Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trung Quốc, nguồn gốc tất cả mọi xung đột ở Châu Á-Thái Bình Dương

Tất cả các điểm nóng hiện nay tại Châu Á-Thái Bình Dương đều có liên quan đến Trung Quốc. "Bộ tứ Quad +3" sẽ tham gia vào "chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương", một khái niệm làm Bắc Kinh đau đầu. Các chuyên gia của đại học Thanh Hoa nhìn nhận, sự thống trị của Hoa Kỳ có lẽ đã là quá khứ, nhưng thế giới vẫn chưa thể thuộc về Trung Quốc.

source

Người biểu tình ở New Delhi ngày 22/06/2020 đốt ảnh ông Tập Cận Bình và hàng Trung Quốc, kêu gọi dùng hàng Ấn Độ. © Reuters/Adnan Abidi

Liên quan đến Châu Á, trong bài "Chiến lược của Bắc Kinh trong căng thẳng tại Châu Á-Thái Bình Dương", thông tín viên Simon Leplâtre của Le Monde nhận định, trong lúc các vụ đụng độ liên tục xảy ra trong khu vực, các nước láng giềng của Trung Quốc cố gắng giảm bị lệ thuộc.

Trung Quốc : Chiếc mặt nạ đã rơi !

Viện trưởng Viện Quan hệ Quốc tế thuộc trường đại học Thanh Hoa, ông Diêm Học Thông (Yan Xuetong) khi chủ trì "World Peace Forum" ở Bắc Kinh hôm 16/06/2020 đã tuyên bố : "Sẽ không còn lãnh đạo toàn cầu trong những thập niên tới, vai trò của các tổ chức quốc tế giảm sút, trật tự thế giới sẽ là một trật tự xấu". Nhận định này cách xa cả ngàn dặm so với "cộng đồng nhân loại cùng chung vận mệnh" của Tập Cận Bình, trong khi ông Diêm là một trong những nhà tư tưởng chính của ngành ngoại giao Trung Quốc.

Vô số điểm nóng hiện nay : xung đột đẫm máu Ấn-Trung trên rặng Himalaya (Hy Mã Lạp Sơn), Bắc Triều Tiên cho nổ văn phòng liên lạc với Hàn Quốc, Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia lên Hồng Kông bất chấp sự phản đối của G7, nhiều vụ tập trận bất thường xung quanh Đài Loan…

Đặc biệt các vụ đụng độ liên tục xảy ra tại Biển Đông giữa Trung Quốc và các láng giềng, chủ yếu là Việt Nam. Và từ tháng Năm, Bắc Kinh tăng áp lực kinh tế lên Úc để trừng phạt việc Úc đòi hỏi mở điều tra quốc tế về dịch virus corona. Cựu thủ tướng Úc Kevin Rudd nhận định, lần đầu tiên từ 50 năm qua, hòa bình giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ là vấn đề cốt yếu trong khu vực. Trong đó Đài Loan là hồ sơ nhạy cảm nhất : hải quân Mỹ và Trung Quốc thường xuyên đi qua eo biển, và hồi tháng Tư, có lần chiến hạm đôi bên chỉ cách nhau chưa đầy 100 mét.

Bắc Kinh liên can đến tất cả các xung đột nói trên. Tạp chí Foreign Policy ghi nhận hôm 18/06 : "Những chiếc găng, hoặc mặt nạ đã rơi xuống. Ngoại giao khẩu trang của Trung Quốc trong đại dịch corona đã nhường chỗ cho việc đấu đá với số lượng láng giềng ngày càng nhiều".

Bộ tứ Quad + 3 trong chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương

Đối với cựu thứ trưởng ngoại giao Hà Á Phi (He Yafei), Trung Quốc chỉ có một địch thủ quan trọng là Hoa Kỳ, còn các nước khác không đáng kể. Ông nói : "Trong số các nguy cơ, có xung đột quân sự giữa hai cường quốc chính là Trung Quốc và Hoa Kỳ, hoặc các xung đột nhỏ hơn như giữa Trung Quốc và Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản, hay giữa hai nước Triều Tiên". Hà Á Phi cho rằng giải pháp duy nhất là "kinh tế, kinh tế, kinh tế".

Trong khi Washington muốn đưa sản xuất trở về nước, Bắc Kinh - được cho là nạn nhân của chính sách này - kêu gọi các nước Châu Á phát triển các chuỗi cung ứng trong khu vực. Vấn đề các nước láng giềng lại nghĩ ngược lại, muốn giảm lệ thuộc vào Trung Quốc. Hơn nữa, họ còn dần dà xây dựng những liên minh để có tiếng nói có trọng lượng hơn trong tương lai.

Cuối 2017, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Ấn Độ và Úc quyết định tái thúc đẩy diễn đàn bộ tứ "Quad", được lập ra cách đó 10 năm theo sáng kiến của Tokyo. Cho dù Quad không phải là một liên minh chính thức, bốn nước này sẽ tập trận hải quân chung. Hơn nữa, kể từ cuối tháng Ba, Quad đã mời ba nước Việt Nam, Hàn Quốc và New Zealand tham dự các hội nghị hàng tuần từ xa.

Về mặt công khai thì chỉ liên hệ đến việc xử lý Covid-19, tuy nhiên theo báo chí Ấn Độ, còn nhằm "duy trì các nước này trong vòng ảnh hưởng". Dù tương lai có như thế nào đi nữa, "Quad +3" cũng sẽ tham gia vào "chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương", một khái niệm làm Bắc Kinh đau đầu. Các chuyên gia của đại học Thanh Hoa nhìn nhận, sự thống trị của Hoa Kỳ có lẽ đã thuộc về quá khứ, nhưng thế giới vẫn chưa chịu trở thành một thế giới của Trung Quốc.

EU kết thúc thời kỳ ngây thơ trước Bắc Kinh

Về quan hệ với Liên Hiệp Châu Âu (EU), nhân dịp đối thoại với ông Tập Cận Bình hôm nay, Le Monde phân tích "Châu Âu đối mặt với Trung Quốc, sự chối từ chậm chạp". EU phải sáng suốt trước một nước Mỹ đã đổi khác trong thời Donald Trump và một Trung Quốc ngày càng hung hăng hơn.

Ban đầu thì hội nghị lần này nhằm chuẩn bị cho một thượng đỉnh đặc biệt giữa toàn bộ các nhà lãnh đạo EU với Tập Cận Bình tại Leipzig tháng Chín tới. Nhưng Đức đã tuyên bố hủy từ tháng Sáu với lý do dịch bệnh, và thật ra, Châu Âu muốn thống nhất đường hướng chính trị trước khi đối đầu với Bắc Kinh. Ngày 17/06, Ủy Ban Châu Âu đã công bố sách trắng, nhằm bảo vệ thị trường Châu Âu trước các công ty nước ngoài được nhà nước trợ cấp để cạnh tranh bất chính, chủ yếu nhắm vào Trung Quốc. Đây là một sự thay đổi hẳn quan điểm, thời kỳ ngây thơ đã kết thúc.

Thủ tướng Đức Angela Merkel có nhiều nỗ lực trong quan hệ với Trung Quốc, trong 15 năm cầm quyền bà đã đến thăm chính thức Bắc Kinh 12 lần. Nhưng vụ công ty robot Kuka của Đức bị tập đoàn điện tử tiêu dùng Midea của Trung Quốc thâu tóm năm 2016 khiến Berlin nhận ra tầm quan trọng của việc Bắc Kinh thâu tóm kỹ nghệ tiên tiến Châu Âu.

Mối nguy sau hai thập niên vô tư chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc

Điều đáng lo là sau hai thập niên chuyển giao công nghệ ồ ạt cho Trung Quốc, nay Châu Âu trở nên lệ thuộc vào Bắc Kinh về 5G, dược phẩm... Đặc biệt ngành điện tử đã vô tư trao cho Trung Quốc mọi bí quyết. Một cựu viên chức Châu Âu cho biết, mới cách đây ba năm, người ta vẫn còn nghĩ rằng chuyển giao công nghệ là vô hại vì cho là EU đi trước Trung Quốc một thế hệ, khó thể bắt kịp.

Trung Quốc còn tìm cách chia rẽ Châu Âu với công thức 17+1. Theo chuyên gia Justyna Szczudlik, Viện Quan hệ Quốc tế của Ba Lan, các đề nghị của Bắc Kinh thiếu hấp dẫn đối với các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu vì lãi vay quá cao, nhưng như vậy Trung Quốc cũng đã gây được ảnh hưởng với các nước nhỏ.

Le Monde cho rằng đôi khi vẫn còn một chút ngây thơ, như cao ủy phụ trách đối ngoại EU Josep Borrell hôm 09/06 tuyên bố Trung Quốc không có tham vọng quân sự. Vụ xung đột biên giới đẫm máu với Ấn Độ hôm 16/06 cho thấy : công cụ biểu dương sức mạnh của Bắc Kinh không chỉ đơn thuần dựa vào xuất khẩu và nguồn ngoại hối.

Nghi vấn tin tặc Trung Quốc tấn công ố ạt vào Úc

Cũng liên quan đến Bắc Kinh, Les Echos cho biết "Là nạn nhân một vụ tấn công tin học quy mô, Úc nghi ngờ Trung Quốc".

Tuy thủ tướng Scott Morrison không nêu đích danh, nhưng các chuyên gia nhận ra ngay dấu ấn của Bắc Kinh, "quốc gia duy nhất có thể tấn công hàng loạt và tinh tế như thế". Vụ tấn công mới này đụng đến "các cơ quan của Úc trên tất cả mọi lãnh vực, tất cả cấp độ của chính phủ, của nền kinh tế, tổ chức chính trị, cơ quan y tế và các nhà cung cấp hạ tầng chiến lược". Bộ trưởng quốc phòng Linda Reynolds thì trấn an rằng các dữ liệu cá nhân không bị ảnh hưởng, nhưng kêu gọi các cơ quan phải tăng cường bảo vệ trước tin tặc.

Bắc Triều Tiên gây sự, Hàn Quốc đành phải cứng rắn hơn

Cũng tại Châu Á, Le Monde nhận định "Giấc mơ hòa bình của tổng thống Hàn Quốc bị hủy hoại vì thái độ của Bình Nhưỡng".

Năm 2018, ba hội nghị thượng đỉnh liên Triều chừng như đã mở ra kỷ nguyên hợp tác, và tổng thống Moon Jae-in còn đóng góp vào việc mở ra đối thoại trực tiếp giữa Bình Nhưỡng và Washington. Nhưng sau thất bại của thượng đỉnh Trump-Kim tại Hà Nội tháng 2/2019, Bắc Triều Tiên đã thay đổi thái độ, mà theo một cố vấn của ông Moon, thì Kim Jong-un cảm thấy bị mất mặt.

Những hành động khiêu khích mới từ phía Bình Nhưỡng khiến tổng thống Hàn Quốc phải cứng rắn hơn, trong đó không loại trừ việc tổ chức lại bộ máy. Việc bộ trưởng bộ Thống nhất Hàn Quốc Kim Yeon-chul từ chức cho thấy ôn hòa không đi đến đâu, cần có những nhân vật "thực tiễn và có tham vọng chiến lược hơn" - theo chuyên gia Cheong Seong-chang - nhằm đưa Bắc Triều Tiên quay lại bàn đàm phán.

Giới trẻ chống Trump phá hoại cuộc mít-tinh ở Tulsa

Le Mondequan tâm đến việc cánh hữu chật vật đối phó với cực hữu trong cuộc bầu cử địa phương sắp tới, trong khi Libération chạy tựa trang nhất "Bầu cử địa phương : Hy vọng xanh của cánh tả". Về mặt văn hóa, La Croix chơi chữ "Ánh sáng cho các phòng tối", tức phòng chiếu phim : Sau 100 ngày đóng cửa, các rạp xi-nê hy vọng tìm lại được khán giả, còn Les Echos chú ý đến "Khí hậu : Không thể nào có được sự đồng thuận".

Riêng Le Figaro nhìn sang Hoa Kỳ, khi "Ông Trump lại bước vào chiến dịch tranh cử trong một nước Mỹ bị xâu xé". Ở trang trong, các báo đều chú ý đến tổng thống Donald Trump và cuộc vận động bầu cử.

Libérationcoi "Cuộc mít-tinh ở Tulsa là một khởi động sai lầm của ông Trump". Les Echos nhận xét "Tulsa : Donald Trump chật vật tìm sức sống mới nơi cử tri của mình". Le Figaro ghi nhận ông Trump lại thượng đài, nhưng cuộc mít-tinh đầu tiên của ông từ khi dịch bệnh khởi phát lại không đông đảo như mong muốn, trong lúc đối thủ Joe Biden tỏ ra cứng rắn hơn, với bối cảnh khủng hoảng kỳ thị chủng tộc và kinh tế.

Tuy vậy trên trang web, các báo cũng ghi nhận cuộc mít-tinh ở Tulsa bị hàng ngàn người trẻ chống Trump phá hoại bằng cách đăng ký giữ mấy chục ngàn chỗ ngồi rồi bỏ không đến. Suốt cả tuần lễ, trên mạng TikTok xuất hiện rất nhiều lời kêu gọi như thế, có video thu hút cả triệu lượt xem. Chiến dịch này cũng được tung ra trên mạng Snapchat và Instagram.

Virus corona sẽ chết vào mùa hè ?

Bước sang lãnh vực khoa học, liệu virus corona chủng mới cũng nhạy cảm với sự thay đổi thời tiết như các virus cúm khác ? Có rất nhiều nghiên cứu thậm chí cho ra kết quả trái ngược nhau về vấn đề này, vì rất khó tách rời yếu tố khí hậu khỏi hàng loạt dữ liệu khác.

Một số người cho rằng virus hoành hành trong mùa đông không hẳn vì trời lạnh mà do thói quen tập trung ở những nơi kín đáo, ít thoáng khí. Các thử nghiệm trong ống nghiệm cho thấy virus không còn hoạt động được ở 56°C trong 30 phút, tuy nhiên đây không phải là nhiệt độ bình thường ngoài trời. Một nghiên cứu của Trung Quốc nhận thấy hễ nhiệt độ tăng lên 1°C thì số ca nhiễm mới giảm 3,2% và tử vong giảm 1,2%, và Pháp cũng công nhận điều này. Tuy nhiên theo ông Laurent Lagrost, giám đốc nghiên cứu của INSERM, thì người ta đã nhấn mạnh yếu tố nhiệt độ mà bỏ quên một tiêu chí quan trọng khác là các tia cực tím (UV).

Mặt Trời gởi đến Trái Đất ba loại tia cực tím là UVA, UVB và UVC. UVC mạnh nhất, bị tầng ozone chận lại, UVA quá yếu không có tác dụng gì với vi khuẩn, chỉ còn UVB, mà tầng ozone để lọt 5%. Một nghiên cứu của Mỹ chứng tỏ tại vĩ tuyến 40° Bắc, lượng UVB nhận được trong tháng 6 vào giữa trưa cao gấp sáu lần so với tháng 12, đủ để virus không thể sinh sôi nảy nở. Tuy nhiên đó là virus trong môi trường, chứ không phải đối với những con virus đã xâm nhập vào cơ thể.

Thụy My

Published in Châu Á

Liên Hiệp Quốc khuyến cáo Việt Nam và 12 nước Châu Á

Tú Anh, RFI, 07/06/2020

Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc lưu ý 12 nước Châu Á trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ, Cam Bốt và nhất là Việt Nam nơi có ít nhất 600 công dân bị bắt hay bị công an tra hỏi vì các phát biểu hay thông tin liên quan đến đại dịch Covid-19.

onu1

Bà Michelle Bachelet, Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc trong một cuộc họp về vấn đề nhân quyền ở Venezuela tại Geneve, Thụy Sĩ ngày 18/12/2019. AFP - Fabrice Coffrini

Theo bản tin Công giáo Asia News ngày Chủ Nhật 07/06/2020, Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, bà Michelle Bachelet cho biết trong thời đại dịch, tại 12 nước Châu Á có chính sách ngăn cấm người dân theo dõi, trao đổi thông tin liên quan đến vấn đề y tế với lý do "ngăn chận thông tin thất thiệt".

Hàng loạt vụ bắt bớ đã xảy ra mà nạn nhân là công dân mạng, là những người sử dụng Facebook, blogger bày tỏ quan điểm bất đồng hay bị cáo buộc loan tin giả. Trong danh sách 12 quốc gia Châu Á này, ngoài Trung Quốc, Ấn Độ còn có sáu nước Đông Nam Á là Việt Nam, Philippines, Cam Bốt, Thái Lan, Indonesia, Miến Điện.

Điểm gây lo ngại là tại một số quốc gia này, luật chống tin đồn về đại dịch đã từng được sử dụng trong bối cảnh khác để ngăn cấm người dân tham gia tranh luận chính trị hay phê bình nhà nước .

Vẫn theo Cao ủy Nhân quyền Michelle Bachelet, tại Việt Nam, có hơn 600 công dân sử dụng mạng xã hội đã bị công an triệu mời thẩm vấn chỉ vì những công dân này chia sẻ trên mạng các thông tin về dịch siêu vi corona. Đa số bị phạt vạ nhưng ít nhất có hai người lãnh án tù đến 9 tháng và 1.000 đô la tiền phạt.

Trong bối cảnh đàn áp tự do ngôn luận tại Việt Nam, ngày 03/06 vừa qua, Nhà xuất bản Tự Do được Hiệp hội Xuất bản Quốc tế trao giải thưởng Voltaire 2020.

Tú Anh

Tú Anh, RFI, 07/06/2020

*********************

Liên Hiệp Quốc báo động tình trạng trấn áp mạng xã hội trong dịch Covid-19

OHCHR, 05/06/2020

Liên Hiệp Quốc lên tiếng báo động về trình trạng vi phạm quyền tự do biểu đạt ở Châu Á- Thái Bình Dương.

Trong một thông cáo được phát hành ngày 3/6/2020, bà Michelle Bachelet, Trưởng Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR) cho biết các quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương đã gia tăng bắt bớ một cách tùy tiện khi người dân lên tiếng chỉ trích chính phủ, hoặc chia sẻ thông tin, quan điểm cá nhân về đại dịch, với cáo buộc là loan truyền "thông tin sai lệch" trên mạng xã hội.

bachelet0

Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền Michelle Bachelet Reuters

Luật xử lý "tin giả" và mạng xã hội của nhiều quốc gia trong vùng khiến mối lo ngại về quyền con người gia tăng. Các luật này được sử dụng để ngăn chặn phát ngôn hợp pháp, như công khai tranh luận, chỉ trích chính sách chính phủ và đàn áp tự do ngôn luận.

Bà Bachelet cho biết đại dịch Covid-19 cho thấy ở một số quốc gia đã áp dụng kiểm duyệt chặt chẽ hơn, cùng với việc bắt và giam giữ người dân tùy tiện chỉ vì họ chỉ trích phản ứng của Chính phủ hoặc đơn giản là chia sẻ thông tin hoặc quan điểm về đại dịch.

Các vụ bắt giữ vì bày tỏ sự bất bình hoặc bị cáo buộc đưa thông tin sai lệch đã khiến nhiều người dân bị bắt ở Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Nepal, Philippines, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam.

Cao ủy nhận thấy cần phải hạn chế thông tin sai lệch hoặc thông tin có hại để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, hoặc bất kỳ sự kích động thù hận nào đối với các nhóm thiểu số ; tuy nhiên việc hạn chế đó không nên dẫn đến kiểm duyệt dù có chủ đích hay không sẽ sụt giảm lòng tin của dân chúng.

"Trong khi các Chính phủ có thể có lợi ích chính đáng trong việc kiểm soát sự lan truyền thông tin sai lệch trong bối cảnh đầy biến động và nhạy cảm, điều này phải tương xứng và bảo vệ quyền tự do ngôn luận", bà Bach Bachet nói.

Kể từ khi bắt đầu đại dịch, các nhà chức trách ở Việt Nam đã báo cáo rằng hơn 600 người dùng Facebook đã được triệu tập để thẩm vấn liên quan các bài đăng trực tuyến về dịch corona.

Nhiều người trong số đó đã bị xử phạt hành chính và nhiều bài viết đã bị xóa đi khỏi mạng xã hội.

Đến nay, ít nhất hai người dùng Facebook đã bị tuyên án hình sự vì đăng tin tức được cho là giả mạo về Covid-19. Họ nhận mức án chín tháng tù giam và phạt tiền hơn 1.000 đô la Mỹ (*).

Từ lâu đã có lo ngại về mức độ hạn chế và tuyên án nặng các vụ án liên quan đến quyền tự do ngôn luận trực tuyến và ngoại tuyến.

"Trong những thời điểm không chắc chắn này, các chuyên gia y tế, nhà báo, nhà bảo vệ nhân quyền và công chúng phải được phép bày tỏ ý kiến ​​về các chủ đề cực kỳ quan trọng liên quan đến công ích, như cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và xử lý khủng hoảng y tế, xã hội, và kinh tế, cũng như phân phối các mặt hàng cứu trợ", Bachelet nói.

"Không nên sử dụng cuộc khủng hoảng này để hạn chế bất đồng chính kiến ​​hoặc luồng thông tin và tranh luận tự do. Sự đa dạng về quan điểm sẽ thúc đẩy sự hiểu biết sâu về những thách thức mà chúng ta gặp phải và giúp chúng ta vượt qua các thách thức đó tốt hơn.

Các uộc tranh luận sôi nổi về nguyên nhân gốc rễ và những gì cần thiết nhằm khắc phục các tác động kinh tế - xã hội dài hạn cũng như các tác động khác. Việc tranh luận là không thể thiếu trong việc tái thiết quốc gia tốt hơn sau cuộc khủng hoảng".

Nguồn : Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc

--------------------

(*) Tung tin sai về dịch Covid-19, nữ Facebooker lãnh 9 tháng tù ; Bắt giữ đối tượng sử dụng mạng xã hội chống phá Đảng, Nhà nước

*********************

Liên Hiệp Quốc cảnh báo Việt Nam về việc trấn áp mạng xã hội trong dịch Covid-19

VOA, 04/06/2020

Hôm 3/6, Liên Hiệp Quc lên tiếng báo đng v trình trng vi phm quyn t do biu đt trong mùa dch Covid-19 12 quc gia Châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Vit Nam và Trung Quc.

lhq1

Bà Michelle Bachelet, lãnh đạo Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR).

Bà Michelle Bachelet, lãnh đạo Văn phòng Cao y Nhân quyn Liên Hiệp Quốc (OHCHR), cho biết trong mt thông cáo rng các quc gia này đã gia tăng vic bt b người dân mt cách tùy tin khi họ lên tiếng ch trích chính ph, hoc chia s thông tin, quan đim cá nhân v đi dch, vi cáo buc là loan truyn "thông tin sai lch" trên mng xã hi.

"Kể t khi bt đu đi dch, nhà chc trách Vit Nam loan báo có hơn 600 người dùng Facebook đã bị triệu tp, thm vn liên quan đến vic chia s thông tin v dch bnh trên mng xã hi. Nhiu người trong s h đã b x pht hành chính và nhiu bài viết đã b xóa", thông cáo viết.

Văn phòng OHCHR cho biết thêm rng tính đến thi đim này, có ít nht 2 người Vit Nam b tuyên án hay khi t hình s vi mc án 9 tháng tù giam và pht hành chính hơn 1.000 đôla vì đăng ti thông tin b cho là "sai lch" v dch Covid-19.

lhq2

Mã Phùng Ngọc Phú tại phiên tòa ngày 11/05/2020. Photo VietnamNet

Trước đó, truyền thông Vit Nam cho biết vào ngày 11/5, mt toà án Cn Thơ đã tuyên pht 9 tháng tù đi vi Mã Phùng Ngc Phú, 28 tui, v ti "Li dng các quyn t do dân ch", vì đã đăng ti, chia s, bình lun nhiu bài viết "xúc phm, bôi nh lãnh đo Đng, nhà nước và thông tin sai lch" v dch Covid-19.

Tương t, vào ngày 19/4, Công an tnh Hu Giang đã bt giam bà Đinh Th Thu Thy, 38 tui, vi cáo buc li dng dch Covid-19 đ "tuyên truyn chng Nhà nước".

Trong khi đó, Bộ Công an Vit Nam cho rng : "Các thế lc thù đch, phn đng trong và ngoài nước đã li dng tình hình dch bnh Covid-19 đ phát tán trên không gian mng nhiu thông tin sai s tht, xuyên tc tình hình dch bnh và công tác ch đo, điu hành ca Chính ph, B Y tế và các b, ngành, địa phương trong n lc phòng chng dch bnh".

Liên Hiệp Quốc ghi nhận ti Trung Quc có hơn mt chc trường hp chuyên gia y tế, hc gi và công dân bình thường dường như đã b giam gi, và trong mt s trường hp b buc ti, vì công b quan đim ca h hoc chia s thông tin khác vi quan đim ca nhà nước v tình hình Covid -19, hoặc nhng người lên tiếng ch trích phn ng ca Chính ph v s bùng phát ca dch bnh.

Thông cáo của Liên Hiệp Quốc viết : "Trong thi đim khó khăn do đi dch gây ra, các chuyên gia y tế, nhà báo, nhà bo v nhân quyn và công chúng phi được phép bày t ý kiến v ch đ cc kỳ trng yếu này đi ca li ích công chúng".

******************

Tình trạng đàn áp tự do ngôn luận đáng báo động trong mùa dịch Covid-19

RFA, 03/06/2020

Bà Michelle Bachelet, Cao ủy viên Nhân quyền Liên Hợp Quốc, bày tỏ lo ngại trước tình trạng đáng báo động về đàn áp tự do ngôn luận ở các khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, trong mùa dịch Covid-19.

Theo thông cáo báo chí của Liên Hiệp Quốc phát đi ngày 3 tháng 6, trong mùa đại dịch Covid-19, bà Bachelet cho biết đã chứng kiến sự kiểm duyệt thông tin chặt chẽ hơn ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam, cùng việc bắt giam người dân khi họ lên tiếng chỉ trích chính phủ, hoặc chia sẻ thông tin, quan điểm cá nhân về đại dịch với cáo buộc cho việc loan truyền thông tin sai lệch thông qua báo chị và mạng xã hội.

ngonluan1

Chính quyền Việt Nam vừa bắt giữ nhà văn Phạm Thành, nhà báo Nguyễn Tường Thụy và nhà thơ Trần Đức Thạch (bìa trái sang). Photo : RFA

Cụ thể, các báo cáo từ nhà chức trách ở Việt Nam cho thấy đã triệu tập hơn 600 người dùng Facebook vì các bài đăng trực tuyến thông tin về dịch bệnh Covid-19. Nhiều người trong số họ đã bị xử phạt hành chính và bị đề nghị xóa bài viết. Tính đến thời điểm này, có ít nhất 2 người bị tuyên án hình sự vì đăng thông tin bị cho là sai lệch về dịch Covid-19 với mức án 9 tháng tù giam và phạt hành chính hơn 1,000 USD.

Thông cáo của Liên Hiệp Quốc nêu những lo ngại về mức độ nghiêm trọng trong việc đàn áp thông tin và việc tuyên án đối với các trường hợp liên quan đến quyền thực hiện tự do ngôn luận trực tuyến và ở đời thực.

Bà Michelle Bachelet kêu gọi chính phủ các quốc gia hãy để cho dân nước mình như các chuyên gia y tế, nhà báo, nhà hoạt động và người dân nói chung được tự do bày tỏ ý kiến về các chủ đề quan trọng đối với lợi ích công cộng.

********************

Ai bảo vệ những nhà báo chống tiêu cực tại Việt Nam ?

RFA, 02/06/2020

Đe dọa, khủng bố nhà báo

Phóng viên Nguyễn Vương của Báo VTC News, thường trú tại Huế, vào hôm 1/6 cho biết nhận cuộc gọi điện thoại từ ông Hồ Văn Hải, Tổng Giám đốc công ty Cổ phần Thiên An. Ông Hải đã đe doạ phóng viên Nguyễn Vương do viết bài phản ánh việc công ty làm lễ khởi công dự án sân golf khi chưa hoàn thiện các hồ sơ pháp lý được phê duyệt.

ngonluan2

Nhà báo Kiều Đình Liệu bị hành hung phải nhập viện ngày 26/9/19. RFA

Trong cùng ngày 1/6, Trưởng văn phòng đại diện Báo Nông thôn Ngày nay ở Hải Phòng, bà Vũ Thị Hải gửi đơn đến công an địa phương và các cơ quan báo chí phản ánh bị kẻ xấu khủng bố bằng cách đổ chất bẩn vào nhà rạng sáng ngày 31/5. Bà Vũ Thị Hải cho rằng việc làm này của kẻ lạ mặt nhằm mục đích đe doạ, khủng bố tinh thần, cản trở tác nghiệp báo chí của mình, vì thời gian gần đây bà và đồng nghiệp đã viết các bài phản ánh tiêu cực, sai trái ở một số đơn vị tại địa phương.

Đài RFA ghi nhận đây là hai vụ việc mới nhất được truyền thông quốc nội loan tin.

Trong năm 2019, vụ việc nhà báo Kiều Đình Liệu bị hành hung hồi cuối tháng 9 gây chú ý dư luận trong và ngoài nước. Nhà báo Kiều Đình Liệu bị nhóm 3 thanh niên đánh tại một quán cà phê đến mức phải nhập viện, sau khi ông phát hiện hai xe ô tô chở gỗ hộp lớn và đã gọi điện cho Hạt trưởng cùng Hạt phó Hạt kiểm lâm Đức Cơ, tỉnh Gia Lai để thông báo sự vụ.

Mặc dù, ngay sau vụ việc này xảy ra, Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) ra thông cáo báo chí thúc giục giới chức Việt Nam phải tìm và trừng phạt những kẻ đã hành hung nhà báo Kiều Đình Liệu ; đồng thời mặc dù Công an thành phố Pleiku được nói là nhanh chóng vào cuộc điều tra nhưng cho đến nay vẫn chưa có công bố nào đến với công luận liên quan vụ việc được điều tra đến đâu.

Bên cạnh đó, hai vụ nhà báo bị thiệt mạng mà không rõ nguyên nhân là nhà báo Tôn Phúc của Tạp chí Dạy và Học Ngày nay và nhà báo Hải Đường của Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh cũng chưa được cơ quan chức năng thông báo về kết quả điều tra. Nhà báo Tôn Phúc được phát hiện chết, khi thi thể của ông được thấy trôi dạt gần khu vực bến phà Cát Lái, ở quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 8/2019. Còn nhà báo Hải Đường được tìm thấy xác trên sông Hồng hồi tháng 6/2018.

Từ Đà Nẵng, nhà báo Lê Hải lên tiếng với RFA về những vụ việc như vừa nêu xảy ra cho giới phóng viên, nhà báo tại Việt Nam :

"Thật ra việc đó ở Việt Nam là chuyện bình thường, chuyện xảy ra hàng ngày. Bây giờ người bảo vệ quan trọng nhất là người có tiền".

"Thế lực ngầm" khống chế truyền thông trung thực

Về cái chết của nữ nhà báo Hải Đường, Đài RFA từng được người trong giới xã hội cho biết là do doanh nghiệp gây ra và đút tiền cho chính quyền để làm ém nhẹm vụ việc, xác định nạn nhân chết là do ngạt nước và không phải điều tra.

Nhà báo Lê Hải nêu dẫn chứng về những thế lực khống chế truyền thông ở Việt Nam là những doanh nghiệp, là những nhóm lợi ích mà ông gọi là "người có tiền" có thể định đoạt số phận của nhà báo và thậm chí cả các cơ quan báo chí, truyền thông ở Việt Nam.

"Ví dụ như vừa rồi Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh đưa tin về Tập đoàn Sun Group thì sau đó bị Bộ Thông tin và truyền thông phạt 55 triệu và đình bản báo online 1 tháng. Dư luận cho rằng khi bài báo ra đời thì Tập đoàn Sun Group hoàn toàn không có ý kiến gì phản đối hết. Nếu như nói sai thì dứt khoát họ phải lên tiếng rồi, thậm chí họ kiện. Nhưng mà họ không kiện. Vậy lý do gì mà Bộ Thông tin và truyền thông lại phạt ? Việc này không theo một kiểu gì hết".

Từ Sài Gòn, nhà báo Nguyễn Ngọc Già tiếp lời liên quan vụ việc Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh :

"Câu chuyện của Tòa soạn Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh vừa rồi bị đình bản và bị phạt tiền vì đã dám động chạm đến Tập đoàn Sun Group thì nó vẽ lên cảnh chung của những người làm báo hiện nay ở một tình thế có thể nói rằng xã hội không còn phân biệt về lẽ phải, về đạo đức mà nó chỉ quan tâm đến tình trạng đó là sự thắng thua trên mặt trận thông tin truyền thông".

Nhà báo Nguyễn Ngọc Già nhấn mạnh giới lãnh đạo trong Đảng cộng sản Việt Nam thao túng truyền thông, đặc biệt vào những dịp trước thềm Đại hội Đảng nhằm mục đích đấu đá quyền lực và lợi ích.

Nhà báo Nguyễn Ngọc Già nhận định tình hình của giới làm báo tại Việt Nam càng ngày càng tội tệ và trở nên càng nguy hiểm hơn :

"Báo chí của Việt Nam không tuân theo chuẩn mực của báo chí quốc tế. Thứ hai là không có luật pháp và thứ ba là bị chính trị hóa trầm trọng để phục vụ cho sự đấu đá của nội bộ người cộng sản Việt Nam, chứ cũng không phải phục vụ cho chế độ nữa. Bởi vì báo chí phục vụ cho chế độc độc đảng toàn trị thì nó cũng còn một chuẩn mực tối thiểu. Hiện nay báo chí bị dẫn đến một tình trạng hỗn loạn, hỗn mang và có thể nói là tình trạng hỗn độn. Người ta không biết một cái lề nào hết. Hồi trước còn gọi là ‘lề trái’, ‘lề phải’. Còn bây giờ coi như những nhà báo còn lương tri thì cảm thấy bế tắc và như là đi vào trong rừng rậm mà không có lối ra trong nghề làm báo".

Nhà báo được bảo vệ bởi ai ?

Nhà báo Lê Trung Khoa, Chủ bút của tờ Thoibao.de ở Đức từng phải trình báo với Sở Cảnh sát Berlin về việc ông bị dọa giết do đưa tin Chính quyền Việt Nam đứng phía sau vụ Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc đưa về nước hồi năm 2018. Nhà báo Lê Trung Khoa cho RFA biết sau khi làm việc với phía Cảnh sát Đức thì ông được thông báo biện pháp bảo vệ cá nhân ông được nâng lên.

Còn tại Việt Nam, nhà báo Đỗ Cao Cường, từng bị dọa giết do đưa tin không qua kiểm duyệt về các vấn đề ô nhiễm môi trường, khẳng định nhà báo cất tiếng nói trung thực, phản ánh tiêu cực xã hội thì gọi nôm na là "một mình chống mafia" :

"Mình đang đấu tranh với sự thật thì mình có thể chống lại với tất cả, bao gồm cả nơi làm việc, cả doanh nghiệp, cả đồng nghiệp cho tới tất cả các mối quan hệ nữa. Để đi đến sự thật và bảo vệ những người yếu thế thì đôi khi mình chống lại tất cả đấy".

Hồi tháng 2 năm nay, gia đình ký giả Lê Hà, chủ kênh Tiếng Dân Tivi, một kênh Youtube độc lập lên tiếng đòi quyền lợi cho người dân, bị truy sát khiến mẹ và vợ ông phải nhập viện điều trị.

Vào tối ngày 2/6, Đài RFA liên lạc với ký giả Lê Hà để hỏi thăm thông tin về diễn tiến vụ việc vừa nêu và được ông cho biết :

"Tiến trình vụ án đó thì cơ quan điều tra của Công an tỉnh Tuyên Quang đang tiến hành các bước tố tụng theo quy định. Sắp tới đây chuẩn bị thực nghiệm điều tra để làm theo các bước tố tụng đó. Đối với gia đình của Lê Hà thì cơ quan Công an tỉnh Tuyên Quang đang thực hiện tiến trình đúng quy định".

Ký giả Lê Hà chia sẻ rằng tuy vụ việc gia đình ông bị truy sát được công an điều tra đúng quy định nhưng ông không thể phủ nhận tình trạng các nhà báo kể cả làm việc trong cơ quan báo chí quốc doanh hay nhà báo độc lập đều không được bảo vệ. Thậm chí, theo quan điểm cá nhân ông thì Chính quyền Việt Nam đã không tôn trọng và thực thi theo pháp luật và Hiến pháp Việt Nam lẫn những điều quy định về báo chí của Liên Hiệp Quốc trong việc bắt giữ và cầm tù giới cầm bút, như mới nhất là bắt giữ nhà thơ Trần Đức Thạch, nhà văn Phạm Thành và nhà báo Nguyễn Tường Thụy.

Những nhà báo cất lên tiếng nói trung thực ở Việt Nam, đất nước bị xếp vào vị trí thấp trong bảng tự do truyền thông thế giới, cùng khẳng định rằng dù bị đe dọa, hành hung, bắt bớ, tù đày thì họ vẫn phải làm tròn trách nhiệm của một nhà báo, như nhà báo Đỗ Cao Cường khẳng khái tuyên bố rằng "Giết tôi rồi hãy bắt tôi im lặng !".

Nguồn : RFA, 02/06/2020

*****************

Nhà báo liên tục bị đe dọa vì viết bài chống tiêu cực

RFA, 01/06/2020

Trong các ngày qua, một số nhà báo trong nước đã lên tiếng phản ánh việc họ và gia đình bị đe dọa vì đã có những bài viết phản ánh tiêu cực tại địa phương.

ngonluan3

Hình nhà báo Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải trên trang đầu báo Thanh Niên hôm 13/5/2008 ở một sạp báo ở Hà Nội. Đây là hai nhà báo bị bắt giữ vì có bài viết phản ánh tham nhũng - AFP

Cụ thể, VTC hôm 1/6 cho biết phóng viên của báo này là Nguyễn Vương, thường trú tại Huế, cho biết nhà báo đáo nhận cuộc gọi điện thoại từ ông Hồ Văn Hải, Tổng Giám đốc công ty Cổ phần Thiên An, đe dọa phóng viên này vì đã viết bài phản ánh việc công ty làm lễ khởi công dự án sân golf khi chưa hoàn thiện các hồ sơ pháp lý được phê duyệt.

Theo VTC, sân golf do công ty Cổ phần Thiên An xây dựng ở thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên - Huế được khởi công hôm 30/5. Lễ khởi công sân golf có sự tham dự của lãnh đạo UBND thị xã Hương Thuỷ ; nguyên lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế và nguyên lãnh đạo một số bộ ngành.

VTC đã phỏng vấn một lãnh đạo của tỉnh Thừa Thiên - Huế và được cho biết việc khởi công này là chưa phù hợp với quy định hiện hành.

Cũng trong ngày 1/6, báo Thanh Niên cho biết một nhà báo khác là bà Vũ Thị Hải, Trưởng văn phòng đại diện Báo Nông thôn Ngày nay ở Hải Phòng đã bị kẻ xấu khủng bố bằng cách đổ chất bẩn vào nhà.

Theo Thanh Niên, vào sáng ngày 1/6, bà Vũ Thị Hải đã có đơn gửi Công an Quận Hải An, Công an TP Hải Phòng và các cơ quan báo chí, phản ánh việc kẻ xấu vào rạng sáng ngày 31/5 đã đổ dầu luyn pha mắm tôm vào cửa căn nhà ở Hải Phòng mà bà Hải vừa chuyển nhượng cho người khác trong tháng 5.

Trong đơn của mình, bà Hải cho rằng kẻ lạ mặt đổ chất bẩn vào cửa nhà bà vào rạng sáng ngày 31/5 nhằm mục đích đe doạ, khủng bố tinh thần, cản trở tác nghiệp báo chí của mình.

Bà Hải cho biết, thời gian gần đây, bà và đồng nghiệp ở Hải Phòng đã viết các bài phản ánh tiêu cực, sai trái ở một số đơn vị tại địa phương. Ngoài ra, bà cũng viết trên trang Facebook cá nhân phản ánh một số chủ trương của chính quyền Hải PHòng như định giao 99 ha đất để thanh toán dự án BT, chi tiền hàng trăm tỷ đồng mua ấm chén tặng người dân nhân kỷ niệm 65 năm ngày giải phóng Hải Phòng.

Published in Diễn đàn

Một hiện tượng ‘lạ’ đã xảy ra : chỉ một tháng sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis bất ngờ thực hiện chuyến thăm Việt Nam vào trung tuần tháng Mười năm 2018, một quan chức ngoại giao chỉ ở bậc trung cấp của Việt Nam là đại sứ mới của Việt Nam tại Ấn Độ - Phạm Sanh Châu - đã xuất hiện trước báo chí nước này và nói "chúng tôi không muốn thấy bất cứ một liên minh quân sự nào được hình thành bởi vì chúng tôi tin là nó không có lợi cho môi trường an ninh trong khu vực".

quad0

Nếu không có ‘Bộ Tứ’ với vai trò rất cụ thể của người Mỹ, chế độ cầm quyền ở Việt Nam sẽ biết dựa vào ai để ‘tiến ra biển lớn’ trước họng súng chỉ chực chờ khạc lửa của ‘bạn vàng’ Bắc Kinh ?

‘Liên minh quân sự’ mà ông Châu đề cập chính là ‘Bộ Tứ’ Mỹ, Úc, Nhật Bản, Ấn Độ - một hợp tác an ninh nhằm đảm bảo hòa bình và ổn định cho khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.

Được hỏi liệu Việt Nam có ủng hộ liên minh bốn cường quốc này không, Đại sứ Châu nói : "Nếu bất kỳ nước nào muốn bè phái, sử dụng vũ lực hoặc tìm cách dùng vũ lực, thì điều đó đi ngược lại với quan điểm của Việt Nam", theo Times of India.

Mặc dù chỉ là một quan chức bậc trung, nhưng cách nói của ông Phạm Sanh Châu được hiểu là đại diện cho quan điểm của Bộ Ngoại giao Việt Nam, đại diện cho cả ‘siêu bộ’ là Bộ Chính trị đảng ở Việt Nam, kể cả đại diện cho… Trung Quốc.

Từ sau phát biểu của ông Châu, cho tới nay chưa có bất kỳ phản bác hay cải chính nào từ từ các cơ quan hữu quanViệt Nam, cho thấy ông Châu chỉ là một phương tiện để chuyển tải quan điểm của các cấp trên của ông ta.

Như vậy, một lần nữa kể từ năm 2014 là lúc Bộ Chính trị Việt Nam phải chịu cú tát cháy mặt bởi giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc khi giàn khoan này xâm phạm vào ‘vùng chủ quyền không thể tranh cãi’ của Việt Nam ở Biển Đông, Việt Nam lại quay trở về với chính sách cố hữu song chẳng có gì là bền vững và hiệu quả của chế độ này : không liên minh quân sự, không cho nước nào đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam, và không liên minh với bất kỳ nước nào để chống lại nước khác.

Hoặc hiểu theo một cách khác : Việt Nam vẫn cố duy trì tư thế đu dây chính trị và quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ.

Thế nhưng với cái thế đu dây rất dễ bị té lộn đầu ấy, mà trong thực tế Bộ Chính trị Việt Nam đã bị ‘đồng chí tốt’ Trung Quốc cho té lộn đầu ít nhất hai lần vào năm 2017 và 2018 khi Trung Quốc tung ra các đòn khủng bố về quân sự và ngoại giao tại mỏ dầu khí Cá Rồng Đỏ ở khu vực Bãi Tư Chính mà Việt Nam đang hợp tác với công ty Repsol của Tây Ban Nha để khai thác…, sẽ chẳng có gì giúp cho chế độ độc đảng ở Việt Nam dễ dàng khai thác dầu khí ở không chỉ mỏ Cá Rồng Đỏ mà còn ở mỏ Lan Đỏ và Cá Voi Xanh.

Nếu không tính đến sự trợ giúp trực tiếp của lực lượng hải quân và không quân Mỹ…

Cùng lúc với thông tin chính thức về chuyến thăm Việt Nam bất ngờ vào trung tuần tháng Mười năm 2018 của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis, John Bolton - Cố vấn An ninh Mỹ - trong cuộc phỏng vấn của chương trình Hugh Hewitt có tiếng của Mỹ vào ngày 11/10/2018 đã lần đầu tiên nói bóng gió về khả năng Mỹ và Việt Nam sẽ ‘cùng khai thác dầu khí’.

"Mỹ sẽ hợp tác khai thác dầu khí ở Biển Đông dù có Trung Quốc hay không" - John Bolton nói, tuy không đề cập cụ thể Mỹ sẽ hợp tác khai thác với nước nào trong số các quốc gia đang tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan.

Trong bối cảnh ngân sách Việt Nam đang nhanh chóng cạn kiệt và đặc biệt đang quá thiếu ngoại tệ để trang trải nợ quốc tế – lên tới 10 - 12 tỷ USD/năm – và để phục vụ cho nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ các nước, đồng thời phải bảo đảm dự trữ ngoại hối, không thể khác hơn và thật ra cũng chẳng còn lựa chọn nào khác, hy vọng mỏng manh còn lại của Việt Nam chỉ còn là Mỹ - đối trọng quân sự duy nhất với Trung Quốc tại Biển Đông. Để Việt Nam có thể ‘can đảm bám Mỹ’, ít nhất cho tới lúc nào mục tiêu khai thác dầu khí để bồi hoàn cho một nền ngân sách rỗng ruột của Việt Nam vẫn còn bị Trung Quốc thẳng tay cấm đoán.

Nhưng một tháng sau sự kiện James Mattis đến Việt Nam, rất có thể lại xảy ra một sự cố đáng kể nào đó trong quan hệ Việt - Mỹ mà đã khiến Bộ Chính trị Việt Nam phải bật đèn xanh cho một quan chức bậc trung là Đại sứ Phạm Sanh Châu bật ra phát ngôn phản đối ‘Bộ Tứ’.

Hậu quả tiếp tới là rất rõ : nếu không có ‘Bộ Tứ’ với vai trò rất cụ thể của người Mỹ, chế độ cầm quyền ở Việt Nam sẽ biết dựa vào ai để ‘tiến ra biển lớn’ trước họng súng chỉ chực chờ khạc lửa của ‘bạn vàng’ Bắc Kinh ?

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 23/11/2018

Published in Diễn đàn

Trung Quốc đã sẵn sàng đối đầu với Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương (CaliToday, 29/08/2018)

Vào tháng 4 năm nay, khi Trung Quốc chuẩn bị cử hành lễ kỷ niệm 69 năm thành lập lực lượng Hải Quân, đã có chuẩn bị cho chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên hoàn toàn do Trung Quốc đóng, hạ thủy.

tbd1

Chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên hoàn toàn do Trung Quốc đóng, hạ thủy. Photo Credit : AFP

Trên một trang mạng quân sự Trung Quốc, người ta thấy có dòng chữ như sau : "Chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên tự chế của Trung Quốc sắp hoàn tất và Hoa Kỳ, Nhật và Ấn Độ phải giật mình".

Từ năm 2017, Trung Quốc đã có một lực lượng hải quân hùng hậu nhất thế giới, với tổng cộng số chiến hạm và tàu ngầm vượt trội cả Hoa Kỳ và đang tiếp tục đóng mới nhiều tàu chiến với một tốc độ đáng kinh ngạc.

Tuy về mặt phẩm chất thì các hạm đội Hoa Kỳ hơn hẳn, nhưng mật độ giàn trải lại mỏng hơn lực lượng Trung Quốc trên các dại dương của thế giới.

Chủ tịch Tập cận Bình trong tháng 4 khi chủ tọa một cuộc tập trận quy mô bao gồm 48 chiến hạm và tàu ngầm ở đảo Hải Nam, đã tuyên bố : "Nhiệm vụ xây dựng một lực lượng hải quân hùng mạnh chưa bao giờ tỏ ra khẩn cấp cho chúng ta giống như ngày hôm nay"

Cho dù Mỹ đang tiến hành chiến tranh mậu dịch với Trung Quốc thì tàu chiến và máy bay quân sự của Trung Quốc vẫn hoạt động ngoài khơi Nhật Bản, Đài Loan và nhất là ở Biển Đông.

Chỉ cách đây 3 năm, khi đứng cạnh cựu Tổng thống Obama ở Vườn Hồng của Tòa Bạch Ốc, Tập Cận bình còn hứa hẹn ‘sẽ không quân sự hóa Biển Đông’ nhưng khi Bộ Trưởng Quốc Phòng James Mattis sang thăm Bắc Kinh trong tháng 6 năm nay, ông Tập lạnh lùng tuyên bố ‘Trung Quốc sẽ không nhượng bộ 1 tất đất nào mà Trung Quốc cho là thuộc chủ quyền của mình’

Trần Vũ

****************

Đối trọng với Trung Quốc, phương Tây tăng cường hiện diện ở Thái Bình Dương (VOA, 29/08/2018)

Hoa Kỳ, Úc, Pháp và Anh sẽ m thêm s quán mi Thái Bình Dương, tăng nhân sự và liên h mt thiết hơn vi lãnh đo ca các đo quc Thái Bình Dương nhm đi chi li vi nh hưởng ngày càng tăng ca Trung Quc trong khu vc, Reuters dn các ngun tin riêng cho biết hôm 29/8.

tbd2

Máy bay của Không lc Hoàng gia Úc trong không phn ca Liên bang Micronesia. nh do Không lc Hoa Kỳ cung cp.

Cuộc chiến giành nh hưởng ti các đo quc thưa tht dân cư Thái Bình Dương tr nên quan trng là vì mi quc đo nh bé đu có mt lá phiếu trong các din đàn quc tế như Liên Hip Quc, và h cũng kim soát nhng vùng bin rng ln giàu tài nguyên.

Kể t năm 2011, Trung Quc đã chi 1,3 t đôla cho các khoản vay ưu đãi và quà tng đ tr thành nhà tài tr ln th hai Thái Bình Dương sau Australia, khiến phương Tây e ngi rng nhiu quc gia nh bé rt cc có th s b chìm ngp trong khi n vào Bc Kinh.

Do vậy, Australia, New Zealand và M s tăng viện tr kinh tế và m rng s hin din ngoi giao ca h ti các nước trong khu vc, theo li các quan chc chính ph và các nhà ngoi giao nói vi Reuters.

"Chúng tôi lo ngại cách làm ca Trung Quc s dn đến nhng khon n không bn vng", mt ngun tin ẩn danh t chính ph Hoa Kỳ có hiu rõ v kế hoch ca Washington trong khu vc nói vi Reuters.

Quan chức M này nói thêm rng Washington cn phi có đi din đy đ các nước Thái Bình Dương đ cho các chính ph này biết rng có nhng la chn m ra cho họ và hu qu ca vic nhn tr giúp t nơi khác.

Đại s quán Trung Quc ti Úc không tr li yêu cu bình lun ca Reuters.

Hồi đu năm nay, đi s Trung Quc nói rng Bc Kinh s cn thn đ đm bo rng bên vay có th hoàn tr n.

Các đại din ca chính phủ Úc, Anh, Pháp và Hoa Kỳ ti Canberra cũng không tr li yêu cu bình lun ca Reuters.

Vẫn theo ngun tin t chính ph M cho Reuters, Washington s tăng s nhân viên ngoi giao ti Palau, Liên bang Micronesia và có kh năng là Fiji trong vòng hai năm tới.

Chính phủ Australia d kiến s ln đu tiên c cao y đến Tuvalu trong vòng vài tun ti, và do đó đang gp rút tìm người cho v trí mà Canberra mi quyết đnh thành lp ch vài tháng trước - mt ngun tin chính ph nói vi Reuters. Ngun tin này cũng t chối tiết l danh tính vì ông không được phép nói chuyn vi truyn thông.

Nước Anh cũng s m các v trí cao y mi ti Vanuatu, Tonga và Samoa bt đu vào tháng 5 năm 2019. Trong khi đó, Tng thng Pháp Emmanuel Macron đang tìm cách t chc mt cuc hp vi các lãnh đo Thái Bình Dương vào đu năm ti, các ngun tin ngoi giao và chính ph cho Reuters biết.

tbd3

Quốc vương Tonga, Tupou VI, và Ch tch TQ Tập Cn Bình ký kết văn kin gia hai bên ti Bc Kinh ngày 1/3/2018.

Đầu tháng này, Th tướng Tonga, Akilisi Pohiva, đã tìm s h tr t các chính ph khác trong khu vc đ cùng đưa ra yêu cu xin Trung Quc xóa cho các khon n đang ngày càng chng cht. Lãnh đo ca quc đo Thái Bình Dương sau đó li đt ngt thi lui sau khi Bc Kinh phàn nàn v kế hoch này.

Cả Palau ln Tuvalu đu công nhn Đài Loan, nơi Bc Kinh vn tuyên b là thuc lãnh th Trung Quc và là mt trong nhng vn đ nhy cm nht của Trung Quc.

Ngoại giao bin

Trung Quốc không ch b tin ra đ gây dng nh hưởng.

Vào cuối năm 2018, Fiji hy vng s nhn được mt tàu thy văn ca Trung Quc, có kh năng lp bn đ đáy bin, theo li người đng đu lc lượng vũ trang ca Fiji, Viliame Naupoto, nói với Reuters. Đây s là món quà quân s đu tiên t Trung Quc cho mt quc gia Thái Bình Dương, và các nhà ngoi giao phương Tây coi đây là mt n lc ca Bc Kinh mưu tìm s ng h ca Fiji, mt trong nhng nn kinh tế ln nht trong khu vc.

Các đồng minh phương Tây cũng đang c gng xây dng quan h. Các lc lượng t Papua New Guinea, Fiji và Tonga tun ti s tham gia hai tun tp trn quân s ngoài khơi b bin phía bc ca Úc cùng vi lc lượng đến t Hoa Kỳ, Pháp và Nht Bn. Trung Quc cũng s tham d theo li mi ca nước ch nhà Australia.

*******************

Lo ngại Trung Quốc, phương Tây gia tăng ngoại giao với các quốc đảo Thái Bình Dương (RFA, 29/08/2018)

Các cường quốc phương Tây là Mỹ, Anh, Pháp, và Úc sẽ tăng cường sự có mặt ngoại giao tại các tiểu quốc vùng Thái Bình Dương để đối phó với sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực này.

tbd4

Du khách Trung Quốc tại đảo quốc Palau, Thái Bình Dương, 2015 - AFP

Hãng tin Reuters vào ngày 29 tháng 8 loan tin này, trích dẫn nguồn từ chính phủ Hoa Kỳ.

Theo Reuters, Washington sẽ tăng cường số nhân viên ngoại giao của mình tại các tiểu quốc Palau, Micronesia, và có thể là cả Fiji trong thời gian hai năm tới đây.

Nước Úc sẽ bổ nhiệm một viên Cao ủy tại đảo Tuvalu trong vài tuần tới. Anh cũng sẽ bổ nhiệm các viên cao ủy đến Vanuatu, Tonga, Samoa trong thời gian từ đây đến cuối tháng 5/2019.

Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang có kế hoạch tổ chức một cuộc gặp với các nhà lãnh đảo những đảo quốc Thái Bình Dương vào năm tới.

Trong thời gian qua Bắc Kinh đã cho các nước nhỏ ở vùng Thái Bình Dương vay tiền hoặc viện trợ không hoàn lại với tổng trị giá lên đến 1 tỉ 300 triệu đô la. Từ năm 2011, Trung Quốc đã trở thành nhà tài trợ lớn thứ hai ở khu vực, chỉ sau Úc.

Nguồn tin giấu tên từ chính phủ Mỹ nói với Reuters rằng Mỹ rất quan ngại trước việc Trung Quốc cho vay bừa bãi, có thể dẫn đến tình trạng nợ xấu chất chồng.

**********************

Trung Quốc cho thử nghiệm tàu sân bay mới (VOA, 29/08/2018)

Tàu khu trục có phi đn điu khin Loi 055 tân tiến đu tiên ca Trung Quc, chiếc Nanchang, ri xưởng đóng tàu Jiangnan Thượng Hi hôm th Sáu 24/8, theo China Daily. Tàu sân bay Loi 001 do Trung Quc t đóng đu tiên và là tàu sân bay th hai sau chiếc Liêu Ninh cũng ri bến hôm th Hai 27/8.

tbd5

Máy bay phản lc chiến đu J17 ca Trung Quc đu trên tàu sân bay Liêu Ninh trong mt cuc tp trn ti Tây Thái Bình Dương (nh chp ngày 24/4/2018)

Trọng tâm ca vic th nghim tàu sân bay ln này là h thng đy ca tàu. Tuy nhiên các nhà phân tích Trung Quc tin là vic th nghim này cũng liên h đến vn đ h thng ch huy, thông tin, và qun tr cũng n vic hi hành và h thng vũ khí ca tàu, t Hoàn cu Thi báo cho biết.

Tàu khu trục Loi 055 có trng ti 10.000 tn, được xem như ln nht và là mt trong nhng chiến hm không ch máy bay tân tiến nht ti Châu Á. Tàu này s đóng mt vai trò tương t như tàu tun dương loi Ticonderoga và tàu khu trc loi Arleigh Burke ca M và được s dng như tàu h tng chính cho nhóm tàu sân bay chiến đu, theo South China Morning Post.

Tàu khu trục ca Trung Quc có kích c gn bng các tàu tun dương, được trang bị radar băng tn X và 112 ng phóng thng đng đ phóng phi đn đt đi không tm xa HHQ-9, phi đn điu khin chng tàu YJ-18, phi đn điu khin tn công trên mt đt CJ-10, và thy lôi chng tàu ngm. Tàu cũng được trang b đi bác 130 ly hai tác dng ca hi quân và mang theo hai máy bay trc thăng chng tàu ngm.

Đối th chính ca tàu khu trc Loi 055 là tàu khu trc loi Zumwalt ca Hi quân M được xem như có kh năng vượt tri các chiến hm Trung Quc hin có.

Tàu sân bay Loại 001A tương t như tàu sân bay thi Xô Viết được chnh trang li, nhưng được "ci thin mt vài ch", theo ông Matthew Funaiole, mt chuyên viên v D án Quyn lc Trung Quc ti Trung tâm Chiến lược và Nghiên cu Quc tế được Business Insider dn li. "Chiếc này có h thống radar mới, ln hơn chút ít, sàn bay cũng ln hơn mt chút, đài ch huy nh hơn mt chút nên có khong không gian ln hơn. Chc chn tàu được nâng cp".

Hai chiến hm Loi 001A và Loi 055 s được chuyn giao cho Hi quân Quân đi Gii phóng Nhân dân Trung Quốc trong vòng năm ti, theo như các chuyên gia quân đi Trung Quc. Tàu khu trc Loi 055 s được s dng đ h tng tàu sân bay Loi 001A, lp thành mt đi tàu chiến do tàu sân bay dn đu vi kh năng chiến đu tân tiến hơn.

Việc phát trin các loại tàu căn bản như vy cho phép Trung Quc có thêm kinh nghim trong các hot đng vn hành tàu sân bay trong lúc Bc Kinh tìm cách tri dài quyn lc ra khi biên gii bin ca mình.

(Nguồn Business Insider)

Published in Châu Á
Trang 2 đến 2