Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Từ ngày 4/1 đến nay, cuộc chiến giữ đất của 200 hộ dân Lộc Hưng với lực lượng cưỡng chế của chính quyền gồm hàng trăm công an, dân phòng, với đủ loại thiết bị cơ giới xe ủi, máy xúc đập phá nhà đã kéo dài một tuần. Hàng chục ngôi nhà đã bị đập tan hoang vỡ vụn, mái tôn, tường gạch đổ nát. Người dân ở đây, chủ yếu là giáo dân đã cố gắng kềm chế nên không xảy ra đổ máu như ở Hải Phòng, Dak Nong nhưng tinh thần "tử chiến" cũng quyết liệt không kém. Hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy có người dân lấy thân mình nằm chắn trước bánh xích của xe ủi đất của chính quyền. Máu chưa đổ nhưng hàng chục người đã bị bắt.

rau1

Cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng ngày 4/1/2018 - Photo : RFA

Cưỡng chế hay là khủng bố ?

Vườn rau Lộc Hưng thuộc phường 6 quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh gần sát cư xá Bắc Hải, thuộc trung tâm của Sài Gòn là nơi cư ngụ và trồng rau của hàng trăm hộ giáo dân công giáo di cư từ năm 1954 đến nay, đa số các hộ đã trải qua ba bốn thế hệ.

Thời điểm cưỡng chế diễn ra ngay sau tết dương lịch và dự kiến kéo dài đến 90 ngày có nghĩa là trải qua cả kỳ tết nguyên đán nên hết sức bất nhẫn với người bị cưỡng chế. Về cách thức cưỡng chế cũng hết sức vô pháp, bao lực và tàn nhẫn. Hoàn toàn không phù hợp với cung cánh hành xử của một nhà nước cai trị với người dân bản xứ mà giống như cách cưỡng chiếm của đạo quân nước ngoài với người dân đất nước bị chiếm đóng. Trước đó, chính quyền dùng loa thông báo lệnh giải toản rồi cho lưc lượng rào chắn, phong tỏa xung quanh khu vực giải tỏa. Đêm 4/1, các phương tiện cơ giới máy xúc, máy ủi tràn vào đập phá nhà cửa, tài sản người dân trong khu vực cũng bị chiếm đoạt. Hàng chục người chống đối đã bị bắt giữ, và chỉ được thả ra sau khi cuộc đập phá nhà cửa đã hoàn thành.

Ngày 8/1, một đợt cưỡng chế đập phá mới lại được thực hiện với mức độ tàn khốc tương tự. Hình ảnh từ video clip của báo Người Việt cho thấy hiện trường nhà cửa bị đập phá không thua kém gì những khu phố Arap bị Taliban hay IS tấn công khủng bố (1).

Thu hồi không có cơ sở pháp lý, đạo lý

Trả lời VOA tiếng Việt về khía cạnh pháp lý trong việc cưỡng chế tháo dỡ hàng trăm ngôi nhà ở khu Vườn rau Lộc Hưng, Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc thuộc đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh đã phân tích :

"Tôi cho rằng việc lực lượng cưỡng chế của chính quyền kết hợp với doanh nghiệp tiến hành cưỡng chế là không đúng trình tự pháp luật theo quy định về Thu hồi đất, hoặc Cưỡng chế tháo dỡ.

Nếu chính quyền muốn thu hồi đất thì trước đó phải có quyết định thu hồi, giải quyết việc bồi thường cho người dân và bố trí tái định cư cho họ trong trường hợp họ không có chỗ ở".

"Khi tháo dỡ công trình xây dựng được gọi là trái phép thì cũng phải theo trình tự. Phải có biên bản vi phạm hành chính, phải có quyết định xử phạt hành chính yêu cầu tháo dỡ, nếu không tháo dỡ thì có quyết định cưỡng chế. Tất cả phải theo trình tự và tống đạt cho người vi phạm", LS. Trịnh Vĩnh Phúc nói.

"Cưỡng chế rầm rộ, bất kể sự ổn định, quyền sống, chỗ cư trú, tính mạng, tài sản của bao nhiêu người cho thấy hành động đó quyết liệt đến mức thô bạo. Theo tôi, việc đó rõ ràng không phù hợp cả về góc độ pháp lý lẫn đạo lý" (2).

Luật sư Phùng Thanh Sơn, Giám đốc công ty Luật Thế Giới Luật Pháp, Thành phố Hồ Chí Minh bình luận với BBC :

"...theo chính sách pháp luật về đất đai của Việt Nam, nếu người dân sử dụng đất ổn định từ trước 15/10/1993 (ngày luật Đất đai 1993 có hiệu lực pháp luật), Nhà nước có trách nhiệm phải công nhận và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân mà không truy nguyên nguồn gốc".

"Sở dĩ có chính sách này là xuất phát từ bất cập của luật Đất đai năm 1987. Theo luật Đất đai năm 1987, người dân không được tặng cho, mua bán, thế chấp, cầm cố, để lại thừa kế đối với quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, chính sách này đi ngược lại với quy luật khách quan, trên thực tế người dân vẫn mua bán, tặng cho, để lại thừa kế, cầm cố, thế chấp… mà nhà nước không thể kiểm soát được".

"Do đó, buộc chính quyền phải sửa đổi luật Đất đai năm 1987 bằng luật Đất đai năm 1993 (có hiệu lực kể từ ngày 15/10/1993). Theo Luật mới, người dân được quyền chuyển nhượng, tặng cho, cầm cố, thế chấp, để lại thừa kế quyền sử dụng đất. Để giải quyết hậu quả của các giao dịch trái pháp luật đã diễn ra trước 15/10/1993, nhà nước yêu cầu người dân kê khai việc sử dụng đất. Với tư cách là đại diện chủ sở hữu, bằng quyền lực nhà nước, nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để công nhận theo hiện trạng sử dụng đất của người dân trên cơ sở kê khai sử dụng đất của người dân".

"Đất nước này là của chung nên nhà nước không thể buộc những người có đất bị thu hồi phải hy sinh cho lợi ích quốc gia bằng cách buộc họ nhận tiền đền bù với giá thấp hơn giá thị trường gấp nhiều lần trong khi những người khác thì không" (3).

"Báo hèn, nhà báo hèn !"

Dư luận cộng đồng mạng xã hội như bùng vỡ những thông tin cầu cứu, phê phán, thương xót… bằng đủ mọi thể loại hình ảnh, bài viết, video, khẩu hiệu. Ngày 9/1 với từ khóa "Cưỡng chế vườn rau lộc Hưng" Goole đã cho thấy 72.900 kết quả tìm kiếm. Các báo đài của kiều bào Việt ở nước ngoài như Người Việt, các đài BBC, VOA tiếng Việt cũng liên tục đưa thông tin bình luận.

Thế nhưng đặc biệt ở Việt Nam, trước một sự việc khủng bố bất nhẫn, thương tâm, chà đạp lên đời sống, số phận của hàng trăm gia đình một cách kinh hoàng đã và sẽ diễn ra trong thời gian dài sắp tới nhưng tất tần tật hơn 700 tờ báo, cơ quan ngôn luận của xứ sở thiên đàng này lại hoàn toàn cấm khẩu. Một tuần qua, trên 700 cơ quan ngôn luận quốc doanh hoàn toàn không có một câu chữ nào về cuộc cưỡng chế long trời lở đất này. Thật là hiện tượng kỳ lạ

rau2

Công an đến cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng ngày 4/1/2018- Photo : RFA

Xin thưa, tiểu tựa "Báo hèn, nhà báo hèn !"nặng nề trên đây chúng tôi "mượn" chép nguyên văn từ tựa bài viết trên Fb của Luật sư Trần Vũ Hải, một luật sư khá đình đám và có quan hệ thân thiết, cởi mở với nhiều nhà báo và các cơ quan báo chí. Hẳn khi gõ phím dòng chữ ngắn ngủi này anh phải đau lòng và phẫn uất đến cùng cực nên không ngại đến mất lòng những quan hệ riêng tư. Luật sư Trần Vũ Hải đã viết :

"…Nhiều hộ dân sinh sống từ lâu ở đây cho biết, đây là khu đất người Bắc di cư từ năm 1954. Tuy không có giấy tờ, nhưng họ cũng đề nghị chính quyền địa phương cho kê khai sử dụng đất theo chính sách và pháp luật đất đai của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam, nhưng địa phương vẫn bỏ lơ. Nay lấy cớ phục vụ cho dự án xây dựng một trường công, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đã thúc ép địa phương cưỡng chế hàng trăm hộ dân ở đây, không có quyết định thu hồi đất, quyết định cưỡng chế, bồi thường theo quy định của pháp luật, gây ra thảm cảnh đau thương cho những người dân lành tại đây.

Điều rất ngạc nhiên, chưa thấy báo chí nào, nhà báo nào của Việt nam, đặc biệt tại Thành phố Hồ Chí Minh lên tiếng, điều tra, tìm hiểu về sự việc này. Nếu người dân ở đây sai, hãy chỉ ra họ sai gì và tại sao sai, nếu chính quyền sai, hãy viết rõ như vậy. Hay ít nhất nêu sự việc và ý kiến của người dân và chính quyền. Nhưng các báo lẫn nhà báo (trên mạng) im lặng tuyệt đối. Đối với họ, phải chăng tới gần nghìn người dân ở đây không phải là đồng bào của họ ? Đất ở vườn rau Lộc Hưng là đất ở "nước lạ" ?

Còn đối với tôi, đó là báo hèn, nhà báo hèn ! Xin lỗi, nhiều bạn của tôi, làm trong làng báo chí Việt, nếu tôi quá nặng lời ! Nhưng sự thật là như vậy.

Nếu bạn nào đồng ý với tôi, xin hãy chia sẻ !" (4).

Cùng tâm trạng bi phẫn ấy, ngày 9/1, nữ nhà báo Bạch Hoàn, từng có nhiều bài viết gây sóng gió trên Tuổi Trẻ, VTV cũng viết trên fb.

"Không một dòng tin

Suốt từ 4g sáng đến giờ, tôi đã có lần 5 lần vào trang Báo Mới tìm kiếm từ khóa "Vườn rau Lộc Hưng", nhưng kết quả đều không có lấy một dòng tin.

Vụ cưỡng chế đất đai ở khu Vườn rau Lộc Hưng (Q.Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh), báo chí đã không còn biết xấu hổ với Nhân dân, với lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp của người cầm bút.

Người ta nói, có 200 căn nhà bỗng chốc thành đống đổ nát. Khi chính quyền đối diện với Nhân dân bằng máy xúc, máy ủi thì tất cả những gì còn lại chỉ là những vỡ vụn của số phận con người. Vậy mà, báo chí không có lấy một dòng tin xác thực.

200 căn nhà bị phá, đồng nghĩa bao nhiêu cuộc đời phải chịu ngậm đắng nuốt cay ? Thật xấu hổ cho cả nền báo chí vì chẳng thể tìm ra con số ấy. Dẫu biết rằng, con số nào cũng vậy, một người hay một ngàn người... đều đau đớn như nhau.

Không một chính quyền tử tế nào lại đẩy người dân từ trong mái ấm của họ ra đường, biến họ từ những người có nơi có chốn trở thành người vô gia cư, nhằm giành lấy khu đất để dâng lên cho dự án này, dự án kia mà báo chí không có lấy một dòng minh bạch.

Thay vì thảo luận với dân, đối thoại, tìm hiểu nguyện vọng của dân, giải quyết vướng mắc cho dân, sắp xếp cho dân có nơi chốn đàng hoàng, thì họ bất chấp, hất dân ra đường.

Vụ Vườn rau Lộc Hưng, như thế mà báo chí không có lấy một dòng tin" (5).

Báo chí bị cấm khẩu chứ không đi sau. Thưa ông Trưởng Ban !

Chiều 28/12,tại hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019 trước 600 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí toàn quốc và các bộ ngành, ông Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đã kết luận rằng, mạng xã hội đang ảnh hưởng sâu rộng đến xã hội, báo chí là thông tin đi sau mạng xã hội, dù nhiều trường hợp báo chí biết trước thông tin. Thực tế, kênh thông tin của báo chí rất đa dạng, đội ngũ thông tin báo chí rất đông, hoàn toàn có thể chủ động thông tin, nhưng sự chậm trễ của báo chí đã trao lợi thế cho mạng xã hội trong việc thông tin.

"Đúng là thách thức từ mạng xã hội đối với báo chí là rất lớn, nhưng thách thức lớn hơn chính là tư tưởng, tâm thế thất bại, thua cuộc của người làm báo. Ngoài ra, còn có việc hành động chưa chặt chẽ, chưa đồng bộ, thiếu hiệu quả của các cơ chế phối hợp, cũng như cơ chế quản lý nhà nước", ông Thưởng đánh giá.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng, nếu đội ngũ người làm báo chủ động, nhạy bén, các cơ quan báo chí tỉnh táo, thực hiện chặt chẽ quy trình phê phán các xu hướng tiêu cực, cực đoan, độ chính xác thấp của mạng xã hội ; các cơ quan nắm thông tin kịp thời cung cấp thông tin cho báo chí… thì "chúng ta sẽ nắm chắc được quyền chủ động thông tin". Qua đó, sẽ lấy lại niềm tin của công chúng với báo chí, làm được điều đó báo chí cách mạng mới thực sự là lực lượng dẫn dắt định hướng dư luận (6).

Phát biểu của ông Trưởng Ban vẫn còn nóng hổi nhưng báo chí cách mạng lần này lại tệ hơn, không đi sau (có đi đâu mà trước hay sau). Họ đồng loạt cấm khẩu không nói một tiếng à ừ dù người dân rất mong được nghe họ nói. Người đọc rất muốn nghe những lời phản biện với các luật sư Trần Vũ Hải, Phùng Thanh Sơn về các căn cứ pháp lý để thu hồi đất, chứng minh rằng chuyện chính quyền đập phá nhà dân không đền bù là đúng đắn. Nhưng rất tiếc, tất thảy đều im lặng, chừng như bị ai đó có quyền năng cấm đoán.

Chúng tôi mong rằng, với tư cách là Tổng Biên Tập chung cho 700 tờ báo, ông Thưởng hãy chỉ đạo cho họ mở miệng để phản biện, tranh luận với mạng xã hội để định hướng thông tin kẻo người dân hoang mang quá vào tính chính danh của chính quyền cách mạng hiện nay.

Nhà báo cũng là nhân chứng nói : Đất là của dân

Đặc biệt trong vụ cưỡng chế đất Lộc Hưng, duy nhất một nhà báo dũng cảm mở miệng nhưng chỉ trên fb của mình. Nguyễn Phương Nam là cây bút đình đám của báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh thủa nhỏ sống ngay tại khu vực này đã viết trung thực về nguồn gốc khu đất bị giải tỏa từng gắn với mối tình đầu lãng mạn của mình.

Trong khi chính quyền lu loa cho rằng đây là đất chính quyền Pháp giao cho ngành Bưu Điện để xác định đây là dất công, nhà báo Phương Nam khẳng định đây là đất tư, trước 1975 người dân gọi là ao rau muống của bà Cả do bà có nhiều ao rau muống ở đây cùng nhiều người Bắc di cư khác. Theo mô tả của Phương Nam, đất khu rau muốn và các khu vực công cộng khác đều có ranh giới rõ ràng. 

"Khu vực ao rau muống này rộng lắm, mưa xuống là ếch nhái kêu uềnh oang, nơi đây cũng là vùng đệm giữa Đài phát tín Chí Hòa (Gia Định) hay còn gọi là Nhà giây thép gió Chí Hòa và Cư xá sĩ quan Chí Hòa (Sài Gòn, nay là cư xá Bắc Hải)….Má tui kể đất của Đài phát tín Chí Hòa rộng lắm và phía sau ao rau muống bà Cả cũng rất rộng" (7).

Hãy cho báo chí mở miệng, hãy công khai những chứng cứ đây là đất công, người dân chiếm giữ bất hợp pháp, hãy công khai bản đồ quy hoạch các công trình công ích sẽ xây dựng và đàm phán với người dân về giải pháp khả thi, đó là giải pháp cần thiết của chính quyền liêm chính và minh bạch. Việc báo chí bị cấm khẩu đã dẫn đến những đồn đoán bất minh. Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc đã phân tích "Thu hồi đất không có quyết định, cưỡng chế không có quyết định là vì họ muốn tránh bị người dân khiếu kiện. Họ triệt tiêu quyền khiếu kiện đã được pháp luật quy định của người dân. Như vậy, người dân sẽ gặp khó khăn như dựa vào đâu, khiếu nại về hành động gì, khi mà họ ập tới làm và không để lại biên bản, quyết định, thông báo, giấy tờ gì hết. Tất cả hành động đều bất ngờ, cấp thời, không để lại bất cứ giấy mực, tài liệu ghi nhận sự việc, thì việc khiếu kiện của người dân cũng rất khó".

Gió Bấc

Nguồn : RFA, 09/01/2019

1. https://www.youtube.com/watch?v=4a2Z5TB47AY&feature=share&fbclid=IwAR134...

2. https://www.voatiengviet.com/a/cuong-che-vuon-rau-loc-hung-bat-hop-phap-...

3. https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46778850

4. https://www.facebook.com/tranhai.vune?tn=%2CdKH-R-R&eid=ARAajw5_dp4k...

5. https://www.facebook.com/bachhoanvtv24

6. https://dantri.com.vn/su-kien/ong-vo-van-thuong-su-cham-tre-cua-bao-chi-...

7. https://www.facebook.com/phuongnamnb/posts/2318015754877189

Published in Diễn đàn

Ý kiến một luật sư về vụ Vườn rau Lộc Hưng (BBC, 07/01/2019)

Hôm 6/1, một nhà hoạt động ngụ tại Vườn rau Lộc Hưng nói với BBC rằng "không nghĩ chính quyền có thể lấy trắng đất của dân trước Tết" trong lúc luật sư bình luận về nguồn gốc sâu xa của mâu thuẫn giữa người dân với chính quyền trong công tác thu hồi đất.

vuon1

Giám mục Micae Hoàng Đức Oanh đi thăm người dân Vườn rau Lộc Hưng hôm 6/1

Hôm 6/1, tình hình tại Vườn rau Lộc Hưng được ghi nhận tiếp tục căng thẳng, với người của chính quyền mặc thường phục theo dõi gắt gao khu vực, trong lúc dân địa phương cũng cắt cử người luân phiên canh gác.

Cùng thời điểm, một văn bản được cho là của Ban Tuyên giáo Quận ủy Tân Bình phát đi ghi : "Đề nghị cấp ủy, lãnh đạo các đơn vị tập trung nắm chắc tình hình, diễn biến tư tưởng trong nhân dân trên địa bàn dân cư để kịp thời tuyên truyền về dự án đầu tư xây dựng cụm trường học đạt chuẩn quốc gia và xử lý nghiêm các trường hợp xây dựng vi phạm pháp luật tại khu đất công trình công cộng ở phường 6, quận Tân Bình".

Trước đó, tin cho hay, hơn 10 ngôi nhà và tài sản của của người dân ở Vườn rau Lộc Hưng đã bị phá sau đợt cưỡng chế hôm 4/1.

'Phản ứng cương quyết'

Hôm 6/1, nhà hoạt động Dương Đại Triều Lâm, thành viên Mạng lưới Blogger Việt Nam, đang ngụ tại Vườn rau Lộc Hưng, nói với BBC : "Theo quan sát của tôi, tình hình hôm nay vẫn tiếp tục căng thẳng".

"Chính quyền vẫn cho phát loa phóng thanh tuyên truyền, khuyến cáo người dân ở khu vực này tự tháo gỡ, dọn tài sản".

"Như vậy, còn hơn 40 căn nhà mà chính quyền cho là xây dựng trái phép đang nằm trong tầm ngắm".

"Hiện tại, tôi cảm nhận được rằng người dân ở đây rất đông và phản ứng rất cương quyết để giữ nhà cửa, tài sản mà gia đình họ đã gầy dựng từ năm 1954 đến nay".

"Do vậy, tôi không nghĩ là chính quyền có thể lấy trắng đất của dân khu vực này trước Tết".

"Cũng cần nói thêm là trong vụ Vườn rau Lộc Hưng, nếu chính quyền tự tin rằng họ xử lý đúng thì sao báo chí Việt Nam không đưa tin các diễn biến tại khu vực này ?"

vuon2

Cả chục ngôi nhà tại Vườn rau Lộc Hưng đã bị phá hủy hoàn toàn hôm 4/1

'Quốc hữu hóa đất đai'

Cùng ngày, Luật sư Phùng Thanh Sơn, Giám đốc công ty Luật Thế Giới Luật Pháp, Thành phố Hồ Chí Minh bình luận với BBC : ""Điểm nóng" Vườn rau Lộc Hưng thuộc địa bàn có nhiều tín đồ công giáo, lại có sự ủng hộ tinh thần từ Giám mục Micae Hoàng Đức Oanh. Do đó, tôi tin rằng chính quyền đã và buộc phải nghiên cứu rút kinh nghiệm từ việc cưỡng chế đất tại các địa phương khác, đặc biệt những địa phương có nhiều tín đồ Công giáo. Tuy nhiên, theo tôi thì chính quyền chỉ rút kinh nghiệm nhằm để đối phó hiệu quả với người dân và thu hồi trót lọt khu đất chứ không phải rút kinh nghiệm để tìm ra bài học để an dân hay kiến nghị cấp có thẩm quyền thay đổi chính sách đất đai đang rất bất cập hiện nay".

"Tôi không có hồ sơ của vụ việc này nên không bình luận về trình tự thủ tục thu hồi đất, giải phóng mặt bằng khu đất này có đúng trình tự pháp luật hay không. Tuy nhiên, theo chính sách pháp luật về đất đai của Việt Nam, nếu người dân sử dụng đất ổn định từ trước 15/10/1993 (ngày luật Đất đai 1993 có hiệu lực pháp luật), Nhà nước có trách nhiệm phải công nhận và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân mà không truy nguyên nguồn gốc".

"Sở dĩ có chính sách này là xuất phát từ bất cập của luật Đất đai năm 1987. Theo luật Đất đai năm 1987, người dân không được tặng cho, mua bán, thế chấp, cầm cố, để lại thừa kế đối với quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, chính sách này đi ngược lại với quy luật khách quan, trên thực tế người dân vẫn mua bán, tặng cho, để lại thừa kế, cầm cố, thế chấp… mà nhà nước không thể kiểm soát được".

"Do đó, buộc chính quyền phải sửa đổi luật Đất đai năm 1987 bằng luật Đất đai năm 1993 (có hiệu lực kể từ ngày 15/10/1993). Theo Luật mới, người dân được quyền chuyển nhượng, tặng cho, cầm cố, thế chấp, để lại thừa kế quyền sử dụng đất. Để giải quyết hậu quả của các giao dịch trái pháp luật đã diễn ra trước 15/10/1993, nhà nước yêu cầu người dân kê khai việc sử dụng đất. Với tư cách là đại diện chủ sở hữu, bằng quyền lực nhà nước, nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để công nhận theo hiện trạng sử dụng đất của người dân trên cơ sở kê khai sử dụng đất của người dân".

"Theo tôi, nguồn gốc sâu xa của mâu thuẫn giữa người dân với chính quyền trong công tác thu hồi đất và đền bù giải tỏa trong thời gian qua xuất phát từ việc nhà nước "xác lập sở hữu toàn dân đối với đất đai, do nhà nước thống nhất quản lý". Bởi về bản chất, đây là chính sách nhằm dọn đường cho việc chính quyền "quốc hữu hóa" đất đai của người dân một cách hợp pháp với giá rất rẻ".

"Đối với người dân thì họ suy nghĩ rất đơn giản và rất chính đáng rằng đất của họ khai hoang, nhận chuyển nhượng từ người khác thì Nhà nước phải thừa nhận đó là tài sản của họ. Nhà nước chỉ thực hiện công việc quản lý hành chính nhà nước về đất đai chứ không được thực hiện với tư cách là chủ sở hữu đối với đất đai".

"Nghĩa là Nhà nước không có quyền thu hồi của người này để giao cho tổ chức, cá nhân khác. Bất kể đất thu hồi đó được sử dụng vào mục đích công cộng hay kinh doanh thương mại. Trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng an ninh, nhà nước buộc phải trưng dụng, trưng thu, trưng mua thì phải giải quyết thỏa đáng quyền lợi cho người dân".

"Đất nước này là của chung nên nhà nước không thể buộc những người có đất bị thu hồi phải hy sinh cho lợi ích quốc gia bằng cách buộc họ nhận tiền đền bù với giá thấp hơn giá thị trường gấp nhiều lần trong khi những người khác thì không".

Khu vườn rau Lộc Hưng nằm trong khu vực có dự án xây trường công lập do Ủy ban Nhân dân quận Tân Bình làm chủ đầu tư.

"Tình trạng xây dựng không phép tại khu vực này vẫn diễn ra, nhất là trong khoảng thời gian từ cuối năm 2016 đến nay", theo website của Ủy ban Nhân dân phường 6, quận Tân Bình hồi tháng 8/2018.

Người dân Lộc Hưng nói suốt 20 năm qua, họ đã xin kê khai và làm giấy tờ thủ tục xin sử dụng đất nhưng không được giải quyết dù đã hai lần có văn bản từ văn phòng thủ tướng chính phủ.

************************

Vườn rau Lộc Hưng : Màu xanh bỗng hóa màu tro gạch (Người Việt, 06/01/2019)

Chỉ vài ngày sau Tết Dương Lịch 2019, và cũng chỉ còn khoảng 1 tháng nữa là cả nước đón chào Tết Nguyên đán, nhưng chỉ 1 đêm thôi, những luống rau xanh mướt, những ngôi nhà cấp 4 của người dân vườn rau Lộc Hưng bỗng hóa thành đống hoang tàn.

vuon3

Những tấm băng rôn được bà con vườn rau Lộc Hưng căng lên để phản đối hành động cưỡng chế. (Hình : Người Việt.)

Tan hoang sau 1 đêm

Sáng Chủ nhật 5 tháng Giêng, người dân vườn rau Lộc Hưng bần thần lặng đứng nhìn đống tro gạch ngổn ngang. Họ đang cố tìm chút gì thân thương còn sót lại giữa mớ gạch vụn. Họ bước đi qua những tàn tích còn đọng lại sau 1 đêm kinh hoàng. Nhà của họ đó. Hôm qua vẫn còn tiếng cười và tiếng cầu kinh an lành, hôm nay họ không tìm đâu ra hình ảnh ngôi nhà thân thuộc bao năm nay.

vuon4

Vườn rau Lộc Hưng tan hoang sau đêm bị cưỡng chế. (Hình : Người Việt)

Giữa khu vườn rau Lộc Hưng xanh mướt, sau 1 đêm đã xuất hiện băng rôn với những hàng chữ viết bằng mực, vội vã, nhưng chứa đầy phẫn uất.

"BÀ CON ĐÃ ĐÓNG THUẾ 20, 30 NĂM CÓ ĐẦY ĐỦ GIẤY TỜ PHÁP LÝ ĐÃ NỘP CHO TẤT CẢ CÁC CƠ QUAN".
"TẠI SAO CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÔNG TRẢ LỜI ĐƠN TỐ CÁO SUỐT 20 NĂM QUA".

Một người dân nơi đây, ông Trần Quốc Tiến, sinh năm 1974, ngồi bên luống rau may mắn còn sót lại của gia đình, cho biết :

"Tôi sinh ra trong Sài Gòn. Bố mẹ tôi di cư từ năm 54 đến giờ, và ở tới ngày hôm nay, trồng rau từ đời ông tôi, đời ba tôi, đến đời tôi. Không hiểu sao người dân chúng tôi đều đóng thuế, có giấy quyết định thuế, và sổ thuế. Không hiểu chính quyền hay nhà cầm quyền muốn cướp đất của người dân như thế nào, trong khi đó chủ trương của Đảng và Nhà nước, bà con chúng tôi vẫn tuân thủ theo Hiến pháp và pháp luật, yêu cầu lãnh đạo thành phố ra tiếp bà con, làm theo đúng qui định của pháp luật. Nhưng mười mấy năm nay, lãnh đạo thành phố trốn bà con chúng tôi, không tiếp, không muốn tiếp cận, muốn cướp đất của bà con.

Tôi nói thẳng, đất này là đất chúng tôi đều nắm giữ giấy tờ từ thời chế độ Pháp cho đến chế độ VNCH và cho đến chế độ Cộng sản ngày hôm nay, chúng tôi đều có giấy tờ".

Những người khai hoang

Sau nạn đói kinh hoàng năm 1945, nhiều gia đình buộc phải di cư vào Nam tìm kế sinh nhai. Đỉnh điểm là cuộc di tản 1954. Cùng với dòng người di cư vào Nam, những người dân làng Sơn Tây chọn khu đất bỏ hoang đầy sình lầy, cỏ mọc quá đầu người thuộc xã Tân Sơn Hòa, Bình Tân khai phá. Họ tự nhận mình là những người khai hoang. Công việc khó khăn nhất lúc bấy giờ là phá cỏ và bồi đất cho cả một khu vực sình lầy rộng lớn. Mỗi gia đình tùy theo sức của mình khai phá, tạo lập ruộng vườn. Tất cả mọi người đều liên kết, thương yêu, chỉ bảo nhau cùng tạo lập nên vườn rau xanh mát cung cấp rau màu cho cả một phần thành phố.

Tài liệu lịch sử của vườn rau Lộc Hưng ghi lại, khoảng những năm 1969 – 1970, xuất hiện những người tự cho là Thương phế binh đến cướp đất của bà con trồng rau. Bao công sức đổ ra để khai phá, trồng trọt trong một thời gian dài, nay lại có người đến cướp. Nghĩ đến cảnh gia đình sẽ lâm cảnh khốn cùng nếu bị mất đất, họ đã quyết sống chết giữ cho bằng được mảnh đất này.

Nhưng sau đó, người dân ở đây vẫn giữ được mảnh đất và cuộc sống của họ tiếp tục với công việc đồng án, buôn bán rau thường ngày. Suốt thời gian dài, chính quyền lúc đó chưa bao giờ phủ nhận hay chối bỏ hoặc lấy đi quyền sở hữu đất đai của bà con vườn rau.

Thế rồi sau năm 1975, cuộc sống, đất nước có nhiều biến cố, thay đổi, nhưng bà con nơi đây vẫn an phận với nghề. Tuy nhiên, xã hội không cho họ cái quyền an phận đó.

Sau ngày chính quyền cách mạng được thành lập, bà con trồng rau được Uỷ ban nhân dân phường 7 (nay là phường 6, quận Tân Bình) lập danh sách, chia thành bốn tổ và tiến hành đóng thuế cho nhà nước. Hình thức đóng thuế đầu tiên là nộp rau cho Uỷ ban nhân dân phường để Hợp tác xã cung cấp cho người dân trong khu vực. Gia đình trồng rau nào thì nộp loại rau ấy, thông qua tổ trưởng Tổ trồng rau nộp cho cán bộ phường và được xác nhận vào sổ. Một thời gian sau, vì không có nguồn tiêu thụ nên lãnh đạo phường đề nghị quy thành tiền và nộp theo tổ thông qua tổ trưởng, được ghi nhận vào sổ đóng thuế có đóng mộc của UBND phường và được cấp biên lai thu thuế.

Năm 1999, theo tinh thần của Luật Đất đai sửa đổi của Thủ tướng Chính phủ về tổng kiểm kê đất đai, bà con làm rau nô nức đến UBND phường 6 và UBND quận Tân Bình xin xác nhận quá trình sử dụng đất. Nhưng chính lãnh đạo UBND phường, cơ quan thực thi và áp dụng pháp luật, lại đi ngược lại quy định của pháp luật bằng việc tìm cách tránh né không xác nhận quá trình sử dụng đất cho bà con làm rau, với lý do "Đất này bà con đã khai phá, canh tác mấy chục năm qua, chúng tôi – các cấp lãnh đạo phường và bà con xung quanh – ai cũng biết. Các bác cứ yên tâm về tiếp tục canh tác. Đất của bà con không ai lấy đâu. Tôi khẳng định với bà con khu đất này chưa có dự án và quyết định quy hoạch nào. Tôi không thể giải quyết được vì đó là chỉ thị của cấp trên" (trả lời của Ông Chủ tịch Võ Xuân Tâm và Bà Chủ tịch Nguyễn Thị Ngọ kế nhiệm).

Cưỡng chế

Đến năm 2002, người dân được UBND phường thông báo về quy hoạch mảnh đất mà họ đã bỏ mồ hôi xương máu để dựng nên. Quy hoạch này có từ năm 2001 nhưng không ai được hay biết. Từ đó, UBND ở đây liên tục tìm mọi cách để thực hiện quy hoạch, mà gọi chính xác là cưỡng chế.

Nhắc đến tên 1 vị lãnh đạo nay đã về hưu, ông Trần Quốc Tiến cho biết :

"Năm 2006, ông Nguyễn Văn Đua có cuộc họp với bà con tại UBNT Quận Tân Bình. Nhưng khi người dân đưa những bằng chứng và phát biểu lập luận đối với nhà cầm quyền của YTP. Hồ Chí Minh, thì ông Nguyễn Văn Đua đã đuối lý và dừng cuộc họp. Chúng tôi đã gửi đơn tố cáo ông Nguyễn Văn Đua, nhưng từ Trung Ương đến cấp Thành phố đều không giải quyết cho chúng tôi".

Sau khi đã thực hiện cuộc bố ráp càn quét cả khu vực vườn rau Lộc Hưng vào ngày 4 tháng Giêng, thì sáng ngày Chủ nhật 6 tháng Giêng, 1 thông báo về "Thời gian tổ chức cưỡng chế, tháo dỡ các công trình xây dựng vi phạm pháp luật tại khu đất công cộng Phường 6, quận Tân Bình" ký ngày 29 tháng Mười Hai mới được ban ra. Người ký là Chủ tịch Nguyễn Thành Danh. Trong thông báo ghi rõ thời gian tổ chức cưỡng chế dự kiến trong vòng 90 ngày (bắt đầu tư ngày 2 tháng Giêng, năm 2019.)

Ông Trần Quốc Tiến khẳng định :

"Hiện nay tôi khẳng định nhà cầm quyền họ muốn cướp đất. Trước mắt nhà cầm quyền sẽ đập những cái nhà chúng tôi được quyền xây cất trên đất của chúng tôi, theo qui định 68 của ông Lê Hoàng Quân ký quyết định, khu đất được phép xây dựng nhà cấp 4. Chúng tôi được quyền sử dụng".

Một gia đình khác cho biết họ đến nơi này khai hoang đến giờ là bốn đời và chưa một lần nào chính quyền đối thoại với người dân về quyền sử dụng đất. Những người trong gia đình khẳng định người dân nơi đây nộp thuế đầy đủ trong bao năm qua.

"Trong 20 năm, chúng tôi có biên lai thuế, có sổ thuế hết, thì nó lấy không được. Nhưng đợt này, nó cương quyết như vậy".

Tiếng khóc Thủ Thiêm vẫn còn đó chưa nguôi. Người dân Thủ Thiêm vẫn còn phải ôm nỗi uất nghẹn chưa được đền trả, thì hôm nay, có một màu xanh trong lòng thành phố đang trở thành màu của tro gạch.

Kalynh Ngo

******************

Vườn rau Lộc Hưng 'tan hoang sau cưỡng chế' hôm 4/1 (BBC, 06/04/2019)

Toàn bộ nhà cửa và tài sản của của người dân ở khu vực vườn rau Lộc Hưng, phường 6, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh đã bị phá tan hoang sau đợt cưỡng chế hôm 4/1, một người dân địa phương nói với BBC.

vuon5

Khoảng 10 khu nhà trong khu vườn rau Lộc Hưng đã bị đập phá hoàn toàn

"Bà con vẫn ở trong tình thế rất là lo lắng, nhưng vẫn kiên định là đất đai tài sản ông bà để lại, dù không đủ sức lực chống lại sức mạnh của nhà cầm quyền nhưng sẽ cố hết sức có thể để giữ gìn", người dân này nói với BBC hôm 6/1.

Khu vườn rau Lộc Hưng nằm trong khu vực có dự án xây trường công lập do Ủy ban nhân dân quận Tân Bình làm chủ đầu tư.

"Tình trạng xây dựng không phép tại khu vực này vẫn diễn ra, nhất là trong khoảng thời gian từ cuối năm 2016 đến nay", trang web của Phường 6, Quận Tân Bình viết hồi tháng 8/2018.

Người dân Lộc Hưng nói suốt 20 năm qua, họ đã xin kê khai và làm giấy tờ thủ tục xin sử dụng đất nhưng không được giải quyết dù đã hai lần có văn bản từ văn phòng thủ tướng chính phủ.

Họ cũng cho biết họ chưa nhận được một văn bản nào về việc cưỡng chế hay quy hoạch.

Khu vườn rau Lộc Hưng nằm tiếp giáp Quận 3, Quân 10, Quận Phú Nhuận và Quận Bình Tân.

Đây cũng là Giáo xứ Lộc Hưng với trên một trăm gia đình phần lớn làm nghề trồng rau để sinh sống.

vuon6

Vì bức xúc, con trai một chủ đất nằm trước xe cần cẩu để ngăn cản

Phản ứng mạnh mẽ

Việc cưỡng chế gây hoang mang, bức xúc trong người dân và đã gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ.

Từ sáng thứ Sáu, 4/1, hàng trăm người thuộc lực lượng chức năng địa phương gồm công an, cảnh sát cơ động, cảnh sát giao thông, dân phòng đã đến và tiến hành cưỡng chế khu đất khoảng 4000m2 ở khu vườn rau Lộc Hưng, phường 6, quận Tân Bình.

Một người dân, là chủ tại một khu đất vườn rau Lộc Hưng cho biết, chính quyền đã lấy máy ủi, đập phá khoảng 10 khu nhà, được biết là nhà trọ của người dân.

Nhiều người cho biết người dân chưa bao giờ nhận được thông báo cưỡng chế gì.

Đại diện chính quyền địa phương cũng có mặt, nhưng người dân cho biết, họ đã nhanh chóng dựng hàng rào kẽm gai và phong tỏa khu vực cưỡng chế, và không đối thoại với người dân.

Vụ việc nhanh chóng được lan truyền trên mạng xã hội khi có hình ảnh người đàn ông mặc áo đỏ nằm trước bánh răng của chiếc xe cẩu.

Một người dân thuật lại cho BBC biết, người đàn ông này chính là con trai của một chủ đất, và vì bức xúc nên anh đã nằm trước xe để ngăn cản. Chiếc xe đã dừng lại kịp thời, người đàn ông áo đỏ cũng yêu cầu người dân không nên tấn công người lái xe.

"Đây không phải là một mâu thuẫn đất đai mà do các cấp lãnh đạo không làm đúng thủ tục !" một người dân nói với BBC.

vuon7

Khu nhà bị cưỡng chế sáng 6/1

vuon8

Xe cẩu phá hủy một ngôi nhà ở khu vườn rau hôm 4/1

Đi xin kê khai đất suốt 20 năm qua

Theo người dân, khu đất khoảng 5ha là thuộc sở hữu của 127 hộ dân, có nguồn gốc là người Bắc di cư vào Nam năm 1954 và bắt đầu khai hoang, canh tác ở khu vực này từ nhiều đời qua.

Đến năm 1999, theo chủ chương của chính phủ kêu gọi người dân đi đăng ký sử dụng đất, người dân khu vườn rau Lộc Hưng nói họ cũng bắt đầu xin đi kê khai, làm giấy tờ thủ tục xin sử dụng đất.

Chính quyền địa phương nói "bà con cứ yên tâm ở, đất này bà con ở bấy lâu nay ai cũng biết, không có quy hoạch gì đâu, cấp trên không cho chúng tôi xác nhận kê khai cho bà con nhưng bà con cứ ở đi", vẫn người dân này cho biết.

Nhưng nhiều năm sau đó, người dân vẫn tiếp tục xin đi kê khai đất, đơn gửi đến cấp phường, quận, thành phố đến trung ương đã dần trở thành đơn khiếu nại vì chính quyền địa phương mãi không cấp giấy.

vuon9

Hình ảnh người dân cung cấp cho BBC về vụ việc hôm 4/1

Người dân cho biết, văn phòng thủ tướng chính phủ sau đó đã hai lần gửi văn bản đề nghị UBND Thành phố Hồ Chí Minh giải quyết cho người dân, nhưng đến nay, đã gần 20 năm qua, chính quyền thành phố vẫn không giải quyết.

Người dân nói họ chưa nhận được một văn bản nào về việc cưỡng chế hay quy hoạch nào.

Trong thời gian đó, người dân vẫn tiếp tục canh tác trồng rau trên khu đất hoặc đổi phương thức kinh doanh như nuôi thêm gà, thỏ hoặc xây nhà trọ cho thuê.

Chính quyền lý giải ra sao ?

Theo trang web của Phường 6, Q. Tân Bình, Quận có dự án xây dựng khu trường học công lập đạt chuẩn quốc gia trên "khu đất công trình công cộng có diện tích 49.320m2".

Đến 10/1/2013, UBND Thành phố Hồ Chí Minh điều chỉnh cho UBND quận Tận Bình cho lập dự án đầu tư xây dựng cụm trường học.

"Trong thời gian triển khai các thủ tục pháp lý cần thiết để thực hiện dự án thì nhiều hộ dân canh tác trồng rau tại khu đất trên đã tiến hành xây dựng nhà không phép với nhiều mục đích khác nhau như : để ở, cho thuê phòng trọ, kinh doanh quán ăn, cà phê…tính đến nay đã có 78 trường hợp vi phạm".

vuon10

"Đất vườn rau sử dùng đất năm 1954. Chính quyền cưỡng chế trái pháp luật" - những gì còn sót lại vào sáng 6/1

UBND Q. Tân Bình sau đó đã chỉ đạo UBND Phường sáu và Đội thanh tra địa ốc lập biên bản, quyết định cưỡng chế tháo dỡ.

"Tuy nhiên, quá trình lực lượng chức năng thực hiện xử lý hành vi xây dựng không phép thì các cá nhân vi phạm đã có hành vi không hợp tác, cản trở và kể cả chống đối người thi hành công vụ", trang thông tin điện tử chính thức của UBND Phường 6 ghi.

"Tình trạng xây dựng không phép tại khu vực này vẫn diễn ra, nhất là trong khoảng thời gian từ cuối năm 2016 đến nay", vẫn theo trang thông tin phường 6.

UBND Q. Tân Bình "kêu gọi toàn thể nhân dân nói chung, nhân dân phường 6 nói riêng, đặc biệt là các hộ dân đang canh tác tại khu đất chấp hành tốt quy định của pháp luật ; không có những hành vi vi phạm về xây dựng không phép và mua bán, sang nhượng trái phép…. Tiếp tục ủng hộ chủ trương của thành phố và quận trong việc thực hiện dự án, để công trình xây dựng trường học sớm hoàn thành và đưa vào sử dụng phục vụ cho con em quận nhà, góp phần chỉnh trang đô thị theo hướng văn minh - hiện đại - nghĩa tình".

Phóng viên của BBC đã tìm cách liên lạc với Chủ tịch UBND Quận Tân Bình và Chủ tịch UBND Phường 6, nhưng không được.

Published in Việt Nam

Qua loa phát thanh công sut ln, chính quyn phường 6, qun Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, thông báo s tiếp tc tiến hành cưỡng chế, tháo d nhng ngôi nhà còn li trong khu "xóm đo" Vườn rau Lc Hưng sau đt cưỡng chế ln đu tiên vào ngày 4/1, bt chp phn đi ca người dân, theo li người dân đa phương nói vi VOA hôm 7/1.

lochung1

Việc cưỡng chế Vườn rau Lc Hưng vp phi s phn đi mnh m ca người dân.

Xuất thân t mt trong nhng gia đình đã có mặt trên mnh đt chuyên ngh trng rau t năm 1954 đến nay, ông Cao Hà Trc cho biết khu đt rng gn 5 ha qun Tân Bình là nơi cư trú ca c xóm đo di cư t Bc vào Nam theo con "tàu há mm" ca "c Dim" (Tng thng Ngô Đình Dim).

Vào thời điểm đó, khu đất thuc quyn s hu ca Hi Tha Sai Paris.

"Hội Tha Sai Paris giao [đt] cho Tng Giám mc đ cp cho chúng tôi. Người thì ly đ xây nhà, người thì dùng đ trng rau sinh sng trong lúc mi di cư vào Nam chưa biết làm gì", ông Trc nói vi VOA.

"Chúng tôi sinh sống mãi đến năm 1999, theo ch trương ca Th tướng chính ph, chúng tôi được biết là chúng tôi được kê khai đt đai. Nhưng khi chúng tôi đi kê khai thì b phường, qun la. Ông Tâm nói vi chúng tôi rng ‘Thôi, đi v đi. Chưa có d án gì đâu’ nên không cấp. Đến năm 2001, ông thông báo vi chúng tôi là ông thu hi đt ca chúng tôi theo Ngh đnh 11 ca chính ph", vn theo li ông Trc.

"Mờ ám" ?

Vào ngày 4/1, chính quyền đã tiến hành đt cưỡng chế đu tiên. Nhng hình nh, video trên mạng cho thy người dân đã phn đi mnh m vic cưỡng chế, có người đã nm ngay trước xe i đ phn đi. Hàng chc người đã b công an bt đi và được th ra sau khi công vic cưỡng chế trong ngày hoàn tt.

Một s cư dân đa phương nói v cưỡng chế hôm 4/1 đã xảy ra rt "bt ng" mà không h có thông báo trước cho người dân.

"Đến bây gi tôi chưa nhìn thy quyết đnh thu hi trong Ngh đnh 11CP", ông Trc cho biết.

lochung2

Một người dân dùng thân mình đ chn xe i.

Nhiều người dân cũng đng ý kiến vi ông Trc và cho rng chính quyn "m ám" trong vic gii quyết vn đ đt đai khu vc vườn rau.

Theo họ, chính quyn đã "c tình" gp chung khu đt đã giao trước đó cho Bưu đin Thành ph s hu (12 ha) vi phn đt mà người dân đã trng rau sinh sng by lâu nay (48 ha) hòng "chiếm đot" đt ca h.

Cụ th, theo mt báo cáo ca UBND thành ph gi cho Thanh tra chính ph vào năm 2016 mà VOA đc được, chính quyn cho rng toàn b khu đt din tích 48 ha "được chính quyền Pháp sử dng làm bãi Ăng-ten", và Linh mc Đinh Công Trình đã làm giy "mượn đt" vào năm 1955 đ cho bà con giáo dân cư ng.

Vì vậy, năm 1991, Ban Qun lý rung đt Thành phố Hồ Chí Minh đã trao quyn s hu và s dng đt khu vc này cho Bưu đin Thành ph đ đu tư h tng khu nhà dân dng và nhà cho cán b, công nhân viên ca bưu đin.

"Vì các chủ đu tư (Bưu đin Thành ph, Công ty TNHH Tư vn Đu tư Xây dng Sài Thành) không đ năng lc thc hin d án, trong quá trình trin khai công tác bi thường gii phóng mặt bng đã làm phát sinh khiếu kin đông người làm cho khu vc tr thành đim nóng v an ninh trt t trên đa bàn qun Tân Bình. Do đó, ngày 25 tháng 4 năm 2008, y ban nhân dân thành ph có Quyết đnh s 1824/QĐ-UBND thu hi khu đt, giao cho y ban nhân dân quận Tân Bình thc hin D án công trình công cng và chung cư cao tng phc v chương trình tái đnh cư ca Thành ph và ca qun Tân Bình", trích báo cáo.

Tuy nhiên, theo lời ông Trc nói vi VOA : "Vào năm 1954, tôi được biết Tng nha Vin thông của Pháp đã mượn ca ông bà chúng tôi 12.000 m2 để làm phát tín [bãi Ăng-ten]. Sau đó, năm 1975, Cng sn vào và đánh vào các đn bt, nghĩa là 12.000 m2 đó. Còn chúng tôi bên này là 48.000 m2vẫn trng rau như thường. 12.000 m2 đó mấy ông đánh nhau ri ly. Lấy xong ri chia nhau. Chia nhau hết ri thì bây gi đòi ly đt ca chúng tôi".

Ông Trực khng đnh người dân vn còn lưu tr giy t chng minh vic mượn đt ca Tng nha Vin thông Pháp.

VOA Tiếng Vit đã c gng liên lc vi các lãnh đo phường 6 và quận Tân Bình đ xác minh vn đ, nhưng không ai tr li. Mt lãnh đo đã cúp đin thoi ngay khi biết cuc gi đến t VOA Tiếng Vit.

"Nhà nước c tình không xác nhn cơ s pháp lý cho chúng tôi nhm chiếm đot tài sn ca chúng tôi. Chà đp lên pháp lut luôn. Khi chúng tôi đến các cơ quan chc năng, h đu đánh la chúng tôi. Hp thì không lp biên bn, còn nếu có lp biên bn thì li không giao cho chúng tôi. Quyết đnh cũng không giao cho chúng tôi. Tt c nhng t thông báo đu thy như truyn đơn, lượm được thì người ta đưa cho chúng tôi đem v nhà", ông Trc nói.

Bị "dn đến đường cùng"

Vẫn theo li ông Trc, người dân khu vc phường 6 là khu vc nghèo, chuyên sng bng ngh trng rau t năm 1954. Nhưng vài năm gn đây, h b "ct đường sng" khi toàn bộ khu vc thường xuyên rơi vào tình trng ngp nước, khiến cây ci chết hết.

"Nhà nước đang trit đường sng ca chúng tôi. Đu tiên, h công b quy hoch. Chúng tôi đi tìm công lý không được. Ri các đường cng thoát nước xung quanh thì h không moi móc, cải thin, c tình đ nước các nơi chy vào vườn rau chúng tôi, gây ngp lt. Mi ln ngp c mét, đến c na tháng, mt tháng mi rút. Cây ci, gà, chó, rau c đu chết hết. Chúng tôi mun ci thin đi sng mà h li tiếp tc giết chết chúng tôi", ông Trực nói, đng thi cho biết đt cưỡng chế hôm 4/1 đã san phng khong 40 phòng tr cp 4, hàng quán mà người dân xây dng đ kiếm sng sau khi không th sng bng ngh trng rau, và mt vài căn nhà ca người dân.

Người dân nói h "hoàn toàn mt lòng tin vào chính quyn" sau hàng chc năm "gõ ca quan" đ xin được gii quyết vn đ đt đai.

"Tôi chẳng còn tin tưởng vào vic nhà nước s gii quyết cho chúng tôi. Đơn chúng tôi đưa lên, Trung ương đ ngh thành phố có câu tr li mà h im luôn, không thèm tr li. Ông Lê Hoàng Quân có công văn gi chúng tôi cam kết s hp vi tp th bà con chúng tôi nhưng ti bây gi có hp đâu ? Đánh la, bo ch. Đến nay đã 10 năm ri. Trn bit tăm", ông Trc nói.

Qua thông báo trên loa phát thanh, chính quyền nói s tiếp tc tiến hành cưỡng chế tháo d nhng ngôi nhà "xây dng bt hp pháp" còn li trong khu vc. Theo li ông Trc, các trường hc lân cn đã được thông báo cho ngh vào ngày 8/1 đ thun tin cho vic cưỡng chế.

Khánh An

Nguồn : VOA, 08/01/2019

Published in Diễn đàn

Cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng (RFA, 04/01/2019)

Vườn rau Lộc Hưng tại Phường 6, Quận Tân Bình vào ngày 4 tháng 1 bị lực lượng chức năng đến cưỡng chế.

lochung1

Cơ quan chức năng đang tiến hành cưỡng chế nhiều căn nhà tại vườn rau Lộc Hưng. RFA

Trong khi đó thì trang thông tin của UBND phường 6 cho rằng có 78 trường hợp xây dựng không phép trên khu đất mà chính quyền địa phương dự tính xây trường học đạt chuẩn quốc gia theo đồ án từ năm 2014.

Khi vụ cưỡng chế xảy ra có 10 người dân quay phim cuộc cưỡng chế được cho biết bị bắt đi. Trong khi đó có một số nhà hoạt động bị ngăn chặn khi đến tại khu vực cưỡng chế.

Ngay sau khi vụ việc diễn ra Đài Á Châu Tự Do liên lạc với anh Cao Hà Trực, một trong số người dân sống tại khu vực vườn rau Lộc Hưng và là người trực tiếp có mặt tại hiện trường cho chúng tôi biết :

"Hiện nay, chính quyền đang sử dụng tất cả các cơ quan ban ngành, trong đó có cơ động, công an tất cả ban ngành đến khủng bố và cưỡng chế đất của chúng tôi. Hiện nay họ đã đập đi nhiều căn nhà, khoảng 10 căn nhà rồi và bắt đi trên 10 người rồi, trong đó có người đứng đầu bà con chúng tôi là anh Cao Hà Chánh bị nhốt tại quận Tân Bình và ngoài ra một số bị nhốt bên phường 15 quận Tân Bình. Hiện nay họ vẫn đang tiếp tục huy động lực lượng, mang cả xe vệ sinh xuống đây, rồi đồ ăn đồ uống xuống họ quyết tâm cưỡng chế chúng tôi suốt ngày hôm nay và ngày mai".

Ngoài ra, anh Trực còn cho biết bà con tại khu vực này chưa có thông tin và nhận bất cứ quyết định cưỡng chế nào, do đó bà con đang chờ xem lực lượng chức năng sẽ đập bao nhiều căn nhà nữa rồi mới tính tiếp.

Đài Á Châu Tự do liên lạc với các số điện thoại của lãnh đạo Phường 6, Quận Tân Bình để hỏi về vụ việc cưỡng chế nhưng tất cả đều không bắt máy.

Riêng Công An Phường 6 khi được hỏi về việc bắt giữ người thì yêu cầu đến làm việc trực tiếp chứ không trả lời qua điện thoại.

Vừa qua vào hôm 20/12 lực lượng chức năng Phường 6, Quận Tân Bình cũng đến tại Vườn rau Lộc Hưng với lý do được đưa ra là kiểm tra hành chính. Lúc đó người dân phản đối mạnh mẽ nên toàn bộ lực lượng chức năng bỏ đi.

Vườn rau Lộc Hưng thuộc phường 6 quận Tân Bình với diện tích gần 60.000m2 do giáo dân miền Bắc di cư năm 1954 vào khai hoang và sử dụng.

Năm 2002, UBND phường gửi thông báo khu đất đã được đưa vào dự án quy hoạch với những lý do mơ hồ. Bất bình trước sự sai trái của nhà cầm quyền, người dân nơi đây đã đoàn kết đấu tranh và giữ đất cho đến ngày hôm nay.

******************

Công an đập nhà, đánh dân tại Vườn Rau Lộc Hưng ở Sài Gòn (Người Việt, 04/01/2019)

Hôm 4 tháng Giêng, 2019, lần thứ hai trong vòng nửa tháng, công an Sài Gòn tiến hành bố ráp Vườn rau Lộc Hưng, ‘mảnh đất vàng’ tiếp giáp quận 3, quận 10, quận Phú Nhuận và quận Bình Tân.

lochung2

Công an đem máy xúc đến kéo đổ nhà dân. (Hình : Facebook Monica Nguyễn Ngọc Lụa)

Vụ bố ráp diễn ra khi chỉ còn đúng một tháng nữa là Tết Nguyên đán Kỷ hợi 2019. Vườn rau Lộc Hưng là nơi khai hoang mở đất của hàng trăm gia đình Công Giáo người Bắc 1954 và người theo đạo Phật đã đến khu đất Lộc Hưng gầy dựng cuộc sống như những nông dân.

Khác với lần bố ráp trước có vẻ không "thành công" với mục tiêu san phẳng Vườn rau Lộc Hưng trước hôm 31 tháng Mười Hai, 2018, lần này chính quyền CS ở Sài Gòn huy động hàng trăm cảnh sát cơ động và kể cả công an giao thông, nhân viên an ninh, thanh niên xung phong… lăm lăm dùi cui, loa phóng thanh và máy quay trong tay.

Một số linh mục công giáo bị chặn đường đến hiện trường trong lúc các xe tải chở hàng rào kẽm gai đến cô lập khu vực này.

lochung3

Người dân nằm chặn xe ủi hôm 4 tháng Giêng. (Hình chụp qua màn hình)

Một số video tường thuật trực tiếp từ hiện trường được phát trên mạng xã hội hôm 4 tháng Giêng cho thấy tình hình căng thẳng tại Vườn rau Lộc Hưng diễn ra từ sáng sớm đến buổi chiều cùng ngày.

Trong clip, giữa tiếng huyên náo của máy xúc, loa tuyên truyền của công an, một người đàn ông được cho là đại diện dân cư Vườn rau Lộc Hưng cầm loa phóng thanh nói : "Chúng tôi đã liên tục gửi đơn kêu cứu về việc cưỡng chế đất từ mấy chục năm nay. Nếu hôm nay mà có chuyện gì xảy ra thì phía Sở Công An phải hoàn toàn chịu trách nhiệm".

Nhà hoạt động Nguyễn Hồ Nhật Thành cập nhật trên trang cá nhân : "Ít nhất có bốn ngôi nhà mặt ngoài khu vực đường Chấn Hưng và Hưng Hóa bị đập phá. Các lối dẫn vào đất bị phong tỏa và cắt điện. Những người dân phản đối đã bị đánh đập và bắt lôi đi. Ước lượng hơn 10 người dân đã bị bắt…"

Trong nhiều năm qua, ngoài chuyện "đất vàng", Vườn rau Lộc Hưng trở thành "cái gai" trong mắt chính quyền ở Sài Gòn một phần vì các nhà hoạt động từ miền Trung, miền Bắc lần lượt tìm đến đây lánh nạn do họ bị sách nhiễu ở quê nhà.

lochung4

Công an được điều động đến đông hơn hẳn lần trước. (Hình : Facebook Monica Nguyễn Ngọc Lụa)

Theo blogger, nhà báo tự do Phạm Đoan Trang, trong năm 2018, không dưới chục lần công an đổ quân vào cưỡng chế Vườn rau Lộc Hưng bất thành.

Để gia tăng áp lực, công an đã gửi giấy triệu tập với cáo buộc tội "Chống người thi hành công vụ" đến một số người dân từng quay phim, chụp ảnh đoàn cưỡng chế.

Đến nay, chính quyền cộng sản ở Sài Gòn vẫn bảo lưu quan điểm phải cưỡng chế Vườn rau Lộc Hưng vì "xây dựng không phép". Trang web của Ủy Ban Nhân Dân phường 6 cho hay có 78 trường hợp "xây dựng không phép" trên khu đất Vườn rau Lộc Hưng mà họ loan báo là dự tính xây trường học "đạt chuẩn quốc gia" theo đồ án từ 2014. (T.K.)

Clip tham khảo :

*********************

Khu vườn rau Lộc Hưng, quận Tân Bình, Sài Gòn : khi quy hoạch đã không hợp lý, cần phải hủy bỏ (VNTB, 04/01/2019)

Sáng ngày 4/1/2018, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đã cưỡng chế thô bạo một số nhà dân nằm trong khu dân cư vẫn được quen gọi tên là khu vườn rau Lộc Hưng, thuộc phường 6, quận Tân Bình.

lochung5

Hình ảnh cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng, quận Tân Bình, Sài Gòn, ngày 4/1/2018.

Đất do Hội đồng quản trị công giáo địa phận Sài Gòn đứng bộ

Hồ sơ địa chính cho biết khu vườn rau Lộc Hưng trên sổ bộ có diện tích 4,8ha, thuộc một phần các thửa số 126-5, 128-5, 129-5 và 131-10-5, trước năm 1975 do Quốc gia Việt Nam và Hội đồng quản trị Công giáo địa phận Sài Gòn đứng bộ.

Ngày 12 tháng 10 năm 1991, Ban Quản lý ruộng đất Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 07/QĐ-ĐĐ công nhận quyền sử dụng đất và khu nhà điều hành cho Bưu điện Thành phố, với diện tích 4ha089 (không bao gồm thửa 126-5).

Sau đó, UBND Thành phố Hồ Chí Minh có Quyết định số 7564/QĐ-UB ngày 15 tháng 11 năm 2001 giao đất cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Tư vấn Đầu tư Xây dựng Sài Thành, và Quyết định số 8220/QĐ-UB ngày 06 tháng 12 năm 2001 giao đất Bưu điện Thành phố để đầu tư hạ tầng khu nhà ở dân dụng và nhà ở cán bộ, công nhân viên của Bưu điện tại Phường 6, quận Tân Bình.

lochung6

Hình ảnh cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng, quận Tân Bình, Sài Gòn, ngày 4/1/2018.

Các chủ đầu tư Bưu điện Thành phố, Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Xây dựng Sài Thành không đạt được thỏa thuận với người dân trong việc đền bù, cùng các quyền dân sự mặc định khác về quyền ‘chiếm hữu ngay tình’ được quy định tại Điều 185 Bộ luật Dân sự năm 2015, Điều 190 Bộ luật Dân sự 2005, nên ngày 25 tháng 4 năm 2008, UBND Thành phố Hồ Chí Minh có Quyết định số 1824/QĐ-UBND thu hồi khu đất này, giao cho UBND quận Tân Bình thực hiện Dự án công trình công cộng, và chung cư cao tầng phục vụ chương trình tái định cư của Thành phố và của quận Tân Bình.

Tuy nhiên không rõ lý do, sau đó UBND quận Tân Bình đã tự tiện chỉ đạo đơn vị tư vấn lập quy hoạch điều chỉnh chức năng khu đất sang toàn bộ là công trình công cộng, không có chức năng ở. Ngày 28 tháng 8 năm 2009, UBND quận Tân Bình ban hành Quyết định số 1007/QĐ-UBND phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 khu công trình công cộng Phường 6, không có chức năng ở.

Liên tục điều chỉnh dự án

Ngày 10 tháng 01 năm 2013, Văn phòng UBND Thành phố Hồ Chí Minh có Thông báo số 20/TB-VP về kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố Lê Hoàng Quân, có nội dung chấp thuận cho UBND quận Tân Bình lập Dự án đầu tư xây dựng Trường học công lập tiêu chuẩn quốc gia tại khu đất công trình công cộng Phường 6, quận Tân Bình.

Ngày 11 tháng 6 năm 2015, UBND Thành phố Hồ Chí Minh có Văn bản số 3200/UBND-ĐTMT, về việc cho phép tiếp tục thực hiện thu hồi đất để triển khai dự án tại Phường 6, quận Tân Bình.

Ngày 26 tháng 6 năm 2015, UBND quận Tân Bình có Văn bản số 1147/UBND-DA, kiến nghị UBND Thành phố Hồ Chí Minh chấp thuận cho phép UBND quận Tân Bình tách Dự án xây dựng cụm trường học đạt chuẩn quốc gia tại khu đất công trình công cộng thành 02 Dự án riêng biệt, gồm : Dự án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khu đất công trình công cộng, và Dự án đầu tư xây dựng cụm trường học đạt chuẩn quốc gia.

lochung7

Hình ảnh cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng, quận Tân Bình, Sài Gòn, ngày 4/1/2018.

Ngày 21 tháng 7 năm 2015, UBND Thành phố Hồ Chí Minh có ý kiến chỉ đạo tại Văn bản số 508/UBND-QLDA-M về Dự án xây dựng cụm trường học đạt chuẩn quốc gia tại khu đất công trình công cộng Phường 6, quận Tân Bình theo hình thức đối tác Công - Tư (hợp đồng BT).

Dễ nhận ra chuyện liên tục chuyển đổi mục đích của dự án từ kinh doanh, sang công ích là nhằm để giảm đến mức tối đa các khoản tiền phải đền bù khi buộc người dân nơi đây phải từ bỏ nơi đang yên ổn sinh sống, mưu sinh. Và sau khi có được ‘đất sạch’, chính quyền lại tiếp tục điều chỉnh quy hoạch, vì Dự án xây dựng cụm trường học đạt chuẩn quốc gia tại khu vườn rau Lộc Hưng là theo phương thức hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT, Build - Transfer).

Theo Nghị định 63/2018/NĐ-CP, hợp đồng BT là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án (nếu có) để xây dựng công trình hạ tầng ; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được thanh toán bằng quỹ đất, trụ sở làm việc, tài sản kết cấu hạ tầng hoặc quyền kinh doanh, khai thác công trình, dịch vụ để thực hiện Dự án khác.

Dự án ‘Khu đất công trình công cộng’ liền kề với dự án BT xây dựng trường học, rất có thể là phần quỹ đất sẽ được giao cho nhà đầu tư để thanh toán.

Không phù hợp quy hoạch chung, cần hủy bỏ

Khu vườn rau Lộc Hưng nằm trong con đường nhánh của đường Cách Mạng tháng Tám, gần kề công viên Lê Thị Riêng. Tháng 10/2017, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã phê duyệt hệ số K. cho tính toán đền bù của dự án tuyến Metro Bến Thành – Tham Lương đi qua các con đường : Cách Mạng tháng Tám, Phạm Văn Hai, Hoàng Văn Thụ, Trường Chinh, Xuân Hồng, Lý Thường Kiệt, Cộng Hòa…

Như vậy, có thể thấy rằng "Dự án đầu tư xây dựng Trường học công lập tiêu chuẩn quốc gia tại khu đất công trình công cộng Phường 6, quận Tân Bình" sẽ liền kề tuyến giao thông Metro, đặc biệt là với Nhà Ga S-5 đặt tại công viên Lê Thị Riêng, không phù hợp với môi trường giáo dục cần sự yên tĩnh.

Đường Cách Mạng tháng Tám là tuyến huyết mạch nối trung tâm quận 1, quận 3 qua vòng xoay Dân Chủ hướng về quận 10, Tân Bình, quận 12 nên lưu lượng xe rất đông. Trục đường Cách Mạng tháng Tám lâu nay nằm trong danh sách là một ‘điểm đen’ thường xuyên bị kẹt xe, nay nếu thêm dự án xây dựng trường học ‘công lập tiêu chuẩn quốc gia’ có vị trí trong một con đường nhỏ trên tuyến Cách Mạng tháng Tám, sẽ càng làm căng thẳng thêm việc tắc đường. Trong lúc đó thì quanh khu vực này đã có rất nhiều trường học, từ mẫu giáo đến cấp 3 và cả trường đại học.

lochung8

Hình ảnh cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng, quận Tân Bình, Sài Gòn, ngày 4/1/2018.

Hơn nữa, một khu dân cư đã ổn định suốt từ năm 1955 đến nay, thì việc chính quyền tìm mọi cách để buộc họ phải rời bỏ nơi an cư với số tiền đền bù dù có cao bao nhiêu đi nữa, vẫn không hợp lý. Tại sao chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh không chỉnh trang đô thị, giúp người dân khu vườn rau Lộc Hưng có nhà cửa tươm tất hơn, khang trang hơn ?

Rà soát bước đầu vụ việc tìm đủ phương thức để cưỡng chiếm đất đai của người dân đang sinh sống ở khu vườn rau Lộc Hưng, cho thấy có liên quan trực tiếp đến phó chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Đua, chủ tịch Lê Hoàng Quân, phó chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Lê Văn Khoa, phó chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Hữu Tín.

Ông Nguyễn Hữu Tín hiện bị tạm giam hình sự về hành vi "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí". Ba quan chức còn lại thì đã nghỉ hưu.

Published in Việt Nam

H'Hen Niê chưa thôi khiến quốc tế trầm trồ (BBC, 22/12/2018)

Truyền thông quốc tế nói H'Hen Niê làm thay đổi định nghĩa về hoa hậu tại Việt Nam.

vn1

Một tờ báo quốc tế bình luận rằng "H'Hen Niê đã phá vỡ định kiến rằng các cuộc thi nhan sắc là nơi tập hợp các cô gái đố kỵ, nhỏ nhen"...

Hoa hậu H'Hen Niê đã trở về Việt Nam sau khi lọt vào Top 5 tại cuộc thi Miss Universe 2018 và bắt tay vào các hoạt động thiện nguyện, nhưng người hâm mộ quốc tế dường như chưa ngớt trầm trồ về cô.

Trang ABS-CBN News nói câu truyện của H'Hen Niê đã chiếm được trọn tình cảm của fan Miss Universe.

"Câu chuyện của cô ấy đáng chú ý không chỉ bởi cô là người Việt Nam duy nhất đi xa đến thế [trong một cuộc thi nhan sắc quốc tế], mà còn bởi cô ấy là đại diện đầu tiên của Việt Nam thuộc nhóm dân tộc thiểu số", bài báo trên trang này viết.

Trang này nhắc lại việc hoa hậu H'Hen Niê đã từ chối kết hôn ở tuổi 14, rằng cô từng phải làm nhiều việc khác nhau để vượt qua nghèo đói và có thể tiếp tục đi học ở thành phố.

"Thành quả của H'Hen Niê tại Miss Universe không chỉ là kết quả từ các nỗ lực của cô, mà thậm chí còn khiến thay đổi định nghĩa về hoa hậu tại Việt Nam", tờ này viết.

vn2

Trong khi đó, nhiều báo quốc tế hôm 20/12 đồng loạt đưa tin về việc H'Hen Niê đã dành trọn 10.000 đô la tiền thưởng từ cuộc thi Miss Universe vào các hoạt động xã hội tại Việt Nam.

Trang CNN tại Philippines viết rằng dường như việc 'chiếm trọn sân khấu' đêm chung kết Miss Universe là chưa đủ, H'Hen Niê của Việt Nam tiếp tục "đốn tim" không chỉ fan Philippines, mà khắp thế giới, bằng hành động hào hiệp này.

Trang Business Insider thì nói mặc dù là một hoa hậu nhưng H'Hen Niê không ngần ngại cho mọi người thấy cuộc sống của cô không hề "hào nhoáng".

Trang này đăng hình ảnh cắt từ các videos quay cảnh H'Hen Niê về thăm lại buôn làng của cô ở Việt Nam trong trang phục giản gị. Cô giúp người dân đẩy xe qua con đường lầy lội và ngồi trên sàn nhà ăn đồ mẹ nấu.

"Video này ngay lập tức thu hút 7 triệu lượt xem", trang này cho hay.

"Tuy nhiên, điều cuốn hút nhất ở H'Hen Niê chính là cách mà cô bình tĩnh xử lý với chỉ trích và các tình huống không mong đợi".

H'Hen Niê nói với phóng viên CNN rằng hoa hậu Mỹ "không có ý gì đâu" khi bình luận về hạn chế tiếng Anh của cô.

"Nhiều chương trình truyền hình và phim ảnh tạo ấn tượng rằng các cuộc thi sắc đẹp được tạo nên bởi những phụ nữ nhỏ nhen, đố kỵ, nhưng có vẻ như Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam đã phá vỡ định kiến đó", trang Business Insider bình luận.

Thu hút người hâm mộ Philippines

vn3

Bản quyền hình ảnhLILLIAN SUWANRUMPHA

Trao đổi với truyền thông Việt Nam sau cuộc thi, hoa hậu H'Hen Niê cũng cho biết tài khoản Facebook cá nhân của cô đã tăng vọt về số người theo dõi, từ 100.000 người trước cuộc thi Miss Universe tới hơn 240.000 người hiện nay.

Không chỉ được người Thái Lan đặc biệt hâm mộ, H'Hen Niê của Việt Nam còn thu hút một lượng lớn fan Philippines.

Trang Conandaily cho hay ngày càng có nhiều người Philippines gia nhập nhóm những người hâm mộ H'Hen Niê. Và đội ngũ này ngày càng đông hơn sau khi họ phát hiện ra rằng đội ngũ huấn luyện viên của hoa hậu H'Hen Niê là người Philippines.

Huấn luyện viên chính của H'Hen Niê là ông Anjo Santos, người Philippines.

Trong phần trả lời phỏng vấn tại chương trình "Unang Balita" của GMA Network, ông Anjo Santos cho hay H'Hen Niê tiếp thu các bài học rất nhanh và "cô ấy rất quyết tâm".

Truyền thông Philippines đăng nhiều bài viết về hoa hậu H'Hen Niê kèm các video cô trả lời phỏng vấn trong các show truyền hình tại Việt Nam bằng tiếng Việt.

Nhiều người còn tìm xem lại các video về H'Hen Niê khi cô mới đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017.

Dưới một video của MCV TV quay cảnh thăm nhà H'Hen Niê ở Sài Gòn, một người tên Righteous Wan viết : "Tôi đang xem và dù tôi không hiểu ngôn ngữ này nhưng tôi vẫn yêu hoa hậu Việt Nam. Love from the Philippines".

Một người khác tên Jovany Cabasan nói : "Tôi là người Philippines và tôi cũng rất tự hào về hoa hậu Việt Nam, một người rất giản dị và truyền cảm hứng".

Trong khi đó, người tên X Tna viết ngắn gọn : "Người Philippines yêu bạn !"

********************

Khu đất vườn rau Lộc Hưng vẫn trong tầm ngắm thu hồi (RFA, 21/12/2018)

Mạng xã hội Facebook vào sáng ngày 20/12 chia sẻ thông tin rất đông lực lượng chức năng quận Tân Bình đã kéo đến vườn rau Lộc Hưng tại khu vực phường 6 quận Tân Bình.

vn4

Hình ảnh lực lượng chức năng Quận Tân Bình tại khu vực vườn rau Lộc Hưng. Courtesy FB Pham Doan Trang

Một Facebooker tên Việt Nguyễn tường thuật trên trang cá nhân của mình rằng, "lực lượng chức năng đến khu vườn rau yêu cầu các hộ dân không được xây dựng, không được sử dụng canh tác trên mảnh đất của mình và thực hiện theo lệnh phong tỏa khu vực nơi các hộ dân cư trú phải di dời. Sau một hồi đôi co, các hộ dân đóng cửa, nội bất xuất ngoại bất nhập, tình trạng cự cải diễn ra ác liệt giữa các bên…"

Ngay sau khi vụ việc diễn ra, Đài Á Châu Tự Do có liên lạc với một số người dân sống tại khu vực này để tìm hiểu sự việc và được anh Cao Hà Trực, một người dân sống tại khu vực vườn rau Lộc Hưng lâu năm và được anh cho biết :

"Thật sự sáng nay họ không phải đến để cưỡng chế vườn rau bà con chúng tôi nhưng họ mang theo một văn bản gọi là kiểm tra hành chính và họ mang một lực lượng công an khoảng hơn 50 công an trên một xe tải đổ xuống vườn rau chúng tôi và họ đòi kiểm tra thủ tục hành chính".

Chị Thy một người dân khác cũng sống tại khu vực vườn rau và cũng là người thường xuyên lên tiếng, gửi đơn khiếu nại, tố cáo những sai phạm của cơ quan chức năng địa phương để đòi quyền lợi chính đáng cho bà con cho biết, lần này cơ quan chức năng đến họ nói không đả động gì đến đất của bà con hết mà chỉ đi kiểm tra dân cư. Chị Thy khẳng định rằng chuyện này hoàn toàn phi lý.

"Bà con chúng tôi có nói rằng nếu như việc đi kiểm tra dân cư thì các anh đã làm đúng các quy trình chưa và nếu các anh muốn làm đúng theo các pháp luật để kiểm tra dân cư thì các anh không kéo một lực lượng đông đến như vậy. Thì phải chăng các anh xuống để đàn áp nhũng nhiễu, ức hiếp và đe dọa chúng tôi hay không ? Ông phó chủ tịch phường 6 tỏ vẻ rất là khó chịu với chúng tôi khi chúng tôi đặt vấn đề như vậy".

Ngoài ra, chị Thy còn cho biết khi đối chất với cơ quan chức năng bà con tại khu vực này cho rằng tất cả mọi người sẵn sàng đến ủy ban phường để đăng ký theo đúng pháp luật nhưng cơ quan chức năng có làm được không thì khi đó họ không trả lời và kéo toàn bộ lực lượng ra khỏi khu vực này.

Chúng tôi liên lạc với Ủy ban Nhân dân phường 6, quận Tân Bình để hỏi về những thông tin mà người dân cung cấp, thông qua số điện thoại được công khai trên trang mạng phường này nhưng không ai nghe máy.

Blogger, nhà báo tự do Phạm Đoan Trang, nhận định sự việc Vườn rau Lộc Hưng trên trang cá nhân rằng "Tấn công xóm đạo ngay trong mùa Giáng Sinh là một thủ đoạn tác nghiệp quen thuộc của công an Việt Nam".

Được biết khu đất Lộc Hưng ở phường 6 quận Tân Bình là nơi an cư của một số người dân từ Bắc di cư vào miền Nam năm 1954. Với diện tích khoảng 50.000 mét vuông, Lộc Hưng được gọi là khu đất tốt nằm tiếp giáp quận 3, quân 10, quận Phú Nhuận và quận Bình Tân. Đây cũng là Giáo xứ Lộc Hưng với trên một trăm gia đình phần lớn làm nghề trồng rau để sinh sống ba bốn đời nay.

Tuy nhiên đã có những diễn biến mấy năm gần đây cho thấy khu đất vườn rau Lộc Hưng này có thể bị giải tỏa mà chính quyền địa phương nói theo qui hoạch của nhà nước.

vn5

Lực lượng chức năng đang kiểm tra tại khu vực vườn rau Lộc Hưng.Courtesy FB LM Le Ngoc Thanh

Anh Cao Hà Trực cho chúng tôi biết, việc thu hồi đất tại khu vực này là hoàn toàn không đúng theo quy trình, anh giải thích rằng theo chủ trương của thủ tướng chính phủ năm 1999 người dân có quyền đi kê khai nhưng khi bà con tại khu vực này đến cơ quan chức năng thì được khẳng định rằng không có dự án nào được triển khai tại khu vực này nhưng đến năm 2000 lại ra quyết định thu hồi đất theo nghị định 11CP của chính phủ.

Theo anh Trực, bà con đã rất nhiều lần mang đơn đi đến các cơ quan chức năng để xác nhận pháp lý nhưng tất cả trả lời không giải quyết bất cứ điều gì trên mảnh đất này khiến cuộc sống người dân gặp nhiều khó khăn.

"Chúng tôi mang đơn đi các cơ quan chức năng để xác nhận pháp lý thì không chịu xác nhận mà dưới đẩy trên. Một lần nữa chúng tôi đã ra văn phòng chính phủ và cũng như các cơ quan chức năng thì đều xác nhận rằng dưới không có văn bản, trên chỉ đạo không có văn bản tất cả đều không có văn bản hết. Đến nay chúng tôi đang chờ văn bản của văn phòng chính quyền yêu cầu ủy ban nhân thành phố có câu trả lời cho chúng tôi vậy mà đến nay vẫn chưa có câu trả lời".

Chị Thy trao đổi với chúng tôi chị xác nhận rằng điều đó hoàn toàn đúng, bởi vì từ năm 1954 đến nay bà con tại khu vực này canh tác, đóng thuế và tất cả mọi giấy tờ đề được người dân làm đúng theo các bước quy định của pháp luật và hoàn toàn hợp pháp, chiếu theo luật lệ Việt Nam thì bà con khu vực này đầy đủ quyền sử dụng đất chứ không phải xác nhận nữa. Tuy nhiên, phía ủy ban nhân dân phường 6 và ngay cả thành phố hết lần này đến lần khác đều tránh né giải quyết sự việc.

Ngoài ra, chị Thy còn cho biết tất cả người dân tại đây luôn sẵn sàng đối thoại với chính quyền để thỏa thuận giải quyết mọi vấn đề nhưng đến nay chưa một lần đối thoại và tiếp dân.

"Chưa một lần nào đối thoại với bà con chúng tôi và chưa một lần nào nói rằng đất này chúng tôi sẽ quy hoạch và các cấp có thẩm quyền đã ký duyệt bây giờ bà con chúng tôi muốn được bao nhiêu hay các ông các bà muốn bao nhiêu nói để mà ở trên giải quyết thì chưa có một lần nào và chưa có ai xuống dưới này để đàm thoại với bà con chúng tôi hết và năm lần bảy lượt chúng tôi vẫn nói là chúng tôi sẵn sàng đối thoại với các cấp lãnh đạo".

Đài Á Châu Tự Do tiếp tục theo dõi sự việc để cập nhật những thông tin mới nhất về khu đất Vườn Rau Lộc Hưng.

******************

Nhà máy lọc hóa dầu lớn nhất Việt Nam đi vào vận hành (RFA, 23/12/2018)

Vào chiều ngày 23/12, nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn - lớn nhất Việt Nam đã đi vào vận hành thương mại.

vn6

Hình minh họa. Nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi) AFP

Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn tại tỉnh Thanh Hóa được đầu tư bởi 4 đối tác là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, công ty Idenmitsu Kosan của Nhật Bản, công ty Hóa chất Mitsui, Tập đoàn dầu mỏ Kuwait.

Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn có tổng đầu tư là 9 tỷ đô la và có công suất 200.000 thùng dầu mỗi ngày.

Phát biểu tại buổi lễ bấm nút vận hành thương mại nhà máy, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết sản lượng dầu từ Nghi Sơn và Dung Quất (Quảng Ngãi) sẽ đáp ứng được khoảng 80 đến 90% nhu cầu nội địa của Việt Nam.

Hồi đầu tháng 5 vừa qua, nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn đã đuwojc vận hành thử nghiệm và sản xuất lô xăng RON A92 đầu tiên. Sau đó cũng trong tháng 5, nhà máy này đã cho ra 5.000 m3 dầu diesel để bán nội địa.

******************

Hủy án sơ thẩm vụ 3 Cảnh sát trại giam Long An đánh chết phạm nhân 17 tuổi (RFA, 22/12/2018)

Tòa án phúc thẩm tỉnh Long An chiều 21/12/2018 vừa tuyên hủy bản án sơ thẩm vụ 3 Cảnh sát trại giam Long Hòa, tỉnh Long An đánh chết phạm nhân Lại Đức Huy (17 tuổi) vì cho rằng bản án này vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

vn7

Tòa án phúc thẩm tỉnh Long An chiều 21/12/2018 vừa tuyên hủy bản án sơ thẩm vụ 3 Cảnh sát trại giam Long Hòa, tỉnh Long An đánh chết phạm nhân Lại Đức Huy (17 tuổi) - Courtesy Tuổi Trẻ

Mạng báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh dẫn thông tin từ Hội đồng xét xử cho hay, cấp sơ thẩm đã có nhiều thiếu sót nghiêm trọng trong quá trình điều tra như không thu giữ vật chứng là phương tiện mà các bị cáo dùng vào việc phạm tội là cái còng tay, ghế để kê bị hại và những người còng tay bị hại lên vách lưới ; chưa thực hiện thực nghiệm điều tra để làm rõ hậu quả ảnh hưởng đến tính mạng của bị hại và hành vi cụ thể của các bị cáo để xác định rõ mối quan hệ về hành vi của các bị cáo đối với thiệt hại xảy ra trong quá trình phạm tội, nhất là đối với cái chết của bị hại Lại Quốc Huy. Hai phạm nhân có vai trò gì chưa được làm rõ...

vn8

3 cảnh sát trại giam Long Hòa, tỉnh Long An trước tòa - Courtesy PLO

Ba bị cáo là các cảnh sát trại giam Long Hòa gồm Nguyễn Phước Thuận (36 tuổi), Nguyễn Minh Huân (26 tuổi), Châu Minh Nhựt (22 tuổi) đã có hành vi dùng nhục hình đối với năm phạm nhân lứa tuổi 16, 17 vừa nhập trại được ba ngày.

Trong đó Lại Đức Huy bị đánh đập bằng dùi cui cao su sau đó còng hai tay vào vách lưới B40 ở tư thế dựa lưng vào lưới, giơ hai tay cao hơn đầu, mỗi tay một còng, chân đứng dưới đất.

Đến khoảng 13 giờ 25 ngày 20/10/2017, Thuận phát hiện Huy ngất xỉu nên tháo còng đưa đi cấp cứu nhưng Huy đã chết trên đường đến bệnh viện.

Nguyên nhân cái chết của nạn nhân sau đó được xác định là do bệnh lý nhồi máu cơ tim cấp, thuyên tắc mạch phổi, phù phổi cấp dẫn đến suy tuần hoàn, suy hô hấp cấp, tuy nhiên gia đình khẳng định Huy khỏe mạnh trước khi nhập trại và có chứng nhận của trại giam khi khám đầu vào.

Quản giáo Nguyễn Phước Thuận bị bắt tạm giam ngày 29/1/2018, còn quản giáo Huân và Nhựt được tại ngoại.

Trại giam Long Hòa đã chi trả 21 triệu đồng mai táng phí cho Huy, ba bị cáo tự nguyện bồi thường 50 triệu đồng và tiền thuê xe.

Tháng 8/2018, TAND huyện Bến Lức mở phiên tòa xét xử sơ thẩm lưu động tại Trại giam Long Hòa, tuyên phạt bị cáo Thuận 3 năm 6 tháng tù, bị cáo Huân 2 năm 6 tháng tù và bị cáo Nhựt 2 năm tù cùng với cáo buộc "Dùng nhục hình".

Trong năm 2018, có ít nhất 12 nạn nhân chết trong trại tạm giam, tạm giữ của công an Việt Nam được truyền thông ghi nhận.

Published in Việt Nam
Trang 5 đến 5