Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Lời giới thiệu của người dịch : Lâu nay người Trung Quốc bàn cãi nhiều về vấn đề nền văn học lâu đời của họ chưa có tác phẩm nào được xếp vào hàng tác phẩm văn học đỉnh cao thế giới, chưa có nhà văn nào được coi là nhà văn tầm cỡ thế giới. Giải Nobel Văn 2012 trao cho Mạc Ngôn (trong hình) không làm thoả mãn cơn khát giải Nobel của họ và dường như họ đã nhanh chóng quên đi niềm vinh hạnh ấy. Tháng 12/2012, từ Stockholm trở về cho tới nay, Mạc Ngôn chưa được một lãnh đạo cấp cao nào tiếp kiến. Ngược lại ông được "đón tiếp" ngay bằng cuốn "Phê phán Mạc Ngôn" của hai giáo sư tiến sĩ văn học Lý Bân và Trình Quế Đình xuất bản tháng 4/2013, gồm bài viết của hơn 40 nhà phê bình văn học vạch ra 9 khuyết điểm lớn của Mạc Ngôn. Tiếp đó mạng xã hội có nhiều bài phê phán tác phẩm của Mạc Ngôn bôi xấu Trung Quốc, hợp với ý đồ của phương Tây… Tình hình nói trên cho thấy sự phức tạp, bế tắc, bi quan trên văn đàn Trung Quốc. Bài dưới đây của nhà thơ Tây Xuyên dưới tiêu đề "Trung Quốc hiện nay chưa có nhà văn tầm cỡ thế giới ! Tất cả chỉ là những trò vui chơi bịp bợm" là một ví dụ.

nhavan1

Mạc Ngôn (Mo Yan) tiết lộ ChatGPT đã giúp ông tạo ra "ngàn lời khen ngợi theo phong cách Shakespeare" cho bài phát biểu tại lễ trao giải - Ảnh : Jonathan Wong

Ngay cả khi [Trung Quốc] có vài nhà văn lần lượt giành được giải thưởng lớn văn học quốc tế và cũng có vài nhà văn đã trở thành "con cưng" của giới xuất bản nước ngoài, thì vị thế nằm bên rìa nền văn học thế giới của văn học đương đại Trung Quốc vẫn là một thực tế không thể chối cãi. Từng có một nhà văn nước ngoài nói đùa với tôi (thực ra là giễu cợt văn học đương đại Trung Quốc) : "Hãy xem kìa, nhà văn Trung Quốc là những cây bút giỏi nhất toàn cầu, vì các bạn đã giành được hơn một nửa giải thưởng văn học quan trọng của thế giới !". Khi nghe câu nói ấy, tôi chỉ có thể cười he he.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tổ chức một số cái gọi là liên hoan văn học quốc tế, liên hoan thơ quốc tế và trung tâm sáng tác quốc tế, thế nhưng một số nhà văn nước ngoài được mời đến lại là người sống ở Hồng Kông, Macao, và một số thực ra chủ yếu là các nhà Hán học. Cũng có những nhà văn nước ngoài thực sự giỏi, nhưng sau khi họ được mời đến rồi thì các phương tiện truyền thông, các viện, trường và cơ quan nghiên cứu khoa học của chúng ta đã không khai thác suy nghĩ của họ. Họ được thu xếp đi tham quan du lịch như để tô điểm cho các hoạt động "giao lưu quốc tế" của chúng ta.

Tình hình hiện nay là chúng ta có rất ít nhà văn được mời tham gia các hoạt động giao lưu văn học thực sự đỉnh cao của nước ngoài, và các đợt liên hoan văn học trong nước của chúng ta vẫn chưa thể tạo ra khả năng va chạm trí não và gặp gỡ trái tim giữa các nhà văn Trung Quốc với nhà văn nước ngoài. Từ việc mời khách, việc xây dựng chủ đề trò chuyện, cho đến việc thu xếp các hoạt động, bố trí địa điểm tổ chức sự kiện, liên hoan văn học cần hướng đến việc thúc đẩy tạo ra nhiều giao lưu, đối thoại có hiệu quả. Nhân tiện xin nói thêm, tốt hơn hết, các nhà tổ chức hoạt động văn hóa, văn học và các quan chức văn hóa của chúng ta chớ nên có những cách hành xử phản tác dụng gây hại cho các hoạt động giao lưu văn hóa và văn học quốc tế. Nên nói ít làm nhiều.

Những kẻ quê mùa không làm được việc giao lưu quốc tế đâu. Trong các hoạt động chính thức chớ có sử dụng những bản dịch của phần mềm dịch máy. Nhân thể nói thêm, các loại trung tâm viết văn quốc tế hoặc dự án viết văn quốc tế được thành lập gần đây phải cân nhắc xem nên dùng ngôn ngữ làm việc nào khi các nhà văn Trung Quốc và nước ngoài sinh hoạt cùng nhau. Xin bổ sung, các dự án viết quốc tế của trường đại học nước ngoài thường hay tổ chức hội thảo về các vấn đề chính trị, xã hội và các vấn đề dịch thuật, không chỉ thảo luận về văn học mà còn tổ chức các buổi đọc thơ đọc truyện.

Có một lớp giấy cần phải chọc thủng : Những nhà văn, nhà thơ nước ngoài không thuộc đẳng cấp cao, cho dù họ mang những cái tên John, tên James, David hay Michael, họ cũng đều biết tiền bạc và cũng biết quyền lực, và biết phải bám lấy ai khi đến Trung Quốc, và sau khi về nước nên tâng bốc ai, tạ ơn ai. Đấy là nội dung của xã hội học văn học, nó khác với việc xây dựng văn học chân chính. Trung Quốc có nhà văn và nhà thơ lớn tầm cỡ thế giới hay không, thì việc chúng ta đóng cửa nói với nhau cũng chẳng là cái quái gì, những vị John và James không rõ lai lịch kia có nói gì thì cũng không đáng quan tâm. Chỉ có sự đồng thuận giữa các khối óc lớn, tâm hồn lớn của Trung Quốc và nước ngoài mới là thứ quan trọng.

Vài năm gần đây có mấy vị đoạt giải Nobel văn học, gồm Llosa, Soyinka, Coetzee, Naipaul, v.v., được mời đến thăm Trung Quốc (dường như nhờ thế mà đồng bào ta biết tới giải Nobel). Có điều Coetzee được mời, nhưng không mời văn học Nam Phi. Llosa được mời, nhưng không mời văn học Tây Ban Nha. Các vị đại văn hào ấy nói về bản thân. Họ chẳng thèm nói về đồng nghiệp của mình. —— Nói về họ thì cũng được, nhưng các vị giáo sư, nhà văn, nhà thơ Trung Quốc lại chưa sẵn sàng trò chuyện thực sự sâu sắc với họ, Trung Quốc thiếu những bộ óc tầm cỡ quốc tế.

Các học giả Trung Quốc đã không tiếc công sức để bày tỏ sự ngưỡng mộ tới mức độ lố bịch đối với nền văn hóa lớn mạnh của phương Tây. Nhưng họ lại ít hiểu biết về văn học Ấn Độ, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ, thế giới Ả Rập, Ukraine, Gruzia (tôi chỉ nêu ra vài ví dụ). Đầu óc chúng ta quen dùng tiền bạc và quyền lực để đánh giá các nền văn hoá ; trong những cái đầu ấy chưa thể hình thành một "bản đồ thế giới" thực sự nào. Về điểm này, có lẽ sự khác biệt giữa chúng ta với những đầu óc thời cuối triều đại nhà Thanh không lớn như chúng ta nghĩ.

Ta thường nói Trung Quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa hiện đại phương Tây, tác phẩm văn học nước ngoài bày trong các hiệu sách cũng không thể nói là ít, nhưng cho đến nay chúng ta vẫn chưa thực sự bước vào hiện trường văn học nước ngoài. Những gì được giảng dạy trong các trường đại học là văn học nước ngoài trước thời kỳ đầu thế kỷ 20, và có lẽ chúng ta cũng dành nhiều sự quan tâm đến những nhà văn cổ điển và nhà văn lớn công thành danh toại, và không coi trọng lắm những nhà văn đang ở vào thời kỳ sáng tác sôi nổi và đang tích lũy danh tiếng. Trong giao lưu văn học, trước hết phải hiểu hoàn cảnh văn học của đối phương. Trong tình hình hiện tại, các nhà tổ chức giao lưu văn hóa, nhà xuất bản của chúng ta còn hiểu biết rất ít về tình hình thực tế sáng tác văn học phong phú, văn học lập thể của người ta.

Khi nhà văn nước ngoài đến nước ta, họ thường được hỏi đã đọc qua tác phẩm nào của nhà văn Trung Quốc. Người ta thường cáo lỗi nói rằng họ chưa làm quen với văn học Trung Quốc hoặc miễn cưỡng nhắc đến một hai cái tên tác phẩm nào đó. Nhưng ở nước ngoài — ví dụ ở Mỹ —phần lớn các tác phẩm văn học Trung Quốc đương đại ở một số thị trường là "văn học tố khổ". Mà văn học kể khổ là một sản phẩm của ý thức Chiến tranh Lạnh, nó được chống lưng bởi lương tâm quốc tế. Sự tỉnh ngộ của người Đức đối với bọn Đức Quốc xã trong Thế chiến II và sự tái suy ngẫm của người Đông Âu đối với chế độ chuyên quyền của Stalin đã tạo thành định hướng chính trị của giới trí thức quốc tế đương đại.

Trong những năm gần đây, chính phủ và các cơ quan xuất bản ở ta đã thực hiện nhiều dự án "Đi ra ngoài", phiên dịch và xuất bản một số lượng lớn tác phẩm Trung Quốc. Nhưng chỉ một mực chú ý đẩy các nhà văn nổi tiếng trong nước ra quốc tế, mà chẳng quan tâm đến việc quốc gia sở hữu ngôn ngữ mục tiêu ấy có những nhà văn nào được hoan nghênh, đã hình thành sở thích đọc sách như thế nào, độc giả quan tâm đến vấn đề gì, có những trào lưu tư tưởng nào, và logic của lịch sử văn hóa của họ ra sao… như thế thì cuốn sách mà bạn đã dày công phiên dịch và xuất bản sẽ có thể có ít người đọc. Tại quầy sách ế đặt bên ngoài một hiệu sách lớn ở Berlin, tôi thấy có bày bán bản dịch tiếng Đức của các nhà văn Trung Quốc nổi tiếng (hơn nữa còn do các nhà xuất bản Đức xuất bản) ; giá bán chỉ một Euro một cuốn mà chẳng thấy ai mua.

Giao lưu văn học là một công việc chuyên nghiệp. Sự thiếu tính chuyên nghiệp đã làm giảm đáng kể hiệu ứng giao lưu văn học nước ngoài của chúng ta, và rất khó để bước vào hiện trường văn học của đối phương. Vấn đề này không chỉ thể hiện ở việc quảng bá văn học Trung Quốc đương đại, mà trong việc quảng bá và truyền bá văn hóa cổ đại cũng thế. Ví dụ, chúng ta coi Lão Tử và Khổng Tử là báu vật của văn hoá Trung Quốc, và nghĩ rằng nên dịch những tác phẩm kinh điển này ra tiếng nước ngoài. Thế nhưng chỉ riêng trong thế giới nói tiếng Anh đã tồn tại hàng trăm bản dịch "Lão Tử" rồi, bạn có tăng thêm một bản "Lão Tử" do người Trung Quốc dịch bằng tiếng Anh sách giáo khoa thì cũng chẳng có ý nghĩa gì.

Ở nước ngoài hiện nay đã có nhiều tổ chức giao lưu văn hóa Trung Quốc, chẳng hạn như Viện Khổng Tử, Trung tâm Văn hóa Trung Quốc, nhưng việc giao lưu vẫn còn có thể thực hiện chuyên nghiệp hơn. Ví dụ, ngoài việc lưu trữ sách giáo khoa Hán ngữ và sách phổ biến văn hóa ra, thư viện của Viện Khổng Tử nên được tổ chức thành nơi trưng bày văn hóa và văn học Trung Quốc quy mô nhỏ, nên mua sắm các tác phẩm văn học Trung Quốc do địa phương đó phiên dịch, xuất bản. Như vậy sẽ giúp người dân bản địa quan tâm Trung Quốc có thể dễ dàng tìm thấy nơi tìm hiểu Trung Quốc.

Khi các nhà văn Trung Quốc ra nước ngoài, đôi khi họ tổ chức một buổi thuyết trình tại Viện Khổng Tử, nhưng phần lớn thính giả lại là người Trung Quốc, không mời được các nhà văn bản địa có thể đối thoại, điều này chẳng khác gì tổ chức một hoạt động văn học ở Trung Quốc. Lẽ ra các tổ chức văn hóa Trung Quốc ở nước ngoài có thể hiểu được hiện trạng văn học địa phương một cách kịp thời và chính xác, có thể tích cực chủ động liên hệ với giới văn hóa và giới trí thức địa phương, đồng thời với việc cung cấp về Trung Quốc những thông tin văn học mới nhất, còn có thể xây dựng một kênh trao đổi đi lại với nhau cho các nhà văn Trung Quốc và nước ngoài. Thế nhưng họ chưa làm được điều đó.

Tại Trung tâm Văn hóa Trung Quốc ở Madrid, Tây Ban Nha, tôi được xem cuộc triển lãm tranh hoa và chim "mua thêm son hồng vẽ hoa mẫu đơn" của một họa sĩ hạng nhất quốc gia. Các phòng trưng bày nghệ thuật lớn ở Madrid bày đầy những tác phẩm của Greco, Velázquez, Goya, Picasso và Dali. Nếu bạn định đến Tây Ban Nha làm một cuộc trưng bày mỹ thuật thì bạn không được coi nhẹ kiến thức và gu thẩm mỹ nghệ thuật của người Tây Ban Nha. Các hoạt động trao đổi văn học và văn hóa cũng vậy. Về điểm này, lại phải chọc thủng một lớp giấy nữa : Bất kỳ ai đã đi triển lãm ở nước ngoài, tổ chức các buổi hòa nhạc, hoặc giành được những cái gọi là giải thưởng quốc tế, chúng ta đều phải hỏi : Bạn có tự bỏ tiền ra không ? Địa điểm trưng bày của bạn có phải do người Trung Quốc ở nước ngoài tổ chức hay không ? Giải thưởng của bạn có phải do người Trung Quốc ở nước ngoài thiết lập hay không ? —— nên nhớ rằng giày da do người Ôn Châu sản xuất ở Ý còn được gọi là "Made in Italy" nữa là !

Trung Quốc không có cộng đồng trí thức hải ngoại. Người Israel, người Ba Lan và thậm chí cả người Mexico đều có cộng đồng trí thức của riêng họ rải rác khắp thế giới, nhưng Trung Quốc thì không có. Đã bao giờ Khu phố Tàu và Phố Tàu ở các nước từng tổ chức những buổi đọc tác phẩm văn học ? Hàng năm vào dịp Tết âm lịch, người Hoa ở Khu Phố Tàu đều múa sư tử, bán thuốc y học cổ truyền Trung Quốc, diễn kịch, nghe tương thanh, tung hô tán thưởng các diễn viên và ca sĩ nổi tiếng trong Gala Lễ hội Mùa xuân của Truyền hình Trung ương Trung Quốc – những chuyện ấy họ làm rất thành thạo. Nhưng tất cả đều chỉ là trò vui chơi mà thôi ! Tôi ghét cay ghét đắng những chuyến đi du lịch nước ngoài bằng tiền nhà nước của các quan chức, tôi cũng căm ghét những chuyến dùng tiền công quỹ đi nước ngoài tổ chức biểu diễn trò vui chơi của những người gọi là nghệ sĩ. Cái trò chơi, trò chơi, trò chơi ấy chơi đến chết vẫn chưa xong, chưa hết. Trang Tử cũng ghét, Mạnh Tử cũng ghét, Khuất Nguyên cũng ghét, Tuân Tử cũng ghét, Hàn Phi Tử cũng ghét.

Tây Xuyên

Nguyên tác : 西川:中国当代没有世界级作家!全是骗人的杂耍 (Nishikawa : "Không có nhà văn đẳng cấp thế giới ở Trung Quốc đương đại ! Tất cả chỉ là dối trá"), 30/02/2023

Nguyễn Hải Hoành biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 18/01/2024

Additional Info

  • Author Tây Xuyên, Nguyễn Hải Hoành
Published in Diễn đàn

Trong lúc dân s Trung Quc đang già đi và lc lượng lao đng gim sút, nước này đang đi mt vi mt s thách thc ln v nhân khu hc, chng hn như khuyến khích các cp v chng sinh nhiu con và khuyến khích gii tr kết hôn.

kethon1

Tr sơ sinh được khám sc khe hàng ngày ti bnh viên h sn Thái Nguyên, tnh Sơn Tây, Trung Quc.

Theo d liu công b tun trước, hơn phân na s dân Trung Quc trong đ tui t 25 đến 29 vn chưa kết hôn, tính ti năm 2023.

Đi vi nhiu thanh niên Trung Quc, ngày càng có nhiu lý do đ không cưới v, ly chng.

Khi được hi ti sao chưa kết hôn, ông Zhang Yu, 32 tui, cho biết : "Hôn nhân, sinh con và vay tin mua nhà, ô tô đu là nhng khon n phi tr, là nhng khon thu chi t tương lai". "Khi kinh tế suy thoái nhìn thy rõ, nếu không có ngun thu nhp thì ch có th gim chi tiêu".

Ông Zhang sng phía đông bc Trung Quc và làm vic cho mt công ty cơ s h tng đã ct gim lương vào năm 2023. Ông cho biết lương đã gim khong 30%.

Ông Zhang, người yêu cu dùng tên gi đ nói chuyn thng thn vi VOA, cho biết : "Tôi cũng thm mng vì mình đã không kết hôn và sinh con. Nếu không, tôi s gp rc ri to".

Nn kinh tế trì tr ca Trung Quc và t l thanh niên tht nghip cao vào năm 2023 đã làm tăng thêm nhng lo lng mà gii tr Trung Quc đang phi đi mt. Các nhà phân tích không lc quan v trin vng kinh tế ca Trung Quc vào năm 2024.

Jacey Zhang là mt cô gái 27 tui đc thân đến t Bc Kinh, hin đang sng vi b m. T chế giu bn thân và hoàn cnh ca mình, cô t gi mình là "k tht bi, tht vng trong xã hi".

Cô nói vi đài VOA : "Không có vic làm, bn không th tìm được người phi ngu". Tuy nhiên, cô cho biết vi hoàn cnh hin ti, vic đc thân còn d hơn kết hôn.

"Mt người đ ăn, c nhà không đói", cô nói.

Cô nói vi các phóng viên rng mc dù b m cô có đ kh năng lo cho cô sng nhà nhưng gia đình cô li không khá gi v mt tài chính và vic kết hôn s tn nhiu tin hơn.

Bà Fang Xu, ging viên ti Đi hc Berkeley ca California, nhn thy mi liên h gia t l kết hôn thp và t l thanh niên tht nghip cao k lc.

Bà tin rng xu hướng "bàng quan" ph biến, tc chi b s cnh tranh gay gt hay nhng k vng ca xã hi, không ch nh hưởng đến s nghip ca gii tr mà còn nh hưởng đến kế hoch kết hôn.

"Bn phi bàng quan trong s nghip, ri bn cũng phi bàng quan trong vic kết hôn và sinh con, vì bn không có tin đ sinh con và kết hôn", bà nói.

Theo Cc Thng kê Quc gia Trung Quc, t l tht nghip thành th ca thanh niên t 16 đến 24 tui nước này đt mc cao k lc 21,3% vào tháng 6 năm 2023. Sau đó, chính quyn Trung Quc đã ngng công b s liu. Mt s ước tính đưa ra t l này lên ti 40%.

Ông Zhang cho biết vì lý do tài chính, bn bè ca ông không mun có con, ngay c khi h đã kết hôn. Ông cũng đã gp mt s ph n trong nhng bui hn hò mà hai bên chưa h gp nhau, h đã nói rõ rng h mun hai bên kết hp thu nhp, không có con.

"Niên giám Thng kê Dân s và Vic làm Trung Quc 2023" xut bn vào tháng 12 năm ngoái cho thy trong s nhng người mi la tui, t l chưa kết hôn là 51,3% nhóm tui 25-29, 18,4% nhóm tui 30-34 và 8% nhóm tui 35-39.

Chính sách kết hôn

Mt s chính quyn đa phương đã đưa ra các chính sách thúc đy hôn nhân. Chính quyn huyn Trường Sơn tnh Chiết Giang s thưởng cho các cô dâu mi cưới t 25 tui tr xung s tin 150 đô la - mt s tin nh đã gây bão ch trích trên mng.

Mt người bình lun tên Jianghu Li Fuxiang nói : "Nếu kết hôn là điu tt thì ti sao cn phi thúc đy ? Ai li không mun có tin thưởng cơ ch ?"

Theo "Bch thư v nhng điu trong k ngh kết hôn 2021" ca công ty truyn thông xã hi Tencent, chi tiêu trung bình ca mi cp uyên ương cho mt đám cưới là 25.000 đô la vào năm 2020.

Trong khi phúc trình ca Tencent cho biết đi dch dường như không nh hưởng đến chi tiêu, nhưng Covid-19 đã khiến mt s bc cha m tp trung nhiu hơn vào sc khe và ít thúc ép đa con duy nht ca h kết hôn.

Các bin pháp zero-Covid hà khc ca Trung Quc cũng khiến người dân gp khó khăn khi ra ngoài hoc mua nhng nhu yếu phm cn thiết cho cuc sng hàng ngày, và nhiu người tr phi gác li kế hoch kết hôn và sinh con.

Theo "Niên giám thng kê Trung Quc 2023", tng s công dân Trung Quc kết hôn ln đu vào năm 2022 là 10,5 triu, tc gim hơn 1 triu so vi năm trước.

Theo phúc trình thng kê hàng quý mi nht do B Ni v Trung Quc công b, tng s cp kết hôn vào năm 2022 là 6,8 triu, tc gim 10,5% so vi năm 2021 và là mc thp mi k t năm 1986.

Người Trung Quc cũng ch đi lâu hơn đ kết hôn. Đ tui trung bình ca các cp v chng đăng ký kết hôn đã chuyn dn t dưới 24 tui năm 2013 lên trên 30 theo s liu mi nht.

Mc dù t l kết hôn tăng tr li phn nào vào năm 2023 nhưng s v ly hôn cũng tăng lên. Trong ba quý đu năm 2023, Trung Quc đăng ký 5,7 triu cuc hôn nhân và 2 triu v ly hôn. So vi cùng k năm 2022, s đăng ký kết hôn tăng 245.000 cp, trong khi s đăng ký ly hôn tăng 330.000 cp.

Vào tháng 10, Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình kêu gi ph n cn "tích cc nuôi dưỡng nn văn hóa mi v hôn nhân và sinh con, đng thi tăng cường hướng dn quan đim ca gii tr v hôn nhân, sinh con và gia đình".

Bà Xu, ging viên ti Berkeley, cho biết điu này khiến nhiu người đt câu hi ti sao h phi nên làm theo li khuyên đó.

"Là ph n, tôi có bng đi hc. Bn mun tôi t b s nghip, làm mt người v, người m tt và phc v bn ? Ti sao tôi phi sng cuc sng như vy ?"

Ông Zhang cho rng các quan đim chính tr khác nhau cũng nh hưởng đến hôn nhân ca mi người. Ông nói giá tr ca ông rt khác so vi giá tr ca nhiu ph n mà ông gp trong nhng bui hn hò mà hai bên chưa tng gp nhau. Ông t gi mình là "k ni lon nhn được tin tc [chng Trung Quc] trên Twitter". Nhưng ông cho biết nhng ph n ông hn hò đu không quan tâm đến chính tr.

Nguồn : VOA, 05/01/2024

Additional Info

  • Author VOA tiếng Việt
Published in Châu Á

Với quyền kiểm soát ‘an ninh kinh tế’ ngày càng tăng, Bộ An ninh Quốc gia đang tỏ ý sẽ mạnh tay đàn áp các ý kiến tiêu cực.

tcb01

Tập Cận Bình phát biểu tại Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương ở Bắc Kinh. Cơ quan tình báo của ông gần đây đã xuất hiện trên WeChat để cảnh báo về "những dự đoán sáo rỗng bôi nhọ nền kinh tế Trung Quốc". © Tân Hoa Xã/Kyodo

Hồi đầu tháng này, ban lãnh đạo Trung Quốc đã tổ chức hội nghị thường niên để đề ra các chính sách kinh tế cho năm tới, nhưng cơ quan tình báo của đất nước lại là cơ quan đầu tiên báo cáo chi tiết về những gì đã được quyết định trong cuộc họp.

Điều kỳ lạ thứ hai là một câu trong tuyên bố được Bộ An ninh Quốc gia đăng trên mạng xã hội WeChat. Nó ám chỉ một cuộc trấn áp những ý kiến tiêu cực liên quan đến nền kinh tế Trung Quốc.

"Đang nổi lên nhiều dự đoán sáo rỗng bôi nhọ nền kinh tế Trung Quốc", câu này xuất hiện trong một phần đề cập đến việc tăng cường kiểm soát các hành vi bất hợp pháp liên quan đến an ninh kinh tế. Nó cũng nói thêm, "Những lý thuyết sai lầm về ‘sự suy thoái của Trung Quốc’ đang được lan truyền nhằm tấn công hệ thống xã hội chủ nghĩa đặc sắc của Trung Quốc".

Điều đáng chú ý ở đây là : nhiều khả năng sẽ xuất hiện một sự chuyển đổi cơ cấu trong hoạch định chính sách kinh tế của Trung Quốc. Các dấu hiện đã xuất hiện từ mùa hè, khi Bộ An ninh Quốc gia tạo tài khoản chính thức trên nền tảng WeChat.

Bài đăng đầu tiên của tài khoản này, vào ngày 1/8, có dòng tiêu đề khiến người ta phải rùng mình "Chúng ta cần huy động toàn bộ xã hội Trung Quốc để trấn áp và ngăn chặn hoạt động gián điệp".

Thật ngạc nhiên khi cơ quan tình báo lại có những tuyên bố công khai đến vậy trên WeChat. Tuy nhiên, ngăn chặn gián điệp và tiến hành các hoạt động phản gián vẫn là vai trò chính của cơ quan này.

Bảo vệ nền kinh tế Trung Quốc thì lại không phải vai trò chính của họ. Tuy nhiên, bài đăng gần đây sau Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương, được tổ chức từ ngày 11 đến ngày 12 tháng 12, và các bài đăng tương tự sau một cuộc họp chính sách kinh tế quan trọng khác vào cuối tháng 10 cho thấy Bộ này đang mở rộng phạm vi hoạt động của mình.

Một nguồn tin Trung Quốc trong lĩnh vực kinh tế cho biết "Thật kỳ lạ là các chính sách kinh tế của Trung Quốc trong năm tới, những chính sách vừa được thông qua, lại do Bộ An ninh Quốc gia giải thích".

Bài đăng gần đây ẩn ý về một cuộc đàn áp có thể xảy ra đã cho thấy rằng ngay cả những người giải thích tình hình kinh tế đang suy yếu của Trung Quốc bằng cách sử dụng các sự kiện và số liệu khách quan cũng có thể rơi vào tầm ngắm. Trong trường hợp xấu nhất, họ có nguy cơ bị bắt giữ nếu "nói quá nhiều".

Các bài đăng trên mạng xã hội của cơ quan tình báo này xuất hiện vào thời điểm các ý kiến nổi bật trên mạng Internet Trung Quốc dường như đều bác bỏ quan điểm chính thức được công bố rộng rãi của chính phủ, rằng nền kinh tế đang "phục hồi".

Các chuyên gia kinh tế đang cố gắng giải thích tình hình nghiêm trọng của đất nước, nói rằng các công ty nước ngoài đang rời khỏi Trung Quốc, các công ty tư nhân đang mất động lực, và niềm tin của người tiêu dùng đang suy giảm. Lời giải thích của họ đi kèm với số liệu thống kê về dòng vốn đầu tư, nguồn cung tiền, và các chỉ số khác.

Nhiều bài giải thích trong số này không trực tiếp đề cập đến quan điểm của Chính phủ Trung Quốc rằng tăng trưởng kinh tế chắc chắn sẽ đạt mục tiêu chính thức là 5%. Đây là một điểm quan trọng, vì nó cho thấy các nhà phân tích đang cố gắng không vi phạm sự kiểm duyệt chặt chẽ của Trung Quốc đối với quyền tự do ngôn luận.

Sự bức xúc của chính quyền đã được thể hiện rõ ràng trong động thái mới nhất của cơ quan an ninh quốc gia. Bộ An ninh Quốc gia hiện đang đề cập đến các chủ đề kinh tế, bất chấp vai trò chính của nó là phản gián.

Bộ này cho rằng những lời giải thích quá thực tế về tình hình kinh tế khó khăn– hay nói cách khác là lặp lại lý thuyết sai lầm do các thế lực nước ngoài đề xuất, rằng Trung Quốc đang suy thoái kinh tế – sẽ đe dọa an ninh quốc gia. Vì thế, họ báo hiệu rằng những người thể hiện quan điểm tiêu cực trong các phân tích kinh tế của mình có thể bị trừng phạt.

Tình trạng này đã được báo trước từ 10 năm trước, trong Hội nghị Trung ương 3 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hội nghị được tổ chức vào tháng 11/2013, đúng một năm sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền lãnh đạo đảng, và nhằm đặt ra định hướng cơ bản cho các chính sách kinh tế của Trung Quốc trong nhiệm kỳ của ông.

Nhưng những gì được công bố ngay sau hội nghị đó, trên các bản tin của các phương tiện truyền thông nhà nước, lại là quyết định về việc thành lập Ủy ban An ninh Quốc gia. Thoạt nhìn, quyết định này dường như không liên quan gì đến định hướng chính sách kinh tế của chính quyền Tập, khi đó đang là tâm điểm chú ý, nên nó đã khiến nhiều người ngạc nhiên.

Nhưng việc Tập Cận Bình tập trung vào an ninh quốc gia là điều sẽ ảnh hưởng đến chính sách kinh tế của ông trong thập niên tới.

Dường như ông đã bày tỏ suy nghĩ của mình ngay sau quyết định này, khi nói rằng việc thành lập ủy ban là "ưu tiên hàng đầu" và theo đó giúp củng cố "lãnh đạo tập trung" về an ninh quốc gia.

Ông coi ủy ban là một tổ chức thiết yếu nhằm hiện thực hóa một chế độ lâu dài.

Hầu hết các nhà quan sát, bao gồm đa số đảng viên, đã không thể hiểu được điều gì đứng đằng sau quyết định này và tầm quan trọng mà Tập đặt vào đó. Đa số mọi người cho rằng ủy ban sẽ có thẩm quyền hạn chế và nó chỉ đơn giản là một tổ chức nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữa các tổ chức hành chính hiện có.

Vào thời điểm đó, một số nhà quan sát tin rằng ủy ban sẽ được gắn với Quốc vụ viện, tức chính phủ trung ương của Trung Quốc. Bộ An ninh Quốc gia, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, và Bộ Quốc phòng nằm trong số các cơ quan tạo nên Quốc vụ viện.

tcb02

Chủ tịch Tập Cận Bình và cố Thủ tướng Lý Khắc Cường đến dự Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào ngày 11/03. (Ảnh của Yusuke Hinata)

Hy vọng đã tan vỡ khi tên đầy đủ của ủy ban được công bố : Ủy ban An ninh Quốc gia trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đây chính là tuyên bố rằng ủy ban sẽ nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ban Chấp hành Trung ương đảng, do Tập đứng đầu.

Tập sẽ trở thành người đứng đầu ủy ban. Trong khi đó, Thái Kỳ, một phụ tá thân cận của Tập, được bổ nhiệm làm quan chức hàng đầu trên thực tế, phụ trách công việc điều hành ủy ban.

Thái đã nhanh chóng thăng tiến trong đảng. Ông hiện là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan ra quyết định hàng đầu của đảng, phụ trách các vấn đề an ninh quốc gia.

tcb03

Tập Cận Bình và Thái Kỳ. Thái là trợ lý thân cận của Tập, hiện đang giám sát các vấn đề an ninh quốc gia với tư cách là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị. © AP

Ủy ban đã dần được củng cố trong 10 năm tiếp theo, và tương tự, các luật liên quan đến an ninh quốc gia cũng được củng cố. Luật chống gián điệp, luật an ninh quốc gia, luật chống khủng bố, và luật tình báo quốc gia đều đã được thông qua dưới thời chính quyền Tập.

Ban đầu, các chuyên gia giải thích rằng ủy ban được mô phỏng theo Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ và sẽ giúp tăng cường phối hợp giữa các bộ phận khác nhau của bộ máy an ninh quốc gia Trung Quốc – cảnh sát và quân đội, cũng như các cơ quan tình báo và ngoại giao.

Nhưng với sự hỗ trợ của các luật nêu trên, thẩm quyền liên quan đến an ninh quốc gia của đất nước về cơ bản đã tập trung vào tay Tập. Cục phản gián của Bộ An ninh Quốc gia và chức năng kiểm soát trật tự công cộng của Bộ Công an cũng được tăng cường.

Tất cả các diễn biến đã dẫn đến những sự kiện như việc triển khai luật an ninh quốc gia Hong Kong vào năm 2020 và vụ bắt giữ một giám đốc điều hành công ty con tại Trung Quốc của Astellas Pharma, hãng dược phẩm lớn của Nhật Bản, vào đầu năm nay.

tcb04

Một giám đốc điều hành công ty con tại Trung Quốc của Astellas Pharma, hãng dược phẩm lớn của Nhật Bản, đã bị bắt vào tháng 10 vì nghi ngờ hoạt động gián điệp. © Reuters

Các công ty tư nhân Trung Quốc và các công ty nước ngoài hoạt động tại nước này không có lựa chọn nào khác ngoài việc theo sát những động thái của các tổ chức an ninh quốc gia đầy quyền lực, đặc biệt là việc Bộ An ninh Quốc gia ám chỉ các cuộc đàn áp có thể xảy ra. Giờ đây, việc tiến hành nghiên cứu kinh doanh và kinh tế có thể dẫn đến rủi ro pháp lý.

Nếu các phân tích kinh tế và quan điểm có phần tiêu cực về nền kinh tế bị đàn áp, các công ty hoạt động tại Trung Quốc sẽ cảm thấy bị đe dọa đến mức không thể hành động. Điều này sẽ gây bất lợi cho các tổ chức có nhiệm vụ là kiếm lợi nhuận, bởi chìa khóa để thành công là được tiếp nhận thông tin chính xác.

Một trí thức lớn tuổi của Trung Quốc than thở về tình hình hiện tại. "Trong vài thập niên qua, việc bảo vệ môi trường an ninh ổn định để duy trì vững chắc hệ thống ‘cải cách và mở cửa’ của Trung Quốc cũng như sự tăng trưởng của nền kinh tế là vai trò được giao cho Quân đội Giải phóng Nhân dân", ông nói. Nhưng giờ đây, "vai trò của các tổ chức an ninh quốc gia đã chuyển thành trấn áp những bài phát biểu tiêu cực về tình hình Trung Quốc nhân danh an ninh kinh tế".

Bầu không khí này hoàn toàn khác với thời điểm đầu thế kỷ, trong thời đại của hai người tiền nhiệm của Tập – Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào.

tcb05

Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân trong ảnh chụp tháng 11/2012. Bầu không khí hiện tại ở Trung Quốc hoàn toàn khác với thời hai người tiền nhiệm của Tập. (Ảnh của Katsuji Nakazawa)

Theo chính sách cải cách và mở cửa, Trung Quốc đã tiến tới việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, nơi hứa hẹn một vận may kinh tế cho họ. Sau khi được kết nạp vào tổ chức, nền kinh tế Trung Quốc đã có được động lực mạnh mẽ.

Vào thời điểm đó, ngay cả các nhà nghiên cứu Trung Quốc có quan hệ với các tổ chức an ninh quốc gia cũng thường xuyên ra nước ngoài để tìm hiểu về hệ thống tài chính, kinh tế, cũng như phương pháp quản lý của các nước như Mỹ và Nhật Bản.

Trong các chuyến đi nước ngoài, các nhà nghiên cứu này đã tương tác và trao đổi quan điểm với các quan chức và chuyên gia nước ngoài. Nhưng sự thân mật đó hiện nay đã biến mất.

Giờ đây, khi các nhà nghiên cứu và quan chức cấp cao của Trung Quốc đi gặp người nước ngoài, họ phải trải qua một quy trình sàng lọc và giám sát nghiêm ngặt vì chính quyền lo sợ họ có thể làm rò rỉ thông tin.

Nếu những nhà nghiên cứu này, vốn đã cảm thấy bị ràng buộc, không còn có thể thoải mái chia sẻ kết quả nghiên cứu hoặc dự đoán kinh tế của họ, thì không cách nào họ có thể viết ra một "đơn thuốc" thực sự hiệu quả để thúc đẩy nền kinh tế đang ốm yếu của Trung Quốc.

Katsuji Nakazawa

Nguyên tác : "China’s spy agency now watches for doomsayers", Nikkei Asia, 21/12/2023.

Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 25/12/2023

Katsuji Nakazawa là nhà báo và biên tập viên cấp cao của Nikkei, hiện sinh sống tại Tokyo. Ông đã dành bảy năm làm phóng viên thường trú ở Trung Quốc và sau đó trở thành trưởng văn phòng Trung Quốc. Ông đã nhận Giải Nhà báo Quốc tế Vaughn-Ueda năm 2014.

Additional Info

  • Author Katsuji Nakazawa, Nguyễn Thị Kim Phụng
Published in Diễn đàn

Thêm tín hiệu xấu về kinh tế Trung Quốc ?

Thanh Hà, RFI, 09/12/2023

Trung Quốc đang lún sâu thêm vào vòng luẩn quẩn của giảm phát. Theo báo cáo Tổng cục Thống kê Trung Quốc công bố hôm 09/12/2023, chỉ số giá cả tiêu thụ trên thị trường nội địa trong tháng 11/2023 giảm "mạnh nhất kể từ ba năm nay".

kinhte1

Hàng hóa xuất nhập khẩu trên cảng Yên Đài, tỉnh Sơn Đông Trung Quốc, ngày 06/08/2023. AP

Chỉ số IPC giảm 0,5% so với hồi tháng 10/2023. Đây là mức độ trượt dốc mạnh hơn so với những dự báo do hãng thông tấn Anh Reuters thực hiện. Từ năm 2020 đến nay, giá cả trên thị trường Trung Quốc mới "có bước thụt lùi mạnh đến như vậy". Một ngày trước đó, báo chí chính thức tại Bắc Kinh cho biết lãnh đạo Trung Quốc kết thúc cuộc họp thường niên về tình hình kinh tế quốc gia và các bên quyết định "duy trì các biện pháp để khởi động lại nền kinh tế thứ hai toàn cầu". Nói cách khác, Trung Quốc tiếp tục tăng ngân sách nhà nước để tài trợ các chương trình đầu tư.

Không đi sâu vào chi tiết, nhưng Tân Hoa Xã nhấn mạnh là chủ tịch Tập Cận Bình đã chủ trì cuộc họp và ông chủ trương "kích thích tăng trưởng, giảm thiểu nguy cơ xảy ra rủi ro và bảo đảm ổn định" cho các hoạt động kinh tế.

Tính từ tháng 4/2023, lần đầu tiên chỉ số xuất khẩu của Trung Quốc mới tăng lên trở lại vào tháng 11/2023. Bắc Kinh giải thích các hoạt động trong ngành sa sút do nhu cầu tiêu thụ của thế giới bị giảm vì "những cuộc xung đột" ở nhiều nơi.

Chính quyền vẫn tin tưởng là sẽ giữ được mục tiêu tăng trưởng 5% cho năm nay. Trái lại, một số nhà phân tích lo ngại rằng đà phục hồi của ngành xuất khẩu sẽ "không được lâu dài". Đầu tuần, cơ quan thẩm định tài chính Mỹ Moody’s vừa hạ điểm tín nhiệm Trung Quốc do lo ngại nợ của nền kinh tế thứ hai thế giới càng lúc càng tăng nhanh.

Mỹ mở rộng danh sách trừng phạt nhắm vào các công ty Trung Quốc

Tại Washington, hôm 08/12/2023, chính quyền Biden thông báo đưa thêm ba tập đoàn Trung Quốc vào danh sách trừng phạt. Tập đoàn sản xuất đường COFCO Sugar Holding, tập đoàn công nghệ Sichuan Jingweida và hãng cung cấp vật liệu mới Anhui Xinya New Materials là ba hãng mới trong tầm ngắm của Hoa Kỳ. Cả ba bị cáo buộc cưỡng bức lao động người Duy Ngô Nghĩ ở Tân Cương. Hiện tại, 30 doanh nghiệp của Trung Quốc bị cấm xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Phát ngôn viên đại sứ quán Trung Quốc tại Washington lập tức mạnh mẽ bác bỏ những cáo buộc nói trên và cho rằng, Hoa Kỳ đã "căn cứ vào những thông tin dối trá" để trừng phạt các công ty của Trung Quốc.

Thanh Hà

Nguồn : RFI, 09/12/2023

*************************

Trung Quốc thất vọng vì bị Moody’s hạ điểm tín nhiệm

Anh Vũ, RFI, 06/12/2023

Lần đầu tiên từ 5 năm qua, cơ quan thẩm định tài chính quốc tế Moody’s hôm 05/12/2023, đã hạ đánh giá triển vọng kinh tế của Trung Quốc từ "ổn định" xuống "tiêu cực". Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy mối lo ngại ngày càng gia tăng về tác động từ nợ nần của chính quyền địa phương tăng cao và cuộc khủng hoảng bất động sản nghiêm trọng đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

tq1

Một công trường xây dựng nhà, tại quận Tiền Hải (Qianhai), Thâm Quyến, Quảng Đông, Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 09/08/2023 Reuters – David Kỉton

Thông tín viên Stephan Lagarde tại Bắc Kinh cho biết những phản ứng của Trung Quốc :

Sau cú đòn nặng nề, các tài khoản mạng xã hội của truyền thông Nhà nước Trung Quốc ồn ào tung ra nhưng câu chữ mạnh vào chiều thứ Ba. Đó là hình ảnh các cần cẩu và công trường hoạt động nhộn nhịp trong video của trang Đệ nhất Tài kinh (Yicai). Trang thông tin tài chính này chạy dòng chú thích : Moody’s hạ điểm tín nhiệm của Trung Quốc, bộ Tài Chính trả lời ! Trung Quốc đang đóng góp hơn 30% vào tăng trưởng kinh tế thế giới.

Nỗi thất vọng cũng được đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc đưa tin. Bộ Tài Chính Trung Quốc còn nói thêm, kinh tế Trung Quốc có sức bền và tiềm năng phát triển vô cùng lớn, những nền tảng tích cực về lâu dài không thay đổi.

Moody’s biện minh việc đánh giá triển vọng kinh tế Trung Quốc là tiêu cực vì ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy chính phủ Trung Quốc và khu vực công hỗ trợ tài chính cho các chính quyền địa phương và các doanh nghiệp Nhà nước gặp khó khăn.

Cơ quan thẩm định tài chính Mỹ chủ yếu nêu ra cuộc khủng hoảng bất động sản, lĩnh vực chiếm tới 1/4 GDP của Trung Quốc và các vụ phá sản dây chuyền của các nhà đầu tư kinh doanh địa ốc.

Nhiều công trường xây dựng bị ngừng lại, làm mất đi nguồn thu ngân sách của các tỉnh và vùng gặp khó khăn do 3 năm dịch Covid.

Anh Vũ

****************************

Moody's h đim tín nhim ca Trung Quc do tăng trưởng thp, bt đng sn ri ro

Reuters, VOA, 05/12/2023

Công ty tài chính Moody's hôm 5/12 h bc xếp hng tín nhim ca chính ph Trung Quc t "n đnh" xung "tiêu cc", là du hiu mi nht cho thy mi lo ngi toàn cu ngày càng gia tăng v tác đng t n nn ca chính quyn đa phương tăng cao và cuc khng hong bt đng sn ngày càng nghiêm trng đi vi nn kinh tế ln th hai thế gii, theo Reuters.

tq1

Cng container Thiên Tân, Trung Quc.

Moody's nói trong mt tuyên b rng vic h bc này phn ánh bng chng ngày càng tăng v vic các cơ quan qun lý s phi cung cp nhiu tr giúp tài chính hơn cho các chính quyn đa phương và các công ty nhà nước đang chu gánh nng n nn, gây ra ri ro ln đi vi sc mnh tài chính, kinh tế và th chế ca Trung Quc.

Moody's đưa ra quan đim : "S đánh giá v trin vng có thay đi như vy cũng phn ánh nhng ri ro gia tăng liên quan đến tc đ tăng trưởng kinh tế trung hn thp hơn mt cách liên tc và mang tính cơ cu, cũng như tình trng lĩnh vc bt đng sn ngày càng thu hp quy mô".

Chi phí bo him n chính ph ca Trung Quc trước nguy cơ v n đã tăng lên mc cao nht k t gia tháng 11.

Ông Ken Cheung, trưởng b phn chiến lược ngoi hi Châu Á thuc Ngân hàng Mizuho Hong Kong, nhn xét : "Bây gi các th trường đang quan tâm nhiu hơn đến cuc khng hong bt đng sn và mc tăng trưởng yếu, ch không phi là ri ro n công trước mt".

Đng thái này ca Moody's là s thay đi đu tiên trong vic đánh giá v Trung Quc k t khi t chc này đã gim mc xếp hng mt bc, xung mc A1 vào năm 2017, đng thi vin dn nhng d báo v tăng trưởng chm li và n gia tăng.

Hôm 5/12, trong khi Moody's khng đnh vn xếp hng A1 đi vi đi vi cơ quan phát hành ni và ngoi t trong dài hn ca Trung Quc, t chc này cho biết d kiến tc đ tăng trưởng GDP hàng năm ca nước này s gim xung 4,0% vào năm 2024 và 2025, và gi mc trung bình 3,8% trong giai đon t năm 2026 đến năm 2030.

Vic Moodys h mc đánh giá din ra trước Hi ngh Công tác Kinh tế Trung ương hàng năm, d kiến din ra vào gia tháng 12, vi các c vn chính ph kêu gi mc tiêu tăng trưởng n đnh cho năm 2024 và nhiu bin pháp kích thích hơn.

B Tài chính Trung Quc cho hay h tht vng trước quyết đnh ca Moodys, đng thi nói rng nn kinh tế nước này s duy trì xu hướng phc hi và phát trin dương. B cũng cho rng các ri ro v bt đng sn và cp chính quyn đa phương đu có th kim soát được.

B nói : "Nhng lo ngi ca Moodys v trin vng tăng trưởng kinh tế, tính bn vng tài chính và các khía cnh khác ca Trung Quc là không cn thiết".

Hu hết các nhà phân tích tin rng tc đ tăng trưởng ca Trung Quc đang trên đà đt được mc tiêu khong 5% được chính ph đt ra cho năm nay, nhưng con s này không n tượng vì nó tăng lên t năm 2022 vn đã b suy yếu do đi dch, và hot đng ca nn kinh tế rt không đng đu.

Reuters

Nguồn : VOA, 05/12/2023

Additional Info

  • Author Thanh Hà, Anh Vũ
Published in Diễn đàn

Trung Quốc : Dấu hiệu của "một cơn sốt" thanh trừng ở thượng tầng Nhà nước ?

Tình hình di dân ở Châu Âu, tình trạng nhân khẩu học đáng báo động cả ở Nga lẫn Pháp là những chủ đề chính được các tờ báo Pháp quan tâm vào hôm nay 29/09/2023.

thanhtrung1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân Dân, Bắc Kinh, ngày 28/09/2023. AP - Andy Wong

Tờ Libération dành trang nhất và bài xã luận nói về vô số vấn đề Trung Quốc phải đối mặt. Trong đế chế của Tập Cận Bình, khi một bộ trưởng "biến mất", thì đó không phải là điều lành. Nhưng khi lãnh đạo của cả hai bộ then chốt – ngoại giao và quốc phòng – lần lượt biến mất trong 2 tháng qua, thì đó là dấu hiệu của "một cơn sốt" và của việc thanh trừng lẫn nhau ở mọi cấp độ, thậm chí là thượng tầng Nhà nước.

Hồi đầu tháng 9, một nhân vật đình đám khác bị quản thúc tại gia, đó là tỷ phú Hứa Gia Ấn (Hui Ka Yan), người sáng lập và ông chủ tập đoàn Evergrande – cổ phiếu của tập đoàn này đã bị tạm dừng giao dịch trên sàn chứng khoán Hồng Kông sau khi tập đoàn rơi vào khủng hoảng. Và Evergrande không phải là tập đoàn duy nhất rơi vào hoàn cảnh này.

Sau khi đầu tư mạnh vào ngành xây dựng để hỗ trợ tăng trưởng, Trung Quốc đã ngưng mọi hoạt động sau khi đại dịch Covid-19 bùng nổ và bong bóng bất động sản bị vỡ. Kết quả là Evergrande đang chìm trong khoản nợ 307 tỷ euro và dường như không có dấu hiệu cải thiện nào. Bị "tổn thương nặng nề" sau một thời gian dài do bị phong tỏa trong thời kỳ Covid-19 và lo lắng về một tương lai khá u ám, người dân giờ đây đang hạn chế tiêu dùng và quay sang tiết kiệm nhiều hơn. Điều này không khuyến khích các đối tác nước ngoài đầu tư vào Hoa lục.

Nói tóm lại, nền kinh tế thứ hai thế giới đang rơi vào tình trạng hỗn loạn và đây không phải là điều lành cho phần còn lại của thế giới, vốn đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng rất lớn về khí hậu và năng lượng. Vì vậy, chủ nghĩa độc tài không mang lại lợi ích gì. Trong trường hợp của Trung Quốc, các mệnh lệnh do chế độ ban hành đã dẫn đến sự sụp đổ về nhân khẩu học và khiến nhà chức trách đưa ra những biện pháp phòng chống dịch gây ra nhiều tai hại cho người dân và doanh nghiệp. Nhật báo thiên tả kết luận rằng giờ đây, Trung Quốc đã đánh mất niềm tin, vốn là điều tối quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế. Từ lâu được xem là động cơ tăng trưởng toàn cầu, Trung Quốc giờ đây đã trở thành quả bom hẹn giờ.

Vấn đề di dân – thách thức đối với tình đoàn kết của Liên Âu

Trang nhất và bài xã luận của tờ Le Figaro nói về sự đoàn kết của Liên Hiệp Châu Âu (EU) được thể hiện rất rõ khi các nước chia sẻ quỹ ngân sách, nhưng khi nói đến việc chia sẻ gánh nặng thì sự bất hòa sẽ ngay lập tức xuất hiện. Do vậy, nhật báo thiên hữu không ngạc nhiên trước "sự hỗn loạn" đang ngự trị ở biên giới ngoài Liên Âu, còn biên giới nội bộ thì thường xuyên bị đóng vì lý do an ninh. Kể từ năm 2015, Pháp đã tiến hành sàng lọc dòng người di dân đến từ Ý, quốc gia vẫn đang chờ sự giúp đỡ của Liên Âu để tiếp nhận hàng nghìn di dân hiện diện ở Lampedusa. Ghi nhận mức tăng 80% lượng người đến từ phương Đông, Đức cũng đang tái lập các biện pháp kiểm soát biên giới với Ba Lan, quốc gia vốn bài nhập cư, nhưng lại đang vướng vào bê bối cấp thị thực bất hợp pháp.

Khối Schengen, "thiên đường của tự do di chuyển" này được coi là một trong những thành tựu quý giá nhất trong quá trình xây dựng một khối Liên Âu, giờ đây, đang thực sự trở thành một "vấn nạn di dân". 8 năm sau làn sóng di dân lớn từ Syria, 3 năm sau khi Bruxelles đề xuất kế hoạch củng cố biên giới Liên Âu và thúc đẩy đoàn kết nội bộ, nhóm 27 dường như sắp đạt được thỏa thuận về việc giải quyết những tình huống khủng hoảng.

Nếu thỏa thuận được thông qua, Liên Âu sẽ có thể thắt chặt các điều kiện nhập cảnh khối này trong trường hợp có làn sóng di dân ồ ạt. Những thỏa thuận với các quốc gia mà di dân xuất phát, theo mô hình của Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Tunisia, sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho sự hợp tác chống lại những kẻ buôn người. Chắc chắn đó không phải là một biện pháp giải quyết mọi vấn đề, nhưng đó là một tiến bộ không nhỏ. Sau nhiều năm tranh cãi về tình trạng nhập cư không kiểm soát, Châu Âu mới nhận ra rằng họ cần phải đồng lòng trong việc giải quyết vấn đề cốt yếu : chia sẻ gánh nặng sẽ đơn giản hơn khi các nước quyết định giảm nhẹ nó.

Châu Âu lo sợ việc Robert Fico trở lại làm thủ tướng Slovakia

Về khía cạnh chính trị, nhật báo kinh tế Les Echos có bài viết nói về việc Châu Âu đang hết sức lo lắng khi đứng trước viễn cảnh cựu thủ tướng Slovakia Robert Fico chiến thắng trong cuộc bầu cử lập pháp sẽ diễn ra vào ngày mai. Cùng với Viktor Orban, ông Fico có thể kết hợp thành "bộ đôi hủy diệt" ở Châu Âu. Giống như thủ tướng Hungary, Robert Fico tỏ ra gần gũi với Moskva một cách đáng báo động, quy trách nhiệm cho chính Kiev về cuộc chiến ở Ukraine và không ngần ngại chỉ trích những người thuộc giới LGBT.

Viễn cảnh Robert Fico trở lại Hội Đồng Châu Âu sau cuộc bỏ phiếu ngày mai khiến các lãnh đạo Liên Âu phải toát mồ hôi lạnh. Robert Fico, người đã lãnh đạo chính phủ Slovakia từ năm 2006 đến năm 2010 và một lần nữa từ năm 2012 đến năm 2018, đang trở nên cực đoan hơn bao giờ hết trong những tháng gần đây.

Nga đối mặt với khủng hoảng nhân khẩu học

Vẫn tại Châu Âu, trang nhất của tờ Le Monde quan tâm đến việc Nga đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng trầm trọng về nhân khẩu học, hệ quả của chiến tranh Ukraine. Khi tiến hành một cuộc chiến có nguy cơ kéo dài, vấn đề nhân khẩu học cùng với nền kinh tế đang trở thành những yếu tố quyết định về khả năng cầm cự lâu dài của hai quốc gia tham chiến là Nga và Ukraine. Sau khi đánh cược vào một cuộc chiến chớp nhoáng trên chiến trường Ukraine, tổng thống Vladimir Putin cuối cùng đã phải tiến hành huy động lính dự bị ra chiến trường, điều làm lộ rõ những lỗ hổng to lớn về nhân khẩu học Nga.

Điều đáng kinh ngạc là chủ nhân điện Kremlin đã đặt vấn đề này làm trọng tâm trong các bài diễn văn và hành động của ông kể từ khi lên nắm quyền vào cuối năm 1999. Ông đã nhắc lại điều đó trong bài phát biểu trước quốc dân vào năm 2020 : "Số phận của nước Nga phụ thuộc vào một điều : dân số hiện tại và trong tương lai".

Bất chấp tầm quan trọng của vấn đề này đối với chính quyền, dữ liệu nhân khẩu học của Nga vẫn rất mơ hồ và được coi như bí mật quốc gia – bao gồm cả dữ liệu dân số cơ bản của Nga. Cơ quan thống kê Rosstat, cơ quan có thẩm quyền về vấn đề này, đã ước tính con số này vào ngày 01/01/2023 là 146.447.424 người, một số liệu quá ít so với mong đợi của Vladimir Putin.

Số liệu của Rosstat bao gồm cả dân số của bán đảo Crimea, bị Nga sáp nhập hồi năm 2014 với gần 2,5 triệu người. Tuy nhiên, số liệu này không bao gồm dân số các khu vực Ukraine được sáp nhập vào tháng 09/2022 như Donetsk, Luhansk, Zaporijjia hay Kherson.

Tuy nhiên, theo Le Monde, bí mật được giữ kín nhất liên quan đến những tổn thất trong cuộc chiến ở Ukraine. Nga không đưa ra con số chính thức nào về số người chết kể từ tháng 09/2022, mặc dù ước tính đã có từ 40.000 đến 120.000 quân nhân thiệt mạng. Mặc dù vậy, số liệu này chỉ có ảnh hưởng hạn chế đến nhân khẩu học của đất nước, nếu so sánh với hậu quả của Covid-19. Vào thời điểm đó, chính quyền đã tìm cách che giấu số người thiệt mạng trong đại dịch, nhưng tỷ lệ tử vọng của Nga đã thực sự vượt quá một triệu người trong giai đoạn 2019-2021.

Về lâu dài, tác động của chiến tranh sẽ đặc biệt được thấy rõ khi đàn ông trong độ tuổi sinh con phải rời bỏ quê hương. Vào tháng 7, theo số liệu của Rosstat, chỉ có 110.500 trẻ em được sinh ra ở Nga, tỷ lệ sinh nở thấp nhất trong tháng kể từ năm 1945. Tuổi thọ của người dân tăng đáng kể dưới thời ông Putin (đặc biệt nhờ tỷ lệ nghiện rượu giảm), nhưng điều này không đủ để ngăn chặn xu hướng này, và những cuộc di dời ồ ạt khỏi Nga vẫn là nguyên nhân chính thúc đẩy khủng hoảng nhân khẩu học.

Tỷ lệ sinh nở tại Pháp giảm xuống mức thấp nhất kể từ Đệ nhị Thế chiến

Vẫn về vấn đề nhân khẩu học, Le Figaro dành trang nhất chú ý đến việc tỷ lệ sinh sản tại Pháp cũng giảm báo động. Năm 2023 sắp đến hồi kết và tỷ lệ sinh nở tại xứ lục lăng giảm 7% so với năm 2022. Con số này đang ở mức thấp nhất kể từ thời kỳ Đệ nhị Thế chiến.

Trong tháng 8, trung bình mỗi ngày có 1.896 trẻ được sinh ra. Giảm 8% so với tháng 08/2022, theo số liệu tạm thời được Viện thống kê và nghiên cứu kinh tế quốc gia (INSEE) công bố hôm qua. Cụ thể, tính đến thời điểm này trong năm nay, đã có "đã có ít hơn khoảng 35.000 ca sinh nở so với năm ngoái" tức "giảm 7,2%".

Chloé Tavan, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu và khảo sát nhân khẩu học của INSEE, dự đoán : "Nếu xu hướng này tiếp diễn, số ca sinh đẻ có thể không vượt quá mốc 700.000 vào năm 2023, một ngưỡng mang tính biểu tượng". Laurent Chalard, nhà địa lý học tại Trung tâm Quan hệ Quốc tế Châu Âu, đồng tình với quan điểm này : "Đối với tỷ lệ sinh nở ở Pháp, đây hứa hẹn sẽ là năm có ít ca sinh nhất kể từ năm 1945". Năm ngoái, số trẻ được sinh ra đã giảm đáng kể với 726.000 ca, tức thấp hơn 2,2% so với năm 2021. Nhà nghiên cứu tại INSEE nói thêm rằng số lượng sinh nở đang ở mức thấp nhất kể từ khi kết thúc Đệ Nhị Thế Chiến.

Vậy tại sao người dân Pháp lại sinh ít con hơn và liệu xu hướng này có tiếp tục ? Chloé Tavan cho rằng các nhà nhân khẩu học cũng gặp khó khăn trong việc tìm ra một câu trả lời đồng nhất. Nhưng một số chuyên gia nhận định rằng có con là một quyết định có tính lâu dài, và do đó, phụ thuộc vào cách mọi người lên kế hoạch cho tương lai : việc làm, khả năng tài chính, nhà ở, bối cảnh khí hậu... chưa kể đến những yếu tố tế nhị khác. Chuyên gia Chalard nói thêm rằng cuộc chiến ở Ukraine và tình trạng lạm phát trong những tháng gần đây dường như cũng đang làm gia tăng xu hướng này.

Ngoài ra, để trả lời câu hỏi tế nhị này, Hiệp hội Gia đình Công giáo (AFC) đã lấy kết quả của một cuộc khảo sát từ IFOP vào tháng 07/2023.

Le Figaro cho biết kết quả, xác nhận rằng hơn một phần ba (38%) những người dưới 50 tuổi đã từ bỏ việc sinh con đầu lòng hoặc đẻ thêm nếu họ đã là phụ huynh. Các vấn đề liên quan đến việc chăm sóc và trông các bé là lý do lớn nhất khiến mọi người không sinh con, tiếp theo sau là những khó khăn về tài chính hoặc việc làm. Những câu trả lời này khẳng định tầm quan trọng của việc dung hòa giữa cuộc sống riêng tư và công việc.

Phan Minh

Additional Info

  • Author Phan Minh
Published in Châu Á

Trung Quốc đặt "phao nổi" tại bãi cạn Scarborough để khẳng định chủ quyền ở Biển Đông

Thanh Hà, RFI, 24/09/202

Manila ngày 24/09/2023 "mạnh mẽ tố cáo" hải cảnh Trung Quốc thả dây phao tại vùng biển có tranh chấp chủ quyền và ngăn cản ngư dân Philippines tiến vào khu vực gần bãi cạn Scarborough đánh bắt cá, "tước đoạt kế sinh nhai của dân chài Philippines". Sứ quán Trung Quốc tại Manila từ chối bình luận về tin trên.

phi1

Tàu cá Trung Quốc hoạt động trong bãi đá Scarborough đang có tranh chấp với Philippines. Ảnh tư liệu chụp ngày 06/04/2017. 2017 Reuters - Erik de Castro

Hãng tin Anh Reuters trích dẫn lời thiếu tướng Jay Tarriela, phát ngôn viên cảnh sát biển Philippines, theo đó trong cuộc tuần tra gần bãi cạn Scarborough hôm 22/09/2023, đã phát hiện "khoảng 300 mét dây phao" trong khu vực. Chính xác hơn là hải cảnh Trung Quốc đã cho gài phao nổi ở khu vực có tên gọi Bajo de Masinloc của Philippines. 

Cảnh sát biển Philippines bắt gặp quả tang ba xuồng bơm hơi và một xuồng được cho là của dân quân biển Trung Quốc tham gia vào việc lắp đặt phao nổi nói trên. Khi bị phát hiện, phía Trung Quốc đã lớn tiếng tố cáo Philippines "vi phạm luật biển quốc tế" và "luật pháp Trung Quốc" trước khi thoái lui khi nhận thấy rằng có sự hiện diện của báo chí trên tàu Philippines.

Vẫn thiếu tướng Jay Tarriela giải thích, ngư dân Philippines than phiền Trung Quốc thường đặt dây phao để giám sát hoạt động của các tàu cá trong khu vực.

Bãi cạn Scarborough cách đảo Luzon của Philippines 230 km và cách bờ biển đông nam Trung Quốc 1.000 km. Từ 2012 Trung Quốc kiểm soát bãi cạn này và thường xuyên xua đuổi ngư dân Philippines ra xa khu vực này. Bắc Kinh khẳng định chủ quyền với gần 90% diện tích ở Biển Đông.

Thanh Hà

**************************

Biển Hoa Đông : Nhật Bản đòi Trung Quốc gỡ bỏ một chiếc phao đặt gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư

Trọng Nghĩa, RFI, 20/09/2023

Chính quyền Tokyo vào hôm qua, 19/09/2023 cho biết đã phản đối Bắc Kinh về việc đặt một cái phao ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản ở vùng biển Hoa Đông, gần quần đảo Senkaku hiện do Tokyo kiểm soát, nhưng bị Trung Quốc đòi chủ quyền và đặt tên là Điếu Ngư.

trungdainhat3

Một tàu Hải giám của Trung Quốc, phía dưới, được theo sau bởi một tàu Cảnh sát biển Nhật Bản gần các đảo tranh chấp, Nhật Bản gọi là Senkaku và Điếu Ngư theo Trung Quốc, ở Biển Hoa Đông, vào ngày 15 tháng 11 năm 2012. AP

Trong một cuộc họp báo, chánh văn phòng nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno nói rằng hành động của Trung Quốc không phù hợp với luật pháp quốc tế, khẳng định rằng : "Việc lắp đặt các cấu trúc trong vùng đặc quyền kinh tế của chúng tôi mà không có sự đồng ý của chúng tôi đã vi phạm các quy định liên quan đến Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển".

Ông Matsuno còn cho biết thêm là tuần duyên Nhật đã đưa ra một cảnh báo hàng hải kể từ ngày 15/07 để bảo đảm an toàn cho các tàu thuyền đi lại ở vùng biển gần đó. 

Theo hãng tin Nhật Bản Kyodo, chiếc phao nói trên bị phát hiện vào tháng 7, ở vùng biển cách đảo Uotsuri - đảo lớn nhất thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư - khoảng 80 km về phía tây bắc. Đây là một cái phao màu vàng, bên trên có lắp đèn và mang những ký tự tiếng Trung nói về mục đích của phao là nghiên cứu biển.

Lần gần đây nhất mà Nhật Bản ghi nhận việc Trung Quốc đặt phao xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là vào năm 2018.

Từ nhiều năm nay, tranh chấp Nhật-Trung về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là một trong những nguyên nhân gây căng thẳng trong quan hệ Tokyo-Bắc Kinh, với việc Trung Quốc thường xuyên cho tàu công vụ xâm nhập vào vùng lãnh hải Nhật Bản quanh quần đảo này.

Mới đây, quan hệ Nhật Bản-Trung Quốc lại xấu đi thêm kể từ khi Tokyo cho đổ ra biển nước thải đã qua xử lý từ nhà máy hạt nhân Fukushima vào ngày 24/08. Bắc Kinh đáp trả bằng lệnh cấm nhập toàn bộ hải sản Nhật Bản.

Trọng Nghĩa

Additional Info

  • Author Thanh Hà, Trọng Nghĩa
Published in Châu Á

Bộ trưởng quốc phòng biến mất : Nội bộ Trung Quốc đang rối rắm ?

Báo chí Pháp hôm 18/09/2023 đề cập đến "Sự mất tích kỳ lạ của Lý Thượng Phúc, bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc". Le Monde đặt câu hỏi : Điều gì đã diễn ra trên thượng tầng quyền lực Bắc Kinh ?

noibo1

Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc (Li Shangfu) tại Diễn đàn Quân sự Quốc tế 2023, Công viên Ái Quốc gần Moskva (Nga) ngày 15/08/2023. AP - Alexander Zemlianichenko

Hai bộ trưởng quan trọng lần lượt biến khỏi chính trường Trung Quốc

Hai tháng sau khi ngoại trưởng Tần Cương biến mất trên chính trường, đến lượt tướng Lý Thượng Phúc (Li Shangfu) không còn xuất hiện trước công chúng kể từ ngày 29/08. Chính quyền im lặng, nhưng điều bất thường là đại sứ Mỹ ở Nhật Bản, Rahm Emanuel, đã đổ dầu vào lửa. Trên danh khoản X (Twitter) chính thức của đại sứ quán hôm 14/09, cựu chánh văn phòng Nhà Trắng thời Obama nhận xét không ai thấy ông Lý Thượng Phúc từ ba tuần qua. "Ông ta đã không đến Việt Nam, và nay vắng mặt trong cuộc hẹn với chỉ huy thủy quân lục chiến Singapore, phải chăng đang bị quản thúc ?"

Lẽ ra Lý Thượng Phúc sang tham gia một sự kiện với các đồng nhiệm Việt Nam trong hai ngày 7 và 8 tháng Chín, nhưng theo Hà Nội, Trung Quốc đã hủy vì "lý do sức khỏe" của ông Lý. Ông cũng không hiện diện tại Hắc Long Giang hôm 08/09 khi Tập Cận Bình kêu gọi quân đội "duy trì cao độ đoàn kết, an ninh và ổn định", bên cạnh là tướng Trương Hựu Hiệp (Zhang Youxia), phó chủ tịch Quân ủy Trung ương. Financial Times dẫn lời các viên chức Mỹ khẳng định tướng Lý đang bị điều tra và ngưng chức.

Năm nay 65 tuổi, Lý Thượng Phúc không chỉ là bộ trưởng mà còn là một trong năm ủy viên Quốc vụ viện. Cho đến nay chỉ có ba quan chức nắm một lúc cả hai chức trách như vậy. Đó cũng là trường hợp của Tần Cương (Qin Gang), bộ trưởng ngoại giao đã biến mất từ 28/06 và nay được người tiền nhiệm Vương Nghị thay thế, không rõ do tham nhũng hay một vụ liên quan đến an ninh quốc gia. Dù Tần Cương trước đó là đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ, Washington chừng như quan tâm đến vụ Lý Thượng Phúc hơn. Hơn nữa quân đội Trung Quốc, một trong những định chế tham nhũng nhất, đang có nhiều lời đồn đãi.

Chỉ huy Quân chủng Hỏa tiễn và tàu ngầm nguyên tử mất tích ?

Từ cuối tháng Sáu, có tin tướng Lý Ngọc Siêu (Li Yuchao), tư lệnh Quân chủng Hỏa tiễn dính tai tiếng về vũ khí và con trai đang du học ở Mỹ vướng vào một vụ gián điệp. Người ta cũng nói rằng một trong những chỉ huy của Quân chủng đã tự sát. Hôm 31/07, Tập Cận Bình bổ nhiệm Vương Hậu Bân (Wang Houning), tư lệnh phó hải quân thay thế Lý Ngọc Siêu, và Từ Tây Thịnh (Xu Xisheng), phó chính ủy Chiến khu Nam bộ lên làm chính ủy Quân chủng Hỏa tiễn. Bộ trưởng Lý Thượng Phúc không có mặt trong buổi lễ.

Từ ngày 22/08 một tin đồn khác lan truyền tại Đài Loan và trên mạng xã hội : một tàu ngầm trang bị động cơ nguyên tử của Trung Quốc bị mất tích tại eo biển Đài Loan cùng với 100 thành viên thủy thủ đoàn. Trang web Liberty Times Net tiết lộ tin này, nhưng ngay hôm sau bộ quốc phòng Đài Loan bác bỏ và ngày 31/08 đến lượt bộ quốc phòng Trung Quốc chính thức bác tin "một tàu ngầm nguyên tử type 093 bị tai nạn nghiêm trọng". 

Một chi tiết khả nghi nữa là Tập Cận Bình dự hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Nam Phi từ 21 đến 23/08, nhưng hôm 22/08 bộ trưởng Thương mại Trung Quốc bỗng thay ông Tập đọc diễn văn, một điều hoàn toàn bất thường. Cuối cùng, trong hội nghị ngày 28 và 29/08 tại Bắc Kinh về chất lượng thiết bị quân đội, người chủ trì là tướng Trương Hựu Hiệp (Zhang Youxia), phó chủ tịch Quân ủy Trung ương khẳng định cần phải cải thiện chất lượng thiết bị, có thái độ trách nhiệm đối với "mạng sống của sĩ quan và binh lính" - một điều hiếm thấy.

Khi số phận hơn 1 tỉ người chỉ do một cá nhân quyết định

Le Monde nhận định, những sự kiện trên đây cho thấy nội bộ Bắc Kinh đang lủng củng. Cộng vào đó, loan báo hôm 15/09 rằng Vương Nghị sẽ không đại diện Trung Quốc trong cuộc họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc diễn ra từ ngày 19/09, thay bằng phó chủ tịch nước Hàn Chính (Han Zheng) vốn chỉ đóng vai trò tượng trưng, càng tăng thêm bí ẩn về cách vận hành của quyền lực Bắc Kinh, vào lúc bắt đầu nhiệm kỳ thứ ba của Tập Cận Bình.

Les Echos cho rằng tuy chiếc ghế của ông Tập vẫn vững, nhưng tranh luận sẽ lại dấy lên ở nước ngoài lẫn một phần giới tinh hoa Trung Quốc, về chất lượng của mô hình quản lý chỉ xoay quanh một cá nhân duy nhất. Hứa hẹn ổn định chính trị, "phục hưng" đất nước, nhưng Tập Cận Bình lại phải cách chức hai bộ trưởng quan trọng, chưa đầy sáu tháng sau khi được chính ông ta bổ nhiệm. Đồng thời còn phải xử lý tình trạng kinh tế trì trệ mà nhà độc tài ở Bắc Kinh không lường trước được.

Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, Bắc Kinh dọa "kiên quyết trả đũa"

Trong khi đó "Bắc Kinh trừng phạt hai tập đoàn vũ khí Mỹ" vừa ký hợp đồng với Đài Loan là Lockheed Martin và Northrop Grumman, nhưng phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh (Mao Ning) không cho biết chi tiết cụ thể. Quyết định này hoàn toàn mang tính tượng trưng vì sau vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989, Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu đã cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc. Nhà nghiên cứu Antoine Bondaz nhận xét, tuyên bố của Bắc Kinh một phần nhằm đối nội.

Le Monde nhắc lại, những năm gần đây, chính quyền Biden liên tục bán vũ khí cho Đài Bắc, và hồi tháng 7 còn tận dụng vũ khí trong kho để nhanh chóng trang bị cho Đài Loan trong nhiều lãnh vực. Đến tháng 8, lần đầu tiên Hoa Kỳ thông qua việc chuyển nhượng 80 triệu đô la vũ khí trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ quân sự mà cho tới nay chỉ có những Nhà nước có chủ quyền được Washington công nhận mới được thụ hưởng. Thứ Sáu tuần trước, Mao Ninh tiếp tục kêu gọi Mỹ ngưng trang bị cho Đài Loan "nếu không sẽ phải đối phó với sự trả đũa kiên quyết và mạnh mẽ của Trung Quốc".

Trước đó một hôm, ít nhất 68 chiến đấu cơ và 10 chiến hạm Trung Quốc đã tiến gần đến đảo quốc, còn chỉ riêng trong hôm nay trên 100 phi cơ, 9 tàu chiến. Những vụ dương oai diễu võ như vậy gần đây trở thành thông lệ, cho dù đang có cuộc khủng hoảng tại bộ quốc phòng Trung Quốc. Đài Loan đang trong chiến dịch vận động tranh cử tổng thống và Quốc hội dự kiến tổ chức vào tháng Giêng sang năm. Các ứng cử viên nhân dịp này thường đi thăm Hoa Kỳ, gây giận dữ cho Bắc Kinh.

Ý : Di dân ập vào Lampedusa, đông gấp đôi dân trên đảo

Vấn đề nhập cư là mối quan tâm hàng đầu của các nhật báo Pháp hôm nay. Le Figaro chạy tựa "Châu Âu bất lực trước tình trạng di dân tràn ngập", La Croix đưa tít "Lampedusa, khẩn cấp ở Châu Âu", dẫn lời thủ tướng Ý Giorgia Meloni "Tương lai Châu Âu đặt cược tại đây". Không chỉ là lời kêu gọi giúp đỡ, mà còn là tiếng chuông cảnh báo, trong lúc còn vài tháng nữa là đến kỳ bầu cử Châu Âu và cực hữu đang có ưu thế.

Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen tuyên bố : "Nhập cư bất hợp pháp là một thách thức cho Châu Âu, cần một giải pháp của Châu Âu". Đối với Roma rõ ràng là khẩn cấp ở Lampedusa. Chỉ trong vài ngày, hòn đảo nhỏ bé phải đón nhận đến 11.000 di dân, gấp đôi số cư dân trên đảo. Trung tâm tạm cư có sức chứa 400 người nhanh chóng quá tải, chính quyền vội vã chuyển bớt sang Sicile và lục địa.

Từ đầu năm nay, 126.000 người đã cập bến duyên hải nước Ý, gấp hai lần so với cùng kỳ năm ngoái, hầu hết từ Bắc Phi. Bà Meloni đã vận động được Liên Hiệp Châu Âu (EU) ký kết với Tunisia hồi tháng 7 nhằm chận bớt làn sóng di dân, đổi lấy viện trợ tài chánh. Nhưng hàng ngàn người nhập cư vừa đặt chân lên đảo Lampedusa lại khởi hành chính từ… Tunisia.

Làn sóng nhập cư làm Châu Âu choáng váng

Châu Âu đưa ra kế hoạch 10 điểm, vừa cứng rắn với những kẻ môi giới, vừa tạo điều kiện cho những người đủ điều kiện xin tị nạn. Bên cạnh đó là chuyển những di dân đến Lampedusa sang những nước Châu Âu khác, tuy nhiên khó thể được lắng nghe. Từ nhiều tháng qua, EU cũng thảo luận một hiệp ước về tị nạn và di dân nhằm hài hòa chính sách ở châu lục, nhưng Hungary và Ba Lan phủ quyết, hiện thời mỗi nước "thân ai nấy lo".

Le Figaro cho rằng truyện dài đáng buồn này mỗi mùa hè lại diễn ra kể từ 10 năm qua. Cuộc khủng hoảng Lampedusa không hề bất ngờ : chiến tranh, nghèo đói, biến đổi khí hậu, bùng nổ dân số tại những nước dễ tổn thương… Trước sự bất lực vì chia rẽ của Châu Âu, các nước láng giềng phía nam dùng vấn đề di dân như vũ khí địa chính trị, mà Libya của Muammar Kadhafi là điển hình, cũng như Thổ Nhĩ Kỳ của Recep Tayyip Erdogan. Tunisia làm "săng-ta" với Châu Âu để kiếm tiền, xoa dịu bớt phản kháng xã hội. Bây giờ là lúc để EU thông qua một thỏa thuận chung về di dân.

Vai trò Liên Hiệp Quốc sa sút, lãnh đạo 4 nước Hội đồng Bảo an vắng mặt

Nhìn toàn cảnh quốc tế, Les Echos nhận định "Đại hội đồngLiên Hiệp Quốc : Mỗi người một diễn đàn". Hội nghị sẽ diễn ra ngày mai tại New York, ngoài nước chủ nhà Hoa Kỳ, không có nguyên thủ của thành viên nào khác trong Hội đồng Bảo an tham dự.

Ngoại trừ Vladimir Putin có "lý do chính đáng" vì là tội phạm chiến tranh có thể bị bắt, Tập Cận Bình chỉ tập trung cho BRICS là nhóm do Bắc Kinh khống chế, thủ tướng Anh và tổng thống Pháp cũng vắng mặt. Theo The Guardian, ông Rishi Sunak muốn tránh tình thế không được tổng thư ký Antonio Guterres mời dự tuần lễ khí hậu vì Anh quốc chậm chạp trong việc chống hiện tượng hâm nóng Trái Đất. Còn ông Emmanuel Macron bận rộn với chuyến thăm Pháp của Đức giáo hoàng Francis và vua Anh Charles III.

Paris nhấn mạnh là không bắt buộc có sự hiện diện của nguyên thủ, và đoàn đại biểu Pháp có ngoại trưởng Catherine Colonna dẫn đầu. Tuy nhiên sự vắng mặt của hai trong số ba nhà lãnh đạo các quốc gia dân chủ quan trọng trong Hội đồng Bảo an cho thấy định chế đã mất uy tín do bất lực trong việc giải quyết khủng hoảng. Michel Duclos, cựu đại sứ nhận định Hội đồng Bảo an đã bị Nga và Trung Quốc phá hoại trong nhiều năm, ngày càng đứng ngoài lề, còn Pháp và Anh có vẻ không muốn đóng góp.

Nguyên thủ nào hăng hái đi họp Đại hội đồng nhất ?

Tổng thống Pháp nói rằng môi trường địa chính trị đã xuống cấp thô bạo và sâu sắc, với cuộc xâm lăng Ukraine, vũ khí nguyên tử quay lại, bất ổn ở Châu Phi và cuộc chiến thông tin. "Tất cả dẫn đến nguy cơ chia rẽ thế giới, trật tự dựa trên luật pháp và ý tưởng dân chủ bị yếu đi". Theo ông Duclos, không dự phiên họp Đại hội đồng, nơi các quốc gia đều bình đẳng, là một sai lầm. "Không nhân cơ hội này để lên tiếng với tất cả các nước là điều đáng tiếc".

Hơn nữa, bên cạnh chiến tranh ở Ukraine, còn có mối nguy an ninh trên Biển Đông, tại Châu Phi hay vùng Kavkaz. Báo cáo mới nhất của Unicef cho biết 330 triệu trẻ em đang trong tình trạng cực kỳ nghèo khổ, Chương trình Lương thực Thế giới loan báo 24 triệu người có nguy cơ thiếu ăn trầm trọng.

Nhưng những tháng gần đây, những cuộc tiếp xúc của các nhà lãnh đạo đều dựa trên lợi ích của nước mình. Tập Cận Bình thành công trong việc mở rộng BRICS nhưng lần đầu tiên tẩy chay G20 do Ấn Độ chủ trì. Pháp chú tâm vào hai hội nghị từ sáng kiến của mình là Diễn đàn Paris vì Hòa bình vào tháng 11 và Thượng đỉnh Paris vì một hiệp ước tài chánh quốc tế mới vào tháng 6, về khí hậu và chống nghèo đói. Tuy vậy có một nguyên thủ quyết tâm không bỏ lỡ việc gặp gỡ các đồng nhiệm trong tuần này tại New York : Volodymyr Zelensky, tổng thống Ukraine.

Thụy My

Additional Info

  • Author Thụy My
Published in Châu Á

Trung Quốc : Mặc trang phục "làm tổn hại tinh thần dân tộc" có thể bị kết án

Thùy Dương, RFI, 16/09/2023

Chính phủ Trung Quốc dự định sửa đổi luật an ninh công cộng : những bình luận, những bộ trang phục hay biểu tượng "làm suy yếu" hoặc có thể "làm tổn hại tinh thần dân tộc" có thể bị kết án hình sự. Theo đài France 24, nếu dự luật được Quốc Hội Trung Quốc thông qua, những ai vi phạm có thể sẽ bị giam giữ 2 tuần hoặc phải nộp khoản tiền phạt tương đương vài trăm đô la.

anmac1

Hai người phụ nữ Trung Quốc trong trang phục truyền thống Kimono của Nhật Bản chụp ảnh lưu niệm tại công viên Yuyuantan ở Bắc Kinh, ngày 30/09/2019 nhân lễ hội hoa anh đào.  AP - Andy Wong

Thông tín viên Stéphane Lagarde từ Trung Quốc gửi về bài tường trình :

"Rõ ràng, người dân Trung Quốc rất nhạy cảm và Đảng cộng sản Trung Quốc muốn có ý định tấn công bất cứ điều gì có thể "làm tổn thương tình cảm dân tộc". Dự luật này, hiện đang được đưa lên trang web của Quốc Hội để lấy ý kiến ​​công chúng, đã gây ra rt nhiu phn ng trên các mng xã hi.

Các luật sư đặc biệt lo ngại về nguy cơ "chệch hướng, lạm dụng tùy tiện" do có một số điều mơ hồ. Theo các chuyên gia và bloggeur, dự luật này trên thực tế là nhằm kết tội hình sự bất cứ điều gì có thể gây tổn hại đến điều họ xem là "tình cảm của đất nước" hay "tinh thần dân tộc", những khái niệm vừa mơ hồ vừa mang tính bao quát rất rộng.

Trên tài khoản Twitter (được Reuters trích dẫn), Tong Zhiwei, chuyên gia luật hiến định tại Đại học Khoa học Chính trị Hoa Đông, đặt câu hỏi : Ai sẽ khẳng định điều gì thuộc về "tinh thần dân tộc Trung Quốc" ? Và theo những thủ tục gì ?

Năm ngoái, một người phụ nữ Trung Quốc mặc kimono (trang phục truyền thống Nhật Bản), đang đi trên đường thì bị cảnh sát bắt giữ. Cảnh sát Trung Quốc, giống như những người làm công tác kiểm duyệt, đôi khi không cập nhật các xu hướng thời trang.

Cách nay vài ngày, một số người Trung Quốc mặc trang phục nhà Đường bị ngăn vào một công viên ở thành phố Vũ Hán. Những nhân viên bảo vệ ở đó đã nhầm tưởng là những chiếc ô, dù cầm tay và trang phục của những người này là trang phục Nhật Bản, kiểu trang phục có thể xúc phạm tới "tinh thần dân tộc" Trung Quốc".

Dự luật được đưa ra "lấy ý dân" đến hết ngày 30/09/2023, nhưng hiện giờ đang vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ công luận. Nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, được France 24 trích dẫn, cho biết chỉ trong một tuần, đã có tới 70.000 người đưa ra ý kiến, đa phần là phản đối dự luật. Một số phương tiện truyền thông Nhà nước bảo thủ, thậm chí còn yêu cầu chính phủ giải thích, điều mà nhà nghiên cứu về Trung Quốc, Marc Lanteigne, tại Na Uy cho là khá hiếm xảy ra tại Trung Quốc.

Đây không phải lần đầu tiên chính quyền Trung Quốc lợi dụng những điều mơ hồ để dễ bề kiểm duyệt. Thế nhưng, lần này theo ông Ho Ting "Bosco" Hung, chuyên gia về Trung Quốc tại Nhóm Nghiên cứu An ninh Quốc tế Verona (ITSS Verona), việc chính quyền "động chạm" đến trang phục - một khía cạnh thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày - khiến người dân lo sợ rằng, chẳng hạn, mặc những bộ quần áo nhập khẩu từ nước ngoài đến công sở sẽ bị quy tội. Ông Ho Ting "Bosco" Hung, nhắc lại : "Từ những năm 1980 đã có một kiểu thỏa hiệp quốc gia ngầm, theo đó Nhà nước không can thiệp vào cách ăn mặc của người dân".

Một luật sư nói đến lực lượng "cảnh sát đạo đức", liên hệ đến những vụ việc đau lòng tại Iran hoặc Afghanistan, liên quan đến những quy định khắc nghiệt về trang phục của phụ nữ Hồi giáo.

Iran : Một năm tranh đấu vì quyền tự do sống cho phụ nữ, bất chấp  đàn áp của chính quyền 

Ngày 16/09/2023 là tròn 1 năm ngày cô gái trẻ Masha Amini, 22 tuổi, tử vong sau khi bị "cảnh sát đạo đức" Iran bắt vì cáo buộc không mang khăn trùm đầu không đúng quy định. Cái chết của Amini đã làm rúng động công luận trong nước và quốc tế, đồng thời tạo nên một phong trào đấu tranh phản kháng, không chỉ thu hút phụ nữ và cả nam giới, bất chấp sự đàn áp ngày càng gia tăng của chính quyền. Không chỉ đòi quyền sống, quyền tự do cho phụ nữ, phong trào đấu tranh dân sự còn đòi lật đổ chế độ Hồi giáo Teheran khắc nghiệt đã điều hành đất nước suốt 4 thập niên qua.

Riêng đối với phục trang của phụ nữ, theo tuần báo Le Point số ra ngày 14/09, ngày càng nhiều người, nhất là các cô gái trẻ thách thức chế độ, bảo vệ quyền tự do sống bằng cách công khai mặc trang phục kiểu phương Tây, áo sơ mi, quần jean, không đeo mạng che mặt, không quấn khăn che tóc… Nguy cơ bị cảnh sát đạo đức bắt bớ là rất cao, nên đối với họ, mỗi lần ra đường trong trang phục như vậy "hoàn toàn là một cuộc tranh đấu".

Càng gần đến ngày 16/09, các vụ bắt bớ ngày càng gia tăng, nhất là tháng Bảy vừa qua, Teheran đã khôi phục trở lại lực lượng "cảnh sát đạo đức" để kiểm tra trang phục của phụ nữ và từ tháng Tư, theo đài TF1 của Pháp, cảnh sát Iran đã thông báo dùng trí thông minh nhân tạo (AI) tại nơi công cộng để truy vết những phụ nữ vi phạm quy định phục trang mà chế độ Hồi giáo Teheran áp đặt.

Trên đài RFI Pháp ngữ, ngày 13/09, ông Mahmood Amiry-Moghaddam, thuộc tổ chức phi chính phủ Iran Human Rights, lo sợ là chế độ Teheran sẽ đàn áp người dân, với nhiều "chiêu bài" mới vi phạm nhân quyền :

"Trong những tuần gần đây, chính quyền Iran đã tăng cường các hành vi trấn áp. Họ triệu tập và đe dọa các nhà hoạt động xã hội dân sự, cũng như thân nhân của những người đã bị giết hại trong các cuộc biểu tình. Tại Iran, thường có phong tục mọi người tập trung vào dịp một năm sau khi ai đó qua đời. Vì thế, chính quyền muốn tranh việc người dân tập trung và đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng để đối phó. Quý vị biết đấy, việc chuẩn bị này đã bắt đầu từ cách nay vài tháng. Số vụ hành quyết ngày càng tăng. Đó là công cụ gieo rắc nỗi sợ hãi trong xã hội.

(…) Tính đến thời điểm hiện tại, trong năm 2023, đã có gần 500 người đã bị hành quyết và gần 200 người khác bị xử tử trong những tháng sau khi diễn ra các cuộc biểu tình. Tức là trong vòng một năm, kể từ đầu phong trào phản kháng cho đến nay, khoảng gần 700 người đã bị hành quyết, trung bình 2 người mỗi ngày".

Hàng ngàn vụ lạm dụng tình dục trong Giáo hội Công giáo Thụy Sĩ chỉ là "phần nổi của tảng băng chìm"

Sau Pháp, Tây Ban Nha và một số nước khác, nay đến lượt Thụy Sĩ điều tra về nạn bê bối lạm dụng tình dục trong Giáo hội Công giáo. Các học giả, trong một nghiên cứu diện rộng, ghi nhận có khoảng 1.000 nạn nhân bị lạm dụng tình dục tính từ những năm 1950. Giáo hội Công giáo Thụy Sĩ xem đó là điều "vô cùng đáng sợ và đáng lo ngại". Các nhà nghiên cứu lịch sử của Đại học Zurich đã được ủy quyền để làm sáng tỏ nạn lạm dụng tình dục trong Giáo hội Công giáo Thụy Sĩ, họ cho rằng kết quả mới được công bố mới chỉ cho thấy "phần nổi của tảng băng chìm".

Từ Geneve, thông tín viên Jérémy Lanche ngày 12/09 gửi về bài tường trình :

"Các nạn nhân được ghi nhận tại mọi giáo phận trong cả nước, phần lớn là nam giới. 3/4 số trường hợp là trẻ vị thành niên. Báo cáo thậm chí còn đề cập đến những trường hợp trẻ sơ sinh bị lạm dụng. Điều này có thể xảy ra ở bất cứ đâu : tại các buổi xưng tội, các buổi lễ hoặc trong nhiều trường nội trú ở Thụy Sĩ do các giáo sĩ quản lý, nhất là hồi thế kỷ trước.

Cha Nicolas Betticher, người đã đề nghị Giáo hoàng cho điều tra về những trường hợp đáng ngờ, vui mừng khi thấy sự thật cuối cùng đã được đưa ra ánh sang. Ông nói : "Kể từ khi bức thư tôi gửi Đức Thánh Cha được công bố, tôi đã nhận được nhiều cuộc điện thoại từ các nạn nhân, họ nói với tôi rằng : "Xin hãy làm điều gì đó, nhưng tôi không đủ sức để nói ra những điều tôi đã phải chịu đựng", tức là họ có một sự mất mất về tinh thần vô cùng lớn".

Trong một thời gian rất dài, phản ứng duy nhất của chính quyền là che đậy các vụ linh mục lạm dụng, hoặc chuyển họ đi xa khỏi nơi có nạn nhân, nhất là như điều diễn ra tại Pháp. Cha Nicolas Betticher nhận định : "Dĩ nhiên là ở cấp độ toàn cầu, tất cả các Giáo hội đều đã thất bại. Tại sao ? Bởi vì Giáo hội ở mọi nơi đều có cấu trúc giống nhau. Chúng ta không thể tiếp tục duy trì quan niệm rằng một giám mục vừa là người cha tinh thần, vừa là thẩm phán tối cao, người chịu trách nhiệm điều hành, đồng thời là người làm ra luật".

Giáo hội Công giáo Thụy Sĩ thừa nhận thất bại trong việc bảo vệ nạn nhân và hứa tiến hành các cải cách. Các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục điều tra trong khi chờ đợi tư pháp ra phán quyết".

Bên lề G20, ra đời một liên minh mới về nhiên liệu sinh học dưới sự dẫn dắt của Ấn Độ

Bên lề thượng đỉnh G20 ở New Delhi, ngày 09/09/2023, Ấn Độ tuyên bố thành lập một liên minh nhiên liệu sinh học mới nhằm nghiên cứu và thúc đẩy năng lượng được sản xuất từ ​​​​sinh khi. Liên minh mi gm 19 nước, trong đó có các nước nông nghip ln Brazil, Hoa K, Argentina và Nam Phi và dĩ nhiên là c n Độ. Thúc đẩy sn xut nhiên liu sinh hc không ch là nhm bo v môi trường sinh thái, chng biến đổi khí hu mà còn có ý nghĩa v kinh tế.

Từ New Delhi, thông tín viên Sébastien Farcis giải thích :

"Cơ quan Năng lượng Quốc tế nhận định là đến năm 2030, sản xuất nhiên liệu sinh học phải tăng gấp ba thì mới đạt được mục tiêu trung hòa carbon. Hiện tại, chẳng hạn như ở Ấn Độ và Brazil, sản xuất nhiên liệu sinh học là điều chế ethanol từ ​​mía. Ti Châu Âu, hu như toàn b nhiên liu sinh hc được sn xut t ci du (colza).

Nhưng cũng cần nghiên cứu để phát triển thế hệ nhiên liệu sinh học thứ tư, theo như giải thích của Chandra Bhushan, giám đốc tổ chức tư vấn môi trường iForest ở New Delhi : "Nhiên liệu sinh học hiện nay được sản xuất bằng cách chuyển đổi các sản phẩm nông nghiệp thành ethanol. Thế nhưng, thế hệ nhiên liệu sinh học tiếp theo sẽ không phải là từ nông nghiệp, mà là điều chế từ tảo và vi sinh vật nhờ nguồn năng lượng mặt trời", theo ông cách làm này sẽ cho phép đạt hiệu quả cao hơn nhiều. Người ta còn gọi đó là nhiên liệu tảo. Ưu điểm của tảo là sống nhờ nước biển và ánh sáng mặt trời, không cần nước ngọt và phân bón.

Các nhu cầu về nhiên liệu sinh học có lẽ sẽ mở rộng vượt ra bên ngoài lĩnh vực ô tô. Chandra Bhushan, giám đốc tổ chức tư vấn môi trường iForest ở New Delhi, phát biểu : "Nhiên liệu sinh học sẽ có tầm quan trọng trong lĩnh vực hàng không. Trong vòng 20 năm tới đây, trong khi chờ đợi nguồn nhiên liệu hydrogene và ắc quy điện phát triển hơn, tôi nghĩ rằng động cơ máy bay sẽ bắt đầu hoạt động với ethanol".

Riêng Hoa Kỳ và Brazil, hai cột trụ sáng lập liên minh nhiên liệu sinh học, sản xuất đến 82% lượng ethanol trên toàn thế giới". 

Thùy Dương

Additional Info

  • Author Thùy Dương
Published in Châu Á

Mt đi tá không quân tng là phi công điu khin F-16 k hi 2019 ông nhn được email mi sang Nam Phi làm vic, loi vic dành riêng cho các phi công dày dn kinh nghim.

trungquoc1

Không phi t nhiên mà các viên chc cao cp ca B Quc phòng M xác đnh Trung Quc là "mi đe da ln dn". Hình minh ha.

Trung Quc đang m rng hot đng tìm kiếm tuyn dng cu chiến binh ca nhiu quc gia đ khai thác s hiu biết, k năng ca các cu chiến binh này nhm đi phó vi quân đi mà các cu chiến binh tng phc v.

***

Chính ph Úc va đ trình Quc hi Úc mt d lut, theo đó, cu chiến binh phi xin phép khi mun làm vic hoc tham gia hun luyn cho ngoi quc, nếu không xin phép, cu chiến binh có th b pht đến 20 năm tù.

AP cho biết, ông Richard Marles B trưởng Quc phòng Úc - gii thích : Úc cn mt đo lut cng rn như thế vì theo AUKUS (hip ước h tr quc phòng gia ba bên là Úc, Anh và M) thì Anh, M s giúp Úc thành lp mt hm đi có ít nht tám tàu ngm vn hành bng năng lượng nguyên t và Úc nên chng t n lc nâng cao các tiêu chun bo mt đ bo v công ngh và các thông tin nhy cm, h tr vic chuyn giao công ngh trong AUKUS.

Đây không phi là ln đu tiên Marles t ra bn tâm v vic cu chiến binh Úc b ngoi quc khai thác. Năm ngoái, Marles tng ra lnh cho B Quc phòng Úc tiến hành xem xét tt c các khía cnh liên quan đến tin Trung Quc đang tuyn m các cu chiến binh Úc làm hun luyn viên. Năm ngoái, Úc đã bt gi Dan Duggan người va là cu phi công ca Thy quân lc chiến M, va là công dân Úc sau khi Duggan b cáo buc đã đào to bt hp pháp phi công cho Trung Quc(1).

Chuyn Trung Quc gia tăng săn tìm, tuyn dng cu chiến binh ca nhiu quc gia đã tr thành mt trong nhng vn đ khiến phương Tây bn tâm và s lo ngi v tình trng này càng ngày càng cao.

***

Cui tun trước Washington Post gii thiu mt tài liu ni b ca Không quân M, trong đó, Đi tướng Charles Q. Brown Jr. Tham mưu trưởng Không quân và gn đây được Tng thng M đ c làm Ch tch Hi đng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa K - cnh báo, Trung Quc đang s dng nhiu công ty khác nhau đ tuyn dng nhng cu chiến binh được M và NATO đào to nhm dùng nhng người này dy cho Trung Quc các k năng và chiến thut quân s tiên tiến.

Tướng Brown khuyến cáo : Khi chp nhn làm vic dưới danh nghĩa "hun luyn viên", tham gia quy trình hun luyn do các công ty ngoi quc t chc, nhng cu chiến binh làm vic cho các công ty có quan h vi Trung Quc đang làm xói mòn an ninh quc gia, gây nguy him cho s an toàn ca c đng đi ln đt nước chúng ta. Tướng Brown kêu gi các cu chiến binh đng xao lãng trách nhim bo v "thông tin quc phòng" k c khi đã ri khi quân đi.

Washington Post đã hi thăm nhưng nhng viên chc hu trách ca quân đi M t chi xác đnh Trung Quc đã âm thm tuyn dng bao nhiêu quân nhân và cu chiến binh M. Nhng viên chc này ch xác nhn, loi hot đng đó đang gia tăng mt cách đáng ngi.

V phía Trung Quc, Liu Pengyu - Phát ngôn viên ca Đi s quán Trung Quc ti M - không ph nhn cnh báo ca tướng Brown mà ch thay mt chính ph Trung Quc kêu gi M "tôn trng các hot đng kinh doanh bình thường do các công ty có liên quan thc hin, không khái quát và lm dng các khái nim v an ninh quc gia, bôi nh các công ty này". Ông ta còn lưu ý là các cáo buc đó s nh hưởng đến "s hp tác bình thường" và "không có li cho s phát trin lành mnh" ca quan h song phương.

Washington Post trích dn ý kiến ca mt Đc v (Special Agent) đang làm vic cho Cc Điu tra ca Không quân M (Air Force Office of Special Investigations AF OSI), cho biết thêm : Nhng n lc ca quân đi Trung Quc nhm khai thác cu chiến binh M bao gm c vic qung bá cơ hi v vic làm ti các s kin có liên quan đến hot đng trong lĩnh vc công nghip quc phòng. Trung Quc không ch nhm vào các phi công M mà còn săn tìm các cu chiến binh tng làm vic trong nhiu lĩnh vc khác như bo trì, s dng các thiết b chuyên dng đ bo đm, bo v an ninh phi hành đi vi c phi công ln các phương tin bay quân s.

Theo Đc v yêu cu n danh thì đ ngh v cơ hi làm tư vn, h tr đào to thường phát xut t nhng công ty tư nhân được chính ph Trung Quc hu thun và có hp đng vi chính ph Trung Quc. Nhiu cu chiến binh tin rng đó là nhng đ ngh hp pháp, vô hi và hp dn. Đc v này xem đó là s "qu quyt" và cũng vì vy, nhiu viên chc hu trách đang đ ngh các quân nhân, các cu chiến binh báo cáo xem h có được tuyn dng đ hun luyn quân đi ngoi quc hay không.

Đó cũng là lý do mà mi đây, Dân biu Michael Gallagher Ch tch y ban Đc trách v Trung Quc ca H vin M, đng thi cũng là cu chiến binh Thy quân lc chiến M - cho rng : Quc hi và B Quc phòng cn hp tác đ giúp quân nhân và cu chiến binh ca chúng ta hiu rng h là mc tiêu ca các hot đng gián đip, h có th b lm dng. Cn bo đm rng h không b khai thác, không góp phn to điu kin cho s hy dit chính h.

Không phi t nhiên mà các viên chc cao cp ca B Quc phòng M xác đnh Trung Quc là "mi đe da ln dn". Trong s hàng chc công ty b đưa vào "s bìa đen" hi tháng sáu va qua vì có quan h cht ch vi chính quyn Trung Quc có mt s công ty chuyên đào to, hun luyn bay như Frontier Services Group - doanh nghip do Erik Prince, cu giám đc ca Blackwater Worldwide thành lp và Hc vin Thc hành bay ca Nam Phi. Nhng doanh nghip này b giám sát cht ch sau khi có báo cáo rng h đã thuê phi công quân s phương Tây đ hun luyn phi công Trung Quc. Tuy Frontier Services ph nhn đã s dng nhân viên quân s M đ đào to phi công Trung Quc nhưng công ty này li im lng không tr li các câu hi ca báo gii v vic h có thuê các cu chiến binh làm vic đó hay không. Hc vin Thc hành bay ca Nam Phi thì bày t s "tht vng" v quyết đnh ca B Thương mi Hoa K bi "các công ty ln ca M cũng đào to phi công Trung Quc".

Mt đi tá không quân tng là phi công điu khin F-16 k hi 2019 ông nhn được email mi sang Nam Phi làm vic, loi vic dành riêng cho các phi công dày dn kinh nghim. Ông không nhn li nhưng không phi vì nghi ng. Năm 2021, ông được mi ln th hai, li mi dành cho các phi công có sáu năm điu khin trc thăng hoc phn lc cơ và có kinh nghim làm vic vi nhng hc viên không tho tiếng Anh... V đi tá ch ng ra khi AF OSI phát cnh báo v vic Trung Quc đang săn cu chiến binh (2).

Patrick Cronin, người ph trách b phn an ninh Châu Á - Thái Bình Dương ca Vin Hudson Washington D.C, gi n lc săn cu chiến binh là mt phn ca sáng kiến ln hơn do ông Tp Cn Bình vch ra, nhm nâng cao v thế ca Trung Quc. Cronin nhn đnh : Chiêu m, khai thác, tìm hiu cách quân đi ca chúng ta vn hành thông qua nhng cá nhân thiết yếu và công ngh thiết yếu ca chúng ta là mt phn quan trng đi vi mc tiêu chiến lược ca ông ta.

Trân Văn

Nguồn : VOA, 15/09/2023

Chú thích

(1) https://apnews.com/article/australia-foreign-miltary-training-secrets-aukus-e1ba547d6bfd210c5a39f3a763e062c6

(2) https://www.washingtonpost.com/national-security/2023/09/08/china-military-exploit-us-troops-veterans/

Additional Info

  • Author Trân Văn
Published in Diễn đàn

Một khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu PEW ở Washington.DC vừa công bố cho thấy 67% người trưởng thành tại 24 quốc gia không có cảm tình với Trung Quốc. Nhiều lý do được đưa ra trong đó có lý do vì Trung Quốc can thiệp vào công việc của các nước khác ở mức nhiều hoặc đáng kể. Nhân dịp này, RFA đã mời Tiến sĩ Nguyễn Võ Long, làm việc tại Văn phòng Quốc gia Nghiên cứu về Châu Á tại Hoa Kỳ, đến với buổi hội luận hôm nay để phân tích sâu hơn vấn đề "Tại sao quan điểm tiêu cực về Trung Quốc ngày càng cao ?".

Mời quý vị cùng theo dõi.

Nguồn : RFA, 23/08/2023

Additional Info

  • Author Nguyễn Võ Long, Thanh Trúc
Published in Video