Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Dân Nga bỏ phiếu bằng chân : Putin đã sai khi gây chống đối từ trong nước

Người Nga tìm đủ mọi cách để chạy trốn lệnh động viên. Putin đã phạm sai lầm là mở ra một "mặt trận bên trong", khi ngưng ngang khế ước xã hội ngầm với người dân. Sa hoàng đỏ bất lực trong việc hình dung ra một lối thoát cho một cuộc chiến đã thấy trước thất bại, bèn chìa ra lá bài tẩy cuối cùng : nguyên tử. Thế thì sự nghiệp của Putin sẽ kết thúc từ đây.

bophieu0

Những đoàn người Nga tiếp tục chạy sang vùng biên giới Verkhny Lars với Georgia sau khi có lệnh động viên, để tránh bị đưa sang chiến trường Ukraine. Ảnh chụp ngày 28/09/2022. AP - Zurab Tsertsvadze

Putin ngang nhiên sáp nhập bốn vùng lãnh thổ của Ukraine, bầu cử tổng thống Brazil, cuộc nổi dậy ở Iran, đại hội đảng cộng sản Trung Quốc là những đề tài được các tuần báo kỳ này đề cập nhiều. Courrier International ghi nhận, lệnh động viên của Vladimir Putin, cuộc trưng cầu dân ý giả hiệu và lời đe dọa dùng vũ khí nguyên tử đánh dấu mức độ không còn có thể quay lui, khiến nhiều người Nga phải chạy trốn khỏi đất nước mình.

Bắt lính bừa bãi và trò hề trưng cầu dân ý

Tuần báo Pháp dịch bài viết của tờ Lioudi Baikala ở Siberia kể lại những gì diễn ra ở Cộng hòa Buryatia. Trên mạng xã hội, người Buryat lập tức gọi đêm 21 rạng sáng 22/09 là "Đêm phán xét cuối cùng". Tối 21, các viên chức và giáo viên đã chuẩn bị các lệnh gọi nhập ngũ để phân phát cho các gia đình. Họ được lệnh buộc những người đàn ông bị động viên ra khỏi giường, đưa lên xe và chở ngay đến cơ quan quận đội, từ đó tập trung về thủ phủ Ulan-Ude. Khoảng 6.000-7.000 nam giới trên tổng số 980.000 dân Buryatia sẽ phải ra chiến trường Ukraine. Không chỉ dân những vùng đất hẻo lánh bị "ưu tiên" ra trận. Theo The Diplomat, đại sứ quán các nước Trung Á cảnh báo nguy cơ công dân nước mình đang lao động ở Nga - trên 4,5 triệu người Uzbekistan và 1 triệu người Kazakhstan -  có thể bị dẫn dụ gia nhập quân đội Nga bằng lời hứa lương cao và cho nhập tịch.

The Economist mỉa mai "Chẳng có gì để ăn mừng". Tuần báo hình dung ra các cuộc "trưng cầu dân ý" đánh dấu thành công của "chiến dịch quân sự đặc biệt" tại những vùng đất mới chinh phục, người dân rưng rưng lệ vì được giải phóng khỏi "phát-xít", tung những đóa hoa chào mừng. Tại Nga, thần dân tập hợp tung hô Putin như hồi sáp nhập Crimea năm 2014. Quân đội Ukraine tan rã, chính phủ sụp đổ và tổng thống lưu vong ; Châu Âu quy phục vì lệ thuộc vào dầu khí Nga. Một bức tranh thật đẹp để mừng sinh nhật 70 tuổi của Vladimir Putin vào ngày 07/10.

Thế nhưng thực tế lại khác : quân đội Nga thảm bại trước lực lượng Ukraine, dân Nga bỏ nước chạy bằng mọi cách ra nước ngoài. Phương Tây quyết tâm hỗ trợ Kiev hơn bao giờ hết, Mỹ gởi thêm các hệ thống hỏa tiễn đã gây kinh hoàng cho lính Nga. Trưng cầu dân ý chỉ là trò cười : có thể "bỏ phiếu" tại những băng ghế nơi công cộng, trong cửa hàng, trụ sở cảnh sát hay như ở Zaporijia, những người vũ trang có mặt tại chỗ để bảo đảm cử tri đánh dấu thuận với việc sáp nhập. Dù vậy họ cũng bỏ ngỏ các chốt kiếm soát để thả cho những người chống đối chạy trốn bớt. The Economist ghi nhận nhờ đó hàng trăm chiếc xe đã thoát khỏi vùng tạm chiếm.

Cặp vợ chồng làm giàu nhờ ra sức tuyên truyền cho Kremlin

Bộ máy tuyên truyền của Nga phải hoạt động hết công suất để tô vẽ cho thực tế thảm hại. L'Express chỉ ra hai cái tên chủ chốt "Margarita Simonian và Tigran Keosayan. Hôm 19/09, Simonian, giám đốc mạng lưới kênh truyền hình RT đã thản nhiên đe dọa tuần lễ này "đánh dấu chiến thắng đang đến gần, hoặc là sắp xảy ra chiến tranh nguyên tử"Vài tuần trước bà ta nhấn mạnh "cần phải nghiền nát những kẻ ‘không phải là người’ cho đến cùng". 

Trên truyền hình nhà nước cũng như trên danh khoản Telegram có 350.000 người theo dõi, lý lẽ của Margarita Simonian không thay đổi : Ukraine là những tên quốc xã, phương Tây cũng không hơn gì. Chẳng hạn trong talk-show hôm 05/09, được hỏi về người Ukraine, Margarita Simonian khẳng định : "Đó không phải là con người mà là những tên sát nhân". Còn Mỹ ? "Họ đã sáng tạo ra phát-xít, thế nên họ ủng hộ Ukraine". Các khách mời hăng hái vỗ tay. Một chương trình bình thường tại nước Nga của Putin !

Hai ngày trước đó, chồng bà là Tigran Keosayan trong chương trình hàng tuần trên NTV lăng mạ nhà cựu lãnh đạo Mikhail Gorbachev mới vừa qua đời, vì đã "phá hủy Liên Xô" ; gọi người đứng đầu ngành ngoại giao Châu Âu Josep Borrell là "xác sống", chế giễu người Châu Âu sắp chết rét vì không có khí đốt Nga, coi Volodymyr Zelensky là người nghiện cocain. Cả hai sử dụng nhuần nhuyễn món võ của Nga là "ô nhiễm thông tin" : chính Ukraine đã bắn rơi chiếc máy bay MH17 của Malaysia năm 2014, nhà đối lập Alexei Navalny bị tình báo Anh đầu độc...

Làm thế nào cặp vợ chồng này leo lên đến đỉnh cao quyền lực ? Tháng 9/2004, Margarita Simonian lúc đó 24 tuổi, khi đưa tin về thảm kịch Beslan (gần 1.000 người bị giữ làm con tin ở một trường tiểu học, 330 người chết trong đó có 180 trẻ em) đã cố tình giảm số con tin chỉ còn 1/3, nói láo rằng bọn khủng bố không đưa yêu sách... Nhờ vậy một nhân vật thân tín của Vladimir Putin là Alexei Gromov đã cất nhắc, giúp Simonian đổi đời : cho đứng đầu hệ thống Russia Today vừa thành lập, tổng biên tập hãng tin Rossia Segodnia (RIA Novosti cũ) và sau đó là Sputnik News.

Và một khi đã được nhận vào giới tinh hoa của chế độ thì có đặc quyền tham nhũng. Một cuộc điều tra của Alexei Navalny từ tháng 3/2020 cho biết mỗi chương trình do studio tư nhân của hai vợ chồng làm ra được bán cho kênh NTV với giá 3,5 triệu rúp (60.000 euro), nhưng sử dụng tiền và nhân lực của kênh RT do Margarita Simonian lãnh đạo. Chương trình còn được Aeroflot tài trợ vô cùng hào phóng, giao cho ngân sách quảng cáo khổng lồ. Cặp Simonian-Keosayan sở hữu nhiều lâu đài, căn hộ, xe hơi sang trọng.

Những nhà báo Ukraine trụ lại Kiev khi xe tăng Nga tràn sang

Ở chiều ngược lại, Le Point phỏng vấn Olga Rudenko, tổng biên tập báo "Kyiv độc lập", người được tạp chí Time của Mỹ đưa lên trang bìa và xếp vào số "các nhà lãnh đạo của thế hệ tương lai".

Nếu Kiev bị tấn công, ai sẽ ở lại ? Đó là câu hỏi mà Rudenko đặt ra cho các phóng viên trong đêm 24 rạng sáng 25/02, khi các xe tăng Nga bắt đầu tiến vào Ukraine. Người lãnh đạo 33 tuổi lo sợ anh em trong tòa soạn sẽ hoảng loạn hay tuyệt vọng, nhưng các nhà báo trẻ tuổi vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ dù hầu hết đều có người thân bị ảnh hưởng trực tiếp. Trong khi tại Moskva các tờ báo độc lập lần lượt bị đóng cửa, Kyiv độc lập tiếp tục thu thập tài liệu và đưa tin về cuộc chiến, chống bóp méo thông tin.

Olga Rudenko thổ lộ, năm vừa qua là khó khăn nhất cho Ukraine kể từ nhiều thập niên, nhưng họ học được một điều là khi dân tộc đoàn kết thì sẽ có khả năng hy sinh mọi thứ cho đất nước. Tại Ukraine, người ta đã chứng kiến những điều tồi tệ nhất nhưng cả những gì tốt đẹp nhất của nhân loại. Có những ngày bà tự hỏi phải chăng suốt đời phải viết về những thảm cảnh mà dân tộc mình phải chịu đựng, nhưng rồi lại tự vực dậy, tin tưởng chính nghĩa sẽ thắng.

Người Nga bỏ phiếu bằng đôi chân, Sa hoàng trở nên trần trụi

Trong bài "Sa hoàng cởi truồng", L'Obs nhận định, từ đầu cuộc xâm lăng Ukraine cách đây bảy tháng, câu hỏi đặt ra là ngoài giới đối lập, người Nga chấp nhận đến mức nào mưu đồ chinh phục của Vladimir Putin ? Và giờ đây chúng ta đã có được câu trả lời.

Khi ông chủ điện Kremlin tuyên bố "động viên từng phần", người Nga đã tìm đủ mọi cách để chạy trốn : họ đã bỏ phiếu bằng đôi chân. Năm 2014, khi Putin dùng vũ lực sáp nhập Crimea, tỉ lệ tín nhiệm của ông ta lên đến mức cao nhất. Nhưng tổng thống Nga đã lầm khi nghĩ rằng sẽ lập lại thành tích khi tấn công toàn bộ nước láng giềng Ukraine.

Putin đã làm tất cả những gì cần thiết : nói rằng đó là "chiến dịch quân sự đặc biệt" chứ không phải chiến tranh, chỉ gởi sang Ukraine quân nhân chuyên nghiệp chứ không phải lính quân dịch, hạ thấp ảnh hưởng trừng phạt của phương Tây. Ông ta bịt miệng tất cả báo chí độc lập - như tờ Novaia Gazeta mà tổng biên tập Dimitri Muratov được nhận giải Nobel Hòa bình, cho tuyên truyền ồ ạt trên truyền thông nhà nước luận điệu dân tộc chủ nghĩa, cố tô đậm những vinh quang thời Đệ nhị Thế chiến...

Tất cả đều suông sẻ, cho đến đầu tháng Chín, khi cuộc phản công của Ukraine tại Kharkiv thành công rực rỡ, quân Nga bị đánh tan tành không còn manh giáp. Sự thờ ơ của dân Nga biến thành phẫn nộ, chống đối, khi các thanh niên có nguy cơ bị đưa vào chỗ chết trong một cuộc chiến không thấy lối ra. Vladimir Putin đã đưa con virus hoài nghi và phản kháng vào một xã hội mà ông nghĩ rằng đã "nắm chặt".

Sai lầm của Putin : Mở ra mặt trận chống đối trong nước

Những khuôn mặt dân tộc chủ nghĩa cực đoan trong những show truyền hình chuyên tuôn ra những lời lẽ hiếu chiến thô bỉ, giờ đây bị hẫng trước làn sóng người Nga trong tuổi động viên chạy trốn sang Georgia, Thổ Nhĩ Kỳ hay tất cả những nước nào không đòi hỏi visa. Người Georgia cảm thấy mỉa mai, khi biên giới nước họ bị xe tăng Nga tràn sang năm 2018 và 20% lãnh thổ vẫn bị quân Nga chiếm đóng, và năm 2022 thì thanh niên Nga ào sang trốn quân dịch.

Những hình ảnh từ khắp nước Nga chứ không chỉ ở các thành thị phía tây, chứng tỏ chiến dịch động viên thực chất là bố ráp, bạo lực, hỗn loạn, trái ngược với những chiến binh quả cảm Ukraine chiến đấu bảo vệ tổ quốc họ. Tang lễ tại Kiev của tử sĩ Oleksandr Shapoval, ngôi sao ba lê đã tình nguyện phục vụ trong quân đội như một binh sĩ chuyên ném lựu đạn, cho thấy một công chúng đầy tự hào và xúc động. Khó thể tìm thấy một sự tương phản lớn lao như thế trong một cuộc chiến quy mô tương tự.

Putin đã thất bại : chẳng có gì diễn ra như ông ta dự kiến. Ukraine không sụp đổ, phương Tây không nhu nhược, và nhất là quân đội của ông - bị rệu rã từ bên trong vì tham nhũng và tổ chức kém - gánh chịu hết thất bại này đến thất bại khác. Vẫn chưa phải là hồi kết, vì Putin còn khả năng leo thang. Nhưng ông ta đã phạm sai lầm là mở ra một "mặt trận bên trong", khi ngưng ngang khế ước xã hội ngầm với người dân. Sa hoàng đang cởi truồng và bị lên án, cho dù vẫn có thể tỏ ra nguy hiểm tại Nga và với bên ngoài.

Bốn bài học cho các nước dân chủ

Khẳng định bất kỳ nền dân chủ nào dù mong manh cũng vẫn mạnh hơn một chế độ độc tài tự mãn kiểu Vladimir Putin, L'Express phân tích "Bốn bài học mà Putin mang lại cho chúng ta".

Trước hết là sự quan trọng của cách nhìn thực tiễn về thế giới. Hơn sáu tháng chiến tranh, Putin vẫn đánh giá thấp tinh thần chiến đấu và khả năng trả đũa của Ukraine, không tin vào sức mạnh và những giá trị của phương Tây.

Thứ hai, là sự đánh lận con đen về chủ nghĩa dân tộc dựa trên bản sắc. Những hình ảnh Putin tay cầm đèn cầy vinh danh Chính Thống giáo, ca ngợi Peter đại đế, Mẹ tổ quốc tác động đến một số trí thức phương Tây ; nhưng thực tế ông ta huy động dân quân Chechnya và tất cả người gốc Á nhập cư (Uzbekistan, Kyrgyzstan...) làm bia đỡ đạn cho cuộc chiến.

Thứ ba là lợi ích chiến lược của tính minh bạch dân chủ : từ thời những đế quốc cổ đại đến nay, không có chế độ độc tài nào mà không tham nhũng.

Thứ tư, sự hữu dụng của đội quân dự bị. Putin nói rằng chỉ động viên "từng phần", nhưng bắt lính tứ tung trong sự hỗn loạn. Dù có những kháng cự, quần chúng vẫn để cho bị dẫn đến lò sát sinh vì đã bị bóp méo thông tin, tách rời thực tại.

Bài học đối với các nước dân chủ là duy trì sự gắn bó giữa ý thức công dân và quốc phòng, người dân sẵn sàng đứng lên bảo vệ đất nước. Rốt cuộc Putin sẽ tàn đời vì coi thường phương Tây, nhưng nhất là coi thường chính dân tộc của ông ta.

Nguyên tử : Putin không bị điên, chỉ muốn dọa ?

Tuy nhiên điều làm cả thế giới lo ngại là loại vũ khí khủng khiếp đang trong tay nhà độc tài ở Moskva. Le Point kêu gọi "Nói không với săng-ta nguyên tử của Putin". Giai đoạn tệ hại nhất của cuộc chiến tranh Ukraine dường như sắp đến.

Tổng thống Nga tự đặt mình vào một chiếc bẫy bi kịch. Tất cả cho thấy những thất bại ở Ukraine có thể dẫn đến việc Nga bị yếu đi nhiều so với thập niên 90. Quân đội được chỉ đạo tồi, trang bị thảm hại, huấn luyện sơ sài, liên tục bại trận. Kế hoạch A là chiếm thủ đô Kiev tan thành mây khói, kế hoạch B nhằm chiếm thêm lãnh thổ ở lưu vực bờ sông phía Đông cũng thất bại. Giờ đây Vladimir Putin chuyển sang kế hoạch C : sáp nhập bốn vùng đất Luhansk, Donetsk, Zaporijia, Kherson ; hóa phép thành đất Nga, biến cuộc xâm lăng thành chiến tranh vệ quốc chống lại toàn bộ phương Tây, và không loại trừ khả năng dùng vũ khí hạt nhân.

Olga Skabaieva, người dẫn chương trình tranh luận 60 phút trên truyền hình nhà nước Nga hôm 19/09 đe dọa bắn hỏa tiễn mang đầu đạn nguyên tử sang Luân Đôn lúc nhiều nguyên thủ các nước có mặt để dự tang lễ nữ hoàng Elizabeth II. Moskva có khả năng làm điều đó, với trên 6.000 đầu đạn hạt nhân, nhiều hơn tất cả các cường quốc nguyên tử khác cộng lại ; và có thể ra tay "tiên hạ thủ vi cường" thay vì các nước khác chủ trương chỉ trả đũa khi bị tấn công vào các lợi ích cốt lõi.

Putin không thể sống sót trước chiến thắng của Ukraine

Le Point cho rằng nhất thiết không thể nhượng bộ, vì nếu Kremlin thâu tóm được Donbass như ý muốn sau khi chiếm Crimea 8 năm trước, thì việc gì phải dừng lại ? Các cường quốc như Hoa Kỳ, Pháp phải làm cho Moskva hiểu rõ rằng hậu quả sẽ vô cùng thảm khốc. Vladimir Putin không điên cũng không muốn tự sát, và ngày càng ít được ủng hộ kể cả Trung Quốc, còn trong nước thì đang bị chống đối. Nếu ông ta leo thang, là với hy vọng làm sợ hãi, gây chia rẽ. Và như vậy hơn lúc nào hết phương Tây cần cấm vận mạnh tay hơn, đồng thời gia tăng ủng hộ Ukraine.

Tương tự, trên Le Figaro cuối tuần, nhà văn kiêm nhà điện ảnh Jonathan Littell đánh giá cho đến nay, những đe dọa của Putin chừng như đều mang lại kết quả. Từ sáp nhập Crimea, chiếm Donbass năm 2014, can thiệp vào Syria năm 2015, cho đến đưa lính đánh thuê Wagner đến Châu Phi… ông ta khiến phương Tây bối rối. Nhưng nay khi tự tiện sáp nhập các phần lãnh thổ của Ukraine, Nga đã tự trói vào một cuộc chiến miên viễn, vì những vùng đất mà thậm chí mình không kiểm soát được hoàn toàn.

Đành rằng phải hết sức thận trọng trước hăm dọa của Moskva, nhưng Putin và các tướng lãnh của ông ta đều hiểu NATO mạnh hơn nhiều về quân sự, ngoài ra còn nhiều cách trừng phạt khác. Chẳng hạn đánh vào những nước mua dầu khí của Nga, các công ty hàng hải, bảo hiểm để cắt đứt nguồn thu cuối cùng. Mỹ có thể viện trợ những vũ khí lâu nay vẫn từ chối như phi cơ, hỏa tiễn tầm xa, xe tăng hạng nặng ; NATO dùng hỏa tiễn hành trình và chiến đấu cơ đánh vào những cơ sở hậu cần của Nga trên đất Ukraine.

Không chỉ yếu kém về quân sự, Putin còn yếu về chính trị và chiến lược, khi bất lực trong việc hình dung ra một lối thoát cho một cuộc chiến đã thấy trước thất bại. Ông ta chìa ra con bài tẩy cuối cùng : nguyên tử. Thế thì phương Tây sẽ tung những lá bài của mình để bảo đảm chiến thắng của Ukraine, đặt ra những điều kiện cho hòa bình, và sự nghiệp của Putin sẽ kết thúc từ đây.

Thụy My

Additional Info

  • Author Thụy My
Published in Quốc tế

+ Tại sao Putin gấp rút trưng cầu dân ý 4 khu vực lãnh thổ của Ukraine : Luhansk, Donetsk, Zaporizhhia, Kherson, rồi sau đó tuyên bố 4 khu vực nầy là lãnh thổ Nga ?

+ Cả thế giới lên án hành động của Putin, kể cả Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc.

+ Có nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân giữa Nga và NATO sau những lời đe dọa của Putin hay không ?

+ Kết quả của cuộc chiến Nga-Ukraine sẽ như thế nào và tương lai nào cho chế độ Putin ?

+ Nội tình chính trị Nga bị rối loạn, dân bỏ nước ra đi..

Đây là những chủ đề chính trong cuộc thảo luận giữa và ông Hoàng Bách và ông Nguyễn Gia Kiểng. Xin mời quý vị cùng đón nghe.

Hoàng Bách nói chuyện với Nguyễn Gia Kiểng

Nguồn : Người Việt Channel, 01/10/2022

 

Additional Info

  • Author Nguyễn Gia Kiểng, Hoàng Bách
Published in Video

Kiev : Quân đội Ukraine giải phóng thêm nhiều khu vực ở miền đông

Thanh Hà, RFI, 24/09/2022

Vào lúc Nga tổ chức trưng cầu dân ý để sáp nhập bốn vùng lãnh thổ của Ukraine, hôm 23/09/2022, Kiev thông báo quân đội Ukraine tiếp tục giành được nhiều thắng lợi : chiếm lại thành phố Iatskivka trong vùng Donetsk, giành lại được hơn 9.000 km vuông lãnh thổ từ tay quân Nga.

uk1

Các binh sĩ thuộc phe ly khai sử dụng đại bác Giatsint-B gần Donetsk, Ukraine, ngày 07/09/2022. Reuters - Alexander Ermochenko

Hãng tin Pháp AFP trích lời thủ lĩnh phe ly khai vùng Donetsk, Denis Pouchiline, cho biết tình hình đang "cực kỳ khó khăn" tại khu vực phía bắc thành phố Bakhmout. Đây là một vị trí chiến lược ở phía đông vùng Donetsk mà từ nhiều tháng qua quân Nga dồn lực lượng để yểm trợ cho phe nổi dậy thân Nga, nhưng đã vấp phải sức kháng cự của quân đội Ukraine. Riêng trong vùng Luhansk, thủ lĩnh của phe ly khai, Andreï Marotchko, cho biết lực lượng Ukraine đã liên tục oanh kích vào khu vực này với ý đồ "phá hoại cuộc trưng cầu dân ý".

Tối qua, tổng thống Volodymyr Zelensky xác nhận quân đội Ukraine đã giải phóng được 400 thị trấn tại miền đông Ukraine, giành lại được khoảng 9.000 km vuông từ tay quân đội Nga.

Thất trận ở các khu vực miền đông, Nga đổi chiến thuật : ngày 21 và 22/09/2022, phía Nga đã bắn tên lửa phá hủy đập nước Pechenihy trên sông Silverskyi Donetsk ở miền bắc Ukraine, để chận đà tiến của quân đội Ukraine. Một báo cáo của bộ Quốc Phòng Anh ngày 24/09/2022, được Reuters trích dẫn, cho biết, phía Nga nhiều lẫn sử dụng chiến thuật như trong cuộc tấn công hôm 15/09/2022 nhắm vào đập Karachunivske, gần thành phố Krivyi Rih ở miền trung Ukraine.

Tuy nhiên, theo các nguồn tin quân sự Anh, hai đợt tấn công nhằm lấy sức nước nhấn chìm các trang thiết bị quân sự của quân Ukraine đã không thành. Vẫn theo Luân Đôn, "ít có khả năng chiến thuật của Nga gây nhiều xáo trộn trong kế hoạch phản công của Ukraine", bởi các đập nước nằm cách xa các vùng giao tranh.

Thanh Hà

*************************

Tổng thống Mỹ : Sẽ trừng phạt "nhanh chóng và nặng nề" nếu Nga sáp nhập các lãnh thổ Ukraine

Thanh Phương, RFI, 24/09/2022

Tối 23/09/2022, tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố Hoa Kỳ và các đồng minh của Washington sẽ ban hành các biện pháp trừng phạt kinh tế "nhanh chóng và nặng nề" đối với Nga, nếu Moskva sáp nhập các vùng lãnh thổ của Ukraine thông qua các cuộc trưng cầu dân ý mà quốc tế không công nhận.

uk2

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York, Hoa Kỳ, ngày 21/09/2022. Reuters – Brendan McDermid

Từ hôm 23 cho đến ngày 27/09, Nga đã cho tổ chức trưng cầu dân ý tại các vùng của Ukraine mà họ kiểm soát toàn bộ hoặc một phần. Đó là các vùng Donetsk và Luhansk ở miền đông, Kherson và Zaporijjia ở miền nam.

Ông Biden tố cáo : "Các cuộc trưng cầu dân ý của Nga là một trò giả vờ, một cái cớ xảo trá để cố sáp nhập bằng vũ lực các vùng lãnh thổ của Ukraine". 

Trước đó, trong một thông cáo chung, các quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới thuộc nhóm G7 (Đức, Canada, Hoa Kỳ, Pháp, Ý, Nhật và Anh Quốc) cũng đã ra một thông cáo chung lên án các cuộc trưng cầu dân ý đó. Nhóm G7 kêu gọi toàn bộ các quốc gia trên thế giới "thẳng thừng bác bỏ các cuộc trưng cầu dân ý giả hiệu không có giá trị pháp lý và không chính đáng". 

Hôm thứ năm, sau một cuộc họp bên lề Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, các ngoại trưởng của nhóm G7 đã lên án việc Moskva leo thang trong cuộc chiến Ukraine, nhất là qua việc tổng thống Putin huy động quân dự bị và dọa sử dụng vũ khí nguyên tử.

Về phần tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, trong bài phát biểu thường nhật qua video tối qua, ông cũng đã kêu gọi toàn thế giới lên án cuộc trưng cầu dân ý "giả hiệu" do Nga tổ chức ở các vùng lãnh thổ của Ukraine.

Chủ tịch Hạ Viện Pháp thăm Ukraine

Theo tin từ những người thân cận, vào tuần sau, chủ tịch Hạ Viện Pháp, bà Yaël Braun-Pivet sẽ đến thăm Ba Lan và Ukraine cùng với một phái đoàn dân biểu. Theo dự kiến, chuyến đi của phái đoàn chủ tịch Hạ Viện Pháp ở Ukraine sẽ đặt trọng tâm vào vấn đề quyền của phụ nữ. Họ cũng sẽ có những chuyến đi đến thực địa, đặc biệt là thăm một trại tị nạn Ukraine.

Thanh Phương

*************************

Moskva tổ chức trưng cầu dân ý tại 4 vùng lãnh thổ của Ukraine

Thanh Hà, RFI, 23/09/2022

Moskva tổ chức trưng cầu dân ý tại bốn vùng lãnh thổ của Ukraine do phe thân Nga hay quân đội Nga kiểm soát. Kết quả đã được biết trước, nên Kiev và phương Tây coi đây là một "trò hề" để điện Kremlin biện minh cho xung đột leo thang sau gần 8 tháng chiến tranh và chiếm đoạt lãnh thổ của Ukraine.

uk3

Những thành viên của lực lượng thân Nga thuộc Cộng hòa nhân dân Luhansk (LPR) tự xưng xếp hàng bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý về việc sáp vùng này vào nước Nga, tại một đơn vị quân đội ở Luhansk (Ukraine), ngày 23/09/2022. Reuters - Alexander Ermochenko

Cuộc trưng cầu dân ý mở ra từ ngày 23 đến 27/09/2022 liên quan đến các vùng tự trị thân Nga, là Donetsk và Lugansk ở miền đông, cũng như Kherson và Zaporijjia ở miền nam.

Tại Donetsk và Lugansk, nơi phe thân Nga đã tuyên bố "độc lập" câu hỏi đặt ra cho cử tri là họ có "muốn hay không muốn được thuộc về nước Nga". Còn tại các vùng Kherson và Zaporijjia, nơi mà quân đội Nga không hoàn toàn kiểm soát tình hình, thì câu hỏi sẽ là "Muốn tách rời khỏi Ukraine hay không, thành lập một quốc gia tự trị và trở thành một phần lãnh thổ của nước Nga ?"

Giới phân tích quốc tế đồng loạt ghi nhận cuộc trưng cầu dân ý lần này, là "trò hề" để Nga thâu tóm Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporijjia như hồi 2014 đã chiếm đoạt bán đảo Crimea. Chính quyền Kiev và cộng đồng quốc tế sẽ không công nhận kết quả nhưng như AFP ghi nhận, trưng cầu dân ý diễn ra trong bối cảnh quân đội Ukraine đang phản công mạnh mẽ, quân Nga tháo chạy và tổng thống Vladimir Putin vừa ra lệnh động viên 300.000 lính dự bị. 

Trước ngày tổ chức trưng cầu dân ý tại miền đông và miền nam Ukraine, Moskva đã nêu bật khả năng sử dụng "mọi phương tiện" để bảo vệ "lãnh thổ của mình".

Về thể thức đi bỏ phiếu, hãng tin Pháp AFP ghi nhận chính quyền thân Nga tại Donetsk mang thùng phiếu đến tận từng nhà trong suốt thời gian diễn ra cuộc trưng cầu dân ý. Các phòng phiếu chỉ mở cửa trong ngày cuối cùng, tức là vào ngày 27/09/2022. Ngay trên lãnh thổ Nga, nhiều phòng phiếu cũng được mở ra để người Ukraine đang "tị nạn" tại đây cũng được quyền tham dự.

Chủ tịch Hạ Viện Nga, Viatcheslav Volodin hôm nay đã kêu gọi những người "yêu nước" đang sinh sống tại Ukraine hãy chọn "hội nhập vào Liên Bang Nga". Moskva đã huy động cỗ máy tuyên truyền để cho thấy dân cư tại bốn vùng liên quan đang rất hào hứng trước viễn cảnh được "trở về với nước Nga".

Thông tín viên El Jabri tường thuật từ thành phố Volnovakha, không xa Kherson, miền nam Ukraine :

Một phụ nữ tay dắt con gái 6 tuổi với hai con búp bê nhỏ xíu nắm chặt trong tay. Chúng tôi đã gặp được một cô giáo ở cổng trường số 5 tại thành phố Volnovakha. Bà Daria cho biết, mùa tựu trường năm nay, một nửa các giáo viên đã bỏ đi. Còn bản thân bà đã bị đe dọa vì đã hồ hởi với chế độ mới, với chương trình giảng dậy mới.

Daria nói bà bắt đầu bị đe dọa từ mùa xuân vừa qua. Những hành động hù dọa đó đã nhân lên gấp đôi, rồi gấp ba từ tháng chín đến giờ. Người ta dọa là sẽ trở lại và sẽ bắt bà quỳ gối trước cổng trường và sẽ bắn bà đến chết. Daria nói là đã nhận được những tin nhắn với lời lẽ đe dọa đó qua điện thoại, qua mạng xã hội nhưng lại không thể cho chúng tôi xem những tin nhắn ấy.

Còn Elena Sergeeevna Slesarenko, một công chức trong chính quyền của thành phố, đặc trách mảng xã hội thì cho biết cô cũng bị hù dọa như Daria, nhưng cô không tin và từ chối tin vào những điều đó. Elena nói những người "bình thường, đầu óc tỉnh táo như tôi không ai tin rằng quân Ukraine sẽ trở lại, và ở đây cũng chẳng ai mong họ trở lại cả".

Những phát biểu này hoàn toàn đồng điệu với thông điệp của Moskva muốn nhắn gửi đến tất cả dân cư trong vùng và cả toàn thế giới. Thứ Tư vừa qua chính quyền thông báo tổ chức trưng cầu dân ý và chỉ một ngày sau các tờ rơi đã được phát cho dân chúng trong vùng. Tờ giấy mang ba màu xanh đỏ và trắng, màu cờ của nước Nga với dòng chữ : "Chúng ta trở về nhà".

Thanh Hà

Additional Info

  • Author Thanh Hà, Thanh Phương
Published in Quốc tế

Nga bại trận tại Ukraine nhưng không lo mất điểm tựa Trung Quốc

Thanh Hà, RFI, 23/09/2022

Chiến tranh Ukraine gia tăng cường độ, và dù có thất trận, Nga không lo bị Trung Quốc "bỏ rơi". Ngay sau khi Vladimir Putin ra lệnh động viên lính dự bị và cảnh báo dùng "mọi phương tiện" để bảo vệ các vùng "lãnh thổ của mình", Trung Quốc kêu gọi "ngừng bắn". Hai sự kiện này khiến một số nhà phân tích nêu lên khả năng Nga có thể mất đi một điểm tựa quý giá là Trung Quốc. 

nga1

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov bắt tay đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị trong cuộc họp bên lề Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 77 tại New York, Hoa Kỳ, ngày 22/09/2022. via Reuters – Russian Foreign Ministry

Nga bị sa lầy trên chiến trường Ukraine liệu có là những "giới hạn" đầu tiên của tình bạn "vô bờ bến" giữa Bắc Kinh với Moskva hay không ? 

Hôm 21/09/2022, tổng thống Putin ban hành sắc lệnh huy động  300.000 lính dự bị sang chiến trường Ukraine và ông nhắc lại đe dọa có thể sử dụng tất cả các phương tiện, hàm ý cả vũ khí nguyên tử để giải quyết chiến tranh Ukraine. Hai động thái này được hiểu như Nga đang bị "đẩy vào chân tường". 

Hình ảnh một số người dân Nga hối hả tìm đường ra nước ngoài, trốn lệnh động viên tràn ngập các phương tiện truyền thông phương Tây. Trái lại, báo chí Trung Quốc trong 48 giờ qua ít nhắc đến những phát biểu của tổng thống Putin, đến Ukraine hay chiến dịch quân sự đặc biệt Moskva đã khởi động từ tháng 2/2022. 

Ngày 22/09/2022 bên lề Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 77 tại New York, trong một cuộc họp song phương, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã tuyên bố với đồng cấp Nga, Sergey Lavrov : Bắc Kinh sẽ "khách quan" và "công bằng" về "chiến dịch quân sự đặc biệt" của Nga tại Ukraine. 

Trước đó hai hôm, kết thúc hội nghị tham vấn về an ninh chiến lược Nga –Trung tổ chức tại thành phố Phúc Kiến, thư ký Hội đồng An ninh của Nga, là ông Nikolai Patrushev và ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Đối ngoại Trung ương của Đảng cộng sản Trung Quốc, Dương Khiết Trì đã nhấn mạnh đôi bên "củng cố niềm tin tưởng nhau", cùng nhau "duy trì ổn định chiến lược" trên thế giới, đẩy mạnh "đối tác chiến lược toàn diện" giữa Moskva và Bắc Kinh. 

Đối thoại Nga và Trung Quốc tại New York và Phúc Kiến trước mắt chưa thể là dấu hiện báo trước Tập Cận Bình phụ lòng Vladimir Putin, ít ra là trong ngắn hạn. 

Henry Wang Huiyao, sáng lập viên trung tâm nghiên cứu về Trung Quốc, trụ ở Bắc Kinh được Reuters trích dẫn giải thích : Trung Quốc không ủng hộ chiến tranh, không ủng hộ cuộc xung đột, và điều đó đã quá rõ ràng ngay từ đầu, do vậy ông cho rằng không có lý do nào để Trung Quốc "thay đổi lập trường đó cả". 

Đành rằng nếu như Nga nhanh chóng đạt được mục tiêu quân sự tại Ukraine như điện Kremlin mong đợi thì Bắc Kinh sẽ "thoải mái hơn", nhưng nhiều qua quan sát vẫn tin rằng, việc Nga liên tiếp thất bại ở nhiều nơi trên chiến trường Ukraine từ đầu tháng 9 đến nay không làm Bắc Kinh nao núng và cũng không làm quan hệ song phương thay đổi một cách "cơ bản", bởi lẽ đối với Trung Quốc, về địa chính trị, đối thủ chính vẫn luôn luôn là Hoa Kỳ. 

Trong bàn cờ đó, điều quan trọng nhất đối với Tập Cận Bình là phải giữ được Vladimir Putin, tránh để điện Kremlin đổi chủ, đẩy nước Nga vào cảnh hỗn loạn. Steve Tsang giám đốc Viện Trung Quốc tại trường Đại học Luân Đôn nhắc lại, "chính sách đối ngoại của ông Tập luôn đặt quyền lợi của Trung Quốc lên trên hết". Điều đó có nghĩa là phải duy trì "ổn định chiến lược" tránh để Trung Quốc bị lôi vào vòng xoáy của một cuộc khủng hoảng có thể làm phương hại đến kinh tế của Trung Quốc. 

Trung Quốc có vững mạnh về kinh tế thì mới rảnh trí để đối phó với Hoa Kỳ. Do vậy theo đánh giá của giáo sư Yuan Jingdong, Đại học Sydney, Úc, dù có không thoải mái về diễn tiến của cuộc chiến tại Ukraine nhưng Bắc Kinh sẽ cố gắng giữ một thế cân bằng nào đó, tức là tránh công khai chỉ trích Nga, tránh tỏ thiện cảm với Ukraine và nhất là Trung Quốc sẽ "tránh né hết sức để không bị chỉ trích là hậu thuẫn Vladimir Putin trong những nước cờ mạo hiểm về quân sự của chủ nhân điện Kremlin". 

Giáo sư trường đại học Sydney kết luận, chỉ nội việc thư ký Hội đồng An ninh Nga, Nikolai Patrushev sang tận Phúc Kiến tham khảo ý kiến của ông Dương Khiết Trì cũng đủ "bảo đảm" về sự bền vững trong quan hệ Nga – Trung. 

Thanh Hà

Nguồn : RFI, 23/09/2022

**************************

Lệnh động viên "một phần" tác động ra sao đến guồng máy quân sự Nga ?

Trọng Nghĩa, RFI, 23/09/2022

Trong một nỗ lực nhằm xoay chuyển cục diện quân sự bị cho là đang bất lợi tại Ukraine, tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 21/09/2022 đã loan báo lệnh động viên "một phần" lực lượng quân dự bị của Nga. Đây là lần đầu tiên từ sau Thế Chiến Thứ II mà Moskva đã phải dùng đến biện pháp "động viên", dù chỉ "một phần", chứ không phải là "tổng động viên". 

nga2

Ảnh trích từ video cho thấy những người bị động viên tập trung bên trong một sân vận động được biến thành trung tâm tuyển quân tại thành phố Yakutsk (Nga) ngày 23/09/2022. AP

Nội dung cụ thể của lệnh động viên một phần này là gì ?, việc gọi nhập ngũ hàng trăm ngàn người sẽ tác động ra sao đối với quân đội Nga ? Liệu việc tăng quân có thể giúp Moskva giành lại thế thượng phong trên chiến trường Ukraine hay không ? Trên đây là một số câu hỏi mà hãng tin Anh Reuters ngày 21/09 đã tìm cách trả lời dựa theo nội dung sắc lệnh động viên đã được tổng thống Vladimir Putin ký và đăng trên trang web của Điện Kremlin, cũng như các thông tin khác do chính ông Putin hoặc bộ trưởng quốc phòng Nga bổ sung. 

Chỉ tiêu tuyển mộ thêm 300.000 quân 

Câu hỏi đầu tiên liên quan đến quy mô của cuộc động viên "một phần" này. Mục tiêu được tuyên bố của Moskva là tuyển mộ được 300.000 người từ lực lượng gọi là quân "dự bị" ở khắp nơi trên nước Nga để gửi qua Ukraine, một chỉ tiêu mà chính quyền cho rằng không khó thực hiện. 

Trên giấy tờ, việc tìm ra 300.000 tân binh trong diện này không khó, vì ở Nga, tất cả những ai trong độ tuổi từ 18 đến 60 đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự đều được coi là quân dự bị. Theo bộ trưởng quốc phòng Nga Sergei Shoigu hôm 21/09, tổng số người thuộc diện này lên đến 25 triệu. 

Tuy nhiên, chỉ tiêu 300.000 phải nói là rất lớn khi ta biết rằng trong những tuần lễ trước khi khởi động cuộc xâm lược, Nga "chỉ" tập trung khoảng từ 120.000 đến 150.000 quân ở vùng biên giới.  

Đối với các chuyên gia phân tích phương Tây, con số to lớn này đã trở nên cần thiết trong bối cảnh quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất nặng nề tại Ukraine.  

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn ngày 21/09 trên truyền hình Nga Rossiya 24, bộ trưởng quốc phòng Nga Sergei Shoigu, đã đưa ra con số 5.937 người tử trận tại Ukraine từ đầu cuộc chiến, một con số thấp hơn rất nhiều so với ước tính của giới chuyên gia phân tích phương Tây; họ nói đến con số từ 20.000 đến 30.000 binh sĩ Nga chết trên mặt trận. Thậm chí Lầu Năm Góc, còn đưa ra ước tính theo đó có từ 70.000 đến 80.000 binh sĩ Nga đã bị "loại khỏi vòng chiến", một thuật ngữ chỉ chung những trường hợp bị chết, bị thương hay bị mất tích. 

Về phía Ukraine, nước này đã ban hành lệnh động viên hai ngày trước hôm Nga khởi động chiến dịch xâm lược, và ngay sau đó ban bố thiết quân luật, cấm đàn ông từ 18-60 tuổi rời khỏi đất nước. Số lượng chính xác quân dự bị bị động viên được giữ kín, nhưng các tuyên bố chính thức cho thấy con số lên đến ít nhất là 400.000 người. 

Ưu tiên tuyển mộ lính dự bị "chuyên nghiệp" để có thể dùng ngay 

Kế hoạch động viên được công bố cho thấy ưu tiên mà chính quyền Nga đặt vào việc nhanh chóng có được lực lượng tăng viện sẵn sàng chiến đấu ở Ukraine, thể hiện qua những điều kiện đề ra đối với diện bị gọi nhập ngũ. 

Trước hết, lệnh động viên nhắm vào số quân nhân dự bị đã từng phục vụ trong quân đội Nga và có kinh nghiệm chiến đấu hoặc kỹ năng quân sự chuyên biệt. Quân đội Nga đang tìm kiếm những người đã từng có những công việc cụ thể và chuyên biệt trong quân đội trong quá khứ, chẳng hạn như lái xe tăng, đặc công và lính bắn tỉa. Tuy nhiên, danh sách chính xác các chuyên môn được tìm kiếm mà chính quyền đang giữ kín sẽ cho thấy là quân đội Nga đang thiếu người trong những lãnh vực nào. 

Biện pháp khuyến khích tài chính dù có lệnh động viên cũng được áp dụng: Khi nhập ngũ, các quân nhân dự bị sẽ được trả lương như những quân nhân chuyên nghiệp thực thụ, một mức cao hơn nhiều so với mức lương trung bình của Nga. Điều đó có thể khiến đề xuất này trở nên hấp dẫn hơn đối với người ở các tỉnh lẻ, nơi mức lương thường thấp hơn so với các thành phố lớn.

Bảo toàn lực lượng có sẵn

Mặt khác, để bảo toàn lực lượng có sẵn, giới quân nhân chuyên nghiệp được gọi là 'kontraktniki' hiện đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang sẽ được tự động gia hạn hợp đồng cho đến khi chính quyền quyết định kết thúc thời gian tạm động viên. Nói cách khác, các quân nhân chuyên nghiệp sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều khi muốn bỏ việc. 

Cũng để bảo toàn lực lượng có sẵn, hôm 20/09, Hạ Viện Nga đã thông qua một dự luật nhằm trừng phạt cứng rắn các tội danh như đào ngũ, phá hoại tài sản quân sự và bất tuân thượng lệnh xẩy ra trong các tình huống có lệnh động viên hoặc chiến đấu. Theo một bản sao của đạo luật mà Reuters đọc được, việc tự nguyện đầu hàng sẽ trở thành tội ác đối với quân nhân Nga, có thể bị phạt tới 10 năm tù. 

Các sinh viên hoặc lính nghĩa vụ, tức là thanh niên đã phục vụ 12 tháng bắt buộc trong lực lượng vũ trang, không nằm trong diện tuyển quân. Ngoài ra, còn có một số trường hợp hoãn nhập ngũ khác vì lý do tuổi tác, sức khỏe (được một ủy ban quân y xác nhận) hoặc những người đã bị tòa án kết án tù mới có thể được xuất ngũ hoặc rời lực lượng dự bị. Riêng những người làm việc trong ngành công nghiệp quốc phòng thì có thể hoãn việc phục vụ. 

Những người phê phán chính quyền Nga thì cho rằng từ ngữ của sắc lệnh động viên và chi tiết về những diện bị gọi nhập ngũ hay được hoãn có vẻ như đã bị cố tình để mơ hồ để cho các cơ quan tuyển quân dễ dàng hành động. Thậm chí chỉ tiêu 300.000 tân binh không được ghi trong sắc lệnh đã được công bố, mà đến từ một cuộc phỏng vấn mà bộ trưởng quốc phòng Nga dành cho đài truyền hình Nhà nước. Một nguồn tin từ Điện Kremlin cho biết là một phần của sắc lệnh, trong đó có đoạn nói về con số 300.000, đã cố tình bị giấu. Theo Reuters, không rõ liệu các chi tiết khác cũng bị cố tình giấu đi hay không. 

Hiệu quả chiến đấu của hàng trăm ngàn tân binh không bảo đảm 

Nhiệm vụ chính của đạo quân dự bị tương lai này đã được chính bộ trưởng quốc phòng Nga Shoigu xác nhận: Đó là củng cố chiến tuyến ở Ukraine hiện dài hơn 1.000 km và kiểm soát các vùng lãnh thổ đằng sau chiến tuyến đó. 

Tuy nhiên theo Reuters, các lực lượng dự bị được động viên không thể được triển khai đến Ukraine ngay lập tức vì trước tiên họ sẽ phải trải qua khóa bồi dưỡng hoặc huấn luyện mới và nhất là làm quen với cách Nga thực hiện cái mà họ vẫn gọi là "hoạt động quân sự đặc biệt" tại Ukraine. Theo giới phân tích quân sự phương Tây, thời gian chuẩn bị này có thể kéo dài vài tháng. 

Câu hỏi đặt ra là liệu Nga có đủ trang thiết bị quân sự và khí tài sau những tổn thất ở Ukraine hay không, cũng như đủ các huấn luyện viên quân sự có kinh nghiệm để chuẩn bị và triển khai quân dự bị đúng cách hay không. Các chuyên gia phương Tây rất hoài nghi, trong lúc Moskva khẳng định là mình đủ sức làm điều này.. 

Một câu hỏi khác là liệu lệnh động viên "một phần" này có quá muộn và quá yếu để làm thay đổi cục diện cuộc chiến theo chiều hướng có lợi cho Moskva hay không. Hầu hết các chuyên gia phương Tây nghĩ rằng hành động đó đã quá muộn, nhưng một số ít nói rằng nó có thể giúp Nga trong một chừng mực nào đó, dù không phải ngay lập tức và không không mang tính chất quyết định. 

Dẫu sao thì thông báo động viên đã gây ra tâm lý hoảng loạn nơi những người có khả năng bị gọi nhập ngũ. Theo dữ liệu bán vé, các chuyến bay một chiều ra khỏi Nga đã bán hết vé vào thứ Tư, và có tin chưa được xác minh về việc một số người đã bị lính biên phòng Nga buộc quay lại. 

Nhiều cuộc biểu tình nhỏ chống động viên cũng bắt đầu nổ ra ở một số thành phố Nga từ ngày lệnh động viên được loan báo.

Trọng Nghĩa

Nguồn : RFI, 23/09/2022

*********************

Trưng cầu dân ý, huy động quân dự bị : Putin leo thang chiến tranh Ukraine ?

Cyril Gloaguen, Minh Anh, RFI, 22/09/2022

Thứ Tư, 21/09/2022, trên truyền hình, tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo huy động 300 ngàn quân dự bị và đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc chiến tranh Ukraine. Trước đó một ngày, bốn vùng Ukraine bị chiếm đóng tuyên bố tổ chức trưng cầu dân ý về việc sáp nhập lãnh thổ vào Nga. Sự việc cho thấy cả Nga và phương Tây đều bỏ lỡ cơ hội để chấm dứt cuộc chiến bằng con đường ngoại giao.

nga3

Ngay sau thông báo của tổng thống Vladimir Putin huy động quân dự bị, người dân Nga ở nhiều thành phố lớn đã xuống đường phản đối, Moskva, Nga, ngày 21/09/2022. AP - Alexander Zemlianichenko

Vài ngày trước bài phát biểu của tổng thống Nga, luật sư, kinh tế gia, Marcus Stanley, thuộc Viện Quincy tại Mỹ, trong một bài viết đăng trên trang mạng Responsible Statecraft từng lưu ý rằng việc quân đội Ukraine đánh bại quân Nga ở Kharkiv đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc chiến. Cả hai phe phải đối mặt với những quyết định quan trọng : 

Nước Nga của ông Putin phải chọn giữa việc từ bỏ câu chuyện viễn tưởng "chiến dịch đặc biệt" và tiếp tục lao vào cuộc chiến với quy mô lớn, một hướng đi đương nhiên sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng với những rủi ro cao và sức tàn phá lớn hơn cho cả hai phía. Ở bên kia, liên minh NATO – Ukraine phải quyết định xem họ có nên tận dụng thời điểm này để tìm kiếm một giải pháp đàm phán trong thế thượng phong, hay là chạy theo những rủi ro của một cuộc xung đột còn dữ dội hơn.

Giờ đây, với bài phát biểu trên truyền hình hôm 21/9 của ông Putin, câu hỏi đặt ra : Quyết định huy động một phần quân dự bị, thông báo trưng cầu dân ý và lời đe dọa sử dụng hạt nhân của ông Putin phải được diễn giải hay được hiểu như thế nào ? Phải chăng quyết định này dập tắt mọi hy vọng kết thúc chiến tranh bằng đàm phán ?

Nhân lực, khí tài : Những sai lầm và thế yếu của Nga

Theo giới quan sát, đà tiến quân mạnh mẽ và thắng lợi của quân đội Ukraine ở Kharkiv đã thúc đẩy nguyên thủ Nga đưa ra quyết định như trên. Nhưng sự việc làm lộ rõ những khó khăn về nhân lực, cũng như những sai lầm trong chiến lược của Nga. Ý đồ dồn quân ở phía đông để chinh phục và chiếm giữ thêm nhiều vùng lãnh thổ đã gặp thất bại. Theo Marcus Stanley, nguyên nhân đơn giản chỉ là Nga không còn đủ quân để có thể trấn giữ một chiến tuyến dài hơn 1.000 km trải dài từ biên giới phía bắc với Nga đến vùng Biển Đen ở phía nam Ukraine.

Với quân số 200 ngàn người lúc ban đầu, lực lượng Nga đã bị suy yếu dần cùng với cuộc chiến do những thiệt hại nhân mạng quá lớn. Nga chỉ đủ quân để kháng cự với các cuộc phản công của Kiev ở một vài vùng, như việc đẩy lùi được cuộc tấn công của quân đội Ukraine ở Kherson chẳng hạn. Một chi tiết khác đáng chú ý cũng được ông Marcus Stanley nêu lên : dường như nhiều lực lượng của Nga trong vùng chỉ là những hiến binh quốc gia Rosgvardia, chủ yếu là các lực lượng cảnh sát không được đào tạo để chiến đấu trên chiến trường.

Sự thiếu hụt nguồn nhân lực đương nhiên đặt ra một vấn đề cơ bản : Chiến lược của Nga khi tiến hành một cuộc chiến tranh hạn chế, chỉ là "một chiến dịch quân sự đặc biệt" mà không huy động lính nhập ngũ hoàn toàn cũng như là không tổng động viên, có thể trụ được bao lâu ? Nga đã sai lầm khi đánh giá thấp quyết tâm kháng cự của người Ukraine, và không ngờ rằng sáu tháng sau, Ukraine, với sự trợ giúp của NATO, đã trở thành một đối thủ quân sự đáng gờm.

Một điểm bất lợi khác cho Nga là, trong cuộc chiến dài hơi này, Ukraine – với một nền kinh tế được phương Tây hậu thuẫn mạnh mẽ về mặt tài chính, nhất là các khoản vay từ Mỹ với lãi suất hàng năm tương đương với GDP trước chiến tranh – có thể toàn tâm tổng động viên dân chúng. Do vậy Ukraine có thể triển khai đông quân hơn Nga, vốn chỉ huy động được một phần.

Trên phương diện khí tài, Ukraine được Mỹ và các nước phương Tây hậu thuẫn với một mức GDP cao gấp 20 lần so với Nga. Theo quan điểm của ông Marcus Stanley, rõ ràng đây không phải là một cuộc xung đột mà Nga có thể thắng nếu không có một sự huy động rộng lớn hơn.

Từ góc nhìn này, chuyên gia về quốc phòng và an ninh Emmanuel Dupuy, Viện Nghiên cứu Triển vọng và An ninh ở Châu Âu (IPSE), trên đài truyền hình TV5 Monde, cho rằng "đây là một sự leo thang bởi vì sẽ có nhiều lính Nga chiến đấu trên lãnh thổ Ukraine hơn. Nhưng đó còn là một lời thừa nhận yếu kém, bởi vì cùng lúc, Vladimir Putin tuyên bố chỉ huy động 300 ngàn quân, trong khi có trong tay hai triệu quân dự bị".

Huy động binh sĩ và những rủi ro chính trị cho V. Putin

Nhưng khi chọn leo thang quân sự, chủ nhân điện Kremlin có thể sẽ thu được gì vào lúc NATO và Mỹ không ngừng chi viện cho Ukraine và các cuộc phản công vẫn tiếp diễn ? Liệu nước Nga có thể tăng mạnh được khả năng quân sự khi huy động mọi nguồn lực và khi thực hiện một nỗ lực lớn để chuyển đổi ngành công nghiệp dân sự cho mục tiêu quân sự vào thời chiến hay không ?

Những câu hỏi trên được đặt ra còn cho thấy rằng tổng thống Nga Vladimir Putin đang đối mặt với áp lực từ mọi phía. Ở trong nước, một mặt chủ nhân điện Kremlin không thể ban hành lệnh tổng động viên, một quyết định rất có thể tước mất nguồn hậu thuẫn từ người dân mà ông có được cho đến nay và nhất là có nguy cơ bị chia sẻ quyền lực. Đây thật sự là một rủi ro chính trị to lớn cho ông Putin. Mặt khác, tổng thống Nga đối mặt với những lời chỉ trích gay gắt từ cánh hữu "diều hâu" mang nặng tư tưởng chủ nghĩa dân tộc, đòi gia tăng nỗ lực chiến tranh.

Nhưng điều đáng lo là, ngoài việc leo thang quân sự theo quy ước, Nga rất có thể chuyển qua sử dụng vũ khí chiến thuật hủy diệt hàng loạt tại Ukraine và các lực lượng NATO có thể trực tiếp tham chiến. Marcus Stanley cho biết, một báo cáo mới đây có tiêu đề "Cái giá của chiến tranh" do trường đại học Brown thực hiện lưu ý, chính sự thua kém của các lực lượng quy ước Nga so với NATO sẽ thúc đẩy nước này dựa vào vũ khí nguyên tử và sự phụ thuộc vào loại vũ khí này còn được nhân rộng hơn nếu Nga gặp một thất bại quân sự quy ước.

Rủi thay, mối lo này có nguy cơ biến thành hiện thực. Trước đà tiến của Ukraine và rủi ro mất lại nhiều vùng chiếm đóng, chính quyền thân Nga tại bốn vùng Kherson, Luhansk, Zaporijjia và Donetsk thông báo tổ chức trưng cầu dân ý về việc sáp nhập vào Nga. Đây còn là một bước đệm để Nga biện minh cho việc triển khai và sử dụng vũ khí hạt nhân, theo như phân tích của Cyril Gloaguen, từng là tùy viên quân sự tại Nga và Turkmenistan, chuyên nghiên cứu về địa chính trị, trường đại học Paris VIII, trên đài RFI.

Cyril Gloaguen : "Các lực lượng quân đội Nga, nhìn theo quan điểm quy ước, giờ đang trong thế thủ. Quân đội Ukraine đang giành chiến thắng trên địa bàn và trước tình hình này, chỉ còn một giải pháp. Trên thực tế, đó là phải bảo vệ các vùng lãnh thổ Ukraine đã bị chiếm đóng hay những phần lãnh thổ Ukraine hiện do quân đội Nga kiểm soát.

Việc củng cố các tuyến phòng thủ này sẽ được thực hiện bằng cách chuyển các vùng đó qua quyền tài phán của Liên bang Nga nhờ vào phương cách trưng cầu dân ý. Tại sao ư ? Bởi vì, lý do đơn giản và an toàn nhất chính là khi những vùng này của Ukraine trở thành của Nga, một cách tự động, chúng sẽ được đặt dưới sự bảo vệ bằng vũ khí hạt nhân chiến thuật. Điều này cũng tương tự cho bán đảo Crimea".

Trang mạng báo Mỹ New York Times, ngay khi có thông báo tổ chức trưng cầu dân ý, ghi nhận, từ lâu giải pháp này được đặt ở hàng thứ yếu trong chiến lược xâm chiếm Ukraine vì ông Putin cho rằng những vùng này là phần lãnh thổ hợp pháp của Nga. Nhưng thắng lợi của Ukraine tại Kharkiv buộc ông phải ra tay hành động. Cũng theo nhật báo Mỹ, những biện pháp này được đưa ra vào lúc ông Putin phải đối mặt với những thất bại không những trên chiến trường, mà cả trên trường quốc tế.

Vũ khí hạt nhân hay vũ khí sinh học ?

Tại thượng đỉnh Samarkand, Uzbekistan, hai ngày 15-16/09/2022, chủ nhân điện Kremlin lần đầu tiên phải thừa nhận mối "bận tâm" về cuộc chiến của Trung Quốc và Ấn Độ, hai nguồn hậu thuẫn quan trọng cho kinh tế Nga trong bối cảnh bị phương Tây trừng phạt. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdogan, nhiều lần giữ vai trò trung gian trong cuộc xung đột, hôm thứ Hai 19/9, cũng tuyên bố rằng cuộc xâm lược Ukraine là vô cớ và Nga nên trao trả những vùng lãnh thổ bị chiếm đóng.

Trong bối cảnh này, theo quan điểm của ông Cyril Gloaguen, mọi việc đang rơi vào bế tắc. Tổng thống Nga đang gây áp lực cả với Kiev và phương Tây, khi dọa rằng nếu Ukraine đặt chân vào những vùng lãnh thổ hiện do quân Nga kiểm soát "có nguy cơ" hứng chịu một cuộc tấn công hạt nhân từ Nga. Tuy nhiên, vị chuyên gia này lưu ý, giữa lời nói và hành động còn có một khoảng cách khá xa. Ông giải thích :

"Ở đây cần phải hiểu một điều quan trọng, đó là trong thời bình, bộ tham mưu của lực lượng hạt nhân Nga, ở ngoại ô Moscow, không được liên kết bằng hệ thống truyền dẫn với lực lượng hạt nhân. Đó là một biện pháp an ninh. Ví dụ như trong các cuộc tập trận hàng năm, có một cuộc tập trận hạt nhân chiến lược mang tên Grom. Trong quá trình diễn tập, bộ tham mưu sẽ kiểm tra các đường truyền với các đơn vị khác nhau được đặt trên toàn lãnh thổ Nga. Đây là điều hết sức quan trọng cần lưu ý, do đó, có diễn ngôn, có tuyên truyền và có thực tế của sự việc.

Khi đe dọa như vậy, Vladimir Putin biết rất rõ rằng NATO có khả năng phát hiện sự kích hoạt các đường truyền từ các trung tâm của bộ tham mưu lực lượng hạt nhân Nga, điều quan trọng là ông ấy biết điều đó. Đây vừa là phát ngôn dành cho NATO, hướng đến Ukraine, và lẽ tự nhiên còn hướng đến người dân Nga. Điều quan trọng là phải thể hiện sức mạnh của ông ấy và bài phát biểu này, vốn dĩ luôn dựa trên vũ lực, sức mạnh hạt nhân, đã có tác động to lớn đến cuộc tranh luận chính trị ở Nga".

Hầu hết giới chuyên gia cũng như bản thân tổng thống Ukraine đều không tin vào khả năng chủ nhân điện Kremlin sử dụng vũ khí hạt nhân để đối phó với Kiev như đòi hỏi của phe diều hâu Nga. Dù vậy, nhà nghiên cứu Emmanuel Dupuy, trên đài TV5 Monde, cảnh báo mối nguy vũ khí hóa học, một "hiểm họa cần phải được xem xét nghiêm túc" theo như tuyên bố của tổng thống Mỹ Joe Biden trong bài phát biểu trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc.

Tóm lại, phải chăng đây chính là cách để ông Vladimir Putin "chấm dứt nhanh nhất" chiến tranh như lời thuật lại từ người đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan khi trả lời phỏng vấn kênh truyền hình PBS của Mỹ hôm 19/9 ?

Minh Anh

Nguồn : RFI, 22/09/2022

Additional Info

  • Author Thanh Hà, Trọng Nghĩa, Cyril Gloaguen, Minh Anh
Published in Diễn đàn

Sau bẩy tháng chiến tranh, nước Nga với quân số và trang thiết bị (về số lượng) vượt trội so với Ukraine, nhưng lại thất bại thảm hại.

Trước những thất bại thảm hại, Putin buộc phải ra lệnh động viên một phần lính dự bị để bổ sung cho chiến trường. Lệnh của Putin chỉ chứng tỏ vị thế khó khăn và yếu kém của quân đội Nga trên chiến trường.

nga1

Sau bẩy tháng chiến tranh, nước Nga với quân số và trang thiết bị vượt trội so với Ukraine nhưng lại thất bại thảm hại. Ảnh minh họa

Lệnh của Putin được đáp lại bởi :

1. Làn sóng biểu tình của người Nga trên khắp lãnh thổ liên bang Nga, đặc biệt là ở Moskva và Saint-Peterburg. Đương nhiên là nhà cầm quyền đàn áp dã man như mọi khi và khoảng 1.500 người đã bị bắt.

2. Giá vé máy bay từ Nga đi đến các nước lân cận không cần visa tăng gấp 10 lần mà cũng không có mà bán. Các hãng hàng không cháy hàng.

Người Nga tìm cách chạy trốn bị bắt lính. Trong khi đó người Ukraine ở nước ngoài lại trở về nước để chiến đấu. Đấy, khác nhau ở chỗ đó đấy.

Đương nhiên là các nước phương Tây đã chỉ trích những tuyên bố dọa dẫm mới đây của Putin. Cái đáng nói hôm nay là ngay cả Trung Quốc, một nước lớn vẫn ủng hộ Nga cũng đã lên tiếng, giữ một khoảng cách với Nga. Một vài giờ sau khi Putin lên truyền hình ra lệnh cho người Nga và đe dọa thế giới, người phát ngôn bộ ngoại giao Trung Quốc đã phát biểu rất rõ, không như những lời phát biểu trước đây : "Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các nước phải được tôn trọng. Mục tiêu và các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc phải được đảm bảo…". Ông Wang Wenbin đã phát biểu như vậy thì khác gì nói rõ là Nga là kẻ xâm lược. Nói thật là hiện nay tôi thấy bộ mặt của Trung Quốc còn sạch sẽ hơn nhiều với bộ mặt nhơ nhuốc của Nga.

Hôm qua Bắc Triều tiên cũng tuyên bố : "Chúng tôi chưa bao giờ xuất khẩu vũ khí và đạn dược sang Nga và chúng tôi cũng không có ý định làm việc này".

Như vậy, sau lời dọa nạt của Putin, thì ngay cả những "đồng minh" cố hữu của Putin cũng đã phát biểu giữ khoảng cách với Putin. Putin đang bị cả thế giới rời bỏ.

Trước sự kiện này, thủ tướng Ấn Độ cũng đã nói thẳng với Putin tại Uzbekistan, trong khuôn khổ Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (OSC) rằng bây giờ không phải lúc làm chiến tranh và yêu cầu Putin đàm phán hòa bình. Nói chung tất cả các nước lớn đều không muốn ủng hộ Putin gây chiến tranh. Chỉ có điều, vì quyền lợi thiết thực của họ với Nga nên họ chưa muốn lên án trực tiếp.

Trong khi đó các hãng truyền hình của Nga và một số nước cuồng Nga(Đông Lào, đương nhiên) vẫn ra rả Nga đang thắng trận và tuyên truyền là Nga đang có sự ủng hộ của nhân dân Nga, và của thế giới. Nga sẽ đè bẹp thế giới…

Thông điệp khiếp vía của Putin : Tăng quân, thêm vũ khí, sáp nhập và đe Hàng Nóng ! – Nguồn : Nhân Việt TV, 21/09/2022

Trong cùng thời gian, Người phát ngôn của Tòa đại sứ Nga ở Paris cũng đã được mời lên truyền hình của Pháp. Cho đến giờ ông ta vẫn nói Nga không xâm lược Ukraine. Được cho xem cảnh người Nga đi biểu tình hôm qua, ông ta nói đấy là họ đi vui chơi (ils font la fête). Đài truyền hình lại hỏi họ đang vui chơi thì tại sao lại bắt họ. Ông ta vẫn cười. Trơ trẽn hết cỡ. Tôi thấy xấu hổ thay cho ông ta.

nga2

Lực lượng an ninh Nga bắt tất cả những ai chống đối chiến tranh Ukraine, cho dù là trẻ em - Ảnh minh họa

Trong lúc tôi đang viết đây, 17g giờ Paris, Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc đang họp để nói về tội ác của Nga trong cuộc chiến tranh với Ukraine. Đa số các đại biểu của các nước đều lên án mạnh mẽ Nga…

Nga đã làm cho Liên Hiệp Quốc trở thành một tổ chức bất lực hơn bao giờ hết.

Hoàng Quốc Dũng

(23/09/2022)

Additional Info

  • Author Hoàng Quốc Dũng
Published in Quan điểm

Sự biến mất kỳ lạ của các tướng Nga tham chiến ở Ukraine

Trong bài "Điệu valse của các tướng lãnh quân đội", La Croix cho biết nhiều tướng Nga đã biến mất sau khi chỉ huy các lực lượng xâm lăng Ukraine.

tuongnga1

Tổng thống Vladimir Putin và các tướng lãnh Nga quan sát một cuộc tập trận ở Hắc Hải ngày 09/01/2022. AP - Alexei Druzhinin

Tướng Serguei Dvornikov đang ở đâu ?

Chuyện gì đã xảy ra với Serguei Dvornikov ? Trong nhiều tuần lễ, câu hỏi vướng vất nơi các chuyên gia quân sự, họ cố gắng tìm hiểu chuỗi mệnh lệnh của quân đội Nga tại Ukraine. Mệnh danh là "đồ tể Alep", ông tướng này được lòng Vladimir Putin từ khi Nga can thiệp vào Syria, giúp cứu vãn quyền lực Bachar Al Assad. Được bổ nhiệm đứng đầu chiến dịch Ukraine từ đầu tháng Tư, sau vài tuần lễ chẳng còn thấy bóng dáng Dvornikov. Ông ta không có mặt trong các bức hình và những phóng sự của Bộ Quốc phòng.

Rõ ràng Dvornikov đã không còn được Putin tín nhiệm, do những khó khăn của quân Nga. Theo Christo Grozev, người sáng lập trang web điều tra Bellingcat vốn thông thạo tin tức, thậm chí vị tướng này còn bị buộc về hưu. Dvornikov là người được Vladimir Putin trực tiếp bổ nhiệm dù các tướng khác lo ngại thói quen rượu chè và những khiếm khuyết của ông ta trong việc chỉ huy các chiến dịch quy mô lớn, cho thấy vai trò ngày càng lớn của ông chủ điện Kremlin trong việc tiến hành các hoạt động trên chiến trường.

Việc cách chức Serguei Dvornikov chưa hề được chính quyền Nga chính thức loan báo. Công chúng đã khám phá người kế nhiệm ông ta, nhờ một phóng sự truyền hình ngày 26/06, quay cảnh bộ trưởng Quốc phòng Serguei Choigu thăm các đội quân được điều sang Ukraine. Đó là tướng Guennady Jydko, 56 tuổi, cũng đã từng tham gia chiến dịch Nga ở Syria. Theo nhiều trang quân sự Nga, Jydko điều phối ba binh chủng xâm lăng hoạt động đồng thời. Tuy nhiên Kremlin chưa bao giờ xác nhận việc bổ nhiệm này.

Sợ bị quân đội đảo chánh, nỗi lo từ thời Liên Xô

Trong những tháng gần đây, bộ tổng tham mưu Nga đã âm thầm cho về vườn ít nhất sáu tướng lãnh bị cho là không chu toàn nhiệm vụ. Trung tướng Serguei Kissel, chỉ huy sư đoàn cận vệ xe tăng số 1 bị ngưng chức vì không chiếm được Kharkiv. Phó đô đốc Igor Ossipov, đứng đầu hạm đội Hắc Hải, phải ngồi chơi xơi nước sau khi soái hạm Moskva bị đánh chìm hôm 13/04. Chuyên gia về các vấn đề quốc phòng Pavel Louzine ghi nhận, "khó thể biết được ai chịu trách nhiệm về những gì ở Ukraine, điện Kremlin không tin tưởng các tướng lãnh và thay đổi thường xuyên".

Bản thân bộ trưởng Serguei Choigou hình như cũng bị mất đi sự tin cậy của Vladimir Putin từ khi kịch bản một cuộc chiến chớp nhoáng bị chôn vùi. Trong một cuộc gặp cấp dưới, tổng thống tuyên bố trước các camera là ông tham khảo hai người tín cẩn là tướng Serguei Surovikine, chỉ huy mặt trận miền nam và đồng nhiệm Alexander Lapine, mặt trận miền trung - được phong danh hiệu anh hùng nhờ chiếm được Lysychansk, bước tiến gần đây nhất của quân Nga.

Hệ thống mệnh lệnh theo chiều thẳng đứng dường như được áp đặt hơn bao giờ hết. Vẫn theo Pavel Louzine, "điện Kremlin cố gắng chỉ huy quân đội trực tiếp từ Moskva, cụ thể là từ Trung tâm quốc gia Kiểm soát Quốc phòng, tránh giao phó trách nhiệm chiến dịch cho một tướng lãnh duy nhất. Việc chính quyền kiểm soát bộ tham mưu thừa hưởng từ thời Liên Xô cũ, khi Kremlin lo sợ bị quân đội đảo chánh. Nỗi sợ này hình như ngày nay càng tăng lên".

Những người kháng chiến Ukraine tại vùng địch tạm chiếm

Phóng sự của Le Figaro tường thuật "Tại biên giới Nga, cuộc đấu tranh của những người kháng chiến Ukraine chống lại quân chiếm đóng". Bài báo kể ra trường hợp Vyacheslav Zadorenko, một thanh niên ở làng Kozacha Lopan cách biên giới Nga chỉ 5 km, khi quân Nga tràn sang hôm 24/02, anh đang ở vùng tự do nhưng người mẹ bị kẹt lại. Anh bèn mặc quần áo rách rưới như một người vô gia cư, vào tìm cách giải thoát bà mẹ, và sau đó đi lang thang nhiều nơi, ghi nhớ những địa điểm của quân Nga để báo cho quân đội Ukraine. Dần dà, người làng hình thành một nhóm dân quân, những ai từng phục vụ trong quân ngũ chỉ cho người khác cách sử dụng vũ khí.

Ban đầu có gì dùng nấy : gắn lựu đạn vào drone để thả xuống phía Nga. Sau đó họ học được cách sử dụng nhuần nhuyễn hơn các loại drone tầm xa, chỉ điểm các kho vũ khí, vị trí quân Nga để Ukraine oanh kích. Zadorenko hãnh diện kể lại, có lần pháo binh thiếu đạn 152 mm, anh và vài người bạn đã đột nhập một kho đạn của Nga, chất đầy một xe jeep về giao cho quân đội Ukraine. Cũng có những người hùng thầm lặng đã hy sinh, và giờ đây trong thành phố đã được giải phóng, chính quyền truy lùng những kẻ phản bội đã hợp tác với địch. Một viên chức cho biết tuy tội phản quốc có khung hình phạt 10-15 năm tù, nhưng những người này có thể được dùng để trao đổi với các tù nhân bị giam giữ ở Nga hay Donbass.

Nhân chứng bất đắc dĩ nơi nghĩa trang Izyum

Le Monde nói về Vitaliy, "người giữ cuốn sổ Nam Tào ở Izyum", chủ một nhà đòn đã bị quân Nga buộc phục vụ miễn phí. Theo ông, những xác chết được người của ông chôn cất hầu hết là thường dân. Cơ sở của Vitaliy có 9 nhân viên, đã phải làm việc gấp năm lần trong sáu tháng qua nhưng không có thù lao, chỉ được quân Nga cho thực phẩm và dầu diesel. Ông nhớ lại, vào đầu cuộc xâm lăng, "các đường phố đầy những xác chết", họ thu nhặt được 114 thi thể sau khi hai tòa nhà gần sông bị trúng bom vào giữa tháng Ba. Ban đầu quân chiếm đóng cấm chôn cất các nạn nhân, nói rằng sẽ giải quyết, nhưng sau do cầu bị sập, phía Nga mới cho phép ông làm việc.

Công nhân phải lo chôn xác rất nhanh dưới mưa bom, thành phố không điện nước, khí đốt, đôi khi không có cả gỗ để làm cây thập giá trên mộ, nhiều ngôi mộ chỉ được đánh số. Vitaliy ghi chép cẩn thận tên, ngày và địa điểm thu nhặt xác, cuốn sổ "Nam Tào" này đã được các điều tra viên thu giữ. Nhưng hãy còn nhiều mộ chưa được phát hiện, Vitaliy tiết lộ "Khi nạn nhân bị tra tấn, quân Nga tự lo việc chôn xác".

Liên Hiệp Quốc và thuốc độc chiến tranh

Đặc phái viên Le Monde tại New York cho biết "Ukraine là trung tâm thảo luận tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc". Sau khi phát hiện 445 ngôi mộ và một hố chôn tập thể ở Izyum, chính phủ Ukraine đòi hỏi thành lập một tòa án quốc tế mới xử tội ác chiến tranh. Tổng thống Cộng hòa Sec và chủ tịch Hội Đồng Châu Âu ủng hộ đề nghị này. Nhưng nhiều nước châu Âu khác trong đó có Pháp chủ trương đưa lên Tòa án Hình sự Quốc tế ở La Haye, có thẩm quyền đối với tội ác chống nhân loại, tội diệt chủng nhưng hiện không tính đến tội gây chiến. Hai chủ đề khác cũng sẽ là trung tâm thảo luận : sự an toàn của nhà máy điện nguyên tử Zaporijia, và tiếp tục giải tỏa xuất khẩu ngũ cốc. Vấn đề này rất quan trọng để hạn chế giá cả tăng vọt, thậm chí thiếu đói nơi một số nước lệ thuộc nhiều vào lúa mì Ukraine và Nga.

Trước cuộc họp, tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador (AMLO) đã kêu gọi lập tức hình thành một "ủy ban đối thoại và hòa bình" gồm thủ tướng Ấn Độ, Đức giáo hoàng Phanxicô và tổng thư ký Liên Hiệp Quốc. Nhưng Mykhailo Podoliak, cố vấn của tổng thống Volodymyr Zelensky tố cáo "những người đòi hòa bình" dùng cuộc chiến để quảng bá cho mình. Ông viết trên Twitter : "Kế hoạch của ông (AMLO) nhằm duy trì hàng triệu người trong tình trạng bị chiếm đóng, gia tăng số hố chôn tập thể và giúp Nga có thời gian bổ sung quân mới trước các cuộc tấn công sắp tới ? Như vậy đây là kế hoạch của Nga".

Libération cho rằng "Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vấp phải thuốc độc chiến tranh". Tờ báo ghi nhận tổng thư ký Guterres đã rung chuông hòa bình trong buổi lễ ở Đại hội đồng, chiếc chuông do Nhật Bản tặng năm 1954 có ghi dòng chữ bằng tiếng Nhật "Mong rằng thế giới sống trong hòa bình tuyệt đối". Sáu mươi tám năm sau, chiến tranh quay lại hoành hành trên đất châu Âu do một trong năm thành viên Hội đồng Bảo an – có quyền phủ quyết – khởi động, ước mơ này trở nên thảm hại hơn bao giờ hết. Không có cuộc gặp nào được dự trù giữa phái đoàn Nga và Ukraine hay Hoa Kỳ.

Người khổng lồ không quyền hành

Les Echos đặt vấn đề "Liên Hiệp Quốc tồn tại để làm gì ?". Tờ báo ví tổ chức quốc tế này cũng giống như nữ hoàng Anh quốc : một người khổng lồ không quyền lực. Chỉ cần một thành viên thường trực Hội đồng Bảo an dùng lấy vũ lực, là Liên Hiệp Quốc trong trạng thái việt vị. Bị Nga làm tê liệt, tổ chức quốc tế duy nhất có nhiệm vụ xúc tiến hòa bình đành phải theo dõi đồng thời lên án những diễn biến của cuộc xung đột Ukraine. Những người bênh vực nêu ra việc các chuyên gia gởi đến nhà máy điện nguyên tử Zaporijia là thuộc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (AIEA), hay Liên Hiệp Quốc cũng tham gia với Thổ Nhĩ Kỳ trong việc thương lượng giải tỏa ngũ cốc xuất khẩu của Ukraine. Tuy nhiên trong cuộc chiến tranh làm đảo lộn toàn cầu, tổ chức có trụ sở tại New York chỉ đóng vai trò hạng nhì.

Tổng thư ký Antonio Guterres cũng không làm được việc. Với tính cách nhạt nhẽo, không gây được ảnh hưởng, ông không mang lại luồng gió mới nào cho định chế. Đã đàn ông chú trọng các chương trình nhân đạo dành cho người tị nạn, nhưng chỉ là chắp vá cho những đau thương chứ không phải là phương thuốc chữa. Do không có những hành động mang tính quyết định, Liên Hiệp Quốc đóng vai một chiếc máy dò địa chấn. Trong dịp bỏ phiếu nghị quyết lên án Nga, người ta có thể nhận thấy các nước phương nam xa cách phương Tây như thế nào, thế nên Trung Quốc và Ấn Độ mới tìm mọi cách thủ lợi cho mình.

Liên Hiệp Quốc cũng đã từng bị rơi vào trạng thái hôn mê trong thời kỳ chiến tranh lạnh, cho đến khi Mikhail Gorbatchev mở ra một giai đoạn thỏa hiệp trong thập niên 90. Có nên khai tử định chế này hay không ? Les Echos cho rằng tất nhiên là không : một NATO năng động hiện nay cũng từng bị cho là chết não. Trước mắt, cuộc họp đang diễn ra tại New York là cơ hội để nối lại quan hệ với các nước phương nam. Trung Quốc vốn gia tăng ảnh hưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây, chỉ hiện diện hạn chế do các điều kiện cách ly ngặt nghèo. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và các đồng nhiệm có cơ hội độc nhất để lắng nghe nhiều hơn các quốc gia mới trỗi dậy.

Ngoại giao "không liên kết" kiểu mới của Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ

Trong bối cảnh đó, Le Figaro lưu ý một dạng thức ngoại giao mới nổi lên, mà tờ báo gọi là "không liên kết đa phương". Chẳng hạn tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tranh thủ tối đa liên minh quân sự với Hoa Kỳ và quan hệ kinh tế với châu Âu, nhưng vẫn duy trì đối tác chính trị và năng lượng với Nga. Dù là thành viên NATO, nhưng Recep Tayyip Erdogan không phải lúc nào cũng đứng về phía Washington.

Cuộc xâm lăng Ukraine mang lại cho Erdogan ba cơ hội lịch sử : 1) Các drone Bayraktar TB2 nay bán chạy như tôm tươi 2) Thu được tiền bạc của tài phiệt Nga bị phương Tây tẩy chay, mua khí đốt giá rẻ 3) Đóng vai trung gian hòa giải. Trước đây bị đả kích vì thái độ côn đồ ở Syria, Địa Trung Hải và Libya, nay nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ gần như đứng trước ngưỡng cửa giải Nobel Hòa bình.

Một ví dụ nữa là Ấn Độ. New Delhi vừa có thỏa thuận nguyên tử dân dụng với Hoa Kỳ, tham gia Bộ Tứ (Quad, gồm Mỹ, Úc, Ấn, Nhật), nhưng từ chối bỏ phiếu chống Nga ở Liên Hiệp Quốc, và mua dầu khí của Moskva nhiều hơn trước chiến tranh. Thời hội nghị Bandung (1955), Ấn Độ là lãnh đạo phong trào không liên kết, dựa trên nguyên tắc phi bạo lực của Gandhi. Ngày nay ngoại trưởng rất thực dụng của Ấn tuyên bố "khai thác mọi cơ hội do các nghịch lý trên thế giới tạo ra". Với Modi vốn sẽ là chủ tịch G20 năm 2023, không liên kết hòa bình đã được thay bằng không liên kết đa phương được quân sự hóa. Ấn Độ và Trung Quốc được cho là sẵn sàng dành cho Putin thời gian xoay sở để ra khỏi cái bẫy đã tự giăng ra, nhưng sẽ phản ứng một khi ông ta leo thang đến cực điểm.

Thụy My

Additional Info

  • Author Thụy My
Published in Quốc tế

Sau khi người Nga thất thế, một giai đoạn mới và nguy hiểm hơn trong cuộc xung đột đã bắt đầu.

rutlui1

Cảnh tượng quân đội Nga rút lui thành hàng dài ở Ukraine là điều đáng chú ý – nhưng không có gì đáng ngạc nhiên.

Đối với Nga, cuộc chiến này đã đi theo hướng tồi tệ ngay từ những ngày đầu. Vladimir Putin đã không đạt được chiến thắng chớp nhoáng mà ông mong muốn vào ngày 24/02. Đến tháng 4, người Nga đã buộc phải rút lui trong nhục nhã sau khi tìm cách chiếm đóng Kyiv.

Những lợi ích hạn chế mà Nga đạt được trong sáu tháng qua đã phải trả giá rất đắt. Lực lượng ban đầu do Điện Kremlin tập hợp có khoảng 200.000 quân. Tháng trước, Mỹ ước tính rằng 70.000-80.000 người trong nhóm này đã bị giết hoặc bị thương kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược.

Không muốn thừa nhận rằng Nga đang có chiến tranh, Putin đã từ chối áp dụng chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc. Ngược lại, Ukraine đã huy động toàn bộ dân số nam giới ở độ tuổi trưởng thành. Kết quả là, Ukraine hiện có nhiều binh sĩ trên chiến trường hơn Nga.

Người Ukraine cũng có lợi thế về tinh thần chiến đấu và vũ trang. Họ đang chiến đấu để bảo vệ đất nước của mình. Nguồn cung cấp vũ khí tiên tiến từ Mỹ và Châu Âu – đặc biệt là tên lửa tầm xa chính xác – có nghĩa là họ hiện đang được trang bị tốt hơn so với Nga.

Viễn cảnh Nga bị đánh bại là có thật và đáng để phấn khởi. Nhưng những bước tiến của Ukraine cũng mở ra một giai đoạn mới và nguy hiểm hơn trong xung đột.

Hình ảnh dân thường khóc nức nở ôm hôn binh sĩ Ukraine khi họ giải phóng các thị trấn và làng mạc khỏi tay quân Nga đã nhấn mạnh mục đích của cuộc chiến. Nếu bị Nga chiếm đóng vĩnh viễn, người ta sẽ mất đi tự do chính trị, và sẽ bị cưỡng chế bằng các vụ giết người, tra tấn, và trục xuất.

Một chiến thắng dễ dàng của Nga ở Ukraine cũng sẽ mở ra cánh cửa để tiếp tục gây hấn với các nước láng giềng – bao gồm Moldova, và có lẽ cả các thành viên NATO như Estonia, Latvia, và Litva. Khả năng đó đủ đáng báo động để thuyết phục Phần Lan và Thụy Điển xin gia nhập NATO.

Nếu Nga bị đánh bại, mối đe dọa xâm lược bao trùm phần còn lại của Châu Âu sẽ biến mất. Bầu không khí chính trị toàn cầu cũng sẽ thay đổi. Thất bại của Nga sẽ gây ra khó khăn ở Bắc Kinh và Mar-a-Lago. Trong những tuần trước khi xảy ra xâm lược, Trung Quốc đã tuyên bố xác lập tình bạn "không có giới hạn" với Nga. Donald Trump thì nói rằng Vladimir Putin là một "thiên tài". Những lời nhận định đó bây giờ không chỉ vô đạo đức, mà còn ngu ngốc.

Tuy nhiên, cũng cần phải nhận định thận trọng. Gần một phần năm lãnh thổ Ukraine vẫn đang bị chiếm đóng. Người Nga sẽ cố gắng tập hợp lại và lực lượng Ukraine có thể bị dàn mỏng quá mức.

Câu hỏi phức tạp thực sự là điều gì sẽ xảy ra nếu Nga phải đối mặt với một thất bại nhục nhã – có lẽ bao gồm cả việc mất Crimea, khu vực đã bị chiếm đóng vào năm 2014 và khiến Moscow rất vui mừng?

Thay vì chấp nhận thất bại, Putin có thể sẽ cố gắng leo thang. Tuy nhiên, các lựa chọn của ông lại có phần hạn chế và không hấp dẫn. Việc từ chối kêu gọi tổng động viên phản ánh nỗi lo sẽ khuấy động làn sóng đối lập trong xã hội Nga. Việc huy động lực lượng, huấn luyện, và trang bị cho họ sẽ mất nhiều tuần – trong khi cuộc chiến lại đang diễn ra nhanh chóng.

Ngay từ đầu cuộc xung đột, Putin đã ám chỉ rằng Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân. Nhà Trắng luôn xem xét khả năng này một cách nghiêm túc. Khi chiến tranh kéo dài và tình hình trở nên tồi tệ đối với Nga, lo ngại rằng Putin có thể sử dụng vũ khí hạt nhân đã giảm đi một chút, nhưng vẫn chưa biến mất. Như một nhà hoạch định chính sách cấp cao của phương Tây đã nói với tôi vào tuần trước: "Chúng ta phải nhớ rằng hầu hết mọi cuộc tập trận quân sự của Nga mà chúng ta đã quan sát thấy đều có liên quan đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân".

Tuy nhiên, sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine rõ ràng chứa đựng nguy cơ là bản thân nước Nga cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi bụi phóng xạ. Phản ứng chính trị toàn cầu sẽ rất tiêu cực, và một phản ứng quân sự của phương Tây, nhiều khả năng là phi hạt nhân, sẽ là điều không thể tránh khỏi.

Giống như các nhà lãnh đạo Nga trong quá khứ, Putin hy vọng rằng mùa đông sẽ giúp ông. Thông báo gần đây của Nga rằng họ sẽ cho ngừng hầu hết các nguồn cung cấp khí đốt cho Châu Âu chắc chắn là nhằm khiến những người ủng hộ phương Tây của Ukraine phải phục tùng.

Nhưng Putin phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố để có thể chiến thắng trong trò chơi khí đốt. Một mùa đông lạnh giá, hoặc một làn sóng cuộc biểu tình chính trị ở phương Tây sẽ có lợi cho ông. Nhưng không thể chỉ trông chờ vào chúng. Chính phủ Đức cho biết nước này "hiện đã chuẩn bị tốt hơn cho việc Nga ngừng cung cấp khí đốt," và tổng mức dự trữ khí đốt là gần 87%. Ngoài ra, các khoản trợ giá năng lượng đang được triển khai trên khắp Châu Âu.

Vì vậy, vị trí của nhà lãnh đạo Nga có vẻ đang gặp nguy hiểm. Ngay từ đầu, một số nhà lãnh đạo phương Tây đã thầm hy vọng rằng Putin sẽ đánh mất quyền lực do hậu quả của chiến tranh. Tổng thống Joe Biden thậm chí đã thốt ra điều đó.

Nhưng nếu Putin bị phế truất, có lẽ là bởi một cuộc đảo chính, thì người thay thế ông nhiều khả năng sẽ là một người theo chủ nghĩa dân tộc cứng rắn, hơn là một người theo chủ nghĩa tự do. Những tiếng nói bất đồng chính kiến gay gắt nhất ở Nga hiện nay là từ các sĩ quan và những người theo chủ nghĩa dân tộc – những người kêu gọi leo thang chiến tranh. Một giả thuyết đang lan truyền trong giới tình báo phương Tây là vụ sát hại Daria Dugina, một nhà báo theo chủ nghĩa dân tộc, đã được dàn xếp bởi cơ quan an ninh Nga như một lời cảnh báo dành cho nhóm cực hữu dám chỉ trích Putin.

Một nước Nga bị đánh bại sẽ không biến mất khỏi bản đồ. Nó sẽ vẫn sở hữu một số lượng lớn vũ khí hạt nhân, và sự uất hận sẽ càng thêm dồn nén.

Rõ ràng có rất nhiều nguy hiểm đang chờ ở phía trước. Nhưng đôi khi tin tốt cũng phải được ghi nhận tương xứng. Trong một năm vốn đã ảm đạm, những chiến thắng của quân đội Ukraine trong tuần qua chắc chắn là tin tốt mà chúng ta cần.

Gideon Rachman

Nguyên tác : "The Ukraine war has reached a turning point," Financial Times, 12/09/2022

Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế,15/09/2022

Additional Info

  • Author Gideon Rachman, Nguyễn Thị Kim Phụng
Published in Diễn đàn

Chính ở phía bắc Ukraine, nhắm theo hướng Kharkiv mà quân đội Ukraine đã tiến hành một cuộc tấn công bất ngờ, có thể coi là thắng lợi lớn nhất kể từ đầu cuộc chiến. Bài viết của đặc phái viên Boris Mabillard đăng trên tuần báo Pháp Le Point ngày 11/09/2022, tức là vào lúc quân đội Ukraine phản công, chuẩn bị giành lại được thành phố Izium.

kharkiv1

Các chiến binh Ukraine chuẩn bị tấn công các vị trí Nga bằng lựu pháo M777 của Mỹ tại Kharkov, ngày 14/07/2022. AP - Evgeniy Maloletka

Quân đội Ukraine đã chọc thủng hàng phòng thủ Nga ở phía đông Kharkiv, một vùng nằm ở phía bắc Ukraine. Khi đâm mũi giáo vào các tuyến phòng thủ của kẻ thù, quân đội Ukraine đã xuất hiện tại những nơi mà quân Nga không ngờ tới. Cuộc tấn công cộng với yếu tố bất ngờ đã buộc quân đội Nga tháo chạy. Tình trạng vỡ đám trầm trọng đến mức chính quyền Nga, hiếm khi thấy, công khai thừa nhận đã vấp phải những khó khăn. Nhìn theo trục ngang, từ Kharkiv sang phía đông, các khu làng Balakliya, Volokhiv Yar và Borshchivka lần lượt được giải phóng. Hôm thứ Bẩy, 10/09, phát ngôn viên quân đội Ukraine thông báo đã kiểm soát được Kupiansk, một đầu nút giao thông đường sắt và đường bộ trọng yếu. Lực lượng Ukraine hiện nay đã tới cửa ngõ thành phố Izium, thành phố bị Nga chiếm đóng, có vị trí chiến lược giữa Donbass và Kharkiv và phía Ukraine sắp đánh chiếm được thành phố (ngày 11/09, Izium được giải phóng và ngày 14/09, tổng thống Ukraine Zelensky đã bất ngờ tới thăm thành phố này).

Ngoài giá trị quân sự và chiến lược của các lãnh thổ vừa giành lại được, những chiến thắng quân sự này đã giúp nâng cao tinh thần binh sĩ Ukraine. Cuộc phản công tại Kherson ở phía nam, từ nay liên quan đến ba mặt trận và sẽ sớm tạo ra một bước ngoặt quyết định. Nhất là trong bối cảnh phía Ukraine vẫn tiếp tục đà tiến quân.

Cuộc tấn công theo ba thời điểm

Thứ Hai, 29/08, chính quyền Ukraine thông báo tiến hành một cuộc phản công để giải phóng Kherson ở phía nam Ukraine. Cùng lúc, Kiev giữ im lặng tuyệt đối về các chiến dịch quân sự đang diễn ra trên toàn quốc và cấm tuyệt đối các nhà báo ra chiến tuyến. Trong lúc mọi cặp mắt đều hướng về Mikolaiv và Kherson thì quân đội Ukraine đã tiến về phía đông Slovansk ở vùng Donbass. Rồi trong tuần này, quân đội Ukraine đã tấn công ở phía đông của Kharkiv. Cuộc tấn công theo ba thời điểm chủ ý đánh lừa bộ tham mưu Nga. Vì nghĩ rằng mục tiêu chính của quân Ukraine là Kherson, bộ tham mưu Nga dã cho tái triển khai lực lượng ở phía nam, giảm bớt quân ở mặt trận Kharkiv.

Ban đầu rất kín đáo, chính quyền Ukraine không thông báo ngay các thắng lợi quân sự mà họ có thể thu được. Thế nhưng, hình ảnh những ngôi làng được giải phóng mà dân làng và binh sĩ Ukraine đăng trên các mạng xã hội của họ đã phá tan sự im lặng mà bộ tham mưu Ukraine rất muốn duy trì. Do vậy, bộ tham mưu Ukraine buộc phải khẳng định những gì đã được đăng tải trên internet nhưng đồng thời vẫn không cho các nhà báo tới vùng này để tự họ nhìn thấy thực tế các tiến bộ về quân sự của Ukraine.

Cũng tương tự, bên phía Nga, các blogger đã nói đến những khó khăn mà quân đội Nga vấp phải ở Kharkiv và lo lắng về việc quân đội của họ không có phản ứng gì. Hôm thứ Sáu, 09/09, các kênh truyền hình Nhà nước Nga chiếu hình ảnh điều động lực lượng chi viện và thứ Bẩy, 10/09, bộ tham mưu Nga thừa nhận bị mất Balakliya và thông qua phát ngôn viên Bộ Quốc phòng, Igor Konashenkov, thông báo "một sự chuyển quân có tổ chức đối với các lực lượng đang đóng tại Balakliya và Izium sang vùng Donetsk (nước Cộng hòa tự xưng Donetsk)". Việc giành lại Izium, nếu thành công, sẽ là một thắng lợi lớn của Ukraine kể từ đầu cuộc xâm lược của Nga hồi tháng Hai vừa qua. Ngày 11/09, Ukraine đã chiếm được Izium.

Vũ khí của phương Tây, một trong những yếu tố chủ chốt trong cuộc phản công của Ukraine

Việc sử dụng đúng lúc các vũ khí hiện đại mà Châu Âu và Hoa Kỳ cung cấp, chắc chắn, giúp đạt được những thành công này. Sau khi vội vã sử dụng các vũ khí quý giá trong các trận đánh mà không tạo ra được sự khác biệt cũng như dễ bị Nga oanh kích, quân đội Ukraine đã học cách sử dụng các loại vũ khí này một cách có ý thức. Hệ thống phóng rốc-két Himars (M142 High Mobility Artillery Rocket System), pháo tầm xa M777 và hệ thống pháo Howitzer Zuzana 155 mm đã giúp dập nát các tuyến tiếp viện và pháo của Nga. Tình báo Ukraine, được sự trợ giúp của các đồng minh ngoại quốc và chắc hẳn là của cả các kháng chiến quân hiện diện tại vùng bị chiếm đóng, đã xác định khu vực nào trên mặt trận cần tấn công và chỉ ra các mục tiêu cho pháo binh.

Vào lúc người ta nghĩ rằng không thể đối phó được với chiến thuật rải thảm bom một cách chậm rãi và gây sát thương lớn của Nga nhằm san bằng tất cả rồi sau đó chiến lĩnh lãnh thổ với một nhịp độ không thể ngăn cản được thì phía Ukraine lại áp đặt được nhịp độ chiến sự. Với ba cuộc phản công này, lực lượng Ukraine cho thấy họ có thể chuyển sang tấn công tốt hơn là kháng cự. Điều này không chỉ lên tinh thần cho binh sĩ Ukraine và làm suy sụp tinh thần của kẻ thù Nga. Các cuộc tái chiếm này, nếu tiếp tục diễn ra lâu dài, sẽ tạo ra một động lực mà quân đội Ukraine cần có sau những thất bại trong vùng Donbass hồi tháng Sáu và tháng Bẩy. Các cuộc phản công này cũng đưa ra một tín hiệu tích cực cho các đồng minh của Kiev sau khi họ đã cung cấp vũ khí và đang chờ đợi thắng lợi từ phía Ukraine.

Đức Tâm

Additional Info

  • Author Đức Tâm
Published in Quốc tế

Ukraine đánh bại Nga không còn là chuyện nằm mơ, nếu phương Tây tiếp tục giúp

Tập Cận Bình không ruồng rẫy Vladimir Putin lúc này, nhưng vì chính mình trước hết, và muốn có bạn là chiến binh chứ không phải kẻ bại trận. Nga có thể kết thúc cuộc xung đột, tuy nhiên hòa bình sẽ không đạt được theo những điều kiện mà Putin mong muốn lúc ban đầu. Khả năng chiến bại trước Ukraine là viễn cảnh vô cùng đáng sợ cho Putin.

danhbai1

Tình nguyện quân Ukraine tập luyện ở ngoại ô Kiev, ngày 17/09/2022. AP - Andrew Kravchenko

Chiến thắng thần tốc của những người kế tục Maidan

Đặc phái viên Le Point đưa người đọc đến Kharkiv và Balakliia, "những vùng vừa được Ukraine giải phóng". Những người dân thành phố Balakliia chiếm đóng từ sáu tháng qua ra nhận hàng cứu trợ, cho biết quân Nga tháo chạy rất nhanh, bỏ lại một số đồng đội. Phóng viên The Economist tường thuật dọc dài trên con đường đến Izyum là vô số xe quân sự, xe tăng Nga, có cả đại bác, hỏa tiễn, "như một dòng sông kim loại". Một sĩ quan lữ đoàn số 25 Ukraine kể lại có một lính Nga thản nhiên lái xe bọc thép trên đường, khi đến chốt kiểm soát mới biết "quân ta" đã chạy hết, đành đầu hàng.

Trong bài xã luận "Slava Ukraini", Le Point viết : Ai có thể tin được ? Sáng 24/02, khi xe tăng Nga càn lên những con đường Ukraine, câu hỏi là bao giờ Kiev thất thủ. Kremlin sẽ sáp nhập toàn bộ hay một phần Ukraine, hoặc chỉ dựng lên một chính quyền bù nhìn ? Đến hôm nay biết bao chặng đường đã vượt qua, thắng lợi mà Ukraine đạt được vô cùng to lớn ; dù biết rằng có vũ khí viện trợ của phương Tây và thông tin tình báo quý giá của Mỹ.

Cuộc phản công của Kiev giúp tái chiếm nhiều ngàn kilomet vuông lãnh thổ là hết sức quan trọng, không chỉ mang tính quyết định trong cuộc chiến, mà còn đập tan luồng dư luận cho rằng phe dân chủ tự do đang xuống dốc, phương Tây yếu kém. Các chiến binh Ukraine đang đi tiếp con đường của những người biểu tình Euromaidan cuối 2013, đầu 2014, chính họ ngày nay đang đối đầu với Putin trong niềm tin về các giá trị dân chủ, và Châu Âu có thể cảm ơn họ vì lòng tin ấy.

Putin nhiều lần gọi điện xin Tập hỗ trợ mạnh hơn

Về quan hệ Nga-Trung, Le Monde số cuối tuần đặt câu hỏi, Tập Cận Bình có thể sẵn sàng ủng hộ "ông bạn cũ" Vladimir Putin đến mức nào ? Từ đầu năm đến tháng Tám, Trung Quốc đã nhập 72,9 tỉ đô la hàng của Nga, đại đa số là dầu khí, tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái ; và bán cho Nga 44,2 tỉ đô la. Nhà nghiên cứu François Chimits của Mercator Institute for China Studies ở Berlin nhận thấy Bắc Kinh tỏ ra cơ hội và thực dụng, cung cấp những gì có thể để giúp đối tác duy trì được, nhưng tránh bị liên đới.

Chuyên gia François Godement lưu ý, tốc độ trao đổi tăng nhanh vào tháng Năm, khi Bắc Kinh cứng giọng với Mỹ. Trung Quốc mua nhiều dầu khí của Nga hơn, trả bằng đồng rúp và nhân dân tệ. Giá mua không được biết rõ, nhưng các nhà quan sát cho rằng được giảm 20% đến 50% - Gazprom cung cấp cho Bắc Kinh với giá thấp nhất trong số tất cả khách hàng. Trung Quốc còn lời to khi bán lại khí đốt Nga cho Châu Âu với giá cắt cổ và lấp đầy khoảng trống cấm vận.

Từ mùa hè, lượng hàng Trung Quốc xuất sang Nga tăng rất cao gồm xe tải, xe hơi, chất bán dẫn, thiết bị nông nghiệp, nhôm thép, đặc biệt là chất bán dẫn tăng đến 340%. Dù chậm chạp và ngốn năng lượng hơn Intel hay AMD, nhưng chip Trung Quốc cũng giúp lướt web và làm việc văn phòng được. Tuy vậy vẫn không đủ, Moskva phải tháo chip bán dẫn hàng tiêu dùng để sử dụng cho quân đội. Các tập đoàn lớn của Trung Quốc cải chính việc bán cho Nga, nhưng các công ty nhỏ vẫn làm. Châu Âu và Mỹ khó kiểm soát được.

Về tài chánh, Bắc Kinh ngần ngại không dám tài trợ trực tiếp hay đầu tư vào Nga. Trong những tháng gần đây, Vladimir Putin nhiều lần gọi cho Tập Cận Bình để đề nghị giúp đỡ nhiều hơn : rõ ràng là đối tác chiến lược của ông ta không ở mức "vô giới hạn" như đã hứa. Dù vậy, các nhà quan sát cho rằng Trung Quốc vẫn tiếp tục hỗ trợ Nga vì vấn đề Đài Loan, nhất là sắp tới đại hội đảng. Biết ý, Kremlin không hề hà tiện những tuyên bố ủng hộ đối với Bắc Kinh.

"Bạn vàng" Trung Quốc có còn sát cánh nếu Nga bại trận ?

Tương tự, The Economist cho rằng "Tập Cận Bình sẽ không bỏ rơi Vladimir Putin ngay bây giờ". Mục tiêu mà Trung Quốc nhắm đến ở Ukraine là sự chia rẽ và thất bại của phương Tây, hơn là một chiến thắng cho Nga.

Putin nợ ông Tập một lời xin lỗi. Cuộc xâm lăng Ukraine diễn ra vào thời điểm hoàn toàn không phù hợp. Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc sẽ khai mạc vào ngày 16/10, trong bối cảnh kinh tế sa sút, dân chúng bất mãn vì zero Covid. Trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau đại dịch, Tập Cận Bình phải xuất hiện ở Samarkand (Uzbekistan) với một nhà lãnh đạo được ông gọi là "bạn tốt nhất" nhưng lại tỏ ra tàn bạo, liều lĩnh và bất tài. Tuy nhiên đôi bên có chung sự thù địch với phương Tây, mà Bắc Kinh coi là một cuộc chiến lâu dài.

Trung Quốc hành động vì lợi ích của chính mình, tố cáo liên minh quốc phòng và sự trừng phạt của Mỹ vì lo sợ sẽ được sử dụng để ngăn chặn sự bành trướng ở Châu Á hoặc để trừng phạt vì vấn đề Đài Loan. Các nhà lãnh đạo Bắc Kinh hy vọng sẽ thủ lợi từ việc Moskva thắng hay hòa ở Ukraine. Hoặc Nga bị yếu đi và Trung Quốc sẽ lấn át trong quan hệ song phương, hoặc Nga thắng - đó là thất bại của phương Tây.

Những tai ương hiện tại của Putin là điều không mong muốn, nhưng vẫn có thể kiểm soát được ; còn bại trận trước Ukraine lại là chuyện khác. Một mặt, có thể đe dọa chế độ Moskva, mặt khác làm phương hại đến luận điệu cho rằng phương Tây đang suy tàn. Ông Tập muốn có bạn là chiến binh chứ không phải kẻ bại trận.

Sa hoàng đỏ đang trần trụi

Trong bài bình luận mang tên "Sa hoàng cởi truồng", Le Point cho rằng thành công chiến thuật của quân đội Ukraine đã làm rung chuyển chế độ Moskva và những kẻ ủng hộ, đặc biệt là Bắc Kinh. Theo như đà tiến hiện nay, cuộc phiêu lưu quân sự của Vladimir Putin có nguy cơ trở thành thất bại nặng nề như Moskva đã phải chịu đựng và phải rút quân khỏi Afghanistan năm 1989, góp phần vào sự sụp đổ của Liên Xô hai năm sau. Tương tự, nếu Nga bại trận ở Ukraine sẽ lay động sâu sắc chế độ Putin. Lịch sử cho thấy một thất bại quân sự ở tầm cỡ đó sớm muộn gì cũng dẫn đến những đảo lộn chính trị tại nước thua cuộc.

Trong gần bảy tháng qua, tổng thống Nga không đạt được bất cứ mục tiêu nào. Từ việc lập ra một chính quyền con rối, đưa Ukraine vào quỹ đạo Nga vĩnh viễn, hay đơn giản chỉ là củng cố và mở rộng những lãnh thổ đã chiếm được từ 2014. Hoàn toàn ngược lại ! Cuộc chiến đã nâng cao tinh thần dân tộc Ukraine, củng cố ý định hướng về phương Tây ; làm lung lay các nước cộng hòa giả tạo ở Donbass và bán đảo Crimea đã bị sáp nhập. Còn NATO thêm vững mạnh nhờ Thụy Điển và Phần Lan gia nhập.

Tệ hại nhất cho Kremlin là cuộc xung đột đã bộc lộ những yếu kém của hệ thống an ninh mà nhờ đó Putin ngự trị được từ nhiều năm qua. Tình báo Nga không bảo vệ được bí mật quan trọng nhất, kế hoạch xâm lăng Ukraine đã bị CIA lật tẩy nhiều tháng trước khi tiến hành. Và từ đó đến nay, quân đội thứ nhì thế giới đã cho thấy tình hình thảm hại của mình. Quân Nga thiếu trang bị, huấn luyện không đầy đủ, đói ăn, không có tinh thần chiến đấu, cấp trên tham nhũng và chỉ huy bằng phương thức cổ lỗ sỉ thời 1945. Các tội ác chiến tranh của quân Nga cũng nhuộm đen tên tuổi "Hồng quân", như vụ thảm sát Bucha và mới đây ở Izyum.

The Economist cho biết bất mãn đối với Putin ngày càng tăng, dẫn những lời đả kích trên Telegram : "Quân đội không có kính hồng ngoại, không áo giáp, không có phương tiện liên lạc an toàn, không có túi thuốc cấp cứu" trong khi Putin tổ chức lễ hội Moskva tốn kém 1 tỉ rúp, đúng vào ngày quân Nga phải tháo chạy khỏi Kharkiv !

Phòng không Nga kém cỏi đáng kinh ngạc

Riêng về thiết bị quân sự, Le Monde cuối tuần nói về những lỗ hổng đáng kinh ngạc của hệ thống phòng không Nga, vẫn được cho là hữu hiệu nhất thế giới. Trên lý thuyết, quân đội Nga được cho là có những vũ khí tốt nhất để đối phó với những cuộc tấn công từ trên không. Nổi tiếng nhất là hệ thống hỏa tiễn địa-không S-300 và S-400, có thể tiêu diệt các phi cơ và hỏa tiễn đạn đạo hay hành trình ở rất cao và cách xa đến 300 kilomet. Moskva cam đoan S-400 có thể theo dõi cùng lúc vài chục mục tiêu, đây là mặt hàng "vơ-đét" của kỹ nghệ quốc phòng Nga, được xuất khẩu sang Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra Nga còn có các hỏa tiễn Tor, Buk hay Pantsir rất cơ động, dùng cho phòng không ở tầm trung và tầm thấp.

Dù vậy, Ukraine vẫn thường xuyên xâm nhập được. Ngày 01/04, hai trực thăng của Kiev đã vượt biên giới, tấn công vào một kho xăng ở Belgorod và quay về bình an vô sự. Ngày 31/07 và 20/08, các drone của Ukraine đã đánh vào sở chỉ huy của hạm đội Hắc Hải tại Sevastopol, và trong cuộc vây hãm Mariupol, các trực thăng Ukraine đã bảy lần tiếp tế được cho lực lượng đang bị vây hãm ở nhà máy Azovstal. Ngoạn mục nhất là vụ tấn công vào căn cứ không quân Saki ở Crimea hôm 09/08, phá hủy hơn một chục oanh tạc cơ Sukhoi-24 và tiêm kích Sukhoi-30.

Chỉ trong tháng Bảy, có ít nhất 60 hỏa tiễn không bị Nga chặn. Sự yếu kém của phòng không Nga không hẳn do con người mà có thể do thiếu linh kiện điện tử. Đặc biệt đối với các drone, nhỏ hơn nhiều và bay thấp hơn máy bay, dùng S-300 để đối phó cũng giống như dùng búa đập ruồi. Nga càng chịu thêm áp lực khi Hoa Kỳ chuyển giao các hỏa tiễn AGM-88 HARM (High-speed anti-radiation missile), có thể vô hiệu hóa các radar phòng không.

https://youtu.be/W2kmNdd2QKw

Kẻ được người mất trong cuộc xâm lăng Ukraine

Còn gì tồi tệ hơn cho một nhân vật quyền lực như Putin ? Những tiết lộ trên đây làm phương hại đến tính chính danh của vị Sa hoàng đỏ - độc tài được cho là hiệu quả hơn dân chủ, cũng như sự khả tín. Ông chủ điện Kremlin gây chiến để bảo vệ chế độ của mình, ông ta cảm thấy bị đe dọa bởi một Ukraine tự do dân chủ có thể gợi cảm hứng cho dân Nga nổi dậy. Thế nhưng viễn cảnh này lại được củng cố nhờ sự chiến đấu can trường, tinh thần kháng chiến của người Ukraine, và nhờ sự ủng hộ của phương Tây.

Sự chao đảo của Putin tại Ukraine làm yếu đi các chế độ vẫn trông cậy vào Moskva, từ Alger tới Bamako, từ Budapest tới Belgrade, Minsk ; gây khó khăn nghiêm trọng cho Tập Cận Bình. Ông Tập ngỡ rằng ủng hộ Putin là cách để hạ nhục Washington, nâng cao tham vọng về Đài Loan và dạy một bài học cho tất cả những nước nào mon men đến gần thế giới dân chủ. Nga đại bại ở Ukraine sẽ là một tiền lệ nguy hiểm cho Tập Cận Bình.

Ngược lại, chiến thắng vẻ vang của Kiev là thành công cho tổng thống Joe Biden, vốn phóng tay hỗ trợ Volodymyr Zelensky, cũng như Anh và Canada. Châu Âu nhất là Trung Âu và Đông Âu trở nên thân Mỹ hơn bao giờ hết. Còn những nước từ lâu không muốn tin vào khả năng Ukraine ca khúc khải hoàn, đứng đầu là Pháp, Đức, Ý, ảnh hưởng bị giảm sút. Tác giả bài viết cho rằng hãy còn chưa muộn để thôi lưỡng lự, tăng nhanh chuyển giao vũ khí cho Kiev để sớm đến ngày chiến thắng.

Điều kiện hòa bình sẽ không như Putin mong muốn

The Economist cũng nhận định "Cuộc chiến của Putin ở Ukraine đang thất bại, phương Tây cần giúp sức để Nga bại trận nhanh hơn". Tiến bộ của Ukraine trên chiến trường dựa trên hai trụ cột : khí tài và con người. Về vũ khí, Mỹ và các nước bạn thường xuyên gởi cho những hỏa tiễn tầm xa có độ chính xác cao để tiêu diệt các kho đạn, sở chỉ huy, trung tâm hậu cần ở xa tiền tuyến, còn Nga thì không. Nga chẳng còn ưu thế trên không do các hệ thống phòng không và đạn dược cạn dần, còn Ukraine thì ngược lại. Lợi thế của Ukraine về quân số cũng tăng lên. Dù đến tận các nhà tù để mộ quân và hứa hẹn tiền thưởng cao, Putin vẫn không thay thế nổi số 70.000-80.000 lính đã bị loại khỏi vòng chiến. Phía Kiev còn cả một lực lượng dự bị tiềm năng, với tinh thần quyết bảo vệ quê nhà và đồng bào của họ.

Theo tờ báo, phương Tây nên gởi thêm các vũ khí tối tân có tầm xa hơn. Chẳng hạn hệ thống Himars mà trước đây Mỹ không muốn chuyển giao, đã chứng tỏ được hiệu quả khủng khiếp trên chiến trường. Kiev cũng cần rất nhiều đạn dược cho những chiến dịch tấn công trong tương lai, và xe bọc thép để chuyển quân nhanh chóng. Bên cạnh đó là mở rộng việc huấn luyện binh sĩ Ukraine ở nước ngoài. Động lực chiến tranh có thể tự nó duy trì. Nếu người dân Ukraine ở những thành phố bị chiếm đóng tin rằng kẻ xâm lăng sẽ ở lại vĩnh viễn, một số có thể xuôi tay chấp nhận hoặc thậm chí hợp tác. Còn nếu cho rằng quân Nga sẽ bị đuổi chạy trong vài tháng nữa, động cơ sẽ ngược lại. Nga càng mất nhiều vùng đất cướp được, thì càng khó giữ nổi số còn lại.

Phương Tây cũng cần cố gắng tạo khoảng cách giữa chế độ Moskva và người dân, nhấn mạnh cuộc chiến hiện nay là với Putin chứ không phải với nhân dân Nga. Tiếp đón những người Nga chạy sang nhất là người có học vấn cao, ngược lại không cấp visa cho những ai phục vụ chế độ. Rất có thể giới tinh hoa sẽ dần chán ngán tình trạng bị cô lập, lực lượng an ninh không còn muốn bị đẩy vào một cuộc chiến tranh không thể chiến thắng, bởi một nhà độc tài vĩ cuồng. Nga có thể kết thúc cuộc xung đột bất cứ lúc nào, nhưng hòa bình sẽ không đạt được theo những điều kiện mà Vladimir Putin mong muốn lúc ban đầu.

Tuần báo Anh cho biết một đề nghị do cựu tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen đồng soạn thảo đã được giới thiệu với Kiev hôm 13/09, bảo đảm tiếp tục cung cấp vũ khí, giúp huấn luyện và thông tin tình báo cho Ukraine, dựa theo cách Mỹ cam kết với Israel. Chừng như là để gieo rắc ý nghĩ mà nhiều người không thể tưởng tượng được hồi đầu cuộc chiến : Nga có thể bại trận ! Đây là viễn cảnh vô cùng đáng sợ cho Vladimir Putin.

Tang lễ thế kỷ của nữ hoàng Anh

Bên cạnh chiến tranh ở Ukraine, cuộc gặp giữa Vladimir Putin và Tập Cận Bình tại Uzbekistan, nữ hoàng Anh là chủ đề được các tuần báo Pháp bàn luận nhiều nhất. Courrier International đăng trên trang nhất chân dung Elizabeth II thời trẻ đang đội vương miện với dòng tựa "Vị nữ hoàng cuối cùng". Hồ sơ của L'Obs cũng được dành cho nữ hoàng Anh, với hình ảnh bà đang tươi cười, chạy tít "Nữ hoàng của một thế kỷ - Elizabeth II". Cũng với chân dung nữ hoàng Anh trên trang nhất, L’Express nói về "Cuộc chia tay vương giả".

Bảy thế kỷ trị vì, tương đương với 14 nhiệm kỳ 5 năm của các nguyên thủ, ngay cả Vladimir Putin và Tập Cận Bình cũng chỉ là "hợp đồng thời vụ" nếu so với bà. Nhưng nữ hoàng không lãnh đạo, mà là hiện thân cho quốc gia dân tộc, những phát biểu hiếm hoi của bà trấn an được thần dân trong lúc đất nước nguy nan. Bà là mẫu mực cho cung cách quản trị : ứng xử hoàn toàn theo kiểu quý tộc, không chạy theo dân túy, nhưng Elizabeth II được cả những người không ưa chế độ quân chủ yêu mến

Sống cùng thời kỳ với Stalin, Churchill, Elizabeth II đã biết đến chiến tranh lạnh, bức tường Berlin sụp đổ, sự xuất hiện một thế giới đa cực. Bà đã bắt tay ít nhất 10 tổng thống Pháp, bổ nhiệm 15 thủ tướng Anh, nhìn thấy Khối Thịnh vượng chung mất đi sự hấp dẫn. Như là dấu gạch nối giữa thế kỷ 20 và 21, sự kiện bà từ trần kết thúc một thế giới cũ, đưa người dân - nhiều thế hệ chỉ biết đến mỗi mình bà – vào một kỷ nguyên đầy bất trắc. Đối với tân vương Charles III, những khó khăn còn ở phía trước.

Courrier International cho biết tang lễ của Elizabeth II trùng hợp với ngày "leaders day" tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York. Đến Luân Đôn, New York hay cả hai ? Đó là mối đau đầu cho nguyên thủ và phái đoàn các nước. Được biết thủ tướng New Zealand, tổng thống Pháp, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, chủ tịch Ủy ban Châu Âu sẽ có mặt ở Luân Đôn, cùng với nhiều hoàng gia Châu Âu. Trong "đám tang thế kỷ này", các nhà lãnh đạo được yêu cầu không đến bằng phi cơ riêng, và đưa đến dự tang lễ bằng xe buýt thay vì công xa – thêm một thách đố về tổ chức và an ninh.

Thụy My

Additional Info

  • Author Thụy My
Published in Quốc tế

Chiến tranh Ukraine : Zelensky hứa "đem lại chiến thắng cho Kharkiv"

Thanh Hà, RFI, 15/09/202

Vùng Kharkiv đã được giải phóng "gần như toàn bộ" khỏi ách của quân đội Nga. Tổng thống Ukraine tuyên bố như trên trong chuyến thị sát Izium hôm 14/09/2022 và cam kết "mang lại chiến thắng". Trên đường trở lại thủ đô Kiev xe của ông bị tai nạn, nhưng tổng thống Ukraine bình an và chuẩn bị tiếp chủ tịch Ủy Ban Liên Hiệp Châu Âu với trọng tâm là kinh tế và lịch trình hội nhập Liên Âu.

miendong1

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại thành phố Izium, tỉnh Kharkiv, vừa được giải phóng, ngày 14/09/2022. Reuters – Gleb Garanich

Vào lúc tổng thống Volodymyr Zelensky thị sát tình hình tại thành phố Izium, khu vực Kharkiv, đông bắc Ukraine, đêm qua, quân Nga oanh kích vào thành phố Kryvyi Rig, quê hương của ông Zelensky ở miền trung. Theo hãng tin Pháp AFP, 7 tên lửa của Nga đã dội xuống thành phố với khoảng 600.000 dân này. Cùng lúc trung tâm thành phố và nhiều khu vực lân cận bị ngập lụt. Mực nước sông Ingulets đột ngột dâng cao. Dân chúng được lệnh tản cư tránh lũ.

Tổng thống Zelensky quy tránh nhiệm cho quân đội Nga tấn công vào cơ sở hạ tầng, tìm cách "nhận chìm thành phố này". Trước mắt, thị trưởng thành phố cho biết đợt oanh kích của Nga đêm qua và lũ lụt không gây thiệt hại nhân mạng. Riêng tại khu vực miền đông, trong vùng Donetsk, thống đốc Pavlo Kyrylenko cho biết Lugansk và Donetsk liên tục bị pháo kích đêm qua.

Về mặt ngoại giao, trong ngày hôm nay tổng thống Volodymyr Zelensky tiếp chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, Ursula von der Leyen. Từ đầu chiến tranh, bà Ursula von der Leyen đã ba lần đến Kiev. Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu sẽ thảo luận với tổng thống và thủ tướng Ukraine chủ yếu về vấn đề hợp tác kinh tế trong bối cảnh Kiev đang "tiến gần" đến việc hội nhập Liên Hiệp Châu Âu. Tháng 6/2022, Bruxelles đã đồng ý cứu xét đơn của Ukraine xin gia nhập Liên Âu. Theo AFP, về phía Kiev, bộ trưởng Tài Chính Serguii Martchenko hy vọng được Liên Hiệp Châu Âu giúp đỡ về kinh tế. Thâm hụt ngân sách hàng tháng của Ukraine hiện lên tới 5 tỷ đô la. 

Tại Berlin, ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock mong muốn có thể sớm quyết định về việc cấp thêm viện trợ quân sự cho Ukraine, đặc biệt là về việc chuyển giao xe thiết giáp đời mới Leopard-2 cho quân đội Ukraine. 

Thanh Hà

************************

Quân Ukraine đã tiến vào Izium mà hầu như không gặp sự kháng cự nào

Chi Phương, RFI, 15/09/2022

Về chiến thắng ở thành phố chiến lược Izium, mà tổng thống Volodymyr Zelensky đến thăm hôm 14/09/2022, theo lời kể của binh lính Ukraine, lực lượng của Kiev đã đánh chiếm thành phố này mà không gặp sự kháng cự nào từ phía quân Nga.

miendong2

Quân nhân Ukraine trên xe thiết giáp BMP-1 gần thành phố Izium, tỉnh Kharkiv, vừa được giải phóng. Ảnh chụp ngày 14/09/2022. Reuters – Gleb Garanich

Đặc phái viên RFI Stéphane Siohan tường trình từ Izium :

"Ngay từ khi bắt đầu chiến dịch phản công vào tuần trước, quân đội Ukraine đã oanh kích và tiêu diệt các vị trí của quân Nga cũng như các kho đạn và xe thiết giáp của Nga ở Izium. Trước sự ngạc nhiên của Sergiy, một lính thuộc lữ đoàn 120 của quân đội Ukraine, thành phố Izium đã thất thủ mà quân Ukraine thậm chí không cần chiến đấu trên đường phố. Anh thuật lại : "Mọi chuyện diễn ra rất nhanh. Ban đầu, lính Nga ra sức chống cự, nhưng nhờ vào tình báo và lực lượng pháo binh của chúng tôi, trận chiến đã kết thúc nhanh chóng. Sau đó, chúng tôi đã bắt đầu thu dọn. Quân Nga bỏ lại các thiết bị quân sự ở đây".

Lực lượng pháo binh Ukraine, được các máy bay không người lái (drone) dẫn đường, đã gây nhiều tổn thất cho quân Nga, hoàn toàn bị bất ngờ. Khi lực lượng bộ binh Ukraine chiếm lại được Izium, họ phát hiện nhiều lính Nga tử trận và gần như không còn ai bảo vệ các vị trí của quân Nga. 

Denys, một sĩ quan Ukraine thuộc lữ đoàn 120, xác nhận : "Một số bỏ quân phục để mặc thường phục, họ đã lấy cắp các xe hơi đã bị xóa mọi dấu vết. Những kẻ không kịp chạy trốn có lẽ còn đang ở trong rừng. Một số đã thoát được, số khác thì không. Họ vắt chân lên cổ mà chạy, hoảng sợ như những bé gái. Không chỉ ở Izium mà tình trạng này xảy ra ở khắp nơi, trong những ngôi làng nhỏ nhất mà họ từng chiếm đóng".

Khắp nơi trong thành phố, binh lính Ukraine bắt đầu rà phá mìn, dọn dẹp các xác xe tăng của Nga bị phá hủy. Người dân thành phố dần dần ra khỏi nhà, giống như vừa thức dậy sau một cơn ác mộng dài".

Izium nằm ở giữa vùng Kharkiv và Donbass, với gần 50 000 dân sinh sống trước chiến tranh. Theo AFP, các cuộc giao tranh "đẫm máu" đã xảy ra ở thành phố khi lực lượng Nga đánh chiếm vào mùa xuân 2022. Việc Ukraine giành lại được thành phố chiến lược Izium là một thất bại to lớn đối với quân Nga.

Trong chuyến thăm tại Izium hôm qua, tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã lên án hành động của quân đội Nga trong thời gian chiếm đóng thành phố này, giống như những gì xảy ra ở Bucha, ngoại ô Kiev : "Các tòa nhà bị phá hủy, người dân bị giết hại. Đây là một phần trong lịch sử của chúng tôi, và cũng là một phần trong lịch sử hiện đại của Nga". Nhưng ông Zelensky không đưa thông tin chi tiết về những cáo buộc này.

Chi Phương

Additional Info

  • Author Thanh Hà, Chi Phương
Published in Quốc tế