Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Biden tấn công Trung Quốc bằng Bản ghi nhớ chống đánh cá bất hợp pháp

Thụy My, RFI, 28/06/2022

Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 27/06/2022 đã ký Bản ghi nhớ an ninh quốc gia về chống đánh cá trái phép. Đây là một phần của nỗ lực đối phó với những vi phạm của các đoàn tàu đánh cá "phi pháp", đặc biệt của Trung Quốc.

biendong1

Tàu Trung Quốc neo đậu tại Rạn san hô Whitsun, Biển Đông, ngày 7/3/2021. Ảnh của Cảnh sát biển Philippines. AP

Trong một thông cáo, Nhà Trắng cho biết sẽ lập một liên minh với Canada và Anh để "hành động khẩn cấp" nhằm cải thiện việc theo dõi, kiểm soát, giám sát, trong cuộc chiến chống lại "nạn đánh cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định" (IUU - cụm từ viết tắt của Illegal, Unreported và Unregulated fishing).

Các viên chức Mỹ muốn đưa vào những quy tắc để có thể đối phó tốt hơn trước nạn đánh cá lậu, nhất là tại Ấn Độ-Thái Bình Dương, trong khuôn khổ cam kết chặt chẽ hơn ở khu vực để chống lại ảnh hưởng Trung Quốc. Một số quốc gia trong vùng phẫn nộ trước tình trạng những đội tàu cá hùng hậu của Trung Quốc thường xuyên xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của họ, càn quét hải sản, gây thiệt hại lớn cho môi trường và kinh tế.

Bản Ghi nhớ đòi hỏi có những hành động để "chấm dứt nạn buôn người, cưỡng bức lao động, xúc tiến việc khai thác đại dương một cách an toàn, bền vững".Bộ Lao Động, bộ Quốc Phòng, lực lượng tuần duyên và các cơ quan thực thi luật pháp có thể làm việc với các đối tác tư nhân và nước ngoài để "điều tra các tàu đánh cá và công ty bị nghi ngờ dùng lao động cưỡng bức để thu hoạch hải sản".

Tuy không nhắm vào một quốc gia cụ thể nào, nhưng phía Mỹ cho biết Trung Quốc là nước vi phạm hàng đầu. Trung Quốc luôn đứng đầu thế giới về các vụ đánh cá bất hợp pháp, và cản trở việc triển khai các biện pháp chống IUU và khai thác hải sản bừa bãi của các tổ chức quốc tế. Viên chức Mỹ nói rằng Bắc Kinh phải có trách nhiệm tôn trọng những cam kết, cần chỉnh đốn hoạt động của các tàu treo cờ Trung Quốc tại vùng biển những nước khác.

Ông Lưu Bằng Vũ (Liu Pengyu), phát ngôn viên đại sứ quán Trung Quốc tại Washington phản bác, cho rằng cáo buộc của Mỹ "hoàn toàn sai lạc".

Reuters nhắc lại, đầu tháng Sáu, Philippines tố cáo Trung Quốc đánh cá bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.

Lực lượng tuần duyên Hoa Kỳ tuyên bố nạn đánh cá lậu đã vượt qua nạn cướp biển, trở thành mối đe dọa lớn nhất cho an ninh hàng hải thế giới, có nguy cơ gây căng thẳng giữa các quốc gia. Điều phối viên về chính sách Ấn Độ-Thái Bình Dương Kurt Campbell hồi tháng Năm nói rằng các nước trong khu vực đang hợp tác để tăng cường tuần tra và huấn luyện, chia sẻ các công nghệ để truy vết các tàu đánh cá lậu đã tắt thiết bị định vị.

Thụy My

***********************

Lo ngại Trung Quốc vẫn muốn khai thác dầu khí chung với Philippines ở Biển Đông

Thanh Hà, RFI, 27/06/2022

Với một chính quyền mới ở Manila, Trung Quốc và Philippines có sẽ nối lại đàm phán về dự án cùng khai thác dầu khí ở Biển Đông hay không ? Bắc Kinh muốn khởi động lại đối thoại với Manila về dự án, trong lúc hiệp hội ngư nghiệp quốc gia Philippines kêu gọi tổng thống tân cử Bongbong Marcos "vĩnh viễn đình chỉ" kế hoạch hợp tác với Trung Quốc.

biendong2

Tổng thống tân cử Philippine Ferdinand "Bongbong" Marcos Jr. trong cuộc họp báo tại Mandaluyong, Philippines, ngày 20/06/2022. AP - Aaron Favila

Ba ngày trước khi ông Bongbong Marcos tuyên thệ nhậm chức tổng thống, ngày 27/06/2022, hiệp hội ngư nghiệp quốc gia Philipines, Pamalakaya, ra thông cáo kêu gọi "vĩnh viễn ngừng đàm phán với Trung Quốc" về các dự án khai thác dầu khí tại Biển Đông, mà Manila gọi là "Biển Tây Philippines". Thông cáo nói rõ : Philippines cần "tập trung bảo vệ chủ quyền lãnh hải" ở vùng biển này. Tổng thống Marcos "cần công khai đưa ra tuyên bố hoàn toàn gạt bỏ dự án này và Manila sẽ không trở lại với hồ sơ này nữa" theo lời của chủ tịch hiệp hội ngư nghiệp Philippines, Fernando Hicap, được báo Inquirer trích dẫn.

Lãnh đạo hiệp hội Pamalakaya giải thích : đồng khai thác với Trung Quốc sẽ là cơ hội lớn hơn để Bắc Kinh "vơ vét tài nguyên thiên nhiên trên biển" của Philippines, "vi phạm trắng trợn" luật lệ và chủ quyền của Manila trong vùng biển này, bất chấp phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực La Haye về chủ quyền của Philippines.

Hơn nữa theo Fernando Hicap, Philippines không cần dựa vào nước ngoài để khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tuần trước, ngoại trưởng Teodoro Locsin trước khi rời khỏi chức vụ đã tuyên bố "chấm dứt đàm phán với Trung Quốc về dự án cùng khai thác dầu khí" ở Biển Đông.

Một ngày sau đó, 24/06/2022, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Uông Văn Bân tuyên bố "Trung Quốc sẵn sàng cùng với chính quyền mới ở Manila thúc đẩy đảm phán để dự án được tiến triển. Bắc Kinh nỗ lực đưa ra những quyết định quan trọng cho thấy cùng khai thác tài nguyên có lợi cho cả hai quốc gia và hai dân tộc". Ông Uông Văn Bân nhắc lại, dưới thời tổng thống Rodrigo Duterte, Philippines và Trung Quốc đã đạt được một thỏa thuận khung về hợp tác khai dầu khí và văn bản đó đã được chủ tịch Tập Cận Bình ký hồi 2018 nhân một chuyến công du Philippines.

Trung Quốc gia tăng áp lực với các đảo quốc Nam Thái Bình Dương

Đài truyền hình Úc ABC hôm 27/06/2022 đưa tin, Bắc Kinh mời ngoại trưởng 10 đảo quốc ở Thái Bình Dương họp trực tuyến với ngoại trưởng Vương Nghị vào ngày 14/07/2022, đúng vào lúc khu vực này tổ chức Diễn Đàn Pacific Islands Forum tại Suva, thủ đô Fiji. Theo giới quan sát, Trung Quốc tiếp tục duy trì áp lực, mở rộng ảnh hưởng tại khu vực sau khi vào hôm 30/05/2022, 10 đảo quốc trong khu vực đã từ chối ký kết "Kế hoạch hành động 5 năm Trung Quốc –Thái Bình Dương vì phát triển chung".

Vào lúc Trung Quốc cố gắng chiêu dụ các đảo quốc Nam Thái Bình Dương thì đã xảy ra sự cố ngoại giao bên lề hội nghị về đại dương của Liên Hiệp Quốc ở Lisboa, Bồ Đào Nha. Hãng tin Anh Reuters cho biết ngoại trưởng Tuvalu, Simon Kofe,  đã tẩy chay lễ khai mạc sáng nay 27/06/2022 để phản đối Trung Quốc cấm ba đại biểu Đài Loan tham dự hội nghị trong khuôn khổ phái đoàn chính thức của Tuvalu. Tuvalu hiện là một trong số những quốc gia hiếm hoi trên thế giới còn duy trì quan hệ ngoại giao với Đài Bắc. 

Thanh Hà

***********************

Ý định biến Biển Đông thành "vùng nội thủy" của Trung Quốc có thể thực hiện ?

RFA, 24/06/2022

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, trong buổi họp báo thường kỳ hôm 23/6, đã phát biểu phản đối Trung Quốc tập trận ở Biển Đông ngày 19/6 tại khu vực phía tây bắc quần đảo Hoàng Sa, đồng thời nêu quan điểm của Việt Nam về kế hoạch "lập vùng nội thủy" trên Biển Đông của nước láng giếng phía Bắc.

biendong3

Tàu chiến của Hải quân Australia và Hoa Kỳ ở Biển Đông hôm 18/4/2020 - R euters

Tờ Sankei của Nhật Bản ngày 18/6 có đưa tin về cuộc họp tại Ủy ban Giới hạn Thềm lục địa (CLCS) của Liên Hợp Quốc. Tại đó, đại diện chính phủ Nhật nói rằng "Trung Quốc đang tiến hành thiết lập vùng nội thủy" ở Biển Đông và cấm tàu thuyền nước ngoài qua lại ở khu vực này, nhưng không đưa thêm thông tin chi tiết.

Truyền thông Nhà nước Việt Nam dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam rằng lập trường của Việt Nam về Biển Đông đã được thể hiện rõ ràng và đầy đủ trong công hàm số 22/HC/2020 gửi tới Liên Hợp Quốc ngày 30/3/2020, và"Việt Nam cho rằng các nước đều chia sẻ nguyện vọng và mục tiêu chung là duy trì và thúc đẩy hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển tại Biển Đông, giải quyết các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế và UNCLOS".

Thăm dò thái độ các nước ASEAN ?

Nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc cho rằng ý định Trung Quốc muốn biến Biển Đông thành khu vực nội thủy của mình là hành động thăm dò thái độ của các nước nằm trong vùng biển này. Theo ông, trong thời gian tới chắc chắn các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới sẽ lên án và từng nước sẽ có hành động để đối phó kế hoạch này của Trung Quốc :

"Nếu Trung Quốc tuyên bố Biển Đông là nội thủy của họ cũng như trước đây họ dự định lập vùng cấm bay cho khu vực Biển Đông nhưng đã không thực hiện được. Tôi cũng tin rằng họ chỉ nói để răng đe các nước ở khu vực Đông Nam Á mà thôi. Thế giới sẽ không bao giờ để cho Trung Quốc hành động như vậy. Nó trái với luật biển của Liên Hợp Quốc năm 1982.

Và tôi cũng tin rằng Trung Quốc muốn thăm dò thái độ từng nước ở Đông Nam Á đối với sự cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung hiện nay, và đối với Trung Quốc.

Tuy nhiên qua qua đó chúng ta cũng đã thấy rằng Trung Quốc không phải là một người bạn tốt, không phải là một người đồng chí tốt".

Cũng theo ông Đinh Kim Phúc, ý định muốn biến khu vực Biển Đông ở Đông Nam Á trở thành nội thủy của Trung Quốc là tham vọng từ lâu của nước này. Nó cũng cho thấy Trung Quốc là Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, lại là thành viên của Công ước Quốc tế về Luật biển năm 1982, nhưng mà họ hành xử và phát biểu kiểu vô pháp, không tuân theo bất cứ một cái gì mà họ đã cam kết :

"Giới cầm quyền Trung Quốc lúc nào cũng hai mặt. Một mặt là họ trấn an các nước Đông Nam Á, mặt khác họ luôn ấp ủ và thực hiện tham vọng bá quyền ở khu vực Đông Nam Á và trước nhất là trên biển Đông.

Mới đây tại hội nghị Shangri-La 2022, Bộ trưởng quốc phòng của Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa đã nói những lời hay ý đẹp về mối quan hệ của Trung Quốc đối với Việt Nam cũng như các nước ASEAN, và lời nói đó 10 ngày sau đã thành gió bay.

Nó bộc lộ rõ tham vọng của Trung Quốc sẽ không bao giờ buông tha khu vực Biển Đông, không bao giờ từ bỏ tham vọng bá quyền của họ ở khu vực này".

Trong bài phát biểu "Tầm nhìn của Trung Quốc đối với Trật tự khu vực" hôm 11/6 tại Đối thoại Sangri-La 2022, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa nói rằng mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc đang rất tốt đẹp, và bản thân ông cũng là một người anh tốt và một người bạn tốt với người đồng cấp của Việt Nam là Bộ trưởng của Việt Nam Phan Văn Giang.

biendong4

Đường lưỡi bò do Trung Quốc tự vẽ ra trên Biển Đông. AFP

Khó khăn cho Trung Quốc

Trở lại với ý định "lập vùng nội thủy" của Trung Quốc, Thạc sỹ, nhà nghiên cứu Quốc tế Hoàng Việt nhận định thực ra kế hoạch này được phía Nhật đưa ra nhưng tới nay cũng chưa biết chính xác, cụ thể thông tin như thế nào.

Tuy nhiên, cái mà Trung Quốc gọi là "vùng nội thủy" ở khu vực Biển Đông này cũng không phải là điều mới mẻ. Bởi vì, từ trước đến nay, Trung Quốc đã tự vẽ nên đường Lưỡi Bò đi qua khoảng 90% Biển Đông.

Một trong những cách giải thích của Trung Quốc là Đường Lưỡi Bò là biên giới biển của Trung Quốc, như vậy thì mặc nhiên vùng biển, vùng nước ở trong đó chính là "vùng nội thủy" của Trung Quốc.

Như vậy là Trung Quốc đang muốn biến một vùng biển quốc tế theo Công ước Luật Biển trở thành lãnh hải của riêng Trung Quốc, và càng ngày, họ sẽ càng đẩy mạnh thực hiện điều đó hơn.

Tuy nhiên, Biển Đông là một khu vực cực kỳ quan trọng đối với thương mại, hàng hải và an ninh quốc phòng trên thế giới. Do đó, theo Thạc sỹ Hoàng Việt, các quốc gia khu vực Đông Nam Á và cả thế giới sẽ không bao giờ để Trung Quốc hiện thực hoá kế hoạch này :

"Bởi vì Biển Đông có rất nhiều con đường đường vận tải biển, thương mại hàng hóa quan trọng bậc nhất trên thế giới. Nếu mà Trung Quốc kiểm soát thì thì rõ ràng là toàn bộ thế giới sẽ bị ảnh hưởng.

Điều này rõ ràng là các quốc gia khác sẽ phải lên tiếng. Đầu tiên họ sẽ phải nói rằng tất cả các quốc gia ở khu vực Biển Đông và cả Trung Quốc đều là thành viên của Công ước Luật biển năm 1982, thì cứ phải đúng theo quy định đó mà làm, chứ không thể nào biến từ vùng biển Quốc tế trở thành vùng biển của Trung Quốc được.

Suốt những năm vừa qua, trong những cuộc chiến công hàm thì các quốc gia đã phản đối liên tiếp những lập luận này của Trung Quốc. Về mặt pháp lý là không ai chấp nhận điều này cả, còn về mặt thực tế thì các quốc gia sẽ phải xem xét như thế nào sau".

Trung Quốc có thể đạt được mục đích, nếu…

Trả lời Đài Á Châu Tự do hôm 23/6, Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia Úc về Việt Nam và vấn đề Biển Đông, cho biết kế hoạch biến Biển Đông thành nội thủy của Trung Quốc không phải là điều mới. Tuy nhiên, lời phát biểu từ phía Nhật Bản coi như là một bước để khiến các nước Malaysia, Philippines, Việt Nam, Indonesia... quan tâm đến về vấn đề này.

Theo vị Giáo sư người Úc, đúng là Trung Quốc sẽ không dễ dàng thực hiện được ý đồ của họ bởi vì trong bối cảnh hiện nay, tất cả các nước đều phản đối yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc.

Mỹ đưa các tàu chiến đi qua khu vực Biển Đông cho thấy nước này không công nhận đây là vùng nội thủy của Trung Quốc. Và Úc, dù không có hoạt động tự do hàng hải như Mỹ, nhưng họ cũng có một số chương trình tương tự. Và, theo giáo sư Carl, thật đáng quý khi không có một quốc gia nào chấp nhận các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.

Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng nếu các nước không tiếp tục lên tiếng phản đối, Trung Quốc sẽ dần hiện thực hoá ý đồ đó :

"Vấn đề là bạn sẽ làm gì nếu Trung Quốc cố gắng thực hiện các bước thiết thực để thực thi kế hoạch này.

Điều đó có thể xảy ra nếu Trung Quốc có những can thiệp phù hợp. Cho nên, như đã thấy, Trung Quốc vẫn tiếp tục tuyên bố chủ quyền trên gần như toàn bộ khu vực Biển Đông. Tuy nhiên, Mỹ, Úc hay các nước Đông Nam Á đều đáp trả rằng Trung Quốc không thể làm như vậy.

Nhưng nếu không có ai làm bất cứ điều gì thì Trung Quốc có thể đạt được mục đích. Bởi vì không ai phản đối có nghĩa là các nước đã chấp nhận tuyên bố của Trung Quốc".

Giáo sư Carl Thayer cho rằng Trung Quốc đang thực hiện kế hoạch về vùng nội thủy ở Biển Đông cũng giống như cách mà họ đang làm đối với Eo biển Đài Loan.

Trong cuộc họp báo ngày 13/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân tuyên bố nước này có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với eo biển Đài Loan. Đây không phải là vùng biển quốc tế, mà là vùng nội thủy của Trung Quốc.

Một ngày sau, Đài Loan lên tiếng phủ nhận, nói rằng "eo biển thuộc về hải phận quốc tế, nằm ngoài lãnh hải của Đài Loan. Do vậy, eo biển Đài Loan phải tuân theo nguyên tắc tự do hàng hải.

************************

Philippines bỏ đàm phán khai thác chung với Trung Quốc trên Biển Đông

RFA, 24/06/2022

Ngoại trưởng sắp mãn nhiệm của Philippines hôm 23/6 cho biết đàm phán về khai thác chung giữa Manila và Bắc Kinh đã chấm dứt vì những khó khăn liên quan đến vấn đề hiến pháp và chủ quyền. Hãng tin Reuters loan tin này vào cùng ngày.

biendong5

Người biểu tình Philippines đốt cờ Trung Quốc và ảnh ông Tập Cận Bình ngay trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc ở Manila hôm 13/7/2019 để phán đối Trung Quốc gây ảnh hưởng lên chính quyền Philippines vào khi có những căng thẳng giữa hai nước về vấn đề Biển Đông - AFP

Đàm phán khai thác dầu khí chung giữa hai nước được bắt đầu vào năm 2018, hai năm sau khi Tổng thống Rodrigo Duterte lên nắm quyền tại Philippines. Ông Duterte là người có chủ trương mềm mỏng hơn với Bắc Kinh so với người tiền nhiệm.

Ngoại trưởng Teodoro Locsin nói : "Ba năm đã qua và chúng tôi vẫn không đạt được mục tiêu khai thác dầu khí rất quan trọng với Philippines mà không phải với cái giá là chủ quyền của mình, ngay cả chỉ là một phần nhỏ của nó".

Trung Quốc là nước đòi chủ quyền phần lớn diện tích Biển Đông, nơi các nước như Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng có những đòi hỏi về chủ quyền.

Việc khai thác dầu khí chung giữa các nước với Trung Quốc có thể dẫn đến việc nhượng bộ đối với Bắc Kinh và Trung Quốc có thể sử dụng điều này để đòi hỏi chủ quyền đối với vùng khai thác chung vốn thuộc chủ quyền của nước khác.

Ngoại trưởng Locsin cho biết việc khai thác chung giữa hai nước không thể đạt được mà không vi phạm hiến pháp của Philippines hoặc Trung Quốc sẽ tuyên bố chủ quyền đối với vùng biển của Philippines. Ông Locsin cho biết, Tổng thống Duterte đã đích thân ra lệnh chấm dứt đàm phán này với Bắc Kinh.

Published in Châu Á

Trung Quốc tung máy bay chiến đấu tối tân tuần tra Biển Đông và nỗi lo cho Việt Nam

biendong1

Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 của Trung Quốc tại một triển lãm về hàng không ở tỉnh Quảng Đông hôm 11/11/2018 - Reuters

Trong lúc cả thế giới vẫn đang tập trung vào tình hình chiến sự tại Donbass, Ukraine, thì Trung Quốc vẫn đang tiếp tục tăng cường sức mạnh và "khoe nanh múa vuốt" trên Biển Đông.

Truyền thông Trung Quốc mới đây vừa cho biết, các máy bay chiến đấu tàng hình của nước này đã bắt đầu hoạt động tuần tra trên các Biển Hoa Đông và Biển Đông trong khuôn khổ các sứ mệnh tập huấn thường kỳ. Tuyên bố này được đưa ra bởi Ren Yukun, trưởng đoàn kiểm tra, giám sát kỷ luật và là một ủy viên của đảng ủy Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) (1). Ông này cũng cho biết thêm là các hoạt động tuần tra này được thực hiện sau khi các máy bay J-20 chuyển sang sử dụng "các động cơ được phát triển ở trong nước". Ban đầu, loại máy bay chiến đấu này được trang bị động cơ dòng Saturn AL-31FN do Nga sản xuất.

Thông tin về cuộc tuần tra của máy bay J-20 được đưa ra vào thời điểm khi vừa tháng trước, một máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ và một máy bay J-20 của Trung Quốc đã có cuộc chạm trán rất gần ở Biển Hoa Đông (2). Chỉ huy trưởng Lực lượng Không quân Thái Bình Dương của Mỹ Kenneth Wilsbuch cho biết các phi công Mỹ đã bị ấn tượng sâu sắc trước hệ thống chỉ huy và kiểm soát của máy bay chiến đấu J-20 của Trung Quốc. Ông cho biết vẫn còn quá sớm để nói về việc Trung Quốc sẽ triển khai J-20 như thế nào.

Các chuyên gia Trung Quốc cho biết J-20 là sự kết hợp giữa F-22 và F-35 của Mỹ. Loại máy bay này sẽ không bị các radar phát hiện. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ trên thực tế, liệu loại máy bay chiến đấu này của Trung Quốc có sở hữu sức mạnh trên không cũng như hỏa lực mặt đất như F-35 của Mỹ hay không. Theo AVIC, chiến đấu cơ J-20 hiện đang sử dụng các động cơ được sản xuất trong nước, theo đó có sức mạnh lớn hơn. Các chuyên gia quân sự Trung Quốc tin rằng với sự nâng cấp mới nhất này, các máy bay chiến đấu của Trung Quốc hiện sẽ sở hữu năng lực của máy bay siêu thanh và sẽ có khả năng thực hiện nhiều động tác nhào lộn ở trên không.

Trung Quốc từ lâu đã quảng bá về khả năng của máy bay chiến đấu tàng hình Thành Đô J-20 kể từ khi nó được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2011. Máy bay chiến đấu tối ưu thế hệ thứ năm, xuất thân từ chương trình J-XX những năm 1990, đã được đưa vào biên chế từ tháng 3/2017, còn đơn vị chiến đấu J-20 đầu tiên được thành lập chỉ một năm sau đó.

Hiện Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) chưa tiết lộ số lượng các máy bay J-20 khả dụng của họ, nhưng nhiều ý kiến cho rằng con số này vào khoảng 150.

Động thái này của Trung Quốc mang thông điệp gì ?

Các chuyên gia nhận định rằng việc Trung Quốc triển khai các máy bay J-20 cho thấy Trung Quốc muốn thể hiện một số thông điệp : Thứ nhất là sự tự tin lớn hơn của nước này với các năng lực quân sự của mình; Thứ hai là sự cảnh báo của Bắc Kinh với các quốc gia khác đang liên quan đến các tranh chấp với Trung Quốc tại hai vùng biển này.

Việc Trung Quốc điều loại máy bay mạnh nhất này thực hiện hoạt động tuần tra tại Biển Đông ở ngay sát Đài Loan ngay giữa lúc cuộc chiến tranh tại Ukraine đang diễn ra là một nỗ lực nhằm hăm dọa hòn đảo này. Động thái này cũng được cho là sẽ làm gia tăng căng thẳng tại một khu vực vốn đã đầy rẫy các vũ khí nguy hiểm. Không chỉ có vậy, Trung Quốc sẽ có khả năng tấn công căn cứ quân sự của các đồng minh của Đài Loan như là Mỹ và Nhật Bản.

Ngoài ra, sự xuất hiện của loại máy bay này ở Biển Đông có nguy cơ khiến những căng thẳng của Trung Quốc với Đài Loan, Singapore, Việt Nam, Philippines sẽ gia tăng. Đây là thế hệ máy bay chiến đấu thứ năm và ngoài Trung Quốc ra thì không quốc gia nào ở Biển Đông sử dụng loại máy bay tối tân như vậy.

Do đó, J-20 của Trung Quốc sẽ hoàn toàn áp đảo các lực lượng không quân yếu hơn của các nước Đông Nam Á liên quan đến tranh chấp Biển Đông. Tuy nhiên, có thể Trung Quốc sẽ chỉ triển khai J-20 trong những trường hợp Bắc Kinh đánh giá là gây ra mối đe dọa lớn nhất đối với họ vì việc triển khai J-20 rất tốn kém và bản thân loại tiêm kích này có giá trị lớn đến mức Trung Quốc sẽ không muốn bị tổn thất. 

Một số chuyên gia cho rằng (3), để tiêu diệt những lực lượng không quân tương đối yếu hơn trong khu vực, Trung Quốc có thể chọn sử dụng chiến tranh tiêu hao trên không thay vì mạo hiểm sử dụng phi đội tiêm kích tối tân nhất của mình. Ngay cả khi không có J-20, Trung Quốc vẫn có lợi thế hơn so với các lực lượng không quân của các nước tranh chấp khác khi xét về số lượng máy bay chiến đấu. Trung Quốc có thể lựa chọn tiến hành các cuộc tuần tra liên tục và tăng cường trên không phận của các khu vực tranh chấp ở Biển Đông, buộc lực lượng không quân của các quốc gia tranh chấp phải phản ứng ở quy mô và mức độ vượt quá khả năng của họ. Điều này khiến phi công của các nước tranh chấp phải chịu tình trạng căng thẳng và mệt mỏi, theo đó làm gia tăng khả năng tính toán sai lầm và làm gia tăng nguy cơ gây tổn thất về trang thiết bị do hao mòn khi hoạt động. Điều này Trung Quốc đã thực hiện đối với Đài Loan trong suốt năm 2021.

biendong2

Đại sứ Mỹ Marc Knapper gặp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hôm 25/4/2022. Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam

Liệu Nga có tiếp sức cho Trung Quốc ?

Trung Quốc đã cố gắng mô phỏng, sao chép các công nghệ từ các quốc gia khác cho việc sản xuất vũ khí của mình. Một điểm yếu rất lớn của Trung Quốc trong hoạt động sản xuất vũ khí của họ, đó là khả năng sản xuất các động cơ.

Cách đây không lâu, Trung Quốc đã gặp rắc rối với Thái Lan khi nước này không thể giao đúng kỳ hạn hai tàu ngầm lớp Nguyên cho Thái Lan theo đúng hợp đồng (4). Lý do là vì một công ty của Đức đã không cung cấp động cơ tàu ngầm cho Trung Quốc do lo ngại vi phạm lệnh cấm xuất khẩu các sản phẩm vũ khí của Đức. Trong khi Trung Quốc chưa đủ sức để chế tạo động cơ tàu ngầm với thiết kế như mong muốn.

Đối với động cơ cho máy bay phản lực cũng tương tự. Lâu nay, Trung Quốc đã gặp không ít khó khăn trong kế hoạch sản xuất động cơ phản lực chất lượng cao cho lực lượng không quân của mình - một điểm nghẽn quan trọng trong chương trình hiện đại hóa lực lượng không quân của nước này. Trong những năm 1990 và 2000, Trung Quốc đã nỗ lực sao chép một số phiên bản động cơ nhất định của Nga nhưng lại sản xuất ra những phiên bản kém chất lượng hơn với độ bền của động cơ rất thấp.

Trong khi đó, Nga cũng biết Trung Quốc đã đánh cắp thiết kế động cơ Su-27 của họ và biến thành bản sao thiết kế không có giấy phép của riêng Bắc Kinh (5). Moscow không bán riêng rẽ các động cơ của máy bay chiến đấu, điều này khiến việc Trung Quốc muốn biến những mô hình động cơ của Nga thành của phiên bản của riêng mình trở nên vô cùng khó khăn.

Tuy nhiên, nhiều người tỏ ý lo ngại khi hiện nay, do Nga vướng vào vấn đề xâm lược Ukraine, cho nên gần như toàn bộ phương Tây đã cô lập và cấm vận, trừng phạt Nga. Trong bối cảnh đó, Nga chỉ có chỗ dựa tin cậy là Trung Quốc. Chính vì vậy, khả năng Nga phải đánh đổi bằng cách cung cấp các công nghệ sản xuất động cơ phản lực cho Trung Quốc. Điều này rất có thể sẽ xảy ra.

Nếu Nga chuyển giao công nghệ sản xuất động cơ phản lực cho Trung Quốc, điều này sẽ khiến Trung Quốc sẽ có thêm sức mạnh để lấn lướt trên Biển Đông.

Một chuyên gia về quân sự của Mỹ mới đây cho biết, nguy cơ Trung Quốc sẽ tấn công Việt Nam tại Trường Sa lớn hơn nhiều so với việc tấn công Đài Loan, như một hiệu ứng từ cuộc chiến Ukraine (6).

Trước tình hình như vậy, lẽ ra Việt Nam cần có một động thái hoặc một chính sách nhằm thích ứng trước những biến động của thời cuộc. Thế nhưng, lãnh đạo Việt Nam vẫn điềm nhiên "tự sướng" như lời của ông Nguyễn Phú Trọng trong cuộc gặp với Đại sứ Mỹ tại Hà Nội hôm qua "Việt Nam chưa bao giờ có cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày hôm nay, trước hết là nhờ vào đường lối đối nội, đối ngoại đúng đắn" (7).

Ngay cả việc Nga "bán đứng" Việt Nam khi tung ra thông tin tập trận chung Nga - Việt như một "ác ý" cũng khiến Việt Nam phải lúng túng giải thích như "gà mắc tóc". Trong khi cuộc chiến Ukraine đã cho thấy những hạn chế trong vũ khí và học thuyết quân sự của Nga, nhưng nhiều lãnh đạo Việt Nam vẫn "khư khư" ôm chân Nga, cho dù Nga đã tuyên bố luôn ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông (8).

Việt Nam cần phải thực hiện nhiều sự thay đổi cả về học thuyết đối ngoại và quốc phòng, mới có thể bảo vệ được lợi ích của mình trên Biển Đông.

Nguyễn Hải Thái

Nguồn : RFA, 27/04/2022

Tham khảo :

1. https://www.globaltimes.cn/page/202204/1259239.shtml

2. https://www.scmp.com/news/china/military/article/3170866/us-f-35-and-chinese-j-20-fighter-jets-had-close-encounter-over

3. https://asiatimes.com/2022/04/chinas-j-20-fighters-begin-south-china-sea-patrols/

4. https://www.thaiexaminer.com/thai-news-foreigners/2022/04/07/submarine-deal-raises-questions-about-china/

5. https://asia.nikkei.com/Politics/International-relations/Russia-up-in-arms-over-Chinese-theft-of-military-technology

6. https://asia.nikkei.com/Opinion/Ukraine-conflict-echoes-loudest-in-Vietnam-not-Taiwan

7. https://nld.com.vn/chinh-tri/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-tiep-dai-su-my-tai-viet-nam-20220425202511843.htm

8. https://thanhnien.vn/lap-truong-cua-tong-thong-putin-ve-bien-dong-post1391477.html

Published in Diễn đàn

Mỹ và Liên Âu quan ngại về các hành động đơn phương trên biển của Trung Quốc

Thu Hằng, RFI, 03/12/2021

Trung Quốc có "những hành động đơn phương và gây vấn đề trên biển" ở Biển Đông, biển Hoa Đông và eo biển Đài Loan, gây bất ổn cho hòa bình và an ninh trong vùng. Trong cuộc đối thoại cấp cao lần thứ hai về Trung Quốc tại Washington ngày 02/12/2021, Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu đều cho rằng những hành động hung hăng của Trung Quốc tác động trực tiếp đến an ninh và thịnh vượng của hai bên.

bien1

Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, bà Wendy Sherman trong cuộc đối thoại Mỹ- Liên Âu ngày 03/12/201. Ảnh minh họa. Andrew Harnik Pool/AFP/File

Trong thông cáo chung được công bố sau cuộc họp, thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman và tổng thư ký Cơ quan Hoạt động Đối ngoại Châu Âu (SEAE) Stefano Sannino "tái khẳng định tầm quan trọng duy trì và khuyến khích tự do lưu thông hàng hải và hàng không phù hợp với luật pháp quốc tế chiểu theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982" (UNCLOS).

Cả hai quan chức ngoại giao tuyên bố cần phải "duy trì hợp tác chặt chẽ", phối hợp quản lý chính sách ngoại giao đối với Trung Quốc, được cả hai bên coi là "đối thủ cạnh tranh mang tính hệ thống", "trong đó có những điểm mà hai bên có cùng lợi ích và có khả năng hợp tác mang tính xây dựng".

Ngoài ra, bà Wendy Sherman và ông Stefano Sannino cũng đề cập đến tình trạng vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc, trong đó có các vụ trấn áp cộng đồng thiểu số ở Tân Cương, đàn áp Tây Tạng và tình hình dân chủ xuống cấp ở Hồng Kông… Những chủ đề này nằm trong hồ sơ nghiên cứu của sáu nhóm làm việc được thành lập trong cuộc họp cấp cao đầu tiên vào tháng 05/2021 trong khuôn khổ Đối thoại Hoa Kỳ - Liên Hiệp Châu Âu về Trung Quốc.

Việc tổ chức Đối thoại này được ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và người đứng đầu ngành ngoại giao Châu Âu Josep Borrell nhất trí trong cuộc điện đàm ngày 23/10/2020 khi thảo luận về những lợi ích chung của hai bên trong khuôn khổ đối tác xuyên Đại Tây Dương. 

Ngày 03/12, bà Sherman và ông Sannino tiếp tục thảo luận về Trung Quốc cùng với các cuộc tham vấn cấp cao về chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Thu Hằng

**********************

Mỹ, EU lo ngại trước các hành động 'có vấn đề' của Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp

RFA, 03/12/2021

Các nước đng minh đã bày t "quan ngi mnh m" v "các hành đng đơn phương và có vn đ" ca Trung Quc ti các vùng bin tranh chp Châu Á Thái Bình Dương, đng thi cho biết s làm vic cùng nhau v vn đ này. Aljazeera loan tin va nói hôm 3/12.

bien2

Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman tại Bộ Ngoại giao ở Washington, DC, Hoa Kỳ trước đây. Reuters

Trong mt tuyên b chung sau cuc hp cp cao gia Th trưởng Ngoi giao M - Wendy Sherman và ông Stefano Sannino - Tng thư ký Cơ quan Đi ngoi EU, hai bên đã cho biết các hành đng ca Trung Quc Bin Đông, Bin Hoa Đông và eo bin Đài Loan " phá hoi hòa bình và an ninh trong khu vc và có tác đng trc tiếp đến an ninh và thnh vượng ca c Hoa K và EU".

Trung Quc tuyên b ch quyn gn như toàn b Bin Đông bt chp phán quyết hi năm 2016 ca tòa án quc tế bác b yêu sách ca h. Nước này đã và đang phát trin các đo nhân to và tin đn quân s trong vùng bin được h tr bi lc lượng Cnh sát bin và lc lượng dân quân hàng hi ca h.

Hành đng này đã dn đến các cuc đi đu vi các nước khác có tuyên b ch quyn Biển Đông, gn đây nht là trong vùng đc quyn kinh tế ca Philippines ti Bãi C Mây.

Vit Nam, Malaysia và Brunei cũng tuyên b ch quyn vi mt s khu vc Biển Đông. Các tàu ca Hoa K cũng đã và đang thc hin các cuc tun tra mang tên "t do hàng hi" trong khu vc, vn là mt trong nhng tuyến đường thương mi quan trng nht ca thế gii.

Trung Quc lên án các cuc tun tra này ca M và gi đây là hành đng gây mt n đnh trong khu vc.

********************

Máy bay do thám Mỹ hoạt động ở mức kỷ lục tại Biển Đông

Chi Phương, RFI, 03/12/2021

Theo báo cáo của tổ chức Sáng kiến theo dõi tình hình chiến lược Biển Đông (SCSPI), đăng trên Vi Bác (Weibo) của tổ chức này hôm 01/12/2021, quân đội Mỹ tiến hành các chuyến bay do thám nhiều ở mức kỷ lục trong tháng 11/2021. Thông báo được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa hai cường quốc về vấn đề Đài Loan. 

bien3

Ảnh minh họa do Hải quân Mỹ cung cấp : Các chiến đấu cơ F/A-18E trên hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan ở Biển Đông ngày 06/07/2020. AP - Mass Communication Specialist 2nd Class Samantha Jetzer

Với khoảng 94 chuyến bay do thám trên Biển Đông, gần bờ biển Trung Quốc, quân đội Mỹ đã tăng gần 30 % số vụ do thám so với hồi tháng 2/2021. Hầu hết các chuyến bay do thám thực hiện trên vùng biển đang có tranh chấp và không quân Mỹ đã huy động nhiều loại máy bay, như máy bay tuần tra chống ngầm P-8A, máy bay do thám không người lái MQ-4C và máy bay giám sát không đối đất E-8C. 

Theo Sáng kiến theo dõi tình hình chiến lược Biển Đông, một tổ chức tư vấn của Trung Quốc, có trụ sở tại Bắc Kinh, số vụ do thám có của Mỹ trong tháng 11/2021, có thể cao hơn vì một số máy bay dường như đã tắt tín hiệu phát đáp nhận diện. 

Nhật báo The South China Morning Post giải thích rằng sự gia tăng các hoạt động của máy bay do thám Hoa Kỳ diễn ra trong bối cảnh quân đội trung quốc tăng cường uy hiếp quân sự chống lại Đài Loan. Trung Quốc đã điều một số lượng lớn máy bay chiến đấu vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan trong thời gian gần đây. Bộ Quốc Phòng Đài Loan cho biết quân đội Trung Quốc đã thực hiện 159 vụ xâm nhập vùng ADIZ, sau mức kỷ lục 196 lần vào tháng 10/2021. 

Thêm vào đó, chuyến công tác của các nhà lập pháp Mỹ đến Đài gần đây đã làm gia tăng căng thẳng trên eo biển Đài Loan. Hai cường quốc đang thực hiện cuộc chạy đua vũ trang về các loại vũ khí siêu thanh. Theo đánh giá mới nhất của Lầu Năm Góc, Trung Quốc được cho là có khoảng 350 đầu đạn hạt nhân. Mỹ có 3.800 đầu đạn, nhưng dự báo rằng kho dự trữ của Trung Quốc có thể tăng gấp bốn lần vào năm 2030. 

Theo nhật báo Hồng Kông, sau cuộc gọi trực tuyến giữa chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và tổng thống Mỹ Joe Biden diễn ra vào tháng 11, lãnh đạo quân đội hai bên sẽ có cuộc hội đàm trực tuyến, dự kiến diễn ra vào tháng 1/2022. 

Chi Phương

********************

Trung Quốc phản đối phát biểu của cựu thủ tướng Nhật về Đài Loan

Thanh Hà, RFI, 02/12/2021

Tuyên bố của cựu thủ tướng Nhật rằng Tokyo và Washington không để yên cho Trung Quốc xâm lấn Đài Loan gây sóng gió trong quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Tối 01/12/2021 bộ Ngoại Giao Trung Quốc triệu đại sứ Nhật Bản tại Bắc Kinh lên để phản đối phát biểu của ông Shinzo Abe.

bien4

Ảnh trên màn hình : cựu thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phát biểu nhân một cuộc họp tại Đài Bắc (Đài Loan), ngày 01/12/2021.  © Kyodo News via AP

Hãng tin Pháp AFP cho biết : Theo thông cáo của bộ Ngoại Giao Trung Quốc, trong cuộc "họp khẩn" với đại sứ Nhật tại Bắc Kinh ông Hideo Tarumi, trợ lý ngoại trưởng Trung Quốc bà Hoa Xuân Oánh nhấn mạnh Bắc Kinh "cực lực phản đối" việc Nhật Bản "can thiệp trắng trợn" vào công việc nội bộ của Trung Quốc.

Căng thẳng giữa Tokyo và Bắc Kinh dấy lên sau khi cựu thủ tướng Shinzo Abe phát biểu qua cầu truyền hình việc Trung Quốc xâm lược Đài Loan đe dọa đến an ninh Nhật Bản. Do vậy, Tokyo cũng như Washington sẽ không khoanh tay đứng nhìn Đài Loan bị thôn tính. Cựu thủ tướng Shinzo Abe nói thêm Hoa lục và nhất là chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình "không nên quên điều đó".

Bộ Ngoại Giao Trung Quốc xem lời lẽ của ông Abe là hoàn toàn "sai lệch" và "vi phạm nghiêm trọng đến nguyên tắc then chốt trong quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản". Vẫn theo bà Hoa Xuân Oánh, lập trường của cựu thủ tướng Abe "công khai gây tổn hại cho chủ quyền của Trung Quốc và hưởng ứng một cách bỉ ổi phe đòi độc lập cho Đài Loan".

Hãng tin Anh Reuters cho biết Bắc Kinh nói rõ với đại sứ Nhật Bản rằng "không có quyền và không tư cách nào để đưa ra những lập luận vô trách nhiệm như trên về Đài Loan".

Về phản ứng của Tokyo, Reuters cho biết chánh văn phòng của phủ thủ tướng Nhật, ông Hirokazu Matsuno không tán đồng phản ứng của Bắc Kinh bởi vì cựu thủ tướng Abe không còn là thành viên chính phủ.

Tuy nhiên đại sứ Nhật tại Trung Quốc giải thích, Hoa lục cần biết rằng tại Nhật Bản, "mọi người được quyền có những ý kiến khác nhau và Nhật Bản không thể chấp nhận quan điểm một chiều của Trung Quốc".

Theo giới quan sát, Trung Quốc càng lúc càng khó chịu về quan điểm của Nhật ủng hộ Đài Loan. Hơn thế nữa trong tuần, Lầu Năm Góc tiết lộ kế hoạch nâng cấp và mở rộng một số căn cứ quân sự trên đảo Guam và tại Úc.

Thanh Hà

Published in Quốc tế

Hải quân phương Tây tham gia nhiều cuộc tập trận với đối tác Đông Nam Á

Trọng Nghĩa, RFI, 06/10/2021

Quân đội năm nước trong nhóm Hiệp Ước Phòng Thủ Ngũ Cường (FPDA) bao gồm Singapore, Malaysia, Úc, New Zealand và Anh đã bắt đầu tiến hành hai tuần lễ tập trận thường kỳ, trên bộ, trên biển và trên không kể từ ngày 04/10/2021 vừa qua. Vế hải quân của cuộc tập trận dự kiến được tổ chức ở phía nam Biển Đông, đặc biệt có sự tham gia của nhóm tác chiến tàu sân bay Anh Queen Elizabeth hiện đang có mặt trong vùng. 

biendong1

Hải quân của Anh với nhóm tàu tác chiến sân bay Anh Queen Elisabeth và các tàu của Canada, Nhật trong một hoạt động diễn tập trong vùng Biển Đông hồi tháng 9/2021.  AP - Jay Allen

Trong một thông cáo công bố hôm 05/10, bộ quốc phòng Singapore cho biết là cuộc tập trận thường niên Bersama Lima - năm nay được cải tên thành Bersama Gold 2021 để đánh dấu 50 năm ngày thành lập Nhóm Ngũ Cường – tập hợp 2.600 quân đến từ 5 nước thành viên. 

Đặc biệt quan trọng là vế hải quân, sẽ diễn ra ở khu vực phía nam Biển Đông trong vùng biển quốc tế, huy động 10 chiến hạm và tàu quân sự, một tàu ngầm, 6 trực thăng hàng hải, 3 máy bay tuần tra hàng hải và 25 chiến đấu cơ. 

Lực lượng không quân của nhóm Ngũ Cường sẽ tham gia các cuộc tập trận phòng không và hỗ trợ lực lượng hải quân trong các cuộc tập trận chống tàu ngầm. 

Là một sự kiện thường niên, cuộc tập trận Bersama Gold 2021 năm nay rất được chú ý do sự tham gia của nhóm tác chiến tàu sân bay Anh HMS Queen Elizabeth đang triển khai hoạt động tại Châu Á.

Theo trang thông tin Đài Loan Taiwan News ngày 04/10, nhóm tác chiến do hàng không mẫu hạm Queen Elizabeth dẫn đầu đã vượt qua eo biển Luzon từ Biển Philippines trên đường tới Singapore tham gia cuộc tập trận Bersama Gold.

Theo ghi nhận của báo Mỹ Newsweek, vào hôm qua, 05/10, nhóm tác chiến tàu sân bay Anh đã có mặt ở ngoài khơi phía tây Philippines ở khu vực gần eo biển Luzon phân cách Đài Loan và Philippines, cùng lúc với nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson, hoạt động ở vùng phía bắc bãi cạn Scaborough mà Trung Quốc đã chiếm của Philippines. 

Hôm qua, bộ quốc phòng Anh xác nhận là hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth đã lên kế hoạch tập huấn cùng với chiến hạm và phi cơ của các nước bạn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Canada và New Zealand. 

Theo Newsweek, hình ảnh vệ tinh cho thấy là Trung Quốc đã triển khai các tàu quân sự của họ để theo dõi từ xa hành tung của các nhóm tác chiến tàu sân bay Anh và Mỹ. Chiến hạm Trung Quốc được cho là thuộc Hạm Đội Nam Hải, phụ trách vùng Biển Đông. 

Trọng Nghĩa

***********************

Năm nước tập trận ở Biển Đông

RFA, 06/10/2021

Chiến hm ca năm nước thuc Nhóm Hip ước Phòng th Ngũ Cường (FPDA) gm Singapore, Malaysia, Australia, New Zealand và Anh Quc, t ngày 4/10 tiến hành đt tp trn khu vc quc tế trên Bin Đông.

biendong2

Đại diện các nước tham gia cuộc tập trận chung Bersama Gold 2021 - FB MyJointForce

Tin t B quốc phòng Singapore cho biết, đt tp trn kéo dài đến ngày 18/10 có tên Bersama Gold 2021. Năm nay đt tp trn quy t chng 2.600 binh sĩ, 10 chiến hm, mt tàu ngm, sáu trc thăng hàng hi, ba máy bay tun tra và 25 chiến đu cơ.

Ch huy phó đt tp trn Bersama Gold 2021, Đi tá Ng Xun Xi thuc Lc Lượng Vũ Trang Singapore, được dn li rng đt tp trn năm nay là cơ hi đ chia s kiến thc và kinh nghim chuyên môn, cũng như tăng cường s hiu biết và tin cy ln nhau gia thành viên năm nước FPDA.

Năm 2021 đánh du 50 năm thành lp FPDA t năm 1971 và 40 năm khi s các cuc din tp chung Bersama. Đt tp trn gn nht ca các nước thành viên FPDA din ra vào tháng 10/2019. Lúc đó có chng 3.000 binh sĩ tham d, và mc đích chng khng b hàng hi và h tr nhân đo, cu tr thm ha.

*************************

Khinh hạm Anh diễn tập chung với tàu chiến Việt Nam trước khi rời Cam Ranh

RFA, 05/10/2021

Khinh hm HMS Richmond ca Hi quân hoàng gia Anh hôm 4/10-2021 ri quân cng Cam Ranh kết thúc chuyến thăm bn ngày ti Vit Nam.

biendong3

Khinh hạm HMS Richmond của Hải quân Hoàng gia Anh tại cảng Cam Ranh - UK in Vietnam

Đi s quán Anh ti Vit Nam cho biết, trước khi ri đi tàu chiến ca Anh đã tiến hành din tp trao đi liên lc và phi hp chung (PASSEX) vi tàu h v tên la Đinh Tiên Hoàng s hiu HQ-011, đng thi cho biết "hy vng s thy thêm nhiu chiến hm ca Hi quân Hoàng gia Anh hin din trong khu vc n Đ Dương - Thái Bình Dương".

Đây là cuc din tp trao đi liên lc và phi hp chung trên bin đu tiên gia Hi quân hoàng gia Anh và Hi quân nhân dân Vit Nam và cũng là hot đng cui cùng ca khinh hm HMS Richmond trong chuyến thăm ln này.

Trong đon video ngn do tài khon Twitter UK in Vietnam đăng ti, Hm trưởng HMS Richmond bày t lòng biết ơn vi tàu h v tên la HQ-011 ca Hi quân Vit Nam, đng thi nhn ba hi còi chào tm bit trước khi được đáp l t phía đi din.

 Trong bn ngày Vit Nam, tàu chiến trong đi h tng tàu sân bay HMS Queen Elizabeth ca Hi quân Hoàng gia Anh không có nhiu hot đng chung vi phía Vit Nam ngoài cuc nói chuyn trc tuyến vi Hi quân vùng bn đ lên kế hoch cho mt cuc din tp PASSEX.

Published in Châu Á

Trung Quốc gia tăng đe dọa trên biển Đông

Trong lúc Việt Nam đang căng mình chống dịch, quân đội đã được triển khai tại khi vực phía nam, đặc biệt là Sài Gòn, thì Trung Quốc lại gây biến ở Biển Đông.

tq2

Giàn khoan JDC Hakuryu - 5 ngoài khơi Vũng Tàu hôm 29/4/2018. Reuters

Ngày 22/8 một học giả Việt Nam đã đưa thông tin là có ít nhất bốn tàu thăm dò Trung Quốc đang hoạt động trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của ba quốc gia là Việt Nam, Malaysia và Philippines (1).

Còn theo thông tin từ Energyvoice (2) mới đây, một tàu Hải cảnh Trung Quốc đã xâm nhập và đe dọa hoạt động khoan thăm dò của công ty dầu khí Harbour Energy tại Lô Tuna nằm ở Biển Natuna (tên được Indonesia đặt cho một phần Biển Đông) của Indonesia. Đáng chú ý, hoạt động khoan thẩm định này do tập đoàn nhà nước Zarubezhneft của Nga hậu thuẫn và vụ việc nhấn mạnh một thực tế rằng lợi ích năng lượng của Moscow tại Biển Đông ngày càng bị Trung Quốc đe dọa.

Theo đó, trong báo cáo mới nhất, Tập đoàn tư vấn năng lượng Westwood Global Energy cho hay một thời gian ngắn sau khi hoạt động khoan nói trên bắt đầu, tàu Hải Dương 5202 của Hải cảnh Trung Quốc đã xuất hiện trong vùng biển lân cận địa điểm khoan của Harbour Energy thuộc hợp đồng chia sẻ sản lượng (PSC) Lô Tuna ở Biển Natuna. Cũng theo Westwood, "Hải Dương 5202 được cho là cách vị trí khoan khoảng ba dặm. Giới chức Indonesia đã phản ứng bằng cách triển khai tàu hộ tống hải quân KRI John Lie (385) đến nơi diễn ra hành động khiêu khích".

Các hành động này của Trung Quốc diễn ra ngay trong giai đoạn các giới chức Mỹ đang tích cực thực hiện các cuộc viếng thăm Đông Nam Á, trong đó, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ mới có chuyến thăm ba quốc gia Đông Nam Á tháng trước, và nay, Phó Tổng thống Mỹ đang thực hiện chuyến thăm Singapore và Việt Nam.

Trong những năm gần đây, Việt Nam, Philippines và Malaysia đều chịu áp lực phải dừng các dự án phát triển chung với các công ty năng lượng nước ngoài hoạt động trong các khu vực thuộc Biển Đông mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Trong suốt các năm 2019, 2020, các tàu của Trung Quốc luôn bám sát khu vực Lô 06.1 của Việt Nam. Từ năm 2019 cho đến đầu năm nay, các tàu chiến và máy bay của Trung Quốc cũng liên tục uy hiếp các tàu thăm dò của Malaysia tại khu vực bãi Luconia. Đầu năm 2020, Indonesia đã phải huy động sức mạnh của Hải quân để đối phó với các tàu cá Trung Quốc xâm phạm vùng biển Bắc Natuna. Phát biểu với Energyvoice, Ian Storey – nghiên cứu viên cao cấp và là chuyên gia an ninh Châu Á thuộc Viện ISEAS Yusof Ishak tại Singapore – nói : "Bắc Kinh ngày càng sử dụng các tàu Hải cảnh để quấy rối các tàu khảo sát và các giàn khoan dầu hoạt động trong các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các quốc gia ven biển nhằm gây áp lực buộc các chính phủ Đông Nam Á đàm phán các thỏa thuận gác tranh chấp cùng khai thác với các công ty năng lượng Trung Quốc".

Chiến thuật "Vùng xám" được tái diễn

Thời gian gần đây, Trung Quốc đã liên tục gia tăng các hoạt động đe dọa "dưới ngưỡng chiến tranh" của họ mà các nhà nghiên cứu đường Tây gọi là "chiến thuật vùng xám".

Biển Đông là nơi điển hình diễn ra các hoạt động "vùng xám" của Trung Quốc. Năm 2013, Chuẩn Đô đốc Trung Quốc Zhang Zhaozhong đã giải thích cách của Trung Quốc, theo một trình tự thời gian tỉ mỉ, đầu tiên đưa tàu cá vào lãnh thổ tranh chấp, sau đó là tàu tuần tra ngư nghiệp, tiếp theo là tàu hải cảnh và cuối cùng là tàu chiến của Hải quân Trung Quốc. Trung Quốc gọi đây là "chiến lược bắp cải", trong đó các đảo bị bao vây bởi nhiều lớp nhằm ngăn cản tàu của các quốc gia khác tiếp cận. Ngày nay, chiến lược này được bổ sung thêm lực lượng dân quân biển có vũ trang, máy bay quân sự, tàu khảo sát của chính phủ và cả các dàn khoan dầu, tất cả đều hoạt động có sự phối hợp với các chiến dịch truyền thông xã hội, chiến tranh mạng và hành động can thiệp vào hệ thống định vị toàn cầu (GPS). Chiến lược này cũng có thể được mở rộng để phù hợp với hoàn cảnh, ví dụ như trong vụ việc xảy ra ở Đá Ba Đầu (Whitsun Reef) hồi tháng 3/2021, hơn 200 tàu cá của Trung Quốc đã được huy động.

Trên thực tế, Trung Quốc đã áp dụng các chiến thuật "vùng xám" một cách đa dạng, với mục đích nhằm tìm kiếm một lợi thế chiến lược lâu dài so với các nước khác tại khu vực biển Đông này.

Các hành động "vùng xám" không phải diễn ra một cách lộn xộn. Trung Quốc đã thực hiện một chiến dịch được dàn dựng hoàn hảo do chính các cấp cao nhất của Đảng cộng sản Trung Quốc và Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) phê duyệt và kiểm soát. Các hành động "vùng xám" không phải là hành động tự do của các chỉ huy chiến thuật. Chúng được lên kế hoạch một cách có chủ đích để phòng ngừa leo thang quân sự và là chiến thuật "bên miệng hố chiến tranh" được lên kịch bản cẩn thận.

Đây là cách mà Bắc Kinh cố tình thực hiện sự hiện diện như vậy của các tàu Hải cảnh Trung Quốc, điều này sẽ gây thêm áp lực buộc chính phủ các nước ASEAN ở biển Đông phải dừng các dự án đó, bằng cách ngầm đe dọa sẽ tiến hành cản trở các hoạt động đó khi cần thiết. Ngay cả khi không nhằm vào các chính phủ, Bắc Kinh mong muốn rằng sự hiện diện liên tục như vậy sẽ khiến các công ty dầu khí liên quan lo lắng, buộc họ phải rút lui khỏi các dự án.

tq1

Tổng thống Indonesia Joko Widodo thăm căn cứ hải quân ở quần đảo Natuna hôm 8/1/2020. AFP

Indonesia phản ứng cứng rắn

Năm 2020, trong "cuộc chiến công hàm", Jakarta đã khẳng định không có tranh chấp biển nào với Bắc Kinh ở Biển Đông hết. Phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế La Hay hồi năm 2016 cũng khẳng định rằng phần lớn các yêu sách biển của Trung Quốc ở Biển Đông không có cơ sở hoặc giá trị pháp lý, từ đó củng cố thêm cho lập trường của Indonesia.

Trả lời Energyvoice, ông Storey – một chuyên gia an ninh của Singapore cho hay : "Trong nhiều năm qua, Indonesia đã đẩy lui các hoạt động đánh bắt cá trái phép của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của mình bằng cách công khai bác bỏ các yêu sách của Bắc Kinh trong ‘đường 9 đoạn’ và tăng cường hiện diện quân sự xung quanh quần đảo Natuna. Nếu lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc bắt đầu can thiệp vào hoạt động khoan ở Lô Tuna, Jakarta sẽ có nhiều lựa chọn, từ phản đối ngoại giao đến triển khai các tàu thực thi pháp luật trên biển và tàu chiến để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình. Tôi nghĩ rằng chúng ta có khả năng sẽ chứng kiến Indonesia phản ứng cứng rắn hơn Malaysia trong các tranh chấp hàng hải với Trung Quốc".

Cách phản ứng của Indonesia sẽ là một bài học kinh nghiệm đáng kể để các quốc gia khác như Việt Nam, Malaysia và Philippines cần học tập.

Sự hăm dọa của Trung Quốc mạnh đến mức không một quốc gia nhỏ nào ở Châu Á có khả năng thách thức sức mạnh của nước này. Tuy nhiên, càng áp dụng các hành động hung hăng trên biển Đông, Bắc Kinh càng khiến các quốc gia cũng có tuyên bố chủ quyền đối với vùng biển này và các quốc gia khác xa lánh. Điều đó mở đường cho Mỹ tăng cường sự hiện diện trong khu vực. Đây chính là điều mà Bắc Kinh cần phải suy nghĩ lại.

Đông Hải

Nguồn : RFA, 23/08/2021

Published in Diễn đàn

Qua màn đấu khẩu gần đây của hai Ngoại trưởng Trung Quốc và Hoa Kỳ, việc Trung Quốc chọn Biển Đông để "rút củi dưới nồi", hạ bớt các mâu thuẫn về nội trị là chuyện tất yếu. Chỉ có những ai quên bài học lịch sử cũng như chưa giải mã thấu đáo thông điệp của Bắc Kinh lâu nay mới mơ hồ về việc Trung Quốc sẽ sớm ra tay ở Biển Đông.

Mỹ phản đối hiếp đáp của Tàu

Biển Đông hiện nay đã trở thành một trong những điểm nóng nổi bật thách thức quan hệ Mỹ – Trung đầy cam go. Washington bác điều mà họ gọi là "tuyên bố chủ quyền lãnh thổ phi pháp của Bắc Kinh" tại vùng biển giàu tài nguyên thiên nhiên này. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã báo động công luận về việc Trung Quốc ngày càng hiếp đáp trên Biển Đông và cảnh báo Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc rằng một cuộc xung đột có thể mang lại những hậu quả nghiêm trọng toàn cầu về an ninh và thương mại. "Một quốc gia (như Trung Quốc) không gánh chịu hậu quả khi phớt lờ các quy định thì ngày càng có nhiều nước khác (theo đuôi mà) không bị trừng phạt và gây bất ổn ở khắp nơi". Ông Blinken nhấn mạnh tại phiên họp của HĐBA/LHQ về an ninh hàng hải ngày 9/8/2021 [1].

tqbd1

Chủ tịch Tập Cận Bình đã tới duyệt cuộc trình diễn hải quân hùng hậu nhân dịp 70 năm thành lập hải quân Trung Quốc, diễn ra ở khu vực biển ngoài khơi cảng Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên hầu hết Biển Đông, trùng với những vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Malaysia, Brunei, Indonesia và Philippines. Hàng tỉ đô la thương mại mỗi năm đi qua hải lộ này, cũng là nơi giàu trữ lượng cá và những mỏ dầu khí. "Chúng ta đã chứng kiến những cuộc chạm trán nguy hiểm giữa các tàu bè trên biển và những hành động khiêu khích để thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền hàng hải bất hợp pháp," Ngoại trưởng Mỹ nói và cho biết thêm rằng, Washington quan ngại trước các hành động "đe dọa và ức hiếp các nước khác không cho tiếp cận hợp pháp các nguồn tài nguyên biển của họ. Và chúng tôi cùng các nước khác, bao gồm cả các bên tranh chấp Biển Đông, đã phản đối hành vi như vậy và các yêu sách hàng hải trái pháp luật ở Biển Đông".

Trước tuyên bố của Ngoại trưởng Blinken ba ngày, hôm 5/8/2021, trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đăng toàn văn bài phát biểu của Ngoại trưởng Vương Nghị về vấn đề Biển Đông mà ông ta vừa phát biểu một ngày trước đó. Đây là bài phát biểu trong cuộc họp trực tuyến với các đồng nhiệm ASEAN ngày 4/8. Bài phát biểu được cho là đề cập bốn nguyên tắc cần tôn trọng là : sự thật lịch sử, luật pháp quốc tế, sự đồng thuận để giải quyết vấn đề Biển Đông dựa trên cơ sở hòa bình và tôn trọng các nước trong khu vực để tránh bị bên ngoài "can dự". Tuy nhiên, thực tế hoàn toàn trái ngược lại tuyên bố của Vương Nghị ! Trong khi Việt Nam, Hoa Kỳ và nhiều nước khác lâu nay đều tôn trọng bốn nguyên tắc trên, thì Trung Quốc hành động ngược lại. Ông Vương Nghị, không chỉ bóp méo sự thật mà còn đánh tráo khái niệm. Năm 2016, Tòa trọng tài quốc tế ở The Hague đã đưa ra phán quyết bác bỏ chủ quyền "đường lưỡi bò" của Trung Quốc. Vốn dĩ, tòa phân xử khi đó được thành lập dựa theo các thủ tục đề ra tại Phụ lục VII của UNCLOS 1982. Chính vì thế, phán quyết vừa nêu được nhiều nước thừa nhận như một căn cứ pháp lý quốc tế [2].

Tuyên bố đi đôi với hành động

Nước Mỹ không tuyên bố suông, nói đi đối với làm. Các nước, vì vậy, không chỉ hoan nghênh mà còn ủng hộ sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Biển Đông trong bối cảnh Bắc Kinh quân sự hóa các thực thể nhân tạo, đồng thời quân sự hóa cả những đội tàu tuần duyên và tàu đánh cá trên vùng biển này. Một quan chức Nhà Trắng mới đây khẳng định trên báo chí : "Chúng tôi không muốn thấy bất kỳ nước nào thống trị khu vực hoặc ‘cậy thế cậy quyền’ để gây phương hại đến chủ quyền của các nước khác". Trong nhiều năm gần đây, Mỹ đã đặt đối trọng với Trung Quốc trong chính sách an ninh quốc gia của mình và chính quyền Biden xem sự cạnh tranh với Bắc Kinh là "thử thách địa chính trị lớn nhất" trong thế kỷ này. Chuyến viếng thăm của bà Harris tới Châu Á (20 – 24/8/2021) cho thấy quyết tâm mới của chính quyền Biden đối với sự hung hăng từ Trung Quốc. Phó Tổng thống Mỹ sẽ nhấn mạnh đến tự do hàng hải trên toàn Biển Đông và rằng, không một nước nào được chèn ép lợi ích của các nước khác [3]. 

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, một nhà phân tích chính trị từ Hà Nội cho rằng, nếu trường hợp xấu nhất chiến tranh xảy ra trên biển thì Đức sẽ bảo vệ Mỹ, đồng minh của mình. Chiến hạm Đức vào Biển Đông cũng từ từ, không có gì đặc biệt. Không như Anh hoặc Pháp. Tàu ngầm Pháp thì cách đây mấy tháng, khi họ đến Biển Đông họ mới tuyên bố. Tàu này mang những đầu đạn hạt nhân và họ nói rõ rằng, chỉ cần bắn hết cơ số đạn họ có sẽ tiêu hủy Bắc Kinh và Thượng Hải. Việt Nam có lý do để hoan nghênh những nước này, bởi những hoạt động của họ trên Biển Đông thứ nhất là phù hợp với luật pháp quốc tế, thứ hai, đó là những tín hiệu về chính trị để nhắc nhở Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế [4].

Tập Cận Bình muốn theo chân Mao đi vào lịch sử. Kể từ khi lên cầm quyền, chủ tịch Trung Quốc đi theo di sản của "Người Cầm Lái Vĩ Đại" đến mức nay được đặt biệt danh "Người Cầm Lái Vĩ Đại 2.0". Ông Tập tứ bề thọ địch để giữ được quyền lực thêm một nhiệm kỳ thứ ba trong Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc sang năm. Trong nội bộ Đảng, đang có một cuộc đấu đá không hồi kết giữa các phe nhóm. Báo Vision Times đưa tin, trang web của Ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc vào ngày 7/8 thông báo, trong nửa đầu năm nay, hơn 90 quan chức cấp cao của hệ thống Chính trị và Pháp luật đã bị điều tra và xử lý, trong đó có cả quan chức cấp cao đã nghỉ hưu. Để thoát khỏi thế "gân gà" hiện nay, cần "rút củi dưới nồi", cần hạ bớt các mâu thuẫn về nội trị, Tập có thể "ra tay" ở Biển Đông [5].

tqbd2

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình duyệt đội danh dự trong lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm Quốc khánh Trung Quốc ở Bắc Kinh hôm 1/10/2019. Hình : Reuters

Vẫn trong phát biểu tại phiên họp của HĐBA/LHQ, Ngoại trưởng Blinken xác quyết vai trò và lợi ích của Washington trong việc giải quyết cách tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông. Ông nói : "Một số ý kiến cho rằng việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông không phải là việc của Hoa Kỳ hay bất kỳ quốc gia nào không phải là bên có tuyên bố chủ quyền đối với các đảo và vùng biển. Nhưng đây là sứ mệnh, và hơn thế nữa, là trách nhiệm của mỗi quốc gia thành viên trong việc bảo vệ các quy tắc mà tất cả chúng ta đã đồng thuận tuân thủ và giải quyết các tranh chấp hàng hải một cách hòa bình". Trong trường hợp Trung Quốc chọn Biển Đông để chuyển lửa ra ngoài, lợi ích quốc gia đòi hỏi Việt Nam phải hành động như thế nào, nếu như căn cứ vào phát biểu của Bộ trưởng và Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam.

Lập trường của Việt Nam

Tối 6/8, tiếp tục chương trình làm việc của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 54 (AMM-54), Hội nghị diễn đàn khu vực ASEAN lần thứ 28 (ARF-28), Ngoại trưởng Bùi Thanh Sơn đã tái khẳng định lập trường nguyên tắc của Việt Nam, nhấn mạnh tầm quan trọng của thúc đẩy lòng tin, kiềm chế không có các hành động làm phức tạp thêm tình hình và gây tổn hại tới môi trường biển. Việt Nam mong muốn các nước tham gia tích cực và đóng góp xây dựng vào đối thoại và hợp tác, vì hòa bình và an ninh bền vững ở khu vực [6]. Lập trường Việt Nam trình bày sau phát biểu của Ngoại trưởng Vương Nghị với các đồng nhiệm ASEAN (ngày 4/8) và trước bài nói của Ngoại trưởng Blinken tại ĐHĐ/LHQ (ngày 9/8) hầu như chẳng chuyển tải bất cứ một đột phá nào trong tuyên bố chính thức. Thậm chí, mặc dù Vương Nghị khẳng định chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, chỉ trích Mỹ và Phương Tây, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng vẫn lạc quan cho rằng, Trung Quốc giờ đây đã chấp nhận quan điểm của ASEAN. Điều đó sẽ định hướng quá trình thương lượng COC thời gian tới.

Khác với phát biểu theo kiểu "mõ làng" của Ngoại giao, các quan chức Bộ Quốc phòng Việt Nam có phần nhìn nhận tình hình Biển Đông nghiêm trọng hơn nhiều. Trong một diễn biến mới nhất hồi đầu hè năm nay, sự việc khoảng 200 tàu Trung Quốc neo đậu dài ngày, từ tháng 3 đến tháng 4 năm nay, ở Bãi Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa, một lần nữa xới lên những xung đột cũ và tiềm tàng những xung đột mới. Theo các chuyên gia, Bãi Ba Đầu nằm trong phạm vi lãnh hải của đảo Sinh Tồn Đông do Việt Nam kiểm soát, do đó thuộc chủ quyền của Việt Nam. Trong khi đó, phía Trung Quốc luôn coi tất cả những gì nằm trong phạm vi "đường lưỡi bò" là thuộc về họ.

Lúc bấy giờ trên cương vị là Tổng Tham mưu trưởng Quận đội, tại một Hội nghị trực tuyến toàn quốc ngày 28/3/2021, Thượng tướng Phan Văn Giang đã đánh giá môi trường chính trị, an ninh khu vực và thế giới nói chung tiếp tục phức tạp, khó lường. Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, trên biển, đảo diễn ra căng thẳng, quyết liệt hơn. Hòa bình, ổn định, tự do an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trên Biển Đông đứng trước những thách thức lớn, tiềm ẩn nguy cơ xung đột. Riêng về Biển Đông, ông Giang phân tích thêm là đang có những diễn biến căng thẳng, đặt ra thách thức lớn trong bảo vệ chủ quyền biển đảo. Hiện đang có sự tranh chấp giữa các nước có liên quan đến Biển Đông như vùng tranh chấp, vùng chồng lấn, vùng chưa phân định rõ ràng, vùng nước lịch sử, vùng cùng đánh cá, thềm lục địa... chưa giải quyết được [7].

kamala3

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin ở Hà Nội hôm 29/7/2021. Hình : AFP

Và ngay sau khi ngồi vào ghế Bố trưởng Quốc phòng, ông Giang đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin và cho biết Việt Nam tiếp tục hợp tác lâu dài trong việc giải quyết các vấn đề di chứng chiến tranh như khắc phục chất độc da cam, hỗ trợ nhân đạo cho nạn nhân chất độc dioxin và rà phá bom mìn, như cũng như nâng cao năng lực thực thi pháp luật hàng hải. Ba lĩnh vực hợp tác mới đã được thống nhất : quân y để chống lại Covid-19 ; các cuộc thảo luận trong tương lai để khám phá nhu cầu và khả năng của nhau trong ngành công nghiệp quốc phòng ; và Bản ghi nhớ về việc Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam tìm kiếm, xác định danh tính và hồi hương hài cốt quân nhân Việt Nam mất tích trong chiến tranh Việt Nam.

Trong một diễn biến liên quan đến hợp tác quốc phòng đa phương, hôm 11/8, truyền thông quốc tế loan tin, các cuộc tập trận quân sự Hợp tác và Đào tạo - SEACAT của 21 nước, do Hoa Kỳ dẫn đầu đang diễn ra tại khu vực Đông Nam Á. Đây là năm thứ 20 cuộc tập trận hàng năm này được tổ chức bao gồm các nước Úc, Bangladesh, Brunei, Canada, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Maldives, New Zealand, Philippines, Hàn Quốc, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan, Đông Timor, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ và Việt Nam. Trong một tuyên bố, Hạm đội 7 của Hải quân Hoa Kỳ cho biết các cuộc tập trận được thiết kế để khuyến khích các quốc gia sử dụng lực lượng hàng hải của họ để nâng cao hiểu biết về ‘môi trường hoạt động, xây dựng năng lực cho các sứ mệnh hỗ trợ nhân đạo, và tuân thủ luật pháp và chuẩn mực quốc tế’. Tin cho biết, trong các cuộc tập trận SEACAT, một trạm điều hành tại Trung tâm Hợp nhất Quốc tế ở Singapore sẽ đóng vai trò là trung tâm điều phối khủng hoảng và chia sẻ thông tin.

Trần Việt Trung

Nguồn : RFA, 15/08/2021

Published in Diễn đàn

Theo bản tin từ Hoàn cầu Thời báo hôm 6 tháng 7 năm 2021, tàu nghiên cứu mới nhất và lớn nhất của Trung Quốc có tên "Đại học Tôn Trung Sơn" sẽ đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trong tháng 10 tới để thúc đẩy thăm dò các vùng biển giàu tài nguyên ; nghiên cứu "hơi nước của ranh giới phía tây của Biển Đông cũng như các vùng biển lân cận nhằm cung cấp hỗ trợ khoa học cho việc phòng chống thiên tai".

xamchiem1

Bản đồ Việt Nam bao gồm hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, được trưng bày tại Bảo tàng Quân đội, Hà Nội. Ảnh chụp ngày 10 tháng 7 năm 2013. AFP

Con tàu được coi là phòng thí nghiệm di động cỡ lớn trên biển này dài 113m, rộng hơn 19m được đóng tại nhà máy đóng tàu Giang Nam - Thượng Hải và mới được bàn giao cho các nhà nghiên cứu thuộc Trường Đại học Tôn Trung Sơn vào tháng trước.

Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 8 tháng 7 năm 2021, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước thông tin Trung Quốc sắp đưa tàu nghiên cứu khổng lồ đến Hoàng Sa, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tuyên bố : "Mọi hoạt động thăm dò, khảo sát và nghiên cứu khoa học tại quần đảo Hoàng Sa mà không được sự cho phép của Việt Nam là xâm phạm chủ quyền và các quyền liên quan của Việt Nam, là bất hợp pháp và vô giá trị".

Theo nhận định của nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc, mỗi lần Trung Quốc gây hấn trên Biển Đông là Việt Nam chỉ có phản đối miệng, ngoài ra không có hành động phản kháng nào khác. Ông nói :

"Chuyện phát ngôn của Bộ ngoại giao Việt Nam so với thực tế ngoài Biển Đông thì ai cũng lấy làm lạ là Việt Nam luôn luôn bị gò ép, luôn luôn bị ăn hiếp, bị lấn áp nhưng tại sao người phát ngôn chỉ có một cách là phản đối miệng, còn hành động quân sự, chiến lược quốc phòng như thế nào thì người dân rất mù mờ. Chưa bao giờ có ai nói một cách công khai là Việt Nam sẵn sàng đối phó với Trung Quốc. Việt Nam chỉ nói có đủ quyết tâm, đủ tiềm lực để đánh bại mọi âm mưu xâm lược một cách chung chung. Ai xâm lược Việt Nam thì cũng không biết !".

xamchiem2

Tàu nghiên cứu mới nhất và lớn nhất của Trung Quốc có tên "Đại học Tôn Trung Sơn" sẽ đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trong tháng 10 tới để thúc đẩy thăm dò các vùng biển giàu tài nguyên

Có giải thích rằng, cách phản ứng của Việt Nam là để giữ vững quan hệ hữu hảo, không cho Trung Quốc cơ hội vin vào bất cứ cớ nào gia tăng tình hình căng thẳng trên Biển Đông. Trong khi đó, Việt Nam vẫn âm thầm chuẩn bị lực lượng quân sự và quốc phòng để sẵn sàng đối phó với mọi âm mưu xâm lược. Cũng có nhiều người đánh giá, Việt Nam không thể làm gì khác vì phụ thuộc quá nặng vào Trung Quốc cả chính trị lẫn kinh tế.

Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia Úc về Việt Nam và vấn đề Biển Đông phân tích thêm với RFA qua email :

"Việt Nam không có lựa chọn nào khác ngoài việc phản đối và bác bỏ việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, khi Trung Quốc cử một tàu nghiên cứu tiến hành các hoạt động. Nếu Việt Nam im lặng, sau này Trung Quốc có thể lập luận rằng Việt Nam đã chấp nhận các yêu sách về "chủ quyền không thể tranh cãi" trên Biển Đông bao gồm cả Hoàng Sa.

Thay vào đó, Việt Nam có thể trình một bản ghi nhớ bổ sung (aide-memoir), ghi chú bằng lời nói hoặc công hàm cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội. Nếu vấn đề được coi là rất nghiêm trọng, Việt Nam nên yêu cầu Đại sứ tại Bắc Kinh phản đối chính thức với Bộ Ngoại giao nước này".

Cũng liên quan Hoàng Sa, mới tháng trước, Tân Hoa Xã đưa tin chính quyền tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã triển khai dự án gắn thẻ tên nhằm ghi nhận các loài thực vật ở hơn 10 đảo và cấu trúc thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đến nay, 500 loài thực vật đã được gắn tên.

Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 24 tháng 6 năm 2021, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng lại tuyên bố : "Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Các hành vi dưới mọi hình thức vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình đều vô giá trị, không được công nhận".

Trong khi Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông, thì trên đất liền, lãnh đạo cao cấp của Việt Nam lại ca ngợi 100 năm đảng cộng sản Trung Quốc ; ca ngợi thành tựu 70 năm của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa…

Ông Đinh Kim Phúc đặt câu hỏi về cách hành xử của giới lãnh đạo Việt Nam :

"Vậy đối ngoại cấp cao giữa hai nước là gì, những thỏa thuận cấp cao giữa hai đảng, hai Nhà nước là gì ? Không ai biết. Phản ứng của Việt Nam như thế có phản ánh được quyết tâm của Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo hay không, hay vấn đề này nó nằm một phần trong chiến lược quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam và Trung Quốc ?

Cách trả lời của Bộ Ngoại giao Việt Nam từ năm này đến năm khác làm cho người dân không biết sự thật, không rõ được quyết tâm bảo vệ tổ quốc của lãnh đạo Việt Nam như thế nào !"

Trung Quốc từ rất lâu đã có tham vọng độc chiếm Biển Đông với "Đường lưỡi bò" tự vẽ bao trọn 75% diện tích mặt nước của Biển Đông.

Đường lưỡi bò xuất hiện lần đầu tiên trong bản đồ Trung Quốc vào năm 1948 với tên gọi "Đường mười một đoạn". Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sau khi thành lập năm 1949 vẫn tự xác định lãnh thổ trên Biển Đông theo đường mười một đoạn này. Đến năm 1953 thì bỏ hai đoạn trong vịnh Bắc Bộ, trở thành "Đường chín đoạn".

Ngày 12 tháng 7 năm 2016, Toà Trọng tài ra phán quyết tuyên bố chủ quyền "Đường lưỡi bò" mà Trung Quốc gọi là "quyền lịch sử" là trái ngược với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển ; Trung Quốc không có bất kỳ cơ sở pháp lý nào để tuyên bố quyền lịch sử đối với những tài nguyên biển trong đường chín đoạn này.

Trung Quốc bác bỏ phán quyết của tòa án. Trong thông cáo ra cùng ngày, Bộ Quốc phòng Trung Quốc khẳng định phán quyết này không ảnh hưởng đến chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.

Phái đoàn Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc hôm 2 tháng 6 năm 2020 đã gởi công hàm cho Tổng thư ký Antonio Guterres, nhấn mạnh rằng Bắc Kinh phải tuân thủ phán quyết La Haye năm 2016. Hoa Kỳ đồng thời yêu cầu cho lưu hành công hàm này cho tất cả các quốc gia thành viên như tài liệu chính thức của Đại hội đồng.

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 10/07/2021

Published in Diễn đàn

Có thêm Châu Âu tham gia ‘khiêu khích’ Trung Quc

Trân Văn, VOA, 19/05/2021

Binh sĩ Nht, M và Pháp vn đang tiếp tc luyn tp nâng cao kh năng phi hp tác chiến trong cuc tp trn được đnh danh là ARC21. Đây là cuc tp trn đu tiên trên lãnh th Nht có s tham gia ca quân đi mt quc gia Châu Âu và quân đi Úc.

lienminh1

Tàu nghiên cu ca chính ph Nht ti đo tranh chp mà Nht gi là Senkaku, Trung Quc gi là Điếu Ngư, 2012. Hình minh ha.

ARC21 bt đu vào th ba va qua (18/5/2021) và s kéo dài cho đến hết tun này vi ba đt riêng bit các khu vc khác nhau trên lãnh th Nht. Trong hai đt đu tiên, Thy quân lc chiến ca Lc lượng Phòng v Nht cùng vi Thy quân chiến ca Pháp và M luyn tp phi hp tác chiến trong khu vc đô th ti Nagasaki (1), cũng như phi hp đ b t đường bin vào và đ b t trên không bng trc thăng vi mc tiêu gi đnh là ngăn chn đi phương tn công chiếm đo ti Miyazaki.

Đt cui cùng (din ra vào cui tun này), thy quân lc chiến và hi quân Nht, Pháp, M s phi hp vi Úc tp trn bin Hoa Đông. Có 11 chiến hm thuc bn quc gia (Nht, Pháp, M, Úc) tham gia đt tp trn th ba ca ARC21 (2).

***

Ông Nobuo Kishi, B trưởng Quc phòng Nht t ra rt hào hng khi Pháp, quc gia duy nht Châu Âu điu đng quân đi thường trú khu vc n Đ Thái Bình Dương. Ông Kishi bo đó là bng chng cho thy Pháp đng tình và chia s vi Nht quan nim cn gi cho khu vc này thông thoáng và t do. B trưởng Quc phòng Nht hi vng trong tương lai, quan h gia Nht và Pháp s khng khít hơn. Pháp đã hơn mt ln khng đnh có li ích chiến lược ti n Đ - Thái Bình Dương và s bo v li ích này.

Người được Nht giao trách nhim giám sát ARC21, ông Yasuhide Nakayama, Th trưởng Quc phòng, cũng phn chn y ht như thế. Ông Nakayama xem ARC21 là cơ hi quý đ Lc lượng Phòng v Nht duy trì và cng c kh năng cn thiết nhm bo v các hòn đo xa xôi ca Nht. Ông Nakayama nói thêm vi báo chí : Khi tham gia ARC21, chúng tôi có dp chng t vi phn còn li ca thế gii n lc bo v lãnh th, lãnh hi và không phn ca Nht.

Nhng sĩ quan ch huy các đơn v ca Pháp và M nhn đnh ngn gn hơn. Trung tá Henri Marcaillou, đi din quân đi Pháp, bo rng : Pháp xem ARC21 là quan trng vì thy rng cn sát cánh vi nhng bên chia s quan đim, li ích ca mình trên thế gii. Còn Trung tá Jerrmy Nelson, đi din quân đi M thì tin rng : Khi Nht, M, Pháp có th cùng luyn tp, c ba quc gia chng t có th cùng nhau hành đng vì mt mc tiêu chung hoc s nghip chung.

***

Thi gian va qua, Trung Quc thường xuyên ch trích M và Nht hành x theo tư duy thi còn Chiến tranh Lnh và liên tc"khiêu khích" Trung Quc, song yêu sách vô li ca Trung Quc v ch quyn bin Đông, bin Hoa Đông (đo Senkaku Điếu Ngư) và li hành x hung hăng ca Trung Quc c trên bin ln trong vn đ Đài Loan đã khiến s quc gia tham gia… "khiêu khích" Trung Quc vi mc đ… "khiêu khích" mi ngày mt cao hơn.

Sau khi đu hàng đng minh lúc chiến tranh thế gii th hai kết thúc, Nht đã gii tán quân đi, ch t chc Lc lượng phòng v. Chính các yêu sách vô li v ch quyn và cách hành x càn r ca Trung Quc đã khiến Nht tái lp lc lượng Thy quân lc chiến vào năm 2018 đ bo v các đo và nâng cao kh năng tn công, tái chiếm nhng lãnh th xa b. T đó đến nay, Thy quân lc chiến Nht thường xuyên tp luyn vi Thy quân lc chiến M và gi có thêm Thy quân lc chiến Pháp cùng tham gia.

"Khiêu khích" Trung Quc không nhng ch có M, Nht. Lo ngi v tham vng chi phi toàn b khu vc n Đ - Thái Bình Dương ca Trung Quc, Úc ri n đã tuyên b liên kết vi M đ kim chế Trung Quc. Riêng Châu Âu, tuy Pháp là quc gia đu tiên gi b binh tham gia tp trn ti Nht nhưng Anh đã tuyên b s điu đng Hàng không mu hm Queen Elizabeth và hi đi h tng đến tun tra ti bin Đông vào cui năm nay. Đc cũng đã loan báo s điu đng mt khu trc hm thc hin nhim v tương t.

Trân Văn

Nguồn : VOA, 19/05/2021

Chú thích

(1) https://www.marinecorpstimes.com/news/your-marine-corps/2021/05/11/japan-us-france-hold-1st-joint-drills-on-japanese-land/

(2) https://www.marinecorpstimes.com/news/your-marine-corps/2021/05/16/japan-us-france-hold-military-drill-eyeing-china-presence/

(3) https://www.marinecorpstimes.com/news/your-marine-corps/2018/04/10/first-japanese-amphibious-combat-unit-activated-since-wwii-welcomed-by-us-marines/

*********************

Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực tình báo trên Biển Đông với Hoa Kỳ

Thiên Di, RFA, 19/05/2021

Đe dọa từ Trung Quốc

Cho tới những năm gần đây, sự trỗi dậy trên nhiều lĩnh vực của Trung Quốc đã khiến khu vực Biển Đông trở thành "thùng thuốc súng" nguy hiểm trên thế giới. Mục tiêu quan trọng của Trung Quốc là phải độc chiếm được biển Đông của nước này, từ đó tạo đà cho Trung Quốc vươn ra Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, thỏa mãn "giấc mộng Trung Hoa" của mình.

lienminh2

Tàu ngầm nguyên tử của Trung Quốc ở Biển Đông hôm 12/4/2018 - Reuters

Các hành động hung hăng trên biển Đông của Trung Quốc đã góp phần đẩy Việt Nam - nước láng giềng đồng thời cũng là nước "xã hội chủ nghĩa anh em" của Trung Quốc ra xa khỏi quỹ đạo của Trung Quốc, đồng thời Việt Nam cũng xích lại gần với Hoa Kỳ - cựu thù của Việt Nam trước đây.

Việt Nam đang dần nhận ra không thể tin tưởng Trung Quốc được khi "chủ nghĩa bành trướng lãnh thổ" ăn sâu vào trong máu của lãnh đạo Trung Quốc. Tuy nhiên, với các năng lực quân sự trên biển thì Việt Nam còn rất lâu mới có thể theo kịp được Trung Quốc. Chính vì vậy, Việt Nam đã phải cầu viện sự giúp đỡ trong việc xây dựng các năng lực trên biển từ Hoa Kỳ để đối phó trước hải quân Trung Quốc hung hăng và mạnh mẽ.

Ai mạnh hơn ai ?

Trung Quốc càng ngày càng tăng cường việc sử dụng sức mạnh của mình ở khu vực này, trong số đó có hoạt động tình báo, giám sát và trinh sát (ISR) trên Biển Đông.

Cho đến nay, theo nhiều chuyên gia, Trung Quốc đã có nhiều tiến bộ ấn tượng về số lượng, sự đa dạng và chất lượng của năng lực ISR trên Biển Đông của họ.

Tuy nhiên, năng lực ISR của Mỹ tại khu vực này vẫn vượt trội hơn. Đối với Trung Quốc, Biển Đông là nơi trú ẩn cho các tàu ngầm hạt nhân đánh chặn của nước này đóng tại căn cứ hải quân Du Lâm (Yulin) trên đảo Hải Nam, giúp ngăn cản một đợt tấn công đầu tiên. Mỹ muốn khai thác khu vực trú ẩn này bằng cách sử dụng ISR để phát hiện, theo dõi và nếu cần có thể tấn công các tàu ngầm của Bắc Kinh. Trung Quốc phản ứng bằng cách phát triển khả năng vô hiệu hóa ISR của Mỹ tại một số khu vực mà nước này chiếm giữ trên Biển Đông trong thời gian xảy ra xung đột. Các hệ thống lắp đặt nói trên đóng vai trò then chốt đối với an ninh của Trung Quốc và nước này sẽ không thay đổi, bất chấp những đe dọa từ phía Mỹ và các quốc gia khác.

lienminh3

Hai tàu của Trung Quốc dừng ngày trước tàu thăm dò USNS Impeccable của Mỹ ở Biển Đông hôm 8/3/2009. Reuters

Những động lực chiến lược cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến các đồng minh và đối tác của Mỹ ở Châu Á. Thật vậy, các quốc gia cung cấp địa điểm cho ISR của Mỹ, trong đó gồm Malaysia, Philippines và Singapore, có thể trở thành mục tiêu của Trung Quốc nếu xung đột Mỹ-Trung nổ ra. Theo Felix Chang, một cựu sĩ quan tình báo Mỹ, việc Trung Quốc cải thiện năng lực ISR trên Biển Đông đã được chứng minh thông qua thời gian phản ứng nhanh nhạy hơn của lực lượng hàng hải đối với các sự kiện tại đây. Felix Chang cho rằng Trung Quốc có ý định "phát triển một mạng lưới ISR có khả năng tấn công các tàu xa bờ".

Sau khi lắp đặt radar trên đất liền và ven biển cùng các thiết bị định hướng tần số cao tại các địa điểm như Đá Vành Khăn ở quần đảo Trường Sa, đồng thời trang bị thêm vệ tinh, máy bay cảnh báo sớm trên không và máy bay không người lái, Trung Quốc có thể "tạo ra một pháo đài hải quân nhằm răn đe hạt nhân trên biển". Hiện tại, Trung Quốc vẫn chưa thể sánh ngang với mạng lưới khổng lồ gồm các máy bay ISR, tàu nổi, tàu ngầm, vệ tinh và máy bay không người lái của Mỹ - trong đó nhiều loại có chức năng chuyên biệt, giống như tàu do thám Impeccable. Cho đến nay, Mỹ có lực lượng máy bay do thám lớn nhất và giàu năng lực nhất thế giới, được gọi là các máy bay tình báo tín hiệu (SIGINT). Hơn nữa, Mỹ còn trang bị cho hầu hết các tàu chiến hàng đầu của hải quân nước này, như tàu tuần dương lớp Ticonderoga, tàu khu trục lớp Arleigh Burke và các tàu ngầm, nhằm thực hiện các nhiệm vụ SIGINT. Năng lực ISR qua vệ tinh của Mỹ vượt xa Trung Quốc, chưa kể đến những đóng góp tiềm năng về khí tài quân sự đến từ các đồng minh và đối tác của nước này, như Nhật Bản, Australia và Đài Loan. Các khí tài ISR của Mỹ thu thập thông tin liên lạc giữa các trung tâm chỉ huy và kiểm soát của Trung Quốc, cũng như các hệ thống radar và vũ khí, trong đó có tên lửa đất đối không, pháo phòng không và máy bay chiến đấu. Các tàu thăm dò ISR khác của Mỹ thu thập thông tin tình báo theo dạng "có thể hành động" đối với chiến tranh viễn chinh và chiến tranh bất thường.

Theo báo cáo của Cơ quan An ninh quốc gia-hải quân Mỹ về vụ va chạm giữa một máy bay do thám của nước này với máy bay chiến đấu Trung Quốc năm 2001, Mỹ có khả năng xác định vị trí và thu thập các đường truyền liên quan đến tàu ngầm Trung Quốc, cũng như so sánh tương quan giữa chúng với các tàu cụ thể. Mỹ cũng có thể triển khai một số nhiệm vụ ISR nhằm kích động phản ứng của các lực lượng quân đội bị nhắm đến, qua đó giúp chặn đứng luồng thông tin liên lạc. Trung Quốc đã có nhiều hoạt động khiêu khích Mỹ trong vấn đề này. Ví dụ như vụ va chạm giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan máy bay EP-3 và P-8A Poseidon, cùng các tàu của Hải quân Mỹ như Impeccable và Bowditch.

Việt Nam cần dựa vào Mỹ

Mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ trên mọi phương diện, kể cả trong lĩnh vực nhạy cảm là an ninh đang tiếp tục được thắt chặt trong những năm gần đây. Điều này được thể hiện qua nhận định gần đây của Cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, Daniel Kritenbrink, cho rằng hai nước hầu như có lợi ích song trùng về vấn đề an ninh và ổn định khu vực. Điều đó lý giải vì sao Chính quyền Biden quyết định coi Việt Nam là đối tác chính ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương khi đưa tên Việt Nam, mà không phải hai đồng minh của Mỹ ở khu vực là Philippines và Thái Lan, vào Hướng dẫn chiến lược an ninh tạm thời mới được công bố đầu tháng 3/2021. Quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam mới chỉ là quan hệ đối tác toàn diện, nhưng theo nhà phân tích Grossman, quan hệ này trên thực tế đã ở mức chiến lược.

Một trong các lĩnh vực hợp tác giữa hai bên, đó chính là giúp Việt Nam tăng cường các hoạt động ISR trên biển Đông. Từ năm 2015, chính quyền Obama đã đồng ý cung cấp khoản trợ cấp 40 triệu USD cho việc tăng cường hoạt động ISR của Việt Nam (1).

lienminh4

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng hôm 31/5/2017. Reuters

Năm 2017, trong tuyên bố chung Việt – Mỹ trong chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam lúc đó, ông Nguyễn Xuân Phúc, cũng có nhắc tới việc tăng cường hợp tác an ninh và tình báo giữa hai bên (2).

Mặc dù hai bên không cho biết cụ thể là hoạt động hợp tác an ninh và tình báo giữa hai bên là gì, nhưng giới chuyên môn nhận xét đó là các thông tin ISR trên biển Đông mà Việt Nam cần có để chuẩn bị nếu xảy ra một cuộc tấn công trên biển từ Trung Quốc.

Trước đây, các thông tin ISR dạng này được phía Liên Xô cung cấp cho Việt Nam. Các hoạt động thu thập thông tin ISR của Việt Nam bị hạn chế rất nhiều, bởi vì các thông tin này phải thu thập bằng các vệ tinh và các thiết bị sonar ngầm dưới đáy biển, trong khi phương tiện và khả năng của Việt Nam không cho phép. Hiện nay, Việt Nam mới chỉ có vệ tinh dùng cho mục đích dân sự, không có các vệ tinh quân sự. Chính vì vậy, các thông tin ISR mà Hoa Kỳ cung cấp rất có giá trị cho hải quân Việt Nam.

Gần đây, phía Hoa Kỳ đang nỗ lực thúc đẩy việc tăng cường các hoạt động giao lưu và hợp tác quốc phòng Việt – Mỹ lên một tầm cao mới. Tuy nhiên, thời gian vừa qua, các quan chức Việt Nam dường như tập trung vào Đại hội Đảng lần thứ 13, thực chất là cuộc sắp xếp lại các vị trí nhân sự cao cấp của Việt Nam. Hy vọng trong thời gian tới, quan hệ hợp tác và giao lưu quốc phòng Việt – Mỹ sẽ tiếp tục phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực hợp tác và chia sẻ thông tin ISR giữa hai bên.

Thiên Di

Nguồn : RFA, 19/05/2021

***********************

Nhật, Việt Nam phản đối các hành động bành trướng trên biển của Trung Quốc

Thụy My, RFI, 18/05/2021

Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính và đồng nhiệm Nhật Bản Yoshihide Suga trong cuộc điện đàm hôm 17/05/2021 đã cùng phản đối các hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc trên biển.

lienminh5

Thủ tướng Nhật Yoshihide Suga, tại Tokyo, ngày 14/05/2021. Reuters - Pool

Japan Today cho biết, trong cuộc trao đổi đầu tiên giữa ông Phạm Minh Chính kể từ khi nhậm chức vào tháng trước với thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga, hai nhà lãnh đạo Việt-Nhật cùng phản đối các hành động bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Hai nhà lãnh đạo bên cũng bày tỏ quan ngại sâu sắc trước việc Bắc Kinh áp dụng luật mới cho phép tuần duyên bắn vào các tàu bị xem là đi vào vùng biển thuộc chủ quyền Trung Quốc.

Theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản, trong cuộc điện đàm dài 30 phút, thủ tướng Nhật Yoshihide Suga khẳng định : "Chúng tôi muốn siết chặt quan hệ (giữa Nhật Bản và Việt Nam) để thiết lập một vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở".

Cuộc điện đàm do phía Việt Nam đề nghị diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông, áp bức các láng giềng nhỏ yếu và liên tục quấy nhiễu vùng biển chung quanh quần đảo Senkaku do Nhật Bản kiểm soát tại Biển Hoa Đông.

Hai thủ tướng Phạm Minh Chính và Yoshihide Suga cũng đề cập đến khả năng hợp tác trong các lãnh vực hạ tầng cơ sở, năng lượng, môi trường, kỹ thuật số, đồng thời tái khẳng định nỗ lực giải quyết các vụ công dân Nhật bị Bắc Triều Tiên bắt cóc trong quá khứ.

Việt Nam và Nhật Bản sẽ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2023.

Tổng thống Philippines cấm các thành viên nội các nói về Biển Đông 

Theo Reuters, hôm nay 18/05/2021, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã ra lệnh cấm các thành viên trong nội các phát biểu công khai về Biển Đông, sau khi các bộ trưởng nước này mạnh mẽ lên tiếng đả kích các hành vi của Trung Quốc trên vùng biển tranh chấp. Ông Duterte nói rằng vẫn có thể thảo luận về Biển Đông, nhưng chỉ trong phạm vi nội bộ.

Sau khi lên nắm quyền năm 2016, ông Duterte đã tỏ ra hòa hoãn với Trung Quốc để đổi lấy đầu tư và tín dụng. Tuy nhiên, các bộ trưởng ngoại giao, quốc phòng và các cố vấn của ông có quan điểm cứng rắn trước Bắc Kinh, nhất là từ khi hàng trăm tàu được cho là của dân quân biển Trung Quốc tập trung trong một thời gian dài tại Đá Ba Đầu (Whitsun Reef), rạn san hô thuộc cụm Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa, gây quan ngại cho Philippines lẫn Việt Nam.

Thụy My

Nguồn : RFI, 18/05/2021

**********************

Đài Loan có thể là căn cứ cho quân đội Mỹ khi bùng nổ xung đột với Trung Quốc

Theo chuyên gia Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Quốc gia Đài Loan (INDSR), hòn đảo này có thể trở thành căn cứ quan trọng của lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ trong trường hợp xảy ra xung đột với Trung Quốc. Thông tin được truyền thông Đài Loan hôm nay, 17/05/2021, loan tải.

dailoan1

Cờ Đài Loan (trái) và Hoa Kỳ. Theo một chuyên gia Đài Loan, hòn đảo này có thể trở thành căn cứ quan trọng cho Thủy Quân Lục Chiến Mỹ trong trường hợp xung đột với Trung Quốc.  © Reuters/Tyrone Siu

Báo mạng Đài Loan Taiwan News dẫn một báo cáo của chuyên gia Tạ Phái Học (Hsieh Pei-hsueh), thuộc Viện Quốc phòng và An ninh Quốc gia Đài Loan, về vai trò của Đài Loan trong trường hợp nổ ra xung đột khu vực.

Theo chuyên gia Tạ Phái Học, để đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của Trung Quốc tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, nhiều quan chức cấp cao của Thủy quân Lục chiến Mỹ cho rằng lực lượng này cần phải nâng cao năng lực chiến đấu, để có thể thực hiện các cuộc tấn công chính xác tầm xa và tiến hành các chiến dịch quân sự xuất phát từ nhiều căn cứ hiện đại tại khu vực.

Chuyên gia của INDRS khẳng định là khi xung đột bùng nổ với Trung Quốc, các hoạt động của Thủy quân Lục chiến Mỹ tại "chuỗi đảo đầu tiên", như các hoạt động đổ bộ và tấn công đảo, sẽ diễn trong những điều kiện không mấy thuận lợi, chẳng hạn như không đủ yểm trợ. Theo ông Tạ Phái Học, Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ có thể sử dụng ít nhất sáu cảng của Đài Loan, hai cảng Nghi Lan, Hoa Liên thuộc đảo chính Đài Loan, và bốn cảng tại Lục đảo, đảo Lan Tự, đảo Lưu Cầu và quần đảo Đông Sa, để làm các căn cứ tiền phương.

"Chuỗi đảo đầu tiên" là một khái niệm trong chiến lược quân sự của Hoa Kỳ, được hoạch định đầu thập niên 1950, nhằm ngăn chặn các tham vọng quân sự của Trung Quốc. Chuỗi đảo này trải dài từ quần đảo Kuril (Đông Bắc Á), đến Nhật Bản, Philippines và đảo Borneo (Indonesia). Trong chuỗi đảo này, Đài Loan có vị trí đặc biệt quan trọng.

Theo nhà phân tích Viện INDRIS, để ngăn chặn các cuộc tấn công từ Trung Quốc, Thủy quân Lục chiến Mỹ có thể sử dụng tên lửa hành trình BGM-109G để phối hợp với tên lửa hành trình Hùng Phong 2 E (Hsiung Feng II E) của Đài Loan tiêu diệt các căn cứ phòng thủ của Trung Quốc, phá hủy các máy bay đổ bộ của Trung Quốc, cũng như lực lượng tên lửa tấn công của Trung Quốc.

Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Quốc gia Đài Loan là một viện tư vấn độc lập, hoạt động dựa vào tài trợ của chính phủ. Chủ tịch Viện INDSR là đại tướng Hoắc Thủ Nghiệp (Huoh Shoou-yeh), cố vấn chiến lược của tổng thống, nguyên tổng tham mưu trưởng Quân đội Đài Loan.

Trong những ngày gần đây, nhiều dấu hiệu cho thấy Washington và Đài Bắc siết chặt hợp tác quân sự để sẵn sàng đối phó với đe dọa xâm lược từ Trung Quốc. Hôm 11/05, lần đầu tiên Đài Loan bắn thử hỏa tiễn tầm trung không đối không tân tiến AIM-120 mua của Mỹ. Truyền thông Đài Loan cho hay, việc bắn thử hỏa tiễn diễn ra với sự chấp thuận của Washington.

Trọng Thành

***********************

Đài Loan tập trận bắn hỏa tiễn không đối không, với sự đồng ý của Mỹ

Trọng Thành, RFI, 15/05/2021

Lần đầu tiên Hoa Kỳ chấp nhận để Đài Loan bắn thử hỏa tiễn tầm trung không đối không tân tiến AIM-120. Theo truyền thông Đài Loan, động thái này cho thấy chính quyền Mỹ ngày càng tỏ rõ sự hậu thuẫn đối với Đài Loan về mặt quân sự, trước nguy cơ xâm lược của Bắc Kinh.

dailoan2

Chiến đấu cơ F-16 của Không Quân Đài Loan. Ảnh cuộc tập trân ngày 22/05/2019 ở miền đông Đài Loan.  AP - Chiang Ying-ying

Tuần san Pháp Courrier International, dẫn lại tờ Đài Loan Tự Do Thời Báo (Ziyou Shibao) hôm 13/05/2021, cho hay, vào lúc 5 giờ 35 phút, ngày 11/05, bốn chiến đấu cơ Đài Loan F-16V, mỗi chiếc mang hai tên tầm trung AIM-120, cất cánh từ căn cứ không quân Jiayi, tây nam hòn đảo. Hai chiến đấu cơ đã bắn thử hai tên lửa và cả hai đều trúng đích, theo Tự Do Thời Báo. Tự Do Thời Báo tiết lộ : "vụ bắn thử này nhạy cảm đến mức mà bộ Quốc Phòng và bộ Tư Lệnh Không Quân coi như một nhiệm vụ bí mật".

Theo tổng biên tập tạp chí Quốc Phòng quốc tế (Quanqiu Fangwei), cuộc tập trận bắn thử tên lửa không đối không tầm trung này cho thấy Hoa Kỳ bắt đầu tỏ rõ quyết tâm giúp Đài Bắc "kháng cự lại Trung Quốc".

Phát biểu trên báo Taiwan News, nhà phân tích Tô Tử Vân (Su Tzu-yun), thuộc Viện Nghiên cứu An ninh và Quốc phòng Quốc gia Đài Loan, nhận định là việc chính quyền Biden sẵn sàng cho phép Đài Loan bắn thử một vũ khí tân tiến và nhạy cảm như vậy cho thấy Washington tin tưởng Đài Bắc.

Nghị sĩ đảng cầm quyền Dân Tiến Vương Định Vũ (Wang Ting-yu) bình luận : sự kiện này có thể cho thấy Washington muốn chứng tỏ với Bắc Kinh là Đài Loan đã sẵn sàng về quân sự để chống lại một cuộc tấn công của Trung Quốc.

Năm 2000, Washington đã cho phép bán cho Đài Loan 200 tên lửa AIM-120 không đối không tầm trung. Thoạt tiên các tên lửa này được giữ lại tại đảo Guam của Hoa Kỳ, nằm ở tây Thái Bình Dương. Mỹ đã quyết định chuyển cho Đài Loan loại vũ khí này, sau khi Trung Quốc nhận được tên lửa tầm trung của Nga AA-12 vào năm 2003.

Trọng Thành

Published in Diễn đàn

Trung Quốc tìm kiếm gì ở vùng biển sâu khi đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông ?

Bãi Đá Vành Khăn (Mischief Reef), Đá Chữ Thập (Fiery Cross), Đá Xu Bi (Subi Reef), rồi gần đây là Bãi Đá Ba Đầu (Whitsun Reef), Trung Quốc dần dần tăng sự hiện diện và đòi hỏi chủ quyền theo một chiến lược kiên trì, chậm rãi, tạm gọi là "trì hoãn chiến lược" (strategic delay).

biendong1

Phi đạo do Trung Quốc xây trên đảo nhân tạo Đá Xu Bi (Subi Reef) ở Trường Sa, nhìn từ một phi cơ vận tải C-130. Ảnh tư liệu chụp ngày 21/04/2017.  © Francis Malasig/Pool Photo via AP

Vị trí chiến lược quân sự, con đường huyết mạch giao thương hàng hải chỉ là bề nổi. Nguồn cung khoáng chất đất hiếm dưới đáy những vùng biển tranh chấp này mới là điều cốt lõi cho tham vọng bá chủ công nghệ của Trung Quốc.

Trong cuộc đua này, khi đưa ra tầm nhìn "Made in China 2025", Bắc Kinh khẳng định hai mục tiêu : Tham vọng trở thành quốc gia đi đầu trong lĩnh vực sản xuất bình điện (ắc-qui), pin sử dụng trong giao thông và nhiều lĩnh vực công nghệ cao, đồng thời sẽ là một trong những nước sản xuất các thiết bị điện tử tiên tiến nhất trên thế giới. Do vậy, ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc là tập trung phát triển và đổi mới các lĩnh vực như chip bán dẫn, công nghệ hàng không hay như robotic.

Để thực hiện hai mục tiêu này, việc tiếp cận nguồn cung đất hiếm đóng một vai trò thiết yếu. Chiến lược cốt lõi của Trung Quốc là tiếp tục duy trì vị thế thống trị thị trường sản xuất và xuất khẩu đất hiếm mà nước này có được từ ba thập kỷ qua. Là quốc gia cung cấp 90% lượng đất hiếm tiêu thụ trên toàn cầu, Trung Quốc có đủ sức mạnh để hạn chế hay mở rộng xuất khẩu đất hiếm nhằm duy trì nguồn cung và mức giá theo ý của mình.

Vậy vai trò của Trung Quốc trên thị trường đất hiếm tác động ra sao đến chính sách Biển Đông ? Theo hai tác giả, Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với hai mối đe dọa tiềm tàng cho nguồn cung ứng đất hiếm.

Thứ nhất, vào lúc kinh tế Trung Quốc phát triển mạnh và tầng lớp trung lưu tăng nhanh, chính phủ Trung Quốc dự báo khả năng cạn kiệt các mỏ khai thác đất hiếm to lớn ở trong nước. Thứ hai, Trung Quốc cũng đã tận dụng được nhiều nguồn đất hiếm thô từ nhiều nước khác như Cộng hòa Dân chủ Congo, nhưng sự ổn định lâu dài hạn trong việc tiếp cận những nguồn tài nguyên bên ngoài vẫn còn là một vấn đề.

Để đối phó với những mối đe dọa trên, Trung Quốc phải mở rộng nguồn cung đất hiếm ở bên ngoài. Đáy Biển Đông chứa đựng một lượng dồi dào các mẫu khoáng chất nhỏ : Hạch đa kim (Nodules polymétalliques). Và Trung Quốc đã có được một công nghệ khai thác ở vùng nước sâu tân tiến nhất thế giới. Khả năng thu hoạch các hạch đa kim và đất hiếm mà Trung Quốc đang có là vô song.

Với việc Cơ quan quản lý Đáy biển quốc tế đưa ra những quy định về khai thác các mỏ khoáng sản dưới đáy biển, Bắc Kinh cho rằng cách tốt nhất để tiếp tục bảo đảm việc tiếp cận và nguồn cung ứng khoáng sản đáy biển cũng như là đất hiếm ngoài khơi, là coi những vùng biển này như là lãnh thổ có chủ quyền.

Do vậy, theo hai tác giả, Trung Quốc sẽ không được lợi gì nếu chiến tranh xảy ra, bởi vì mục tiêu chính của nước này là tìm cách kiểm soát nguồn cung ứng và giá cả của đất hiếm ít nhất là trong vòng ¼ thế kỷ tới. Hơn bao giờ hết, Trung Quốc cũng hiểu rõ những hạn chế về sức mạnh thị trường đất hiếm hiện nay của mình.

Bài học kinh nghiệm năm 2010 sau vụ Bắc Kinh trừng phạt Tokyo trong cuộc tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư cho thấy việc ban hành lệnh cấm xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản và ra thế giới đã làm giá cả đất hiếm tăng vọt đến 2.000%, làm xói mòn chính thị trường của Trung Quốc khi có nhiều tác nhân mới tham gia vào ngành khai thác đất hiếm.

Từ những nghiên cứu này, các tác giả đưa ra các kết luận : Việc bảo đảm nguồn cung ứng đất hiếm dồi dào, có chi phí thấp để ổn định nhu cầu ngày càng lớn trong nước sẽ mang lại cho Trung Quốc một vị thế tốt tạo thành công trong các nỗ lực kinh tế đầy tham vọng nhưng đồng thời tiếp tục thống trị thị trường toàn cầu là mục tiêu chính. Với những đích ngắm này, các cuộc đối đầu ở Biển Đông sẽ không sớm kết thúc nhưng chiến tranh cũng có thể không xảy ra.

Các mục tiêu về sức mạnh thị trường sẽ tiếp tục thúc đẩy Bắc Kinh từng bước mở rộng phạm vi tiếp cận hàng hải và khẳng định các đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông. Việc bác bỏ phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực La Haye năm 2016 cho thấy rõ bất kỳ đề xuất giải pháp nào cho những tranh chấp lãnh hải mà bỏ qua những đòi hỏi kinh tế đều có khả năng gặp thất bại !

Minh Anh

Nguồn : RFI, 10/05/2021

Published in Diễn đàn

Sự sụt giảm lớn hoạt động của đội tàu đánh cá Trung Quốc trong suốt năm 2020 có thể không cung cấp bức tranh đầy đủ, với sự gia tăng gây hấn gần đây ở Biển Đông khiến nhiều người một lần nữa đặt câu hỏi về động cơ thực sự của Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp.

PHILIPPINES-CHINA-MARITIME-DIPLOMACY

Trung Quốc đang tìm cách gia tăng sự kìm kẹp trên Biển Đông có thể do tình trạng mất an ninh lương thực ở quê nhà.

Đội tàu đánh cá Trung Quốc quy tụ lại với nhau với 220 chiếc nằm lặng lẽ trong khúc quanh của rạn san hô hình boomerang ở Biển Đông.

Đầu tiên đội thuyền xuất hiện vào tháng 12 năm 2020 tại Bãi Ba Đầu, ở trung tâm của Quần đảo Trường Sa đang tranh chấp nóng bỏng, cách bờ biển Philippines khoảng 135 km về phía tây.

Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại Bắc Kinh, nói với báo chí vào cuối tháng trước rằng các tàu đánh cá chỉ đơn giản là trú ẩn khỏi gió mạnh – nhưng không ai biết chắc chắn tại sao các tàu lại ở đó. Họ không câu cá, và họ không di chuyển nhiều. Họ chỉ ở đó, thả neo trong vùng biển mà 5 quốc gia khác nhau tuyên bố chủ quyền : Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines và Malaysia.

Ở các vùng biển khác, hơn 200 tàu đánh cá có thể không phải lo lắng nhiều – trong trường hợp này, nơi các tàu ‘dân quân tự vệ’ của Trung Quốc đã hoạt động như một đội tiên phong cho các mục tiêu lãnh thổ của Trung Quốc, một đội tàu như thế này đủ để tranh giành lực lượng không quân Philippines. Giờ đây, khi các máy bay phản lực thường xuyên giám sát đội tàu, Philippines lo ngại rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang tìm cách bắt đầu xây dựng một đảo nhân tạo mới để củng cố thêm yêu sách đối với rạn san hô gây tranh cãi.

Việc tìm kiếm câu trả lời cho sự hiện diện lâu dài của Trung Quốc ở những vùng biển này thường liên quan đến các mỏ dầu và khí đốt sinh lợi dưới biển, cũng như việc kiểm soát tuyến đường thủy với một phần ba thương mại hàng hải của thế giới đi qua. Nhưng theo Rashid Sumaila, giáo sư kinh tế đại dương và thủy sản tại Đại học British Columbia và là giám đốc Đơn vị Nghiên cứu Kinh tế Thủy sản tại Viện Đại dương và Thủy sản UBC, có lẽ tài sản bị bỏ qua nhiều nhất của biển là của cải sống.

"Đánh bắt quá nhiều ở đó [Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á] cần rất nhiều, vì có một lượng lớn [cá] xung quanh Biển Đông. Nơi các trò chơi chính trị đang diễn ra. Chúng tôi nói với [những người yêu sách], cá này rất quan trọng đối với người dân", ông nói.

Khi Trung Quốc cố gắng củng cố các tuyên bố chủ quyền trên biển, những tin đồn lâu dài về tình trạng mất an ninh lương thực đã xuất hiện trong nước. Vào tháng 8 năm 2020, Chủ tịch Trung Quốc Tập đã nhấn mạnh rằng Covid-19 có "đã phát ra tiếng chuông báo thức " về rác thải thực phẩm, sau đó phát động "Chiến dịch đĩa sạch" để cố gắng ngăn chặn lãng phí thực phẩm.

Nhà phân tích quốc phòng người Singapore Andy Wong tin rằng Trung Quốc đang tìm cách gia tăng sự kìm kẹp trên Biển Đông do tình trạng mất an ninh lương thực ở quê nhà.

"Nếu Trung Quốc gặp vấn đề khi cho họ ăn từ đất liền thì họ sẽ ngày càng đổ ra biển, "Wong nói. "[Trung Quốc sẽ lấy] từng chút lãnh thổ ven biển và vùng lãnh hải tranh chấp ở Biển Đông mà họ có thể nhúng tay vào, để đưa ra yêu sách đối với bất kỳ nguồn tài nguyên nào mà họ có thể lấy được".

Trung Quốc gặp một phức tạp và khó khăn nhất trong quản lý khai thác thủy sản trên thế giới. Tuy nhiên, quản lý khai thác thủy sản hiện nay đang có vẻ dài hạn, tập trung vào việc tăng cường bảo tồn tài nguyên và phục hồi sinh thái. Những nỗ lực này sẽ chứng kiến sự tăng trưởng chậm hơn trong nuôi trồng, đánh bắt hải sản và đánh bắt nước ngọt so với những thập kỷ trước.

Dữ liệu từ nhóm minh bạch đánh bắt cá thương mại Global Fishing Watch cũng cho thấy một con số tàu cá Trung Quốc khổng lồ đang hoạt động giảm 18,4% và số giờ đánh bắt ít hơn 10,7% vào năm 2020 so với 2018-201.

Nhưng ngành công nghiệp đánh bắt cá dường như đang bị thu hẹp đã không ảnh hưởng đến nhu cầu về cá vẫn tăng. Người tiêu dùng đang ăn hải sản nhiều hơn bao giờ hết, tiêu thụ 21% protein động vật ở Trung Quốc so với mức trung bình toàn cầu là 16%. Các cuộc điều tra của chính phủ về tiêu dùng hộ gia đình đã cho thấy mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người của quốc gia tăng lên từ 3,1 kg năm 1985, lên 11,4 kg năm 2016. Con số đó không bao gồm tiêu dùng ngoài gia đình, có thể thêm lên 35%.

Hongzhou Zhang là một thành viên nghiên cứu tại trường đại học công nghệ Nayang giải thích rằng có sự khác biệt giữa việc đánh bắt cá biển và cá nước ngọt của Trung Quốc đang chậm lại và nhu cầu tiêu thụ cá ngày càng tăng của người tiêu dùng Trung Quốc.

"Điều đó có nghĩa là Trung Quốc hoặc sẽ phải nhập khẩu nhiều hơn từ thị trường quốc tế, hoặc người tiêu dùng Trung Quốc sẽ buộc phải tiêu thụ ít [cá] hơn, giống như trường hợp thịt lợn", Zhang nói. "Tôi có thể nói rằng đó là bức tranh tổng thể, một điều khá đáng lo ngại về nguồn cung thịt, đối với thịt lợn, thịt bò và các sản phẩm thủy sản".

Tabitha Grace Mallory, người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Viện Hải dương Trung Quốc và là giáo sư liên kết tại Đại học Washington, giải thích rằng Trung Quốc đang chuyển sang nhập khẩu ngày càng nhiều từ nước ngoài để nuôi những kẻ đói khát ở quê nhà.

Tất cả điều này là do tầng lớp trung lưu ngày càng tăng của Trung Quốc muốn thưởng thức loại hải sản đắt tiền đánh bắt ở nước ngoài như cá đao, mực, cá ngừ, cũng như các loại có giá cao hơn như cua, tôm hùm và cá hồi.

"Điều đó hơi khác so với vấn đề an ninh lương thực. Người ta không có nguy cơ chết đói, "Mallory nói. "Trước đây, người dân Trung Quốc thường ăn hải sản chất lượng thấp, giá rẻ. Giờ đây, mô hình tiêu dùng đã thay đổi ".

Ngay cả khi an ninh lương thực không phải là yếu tố hàng đầu trong nỗ lực vươn ra biển của Trung Quốc, việc tiếp cận ngư nghiệp có thể hấp dẫn vì các lý do kinh tế.

Một số nhà quan sát cho rằng lợi ích dài hạn của Trung Quốc có thể là tự trở thành cường quốc trung tâm trong ngành đánh bắt cá để cuối cùng sẽ bán cá lại cho các bên tranh chấp biển khác. Khi nền kinh tế đang phát triển của Trung Quốc cung cấp các lựa chọn công việc dễ dàng hơn cho những ngư dân thích ở đất liền hơn, thì trong tương lai, ngành cá Trung Quốc dẫn đầu có thể có nhiều thủy thủ hơn các quốc gia Đông Nam Á. Ngư dân từ các quốc gia đi biển khác có thể quay trở lại vùng biển mà họ từng đánh bắt, phục vụ trên các tàu Trung Quốc trong các khu vực tranh chấp được tổ chức an toàn hơn dưới quyền của Trung Quốc.

Theo nghiên cứu của ông, điều này đã dẫn đến sự gia tăng lao động từ các quốc gia Đông Nam Á, như Việt Nam và Philippines, xuất hiện trên các tàu cá Trung Quốc.

"Những người đánh cá [Trung Quốc] đi biển vài năm, sau đó họ mở cửa hàng, và họ không muốn ra khơi nữa, "Zhang nói. Trong những năm qua, ông đã thực hiện nhiều chuyến đi đến các làng chài trên khắp Trung Quốc, nói chuyện với ngư dân để hiểu rõ hơn về cuộc sống đang thay đổi của họ.

"Giờ đây, người lao động [Trung Quốc] có thể có cơ hội tốt hơn mà không cần phải tham gia vào các ngành thủy sản, vì vậy bây giờ sẽ thấy lao động từ các quốc gia Đông Nam Á, như Việt Nam và Philippines, bắt đầu xuất hiện nhiều hơn trên các tàu cá Trung Quốc. "

Zhang tin rằng xu hướng này sẽ tiếp tục, và cũng tin rằng Biển Đông có thể trở thành thị trường của ngư dân bán buôn cá. Ông nói rằng đây đã là một lĩnh vực mà các học giả Trung Quốc đang thúc đẩy, để phát triển thương mại thủy sản giữa các quốc gia có tuyên bố chủ quyền.

Nhưng khó có thể xuất hiện các dấu hiệu hợp tác ngay bây giờ.

Năm vừaTrung Quốc làm quá trong các vùng biển tranh chấp, thực hiện các hành động bán quân sự và chính trị-pháp lý mới ở Biển Đông, thành lập hai đặc khu hành chính mới và thực thi điều đó bằng hải quân. Lo sợ điều này sẽ ảnh hưởng đối với quyền tiếp cận vùng biển của chính họ, Hoa Kỳ đã đẩy lùi những tuyên bố này, thông báo "tăng cường" chính sách của Hoa Kỳ liên quan đến các yêu sách của Trung Quốc trên biển.

Mallory cho rằng sự gia tăng gây hấn gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông có thể Trung Quốc đang tận dụng tối đa để quốc tế ít chú ý hơn về vấn đề này khi họ đang bận tâm về đại dịch Covid-19.

"Ông Mallory nói, Trung Quốc có thể đạt được một số lợi ích ở Biển Đông mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài. Điều này đã được thể hiện ở mọi nơi. Cũng giống như thái độ của họ đối với Đài Loan và Hồng Kông ".

Đối với ông Zhang, không thể giải thích chiến lược của Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp chỉ qua một lăng kính, cho dù đó là an ninh lương thực, kiểm soát tài nguyên hay chủ nghĩa cơ hội địa chính trị.

"Toàn bộ tình hình của vấn đề đánh bắt phức tạp hơn nhiều so với một câu chuyện đơn lẻ, "ông nói. "[Nhưng] Trung Quốc vẫn sẽ phải đánh bắt cá. Dù họ có thích hay không.

Ashley Lambard

Nguyên tác : How much is fish driving Chinese aggression in the South China Sea ?, Globe, 05/04/2021

Khánh An dịch

Nguồn : VNTB, 12/04/2021

Published in Diễn đàn