Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Biến đổi khí hậu : Tập đoàn Pháp Total cố tình làm lơ trong nhiều thập niên

Nước Pháp thiếu chính sách chăm sóc người cao tuổi để đáp ứng nhu cầu của một xã hội "trường thọ" trong những thập niên tới. Điều này phải gấp rút bổ khuyết ngay trong đợt tranh cử tổng thống 2022 là thông điệp chính của Libération hôm nay. La Croix giới thiệu về chiến dịch của Cơ quan Y Sinh quốc gia thúc đẩy việc cho tặng tinh trùng, do nhu cầu tăng vọt sau khi Pháp có luật về mang thai hộ.

total1

Một trụ sở của tập đoàn dầu khí Pháp Total  © Christophe Archambault/AFP

Đa số các báo hôm nay nói đến bất đồng lớn giữa Ba Lan và đông đảo các nước Châu Âu liên quan đến hệ thống luật pháp của khối 27 nước, bất đồng có nguy cơ dẫn đến một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng trong nội bộ Liên Âu. Vấn đề lớn thứ hai là trách nhiệm lịch sử của tập đoàn dầu khí Total (Pháp) đối với vấn đề khí hậu. Total bị cáo buộc đã tìm mọi cách để phủ nhận tác động của năng lượng hóa thạch, khiến Trái đất bị hâm nóng nhanh chóng, trong một thời gian dài, bất chấp đã được giới khoa học cảnh báo từ cách nay 50 năm.

Le Monde chạy tựa trang nhất : "Khí hậu hâm nóng : Total và Elf đã chọn thái độ phủ nhận trong nhiều thập niên". Cũng trang nhất Libération giới thiệu hồ sơ : "Khí hậu : Total hay "việc reo rắc nghi ngờ"". La Croix có bài "TotalEnergies phải đối diện với các hành động trong quá khứ".

Tại sao các báo đồng loạt nói đến trách nhiệm lịch sử trong vấn đề khí hậu của Total, tập đoàn kinh tế hàng đầu của nước Pháp ? La Croix giới thiệu cuộc điều tra sử học chưa từng có, với kết quả được công bố ngày 20/10 trên tạp chí Global Environmental Change. Dựa trên việc khảo sát các lưu trữ của tập đoàn, kết luận mà ba giảng viên đại học (trong đó có hai nhà nghiên cứu của Trung tâm Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) và một nhà sử học – Đại học Mỹ Stanford) rút ra là Total đã giảm nhẹ, thậm chí phủ nhận tác động của các hoạt động trong lĩnh vực dầu khí khiến khí hậu bị hâm nóng. Điều tra cũng dựa trên các phỏng vấn với nhiều cựu giới chức của tập đoàn.

Total tài trợ cho các thế lực phủ nhận Biến đổi khí hậu

Năm 1971, tập san nội bộ của doanh nghiệp đã công bố một bài viết về các hậu quả của khí thải CO2 do năng lượng hóa thạch, khiến Trái đất nóng lên, băng ở các cực tan chảy. Bài viết dựa trên các nghiên cứu khoa học đã được thực hiện trong thập niên 1960. Tuy nhiên, sau bài viết cảnh báo mạnh mẽ về những hậu quả vô cùng nguy hiểm đối với khí hậu của Trái đất, Total đã hoàn toàn im lặng. Trong hai thập niên (từ 1971 đến 1988), vấn đề biến đổi khí hậu đã không một lần được Total và Elf nhắc đến (Elf và Total hợp nhất vào năm 2000).

Điều nguy hiểm hơn nữa là các tập đoàn Pháp đã tài trợ cho các thế lực phản bác các kết luận khoa học về biến đổi khí hậu. Chỉ mãi đến giữa những năm 2000, Total mới thay đổi quan điểm, thừa nhận biến đổi khí hậu, nhưng chủ yếu chỉ là "trên giấy tờ". Tổng cộng trong khoảng thời gian từ 2005 đến 2014 (tức từ khi Total thay đổi quan điểm, thừa nhận biến đối khí hậu), trong số 190 tỉ đô la đầu tư vào khai thác năng lượng, chỉ có 3 tỉ là cho năng lượng tái tạo. Theo La Croix, cũng cần ghi nhận là từ 2015, Total đã chuyển hướng giảm năng lượng hóa thạch. Vào năm 2030, dầu mỏ sẽ chỉ còn chiếm khoảng 35% hoạt động của hãng.

Total phản bác

Về phần mình, bài "Khí hậu : Total bị cáo buộc đã phủ nhận", Le Figaro cho biết phản ứng của hãng. Thông báo của Total lên án việc tập đoàn bị trách cứ về "một chuyện đã xảy ra hơn 50 năm về trước, mà không nhấn mạnh đủ đến các nỗ lực, thay đổi, tiến bộ, các đầu tư đã được thực hiện từ đó đến nay".

Le Monde dành một hồ sơ lớn cho chủ đề "Total đã chọn cách làm ngơ trước tác động của các hoạt động của công ty đến khí hậu như thế nào ?".

Điều tra về Total công bố ngay trước thềm Thượng đỉnh Glasgow

Ngược lại với lập trường của Total, trên Le Monde, nữ sử gia chuyên về khí hậu CNRS Pháp, Amy Dahan, nhấn mạnh đến tính chất cần thiết của các khảo sát như với Total, để làm rõ "trách nhiệm của các tập đoàn dầu khí". Nhắc lại trách nhiệm lịch sử không phải là để bới lại chuyện cũ, mà cùng với trách nhiệm lịch sử này là các đòi hỏi của công luận là "các tác nhân lớn của nền kinh tế và địa chính trị toàn cầu này" phải có các cam kết thực sự vì khí hậu trong hiện tại. Đây là lý do vì sao điều tra này đã được công bố chỉ mươi hôm trước Thượng đỉnh về Biến đổi Khí hậu của Liên Hiệp Quốc lần thứ 26, tổ chức tại Glasgow, Anh Quốc. Le Monde nhấn mạnh là nếu như Total đã đầu tư cho các năng lượng tái tạo, các loại năng lượng này mới chỉ chiếm có 0,2% tổng năng lượng do hãng sản xuất, và dự kiến sẽ chỉ tăng lên tối đa là 1,6% vào năm 2025, theo một tính toán của tổ chức phi chính phủ Reclaim Finance.

Total : Quốc hội Pháp cần điều tra về "trách nhiệm của Nhà nước"

Về chủ đề này, Libération có bài : "Những sự kiện mà Total bị lên án đặt ra vấn đề trách nhiệm của Nhà nước". Theo cựu bộ trưởng Môi trường Pháp, bà Delphine Bartho, nhiều đời chính phủ Pháp đã ủng hộ "các thủ đoạn của Total". Cựu bộ trưởng Môi trường Pháp yêu cầu lập một ủy ban điều tra của Quốc hội. Cựu bộ trưởng Môi trường thời tổng thống Hollande (trong hai năm 2012-2013) cho biết các áp lực ghê gớm của tập đoàn dầu khí khi bà tại chức. Theo bà Delphine Bartho, Total "nằm ở trung tâm trong chính sách đối ngoại của nước Pháp". Tập đoàn này "có ảnh hưởng lớn tại điện Elysée, phủ thủ tướng, Bộ Tài chính và Bộ Ngoại giao".

Theo cựu bộ trưởng Môi trường, các thông tin từ kết quả điều tra của ba nhà nghiên cứu Pháp – Mỹ, có thể có các hệ quả về pháp lý, đặc biệt là một số vụ kiện của các tổ chức phi chính phủ nhắm vào Total đang diễn ra. Cựu bộ trưởng Môi trường Pháp nhấn mạnh là, bất chấp việc các thủ đoạn của Total nói riêng và các tập đoàn dầu khí nói chung bị phơi bày ra ánh sáng, các tập đoàn này vẫn sẽ tiếp tục khai thác năng lượng hóa thạch trên quy mô lớn, dưới vỏ bọc các phát biểu vì khí hậu (greenwashing), để đối phó với công luận.

Năng lượng tăng giá : Chính phủ Pháp cần tỉnh táo chọn đúng biện pháp

Ngoài kết quả điều tra về các thủ đoạn của Total chống lại kết luận khoa học về biến đổi khí hậu, Le Monde dành một phần đáng kể số báo hôm nay cho chủ đề năng lượng. "Giá cả năng lượng và khí hậu : Thời điểm lựa chọn" là hồ sơ chính của Le Monde. Bối cảnh đã được biết rõ là giá cả năng lượng gia tăng mạnh, khiến đông đảo người dân bất bình và chính quyền lo ngại trong lúc chỉ còn nửa năm nữa là đến bầu cử tổng thống. Theo Le Monde, chính phủ Pháp hiện đang thiên về hướng ưu tiên cho việc giảm thuế (để giảm giá năng lượng) thay vì cấp tiền trợ cấp cho một số đối tượng ưu tiên. Bài xã luận của Le Monde, với tựa đề "Chuyển đổi năng lượng : cần chấm dứt các biện pháp mang tính tình thế", nhấn mạnh đến việc chính phủ đang có phần nghiêng về phía các biện pháp mang tính chất "ngắn hạn", "vá víu" để đối phó với tình hình khẩn cấp.

Theo Le Monde, việc chính phủ quyết định giảm thuế để hy vọng giữ giá năng lượng không tăng mạnh, từ đó khiến "sức mua" của người dân không bị ảnh hưởng, là một quyết định nhiều rủi ro. Trước hết, việc giảm thuế sẽ khiến Nhà nước mất đi khoảng 5 tỉ euro, trong lúc không có gì bảo đảm là nỗ lực này có tác động tích cực đến người dân. Việc giảm thuế cũng sẽ làm mất đi một nguồn lực cho cuộc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, gửi đi "một tín hiệu xấu", khi để cho các năng lượng hóa thạch trở nên rẻ đi, và giảm đi tính cấp bách của tiến trình từ bỏ năng lượng hóa thạch.

Tóm lại, theo Le Monde, chính quyền và các đảng phái đối lập cần chuẩn bị tinh thần cho các thay đổi lớn, với việc các "cú sốc về năng lượng sẽ ngày càng trở nên phổ biến hơn. Năng lượng sẽ ngày càng đắt hơn" và mỗi người cần phải nỗ lực hơn tùy theo khả năng, và điều quan trọng là các nỗ lực đòi hỏi ở người dân không được bất công. Điều đó đồng nghĩa với việc các cơ chế về thuế khóa và chính sách xã hội phải được điều chỉnh lại, căn cứ trên các thách thức về khí hậu.

"Vụ Ba Lan" : Ám ảnh rạn nứt Đông – Tây trong nội bộ Liên Âu

Xung khắc Ba Lan với Liên Âu là chủ đề chính của Le Figaro hôm nay. Nhật báo Pháp chạy tựa lớn trang nhất : "Tranh chấp với Ba Lan đào sâu chia rẽ trong nội bộ của Liên Âu". Hôm Hội Đồng Châu Âu có cuộc họp thượng đỉnh tại Bruxelles, lập trường đặt luật pháp trong nước lên trên luật của khối 27 nước của Warszawa đặt Liên Âu trước một "thách thức sống còn". Theo Le Figaro, thách thức này nguy hiểm không kém "các làn sóng di dân, nợ Hy Lạp hay Brexit" trước đây.

Le Figaro có bài xã luận nhan đề "Rạn nứt Đông – Tây". Rạn nứt Đông – Tây cụ thể là giữa các nước thuộc khối tây Âu trước đây với nhiều nước khối cộng sản cũ. Theo Le Figaro, việc trừng phạt Ba Lan về tài chính sẽ không mang lại kết quả. Để tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng này, các quốc gia thành viên Liên Âu phải có cuộc thảo luận trên bình diện triết học và chính trị.

Ủy Ban Châu Âu cân nhắc thận trọng

Trong một bài viết khác ("Các nước Liên Âu đối mặt với thách thức từ Ba Lan"), Le Figaro nhấn mạnh đến việc cho dù khẳng định cương quyết bảo vệ đến cùng thể chế Nhà nước pháp quyền tại Châu Âu, Pháp và Đức tỏ ra thận trọng trong việc áp đặt các biện pháp trừng phạt về tài cihsnh với Ba Lan. Ý và Tây Ban Nha cũng im lặng. Theo một nguồn tin Châu Âu, được Le Figaro dẫn lại, thì Ủy Ban Châu Âu sẽ rất thận trọng trong các biện pháp trừng phạt Ba Lan, bởi Ủy Ban "không được phép sai lầm" "áp lực đúng, đúng thời điểm và bằng biện pháp thích hợp". Chiều hôm qua, những người thân cận với chủ tịch Hội Đồng Châu Âu kêu gọi "đối thoại" và "tôn trọng lẫn nhau" trong các thảo luận.

Le Figaro một lần nữa nhấn mạnh là ám ảnh rạn rứt giữa hai nhóm nước "Tây" và "Đông" Châu Âu là điều mà một số lãnh đạo Châu Âu lo ngại. Nhóm "Đông" cụ thể bao gồm trước hết bốn nước trong nhóm Visegrad, ngoài Ba Lan, còn có Hungary, Cộng hòa Czech và Slovakia.

EU có tiếp nối được "tinh thần đoàn kết", đã thử thách qua đại dịch ?

Khủng hoảng liên quan đến Ba Lan chỉ là một trong các vấn đề lớn thách thức Châu Âu. Nhật báo kinh tế Les Echos có "bài phân tích của ban biên tập", với nhan đề "Liên Âu có tiếp tục được sức bật tập thể hiện nay hay không ?". Theo Les Echos, thượng đỉnh của khối 27 nước khai mạc hôm nay là thượng đỉnh đầu tiên, kể từ khởi đầu đại dịch Covid cách nay 18 tháng. Đại dịch vừa qua cho thấy một Liên Âu đoàn kết. Toàn khối đã ra đuợc một chính sách chung cho phép tất cả các nước, dù là nước nhỏ, có được đủ vac-xin. Năm ngoái, khối 27 nước cũng thông qua được kế hoạch chấn hưng hậu Covid với khối lượng đầu tư lớn cho việc chuyển sang nền kinh tế Xanh.

Điều mà Les Echos lo ngại là : Liệu khối 27 nước có tiếp tục được sức bật này hay không, trong bối cảnh tình hình bắt đầu bình ổn trở lại ? Les Echos nhấn mạnh đến các lực cản, "những làn gió ngược". Ngoài vấn đề Ba Lan, là hàng loạt thách thức khác. Khả năng khối 27 nước đạt được đồng thuận sẽ rất khó, trong bối cảnh, nhiều nước đang khủng hoảng về chính phủ, nước Đức tìm kiếm lập chính phủ liên minh, Pháp chuẩn bị bầu cử tổng thống.

Liên Âu cần đáp trả "Những con đường Tơ lụa Trung Quốc" 

Cũng Les Echos có hồ sơ : "Làm thế nào Liên Âu chuẩn bị đáp trả thách thức của Những con đường Tơ lụa Trung Quốc ?". Bất chấp việc các nước Liên Âu đầu tư rất lớn cho viện trợ phát triển trên thế giới, vượt hẳn Trung Quốc trong những năm qua, nhưng theo Les Echos, Liên Âu thiếu một chiến lược cho phép đối phó hiệu quả với chiến lược kết nối giao thông, kết nối truyền thông mà Trung Quốc đang tiến hành. Dự án Global Gateway, mà chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen thông báo mới đây rất có thể không đủ tầm cỡ. Theo Les Echos, trong những tuần tới, các ê-kíp của Ủy Ban Châu Âu sẽ công bố nhiều kế hoạch hành động cụ thể trong lĩnh vực này.

Theo chuyên gia về quan hệ quốc tế Jonathan Holslag, Bỉ, tác giả cuốn sách "Cái bẫy của Con đường Tơ lụa", Liên Âu không thể đáp trả "cuộc chiến tranh kinh tế từ phía Trung Quốc" với "các phương tiện kỹ trị" như hiện nay. Liên Âu cần một chiến lược "địa chính trị" toàn cầu như điều mà chuyên gia về Châu Á François Godement, Viện Montaigne, nhấn mạnh.

"Chết vì Đài Loan ?"

Về quan hệ Châu Âu – Trung Quốc, Le Monde có bài "Đài Loan, một nơi xa xôi", nhắc lại rằng cuộc đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc giờ đây đã tập trung tại điểm nóng Đài Loan. Không còn có thể nhắm mắt trước nguy cơ xung đột bùng phát tại eo biển Đài Loan. Nhà phân tích của Le Monde, Sylvie Kauffman dự báo : một xung đột tại Đài Loan có thể làm thay đổi mọi thứ, "xác lập lại trật tự thế giới" (theo diễn đạt của chuyên gia Mathieu Duchatel). Châu Âu không thể đứng ngoài. "Chết vì Đài Loan hay không ?" là câu hỏi mà tác giả đặt ra ngay đầu bài viết. Câu hỏi thoạt nghe có vẻ hết sức phi lý.

Trọng Thành

Additional Info

  • Author Trọng Thành
Published in Quốc tế

Việt Nam đứng đầu nhóm quốc gia có thu nhập trung bình thấp

RFA, 26/03/2021

Việt Nam lần đầu tiên dẫn đầu nhóm quốc gia có thu nhập trung bình thấp năm 2020. Báo Nhà nước Việt Nam dẫn đánh giá của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) và đưa tin ngày 26/3.

thunhap1

Việt Nam lần đầu tiên dẫn đầu nhóm quốc gia có thu nhập trung bình thấp năm 2020. Screenshot wipo.int

Bảng xếp hạng của WIPO đánh giá các quốc gia trên 80 chỉ số đổi mới như nghiên cứu và phát triển, đầu tư mạo hiểm và sản xuất công nghệ cao.

Theo đó, WIPO phân tích các nước đổi mới nhất trong từng nhóm thu nhập của Ngân hàng Thế giới (WB), dựa trên dữ liệu từ Chỉ số Đổi mới Toàn cầu (GII) của WIPO ; từ đó, đưa ra thứ tự trong bảng xếp hạng năm 2020.

Việt Nam được nói đứng vị trí thứ hai về xuất khẩu ròng công nghệ cao và có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng trưởng nhập khẩu, làm cho cán cân thương mại chuyển biến mạnh mẽ.

Cụ thể, tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao của Hà Nội tăng từ 22,9% trong năm 2016 lên 50% năm 2020.

Việt Nam dù bị ảnh hưởng của dịch bệnh viêm phổi cấp Covid-19 vẫn thu hút được nhiều cam kết đầu tư mới cũng như bổ sung nguồn vốn lớn của các tập đoàn công nghệ thế giới trong những tháng đầu năm 2021.

Cuối tháng 1 vừa qua, tập đoàn Intel của Hoa Kỳ đã có khoản đầu tư công nghệ cao lớn nhất vào Việt Nam khi điều chỉnh bổ sung, nâng tổng vốn đầu tư của tập đoàn lên tới hơn 1,5 tỷ USD tại đất nước hình chữ S.

********************

Ngành điện than Việt Nam trước áp lực của chống biến đổi khí hậu

Thanh Phương, RFI, 15/03/2021

Trong chiều hướng thế giới đẩy mạnh cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, nhiều tập đoàn quốc tế đang phải rút ra khỏi các dự án nhà máy điện than, bị xem là gây nhiều ô nhiễm và làm gia tăng lượng khí phát thải gây hiệu ứng lồng kính. Ngành điện than Việt Nam cũng đang gặp tình trạng như vậy.

thunhap2

Một nhà máy điện than ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, ngày 18/07/2019. Dưới áp lực của các cổ đông muốn đẩy mạnh việc chống biến đổi khí hậu, một số tập đoàn đã rút khỏi hoặc ngưng tài trợ các dự án điện than.  Reuters - Shivani Singh

Để sản xuất đủ điện nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, Việt Nam hiện vẫn dựa nhiều vào các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than. Nhưng theo hãng tin Reuters và báo Nikkei Asia ngày 26/02, tập đoàn Nhật Mitsubishi đã quyết định rút ra khỏi dự án nhà máy điện than Vĩnh Tân 3, ở tỉnh Bình Thuận, một dự án có tổng đầu tư khoảng 2 tỷ đôla, dự kiến ​​đi vào hot động năm 2024. Theo báo chí Vit Nam, lãnh đạo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) đã xác nhận thông tin nói trên. Cũng theo lãnh đạo cơ quan này, cơ cấu cổ phần Nhà máy nhiệt điện than Vĩnh Tân 3 có 29% là của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), còn lại là cổ phần của OneEnergy, liên doanh giữa Mitsubishi với Tập đoàn CLP của Hồng Kông.

Áp lực của các cổ đông

Quyết định của Mitsubishi cho thấy là các công ty năng lượng và các công ty tài chính quốc tế, trong đó có các công ty của Nhật Bản, nay không còn ủng hộ mạnh mẽ các dự án điện than, dưới áp lực của các cổ đông và các nhà hoạt động bảo vệ môi trường.

Một ví dụ mới nhất : Theo hãng tin AFP ngày 11/03/2021, dưới áp lực của các cổ đông, tập đoàn ngân hàng Anh Quốc HSBC, trong đại hội cổ đông lần tới ngày 28/05, sẽ đề nghị ngừng tài trợ cho ngành công nghiệp than từ đây đến năm 2040.

Riêng Mitsubishi đã cam kết giảm đầu tư vào điện than để theo đúng các mục tiêu của quốc tế về chống biến đổi khí hậu. Theo Nikkei Asia, đây là lần đầu tiên Mitsubishi rút khỏi một dự án điện than và tập đoàn này cũng sẽ không xây dựng bất kỳ nhà máy điện than nào mới sau dự án Vũng Áng 2 mà tập đoàn này có tham gia. Thay vào đó, Mitsubishi có kế hoạch góp phần phát triển các dự án năng lượng ít gây hại cho môi trường, bao gồm khí tự nhiên hóa lỏng và năng lượng tái tạo, như năng lượng gió và mặt trời.

Trả lời RFI Việt ngữ ngày 08/03/2021, giáo sư Phạm Duy Hiển, nguyên Viện trưởng Viện Nguyên tử Đà Lạt, nhận định về quyết định của Mitshubishi :

"Theo thiết kế thì nhà máy này có công suất lên tới 2.000 MW, một đơn vị phát điện chiếm một phần khá lớn trong tổng công suất điện than của Việt Nam hiện nay. Mitsubishi rút ra khỏi dự án này. Ngoài ra còn có thông tin là những ngân hàng như Standard Chatered đang rút lại tiền tài trợ cho dự án thứ hai là Vũng Áng 2 với công suất 1.200 MW, nhưng Mitsubishi và chính phủ Nhật nói là họ vẫn ở lại dự án này.

Tại sao họ rút khỏi Vĩnh Tân 3 ? Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì đó là những tập đoàn lớn và họ đã cam kết góp phần vào việc chống biến đổi khí hậu, mà điện than thì phát ra khí CO2 rất nhiều. Nhiều công ty khác của các nước lớn cũng đi theo hướng ấy. Thành ra chuyện đó mình cũng đã lường trước".

Áp lực trong nước

Không chỉ bị áp lực bên ngoài, ngành điện than Việt Nam còn bị áp lực của dư luận trong nước, một phần là do các nhà máy điện than có thể gây ô nhiễm không khí, theo lời giáo sư Phạm Duy Hiển :

" Ở Việt Nam nói chung thì công chúng phản đối các nhà máy điện than, một phần vì nó làm tăng lượng khí CO2 gây biến đổi khí hậu, nhưng mặt khác nó có thể gây ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí ở Việt Nam hiện nay đã khá là nặng, nhất là ở các vùng đồng bằng Bắc Bộ, nơi có nhiều nhà máy điện than chạy suốt ngày đêm. Không khí ở những nơi như Hà Nội có thể bị ảnh hưởng, khiến cho dân chúng không chấp nhận điện than.

Nhưng tôi có hỏi những người bạn ở EVN (Tập đoàn Điện lực Việt Nam), thì họ nói là các nhà máy điện than mới có quy trình công nghệ tương đối tốt. Thứ hai là họ luôn luôn có các sensor (bộ cảm biến) đặt ở những nơi phát thải. Những sensor đó truyền luôn các tín hiệu về Sở Tài nguyên và môi trường ở địa phương. Do đó, không có nhiều nguy cơ các nhà máy này thải ra nhiều khí, bụi".

Nhưng sức ép của dư luận trong nước ngày càng tăng. Theo tờ Lao Động ngày 04/03/2021, Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA), Liên minh Phòng chống các Bệnh không lây nhiễm Việt Nam (NCDs-VN) và Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN) vào ngày 02/03 đã gửi đến Bộ Công Thương thư kiến nghị góp ý cho Quy hoạch điện Quốc gia. Các tổ chức này kiến nghị Bộ Công Thương không phát triển thêm các dự án điện than mới, đặc biệt là trong giai đoạn 10 năm tới, thay vào đó phải có các giải pháp đồng bộ để đẩy mạnh hơn nữa phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời và điện gió.

Thư kiến nghị nhấn mạnh : "Việc tiếp tục phát triển nhiệt điện than sẽ đặt Việt Nam ở chiều ngược lại với xu thế chuyển dịch xanh của thế giới và nỗ lực thực hiện mục tiêu khí hậu của thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, nó làm tăng thêm rủi ro khi Việt Nam đứng trước nguy cơ phải phụ thuộc vào nguồn cấp vốn duy nhất là Trung Quốc. Ngoài ra, việc gia tăng phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu nhập khẩu than, khí cho phát điện sẽ đặt ra nhiều rủi ro với an ninh năng lượng quốc gia".

Nhưng trước mắt, cũng theo giáo sư Phạm Duy Hiển, chắc là EVN sẽ tìm những đối tác mới để làm nhà máy điện than Vĩnh Tân 3, bởi vì những nhà máy đó rất lớn, không thể dừng lại được. Thật ra thì bản thân Việt Nam cũng đang đi theo hướng từ bỏ dần dần điện than để gia tăng đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo :

"Theo quy hoạch điện mới, gọi Quy hoạch điện VIII, Việt Nam sẽ không xây thêm nhà máy nhiệt điện than mới trong giai đoạn 2026-2030. Còn trong giai đoạn từ 2020-2026 thì vẫn phải xây theo như kế hoạch, tổng cộng công suất của 15 dự án là 18.000 MW. 

Thêm vào đó, mình cũng không có đủ than, do đó, theo báo cáo chính thức của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam, trong năm 2020, Việt Nam đã nhập 12 triệu tấn than để sản xuất điện. Con số này đến năm 2025 sẽ tăng lên thành 30 triệu và đến năm 2030 sẽ tăng lên thành 50 triệu.

Cho nên, trước mắt, các dự án nhà máy điện than vẫn tăng về công suất so với các nguồn điện khác. Ví dụ như năm 2020, nhiệt điện than chiếm 44% tổng sản lượng điện, nhưng đến năm 2030, dù có tăng về tuyệt đối, nhưng tỷ lệ sẽ giảm xuống còn 40%. Vì sao ? Là bởi vì chúng ta đang có phương án dùng dầu và khí. Dầu và khí hiện chỉ chiếm 17% tổng công suất trong năm 2020, nhưng tới năm 2030 sẽ tăng lên 21%.

Một điểm đáng mừng thứ hai, giúp cho ta giải quyết vấn đề, đó là năng lượng tái tạo. Khả năng phát điện của các nhà máy điện dùng sức gió và mặt trời hiện nay chỉ có 5%, nhưng đến năm 2030 sẽ tăng lên 15%. Trước đây ít ai ngờ là năng lượng tái tạo, chủ yếu là gió và mặt trời, lại chiếm phần đáng kể như thế, nhưng nhờ các chính sách của nhà nước, mà thực chất là chính sách trợ giá, cho nên các nhà đầu tư nhảy vào xây dựng rất là nhiều. Với một hệ thống điện tương đối mạnh ở Việt Nam mà năng lượng tái tạo hiện nay đã chiếm 5% và sẽ tăng lên thành 15% trong năm 2030, thì đó là một tỷ lệ rất lớn.

Như vậy là trong cơ cấu điện của Việt Nam thì các nhà hoạch định chính sách cũng đã thấy rõ và cũng có cách để làm sao mà, mặc dù điện than vẫn tăng, nhưng tỷ lệ của nó giảm đi, trong đó đặc biệt phải nói là việc nhập khí hóa lỏng hiện nay đang rất là mạnh. Tỷ lệ về khí nói chung, trong đó khí hóa lỏng là chính, hiện nay là 17%, sẽ tăng lên thành 21%, một khối lượng rất đáng kễ.

Nhưng có một vấn đề, đó là việc tiếp tục thực hiện các dự án điện than sẽ gây khó khăn cho việc tuân thủ các cam kết mà Việt Nam đã đưa ra về chống biến đổi khí hậu, theo lời giáo Phạm Duy Hiển :

" Trước đây chính phủ Việt Nam cam kết mạnh về việc này là bởi vì 5 năm về trước, Việt Nam có chương trình phát triển điện hạt nhân. Mà phát triển điện hạt nhân với quy mô như hồi đó thì rõ ràng là Việt Nam có thể giải quyết cam kết của mình về khí phát thải CO2 là rất tốt. Nhưng chương trình điện hạt nhân nay đã bị hủy, cho nên Việt Nam đứng trước khó khăn : thực hiện cam kết đó như thế nào ?"

Tiết kiệm năng lượng

Thật ra thì trong chiến lược phát triển điện năng, có một hướng khác mà Việt Nam có thể làm, đó là tiết kiệm năng lượng. Giáo sư Phạm Duy Hiển nhắc lại điều mà ông vẫn nhấn mạnh từ lâu nay, đó là hiệu quả tiêu thụ điện năng của Việt Nam vẫn còn rất kém so với nhiều nước :"Việc họ rút ra khỏi các dự án ấy (nhiệt điện than) cũng sẽ gây khó khăn, nhưng sẽ không đến mức mà mình không làm gì được. Tuy vậy, việc nhập khẩu than quá nhiều thì rất là không tốt. Nếu phát triển đất nước mà cứ dựa vào tài nguyên thiên nhiên của mình thì không ổn.

Giải pháp lâu dài nhất để giải quyết những vấn đề điện năng nói chung, mà trong đó có điện than, vẫn là quy hoạch lại nền kinh tế theo hướng không phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nội địa. Thứ hai, còn rất dư địa để điều chỉnh, để thực hiện kế hoạch phát triển điện năng.

Thực chất chúng ta tiêu thụ điện hiện nay vẫn còn rất dễ dãi. Không có bất cứ nước nào mà vẫn giữ hệ số đàn hồi bằng 2. Hệ số đàn hồi là tỷ số giữa tăng trưởng điện năng trên tăng trưởng kinh tế GDP. Hệ số này ở đa số các nước là thấp hơn 1, ở Việt Nam thì cứ gần bằng 2. Trong những năm trước khi xảy ra đại dịch Covid-19 năm 2019, tăng trưởng điện năng có giảm bớt, những vẫn ở mức gần gấp đôi tăng trưởng kinh tế. Từ năm 2019 trở về trước, tăng trưởng điện năng là 10%, trong khi tăng trưởng kinh tế trung bình chỉ là 5 hoặc 6%".

Trong chiều hướng thúc đẩy tiết kiệm năng lượng để góp phần đạt mục tiêu chống biến đổi khí hậu, Việt Nam vừa nhận được sự hỗ trợ tài chính của của quốc tế. Theo thông báo của đại diện Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam ngày 08/03/2021, định chế tài chính quốc tế này, thay mặt cho Quỹ Khí hậu Xanh (GCF), vừa ký hiệp định viện trợ không hoàn lại trị giá 11,3 triệu đôla với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để hỗ trợ phát triển thị trường tài chính thương mại cho đầu tư vào tiết kiệm năng lượng trong ngành công nghiệp. 

Theo lời bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, "thúc đẩy tiết kiệm năng lượng là giải pháp tốt có chi phí thấp nhất để đạt được nhiều mục tiêu cùng một lúc : đáp ứng nhu cầu năng lượng, chống ô nhiễm và giảm phát thải khí nhà kính đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp".

Thanh Phương 

*****************

Bài toán xe máy cũ dân nghèo phải dùng và nạn phát thải

RFA, 15/03/2021

Theo số liệu của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, Việt Nam là nơi có khoảng 50 triệu xe máy.

thunhap3

Bài toán xe gắn máy và ô nhiễm môi trường ở Việt Nam - Ảnh minh họa. AFP

Trong năm 2020 vừa qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên doanh số bán hàng đã giảm 17% nhưng vẫn đạt khoảng 2,71 triệu chiếc.

Trong bài viết đăng tải trên tờ Nikkei Asia ngày 15/3, xe máy, phương tiện phổ biến nhất ở Việt Nam, bị cho là mối đe dọa carbon thực sự của Việt Nam. Đặc biệt là những chiếc xe hai bánh cũ thải ra nhiều khí CO2 gây trở ngại cho quá trình khử carbon.

Trong khi đó, người tiêu dùng Việt Nam chưa có thói quen thường xuyên nâng cấp xe lên các mẫu xe mới ; ngoài ra đối với tầng lớp nghèo việc đổi một chiếc xe mới không dễ dàng gì.

Không chỉ vậy, thị trường dành cho các loại xe điện thân thiện với môi trường tham gia vào hệ thống giao thông còn khiêm tốn.

Về phía Nhà nước, để giảm lượng khí thải từ xe máy, chính phủ trung ương cũng như chính quyền tại các địa phương đưa ra những đề xuất như cấm xe máy vào trung tâm thành phố, thu phí kiểm định khí thải trên xe máy, thu hồi xe máy cũ có lượng xả thải cao. Hiệp hội Xe máy Việt Nam cũng khuyến nghị họ sẽ thu lại xe máy cũ, phụ tiền đổi xe mới…

Theo số liệu được báo nhà nước Việt Nam đăng tải ngày 9/6/2020, Việt Nam hiện có khoảng hơn 50 triệu ô tô và xe máy chưa đảm bảo tiêu chuẩn khí thải, trong tổng số 53,5 triệu của cả hai loại phương tiện giao thông đang lưu hành.

Trao đổi với RFA tối 15/3, Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Việt Nam, cho rằng đây là vấn đề rất khó vì ở Việt Nam hiện nay số lượng người nghèo, người có thu nhập thấp sống dựa vào xe máy rất nhiều, do đó việc chuẩn bị cho mình một xe đạt tiêu chuẩn môi trường là cực kỳ khó.

GS. Đặng Hùng Võ giải thích thêm vì sao những phương án đưa ra vẫn chưa đem lại hiệu quả tích cực :

"Tất cả các thứ tôi có cảm giác hơi khó đi vào cuộc sống. Hiện nay ngay Hà Nội nhiều ngõ rất nhỏ chỉ xe máy đi vào được lại bảo người ta không dùng xe máy ở Hà Nội cũng đã vài lần đưa ra câu chuyện này nhưng cũng không xong bởi vì không dùng xe máy nữa thì với quy hoạch ô tô, phương tiện giao thông công cộng nhiều nơi không vào được. Chính vì vậy gây khó cho những người ở trong những ngõ rất nhỏ đó.

Sự phát triển ở các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và nhiều đô thị khác ở kích cỡ nhỏ hơn cũng chưa đặt được tính đồng bộ để có thể tạo điều kiện hạ tầng để hiện đại hóa được. Chính vì vậy nó đưa ra cái đúng là ai cũng thấy rất cần phải thay đổi nhưng không đủ điều kiện để thay đổi".

Từ Sài Gòn, Tiến sĩ Trịnh Thị Long, Giám đốc Trung tâm Khoa học Công nghệ Môi trường & Sinh thái cho rằng cần có quy trình để xem xét việc xả thải từ xe máy, đặc biệt là đối với xe máy cũ bởi vì :

"Vì cũ rồi nên phát thải nhiều, phát thải nhiều gây ô nhiễm môi trường nên bây giờ mình phải kiểm soát lại. Đầu tiên phải kiểm tra xem những xe nào cũ quá thời hạn rồi phải xử lý phát thải là đúng, giống xe ô tô vậy thôi".

Vẫn theo Tiến sĩ Trịnh Thị Long, sau khi có được danh sách những loại xe quá hạn, xả thải nhiều hơn mức cho phép ra môi trường, lúc đó mới có thể đưa ra biện pháp thuyết phục hơn, đặc biệt đối với biện pháp thu hồi xe cũ :

"Thật ra thu hồi thì cực chẳng đã mới phải thu hồi nên mình có thể làm từ từ. Những xe nào quá cũ, không thể nào chấp nhận được, ở ngưỡng bao nhiêu thì mới thu hồi. Thay vì thu hồi thì hỗ trợ người ta một khoản tiền nào đó để người ta có thể bù vào mua xe khác thì làm được. Còn thu hồi triệt để để người ta bó chân bó tay chắc là khó".

Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 15/3 cũng đã bắt đầu đợt kiểm tra, xử lý người sử dụng xe cơ giới cũ nát, xe tự chế, xe cà tàng nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, góp phần nâng cao trật tự xã hội.

Trong đó, nội dung xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói, đèn, kèn, thắng hoặc có nhưng không có tác dụng cũng sẽ được kiểm tra trong đợt này.

Theo truyền thông Nhà nước Việt Nam, chỉ trong buổi sáng 15/3, cảnh sát giao thông các cấp đã xử lý khoảng 200 trường hợp vi phạm.

Tờ Nikkei nhận định rằng trong hai nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm không khí tại Việt Nam hiện nay, các nhà máy phát thải khí nhà kính hai bánh này đang là một vấn đề cấp bách hơn các nhà máy đốt than.

GS. Đặng Hùng Võ cho RFA biết ông hoàn toàn đồng ý với nhận định vừa nêu và cho rằng đối với nguyên nhân thứ nhất, để giải quyết vấn đề xe máy gây phát thải, ông cảm thấy bế tắc đối với những phương án đưa ra từ trước đến nay :

"Bản thân tôi cũng thấy quá nan giải. Ngân sách Việt Nam hiện cũng rất khó khăn, còn ở những nước có nguồn dự trữ ngân sách thì có thể đưa ra một loạt giải pháp như hỗ trợ người nghèo, người có thu nhập thấp, quy hoạch lại và đồng thời quản lý, kiếm soát việc phát triển đô thị, không còn những ngõ quá nhỏ nữa… nó phải là một khối lượng khá lớn, thế nhưng liệu Việt Nam ngân sách hiện nay tôi tin rằng không đủ thực thi chuyện này".

Published in Việt Nam

2020 là mt năm không tin l. Tuy không lmbiến s như nhng năm trước, 2020 li là năm đy nhng bt an và bt đnh hơn hn.

cali1

Nạn cháy rng Úc tháng 10/2019. Ảnh minh họa 

Có th tóm tt năm 2020 vào ba s kin chính. Mt, thay đi khí hu, vi các v cháy rng khng khiếp ti Úc và M. Hai, đi dch Covid-19, làm thay đi cách sng, suy nghĩ, làm vic và giao tiếp trong mi hot đng ca con người. Ba, bu c M, có l chưa bao gi kéo dài và chia r không ch ti M mà còn nhiu nơi trên thế gii.

Thay đi khí hu

Ngay vào nhng ngày đu năm 2020,nn cháy rng ti Úc đã lây lan ti nhiu tiu bang, làm hàng trăm th trn dc b bin phía đông b cháy và gp nguy cơ đe da sng còn. Hơn 12.6 triu héc ta khp Úc b cháy, 434 triu tn COb thi ra môi trường, và c t đng vt b giết hi. Hình nh v tinh chp nn cháy rng do cơ quan Maxar Technologies thc hin mô t rõ hơn ngàn li viết.

Tương t,nn cháy rng ti M dc b bin phía Tây vào tháng 9 năm nay, đc bit ti bang California, đã thiêu ri 3 triu héc ta.

Hn hán kéo dài và nhit khí cao đã là nguyên nhân chính gây ra cháy rng. Dù lc lượng phòng cháy cha cháy ti hai quc gia này đông đo và được trang b vi k thut và kinh nghim ti tân nht, sc mnh con người vn không so bì vi sc mnh thiên nhiên. Thay đi khí hu là mi đe da ln nht ca nhân loi khp nơi, dù nhiu người, k c lãnh đo chính tr nhiu nơi, có xu hướng ph nhn s tht này.

B ra ngoài nhng cuc tranh cãi và nhng tiếng n, bu tri ti nhiu thành ph ca Úc và M như Victoria và NSW, và California trong sut thi gian cháy rng được bao ph bi màu vàng xám và không khí ngt th.

Đi dch Covid-19

Ngày 25 tháng Giêng, Úc phát hin ca nhimCovid-19 đu tiên, lúc đó được gi nhiu tên khác nhau như là SARS CoV2 hay chung chung là Coronavirus. CaCovid-19 đu tiên xy ra ti Vũ Hán, được phát hin vào ngày 17 tháng 11 năm 2019. Tháng Hai, các ca nhim Covid-19 được lây lan sâu rng ra toàn thế gii, và biên gii quc gia bt đu được khép li.

Th trường chng khoán ca Úc m140 t đô la Úc (100 t M kim) vào ngày 9 tháng Ba. Năm công ty k ngh ln nht ca M mt tng cng320 t đô la tr giá chng khoán, trong đó công ty Apple chiếm gn mt phn ba, mt tr giá 100 t đô la M. Ngày 16 tháng Ba,th trường toàn cu tri qua đt st gim ln nht k t cuc sp đ th trường chng khoán năm 1987.

Mt năm sau, t mt ca nhim Covid-19 xut phát t Vũ Hán, toàn thế gii bây gi có 82.478.918 ca nhim và 1.799.652 người chết (s liu tJohn Hopkins University, ngày 31 tháng 12). M có 341.059 người chết, nhiu nht trên thế gii, và Brazil có 192.681 người chết, mà trước đây Tng thngJair Bolsonaro không nhng không công nhn mc đ nghiêm trng ca Covid-19 mà còn đi ngược li c vn ca các viên chc y tế ca mình. Cui tháng 12 này,Nam Cc đã ghi nhn có 36 ca nhim. Nghĩa rng không còn bt c nơi nào trên thế gii không b nhim Covid-19.

Phn ln các phi cơ, các sinh hot hi t tôn giáo ln quy t hàng trăm ngàn người hàng năm như ca Hi giáo Mecca vào tháng Tư, hay Công giáo ti qung trường St Peter Vatican, gn như ngưng hot đng hoàn toàn.

Tin vui cho nhân loi vào cui năm là mt s loi vaccine đã được cho phép s dng. S tiến b vượt bc ca khoa hc k thut đ chế to vaccine trong thi gian k lc là điu khích l hin nay và tương lai. Ti M,Trung tâm Phòng chng Dch bnh (CDC) đã phê chun hai loi vaccine ca Pfizer-BioNTech và Moderna, và ba loi vaccine khác đang trong giai đon cui th nghim gm AstraZeneca, Janssen và Novavax trước khi được CDC cp giy phép hot đng.

Tuy thế, có l đến năm 2022 hoc xa hơn thì tình hình Covid-19 mi kh quan. TheoT chc Y tế Thế gii (WHO), thì nếu có đ lượng 2 t vaccine đ chích nga cho 20 phn trăm dân s thế gii thì đến cui năm 2021, giai đon nguy kch ca đi dch mi qua khi. Nhưng vn còn đến 80% dân s toàn cu còn li cn chích nga. Tuy đây là vin nh tt nht có th, nhưng vn còn nhiu câu hi chưa có câu tr li. Hin chưa có đ bng chng đ kết lun mt khi được chích nga cho Covid-19 thì có nguy cơ b li hay không ? Có phn ng ngược nào nghiêm trng đến chết không ? Bao lâu cn phi chích li ? Và nếu Covid-19 biến đi thì các vaccine hin nay có còn hiu nghim không ? V.v

Bu c M 2020

S kin sau cùng, và có l tác đng sâu xa nht lên người Vit, là bu c M 2020, trong đó có bu chn li tng thng. Có th nói chưa có cuc bu c M nào mà chiếm s quan tâm nhiu đến đ nhng người bàng quan nht mà tôi được biết, tc t trước đến nay hoàn toàn không quan tâm gì đến chính tr hay bu c ti M, cũng theo dõi din tiến này.

Điu đáng nói nht v bu c M là các vn đ sau đây. Gn 5 ngày sau ngày bu c, phía Biden Harris đượccông nhn là chiến thng, vi 306 phiếu c tri đoàn dành cho Biden Harris và 232 dành cho Trump Pence. Phía bên Trump không công nhn kết qu và khi kin gian ln bu c ti nhiu bang, đu là các bang Trump thua. Cho đến nay, trong hơn 50 v kin cáo do chính lut sư ca Trump, hoc không phi do Trump, thì có ít nht 50 v đã b t chi, bác b, gii quyết hoc rút li. Ngày 14 tháng 12,c tri đoàn chính thc bu tng phiếu, và Biden Harris vn được 306 phiếu so vi 232 phiếu dành cho Trump – Pence. Vphiếu ph quát thì Biden – Harris đt 81.283.098 phiếu, tc 51,3% trong khi Trump Pence được 74.222.957 phiếu, tc 46,8%. Bên Biden Harris có hơn 7 triu phiếu. Hơn 159 triu công dân M tham gia bu c, và đây là con s k lc t trước đến nay. So vi các cuc bu c trước đây thì hu như ai cũng biết được kết qu bán chính thc sau ngày th Ba đu tiên ca tháng 11, ngoi tr các trường hp bt thường như bu c năm 2000 gia George W Bush và Al Gore. Tuy nhiên, nhng v cáo buc gian ln và không công nhn kết qu t phía Trump đã thay đi các tin l và truyn thng đó. Do đó mà ngày 6 tháng Giêng năm 2021 ti đây, Quốc hội M s nhóm hp, và Phó Tng thng Pence sch ta tiến trình kim phiếu chính thc ca c tri đoàn và s công b kết qu ca mi bang theo th t tên t A đến Z. Đây thường là mt th tc mang tính hình thc đ chính thc thông qua kết qu bu c, mà nhng k bu c trước đây chng my ai quan tâm. K này li chiếm s quan tâm ti đa ca dư lun. Hin nay phía ông Trump vn tiếp tc np đơn kin lên tòa ti cao ti Pennsylvania vphiếu bu bng thư mà tòa ti bang này đã bác b. Ngoài ra, phía ông Trump vn còncơ hi cui cùng đ thách thc kết qu bu c vào ngày 6 tháng Giêng, nhưng cơ hi đó tht khá mong manh. Chính lãnh đo đng Cng hòa ti thượng vin, thượng ngh sĩ Mitch McConnell, đã chính thc chúc mng và công nhn ông Biden Harris thng c và yêu cu các thành viên ch tham gia vào vic phn đi kết qu bu c khi Quốc hội hp mt vào ngày 6 tháng Giêng năm 2021.

Mt t l khá đông người M, trong đó có nhiu người Vit, không mun công nhn kết qu bu c này và mun ông Trump thng. H vn tin vào cáo buc gian ln bu c, điu mà cho đến nay b tòa các cp bác b hoàn toàn vì không có bng chng. Ngay c B trưởng Tư pháp William Barr, người va mi t nhim cách đây không lâu, cũng xác nhnkhông có bng chng gian ln bu c nào có th đo ngược kết qu. Ông Barr là người đi din cho nn công lý M, và trong chuyn này ông tin tưởng vào các cơ quan công quyn và nn tư pháp M. Nhưng vn có người ph nhn tt c nhng bng chng trưng bày trước mt h. H ch mun thy ông Trump thng bng mi giá. Phương cách này vô cùng nguy him : dùng tiến trình/th chế dân ch đ tiêu dit dân ch.

Mt cuc đo ngược ý nguyn ca đa s người dân M, c tri đoàn và tòa án ti cao liên bang, là điu không ai mun chu trách nhim trước lch s, ngay c ông Pence. Được biếtông Pence không mun tiến hành cuc o chánh" như thế. Nếu kết qu bu c có khác đi vi nhng gì được chn qua mt tiến trình dân ch thì đây s là bước đu tiêu dit dân ch và là bước tiến đến đc tài. Nếu, ch là nếu thôi, rng ông Trump, vì lý do nào đó, có th lt ngược li kết qu được, thì trong tương lai các cuc bu c s không còn ý nghĩa gì. Cng hòa làm được thì Dân ch cũng làm được. Quy đnh, hiến pháp và pháp lut không còn giá tr. Nếu vy thì đây là mt cuc khng khong hiến pháp, và cn phi sm thay đi. H qu sau cùng s không th nào đo lường được. Nó không ch to ra mt tin l vô cùng tiêu cc cho tương lai mà còn là s suy sp trm trng cho nn dân ch M, và th ế gii. Phía hưởng li nhiu nht là các chế đ và lãnh t đc tài.

Nhng thách thc tương lai

Năm 2020 cũng đánh dus lan tràn tin gi và thuyết âm mưu chưa tng có, t vn đ ngun gc Covid-19 cho đến các thông tin liên quan đến Covid-19 và bu c M. Nó cũng đánh du s leo thang căng thng gia M và Iran khi Trump ra lnh ám sát tướng Qassem Soleimani ; và căng thng gia M và Trung Quc khi M liên tc áp lc bng nhiu bin pháp, t kinh tế đến chính tr, xã hi và giáo dc lên các hành vi áp bc ca Trung Quc ti Tân Cương và Hng Kông.

Trong ba s kin ni bt nêu trên, bu c tng thng M và nn cháy rng cũng không được đưa tin hay bình lun nhiu bng đi dch Covid-19. Theo tp chí The Economist, thì đi dch Covid-19 đã chiếm áp đo tin tc hơn bt c đ tài nào khác k t Thế Chiến II.

Vào cui năm 2020, chúng ta có th vui mng vi tin vaccine nhưPfizer-BioNTech có hiu nghim 95%. Tuy vy, Bill Gates cho rng s có hàng triu người chết vì Covid-19 trước khi nó qua khi, nhưng s sn xut s lượng vaccine khng l s giúp nhân loi ngăn chn đi dch Covid-19 này cui năm 2021. Nhưng Gates cho rng thay đi khí hu có nguy cơcòn tàn khc hơn Covid-19 cho nhân loi trong các thp niên ti. Đi din vi th thách môi trường thì cơ hi đ đu tư vào năng lượng tái to và năng lượng sch, chng hn, là hướng đi tương lai.

Thế gii vn còn lm th thách trong thi đi này. Tin gi gây thit hi (disinformation) có th thay đi các quyết đnh đúng đn cho mi người, dù đó là v sc khe, uy tín và danh d ca mt người, hay rng hơn, v bu c đ tuyn chn người xng đáng lèo lái con thuyn quc gia. Tin gi cũng gây nh hưởng tiêu cc lên trên các quyết đnh cn thiết cho các thế h tương lai, nht là v thay đi khí hu.

Tóm li, thông đip chính ca năm 2020 là th thách và cơ hi. Chúng ta có th lc quan vào cui năm, nhưng cũng không nên quên vin nh v bao thách thc và cơ hi đi din nhân loi trước mt.

Phạm Phú Khải

Nguồn : VOA, 31/12/2020

Additional Info

  • Author Phạm Phú Khải
Published in Diễn đàn

Khí hậu không còn là chuyện trên trời, chuyện của Trời, mà hơn bao giờ hết trở thành chuyện hệ trọng của xã hội con người. Tình hình đã hết sức khẩn cấp. Tổng thống tân cử Mỹ quyết định sẽ đưa Hoa Kỳ trở lại với Hiệp định Khí hậu Paris, ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức. Trong lĩnh vực điện ảnh, gần đây xuất hiện hai bộ phim về khí hậu gây sốc. Hai bộ phim của hai lão tướng trong nghề.

phim1

Phim tài liệu "A Life On Our Planet" (Một cuộc đời trên hành tinh chúng ta) với những hình ảnh kinh hoàng làm ví dụ minh họa

Hai bộ phim tài liệu, một phim thu hút đông đảo công chúng trên mạng, còn phim kia gây chú ý đặc biệt trong giới điện ảnh Pháp. Mục Theo dòng thời sự của RFI xin giới thiệu. 

***

Hai bộ phim không hẹn mà gặp. Biến đổi khí hậu với những hệ quả kinh hoàng là chủ đề chung. Hai bộ phim với hai phong cách rất khác biệt, thậm chí trái ngược, cùng nói về đe dọa của biến đổi khí hậu đối với vận mệnh của nhân loại, trong giai đoạn bản lề quyết định hiện nay. Cả hai đạo diễn đều là những người đã dành cả đời mình cho việc quan sát vẻ đẹp của thiên nhiên, hay của thế giới động vật. 

Đạo diễn người Anh David Attenborough, tác giả bộ phim tài liệu "A Life On Our Planet " (Một cuộc đời trên hành tinh chúng ta), khiến thống đốc Ngân hàng Trung ương Châu Âu, cựu chủ tịch Quỹ Tiền tệ Quốc tế, bà Christine Lagarde, phải rơi lệ. Đạo diễn người Armenia Artavazd Pelechian, tác giả của bộ phim "Nature" (Thiên nhiên), khiến ông Jean-Luc Godard, một bậc thầy của nền điện ảnh Pháp, phải ngưỡng mộ.

phim2

Bộ phim "Nature" (Thiên nhiên) dài 62 phút, là kết quả của hơn 10 năm chuẩn bị

Theo Les Echos, bộ phim "Tự nhiên" của đạo diễn Armenia mà tên tuổi rất ít người biết đến, được giới thiệu tại Paris vào tháng 10 vừa qua đúng vào lúc phim "A Life On Our Planet" của đạo diễn lừng danh của BBC phá mọi kỷ lục về truy cập trên mạng, kể từ khi được chiếu trên Netflix. 

"Báu vật quốc gia sống" 

Trả lời báo The Guardian, nhà sản xuất phim người Anh Alastair Fothergill, thường được ví như "ông hoàng của điện ảnh về thế giới động vật", khẳng định tác giả của phim "Một cuộc đời trên hành tinh chúng ta" "đã được tiếp xúc với thế giới thiên nhiên hoang dã, nhiều hơn bất cứ ai trên hành tinh này, sir David Attenborough cũng là người chứng kiến, nhiều hơn bất cứ ai khác, những biến đổi trong thiên nhiên. Chính vì vậy, ông ấy cảm thấy mình có trách nhiệm". 

Đạo diễn David Attenborough, 94 tuổi, được coi là "một báu vật sống của quốc gia". Ra đời trước nữ hoàng Anh Elizabeth đệ nhị 17 ngày, David Attenborough từng bán tắc kè cho một phòng thí nghiệm gần nhà vào lúc 11 tuổi, trước khi ông trở thành một trong những nhân vật nổi tiếng nhất tại Vương Quốc Anh, được phong quý tộc vào năm 1985. Bộ phim nhiều kỳ "Life on Earth" (Đời sống trên Trái đất), của David Attenborough, thực hiện cho BBC năm 1979, được coi đã làm nên một cuộc cách mạng trong thể loại phim tài liệu động vật.

Sir David Attenborough là một nhà kể chuyện tài ba (story teller), biết cách làm công chúng mê say thế giới thiên nhiên, từ các thế hệ cao niên, cho đến lớp trẻ sinh ra đầu thế kỷ 21. Gần đây, năm 2019, bộ phim "Our Planet" (Hành tinh của chúng ta) gồm 8 kỳ, do Quỹ Thiên nhiên hoang dã WWF, cùng Silverback Films và Netflix đầu tư, đã được 33 triệu gia đình thưởng thức, chỉ trong một tháng. Lần này, phim "Một cuộc đời trên hành tinh chúng ta" đã thu hút một triệu người xem, chỉ sau 5 giờ đưa lên mạng. 

Trong bộ phim A Life On Our Planet, với những hình ảnh kinh hoàng làm ví dụ minh họa, nhà đạo diễn Anh đã nhấn mạnh đến quá trình băng trên Bắc cực vào mùa hè bị thu hẹp đến 40% diện tích, chỉ trong vòng 4 thập niên, rừng nhiệt đới bị tàn phá với tốc độ kinh hoàng, hai phần ba động vật hoang dã bị tuyệt diệt trong vòng nửa thế kỷ. Phim "Một đời sống trên Trái đất chúng ta" đặt công chúng đối mặt trực diện với đe dọa sống còn của biến đổi khí hậu.

Trong phần kết bộ phim, nhà đạo diễn kết luận "Cái hệ sinh thái nguyên sơ kỳ diệu biết bao ấy đang đứng trước bờ sụp đổ" : Lời kết được đưa ra trên nền hình ảnh băng Bắc cực tan chảy.

Theo nhật báo Anh The Guardian, đạo diễn David Attenborough chỉ thực sự nhận ra hiểm họa biến đổi khí hậu từ đầu những năm 2000, cho dù ngay từ đầu nghề làm phim, ông đã liên tục đưa ra các cảnh báo về những nỗ lực cần có để cứu lấy hành tinh. David Attenborough quyết định trở thành người cảnh báo đe dọa khí hậu hâm nóng, với bộ phim "Sự thật về Biến đổi Khí hậu" (2006). Thảm họa không tránh khỏi hay là chiến thắng vinh quang ? Một phần tư cuối cùng của bộ phim vừa ra mắt được tác giả dành cho một số đề xuất nhằm hóa giải thảm họa. 

Bộ phim đầu tiên sau 27 năm 

Về phần bộ phim của đạo diễn Armenia, Les Échos nhận xét tác giả Artavazd Pelechian, 82 tuổi, đã chọn một cách tiếp cận hoàn toàn khác với phong cách của nhà tranh đấu môi trường người Anh. 

Đạo diễn Armenia là một người rất "kiệm lời". Người được coi là một trong các tác giả tiên phong của điện ảnh Xô Viết chỉ cho ra đời khoảng 10 bộ phim trong toàn bộ cuộc đời sáng tác của mình. Trong những năm 1980, phim của Artavazd Pelechian được coi là "kinh điển đối với mọi trường phái điện ảnh trên toàn thế giới". Theo tổng biên tập tạp chí "Cahiers du Cinéma", Serge Daney, đạo diễn Artavazd Pelechian là một nhà dựng phim thiên tài, một "mắt xích bị thiếu trong lịch sử thực thụ của ngành điện ảnh". Artavard Pelechian nổi tiếng với thể loại phim không đối thoại, không cốt truyện. 

Đạo diễn Artavard Pelechian từng nói : "Tôi tin tưởng là điện ảnh có thể chuyển tải những điều mà không có bất cứ một ngôn ngữ nào trên thế giới có thể phiên dịch được. Đối với tôi, điện ảnh chính là dấu vết của cái thời tháp Babel (tức kỷ nguyên huyền thoại, khi loài người được coi là nói chung một thứ ngôn ngữ), trước khi nhân loại chia ly, với những thứ tiếng nói khác nhau". 

Phim "Thiên nhiên" là bộ phim đầu tiên của ông kể từ 27 năm nay. Trong con mắt của giới hâm mộ điện ảnh, mỗi lần ông cho ra một bộ phim mới là một lần gây chấn động (giới thiệu phim La Nature  (Thiên nhiên) trên trang nhà của Fondation Cartier). 

Bộ phim Thiên nhiên, dài 62 phút, là kết quả của hơn 10 năm chuẩn bị, theo đơn đặt hàng của Quỹ Fondation Cartier của Pháp và ZKM Filminstitut de Karlsruhe của Đức (năm 2005), hoàn toàn dựa trên các tài liệu lưu trữ. Theo giám đốc Quỹ Cartier, đạo diễn người Armenia - ngược hẳn lại với các tên tuổi lớn của nền điện ảnh phim tài liệu về thiên nhiên, như sir David Attenborough - hoàn toàn "không quan tâm đến chất lượng hình ảnh, theo quy ước hiện hành hay chất lượng về mặt hình thức, mà tập trung vào sức mạnh cảm xúc của cảnh phim".  

Phim Thiên nhiên hoàn toàn chỉ có hai màu trắng, đen. Bộ phim được ví như một khúc ca bi tráng báo trước Trái đất đang đứng trước ngưỡng cửa hỗn loạn. 

Trọng Thành

Nguồn : RFI, 27/11/2020

Additional Info

  • Author Trọng Thành
Published in Văn hóa

Các cơn bão lớn, với độ mạnh từ cấp 3 trở lên, có nhiều khả năng xảy ra hơn khi nền nhiệt toàn cầu tăng. Đó là phát hiện của một nghiên cứu mới được công bố trên Kỷ yếu Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia (Proceedings of the National Academy of Sciences), Mỹ, vào ngày 18/5 [1].

biendoi1

Bão Florence ở Đại Tây Dương, nhìn từ Trạm Không gian Quốc tế, tháng 9/2018 (Nguồn : NASA, via Reuters) - Ảnh minh họa

Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học tại Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (National Oceanic and Atmospheric Administration-NOAA) và Đại học Wisconsin, Mỹ, với dữ liệu về 4000 cơn bão nhiệt đới trong 39 năm từ 1979 đến 2017.

Nghiên cứu phân tích các hình ảnh vệ tinh cho thấy sự nóng lên toàn cầu đã làm tăng khả năng xảy ra một cơn bão đang phát triển thành cấp 3 trở lên. Mức tăng này là 8% sau mỗi 10 năm.

James Kossin, nhà nghiên cứu thuộc NOAA, đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu, nói đó là xu hướng có thật [2] và nhóm nghiên cứu của ông rất tự tin rằng có tác động của con người trong xu hướng đó [3].

Kerry Emanuel, một chuyên gia về bão tại Viện Công nghệ Massachusetts, người không tham gia nghiên cứu mới, cho biết phát hiện này rất phù hợp với một nghiên cứu của ông, chỉ ra rằng sự nóng lên toàn cầu có thể gia tăng "cường độ tiềm năng cực đại" ("maximum potential intensity") của một cơn bão, dựa vào môi trường xung quanh [4].

Kiến thức vật lý cho chúng ta biết rằng khi nhiệt độ toàn cầu nóng lên, các cơn bão sẽ mạnh hơn, vì nước ấm hơn cung cấp nhiều năng lượng hơn cho chúng [5]. 

Kết quả này phù hợp với lý thuyết và các mô hình máy tính, rằng biến đổi khí hậu làm các cơn bão mạnh hơn và tàn phá hơn [6].

Nghiên cứu về các cơn bão và dự đoán xu hướng về chúng là một việc khó. Các công cụ mà các nhà khoa học sử dụng để nghiên cứu chúng thay đổi theo thời gian, và do đó dữ liệu thu thập được là không nhất quán [7].

Các tác giả đã khắc phục điều này bằng cách chuẩn hóa dữ liệu, trong đó có dữ liệu của 28 năm đầu của một nghiên cứu cũ của nhóm và dữ liệu của 11 năm sau [8].

Kết quả của nghiên cứu mới cho thấy xu hướng mạnh mẽ hơn đồng thời có ý nghĩa thống kê (so với nghiên cứu cũ không có ý nghĩa thống kê, và tuy chỉ ra cùng xu hướng nhưng không mạnh mẽ bằng).

Theo nghiên cứu, các thay đổi lớn nhất được phát hiện ở Bắc Đại Tây Dương, nơi xác suất bão lớn tăng 49% sau mỗi thập kỷ. Ít thay đổi hơn, song đáng kể, là phía nam Ấn Độ Dương. 

Sự gia tăng khiêm tốn hơn được tìm thấy ở phía đông Bắc Thái Bình Dương và Nam Thái Bình Dương, và về cơ bản không có thay đổi nào được tìm thấy ở phía tây Bắc Thái Bình Dương.

Bắc Ấn Độ Dương thể hiện xu hướng giảm, song không đáng kể và dựa trên một mẫu dữ liệu nhỏ. Ngoại trừ phía bắc Ấn Độ Dương, tất cả các lưu vực đang góp phần vào xu hướng toàn cầu ngày càng tăng, nghiên cứu viết.

Nghiên cứu không hoàn toàn giải thích được các xu hướng địa phương, nhưng nó chỉ ra, với độ tin cậy 95%, rằng các cơn bão nhiệt đới đã trở nên mạnh hơn đáng kể trong thời kỳ mà khí hậu biến đổi mạnh nhất [9].

Theo Kossin, nghiên cứu cho thấy biến đổi khí hậu sẽ đóng vai trò lâu dài trong việc tăng cường độ bão ở Bắc Đại Tây Dương và các nơi khác, và điều này phải được tính đến trong kế hoạch giảm thiểu tác động của các cơn bão lớn [10].

Nguyễn Trang Nhung

Nguồn : RFA, 21/05/2020 (NguyenTrangNhung's blog)

Chú thích

[1] Global increase in major tropical cyclone exceedance probability over the past four decades

[2] Climate change is making hurricanes stronger, researchers find

[3][4] The strongest, most dangerous hurricanes are now far more likely because of climate change, study shows

[5][6] Như [2]

[7] Hurricanes really are getting stronger, just like climate models predicted

[8] Như [3]

[9] Như [7]

[10] Như [2]

Additional Info

  • Author Nguyễn Trang Nhung
Published in Văn hóa

Các nhà nghiên cứu cho biết trồng trọt mất mùa, xâm nhập mặn và lũ lụt là một số trong những yếu tố đe dọa cuộc khủng hoảng người di cư đang diễn ra ở đồng bằng sông Cửu Long.

khihau1

Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những vùng sản xuất nông nghiệp lớn của thế giới và có tầm quan trọng toàn cầu trong xuất khẩu gạo, tôm và hoa quả. 18 triệu dân ở đồng bằng thấp này cũng là những người chịu sự đe doạ của biến đổi khí hậu nhất trên thế giới.

Người nông dân cày trên ruộng nứt nẻ ở đồng bằng sông Cửu Long

Trong mười năm qua, khoảng 1,7 triệu người đã di cư ra khỏi đồng bằng sông Cửu Long, một vùng đồng bằng rộng lớn chằng chịt sông ngòi và kênh rạch. Cũng trong khoảng thời gian đó, có 700.000 người đã đến để sinh sống tại đây.

Về một mức độ di dân toàn cầu đến các khu vực đô thị vẫn còn cao : một trong mỗi 200 người di chuyển từ nông thôn ra thành phố mỗi năm. Nguyên nhân của việc di dân còn chưa rõ ràng vì rất khó tìm ra người di cư để hỏi tại sao họ lại chuyển chỗ ở và sinh sống.

Tuy nhiên, tỷ lệ di dân cao từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã tăng gấp đôi so với mức trung bình của cả nước và thậm chí còn cao hơn ở các vùng dễ bị tổn thương nhất về khí hậu. Điều này ngụ ý rằng có một cái gì khác - có thể liên quan đến khí hậu - đang diễn ra ở đây.

Sử dụng đất ở đồng bằng sông Cửu Long : màu xám là đất trồng lúa 2-3 vụ/năm, màu xanh da trời là đất thuỷ sản và màu vàng là đất trồng hoa màu.

Năm 2013, chúng tôi thăm xã An Thạnh Đông, tỉnh Sóc Trăng nhằm thu thập số liệu điều tra về sản lượng nông nghiệp. Chúng tôi sớm nhận ra rằng hầu như không có nông dân nào của An Thạnh Đông có báo cáo sản xuất. Xã đã mất toàn bộ mía sau khi mực nước mặn cao đột ngột xâm nhập vào đất và làm chết cây trồng.

Nhiều người dân sống trong nghèo đói. Trong những tuần tiếp theo, hàng trăm nông hộ nhỏ, nhiều người trong số họ đã cày cấy trên ruộng trong hàng thập kỷ, cho chúng tôi biết rằng mọi thứ đang thay đổi và sinh kế của họ sẽ sớm không thể kiểm soát được.

Trong giai đoạn 2015-2016 thiên tai xảy ra với đợt hạn hán tồi tệ nhất trong một thế kỷ. Điều này làm cho nước mặn tràn sâu vào đất liền hơn 80 km và phá huỷ ít nhất 160.000 ha cây trồng. Tại Kiên Giang (với dân số 1,7 triệu), một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, tỷ lệ di cư thuần tại địa phương đã tăng lên khoảng 1%.

Một bài viết ít được chú ý của một số nhà khoa học Việt Nam có thể là một phần quan trọng của câu hỏi. Nghiên cứu của Lê Thị Kim Oanh và Lê Minh Trương của Đại học Văn Lang cho thấy biến đổi khí hậu là yếu tố quyết định của 14,5% người di cư rời đồng bằng sông Cửu Long.

Nếu con số này là chính xác, biến đổi khí hậu buộc hàng chục ngàn người rời khỏi khu vực này mỗi năm. Và điều đáng lưu ý là yếu tố lớn nhất trong các quyết định riêng lẻ rời Delta đã được tìm thấy là mong muốn thoát nghèo. Khi biến đổi khí hậu có mối quan hệ ngày càng tăng và phức tạp với đói nghèo, 14,5% thậm chí có thể bị đánh giá thấp.

Có một loạt yếu tố có liên quan đến khí hậu thúc đẩy quá trình di dân ở đồng bằng sông Cửu Long. Một số ngôi nhà đã bị cuốn trong nước theo nghĩa đen khi bờ biển đã bị xói mòn ở phần phía Tây Nam của đồng bằng - ở một số nơi đất ven biển đã bị mất 100 mét trong một năm.

Hàng trăm ngàn hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi sự xâm nhập của nước mặn khi nước biển dâng lên và chỉ có một số người có thể thích với cuộc sống dựa trên canh tác ở vùng nước lợ. Những người khác đã bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng tần suất hạn hán, một xu hướng có thể do biến đổi khí hậu và những con đập thuỷ điện ở thượng nguồn sông Mekong.

Các chính phủ và cộng đồng ở các nước đang phát triển trên thế giới cần phải hành động để đối phó với biến đổi khí hậu thông qua việc xây dựng các chính sách thích ứng. Nghiên cứu gần đây của chúng tôi ở Việt Nam đưa ra lời cảnh báo về việc này đang được thực hiện như thế nào.

Chúng tôi thấy một nhóm người nữa bị buộc phải di cư từ sông Mê Công để tự bảo vệ mình khỏi ảnh hưởng của khí hậu do hàng ngàn dặm đường đê cao trên bốn mét bao quanh vùng đồng bằng. Đê được xây dựng chủ yếu để bảo vệ con người và cây trồng khỏi lũ lụt, nhưng những con đê này cũng đã làm thay đổi hệ sinh thái cơ bản. Người nghèo và người không có ruộng đất không còn có thể tìm thấy cá để ăn và bán, và các đê ngăn ngừa các chất dinh dưỡng theo nước lũ được đưa vào ruộng lúa.

khihau2

Tất cả điều này chứng tỏ rằng thay đổi khí hậu đe doạ làm trầm trọng thêm các xu hướng di dân vì lý do kinh tế hiện nay. Một nghiên cứu quy mô lớn về di dân ở đồng bằng sông Cửu Long cho thấy các yếu tố khí hậu như lũ lụt, lốc xoáy, xói mòn và suy thoái đất đóng vai trò quan trọng trong việc làm cho sinh kế dựa vào tài nguyên thiên nhiên trở nên mong manh hơn và khuyến khích người dân di cư.

Đến nay, các cách tiếp cận truyền thống để đạt được tăng trưởng kinh tế không phục vụ nhóm người dễ bị tổn thương nhất như cách chúng đem lại lợi ích cho những người sống trong giàu có tương đối. Điều này đã được chứng minh một cách mạnh mẽ nhất bởi sự mặc khải rằng số người thiếu dinh dưỡng trên trái đất tăng 38 triệu vào năm ngoái - một sự thay đổi mà biến đổi khí hậu chịu trách nhiệm phần nào. Điều này diễn ra bất chấp tăng trưởng GDP toàn cầu là 2,4%.

Những thất bại đó nhắc cho các cộng đồng rằng cần phải xây dựng một chính sách công bằng và bền vững đối để đối phó với sự thay đổi khí hậu và khủng hoảng di dân đang ngày càng lan rộng.

Alex Chapman

Vũ Quốc Ngữ dịch 

Nguyên tác : Climate change is triggering a migrant crisis in Vietnam , The Conversation, 09/01/2018

Published in Việt Nam

Lập liên minh quốc tế "đoạt tuyệt than đá" để bảo vệ khí hậu (RFI, 16/11/2017)

Hôm 16/11/2017, vào ngày cuối của hội nghị khí hậu COP23 tại Bonn, một nhóm khoảng 20 nước do Anh và Canada chủ xướng thông báo quyết định thành lập một liên minh quốc tế nhằm đoạn tuyệt với than đá. Quyết định nói trên được hoan nghênh, nhưng các nước tham gia liên minh chỉ chiếm một phần tiêu thụ than rất nhỏ, trên qui mô thế giới.

khihau1

Một nhà tranh đấu giương biểu ngữ chống than đá, bên lề hội nghị COP23. Ảnh chụp bên bờ sông Rhein, Đức, ngày 15/11/2017. Reuters/Leon Kuegeler

Theo AFP, trong liên minh đoạn tuyệt với than đá nói trên, ngoài Anh và Canada, còn có Bỉ, Pháp, Phần Lan, Ý, Bồ Đào Nha, Angola, Salvador… và cả một số tiểu bang Mỹ, Canada. Tất cả các thành viên của liên minh cam kết sẽ loại trừ dần dần các nhà máy điện than, với các thời hạn khác nhau. Cụ thể như Anh sẽ ngừng dùng than từ năm 2023, Canada và Pháp vào 2021-2022…

Than đá là nguồn năng lượng chính trong sản xuất điện, chiếm 40% sản lượng toàn cầu. Năng lượng than – gây tổn hại nghiêm trọng cho chất lượng không khí, môi trường, và thủ phạm chính của việc Trái đất bị hâm nóng – là vấn đề trung tâm của cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Một đại diện của tổ chức Greenpeace nhìn nhận "đây là một dấu hiệu tích cực của phong trào chống than trên thế giới", việc liên minh ra đời càng làm nổi rõ "thái độ lần chần của chính phủ nhiều nước", hoặc "lập trường ủng hộ loại năng lượng bẩn nhất thế giới".

Trước mắt, tác động của liên minh này chủ yếu mang tính biểu tượng, vì các quốc gia tiêu thụ than đá chính nằm ở Châu Á, cụ thể là các nước Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều quốc gia Đông Nam Á.

Tổng thư ký LHQ lên án đầu tư cho năng lượng hóa thạch

Hôm qua, 15/11, tại hội nghị khí hậu COP23 ở Bonn, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc lên án các thị trường tiếp tục đầu tư cho than đá, dầu mỏ, đe dọa tương lai hành tinh.

Tổng thư ký Guterres tổng kết là, trong năm 2016, đã có 825 tỉ đô la được đầu tư cho năng lượng hóa thạch và các hoạt động tạo nhiều khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Trong khi đó, cũng tại diễn đàn COP23, tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi Châu Âu nỗ lực đóng góp cho Nhóm chuyên gia liên chính phủ về khí hậu của Liên Hiệp Quốc (GIEC), để bù vào phần khuyết thiếu do Hoa Kỳ rút đi. GIEC là một tổ chức quốc tế đóng vai trò lớn trong việc tổng hợp thường xuyên các hiểu biết về khí hậu, được coi là một nguồn thông tin quan trọng giúp cộng đồng quốc tế hoạch định các quyết định mang tính chiến lược. Năm 2016, Hoa Kỳ đóng góp khoảng hai triệu đô la cho GIEC, chiếm gần một nửa chi phí của tổ chức này.

Phát biểu đầu tiên của Mỹ kể từ tuyên bố rút khỏi COP21

Cũng về COP23, bài phát biểu của đại diện Hoa Kỳ, trợ lý bộ trưởng Khoa Học và Môi Trường Judith Garber, vào chiều nay, trong phiên bế mạc hội nghị, là một diễn văn được trông đợi, cho dù chính phủ Mỹ thường xuyên khẳng định quan điểm sẽ rút khỏi thỏa thuận Paris COP21.

Một nhà quan sát theo dõi kỹ các thương thuyết về khí hậu cho biết, bất kể lập trường của Washington, rất nên xem đại diện bộ Môi Trường Mỹ có thái độ cụ thể như thế nào, và các phản ứng của cộng đồng quốc tế. Đây là lần đầu tiên Mỹ có phát biểu chính thức kể từ tuyên bố rút khỏi COP21, hồi tháng 6 của tổng thống Trump.

Về nguyên tắc, Hoa Kỳ chỉ có thể chính thức rút khỏi thỏa thuận khí hậu Paris, kể từ tháng 10/2020. Nhiều người hy vọng tổng thống nhiệm kỳ tiếp theo sẽ đảo ngược lại quyết định của ông Donald Trump.

Trọng Thành

****************

COP 23 : Pháp và Đức muốn tạo sức bật mới cho cuộc đấu tranh về khí hậu (RFI, 15/11/2017)

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và thủ tướng Đức Angela Merkel vào hôm nay 15/11/2017 đích thân đến tham dự Hội Nghị Khí Hậu COP23, tổ chức cho đến thứ Sáu này tại Bonn. Lãnh đạo Pháp và Dức đến để tạo sức bật mới cho cuộc đấu tranh bảo vệ trái đất, nhất là sau khi Hoa Kỳ chính thức rút ra khỏi hiệp định Paris.

cop1

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và thủ tướng Đức Angela Merkel tại hội nghị thượng đỉnh về kỹ thuật số tại Tallinn, Estonia ngày 28/09/2017. JANEK SKARZYNSKI / AFP

Tuy nhiên thủ tướng Merkel đang trong thế khó khăn, vì Đức có nguy cơ không tôn trọng được cam kết giảm khí thải CO2 do việc các nhà máy nhiệt điện vẫn còn tiêu thụ rất nhiều than, với tỷ lệ lên đến 40%.

Thông tín viên RFI Blandine Milcent tại Đức, cho biết tình hình :

Bà Angela Merkel sẽ không đưa ra lịch trình bỏ việc sử dụng than như đảng Xanh thúc giục hay đưa vấn đề này lên hàng ưu tiên.

Từng là bộ trưởng Môi Trường thời ông Helmut Kohl, thủ tưởng Đức đi theo luận điểm của cánh bảo thủ thuộc đảng CDU, theo đó bỏ sử dụng than có nghĩa làm mất đi hàng ngàn công việc làm tại các vùng sản xuất than như bắc Rhénanie, Brandebourg hay Saxe.

Hồ sơ treo lơ lửng trong lúc mà Đức rõ ràng là không tôn trọng cam kết giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Berlin đã hứa giảm 40% lượng khí thải ra vào năm 2020 so với mức của năm 1990. Theo giới chuyên gia muốn như thế, thì phải đóng ít ra một nửa các trung tâm nhiệt điện.

Khoảng 80 tập đoàn trong đó có Siemens hay Adidas, đã đến yêu cầu thủ tướng Đức nỗ lực thêm. Bà Merkel hứa sẽ tìm biện pháp mới nhưng chưa thấy có gì cụ thể trong chiều hướng này.

Mai Vân

******************

Biến đổi khí hậu gây hại cho những di sản thiên nhiên thế giới (RFA, 13/11/2017)

Biến đổi khí hậu gây ra tác động xấu đến một trong bốn Di sản Thiên nhiên Thế giới ; gồm các bãi đá san hô, sông băng và những vùng đất ngập nước. Số nơi chịu tác hại bởi biến đổi khí hậu tăng gần gấp đôi so với cách đây ba năm.

cop2

Xác động vật chết dưới trời nắng do hạn hán ở khu vực gần Lokitaung, Hạt Turkana, mạn Bắc Kenya. Hình chụp ngày 21/03/2017. AFP

Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN) vừa công bố bản báo cáo với số liệu vừa nêu vào hôm thứ Hai, ngày 13 tháng 11, tại Hội thảo của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu, ở thành phố Bonn, nước Đức.

Báo cáo còn cho biết có 29% các địa điểm Di sản Thiên nhiên Thế giới phải đối mặt với các mối đe doạ "đáng kể" và 7% bị ảnh hưởng "nghiêm trọng", bao gồm Vườn Quốc gia Everglades ở Hoa Kỳ và Hồ Turkana ở Kenya.

Báo cáo ghi rõ, trong số các hệ sinh thái bị đe doạ bởi sức nóng toàn cầu tăng lên khiến cho các rạn san hô bị chết và các sông băng bị tan chảy.

Tổng Giám đốc của IUCN, bà Inger Anderson phát biểu tại Hội nghị của Liên Hiệp Quốc ở Bonn rằng biến đổi khí hậu đang đe dọa và làm tổn hại đến các di sản thiên nhiên nên đòi hỏi các quốc gia cần phải hành động khẩn cấp theo các cam kết trong Hiệp định Khí hậu đã ký kết ở Paris hồi năm 2015.

Xin được nhắc lại, gần 200 quốc gia đang tụ họp ở Bonn để tham dự Hội nghị từ ngày 6 đến ngày 17 tháng 11 để tìm kiếm cách thức nhằm cụ thể hóa Thỏa ước về Khí hậu đã được ký kết hai năm trước tại Paris.

Published in Quốc tế

Đặc phái viên LHQ về lương thực sẽ thăm Việt Nam (RFA, 10/11/2017)

Đặc phái viên Liên Hiệp Quốc về quyền được tiếp cận lương thực bà Hilal Elver sẽ đến thăm Việt Nam từ ngày 13 đến ngày 24 tháng 11 tới đây. Mục tiêu được nêu rõ nhằm thu thập thông tin cụ thể về tình hình thực phẩm ở Việt Nam cũng như tác động của biến đổi khí hậu.

climat1

Cánh đồng hạn hán tại Sóc Trăng, hôm 2/3/2016 (Ảnh minh họa).  AFP

Bà Elver nói với báo giới rằng bà muốn tới Việt Nam để xem người Việt có được hưởng những quyền lợi về lương thực thực phẩm hay không. Bà dự tính sẽ bàn thảo với Chính phủ Việt Nam để đảm bảo mọi người dân đều được hưởng quyền lợi này, đặc biệt là những đối tượng dễ tổn thương trong xã hội như phụ nữ, trẻ em ở những vùng nông thôn và những thành phố đông đúc.

Bà cho biết bản thân đã ý thức được những tác động nghiêm trọng của biến đối khí hậu đến quyền tiếp cận lương thực của người Việt Nam và hi vọng chuyến thăm sẽ là dịp để bà đánh giá những tác động này.

Ngoài Chính phủ Việt Nam, bà Elver cũng sẽ gặp gỡ với đại diện Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam và cộng đồng xã hội dân sự tại nhiều nơi trên khắp cả nước.

********************

Các nước đang phát triển phàn nàn khối giàu về cam kết khí hậu (RFA, 10/11/2017)

Những nước giàu có trên thế giới không cam kết đủ vào lúc này có thể ngăn trở việc thực thi thỏa ước về biến đổi khí hậu.

climat2

Những người đến thăm quan đứng trước một biểu ngữ có dòng chữ "thay đổi cách nghĩ, không phải khí hậu" hôm 8/11/2017 nhân Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc ở Bonn, Đức. AFP

Khối hơn 130 quốc gia đang phát triển trong đó có Ấn Độ và Trung Quốc lên tiếng cảnh báo như vừa nêu tại vòng thương thảo đang diễn ra ở Bonn, nước Đức.

Hiệp định Khí hậu toàn cầu ký kết ở Pháp cách nay 2 năm kêu gọi thế giới cần thiết giữ ở mức thấp hơn 2 độ C (tương đương 3,6 độ F) hoặc ở mức 1,5 độ C nếu có thể trong hiện tượng khí hậu toàn cầu nóng lên.

Hiệp định cũng dựa trên cam kết của các nước về mức thải khí carbon. Nhưng cam kết này không đủ để giữ Trái đất ở mức an toàn và nhiệt độ toàn cầu có nguy cơ tăng lên đến 3 độ C vào cuối thế kỷ. Hơn nữa, các quốc gia không bắt tay thực hiện cho đến năm 2020 và các quốc gia đang phát triển cho rằng đó là thời gian quá dài để chờ đợi tăng tốc hành động.

Theo các điều khoản trong Hiệp định Khí hậu của Liên Hiệp Quốc, chủ yếu nhóm các quốc gia giàu có phải có trách nhiệm hành động trước năm 2020 vì hiệu ứng nhà kính gia tăng nhanh chóng tại những nước này.

Published in Việt Nam

Biến đổi Khí hậu : Báo cáo Mỹ khẳng định "tác nhân chính" là con người (RFI, 04/11/2017)

Chính quyền Trump vốn hoài nghi về tác động của con người đến biến đổi khí hậu và tổng thống Mỹ cũng đã quyết định rút khỏi Thỏa thuận Paris. Thế nhưng, hôm qua 03/11/2017, Nhà Trắng đã bật đèn xanh cho báo cáo quốc gia về khí hậu. Công trình khoa học này trực tiếp phản bác lập trường của tổng thống Trump và lãnh đạo cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ Scott Pruitt, người ủng hộ năng lượng hóa thạch.

biendoi1

Các hiện tượng thời tiết cực đoan có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây tại Mỹ, trong bối cảnh khí hậu nóng kỷ lục. Trong ảnh: Một vòi rồng tại Oklahoma. Ảnh : Wikipedia

Thông tín viên Anne Corpet tường trình từ Washington :

"Chính con người, xe cộ của chúng ta, các nhà máy điện của chúng ta, những khu rừng mà chúng ta phá hủy, là thủ phạm của việc Trái đất bị hâm nóng. Không có cách giải thích đáng tin cậy nào khác về hiện tượng này. Kết luận bản báo cáo (Đánh giá quốc gia về khí hậu/National Climate Assessment, được thực hiện bốn năm một lần, và đây là lần thứ tư) của 13 cơ quan Liên bang Mỹ, công bố hôm qua là rất rõ ràng. Bản báo cáo này được chính cơ quan khoa học của Nhà Trắng phê chuẩn.

Việc công bố báo cáo khiến các nhà khoa học ngạc nhiên. Họ từng lo ngại là Phủ tổng thống sẽ tìm cách ngăn chặn tài liệu này, bởi báo cáo phản bác một cách trực diện chính sách của tổng thống Mỹ. Ông Donald Trump lên án Thỏa thuận Khí hậu Paris, cố gắng dỡ bỏ các điều luật của Obama về chống ô nhiễm không khí. Tổng thống Mỹ cũng muốn tái khởi động ngành công nghiệp than rất gây ô nhiễm. Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump từng tuyên bố biến đổi khí hậu chỉ là một chuyện Trung Quốc bịa đặt để làm hại nước Mỹ.

Lúng túng sau khi báo cáo ra mắt, người phát ngôn Nhà Trắng bình luận : "Chính quyền Trump ủng hộ việc nghiên cứu khoa học nghiêm túc và các tranh luận", nhưng đồng thời cũng tìm cách hạ thấp tầm quan trọng của báo cáo này, với nhận định : "Khí hậu hiện nay đang thay đổi, nó vẫn thường xuyên thay đổi".

Báo cáo "Fourth National Climate Assessment" đặc biệt chỉ ra tần suất tăng vọt của các hiện tượng thời tiết cực đoan, như khô hạn, bão tố, mưa lớn…, trong bối cảnh nhiệt độ cao kỷ lục liên tục ba năm gần đây. Mức nước biển tăng nhanh từ năm 1993, chiếm khoảng phân nửa mức tăng từ năm 1900 đến nay, và ảnh hưởng đến khoảng 30 thành phố ven biển nước Mỹ.

Thượng nghị sĩ Dân Chủ Al Franken và tám đồng nghiệp trong tuần này đã gửi một bức thư đến tổng thống Trump đề nghị cho biết rõ "các biện pháp nào đã được đưa ra để báo cáo khoa học nói trên không bị can thiệp". Các thượng nghị sĩ Mỹ cũng đồng thời áp lực để chính phủ Trump phản ứng về các kết luận của báo cáo.

Mỹ : Năng lượng sạch tăng vọt bất chấp Trump lừng chừng

Dù tổng thống Mỹ có chống lại Thỏa thuận khí hậu, các loại hình năng lượng sạch, trước hết là gió và mặt trời, tiếp tục phát triển mạnh. Theo thống kê của chính quyền, tính riêng trong tháng 3/2017, hai loại năng lượng này đã vượt ngưỡng 10% sản lượng điện toàn quốc (8% gió, 2% mặt trời).

Năng lượng mặt trời năm 2016 tăng 25% so với năm trước, năng lượng gió tăng 32%. Và xu hướng này hiện vẫn đang tiếp tục. Số việc làm mới do hai ngành năng lượng này tạo ra cho nước Mỹ nhiều hơn tất cả các năng lượng khác cộng lại.

Việc tổng thống Trump quyết định rút khỏi Thỏa thuận Paris làm dấy lên nhiều phong trào độc lập ở địa phương, doanh nghiệp. Phong trào "We Are Still In/Chúng tôi vẫn tiếp tục ở lại (trong thỏa thuận)", do tỉ phú Michael Bloomberg điều phối, quy tụ 1.800 doanh nghiệp và nhà đầu tư Mỹ, cùng với 9 tiểu bang trong đó có những tiểu bang lớn như California và New York.

Các đại diện của phong trào này dự kiến sẽ có mặt đông đảo tại Hội nghị khí hậu Liên Hiệp Quốc COP23, khai mạc tại Bonn, Đức, ngày thứ Hai, 06/11. Trong khi đó, theo một nguồn tin gần gũi với hồ sơ này, việc Mỹ rút khỏi Thỏa thuận Paris chỉ thực sự hoàn tất vào năm 2020, và kịch bản này chưa chắc đã xảy ra.

Trọng Thành

****************

Báo cáo của Mỹ khẳng định sự tăng nhiệt toàn cầu do con người gây ra (VOA, 04/11/2017)

Một báo cáo đ s ca M kết lun rng bng chng v s tăng nhit toàn cu là mnh m hơn bao gi hết, trái ngược vi lun đim mà các quan chc hàng đu ca chính quyn Trump hay nêu ra, trong đó h h thp vai trò ca con người trong s biến đi khí hu.

biendoi2

liu - Sóng đp vào b bin gn nhng căn nhà Narragansett, bang Rhode Island, khi Siêu bão Sandy càn quét vùng đông bc ca M, ngày 29 tháng 12, 2012.

Báo cáo được công b hôm th Sáu là mt trong hai đánh giá khoa hc được quy đnh phi công b mi bn năm mt ln. Mt bn tho cho thy s tăng nhit nh hưởng như thế nào ti nước M cũng được đăng ti.

Dù có những lo ngi ca mt s nhà khoa hc và những người vn đng vì môi trường, các tác gi ca báo cáo cho biết không có s can thip chính tr hay kim duyt nào trong bn báo cáo cui cùng dày 477 trang. Đây là bn tóm tt toàn din nht v khoa hc khí hu k t năm 2013, cho thy mt thế gii đang ấm lên theo chiu hướng xu đi.

Kể t năm 1900, Trái đt đã tăng 1 đ C và mc nước bin đã tăng hơn 20 cm. Nhng đt nóng, nhng trn mưa xi x và cháy rng đã tr nên thường xuyên.

Bộ trưởng Năng lượng Rick Perry và Qun tr viên Cơ quan Bo v Môi trường Scott Pruitt đã nhiu ln nói rng carbon dioxide không phi là yếu t chính góp phn vào s tăng nhit toàn cu.

Nhưng các nhà khoa hc kết lun "cc kỳ nhiu kh năng" - nghĩa là mc đ chc chn mc t 95 đến 100 phn trăm - s tăng nhit toàn cu là do con người gây ra, ch yếu là do carbon dioxide t vic đt than, du m và khí thiên nhiên thi vào khí quyn.

"Trong thế k qua, không có cách gii thích khác nào thuyết phc hơn", bn báo cáo nói.

Các nhà khoa học tính toán rng s đóng góp ca con người vào s tăng nhit toàn cu t năm 1950 khong t 92 phn trăm cho ti 123 phn trăm. S dĩ có khi nhiu hơn 100 phn trăm là bi vì mt s thế lc t nhiên - chng hn như núi la và chu trình qu đo - đang góp phn h nhit Trái đt, nhưng bị lấn át bi các nh hưởng ca khí nhà kính, theo li ca đng tác gi báo cáo Katharine Hayhoe ca trường đi hc Texas Tech.

"Thời kỳ này là thi kỳ m nht trong lch s ca nn văn minh hin đi", bà nói vi hãng tin AP.

Báo cáo cũng ghi nhận nhng s kiện khác nhau do biến đi khí hu gây ra có th tương tác theo mt cách phc tp đ làm cho cuc sng ti t hơn như nhng v cháy rng bang California và Siêu bão Sandy năm năm trước.

Published in Quốc tế

Hội nghị về biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long được cho là lớn nhất từ trước đến nay khai mạc hôm 26 tháng 9 tại Cần Thơ. Hội nghị do hai phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, ông Vương Đình Huệ và ông Trịnh Đình Dũng chủ trì.

khihau1

Hội nghị về biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long được cho là lớn nhất từ trước đến nay khai mạc hôm 26 tháng 9 tại Cần Thơ. Hội nghị do hai phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, ông Vương Đình Huệ và ông Trịnh Đình Dũng chủ trì.  Courtesy chinhphu.vn

Theo các báo cáo đưa ra tại hội nghị, đồng bằng sông Cửu Long chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu và các hoạt động khác từ khu vực thượng nguồn. Những ưu điểm về tự nhiên của vùng bị thay đổi dẫn đến mô hình sản xuất và tập quán sinh hoạt của cư dân vùng này bị ảnh hưởng.

Một số đại biểu tham gia hội nghị cho rằng biến đổi khí hậu là hiện tượng toàn cầu, và đồng bằng sông Cửu Long là một trong ba đồng bằng trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề nhất, đặc biệt là nguồn nước và tình trạng xâm nhập mặn.

Chính phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh tại buổi khai mạc rằng đồng bằng sông Cửu Long đang và sẽ đối mặt với nhiều tác động nghiêm trọng do biến đổi khí hậu, sẽ tạo ra thách thức và đe doạ đến quá trình phát triển của vùng. Đặc biệt là đời sống kinh tế của người dân.

Do đó, ông này đề nghị chuyển đổi mô hình phát triển đồng bằng sông Cửu Long theo xu hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu là vấn đề Chính phủ hết sức quan tâm.

Một chuyên gia về đồng bằng sông Cửu Long, tiến sĩ Dương Văn Ni, từng lên tiếng với báo giới trong nước là ngoài những yếu tố khách quan, khu vực này còn đối diện với những tác động do ‘nhân tai’ tức con người tạo nên.

Published in Việt Nam