Vì sao giải quyết vụ Vườn Rau Lộc Hưng (Vườn rau Lộc Hưng) cần có sự tham gia của giới luật sư, tham gia như thế nào và giải quyết ra sao để đem lại kết quả thực tiễn.
Một khế ước thuê ruộng trước năm 1975 của người dân canh tác ở vườn rau Lộc Hưng (FB Hai Van Nguyen)
I. Vì sao ?
1. Vì đó là sáng kiến của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã được người dân Vườn rau Lộc Hưng hoan nghênh.
Thật vậy, trong Thư ngày 13/05/2019 của người dân Vườn rau Lộc Hưng gửi Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân có đoạn viết :
"1. Chúng tôi được biết UBND Thành phố Hồ Chí Minh có yêu cầu Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh có ý kiến pháp lý về vấn đề vụ Vườn rau Lộc Hưng và Sở đã có yêu cầu Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh cử luật sư nghiên cứu và cho UBND Thành phố Hồ Chí Minh biết cơ sở pháp lý giải quyết vụ việc này. Đây là cách đặt vấn để và giải quyết vấn đềđáng được người dân chúng tôi hoan nghênh và chính vì thế các Luật sư Vườn rau Lộc Hưng đã có sẵn bộ hồ sơ pháp lý của việc sử dụng đất của người dân chúng tôi. Việc các luật sư hai phía (UBND Thành phố Hồ Chí Minh và người dân Vườn rau Lộc Hưng) cùng làm việc để giải quyết nan đề này mà đã kéo dài hơn 20 năm qua chắc chắn sẽ được dư luận trong và ngoài nước hoan nghênh, đó chính là cách hành xử đúng pháp luật của một nhà nước pháp quyền.
2. Trên cơ sở thảo luận tìm ra giải pháp với thiện chí của chính quyền và người dân, chắc chắn hai phía sẽ đi đến sự đồng thuận, tránh tình trạng mà người dân Thủ Thiêm đã phải khiếu kiện kéo dài 20 năm qua. Chúng tôi tin rằng khi đó và chỉ khi đó ông Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh sẽ cùng chúng tôi vui đón thành quả mà hai bên nỗ lực cùng giải quyết…".
Thật là một chiều hướng đầy lạc quan, tin tưởng của người dân Vườn rau Lộc Hưng.
2. Vì cách làm này phù hợp với tính chất tranh chấp mang tính pháp lý của vụ Vườn rau Lộc Hưng nên chỉ có thể giải quyết trên căn bản pháp luật hiện hành.
Vì đây là sự tranh chấp giữa hai bên liên quan đến tính hợp pháp hay không hợp pháp theo Luật Đất đai và các luật lệ khác có liên quan, nên chỉ có thể giải quyết trên căn bản pháp luật hiện hành. Một bên là chính quyền quản lý đất đai F.6 quận Tân Bình đã dùng biện pháp cưỡng chế để thu hồi đất Vườn rau Lộc Hưng cần xét xem có đúng mục đích, thủ tục luật định hay không. Còn bên kia là người dân Vườn rau Lộc Hưng, những người sử dụng đất ổn định, liên tục nhiều năm có đủ yếu tố luật định để được coi là sử dụng đất hợp pháp hay không, dù có được cấp Giấy xác nhận hay chỉ cần sự dụng đất có nguồn gốc hợp pháp, ổn định, liên tục nhiều năm, không bị ai tranh chấp như quy định của pháp luật.
Những sự xác nhận tính hợp pháp về mặt pháp lý trên đây sẽ làm căn bản để xét định và giải quyết vụ Vườn rau Lộc Hưng một cách thỏa đáng cho cả đôi bên chính quyền và người dân Vườn rau Lộc Hưng. Nói cách khác cả hai bên tranh chấp đều dựa trên luật pháp hiện hành nên cần giải quyết bằng giải pháp pháp lý.
Thật vậy, theo hồ sơ hiện vụ cho thấy, trước cũng như sau ngày bị cưỡng chế, người dân Vườn rau Lộc Hưng không chống lại việc thâu hồi đất theo qui hoạch vì mục đích công ích (xây trường học, công viên…) thường được coi là chính đáng. Trước sau gì ngưòi dân Vườn rau Lộc Hưng đều có tinh thần chấp hành việc giải tỏa, họ nhiều lần chỉ đòi được chính quyền xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp theo luật định, để khi đất bị giải tỏa sẽ phải được bồi thường thỏa đáng theo luật. Thứ nữa là việc tiến hành giải tỏa đất Vườn rau Lộc Hưng phải được tiến hành theo đúng thủ tục luật định. Ý hướng và nguyện vọng này của người dân Vườn rau Lộc Hưng đã được thể hiện qua quá trình khiếu kiện nhiều năm, từ 1999 mà vẫn không được các cơ quan thẩm quyền giải quyết. Nay, dù bị đẩy đến đường cùng, qua thư gửi Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân, người dân Vườn rau Lộc Hưng vẫn tỏ ra tự chế, không manh động, vẫn muốn được chính quyền giải quyết ôn hòa theo luật pháp.
Chính quyền quản lý đất đai phường 6 quận Tân Bình đã dùng biện pháp cưỡng chế để thu hồi đất Vườn rau Lộc Hưng
Chính vì vậy mà việc giải quyết vụ Vườn rau Lộc Hưng cần sự tham gia của giới luật sư, những người am tường về luật pháp nói chung và Luật Đất Đai nói riêng. Phải chăng vì vậy mà UBND Thành phố Hồ Chí Minh, cơ quan hành chính cấp trên cùa F.6-Q.TB mới có sáng kiến tham khảo Sở Tư Pháp và sở này đã hỏi ý kiến Đoàn luật sư Thành phố. Sáng kiến này đã được người dân Vườn rau Lộc Hưng và các luật sư hổ trợ pháp lý "hoan nghênh" ?
3. Vì cách làm này phù hợp với điều mà chính quyền hay nói tới, là nỗ lực ngày một hoàn chỉnh "Các qui phạm pháp luật của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa" và kêu gọi người dân "sống và làm việc theo pháp luật".
Đồng thời cách làm này cũng phù hợp với chủ trương cải tiến luật pháp cho phù hợp với thời kỳ "Mở cửa" hội nhập vào hệ thống pháp lý pháp luật quốc tế và sự chỉ đạo giải quyết vụ Vườn rau Lộc Hưng của Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân, rằng "Qua một số vụ việc năm 2018, thành phố rút ra kinh nghiệm là không đối đầu với người dân mà sẽ thông tin, tuyên truyền vận động để người dân hiểu".Chúng tôi đề nghị thêm "…và sẽ giải quyết có lý có tình trên cơ sở pháp luật, cho nguyện vọng chính đáng và hợp pháp của người dân Vườn rau Lộc Hưng để an dân".
Nguyện vọng đó là phải được bồi thường thỏa đáng đất đai trên cơ sở công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người dân Vườn rau Lộc Hưng. Bởi vì họ đã sử dụng đất ổn định, lâu dài và không có tranh chấp theo Luật Đất đai và các luật lệ khác liên quan hiện hành. Họ không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là do nhà cầm quyền địa phương đã từ chối nhiều lần do ý đồ riêng, không phải lỗi của người dân.
Vì vậy, ngoài ra việc bồi thường đất đai của họ, người dân Vườn rau Lộc Hưng còn có nguyện vọng được bồi thường những thiệt hại tài sản do việc lạm quyền, cưỡng chế không theo trình tự pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng. Đồng thời họ còn muốn được chính quyền tạo điều kiện ổn định chỗ ở, công ăn việc làm để người dân được an cư lạc nghiệp…
II. Giới luật sư tham gia thế nào và giải quyết ra sao để có kết quả thực tế ?
1. Giới Luật sư tham gia thế nào ?
Chúng tôi đề nghị, để giải quyết tỏa đáng vụ Vườn rau Lộc Hưng, không chỉ tham khảo mà mời tham gia các luật sư cố vấn cho chính quyền và các luật sư bảo vệ lợi ích hợp pháp và chính đáng của người dân Vườn rau Lộc Hưng. Một cách cụ thể, đề nghị chức năng Thành phố Hồ Chí Minh với tư cách và trách nhiệm của cơ quan hành chánh chủ quản cấp trên sẽ triệu tập và chủ trì một hay nhiều phiên họp để giải quyết dứt điểm vụ Vườn rau Lộc Hưng.
- Thành phần tham dự, gồm đại diện chính quyền F.6 và quận Tân Bình (bên cưỡng chế đất) và của một số đại diện người dân Vườn rau Lộc Hưng (bên bị cưỡng chế). Đồng thời, có sự hiện diện của các luật sư hổ trợ pháp lý cho người dân Vườn rau Lộc Hưng, bên cạnh các luật sư do Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh cử ra.
Ngoài ra, mặc dầu trong hồ sơ nội vụ, đã có văn bản xác nhận nguồn gốc người dân Vườn rau Lộc Hưng sử dụng đất thuộc quyền sở hữu của Tòa Giám mục giáo phận Saigon ổn định, lâu dài, không có tranh chấp…Thế nhưng, nếu được chính quyền Thành phố mời đại diện tham dự các phiên họp giải quyết vụ Vườn rau Lộc Hưng, như là bên có liên quan, chúng tôi nghĩ là việc giải quyết sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn. Vì rằng…
- Nhiệm vụ của các phiên họp này là để xem xét lý tình của đôi bên chính quyền (cưỡng chế) và người dân Vườn rau Lộc Hưng (bị cưỡng chế) theo Luật Đất đai và các luật lệ có liên quan, căn cứ trên lời khai, chứng từ đôi bên đưa ra.Chức năng Thành phố chủ trì các phiên họp, sau khi nghe lý lẽ tranh luận đôi bên, có thể đưa ra giải pháp tức thì nếu được đôi bên đồng thuận.Nhưng nếu bất đồng, thấy có kéo dài thêm các phiên họp cũng không giải quyết được mâu thuẫn, chức năng chủ trì sẽ báo cáo lại với Ủy ban nhân dân Thành phố để sau đó sẽ ra quyết định giải quyết đơn phương vụ Vườn rau Lộc Hưng. Quyết định đơn phương này có thể bị các bên thượng tố lên cơ quan thẩm quyền chính phủ trung ương (tỷ như Thanh tra Chính phủ hay Tòa án Nhân dân Tối cao…) để giải quyết chung thẩm. Phán quyết chung thẩm này sẽ có hiệu lực cưỡng hành với các bên tranh chấp.
2. Để có kết quả thực tế
Cách làm này chỉ có kết quả thực tế khi những người cầm "cán cân công lý" thực sự là "công bộc của dân, ăn lương của dân, phục vụ và bảo vệ cho các quyền lợi hợp pháp, chính đáng của nhân dân". Chỉ những người này mới có "tinh thân chí công vô tư" mới giải quyết thỏa đáng, có lý, có tình cho người dân Vườn rau Lộc Hưng để đưa đến kết quả thực tế. Có nghĩa là, kết quả thực tế là tùy thuộc về phía chính quyền F.6, quận Tân Bình và Thành phố Hồ Chí Minh có tuân thủ đúng qui định của Luật Đất đai và các luật lệ khác có liên quan hay không.
Vụ Vườn rau Lộc Hưng hoàn toàn có thể giải quyết được ổn thỏa nếu chính quyền thành phố đứng ra giải quyết vụ việc theo đúng Luật Đất đai và các luật lệ khác có liên quan.
Sở dĩ chúng tôi đưa ra giải pháp này, là vì trong quá khứ khi còn ở Việt Nam, đã từng có dịp tham gia hổ trợ pháp lý cho một số vụ khiếu kiện đất đai của các tập thể người dân vào khoảng các năm 1990-1992, đã có kết quả tốt. Vì mặc dù các vụ khiếu kiện này đã khởi động nhiều năm trước đó trong "thời kỳ bao cấp" (1975-1985), công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa triệt để bị thất bại phải "Đổi Mới". Bước vào "thời kỳ đổi mới" (1985-1995). Đảng và nhà cầm quyền Việt Nam lúc đó đã chuyển đổi từ cai trị bằng "nghị quyết" qua cai trị bằng "pháp luật" mà chúng tôi gọi là "nghị luật"(nghĩa là nghị quyết của Đảng đưa qua Quốc hội thể chế hóa thành pháp luật) . Nhưng dẫu sao tôi thấy vẫn có cơ hội để người dân có thể khiếu kiện, dựa trên pháp để đòi quyền lợi chính đáng, hợp pháp, như quyền sử dụng đất đai, có thể thắng kiện. Nhờ đó, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh lúc đó đã giải quyết các đơn khiếu kiện vế đất đai bị giải tỏa thỏa đáng, có lý, có tình, căn cứ trên luật pháp, nên được người dân chấp nhận. Nay đã và đang ở thời kỳ "Mở cửa" sau hơn 20 năm (1995-2019) thực tế cho thấy cả những người cầm quyền và người dân đã ý thức được phần nào tinh thần thượng tôn pháp luật, công luận và chúng tôi hy vọng sẽ được chính quyền giải quyết thỏa đáng, đúng pháp luật cho các quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người dân Vườn rau Lộc Hưng Sau đây xin được lược kể lại hai vụ điển hình như tiền lệ giải quyết khiếu kiện đất đai của người dân có kết quả tốt.
III. Hai vụ khiếu kiện bồi thường đất đai theo đúng pháp luật
1. Vụ thứ nhất là vụ khiếu kiện của giáo xứ Phú Trung phường 11 quận Tân Bình, đòi đất cho một đơn vị Bộ đội mượn đóng quân.
Theo hồ sơ nội vụ, thì sau ngày 30/04/1975, một đơn vị bộ đội có ký hợp đồng mượn một khu đất trống của giáo xứ Phú Trung làm nơi đóng quân trong thời hạn 3 năm. Nhưng hết hạn và sau đó bộ đội rút quân song vẫn không trả lại mà giao đất cho chính quyền quận Tân Bình. Khi giáo xứ thấy nhiều căn nhà được xây dựng trên khu đất này, hóa giá bán cho nhiều người thì giáo xứ gửi đơn khiếu tố đến Ủy ban nhân dân quận Tân Bình và các cấp bộ đảng, chính quyền thành phố cũng như trung ương nhiều lần vẫn không được giải quyết.
Vào khoảng năm 1990 đại diện giáo dân giáo cứ Phú Trung có đến gặp chúng tôi tại văn phòng tiếp dân của một đại biểu quốc hội khóa 8 để nhờ chuyển đạt hồ sơ khiếu tố đến các cơ quan có thẩm quyền các cấp. Vì khi đó chúng tôi được vị đại biểu quốc hội này mời làm cố vấn pháp luật và đặc trách văn phòng tiếp dân để nhận đơn từ khiếu nại kêu oan của dân chuyển đạt và can thiệp theo chức năng của một đại biểu quốc hội. Với tư cách này, chúng tôi đã thay mặt dại biểu quốc hội đến tiếp xúc và làm việc đôi ba lần với UBND quận Tân Bình dưới thời bà Ba Vân làm Chủ tịch. Qua các buổi làm việc này, chúng tôi đã trình bày về căn bản pháp lý và thực tế để giải quyết khiếu tố của giáo xứ Phú Trung như sau :
(1) Khu đất mà Đơn vị Bộ đội mượn đóng quân có ký hợp đồng thời hạn 3 năm đã hết hạn và quá hạn nhiều năm, đúng ra là phải hoàn trả trả lại cho Giáo xứ Phú Trung, chứ không phải giao trả cho UBND quận Tân Bình. Vì khu đất này thuộc quyền sở hữu tập thể (theo luật Điền thổ chế độ cũ) , hay quyền sử dụng đất tập thể hợp pháp (theo Luật Đất đai chế độ mới) của một pháp nhân tôn giáo (Giáo xứ Phú Trung) là đất tư, không phải đất công thuộc quền sở hữu toàn dân, nên Đơn vị bộ đội không thể hoàn trả cho UBND quận Tân Bình tiếp quản. Như vậy là không đúng pháp luật.
(2) Sau khi tiếp quản khu đất đơn vị Bộ đội mượn của Giáo xứ Phú Trung không đúng pháp luật, nếu UBND quận Tân Bình có quy hoạch làm nhà cho các đối tượng chính sách, thì cần tiến hành theo thủ tục trưng dụng theo Luật Đất đai và các luật lệ khác có liên quan. Nay UBND quận Tân Bình đơn phương phân lô xây nhà hóa giá là vi phạm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của giáo dân Giáo xứ Phú Trung nên bị khiếu kiện thì cần được giải quyết thỏa đáng theo luật.
(3) Vì vậy, chúng tôi đề nghị UBND quận Tân Bình họp với đại diện Giáo xứ Phú Trung để giải quyết theo hướng bồi thường đất trưng dụng đã xây nhà theo giá được đôi bên thống nhất, một cách công bình là tương đương với 50% tiền lời của mỗi căn nhà, sau khi trừ chi phí và 50% tiền lời bỏ vào ngân sách của quận Tân Bình. Những đất trống còn lại chưa xây nhà có thể trả lại cho Giáo xứ hay điều đình để lấy đất tiếp tục xây dựng nhà cửa…
Năm 1992, chúng tôi rời Việt Nam đi định cư tại Hoa Kỳ theo diện đoàn tụ gia đình, nên không rõ kết quả thực tế UBND quận Tân Bình đã giải quyết vụ việc này ra sao. Chúng tôi có yêu cầu luật sư đồng môn Luật khoa Saigon là một trong các luật sư đang hổ trợ pháp lý miễn phí cho người dân Vườn rau Lộc Hưng, hãy liên lạc với Giáo xứ Phú Trung để tham khảo như một tiền lệ. Vì tình trạng pháp lý thực tế vụ đất đai Vườn rau Lộc Hưng cũng tương tự như đất đai của Giáo xứ Phú Trung.
Vì theo chỗ chúng tôi được biết, toàn thể đất đai của Giáo xứ Phú Trung cũng như VRLR trước đây đều thuộc quyền sở hữu của Tòa Giám mục Saigon, một pháp nhân tôn giáo. Sau hiệp định Genève 1954 chia đôi đất nước, những giáo dân từ Miền Bắc di cư vào Miền Nam đã được đưa đến định cư trên khu đất này qui tụ thành Giáo xứ Phú Trung. Cũng như nhiều giáo xứ di cư khác, mỗi gia đình thường được cấp phát một lô đất thổ cư làm nhà thuộc quyền sở hữu cá nhân, gia đình và một khu đất để làm nhà thờ và các cơ sở sinh hoạt tôn giáo thuộc quyền sở hữu tập thể của giáo xứ. Theo tài liệu có trong hồ sơ khiếu kiện của Giáo xứ Phú Trung lúc bấy giờ, thì vào tháng 8/1974 tòa Tổng Giám mục Sài Gòn quyết định thành lập Giáo xứ Phú Trung và giao cho xứ mới một khu đất 26.000 m2 để xây dựng nhà thờ và các cơ sở khác. Sau 30/04/1975 có mấy đơn vị đến chiếm hoặc mượn. Quân đội, Bưu điện, Bộ Công thương... Nhưng chỉ có bên Quân đội trao trả nhưng lại qua quận Tân Bình. Cho nên bị quận này chiếm hữu một phần, bán cho tư nhân xây chung cư Bảy Hiền Town hiện nay.
Mảnh đất mà đơn vị bộ đội ký hợp đồng mượn của Giáo xứ Phú Trung để đóng quân trong 3 năm là thuộc khu đất trống này, nên không thể coi là đất công hay sở hữu toàn dân, để không "bồi thường thỏa đáng" mà chỉ "hổ trợ" đơn phương mang tính áp đặt một chiều mỗi khi nhà cầm quyền muốn trưng dụng vì mục đích công ích.
2. Vụ thứ hai : Đất nghĩa trang của Giáo xứ Phát Diệm ở quận Gò Vấp bị giải tỏa theo quy hoạch. UBND quận Gò Vấp đã chia lô xây dựng nhà ở hóa giá bán cho tư nhân không thông qua Giáo dân.
Vụ việc này đại diện giáo dân Giáo xứ Phát Diệm đã khiếu kiện và chỉ được UBND quận Gò Vấp "hổ trợ" số tiền rất nhỏ cho trưng dụng đất nghĩa trang sau khi giải tỏa theo quy hoạch. Giáo dân không đồng ý đã tiếp tục khiếu kiện lên UBND Thành phố Hồ Chí Minh qua sự chuyển đạt của văn phòng tiếp dân của Đại biểu Quốc hội mà chúng tôi phụ trách.
UBND. Thành phố Hồ Chí Minh trong một phiên họp có đại diện Sở Nhà đất, Quản thủ đất đai Thành phố, UBND quận Gò Vấp và cá nhân chúng tôi đại diện cho Văn phòng tiếp dân của đại biểu quốc hội để hổ trợ pháp lý cho người dân Giáo xứ Phát Diệm, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch UBND Thành phố lúc bấy giờ (1990-1991) là ông Nguyễn Vĩnh Nghiệp (nếu tôi nhớ không lầm).
Trong phiên họp liên ngành này, chúng tôi đã trình bày quan điểm về thực tế và pháp lý của đất nghĩa trang của Giáo xứ Phát Diệm nói riêng, các xứ đạo nói chung :
Rằng đất ngĩa trang của Giáo xứ Phát Diệm là tiền đóng góp của giáo dân trong xứ đạo để mua đất chôn cất cho giáo dân sau khi qua đời. Vì thế đây là đất tư, là quyền sở hữu tập thể, khác với đất công, như đất nghĩa trang Đô Thành, trên đường Cách Mạng Tháng 8 (Lê Văn Duyệt cũ), thuộc quyền sở hữu toàn dân theo luật Đất đai và các luận lệ liên quan hiện hành. Vì thế sau khi giải tỏa theo quy hoạch, UBND quận Gò Vấp muốn trưng dụng phân lô làm nhà cho diện chính sách, thì phải thông qua các sở hữu chủ hay tập thể có quyền sử dụng đất nghĩa trang bị giải tỏa là giáo dân và phải được bồi thường thỏa đáng.
Ví vậy nguyện vọng của tập thể giáo dân Giáo xứ Phát Diệm là muốn UBND quận Gò vấp phải bồi thường thỏa đáng.
Ông Phó Chủ tịch UBND Thành phố, đặc trách xử lý nhà đất, sau khi nghe đại diện Sở Nhà Đất và đại diện Sở quản lý đất đai Thành phố tán đồng quan điểm của chúng tôi, cũng đã xác nhận UBND quận Gò Vấp đã trưng dụng đất không đúng chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, quy định của pháp luật. Ông hỏi đại diện UBND quận Gò vấp tính sao. Vị này nói là đã đề nghị "hổ trợ" 20 triệu đồng, nhưng giáo dân vẫn không chịu, đòi hơn nữa quận không có khả năng vì tiền hóa giá nhà đã bỏ vào ngân sách quận chi tiêu hết rồi. Ông Phó Chủ tịch yêu cầu tôi thuyết phục giáo dân chấp nhận số tiền "hổ trợ" 20 triệu này được không. Tôi nói chắc là giáo dân không chịu đâu. Vì nếu chấp nhận theo đề nghị của UBND quận Gò Vấp thì họ đã không khiếu kiện lên Thành phố. Vậy giáo dân muốn được "Hổ trợ" bao nhiêu, ông Phó Chù tịch hỏi. Tôi nói, giáo dân họ muốn được "bồi thường" thỏa đáng chứ không phải "hổ trợ" vì đất trưng dụng là thuộc quyền sử dụng hợp pháp của họ. Trước khi đến đây họp, đại diện giáo dân có cho tôi hay là tiền hóa giá nhà quận đã thu về cả trăm triệu, họ chỉ chấp nhận tiền bồi thường đất đai cho họ ít nhất 50% tiền quận đã thâu được. Ông Phó Chủ tịch căn cứ trên ý kiến tán đồng của đa số đã yêu cầu UBND quận Gò Vấp giải quyết bồi thường theo tỷ lệ này. Nhưng đại diện UBND quận Gò Vấp báo cáo số thâu là 70 triệu chứ không phải 100 triệu như giáo dân đưa ra và đồng ý quận sẽ bồi thường 50% của 70 triệu là 35 triệu đồng. Cho đến khi chúng tôi rời Việt Nam, không rõ quyết định này sau đó có được thực thi hay không.
IV. Kết luận
Tóm lại, vụ Vườn rau Lộc Hưng hoàn toàn có thể giải quyết được ổn thỏa nếu chính quyền thành phố đứng ra giải quyết vụ việc theo đúng Luật Đất đai và các luật lệ khác có liên quan. Vì đây là một tranh chấp pháp lý nên cần có sự tham gia giải quyết của giới luật sư am tường pháp lý, pháp luật. Một khi Thành phố giải quyết trên cơ sở pháp lý này một cách nghiêm túc sẽ đáp ứng được nguyện vọng hợp pháp chính đáng của người dân Vườn rau Lộc Hưng. tránh được sự bất bình của công luận trong và ngoài nước, nhất là sự uất ức, phẫn nộ của các nạn nhân dẫn đến bất ổn chính trị xã hội khó lường, do điều mà ông Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân cảnh giác "các đối tượng chống phá vẫn lợi dụng để kích động".
Đồng thời giải quyết vụ Vườn rau Lộc Hưng theo chiếu hướng này sẽ thực hiện hiệu quả chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân, rằng "Qua một số vụ việc năm 2018, thành phố rút ra kinh nghiệm là không đối đầu với người dân mà sẽ thông tin, tuyên truyền vận động để người dân hiểu". Xin thêm rằng nhất là để bảo vệ được các quyền lợi hợp pháp chính đáng cho mọi người dân theo đúng pháp luật, như đảng và nhà đương quyền Việt Nam từng kêu gọi mọi người dân "Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật". Nhưng trước hết là những người cầm quyền phải tôn trọng pháp luất trước hết. Phải không thưa ông Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân ? Mong ông chỉ đạo thực hiện giải quyết vụ Vườn rau Lộc Hưng thể hiện được đúng ý nghĩa cái tên "Thiện Nhân" của ông cho dân nhờ.
Houston, ngày 24/05/2019
Vào thế cùng, người dân Lộc Hưng buộc gửi yêu cầu đối thoại đến Bí thư Nguyễn Thiện Nhân (RFA, 16/05/2019)
Vào ngày 13/5 vừa qua, người dân Vườn rau Lộc Hưng vừa làm đơn gửi đến ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Trưởng đoàn đại biểu quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh, bày tỏ mong muốn được gặp để cùng tìm ra giải pháp cho vụ cưỡng chế Vườn rau Lộc Hưng vào đầu năm nay.
Ông Nguyễn Thiện Nhân, bí thư thành ủy Thành phố. AFP
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, chị Trần Thị Minh Thi, một trong những người cùng tham gia ký đơn cho biết không phải đến bây giờ người dân Vườn rau Lộc Hưng mới có ý muốn gặp người đứng đầu thành phố hiện nay, mà người dân đã mong muốn gặp ông Nguyễn Thiện Nhân từ rất lâu rồi. Vẫn theo chị, mục đích của yêu cầu gặp gỡ như thế để người dân có thể nói lên được tiếng lòng của họ cũng như đòi quyền lợi chính đáng trên mảnh đất Vườn rau Lộc Hưng.
"Bốn tháng qua rồi, mà nhà nước vẫn chưa ra văn bản chỉ thị cụ thể nào để người dân vườn rau chúng tôi có buổi gặp mặt để gặp các cấp lãnh đạo nhằm trao đổi và nói lên nguyện vọng của chúng tôi. Mặc cho lệnh từ Chính phủ đưa về thì vẫn không cơ quan nào giải quyết từ phường, quận đến thành phố. Đây là một trong những nỗi bức xúc của bà con chúng tôi".
Còn theo Luật sư Đặng Đình Mạnh, một người trong nhóm luật sư Vườn rau Lộc Hưng cũng tham gia ký tên trong đơn cho rằng việc gửi trực tiếp cho ông Nguyễn Thiện Nhân là cách hiệu quả nhất :
"Thay vì gửi đến cơ quan chức năng thì họ im lặng hoặc đùn đẩy cho cơ quan khác. Thế thì thư này gửi cho Bí thư thành ủy, người với tư cách là Đại biểu Quốc hội vừa với tư cách Bí thư, tức là người đứng đầu quyền lực nhất của Thành phố Hồ Chí Minh".
Tuy nhiên, theo lời ông Cao Hà Chánh, người đại diện cho bà con Vườn rau Lộc Hưng cho biết khi anh đến tận nhà ông Bí thư gửi thì đã bị chặn lại :
"Cán bộ trực tiếp trông coi nhà Nguyễn Thiện Nhân ở cư xá Bắc Hải đã không cho bỏ đơn này vào hộp thơ của nhà lãnh đạo Nguyễn Thiện Nhân. Ngay lập tức tập thể gửi bưu điện đến số nhà ở cư xá Bắc Hải cho lãnh đạo Nguyễn Thiện Nhân, mong rằng ông Nhân tiếp công dân và đối thoại với nhân dân".
Vẫn theo lời ông Chánh, hiện tại phía bưu điện chưa hồi báo là bức thư đã được gửi đến địa chỉ nhà ông Nguyễn Thiện Nhân hay chưa.
Nhận xét về vấn đề này, Luật sư Đặng Đình Mạnh cho rằng nếu ông Nguyễn Thiện Nhân chỉ thị các nhân viên không nhận thư từ gì của dân dù chưa hiểu nội dung vấn đề, thì ông Nhân không xứng đáng với tư cách đại biểu quốc hội là người đại diện cho dân.
Theo nội dung ghi trong đơn, nguyên nhân người dân khu Vườn rau Lộc Hưng yêu cầu được đối thoại trực tiếp với lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh là do nghị quyết mới được đưa ra trong kỳ họp thứ 14 của Hội đồng Nhân dân thành phố diễn ra vào ngày 11/5 vừa qua.
Quang cảnh vườn rau Lộc Hưng sau khi bị Chính quyền quận Tân Bình phá hủy trong tháng 01/19. Courtesy : Netizen photo
Theo đó, nghị quyết có đoạn "Trong quá trình rà soát pháp lý khu đất nói trên, Ủy ban nhân dân Quận Tân Bình và các sở, ngành nhận thấy đây là khu đất do Nhà nước quản lý, không thực hiện bồi thường về đất mà chỉ giải quyết hỗ trợ cho các hộ dân di dời".
Luật sư Đặng Đình Mạnh nhận xét rằng về phương diện pháp lý, việc đổi tên dự án từ bồi thường thành hỗ trợ là một điểm hết sức khác biệt, gần như thay đổi hoàn toàn bản chất vấn đề, từ chỗ nhà nước có trách nhiệm thành ra nhà nước giúp đỡ. Ông nói rõ :
"Trước đây họ đã từng thông qua một nghị quyết tương tự như vậy rồi, nhưng khi ấy dự án được thông qua gọi là bồi thường, tức là cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm bồi thường cho dân trong trường hợp có giải tỏa, thu hồi đất. Đến lần này thật ra vẫn là dự án đấy, không khác gì cả, nhưng họ thay đổi thuật ngữ bồi thường thành ra hỗ trợ, tức họ xác định đây là đất của nhà nước, người dân đang sử dụng đất đó phải trả lại cho nhà nước, do người dân bị thiệt hại nên họ hỗ trợ một phần tiền".
Theo ông Cao Hà Chánh, việc chính phủ cố tình ra nghị quyết này thể hiện sự coi thường người dân, vì đã không tiếp dân, không nghe người dân trình bày và đưa ra bằng chứng mà đã ra nghị quyết tiếp tục quy hoạch khu đất Vườn rau. Ngoài ra, ông Chánh còn cho biết thêm những áp lực mà người dân nơi đây sắp phải gánh chịu :
"Công an và các cơ quan chức năng ở đây đang tuyên bố ít bữa nữa, tất cả sẽ tập trung để rào khu đất này và mạnh tay với bà con vườn rau. Như vậy luật pháp Việt Nam hiện nay, cụ thể là thành phố Hồ Chí Minh đang sử dụng luật gì ?"
Nhiều nhà quan sát bày tỏ lo ngại liệu việc gặp ông Nguyễn Thiện Nhân có thay đổi được tình hình khu Vườn rau Lộc Hưng vừa bị chính quyền quận Tân Bình cưỡng chế không, khi mà ở phía bên kia sông của thành phố, người dân Thủ Thiêm cũng đã gặp ông Nhân 3 lần nhưng mọi việc vẫn đâu vào đấy, chưa được giải quyết ổn thỏa ?
Trả lời câu hỏi này, bà Trần Thị Minh thi bày tỏ :
"Điều cả Thủ Thiêm và Vườn rau Lộc Hưng chúng tôi rất mong muốn là được các cấp lãnh đạo, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân giải quyết cho chúng tôi. Điều đó hiển nhiên ai cũng muốn, chỉ là họ có muốn giải quyết hay không, ông Bí thư thành ủy Nhuyễn Thiện Nhân có muốn giải quyết cho chúng tôi hay không lại là một sự việc khác".
Còn với Luật sư Đặng Đình Mạnh, đây chỉ là một phương án trong một chuỗi các phương án mà Nhóm Luật sư Vườn rau Lộc Hưng đề ra để giúp người dân nơi đây tránh bị các cơ quan chức năng đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, nhưng thực chất, ông lại không hy vọng gì nhiều vào Bí thư thành ủy Nguyễn Thiện Nhân :
"Có những tiền lệ ông Nhân giải quyết thật ra chẳng đâu vào đâu. Ông (Nhân) hứa tháng 8 sẽ có việc này, tháng 11 sẽ có việc kia, nhưng khi thời điểm đến thì chẳng lời hứa nào được thực hiện và ông vẫn tỉnh bơ như không. Với một người không tôn trọng lời hứa thì tôi cũng không quá hy vọng rằng ông sẽ tạo được bước chuyển biến gì cho người dân Vườn rau Lộc Hưng".
Vẫn theo Luật sư Mạnh, khi thăm dò một số ý kiến riêng thì dường như chính ông Nhân lại là một trong những người có tác động rất mạnh mẽ trong việc giải tỏa khu vực Vườn rau Lộc Hưng.
Theo ông Cao Hà Chánh, những hộ gia đình có nhà, đất trong khu Vườn rau bị cưỡng chế hiện đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ và đã đóng thuế suốt nhiều năm nay để có thể đối chiếu với chính quyền nếu có cơ hội gặp gỡ. Tuy nhiên, không chỉ 4 tháng nay, mà chính quyền đã tránh gặp dân hơn 20 năm qua. Việc cưỡng chế vừa rồi đã đưa người dân vào đường cùng xã hội :
"Với nỗi khổ mà người dân đang chịu thì ít nhất lãnh đạo thành phố Nguyễn Thiện Nhân phải tiếp tập thể hoặc ban đại diện để giải quyết và trả lời vấn đề theo đúng quy định pháp luật. Nếu lãnh đạo các cấp tin tưởng mình làm đúng thì mình phải xuất hiện để trả lời bằng văn bản hoặc tiếp công dân".
****************
Bị bắt vì ‘chuẩn bị tham gia biểu tình’ (RFA, 15/05/2019)
Ngày 15/05/2019 trên mạng xã hội Facebook lan truyền một thông báo của cơ quan an ninh tỉnh Đồng Nai về việc bắt tạm giam anh Nguyễn Đình Khuê với cáo buộc được nói là ‘tham gia liên lạc, bàn bạc với Đoàn Viết Hoan và các đối tượng khác về kế hoạch tiến hành biểu tình, gây cháy nổ chống chính quyền nhân dân theo chỉ đạo của một người tên "Lisa Nguyễn" hiện đang ở nước ngoài.’
Anh Nguyễn Đình Khuê và giấy thông báo tạm giam của Công an Đồng Nai. Courtesy FB Nguyễn Văn Miếng
Luật sư Nguyễn Văn Miếng là một trong những người đưa thông báo vừa nêu lên tài khoản Facebook cá nhân của ông. Ông cũng là luật sự được phía gia đình anh Nguyễn Đình Khuê liên lạc trực tiếp để giúp cho anh này. Luật sư cho biết
"Nguyễn Đình Khuê bị bắt vào ngày 25/4, cùng bị bắt với Khuê trong thời điểm đó được gia đình có con em bị bắt cho biết là bị bắt rất đông, tuy không rõ là khoảng bao nhiêu người nhưng theo nhóm người có con bị bắt thì cho biết khoảng hơn 10 người và hiện nay các gia đình đang liên kết lại với nhau để giải quyết vụ việc".
Đồng thời luật sư Nguyễn Văn Miếng còn cho hay khi anh Khuê bị bắt vào ngày 25/4 gia đình hoàn toàn không biết gì. Mãi đến ngày 6/5 tức 9 ngày sau cơ quan an ninh thành phố Biên Hòa mới có giấy thông báo về việc tạm giam anh Nguyễn Đình Khuê và các đồng phạm.
Vì lý do an ninh thân nhân gia đình anh Nguyễn Đình Khuê không muốn nêu tên xác nhận thông tin với chúng tôi rằng, thời điểm anh Khuê bị bắt là sau khi mới đi làm về. Anh vẫn sinh hoạt bình thường như mọi ngày, thế rồi lực lượng an ninh ập vào nhà từ 20 đến 30 người kể cả sắc phục lẫn thường phục, họ đọc lệnh khám xét nhà nhưng không có lệnh bắt giam hay tạm giữ nào hết.
"Trước tiên là họ tịch thu điện thoại và ipad mà đứa con của Khuê đang chơi. Tầm khoảng nữa tiếng họ đi tới đi lui rồi họ lục soát toàn bộ từ trên xuống dưới rồi họ mời Khuê về phường Bình Đa và không biết họ lấy cung như thế nào, nhưng vì khuê đi làm về chưa ăn uống gì hết nên vợ của Khuê mua ở bánh mì gửi vô thì họ cản trở không cho gặp cũng như không cho gửi ổ bánh mì đó luôn. Khi họ đưa về phường thì mình cứ chờ bên ngoài để xem động thái của họ như thế nào tưởng chỉ bình thường rồi thả Khuê về thôi nhưng sau sự việc thì đưa thẳng Khuê lên công an Tỉnh rồi qua hôm sau là đưa về trại giam B5, gia đình biết điều này là do công an phường báo về cho gia đình là Khuê đang bị điều tra nên phải tạm giam".
Ngoài ra, theo tìm hiểu của gia đình anh Khuê sau khi vụ việc xảy ra cho biết, cùng bị bắt với Khuê có tới hơn 10 người nhưng phía gia đình chỉ biết có Đoàn Viết Hoan như thông báo của cơ quan an ninh và một số người khác xin giấu tên đã được thả sau 10 ngày giam giữ.
Những người được thả nói với gia đình của anh Khuê về tình hình của anh này trong trại tạm giam và được gia đình cho biết.
"Có một số bạn của Khuê cũng bị bắt cho biết lý do bị bắt là liên quan đến bạn của Khuê. Người này nói là em không có liên quan gì hết chỉ có thằng Hoan thiếu tiền em nên em theo đi rút trả cho em thì có khoảng 5-6 người bu vào đánh đập Hoan và nhờ như vậy nên mình mới biết Khuê đang tạm giam và giam tại đâu cũng như buồng giam có mấy người, tụi nó nói là họ ghê gớm lắm họ giam với những án giết người hay ma túy".
Sau khi biết thông tin anh Nguyễn Đình Khuê hiện đang bị giam giữ tại trại tạm giam B5 tỉnh Đồng Nai, phía gia đình có đến để xin được gặp anh và gửi ít đồ dùng cá nhân nhưng đã bị phía an ninh đuổi về.
Hai mươi người tham gia cuộc biểu tình chống Luật Đặc khu và An ninh mạng ở thành phố Biên Hòa, Đồng Nai hôm 10/6/2018 bị đem ra xét xử với cáo buộc "gây rối trật tự công cộng". Courtesy of vnews.gov.vn
"Bây giờ mình biết chắc là họ không cho gặp và thậm chí mình tới trại giam B5 họ còn đuổi về nữa mà, họ kêu đi về đi trong này muốn cái gì thì có cái đó, nói chung họ nói rất là hay, họ nói muốn gà có gà, có chim có cò hay gì đó và chỉ cần có tiền mà thôi là ở đây quản giáo họ đi chợ hằng ngày sẽ mua cho. Hiện nay thì gia đình không biết làm cách nào để có thể gặp được Khuê để xem tình hình Khuê ra sao có bị đánh đập hay biệt giam gì không".
Gia đình còn cho biết thêm, sau khi Khuê bị bắt cũng đã liên lạc với một điều tra viên để hỏi về trường hợp của Khuê, tuy nhiên phía cơ quan an ninh cho biết Khuê đã khai nhận tội hết rồi và bây giờ cơ quan pháp luật sẽ làm việc và đến nay không liên lạc được nữa.
Chúng tôi có liên lạc với điều tra viên Nguyễn Đình Doanh theo số điện thoại được ghi trên giấy thông báo của cơ quan công an Đồng Nai cung cấp tuy nhiên mọi nổ lực đều bất thành.
Theo giấy thông báo của cơ quan công an Đồng Nai, anh Nguyễn Đình Khuê đã vi phạm vào điều 118 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2019 về tội phá rối an ninh, trong đó có quy định những người chuẩn bị phạm tội này sẽ bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Luật sư Nguyễn Văn Miếng lập luận rằng việc bắt anh Khuê về hành vi chuẩn bị biểu tình là trái pháp luật và việc xác minh tội danh trong thông báo là trái với quy định.
"Thứ nhất khi bị bắt họ thường thường chỉ ghi hành vi mà thôi, ví dụ như hành vi dâm ô hay cái gì đó nhưng còn để ghép vô tội danh nào thì trong trường hợp này họ ép vô tội danh điều 118 và các hành vi họ liệt kê như trên rồi, như họ nói đã chuẩn bị biểu tình rồi dự định gây cháy nổ gì đó và định luôn tội đó. Thật ra nếu bắt lúc nào chỉ là nghi can nghi phạm và bằng chứng là sau khi bắt 9 ngày thì người ta mới ra được thông báo tạm giam nên khi bắt họ cũng chưa chắc chắn là có tội hay không có tội".
Anh Nguyễn Đình Khuê sinh năm 1978 và hiện đang sống tại Biên Hòa, Đồng Nai, anh là công nhân tại một nhà máy thuộc khu công nghiệp Biên Hòa 2 có vợ và hai con nhỏ 4 và 7 tuổi.
Trong đợt biểu tình chống hai dự luật đặc khu và an ninh mạng nổ ra tại nhiều nơi tại Việt Nam hồi ngày 10 tháng 6 năm ngoái, Biên Hòa là nơi có 20 thanh niên bị bắt và bị kết án với cáo buộc tội "gây rối trật tự công cộng" với mức án từ 8 đến 18 tháng tù giam.
*******************
Việt Nam kết án tử hình 10 người buôn lậu ma túy (RFA, 17/05/2019)
Việt Nam đã kết án tử hình 10 người vì buôn bán và vận chuyển các chất ma túy methamphetamin, Ketamin và các loại thuốc lắc tổng hợp trên khắp cả nước.
Án tử hình cho 10 người vì buôn bán và vận chuyển các chất ma túy methamphetamin, Ketamin và các loại thuốc lắc tổng hợp trên khắp cả nước - Ảnh minh họa. AFP
AFP loan tin dẫn nguồn truyền thông trong nước vào ngày 17/5 như vừa nêu.
Theo đó, năm người đàn ông và năm người phụ nữ đã bị tòa án Hà Nội trong tuần này kết án tử hình ; có hai người khác bị án chung thân.
Những người này đã vận chuyển khoảng 300 kg ma túy và các chất kích thích từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2015 đến 2016 qua đường tàu hỏa. Những người đứng đầu nhóm này được trả từ vài chục ngàn đô la đến hàng trăm ngàn đô sau mỗi chuyến vận chuyển.
Hồi tuần trước Công an thành phố Hồ Chí Minh vừa thu giữ 500 kg ma túy tổng hợp Ketamin với giá trị lên tới 500 tỷ đồng và bắt giữ 4 người trong đó có 1 người Trung Quốc và 2 người Đài Loan.
Việt Nam là nước có luật chống buôn bán ma túy nghiêm khắc. Theo luật thì những người bị bắt giữ vận chuyển hoặc buôn bán hơn 600 gram heroin hay cocain hoặc 2.5 kg ma tuý đã có thể bị tử hình.
Theo AFP, giới trẻ Việt Nam hiện nay đang dần chuyển sang sử dụng các chất ma túy tổng hợp như Ketamin, thuốc lắc và meth đã dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như vụ 7 người thanh niên trẻ đã bị đột quỵ tại một lễ hội âm nhạc vào năm 2018.
Cũng tin liên quan, tình trạng mua bán vận chuyển các loại ma túy với số lượng lớn từ khu vực biên giới ba nước Lào, Thái Lan và Myanmar hay còn gọi là "Tam giác vàng" về tới Việt Nam có chiều hướng gia tăng đáng kể.
Truyền thông trong nước vào ngày 17/5 dẫn lời ông Nguyễn Văn Thủy, trưởng phòng kiểm soát ma túy, Cục điều tra chống buôn lậu, thuộc Tổng cục Hải quan như vừa nêu.
Ông Nguyễn Văn Thủy cho biết, từ năm 2017 đến nay, tình trạng mua bán vận chuyển các loại ma túy đủ loại kèm theo chất kích thích và heroin với số lượng rất lớn từ khu vực "Tam giác vàng" qua Lào được chuyển về Việt Nam và khiến tình hình tại biên giới Việt Lào ngày càng diễn biến phức tạp.
Nguyên nhân được ông Nguyễn Văn Thủy đưa ra, do đường biên giới Việt- Lào khá dài, việc du lịch qua lại, kinh doanh buôn bán, đầu tư diễn ra hằng ngày và do mối quan hệ thương mại hai nước cao nên việc đi lại giữa hai nước dễ dàng.
Ngoài ra, ông này còn nhấn mạnh rằng hiện nay các tội phạm sản xuất ma túy tại Trung Quốc đã di chuyển khu vực hoạt động sang Myanmar và Lào sau đó mới vận chuyển về Việt Nam rồi phân phối về các tỉnh thành.
Hồi tháng 3, Bộ Công an cảnh báo Thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành điểm chung chuyển ma túy với 3 vụ bắt giữ rất lớn. Tất cả các trường hợp bị bắt giữ được cho biết từ khu vực "Tam giác vàng".
Chúng tôi vừa nhận được thư của một đồng nghiệp, cũng là đồng môn Đại học Luật khoa Sài Gòn đang hành nghề tại Việt Nam ; là một trong các luật sư tình nguyện hổ trợ pháp lý miễn phí cho các nạn nhân bị cưỡng chế trong vụ vườn rau Lộc Hưng, F.6 Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Trong thư mở đầu viết :
"Thay mặt các luật sư đang giúp đỡ pháp lý miễn phí cho bà con Vườn rau Lộc Hưng tại F.6Q. Tân Bình tôi xin gửi lời kêu gọi thống thiết đến các đồng nghiệp, hội viên Câu lạc bộ Luật khoa Việt Nam. Đây là tiếng nói mới nhất của một trong các luật sư đăng trên FB ngày 8/5/2019… Mong các bạn ở trên một đất nước tư do, yêu chuộng dân chủ, hiểu biết pháp luât quốc tế hơn các luật sư trong nước và người dân, hãy nghiên cứu và có cách nào hổ trợ pháp lý…".
Cưỡng chế Vườn rau Lộc Hưng.
Chúng tôi rất xúc động khi đọc thư và sự ngưỡng phục các đồng nghiệp trong nước luôn có tấm lòng trợ giúp những người dân oan thấp cổ bé miệng, không thù lao và có nhiều hiểm nguy, bất trắc, bất lợi cho việc hành nghề của mình. Trong khi chờ đợi các luật sư trong Câu lạc bộ Luật khoa Việt Nam nghiên cứu hồ sơ xem có thể hổ trợ được gì về mặt pháp lý cho quý đồng nghiệp trong nước, cá nhân người viết có đôi điều nhận thức qua bài viết này như một góp ý xây dựng với nhà đương quyền Việt Nam để giải quyết vụ việc thế nào cho thỏa đáng. Chúng tôi lần lượt trình bày : diễn tiến vụ việc, căn bản thực tế và pháp lý để giải quyết và sau cùng là Nhận định.
I. Diễn tiến vụ việc cưỡng chế khu Vườn rau Lộc Hưng
Theo tin tổng hợp của các cơ quan truyền thông Việt Nam và quốc tế thì :
1. Vị trí Vườn rau Lộc Hưng theo bản đồ, nằm trong Phường 6, quận Tân Bình, thành phố Sài Gòn. Vườn rau Lộc Hưng là một khu vực trồng rau và sinh sống của những người miền Bắc di cư vào miền Nam từ sau năm 1954.
Nhìn theo bản đồ, Vườn rau Lộc Hưng là khu đất vàng, nằm tiếp giáp quận 3, quân 10, quận Phú Nhuận và quận Bình Tân. Đây cũng là Giáo xứ Lộc Hưng với trên một trăm gia đình phần lớn làm nghề trồng rau để sinh sống từ 3 hay 4 thế hệ, tiếp theo là chăn nuôi và sau đó là xây các nhà trọ cho người dân tạm cư đến Thành phố Hồ Chí Minh làm việc để có thu nhập thay cho trồng rau và chăn nuôi…
2. Việc cưỡng chế đất đai trái pháp luật :
Nguyên người dân Vườn rau Lộc Hưng là những cư dân sinh sống lâu đời tại khu vực Vườn rau Lộc Hưng thuộc Phường 6, Quận Tân Bình từ trước năm 1975 và sau năm 1975, họ vẫn tiếp tục sống, sinh con đẻ cái và mưu sinh tại khu vực này.
Do bà con Vườn rau Lộc Hưng có quá trình sử dụng đất ổn định, đóng thuế nông nghiệp cho chính quyền địa phương nhưng các cơ quan chức năng từ Thành phố đến Ủy ban nhân dân Phường 6 khộng hiểu vì lý do gì đã không chịu cấp Giấy công nhận quyền sử dụng đất cho các cư dân này, họ đã kiên trì khiếu nại ra các cấp chính quyền tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Vào ngày 04 và 08/01/2019, trong khi bà con ở Vườn rau Lộc Hưng chuẩn bị đón Tết Nguyên đán thì Ủy ban nhân dân Phường 6 huy động một lực lượng có đến hàng trăm, hàng ngàn người võ trang đầy đủ với các xe cơ giới để hủy hoại tài sản, nhà cửa của hơn 100 hộ gia đình, sinh sống tại đây.
Tệ hại hơn nữa, ngay sau khi hủy hoại toàn bộ tài sản của người dân Vườn rau Lộc Hưng, họ đã dùng hàng trăm chuyến xe để mang đi toàn bộ tài sản của người dân. Số tài sản bị hủy hoại lên đến hàng trăm tỷ đồng.
Báo chí trong nước đã im lặng trước việc làm xem thường pháp luật này, chỉ có vài tờ báo can đảm cuối cùng cũng phải lên tiếng. Thế nhưng các báo đài nước ngoài đều đã phản ảnh tình trạng kinh khủng này xảy ra tại ngay khu vực quận Tân Bình.
Ngay sau đó các cư dân đã được hàng chục luật sư khắp cả nước quan tâm và đã nhanh chóng trợ giúp pháp lý miễn phí cho họ. Các luật sư đã xem xét hồ sơ pháp lý của người dân Vườn rau Lộc Hưng và cho hay họ nhận lời giúp đỡ pháp lý vì biết người dân có cơ sở pháp lý đầy đủ để yêu cầu chính quyền phải tôn trọng pháp luật về đât đai hiện hành.
Người dân Vườn rau Lộc Hưng đã gửi các Đơn khiếu nại đến Thanh tra Chính phủ và được Ban Tiếp công dân Trung ương tiếp ân cần và đã có ngay Công văn số 318/BTCDTW-TD1 ngày 08/02/2019 yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phải tiếp và đối thoại với người dân Lộc Hưng. Thế nhưng cho đến nay đã hơn 04 tháng trôi qua Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố vẫn im lặng, một sự im lặng khiến người dân phẫn nộ vì đã không làm việc phải làm, cho dù có đến 2 văn bản của Thanh tra Chính phủ.
Người dân Vườn rau Lộc Hưng cũng đã có Đơn tố giác tội phạm gửi đến Công an Thành phố Hồ Chí Minh ngày 23/01/2019 vì việc hủy hoại tài sản của công dân mà Ủy ban nhân dân Phường 6, Quận Tân Bình đã thực hiện hoàn toàn trái với nội dung Thông báo số 159/TB-UBND-DT ngày 29/12/2018 mà họ đã ban hành. Đó là họ sẽ chỉ thực hiện việc tháo dỡ nhà của những hộ dân xây dựng trái phép từ tháng 1/2018 nhưng thực tế họ đã tàn phá hủy hoại tài sản của người dân đã sinh sống tại đây từ trên 50 năm nay. Đây là điều vi phạm pháp luật nghiêm trọng của sự "lạm quyền", vượt quá quyền hạn khi làm công vụ trong một chính quyền mệnh danh là nhà nước pháp quyền.
Trên thực tế, mặc dầu Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã có văn bản trả lời là đã chuyển đơn và yêu cầu Ủy ban nhân dân Quận Tân Bình giải quyết, nhưng đến nay Ủy ban nhân dân Quận Tân Bình vẫn không giải quyết. Đến Đoàn Đại biểu quốc hội đại diện cho dân cũng đóng cửa như như để tránh né việc giải quyết khiếu nại chính đáng của người dân.
II. Căn bản thực tế và pháp lý
1. Căn bản thực tế và pháp lý phía người dân bị cưỡng chế
Đất Vườn rau Lộc Hưng trước 1975
Theo người dân, từ những năm 1954, Hội truyền giáo Thừa sai Paris (Mission étrangère de Paris) Sơn Tây đã quản lý một mảnh đất dài 5km ở xã Tân Sơn Hòa, Gia Định, nay là khoảng từ đường Cách Mạng tháng 8 đến Lý Thường Kiệt, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.Sau đó giáo dân Bắc di cư vào miền Nam đã được Hội truyền giáo cho mượn một mảnh đất khoảng 60.000m2 để trồng rau có giấy tờ chứng minh (1).
Sau này Hội thừa sai Paris giao lại đất cho Tòa Giám mục Sài Gòn, còn Tổng Nha viễn thông của Pháp xin mượn 12.000m2 trên khoảng đất 60.000m2 để làm đài ăng-ten. Theo đó người dân vẫn canh tác ở khu vực rộng 48.000m2 còn lại có chứng từ (2). Đất giao cho giáo dân, có người ký để làm nhà, có người ký để trồng rau vì nhu cầu mỗi người một khác.
Đất Vườn rau Lộc Hưng sau 1975
Sau 30/04/1975, Đài phát tuyến Chí Hòa bị chính quyền cộng sản Việt Nam thu hồi và thuộc quyền sở hữu của Bưu điện thành phố. Người dân vẫn tiếp tục canh tác trên khu đất 48.000m2, vì họ tin nó không thuộc sở hữu của Đài Chí Hòa.
Theo người đại diện của dân Lộc Hưng, thì từ năm 1976 đã có quyết định thu thuế nên người dân Lộc Hưng đã góp rau và các sản phẩm hoa màu sản xuất ra cho chính quyền địa phương. Đến 1982 chính quyền có ra quyết định điều chỉnh mức thuế thu bằng tiền, với giá "6 tháng nắng thu 10 xu/1m2, 6 tháng mưa thu 5 xu/1m2" có chứng từ (3).
Biên lai ký ngày 27/06/1983, ghi rõ "Ủy ban nhân dân phường 7 có nhận của : Toàn bộ tổ rau trong phường, 4 tổ rau, số tiền : hai trăm đồng chẵn"... Đây là bằng chứng người dân cho rằng chính quyền từ lâu đã mặc nhiên thừa nhận quá trình sử dụng đất ổn định của người dân.
Đến năm 1999, theo Chỉ thị 24/1999/CT-TTG của Thủ tướng chính phủ về tổng kiểm kê đất đai, người dân vườn rau Lộc Hưng nộp đơn yêu cầu Ủy ban nhân dân phường 6 (đã đổi từ phường 7) quận Tân Bình xác nhận quá trình sử dụng đất theo chỉ thị trên.
Người dân cho biết họ tiếp tục đóng thuế liên tục từ 1976 đến 1999. Cho đến khi ra xin kê khai đất đai thì Ủy ban nhân dân phường 6 bắt đầu từ chối, ngưng thu thuế dân vườn rau và giải thích rằng "Đất do bà con khai phá canh tác mấy chục năm nay mà ai cũng biết, khẳng định chưa có dự án hay quyết định quy hoạch nào nên bà con cứ về canh tác đi. Phường không thể giải quyết được vì đó là chỉ thị của cấp trên".
Từ 2002, người dân vườn rau Lộc Hưng đã liên tục gửi đơn khiếu nại, kiến nghị tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ phường, quận, thành phố đến trung ương nhưng không cơ quan nào đứng ra nhận trách nhiệm trực tiếp giải quyết. Trong thời gian chờ đợi chính quyền giải quyết đơn từ, để mưu sinh, người dân tiếp tục kiếm kế sinh nhai bằng nghề trồng trọt, vốn là thu nhập chính của họ.
Đến ngày 7/7/2008 cho đến ngày bị cưỡng chế, Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước ra công văn chuyển đơn tố cáo của các hộ dân Lộc Hưng đến Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận, kiểm tra nội dung, chỉ đạo giải quyết và trả lời công dân.
Năm 2006, có tình trạng "trên bảo dưới không nghe" khi ông Nguyễn Văn Đua, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố đã có cuộc họp với người dân. Tại cuộc họp ông Đua đề nghị Ủy ban nhân dân phường xác nhận cho chính xác, nghĩa là có ý định xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp cho người dân. Thế nhưng người dân cho biết từ 2006 đến nay, Ủy ban nhân dân phường 6 vẫn không thực hiện. Đáng chú ý, sau đó, khoảng 2007, công ty xây dựng Sài Thành đưa ra đề nghị bồi thường tiền cho một số dân ở đây để giải tỏa đất tiến hành các dự án xây dựng. Khoảng vài chục hộ được đề nghị đền bù 3 triệu/m2 với điều kiện ký vào một văn bản. Nhưng người dân ở đây đã làm đơn tố cáo vì nhận thấy điều này là trái luật vì đất vườn rau vẫn chưa được xác nhận quá trình sử dụng đất thì chưa thể bồi thường thu hồi. Sau đó thì công ty Sài Thành rút lui. Sự thể này khiến người dân Vườn rau Lộc Hưng bị cưỡng chế hôm nay nghi ngờ rằng việc giải tỏa khu Vườn rau Lộc Hưng không biết có phải tất cả được sử dụng vào mục đích xây trường học hay một phần được dùng cho "lợi ích nhóm" đây ?
2. Căn bản thực tế và pháp lý về phía cơ quan chức năng cưỡng chế
Theo chính quyền địa phương cho báo chí biết, muốn trưng dụng khu vườn rau Lộc Hưng là vì "Hiện thành phố đang có dự án xây dựng trường mầm non, trường tiểu học và trường Trung học cơ sở, hạ tầng giao thông và công viên cây xanh trong khu vực Vườn rau Lộc Hưng với tổng vốn đầu tư là 117 tỷ"…
Mục đích giải tỏa nghe ra có vẻ chính đáng. Nhưng theo các luật sư hỗ trợ pháp lý cho người dân Vườn rau Lộc Hưng thì, để làm được điều này, căn cứ theo Luật Đất đai hiện hành và các văn bản dưới Luật là các Nghị định, thì Nhà nước, Ủy ban các cấp phải giải quyết theo trình tự pháp luật theo qui định. Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều, khoản của Luật Đất đai về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, nêu rõ việc bồi thường về đất chỉ áp dụng nếu việc thu hồi đất ở mà có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (xin nhấn mạnh điều này được ghi trong Nghị định). Nói cách khác, khi lập dự án thu hồi đất tại Vườn rau Lộc Hưng, chính quyền thành phố vẫn xem đất này thuộc quyền sử dụng hợp pháp của người dân tại đây. Do đó, họ đã lập ra "Ban bồi thường giải phóng mặt bằng Quận Tân Bình".
Vẫn theo các luật sư, điều đáng kinh ngạc đó là việc Ủy ban nhân dân Phường 6 thực hiện ý kiến chỉ đạo của cấp trên đã tiến hành cưỡng chế thô bạo để giải phóng trắng mặt bằng vào các ngày 04 và 08/01/2019, đặt ra vô vàn khó khăn cho người dân, biến họ đang là người có tài sản, có nơi cư ngụ hợp pháp thì nay họ trở thành kẻ không nhà, toàn bộ tài sản bị tước đoạt, họ trở thành người vô gia cư, gia đình và cuộc sống của họ bị đảo lộn… Khiếu kiện tràn lan, gây mất ổn định cho người dân và cho cả chính chính quyền các cấp. Bởi vì dường như chính quyền hiện cũng còn lung túng chưa biết phải giải quyết cách nào cho ổn thỏa các yêu cầu chính đáng, hợp pháp của người dân Vườn rau Lộc Hưng… ?
Gần đây nhất, Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tại kỳ họp thứ 14 ngày 11/05/2019 đưa ra Nghị quyết với luận điểm chúng tôi cho là trái pháp luật gây phẫn nộ cho người dân. Đáng lẽ phải cùng với người dân Lộc Hưng tìm ra giải pháp dựa trên cơ sở pháp luật thì họ đưa ra Nghị quyết có nội dung làm trầm trọng hóa việc giải quyết vụ Vườn rau Lộc Hưng. Nghị quyết có đoạn đáng lưu ý :
"…Trong quá trình rà soát pháp lý khu đất nói trên, Ủy ban nhân dân Quận Tân Bình và các sở, ngành nhận thấy đây là khu đất do Nhà nước quản lý, không thực hiện bồi thường về đất mà chỉ giải quyết hỗ trợ cho các hộ dân di dời.
Theo đó, dự án cần thiết điều chỉnh tên từ"Dự án bồi thường giải phóng mặt bằng khu đất công trình cộng Phường 6, Quận Tân Bình" thành "Dự án hỗ trợ để thu hồi đất thực hiện đầu tư xây dựng cụm trường học công lập theo tiêu chuẩn quốc gia tại khu đất công trình công cộng Phường 6, Quận Tân Bình".
Phải chăng, trước sự phản ứng của dư luận trong và ngoài nước, chính quyền tìm cách thay đổi thực trạng pháp lý của khu đất Vườn rau Lộc Hưng bằng cách điều chỉnh thuật ngữ"bồi thường" thành thuật ngữ"hỗ trợ", nhằm hợp thức hóa hành động tước đoạt đất của người dân Lộc Hưng một cách trái pháp luật và trốn tránh trách nhiệm bồi thường ? Người dân cho đây là một sự lật lọng, đổi trắng thay đen của nhà cầm quyền địa phương để tránh trách nhiệm "bồi thường" (có tính bắt buộc nhà cầm quyền thông qua thương lượng thỏa đáng với người dân) khác với "hổ trợ" (tùy lượng định áp đặt một chiều của nhà cầm quyền).
Sự thể này một lần nữa cho thấy cho đến nay người dân Lộc Hưng hoàn toàn có cơ sở thực tế và pháp lý để đúng ra từ lâu, đã phải được xác lập quyền sử dụng đất hợp pháp theo Luật Đất đai hiện hành. Nay dù nhà cầm quyền tìm cách đổi trắng thành đen cũng không thể phủ nhận quyền lợi hợp pháp, chính đáng đó của người dân vườn rau Lộc Hưng.
Điều cần lưu ý là, chính sự phủ nhận trái với thực tế và pháp lý này đã vi hiến, vi luật nghiêm trọng. Bởi vì Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh làm sao chỉ đơn giản bằng một nghị quyết điều chỉnh tên gọi dự án lại có quyền thay đổi cơ sở pháp lý của quyền sử dụng đất hợp pháp theo Hiến pháp và Luật Đất đai, mà chính nhà nước đã mặc nhiên thừa nhận bấy lâu nay ?
Như vậy, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhằm tước đoạt đất hợp pháp của người dân Lộc Hưng hoàn toàn vô giá trị về mặt pháp lý.
Nguyện vọng của dân bị cưỡng chế là gì ?
Để nhanh chóng phản ứng lại Nghị quyết vi Hiến vi Luật nêu trên của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, các người dân Vườn rau Lộc Hưng và các Luật sư hổ trợ pháp lý cho họ đã có "Thư Ngỏ" gửi ngay cho Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân, cũng là Ủy viên Bộ Chính trị và là Trưởng đoàn Đại biểu quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung Thư Ngỏ đã cho thấy nguyện vọng của người dân vườn rau Lộc Hưng bị cưỡng chế là gì, cần được chính quyền giải quyết ra sao ?
Trong thư có đoạn viết (xin trích) :
"Người dân Vườn rau Lộc Hưng trong suốt bao nhiêu năm qua chỉ có một lập trường, một suy nghĩ là đất đai mà chúng tôi cư ngụ là đất đai chúng tôi đã sử dụng HỢP PHÁP, được Giáo hội, Nhà thờ cho phép, sử dụng cho đến hiện nay không tranh chấp. Sau đó các cấp chính quyền dù có né tránh việc cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất thế nào đi nữa cũng phải công nhận cho phép người dân chúng tôi trực tiếp trồng rau, chăn nuôi, xây dựng nhà để cho người dân tạm cư nhằm đảm bảo cho bà con Vườn rau Lộc Hưng chúng tôi sinh sống cho đến trước ngày xảy ra biến cố đầu năm 2019, đó cũng là điều cho thấy nhà nước Việt Nam đã đáp ứng phần nào nguyện vọng chính đáng của người dân, điểm son đó tiếc rằng đã bị hủy hoại tàn nhẫn gây phẫn uất cho người dân Vườn rau Lộc Hưng như chúng tôi đã nêu ở trên…".
"Do bởi Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cố tình tránh né việc tiếp xúc đối thoại với bà con Vườn rau Lộc Hưng, nay chúng tôi gửi thư này lên ông Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh là người lãnh đạo Đảng cao nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh, với nguyện vọng như sau :
1. Chúng tôi được biết Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có yêu cầu Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh có ý kiếnpháp lý về vấn đề vụ Vườn rau Lộc Hưng và Sở đã có yêu cầu Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh cử luật sư nghiên cứu và cho Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh biết cơ sở pháp lý giải quyết vụ việc này. Đây là cách đặt vấn để và giải quyết vấn đề đáng được người dân chúng tôi hoan nghênh và chính vì thế các Luật sư Vườn rau Lộc Hưng đã có sẵn bộ hồ sơ pháp lý của việc sử dụng đất của người dân chúng tôi. Việc các luật sư hai phía (Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và người dân Vườn rau Lộc Hưng) cùng làm việc để giải quyết nan đề này mà đã kéo dài hơn 20 năm qua chắc chắn sẽ được dư luận trong và ngoài nước hoan nghênh, đó chính là cách hành xử đúng pháp luật của một nhà nước pháp quyền.
2. Trên cơ sở thảo luận tìm ra giải pháp với thiện chí của chính quyền và người dân, chắc chắn hai phía sẽ đi đến sự đồng thuận, tránh tình trạng mà người dân Thủ Thiêm đã phải khiếu kiện kéo dài 20 năm qua. Chúng tôi tin rằng khi đó và chỉ khi đó ông Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh sẽ cùng chúng tôi vui đón thành quả mà hai bên nỗ lực cùng giải quyết…".
Người dân Vườn rau Lộc Hưng là những công dân tốt, có thiện chí muốn cùng chính quyền giải quyết ôn hòa, có lý có tình vụ việc đất đai của họ bị giải tỏac. Lại là những người thấm nhuần tinh thần hòa giải nơi đức tin tôn giáo lớn lao, nên trong lời kết của THƯ NGỎ đã viết :
"Là những công dân Việt Nam, có đức tin lớn lao, chúng tôi cầu xin Chúa ủng hộ những nỗ lực không mệt mỏi của người dân chúng tôi trong sự việc cùng tìm đến chính quyền để giải quyết sự việc ở Vườn rau Lộc Hưng. Nỗ lực đưa đến một giải pháp tốt đẹp cho người dân Vườn rau Lộc Hưng chúng tôi chắc chắn sẽ là điểm son cho chính quyền mà ông lãnh đạo và từ đó sẽ là tấm gương cho việc giải quyết vụ Thủ Thiêm mà ông đang trăn trở trong chức trách của mình…".
III. Nhận định
1. Nguyên nhân dẫn đến vụ việc Vườn rau Lộc Hưng nghiêm trọng là vì nhà cầm quyền ngay từ đầu đã không thi hành việc hợp thức hóa quyền sử dụng đất đai theo Luật đất đai mới của chế độ, dù người dân đã sử dụng đất liên tục, đóng thuế hợp lệ hội đủ các điều kiện theo luật định.
Người dân Lộc Hưng đã có chứng từ sử dụng đất hợp pháp liên tục nhiều năm trước và sau 1975 và đã nhiều lần xin hợp thức hóa quyền sử dụng đất không được giải quyết. Mặc dầu Luật Đất Đai năm 1987 đã điều chỉnh 3 lần cứ sau 10 năm (1993, 2003 và 2013) để phù hợp với thực tiễn, trong đó có tạo điều kiện pháp lý thuận lợi cho những người dân sử dụng đất đai ổn định, liên tục… như dân Vườn rau Lộc Hưng được xin cấp Giấy xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp. Nhưng đã bị chính quyền địa phương tìm cách thoái thác.
Sự trì hoãn này xảy ra nơi nhiều địa phương, khiến người dân nghi ngờ là có dự mưu của những kẻ cầm quyền muốn lợi dụng những quy định của luật đất đai mới để thủ lợi cá nhân hay "lợi ích nhóm". Từ đó đưa đến khiếu kiện không giải quyết mà dùng cưỡng chế để chiếm đoạt khiến người dân phẫn uất, phản ứng quá đà để rồi bị kệt tội chống người thi hành công vụ một cách oan ức…
Theo một luật sư trong nước thì hành động cưỡng chế như thế là "phi pháp", đã "triệt tiêu" quyền khiếu kiện của người dân, đồng thời cho thấy tình trạng thực tế là doanh nghiệp lợi ích nhóm đang "mượn tay" chính quyền để cướp đất của người dân. Và rằng việc cưỡng chế, tháo dỡ nhà cửa ở khu vực Vườn rau Lộc Hưng, quận Tân Bình, là hoàn toàn "trái pháp luật" và cảnh báo về một "ngòi nổ Tiên Lãng" ngay giữa lòng Sài thành, sau khi chính quyền "ra quân" rầm rộ và san bằng khoảng 200 ngôi nhà vào ngày 8/1/2019.
2. Nguyên nhân dẫn đến các vụ việc nghiêm trọng như vụ Vườn rau Lộc Hưng và nhiều vụ việc trước đó cũng như sau này, còn xuất phát từ sự bất cập của quy định duy ý chí, không phù hợp thực tiễn trong nước và quốc tế của luật đất đai hiện hành khi quy định "quyền sở hữu đất đai thuộc về toàn dân" do nhà nước quản lý.
Mặt khác, vì Luật đất đai coi đất đai là "Sở hữu toàn dân" (công sản) tức sở hữu chủ là nhà nước mà suy cho cùng là giai cấp cầm quyền nắm quyền định đoạt. Vì thế quyền cấp đất cho ai sử dụng là quyền của "đảng ta và nhà nước ta" mà "ta là đại diện". Nên trong thời gian qua những người cầm quyền địa phương diên trì không hợp thức hóa quyền sử dụng đất cho dân đề chờ thời cơ trưng dụng đất nhân danh công ích để tư túi một phần chăng ?. Thành ra đã hơn một lần tính giải tỏa cấp đất cho một công trình kinh doanh không thành năm 2008 (công ty xây dựng Sài Thành…). Phải chăng, nay là thời điểm khu đất vườn rau Lộc Hưng trở thành đất vàng thì việc cưỡng chế giải tỏa quyết liệt, mạnh bạo khiến người dân phẫn nộ vì nghi ngờ đằng sau lý do lấy đất xây trường học chính đáng, phải có tư lợi, phe nhóm gì đây ?
3. Mặc dầu trưng dụng đất đai vì mục đích công ích là điều đã được ghi trong Luật Đất đai nhưng tại sao lại không thực hiện đúng theo qui trình pháp định mà vội vàng cưỡng chế đất trái pháp luật.
Đó phải chăng đúng là điều mà bà Đại biểu quốc hội Ngô Bá Thành đã từng nói oang oang tại Hội trường Quốc hội là "có một rừng luật nhưng khi hành xử thì lại tùy tiện muốn làm cách nào thì làm". Thực tế nhà đương quyền Việt Nam đã thực hiện cưỡng chế bất hợp pháp với cường độ cưỡng chế, thời gian cưỡng chế (cận Tết) như thế là tàn bạo, bất nhân, vô nhân đạo, gây bất bình, phẫn nộ trong nhân dân và quốc tế là điều dễ hiểu.
Đó là một biến động lớn do chính quyền địa phương Tân Bình gây ra, không phải là "sự việc rất bình thường" như ông Bí thư thành ủy Nguyễn Thiện Nhân nói ; cũng như sự phẫn nộ của công luận không phải như ông nhân định là do "các đối tượng chống phá vẫn lợi dụng để kích động".
4. Theo sự chỉ đạo của Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân thì "Qua một số vụ việc năm 2018, thành phố rút ra kinh nghiệm là không đối đầu với người dân mà sẽ thông tin, tuyên truyền vận động để người dân hiểu". Sự chỉ đạo này chúng tôi cho là khôn ngoan.
Vì "đối đầu" luôn lợi bất cập hại. Lợi nhất thời là có thể dùng cường quyền trấn áp được nhân dân. Nhưng hại lâu dài là sự dồn nén uất ức của nhân dân tích lũy dẫn đến biên độ "tức nước vỡ bờ" hay là "tình thế cách mạng chín mùi", theo luận điểm đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác-Lê phải không ạ ?
Thư Ngỏ của người dân Vườn rau Lộc Hưng thiết nghĩ đáng để chính quyền hiện nay quan tâm xem xét nghiêm túc, để cùng ngồi xuống thảo luận với người dân bị hại, tìm cách giải quyết vụ việc Vườn rau Lộc Hưng theo cách thức của một nhà nước pháp quyền,dù đó là pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trên nền tảng tôn trọng các qui định của chính Hiến pháp và pháp luật của chế độ. Có như thế mới tạo một tiền lệ pháp lý tốt đẹp, để có cơ sở giải quyết các vụ việc tương tự khác, như vụ việc ở Thủ Thiêm cũng đang còn nằm chờ sự giải quyết "thấu lý đạt tình" giữa người dân và nhà nước ; không thể đối đầu với người dân mãi được đâu.
Houston ngày 12/05/2019
Thiện Ý
Nguồn : VOA, 16/05/2019
(1) Bản dịch có công chứng từ nguyên bản do Đại úy Moinard ký ngày 17/2/1955 xác nhận chủ đất là của Hội truyền giáo và cho phép người dân trồng trọt.
(2) Khế ước mướn đất của một người dân với Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn vào 1975.
(3) Quyết định thu thuế canh tác đất năm 1982.
Cần cách chức trưởng phòng giáo dục quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Thảo Vy, VNTB, 08/04/2019
Phải kiên quyết kỷ luật ở mức cao nhất là đuổi ra khỏi ngành giáo dục ông Trần Khắc Huy, vì đã đưa ra lệnh buộc các thầy cô giáo phải tuyên truyền sự gian dối. Đồng thời ở đây còn có dấu hiệu của lũng đoạn lợi ích nhóm, cản trở tư pháp, cố tình phá hoại nền pháp chế xã hội chủ nghĩa !
Văn bản được ghi số thứ tự phát hành là 01/GDĐT-VP, ký ngày 26/03/2019 của trưởng phòng Giáo dục quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh đã vượt quá thẩm quyền và sai trái các nội dung.
Lời đề nghị khiếm nhã hay cái tát vào nền pháp chế xã hội chủ nghĩa ?
Một văn bản ký ngày 26/03/2019 của trưởng phòng Giáo dục quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, có tiêu đề "Tổ chức tuyên truyền việc thực hiện dự án xây dựng cụm trường học đạt chuẩn quốc gia tại khu đất công trình công cộng phường 6, quận Tân Bình". Văn bản được ghi số thứ tự phát hành là 01/GDĐT-VP. Nơi nhận là hiệu trưởng các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở công lập, ngoài công lập và đơn vị trực thuộc.
Trưởng phòng Giáo dục quận Tân Bình, ông Trần Khắc Huy đưa ra các yêu cầu cụ thể như sau : "1. Khẳng định tính pháp lý khu đất công trình công cộng tại phường 6 là đất công. 2. Khẳng định việc cưỡng chế xây dựng vi phạm pháp luật trên đất công trình công cộng được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. 3. Khẳng định giá hỗ trợ trực canh trên đất công trình công cộng tại phường 6 là không thay đổi. 4. Khẳng định đất công trình công cộng tại phường 6 được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ giáo dục – đào tạo và nhu cầu an sinh xã hội của nhân dân. 5. Kêu gọi, động viên nhân dân trực canh trên đất công trình công cộng tại phường 6 cùng chính quyền quận Tân Bình thực hiện việc kê khai, sử dụng đất để quận hoàn thành công tác chi hỗ trợ ; kêu gọi người dân không nghe lời tuyên truyền, xuyên tạc, xúi giục, kích động của đối tượng xấu làm ảnh hưởng đến công tác quản lý đất công trình và thực hiện các dự án phục vụ nhu cầu giáo dục – đào tạo và an sinh xã hội ; đồng thời kêu gọi nhân dân tích cực, mạnh dạn tố giác các đối tượng có hành vi chống đối, phá hoại, cản trở công tác quản lý nhà nước của quận và thực hiện các dự án trên đất công trình công cộng tại phường 6".
Ông Trần Khắc Huy yêu cầu 5 nội dung trên "phải thực hiện thường xuyên trong các buổi chào cờ sáng thứ 2 hàng tuần và trong các cuộc họp, sinh hoạt giáo viên định kỳ". "Tập trung tổ chức tuyên truyền thường xuyên, liên tục từ tháng 3/2019 đến 30/6/2019".
Như vậy, cả 5 yêu cầu của ông Trần Khắc Huy đã có dấu hiệu của hành vi cản trở tư pháp, vì trong vụ việc "các dự án trên đất công trình công cộng tại phường 6", hay còn gọi là "vườn rau Lộc Hưng", theo yêu cầu của Thanh tra Chính phủ, "giữ nguyên hiện trạng khu đất, không tiến hành xây dựng, rào chắn khu Vườn Rau Lộc Hưng" trong thời gian chờ đợi "Lãnh Đạo UBND Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tiếp xúc, đối thoại, giải quyết dứt điểm". Ban Tiếp công dân Trung ương (Thanh tra Chính phủ) đã có công văn số 318/BTCD-TD1 chuyển đơn của công dân đến Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh với yêu cầu cụ thể như vậy.
Ông trưởng phòng giáo dục quận đã kết luận thay cho chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh
Trong buổi gặp gỡ vào sáng ngày 18/02/2019 tại trụ sở Ban Tiếp công dân Trung ương của Thanh tra Chính phủ, đại diện người dân ở ‘vườn rau Lộc Hưng’ ngụ tại đường Chấn Hưng, phường 6, quận Tân Bình, đã đưa ra các giấy tờ pháp lý cho biết đất khu vườn rau Lộc Hưng thuộc quyền quản lý và sở hữu của bà con từ những năm 1954 do Giáo hội Công giáo cấp, được bà con sử dụng đất ổn định và liên tục cho đến hôm nay. Điều này đã được Linh mục Huỳnh Công Minh, Tổng Đại diện của Hồng y Tổng Giám mục Giáo phận Sài Gòn, với tư cách chủ đất khẳng định với các cơ quan có thẩm quyền vào năm 2007.
Đất của bà con vườn rau sử dụng ổn định và lâu dài từ năm 1954 cho đến nay, gần 65 năm, với mục đích canh tác thể hiện qua các biên lai nghĩa vụ thuế, phiếu thu đóng góp nghĩa vụ khác, bản đồ diện tích đất vườn rau… Và Giáo hội Công giáo và người dân nơi đây chưa bao giờ từ bỏ quyền sử dụng đất vườn rau, cũng như chưa bao giờ ký bất kỳ một văn bản nào của các cấp có thẩm quyền để tước bỏ quyền sử dụng đất của mình. Do đó người dân có đầy đủ cơ sở để được các cơ quan có thẩm quyền công nhận "quyền sử dụng" đất tại khu vườn rau Lộc Hưng.
Luật sư Trần Thành phân tích, theo pháp luật đất đai ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nguồn gốc đất Lộc Hưng là đất nông nghiệp từ năm 1954 và từ đó đến nay một số gia đình đến Lộc Hưng sinh sống trên đất nông nghiệp. Không phải vì lẽ đó mà người dân không có quyền lợi, bởi bản thân đất cát là tài sản đặc biệt cứ chiếm giữ ngay tình và sinh sống có giấy tờ gắn với nơi sinh sống sẽ tạo thành loại đất mới có tên "sử dụng đất ổn định".
Tiêu chí đất sử dụng ổn định có thể dùng để bảo vệ quyền lợi cho hộ gia đình cá nhân như : Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, hóa đơn tiền điện, hóa đơn tiền nước, internet, cáp truyền hình… Một khi thuộc "sử dụng đất ổn định", theo định nghĩa chỉ có 2 khả năng pháp lý là thu hồi đất hoặc cấp giấy chứng nhận. Trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận, thì bản chất nhân đạo của pháp chế xã hội chủ nghĩa, cho phép người sử dụng đất tiếp tục sử dụng đất đến khi có dự án và phải ban hành quyết định thu hồi đất theo đúng trình tự quy định của pháp luật về đất đai.
Ngay cả trong trường hợp đất được nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn chiếm cũng phải tiến hành các bước thủ tục thu hồi đất, cụ thể là ở Điểm đ Khoản 1 Điều 64 Luật đất đai 2013. Trong trường hợp này, hậu quả pháp lý để lại là thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai. Trình tự thủ tục theo Điều 66 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, trước khi ban hành quyết định cưỡng chế, phải ban hành Thông báo thu hồi đất và đăng trên trang thông tin điện tử của UBND Thành phố Hồ Chí Minh và UBND quận Tân Bình.
Tuy nhiên tất cả các trình tự pháp lý tối thiểu kể trên đã không được tuân thủ ở "các dự án trên đất công trình công cộng tại phường 6". Vì các lẽ đó, nên ngay sau khi gặp gỡ đại diện người dân khu vườn rau Lộc Hưng, chiều 18/02/2019, ông Nguyễn Hồng Điệp, Trưởng ban Tiếp công dân trung ương đã phát hành văn bản số 318/BTCDTW-TD1 đề nghị chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh :
"Lãnh đạo UBND Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tiếp xúc, đối thoại, giải quyết dứt điểm. Xem xét, làm rõ nội dung một số hộ dân có quá trình sử dụng đất lâu dài nhưng chưa được xác nhận. Công khai các thông tin liên quan đến việc thu hồi, bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất tại khu Vườn Rau Lộc Hưng, phường 6, quận Tân Bình. Làm rõ nội dung thông báo của chính quyền địa phương về tổ chức tháo dỡ đối với các trường hợp xây dựng trái pháp luật phát sinh từ ngày 01/01/2018 tại khu đất trên, nhưng trên thực tế đã cưỡng chế toàn bộ các công trình khác. Trong thời gian công dân thực hiện quyền khiếu nại và chờ các cơ quan chức năng giải quyết , đề nghị giữ nguyên hiện trạng khu đất, không tiến hành xây dựng, rào chắn khu Vườn rau Lộc Hưng. Đồng thời công dân phản ánh có một số đối tượng có hành vi đe dọa, cản trở người dân thực hiện quyền khiếu nại".
Đến nay, ông Nguyễn Thành Phong, chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện theo yêu cầu của Thanh tra Chính phủ, qua việc mời hai luật sư của Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh là ông Nguyễn Văn Trung và ông Nguyễn Văn Hậu tham gia tham vấn pháp lý cho chính quyền. Nay, với văn bản của ông Nguyễn Khắc Huy ký ban hành với chức danh trưởng phòng Giáo dục quận Tân Bình, đã cản trở việc thực thi pháp luật về đất đai, về khiếu nại tố cáo của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, cần xem xét về trách nhiệm dân sự, hoặc có thể cả dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự tại Điều 356 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Ông Trần Khắc Huy đối mặt về cáo buộc hình sự như thế nào ?
Với sự việc mô tả pháp lý ở các phần trên của bài viết, cho thấy trưởng phòng Giáo dục quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh có dấu hiệu vi phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Các dấu hiệu thuộc về khách thể của tội phạm quy định ở Điều 356 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, được diễn giải như sau : Khách thể của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ cũng là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức ; làm cho cơ quan, tổ chức bị suy yếu, mất uy tín, mất lòng tin của nhân dân vào Nhà nước. Mặc dù tội phạm này gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền lợi ích hợp pháp của công dân, nhưng không vì thế mà cho rằng khách thể của tội phạm này là những thiệt hại thực tế xảy ra của Nhà nước, của xã hội, quyền lợi ích hợp pháp của công dân, mà những thiệt hại đó chỉ là hậu quả của hành vi phạm tội.
Các dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm là người phạm tội thực hiện hành vi của mình là cố ý (cố ý trực tiếp), tức là, người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra ; không có trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của tổ chức xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân nào được thực hiện do cố ý gián tiếp, vì người phạm tội bao giờ cũng mong muốn gây thiệt hại cho xã hội.
Theo điều văn của điều luật, thì động cơ phạm tội là dấu hiệu bắt buộc. Điều này thể hiện ngay câu đầu tiên : "Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác". Nếu không xác định được động cơ của người phạm tội thì hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của tổ chức xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân chưa cấu thành tội phạm này.
Ở đây, trên cương vị trưởng phòng Giáo dục, các văn bản hành chính được ký ban hành của ông Trần Khắc Huy phải phù hợp với Luật Giáo dục, Luật Cán bộ, công chức (luật số 22/2008/QH12). Văn bản được ghi số thứ tự phát hành là 01/GDĐT-VP, ký ngày 26/03/2019 của trưởng phòng Giáo dục quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh đã vượt quá thẩm quyền và sai trái các nội dung.
Ngoài ra có một chi tiết cần lưu ý, tính từ đầu năm 2019 đến ngày 26/03/2019, phòng Giáo dục quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh mới ký phát hành chỉ có một văn bản hành chính, được đánh số 01/GDĐT-VP, và văn bản này lại có những nội dung trái pháp luật như phân tích đã nêu ở bài viết.
Thảo Vy
Nguồn : VNTB, 08/04/2019
***************************
Thư gửi ông Trần Khắc Huy, trưởng phòng Giáo dục quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Minh Châu, VNTB, 07/04/2019
Trưởng phòng giáo dục quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh đã có công văn gửi tất cả các trường học công lập, dân lập và cả hệ thống trường mầm non ở quận Tân Bình, "kêu gọi người dân không nghe lời tuyên truyền, xuyên tạc, xúi giục, kích động của đối tượng xấu làm ảnh hưởng đến công tác quản lý đất công trình và thực hiện các dự án phục vụ nhu cầu giáo dục – đào tạo và an sinh xã hội ; đồng thời kêu gọi nhân dân tích cực, mạnh dạn tố giác các đối tượng có hành vi chống đối, phá hoại, cản trở công tác quản lý nhà nước của quận và thực hiện các dự án trên đất công trình công cộng tại phường 6".
Vườn rau Lộc Hưng sau khi bị cưỡng chế.
Rộng đường dư luận, phóng viên Minh Châu của trang Việt Nam Thời Báo đã có một ghi nhận quanh lời kêu gọi này của ông Trần Khắc Huy.
Một số người dân ở vườn rau Lộc Hưng, nơi đang có cái gọi là "dự án trên đất công trình công cộng tại phường 6", thông qua Việt Nam Thời Báo muốn gửi đến ông Trần Khắc Huy cùng lãnh đạo quận Tân Bình và giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh Lê Hồng Sơn, tóm tắt những nội dung liên quan đất đai mà ông Trần Khắc Huy cho rằng người dân đã nghe lời "tuyên truyền – xuyên tạc – xúi giục – kích động của đối tượng xấu".
Hộ gia đình bà Nguyễn Thị Thái
Năm 1954, cha mẹ tôi là ông bà Nguyễn Văn Quyền – Nguyễn Thị Hậu từ Bắc vào Nam sinh sống, được Hội thánh Công giáo Việt Nam (cũ) cho thuê đất để trồng rau sinh sống, trên diện tích 887m2. Năm 2008, gia đình tôi cất 1 căn nhà mái tôn, vách gỗ, khung cột gỗ, diện tích 5x20m trên đất. Khi xây dựng có xin phép miệng, gia đình tôi ở trên căn nhà này.
Năm 2010, gia đình tôi cất thêm 1 căn nhà và 5 căn phòng trọ diện tích 3x4m. Nhà mái tôn, tường gạch, mái lửng. Trị giá xây dựng khoảng 45 triệu đồng/căn. Cho thuê trọ giá 2,5 triệu đồng/căn/tháng. Năm 2013 gia đình tôi tiếp tục xây dựng thêm 5 căn nhà trọ. Tường gạch, mái tôn, gác lửng. Giá trị xây dựng khoảng 65 triệu đồng/căn. Cho thuê trọ giá 3 triệu đồng/căn/tháng. Qua các năm 2015 và 2016 gia đình tôi cất thêm 1 căn nhà mái tôn, để bán hàng tạp hóa. Cùng xây dựng một chuồng nuôi gà mái đẻ diện tích 2,5x6m. Giá trị xây dựng khoảng 35 triệu đồng. Gia đình chúng tôi ở trong căn nhà này.
Đầu năm 2018, do ngôi nhà mái tôn vách gỗ bị mối mọt rách nát, nên chúng tôi đập bỏ xây lại một căn nhà mái tôn, tường gạch, gác suốt. Giá trị xây dựng khoảng 120 triệu đồng. Ngoài ra, chúng tôi có mua một số tài sản sử dụng trong nhà như tủ lạnh, tủ mát, tivi, bàn ghế inox, bồn inox… và rất nhiều vật dụng khác, trị giá khoảng trên 200 triệu đồng.
Quá trình sử dụng đất gia đình tôi có kê khai các năm 2008, 2010, 2013, 2016, 2018. Trước năm 1975 gia đình tôi nộp tiền thuê cho Nhà hưu dưỡng Chí Hòa. Trong đợt cưỡng chế ngày 4 và 8/1/2019, toàn bộ các căn nhà và tài sản nói trên đều bị đập phá, hủy hoại. Chúng tôi chỉ lấy ra được một số quần áo. Tổng giá trị thiệt hại : khoảng 3 tỷ đồng.
Hộ gia đình ông Hoàng Công Minh
Từ năm 1961, ông bà của tôi là Nguyễn Văn Thư - Nguyễn Thị Nhật đến khu Vườn rau Lộc Hưng sinh sống. Ông bà tôi có mua phần đất canh tác hoa màu (bằng miệng chứ không có giấy tay), diện tích 572m2. Ngày 1/1/1975, ông ngoại tôi Nguyễn Văn Thư có ký một tờ Khế Ước mướn đất của Tòa tổng giám mục Sài Gòn, diện tích 42m2. Ngày 21/12/1976, UBND phường 7 (nay là phường 6) xác nhận bà tôi là Nguyễn Thị Nhật có tổng diện tích đất canh tác là 572m2. Đóng dấu và ký tên Phó chủ tịch Nguyễn Xuân Bình. Ngày 14/3/2000, UBND phường 6 quận Tân Bình xác nhận và đóng dấu bà ngoại tôi Nguyễn Thị Nhật có diện tích đất canh tác là 860m2.
Năm 2013, gia đình tôi cất 2 căn nhà cấp 4 để ở trên phần đất trồng rau. Diện tích xây dựng 3x7m. Trị giá xây dựng 120 triệu đồng/căn. Khi xây dựng có trình báo.
Năm 2016-2017, mẹ tôi cho phép các con, gồm 2 anh em tôi được sử dụng đất để mưu sinh. Chúng tôi đã xây dựng 6 căn phòng trọ diện tích 8x4m và 1 quán ăn uống. Nhà mái tôn, tường gạch, gác gỗ. Trị giá xây dựng khoảng 2 tỷ đồng cho cả 7 căn. Cho thuê trọ giá 6 triệu đồng/căn/tháng.
Trong đợt cưỡng chế ngày 4 và 8/1/2019, toàn bộ các căn nhà nói trên đều bị đập phá, hủy hoại. Chúng tôi cũng mất một số tài sản vật dụng trị giá khoảng 15 triệu đồng. Tổng giá trị thiệt hại : khoảng 2,2 tỷ đồng.
Hộ gia đình bà Ngô Thị Nga
Năm 1954, cha mẹ tôi là ông bà Nguyễn Văn Thìn – Nguyễn Thị Mến từ Bắc vào Nam sinh sống, được Hội thánh Công giáo Việt Nam (cũ) cho thuê đất để trồng rau sinh sống, trên diện tích 900m2. Sau năm 1975 gia đình tôi tiếp tục sử dụng, trồng rau sinh sống. Năm 1986, tôi lập gia đình, cha mẹ cho tôi 420m2 đất đề trồng rau.
Năm 1996, tôi cất 1 chòi mái tôn 5x12m để cất vật liệu và nghỉ trưa. Năm 2010, gia đình tôi xây dựng 4 căn nhà trọ. Tường gạch, mái tôn, gác lửng. Giá trị xây dựng khoảng 80 triệu đồng/căn. Cho thuê trọ giá 3 triệu đồng/căn/tháng. Năm 2011, gia đình tôi cất thêm 4 căn phòng trọ, diện tích khoảng 4x4,5m. Năm 2016 tôi có xây thêm và sửa chữa nhà tôn từ 4 phòng thành 8 phòng.
Tổng cộng gia đình tôi có 16 căn nhà nhỏ, gia đình ở trong 2 căn, cho thuê trọ 14 căn, giá thuê 3 triệu đồng/căn/tháng. Tổng cộng thu nhập khoảng 42 triệu đồng/tháng.
Trước năm 1975 gia đình tôi nộp tiền thuê cho Nhà hưu dưỡng Chí Hòa. Sau năm 1975 nộp thuế cho UBND phường 7 (nay là phường 6). Ngoài ra, chúng tôi có mua một số tài sản, vật dụng sử dụng trong nhà, như máy lạnh, tivi… trị giá khoảng 50 triệu đồng. Trong đợt cưỡng chế ngày 4 và 8/1/2019, toàn bộ các căn nhà và tài sản nói trên đều bị đập phá, hủy hoại. Chúng tôi chỉ lấy ra được một số quần áo. Tổng giá trị thiệt hại : khoảng 1,8 tỷ đồng.
Hộ gia đình bà Kiều Thị Hồng
Năm 1954, cha mẹ tôi là ông bà Kiều Trí Trình – Lê Thị Uyên từ Bắc vào Nam sinh sống, được Hội thánh Công giáo Việt Nam (cũ) cho thuê đất để trồng rau sinh sống, trên diện tích 500m2. Sau năm 1975 gia đình tôi tiếp tục sử dụng, trồng rau sinh sống trên phần đất này.
Năm 2002, gia đình tôi cất 1 căn nhà mái tôn, diện tích 3x6m. Trị giá xây dựng khoảng 10 triệu đồng để ở. Quá trình xây dựng không xin phép. Năm 2003, gia đình tôi cất thêm 2 căn nhà tôn, diện tích 4x8m. Mái tôn, vách tôn, cột gỗ, sàn gạch men. Trị giá xây dựng là 260 triệu đồng. Quá trình xây dựng không xin phép.
Năm 2005, gia đình tôi cất thêm 2 căn nhà xây, diện tích 4x6m. Mái tôn, tường gạch, sàn gạch men. Trị giá xây dựng là 340 triệu đồng. Quá trình xây dựng không xin phép. Chúng tôi cho thuê trọ được 2,5 triệu đồng/tháng/căn.
Đầu năm 2018, gia đình tôi cất thêm 2 căn nhà xây, diện tích 4x6m. Mái tôn, tường gạch, sàn gạch men. Trị giá xây dựng là 400 triệu đồng. Cho thuê trọ được 3,5 triệu đồng/tháng/căn.
Trước năm 1975 gia đình tôi nộp tiền thuê cho Nhà hưu dưỡng Chí Hòa. Sau năm 1975 nộp thuế cho UBND phường 7, nay là phường 6. Ngoài ra, chúng tôi có mua một số tài sản, vật dụng sử dụng trong nhà, như tủ gỗ, máy bơm… trị giá khoảng 30 triệu đồng. Trong đợt cưỡng chế ngày 4 và 8/1/2019, toàn bộ các căn nhà và tài sản nói trên đều bị đập phá, hủy hoại. Chúng tôi chỉ lấy ra được một số quần áo, nồi niêu. Tổng giá trị thiệt hại : khoảng 1,1 tỷ đồng.
Hộ gia đình bà Cao Thị Thơ
Năm 1954, bà ngoại tôi là Cao Thị Dự từ Bắc vào Nam sinh sống, được Hội thánh Công giáo Việt Nam (cũ) cho thuê đất để trồng rau sinh sống. Năm 1962, bà ngoại tôi chia cho cha mẹ tôi là Cao Chu Đảo 851m2 cũng để trồng rau nuôi sống gia đình. Sau năm 1975 gia đình tôi tiếp tục sử dụng, trồng rau sinh sống trên phần đất này.
Năm 2008, vì trồng rau không đủ sống, gia đình tôi chuyển sang nuôi thỏ, có dựng 2 căn nhà bằng tôn, cột gỗ, diện tích 10x16m. Quá trình xây dựng có ra phường, quận xin phép, nhưng không được tiếp nhận. Sau đó chúng tôi gửi đơn qua bưu điện. Năm 2017, bố tôi cho em tôi là Cao Thị Thủy cất 1 căn nhà 3,6x12m và 1 căn nhà trọ 3,6x6m để lấy tiền thuê sinh sống. Trị giá xây dựng là 700 triệu đồng. Quá trình xây dựng không xin phép. Thời gian này chúng tôi cũng cải tạo lại 2 căn nhà cũ, bằng cột sắt để làm quán cà phê. Trị giá xây sửa khoảng 100 triệu đồng.
Năm 2018 bố mẹ tôi cho xây dựng 3 căn nhà trọ, diện tích 3,6x7m để lấy tiền sinh sống. Trị giá xây dựng 3 căn hết 450 triệu đồng. Cho thuê trọ được 5 triệu đồng/căn/tháng. Quá trình sử dụng đất gia đình tôi có kê khai vào các năm 1998, 1991, 2000. Trong đợt cưỡng chế ngày 4 và 8/1/2019, toàn bộ các căn nhà nói trên đã bị phá hủy. Tổng giá trị thiệt hại : khoảng 1,25 tỷ đồng.
----------------------
Theo các hộ dân nói trên, không hề báo trước hay thông báo cho người dân, sáng sớm ngày 4/1/2019, bất ngờ đoàn cưỡng chế của quận Tân Bình phát loa và đưa đoàn xe cơ giới tiến vào khu vực vườn rau Lộc Hưng. Dẫn đầu là chủ tịch UBND phường 6 Nguyễn Thành Danh và phó chủ tịch UBND phường Nguyễn Anh Quang và hàng trăm người khác. Mặc dù bà con có hỏi quyết định và thông báo cưỡng chế đâu thì không được trả lời mà vẫn cho tiến hành ủi phá, đập, hủy hoại khoảng 40 căn nhà. Tiếp đó, ngày 8/1/2019, đoàn cưỡng chế tiếp tục vào ủi phá toàn bộ các căn nhà còn lại trong khu vực vườn rau. Được biết có khoảng 468 căn nhà đã bị phá hủy trong đợt cưỡng chế này.
Minh Châu
Nguồn : VNTB, 07/04/2019
Cư dân ở vườn rau Lộc Hưng, ở phường 6, quận Tân Bình bị chính quyền địa phương phá hủy nhà trong những ngày giáp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi tiếp tục đấu tranh đòi công lý vì những khuất tất trong việc san ủi khu đất mà cha ông và họ cùng con cháu sinh sống từ những thập niên 1950.
Cư dân vườn rau Lộc Hưng cầm biểu ngữ đòi đất ngay trên khu vực bị chính quyền địa phương phá hủy vào những ngày đầu tháng 1 năm 2019. Photo : RFA
Đài RFA cập nhật tình hình sau hai tháng vụ việc xảy ra.
Đài Á Châu Tự Do ghi nhận, vụ việc hàng trăm ngôi nhà ở vườn rau Lộc Hưng bị chính quyền phường 6, quận Tân Bình tiến hành phá hủy hai lần, xảy ra cách nay tròn hai tháng nhưng thông tin liên quan biến cố này chưa ngày nào lắng dịu. Sinh hoạt và đời sống của các gia đình cư dân ở vườn rau Lộc Hưng được thường xuyên cập nhật và đăng tải trên mạng xã hội. Cộng đồng cư dân mạng lan tỏa nhiều hình ảnh người dân trở về nền đất của căn nhà đổ nát, mà bao thế hệ đã gầy công khai phá và gìn giữ từ những ngày di cư ngoài Bắc vào hồi năm 1954, để nhặt nhạnh từng kỷ vật còn sót lại như là minh chứng cho sự hiện hữu cũng như quyền sở hữu được minh định của từng người dân vốn gắn bó với vườn rau giữa lòng đô thị và luôn tuân thủ theo pháp luật trong vấn đề đất đai. Những video sống động ghi lại tình cảnh cư dân Lộc Hưng bị công an và côn đồ ngăn chặn, hành hung không cho họ bước chân vào khu vực nhà cửa của họ vốn đã bị chính quyền phá nát cũng được lan truyền liên tục trong dư luận.
Nhóm luật sư hỗ trợ pháp lý cho các gia đình cư dân ở vườn rau Lộc Hưng sốt sắng làm việc và công khai thông tin trên mạng xã hội.
Mới đây nhất, vào ngày 4 tháng 3, nhóm luật sư Lộc Hưng phổ biến thông cáo báo chí số 4 trên mạng xã hội với nội dung, bao gồm :
-Tiếp tục kêu gọi lãnh đạo Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh sớm tổ chức tiếp và đối thoại với người dân vườn rau Lộc Hưng, theo đề nghị của Ban tiếp công dân trung ương, do Trưởng ban là ông Nguyễn Hồng Điệp vào ngày 18 tháng 2 gửi đến Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh rằng giữ nguyên hiện trường khu đất trong khi chờ giải quyết khiếu nại tố cáo của người dân và tiếp xúc, đối thoại với công dân vườn rau Lộc Hưng.
-Đề nghị Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh và quận Tân Bình công khai, minh bạch về dự án cụm trường học ở địa điểm vườn rau Lộc Hưng vì có nhiều dấu hiệu dự án này không làm đúng theo quy định của pháp luật ; đồng thời kêu gọi báo chí Việt Nam lẫn cộng đồng mạng xã hội quan tâm và đưa tin về cuộc sống khốn khó và bị đe dọa liên tục của người dân vườn rau Lộc Hưng.
-Đề nghị gặp lãnh đạo Công an Thành phố Hồ Chí Minh để làm rõ sự tắt trách và đùn đẩy trách nhiệm trong việc giải quyết các đơn tố giác hình sự của người dân vườn rau Lộc Hưng.
Nhóm luật sư Lộc Hưng công khai thông báo của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Thành phố Hồ Chí Minh liên quan Đơn tố cáo và kiến nghị khởi tố hình sự của một cư dân Lộc Hưng, bà Cao Thị Thơ rằng đã chuyển đơn đến UBND quận Tân Bình để xem xét và giải quyết, chiếu theo Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo năm 2011, Nghị định Chính Phủ số 75 và 76 năm 2012.
Cựu tù nhân lương tâm Huỳnh Anh Tú tìm lại lư hương và chiếc xe đồ chơi của con trong đống hoang tàn đổ nát của căn nhà vừa mới xây xong tại vườn rau Lộc Hưng. Courtesy : Facebook Lm An Thanh
Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc, một luật sư tham gia trong Nhóm luật sư Lộc Hưng cho biết vì sao thông báo của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Thành phố Hồ Chí Minh là đùn đẩy trách nhiệm :
"Các cơ quan họ có thể dẫn chứng trong nhiều trường hợp. Nghị định đó để phối hợp trong việc giải quyết về những nội dung tố cáo liên quan đến địa phương. Nhưng ở đây không phải trường hợp khiếu nại hay tố cáo bình thường về một hành vi của cán bộ công chức làm sai, mà là tố cáo hành vi phạm tội, cụ thể là các yếu tố đã cấu thành tội danh ‘hủy hoại tài sản’, chỉ ra đích danh những người nào ; thành ra trong trường hợp đó chỉ có cơ quan tố tụng hình sự, theo Bộ Luật Tố tụng Hình sự là cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi nghĩ có lẽ họ chưa muốn thụ lý, không muốn khởi tố, cần phải có một sự chỉ đạo nào đó thì họ mới có thể có quyết định khác hơn".
Trong thông cáo báo chí số 4, Nhóm luật sư Lộc Hưng còn cho biết dự kiến tổ chức họp báo vào ngày 7 tháng 3, theo Luật báo chí để cung cấp thông tin liên quan về những vụ việc diễn tiến ở vườn rau Lộc Hưng và mượn một phòng họp của Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh để tổ chức họp báo. Vào tối ngày 5 tháng 3, Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc cho RFA biết Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh chưa có hồi đáp nào :
"Chưa cô. Thực ra thì cũng buồn. Chúng tôi cử người mang thư trực tiếp đến văn phòng Đoàn luật sư. Khi đến đó thì Chánh văn phòng Đoàn luật sư từ chối nhận. Hỏi lý do thì được trả lời là Ban lãnh đạo, tức là Ban chủ nhiệm có ý kiến là không nhận. Trước đây đã từng nhận một thư ngỏ rồi. Có thể họ cũng không hưởng ứng lắm nên họ e ngại trách nhiệm thế nào đó và không nhận. Sau đó thấy anh em chúng tôi cương quyết gửi thì họ nói cứ gửi bằng đường bưu điện. Sau đó, chúng tôi gửi qua bưu điện phát chuyển nhanh, có hồi báo liền trước 9 giờ sáng luôn. Đồng thời, tôi cũng chụp lại và gửi quan email đến địa chỉ email của Đoàn luật sư. Tuy nhiên cả hai (thư) đều không được phản hồi. Như vậy, điều đó được hiểu như là Đoàn luật sư không giúp tạo điều kiện theo yêu cầu của nhóm luật sư. Vì thế, chúng tôi đành phải tìm một nơi khác để họp báo".
Sau hai tháng bị tai họa giáng xuống cảnh màn trời chiếu đất cho hàng trăm nhà dân ở vườn rau Lộc Hưng, cựu tù nhân lương tâm Huỳnh Anh Tú, cũng là một cư dân Lộc Hưng nói về cuộc sống hiện tại của các gia đình nạn nhân :
"Bây giờ vấn đề vườn rau Lộc Hưng rất phức tạp, rất khó diễn tả. Nếu mà nói thẳng ra ‘màn trời chiếu đất’ thì không, nhưng sống thì hòan cảnh giống như ở trong tù thì đúng. Cuộc sống rất chật vật. Một căn nhà chừng 20 mét vuông mà dồn cả 10 người sống trong ngôi nhà đó. Bây giờ bị đập phá hết nên phải dồn về căn nhà của tổ tiên để ở".
Ông Huỳnh Anh Tú từng chịu cảnh tù đày trong nhiều năm bởi bản án oan khiêng, nhưng với ông thì những người dân ở vườn rau Lộc Hưng đang gánh chịu cảnh sống cùng cực hơn cả người tù vì phải bươn chải cơm áo gạo tiền và phải tất tả ngược xuôi tìm kiếm công lý, mà còn bị đe dọa và bị các cơ quan chức năng lẫn truyền thông Nhà nước quay lưng. Cựu tù nhân lương tâm Huỳnh Anh Tú nhấn mạnh :
"Cuộc chiến nào cũng vậy, chính quyền họ có súng ống, có truyền thông công khai và có nhà tù. Người dân vườn rau Lộc Hưng thì chẳng có gì ngoài một trái tim và một sự thật là đất của họ thì họ phải lên tiếng. Đến ngày hôm nay, họ phải đấu tranh trong cô đơn lắm".
Không phải chỉ riêng ông Huỳnh Anh Tú mà rất nhiều người dân ở vườn rau Lộc Hưng nói với RFA rằng họ mong mỏi công luận trong và ngoài nước cùng đồng hành với họ trong cuộc hành trình tìm công lý vốn dĩ đầy cam go trước mắt.
Hòa Ái, phóng
Chắc quý vị đã đọc bài "Lộc Hưng – Cô Bé Áo Đỏ" của nhà văn Từ Thức ở Paris, đã đăng trên báo này. Đảng cộng sản Việt Nam đã cho phá sập khu nhà đồng bào sống hơn nửa thế kỷ ở Lộc Hưng, ngay trong vùng Sài Gòn. Để chiếm lấy đất.
Người dân vườn rau Lộc Hưng nhặt lại những gì còn sót lại sau khi chính quyền quận Tân Bình, Sài Gòn, đến giật sập nhà cửa của mình. (Hình : Facebook Vườn Rau Lộc Hưng)
Ông Từ Thức kể mỗi lần nghĩ tới Lộc Hưng, ông lại nhớ hai hình ảnh. Thứ nhất là cảnh một người cha trèo trên đống nhà bị phá sập, té lên té xuống. Ông đi tìm những mảnh đồ chơi của con ông.
Thứ nhì là hình một cháu gái đã mất nhà, mặc áo đỏ, vai đeo túi đi học về, buồn bã ngồi nhìn xuống phía trước. Chung quanh là chân cẳng những người đứng nhìn cảnh nhà mình bị kéo sập.
Nhà văn Từ Thức viết, "Nhìn cháu gái ngồi trước ngôi nhà, khu phố của mình bị san bằng, tự nhiên nghĩ tới một truyện ngắn của Nam Cao, tựa là ‘Mua Nhà,’ viết thời 1940".
Nhân vật trong truyện "Mua Nhà" rất nghèo, cái lều của anh bị phá sập sau một con bão. Anh đi tìm mua vật liệu để làm lại, nhưng có người muốn bán cái nhà của mình, cho anh gỡ đi đem dựng trên nền nhà cũ. Nam Cao kể, "Kẻ bán nhà là một kẻ nhiều công nợ. Anh ta góa vợ. Anh ta phải nuôi hai đứa con thơ dại". Anh bán nhà còn cho biết anh mới đánh bạc thua, bán nhà lấy 300 đồng để đi đánh bạc tiếp, gỡ lại.
Nhân vật của Nam Cao can ngăn anh ta đừng bán nhà để đánh bạc, nhưng vô ích. Biết mình không mua thì anh ta cũng bán cho người khác, đành bỏ tiền mua. Mua xong, đến gỡ cái nhà đem về, nhân vật thấy hai đứa con người bán, "Đứa con bé ngồi ngay dưới đất, ôm cái chân giường, rên. Nó đau bụng từ sáng sớm. Đứa con lớn vừa cạu nhạu, vừa đấm lưng em thùm thụp".
Khi ngôi nhà bắt đầu bị gỡ, Nam Cao kể, "Những mè, rui đã xong rồi. Người thợ mộc bắt đầu tháo gỗ. Tiếng dùi đục kêu chan chát. Những tiếng rắn chắc vang lên, lộng óc. Tôi thấy con bé bừng mắt. Nó không nhe răng ra nữa. Đôi môi nó bụm lại. Hai má nó phình ra một chút. Cứ thế, nó chẳng nói chẳng rằng, chạy bình bịch sang nhà hàng xóm. Nó định làm gì vậy ? Lòng tôi thắc mắc nỗi lo không rõ rệt. Bỗng tôi nghe một tiếng trẻ con khóc nức nở và hờ :
– Mẹ ơi !"…
Hai đứa trẻ đang mất nhà cũng đã từng mất mẹ. Tiếng kêu "Mẹ ơi" của cô bé khiến cho, "Tim tôi động một cái giống như bước hụt. Rồi nó đập loạng choạng. Tôi hơi lảo đảo. Bây giờ thì tôi không lẩn trốn những ý nghĩ của tôi được nữa. Tôi ác quá ! Tôi ác quá ! …".
Sau đó, nhân vật sống trong cái nhà mới, rộng rãi và sạch sẽ hơn cái trước. Nhưng anh viết cho một người bạn : "Phải, tôi ác quá, anh Kim nhỉ". Và, "Những chiều đông lạnh lẽo, một con thạch sùng nấp trên một cái xà ngang, sẽ tặc lưỡi nhắc cho tôi biết : Tôi ác quá ! Tôi ác quá !…".
Nhìn hình ảnh cô bé mặc áo đỏ trong khu nhà bị phá sập ở Lộc Hưng, Từ Thức nhớ đến cô bé trong truyện "Mua Nhà" của Nam Cao. Ông tự hỏi sau gần 80 năm, nước Việt Nam có gì thay đổi không. Một cháu bé bị mất nhà ngày nay cũng đau khổ không khác gì một bé gái thời 1940. Không có gì thay đổi.
Nhưng Từ Thức nhận ra là xã hội vô tình trước cảnh em bé gái mặc áo đỏ : "Cái thay đổi ghê rợn là… người Việt Nam đã đánh mất nhân tính, trở thành những cái máy vô cảm".
"Cái khác nhau là, trong tác phẩm Nam Cao, người mua nhà bị ám ảnh mãi" sau khi nghe cháu bé gái kêu "Mẹ ơi !" Anh ta hối hận, ray rứt, tự oán trách mình đã làm chuyện ác.
"Ngày nay, người ta kéo hùng binh, du đãng đâm thuê chém mướn, tới phá nhà cửa của dân nghèo, không một ánh mắt tới cháu gái ngồi buồn bã trước cuộc đời tan vỡ…".
Nhân vật trong truyện Nam Cao còn "dằn vặt, thao thức" sau khi gỡ ngôi nhà mua, đem về làm nhà mình ở. Ngày nay, những anh công an và côn đồ đi phá nhà người dân, về lãnh tiền thưởng, họ có cảm thấy "dằn vặt, thao thức" hay không ? Người ta đã đánh mất lương tâm, mất lòng trắc ẩn.
Từ Thức lên án, "Cái lương tâm đó, người cộng sản đã đánh tan hoang" bằng nền giáo dục, và "bằng lối hành xử tàn tệ giữa người với người… Cái bất nhân trở thành một chuyện bình thường".
Giới văn nghệ, trí thức trong nước ta đã viết, đã nói rất nhiều về tình trạng "vô cảm" tràn ngập xã hội Việt Nam. Đọc các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp trước đây 30 năm chúng ta thấy cảnh băng hoại đạo lý cùng cực sau mấy chục năm sống dưới chế độ cộng sản.
Một thành công lớn của chế độ cộng sản là biến lòng người thành gỗ đá. Trong năm điều mà Hồ Chí Minh bắt trẻ em học thuộc lòng không một điều nào nói đến lòng tôn kính cha mẹ, thương anh chị em, "thương người như thể thương thân" như Nguyễn Trãi đã dạy. Một thi sĩ nói, "Muốn yêu thương phải biết căm thù". Những chiến dịch tuyên truyền dạy người Việt Nam phải biết căm thù lẫn nhau. Trẻ em phải tố cáo cha mẹ, thầy cô giáo. Hàng xóm láng giềng phải tố cáo nhau.
Các chế độ bạo tàn đều gieo rắc sợ hãi và giết chết tình thương giữa người với người. Để củng cố quyền lực. Khi mỗi người nhìn chung quanh chỉ thấy kẻ thù, ai cũng chỉ lo cho chính mình ; hiện tượng xã hội học gọi là "phân ly cùng cực, atomization", thì bạo quyền có thể kiểm soát tất cả mọi người.
cộng sản đã dùng chế độ tem phiếu để kiểm soát bao tử. Ai cũng chỉ lo sao cho mình có miếng ăn, manh áo. Đâu còn thời giờ nghĩ đến người khác ?
cộng sản thúc đẩy cho mọi người nhìn nhau mà trong lòng chỉ sợ người khác tranh miếng ăn, tiền bạc, địa vị của mình ; đâu còn chỗ cho lòng trắc ẩn, tình yêu thương ? Nhìn thấy cảnh người khác bị đánh, giết, chỉ cảm thấy mình may mắn, vẫn còn sống và được yên thân !
Cuối cùng, đảng cộng sản chỉ muốn biến tất cả thành một đàn cừu, đảng dẫn đi đâu thì đi.
Như đàn cừu trong cuốn tiểu thuyết của một nhà văn Trung Quốc.
Đó là cuốn "Tô Tem Sói", nguyên văn là "Lang Tú Đằng" (狼图腾). Tác giả là Lưu Gia Dân (Lü Jiamin, 呂嘉民), bút hiệu Khương Nhung (Jiang Rong, 姜戎). Nhân vật kể chuyện là một sinh viên đại học Bắc Kinh bị đầy lên Mông Cổ đi chăn cừu để "học tập lao động" trong thời "cách mạng văn hóa", giống tác giả.
Đọc đến trang 319 trong bản dịch sang tiếng Anh "Wolf Totem" do Penguin Press xuất bản, thấy cảnh con sói tấn công đàn cừu, bắt một con cừu ăn thịt ngay tại chỗ.
Khi con sói cắn cổ, vật ngã một con cừu rồi, nó xé da xả thịt ăn ngay tại chỗ. Anh sinh viên đứng quan sát, tính chờ con sói ăn no nặng bụng rồi mới động thủ thì sẽ hạ được nó. Đàn cừu bị tấn công lúc đầu hoảng sợ chạy trốn, nhưng khi thấy con sói bắt đầu ngồi xuống ăn rồi thì cả đàn lại bình thản gặm cỏ như cũ. Nhiều con cừu tò mò còn đến gần nhìn xem con sói nó ăn thịt "đồng bào" mình như thế nào. Tác giả mô tả bộ mặt của mấy chú cừu kia có vẻ như muốn nói : "May quá ! Con sói nó ăn thịt mày, nó không ăn thịt tao !" Nhiều con cừu bạo dạn tiến đến gần coi cho rõ cảnh con sói đang ăn tiệc một mình. Cả đám chen chúc nhau mà coi.
Nhân vật của Khương Nhung nhìn cảnh đó, chợt nhớ tới một đoạn văn của Lỗ Tấn. Nhà văn tả cảnh thời trước Đại Chiến Thứ Hai có một đám đông người Trung Hoa đứng coi một quân nhân Nhật Bản chuẩn bị chém đầu một người Trung Hoa khác. Chắc họ tò mò muốn biết một người bị chặt đầu sẽ chết như thế nào. Lưỡi đao Nhật có sắc như lời đồn hay không. Họ có thể tự hào, thấy đao phủ Nhật không chém gọn như đao phủ nhà Đại Thanh ! Anh sinh viên tự nhủ, "Chẳng trách được, những người du mục Mông Cổ họ coi người Hán cũng giống như đàn cừu".
Có bao nhiêu người Việt Nam đã tới coi cảnh công an phá nhà và vườn rau của bà con Lộc Hưng ? Họ có thương cảm các người bị giật sập nhà hay không ? Có ai tiếc rẻ những luống rau bị dầy đạp không ? Họ có thán phục kỹ thuật phá nhà của nhà nước cộng sản hay không ?
Bao giờ thì chúng ta thấy mình cũng giống những con cừu ?
Ngô Nhân Dụng
Nguồn : Người Việt, 22/01/2019
Người dân Vườn rau Lộc Hưng phản đối chính quyền tự động cắm cọc phân lô đất cưỡng chế (RFA, 21/01/2019)
Vào ngày 21/1, chính quyền địa phương ở phường 6, quận Tân Bình đã cho người đến cắm cọc phân lô trên khoảng đất 4,8 ha Vườn rau Lộc Hưng mà không được sự đồng ý của người dân ở đây.
Khu đất Vườn rau Lộc Hưng bị phân lô cắm cọc - Photo : RFA
Ông Cao Hà Chánh, đại diện những hộ dân Vườn rau Lộc Hưng đã bị chính quyền cưỡng chế vào các ngày 4/1 và 8/1 vừa qua, cho Đài Á Châu Tự Do biết về tình hình xảy ra vào hôm 21/1 như sau :
"Ngay bây giờ trên đất của bà con thì họ đã cưỡng chế nhà hết rồi, xong rồi họ cứ cào xới lên. Cuối cùng qua nay thấy họ cắm mốc phân lô, cứ 5 mét 20 gì đó. Bà con kéo ra đề nghị gặp người chỉ đạo, gặp lãnh đạo phường quận nhưng không được. Bà con phản ứng và yêu cầu không được làm gì trên đất này vì đây là đất vẫn thuộc bà con mà lãnh đạo các cấp chưa đối thoại với dân".
Vào các ngày 4/1 và 8/1 vừa qua, chính quyền phường 6, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh đã huy động lực lượng và máy móc đến cưỡng chế, tháo dỡ hàng trăm căn nhà trên mảnh đất 4,8 ha Vườn rau Lộc Hưng. Chính quyền quận Tân Bình cho báo chí trong nước biết việc cưỡng chế được thực hiện đối với 112 nhà xây dựng trái phép từ ngày 1/1/2018.
Tuy nhiên, những người dân Lộc Hưng mà đài Á Châu Tự Do tiếp xúc cho biết, chính quyền đã phá dỡ khoảng 200 căn nhà, cào xới đất, xoá sạch các ranh giới giữa các lô đất, phá bỏ hoa màu của người dân. Trong số này có nhiều căn nhà đã được xây dựng tại đây từ 9 đến 10 năm. Những người dân Lộc Hưng nói với đài Á Châu Tự do rằng họ đã sống ở đất vườn rau nhiều đời, từ thời ông bà cha mẹ vì đất vườn rau thuộc hội Thừa sai Paris cho người dân dùng để sống và canh tác từ thời Pháp. Thậm chí sau vụ cưỡng chế, người dân ở đây đã đưa lên mạng hình ảnh những khế ước đất có từ thời Pháp của họ. Người dân cũng cho biết họ đã nhiều lần yêu cầu địa phương cho họ đăng ký quyền sử dụng đất nhưng không được trả lời. Điều này đã dẫn đến khiếu kiện kéo dài của nhiều hộ dân ở đây lên chính quyền thành phố từ năm 1999 đến 2008 mà không có câu trả lời dứt khoát.
Trong khi đó, chính quyền địa phương nói với truyền thông trong nước rằng mảnh đất này thuộc Bưu điện thành phố cho bà con mượn trồng rau và đã được quy hoạch để xây trường học.
Trước sự phản ứng của người dân, vào ngày 13/1, chính quyền quận Tân Bình cho biết địa phương quyết định hỗ trợ 7.055.000 đồng/m2 đất vườn rau và từ 4 đến 6 triệu đồng/tháng trong 3 tháng cho các hộ trồng hoa màu bị ảnh hưởng do cưỡng chế. Báo chí trong nước đến hôm 20/1 cho biết đã có 8 hộ trong số 124 đã đăng ký sử dụng đất với chính quyền địa phương, nhận được khoảng 8 tỷ đồng tiền hỗ trợ.
Ông Cao Hà Chánh nói với đài ACTD rằng 8 hộ này là những hộ có người trong gia đình làm cho chính quyền, còn những người dân Lộc Hưng khác vẫn kiên quyết không nhận tiền bồi thường.
Chị Trần Minh Thi, một người có hơn 1.000 m2 đất vườn rau từ thời ông bà, cho đài ACTD biết :
"Họ xuống và họ nói là họ là tổ vận động. Tức là họ vận động chúng tôi ký trên 7.055.000 đồng. Có người đã ra rồi nhưng đó là những người từ trước đến nay không đồng hành cùng chúng tôi. Đường mương mà những người này chiếm thì giờ họ cấu kết với chính quyền để họ ra phường lấy tiền vì đất đó không phải của họ thì họ lãnh là được. Họ nói là nếu dụ được ai thì họ cho tiền thưởng 5 triệu chứ người dân chúng tôi hoàn toàn không nhận gì hết".
Sau vụ cưỡng chế, chính quyền quận Tân Bình nói với báo chí trong nước rằng việc cưỡng chế chỉ phá nhà xây trái phép nhưng không lấy đất. Tuy nhiên, chị Thi cho biết, sau ngày 8/1, người dân Vườn rau đã không thể quay lại đất của mình vì bị cấm, và cuộc sống của họ giờ hết sức khó khăn, phải đi tìm nhà ở thuê, ở trọ, trong khi Tết cổ truyền đang đến gần.
*****************
Người dân Vườn rau Lộc Hưng nói gì về tin 8 hộ đã nhận hỗ trợ 8 tỷ đồng ? (RFA, 20/01/2019)
Báo Sài Gòn Giải Phóng vào ngày 20/1 cho hay đến chiều 19/1/2019 đã có 8 hộ dân ở Vườn rau Lộc Hưng đã nhận hỗ trợ 8,03 tỷ đồng từ UBND phường 6, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh cho diện tích 2.273m2 đất canh tác trồng rau lâu năm.
Hình ảnh đổ nát sau cưỡng chế ở Vườn rau Lộc Hưng -Courtesy FB Tin Mừng Cho Người Nghèo
Thông tin trên báo SGGP cho hay, đây là số tiền hỗ trợ đợt 1 (50%), và các hộ dân này sẽ tiếp tục nhận một số tiền tương ứng sau Tết Nguyên đán 2019.
Đồng thời mỗi gia đình nhận được 6 triệu đồng hỗ trợ Tết nguyên đán và thưởng 5 triệu đồng/hộ vì đã đồng thuận với chủ trương, chính sách hỗ trợ của địa phương, tiến hành kê khai trước Tết Nguyên đán 2019.
Riêng các hộ có hoa màu bị hư hỏng trong đợt tháo dỡ công trình xây dựng trái pháp luật vừa qua, phường cũng hỗ trợ 5 trường hợp với tổng số tiền 66 triệu đồng.
Tối ngày 20/1/2019, ông Cao Hà Chánh, một người thuộc ban đại diện Vườn rau Lộc Hưng xác nhận thông tin này trên báo chí là chính xác, nhưng nói thêm đây là những hộ dân có người nhà làm cho chính quyền.
"Như anh vừa nói, rõ ràng là có thể là những hộ khác, vì bên này khoanh vùng số lượng người rồi. Từ trước năm 1999-2001 thì rõ ràng số như họ cung cấp (có 8 hộ nhận hỗ trợ 8,03 tỷ đồng - PV) là 5 nhà có đất là cán bộ phường và quận. Sau đó có nhân lên do họ chia cho con thì không biết số lượng như thế nào, cộng với 7 hộ bên phía đường Chánh Hưng.
Trước đây có mương tập thể để cho chảy nước qua đó (đường Chánh Hưng) thì lúc sau này không xài con mương nữa, vì chính quyền quận làm một cống hộp lớn trên đường Bắc Hải và họ lấp con mương này lại, các hộ dân đối diện đó qua chiếm và bán vớ vẩn.
Năm 2001-2003, phường có chủ trương dụ những người này ra và hợp thức hóa cho họ những việc lấn chiếm đó. Ngay lập tức là những cuộc họp sau đó đưa họ vào để làm đối lập với bên này, họ ký hợp đồng với bên chính quyền", ông Cao Hà Chánh nói qua điện thoại.
Đài Á Châu Tự Do chưa liên hệ được với nhận hộ dân chấp nhận tiền đền bù để nghe ý kiến của họ.
Tuy nhận được tiền hỗ trợ, nhưng theo ông Cao Hà Chánh, những người dân này không nhận được biên nhận hay hóa đơn cho số tiền đã ký nhận.
Như chúng tôi đã thông tin, trong 2 ngày 4 và 8/1, chính quyền phường 6 quận Tân Bình đem lực lượng cưỡng chế xuống Vườn rau Lộc Hưng tháo dỡ 112 căn nhà mà theo chính quyền là "xây dựng trái phép".
Tuy nhiên người dân cho hay có khoảng 200 căn nhà bị đập nát, chính quyền sau đó cũng cho người dọn sạch xà bần, sắt vụn và đồ đạc của người dân với lý do là "sẽ để người dân nhận lại sau đó".
Xà bần, sắt thép cũng được nhà nước dọn sạch sau đó, đồng thời cắm bảng dự án xây dựng cụm trường học đạt chuẩn quốc gia trên khu đất của người dân.
Ngày 16/1/2019 nhóm 17 luật sư nhận hỗ trợ pháp lý cho 20 hộ dân Vườn rau Lộc Hưng ra Thông cáo báo chí số 1 khẳng định "trong thời gian vừa qua, có một số báo chí đã đưa tin một chiều, không khách quan", đồng thời người dân tại đây cũng gửi đơn kêu cứu khẩn cấp về sự việc "bị cưỡng chế thu hồi đất và bị đập phá tháo dỡ nhà trái pháp luật".
Qua ngày hôm sau, các hộ dân này đem đơn kêu cứu khẩn cấp đi gửi các cơ quan công quyền, tuy nhiên Văn phòng Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh từ chối nhận đơn mà không nêu lý do.
Văn phòng tiếp công dân của UBND thành phố có nhận đơn và thống kê có 172 hộ dân ký tên kêu cứu về các hành động của chính quyền quận Tân Bình.
******************
Bộ Tài nguyên và môi trường : Người dân Lộc Hưng không đủ điều kiện công nhận quyền sử dụng đất (RFA, 17/01/2019)
Bộ Tài nguyên và môi trường hôm mới đây đã có công văn xác định người dân ở Vườn rau Lộc Hưng không đủ điều kiện công nhận là người sử đụng đất và không được xem xét giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất với bưu điện.
Cận cảnh lực lượng chức năng tiến hành cưỡng chế khu vực vườn rau Lộc Hưng. RFA
Truyền thông trong nước loan tin này hôm 17/01/2019 và cho biết đây là công văn trả lời Sở Tài nguyên và môi trường thành phố Hồ Chí Minh liên quan đến giải quyết khiếu nại của người dân Lộc Hưng.
Trả lời công văn liên quan đến khu đất vườn rau Lộc Hưng, Bộ Tài nguyên và môi trường cho biết, vào thời Pháp, 4,8ha đất mà các hộ dân đề nghị được xác nhận quá trình sử dụng đất tại phường 6, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong số 6,8 ha đất do Quốc gia Việt Nam và Hội đồng quản trị công giáo địa phận Sài Gòn đứng bộ được chính quyền Pháp sử dụng làm nơi dựng anten cho đài phát tín. Thời gian sau đó, Nha Giám đốc viễn thông (Việt Nam Cộng Hòa) trực tiếp quản lý, sử dụng.
Năm 1975, Trung tâm Viễn thông 3 tiếp quản đài phát tín. Đến năm 1987, Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận bãi anten này. Từ năm 1988 đến 1991, Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh nhiều lần xin giải tỏa vườn rau xung quanh khu đất để xây dựng hàng rào bảo vệ anten. Tuy nhiên theo Bộ Tài nguyên và môi trường, việc xây dựng hàng rào không thực hiện được do chưa thống nhất mức bồi thường hoa màu cho người dân.
Cũng trong theo công văn của Bộ Tài nguyên và môi trường, vào năm 2001, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh có quyết định giao đất cho Công ty Sài Thành và Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh để xây dựng khu nhà ở cán bộ. Nhưng không thể thực hiện vì người dân khiếu nại vì có quá trình sử dụng đất này từ năm 1955 đến thời điểm đó.
Theo Bộ Tài nguyên và môi trường, việc sử dụng đất của các hộ dân ở Lộc Hưng để trồng rau là tận dụng phần đất trống giữa các cột anten. Do đó các hộ dân không đủ điều kiện để được công nhận là người sử dụng đất và không được xem xét giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất với bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh.
Vì vậy Bộ Tài nguyên và môi trường cho rằng, việc đền bù, hỗ trợ di dời khi thu hồi đất thì người dân chỉ được hỗ trợ với mức tối đa không vượt quá mức bồi thường.
Trong hai ngày 4/1 và 8/1, chính quyền quận Tân Bình đã tiến hành cưỡng chế khu Vườn rau Lộc Hưng rộng gần 5 ha. Chính quyền địa phương cho biết việc cưỡng chế chỉ thực hiện đối với 112 căn nhà xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp chứ không thu hồi đất. Mặc dù vậy, chính quyền địa phương trước đó cũng cho biết khu đất này là khu đất công và đã được quy hoạch để xây trường học.
Sau đó, vào ngày 13/1, chính quyền quận Tân Bình đề nghị hỗ trợ 7.055.000 đồng/ m2 đất vườn rau và 4 đến 6 triệu đồng/ tháng trong 3 tháng đối với các hộ trồng hoa màu bị ảnh hưởng bởi vụ cưỡng chế.
Trung Khang
******************
Hơn 100 dân Lộc Hưng đi nộp đơn kêu cứu không được tiếp (BBC, 17/01/2019)
Khoảng hơn 100 người dân vườn rau Lộc Hưng sáng 17/1 tới văn phòng Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh để gửi đơn kêu cứu nhưng không được tiếp.
Hơn 100 người dân vườn rau Lộc Hưng đi nộp đơn kêu cứu sáng 17/1/2019 nhưng không được các cơ quan công quyền ở Thành phố Hồ Chí Minh tiếp
"Chính quyền cho một lực lượng hàng chục người tới bao vây chúng tôi, làm như chúng tôi là một nhóm tội phạm, trong khi từ chối nhận đơn của chúng tôi. Cuối cùng chúng tôi phải bỏ lại đơn ở chỗ bảo vệ rồi ra về", ông Cao Hà Chánh nói với BBC hôm 17/1.
Nhóm người dân vườn rau Lộc Hưng hơn 100 người, do ông Cao Hà Chánh làm đại diện, có kế hoạch đi nộp đơn kêu cứu tại ba cơ quan công quyền của Nhà nước, gồm Văn phòng tiếp công dân của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Văn phòng Quốc hội, và Ủy ban Thành ủy.
Theo lời ông Chánh thuật lại, chỉ có Văn phòng tiếp công dân chịu nhận đơn của họ, "nhưng đây cũng là cơ quan mà hơn 20 năm nay người dân vườn rau Lộc Hưng chúng tôi đã tới hàng chục lần để nộp đơn đề nghị chính quyền xác minh và chứng nhận đất đai cho chúng tôi, nhưng chưa bao giờ được giải quyết", ông Chánh nghẹn ngào nói.
"Đây là cơ quan có trách nhiệm chuyển tiếp giấy tờ, công văn lên lãnh đạo thành phố, chứ họ không có quyền quyết định. Cơ quan có quyền lực cao nhất là Ủy ban Thành ủy thì lại không tiếp chúng tôi".
"Một số người ăn vận như cán bộ, nhưng khi chúng tôi tiếp cận thì họ nói họ chỉ là bảo vệ. Sau đó họ lấy điện thoại chụp lại đơn rồi đi vào trong. Sau đó họ cho người đóng cổng, bấm khóa".
"Tôi không hiểu pháp luật Việt Nam nữa. Chúng tôi làm đúng pháp luật, chúng tôi đi gửi đơn khiếu nại, tại sao lại không nhận đơn, và lại cho người tới bao vây, không chế chúng tôi" ?
"Trước đây, Văn phòng tiếp công dân của thành phố từng ra văn bản đề nghị lãnh đạo thành phố tiếp người dân vườn rau Lộc Hưng. Nhưng chưa có cuộc tiếp xúc nào của lãnh đạo thành phố với bà con chúng tôi được thực hiện cho tới nay".
Ông Chánh nói đơn kêu cứu này có chữ ký của 172 hộ dân mất nhà ở vườn rau Lộc Hưng. Ông cũng nói họ đã bị đẩy vào đường cùng, không còn nguồn sống, nên "dù phải chết chúng tôi cũng làm đến cùng", ông nói.
Cũng theo ông Chánh, việc chính quyền đưa thông tin về việc sẽ xử lý 20 người chống đối khiến người dân ở đây tổn thương thêm một lần nữa. Ông cũng nói báo chí đề cập đến "kẻ cầm đầu", ông không rõ là ai, nhưng nhiều năm nay ông vẫn là một trong những người đại diện, hướng dẫn bà con ở khu vườn rau Lộc Hưng trong việc đi xin chứng nhận đất đai.
"Đến nay chính quyền vẫn im lặng. Trong khi người dân chúng tôi mất đất, mất nhà, bị đàn áp, bị coi như tội phạm, tổn thương hết lần này đến lần khác. Mong muốn của chúng tôi hiện giờ chỉ là họ ra mặt đối chất với chúng tôi", ông Chánh nói với BBC.
BBC từng nhiều lần liên lạc qua điện thoại với các cơ quan công quyền ở Thành phố Hồ Chí Minh để tìm hiểu thông tin vụ cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng, nhưng không được.
Nhóm luật sư nói gì ?
"Ý kiến trên của người dân vườn rau Lộc Hưng là có căn cứ pháp lý", nhóm luật sư vừa mới thành lập để hỗ trợ cho những gia đình mất nhà ở Lộc Hưng cho hay trong thông cáo báo chí phát đi hôm 16/1.
Nhiều người dân mất nhà sau vụ cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng
Đây là nhóm luật sư 17 người, trong đó có nhiều luật sư thường bào chữa cho người bất đồng chính kiến như Luật sư Trần Vũ Hải, Luật sư Đặng Đình Mạnh, Luật sư Nguyễn Văn Miếng, Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc, được thành lập để trợ giúp pháp lý của 20 hộ dân ở Vườn Rau Lộc Hưng.
Thông cáo báo chí số Một của nhóm luật sư nêu hai vấn đề chính mà người dân Lộc Hưng muốn khiếu nại.
Thứ nhất là vụ cưỡng chế phá nhà từ ngày 4 - 8/1 theo người dân ở đây là trái pháp luật, gây thiệt hại nghiêm trọng về cả vật chất và tinh thần cho hàng trăm người dân.
Thứ hai là việc dân ở đây cho rằng đất vườn rau Lộc Hưng đã được họ (phần lớn là người miền Bắc di cư năm 1954) khai thác, sử dụng hợp pháp liên tục từ năm 1955 đến nay. Sau năm 1975 họ đã nhiều lần đề nghị chính quyền cấp các giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp theo pháp luật đất đai nhưng không được giải quyết dứt điểm. Người dân muốn các luật sư yêu cầu chính quyền địa phương tại Thành phố Hồ Chí Minh và trung ương tổ chức tiếp dân đối thoại công khai với họ về vấn đề này.
Các luật sư mong muốn chính quyền tạo điều kiện cho họ làm việc với người dân Lộc Hưng "trong việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp" của họ theo Hiến pháp.
Ngoài ra, nhóm 17 luật sư cũng phản ánh việc một số báo Việt Nam vừa qua đưa thông tin một chiều, không khách quan về vụ việc cưỡng chế ở vườn rau Lộc Hưng. Theo họ, việc đưa tin mà không hề hỏi thêm bên liên quan, không tiếp cận với các tài liệu liên quan từ chính người dân khiến "nhiều người mất nhà, mất việc, mất tài sản, thu nhập, sống vất vưởng, càng bị tổn thương thêm về tinh thần".
Nhân việc này, nhóm luật sư đề nghị báo chí, mạng xã hội đưa tin về vụ việc một "cách khách quan, trung thực, phản ánh đúng sự thật, đặc biệt cần ghi nhận những ý kiến và tình cảnh hoạn nạn của người dân VRLH hiện nay sau vụ cưỡng chế phá nhà".
Nhiều người quyên góp giúp dân Lộc Hưng
Trong khi đó, đã có những phong trào quyền góp để giúp người dân vườn Rau Lộc Hưng. Như phong trào Góp gạch xây nhà cho bé Tôm và nạn nhân Lộc Hưng từ 11/14/1 đã thu hút được sự ủng hộ của hàng trăm cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước, theo thông tin từ Facebook nhà báo Sương Quỳnh.
Vợ chồng cựu tù nhân chính trị Phạm Thanh Nghiên mất nhà mới xây sau vụ cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng
Bé Tôm là con của cựu tù nhân chính trị Huỳnh Anh Tú và Phạm Thanh Nghiên - người có căn nhà mới xây sau nhiều năm dành dụm bị đập nát trong vụ cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng.
Họa sĩ Vĩnh Trần vẽ lại cảnh tàn phá ở Vườn Rau Lộc Hưng, bức tranh sơn dầu mang tên "Nỗi đau Lộc Hưng" để bán đấu giá nhằm quyền tiền giúp người dân mất nhà.
Truyền thông trong nước nói gì ?
Sau vụ cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng, nhiều báo chính thống của Việt Nam đưa tin rằng chính quyền đã "hoàn thành việc cưỡng chế tháo dỡ 112 trường hợp xây dựng nhà trái phép" hôm 9/1.
Một số tờ báo cũng đưa tin chính quyền sẽ xử lý 20 người có hành vi gây rối trật tự công cộng, chống đối, chống người thi hành công vụ ở khu đất vườn rau Lộc Hưng. Hiện cơ quan công an đang củng cố hồ sơ và đã xác minh được "đối tượng cầm đầu".
Ngoài ra, sau khi tháo dỡ các căn nhà tại vườn rau Lộc Hưng, báo Việt Nam cho hay công an phát hiện có "phòng cách âm và thiết bị ghi âm, ghi hình phục vụ cho các hoạt động truyền thông, tài liệu có nội dung tuyên truyền xấu".
Nhưng cũng có tờ, như Pháp luật Việt Nam, có bài "Không nên cưỡng chế vào ngày đoàn viên", trong đó không bàn đến khía cạnh pháp lý mà đề cập đến vẫn đề tình nghĩa, văn hóa của người Việt, nhất là khi Tết Nguyên đán cận kề.
Vườn rau Lộc Hưng sau khi bị san phẳng sẽ được dùng để xây dựng trường mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở, và công viên, theo báo Việt Nam.
Chỉ trong vài ngày hàng trăm con người Vườn rau Lộc Hưng đang sống yên lành mặc dù trong nghèo khó, bỗng dưng mất tất cả những gì hiếm hoi còn sót lại trong đời để gia nhập vào đội quân không nhà và có khả năng trở thành ăn mày không lâu lắm.
Cư dân phản đối nhà chức trách cắm bảng quy hoạch khu đất vườn rau Lộc Hưng, phường 6, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 1, 2019. (Hình trích từ video đăng trên Facebook)
Nhưng trong tận cùng đau khổ ấy họ bỗng tỉnh giấc, không phải là giấc mộng tươi đẹp của thế giới cộng sản nhưng là giấc ngủ quên vì miếng cơm manh áo trong nhiều năm nay được chính quyền Quân Tân Bình đánh thức bằng vũ lực hay nói một cách diêm dúa hơn, "bạo lực cách mạng". Thứ bạo lực được sử dụng để áp đảo quần chúng, thứ bạo lực sản sinh trên những bất công được che đậy bằng mỹ từ, uyển ngữ.
Gom góp lại sau khi mất trắng, hơn hai mươi gia đình người dân Vườn rau quyết định nhờ luật sư khởi kiện hầu lấy lại công bằng cho họ. Đã có 17 luật sư đồng ý tham gia vụ khởi kiện này và một bản Thông cáo báo chí đã được nhóm luật sư gửi đi công khai cho biết chi tiết về vụ khởi kiện cũng như hoạt động sắp tới của họ.
Theo nhận định ban đầu của các luật sư thì "đất Vườn rau Lộc Hưng đã được người dân ở đây (phần lớn có nguồn gốc người miền Bắc di cư năm 1954) khai thác, sử dụng hợp pháp liên tục từ năm 1955 đến nay, phục vụ cho cuộc sống của họ, mà hầu hết là những lao động nghèo, hoàn cảnh khó khăn. Họ có đủ tài liệu chứng minh về việc này. Sau năm 1975 họ đã nhiều lần đề nghị chính quyền địa phương thực hiện chính sách đất đai của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để xác nhận hiện trạng về đất (không có tranh chấp), làm các thủ tục để cấp các giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp theo pháp luật đất đai cho họ yên tâm sinh sống, làm ăn.
Thế nhưng chính quyền địa phương đã không làm theo các quy định của pháp luật, khiến họ phải khiếu nại, tố cáo liên tục từ năm 1999 đến nay. Song các cơ quan có thẩm quyền vẫn chưa giải quyết dứt điểm để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của họ, khiến cuộc sống, việc làm ăn của họ thiếu ổn định. Chính quyền địa phương cho rằng đất Vườn rau Lộc Hưng là đất công (hay đất công cộng) nhằm tước đoạt quyền sử dụng đất hợp pháp của họ, biến họ từ những công dân lương thiện thành người vi phạm chiếm đất công. Họ kiên quyết phản đối cách ứng xử chuyên quyền và trái luật này.
Vụ cưỡng chế phá nhà từ ngày 4 đến ngày 8/1/2019 theo người dân là trái pháp luật, không làm đúng theo các quy định của pháp luật, gây thiệt hại nghiêm trọng cho hàng trăm người dân Vườn rau Lộc Hưng về vật chất lẫn tinh thần, khiến rất nhiều người lâm vào tình trạng khó khăn về cuộc sống, chỗ ở, mất tài sản. Họ đề nghị các luật sư yêu cầu làm rõ tính hợp pháp của cuộc cưỡng chế này, buộc những cơ quan và cá nhân liên quan phải chịu trách nhiệm và bị xử lý theo pháp luật, bồi thường thiệt hại cho họ, trả lại đất Vườn rau Lộc Hưng cho họ tiếp tục sử dụng".
Trước đó vài ngày hơn 100 người dân Vườn rau đã tập trung gửi đơn khiếu nại tại văn phòng Quốc hội Sài Gòn nhưng văn phòng này đóng cửa không tiếp dân.
Chi tiết đáng chú ý khác là một công văn của Ban Tuyên giáo Quận Tân Bình cho biết sẽ hỗ trợ cho người dân Vườn rau Lộc Hưng mỗi mét vuông là 7 triệu 50 ngàn đồng. Thế nhưng người dân bác bỏ "lòng tốt" này của chính quyền và cho rằng Ban Tuyên giáo Quận Tân Bình không đủ thẩm quyền đối với người dân bị phá nhà, đoạt của.
Dư luận một lần nữa chia làm hai phe, phía bi quan cho rằng "con kiến đi kiện củ khoai" sẽ không bao giờ thu hoạch được một kết quả nhỏ bé nào bởi vì chính quyền là tòa án, là Viện kiểm sát và bản án này sẽ khó lòng được họ cho phép mở phiên tòa công khai, nếu có chỉ là một phiên tòa cho có lệ và kết quả thì phần thiệt vẫn là của nạn nhân Vườn rau Lộc Hưng.
Phía tích cực đồng lòng với vụ kiện thì theo họ, nếu không ai dám lên tiếng thì công lý Việt Nam sẽ vĩnh viễn nằm trong bóng tối, mặc dù đó là một nền công lý què quặt, ốm yếu và đầy những căn bệnh hiểm nghèo. Một vụ kiện do người dân họp lại chống chính quyền Quận Tân Bình một cách công khai sẽ là tiếng chuông cảnh báo cho người dân khắp nước về quyền hạn của mình trong những lĩnh vực khác, họ không có gì phải sợ hãi vì người cầm quyền hôm nay không xứng đáng.
Vụ kiện sẽ đánh thức lòng kiêu hãnh cộng sản và họ sẽ phải biết rằng sự sợ hãi của người dân không còn nữa khi tài sản, cuộc sống yên lành của họ bị vùi dập. Tập thể người dân sẽ dắt díu nhau trước vành móng ngựa mà người đứng bên trong không phải là họ nữa. Bất cứ phán quyết nào của tòa án cũng là chiến thắng của người dân. Kể cả phán quyết ấy được đưa ra với mục đích vuốt ve lòng căm phẫn của họ.
Bản án có thể sẽ không trừng phạt người nào đưa ra quyết định đập phá khu Vườn rau như từ trước tới nay, nhưng nếu như vậy thì lòng dân sẽ tiếp tục hừng hực lửa căm thù trong huyết quản bởi sự bất công trong bản án là nguồn cơn cho những cuộc tranh đấu khác.
Bản án có thể sẽ chùn bước một cách chủ ý là chấp nhận bồi thường cho những hộ dân Vườn rau nhưng với cái giá mà không ai có thể chấp nhận. Con số 7 triệu 5 chục ngàn một mét vuông là động thái thử thách, và tòa án có thể nâng lên một ít theo tính cách mà người Cộng sản thường làm trong những hội nghị, bàn đàm phán đối với kẻ thù.
Những mất mát về của cải của người dân sẽ được tòa chấp nhận bồi thường căn cứ trên hóa đơn mua sắm ! Ai còn giữ hóa đơn mới là vấn đề vì họ đã biết trước nên Vườn rau bây giờ không còn là đống gạch vụn nữa mà đã trở thành một sân bóng đá đúng nghĩa không còn một vật thề nào trên một vùng đất bao la, sạch sẽ.
Biện pháp tái định cư sẽ được nói tới nhưng nạn nhân không được quyết định số phận chính mình. Họ sẽ được tới những vùng khỉ ho cò gáy còn sống được hay không còn do khả năng sinh tồn của họ tới mức nào. Tuy nhiên họ sẽ không được đi tái định cư ngay vì nhà nước còn phải quy hoạch và tìm kiếm ngân sách cho vấn đề này. Đó là cách câu giờ tàn ác nhất mà chính quyền thường làm với những hộ dân "cứng đầu" trong các vụ bồi thường giải tỏa.
Luật sư bảo vệ quyền lợi cho người dân Vườn rau cũng có thể khởi kiện luôn những tờ báo có những bài viết chụp mũ, vu khống về câu chuyện Vườn rau. Nếu người dân còn giữ những bài báo đó và chứng minh được họ vô tội thì các phóng viên tác giả phải ra tòa đối diện với họ. Thắng hay bại, bộ mặt lưu manh của báo chí sẽ được vạch trần và đây là hành động rất cần thiết mà các luật sư Vườn rau nên chú ý.
Những giả định vừa nêu hoàn toàn có khả năng sẽ xảy ra vì vậy nạn nhân Vướn rau sẽ không còn gì để mất nữa. Luật sư phí cũng không phải là gánh nặng cho họ vì phần luật sư cũng biết đây là việc làm vì công lý cho một nhóm dân không còn tiền hay của cải để thanh toán phí tổn cho họ. Ngay từ đầu, các luật sự đã chấp nhận việc làm này do hai yếu tố căn bản, thứ nhất lấy lại công bằng cho nạn nhân và khi công bằng được lập lại dù không đầy đủ thì tiếng vang của văn phòng luật sư mà họ phụ trách sẽ bù đắp mọi nỗ lực mà họ đã bỏ ra.
Người dân Vườn rau cái Tết này tuy lê lết dưới gầm cầu, trú thân trong các cơ sở tôn giáo hay tạm trú trong nhà người thân, bạn bè chí ít họ cũng còn cái để mà hy vọng, còn hơn mất cả niềm hy vọng mà Thượng đế ban phát cho mỗi con người một cách công bằng.
Lá đơn khiếu kiện của họ có ý nghĩa như thế, xin đừng chê bai niềm hy vọng của họ nữa.
Những ngày qua, cả nước bàng hoàng trước những hành động của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tại Sài Gòn với những người dân tay không tấc sắt tại Vườn rau Lộc Hưng. Đó là những hành động cướp phá tàn bạo, đập phá tất cả những gì mà người dân đã từng chắt chiu xây dựng từ năm 1954 đến nay.
Khu đất Vườn Rau Lộc Hưng được người dân mua bán, khai khẩn và xây dựng từ năm 1954, nghĩa là hơn 20 năm trước khi người Cộng sản vào chiếm Miền Nam. Những tài sản, đất đai ở đó đã có chủ bằng đầy đủ các giấy tờ, pháp lý từ bao năm trước khi Cộng sản đặt chân đến cướp lấy chính quyền tại đây.
Thế nhưng, vẫn bằng sự lươn lẹo, bịa đặt và ý đồ lâu dài cướp đoạt đất đai, tài sản của người dân, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam ngang nhiên coi họ là những người vi phạm, và càng vô lý hơn khi tự ý coi đất đai, tài sản của người dân ở đây là "bất hợp pháp" để mặc sức phá phách và cướp trắng của họ.
Có lẽ, trong xã hội loài người, không có gì trắng trợn hơn cái gọi là luật pháp của cộng sản. Đó là những bộ luật rừng rú và man rợ nhằm hỗ trợ cho những hành động thú vật như nơi hoang dã. Ở đó, người cộng sản ngang nhiên coi cái quyền đè đầu, cưỡi cổ người khác, cướp bóc tài sản của người khác như là một hành động hiển nhiên.
Ở đó mọi quy định, luật lệ do chính người cộng sản đặt ra, cũng chẳng có tác dụng gì khi mà "máu tham" đã thấy "hơi đồng".
Ở đó, quyền lợi của người dân duy nhất chỉ có thể có là làm thân trâu ngựa lao dịch nuôi nấng những đám tự xưng là "đầy tớ nhân dân", để rồi khi cần, chính họ lại được đưa ra giết thịt nhằm cung phụng cho thói côn đồ, khát máu tàn bạo man rợ của những kẻ mà chính họ nuôi nấng.
Trong lịch sử loài người, hẳn là hiếm khi có thể tồn tại những bộ luật có thể ngang nhiên biến của cải, đất đai, tài sản của người khác thành của mình một cách trắng trợn và dễ dàng, coi như là chuyện bình thường của Cộng sản Việt Nam.
Vụ việc ở Vườn rau Lộc Hưng, không phải bắt nguồn mới đây mà việc cướp đã manh nha từ cả hàng chục năm trước. Thế nhưng, trước những chứng cứ, lý lẽ hiển nhiên mà đến đứa trẻ con cũng nhìn thấy, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã phải lúng túng mà không có cách nào, không có lý lẽ nào cũng như nguyên tắc sống và luật pháp nào có thể biện minh được rằng việc cướp đất đai, tài sản ở đây là có thể chấp nhận được.
Người dân Vườn Rau Lộc Hưng đã bao năm kiên trì, hòa bình và căn cứ vào chính những văn bản luật pháp của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã ban hành, để đấu tranh cho quyền lợi của họ đã xác định ở đây từ 65 năm trước. Trước những chứng cứ, lý lẽ và luật lệ họ trưng dẫn, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã phải kéo dài thời gian âm mưu cướp chiếm.
Và khi mọi lý lẽ đã bị bẻ gãy, việc sử dụng luật pháp đã không thể viện dẫn cho việc cướp bóc của mình, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã tính đến việc cướp bất chấp mọi mặt từ pháp luật cho đến lương tâm con người có thể cho phép.
Thế rồi hàng trăm, hàng ngàn công an, cảnh sát được nuôi nấng bằng những đồng tiền mồ hôi nước mắt của chính những người dân Vườn Rau Lộc Hưng với đầy đủ các thiết bị đã tiến hành cuộc cướp bóc tàn bạo và man rợ, đuổi họ ra khỏi mảnh đất cha ông họ để lại.
Đến đây, mọi khía cạnh như luật pháp, lý lẽ, luật lệ, tình người đều không có giá trị mà chỉ có bạo lực được sử dụng.
Điều mà người ta thấy ghê tởm trong vụ việc cướp phá này là khác mọi vụ cướp phá khác đối với tài sản của người dân, việc cướp phá này có tổ chức chặt chẽ được tiến hành khi mà cái Tết cổ truyền của dân tộc chỉ còn hơn chục ngày nữa.
Đối với người dân Việt Nam, cái Tết cổ truyền là một điều thiêng liêng, là dịp mà những người dù đi làm ăn xa xôi, cách trở đến mấy cũng trở về quê hương, gia đình bản quán để thắp một nén hương tưởng nhớ tổ tiên, ông bà, chúc tết cha mẹ, gặp gỡ anh em bạn bè.
Ngay cả trong thời chiến tranh khốc liệt và đẫm máu nhất, hai bên đối địch vẫn ngừng nghỉ những hành động chiến tranh để người dân được yên ổn đón xuân về, tết đến.
Thế nhưng, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã quyết tâm đập phá, đuổi dân ra đường bằng được để cướp đất đai, tài sản của họ, bất chấp cuộc sống, tính mạng của người dân ra sao.
Chỉ hơn chục ngày nữa, hàng trăm người dân đủ cả già, trẻ, lớn bé, những thương phế binh, những người tàn tật… đều phải ra đường vạ vật đón cái tết ngoài đường phố.
Chỉ hơn chục ngày nữa, những linnh hồn của Tổ tiên, ông bà họ không có chốn để trở về với con cháu, họ hàng của mình khi xuân về, tết đến.
Chỉ hơn chục ngày nữa, khi mà quan chức cộng sản hỷ hả vui mừng "chiến thắng" của mình để phè phỡn với nhau trên đống tài sản cướp được của người dân, thì hàng đàn, hàng lũ những nạn nhân của họ phải vất vưởng ngoài đường không nơi nương thân, hương hồn tổ tiên không nơi thờ cúng.
Có lẽ trong lịch sử đất nước này, đây là những vụ cướp có tính chất quy mô, chặt chẽ và đạt kỷ lục về sự tàn bạo nhất về cả thế chất và tinh thần. Dù ở đó máu đổ không nhiều, tài sản bị cướp không lớn bằng những cuộc "cách mạng cướp bóc" mà người Cộng sản đã từng gây ra khi đến đất nước này. Nhưng, cái kỷ lục ở đây là sự nhẫn tâm và độc ác đến mức tận cùng mà những động vật mang hình người này có thể thực hiện.
Ở đó không có sự hiện diện của luật pháp, càng không có bóng dáng của lương tâm con người.
Những hành động của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tại Vườn Rau Lộc Hưng không phải là duy nhất, không còn là lạ lẫm trong một chế độ sinh ra từ "Cướp" tồn tại từ Cướp và nghiễm nhiên coi chuyện cướp như là một chuyện bình thường cho sự tồn tại của nó.
Người ta đặt ra câu hỏi rằng: Một chính quyền mà chỉ nhăm nhăm cướp của người dân, không cần biết đến đời sống của người dân ra sao, đẩy người dân đến đường cùng thì chính quyền đó có đáng được tồn tại hay không? Nó tồn tại làm gì để đấy đất nước đến chỗ loạn ly, suy vong, đẩy người dân đến bước đường nô lệ và bản chất của nhà nước này là gì?
Câu trả lời khả dĩ có thể chấp nhận được rằng: Bản chất của nó là Cướp, cướp có tổ chức, cướp được nuôi nấng bởi chính các nạn nhân của nó, tồn tại trên đau khổ và sự khốn cùng của nạn nhân.
Ở cái gọi là chính quyền đó, luật pháp chỉ là một trò chơi, lương tâm con người đã không hề tồn tại.
Đến Chính quyền mà Cộng sản còn cướp được, thì cái gì mà chẳng có thể cướp và điều gì cũng có thể xảy ra.
J.B Nguyễn Hữu Vinh
Nguồn : VNTB, 19/01/2019
Một trong những "tội" lớn nhất của người dân Lộc Hưng (Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh) là nghèo ! Quá nghèo ! "Nghèo thấy thảm !" – như người ta thường nói. Khu đất của họ sẽ được tránh xa nếu họ là thành phần "cán bộ" hoặc những kẻ đủ giàu để "chạy thuốc" nhằm biến những căn biệt thự xây trái phép thành hợp pháp. Người nghèo là vấn đề xã hội không quốc gia nào không đối diện nhưng người nghèo Việt Nam không chỉ là những thân phận thiếu ăn thiếu mặc. Họ còn là tấm thảm để những bàn chân xã hội chủ nghĩa chùi xuống không thương tiếc cùng với vẻ mặt dối trá ma mãnh hất lên : "Đảng và Nhà nước luôn chăm lo cho người nghèo" !
Người nghèo vẫn miệt mài trong giá rét những ngày giáp Tết.
Chưa bao giờ người dân bị lừa bịp công khai bằng những "thống kê" cho thấy xã hội ngày càng ít người nghèo bằng lúc này. Tại phiên họp thứ 27 ngày 17/09/2018, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, báo cáo kết quả hai năm thực hiện Nghị quyết số 76/2014/QH13 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện "mục tiêu giảm nghèo bền vững" đến năm 2020 đã được công bố, như một bằng chứng xác nhận thành tích của nhà cầm quyền : tính đến cuối năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn dưới 6%. Cụ thể, từ 2015-2017, tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước giảm 1,59%/năm, đạt vượt so với mục tiêu đề ra là từ 1-1,5%/năm. Thời điểm hiện tại, theo Tạp chí Đảng Cộng sản (14/11/2018), hiện cả nước có hơn 1,9 triệu hộ nghèo (chiếm 8,23% tổng hộ dân toàn quốc) và hơn 1,3 triệu hộ cận nghèo (5,41%)…
Những con số tỷ lệ "thoát nghèo" không nói lên hết thực trạng. Các báo cáo, trung thực hay không, không cho thấy thực tế rằng, khái niệm "nghèo" ở đây đã vượt qua những định nghĩa thông thường về nghèo. Nó không chỉ liên quan cái ăn cái mặc hay những điều kiện cần có để được cơm no áo ấm. Chẳng "hội thảo" về "chiến lược" xóa nghèo "bền vững" nào đề cập đến tình trạng người nghèo đang bị tống dạt tàn nhẫn ra bên lề phát triển, và đặc biệt, người nghèo đang trở thành nhóm đối tượng được nhắm đến để hy sinh cho cái gọi là phát triển.
Chính quyền khoan vội tự hào thành tích xóa đói giảm nghèo, vì chính quyền, trong không ít trường hợp, là thủ phạm tạo ra nghèo đói. Một ví dụ : nhân danh "phát triển", người ta đã giải tỏa vô số đất đai và cho rằng đó là điều không thể tránh đối với bất kỳ quốc gia nào trên con đường xây dựng đất nước. Điều này được thực hiện không chỉ từ "chủ trương chính sách" mà còn từ sự tùy tiện cùng sự ăn chia của các chính quyền địa phương với lớp nhà giàu mới nổi được hình thành thông qua các quan hệ. Điều đáng ghi nhận là người ta luôn "né" các khu đất nằm dưới "sở hữu" "cán bộ" hoặc thành phần lắm tiền nhiều của, dù "phạm luật" lấn chiếm trái phép hay không. Chẳng cần đi đâu xa, thử đến khu vực quanh sân bay Tân Sơn Nhất, ai cũng có thể thấy điều sờ sờ này. Hơn ai hết, những gia đình nạn nhân bị giải tỏa oan ở Thủ Thiêm có thể kể ra tại sao và từ đâu mà họ trở thành nghèo khổ vô gia cư.
Người nghèo Việt Nam ngày nay không chỉ là những gương mặt khổ cực lam lũ. Hình ảnh đó có thể thấy ở tất cả bức tranh xã hội thế giới. Ở bất kỳ giai đoạn nào Việt Nam cũng có những "chị Dậu", tuy nhiên, "kiếp nghèo" của "chị Dậu" ngày xưa khác với thân phận của "chị Dậu xã hội chủ nghĩa" trong thời đại "rực rỡ". Nếu cảnh nghèo trước khi "cách mạng về" và "đời ta có Đảng" là hình ảnh một xã hội chưa phát triển thì cảnh nghèo ngày nay còn được chồng lên ngổn ngang những dối trá ngụy biện để che đậy và lấp liếm các khiếm khuyết của vô số chính sách bất công biến người nghèo thành nạn nhân trực tiếp và hứng chịu thê thảm nhất trong tất cả các nhóm đối tượng-tầng lớp xã hội. "Trẻ nguy kịch, vẫn phải đóng tiền mới được cấp cứu" (Tuổi Trẻ 29-7-2016) – đó là tựa một bài báo nói lên sự bi đát cùng cực của thân phận người nghèo thời nay.
Chết-không-có-hòm-chôn là một hình ảnh nghèo khổ khốn khó tận cùng. Nhưng sống-không-có-nhà-ở không chỉ là bức tranh của những mảnh đời rách rưới. Nó tố cáo rất rõ những "sai lầm" được thực thi một cách cố tình của các "chính sách phát triển" nói chung. Phát triển gần như luôn đi đôi với sự xuất hiện những nghịch lý nhưng nghịch lý nào mỉa mai cho bằng hình ảnh : từ "tâm thế" những kẻ không có "miếng đất cắm dùi", như thời "tiền cách mạng", những ông chủ xã hội chủ nghĩa ngày nay hăm hở lao vào giành đất "cắm dùi" của những người nghèo "tận cùng bằng số", và liền ngay sau đó dựng lên tấm băngrôn đỏ chói : "Đảng và Nhà nước luôn chăm lo cho người nghèo" !
Những con số thống kê, những phát biểu "xúc động" và những chiến dịch "nhắn tin ủng hộ người nghèo", ngoài việc để mị dân, sẽ không mang lại giải pháp nào để xóa bỏ nghịch lý và bất công, nếu không đề cập và không giải đáp được những câu hỏi mà người nghèo nào cũng thấy : nhờ đâu mà "đám chính quyền" trở nên giàu có khủng khiếp đến vậy ! Rất khó có thể thuyết phục được rằng chính quyền đang thành công trong các chính sách xóa đói giảm nghèo, một khi quan chức địa phương vẫn đua nhau ăn chặn ngân sách dành cho người nghèo. Càng khó có thể tin "Đảng và Nhà nước" chia sẻ khó khăn với người nghèo trong khi "người" của "Đảng và Nhà nước" là những trường hợp "mẫu mực" của việc làm giàu bằng "buôn chổi đót".
Người nghèo không chỉ túng thiếu khổ cực. Họ là nạn nhân đầu tiên và trực tiếp của tất cả "cặn bã" lắng xuống của những hào nhoáng giả tạo sinh ra từ một mô hình phát triển, mỉa mai thay, dựa trên lý thuyết "xóa bỏ bất bình đẳng". "Bắt cả trẻ đang bú đóng tiền xây dựng nông thôn mới" (Zing 1-7-2018) – đây không phải là câu chuyện giới hạn trong phạm vi đói nghèo. Nó là vấn đề liên quan đến thể chế và các chính sách tạo ra những người nghèo theo cách chưa từng có trong lịch sử phát triển xã hội Việt Nam. Người nghèo đang "lãnh đủ" mọi thứ tệ hại nhất và họ hoàn toàn không có "quyền" để chọn lựa. Ai đó có thể chọn siêu thị mua thực phẩm an toàn, chọn trường học tốt cho con, chọn bệnh viện "xịn" thậm chí ở nước ngoài... Trong khi đó, người nghèo chỉ có thể uống ly trà đá mà họ đủ tiền mua ; chỉ có thể gửi trẻ vào trường mẫu giáo nơi có thể có cô giáo trấn nước con họ ; chỉ có thể vào bệnh viện công nhếch nhác nằm vật vờ trên những hành lang bẩn thỉu. Cầm chén cơm, họ đủ "kiến thức tổng quát" để nói với nhau về nguồn thức ăn nhiễm độc. Họ sợ lắm. Họ không muốn chết sớm vì ung thư trước khi lo cho con vào đại học hoặc trước khi gửi tiền về quê cho bố mẹ sửa nhà. Tuy nhiên, họ vẫn phải nuốt. Họ không có chọn lựa nào khác.
Những quan xã hội chủ nghĩa Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và Hội đồng Lý luận Trung ương ký kết chương trình hợp tác ngày 14/03/2017 - Ảnh minh họa
Khoảng cách giàu-nghèo ngày càng giãn rộng đang trở thành vấn đề rất lớn. Dù vậy, những đứa trẻ nằm co quắp ở mái hiên các cao ốc lộng lẫy chưa đủ để nói hết thảm cảnh của khoảng cách giàu nghèo. Bằng thế nào một chữ ký nhoáy trong vài giây có thể mang lại những khoản tiền kếch sù, mà người ta làm cả đời không tích cóp nổi, mới là "nghịch lý giàu nghèo" đang diễn ra trên khắp đất nước này. Người ta đang tung hô những tỷ phú như Phạm Nhật Vượng. Người nghèo không thể so với tỷ phú. Tất nhiên. Người nghèo thậm chí cũng không thể so nổi với tầng lớp thấp hơn "đẳng cấp tỷ phú" nhiều lần. Thật không bình thường khi có những viên chức tép riêu vẫn dư tiền cho con đi du học Mỹ (như một tay Phó Công an phường ở một quận ở Thành phố Hồ Chí Minh mà tôi biết). Có chính sách "xóa đói giảm nghèo" nào có thể giúp người nghèo có nhiều chọn lựa hơn, như tay công an kia ?
Có quá nhiều đường nét không bình thường trên bức tranh giàu nghèo hiện nay. Tỷ lệ nghèo đói, được công bố, "đang giảm" nhưng người nghèo có thể thấy mọi nơi, ngày càng nhiều. Người nghèo ở mọi miền, mọi đô thị, mọi tỉnh thành… nhưng họ "ở đâu" trên bản đồ phát triển của đất nước ? Họ đang bị hất dạt ra bên lề. Họ là cái bóng đen lặng lẽ bên cạnh những tòa nhà sáng rực. Họ là viên đá lót đường cho những chiếc xe siêu sang của đại gia tư bản Đỏ. Họ là nạn nhân của những chữ ký nguệch ngoạc "chứng nhận" họ bị mất đất và mất nhà. Họ là tấm thảm chùi chân của những ông chủ xã hội chủ nghĩa, trong lịch sử, vốn xuất thân từ nghèo khổ bần cùng. Trong tất cả những điều không bình thường khi nói về bức tranh giàu nghèo của xã hội ngày nay thì đây là điều không bình thường và mỉa mai bậc nhất !
Mạnh Kim
Nguồn : VOA, 19/01/2019