Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trung Quốc cam kết hỗ trợ Việt Nam theo đuổi con đường xã hội chủ nghĩa bền vững

RFA, 14/10/2024

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường vào ngày 14/10 đã kết thúc chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 12/10 theo lời mời của Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính.

vntq1

Tổng bí thư - Chủ tịch Tô Lâm và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường bắt tay tại Hà Nội hôm 12/10/2024 – Luong Thai Linh / EPA POOL / AFP

Trong chuyến thăm tới Việt Nam lần này, ông Lý Cường đã có cuộc gặp với các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam bao gồm Tổng bí thư – Chủ tịch nước Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Báo China Daily của Trung Quốc và báo Nhà nước Việt Nam hôm 14/10 đã ca ngợi chuyến đi thành công tốt đẹp và cho biết ông Lý Cường đã bày tỏ cam kết của Trung Quốc giúp đỡ Việt Nam trên con đường xã hội chủ nghĩa bền vững phù hợp với điều kiện của quốc gia.

Ông Lý Cường cũng bày tỏ mong muốn làm việc với Việt Nam để thực hiện việc kết hợp Sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc với kế hoạch Hai hành lang, một vành đai của Việt Nam.

Chuyến thăm của ông Lý Cường diễn ra vào khi hai nước còn những căng thẳng ở khu vực Biển Đông mà gần đây nhất là vụ tàu Trung Quốc tấn công tàu cá của ngư dân Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa hôm 29/9 vừa qua. Bộ Ngoại giao Việt Nam Việt Nam đã lên án hành động này của Trung Quốc nhưng Bắc Kinh bác bỏ tin lực lượng chấp pháp nước này đã gây thương tích cho ngư dân của Việt Nam đồng thời cho biết phía Trung Quốc đã hoạt động kiềm chế và chuyên nghiệp.

Trong cuộc gặp giữa Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường với Tổng bí thư – Chủ tịch nước Tô Lâm hôm 12/10, lãnh đạo hai nước thống nhất sẽ thực hiện nghiêm túc nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước và tìm kiếm các giải pháp hiệu quả để kiểm soát và giải quyết tốt hơn các bất đồng trên biển, theo Thông tấn xã Việt Nam.

Trong chuyến thăm Bắc Kinh cách đây hai tháng, ông Tô Lâm cũng có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và hai bên đã thống nhất về nhu cầu kiểm soát tốt hơn các bất đồng trên biển.

Nguồn : RFA, 14/10/2024

*************************

Doanh nghiệp Trung Quốc muốn tham gia các dự án hạ tầng, trung tâm dữ liệu ở Việt Nam

RFA, 14/10/2024

Nhân chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tới Việt Nam, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã bày tỏ mong muốn được tham gia xây dựng các dự án hạ tầng cơ sở lớn ở Việt Nam như đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao Bắc- Nam, trung tâm dữ liệu, dự án điện gió và điện mặt trời. Đây đều là các dự án mà Chính phủ Việt Nam đang có ưu tiên phát triển trong thời gian tới.

vntq2

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tại Hà Nội hôm 13/10/2024 – Luong Thai Linh / POOL / AFP

Truyền thông Nhà nước cho biết, nguyện vọng này của các doanh nghiệp Trung Quốc được đưa ra nhân Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc diễn ra vào chiều ngày 13/10 tại Hà Nội với sự tham dự của Thủ tướng Phạm Minh Chính và người đồng nhiệm Trung Quốc Lý Cường.

Việt Nam hiện đang lên kế hoạch đầu tư và xây dựng đường sắt cao tốc Bắc – nam có tốc độ thiết kế là 350 km/giờ đi qua 20 tỉnh, thành với tổng mức đầu tư hơn 60 tỷ đô la.

Quy hoạch điện tám của Việt Nam cũng xác định điện gió và điện mặt trời sẽ chiếm tỷ lệ 31 – 39% từ nay đến năm 2030. Tuy nhiên, một số hãng điện gió ngoài khơi lớn của thế giới trong các tháng qua liên tục đưa ra quyết định bỏ đầu tư vào Việt Nam vì lý do các quy định pháp luật trong lĩnh vực này chưa đầy đủ.

Báo Nhà nước dẫn lời Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường phát biểu tại Tọa đàm rằng : "Trung Quốc có thế mạnh về điện gió, điện mặt trời, xe điện đang phát triển hàng đầu thế giới, phù hợp nhu cầu chuyển đổi năng lượng của Việt Nam. Việc hợp tác cùng có lợi sẽ xuất hiện trong các lĩnh vực này".

Thủ tướng Phạm Minh Chính nói tại Tọa đàm rằng Việt Nam muốn Trung Quốc tạo điều kiện tham gia vào chuỗi cung ứng của các tập đoàn nước này và tăng nhập khẩu hàng hóa, nông thủy sản Việt.

Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai nước trong năm 2023 đã đạt gần 172 tỷ đô la.

Nguồn : RFA, 14/10/2024

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam

Nhân dịp Trung Quốc kỷ niệm 75 năm (1949-2024) thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, chúng ta hãy nhìn lại lịch sử Trung Quốc từ góc độ triết học và thử nêu một bài học cho Việt Nam.

75nam1

Câu hỏi cơ bản : Tại sao khoa học thực nghiệm không khởi sinh ở Trung Quốc ?

Một chút lịch sử. Chuyện kể rằng ở thời nhà Minh ở thế kỷ 15, có một học giả nổi tiếng Trung Hoa tên là Vương Dương Minh (Wang Yangming) đã bỏ ra bảy ngày đêm để nhìn vào một cây măng tre nhằm hiểu về nó. Cuối cùng ông đã bị ngã bệnh và tuyên bố rằng sự nghiên cứu nhằm thông hiểu về thế giới khách quan chỉ có thể đạt được khi cá nhân trở về lại quán chiếu đời sống nội tâm.

Một sử gia thiên nhiên của triều đại nhà Thanh là Lưu Hiến Đình (Liu Xianting) cũng đã viết trong tinh thần tương tự, "Ta có nghe nói rằng một miếng sắt có thể ngăn cản một khúc nam châm khỏi hấp lực một miếng sắt khác và đã bày ra thử nghiệm để xác nhận điều đó. Tuy nhiên, đó là việc không cần thiết bởi vì những thử nghiệm như thế chỉ đưa đến những sự thật nhỏ nhoi. Ta cũng nghe nói rằng củ tỏi có thể ngăn cản cục nam châm khỏi hấp lực một miếng sắt. Ta cũng chưa hề thử nghiệm điều này".

Ðây có thể là những chuyện nhỏ của lịch sử khoa học Trung Hoa, nhưng chúng nói lên một thảm kịch lớn của tinh thần trí thức người Tàu, vốn nằm ngủ trong học thuyết và truyền thống Khổng Mạnh, để rồi bỏ lỡ nhiều cơ hội cách mạng khoa học cho nền văn minh cổ đại lớn lao này. Ðối với người Trung Hoa thời đó, mọi quy trình thực nghiệm (empirical experimentation) đều vô ích. Vì thế, khoa học của người Trung Hoa cho đến cuối thế kỷ 20 vẫn còn ở lại với trình độ thủ công và thực dụng, không có nền tảng bằng chứng thực nghiệm để vươn lên tới chiều cao lý thuyết.

Vì sao khoa học cất cánh ở Châu Âu ?

Cũng trong thời gian đó, cuối thế kỷ 15, thì ở Châu Âu một cuộc cách mạng khoa học đang trổi dậy như cơn thủy triều. Khi mà Dương Vương Minh ngồi nhìn cây măng tre, thì ở Ý, Leonardo da Vinci (1452-1519) đang vẽ nàng Mona Lisa với nụ cười bí ẩn đồng thời thực hiện những thí nghiệm phẫu thuật về cơ thể con người và thiết kế những máy móc gia dụng khác. Da Vinci tuyên bố rằng khoa học chỉ là vô dụng và đầy những phi lý nếu nó không được minh xác bằng con đường thực nghiệm.

Ðó là quan điểm chung của giới trí thức khoa học Châu Âu đương thời - một lập trường tri kiến phát xuất từ siêu hình học Aristotle. Cùng lúc này, Ferdinand Magellan vừa hoàn tất chuyến viễn hành vòng quanh địa cầu lần đầu tiên, Paracelsus khám phá ra hóa học y khoa, còn Copernicus và Vesalius đã đem một cách mạng mới về vũ trụ quan và khoa học – thuyết Thái dương tâm luận (Heliocentrism) – vốn thay thế Địa cầu tâm luận (Geocentrism) với hai đại tác phẩm De revolutionibus Coelestium và De humani corporis fabrica.

Ngoài sự khác biệt về vũ trụ quan và nhân sinh quan, thì có một sự phân định quan trọng cho lý do tại sao mà cuộc cách mạng khoa học đã được khởi sinh ở Châu Âu thay vì ở Trung Hoa : Sự độc tài chuyên chế của các cơ chế xã hội của người Trung Hoa.

Sở dĩ khoa học được tung cánh ở Châu Âu vào thời đó là nhờ sự xuống dốc của quyền lực giáo hội Thiên Chúa La Mã - vốn đã đè nén năng lực trí thức Tây Âu suốt mười lăm thế kỷ mà sử ký gọi là Thời đại Bóng tối (the Dark Age). Cho đến khi sự độc tôn trí thức bởi giáo quyền đi vào thoái trào, thì cây cổ thụ khoa học của nhân loại được vươn lên ngay ở Châu Âu.

Trong khi đó, ở Trung Hoa, dù trí thức không bị áp chế bởi một giáo hội tôn giáo, nhưng họ lại bị nghiêm trị bởi các cơ chế chính trị vương quyền. Mọi triết học và lý thuyết khoa học đều nhấn mạnh đến sự biện minh cho chính thống tính của Thiên tử và trật tự vương quốc liên hệ. The Dark Age của chính trị Trung Hoa trên nhiều bình diện vẫn còn tiếp diễn cho đến ngày hôm nay.

Trung Quốc : Gánh nặng vũ trụ luận mơ hồ và văn hóa bảo thủ

Trên một phương diện khác, Trung Hoa mang một gánh nợ trí thức thứ hai không kém nặng nề và phản tiến bộ. Ðó là một truyền thống bản thể luận thiếu minh bạch. Trong lúc khoa học phương Tây đang vươn lên không gian bao la thì người Trung Hoa vẫn còn bị dính chằng chịt vào một hệ thống vật luận (metaphysics) huyền bí và mơ hồ.

Khâu Nhân Tông (Quin Renzong), giáo sư triết ở Bắc Kinh, đã viết, "Các hiện tượng đa dạng của vũ trụ đã chỉ được hiểu (bởi người Trung Hoa) với những hệ thức (schemes) như là Âm-Dương, Nhu-Cương... Trong khung thức Âm-Dương, Nhu-Cương, những hệ thống vũ trụ luận đại thể (holistic cosmic systems) được thiết lập, mà trong đó, sự phân biệt giữa hiện tượng thiên nhiên và những vấn đề xã hội vốn trở nên rất lu mờ. Hai hệ thống đại thể Âm-Dương và Nhu-Cương này được coi như là nền tảng của thiên văn học và là một bí thuật, không thể bị chứng minh là sai - do vậy mà không được thay đổi cả hàng ngàn năm".

Hãy tưởng tượng rằng một Hi Lạp mà siêu hình học bị dừng lại ở Plato - và Aristotle không bao giờ xuất hiện. Ðó là trường hợp của Trung Hoa. Sau Khổng Tử - mà triết học rất gần với Plato - không còn có một triết gia tầm cỡ nào phủ định và vượt qua ông cả. Từ đó, nền tảng bản thể học và vũ trụ luận của người Trung Hoa bị đông lạnh. Chúng trở nên cơ sở biện minh cho chính thống chính trị vương quyền Trung Quốc suốt cả chiều dài lịch sử của họ - cho đến ngày khi người cộng sản đứng lên làm lịch sử với biện minh nhân dân và giai cấp mới.

Tuy nhiên, dù Marx hay không Marx, bản chất đế quyền của người Trung Hoa vẫn không hề thay đổi : khép kín, độc tài, cưỡng chế, bạo lực. Chính trị cộng sản chỉ là một chiếc bình mới cho một chất rượu văn hóa chính trị cổ đại mà người Trung Hoa cho đến bây giờ vẫn còn đang bị đóng khung.

75nam2

Trung Quốc vừa kỷ niệm 75 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Con người và văn hóa Trung Hoa mang nặng tính bảo thủ, cố chấp và bản địa. Tính dân tộc của họ rất là cao - nhiều khi đến độ không cần thiết. Thế hệ người Hoa thứ hai, thứ ba sinh ra ở các quốc gia khác, như ở Mỹ hay ở Việt Nam, vẫn coi Trung Hoa là "mẫu quốc" và vẫn cho mình là người Hoa.

Có thể nói rằng vì tinh thần văn hóa này mà người Hoa đã kiến lập một vũ trụ luận sai lầm. Khi Alexander de Rhodes đến truyền giáo ở Trung Hoa vào những thập niên đầu của thế kỷ 17, ông đã có lần viết, "Người Trung Hoa tưởng đất nước của họ là tất cả những gì đẹp nhất cõi đất. Họ bỡ ngỡ khi nhìn vào bản đồ của ta (Pháp), cho thấy nước họ chỉ nhỏ bé so với toàn quả địa cầu. Họ có bản đồ của họ, họ vẽ trái đất vuông, Trung Quốc ở giữa (vì thế mà gọi là Trung Quốc), biển ở dưới với mấy đảo nhỏ, một đảo là Châu Âu, đảo khác là Châu Phi, đảo khác nữa là Nhật Bản. Do đó, chúng tôi cho họ biết họ chẳng thông thái gì hơn chúng tôi".

Ðã mấy ngàn năm, trong vòng ảnh hưởng của văn hóa chính trị trưởng thượng với một vũ trụ luận giới hạn và thuần bản địa của người Trung Hoa mà lịch sử Việt Nam quay theo. Dân tộc và lịch sử Việt chỉ như là một chiếc bóng xoay vần theo một cái trục lớn, chắc nịch, đầy thành kiến của ý thức và tâm hồn của người Trung Hoa. Con người và văn hóa Việt Nam chỉ là những mẫu sao chép thiếu khả năng và vụng về từ các nguyên bản Trung Hoa.

Một không gian mới cho Trung Quốc

Tháng 10/2003, Trung Quốc lần đầu trong lịch sử thành công phóng tên lửa đưa phi hành gia lên quỹ đạo trái đất. Đây là bước ngoặt quan trọng như một minh chứng cho thấy năng lực khoa học ngày càng tăng của nước này trong lĩnh vực không gian.

Trên phương diện biểu tượng, thì đó là lúc văn minh Trung Hoa vươn thoát khỏi chính mình – vươn ra khỏi vòng kiềm tỏa của tính dân tộc, tính bản địa, tính lịch sử và nhân sinh quan cổ đại. Vũ trụ luận Trung Quốc nay đang được bùng vỡ. Vỏ trứng gà văn hóa thượng cổ đang mất dần sức mạnh biện minh vốn từng nuôi dưỡng một chính thống tính chính trị đã nghịch thời.

Ta hãy nhìn sự kiện phóng vệ tinh năm 2003 trên ý nghĩa biểu tượng chính trị. Sau khi hỏa tiễn Trường Chinh 2F (Chính thể) đẩy Thần Châu (Ý thức và Tinh thần) lên được vào không trung, thì hỏa tiễn Trường Chinh bị phế bỏ ngay sau đó. Ðây là một biểu tượng ngoạn mục - và bất ngờ - cho năng lực đào thải thể chế chính trị bằng sự vươn lên của tinh thần và ý thức, dù là thể chế đó đã huy động được nhân tài và vật lực cho chuyến tàu không gian này.

Người Hoa từ sự kiện không gian ấy đã bắt đầu nhận thức ra một thế giới phổ quát và một vũ trụ luận tương xứng với thời đại. Cơ năng internet, ý thức pháp luật, phong trào dân chủ và nhân quyền, khoa học và công nghệ phương Tây - với những ưu và khuyết điểm của chúng - đang góp phần đưa con tàu ù lì Trung Hoa vào thế kỷ mới. Ðây mới là một "bước nhảy vọt" văn hóa đích thực - dù đã quá trễ - cho người Trung Hoa.

Mấy giờ đồng hồ sau khi phi thuyền Thần Châu vào quỹ đạo ngoài trái đất, nhìn xuống quả địa cầu tròn trịa và một nước Trung Hoa tương đối nhỏ bé so với tất cả vũ trụ và không gian, phi hành gia Dương Lợi Vỹ đã phải thốt lên, "Hảo thị, hảo thị". Không biết có phải người không gian – taikonaut - này đã nhận thức ra rằng đã đến lúc văn minh và tâm thức Trung Hoa thực sự đang được giải phóng ?

Bài học nhân dụng Trung Quốc cho Việt Nam

Và nếu Trung Hoa đang vươn thoát ra khỏi quỹ đạo văn minh giới hạn của họ, thì liệu Việt Nam chúng ta nay đã đến lúc tung mình ra khỏi quỹ đạo Trung Hoa - và giải phóng ngay cả cái vòng kềm tỏa văn hóa dân tộc và chính trị đầy bóng tối quá khứ của chính mình ?

Câu hỏi ở đây là, tại sao cũng một thể loại thể chế chính trị, cũng độc tài toàn trị, cùng văn hóa bảo thủ, mà Trung Quốc có thể đi vào không gian, vươn mình theo quỹ đạo lớn hơn, nhưng Việt Nam lại không thể làm được ?

Câu trả lời cho sự thành công khoa học kỹ thuật Trung Quốc trong nửa thế kỷ qua nằm ở chính sách sử dụng nhân tài Hoa kiều, nhất là đội ngũ chuyên gia cao cấp. Đảng cộng sản Trung Quốc đã phát động một chiến lược toàn diện để quy phục nhân tài gốc Hoa trên thế giới về nước phục vụ tổ quốc. Họ không làm nửa vời hay do dự với biện minh an ninh chính trị. Trong khi đó, Đảng cộng sản Việt Nam vẫn chưa thực tâm, không có chiến lược lớn thu dụng nhân tài Việt kiều.

Có nhiều lý do, từ văn hóa đến ý chí thể chế. Dẫu sao, Việt Nam vẫn là một nước nhỏ lại mang nặng tâm thức nhược tiểu. Cho đến nay dân ta vẫn chỉ còn nuôi giấc mơ "ra biển lớn" chứ chưa tưởng tượng đến không gian vô tận. Hơn nữa, cuộc chiến 1955-75 cũng đã làm cho Việt Nam kiệt sức, và phong trào di cư ra hải ngoại sau 1975 đã như là một lỗ hổng lớn cho hồ nước nhân tài quốc gia. Cả hai vế mất mát - tinh thần và nhân lực – vẫn chưa được hồi phục vì Đảng cộng sản Việt Nam vẫn còn những khuyết điểm lớn trong việc kêu gọi và thu phục nhân tài kiều bào trở về nước, lấy lại nguồn chất xám nguyên khí đã thoát ly.

Ít nhất là từ thế kỷ 15, Trung Quốc đã có những Vương Dương Minh, dám viết ra những điều mình tin tưởng và suy nghĩ, để rồi con cháu của truyền thống Khổng Mạnh đến thế kỷ 20 khi tỉnh thức đã biết cha ông họ đã sai lầm và lạc hậu như thế nào.

Còn Việt Nam ta, tầng lớp lãnh đạo vẫn ngủ yên trong giáo điều văn hóa chính trị từ hơn thế kỷ trước, không biết mình sai lầm ở đâu, và vẫn mang tự ái nhược tiểu để không có can đảm và viễn kiến nhìn vào khuyết điểm từ quá khứ.

Việt Nam chỉ có thể chinh phục biển lớn và bước vào không gian bao la như Trung Quốc chừng nào chế độ chính trị hiện nay biết nhìn lại mình, sửa sai khuyết điểm cơ bản vĩ mô của hệ thống công quyền, vượt qua tinh thần bảo thủ cố chấp, biết tưởng tượng đến một tương lai lớn hơn cho dân tộc.

Từ bài học Đảng cộng sản Trung Quốc sử dụng nhân tài Hoa kiều trên thế giới để chinh phục không gian, Đảng cộng sản Việt Nam phải biết vượt lên và sửa sai những chính sách nhân dụng giả vờ, nửa vời, nặng bản chất chính trị hiện nay đối với Việt kiều.

Một không gian mới cho Việt Nam phải được rộng mở. Đó là một không gian bao gồm, chung tay, nhằm thu phục những bộ óc khoa học gốc Việt lớn trên thế giới về nước để cùng góp tay chế tạo một tàu không gian Phù Đổng cho vận mệnh quốc gia.

Nguyễn Hữu Liêm

Nguồn : BBC, 07/10/2024

Tác giả Nguyễn Hữu Liêm là giáo sư chủ nhiệm khoa triết tại San Jose City College, California, Hoa Kỳ

Additional Info

  • Author Nguyễn Hữu Liêm
Published in Diễn đàn

Ông Tô Lâm, tổng bí thư, chủ tịch nước Việt Nam hiện nay, là người triển khai chiến dịch "đốt lò" của cố tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chiến dịch dữ dội dường như khiến nước láng giềng Trung Quốc lo ngại về những "biến động chính trị chưa từng có ở Việt Nam". Việc một quan chức thuộc bộ Công An, không giàu kinh nghiệm đối ngoại, nắm giữ hai chức vụ cao nhất trên thượng tầng lãnh đạo cũng khiến Bắc Kinh không khỏi bồn chồn về đường lối "ngoại giao cây tre".

ondinh1

Tổng bí thư, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trì lễ đón chính thức đồng nhiệm Việt Nam Tô Lâm nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tại Đại Lễ đường Nhân Dân, Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 19/08/2024. AP - Andres Martinez Casares

Tuy nhiên, khoảng hai tuần sau khi được bầu làm tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam, ông Tô Lâm dành chuyến công du nước ngoài đầu tiên đến Trung Quốc, trấn an rằng Hà Nội "luôn coi trọng và ưu tiên" quan hệ với Bắc Kinh.

Chuyến công du cấp nhà nước của ông Tô Lâm còn có ý nghĩa như nào trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước ? Trung Quốc trông đợi gì vào các nhà lãnh đạo Việt Nam ?

RFI tiếng Việt đặt câu hỏi với nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, giảng viên trường Sư phạm Lyon (École normale supérieure de Lyon), Pháp.


RFI : Khoảng hai tuần sau khi được bầu làm tổng bí thứ đảng cộng sản Việt Nam, ông Tô Lâm dành chuyến công du nước ngoài đầu tiên đến Trung Quốc. Liệu đây có phải là tín hiệu trấn an đến Bắc Kinh dù Hà Nội tăng cường mối liên hệ với Washington và nhiều nước đồng minh khác của Mỹ ?

Laurent Gédéon : Tôi nghĩ đây quả thực là một tín hiệu tích cực gửi đến Bắc Kinh. Theo tôi, có 5 yếu tố cho thấy điều này.

Thứ nhất, chuyến thăm cấp Nhà nước của ông Tô Lâm tại Trung Quốc từ ngày 18 đến 20/08/2024 nằm trong khuôn khổ tiếp nối chính sách về Trung Quốc được người tiền nhiệm Nguyễn Phú Trọng gây dựng. Ông Trọng đã công du Trung Quốc tháng 10/2022.

Thứ hai, chuyến thăm này còn có ý nghĩa biểu tượng mạnh mẽ. Trước tiên, ông Tô Lâm là nhà lãnh đạo đầu tiên của Việt Nam, từ thời Hồ Chí Minh, đến Trung Quốc với tư cách vừa là chủ tịch nước vừa là tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam. Tiếp theo, lễ đón tiếp long trọng ông Tô Lâm đã cho thấy chính quyền Trung Quốc coi trọng sự kiện này như thế nào (21 phát đại bác được bắn để chào mừng ông Lâm, đích thân ngoại trưởng Vương Nghị đón ông ở sân bay). Cuối cùng, năm 2024-2025 mang đầy ý nghĩa biểu tượng mạnh vì năm 2024 kỷ niệm tròn 100 năm chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Quảng Đông và năm 2025 sẽ đánh dấu 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc, cũng như kỷ niệm 95 năm ngày thành lập đảng cộng sản Việt Nam.

Thứ ba, phải nhắc đến những phát biểu mạnh mẽ từ cả hai phía nhấn mạnh đến quan hệ mật thiết Việt-Trung. Chủ tịch Tập Cận Bình nhắc đến sự hình thành một "cộng đồng chung vận mệnh có tầm quan trọng chiến lược giữa Trung Quốc và việt Nam" và nói thêm rằng Bắc Kinh "luôn coi Việt Nam là hướng ưu tiên trong ngoại giao láng giềng". Còn ông Tô Lâm trấn an người đồng cấp Trung Quốc rằng đảng và đất nước Việt Nam "luôn coi sự phát triển mối quan hệ với Trung Quốc là ưu tiên tuyệt đối trong chính sách đối ngoại".

Thứ tư là có mối quan hệ chặt chẽ về ý thức hệ giữa hai chế độ. Điểm này được xác nhận trong tuyên bố chung ngày 20/08 nhấn mạnh rằng "hai nước cam kết tăng cường trao đổi thông tin và chia sẻ kinh nghiệm về mặt chống can thiệp, chống ly khai, phòng chống "cách mạng màu", cùng bảo vệ an ninh chính trị và an toàn cho chế độ (…)". Cũng như "hai bên đề cao trao đổi và hợp tác trong lĩnh vực nhân quyền dựa trên công bằng và tôn trọng lẫn nhau, phản đối mạnh mẽ "chính trị hóa", "công cụ hóa" và tiêu chuẩn kép trong vấn đề nhân quyền, đồng thời kiên quyết phản đối việc lợi dụng vấn đề nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác".

Thứ năm là có sự hòa hoãn tương đối ở cấp độ quân sự. Tuyên bố chung nhấn mạnh : "Hai bên khẳng định hợp tác quốc phòng - an ninh là một trong những trụ cột của quan hệ Việt-Trung ; nhất trí tăng cường hợp tác quốc phòng - an ninh ; tăng cường giao lưu các cấp giữa quân đội hai nước ; làm sâu sắc giao lưu biên phòng, hải quân, cảnh sát biển".

RFI : Nhìn rộng hơn, những yếu tố tích cực đó diễn ra trong bối cảnh như thế nào ?

Laurent Gédéon : Khía cạnh tích cực đó diễn ra trong bối cảnh chung, được đánh dấu bởi ba hạn chế quan trọng đối với Việt Nam.

Hạn chế thứ nhất là kinh tế. Nổi bật trong tình hình hiện nay là sự phụ thuộc ngày càng lớn từ một thập niên qua của nền kinh tế Việt Nam vào Trung Quốc. Đa số các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đến từ Trung Quốc bởi vì các doanh nghiệp Trung Quốc chuyển dịch sản xuất để tránh thuế quan của Mỹ. Khối lượng nhập khẩu có nguồn gốc Trung Quốc đã tăng từ gần 30 tỉ đô la vào năm 2013 lên thành 110 tỉ đô la vào năm 2023 trong khi xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc tăng từ 15 tỉ lên thành 60 tỉ trong cùng thời điểm.

Yếu tố thứ hai là những bất trắc liên quan đến Hoa Kỳ. Trước những bất trắc về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới, Hà Nội phải cân nhắc cách hợp tác về kinh tế và quân sự với Donald Trump hoặc Kamala Harris năm 2025. Thêm vào đó là việc xích lại gần với Mỹ luôn được đặt trong điều kiện cơ bản của Việt Nam là bảo toàn chế độ cộng sản. Đây là một điểm khiến Hà Nội xích lại gần Bắc Kinh. Tuy nhiên một bộ phận trong giới chính trị Mỹ lại rất nhạy cảm về những vấn đề liên quan đến nhân quyền, các quyền tự do cá nhân, cho nên tỏ ra nghi ngờ về chính sách tăng cường hợp tác an ninh đang được triển khai với Việt Nam. Sự ngờ vực tiềm ẩn này cản trở sự xích lại gần nhau giữa hai nước.

Yếu tố thứ ba là sự bó buộc về địa lý. Có chung 1.400 km đường biên giới trên bộ với Trung Quốc, Việt Nam phải tính đến sự gần gũi về mặt địa lý này và điều này cũng tiềm ẩn việc Trung Quốc luôn có khả năng gây áp lực đối với Việt Nam.

RFI : Ngoài ra, liệu chuyến thăm cũng là cách để trấn an Bắc Kinh về sự ổn định chính trị sau khi đảng cộng sản Việt Nam có lãnh đạo mới và hàng loạt xáo trộn trong chính phủ do chiến dịch chống tham nhũng ?

Laurent Gédéon : Đây là một giả thuyết không thể loại trừ. Bắc Kinh bận tâm rõ ràng đến việc Việt Nam và Mỹ sưởi ấm mối quan hệ, cũng như cuộc chống tham được tiến hành dưới thời tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chiến dịch này đã khiến 7 thành viên trên tổng số 18 ủy viên Bộ Chính Trị năm 2021 bị khai trừ và hai người tiền nhiệm của chủ tịch nước Tô Lâm bị cách chức, đó là ông Nguyễn Xuân Phúc và Võ Văn Thưởng.

Chiến dịch chống tham nhũng này cũng gây ra nhiều quan ngại về khả năng một cuộc khủng hoảng kế thừa quyền lực, cũng như gia tăng bất ổn thường trực. Trung Quốc dè chừng một nước Việt Nam bất ổn ngay sát biên giới sẽ có thể trở thành cửa ngõ cho các thế lực có khả năng thù nghịch với Bắc Kinh.

Tình hình hiện này dường như đã được ổn định. Hiện giờ Bộ Chính Trị có 16 thành viên, trong đó có 5 người đến từ bộ Công An và 3 người thuộc Quân đội. Sự phân chia này cho thấy rõ là trọng tâm giờ đây được tập trung vào việc kiểm soát xã hội và an ninh. Thông qua đó cũng có thể thấy một thông điệp nhằm trấn an các đối tác về sự ổn định chính trị trong tương lai của đất nước.

Tuy nhiên, dù chiến dịch chống tham nhũng có vẻ đã đạt được mục đích là củng cố quyền lực của ông Tô Lâm nhưng vẫn phải tính đến khả năng các bên đối lập trong nội bộ đảng hợp lực lại để phản đối việc xác nhận ông Lâm làm người kế nhiệm ông Trọng trong đại hội đảng cộng sản lần thứ 14 sẽ diễn ra vào năm 2026. Do đó, giai đoạn tiếp theo này chắc chắn sẽ được Bắc Kinh đặc biệt chú ý.

RFI : Trung Quốc trông đợi những gì vào các nhà lãnh đạo mới của Việt Nam ?

Laurent Gédéon : Tôi nghĩ trước tiên phải nói một chút về tổng quan tình hình địa-chính trị chung của Trung Quốc bối cảnh chính trị tế nhị trên thế giới hiện nay. Bắc Kinh chọn xích lại gần với một loạt quốc gia, kể cả Nga. Mục đích là để lật lại trật tự thế giới có từ thời Thế Chiến II mà họ coi là do phương Tây chiếm lĩnh. Hơn nữa, ý định xem xét lại trật tự vốn có đó đã được Bắc Kinh tái khẳng định nhiều lần, như trong chuyến thăm chính thức Trunng Quốc của tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng 05/2024.

Lập trường này của Trung Quốc lại vấp phải sức ép ngày càng lớn từ Hoa Kỳ và các nước đồng minh ở Châu Á, trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Philippines. Thêm vào đó phải kể đến tranh luận hiện tại về việc mở rộng khối NATO sang Đông Á và vùng Thái Bình Dương. Điều này cho thấy sự thay đổi về tầm nhìn chiến lược của Mỹ dường như ngày càng coi Trung Quốc và Nga là một khối đồng nhất và cần phải có cách đáp trả toàn diện.

Trên thực địa, sức ép của Mỹ ngày càng gia tăng từ nhiều tháng qua, thông qua các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn Quốc-Nhật Bản, một chính sách mang tính chủ động hơn của Philippines hoặc sự ủng hộ ngày càng rõ ràng của Washington đối với Đài Loan. Trong bối cảnh đó, điều quan trọng đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc là không muốn thấy bùng thêm một điểm căng thẳng mới có thể tạo điều kiện cho Mỹ can thiệp vào khu vực.

Chính vì thế Bắc Kinh coi trọng việc củng cố quan hệ chính trị và chiến lược với Hà Nội, phát triển mối liên hệ hài hòa với nước láng giềng. Trông đợi này của Trung Quốc dường như gặp được phản hồi tích cực từ Hà Nội thông qua hàng loạt cử chỉ thiện chí. Đối với Trung Quốc, việc Việt Nam duy trì chính sách cân bằng ngoại giao giữa các cường quốc chắc chắn là giải pháp tốt nhất. Và đây là việc mà Việt Nam tiến hành vì là nước duy nhất đón nguyên thủ của cả ba cường quốc quân sự Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nga chỉ trong một năm.

Ngoài ra, chính sách "Bốn Không" được nêu rõ trong Sách trắng Quốc phòng 2019 (không tham gia liên minh quân sự ; không liên kết với nước này để chống nước kia ; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác ; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế) đảm bảo chắc chắn với Trung Quốc rằng Việt Nam sẽ không phải là bên tham gia vào một cuộc xung đột, ví dụ có thể là giữa Trung Quốc và Philippines hoặc thậm chí là giữa Trung Quốc và Nhật Bản hay Trung Quốc và Mỹ.

RFI : RFI tiếng Việt xin chân thành cảm ơn nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, giảng viên trường Sư phạm Lyon (École normale supérieure de Lyon), Pháp.

Thu Hằng thực hiện

Nguồn : RFI, 09/09/2024

Additional Info

  • Author Laurent Gédéon, Thu Hằng
Published in Diễn đàn

Trung Quốc khám xét "điện thoại thông minh", gia tăng cuộc chiến chống gián điệp

Minh Anh, RFI, 02/07/2024

Tại Trung Quốc, kể từ ngày 01/07/2024, cảnh sát có thể khám xét nội dung của các thiết bị điện tử mà không cần lệnh. Đây là quy định mới, củng cố thêm đạo luật chống gián điệp được thông qua và chính thức có hiệu lực cách nay một năm.

tqdl1

Ứng dụng TikTok và WeChat trên một điện thoại thông minh ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 07/08/2020. AP – Mark Schiefelbein

Từ Bắc Kinh, thông tín viên đài RFI, Stephane Lagarde cho biết thêm thông tin :

Trong tầu điện ngầm, xe lửa, các cảng biển, sân bay, cảnh sát Trung Quốc kể từ giờ có quyền khám xét điện thoại thông minh, xem thư điện tử, hình ảnh, vidéo mà không cần lệnh khám và "trong trường hợp khẩn cấp" đối với an ninh quốc gia, dù rằng như thông lệ ở Trung Quốc, việc định nghĩa tính chất khẩn cấp vẫn còn mù mờ.

Lu, một nhà tư vấn về visa tại một hãng du lịch ở tỉnh Hắc Long Giang, phía bắc Trung Quốc giải thích :

"Việc kiểm tra xuất nhập cảnh đã được tăng cường. Nhưng trên thực tế, phần lớn những người là đối tượng bị kiểm soát thông thường không phải là những người bình thường. Những người này nhìn chung đã được báo trước qua điện thoại trước khi đến cửa hải quan rằng họ sẽ không thể ra xuất cảnh. Do vậy, chúng tôi có tư vấn cho một số nhóm khách hàng, chẳng hạn những người đi du học ở nước ngoài, lao động xuất khẩu và những người mang nhiều hộ chiếu nên trả lời đầy đủ các câu hỏi có liên quan đến động cơ của chuyến đi".

Những biện pháp này nằm trong khuôn khổ đạo luật mới chống gián điệp có hiệu lực ngày 01/07 cách nay đúng một năm, khiến nhiều nước láng giềng lo lắng. Tuần rồi, cơ quan tình báo Hàn Quốc cảnh báo, "nếu quý vị sử dụng Facebook, Instagram, Whatsapp, và nhiều ứng dụng nước ngoài khác thông qua một cổng VPN, quý vị có nguy cơ phải chịu sự khám xét ngoài mong đợi".

Hôm qua, chính quyền Trung Quốc đã lên tiếng phủ nhận, và đánh giá là "phi lý" việc kiểm soát có hệ thống điện thoại của du khách khi đến Trung Quốc. Trên tài khoản WeChat chính thức, bộ An Ninh Quốc Gia khẳng định, "một số thế lực thù địch ở nước ngoài đã bóp méo sự thật khi đưa ra các cáo buộc gây tai tiếng".

Minh Anh

************************

Cnh sát Đài Loan bt 64 người Vit ti ‘tic ma túy’

VOA, 02/07/2024

Hôm 1/7, cnh sát Cao Hùng ca Đài Loan ra thông báo rng h đã bt gi 64 lao đng nhp cư Vit Nam trong mt cuc đt kích vào tun trước đó, tch thu hơn 900 gói cha cht cm, theo hai trang tin Focus Taiwan và Taiwan News.

tqdl2

Báo Taiwan News hôm 1/7/2024 đưa tin Cnh sát Cao Hùng bt gi 64 người Vit Nam ti 'tic ma túy'.

Tin cho hay cnh sát bt gi nhng người này ti mt tòa nhà qun Đi Liêu ca thành ph Cao Hùng, nơi được s dng làm vũ trường và ma túy vào nhng ngày cui tun.

Phòng Điu tra Hình s thuc S Cnh sát Thành ph Cao Hùng cho biết vũ trường này đã thu hút hơn mt trăm người vào mi ti th Sáu và th By vi các nhân viên b nghi ng bán ma túy được ngy trang trong các túi cà phê hòa tan, trang Taiwan News dn thông cáo ca cnh sát tường thut.

Cnh sát cũng tch thu hơn 900 gói cà phê hòa tan tm ma túy cha ketamine, amphetamine, cathinone và mt s cn sa. Ngoài ra, khong 6 chiếc đin thoi di đng cũng b thu gi, cùng vi 1,73 triu Đài t (khong 53.200 USD) tin mt, bn tin cho biết thêm.

Trong thông cáo báo chí, Cơ quan Điu tra Hình s S cnh sát thành ph Cao Hùng nói rng v bt gi này được thc hin vào ngày 22/6 như mt phn ca cuc điu tra v mt hp đêm cui tun qun Đi Liêu ca thành ph cng min nam Đài Loan.

Cnh sát thành lp mt đi đc nhim đ quan sát nơi này và theo dõi các đu mi tim năng trong vài ngày. Ngoài s 64 người Vit Nam b bt gi, còn có 9 người Đài Loan cũng có mt ti đa đim này, trang Focus Taiwan cho biết.

Cnh sát Cao Hùng nhn được tin báo v đa đim này thông qua mt ngun tin n danh, tiết l rng mt khu nhà trng trong qun đang được s dng làm câu lc b cui tun, vn theo trang Focus Taiwan.

Theo thông cáo báo chí, đa đim bí mt này thường được hơn 100 người lui ti và cũng bán các cht bt hp pháp.

Sau nhiu ngày theo dõi, lc lượng đc nhim đã có được lnh khám xét đ đt kích đa đim vào ti th By, 22/6, các trang báo thut li.

Theo lc lượng đc nhim, 14 trong s 64 người Vit Nam b bt gi là lao đng nhp cư, li quá hn th thc hoc b trn khi nơi làm vic ban đu. S công dân Vit Nam này đang được Cơ quan qun lý xut nhp cnh quc gia qun Bình Đông và thành ph Cao Hùng x lý, trang Focus Taiwan đăng tin.

Cnh sát cho biết da trên bng chng thu thp được, cnh sát đã chuyn 4 người cho các công t viên vì vi phm Đo lut phòng chng nguy cơ ma túy ca Đài Loan, trong đó có mt người Vit Nam b khi t vi cáo buc "tàng tr cht ma túy".

VOA đã liên lc vi Ban Qun lý Lao đng thuc Văn phòng Kinh tế-Văn hóa Vit Nam ti Đài Bc và đ ngh h bình lun v vic bt giam này, nhưng chưa được phn hi.

Trước đó, hôm 28/6, cnh sát thành ph Đài Trung ca Đài Loan cho hay h đã bt giam 8 người lao đng nhp cư t Vit Nam mà trước đó nhóm người này b xem là đã b đi mt tung tích, trong đó có mt cp v chng đang b chính quyn Đài Loan truy nã v ti la đo.

Đài Loan hin đang là th trường hp dn nht đi vi lao đng Vit Nam, thu hút ln nht lao đng Vit Nam sang làm vic do chi phí thp, yêu cu đòi hi k năng chuyên môn không cao, theo B Lao đng, Thương binh và Xã hi Vit Nam.

Trước tình hình người Vit Nam làm vic chui, bt hp pháp ti nước ngoài, T chc Lao đng Quc tế (ILO) ti Vit Nam kêu gi các đa phương trên c nước hãy thc hin các bin pháp di cư lao đng an toàn, có trt t, hp thc.

Theo s liu ca Cc Qun lý Lao đng ngoài nước thuc B Lao đng, Thương binh và Xã hi, trong 6 tháng đu năm 2024 Vit Nam đã xut khu 27 nghìn lao đng sang Đài Loan, nâng tng s lao đng Vit Nam ti th trường này lên hơn 280.000 người.

Nguồn : VOA, 02/07/2024

Additional Info

  • Author Minh Anh, VOA tiếng Việt
Published in Châu Á

"Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính thăm Trung Quốc cùng tín hiệu và bằng cấp một nhà sư gây tranh cãi" là nội dung chính của Hội luận Thứ Năm bình điểm vấn đề, tin tức, sự kiện đáng chú ý trong tuần ngày hôm 27/630/06/2024, cũng là tuần lễ khép lại tháng 6, với sự tham gia của các khách mời.

Nguồn : VOA, 27/0630/06/2024

Additional Info

  • Author Quốc Phương, Nguyễn Huy Vũ, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Quang A, Lê Quốc Quân
Published in Video

Hôm 22/3, Ngoi trưởng Trung Quc và lãnh đo đi ngoi ca Đng Cng sn Vit Nam khng đnh hai nước sn sàng tăng cường trao đi cp cao và đy mnh trao đi v kinh nghim điu hành hai đng, hai nước.

tqvn1

Trưởng Ban Đi ngoi Trung ương Lê Hoài Trung hi kiến Ngoi trưởng Trung Quc Vương Ngh. nh : TTXVN

Tân Hoa Xã dn li Ngoi trưởng Trung Quc Vương Ngh khi tiếp Trưởng ban Đi ngoi ca Cng sn Vit Nam Lê Hoài Trung ti Bc Kinh cho biết hai bên nên thúc đy hp tác trên nhiu lĩnh vc đ cùng nhau xây dng cng đng Trung Quc-Vit Nam cùng chia s tương lai.

Trong khi đó ông Trung đ ngh hai bên cùng n lc "thc hin tt nhn thc chung cp cao, tăng cường tin cy chính tr, cng c môi trường hòa bình, n đnh, đy mnh và nâng cao hiu qu hp tác Vit Nam-Trung Quc trên các lĩnh vc", theo báo đin t ca Đng Cng sn Vit Nam.

Dp này, ông Trung cũng có cuc gp vi ông Thái K, y viên Thường v B Chính tr, Bí thư Ban Bí thư, Chánh Văn phòng Trung ương Đng Cng sn Trung Quc.

Ông Trung nói rng phía Vit Nam sn sàng thúc đy hp tác và thúc đy quan h song phương phát trin hơn na.

Truyn thông Vit Nam tường thut rng chuyến thăm Trung Quc ca ông Trung là "cuc gp thường niên gia hai Trưởng ban Đi ngoi Trung ương hai Đng" có mc đích "nhm thc hin nhn thc chung quan trng gia Lãnh đo cp cao hai Đng, hai nước, trao đi ý kiến v vic tham mưu vi Trung ương hai Đng trong vic tăng cường quan h giao lưu, hp tác trên kênh Đng, phi hp thúc đy hp tác gia hai nước trên các lĩnh vc".

Các cuc gp ti Bc Kinh din ra ch mt ngày sau khi ông Võ Văn Thưởng b Quc hi Vit Nam min nhim chc v ch tch nước và hai ngày sau khi b Ban chp hành Trung Đng phế chc danh y viên B Chính tr vi lý được cho là có "nhng vi phm, khuyết đim" đã gây "dư lun xu, làm nh hưởng đến uy tín ca Đng, Nhà nước".

D kiến trong hi ngh trung ương tiếp theo, Ban chp hành Trung Đng s quyết đnh ngh" nhân s thay thế ông Thưởng.

Nguồn : VOA, 23/03/2024

Additional Info

  • Author VOA tiếng Việt
Published in Việt Nam

Theo nguồn tin từ các chuyên gia theo dõi hàng hải hôm nay 06/06/2023 cho biết, tàu nghiên cứu cùng các tàu hộ tống của Trung Quốc, hoạt động gần một tháng nay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông, đã rời khỏi vùng biển Việt Nam, tối hôm qua, 05/06, vào lúc Trung - Mỹ kết thúc đối thoại cấp cao tại Bắc Kinh.

tau0

Tàu Hướng Dương Hồng 10, với sự hộ tống của 2 tàu hải cảnh và nhiều tàu cá Trung Quốc đã ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam trên Biển Đông

Con tàu nghiên cứu hải dương của Trung Quốc Hướng Dương Hồng 10, với sự hộ tống của 2 tàu hải cảnh và nhiều tàu cá Trung Quốc đã vào hoạt động trong khu vực bãi Tư Chính, thuộc vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam trên Biển Đông từ ngày 07/05. Nhóm tầu này nhiều lần áp sát khu vực mỏ dầu khí của Việt Nam đang do một công ty Nga đầu tư khai thác, theo các dữ liệu theo dõi hàng hải quốc tế.

Hãng tin Reuters cho biết, hôm qua, sau khi kết thúc cuộc hội đàm các quan chức cao cấp Mỹ và Trung Quốc tại Bắc Kinh, một cuộc gặp được hai bên đánh giá là mang tính xây dựng, thì con tàu trên cùng nhóm tàu đi cùng, khoảng hơn chục chiếc, đã bắt đầu quay mũi trở về hướng đảo Hải Nam và đã ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam khoảng nửa đêm.

Nguồn tin của lãnh đạo Sáng kiến Biên niên sử Biển Đông, một tổ chức độc lập phi lợi nhuận, xác nhận các tàu Trung Quốc đã rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.

Được Reuters hỏi về sự việc trên, bộ Ngoại Giao Trung Quốc từ chối bình luận. Nhưng trong một thông cáo, bộ Ngoại Giao Trung Quốc tuyên bố : "Con tàu nghiên cứu khoa học của Trung Quốc tiến hành các hoạt động nghiên cứu bình thường trong vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc là hợp pháp và phù hợp. Ở đây, không có vấn đề vào vùng đặc quyền kinh tế của một nước khác».

Về phía Việt Nam, đến ngày 25/05, Hà Nội, qua lời phát ngôn viên Bộ ngoại giao, mới lên tiếng yêu cầu Bắc Kinh rút tàu Hướng Dương Hồng 10, cùng các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển của Việt Nam. Hãng tin Anh lưu ý là những tuyên bố trên chỉ được đưa ra sau chuyến thăm Hà Nội của ông Dmitri Medvedev, chủ tịch đảng Nước Nga Thống Nhất đồng thời là phó chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Nga.

Bộ ngoại giao Việt Nam chưa trả lời đề nghị bình luận về diễn biến mới trên.

Anh Vũ

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Việt Nam

Ngay sau khi người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông (25/5/2023), thì ngay ngày 26/5/2023 Trung Quốc nói tàu khảo sát của họ hoạt động hợp pháp và có quyền tài phán.

bontot1

Cuốn sách "Hoàng Sa-Trường Sa : Luận cứ và Sự kiện" của tác giả Đinh Kim Phúc - được Nhà xuất bản Thời Đại phát hành năm 2012 gồm 263 trang - đã được Giáo sư Kazutaka Hashimoto của Đại học Kanto (Nhật Bản) dịch sang tiếng Nhật và phát hành rộng rãi tại nước này

Ở đây cần nhắc lại Phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế vào tháng 7/2016. Theo Thông cáo báo chí của Tòa Trọng tài, nội dung của Phán quyết đã đề cập đầy đủ bảy nội dung mà Tòa Trọng tài đã lựa chọn thuộc thẩm quyền xét xử của mình trong số 15 điểm của đơn khởi kiện của Philippines. Nội dung Phán quyết của Tòa chỉ tập trung phán xét về việc giải thích và áp dụng sai các quy định của Công ước LHQ về Luật Biển, không liên quan gì đến tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và tranh chấp về việc phân định các vùng chồng lấn, một trong những điểm quan trọng là bác bỏ "quyền lịch sử của Trung Quốc đối với tài nguyên trong đường 9 đoạn"…

Phía Trung Quốc thì tiếp tục nhai lại những luận điệu cũ.

Trên trang web của Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc (CRIonline) ngày 17/3/2009 có bài : "Cội nguồn của vấn đề Biển Nam và lập trường nguyên tắc của Trung Quốc". Bài này có đoạn viết : "Trên vấn đề Biển Nam, Trung Quốc xưa nay đều có chủ quyền không thể tranh cãi, đồng thời chủ trương giải quyết sự tranh chấp quốc tế qua đàm phán hòa bình.

Trung Quốc là nước phát hiện và đặt tên sớm nhất cho quần đảo Nam Sa [quần đảo Trường Sa của Việt Nam], đồng thời cũng là nước thực thi chủ quyền sớm nhất và bền vững nhất đối với quần đảo Nam Sa. Việc này đã được chứng minh bằng lịch sử và căn cứ pháp lý đầy đủ, nhận được sự công nhận lâu dài của cộng đồng quốc tế. Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nhật Bản đã phát động cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc, chiếm đóng phần lớn khu vực của Trung Quốc, trong đó kể cả quần đảo Nam Sa. "Tuyên bố Cai-rô" và "Thông cáo Potsdam" cùng các văn kiện quốc tế khác đã quy định rõ việc trao trả lại lãnh thổ cho Trung Quốc từng bị Nhật cướp đoạt năm xưa, dĩ nhiên trong đó kể cả quần đảo Nam Sa. Tháng 12 năm 1956, Chính phủ Trung Quốc lúc bấy giờ đã chỉ định quan chức cấp cao tiếp quản quần đảo Nam Sa, đồng thời đã tổ chức lễ bàn giao trên đảo, cắm mốc kỷ niệm và cử quân đội đến đóng tại quần đảo Nam Sa. Năm 1952, Chính phủ Nhật Bản chính thức bày tỏ "từ bỏ tất cả mọi quyền lợi, danh nghĩa và yêu sách về quyền lợi đối với Đài Loan, các hòn đảo Bành Hồ và quần đảo Nam Sa", từ đó quần đảo Nam Sa đã chính thức trở về với Trung Quốc.

Trong quãng thời gian khá dài sau chiến tranh, hoàn toàn không tồn tại cái gọi là vấn đề Biển Nam. Về các khu vực xung quanh Biển Nam cũng chưa có bất cứ một nước nào đưa ra ý kiến bất đồng đối với việc Trung Quốc thực thi chủ quyền đối với quần đảo Nam Sa và các vùng biển xung quanh quần đảo này. 

Trước năm 1975, Việt Nam đã rõ ràng công nhận Trung Quốc có chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Nam Sa. Trước thập niên 70 thế kỷ 20, các nước Philippines, Malaysia v.v không có bất cứ văn bản pháp luật và bài phát biểu của nhà lãnh đạo nào nói đến phạm vi lãnh thổ nước họ bao gồm quần đảo Nam Sa. Nghị quyết của Chính phủ nhiều nước và cộng đồng quốc tế cũng công nhận quần đảo Nam Sa là lãnh thổ của Trung Quốc. Thí dụ như, Hội nghị hàng không khu vực Thái Bình Dương thuộc tổ chức hàng không dân dụng quốc tế triệu tập tại Ma-ni-la vào năm 1955 đã thông qua nghị quyết số 24, yêu cầu nhà đương cục Đài Loan Trung Quốc tăng cường việc quan trắc khí tượng trên quần đảo Nam Sa, tại hội nghị không có bất cứ một đại biểu nào đưa ra ý kiến bất đồng hoặc ý kiến bảo lưu về việc này. Bản đồ do nhiều nước xuất bản cũng ghi rõ quần đảo Nam Sa thuộc về Trung Quốc. Trong đó có "Tập bản đồ mới Thế giới" do Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Ohira Masayoshi đề nghị xuất bản vào năm 1962, bản đồ thế giới do Việt Nam lần lượt xuất bản vào năm 1960 và năm 1972 v.v. Từ thế kỷ 20 đến nay, bách khoa toàn thư có thẩm quyền của rất nhiều nước như "Bách khoa toàn thư Liên Xô" xuất bản năm 1973 và "Niên giám Thế giới" do Hãng Kyoto Nhật xuất bản năm 1979 đều thừa nhận quần đảo Nam Sa là lãnh thổ của Trung Quốc"…

Sự thật lịch sử như thế nào ?

Năm 1945 Nhật Bản bị các nước Ðồng minh đánh bại trong cuộc chiến tranh Thái Bình Dương phải đầu hàng. Một trong những việc nước này phải làm khi đầu hàng là từ bỏ các đất đai ở ngoại quốc mà Nhật Bản đã chiếm được trong thời kỳ toàn thịnh của chế độ quân phiệt, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Lần đầu tiên Trung Quốc chính thức lên tiếng về vấn đề chủ quyền trên hai quần đảo này là khi trong một cuộc họp báo ở Manila ngày 17/5/1949 Tổng thống Philippines Quirino đã tuyên bố là vì quần đảo Trường Sa ở kế cận quần đảo Philippines nên nó phải thuộc về Philippines. Hai ngày sau, ngày 19 tháng 5, Bắc Kinh đã có phản ứng. Chính phủ Trung Quốc tuyên bố như sau :

"Lời tuyên truyền vô lý của Chính phủ Philippines đối với lãnh thổ của Trung Quốc rõ ràng là sản phẩm chỉ thị của Chính phủ Hoa kỳ. Bọn khiêu khích Philippines và những kẻ Hoa Kỳ ủng hộ chúng phải bỏ ngay mưu đồ mạo hiểm đó đi, nếu không thì hành động này có thể đưa tới những hậu quả nghiêm trọng. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không bao giờ để cho bất cứ một ngoại bang nào xâm lược quần đảo Nam Sa hay bất cứ đất đai nào khác thuộc về Trung Quốc".

Tuy nhiên Trung Quốc chỉ nói chứ không đưa ra được một bằng chứng nào, dù là lịch sử hay pháp lý, cho thấy Trường Sa thuộc quyền Trung Quốc làm chủ.

Đầu tháng 9 năm 1951, theo lời mời của Chính phủ Hoa kỳ, 51 quốc gia trước kia đã từng tham gia hay có liên hệ tới cuộc chiến chống xâm lược Nhật Bản từ năm 1939 đến năm 1945 đã tham dự Hội nghị Hòa bình nhóm họp ở thành phố San Francisco (Hoa kỳ) để thảo luận vấn đề chấm dứt tình trạng chiến tranh và tái lập bang giao với Nhật Bản. Ðiểm đáng chú ý là cả Trung Quốc và Đài Loan đều không được mời tham dự hội nghị. Trong hội nghị, vấn đề chính là thảo luận bản dự thảo hòa ước do hai nước Anh và Hoa Kỳ đề nghị ngày 12/7/1951. Ngày 8/9/1951, ngoại trừ Liên Xô, Ba Lan và Tiệp Khắc, các nước tham dự hội nghị đã ký hòa ước với Nhật Bản.

Vì thấy mình bị Hoa Kỳ gạt ra ngoài hội nghị, các nhà lãnh đạo Trung Quốc ngay từ cuối năm 1950 đã có phản ứng. Một mặt họ ra một số tuyên bố chính thức, mặt khác họ cho đăng các bài báo để lên án việc không mời Trung Quốc tham dự hội nghị và để trình bày quan điểm của Trung Quốc về một số vấn đề cần phải được thảo luận, trong đó có vấn đề chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngày 4/12/1950 Chu Ân Lai, lúc đó là Bộ trưởng Ngoại giao, trong bản tuyên bố đầu tiên của nhà nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, đã nêu ra căn bản chính để ký một hòa ước với Nhật Bản :

"Bản Tuyên cáo Cairo, Thỏa ước Yalta, bản Tuyên ngôn Potsdam và các chính sách căn bản đối với Nhật Bản sau khi nước này đầu hàng đã được các quốc gia trong Ủy hội Viễn đông thỏa thuận và thông qua ngày 19/6/1947 các văn kiện quốc tế mà Chính phủ Hoa Kỳ đã ký kết là căn bản chính cho một hòa ước liên hợp với Nhật Bản".

Chu Ân Lai còn nói thêm :

"Nhân dân Trung Quốc rất ước muốn sớm có một hòa ước liên hợp với Nhật Bản cùng với các quốc gia đồng minh khác trong thời kỳ Thế chiến thứ hai. Tuy nhiên căn bản của hòa ước phải hoàn toàn thích hợp với bản Tuyên cáo Cairo, Thỏa ước Yalta, bản Tuyên ngôn Potsdam và các chính sách căn bản đối với Nhật Bản sau khi nước này đầu hàng được qui định trong các văn kiện này".

Tuy bản tuyên bố trên của Trung Quốc không đề cập đến vấn đề chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa mà chỉ đề cập tới các vấn đề khác, nhưng vì nó đã nêu ra quan điểm chính yếu của Trung Quốc nên chúng ta cần phải nghiên cứu kỹ nó cùng với bản tuyên bố ngày 15/8/1951 là tuyên bố chính thức của Trung Quốc về vấn đề chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để tìm hiểu giá trị các luận cứ của Trung Quốc.

Thực vậy, khi nghiên cứu dự thảo hòa ước San Francisco của Anh - Mỹ gửi cho các quốc gia được mời tham dự hội nghị, Chính phủ Trung Quốc thấy điều 2 của bản dự thảo này không quy định là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Nhật Bản từ bỏ phải được trao cho quốc gia nào. Vì thế ngày 15/8/1951, sau khi đề cập tới quan điểm của Trung Quốc về từng vấn đề một được nêu trong bản dự thảo. Chu Ân Lai đã tuyên bố :

"Dự thảo Hiệp ước qui định là Nhật Bản sẽ từ bỏ mọi quyền đối với đảo Nam Uy (đảo Spratly-Trường Sa) và quần đảo Tây Sa (quần đảo Paracel-Hoàng Sa), nhưng lại cố ý không đề cập tới vấn đề tái lập chủ quyền trên hai quần đảo này. Thực ra, cũng như các quần đảo Nam Sa, quần đảo Trung Sa và quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa và đảo Nam uy lúc nào cũng là lãnh thổ của Trung Quốc. Dù các đảo này đã có lúc bị Nhật Bản chiếm đóng trong một thời gian trong trận chiến tranh xâm lăng do đế quốc Nhật Bản gây ra, sau khi Nhật Bản đầu hàng Chính phủ Trung Hoa đã thu hồi những đảo này.

"Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa do đó tuyên bố : dù Dự thảo Hiệp ước Anh-Mỹ có chứa đựng các điều khoản về vấn đề này hay không và dù các điều khoản này có được soạn thảo như thế nào, chủ quyền bất khả xâm phạm của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trên đảo Nam Uy và quần đảo Tây Sa sẽ không vì thế mà bị ảnh hưởng". 

Chu Ân Lai sau đó kết luận vấn đề này bằng cách phủ nhận giá trị bất cứ một thỏa ước nào ký với Nhật Bản mà không có sự tham dự của Trung Quốc :

"Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa một lần nữa tuyên bố : Nếu không có sự tham dự của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong việc chuẩn bị, soạn thảo và ký hòa ước với Nhật Bản dù nội dung và kết quả một hiệp ước như vậy có như thế nào, Chính phủ Nhân dân Trung ương cũng coi hòa ước ấy hoàn toàn bất hợp pháp, và vì vậy sẽ vô hiệu".

Tuy rằng lời kết luận này nhằm toàn thể hòa ước với Nhật Bản, nó cũng bao trùm luôn cả vấn đề chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trong bản tuyên bố này chúng ta nhận thấy có những điểm đáng chú ý như sau :

Thứ nhất, tuy tuyên bố là quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa lúc nào cũng là lãnh thổ của Trung Quốc, Chu Ân Lai lại không nêu ra một chi tiết nào để chứng minh chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo này.

Sự không dẫn chứng của Chu Ân Lai đối với vấn đề chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phải chăng vì Trung Quốc biết không có một căn cứ nào vững vàng, về pháp lý cũng như về lịch sử, để chứng minh chủ quyền này nên Trung Quốc phải bỏ không viện dẫn chứng cớ.

Thứ hai, bản tuyên bố này, cũng như các bản tuyên bố khác sau này của Trung Quốc, và cả của Ðài Loan, đã đề cập tới việc Chính phủ Trung Hoa thu hồi Hoàng Sa và Trường Sa sau khi Nhật Bản đầu hàng vào tháng 8 năm 1945.

Chúng ta biết rằng năm 1938, trước khi xảy ra Chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản đã chiếm đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, nói là để khai thác thương mại nhưng thực ra chính là để lập căn cứ chiến lược làm bàn đạp tấn công vùng Ðông Nam Á. Theo R. Serene thì "Năm 1938 Nhật Bản mượn cớ khai thác thương mại đã chiếm đảo Phú Lâm để bành trướng sự kiểm soát tới các đảo Cam Tuyền và Linh Côn…". Rồi đến ngày 31/3/1939, Bộ Ngoại giao Nhật Bản ra một thông cáo loan tin là ngày hôm trước (30/3/1939).

Nhật Bản đã quyết định đặt quần đảo Trường Sa dưới quyền kiểm soát của Nhật Bản vì lý do tại đây đã thiếu một chính quyền hành chính địa phương nên đã làm thiệt hại đến quyền lợi của Nhật Bản. Trong suốt thời gian của Chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản đã đóng quân trên hai quần đảo này cho tới khi đầu hàng quân đội Ðồng minh.

Vào cuối năm 1943, trong lúc chiến tranh đang ở mức độ ác liệt nhất thì các nhà lãnh đạo cấp cao của Hoa Kỳ, Anh và Trung Hoa Dân Quốc đã bí mật gặp nhau tại Cairo, thủ đô nước Ai Cập, từ 23 đến 27/11/1943 để thảo luận các chiến lược tiêu diệt phe Trục (Ðức- Ý- Nhật). Ngày 26/11/1943, Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt, Thủ tướng Anh Winston Churchill và Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch đã ký một bản tuyên cáo chung (thường được gọi là Tuyên cáo Cairo) trong đó có một đoạn như sau :

"Ðối tượng của các nước này (tức là của ba nước Ðồng minh) là phải tước bỏ quyền của Nhật Bản trên tất cả các đảo ở Thái Bình dương mà nước này đã cưỡng đoạt hay chiếm đóng từ khi có Chiến tranh thế giới thứ nhất năm 1914 và tất cả các lãnh thổ Nhật Bản đã cướp của người Trung Hoa, như là Mãn Châu, Ðài Loan và Bành Hồ, phải được hoàn trả Trung Hoa Dân Quốc. Nhật Bản cũng sẽ phải bị trục xuất khỏi các lãnh thổ khác đã chiếm được bằng võ lực và lòng tham".

Ðọc đoạn trích dẫn trên chúng ta thấy Tuyên cáo Cairo có hai quy định quan trọng. Thứ nhất, chỉ có các đất Mãn Châu, Ðài Loan và Bành Hồ được hoàn trả cho Trung Quốc thôi. Thứ hai, còn các lãnh thổ khác mà Nhật Bản chiếm được thì bản tuyên cáo này chỉ quy định việc trục xuất Nhật Bản, chứ không hề nói tới việc hoàn trả chúng cho Trung Quốc. Chỉ có điều đáng tiếc, và đó cũng là nguyên nhân gây ra những vụ tranh chấp về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sau này, là Tuyên cáo Cairo đã không nói các lãnh thổ khác ấy phải được hoàn trả cho nước nào.

Quyết định của Tam cường tại Hội nghị Cairo được tái xác nhận trong một hội nghị thượng đỉnh Tam cường khác nhóm tại Potsdam từ 17/7 đến 2/8/1945 để ấn định các điều kiện cho Nhật Bản đầu hàng. Tổng thống Hoa Kỳ, Thủ tướng Anh và Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc đã ra một tuyên ngôn (thường gọi là Tuyên ngôn Potsdam) ngày 26/7/1945 trong đó có ghi là "Các điều khoản của bản Tuyên cáo Cairo sẽ được thi hành".

Tại hội nghị Potsdam này các nhà lãnh đạo Tam cường đã quyết định chia Ðông Dương làm hai khu vực để cho tiện việc giải giới quân đội Nhật Bản đóng tại đây. Vĩ tuyến thứ 16 được chọn làm ranh giới : việc giải giới ở khu vực Bắc vĩ tuyến ủy thác cho quân đội Trung Hoa (quân Tưởng Giới Thạch) và ở khu vực phía Nam do liên quân Anh-Ấn đảm nhận. Vì quần đảo Hoàng Sa nằm ở giữa hai vĩ tuyến thứ 15 và 17 nên việc giải giới quân đội Nhật trú đóng ở đây thuộc thẩm quyền của quân Tưởng. Trái lại, việc giải giới ở quần đảo Trường Sa phải do liên quân Anh-Ấn đảm nhận do lẽ quần đảo này nằm giữa hai vĩ tuyến thứ 8 và 12.

Nhật Bản khi đầu hàng đã chịu điều kiện quy định trong bản Tuyên cáo Cairo và ghi nhận trong Văn kiện đầu hàng ngày 2/9/1945. Ðồng thời, khi ra lệnh cho quân đội Nhật Bản ở nước ngoài đầu hàng và nộp vũ khí cho quân đội Ðồng minh, Nhật hoàng Hirohito đã ban hành Tổng Mệnh lệnh số 1, trong đó Điều I khoản (a) qui định là :

"Các tư lệnh Nhật Bản và tất cả lục, hải quân cùng các lực lượng phụ thuộc ở trên đất Trung Hoa (ngoại trừ Mãn Châu), Ðài Loan và Ðông Pháp ở 16 độ bắc vĩ tuyến đầu hàng Ðại Nguyên soái Tưởng Giới Thạch".

Bản Tuyên cáo Cairo và Tuyên ngôn Potsdam hoàn toàn không đề cập tới vấn đề hoàn trả cho Trung Quốc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Nhật Bản đã xâm lược vào đầu Chiến tranh thế giới thứ 2. Sự thiếu sót này có phải là do các nhà lãnh đạo đồng minh sơ ý hay quên không ? Lẽ dĩ nhiên là không. Trái lại, chúng ta phải giải thích là các nhà lãnh đạo Tam cường đã không quan niệm hai quần đảo này là phần lãnh thổ của Trung Quốc. Ðiểm đặc biệt đáng chú ý hơn nữa là chính Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc, Ðại Nguyên soái Tưởng Giới Thạch, đã tham dự cả hai hội nghị và đã ký vào cả Tuyên cáo Cairo lẫn Tuyên ngôn Potsdam, chứ không phải một người đại diện nào khác để nói là có thể đã không thi hành đúng chỉ thị của Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc. Nếu hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thực sự thuộc chủ quyền của Trung Quốc thì không có lý gì họ Tưởng chỉ đòi hoàn trả có Mãn Châu, Ðài Loan và Bành Hồ thôi mà lại không đòi luôn Hoàng Sa và Trường Sa. Hơn nữa, trong bản văn của Tuyên cáo Cairo và Tuyên ngôn Potsdam chúng ta cũng không thấy từ "vân vân" để có thể nói là vấn đề đã được bao hàm trong hai văn kiện này.

Mười hai năm sau khi tham dự Hội nghị Cairo và ký bản Tuyên cáo, ngày 8/2/1955 Tưởng Giới Thạch vẫn còn nhắc lại là :

"Trong thông cáo công bố vào lúc bế mạc hội nghị, chúng tôi đã tuyên bố là tất cả các lãnh thổ do Nhật Bản ‘cướp’ của Trung Hoa, kể cả Ðông Tam Tỉnh, Ðài Loan và Bành Hồ phải được hoàn trả lại cho Trung Hoa Dân Quốc. Lời tuyên bố này đã được bản Tuyên ngôn Potsdam công nhận và Nhật Bản chấp nhận khi nước này đầu hàng".

Một lần nữa, ông hoàn toàn không nói gì đến việc phải hoàn trả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc. Vào lúc ông nói lời trên ông không phải là không biết có sự tranh chấp về chủ quyền đối với hai quần đảo này mà cả chính phủ của ông lẫn chính phủ của Mao Trạch Đông đang đòi.

Như chúng ta được biết, cả Tuyên cáo Cairo lẫn Tuyên ngôn Potsdam chỉ cho phép Trung Hoa Dân Quốc giải giới quân đội Nhật Bản ở quần đảo Hoàng Sa thôi, chứ không hề cho phép Trung Hoa Dân Quốc thu hồi quần đảo này cùng là giải giới quân đội Nhật Bản ở quần đảo Trường Sa hay thu hồi quần đảo đó. Vì thế việc chiếm đóng và thu hồi hai quần đảo này của Trung Hoa Dân Quốc là bất hợp pháp và vi phạm trầm trọng luật quốc tế vì đi trái với quyết định của Tuyên cáo Cairo và Tuyên ngôn Potsdam.

Vì các lý do vừa kể trên, chúng ta phải nhìn nhận rằng lời tuyên bố ngày 15/8/1951 của Chu Ân Lai đã mâu thuẫn với lời tuyên bố ngày 4/12/1950 cũng của họ Chu. Một bên Trung Quốc đòi các quốc gia phải tuân theo hai văn kiện quốc tế này và các chính sách căn bản đối với Nhật Bản sau khi nước này đầu hàng, trong đó việc chia đôi Ðông Dương để giải giới quân đội Nhật Bản đóng tại đây cũng là một chính sách căn bản, một bên lại cho việc tiếp thu hai quần đảo không hề được qui định trong hai văn kiện quốc tế là một hành vi hợp pháp.

Thực vậy, điều 2 của Hòa ước San Francisco sau khi đã nói về việc Nhật từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa và đòi hỏi đối với tất cả các lãnh thổ nào không phải là lãnh thổ chính của Nhật Bản mà nước này đã chiếm được từ khi có Chiến tranh thế giới thứ nhất cho đến khi chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ 2 đã quy định thêm trong đoạn (f) như sau :

"Nhật Bản khước từ mọi quyền, danh nghĩa và đòi hỏi trên quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa". 

Các qui định trong điều 2 như vậy đã theo đúng với quyết định của Hội nghị Cairo năm 1943 được diễn tả trong bản Tuyên cáo Cairo mà Trung Quốc vẫn luôn đòi phải được coi là căn bản chính cho một hòa ước ký với Nhật Bản đã nói ở bên trên. Nói cách khác, chính Trung Quốc đã coi quyết định của các đại cường là hợp lý, hợp tình và hợp pháp.

Về quan điểm của Trung Quốc đối với vấn đề giá trị của hai văn kiện quốc tế quan trọng này, chúng ta đã thấy :

(a) khi cuộc tranh luận tại Liên Hiệp Quốc về địa vị của đảo Ðài Loan đang tiến hành, ngày 24/8/1950 Trung Quốc đã gửi một bức công điện cho tổ chức quốc tế này trong đó có đề cập tới Tuyên cáo Cairo và Tuyên ngôn Potsdam mà các quốc gia ký kết phải tôn trọng và tuân hành ;

(b) hoặc như qua lời tuyên bố ngày 4/12/1950 của Chu Ân Lai nói trên ;

(c) cũng như trong lời tuyên bố ngày 15/8/1951 của Chu Ân Lai như sau :

"Dù xét về thủ tục mà hòa ước được chuẩn bị hay về nội dung, ta thấy Dự thảo Hòa ước Anh-Mỹ trắng trợn vi phạm các thỏa ước quốc tế quan trọng, mà Anh-Mỹ đều là phe kết ước, như là bản Tuyên cáo Cairo, bản Tuyên ngôn Potsdam...

Vi phạm sự thỏa thuận theo bản Tuyên cáo Cairo và bản Tuyên ngôn Potsdam, Dự thảo Hòa ước chỉ qui định là Nhật Bản sẽ khước từ các quyền đối với Ðài Loan và Bành Hồ".

Hòa ước San Francisco là một văn kiện quốc tế nhằm thi hành những quyết định của Hội nghị Cairo 1943, nó cũng phải có hiệu lực như bản Tuyên cáo Cairo.

Hơn một tháng sau khi lên tiếng ngày 15/8/1951 về vấn đề chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nói trên, khi bình luận về việc ký Hòa ước San Francisco, trong một thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 18/9/1951, Chu Ân Lai không hề nói gì về vấn đề hai quần đảo này cả mà chỉ lập lại lập trường cũ, phủ nhận giá trị và hiệu lực của hòa ước vì đã được ký kết mà không có sự tham dự của Trung Quốc.

Sự im lặng này càng khó hiểu hơn nữa khi chắc chắn là Trung Quốc phải biết rằng Hội nghị San Francisco đã bác bỏ đề nghị của phái đoàn Liên Xô đòi trao trả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc và về phản ứng của phái đoàn Quốc gia Việt Nam.

Thực vậy, ngày 5/9/1951, trong phiên họp khoáng đại hội nghị thứ 2 của hội nghị San Francisco, đại biểu Liên Xô Andrei A. Gromyko sau khi chỉ trích tính cách bất hợp pháp và sự vô nghĩa của bản dự thảo hòa ước của Anh-Mỹ để ký với Nhật Bản đã đưa ra một đề nghị bảy điểm gọi là để hướng dẫn việc ký kết hòa ước thực sự với Nhật Bản. Ðiểm 6 đề nghị trao trả hai quần đảo này cho Trung Quốc. Nhưng hội nghị đã bác bỏ yêu cầu này với với 46 phiếu chống (3 phiếu thuận là Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc, 1 phiếu trắng và 1 không bỏ phiếu).

Hai ngày sau, 7/9/1951 Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần văn Hữu, trưởng phái đoàn Quốc gia Việt Nam, đã lên tiếng tái xác định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước 51 phái đoàn ngoại giao như sau :

"Et comme il faut franchement profiter de toutes occasion pour étouffer les germes de discorde, nous afirmons nos droits sur les iles Spratley et Paracels qui, de tout temps, ont fait partie du Viet-Nam".

(Tạm dịch là : "Cần nói thật rằng phải lợi dụng tất cả mọi trường hợp để chặn đứng những mầm xung đột, chúng tôi xác nhận chủ quyền của chúng tôi trên các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, đã luôn luôn từ xưa thuộc lãnh thổ Việt Nam").

Lời tuyên bố đó đã được Hội nghị San Francisco long trọng ghi vào biên bản và trong tất cả 51 phái đoàn, không có một phái đoàn nào phản đối.

Sự im lặng lại càng trở nên khó hiểu hơn nữa khi trong bản tuyên bố ngày 5/5/1952 về hòa ước mà Trung Hoa Dân Quốc đã ký với Nhật Bản ngày 28/4/1952, Chu Ân Lai không nói gì đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mặc dù hai quần đảo này đã được đề cập tới trong điều 2 của hòa ước như sau :

"Ðiều 2. Hai bên nhìn nhận là theo điều 2 Hòa ước với Nhật Bản ký ngày 8 tháng chín năm 1951 tại San Francisco ở Hoa Kỳ, Nhật Bản đã khước từ mọi quyền, danh nghĩa hay đòi hỏi liên quan đến Ðài Loan (Formosa) và Bành Hồ (the Pescadores), cũng như quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa".

Theo điều khoản này, Nhật Bản chỉ nhắc lại việc khước từ chứ không nói rõ là Nhật Bản hoàn trả hai quần đào này cho Trung Hoa Dân Quốc. Chính vì vậy trên trang mạng Japan Focus ngày 21/03/2009 đăng nghiên cứu của Kimie Hara cho rằng các vụ tranh chấp trên Thái Bình Dương từ Đông Bắc xuống Đông Nam Á, gồm cả vùng Trường Sa, là di sản của Hiệp ước San Francisco năm 1951.Bài viết nói các cường quốc sau Thế Chiến 2 đã không ghi rõ chi tiết chủ quyền nhiều đảo và quần đảo qua việc đặt tuyến phân ranh giới Acheson Line. Sau đó, tác động của việc hoạch định lằn ranh bao vây nước Trung Hoa cộng sản và Bắc Triều Tiên lại tạo thêm sự phức tạp cho vấn đề. Tác giả cho rằng nay, để giải quyết các vấn đề, mọi bên đều cần có sự nhượng bộ và giải pháp đa phương, gồm cả Nhật Bản, nước thua trận trong Thế Chiến 2.

Kết luận

Chính phủ Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng khẳng định chủ quyền của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa. Mới đây nhất, ngày 25/5/2023, trả lời câu hỏi phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Trung tâm Bảo đảm an toàn hàng hải (Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc) tiến hành lắp đặt ba phao đèn báo hiệu tại một số thực thể thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nhấn mạnh : "Việc lắp đặt phao đèn báo hiệu tại các thực thể ở quần đảo Trường Sa mà không được sự đồng ý của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, vì vậy không có giá trị pháp lý".

Tất cả các vấn đề trên là quá rõ ràng, những luận cứ và luận chứng mà Chính phủ Trung Quốc đưa ra trong vấn đề hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam chỉ có thể lừa được một số người chứ không thể phủ nhận được các văn kiện của Bản Tuyên cáo Cairo, Thỏa ước Yalta, bản Tuyên ngôn Potsdam và sự thật lịch sử. Chính phủ Trung Quốc hãy chấm dứt ngay mọi hành động xâm lược lãnh thổ của Việt Nam.

Đinh Kim Phúc

Nguồn : RFA, 26/05/2023

Additional Info

  • Author Đinh Kim Phúc
Published in Diễn đàn

Biển Đông : Tàu Trung Quốc vẫn không rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam

Trọng Nghĩa, RFI, 26/05/2023

Chỉ 24 tiếng đồng hồ sau khi Hà Nội lên tiếng đòi Bắc Kinh rút tàu của Trung Quốc khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông, Bắc Kinh hôm 26/05/2023, đã bác bỏ yêu cầu của phía Việt Nam, cho rằng tàu Trung Quốc chỉ hoạt động "bình thường" trong vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc.

nangluc1

Ảnh tư liệu chụp ngày 15/05/2014 : Tàu Hải cảnh Trung Quốc (trắng) và tàu cảnh sát biển Việt Nam (xanh lơ) đối đầu nhau tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981 ở Biển Đông. AP - Hau Dinh

Theo hãng tin Anh Reuters, trong cuộc họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh, khi trả lời câu hỏi về việc Hà Nội yêu cầu tàu Trung Quốc rời khỏi vùng biển của Việt Nam, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh khẳng định : "Các tàu liên quan của Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động bình thường trong phạm vi quyền tài phán" của Trung Quốc. Phát ngôn viên này không ngần ngại đe dọa Việt Nam, khi cho biết là Bắc Kinh đã duy trì liên lạc với các bên liên quan và sẽ bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của mình.

Theo ghi nhận của Reuters, vào hôm qua, 25/05, Hà Nội đã có một tuyên bố công khai hiếm hoi tố cáo tàu khảo sát Trung Quốc Hướng Dương Hồng 10, cùng các tàu hộ tống bao gồm tàu Hải Cảnh và tàu cá, xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời yêu cầu Bắc Kinh rút các tàu này ra khỏi vùng biển của Việt Nam. Theo phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam Phạm Thu Hằng, Trung Quốc phải tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam.

Reuters trích dẫn ông Ray Powell, người đứng đầu Dự Án Myoushu của Đại Học Mỹ Stanford về Biển Đông, cho biết là tàu Trung Quốc bắt đầu hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ ngày 07/05 vừa qua gần các lô dầu khí mà Việt Nam cùng với Nga khai thác.

Theo ông Powell, hôm qua, ngay khi bị Việt Nam yêu cầu rời đi, tàu Trung Quốc đang ở khu vực lô 129, do Vietgazprom điều hành. Hôm nay, Trung Quốc vẫn phớt lờ yêu cầu của Việt Nam, tàu Hướng Dương Hồng và 5 tàu hộ tống lại đi vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, gần các lô khí đốt mà các công ty Nga khai thác. Đội tàu Trung Quốc đã bị 2 tàu kiểm ngư của Việt Nam theo sát ở khoảng cách 200-300 mét.

Cũng theo Reuters, dữ liệu của nhóm Dự Án Đại Ký Sự Biển Đông, một tổ chức phi lợi nhuận độc lập, cho thấy là kể từ ngày 07/05, tàu nghiên cứu của Trung Quốc, đôi khi được hàng chục tàu hộ tống, đã di chuyển phần lớn qua lô khí đốt 04-03, do Vietsopetro, một liên doanh giữa Zarubezhneft và PetroVietnam, vận hành.

Tàu Trung Quốc cũng thường xuyên đi qua các lô 132 và 131 mà Việt Nam đã cấp phép cho Vietgazprom, một liên doanh giữa tập đoàn Nga Gazprom và PetroVietnam. Đây là hai lô mà Trung Quốc cho là nằm trong vùng biển của họ và đã cho đấu thầu để cấp phép khai thác.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, bao gồm cả các khu vực nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Trọng Nghĩa

************************

Việt Nam phản đối Trung Quốc cho lắp đặt phao đèn báo hiệu tại quần đảo Trường Sa

RFA, 26/05/2023

Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 25/5 lên tiếng phản đối việc Trung Quốc cho lắp đặt ba phao đèn báo hiệu tại khu vực quần đảo Trường Sa đang tranh chấp giữa các nước, gọi đây là hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này.

tau2

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.

Hôm 24/5, Trung tâm Bảo đảm an toàn hàng hải, Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc lắp đặt ba phao đèn báo hiệu tại một số thực thể ở quần đảo Trường Sa bao gồm Đá Cá Nhám, Đá Ba Đầu và Đá Gaven.

thông báo của Bộ Giao thông Trung Quốc cho biết, các thiết bị này để đảm bảo sự an toàn đi lại của tàu thuyền.

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nhấn mạnh : "Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa, cũng như quần đảo Hoàng Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.

Việc lắp đặt phao đèn báo hiệu tại các thực thể ở quần đảo Trường Sa mà không được sự đồng ý của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, vì vậy không có giá trị pháp lý.

Người đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam yêu cầu các bên liên quan không có hành động làm phức tạp tình hình, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, tôn trọng luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biến Đông (DOC), giữ gìn môi trường hòa bình, ốn định và hợp tác ở Biển Đông".

Trước đó, vào hồi đầu tháng này, Philippines cũng đã thả các phao định vị mang cờ của nước này trong khu vực đặc quyền kinh tế của Philippines.

Tuần duyên Philippines hôm 14/5 cho biết nước này đã thả năm phao định vị hàng hải tại năm khu vực ở Biển Đông bao gồm Đá Ba Đầu và cụm Sinh Tồn của quần đảo Trường Sa, nơi Việt Nam cũng đòi chủ quyền.

Việt Nam sau đó cũng đã lên tiếng phản đối hành động này của Philippines.

***************************

Tàu Trung Quốc phớt lờ yêu cầu của Việt Nam về việc rời khỏi khu vực gần mỏ khí đốt của liên doanh Việt - Nga

Reuters, VOA, 26/05/2023

Một tàu nghiên cứu của Trung Quốc và năm tàu hộ tống vẫn còn ở trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam hôm thứ Sáu (26/5) gần các lô khí đốt do các công ty Nga khai thác ở Biển Đông, một ngày sau khi Việt Nam yêu cầu các tàu này rời đi, theo Reuters.

bd1

Tàu nghiên cứu Hướng Dương Hồng 10 (Xiang Yang Hong 10), với sự hộ tống của hai tàu hải cảnh 4303 và 5303 cùng một số tàu dân quân biển đã đi vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.

Tàu Hướng Dương Hồng 10 (Xiang Yang Hong 10) của Trung Quốc bắt đầu hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào ngày 7/5, đánh dấu sự xâm phạm đáng kể nhất kể từ năm 2019, theo ông Ray Powell, người đứng đầu Dự án Myoushu trên Biển Đông của Đại học Stanford, Mỹ.

Ông Powell nói hành vi của Trung Quốc và phản ứng của Việt Nam là một "sự leo thang đáng lo ngại".

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết các vùng biển giàu năng lượng ở Biển Đông, bao gồm cả các khu vực nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Cuộc đối đầu năm 2019 kéo dài hơn ba tháng và chủ yếu nhắm vào một lô do công ty dầu mỏ nhà nước Nga Rosneft điều hành. Chưa đầy hai năm sau đó, Rosneft đã bán lô này của mình ở Biển Đông cho công ty Zarubezhneft do nhà nước Nga sở hữu, công ty vận hành một số mỏ khí đốt đang diễn ra tranh chấp.

Trong những tuần qua kể từ ngày 7/5, tàu nghiên cứu Trung Quốc, đôi khi có hàng chục tàu hộ tống, đã di chuyển phần lớn qua lô khí đốt 04-03, do Vietsovpetr, một liên doanh giữa Zarubezhneft và PetroVietnam, theo dữ liệu của Sáng kiến Biên niên sử Biển Đông (SCSCI), một tổ chức phi lợi nhuận độc lập theo dõi sự vận hành của tàu thuyền, cung cấp cho Reuters.

Tàu nghiên cứu này cũng thường xuyên đi qua các lô 132 và 131 mà Việt Nam đã cấp phép cho Vietgazprom, một liên doanh giữa tập đoàn khổng lồ Gazprom của Nga và PetroVietnam.

Ba công ty nêu trên và đại sứ quán Nga tại Hà Nội không trả lời ngay lập tức các yêu cầu bình luận của Reuters.

Trả lời câu hỏi về sự phản đối này [của Việt Nam], bà Mao Ninh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho biết Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và các vùng biển lân cận, cũng như quyền tài phán đối với các vùng biển liên quan.

"Các tàu liên quan của Trung Quốc thực hiện các hoạt động bình thường dưới quyền tài phán của Trung Quốc. Điều đó phù hợp và hợp pháp, và không có chuyện đi vào vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác", bà nói trong một cuộc họp báo thường kỳ.

Bà Mao cho biết Trung Quốc đã duy trì liên lạc với các bên liên quan về vấn đề này và muốn hợp tác với họ để "cùng nhau bảo vệ hòa bình và ổn định của Biển Đông", đồng thời nói thêm rằng Trung Quốc "chắc chắn sẽ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình".

Hôm thứ Năm (25/5), khi Việt Nam đưa ra một tuyên bố công khai hiếm hoi yêu cầu các tàu Trung Quốc rời đi khi các tàu này đang ở lô 129, cũng do Vietgazprom điều hành, theo ông Powell.

"Việt Nam yêu cầu các cơ quan liên quan phía Trung Quốc tuân thủ nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, chấm dứt ngay hoạt động xâm phạm, rút tàu Hướng Dương Hồng 10 và các tàu hải cảnh, tàu cá ra khỏi vùng biển Việt Nam, tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam", phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nêu rõ trong tuyên bố của chính phủ.

Tuyên bố này được đưa ra sau chuyến thăm Hà Nội hôm thứ Hai (22/5) của cựu Tổng thống Nga và Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev.

Nhận định về động thái mới nhất này, nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc ở Tp. Hồ Chí Minh, chia sẻ với VOA hôm 26/5:

"Đây là một phép thử của Trung Quốc xem Nga có đồng ý rút ra khỏi khu vực khai thác này hay không, hay là vẫn tiếp tục khai thác bất chấp sự đe dọa của Trung Quốc, và Trung Quốc cũng đang chờ Nga lên tiếng về việc này".

"Chúng ta cũng thấy rõ rằng chuyến thăm của ông Medvedev đến Hà Nội, tôi nghĩ rằng cũng có khả năng hai bên Việt Nam và Nga đã có những ý kiến về vấn đề này!", ông Phúc nêu nhận định cá nhân.

Ông Powell cho biết hai tàu kiểm ngư Việt Nam hôm thứ Sáu (26/5) đã theo dõi các tàu Trung Quốc ở khoảng cách 200-300 mét, đồng thời lưu ý rằng các tàu Trung Quốc đã di chuyển đến một khu vực liền kề với các tàu do các công ty Nga điều hành, theo Reuters.

Theo quy tắc quốc tế, các tàu thuyền được phép đi qua vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia khác, nhưng các hoạt động này của Trung Quốc từ lâu đã bị Việt Nam và các quốc gia khác có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, bao gồm cả Philippines và Malaysia, coi là hoạt động manh tính thù địch.

(Bài viết sử dụng bản tin của Reuters)

***************************

Các tàu Trung Quốc phớt lờ yêu cầu rút khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam

RFA, 26/05/2023

Một tàu nghiên cứu của Trung Quốc và năm tàu hộ tống vẫn còn trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam hôm 26/5 gần các lô khí đốt do các công ty Nga khai thác ở Biển Đông, một ngày sau khi Hà Nội thúc giục các tàu này rời đi.

bd2

Đường đi của tàu Hướng Dương Hồng của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ ngày 7 đến 26/5/2023 - MarineTraffic/RFA

Tàu Xiang Yang Hong 10 (Hướng Dương Hồng 10) của Trung Quốc bắt đầu hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào ngày 7/5, đánh dấu sự xâm phạm đáng kể nhất kể từ năm 2019, theo Ray Powell, người đứng đầu Dự án Myoushu của Đại học Stanford về Biển Đông.

Ông nói hành vi của Trung Quốc và phản ứng của Việt Nam là một "sự leo thang đáng lo ngại".

Cuộc đối đầu năm 2019 kéo dài hơn ba tháng và phần lớn nhắm vào một lô do công ty dầu mỏ Rosneft của nhà nước Nga vận hành. Chưa đầy hai năm sau đó, Rosneft đã bán tài sản của mình ở Biển Đông cho công ty nhà nước Zarubezhneft cũng của Nga, công ty vận hành một số mỏ khí đốt đang diễn ra tranh chấp.

Trong những tuần qua kể từ ngày 7/5, tàu nghiên cứu Trung Quốc, đôi khi có hàng chục tàu hộ tống, đã di chuyển phần lớn qua lô khí đốt 04-03, do Vietsovpetro, một liên doanh giữa Zarubezhneft và PetroVietnam, vận hành, theo dữ liệu theo dõi tàu biển được chia sẻ với Reuters bởi Dự án Đại Sự Ký Biển Đông (SCSCI), một tổ chức phi lợi nhuận độc lập.

Tàu này cũng thường xuyên đi qua các lô 132 và 131 mà Việt Nam đã cấp phép cho Vietgazprom, một liên doanh giữa tập đoàn khổng lồ Gazprom của Nga và PetroVietnam. Trung Quốc đã đưa ra các hồ sơ dự thầu cạnh tranh để cấp phép cho hai lô đó.

Ba công ty và đại sứ quán Nga tại Hà Nội đã không trả lời ngay lập tức các yêu cầu bình luận của Reuters.

Hôm thứ năm, khi Việt Nam đưa ra một tuyên bố công khai hiếm hoi yêu cầu các tàu này rời đi, thì các tàu này đang ở lô 129, cũng do Vietgazprom điều hành, theo ông Powell.

Tuyên bố này được đưa ra sau chuyến thăm Hà Nội hôm thứ hai của cựu Tổng thống Nga và Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev.

Ông Powell cho biết hai tàu kiểm ngư Việt Nam hôm 26/5 đã theo dõi các tàu Trung Quốc ở khoảng cách 200-300 mét, đồng thời lưu ý rằng các tàu Trung Quốc đã di chuyển đến một khu vực liền kề với các tàu do các công ty Nga điều hành.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 26/5 nói rằng họ đã duy trì liên lạc với các bên liên quan và sẽ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, sau khi Việt Nam cáo buộc một tàu khảo sát dầu khí của Trung Quốc và các tàu hộ tống vi phạm chủ quyền của họ.

Bà Mao Ning, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho biết trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 26/5 khi trả lời câu hỏi về việc Việt Nam yêu cầu tàu Trung Quốc rời khỏi Biển Đông :

"Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và các vùng biển lân cận, đồng thời có quyền tài phán đối với các vùng biển liên quan.

Các tàu liên quan của Trung Quốc thực hiện các hoạt động bình thường dưới quyền tài phán của Trung Quốc, điều đó hợp pháp và hợp lệ, đồng thời không có vấn đề gì khi đi vào vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia khác.

Chúng tôi đã duy trì liên lạc với các bên liên quan về vấn đề Biển Đông. Chúng tôi sẵn sàng giải quyết thỏa đáng những khác biệt hiện có thông qua đối thoại và tham vấn. Chúng tôi muốn cùng nhau bảo vệ hòa bình và ổn định ở Nam Hải (Biển Đông-PV). Trong khi chờ đợi, chúng tôi chắc chắn bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của Trung Quốc".

*************************

Diễn biến nhanh của Trung Quốc ở Biển Đông và ứng phó của Việt Nam

RFA, 24/05/2023

Trung Quốc trong gần cả tháng nay tăng cường hoạt động trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

bd3

Tàu Trung Quốc áp sát tàu Cảnh sát biển Việt Nam trên Biển Đông - Reuters

Lâu nay, Việt Nam đã có những ứng phó như tìm cách đa dạng hóa nguồn cung vũ khí để đối phó với sự quấy nhiễu ngày càng tăng của Trung Quốc trên Biển Đông. Tuy nhiên, hành động của Hà Nội liệu có thể bắt kịp chuyển động của Bắc Kinh ?

Diễn biến mới nhất

Từ hôm 7/5 đến nay, Trung Quốc cho tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 vào hoạt động khảo sát trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Trong đợt khảo sát này, có thời điểm tàu Hướng Dương Hồng 10 cách đường cơ sở Việt Nam chỉ khoảng hơn 50 hải lý.

Hôm 13/5, con tàu này rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Hôm 15/5, tàu Hướng Dương Hồng 10 lại rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam một lần nữa và xuất hiện ở gần khu vực Đá Chữ Thập. Đến 17/5, nó bắt đầu quay trở lại vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.

Việt Nam, vào ngày 18/5, lên tiếng phản đối Trung Quốc về những hoạt động gần đây của nước này tại khu vực Biển Đông, nói rằng "Việt Nam đã và đang triển khai các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của mình".

Cập nhật về tình hình hiện tại, một nhà nghiên cứu Biển Đông, yêu cầu giấu danh tính cho biết, đến ngày 25/5, Trung Quốc vẫn duy trì tàu nghiên cứu khoa học Hướng Dương Hồng 10 cùng một tàu cảnh sát biển của nước này và một số tàu dân binh có mặt trong vùng biển đặc quyền của Việt Nam :

"Hôm nay lại đưa thông tin thêm là một tàu hải tuần của Trung Quốc đã đi vào trong khu vực gần Bãi Tư Chính.

Còn bên Việt Nam thì có một tàu cảnh sát biển và hai tàu kiểm ngư theo dõi, bám sát theo tàu này của Trung Quốc. Báo chí trong nước thì không được đưa tin về vấn đề này.

Có lẽ chính phủ Việt Nam một mặt muốn giữ quan hệ tốt với Trung Quốc, thứ hai là chuyện Trung Quốc cho tàu vào quấy nhiễu vùng đặc quyền kinh tế từ lâu lắm rồi, cho nên họ cũng chấp nhận đó là một chuyện bình thường".

Tương quan lực lượng

Vị chuyên gia giấu tên đánh giá rằng về tương quan lực lượng trên biển hiện nay giữa hai nước thì đương nhiên là Trung Quốc mạnh hơn nhiều. Không chỉ đối với Việt Nam mà tất cả các quốc gia ở Đông Nam Á cũng không thể so sánh được sức mạnh về lực lượng tàu so với Trung Quốc. Tuy nhiên :

"Trong lúc này, không ai muốn mang hải quân ra cả. Các nước chỉ sử dụng những tàu gọi là hành pháp mà thôi, chứ nếu mang hải quân ra thì chắc chắn là hành động gây chiến rồi".

Chuyên gia về quan hệ quốc tế, an ninh quốc phòng Nguyễn Thế Phương bình luận với RFA rằng hiện nay, trong quá trình hiện đại hóa quân đội, Việt Nam đang cố gắng phát triển đồng bộ vũ khí lục quân và hải quân, nhưng vẫn ưu tiên những vấn đề liên quan đến an ninh trên Biển Đông, vì đây là vấn đề lợi ích cốt lõi :

"Đối tượng tranh chấtrên Biển Đông của Việt Nam hiện nay rõ ràng nhất là Trung Quốc. Nếu nhìn vào nguồn lực thì rõ ràng là nguồn lực của Việt Nam không thể bằng của Trung Quốc, và Việt Nam hiện tại cố gắng biến năng lực của mình càng hiện đại càng tốt, chứ việc đuổi theo năng lực của Trung Quốc là điều không thể".

Ông Thế Phương cho biết, đơn thuần về mặt số lượng, vũ khí trên biển của Việt Nam chắc chỉ bằng một phần ba so với Trung Quốc, nhưng cũng cần phải tính tới hai yếu tố quan trọng khác. Thứ nhất là yếu tố con người và thứ hai là học thuyết.

Yếu tố con người là chuyện Việt Nam mua vũ khí rồi nhưng có đủ năng lực để sử dụng hay không. Còn học thuyết là những chỉ dẫn cách quân đội chiến đấu trong một cuộc chiến.

Hiện đại hóa quân sự chậm lại

Để đối phó với Trung Quốc trên Biển Đông, Việt Nam cần phải đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa quân sự. Tuy nhiên, theo ông Phương, quá trình này đang bị chậm lại.

Thứ nhất là do thiếu tiền ; thứ hai là do quốc gia cung cấp vũ khí lớn nhất là Việt Nam là Nga đang gặp khó khăn bởi cuộc chiến trang Nga - Ukraine.

Do đó, Việt Nam hiện buộc phải đi tìm các đối tác mới. Tức là, toàn bộ quá trình tương tác với đối tác mới phải làm lại từ đầu, phải đi xem người ta bán cái gì, các quy trình mua bán như thế nào, chưa kể là còn các yếu tố chính trị khác nữa…

"Mà trong khi tình hình trên biển đó lại diễn biến quá nhanh dẫn đến phản ứng chính sách Việt Nam chưa theo kịp. Nó khiến cho quá trình hiện đại hóa quân sự chậm lại khá nhiều".

Lý giải thêm về diễn biến quá nhanh trên Biển Đông, ông Thế Phương lấy ví dụ :

"Thứ nhất là cường độ hiện diện của Trung Quốc ngày càng nhiều, ngày càng dồn dập so với cách đây năm năm. Các tàu cá, hải cảnh, tập trận và các quốc gia khác cũng đưa tàu qua lại ở khu vực này rất nhiều.

"Thứ hai là quá trình hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc rất nhanh, không chỉ về mặt công nghệ mà còn về mặt tổ chức và cách triển khai lực lượng ở trên thực địa quá nhanh và nó khiến cho các nước nhỏ như Việt Nam, với nguồn lực như hiện nay không thể theo kịp".

bd4

Một gian hàng vũ khí của công ty an ninh Czech, tại Triển lãm Quốc phòng Việt Nam 2022 ở Hà Nội. Ảnh : Reuters

Đa dạng hóa nguồn cung

Do Nga đang bị các nước phương Tây bao vây, cô lập cho nên Việt Nam buộc phải đa dạng hóa nguồn cung vũ khí. Theo chuyên gia Biển Đông giấu tên cho biết :

"Nguồn cung vũ khí cho Việt Nam đang gặp khó khăn thì Việt Nam phải tìm nguồn khác mà nó phải tương thích với hệ thống vũ khí đó, và Ấn Độ và Czech chính là hai nước mà Việt Nam đang nhắm tới".

Theo ông Nguyễn Thế Phương, với nhu cầu cấp bách ở Biển Đông như hiện nay thì Việt Nam không thể nào không chỉ dựa vào vũ khí từ Nga. Cho nên gần đây, Việt Nam đã có động thái đàm phàn với Czech hay đi sang Hàn Quốc để các nước này bán vũ khí cho Việt Nam.

Hồi tháng tư vừa qua, Việt Nam đàm phán mua thêm khí tài từ Cộng hòa Czech. Nước này được xem có thể đáứng nhu cầu an ninh ngày càng tăng của Việt Nam, khi mà các hãng quân sự Czech có khả năng vượt trội trong cung cấp những khí tài cho vũ khí của Nga ; cũng như sản xuất được những trang thiết bị mới tương thích với các loại vũ khí thời Sô viết. Hiện kho vũ khí của Việt Nam có đến 80% là do Nga cung cấp.

Vào tháng 12/2022, lãnh đạo Việt Nam đến thăm Hàn Quốc để nâng cấp quan hệ hai nước. Bước tiến về ngoại giao này có thể và thúc đẩy đầu tư và bán vũ khí của Hàn Quốc cho Việt Nam, cam kết gia tăng hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh hàng hải, trật tự - trị an và công nghệ.

Phòng tránh chiến tranh từ xa

Ngoài chuyện đa dạng hóa nguồn cung vũ khí, Việt Nam còn thực hiện một số biện pháp khác để đối phó với Trung Quốc.

Về mặt quân sự, ông Thế Phương cho biết Việt Nam đang tự chế vũ khí ở trong nước, đặc biệt là các loại vũ khí dễ làm để hạn chế nhập khẩu, để dành nguồn lực cho chuyện khác. Thứ hai là gia hạn các loại vũ khí đã cũ :

"Ví dụ như cái máy bay mới bị rớt. Đáng lẽ cái máy bay đó đã về hưu rồi, nhưng mà Việt Nam tăng hạn để dùng, nhưng khi tăng hạn đồ cũ thì rơi là một điều có thể kể dự tính trước, không có gì ngạc nhiên cả".

Ngoài ra, từ năm năm trở lại đây, Việt Nam đẩy mạnh các hoạt động giao lưu quốc phòng. Nó cũng tạo ra một cái thế giúp tăng cường kết nối, nâng cao năng lực của Việt Nam.

Về mặt ngoại giao, Việt Nam thực hiện chiến lược "ngăn chặn chiến tranh từ sớm từ xa". Theo ông Thế Phương, đây là một vấn đề về mặt ngoại giao, Việt Nam phải làm sao cân bằng mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ.

"Với một nước nhỏ như Việt Nam thì Việt Nam kỳ vọng những việc làm về mặt đối ngoại sẽ ngăn chặn một cuộc xung đột có thể xảy ra ở Biển Đông, để không phải dùng tới lực lượng quân sự, vốn nói trắng ra là nếu đánh nhau là sẽ thua".

************************

Trung Quốc triển khai ba thiết bị cố định để định vị tại khu vực quần đảo Trường Sa

RFA, 24/05/2023

Trung Quốc vừa triển khai ba thiết bị định vị quanh khu vực quần đảo Trường Sa đang tranh chấp giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng.

bd5

Tàu của Trung Quốc neo ở Đá Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa hôm 22/4/2023 - AFP

Reuters dẫn thông báo của Bộ Giao thông Trung Quốc hôm 24/5 cho biết trung tâm an ninh biển Biển Đông của nước này đã đặt ba thiết bị gần Đá Cá Nhám, Đá Ba Đầu và Đá Gaven thuộc quần đảo Trường Sa.

Thông báo cho biết, các thiết bị này để đảm bảo sự an toàn đi lại của tàu thuyền.

Hồi đầu tháng này, Philippines cũng đã thả các phao định vị mang cờ của nước này trong khu vực đặc quyền kinh tế của Philippines.

Tuần duyên Philippines hôm 14/5 cho biết nước này đã thả năm phao định vị hàng hải tại năm khu vực ở Biển Đông bao gồm Đá Ba Đầu và cụm Sinh Tồn của quần đảo Trường Sa, nơi Việt Nam cũng đòi chủ quyền.

Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khi được hỏi về phản ứng của Việt Nam trước động thái này của Philippines đã khẳng định: "Việt Nam yêu cầu các bên liên quan tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, tôn trọng luật pháp quốc tế, Tuyên bố chung về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), có đóng góp thiết thực và tích cực cho việc duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông cũng như tạo môi trường thuận lợi cho đàm phán Bộ quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC)".

***************************

Trung Quc đt ba đèn hiu đnh hướng Bin Đông

Reuters, VOA, 24/05/2023

Trung Quc đã đt ba đèn hiu đnh hướng xung quanh qun đo Trường Sa có tranh chp vi nhiu nước Bin Đông.

den01

Trung tâm an ninh hàng hi BiĐông ca Trung Quốc cho biếtđãđt ba đèn hiu gn Irving Reef (Đá Cá Nhám), Whitson Reef (Đá Ba Đu) và Gaven Reef (Đá Ga Ven) thuc quđo Trường Sa - Ảnh minh họa 

Bc Kinh có đng thái này sau khi Philippines đt các phao đnh hướng hi đu tháng này nhm tuyên b ch quyn ca mình đi vi khu vc.

B Giao thông vn ti Trung Quc hôm 24/5 cho biết rng trung tâm an ninh hàng hi Bin Đông ca nước này đã đt ba đèn hiu gn Irving Reef (Đá Cá Nhám), Whitson Reef (Đá Ba Đu) và Gaven Reef (Đá Ga Ven) thuc qun đo Trường Sa, vn bao gm nhiu đo nh, bãi đá ngm và bãi cn.

B này nói rng vic đt đèn hiu nhm "đm bo an toàn cho hot đng và điu hướng ca các tàu".

Đu tháng này, Philippines cũng đã đt các phao đnh hướng mang quc k ca nước này trong vùng đc quyn kinh tế ca mình, bao gm c ti Whitson Reef, nơi hàng trăm tàu Trung Quc neo đu vào năm 2021.

Khi được hi v vic Philippines đã đt các phao đnh hướng 5 khu vc trong vùng đc quyn kinh tế ca nước này đ khng đnh ch quyn đi vi qun đo Trường Sa mà Vit Nam cũng tuyên b có ch quyn, Phó Phát ngôn viên B Ngoi giao Vit Nam Phm Thu Hng hôm 18/5 nói : "Vit Nam kiên quyết phn đi mi hành đng xâm phm ch quyn ca Vit Nam".

Vit Nam chưa lên tiếng v bước đi mi nht ca Trung Quc nhưng mi đây cũng đã ch trích hành đng Bin Đông ca mt tàu nghiên cu Trung Quc, nói rng rng tàu đó "xâm phm quyn ch quyn và quyn tài phán ca Vit Nam", và rng Vit Nam đang trin khai "các bin pháp phù hp" đ bo v các quyn ca mình.

Căng thng gn đây đã gia tăng ti các khu vc tranh chp Bin Đông, mt trong nhng tuyến hàng hi quan trng nht ca thế gii.

Trung Quc đã tuyên b ch quyn đi vi gn như toàn b Bin Đông, nơi Vit Nam, Đài Loan, Brunei, Malaysia và Philippines cũng tuyên b ch quyn.

Reuters

Nguồn : VOA, 24/05/2023

Additional Info

  • Author Trọng Nghĩa, Reuters, VOA, RFA
Published in Diễn đàn

Gần đây các động thái mới của Trung Quốc trên bán đảo Đông Dương và Biển Đông dường như đã tạo ra một thế trận mới bao quanh Việt Nam.

sucep1

Trung Quốc và Lào lần đầu tập trận từ ngày 9 đến 28 tháng 5, 2023 - Xinhua

Trung Quốc từ lâu đã phát triển căn cứ Hải quân Ream ở Campuchia. Hồi tháng 3/2023, Trung Quốc và Campuchia lần đầu tiên tổ chức tập trận chung. Từ ngày 9 đến 28/5/2023, Trung Quốc lần đầu tiên tổ chức tập trận chung với Lào. Trong khi Trung Quốc tập trận chung với Lào thì họ cũng đồng thời cho tàu khảo sát Xiang Yang Hong-10 xâm nhập sâu vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam từ hôm 7/5/2023, và hoạt động liên tục nhiều đợt từ đó đến nay. Đồng thời, Trung Quốc cũng thực thi lệnh cấm đánh cá trên Biển Đông đến hết mùa hè năm nay. 

sucep2

Các tàu Việt Nam CSB 7011, Kiểm Ngư 465 và 468 giám sát hoạt động của Xiang Yang Hong-10 khi nó quay trở lại hôm 17/5/2023. (Marine Traffic/ RFA)

Nhà nghiên cứu Raymond Powell ở Đại học Stanford chia sẻ với RFA nhận xét của mình về các hoạt động tăng cường của Trung Quốc xung quanh Việt Nam, cả trên lục địa ở phía tây và trên biển ở phía đông. 

"Tại Campuchia, việc Trung Quốc phát triển Căn cứ Hải quân Ream, cũng như Sân bay Quốc tế Dara Sakor gần đó, cả hai căn cứ này đều là những điểm triển khai tác chiến tiềm năng cho lực lượng hải quân và không quân Trung Quốc. Tôi chắc chắc muốn nói rằng Việt Nam nên hết sức quan tâm và nên cảnh giác với những dấu hiệu cho thấy Campuchia có ý định mở rộng quyền tiếp cận cho các hoạt động quân sự của Trung Quốc đối với các căn cứ này.

Mục đích chính của Trung Quốc trong việc phát triển các căn cứ ở Biển Đông là phô diễn sức mạnh và kiểm soát không gian biển bằng cách sử dụng lực lượng hải quân, cảnh sát biển và dân quân biển".

Ông Nguyễn Thế Phương, nghiên cứu sinh tiến sỹ về An ninh Hàng hải và Hải quân ở Đại học UNSW Canberra, Úc, cũng nhận xét rằng căn cứ Hải quân Ream và Không quân Dara Sakor của Trung Quốc ở Campuchia thực sự có ý nghĩa chiến lược, vì chúng cách đảo Phú Quốc chỉ 20 hải lý (căn cứ Ream) và cách thị xã Hà Tiên khoảng 100 km. Những căn cứ này cũng giúp Trung Quốc dễ dàng kiểm soát Vịnh Thái Lan và vươn tầm ảnh hưởng tới eo biển Malacca. 

Tuy vậy, cả hai nhà nghiên cứu Raymon Powell và Nguyễn Thế Phương đều cho rằng Trung Quốc không có ý định tìm kiếm một cuộc xung đột quân sự lớn với Việt Nam vào thời điểm này. 

Ông Raymond Powell nói :

"Tôi không nghĩ rằng Trung Quốc muốn xung đột quân sự với Việt Nam. Thay vào đó, tôi nghĩ rằng họ tìm cách nâng cao thế trận chiến lược của mình để các nước láng giềng cảm thấy buộc phải ngày càng để Trung Quốc ra lệnh cho các điều khoản cam kết".

Ông Powell so sánh chiến thuật của Trung Quốc đối với Việt Nam với chiến thuật họ dùng với Phillipines. Đó là tăng cường các lực lượng quân sự áp sát biên giới trên biển hoặc trên bộ nhưng là để gây sức ép trên bàn đàm phán.

"Trung Quốc đã tìm kiếm một thỏa thuận phát triển mỏ khí đốt chung với Philippines tại Bãi Cỏ Rong. Tối cao Pháp viện Philippines đã phán quyết là thỏa thuận này bất hợp pháp vì Philippines đã bỏ quyền chủ quyền của mình trong vùng đặc quyền kinh tế. Trung Quốc nghĩ rằng họ có thể thuyết phục Philippines làm điều này bởi vì Trung Quốc mạnh hơn và có thể kiểm soát việc tiếp cận Bãi Cỏ Rong, do họ có lực lượng quân sự và bán quân sự lớn cũng như các căn cứ quân sự trên đảo Trường Sa như Đá Vành Khăn".

Ông Nguyễn Thế Phương cũng có nhận xét tương tự như vậy về chiến thuật của Trung Quốc. 

"Những gì Trung Quốc đang làm ở Ream, căn cứ hải quân ở Campuchia, chỉ là một phần của chiến lược vùng xám, mà đã là vùng xám thì tức là xây dựng căn cứ quân sự nhưng không phải để đánh nhau. Họ xây dựng các căn cứ đó để gây áp lực lên các nước khác trong đó có Việt Nam. 

Trung Quốc không dại gì mang quân, mang tàu đi đánh người khác lúc này. Bởi vì như thế sẽ tạo ra cớ cho các nước đối thủ can thiệp quân sự vào. Trong khi đó, với chiến thuật vùng xám, tiến dần dần theo cách "tằm ăn lá", họ có thể một mình một chợ để từng bước gây áp lực lên các nước trong khu vực". 

Ông Raymond Powell phân tích lệnh cấm đánh cá trên Biển Đông trong tổng thể chiến thuật vùng xám nói chung của Trung Quốc. 

"Trước hết chúng ta cần thấy là thực sự thì Biển Đông cần có một số loại quy chế có tính thường xuyên để chế tài việc đánh bắt cá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, cần có sự phối hợp một cách hợp lý và công bằng của tất cả các bên, trong khi đó, những gì Trung Quốc đang làm là hành động đơn phương. Họ đơn phương tuyên bố và đơn phương thực thi nó. 

Hành động đơn phương này diễn ra trong bối cảnh họ cũng đồng thời đưa ra yêu sách lãnh thổ. Bằng cách nói rằng chúng tôi cấm tất cả mọi hoạt động đánh bắt cá trên vĩ tuyến 12, họ thể hiện rằng họ có quyền điều chỉnh việc đánh bắt cá trên Biển Đông. Đây là cách họ nói với mọi người rằng Trung Quốc sở hữu không gian biển đó một cách chắc chắn. Bằng cách làm điều đó, họ thể hiện là mình đang làm một việc có ý nghĩa bảo tồn nguồn lợi thủy sản. Đồng thời hành động này cũng nhắm đến một điều chỉ một mình họ chấp nhận, đó là yêu sách không gian biển.

Tôi nghĩ rằng sẽ rất có ý nghĩa nếu Trung Quốc và ASEAN, hoặc thậm chí chỉ là một số quốc gia Đông Nam Á xung quanh Biển Đông, có thể cùng nhau thống nhất và đồng ý với các quy định đánh bắt cá hợp lý ở đây.

Thật không may, Trung Quốc đã đơn phương làm điều đó. Sẽ rất khó để họ quay lại và thừa nhận rằng các quốc gia khác cũng có tiếng nói khác". 

Trung Quốc từ những năm 2000 đã đặt ra chiến lược "tam chủng chiến pháp", gồm chiến tranh pháp lý, chiến tranh dư luận và chiến tranh tâm lý. Nhà nghiên cứu Raymond Powell phân tích lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc như một kiểu chiến tranh pháp lý. 

"Đó là những gì chúng ta sẽ gọi là luật ? Họ đơn phương đặt ra luật, về cơ bản là luật nội địa. Và rồi bằng cách áp dụng luật nội địa của mình cho các phần của Biển Đông, họ mặc nhiên tuyên bố rằng luật nội địa của Trung Quốc áp dụng cho không gian biển đó, ngay cả khi nó nằm trong toàn bộ yêu sách đường đứt đoạn 9 đoạn mà Trung Quốc ứng xử với nó như là vùng nội thủy. Họ muốn gửi một thông điệp rằng luật nội địa của họ là cái cần phải được xem xét, thực thi. 

Đối với người Trung Quốc thì Công ước của Liên Hiệp quốc về luật biển không áp dụng cho đường chín đoạn trên Biển Đông vì đây là lãnh thổ Trung Quốc. Họ muốn nói rằng họ không thể cho phép Luật biển Quốc tế quyết định những gì xảy ra ở Biển Đông".

Nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Phương cho rằng mặc dù Trung Quốc đang dần dần tạo sức ép lên Việt Nam từ cả phía đông và phía tây, nhưng ở phía tây, Việt Nam vẫn có thể bảo đảm là nguy cơ một cuộc tấn công kiểu như thời Khmer Đỏ là không cao. 

"Campuchia đã nghiêng hẳn sang phía Trung Quốc. Lào đang tập trận với Trung Quốc (từ ngày 9 đến 28 tháng 5, 2023) nhưng Lào hiện vẫn đỡ hơn. Để bảo đảm an ninh ở phía tây, Việt Nam không chỉ chuẩn bị về quân sự mà còn có các biện pháp kinh tế, ngoại giao, và cả gây ảnh hưởng.

Cả căn Ream ở Campuchi và sân bay Dara Sakor gần đó là cái Việt Nam theo dõi rất kĩ. Toàn bộ phía nam biển Đông, Vịnh Thái Lan và thậm chí cả eo biển Malacca sẽ nằm trong tầm theo dõi của họ. Sau khi hoàn thành các căn cứ ở Hoàng Sa, Trường Sa và giờ là Ream ở Campuchia thì Trung Quốc đã hoàn thành một chuỗi các căn cứ trên biển. 

Việt Nam cần tập trung vào hướng biển. Vì khả năng xảy ra một cuộc tấn công từ phía đất liền thì hoàn toàn không cao. Ở hướng tây, Việt Nam có thể xử lý bằng các mặt trận chính trị, đối ngoại, kinh tế chứ không chỉ bằng bằng quân sự. Nhưng phía biển Đông thì Việt Nam còn lúng túng với các biện pháp kinh tế, chính trị, đối ngoại của mình".

Nguồn : RFA, 18/05/2023

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam
Trang 1 đến 5