Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Đng bng sông Cu Long mong M tăng h tr khi biến đi khí hu ngày càng gây hi

Biến đi khí hu gây ra tác đng rt nghiêm trng đến vùng Đng bng sông Cu Long ca Vit Nam trong nhiu năm tr li đây, mt nhà nghiên cu hàng đu thuc trường Đi hc Cn Thơ nói vi VOA mi đây, đng thi bày t hy vng rng M s h tr thêm na v nghiên cu, thông tin, d liu sau khi hai nước nâng cp quan h thành Đi tác Chiến lược Toàn din.

mekong1

Hn hán nghiêm trng xy ra năm 2016 tnh Bc Liêu và mt s tnh khác thuc Đng bng sông Cu Long (nh tư liu).

Trước kia, Đng bng sông Cu Long có 6 tháng mùa khô và 6 tháng mùa mưa nhưng gi đây tình hình không còn đơn gin như vy na, thay vào đó, có lúc mưa rt nhiu và ngược li có lúc khô hn và nng rt nhiu, Phó Giáo sư Tiến sĩ Văn Phm Đăng Trí, Vin trưởng Vin Nghiên cu Biến đi Khí hu (DRAGON-Mekong), Đi hc Cn Thơ, cho biết và nói thêm rng điu này tác đng rt tiêu cc đến đi sng người dân trong vùng.

Ngoài ra còn có vn đ nước bin dâng gây ra nhng thay đi, xáo trn ln, làm cho người dân không còn có th da vào nhng kinh nghim sn xut trước đây được na, Phó Giáo sư Tiến sĩ Văn Phm Đăng Trí nói tiếp.

Mt vn đ na là tình trng st lún trong vùng, vn theo ông Trí. Nhà nghiên cu này khng đnh 3 hu qu nêu trên ca biến đi khí hu đã và đang cn tr s phát trin ca vùng đng bng, đc bit không tt cho cng đng yếu thế nơi này.

Mt trong nhng điu Vin trưởng Vin DRAGON-Mekong nêu ra cũng trùng vi quan sát ca ông Brian Eyler, Giám đc Chương trình Đông Nam Á thuc Trung tâm Stimson có tr s M.

Trong mt bài viết đăng trên trang mng Foreign Policy hi đu tháng 9, ông Eyler ch ra rng biến đi khí hu đang làm gim lượng mưa trong mùa mưa Đồng bằng sông Cửu Long, là mt mi đe da đi vi khu vc được ông gi là "vn quý ca thiên nhiên".

Ông Eyler viết rng sông Mekong (Cu Long) là con sông ln nuôi sng Vit Nam và mt phn ln ca thế gii. Đồng bằng sông Cửu Long va là nơi đm bo an ninh lương thc cho Vit Nam, cũng va là nơi sn xut ra nhiu mt hàng xut khu ca đt nước. Nơi này sn xut ra 50% lượng go trong nước, bán ti nhiu ca hàng và siêu th M. Ngoài ra, phn ln Đông Nam Á cũng ph thuc vào go xut khu ca Vit Nam, mà 90% trong đó là t Đồng bằng sông Cửu Long, vn theo bài viết ca ông Eyler.

Hin nay, so vi 5 năm, 10 năm trước, vn đ nghiêm trng rõ rt nht ca vùng đng bng là thay đi v ngun nước, Phó Giáo sư Tiến sĩ Trí nói vi VOA.

Trong quá kh, vào các tháng 8, 9, 10 là mùa nước ni, nhưng năm gn đây nht có ngp như vy là 2011, sau đó cho đến nay chưa xy ra tr li. Bên cnh đó, hai năm 2015, 2016 ghi nhn tình trng nhim mn rt nghiêm trng, nh hưởng hơn mt na Đồng bằng sông Cửu Long ; các năm 2019, 2020 li xy ra mt ln na, vn Vin trưởng Vin DRAGON-Mekong cho biết. Ông nói thêm :

u tiên chúng ta lo v lũ. Sau đy chúng ta không còn phi lo v lũ thì chúng ta li lo v hn mn. Tuy nhiên, nói rng không lo v lũ na thc s cũng không đúng, vì mt s nghiên cu cho thy tình trng lũ trong tương lai có th xy ra rt bt cht, vi cường đ rt là ln. Nếu chúng ta lơ là, s có th xy ra tác hi rt nghiêm trng".

mekong2

Ông Văn Phm Đăng Trí, Vin trưởng Vin DRAGON-Mekong (áo sơ mi trng) tiếp Đi s M Marc Knapper hôm 7/4/2022.

Theo Phó Giáo sư Tiến sĩ Trí, Vin DRAGON-Mekong được chính ph hai nước Vit Nam và M cùng thành lp năm 2008 và k t đó đến nay Vin đã có 15 năm hp tác cht ch vi Cc Kho sát Đa cht Hoa K (USGS), bên cnh đó là vi các trường đi hc trên thế gii.

Vi s cng tác, tài tr t USGS và các đi tác đó, Vin tiến hành các cuc nghiên cu v các vn đ do biến đi khí hu gây ra, son ra d báo v mc đ ngp ca Đồng bằng sông Cửu Long trong nhng thp k ti, không ch liên quan đến Vit Nam mà c nước láng ging Campuchia, đng thi đưa ra các cnh báo. Ông cho hay :

"Mt cnh báo chúng tôi đưa ra là chúng ta hn chế dùng ngun tài nguyên nước. Chúng ta phi làm sao tăng hiu qu vic s dng ngun tài nguyên nước lên".

Các nghiên cu và cnh báo ca Vin đã góp phn đưa đến nhng văn bn cp nhà nước ca Vit Nam đ hn chế vic s dng tài nguyên nước mt cách mt kim soát Đồng bằng sông Cửu Long, ngoài ra là nhng đóng góp rt c th ca Vin vi các đa phương đ h canh tác và s dng tài nguyên hiu qu hơn, cũng như gim thit hi do biến đi khí hu gây ra, Vin trưởng Văn Phm Đăng trí đúc kết.

Ông cũng nhìn li quan h đi tác vi USGS đã kéo dài 15 năm và bày t s trân trng :

"USGS là mt trong nhng đơn v đã tích cc h tr cho Vin. Trong thi gian va qua, USGS đã phi hp vi Vin đưa ra các đnh hướng nghiên cu, đ xut nhng hành đng đ giúp Đồng bằng sông Cửu Long phát trin tt hơn phù hp vi điu kin có biến đi khí hu. Ngoài ra, trong vài năm qua, chúng tôi cũng nhn được s h tr khá tích cc ca USAID (Cơ quan Vin tr Phát trin Quc tế ca M)".

V tương lai hp tác ca Vin vi phía M trong bi cnh Hà Ni và Washington nâng cp quan h thành Đi tác Chiến lược Toàn din, Phó Giáo sư Tiến sĩ Trí nói :

"Chúng tôi cn thêm na s h tr ca quc tế. Tôi rt hy vng có s h tr trc tiếp và nhiu hơn na ca chính ph M đ đm bo rng năng lc nghiên cu và năng lc chuyn giao ca Vin m rng ra hơn, s h tr cho s phát trin ca Đồng bằng sông Cửu Long được tt hơn".

T góc nhìn ca Vin trưởng Vin DRAGON-Mekong, cơ quan ca ông không ch nghiên cu cho riêng Đồng bằng sông Cửu Long mà cũng nghiên cu lên c lưu vc sông Mekong. Vì vy, s ln mnh ca Vin không ch h tr cho s phát trin ca Đồng bằng sông Cửu Long mà còn cho c nhng nước trong lưu vc sông Mekong đ h có th sng tt hơn trong điu kin mi, đng thi cũng chia s các thông tin, d liu khoa hc quan trng giúp ích cho các đi tác M và trên thế gii.

An Tôn

Nguồn : VOA, 22/09/2023

Additional Info

  • Author An Tôn
Published in Diễn đàn

Thủ tướng Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và 13 tỉnh miền Tây về tình trạng sụt lún, sạt lở, ngập ở Đồng bằng sông Cửu Long vào ngày 12/8/2023 đã cảnh báo nguy cơ Đồng bằng sông Cửu Long chìm dần với tốc độ sụt lún đất cao gấp 3-4 lần, có nơi gấp tới 10 lần so với mực nước biển dâng.

sutlun1

Ảnh minh họa chụp tại tỉnh An Giang trước đây. AFP PHOTO

Cụ thể, ông Phạm Minh Chính dẫn chứng 50 năm qua diện tích rừng ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long đã giảm khoảng 80%. Riêng giai đoạn 2011-2016 mỗi năm, mất 300-500 ha, hàng nghìn hộ dân ven biển, ven sông, kênh rạch bị ảnh hưởng…

Tổ chức Future Direct International của Úc vào ngày 18/7/2019 đã công bố phân tích cho thấy, sụt lún đất tại Đồng Bằng Sông Cửu Long đang đe dọa vựa lương thực của Việt Nam.

Trước đó, nhiều nhà khoa học cũng đã cảnh báo Đồng bằng sông Cửu Long đang sụt lún một cm mỗi năm, trong khi mực nước biển dâng là 3-5mm/năm. Trong đó, có một số địa phương tốc độ sụt lún trung bình lên tới 5,7cm/năm.

Chính phủ có quan tâm đúng mức vấn đề này khi các nhà khoa học cảnh báo nhiều năm trước ? Trao đổi với RFA hôm 14/8/2023, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện biến đổi khí hậu Đại học Cần Thơ, nhận định :

"Cái này nhiều nhà khoa học cũng đã cảnh báo, tình trạng sụt lún, sạt lở… có cả một dự án nghiên cứu về tình trạng này và các bài báo cảnh báo cũng khá nhiều… Nhưng tới bây giờ chưa có giải pháp chống đỡ gì cả, những cái thực hiện chỉ mang tính tạm thời, không có tính lâu dài. Càng ngày chúng ta thấy tình trạng càng nặng thêm, bây giờ Chính phủ mới quyết định phải đầu tư thêm các công trình chống sạt lở, nhưng tôi chưa thấy khả năng chống lún được, chỉ có thể giảm thiểu tác động ở những vùng xung yếu thôi".

Theo Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, ngân sách chỉ là một phần, cái khó nhất là bây giờ dòng chảy càng ngày càng thiếu phù sa, chắc chắn là sẽ tiếp tục xảy ra. Còn tiền để đổ vào những công trình chống sạt lở thì theo Tiến sĩ Lê Anh Tuấn chỉ mang tính nhất thời, không lâu dài. Ông nói tiếp :

"Chính sách thì cũng đã có, rồi hỗ trợ hoặc quy hoạch các vùng nguy cơ sạt lở, di dời người dân hoặc có cách hạn chế khai thác nước ngầm ở Đồng bằng sông Cửu Long, tạo thêm những hồ chứa để trữ nước để giảm bớt khó khăn trong mùa khô, nhất là vùng ven biển… Thật ra cũng có chính sách, cũng có cảnh báo, nhưng những giải pháp đó chưa phải là giải pháp lâu dài".

Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia nghiên cứu độc lập về sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long khi trao đổi với RFA về thực trạng sụt lún tại Đồng bằng sông Cửu Long cho rằng, có hai nguyên nhân chính, một là do nén tự nhiên. Ông giải thích, vì đồng bằng nào cũng nén do phù sa. Còn nguyên nhân thứ hai, ông đưa ra là do sử dụng nước ngầm quá mức. Trong đó, nguyên nhân thứ hai, theo ông Nguyễn Hữu Thiện, là rất nguy hiểm.

Theo thông tin từ dự án ‘Quản trị sụt lún đất và quản lý nước ngầm tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long’ của Bộ Tài nguyên – Môi trường, tốc độ sụt lún ở Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn mực nước biển dâng tuyệt đối. Điều này cho thấy tốc độ mực nước biển tương đối chủ yếu là do sụt lún đất. Nếu không khắc phục, phần lớn diện tích của đồng bằng có thể sẽ nằm dưới mực nước biển trung bình vào cuối thế kỷ 21.

Do sụt lún, tình trạng sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng nhiều hơn, Giáo sư Võ Tòng Xuân, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang, khi trả lời RFA hôm 14/8, nhận định :

"Bà con đang bị như thế thì chính quyền các địa phương cũng đang làm bờ kè ở những chỗ nào làm được, nhưng có nhiều chỗ không làm được. Hồi trước khi chúng tôi hợp tác với Hà Lan cũng có một số chuyên gia Hà Lan về lấn biển đi khảo sát dọc theo bờ sông thì họ nói ở đây khó có thể làm bờ kè như bên Hà Lan được vì nó sâu quá".

Theo Giáo sư Võ Tòng Xuân, sụt lún là do người dân khoan giếng, Nhà nước không có chủ trương khoan những giếng sâu. Nếu khai thác vỉ địa tầng ở dưới quá nhiều theo ông Xuân sẽ làm cho đất sụt xuống. Ông Xuân cho biết thêm :

"Ví dụ như dự án hợp tác với Hà Lan đưa đưa nuôi tôm vào ruộng lúa, họ biết nuôi tôm cần nước mưa, mà mùa nắng nước mặn quá thì tôm chịu không nổi, cho nên phải pha nước ngọt. Mà nước lấy từ sông Cửu Long về quá xa, nên người ta phải khoan giếng thậm chí tới 400m. Vấn đề này các chương trình nước ngoài rất kỹ, không ủng hộ, nhưng ở trong nước mình người dân họ cứ làm. Bây giờ kêu gọi những công ty, tổ chức phải có đánh giá môi trường… nhưng họ đánh giá rồi họ cũng lẳng lặng bơm nước để có thể hoạt động được trong mùa khô. Đây là hiểm họa rất lớn".

sutlun2

Bản đồ minh họa : Miền nam Việt Nam có thể bị ngập trong nước biển vào năm 2050. Courtesy Climate Central.

Theo Tổ chức Future Direct International của Úc, trong 20 năm qua, khai thác nước ngầm tại Đồng bằng sông Cửu Long đã tăng gấp bốn lần. Tốc độ khai thác đó đã khiến mực nước ngầm giảm tới 20 mét ở một số nơi, dẫn đến việc đất bị chìm đến 18 cm.

Giải pháp cấp bách hiện nay là gì và Chính phủ Việt Nam nên vào cuộc ra sao để đối phó với tình trạng khai thác nước ngầm tràn lan ? Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện khi trả lời RFA liên quan vấn đề này, nêu ý kiến :

"Chính phủ có ra nghị định 167 phân làm năm vùng hạn chế khai thác nước ngầm, giao cho từng tỉnh để thực hiện. Nhưng khi triển khai ở từng tỉnh thì có lắm vấn đề, tôi thấy 167 là nỗ lực ban đầu tốt, nhưng chắc cần phải sửa đổi. Vì thứ nhất là dữ liệu không có để cho các tỉnh nghiên cứu chi tiết sụt lún liên quan nước ngầm tại địa phương, chỉ có cấp đồng bằng, không đủ để lên bản đồ. Chuyện thứ hai là giá nước ngầm rất rẻ so với giá nước mặt, vì giá nước mặt quá ô nhiễm... nhiều phân bón thuốc trừ sâu nên xử lý rất tốn kém. Nên xài nước ngầm tiện lợi hơn, nhưng có hai mặt, nếu địa phương nào siết không cho sử dụng nước ngầm thì nhà đầu tư sẽ bỏ đi".

Ngoài ra, theo Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, do nền nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long quá thâm canh, nên sử dụng nước ngầm quá nhiều. Một khó khăn nữa của nghị định 167 theo ông Thiện là các tầng nước ngầm sâu liên tỉnh chứ không ở riêng một tỉnh, nên phân theo từng tỉnh để hạn chế thì chưa thực sự hiệu quả. Do đó cần phải có quy hoạch tổng thể cho nước ngầm. Ông Thiện cho biết thêm những hạn chế của nghị định 167 :

"Chính phủ lập bản đồ nước ngầm theo chiều ngang, mà có tới bảy tầng nước ngầm nhưng không phân vùng theo chiều đứng. Như vậy sẽ có tầng nước ngầm vẫn bị lạm dụng như thường, thiếu liên kết vùng, thiếu điều phối vùng, thiếu cơ chế chế tài để xử phạt nếu vi phạm nghị định 167. Bộ thì giao xuống tỉnh công việc để làm theo 167, nhưng không cấp kinh phí, tỉnh thì thiếu năng lực, thiếu kinh phí nên rất khó khăn khi thực hiện 167".

Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện cho rằng, việc sử dụng nước ngầm như vậy nếu không có cách hạn chế thì "con tàu" Đồng bằng sông Cửu Long sẽ chìm nhanh hơn mực nước biển dâng. Điều này rất nguy hiểm, đe dọa sự tồn tại của đồng bằng. Chính phủ cần cải thiện Nghị định 167, cải cách nông nghiệp, quay lại sử dụng nước sông ngòi như cách đây mấy chục năm.

Nguồn : RFA, 14/08/2023

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam

Thức tỉnh bây giờ hay là chết trong dài hạn ?

Liên quan đến vấn đề khai thác cát sông ở Đồng bằng Sông Cửu Long, hôm 17/3/2023, Văn phòng Chính phủ Việt Nam phát đi thông báo Số : 79/TB-VPCP, yêu cầu "đơn giản hoá các thủ tục cấp phép mỏ vật liệu san lấp, nâng ngay công suất 50% ở các mỏ cát đang khai thác ; cấp lại giấy phép khai thác các mỏ đã hết hạn, tạm thời đóng cửa ; đưa vào hoạt động các mỏ mới phục vụ riêng cho các dự án cao tốc trên cơ sở quan trắc, giám sát chặt chẽ về môi trường, nguy cơ sạt lở theo đúng quy định của pháp luật". 

cat1

Khai thác cát ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện không tuân theo các chiến lược phát triển bền vững - Bộ Tài nguyên Môi trường Việt Nam

Lý do của những yêu cầu này là Việt Nam cần một lượng cát xây dựng lớn để hoàn thành các dự án cơ sở hạ tầng ở Đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng và Việt Nam nói chung.

Chỉ đạo đơn giản hóa thủ tục cấp phép khai thác cát một cách gấp rút và nâng ngay lập tức công xuất khai thác cát ở các mở hiện hành nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng trong năm 2023 này dường như là một cách "quản trị" không mới. Tiến sĩ Pascal Peduzzi, Giám đốc Chương trình Cơ sở dữ liệu thông tin tài nguyên toàn cầu thuộc Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP), phát biểu trong một hội thảo do Chatham House, một think tank ở London, tổ chức năm 2021 : "Chính sách phát triển của nhiều quốc gia thậm chí không đề cập tới vấn đề cát như cát lấy từ đâu, tác động môi trường và xã hội của nó ra sao". Ông Peduzzi nhấn mạnh. "Hãy nhìn về tương lai. Công nghiệp hóa, đô thị hóa và tăng trưởng dân số... tất cả sẽ thúc đẩy nhu cầu bùng nổ đối với cát". Ông kêu gọi "Đã đến lúc chúng ta phải thức tỉnh".

Khai thác cát là cần thiết, nhưng khai thác cát theo cách "đơn giản hoá các thủ tục cấp phép mỏ vật liệu san lấp, nâng ngay công suất 50% ở các mỏ cát đang khai thác" mà không có một chiến lược hợp lý, đặt trong bối cảnh tổng thể các vấn đề Sông Mekong, liệu có phải là một cách làm đúng đắn ? 

Hôm 13/3/2023, Stimson Center, một think tank ở Washington DC, tổ chức hội thảo về hiện trạng khai thác cát trên sông Mekong, trong đó tập trung vào vấn đề khai thác cát ở hai nước hạ lưu dòng sông là Campuchia và Việt Nam. RFA phỏng vấn Tiến sĩ Brian Eyler, Giám độc Chương trình Đông Nam Á và Chương trình Năng lượng, Nước và Phát triển Bền vững tại Stimson Center, về vấn đề khai thác cát ở hạ lưu sông Mekong.

cat2

Một đoạn đường giao thông ở Đồng bằng sông Cửu Long bị sạt lở (Ảnh : Quốc hội Việt Nam).

RFA : Thưa ông, dường như Việt Nam đang đứng trước một nghịch lý là một mặt cần khai thác tài nguyên cát để phục vụ phát triển kinh tế, nhưng mặt khác cũng cần bảo tồn nguồn tài nguyên này. Xin ông cho một nhận xét.

Brian Eyler : Ở đây điều đầu tiên cần nói là, việc Chính phủ Việt Nam đặt ra quy chế cho việc khai thác cát là điều phù hợp cần làm. Thiết lập mục tiêu và cấp giấy phép, đó là con đường đúng đắn để đi. Cách làm này trái ngược với tình trạng khai thác cát không theo quy định và không được báo cáo, thường là những gì đã xảy ra ở cả Campuchia, Việt Nam, Thái Lan và Lào dọc theo sông Mekong.

Thông qua các quy định tốt hơn của Chính phủ, việc khai thác cát có thể được giám sát, các tác động tiêu cực có thể được hiểu rõ hơn. Nhờ đó mà chúng ta sau này cũng sẽ hiểu rõ hơn mối liên hệ có thể có giữa hoạt động khai thác cát và sự thay đổi của dòng sông, cũng như với sinh kế của người dân sống dựa vào dòng sông. Chúng ta có thể thấy các mối tương quan đó đang thay đổi như thế nào. 

Bạn đã nói rằng việc khai thác cát được sử dụng cho phát triển đô thị và các mục đích khác xung quanh Đồng bằng sông Cửu Long. Tôi thì xin nói rằng, từ trước tới nay, nhân tố thúc đẩy việc khai thác cát trên sông Mekong chủ yếu lại đến từ đô thị và các khu vực công nghiệp hóa như Bà Rịa - Vũng Tàu và các khu vực tương tự. Khu vực này được kết nối với Đồng bằng sông Cửu Long bằng kênh rạch, vì cát được vận chuyển bằng sà lan. Vận chuyển cát tương đối rẻ nếu bạn vận chuyển bằng thuyền. Càng xa mỏ, nó càng đắt.

Nhưng chúng tôi cũng lại được biết rằng đó là một mặt hàng được giao dịch quốc tế. Cát đi từ Campuchia đến Singapore chẳng hạn. Điều đó từng xảy ra trong quá khứ. 

Và theo nghĩa đó, tốt hơn hết là chúng ta phải nắm bắt được các tín hiệu nhu cầu đến từ đâu và giải quyết các tín hiệu nhu cầu ở những khu vực đó.

Tài nguyên thiên nhiên có thể và nên được khai thác, nhưng chúng cần được thực hiện một cách bền vững hơn. Và quan trọng, lúc đầu, điều quan trọng là phải hiểu xuất phát điểm của tình hình hiện tại. 

Trong cuộc hội thảo trực tuyến của chúng tôi vào tuần trước, Tiến sĩ Chris Hackney và đồng nghiệp của ông, Tiến sĩ Magdalena Smigaj, đã ước tính rằng tốc độ khai thác cát hiện tại ở lưu vực sông Mekong cao gấp mười lần so với tốc độ có thể thay thế.

RFA : Nghĩa là cát sông là tài nguyên có thể tái tạo tự nhiên, nhưng người ta khai thác nó nhanh hơn tốc độ nó hồi sinh ? Cát có ý nghĩa gì với môi trường tự nhiên và xã hội của Đồng bằng sông Cửu Long ?

Brian Eyler : Theo một nghĩa nào đó, cát là một loại tài nguyên có thể tái tạo nếu nó đến từ một con sông. Bạn biết đấy, dòng chảy từ các quá trình tự nhiên sẽ gửi thêm trầm tích và cát vào hệ thống sông. Nó được vận chuyển xuống hạ lưu nhưng tốc độ vận chuyển và lắng đọng ở dưới đáy sông, nơi nó được khai thác, thấp hơn nhiều so với tốc độ khai thác hiện nay.

Vì vậy, trong ngành công nghiệp khai thác, không thể tiếp tục theo cách làm hiện nay vì cát cuối cùng sẽ biến mất. 

Bây giờ, nếu cát chỉ được nhập khẩu để sử dụng trong công nghiệp như xây dựng các tòa nhà, thì vấn đề duy nhất cần điều chỉnh là tốc độ khai thác của nó. Nhưng cát và trầm tích, đặc biệt là ở khu vực sông Mê Kông, còn có vai trò rất quan trọng đối với đời sống dân sinh. Nó quan trọng với cách con người tiến hành các quy trình nông nghiệp, trồng trọt và ngư nghiệp. 

Cát và trầm tích sông cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ nguyên vẹn vùng đất của Đồng bằng sông Cửu Long cho nó không sụp đổ. 

Trước những thách thức của biến đổi khí hậu, chúng ta thường không nghĩ đến lớp bùn cát dưới đáy sông như một thứ đóng vai trò lớn hơn những gì nó đang làm. Nhưng thực chất chúng rất quan trọng. Trong mùa mưa ở sông Mekong, lớp bùn cát đó cũng được nước nâng lên và chuyển qua vùng đồng bằng ngập nước. Và khi nó cố định ở đó, nó tạo điều kiện cho nền nông nghiệp chất lượng cao, chi phí thấp. Và đây là một trong những lý do tại sao Đồng bằng sông Cửu Long là một khu vực sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng phong phú như vậy. Ở Campuchia cũng thế. 

Quá trình tương tự đó hình thành mạng lưới nguồn cung cho nghề cá và các sinh vật khác trong Lưu vực sông Mê Kông. Đó là tia lửa châm ngòi cho ngọn lửa biến sông Mekong trở thành khu vực đánh bắt cá năng suất cao nhất thế giới. Chúng tạo ra năng lượng cho phép cá lớn và nhiều. Và nếu không có nó, nghề cá bị ảnh hưởng, nông nghiệp bị ảnh hưởng. 

Đồng thời, Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng đất còn khá trẻ về mặt địa chất. Nó mới chỉ tồn tại được khoảng 3000 năm và điều đó xảy ra thông qua các quá trình lắng đọng trầm tích. Nếu cát và trầm tích đó được lấy ra khỏi sông, thì chúng sẽ không làm những việc khác mà chúng nên làm.

RFA : Năm 2022, trong bài phát biểu nhân "Ngày Sông Mekong" 5 tháng 4, Tiến sĩ Anoulak Kittikhoun, Giám đốc điều hành Ban thư ký Ủy hội sông Mê Kông, đã lên tiếng cảnh báo về vấn nạn khai thác cát trên sông Mekong không theo một quy hoạch thống nhất và khoa học. Ông cho biết : Nồng độ trầm tích trong dòng chính sông Mekong được quan sát thấy là đã giảm đi nhiều, phần lớn do hậu quả của việc ngăn chặn trầm tích bởi các đập thủy điện và hoạt động khai thác cát. Ông nói nồng độ phù sa lơ lửng trong dòng Mekong giảm tới 80% ở một số khu vực, từ năm 2018 đến 2020. Ông nhấn mạnh : "Xu hướng suy giảm này là không thể nhầm lẫn," đồng thời cho biết thêm rằng việc giảm trầm tích có ảnh hưởng tới năng suất của vùng ngập lũ và sự ổn định của bờ sông.

Brian Eyler : Chà, điều còn thiếu hiện nay là một cuộc thảo luận ở tầm khu vực rộng lớn hơn biên giới từng quốc gia về khai thác cát.

Như ông Giám đốc điều hành Ủy hội Sông Mekong đã nhấn mạnh về tính cấp bách phải giải quyết vấn đề khai thác cát, mặc dù Sông Mekong là một vấn đề xuyên biên giới, chúng tôi không thấy các thỏa thuận xuyên biên giới liên quan đến khai thác cát ở đây. 

Campuchia đang khai thác rất nhiều cát, đặc biệt là xung quanh Phnom Penh, và điều đó đang gây tổn hại cho vùng Đồng bằng Sông Cửu Long ở Việt Nam. Việt Nam cũng đang khai thác cát và trầm tích của chính mình với tốc độ gây tổn hại cho Việt Nam.

Thái Lan cho phép khai thác cát dọc theo con sông và biên giới Thái Lào. Và tôi không nghĩ là có nhiều nhà nghiên cứu đang theo dõi vấn đề này. Vì vậy, chúng tôi không biết lượng cát bị khai thác từ phần đó của hệ thống sông Mekong. Có rất nhiều điều chưa biết, có rất nhiều thực hành bất hợp lý trên dòng sông này. Và đồng thời, có nhiều cách để điều chỉnh hiện trạng bằng các quy định của nhà nước, và có nhiều cách để hiểu các tác động của những hoạt động ấy tới môi trường và đời sống con người.

Những gì chúng ta cần làm là tăng cường hơn nữa những quy định liên quan đến khai thác cát ở đây. Cần phải nghiên cứu nhiều hơn, và đưa các nghiên cứu đó đến với những người làm chính sách và quản lý. Tôi nghĩ rằng đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra những tác động của việc khai thác cát ở Campuchia và Việt Nam tới môi trường tự nhiên và xã hội. Nhưng điều đó dường như không quan trọng đối với những người ra quyết định.

cat3

Bản đồ hoạt động khai thác cát trên sông Mekong, khu vực thành phố Phnom Pênh ở Campuchia, trong một nghiên cứu năm 2021 : "Cát ra đi, người cũng ra đi : tác động sinh kế của việc khai thác cát ở Campuchia", công bố trên AFD Research Papers, một tạp chí của French Development Agency.

RFA : Thông báo Số : 79/TB-VPCP tuần trước nói rõ về nhu cầu xây dựng hạ tầng ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Nhưng khai thác cát ồ ạt ở Đồng bằng sông Cửu Long để đẩy nhanh tốc độ xây dựng hạ tầng, thì trong dài hạn, cũng đồng thời đẩy nhanh tốc độ xói mòn nền móng của chính những công trình họ muốn xây dựng ở đó. Mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường không phải là vấn đề riêng của Việt Nam. Năm ngoái, Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc ước tính mỗi năm toàn cầu khai thác lên đến 50 tỷ tấn cát. Đối với vấn đề khai thác cát, bài học quản lý nào trên thế giới là bài học Việt Nam cần học tập nếu họ muốn bảo vệ Đồng bằng sông Cửu Long ?

Brian Eyler : "Làm xói mòn" (undermine) là một từ đúng. Và chúng ta cũng có những lựa chọn thay thế. 

Thật không may, cát từ sông hóa ra lại là một trong những vật liệu tốt nhất để xây dựng. Các tòa nhà và khu đô thị lớn có xu hướng được xây dựng bên cạnh các con sông. Các dòng sông cung cấp tài nguyên cho con người. Đó là lý do tại sao loài người chúng ta định cư bên cạnh các dòng sông. Chúng ta đang ở thế kỷ 21, Đông Nam Á được cuốn vào một chu kỳ mà các thành phố đang đô thị hóa nhanh chóng.

Chúng ta thiếu nguồn lực để đáp ứng nhu cầu đô thị hóa. Và các dòng sông là mục tiêu khai thác dễ dàng. Nó ở ngay bên ngoài cửa sổ của các tòa nhà chính phủ hoặc trụ sở của các nhà phát triển bất động sản. Vì vậy, nó được coi là thứ cực kỳ dễ khai thác, so với các lựa chọn thay thế khác. 

Nhưng việc khai thác cát sông cũng đồng thời đi kèm với sự gây ra tổn hại. Và những chi phí bù đắp tổn hại đó thì hoặc do các nhà phát triển liên quan đến bất động sản gánh vác hoặc không thì sẽ do ai đó phải gánh. Đúng không nào ?

Thực tế thì toàn xã hội đang gánh vác chi phí đó. Xã hội phải chịu đựng những tổn thương do việc khai thác cát sông gây ra. Do đó, nếu những người bị thiệt thòi, yếu thế trong xã hội phải gánh chịu những tổn hại đó, thì những người yếu thế đó sẽ càng chịu tổn thương nhiều hơn. 

Như vậy, điều quan trọng hơn là nhà nước cần có quy chế sao cho chi phí bù đắp tổn hại do khai thác cát sông gây ra sẽ do các nhà phát triển liên quan đến bất động sản gánh chịu và những người hưởng lợi trực tiếp từ việc sử dụng tài nguyên cát ấy. 

Đó là một cách để mang lại nhiều công bằng hơn trong bối cảnh hiện nay và làm cho việc khai thác tài nguyên trở nên bền vững hơn. 

Còn bản thân việc khai thác cát thì không nên dừng lại. Nó cần phải được Nhà nước chế tài theo cách làm giảm tác động đến môi trường, đến cộng đồng và nền kinh tế hiện vốn đang xảy ra trong khu vực này.

RFA : Xin cảm ơn Tiến sĩ Brian Eyler đã dành cho độc giả chúng tôi cuộc phỏng vấn này.

Nguồn : RFA, 24/03/2023

Additional Info

  • Author Brian Eylern RFA tiếng Việt
Published in Diễn đàn

Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 sẽ trở thành trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững, năng động và hiệu quả của quốc gia, khu vực và thế giới. Đây là mục tiêu được đề ra trong Quy hoạch vùng đầu tiên giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, triển khai theo Luật Quy hoạch của Việt Nam và được công bố tại thành phố Cần Thơ ngày 21/06/2022.

dbscl1

Đồng bằng sông Cửu Long đối mặt với biến đổi khí hậu. Ảnh minh họa ngày 04/03/2014. © Flickr / Georgina Smith / CIAT

Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long được giám đốc Ngân Hàng Thế Giới tại Việt Nam đánh giá (1) là "một cột mốc quan trọng" cho chính phủ Việt Nam. Bản quy hoạch "nêu bật được tư duy và tầm nhìn mới cho khu vực""đưa ra được những cơ hội to lớn để tạo ra các giá trị mới và mang lại sự chuyển đổi, cũng như tiềm năng tăng trưởng xanh, bền vững, đồng đều và thịnh vượng lâu dài trong khu vực".

Vùng đồng bằng sông Cửu Long vẫn được coi là vựa thóc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và đóng góp lớn cho nền kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, tỉ lệ huyện có số hộ nghèo so mức trung bình trên cả nước lại tăng lên đáng kể trong giai đoạn 2015-2019, đặc biệt do các vấn đề biến đổi khí hậu và gần đây là hệ quả của đại dịch Covid-19. Lượng người di cư từ vùng này chiếm khoảng 37% tổng số người di cư trong cả nước vào năm 2020, theo thống kê của Ngân Hàng Thế Giới.

Trả lời RFI Tiếng Việt ngày 23/06, tiến sĩ Dương Văn Ni, chủ tịch kiêm giám đốc Quỹ Bảo tồn Mekong (Mekong Conservancy Foundation, MCF), giải thích thêm những bất cập mà đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt :

"Bản quy hoạch này ra đời đúng vào lúc mà sự phát triển của đồng bằng sông Cửu Long đã tới "ngưỡng". "Ngưỡng" ở đây có hai ý nghĩa. Nghĩa thứ nhất về mặt diện tích, hiện nay diện tích đất canh tác trên đầu người ở đồng bằng sông Cửu Long chỉ được 0,7 hecta. Với diện tích nhỏ như vậy, người nông dân bắt buộc phải tăng vụ, thâm canh hay phải làm rất nhiều vụ một năm mới đủ ăn, đủ xài. Tiếp theo, năng suất cây trồng, ví dụ cây lúa, năng suất hiện giờ đang đạt tới đỉnh, nghĩa là được tối đa 7-8 tấn/hecta một vụ. Thâm canh làm 2-3 vụ/năm nên đất đai cũng đến lúc bị kiệt quệ.

Yếu tố thứ hai là Quy hoạch của Đồng bằng sông Cửu Long. Bấy lâu nay chưa có Luật Quy hoạch, do đó mỗi tỉnh tự quy hoạch theo tỉnh, mỗi ngành tự quy hoạch theo ngành cho nên trong quá khứ, những quy hoạch đó bị chồng chéo nhau, thậm chí có những cái chọi nhau. Điều này làm cho người dân, kể cả chính quyền địa phương của nhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian qua phải đối phó với rất nhiều bất cập, đôi khi rất lúng túng.

Ngoài ra, điều quan trọng là nhiều quy hoạch chồng chéo, không được minh bạch, rõ ràng, khiến phải điều chỉnh, sửa sang liên tục, làm cho các định chế tài chánh quốc tế, như Ngân Hàng Thế Giới hoặc Ngân Hàng Phát Triển Châu Á lúng túng khi muốn đầu tư hoặc cho vay tiền… Họ không biết dự án đó sẽ được làm hay không làm. Và quan trọng nhất là đối với giới đầu tư, những người muốn bỏ tiền làm ăn lâu dài với người dân ở đồng bằng, họ không biết phải đầu tư vô chỗ nào".

Bỏ tư tưởng chỉ tập trung vào cây lúa để bảo đảm an ninh lương thực

Tiến sĩ Dương Văn Ni nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Luật Quy hoạch năm 2017 tạo nền móng cho Quy hoạch cấp vùng đầu tiên của Việt Nam và tạo bộ khung cho thành phố Cần Thơ, cùng với 12 tỉnh trong vùng phát triển. Ngoài ra, Quy hoạch lần này mang tính khách quan, do được nhiều định chế nước ngoài tư vấn, tổng hợp hết những yêu cầu phát triển của các ngành, các địa phương, tính cả những yếu tố bất lợi như áp lực từ các nước thượng nguồn sông Mê Kông, biến đổi khí hậu toàn cầu…

"Trước đây, trong thời gian dài, nền nông nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long chịu áp lực rất lớn từ chính sách an ninh lương thực, thực ra chỉ là trồng lúa. Do đó, chúng ta làm bằng mọi giá, gần như là mọi nơi, mọi chỗ, mọi nguồn lực của xã hội từ vốn liếng đến các chính sách đều tập trung để phát triển cây lúa. Ngay cả những vùng không thuận lợi lắm cũng cố gắng trồng thật nhiều lúa, thành thử ra nó đẩy người dân vào tình huống rất khó khăn, lúc hạn hán hay xâm nhập mặn thì lại thiếu nước ngọt, làm cho việc sản xuất hàng ngày của người dân gặp rất nhiều khó khăn.

Tháo gỡ đầu tiên có thể nói chính là từ nghị quyết 120, được phê chuẩn cuối năm 2017. Nghị quyết đó lần đầu tiên xác định lại vai trò quan trọng của đồng bằng sông Cửu Long, dựa trên ba trụ cột chính. Trụ cột thứ nhất là dựa trên thủy sản. Trụ cột thứ hai là trên cây ăn trái. Thứ ba mới là lúa gạo. Trong đó, lúa gạo là vấn đề số 1 vì lúa gạo bảo đảm về vấn đề an ninh lương thực.

Nói như vậy để thấy nền nông nghiệp phải chuyển dịch theo chiều sâu. Có nghĩa là bây giờ không sản xuất quá nhiều số lượng nữa, mà phải chú ý vào chất lượng, bởi vì chất lượng mới có thể làm tăng thu nhập của người dân. Đó là điểm mấu chốt".

Nguồn nước : Biến bất lợi thành ưu điểm để định hình ba trụ cột

Điểm khác biệt quan trọng nhất là Quy hoạch lần này đặt trọng tâm vào nguồn nước ở đồng bằng sông Cửu Long. Tiến sĩ Dương Văn Ni giải thích tiếp :

"Từ việc dựa trên ba trụ cột là thủy sản, cây ăn trái và lúa gạo, việc quy hoạch đồng bằng lần này phải bám sát vào mục tiêu của nghị quyết 120, do đó chia đồng bằng theo những vùng sinh thái dựa trên vấn đề cốt lõi nhất là nguồn nước, một trong những tài nguyên chủ lực : Có nguồn nước thì mới tính đến chuyện sản xuất.

Cũng nghị quyết 120 cũng cởi trói cho chúng tra về nguồn nước. Hồi trước, mình nhìn nước lũ hay nước mặn như kẻ thù nên phải tìm mọi cách để chống trọi. Còn trong nghị quyết 120 thì khẳng định lại : nước lũ, nước lợ hay nước mặn đều là tài nguyên. Và từ chuyển dịch về khái niệm đó nên mới chia đồng bằng thành ba vùng : Vùng thượng là vùng nước ngọt quanh năm ; thứ hai là vùng xen lẫn mặn-ngọt, hay còn gọi là vùng nước lợ ; thứ ba là vùng ven biển có nước mặn gần như quanh năm.

Dựa trên trụ cột từ ba nguồn nước đặc thù của đồng bằng sông Cửu Long, ở mỗi Châu thổ vùng như vậy, người ta chia ra thành những tiểu vùng sinh thái mang tính đặc thù dựa trên tài nguyên đất và chất lượng của nguồn nước, thời gian thay đổi nguồn nước đó trong năm chẳng hạn. Từ những tiểu vùng sinh thái đó, chúng ta sẽ vực dậy cho vấn đề sản xuất cho mạnh hơn. Những vùng có nước ngọt quanh năm, chúng ta có thể nghĩ đến sản xuất lúa, cây trồng, chăn nuôi thích nghi với nước ngọt. Còn ở những vùng có nước mặn nhiều, chúng ta sử dụng cây trồng, vật nuôi thích nghi với nước mặn".

Cải thiện môi trường để phát triển du lịch sinh thái

Trong tương lai, vùng đồng bằng sông Cửu Long dành "1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao nhằm nâng cao giá trị, thu nhập của người dân, bảo đảm an ninh lương thực và phục vụ chế biến, xuất khẩu" (2). Chỉ thị số 10/CT-Tg được phó thủ tướng Lê Văn Thành ký ngày ngày 18/06 nhấn mạnh đến ưu tiên phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc sản. Mục tiêu đề ra là phát triển đồng bằng sông Cửu Long trở thành thương hiệu quốc tế về du lịch nông nghiệp-nông thôn, du lịch sinh thái. Về điểm này, tiến sĩ Dương Văn Ni giải thích thêm :

"Bây giờ nông nghiệp không còn nhìn vào điểm cố gắng đạt nhiều sản lượng nữa, mà nhìn vào chiều sâu, vào hiệu quả kinh tế. Do đó, nó lồng ghép thêm những khả năng tăng thu nhập cho người dân, ví dụ làm du lịch. Khi chúng ta giữ gìn sinh thái tốt, chọn lựa cây trồng, vật nuôi cho phù hợp, kiểu canh tác không gây ô nhiễm, độc hại đến cây trồng, vật nuôi thì đồng nghĩa với việc chúng ta phục hồi hệ sinh thái thì chúng ta mới có cơ may khai thác du lịch. Như vậy, trong quy hoạch kỳ này, chúng ta tìm mọi cách, thứ nhất là để phục hồi lại hệ sinh thái của đồng bằng, thứ hai là làm sao để phát huy hết nội lực của tài nguyên đồng bằng".

Quy hoạch còn chú trọng đến việc cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông với mục tiêu đến năm 2030 xây mới và nâng cấp khoảng 830 km đường bộ cao tốc, khoảng 4.000 km đường quốc lộ. Ngoài mục tiêu biến đồng bằng sông Cửu Long thành nơi đáng sống đối với người dân, mọi nỗ lực trong Quy hoạch còn hướng đến việc quản lý sử dụng tài nguyên một cách hợp lý để cải thiện sức khỏe môi trường nhằm ứng phó tốt hơn với biến đổi khí hậu, theo giải thích của tiến sĩ Dương Văn Ni :

"Điểm đặc biệt là quy hoạch này được chuẩn bị chu đáo từ mặt chính sách cho đến hướng dẫn về cách thực hiện quy hoạch này, kể cả chuẩn bị về vấn đề tiền bạc để thực hiện. Đặc biệt là chúng ta có rất nhiều nhà tài trợ hoặc là những định chế tài chính hay là Ngân Hàng Thế Giới, Ngân Hàng Châu Á…, họ rất sẵn sàng hỗ trợ, cho Việt Nam vay để phát triển Quy hoạch này. Đây là điểm đặc biệt so với những quy hoạch trước đây. Về những quy hoạch trước đây, nhiều khi quy hoạch rồi nhưng không biết lấy tiền ở đâu để làm. Lần này thì có cả cơ chế, chính sách, kinh phí. Nói như vậy để chúng ta thấy việc thực thi quy hoạch này có khả năng thành công rất lớn".

Ngân Hàng Thế Giới, một đối tác hỗ trợ chính phủ Việt Nam trong việc lập Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long, cam kết tiếp tục hỗ trợ khi Quy hoạch được triển khai. Cụ thể là các cán bộ của định chế tài chính này đã bắt đầu chuẩn bị một chương trình tổng hợp để thực hiện Quy hoạch vùng. Tuy nhiên, "chuyển từ tầm nhìn và quy hoạch sang thực hiện luôn là một thách thức" cho nên khi phát biểu tại lễ công bố ngày 21/06, bà giám đốc quốc gia Ngân Hàng Thế Giới tại Việt Nam đã nêu ba điểm quan trọng mà phía Việt Nam cần cân nhắc khi tiến hành : Thứ nhất, đảm bảo tập trung cao độ vào hiệu quả và hiệu lực ; thứ hai, đảm bảo sự phối hợp theo chiều dọc và chiều ngang ; thứ ba, đảm bảo quy hoạch vùng luôn được cập nhật. (3)

Theo tiến sĩ Dương Văn Ni, chủ tịch kiêm giám đốc Quỹ Bảo tồn Mekong, vì là quy hoạch cấp vùng đầu tiên được thực hiện theo Luật Quy hoạch năm 2017 nên Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long có thể không hoàn hảo 100%, nhưng đặt nền tảng để tiếp tục phát triển hoàn thiện hơn.

"Về điểm yếu, chúng ta đang làm ở mức độ cấp vùng, nên chưa đi vào ngóc ngách, vào thực tế của người dân cho nên sẽ phải cần rất nhiều sự sáng tạo, thông tin cập nhật và chính xác của từng địa phương. Rồi địa phương mới bắt đầu làm một quy hoạch chi tiết cho việc minh bạch. Cho nên còn cần thêm một bước nữa mà bước này cần vào sự quyết tâm của chính quyền địa phương và kể cả người dân ở địa phương đó. Chúng ta phải chia sẻ những kinh nghiệm, đặc biệt là vốn sống, những tri thức bản địa. Nếu tích hợp được đầy đủ những yếu tố đó, tôi tin rằng bản Quy hoạch cuối cùng cho từng địa phương, từng tỉnh sẽ tiếp cận tốt hơn vào đời sống thực tế của người dân".

Thu Hằng

Nguồn : RFI, 27/06/2022

(1) (3) Bài phát biểu của bà Carolyn Turk, giám đốc quốc gia Ngân Hàng Thế Giới tại Việt Nam tại Lễ Công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Cần Thơ, ngày 21/06/2022.

(2) Báo Chính phủ, ngày 18/06/2022.

Additional Info

  • Author Thu Hằng
Published in Diễn đàn

Sử dụng nước ngầm quá mức

Theo B Tài nguyên và Môi trường Vit Nam, Đng bng sông Cu Long đang st lún mt cm mi năm, trong khi mc nước bin dâng là 3-5mm/năm. Trong đó, có mt s đa phương tc đ st lún trung bình lên ti 5,7cm/năm.

dbscl1

Ảnh minh họa chụp tại tỉnh An Giang trước đây. AFP Photo

"Nếu tình trng này tiếp tc din ra mà không có bin pháp khc phc thì trong tương lai, vùng đng bng s nm dưới mc nước bin", đó là mt trong nhng kết lun ca các chuyên gia môi trường nêu ra ti Hi tho chia s thông tin v d án ‘Qun tr st lún đt và qun lý nước ngm ti khu vc Đng bng sông Cu Long ’ din ra ngày 26/11/2021.

RFA hôm 30/11 liên lc Thc sĩ Nguyn Hu Thin, chuyên gia nghiên cu đc lp v sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long, người đã tham d bui Hi tho nêu trên và được ông cho biết v thc trng st lún ti Đồng bằng sông Cửu Long :

"Đồng bằng sông Cửu Long đang đi din rt là nhiu vn đ, trong đó có hai nhóm. Mt nhóm nh hưởng đến sn xut sinh hot, như xâm nhp mn, hòa nhp đô th, ô nhim... Nhưng có mt loi khác là đe da đến s tn ti ca Đồng bằng sông Cửu Long, đó là st l, mt đt và st lún... St lún thì tc đ rt nhanh, trung bình 1cm/mt năm, trong khi nước bin dâng có ba mm, st lún gp ba bn ln, có nơi mười my hai chc ln, 5,7cm là cao nht".

Theo ông Nguyn Hu Thin, có hai nguyên nhân chính, mt là do nén t nhiên. Ông gii thích, vì đng bng nào cũng nén do phù sa. Còn nguyên nhân th hai, ông đưa ra là do s dng nước ngm quá mc. Trong đó, nguyên nhân th hai, theo ông Nguyn Hu Thin, là rt nguy him.

Ý kiến ca ông Nguyn Hu Thin cũng nhn được s đng tình t Tiến sĩ Lê Anh Tun, Phó vin trưởng Vin biến đi khí hu Đi hc Cn Thơ khi ông tr li RFA cũng v đ tài v st lún vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Tiến sĩ Anh Tun cho biết thêm, Đng bng sông Cu Long là vùng đa cht rt non tr, không chc chn, khi tng nước ngm h xung thì d gây lún st. Ông phân tích k hơn :

"Ngăn chn khai thác nước ngm hin nay khá nan gii, vì đó là nhu cu s dng nước hàng ngày. Hin nay tôi cũng đang kiến ngh là tn dng nước mưa, các nơi tn dng ao h tr nước mưa, đ gim áp lc s dng nước ngm. Ngoài ra phi coi li chuyn sn xut cùng Đng bng sông Cu Long. Mùa khô thì không nên trng các loi s dng nước nhiu như cây lúa, v.v mà chuyn sang nuôi trng thy sn nước l hay nước mn chng hn".

Người dân : không "tương tác"

Đng bng sông Cu Long là khu vc sn xut nông nghip ln nht ca Vit Nam. Hu hết vic sn xut go ca quc gia, nuôi trng thy sn và sn xut trái cây được đt ti khu vc này.

T chc Future Direct International ca Úc vào năm 2020 cũng đã công b phân tích cho thy, st lún đt ti Đng Bng Sông Cu Long đang đe da va lương thc ca Vit Nam.

dbscl2

Nuôi thy sn ti Đng bng sông Cu Long, nh minh ha chp trước đây. AFP.

Đ tìm hiu tình hình thc tế, RFA hôm 30/11 liên lc ông Hai Lúa Cn Thơ, và được ông cho biết :

"Chc là so vi trước kia chc nó lún cũng khong mt tc (10cm), ch không ít đâu. Vì my năm trước khi nước nhiu thì ngp b bao, gi nước không ngp thì chc nó lún…".

Còn anh Năm Tân, mt người trng Su Riêng Tin Giang cho RFA biết hôm 30/11 rng, nếu có lún thì không th nhn biết bng mt thường, còn nước lũ triu cường tăng có th do mc nước bin dâng :

"St lún thì chc không phi, biến đi khí hu thì nước nó lên... ch lún thì không đến ni lún... chc do triu cường cao nên mi năm nước nó mi lên...".

Theo thông tin t d án Qun tr st lún đt và qun lý nước ngm ti khu vc Đng bng sông Cu Long, tc đ st lún Đng bng sông Cu Long cao hơn mc nước bin dâng tuyt đi. Điu này cho thy tc đ mc nước bin tương đi ch yếu là do st lún đt. Nếu không khc phc, phn ln din tích ca đng bng có th s nm dưới mc nước bin trung bình vào cui thế k 21.

Chính phủ : khai triển không đồng bộ

Gii pháp cp bách hin nay là gì và Chính ph Vit Nam nên vào cuc ra sao đ đi phó vi tình trng trên ? Thc sĩ Nguyn Hu Thin, nêu ý kiến :

"Chính ph có ra ngh đnh 167 phân làm năm vùng hn chế khai thác, giao cho tng tnh đ thc hin. Nhưng khi trin khai tng tnh thì có lm vn đ, tôi thy 167 là n lc ban đu tt, nhưng chc cn phi sa đi. Vì th nht là d liu không có đ cho các tnh nghiên cu chi tiết st lún liên quan nước ngm ti đa phương, ch có cp đng bng, không đ đ lên bn đ. Chuyn th hai là giá nước ngm rt r so vi giá nước mt, vì giá nước mt quá ô nhim... nhiu phân bón thuc tr sâu nên x lý rt tn kém. Nên xài nước ngm tin li hơn, nhưng có hai mt, nếu đa phương n ào siết không cho s dng nước ngm thì nhà đu tư s b đi".

Ngoài ra, theo Thc sĩ Nguyn Hu Thin, do nn nông nghip Đồng bằng sông Cửu Long quá thâm canh, nên s dng nước ngm quá nhiu. Mt khó khăn na ca ngh đnh 167 theo ông Thin là các tng nước ngm sâu liên tnh ch không riêng mt tnh, nên phân theo tng tnh đ hn chế thì chưa thc s hiu qu. Do đó cn phi có quy hoch tng th cho nước ngm. Ông Thin cho biết thêm nhng hn chế ca ngh đnh 167 :

"Chính ph lp bn đ nước ngm theo chiu ngang, mà có ti by tng nước ngm nhưng không phân vùng theo chiu đng. Như vy s có tng nước ngm vn b lm dng như thường, thiếu liên kết vùng, thiếu điu phi vùng, thiếu cơ chế chế tài đ x pht nếu vi phm ngh đnh 167. B thì giao xung tnh công vic đ làm theo 167, nhưng không cp kinh phí, tnh thì thiếu năng lc, thiếu kinh phí nên rt khó khăn khi thc hin 167".

Thc sĩ Nguyn Hu Thin cho rng, vic s dng nước ngm như vy nếu không có cách hn chế thì "con tàu" Đồng bằng sông Cửu Long s chìm nhanh hơn mc nước bin dâng. Điu này rt nguy him, đe da s tn ti ca đng bng. Chính ph cn ci thin Ngh đnh 167, ci cách nông nghip, quay li s dng nước sông ngòi như cách đây my chc năm. Đi vi vùng ven bin thì cn có nhng bin pháp, công ngh hin đi như bc hơi nước nano, lc nước bin... và x dng ao mươn, phương pháp truyn thng đ tích tr nước cho mùa khô...

T chc Future Direct International cũng cho rng, Đồng bằng sông Cửu Long đang phi đi mt vi bn thách thc có nguy cơ làm suy yếu ngành nông nghip là : sn xut nông nghip không bn vng ; mc nước bin dâng và st lún đt ; vic xây dng đp trên sông Mê Kông ; và tăng đ mn ca đt và nước.

Cũng theo T chc Future Direct International, trong 20 năm qua, khai thác nước ngm ti Đồng bằng sông Cửu Long đã tăng gp bn ln. Tc đ khai thác đó đã khiến mc nước ngm gim ti 20 mét mt s nơi, dn đến vic đt b chìm đến 18 cm.

Nguồn : RFA, 30/11/2021

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam

Mần ruộng có làm giàu được không ?

Cửu Long, VNTB, 02/11/2021

Ngày 30/10, tại phiên thảo luận về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất giảm diện tích lúa, tăng diện tích chuyển đổi sang mục đích khác để người dân đồng bằng sông Cửu Long có cơ hội thoát nghèo.

mientay2

Nông dân bao đời nay vất vả làm lúa để nuôi sống xã hội nhưng chẳng thoát khỏi cái nghèo. Đó là một bất công.

Theo dự thảo nghị quyết về dự kiến quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 – 2025) do Chính phủ trình, diện tích đất trồng lúa trên cả nước đến năm 2030 sẽ giảm khoảng 348.000ha, từ 3,9 triệu ha xuống 3,5 triệu ha.

Việc giữ 3,5 triệu ha đất để sản xuất được ít nhất 35 triệu tấn lúa nhằm bảo đảm an ninh lương thực quốc gia là quá lớn, không thúc đẩy phát triển kinh tế, cải thiện đời sống người dân ở vùng có đất lúa lớn như đồng bằng sông Cửu Long.

"Một vùng với 12% diện tích và 19% dân số của cả nước mà gánh gần 50% diện tích đất lúa là chưa phù hợp. Như vậy, trong 10 năm tới đồng bằng sông Cửu Long vẫn là vùng sản xuất lúa chính vì sự chuyển đổi diện tích là quá nhỏ và theo hướng này, vùng này khó có thể đô thị hóa hoặc phát triển theo hướng công nghiệp nhanh được" – đại biểu Nguyễn Thanh Phương của Đoàn đại biểu Cần Thơ, ý kiến.

Ông Nguyễn Thanh Phương hiện là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Cần Thơ.

Vẫn theo ông Phương, cần cân nhắc điều chỉnh giảm diện tích lúa của Đồng bằng sông Cửu Long xuống mức 1,3 – 1,4 triệu ha, thay vì 1,67 triệu ha vào năm 2030. Như vậy diện tích đất lúa cả nước sẽ vào khoảng 3,2 triệu cho giai đoạn 10 năm tới là hợp lý. "Làm nông khó giàu lên lắm, để người dân có thể ly nông nhưng không ly hương mới là điều chúng ta cần, còn ly nông mà ly hương là vấn đề cần tránh" – ông Phương nhấn mạnh.

"Làm nông khó giàu lên lắm" là không sai nếu như vẫn giữ nguyên Luật Đất đai như lâu nay.

Ông Nguyễn Trọng Bình, giảng viên tại Đại học Cửu Long, tỉnh Vĩnh Long, kể câu chuyện bằng tâm thế là người trong cuộc (trích) :

"Tôi sinh ra và lớn lên ở Vĩnh Long, từ nhỏ đã biết theo ba mẹ ra đồng làm ruộng. Ngón tay út của bàn tay trái tôi hiện vẫn còn một vết sẹo dài – vết tích của lần ‘tập sự’ đầu tiên cầm cái lưỡi hái cắt lúa khi vừa xong tiểu học. Cho đến giờ tôi vẫn còn ám ảnh chuyện này. Đó cũng là lý do suốt những năm tháng tuổi thơ đến khi vào đại học tôi rất sợ công việc đồng áng.

Với tôi công việc này quá vất vả chứ không đẹp và lãng mạn như cách nói của các văn nghệ sĩ. Trong mắt tôi, nông dân bao đời nay vất vả làm lúa để nuôi sống xã hội nhưng chẳng thoát khỏi cái nghèo. Đó là một bất công.

Trước bất công ấy, chúng ta đã làm gì ? Mỗi ngày, mỗi người trong chúng ta đều "bưng bát cơm đầy" nhưng hãy tự vấn lại xem mấy ai chỉ biết "dẻo thơm" chứ không thật sự thấu hiểu những "đắng cay muôn phần" của người làm ra hạt gạo ấy ? Phải chăng tất cả chúng ta đang nợ nông dân lời xin lỗi và lòng biết ơn chân thành ? Cũng phải chăng vì chưa từng cúi xuống thật gần với nông dân để thấu hiểu họ nên chúng ta không thật sự tri ân.

Và vì không biết ơn đủ nên những báo cáo vĩ mô vẫn chưa cho thấy hết tinh thần thần trách nhiệm của những người may mắn được ngồi trong phòng lạnh để bàn về những quyết sách mang tầm quốc gia đại sự ?".

Thầy giáo – nông dân Nguyễn Trọng Bình kể tiếp : Ở quê vợ tôi, cô Xoan là người quyền lực. Cô là thương lái độc quyền cân lúa khu vực này.

Ba vợ tôi vốn là giáo viên cấp hai ở một huyện thuộc tỉnh An Giang. Ngoài dạy học, ông là một nông dân chính hiệu. Cách đây mấy hôm, tôi về An Giang thăm và phụ ông thu hoạch vụ lúa Đông Xuân muộn. Công việc của tôi là theo dõi thợ dùng máy liên hợp cắt và cho lúa vào bao, sau đó chở ra đoạn quốc lộ 91 cách đó một cây số để chờ thương lái đến cân. Sau khoảng ba giờ, lúa của ba tôi được chuyển hết ra quốc lộ, chất liền kề với lúa của các hộ khác. Tất cả đều chờ cô Xoan, người phụ nữ ngoài 50 tuổi, cho xe tải đến cân và tính tiền.

Dáng người thấp, cô Xoan có cái miệng rất xởi lởi. Khi nói chuyện, cô hay đệm vào mấy tiếng chửi thề bất kể người đang giao tiếp với mình là ai. Vì gần như chỉ mình cô độc quyền cân lúa ở đây nên cô muốn đến lúc nào thì đến, dù là sáng sớm hay nửa đêm thì tất cả cũng phải ngồi chờ.

Thêm nữa, cách cô cân lúa rất "độc" và "lạ". Cô cho người thảy bao lúa lên cái cân đồng hồ, ghi lại số ký lô theo kiểu trừ hao thụt lùi chứ không tiến bao giờ. Ví dụ, kim của cân đồng hồ chỉ 45,8 ký, cô sẽ làm tròn thành 45 ký cho dễ tính.

Đó là chưa kể, cô còn tiếp tục "trừ bì" với một quy ước bất thành văn : cứ 8 bao đựng lúa cô sẽ trừ lại đúng bằng một ký. Quyền lực cuối cùng và lớn nhất là cô sẽ quyết định giá lúa của mỗi nông dân tùy vào "dàn lúa" mà theo cô là khô hay ướt, dơ hay sạch hoặc đôi khi, hôm đó của cô vui hay buồn.

Mười năm trước, lần đầu tiên cùng tham gia cân lúa với cô, tôi đã mang tất cả những vô lý và bất công trên nói lại với ba vợ tôi. "Chịu thôi con, vì ở đây ai cũng vậy chứ đâu phải riêng mình", ông tặc lưỡi. Ông kể tôi nghe chuyện ông Năm hàng xóm, lần nọ vì phàn nàn cách cân lúa của cô Xoan, thế là vụ tiếp theo cô không mua nữa. Ông Năm phải thuê xe chở lúa qua khu vực khác để bán, vừa vất vả lại còn mất thêm chi phí chuyên chở.

Vụ Đông Xuân này, cô Xoan cân lúa của ba tôi với giá năm ngàn năm trăm đồng mỗi ký. Lẽ ra là năm ngàn sáu trăm đồng, nhưng vì đêm trước khi cắt lúa, cả miền Tây bất ngờ có một cơn "mưa vàng" nên cô Xoan "trừ hao vì lúa ướt". Ba tôi sau khi nhận tiền từ tay cô, chạy ngay đến đại lý vật tư nông nghiệp gần đó để thanh toán chi phí phân bón, thuốc trừ sâu đã mua từ đầu vụ. Bữa cơm chiều hôm đó, sau khi kết toán lại tất cả các khoản chi phí, ba tôi thông báo "vụ này coi như huề vốn, lỗ công".

Nghe ông nói, tôi chỉ lặng im. Tôi nhớ đến cái miệng xởi lởi hay chửi thề của cô Xoan, các hội nghị, hội thảo bàn về "nông nghiệp – nông dân – nông thôn" hay tranh cãi quanh vấn đề "an ninh lương thực" quốc gia liên quan đến xuất khẩu gạo trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Tôi nhớ một cựu Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2014 đã xác quyết "người nông dân làm lúa có lãi 30%".

Tôi cũng ấn tượng hơn cả trước khuyến cáo của một vị giáo sư luôn được giới thiệu là "chuyên gia hàng đầu về nông nghiệp". Ông nói : "Nông dân lâu nay làm lúa không giàu thì không nên làm lúa nữa mà hãy chuyển đổi sang mô hình khác, nhất là trong bối cảnh đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn ngày một khốc liệt".

Bằng quan sát và trải nghiệm cá nhân trong tư cách một người trong cuộc, thật sự tôi hoang mang với khuyến cáo của vị giáo sư ; hay ít ra, trong cái nhìn của tôi, đây chưa phải là giải pháp căn cơ, toàn diện và thấu hiểu sự phát triển của đồng bằng và bài toán an ninh lương thực quốc gia.

Ai đã tìm hiểu về lịch sử đất nước Israel đều biết quốc gia này phần lớn là sa mạc, thế nhưng với những ý tưởng và quyết tâm ngỡ như không tưởng, giờ đây họ trở thành quốc gia hàng đầu về nông nghiệp công nghệ cao.

Từ năm 2013, Israel đã tuyên bố tự sản xuất nước mà không còn phụ thuộc vào thời tiết. Trong so sánh với Israel, Việt Nam hiện vẫn là nơi được thiên nhiên rất ưu đãi. Nếu chỉ vì ba tháng khô hạn mà chúng ta lại từ bỏ thế mạnh và sở trường trồng lúa của mình đã nên chưa ? Thế nên theo tôi, nếu người dân làm lúa không giàu thì việc trước tiên là làm sao để họ giàu lên chứ không phải "xui" họ chuyển sang làm việc không đúng sở trường của mình. Khuyến cáo người dân thôi trồng lúa nhưng chưa xác định được trồng gì, nuôi gì thay thế, có quá vội vàng ?

Ngoài ra, để ứng phó với biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn hiện nay, việc thay đổi tư duy để có một quyết sách căn cơ nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên nước cho vùng đồng bằng sông Cửu Long như cách người Israel đã làm có lẽ là ưu tiên để bàn luận.

Khi ấy, cho dù đồng bằng có bị xâm nhập mặn vào mùa khô thì với vòng đời 90 ngày của cây lúa, tôi cho rằng việc đáp ứng nguồn nước tưới tiêu hoàn toàn không phải chuyện bất khả…".

Không dài dòng như hai giảng viên bậc đại học ở trên, lão nông Lê Văn Phải ở ấp Sơn Tiến, xã Nam Thái Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang tỉnh rụi, "Tui kiến nghị cần sớm bỏ vụ hạn điền đối với xứ miền Tây Nam bộ, để ai có tiềm lực kinh tế, có kinh nghiệm thì đầu tư vô, ai không có khả năng thì dồn cho người khác, chuyển đổi nghề phù hợp hơn !".

Những lão nông tri điền ở ấp Sơn Tiến đều biết con đường trở thành "chúa đất" của ông Lê Văn Phải (Út Phải, 69 tuổi) : "Khi địa phương bắt đầu thực hiện chính sách giãn dân và đẩy mạnh khai phá đất hoang hóa trên địa bàn, nhờ có máy cày ông Út Phải đã nhanh chóng phất lên.

Do khó có khả năng khai phá bằng sức người, nhiều nông dân không tiền đã nhờ ông đem máy cày đến san ủi, cải tạo đất rồi trả công bằng một phần diện tích ruộng được cấp. Từ đó, ông nhanh chóng có được nhiều thửa ruộng tốt".

Rồi ông bỏ tiền mua những thửa ruộng xấu, không bằng phẳng, còn dậy phèn với giá chỉ 5 – 6 giạ lúa/công, dùng máy cơ giới cải tạo thành ruộng tốt. Cứ thế, diện tích đất của ông đã tăng vùn vụt, có lúc lên tới hơn 600 công.

Bốn người con của ông khi lập gia đình, ra riêng đều được ông chia cấp cho mỗi người cả trăm công. Sau đó họ lại mua thêm đất nên hồi ấy có người mới ngoài 20 tuổi đã có hơn 200 công ruộng cùng nhiều phương tiện cơ giới khác trị giá hàng trăm triệu đồng. Mỗi vụ lúa hồi chục năm trước, họ thu lãi 400 – 500 triệu đồng…

Cửu Long ghi chép

Nguồn : VNTB, 02/11/2021

*********************

Vì sao nông dân miền Tây đang nghèo đi ?

Hồng Dân, VNTB, 01/11/2021

"Diện tích đất trồng lúa bị giảm sẽ dẫn đến nhiều lao động nông thôn bị thất nghiệp, trở thành lao động tự do. Có dự án thu hồi đất lúa xong thì bị bỏ hoang rất lãng phí, trong khi người dân không có đất sản xuất. Đó là chưa kể một số địa phương vẫn để tình trạng tự ý chuyển đổi đất lúa sang mục đích khác".

Đó là ý kiến của bà Mai Thị Phương Hoa, Phó Chủ Nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, tại phiên thảo luận về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của dự thảo nghị quyết về dự kiến quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 – 2025) do Chính phủ trình. Theo đó, diện tích đất trồng lúa trên cả nước đến năm 2030 sẽ giảm khoảng 348.000ha, từ 3,9 triệu ha xuống 3,5 triệu ha.

mientay0

Nông hộ nhỏ lẻ rất khó thoát nghèo và làm giàu từ cây lúa vì muốn làm giàu, họ phải có trên 3 ha.

Bà Mai Thị Phương Hoa nói rằng nên cân nhắc tiêu chí chuyển đổi diện tích đất trồng lúa. sang đất phi nông nghiệp, bởi mỗi ha đất nông nghiệp dành cho khu công nghiệp có vài ha đất không thể sản xuất. Đối với địa phương có diện tích đất trồng lúa cần có rà soát, chế độ khuyến khích để phát triển góp phần bảo đảm an ninh lương thực.

Theo góc nhìn của vị nữ Phó Chủ Nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, thì phải xác định rõ nguyên tắc, tiêu chí cho phép chuyển đổi đất lúa, khu vực nào cần chuyển đổi, khu vực nào cần giữ. Mặc dù về lâu dài, để phát triển kinh tế, cần có quỹ đất dành cho khu công nghiệp, nhưng cần hạn chế thấp nhất việc chuyển đổi đất lúa sang đất khu công nghiệp vì đất này khó có thể bảo đảm quay trở lại trồng lúa.

Bà Mai Thị Phương Hoa cũng cho rằng, đối với địa phương có diện tích đất trồng lúa lớn, đề nghị Chính phủ có tổng kết thực hiện chính sách hỗ trợ để đưa ra các chính sách phù hợp hơn và có giải pháp tăng giá trị lúa gạo.

Thế nào mới gọi là "chính sách phù hợp hơn" ?

Thứ nhất là chuyện nước. Muốn có nước phải chi tiền. Ngày trước, tại nhiều nơi ở đồng bằng sông Cửu Long, nông dân canh nước lớn để thả nước vô ruộng. Bây giờ có đê bao, nông dân khỏi canh nước, nhưng phải trả tiền cho chủ trạm bơm. Thực tế mùa hạn mặn năm nay, nhà nông vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long phải chi tiền nhiều hơn để có nước ngọt giữ đồng lúa, vườn cây, ao cá. Và cái khó còn kéo dài.

Thứ nhì là chuyện phân bón. Ngày chưa có đê bao, nông dân làm lúa chỉ hai vụ, còn lại là cho đất nghỉ. Mùa khô có trùn, dế làm tơi đất. Mùa nước có phù sa bồi đắp. Đất tốt tự nhiên nên ít dùng phân bón hóa học. Ngày nay làm ba vụ lúa, phải bón phân nhiều và theo đó cũng phải dùng nhiều thuốc bảo vệ thực vật, tốn tiền hơn cho phân và thuốc.

Thứ ba là chuyện canh tác. Giờ hầu hết các khâu đều do máy móc làm. Chuyện vần công, đổi công, thuê mướn nhân công làm ruộng ngày càng hiếm. Giờ nông dân trả tiền cho chủ máy.

Thứ tư là chuyện bán. Thay cho cách trữ lúa và xay gạo bán dần, ăn dần ngày trước, nay nông dân bán hết lúa tươi tại ruộng rồi mua lại gạo chợ để ăn, mất tiền cho "cò" lái lúa và mất cho người bán gạo.

Thứ năm, đã có những người tiên phong thay đổi nhưng vẫn chưa phát triển rộng khắp. Bởi trừ khi có thật nhiều đất, bằng không, nông dân không thể nào giàu được nếu làm nông nhưng không được đổ mồ hôi trên đất, không có thêm tiền từ việc đồng áng, và phải chi phí đủ thứ tiền cho hàng loạt vấn đề như hiện nay.

Trong tham luận đưa ra tại hội thảo ở Cần Thơ hồi tháng 5-2017, "Tích tụ, tập trung đất đai vùng đồng bằng sông Cửu Long trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa", phía Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) khẳng định nông dân Nam bộ muốn giàu từ cây lúa phải có trên 3 ha diện tích đất.

Theo nhận định của đại diện GIZ, đồng bằng sông Cửu Long là nơi có điều kiện ưu đãi nhất về sản xuất lúa gạo. Tuy nhiên, hộ chuyên lúa phải có ít nhất 2 ha thì mới vượt qua ngưỡng đói nghèo ; hộ có ít nhất 3 ha mới đạt tới ngưỡng thu nhập trung bình ở nông thôn. Do đó, nông hộ nhỏ lẻ rất khó thoát nghèo và làm giàu từ cây lúa vì muốn làm giàu, họ phải có trên 3 ha.

Và để có "chính sách phù hợp hơn" như ý kiến của bà Mai Thị Phương Hoa, Phó Chủ Nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, căn cơ là có những thay đổi phù hợp về quyền đất đai nông nghiệp của tư nhân.

Nôm na, muốn làm giàu phải tích tụ ruộng đất, và khi tư nhân đã dốc vốn liếng tích tụ ruộng đất để mần ruộng thì họ sẽ không bị ám ảnh của ‘đánh tư sản’, của ‘quốc hữu hóa’ từ viện dẫn đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, quản lý.

Hồng Dân

Nguồn : VNTB, 01/11/2021

Additional Info

  • Author Cửu Long, Hồng Dân
Published in Diễn đàn

Cần sớm có quyết sách bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái Đồng Bằng Sông Cửu Long

Bo tn đa dng sinh hc h sinh thái t nhiên đ phát trin bn vng Đng Bng Sông Cu Long (Đồng bằng sông Cửu Long) là ta đ mt bài viết ca tác gi Cao Thành Nghip trên mng báo Tiếng Dân ngày 11/10 va qua.

baoton1

Thuyền của người dân trên Sông Hậu, Cần Thơ, Đồng bằng sông Cửu Long hôm 17/7/2017 AFP

Theo tác gi, h sinh thái t nhiên như các rng tràm ngp nước, sen súng, c năng, c ng, cho ti nhng di rng tràm ngp mn ven bin vi đa dng sinh hc, đang b tác đng nghiêm trng bi s phát trin kinh tế và nông nghip hin thi.

Bên cnh đó, đt canh tác lúa và đt nuôi trng thy sn càng ngày càng tăng khiến cho din tích rng tràm và h sinh thái rng tràm t nhiên dn dnthuhp li.

Ngoài ra, các h sinh thái đng thc vt lâu đi trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng dn dà biến mt, chưa k cnh quan thiên nhiên biến đi theo chiu hướng xu.

Tm quan trng ca Đồng bằng sông Cửu Long, vic bo tn và phát trin, bin pháp bo tn h sinh thái rng trànlà nhng mc được trin khai mt cách chi tiết. Qua đó đưa ra cnh báo cn đy nhanh tiến đ thc hin các d án bo tn và phát trin h sinh thái rng ngp mn ven bin, các d án trng mi và tái sinh rng ngp nước ; nghiêm cm bao bãi bi ca sông đ nuôi trng thy sn làm hy hoi tiến trình bi t và phát trin rng ngp mn non tr ca thiên nhiên.

Song song đó, tác gi khng đnh vic tiến hành quy hoch các khu bo tn đt ngp nước, bo v đa dng sinh hc ca vùng đt ngp nước đó, bên cnh nhng tràm chim t nhiên, các rng đc dng ngp mn phòng h ven bin có giá tr như lá chn bo v môi trường Đồng bằng sông Cửu Long…đu là nhng công vic vô cùng thiết yếu.

Nên nhìn nhn thc tin tiến hóa rng môi trường sng thay đi thì h sinh thái bt buc thay đi đ thích ng vi điu kin môi trường sng, là nhn đnh đu tiên ca Tiến sĩ Nguyn Quc Trinh, chuyên gia khí tượng thy văn bin, tng làm vic nhiu năm trong Trung Tâm D báo Khí tượng-Thy văn Trung ương, B Tài nguyên Môi trường Vit Nam:

"Vi thiên tai hay biến đi khí hu là quy lut t nhiên mang tính toàn cu, không phân bit hay có vùng cm. Nó hot đng ngu nhiên theo qui lut t cân bng đng (biến đi) do nh hưởng tác đng ca con người"

"Trong quá trình t cân bng này s ny sinh ra rt nhiu hin tượng cc đoan bt thường và rt nguy him gây thit hi đến kinh tế - xã hi như hn hán - xâm nhp mnkéo dài làm cn kit ngun nước nhiu nơi trên thế gii, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long không phi là ngoi l. Nhng hin tượng này s làm biến đi môi trường sinh thái, thm chí có th mt s loài s biến mt hoc thay đi đ thích ng vi môi trường sng mi".

baoton2

Người dân đng trên cánh đng khô hn Sóc Trăng, Đồng bằng sông Cửu Long hôm 30/3/2016. Reuters

Trong bài viết v môi trường sinh thái ca Đồng bằng sông Cửu Long, Tiến sĩ Nguyn Quc Trinh nói tiếp, ch nhn mnh nhiu góc đ riêng v vai trò, s suy gim và gii pháp duy trì ca h sinh thái mà chưa có cái nhìn tng th v tương tác vi vùng khác hay khía cnh khác:

"Đồng bằng sông Cửu Long là mt phn h lưu ca h thng sông Mê Kông. Vùng Nam b ca Vit Nam cũng là mt trong nhưng phn khác ca Trung Quc, Lào, Thái Lan và Campuchia trong h thng lưu vc sông Mê Kông. Do đó, bài toán phát trin kinh tế, an ninh lương thc, an ninh năng lượng thì quc gia nào cũng quan tâm và chú ý nhm duy trì thúc đy phát trin, nên quc gia nào cũng có chiến lược riêng"

Thế nhưng bài viết ch dng li dng đưa ra thông tin mà chưa có hướng gii quyết c th, là nhn xét tiếp theo ca Tiến sĩ Nguyn Quc Trinh:

"Nó chng khác nào như vic gi là "biết ri, kh lm, nói mãi". Vn đ đây là cn có nhng hành đng c th. Thí d nếu thiếu nước thì cn có nơi d tr nước hay quy hoch và xây dng nhng vùng d tr nước, d tr sinh quyn, t đó h sinh thái mi được bo tn. Cái khó là kinh phí đâu, s làm nơi nào, ai s làm và ai s chu trách nhim, vào khi vn đ khôngcòn mi hay xa l na mà ch là chưa thc hin được thôi".

Tiến sĩ Lê Anh Tun, chuyên gia Vin Nghiên cu Biến đi khí hu, Khoa Môi trường & tài nguyên thiên nhiên Đi hc Cn Thơ, nói rng trước tiên ông mun khng đnh chính sách và lut l thì Vit Nam hoàn toàn không thiếu. Đó là Lut Môi trường, Lut Tài nguyên nước, Lut Đa dng sinh hc, vân vân.

V qui hoch, ông nói, t trước Vit Nam có nhng qui hoch đơn ngành v nước, đt, môi trường cho đến gi là mt bn qui hoch tng th hướng ti s phát trin kinh tế-xã hi Đồng bằng sông Cửu Long t 2020-2030, tm nhìn 2050, đang trong giai đon hoàn chnhvà ch Hi đng Chính ph phê duyt :

"Bn qui hoch có s phát trin v mt kinh tế, mt sn xut nông nghip, thy sn, k c môi trường ca nhng vùng phi bo v cn trng hơn.

Tuy nhiên trong điu kin nhng quc gia còn nghèo như Vit Nam, đôi khi t qui hoch và chính sách mà đi ti thc tin trong các đa phương thì còn nhng khong cách. Nhng vi phm do thiếu kim soát hay do mt s quan chc tiếp tay cho lâm tc phá rng chng hn. Nhng cái phi ngăn chn bng lut l vn còn là câu chuyn v lâu v dài. Tôi mun khng đnh là tt c lut l đu có sn, ch vn đ là thc thi nghiêm túc đến thế nào thôi".

Đi vi Tiến sĩ Nguyn Quc Trinh, phn ln vic bo tn được thc hin theo kiu tc thi và ngn hn, có nghĩa theo kiu "đánh trng b dùi", kiu miếng bánh ln chia thành nhiu miếng nh, hoc kiu tư duy nhim k:

"Tôi không phán xét vn đ v đim đúng và đim sai hay cn phát huy hay không cn phát huy, đng ý và không đng ý. Bài viết ch đưa ra thông tin v h sinh thái mt cách chung chung".

Vn đ v thay đi h sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long ca Vit Nam hay bt k nơi nào trên thế gii, vn li ông Nguyn Quc Trinh, đu là bình thường trong chui tiến hóa.

baoton3

Cánh đng hoa Sa Đéc, Đồng bằng sông Cửu Long hôm 22/1/2021. AFP

Vai trò trng yếu ca Đồng bằng sông Cửu Long trong đà phát trin bn vng ca đt nước là điu không th chi cãi, bài viết đây phn nh mt cnh báo cp thiết, nhng bài hc phi được nhc đi nhc li. Nhà nghiên cu Lê Anh Tun nhn xét :

"Đồng bằng sông Cửu Long, h lưu ca con sông ln Mê Kông, là vùng đt tiếp giáp bin có din tích trên bn triu héc-ta và nhiu h sinh thái khác nhau t vùng ngp nước liên quan ti rng ngp mn.

Chính s đa dng sinh hc t vùng nước ngt ngp sâu cho ti vùng nhim mn tiếp giáp vi bin, rt nhiu đng vt, thc vt khác nhau, đã hình thành ra nhng vùng đt có giá tr bo tn và giá tr v mt khoa hc, môi trường.

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long còn có nhng khu d tr sinh quyn, chy dài t Kiên Giang ra tn đt mũi Cà Mau, là nhng di sn quí báu ca thiên nhiên dành cho con người. Tuy nhiên nó đng thi b tác đng do t nhiên cũng có mà do con ngườicũng có.

Nhng tác đng t nhiên mang tính toàn cu như hin tượng biến đi khí hu và nước bin dâng làm thay đi sinh cnh, làm đt bthuhp li hoc được m rng ra.

V nhng tác đng t con người, s thay đi dòng chy trên sông Mê Kông, do nhng hot đng thy đin thượng ngun, đã nh hưởng rt ln đn vic trng lúa hay nuôi trng thy sn… Bên cnh đó còn nhng yếu t v ô nhim do sinh hot hay sn xut làm c h sinh thái b đe dọa.

Nếu không có gii pháp chng đ va biến đi khí hu va nhng hot đng ca con người thì c nt vùng canh tác và sn xut Đồng bằng sông Cửu Long cũng b de da".

Dưới mt Tiến sĩ Nguyn Quc Trinh, hin tượng biến đi khí hu, tình trng ô nhim môi sinh t nhng khu vc sinh sng, canh tác và sn xut ca con người là chuyn bình thường trên thế gii, thì cái rt không bình thường cho Vit Nam là mt vùng Đồng bằng sông Cửu Long b mt đi s thnh vượng trù phú ca nó bng tt c nhng tác đng theo chiu hướng xu như đã nói :

"Nhưng đ có h sinh thái biến đi, thay đi tích cc thì cn thiết phi có nhng quyết sách đúng đn và nhng con người công tâm thc hin vì li ích chung".

Nếu không thì s hy dit h sinh thái s din ra nhanh hơn hơn d kiến, dn đến tình trng hoang mc hóa như mt s vùng đt trên thế gii đã tng b như vy, Tiến sĩ Nguyn Quc Trinh kết lun.

Thanh Trúc

Nguồn : RFA, 18/10/20221

Additional Info

  • Author Thanh Trúc
Published in Diễn đàn

Vùng đồng bằng sông Cửu Long đang tiếp tục bị sụt lún, mà nguyên nhân chủ yếu là nạn khai thác nước ngầm quá mức, tiêu biểu là trường hợp của thành phố Cần Thơ, nơi mà tình trạng đường phố ngập nước ngày càng nặng nề.

cantho1

Tình trạng sạt lở bờ sông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long diễn biến ngày càng phức tạp. Trong ảnh: Sạt lở ở quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ năm 2019

Sau nhiều thập niên xây dựng và phát triển, thành phố Cần Thơ đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực, góp phần- nếu không nói là đóng vai trò nòng cốt - trong sản xuất nông nghiệp để Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu gạo nhất nhì trên thế giới. Cũng trong khoảng thời gian này, Cần Thơ đã thực hiện được vai trò trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long về thương mại, sản xuất - chế biến, dịch vụ, giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ.

thành phố Cần Thơ đã tổ chức hội thảo, nghiên cứu kế hoạch xây dựng để trở thành một đô thị hạt nhân của Đồng bằng sông Cửu Long, với một trung tâm khoa học-công nghệ về nông nghiệp của quốc gia và khu vực. Tuy nhiên, Cần Thơ là một đô thị của Đồng bằng sông Cửu Long, một trong 3 Châu thổ trên thế giới bị tác động trầm trọng nhất của biến đổi khí hậu.

Như vậy, thử hỏi có thể nào xây dựng Cần Thơ trở thành đô thị hạt nhân của Đồng bằng sông Cửu Long với những hình ảnh của hơn phân nửa diện tích thành phố bị ngập nước ? Đó chính là mối ưu tư rất lớn của tiến sĩ Huỳnh Long Vân, nhóm nghiên cứu Văn Hóa Đồng Nai Cửu Long Úc Châu, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ từ Sydney ngày 27/04/2021.

RFI : Thưa tiến sĩ Huỳnh Long Vân, trước hết xin ông cho biết là tình trạng sụt lún của thành phố Cần Thơ nói riêng và của vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung là do những nguyên nhân gì ?

Huỳnh Long Vân : Thành phố Cần Thơ bị ngập nước do hai nguyên nhân :

Sụt lún gây ra bởi khai thác nước ngầm thiếu kiểm soát. Nền đất bị sụt lún, tương tác với thủy triều, nước lũ sông Mêkông, và hệ thống đê bao khép kín ở các vùng nông thôn phụ cận khiến thành phố Cần Thơ bị ngập úng.

Công trình thoát nước vốn đã kém chất lượng, lại xuống cấp, thiếu hoành chỉnh, được dùng để tháo rút nước thải lẫn nước mưa. Bên cạnh đó phát triển đô thị thiếu kiểm soát, cho phép xây nhà ở những vùng đất ngập nước, đô thị bị bê tông hóa làm giảm đi mức độ thấm rút nước mưa, do đó khi mực nước sông dâng lên bởi triều cường kết hợp với mưa lớn, thì đường phố bị ngập.

RFI : Như vậy, thưa ông, tình trạng sụt lún của đồng bằng sông Cửu Long đã bắt đầu từ khi nào ?

Huỳnh Long Vân : Hơn 10 năm trước đây, người dân Đồng bằng sông Cửu Long sử dụng nguồn nước mặt (nước sông) và nước mưa là chính cho mọi sinh hoạt, nước ngầm chỉ dùng trong mùa khô. Nhưng hiện nay nước mặt ở Đồng bằng sông Cửu Long đang bị ô nhiễm trầm trọng, nên mỗi ngày khoảng 2 triệu mét khối (m3) nước ngầm, hay nhiều hơn, được bơm hút để dùng trong sinh hoạt, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi, gây ra những hậu quả trầm trọng : sạt lở bờ biển, bờ sông và nhiều nơi ngập sâu với tần suất và cường độ ngày càng tăng.

Những kết quả nghiên cứu và khảo sát của Bộ Tài nguyên và môi trường cho thấy, trong khi mực nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu chỉ khoảng 3mm/năm, thì mức độ sụt lún của toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long gây ra bởi khai thác nước ngầm là 10-13mm/năm và tốc độ sụt lún riêng của thành phố Cần Thơ trong khoảng thời gian 2005-2017 là 43,5mm/năm. Huyện Cờ Đỏ, hai khu công nghiệp Trà Nóc và Thốt Nốt là những địa điểm bơm hút nước ngầm nhiều nhất ở thành phố Cần Thơ.

RFI : Tình trạng sụt lún này gây ra những tác động gì đến vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhất là đến đời sống của người dân Cần Thơ ?

Huỳnh Long Vân : Ngoài việc gây ra ngập nước, sụt lún còn ảnh hưởng đến các công trình xây cất, nhà ở của người dân và rất dễ được nhận ra, như nứt tường, cơ sở nghiêng ngả, đường phố phải tráng thêm nhiều lớp nhựa để nâng cao, khiến cho nhà cửa dọc theo hai bên đường thấp hơn mặt lộ và bị ngập nước lúc triều cường đạt đỉnh.

Theo những tính toán của Ngân Hàng Thế Giới, tình trạng ngập nước theo mùa của phân nửa thành phố Cần Thơ trong nhiều ngày, gây thiệt hại khoảng 11% (650 đôla/gia đình/năm) mức thu nhập trung bình của mỗi hộ gia đình. Nếu các hoạt động khai thác nước ngầm tiếp tục theo kịch bản kinh doanh như hiện nay, thì đến năm 2100, phần lớn thành phố Cần Thơ có thể mất toàn bộ độ cao so với mặt biển.

RFI : Các chính quyền địa phương cho đến nay đã thi hành những biện pháp nào để kiểm soát khai thác nước ngầm và hạn chế sụt lún như vậy ?

Huỳnh Long Vân : Trước những hậu quả nghiêm trọng của khai thác nước ngậm thiếu kiểm soát, chính phủ đã ban hành Nghị định 167/2018/ND-CP quy định việc khai thác nước dưới đất ở các vùng chứa nước ngọt thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ý thức rõ tầm quan trọng của việc thực hiện nghiêm túc Nghị định 167, Sở Tài nguyên và môi trường thành phố Cần Thơ đang thực hiện các kế hoạch kiểm soát và khoanh vùng để hạn chế khai thác nước ngầm.

Cụ thể, họ quy định khai thác nước ngầm từ 10m3-3.000m3/ngày phải được Ủy ban nhân dân thành phố cấp phép, trên 3.000m3/ngày, như ở khu công nghiệp Trà Nóc và Thốt Nốt, cần được Bộ Tài nguyên và môi trường cấp phép (Phải chăng đây là một động thái nhằm chối bỏ một phần trách nhiệm của thành phố Cần Thơ trong việc kiểm soát và hạn chế khai thác nước ngầm ?). Đồng thời, họ đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố thu tiền cấp phép khai thác nước ngầm.

Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn thành phố Cần Thơ chọn 4 nơi làm thí điểm chuyển đổi từ khai thác nước ngầm sang nước mặt và bố trí các trạm quan trắc theo dõi diễn biến nguồn nước ngầm.

Ngoài ra, thành phố Cần Thơ còn tăng cường hợp tác quốc tế, như tham gia dự án "Quản trị sụt lún đất và quản lý nước ngầm tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long", do nhóm nghiên cứu của Ðại sứ quán Hà Lan tài trợ và hợp tác với Ðại Học Cần Thơ thực hiện. Dự án bắt đầu từ tháng 1/2020 kéo dài 15 tháng và chọn Cần Thơ và Kiên Giang, Bến Tre và Sóc Trăng là 4 địa điểm nghiên cứu điển hình của dự án. Dựa trên các kinh nghiệm và bài học rút ra từ 4 địa phương này, nhóm nghiên cứu sẽ xây dựng các giải pháp quản lý và lộ trình cho quản lý khai thác nước ngầm và sụt lún đất ở Đồng bằng sông Cửu Long và riêng cho thành phố Cần Thơ.

RFI : Nhưng theo ông, những giải pháp mà thành phố này đang thi hành liệu có thể mang lại hiệu quả mong muốn ? Liệu chúng ta có thể cấm tuyệt đối việc khai thác nước ngầm ở Cần Thơ để ngăn chận tình trạng sụt lún ?

Huỳnh Long Vân : Trong khi Đồng bằng sông Cửu Long chưa có được hệ thống cung cấp đầy đủ nhu cầu nước sạch, thì việc ngăn cấm tuyệt đối khai thác nước ngầm là điều không khả thi. Qua những kinh nghiệm và nhận định của các chuyên gia nghiên cứu về những tác động tiêu cực của khai thác nước ngầm như P. Minderhoud, G. Erkens, L. Erban, thì giảm khai thác nước ngầm ở Đồng bằng sông Cửu Long 50% so với hiện nay cũng không chận đứng được, mà chỉ làm giảm mức độ sụt lún. Vì thế, chúng ta không nên quá lạc quan về những giải pháp mà thành phố Cần Thơ đang áp dụng và vội tin rằng sẽ quản trị được sụt lún và Cần Thơ sẽ không còn bị ngập nước.

Ngoài ra, cũng không nên quá trông đợi vào dự án nghiên cứu của nhóm Hà Lan như một chiếc đũa thần, mà phải đề ra một giải pháp căn cơ để ứng phó với những thách thức gây ra bởi khai thác nước ngầm thiếu kiểm soát.

RFI : Theo ông thì trong khi chờ đợi có một hệ thống cung cấp đủ nước sạch toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chính quyền của thành phố Cần Thơ nói riêng và toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long phải thi hành ngay những giải pháp nào để tình trạng sụt lún không tiếp diễn ?

Huỳnh Long Vân : Ngoài việc kiểm soát và hạn chế khai thác nước ngầm, giới hữu trách ở Cần Thơ và Đồng bằng sông Cửu Long trước hết cần giải thích để thay đổi nhận thức của người sử dụng nước ngầm, theo hướng nước ngầm là "tài nguyên chiến lược", nên không thể sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất hằng ngày, mà cần phải tồn trữ để sử dụng trong những trường hợp hạn hán như năm 2016, hay hạn hán trong tương lai ở Đồng bằng sông Cửu Long gây ra bởi biến đổi khí hậu

Ngoài ra, cần cung cấp cho người sử dụng nước ngầm những thông tin về những tác hại khác gây ra bởi khai thác nước ngầm quá mức, ngoài sụt lún nền đất :

Bơm hút quá mức nước ngầm khiến cho nguốn nước ngầm bị nhiễm mặn, nền đất bị mặn lây, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ nước, chất dinh dưỡng và năng suất của cây trồng và gián tiếp ảnh hưởng đến thu nhập của người dân

Thói quen bơm hút nước, hết ở tầng nông (tầng trấm tích Holocene) rồi xuống đến tầng sâu (tầng trầm tích Pleistocene) về lâu về dài sẽ làm nguồn nước ngầm bị nhiễm Arsenic rò rỉ từ tầng nông. Nước ngầm nhiễm Arsenic có hại cho sức khỏe con người và vật nuôi.

Trong giai đoạn chuyển tiếp, trước khi xây dựng được môt hệ thống cung cấp đầy đủ nước sạch cho toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long, các chính quyền địa phương cần phải tiết kiệm nguồn nước, ví dụ như bằng cách xây dựng phương án dự trữ nước mưa (triển khai từ những kinh nghiệm của Bến Tre đào các ao mương trữ nước ngọt để dùng trong mùa khô).

Cần tiết kiệm nước trong tưới trồng (trồng rau cải, hoa màu trong nhà kính nơi độ ẩm được kiểm soát và duy trì ; ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt v.v.).

Cần nghiên cứu kỹ thuật bổ cập nhân tạo nước ngầm, như trước đây ở Hoa Kỳ từng có 6 dự án : (Water Factory 21, Orange County, California ; Montebello Forebay, California ; Phoenix, Arizona ; El Paso, Texas ; Long Island, New York ; Orlando, Florida). Đặc biệt là dự án Dan của Do Thái, đã được sử dụng trong suốt 20 năm qua và không gây ô nhiễm nguồn nước ngầm

Cũng cần nghiên cứu những kỹ thuật tái tạo nguồn nước đã được dùng qua để sau đó dùng tưới trồng cây kiểng, sân cỏ, trong công nghệ giặt ủi, vệ sinh hay trong những dịch vụ công nghệ không liên quan đến sức khỏe của con người (như CRC Technologies của Hoa Kỳ, những kỹ thuật hiện được dùng ở Australia và Nambia v.v.).

Chấm dứt hẳn tình trạng sụt lún ở Cần Thơ và Đồng bằng sông Cửu Long chỉ có thể đạt được khi Đồng bằng sông Cửu Long có được hệ thống cung cấp đầy đủ nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất. Vì thế giới hữu trách trung ương và địa phương cần phối hợp tiến hành càng sớm càng tốt kế hoạch cấp nước sạch cho toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Kế hoạch này cần được xây dựng dựa vào nguồn nước mặt lấy từ sông Tiền và sông Hậu và chỉ cho phép sử dụng nước ngầm tại những vùng xa không có nguồn nước mặt. Đặc biệt, ở vùng ven biển nên ứng dụng công nghệ Nano và RO để xây dựng những nhà máy biến chế nước mặn thành nước ngọt.

Nếu vì lý do nào đó mà kế hoạch cung cấp nước sạch không thể thực hiện được, và để thành phố Cần Thơ và các đô thị khác ở Đồng bằng sông Cửu Long khỏi bị ngập nước theo mùa, thì có lẽ cần phải nghĩ đến giải pháp từ bỏ hẳn trồng lúa vụ 3, tháo gỡ các đê bao ở vùng nông thôn và ngược lại xây dựng các bờ kè, con đê, để bao bọc khép kín các khu dân cư đông đúc.

Kiểm soát-hạn chế khai thác nước ngầm, tiết kiệm lượng nước sử dụng và xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng là những việc làm và kế hoạch cần được triển khai khẩn trương và đồng bộ trong tiến trình thoạt tiên làm giảm dần sụt lún trước khi hoàn toàn chận đứng.

Là người dân sinh ra và lớn lên ở Cần Thơ, cá nhân tôi thành tâm mong mõi thành phố Cần Thơ được phát triển bền vững, sớm trở thành một đô thị văn minh, nơi đây một số sinh hoạt và dịch vụ thiết yếu cho đời sống con người không còn bị gián đoạn, giao thông không tắc nghẽn và người dân không phải bì bõm trong biển nước để lo cho miếng cơm manh áo trong những ngày mà phân nữa diện tích của thành phố bị ngập nước.

Thanh Phương thực hiện

Nguồn : RFI, 03/05/2021

Additional Info

  • Author Huỳnh Long Vân, Thanh Phương
Published in Diễn đàn

Phần I

Góc nhìn khác về nhận thức và giải pháp

vtx1

Giáo sư Võ Tòng Xuân

Nhận thức và phản biện quan điểm "Thuận Thiên" của giáo sư Võ Tòng Xuân trên Tạp chí Doanh Nghiệp và Tiếp Thị.

1. Cơn "lên đồng tập thể" về Nghị quyết "Thuận Thiên"

Ngày 11/03/2021, Tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp Thị có đăng bài phỏng vấn giáo sư Võ Tòng Xuân nhan đề : "Đừng đổ lỗi cho Trung Quốc nữa, chính chúng ta đang cãi trời" [1]. Bài báo được trang thông tin tổng hợp Soha dẫn lại nguyên văn và một số báo khác "mượn" các ý chính để tiếp tục đăng tải.

Trước hết, tôi xin có mấy lời thưa trước, cá nhân tôi kính trọng giáo sư Võ Tòng Xuân trong tư cách một nhà giáo, nhà khoa học cả đời gắn bó với cây lúa và nhất là luôn trăn trở cho bà con nông dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy vậy, tôi nghĩ, là một nhà khoa học có tiếng lại có cơ hội tiếp xúc với lãnh đạo tầm nguyên thủ quốc gia để tham vấn chính sách vĩ mô thì mọi sự cẩn trọng là không bao giờ thừa. Bởi người lãnh đạo đặt niềm tin vào nhà khoa học, dựa vào những nghiên cứu và đề xuất của nhà khoa học để ban hành chính sách nên nếu nhà khoa học không cẩn trọng, tham vấn sai "một li" sẽ "đi một dặm", nguy hại khôn lường cho quốc gia dân tộc.

Sở dĩ tôi nói điều này vì tôi vô cùng ngạc nhiên và lấy làm khó hiểu :

Một là, Nghị quyết 120 ra đời cách đây 3 năm về việc "Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu" nhưng không hiểu sao đến hôm nay – nhất là khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chuẩn bị kết thúc nhiệm kỳ và bàn giao chức Thủ tướng cho người kế nhiệm thì giới truyền thông mới đồng loạt thi nhau giật tít tán dương ca ngợi cái "Nghị quyết Thuận Thiên" này ? Tại sao khi nó vừa ra đời và những lần tổng kết trước đó hiếm ai nói gì về hai chữ "Thuận Thiên" ?

Hai là, tại sao một nhà khoa học như giáo sư Võ Tòng Xuân lại có thể phát biểu và tham vấn cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (như lời ông kể trong bài báo) một cách cảm tính và thiếu cẩn trọng như thế ? Sau đây tôi sẽ lần lượt phản biện những luận điểm chính của giáo sư Võ Tòng Xuân trong bài báo trên.

vtx2

Hội nghị lần thứ 3 về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu được tổ chức tại Cần Thơ ngày 13/3/2021, dưới sự chut trì và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc

2. Giáo sư Võ Tòng Xuân có tự mâu thuẫn trong tư duy và nhận thức liên quan đến việc lý giải nguyên nhân hạn hán và xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay ?

Trước hết, về nhận thức chung, toàn bài báo cho thấy quan điểm tiếp cận để giải cứu Đồng bằng sông Cửu Long của giáo sư Võ Tòng Xuân là phải "Thuận Thiên" – nghĩa là không nên "cãi trời". Nói cách khác, theo ông thời gian tới người dân Đồng bằng sông Cửu Long phải thích nghi với vấn đề biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn hiện nay. Tạm thời tôi chưa bàn sâu về nội hàm của khái niệm "Thuận Thiên", tôi chỉ muốn phản biện sự mâu thuẫn của chính giáo sư Võ Tòng Xuân khi ông cho rằng nguyên nhân dẫn đến sự khô hạn và xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay "không phải do Trung Quốc xây dựng các đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mê Kông".

Có thể thấy, quan điểm này của ông thể hiện rất rõ ngay ở tiêu đề của bài báo cùng lập luận là tấm hình minh họa ông cựu Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo ngồi giữa cánh đồng ở tỉnh Vân Nam (theo lời giáo sư Võ Tòng Xuân tình cờ đọc được trên một tờ báo Thái Lan năm 2010). giáo sư Xuân nói :

"Suốt thời gian dài, chúng ta nói, thượng nguồn Trung Quốc xây đập thủy điện chằng chịt, chặn đứng nguồn nước Mê Kông gây hạn hán, ngập mặn. Việt Nam, Thái Lan, Campuchia nhiều năm nay vẫn kiện cáo, đòi mở đập để "giải cứu" cây lúa miền dưới. Nhưng thực tế không phải vậy ! Rõ ràng lúc Việt Nam đang gặp hạn thì trên Vân Nam họ cũng thế ! Từ sau năm 2015, mực nước sông Mê Kông mùa khô liên tục rơi xuống còn 1.600 m3 - 1.800 m3/s, trong khi trước đây nó từng đạt 40.000 m3/s vào mùa mưa và 2000 m3/s vào mùa khô. Chúng ta kiện, chúng ta đòi mở nước nhưng Trung Quốc họ đã không còn đủ nước cho cả đất nước họ nữa rồi. Mà cho là có năm dư, khi xuống tới đường ranh Thái Lan - Lào, hàng ngày hàng nghìn trạm bơm vẫn lấy nước đổ vào cho vùng hạn Đông Bắc Thái Lan thì đến lượt Việt Nam liệu có còn nước không ?".

vtx3

Đập thủy điện Trung Quốc chậm xả nước, Đồng bằng sông Cửu Long hạn mặn nghiêm trọng

Thiển nghĩ, tác động của các đập thủy điện ở Trung Quốc gây ra sự khô hạn ở Đồng bằng sông Cửu Long cụ thể như thế nào, thời gian qua đã được các nhà khoa học trong nước và trên thế giới chứng minh và công bố khá nhiều, tôi xin không bàn thêm. Tôi chỉ muốn nhắc lại câu nói của ông bà ta : "Thượng điền tích thủy hạ điền khan".

giáo sư Xuân nói con người muốn sống phải "Thuận Thiên", "không nên cãi trời", tôi đồng ý. Vậy xin hỏi ông, dòng sông Mê Kông tự ngàn xưa là một dòng chảy thông thoáng nhưng giờ đây người Trung Quốc đã xây tổng cộng 11 con đập thủy điện chắn ngang thì có phải là một sự "cãi trời", "nghịch thiên" không ? Tại sao ông không nghĩ rằng chính sự "nghịch thiên" này đã gây ra cảnh khô hạn ngay cho chính quốc gia họ (tỉnh Vân Nam) và các nước ở hạ nguồn sông Mê Kông ? Có lẽ nào chỉ qua một tấm hình mang nặng tính tuyên truyền của truyền thông Trung Quốc mà giáo sư Xuân lại khẳng định Đồng bằng sông Cửu Long hạn hán và xâm nhập mặn chỉ do biến đổi khí hậu toàn cầu chứ không phải tại Trung Quốc xây các đập thủy điện ?

vtx4

Các đập thủy điện trên sông Mekong : Trung Quốc đã xây dựng xong 6 đập thủy điện trên sông Mekong, trong khi Lào và Campuchia dự kiến thiết lập thêm nhiều cơ sở mới.

Thật sự, tôi rất lấy làm lạ cho cách tư duy này của giáo sư Xuân vì chỉ câu trước câu sau là đã mâu thuẫn, "chỏi" nhau chan chát. Với nhận thức này, giáo sư Võ Tòng Xuân đã xổ toẹt mọi nỗ lực lâu nay các nhà khoa học trên thế giới ; các quốc gia có chung dòng chảy sông Mê Kông từng nhiều lần tố cáo Trung Quốc che đậy thông tin về các đập thủy điện nhằm kiểm soát dòng chảy sông Mê Kông ? Hóa ra theo giáo sư Xuân những việc làm này của các nhà khoa học về môi trường là không có căn cứ và vô nghĩa hay sao [2] ?

3. "Thuận thiên" – cái nhìn cảm tính và lãng lạn hóa của (không chỉ) giáo sư Võ Tòng Xuân

Theo dõi quan điểm của giáo sư Võ Tòng Xuân thời gian qua liên quan đến vấn đề "Thuận Thiên" – thực chất là việc thích nghi, thích ứng với việc hạn hán và xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long, tôi cho rằng ông quá chủ quan, cảm tính còn giới truyền thông thì lại quá hời hợt.

Có thể thấy, lập luận xuyên suốt của ông về chuyện này là "mấy mươi năm qua người dân Đồng bằng sông Cửu Long làm lúa nhưng không giàu" hay "lúa là cái vòng kim cô kiềm tỏa người dân miền Tây", vì thế, ông khuyến nghị không nên trồng lúa nữa mà phải chuyển sang nuôi tôm và trồng cây ăn quả… Đó cũng là lý do Nghị quyết 120 – "Nghị quyết Thuận Thiên" có một sự xác lập theo trình tự ưu tiên : Thủy sản, cây ăn trái, lúa. Còn đây là quan điểm của giáo sư Võ Tòng Xuân trong bài báo :

"Trong tương lai gần, với tình trạng hạn mặn và sạt lở diễn ra mạnh mẽ ở Đồng bằng sông Cửu Long như hiện nay, để phát triển toàn diện thì cần phải giảm lúa gạo. Tại vùng ven biên giới Campuchia, là vùng luôn luôn có đủ nước ngọt và không bị nước mặn xâm nhập, thì chúng ta nên thiết kế 1,2 triệu hecta lúa, trồng 2-3 vụ/năm để đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu một phần. Còn những tiểu vùng gần biển thì nên trồng lúa vào mùa mưa, mùa nắng có thể kết hợp nước mặn với nước ngọt trộn lại để nuôi tôm, nuôi cá thâm canh hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng chịu mặn. Vùng giữa thì bắt đầu lên liếp đất để hạn chế nước mặn và có rảnh mương dự trữ nước trong mùa mưa để tưới cho cây trồng trong mùa nắng".

Trước hết, phải nói rằng, về thực trạng "người nông dân Đồng bằng sông Cửu Long làm lúa nhưng không giàu" giáo sư Võ Tòng Xuân nói là không sai. Tuy vậy, về giải pháp, theo tôi là rất cảm tính và lãng mạn hóa.

Xin thưa với giáo sư Xuân rằng, người dân Đồng bằng sông Cửu Long mấy mươi năm qua làm lúa nhưng không giàu thì một Tư Duy đúng và logic là PHẢI LÀM SAO ĐỂ NGƯỜI NÔNG DÂN LÀM LÚA GIÀU LÊN chứ không phải xúi họ bỏ đi cái Sở Trường của mình để chuyển làm cái Sở Đoản khi chưa có một sự chuẩn bị kỹ càng. Thử hỏi, nếu mấy mươi năm qua người dân miền Tây nhờ cây lúa mà thành đại gia, Việt Nam là một cường quốc thực sự về lúa gạo thì liệu ông có khuyên họ như thế không ?

Và cũng xin thưa với giáo sư Xuân, thời gian qua, việc trồng cây ăn trái hay kết hợp "vụ lúa, vụ tôm" trong năm theo như sự tham vấn của ông đã làm cho rất nhiều bà con nông dân nhất là các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau vỡ nợ phải bỏ xứ "đi bình Dương bán nước tương". Vì sao ư ?

Thứ nhất, nước ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay không những bị giảm đi mà quan trọng hơn là bị ô nhiễm nặng (nguyên nhân của vấn đề này tôi xin bàn ở phần sau). Vì thế, cái mô hình kết hợp "vụ lúa vụ tôm" (mùa nắng có thể kết hợp nước mặn với nước ngọt trộn lại để nuôi tôm) của ông trong thực tế hoàn toàn không khả thi. Con tôm là con vật rất khó nuôi, ngoài việc giá thành đầu tư về con giống khá cao thì phương tiện kỹ thuật chăm sóc là điều rất phức tạp. Thế nên, trên thực tế mô hình "vụ lúa vụ tôm" chỉ là nói cho vui, rất hiếm người thành công với mô hình này trong sự ổn định, bền vững.

Thứ hai, nước mặn và nước/đất bị nhiễm mặn là hai khái niệm, hai vấn đề rất khác nhau. Một số địa phương có vị trí địa lý tiếp giáp biển ở Đồng bằng sông Cửu Long có nước mặn quanh năm (Bạc Liêu, Cà Mau, Bến Tre, Trà Vinh…) thì việc nuôi thủy hải sản nước mặn là điều tất nhiên, chuyện này thì không cần ai khuyến cáo vì bao đời nay người dân đã làm rồi. Tuy vậy, một số địa phương hiện nay có nước/đất bị nhiễm mặn gần đây (diễn ra trong khoảng 3 đến 4 tháng mùa khô) như Vĩnh Long, Cần Thơ, các huyện Chợ Lách, Mỏ Cày của Bến Tre, Cầu Kè Trà Vinh…) thì việc chuyển đổi từ lúa sang cây ăn trái hay nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ không phải là chuyện đơn giản.

Cây lúa sau 90 ngày đã thu hoạch (khoảng 1,5 tháng cuối là người dân đã siết nước), lâu nay dù không được giá, không giàu nhưng bà con nông dân vẫn còn có gạo để ăn nhưng nếu bỏ hẳn để chuyển sang trồng sầu riêng, cam, xoài, bưởi thì phải từ 3 đến 5 năm mới có thể thu hoạch. Đó là chưa kể việc đất ruộng chuyển sang đất vườn ; việc đầu tư cây giống người dân phải bỏ ra một chi phí khá lớn. Trong khi đó, nguồn gen và cây giống chịu hạn mặn vẫn chưa được các nhà khoa học vẫn chưa/đang nghiên cứu và chuyển giao ?

Ngoài ra, trước đây, đất rộng người thưa, nay dân số tăng lên, mỗi gia đình trung bình sở hữu 2, 3 công đất ruộng (1.000 mét vuông) giờ chuyển sang trồng sầu riêng, cam, xoài, bưởi… như khuyến cáo của ông thì thử hỏi mỗi công đất trồng được bao nhiêu gốc ? Và nhất là trong 3 đến 5 năm đó người dân sống bằng gì ? Tiền đâu cho con cái học hành ?

Thứ ba, thời gian qua hẳn tất cả chúng ta đều đã biết và đã thấy, bài toán quản lý của chính quyền nhà nước liên quan đến vấn đề tìm thị trường - đầu ra cho nông sản không riêng gì cây lúa, không riêng gì ở Đồng bằng sông Cửu Long là một nan đề chưa/không giải quyết được. Các quan chức lãnh đạo ngành nông nghiệp luôn lớn giọng bảo người dân trồng lúa lãi 30% nhưng trên thực tế có đúng như vậy đâu ?

Vậy nên, lúa là cây dễ trồng, là thế mạnh của Việt Nam nhưng người dân bao đời nay vẫn không giàu, nay giáo sư Xuân xúi họ bỏ đi chuyển sang trồng cây ăn trái, hoa màu, mía hay nuôi tôm, nuôi cá cá ba sa… nhưng đầu ra cho tất cả vẫn là một sự bấp bênh (gần như chủ yếu phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc) thì lấy gì để đảm bảo bà con nông dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong tương lai sẽ giàu hơn so với việc trồng lúa ? Không phải hiện nay, chính quyền một số địa phương đang kêu gọi "giải cứu nông sản" (thanh long, xoài, củ hành tím, su hào, cam, bưởi….) cho người dân đó sao ?

3. Thay lời kết

Thích nghi, thích ứng với môi trường tự nhiên đồng thời chinh phục tự nhiên thật ra là vấn đề thuộc về bản năng của con người, là hai mặt của một vấn đề trong mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên.

Nhật Bản nằm trên vành đai núi lửa nên thường xuyên xảy ra động đất và sóng thần, Hà Lan thì thấp mặt nước biển, Israel chủ yếu toàn sa mạc. Nếu chỉ nhận thức về "thuận thiên" một cách giản đơn và máy móc chắc chắn Nhật Bản không trở thành cường quốc công nghiệp ; Hà Lan không là quốc gia số 1 về các công trình đê biển và Israel không là cường quốc về nông nghiệp công nghệ cao thậm chí xuất khẩu nước sạch…

Để "giải cứu" vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong tương lai, về phương diện nhận thức, việc giáo sư Võ Tòng Xuân và các nhà khoa học khác khuyến nghị người dân phải thích nghi với vấn nạn khô hạn và xâm nhập mặn là không sai. Tuy vậy, những lý giải của ông về nguyên nhân của vấn nạn này theo tôi là cần suy nghĩ lại. Bởi lẽ, sự lý giải này vô tình tạo ra một tiền lệ rất nguy hiểm cho vấn đề thương thảo, đối thoại đấu tranh với nhà cầm quyền Trung Quốc để họ chia sẻ thông tin về việc kiểm soát dòng chảy và nguồn nước sông Mê Kông trong thời gian tới.

Ngoài ra, phải khẳng định rằng, quan điểm phải chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, quy hoạch hay giảm diện tích trồng lúa nhằm thích ứng với những thay đổi do biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long của giáo sư Võ Tòng Xuân là cần thiết nhưng chuyển đổi và thích ứng như thế nào, lộ trình ra sao là vấn đề không đơn giản.

Nói tóm lại, trong tư cách nhà khoa học, việc bàn thảo và tham vấn các giải pháp mang tầm vĩ mô để xây dựng và phát triển đất nước thiển nghĩ phải hết sức cẩn trọng chứ không nên cảm tính hay tệ hơn là mang nặng tính hình thức, phong trào... Vì "mọi lý thuyết đều màu xám…" chỉ có sự vất vả, thiệt thòi và chiu đựng của người dân Đồng bằng sông Cửu Long là thực tế đã và đang hiện hữu mà ai cũng đều nhìn thấy.

**********************

Phần II

Tiếp cận trên tinh thần "bảo tồn để phát triển"

vtx5

Vườn quốc gia Tràm Chim, Đồng Tháp.

1. Tham vấn, xây dựng chính sách không phải chuyện… sáng tác thơ, văn

Cần phải khẳng định rằng, để "giải cứu" Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới, về mặt nhận thức, quan điểm "Thuận Thiên" của các nhà khoa học là không sai. Tuy vậy, điều quan trọng là cần hiểu như thế nào về "thuận thiên" ? "Thuận thiên" có phải chỉ thuần thích nghi, thích ứng với vấn đề hạn hán và xâm nhập mặn trong vấn đề chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo thứ tự ưu tiên, thủy hải sản, cây ăn quả và cuối cùng là cây lúa ?

Ngoài ra, về phương diện tuyên truyền, thiển nghĩ cần có cách giải thích cụ thể và tường minh hơn. Bà con nông dân là đối tượng chính trong mọi chính sách và giải pháp nhằm xây dựng và phát triển Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới. Và cái họ cần và mong muốn là sắp tới đây Nhà nước hỗ trợ cho họ như thế nào về các chính sách liên quan đến nguồn lực tài chính ; nhà khoa học giúp họ ra sao về mặt kỹ thuật và ứng dụng công nghệ (con/cây giống chịu hạn mặn...) ; các nhà đầu tư có hỗ trợ và cam kết về đầu ra sản phẩm trên tinh thần cùng có lợi hay không… ? Đây mới là vấn đề họ không quan tâm chứ không phải sự hô hào "Thuận Thiên" một cách chung chung, cảm tính. Vì tham vấn và xây dựng chính sách quốc gia mang tầm vĩ mô chứ không phải chuyện sáng tác thơ ca, tiểu thuyết.

Chúng ta nói nhiều về "thuận thiên" trong các buổi hội thảo, hội nghị và trên các phương tiện truyền thông nhưng người dân không hiểu và nhất là thể sống được bằng những mô hình chuyển đổi trong thực tế, phải tha hương cầu thực thì có phải là vô nghĩa, vô bổ và nguy hại lắm không ?

2. Giữ gìn, bảo vệ, bảo tồn nguồn nước ngọt và hệ sinh thái nước ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long nên là ưu tiên hàng đầu trong quan điểm "Thuận Thiên"

Nền tảng quan trọng làm nên cấu trúc và đặc trưng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là nguồn tài nguyên đất (phù sa) và hệ sinh thái nước ngọt với vô số sông ngòi, kinh rạch. Tiếp theo mới là hệ sinh thái nước mặn, nước lợ (một số địa phương cố vị trí địa lý giáp biển). Đây chính là điều kiện về tự nhiên góp phần làm nên thế mạnh về kinh tế nông nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long lâu nay ; là lý do khi nhắc đến Đồng bằng sông Cửu Long chúng ta hay nói đây là "vựa lúa", "vựa lương thực" của cả nước.

Biến đổi khí hậu toàn cầu cùng với việc xây quá nhiều đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mê Kông (sự "nghịch thiên") là hai nguyên nhân chính gây nên hạn hán và xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Người viết bài này, đã từng nói cả hai vấn đề này hiện tại khó mà thay đổi. Vậy nên, chuyện phải tự cứu lấy mình là điều không ai bàn cãi.

Nhưng vấn đề là làm sao để tự cứu ? Từ thực tế về đặc trưng kinh tế, văn hóa, xã hội cũng như những gì đã và đang xảy ra ở Đồng bằng sông Cửu Long thời gian qua, tôi cho rằng vấn đề quan trọng nhất khi nói về "thuận thiên" là phải làm sao giữ gìn, bảo vệ, bảo tồn hệ sinh thái đặc trưng mà vùng đất này đã có, hiện có. Và như trên đã nói, đất phù sa và nguồn tài nguyên nước ngọt là vốn quý của Đồng bằng sông Cửu Long. Nhưng vốn quý này không những đang ngày một giảm sút, có nguy cơ cạn kiệt mà còn bị chính chúng thời gian qua "vừa xài vừa phá" nên đã bị ô nhiễm nặng. Có hai nguyên nhân chính gây ra sự ô nhiễm này là :

Một là, tư duy và thói quen sản xuất nông nghiệp của người dân (lạm dụng phân thuốc hóa học trong việc trồng lúa, hoa màu, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản trên ruộng đồng và sông rạch…) đã và đang hủy hoại môi trường đất, nước và toàn bộ hệ sinh thái nước ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Trong một báo cáo cách đây 3 năm, World Bank khẳng định có đến 50-60% nông dân trồng lúa ở Việt Nam đã sử dụng thuốc trừ sâu với tỷ lệ vượt quá mức đề nghị ; 38 - 70% nông dân các tỉnh phía Nam đang sử dụng thuốc trừ sâu với tỷ lệ vượt quá mức khuyến cáo ; khoảng 20% nông dân đang sử dụng thuốc trừ sâu vi phạm các quy định hiện hành, sử dụng thuốc trừ sâu bất hợp pháp nhập khẩu, cấm hoặc thậm chí giả mạo.

Ngoài ra, các nhà khoa học của tổ chức này đã gọi những khu vực tại Đồng bằng sông Cửu Long mà các sinh vật bản địa không còn sinh sống nổi là những "vùng đất chết" [3].

Trong khi đó, từ đầu năm 2020 cho đến ngày 15/6, Tổng cục Hải quan công bố Việt Nam đã nhập khẩu 308 triệu USD thuốc trừ sâu và nguyên liệu sản xuất mặt hàng này [4].

Các báo cáo và công bố trên phù hợp với thực trạng hệ sinh thái nước ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay gần như bị hủy diệt. Chẳng ai có thể ngờ được Đồng bằng sông Cửu Long hôm nay không còn những con tôm, tép, cua, cá đồng…- những sản vật đã đi vào thơ ca, hò vè với một niềm tự hào của người dân nơi đây.

Hai là, mỗi tỉnh thành ở Đồng bằng sông Cửu Long gần như đều có các khu công nghiệp nhưng việc xử lý nước thải đảm bảo quy chuẩn trước khi xả xuống hai con sông Hậu, sông Tiền gần như là con số 0 tròn trĩnh.

Từ đây, có thể thấy, trước khi tính đến chuyện chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp để thích nghi với hạn hán và xâm nhập mặn thì vấn đề tối quan trọng là phải bảo vệ, bảo tồn nguồn tài nguyên nước ngọt hệ sinh thái nước ngọt của toàn vùng là vấn đề rất cấp thiết. Bởi nguồn tài nguyên nước ngọt đã khan hiếm mà còn bị ô nhiễm thì việc đầu tư nuôi trồng thủy hải sản, cây ăn quả chắc chắn khó mà thành công như mong muốn. Một khi hai con sông tiền và sông Hậu khô cạn và ô nhiễm thì còn đâu chợ nổi Cái Răng cùng hệ sinh thái vườn tược để phát triển du lịch miệt vườn, sông nước đây… ?

Thế nên, "Thuận Thiên" trước hết phải được tiếp cận ở ý thức giữ gìn, tiết kiệm, không hoang phí các nguồn tài nguyên và sản vật đặc trưng ; là sự bảo vệ, bảo tồn những gì còn sót lại cùng với đó "hồi sức", hồi phục lại những gì mà thời gian qua chúng ta đã vô tình hay cố ý xâm hại, bức tử…

Nói khác đi, "Thuận Thiên" trước hết là tinh thần "CỘNG SINH", "HÒA GIẢI" VỚI TỰ NHIÊN. Tuy vậy, cũng không nên lãng mạn hóa vấn đề này bởi lịch sử phát triển của con người còn là lịch sử phát triển của tri thức với những phát minh, phát kiến nhằm chinh phục tự nhiên. Vì thế, trong chừng mực nào đó chúng ta vẫn có thể thể can thiệp vào tự nhiên với một biên độ cho phép vì "xưa nay nhân định thắng thiên cũng thường".

3. Thay lời kết

Ở phương diện lịch sử và văn hóa, Đồng bằng sông Cửu Long trước đây là xứ "ma thiêng nước độc", "dưới sông sấu lội trên bờ cọp um", "muỗi kêu như sáo thổi, đĩa lềnh tợ bánh canh"… nhưng cha ông ta cũng đã từng bước thích nghi và chinh phục.

Vậy nên, nếu chỉ thuần túy quan niệm "thuận thiên" là "chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp", là giảm trồng lúa để chuyển sang nuôi tôm, thủy sản thích nghi với hạn mặn thì vẫn là tư duy "khai thác" để phát triểnNếu như thế thì không cần ai khuyên bảo vì người dân Đồng bằng sông Cửu Long bao đời nay không phải đã tự thích nghi rồi sao ?

Trồng lúa không giàu, họ đào ao, đóng bè nuôi cá ba sa ; nuôi cá ba sa thất bại họ chuyển sang trồng dưa hấu, thanh long, khoai lang, hành tím, mía đường ; các cư dân ở ven biển từ lâu cũng đã chung sống với con tôm, con cua… Nhưng do phải "tự bơi" là chính nên những năm gần đây có hơn 1,3 triệu người phải bỏ xứ tha phương câu thực. "Đất lành chim đậu", trước đây, miền Tây dễ sống, giờ khó sống, khó ở nên họ phải tìm đường mưu sinh. Nói cho cùng đây cũng là quy luật, là sự "thuận thiên" đó thôi.

Nói tóm lại, về nhận thức, việc tiếp cận Đồng bằng sông Cửu Long trước hết bằng quan điểm và góc nhìn BẢO TỒN ĐỂ PHÁT TRIỂN trong đó xem việc giữ gìn và bảo vệ nguồn tài nguyên và hệ sinh thái nước ngọt là ưu tiên hàng đầu ; là nền tảng quan trọng để triển khai các giải pháp tương thích khác chắc chắn sẽ hạn chế những cách làm mang tính hình thức, phong trào, đối phó (tưởng là "thuận thiên" nhưng có khi lại rất "nghịch thiên").

*******************

Phần cuối

Đề xuất và gợi ý một số giải pháp
trên tinh thần "bảo tồn để phát triển" Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới

vtx6

Câu chuyện "Thuận Thiên" ở Đồng bằng sông Cửu Long nhất định phải được tiếp cận với tinh thần "bảo tồn để phát triển" chứ không nên tiếp tục "khai thác để phát triển"

Đồng bằng sông Cửu Long hôm nay đã không còn những lợi thế về điều kiện tự nhiên như trước. Nếu như trước đây, người dân "sống chung với lũ" thì nay phải sống chung với hạn mặn. Hay nói khác đi, trước đây là sự thích ứng trong hoàn cảnh "khủng hoảng thừa" (nguồn tài nguyên nước ngọt và đất phù sa tích tụ sau mỗi mùa nước nổi hàng năm) thì nay là "khủng hoảng thiếu". Vì là "khủng hoàng thiếu" nên việc thích ứng hôm nay khó khăn hơn rất nhiều. Thế nên, câu chuyện "Thuận Thiên" ở Đồng bằng sông Cửu Long nhất định phải được tiếp cận với tinh thần "bảo tồn để phát triển" chứ không nên tiếp tục "khai thác để phát triển" trong sự hoang phí hoặc đối phó với tầm nhìn ngắn hạn.

Thay đổi tư duy và nhận thức của tầng lớp lãnh đạo quốc gia trong cái nhìn về Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long là xương sống của nền kinh tế nông nghiệp nhưng oái oăm thay cũng là "vùng trũng" của cả nước, đặc biệt là về hạ tầng giao thông, văn hóa, giáo dục, y tế... Đây là một thực tế mà ai cũng nhìn thấy.

Để Đồng bằng sông Cửu Long thoát khỏi lời nguyền - cái nghịch lý "đất giàu người nghèo" quan trọng và trước hết phụ thuộc vào nhận thức của tầng lớp lãnh đạo quốc gia. Theo đó, có một số vấn đề quan trọng mang tính nguyên tắc chung liên quan đến việc xây dựng và triển khai các chính sách vĩ mô đối với Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới là :

Thứ nhất, xóa bỏ cái nhìn định nhìn định kiến vùng miền trong quy hoạch và phát triển chung về Đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt là vấn đề huy động và ưu tiên tập trung nguồn lực về tài chính cho Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới. Dĩ nhiên kèm theo là cơ chế kiểm soát minh bạch, chặt chẽ, tránh những "rơi rớt" dọc đường do thói quen "ăn không chừa một thứ gì của dân".

Thứ hai, việc "bảo tồn để phát triển" Đồng bằng sông Cửu Long được nhanh chóng cụ thể hóa bằng hệ thống chính sách liên quan đến việc bảo vệ, bảo tồn nguồn tài nguyên nước ngọt và hệ sinh thái nước ngọt hiện có. Với tinh thần này, Đồng bằng sông Cửu Long thời gian tới tuyệt đối không phát triển công nghiệp nặng mà tập trung phát triển công nghiệp nhẹ liên quan đến công nghệ chế biến nông sản và các phụ phẩm nông nghiệp. Nghiêm cấm việc khai thác cát trên hai con sông Tiền, sông Hậu. Bên cạnh đó, là tổng rà soát việc xả thải ở các khu công nghiệp khắp các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là với Nhà mấy giấy Lee & Man (Hậu Giang) [5] ; nhiệt điện than ở huyện Duyên Hải (Trà Vinh) [6]. Trong tương lai, nếu không kiên quyết xử lý vấn đề xả thải ra môi trường nước ở các khu công nghiệp và 2 cơ sở này thì toàn bộ hệ sinh thái nước ngọt vùng Đồng bằng sông Cửu Long chắc chắn sẽ bị phá hủy.  

Thứ tư, xây dựng chính sách đãi ngộ, "đặt hàng" các nhà khoa học, các chuyên gia về nông nghiệp và môi trường trong nước và quốc tế liên quan đến vấn đề nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm xây dựng và triển khai các giải pháp về kỹ thuật để bảo tồn nguồn nước ngọt như : xây hồ chứa tích trữ nước ngọt vào mùa mưa; kiện toàn hệ thống đê bao tích hợp với việc rửa mặn (giảm độ mặn) ở các cửa khẩu, tuyến sông lớn ; nghiên cứu bảo tồn nguồn gen, cây/con giống thích nghi với hạn mặn…

Cuối cùng, phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia, tổ chức quốc tế có uy tín về môi trường và biến đổi khí hậu; các quốc gia có chung nguồn nước sông Mê Kông nhằm tiếp tục đối thoại, đấu tranh với nhà cầm quyền Trung Quốc trong vấn đề chia sẻ thông tin về các đập thủy điện ở thượng nguồn.

Luật hóa việc sản xuất nông nghiệp từng bước thay đổi nhận thức và tư duy của người dân trong vấn đề này

Được biết vừa qua, ông Lê Minh Hoan – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (nguyên cựu Bí thư tỉnh Đồng Tháp) khi trả lời báo chí có nói rằng, trong tương lai người nông dân hoặc bất cứ ai "muốn sản xuất nông nghiệp phải có giấy phép".

Từ góc nhìn sản xuất nông nghiệp gắn với ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thai nước ngọt ; cùng với đó là vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao giá trị nông sản, tôi cho rằng quan điểm của trên của ông Lê Minh Hoan rất nên được đón nhận và chia sẻ với cái nhìn tích cực nhất thay vì vội vàng phê phán bằng cái nhìn thiếu thiện chí "trồng vài cây cam, cây xoài cũng phải xin phép".

Nếu xem sản xuất nông nghiệp là một nghề như bao ngành nghề khác trong xã hội thì đã đến lúc bà con nông dân cũng cần trang bị cho mình bên cạnh kinh nghiệm, kỹ thuật là nhận thức liên quan đến vấn đề "đạo đức nghề nghiệp". Thật khó để bênh vực và bào chữa cho hành vi "hai luống rau" trong cùng một khu vườn vốn khá phổ biến hiện nay. Nghĩa là, luống để gia đình mình ăn thì rất sạch, rất an toàn, còn luống bán ra cho người khác dùng thì mặc kệ. Thậm chí, không ít người vì lợi ích của bản thân còn mang những trái mít, sầu riêng, thanh long… "nhúng" thuốc bảo quản trước khi bán cho chính đồng bào mình mà các cơ quan truyền thông từng phản ánh.

Vấn đề này, nhìn rộng ra, phải chăng còn là một trong nhiều nguyên nhân gây ra tình cảnh "được mùa mất giá" để rồi cả xã hội phải chung tay "giải cứu" mà chúng ta đã từng chứng kiến thời gian qua. Bởi với cách làm trên, sản phẩm nông nghiệp của chúng ta chỉ tiêu thụ trong nội địa hoặc một vài thị trường "quen thuộc", có phần "dễ dãi" chứ khó có thể thâm nhập vào những thị trường với những yêu cầu nghiêm ngặt liên quan đến các quy chuẩn về bảo vệ môi trường (hủy hoại hệ sinh thái nước ngọt) và nhất là an toàn vệ sinh thực phẩm.

Thế nên, dù xót xa cho sự vất vả của bà con nông dân nhưng thiển nghĩ cũng không nên cảm tính, để rồi vô tình thỏa hiệp hay bỏ qua cho sự bảo thủ, lạc hậu chỉ thấy cái lợi trước mắt mà bất chấp những hệ lụy lâu dài về sau.

Dĩ nhiên, ở chiều ngược lại cũng không nên quá ảo tưởng xem "giấy phép sản xuất nông nghiệp" như "cây đũa thần" trong một sớm một chiều có thể thay đổi cả một nền nông nghiệp vốn còn nhiều bất cập hiện nay. Thậm chí là cái nhìn cục bộ, duy ý chí mang nặng tính phong trào, hình thức bề nổi… để nó lại trở thành một thứ "giấy phép con" - không những là một bước lùi mà còn làm cho bà con nông dân khổ sở và vất vả hơn.

Từ đây, thiển nghĩ, "giấy phép sản xuất nông nghiệp" nên được tiếp cận ở phương diện nhận thức và tư duy mang tầm chiến lược, vĩ mô thậm chí là mục tiêu quốc gia để củng cố và phát triển nền nông nghiệp nước nhà trong thời gian tới. Cụ thể ở các phương diện như sau :

Một là, tổng rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến vấn đề sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp; quy trình thu hoạch, bảo quản, tiêu thụ nông sản gắn với ý thức bảo vệ môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm…theo quy chuẩn quốc gia và quốc tế…

Hai là, xây dựng hành lang pháp lý tạo điều kiện để ngày càng có nhiều doanh nhân, tập đoàn chọn nông nghiệp làm ý tưởng khởi nghiệp cũng như phát triển nền nông nghiệp nước nhà theo hướng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong toàn bộ quy trình sản xuất, thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ; từ đó góp phần thay đổi thói quen và tập quán canh tác lạc hậu, manh mún hiện nay của đại bộ phận bà con nông dân… Song song đó là chính sách hỗ trợ về vốn, kỹ thuật công nghệ cũng như định hướng về đầu ra… cho người dân với quy mô gia đình, vừa và nhỏ…

Cuối cùng, quy hoạch tiến đến đến luật hóa việc trồng lúa. Như đã nói ở phần trước, cây lúa là sở trường là thế mạnh của Việt Nam. Việc người dân miền Tây lâu nay làm lúa nhưng không giàu, lỗi trước hết là thuộc về chính quyền Nhà nước trong các chính sách có liên quan về chất lượng giống/gạo, quy trình sản xuất, giá thành đầu tư và nhất là thị trường tiêu thụ. Thế nên, một tư duy đúng để giải quyết bất cập và nghịch lý này là phải làm sao trong thời gian tới chính quyền Nhà nước phải hỗ trợ người dân để họ giàu lên từ việc trồng lúa chứ không phải khuyên họ từ bỏ sở trường và thế mạnh của mình trong khi việc "chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp" vẫn chưa co sự chuẩn bị kỹ càng. Và để giải quyết vấn đề này, thiển nghĩ, đã đến lúc cần phải luật hóa việc trồng lúa nhằm nâng cao chất lượng giá trị hạt gạo Việt Nam trên thị trường thế giới. 

Liên quan đến vấn đề này, tôi đồng ý với quan điểm của giáo sư Võ Tòng Xuân cũng nhiều nhà khoa học khác, đó là, thời gian tới chúng ta cần quy hoạch lại diện tích trồng lúa một cách căn cơ và khoa học hơn. Cụ thể, với vị trí địa lý là các tỉnh đầu nguồn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là không bị xâm nhập mặn, việc trồng lúa để cần được tập trung về hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp, một phần nào đó là Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long… Tuy vậy, theo quan điểm của tôi, đã đến lúc chấm dứt tình trạng trồng lúa 3 vụ để đất đai có thời gian "nghỉ ngơi".

Tóm lại, một thái độ và tinh thần cầu thị, trách nhiệm trong tư duy và nhận thức để cùng mở ra một hướng đi mới cho nền nông nghiệp nước nhà trong bối cảnh và điều kiện mới là rất cần thiết. Tuy vậy, trước khi triển khai cần có một lộ trình chuẩn bị căn cơ, dài hạn, cẩn trọng đặt trong cái nhìn tổng thể nhằm hướng đến sự chuyên nghiệp hóa, công nghệ hóa nền nông nghiệp. Đặc biệt, tránh cái nhìn cục bộ, duy ý chí hoặc tệ hơn là dùng truyền thông để PR, "dọn đường" cho sự thăng quan tiến chức của một vài cá nhân trong giai đoạn tranh giành và chuyển giao quyền lực.

5. Tổng kết

Nguy cơ tan rã Đồng bằng sông Cửu Long đang ngày một hiện hữu. Dù muốn dù không việc "giải cứu" Đồng bằng sông Cửu Long trong tương lai phụ thuộc hoàn toàn vào nhận thức và tầm nhìn về quản trị quốc gia của nhà cầm quyền.

Về chuyện này, khách quan và công tâm mà nói, thời gian gần đây, sau khi được nhiều người góp ý, phản biện, tầng lớp "lãnh đạo chóp bu" có vẻ đã biết lắng nghe; bước đầu có sự cầu thị và thay đổi, sửa sai. Đồng bằng sông Cửu Long vì thế, đã được chú ý và quan tâm nhiều hơn so với trước đó. Riêng vấn đề này cần ghi nhận công lao của ông Nguyễn Xuân Phúc trong tư cách người đứng đầu Chính phủ. Nhưng mừng đó mà cũng lo đó. Ông Phúc nhiệm kỳ tới chắc chắn không còn ngồi ở ghế thủ tướng để tiếp tục triển khai, giám sát Nghị quyết 120. Đồng bằng sông Cửu Long, vì thế lại phải chờ và phụ thuộc vào nhận thức và tài "thao lược" của một ê kíp Chính phủ mới. Nếu nhưng người mới vẫn tiếp tục bả thủ, không vượt qua cái nhìn định kiến vùng miền hoặc "tư duy nhiệm kỳ" thì mọi chuyện rất có thể đâu sẽ lại vào đấy.    

Ở phương diện khác, muốn "giải cứu" Đồng bằng sông Cửu Long thì tinh thần và trách nhiệm của các nhà khoa học trong tư cách của những trí thức – kẻ sĩ chân chính là vô cùng quan trọng. Đồng bằng sông Cửu Long muốn phát triển cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực khác nhau như : kỹ thuật, công nghệ, môi trường, lịch sử, văn hóa… nhằm tham vấn cho giới lãnh đạo bằng thái độ cầu thị; tránh sự chủ quan, cảm tính…hay tệ hơn chỉ vì tiền, vì phải giải ngân các đề tài, đề án mà bán rẻ phẩm cách.   

Nói tóm lại, suy cho cùng, không riêng gì việc "giải cứu" Đồng bằng sông Cửu Long, quốc gia này, dân tộc này muốn phát triển trường tồn điều quan trọng nhất là tất cả chúng ta (theo trình tự "Đảng ta", tầng lớp trí thức, dân chúng) có tự trọng, có biết xấu hổ và nhất là có dám thay đổi sau khi đã nhận ra những sai lầm, sự ích kỷ của bản thân và phe nhóm mình hay không ?

"Thuận thiên" không phải chỉ phụ thuộc vào "ý trời", "mệnh trời", hay quy luật của tự nhiên một cách giản đơn và máy móc mà "thuận thiên" trước hết là phải "tự hiểu mình" để ứng xử, hành xử theo quy luật của Con Người. Vì con người cũng là một phần của thế giới tự nhiên; trước khi hòa giải, hòa hợp với tự nhiên con người cần phải hòa hợp, hòa giải với chính mình bằng trí tuệ và các giá đạo đức mang tính nền tảng và phổ quát.

Cần Thơ, 24/03/2021

Quách Hạo Nhiên

Nguồn : Viet-studies, 24/03/2021

Nguồn tham khảo :

[1] "Đừng đổ lỗi cho Trung Quốc nữa, chính chúng ta đang cãi trời

[2] "Chuyên gia Mỹ tố cáo Trung Quốc tàn phá sông Mê Kông

[3] Nguyễn Trọng Bình, "Chuyên gia Mỹ tố cáo Trung Quốc tàn phá sông Mê Kông" 

[4] Thanh Lam, Hoàng Phương, "Vòng xoáy thuốc trừ sâu trên những cánh đồng

[5] "Dân kêu cứu vì ô nhiễm từ nhà máy giấy Lee & Man

[6] "Trà Vinh : người dân bức xúc ô nhiễm tro bụi từ nhà máy nhiệt điện" https://baotainguyenmoitruong.vn/tra-vinh-nguoi-dan-buc-xuc-o-nhiem-tu-tro-bui-nha-may-nhiet-dien-271381.html

Additional Info

  • Author Quách Hạo Nhiên
Published in Diễn đàn

12 năm sau khi phá bphà Rch Miu(1999), Vit Nam va chi 111 t đ khôi phc liphà Rch Miuvì cu Rch Miu – cây cu giúp Bến Tre thông thương vi bên ngoài bng h thng giao thông đường b lin lc - b quá ti, lưu lượng phương tin qua li đã tăng gp ba ln so vi thiết kế (1) !

dongbang1

Đồng bằng sông Cửu Long vi cnh hn hán khc lit năm 2016

Cu Rch Miu (tr giá 3.300 t) b quá ti là tình hung vn đã được d liu trước khi khi công nhưng Vit Nam vn xây dng cây cu ch có bn làn cho tt c các loi xe t hai bánh tr lên qua li vì không có tin ? Năm 2006 - by năm sau khi khánh thành cu Rch Miu - Vit Nam bt đu tính đến vic xây dng cu Rch Miu th hai nhưng d đnh đó được nâng lên, đt xung nhiu ln trong sut bn năm (2). Cui năm ngoái, Th tướng Vit Nam mi chính thc chp thunđu tư, xây cu Rch Miu 2.

Tin xâycu Rch Miu 2 cũng hết sc nhiêu khê, lúc đu, chính ph tính khoán cho Bến Tre t tìm nhà đu tư theo dng… xã hi hóa (3) ! Sau đó, có th vì thy quá… k vi dân chúng Bến Tre nói riêng và dân chúng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, chính ph mi đng ý ly 5.100 t t ngân sách đ làm cu (4), còn lúc nào khi công thì chưa biết !

***

Cu Rch Miu ch là ví d mi nht minh ha cho nhn thc và cách hành x dường như hết sc nht quán đi vi Đồng bằng sông Cửu Long ca h thng chính tr và h thng công quyn Vit Nam. Càng ngày, tương lai ca Đồng bằng sông Cửu Long - nơi cư trú ca khong 17 triu người càng m đm vì thiên tai và nhân ha.

Khu vc có din tích khong 40.500 cây s vuông, tng ni tiếng vì s phong phú ca đ loi sn vt t nhiên, tng là va lúa cung cp ti 90% lượng go xut cng, 60% lượng thy sn xut cng, gia thp niên 2010 còn đt tc đ tăng trưởng 7,8%, vượt xa tc đ tăng trưởng chung ca Vit Nam (6,8%) tiếp tc tut t t xung đáy vì cơ hi sinh tn, phát trin gim dn (hn hán, sông rch, rung vườn nhim mn, st l, st lún, h tng không theo kp như cu cống càng ngày càng trm trng).

Thm trng đó không đơn thun vì nhng đp nước thượng ngun Mekong và thi tiết d thường. Xét cho đến cùng, nguyên nhân chính nm tư duy qun tr và năng lc điu hành (biến nhng vùng trũng tng là nơi tích nước cho Đồng bằng sông Cửu Long thành rung lúa, thc hin đ th d án nhm tăng sn lượng go, vì "ch tiêu tăng trưởng" cho phép xây dng nhng nhà máy mà hot đng hy hoi c môi trường sng ln ngun nước khiến ngun nước ô nhim trm trng phi bù đp bng gia tăng khai thác nước ngm...) !

Xưa nay, Đồng bằng sông Cửu Long va lúa giúp Vit Nam duy trì an ninh lương thc, góp phn đáng k vào tăng trưởng kinh tế hàng năm nh go và các loi nông sn, thy sn xut cng ni tiếng còn vì ch b buc đóng góp ch không được nhn li gì. Do không được đu tư tha đáng c v h tng giao thông ln giáo dc, y tế, cng vi nhng tác đng bt li ca các công trình thy đin thượng ngun Mekong và biến đi khí hu, Đồng bằng sông Cửu Long càng ngày càng tr thành nơi khó sng, cư dân lũ lượt b x tha phương cu thc.

Báo cáo Kinh tế thường niên 2020 v Đồng bằng sông Cửu Long cho biết, trong mười năm gn đây đã có 1,1 triu cư dân Đồng bằng sông Cửu Long ly hương. Con s này vượt xa dân s mt tnh trong khu vc Đồng bằng sông Cửu Long. Đó là lý do khiến Đồng bằng sông Cửu Long tr thành khu vc có t l xut cư cao nht, nhp cư thp nht và là khu vc duy nht Vit Nam có t l tăng dân s là 0% sut mười năm.

***

Trước nhng ch trích kch lit v cách đi x thin cn, bc bo đi vi Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2017, chính quyn Vit Nam công b ngh quyết v "phát trin bn vng Đồng bằng sông Cửu Long" và c hai năm li t chc đánh giá vic thc hin ngh quyết này mt ln. Đã rt nhiu ln nhng viên chc hu trách như Th tướng Vit Nam, th tht :S có các gii pháp c th nhm phát trin Đồng bằng sông Cửu Long ch không phi ch đưa ra mt s ch trương, không kim tra, không gii quyết, không b trí ngun lc, không ch đo thc hin. Không đ như người ta nói "nước đ lá môn", chy tun tut hết… Hàng năm s xem nhng gì đã nói, đã làm đến đâu và phi làm gì thêm đ giúp Đồng bằng sông Cửu Long phát trin bn vng (6).

Nhng ha hn y chính xác đến mc nào ? Theo các chuyên gia ca VCCI (Phòng Thương mi và Công nghip Vit Nam) và FSPPM (Trường Chính sách Công và Qun lý Fulbright) hai nơi phi hp kho sát, thc hin Báo cáo Kinh tế thường niên 2020 v Đồng bằng sông Cửu Long : Vai trò kinh tế ca Đồng bằng sông Cửu Long đang gim dn so vi các khu vc khác Vit Nam vì phi thc hin s mnh đm bo an ninh lương thc cho c nước nên chm chuyn dch sang các lĩnh vc có năng sut cao hơn.Đến gi, mt trong nhng nguyên nhân chính khiến chuyn dch phát trin công nghip ì ch vn là b cn tr bi nút tht nghiêm trng v cơ s h tng, đc bit là h thng giao thông kết ni vi Đông Nam B.

Sau đi hi 13, vài tháng na Vit Nam s có Quc hi mi và chính ph mi. Tuy ông Nguyn Xuân Phúc tái đc c vào Ban chấp hành trung ương đng, B Chính tr nhim k 13 nhưng nhiu người tin rng, Th tướng mi s là mt nhân vt khác. Giai đon được nghe nhng tuyên b, ha hn dành cho Đồng bằng sông Cửu Long ca nhng Nguyn Tn Dũng, Nguyn Xuân Phúc coi như đã hết. Thi ca Đồng bằng sông Cửu Long cũng đã gn hết và chưa rõ vn mnh ca Đồng bằng sông Cửu Long s hết hn sau my đi Th tướng na !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 04/02/2021

Chú thích

(1) https://tuoitre.vn/pha-rach-mieu-chinh-thuc-hoat-dong-chia-lua-voi-cau-rach-mieu-20210127085427745.htm

(2) https://tuoitre.vn/cau-qua-tai-ben-tre-tien-giang-dua-pha-rach-mieu-tro-lai-hoat-dong-20210127214714296.htm

(3) https://plo.vn/do-thi/hai-phuong-an-xay-cau-rach-mieu-2-738217.html

(4) http://www.tapchigiaothong.vn/xay-cau-rach-mieu-2--chon-phuong-an-dung-ngan-sach-hoan-toan-d73266.html

(5) https://danviet.vn/10-nam-dbscl-co-gan-11-trieu-dan-bo-xu-ra-di-lon-hon-so-dan-cua-mot-so-tinh-trong-vung-20201213122342516.htm

(6) https://vtv.vn/trong-nuoc/thu-tuong-chu-tri-dien-dan-ve-dbscl-khong-de-nuoc-chay-la-mon-20190618164719671.htm

Additional Info

  • Author Trân Văn
Published in Diễn đàn