Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Đài Loan chỉ trích LHQ về việc ngăn đoàn nước này ở Geneva (RFA, 16/06/2017)

Bằng những lời lẽ thật cứng rắn, Bộ Ngoại giao Đài Loan phản đối việc Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở Geneve không cho 3 sinh viên Đài Bắc và vị giáo sư hướng dẫn họ vào nghe một cuộc tranh luận về nhân quyền.

dl1

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn phát biểu tại Văn phòng Tổng thống ở Đài Bắc vào ngày 13 tháng 6 năm 2017. AFP Photo

Thông cáo của Bộ Ngoại giao Đài Loan phổ biến hôm 16 tháng 6 viết rằng Liên Hiệp Quốc tự hào là một tổ chức đối xử bình đằng với mọi người, không phân biệt sắc tộc, quốc gia hay chính kiến, nhưng hành động của Cao ủy Nhân quyền đã đi ngược lại tôn chỉ đó.

Bộ Ngoại giao Đài Loan cho hay toán sinh viên Đài Bắc và vị giáo sư hướng dẫn họ bị Cao ủy Nhân quyền cấm cửa với lý do Đài Loan không phải mà một quốc gia, đòi hỏi những người này phải có chứng minh thư nhân dân do Trung Quốc cấp.

Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc không trả lời những câu hỏi liên quan đến chuyện này, nhưng một nhân viên Cao ủy nói với hãng thông tấn AFP rằng chỉ có công dân các nước thành viên Liên Hiệp Quốc mới được vào phòng hội để nghe tranh luận.

Hiện Đài Loan không phải là thành viên của Liên Hiệp Quốc, được nhiều quốc gia xem là một phần lãnh thổ của Trung Quốc.

*******************

Trung Quốc tiếp tục áp lực Đài Loan trong ngoại giao (RFA, 15/06/2017)

Viện dẫn lý do chỉ có một nước Trung Hoa và Bắc Kinh là đại diện chính thức, Trung Quốc đang áp lực 5 quốc gia không cho Đài Loan dùng từ Trung Hoa Dân Quốc khi mở văn phòng đại diện.

dailoan1

Tổng thống Đài Loan, bà Thái Anh Văn đang chịu áp lực của Bắc Kinh về ngoại giao

Tin này được Bộ Ngoại giao Đài Loan đưa ra ngày hôm 15 tháng 6, nói rõ Bắc Kinh đang gây áp lực với Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập, Bahrain, Ecuador, Jordan và Nigeria, là các nước không có quan hệ ngoại giao với Đài Bắc, nhưng cho phép Đài Loan mở văn phòng đại diện thương mại và văn hóa dưới tên văn phòng đại diện Trung Hoa Dân Quốc.

Đòi hỏi của Bắc Kinh là tất cả mọi quan hệ với Đài Loan đều chỉ được dùng tên Đài Loan hoặc Đài Bắc, nhắc lại đó chỉ là một tỉnh của Trung Quốc chứ không phải là một quốc gia độc lập. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng nhiều lần nói nếu cần, sẽ dùng cả biện pháp quân sự đối với Đài Loan để thống nhất đất nước.

Chưa rõ các nước bị Bắc Kinh áp lực sẽ giải quyết như thế nào.

Cũng cần nói thêm từ Trung Hoa Dân Quốc được sử dụng từ năm 1912, và tiếp tục được dùng sau khi Quốc Dân Đảng bị cộng sản Trung Hoa đánh bại trong cuộc chiến Quốc-Cộng hồi 1949, phải chạy ra Đài Loan.

*******************

Biểu tình lớn chống chính phủ ở Đài Bắc (RFA, 15/06/2017)

Tại Đài Bắc vào ngày 15 tháng 6, hàng chục ngàn cử tri Đài Loan đã tổ chức cuộc biểu tình ngay tại trụ sở Quốc Hội, đòi hỏi Tổng Thống Thái Anh Văn phải từ chức.

TAIWAN-POLITICS-LIFESTYLE-PROTEST

Những người biểu tình cầm ảnh chân dung Tổng thống Đài Loan Tsai Ing-wen bên ngoài Quốc hội ở Đài Bắc vào ngày 15 tháng 6 năm 2017.  AFP photo

Những người biểu tình nói rằng trong năm vừa qua, Bà Thái Anh Văn đã không làm tròn trách nhiệm, không lắng nghe tiếng nói của cử tri, đưa ra những chính sách không được người dân ủng hộ.

Cuộc biểu tình diễn ra trong lúc những cuộc thăm dò chính trị cho thấy uy thế của bà tổng thống Đài Loan đang xuống thấp, đặc biệt sau ngày bà đề nghị giảm tiền hưu trí.

Một việc khác cũng khiến chính phủ của Bà Thái Anh Văn gặp khó khăn là ý kiến công nhận hôn nhân đồng tính, trong khi các cử tri thuộc cánh bảo thủ chống đối.

Published in Châu Á

Biển Đông : Đài Loan tiếp tục quân sự hóa đảo Ba Bình  (RFI, 19/04/2017)

Hãng tin UPI hôm 18/04/2017, dẫn nguồn tin từ báo chí Đài Bắc, cho biết quân đội Đài Loan đề nghị tăng cường cho Ba Bình, đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam, Philippines và Trung Quốc đang tranh chấp.

dltq1

Đảo Ba Bình (Itu Aba) nhìn từ trên không. Ảnh chụp ngày 29/11/2016. REUTERS/Fabian Hamacher

Theo tờ Apple Daily, bộ Quốc Phòng Đài Loan dự định trang bị một hệ thống có thể phóng nhiều hỏa tiễn từ xa, có khả năng chống đổ bộ, sẽ là xương sống cho hệ thống phòng vệ bờ biển.

Đài Bắc cũng xem xét khả năng triển khai hệ thống vũ khí tầm ngắn XTR-102, trong đó có hai khẩu súng tự động T-75 20 ly. Taipei Times cho biết loại vũ khí này do Viện nghiên cứu quốc gia Trung Sơn (Chungshan) thiết kế, có thể điều khiển từ xa. Hiện trên đảo Ba Bình đã được trang bị pháo phòng không 40 ly, 120 ly và hỏa tiễn chống tăng AT-4.

Hãng thông tấn Trung ương Đài Loan dẫn lời phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Trần Trung Cát (Chen Chung Chi) nói rằng bộ này đã vạch ra "một kế hoạch chi tiết và hoàn chỉnh" để "bảo vệ vùng biển của Đài Loan". Các hình ảnh vệ tinh cho thấy các tháp pháo phòng không trên đảo Ba Bình từ tháng 9/2016.

Việc quân sự hóa Biển Đông đang diễn ra, chủ yếu từ phía Bắc Kinh. Trung Quốc đã xây các phi đạo và nhà chứa máy bay trên các đảo nhân tạo ở Trường Sa. Đầu tháng Tư, Bắc Kinh cho triển khai các chiến đấu cơ J-11 tại quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm từ tay quân đội Việt Nam Cộng Hòa năm 1974. Phía Việt Nam bố trí một hệ thống phòng không trên một đảo gần Đài Loan, còn Philippines có thể sẽ tập trận chung với Mỹ trong tháng Năm.

Đảo Ba Bình (Itu Aba Island) thuộc cụm Nam Yết ở quần đào Trường Sa, nằm trong địa phận tỉnh Bà Rịa của Việt Nam thời Pháp thuộc, bị quân Nhật chiếm làm căn cứ tàu ngầm trong Đệ nhị Thế chiến. Năm 1946 lợi dụng danh nghĩa giải giáp tàn quân Nhật, Trung Hoa Dân Quốc đã đổ bộ lên đảo Ba Bình.

Thụy My

********************

Quân đội Trung Quốc : Tập Cận Bình loan báo bước cải tổ thứ hai (RFI, 19/04/2017)

Với mục tiêu biến quân đội Trung Quốc thành một lực lượng tinh nhuệ có năng lực hợp đồng tác chiến cao hơn, sau khi hoàn thành giai đoạn một là cải tổ các cơ chế chỉ huy, vào hôm qua, 18/04/2017, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã loan báo bước cải cách thứ hai, thiết lập 84 đơn vị cấp trung gian. Theo giới quan sát, công việc cải tổ này cho phép ông Tập Cận Bình củng cố trong thực tế quyền kiểm soát quân đội.

dltq2

Một tầu ngầm của quân đội Trung Quốc.REUTERS

Trong một bản tin vào tối hôm qua, 18/04/2017 Tân Hoa Xã trích phát biểu của ông Tập Cận Bình với chỉ huy các đơn vị mới tại Bắc Kinh, theo đó công cuộc cải tổ được tiến hành "mang ý nghĩa sâu sắc và quan trọng trong việc xây dựng một quân đội đẳng cấp thế giới".

Cuộc cải tổ phản ánh nỗ lực trong nhiều năm qua của lãnh đạo Trung Quốc nhằm hiện đại hóa quân đội nước này, nhấn mạnh hơn trên những năng lực mới như chiến tranh mạng, chiến tranh thông tin và điện tử.

Báo Trung Quốc China Daily cho biết là bước cải tổ này tập trung trên một kiến trúc mới, bao gồm 84 đơn vị quân đội hỗn hợp, với sĩ quan chỉ huy mang quân hàm thiếu tướng hoặc chuẩn đô đốc, và quân số chọn lọc từ các lực lượng có sẵn trong quân đội, vì lẽ Trung Quốc đang thực hiện kế hoạch ban hành từ năm 2015 nhằm cắt giảm 300.000 quân.

Từ nay cho đến năm 2020, Trung Quốc sẽ xây dựng một cơ chế chỉ huy tác chiến hỗn hợp, sắp xếp lại các quân khu hiện có, đồng thời tiếp tục tinh giản số lượng binh lính, đặc biệt là trong các lực lượng phi chiến đấu.

Trong giai đoạn một của cuộc cải tổ, Trung Quốc đã giảm số lượng 7 quân khu trước đây thành 5 đại quân khu, đồng thời biến 4 tổng cục trong quân đội - bao gồm nhân sự, chính trị, hậu cần và vũ khí - thành 15 cơ quan. 84 đơn vị mới thành lập sẽ trực thuộc 15 cơ quan này.

Trả lời câu hỏi của hãng Reuters, tướng hồi hưu Hứa Quang Dụ (Xu Guangyu), chuyên viên nghiên cứu cấp cao tại Hiệp Hội Giải Trừ Quân Bị và Kiểm Soát Khí Giới tại Bắc Kinh, xác định đây là bước quan trọng thứ hai trong công cuộc cải tổ quân đội mà ông Tập Cận Bình chủ trương, nhắm vào các đơn vị cấp trung, sau khi đã hoàn thành đợt cải cách nhắm vào những cấu trúc cấp cao.

Cải tổ theo mô hình Mỹ ?

Do việc chi tiết về công cuộc cải tổ chưa được tiết lộ nhiều, giới phân tích quân sự nước ngoài chưa thể xác định tác động của tiến trình này đến năng lực chiến đấu của quân đội Trung Quốc. Richard Bitzinger, chuyên gia nghiên cứu về quân sự tại Trường Nghiên Cứu Quốc Tế S.Rajaratnam ở Singapore, cho rằng tác động có thể là tích cực, vì với các đơn vị nhỏ hơn, quân đội Trung Quốc có thể trở nên linh hoạt, nhanh nhẹn hơn.

Dường như Trung Quốc đã lấy ý tưởng từ cách tổ chức của quân đội Mỹ. Theo ông Bitzinger, các đơn vị quân đội mới của Trung Quốc có thể được trang bị để tự cung tự cấp, với các bộ phận tình báo pháo binh, công binh của riêng mình. Tuy nhiên, chuyên gia này thận trọng cho rằng để cho các thay đổi phát sinh hiệu quả, cần phải mất thêm nhiều thời gian nữa.

Song song với việc cải tổ cơ cấu, Trung Quốc cũng đã nhanh chóng nâng cấp các thiết bị quân sự và vũ khí của mình, trong bối cảnh Bắc Kinh ngày càng thêm quyết đoán trong việc áp đặt chủ quyền tại Biển Đông, cũng như tìm cách mở rộng sức mạnh quân sự ra nước ngoài.

Hải quân là lực lượng được Bắc Kinh ưu tiên phát triển, như lời thừa nhận mới đây của ông Vương Duy Minh (Wang Weiming), phó tổng tham mưu trưởng hải quân Trung Quốc, bên lề khóa họp thường niên của Quốc Hội Trung Quốc, theo đó Bắc Kinh đang tăng tốc phát triển thêm các loại tàu tuần dương, tàu khu trục và sẽ đẩy mạnh tuần tra trên biển, trên không.

Theo ghi nhận của Reuters, báo chí Trung Quốc hiện đang suy đoán là rất có thể quân đội Trung Quốc cho hạ thủy một hàng không mẫu hạm thứ hai, hoàn toàn made in China, vào ngày 23/04 tới đây, nhân kỷ niệm ngày thành lập lực lượng hải quân.

Trọng Nghĩa

*********************

Trung Quốc áp đặt tên cho 6 địa điểm ở vùng tranh chấp với Ấn Độ (RFI, 19/04/2017)

Bắc Kinh đã ban hành tên gọi chuẩn cho sáu địa điểm trong một khu vực đang tranh chấp với Ấn Độ. Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 19/04/2017 không ngần ngại xác định đó là hành động biểu thị chủ quyền của Trung Quốc tại vùng đó.

dltq3

Một bức tượng Phật tại Tawang, tây bắc bang Arunachal Pradesh, nơi có tu viện nổi tiếng cùng tên được xây dựng từ thế kỷ XVII. Ảnh chụp ngày 09/04/2017. REUTERS/Anuwar Hazarika

Theo ghi nhận của hãng tin Anh Reuters, vào tuần trước, bộ phụ trách các vấn đề dân sự của Trung Quốc đã công bố một danh sách sáu địa điểm tại vùng Arunachal Pradesh, một khu vực phía đông dãy núi Himalaya đang do New Delhi quản lý, nhưng bị Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền dưới tên gọi "Nam Tạng".

Danh sách này bao gồm tên Trung Quốc "chính thức" gọi các địa điểm đó, được viết bằng ba thứ tiếng Hoa, Tây Tạng và Anh ngữ.

Phát biểu vào hôm nay, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã cho rằng quyết định "chuẩn hóa địa đanh" đó hoàn toàn đúng đắn, vì phản ánh các tên gọi mà các dân tộc Trung Quốc, chẳng hạn như người Tây Tạng, từng sử dụng trong một thời gian dài.

Đối với phát ngôn viên Trung Quốc, các địa danh đó cũng "phản ánh và lý giải" được là các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với vùng "Nam Tạng" có cơ sở hiển nhiên về lịch sử, văn hóa và thẩm quyền hành chính.

Đầu tháng 4/2017, Bắc Kinh đã rất tức giận trước việc Ấn Độ cho phép lãnh tụ người Tây Tạng, đức Đạt Lai Lạt Ma, đến vùng Arunachal Pradesh sát biên giới với Trung Quốc. 

Các quan chức Ấn Độ đã bác bỏ những lời chỉ trích từ phía Trung Quốc, cho rằng đức Đạt Lai Lạt Ma là một lãnh đạo tôn giáo, chỉ đến thăm một nơi ông có tín đồ mà thôi.

Trọng Thành

Published in Châu Á

Các kế hoch tăng cường thao dượt quân s trên bin Đông có nhiu tranh chp ch quyn phía tây nam ca Đài Loan có th đy quc đo này dn sâu hơn vào mâu thun vi Trung Quc.

dailoan1

Tàu tuần duyên, trái, và tàu ch hàng Đài Loan tham gia mt cuc din tập tìm kiếm và cu h bin Đông, 29/11/2016.

Tổng thng Đài Loan Thái Anh Văn đang mo him vi mt thách thức mới đi vi Bc Kinh bng cách đy mnh kh năng quân s đ bo v lãnh th ca h trên Bin Đông có nhiu tranh chp ch quyn.

Bộ trưởng Quc phòng Phùng Thế Quan nói vi Quc hi ti Đài Bc hi tun trước rng hi quân ca Đài Loan, nước b cô lp về ngoại giao tuyên b ch quyn đi vi toàn b vùng bin và đang kim soát lãnh th ln nht trong đó, s tăng cường tun tra trong vùng bin rng 3,5 triu km vuông trong bi cnh sc mnh quân s ca Trung Quc ngày càng tăng. B trưởng Phùng cho biết hải quân cũng sẽ thao dượt chung vi không quân.

Ông nói thêm rằng hi quân s tăng cường tun tra thường xuyên hơn trên Bin Đông, và s din tp cu h nhân đo và bo v tàu thuyn đánh cá và vn ti ca Ðài Loan. Mt tàu khu trc trng ti 1.000 tn tham gia tuần tra đ bo v tàu thuyn ca Đài Loan.

Các chuyên gia lo ngại rng vic Ðài Loan s dng quân đi đ tiếp cn vi vùng bin giàu tài nguyên phía tây nam ca nước này có th khiến Bc Kinh gin d trong lúc quan h gia hai bên đang căng thng, còn Ðài Loan có ít sự h tr t bên ngoài.

Nhà phân tích Ross Feingold của Vin tư vn chính tr M có tr s ti Đài Bc cho biết :

"Đáp lại vic này, nếu Trung Quc có hành đng gì đó trên bin Đông, như thao dượt quân s, đưa tàu bè qua li, thì đó ch là mt s thay đi nh đi vi hin trng.

Như
ng nếu Trung Quc mun th hin không hài lòng đi vi Đài Loan, h có th tiến hành cuc thao dượt nhiu hơn na quanh đo Đài Loan như h đã làm hi gn đây, cho dù Đài Loan không thc s liên quan ti các tranh chp trên Bin Đông".

Trong tháng 12 năm ngoái và tháng 1 năm nay, tàu sân bay của Trung Quc đã lượn quanh Đài Loan, và tun trước Bc Kinh đã bay máy bay quân s vào vùng bin gn qun đo bên ngoài Nht Bn và phía đông ca Đài Loan. B Quc phòng Ðài Loan đã theo dõi c 2 đng thái này.

dailoan2

Tàu nạo vét ca Trung Quc trong vùng bin quanh đo Đá Vành Khăn, thuc qun đo Trường Sa Bin Đông, 21/5/2015.

Bắc Kinh tuyên b ch quyn đi với khong 95 phn trăm din tích Bin Đông. K t năm 2010, Trung Quc đã khiến Đài Loan cũng như 5 nước Đông Nam Á có tranh chp ch quyn lãnh hi bin Đông gin d bng vic san lp các đo trước đây không có người , xây dng căn c quân s trên đó và đưa tàu thuyn ca h vào các vùng tranh chp.

Các nước Đông Nam Á như Vit Nam và Philippines có th s dng quan h ngoi giao chính thc vi Trung Quc đ đàm phán tha thun. Nhưng Trung Quc tuyên b Đài Loan là mt phn ca lãnh th Trung Quc, mc dù Đài Loan đã t tr k t nhng năm 1940. S ly gián đó đã chn đng mi mi quan h ngoi giao chính thc.

Đài Loan, bị Trung Quc bao vây trong 7 thp k, khiến đo quc này không có mt mi quan h ngoi giao nào châu Á. Bà Thái đã có cuc nói chuyện ngn gn v an ninh vi Tng thng M Donald Trump vào tháng 12 va qua, nhưng Tng thng Trump đã không đưa ra du hiu h tr nào.

Cuộc đi thoi Trung Quc-Đài Loan không chính thc kéo dài 8 năm đã kết thúc sau khi bà Thái nhm chc vào tháng 5 năm ngoái với mt nhim v phi thn trng hơn đi vi Bc Kinh. Theo ông Jonathan Spangler, giám đc ca vin nghiên cu bin Đông có tr s ti Đài Bc, Trung Quc cũng đã "t chế không quy nhiu" ngư dân Đài Loan vào thi đim đó.

Ông nói thêm rằng vic liên hệ vi các nước khác trên bin "có th cho Bc Kinh lý do đ can thip bng mt cách thc có th gây phương hi đến li ích ca Đài Loan".

Nhà nghiên cứu Liu Fu-kuo v quan h quc tế ti Đi hc Quc gia Chengchi Đài Bc nói rng t mâu thun hin nay gia Trung Quc và Ðài Loan, Bc Kinh có th biến thành mt phn ng đi vi hot đng ca Đài Loan trên bin.

Ông Liu nói tại mt din đàn tin tc hôm th Sáu rng : "Tng thng Thái Anh Văn, cho dù các quan chc cp cao đã nói rt nhiu v các đim khác nhau trong chính sách Bin Đông, mi khi đ cp ti chuyn này, bà đu nói rng không có s thay đi".

Nhà nghiên cứu này nói : "Và đây là chính sách mà chính ph ca chúng tôi đang thc hin. Tôi hy vng bà (Thái) s không thay đi bt kỳ điu gì, bi vì nó có s liên kết cht ch hơn các mi quan h xuyên eo bin".

Đài Loan hiện kim soát Ba Bình, hòn đo lớn nht trong qun đo Trường Sa, và mt bãi cn gn đó. Ba Bình được xây dng phát trin mnh mt cách bt thường, vi mt cơ s tun duyên, các thiết b nghiên cu khí tượng và mt h thng pin mt tri.

Tuy nhiên, bà Thái đã không tỏ ra du hiu nào cho thy Ðài Loan tìm cách m rng vic kim soát trên vùng bin giàu thy sn, nhiên liu hóa thch là mt hi l quan trng.

Theo các học gi, tng thng Đài Loan cui cùng có th tiếp bước người tin nhim với các d án được phát trin trên đo Ba Bình như sn xut đin mt tri, nghiên cu bin và cu tr nhân đo. Cu Tng thng Mã Anh Cu, có nhim kỳ t 2008 ti năm ngoái, đã theo đui nhng chương trình mà B Ngoi giao ca ông gi là "quyn lc mm" của Đài Loan, trong khi vẫn gi hòa bình vi Trung Quc.

Bộ Ni v ca bà Thái cho biết vào tháng 8 h đã nhm mc tiêu đến vic đt các cơ s quan sát trên đo Ba Bình và theo đui hp tác toàn cu v các vn đ biến đi khí hu. Trong tháng mười mt, đi tuần duyên và B Quc phòng công b các kế hoch cho các cuc thao dượt cu tr "nhân đo" xung quanh đo.

Nhưng đo Ba Bình, có chiu dài 1.400m và rng 400m, vn do "các quân nhân được rèn luyn vi k năng cao" qun lý, theo cu B trưởng Quc phòng Andrew Yang.

Ông Yang nói với din đàn tin tc hôm th Sáu rng : "Cách tiếp cn chính là làm thế nào đ tn dng đy đ quyn lc mm ca chúng ta trên qun đo Trường Sa thay vì tăng cường các căn c quân s. Trong tương lai, tôi nghĩ rng cách làm này s ngày càng được nâng cao, đc bit là các hot đng nghiên cu hi dương".

Ralph Jennings

Nguồn : VOA, 07/03/2017

Published in Diễn đàn
Trang 5 đến 5