nằm trong quỹ đạo của Trung Quốc, theo Luật sư Vũ Đức Khanh.

Không chỉ ông Lương Cường sang Trung Quốc trước khi nhậm chức Chủ tịch nước, chuyện lãnh đạo cao cấp sang thăm Trung Quốc trước khi thăm chính thức Hoa Kỳ, cũng là điều được dư luận bàn tán.

Cụ thể, chỉ hai tuần sau khi nhận thêm chức Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, ngày 18/08/2024, ông Tô Lâm đã có cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh trong chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên kể từ khi nhậm chức. Ông Tô Lâm miêu tả mối quan hệ song phương này là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam và gọi chuyến thăm lần này là sự tái khẳng định việc đánh giá cao quan hệ với Trung Quốc của Đảng và Chính phủ Việt Nam.

Chuyến thăm Trung Quốc diễn ra chỉ một tháng trước khi ông Tô Lâm tới New York tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc Khóa 79 và sau đó gặp gỡ Tổng thống Mỹ Joe Biden bên lề Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.

Báo nhà nước Việt Nam cho biết mục đích của chuyến thăm Trung Quốc này là để "củng cố và duy trì ổn định trong các quan hệ song phương, lót đường cho việc giải quyết những bất đồng giữa hai bên, và đóng góp xây dựng một môi trường hoà bình và ổn định".

Trước ông Tô Lâm, tháng 4/2015, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng sang Trung Quốc gặp Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình trước khi sang thăm chính thức Hoa Kỳ vào tháng 7 cùng năm. Lúc bấy giờ, ông Nguyễn Minh Cần, một trong những người đầu tiên bỏ Đảng cộng sản Việt Nam, nói với RFA :

"Trước khi ông Nguyễn Phú Trọng đi sang Hoa Kỳ thì cũng phải nhớ ông đã đi qua Bắc Kinh, đã gặp tổng bí thư và chủ tịch nước Trung Quốc, thì ta thấy đường lối của Việt Nam thể hiện qua ông Nguyễn Phú Trọng và cả đoàn đại biểu là một đường lối khuất phục rõ ràng trước những bước tiến công của Trung Quốc".

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 22/10/2024

*************************

Thấy gì từ việc ông Tô Lâm bỏ vị trí chủ tịch nước ?

RFA, 23/10/2024

Diễn biến mới nhất trên chính trường Việt Nam, chiều 21/10/2024, ông Lương Cường được bầu làm Chủ tịch nước mới. Ông Tô Lâm giờ đây chỉ còn giữ vị trí Tổng bí thư quyền lực nhất. Sự kiện này làm cho nhiều nhà quan sát đặt ra câu hỏi về quyền lực của ông Tô Lâm hiện nay và chính trị Việt Nam trong tương lai.

nhansu2

Đại tướng quân đội Lương Cường đăng quang chủ tịch nước hôm 21/10/2024 - Chính phủ Việt Nam

"Người đứng đầu trong số những người ngang hàng"

Cụm từ tiếng Latin "Primus inter pares" được cho là cụm từ phù hợp nhất để mô tả vị trí của ông Tô Lâm trên chính trường Việt Nam. Cụm từ này có nghĩa "người đứng đầu trong số những người ngang hàng".

Trao đổi với RFA, cả Giáo sư Carl Thayer ở Đại học UNSW Canberra, Australia, và Giáo sư Zachary Abuza ở Đại học Chiến tranh Quốc gia Hoa Kỳ, đều có cùng nhận định như vậy.

Nhà độc tài là lãnh đạo chính trị nắm quyền lực tuyệt đối và không có giới hạn. Và với việc trao chức Chủ tịch nước cho ông Lương Cường, Giáo sư Carlyle Thayer cho rằng ông Tô Lâm hiện "không phải là một nhà độc tài". Sự hạn chế quyền lực này, theo góc nhìn của vị chuyên gia về Việt Nam người Úc, có liên quan đến "nhu cầu đạt được sự đồng thuận giữa mười lăm thành viên Bộ Chính trị và quan trọng hơn là đa số Ban Chấp hành trung ương".

Tổng bí thư Lê Duẩn từng là một lãnh đạo nắm quyền lực tuyệt đối và bao trùm. Cả trong chiến tranh Việt Nam và sau 1975, quyền lực tuyệt đối của Lê Duẩn khiến cho chính sách sai lầm của ông ta không bị kiểm soát. Việt Nam suy tàn nhanh chóng trong mười năm hậu chiến. Sau khi Lê Duẩn chết năm 1986, Đảng cộng sản Việt Nam hình thành cơ chế "tứ trụ", chia quyền lực trong đảng cho bốn nhân vật cao nhất, nắm các vị trí tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch quốc hội.

Trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay, có một bộ phận chống lại việc vi phạm truyền thống lãnh đạo tập thể đó, theo Giáo sư Zachary và Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ đến từ Na Uy.

Mặc dù ông Tô Lâm là Tổng bí thư, nhưng theo Giáo sư Zachary, có những trung tâm quyền lực khác mà ông ấy phải cạnh tranh, như vậy, ông không giống như Tập Cận Bình bên Trung Quốc.

Đảng cộng sản Việt Nam sẽ tiến hành Đại hội 14, bầu cử tổng bí thư cho nhiệm kỳ 2026-2031. Vì vậy, ông Tô Lâm phải tính toán trước Đại hội 14 sao cho lấy được sự ủng hộ của các ủy viên Ban Chấp hành trung ương, lấy đủ phiếu bầu trong đảng, nếu muốn làm "trường hợp đặc biệt" sau Đại hội 14.

Theo tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ, lực lượng chủ yếu đứng sau ông Tô Lâm là công an chứ không có lực lượng ủng hộ trung thành ở các thành phần khác. Ngoài ra, ông ta đã sử dụng lực lượng công an với thẩm quyền điều tra tội phạm để loại bỏ nhiều chính khách, quan chức khác. Do đó, lực lượng công an và ông Tô Lâm không nhận được nhiều thiện cảm trong hệ thống, mặc dù người ta sợ họ.

Dựa vào những quan sát từ bên ngoài như vậy, theo Tiến sĩ Vũ, có thể phán đoán có những áp lực của các nhóm khác nhau để ông Tô Lâm không tập trung quá nhiều quyền lực mà nhường lại vị trí chủ tịch nước cho ông Lương Cường bên quân đội.

Sức mạnh và hạn chế của ông Tô Lâm

Có một câu hỏi cần đặt ra là sau khi nhường lại chức chủ tịch nước cho ông Lương Cường thì việc bỏ chức chủ tịch nước có ảnh hưởng đến quyền lực của ông Tô Lâm hay không ? Theo nhiều nhà quan sát, ông Tô Lâm vẫn là "người đứng đầu trong số những người ngang hàng", nhưng đồng thời xuất hiện những hạn chế nhất định.
Chúng ta hãy nhìn lại chuỗi biến động chính trị từ đầu năm 2024 đến nay.

Võ Văn Thưởng mất chức Chủ tịch nước vào tháng 4, Vương Đình Huệ mất chức chủ tịch quốc hội vào tháng 5. Tô Lâm lên Chủ tịch nước vào tháng 5 nhưng được đồn đoán là vẫn giữ kiểm soát Bộ Công an. Việc ông Tô Lâm được cho là vẫn kiểm soát tốt Bộ Công an được chứng minh qua việc Lương Tam Quang – một thân tín của Tô Lâm, lên làm Bộ trưởng Công an.

Cũng trong tháng 5, Bộ Chính trị bổ sung bốn Ủy viên : Lê Minh Hưng, Đỗ Văn Chiến, Nguyễn Trọng Nghĩa, và Bùi Thị Minh Hoài. Ông Nguyễn Phú Trọng qua đời vào ngày 19/7 và sau đó Tô Lâm lên làm tổng bí thư vào ngày 3/8. Hai tuần sau Lương Tam Quang được vào Bộ Chính trị.

Và mới đây nhất, Lương Cường trở thành Chủ tịch nước vào ngày 20/10.

Những diễn biến trên cho thấy điều gì về năng lực của ông Tô Lâm trong bàn cờ chính trị tại Hà Nội ?

Câu trả lời của Giáo sư Zachary Zabuza là bất chấp việc ông Tô Lâm nhường chức Chủ tịch nước cho ông Lương Cường, các diễn biến vừa qua và hiện nay cho thấy ông Tô Lâm là người đã và sẽ kiểm soát cục diện chính trường Việt Nam.

Rất nhiều diễn biến vừa qua cho thấy ông Tô Lâm đang mở đường cho Đại hội 14. Biểu hiện rõ nhất cho điều đó chính là hai nhân vật có thực lực mới được ông Tô Lâm đưa vào Bộ Chính trị trong số năm ủy viên mới được đưa vào kể từ tháng 5 : ông Lương Tam Quang và ông Lê Minh Hưng.

Ông Lương Tam Quang, theo cách gọi của Giáo sư Zachary, là người "học trò" của ông Tô Lâm. Còn ông Lê Minh Hưng có quan hệ với ông Tô Lâm thế nào ? Ông Hưng là con của cố Bộ trưởng Công an Lê Minh Hương giai đoạn 1996-2000, từng là lãnh đạo của ông Tô Lâm. Hiện nay, ông Lê Minh Hưng là Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng, một vị trí cực kỳ quan trọng trước Đại hội 14 vì phụ trách hồ sơ nhân sự.

Ông Tô Lâm cũng đã bổ nhiệm một phó tướng khác của mình tại Bộ Công an là tướng Nguyễn Duy Ngọc làm người đứng đầu Chánh văn phòng Trung ương Đảng. Đây là một vị trí rất có quyền lực đằng sau hậu trường.

Việc đưa những nhân sự chủ chốt vào các vị trí có quyền lực, trấn giữ các vị trí quan trọng xung quanh mình, có giúp ông Tô Lâm trở nên bất khả xâm phạm tại Đại hội 14 hay không ? Câu trả lời của Giáo sư Zachary là có". Ông kiểm soát Bộ Công an, vì vậy ông có thể tiếp tục điều tra những người thách thức ông. Các đồng minh của ông là những người phụ trách nhân sự, thiết lập chương trình nghị sự, và đang lãnh đạo các công tác chuẩn bị - cả về nhân sự và chính sách - trước Đại hội 14".

Như vậy, mặc dù đã nhường chức chủ tịch nước cho ông Lương Cường, sức mạnh của ông Tô Lâm vẫn là "người đứng đầu trong số những người ngang hàng".

Tuy vậy, theo Giáo sư Carl Thayer và Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ, không phải là ông Tô Lâm không có những giới hạn nhất định.

Theo Giáo sư Carl Thayer, "ông Tô Lâm đã không thành công trong việc đưa Trần Lưu Quang vào Ban Bí thư và Bộ Chính trị". Và việc Tô Lâm từ bỏ chức Chủ tịch nước cho thấy nếu ông muốn nắm quyền sau Đại hội Đảng lần thứ XIV vào đầu năm 2026, "ông phải xây dựng được một liên minh những người ủng hộ vượt ra ngoài phe Hưng Yên".

Mặt khác, Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ cho rằng khi bỏ vị trí chủ tịch nước, ông Tô Lâm bỏ một vị trí có quyền lực mềm quan trọng :

"Về mặt quyền lực, người nắm giữ vị trí Chủ tịch nước mặc dù không có thực chất nhiều về quyền lực nhưng có ích lợi là đem lại tính chính danh cho các hoạt động của nguyên thủ. Ví dụ vị trí chủ tịch nước có thể tiếp xúc chính thức với nguyên thủ các nước khác. Ông ta có thể dùng ảnh hưởng đó để thực hiện các hoạt động ngoại giao. Đó là quyền lực mềm của vị trí chủ tịch nước. Còn bây giờ phải chia sẻ vị trí chủ tịch nước cho người khác, một số quyền của ông bị ngăn lại, ông Tô Lâm sẽ tập trung vào bên Đảng. Chúng ta biết rằng ông Tô Lâm không có thời gian dài nghiên cứu về đảng như ông Nguyễn Phú Trọng. Ông Tô Lâm là con người thực dụng. Cho nên mất đi vị trí chủ tịch nước thì ông cũng bị mất đi một công cụ giúp ông điều chỉnh tốt hơn hướng đi mà ông mong muốn".

Nguồn : RFA, 23/10/2024

****************************

Vai trò của tân Chủ tịch nước Lương Cường trong chính trường Việt Nam

RFA, 23/10/2024

Chức danh Chủ tịch nước vốn được coi là mang tính nghi lễ và ít ảnh hưởng đến chính trường Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh chính trị hiện nay, vị trí này vẫn có tầm quan trọng nhất định trong hệ thống chính trị, theo nhận định của một nhà quan sát chính trị Việt Nam.

nhansu3

Tứ trụ mới (từ trái sang) : Chủ tịch quốc hội Trần Thanh Mẫn, Tổng bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch nước Lương Cường - Chinhphu.vn

Dàn xếp trong Đảng

Đại tướng Lương Cường, 67 tuổi, xuất thân từ quân đội, vừa chính thức nhậm chức Chủ tịch nước vào ngày 22/10. Với gần 50 năm binh nghiệp, ông từng đảm nhiệm các chức vụ như Chính ủy Quân đoàn 2, Chính ủy Quân khu 3. Năm 2011, ông làm Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân, và năm năm sau được thăng chức Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.

Tháng 1/2019, ông Lương Cường được phong hàm Đại tướng, trở thành người thứ 15 mang quân hàm cao nhất trong Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Đến tháng 5/2024, ông giữ chức Thường trực Ban Bí thư, thay cho bà Trương Thị Mai, người bị đồn đoán có dính líu tới các sai phạm ở dự án Đại Ninh ở Lâm Đồng. Chỉ năm tháng sau khi rời quân đội, ông Lương Cường chính thức nhận ghế chủ tịch nước từ ông Tô Lâm.

Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ, người theo sát tình hình chính trị Việt Nam, cho rằng việc ông Tô Lâm nhường lại ghế Chủ tịch nước cho một nhân vật thuộc quân đội có thể là kết quả của sự thỏa hiệp giữa các phe phái trong Đảng cộng sản, cụ thể là giữa Tổng bí thư Tô Lâm và các lãnh đạo quân đội.

"Việc ông Lương Cường lên vị trí Chủ tịch nước đòi hỏi sự thỏa hiệp giữa ông Tô Lâm với phe quân đội. Điều này chứng tỏ rằng phe công an và ông Tô Lâm không thể kiểm soát hoàn toàn chính trường Việt Nam" - Tiến sĩ Vũ nhận định.

Theo ông Vũ, ông Lương Cường là người khá kín tiếng và không có những phát ngôn hay bài viết công khai như các lãnh đạo khác. Qua các chức vụ trong quá khứ, có thể thấy ông chủ yếu làm công tác chính trị trong quân đội, chứ không phải là một tướng lĩnh giàu kinh nghiệm chiến trường :

"Ông Lương Cường chủ yếu làm về bên chính trị của phe quân đội chứ ông ấy không hẳn là một tướng lĩnh quân đội dày dặn kinh nghiệm gì cả. Cho nên, một người thăng tiến trong quân đội về mặt chính trị như vậy chứng tỏ ông ấy là một con người có khả năng hiểu biết về chính trị rất sâu sắc".

Tiến sĩ Nguyễn Khắc Giang, từ Viện nghiên cứu ISEAS - Singapore, trong một bài phỏng vấn với hãng tin CNA, cho rằng đây là tín hiệu cho thấy hệ thống chính trị Việt Nam đang quay trở lại nguyên tắc lãnh đạo tập thể, thay vì tập trung quyền lực vào Tổng bí thư Tô Lâm.

Hiện tại, trong số 15 thành viên Bộ Chính trị, có đến 2/3 là những nhân vật xuất thân từ công an và quân đội. Ông Nguyễn Khắc Giang cảnh báo rằng : "Đó không phải là một tầm nhìn dài hạn tốt cho sự phát triển của Việt Nam. Chúng ta cần một kiểu lãnh đạo kỹ trị và ‘dân sự hơn’, thay vì sự hiện diện của nhiều ‘người hùng" (strong men) ở cấp cao nhất của hệ thống chính trị".

Vai trò của Chủ tịch nước xuất thân từ quân đội

Chủ tịch nước, tuy là nguyên thủ quốc gia theo hiến pháp, nhưng lại được coi là một vị trí mang tính nghi lễ, chủ yếu thực hiện các nghi lễ cấp quốc gia và lễ tân ngoại giao.

nhansu4

Tân chủ tịch nước Lương Cường từng giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng. Ảnh : Chinh phủ

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại, việc một tướng lĩnh quân đội nắm giữ vị trí này có thể mang ý nghĩa cân bằng và giảm bớt sự tập trung quyền lực tối cao vào tay Tổng bí thư Tô Lâm.

Tiến sĩ Vũ nhận định rằng ông Lương Cường đảm nhận vai trò đón tiếp lãnh đạo nước ngoài có thể hạn chế cơ hội để ông Tô Lâm tiếp xúc với quốc tế và thực hiện những thỏa thuận riêng :

"Ông Lương Cường được đưa lên như là một biện pháp để kiểm soát quyền lực của ông Tô Lâm. Mặc dù chúng ta có thể nhìn thấy là ông Lương Cường và vị trí chủ tịch nước nó không có ảnh hưởng gì nhiều nhưng mà thực chất bên trong với vai trò là một người tiếp xúc với nước ngoài thì nó ngăn chặn ông Tô Lâm có cơ hội đi với nước ngoài và tiếp xúc với nước ngoài để thực hiện những cái hợp tác khác nhau".

Trên thực tế, ông Lương Cường không đủ tiêu chuẩn để bổ nhiệm vào vị trí Chủ tịch nước theo Quy định 214-QĐ/TW của Bộ Chính trị. Quy định này yêu cầu người được bổ nhiệm phải hoàn thành một nhiệm kỳ trong Bộ Chính trị và từng giữ các vị trí như bí thư tỉnh ủy, thành ủy hoặc trưởng ban, bộ, ngành trung ương. Trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.

Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ cho rằng những quy định và điều lệ của Đảng không còn được chính các đảng viên coi trọng, bởi chính ông Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần phá lệ để tiếp tục nắm quyền. Ông Trọng giữ chức Tổng bí thư đến nhiệm kỳ thứ ba vào năm 2021, mặc dù điều lệ Đảng quy định một người chỉ được giữ chức này hai nhiệm kỳ.

"Khi mà ông Tổng bí thư đã xé toạc và không tôn trọng điều lệ đảng nữa thì những người sau đó đã lấy ông Nguyễn Phú Trọng như một tiền lệ. Họ đã không tôn trọng điều lệ đảng nữa và bất cứ điều gì họ cũng đều có thể nói đây là một trường hợp đặc biệt. Khi mà có quá nhiều trường hợp đặc biệt diễn ra thì mọi thứ nó đã trở nên chuyện bình thường. Cho nên, chuyện ông Lương Cường hay bất cứ ai đó thiếu một tiêu chuẩn nào đó để được cất nhắc tham gia vào vị trí trong chính quyền nó đã trở nên một điều bình thường" - Tiến sĩ Vũ kết luận.

Kể từ nhiệm kỳ chủ tịch nước của Lê Đức Anh (1992-1997), giờ đây Việt Nam mới có thêm một tướng quân đội giữ chức vụ này. Ngoài việc 2/3 thành viên Bộ chính trị xuất thân từ lực lượng quân đội và công an, trong "tứ trụ" hiện nay, có hai thành viên từ ngành công an và một từ quân đội. Như vậy, dù có ít cán bộ giữ các chức vụ chủ chốt hơn, nhưng sự hiện diện của lực lượng quân đội nhằm mang lại thế cân bằng với công an trong hệ thống chính trị Việt Nam.

Nguồn : RFA, 23/10/2024

Additional Info

  • Author Diễm Thi, RFA
Published in Diễn đàn

Ăn chia Hội nghị Trung ương 9, chiếc ghế quyết định Tô là kẻ săn mồi hay thành con mồi ?

Hoàng Phúc, Thoibao.de, 16/05/2024

Hội nghị Trung ương 9 sắp tới sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 16 đến ngày 18/5, để bàn về nhân sự cho 2 vị trí "Tứ trụ" đang bỏ trống. Cho đến thời điểm này, gần như chắc chắn, Tô Lâm sẽ là tân Chủ tịch nước và Trần Thanh Mẫn sẽ là Chủ tịch Quốc hội.

lamman1

Tô Lâm sẽ là tân Chủ tịch nước và Trần Thanh Mẫn sẽ là Chủ tịch Quốc hội.

Trường hợp ông Trần Thanh Mẫn không được dư luận quan tâm nhiều, bởi ông Mẫn chỉ là kẻ vô tình vớ được bảo bối, do các phe phái chiến nhau gây ra. Ông Mẫn vốn hiền lành, không tham gia đấu đá, thế mà tự nhiên lại được lên Tứ trụ, trong khi bao nhiêu người tham gia phe này đánh phe kia, để mưu cầu quyền lực, thì lại không được gì. Có lẽ, chỉ ông Mẫn ngồi vào ghế Chủ tịch Quốc hội, mới khiến Tô Lâm an tâm, bởi ông không có tham vọng tranh đoạt với Tô Lâm, như Vương Đình Huệ.

Ông Tô Lâm được dư luận quan tâm nhiều nhất, bởi ông chính là kẻ gây ra hỗn loạn trên thượng tầng chính trị. Ghế Chủ tịch nước bị ông đốn ngã, nhưng chính ông lại không chịu ngồi vào. Bởi ông phải dẹp hết những đối thủ có thể cạnh tranh với ông, và thiết lập một hậu phương vững chắc, thì mới chịu ngồi. Chính vì thế mới gây ra cảnh ghế này bỏ trống suốt gần 2 tháng qua.

Giờ đây, ghế Chủ tịch nước đã định hình, tuy nhiên, dư luận vẫn không rõ, ai sẽ là Bộ trưởng Bộ Công an. Chỉ còn rất ít thời gian trước Hội nghị Trung ương 9, nhưng cả dư luận và những tờ báo lớn uy tín vẫn chưa xác định được nhân vật sẽ ngồi ghế Bộ trưởng Công an là ai. Có đến 6 cái tên được đưa ra, đó là : ông Phan Đình Trạc, ông Nguyễn Hòa Bình, ông Trần Cẩm Tú, ông Trần Quốc Tỏ, ông Lương Tam Quang và ông Nguyễn Duy Ngọc.

Ba người đầu tiên có lợi thế vì là đương kim ủy viên Bộ Chính trị, trong đó, có 2 người từng công tác trong ngành công an. Ba cái tên sau cùng là cấp phó của ông Tô Lâm. Cả 3 đều mang hàm thượng tướng và đều là ủy viên Trung ương Đảng.

Một số phân tích dựa vào tiền lệ đối với ghế Bộ trưởng này. Từ đó, người ta đưa ra suy luận, Bộ trưởng Bộ Công an phải là Ủy viên Bộ Chính trị và thường là Đại biểu quốc hội. Thậm chí, trước đây, có trường hợp ông Lê Hồng Anh chưa hề kinh qua vị trí nào trong ngành Công an, nhưng được phong Đại tướng, rồi giao cho chức Bộ trưởng Bộ Công an. Lúc đó, ông Lê Hồng Anh là Ủy viên Bộ Chính trị. Chưa có tiền lệ nào từ Ủy viên Trung ương Đảng lên nắm chức Bộ trưởng này.

Như vậy, nếu căn cứ vào tiền lệ, thì rõ ràng, các ông Trần Quốc Tỏ, Lương Tam Quang và Nguyễn Duy Ngọc bị loại. Thậm chí, cả Lương Tam Quang và Nguyễn Duy Ngọc đều không phải là đại biểu Quốc hội.

Vậy thì, nếu căn cứ vào tiền lệ, 2 đệ ruột của ông Tô Lâm bị loại trước tiên.

Thực ra, tiền lệ chỉ là một yếu tố để xem xét, mà không phải là luôn đúng. Bởi chế độ này vận hành dựa vào quy tắc "mạnh thắng yếu thua", và kẻ mạnh sẽ tạo ra tiền lệ. Chẳng phải, chính ông Nguyễn Phú Trọng đã ỷ vào thế của mình quá mạnh, để phá bỏ giới hạn tuổi và giới hạn nhiệm kỳ, để tự cho mình 2 lần được hưởng "suất đặc biệt" đấy sao ? Nếu không có sức mạnh vô đối trên chính trường, thì ông có làm như thế được không ?

Khả năng để đưa Lương Tam Quang hoặc Nguyễn Duy Ngọc ngồi ghế Bộ trưởng Bộ Công an, phụ thuộc rất nhiều vào thế và lực của ông Tô Lâm. Nếu Tô Lâm đủ mạnh, vượt qua được phần còn lại trong Bộ Chính trị, thì ông hoàn toàn có thể đưa đàn em lên. Nếu không, phe Hưng Yên của ông sẽ thất thủ tại Bộ Công an. Cuộc chiến hiện nay đang phụ thuộc vào sức mạnh của mỗi bên, chứ không phụ thuộc vào tiền lệ.

Ghế Bộ trưởng Bộ Công an hiện nay, sẽ quyết định sức mạnh thực sự cho Chủ tịch nước. Nếu phe Hưng Yên nắm Bộ Công an, Tô Lâm sẽ là kẻ săn mồi, còn nếu không, có khả năng Tô Lâm lại trở thành con mồi cho thế lực khác. Dư luận đang đợi để xem, ai sẽ trở thành Bộ trưởng Bộ Công an.

Hoàng Phúc

Nguồn : Thoibao.de, 16/05/2024

***************************

Có thể, Tô Đại sẽ chỉ ngự ghế Chủ tịch nước tính bằng tháng, vì sao ?

Trà My, Thoibao.de, 17/05/2024

Sự bất ổn của hệ thống chính trị Việt Nam đã khiến cho các quốc gia phương Tây lo ngại, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này sẽ ảnh hưởng sâu rộng tới nền kinh tế quốc gia.

tolam1

Đại tướng, Bộ trưởng công an Tô Lâm được giới thiệu làm Chủ tịch nước

Do không thể kéo dài tình trạng 2 ghế Chủ tịch nước và Chủ tịch quốc hội bị bỏ trống, nên Hội nghị Trung ương 9 đã khai mạc sáng 16/5, để giải quyết vấn đề này.

Tại kỳ Hội nghị này, Tô Lâm là tâm điểm sự chú ý của công luận, khi có luồng dư luận khẳng định, khả năng cao, ông Tô Lam phải rời khỏi chiếc ghế đầy quyền lực – Bộ trưởng Bộ Công an, để nhận nhiệm vụ mới – trở thành tân Chủ tTịch nước, một chiếc ghế có tiếng là thuộc "Tứ trụ", nhưng thực chất không có mấy quyền uy.

Nghĩa là, về hình thức, chức vụ của Tô Lâm đi lên, nhưng về quyền bính thì lại đi xuống, nhất là trong trường hợp ông không còn kiểm soát được Bộ Công an – nơi ông đã ngồi 2 nhiệm kỳ trên ghế Bộ trưởng, với hệ thống chân rết nhằng nhịt, và toàn những tay chân thân tín.

Việc Tô Lâm phải nhận chức Chủ tịch nước là điều bắt buộc, vì ông đã giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an được 2 nhiệm kỳ, ông không thể tiếp tục thêm một nhiệm kỳ nữa vì quá tuổi về hưu theo quy định. Nếu Tô Lâm không lọt vào một trong các ghế "Tứ trụ", thì nghiễm nhiên, ông sẽ phải về hưu vào năm 2026.

Chỉ trước đây không lâu, công luận vẫn tin rằng, với quyền lực vô song, vì có thể đánh gục 2 nhân vật "Tứ trụ" – những người có khả năng kế nhiệm Tổng Trọng, Tô Lâm không còn lực cản khi tiến tới giành chiếc ghế đỉnh cao quyền lực.

Đà tiến công thần tốc vũ bão, đã khiến cho cả hệ thống lãnh đạo cấp cao thuộc tất cả các phe cánh khác nhau trong Đảng sợ hãi, và chỉ biết im lặng chờ đến lượt bị Bộ Công an gọi tên. Đến mức, ngay cả Thường trực Ban Bí thư kiêm Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai, cũng phải chủ động xin nghỉ, để tránh tai bay vạ gió như Thưởng và Huệ.

Thế nhưng, Tô Lâm chỉ thực sự có quyền lực và an toàn khi ngồi ghế Chủ tịch nước, với điều kiện bắt buộc là phải kiểm soát được Bộ Công an. Điều này đồng nghĩa, tân Bộ trưởng Bộ Công an phải là một trong hai đệ tử Hưng Yên của Tô Lâm – Lương Tam Quang hoặc Nguyễn Duy Ngọc. Nhưng trớ trêu thay, cả 2 tướng Quang và Ngọc đều chưa đủ một nhiệm kỳ làm ủy viên Trung ương Đảng, nên không đủ điều kiện để lọt vào Bộ Chính trị.

Tuy nhiên, theo tin rò rỉ, Thứ trưởng – Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, có thể sẽ được cơ cấu vào ghế Chánh Văn phòng Trung ương Đảng. Đồng thời, Tướng Ngọc còn được bầu bổ sung vào Ban Bí thư – một cơ quan giúp việc đắc lực cho Bộ Chính trị và Tổng Trọng. Điều đó chứng tỏ, Tướng Nguyễn Duy Ngọc được phe Đảng của ông Trọng tin dùng hơn Tướng Quang.

Điều này liệu có liên quan gì đến các đồn đoán cách đây chưa lâu, khi giới thạo tin cho rằng, dù là đồng hương Hưng Yên, nhưng Nguyễn Duy Ngọc vẫn có tâm địa phản trắc đối với Tô Lâm. Tướng Ngọc trong tư cách là Thứ trưởng, kiêm Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát Điều tra của Bộ Công an, đã ngấm ngầm bắt tay với Phan Đình Trạc – Trưởng ban Nội chính Trung ương – một cánh tay đắc lực của Tổng Trọng.

Từ lâu đã có những đồn đoán cho rằng, ông Trọng có ý định để Phan Đình Trạc thay thế Tô Lâm, tiếp thu chiếc ghế Bộ trưởng Bộ Công an. Rõ ràng, những đồn đoán đó đến nay có thể trở thành sự thật.

Việc ông Tô Lâm nhanh chóng và bất ngờ hạ bệ Vương Đình Huệ, là mầm mống tai hoạ cho Tô Lâm. Bởi việc hạ bệ diễn ra chỉ 10 ngày, sau khi ông Huệ kết thúc chuyến thăm Bắc Kinh – một chuyến đi đặc biêt quan trọng. Theo giới thạo tin, chuyến thăm của ông Huệ, là dịp mà Đảng cộng sản Việt Nam và Tổng Trọng muốn ngầm giới thiệu với Trung Nam Hải, một nhân vật sẽ trở thành Tổng bí thư trong tương lai. Ấy vậy mà, chỉ 1 tuần sau khi Huệ Vương về nước, tình hình đã đảo lộn đến mức khó tin.

Do đó, một số người cho rằng, với tình thế "tứ bề thọ địch", khả năng cao, Tô Lâm sẽ không còn đường sống. Họ Tập và Tổng Trọng dứt khoát sẽ phải ra tay xử lý, tính sổ với Tô Lâm, là việc không thể đảo ngược.

Mới đây, cũng theo tin rò rỉ, đa số trong tập thể Bộ Chính trị đã "ép" Tô Lâm phải ngồi vào ghế Chủ tịch nước, đồng thời chặt đứt sự kiểm soát của Tô Lâm đối với Bộ Công an. Đây là kế hoạch nhốt Tô Lâm vào trong chiếc "lồng quyền lực" của Tổng Trọng, với mục đích vô hiệu hóa và tiến tới triệt tiêu mầm mống phản loạn mang tên Tô Lâm.

Một kế hoạch không thể có phương án khác hoàn chỉnh hơn.

Trà My

Nguồn : Thoibao.de, 17/05/2024

************************

Lên Chủ tịch nước, liệu Tô có cân nổi Bộ Chính trị hay không ?

Thái Hà, Thoibao.de, 16/05/2024

Ghế Chủ tịch nước là hữu danh vô thực. Tuy nhiên, từng có một Chủ tịch nước nắm quyền lực ngầm rất lớn, đó là ông Lê Đức Anh. Trước khi lên Chủ tịch nước, ông Lê Đức Anh từng là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

lda1

Trước khi lên Chủ tịch nước, ông Lê Đức Anh từng là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Ảnh minh họa Đại tướng Lê Đức Anh tại đảo Trường Sa Lớn năm 1988. Ảnh: Tư liệu

Sức mạnh của ông Lê Đức Anh lúc đó cũng theo công thức không khác mấy so với ông Nguyễn Phú Trọng hiện nay, đó là, ghế Tứ trụ thao túng lực lượng vũ trang. Ông Lê Đức Anh lên làm Chủ tịch nước, nhưng dây mơ rễ má của ông rải khắp Bộ Quốc phòng. Thậm chí, đến khi đã lui về làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tiếng nói của ông Lê Đức Anh vẫn rất có trọng lượng.

Cũng lên Chủ tịch nước từ vị trí đứng đầu một lực lượng vũ trang, thế nhưng, ông Trần Đại Quang lại không có được quyền lực ngầm như ông Lê Đức Anh, và cái kết là ông đã phải mất mạng một cách bí ẩn.

Trường hợp Lê Đức Anh và Trần Đại Quang là 2 tấm gương cho Tô Lâm, một thành công, một thất bại. Về mức độ gây thù chuốc oán trong Bộ Chính trị, Tô Lâm cao hơn hai người kia. Nếu lên Chủ tịch nước mà vuột mất quyền kiểm soát đối với Bộ công an, thì không biết, số phận của ông Tô Lâm sẽ bi thảm như thế nào ? Ngược lại, nếu lên Chủ tịch nước mà nắm chắc Bộ Công an, Tô Lâm sẽ khiến cho cả Bộ Chính trị phải "kinh hồn bạt vía", và lúc đó, cửa đến với ghế Tổng bí thư sẽ rộng mở.

Với các thành viên Bộ Chính trị hiện nay, họ xem Tô Lâm như là một mối nguy. Bởi đã là ủy viên Bộ Chính trị, thì không mấy ai không dính phốt lớn nhỏ. Mà dù cho không có phốt, thì Tô Lâm cũng hoàn toàn có thể "chế tạo" ra.

Nếu lên Chủ tịch nước và đưa được đàn em Hưng Yên lên làm Bộ trưởng Bộ Công an, thì lúc đó, Tô Lâm chẳng khác nào một "thái thượng hoàng" trong Bộ Công an. Ông ngồi ở phủ Chủ tịch mà vẫn có thể chỉ đạo quân tướng đánh phá sang phủ Thủ tướng, Văn phòng Quốc hội và cả Văn phòng Trung ương Đảng. Đấy là một mối nguy thường trực đối với tất cả các ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Trung ương Đảng khác.

lda2

Nếu lên Chủ tịch nước và đưa được đàn em Hưng Yên lên làm Bộ trưởng Bộ Công an, thì lúc đó, Tô Lâm chẳng khác nào một "thái thượng hoàng" trong Bộ Công an.

Thời điểm Tô Lâm rời ghế Bộ trưởng Bộ Công an, được xem là lúc "cua lột xác", tức là, thời điểm mà Tô Lâm yếu nhất. Lúc này, Bộ Chính trị cần hợp lực để cắt đứt cái đuôi Hưng Yên ra khỏi Bộ Công an, và sau đó, thừa thắng xông lên áp chế luôn phe này cùng với ông trùm của nó. Nếu để cho Hưng Yên tiếp tục nắm Bộ Công an, thì xem như, hậu hoạ đang chờ các thành viên Bộ Chính trị, trong một tương lai rất gần.

Cuộc chiến giữa phe Hưng Yên và phe Nghệ An trong thời gian qua, đã cho thấy sức mạnh của phe Hưng Yên như thế nào ? Trong Bộ Chính trị, chỉ một mình Tô Lâm mà đã đủ sức để cân cả 3 ủy viên phe Nghệ An, khiến cho Vương Đình Huệ phải ngã gục xuống ngựa. Nhưng cứ sau mỗi trận chiến thắng, thế nào cũng phải binh hao lực tổn, đây là thời điểm tốt nhất để có thể đánh úp. Nếu chần chừ, để cho Tô Lâm có thời gian củng cố sức mạnh, thì e, lúc đó, cả Bộ Chính trị hợp lực cũng không thể nào quật nổi Tô Lâm.

Cuộc chiến này khiến cho những người quan sát tập trung chú ý vào Tô Lâm, vào những gì mà ông đạt được. Hiện nay, không chỉ Bộ Chính trị, mà cả Trung ương Đảng cũng vừa căm vừa sợ Tô Lâm. Gần như, các nhóm lợi ích địa phương đã tê liệt hết trước thế lực Hưng Yên của Tô Lâm. Cả Bộ Chính trị bây giờ chỉ biết trông chờ vào Tổng Trọng. Nhưng dù ông Trọng có ra tay, thì vẫn không chắc có quật được Tô Lâm hay không.

Nguyễn Phú Trọng đang rút ra thanh bảo kiếm cuối cùng – đó là quân đội. Nhưng liệu quân đội có hạ được Tô Lâm hay không, thì vẫn phải chờ xem. Việc điều tra Công ty Xuân Cầu của Tô Dũng cần có thời gian. Trong khi đó, việc ngăn cản thế lực Hưng Yên nắm Bộ Công an đang rất cấp bách. Chưa biết ông Trọng sẽ xoay sở như thế nào ?

Thành hay bại, phụ thuộc rất nhiều vào Hội nghị Trung ương 9 lần này.

Thái Hà

Nguồn : Thoibao.de, 16/05/2024

*************************

Có khả năng, tương lai của Tô Đại sẽ có kết cục giống như Đinh Thế Huynh ?

Trà My, Thoibao.de, 16/05/2024

Theo kế hoạch, Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam dự kiến sẽ họp, từ ngày 16 đến 18/5, với nhiệm vụ bầu chọn bổ sung các chức danh chủ chốt của Đảng và nhà nước, như Chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội, và điều chỉnh nhân sự của bộ máy lãnh đạo. Để sau đó, Quốc hội khóa 15, kỳ họp thứ 7, khai mạc ngày 20/5, sẽ thông qua và chuẩn thuận.

hop1

Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh trao Quyết định của Bộ Chính trị cho Bộ trưởng Tô Lâm ngày 4/5/2016 - Ảnh minh họa

Theo phân tích của một số người, tại thời điểm hiện nay, 3 nhân vật trong Bộ Chính trị hội tụ đủ tiêu chuẩn theo Hiến pháp Việt Nam, để ngồi ghế Chủ tịch nước. Đó là, Tổng Trọng, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Công an Tô Lâm.

Ông Tô Lâm hiện đã giữ chức Bộ trưởng đủ 2 nhiệm kỳ, và không thể tiếp tục ngồi thêm một nhiệm kỳ nữa. Nếu ông muốn có mặt trong "Danh sách Nhân sự chủ chốt" của Đại hội 14, thì bắt buộc, ông phải giành một suất "Tứ trụ", còn không, ông sẽ phải về hưu vào năm 2026.

Cũng theo ý kiến của một số người, tham vọng của Tô Lâm là ghế Tổng bí thư. Kể cả, nếu buộc phải có suất "Tứ trụ" để ở lại Đại hội 14, thì Tô Lâm sẽ chọn ghế Chủ tịch quốc hội, chứ không chọn ghế Chủ tịch nước, vừa không có nhiều thực quyền, vừa bị "ma ám".

Nhưng, các đối thủ chính trị của Tô Lâm, dường như đã bắt "thóp" được điểm yếu này. Theo nguồn tin nội bộ từ trong Đảng rò rỉ trên mạng :

"Hôm qua họp Bộ Chính trị, họp rất căng thẳng, các phe đã hợp lực để ép Bộ trưởng Tô Lâm phải nhận chức Chủ tịch nước. Sở dĩ các phe hợp lực ép Tô Lâm lên chức Chủ tịch nước, vì không muốn Tô Lâm ngồi ở ghế Bộ trưởng Công an nữa, do đánh bắt quá nhiều người của các phe, nên trước mắt, cứ hợp sức để đẩy được Tô Lâm đi cái đã".

Nguồn tin còn tiết lộ thêm, "Tô Lâm khi ngồi ghế Chủ tịch nước mà không kiểm soát được Bộ Công an, rồi thì sau đó, số phận cũng rất mong manh, và bị đốn ngã bất cứ khi nào như Võ Văn Thưởng".

Điều này hoàn toàn phù hợp với nhận định của Giáo sư Thayer, từ Học viện Quốc phòng Hoàng gia Úc, đánh giá rằng :

"Có lẽ, nhiều người ở Ttrung ương không thích ông Tô Lâm, vì ông ấy có quyền lực quá lớn". Vẫn theo ông Thayer, "theo Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam, đảng viên phải phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng. Vì vậy, nếu Ban chấp hành trung ương quyết định chọn ông Tô Lâm cho chức vụ Chủ tịch nước, thì bắt buộc ông Tô Lâm phải phục tùng".

Đây là tình thế mang tính "triệt buộc", và Bộ trưởng Tô Lâm đã chính thức bị "nhốt uy quyền trong cái lồng quyền lực".

Giáo sư Thayer cũng đánh giá, tham vọng trở thành Tổng bí thư của Tô Lâm không thuận lợi. Vì có vẻ, ông không giành được sự ủng hộ cao từ các "đồng chí của mình" trong Đảng. Bằng chứng là, trong cuộc bỏ phiếu đối với 44 chức danh do Quốc hội bầu hay phê chuẩn, vào cuối năm ngoái, ông Tô Lâm có số phiếu "tín nhiệm cao" thì thấp, trong khi, phiếu "tín nhiệm thấp" thì lại là cao nhất trong số 6 ủy viên Bộ Chính trị lấy phiếu tín nhiệm.

Tuy nhiên, vẫn có một số ý kiến lạc quan, tin rằng, trên cương vị Chủ tịch nước từ đây cho tới Đại hội Đảng năm 2026, có thể giúp cho ông chuẩn bị tốt hơn trong việc giành chức Tổng bí thư tại Đại hội này. Nhưng cũng có không ít ý kiến cho rằng, với thời gian chỉ còn hơn 18 tháng, thì các đối thủ chính trị, đặc biệt là phe Nghệ Tĩnh, sẽ không bỏ qua cho ông. Bởi thủ lĩnh của họ, ông Vương Đình Huệ, vừa bị Tô Đại tướng đánh gục.

Nghiêm trọng hơn, việc hạ bệ Huệ Vương nhanh chóng và bất ngờ, ngay sau chuyến thăm Trung Quốc trở về, có thể khiến Bắc Kinh tức giận.

Trước chuyến thăm của ông Huệ, giới phân tích đánh giá rằng, đây là dịp mà Đảng cộng sản Việt Nam nói chung và Tổng Trọng nói riêng, muốn ngầm giới thiệu với Ban lãnh đạo Trung Nam Hải, nhân vật sẽ là Tổng bí thư tương lai của Đảng cộng sản Việt Nam.

Ấy vậy mà, chỉ một tuần sau khi về nước, tình hình đã đảo lộn đến mức khó tin. Do đó, giới quan sát cho rằng, Tô Lâm sẽ không còn đường sống.

Hơn nữa, tất cả các nhân vật trong nội bộ Đảng, chỉ cần có ý đồ manh nha dòm ngó ghế Tổng bí thư của ông Trọng, thì đều có một kết cục đen tối, như ông Đinh Thế Huynh – cựu Thường trực Ban Bí thư khóa 12, bị thất sủng, và đang sống trong tình cảnh bi đát tới mức, "thà chết còn sướng hơn!"

Trà My

Nguồn : Thoibao.de, 16/05/2024

******************************

Hội nghị trung ương 9 bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội

Xuân Hưng, Thoibao.de, 16/05/2024

Ngày 14/5, báo Tiếng Dân đăng "Tin nóng về Hội nghị trung ương 9 sắp diễn ra" của tác giả Lê Văn Đoành.

hop2

Quang cảnh Hội nghị Trung ương 9 - Ảnh: N.BẮC

Tác giả cho biết, trong những thông tin đang nhiễu loạn trên mạng xã hội, tác giả đã kiểm chứng được một số thông tin

Cụ thể, nội dung Hội nghị trung ương 9, khóa 13, gói gọn trong những vấn đề cơ bản :

- Bầu bổ sung các ủy viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư;

- Ban chấp hành trung ương giới thiệu nhân sự để Quốc hội khóa 15, kỳ họp thứ 7, diễn ra ngày 20/5, bầu chức danh Chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội và Phó Chủ tịch quốc hội.

- Xem xét và đưa ra ý kiến về việc cho thôi các chức vụ, cho nghỉ công tác đối với bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban chấp hành trung ương Đảng khóa 13, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức trung ương.

Tác giả cũng cho biết, bà Trương Thị Mai đã có đơn xin thôi tất cả các chức vụ, nghỉ công tác, vì lý do sức khỏe, từ trước.

Tác giả khẳng định không có mối quan hệ và bất kỳ lợi ích nào liên quan bà Mai. Việc đưa thông tin chỉ nhằm mục đích đem đến sự thật cho độc giả, vì hiện nay, tin đồn liên quan bà Mai thật giả lẫn lộn.

Một số thông tin liên quan tới bà Mai, mà tác giả đã kiểm chứng, như sau :

- Bà Mai đã có đơn xin nghỉ việc từ khi Ủy ban Kiểm tra trung ương ra quyết định thành lập đoàn "Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Vương Đình Huệ", hôm 20/4. Ông Trọng động viên bà Mai ở lại để giữ chức Chủ tịch nước hoặc Chủ tịch quốc hội, nhưng bà kiên quyết từ chối.

- Các phe tấn công bà Mai tung tin hỏa mù rằng, bà can thiệp cho nhóm Trương Mỹ Lan – Nguyễn Cao Trí để có được dự án Đại Ninh, là không đúng sự thật.

- Tin đồn bà được tặng một biệt thự đắt tiền ở Sài Gòn, cũng là tin vu khống.

- Bà Mai là một phụ nữ không chồng, không con ; bà được đánh giá là nhân vật "sạch sẽ" nhất trong Trung ương Đảng. Bà xin nghỉ việc không liên quan gì tới Trương Mỹ Lan, Nguyễn Cao Trí, hay dự án Đại Ninh.

Tác giả đánh giá, việc các thế lực giấu mặt trong Đảng nguỵ tạo chứng cứ, bịa đặt và bôi nhọ bà Mai, là việc làm bất nhân, đáng hổ thẹn. Tin vịt mà những nhân vật giấu mặt này đã tung ra để đánh bà Mai vừa qua, cho thấy, cái gọi là giới "tinh hoa trong Đảng", khoác áo chính trị gia cấp cao, thật ra chỉ là những kẻ tiểu nhân và tầm thường.

Theo tác giả, dự kiến, sáng 19/5, Bộ Chính trị và Ban Bí thư sẽ nhóm họp, để phân công nhiệm vụ các ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ngồi vào các vị trí chủ chốt bị khuyết, hoặc sẽ có sự thay đổi.

Danh sách đề cử chính thức hiện vẫn chưa có. Bộ Chính trị, Ban Bí thư trình nhân sự, trung ương sẽ cho ý kiến đề cử, để bổ sung danh sách, sau đó chốt số lượng và tiến hành bỏ phiếu kín.

Thông tin nội bộ mà tác giả có được, sẽ có 5 người được đề cử trong danh sách ứng viên Bộ Chính trị, để bầu 4 người. Riêng Ban Bí thư sẽ đề cử 3 người, bầu 2 người.

Cũng theo thông tin "rò rỉ" mà tác giả có được, nhân sự cấp cao của Đảng sẽ có những thay đổi căn bản. Bộ Chính trị dự kiến trình trung ương bỏ phiếu giới thiệu các nhân vật :

- Tô Lâm – Ủy viên Bộ Chính trị khóa 13, Bộ trưởng Bộ Công an, ứng cử chức danh Chủ tịch nước.

- Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị khóa 13, Phó Chủ tịch thường trực quốc hội, ứng cử chức danh Chủ tịch quốc hội.

Tác giả bình luận, không chỉ khủng hoảng nhân sự cấp cao, chính trường Việt Nam hiện đang hết sức hỗn loạn và phức tạp. Công cuộc đốt lò "không có vùng cấm" của ông Nguyễn Phú Trọng, đã giúp các phe phái mượn cớ thanh trừng, tiêu diệt lẫn nhau, đến nay chưa có hồi kết.

Lịch sử Đảng từ đầu thập niên 1960 đến nay, những chiếc ghế quyền lực "đặc quyền đặc lợi" trong Đảng, trở thành mục tiêu cho các phe phải săn đuổi, tranh giành hết sức khốc liệt, đẫm máu và chúng không từ bất cứ thủ đoạn nào.

Xuân Hưng

Nguồn : Thoibao.de, 16/05/2024

************************

R tin đn bà Trương Th Mai ‘cáo lão v quê’

VOA, 16/05/2024

Trong lúc Đảng cộng sản Vit Nam đang tìm nhân s thế vào các ghế lãnh đo b đ trng thì dư lun trong nước đang r tin đn v s ra đi ca bà Trương Th Mai, mt trong nhng lãnh đo hàng đu ca Đng và là ng viên cho mt v trí trong t tr, theo tìm hiu ca VOA.

hop3

Bà Trương Thị Mai tiếp đoàn đại biểu Đảng Công Minh Nhật Bản tháng 8/2023. Ảnh : Tổ quốc

Trong lúc này, Quc hi Vit Nam sp sa có k hp quan trng vào ngày 20/5 ti đ phê chun các chc danh Ch tch nước và Chủ tịch quốc hội sau khi các ông Võ Văn Thưởng và Vương Đình Hu b cho thôi tt c các chc v cách nhau hơn mt tháng.

Theo l trong h thng chính tr Vit Nam, trước khi Quc hi hp, B Chính tr ca Đng hp trước đ bàn bc, thng nht đ c nhân s nào, sau đó đưa toàn th Ban chấp hành trung ương biu quyết trước khi gii thiu cho Quc hi và Quc hi ch có nhim v chun y.

Đ vào được t tr thì ng viên phi bước qua nhim k B Chính tr th hai theo quy đnh ca Đng. Hin ti, trong s 13 y viên B Chính tr còn li, ngoài Tng bí thư Nguyn Phú Trng và Th tướng Phm Minh Chính, thì ch còn ông Tô Lâm và bà Trương Th Mai là đáp ng đ điu kin này.

Ông Lâm hin là B trưởng Công an còn bà Mai kiêm hai chc danh Thường trc Ban bí thư, vn chu trách nhim x lý công vic hàng ngày ca Đng, và Trưởng Ban T chc trung ương, vn ph trách vic bi dưỡng, đ bt, đánh giá nhân s các cp.

Sau khi Ch tch nước Võ Văn Thưởng t chc hi tháng Ba, Giáo sư Carl Thayer, nhà quan sát chính tr Vit Nam ti Hc vin Quc phòng Úc, tng nhn đnh vi VOA rng bà Mai là người có trin vng nht lên thay ông Thưởng.

Tuy nhiên, tài khon Facebook Lê Nguyn Hương Trà hôm 14/5 đã đăng nhng dòng ch đy n ý trên nn là tm hình ch mang tính minh ha chp ba người là các ông Võ Văn Thưởng, Nguyn Xuân Phúc và bà Trương Th Mai. Đáng chú ý là c ông Phúc và ông Thưởng đu đã v hưu sau khi b mt chc ch tch nước gia chng.

"Ngôi sao tuyn n quc gia, bông hoa duy nht có mt trong ban điu hành Liên đoàn Bóng Đá va bt ng b vic. Cô đã dn đ v quê, chm dt s nghip đnh cao," Facebooker Lê Nguyn Hương Trà viết vi n ý nói v bà Trương Th Mai.

"Tng là mt ng c viên cho chc ch tch, và cũng được xem là người phù hp nht do nhiu kinh nghim đa dng khi thi đu ti nhiu v trí khác nhau. Phn ng ca sao n trước nhng cáo buc trách nhim và đu đá ni b, là chưa tng có trong lch s ca t chc này," bà Lê Nguyn Hương Trà cho biết.

Trang Facebook ca Lê Nguyn Hương Trà tng đưa tin chính xác v nhng din biến hu trường cung đình Vit Nam trước khi nó din ra, trong đó có v t chc ca Ch tch nước Nguyn Xuân Phúc hi tháng 2 năm 2023 và Ch tch nước Võ Văn Thưởng hi tháng 4 năm nay.

Các nhà nghiên cu theo dõi tình hình Vit Nam trong nhng ngày qua cũng đu đng lot loan tin v s ra đi ca bà Mai.

Ông Bill Hayton, nhà nghiên cu ti Vin Chatham House London, Anh, viết trên Twitter cách nay 4 ngày rng ông nhn được tin t thượng tng chính tr Vit Nam rng bà Trương Th Mai đã t chc. u đá ni b ca Đng là quá bt thường," ông viết.

Giáo sư Zachary Abuza, vn chuyên ging dy v chính tr Vit Nam ti trường Chiến tranh Quc gia th đô Washington D.C., M, cũng viết trên Twitter cách nay 4 ngày rng có tin đn đang lan truyn rng bà Trương Th Mai đã đ đơn t chc lên Đng. Vi tình hình đc hi ca chính tr Vit Nam hin ti, ai có th bt li bà y được?

Cũng trên Twitter, Giáo sư Alexandre Vuving thuc Trung tâm Nghiên cu An ninh Châu Á Thái Bình Dương Daniel K. Inouye có tr s ti Hawaii, cũng cho biết bà Mai đã xin ngh. "Nhưng không như nhng trường hp trước (ca ông Thưởng, ông Hu), bà y không b ép phi ngh mà được cho vào t tr. Nhưng câu tr li ca bà y là Tôi không được khe và tôi đã mi mt vi trò chơi quyn lc này ri".

Mt ngun tin quen thuc vi tình hình chính tr trong nước cũng nói vi VOA vi điu kin n danh rng bà Mai xin ngh vì đã chán tình cnh đu đá trong khi ông Trng mun gi bà li.

Do tính cht khép kín ca nn chính tr ca Đảng cộng sản Vit Nam, VOA không th kim chng nhng thông tin này.

VOA đã liên lc B Ngoi giao Vit Nam và đ ngh h xác nhn tin mà Mai xin ngh hưu, nhưng chưa được phn hi.

Tuy nhiên, nếu thông tin này là đúng, thì B Chính tr Vit Nam t 18 người lúc đu gi ch còn 12, mt đến 1/3 trong khi còn gn hai năm na mi hết nhim k.

Bà Mai trưởng thành t phong trào Đoàn Thanh niên ging như ông Võ Văn Thưởng, tng là Bí thư trung ương Đoàn, Ch tch Hi Liên hip Thanh niên Vit Nam, sau chuyn công tác sang Quc hi vi các chc v Phó Ch nhim y ban Văn hóa, Giáo dc, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đng, ri Ch nhim y ban Các vn đ xã hi, cui cùng chuyn sang công tác Đng, đi t Trưởng Ban Dân vn sang Trưởng Ban T chc ri tr thành Thường trc Ban bí thư thay ông Thưởng khi ông Thưởng lên làm ch tch nước.

Nếu như bà Mai tht s s ra đi, thì Đảng cộng sản cùng mt lúc phi tìm người trong s 12 y viên B Chính tr còn li đ lp vào 5 chc danh : Ch tch nước, Chủ tịch quốc hội, Thường trc Ban Bí thư, Trưởng Ban T chc trung ương và Trưởng Ban Kinh tế trung ương (thay cho ông Trn Tun Anh). Đây là điu chưa tng thy trong lch s Đảng cộng sản Vit Nam.

Nguồn : VOA, 16/05/2024

Additional Info

  • Author HoThái Hà, Trà My, Xuân Hưng, VOA tiếng Việt
Published in Diễn đàn

Yêu cầu tăng cường giám sát bao giờ có thể đáp ứng ?

RFA, 08/05/2024

Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

yeucau1

Thủ tướng Phạm Minh Chính tại phiên họp Chính phủ thường kỳ sáng 4/5/2024. Courtesy chinhphu.vn

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương từ năm 1993 đến năm 2002, khi trả lời RFA liên quan vấn đề này nhận định :

"Quyết tâm giám sát một cách nghiêm túc và rõ ràng như vậy theo tôi là tốt. Rất nhiều việc đã được hứa thí dụ tốc độ cổ phần hóa những xí nghiệp Nhà nước thế nào, tỷ lệ trồng rừng hay trồng mới các rừng bị chặt hạ ra sao, tỷ lệ xóa đói giảm nghèo vùng miền tiến bộ đến đâu… Những việc như vậy được trình bày một cách thẳng thắn, khi chất vấn phải đưa ra những câu hỏi cụ thể, phải có chứng minh..".

Tuy nhiên ông Trần Anh Quân, một người hoạt động xã hội ở Sài Gòn, hôm 8/5 khi trao đổi với RFA lại cho rằng :

"Đây chỉ là việc hô hào kêu gọi cho đúng quy trình để người ngoài nhìn vô thì thấy Đảng Cộng sản lúc nào cũng quyết tâm và quyết liệt chống tiêu cực. Cán bộ cộng sản họ nghe thì nghe cho có chứ họ thừa biết là Đảng Cộng sản không thể giám sát ngay từ đầu. Bởi vì nếu nghiêm khắc không để cấp dưới sai phạm thì tiền đâu mà cấp dưới hối lộ cho cấp trên. Cấp trên không được đút lót thì làm sao có tiền xây biệt phủ và nuôi con đi du học".

Theo ông Trần Anh Quân, bây giờ sai phạm, tiêu cực và tham nhũng là nguồn sống của các cán bộ đảng viên, nếu không tìm cách làm sai thì làm sao đủ sống với mức lương vài triệu đồng trong thời buổi này. Anh Quân nói tiếp :

"Khi đề cập tới chuyện không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn thì ngay cả bản thân ông Phạm Minh Chính cũng không tin là ông ấy có thể làm được chứ đừng nói là cấp dưới. Những sai lầm của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong chiến dịch xét nghiệm toàn dân, cách ly xã hội trong giai đoạn COVID-19 bùng phát mạnh nhất cho thấy ông Chính chỉ giỏi hô hào chứ không đủ năng lực lãnh đạo chính phủ. Đó là chưa kể vụ tham nhũng liên quan tới AIC của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn trong thời gian ông Phạm Minh Chính làm bí thư tỉnh Quảng Ninh".

Ông Trần Anh Quân cho rằng, ông Chính đã không dám thừa nhận sai phạm của mình, thì làm sao bắt cấp dưới không sai phạm được.

Dù lâu nay các vị lãnh đạo Chính phủ Việt Nam luôn kêu gọi tăng cường giám sát, không để sai phạm tích tụ, nhưng theo Thanh tra Chính phủ, trong năm 2023 đã phát hiện vi phạm về kinh tế hơn 257,7 nghìn tỷ đồng, 616 ha đất ; trong đó kiến nghị thu hồi hơn 188,6 tỷ và 166 ha đất…

Nếu thật sự có giám sát tốt thì đâu để xảy ra các vụ đại án sai phạm lên tới hàng trăm ngàn tỳ đồng ? Đơn cử như vụ án liên quan Bà Trương Mỹ Lan - 68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Vào ngày 11/4/2024, Tòa án Thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên án tử hình cho bà Trương Mỹ Lan vì vai trò của bà trong vụ lừa đảo tài chính trị giá 304 nghìn tỷ đồng. Đây là vụ án lừa đảo trong ngành ngân hàng được cho lớn nhất từ trước đến nay ở Việt Nam. Bà Lan bị kết tội tham ô, hối lộ và vi phạm các quy định ngân hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, nguyên Trưởng ban nghiên cứu - Ban dân Vận Trung ương, khi trao đổi với RFA liên quan vấn đề này, nhận định :

"Yêu cầu giám sát là một yêu cầu rất tự nhiên mà người dân đã mong ước từ nhiều năm nay, chỉ có điều họ không làm được. Bây giờ trước sức ép của dư luận, họ buộc phải tăng cường giám sát. Họ tuyên bố như thế cũng là điều tốt, tích cực đấy... nhưng tôi không hy vọng đạt được yêu cầu".

Theo ông Nguyễn Khắc Mai, đặt ra yêu cầu như vậy thì khả năng sẽ không làm được, không đạt được yêu cầu nào lớn và quan trọng. Ông nêu dẫn chứng :

"Ví dụ như trường hợp một ông chánh án mất tư cách, mà họ cũng không làm sao để giám sát để mà thay đổi buộc ông ta từ chức hoặc cách chức. Những phiên tòa, những bản án đầy oan sai... Quốc hội cũng không làm gì được cả chục năm nay, bây giờ với năng lực như thế thì họ giám sát được gì nếu không thay đổi ? Tức là thay đổi, loại bỏ những nhân vật ‘vừa đá bóng, vừa thổi còi’ khỏi Quốc hội. Tức là loại bỏ những người vẫn làm hành pháp, tư pháp nhưng vẫn là Đại biểu quốc hội".

Tại Hội nghị triển khai Chương trình giám sát của Quốc hội, diễn ra tại Hà Nội hôm 17/11/2023, Ủy ban Thường vụ quốc hội đã cho biết Quốc hội Việt Nam sẽ giám sát nhiều vấn đề quan trọng từ năm 2024. Nhưng nhiều nhà quan sát trả lời RFA khi đó cho rằng, không đặt niềm tin vào Quốc hội ! Bởi vì Quốc hội tại Việt Nam là do Đảng cử, còn việc dân bầu chỉ là hình thức, tất cả những người tự ứng cử thì đều bị loại ngay từ vòng ngoài, tức là vòng hiệp thương. Một số lớn trong số những ứng cử viên đấy đã hoặc đang bị bắt cầm tù bởi những tội danh hết sức vu vơ.

Vì trong nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam vẫn chưa thực hiện được đầy đủ việc ứng cử, bầu cử, đề cử và tranh cử... cho nên chất vấn công khai, trả lời một cách trung thực trên Nghị trường Quốc hội thì ‘chỉ là mơ thôi’.

Nguồn : RFA, 08/05/2024

****************************

Nhân sự do Đảng cộng sản Việt Nam chọn có vì lợi ích quốc gia ?

RFA, 06/05/2024

Tại cuộc họp của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng mới đây, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu nhấn mạnh về việc đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên hàng đầu. Ông Trọng còn cho biết đây là nguyên tắc cốt lõi trong quá trình chuẩn bị nhân sự cho Đại hội XIV.

nguon1

Một buổi học tập của đội ngũ cán bộ chủ chốt về quản lý doanh nghiệp nhà nước ngày 3/3/2024 tại Hà Nội - Ảnh minh họa

Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài từ Đức Quốc hôm 6/5/2024 nhận định với RFA :

"Ông Trọng nói thì bao giờ cũng rất là hay, nhưng trên thực tế ông làm bao giờ cũng rất là dở. Bởi vì nó đã chứng minh qua thực tế hơn hai nhiệm kỳ của ông Trọng, trong công tác nhân sự, tất cả những Ủy viên Bộ chính trị ông ấy lựa chọn thì phần lớn đã bị ngã ngựa. Còn mười mấy Ủy viên Trung ương thì đã bị bắt bị điều tra, một số đã bị xét xử. Có thể nói trong hơn 10 năm qua, công tác nhân sự của ông Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn thất bại".

Theo luật sư Nguyễn Văn Đài, nếu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng muốn làm công tác nhân sự vì đất nước, vì nhân dân… thì điều đầu tiên ông Trọng có thể làm là phải tiến hành dân chủ hóa trong Đảng. Ông Đài giải thích thêm :

"Tức là phải cho tất cả hơn năm triệu đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam có cơ hội để họ được tự do ứng cử và bầu cử trong Đảng… rồi sau đó tiến hành cải cách chính trị để mở rộng ra dân chủ toàn xã hội, đây là cách làm tốt nhất. Chứ nếu như mà vẫn lựa chọn qua tiểu ban nhân sự, rồi thông qua Ban Tổ chức Trung ương như cách làm truyền thống từ xưa đến nay thì ông Trọng sẽ tiếp tục thất bại mà thôi".

Luật sư Nguyễn Văn Đài cho rằng, ông Trọng từ xưa đến nay luôn luôn đề cao lợi ích của Đảng, của chế độ lên trên hết :

"Chưa bao giờ ông Trọng đặt lợi ích của tổ quốc và dân tộc lên trên cả, cho nên mới dẫn đến thất bại trong công tác nhân sự. Bởi nếu đặt tổ quốc và dân tộc lên trên, thì vấn đề nhân sự của đảng cầm quyền hay lãnh đạo của một quốc gia ban đầu là do tất cả đảng viên lựa chọn, sau đó đến toàn thể người dân lựa chọn, đó mới là vì lợi ích dân tộc. Còn toàn bộ nhân sự cấp cao của Đảng và đất nước đều do một bộ phận rất nhỏ trong Đảng cầm quyền lựa chọn, thì đó vẫn là vì lợi ích của Đảng, của chế độ thôi… chứ không bao giờ là lợi ích của đất nước, của dân tộc cả".

Thời gian qua, hàng loạt lãnh đạo cấp cao của Đảng cộng sản Việt Nam đã mất chức vì để cấp dưới có những sai phạm và phải chịu trách nhiệm người đứng đầu… Mới nhất phải kể đến là trường hợp của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Trước ông Huệ, vào ngày 20/3/2024, Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Khóa XIII ra thông báo đồng ý việc để ông Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương đảng, Chủ tịch nước… Lý do được nêu là ông Võ Văn Thưởng ‘đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm và chịu trách nhiệm người đứng đầu.

Trước vụ ông Thưởng là vụ Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh. Những người này cũng đã lần lượt từ chức vì "phải chịu trách nhiệm người đứng đầu". Cùng lúc các Bí thư Tỉnh ủy -cấp dưới trực tiếp của ông Trọng- thời gian qua cũng bị khởi tố, bắt tạm giam, bị truy tố rất nhiều.

Trở lại với phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mới đây, từ Hà Nội hôm 6/5/2024, nhà báo Lê Anh Hùng cho RFA biết ý kiến :

"Các lãnh đạo cộng sản lúc nào họ chẳng phát biểu như vậy. Nhưng giữa lời nói với việc làm của họ bao giờ cũng có một khoảng cách, thậm chí là rất xa. Người ta còn có một câu thành ngữ khi nói về lời nói và việc làm của những người lãnh đạo cộng sản, rằng họ thường nói một đằng, làm một nẻo, thậm chí làm trái ngược lại với những gì mình đã nói. Trong trường hợp này của ông Nguyễn Phú Trọng, thì việc tổ chức cán bộ lựa chọn cán bộ cũng vậy thôi".

Theo nhà báo Lê Anh Hùng, đương nhiên không cần phải nói ra, bao giờ các lãnh đạo cũng đặt lợi ích của đảng lên trên lợi ích trên lợi ích của quốc gia, dân tộc… Ông Hùng nói tiếp :

"Chúng ta cũng thấy, chẳng hạn như lá cờ của Đảng bao giờ cũng đặt trước lá cờ tổ quốc, lúc nào cũng nói ‘Đảng và Nhà nước’… và không nói ‘nhà nước và đảng. Theo một lẽ tự nhiên, lúc nào họ cũng dành cho đảng sự ưu tiên hơn so với tổ quốc. Chẳng hạn ông Nguyễn Phú Trọng cũng nói Hiến pháp là văn bản quan trọng thứ hai ở Việt Nam, chỉ sau Cương lĩnh của Đảng… Đủ thấy bao giờ họ cũng đặt lợi ích của đảng lên trên lợi ích của quốc gia, dân tộc".

Các vị lãnh đạo Chính phủ Việt Nam lâu nay thường nói đến việc đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc và của nhân dân lên trên hết. Vậy phải hiểu các đảng viên coi ‘lợi ích của quốc gia, dân tộc và của nhân dân’ là gì ? Liệu họ có coi trọng hơn ‘lợi ích của Đảng’ ?

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS đã tự giải thể, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do liên quan vấn đề này, nhận định :

"Tôi nghĩ đó là một cách nói của họ, họ luôn luôn nói như thế, nhưng mà phải hiểu rằng họ đánh đồng quốc gia, dân tộc với Đảng của họ. Cho nên phải hiểu rằng Đảng của họ là trên hết, bởi vì họ nghĩ họ là quốc gia, họ là dân tộc. Cái sự đánh đồng đấy là một cái mẹo mà không chỉ Đảng cộng sản Việt Nam, mà hầu như các chính trị gia kiểu nào họ cũng đánh đồng như vậy cả. Thật sự là tôi không quan tâm lắm đến họ nói gì, tôi quan tâm xem họ làm thế nào ?"

Lợi ích quốc gia - dân tộc là vấn đề tối hệ trọng của mỗi quốc gia trong chính sách phát triển và bảo vệ đất nước. Còn nhân dân có thể hiểu là tập hợp đông đảo những người dân thuộc mọi giai cấp, tầng lớp, thành phần xã hội, tôn giáo... đang sống trong một khu vực địa lý nhất định, chẳng hạn như ‘nhân dân Việt Nam’.

Nguồn : RFA, 06/05/2024

*******************************

Cấp trưởng được quyền bổ nhiệm cấp phó : có thể công tâm ?

RFA, 06/05/2024

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, bà Trương Thị Mai vừa ký ban hành Quy định số 142 thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ. Quy định này cho phép người đứng đầu được quyền xem xét bổ nhiệm, miễn nhiệm cấp trưởng của tổ chức, cơ quan, đơn vị ở cấp hành chính do mình trực tiếp quản lý. Thời gian thí điểm là năm năm kể từ khi ban hành quy định.

nguon2

Bà Trương Thị Mai (áo đỏ) - AFP

Ông Lê Văn Triết, cựu Bộ trưởng Thương Mại nêu quan điểm của ông :

"Theo tôi thì cái đó là tùy từng cấp. Cấp xã, cấp phường, cấp quận huyện thì nó khác, cấp miền, cấp tỉnh thì nó khác. Từ xưa tới giờ, người trưởng thì không có quyết định bổ nhiệm người phó cho mình đâu. Nhưng người trưởng có quyền gợi ý, đề nghị người phó cho mình rồi cấp trên, cơ quan có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm. Bây giờ cấp trưởng có quyền bổ nhiệm cấp phó thì cũng thuận tiện hơn, đỡ phải lằng nhằng đi tới đi lui, đi lên đi xuống đề nghị.

Nếu coi việc cấp trưởng có quyền bổ nhiệm cấp phó cho mình là một bước tiến thì cũng được, nhưng cũng có chuyện hiện nay người ta lợi dụng cái đó để đưa người của họ vào phe cánh của họ chứ không phải chỉ có mặt tiến bộ không đâu".

Cũng theo Quy định 142, người đứng đầu chịu trách nhiệm về quyết định của mình kể cả khi đã chuyển công tác hoặc nghỉ hưu nếu giới thiệu cán bộ để bầu cử, bổ nhiệm thiếu công tâm, khách quan ; không bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực công tác. Theo Quy định số 41-QĐ/TW ngày 3/11/2021, người đứng đầu gồm toàn bộ các chức danh, chức vụ đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo các tổ chức cơ quan của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội, các hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước từ Trung ương đến cơ sở.

Nói đến trách nhiệm của người đứng đầu, có ý kiến cho rằng chính ông Nguyễn Phú Trọng là người phải chịu trách nhiệm cao nhất khi một loạt cấp dưới của ông bị kỷ luật, phải từ chức như. Chỉ trong năm năm nhiệm kỳ Đại hội 12 có 113 cán bộ cấp cao thuộc diện trung ương quản lý bị xử lý kỷ luật. Trong đó có bốn ủy viên, nguyên ủy viên Bộ chính trị (một người bị khởi tố hình sự) ; 27 ủy viên, nguyên ủy viên trung ương đảng ; 30 sĩ quan cấp tướng.

Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội 13 đến nay đã có hơn 100 cán bộ diện Trung ương quản lý, trong đó có hơn 20 ủy viên, nguyên ủy viên Trung ương Đảng bị kỷ luật. Bộ Chính trị khóa 13 hiện chỉ còn 13 người so với 18 người vào đầu khóa.

Năm người thôi giữ chức gồm Nguyễn Xuân Phúc - Thủ tướng Chính phủ, Phạm Bình Minh - Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Trần Tuấn Anh - Bộ trưởng Bộ Công thương, kiêm Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Võ Văn Thưởng - Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, sau là Chủ tịch nước và Vương Đình Huệ - Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV thành phố Hà Nội, sau là Chủ tịch Quốc hội. 

Với Quy định 142, cựu trung tá quân đội Vũ Minh Trí cho rằng :

"Thực ra, cả người đứng đầu lẫn cấp phó lẫn tất cả những người nắm tất cả các vị trí khác trong tổ chức đảng, đơn vị từ cấp huyện trở lên, đều là một mớ hỗn độn xào xáo lẫn nhau thôi, chứ không phải qua sự lựa chọn của nhân dân. Thế cho nên, việc cho người đứng đầu chọn cấp phó ; bộ trưởng chọn thứ trưởng thì nó cũng chỉ là ‘thay màu da trên xác chết’ chứ không có đổi mới gì cả.

Vấn đề công tác cán bộ hoặc lựa chọn quan chức chỉ thật sự thay đổi khi sự lựa chọn đấy là sự lựa chọn của nhân dân. Khi người dân có quyền thực sự tự do đề cử, bầu cử, ứng cử vào các vị trí trong cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước ; có sự giám sát của nhân dân và của các cơ quan khác, thì việc đấy có thể là một bước tiến tốt. Thế nhưng, tôi nghĩ là trong tình hình của Việt Nam hiện nay nó sẽ dẫn tới tình trạng bè cánh, gia đình trị càng nặng nề hơn".

Nói về việc cán bộ đưa người nhà vào bộ máy quản lý, Luật sư Trần Quốc Thuận từng cho rằng, tình trạng này lâu nay vẫn diễn ra bằng cách này hay cách khác. Ông nói :

"Con ông cháu cha, quen biết… chuyện đó khó tránh khỏi. Người ta không nói ra nhưng khi làm thì làm sao tránh chuyện đó được. Nên người ta chỉ mong ở Việt Nam có cuộc tranh cử trong nội bộ thôi mà dân chủ thật sự, hy vọng chuyện đó mới hạn chế được còn bây giờ hầu như bầu nhân sự cấp dưới mà cấp trên đã duyệt trước rồi. Như vậy làm sao tránh khỏi những người trong nhóm lợi ích, bà con, quen biết được. Cơ chế này làm như vậy đã quen, bây giờ muốn có gì khác thì phải có thời gian".

Khắc phục tình trạng làm liều, tùy tiện, dùng ảnh hưởng của mình đưa người thân, người nhà, người không đủ tiêu chuẩn, điều kiện vào các vị trí lãnh đạo, quản lý không đúng quy định của đảng, tạo dư luận không tốt, bức xúc trong nhân dân, ảnh hưởng đến uy tín lãnh đạo của Đảng, từng được bà Trương Thị Mai lưu ý tại hội nghị của Ban tổ chức Trung ương tháng 9 năm 2022.

Việc xử lý những cán bộ sắp xếp người nhà không đủ uy tín, quy trình thiếu dân chủ để ‘hợp lý hóa ý đồ cá nhân’ từng được các đại biểu Đảng cộng sản Việt Nam thống nhất từ nhiều năm trước, trong một hội nghị giao ban trực tuyến 70 điểm cầu toàn ngành Tổ chức xây dựng Đảng tháng 8 năm 2020. Theo đó, người đứng đầu các địa phương phải thực hiện đúng quy định, khách quan, chấp hành nghiêm nguyên tắc tổ chức và hoạt động, các quy chế, quy định của đảng trong quá trình giới thiệu, lựa chọn nhân sự một cách dân chủ, công khai, đúng người, đúng việc.

Chuyện cấp trên, cấp dưới thông đồng với nhau, bao che cho nhau nhưng bề mặt vẫn là "đúng quy trình" được cho là chỉ xảy ra do hiện tượng độc tài, độc đoán, không có dân chủ trong xã hội. Trong một lần trả lời phỏng vấn RFA, Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng, để giải quyết vấn đề "cả họ làm quan" thực sự không khó nhưng câu hỏi được đặt ra là các lãnh đạo có dám làm hay không mà thôi.

Nguồn : RFA, 06/05/2024

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam

‘Thế lực thù địch’ có ngày càng ‘thâm độc’ như Thứ trưởng Bộ Công an nói ?

Hoàng Minh, trithucvn, 24/06/2020

Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam Lương Tam Quang nói rằng âm mưu hoạt động chống phá, gây bạo loạn lật đổ do các thế lực thù địch, phản động ngày càng thâm độc, nguy hiểm… Điều này liệu có đúng ?

theluc1

Thứ trưởng Công an Lương Tam Quang. (Ảnh: bocongan.gov.vn)

Trung tướng Lương Tam Quang – Thứ trưởng Bộ Công an hôm 23/6 có nói tại hội nghị lấy ý kiến đóng góp dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu lần thứ 17 đảng bộ thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2020-2025, rằng: "Có ba thách thức đang đe dọa đến an ninh chính trị của Việt Nam".

Theo ông Quang, "trong ba thách thức trên thì nguy cơ mất an ninh chính trị nội bộ, suy giảm thế trận lòng dân, làm suy yếu sức chiến đấu của Đảng, của chế độ từ gốc, từ bên trong là nguy hiểm nhất".

Vậy, một câu hỏi đặt ngược lại là: "Vì sao niềm tin của người dân vào chế độ lại suy giảm?". Để trả lời, chúng ta hãy nhìn lại những sự kiện chính trị-xã hội tại Việt Nam trong thời gian gần đây.

Mới hôm qua (23/6), Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân thừa nhận rằng "cán bộ ăn quá dày" để nói về vụ Phó Giáo sư Tiến sĩ  Nguyễn Nhật Cảm, giám đốc CDC Hà Nội cùng đồng phạm đã lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19 để "tham nhũng" tới 5 tỷ đồng tiền máy xét nghiệm.

Vấn nạn "cán bộ tham nhũng" không còn xa lạ với người dân Việt khi trước đó, báo chí trong nước đã phản ánh hàng loạt các vụ án nghiêm trọng như :

- Ông Nguyễn Thành Tài, cựu Phó Chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh cùng đồng phạm gây thiệt hại, thất thoát, lãng phí cho Nhà nước số tiền lên đến hơn 2.000 tỷ đồng, liên quan đến sai phạm đất đai.

- Ông Nguyễn Hữu Tín – cựu Phó Chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh cùng đồng phạm gây thiệt hại hơn 800 tỷ đồng, cũng liên quan tới sai phạm đất đai.

- Hai cựu Chủ tịch Đà Nẵng Trần Văn Minh, Văn Hữu Chiến cùng đồng phạm gây thất thoát tới 22.000 tỷ đồng cũng vì sai phạm đất đai.

- Hai cựu thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Thành và Trần Việt Tân bị tuyên phạt lần lượt 36 tháng tù và 30 tháng tù vì gây thiệt hại cho nhà nước nhiều tỷ đồng.

- Phó Bí thư Trà Vinh Kim Ngọc Thái cùng các cán bộ khác bị đề nghị kỷ luật vì tham nhũng hơn 11 tỷ đồng.

- Hay Cựu Đô đốc Nguyễn Văn Hiến gây thất thoát gần 1.000 tỷ đồng.

- Các lãnh đạo, cán bộ tại Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang đã nhận hàng tỷ đồng để sửa điểm cho các thí sinh

- và… còn nhiều vụ án nghiêm trọng khác.

theluc2

Hai cựu thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Thành (trái) và Trần Việt Tân bị tuyên phạt lần lượt 36 tháng tù và 30 tháng tù vì gây thiệt hại cho nhà nước nhiều tỷ đồng

Nhiều lãnh đạo, quan chức trong thời gian qua bị kỷ luật cũng được báo chí trong nước đưa tin, như: ông Vũ Văn Ninh, nguyên Phó Thủ tướng nhiệm kỳ 2011-2016; Phó Đô đốc Nguyễn Văn Tình – nguyên Chính ủy Quân chủng Hải quân; ông Nguyễn Hồng Trường, nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông và vận tải ; ông Lê Đức Vinh – Phó Bí thư Khánh Hòa, ông Nguyễn Bốn – Phó Bí thư Đắk Nông,…

Hôm 15/6, trong phiên thảo luận kinh tế-xã hội của Quốc hội, Đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) cho biết những ngày qua rất nhiều người nhắn tin, gọi điện thoại cho ông, trong đó có những lãnh đạo cao cấp đã nghỉ hưu, bày tỏ rằng "chưa từng bao giờ thấy niềm tin với nền tư pháp Việt Nam thấp như bây giờ".

Có lẽ, người dân không còn tin vào nền Tư pháp cũng bởi vì họ đã phải "kinh qua" hàng loạt các vụ án, mà do chính cán bộ Tư pháp là những người "cầm cân, nảy mực" nhưng đã phán quyết oan sai cho họ, như : vụ "người tù thế kỷ" Huỳnh Văn Nén ngồi tù oan gần 18 năm; ông Hàn Đức Long ngồi tù oan 11 năm; ông Nguyễn Thanh Chấn ngồi tù oan 10 năm ; hay mới đây nhất là vụ Hồ Duy Hải, tài xế container Lê Ngọc Hoàng còn nhiều điều khiến dư luận bức xúc,…

Cũng trong một bài nói tại Nghị trường Quốc hội hồi năm 2019, Đại biểu Nhưỡng đã bày tỏ bức xúc trước hàng loạt các thực trạng đang phủ đen nền kinh tế-xã hội như tình trạng xâm hại tình dục không từ già, không từ trẻ ; tình trạng ném lợn chết dịch xuống sông ở đầu nguồn, không cần biết đến người ở cuối nguồn ; tình trạng đổ dầu thải đầu độc nguồn nước ảnh hưởng đến hàng vạn dân Hà Nội ; tình trạng rút ruột công trình, lập quỹ đen, sử dụng xe công bừa bãi ; tình trạng hàng trăm cán bộ vướng vào gian lận điểm thi, chỉ muốn con em mình, gia đình mình ở đẳng cấp trên ; tình trạng làm điêu, báo cáo hay, tô rồng, vẽ phượng còn rất nhiều ; việc đẩy người khác vào tù vì dám nói lên sự thật, nhưng khi toà án xử những người tố cáo rồi thì không khôi phục quyền lợi cho người bị tố cáo.

"Hàng ngàn kẻ giả mạo hồ sơ để chiếm đoạt bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội ; thực hiện chính sách người có công, liệt sĩ giả, thương binh giả, anh hùng giả, bằng cấp giả, thương hiệu giả, sư giả, thuốc giả… Còn rất nhiều" – Đại biểu Nhưỡng nói và khẳng định đây đều là vấn đề về đạo đức,…

"Tôi không dám võ đoán nhưng tin rằng các ông tướng tá, cán bộ bị xử lý thời gian qua chắc đều có bản kiểm điểm rất sáng. Có lẽ còn rất nhiều loại cán bộ xấu xa đang lẩn khuất trong cơ quan, đơn vị, tạo ra quốc nạn tham nhũng và tạo ra tình trạng mất lòng tin của người dân", Đại biểu Nhưỡng cho hay.

Thế lực thù địch, phản động ngày càng thâm độc, nguy hiểm hơn ?

Cũng trong bài nói của mình tại Hội nghị, Trung tướng Lương Tam Quang nói rằng "thế lực thù địch" không bao giờ từ bỏ âm mưu chống phá Việt Nam, muốn lật đổ, bôi nhọ chế độ. Âm mưu hoạt động chống phá, gây bạo loạn lật đổ do các "thế lực thù địch, phản động" ngày càng thâm độc, nguy hiểm hơn. Ông Quang cho rằng chưa bao giờ "thế lực thù địch" lại phát động mạnh mẽ như hiện nay.

Vậy, "thế lực thù địch" có ngày càng "thâm độc" như Thứ trưởng Bộ Công an nói ?

Hôm 15/6, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Thành phố Hồ Chí Minh) tại Nghị trường Quốc hội đã nói rằng: "Mỗi khi người dân phản ứng với chính sách hành động của chính quyền, cán bộ công chức phải tự vấn, tự kiểm vì sao lòng dân không đồng thuận, đừng vội quy kết họ là thế lực thù địch để đối phó".

Ông Nghĩa còn nói không được mượn "bóng ma của thế lực thù địch" để công kích những người góp ý, dù đó là dân thường, doanh nghiệp, trí thức hay đại biểu dân cử.

Sau phát ngôn này, nhiều độc giả đã bày tỏ quan điểm của mình.

Hai Duoc : "Thế lực thù địch nằm trong lòng các ông thôi. Nếu các ông làm đúng và tốt cho đất nước cho người dân, thì lý do gì phải lo sợ thế lực thù địch ? Đừng biện minh mà hãy nhìn vào sự thật".

Minh Quân : "Giờ không đổ thừa cho thế lực thù địch thì làm sao, trong khi "chúng ta " không biết giải quyết vấn đề như thế nào".

Nguyễn Tiến Nam : "Làm gì có thế lực thù địch nào hại dân Việt Nam đâu, chỉ có quan tham là thế lực thù địch hại dân hại nước. Dân Việt Nam không có thế lực thù địch nào hết".

Chu Lợi: "Nắm trong tay cả bộ máy chuyên chính, mà lúc nào khi dân có ý kiến khác đều đổ cho thế lực thù địch, phá hoại, thì làm sao xã hội tiến bộ được"… và còn nhiều ý kiến khác nữa.

Hoàng Minh

Nguồn : trithucvn, 24/06/2020

****************

‘Thế lực thù địch’ ngày càng thâm độc : tướng công an nói

RFA, 23/06/2020

Trung tướng Lương Tam Quang, thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam, vào sáng ngày 23 tháng 6 nói rằng ‘thế lực thù địch’ không bao giờ từ bỏ âm mưu chống phá Việt Nam, muốn lật đổ, bôi nhọ chế độ Hà Nội. Ông này cho rằng đó là những âm mưu mà ‘thế lực thù địch’ chưa bao giờ phát động mạnh mẽ như hiện nay.

theluc3

Tướng Công an Lương Tam Quang - sggp.org

Phát biểu vừa nêu của ông thứ trưởng công an Lương Tam Quang được đưa ra tại hội nghị lấy ý kiến đóng góp của các ban, bộ, ngành, Mặt Trận Tổ Quốc và các đoàn thể chính trị- xã hội trung ương vào dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu lần thứ 17 đảng bộ thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2020-2025.

Ông Lương Tam Quang cho rằng có ba thách thức đang đe dọa đến an ninh chính trị của Việt Nam. Thứ nhất là âm mưu hoạt động chống phá, gây bạo loạn lật đổ do các thế lực thù địch, phản động ngày càng thâm độc, nguy hiểm hơn. Thứ hai là nguy cơ đe dọa chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông, gắn với những thách thức trong quan hệ với các nước lớn, từ những nguy cơ tác động đến an ninh nội địa trong nước. Và thách thức thứ ba theo ông tướng Lương Tam Quang là nguy cơ tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ gắn với suy giảm lòng tin của người dân.

Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam, ông Lương Tam Quang, nói rõ trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải giữ vững sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp và mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam ; sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước với lực lượng vũ trang nhân dân nói chung và lực lượng quân đội, công an thủ đô nói riêng.

Mới hôm 15 tháng 6, tại Hội trường Quốc hội, đại biểu Trương Trọng Nghĩa nêu rõ ‘Tất nhiên phải tìm cho ra, cho đúng thể lực thù địch để nghiêm trị ; nhưng không mượn bóng ma của các thế lực này để công kích những người góp ý cho mình dù đó là dân thường, doanh nghiệp, trí thức hay đại biểu dân cử.’

Ông Trương Trọng Nghĩa khẳng định nếu như ở Hội trường Diên Hồng mà các đại biểu quốc hội đang họp mà có thể lực thù địch thì nó chỉ tồn tại trong suy nghĩ của những người qui chụp chứ không tồn tại ở nơi nào cả.

Nguồn : RFA, 23/06/2020

***********************

Hô hào ‘đổi mới’ bầu cử nhưng vẫn theo cách cũ : sao có nhân sự tốt ?

RFA, 22/06/2020

Trong chỉ thị của Bộ Chính trị về lãnh đạo bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân (Hội đồng nhân dân) các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, được Văn phòng Trung ương Đảng công bố chiều 21/6 nêu rõ : không giới thiệu ứng cử những người không xứng đáng, sa sút về phẩm chất đạo đức, tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, xu nịnh, kiêu ngạo, quan liêu... ảnh hưởng xấu đến uy tín của đảng, nhà nước.

theluc4

Các đại biểu bỏ phiếu bầu Ban Chấp hành Đảng bộ Dân Đảng huyện Ninh Giang nhiệm kỳ 2020-2025. Ảnh : Hà Kiên

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do liên quan vấn đề này, ông Lê Văn Cuông, nguyên Phó đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Thanh Hóa, nhận định :

"Những năm gần đây phải tăng cường chất lượng đột ngũ cán bộ, xuất phát từ tệ nạn chạy chức chạy quyền phát triển mạnh, làm cho một bộ phận cán bộ thoái hóa biến chất, dẫn tới nhiều cán bộ bị thi hành kỷ luật hoặc truy tố. Cho nên vấn đề đặt ra trong thời gian tới là phải tăng cường quản lý quyền lực đối với đội ngũ cán bộ, tránh lạm quyền, lợi ích nhóm, dẫn đến tham nhũng, ức hiếp nhân dân... Vì vậy cần thắt chặt tiêu chuẩn cán bộ, nhất là những người giữ chức cao trong các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, để cũng cố niềm tin trong nhân dân".

Theo ông Lê Văn Cuông, một trong những biện pháp là phải thanh lọc những đối tượng không đủ tiêu chuẩn, thoái hóa biến chất... trong đại hội đảng các cấp sắp tới, tiến tới đại hội toàn quốc lần thứ 13. Liên quan việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, ông nói tiếp :

"Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp thì trước đây cũng có quan tâm, nhưng chưa chặt chẽ và quyết liệt. Gần đây cũng như sắp tới, đảng sẽ thắt chặt tiêu chuẩn, cũng như là cố gắng làm thế nào đó để thanh lọc những đối tượng chạy chức chạy quyền, thoái hóa biến chất, không đủ tiêu chuẩn vào bộ máy... và lựa chọn những người có đức có tài, những tinh hoa vào để đảm bảo thực hiện được những ý nguyện của nhân dân. Đây là nhu cầu cấp thiết tại đại hội này, và tiếp đến là bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân".

Trong chỉ thị số 45, ngoài những chỉ thị nêu trên, còn yêu cầu tránh tình trạng ‘vận động’ không lành mạnh, tránh chạy chức chạy quyền, để có thể lựa chọn bầu được những đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân thật sự xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Bảo đảm đủ số lượng, có cơ cấu hợp lý. Phấn đấu bầu đủ 500 đại biểu Quốc hội và đạt tỉ lệ đại biểu Quốc hội chuyên trách, nhưng không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Thương mại Luật gia Việt Nam, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, nhận định :

"Hiền tài là nguyên khí quốc gia, cho nên việc tiến cử người thực tài và có đạo đức, là nhiệm vụ rất quan trọng để quyết định sự phát triển cùa đất nước. Tôi thấy điều đảng viên và nhân dân quan tâm, và mong mỏi làm sao ngăn chặn việc chạy chức chạy quyền, để loại bỏ được những con sâu mọt hại nước, hại dân đó, thì phải chọn những người thật sự có đức, có tài vào bộ máy".

theluc5

Cử tri bỏ phiếu tại một điểm bầu cử ở thành phố Hà Nội vào ngày 22 tháng 5 năm 2011. AFP photo

Tuy nhiên theo Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam, khi trả lời Đài Á Châu Tự Do cho rằng, cải cách như vậy cũng vẫn không thể tránh việc chạy chức chạy quyền :

"Quốc hội Việt Nam dưới sự lãnh đạo của đảng thì cơ cấu đại biểu quốc hội 90-95% là đảng viên, đảng viên sao trái ý kiến của đảng được ? Nên người ta mong muốn đại biểu quốc hội cải cách đầu vào, cơ cấu thành phần khác để nghe tiếng nói khác thì may ra tốt hơn. Nhưng bây giờ chưa thật sự có dân chủ, chưa ứng cử, bầu cử mà cơ cấu do ở trên chỉ xuống thì làm sao không chạy chức chạy quyền được".

Cũng liên quan công tác nhân sự, vào sáng ngày 22 tháng 6 năm 2020, Hội nghị Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương 6 tháng đầu năm, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo ngành công an phải làm thật tốt vai trò bảo vệ chính trị nội bộ. Ôngđặc biệt nhấn mạnh ‘không để những cán bộ, đảng viên vi phạm cơ cấu vào cấp ủy’.

Trả lời Đài Á Châu Tự Do liên quan những kêu gọi gần đây của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Giáo sư Nguyễn Đình Cống, một đảng viên đã từ bỏ đảng, nói :

"Tôi thấy chẳng có gì là mới cả, chỉ là những điệu kèn cũ rích ò e í quay lại mà thôi. Mà những điệu kèn ấy không có tác dụng, tại vì phần lớn những cái mấy ổng nêu ra đều là những tiêu chuẩn chung chung, định tính, không thể nào đánh giá được cả. Thậm chí có những tiêu chuẩn phản tiến bộ, thành ra kiểu làm việc của ông Trọng nêu ra như thế là để hù dọa lẫn nhau thôi. Nhiều tiêu chuẩn tôi cho là không đúng, ví dụ một tiêu chuẩn rất đơn giản như ‘không bầu những người thích có chức có quyền’... vậy không thích có chức có quyền thì làm gì... tôi thì cho rằng những người được bầu trước hết họ phải thích làm chuyện ấy, người ta thích dùng được quyền, phải có quyền, thì mới thực thi được tư tưởng của người ta, không có quyền thì không thực thi được".

Theo Giáo sư Nguyễn Đình Cống, muốn tránh thì phải tránh những người, dùng chức quyền để mưu lợi cá nhân... Tuy nhiên ông cho rằng, làm sao đánh giá được, một người được đề cử sẽ dùng chức quyền để mưu lợi cá nhân. Ông nói tiếp :

"Những tiêu chuẩn ông Trọng đưa ra là để lòe người ta thôi, để bịp người ta thôi, chứ vận dụng vào thực tế thì không được. Còn nếu vận dụng được thì một số tiêu chuẩn là không đúng, ví dụ tiêu chuẩn quan trọng nhất mà mấy ổng nêu ra là ‘phải trung thành với đảng, trung thành với Mác Lênin’... lấy gì để đo được chuyện ấy. Chẳng qua chỉ có một người nói trung thành nhưng trong bụng họ mình đâu có biết".

Vì vậy, Giáo sư Nguyễn Đình Cống cho rằng những việc sắp tới bầu cử trong đảng cũng như bầu quốc hội, thì ông Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và các vị lãnh đạo khác, vẫn chỉ theo điệu kèn cũ rích, rồi cuối cùng không thể nào tìm ra được những người tài giỏi để lãnh đạo đất nước. Theo ông, lãnh đạo Việt Nam giỏi lắm thì cũng sẽ chỉ tìm ra những kẻ cơ hội, lắm ‘mưa ma chước quỷ’. Giáo sư Nguyễn Đình Cống cho biết, ông không tin vào đường lối của họ.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII dự kiến diễn ra vào tháng 1 năm 2021.

Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, dự kiến diễn ra ngày chủ nhật 23 tháng 5 năm 2021.

Additional Info

  • Author Hoàng Minh, RFA tồng hợp
Published in Diễn đàn