Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Đồng minh của ông Trump bị kết tội nói dối Quốc hội Mỹ (BBC, 16/11/2019)

Ông Stone đã nói dối trước tòa về nỗ lực của mình để tìm hiểu thêm về thời điểm WikiLeaks sẽ công bố các thư điện tử gây tổn hại cho Hillary Clinton vào năm 2016.

trump1

Ông Roger Stone đến tòa án với vợ, Nydia, để nghe phán quyết về 'số phận' của mình

Bồi thẩm đoàn đã đưa ra phán quyết vào ngày thứ hai của phiên tòa ở Washington DC.

Mua chuộc nhân chứng mang bản án lên đến 20 năm tù. Các tội khác có thể lãnh án 5 năm tù cho mỗi tội.

Roger Stone nói dối trước tòa vào tháng 9/2017 trong khi đưa lời khai trước Ủy ban Tình báo Hạ viện về cáo buộc can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử Mỹ một năm trước đó.

Ông Stone lúc đó được hỏi về việc WikiLeaks công bố các thư điện tử gây tổn hại cho bà Clinton - đối thủ đảng Dân chủ của Tổng thống Donald Trump trong cuộc tranh cử vào Nhà Trắng.

Dư luận phản ứng ra sao ?

Sau phán quyết hôm thứ Sáu, ông Trump tuyên bố rằng Stone là nạn nhân của "tiêu chuẩn kép", cho rằng những người như bà Clinton và cựu giám đốc thực thi pháp luật và tình báo, những người mà ông Stone từng cãi cọ, cũng đã nói dối.

Nhưng John Podesta, chủ tịch chiến dịch tranh cử của Clinton có thư điện tử bị tin tặc xâm nhập, tấn công, hả hê vì bản án của Stone.

Các quan chức tình báo Mỹ và Công tố viên Đặc biệt của Bộ Tư pháp Robert Mueller sau đó đã kết luận những thư điện tử đó do tin tặc Nga đánh cắp.

Ông Stone đã làm gì ?

trump2

Khi được hỏi liệu ông có bình luận gì không, Stone nói với các phóng viên : "Nhất định không bình luận gì".

Roger Stone là trợ lý hoặc cố vấn thứ sáu của Trump bị kết án trong vụ án hình sự sau khi cuộc điều tra của ông Mueller kết thúc.

Ông Stone đã nói dối năm lần trong lời khai có tuyên thệ trước Quốc hội bao gồm các cuộc trò chuyện của ông với các quan chức chiến dịch tranh cử của Trump và một "trung gian" được cho là của WikiLeaks vào đầu tháng 8/2016.

Ông cũng nói dối về sự tồn tại của một số văn bản hoặc thư điện tử.

Các công tố viên nói với tòa án rằng Roger Stone đã đưa ra những tuyên bố sai lệch để bảo vệ hình ảnh của ông Trump.

Stone lập luận rằng hồ sơ kiện ông có động cơ chính trị.

Điều xấu hổ cho tất cả ?

Roger Stone, người từng là cố vấn chính trị không chính thức cho ông Trump trong nhiều thập niên, đã bị kết án nói dối trước Quốc hội, trong số các tội danh khác. Nhưng không phải là việc ông đã nói dối, mà là những gì ông ta nói dối, có thể gây tổn hại về mặt chính trị cho Donald Trump.

Các công tố viên liên bang đã đưa ra bằng chứng trong phiên tòa rằng chiến dịch tranh cử của Trump năm 2016 đã xem Stone như một ống dẫn, thông qua đó, nó có thể tìm hiểu về các thư điện tử của đảng Dân chủ bị tin tặc xâm nhập, tấn công, mà WikiLeaks sở hữu và khi nào những emails này có thể được phát hành.

Theo lời khai của Rick Gates, phó chủ tịch chiến dịch tranh cử tổng thống của Trump, ứng cử viên Trump lúc đó đã có cuộc trò chuyện qua điện thoại với Stone, thảo luận về WikiLeaks.

Tổng thống đã tuyên thệ rằng ông không nhớ bất kỳ cuộc trò chuyện nào như vậy. Nhóm của ông cũng đã không chấp nhận bất kỳ kết nối hoặc phối hợp nào với WikiLeaks, mà các cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã kết luận đang được Nga sử dụng để công bố các emails bị tin tặc tấn công của đảng Dân chủ.

Stone, các công tố viên cho biết, nếu khai trước Quốc hội một cách trung thực về những nỗ lực tiếp cận WikiLeaks và truyền thông tin cho chiến dịch tranh cử, thì ít nhất nó sẽ gây bối rối cho tất cả những người liên quan. Điều đó, họ kết luận, là lý do tại sao ông nói dối.

Đối mặt với tù tội ?

trump3

Tổng thống Trump nhiều lần phủ nhận các cáo buộc liên quan tới ông trong cuộc điều tra luận tội Tổng thống do đảng Dân chủ thúc đẩy

Bây giờ thông tin đó được đưa ra. Và Roger Stone đang phải đối mặt với nhiều năm tù tội.

Stone cũng đã báo cho chiến dịch tranh cử của Trump về những loạt thư điện tử gây thiệt hại mới.

Ông nói với Quốc hội, người trung gian của ông với WikiLeaks là người dẫn chương trình phát thanh ở New York và diễn viên hài Randy Credico, người đã phỏng vấn Assange vào năm 2016 - nhưng các công tố viên cho biết trung gian thực sự giữa Stone với WikiLeaks là một tác giả bảo thủ, Jerome Corsi.

Khi Credico sau đó làm chứng trước các nhà lập pháp Hoa Kỳ, rằng Stone đã khuyên ông "làm một 'Frank Pentangeli'" - đề cập đến một nhân vật nói dối với Quốc hội trong các bộ phim Godfather.

Stone cũng đe dọa chú chó trị liệu của Credico, Bianca, nói rằng ông sẽ "mang con chó đó đi khỏi bạn", theo lời nhân chứng trước tòa.

Trong khi đó, cựu chiến lược gia trưởng của Nhà Trắng Steve Bannon cũng làm chứng chống lại Stone trong phiên tòa - nói với tòa án rằng ông Stone đã khoe khoang về các liên kết của mình với WikiLeaks và người sáng lập Julian Assange.

Chuyện gì đã xảy ra tại tòa ?

trump4

Chủ tịch Hạ viện Mỹ, bà Nancy Pelosi, thuộc đảng Dân chủ, cho rằng các vi phạm của Tổng thống là hết sức nghiêm trọng

Stone dường như không phản ứng gì trước phán quyết, lờ đi mệnh lệnh đứng lên khi phán quyết được đọc lên. Khi bồi thẩm đoàn xác nhận lại phiếu bầu của họ, ông đeo kính đen vào để quan sát họ.

Cựu cố vấn chiến dịch tranh cử của Trump, Michael Caputo cũng từ chối đứng dậy khi bồi thẩm đoàn rời đi, mặc dù được một nhân viên an ninh ra lệnh. Ông ta nhanh chóng bị đưa ra khỏi phòng xử.

Các công tố viên cáo buộc rằng Stone đã liên lạc với nhà lý luận âm mưu Alex Jones về vụ án vào tối thứ Năm, phá vỡ một lệnh giữ im lặng.

Khi Thẩm phán Jackson hỏi điều này có đúng không, Stone đã phủ nhận - nói rõ với các luật sư của mình, "không phải vậy" - nhưng thẩm phán nói thêm rằng bà có "mối quan ngại nghiêm trọng", cả về lệnh im lặng và về "bản chất" của một số người tại phiên tòa.

Trong số các nhân vật truyền thông có mặt tại tòa án có Gavin McInnes, người sáng lập nhóm cực hữu Proud Boys và Milo Yiannopolous.

Khi Stone rời phiên điều trần, ông nói với các phóng viên yêu cầu bình luận rằng ông "không có gì để nói", trước khi chụp ảnh.

***************

Luận tội : Cú điện thoại tình cờ có thể gây bất lợi cho Trump ra sao ? (BBC, 14/11/2019)

Bước vào ngày đầu tiên của phiên điều trần luận tội công khai Tổng thống Mỹ Donald Trump, tưởng chừng những chi tiết sẽ phơi bày trong phiên điều trần sẽ tương đối giống với những gì báo chí đã đăng tải những ngày qua.

trump5

Khi phiên điều trần diễn ra khi Tổng thống Trump đang có chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ

Tuy nhiên, đến khúc cuối của bản tuyên bố mở đầu, Đại sứ Hoa Kỳ tại Ukraine, Bill Taylor đã làm thay đổi kịch bản.

Ông tiết lộ rằng một trong những phụ tá của ông đã có mặt bên cạnh Đại sứ Hoa Kỳ tại EU, Gordon Sondland, khi ông Sondland nói chuyện qua điện thoại với Donald Trump sau cuộc gặp của Sondland với phía Ukraine vào 26/7, một ngày sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky - hay còn được biết đến là cuộc điện đàm nổi tiếng Trump-Zelensky.

Theo lời khai của Đại sứ Taylor, phụ tá của ông đã nghe thấy ông Trump hỏi về "các cuộc điều tra" - và Sondland trả lời rằng Ukraine đã sẵn sàng xúc tiến.

Sondland sau đó nói với phụ tá của Taylor rằng tổng thống rất quan tâm đến cuộc điều tra về hai cha con cựu tổng thống Joe Biden, một trong những cử viên hàng đầu của Đảng Dân chủ, tức một đối thủ chính trị của ông Trump cho kỳ bầu cử 2020.

Rằng ông Trump quan tâm điều đó hơn bất kỳ điều gì khác liên quan đến Ukraine.

Điều này có khả năng tạo ra một bước ngoặt lớn.

Đã có rất nhiều lời khai về các trao đổi giữa Sondland với phía Ukraine và chính Đại sứ Sondland đã khai ông nói với các quan chức Ukraine ngày 1/9 rằng ông cho rằng viện trợ quân sự của Hoa Kỳ có thể phải bị hoãn lại cho đến khi Ukraine mở cuộc điều tra về cha con Biden.

Xuất hiện tại buổi điều trần hôm thứ Tư, Đại sứ Taylor nói về việc Đại sứ Sondland nói với ông rằng tổng thống, vốn là một doanh nhân, muốn nhận được những gì "nợ ông" trước khi "ký séc" và sẽ có "bế tắc" nếu Ukraine không hành động - điều mà Taylor giải thích có nghĩa là viện trợ quân sự sẽ không tiếp tục nếu Ukraine không tiến hành cuộc điều tra.

trump6

Phó trợ lý Ngoại trưởng về vấn đề Á-Âu của Hoa Kỳ George Kent (trái) và Đại sứ Hoa Kỳ ở Ukraine, William (Bill) Taylor tại phiên điều trần hôm 13/11

Mặc dù trước đó đã có báo cáo về đường giây liên lạc trực tiếp giữa Đại sứ Sondland và tổng thống, nhưng vẫn chưa có bằng chứng cáo buộc ông Trump liên quan trực tiếp đến cáo buộc có sự trao đổi có qua có lại (quid pro quo) với Ukraine.

Cuộc gọi điện thoại trực tiếp giữa Sondland và Trump hôm 26/7 mà Đại sứ Taylor vừa mô tả trong phiên điều trần có thể thay đổi tất cả.

Vào giữa phiên điều trần hôm thứ Tư, Ủy ban Tình báo Hạ viện công bố một nhân chứng mới dự kiến sẽ đưa ra lời khai kín hôm thứ Sáu. Nhân chứng mới này là phụ tá của Đại sứ Taylor tên David Holmes, người được cho là người phụ tá có mặt trong cuộc điện thoại giữa ông Sondland và Trump.

Tuần tới, chính ông Sondland dự kiến sẽ làm chứng trong các phiên điều trần công khai.

Đại sứ Sondland trước đó không đề cập đến cuộc gọi với ông Trump trong lời khai kín ban đầu, nhưng sau đó đã bổ sung lời khai một lần để phản ánh một hồi ức mới về các cuộc thảo luận của ông với các quan chức Ukraine về viện trợ quân sự.

Đảng Dân chủ có thể đang hy vọng ông sẽ bổ sung lời khai một lần nữa.

Nếu Đại sứ Sondland hoặc phụ tá Holmes hỗ trợ lời khai của Đại sứ Taylor, nó có thể hạ gục những người vẫn luôn bảo vệ ông Trump.

Họ biện luận rằng tổng thống không liên quan mật thiệt đến các hoạt động của kênh "không chính thức" trong chính sách Hoa Kỳ về Ukraine, vốn chính là việc gây áp lực cho Ukraine phải điều tra về hai cha con ông Biden, theo như ông Taylor giải thích.

Mới tuần trước, khi được hỏi về mối quan hệ của mình với Đại sứ Sondland, ông Trump đã nói : "Tôi hầu như không biết ông ấy". Tuy nhiên, nếu tổng thống thực sự nhận được các cuộc gọi trực tiếp từ vị đại sứ này sau các cuộc họp với Ukraine, thì lời khẳng định 'tôi không biết' đó hơi không đáng tin.

Vào chiều thứ Tư, trong một cuộc họp báo chung với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan, Tổng thống Trump nói rằng ông không nhớ cuộc gọi đó - "thậm chí không nhớ một chút nào".

"Tôi không biết gì về điều này", ông nói. "Lần đầu tiên tôi nghe thấy điều này".

Điều đó đặt ra khả năng Holmes hoặc Sondland có thể đưa ra lời khai mâu thuẫn với tổng thống trong những ngày tới.

Trong khi đó - có thể do tình cờ hoặc đã được lập kế hoạch trước - ngày đầu tiên của phiên điều trần luận tội công khai đã tạo ra những tiêu dề rất hấp dẫn và tạo ra một hướng mới để điều tra cùng với những đồn đoán chính trị.

trump7

Đại sứ Hoa Kỳ ở Ukraine, William (Bill) Taylor tại phiên điều trần hôm 13/11

"Đảng Dân chủ có được bằng chứng mới trong cuộc điều tra luận tội", trang Politico chạy tin.

"Tiết lộ lớn của William Taylor về luận tội," trang The Alantic viết.

"Bill Taylor thả một quả bom", Vox đăng tải.

Những điều này đủ để một số thành viên đảng Cộng hòa kêu là bên Dân chủ chơi xấu.

"Ông ta chuẩn bị hàng giờ để đến đây điều trần. Rồi đột nhiên, voila, ông bỗng nhiên nhận được thông báo từ một nhân viên kể với ông ta về một điều gì đó ?" Dân biểu Cộng hòa Mark Meadows nói với các phóng viên bên ngoài phòng điều trần của ủy ban.

"Khi chúng ta bắt đầu nhìn vào sự thật, mọi người đều có quan điểm riêng của họ về sự thật là gì".

Sau tiết lộ lớn nhất trong ngày, đảng Dân chủ có lý do để hài lòng, trong khi nhóm của tổng thống có một loạt các vấn đề đau đầu mới.

 

Anthony Zurcher

Bước vào ngày đầu tiên của phiên điều trần luận tội công khai Tổng thống Mỹ Donald Trump, tưởng chừng những chi tiết sẽ phơi bày trong phiên điều trần sẽ tương đối giống với những gì báo chí đã đăng tải những ngày qua.

Published in Quốc tế

Donald Trump : Ứng cử viên lý tưởng của Tập Cận Bình ?

Hai nhân vật ở Châu Mỹ chiếm trang nhất thời sự là Evo Morales và Donald Trump. Người thứ nhất là tổng thống Bolivia, vừa tuyên bố từ chức đã bay sang Mexico lưu vong. Người thứ hai là tổng thống Mỹ mà thủ tục truất phế, với các cuộc điều trần công khai tại Quốc hội, bắt đầu từ hôm nay 13/11/2019.

trumptap1

Ảnh tư liệu : Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, bên lề thượng đỉnh G20, Osaka, Nhật Bản, ngày 29/06/2019. Reuters/Kevin Lamarque

Donald Trump là người hùng hay thực chất là một nhà chính trị yếu đuối dễ bị khai thác ?

Libération Le Monde phân tích hai mặt trái phải của tổng thống Mỹ.

Với ảnh Donald Trump chân bước tự tin, và với tựa đen trên nền đỏ màu chiến đấu, nhật báo cánh tả khẳng định : Đối mặt với Impeachment, Trump không sợ. Lý do là trong bầu không khí chính trị hóa lưỡng cực tối đa, tổng thống Trump khó bị truất phế. Ông có thể tin cậy vào thành phần trung thành. Ngay trong phe Cộng Hòa tại Thượng viện, những người biểu quyết truất phế tổng thống cũng ngần ngại, không dám bỏ rơi chủ nhân Nhà Trắng. Sức thu hút của Donald Trump trong giới cử tri bình dân cho phép ông yên tâm đối đầu với phe Dân Chủ, theo kết luận của Libération.

Vấn đề là những lợi khí trong chính trị nội bộ rất có thể là nhược điểm của Donald Trump trong chính sách đối ngoại. Theo Le Monde, tổng thống Mexico thấy rõ điểm yếu của Donald Trump là thích làm người hùng. Cho nên, chỉ cần ký một thỏa thuận thương mại "giả vờ" với Mỹ và chịu khó ngăn chặn làn sóng di dân là Mexico của tổng thống Oprodor tìm được quan hệ "trăng mật" với nước Mỹ của Donald Trump. Các chế độ độc tài cũng ủng hộ Trump. Putin thấy được lá bài tẩy yếu xìu của chủ nhân Nhà Trắng nên thoải mái đẩy các quân cờ đi tới.

Còn Trung Quốc thì sao ? Trong bài "Liệu Donald Trump là ứng cử viên của Tập Cận Bình ?", Le Monde cho rằng khủng hoảng ở Chile có một cái lợi : thượng đỉnh APEC bị hủy bỏ, lễ ký kết thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung, phần l, bị dời lại. Donald Trump muốn ký với Tập Cận Bình tại một địa điểm hay một dịp biểu tượng, nếu không được tại APEC thì ở bang nông nghiệp Iowa nơi nông dân trồng đậu nành bị lao đao vì biện pháp trả đũa của Trung Quốc. Tập Cận Bình cũng sẵn lòng trở lại Iowa, nơi lúc còn là quan chức cấp huyện, ông đã đến tham quan.

Câu hỏi đặt ra là vì sao Bắc Kinh muốn làm vui lòng chủ nhân Nhà Trắng ? Theo Le Monde, "Trump là lá chủ bài số một của Bắc Kinh : giới lãnh đạo Trung Quốc muốn tổng thống Mỹ tái đắc cử bởi vì ông ta quá YẾU". Donald Trump có lợi cho Trung Quốc bởi vì Donald Trump làm nước Mỹ suy yếu. Donald Trump rút bỏ hiệp định TPP do Obama đề xuất làm đê điều ngăn chặn Trung Quốc. Trump bỏ rơi người Kurdistan. Từ Trung Đông đến Philippines ở Châu Á, ai còn tin vào Washington ? Nước Mỹ càng yếu thì Trung Quốc càng có lợi. Nếu để một chính trị gia của đảng Dân chủ đắc cử tổng thống thì phong trào chống Trung Quốc càng mạnh vì Cộng hòa và Dân chủ đều một lòng không muốn siêu cường bị Trung Quốc đẩy xuống hàng thứ hai.

Tóm lại, nếu đảng Dân chủ trở lại chính quyền, nước Mỹ có được một chính sách nhất quán và nghiêm khắc thật sự, chứ không phải nói mà không làm, thì Tập Cận Bình sẽ gặp khó khăn hơn là với nước Mỹ sớm nắng chiều mưa của Donald Trump, tác giả kết luận.

Hành động bỏ chạy của tổng thống Bolivia : Đần độn và vô trách nhiệm ?

Đó là lời phê phán của giới phân tích Bolivia về quyết định lưu vong của tổng thống, Evo Morales. Liệu các nước láng giềng, cũng đang bị sức ép đường phố có bị tác động hay không ?

Tất cả báo Pháp đều chạy tựa : Bolivia rối loạn sau khi Morales ra đi. Le Monde dành hai bài dài để mô tả chân dung người hùng Bolivia, xuất thân là nông dân bản địa, sau 14 năm lãnh đạo, không ý thức là mình đã hết thời, nên phải bỏ chạy trước áp lực đường phố, sau cuộc bầu cử sau cùng nhiều tai tiếng. Theo một nhà xã hội học Bolivia, thái độ đáng chê trách của tổng thống Morales là trong suốt 14 năm lãnh đạo, không chuẩn bị cho phe tả có một nhân vật thay thế. Ông từ chức một cách vô trách nhiệm như là cố tình cho Bolivia rơi vào tình trạng hỗn loạn. Le Figaro thì chú ý lời tuyên bố của tổng thống Mỹ Donald Trump "chào mừng nhân dân Bolivia giành được tự do và quân đội Bolivia từ nay không bảo vệ một cá nhân mà bảo vệ Hiến pháp Bolivia".

Nhật báo thiên hữu dự phóng sự kiện này sẽ tác động đến các chế độ "mất tính chính đáng" lân cận, từ Venezuela cho đến Nicaragua.

Les Echos cũng cho là sẽ có tác động dây chuyền tại Nam Mỹ : Tổ chức các quốc gia Châu Mỹ (OEA) có hành động đáng khen là nhanh chóng tố giác những điều bất thường cuộc bầu cử. Tổ chức cũng rất công bình phê phán các hành động quá trớn của tổng thống Morales nhưng lại im lặng về bối cảnh ông phải từ chức. Nếu OEA hành động như bênh vực một bên thì khó tránh được một cuộc khủng hoảng chính trị lan rộng tại Nam Mỹ.

Hồng Kông chìm sâu vào bạo lực

Từ Bolivia, báo Pháp đưa độc giả qua các phong trào đòi cải cách chính trị tại Chile, và Algeria. "Chiến tranh tiêu hao của người dân Algeria chống chế độ" và "Chính phủ Chile chấp nhận thay đổi Hiến pháp do chế độ Pinochet để lại", tựa của La Croix.

Les Echos và Le Monde trở lại ba ngày xung đột ở Hồng Kông. Nhật báo kinh tế Les Echos nhấn mạnh đến tình hình Hồng Kông "đang căng thẳng cao độ", dù vậy, phong trào phản kháng tiếp tục được ủng hộ. Cảnh sát xông vào khu đại học, đang bãi khóa, để giải tán biểu tình bằng hơi cay. Le Monde, với một bài tường thuật dài kể lại vụ một người biểu tình bị cảnh sát bắn và một người chống biểu tình bị hỏa thiêu. Vụ châm xăng đốt người cho dù bị cảnh sát lên án là "dã man" không làm cho phe phản kháng nao động. Phương châm của họ là "đoàn kết keo sơn và xin lỗi khi phạm sai trái".

Cho dù hành động bạo lực liên tiếp xảy ra, cho dù người biểu tình ngày càng ít dung thứ những người không cùng quan điểm nhưng vì thái độ thiếu chuyên nghiệp của cảnh sát làm cho dân chúng ngày càng bất bình, cho nên công luận tiếp tục ủng hộ "giới trẻ phẫn nộ".

Thương chiến Mỹ-Châu Âu liệu xảy ra như Donald Trump hăm dọa ?

Le Figaro cho biết có lý do để lạc quan : Sau nhiều tháng đàm phán, Washington sẽ từ bỏ ý định tăng thuế đánh lên xe hơi Châu Âu. Tuy chưa chính thức nhưng tin này được nhiều báo Mỹ loan trước. Vì sao ? Vì lý do bầu cử : Các hãng xe Đức đã tạo ra 12.000 công ăn việc làm tại Mỹ và hứa sẽ đầu tư thêm tạo thêm 25.000 chỗ làm. Phần lớn các hãng này đặt ở các tiểu bang bầu cho Donald Trump năm 2016.

Lý do thứ hai làm Donald Trump phải do dự là ngay các tập đoàn xe hơn Mỹ cũng chống các biện pháp bảo hộ thị trường. Ford, General Motors, Chrysler nhập cảng nhiều trang thiết bị của Châu Âu và chỉ riêng các công ty linh kiện này thôi cũng tạo cho Mỹ 400.000 việc làm.

Thái độ thù hận của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ : dùng tù binh Daesh làm công cụ bắt chẹt Tây phương

Theo Le Figaro, tổng thống Erdogan đưa ra những lập luận hiềm thù và đe dọa. Sau khi dọa mở cửa biên giới cho 4 triệu người tị nạn chạy sang Châu Âu, ông Erdogan sử dụng lá bài tống khứ quân thánh chiến quốc tịch Tây phương, bị giam tại Thổ Nhĩ Kỳ, về nước gốc. Trường hợp đầu tiên là một thành viên Daesh người Mỹ : Washington không nhận, Hy Lạp không nhận, cuối cùng kẻ nguy hiểm này bị đưa vào khu vực trái độn giữa Thổ và Hy Lạp.

Paris cũng đang chờ hành động trả đũa. Tổng thống Erdogan không chấp nhận được sự kiện Pháp giúp dân quân Kurdistan cũng như chống hành động khoan dầu ở ngoài khơi đảo Chyprus.

Một năm Gilets Jaunes : Tiếng nói người phụ nữ

Về tình hình xã hội Pháp, Libération đặc biệt dành nhiều trang cho phong trào Áo Vàng (Gillet Jaunes) sau một năm tranh đấu và phỏng vấn ba phụ nữ, những người đã túc trực ở các ngã tư đường bất chấp thời tiết nóng lạnh trong suốt 12 tháng. Tại sao họ tranh đấu ? Đây là câu trả lời : "Khi Nhà nước không làm tròn bổn phận thì những người mẹ phải lên tuyến đầu".

Tú Anh

Published in Quốc tế

Một nhà bình luận bảo thủ, Charlie Sykes đã đưa ra một vài lời khuyên cho các những người Cộng hòa (ý nói là dân biểu, nghị sĩ) rằng "Họ nên rời khỏi con tầu điện mang tên Trump vì con tầu này sẽ trật đường rầy trrong nay mai".

impeach0

Nhà bình luận Charlie Sykes đã đưa ra một vài lời khuyên cho các nghị sĩ Cộng hòa

Trong một cuộc thảo luận do đài MSNBC tổ chức vào ngày thứ bẩy 26/10/2019, Sykes nói rằng :

"Chiến thuật chống trả cuộc luận tội Donald Trump của đảng Cộng hòa là tấn công vào quá trình diễn tiến cuộc luận tội chứ không phải nhắm vào dữ kiện, bằng chứng - như thế chắc chắn sẽ nhận lấy thất bại khi cuộc điều tra leo thang với các cuộc điều trần công khai mà dân chúng có thể theo dõi.

Các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa phải nhận ra rõ một điều là mọi thứ sẽ trở nên vô cùng tồi tệ. Ở vào những thời điểm sắp tới, họ sẽ phải đối đầu với những sự việc mà bản chất thật sự là tổng thống đã lạm dụng quyền lực để bán luôn cả đất nước cho quyền lợi của ông ta và gia đình.

Chiến thuật mà đảng Cộng hòa đang sử dụng có mục đích dánh lạc hướng dư luận, đã trở nên vô ích với phán quyết của tòa án liên bang ngày hôm qua, cho phép tiếp tục điều tra cuộc luận tội. Thật là khó nghĩ rằng Lindsey Graham đã phản ứng rất kỳ lạ, ông ta đã bán rẻ tất cả danh dự, địa vị của mình chỉ nhằm bảo vệ Donald Trump.

Các nghị sĩ Cộng hòa phải nhận ra sự hợp pháp của tiến trình luận tội và tập trung vào quyết định bỏ phiếu. Sử dụng chiến thuật đánh lạc hướng giống như cầm một chiếc lá sung sắp bị xé nát, đảng Cộng hòa sẽ bị trợt khỏi đường đi của mình như David đã nói.

Các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa trong thượng viện phải tỉnh táo để thấy rằng những bằng chứng về sự lạm quyền, sự phản bội đất nước của Trump càng ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Ngoài ra, khi dân chúng được công khai theo dõi trên truyền hình cuộc điều trần của nhân chứng trước hạ viện thì điều gì sẽ xẩy ra ? Chắc chắn họ sẽ không còn chỗ để ẩn nấp.

Chiến lược của đảng Cộng hòa là một quả bom nổ chậm.

Toàn bộ chiến lược của đảng Cộng hòa chống lại việc luận tội ông Donald Trump dựa vào 2 lập luận sai lầm :

1. Đảng Dân chủ cần có một cuộc bỏ phiếu chính thức để có một cuộc luận tội chính thức.

2. Cuộc điều tra đã diễn ra hoàn toàn bí mật, như vậy là không hợp pháp.

Cả 2 lập luận này đều không có giá trị.

Về lập luận thứ nhất, Jason Easley của Politicus USA có bản lưu ý vào ngày thứ sáu 25/10/2019 là một thẩm phán liên bang đã phán quyết rằng đảng DC ở hạ viện đang tiến hành một cuộc điều tra luận tội chính thức, hợp pháp. Điều đó có nghĩa là tòa Bạch Ốc không có căn cứ và cũng không được phép ngăn chận các nhân chứng cũng như các lời khai của họ.

Nói một cách khác, cuộc diều tra luận tội Donald Trump vẫn được phép tiến hành dù đảng Cộng hòa có muốn hay không.

Về lập luận thứ hai, Đảng Dân chủ đang tiến hành các phiên điều trần luận tôi bí mật không có sự tham gia của đảng Cộng hòa. Đây là lập luận khôi hài, diễu dở. Chẳng những các phiên điều trần đều có sự hiện diện của các dân biểu, nghị sĩ đảng Cộng hòa mà ngay chính Thượng nghị sĩ Lindsey Graham còn khen ngợi các cuộc điều trần đó, giống như đã được thực hiện để luận tội Bill Clinton.

Nói tóm lại, chiến lược của đảng Cộng hòa hiện nay là một quả bom nổ chậm, cho dù trong một thời gian ngắn họ vẫn có thể giữ được nền tảng đạo đức căn bản của dảng.

Trong thời gian ngắn sắp tới, người dân Mỹ sẽ được nghe, thấy cuộc điều trần công khai với những bằng chứng chống lại Donald Trump. Sau đó Quốc hội Mỹ sẽ có một cuộc bỏ phiếu để truất phế Trump.

Khi những chuyện này xẩy ra, đảng Cộng hòa sẽ phải trực diện với những chứng cớ cho thấy rõ ràng đạo đức suy đồi, hành vi tồi bại của Donald Trump hơn bao giờ, đồng thời họ cũng phải có quyết định - nhất là các thượng nghị sĩ ở Thượng viện - cùng chết với một tổng thống gian manh hay loại bỏ ông ta ?

Sean Colarossi

Nguyên tác : Conservative Commentator to Republicans : Get Off The Trump Train Because It’s About To Derail, Politicus USA, 26/10/2019

Thạch Đạt Lang chuyển ngữ

(27/10/2019)

Published in Diễn đàn

Kurdistan-Syria : Donald Trump bội phản, Phương Tây tự sát

Thảm kịch Kurdistan-Syria, sự phản bội của Donald Trump, tính toán "thâm độc" của Erdogan và Putin. Nước Pháp đối mặt với Hồi giáo chính trị. Về Châu Á, Hồng Kông nổi bật với bài phân tích "Ngõ cụt" của Trung Quốc. Đây là những chủ đề chính của các tuần báo Pháp.

im1

Xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ trên đường sát biên giới Syria. Ảnh ngày 18/10/2019. Reuters/Stoyan Nenov

Silence, on tue (Im đi, để chúng tôi giết), tựa màu máu đỏ trên trang bìa của Courrier International mở đầu cho một loạt bài về Kurdistan-Syria và "những điều mà Bắc Kinh không hiểu về Hồng Kông" là hai hồ sơ lớn trên tạp chí mỗi tuần tổng hợp 1.500 bài báo thế giới.

Giấc mơ của người Kurdistan-Syria được sống yên lành sau 5 năm chiến tranh bị tan biến. Quyết định rút quân bốc đồng của Donald Trump gieo rắc hỗn loạn, mở đường cho Thổ Nhĩ Kỳ tấn công, nhưng nghiêm trọng hơn cả là giúp cho Nga trở thành chủ nhân ông tại khu vực.

L’Orient-Le Jour của Lebanon xót xa cho số phận người Kurdistan-Syria phải bỏ làng ra đi trước đoàn quân Thổ Nhĩ Kỳ với tâm trạng vĩnh viễn mất quê hương. Một cô gái 17 tuổi, phân trần trong nước mắt : tôi không dám chống cự, tôi không phải là Che Guevara. Giải pháp duy nhất là chạy. Cũng theo tờ báo Lebanon này, Mỹ rút quân giúp cho Moskva trở thành chủ nhân ông và rồi đây chế độ Damascus sẽ áp đặt các điều kiện trói tay cộng đồng Kurdistan.

Phê phán nghiêm khắc, nhất vẫn là báo chí Mỹ. Los Angeles Times lên án "hành động bốc đồng "của Donald Trump gây ra những hệ quả tai hại trên diện địa mà còn đi ngược lại quyền lợi của nước Mỹ : Trong nhiều chính phủ, một câu hỏi thường được đặt ra là "ai tuyên bố nhân danh tổng thống". Trong chính quyền Trump thì chỉ có Trump, đã vậy ông ta còn không ngần ngại tuyên bố trái ngược nhau. Trên trường quốc tế, tiếng nói của Nhà Trắng đã mất trọng lượng. Người dân Mỹ sẽ lãnh hậu quả.

NATO rạn nứt

Trong nhãn quan địa chiến lược, tuần báo Le Point nhận định dứt khóat : tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nhanh chóng ra tay để đặt Tây Phương vào chân tường. Cuộc tấn công của Ankara chứng tỏ Liên Minh NATO, nền tảng của các chế độ dân chủ bị nứt rạn. Phản bội người Kurdistan, Tây Phương tự sát.

Theo Le Point, bỏ người Kurdistan sau khi phó mặc Ai Cập cho "Huynh Đệ Hồi giáo" cho thấy xu hướng của Mỹ rút bỏ Trung Đông và xem nhẹ lời cam kết với đồng minh. Hành động này của Mỹ đe dọa Israel, Đài Loan cũng như Châu Âu.

Thảm bại tại Syria chỉ là một loạt thất bại chính trị của Donald Trump : Chủ nhân Nhà Trắng không còn "quả đấm thép" nào để đấu với Trung Quốc, Iran, Bắc Triều Tiên và Venezuela.

Nói cách khác, thái độ tiền hậu bất nhất, thiển cận nhưng thích khoe khoang, không rõ có phải do bệnh tâm thần hay không, Donald Trump đã giúp Tập Cận Bình và Vladimir Putin toại nguyện. Donald Trump không phải là nguyên nhân. Ông là sản phẩm của xu hướng nước Mỹ ích kỷ mị dân.

Nước Mỹ hào hùng của 1945 đã chết, Le Point kết luận.

"Việt Nam" của Erdogan

Bên cạnh tâm trạng bi quan này cũng có những lời xác quyết : Người Kurdistan- Syria sẽ không bao giờ bỏ cuộc, hãy làm cho Thổ Nhĩ Kỳ trả giá đắt, miền đông bắc Syria sẽ là "Việt Nam" của Erdogan.

Một ngày sau khi Thổ Nhĩ Kỳ tấn công, nhật báo Israel Ha’Aretz, hy vọng người Kurdistan không buông súng, trái lại nên chiến đấu mới là thượng sách cho dù bị bỏ rơi. Với câu hỏi : liệu Erdogan sẽ sa lầy như Mỹ tại Việt Nam ?, tác giả tin rằng với kinh nghiệm trận mạc, FDS thừa khả năng sử dụng chiến thuật du kích để làm tiêu hao quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara cần đánh thật nhanh để áp đảo trong khi người Kurdistan không cần yếu tố thời gian, vừa đánh để tranh thủ sự ủng hộ của công luận quốc tế, vừa gây thiệt hại cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, tạo làn sóng chống chiến tranh ngay tại nước Thổ.

Đồng quan điểm, tuần báo L’Obs dành cho nhà nhân chủng học mang hai dòng máu Mỹ-Pháp Scott Atran một bài phỏng vấn dài. Chuyên gia này rất tức giận Donald Trump và dự phóng cuộc chiến sẽ kéo dài và người Kurdistan sẽ không bao giờ đầu hàng. Ông cho biết đã từng chứng kiến tận mắt trên chiến trường "tinh thần quả cảm của từng người dân Kurdistan kể cả phụ nữ và người trên 80 tuổi".

Trong cuộc chiến chống Daesh, từ 2014 đến chiến thắng, FDS đã hy sinh 10.000 chiến binh trong khi đồng minh Hoa Kỳ có 17 binh sĩ tử trận.

Bỏ người Kurdistan là một quyết định "lãng phí" vì họ là sắc dân có nhãn quan khá tự do, có niềm tin vào một chế độ thượng tôn pháp luật. Sau Nhật Bản và Israel, ở phía đông Châu Âu, hệ thống chính trị Kurdistan là tương đối cởi mở nhất.

Scott Atran kết luận : Bỏ đồng minh Kurdistan là tự bỏ các giá trị cơ bản để đánh đổi những món lợi vật chất.

Hồng Kông : Trung Quốc phải chấp nhận thực tế

Trong bối cảnh phong trào phản kháng tại Hồng Kông không có dấu hiệu suy giảm sau bốn tháng đấu tranh và để truy tìm căn nguyên vì sao chính quyền Bắc Kinh bị rơi vào thế kẹt không lối thoát, một nhà nghiên cứu chính trị Hồng Kông phải trở lại thời thực dân Anh tìm câu trả lời. Courrier International đăng lại bài tham luận ngày 25/09/2019 nhân một cuộc hội thảo tại Hồng Kông.

Những điều không biết

Theo tác giả Diệp Kiện Dân (Ray Yep Kin Man), dự luật xét lại các nguyên tắc dẫn độ đã gây ra cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất tại Hồng Kông kể từ năm 1997. Cường độ đề kháng của dân Hồng Kông không ngừng gia tăng cho dù dự luật đã được hủy bỏ. Đúng vào ngày quốc khánh của Hoa Lục, một cảnh sát viên rút súng bắn vào một người biểu tình làm tình thế trở thành rất nguy hiểm. Tuy nhiên, theo nhận định của giáo sư Diệp Kiện Dân, kẻ gây ra thiệt hại lớn nhất trong hơn 100 ngày qua là Đảng cộng sản Trung Quốc. Vì thiếu hiểu biết nên sử dụng chiến lược chà đạp nguyên tắc "một quốc gia hai chế độ" do Đặng Tiểu Bình đề xuất để thuyết phục dân Hồng Kông trở về đất mẹ. Nếu theo đúng tinh thần "nhất quốc lưỡng chế" thì bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga phải từ chức từ lâu.

Cơ sở của công thức này là "đồng cảm giữa hai cộng đồng". Mục tiêu của công thức là bảo đảm cho chế độ tư bản tại Hồng Kông và nền kinh tế thị trường, thừa kế của chế độ thực dân Anh, được hoạt động hài hòa.

Thế mà trong những tháng gần đây, chiến lược của Bắc Kinh là "bôi bẩn" người dân Hồng Kông. Rồi vì lý do chính trị, Bắc Kinh tấn công vào một loạt xí nghiệp địa phương từ hãng hàng không Cathay Pacific cho đến các tập đoàn địa ốc và công ty MTR, quản lý hệ thống xe điện ngầm, bắt ép họ phải hợp tác với Bắc Kinh, cụ thể là đóng cửa một số trạm để gây khó khăn cho người đi biểu tình.

Hậu quả, người dân Hồng Kông không thấy Bắc Kinh ban "ân sủng" gì , vậy thì chơi với Hoa Lục để làm gì ? Khái niệm "nhất quốc lưỡng chế" còn là chiêu bài trong chính sách đối với Đài Loan. Nếu Tập Cận Bình ra tay đàn áp Hồng Kông thì chẳng khác nào khai tử nỗ lực của nhiều thế hệ lãnh đạo vận động quốc tế nhìn nhận Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan là lãnh thổ Trung Quốc. Thế mà, mỗi lần xảy ra khủng hoảng là mỗi lần Đảng cộng sản gia tăng kềm kẹp. Lần sau cùng là sau phong trào Dù vàng 2014, các ứng cử viên nghị viện bị buộc phải ký giấy cam kết Hồng Kông là "lãnh thổ bất khả phân" của Trung Quốc.

Thiếu hiểu biết về công thức "một quốc gia hai chế độ", Bắc Kinh còn hiểu lầm về mối quan hệ "mẫu quốc- nhượng địa" thời thực dân Anh, tưởng rằng "toàn quyền" chỉ là bù nhìn. Vì vậy, Đảng cộng sản Trung Quốc giữ nguyên trạng quy chế này khi thu hồi nhượng điạ vào năm 1997. Trên thực tế, theo giáo sư Diệp Kiện Dân, trong suốt 150 năm đô hộ, toàn quyền Hồng Kông thường xuyên "chống lại Luân Đôn" mỗi khi có lý do chính đáng bảo vệ quyền lợi địa phương, kể cả chuyện tự ý giảm ngân sách tài trợ cho lực lượng Hoàng gia trấn đóng tại nhượng địa mà triều đình không làm gì được.

Những điều mới khám phá

Thật ra, theo giáo sư Diệp Kiện Dân, với tinh thần thực tế, sau 100 ngày đối đầu với khủng hoảng, lãnh đạo Trung Quốc cũng ý thức được là "không thể đàn áp". Hồng Kông đã thay đổi và quyết liệt hơn những đợt tranh đấu trước. Hàng triệu công dân tận tình dấn thân, chống lại bạo quyền với một kho tàng sáng kiến thông minh và tinh thần đồng cam cộng khổ mỗi ngày.

Giải pháp khả thi nhất cho Bắc Kinh là phải kiên nhẫn chinh phục một phần dân cư sẵn sàng thỏa hiệp. Càng đàn áp thì càng nguy hiểm.Trong phong trào tranh đấu hiện nay có hai xu hướng : một bên muốn Bắc Kinh tôn trọng tôn chỉ "hai chế độ", để cho Hồng Kông thêm quyền tự trị, bầu cử tự do. Xu hướng thứ hai chủ trương "ly khai" thậm chí "độc lập". Hai xu hướng này đang "cạnh tranh nhau", bên thắng sẽ quyết định tương lai chính trị của Hồng Kông.

Giải pháp tối ưu của Đảng cộng sản Trung Quốc là chấp nhận thực tế này, ủng hộ xu hướng muốn sống trong một xã hội tự do, với các quyền và giá trị phổ quát. Chỉ như thế thì mới hy vọng công thức "nhất quốc lưỡng chế" được tồn tại.

Phát hiện khủng bố : Nước Pháp chưa sẵn sàng….

Vụ 4 cảnh sát bị một đồng nghiệp theo đạo Hồi giết chết ở ngay cơ quan anh ninh Paris tiếp tục được bàn luận. L’Express trở lại cuộc đời của hung thủ để kết luận : Đồng nghiệp và vợ của Mickael Harpon "không thấy có một bằng chứng nào cho thấy hung thủ bị cực đoan hóa" trừ một lần sau vụ tòa soạn tuần báo trào phúng Charlie Hebdo bị tấn công. Lúc đó Mickael Harpon có tuyên bố "Charlie Hebdo tự gieo gió".

Nhưng nếu có cảnh giác phát hiện thì làm sao ? Tuần báo L’Obs đặt câu hỏi nát óc : Phát hiện tín đồ cực đoan đã là chuyện khó. Khó hơn nữa là giúp đối tượng trở lại bình thường và tìm một chỗ đứng mới trong xã hội. Nhà nước Pháp chưa có câu trả lời.

Vì sao có loài chim di trú chọn Tây Ban Nha làm quê hương ?

Vì biến đổi khí hậu, vì ngại bay qua biển và vì được cung ứng đầy đủ. Báo El Independiente, trích dẫn các nhà điểu cầm học Tây Ban Nha, giải thích.

Theo El Independiente, thay đổi khí hậu và đời sống tiến hóa của xã hội đã làm cho đa số loài chim di trú không dám lấy rủi ro bay qua vịnh Gibraltar về Châu Phi tìm mặt trời khi mùa đông tới. Loài cò trắng chọn ở lại Tây Ban Nha vì nơi đây cũng ấm áp và có đủ thức ăn, từ những đống rác thành phố.

Hệ quả là chính phủ Tây Ban Nha phải thành lập những khu bảo tồn thiên nhiên để có cho loài chim di trú từ Bắc Âu bay đến có chỗ dừng chân. Nếu thấy đất lành thì chim cứ đậu và nhận nơi này làm quê hương, khỏi phải đi xa. Có khu bảo tồn thiên nhiên thì có du khách. Chim nhập cư và nước đón tiếp cùng có lợi .

Tú Anh

Published in Quốc tế

Tài liệu về thuế tại thành phố New York của Tổng thống Trump do ProPublica mới tìm được trong tuần này cho thấy có nhiều điểm mâu thuẫn. ProPublica là một tổ chức vô vị lợi có trụ sở ở Manhattan, thành phố New York. Tổ chức này thành lập từ 2007, chuyên về ngành báo chí điều tra và đã đoạt được năm giải thưởng Pulitzer.

trump1

Tài liệu thuế của Tổng thống Trump mà ProPublica tìm thấy là một phần của hồ sơ liên quan đến bốn tài sản của Tổng thống tại thành phố New York : Trump International Hotel – Tower, 40 Wall Street, Trump Tower và 1290 Avenue of Americas. ProPublica đã lấy được tài liệu thuế của Tổng thống Trump chiếu theo luật tự do thông tin của New York (New York Freedom of Information Law).

Cách làm ăn hiện tại

Khi ông Trump vay tiền của Ladder Capital để tái tài trợ cho tài sản của ông vào 2015 và 2016, Ladder Capital bán món nợ trên những tài sản. Do đó hồ sơ vay nợ của ông Trump trở thành công cộng. Khi so sánh hồ sơ khai thuế và hồ sơ vay nợ, ProPublica đã khám phá ra những mâu thuẫn.

Theo ProPublica đây có thể là dấu hiệu của sự gian lận (financial fraud) qua sự phân tách của các chuyên viên về bất động sản. Những mâu thuẫn về những con số làm cho tài sản của ông Trump tăng giá trị hơn đối với những cơ quan cho mượn tiền và làm giảm giá trị xuống đối với các cơ quan thuế vụ. Thí dụ ông Trump khai lợi tức từ việc cho thuê nhà với cơ quan cho vay tiền gấp đôi con số khai với sở thuế vào cùng một năm 2017.

Tài sản ở 40 Wall Street bị lỗ dù giá cho thuê dưới mức thị trường. Do đó cần phải vay một số tiền lớn mới có thể giúp cơ sở này đứng vững. Ông Trump đã phải khai man nhiều thứ để có thể vay nợ như tỉ lệ thuê cao với chiều hướng gia tăng, chi phí thấp.

Một số khai báo mâu thuẫn khác liên quan đến tài sản ở Wall Street bao gồm (1) chi phí bảo hiểm vào 2017 là 744.521 USD theo hồ sơ khai thuế, trong khi đó con số này là 457.414 USD theo hồ sơ vay nợ (2). Ông Trump khai trả thuế cho thuê nhà cho chính phủ vào 2015 là 1,65 triệu USD. Cuộc điều tra cho thấy ông chỉ trả có 1,24 triệu USD.

trump2

Trường hợp của Trump International Hotel and Tower tương tự như vậy. Đối với cơ quan thuế vụ ông Trump khai thu được tiền cho thuê là khoảng 822.000 USD trong na9m 2017, nhưng đối với cơ quan cho vay tiền, ông khai thu được tiền cho thuê là 1,67 triệu USD.

Theo những chuyên viên về tài chánh và thuế vụ, hồ sơ thuế và hồ sơ vay tiền có thể có những con số khác nhau. Nhưng trong trường hợp của Tổng thống Trump, những sự sai biệt quá lớn không thể giái thích một cách hợp lý. Giáo sư Nancy Wallace của University of California – Berkeley, chuyên về tài chánh và bất động sản, nói rằng những sự khác biệt này là dạng gian lận (versions of fraud), Những thứ này không tốt và không tốt tức là có tiềm năng có tội.

Trong quá khứ, ông Trump đã bị kết tội biến đổi các con số trong các tài liệu thuế và vay nợ bởi cựu luật sư Michael Cohen. Ông này và một người cộng sự khác của ông Trump là Paul Manafort hiện đang bị giam trong tù vì giả mạo hồ sơ thuế, bất động sản và ngân hàng.

Vào tháng 2 vừa qua, chính ông Cohen đã tố cáo với Quốc Hội rằng ông Trump điều chỉnh các con số lên xuống khi cần để vay tiền và tránh thuế. Ông Cohen điều trần như sau : "Kinh nghiệm của tôi cho thấy rằng ông Trump đã thổi phồng tổng số tích sản của ông ta khi cần thiết cho mục tiêu của ông ta và hạ trị giá tích sản xuống để giảm thuế bất động sản".

trump3

Tài liệu vừa khám phá bởi ProPublica chứng mình lời tố cáo của ông Michael Cohen là chính xác. Cũng chính vì lời khai của ông Cohen mà Dân biểu Elijah Cumming (Dân chủ, Maryland), Chủ tịch Ủy ban Kiểm tra và Cải tổ, gửi trát yêu cầu Tổng thống Trump cung cấp hồ sơ thuế của ông. Nhiều cơ quan chính phủ khác bao gồm Ủy ban Tư pháp Hạ Viện và Văn phòng Luật sư Manhattan cũng đã gửi trát đòi hồ sơ thuế của Tổng thống Trump.

Giáo sư dậy học về bất động sản Kevin Riordan tại Montclair State University, đã nghiên cứu hồ sơ nói rằng "Xem như có hai tập hồ sơ khác nhau - một tập hồ sơ cho các cơ quan thuế vụ và một tập hồ sơ cho cơ quan tài trợ. Rất khó có thể tranh cãi với các con số. Rõ rang như trắng với đen".

Theo báo Washington Post, một viên chức tại Internal Revenue Service (IRS) gần đây báo động rằng có những cố gắng tạo ảnh hưởng để thay đổi cách kiểm tra của IRS đối với hồ sơ thuế của ông Trump.

Ông Trump là trung tâm của một vài chuyện lôi thôi gây phẫn nộ về tài chánh. Tờ báo New York Times năm ngoái tường thuật rằng ông Trump đã dùng một số thủ đoạn thiếu minh mạch để che đậy gia tài thừa kế trị giá 400 triệu USD để trốn thuế.

Vào tháng 9 vừa qua, tạp chí Mother Jones đã công bố một cuộc điều tra cho thấy rằng ông Trump có thể đã dựng một món nợ lớn để tránh trả 50 triệu USD thuế lợi tức.

trump4

Để trả lời những câu hỏi của ProPublica, bà Laura Feyer, phụ tá báo chí của Thị trưởng New York Bill de Blasio, nói rằng : "Thành phố sẽ nghiên cứu những hồ sơ tài sản này và nếu có việc khai báo thiếu sót, chúng tôi sẽ có biện pháp thích hợp".

Mẫu khai thuế của thành phố New York nói rõ rằng "người khai thuế phải xác nhận sự thật về những lời khai và khai man sẽ chịu những hình phạt dân sự và hình sự thích hợp".

Vào đầu tháng 10, thẩm phán Victor Marreno của một tòa án sơ thẩm đã ra lệnh cho ông Trump nộp cho công tố viện New York hồ sơ thuế trong 8 năm để họ điều tra xem ông này có vi phạm luật của tiểu bang hay không khi làm giả những hồ sơ kinh doanh. Hạ Viện cũng muốn xem hồ sơ thuế để điều tra về vụ ông Trump có thể dùng tiền để bịt miệng hai cô đào khỏa thân là Stormy Daniels và Karen McDougal trong thời gian tranh cử tổng thống 2016.

Vài ngày sau, Tòa Thượng thẩm tại Washington-DC cũng đã ra lệnh cho Tổng thống nộp hồ sơ thuế trong 8 năm cho Ủy ban Kiểm tra của Hạ Viện. Tòa phán rằng những nhà lập pháp có quyền xem những hồ sơ này.

Các luật sư của Tổng thống Trump nói rằng, họ sẽ chống lại cả hai quyết định của tòa án và sẽ trình lên Tối cao Pháp viện nếu cần. Trong những vụ kiện ra tòa gần đây, ông Trump đã thất bại trong việc nhờ tòa ngăn chặn trát của Hạ Viện đòi hồ sơ kế toán và thuế vụ của ông và các công ty liên hệ. Tòa án xem ra tôn trọng về quyền tống trát của Hạ Viện như đã ấn định trong Hiến pháp.

Cách làm ăn trong quá khứ

Đây không phải lần đầu tiên ông Trump liên hệ đến một vụ rắc rối gây phẫn nộ trong công chúng. Báo chí đã phanh phui những lối làm ăn xấu xa và lừa bịp của ông Trump và gia đình trong nhiều năm qua.

Vào đầu thập niên 2010 Văn phòng Bộ trưởng Tư pháp của New York điều tra về công ty giáo dục có tên là Trump University do Donald Trump và hai người cộng tác viên sáng lập và là sở hữu chủ. Trump University dậy về kinh doanh bất động sản và do Trump Organization quản trị, nhưng không phải là một trường đại học có tín nhiệm và được chính phủ công nhận.

Trump University bị chính phủ điều tra vì có đường lối kinh doanh bất hợp pháp. Thứ nhất là Trump University không phải một đại học. Trường mở ra và hoạt động không có giấy phép của Bộ Giáo dục của New York và đã bị cảnh cáo vào 2005 ngay sau khi thành lập, nhưng ông Trump không đếm xỉa đến.

Học viên cũng nộp hai đơn kiện theo nhóm (một chống Trump University và ban quản trị, một chống cá nhân Trump). Trường hợp kiện thứ ba ở New York. Lý do của các học viên là họ bị trường lừa gạt bằng những thông tin sai lệch và xảo thuật mua bán để dụ khách hàng ghi tên theo học những chương trình huấn luyện nhiều cấp khác nhau với giá tiền từ khoảng 1.500 USD đến 35.000 USD một năm bắt đầu bằng những cuộc hội thảo miễn phí với những hứa hẹn hấp dẫn. Huấn luyên viên Yoga ở California khai bị lừa khoảng 60.000 USD cho Trump University. Tổng số nạn nhận của Trump University là gần 7.000 người.

Sau khi thắng cử tổng thống, vào cuối năm 2016, ông Trump đồng ý bồi thường cho các nạn nhân tổng cộng 25 triệu USD qua một dàn xếp ngoài tòa án. Tuy nhiên số tiền này được giữ lại trong một chương mục thứ ba cho đến đầu năm 2018, tòa duyệt xong các bản án mới tháo khoán tiền cho nạn nhân. Trump University hiện nay không còn hoạt động.

Trong 2016, báo USA Today khám phá ra rằng ông Trump thường xuyên trả lương thấp cho những nhà thầu và cắt xén lương của công nhân.

Cùng trong một năm, báo Washington Post điều tra về tổ chức từ thiện Trump Foundation của ông Trump và đã phát hiện ra rằng ông Trump thường dung tiền cho quỹ từ thiện vào những chi tiêu cá nhân như mua bức hình lớn của chính ông. Vào cuối năm 2016, Trump Foundation toan tính tự giải tán trong lúc có nhiều đơn kiện và bị điều tra. Tuy nhiên, Văn phòng của Bộ Tư pháp của Tiểu bang New York ngay lập tức đã ngăn cấm việc giải tán cho đến khi các cuộc điều tra hoàn tất.

Vào mùa hè năm ngoái, bà Barbara Underwood, Bộ trưởng Tư pháp của New York đã lập hồ sơ dân sự kiện Trump Foundation, cá nhân Tổng thống và ba người con lớn của ông Trump, đã có những hành động liên tục, bất hợp pháp liên quan đến tiền của tổ chức từ thiện. Bà Underwood đã yêu cầu tòa ra lệnh giải tán Trump Foundation và phạt 2,8 triệu USD. Trump Foundation bị giải tán chính thức vào cuối năm 2018 và tài sản được phân phối cho các cơ quan từ thiện khác do tòa quyết định.

Tuy nhiên cuộc điều tra quỹ từ thiện và ban quản trị vẫn được tiếp tục. Ông Trump và ba người con là Donald Trump, Jr, Eric Trump và Ivanka Trump sẽ không bao giờ được phép thành lập và quản trị một quỹ từ thiện nào nữa. Bà Maryanne Trump Barry, một người chị ruột của Tổng thống Trump, từng là thẩm phán liên bang, đã phải về hưu sau khi bị điều tra về can dự của bà trong hoạt động có tiềm năng tội ác của gia đình.

Kết luận

Theo ProPublica, công chúng sẽ sớm được thấy hồ sơ tài chánh và thuế của Tổng thống Trump. Đến lúc này không ai còn thắc mắc tại sao Tổng thống Trump không công khai hồ sơ thuế theo truyền thống có từ nhiều thập niện qua.

trump5

Vào tháng 9 vừa qua, Tổng thống Trump còn có thể chế tạo cả hướng đi của trận bão Dorian để hợp thức hóa lời nói sai của ông, thì việc chế biến con số để có lợi lớn cho bản thân không có gì đáng ngạc nhiên.

Hồ sơ thuế bị lộ sẽ làm ông mất ăn mất ngủ trong những ngày tháng tới. Ông phải đối phó với bốn cuộc khủng hoảng cùng một lúc : thuế, luận tội, Syria và chiến tranh thương mại. Thuế và luận tội trực tiếp liên quan đến Tổng thống. Thật là bất hạnh cho cá nhân Donald Trump và nước Mỹ.

Trong vụ Ukraine chỉ có Tổng thống Trump liên hệ và Quốc Hội chỉ luận tôi một mình ông. Nhưng trong vụ thuế này cả ba người con lớn và Tổng thống Trump đều dính líu ít hay nhiều, trực tiếp hay qua Trump Organization. Vậy ai sẽ là người chịu nhận hậu quả trong vụ khai gian thuế trong tám năm qua. Tòa xem ra sẽ phải luận tội cả bốn người.

Nguyễn Quốc Khải

Nguồn : Dân Luận, 20/10/2019

Tài liệu tham khảo :

1. Rashaan Ayesh, "Trump’s sister retires federal judge closes investigation into her finances", Axios, April 10, 2019.

2. Kenneth W. Boyd, "Tax fraud by the numbers : the Trump timeline", CPA Accounting Institute for Success, October 19, 2019.

3. Harry Cheadle, "What you need to know about the new allegations of Trump’s Finamcial Fraud", Vice US, October 16, 2019.

4. Paul Morigi, "Which Trump will take the fall for years of tax fraud ?", Vanity Fair, October 16, 2019.

5. ProPublica Editorial Partner, "Never=before-seen Trump tax documents show major inconsistencies", ProPublica, October 16, 2019.

6. Arthur Villa santa, "Trump tax documents show possible financial fraud, could face criminal penalties", International Business, October 16, 2019.

7. Sonam Sheth, "Newly uncovered tax documents show Trump kept ‘2 sets of books’ and may have committed financial fraud", Business Insider, October 16, 2019.

8. Sonam Sheth, "Trump may have committed tax fraud by fabricating a loan to avoid paying income taxes on nearly $50 million", Business Insider, September 6, 2019.

9. Ian Tuttle, "Yes, Trump University was a massive scam", The Corner, February 26, 2016.

10. Paul Waldman, "The government is working overtime to keep Trump’s tax return secret", The Washington Post, October 1, 2019.

11. Kathryn Watson, "New York tax officials reviewing New York Times report on alleged Trump tax fraud", CBS News, October 3, 2019.

12. Wikipedia, "Donald J. Trump Foundation".

13. Wikipedia, "Trump University".

14. Tom Winter, Dartunorro Clark",Federal court approves $25 million Trump University settlement", NBCNews, February 6, 2018.

Published in Diễn đàn

Có thật là Donald Trump cùng đường ?

Liệu Donald Trump có cơ may thoát hiểm truất phế ? Hậu quả của quyết định phản bội người Kurdistan ? Cấm đeo mặt nạ biểu tình ở Hồng Kông là biện pháp tốt hay tồi ? Phải chăng nhà nước Pháp đã bị Hồi giáo cực đoan vô hiệu hóa ? Vì sao dân Iraq xuống đường bất chấp súng đạn ? Phụ nữ Afghanistan thề không để Taliban cướp đoạt tự do. Bộ phim Jocker có lợi hay làm hại xã hội ? Trên đây là những vấn đề thế giới  được các tuần báo đề cập đến.

cung0

Bức hí họa một người có mái tóc vàng, hai tay đưa lên hình chữ V trong tư thế thách thức, miệng tuyên bố : "Tôi là kẻ lừa đảo"

I am a crook !

Trên trang nhất, với bức hí họa một người có mái tóc vàng, hai tay đưa lên hình chữ V trong tư thế thách thức, miệng tuyên bố : "Tôi là kẻ lừa đảo", tuần báo Courrier International đánh dấu hỏi lớn : Liệu Donald Trump đã đến đường cùng ?

Trong bài xã luận, tuần báo Pháp Courrier International điểm qua bản lĩnh lợi hại của tổng thống thứ 45 của Mỹ. Với Donald Trump lúc nào cũng thế : vô phép tắc, "sớm nắng chiều mưa", to mồm áp đảo tinh thần, thậm chí dọa bắn vào chân di dân.

Nhưng trước 2016, truyền thông Mỹ không tinh tế nhìn ra Donald Trump là con ngựa phải về đầu, không nhận ra tiếng nói phẫn nộ của đại đa số quần chúng bình dân. Khi Donald Trump thắng rồi, thì cũng báo chí Mỹ, sau khi đánh giá thấp Donald Trump, tường thuật nhất cử nhất động của chủ nhân mới tại Nhà Trắng. Donald Trump sử dụng ngay lá bài này, mỗi thông điệp, mỗi tuyên bố sẽ được loan truyền ngay. Thế là Donald Trump liên tục đưa ra những lời khiêu khích và nói trước sửa sau. Gần đây nhất là sau khi hứa với Erdogan sẽ rút khỏi miền bắc Syria, Donald Trump đe dọa "phá nát" nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ nếu Ankara đánh người Kurdistan.

Cho đến nay, Trump luôn luôn thoát hiểm

Nhưng liệu ông có thoát được chiếc bẫy sập "Impeachment" đang chờ hay không sau khi tai tiếng gây áp lực với tổng thống Ukraine bị tiết lộ ? Lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ, thủ tục truất phế được khởi động vì có liên quan đến chính sách đối ngoại. Donald Trump là kẻ phản quốc ?

Thế nhưng, giới báo chí Mỹ đều dự báo Donald Trump sẽ thoát nạn. Theo tờ The Atlantic, tổng thống Donald Trump có biệt tài biến mình thành nạn nhân oan ức. Ông đang kêu gào là bị hàng loạt kẻ nội thù, từ CIA, FBI cho đến các cơ quan nhà nước, chụp mũ. Một trong những chiêu thức phản công đánh vào tâm lý cử tri là đoạn băng video : "Trong khi đảng Dân chủ tìm cách đánh Trump thì Trump tranh đấu cho quý vị".

Một câu hỏi then chốt là liệu nước Mỹ có rơi vào nội chiến ? Boston Globe lo ngại Donald Trump, với những tuyên bố khiêu khích, sẽ huy động cử tri "da trắng thượng đẳng" phản đối bằng bạo lực nếu thần tượng của họ bị truất phế. Trái lại, The Washington Post không tin là sẽ xảy ra nội chiến bởi hai lý do : thứ nhất, đời sống quá tiện nghi, không ai muốn tái diễn chiến tranh nam - bắc, và thứ hai, số phận của Donald Trump sẽ được định đoạt qua bầu cử 2020. Về điểm này, tuần báo Pháp L’Express nhận định : chiến tranh toàn diện đã được loan báo, bầu cử 2020 sẽ là trận đánh "đẫm máu". Đồng nghiệp thiên tả L’Obs dè dặt hơn : Nếu đảng bảo thủ tiếp tục ủng hộ Trump và nếu kinh tế vẫn tốt đẹp thì biết đâu sẽ tái đắc cử.

Nhượng bộ Erdogan là sai lầm

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã tràn qua biên giới Syria để tấn công lực lượng Kurdistan-Syria, đồng minh của Mỹ và Tây phương trong cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo, sau khi Donald Trump tuyên bố rút quân. Các phản ứng trái ngược nhau tại Washington sẽ dẫn đến những hậu quả như thế nào ?

Bức minh họa của New York TimesCourrier International chọn đăng nói lên tình hình ở phía bắc Syria. Trong sân giác đấu, dũng sĩ Kurdistan đâm trúng con rồng lửa Daesh, nhưng chưa giết chết thì sau lưng đã có con sư tử xuất hiện. Trên đài cao, Cesar Donald Trump bình thản thắt lại chiếc cà-vạt. Tuy nhiên, quyết định của Donald Trump bỏ rơi đồng minh đã bị chống đối, trước tiên là ngay trong nội bộ đảng Cộng hòa và… Lầu Năm Góc. Bộ Quốc phòng Mỹ khẩn cấp tuyên bố : không rút lực lượng đặc biệt. Quốc hội Mỹ, gồm hai đảng, đe dọa trừng phạt Ankara.

Nói cách khác, quyết định của Donald Trump nhượng bộ tham vọng của Erdogan, và bỏ đồng minh, trong khi đối tượng chính là Deash chưa diệt xong, sẽ dẫn đến một hệ quả nghịch lý là đưa Hoa Kỳ vào một cuộc đụng độ với Thổ Nhĩ Kỳ. Trong nước, Donald Trump sẽ xung đột với Quốc hội lẫn bộ Quốc phòng. New York Times dự báo là Donald Trump sẽ xét lại một phần hoặc toàn bộ quyết định. Nhưng từ nay có một đồng minh nào còn xem Hoa Kỳ là đối tác đáng tin cậy ? Và có một kẻ thù nào còn xem Mỹ là một đối thủ lợi hại và kiên quyết ?

Hồng Kông : Luật khẩn cấp phản tác dụng

Hồng Kông ban hành một đạo luật khẩn cấp để đối phó với phong trào phản kháng kéo dài từ tháng Sáu đến nay là sáng kiến tốt hay tồi ? Thêm hai ngày cuối tuần bạo lực, báo chí Hồng Kông đồng thanh khẳng định là "vô ích".

Một đạo luật của thực dân Anh đem ra áp dụng để chống nhân dân chỉ gây hậu quả xấu hơn là kết quả tốt. Đó là phán xét của báo chí Hồng Kông về đạo luật cấm người biếu tình đeo mặt nạ để dễ đàn áp mà chính quyền thân Bắc Kinh "kích hoạt" trở lại vào ngày 05/10/2019.

Trước đó một ngày, báo kinh tế Shunpo đã cảnh báo trong bài xã luận : "Phản tác dụng". Bởi vì từ thái độ bất động suốt bốn tháng, chính quyền mới bước sang hành động mà "không suy tính đến những tác động độc hại của quyết định". Chính quyền Hồng Kông không thấy là tại Pháp, chính phủ Macron ban hành luật "chống biểu tình đập phá và cấm đeo mặt nạ" nhưng đó là vào thời điểm "biểu tình bạo lực đã giảm". Từ đó đến nay, phong trào Áo Vàng "chống chính phủ vẫn tiếp diễn".

South China Morning Post chỉ ra sự "vô tài" của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga : ra luật mà không thi hành được lại còn làm cho mọi người phẫn nộ thêm.

Apple Daily, nhật báo đối lập duy nhất còn tồn tại, thẳng thừng lên án tư pháp Hồng Kông không ngăn chặn được chính quyền Hồng Kông phục hồi đạo luật về tình trạng khẩn cấp thời thực dân. Mục tiêu của Lâm Trịnh Nguyệt Nga là "muốn làm thay đổi trong nháy mắt hệ thống chính trị và kinh tế Hồng Kông", lạm dụng luật cũ để đặt Hồng Kông vào "chế độ cảnh sát trị".

Nhà nước Pháp bị Hồi giáo cực đoan xâm nhập ?

Tại Pháp, vụ bốn cảnh sát Pháp bị đồng nghiệp theo đạo Hồi dùng dao hạ sát hồi tuần trước ngay trong Sở Cảnh sát Paris cho thấy bộ máy an ninh có nhiều sơ hở. Bộ trưởng nội vụ Pháp nhìn nhận trách nhiệm trong cuộc điều trần với Quốc hội. Công luận trong nước và Châu Âu lo ngại nhà nước Pháp đã bị Hồi giáo chính trị xâm nhập.

L’Express chạy tựa chua chát : Nhà nước bị Hồi giáo chính trị làm nội gián từ bên trong.

Báo Đức Frankfurter Allgemeine Zeitung cũng lo ngại nhà nước Pháp thiếu phương tiện bảo vệ công dân trước ảnh hưởng tuyên truyền của Hồi giáo nguyên thủy cực đoan. Vụ thảm sát ngày 03/10 ở trụ sở cảnh sát Paris cho thấy những khó khăn của bộ máy công quyền đối phó với xu hướng "cực đoan hóa" của một thành phần thanh thiếu niên Pháp.

Theo nhật báo Đức, an ninh Pháp sơ hở, yếu kém trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho chính nhân viên của mình. Trong khi đó, ngành giáo dục biết cách tiếp cận vấn đề chống Hồi giáo cực đoan ngay từ bậc tiểu học. Chính sách giảm phân nửa sĩ số học sinh lớp một, lớp hai từ 24 em xuống 12 em ở các khu xã hội khó khăn đã mang lại kết quả ngoạn mục sau hai năm thực thi : trình độ đọc, viết, làm toán được cải thiện.

Chính sách đường dài của Pháp hay các "con sói đơn độc" của Daesh, ai sẽ thắng ai ? Frankfurter Allgemeine Zeitung đánh cược vào chính sách canh tân giáo dục sẽ đào tạo được một thế hệ trẻ tương lai không bị rơi vào vòng xoáy luẩn quẩn : học thức kém, tương lai bế tắc và tìm quên trong chủ nghĩa cực đoan.

Iraq : Tương lai bế tắc, thanh niên Shia-Iraq chống Shia-Iran

Trong nhiều tuần qua, người dân Iraq, nhất là giới trẻ có học thức, liên tục xuống đường đòi công ăn việc làm và chống nạn tham nhũng. Hơn một trăm người bị bắn chết. Một nhật báo ở Lebanon cho biết thêm yếu tố nguồn cội.

Chế độ Baghdad không khác gì chính quyền Ai Cập và Lebanon : mỗi lần có biểu tình là quy cho các sứ quán Tây phương âm mưu giựt dây. Báo chí ba nước này không thể nói gì khác ngoài việc lên án kẻ thù Israel, đối tượng do Iran chỉ đạo, vì không dám nói lên thực chất vấn đề.

Báo Daraj khẳng định, các cuộc biểu tình tại Iraq là do những người dân theo hệ phái Shia nghèo khó, nổi dậy đòi quyền sống đang bị một thiểu số trong chính quyền cũng theo hệ phái Shia nhưng thần phục Tehran lãnh đạo. Bài phân tích dài nói lên những bất cập trong chế độ và tình trạng tuyệt vọng của dân nghèo, không nước, không điện khi nhiệt độ mùa hè lên đến 45 - 50°C, còn lãnh đạo các phe đảng cầm quyền ở trong các biệt thự sang trọng.

Nhật báo Lebanon kết luận với câu hỏi : Chiến tranh đã kết thúc, Daesh thuộc về quá khứ, đối với thanh niên Iraq thách thức ngày nay là nạn thất nghiệp, là nghèo đói. Với thùng thuốc súng như thế, liệu chế độ Baghdad có tránh được số phận của các chính quyền Ả Rập bị Mùa xuân Ả Rập quét sạch vào năm 2011 hay không ?

Trong khi đó, nhật báo Ấn Độ The Hindu khen ngợi thái độ dũng cảm các nữ ủng hộ viên bóng đá người Afghanistan. Cho dù bị Taliban đe dọa, sân vận động Kabul đông chật khán giả xem các trận bóng bảng A. Trong thời gian Taliban cầm quyền (1996-2001), sân vận động là pháp trường xử tử trong đó có nhiều nạn nhân là phụ nữ.

Khi nghe tin một nữ ủng hộ viên Iran, giả trai xem bóng đá ở Tehran, bị bắt, bị sỉ nhục phải tự tử, Mariam Atahi, một hoạt động viên nữ quyền ở Kabul đặt câu hỏi : Đạo Hồi đâu cấm xem bóng đá, vậy đi xem bóng đá phạm tội lỗi gì ?

Như nhiều phụ nữ Afghanistan khác, Mariam Atahi lo ngại Taliban trở lại chính quyền. Tuy nhiên, tất cả đều dứt khoát không để bị cướp đoạt các quyền tự do và không để cho tiến bộ xã hội trong 18 năm qua bị trôi sông vì Taliban.

Jocker : người hùng hay ác thú ?

Phim Jocker kẻ thù của Người Dơi lần đầu tiên ra mắt tại Pháp. Bộ phim bị nhiều người chỉ trích là gián tiếp "biện minh cho bạo lực", trình bày kẻ thù của Batman như là kẻ ác cần được thông cảm. Có nên tẩy chay hay không ?

L’Express cho là đã đủ rồi các loại anh hùng siêu nhân điện ảnh Mỹ.

Courrier International, thâm thúy hơn, trình bày hai ý kiến khác nhau. Bên chống bạo lực thì cho là phim Jocker làm chúng ta phải suy nghĩ. Còn phe ủng hộ phim thì lo ngại Jocker gây ảnh hưởng xấu vì biện minh cho các tay sát nhân hàng loạt và biết đâu sẽ làm cho những kẻ tâm lý không vững ra tay gây tội ác như… trên màn bạc.

Tú Anh

Published in Quốc tế

Tương lai về vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ ở Ấn Độ - Thái Bình Dương dựa trên tính chính đáng mà Washington có được thông qua mạng lưới liên minh trong khu vực. Tuy nhiên, do một số biện pháp, uy tín Hoa Kỳ với các đối tác Châu Á ngày càng giảm.

ad1

Tổng thống Mỹ Donald Trump tại một cuộc họp báo ở Nhà Trắng, Washington, ngày 09/10/2019. Reuters/Jonathan Ernst

Trên đây là nhận định trong bài viết "Đánh giá 2 năm chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của Donald Trump" của hai tác giả Elliot Silverberg và Matthew Sullivan đăng trên trang mạng The Diplomat ngày 01/10/2019. RFI trích lược bài viết.

Theo một nghiên cứu mới đây tại Đông Nam Á, 59,1% số người được hỏi tin rằng sức mạnh của Mỹ đang suy giảm, 21,2% cho rằng Washington vẫn giữ nguyên được ảnh hưởng và 68% nhận định sự ủng hộ của Hoa Kỳ dưới thời tổng thống Donald Trump với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã suy giảm. Vào thời mà các đối tác thương mại và an ninh của Mỹ phát triển nhanh nhất đều là các nước Châu Á, thì độ tin cậy của Washington tại Ấn Độ-Thái Bình Dương đang là một câu hỏi mở. Tùy theo tình hình, các đồng minh và đối tác của Mỹ trong khu vực có thể sẽ không còn duy trì cam kết hoặc ngược lại sẽ mở rộng phạm vi cam kết hợp tác.

Tuy nhiên, cần lưu ý là chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và cởi mở của chính quyền Trump là nhằm bổ sung cho chính sách của Hoa Kỳ ở Châu Á. Theo báo cáo mới nhất của Lầu Năm Góc về chủ đề này hồi tháng 06/2019, chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ xoay quanh việc tăng cường tham gia đồng thời phát triển kinh tế, hợp tác an ninh và tiềm lực. Những mục tiêu này phù hợp với hướng chiến lược trước đây trong khu vực. Hơn nữa, sự cân bằng thương mại, an ninh và quản lý trong chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương cũng phù hợp với cách tiếp cận của các đối tác chủ chốt như Nhật Bản và Úc.

Tuy nhiên, cho tới nay, bất chấp những nỗ lực của Donald Trump, các đối tác trong khu vực dường như không còn tích cực cam kết xây dựng một vùng tự do và cởi mở. Theo hai tác giả Elliot Silverberg và Matthew Sullivan,vấn đề bắt nguồn từ sự khác biệt ngày càng lớn trong cách nhìn nhận giữa Hoa Kỳ và Châu Á.

Về kinh tế và an ninh, việc Washington ngày càng tăng cường chính sách bảo hộ mậu dịch chống lại các đồng minh truyền thống, có các chính sách loại trừ những đối thủ chiến lược và thái độ không chấp nhận bị ràng buộc trước các thách thức toàn cầu, chẳng hạn biến đổi khí hậu, đang làm biến đổi quan điểm quốc tế về cam kết cho sự thịnh vượng chung.

Về mặt quản lý, những nỗ lực của Washington - nhằm thúc đẩy nhà nước pháp quyền, tính minh bạch, trách nhiệm, nhân quyền và xã hội dân sự - đang vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ từ các chế độ toàn trị nhiều nơi trên thế giới, vốn đã nhận ra rằng nhờ các công nghệ mới, chưa bao giờ việc kiểm soát xã hội lại dễ đến như vậy.

Về lý thuyết, các chuẩn mực và giá trị mà Mỹ ủng hộ góp phần tạo ra trật tự khu vực an toàn và vững mạnh hơn, cũng như các mối lo ngại về an ninh đối với Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, các thách thức lớn về môi trường và tài nguyên ở các khu vực đang phát triển như Nam Á và Đông Nam Á, sẽ thúc đẩy tăng cường hợp tác với Mỹ.

Tuy nhiên, khách quan mà nói thì ảnh hưởng của Hoa Kỳ đang suy giảm phần nào so với các cường quốc đang lên như Trung Quốc và Ấn Độ. Các nhà hoạch định quân sự Mỹ nhận ra Washington đã thiếu chuẩn bị so với Trung Quốc và Nga.

Chương trình Asia EDGE, Diễn đàn doanh nghiệp Ấn Độ - Thái Bình Dương, Đạo luật BUILD và các sáng kiến ​​khác gần đây của Hoa Kỳ để đáp ứng nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng ước tính lên tới 26 nghìn tỷ đô la cho Châu Á tính đến năm 2030 thúc đẩy hoạt động trợ giúp phát triển về trình độ lao động, nhưng phương pháp tiếp cận của Hoa Kỳ nói chung bị hạn chế do nguồn lực và sự phối hợp giữa các nhà hoạch định chính sách và khu vực tư nhân có giới hạn.

Việc chính quyền Trump tấn công liên tục vào các chuẩn mực tự do mậu dịch, coi thường các định chế quốc tế và các sáng kiến ​​đa phương, như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương và Hiệp định khí hậu Paris, càng cho thấy rõ Washington đang thiếu một chính sách hợp lý.

Ngay cả việc Trump miễn cưỡng sớm chỉ trích một số quốc gia như Miến Điện và Philippines về các vi phạm nhân quyền tại các nước này, cũng như việc trong vòng chưa đầy ba năm có ba cố vấn an ninh quốc gia ra đi, cũng cho thấy rõ sự lúng túng của chính quyền trong các quyết sách về đối ngoại và an ninh quốc gia.

Trong khi đa phần người Mỹ vẫn ủng hộ các cam kết và các hoạt động giao thương, thì đặc biệt là trong số cử tri trẻ tuổi, có nhiều người quan tâm tới các liên minh và muốn hạn chế ảnh hưởng của các đối thủ lớn như Trung Quốc và Nga.

Với sự dịch chuyển liên tục của ngành sản xuất Hoa Kỳ do nhân công giá rẻ ở Châu Á và các công nghệ mới như trí thông minh nhân tạo, người Mỹ ngày càng ủng hộ những người phản đối chính sách đối ngoại không có lợi cho Hoa Kỳ. Cuộc khủng hoảng niềm tin này được minh họa bằng việc đảng Cộng Hòa ngả theo tư tưởng "Nước Mỹ là trên hết" của Donald Trump ; một số ứng viên phe Dân chủ muốn một chính sách đối ngoại bảo thủ hơn …

Với những đường hướng vĩ mô này, một thách thức lớn đối với các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ là giải quyết được những kỳ vọng của nước ngoài về cam kết của Hoa Kỳ đối với Ấn Độ - Thái Bình Dương, ngay cả khi sự chú ý của Washington đối với Trung Quốc ngày càng đổi khác, do tương quan sức mạnh với Trung Quốc đã thay đổi.

Mối quan tâm và tư tưởng giao dịch không thường xuyên mà Trump áp dụng với các nước đối tác và đối thủ cạnh tranh đã gây ra hậu quả cho việc quản lý liên minh của Hoa Kỳ ở Châu Á. Chẳng hạn thái độ ngập ngừng của chính quyền Trump khi can thiệp công khai vào những bất đồng chính trị giữa Tokyo và Seoul đã tạo cơ hội cho Trung Quốc can thiệp.

Thao hai tác giả, sự suy thoái trong quan hệ Nhật - Hàn gần đây có thể là do các sai lầm ngoại giao của Hoa Kỳ. Chẳng hạn, vào năm 2015, chính quyền Obama đã gây phẫn nộ cho xã hội dân sự Hàn Quốc khi phản đối việc Seoul chống lại Nhật Bản trong hồ sơ "gái giải sầu", coi đó là một mưu đồ rẻ tiền của những người theo chủ nghĩa dân tộc. Washington không phải gánh trách nhiệm hàn gắn những rạn nứt giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, nhưng Mỹ hoàn toàn có thể giúp hai bên giải quyết các bất đồng.

Các nước Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, với vị trí địa lý quan trọng về quân sự và thương mại, cũng do dự về quan điểm "tự do và cởi mở". Mặc dù các nước ASEAN, Ấn Độ, Sri Lanka, Maldives và thậm chí cả Pakistan đều phản đối chiến lược "chuỗi ngọc trai" của Trung Quốc nhằm mở rộng tuyến vận tải hàng hải đến tận Trung Đông và Châu Phi, nhưng sự lệ thuộc vào các chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế của Bắc Kinh khiến những nước này phải chọn cách trả lời linh hoạt và mơ hồ - vừa xoay trục khỏi Washington lại vừa hướng về Washington.

Hệ quả là khu vực có nguy cơ trở nên bất ổn hơn, nên trước tiên các quốc gia buộc phải đáp ứng nhu cầu của chính họ mà không theo một trật tự dựa trên các quy tắc gắn kết chặt chẽ.

Ở Biển Đông, trước những hành động khiêu khích không tương xứng của Trung Quốc, ASEAN vẫn cảnh giác về những hạn chế của Hoa Kỳ. Nhiều lãnh đạo, chẳng hạn tổng thống Philippines, Rodrigo Duterte, lo ngại phụ thuộc quá nhiều vào một cường quốc xa xôi mà các nhà phân tích quân sự trong khu vực ngày càng nghi ngờ.

Các cuộc đàm phán về quy tắc ứng xử (COC) giữa ASEAN với Trung Quốc càng không có lợi cho Hoa Kỳ. Việc Bắc Kinh yêu cầu hạn chế các cuộc tập trận quân sự chung với các cường quốc bên ngoài - nếu được chấp nhận - sẽ làm suy yếu các nỗ lực của ASEAN trong việc duy trì vai trò của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á.

Tình hình ở Nam Á cũng tương tự. Các cuộc giao tranh biên giới gần đây giữa Ấn Độ với Trung Quốc và xung đột giữa Ấn Độ với Pakistan tại Jammu - Cachemire đã khiến Ấn Độ ngả sang hợp tác quân sự mở rộng và chia sẻ thông tin tình báo với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, việc Donald Trump chỉ trích Ấn Độ về chủ nghĩa bảo hộ thương mại và có thái độ ngập ngừng trước những cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc lại thúc đẩy chính quyền New Delhi phải đề phòng.

Vì chính quyền Washington luôn ám ảnh về cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt với Trung Quốc, Hoa Kỳ bị nhiều nước Châu Á vừa và nhỏ chỉ trích là đang xa rời và vô cảm với họ.

Sự lo lắng này là một sai lầm. Mặc dù các nhà hoạch định chính sách của Châu Á và Hoa Kỳ có thể ngày càng tỏ ra đơn độc khi tập trung vào Trung Quốc, nhưng người Mỹ thường hướng tới một viễn cảnh rộng lớn trong khu vực. Công chúng Hoa Kỳ ít bận tâm về Trung Quốc hơn so với chính quyền Washington. Thái độ lạc quan của họ là do gần đây Hoa Kỳ có mức độ hợp tác cao với Ấn Độ - Thái Bình Dương về nhiều mặt.

Tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn có thể làm tốt hơn để cho thấy những nỗ lực của họ trong khu vực không hoàn toàn chỉ là nhằm chống lại Bắc Kinh. Trong bối cảnh những tác động của Trung Quốc đối với khu vực không phải đều mang tính tiêu cực, thì chính quyền Trump có thể làm nhiều hơn để hướng chính sách phát triển tới nơi mà các nguyên tắc quản lý bền vững và toàn diện trở thành bài thực hành chung.

Triển vọng mở rộng này sẽ đặc biệt có ý nghĩa cho những nỗ lực của Hoa Kỳ và đồng minh trong việc tài trợ phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng và nâng cao năng lực của các nước như Việt Nam và Cam Bốt, vốn bị xem là những con tốt về địa chính trị thời Chiến Tranh Lạnh. Quả thực là phản ứng của Washington về các tranh chấp phức tạp liên quan đến nước của các quốc gia ở hạ nguồn sông Mê Kông với các nước ở thượng nguồn như Trung Quốc, vốn liên quan đặc biệt đến các tác hại về môi trường và kinh tế của các dự án đập thủy điện, có thể đóng vai trò như một thước đo sự ủng hộ của Mỹ trong khu vực này.

Trong bối cảnh địa chính trị đa dạng và có nhiều xáo trộn của Ấn Độ - Thái Bình Dương, con đường hướng đến cách quản lý tốt sẽ còn nhiều khó khăn. Nhưng xét về dài hạn, sự hiện diện lâu dài của Hoa Kỳ ở Châu Á có thể thuyết phục được các quốc gia, vốn hoài nghi về một hệ thống dựa trên quy tắc, tạo điều kiện để ổn định chính trị và phát triển kinh tế bền vững.

Theo Elliot Silverberg Matthew Sullivan

Nguyên tác : Assessing Trump’s Indo-Pacific Strategy, 2 Years In, The Diplomat, 01/10/2019

Nguồn : RFI, 11/10/2019

Published in Diễn đàn

Mỹ : Chính quyền Trump phản công chống thủ tục truất phế tổng thống (RFI, 02/10/2019)

Sau quyết định của Hạ Viện Mỹ khởi động cuộc điều tra nhằm truất phế tổng thống, ông Donald Trump vào hôm qua 01/10/2019 đã tiếp tục phản ứng dữ dội.

trump1

Dân biểu đảng Dân Chủ Adam Schiff, trong một cuộc họp báo về thủ tục phế truất tổng thống tại Washington, ngày 25/10/2019. Reuters/Al Drago

Trong một thông điệp Twitter, ông tố cáo "một cuộc đảo chính" và dân biểu Adam Schiff, chủ tịch Ủy ban của Hạ Viện đặc trách điều tra, là phản quốc, cần phải bị truy tố trước tòa án. Ngoại trưởng Mike Pompeo thông báo nhân viên bộ Ngoại Giao sẽ không ra trả lời trước Ủy ban điều tra trong tuần này, bất chấp lệnh triệu mời của Hạ Viện.

Theo thông tín viên RFI tại Washington, Anne Corpet, đây là một quyết định trực diện đối đầu với Hạ Viện :

Đây chưa hẳn là việc hoàn toàn từ chối tuân lệnh, mà là một sự đối đầu trục tiếp : Ngoại trưởng Mỹ đã bác bỏ lịch trình mà các dân biểu đảng Dân Chủ áp đặt.

Trong bức thư gởi đến Hạ Viện, ông Mike Pompeo cho là lệnh triệu tập gởi đến các nhà ngoại giao là một nỗ lực nhằm hù dọa, sách nhiễu, và ngược đãi những chuyên viên lỗi lạc của bộ Ngoại Giao. Ông còn viết : Do những quan ngại quan trọng về mặt pháp lý và thủ tục, những buổi điều trần của các nhà ngoại giao ở Quốc Hội không thể bắt đầu vào ngày thứ Tư này.

Ủy ban điều tra Hạ Viện đã gởi trát đòi đến 5 nhân viên của bộ Ngoại Giao, những người được cho là có thể cung cấp thêm thông tin về quan hệ giữa chính quyền Trump và Ukraine. Cuộc điều trần đầu tiên dự kiến vào ngày thứ Tư này, liên quan đến cựu nữ đại sứ Mỹ tại Kiev.

Lãnh đạo của ba Ủy ban ở Hạ Viện đã nhanh chóng phản ứng. Trong một thông cáo, họ cho là ngoại trưởng phải chấm dứt ngay việc hù dọa nhân chứng để tự bảo vệ và bảo vệ tổng thống. Thông cáo còn nói thêm : Lãnh đạo ngành ngoại giao Mỹ là một nhân chứng trực tiếp trong cuộc điều tra và mọi nỗ lực ngăn chặn các cuộc điều trần ở Quốc Hội là phi pháp và là một bằng chứng về tội cản trở cuộc điều tra truất phế.

Tổng thống Trump cũng đã nhờ thủ tướng Úc giúp điều tra

Tai tiếng liên quan đến vụ ông Trump nhờ Ukraine điều tra về đối thủ Joe Biden chưa dứt, đã xuất hiện một vụ khác liên quan đến Úc.

Theo báo New York Times, ông Trump đã nhờ thủ tướng Úc Scott Morrison giúp bộ trưởng Tư Pháp Mỹ William Barr thu thập thông tin có thể góp phần phá hủy tín nhiệm dành cho công việc của công tố viên đặc biệt Mueller trong cuộc điều tra nghi vấn Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016.

Thủ tướng ÚC Scott Morrison vào hôm nay, 02/10/2019, đã giảm nhẹ tầm quan trọng của việc tổng thống Mỹ nhờ vả, cho biết rằng đó chỉ là một "trao đổi ngắn và không quan trọng", ông Trump chỉ muốn có "một đầu mối liên lạc" trong nội bộ chính quyền Úc, để tiến hành một cuộc điều tra mà tổng thống Mỹ hy vọng tìm thấy những yếu tố bác bỏ những luận điểm cho rằng Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ.

Ông Morrison cho đây là một việc chia sẻ thông tin bình thường giữa hai đồng minh, và Mỹ là đồng minh chiến lược của Úc. Ông cho biết rất "vui" khi được giúp tổng thống Mỹ và ông không bao giờ làm gì đi ngược lại quyền lợi của Úc.

Thủ tục truất phế giúp Tổng thống Trump huy động được hàng triệu đô la

Khi đối đầu với đảng Dân Chủ trong cuộc điều tra truất phế, tổng thống Mỹ và ê kíp của ông còn chuẩn bị huy động tiền đóng góp của những người ủng hộ ông.

Một clip video đã được tung ra vào tuần qua, đúng vào lúc khởi đầu thủ tục truất phế. Người ta thấy các dân biểu đảng Dân Chủ đòi truất phế tổng thống và ông Trump trả lời "Đã đến lúc chấm dứt sự phi lý này", và ngay sau đó clip video chuyển qua một số điện thoại để quyên góp tiền.

Video này nằm trong kế hoạch phản công của Nhà Trắng : 65 triệu email đã được gởi đi, cũng như 12 triệu thông điệp điện thoại với nội dung "Đây là cuộc truy bắt phù thủy, Tổng thống cần các bạn".

Chỉ trong hai ngày, chiến dịch đã thu về 8,5 triệu đô la, với 50.000 nhà hảo tâm mới được ghi nhận. Trong những tuần lễ tới đây, những người ủng hộ còn sẽ tiếp tục được mời quyên góp thêm.

Mai Vân

**************

Luận tội Trump : trách nhiệm hay canh bạc của Đảng Dân chủ ? (VOA, 01/10/2019)

Đảng Dân ch có trách nhim tiến hành lun ti Tng thng M Donald Trump mc dù hành đng này có th đem đến cho h rt nhiu ri ro chính tr, các nhà phân tích nhn định.

donald1

Tổng thng Donald Trump và người tương nhim Volodymyr Zelensky đã có cuc đin đàm gây tranh cãi

Chủ tch H vin Hoa Kỳ, bà Nancy Pelosi, hôm 24/9 loan báo Đng Dân ch đã bt đu chính thc điu tra lun ti Tng thng Donald Trump v nhng cáo buc rng ông c gng gây áp lc vi Tng thng Ukraine đ điu tra ông Joe Biden, mt ng c viên Tng thống 2020 bên Đng Dân ch.

Trước đó, nhiu nhân vt bên Đng Dân ch tng kêu gi xúc tiến tiến trình lun ti Tng thng Cng hòa Donald Trump sau khi báo cáo điu tra ca Công t viên Đc bit Robert Mueller dùkhông kết lun rng ông Trump đã phm tội cản tr công lý nhưng không minh oan cho ông Trump v ti danh này. Tuy nhiên, các lãnh đo Dân ch đã không đáp ng li kêu gi lúc đó vì nhng ri ro tim tàng đi vi h trong mùa bu c sp ti.

‘Cực chng đã’

Lần này, Đng Dân ch theo đui lun ti ông Trump vì bị buc vào thế ‘cc chng đã,’ theo bà Ông Thy Như Ngc, Tiến sĩ Chính tr hc và hin là ch nhim t báo Viet Tide tiu bang California.

"Nếu h không lun ti thì h s b cho là tiếp tc bao che cho các hành vi không trong sáng ca ông Trump vì đã có người trong ni b t cáo ra", bà Ngc nói và nhc li rng lâu nay Đng Dân ch vì lo ngi hu qu chính tr nên không thc hin đàn hc ông Trump vì h biết là ‘kết qu s không đi đến đâu’.

"Từ đu đến gi Đng Dân ch đã rt do d, nhưng nếu chiếu theo nhng gì đã trưng ra trong bn báo cáo thì h cũng không còn cách nào khác", bà gii thích. "Đã là đng đi lp thì phi soi mói tng chút mt đng cm quyn".

"Bi
ết là ri ro nhưng h vn phi làm vì đó là nhim v ca h trong mt đt nước có th chế dân ch kim soát ln nhau", bà nói thêm.

Quyết đnh ca Đng Dân ch có th b phe Cng hòa cáo buc là ‘bôi nh ông Trump đ giành li thế trong kỳ bu c sp ti’, nhưng ‘nhìn chung ông Trump s không b nh hưởng bao nhiêu (t vic lun tội này) tr phi b trut phế,’ Tiến sĩ Ngc nói v tác đng đi vi ông Trump. "Điu này không làm suy suyn s ng h trong nhóm c tri ca Trump mà ch làm h ng h thêm thôi".

Tuy nhiên, trong nền chính tr M khi mà các c tri luôn có xu hướng bu c theo đng phái bt k ng viên hay vn đ gì (tc là khi Dân ch luôn bu cho Dân ch còn khi Cng hòa luôn bu cho Cng hòa) thì vic lun ti này có th lay đng khi c tri trung dung vn đóng vai trò quyết đnh trong bt c kỳ bu c Tng thng nào, Tiến sĩ Ông Thy Như Ngc phân tích thêm và cho rng quá trình lun ti cũng có th có li cho mt s v dân c ca Đng Dân ch đi din cho nhng đa phương mà c tri đó có tiếng nói mnh m đòi lun ti.

Nên hay không nên luận ti ?

Trên trang mạng news24, Timothy J. Lynch, Phó Giáo sư v Chính tr M ti Đi hc Melbourne, Úc đưa ra 8 lý do không nên và 3 lý do Đng Dân ch nên lun ti ông Trump.

Luận ti Trump vn còn đy ri ro đi vi Đng Dân ch. H b mt Tng thng đương nhim cũng ging như là qu bom ht nhân trong chính tr M, ông Lynch nhn đnh.

Dưới đây là tám ri ro mà Đng Dân ch không nên lun ti Tng thng Trump, theo phân tích của Phó Giáo sư Lynch :

1. Sẽ không thành

Có đủ đng viên Dân ch ti H vin đ b phiếu yêu cu lun ti ca Trump. Ch cn mt đa s ti thiu là cn thiết đ bt đu quy trình lun ti và hin có 225 dân biu Dân ch trong H vin gm 435 ghế.

Tuy nhiên, Đảng Dân ch không có đ ghế Thượng vin đ phán quyết rng ông Trump có ti. Phi cn đến 2/3 trong s 100 thượng ngh sĩ (hoc 67 v, tc ‘siêu đa s’) b phiếu là Trump có ti đ trut phế ông – nhưng ch có 46 Thượng ngh s Dân ch.

Thậm chí nếu n mt s Thượng ngh s Cng hòa cũng v phe Dân ch thì li thế v s phiếu vn đng v phía Trump.

Thách thức ln nht đi vi đng Dân ch là liu mt Thượng vin không thiên v v tư pháp có th hành đng mà không quan tâm đến li ích đng phái hay không. Có rất ít bng chng trong lch đương đi hoc trong lch s M cho thy điu đó.

2. Trump đã miễn dch ?

Ông Trump đã phạm rt nhiu li lm nh đến mc không ti li ln nào chm đến ông được. Ông đã tr nên lão luyn trong vic né tránh các cáo buc hình sự đng thi gi chúng là mt phn ca cuc săn phù thy, tc truy bc chính tr, ca Đng Dân ch.

Khoảng thi gian và sc lc ln b vào cuc điu tra ca Công t viên Đc bit Robert Mueller đã tht bi trong vic đưa ra mt trng ti mà bà Pelosi tự tin là đáp ng được yêu cu ca Hiến pháp v lun ti.

Diễn biến Ukraine tht ra có th là mt bước ngot, nhưng cho đến khi xy ra v Ukraine chưa có vi phm nào ca ông Trump có th dn đến lun ti.

3. Chưa phi là hành vi đáng đ lun ti rõ ràng

Theo Hiến pháp M, hành vi đáng đ lun ti là :

"Tổng thng, Phó Tng thng và tt c các viên chc dân s ca Hoa Kỳ, s b cách hết chc trách nếu b lun ti và kết ti v các ti : phn quc, hi l, hoc các ti và hành vi sai trái nghiêm trng khác (Điu II, Mc 4)".

Các luật sư ca Trump s thách thc mi n lc nhm khc ha ‘bin pháp ngoi giao’ ca Trump vi nhà lãnh đo Ukraine là đã đến ngưỡng ‘các ti và hành vi sai trái nghiêm trng’.

4. Giúp Trump tái sinh ?

Nếu n lc lun ti ca đng Dân chủ dẫn đến kết qu là ông Trump được tha bng ti Thượng vin, kết qu cho Đng ca bà Pelosi s không phi là mt Tng thng suy yếu, mà trái li là mt Tng thng thêm mnh bo.

Khi Hạ vin ca Đng Cng hòa lun ti Tng thng Bill Clinton hi năm 1998, ngay sau đó ông được Thượng vin phán x là không có ti. Hai năm ti v cui cùng ca ông, bt chp s xu h ca v bê bi Monica Lewinsky, li là khong thi gian n tượng nht ca ông.

Ông đã giải phóng Kosovo khi người Serbia và được cho là có công làm kinh tế M bùng n. Khi ri chc, ông y là mt trong nhng Tng thng được lòng dân nht trong lch s M.

5. Nhớ đến Brexit

Nước Anh hin đang bế tc bi vì ý chí dân ch ca đa s c tri đang b th chế chính tr vn không thích cách h b phiếu t chi thc hin.

Không khó tưởng tượng s tương đng này M : nếu gii tinh hoa chính tr Washington loi b thành công mt Tng thng M được bu hp pháp, nó s thúc đy mt quc gia đã b phân cc thành quc gia hướng đến cuc chiến văn hóa.

Sẽ tt hơn cho Đảng Dân ch nếu h tìm cách đánh bi ông Trump phòng phiếu vào năm 2020.

Nếu Trump ri khi Nhà Trng theo con đường bình thường này, nhng người ng h ông s không th lp lun ông y đã b lt đ bng các bin pháp chính tr-tư pháp mà là quá tiến trình dân chủ lp hiến thông thường.

6. Đảng Dân ch cn lp li trt t trong chiến lược bu c

Thay vì tiến hành mt cuc chiến lun ti, Đng Dân ch nên gii quyết các vn đ giúp cho Trump vươn đến quyn lc ngay t đu.

Ông ấy ch là triu chng, chứ không phi nguyên nhân, ca s bt mãn văn hóa ca nhng người M da trng vn là dân lao đng vn cm thy b Đng Dân ch b rơi. Vic lun ti s làm tăng s bt mãn đó. Ông Trump s mnh m tuyên b rng đó là bng chng cho thy Đng Dân ch không còn quan tâm gì đến các c tri lao đng na.

7. Luận ti không được lòng dân

Vẫn chưa có s đng thun mnh m trong nước rng lun ti là điu đúng đn. Điu này có th thay đi khi gi đây người M đã được thy bn ghi v cuc đin đàm ca ông Trump vi Tng thng Ukraine.

Nhưng trước khi Quc hi chc chn có s đng thun quc gia như vy, h cn phi thn trng.

8. Trump thích so găng

Ông Trump vững vàng bng cách khiêu khích các k thù. Và ông y s tiếp tc tn hưởng nhng đc quyn ca mt Tng thng ngay c khi chiếc lưới lun ti đang siết cht xung quanh ông. Ông s đ ra nghị trình và đóng vai nn nhân. Ông y là bc thy v điu này.

Đảng Dân ch, ngay c khi h nm trong tay đo đc và lut pháp, có th không kham ni công vic này.

Luận ti là điu ông Trump mun đng Dân ch làm. Nó s giúp cho chính quyn thường xuyên hỗn lon và ln xn ca ông y có trng tâm và mc đích.

Về 3 lý do Đng Dân ch nên lun ti ông Trump, theo Phó Giáo sư v Chính tr M Timothy Lynch :

1. Đúng về mt đo đc

Trong cuộc gi đin đàm, ông Trump đã làm m đi ranh gii gia li ích quc gia và lợi ích ca riêng ông trong cuc bu c. Yêu cu mt nhà lãnh đo nước ngoài bôi bn đi th chính tr ca mình có th đáng b khin trách và có th b lun ti.

2. Về mt pháp lý, đây là yêu cu ca nn pháp tr

Elijah Cummings, Chủ tch y ban Giám sát Hạ vin, đã trình bày quan đim này hi tháng Tư rng : "Ngay c khi chúng ta không thng, tôi nghĩ rng lch s s mm cười vi chúng ta vì đã đng lên bo v Hiến pháp".

3. Nó có ý nghĩa về mt chính tr

Ngay cả khi Trump không b cách chc sau khi bị luận ti, quá trình này s khiến ông khn kh trong thi gian còn li ca nhim kỳ. Ông y s không th theo đui các chính sách mà t lâu Đng Dân ch đã không thích.

Do đó, là chiến lược bu c, lun ti có th mang li li ích nào đó cho Đng Dân ch. Đến tháng 11 năm 2020, c tri có th đã quá mt mi vi toàn b s vic nên h s b phiếu đ thay đi - và khiến cho mt s ng viên Cng hòa phi ra đi.

Nó cũng sẽ tiếp sc cho khi c tri Dân ch và giúp cho Đng này có s tp trung mà nh đó h có th tránh làm tổn thương ln nhau.

*****************

Thủ tục truất phế Trump : Thượng Viện Mỹ không thể phản đối (VOA, 01/10/2019)

Lãnh đạo phe Cộng hòa chiếm đa số tại Thượng Viện, ông Mitch McConnell ngày 30/09/2019 tuyên bố ông có lẽ sẽ không có một chọn lựa nào khác ngoài việc cho phép mở thủ tục phế truất.

donald2

Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng, ngày 30/09/2019. Reuters/Leah Millis

Phát biểu này được đưa ra sau khi Hạ Viện do đảng Dân Chủ kiểm soát, vừa bỏ phiếu thông qua thủ tục buộc tội tổng thống Donald Trump. Đồng thời, ba ủy ban Hạ Viện đã yêu cầu luật sư riêng của ông Donald Trump, Rudy Giuliani phải chuyển toàn bộ các tài liệu có liên quan đến việc gây áp lực với tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky mở điều tra nhắm vào Joe Biden.

Vụ tai tiếng "Ukrainegate" giờ còn thêm rắc rối với việc báo chí Mỹ tiết lộ nhiều thông tin bất lợi cho chủ nhân Nhà Trắng, theo đó dường như tổng thống Mỹ còn yêu cầu thủ tướng Úc cung cấp thông tin để bôi nhọ cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt Robert Mueller và các cơ quan tình báo Mỹ.

Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet cho biết thêm :

"Theo tờ New York Times, tổng thống đã đề nghị thủ tướng Úc giúp bộ trưởng Tư Pháp Mỹ tập hợp các thông tin có khả năng làm mất uy tín công tác điều tra của công tố viên đặc biệt Mueller. Bản ghi lại nội dung cuộc gọi này đã cất giữ trong một hệ thống tin học bí mật giống như cuộc trao đổi tai tiếng giữa tổng thống Trump và đồng nhiệm Ukraine.

Ông Donald Trump cho rằng báo cáo Mueller đã xóa trắng án cho ông, nhưng nguyên thủ Mỹ vẫn bị ám ảnh bởi cuộc điều tra này, mà theo ông, đã hủy hoại hai năm đầu nhiệm kỳ của ông. Việc Nga can thiệp vào chiến dịch tranh cử của ông đã được các cơ quan tình báo Mỹ xác nhận, và tổng thống muốn chứng minh rằng những cơ quan này trước hết muốn tìm cách làm hại sự nghiệp chính trị của ông.

Còn theo tờ Washington Post, bộ trưởng Tư Pháp dường như có tham gia vào công việc phá hoại này… Ông rất có thể đã đi đến Ý và Anh Quốc để có được những thông tin có thể gây tổn hại cho công việc của các cơ quan tình báo.

Nếu như những thông tin này được xác nhận, những tiết lộ mới này sẽ lại là một vố đau mới cho Donald Trump : Chúng cho phép khẳng định rằng tổng thống Mỹ đã sử dụng quyền lực ngoại giao Mỹ để phục vụ cho lịch trình chính trị cá nhân ông".

Minh Anh

*********************

Trump đề nghị bắt Chủ tịch Ủy Ban Tình báo Hạ viện tội ‘phản quốc’ (VOA, 30/09/2019)

Hôm 30/09, Tổng thng M Donald Trump đáp trả các nhà lp pháp dn đu cuc điu tra lun ti ông khi đ ngh bt Dân biu Adam Schiff, Ch tch Ủy ban Tình báo H vin, vì ti phn quc, theo Reuters.

donald3

Dân biểu Adam Schiff, Ch tch Ủy ban Tình báo H vin Hoa Kỳ.

Đề ngh trên có th làm dy lên ch trích nhm vào ông Trump, liên quan đến mt cuc đin đàm, trong đó ông yêu cầu Tng thng Ukraine Volodymyr Zelenskiy điu tra đi th ca Đng Dân ch, Joe Biden, và con trai ông, Hunter Biden.

Cuộc đin đàm này b mt nhân viên tình báo Hoa Kỳ t cáo, làm tăng thêm lo ngi liu Tng thng Trump có tìm cách tn dng vic cp vin tr cho Ukraine đ phc v cho mt li ích chính tr hay không.

"Dân biểu Adam Schiff đưa ra nhng tuyên b ba đt và ti t, làm như th đó là li ca tôi trong cuc đin đàm vi Tng thng Ukraine, sau đó đc công khai trước quc hi và người dân M. Nó hoàn toàn không liên quan ti nhng gì tôi nói trong cuc đin đàm. Có nên bt ông y v ti phn quc ?" Tng thng Trump viết trên Twitter hôm 30/09.

Tổng thng Trump đ kích các đi th chính tr k t khi phe Dân ch H vin hôm 24/09 tuyên bố s theo đui mt cuc điu tra lun ti.

Ông đánh đồng người t giác và các quan chc Nhà Trng cung cp thông tin cho người t giác vi người làm gián đip, và đ ngh x h phm ti phn quc.

Cũng theo Reuters, Tổng thanh tra giám đc cơ quan tình báo quốc gia xem khiếu ni ca người t giác là đáng tin cy và khn cp, trong khi mt sĩ quan tình báo hàng đu ca Hoa Kỳ nói rng người t giác đã hành đng có thin chí.

******************

Phe Dân chủ ‘quyết tâm tìm hiểu’ cuộc điện đàm giữa Tổng thống Trump và ông Putin (VOA, 30/09/2019)

Quốc hi Hoa Kỳ s quyết tâm tiếp cn các bn ghi cuc gi gia Tng thng Donald Trump vi Tng thng Nga Vladimir Putin và các nhà lãnh đo thế gii khác, Reuters đưa tin hôm 30/09, dn li Ch tch y ban Tình báo H vin Hoa Kỳ Adam Schiff.

donald4

Dân biểu Adam Schiff, Ch tch y ban Tình báo H vin.

Hôm 29/09, ông Schiff, thành viên đảng Dân ch, nói trên chương trình Gặp g báo chí của đài NBC : "Tôi nghĩ rng nhu cu ti quan trng đây là bo v an ninh quc gia ca Hoa Kỳ và xem liu trong các cuc đin đàm vi các nhà lãnh đo thế gii khác - và đc bit là với ông Putin – Tng thng (Trump) có gây tn hi an ninh ca chúng ta theo cách mà ông nghĩ có li v mt cá nhân cho chiến dch tranh c ca ông".

Vào tuần trước, H vin do phe Dân ch lãnh đo đã chính thc công b tiến hành mt cuc điu tra lun ti Tổng thng Trump sau khi xut hin t cáo ca môt người trong gii tình báo Hoa Kỳ rng ông đã gây nh hưởng vi Ukraine đ can thip vào cuc bu c năm 2020 vì li ích chính tr ca riêng mình.

Người t cáo trích dn mt cuc đin đàm, trong đó ông Trump yêu cầu Tng thng Ukraine Volodymyr Zelenskiy m cuc điu tra v cu Phó Tng thng Joe Biden, mt nhà lãnh đo trong s các ng c viên Dân ch đang tìm cách thách thc ông Trump trong mùa bu c tng thng năm 2020 và con trai ông là Hunter Biden. Ông Hunter Biden từng là mt thành viên trong ban lãnh đo mt công ty du khí Ukraine.

Về phn mình, ông Trump, trong mt lot các thông tin trên Twitter vào ti ngày 29/09, viết rng ông mun "gp g" người t giác và người đã "cung cp thông tin bt hp pháp này" cho người t giác.

"Có phải người này đã do thám Tng thng Hoa Kỳ ? Các hu qu ln !" ông Trump viết.

"Tôi muốn ông Schiff b thm vn cp đ cao nht v ti Gian ln & Phn quc", ông Trump viết thêm.

Cho đến nay danh tính người t giác vn chưa không được tiết l.

Cuộc gi đin thoi vào ngày 25/07 ca ông Trump vi nhà lãnh đo Ukraine din ra ngay sau khi Hoa Kỳ đóng băng gn 400 triu đôla vin tr cho Ukraine, khiến xut hin lo ngi rng Tng thng Trump s dng ngân qu được Quc hi phê duyệt đ làm đòn by phc v cho cho li ích chính tr cá nhân ca ông.

Ông Schiff nói trên đài NBC : "Nếu nhng cuc trò chuyn vi ông Putin hoc vi các nhà lãnh đo thế gii khác được sp xếp li trong cùng mt tp tin đin t, có nghĩa đó là hành đng bí mật… nếu có n lc che giu nhng điu đó thì chúng tôi quyết tâm tìm hiu".

Trong khi đó, theo Reuters, Điện Kremlin nói rng các cuc đin đàm gia ông Trump và Tng thng Putin ch có th được công b vi s đng ý ca Moscow.

Ông Schiff nói thêm rằng Ủy ban tình báo H vin đã đt được tha thun vi người t giác đ người này xut hin trước y ban. Ngoài ra, ông Schiff Schiff nói rng ông hy vng người t giác s sm xut hin.

Tuy nhiên, ông Mark Zaid, luật sư ca người t giác, viết trên Twitter rằng nhóm pháp lý đang làm vic vi c hai bên trong Quc hi và "chúng tôi hiu rng vic tt c các bên đu đng ý rng vic bo v danh tính ca người t giác là điu ti quan trng". Ông Zaid cho biết, hin vn chưa đt được mt tha thun nào và cũng chưa n đnh thi gian đ người t giác "liên lc" vi Quc hi.

Trong khi đó, hôm 29/09, Cố vn Nhà Trng Stephen Miller đã ch trích phe Dân ch, cáo buc người t giác là mt phn trong âm mưu "bí mt" nhm chng li Tng thng Trump.

"Tôi nhận biết s khác biệt gia mt người t giác và đip viên bí mt. Đây thc s là mt đip viên "bí mt", ông Miller nói vi đài Fox News hôm 29/09.

Published in Quốc tế

Những ngày này, báo chí và dư luận Hoa Kỳ lại rộ lên tin tức về việc Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đích thân thông báo điều tra luận tội Tổng thống Donald Trump.

trump0

Các nhà hoạt động muốn luận tội Tổng thống Donald Trump trước tòa nhà Trump Tower, New York. (Hình : AP Photo/J. Scott Applewhite)

Không phải lần đầu tiên, việc luận tội hay những cáo buộc đối với Tổng thống Trump được đặt ra.

Trước khi bước chân vào Tòa Bạch Ốc, ứng cử viên Donald Trump đã đối diện hàng loạt những cáo buộc về rất nhiều vấn đề, từ cuộc sống riêng tư, từ lời nói, hành động, đến hoạt động kinh doanh.

Thậm chí, có những lúc, nếu qua phương tiện truyền thông, người ta thấy rằng có lẽ chỉ có những kẻ điên mới có thể bầu một con người như vậy lên làm tổng thống Hoa Kỳ. Thế nhưng, lựa chọn cuối cùng của người dân Hoa Kỳ vẫn là Donald Trump.

Ngay sau khi vừa được bầu làm tổng thống, ông Trump đã phải đối diện với hàng loạt những cáo buộc trong mối quan hệ với Nga trong chiến dịch tranh cử năm 2016. Những cáo buộc rộ lên khi công tố viên đặc biệt Robert Mueller công bố báo cáo điều tra nói rằng có nhiều lần Tổng thống Trump bị cho là tìm cách cản trở công lý.

Kết luận cuộc điều tra, ông Mueller từ chối không nói ông Trump phạm tội "ngăn cản công lý" hay không mà để cho Bộ trưởng tư pháp William Barr quyết định. Rồi sau đó, bộ trưởng tư pháp kết luận : Tổng thống không ngăn cản công lý.

Những sự kiện này xảy ra dồn dập và cao điểm vào những ngày Tổng thống Trump đang tham dự cuộc hội đàm Mỹ-Bắc Hàn tại Việt Nam. Điều này khiến cho những người theo dõi câu chuyện thấy một điều : Phải có tinh thần thép khi cùng lúc đối diện với những vấn đề quốc gia đại sự, những vấn đề quốc tế căng thẳng và nóng bỏng, đồng thời phải liên tiếp đối phó với những vấn đề chính trong nội bộ hệ thống chính trị nước Mỹ, mới có thể trụ lại được ở cái tuổi hơn 70 của ông.

Và rất nhiều những vấn đề liên tiếp sau đó được đảng đối lập đưa ra, cũng như hệ thống truyền thông, khi tất cả những dòng twitter, những câu nói của ông được soi rất kỹ càng và diễn giải theo chủ quan của mỗi người.

Và nay, ông Trump lại trở thành một chủ đề nóng, bị cáo buộc rằng ông đã gây sức ép với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky mở cuộc điều tra về tội tham nhũng đối với cựu Phó Tổng thống Joe Biden và con trai ông Biden. Ông Biden đang được xem là ứng viên dẫn đầu phe Dân Chủ trong cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc năm 2020.

Và cuối cùng Hạ viện đang bắt đầu tiến điều tra luận tội Tổng thống Trump.

Nhiều báo chí, nhiều nhà phân tích cho rằng việc luận tội tổng thống lần này, nếu có, cũng sẽ khó có thể đi đến kết quả hạ bệ ông như mong muốn của phe Dân Chủ.

Theo nhiều nhà phân tích thời sự, việc này nếu có, chỉ tác động phần nào đến uy tín của những ứng cử viên cho cuộc đua vào chức chủ nhân Tòa Bạch Ốc năm 2020.

Thế nhưng, tác dụng và tác hại của nó ra sao, thì đang còn là một ẩn số. Bởi chưa hẳn kẻ cầm dao là có thể khẳng định được rằng mình không bị đứt tay.

Ba năm cầm quyền, đứng đầu một quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, mỗi lời nói, cử chỉ và hành động từ chức vụ này đều có tác động mạnh mẽ đến cả thế giới, từ kinh tế, tài chính, chính trị… Tổng thống Donald Trump đã có nhiều phát ngôn gây sốc.

Thế nhưng, nhìn lại những việc mà ông đã làm, người ta phải công nhận rằng ông đã kiên trì thực hiện bằng mọi cách lời hứa khi ứng cử của mình.

Dù có thể những điều ông làm, những gì ông thực hiện không được sự ủng hộ của tất cả mọi người, nhất là những người đối lập của ông tìm mọi cách cản trở. Cũng có thể vì những điều đó không phù hợp với suy nghĩ của những người đó, thậm chí là còn bị cáo buộc rằng đi ngược lại nhiều thói quen, nhiều cách hành xử truyền thống.

Thế nhưng, ông Donald Trump vẫn kiên trì thực hiện những lời hứa, mà vì nó, ông được người dân Hoa Kỳ chọn vào chiếc ghế quyền lực này.

Trên lĩnh vực đối ngoại, nhiều thay đổi của Tổng thống Trump đã làm cả thế giới phải sững sờ và kinh ngạc như việc rút khỏi những hệ thống, công ước, những vị trí cũng như những hiệp định mà các đời tổng thống trước đó đã dày công xây dựng.

Không thiếu những tiếng phản đối và công kích.

Điều người ta thấy rõ ràng nhất là chính sách của Hoa Kỳ dưới thời của Tổng thống Trump đối với Trung Hoa cộng sản.

Từ một quá trình dài nuông chiều, e ngại và thậm chí phớt lờ những hành động mập mờ, gian dối, những âm mưu của Trung Quốc, dưới thời Donald Trump, mọi việc đã thay đổi.

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung là một trận chiến công khai đầu tiên với Trung Quốc, và mục đích không chỉ là việc cân bằng cán cân thương mại hoặc vấn đề kinh tế đơn thuần. Mà đằng sau đó, là nhắm vào một đất nước do đảng cộng sản độc tài cai trị với âm mưu bành trướng khắp thế giới, nhằm chiếm ngôi vị đứng đầu thế giới mà hiện nay Hoa Kỳ đang nắm giữ.

Và chắc không cần phải nói nhiều, người ta cũng rất dễ tưởng tượng được hậu quả sẽ ra sao, thế giới sẽ như thế nào nếu Trung Quốc soán ngôi vị của Hoa Kỳ, trở thành lãnh đạo cả thế giới theo ý họ.

Một đất nước Trung Quốc với hơn 1 tỷ người dân, nhưng chính sách của nhà cầm quyền ở đây thể hiện rất rõ tính chất của một chế độ vô thần, phản dân chủ và tàn bạo đối với ngay chính người dân của mình. Hàng triệu người dân Tân Cương, Tây Tạng bị biến thành tù nhân, hàng ngàn người có thể bị giết tàn bạo một lúc bất chấp tất cả… đã nói lên bản chất của một chế độ.

Trên bình diện quốc tế, khi mới bắt đầu tích cóp được một phần nào tiền của từ sự khai tác cạn kiệt tài nguyên, bóc lột người dân đến mức thậm tệ, nhà cầm quyền Trung Quốc đã ngay lập tức thực hiện mưu đồ bành trướng, chiếm cướp, xâm lược với hầu hết quốc gia láng giềng… đã cho thấy những viễn cảnh đen tối ra sao nếu quyền lực thuộc về Bắc Kinh.

Trong cuộc chiến nào, dù là chính nghĩa thì cả hai bên đều phải chấp nhận những tổn thất nhất định.

Thế nhưng, nhìn lại hơn một năm cuộc thương chiến Mỹ-Trung, nền kinh tế Trung Quốc từ những bước phát triển thần tốc đã bắt đầu thể hiện sự lao đao không thể chống đỡ. Những bước sụt giảm nền kinh tế Trung Quốc đã bắt đầu phát huy những hệ lụy nội bộ mà nhà cầm quyền phải đối mặt về sự bất ổn, về những nguy cơ lớn, thậm chí ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ và cả sự thống nhất tạm bợ hiện tại.

Trong khi đó, nền kinh tế Hoa Kỳ vẫn tiếp tục giữ vững mức độ 10 năm phát triển liên tiếp.

Ba năm, kể từ khi lên cầm quyền, với quyết tâm "Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại", với kinh nghiệm thương trường dày dạn của một tỷ phú, kết hợp với quyền lực được giao, Tổng thống Donald Trump đã làm cho tình hình không chỉ nước Mỹ, mà cả thế giới có nhiều biến động và thay đổi.

Những điều đó ghi nhận một giai đoạn đổi khác của nước Mỹ khi được lãnh đạo bởi một con người đặc biệt.

Bởi nước Mỹ có nhiều tổng thống, nước Mỹ cũng có nhiều tỷ phú. Nhưng, một tỷ phú làm tổng thống nước Mỹ, thì đến nay chỉ có một. 

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Nguồn : Người Việt, 28/09/2019

Published in Diễn đàn
samedi, 28 septembre 2019 17:56

Đàn hặc hay không đàn hặc ?

Ngày thứ Ba 24/9, bà Nancy Pelosi nói sẽ bắt đầu việc điều tra để đàn hặc (impeachment) Tổng thống Donald Trump, sau vụ ông Trump điện thoại cho Tổng thống Volodymyr Zelensky, đề cập tới việc điều con trai cựu Phó Tổng thống Joe Biden về một vụ tham nhũng ở xứ Ukraine nhiều năm trước đây.

impeach1

Các nhà hoạt động muốn luận tội Tổng thống Donald Trump. (Hình : AP Photo/J. Scott Applewhite)

Theo thiển ý, bà chủ tịch Hạ viện không nên đàn hặc ông Trump ! Cứ bắt đầu cuộc điều tra nhưng không đi đến chỗ cuối cùng !

Bởi vì đàn hặc là một hành động chính trị, mặc dù bên ngoài trông giống như một vụ điều tra hình sự, truy tố và buộc tội trước tòa án.

Bị đàn hặc cũng giống như bị đưa ra tòa. Nhưng các nhà lập hiến Mỹ muốn phân biệt nên không dùng từ "indictment" tức là lên án, truy tố như công việc của các biện lý ; mà họ sử dụng chữ "impeachment" để cho thấy tầm quan trọng. "Impeachment" là một thủ tục đặc biệt ghi trong hiến pháp nước Mỹ, dành cho những người giữ chức vụ cao nhất trong guồng máy hành pháp, lập pháp và tư pháp. Trong sử Việt Nam thường nói đến các quan ngự sử có quyền đàn hặc, hay đàn hạch quan lại, có khi đàn hạch cả vua chúa, tương đương với hành động "impeach" này.

Hiến pháp Mỹ quy định Hạ viện đóng vai trò đàn hặc, tức là viết bản cáo trạng. Thượng viện đóng vai xử án xem đương sự đáng kết án và phải từ chức hay không.

Nhưng tự bản chất, đàn hặc mang tính chất chính trị chứ không mang phải là pháp lý. Quốc hội, vì quyền lợi quốc gia có quyền tố cáo tội trạng một tổng thống, hay một bộ trưởng, một đại biểu hay quan tòa, nhưng Quốc hội không có bổn phận phải đàn hặc nếu họ không thấy cần.

Vì đàn hặc là một hành động chính trị, cho nên nên được xét đoán với tiêu chuẩn chính trị : Đàn hặc Tổng thống Donald Trump trong thời gian này có ích lợi cho nước Mỹ hay không ? Nói riêng với bà Nancy Pelosi thì câu hỏi là : Đàn hặc ông Trump có lợi hay chỉ tai hại cho đảng Dân chủ ?

Trong thời gian tới, hai phe, những người ủng hộ ông Trump và những người chống ông sẽ tranh cãi xem ông Trump có làm gì để đáng bị đàn hặc hay không. Nhưng chúng ta có thể không cần đề cập đến chuyện này mà bàn ngay về lợi, hại chính trị của việc đàn hặc !

Trước hết, đối với đảng Dân chủ, đàn hặc là một con dao hai lưỡi, không chắc đã hạ được đối thủ mà sẽ chỉ tự làm chính mình bị thương.

Hiện có 235 dân biểu Hạ viện thuộc đảng Dân chủ, 198 người là Cộng hòa, bà Pelosi có thể huy động đủ đa số dân biểu đồng ý đàn hặc ông tổng thống. Nhưng sau đó vấn đề được đưa lên Thượng viện quyết định thì chắc ông Trump sẽ nắm phần thắng.

Ông Mitch McConnell, trưởng khối đa số ở Thượng viện, người luôn luôn ủng hộ ông Trump, có thể bỏ qua, không đưa đề tài này vào chương trình nghị sự ! Ông đã từng làm như vậy rồi, năm 2016, khi ông không đem bàn đề nghị đưa Thẩm phán Merrick Garland vô Tối cao Pháp viện ; rồi cho chìm xuồng luôn !

Nếu Nghị sĩ McConnel chịu đem vấn đề đàn hặc ra bàn, thì, khi Chánh án tối cao Pháp viện John Roberts chủ tọa, phải có 67 nghị sĩ đồng ý mới đủ để kết tội. Đảng Cộng hòa đang chiếm đa số 53-45 trong Thượng viện sẽ không bao giờ muốn cách chức ông tổng thống !

Trong lịch sử đã có hai tổng thống Mỹ bị Hạ viện đàn hặc rồi được Thượng viện tha bổng, đó là Bill Clinton năm 1999 và Andrew Johnson năm 1868. Năm 1974, Tổng thống Richard Nixon chỉ từ chức trước khi bị đàn hặc vì biết chắc chắn các đại biểu Cộng hòa cũng bỏ rơi mình. Hiện nay, các đại biểu Cộng hòa cần ông Trump hơn là ông Trump cần họ.

Cho nên, đối với bà Nancy Pelosi và các ứng cử viên đảng Dân chủ năm 2020, đàn hặc là một canh bạc rất tốn tiền mà biết chắc cuối cùng sẽ phải thua. Ông chủ sòng có thể ngồi yên không làm chi cả cũng thắng lớn !

Nhưng chắc chắn ông ta không ngồi yên. Trong suốt thời gian thủ đô Mỹ tràn ngập chuyện đàn hặc hay không đàn hặc, ông Donald Trump sẽ lên tiếng công kích giới Thượng lưu Washington đang tìm cách "lật đổ" ông, một người đại biểu cho các tầng lớp dân chúng bị bỏ quên – những điều này ông từng hô hào từ năm 2016 và sẽ còn lớn tiếng nói tiếp trong năm 2020.

Khi Thượng viện không đủ túc số để lật đổ ông, ông Trump sẽ tuyên bố đại thắng "Vũng Lầy Washington" và thêm một khẩu hiệu cho cuộc tranh cử năm 2020.

Một năm sôi nổi chuyện đàn hặc sẽ tai hại cho các ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ !

Cho tới nay, đảng Dân chủ có một lợi thế nếu họ chỉ tấn công vào cá tính của ông Trump. Họ làm sao cho các cử tri tới năm 2020 nghĩ rằng quyết định bỏ phiếu của họ là lựa chọn ông Trump hay một người tánh tình khác hẳn Trump.

Nếu dân Mỹ phải chứng kiến tấn tuồng đàn hặc diễn gần một năm trên ti vi, người ta sẽ thấy đây là một cuộc đấu giữa một bên là ông Donald Trump, bên kia là bà Chủ Tịch Nancy Pelosi và Dân Biểu Jerrold Nadler, trưởng Ban Tư pháp Hạ viện. Chưa chắc nhiều Mỹ người ưa bà Pelosi hơn ông Trump !

Nhưng việc đàn hặc tai hại cho đảng Dân chủ hơn cả là nó sẽ làm biến chứng ngay cả cuộc tranh cử sơ bộ năm tới.

Trong đảng Cộng hòa thì giản dị, sẽ không ai có thể đẩy được ông Trump ra ngoài, nhưng trong đảng Dân chủ sẽ có cuộc tranh hùng giữa năm bảy người. Nếu vụ đàn hặc diễn ra, các ứng cử viên tổng thống Dân chủ đi tới đâu cũng sẽ bị người ta khỏi ý kiến về việc cất chức ông tổng thống ! Lúc tranh luận trong nội bộ đảng họ cũng được hỏi chuyện này. Những người quá khích nhất, công kích ông Trump tàn tệ nhất, sẽ thu hút được nhiều phiếu nhất ! Cuối cùng, các ứng cử viên Dân chủ sẽ tranh đua nhau xem ai quá khích hơn ai ! Họ sẽ bị lôi cuốn vào một câu chuyện có thể làm cho dân Mỹ phát chán, trong khi người ta biết trước kết quả sau cùng là ông Trump sẽ vẫn ngồi đó !

Đàn hặc một ông tổng thống là một hành động trọng đại cho nên hiến pháp Mỹ mới đòi hỏi 2 phần 3 các nghị sĩ chấp thuận. Cất chức một vị tổng thống tức là xóa bỏ kết quả một cuộc bàu cử do tất cả các cử tri người Mỹ bỏ phiếu ! Vì vậy, muốn kết tội một tổng thống người ta đòi phải đi qua một quá trình khó khăn, phải có những chứng cớ không những về hành động của dương sự mà còn phải kể đến hậu quả tai hại nghiêm trọng của các hành động đó. Một cuộc đàn hặc mang nặng tính chất đảng phái sẽ làm mất uy tín của đảng nào đưa ra vấn đề đó.

Đối với người dân Mỹ không ngả về phía nào, cả vụ đàn hặc kéo dài hàng năm sẽ chỉ là một trò chơi đấu đá vô ích. Riêng một câu hỏi "Ông Trump có dáng bị đàn hặc hay không ?" cũng sẽ gây tranh cãi, chia rẽ tất cả nước Mỹ. Người ta sẽ hỏi thêm : Màn trình diễn đàn hặc này, so với chuyện ông Trump nói gì với ông Zelensky, vụ nào tai hại cho nền dân chủ nước Mỹ nặng nề hơn ?

Trong lúc đó thì ông Vladimir Putin, tổng thống Nga, có thể ngồi rung đùi coi tuồng đàn hặc ở Mỹ. Nhiều người đã lên án ông Putin cho gián điệp xâm nhập vào mạng lưới truyền thông Mỹ trong cuộc bàu cử 2016 để chia rẽ dân Mỹ, phao tin đồn nhảm khiến người Mỹ thù ghét lẫn nhau. Bây giờ ông Putin không cần làm gì hết mà dân Mỹ đã chia rẽ đến cùng rồi !

Tóm lại thì bà Pelosi không nên tiến hành thủ tục đàn hặc ông Trump.

Từ cả năm nay bà Pelosi vẫn lờ đi không nói đến chuyện đàn hặc dù có nhiều đại biểu Dân chủ thúc đẩy. Cho tới nay, bà mới tuyên bố sẽ mở cuộc điều tra xem vụ ông Trump điện thoại cho Tổng thống Volodymyr Zelensky có đáng đàn hặc hay không, nếu ông Trump lại tìm cách che đậy. Nhưng bà Pelosi chưa nói gì đến chuyện cho Hạ viện biểu quyết vấn đề này.

Năm 1974, lãnh đạo Dân chủ tại Hạ viện Mỹ đã cho biểu quyết một dự luật cho phép Ủy ban Tư pháp điều tra các hành động đáng đàn hặc của Tổng thống Nixon. Có 410 người đồng ý, bốn người chống, cho thấy các đại biểu Cộng hòa cũng bỏ rơi ông Nixon. Năm 1998, Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ, do Cộng hòa kiểm soát, cũng bỏ phiếu (21-16) quyết định mở cuộc điều tra đàn hặc Tổng thống Clinton ; vở tuồng đàn hặc lúc đó mới bắt đầu.

Hiện giờ, bà Nancy Pelosi chưa yêu cầu biểu quyết cái gì cả. Có thể chính bà thấy đàn hặc không có lợi, chẳng đáng thúc đẩy làm gì. Nhiều người đã xúi bà Pelosi bỏ qua chuyện đàn hặc, chỉ làm một nghị quyết "khiển trách" ông tổng thống về cuộc điện đàm với Ukraine mà thôi.

Nhưng "phe đàn hặc" trong đảng Dân chủ tại Hạ viện Mỹ càng ngày càng đông ! Không ai tiên đoán được tình hình sẽ biến chuyển ra sao khi bà Pelosi chịu áp lực của hàng trăm dân biểu cùng đảng !

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : Người Việt, 27/09/2019

Published in Diễn đàn