Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thời gian gần đây đã liên tiếp ra các bản án kỷ luật đối với các vị sư thuộc quản lý của mình. Liệu đây có phải là động thái cho thấy Giáo hội đang muốn lấy lại niềm tin từ phật tử, và chấn chỉnh Phật giáo, và mức độ hiệu quả của nó đến đâu ?

Đài Á châu Tự do tổ chức cuộc hội luận với ba vị khách mời gồm nhà báo Song Chi, chuyên gia Thành Đỗ và tiến sĩ Nguyễn Quang A để cùng phân tích.

Nguồn : RFA, 21/06/2024

Published in Video

Dù hành trình bộ hành đặc biệt của sư Thích Minh Tuệ đã dừng lại nhưng còn đó nhu cầu cấp thiết cần thanh lọc Giáo hội Phật giáo Việt Nam - tổ chức không công nhận ông là tu sĩ, theo một số nhà quan sát.

nhucau1

Sư Thích Minh Tuệ chọn đứng ngoài mọi giáo hội, trong đó có Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Dưới sự quản lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tổ chức duy nhất đại diện cho Phật giáo Việt Nam được chính quyền công nhận, chùa chiền ở Việt Nam ngày càng nở rộ, tượng Phật ngày càng đồ sộ.

Có khoảng 19.000 ngôi chùa khắp cả nước, tính tới năm 2020, theo thống kê của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Một số chùa đặc biệt giàu có, như chùa Ba Vàng của Trụ trì Thích Trúc Thái Minh thu tới 41 tỷ đồng/tháng tiền công đức.

Bất chấp sự phát triển về hình thức và quy mô, tinh thần chánh pháp và tu học đi xuống, theo Tiến sĩ Nguyễn Hữu Liêm trong một bài viết trên BBC năm 2022.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam phụng sự ai ?

Giáo hội Phật giáo Việt Nam xác định mục đích của mình là phụng sự lý tưởng "Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội".

Điều này được nêu rõ trong Hiến chương của giáo hội và được nhấn mạnh tại Hội nghị lần thứ 2 khóa 9, nhiệm kỳ 2022 - 2027 vào ngày 27/12/2022.

Theo đó, các tăng ni của giáo hội, đặc biệt là các bậc chức sắc, tích cực tham gia những nhiệm vụ chính trị mà Đảng cộng sản Việt Nam giao phó.

Nhiều sư thầy thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam gia nhập Đảng cộng sản Việt Nam, hoạt động tuyên truyền chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam và được tuyên dương là có thành tích ngăn chặn các "âm mưu xuyên tạc, kích động phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc".

Hòa thượng, tiến sĩ Thích Thanh Điện, Phó Tổng Thư ký - Chánh Văn phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trong bài tham luận tại Đại hội Phật giáo khóa 9, cho hay tổ chức này "thấm nhuần truyền thống văn hóa dân tộc, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước". Ông còn cho biết : "Một số chư Tôn đức đã tham gia Đại biểu quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp từ Trung ương đến địa phương."..

nhucau2

Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cùng các chức sắc thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại Đại lễ Phật đản tháng 5/2024

Công tác này không chỉ được thực hiện trong nước, mà còn vươn ra hải ngoại.

Hiện nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam có các hội phật tử, trung tâm văn hóa Phật giáo của cộng đồng người Việt Nam ở 33 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Văn kiện Đại hội Phật giáo khóa 9 nêu rõ rằng Giáo hội Phật giáo Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện ngoại giao văn hóa, ngoại giao nhân dân, cụ thể là triển khai đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng.

Để thực hiện việc này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam xác định chức năng của mình là "tổ chức thông tin đối ngoại, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới, đấu tranh với các âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch."..

Theo ông Bửu Nguyễn, nghiên cứu sinh ngành Phật học ứng dụng tại Nan Tien Institute (Úc), theo giáo pháp của Đức Phật, tu sĩ không được tham gia vào những việc như vậy.

nhucau3

Sư Thích Minh Tuệ được nhìn nhận là một hiện tượng xã hội hiếm có tại Việt Nam

Ông nói :

"Tu sĩ không nên tham gia chính quyền hoặc trở thành thành viên của Đảng cộng sản Việt Nam, hay tham gia vào công tác từ thiện xã hội.

"Đã xuất gia rồi thì chỉ lo việc tu tập với mục đích là giải thoát".

Thượng tọa Thích Đồng Long, Chánh Thư ký Ban Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất Miền Quảng Đức - một tổ chức thành lập năm 1964 và được chính quyền Việt Nam Cộng hoà công nhận, nhưng không được chính quyền hiện nay công nhận - cũng đồng tình với ý kiến rằng nhà sư không nên tham gia chính trị.

Sư Thích Đồng Long nói với BBC :

"Việc nhà sư tham gia chính trị là hoàn toàn không phù hợp. Có thể trong một xã hội nhiều biến động, mình cần làm những gì lợi ích cho đạo, cho dân trong một giai đoạn thì có thể phù hợp. Xong rồi thì trở về tu học.

"Còn nếu trọn đời người đó đã tu mà tham gia vào một cái tổ chức đảng phái chính trị và vì quyền lợi của tổ chức này mà sẵn sàng làm những điều có thể trái với đạo đức, trái với lời Phật dạy thì vấn đề đó hoàn toàn không phù hợp".

nhucau4

Sư Thích Minh Tuệ chọn đứng ngoài mọi giáo hội, trong đó có Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Trong một bài viết trên Thư viện Hoa Sen ngày 19/6/2028, tác giả Thích Tánh Tuệ viết rằng Đức Phật khuyên tu sĩ nên giảng, tư vấn về chính trị, nhưng không tham gia chính trị, với hai lý do :

"... vì Ngài biết rất rõ :

"1. Người làm chính trị luôn luôn xảo trá, dã tâm, hận thù, chống đối với phe đối lập dù bên phe đối lập có giải pháp hay, cách thức đúng, mang lại hạnh phúc cho người dân…

"2. Các thể chế chính trị chỉ là nhất thời, tồn tại trong thời quân chủ vài thập niên, nhiều nhất là vài trăm năm như thời Lý, Trần... Nói chung, các thể chế chính trị không trường tồn. Muốn Đạo Phật trường tồn thì Tu sĩ Phật giáo 'không theo phe nào' để mỗi khi thay đổi thể chế chính trị sẽ không bị họa lây."..

'Độc quyền Phật giáo'

nhucau5

Thủ tướng Phạm Minh Chính tại chùa Quán Sứ, Hà Nội - trụ sở Giáo hội Phật giáo Việt Nam - năm 2023

Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nêu rõ "việc tham gia Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tự nguyện".

Tuy nhiên, kể từ khi thành lập cho tới nay, giáo hội này luôn thực hành một chính sách mà giới quan sát gọi là "độc quyền Phật giáo", đó là chỉ công nhận các thành viên của mình là tu sĩ.

Mới đây nhất, hôm 16/5, Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra công văn chính thức tuyên bố sư Thích Minh Tuệ không phải là tu sĩ dù ông đang tu "theo lời dạy của Đức Phật".

Tổ chức này cũng cho kỷ luật thành viên của mình là sư Thích Minh Đạo, trụ trì Tu viện Minh Đạo ở Bà Rịa-Vũng Tàu, sau các video sư Minh Đạo khen ngợi sư Minh Tuệ.

Người tu hành và các cơ sở Phật giáo độc lập cho biết là họ thường xuyên được mời gọi, thậm chí bị gây áp lực, để tham gia giáo hội.

Sư Thích Đồng Long nói với BBC :

"Họ gây khó dễ cho công tác tu học của chúng tôi. Họ đã nhiều lần kêu gọi chúng tôi phải gia nhập Giáo hội Phật giáo Việt Nam quốc doanh của họ".

nhucau6

Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ (trái, ngoài cùng) từng bị chính quyền Việt Nam kết án tử hình, sinh thời là lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất

Một số vụ việc gây xôn xao trong dư luận thời gian qua, còn phải kể đến việc bắt tù ông Phan Văn Thu, người sáng lập Ân Đàn Đại Đạo - một tổ chức Phật giáo độc lập được chính quyền Miền Nam Cộng hòa công nhận trước năm 1975 - cùng 19 thành viên khác.

Ông Thu và hai thành viên đã chết trong tù. Hiện 12 người vẫn còn đang trong trại giam.

Một sự kiện nữa là vụ bắt giam cha con ông Bùi Văn Trung, người sáng lập Đạo Tràng Út Trung (thuộc Phật giáo Hòa Hảo) ở An Giang.

Đáng chú ý là, một số tu sĩ nổi tiếng, được đông đảo Phật tử khắp nơi trên thế giới mến mộ, như Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Hòa thượng Thích Tuệ S, sinh thời đều đứng ngoài Giáo hội Phật giáo Việt Nam và đều không được tổ chức này công nhận là tu sĩ.

Trong khi đó, một loạt những lùm xùm "mang tính hệ thống" (lời ông Bửu Nguyễn) xảy ra gần đây liên quan đến lối sống, cách hành đạo, thuyết giảng của các tu sĩ chủ yếu là thành viên thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Điều này gây bức xúc trong dư luận, được cho là góp phần làm suy giảm niềm tin của người dân vào Phật pháp và tăng sĩ, đồng thời làm dấy lên câu hỏi Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở đâu trong đời sống Phật tử ? Tổ chức này phải chăng chỉ là cánh tay nối dài của Đảng cộng sản Việt Nam ?

Thanh lọc Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Trong bối cảnh đó, ông Bửu Nguyễn cho rằng việc thanh lọc hàng ngũ Giáo hội Phật giáo Việt Nam là "vô cùng bức thiết".

Ông nói :

"Những vụ việc lên báo chí Việt Nam đã đủ nhiều rồi, chưa kể những vụ chưa được nêu ra công luận. Ngay ở các chùa cũng tự giấu diếm bao che lẫn nhau.

"Ở nhiều nước người ta cũng gióng lên hồi chuông, tất nhiên mức độ lùm xùm ở nước họ thì đã thấp hơn ở mình rồi".

Ông Bửu Nguyễn nhận định rằng tình hình Phật giáo Việt Nam nhìn từ góc độ Giáo hội Phật giáo Việt Nam thì đi xuống rất nhiều.

"Tất nhiên trong lịch sử Việt Nam, Phật giáo cũng có những thời kỳ đi xuống. Ví dụ vào các cái thời kỳ Lý, Trần. Các vị vua này cũng là Phật tử. Họ cảm thấy Phật giáo đang suy đồi, tức là tăng sĩ có tài sản quá nhiều.

"Thời nào cũng vậy, hầu như Phật giáo ở Việt Nam có vai trò rất lớn. Họ được nhiều ưu đãi, thậm chí được cấp đất đai.

"Do đó các vua Lý, Trần đã giúp Phật giáo của thời kỳ đó làm trong sạch đội ngũ tăng sĩ.

"Tôi cho rằng nghĩ giai đoạn này, chính quyền, ví dụ Ban Tôn giáo Chính phủ hoặc là các vị lãnh đạo cao cấp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng nên cũng nên khuấy động phong trào làm trong sạch tổ chức".

nhucau7

Pháp môn Làng Mai của Thiền sư Thích Nhất Hạnh không được Giáo hội Phật giáo Việt Nam công nhận, bản thân ông bị cấm về Việt Nam trong nhiều năm

Còn theo sư Thích Đồng Long thì thanh lọc mấy cũng không ăn thua.

Ông lý giải :

"Giáo hội Phật giáo Việt Nam bản chất từ khi thành lập là một thành viên đứng trong sự tổ chức của chính quyền Việt Nam, cụ thể là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thì cho dù bây giờ có thanh lọc nhân sự cách mấy đi chăng nữa, nếu người tu hành có hành đạo như thế nào, dù không ảnh hưởng xấu tới xã hội nhưng trái với ý của chính quyền, của mặt trận người ta cũng sẽ đàn áp".

"Giả như trong nội bộ Giáo hội Phật giáo Việt Nam có những vị quyết tâm muốn dấn thân hành đạo thì cũng rất khó".

"Chỉ khi nào Việt Nam có tự do tôn giáo thật sự, các tổ chức tôn giáo độc lập, có thể ngoài Giáo hội Phật giáo Việt Nam, có những giáo hội khác, những tổ chức những hệ phái khác tự do hành đạo, được chính quyền chấp nhận, không đàn áp, khi đó mới mong rằng Phật giáo tại Việt Nam có thể chấn hưng mà phát triển được".

Mỹ Hằng

Nguồn : BBC,11/06/2024

Published in Diễn đàn

Thiện cảm của công chúng và niềm tin của Phật tử đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tổ chức tôn giáo thề vun trồng "đạo pháp" cùng với "chủ nghĩa xã hội" tiếp tục rơi tự do. Có thể thấy điều đó qua mạng xã hội và qua một số hành động như văn bản mà ông Nguyễn Văn Toàn – Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn TMDV Tuấn Minh – gửi toàn thể cán bộ, nhân viên công ty hôm 27/5/2024, xác định : Sẽ ngừng đi chùa cúng dường vào ngày mùng một Âm lịch hàng tháng như mong muốn của toàn thể cán bộ nhân viên và việc cúng dường của công ty sẽ thay đổi sang phương thức hiến máu nhân đạo, hoặc hỗ trợ bữa ăn cho các bệnh nhân ung thư tại các bệnh viện K trên địa bàn Hà Nội (1).

phatgiao0

Thượng tọa Thích Minh Đạo đề cao phương thức tu tập của sư Minh Tuệ, xem đó là một cách tu chân chính - Ảnh minh họa bị Giáo hội Phật giáo Việt Nam phạt quỳ sám hối vì đã nói câu trên

Trận bão dư luận do Hội đồng Trị sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam khuấy động cách nay hai tuần qua công văn số 151/HDTS-VP1vì tuyên bố : Người đàn ông mang hình dáng nhà sư bộ hành dọc tuyến đường từ Khánh Hòa ra Hà Giang và ngược lại không phải là tu sĩ Phật giáo, không tu tập và không là nhân sự của bất cứ ngôi chùa, cơ sở tự viện nào của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và đề nghị Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành phố... "liên hệ với chính quyền địa phương có biện pháp ngăn chặn hành vi sử dụng mạng xã hội tạo làn sóng dư luận xúc phạm Giáo hội Phật giáo Việt Nam" (2) chưa tan thì Giáo hội Phật giáo Việt Nam lại gây thêm một trận bão dư luận mới...

Thượng tọa Thích Minh Đạo vừa bị Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức "kiểm điểm" và giữa đợt kiểm điểm, sau khi "trình bày đôi điều tận lòng với Giáo hội" ông xin... "dừng việc làm trong Giáo hội ở các chức vụ : Ủy viên Thường trực của Ban Trị sự tỉnh, Phó Ban Trị sự thị xã Phú Mỹ cũng như Chánh đại diện Phật giáo liên xã Tân Hòa - Tân Hải" (3).

Công chúng bao gồm cả tu sĩ một số tôn giáo khác biết đến Thượng tọa Thích Minh Đạo sau khi một video clip ghi lại buổi thuyết pháp của ông được đưa lên mạng xã hội. Khác với những tu sĩ cao cấp trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trong video clip dài khoảng 12 phút 30 giây ấy, Thượng tọa Thích Minh Đạo đề cao phương thức tu tập của sư Minh Tuệ, xem đó là một cách tu chân chính nhưng khuyên Phật tử nên chừng mực đừng quấy rầy việc tu tập của sư Minh Tuệ.

Ông khuyên Phật tử : Nếu thật tình quý kinh sư Minh Tuệ, cho rằng sư chính là hiện tượng đem lại hạnh phúc, hòa bình, lấy lại những gì mà Đức Phật đã trao truyền cho chúng sanh mà đã bị mai một, mất dần trong thế giới mạt pháp thì yên lặng đứng hai bên đường, chắp tay chào sư trong chánh niệm, không cần chạy theo sư. Chúng ta không có khả năng đi theo sư đâu. Đó là một người đã tu nhiều đời, nhiều kiếp, có rất nhiều đời, nhiều kiếp thực hành hạnh đầu đà thì mới có khả năng đi như sư Minh Tuệ (4).

Nhận định của Thượng tọa Thích Minh Đạo khác hẳn với "chủ trương" của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đó là lý do, ngày 17/5/2024, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thị xã Phú Mỹ tổ chức một cuộc họp theo "chỉ đạo gấp" của Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để xử lý "phát ngôn của Thượng tọa Thích Minh Đạo". Trong Báo cáo Số 34 BC-BTS đề ngày 18/5/2024 gửi Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thị xã Phú Mỹ cho biết, các tu sĩ tham gia "kiểm điểm" Thượng tọa Thích Minh Đạo đã kết luận : "Thượng tọa phát biểu đại diện cho Phật giáo là sai. Thượng tọa là người trong tổ chức, có chức sắc chức việc, trong lúc việc chưa rõ mà phát biểu đưa tin tức lên cộng đồng tạo luồng dư luận không hay".

Cũng theo báo cáo, Thường trực Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thị xã Phú Mỹ đã "đề nghị Thượng tọa phải viết bản kiểm điểm nộp cho Ban Trị sự để báo cáo về cho Ban Trị sự tỉnh, mong rằng qua việc này đề nghị Thượng tọa nghiêm túc thực hiện và từ nay về sau không có tình trạng như vậy nữa".

Khi đưa thông tin về cuộc họp "kiểm điểm" Thượng tọa Thích Minh Đạo lên website của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, bộ phận điều hành trang web cho biết "phiên họp kết thúc lúc 15h30 trong sự hoan hỷ của Chúng Tỳ kheo" (5) nhưng thực tế cho thấy, Giáo hội Phật giáo Việt Nam chưa muốn ngừng ở đó. Thượng tọa Thích Minh Đạo còn phải dự một cuộc "kiểm điểm" khác do Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức vào ngày 25/5/2024. Thậm chí, sau cuộc "kiểm điểm" lần hai, dù Thượng tọa Thích Minh Đạo đã tự nguyện xin từ bỏ tất cả các chức vụ trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thị xã Phú Mỹ nhưng Giáo hội Phật giáo Việt Nam chưa chịu thôi.

Thiên hạ đang chuyển cho nhau xem Thư mời do Văn phòng 2 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam phát hành ngày 27/5/2024. Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Văn phòng 2 Giáo hội Phật giáo Việt Nam mời: Tu sĩ Thích Minh Đạo đến "trao đổi công tác Phật sự có liên quan đến việc thuyết giảng thiếu chuẩn mực của Tu sĩ Thích Nhuận Đức và Tu sĩ Thích Minh Đạo" tại Thiền viện Quảng Đức, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh vào lúc 7 giờ 30 ngày 4/6/2024, cùng với Ban Thường trực Hội đồng Trị sự và đại diện các Ban Tăng sự trung ương, Ban Kiểm soát trung ương, Ban Hoằng pháp trung ương, lãnh đạo Văn phòng 2, đại diện hệ phái Khất sĩ, Ban Thường trực Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và thị xã Phú Mỹ (6).

***

Nếu theo dõi dư luận hẳn sẽ nhận ra, vì yêu mến Phật giáo, công chúng và đặc biệt là các Phật tử mới bất bình với Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là chỉ trích kịch liệt một số tăng sĩ đang là "rường cột" của Giáo hội Phật giáo Việt Nam vì dung dưỡng sự tham lam và cách hành xử cho thấy dường như họ không tu tâm mà cũng chẳng tu thân !

Chẳng hạn công chúng nhắc lại sự kiện Thượng tọa Thích Đức Thiện – người thay mặt Hội đồng Trị sự phát hành công văn số 151/HDTS-VP1, phủ nhận sư Thích Minh Tuệ là "tu sĩ Phật giáo" cũng là người năm 2013 bỏ ra mười tỉ để mua đất ở Bắc Ninh và bị một doanh nhân bất lương lừa (7).

Tuy tu hành nhưng Thượng tọa Thích Đức Thiện (Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng nhẹ dạ, hám lợi rồi trở thành nạn nhân của các thương vụ đầu tư chẳng khác gì bà Nguyễn Thị Giang Hương, Chủ tịch huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai – nhân vật tháng trước khiến dư luận ồn ào vì chỉ là "công bộc" mà có tới hơn 100 tỉ và bị kẻ gian lừa, lấy hết (8). Đáng lưu ý là bà Hương đang bị điều tra cả về nguồn gốc tài sản, lẫn việc kê khai tài sản trong suốt thời gian làm "công bộc" nhưng đến giờ, chưa có tăng sĩ nào phải giải trình về tài sản cá nhân dù có không ít tăng sĩ chỉ tu tập nhưng sinh hoạt rất xa hoa và công chúng tố cáo họ có rất nhiều tài sản !

Đó có thể là "ưu điểm" của việc đem "đạo pháp" hòa vào "chủ nghĩa xã hội". Có thể tiếp tục dùng Thượng tọa Thích Đức Thiện làm ví dụ. Là tu sĩ nhưng ông có "trình độ lý luận chính trị" ở mức "trung cấp". Ông không chỉ là tăng sĩ cao cấp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam mà còn là Ủy viên Ủy ban Trưng ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là đại biểu quốc hội khóa này (9). Có thể vì vừa tu tập, vừa tham gia chính trị nên nội dung công văn số 151/HDTS-VP1mà ông ký chẳng khác gì văn bản của một cơ quan công quyền.

Sự hòa quyện giữa "đạo pháp" và "chủ nghĩa xã hội" đã đến mức Giáo hội Phật giáo Việt Nam trở thành bản sao của Đảng cộng sản Việt Nam. Cứ dùng google để search về các sinh hoạt chính thức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tự nhiên sẽ thấy điều đó. Ví dụ đảng có "đại hội đại biểu" thì Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng thế ! Trên website của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tin tường thuật về "Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ bảy, nhiệm kỳ 2022 – 2027" có những nội dung như thế này... "Trong năm năm qua dưới ánh sáng nghị quyết của Trung ương Giáo hội cùng sự chỉ đạo của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam". Rồi "Trưởng ban Tổ chức Đại hội đã thay mặt Tiểu ban nhân sự trình danh sách dự kiến giới thiệu tham gia Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhiệm kỳ 7". Hay "Toàn thể đại biểu nhất trí thông qua danh sách nhân sự Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhiệm kỳ 7" (10).

Giáo hội Phật giáo Việt Nam là Phật giáo ? Dùng Phật giáo dắt thiên hạ đến chủ nghĩa xã hội sẽ là như thế ?

Đồng Phụng Việt

Nguồn : RFA, 29/05/2024

Chú thích

[1] https://congthuong.vn/tu-hien-tuong-thich-minh-tue-mot-cong-ty-tuyen-bo-ngung-di-chua-cung-duong-323006.html

[2] https://vov.vn/xa-hoi/giao-hoi-phat-giao-khang-dinh-su-thich-minh-tue-khong-phai-la-tu-si-phat-giao-post1095620.vov

[3] https://www.facebook.com/groups/572348384121798/posts/1226260148730615/

[4] https://www.facebook.com/100059910855657/videos/478001964664976/

[5] https://phatgiaobariavungtau.org.vn/2024/05/18/thuong-truc-ban-tri-su-thi-xa-phu-my-hop-giai-quyet-ve-phat-ngon-cua-tt-thich-minh-dao/

[6] https://www.facebook.com/photo?fbid=465277462714307&set=a.100545285854195

[7] https://dangcongsan.vn/phap-luat/lua-dao-22-ty-dong-tong-giam-doc-linh-an-30-nam-tu-203299.html

[8] https://tuoitre.vn/chu-tich-huyen-nhon-trach-bi-lua-hon-100-ti-dong-dieu-tra-cac-dong-tien-trong-tai-khoan-20240324085431115.htm

[9] https://baucuquochoi.vn/nhan-su/nguyen-tien-thien-2163.vnp

[10] https://chutichghpgvn.vn/ba-ria-vung-tau-don-vi-cuoi-cung-to-chuc-thanh-cong-dai-hoi-phat-giao-nhiem-ky-2022-2027/

Published in Diễn đàn
mardi, 28 mai 2024 16:35

Thêm một cuộc khủng hoảng

Tôn giáo trong thời kỳ khuynh loát và tham nhũng

Kể từ khi những người cộng sản manh nha và phát triển rồi cướp chính quyền thành công tại Việt Nam, học thuyết Mác – Lenin được sử dụng làm "sợi chỉ đỏ xuyên suốt" và là nền tảng tư tưởng cho mọi hành động xã hội.

Để lãnh đạo xã hội theo đường lối cộng sản quốc tế vạch ra, nhà cầm quyền Việt Nam đã căn cứ học thuyết Mác – Lenin để đề ra cái gọi là tiến hành đồng thời, song song 3 cuộc cách mạng. Đó là những cuộc cách mạng nhằm đưa miền Bắc, rồi sau đó là cả nước "Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên Chủ nghĩa xã hội".

khunghoang1

Cuộc "Cách mạng về tư tưởng và văn hóa" là một cuộc tàn sát các tôn giáo với chính sách tận diệt bằng mọi cách

Cuộc Cách mạng về quan hệ sản xuất – bằng những cuộc Cải cách, cướp bóc tài sản và nguyên liệu sản xuất xã hội để phân phối lại, thực hiện "Trí, Phú, Địa, Hào, đào tận gốc, trốc tận rễ", đặt giai cấp công nhân lên hàng đầu lãnh đạo cách mạng mà đảng là đội quân tiên phong được phát động gần hơn 2/3 thế kỷ trước. Hình thành nền kinh tế tập thể. Nặn ra cái gọi là "Quyền làm chủ tập thể"....

Để cuối cùng là thừa nhận sự thất bại thảm hại, hiện nay nhà nước đang cầu xin các quốc gia thừa nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường.

Bên cạnh đó là "Cuộc cách mạng về khoa học kỹ thuật" với những lời hò hét, những nhà khoa học minh họa cho các chính sách của đảng để rồi sau cả gần thế kỷ, đất nước chưa làm nổi một con ốc vít đủ tiêu chuẩn quốc tế.

Còn lại, cuộc "Cách mạng về tư tưởng và văn hóa" là một cuộc tàn sát các tôn giáo với chính sách tận diệt bằng mọi cách, mọi hình thức từ tàn bạo đến tinh vi nhằm để xây dựng một hệ tư tưởng mới, nền văn hóa mới : Văn hóa cộng sản.

Cuộc cách mạng này được tiến hành bằng những phong trào, chương trình hết sức trắng trợn, hầu hết chùa chiền đã bị đập bỏ, hệ thống sư sãi bị đuổi khỏi nơi tu hành, các cơ sở vật chất, chùa chiền bị đập bỏ, bị biến tướng… nghĩa là xóa trắng hệ thống Phật giáo tại Việt Nam nhất là miền Bắc những năm chiến tranh. Những tôn giáo khác bị bách hại cũng không kém.

Thế nhưng, kết quả đến nay, chỉ là tạo ra một thứ văn hóa trang bị cho lớp người dối trá và một số thiếu nhận thức cuồng tín thần tượng. Phần còn lại, là hiện tượng trở cờ đi ngược đường lối của đảng. Điều đó được thể hiện bằng ngay chính bản thân các lãnh đạo đảng, họ đi đầu trong việc tôn sùng thần tượng, mê tín dị đoan và xa rời, thậm chí bỏ hẳn lý tưởng cộng sản, ùn ùn đua nhau đưa con cái sang các quốc gia tư bản giãy chết.

Đặc biệt, đảng đã thay đổi cách hành động đối với tôn giáo.

khunghoang2

Đảng thay việc tiêu diệt trực tiếp, bằng việc thò bàn tay vào lãnh đạo, "thay máu" và làm thay đổi bản chất tôn giáo.

Từ chỗ tiêu diệt bằng mọi cách, mọi hình thức cho đến khi nhận ra bằng thực tế rằng không thể tiêu diệt được niềm tin, tín ngưỡng của nhân dân, thì đảng thay việc tiêu diệt trực tiếp, bằng việc thò bàn tay vào lãnh đạo, "thay máu" và làm thay đổi bản chất tôn giáo.

Thực chất, Đảng cộng sản Việt Nam đang thực hiện chính sách mới : "Liên minh tiêu diệt" đối với mọi tôn giáo.

Tuy nhiên, sách lược này thành công nhất là việc Đảng cộng sản Việt Nam thực hành đối với Phật giáo.

Giáo hội của tệ nạn, cúng dường và lừa đảo

Cái gọi là Giáo hội Phật giáo Việt Nam được dùng để chỉ một tổ chức được thành lập từ năm 1981 bằng cách gom tất cả 9 hệ phái Phật giáo từ Nam ra Bắc vào một tổ chức để đặt dưới sự "lãnh đạo tuyệt đối" của đảng. Mặc dù mỗi hệ phái có một tôn chỉ, một Giáo lý không giống nhau và cách hành đạo không như nhau. Nhưng để tiện lợi cho việc "quản lý và lãnh đạo", nhà nước Việt Nam đã lùa tất cả vào một rọ gọi là Giáo Hội Phật giáo Việt Nam.

Và từ đó, cái gọi là Giáo hội Quốc doanh được sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng cộng sản Việt Nam, bằng những ông sư với hàng mấy chục tuổi đảng, bằng một hệ thống sư sãi và hệ thống quản trị cái gọi là Giáo hội Phật Giáo Việt Nam với phương châm "Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội", mặc dù ngay cả những ông trùm cộng sản cũng đã thừa nhận là chưa hề biết cái Chủ nghĩa Xã hội nó mặt ngang, mũi dọc như thế nào.

Cần phải nói rõ rằng : Trừ một nhóm của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất không chịu sự sáp nhập vào các hệ phái khác để chịu sự quản lý của nhà nước nên đã tuyên bố hoạt động độc lập dù không được nhà cầm quyền Việt Nam công nhận. Sở dĩ như vậy, bởi Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (xuất thân từ Phật giáo Ấn Quang) với lịch sử một quá trình đã có nhiều hoạt động phản đối chế độ Việt Nam Cộng Hòa và ủng hộ mạnh mẽ Mặt trận Giải phóng Miền Nam Việt Nam - một công cụ do Miền Bắc cộng sản dựng lên trong cuộc xâm lược Việt Nam Cộng Hòa. Với những hoạt động của mình trong một quá trình dài được sự ca tụng của nhà nước cộng sản Miền Bắc, nhưng khi đã hoàn thành công cuộc xâm chiếm Việt Nam Cộng Hòa, thì nhà nước cộng sản Việt Nam quyết định loại bỏ Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất để trừ hậu họa, lùa tất cả vào một Giáo hội Quốc doanh.

Và với sự độc lập của mình, thì nhóm Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất là nhóm ít bị chi phối bởi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, thậm chí còn bị đưa vào diện "thế lực thù địch" vì không ngoan ngoãn chịu sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng. Cũng vì vậy, nhóm này không bị tha hóa như những nhóm đã được quốc doanh hóa nói trên.

Có lẽ, hiếm có thời nào mà Phật giáo Việt Nam tệ hại như giai đoạn hiện nay, khi mà các diễn đàn mạng xã hội nhức nhối với hiện tượng sư sãi hư hỏng, đốn mạt đến cùng cực.

Có lẽ, ít ai nghĩ rằng hệ thống Phật giáo Việt Nam có thể chứng kiến những vụ việc như thời gian qua trong hệ thống sư sãi cũng như tổ chức của cái gọi là Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Có thể không có đủ thời gian và công sức để kể hết những thối tha, bẩn thỉu đã xảy ra trước bàn dân thiên hạ của hệ thống Phật giáo Quốc doanh này.

khunghoang3

Ở đó, chứa chấp một hệ thống các sư sãi được cài cắm từ lực lượng an ninh, những nhà sư cộng sản với 50 năm tuổi đảng. Các sư sãi, thượng tọa, đại đức đua nhau ăn chơi hưởng lạc và đua nhau vào tù bởi đủ những tội trạng ít ai ngờ đến như sư chạy án, sư giết người tình ném xác phi tang, sư chơi ma túy, sư trộm chuông chùa… Đó là chưa kể đủ mọi trò bệnh hoạn về cưỡng bức giới tính, trộm cắp trong giới tăng lữ Phật giáo Quốc doanh.

Ở đó các sư sãi tha hồ hò hét "cúng dường" bằng mọi cách, mọi thủ đoạn và đủ kiểu dọa dẫm bằng những trò mê tín, dị đoan lừa đảo những kẻ u mê. Chúng dọa nạt người dân bằng kiếp sau, bằng những nguy cơ, bằng bệnh tật, bằng cách chữa bệnh… thôi thì đủ cả miễn là nộp tiền chẵn, mệnh giá cao cho thầy.

Điều hài hước là họ lừa đảo hết sức trắng trợn bằng hệ thống truyền thông hẳn hoi với sự chuẩn bị hết sức bài bản, công phu mà hệ thống an ninh "có mắt như mù". Trong khi đó, một câu nói, một comments của người dân trái ý công an là lập tức bị triệu tập, bị bắt, bị phạt không hề bỏ sót.

Không những vậy, thay vì việc đập bỏ tất cả chùa chiền khi xưa, nay hệ thống quan chức kết hợp đại gia lại lấy cả trăm, cả ngàn ha đất dễ dàng để xây chùa to, tượng lớn với mục đích… kinh doanh.

khunghoang4

Phật tử xúc động khi được sư ban ấn đường sư phụ trên trán

Thế rồi, bằng mọi trò từ xem ngày, cúng giải hạn cho đến trò gọi là "Oan gia trái chủ" hay "Xá lợi lông của đức Phật" ở chùa Ba Vàng hay "Cúng dường" chùa Phật Quang… với đủ mọi thứ tệ nạn.

Điều nguy hiểm nhất cho hệ thống Phật giáo Việt Nam, đó là sự phát hoại giáo lý nhà Phật từ gốc rễ, từ căn bản. Tất cả mọi điều đều có thể nhân danh Đức Phật, nhân danh Phật giáo nếu có cơ may đem lại tiền, có thể lừa bịp, dọa nạt được dân chúng phải nôn tiền ra thì các Thượng tọa, các đại đức lập tức phát huy bất chấp đi ngược tinh thần, giáo lý nhà Phật.

Đó mới là thảm trạng lớn nhất của Phật giáo Việt Nam dưới thời cộng sản.

Khủng hoảng

Hẳn nhiên, con người ta, có những lúc u mê thì cũng sẽ có lúc tỉnh táo, cha ông đã dạy rằng : "Cháu lú có chú nó khôn". Những trò lừa đảo đó chỉ được một thời gian với một số đối tượng. Những sự dối trá, bịa đặt và lừa đảo nhanh chóng bị mạng xã hội phanh phui.

Sau khi hàng loạt sư sãi ra trước tòa án hoặc phơi mặt trên báo chí với đủ mọi tội lỗi như lừa đảo, chạy án, giết người, ma túy… thì lần lượt đám sư được bảo kê như Thích Trúc Thái Minh, Thích Chân Quang, Thích Nhật Từ, Thích Bảo Chánh… với những mánh mung làm tiền, lừa đảo kêu cúng dường, cúng vacxin hay những trò lừa đảo tập thể ở Chùa Ba Vàng đã bị mạng xã hội vạch trần.

khunghoang5

Một thanh niên tự tu hành, không thèm chùa chiền, không cần bất cứ thứ gì ngoài đôi bàn chân và cái ruột nồi cơm điện đi khất thực khắp mọi nơi… Anh ta mang tên Thích Minh Tuệ.

Những phản ứng dữ dội từ mạng xã hội vẫn vấp phải sự lạnh lùng đến lỳ lợm từ cái gọi là Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Điều này cũng không lạ lắm. Bởi cứ nghiêm, cứ đúng thì các quan chức Giáo hội lấy đâu ra mà ăn, mà chùa to, tượng lớn, mà xe sang, mà ăn chơi trác táng. Người ta còn xác định ra rõ ràng những khoản tiền khổng lồ của những Thượng tọa, đại đức trụ trì các chùa là bao nhiêu, và người ta ngao ngán ngầm hiểu rằng : Tất cả, từ cái mõ cho đến bộ áo cà sa đều là công cụ của một nghề làm ăn và tu… huýt.

Thế nên những tiếng vọng ngoài xã hội không làm mảy may suy suyển chùa chiền.

Bỗng nhiên, như có một luồng sáng, một hiện tượng lạ xuất hiện.

Đó là một thanh niên tự tu hành, không thèm chùa chiền, không cần bất cứ thứ gì ngoài đôi bàn chân và cái ruột nồi cơm điện đi khất thực khắp mọi nơi, từ chối nhận tiền bạc, áo quần, không ăn diện, không hưởng thụ những điều tối thiểu nhất. Anh ta mang tên Thích Minh Tuệ. Anh ta đi tu tập theo đúng yêu cầu của hệ phái Phật giáo mà anh theo đuổi, bất chấp mọi khó khăn.

Và con đường âm thầm của anh đã đi đến 6 năm qua một mình như vậy.

Và như một phát minh, dòng người đổ đi theo anh ta nườm nượp. Người ta kính phục, người ta ngưỡng mộ, người ta thương cảm một nhà tu hành chân chính.

Anh ta xuất hiện như một luồng sáng chiếu vào cõi tối tăm của hệ thống Phật giáo Quốc doanh. Ở đó lúc nhúc những ma tăng, những sự bẩn thỉu mà không ai chấp nhận được ở chốn thiền môn.

Ánh sáng đó, cho thấy nạn ăn chơi, hưởng lạc của giới tăng lữ, giới tu hành hiện nay trong hệ thống quốc doanh, là một sự sa đọa của Phật giáo hiện tại, là không chỉ nguy cơ mà là đại họa cần dẹp bỏ.

Ánh sáng đó, cho thấy hệ thống Giáo lý Phật giáo đã bị xuyên tạc, bị lũng đoạn đến mức tan hoang, đến mức trái ngược, cần được chấn chỉnh.

Và dòng người đổ xô đi theo anh ta càng ngày càng dài với sự ngưỡng mộ thành kính nhất mà ít có một Đại đức, thượng tọa nào có được, dù anh ta chỉ xưng "Con" mà không nhận bất cứ một danh xưng nào.

Lập tức, hệ thống Giáo hội Quốc doanh cũng như Ban Tôn giáo lên tiếng.

Rằng thì anh ta không phải là Phật giáo, không phải là người tu hành vì không thuộc chùa nào, không thuộc Giáo hội nhà nước.

Người dân được trận cười hả hê rằng : Vậy thì những người đàn bà sẽ không là đàn bà vì không nằm trong Hội liên hiệp phụ nữ chăng ?

Thế rồi, hàng loạt các nhân vật mà cộng đồng mạng đặt cho những xú danh như ma tăng, thợ tu… như Thích Chân Quang đã lập tức lên tiếng chửi bới thanh niên kia là "Đồ ba trợn".

Đơn giản, chỉ vì cái lõi nồi cơm điện đã làm bể nồi cơm của Giáo hội Phật giáo Quốc doanh.

khunghoang6

Hàng loạt các nhân vật mà cộng đồng mạng đặt cho sư quốc doanh những xú danh như ma tăng, thợ tu… như Thích Chân Quang đã lập tức lên tiếng chửi bới thanh niên kia là "Đồ ba trợn"

Thế nhưng, trong hoạn nạn, người ta mới hiểu được lòng người, một số người tu hành khác, trước hiện tượng Thích Minh Tuệ, đã cổ vũ, ủng hộ và kính phục anh. Trong số đó, có nhà sư Thích Minh Đạo. Thế là lập tức Giáo hội Quốc doanh ra tay kỷ luật buộc phải sám hối và đủ trò bẩn thỉu.

Và ông đã từ bỏ tất cả các chức vụ của mình, bởi ông thấy được cái thối tha, bẩn thỉu ở đó đến mức không thể chấp nhận.

Và cộng đồng mạng lại dậy sóng.

Và Giáo hội Phật giáo Quốc doanh, lại tiếp tục đẩy cuộc khủng hoảng lên cao trào.

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Nguồn : RFA, 28/05/2024

Published in Diễn đàn

Dấu hiệu bè phái "lợi ích nhóm" trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Ngọc Lan, VOA, 15/01/2023

Rời Bắc sang Nam để phù hợp chuyện ‘dâng vật phẩm’ ?

Thượng tọa Thích Thanh Quyết – Trưởng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh, cho biết khoảng hai năm trước chùa Ba Vàng đã xin chuyển hệ phái từ Bắc tông sang Phật giáo nguyên thủy theo phái Nam tông, nhưng chưa được Giáo hội Phật giáo Quảng Ninh chấp thuận. Việc chuyển hệ phái phải thực hiện theo những quy định của giáo hội.

phatgiao1

Chùa Ba Vàng đã xin chuyển hệ phái từ Bắc tông sang Phật giáo nguyên thủy, theo phái Nam tông. Tuy nhiên chưa được Giáo hội Phật giáo Quảng Ninh chấp thuận.

Tháng 8/2022, Hòa thượng Thích Gia Quang – Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự, Trưởng Ban Thông tin truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết chùa Ba Vàng không chịu sự quản lý trực tiếp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, mà thuộc quản lý của Giáo hội Phật giáo Quảng Ninh. Chùa Ba Vàng được thành lập sau năm 1975, nằm trong danh bộ quản lý của Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh.

Trong vấn đề "chuyển hệ phái", ghi nhận từ Thượng tọa Thích Đạo Hiển, Phó trưởng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh, thì Phật giáo nguyên thủy tại một số nước như Lào, Campuchia việc phật tử dâng vật phẩm, phong bì là bình thường. Tuy nhiên, phật giáo Bắc Tông trước giờ không có việc đó.

Với Phật giáo Bắc tông, tín đồ phật tử có thể cúng dường nhà chùa, công đức có nơi ghi nhận kín đáo, trang nghiêm thành kính. Còn theo Phật giáo nguyên thủy, khi đến ngày trai tăng phật tử dâng vật phẩm, tiền tài, phong bì… đúng như những gì đã và đang diễn ra tại chùa Ba Vàng.

"Chấp mê" lằn ranh đạo đời ?

Người viết bài này chỉ là một Phật tử và nghĩ rằng nếu quả thật có những thủ tục hành chính gì đó được gọi là "những quy định của giáo hội", thì lẽ nào đã hai năm đi qua nhưng đến hiện tại phía chùa Ba Vàng vẫn chưa thể đáp ứng ? Liệu đây có phải là chuyện "chấp mê" mang tính tế nhị gì đó giữa lằn ranh đạo – đời ?

Người viết bài này cho rằng dù là Nguyên thủy (Nam tông), Phát triển (Bắc tông), Khất sĩ đều cùng là thành phần của ngôi nhà Phật giáo Việt Nam. Phật giáo như một cái cây có đủ gốc, thân và cành lá. Đó là quy luật hình thành và phát triển. Theo thời gian, mấy ngàn năm du nhập và tiếp biến văn hóa từng khu vực, quốc gia, vùng miền, những nơi Phật giáo đi qua, đã làm cho Phật giáo phát triển và trở nên phong phú hơn, đặc sắc hơn, đáp ứng được nhu cầu số đông và nhu cầu thời đại.

Chỉ có gốc mà không có thân, cành lá thì không là cái cây hoàn chỉnh. Nhưng làm sao một gốc cây còn nhựa sống mà không phát triển ra thân, lá cành ? Theo quy luật Duyên sinh, Vô thường mà trải qua mấy ngàn năm Phật giáo không hề thay đổi diện mạo là điều không thể có !

Thiết nghĩ chúng ta phải chấp nhận sự biến đổi vì đó là một quy luật tất yếu, điều quan trọng là làm sao đừng để bị tha hóa hoàn toàn.

Hơn thế, như những gì đã và đang diễn ra cho thấy Phật giáo là một tôn giáo có nhiều tông phái. Sự phân chia thành các tông phái trong Phật giáo không phải do mâu thuẫn về tổ chức hay tranh giành về quyền lợi, địa vị trong tăng chúng mà do sự khác nhau ít nhiều về kinh điển, giáo thuyết.

Sao lại gieo rắc phiền não bằng sự phân biệt, kỳ thị ?

Biết được căn cơ của chúng sinh, đầu tiên Phật Thích Ca thuyết giảng những điều đơn giản để thuận lợi cho việc tiếp cận, giáo hóa ; về sau các bài thuyết giảng được nâng cao hơn. Tuy nhiên, giai đoạn mới ra đời, Phật giáo còn có sự hiểu khác nhau về giáo pháp.

Mặt khác, sau này trong quá trình phát triển của Phật giáo, nhất là Phật giáo Bắc tông đã chủ trương tùy duyên của chúng sinh mà hành hóa nên càng có cơ sở để hình thành các pháp môn tu hành. Lúc đầu Phật giáo có 02 hệ phái lớn (còn gọi là hai dòng) Phật giáo Nam tông (phái Tiểu thừa) và Phật giáo Bắc tông (phái Đại thừa). Từ hai hệ phái này, Phật giáo lại phân chia thành nhiều tông phái, sơn môn khác nhau.

Về mặt văn hóa, Phật giáo Nam tông từ Ấn Độ truyền đến các nước phía Nam Ấn. Mặt khác trước khi Phật giáo Nam tông truyền đến, các nước này đã chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và đạo Bà la môn nên Phật giáo Nam tông ở các nước như Srilanca, Myanma, Thái Lan, Campuchia, Lào… có sự tiếp thu của văn hóa Ấn Độ. 

Các nước theo Phật giáo Nam tông thường tạo ra được lực lượng tín đồ đông đảo và ổn định nên nhiều nước Phật giáo đã trở thành quốc đạo, đặc biệt có quốc gia Phật giáo Nam tông trở thành gốc của văn hóa. Chính vì điều này, ở các nước theo Phật giáo Nam Tông sẽ ít có sự xâm nhập của các tôn giáo khác.

Phật giáo Bắc tông khi truyền đến các nước phía Bắc thường qua con đường từ Trung Quốc sang nên những nước có Phật giáo Bắc Tông như Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản… chịu ảnh hưởng lớn bởi văn hóa Trung Quốc, nhất là Nho giáo và Lão giáo. 

Các nước theo Phật giáo Bắc Tông hình thành lực lượng Phật tử thuần thành song lực lượng Phật tử này lại chịu ảnh hưởng của Phật giáo ở nhiều mức độ khác nhau nên rất khó xác định…

Đó là những gì được bàn luận trong công chúng.

Tuy nhiên, theo người viết thì lòng từ bi và sự giáo hóa của Đức Phật không dành riêng cho người của bộ tộc Thích Ca, không dành riêng cho thành Ca-tỳ-la-vệ, không dành riêng cho đất nước Ấn Độ, mà dành cho tất cả chúng sanh.

Hạnh nguyện cao đẹp của Ngài là mang lại an lạc hạnh phúc cho chúng sanh. Là đệ tử Phật sao lại gieo rắc phiền não khổ đau cho chúng sanh bằng sự phân biệt, kỳ thị ?

Ngọc Lan

Nguồn : VNTB, 15/01/2023

************************

Phật giáo nguyên thủy theo phái Nam tông mà chùa Ba Vàng muốn được gia nhập là gì ?

Phạm Lê Đoan, VNTB, 15/01/2023

Chùa Ba Vàng đang xin chuyển hệ phái từ Bắc tông sang Phật giáo nguyên thủy theo phái Nam tông.

phatgiao2

Giáo lý Phật giáo nguyên thủy cho phép sư tang đi khất thực, phật tử dâng thức ăn chín rồi và nhà sư nhận lấy về ăn

Phật giáo nguyên thủy theo phái Nam tông là… nhạy cảm đối với miền Bắc ?

Liên quan đến việc phật tử quỳ lạy cúng dường như trong clip từng xuất hiện tại chùa Ba Vàng dịp lễ Vu Lan, một chức sắc của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh cho biết : "Theo Phật giáo nguyên thủy tại một số nước như Lào, Campuchia việc phật tử dâng vật phẩm, phong bì là bình thường. Tuy nhiên, phật giáo Bắc Tông trước giờ không có việc đó".

Theo vị chức sắc này, khi đến ngày trai tăng phật tử dâng vật phẩm, tiền tài, phong bì… nếu diễn ra ở phía Bắc thì việc này hơi nhạy cảm. "Địa phương chưa gặp sự kiện như ở chùa Ba Vàng bao giờ cả, gây ra tranh luận trái chiều trên mạng xã hội.

Sau đó, Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh có trao đổi với nhà chùa về việc trên. Theo giáo lý Phật giáo nguyên thủy có việc đi khất thực, phật tử dâng thức ăn chín rồi và nhà sư nhận lấy về ăn ; trong khi chùa Ba Vàng đăng ký theo Phật giáo Bắc tông", vị chức sắc này nói.

Rộng đường dư luận, xin lược ghi ở đây ý kiến của bà Nguyễn Thị Thanh Mai, giảng viên khoa Đông Phương học, trường đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, cùng ông Nguyễn Ngọc Hùng, giáo viên trường trung học Chi Lăng, xoay quanh câu chuyện của Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam đến Hệ phái Phật giáo Nam tông Kinh, những biến đổi thăng trầm của lịch sử trong tiến trình Phật giáo Việt Nam.

Lần giở quá khứ

Lịch sử ghi nhận, vào năm 1938, gia đình chủ đất Bùi Ngươn Hứa hiến cúng 3 ha đất cho ông Nguyễn Văn Hiểu, Văn Công Hương, Nguyễn Văn Quyến, Đoàn Văn Hường nhằm mục đích xây ngôi Tam bảo Nguyên thủy đầu tiên tại ấp Gò Dưa, xã Tam Bình, Thủ Đức với tên gọi sau đó : Bửu Quang tự, nay 171/10 Quốc lộ 1A phường Bình Chiểu, thành phố Thủ Đức.

Bên cạnh đó, lần lượt còn có bốn vị Tăng sĩ truyền vào Việt Nam Phật giáo theo truyền thống Nam tông, đó là ông Ngô Bảo Hộ, sau xuất gia năm 1937, pháp danh Thiện Luật ; Hồ Văn Viên, xuất gia năm 1938, pháp danh Huệ Nghiêm ; Phạm Văn Tông, xuất gia 19/7/1940, pháp danh Bửu Chơn ; Lê Văn Giảng, xuất gia 15/10/1940, pháp danh Hộ Tông.

Từ đó, Phật giáo Nguyên thủy từng bước không ngừng phát triển chùa tháp như năm 1945, ông Nguyễn Văn Tịnh, ông Dương Văn Thêm từ Campuchia học Pháp quay về Việt Nam tạo lập chùa Giác Quang ở bến Bình Đông cùng nhiều vị cư sĩ thuần thành. Đây là ngôi tự viện Phật giáo Nguyên thủy sau chùa Bửu Quang.

Sau ngôi tự viện Giác Quang, chùa Kỳ Viên lập ngày 19/6/1922 (610 Phan Đình Phùng, Sài Gòn) trở thành ngôi Tam bảo Phật giáo truyền thống Nam tông thứ 3.

Ngày 17/2/1952, Tỳ khưu Hộ Tông và sư Cả trụ trì chùa Mahàmontrey, Campuchia chứng minh buổi lễ kiết giới Sima tại bổn tự. Ngôi tự viện thứ 4 là chùa Bửu Long. Năm 1957, thiện nam Võ Hà Thuật cúng dường Giáo hội khu đất này nhân khi Giáo hội Tăng già Nguyên thủy thành lập.

Cơ sở thờ tự thứ 5, chùa Phổ Minh, xây dựng năm 1934, dâng cúng năm 1957, người thọ nhận đầu tiên ngôi chùa này là Tỳ-khưu Thiện Luật. Năm 1958, chùa Pháp Quang do Tỳ-khưu Hộ Giác cùng Tỳ-khưu Thiện Luật xây dựng, sau đó trở thành Phật học Viện Pháp Quang đầu tiên của Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam, do Ngài làm Viện trưởng, đào tạo Tăng sinh qua 3 cấp học theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy và được Hội Phật giáo Thế giới công nhận : Sơ đẳng, Trung đẳng và Cao đẳng Phật học.

Hòa thượng Tịnh Giác, Hòa thượng Minh Giác, Hòa thượng Thiện Nhân, Hòa thượng Bửu Chánh, Thượng tọa Giác Trí… đều xuất thân từ ngôi trường này.

Năm 1953, Phật lịch 2497, tại miền Trung, Tổ đình đầu tiên tại Đà Nẵng là chùa Tam Bảo tại 119c đại lộ Phan Chu Trinh, được thành lập bởi Tỳ-khưu Giới Nghiêm cùng thiện nam Hà Thúc Diếu, Vĩnh Cơ…

Ngày 15/3/1963 (Phật lịch 2507), Trung ương Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam tổ chức lễ Kiết giới Sima, tham dự có Ngài Narada, sư Hộ Giác, sư Tịnh Sự, sư Ẩn Lâm, sư Tối Thắng, sư Giác Quang, sư Dũng Chí…

Năm 1956, Tỳ-khưu Giới Nghiêm, Tỳ-khưu Bửu Chơn, Tỳ-khưu Thiện Luật, Tỳ-khưu Hộ Nhẫn… tạo dựng ở Huế ngôi Tổ đình có tên là Tăng Quang Tự, tên tiếng Pàli : Sangharànsyaràma. Từ đây Phật giáo Nguyên thủy tại Huế lan rộng : chùa Định Quang ở Giạ Lê, tạo lập năm 1958…

Phật giáo Nam Tông

Từ năm 1938 đến 1957, Phật giáo Nguyên thủy với tên gọi Đạo Phật Thích Ca. Từ 1957 đến 1964 thành lập "Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam (Theravada)". Từ 1964 đến 1981 mặc nhiên với tên gọi "Phật giáo Nam tông".

Năm 1981, Phật giáo Nam tông cùng các tông phái khác sáng lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Năm 2010 trở đi, để phân biệt với Phật giáo Nam tông Khmer, Giáo hội Phật giáo Việt Nam văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh gọi với danh xưng "Hệ phái Phật giáo Nam tông Kinh".

Phật giáo Nam tông Kinh có những biến đổi rất lớn, đó là hòa chung vào dòng chảy thăng trầm, thịnh suy, hợp tan, tan hợp của dân tộc, đồng hành cùng dân tộc từ chống chính sách bất bình đẳng về tôn giáo của chính quyền Đệ nhất Cộng hòa (1954-1963) đến thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (1964), đặc biệt là năm 1981 tham gia tích cực trong việc vận động thành lập và hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Từ một nhóm đoàn thể hoạt động tâm linh ở Campuchia, Sài Gòn lan rộng tới Huế và hình thành tổ chức Giáo hội mạnh, sau đó hòa vào tổ chức lớn hơn trở thành thành viên của tổ chức đó, một đoàn thể không còn mang danh nghĩa Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam mà chỉ là tên gọi phân biệt Hệ phái Phật giáo Nam tông Kinh.

Đó chính là sự biến đổi thăng trầm lịch sử của một tổ chức Giáo hội một thời đã qua, và là minh chứng cho triết lý tùy duyên của đạo Phật !

Phạm Lê Đoan

Nguồn : VNTB, 15/01/2023

Published in Diễn đàn

Dường như giờ đây tổ chức tôn giáo cũng làm công tác nhân sự tương tự với cách mà đảng cộng sản đã "cơ cấu".

phatgiao00

Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII - Ảnh minh họa

Bài ghi nhanh đây xin được ẩn danh địa phương cụ thể, chỉ có thể thông tin là đại hội nhiệm kỳ dự kiến tố chức vào trước ngày 30/9/2022.

Số là trước đó Ban Trị sự của tổ chức tôn giáo này có thông báo sẽ tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2022-2027 vào ngày 21/3/2022 (19/2 Nhâm Dần) tại giảng đường một địa điểm tạm gọi là từng rất nổi tiếng về các hoạt động tôn giáo về phản chiến ở miền Trung thời trước năm 1975.

Tuy nhiên phía lãnh đạo tôn giáo này ở cấp trung ương không đồng ý về nhân sự do địa phương đưa ra, đặc biệt trong đó có một chức sắc được ai đó ở trung ương "cơ cấu" vào ghế đứng đầu tổ chức tôn giáo ở địa phương ấy, nhưng nhiều vị chức sắc khóa đương nhiệm lại không đồng tình, nên mọi chuyện dằn dai kéo dài chưa xác định thời gian đại hội đến tận hôm nay.

Vậy là buổi chiều của ngày đầu tiên tháng 9/2022, tổ chức tôn giáo địa phương nói trên có cuộc họp để tiếp tục "làm nhân sự" chuẩn bị đại hội nhiệm kỳ 2022-2027. Diễn biến cuộc họp theo ghi nhận cho thấy dường như chuyện lá phiếu dân chủ vẫn là điều gì đó giống như cổ tích ở xứ Việt.

Cuộc họp này có sự hiện diện của đại diện chính quyền : một vị là Phó Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy ; vị còn lại là Trưởng ban Tôn giáo tỉnh.

Tình tiết cuộc họp cho biết ở hôm cuối cùng của tháng 8/2022, có một đoàn gọi là "Tiểu ban Nhân sự Đại hội tỉnh" đã đến nơi tu hành của một vị để mời vị này vào "vị trí nhân sự chủ chốt" – xin tạm gọi đó là ông A.

Rối rắm tiếp tục bắt đầu

Tại buổi họp, đại diện đoàn được gọi là "Tiểu ban Nhân sự Đại hội tỉnh" báo cáo đại khái rằng, ban đầu ông A. còn suy nghĩ, một vài phút sau ông A. rất hoan hỷ trước lời mời vào chức danh Trưởng ban Trị sự tỉnh.

Ngay sau đó, ông A. phát biểu rằng "chưa phải hoan hỷ vấn đề chức Trưởng ban, và không thể đồng hóa một cách vô tình". Ông A. đề xuất nên đồng thuận vị chức sắc được trung ương "cơ cấu" vào ghế đứng đầu tổ chức tôn giáo ở địa phương – tạm gọi là ông B., vì ông B. "còn trong khung tuổi cho phép theo quy chế Giáo hội. Vị tôn túc lãnh đạo, vừa lãnh đạo tinh thần, vừa lãnh đạo về hoạt động hành chánh… về đạo lý, có thứ lớp, trước – sau, trên – dưới".

Ông A. cũng nhấn mạnh : "Không dám từ chối, đây là chỉ đạo, và công tác Tăng sai nhưng phải có lề lối, nguyên tắc, chứ không phải chụp rồi bắt bỏ vô như vậy thì không được…".

Lên tiếng tại cuộc họp, vị Trưởng ban Tôn giáo tỉnh, lưu ý rằng ông Bí thư Tỉnh ủy cùng lãnh đạo UBND tỉnh đề nghị thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác đại hội của cấp lãnh đạo tôn giáo ở trung ương, tức nên đồng thuận việc "cơ cấu" ông B. vào vị trí Trưởng ban Trị sự tỉnh.

Ngày 11/9/2022 tới đây, Ban Trị sự và Ban Tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2022-2027 nói trên lại sẽ họp để tìm cách "thống nhất" về yêu cầu của lãnh đạo cấp trên là ông B. phải "trúng cử" chức danh Trưởng ban Trị sự tỉnh nhiệm kỳ 2022-2027.

Nói thêm, vị chức sắc mà lãnh đạo trung ương yêu cầu "cơ cấu" vào vị trí đứng đầu tổ chức tôn giáo cấp tỉnh ở nhiệm kỳ mới, cũng từng được trung ương làm "công tác nhân sự" là người đứng đầu nhiệm kỳ 2017/2022, tuy nhiên vào giờ chót "lá phiếu trung ương" đã bất thành, nên lần này xem chừng lãnh đạo trung ương đã "rút kinh nghiệm", nên mới có chuyện kéo dài suốt từ tháng 3 đến nay phía tôn giáo cấp tỉnh này vẫn chưa được phép tổ chức đại hội như nhiều tỉnh, thành khác.

Hương Giang

Nguồn : VNTB, 06/09/2022

Published in Diễn đàn

Liên minh quốc tế thúc giục Việt Nam điều tra cáo buộc tra tấn ông Trịnh Bá Phương

RFA, 24/08/2022

Đài Quan sát Bảo vệ Người Hoạt động Nhân quyền, một liên minh của Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế (FIDH) và Tổ chức Thế giới Chống Tra tấn (OMCT) ra thông cáo báo chí yêu cầu Nhà nước Việt Nam điều tra cáo buộc tra tấn nhà hoạt động Trịnh Bá Phương trong thời gian tạm giam ông.

vn1

Ông Trịnh Bá Phương – Facebook

Trong thông cáo phát hành ngày 23/8, một tuần sau khi Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội bác bỏ kháng cáo của ông Phương và giữ nguyên bản án mười năm tù giam và năm năm quản chế, Đài Quan sát Bảo vệ Người Hoạt động Nhân quyền nói, nhà hoạt động về quyền đất đai này đã bị tra tấn và đối xử tàn tệ trong suốt thời gian điều tra trước xét xử và còn bị đưa vào bệnh viện tâm thần trong suốt tháng ba năm 2021, và không được gặp luật sư trong thời gian hơn một năm kể từ khi bị bắt giữ vào ngày 24/6/2020.

Trong phiên tòa sơ thẩm giữa tháng 12 năm ngoái, ông Phương cho biết ông đã bị điều tra viên tra tấn, đánh vào bộ phận sinh dục để buộc ông khai nhận theo cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước" theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.

Luật sư Nguyễn Văn Miếng, một trong những luật sư biện hộ cho ông Phương ở cả hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, cho Đài Á Châu Tự Do biết :

"Tại phiên tòa sơ thẩm ông Phương nói các hành vi tra tấn vào lúc bị bắt. Ông bị bắt và bị đánh ở công an phường. Khi đánh như vậy có bà Tâm (Nguyễn Thị Tâm- PV) chứng kiến".

Tuy nhiên, cũng theo luật sư Miếng, trong phiên tòa sơ thẩm, sau khi ông Phương tố cáo bị tra tấn ép cung, công tố viên đòi ông cung cấp bằng chứng của việc tra tấn này.

Trong lần thăm gặp chồng vào ngày 24/8 trong trại tạm giam của công an thành phố Hà Nội, lần đầu tiên được gặp lại chồng sau 26 tháng kể từ khi ông Phương bị bắt, bà Đỗ Thị Thu có hỏi chồng về việc ông bị tra tấn. Bà kể lại với phóng viên Đài Á Châu Tự Do :

"Anh Phương bảo là trong một ngày họ cũng đã tra tấn anh ấy, đánh anh ấy vào bộ phận sinh dục trong thời gian điều tra".

Không chỉ ông Phương tố cáo bị tra tấn, mà em trai ông là Trịnh Bá Tư, người bị bắt cùng ngày với cùng cáo buộc bởi công an tỉnh Hòa Bình, cũng nói với gia đình là ông bị đánh đập bởi công an dẫn đến thương tích nghiêm trọng. Bà Thu cho biết "Em Tư bị đánh sưng thận trái hôm em Tư bị bắt".

Theo luật sư Miếng, ông Phương tố cáo bị đối xử tàn nhẫn trong thời gian giam giữ trước và sau khi xét xử.

Ông bị biệt giam hơn một năm trước phiên sơ thẩm, và hơn tám tháng từ lúc sơ thẩm đến phiên phúc thẩm, trong khi Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định thời hạn đưa ra xét xử phúc thẩm đối với Tòa án nhân dân cấp cao là 90 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ vụ án. Sau phiên sơ thẩm, công an còn buộc ông ký vào giấy cam kết chấp nhận bản án, tuy nhiên, ông từ chối.

Về việc đối xử tàn nhẫn đối với bà Cấn Thị Thêu - mẹ của hai ông Phương và Tư – người cũng bị bắt cùng ngày với cùng cáo buộc, con gái bà là Trịnh Thị Thảo cho RFA biết như sau :

"Mẹ tôi bị giam chung với người nhiễm HIV. Trong tuần đầu tiên, mẹ tôi không được nhận quần áo gia đình gửi vào cho nên lúc nào mẹ tôi cũng phải mặc quần áo ướt, giặt rồi mặc ngay. Phòng 7 mét vuông mà giam giữ 13 người. Thời tiết vô cùng khắc nghiệt, nhiệt độ mùa hè ở phòng giam có lúc lên đến 45 độ mà lúc nào cũng thiếu nước và không có quạt điện trong điều kiện nắng nóng như vậy". 

Trong thông cáo báo chí của mình, Đài Quan sát Bảo vệ Người Hoạt động Nhân quyền chỉ trích việc kết án không công bằng, bắt giữ tuỳ tiện và quấy rối tư pháp đối với ông Trịnh Bá Phương cũng như đối với ông Trịnh Bá Tư và mẹ của hai ông, bà Cấn Thị Thêu, và bày tỏ sự quan ngại về nguy cơ cao họ bị tra tấn và đối xử tàn nhẫn trong nhà giam.

Liên minh này kêu gọi nhà chức trách Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho cả ba mẹ con- những người bị bắt và cầm tù với mức án tù dài hạn chỉ vì đấu tranh về quyền đất đai và dũng cảm cất tiếng nói bảo vệ những người dân oan bị cướp đất khác.

Dẫn tuyên bố của Các Thủ tục đặc biệt của Liên Hiệp quốc về Điều 117 của Bộ luật Hình sự "quá rộng và dường như nhằm bịt miệng những người tìm cách thực hiện quyền tự do ngôn luận", liên minh kêu gọi nhà nước Việt Nam chấm dứt việc lạm dụng điều khoản này trong việc truy tố và bịt miệng giới bất đồng chính kiến.

Liên minh cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế viết thư cho ban lãnh đạo Việt Nam, bao gồm Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ, Ngoại trưởng, Bộ trưởng nội vụ, và Tòa đại sứ của Việt Nam ở thủ đô Brussels (Vương quốc Bỉ) để yêu cầu điều tra ngay lập tức và minh bạch cáo buộc tra tấn và đối xử tệ bạc đối với ông Trịnh Bá Phương và buộc những kẻ thực hiện phải chịu trách nhiệm, đồng thời trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho ba mẹ con bà Cấn Thị Thêu.

***********************

Đang tiến tới thành lập các chi bộ đảng trong Phật giáo Việt Nam ?

Nguyễn Nam, VNTB, 24/08/2022

Một khi việc bổ nhiệm, luân chuyển chức sắc Phật giáo là do Sở Nội vụ và Ủy ban tỉnh quyết định như công chức, cán bộ lãnh đạo của nhà nước, thì chuyện thành lập các chi bộ đảng trong Phật giáo, chỉ là chuyện sớm hay muộn.

vn2

Sở Nội vụ và Ủy ban tỉnh quyết định bổ nhiệm, luân chuyển chức sắc Phật giáo như công chức, cán bộ lãnh đạo của nhà nước

Đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng ở tỉnh Quảng Ninh, đã được phân công đảm trách phó Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ 2022/2027, kiêm trưởng Ban Phật giáo quốc tế tại Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Quảng Bình lần thứ IV.

Ông Trần Đức Thủy – trưởng Ban Tôn giáo tỉnh Quảng Bình cho rằng : "Việc bổ nhiệm người ở địa phương khác vào Ban trị sự Giáo hội Phật giáo của tỉnh là rất bình thường. Thẩm quyền luân chuyển bổ nhiệm thì do Sở Nội vụ và Ủy ban tỉnh quyết định và đã được Giáo hội Phật giáo Việt Nam phê duyệt".

Vậy có thể hiểu là người đang được gọi là Đại đức Thích Trúc Thái Minh, thật ra đó là một cán bộ của đảng, được đảng phân công về làm trụ trì chùa Ba Vàng. Nay vì yêu cầu của tình hình mới nên đảng quyết định phân công ông này về làm nhiệm vụ chính trị với chức danh "phó Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ 2022/2027, kiêm trưởng Ban Phật giáo quốc tế tại Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Quảng Bình lần thứ IV".

Khó thể có cách hiểu khác, vì cách đây tuần lễ, Hòa thượng Thích Gia Quang cho biết chùa Ba Vàng không chịu sự quản lý trực tiếp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, có nghĩa là không nằm trong Giáo hội. Và như vậy thì người khoác áo cà sa được gọi là Đại đức Thích Trúc Thái Minh được ngồi vào ghế "phó Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ 2022/2027, kiêm trưởng Ban Phật giáo quốc tế tại Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Quảng Bình lần thứ IV", chỉ có thể là người của đảng nên chịu sự phân công của đảng.

Không có cách hiểu khác, vì Ban trị sự Phật giáo Quảng Bình là tổ chức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nên khó thể có chuyện nhân sự đến chức "phó Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ 2022/2027, kiêm trưởng Ban Phật giáo quốc tế tại Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Quảng Bình lần thứ IV" lại là người bên ngoài Giáo hội.

Nếu không hiểu theo cách diễn giải ở trên thì việc bổ nhiệm, luân chuyển chức sắc Phật giáo sao lại do Sở Nội vụ và Ủy ban tỉnh quyết định như công chức, cán bộ lãnh đạo của nhà nước ?

Nói thêm, trên trang web của chùa Ba Vàng (*), còn cho biết cả một ê-kíp chùa Ba Vàng được "phân công" tham gia vào Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Bình ; cụ thể, Đại đức Thích Trúc Bảo Lực và Đại đức Thích Trúc Bảo Hội được phân công đảm trách Ủy viên Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Bình.

Một nhà báo đang là biên tập viên ở tòa soạn có cơ quan chủ quản là Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, ý kiến về chuyện nhân sự ở trên, đó là biểu hiện rõ nét cho thời mạt pháp, bởi nếu không thì sao có điều vô pháp này, khi mà Thích Trúc Thái Minh từng bị kỷ luật nặng !

Trước đó, ngày 12/-7/2019, trong thời gian làm trụ trì chùa Ba Vàng, Đại đức Thích Trúc Thái Minh từng bị Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra nghị quyết bãi nhiệm tất cả chức vụ trong giáo hội.

"Hay là Giáo hội Phật giáo Quảng Bình muốn mời ông Thích này về "trục vong", cúng dường kiếm chác ! ? Điều lạ là việc bổ nhiệm này đã được Giáo hội Phật giáo Việt Nam phê duyệt ! Phật giáo Việt Nam sẽ đi về đâu ?" – vị nhà báo nêu một câu hỏi tu từ.

Nguyễn Nam

Nguồn : VNTB, 24/08/2022

(*) https://chuabavang.com/su-phu-thich-truc-thai-minh-cung-chu-tang-chua-ba-vang-duoc-bo-nhiem-cac-chuc-vu-trong-ban-tri-su-phat-giao-tinh-quang-binh-nhiem-ky/2022/2027-d5075.html

************************

Một đường dây lừa đảo buôn người sang Đông Nam Á bị triệt phá

Thùy Dương, RFI, 24/08/2022

Cảnh sát Đài Loan, Hồng Kông, Việt Nam và Trung Quốc đã mở một chiến dịch triệt phá đường dây lừa đảo quy mô lớn liên quan đến nạn buôn người sang nhiều nước Đông Nam Á.

333333333333333333333333

Nhiều nước Châu Á hợp tác phá vỡ một mạng lưới lừa đảo liên quan đến nhiều nước trong khu vực. Getty Images - Matt Anderson Photography

Mục đích của đường dây buôn người là đưa người sang một số nước như Cam Bốt, Thái Lan, Lào và Miến Điện, dồn họ tập trung đến một nơi rồi buộc những người này thực hiện các vụ lừa đảo trực tuyến. Số nạn nhân hiện vẫn chưa được nêu rõ, nhưng danh tính vài trăm người đã được xác định và nhà chức trách một số nơi đã tiến hành nhiều vụ bắt giữ.

Tất cả bắt đầu với một lời chào mời việc làm hấp dẫn, được trả lương cao tại một quốc gia Đông Nam Á, như Cam Bốt, Thái Lan, Lào hoặc Miến Điện. Những người nhẹ dạ cả tin rơi vào bẫy, được mua vé máy bay cho, nhưng khi đến quốc gia họ đã chọn thì bị tịch thu hộ chiếu. Sau đó, họ bị giam nhốt và phải thực hiện các trò lừa đảo, gian lận qua điện thoại hoặc trên mạng internet. Theo lời khai, những người này bị bạo hành cả về thể xác, tình dục, thậm chí không được cho ăn uống. Và chính các nạn nhân này còn bị dụ dỗ, ép buộc tìm thêm những người mới.

Theo nguồn tin của RFI ngày 23/08/2022, trong đường dây buôn người này, có nhiều nạn nhân là người Việt Nam và Đài Loan. Chính quyền Đài Bắc đã xác định có dưới 400 công dân Đài Loan bị mạng lưới mafia này lừa.

Ngay từ tuần trước, theo AFP, tại Hồng Kông, đã có 36 nạn nhân liên lạc với cảnh sát nhờ trợ giúp về các vụ lừa đảo liên quan tới việc làm. Cảnh sát hồng Kông đã bắt giữ 5 người bị nghi là tổ chức các vụ lừa đảo về việc làm sang các nước Đông Nam Á.

Cũng trong tuần trước, tại Việt Nam, một video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy khoảng 40 người Việt Nam tại Cam Bốt bị nhiều người cầm gậy đuổi theo. Theo truyền thông trong nước, họ là nạn nhân của mạng lưới buôn người, lừa đảo này và khi đó đang cố gắng chạy trốn về nước. Nhà chức trách Cam Bốt cũng đã công bố hàng trăm vụ bắt giữ.

Thùy Dương

Published in Việt Nam

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Giáo hội Phật giáo Việt Nam lạm quyền

Dương Xuân Lương, VNTB, 24/11/2021

Qua hai việc lộng hành, lạm quyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Giáo hội Phật giáo Việt Nam đặt nghi vấn cho thực quyền của chính phủ về nạn kiêu binh kèm sự thiếu hiểu biết của nhưng công cụ của họ dựng nên.

mttq0

Tịnh thất Bồng Lai bị Giáo hội Phật giáo Việt Nam yêu cầu xóa xổ

1. Giáo hội Phật giáo Việt Nam không có quyền công nhận hay xóa bỏ các điểm tu tại gia

Một vấn đề pháp lý được dư luận quan tâm là Tịnh thất Bồng Lai bị Giáo hội Phật giáo Việt Nam yêu cầu xóa xổ. Hay nói rộng hơn các điểm tu tại gia có bắt buộc phải được Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Giáo hội Phật giáo Việt Nam) công nhận và quản lý hay không ?

Giáo hội Phật giáo Việt Nam là 1 tổ chức tôn giáo được nhà nước công nhận. Hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam phải tuân thủ pháp luật Việt Nam mà cụ thể là Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016. Thẩm quyền của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cũng giống như các tổ chức tôn giáo khác, không được trái với các quy định về quyền của một tổ chức tôn giáo được nhà nước công nhận.

1.1. Thẩm quyền công nhận

Theo quy định của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, hai chủ thể có thẩm quyền công nhận một tổ chức tôn giáo là : Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương (Ban Tôn giáo Chính Phủ). Ngoài hai chủ thể này, cá nhân hoặc cơ quan khác đều không có quyền công nhận hay phủ nhận bất kỳ một tổ chức tôn giáo nào. Như thế Giáo hội Phật giáo Việt Nam không có quyền công nhận các điểm tu tại gia mà đây là Tịnh thất Bồng Lai.

1.2. Quyền tự do tín ngưỡng

Mỗi người đều có quyền tuyệt đối tin, hay không tin, theo một tôn giáo nào và đều có quyền biểu lộ lòng tin của mình hoặc một mình, hay chung với những người khác, tại điểm thờ phụng hay tại nhà riêng. Các quy định của pháp luật có thể hạn chế một số hoạt động tôn giáo vì những lý do bất khả kháng như dịch bệnh hay an ninh. Ngoài ra không tổ chức, đoàn thể nào có quyền cấm đoán sinh hoạt tôn giáo của cá nhân hay hội nhóm.

Như vậy việc Giáo hội Phật giáo Việt Nam yêu cầu xóa sổ Tịnh thất Bồng lai, một tổ chức tôn giáo tu tại gia, hơn nữa chưa từng gia nhập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hay có thể nói một tôn giáo khác, là một hành động phi pháp, lộng quyền và thiếu hiểu biết. Nếu sự lộng quyền này được nhà nước cho phép bằng cách ủng hộ, hay làm ngơ để mặc GHPGV làm khó dễ Tịnh thất Bồng Lai, chính phủ có thể đã cho phép tổ chức này có quyền bao trùm các tôn giáo khác. 

2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lộng quyền

Ban tôn giáo chính phủ cho rằng cơ sở Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ, Tịnh thất Bồng Lai, là cơ sở thờ tự bất hợp pháp và Giáo hội Phật giáo Việt Nam yêu cầu hủy bỏ tu điểm tại gia này là các hành động phi pháp và lộng quyền.

Dưới đây chúng tôi sẽ chỉ ra cách hành xử lộng quyền, phạm pháp của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cánh tay của chính phủ Việt Nam đối với Đạo Cao Đài qua việc tịch thu tài sản của Đạo và ban phát cho một tôn giáo khác. 

Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ nói tắt là Đạo Cao Đài được thành lập năm 1926 tại làng Long Thành, tỉnh Tây Ninh, Việt Nam.

Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ra Sắc Luật 003/65 ngày 12/7/1965 công nhận pháp nhân Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ theo Hiến chương ngày 21/1/1965.

Sau ngày 20/7/1978, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh ban hành "Bản án Hoạt động phản cách mạng của một số tên phản động trong giới cầm đầu giáo phái Cao Đài Tây Ninh".

Cái tên "Bản án" của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Tỉnh tây Ninh đã thể hiện rõ sự lấn quyền tòa án của Mặt trận Tổ quốc tỉnh này. Mặt trận Tổ quốc Tây Ninh viết ra một bản án, kết tội một số giới chức Cao Đài. Ủy ban Nhân Dân tỉnh Tây Ninh tiếp theo "Bản Án" đó ra quyết định 124 tịch thu hầu hết các cơ sở tôn giáo trong nội ô tòa thánh Tây Ninh và nhiều cơ sở khác tại các địa phương.

Đi quá xa hơn nữa, từ cái quái thai "bản án" của Mặt trận Tổ quốcViệt Nam, UBND tỉnh Tây Ninh lấy luôn Tòa Thánh Tây Ninh và các cơ sở khác giao cho tổ chức tôn giáo khác. 

Sau khi lấy Tòa Thánh Tây Ninh, chính quyền Tây Ninh tập trung một số giới chức của Đạo, theo đảng, có chân trong Mặt trận Tổ quốc dựng nên một tôn giáo mới khác với Cao Đài chính truyền từ năm 1926 được dựng nên bởi chính đức Thế Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Ngày 9 tháng 5 1997 Ban Tôn giáo chính phủ ra Quyết định số 10 QĐ/TCCP công nhận tư cách pháp nhân của tổ chức tôn giáo mới này là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Cao Đài Tây Ninh, gọi tắt là Đạo Cao Đài Tây Ninh. Điều 4 của quyết định này viết : "Trụ sở của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Cao Đài Tây Ninh đặt tại Tòa Thánh Tây Ninh". 

Tịch thu tài sản của Đạo Cao Đài Chân Truyền

Ngày 4/6/1980, Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh ra Quyết định 124, tịch thu hầu hết các cơ sở của đạo trong Nội Ô Tòa Thánh Tây Ninh và nhiều cơ sở tôn giáo khác của đạo tại các địa phương.

Năm 1997 nhà nước lấy Tòa thánh Tây Ninh của Đạo Cao Đài 1926 giao cho Chi phái Cao Đài 1997, cho phép chi phái 1997 mở rộng một số sinh hoạt. 

Mãi đến năm 2017 qua quá trình giúp đỡ người Đạo Cao Đài 1926 bảo vệ quyền tự do tôn giáo, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng Tổng giám đốc BPSOS phát hiện ra sự thật : Đạo Cao Đài 1926 và chi phái 1997 là hai tổ chức tôn giáo khác nhau.

Tháng 6 năm 2018, BPSOS hoàn thành Hồ sơ Chi phái 1997 là tác nhân phi chính phủ với thành tích dài lâu vi phạm nhân quyền đối với Đạo Cao Đài. Hồ sơ đã đệ trình đến chính phủ Hoa Kỳ, Liên Hiệp Quốc, các tổ chức quốc tế.

Bản phúc trình năm 2019 của Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do tôn giáo quốc tế (USCIRF) đã nêu đích danh "Chi Phái Cao Đài Tây Ninh (Chi Phái 1997)" là công cụ do Nhà nước quản lý và sử dụng. 

Năm 2019 Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã hủy giấy phép độc quyền danh hiệu Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Cao Đài Tây Ninh cấp tạm cho ông Trần Quang Cảnh, đại diện hải ngoại của chi phái 1997. Không những vậy, quyết định này của Bộ Thương mại Hoa Kỳ mặc nhiên xác định chi phái 1997 không phải là đạo Cao Đài. 

Trong báo cáo về tự do tôn giáo quốc tế tháng 5/2021, Bộ Ngoại giao Mỹ nêu sự khác biệt giữa đạo Cao Đài được thành lập năm 1926 với Chi phái Cao Đài 1997 được nhà nước hậu thuẫn.

Sự thật về sự vô pháp vô thiên của nhà nước Việt Nam qua các công cụ tay sai nối dài của họ được phanh phui ra ánh sáng.

Qua hai việc lộng hành, lạm quyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Giáo hội Phật giáo Việt Nam, những cánh tay đắc lực của chính quyền Việt Nam, đặt nghi vấn cho thực quyền của chính phủ về nạn kiêu binh kèm sự thiếu hiểu biết của nhưng công cụ của họ dựng nên.

Dương Xuân Lương

Nguồn : VNTB, 24/11/2021

*************************

Chùa Thiên Quang Xuyên Mộc – Bà Rịa Vũng Tàu trước nguy cơ bị chính quyền địa phương ra lệnh gỡ bỏ

Người Tân Định, VNTB, 24/11/2021

Dù có sự quan tâm của dư luận, âu lo trong giới Phật tử và các cơ quan ngoại giao quốc tế, số phận của Chùa Thiên Quang tùy thuộc vào chính quyền Bà Rịa Vũng Tàu.

mttq2

Thượng tọa Trụ trì chùa Thiên Quang tại Bà Rịa Vũng Tàu và đại diện Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh - Ảnh minh họa (facebook

Ngày 5 tháng 11 năm 2021 Thượng tọa Trụ trì chùa Thiên Quang tại Bà Rịa Vũng Tàu thông báo bị bắt buộc phải gỡ bỏ mọi công trình mà chính quyền cho là phi pháp trước ngày 15 tháng 11. Sự kiện này gây hoang mang cho giới Phật Tử trong và ngoài nước, đặc biệt cho tăng chúng trong chùa.

Ngày 16/11/2021, Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh điện thoại hỏi thăm đời sống sinh hoạt chư tăng tại chùa Thiên Quang ? Về phía Tổng Lãnh sự quán rất quan tâm đến đời sống yên bình tại chùa, và đang nổ lực hết mình cho việc gìn giữ sự bình yên đó. 

Tiếp đó ngày 19/11/2021, Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ lại điện thoại hỏi thăm quý Thầy, nội dung cuộc nói chuyện như sau :

– Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ : Ở chùa có được bình an không ? Mọi thứ vẫn ổn phải không ạ ?

– Thầy Thích Thiên Thuận : Dạ, hiện tại thì chư tăng tại chùa Thiên Quang vẫn được bình an và mong được bình an như vậy trong những ngày dài sắp tới. Thật tốt cho quý thầy ở đây với thiên nhiên và bình yên trong sự tu hành. 

– Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ : Vậy là yên tâm cho chư Tăng đang tu tập ở chùa rồi. Nếu có gì thay đổi hay chuyện gì xảy ra đột ngột thì Thầy hãy gọi điện trực tiếp cho chúng tôi biết để chúng tôi kịp thời nắm bắt thông tin. 

Thầy Thích Thiên Thuận : Xin cảm niệm, biết ơn đến quý vị về những điều quý giá mà quý vị dành cho chúng tôi trong những lúc như thế này. Thật tình chúng tôi yêu mến thiên nhiên, yêu sự hòa bình và con người tại nơi đây. Thật là rất vui nếu trong dịp tết Nguyên Đán này xin mời quý vị ghé thăm chùa và dùng cơm. 

– Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ : (tiếng cười) dĩ nhiên rồi ạ ! ! ! xin cảm ơn Thầy. 

– Thầy Thích Thiên Thuận : Xin cầu nguyện tất cả mọi người được bình an.

– Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ : Xin chào và hẹn gặp lại ngày gần nhất

Trước đó ngày 15/11, Tổng lãnh sự quán Cộng hòa Liên bang Đức đã gửi công hàm đến sở ngoại vụ tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu về việc này. Công hàm cho biết bà Tổng Lãnh sự Đức lấy làm tiếc nếu các công trình trong khuôn viên chùa bị chính quyền buộc phá bỏ.

mttq3

Chùa Thiên Quang tọa lạc tại Thác Hòa Bình, Ấp 5, Hòa Bình, Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu nổi tiếng là đẹp và yên bình

mttq4

Chùa Thiên Quang tọa lạc tại Thác Hòa Bình, Ấp 5, Hòa Bình, Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu, là một ngôi chùa nổi tiếng với các pho tượng Phật, Bồ Tát bằng gỗ quý đồ sộ.

Từ Thị trấn Ngãi Giao vào 17km đến xã Hòa Bình chúng ta gặp ngay ngôi chùa hiển hiện giữa núi đồi hoang vu, là mái chùa Thiên Quang mộc mạc đậm nét cổ truyền xứ Huế.)

Chùa Thiên Quang được khởi công xây dựng ngày 19/07/2000 (Canh Thìn) do Đại đức Thích Thiên Thuận làm trụ trì. Lúc bấy giờ chùa chỉ là một thảo am nhỏ đủ để sinh hoạt cho bà con Phật tử nơi đây sinh hoạt tu học. Tháng năm dần trôi, mái chùa Thiên Quang được tô đậm thêm nét vững mạnh của xóm làng và dân tộc. Như cơ chỉ của thiên nhiên ban tặng trước mặt chùa là dòng thác quanh năm tuôn chảy, như rồng xanh cuộn mình thổi từng cơn gió mát cho thiền môn hưng thịnh. Phong thủy hữu tình, gió mát quanh năm, vào chùa là hình ảnh cửa không của thiền môn quy cũ, xây dựng theo lối kiến trúc cổ kính, không gian thoáng ngập phối với cảnh thiên nhiên làm nền chủ đạo. Ngoài ra những pho tượng thờ phượng đều được tạc từ gỗ quý được các nghệ nhân điêu khắc gỗ nổi tiếng từ miền Nam Bắc quy tụ về đây.

Dù có sự quan tâm của dư luận, âu lo trong giới Phật tử và các cơ quan ngoại giao quốc tế, số phận của Chùa Thiên Quang tùy thuộc vào chính quyền Bà Rịa Vũng Tàu. Trụ trì chùa chua xót viết trên facebook dặn dò các đệ tử :

Sư phụ dặn dò các đệ tử trong bữa cơm sáng ngày 17/11/2021 vì qua ngày 18/11/2021 những bữa cơm sáng như thế này có thể sẽ không còn nữa ??? Từng tấm ngói, chiếc bàn cũ, cái bếp lem nhem, cái tô, cái chén có thể trở thành những ước mơ của tăng chúng nơi đây !!!

Thượng tọa trụ trì cho biết : "Đơn ký ngày 5/11/2021 [gỡ bỏ một phần kiến trúc của Chùa] tới ngày 08/11/2021 chùa mới nhận được đơn, hôm nay là ngày thứ 9 chùa nhận được đơn, 10 ngày là đơn có hiệu lực.

Thương quý thầy, quý chú tiểu nhỏ, người già trong chùa… từ nay không biết ra sao ? Tết này…".

Thượng Tọa Thích Thiên Thuận cho biết thêm :

"Chùa Thiên Quang trải qua 20 năm xây dựng tạm bợ không ai kiện tụng tranh chấp về đất đai, chỉ có phía chính quyền trên dưới 10 lần đo đạc mà không tạo điều kiện giấy tờ pháp lý. Lý do làm việc là kênh nước đi qua chùa, cắt ngang phía sau chùa thành hai hình tam giác, năm 2019 – 2020 Chùa gửi đơn hai lần không thấy ai mời làm việc. Tất cả những công trình được xây dựng từ 2006 đến 2016 đã chấm dứt, giờ mới lập biên bản xử phạt".

Người Tân Định

Nguồn : VNTB, 24/11/2021

Published in Diễn đàn

Nhà nước đang bảo hộ hay bảo kê cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam ?

phatgiao1

Ảnh trái : Giáo hội Phật giáo Việt Nam được nhà nước trao Huân chương Độc lập hạng Nhất nhân kỷ niệm 40 năm thành lập giáo hội vào ngày 7/11/2021 (Nguồn : Tuổi Trẻ). Ảnh phải : Hội nghị Đại biểu Thống nhất Phật giáo Việt Nam năm 1981 tại Hà Nội (Nguồn : Giáo hội Phật giáo Việt Nam).

Trong một lá thư năm 2008 của Làng Mai, Thiền sư Thích Nhất Hạnh viết : "Ngày xưa, Sư ông Làng Mai đâu có chức vụ gì trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, thế mà cũng đã làm được bao nhiêu việc : thành lập Viện Cao Đẳng Phật Học Sài Gòn […], nhà xuất bản Lá Bối, trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội, xuất bản các tuần san […]" [1].

Tuy nhiên, ngày nay, nếu không phải là một nhà sư của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thì bạn khó mà làm được việc gì một cách công khai.

Tháng 12/2020, chính quyền thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế, đã ngăn cản người dân nhận quà cứu trợ từ một phái đoàn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Chính quyền cho rằng giáo hội này là bất hợp pháp, nên việc người dân nhận quà của họ là vi phạm pháp luật [2].

Tháng 11/2021, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đề nghị chính quyền xử lý một thiền am tại tỉnh Long An (trước đây có tên là Tịnh Thất Bồng Lai) với lý do đây là cơ sở bất hợp pháp [3]. Đại diện Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Long An còn cho rằng cơ sở mượn danh xưng cơ sở tôn giáo để trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín của Phật giáo thế giới và Phật giáo Việt Nam [4].

Cách đây hơn 27 năm, một nhà sư tại tỉnh Vĩnh Long đã đi đến quyết định bi thảm nhất sau khi chính quyền buộc ông tháo dỡ ngôi chùa của mình vốn nằm ngoài hệ thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Vào ngày 28/5/1994, Đại đức Thích Huệ Thâu đã châm lửa tự thiêu để phản đối quyết định của chính quyền [5].

Những năm qua, người dân trong nước khi tham gia khóa tu của Làng Mai phải khăn gói ra nước ngoài chứ không phải là đến một nơi nào đó tại Việt Nam. Đến nay, dù Thiền sư Nhất Hạnh đã về ở hẳn Việt Nam nhưng tăng đoàn của ông vẫn chưa được phép hoạt động tại quê nhà.

Những sự việc trên đều liên quan đến một thứ đã diễn ra trong 40 năm qua : sự độc quyền trong hoạt động Phật giáo. Sự độc quyền này đã trở thành một thứ vũ khí cản trở sự phát triển tự nhiên của Phật giáo.

Thống nhất hay "nhất thống"

Vào năm 1981, Hòa thượng Thích Trí Thủ khi khai mạc hội nghị thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tuyên bố đây là lần đầu tiên mà các hội đoàn Phật giáo hoàn toàn thống nhất dưới một giáo hội trong lịch sử 2.000 năm Phật giáo Việt Nam [6].

Đúng như lời tuyến bố trên, sự ra đời của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã mở ra một thời kỳ chưa từng có trong 2.000 năm trước đó : Phật giáo bị độc chiếm.

Trước năm 1975, dù Tổng hội Phật giáo ra đời hay Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất được thành lập thì các hội đoàn Phật giáo vẫn có quyền lựa chọn tham gia hoặc hoạt động độc lập.

Theo Hòa thượng Thích Tâm Châu, sau khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất được thành lập vào đầu năm 1964, Giáo hội Tăng già Việt Nam và một vài hội Phật giáo khác đã rút tư cách thành viên của mình do giáo hội chủ trương xóa bỏ quyền tự chủ hoạt động của các hội đoàn Phật giáo [7]. Thậm chí, giáo hội này từng tách ra thành hai Viện Hóa Đạo do mâu thuẫn nội bộ [8].

Trong lịch sử, Phật giáo Việt Nam có nhiều tông phái khác nhau, phương châm hoạt động rất đa dạng. Tuy nhiên, sau năm 1975, các hội đoàn Phật giáo muốn hoạt động tôn giáo hợp pháp thì chỉ có cách duy nhất là gia nhập Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Các lời tuyên truyền về việc thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam đều thể hiện tính độc lập và tự nguyện của các thành viên, không có sự dàn xếp nào của chính quyền. Tuy nhiên, trên thực tế, điều này khó mà đúng được. Trong những năm 1980, 1990, các nhà sư không muốn tham gia Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã gặp phải nhiều biến cố.

Năm 1982, hai thành viên cấp cao của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất là Hòa thượng Thích Huyền Quang và Hòa thượng Thích Quảng Độ bị trục xuất khỏi TP. Hồ Chí Minh [9].

phatgiao2

Hòa thượng Thích Quảng Độ (bên trái ảnh) thăm Hòa thượng Thích Huyền Quang đang nằm dưỡng bệnh vào năm 2006. Hòa thượng Thích Huyền Quang viên tịch vào ngày 05/07/2008 tại tu viện Nguyên Thiều, tỉnh Bình Định. Ảnh : Phật tử Việt Nam.

Năm 1984 đến năm 1988, nhiều nhà sư từ các ngôi chùa khác nhau không thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam như Ni trưởng Thích Nữ Trí Hải, các hòa thượng Trí Siêu, Nguyên Giác, Như Minh, Tuệ Sỹ, Tâm Quang, Đức Nhuận (giáo sư của Viện Đại học Vạn Hạnh, biên tập viên của Tạp chí Vạn Hạnh), v.v. đã bị bắt giữ . Hai hòa thượng Tuệ Sỹ và Trí Siêu từng bị tuyên đến mức án tử hình vào năm 1988 (sau đó được giảm án) vì tội tham gia hoạt động lật đổ nhà nước và thành lập một tổ chức cách mạng [10].

Đến tháng 5/1993, vụ giằng co giữa cán bộ chính quyền và các nhà sư chùa Thiên Mụ thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đã khiến bốn nhà sư bị tuyên án từ ba đến bốn năm tù giam. Năm 1994, 49 nhà sư tuyên bố sẽ tự thiêu nếu chính quyền không cho họ tái lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất [11].

Đáng lẽ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam vẫn có thể thành lập, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất vẫn có thể tiếp tục hoạt động, các hội đoàn tôn giáo khác vẫn có thể tham gia hoặc không vào hai giáo hội này. Tuy nhiên, chính quyền đã không để một viễn cảnh như vậy xảy ra. Sự can thiệp của chính quyền cho thấy việc thống nhất Phật giáo vào năm 1981 thực chất là cưỡng ép các hội đoàn Phật giáo chịu sự thống trị của một giáo hội duy nhất mà nhà nước có thể kiểm soát được.

Hai thái độ của chính quyền

40 năm qua, chính sách của chính quyền đối với Phật giáo đã có những thay đổi rất tích cực so với giai đoạn ngay sau năm 1975.

Theo số liệu của Ban Tôn giáo Chính phủ vào tháng 9/2021, Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay có bốn học viện đào tạo Phật giáo, 18.544 tự viện, và 54.169 tăng ni [12]. Nhiều sự kiện Phật giáo quốc tế đã được tổ chức tại Việt Nam. Giáo hội Phật giáo Việt Nam là giáo hội có quy mô hoạt động lớn nhất nhì trên cả nước.

Những thành quả trên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ khó đạt được nếu thiếu đi thứ mà cựu chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết từng nói với Thiền sư Nhất Hạnh vào năm 2007 (khi các trai đàn của thiền sư được phép tổ chức tại Việt Nam) : "[…] Quý vị có biết là sở dĩ quý vị làm được như thế cũng là nhờ chúng tôi đã cho phép hay không ? Nếu chúng tôi không cho phép thì không có cách gì các vị có thể làm được" [13].

Tuy nhiên, đối với hoạt động Phật giáo không thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chính quyền áp dụng một thái độ khác.

Năm 2007, báo chí nhà nước tổ chức một chiến dịch bôi nhọ Hòa thượng Thích Quảng Độ cùng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất khi giáo hội này mở Quỹ Cứu tế dân oan để trợ giúp những người khiếu kiện về đất đai. Mặt khác, các nhà sư của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bị chính quyền hạn chế tối đa các hoạt động. Hòa thượng Huyền Quang và Hòa thượng Quảng Độ bị giam lỏng cho đến lúc qua đời [14].

Theo Thiền sư Nhất Hạnh, mỗi khi các nhà sư của Tăng đoàn Làng Mai muốn xin thị thực về Việt Nam hoặc xin gia hạn thị thực tại Việt Nam thì đều rất khó , có khi phải chờ đợi đến sáu tháng mà vẫn chưa xin được [15].

Tháng 1/2019, một ngôi chùa không thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum bị chính quyền cưỡng chế sau nhiều lần yêu cầu vị trụ trì tháo dỡ ngôi chùa nhưng bất thành. Vị trụ trì cho biết chính quyền từng khuyên ông tham gia Giáo hội Phật giáo Việt Nam [16].

phatgiao3

Một số địa điểm xây dựng chùa trong 20 năm qua dưới sự hợp tác giữa Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nhà nước và các doanh nghiệp. Minh họa : Luật Khoa.

Trong một tài liệu vừa mới đăng tải dành cho các cán bộ tôn giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ đã nói rõ cách ứng xử với Phật giáo cũng như các tín ngưỡng, tôn giáo khác :

"1) Tạo điều kiện giải quyết nhu cầu chính đáng về tín ngưỡng, tôn giáo của quần chúng nhân dân ;

2) Đấu tranh với việc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, thành tựu cách mạng và công cuộc đổi mới đất nước của Đảng, Nhà nước và nhân dân" [17].

Tài liệu này đã khẳng định chính sách tôn giáo của Nhà nước không đặt quyền tự do tôn giáo lên hàng đầu mà phụ thuộc vào sự đánh giá tốt, xấu của chính quyền đối với các hoạt động tôn giáo. Nếu tổ chức tôn giáo nào được đánh giá là phù hợp thì sẽ được quyền hoạt động, mở cơ sở tôn giáo, và ngược lại.

Chiếc thước đo vô chừng đó của chính quyền đã giúp nhà nước trở thành một giáo hội của các giáo hội, nắm mọi thẩm quyền ban phát, cấm đoán, trừng phạt, sai khiến, chỉ đạo đối với các tôn giáo.

Và đương nhiên, chiếc thước đó cũng tạo ra sự phân biệt đối xử giữa những giáo hội được và không được nhà nước công nhận, để rồi dẫn đến tình trạng độc quyền tôn giáo. Nó không chỉ ảnh hưởng đến quyền tự do tôn giáo mà còn cản trở quyền tự do hiệp hội. Vì sao một hiệp hội như Giáo hội Phật giáo Việt Nam thì được hoạt động còn các hội đoàn tôn giáo khác thì không ?

Hòa thượng Thích Tâm Châu, lãnh đạo của khối Việt Nam Quốc tự (đối lập với khối Ấn Quang), viết trong một bức thư : "Phật giáo tôn trọng tự do dân chủ tuyệt đối, không chủ trương ‘tập quyền’ cho một cá nhân hay một nhóm người. Vì, hễ có tập quyền là có độc tài, có bè phái, có những thủ đoạn để củng cố quyền lực" [18].

phatgiao4

Ban Tôn giáo Chính phủ trao tặng cờ tổ quốc cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam để treo thường xuyên tại các cơ sở của giáo hội. Ảnh chụp năm 2020. Hoạt động này tương tự việc làm của chính quyền Trung Quốc vào năm 2018. Trong các tổ chức tôn giáo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam rất nhiệt tình tham gia phong trào này. Ảnh : Ban Tôn giáo Chính phủ.

Cái giá của độc quyền

40 năm qua, tình trạng độc quyền Phật giáo và sự ưu tiên của nhà nước đã mang lại vô số lợi ích cho các nhà sư của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam sở hữu số lượng cơ sở đồ sộ, trong đó có hàng loạt ngôi chùa khổng lồ được dựng lên từ sự hợp tác giữa nhà sư, nhà nước và doanh nghiệp [19]. Những cơ sở này ít nhiều đã thúc đẩy việc sinh hoạt tôn giáo cởi mở hơn. Đặc biệt, cán bộ chính quyền có thể sinh hoạt tôn giáo mà không bị phán xét nặng nề như ngày xưa.

Mặt khác, ai cũng có thể thấy sự ổn định của Phật giáo ngày nay so với Phật giáo trước năm 1975. Không có nhà sư kéo Phật tử đi biểu tình, không có nhà sư chỉ trích chính quyền, không có xung đột giữa Phật giáo và các tôn giáo khác. 40 năm qua, vì Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tổ chức Phật giáo duy nhất được công nhận, họ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm cho các hoạt động trượt ra ngoài khuôn khổ mà nhà nước cho phép.

Tuy nhiên, những lợi ích trên đương nhiên kèm theo cái giá phải trả của nó.

Mối quan hệ quá khắng khít giữa nhà chùa và nhà nước dễ dẫn đến việc cấu kết giữa các nhà sư và chính quyền, cụ thể là các cán bộ được trung ương bật đèn xanh để cởi mở hơn đối các nhà sư của giáo hội.

Cư sĩ Minh Mẫn đã viết (được một lá thư của Làng Mai trích dẫn) : "Đa số các vị trong Ban Tôn giáo các cấp liên kết với các thành phần dễ bảo và tha hóa trong Giáo Hội. Những thành phần đó lại dựa vào Ban Tôn giáo để lũng đoạn Ban Tri sự Giáo Hội, mưu lợi dưới mọi hình thức để bảo vệ vị thế nên họ lót tay cho các quan chức và các cơ quan liên hệ trực tiếp với Ban Tôn giáo, trở thành một gắn bó nguy hại cho chính sách của nhà nước, làm suy giảm tiềm lực của Phật giáo […]" [20].

giáo sư Ngô Đức Thịnh, một nhà nghiên cứu văn hóa, tín ngưỡng có uy tín của nhà nước, từng nói với BBC News Tiếng Việt rằng để có thể thu lợi từ hoạt động tôn giáo, các nhà sư sẵn sàng dựa vào lực lượng của chính quyền [21].

Hiện nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Cổ phần Thiện Tài để kinh doanh tour du lịch tâm linh, hành hương, xuất bản kinh sách, tài liệu về Phật giáo [22].

phatgiao5

Hòa thượng Thích Thanh Quyết, một thành viên cấp cao của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cùng lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tham gia lễ dựng cột chùa Tây Yên Tử tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. Ảnh : Báo Bắc Giang.

Độc quyền Phật giáo đồng nghĩa với việc đánh mất sự đa dạng. Trong 40 năm qua, người dân có thể sinh hoạt ở các ngôi chùa khác nhau nhưng tất cả đều nằm dưới quyền quản trị của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Vì sự độc quyền như vậy nên người dân không có sự lựa chọn trong việc sinh hoạt tôn giáo của mình. Điều này làm thui chột tính cạnh tranh trong các hoạt động Phật giáo, mục tiêu phục vụ nhu cầu tôn giáo của người dân chỉ còn là thứ yếu. Thay vào đó, các nhà sư lấy chính quyền làm trung tâm để đổi lấy những đặc quyền cho bản thân.

Không chỉ người dân, tăng, ni nếu muốn hoạt động tôn giáo công khai thì không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc tham gia giáo hội này.

Trong một lá thư năm 2007 của Làng Mai, Thiền sư Nhất Hạnh chia sẻ góc nhìn của ông về tăng, ni tại Việt Nam : "Khi về năm ngoái, tôi thấy biết bao nhiêu là thanh niên tăng ni đã đánh mất Bồ Đề Tâm của mình, do những hư hỏng xảy ra trong xã hội, trong chính quyền, trong giáo hội của mình. Thấy rất tội nghiệp" [23].

Cũng trong lá thư trên, Thiền sư Nhất Hạnh nêu quan điểm của ông về hoạt động Phật giáo tại Việt Nam : "Bây giờ, tu học được coi như một sinh hoạt mê tín. Những người xuất gia, đại diện cho cái nền văn minh đạo đức ngày xưa đó, được coi như là những người đang làm ăn, như đang có một ‘cái nghề’, nên cái tối đa họ làm được chỉ là những ngôi chùa lớn, hay một chức vụ nào đó trong giáo hội" [24].

Trong 40 năm độc quyền Phật giáo, dù chấp nhận hay không, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đang đánh mất uy tín của mình trong một bộ phận công chúng và ngay cả trong chính những tăng, ni của họ. Nếu tình trạng độc quyền này còn tiếp tục thì vai trò của nhà nước với Giáo hội Phật giáo Việt Nam không còn là bảo hộ nữa, mà là bảo kê.

Văn Tâm

Nguồn : Luật Khoa, 22/11/2021

Chú thích :

1. Làng Mai (2008, February 4), Lá Thư Làng Mai số 31

2. Luật Khoa (2021, January 16), Tôn giáo tháng 12/2020 : Pháp Luân Công gặp rắc rối với chính quyền

3. Tuổi Trẻ (2021, November 5), Tịnh Thất Bồng Lai là cơ sở thờ tự bất hợp pháp.

4. Đài Truyền hình Việt Nam (2021, October 27), "Tịnh thất Bồng Lai" mạo danh tu hành, lợi dụng "trẻ mồ côi" để trục lợi như thế nào ? 

5. Luật Khoa (2020, March 22), Phật giáo miền Nam sau 30/4/1975 : Cuộc đại nạn thật sự của Phật giáo

6. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2021, July 25), Sự kiện đầu tiên trong lịch sử 2.000 năm Phật giáo Việt Nam

7. Hòa thượng Thích Tâm Châu (1993), Bạch Thư Về Vấn Đề Chia Rẽ Giữa Ấn Quang với Việt Nam Quốc TựThư Viện Hoa Sen. 

8. Cf [7]

9. Cf [5]

10. Cf [5]

11. Cf [5]

12. Ban Tôn giáo Chính phủ (2021, November), Tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ thông tin, tuyên truyền chính sách pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và công tác tín ngưỡng, tôn giáo

13. Cf [1]

14. Luật Khoa. (2020a, March 1). Hòa thượng Thích Quảng Độ : Một đời tranh đấu. 

15. Cf [1]

16. RFA. (2019, January 30). Chính quyền đập phá chùa, bắt sư thầy nhập Giáo hội Phật giáo của nhà nước

17. Cf [12]

18. Cf [7]

19. Luật Khoa (2021b, September 14), 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam : Hơn 20 năm xẻ núi xây chùa

20. Cf [1]

21. BBC News tiếng Việt (2013, April 15), Việt Nam : chùa chiền và tiền bạc

22. Cf [12]

23. Luật Khoa (2007, January 24), Lá Thư Làng Mai số 30, trang 10. 

24. Cf [23]

Published in Tư liệu
dimanche, 21 novembre 2021 08:58

40 năm thành lập Giáo hội Nhà nước

Chuyện vẫn còn rướm máu

Tháng 11/2021, nhân k nim 40 ngày Giáo Hi Pht giáo phc v Nhà nước ra đi, báo Giác Ng có bài viết mang tên "Tiến trình vn đng thng nht Pht giáo Vit Nam"  đ mô t li câu chuyn mang tính lch s, là sau năm 1975, chính quyn vô thn đang cm quyn mun t chc thng nht mi chùa chin, tăng ni, Phật tử v mt mi, dưới s kim soát ca Ban tôn giáo chính ph và quan đim chính tr ca Nhà nước.

phatgiao1

Người dân đứng khấn trước cổng chùa ở Hà Nội hôm 26/5/2021 nhân ngày Phật Đản - AFP

Câu chuyn là lch s ca chính Pht giáo và dân tc, vi đ mi tình hung đã din ra trước và sau đó, bao gm nhng án tù, chết chóc, tch thu, bt b nhưng không hiu sao, mt t báo như Giác Ng đã "tp hp có h thng các tài liu và sưu kho t nhng ngày đu tiên công cuc thng nht Pht giáo din ra" nhưng hoàn toàn có nhng chi tiết không đúng vi s tht, nếu không nói là la di.

Nhiu chi tiết đc trong bài báo này, khiến bt k ai hiu biết đu ngc nhiên v che đy đến rn người. Nhưng đáng nói nht, đó là s mô t v s đng thun ca hai bc trí gi ca Pht Giáo Vit Nam Thng nht là hòa thượng Thích Trí Th và Thích Đôn Hu.

Thng nht Pht giáo trong giai đon đó là gì ? Sau năm 1975, chính quyn mi nhn ra h thng hành chính, t chc và nhân lc ca Giáo hi Pht giáo Thng nht là mt mi lo, không khác gì như mt t chc hùng mnh nm ngoài đng tr. Vic thng nht Pht giáo là mt cách đ kim soát, cùng vi loi tr nhng gì b coi là nguy him.

Tht ra, t vĩ tuyến 17 vào Nam, ch có Pht giáo là còn t chc và hot đng liên kết. Còn t đó ra Bc, nói theo nhn đnh ca ông Đ Trung Hiếu, cán b tôn giáo t Trung ương, được giao nhim v đ theo dõi và vn đ thng nht Pht giáo năm 1981, phn tnh năm 1994, đã viết trong hi ký ca mình là "Hu hết chùa, nhà th min Bc mà tôi đến đã đến thăm đu rêu phong tàn t. Các nhà sư (sư ông, sư bà) lm cm s st mt báo cáo c, hai báo cáo c. Các linh mc, giám mc đóng kín ca lc hu vi thi cuc. Pht t gn như không còn gì na, ch n hin dưới dng mê tín cúng bái linh tinh và rt e dè trước khách l. Cán b Tôn giáo vn trung ương và các tnh min B c văn hóa thp kém, chính tr non nt, nghip v chuyên môn giáo điu cũ k và t chc b máy tôn giáo vn xc xch quê mùa. Như vy làm sao đi ng ni vi b máy hin đi ca các tôn giáo min Nam. Cho nên rt cuc ch áp dng "chuyên chính vô sn".

Bn ch "chuyên chính vô sn" sau tháng 4/1975 mà ông Đ Trung Hiếu dè dt mô t, thc tế là vô s đt đai, chùa chin, cơ s giáo dc ca Giáo hi Pht giáo Vit Nam Thng Nht (Giáo hi Pht giáo Vit Nam Thng nht) đã b tch thu vô lý, vô c. Nhiu v th thiêu Sài Gòn và Cn Thơ ca tăng ni, Phật tử đ phn đi đàn áp tôn giáo. Nhiu v Đi đc toàn min Nam đã b bt giam, b tù không án. Các hòa thượng như Thích Thin Minh, Thích Trí Th, Thích Thin Ân thì đt t bt minh có liên quan đến công an và vic bt đi, điu tra, giam lng.

Din đt lướt qua tình hình, đ nhm nói rõ thêm v cách din đt ngt ngào ca bài báo Giác Ng, đ thy mi th hôm nay không th nói ngược, bóp méo và la m các thế h tin vào đo Pht chân chính được.

Đu năm 1980, ông Nguyn Văn Linh, lúc đó là bí thư Thành y Sài Gòn, đã mi hai v hòa thượng Thích Trí Th và Thích Đôn Hu đến hp cùng nhiu h phái khác. Khi hi ý kiến v vic hòa nhp các h phái Pht giáo toàn Vit Nam, c hai v đu đã t chi xác nhn và nói rng s có mt hôm đó, ch là tính cách cá nhân và không th tr li thay được cho toàn b h thng Giáo hi Pht giáo Vit Nam được.

Tháng 9/1981, trong mt cuc hp khác v vn đ thng nht Pht giáo. Hai v Hòa thượng, Thích Huyn Quang và Thích Qung Đ được c đến phó hi, đã trc tiếp phn đi bn Hiến Chương Giáo hi nhà nước đang được son tho. vì cho rng nó ch th hin tính cht mt t chc phc v cho Đng Cng sn mà thôi Chính vì vy, tháng 11/981, c hai v hòa thượng đu b bt và kết án, nhm tước quyn phát biu và ý kiến.

phatgiao2

C Hòa thượng Thích Qung Đ ca Giáo hi Pht giáo Vit Nam Thng nht khi còn sng năm 2007. AFP

Sau năm 1975, by gi ông Mai Chí Th làm giám đc S Công an Thành phố Hồ Chí Minh, mi Hòa thượng Thích Trí Th làm vic, ông Mai Chí Th nói vi Hòa thượng rng : "Pht giáo có theo chính quyn không ? Nếu không theo là chng. Nếu Pht giáo chng chính quyn, chính quyn có công an, có quân đi, có nhà tù…". Hòa Thượng cười và tr li : "Pht giáo chúng tôi không theo mà cũng không chng". T hiu v trí ca mình là cu ni đ đi thoi vi chính quyn, hòa thượng Thích trí Th chn v trí im lng đ c bo toàn nhng gì mà Giáo hi Pht giáo Vit Nam Thng nht còn li, đc bit là lên tiếng cho các tăng, ni, Phật tử đang mc nn.

Nhng văn bn ký tên Hòa thượng Thích Trí Th, vi tư cách Vin trưởng Vin Hóa Đo, ngay t tháng 11/1975 gi văn thư (0316/VHĐ/VT) cho chính quyn mi, đã ch rõ nhng quan đim ca ông, khi bênh vc cho người b bt, chùa b cm đoán và tăng ni t thiêu chùa Dược Sư (Cn Thơ) b vu oan. Ngài tin rng vic nhượng b làm vic cho Giáo hi Pht giáo Nhà nước s to v trí đ lên tiếng nhiu hơn. Nhưng ngược li, trong lot bút ký ca Chu Sơn (Pháp nn Ma chướng trong chế đ cng sn), ghi li li nhn xét ca hòa thượng Thích Trí Th "không có mình, Đảng cộng sản cũng s làm như thế. Nhưng có mình (tham gia hình thành Giáo hội Phật giáo Việt Nam – cộng sản), h làm d hơn. H duy vt, vô thn, chng phá tôn giáo là tt nhiên. Còn mình, là người tu hành, li tiếp tay vi h đ hy di t tôn giáo và loi b giáo hi ca mình là mt ti li, dù lòng mình không như thế. Đó ti vì mình bt trí, nh d, c tin. Đến thi đim này, 1984, mình mi hiu tường tn v Đảng cộng sản mà mình đã tng kêu gi Phật tử và mi người hp tác. Thì ra, h không có gì c, ngoài tham sân si. Ti ca mình không nh…".

phatgiao3

Hòa thượng Thích Không Tánh thuc Giáo hi Pht giáo Vit Nam Thng nht bên đng đ nát ca chùa Liên Trì b gii ta hi năm 2018. Hình : Quangduc.com

Năm 1984, công an bao vây chùa Già Lam, bt và chính thc kết ti hòa thượng Thích Trí Th là mượn danh Ch tch Hi đng tr s Trung ương, Giáo hi Pht giáo Vit Nam tc Giáo hi ca nhà nước, đ bao che và giúp đ cho các v hc gi, tang ni… âm thm phát đng chng li chính quyn. Sau đó không lâu, do lâm bnh, công an đưa hòa thượng vào Bệnh viện Thng Nht (trước tháng 4/1975 là Bệnh viện Vì Dân). trong bnh vin vài ngày, đt nhiên, hòa thượng viên tch mt cách bí n. Mt tháng sau, Thượng tọa Thích Thanh trí, Chánh đi din Min Vn Hnh thuộc Giáo hi Pht giáo Vit Nam Thng nht, cánh tay mt ca hòa thượng Thích Trí Th, cũng viên tch tương t bt thường như vy ti bnh vin Huế.

Còn v hòa thượng Thích Đôn Hu, là người phn ng d di trước cái chết bt minh ca hòa thượng Thích Thin Minh. Ngài đã viết thư cht vn v cái chết này, sau đó, t chi hai chc v mà nhà nước mun đt đ là Đi biu quc hi và y viên Mặt trận Tổ quốc Trung ương. Sau đó là t chi chc Phó Pháp Ch kiêm Giám Lut ca giáo hi nhà nước (thư 8/2/1982, Pht Lch 2525).

Trong tình cnh như ông Mai Chí Th nói v xe tăng và súng đn sau 1975. Các hòa thượng Thích Trí Th và Thích Đôn Hu phi t biến mình thành người chu trách nhim trc tiếp đi thoi và bo v cho Giáo hi Pht giáo Vit Nam Thng nht vào lúc nguy nan nht. Các ngài đã nghĩ rng s tương nhượng có mt là cn thiết.

Trong chúc thư đ li, hòa thượng Thích Đôn Huy quyn cho chư v giáo phm lãnh đo Giáo hi Pht giáo Vit Nam Thng nht s kết ni và thng nht cùng Pht giáo hi ngoi. Ngoài ra di nguyn ca ngài là không mun tang l ca mình liên quan gì đến Pht giáo nhà nước hay chính quyn. Theo s liu ghi li, Nhà nước mun t chc l tang đ chng minh hòa thượng Thích Đôn Hu là "cánh nhà nước", nhm thuyết phc hàng triu Pht t và h thng Giáo hi Pht giáo Vit Nam Thng nht còn n tàng, nhưng vi s quyết lit bo v di chúc, hòa thượng Thích Huyn Quang (Đ t Tăng Thng, Quyn Vin trưởng Vin Hóa Đo) đã bo v thành công, gt b được các kch bn d đnh như điếu văn ca cp lãnh đo, phong tng huân chương nhà nước

Không phi ln đu tiên mà báo Giáo Ng - cũng phc vnhà nước -nói mt điu gì đó v Pht giáo mà khiến nhiu người Vit khó chu. Làm truyn thông phc v cho mt nhà nước đc tài, th tiêu cái tôi lương thin là điu có th thy. Nhưng đến mc lp liếm mi s, bôi xóa c lch s đ sng mòn vi chút li danh thp hèn, thì li là ti đ ca dân tc, ca đo pháp. Đó mi là điu nên giác ng.

Tuấn Khanh

Nguồn : RFA, 18/11/2021

Published in Việt Nam
Trang 1 đến 2