Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Đại dịch Vũ Hán đã khiến nhiều người giận dữ với cách bưng bít thông tin, khống chế dư luận bằng bạo lực của chính quyền Trung Quốc. Ngay khi mới xảy ra dịch, một bác sĩ tại Vũ Hán là Li Wenliang đã cố gắng nhắn tin trong một group chat với các bạn học trường y về tình trạng lây nhiễm tại đây. Ngay trong đêm hôm đó, Cơ quan Y tế địa phương đã khiển trách bác sĩ Li vì việc chia sẻ thông tin như vậy. Ba ngày sau, công an địa phương đã yêu cầu bác sĩ này viết bản thú nhận rằng hành vi chia sẻ tin nhắn này là một hành vi vi phạm luật pháp [1].

khongche1

Hình minh họa. Hình chụp hôm 16/5/2013 : sinh viên Nguyễn Phương Uyên (thứ hai bên phải) và Đinh Nguyên Kha (giữa) tại một phiên tòa ở tỉnh Long An. AFP

Thói quen che giấu thông tin

Đặc biệt, công an thành phố Vũ Hán đã phát lệnh truy tố tổng cộng 8 bác sĩ vì đã truyền đi thông điệp về dịch bệnh, trong khi nhà chức trách đang muốn giấu [2].

Nhiều người cảm thấy bất bình, vì việc thông tin sự thật về bệnh dịch sao lại là "hành vi vi phạm pháp luật" ? Điều đó cho thấy sự không bình thường của việc thi hành luật pháp ở đất nước này.

Tuy nhiên, đây không phải là trường hợp đầu tiên và duy nhất mà Trung Quốc có cách hành xử như vậy.

Bắt bớ và cầm tù

Vào đầu tháng 11 năm 2019, cơ quan công an Trung Quốc đã bắt giữ và bỏ tù 6 tháng một sinh viên Trung Quốc đang theo học bên Mỹ tên là Luo Daiqing vì hành vi anh ta có đưa một số tấm hình biếm hoạ về chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lên Twitter lúc anh ta còn đang ở Mỹ [3].

Ngày 15/10/2019, nhà chức trách Trung Quốc cũng câu lưu một nhà nghiên cứu hậu tiến sĩ gốc Hoa tên là Zhan Wang. Chuyên gia này đang nghiên cứu khí tượng học tại Học Viện Khí tượng Phần Lan (Finnish Meteorological Institute). Nhà chức trách Trung Quốc cáo buộc nhà nghiên cứu khí tượng học này "âm mưu lật đổ chế độ", tuy nhiên họ lại không chính thức thừa nhận hoặc cung cấp bất cứ bằng chứng nào về hành vi này của Zhan Wang [4]. Truyền thông Trung Quốc mô tả rằng anh này muốn kêu gọi độc lập cho vùng Mãn Châu Lý. Hiện nay Zhan Wang đang đối mặt với khả năng ngồi tù 10 năm [5]. Đây chỉ là một vài ví dụ cho các hành động này từ phía Trung Quốc.

khongche2

Hình minh họa. Tranh biếm họa về Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và tự do cho Hong Kong và Tân Cương Rebel Pepper

Một Báo cáo với tựa đề "Những cản trở đối với sự ưu tú : Tự do học thuật và sự tìm kiếm các đại học đẳng cấp thế giới của Trung Quốc" do tổ chức Scholars at Risk thực hiện từ/12/2017 đến tháng 6/2019 đã cho biết nhiều điều [6].

Tất cả các cơ sở nghiên cứu, đào tạo dù ở Trung Quốc lục địa, Hong Kong hay Macao đều bị chính phủ Trung Quốc "quản lý" gắt gao. Và không có chuyện tự do học thuật hay tự do ngôn luận ở đây. Thậm chí, chỉ cần đụng tới những đề tài "nhạy cảm" hay "cấm kị" như "Sự kiện Thiên An Môn" hay đụng tới các vấn đề mà lãnh đạo Trung Quốc cho là "không được phép" thì sinh viên đó rất có thể đối mặt với bắt bớ, giam cầm và tù đày.

Đặc biệt, các sinh viên Trung Quốc gốc Tây Tạng, Tân Cương hay Nội Mông… luôn bị theo dõi chặt chẽ. Bất cứ nghiên cứu hay hành động của các sinh viên này luôn bị áp đặt, thậm chí là cưỡng bức, đe dọa.

Đó là đối với các sinh viên học tập và nghiên cứu dưới quyền quản lý trực tiếp của chính quyền Trung Quốc đã đành. Các sinh viên Trung Quốc theo học ở nước ngoài cũng không phải là ngoại lệ. Một Báo cáo của Trung tâm Willson với tựa đề "Một nghiên cứu sơ bộ về sự can thiệp và ảnh hưởng của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào các hoạt động của giáo dục sau đại học ở Hoa Kỳ" [7] đã cho biết họ đã phát hiện dựa trên bằng chứng về việc một số nhân viên ngoại giao và sinh viên Trung Quốc đã xâm phạm tới quyền tự do học thuật và an toàn cá nhân, trong khi những quyền này được pháp luật Hoa Kỳ bảo vệ.

Khống chế tư tưởng ở Việt Nam

Việt Nam có hệ thống chính trị tương tự như Trung Quốc, cho nên "ông thầy" có bài gì thì "học trò" có bài đó. Trong cuốn "Tư duy kinh tế Việt Nam", Đặng Phong đã mô tả cách thức mà hệ thống chính trị Việt Nam "nhồi sọ" toàn bộ các cán bộ, công chức và người dân. Nếu là cán bộ, công chức thì gần như 100% sẽ phải trở thành đảng viên của Đảng cộng sản. Từ khi chuẩn bị trở thành đảng viên, người đó sẽ phải học lớp cảm tình đảng, rồi khi thành đảng viên lại phải học nghị quyết hàng năm. Muốn giữ chức vụ cao hơn thì phải đi học trung cấp chính trị, rồi cao hơn nữa là cao cấp chính trị. Tiếng là đi học các hệ khác nhau như vậy, nhưng nội dung chẳng có gì khác nhau, và cũng chẳng có gì gọi là học thuật ở đây. Việc cứ tụng đi tụng lại chừng đó mớ lý thuyết giáo điều khiến nó "ám thị" và tạo thành thói quen tư duy cho cán bộ, công chức chung một bài.

Còn đối với các trường đại học hoặc các cơ quan khác thì cơ quan đảng luôn luôn quyết định những vấn đề quan trọng nhất. Cách đây vài năm, mâu thuẫn giành chức chủ tịch Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh khiến ông Nguyễn Đăng Trừng bất bình bởi vì kết quả các luật sư thuộc Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh bỏ phiếu cho ông, nhưng cơ quan đảng là Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh can thiệp không công nhận kết quả này, yêu cầu cuộc bỏ phiếu chọn người khác. Mặc dù, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh là một tổ chức hoàn toàn độc lập, không hề nằm trong thẩm quyền quản lý của Thành uỷ.

khongche3

Tranh biếm họa về Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và tự do báo chí ở Việt Nam Rebel Pepper

Ở Việt Nam, cơ quan đảng sẽ thay mặt tất cả, kể cả toà án để quyết định mọi việc. Vụ tranh chấp cổ đông tại trường Đại học Hoa Sen là một trường hợp như vậy. Tranh chấp kéo dài nhiều năm giữa các cổ đông của nhà trường. Cuối cùng, Bí thư Thành uỷ Đinh La Thăng "ra tay" chuyển đổi từ nhóm cổ đông này sang nhóm cổ đông khác theo quyết định của ông ta, thay vì toà án, cho dù đây là một trường đại học tư thục.

Ở mỗi trường đại học, bên cạnh cơ quan đảng còn có ít nhất một nhân viên an ninh phụ trách. Nhân viên an ninh này theo dõi về "văn hóa tư tưởng". Nếu thấy có vấn đề gì về tư tưởng hơi lạ sẽ bị coi là "chống phá chế độ" và cơ quan an ninh sẽ ra tay ngay. Nhưng nếu trong trường có tham nhũng, hủ hóa, thậm chí là kiện cáo nhau… an ninh lại mặc kệ. Nhiều vụ bắt giữ bỏ tù các sinh viên đã xảy ra, như vụ bắt giữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên hay Đinh Nguyên Kha dù họ bị kết tội với những tội danh và bằng chứng hết sức mơ hồ giống như bên Trung Quốc "lật đổ chính quyền nhân dân". Những sinh viên bé nhỏ không một tấc sắt, sao có thể lật đổ được một chính thể có cả công an, quân đội trong tay ?

Vụ bắt giữ Luật sư Lê Công Định cũng là một vụ mâu thuẫn chính trị giữa các phe nhóm hay còn gọi là "Ba - Tư đại chiến" nhưng đã được thổi phồng thành một "âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân". Một luật sư như Lê Công Định, không có vũ khí, không có tiền bạc, không có người, lấy đâu mà lật đổ chính quyền ngoài dăm ba bài viết phản biện đăng đâu đó.

Ngay trong đại dịch virus Vũ Hán này, nhiều nghệ sĩ tên tuổi ở Việt Nam cũng bị "mời lên làm việc" khi họ chỉ đưa thông tin về bệnh dịch như những lời cảnh báo cá nhân [8].

Kết luận

Không phải ngẫu nhiên mà mới đây tờ báo Người quan sát đã có bài viết với tựa đề : "Thế giới phải trả giá cho sự cai trị độc đoán ở Trung Quốc" [9]. Bài báo đó có chi tiết đáng lưu ý khi mô tả : "Các nhà độc tài thường đưa ra những quyết định tồi tệ bởi họ không nhận được thông tin chính xác : Khi áp chế những tiếng nói độc lập, họ chỉ nhận được lời tâng bốc và tin tức tốt đẹp từ những người xung quanh".

Việt Nam và Trung Quốc đều nằm trong một thể chế tương tự nhau nên cách hành xử cũng tương tự nhau. Và để dễ bề cai trị, họ đã thực hiện chính sách "khống chế tư tưởng". Điều này đi ngược lại cách quản lý ở một đất nước văn minh. Không có sự tự do học thuật và tư tưởng thì làm gì có sáng tạo và phát triển. Và vì thế, người dân cứ mãi nằm trong vòng luẩn quẩn của u mê và nghèo đói.

Nguyễn Hoàng Quân

Nguồn : RFA, 03/02/2020


[1] https://www.nytimes.com/2020/02/01/world/asia/china-coronavirus.html

[2] http://www.rfi.fr/vi/châu-á/20200130-virus-corona-tòa-án-trung-quốc-8-bác-sĩ

[3] https://www.axios.com/china-arrests-university-minnesota-twitter-e495cf47-d895-4014-9ac8-8dc76aa6004d.html

[4] https://www.scholarsatrisk.org/report/2019-10-15-finnish-meteorological-institute/

[5] https://www.scholarsatrisk.org/report/2019-10-15-finnish-meteorological-institute/

[6] https://www.scholarsatrisk.org/wp-content/uploads/2019/09/Scholars-at-Risk-Obstacles-to-Excellence_EN.pdf

[7] https://www.wilsoncenter.org/sites/default/files/prc_political_influence_full_report.pdf

[8] https://tuoitre.vn/ngo-thanh-van-dam-vinh-hung-cat-phuong-bi-moi-len-do-thong-tin-sai-ve-virus-corona-20200131224114352.htm

[9] http://nghiencuuquocte.org/2020/02/02/the-gioi-tra-gia-cai-tri-doc-doan-o-trung-quoc/

Additional Info

  • Author Nguyễn Hoàng Quân
Published in Diễn đàn

Một trong những sự kiện đáng chú ý nhất trong thời sự Việt Nam năm 2019, đó là áp lực ngày càng tăng của Trung Quốc đối với Việt Nam trên Biển Đông, thể hiện qua vụ Bắc Kinh đưa tàu khảo sát xâm nhập khu vực Bãi Tư Chính, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

bd0

Trong năm 2019, Trung Quốc ngày càng tăng áp lực với Việt Nam trên Biển Đông

Trong khoảng thời gian từ ngày 04/07 đến 24/10/2019, Trung Quốc đã điều tàu Hải Dương Địa Chất 8 đến tiến hành bốn cuộc khảo sát địa chất trong vùng biển 200 hải lý của Việt Nam, có lúc tiến gần bờ biển tỉnh Phú Yên khoảng hơn 65 hải lý. Trong cùng thời gian đó, tàu Hải Cảnh 35111 của Trung Quốc quấy nhiễu hoạt động của giàn khoan Nhật Bản Hakyryu-5 do một công ty liên doanh Việt - Nga sử dụng tại Lô 06.01 nằm cách bờ biển Việt Nam 190 hải lý.

Đối với Hà Nội, rõ ràng đây là một mưu toan của Bắc Kinh nhằm biến "vùng biển không tranh chấp" thành "vùng biển tranh chấp", lấy cớ để ngăn chặn các nước ven bờ hợp tác với các công ty dầu khí quốc tế trong khu vực này.

Căng thẳng chỉ giảm bớt sau khi Trung Quốc cho rút tàu khảo sát ra khỏi vùng biển Việt Nam hôm 23/10. Sau đó, vào cuối tháng 11, một phái đoàn do thứ trưởng ngoại giao Lê Hoài Trung dẫn đầu đã qua Bắc Kinh để thảo luận về những vấn đề quan hệ song phương, trong đó có Biển Đông. Bản thông cáo cho biết là phía Việt Nam đã "nêu rõ lập trường" của mình về Biển Đông, nhưng xác định rằng hai bên nhất trí "xử lý thỏa đáng các bất đồng" để duy trì ổn định trong khu vực. Bản thông cáo cũng không đề cập đến vụ Bãi Tư Chính.

Trong bài viết đề ngày 06/12/2019, đăng trên trang mạng East Asia Forum, ông Đỗ Thanh Hải, Học viện Ngoại giao Việt Nam, nhận định về căng thẳng Biển Đông năm 2019 :

"Việt Nam chưa bao giờ loại trừ giải pháp quân sự để phòng thủ, nhưng rõ ràng dùng đến vũ lực có nghĩa là thất bại về ngoại giao. Mặc dù lực lượng quốc phòng đang trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, nhưng chính sách của Hà Nội là tận dụng các biện pháp hòa bình. Các quan chức Việt Nam đã gởi hàng chục công hàm phản đối cho phía Trung Quốc. Trong khi các đối tác ASEAN im hơi lặng tiếng về mặt ngoại giao, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã ra 4 tuyên bố công khai lên án Trung Quốc vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển UNCLOS".

Về đối sách của Việt Nam đối với Trung Quốc trong vụ Tư Chính, nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp, Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore nhận định :

"Nhiều người cho rằng trong trường hợp này, Việt Nam tương đối đã kiềm chế và phản ứng có vẻ yếu ớt hơn rất nhiều so với vụ Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam năm 2014. Cũng đã có những chỉ trích nhất định đối với cách ứng xử của Việt Nam.

Tuy nhiên, nếu nhìn vào phản ứng của hai bên và so sánh với năm 2014, chúng ta có thể hiểu được ít nhiều tại sao lần này Việt Nam lại hành xử như vậy và không có những phản ứng quyết liệt như vào năm 2014.

Trong trường hợp này, chúng ta có hai lựa chọn. Thứ nhất là điều các tàu Việt Nam ra ngăn chặn, cản trở các hành vi vi phạm của phía Trung Quốc, như trong trường hợp năm 2014. Thứ hai là dùng các biện pháp phản đối ngoại giao và kiên nhẫn chờ Trung Quốc rút tàu vì một lý do nào đó. Có lẽ Việt Nam đã cân nhắc thiệt hơn và cho rằng chọn phương án thứ hai thì hợp lý hơn, vì những lý do như sau :

Nếu sử dụng phương án thứ nhất thì sẽ đẩy căng thẳng lên cao và có thể dẫn tới các phản ứng tiêu cực, như các cuộc biểu tình, bạo loạn chống Trung Quốc năm 2014. Đây là điều Việt Nam rất muốn tránh.

Thứ hai là, trong trường hợp Việt Nam đưa các tàu ra đâm, va vào tàu của Trung Quốc, do tương quan lực lượng thì Việt Nam yếu hơn, số lượng tàu ít hơn, cho nên có thể gây ra các thiệt hại cho lực lượng Việt Nam, mà lại không nhất thiết dẫn đến các kết quả mà Việt Nam mong muốn.

Thứ ba, tôi nghĩ cũng là nguyên nhân quan trọng, đó là so với vụ Trung Quốc năm 2014 hạ đặt giàn khoan trên vùng biển của Việt Nam, trường hợp tàu khảo sát của Trung Quốc, mặc dù đi ra đi vào rất là ngang nhiên, trắng trợn, nhưng hành động khảo sát ấy không nghiêm trọng bằng việc hạ đặt giàn khoan, không tới mức mà Việt Nam phải hành động cứng rắn.

Như chúng ta đã thấy, sau hơn 3 tháng thì Trung Quốc đã rút tàu khảo sát và tình hình đã trở lại nguyên trạng như lúc trước khi xảy ra vụ việc. Mặc dù vậy, rất có nhiều khả năng là trong thời gian tới, phía Trung Quốc sẽ tiếp tục có những hành động gây hấn, xâm phạm vùng biển Việt Nam. Việt Nam cũng phải suy nghĩ thêm những cách đối phó khác hiệu quả hơn những sự vi phạm trở lại của Trung Quốc đối với các vùng biển của Việt Nam".

Căng thẳng Việt Trung đã lên cao đến mức mà vào đầu tháng 11/2019, thứ trưởng ngoại giao Việt Nam Lê Hoài Trung đã tuyên bố, nếu các nỗ lực ngoại giao thất bại, chính phủ Việt Nam có thể sẽ sử dụng các cơ chế pháp lý quốc tế để ngăn chặn đà bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông. Đây cũng là đòi hỏi của công luận Việt Nam trong những tháng qua. Thế nhưng, vì sao Hà Nội chưa đưa vấn đề ra trước tòa án quốc tế, nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp giải thích :

"Đưa Trung Quốc ra một tòa trọng tài quốc tế để phân xử vẫn là lựa chọn mà Việt Nam đang suy nghĩ, cân nhắc và tôi hiểu là cũng cần có một sự chuẩn bị nhất định. Tuy nhiên, trong vụ Tư Chính cũng như trong các vụ việc khác, Việt Nam vẫn kiềm chế và chưa áp dụng biện pháp này.

Thứ nhất, kiện về vấn đề nào, kiện ở tòa án nào vẫn là vấn đề còn gây nhiều tranh cãi và có thể là chưa có sự đồng thuận trong phía Việt Nam để làm sao phương án này mang lại hiệu quả tối ưu cho Việt Nam, đồng thời giảm thiểu những hệ lụy về mặt chính trị, về mặt pháp lý mà Việt Nam có thể phải gánh chịu.

Thứ hai, biện pháp pháp lý, cho dù có thể mang lại chiến thắng cho Việt Nam, nhưng tác dụng thực tế có thể không như mong đợi. Chúng ta có thể nhìn vào vụ Philippines kiện Trung Quốc. Mặc dù Philippines thắng kiện, nhưng điều đó không mang lại tác dụng tích cực, tức thì cho phía Philippines và Trung Quốc vẫn tiến hành các vi phạm như chưa từng có phán quyết đó.

Trong trường hợp của Việt Nam cũng vậy, nếu Việt Nam thắng kiện thì chưa chắc đã đảo ngược được tình thế và Trung Quốc sẽ tiếp tục làm ngơ phán quyết đó và tiếp tục vi phạm các vùng biển của Việt Nam. Trong khi đó, nếu Việt Nam kiện Trung Quốc thì sẽ khiến quan hệ song phương xấu đi rất nhiều. Tôi nghĩ phía lãnh đạo Việt Nam chưa sẵn sàng chấp nhận quan hệ căng thẳng hơn với Trung Quốc, vì nó có thể gây ra nhiều hệ lụy, nhiều tác động, mà có thể phía Việt Nam chưa lường trước được hoặc chưa sẵn sàng để đối phó.

Việt Nam vẫn tiếp tục cân nhắc hành động pháp lý, nhưng đang trì hoãn thời điểm để thực hiện biện pháp đó và có thể sử dụng trong tương lai, khi mà thời điểm đã chín muồi hoặc là khi mà Việt Nam không có lựa chọn nào khác khả dĩ hơn để đối phó với các vi phạm của Trung Quốc".

Sách trắng Quốc phòng mới của Việt Nam được công bố vào tháng 11 cũng phản ánh mối lo ngại về nguy cơ Trung Quốc xâm lăng, như nhận định của chuyên gia phân tích cao cấp Lê Thu Hương, thuộc Viện Chính Sách Chiến Lược Úc (ASPI) trong một bài viết đăng trên trang mạng Foreign Policy ngày 06/12/2019.

Theo nhận xét của bà Lê Thu Hương, Sách trắng Quốc phòng đầu tiên từ 10 năm qua không nêu chi tiết về những thay đổi trong cơ cấu và tổ chức lực lượng quân sự Việt Nam, nhưng điều đáng quan tâm nhất đó là Sách trắng này nói rõ về bối cảnh chiến lược và chiến lược quốc gia để bảo vệ Tổ quốc.

Sách trắng Quốc phòng 2019 của Việt Nam nhấn mạnh tranh chấp Biển Đông là một trong những yếu tố đe dọa đến ổn định, hòa bình và thịnh vượng của khu vực. Chuyên gia Lê Thu Hương còn ghi nhận một điểm mới trong Sách trắng Quốc phòng 2019 : "Việt Nam không chấp nhận hợp tác quốc phòng dưới áp lực hoặc dưới những điều kiện áp đặt nào".

Điều này có nghĩa là Việt Nam bác bỏ mọi quan hệ đối tác bất lợi cho mình và khẳng định quyền tự chủ trong quyết định về các mối quan hệ quốc phòng và về các lợi ích an ninh, nhưng vẫn để mở cửa cho các hợp tác thân thiện để bảo vệ biên giới trên biển cũng như trên bộ. Lập trường này ngầm bác bỏ lập trường của Trung Quốc về Biển Đông, vốn chỉ muốn giải quyết tranh chấp trên cơ sở song phương, không chấp nhận các giải pháp đa phương, cũng như sự can dự của một nước thứ ba, như Hoa Kỳ.

Việc Trung Quốc gia tăng áp lực lên Việt Nam càng khiến Hà Nội xích gần lại Washington, nhưng Việt Nam trong thời gian tới sẽ vẫn duy trì chính sách "ba không" (không tham gia liên minh quân sự ; không liên kết với nước này để chống nước kia ; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác), theo nhận định của nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp :

"Theo tôi, Việt Nam vẫn kiên trì chính sách "ba không", như Sách trắng Quốc phòng 2019 vừa đề cập. Nhưng đó là về mặt chính thức, còn trên thực tế Việt Nam không để cho chính sách "ba không" ràng buộc, trói tay mình trong việc phát triển quan hệ hợp tác với các đối tác khác, để giúp Việt Nam có một ưu thế chiến lược tốt hơn trên Biển Đông và có thể cân bằng lại các sức ép của Trung Quốc. Chính vì vậy, trong thời gian qua, một mặt Việt Nam vẫn duy trì và tuyên truyền chính sách "ba không", mặt khác vẫn kiên trì mở rộng và làm sâu sắc hơn hợp tác quốc phòng với một số cường quốc chủ chốt, có chung các lợi ích chiến lược với Việt Nam trên hồ sơ Biển Đông, đặc biệt là Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Cả hai nước này đều đã hỗ trợ Việt Nam rất nhiều trong việc xây dựng năng lực hàng hải để giúp Việt Nam đối phó tốt hơn với Trung Quốc trên Biển Đông. Những nước này cũng hỗ trợ Việt Nam rất nhiều trên mặt trận ngoại giao, cung cấp cho Việt Nam những sự hỗ trợ cần thiết khi Trung Quốc o ép Việt Nam trên Biển Đông.

Tôi nghĩ là trong thời gian tới, xu hướng này sẽ tiếp tục. Việt Nam sẽ cố gắng thúc đẩy hơn nữa hợp tác chiến lược với các cường quốc này, đặc biệt Nhật và Mỹ. Tuy nhiên, do Việt Nam vẫn muốn giữ sự cân bằng giữa Trung Quốc với Mỹ và các cường quốc khác, cũng như do các cam kết của Việt Nam với chính sách "ba không", mặc dù thúc đẩy quan hệ với các cường quốc, nhưng Việt Nam sẽ cố gắng thận trọng về tốc độ, cũng như phạm vi hợp tác, để làm sao vừa nâng cao vị trí chiến lược của mình, đặc biệt là trên Biển Đông, vừa bảo đảm là không bị Trung Quốc nhìn nhận là đã từ bỏ chính sách "ba không" hoặc chọn nghiêng về phía Mỹ và các đồng minh để chống lại Trung Quốc.

Đây sẽ là xu hướng tiếp diễn trong những năm tới và là một sự lựa chọn không hề đơn giản, sẽ có nhiều khó khăn, thử thách đối với Việt Nam trong thời gian tới".

Nhưng Hà Nội cũng ngày càng gặp khó khăn trong việc giữ thế cân bằng giữa hai siêu cường quốc đối địch, đó là nhận định của tờ Asia Times trong một bài viết đăng ngày 04/12/2019.

Lý do là vì, theo Asia Times, Trung Quốc rõ ràng là gây áp lực ngày càng mạnh để buộc Việt Nam từ bỏ các yêu sách chủ quyền trên Biển Đông, và ngưng thăm dò dầu khí tại các vùng đang tranh chấp. Nhưng đồng thời, Hoa Kỳ cũng phản ứng mạnh mẽ hơn trước những mưu đồ bành trướng của Bắc Kinh ở khắp vùng Châu Á - Thái Bình Dương. Trong các Sách trắng Quốc phòng do Lầu Năm Góc công bố, Trung Quốc ngày càng bị chỉ đích danh là kẻ thù của Mỹ.

Nếu Hà Nội không còn giữ tư thế trung lập và ngả theo Trung Quốc nhiều hơn thì họ gần như chắc chắn là sẽ phải từ bỏ một số yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, và đổi lại Bắc Kinh chắc là sẽ hứa gia tăng đầu tư và trao đổi mậu dịch với Việt Nam.

Cũng theo Asia Times, về mặt chính trị, ngả hoàn toàn theo Trung Quốc sẽ làm xấu đi hình ảnh của đảng đối với người dân, vốn có tinh thần chống Trung Quốc ngày càng mạnh. "Chơi với Mỹ mất chế độ, chơi với Trung Quốc mất nước". Nhưng theo Asia Times, ngả hẳn theo Trung Quốc thật ra sẽ khiến chế độ cộng sản sụp đổ nhanh hơn là ngả hẳn theo Mỹ.

Tuy nhiên, Hà Nội chắc là vẫn nghi ngại không biết Hoa Kỳ có sẽ bảo vệ Việt Nam trong trường hợp xung đột vũ trang với Trung Quốc hay không. Nhiều người trong khu vực vẫn còn nhớ là vào năm 2012, Washington đã không có phản ứng gì khi Bắc Kinh chiếm bãi cạn Scarborough từ Philippines, một đồng minh đã ký hiệp định phòng thủ với Hoa Kỳ.

Thanh Phương

Nguồn : RFI, 31/12/2019

Additional Info

  • Author Thanh Phương
Published in Diễn đàn
mercredi, 20 novembre 2019 11:53

Ngu hay là tay trong của giặc ?

Một nước muốn độc lập, tự chủ với một nước khác trước hết phải độc lập, bình đẳng về kinh tế. Ngược lại là bán nước cho giặc.

ngu1

Một nước muốn độc lập, tự chủ với một nước khác trước hết phải độc lập, bình đẳng về kinh tế. Ngược lại là bán nước cho giặc.

Trung Quốc đã, đang xâm lược Việt Nam cả bằng vũ khí "cứng" và "mềm".

- Cứng : Năm 1978 Trung Quốc tài trợ kinh tế, vũ khí, cố vấn cho Polpot đánh phá biên giới tây nam đốt phá nhiều làng mạc giết hại hàng nghìn dân ta. Năm 1979 Trung Quốc xua 60 vạn quân xâm lược 6 tỉnh biên giới phía bắc triệt hạ hầu hết làng mạc, phố sá, tàn sát man rợ hàng vạn dân, quân ta như thời trung cổ.

Năm 1999 Trung Quốc "kiếm" được nhiều vùng lãnh thổ biên giới phía bắc, ải Nam Quan, 1/2 thác Bản Giốc, đã chiếm toàn bộ Hoàng Sa, phần lớn Trường Sa, liên tục quấy phá xâm phạm các vùng đặc quyền kinh tế của ta trên biển đông, đang tiến tới chiếm toàn bộ biển đông theo đường "lưỡi bò". Ở sát biên giới phía bắc Việt Nam, Trung Quốc đã, đang bố trí những trận địa hợp thành các quân, binh chủng khổng lồ, tên lửa tầm trung mang đầu đạn hạt nhân chĩa vào Hà Nội và các thành phố của Việt Nam. Ở phía tây bằng con mồi kinh tế, Trung Quốc đã khống chế Lào, thiết lập những công trình thủy điện trên sông Mekong phá hoại đồng bằng sông Cửu Long, ở tây nam, Trung Quốc viện trợ, đặt căn cứ quân sự ở Campuchia sẵn sàng thọc sau lưng Việt Nam. Phía đông Trung Quốc thiết lập các căn cứ quân sự bao vây, quấy phá biển đông từ đảo Hải Nam đến bãi Tư Chính…

- Mềm : Trung Quốc dùng ít nhất 30% vốn đầu tư ban đầu đút lót các quan chức tham nhũng đưa vào Việt Nam các dự án công nghệ lạc hậu, độc hại, dây dưa tiến độ tăng khống vốn đầu tư bào mòn nền kinh tế Việt Nam. Trong 12 dự án thua lỗ hàng trăm, nghìn, vạn tỷ như đạm Ninh Bình, Hà Bắc, gang thép Thái Nguyên, đường sắt Cát Linh-Hà Đông… hầu hết là vay tiền và nhà thầu từ Trung Quốc. Đặc biệt họ nhái, làm giả các loại hàng tiêu dùng từ cái kim, sợi chỉ đến máy móc, quần áo, xe cộ, thiết bị… của nước ngoài và Việt Nam tuồn vào nước ta bán với giá rẻ mạt làm suy yếu và tê liệt nhiều ngành sản xuất trong nước. Trung Quốc cũng in tiền giả liên tục tuồn vào Việt Nam phá hoại nền tài chính nước ta. Họ nghiên cứu chế tạo ma túy đá, chất bảo quản, gia, hương vị độc hại để đám thương nhân Việt Nam tham lam, bất nhân tuồn về nước đầu độc nòi giống Việt Nam… Các đặc khu kinh tế ở Trung Quốc, tam giác vàng ở ngã ba biên giới Myanma, Bò Tèn ở Lào… là những sào huyệt sản xuất ma túy đá đầu độc các nước xung quanh.

Đặc biệt trong lĩnh vực mậu dịch Trung Quốc dùng tiền bạc đút lót mua rẻ các nguyên liệu, khoáng sản Việt Nam với giá bèo và tuồn sang Việt Nam hàng hóa kém chất lượng giá rẻ để vùi dập nền kinh tế Việt Nam, biến nước ta hành nơi chứa rác thải của Trung Quốc. 

Năm 2018 mỗi ngày trung bình Việt Nam xuất sang Trung Quốc 11.000 tấn quặng (chưa tính xuất lậu, khai gian) và nhập than của Trung Quốc với giá đắt nhất thế giới. Mỗi năm Việt Nam thặng dư mậu dịch với Mỹ cỡ 35 tỷ USD chưa đủ bù đắp cho nhập siêu với Trung Quốc. Từ 2013-2018 thâm hụt của Việt Nam với Trung Quốc 150 tỷ USD. Trên lĩnh vực biên mậu, Trung Quốc luôn "đánh bẫy", phá hoại kinh tế Việt Nam bằng cách mua đắt hàng hóa, nông sản của Việt Nam một thời kỳ để dân ta chúi mũi sản xuất rồi bất ngờ không mua nữa, gây khó khăn việc thông quan ở các cửa khầu làm cho hàng hóa Việt Nam ùn ứ, hư hỏng hoặc phải bán cho thương nhân Trung Quốc giá bèo. Họ còn vung tiền mua các loại sản phẩm để phá hoại kinh tế, môi trường Việt Nam như mua giun, đỉa,các loại rễ, lá cây, móng trâu…

Chiến lược thôn tính, tiến tới xóa sổ Việt Nam của độc tài toàn trị Trung Quốc không còn phải bàn cãi.

Thế nhưng xem ra Việt Nam chưa có ý thức gì về việc này mà cứ coi kẻ xâm lược là "đối tác chiếc lược" đối xử với họ bình đẳng như với các đối tác văn minh khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, EU… Ngày 14/11/2019 bộ trưởng Giao thông và vận tải Nguyễn Văn Thể còn tuyên bố : "Hợp tác Việt Nam-Trung Quốc sắp tới trong lĩnh vực giao thông và vận tải chắc chắn sẽ có nhiều kết quả tốt đẹp hơn nữa" và "Việt Nam đang hoàn tất các tuyến cao tốc nối liền với Trung Quốc…".

Thật đau đớn khi đường sá các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long vựa lúa, cá của cả nước với 20 triệu dân thì đường sá quá thiếu thốn nhưng ưu tiên làm đường nối với kẻ xâm lược ? Do là "đối tác chiến lược" dẫn đến Trung Quốc luôn thắng thầu trong các cuộc đấu thầu các dự án trọng yếu để họ phá phách nền kinh tế Việt Nam. Đặc biệt Việt Nam còn cho lưu hành tiền Trung Quốc ở các tỉnh biên giới (thực tế là cả nước) càng tăng thêm việc phụ thuộc Trung Quốc. Nhà chức trách Việt Nam để thương nhân Trung Quốc tung hoành trên lãnh thổ, thị trường Việt Nam. Họ mua nhà, "cài cắm" người, camera gián điệp của Trung Quốc được lắp ở khắp hang cùng ngõ hẻm Việt Nam...

Bề ngoài quan hệ biên mậu với Trung Quốc một bộ phận nông dân ta bán được lượng nông sản nhưng rất bấp bênh. Cỡ 2/3 thị phần hàng tiêu dùng ở Việt Nam là của Trung Quốc chất lượng thấp giá rẻ trước mắt làm giảm lạm phát cho nền kinh tế Việt Nam nhưng phá hoại môi trường và làm suy yếu, bóp chết nhiều ngành sản xuất trong nước, cuối cùng là bao nhiêu ngoại tệ Việt Nam thu được từ các thị trường khác vào túi Trung Quốc. Nói chung quan hệ thương mại với Trung Quốc chỉ có hại cho nền kinh tế Việt Nam. Đặc biệt nguy hiểm là khi nào Trung Quốc muốn chiếm cứ toàn bộ Việt Nam thì trước hết chỉ cần cấm vận kinh tế sẽ lập tức làm kinh tế-xã hội Việt Nam hốn loạn. Bài học nhãn tiền tháng 4/2014 tàu HD 981 của Trung Quốc xâm phạm biển đông dân ta phản đối, một bộ phận khách Trung Quốc rút khỏi thị trường du lịch Việt Nam lập tức làm các chuyến bay, chuyến tàu, nhà hàng, khách sạn… trống rỗng, ngành dịch vụ lao đao.

Vì vậy, nền kinh tế Việt Nam từ từ tách khỏi sự đô hộ của nền kinh tế Trung Quốc tìm những đối tác văn minh, bình đẳng ở những thị trường khác là sự sống, còn của Việt Nam.

Một nước muốn độc lập, tự chủ với một nước khác trước hết phải độc lập, bình đẳng về kinh tế. Ngược lại là bán nước cho giặc.

Có thể khẳng định những ai chủ trương tăng cường kinh tế với Trung Quốc là ngu dốt hoặc "tay trong" của kẻ xâm lược.

Nguyễn Đình Ấm

Nguồn : VNTB, 20/11/2019

Additional Info

  • Author Nguyễn Đình Ấm
Published in Diễn đàn

Trong khi Hà Nội đe dọa kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài tại The Hague, Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trên biển của họ bắt nguồn từ "sự kiện lịch sử".

chinavietnam1

Vừa ăn cướp vừa la làng 

Trung Quốc đang tăng áp lực cho Việt Nam ở Biển Đông, kêu gọi Hà Nội tránh kiện ra tòa trọng tài quốc tế về vấn đề tranh chấp lãnh thổ.

Cảnh Sảng, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ngày 8/11 cho biết, Việt Nam cần tránh các hành động có thể làm phức tạp vấn đề hoặc phá hoại hòa bình và ổn định ở Biển Đông cũng như quan hệ song phương.

Cảnh Sảng cũng tuyên bố rằng Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự thật lịch sử, mà theo ông ta có lẽ có nghĩa là Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với các đảo và nơi tranh chấp ở Biển Đông từ nhiều thế kỷ trước.

Về phần mình, Việt Nam gần đây đã phát đi tín hiệu có thể tìm kiếm trọng tài và thậm chí là kiện tụng nếu các cuộc đàm phán song phương không sớm đưa ra một giải pháp được hai bên thống nhất.

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Lê Hoài Trung mới đây cho biết các tranh chấp của họ, bao gồm cả Bãi Tư Chính nơi hai bên đã đối đầu kéo dài nhiều tháng, nên được giải quyết theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Tất nhiên, vấn đề là Trung Quốc sẽ không công nhận bất kỳ phán quyết trọng tài quốc tế nào được coi là không tương đồng với lợi ích của họ. Bắc Kinh đã đưa ra lập trường rõ ràng vào tháng 7 năm 2016 khi Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) có trụ sở ở Hague phán quyết có lợi cho Philippines hơn là cho Trung Quốc.

Theo phán quyết mang tính bước ngoặt đó, bản đồ Trung Quốc, còn được gọi là bản đồ đường lưỡi bò, bao gồm gần 90% Biển Đông, không có giá trị theo luật quốc tế, bao gồm cả UNCLOS. Trung Quốc bỏ qua thực tế là họ đã ký và phê chuẩn UNCLOS, và thẳng thừng từ chối phán quyết.

Phản ứng đánh giá lại của Trung Quốc đối với các động thái của Philippines và Việt Nam đã đặt ra câu hỏi về vấn đề lớn hơn đối với Bắc Kinh trong việc tuân thủ các quy ước quốc tế, cũng như các cam kết đã nêu.

chinavietnam2

Lính hải quân Trung Quốc PLA trên một tàu chiến ở Biển Đông. Ảnh : Twitter

Tiền hậu bất nhất

Vào tháng 9 năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đứng bên cạnh Tổng Thống Mỹ lúc đó là Barack Obama tại Vườn hồng bên ngoài Nhà Trắng ở Washington và tuyên bố long trọng rằng Trung Quốc không có ý định theo đuổi quân sự hóa Biển Đông.

Ngày nay, Trung Quốc đã biến một số bãi cạn và rạn san hô thành những hòn đảo có trang bị radar, đường băng cho máy bay quân sự, nơi trú ẩn cho tàu chiến và cơ sở hạ tầng cho tên lửa nhằm đã mở rộng tầm với của quân đội Bắc Kinh. trong chiến lược hàng hải.

Các nhà quan sát ngoại giao trong khu vực cũng nhắc lại rằng người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng vào tháng 6 năm 2017 đã bác bỏ các điều khoản của Tuyên bố chung Trung-Anh năm 1984 về tương lai của Hồng Kông, theo đó thuộc địa của Anh sẽ trao lại cho Trung Quốc vào năm 1997.

Theo thỏa thuận, được ký kết tại Bắc Kinh bởi thủ tướng Triệu Tử Dương và thủ tướng Anh Margaret Thatcher, Hồng Kông sẽ vẫn tự trị và không có gì thay đổi trong 50 năm sau khi bàn giao.

Nhưng, vào năm 2017, Lục Khảng đã tuyên bố rằng "bây giờ Hồng Kông đã trở về hai mươi năm nay thì Tuyên bố chung Trung-Anh không còn có ý nghĩa thực tế nào nữa vì đó là một tài liệu lịch sử . Tôi hy vọng các bên liên quan sẽ lưu ý đến thực tế này".

chinavietnam3

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte trong bữa tiệc chiêu đãi tại Dinh Tổng thống Malacanang ở Manila, ngày 20 tháng 11 năm 2018. Ảnh : AFP / Pool / Mark R Cristino

Bằng chứng lịch sử ?

Đối với các sự kiện lịch sử của Trung Quốc ở các đảo mà họ tuyên bố ở Biển Đông, các sự kiện đã từng bị tòa PCA The Hague từ chối, những người vẽ bản đồ Trung Quốc cổ đại không nghi ngờ gì về sự tồn tại của chúng.

Nhưng nhà thám hiểm và thương nhân thế kỷ 15 Trương Cáp ( Zhang He) đã được Trung Quốc đã đề cập đến để chứng thực tính hợp pháp lịch sử đối với các yêu sách của Bắc Kinh, đã không đến thăm, hoặc thậm chí không đề cập đến những hòn đảo này.

Các tài khoản và bản đồ chi tiết được biên soạn bởi Trịnh Ông phụ tá Ma Huân liệt kê hơn 700 địa điểm ở Đông Nam Á và Ấn Độ Dương, trong số đó có các đảo và cảng xa xôi ở Andamans, Nicobars, Maldives và Lakshadweep, nhưng không phải là một vùng đất ở Biển Đông.

Lý do khá đơn giản : các tính năng hiện đang được đề cập không thực sự là các hòn đảo, mà là các bãi cạn tồi tàn và các rạn san hô dưới nước mà hải quân cổ đại, bao gồm cả hạm đội gỗ của Trịnh Hòa, đi vòng qua để tránh bị đắm tàu.

Nhưng điều đó đã không ngăn cản Bắc Kinh đưa ra những khẳng định xét lại và gần đây nhất là củng cố những tuyên bố đó bằng cách biến những bãi cát và đá ngầm thành những hòn đảo nhân tạo. Trong khi đó Bất kỳ quan điểm đối lập nào đều được Bắc Kinh coi là sự can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc.

Coi thường nước nhỏ

Sự coi thường vượt bậc của Trung Quốc đối với các điều ước quốc tế sẽ không được cộng đồng quốc tế gồm các nước nhỏ hơn, ít mạnh hơn chấp nhận. Nhưng các nhà phân tích cho biết, Trung Quốc - một cường quốc mới nổi có thể và thường xuyên phô trương sức mạnh, cho đến nay vẫn có thể thoát ra được.

Derek Grossman, một nhà phân tích cao cấp của Rand Corporation có trụ sở tại Hoa Kỳ, nói với các nhà báo Philippines ở Washington vào ngày 9 tháng 11 rằng quyết định gần đây của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte có thể tham gia thăm dò dầu khí chung với Trung Quốc ở Biển Đông có thể được hiểu là một phần thưởng cho việc bỏ qua phán quyết của năm 2016 của PCA.

Cuộc thăm dò chung sẽ diễn theo "điều khoản" của Bắc Kinh, và trên thế giới "dưới sự bảo trợ của Trung Quốc", ông Gross Grossman tuyên bố trong cuộc phỏng vấn báo chí. Đặc biệt là Duterte đã có năm chuyến công du Trung Quốc kể từ khi đảm nhận nhiệm kỳ tổng thống vào giữa năm 2016, và không có chuyến nào tơi quốc gia đồng minh truyền thống của Philippines là Hoa Kỳ.

Hải quân Trung Quốc và Philippines đã đối đầu với nhau gần các hòn đảo đang tranh chấp vào năm 2012, dẫn đến việc Manila đã đệ trình vụ án với PCA vào năm sau và phán quyết ba năm sau đó (2016).

Nhưng, vào đầu tháng 11 năm nay, Manila đã nhượng bộ các yêu sách của Trung Quốc bằng cách đồng ý một lần nữa đóng dấu hộ chiếu Trung Quốc với bản đồ đường chín đoạn, công nhận bản đồ chính thức của khu vực Trung Quốc.

Trong số tất cả các quốc gia có yêu sách chồng lấn với Trung Quốc ở Biển Đông, trong đó có Việt Nam, Malaysia, Philippines, Brunei và Đài Loan, chỉ có Việt Nam đứng lên để phản đối sự bành trướng của Trung Quốc trong khu vực.

chinavietnam4

Một binh sĩ hải quân Việt Nam quan sát một vụ thử tên lửa ở Biển Đông năm 2016. Ảnh: Facebook

Vào tháng 10, một tàu khảo sát dầu của Trung Quốc đã rời khỏi vùng biển do Việt Nam kiểm soát sau khi hải quân kéo dài ba tháng đối với Bãi Tư Chính đang tranh chấp. Vào thời điểm đó, Bộ Ngoại giao Hà Nội đã cáo buộc tàu Trung Quốc và tàu hộ tống vi phạm chủ quyền của Việt Nam.

Hà Nội không quên rằng quân đội Việt Nam và Trung Quốc đã đụng độ gần các đảo Biển Đông vào năm 1988. Bị hải quân Trung Quốc tấn công, Việt Nam buộc phải rút lui và sự cố chết chóc kết thúc với việc Trung Quốc chiếm giữ sáu rạn san hô mà trước đây không kiểm soát được.

Người Việt Nam tiếp tục nói rằng họ thích giải quyết tranh chấp thông qua các cuộc đàm phán song phương, mặc dù đã có lựa chọn kiện ra tòa án trọng tài quốc tế.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng gần đây đã khẳng định rằng cốt lõi của vấn đề Biển Đông là Việt Nam và các nước yêu sách khác đã xâm chiếm và chiếm giữ các đảo Trung Quốc.

Với thái độ đó, sự coi thường trắng trợn đối với các cơ quan quốc tế như PCA, và cách giải thích dùng dân tộc tính đối với các hiệp ước dựa trên luật pháp, phiên bản Trung Quốc của lịch sử khu vực hàng hải chắc chắn sẽ tạo nhiều sóng gió tới đây.

Bertil Lintner

Nguyên tác : China, Vietnam will never agree on South China Sea, AsiaTimes, 15/11/2019

Khánh Anh dịch

Nguồn : VNTB, 18/11/2019

Additional Info

  • Author Bertil Lintner, Khánh Anh
Published in Diễn đàn

Nêu tên Trung Quốc còn không dám thì làm sao ngồi ghế Chủ tịch ASEAN ?

Với quốc tế, cái cảnh những con tàu mang tên Hải Dương quần đảo ở Bãi Tư Chính và còn có thể áp sát đất liền Việt Nam đã trở nên nhàm chán. Càng nhàm chán hơn khi gã chủ nhà câm như hến mà không dám kêu cứu khi bị kẻ cướp xông vào nhà.

neu1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Lý Khắc Cường (Trung Quốc)

Tại Hội nghị cấp cao ASEAN 35 vào tháng 11 năm 2019 ở Thái Lan, sau khi thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ Nguyễn Xuân Phúc "nêu rõ vừa qua, có những vụ việc nghiêm trọng vi phạm luật pháp quốc tế xảy ra trên vùng biển khu vực và Việt Nam, tuy mới chấm dứt gần đây nhưng để lại những bài học sâu sắc cho ASEAN", nhưng vẫn không một từ dám đả động đến Bãi Tư Chính và cái tên Trung Quốc, đã chẳng có bất kỳ ý kiến nào từ các nước trong ASEAN bày tỏ ‘ủng hộ Việt Nam’, bất chấp Việt Nam sẽ là chủ tịch luân phiên của khối này vào năm 2020.

Đây không phải lần đầu tiên Thủ tướng Phúc ‘câm như thóc’ trước Trung Quốc.

Vào ngày 4/9/2019 trong một cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 tại Hà Nội, lần đầu tiên ông Phúc có một phát ngôn về tình hình ở Biển Đông kể từ khi Trung Quốc đưa tàu Hải Dương 8 vào hoạt động tại khu vực Bãi Tư Chính từ ngày 3/7/2019. Thế nhưng vẫn chỉ là "Chúng ta đã kiên trì, kiên quyết đấu tranh bằng mọi biện pháp đối với các hoạt động của nước ngoài vi phạm chủ quyền trên biển của ta" mà không hề dám nhắc đến vụ khủng hoảng Bãi Tư Chính và cái tên Trung Quốc.

Cho tới nay, người ta chỉ nhìn thấy một thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc luôn ‘tự sướng’ với lới ca tụng bất tận những thành tích điều hành kinh tế của ông ta về mức tăng trưởng GDP thần kỳ, bất chấp bị dư luận lên án là căn bệnh ‘giả số liệu’ mà Phúc đã chỉ đạo Tổng cục Thống kê ‘kiến tạo’, hoặc cái cách Thủ tướng Phúc năng nổ đi nhiều tỉnh thành với câu nói đầu môi chót lưỡi ‘mỗi tình là một đầu tàu kinh tế’…

Tất cả chỉ nhằm nâng cao ‘hình ảnh và uy tín’ của Nguyễn Xuân Phúc để ông ta lao vào trận tranh giành cái ghế tổng bí thư, hoặc ghế đúp tổng bí thư - chủ tịch nước tại đại hội 13 của đảng cầm quyền vào năm 2021, nếu còn có đại hội đó.

Toàn bộ chứng tự kỷ chính trị câm nín ấy diễn ra trong bối cảnh đã gần bốn tháng kể từ ngày Trung Quốc điều tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 và các tàu hộ vệ cho tàu này xâm phạm Bãi Tư Chính như vào chốn vô chủ quyền, nhưng lực lượng cảnh sát biển và hải quân Việt Nam vẫn chưa một lần dám nổ súng cảnh cáo. Trong khi đó, toàn bộ chóp bu Việt Nam từ Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân trở xuống vẫn kiên định ‘câm như hến’ mà không một lần dám nêu tên Trung Quốc, càng không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy giới ‘văn dốt, võ dát’ này dám kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.

Rốt cuộc, thói câm nín khiếp nhược toàn diện của giới chóp bu Việt Nam đã tặng cho Trung Quốc những món quà lớn về mặt ngoại giao quốc tế : tại Hội Nghị Các Bộ Trưởng ASEAN diễn ra ở Thái Lan vào cuối tháng Bảy, đầu tháng Tám 2019, bất chấp phía Việt Nam đã tìm cách vận động các quốc gia ASEAN để phản đối xâm phạm Bãi Tư Chính nói riêng và rộng hơn là Biển Đông, tuyên bố của Hội nghị đã chỉ đề cập khá chung chung và "quan ngại" về tình hình Biển Đông mà không hề nhắc đến cái tên Trung Quốc. 

Về thực chất, Bắc Kinh đã đạt được thắng lợi bước đầu khi dần biến Bãi Tư Chính từ ‘vùng chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam’ thành ‘khu vực tranh chấp’, trước khi nhốt thẳng cánh vùng biển dồi dào dầu khí phục vụ ngân sách nuôi đảng này vào ‘vùng chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc’. 

Chỉ vừa tròn một tuần lễ sau khi tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc rút khỏi khu vực Bãi Tư Chính, hai tàu khác - mang tên Hải Dương Thạch Du 618 và Hải Dương Thạch Du 620 (Haiyang Shiyou) - đã trám ngay vào khoảng trống Biển Đông, đi qua đường phân định trên biển và đi sâu vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, cách bờ biển Quảng Bình khoảng 65km. 

Nhưng mối nguy hiểm vào lần này đối với ‘đảng em’ Việt Nam còn lớn hơn gấp bội so với vụ Hải Dương 8, vì cả hai tàu Hải Dương Thạch Du 618 và 620 đều có nhiệm vụ hỗ trợ cho việc hạ đặt, thăm dò, khai thác cho các giàn khoan dầu khí.

Còn với quốc tế, cái cảnh những con tàu mang tên Hải Dương quần đảo ở Bãi Tư Chính và còn có thể áp sát đất liền Việt Nam đã trở nên nhàm chán. Càng nhàm chán hơn khi gã chủ nhà câm như hến mà không dám kêu cứu khi bị kẻ cướp xông vào nhà.

Tất cả vẫn chỉ là ‘ngư dân bám biển, hải quân bám bờ’ !

Nêu tên Trung Quốc còn không dám thì làm sao dám kiện Bắc Kinh ra tòa án quốc tế ?

Và làm sao chóp bu Việt Nam ngồi được ghế Chủ tịch ASEAN năm 2020 ?

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 07/11/2019

Additional Info

  • Author Thường Sơn
Published in Diễn đàn

Có phải câu chuyện tập trung quyền lực Trung Quốc là bài học cho Việt Nam ?

Đến nay, chính trường Việt Nam đặt ra một câu hỏi mang tính thực tiễn đối với chính Đảng cộng sản Việt Nam và bản thân nền xã hội : tập trung quyền lực cá nhân là lâu dài hay ngắn hạn ?

npt1

Tập Cận Bình và Nguyễn Phú Trọng nâng ly chúc mừng tình đồng chí giữa hai Đảng cộng sản - Ảnh minh họa

Khi là lâu dài, thì hệ quả sẽ như thế nào ? Và nếu ngắn hạn thì tương lai chính trị Việt Nam có thể diễn biến ra sao ? Vai trò của ông Nguyễn Phú Trọng sẽ thế nào ?

Câu hỏi trên sẽ giải quyết luôn câu hỏi về việc, có hai không việc tách hai chức danh (Chủ tịch nước, Tổng bí thư) sau kỳ Đại hội Đảng vào năm 2021 ?

Trong câu chuyện của CNBC vào ngày 28/9 bàn về quyền lực của Tập Cận Bình đã diễn đạt rằng : Trung Quốc đạt những cơ hội và thách thức thông qua tập trung quyền lực tối đa vào tay một người.

Vào tháng 3/2018, Hiến pháp Trung Quốc loại bỏ giới hạn nhiệm kỳ cho Chủ tịch nước, và kết quả, Tập Cận Bình có thể nắm giữa ba vai trò quan trọng ở đất nước này, ít nhất cho đến năm 2027, bao gồm Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Nhà nước Trung Quốc, và Chủ tịch Quân ủy Trung ương Giải phóng Quân Trung Quốc.

Tập Cận Bình về mặt lý thuyết lẫn thực tế đã trở thành một ông vua, ngồi cạnh Mao Chủ tịch.

Điều tích cực mà tập trung quyền lực mang lại cho Tập Cận Bình là chiến dịch chống tham nhũng đã tăng tốc và thu được những thăng lợi đáng kể. 1,5 triệu quan chức Trung Quốc bị trừng phạt.

Vào ngày 1/10 tới, Trung Quốc sẽ có quyền tự hào về thành quả chấn chỉnh Đảng dưới bàn tay quyền lực của ‘Tập Cận Bình vĩ đại’, và các biểu ngữ lẫn chương trình kỷ niệm 70 năm ra đời của nhà nước Cộng sản Trung Quốc được CNBC diễn giải là, ‘vừa vừa thể hiện sức mạnh quốc gia vừa là phương tiện để nhấn mạnh sự lãnh đạo cá nhân vô song, quyết đoán của Tập’.

Trong ngày diễn ra kỷ niệm thành lập nước, các nhân vật nhạy cảm bị gác cửa hoặc dẫn đi nơi khác ; máy bay, bóng bay, chim bay sẽ ‘tạm dừng hoạt động’. Và một số thành phố của Trung Quốc đang cấm các quan chức tiêu thụ rượu trong thời gian diễn ra cuộc diễu bình.

Tuy nhiên, Trung Quốc dưới bàn tay của ‘Tập đại đế’ lại đối mặt với những vấn đề khó khăn : già hóa dân số, nền kinh tế chậm lại, các cuộc biểu tình ở Hồng Kông tiếp tục, Mỹ tăng cường hỗ trợ cho chủ quyền của Đài Loan trước cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 1/2020 và sự thiếu hiệu quả không thể tránh khỏi trong kiểm soát của đảng.

Tập quyền lực, nhưng lại trở thành người dễ bị tổn thương, khi những vấn đề không thể lường trước được đang ập tới Trung Quốc.

Elizabeth cho CNBC biết : sự kiểm soát đảng quá nhiều với bàn tay quyền lực của Tập đã góp phần trì trệ kinh tế Trung Quốc. Hay củng cố kiểm soát nhà nước trong nền kinh tế khiến khu vực kinh tế tư nhân trở nên kém năng động hơn, làm gia tăng các mối nghi ngờ ở khối doanh nghiệp FDI, khi mà sự thâm nhập sâu rộng của đảng vào hoạt động kinh doanh của Trung Quốc đã khiến cho tất cả các công ty Trung Quốc trở thành vũ khí mở rộng của Đảng Cộng sản.

Đó là câu chuyện của Trung Quốc, còn Việt Nam thì sao ?

Mới đây, The Diplomat đăng tải một nhận định của David Hutt về sức khỏe của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Bài viết mô tả vai trò đáng kinh ngạc của sức khỏe nhà lãnh đạo này, trong hoạt động nâng cấp quan hệ với Mỹ, và trong giữ trật tự nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam không rơi vào tình trạng bất ổn định.

Cũng giống như Tập, ông Trọng nhận trong tay ‘quyền lực tối đa’ với ba chức vụ tương đương, và hàng loạt quan chức cao cấp phải hầu tòa và vào tù vì những hành vi tham nhũng trước đó. Ông Trọng cũng tăng cường vai trò đảng trong nền kinh tế, bao gồm khuyến khích thành lập chi bộ đảng trong các cơ sở kinh tế tư nhân.

Điểm khác, có vẻ như là cách nhìn của ông Trọng đối với nền kinh tế tư nhân, khi vào tháng 5, trong phát biểu khai mạc Hội nghị T.Ư 10 (khóa XII), ông đã tuyên bố, 'đừng kỳ thị kinh tế tư nhân, và nơi nào làm tốt thì phải phong danh hiệu anh hùng.' Và thời kỳ hiện nay, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá tốt so với thời kỳ của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng bí thư Nông Đức Mạnh.

Chiến lược ôm ấp ‘kinh tế tư nhân’ được hiểu như sắp xếp lại vai trò trọng yếu của các thành phần kinh tế theo thời cuộc, và đảm bảo một nền kinh tế hiệu quả, nhằm nạp thêm ngân khố trong tình trạng kiệt quỹ sau năm 2016.

Việt Nam cũng không có vấn đề mà Trung Quốc gặp phải, thậm chí thương chiến Trung – Mỹ còn góp phần đẩy khối doanh nghiệp FDI sang Việt Nam. Đối với các cảnh báo của Tổng thống Donald Trump, Việt Nam linh động giải quyết bằng 5 tỷ USD để mua hàng hóa của Mỹ nhằm xóa gánh nặng thâm hụt thương mại giữa hai quốc gia.

Thế nhưng, dưới bàn tay chỉ đạo của ông Nguyễn Phú Trọng, đó là sự cân đối hài hòa các lợi ích trong tổng thể nhóm người cầm quyền, và việc tranh giành quyền lực không diễn ra. Tuy nhiên, đúng như David Hutt nhận định, sức khỏe yếu đi của người đứng đầu Đảng và Nhà nước Việt Nam sẽ khiến chính trị Việt Nam mất tính ổn định lẫn cơ hội cho quốc gia.

Một là, nâng cấp quan hệ Mỹ-Việt thiếu vắng người đứng đầu. Và hai là, phát sinh nhu cầu chiếm giữ quyền Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư trong nhóm nhân vật chính trị hàng đầu của Việt Nam, vì ai cũng thể hiện nhu cầu được ‘thăng cấp’ trong chính trị.

Nền chính trị Việt Nam ổn định ở quyền lực cá nhân tuyệt đối sẽ trở nên tổn thương bởi sức khỏe của người nắm quyền lực đó.

Bản thân một nền chính trị từ chối ‘cá nhân hóa quyền lực’ cũng sẽ lúng túng trước câu chuyện liên quan đến tách hay vẫn giữ kiêm nhiệm hai chức danh Chủ tịch nước và Tổng bí thư ? Bởi lẽ, sự kiêm nhiệm đem lại quyền lực theo quy trình để giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan đến tham nhũng, nhưng kéo đi lâu dài là điều mà bản thân các chính trị gia nằm trong Bộ chính trị khó chấp nhận được. Một ‘lãnh tụ Hồ Chí Minh’, hay ‘nhà lãnh đạo Lê Duẩn’ dường như là quá đủ, đặc biệt ông Lê Duẩn và quyền lực tối đa nắm trong tay với những hệ lụy kinh tế là một bài học không nhỏ đối với Đảng cộng sản Việt Nam.

Trong ngắn hạn, nền chính trị Việt Nam vẫn bất ổn trong màng phủ ổn định, và ông Nguyễn Phú Trọng buộc phải ‘gồng gánh’ và kéo dài sức khỏe ‘ổn định’ cho đến khi Đại hội sắp tới (2021) diễn ra thành công tốt đẹp. Đồng thời từ đây đến khi Đại hội diễn ra, ông Nguyễn Phú Trọng phải quyết định chính chức danh kiêm nhiệm, hoặc tách ra để cuộc chiến chống tham nhũng giảm bớt sức răn đe, hoặc tiếp tục nhập vào và kỳ vọng một nhà lãnh đạo kế nhiệm ‘tài và đức’. Nhưng ở vế hai, để tìm ra một người ‘tài đức’ trong hệ thống bầu bán theo mô hình ủy nhiệm trong đảng (thay vì trong dân), thì rất khó để tìm ra một người có tầm nhìn và định hướng như thế.

Việc duy trì thành tựu chống tham nhũng nếu tách lại hai chức danh như cũ, nếu dựa trên Bộ quy tắc mới được cung bố gần đây (Quy định 2015/2019 về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền), thì tính răn đe có giới hạn, bởi từng có nhiều bộ quy tắc được ban ra bởi Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam, nhưng hầu hết, bằng cách này hay cách khác, trở nên vô hiệu với đội ngũ cán bộ sơ-trung-và cao cấp.

Hệ thống quyền lực độc tôn đưa đến suy thoái độc tôn.

Trong khi đó, những thụ hưởng từ thương chiến Mỹ - Trung, nguồn dân số ‘vàng’… có thể dễ dàng bị đánh mất nếu như chính trị Việt Nam không nhạy bén theo thời cuộc.

An Viên

Nguồn : VNTB, 30/09/2019

Published in Diễn đàn

Tình hình Biển Đông hiện nay đang xuất hiện ba xu hướng : Trung Quốc tăng cường xâm lấn chủ quyền của Việt Nam ; Hà Nội lúng túng ; và người dân Việt phần lớn bày tỏ sự lãnh đạm.

khonglo0

Gấu sao Trung Quốc độc chiếm Biển Đông - Tranh biếm họa

Trung Quốc và an ninh năng lượng dầu khí

Vào ngày 22/9, Global Times xuất bản nội dung bài viết, cho biết thành công của một tập đoàn năng lượng nước này trong làm chủ công nghệ để tìm kiếm, thăm dò dầu khí nước sâu ở Biển Đông. Tập đoàn dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC), đã thiết lập một lý thuyết về tích tụ khí đốt tự nhiên ở vùng nhiệt độ và áp suất cao của lưu vực Ying-qiong, một khu vực khí mới được phát hiện ở vùng biển gần đảo Hải Nam.

Bài viết dẫn lời ông Lin Boqiang, Giám đốc trung tâm nghiên cứu kinh tế năng lượng Trung Quốc tại Đại học Hạ Môn, ca ngợi những bước đột phá là một đóng góp quan trọng cho an ninh năng lượng và phát triển kinh tế và xã hội của Trung Quốc.

Lin Boqiang khẳng định, phát triển công nghệ khai thác biển ở Biển Đông là một trong những giải pháp khả thi để giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng và đảm bảo an ninh năng lượng trong tương lai.

Như vậy, những tiến triển trong công nghệ thăm dò của Trung Quốc có thể trở thành một trong những nền tảng cơ sở để Bắc Kinh tiến tới thăm dò và khai thác dầu khí mở rộng tại vùng Biển Đông. Và điều này, cùng với đẩy mạnh hiện đại hóa quốc phòng đã khiến vùng Bãi Tư Chính trở nên phức tạp hơn lệ thường.

Trong một thông tin có liên quan, Alexia Frangopoulos trong một bài viết trên Harvard Politics, cho biết, Trung Quốc đang tiến hành hiện đại hóa nhanh quân đội như là một bước tiến nhanh đạt được tham vọng bá quyền của nước này. Ngoài hạm đội tàu ngầm, Bắc Kinh sở hữu hành lang dài 5.000km, với hàng trăm ICBM hạt nhân.

Năm 2019, ngân sách quốc phòng hàng năm của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc là 177,5 tỷ USD, tăng 7,5% so với ngân sách quốc phòng năm ngoái. Trung Quốc đang phân bổ số tiền ngày càng tăng cho các chương trình và sáng kiến làm tăng số lượng và chất lượng vũ khí quân sự. Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố rằng một trong những phát triển gần đây nhất của nước này chính là tàu khu trục tên lửa dẫn đường Type 055 mới - gần giống với tàu khu trục biển của Washington.

Ngoài ra, PLA đang phát triển kho dự trữ vũ khí hạt nhân. Dean Cheng, một chuyên gia trong quân đội Trung Quốc trong một cuộc phỏng vấn với HPR rằng lực lượng ICBM của Trung Quốc hiện đang rất hạn chế, ở ngưỡng 50. Nhưng có những báo cáo cho thấy Trung Quốc đang đẩy mạnh chương trình hiện đại hóa để mở rộng số lượng vũ khí hạt nhân mà nó khai thác.

Vào tháng 4/2017, Bắc Kinh tuyên bố rằng một trong những tàu sân bay của nước này đã đạt đến giai đoạn thử nghiệm cuối cùng, và hai chiếc tương tự đang được sản xuất. Điều đó sẽ mang lại cho Trung Quốc tổng cộng bốn tàu sân bay vào năm 2022.

Một phần lý do của tiến trình quân sự hóa PLA là nhằm duy trì quyền lực ở Biển Đông.

Biển Đông là con đường trung gian nối kết Bắc Kinh với châu Phi và Âu châu, và nước này có hơn 40% lượng hàng hóa thương mại được vận chuyển qua khu vực này. Đây cũng là tuyến đường giúp Bắc Kinh nhập dầu vào Trung Quốc, với hơn 80% lượng dầu nhập khẩu.

Biển Đông không chỉ hỗ trợ thương mại - nó cung cấp một nguồn tài nguyên quý giá mới như khí đốt và dầu mỏ. Các nhà khoa học ước tính rằng có từ 11 đến 22 tỷ thùng dầu dưới biển.

Trung Quốc phát triển lực lượng hải quân, nhằm mục đích kiểm soát phần còn lại của Biển Đông.

Trong khi đó, Mỹ với vai trò trở lại ở Châu Á – Thái Bình Dương đã tìm cách duy trì các căn cứ quân sự ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và Singapore. Căn cứ hải quân Singapore, nằm cạnh bờ Biển Đông, đảm bảo Mỹ duy trì một vị trí thường trực trong khu vực, ngăn chặn tốc độ mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc. Nước này cũng có căn cứ tương tự tại Nhật Bản, nơi có 54.000 quân đồn trú.

Quay trở lại với vấn đề hiện đại hóa quân đội Trung Quốc. Vào năm 2017, Tập Cận Bình cam hiện đại hóa quân sự vào năm 2035. Đến năm 2050, Tập mong đợi một quân đội có khả năng chiến thắng các cuộc chiến tranh trên nhiều mặt trận, đặc biệt là thông qua công nghệ quốc phòng.

Trung Quốc đang tiến dần hoạt động ra phía Bắc ?

Trong khi đó, theo Dự án Đại sự ký Biển Đông, nhóm Hải Dương Địa Chất 8 thì vẫn đang đan áo sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam như thường lệ, và đang dịch dần lên hướng bắc. Điều này càng gia cố quan điểm, Bắc Kinh đang tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu bất ổn và Biển Đông là khu vực được lựa chọn. Và những diễn biến ở Bãi Tư Chính với hoạt động của nhóm tàu Hải Dương Địa Chất 8 càng đưa Hà Nội vào thế khó xử. Tính đến thời điểm hiện nay, ngoài những phản đối về mặt ngoại giao có liên quan, với mức độ ‘mạnh mẽ’ hơn so với trước đó (bao hàm yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông của Phó Thủ tướng Việt Nam - Vũ Đức Đam), Hà Nội vẫn chưa cho thấy những động thái kế tiếp.

Ông Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam, và Nhà nước Việt Nam vẫn giữ 'quyền im lặng' cho đến hiện nay.

Facebooker Ngọc Trần bày tỏ : chính quyền Việt Nam đang được đưa vào thế khó xử, bởi chính chính sách đu dây của mình. Chính sách đã khiến cho Mỹ và các quốc gia Tây phương trở nên dè dặt trong hợp tác trong những trường hợp mà chủ quyền quốc gia bị xâm phạm.

Quan điểm của Ngọc Trần phản ánh quan điểm chung của người dân, đặc biệt là giới trí thức Việt Nam hiện tại, đó là Việt Nam đang cô đơn trên mặt trận quốc tế, nơi mà Việt Nam không có một đồng minh thực tế hỗ trợ mình trước mối đe dọa của Bắc Kinh. Những đồng minh truyền thống như Nga, Cuba,… thực sự ‘vô dụng’ trong trường hợp này, khi một ‘cường quốc lỗi thời’ như Nga chỉ thuần túy là con buôn vũ khí, còn Cuba – người anh em thân thiết Tây Bán Cầu vẫn chật vật với nền kinh tế yếu ớt, và tiếng nói không có trọng lượng trên trường quốc tế. Còn đối với những quốc gia lên tiếng mạnh mẽ nhất như Úc, Nhật, Mỹ, Anh,… lại là những quốc gia chưa bao giờ được Hà Nội coi là đồng minh. Và đó là lý do vì sao, chuyến thăm lịch sử của Thủ tướng Úc Scott Morrison đến Hà Nội, vấn đề Biển Đông chỉ thể hiện qua tuyên bố mang tính chung chung, và cái tên Trung Quốc đã không được nhắc đến. Bắc Kinh – đồng minh của Hà Nội trong quá khứ, mối quan hệ đặc biệt trong cấp độ ngoại giao của Việt Nam, và quốc gia đồng ý thức hệ lại đang gia tăng ‘quấy rối, xâm lấn’ chủ quyền quốc gia của Việt Nam.

Điều đáng báo động hơn cả những đe dọa từ bên ngoài là vấn đề cảm xúc của xã hội Việt Nam về sự kiện nay. Khi dư luận Việt Nam cũng thể hiện sự lãnh đạm với sự kiện Bãi Tư Chính, một trong những biểu hiện liên quan đến điều này bao gồm lời kêu gọi nhà nước Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế và đẩy mạnh hợp tác quốc phòng với các nước có chung quyền lợi hợp pháp trên biển đông do trang Bauxite tiến hành đến nay chỉ thu hút được 9 tổ chức tham gia, và 683 cá nhân ký tên. Hiện tượng này được cho là đến từ phản ứng đối với những chính sách và chủ trương của Hà Nội trong ứng xử chủ quyền trước đó. Cụ thể là bưng bít về mặt thông tin liên quan đến tình hình Biển Đông và những hoạt động xâm lấn Biển Đông của Trung Quốc, và điều động lực lượng vũ trang, bán vũ trang trong trấn áp người biểu tình. Đó là lý do vì sao, một bài viết với nội dung rất bình thường của báo Tuổi Trẻ ngày 22/9, với tiêu đề ‘Cảnh Sảng, đừng ngụy biện nữa !’, lại được ‘hoan hô’ như một bài viết thẳng thắn bởi ‘công khai thông tin để người dân thấy bộ mặt thật của Trung Quốc’.

Phải chăng, Việt Nam đang chết dần bởi chính sách duy ý chí của mình về ngoại giao - quốc phòng, với chính sách ba không ? Và việc giữ gìn chủ quyền quốc gia vẫn dựa vào yếu tố mang tính thiếu bền vững - ‘đại cục quan hệ tốt đẹp’ ?

Nguyễn Hiền

Nguồn : VNTB, 24/09/2019

Published in Diễn đàn
lundi, 23 septembre 2019 13:10

Hệ lụy của việc đi với ma quỷ

Liên minh với Trung Quốc và hệ lụy

Trước sức ép ngày càng ngông cuồng và trắng trợn của Trung Quốc đe dọa chủ quyền Việt Nam, nhà cầm quyền Việt Nam bây giờ không còn chỗ lùi nữa. Họ cần dứt khoát, cương quyết và cứng rắn hơn, đồng thời phải rạch ròi trong mối quan hệ với Trung Quốc. Đó là mối quan hệ vốn không dựa trên nền tảng vững chắc nào. Nó nhập nhằng giữa tình đồng chí, đồng ý thức hệ, tình anh em láng giềng mà chữ tình nào cũng chỉ là vờ vịt để lợi dụng lẫn nhau. Những thứ đó chỉ là lớp sơn cho ra vẻ bên ngoài mà cả hai phía đều tự biết. Về thực chất, nó là quan hệ thôn tính của kẻ mạnh đối với kẻ yếu, quan hệ hàm ơn và chịu ơn, quan hệ của một bên đầy tham vọng còn một bên thì cố trông chờ vào "thiện chí" hoặc ít ra thì cũng trông chờ vào sự có giới hạn về tham vọng của bên kia.

ma1

Mối quan hệ với Trung Quốc là quan hệ thôn tính của kẻ mạnh đối với kẻ yếu, quan hệ hàm ơn và chịu ơn

Kể từ khi Việt Nam bước vào thời kỳ độc lập tự chủ năm 939, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc luôn luôn là quan hệ không bao giờ hữu nghị mà cao điểm là những cuộc chiến tranh xâm lược và đi liền là những cuộc kháng chiến chống xâm lược. Kết thúc của các cuộc chiến tranh ấy là cha ông ta đã chiến thắng và giữ vững bờ cõi. Cho đến giai đoạn cộng sản thì mối quan hệ này phức tạp hơn nhiều. Nó không đơn thuần và rạch ròi bởi khái niệm xâm lược và bị xâm lược nữa và xen vào đấy là một thứ chủ nghĩa quốc tế vô sản mơ hồ và dẫn đến sự nhập nhằng như vừa nhắc trên đây.

Trong các quốc gia cộng sản thì Trung Quốc là bẩn thỉu nhất, ghê tởm nhất nhưng quan hệ với Việt Nam lại sâu sắc nhất. Nó sâu sắc nhất so với các mối quan hệ của Trung Quốc với các nước cộng sản khác và với 13 nước láng giềng khác của Trung Quốc. Đây là mối quan hệ bất bình đẳng, chỉ trừ thời kỳ Lê Duẩn dám hiên ngang chống Trung Quốc và xác định dứt khoát Trung Quốc là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất.

Cũng chính thời kỳ cộng sản, nước ta bắt đầu mất dần lãnh thổ và biển đảo : Mất những điểm cao và đất liền vùng biên, mất quần đảo đảo Hoàng Sa, một phần quần đảo Trường Sa, một phần Vịnh Bắc Bộ. Số phận của những hòn đảo ở Trường Sa do bộ đội Việt Nam đang canh giữ cũng rất mong manh, luôn bị Trung Quốc đe dọa sẽ đánh chiếm bất cứ lúc nào nếu Việt Nam không "biết điều". Còn bây giờ, nguy cơ trước mắt là Bãi Tư Chính.

Trong quan hệ với Trung Quốc, nhân dân Việt Nam không hề được lợi mà chỉ có thiệt hại. Đảng cộng sản Việt Nam sinh ra trên đất Trung Quốc, được Trung Quốc đào tạo giúp cán bộ, truyền bá kinh nghiệm và nuôi dưỡng. Có thể nói, nếu không có đảng cộng sản Trung Quốc thì sẽ không có đảng cộng sản Việt Nam. Vì vậy, họ chịu ảnh hưởng của đảng cộng sản Trung Quốc rất sâu sắc. Trong quan hệ, Đảng cộng sản Việt Nam tự nhận là em và tôn Trung Quốc làm anh.

Nếu có ân nghĩa thì chỉ có đảng cộng sản Việt Nam chịu ơn Trung Quốc chứ nhân dân Việt Nam thì không. Vì sao vậy ? Nếu không có sự giúp đỡ của Trung Quốc thì đảng cộng sản Việt Nam không thể tiến hành hai cuộc chiến tranh : chiến tranh chống Pháp và chiến tranh Nam - Bắc. Không có Trung Quốc, cũng sẽ không có cuộc cải cách ruộng đất đau lòng ở Việt Nam... Điều bao trùm nhất là nếu không có Trung Quốc thì sẽ không có chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam và đất nước ta giờ đây đã khác, không còn lẹt đẹt ở vũng trũng trong khu vực và thế giới.

Những lợi ích mà Đảng cộng sản Việt Nam có được từ sự giúp đỡ của Trung Quốc chỉ là những lợi ích hẹp hòi của một nhóm người trong đảng cộng sản Việt Nam. Nó không phải là lợi ích của nhân dân Việt Nam. Đó là quyền thống trị và những lợi ích được sinh ra từ đấy.

Nếu không có quan hệ sâu nặng với Trung Quốc, Trung Quốc không dễ gì bắt nạt được Việt Nam. Không phải bây giờ, Việt Nam mới "dọn nhà" đến làm láng giềng của Trung Quốc, không chỉ Việt Nam mới là làng giềng của Trung Quốc, không chỉ Việt Nam mới là nước nhỏ so với Trung Quốc và không phải quốc gia láng giềng nào cũng để Trung Quốc bắt nạt.

Tất cả luận điệu rằng Việt Nam là nước nhỏ, không ai chọn được láng giềng, rằng Trung Quốc nó mạnh lắm chống nó sao được... đều chỉ là ngụy biện. Cay đắng hơn, tôi từng nghe những luận điệu cho rằng lên tiếng bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc là kích động chiến tranh hoặc sự nhân nhượng về chủ quyền của Tổ quốc là "đổi đất lấy hòa bình". Tôi biết những luận điệu ấy từ tuyên giáo mà ra và đã ăn vào não trạng của nhiều người Việt Nam.

Tất cả những gì mà nhân dân Việt Nam, đất nước Việt Nam đang phải chịu là hậu quả của việc những người dẫn dắt đất nước này trong gần 1 thế kỷ qua đã đi với ma quỷ. Đi với ma quỷ tất có ngày phải trả giá. Ta thường đọc những tin tức về các băng nhóm giang hồ thanh toán nhau. Tại sao chúng lại thanh toán nhau ? Vì chúng đã từng liên minh với nhau, dựa vào nhau để hành động, biết rõ sở trường sở đoản của nhau, nắm được bí mật của nhau và tất yếu là chán nhau. Có khi nào giang hồ tìm đến một người không quen biết để thanh toán ?

Tôi dùng từ "nhau" để chỉ mối quan hệ ngang hàng. Với quan hệ phụ thuộc như quan hệ Việt Nam - Trung Quốc còn tồi tệ hơn.

Đảng cộng sản Việt Nam lựa chọn thế nào ?

Trở lại câu chuyện ở Bãi Tư Chính. Ngày 18/9 vừa qua, Cảnh Sảng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc láo xược nói rằng, Trung Quốc có quyền chủ quyền và quyền tái phán đối với Bãi Tư Chính. Y yêu cầu Việt Nam dừng ngay lập tức dừng các hoạt động mà y gọi đã vi phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích của Trung Quốc.

Cho đến nay, phía Việt Nam chưa có ý kiến gì về phát ngôn của Cảnh Sảng.

Kể từ khi Trung Quốc chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam thì việc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở bãi Tư Chính từ ngày 3/7/2019 đến nay là nghiêm trọng nhất và thể hiện quyết tâm cao nhất của Trung Quốc trong mưu đồ độc chiếm Biển Đông.

Lúc này cũng là lúc nhà cầm quyền Việt Nam đơn độc nhất khi thiếu vắng sự ủng hộ của người dân. Việc Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa dẫn đến các cuộc biểu tình vào tháng 12/2007 ở Hà Nội và Sài Gòn. Vụ Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh dẫn đến hàng chục cuộc biểu tình vào mùa Hè năm 2011 tại Hà Nội và Sài Gòn. Vụ giàn khoan HD 981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam dẫn đến những cuộc biểu tình trên khắp cả nước vào Tháng 5/2014. Thế nhưng lần này, vụ Trung Quốc xâm phạm Bãi Tư Chính đã không có biểu tình xảy ra. Điều này nói lên người dân đã quay lưng với nhà nước trong vấn đề chủ quyền của đất nước, để "đảng và nhà nước lo" như họ thường nói.

Giờ đây, trước tham vọng và sức ép ngày càng gia tăng từ phía Trung Quốc, họ buộc phải đứng trước một sự lựa chọn. Hoặc là tiếp tục nhân nhượng, hoặc là phải dứt khoát trong quan hệ với Trung Quốc. Điều này đối với họ là vô cùng khó khăn. Một thứ quan hệ sâu nặng và phụ thuộc khiến họ không dám có một tư thế đàng hoàng, đĩnh đạc và ngang hàng.

Không phải bây giờ, những người cộng sản Việt Nam mới thấy được dã tâm của Trung Quốc. Họ đã biết từ rất lâu nhưng phải nín nhịn. Theo Diễn đàn Doanh nghiệp thì ông Lê Văn Cương nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Bộ Công an chỉ ra rằng, Trung Quốc đã 5 lần bán đứng Việt Nam.

Giờ đây, nhà cầm quyền phải lựa chọn, hoặc là nhân dân và Tổ quốc, hoặc là "tình hữu nghị viển vông" với Trung Quốc. Trong khi lựa chọn, họ cần lưu ý rằng, khi cố giữ cái tình hữu nghị ấy, họ cũng không thể yên thân.

Điều mà họ cần phải biết mà người Việt Nam ai cũng biết là, Trung Quốc đã giúp Đảng cộng sản Việt Nam rất nhiều trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chiến tranh Nam - Bắc nên họ phải chịu ơn. Trong khi đó, họ tuyên truyền đế quốc Mỹ xâm lược, đã gây bao nhiêu tội ác với nhân dân Việt Nam. Nhưng trớ trêu thay, giờ đây, gần như 100 % người Việt Nam (trừ họ) ghét Trung Quốc và coi Mỹ là người bạn tốt, cần nhất cho Việt Nam lúc này. Đấy là một nghịch lý, nghịch cảnh và đủ mọi thứ nghịch, chỉ có ở đất nước khốn khổ này.

Mâu thuẫn giữa hai đảng và hai nhà nước Việt Nam - Trung Quốc lên đến đỉnh cao nhất dẫn đến nổ ra cuộc chiến tranh biên giới 1979. Đó là cơ hội để Đảng cộng sản Việt Nam dứt khoát với Trung Quốc nhưng tiếc rằng điều đó đã không xảy ra mà sau đó lại dấn sâu vào quan hệ lệ thuộc Trung Quốc.

Bây giờ lại là một cơ hội nữa để đoạn tuyệt với Trung Quốc. Đảng cộng sản Việt Nam sẽ lựa chọn như thế nào ?

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn : RFA, 23/09/2019 (nguyentuongthuy's blog)

Published in Diễn đàn

"Chúng ta đã kiên trì, kiên quyết đấu tranh bằng mọi biện pháp đối với các hoạt động của nước ngoài vi phạm chủ quyền trên biển của ta" - Thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ Nguyễn Xuân Phúc hé miệng vào ngày 4/9/2019 trong một cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 tại Hà Nội, nhưng vẫn không hề dám nhắc đến cái tên Trung Quốc.

neuten1

Nêu tên Trung Quốc còn không dám thì làm sao dám kiện ?

Đó là lần đầu tiên ông Phúc có một phát ngôn về tình hình ở Biển Đông kể từ khi Trung Quốc đưa tàu Hải Dương 8 vào hoạt động tại khu vực Bãi Tư Chính từ ngày 3/7/2019.

‘Bản lĩnh Nguyễn Xuân Phúc’ thậm chí còn tệ hơn cả cấp dưới là Phó thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh. Bởi trước đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã ba lần lên tiếng cáo buộc tàu Trung Quốc vi phạm chủ quyền và thềm lục địa của Việt Nam. Lời ‘lên tiếng’ của Thủ tướng Phúc xảy ra trong bối cảnh tàu Hải Dương 8 thậm chí còn lấn tới sát vùng biển Phan Thiết, trong lúc không có một tài hải quân nào của Việt Nam ra ngăn chặn.

Thật đúng là ‘ngư dân bám biển, hải quân bám bờ’ !

Nêu tên Trung Quốc còn không dám thì làm sao dám kiện Bắc Kinh ra tòa án quốc tế ?

Cho tới nay và rất tương đồng với tinh thần "hèn với giặc, ác với dân" của năm 2014 và tại nhiều thời điểm khác, chính quyền và giới quân sự Việt Nam vẫn "rúc mặt" mà không dám hành động mạnh mẽ trước Trung Quốc.

Nếu khả năng tàu Trung Quốc kéo dài vụ xâm nhập bãi Tư Chính xảy ra, mà xác suất của khả năng này đang được giới phân tích chính trị cho là ngày càng lớn, Việt Nam sẽ phải đối phó ra sao ? Tiếp tục phát cờ cho ngư dân để "thuyền ra biển lớn" và làm rộ lên câu vè dân gian "Chống giặc bằng cờ, chống ngập bằng lu, đứa nào nói đảng ngu là thằng phản động" ? Hay tiếp tục kêu gọi quốc tế mau chóng can thiệp ? Liệu Hải Quân Việt Nam có dám nổ súng nếu tàu Trung Quốc gây hấn ? Và nếu nổ súng, Bộ Quốc Phòng Việt Nam đã chuẩn bị ra sao cho những kịch bản đen tối không thể tránh khỏi cho một cuộc xung đột quân sự ở quy mô nhỏ hoặc vừa, hay thậm chí là chiến tranh thực sự với Trung Quốc ?

Thói ươn hèn mãn tính là tác nhân của căn bệnh nhũn não dài hạn và mất đứt lãnh thổ.

Cứ mỗi năm ở Biển Đông, mỗi tháng ở Hoàng Sa và mỗi ngày ở bãi Tư Chính trôi qua, cơ hội của "đảng em" Việt Nam để kiện "đảng anh" Trung Quốc ra tòa án quốc tế lại càng thêm ít ỏi và khó thắng.

Cũng cho tới nay, người ta chỉ nhìn thấy một thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc luôn ‘tự sướng’ với lới ca tụng bất tận những thành tích điều hành kinh tế của ông ta về mức tăng trưởng GDP thần kỳ, bất chấp bị dư luận lên án là căn bệnh ‘giả số liệu’ mà Phúc đã chỉ đạo Tổng cục Thống kê ‘kiến tạo’, hoặc cái cách Thủ tướng Phúc năng nổ đi nhiều tỉnh thành với câu nói đầu môi chót lưỡi ‘mỗi tình là một đầu tàu kinh tế’…Tất cả chỉ nhằm nâng cao ‘hình ảnh và uy tín’ của Nguyễn Xuân Phúc để ông ta lao vào trận tranh giành cái ghế tổng bí thư, hoặc ghế đúp tổng bí thư - chủ tịch nước tại đại hội 13 của đảng cầm quyền vào năm 2021, nếu còn có đại hội đó. 

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 07/09/2019

Published in Diễn đàn

Tư Chính : Hành động của tàu Trung Quốc theo AMTI (RFI, 22/07/2019)

Vụ việc xẩy ra từ đầu tháng Bảy, nhưng mãi đến ngày 19/07/2019, bộ Ngoại Giao Việt Nam mới chính thức lên tiếng phản đối đích danh Trung Quốc về việc cho tàu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại khu vực Bãi Tư Chính (Vanguard Bank) gần Trường Sa (Biển Đông), vừa khảo sát địa chất, vừa cản trở công việc thăm dò của Việt Nam.

vu1

Giàn khoan JDC Hakuryu-5 của tập đoàn Rosneft tại mỏ khí đốt Lan Tây ở ngoài khơi Vũng Tàu, Việt Nam. Ảnh chụp ngày 29/04/2018. Reuters/Maxim Shemetov

Phản ứng được xem là mạnh bạo của Hà Nội đã được đưa ra ba hôm sau khi cơ quan Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á (AMTI), thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS), trụ sở tại Washington, ngày 16/07, đã công bố một báo cáo nêu chi tiết các hoạt động bất chấp luật lệ quốc tế của tàu Trung Quốc tại khu vực Bãi Tư Chính.

Bản báo cáo mang tựa đề "Trung Quốc sẵn sàng gây bùng nổ trên vấn đề tài nguyên khí đốt với Việt Nam và Malaysia" đã nêu bật hành vi khiêu khích của tàu hải cảnh Trung Quốc, trong vòng 6 tuần lễ đã hai lần xuống Biển Đông quấy phá công việc khai thác dầu khí của Malaysia rồi Việt Nam. Vào cùng một thời điểm, Bắc Kinh cũng phái một chiếc tàu của họ đến vùng biển ngoài khơi bờ biển Việt Nam để khảo sát địa chấn, tìm dầu khí.

Theo AMTI, hành động của Trung Quốc có nguy cơ tạo ra va chạm giữa đội tàu hải cảnh và dân quân biển tháp tùng chiếc tàu khảo sát Trung Quốc với nhóm tàu chấp pháp của Việt Nam được phái đến nơi.

Đối với các chuyên gia Mỹ, tình hình cho thấy thái độ nước đôi của Trung Quốc : một mặt thì kiên quyết ngăn chặn các hoạt động dầu khí đơn phương mới của các nước láng giềng ở bất cứ nơi nào nằm bên trong trong đường chín đoạn mà họ dùng để yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, đồng thời sẵn sàng tự mình tìm kiếm và khai thác dầu khí trong vùng biển tranh chấp.

Trung tâm nghiên cứu Mỹ đã căn cứ trên các dữ liệu công khai của Hệ Thống Nhận Dạng Tự Động (AIS) - ghi lại tín hiệu của các tàu thuyền trên 300 tấn hoạt động trên đại dương - để phác họa lại hoạt động của chiếc tàu hải cảnh Trung Quốc mang ký hiệu Haijing 35111, thủ phạm chính của các hành vi khiêu khích nhắm vào Malaysia và đặc biệt là Việt Nam trong những ngày qua.

Theo AMTI, sau khi hoành hành trong tháng Năm tại vùng biền gần cụm bãi cạn Luconia, ngoài khơi bờ biển bang Sarawak của Malaysia, phá rối hoạt động của giàn khoan Sapura Esperanza của nước láng giềng Đông Nam Á, và có nhiều hành vi cực kỳ khiêu khích đối với tàu tiếp tế của Malaysia, chiếc Haijing 35111 đã quay về cảng ở Hải Nam, nghỉ ngơi trong vài ngày vào cuối tháng Năm, trước khi trở xuống phía nam một lần nữa để quấy phá Việt Nam.

Kể từ ngày 16/06, chiếc tàu hải cảnh Trung Quốc đã tuần tra một vùng cách bờ biển phía đông nam Việt Nam khoảng 190 hải lý, tập trung ở khu vực có lô dầu khí 06.1, nằm ở phía tây bắc của Bãi Tư Chính ( Vanguard Bank), trên thềm lục địa Việt Nam. Lô này cách đảo Trường Sa Lớn do Việt Nam kiểm soát 172 hải lý, và nằm bên trong đường chín đoạn của Trung Quốc.

Lô dầu khí này rất quan trọng đối với dự án Nam Côn Sơn của Việt Nam, được BP và ConocoPhillips phát triển vào đầu những năm 2000, với mục tiêu vận chuyển khí đốt bằng đường ống vào đất liền. Hiện nay, khí đốt tự nhiên đến từ mỏ Lan Đô ở lô 06.1 cung cấp tới 10% tổng nhu cầu năng lượng của Việt Nam.

Tập đoàn Nga Rosneft đã trở thành nhà điều hành chính của lô này vào năm 2013 sau khi mua lại phần hùn của TNK-BP. Vào tháng 5 năm 2018, Rosneft đã ký hợp đồng thuê giàn khoan Hakuryu-5 của Công ty Khoan Dò Nhật Bản Japan Drilling Company, để khoan một giếng sản xuất mới tại một mỏ thứ hai ở lô 06.1.

Theo ghi nhận của AMTI, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng cảnh cáo rằng "không một quốc gia, tổ chức, công ty hay cá nhân nào được phép hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí trong vùng biển thuộc thẩm quyền của Trung Quốc, mà không có sự cho phép của chính phủ Trung Quốc".

Bắc Kinh đòi "các bên liên quan phải tôn trọng một cách nghiêm túc các quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc và không làm bất cứ điều gì có thể ảnh hưởng đến quan hệ song phương và hòa bình và ổn định khu vực."

Lời cảnh cáo này được đưa ra sau hai sự cố vào tháng 7/2017 và tháng 8/2018, khi những đe dọa của Trung Quốc đã buộc được Việt Nam phải hủy bỏ công việc khoan dò tại các lô dầu khí gần đấy vốn được giao cho tập đoàn dầu khí Tây Ban Nha Repsol.

Thế nhưng, lần này Rosneft có dấu hiệu không nao núng và vẫn tiếp tục công việc khoan dò tại Lan Đô và một mỏ khác gọi là Phong Lan Dại thuộc Lô 06.1. Vào tháng 5 năm 2019, Rosneft đã ký hợp đồng với Hakuryu-5 để khoan một giếng khác ở lô 06.1. Hình ảnh vệ tinh xác nhận rằng giàn khoan đã hoạt động vào ngày 18 tháng 5.

Hành động đe dọa của tàu hải cảnh Trung Quốc Haijing 35111

Trước việc Việt Nam và Rosneft coi thường cảnh cáo của mình, Trung Quốc đã bắt đầu chiến dịch sách nhiễu.

Theo AMTI, tín hiệu AIS cho thấy hai tàu tiếp tế của Việt Nam là Sea Meadow 29 và Crest Argus 5 đã thường xuyên đi lại giữa Vũng Tàu và Lô 06.1 kể từ tháng 5 để phục vụ giàn khoan Hakuryu-5. Sử dụng lại chiến thuật sách nhiễu như đã từng dùng với giàn khoan Sapura Esperanza của Malaysia trước đó, tàu Haijing 35111 đã có những thao tác mang tính đe dọa gần các tàu Việt Nam này trong một nỗ lực rõ ràng để uy hiếp các chiếc tàu này. Một ví dụ : Ngày ngày 2 tháng 7, khi tàu Việt Nam rời giàn khoan Hakuryu-5, thì chiếc Haijing 35111 đã chạy xen vào giữa hai chiếc tàu này với tốc độ cao, chỉ cách tàu Việt Nam khoảng 100 mét, và cách giàn khoan chưa đến nửa hải lý.

Tàu hải cảnh Trung Quốc 35111 vẫn tiếp tục hoạt động xung quanh giàn khoan Hakuryu-5, được biết là có thời hạn hợp đồng từ 60 đến 90 ngày. Điều đó cho thấy là Trung Quốc vẫn chưa hoàn thành mục tiêu mong muốn, và công việc khoan dò vẫn có dấu hiệu tiếp tục, mặc dù việc các hoạt động đó có bị cản trở hay không vẫn chưa được biết.

Cách hành xử của tàu Trung Quốc cũng bộc lộ giá trị của các đảo nhân tạo của Bắc Kinh đối với chiến thuật tấn công kiểu "vùng xám" của Trung Quốc tại Biển Đông. Sau khi tuần tra quanh lô 06.1 trong gần một tháng, chiếc Haijing 35111 đã ghé tiền đồn Trung Quốc tại Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) từ ngày 12 đến 14 tháng 7, có lẽ là để được tiếp tế, trước khi quay trở lại vị trí gần giàn khoan Hakuryu-5.

Trung Quốc tăng sức ép

Không chỉ cho tàu hải cảnh sách nhiễu Việt Nam, vào ngày 3 tháng 7, chiếc Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi 8), một tàu khảo sát thuộc sở hữu của cơ quan Khảo Sát Địa Chất Trung Quốc do chính phủ điều hành, đã bắt đầu khảo sát một khu vực rộng lớn dưới đáy biển ở phía đông bắc Lô 06.1.

Các hoạt động của con tàu khảo sát này đã được giáo sư Ryan Martinson thuộc Trường Hải Chiến Hoa Kỳ và nhiều người khác theo dõi gần như từng bước, và công bố trên các mạng xã hội.

Tàu Hải Dương Địa Chất 8 đang thực hiện một cuộc khảo sát dầu khí trên hai lô mà Trung Quốc gọi là Riji 03 và Riji 27. Vào năm 2012, Trung Quốc đã vạch ra những lô đó và bảy lô khác ngoài khơi Việt Nam rồi gọi thầu nước ngoài, nhưng đến nay không có ai tham gia.

Thời gian Trung Quốc tiến hành khảo sát hai lô dầu khí nói trên có thể là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng có rất nhiều khả năng là công việc này đã được quyết định nhằm trừng phạt Việt Nam vì đã cho phép Rosneft khoan dò tại Lô 06.1.

Trong cả hai trường hợp, theo AMTI, hành động của Trung Quốc đều mang tính chất cực kỳ khiêu khích. vì cả hai lô này rõ ràng nằm sâu bên trong vùng 200 hải lý của Việt Nam. Cuộc khảo sát đang được Trung Quốc tiến hành ở một khu vực cách đảo Trường Sa Lớn 180 hải lý. Các lô này cũng nằm ngay ở phía bắc Nhà Giàn DK-1 mà Việt Nam kiểm soát nằm trên thềm lục địa ở phía tây nam quần đảo Trường Sa.

Trung Quốc đã cho bảo vệ tàu khảo sát của họ một cách chặt chẽ, với ít nhất là bốn tàu hải cảnh hộ tống. Tàu Haijing 37111 và hai tàu hải cảnh khác không rõ số hiệu đã đi theo chiếc Hải Dương Địa Chất 8 kể từ ngày 3 tháng Bảy. Còn có ít nhất một chiếc tàu dân quân biển được nhận diện trong đoàn tàu hộ tống : chiếc Quỳnh Tam Sa (Qiong Sansha) Yu 00114. Tín hiệu AIS của chiếc tàu này đã được truyền đi ngày 13/07 từ khu vực mà tàu Hải Dương Địa Chất 8 đang hoạt đông.

Phản ứng của Việt Nam

Việt Nam đã đối phó với hoạt động khảo sát của Trung Quốc bằng cách gửi các tàu chấp pháp của mình đến nơi theo dõi chiếc Hải Dương Địa Chất 8.

Có ít nhất hai tàu kiểm ngư KN 468 và KN 472, rời Vịnh Cam Ranh để đến nơi theo dõi tàu khảo sát kể từ ngày 4 tháng 7. Tín hiệu AIS cho thấy tàu khảo sát Trung Quốc tiếp tục hoạt động, được đoàn tàu hải cảnh hộ tống bao quanh và đẩy lùi các chiếc tàu Việt Nam cố xông vào ngăn chặn.

AMTI cảnh báo : Tình hình tại cả Lô 06.1 lẫn chung quanh khu vực Trung Quốc khảo sát dầu khí rất khó lường và nguy hiểm. Do việc hai bên đang đối đầu nhau và không ngần ngại có hành vi khiêu khích, rõ ràng là đang có nguy cơ một vụ va chạm vô tình có thể dẫn đến leo thang.

Cho dù những sự cố kể trên diễn biến ra sao, các hành động của Trung Quốc ngoài khơi cả Malaysia lẫn Việt Nam kể từ tháng Năm cho thấy là Bắc Kinh ngày càng sẵn sàng sử dụng biện pháp cưỡng ép và đe dọa dùng vũ lực để ngăn chặn các hoạt động dầu khí của các nước láng giềng, ngay cả khi bản thân Trung Quốc cũng tự mình theo đuổi hoạt động thăm dò năng lượng tại vùng biển tranh chấp.

Mai Vân

********************

Việt Nam ‘sẽ thắng’ nếu kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế ? (VOA, 22/07/2019)

Trong lúc cuộc đi đu gia Vit Nam và Trung Quc trên Bin Đông chưa có du hiu gim nhit, các chuyên gia cho rng Vit Nam nên tìm kiếm s ng h ca cng đng quc tế cũng như đưa Trung Quc ra tòa án quc tế đ gii quyết v vic mà Hà Ni nói là Bắc Kinh vi phạm lãnh hi ca mình.

vu2

Vụ đụng độ giữa tàu Việt Nam và Trung Quốc trên trang bìa của 2 tờ báo lớn ở Việt Nam, sau khi Bộ Ngoại giao ở Hà Nội cáo buộc tàu Trung Quốc xâm phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam.

Vụ đi đu được cho là bt đu sau khi Trung Quc hôm 3/7 đưa mt tàu kho sát cùng nhiu tàu hi cnh vào khu vc mà Hà Ni nói là vùng đc quyn kinh tế ca mình đ tiến hành kho sát đa cht. Vic này khiến Vit Nam phi điu các tàu hi cnh ca h ti khu vc này.

Đây là vụ đi đu căng thng nht gia hai quốc gia Cng sn láng ging k t năm 2014 khi Trung Quc đưa giàn khoan Hi Dương 981 vào vùng bin ca Vit Nam và gây ra nhng cuc biu tình chng Trung Quc quy mô ln trong và ngoài nước.

Bộ Ngoi giao Vit Nam hôm 19/7 cáo buc nhóm tàu kho sát Hi Dương 8 ca Trung Quc "vi phm vùng đc quyn kinh tế và thm lc đa Vit Nam" trong khu vc Bin Đông.

Theo người phát ngôn B Ngoi giao Lê Th Thu Hng, "đây là vùng bin hoàn toàn ca Vit Nam, được xác đnh theo đúng các quy đnh ca Công ước ca Liên Hợp Quc v Lut Bin 1982 (UNCLOS 1982) mà Vit Nam và Trung Quc đu là thành viên".

Ông James Kraska, Chủ tch Trung tâm Stockton v Lut hàng hi Quc tế thuc Trường Hi Chiến ca M, cho rng Trung Quc đang hành đng "bt hp pháp" trên Bin Đông và vi phm "nghiêm trọng" UNCLOS 1982. Ông nói thêm : "Bng vic làm như vy, Trung Quc đang tìm cách làm cho Vit Nam phi chp nhn mt cách t t quyn bá ch và thế thng tr ca Trung Quc trong khu vc".

Giáo sư v lut hành hi quc tế cho rng Vit Nam "nên kin" Trung Quốc ra tòa quc tế, và nhn đnh "Vit Nam hu như là s thng".

Giải thích vì sao Vit Nam có cơ hi chiến thng, ông Kraska cho biết "phán quyết cui cùng s do ch tch ca tòa trng tài quc tế v lut bin và không có ai (nước nào) ngoài Trung Quốc tin rng nhng gì mà Trung Quc đang làm là hp pháp".

Vụ đi đu giữa Vit Nam và Trung Quc din ra đúng vào thi đim tròn 3 năm sau khi tòa trng tài quc tế ra phán quyết bác b tuyên b đường lưỡi bò 9 đon ca Trung Quc trên Bin Đông. Ngày 12/7/2016, tòa quc tế La Haye đã tuyên b Philippines giành phn thng trong vụ kin mà Trung Quc đòi tuyên b ch quyn trên hu hết khu vc có tranh chp trên Bin Đông. Tuy nhiên Bc Kinh không bao gi công nhn phán quyết này.

Cùng ý kiến vi ông Kraska, ông Jonathan Odom – giáo sư lut quc tế ca Trung tâm Nghiên cu An ninh Marshall của M, nhn đnh rng Hà Ni "có th dùng hu hết phn bin h" ca Manila trong v kin Trung Quc ra tòa quc tế cách đây 3 năm và có kh năng "chiến thng" v mt pháp lý.

"Vì vậy, ch là câu hi liu Hà Ni có đ quyết tâm chính tr đ làm vic đó hay không thôi", ông Odom đưa ra nhn đnh trên trang Twitter cá nhân.

Trung Quốc trước đây b coi là đã "bt nt" Vit Nam trong các hot đng thăm dò và khai thác du khí trên Bin Đông. Cui năm 2017 và đu năm 2018, Vit Nam được cho là đã phi ngng 2 d án thăm dò du khí vi đi tác nước ngoài dước sc ép ca Bc Kinh.

Theo cập nht hôm 21/7 ca ông Ryan Martinson, nhà nghiên cu v hi quân Trung Quc và là ging viên ti Trường Hi chiến M, tàu kho sát Hi Dương 8 ca Trung Quc "vn tiếp tc các hot đng trong vùng đc quyn kinh tế ca Vit Nam".

Nói với VOA hôm 17/7, ông Martinson cho rằng Trung Quc "quyết tâm ngăn chn Vit Nam khai thác tài nguyên dưới đáy bin", sau khi Hà Ni "cho phép công ty du khí Nga Rosneft thuê giàn khoan du ca Nht là Hakuryu 5 đ khoan thăm dò vùng bin nm phía Tây ca Bãi Tư Chính".

Thông cáo của B Ngoi giao M ra hôm 20/7 cáo buc các hành đng gây hn liên tiếp ca Trung Quc nhm vào vic phát trin du khí ngoài khơi ca các nước có tuyên b ch quyn khác, trong đó có Vit Nam. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Morgan Ortagus Mỹ nói rằng "Trung Quc phi chm dt hành vi bt nt ca mình và ngng các hành đng gây hn và làm mt n đnh như vy".

Theo ông Kraska, việc M nêu quan ngi v các hành đng ca Trung Quc ln này là "cn thiết nhưng chưa đ" vì Trung Quc "đã ln mnh rt nhiu trong 20 năm qua".

Giáo sư Carl Thayer ca Đi hc New South Wales ca Úc cho rng Vit Nam cn tìm kiếm s ng h ca cng đng quc tế trong v tranh chp này.

Viết trong mt bn tin ra ngày 18/7, chuyên gia v tình hình Vit Nam nói rng Hà Ni nên "kêu gi các nước trong khu vc và các thành viên ca cng đng quc tế đ ng h Việt Nam trong việc tán thành các quyn ca h theo UNCLOS".

Theo ông Kraska, ngoài Mỹ, quc gia hùng mnh nht hin nay, Vit Nam nên tìm kiếm s ng h ca các nước có cùng mc đích kháng c sc mnh ca Trung Quc trong vc như Nht, Úc và n Đ.

Trong tuyên bố ra ngày 19/7, bà Hng nói rng "Vit Nam mong mun các nước có liên quan và cng đng quc tế cùng n lc đóng góp nhm bo v và duy trì li ích chung này".

******************

Bãi Tư Chính : Tại sao Trung Quốc "đánh" Việt Nam vào lúc này ? (RFI, 22/07/2019)

Năm năm sau cơn sốt 2014, khi việc Trung Quốc đem giàn khoan Hải Dương 981 vào cắm trong vùng thềm lục địa của Việt Nam làm dấy lên cả một phong trào phản đối quyết liệt từ phía Việt Nam, từ tháng Sáu vừa qua, Bắc Kinh lại bất ngờ gây sự trở lại với Việt Nam, lần này bằng cách cho tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8, được cả một đoàn tàu hải cảnh và tàu dân quân biển hộ tống, tiến vào khảo sát một khu vực rộng lớn nằm sâu bên trong vùng thềm lục địa của Việt Nam, ngoài khơi bờ biển phía nam Việt Nam

vu3

Sơ đồ hoạt động của tàu hải cảnh Trung Quốc Haijing 35111 (màu đỏ) sách nhiễu tàu Việt Nam ở bãi Tư Chính, thời gian từ 16/06-10/07/2019. AMTI (CSIS)

Không những thế một chiếc tàu hải cảnh Trung Quốc còn liên tục chạy đến khiêu khích và sách nhiễu công việc khai thác dầu khí của Việt Nam tại một vùng mỏ cũng ở trong vùng thềm lục địa mà Việt Nam đã khai thác từ lâu.

Câu hỏi mà nhiều nhà quan sát đặt ra là tại sao Trung Quốc lại gây sự với Việt Nam vào lúc này, tức là lúc mà quan hệ hai bên đang bình thường hóa trở lại. Trả lời phỏng vấn của Ban Việt Ngữ RFI, chuyên gia Carl Thayer, giáo sư danh dự tại Học Viện Quốc Phòng Úc thuộc trường Đại học New South Wales, cho rằng tùy theo cấp thẩm quyền tại Trung Quốc đã ra lệnh tấn công Việt Nam, nguyên do có thể khác nhau.

Việc cho triển khai tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 xuống Biển Đông, theo giáo sư Thayer, có thể là quyết định của cấp điều hành công việc thường nhật, xuất phát từ lý do thương mại. Năm 2012, tập đoàn Dầu Khí Hải Dương Quốc Gia Trung Quốc (CNOOC) đã quy định một số lô khai thác dầu khí nằm bên trong đường chín đoạn của Trung Quốc, chồng chéo với các lô dầu khí của Việt Nam trong khu vực. Cho đến nay, không có công ty dầu khí nước ngoài nào đáp ứng lời gọi thầu của CNOOC.

Tưởng lầm rằng Việt Nam sẽ tiếp tục lùi như trong vụ Repsol

Vào tháng 7 năm 2017 và tháng 3 năm 2018, Việt Nam đã lùi bước trước sức ép của Trung Quốc và đình chỉ hoạt động thăm dò dầu khí tại hai lô trong khu vực Bãi Tư Chính. Theo giáo sư Thayer, rất có thể là các quan chức dầu khí Trung Quốc đã kết luận rằng họ có thể yên tâm tận dụng tình trạng này. Chỉ có hai tàu hải cảnh Trung Quốc hộ tống tàu khảo sát, trái ngược với tám mươi chiếc hoặc nhiều hơn nữa tháp tùng giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển tranh chấp vào năm 2014…

Tổ chức Sáng Kiến ​​Minh Bạch Hàng Hải Châu Á AMTI cho rằng Trung Quốc tìm cách "trừng phạt" Việt Nam vì đã bật đèn xanh cho chi nhánh tại Việt Nam của tập đoàn Nga Rosneft tiếp tục thăm dò tại lô 06.1. Tuy nhiên, theo giáo sư Thayer, cho đến giờ, giả thuyết này vẫn chỉ là suy đoán, vì chưa được bằng chứng công khai nào xác nhận.

Hành động của Trung Quốc tại khu vực Bãi Tư Chính cũng có thể là kết quả của một tính toán chiến lược ở cấp cao. Theo giáo sư Thayer, trong trường hợp này, có thể cho rằng "Trung Quốc đang tìm cách chống lại thái độ quyết đoán mới của Mỹ bằng cách gây áp lực lên các quốc gia trong khu vực để Hoa Kỳ hụt chân".

Lý do chiến lược : Ép Việt Nam để phá Mỹ

Thái độ quyết đoán mới của Hoa Kỳ được thể hiện qua việc tăng cường các chiến dịch tuần tra vì tự do hàng hải, tăng cường sự hiện diện và các chuyến tuần tra của oanh tạc cơ, của tàu hải quân, và bán vũ khí cho Đài Loan. Ngoài ra, Ngoại trưởng Mike Pompeo đã xác nhận rằng Hiệp Ước Phòng Thủ Hỗ Tương năm 1951 với Philippines bao gồm Biển Đông trong phạm vi áp dụng, trong lúc một đô đốc Mỹ cao cấp tuyên bố rằng một cuộc tấn công của dân quân biển Trung Quốc sẽ được coi là một cuộc tấn công bằng lực lượng Hải Quân.

Kể từ khi công bố Chiến Lược Ấn Độ-Thái Bình Dương vào giữa năm nay, Hoa Kỳ đã ưu tiên nhiều hơn cho việc tranh thủ Việt Nam làm đối tác an ninh. Một số nguồn tin quân sự và ngoại giao đã cho biết riêng là Hoa Kỳ đã đề nghị với Việt Nam nâng cấp quan hệ song phương từ hàng đối tác toàn diện lên hàng đối tác chiến lược và Việt Nam đã đồng ý cho hàng không mẫu hạm Mỹ ghé cảng Việt Nam hàng năm.

Nhìn dưới góc độ chiến lược, thì có vẻ như là Trung Quốc đang sử dụng áp lực ở mức độ thấp đối với Việt Nam để phá hoại những nỗ lực của Hoa Kỳ muốn hình thành mạng lưới các đồng minh và đối tác chiến lược trong khu vực để đối phó với Trung Quốc.

Dụng tâm chiến lược kể trên được thấy trong phản ứng gay gắt của Bắc Kinh vào hôm nay, 22/07, sau khi bị Washington công khai vạch mặt chỉ tên về hành vi"bức hiếp" các láng giềng, đặc biệt là Việt Nam, trên vấn đề khai thác dầu khí ở Biển Đông.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên án Mỹ vu khống Trung Quốc, đồng thời nhắc lại lập luận cố hữu của Bắc Kinh là Hoa Kỳ và "nhiều thế lực bên ngoài" khác cố tình khuấy động tình hình Biển Đông, phá hoại các "cố gắng của Trung Quốc và các nước ASEAN đang giải quyết bất đồng bằng đối thoại" để duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông.

Trọng Nghĩa

***************

Trung Quốc phản đối tuyên bố của Mỹ về vụ Tư Chính (RFI, 22/07/2019)

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Cảnh Sảng, ngày 22/07/2019 chỉ trích Mỹ "vu khống" Trung Quốc qua việc Washington lên án Bắc Kinh cản trở các hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam ở Biển Đông.

vu4

Ảnh chụp các đảo Trường Sa từ trên không, ngày 21/04/2017. Ted ALJIBE / AFP

Họp báo sáng nay tại Bắc Kinh, ông Cảnh Sảng chỉ trích Mỹ "thóa mạ" Trung Quốc về sự cố tại bãi Tư Chính. Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, việc chỉ trích Bắc Kinh ngăn cản các quốc gia trong khu vực khai thác năng lượng tại Biển Đông là nhằm mục đích đổ thêm dầu vào lửa, trong lúc mà Trung Quốc Trung Quốc và các nước láng giềng đang "nỗ lực san bằng những bất đồng" về tranh chấp chủ quyền.

Ông Cảnh Sảng kêu gọi Washington ngưng đưa ra những tuyên bố "vô trách nhiệm" như trên và nên "tôn trọng những nỗ lực của Trung Quốc cùng các nước ASEAN giải quyết bất đồng bằng đối thoại, vì hòa bình và ổn định tại Biển Đông".

Hãng tin Anh, Reuters nhắc lại, hôm 20/07/2019 Bộ Ngoại giao Mỹ ra thông cáo bày tỏ quan ngại về những "hành động khiêu khích liên tục" của Bắc Kinh, đặc biệt là trong vùng biển mà Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền. Hoa Kỳ yêu cầu Trung Quốc "ngưng các hành vi quấy nhiễu và đe dọa các quốc gia trong khu vực".

Ngoại trưởng Mike Pompeo đầu năm 2019 từng trực tiếp lên án Trung Quốc "cưỡng bức, ngăn chận các quốc gia thành viên ASEAN tiếp cận với các nguồn năng lượng trị giá hơn 2.500 tỷ đô la".

Hà Nội hôm 19/07/2019 cáo buộc một tàu khảo sát của Trung Quốc cùng các tàu hộ tống đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam khi tiến vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở phía nam Biển Đông. Tàu của Trung Quốc đã tiến hành thăm dò ở bãi Tư Chính, quần đảo Trường Sa. Tàu hải cảnh Trung Quốc còn đe dọa các tàu Việt Nam bảo vệ giàn khoan do tập đoàn Nga Rosneft khai thác ở lô dầu 06-1.

Thanh Hà

*******************

Trung Quốc đứng đầu danh sách các mối đe dọa an ninh đối với Hoa Kỳ (RFA, 21/07/2019)

Trung Quốc đứng đầu danh sách các mối đe dọa an ninh đối với Hoa Kỳ, và có khả năng biến đổi trật tự thế giới thành ‘tốt hay xấu’.

vu5

Thứ trưởng Quốc phòng John Rood phụ trách về chính sách của Ngũ Giác Đài tại Diễn đàn An ninh Aspen - AFP

Thứ trưởng Quốc phòng John Rood phụ trách về chính sách của Ngũ Giác Đài phát biểu như vừa nêu tại Diển đàn An Ninh Aspen ở Colodado như vừa nêu và được South China Morning Post loan đi ngày 21 tháng 7.

Trung Quốc là một chủ điểm được nói đến nhiều trong diễn đàn kéo dài 4 ngày qui tụ các quan chức Hoa Kỳ hàng đầu và những thủ lãnh về chính sách trên thế giới vừa kết thúc vào ngày thứ bảy 20 tháng 7.

Tướng về hưu Tony Thomas cho rằng Trung Quốc, nước đông dân nhất thế giới, là một thách thức lớn hơn trong lĩnh vực công nghệ mà Hoa Kỳ từng chứng kiến trong khoảng thời gian gần 20 năm.

Ông Chris Brose, Cựu giám đốc Ủy ban Quân Vụ chịu trách nhiệm tài trợ và giám sát của Bộ Quốc phòng đề cập đến tham vọng của Trung Quốc tại Biển Đông và tại vùng biên giới với Ấn Độ và đó nên là một tập trung lớn đối với những nộ lực an ninh của Hoa Kỳ.

Ông Chris Brose cũng cảnh giác rằng Washington có nguy cơ mất thế thượng phong nếu như không có ứng phó đối với việc Bắc Kinh đầu tư sâu rộng vào công nghệ ; tuy nhiên ông này lạc quan cho rằng Trung Quốc đã không thể tạo nên một mối nguy bao trùm.

Cũng tin liên quan, tại Diễn đàn An ninh Aspen, chỉ huy quân đội tại khu vực Ấn Độ- Thái Bình Dương, Đô đốc Philip Davidson, vào ngày thứ năm 18 tháng 7 phát biểu rằng những tên lửa mà Trung Quốc bắn ra Biển Đông vào tháng trước là một loại tên lửa đạn đạo chống ngầm mới mà Bắc Kinh phát triển được.

Tin này do Đài NHK của Nhật loan đi ngày 19 tháng 7 và theo đô đốc Philip Davidson thì có sáu tên lửa đạn đạo chống ngầm được bắn đi và đây là lần đầu tiên Trung Quốc cho bắn thử nghiệm loại tên lửa này ra Biển Đông.

Đô đốc Philip Davidson cho rằng vụ thử tên lửa đó của Trung Quốc không chỉ đưa ra một thông điệp đối với Hoa Kỳ mà cho toàn thế giới.

Published in Châu Á