Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Philippines đưa tàu ti đo san hô nơi Trung Quc đang xây 'đo nhân to'

Reuters, VOA, 11/05/2024

Philippines ngày th By cho biết h đã điu các tàu đến khu vc tranh chp Bin Đông, nơi h cáo buc Trung Quc đang xây "mt đo nhân to" trong bi cnh tranh chp hàng hi gia hai nước leo thang.

phi1

Các thành viên ca Lc lượng Tun duyên Philippines đng canh trong khi mt tàu Hi cnh Trung Quc chn đường h thc hin nhim v tiếp tế ti Bãi cn Second Thomas Bin Đông, ngày 5/3/2024.

Lc lượng tun duyên đã c mt tàu theo dõi các hot đng b xem là bt hp pháp ca Trung Quc, to ra mt ‘đo nhân to’", văn phòng Tng thng Ferdinand Marcos Jr nói trong mt phát biu, nói thêm rng thêm hai tàu khác đang được trin khai trong đt điu đng luân phiên trong khu vc.

Người phát ngôn Lc lượng Tun duyên Philippines, Phó đ đc Jay Tarriela, nói ti mt din đàn rng đã có "vic bi đp quy mô nh" Bãi cn Sabina mà Manila gi là Escoda và rng "có nhiu phn chc" Trung Quc là tác nhân.

Đi s quán Trung Quc ti Manila không tr li ngay lp tc yêu cu bình lun v nhng phát biu ca Philippines mà có th làm trm trng hơn rn nt song phương.

C vn an ninh quc gia Philippines ngày th Sáu kêu gi trc xut các nhà ngoi giao Trung Quc v chuyn mt cuc đin đàm vi mt đô đc Philippines v tranh chp hàng hi b rò r.

Bc Kinh và Manila c năm qua đã đi đu gay gt liên quan đến các tuyên b ch quyn cnh tranh ca h Bin Đông, nơi khi lượng thương mi tr giá 3 ngàn t đôla đi ngang qua hàng năm.

Trung Quc tuyên b ch quyn đi vi gn như toàn b thy l thiết yếu này, bao gm nhng phn mà Philippines, Brunei, Malaysia, Đài Loan và Vit Nam cũng tuyên b ch quyn. Tòa án Trng tài Thường trc phán quyết vào năm 2016 rng các yêu sách ca Bc Kinh không có cơ s theo lut pháp quc tế.

Trung Quc đã t tiến hành bi đp đt trên mt s đo Bin Đông, xây dng không lc và các cơ s quân s khác, gây lo ngi Washington và các nước quanh vùng.

Mt tàu Philippines đã neo đu ti Bãi cn Sabina đ "đánh bt và ghi li vic đ san hô b nghin nát trên các bãi cát," ông Tarriela nói, dn ra s hin din "đáng báo đng" ca hàng chc tàu Trung Quc, bao gm tàu nghiên cu và tàu hi quân.

Ông Tarriela nói s hin din ca các tàu Trung Quc ti đo san hô này cách tnh Palawan ca Philippines 200 km trùng hp vi vic lc lượng tun duyên phát hin hàng đng san hô chết và b nghin nát.

Lc lượng tun duyên s đưa các nhà khoa hc bin đến khu vc đ xác đnh xem các đng san hô là hin tượng t nhiên hay do con người can thip, ông cho biết.

Ông nói thêm rng lc lượng tun duyên d đnh duy trì s "hin din kéo dài" ti Bãi cn Sabina, đim tp kết ca các tàu Philippines thc hin nhim v tiếp tế cho quân đi Philippines đóng trên mt chiếc tàu chiến ti Bãi cn Second Thomas, nơi Manila và Trung Quc thường xuyên đi đu trên bin.

(Reuters)

Nguồn : VOA, 11/05/2024

*********************

Biển Đông : Bắc Kinh loan báo đã "phát đi cảnh báo" nhắm đến một tàu quân sự Mỹ

Thùy Dương, RFI, 10/05/2024

Trung Quốc hôm 10/05/2024 tuyên bố đã theo dõi một tàu của Hải quân Hoa Kỳ và "phát đi cảnh báo" nhắm vào tàu này tại khu vực gần quần đảo Hoàng Sa trong vùng Biển Đông đang có tranh chấp.

tauchien1

Tàu khu trục Arleigh Burke USS Halsey của hải quân Hoa Kỳ đi qua eo biển Đài Loan, ngày 08/05/2024. AP

Phát ngôn viên Bộ Tư lệnh Chiến Khu Nam Bộ của Trung Quốc, tướng Điền Quân Lý (Tian Junli), cho biết Bắc Kinh "đã ra lệnh cho các lực lượng hải quân và không quân theo dõi và giám sát con tàu theo luật pháp và quy định, đồng thời phát đi cảnh báo buộc con tàu này phải rời khỏi khu vực" gần Hoàng Sa.

Theo AFP, trong thông cáo, ông Điền Quân Lý khẳng định là tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Halsey của Mỹ "đã xâm nhập trái phép lãnh hải của Trung Quốc gần quần đảo Tây Sa mà không có sự cho phép của chính phủ Trung Quốc". Tây Sa (Xisha) là tên Trung Quốc gọi quần đảo Hoàng Sa (tiếng Anh là Paracel) mà Bắc Kinh chiếm của Việt Nam từ năm 1974.

Phát ngôn viên Bộ Tư lệnh Chiến Khu Nam Bộ của Trung Quốc cho rằng "hành động của Hoa Kỳ vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và an ninh của Trung Quốc". Tướng Điền Quân Lý tố cáo Washington gây "rủi ro, nguy cơ cho an ninh ở Biển Đông" và là thủ phạm lớn nhất làm suy yếu hòa bình và ổn định trong khu vực.

Về phía Mỹ, Hải quân ra thông cáo khẳng định tàu của họ "thực thi các quyền và tự do hàng hải ở Biển Đông gần quần đảo Hoàng Sa" và "sau khi hoàn thành nhiệm vụ, tàu USS Halsey (...) đã tiếp tục hoạt động ở Biển Đông". Hải quân Mỹ lưu ý "các yêu sách bất hợp pháp" của Trung Quốc ở Biển Đông "gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với tự do hàng hải».

Xin nhắc lại, Hoa Kỳ vẫn thường xuyên điều tàu chiến đến Biển Đông nhằm bảo vệ "tự do hàng hải", thách thức các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở vùng biển này. 

Thùy Dương

******************************

Tranh chp Bin Đông leo thang, Philippines kêu gi trc xut nhà ngoi giao Trung Quc

Reuters, VOA, 10/05/2024

C vn an ninh quc gia Philippines hôm th Sáu (10/5) kêu gi trc xut các nhà ngoi giao Trung Quc vì cáo buc rò r cuc trò chuyn qua đin thoi vi mt đô đc Philippines gia bi cnh tranh chp gay gt trên Bin Đông đang leo thang mnh m.

tauchien2

C vn an ninh quc gia Philippines Eduardo Ano.

Ông Eduardo Ano nói trong mt tuyên b rng Đi s quán Trung Quc ti Manila đã dàn dng "nhiu hành đng lôi kéo và ph biến thông tin méo mó, sai lch và thông tin nguy hi", vi mc tiêu gieo rc s bt hòa, chia r và mt đoàn kết.

Ông nói rng nhng hành đng đó "không th đ din ra mà không b trng pht thích đáng".

Người phát ngôn B Ngoi giao Trung Quc Lâm Kiếm gi nhng bình lun này là khiêu khích và nói rng các nhà ngoi giao Trung Quc Philippines phi được phép làm công vic ca h.

"Trung Quc nghiêm túc yêu cu phía Philippines bo v hiu qu vic thc hin nghĩa v bình thường ca các nhân viên ngoi giao Trung Quc, ngng xâm phm và khiêu khích cũng như không ph nhn s tht", ông Lâm nói trong cuc hp báo thường k Bc Kinh.

Văn phòng Tng thng Philippines Ferdinand Marcos Jr và B Ngoi giao chưa tr li ngay lp tc yêu cu bình lun ca Reuters.

Hai nước đã b cun vào mt lot các cuc đi đu ny la trong năm qua ti các khu vc tranh chp Bin Đông khi Philippines, được khuyến khích bi s h tr t Hoa K và các đng minh khác, tăng cường các hot đng trong vùng bin b lc lượng hi cnh đông đo ca Trung Quc chiếm đóng.

Trung Quc cáo buc Philippines xâm phm và phn bi, trong khi Manila ch trích Bc Kinh vì "chính sách xâm lược và hành đng nguy him" trong vùng đc quyn kinh tế ca nước này.

Vic trc xut các nhà ngoi giao có th làm gia tăng căng thng mà cho đến nay đã chng kiến các cuc trao đi ny la, các cuc phn đi ngoi giao cũng như vic tàu Philippines b đâm và phun vòi rng hai bãi cn tranh chp, bãi cn gn nht cách Trung Quc đi lc hơn 850 km (530 dm).

Phát biu ca ông Ano liên quan đến mt bn tin trong tun này v cáo buc rò r cuc gi gia mt nhà ngoi giao Trung Quc và mt đô đc Philippines tho lun v tranh chp Bin Đông, trong đó có mt bn ghi cuc gi cho thy đô đc này đng ý nhượng b vi Trung Quc.

Theo đon ghi âm được t Manila Times công b, v đô đc này đã đng ý vi đ xut ca Trung Quc v mt "mô hình mi", trong đó Philippines s s dng ít tàu hơn trong các chuyến tiếp tế cho lc lượng thy quân lc chiến đóng ti mt tàu chiến mc cn ti Bãi C Mây đang tranh chp, và thông báo cho Bc Kinh trước v các nhim v.

Reuters chưa nghe được cuc trò chuyn qua đin thoi được báo cáo và không th xác minh ni dung ca đon ghi âm được công b. Báo cáo cho biết cuc trò chuyn din ra vào tháng 1 và bn ghi âm được cung cp bi mt "quan chc cp cao ca Trung Quc" nhưng không nêu tên.

(Reuters)

Nguồn : VOA, 10/05/2024

******************************

Tư lnh quân đi Philippines cáo buc Trung Quc ‘âm mưu gây nh hưởng ác ý’

Reuters, VOA, 09/05/2024

Tư lnh quân đi Philippines hôm th Tư cáo buc Trung Quc v m mưu gây nh hưởng ác ý", sau khi mt t báo đa phương đưa tin mt phó đô đc Philippines đã đt được tha thun vi Bc Kinh trong vic gim căng thng Bin Đông.

tauchien3

Tàu hi cnh Trung Quc phun vòi rng v phía tàu tiếp tế Unaizah ca Philippines khi nó đang trên đường thc hin nhim v tiếp tế ti Bãi C Mây Bin Đông vào ngày 4/5/2024.

T Manila Times đã công b nhng gì h nói là bn ghi cuc trò chuyn qua đin thoi, cho biết mt đô đc Philippines đã đng ý vi đ xut ca Trung Quc v mt "mô hình mi", trong đó Philippines s s dng ít tàu hơn trong các nhim v tiếp tế cho quân đi ti Bãi C Mây đang tranh chp và thông báo trước cho Bc Kinh v các nhim v thc hin.

Reuters chưa nghe được cuc trò chuyn qua đin thoi được báo cáo và không th xác minh ni dung ca đon ghi âm được công b. T Manila Times cho biết cuc trò chuyn din ra vào tháng 1 và bn ghi âm được cung cp bi mt "quan chc cp cao ca Trung Quc" nhưng t báo này không nêu tên.

Bãi cn này là đim nóng ca mt lot cuc đi đu ny la gia lc lượng hi cnh Trung Quc và tàu Philippines trong năm qua, làm căng thng mi quan h gia hai nước láng ging. Philippines đã t chi thc hin li kêu gi ca Trung Quc là tránh xa khu vc này.

"Tuyên b ca Trung Quc v vic ghi âm... không đáng lo ngi vì đây dường như là mt n lc gây nh hưởng xu t Đng cộng sản Trung Quc", người đng đu quân đi Romeo Brawner nói trong mt tuyên b.

"Các bn ghi có th d dàng được làm gi và các bn ghi âm có th được to ra bng cách s dng các k thut gi mo. Nhng báo cáo này ch nhm mc đích đánh lc hướng khi hành vi hung hăng đang din ra ca lc lượng hi cnh Trung Quc".

Đi s quán Trung Quc ti Manila không tr li yêu cu bình lun v bn ghi do t Manila Times đăng. H cũng không phn hi ngay lp tc đi vi tuyên b ca ông Brawner.

"Sự thật rõ ràng"

Người phát ngôn B Ngoi giao Trung Quc Lâm Kiếm hôm th Tư cho biết đi s quán Manila đã công b thông tin chi tiết v "nhng liên lc liên quan" gia hai nước v vic qun lý tình hình ti Bãi C Mây, nhưng ông Lâm không nói rõ thêm.

"S tht là rõ ràng và được h tr bi nhng bng chng chc chn không th ph nhn", ông Lâm nói trong bình lun t cuc hp giao ban thường k được đi s quán chia s.

"Philippines nht quyết ph nhn nhng s tht khách quan này và tìm cách đánh la cng đng quc tế".

Hai nước đã b lôi kéo vào mt lot v đi đu ti các khu vc tranh chp Bin Đông khi Philippines, được khuyến khích bi s h tr t Hoa K và các đng minh khác, tăng cường các hot đng trong vùng bin do lc lượng hi cnh Trung Quc kim soát.

Trung Quc cáo buc Philippines xâm phm và phn bi. Philippines ch trích Bc Kinh vì "chính sách gây hn và hành đng nguy him" trong vùng đc quyn kinh tế 200 dm ca Manila.

Trung Quc t lâu đã bt bình trước vic Philippines đưa mt nhóm nh lính thy quân lc chiến đến Bãi C Mây đóng quân trên mt tàu chiến cũ mà nước này c tình cho neo đu cách đây 25 năm.

Bc Kinh nhiu ln tuyên b Philippines đã đng ý kéo con tàu đó đi nhưng Manila đã bác b tuyên b trên.

(Reuters)

Nguồn : VOA, 09/05/2024

****************************

Trung Quốc sẽ điều tầu chiến đến Cam Bốt, khiến Mỹ thêm quan ngại

Thu Hằng, RFI, 09/05/2024

Hai tầu chiến Trung Quốc sẽ đến Cam Bốt và Đông Timor trong khoảng nửa đầu tháng 5 đến giữa tháng 6 tới, theo thông báo của bộ Quốc Phòng Trung Quốc hôm nay, 09/05/2024. Hoạt động này sẽ khiến Hoa Kỳ thêm quan ngại về sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc ở căn cứ hải quân miền nam Cam Bốt.

tauchien4

Ảnh vệ tinh do Planet Labs PBC chụp cho thấy hai tàu hộ tống Trung Quốc neo đậu căn cứ Hải quân Ream của Cam Bốt trong Vịnh Thái Lan, ngày 08/05/2024. AP

Theo kế hoạch, tàu huấn luyện hải quân Thích Kế Quang (Qijiguang) và tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn (Jinggangshan) sẽ tham gia huấn luyện với học viên hải quân tại hai nước Cam Bốt và Đông Timor để "tăng cường sự tin cậy lẫn nhau".

Tàu Tỉnh Cương Sơn có khả năng chứa nhiều tàu đổ bộ loại nhỏ, máy bay trực thăng, xe bọc thép và khoảng 1.000 quân nhân. Tàu Thích Kế Quang là tầu huấn luyện quân sự có công nghệ tiên tiến nhất của Trung Quốc.

Tuy nhiên, trong thông cáo hôm nay, bộ Quốc Phòng Trung Quốc không nêu rõ địa điểm neo đậu của hai tầu.

Theo Reuters, chuyến thăm của hai tàu nói trên có thể sẽ khiến Hoa Kỳ thêm lo ngại về sự hiện diện của Trung Quốc ở quân cảng Ream, được Trung Quốc tài trợ mở rộng vào tháng 06/2022. Hai chiến hạm khác, có thể là tàu hộ tống hoặc tàu khu trục của Trung Quốc, đã neo đậu tại căn cứ Ream từ tháng 12/2023. Ngày 08/05, bộ Quốc Phòng Cam Bốt trấn an là sự hiện diện của hai tàu này không đồng nghĩa với việc quân đội Trung Quốc triển khai thường trực ở Cam Bốt.

Căn cứ Ream từng là khu vực huấn luyện hải quân chung giữa Mỹ và Cam Bốt. Tuy nhiên, tháng 10/2020, chính phủ Phnom Penh cho phá dỡ cơ sở được Hoa Kỳ xây trước đó ở Ream. Washington lo rằng căn cứ Ream ở tỉnh Sihanoukville, có vị trí chiến lược bên bờ vịnh Thái Lan, trở thành tiền đồn của Trung Quốc tại khu vực nam Biển Đông, nơi Bắc Kinh đòi chủ quyền đến 80%.

Thu Hằng

*****************************

Philippines phủ nhận có "thỏa thuận" ngầm với Trung Quốc nhằm giảm nhẹ tranh chấp Biển Đông

Trọng Thành, RFI, 09/05/2024

Từ ít ngày nay, căng thẳng ngoại giao giữa Philippines và Trung Quốc về Biển Đông gia tăng. Tình hình trở nên nóng hơn một nấc với việc đại sứ quán Trung Quốc công bố một đoạn ghi âm cuộc trao đổi giữa một nhà ngoại giao Trung Quốc với một chỉ huy quân đội Philippines, mà theo phía Trung Quốc, là nhằm thực thi chủ trương giảm căng thẳng, một thỏa thuận "bất thành văn" của lãnh đạo hai bên.

tauchien5

Tuần duyên Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu tiếp liệu Philippines khi đang trên đường đến Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) ở Trường Sa, ngày 04/03/2024. Reuters - Adrian Portugal

Hôm qua, bộ trưởng Quốc Phòng Philippines ngay lập tức lên án Trung Quốc "vi phạm luật quốc tế", và đe dọa nhà ngoại giao Trung Quốc "có thể bị trục xuất". Đâu là nguồn cội của căng thẳng mới này ?

Đầu tuần này, đại sứ quán Trung Quốc đã cung cấp cho báo chí Philippines nội dung các trao đổi giữa tư lệnh lực lượng vũ trang miền Tây Philippines, đô đốc Alberto Carlos trong một cuộc điện đàm với một nhà ngoại giao Trung Quốc. Trong cuộc trao đổi này, chỉ huy Philippines đã đồng ý với Trung Quốc về một số điểm liên quan đến các hoạt động tiếp tế cho khu vực Bãi Cỏ Mây, quần đảo nơi có một đơn vị Philippines trú đóng, nhưng Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền. Cụ thể là phía Philippines đồng ý chỉ duy trì" một tàu quân sự và một tàu dân sự làm nhiệm vụ tiếp tế", và sẽ "thông báo trước cho Trung Quốc về hoạt động này hai ngày trước đó". Điều quan trọng là các biện pháp này, mà phía Trung Quốc gọi là thể theo "thỏa thuận mới", đã được bộ trưởng Quốc Phòng Philippines Gilberto Teodoro và cố vấn an ninh quốc gia Eduardo Ano chấp thuận.

Theo báo Hồng Kông South China Morning Post, lãnh đạo bộ Quốc Phòng Philippines đã phẫn nộ, lên án Trung Quốc "vi phạm luật chống nghe lén" của Philippines, và yêu cầu điều tra. Ông Teodoro một lần nữa bác bỏ mọi "thỏa thuận ngầm" với Trung Quốc nhằm giảm nhẹ tranh chấp tại các vùng biển mà Manila khẳng định chủ quyền, đồng thời nhấn mạnh kẻ tung ra thông tin này phải đối mặt với "án tù lên tới 6 năm". Nếu điều này là đúng, như vậy là đương sự đã hành xử "ngược lại với các quy tắc trong quan hệ quốc tế, vi phạm luật khi không phối hợp với bộ Ngoại Giao Philippines".

Tình hình xung quanh Bãi Cỏ Mây căng thẳng hơn kể từ 18 tháng nay, nhưng đối đầu đã trở nên đặc biệt dữ dội từ ít tháng gần đây, với đỉnh điểm là vụ tàu Hải cảnh Trung Quốc phun vòi rồng làm bị thương nặng nhiều quân nhân Philippines làm nhiệm vụ bảo vệ tàu tiếp tế cho Bãi Cỏ Mây. Bắc Kinh cáo buộc Manila đã "bội ước", không thực thi thỏa thuận "bất thành văn" nhằm duy trì hòa bình tại các vùng biển tranh chấp. Hồi tuần trước, đại sứ quán Trung Quốc tại Manila đã công bố cam kết song phương gọi là "thỏa thuận đặc biệt tạm thời", mà hai bên đạt được trong thời gian tổng thống tiền nhiệm Philippines Rodrigo Duterte công du Bắc Kinh năm 2016.

Phía Philippines, từ bộ trưởng Quốc Phòng đến cố vấn an ninh quốc gia, đều cực lực phủ nhận "một thảo thuận ngầm" với Trung Quốc về giải quyết các tranh chấp và giảm nhẹ căng thẳng tại Bãi Cỏ Mây nói riêng, và về Biển Đông nói chung. Hôm Chủ nhật 05/05, hãng tin nhà nước Philippines, Philippines News Agency, dẫn lời bộ trưởng Quốc Phòng Teodoro khẳng định các tuyên bố của Bắc Kinh về một thỏa thuận ngầm như vậy chỉ nhằm "biện minh cho sự hiện diện bất hợp pháp" của Trung Quốc ở vùng Biển Tây Philippines (Biển Đông), là một "trò chơi chữ", và nhằm mục đích chủ yếu là để chia rẽ người dân Philippines về vấn đề này.

Căng thẳng trên biển gia tăng giữa Philippines và Trung Quốc trong những tuần qua cũng cần được đặt trong bối cảnh hậu thuẫn gia tăng từ phía các đồng minh của Manila. Hoa Kỳ, quốc gia có Hiệp ước phòng thủ chung với Manila, khẳng định sẵn sàng bảo vệ Philippines, nếu nước này bị Trung Quốc tấn công. Đầu tháng qua, Mỹ, Nhật, Úc và Phillippines đã mở cuộc tập trận chung đầu tiên tại Biển Đông. Bộ trưởng Quốc Phòng 4 nước cũng đã lần đầu tiên họp tại Hawaii, nơi đặt trụ sở của Bộ Tư lệnh Hoa Kỳ vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương. Thái độ của lãnh đạo Philippines ngày càng trở nên dứt khoát với Trung Quốc. Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. nhiều lần khẳng định Manila sẽ không nhân nhượng một ly chủ quyền.

Có một "thỏa thuận ngầm" giữa chính quyền Philippines với Trung Quốc nhằm giảm nhẹ các căng thẳng ở Biển Đông hay không ? Câu hỏi vẫn để ngỏ. Trong lúc chính quyền đương nhiệm bác bỏ hoàn toàn một thỏa thuận như vậy, thì nhiều nghi ngờ hướng về phía chính quyền tiền nhiệm của tổng thống Rodrigo Duterte. Giữa tháng 4/2024 vừa qua, trên báo chí trong nước (Inquirer), ông Marcos Jr. đã kêu gọi cựu tổng thống giải thích rõ vấn đề. Cũng vào thời điểm này, cựu tổng thống Duterte thừa nhận có cam kết bất thành văn với Trung Quốc về việc "duy trì nguyên trạng" ở Biển Đông tại các khu vực tranh chấp, nhằm tránh xung đột bùng phát thành chiến tranh với Trung Quốc. Theo cựu thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines, Antonio Carlos, một chuyên gia hàng đầu về Biên Đông, một thỏa thuận như vậy, nếu có, rõ ràng là vi phạm Hiến pháp Philippines. 

Trọng Thành

Published in Diễn đàn

Các nước hợp tác phòng thủ, Trung Quốc liệu còn làm mưa làm gió ?

Xuất khẩu ồ ạt vi tiêu thụ nội địa kém, Trung Quốc đang chịu áp lực của phương Tây trước việc bán phá giá. Nguy cơ bẫy thu nhập trung bình đang chờ chực ; trong khi Hoa Kỳ, Nhật Bản, Philippines lần đầu tiên họp thượng đỉnh ba bên để đối phó với tham vọng Bắc Kinh tại Biển Đông - báo chí Pháp hôm nay 11/04/2024 phân tích.

tq1

Tuần duyên Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu tiếp liệu Philippines khi đang trên đường đến Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) ở Trường Sa, ngày 04/03/2024. Reuters - Adrian Portugal

Châu Âu và Mỹ gây áp lực với Trung Quốc  

Mối lo ngày càng tăng về nguy cơ chệch hướng của luật an tử, nợ công, thâm hụt ngân sách, di dân là những vấn đề của nước Pháp được đưa lên trang đầu, nhưng Trung Quốc hôm nay được chú ý nhiều nhất. Xã luận của La Croix nhận định "Bắc Kinh dưới áp lực" : phương Tây rắn giọng hơn với Trung Quốc. Hôm thứ Ba, Liên Hiệp Châu Âu (EU) mở điều tra nhắm vào các nhà sản xuất thiết bị điện gió ở Hoa lục vốn được trợ giá rất nhiều, sản phẩm bán phá giá đang phá hoại thị trường. Những thủ tục tương tự nhắm vào xe hơi, thiết bị đường sắt, pin mặt trời.

Cũng theo khuynh hướng này, bộ trưởng Tài chánh Mỹ Janet Yellen nhấn mạnh Washington "sẽ không chấp nhận" để cho hàng Trung Quốc bán dưới giá thành tràn ngập thế giới. Dấu hiệu đáng chú ý là cơ quan xếp hạng Fitch hôm qua đã đánh sụt điểm triển vọng tín nhiệm của nền kinh tế thứ nhì thế giới. Đó là do thâm hụt ngân sách trầm trọng và nợ nần tăng lên. Khủng hoảng kéo dài trong lãnh vực địa ốc, thị trường nội địa tăng trưởng quá thấp, thanh niên thất nghiệp tăng vọt, nhu cầu thế giới giảm khiến mục tiêu tăng trưởng đã ấn định là 5 % GDP năm 2024 không đạt nổi, bên cạnh đó còn bị Hoa Kỳ hạn chế tiếp cận công nghệ cao.

Bắc Kinh vẫn còn nhiều ưu thế, nhưng chậm xác định phương hướng mới về kinh tế. Ba mươi năm huy hoàng giúp Trung Quốc cất cánh từ thập niên 1990 đến 2010 đã kết thúc. Khó thể bảo đảm được khế ước xã hội : thịnh vượng đổi lấy độc quyền cai trị của đảng Cộng Sản, chế độ bèn thổi bùng dân tộc chủ nghĩa, tỏ ra hiếu chiến với Đài Loan, Philippines. Đánh lạc hướng ra bên ngoài vốn là bài quen thuộc của các nhà độc tài.

Mỹ-Nhật-Philippines : Hội nghị thượng đỉnh lịch sử đối phó với Trung Quốc

Trước mối đe dọa quân sự từ Trung Quốc, hôm 11/04, một hội nghị thượng đỉnh lịch sử được mở ra tại Hoa Kỳ. Tổng thống Joe Biden đón tiếp thủ tướng Nhật Bản và tổng thống Philippines, bày tỏ tình đoàn kết không gì lay chuyển nhằm đối phó với tham vọng bá chủ Biển Đông của Bắc Kinh.

Giáo sư Brad Glosserman, đại học Tama ở Tokyo phân tích trên La Croix : "Trung Quốc nói rằng ủng hộ một thế giới thịnh vượng, hài hòa và an bình, nhưng những tuyên bố này trái ngược với vô số hành vi cưỡng bức, quấy nhiễu và gia tăng quân sự hóa".

Không ngày nào không có phi cơ, chiến hạm đe dọa Đài Loan, tuần duyên Trung Quốc cũng lượn lờ hàng ngày ở quần đảo Senkaku. Chưa kể "cuộc chiến giành các đảo san hô" với Philippines ở Trường Sa, và ngày càng sính dùng vũ lực. Chuyên gia Hal Brands, đại học Johns-Hopkins nhấn mạnh : "Trung Quốc muốn thống trị Thái Bình Dương và tìm cách phá vỡ liên minh Mỹ trong khu vực, đẩy lùi lực lượng Mỹ càng xa càng tốt".

Hôm Chủ nhật, ba đồng minh đã tập trận hải quân trên Biển Đông, Bắc Kinh trả đũa bằng "tuần tra chiến đấu" trong khu vực. Theo phía Mỹ, cuộc họp thượng đỉnh quan trọng này tại Washington giúp "phát triển hợp tác ba bên dựa trên mối liên hệ hữu nghị sâu sắc trong lịch sử, quan hệ kinh tế vững chắc" và việc bảo vệ một "tầm nhìn chung về Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở".

Hai nhà lãnh đạo Joe Biden và Fumio Kishida sẽ nâng mức đối tác chiến lược và quân sự để hợp tác hiệu quả hơn giữa Lực lượng phòng vệ Nhật Bản và 50.000 quân nhân Mỹ trú đóng, sẽ cùng sản xuất khí tài cho quân đội và bảo trì, sửa chữa thiết bị Mỹ tại Nhật Bản. Trong tương lai, Tokyo sẽ hợp tác với liên minh AUKUS. Nhà bình luận Gabriel Dominguez của Japan Times cho biết thêm, Washington và Tokyo cũng muốn tăng cường quan hệ kinh tế và quân sự với Philippines, quốc gia đã trở nên quan trọng trong kế hoạch chận đứng Trung Quốc. Đối với các chiến lược gia Mỹ, bên cạnh Đài Loan, điểm nóng hiện nay tập trung vào Trường Sa.

"Moshi-tora" : Người Nhật lo Donald Trump trở lại

Le Figaro nhắc nhở một mối lo khác của người Nhật "Moshi-tora", tạm dịch, nếu Trump trở lại. CSIS ghi nhận, chưa bao giờ quan hệ Mỹ-Nhật quan trọng đến thế, nhưng cũng chưa bao giờ sự lãnh đạo của Mỹ bị đặt vấn đề như vậy. "Moshi-tora" là con quái vật đang đe dọa Joe Biden và Fumio Kishida.

Cuộc gặp thượng đỉnh song phương vẫn tiến hành mỗi mười năm, luôn được báo chí hai nước mô tả là mối quan hệ "bằng thép", "vững như bàn thạch", "ở mức độ chưa từng thấy"... Chương trình gồm có cuộc phát biểu trước Quốc hội, dạ yến chiêu đãi, thăm viếng các công ty Nhật... Ông Fumio Kishida nhấn mạnh đến Artemis, chuyến viễn du thứ hai lên cung trăng với sự góp mặt của một phi hành gia Nhật, sẽ là nhân vật đầu tiên không phải người Mỹ đi dạo trên lãnh địa của Chị Hằng.

Nằm giữa các láng giềng hung hăng, Nhật phải chọn bên

Bối cảnh quốc tế buộc Nhật Bản phải bám chặt lấy sức mạnh Mỹ và các đồng minh. Nằm giữa Nga, Bắc Triều Tiên và Trung Quốc, nước Nhật phải chịu đựng tính hiếu chiến và hành động hung hăng của các láng giềng này. CSIS lưu ý, Nga và Trung Quốc đã ngưng mọi hợp tác với phương Tây, nhất là tại Liên Hiệp Quốc, và cả những lãnh vực mà trước kia là quan ngại chung như ngăn chận Bắc Triều Tiên. Dù không phải là nạn nhân trực tiếp, Nhật phải chọn bên : đối mặt với Nga, Nhật Bản đứng về phía Ukraine ; trước Trung Quốc là Đài Loan và nay là Philippines.

Nhật Bản có thể đi xa đến đâu ? Tokyo rất tích cực, tăng dần chi tiêu quân sự lên 2% GDP, hợp tác với Anh và Ý trong một dự án phi cơ tiêm kích. Lực lượng phòng vệ tức quân đội Nhật thường xuyên tham gia các cuộc tập trận chung với Mỹ, Anh, Pháp... Nhật cũng tranh đấu cho một "văn phòng liên lạc" NATO ở châu Á tuy không thành công.

Tóm lại, Tokyo chừng như muốn kích hoạt trước quân đội để một ngày nào đó có thể bảo vệ lãnh thổ thậm chí viễn chinh. Nhật chuẩn bị ký với Philippines một "hiệp ước hỗ tương" theo đó quân đội hai nước có thể tập luyện trên lãnh thổ của nhau. Tuy nhiên dự án chiến đấu cơ có thể bị Washington phủ quyết và đảng liên minh Komeito chống đối. Còn trên thực địa, giới quân sự chỉ trích hải quân Nhật không bao giờ đi qua eo biển Đài Loan, ngược với Mỹ, Canada, Pháp...

Trung Quốc liệu có thoát bẫy thu nhập trung bình ?

Quay lại với Trung Quốc trên lãnh vực kinh tế, Les Echos nhận thấy nước này đang đối mặt với bẫy thu nhập trung bình. Dân số lão hóa, nợ nần khổng lồ, tiêu thụ nội địa kém khiến tăng trưởng chậm hẳn lại, đặt các nhà lãnh đạo trước thách thức cải tổ mô hình kinh tế.

Năm nay tại Diễn đàn Phát triển Trung Quốc, hội nghị thường niên quan trọng gồm các quan chức, tổng giám đốc, giảng viên đại học, cuộc thảo luận xoay quanh nguy cơ Trung Quốc rơi vào chiếc "bẫy thu nhập trung bình" đáng ngại. Dù sao đi nữa, ít có nền kinh tế mới nổi nào thành công trong việc tham gia hàng ngũ các nước thu nhập cao. Liệu Trung Quốc sẽ là trường hợp đặc biệt hay không ?

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tỉ lệ tăng trưởng của Trung Quốc từ nay đến 2028 sẽ chỉ còn 3,4%, và nhiều nhà phân tích cho rằng đến 2030 là 3%. Trong trường hợp này, rõ ràng Trung Quốc bị sập bẫy. Vấn đề của nước này mang tính cơ cấu : dân số già đi quá nhanh, nợ công và tư chiếm gần 300% GDP, các cải cách thị trường bị từ bỏ nhường chỗ cho tư bản nhà nước. Ngân hàng cho công ty quốc doanh và chính quyền địa phương vay quá nhiều, chế độ tấn công vào lãnh vực công nghệ và tư nhân gây lo sợ.

Trong thời đại phi toàn cầu hóa và chính sách bảo hộ, Trung Quốc đã đạt tới giới hạn của mô hình tăng trưởng nhờ xuất khẩu. Trừng phạt của phương Tây hạn chế phát triển công nghệ và đầu tư trực tiếp, cộng với sự thiếu vắng lòng tin khiến người dân tiết kiệm thay vì tiêu thụ. Sản xuất quá thừa, Bắc Kinh tăng xuất khẩu bằng cách bán phá giá, sẽ dẫn đến việc các nước áp đặt hàng rào thuế quan.

Nhiều nhà quan sát nhận thấy sau khi gạt qua bên lề các nhà kỹ trị ủng hộ kinh tế thị trường như Lý Cường và trước đó là Lý Khắc Cường, cựu thống đốc Ngân hàng Trung ương Dịch Cương, Tập Cận Bình lập ra các ủy ban Đảng về kinh tế tài chánh đứng trên các tổ chức chính phủ, với các cố vấn bảo thủ có chủ trương lỗi thời về tư bản nhà nước. Các tuyên bố đao to búa lớn chẳng là gì cả, nếu Bắc Kinh không có những hành động thực tế để thoát bẫy thu nhập trung bình.

Chiến tranh lạnh kiểu mới : Các nước mới nổi như Việt Nam hưởng lợi

Cũng về kinh tế, Les Echos phân tích "Cuộc đối địch Mỹ-Trung, một kiểu chiến tranh lạnh khác". Theo đó, lịch sử sẽ không lặp lại, Trung Quốc sẽ không chịu chung số phận của Liên Xô thời trước. Đó là lập luận của Gita Gopinath, phó tổng giám đốc và Pierre-Olivier Gourinchas, kinh tế gia trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), trong một nghiên cứu vừa được công bố mang tên "Changing Global Linkages : A New Cold War ?"

Ngay sau khi Đệ nhị Thế chiến kết thúc, Mỹ tăng thuế hải quan đánh vào hàng các nước cộng sản, kiểm soát chặt xuất khẩu các mặt hàng chiến lược, cấm vận Bắc Triều Tiên và Trung Quốc. Thế nên trao đổi thương mại giữa Hoa Kỳ và các đồng minh với các nước xã hội chủ nghĩa từ 25% xuống còn 10% cho đến khi bức tường Berlin sụp đổ năm 1989. Căng thẳng Mỹ-Trung hiện nay sẽ không có cùng hệ quả, vì thế giới bây giờ hoàn toàn khác. Vào đầu chiến tranh lạnh (1947-1952), hàng công nghệ chỉ chiếm 12% GDP, nhưng trong 5 năm qua (2019-2023) tỉ lệ này tăng lên 44%, nguyên vật liệu chỉ còn chiếm 14% thương mại.

Các tập đoàn đa quốc gia đã lập ra các chuỗi giá trị khiến việc lệ thuộc lẫn nhau tăng lên, phức tạp hơn nhiều so với 70 năm trước. Nghiên cứu chỉ ra vai trò của các nước được gọi là không liên kết, đóng vai trò trung gian. Nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc đã giảm hẳn, thay vào đó Washington mua hàng từ Mexico, Canada và Châu Á, chủ yếu từ Việt Nam. Tuy nhiên Trung Quốc không bị loại hẳn khỏi thị trường Mỹ, tránh né cấm vận bằng cách đầu tư vào các nước thứ ba. Thế giới không chia thành hai khối rạch ròi như thời chiến tranh lạnh, nhưng có thể dần tách biệt nếu căng thẳng địa chính trị gia tăng. Và thương mại càng thông qua các nước trung gian thì chính sách bảo hộ càng kém hiệu quả.

Thụy My

Published in Châu Á

Hôm 07/04/2024, quân đội Trung Quốc tổ chức cuộc "tuần tra sẵn sàng chiến đấu" của hải quân và không quân tại Biển Đông. Cuộc tuần tra diễn ra cùng ngày với cuộc tập trận quy mô lớn đầu tiên của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc và Philippines ở khu vực ngoài khơi đảo Palawan, trong "vùng đặc quyền kinh tế" của Philippines.

haiquantrungquoc01

Khu trục hạm chở trực thăng Nhật Bản JS Ise (hàng 1, trái) cùng tập trận với các nhóm tác chiến tàu sân bay Anh HMS Queen Elizabeth (hàng 1, phải) và Mỹ USS Ronald Reagan và USS Carl Vinson tại Biển Philippines ngày 03/10/2021. AP - Gray Gibson

AFP dẫn lại thông báo của Quân đội Trung Quốc, theo đó, "bộ tư lệnh Chiến khu Nam Bộ của Trung Quốc sẽ phụ trách tổ chức cuộc tuần tra sẵn sàng chiến đấu" này. Thông báo của Quân đội Trung Quốc khẳng định : "tất cả các hoạt động quân sự nhằm gây rối ở Biển Đông và tạo ra các điểm nóng đều nằm trong tầm kiểm soát". Thông báo nói trên không nêu rõ quy mô và địa điểm của cuộc tuần tra của Bộ tư lệnh Chiến khu Nam Bộ.

Cuộc "tuần tra sẵn sàng chiến đấu" của quân đội Trung Quốc và cuộc tập trận giữa Philippines và ba đồng minh Mỹ, Nhật, Úc diễn ra vào lúc căng thẳng dâng cao tại nhiều vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa, đặc biệt tại Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal), nơi Trung Quốc tiếp tục các đòi hỏi chủ quyền, bất chấp phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye, năm 2016, bác bỏ các yêu sách của Bắc Kinh. Hồi cuối tháng 3/2024, trong lúc tổng thống Philippines tuyên bố không nhân nhượng chủ quyền dù chỉ một ly, và Manila sẽ không "chấp nhận im lặng, phục tùng hoặc làm nô lệ", bộ Quốc Phòng Trung Quốc khẳng định "sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp cứng rắn và quyết đoán để bảo vệ chủ quyền", sau vụ tàu hải cảnh Trung Quốc tấn công, làm bị thương ba quân nhân Philippines.

Hôm qua, 06/04, theo Reuters, Tuần duyên Philippines một lần nữa cáo buộc Trung Quốc leo thang căng thẳng, sau vụ hai tàu hải cảnh Trung Quốc "quấy rối" tàu cá Philippines tại rạn san hô Khúc Giác (Iroquois Reef), đông bắc quần đảo Trường Sa, giáp với đảo Palawan của Philippines, hôm 04/04. Về phía Bắc Kinh, phát ngôn viên Hải cảnh Trung Quốc khẳng định tàu Trung Quốc hoạt động "chuyên nghiệp và ứng xử phù hợp", đồng thời lên án chính quyền Philippines mượn danh nghĩa "bảo vệ hoạt động đánh bắt cá" để phá hoại sự ổn định ở Biển Đông.

Ngày 12/04 tới sẽ diễn ra cuộc thượng đỉnh Mỹ, Nhật, Philippines lần đầu tiên, tổ chức tại Washington. Theo quyền thứ trưởng bộ Ngoại Giao Philippines, Hans Mohaimin Siriban, hôm thứ Sáu, 06/04, các sự cố gần đây tại Biển Đông là một nội dung thảo luận của thượng đỉnh. Đại diện bộ Ngoại Giao Philippines nhấn mạnh là "nội dung chính của thượng đỉnh là tăng cường hợp tác kinh tế" ba bên, nhưng để phục hồi và tăng trưởng kinh tế, phải bảo vệ "hòa bình và an ninh tại khu vực".

Trọng Thành

Published in Châu Á

Trung Quốc khuyến cáo các nước Đông Nam Á giải quyết tranh chấp về Biển Đông ở cấp vùng, không nên lôi kéo các thế lực bên ngoài khiến "căng thẳng vượt ngoài tầm kiểm soát". Phát biểu tại diễn đàn Châu Á - Bác Ngao ở đảo Hải Nam ngày 28/03/2024, đặc sứ Trung Quốc về biến đổi khí hậu Lưu Chấn Dân (Liu Zhenmin) kêu gọi các nước Đông Nam Á nên trân trọng hòa bình bền vững trong khu vực.

biendong1

Đặc sứ Trung Quốc về biến đổi khí hậu Lưu Chấn Dân (Liu Zhenmin) phát biểu tại diễn đàn Châu Á Bác Ngao hôm 28/03/2024. AP - Olivia Zhang

Theo báo mạng Hồng Kông South China Morning Post, ông Lưu Chấn Dân "lấy làm tiếc khi thấy căng thẳng gia tăng ở Biển Đông trong năm vừa qua (2023)". Việc "Mỹ, Nhật Bản và Philippines thắt chặt hợp tác quân sự" có nguy cơ "khơi mào một cuộc xung đột mới ở Đông Nam Á". Ông cũng cảnh cáo "các nước bên ngoài khu vực nên hỗ trợ các quốc gia ở Biển Đông tìm ra những giải pháp công bằng thông qua đàm phán, thay vì thổi bùng ngọn lửa và gây rủi ro".

Đối với các nước Đông Nam Á, quan chức ngoại giao Trung Quốc khuyến cáo "không nên chọn phe" và "cần hiểu và trân trọng hòa bình có từ 3 thập niên qua ở trong vùng, kể từ khi Chiến Tranh Lạnh kết thúc và cần nỗ lực để ngăn xung đột trỗi dậy ở Biển Đông".

Ông Lưu Chấn Dân đưa ra những bình luận trên sau một loạt vụ va chạm gần đây giữa Trung Quốc và Philippines trong những khu vực tranh chấp ở Biển Đông, đặc biệt là ở Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) và bãi cạn Scarborough. Sự cố mới nhất xảy ra ngày 23/03, Manila cáo buộc lực lượng hải cảnh Trung Quốc sử dụng vòi rồng tấn công một tầu dân sự Philippines tiếp tế cho lực lượng đồn trú ở Bãi Cỏ Mây.

Trước những hành động hăm dọa của Trung Quốc, Philippines tái khẳng định "không chịu khuất phục" dù "không muốn gây chiến hay rắc rối ở Biển Đông". Trong thông cáo ngày 29/03, được Reuters trích dẫn, Bộ Quốc phòng Philippines đánh giá những thông cáo gần đây của Trung Quốc cho thấy nước này bị cô lập với phần còn lại của thế giới vì "những hoạt động bất hợp pháp và thiếu văn minh của họ" ở Biển Đông. Theo Manila, Bắc Kinh "bắt chẹt các nước nhỏ hơn" và "chính phủ Trung Quốc không có khả năng tiến hành các cuộc đàm phán cởi mở, minh bạch và hợp pháp".

Chiều 28/03, khi được hỏi về những va chạm mới đây ở Bãi Cỏ Mây giữa Trung Quốc và Philippines, phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Đức Thắng tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với toàn bộ quần đảo Trường Sa, "việc các bên liên quan cho người lên thực thể thuộc chủ quyền của Việt Nam mà không được sự cho phép của Việt Nam là hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, làm phức tạp thêm tình hình…".

Thu Hằng

Published in Châu Á

Trung Quốc mở rộng tham vọng "thống lĩnh biển cả" ở Biển Hoa Đông và eo biển Đài Loan

Thanh Hà, RFI, 01/02/2024

Tờ báo Nhật Bản Yomiuri có lập trường bảo thủ ngày 28/01/2024 trích dẫn tin từ chính quyền Tokyo báo động 4 tàu chiến của Trung Quốc "thường xuyên túc trực" chung quanh Đài Loan, giáp ranh với Vùng Nhận Dạng Phòng Không ADIZ mà Bắc Kinh đơn phương áp đặt ở khu vực Biển Hoa Đông. Theo giới quan sát, Trung Quốc tiếp tục chiến lược hạn chế các hoạt động quân sự chủ yếu là của Hoa Kỳ trong khu vực, tăng tốc kế hoạch cô lập Đài Loan.

thonglinh1

Tàu Trung Quốc và Nhật Bản gườm nhau gần khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tại Biển Hoa Đông. Ảnh do hãng Kyodo chụp ngày 10/09/2013. Reuters/Kyodo

Căng thẳng vì tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa hai nền kinh tế lớn nhất tại Châu Á là Trung Quốc và Nhật Bản đã bùng lên trở lại trong tuần : Bắc Kinh khẳng định tàu đánh cá và tàu tuần duyên của Nhật đã "xâm nhập trái phép" các vùng biển của Trung Quốc quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Ngược lại Tokyo tố cáo tàu hải cảnh Trung Quốc xâm phạm hải phận của Nhật Bản.

Báo Yomiuri căn cứ vào hình ảnh vệ tinh cho thấy, từ cuối tháng 12/2023, Trung Quốc đã triển khai 4 tàu chiến ở các khu vực chung quanh Yonaguni, hòn đảo ở phía Tây, xa nhất của Nhật, và thuộc quyền quản lý của thành phố Okinawa. Một chiếc thứ nhì neo đậu giữa đảo Yonaguni với Philippines. Hai chiếc cuối cùng được bố trí ở khu vực phía bắc và tây bắc Đài Loan.

Ngoài ra, nhật báo Yomiuri còn chú ý đến "sự hiện diện gần như thường trực" của Hải Quân Trung Quốc quanh quần đảo Senkaku mà Bắc Kinh gọi là quần đảo Điếu Ngư. Sự hiện diện "liên tục" đó được hiểu như là Trung Quốc "sẵn sàng huy động tàu chiến đến sát biên giới Vùng Nhận Dạng Phòng Không" mà Bắc Kinh đã đơn phương áp đặt trong khu vực Biển Hoa Đông từ 2013.

Điều khiến Tokyo quan ngại hơn cả là cho tới nay, Bắc Kinh luôn tuyên bố sẵn sàng thôn tính Đài Loan kể cả bằng sức mạnh quân sự, đồng thời Trung Quốc khẳng định chủ quyền với quần đảo Senkaku. Có nghĩa là trong trường hợp đó, Senkaku cũng có thể sẽ bị lôi vào vòng xoáy chiến tranh, như một số nhà quan sát Nhật Bản lo ngại. Phải chăng vì lẽ này mà báo mạng chuyên về thông tin quân sự Intelligence on line của Pháp (ngày 13/12/2023) tiết lộ "tình báo quân sự Đài Loan đã ngầm cầu viện các đối tác Nhật Bản hỗ trợ trong công tác giám sát biển" ? 

Tham vọng "thống lĩnh biển cả" của Trung Quốc

Theo như phân tích của tờ báo Nhật Yomiuri, Trung Quốc đang áp dụng chính sách "phong tỏa" khu vực từ eo biển Đài Loan ra đến Biển Hoa Đông, ngăn chặn mọi hoạt động quân sự của các quốc gia khác trong vùng biển này. Chủ yếu là họ nhắm tới các hoạt động của Hải Quân Mỹ len lỏi vào chuỗi đảo đầu tiên, trải dài từ quần đảo của Nhật Bản Ryukyu (phía tây Thái Bình Dương với Biển Hoa Đông) đến gần Đài Loan và xích xuống sâu hơn ở phía nam đến gần luôn cả Philippines. Chính vì thế mà nhiều tàu chiến của Trung Quốc hầu như được triển khai dọc theo lằn ranh vùng nhận dạng phòng không ADIZ và quanh Đài Loan.

Việc triển khai các tàu nói trên cho thấy Trung Quốc đang dồn dập gia tăng các hoạt động trên biển. Một chuyên gia về an ninh và quốc phòng thuộc Viện Nghiên Cứu Đài Loan được một tờ báo Singapore (Lianhe Zaobao) trích dẫn khẳng định : Trung Quốc không chỉ muốn chứng minh là một siêu cường trên bộ, mà còn đang có tham vọng trở thành một cường quốc "thống lĩnh biển cả", kiểm soát toàn bộ từ Biển Hoa Đông đến Biển Đông và luôn cả eo biển Đài Loan. Mục tiêu của ông Tập Cận Bình là biến những khu vực đó thành "những vùng chủ quyền tuyệt đối" của Bắc Kinh.

Thêm vào đó là Trung Quốc "từ rất lâu nay đã kiên nhẫn chuẩn bị cho kế hoạch này và giờ đây thì đang mở rộng thêm sức mạnh quân sự ra đến tận Biển Hoa Đông và với luôn cả Nhật Bản". Cho nên, theo chuyên gia Đài Loan được báo Singapore trích dẫn, căng thẳng giữa Trung Quốc với Nhật Bản sẽ còn gia tăng.

Tương tự như vậy, những tham vọng của Bắc Kinh ở Biển Đông cũng sẽ thách thức bang giao giữa ông khổng lồ Châu Á này với Philippines. Trong bối cảnh đó, từ 2023, Nhật Bản và Philippines đã đẩy mạnh hợp tác an ninh, đặc biệt là cho phép Manila và Tokyo "điều quân sang lãnh thổ của nhau".

Thanh Hà

***********************

Chiến lược dài hạn của Trung Quốc để thống trị Biển Đông

RFA, 31/01/2024

Trung Quốc có một chiến lược phát triển về hướng Biển Đông từ đầu thế kỉ 20, khi Trung Hoa Quốc Dân Đảng còn cầm quyền. Trung Hoa Dân quốc đã công bố đường lưỡi bò vào năm 1948, sau này Đảng Cộng sản Trung Quốc kế thừa. Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng chiếm giữ một nửa Hoàng Sa từ 1956. Sau đó họ tấn công và chiếm toàn bộ Hoàng Sa năm 1974.

thonglinh2

Căn cứ quân sự do Trung Quốc xây dưng trên đá Rubi ở Trường Sa - Reuters

Năm 1988, khi Liên Xô và khối cộng sản bắt đầu sụp đổ, Trung Quốc mở đường xuống quần đảo Trường Sa bằng một cuộc tấn công quân sự đối với Việt Nam ở đá Gạc Ma và một số thực thể khác. Từ đó, Trung Quốc phát triển các căn cứ quân sự ở Trường Sa thành một mạng lưới chiếm ưu thế tuyệt đối trong khu vực. 

Ngày nay, Trung Quốc phát triển một mạng lưới các căn cứ quân sự với thiết bị hiện đại ở Hoàng Sa và Trường Sa. Đường lưỡi bò của nước này cũng bao phủ toàn bộ Biển Đông và chiếm gần hết vùng biển của Việt Nam. Trung Quốc cũng dựa trên đường lưỡi bò để ngăn cản các hoạt động thăm dò khai thác dầu khí của Việt Nam. 

Phải chăng hướng đi ra biển của Việt Nam đang dần dần bị khép lại ?

Trung Quốc tiến ra biển 

Nhà nghiên cứu Hoàng Việt ở Thành phố Hồ Chí Minh nói rằng Trung Quốc đã có một tầm nhìn rộng về phía biển, từ đầu và giữa thế kỷ 20. Tầm nhìn đó được truyền lại qua nhiều thế hệ lãnh đạo của họ. 

"Trung Quốc đã có một tầm nhìn rất lớn về biển. Không phải ngẫu nhiên mà từ năm 1958 họ đã tham gia đầy đủ các hội nghị về công ước quốc tế đối với luật biển. 

Lúc đó còn tranh cãi rất nhiều về chiều rộng lãnh hải. Một số quốc gia Nam Mỹ đưa ra quan điểm là lãnh hải có 200 hải lý, Hoa Kỳ thì đưa ra quan điểm lãnh hải chỉ có 3 hải lý. Còn Trung Quốc đưa ra quan điểm lãnh hải có chiều rộng 12 hải lý. Sau này Luật biển Quốc tế thừa nhận lãnh hải có 12 hải lý. 

Điều này cho thấy tầm nhìn sắc bén của Trung Quốc đối với lãnh hải. Không phải ngẫu nhiên mà họ đưa ra con số 12 hải lý này. 

Trung Quốc đã có nhiều chiến lược phát triển biển ngày từ 1982 mà người xây dựng là Đô đốc hải quân khi đó là Lưu Hòa Thanh". 

Đối với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, hoạt động tiến ra biển đầu tiên là nhắm vào Đài Loan. Khi nhắm vào Đài Loan, họ gặp ngay thế mạnh thượng phong của Hải quân Hoa Kỳ, đồng minh của đảo quốc này. Nhà nghiên cứu Hoàng Việt giải thích với RFA vì sao Trung Quốc coi sự yếu kém về sức mạnh trên biển của họ trước Hoa Kỳ là một vấn đề cần giải quyết. 

"Từ thời Mao Trạch Đông, khi xảy ra đụng độ Kim Môn, Mã Tổ năm 1958 thì Mao Trạch Đông đã dặn dò con cháu là tránh đối đầu trực tiếp với Hoa Kỳ, đặc biệt là trên biển. 

Chưa kể là sau này, Trung Quốc thường thống trị các quốc gia khác trong lịch sử, nhưng kể từ khi bị phương Tây tấn công từ Trung Quốc trở thành kẻ bị thống trị. Đặc biệt, Trung Quốc bị phương Tây tấn công từ phía biển. 

Đó là một nỗi đau, nỗi nhục của người Trung Quốc mà họ muốn rửa nhục. 

Trung Quốc cũng thấu hiểu một điều là muốn trở thành cường quốc thì phải phát triển về phía biển. Đó là lý do vì sao Trung Quốc rất thèm muốn độc chiếm Biển Đông để làm cửa ngõ tiến ra ngoài. Họ đặt ra học thuyết chuỗi đảo thứ nhất và chuỗi đảo thứ hai". 

Vị thế áp đảo trên Biển Đông của Trung Quốc ngày nay

Trao đổi với RFA, ông Greg Poling, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á ở Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington DC, cho rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục chiếm ưu thế trên Biển Đông, không chỉ với các nước Đông Nam Á mà còn với cả Hoa Kỳ. 

Trong một bài viết năm 2020, ông Greg Poling nói rằng xét về thế trận quân sự trên Biển Đông, nhờ các căn cứ trên đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã xây dựng, nếu xảy ra một cuộc đụng độ quân sự (giả định) trong khu vực này, Trung Quốc sẽ dễ dàng kiểm soát vùng biển và vùng trời. Theo ông Greg Poling, Hoa Kỳ chưa có được sức mạnh này trên địa bàn. Hoa Kỳ sẽ gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém nếu muốn vô hiệu hóa những tiền đồn của Trung Quốc trên Biển Đông, trong giai đoạn đầu của một cuộc xung đột giả định. 

Ý kiến trên của ông Greg Poling đã đưa ra cách đây 4 năm. RFA đặt câu hỏi với vị giám đốc Chương trình Đông Nam Á ở CSIS là hiện nay, liệu thế trận quân sự ở Biển Đông đã có thay đổi gì so với bốn năm trước hay chưa. Ngày nay, giả sử xảy ra xung đột quân sự (giả định) trên Biển Đông, Mỹ hay Trung Quốc sẽ là bên chiếm ưu thế trong hiệp đấu đầu tiên ? Ông Greg Poling nói với RFA về tình thế hiện nay rằng có lẽ Mỹ không thể làm gì trong ngắn hạn hoặc trung hạn để thay đổi một thực tế ngày nay rằng Trung Quốc có lợi thế đáng kể về số lượng và khả năng tên lửa, máy bay và tàu mặt nước, cũng như radar và các khả năng cảm biến khác. Nếu xảy ra bất kỳ một xung đột giả định nào trên Biển Đông thì Trung Quốc vẫn chiếm lợi thế áp đảo. 

Theo ông Greg Poling, trong trường hợp xảy ra xung đột, các chiến hạm và máy bay của Mỹ sẽ rất khó hoạt động ở Biển Đông. Mỹ sẽ không có đủ đạn dược hoặc hệ thống tiếp vận dự phòng để vô hiệu hóa các căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Trường Sa trong giai đoạn đầu của một cuộc xung đột giả định. 

Việc phát triển và triển khai các đơn vị Thủy quân lục chiến và Quân đội Hoa Kỳ có khả năng tác chiến bằng tên lửa mặt đất tầm xa hơn, dọc theo chuỗi đảo thứ nhất, theo ông Greg Poling, sẽ giúp giải quyết một phần khoảng cách chênh lệch này. Bởi vì cách làm này có thể tạo ra mối đe dọa đáng kể đối với các tàu mặt nước của Trung Quốc. Nhưng, điều đó vẫn không đủ để cho phép Hoa Kỳ triển khai tàu và máy bay hoạt động ở Biển Đông theo cách quen thuộc. Vị Giám đốc Chương trình Đông Nam Á ở Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế nhấn mạnh. 

Với sự áp đảo của Trung Quốc trên Biển Đông hiện nay, phải chăng hướng phát triển ra biển của Việt Nam đang gặp một trở ngại rất lớn ? Ở phần tiếp theo, nhà nghiên cứu Hoàng Việt ở Thành phố Hồ Chí Minh sẽ trao đổi với RFA về tầm quan trọng của việc nắm giữ và phát triển sức mạnh trên biển để bảo vệ không gian sinh tồn của Việt Nam.

Nguồn : RFA, 31/01/2024

Published in Châu Á

Nhật Bản, Philippines và Mỹ tăng cường hợp tác để "bảo vệ Biển Đông"

Trọng Thành, RFI, 05/11/2023

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, hôm qua 04/11/2023, trong bài phát biểu trước Quốc hội Philippines tại Manila, khẳng định ba nước Nhật, Mỹ, Philippies "đang tăng cường hợp tác" để bảo vệ "quyền tự do" ở Biển Đông.

biendong1

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida phát biểu trước Quốc hội Philippines, ngày 04/11/2023. AP - Aaron Favila

Thủ tướng Kishida là lãnh đạo chính phủ Nhật đầu tiên phát biểu trước Quốc hội Philippines. Thủ tướng Nhật nhấn mạnh Tokyo "sẽ tiếp tục đóng góp vào việc nâng cao năng lực an ninh của Philippines, từ đó góp phần vào hòa bình và ổn định trong khu vực". Theo lãnh đạo chính phủ Nhật, "tự do hàng hải, được điều chỉnh bởi luật pháp quốc tế" sẽ được bảo vệ nhờ các nỗ lực này.

Phát biểu của thủ tướng Nhật được đưa ra một ngày sau khi Hoa Kỳ và Trung Quốc có cuộc đối thoại đầu tiên liên quan đến các bất đồng trên biển, trong đó Biển Đông là một trọng tâm. Trong cuộc họp tại Bắc Kinh, phía Mỹ đã lên án các hành động "nguy hiểm và phi pháp" của Trung Quốc tại vùng biển này. Cũng trong ngày 03/11, ngày đầu tiên của chuyến công du của thủ tướng Nhật, Tokyo và Manila đã thông báo chính thức khởi sự đàm phán về một hiệp ước an ninh Nhật – Philippines, tương tự như giữa Philippines với Hoa Kỳ.

Tokyo hoàn toàn không có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, nhưng các hành động lấn lướt của Trung Quốc tại khu vực gây lo ngại. Nhật Bản đã tham dự các cuộc tập trận Mỹ-Philippines hồi tháng 3 với tư cách quan sát viên. Đến tháng 06/2023, lực lượng tuần duyên Philippines và Nhật Bản đã lần đầu tiên diễn tập chung. Thủ tướng Kishida hồi tháng 12/2022 công bố kế hoạch xây dựng quân đội Nhật Bản lớn mạnh hơn nhằm đối phó với sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc.

Trọng Thành

**************************

Ottawa tố cáo chiến đấu cơ Trung Quốc liên tục gây nguy hiểm cho trực thăng Canada trên Biển Đông

Trọng Nghĩa, RFI, 05/11/2023

Nhiều sự cố đã liên tiếp xảy ra giữa phi cơ Trung Quốc và Canada trên Biển Đông. Vào hôm qua, 04/11/2023, Bắc Kinh đã lên tiếng cáo buộc Quân Đội Canada về việc tiến hành các phi vụ trực thăng "nguy hại và khiêu khích" ở Biển Đông. Trước đó, chính quyền Ottawa đã tố cáo chiến đấu cơ Trung Quốc về những vụ liên tiếp ngăn chặn trực thăng Canada một cách nguy hiểm trên vùng biển quốc tế ở Biển Đông.

biendong2

Một chiếc trực thăng Cyclone của Không quân Hoàng gia Canada, năm 2017. © Wikimedia Commons CC BY SA 2.0 Dennis Jarvis

Vụ gần đây nhất xẩy ra ngày 29/10/2023 khi chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc đã ba lần áp sát máy bay trực thăng quân sự của Canada trên hải phận quốc tế tại Biển Đông. Trước đó, chiến đấu cơ Trung Quốc cũng áp sát để uy hiếp một trực thăng khác của Hải Quân Canada đang bay cách Quần Đảo Hoàng Sa 23 dặm về phía Bắc.

Thông tín viên RFI Pascale Guéricolas tại Canada giải thích them :

"Đây là lần thứ hai trong vòng chưa đầy ba tuần mà chiến đấu cơ Trung Quốc đã áp sát các trực thăng Canada đang hoạt động trên Biển Đông. Hôm 29/10 vừa qua, một chiếc máy bay Trung Quốc đã bay sát trên đầu một trực thăng Canada, tạo ra tình trạng nhiễu động không khí nguy hiểm. Cùng ngày hôm đó, một chiến đấu cơ Trung Quốc khác đã bắn pháo sáng ngay phía trước một trực thăng Canada, bất chấp nguy cơ pháo sáng lọt vào cửa hút gió của máy bay Canada.

Bộ trưởng quốc phòng Canada đã tố cáo những thao tác bị đánh giá là rất nguy hiểm cho các phi cơ đang thực hiện các cuộc tập huấn bình thường.

Các sự cố kể trên là dấu hiệu cho thấy căng thẳng đang gia tăng giữa Bắc Kinh và Ottawa, đặc biệt kể từ khi Canada bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu, nhân vật số 2 của tập đoàn Trung Quốc Hoa Vi cách nay 5 năm. Gần đây hơn, Ottawa đã lên án sự can thiệp của Bắc Kinh vào các cuộc bầu cử ở Canada cũng như chiến dịch tố cáo một số quan chức dân cử Canada trên các tài khoản mạng xã hội của họ.

Về phía Trung Quốc, Bắc Kinh chỉ trích Canada về việc điều chỉnh chính sách Trung Quốc theo hướng đi theo Hoa Kỳ".

Trọng Nghĩa

**************************

Đối thoại an ninh : Mỹ lên án hành động "phi pháp" của Trung Quốc ở Biển Đông

Trọng Thành, RFI, 04/11/2023

Hoa Kỳ và Trung Quốc có cuộc đối thoại đầu tiên liên quan đến các bất đồng trên biển, trong đó Biển Đông là một trọng tâm. Trong cuộc họp tại Bắc Kinh hôm qua, 03/11/2023, phía Mỹ đã lên án các hành động "phi pháp" của Trung Quốc tại Biển Đông.

biendong3

Tàu hải cảnh Trung Quốc tiến gần đến các tàu đánh cá Philippines ở ngoài khơi Bãi cạn Scarborough ở Biển Đông ngày 23/09/2015. AP - Renato Etac

Tham gia cuộc đối thoại có ông Mark B. Lambert, người phụ trách chính sách Trung Quốc của bộ ngoại giao Mỹ, và vụ trưởng vụ Biên giới và Hải dương, bộ ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lượng (Hong Liang). Sau cuộc họp, bộ ngoại giao Mỹ ra một thông báo nhấn mạnh đến "các quan ngại" của Hoa Kỳ về "các hành động nguy hiểm và phi pháp của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ở Biển Đông, bao gồm việc tàu Trung Quốc ngăn chặn Philippines tiếp tế cho lực lượng đồn trú tại Bãi Cỏ Mây (Seconde Thomas Shoal) hôm 22/10, và việc máy bay Trung Quốc tiếp cận ở khoảng cách không an toàn với phi cơ Mỹ hôm 24/10".

Thông báo của bộ ngoại giao Mỹ cho biết : "Những cuộc tham vấn này là một phần trong nỗ lực không ngừng nhằm duy trì các kênh liên lạc cởi mở và quản lý một cách có trách nhiệm quan hệ Mỹ-Trung", "Hoa Kỳ nhắc lại việc cần thiết nối lại các kênh liên lạc về quân sự, bao gồm cả giữa các cấp điều hành, để tránh thông tin bị sai lệch và tính toán sai lầm". Việc chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc áp sát oanh tạc cơ B-52 của Không Quân Mỹ ở cự ly chỉ vài mét hôm 24/10 tại Biển Đông cho thấy nguy cơ căng thẳng Mỹ - Trung vượt tầm kiểm soát, bùng nổ thành xung đột, là nhãn tiền, theo ghi nhận của cựu trợ lý ngoại trưởng Mỹ, phụ trách Trung Quốc và Đài Loan, Rick Waters, giám đốc điều hành của Eurasia Group (trả lời South China Morning Post - SCMP hôm 02/11).

Theo SCMP, bộ ngoại giao Trung Quốc hôm nay, 04/11, cũng ra một thông báo về cuộc tham vấn song phương đầu tiên về các vấn đề hàng hải, bày tỏ "mối quan ngại nghiêm trọng" về việc Mỹ tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực và thường xuyên tiến hành các hoạt động trinh sát nhắm vào Trung Quốc, đồng thời kêu gọi Washington ngừng xúi giục "các nước liên quan" tại Biển Đông "có các động thái gây hấn".

Hai phía Mỹ, Trung đều nhận định cuộc trao đổi hôm qua diễn ra "thẳng thắn" và "mang tính xây dựng". Theo SCMP, đây là một diễn đạt ngoại giao ngụ ý "các đàm phán đạt được ít tiến bộ". Tuy nhiên, "nhiều nhà quan sát ghi nhận chỉ riêng việc Mỹ - Trung nối lại đàm phán cũng là điều quan trọng, trong bối cảnh quan hệ thế đối đầu song phương gia tăng từ nhiều năm nay".

Cuộc họp nói trên của giới chức ngoại giao hai nước diễn ra tiếp theo một số cuộc hội kiến cấp cao, trong đó có cuộc gặp giữa ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan với ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) tại Washington hồi tháng trước.

Trọng Thành

****************************

Nhật Bản và Philippines đàm phán về một hiệp ước an ninh song phương

Trọng Thành, RFI, 03/11/2023

Hôm qua, 03/11/2023, ngày đầu tiên trong chuyến công du của thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Manila, lãnh đạo hai nước đã thông báo chính thức khởi sự đàm phán về một hiệp ước an ninh song phương. Hiệp ước an ninh, tương tự như giữa Philippines và Hoa Kỳ, cho phép quân đội nước này triển khai lực lượng trên lãnh thổ nước kia.

biendong4

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. (P) và thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida (T), tại dinh tổng thống ở Manila, Philippines, ngày 03/11/2023. AP - Aaron Favila

Mối đe dọa từ Trung Quốc là lý do chủ yếu thúc đẩy Tokyo và Manila nâng cấp quan hệ hợp tác. Thông tín viên RFI Frédéric Charles từ Tokyo cho biết thêm :

"Hồi tháng Hai vừa qua tại Tokyo, tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. đã đưa ra sáng kiến về một thỏa ước an ninh ba bên, Philippines, Nhật Bản và Hoa Kỳ, tương tự với thỏa ước đã có giữa ba nước Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ.

Đối mặt với áp lực của Trung Quốc tại khu vực, Manila đã cho phép các lực lượng Mỹ sử dụng thêm bốn căn cứ tại Philippines, bên cạnh năm căn cứ đã có. Giờ đây Philippines muốn thương lượng một hiệp ước về an ninh với Nhật Bản. Tokyo đã quyết định cung cấp cho Manila một hệ thống radar giám sát bờ biển, nhiều tàu tuần tiễu để tăng cường hoạt động bảo vệ luật biển.

Do vị trí địa lý, Nhật Bản và Philippines sẽ trực tiếp bị ảnh hưởng nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan. Tại Châu Á, chiến lược của Mỹ được thực thi với việc triển khai các lực lượng trên các quần đảo đối diện với Trung Quốc, trải dài từ Nhật Bản, Đài Loan đến Philippines". 

Trọng Thành

Published in Châu Á

Thời gian vừa qua, tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines trở lên căng thẳng, tiềm ẩn nguy cơ đụng độ trực tiếp dẫn đến đối đầu quân sự. Mới đây nhất, ngày 4/10, Trung Quốc đã triển khai tàu Hải cảnh ngăn chặn quân đội Philippines tiếp tế cho binh lính đồn trú trên Bãi Cỏ Mây bằng cách di chuyển cắt mũi tàu tuần tra BRP Sindangan của Philippines ở khoảng cách 4 mét, khiến tàu này buộc phải đảo chiều động cơ để tránh đâm vào tàu Trung Quốc. Trước đó vào ngày 5/8, tàu Hải cảnh Trung Quốc đã tiến hành xịt vòi rồng vào tàu của Philippines để ngăn chặn hoạt động tiếp tế tại đây.

tqbd0

Quốc tế lo ngại vì tình hình Biển Đông và Hoa Đông ngày càng căng thẳng. Ảnh minh họa

Tại địa điểm khác trên Biển Đông là Bãi cạn Scarborough, hai bên đã có những cuộc đối đầu gay gắt. Đáng chú ý, ngày 20/9 Trung Quốc thả dây phao tại bãi cạn Scarborough để ngăn ngư dân Philippines tiến vào khu vực tranh chấp. Năm ngày sau, Philippines đã đáp trả bằng một chiến dịch táo bạo khi một đội thợ lặn của Cảnh sát Biển Philippines đóng giả làm ngư dân, dùng thuyền gỗ nhỏ bí mật vượt qua được sự giám sát của tàu Hải cảnh Trung Quốc để lặn xuống và dùng dao cắt đứt dây phao.

Có nhiều lý giải cho việc Trung Quốc chủ động đẩy cao căng thẳng với Philippines trên Biển Đông. Một phần do chính sách cứng rắn với Trung Quốc của tân Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr, đồng thời xích lại gần hơn với Mỹ thông qua việc công bố thêm 4 địa điểm mới mà quân đội Mỹ được tiếp cận trong khuôn khổ Thỏa thuận Hợp tác quốc phòng nâng cao giữa hai nước. Tuy nhiên, những căng thẳng này cũng có thể được lý giải bởi "truyền thống" của Trung Quốc là khi tình hình chính trị nội bộ bất ổn, giới lãnh đạo Trung Quốc có khuynh hướng đẩy căng thẳng với bên ngoài để xoa dịu các bất ổn bên trong.

Trở lại thời điểm đầu năm 2012, khi đó Trung Quốc chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng lần thứ 18 và chuyển giao quyền lực từ Hồ Cẩm Đào sang Tập Cận Bình, đây là quãng thời gian đặc biệt nhạy cảm khi Trung Quốc muốn duy trì ổn định nội bộ để quá trình chuyển tiếp quyền lực được êm đẹp. Tuy nhiên, vào thời gian này Trung Quốc đã xảy ra vụ bê bối chính trị tồi tệ nhất kể từ sự kiện Thiên An Môn. Tháng 2/2012, Giám đốc công an tỉnh Trùng Khánh là Vương Lập Quân chạy trốn đến Lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô xin tị nạn và tiết lộ việc bà Cốc Khai Lai, vợ ông Bạc Hy Lai – bí thư Tỉnh ủy Trùng Khánh – là hung thủ sát hại doanh nhân người Anh là ông Neil Heywood. Tiến trình điều tra sau đó đã dẫn đến việc cách chức và bỏ tù Bạc Hy Lai. Cũng trong thời gian này Bắc Kinh đã chủ động gây hấn với Philippines tại Bãi cạn Scarborough, cuộc đối đầu căng thẳng trên thực địa kéo dài 10 tuần, kết hợp đối đầu về ngoại giao, kinh tế đã khiến Philippines bỏ cuộc, rút hết các tàu quân sự và mất quyền kiểm soát Bãi cạn Scarborough đến tận ngày nay.

Bối cảnh hiện nay cũng tương tự năm 2012 khi Trung Quốc đang gặp những khó khăn đáng kể về chính trị nội bộ. Vấn đề nhân sự cao cấp của Trung Quốc đã có sự xáo trộn nghiêm trọng trong khi nhiệm kỳ Đại hội Đảng 20 mới diễn ra được một năm. Điển hình là việc Trung Quốc cách chức ngoại trưởng Tần Cương, khiến ông Vương Nghị phải quay trở lại Bộ Ngoại Giao chỉ đúng 7 tháng sau khi chính Vương Nghị bàn giao lại chức vụ này cho Tần Cương, cho thấy sự bế tắc nhân sự trong ngành ngoại giao Trung Quốc.

Trên lĩnh vực quốc phòng, cuộc khủng hoảng nhân sự còn nghiêm trọng và rộng lớn hơn với việc Bộ trưởng Quốc phòng Lý Thượng Phúc đã hoàn toàn "biến mất" trên chính trường Trung Quốc. Nguyên nhân theo nguồn tin của Reuters cho biết ông Lý Thượng Phúc cùng 8 quan chức cao cấp trong Cục Hậu cần của quân đội Trung Quốc đang bị điều tra tội tham nhũng. Ở cấp độ thấp hơn, lãnh đạo lực lượng tên lửa chiến lược là Tư lệnh Lý Ngọc Siêu và Chính ủy Từ Trung Ba đã đồng loạt bị thay thế. Đáng chú ý, hai nhân vật thay thế hoàn toàn không xuất thân từ lĩnh vực tên lửa, cụ thể tân tư lệnh Vương Hậu từng là Phó Tư lệnh Hải quân, còn tân chính ủy Từ Tây Thịnh là chính ủy chiến khu miền Nam. Sự "thay tướng" triệt để này cho thấy sự thiếu tin tưởng của Đảng đối với nội bộ binh chủng tên lửa, một binh chủng chiến lược có nhiệm vụ phụ trách kho tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân.

Ngoài những biến động nhân sự cấp cao nhất trong ngành ngoại giao và quốc phòng, chính phủ Trung Quốc được cho là phải đối mặt với sức ép từ các lãnh đạo cao cấp về hưu. Trong một nền chính trị coi trọng tuổi tác và thứ bậc như Trung Quốc thì ý kiến của các bậc lão thành có thể gây ra một sức ép đáng kể đến quyết sách của các nhà lãnh đạo đương nhiệm.

Theo các nguồn thạo tin tiết lộ với tờ Nikkei Asia cho biết tại cuộc họp bí mật Bắc Đới Hà vừa qua, ông Tập Cận Bình đã bị các lãnh đạo lão thành chỉ trích vì tình hình hiện tại khó khăn của đất nước. Trước hội nghị Bắc Đới Hà, các đảng viên lão thành đã triệu tập một cuộc họp riêng ở ngoại ô Bắc Kinh để thống nhất ý kiến, sau đó cử 3 đại diện lão thành là Tăng Khánh Hồng, Trì Hạo Điền và Trương Đức Giang đến hội nghị Bắc Đới Hà để trình bày ý kiến với ông Tập Cận Bình. Các nhà cựu lãnh đạo cho rằng Trung Quốc đang ở trong tình trạng hỗn loạn chính trị, kinh tế và xã hội ; nếu tình hình không được cải thiện thì Đảng có thể mất đi sự ủng hộ của công chúng, gây ra mối đe dọa cho sự lãnh đạo của Đảng. Sau khi hội nghị Bắc Đới Hà kết thúc, Trung Quốc thông báo việc lần đầu tiên ông Tập Cận Bình không dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tổ chức tại Ấn Độ, phản ánh những khó khăn trong nước đang cần chờ ông Tập giải quyết.

Dự báo tình hình và kiến nghị giải pháp với Việt Nam

Có thể thấy Trung Quốc hiện nay phải đối phó với nhiều bất ổn trong nội bộ cũng như tình hình khó khăn trong nước, vì vậy nước này sẵn sàng có những hành xử cứng rắn với các nước láng giềng trong xử lý tranh chấp nhằm tạo lý do củng cố nội bộ và đánh lạc hướng sự chú ý của người dân, điều này tiềm ẩn các nguy cơ gia tăng xung đột trong thời gian tới, nhất là tại trên Biển Đông.

Cụ thể hơn, Trung Quốc có thể triển khai số lượng lớn quân số trên thực địa tại Bãi Cỏ Mây và Bãi cạn Scarborough, đồng thời tiếp tục thực hiện các biện pháp cứng rắn như phun vòi rồng, đâm va trực tiếp, thả phao phong tỏa… nhằm ngăn chặn Philippines trở lại khu vực này. Theo một kịch bản xấu, Trung Quốc có thể tiến hành bồi đắp Bãi cạn Scarborough thành tiền đồn quân sự nhằm trả đũa việc Philippines cho Mỹ dùng thêm 4 căn cứ quân sự. Nếu kịch bản này xảy ra Trung Quốc sẽ có thêm một tiền đồn quân sự quy mô lớn chỉ cách bờ biển Philippines 230km. Điều này sẽ khiến Mỹ tăng cường hiện diện quân sự để đáp trả và dẫn đến sự đối đầu Mỹ – Trung trực tiếp tại Biển Đông.

Tình hình đối đầu hiện nay giữa Trung Quốc và Philippines đặt ra những thách thức cho Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông, đồng thời duy trì môi trường hòa bình giữa các nước trong khu vực. Trong bối cảnh hiện nay Việt Nam cần :

Thứ nhất, tiếp tục duy trì quan hệ hữu nghị với Trung Quốc thông qua tiếp xúc cấp cao giữa lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước, nhất là trong chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Chủ tịch Tập Cận Bình (theo Reuters sẽ diễn ra vào cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11 sắp tới). Trong các cuộc tiếp xúc với lãnh đạo Trung Quốc cần chú ý chia sẻ về những khó khăn nội bộ của Trung Quốc và bày tỏ tin tưởng Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Tập Cận Bình sẽ sớm vượt qua những khó khăn trước mắt để tiếp tục ổn định và phát triển.

Thứ hai, Việt Nam cần tích cực giữ vai trò trung gian hòa giải xung đột trên biển thông qua tiến trình đàm phán Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc. Đặc biệt, Việt Nam cần sớm chủ động hợp tác với chính phủ Lào để góp ý giúp Bạn xây dựng nội dung chương trình của năm ASEAN 2024 do Lào làm Chủ tịch, với trọng tâm để Lào chủ động dẫn dắt quá trình đàm phán COC trên cơ sở xây dựng lòng tin và giảm căng thẳng, cũng như giúp đảm bảo vai trò trung tâm của ASEAN trong vấn đề Biển Đông.

Thứ ba, các lực lượng vũ trang của Việt Nam cần đề cao cảnh giác, bám sát các diễn biến trên thực địa nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông, nhất là tại những nơi từng diễn ra những vụ việc gây hấn trong quá khứ như khu vực phía nam đảo Tri Tôn (2014), khu vực Bãi Tư Chính (2019) nhằm không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống.

Thứ tư, Việt Nam cần thận trọng trong việc triển khai các dự án thăm dò, khai thác dầu khí tại các khu vực nhạy cảm trên Biển Đông ; đồng thời công khai minh bạch các hoạt động giao lưu, hợp tác quân sự, quốc phòng với các nước đối tác nhằm không tạo cớ để Trung Quốc tiến hành các hoạt động trả đũa hoặc gây hấn trên Biển Đông.

Hùng Nguyễn

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 14/10/2023

Hùng Nguyễn là người nghiên cứu tự do đang sinh sống tại Cộng hòa liên bang Đức.

Published in Diễn đàn

Biển Đông là địa bàn trọng yếu nhằm đề kháng sự bành trướng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Thái tử và Vương phi Nhật Bản sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 20 đến 25/9 tới đây. Trước đó, hôm 23/8, ông Matsuo Yamaguchi, lãnh đạo Đảng Komeito, Nhật Bản, đã đến thăm Việt Nam để "thắt chặt quan hệ Việt- Nhật". Sau đó ông Yamaguchi đã hủy chuyến thăm Trung Quốc ngày 26/8/2023.

biendong1

Hai tàu hải quân Nhật Bản JS Kashima và JS Shimayuki tập trận với tàu sân bay lớp Nimitz USS Ronald Reagan ở Biển Đông, ngày 7 tháng 7 năm 2020. (Ảnh minh họa) - Photo : RFA

Trước những diễn biến đó, RFA phỏng vấn Tiến sĩ Nagao Satoru ở Hudson Institute về quan hệ Việt Nam Nhật Bản. 

RFA : Xin ông cho biết Nhật Bản quan tâm đến Việt Nam ở mức độ nào, nếu so sánh Việt Nam với các nước Châu Á- Thái Bình Dương khác ? 

Nagao Satoru : Nhật Bản rất chú trọng đến Việt Nam. Khi cố Thủ tướng Shinzo Abe và cựu Thủ tướng Suga Yoshihide tuyên thệ nhậm chức thủ tướng, chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của họ là tới Việt Nam và Indonesia. Còn chuyến thăm Ấn Độ - Thái Bình Dương đầu tiên của Thủ tướng đương nhiệm Fumio Kishida sau khi nhậm chức là 4 quốc gia gồm Việt Nam, Indonesia, Thái Lan và Ấn Độ. Vì vậy, có thể nói Việt Nam là một trong những quốc gia được Nhật Bản ưu tiên hàng đầu. Rất rõ ràng, chuyến thăm sắp tới của Thái tử Nhật Bản trong tháng 9 và chuyến thăm của Chủ tịch đảng Komeito hôm 23 tháng 8 nằm cùng một định hướng đối ngoại đó của Nhật Bản đối với Việt Nam.

RFA : Nguyên nhân sâu xa của sự quan tâm đặc biệt nói trên là gì ? Đó là nguyên nhân kinh tế, an ninh, khoa học công nghệ hay cái gì khác ?

Nagao Satoru : Nguyên nhân sâu xa khiến cho Việt Nam nhận được sự ưu tiên hàng đầu từ Nhật Bản là vấn đề an ninh quốc gia. 

Kể từ khi ông Shinzo Abe tuyên thệ nhậm chức đến giai đoạn hiện nay, Nhật Bản đã chuyển hướng chiến lược về chính sách đối ngoại. Ông Shinzo Abe liên tục nhấn mạnh đến mối đe dọa từ Trung Quốc. Vì vậy, đối với Nhật Bản, các quốc gia ưu tiên đều có liên quan đến chiến lược đề kháng Trung Quốc.

Chiến lược đề kháng chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc bao gồm cả hai mặt quân sự và phi quân sự. Về quân sự, Việt Nam nổi tiếng là nước mạnh. Trước đây, cả nước Pháp, Mỹ, Trung Quốc đều bị Việt Nam đẩy lui. Vì điều này, cả Việt Nam và công đồng quốc tế đều tự tin khi nói rằng Việt Nam sẽ là chìa khóa để đối phó với mối đe dọa quân sự từ Trung Quốc.

Biển Đông, nơi Việt Nam đang đối mặt với thách thức từ Trung Quốc, là địa bàn cốt lõi trong chiến lược đề kháng sự bành trướng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. 

RFA : Tại sao Biển Đông lại trở thành một địa bàn quan trọng như vậy ?

Nagao Satoru : Nếu có thể chiếm đóng toàn bộ Biển Đông, Trung Quốc có thể triển khai lực lượng hải quân và không quân tới bất kỳ nơi nào ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương một cách rất dễ dàng.

Ngoài ra, nếu Trung Quốc tạo được nơi an toàn để cất giấu tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo hạt nhân, họ có thể tạo ra sức mạnh răn đe mạnh mẽ đối với Mỹ. 

Hiện nay, Trung Quốc đang phát triển tên lửa đạn đạo JL-3 có thể vươn tới Washington DC từ Biển Đông. Trung Quốc đang xây dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông và triển khai sức mạnh hải quân và không quân từ các đảo nhân tạo này. 

Các lực lượng này của Trung Quốc có thể loại trừ tất cả các lực lượng quân sự nước ngoài có thể phát hiện tàu ngầm của Trung Quốc ở Biển Đông. 

Nếu tình thế này phát triển đầy đủ, như Thủ tướng Abe đã chỉ ra trong bài viết "Viên kim cương an ninh dân chủ Châu Á"  thì "Biển Đông dường như sẽ trở thành một cái "hồ Bắc Kinh" (Beijing lake)". Các nhà phân tích cho rằng nếu trường hợp này  xảy ra, Biển Đông đối với Trung Quốc sẽ giống như Biển Okhotsk đối với nước Nga Xô viết, tức là một vùng biển đủ sâu để Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đặt căn cứ cho các tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân, có khả năng phóng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân.

Ngoài ra, Biển Đông còn là nơi cho thấy chiến lược điển hình kiểu Trung Quốc để bành trướng lãnh thổ. Họ tận dụng bất cứ khi nào họ thấy có khoảng trống quyền lực. Pháp rút khỏi Đông Dương sau 1954 thì họ chiếm một nửa Hoàng Sa. Mỹ rút khỏi Miền Nam Việt Nam năm 1973 thì năm 1974 họ đánh chiếm nốt nửa còn lại. Liên Xô giảm lực lượng ở Cam Ranh thì năm 1988 họ đánh Gạc Ma ở Trường Sa. Philippines yêu cầu Mỹ rút quân năm 1995 thì ba năm sau họ đánh chiếm luôn đá Vành Khăn (Mischief Reef) do nước này kiểm soát. 

Trung Quốc sẽ áp dụng nguyên tắc bành trướng này không chỉ ở Biển Đông mà còn ở các khu vực khác như Biển Hoa Đông, Nam Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và biên giới đất liền Ấn Độ-Trung Quốc. Khi Trung Quốc tìm thấy khoảng trống quyền lực ở chỗ nào, họ sẽ cố gắng chiếm lấy chỗ .

Vì vậy, trong bài "Viên kim cương an ninh dân chủ Châu Á", cố Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã viết rõ ràng rằng "nếu Nhật Bản nhượng bộ, Biển Đông sẽ càng trở nên khó giải quyết hơn". 

RFA : Cách nhìn nói trên của cố Thủ tướng Abe có ảnh hưởng đến chính sách của Nhật đối với Việt Nam hay không ?

Nagao Satoru : Có. Cái nhìn này của cố Thủ tướng Abe đã ảnh hưởng đến chính sách của Nhật Bản đối với Việt Nam. Hai bên đã tăng cường hợp tác về an ninh và quân sự. Giữa Nhật Bản và Việt Nam đã hình thành thỏa thuận chia sẻ thông tin quân sự (thỏa thuận loại G-SOMIA), chia sẻ thiết bị (buôn bán vũ khí) và hậu cần (thỏa thuận loại ACSA). 

Năm 2018, đây là lần đầu tiên Nhật Bản công bố tàu ngầm của mình ghé cảng Việt Nam. Và máy bay tuần tra chống ngầm của Nhật Bản cũng đã đến thăm sân bay Việt Nam. Cùng với lực lượng tàu ngầm mới thành lập của Việt Nam, sự hợp tác chống tàu ngầm này sẽ hạn chế các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông.

Nhật Bản đã tặng một số tàu tuần tra cho Việt Nam. Và Nhật Bản sẽ bắt đầu một chương trình hỗ trợ an ninh chính thức. Trong tương lai gần, Nhật Bản sẽ cung cấp thêm vũ khí và thông tin hợp tác quân sự như tàu hải quân mới và tàu đã nghỉ hưu, cũng như máy bay tuần tra, v.v.

RFA : Nhật Bản và đồng minh nghĩ đến bản đồ các mối quan hệ quân sự với ASEAN như thế nào ? Họ tính toán vị trí của Việt Nam trên bản đồ đó ra sao ?

Nagao Satoru : Nếu Bộ tứ QUAD (Mỹ, Nhật, Ấn, Úc), Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Ấn Độ hợp tác với nhau, chúng ta có thể chia chi tiêu quân sự khổng lồ và các nguồn lực khác của Trung Quốc cho nhiều mặt trận. 

Hiện tại, tất cả các nước QUAD và Đài Loan đều nỗ lực sở hữu tên lửa hành trình tầm xa 1000-2000km (trong trường hợp của Australia, tên lửa hành trình được trang bị cho tàu ngầm hạt nhân và được triển khai gần Trung Quốc). 

Quả thực, Việt Nam đã có tên lửa Khub cho tàu ngầm lớp Kilo có thể tấn công các căn cứ trên bộ như căn cứ hải quân, căn cứ không quân ở đảo Hải Nam và các đảo nhân tạo v.v. Việt Nam (và Philippines) cũng mua tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos từ Ấn Độ. Tên lửa này cũng có khả năng tấn công mặt đất. Vì vậy, Trung Quốc không thể bỏ qua các cứ điểm tên lửa tấn công này. Nếu Trung Quốc quyết định tấn công Đài Loan, họ cần chia sẻ lực lượng ở một mức độ nhất định để phòng thủ biên giới Ấn Độ - Trung Quốc, và ngược lại, họ không thể bỏ qua hướng Đài Loan nếu muốn phát động một hướng tấn công khác. Như vậy, nếu Việt Nam hợp tác với QUAD+, việc buộc Trung Quốc phải phân chia lực lượng ra nhiều mặt trận, phân chia mức độ chi tiêu quân sự khổng lồ của Trung Quốc trên nhiều mặt trận là điều có thể.

Như tôi đã nói ở trên, chiến lược mở rộng lãnh thổ của Trung Quốc là dựa trên cách tận dụng khoảng trống quyền lực, do cán cân quân sự chênh lệch gây ra. Việc các quốc gia kết hợp thành một mạng lưới trên nhiều mặt trận như vậy sẽ góp phần duy trì cân bằng quân sự trong khu vực. Bằng cách tạo ra sự cân bằng quân sự như vậy, chúng ta có thể duy trì hòa bình một cách thực tiễn.

Nguồn : RFA, 29/08/2023

Published in Diễn đàn
jeudi, 08 juin 2023 22:13

Hai xung đột, một nguy cơ

Trung Quốc kéo đại quân ra vào EEZ của Việt Nam vào thời điểm căng thẳng Trung – Mỹ lên cao trên mọi phương diện. Việc Bắc Kinh "càn quét" trên Biển Đông vừa qua chỉ là một "nhát cắt", một "mảnh ghép" của toàn khối mâu thuẫn Trung – Mỹ.

paxsinaca1

Bắc Kinh muốn thực thi một "Trật tự Thiên triều – Chư hầu" riêng biệt (Pax Sinica), thay thế cho "Trật tự dựa trên luật lệ" ở khắp mọi nơi, mọi lúc.

Tại sao xung đột bị đẩy lên ?

Chính vì "con voi ở ngoài phòng" là thêm một nguyên nhân trực tiếp nữa, khiến cho Trung Quốc "slammed" (đóng sập cửa) trước lời kêu gọi đối thoại của Mỹ . Theo giới quan sát, chính cuộc chiến tranh xâm lược tàn độc của nước Nga – Putin ở Ukraine đã đẩy khối mâu thuẫn Trung – Mỹ lên cao trào trong thời gian trước, trong và sau Đối thoại Shangri-La lần thứ 20 (SLD20) diễn ra ở Singapore từ 3 đến mồng 4/6. Nước Nga của "Sa hoàng Putin" đã không tham gia SLD20, vì sợ bị cô lập. Nhưng Hoa Kỳ thừa biết, Trung Quốc đã lợi dụng thế sa lầy của Moskva ở Ukraine để "làm mưa làm gió" quanh Eo biển Đài Loan, trên Biển Đông, chia rẽ các đồng minh Châu Âu với Mỹ và ngay tại SLD20 vừa qua. Thậm chí, còn chia rẽ luôn cả nước Mỹ. Tập đã có trong tay mọi thứ, từ cái ghế Đảng trưởng đến ngôi vị Chủ tich nước suốt đời, trong khi Biden thì chật vật với "nợ trần" và đang lo chuẩn bị tranh cử. Tập không cương lên trong mọi chuyện mới là lạ !

Bản chất mọi xung đột do Trung Quốc gây ra với thế giới, trong đó có chuyện "cà khịa" với cả Mỹ lẫn Việt Nam – hết thảy đều nằm ở tham vọng bá quyền và bành trướng của họ Tập. Bắc Kinh muốn thực thi một "Trật tự Thiên triều – Chư hầu" riêng biệt (Pax Sinica), thay thế cho "Trật tự dựa trên luật lệ" ở khắp mọi nơi, mọi lúc. Ngày 3/6/2023, tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã đề cập trực tiếp, nêu đích danh Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) trong phát biểu chính thức của mình. Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ cho rằng, đối với những vị lãnh đạo quốc phòng có trách nhiệm, thì thời điểm phù hợp để nói chuyện là bất cứ lúc nào, bất cứ khi nào và giờ đây là lúc thích hợp (For responsible defense leaders, the right time to talk is any time, the right time to talk is every time, and the right time to talk is now !). Theo Bộ trưởng Austin, đối thoại không phải là một món quà để tưởng thưởng  mà đấy là một tất yếu, bởi lẽ càng trao đổi, thì càng tránh được hiểu lầm và tính toán sai lệch dẫn đến khủng hoảng hay xung đột.

Trước đấy một hôm, vào ngày 2/6, hai Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ và Trung Quốc tuy có bắt tay nhau trước bữa tiệc tối tại SLD20, nhưng cả hai đã không nói gì với nhau cả. Cho nên, trong phát biểu chính thức hôm 3/6, Bộ trưởng Lloyd Austin nhắc lại đầy ngụ ý rằng, cái bắt tay xã giao tại bữa tiệc tối không thể thay thế cho một cuộc tiếp xúc nghiêm túc thực sự. Ông Lloyd Austin chỉ trích Trung Quốc tiếp tục tiến hành một số vụ khiêu khích ở mức đáng cảnh báo, như việc chặn đầu máy bay Hoa Kỳ và đồng minh hoạt động hợp pháp trong không phận quốc tế. Nhưng đặc biệt là vụ Trung Quốc suýt "choảng" tàu chiến Mỹ ngay trong Eo biển Đài Loan. Hôm 5/6, Nhà Trắng cho hay cuộc đụng độ giữa các lực lượng Mỹ và Trung Quốc tại Eo biển Đài Loan và Biển Đông phản ánh sự hung hăng ngày càng gia tăng của quân đội Trung Quốc. Nhưng mặc cho "tiếng gươm khua" trên khắp các mặt trận, từ Đài Loan, qua Hoa Đông đến Biển Đông, Mỹ vẫn khẳng định sẽ "không tìm đối đầu", còn Bộ trưởng Lý Thượng Phúc hôm 4/6 cũng nói, Trung Quốc "sẵn sàng đối thoại" .

Làm gì với vị thế dễ tổn thương ?

Hướng Dương Hồng 10 cuối cùng cũng đã rời vùng EEZ của Việt Nam, sau 28 ngày liên tục "cày nát" trong vùng biển Trường Sa. Giới phân tích lý giải sự hung bạo của Bắc Kinh : Sau một thời gian Trung Quốc đã phát triển về kinh tế và quân sự, tích lũy được nhiều nguồn lực. Nay Trung Quốc có tham vọng mở rộng phạm vi ảnh hưởng, không chỉ trên các biển Châu Á, mà còn vươn tới Nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Thời cơ với Trung Quốc là cuộc chiến Ukraine. Cuộc chiến này tạo ra các khoảng trống quyền lực để Trung Quốc "đục nước thả câu". Đây là thời điểm Bắc Kinh quyết định leo thang trong "vùng xám", đẩy mạnh "tam chủng chiến pháp". Trung Quốc lợi dụng cơ hội này để "đá" Nga khỏi các dự án dầu khí trên Biển Đông, vì Moskva hiện đang ở "kèo dưới" của Bắc Kinh. Trung Quốc gây sức ép với Việt Nam từ cả phía Đông lẫn phía Tây mà Hà Nội vẫn "đơn thương độc mã" xin Bắc Kinh dừng xâm lấn. Trước tình cảnh Hà Nội đang "như gà mắc tóc" trong đấu đá nội bộ và chần chừ nâng cấp quan hệ với Mỹ lên "Đối tác chiến lược", hẳn nhiên Bắc Kinh đã không đếm xỉa gì đến lời van nài đó .

Phân tích một cách tổng thể và rốt ráo hơn toàn bộ chiến dịch "vây lấn" vừa qua của Trung Quốc, càng thấy rõ tính phức hợp, liên hoàn và tiến trình triển khai hàng loạt trên nhiều vị trí chiến lược đồng thời trong cùng một thời điểm. Trung Quốc đã huy động đến năm lực lượng tham gia thế trận liên hoàn lần này  với những nhiệm vụ "vây", "lấn" và "tấn" cụ thể bao gồm : dân binh, hải cảnh, hải tuần, hải quân và cuối cùng là các tàu khảo sát hàng hải. Lần này, hãy để tư duy vượt qua Biển Đông, với chủ quyền bị xâm phạm trên thực tế, mà hãy hướng xa hơn một chút, khi cuộc chiến tranh tổng lực có thể lơ lửng treo trên đầu toàn bộ đất nước. Nhìn xa hơn Biển Đông, không cần phải là nhà quân sự cũng thấy rõ mức độ nguy hiểm của Căn cứ hải quân Ream từ Campuchia. Hun Sen có giải thích kiểu gì, thì người Việt Nam nào cũng thấy sức răn đe của tiền đồn quân sự khổng lồ chỉ cách đảo Phú Quốc 30 cây số. Nghĩa là nếu chiến sự bùng phát, pháo binh của đối phương có thể nã vào các tỉnh miền Tây, kết hợp với hỏa tiễn tầm xa từ phía Bắc, bạn hãy hình dung chuyện gì có thể xảy đến ?

Giải pháp tiên quyết nào có thể giúp Việt Nam thoát khỏi "kịch bản chiến tranh" đầy nguy hiểm này ? Ai cũng có thể biết nếu chịu khó động não, chỉ có "chế độ" trong nước (regime) là không muốn biết hay không cần biết ! Trong thời gian diễn ra SDL20 vừa qua, một "Bộ Tứ" thứ hai đang manh nha trong khu vực. Đó chính là cuộc họp chưa từng có với ý nghĩa vừa là hoạt động lớn, vừa mang tính biểu tượng, nhằm ngăn chặn sự hống hách và càn quấy của Trung Quốc trong khu vực. Chương trình nghị sự của "tân Bộ Tứ" – gồm lãnh đạo quốc phòng của bốn nước : Nhật, Úc, Philippines và Hoa Kỳ – là đề xuất các cuộc tuần tra chung bốn bên ở Biển Đông vào cuối năm nay. Nếu được tổ chức, nó sẽ đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với chiến lược "răn đe tích hợp" đang phát triển. Tại SLD20, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Carlito Galvez đã có lập trường kiên quyết đối với các tranh chấp ở Biển Đông, báo hiệu đường lối cứng rắn của Manila. "Chúng tôi coi phán quyết trọng tài năm 2016 không chỉ đặt ra chân lý và lẽ phải ở Biển Đông, mà còn là nguồn cảm hứng cho cách thức các quốc gia đối mặt với hoàn cảnh thách thức tương tự nên xem xét các vấn đề", ông Galvez phát biểu trước những người đồng cấp ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương .

Liên kết với các nước trong khu vực là giải pháp trước mắt có thể giúp Việt Nam thoát khỏi thế "tứ bề thọ địch" hiện nay. Tuy nhiên, giải pháp này giờ đây đang bị ngăn trở một cách triệt để, không phải vì Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam vẫn còn nặng lòng với ý thức hệ, mà bởi vì khi hội nhập cùng các nước dân chủ, cũng có nghĩa là cắt mất mọi quan hệ bóng tối với Bắc Kinh, thứ bóng tối tạo nên những Việt Á, chuyến bay giải cứu và hàng ngàn vụ tham nhũng lớn nhỏ khác. Trong toàn bộ "dây chuyền tham nhũng" ấy, Trung Quốc luôn đóng vai trò chủ đạo.

"Tứ bề thọ địch" không phải là mối lo đầu tiên của lãnh đạo Việt Nam. Mối lo lớn nhất vẫn là làm sao Đảng phải tồn tại, dù tồn tại dưới danh nghĩa nào cũng được, kể cả danh nghĩa tay sai. Tình huống này càng nguy hiểm hơn, khi Trung Quốc đã thành công trong việc gia tăng sự thống trị của mình đối với các vùng biển quốc tế thông qua các chiến thuật vùng xám bất đối xứng. Hệ quả là làm xói mòn đáng kể uy tín của Mỹ, mạng lưới đối tác và đồng minh cũng như "Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở" (FOIP). Xem thế để thấy, cả hai tình huống xung đột Trung Quốc gây ra cho cả Mỹ, các nước trong khu vực lẫn Việt Nam đều có chung một nguy cơ : "Trật tự quốc tế" vốn đã tạo nền tảng cho một thời kỳ ổn định và thịnh vượng lâu dài có thể bị phá vỡ, đồng thời thay thế nó sẽ là một "Hệ thống triều cống khu vực" do Đảng cộng sản Trung Quốc thống trị, với cái định danh "Trật tự Trung Hoa" (Pax Sinica).

Trần Đông A

Nguồn : VOA, 08/06/2023

Published in Diễn đàn

Cách thức mà Việt Nam cần tham khảo để có hành động pháp lý trước Trung Quốc

Quốc Phương, RFA, 02/06/2023

Việt Nam có thể tham khảo phương cách đấu tranh pháp lý của một số quốc gia trong khu vực và ở Châu Á trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo, trong đó có những trường hợp mang tính gợi ý như Philippines, Malaysia hay Nhật Bản, qua các vụ kiện hoặc xử lý tranh chấp của các nước đó thời gian gần đây hay hiện nay, theo một nhà nghiên cứu về lịch sử chủ quyền Việt Nam và đồng thời là nhà quan sát an ninh Biển Đông từ Châu Âu.

lanap1

Đường "lưỡi bò" mà Trung Quốc tự vạch ra trên Biển Đông - AFP

"Có hai phương pháp cần nói tới, đó là phương pháp của Philippines và phương pháp của Malaysia. Tôi nghĩ rằng phương pháp của Malaysia là phương pháp hay và thông minh, mặc dù nặng về kỹ thuật. Trước hết về phương cách của Philippines, chúng ta thấy họ đã đạt được một kết quả rất cụ thể, họ đã minh bạch hóa được một vùng xám, họ đã cho thế giới thấy rằng giữa Philippines và Trung Quốc ‘không có tranh chấp’ gì hết, mà tất cả những yêu sách của Trung Quốc trên thềm lục địa hay là phần hải phận đặc quyền kinh tế của Philippines (vùng EEZ) đều vi phạm luật quốc tế hết," ông Trương Nhân Tuấn, nhà biên khảo từ Marseille, Pháp nói với Đài Á Châu Tự Do hôm 01/6/2023 trên quan điểm riêng.

"Tại sao lại nói như vậy ? Philippines đã đề nghị Trung Quốc tham gia vụ kiện, nhưng Trung Quốc không tham gia thì Philippines đơn phương đi kiện, và Philippines đã tận dụng một phụ lục trong bộ luật quốc tế về Biển (Công ước LHQ về Luật biển, năm 1982) (1), theo đó, một quốc gia có quyền đơn phương đi kiện một quốc gia khác nếu những biện pháp khác để giải quyết những tranh chấp bằng ngoại giao, bằng thương thảo… đều bế tắc. Và ngay cả khi quốc gia khác kia từ chối không tham gia phiên tòa, phán quyết của tòa vẫn có ý nghĩa bắt buộc cho các bên, cho cả hai bên.

Đã có ý kiến rằng Việt Nam nên bắt chước Philippines để đi kiện Trung Quốc, nhưng theo ý kiến của tôi, Việt Nam có thể có biện pháp đơn giản hơn và thông minh hơn, đó là đi theo biện pháp của Malaysia.

Do chính quyền Việt Nam còn có mối quan hệ giữa hai đảng là đảng Cộng sản Việt Nam và đảng Cộng sản Trung Quốc, trong mối quan hệ giữa hai đảng này cực kỳ phức tạp, họ ‘vừa là đồng chí, vừa là anh em’, nhưng mà là ‘anh em thù nghịch’, do đó giải quyết bằng một vấn đề pháp lý tức là gây một cuộc chiến tranh khác không bằng tiếng súng, mà bằng ‘tiếng búa của Pháp đình’, vấn đề đó sẽ xúc phạm vô cùng lớn đối với lãnh đạo của Trung Quốc, và việc này có thể gây một xích mích không thể hàn gắn giữa hai đảng."

lanap2

Ảnh vệ tinh chụp một đảo ở Trường Sa ngày 21/4/2017. AFP

‘Kiện mà không kiện’

Và ông Trương Nhân Tuấn trình bày tiếp quan điểm riêng của mình :

"Theo tôi Việt Nam có thể vượt qua trở ngại đó bằng cách gián tiếp ‘kiện Trung Quốc mà không kiện’, tức là thông qua một thủ thuật pháp lý để thông qua được sự đồng ý của nhiều quốc gia về một vấn đề, trong luật học có một thuật ngữ gọi là ‘actio popularis’ (2), tức là khi nhiều quốc gia, hay nhiều người, tập thể những người nào đó cùng đồng ý xem một điều nào đó là luật, cùng xem xét và cùng tôn trọng một nguyên tắc nào đó, thì điều đó theo tập quán quốc tế có thể trở thành luật để áp dụng cho tất cả các bên đồng ý.

Phương pháp của Malaysia sử dụng Ủy ban Ranh giới Thềm Lục địa của Liên Hợp Quốc (Commission on the Limits of the Continental Shelf – CLCS) (3), nước này đệ trình một hồ sơ về thềm lục địa của Malaysia, trong đó Malaysia nhìn nhận phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực quốc tế (PCA) về vụ án mà Philippines đơn phương kiện Trung Quốc là có hiệu lực trong những vùng biển có liên quan Malaysia. Thông qua cái đó, Việt Nam cũng nộp đơn đồng ý vấn đề đó, và tôi thấy nhiều quốc gia khác, nhất là Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Úc và tất cả những quốc gia thấy rằng họ có lợi ích ở Biển Đông mà nhận thấy rằng những yêu sách của Trung Quốc là phi lý, đều ủng hộ phán quyết đó (của tòa PCA.)

Vô hình chung, nếu chúng ta nghĩ lại về nguyên tắc ‘Actio Popularis’ của tập quán quốc tế, chúng ta thấy rõ ràng rằng Việt Nam có thể sử dụng phương pháp đó, để làm sao phán quyết đó trở thành một ‘Erga omnes’ (4), tức là thành một chuyện bắt buộc cho tất cả các bên, ngay cả với Trung Quốc.

Trên đây là hai phương pháp mà tôi thấy là hay, một là của Philippines và một của Malaysia, bây giờ nhìn lại xem Việt Nam nên có giải pháp gì để giải quyết tranh chấp, theo tôi Việt Nam nên áp dụng phương pháp của Philippines để đơn phương đi kiện Trung Quốc ở vấn đề Hoàng Sa, chứ không ở Trường Sa.

Và trong vấn đề ở vùng biển Trường Sa, Việt Nam có thể đệ đơn nhờ một tòa án, mà tôi nghĩ hay nhất là nhờ Tòa Công lý Quốc tế (của LHQ) (5), để nhờ tòa phán rằng khi những quốc gia này, liệt kê là các quốc gia A, B, C, D…, nhìn nhận hiệu lực của án tòa (phán quyết) này, thì án tòa đó trở thành một phán quyết Erga omnes có hiệu lực ngay cả với Trung Quốc.

lanap3

Hình chụp hôm 27/4/2021 : Tuần duyên Philippines theo dõi các tàu Trung Quốc ở bãi Sabina ở Biển Đông. AFP

Trường hợp tham khảo khác

Theo nhà nghiên cứu và biên khảo Trương Nhân Tuấn, ngay tại khu vực Châu Á, Việt Nam cũng có thể học hỏi và tham khảo thêm từ cách thức mà Nhật Bản đòi lại chủ quyền ở vùng lãnh thổ ở phía Bắc của nước theo cách gọi của Nhật Bản, trước quốc gia láng giềng là Nga hiện nay, ông nói :

"Tôi xin nói về trường hợp tranh chấp giữa Nhật Bản và Nga ở một nhóm đảo chừng bốn đảo mà Nhật gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc mà Nga gọi là quần đảo Nam Kuril. Nhật nói đó là lãnh thổ của Nhật, mà không bị ảnh hưởng bởi những hiệp ước như là hiệp ước San Francisco năm 1951 hay là những hiệp ước khác trong thời kỳ Thế chiến II.

Trong Thế chiến II, Nhật Bản chiếm một số lãnh thổ của một số quốc gia khác, như là chiếm Mãn Châu, chiếm Đài Loan, và chiếm một đảo lớn ở về phía bắc của nước Nhật. Những đảo đó có một thời kỳ thuộc Nhật Bản. Nếu xét về lịch sử thì rất rườm rà, nhưng khái lược, về bằng chứng lịch sử, theo tôi Nhật Bản có lý khi nói rằng bốn đảo đó là vùng lãnh thổ hiển nhiên của Nhật Bản, và chủ quyền của Nhật trên vùng lãnh thổ đó không bị chi phối bởi các quyết định của phe Đồng minh, phe thắng trận, hay là qua các hiệp ước trước đó.

Liên Xô vào thời điểm cuối Thế chiến II, tám ngày trước khi Nhật Bản đầu hàng, tuyên bố chiến tranh rồi đổ quân qua chiếm đảo Sakhalin trước và chiếm toàn bộ các đảo mà Liên Xô cũ (và Nga nay) gọi là đảo Nam Kuril, bao gồm các đảo mà Nhật đã thụ đắc, vấn đề này đã lưu cữu từ năm 1945 cho tới nay.

Cái hay của Nhật Bản là họ có những bằng chứng cụ thể và tất cả các chính phủ Nhật, từ chính phủ mà lúc Thiên Hoàng Nhật Bản còn quyền lực, cho đến khi trải qua thời kỳ Hiến pháp mà Mỹ áp đặt cho Nhật, và tiếp tục cho đến ngày hôm nay, chưa có một lúc nào mà Nhật từ bỏ các vùng lãnh thổ đó. Và chính phủ của Nhật Bản thường xuyên yêu sách với Liên Xô trước đây, Nga hiện nay, khẳng định chủ quyền...

Theo tập quán quốc tế về tranh chấp lãnh thổ, người ta không đặt ra thời gian bao lâu là sẽ mất thời hạn đòi chủ quyền, nhưng nếu một quốc gia im lặng trong một thời gian dài, chủ quyền của quốc gia trên vùng lãnh thổ đó coi như là mất. Điểm hay của Nhật Bản về lịch sử, cũng như về pháp lý, và ngay cách ứng xử của các chính phủ của Nhật, là luôn khẳng định Nhật có chủ quyền với các vùng lãnh thổ đó."

Theo ông Trương Nhân Tuấn, Việt Nam cũng có thể còn học được cách thức đáng tham khảo ngay trong tranh chấp Trung – Nhật, Nhật – Trung đối với quần đảo Senkaku theo cách gọi của Nhật Bản, hay đảo Điếu Ngư theo cách gọi của Trung Quốc, tuy nhiên ông cho rằng so với hai trường hợp tranh chấp Nhật – Nga và Trung – Nhật về chủ quyền biển, đảo nói trên, Việt Nam có những điểm khó khăn riêng, ông trình bày tiếp :

"Việt Nam có những điểm cực kỳ khó khăn do lịch sử để lại, sau Hiệp định Geneve 1954, Việt Nam bị chia làm hai. Có người nói rằng Việt Nam bị chia thành hai hay thậm chí là ba quốc gia, chuyện đó tôi nghĩ mỗi người có một lập luận của mình về quan điểm thế nào là quốc gia, nhưng theo quan điểm của tôi, Việt Nam nên có lựa chọn phù hợp…, lựa chọn cách nào có lợi cho Việt Nam nhất…

Việt Nam bị kẹt rất nhiều so với vụ tranh chấp của Nhật Bản về quần đảo Nam Kuril với Nga, hay so với Trung Quốc trong vụ tranh chấp đảo Điếu Ngư với Nhật. (Ví dụ với Công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958), Việt Nam gặp điều cực kỳ khó, nếu không giải quyết được những rắc rối do lịch sử để lại. Do đó Việt Nam bây giờ phải có biện pháp kế thừa di sản của Việt Nam Cộng Hòa, bởi vì Việt Nam Cộng Hòa là pháp nhân duy nhất giúp cho thấy xuyên suốt từ trong lịch sử cho tới năm 1975 rằng Việt Nam luôn có chủ quyền ở trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Do đó, Việt Nam phải làm như thế nào để chứng minh rằng bằng pháp lý những tuyên bố trước đây (không phù hợp) của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đối với Hoàng Sa và Trường Sa là không có hiệu lực trước luật pháp quốc tế…

Còn ý kiến cuối cùng mà tôi muốn nói trong dịp này là Việt Nam bây giờ cần một giải pháp pháp lý chứ chúng ta không cần phân tích sự kiện nữa, ba mươi năm ở Tư Chính, Vũng Mây, 50 năm ở Hoàng Sa đã quá lâu dài rồi, một giải pháp pháp lý bây giờ đã trở thành cấp bách rồi, và nay là lúc mà Việt Nam nên đưa ra một giải pháp như thế," nhà nghiên cứu độc lập nêu quan điểm riêng từ Marseille, Cộng hòa Pháp hôm 01/6/2023.

Mời quý vị bấm vào đường dẫn sau để theo dõi bài viết giới thiệu phần trước của cuộc trao đổi giữa nhà biên khảo Trương Nhân Tuấn với Đài Á Châu Tự Do, liên quan thực trạng an ninh tại Biển Đông và việc thử đi tìm giải pháp cho đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại khu vực này.

Quốc Phương

Nguồn : RFA, 02/06/2023

Tham khảo :

Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển

https://luatkhoa.org/2020/07/ve-kha-nang-khoi-kien-trung-quoc-theo-nguyen-tac-actio-popularis/

https://www.un.org/depts/los/clcs_new/clcs_home.htm

https://en.wikipedia.org/wiki/Erga_omnes

https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B2a_%C3%A1n_C%C3%B4ng_l%C3%BD_Qu%E1%BB%91c_t%E1%BA%BF

********************

Việt Nam cần yêu cầu Trung Quốc minh bạch hóa yêu sách "cấm biển" và chuẩn bị "ra tòa quốc tế"

Trương Nhân Tuấn, Quốc Phương, RFA, 01/06/2023

Để ngăn chặn các hành vi "xâm phạm chủ quyền" trên Biển Đông đối với Việt Nam, Chính phủ Hà Nội cần yêu sách Trung Quốc minh bạch hóa những căn cứ về "quyền tài phán" của họ và cơ sở của việc nước này hàng năm ra lệnh "cấm biển", ngăn cấm ngư dân Việt khai thác ngay trên ngư trường truyền thống của mình tại Biển Đông. Song song đó, Chính phủ cũng cần chuẩn bị cho biện pháp "đấu tranh pháp lý" đưa vụ kiện ra tòa án quốc tế, một nhà nghiên cứu lịch sử chủ quyền Việt Nam và quan sát an ninh Biển Đông, từ Châu Âu nêu quan điểm riêng với Đài Á Châu Tự Do hôm 01/6/2023.

lanap4

Một người lính hải quân Việt Nam đứng canh ở đảo Thuyền Chài, quần đảo Trường Sa hôm 17/1/2013 - Reuters

"Trước hết ở vùng biển Hoàng Sa, mỗi năm Trung Quốc cấm biển khoảng sáu tháng, ngư dân Việt Nam không làm ăn gì được hết, tức là ngư trường Hoàng Sa, ngư trường truyền thống của ngư dân Việt Nam từ xưa đến nay, từ thời lập quốc đến bây giờ, tự nhiên bị người khác cấm. Trước hết xin hỏi tại sao từ 20 năm nay rồi, nói chính xác là 10 năm theo luật quốc gia của Trung Quốc, nhưng là 20 năm theo luật nội bộ của đảo Hải Nam, mỗi năm Trung Quốc đều ra lệnh cấm biển ở khu vực này như thế ? Theo lẽ, Chính phủ Việt Nam phải đặt vấn đề về việc này" - ông Trương Nhân Tuấn, nhà nghiên cứu Biển Đông từ Marseille, Pháp đưa ra bình luận với RFA Tiếng Việt về điều mà ông cho là diễn biến đáng lưu ý hiện nay và tới nay, do Trung Quốc gây ra ở vùng biển đang có tranh chấp chủ quyền gay gắt.

"Thứ nhất, Chính phủ Việt Nam có trách nhiệm, bổn phận bảo vệ lợi ích và an ninh của người dân Việt Nam, và thứ hai phải đặt vấn đề với nhà cầm quyền Trung Quốc rằng Trung Quốc đã dựa vào căn cứ nào để nói rằng họ có quyền cấm biển ở vùng biển Hoàng Sa. Ngoài ra, từ đầu tháng 5/2023 đến giờ, Trung Quốc cho tàu bè đi rà trên thềm lục địa của Việt Nam, trên hải phận kinh tế độc quyền hay vùng đặc quyền kinh tế EEZ của Việt Nam, đặc biệt ở vùng mà Việt Nam đặt tên là bãi Tư Chính, Vũng Mây (Vanguard Bank) và Trung Quốc đặt tên là Vạn An Bắc (Wan'an Tan). Khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng yêu cầu Trung Quốc rút tàu bè và các phương tiện khảo sát vùng biển ở đó đi, thì Trung Quốc trả lời rằng Trung Quốc đang thực thi quyền tài phán của họ ở vùng biển đó.

Tranh chấp ở vùng biển Tư Chính, Vũng Mây này, nếu nói theo lịch sử, bắt nguồn từ năm 1993, đến nay đã là 30 năm, và nên biết rằng cuộc khủng hoảng năm 1993 rất sâu sắc, sâu sắc nhiều lần hơn bây giờ, tức là Trung Quốc cho đấu thầu khai thác vùng biển đó, mà họ gọi là Vạn An Bắc, tức là vùng Tư Chính, Vũng Mây, vốn chỉ cách bờ biển của Việt Nam từ 150 đến 200 km thôi, tức là hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và thềm lục địa, cả về mặt pháp lý lẫn địa lý của Việt Nam. Khi Trung Quốc cho đấu thầu để khai thác, Việt Nam lúc đó phải đưa tàu hải quân ra, lúc đó phải nói là tình trạng rất căng thẳng.

Năm 1995, Việt Nam thiết lập bang giao với Mỹ, từ khi Mỹ thiết lập bang giao với Việt Nam, thấy rằng tình hình Biển Đông êm dịu hẳn đi, mặc dù tới năm 2014, Trung Quốc có biện pháp gọi là ‘tằm ăn dâu’, tức là họ xây dựng các đảo, các đá chiếm của Việt Nam hồi năm 1988 trở thành các đảo nhân tạo. Và sau đó, bắt đầu từ năm 2015-2017, khi chuyện xây dựng trên xong, thì họ liền quân sự hóa các đảo đó.

Như vậy, cuộc tranh chấp đó đã kéo dài 30 năm nay (1993-2023), mà Việt Nam không có bất cứ một biện pháp nào để giải quyết vấn đề hết, chính vì vậy, trọng tâm ngày hôm nay, chuyện mà nên được nói ngày hôm nay mà vào thời điểm này tôi chưa thấy ai nói là Việt Nam phải có một phương pháp cụ thể để giải quyết vấn đề này, chứ không thể nào nói khơi khơi rằng ‘Việt Nam có cách tự bảo vệ hay lắm’, hay rằng ông Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính đi lên thắp nhang các liệt sĩ ở nghĩa trang Vị Xuyên tức là hành vi đủ để đáp trả những hành vi trên Biển của Trung Quốc v.v., theo tôi đó không phải là giải pháp."

Lẽ ra cần yêu cầu Trung Quốc bạch hóa "quyền" và thăm Văn phòng đại diện tòa PCA

Theo quan điểm riêng của nhà nghiên cứu độc lập này, ba mươi năm đã trôi qua, nhưng việc xử lý vẫn không căn bản ở trên Biển Đông. Trung Quốc, một bên tranh chấp chủ quyền ở khu vực, tiếp tục xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, mà không thấy Chính phủ Hà Nội Nam "giải quyết được chuyện gì hết". Trái lại, vẫn theo nhà nghiên cứu này, "tình trạng mỗi ngày một trầm trọng thêm" với việc Trung Quốc được cho là ngày một chèn ép và lấn lướt chủ quyền của Việt Nam, do đó đã tới lúc Việt Nam có hành động theo một hướng đi khác. Từ Marseille, Pháp quốc, ông Trương Nhân Tuấn nói tiếp :

"Theo tôi, Chính phủ Việt Nam trước hết phải yêu sách Trung Quốc, yêu cầu họ phải bạch hóa ‘quyền’ mà họ nói là có ở vùng Tư Chính, Vũng Mây của Việt Nam, xem ‘quyền’ đó dựa trên căn bản, cơ sở nào ? Còn theo tôi thấy rằng thay vì chuyến đi của Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính vừa đi lên tỉnh Hà Giang để thăm nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, ông nên đến Văn phòng của Tòa trọng tài thường trực quốc tế (PCA) mà mới được mở đại diện, chi nhánh ở ngay Hà Nội (1), theo một thỏa thuận hợp tác mà văn phòng này được mở tại Việt Nam.

Tôi đặt câu hỏi là tại sao ông Phạm Minh Chính không đi tới đó thăm ? Tức là nếu ông đi tới đó, thì cái đó cho người dân Việt Nam thấy rằng Chính phủ Việt Nam có một khuynh hướng giải quyết vấn đề trên Biển Đông, còn bây giờ chỉ đi lên viếng nghĩa trang Vị Xuyên, tức là ông ra một dấu hiệu cho thấy rằng Việt Nam sẵn sàng dùng vũ lực, đổ máu để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ ? Theo tôi nếu như thế thì là sai, đưa ra một dấu hiệu như thế là hoàn toàn sai.

Trước hết, phải thấy rằng, ở trên bộ thì không nói, nhưng nếu một cuộc chiến xảy ra ở trên biển, Việt Nam là một nước nhỏ, trong khi lực lượng hải quân của Việt Nam bây giờ tôi thấy đăng toàn tin là có tham nhũng thôi, tướng này tướng kia ăn chặn những nguồn này, ăn chặn những nguồn kia, thì thấy lực lượng hải quân của Việt Nam đang thế nào. Trong khi xét lực lượng hải quân của Trung Quốc, về mặt ngân sách quốc phòng nếu tính chung ra là khoảng 2% trên tổng sản lượng quốc nội GDP của họ thôi, nhưng số lượng lớn gấp 30 lần của Việt Nam. Còn Việt Nam có tỷ lệ là 5,5% tổng sản lượng quốc nội dành cho ngân sách quốc phòng, nhưng tôi thấy ngay cả khi hải quân của Trung Quốc phân chia ra làm ba lực lượng : một lực lượng là Bắc dương, một lực lượng là Đông dương và một lực lượng là Nam dương, trong đó Bắc dương để đối phó với Nhật Bản và Nam Hàn, Đông dương để đối phó với Đài Loan và Nam dương là để đặc biệt đối phó với vùng biển Đông Nam Á, thì lực lượng hải quân của Việt Nam cũng không thể nào so sánh được với lực lượng hải quân của Trung Quốc.

Vậy mà ông Thủ tướng Phạm Minh Chính của Việt Nam đi lên nghĩa trang Vị Xuyên đưa ra một tín hiệu như là Việt Nam sẵn sàng dùng vũ lực để bảo vệ lãnh thổ, tôi hoàn toàn đồng ý với việc là Việt Nam có sự chính đáng hoàn toàn để bảo vệ lãnh thổ của mình, nhưng Trung Quốc họ nói rằng họ thực thi ‘quyền tài phán’ của họ, thì ít nhất chính phủ Việt Nam phải yêu cầu làm rõ ‘quyền tài phán’ đó của Trung Quốc xuất phát từ đâu ? Chúng ta đâu có biết rằng tại sao vấn đề tranh chấp ở Tư Chính, Vũng Mây bắt đầu từ năm 1992-1993, sau khi Hội nghị Thành Đô kết thúc, mặc dù có những ‘đồn đại’ mà tôi phải mở ngoặc, nhưng biết đâu tại Hội nghị đó lãnh đạo Việt Nam đã nhìn nhận ‘quyền lịch sử’ của Trung Quốc ở Biển Đông ? Chúng ta không biết được liệu có chuyện đó không, nhưng vậy Trung Quốc phải có một ‘căn cứ’ gì để họ nói rằng họ có ‘quyền tài phán’ ở vùng biển của Việt Nam.

Thành thử theo tôi, điều chính yếu nhất, khẩn cấp nhất của Việt Nam là nhà nước Việt Nam phải yêu cầu mấy điểm sau : thứ nhất, Trung Quốc đã dựa trên căn cứ, cơ sở nào, thực thi quyền nào, để ra lệnh cấm biển đối với ngư dân Việt Nam trên những vùng biển truyền thống của Việt Nam ; thứ hai là Việt Nam phải yêu sách Trung Quốc làm rạch ròi ‘quyền tài phán’ của Trung Quốc ở vùng biển Tư Chính và Vũng Mây đó, xem nó đặt trên căn bản, cơ sở nào.

Để rồi từ đó, Việt Nam mới có một biện pháp để đối phó với những yêu sách của Trung Quốc. Nếu Trung Quốc dựa trên, chẳng hạn, thí dụ cam kết giữa hai đảng cộng sản từ Hội nghị Thành Đô (9/1990), thì Việt Nam nay phải biết cách hóa giải điều đó như thế nào để không bị thiệt hại.

Và ngay cả vùng biển Hoàng Sa cũng vậy, ngay cả khi quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đi, chủ quyền lịch sử của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vẫn luôn thuộc về Việt Nam và vùng biển Hoàng Sa là ngư trường lịch sử của ngư dân Việt Nam, với bao nhiêu đời nay ngư dân Việt Nam đánh cá ở đó rồi. Do vậy, tôi xin nói rằng Việt Nam có quyền chính đáng, để dựa trên quyền chính đáng đó để nhờ một cơ quan trọng tài Quốc tế phân giải."

lanap5

Nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn. Hình : tác giả cung cấp

Thời điểm đưa ra tòa trọng tài quốc tế và "vùng xám" nào cần được hiểu ?

Theo ông Trương Nhân Tuấn, hành động đưa một vụ kiện liên quan vấn đề chủ quyền nói trên ra một tòa án trọng tài quốc tế để phân giải là một lựa chọn sau khi đã có những lựa chọn khác được bên khiếu kiện tiến hành, mà không đạt kết quả, và nhà nghiên cứu từ Pháp đưa ra lời giải thích, tiếp tục trên quan điểm riêng của ông :

"Trường hợp đưa ra trọng tài phân giải là sau khi yêu sách của Việt Nam đặt ra cho Trung Quốc mà Trung Quốc từ khước giải thích, từ khước đàm phán, khi đó bắt buộc Việt Nam phải đi tới giải pháp pháp lý.

Và đến khi giải pháp pháp lý kiệt cùng rồi, lúc đó mới nhắm tới những giải pháp khác, và khi Việt Nam đã trải qua những thủ tục bắt buộc, giả sử như đàm phán, ngoại giao, hay là thương lượng, rồi qua đến pháp lý, mà tất cả đều bị Trung Quốc bác bỏ hết, thì Việt Nam lúc đó sẽ có một tư cách chính đáng để nói về quyền tự vệ chính đáng.

Khi Việt Nam có quyền tự vệ chính đáng đó, giả sử như là với Ukraine hiện nay, thì quốc tế mới có thể giúp đỡ chúng ta. Còn khi Việt Nam chưa đòi minh bạch hết căn cứ về các ‘quyền’ của Trung Quốc, mà đề cập vấn đề rằng ‘tôi sẵn sàng sử dụng vũ lực để bảo vệ’, thì liệu quốc tế có biết rằng hành vi sẵn sàng sử dụng vũ lực của Việt Nam, khi nói rằng là để ‘bảo vệ’, có thuyết phục hay không ?

Do đó, trước hết, điểm nóng nhất là Việt Nam phải cho quốc tế biết là những yêu sách, những hành vi của Trung Quốc mà họ đã và đang hiện thời làm, riêng từ hai thập niên nay ở Biển Đông, là không có một căn cứ nào hết, và điều đó phải được quốc tế nhìn nhận, hoặc được tất cả các quốc gia nhìn nhận như đã được thấy xảy ra trong ‘Cuộc chiến Công hàm’ ở Ủy ban Biên giới, thềm lục địa của Liên Hợp Quốc gần đây, khi đó có thể thấy một số lớn các quốc gia, những quốc gia lớn như là Mỹ hay ở Châu Âu, hay Nhật Bản, nhìn nhận phán quyết ngày 12/7/2016 của tòa PCA đối với vụ kiện của Philippines (2) là dù như thế nào, thì ở vùng biển phía Nam, tức là vùng biển Hoàng Sa, nó không còn là vùng xám nữa, mà ở vùng đó, pháp lý đã được minh bạch.

Vùng xám ở đây, tôi thấy nhiều người có quan điểm khác nhau về định nghĩa của ‘vùng xám’, có người hiểu theo tinh thần của địa lý chiến lược, có người hiểu theo giải thích của quân sự - tức là Trung Quốc sử dụng biện pháp mà ‘dưới chiến tranh một chút’, nhưng theo tôi, nếu đứng trên quan điểm pháp lý mà nói, vùng xám là những vùng, nói về mặt địa lý tiếng Anh gọi là ‘zone’, mà ở đó pháp lý chưa nói một cách rõ rệt. Chẳng hạn như vùng Trường Sa trước khi mà Tòa trọng tài thường trực Quốc tế ra phán quyết ngày 12/7/2016, theo phụ lục 7 của Bộ luật quốc tế về Biển (Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển - Unclos, 1982) (3), là một ‘vùng xám’.

Tức là Trung Quốc đưa ra những yêu sách này, kia, rằng đều có hiệu lực với tất cả các đảo nọ hết, và Trung Quốc có quyền vẽ vùng nước nội hải của một quần đảo ấy, thí dụ như vậy. Đó là tình huống nằm giữa hai sự phân tích, giải thích khác nhau, chẳng hạn Việt Nam giải thích khác, hay là Malaysia có sự giải thích khác về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Chỉ đến khi tòa PCA ra phán quyết 12/7/2016 thì tất cả đều minh bạch, và ở vùng Trường Sa không còn là ‘vùng xám nữa’.

Nói tới ‘vùng xám’ là phải nói tới một phạm trù khác, mà theo tôi thấy Trung Quốc không sử dụng chiến thuật ‘vùng xám’ như nhiều người đã nói. Nhưng ở vùng biển Hoàng Sa thì hoàn toàn khác, ở đó sự tranh chấp chủ yếu là hoàn toàn giữa Việt Nam và Trung Quốc thôi, và yêu sách của Trung Quốc và Việt Nam có thể đối kháng nhau. Cho nên tới điểm thứ ba tôi muốn nói ở đây, là khi Việt Nam đòi làm minh bạch tất cả những yêu sách của Trung Quốc rồi, và khi những yêu sách của Việt Nam như thế này, của Trung Quốc như thế kia, mà không giải quyết được, thì phải đưa ra một Tòa trọng tài quốc tế phân xử.

Khi ấy ‘vùng xám’ ấy không còn nữa, lúc đó đã có sự minh bạch hóa với một vùng chưa có ‘luật lệ’. Còn khi luật lệ đã rõ rệt rồi, tất cả những hành vi quá lố của Trung Quốc sẽ đều là phạm luật hết, khi đó không còn có vấn đề ‘vùng xám’ hay ‘không vùng xám’ nữa.

Cho nên, trọng tâm của ngày hôm nay đối với Việt Nam, tôi xin nhắc lại, là phải làm rõ yêu sách của Trung Quốc như thế nào ở Hoàng Sa, Trung Quốc dựa trên những căn cứ gì, những yêu sách nào dựa trên những bằng chứng pháp lý, lịch sử nào, để mà họ ra lệnh cấm biển, cấm ngư dân Việt Nam khai thác trong vùng biển, mà là vùng đánh cá truyền thống của Việt Nam.

Và điều thứ hai là phải làm rõ ‘quyền tài phán’ của Trung Quốc ở vùng Tư Chính, Vũng Mây là đặt trên nền tảng nào, hay giả sử dựa trên hiệp ước nào (nếu có) giữa Việt Nam và Trung Quốc, và điểm thứ ba, kết luận từ điểm một và điểm hai ở trên, Việt Nam sẽ có một lối thoát, tức là minh bạch hóa tất cả những vùng xám về địa lý, những vùng mà pháp lý chưa được giải thích rõ rệt.

Khi mọi sự được bạch hóa rồi, nếu Trung Quốc đi ngược lại những gì mà luật pháp quy định, Việt Nam khi đó có một tính chính đáng để nói lên lời nói của mình, hay để thể hiện ý chí của Việt Nam qua hay bằng một hành động nào đó. Đó là ý kiến của tôi về vấn đề trọng tâm của Biển Đông hiện nay của Việt Nam, ấy là phải đi tìm giải pháp cụ thể, chứ không nên đi tìm những giải thích suy diễn chuyện này, chuyện kia được. Ba mươi năm nay ở vùng Tư Chính, Vũng Mây và 50 năm nay ở vùng biển Hoàng Sa là quá dài, theo tôi việc kéo dài đó cần phải chấm dứt."

Trên đây là ý kiến trên quan điểm riêng của ông Trương Nhân Tuấn, nhà khảo cứu, quan sát và nghiên cứu độc lập từ Pháp về lịch sử chủ quyền Việt Nam và an ninh trên Biển Đông, tác giả của cuốn sách biên khảo "Biên giới Việt Trung 1885-2000 : Lịch sử thành hình và những tranh chấp". Ở phần tiếp theo của cuộc trao đổi này, nhà nghiên cứu độc lập từ Pháp phân tích một số tiếp cận và phương pháp mà các bên tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông sử dụng, cũng như đề cập một số trường hợp và kinh nghiệm xử lý tranh chấp chủ quyền biển đảo tại ngay khu vực Châu Á, mà theo ông là Việt Nam có thể tham khảo, xin mời quý vị đón theo dõi.

Quốc Phương

Nguồn : RFA, 01/06/2023

Tham khảo :

(1)https://baochinhphu.vn/khai-truong-van-phong-dai-dien-toa-trong-tai-thuong-truc-pca-tai-ha-noi-102221124182354013.htm

(2)https://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/toan-van-thong-cao-phan-quyet-cua-pca-vu-kien-philippines-trung-quoc-20160713085112372.htm

(3)http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=208475

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 7