Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tù nhân chính trị chết trong tù

RFA, 13/01/2023

"Chính phủ Hà Nội bỏ mặc sức khỏe tù nhân"

Chỉ trong sáu tháng, từ tháng 8/2022 đến tháng 1/2023, đã xảy ra ba trường hợp tù nhân chính trị chết trong khi đang thụ án.Lý do mà thân nhân của họ nêu ra là vì họ mắc bệnh nặng mà không được chữa trị kịp thời.

hrw2

Các tù nhân chính trị đã chết trong khi thi hành án tù. RFA edited

Sáu tháng, ba tù nhân chính trị chết trong tù

Vụ việc mới nhất xảy ra vào hôm 5/1 vừa qua, tù nhân lương tâm Đinh Diêm (61 tuổi) qua đời ở Trại giam số 6 (huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An). Ông mất khi đang thụ án 16 năm tù giam về tội "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền".

Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (HRW) khu vực Châu Á, bình luận với RFA qua email rằng điều kiện nhà tù ở Việt Nam vô cùng tồi tệ và quyền lợi của tù nhân không được quan tâm, đặc biệt là các tù nhân chính trị, những người đã lên tiếng chỉ trích Chính phủ. Điều duy nhất mà Hà Nội lo lắng là họ sẽ bị chỉ trích vì cách đối xử tệ hại với các tù nhân.

Ông kêu gọi đối tác thương mại và các nhà tài trợ cho Việt Nam, những người quan tâm đến nhân quyền nên công bố rộng rãi về những cái chết vì bệnh tật của các tù nhân chính trị khi đang bị giam giữ, mà đáng ra những cái chết đó có thể ngăn ngừa được :

"Có thể, nếu cộng đồng quốc tế lên tiếng đủ mạnh về việc này, nó sẽ buộc các quan chức Việt Nam cung cấđầy đủ các điều kiện và chăm sóc tù nhân tốt hơn trong tương lai. Đây là một việc đáng để chúng ta làm thử.

Cho đến nay, Chính phủ Việt Nam đã cho thấy họ không hề quan tâm đến sự tức giận và đòi hỏi công lý từ gia đình và bạn bè của sáu nhà hoạt động chính trị đã chết sau song sắt này".

Tính từ năm 2019 cho đến nay, theo ghi nhận của RFA, cùng với ông Đinh Diêm, đã có năm tù nhân chính trị khác chết khi đang thi hành án tù, bao gồm :

- Tù nhân lương tâm Đỗ Công Đương , 58 tuổi, chết ngày 2/8/2022 trong khi đang thi hành án tại Trại giam số 6.

- Tù nhân tôn giáo Phan Văn Thu , người phải thụ án tù chung thân tại Trại giam Gia Trung (tỉnh Gia Lai), mất ngày 20/11/2022 sau một thời gian bệnh nặng mà không được chữa trị đầy đủ và kịp thời.

- Ngày 14/12/2021, Tù nhân lương tâm Huỳnh Hữu Đạt , 52 tuổi, mất tại trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai, nơi ông này phải thụ án 13 năm tù với cáo buộc theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự cũ – "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".

- Ngày 10/12/2019, Tù nhân lương tâm Đào Quang Thực , chết khi đang chịu án 13 năm tù giam vì bị cáo buộc tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".

- Và ông Đoàn Đình Nam mất trong Trại giam Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) ở tuổi 68 năm 2019.

Luật Việt Nam quy định gì ?

Tại Điều 30 của Luật thi hành tạm giữ tạm giam 2015 quy định về chế độ chăm sóc y tế đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam.

Theo đó, "Người bị tạm giữ, tạm giam được hưởng chế độ khám bệnh, chữa bệnh, phòng, chống dịch bnh. Trường hợp bị bệnh tật, thương tích thì được khám và điều trị tại cơ sở y tế của cơ sở giam giữ ; nếu bị bệnh nặng hoặc thương tích vượt quá khả năng của cơ sở giam giữ thì được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp huyện, cấp tỉnh hoặc bệnh viện trung ương khám, điều trị". Và "Kinh phí khám bệnh, chữa bệnh, phòng, chống dịch bệnh cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của Chính phủ".

Quyền được khám chữa bệnh đối với tù nhân được tái khẳng định trong Luật thi hành án hình sự nha năm 2015, tại Điều 55 quy định về chế độ chăm sóc y tế đối với phạm nhân.

Luật sư Lê Hoà, thuộc đoàn luật sư Hà Nội, nói với RFA rằng các trại tù đều có trạm xá để chăm sóc y tế cho các phạm nhân. Đồng thời, trong luật pháp Việt Nam cũng quy định rõ về quyền lợi của người tù. Tuy nhiên, thực tế cán bộ trại giam thực hiện các quyền này như thế nào mới là điều đáng bàn :

"Về mặt luật pháp thì bất cứ nước nào nào cũng quy định về quyền lợi của các phạm nhân, Việt Nam cũng vậy. Thế còn việc thực hiện nó như thế nào mới là điều đáng nói".

hrrw3

Nhà hoạt động Trần Bang đang bị bệnh trong trạm giam, nhưng không được khám chữa. Ảnh : Fb Trần Bang

Thực tế ra sao ?

Cựu tù nhân lương tâm, luật sư Nguyễn Văn Đài, với kinh nghiệm thực tế hai lần ở tù, cho biết nếu tù nhân ốm nhẹ như cảm, sốt, viêm họng sẽ được trám xá trong trại giam đáp ứng nhu cầu khám bệnh, cấp thuốc. Ngược lại, nếu bệnh nặng thì rất khó để được duyệt cho đi khám chữa bệnh ở các bệnh viện bên ngoài, đặc biệt là đối với các tù nhân mang án an ninh, chính trị :

"Đối với bệnh nặng đến mức độ phải đi bệnh viện thì lúc mấy giờ rất khó khăn. Ví dụ, đối với tù hình sự bình thường, họ có thể dùng tiền mua chuộc bác sĩ hoặc cán bộ trại giam để đi bệnh viện ngoài.

Còn đối với tù chính trị thì việc này rất khó khăn, hầu như là các tù chính trị đều bị bệnh nặng, gia đình và bản thân họ làm đơn kêu cứu đến Bộ công an nhưng mà hoàn toàn không được đáứng những yêu cầu đó".

Một trường hợp tù nhân lương tâm đang bị bệnh trong tù mà không được khám chữa bệnh là ông Trần Bang. Ông Bang bị bắt hồi tháng 3/2022 về tội "tuyên truyền chống Nhà nước" theo điều 117 Bộ luật hình sự.

Bà Thị Biết, em gái ông Bang nói với RFA rằng anh của mình bị một khối u, nó cứ to dần lên mà không rõ nguyên nhân. Gia đình đã gởi đơn yêu cầu khám chữa bệnh cho ông Bang. Tuy nhiên, các đơn từ đó không được phản hồi :

"Lần trước anh ấy bảo là bị khối u, tuy không đau nhưng nó phát triển từ từ. Gia đình có làm đơn nhưng không được phản hồi"

Quốc tế lên án

Các tổ chức nhân quyền Quốc tế đã nhiều lần lên án Chính quyền Hà Nội bỏ mặc tình trạng sức khoẻ của các tù nhân chính trị, cũng như kêu gọi Hà Nội phải điều tra tường tận về nguyên nhân các tù nhân chết khi đang ở trong trại giam.

Sau cái chết của nhà báo công dân Đỗ Công Đương hồi tháng 8 năm ngoái, Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) và Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) ra thông cáo liên quan đến vụ việc này.

Đại diện CPJ nói trong thông cáo rằng "CPJ vô cùng đau buồn trước tin nhà báo bị tù Đỗ Công Đương chết do bệnh nền. Việt Nam phải xúc tiến một cuộc điều tra đến nơi đến chốn và độc lập về cái chết của ông Đương. Những viên chức trại tù bị phát hiện có trách nhiệm cố ý giữ lại thuốc men và không cho ông Đương được chữa trị kịp thời phải đối diện với công lý".

Tổ chức Phóng viên Không Biên cũng giới bày tỏ thất vọng về cái chết trong nhà tù của nhà báo công dân Đỗ Công Đương ; đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy có hành động nhằm bảo đảm các nhà báo khác đang bị giam cầm tại Việt Nam được sống, không phải rơi vào tình cảnh như của ông Đỗ Công Đương.

Báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thường xuyên chỉ trích chế độ giam giữ khắc nghiệt của các nhà tù Việt Nam. Trong đó có vấn đề các tù nhân, đặc biệt là tù nhân chính trị, bị giam giữ mà không được chăm sóc y tế.

Trong suốt năm năm gần nhất, từ năm 2018 đến 2021, báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ đều khẳng định tù nhân được chăm sóc y tế cơ bản, mặc dù trong nhiều trường hợp các cán bộ quản trại đã ngăn không cho người nhà mang thuốc vào cho tù nhân và trạm xá trong tù không xem xét kỹ hồ sơ y tế trước khi giam giữ của tù nhân.

Gia đình của các nhà hoạt động đang bị giam đã từng bị ốm hoặc đổ bệnh trong tù khẳng định rằng việc điều trị y tế ở trại là không đầy đủ khiến cho bệnh tình diễn biến phức tạp hơn và để lại hậu quả lâu dài.

Trong báo cáo năm 2021, Bộ ngoại giao Hoa kỳ cho biết có 36 vụ tù nhân chết người khi đang bị giam giữ, trong đó 21 vụ chết do bệnh tật, chín vụ tự tử, bốn vụ do tai nạn và hai vụ chết do bị thương khi đánh nhau với bạn tù.

Nguồn : RFA, 13/01/2023

*************************

Đi s M ti Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc thăm Vit Nam – nêu trường hp Phm Đoan Trang ?

VOA, 13/01/2023

Đi s Hoa K ti Hi đng Nhân quyn Liên Hp Quc Michèle Taylor, người tích cc vn đng cho t do cho nhà báo Phm Đoan Trang, đang có chuyến công du đến Vit Nam trong n lc thúc gic Hà Ni tôn trng nhân quyn.

nhanquyen1

Th trưởng Ngoi giao Vit Nam Đ Hùng Vit tiếp Đi s M ti Hi đng Nhân quyn Liên hip quc, bà Michele Taylor. Photo : B Ngoi giao Vit Nam via Lao Đng.

Truyn thông nhà nước loan tin hôm 13/1 rng ti Hà Ni, Th trưởng B Ngoi giao Vit Nam Đ Hùng Vit tiếp Đi s Hoa K ti Hi đng Nhân quyn Liên Hiệp Quốc Michèle Taylor. Ti bui tiếp, ông Hùng Vit ha rng Vit Nam "sn sàng xem xét tích cc" các đ xut hp tác ca các nước, trong đó có Hoa K, trên tinh thn "tôn trng ln nhau, đi thoi và hp tác, bo đm tt c quyn con người cho tt c mi người".

Thông Tn Xã Vit Nam dn li bà Taylor nói rng Vit Nam luôn là mt trong nhng đi tác quan trng ca Hoa Kỳ, đng thi bày t mong mun đóng góp thúc đy hp tác song phương trong thi gian ti, bao gm ti các din đàn đa phương như Hi đng Nhân quyn Liên Hiệp Quốc.

Đi s Taylor viết trên Twitter sau cuc gp này : "Rt vui mng được chào đón Vit Nam là thành viên ca Hi đng Nhân quyn Liên Hiệp Quốc ! Tôi mong được làm vic vi Th trưởng Ngoi giao Đ Hùng Vit đ thúc đy nhân quyn ca tt c mi người khi Vit Nam bt đu nhim k ca mình ti khóa hp th 52 ca Hi đng Nhân quyn và chúng ta bước vào năm k nim 75 năm ngày ra Tuyên b Nhân quyn Ph quát lch s này. Hãy đng lên vì nhân quyn".

nhanquyen2

Đi s Hoa Kỳ ti Hi đng Nhân quyn Liên hp quc Michèle Taylor (phi) và bà Bùi Th Thin Căn, m ca nhà báo đc lp Phm Đoan Trang, ngày 2/6/2022, Geneva, Thy Sĩ. Photo Twitter Ambassador Michèle Taylor.

Không rõ liu trong các cuc tiếp xúc vi chính gii ti Hà Ni, bà Taylor có đ cp c th vic yêu cu tr t do cho nhà báo Phm Đoan Trang hay không. N nhà báo này được bà Taylor thường xuyên nhc đến ti các din đàn quc tế trước đây, cũng như va được B Ngoi giao Hoa K đưa vào chiến dch vn đng toàn cu đ phóng thích các tù nhân chính tr đang b giam cm không có lý do chính đáng.

Bà Vi Trn bang California, đng giám đc t chc phi chính ph LIV và cũng là mt người bn ca nhà báo Phm Đoan Trang, cho VOA biết k vng ca bà v chuyến thăm Vit Nam ca Đi s Taylor.

i s Nhân quyn ca M ti Geneva Michèle Taylor đến thăm Vit Nam và mt s nước khác Đông Nam Á và tôi hy vng vi nhng cuc gp như vy thì chính ph M s đt vn đ v tình hình nhân quyn Vit Nam và nhng trường hp như trường hp ca Phm Đoan Trang s được nêu rõ. Tôi rt hy vng rng Trang s được tr t do".

Vào tháng 3/2022, ti khóa hp th 49 ca Hi đng Nhân quyn Liên Hiệp Quốc ti Geneve, Thy Sĩ, Đi s Taylor kêu gi chính quyn Vit Nam tr t do cho nhà báo đc lp Phm Đoan Trang, người đang th án tù 9 năm vì cáo buc "Tuyên truyn chng nhà nước".

"Chúng tôi kêu gi Vit Nam tr t do cho nhà bo v nhân quyn Phm Đoan Trang và tt c nhng người b bt vì thc hin mt cách ôn hòa các quyn ca h được bo đm bi hiến pháp ca chính Vit Nam và các cam kết quc tế", đng thi bà cũng lên án vic ngày càng có nhiu v bt gi liên quan đến vic thc thi quyn t do ngôn lun Vit Nam".

Ba tháng sau đó, bà Taylor đã đích thân gp g và đng viên bà Bùi Th Thin Căn, m ca nhà báo Phm Đoan Trang, nhân dp n blogger được trao gii thưởng nhân quyn Martin Ennals.

N đi s đăng bc hình lên Twitter và cho biết : "Tôi vinh d được gp m ca Phm Đoan Trang, mt trong nhng người nhn Gii Martin Ennals năm nay, mt nhà hot đng nhân quyn và nhà báo truyn cm hng, hin đang b giam gi mt cách bt công Vit Nam. Ngày hôm nay là li nhc nh sâu sc v tm quan trng ca nhng vic chúng ta làm Geneva".

Tr li chuyến thăm Vit Nam ca n đi s M, bà bt đu chuyến thăm này vi hàng lot các cuc tiếp xúc ti Hà Ni, trong đó có cuc gp vi Th trưởng, Phó Ch nhim Ủy ban Dân tc Y Thông, Th trưởng B Lao đng Thương binh và Xã hi Nguyn Th Hà, cũng như gp g đi din ca cơ quan Liên Hiệp Quốc ti Hà Ni, theo trang Twitter ca Đi s Taylor.

Trước đó, khi loan tin v chuyến thăm Vit Nam, Maldives, và Qatar, Đi s Taylor cho biết : "Tôi mong mun được gp g các đi tác ca chính ph và xã hi dân s đ tho lun v nhng thách thc chung, các ưu tiên chung và các cách đ thúc đy hơn na các nguyên tc được ghi trong Tuyên ngôn Quc tế v Nhân quyn".

Bà Taylor được Tng thng Hoa K Joe Biden chính thc b nhim làm Đi s ti Hi đng Nhân quyn Liên Hiệp Quốc vào tháng 2/2022. Trước đó, bà tng đm nhn mt s vai trò ng h vic bo v các quyn cơ bn ca con người và quyn chính tr. Bà tng là thành viên Hi đng ca Trung tâm Quc gia v Quyn Dân s và Nhân quyn.

Nguồn : VOA, 13/01/2023

Published in Việt Nam

Ba Sàm lý lịch xấu

Hai thế hệ ở tù

Xưa cha đòi độc lập

Thực dân đưa đi đày

Nay con muốn tự do

Cộng sản cho vào ngục

(Cha tù con tù, Ba Sàm, 2017)

tuchinhtri1

Hướng dẫn viên Phùng Thị Hương đứng trên nơi gọi là "Chuồng Cọp" ở Nhà tù Côn Đảo - Hoàng Đình NamAFP

Một năm qua đi, đất nước lại thêm rất nhiều "tù chính trị" mới, bị quốc tế chỉ trích (1), nhưng lại vẫn được tái cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc.

Bằng tất cả những điều kiện thuận lợi hiếm có, tôi muốn thử điểm qua vài nét về một góc tăm tối nhất trong xã hội – nhà tù, xem nhân quyền ở đây ra sao khi so sánh với chế độ thực dân gần một thế kỷ trước ; chế độ mà ta từng tố cáo nó dã man, còn mình thì sao.

"Tù chính trị"

Thời thực dân Pháp, rồi Việt Nam Cộng hòa, có không biết bao nhiêu tù nhân chính trị. Nhưng ở thời cộng sản hiện nay, khái niệm này không được chính quyền chính thức thừa nhận. Nghịch lý là trong mỗi nhà tù, thường có một khu dành riêng cho loại tù nhân này, nhưng người ta không biết đặt tên cho nó là gì, mà gọi theo kiểu không chính thức là "khu an ninh", "khu giam riêng", tách biệt hẳn với khu giam giữ chính, dành cho tù hình sự. 

Tới Trại 5, Thanh Hóa, tôi mới được chứng kiến rõ loại hình giam giữ này, được bắt đầu thực hiện trong khoảng hơn chục năm trước.

Tôi đề nghị gia đình gửi cho cuốn hồi ký về nhà tù thực dân của cha tôi, Nhớ lại những năm tháng ở Nhà đày Buôn Ma Thuột (2).

Mình đọc, cho anh em bạn tù đọc, để so sánh nó với nhà tù cộng sản nơi mình đang ở đây xem sao, cũng học ít nhiều kinh nghiệm tranh đấu của tiền bối.

Xin điểm qua một số chi tiết, chủ yếu tập trung vào đời sống tinh thần, vì điều kiện vật chất ở hai thời cách nhau gần thế kỷ là không dễ so sánh. Hay như thời nay với chúng tôi, hai người trong buồng giam suốt ngày bị theo dõi bằng 3 camera, nhưng thời Pháp thì đâu có được thiết bị này. Hoặc chế độ gia đình thăm nuôi, thời trước cũng không thể có, bởi được coi là thời chiến, rừng núi xa xôi hiểm trở, phương tiện đi lại vô cùng khó, đâu có thể đóng sổ, có chứng thực của chính quyền xã về quan hệ gia đình thì mới được thăm như ngày nay.

Thực dân

Biệt giam : Là chế độ giam giữ chỉ một, hai người một buồng, không được ra khỏi buồng giam. Nhưng tại Nhà đày thực dân nơi cha tôi ở, tù chính trị không bị như vậy. Trích hồi ký : "…Chiều tối, sau bữa cơm, trước khi tập trung vào các buồng ngủ là cặp đôi, cặp ba đi dạo, chuyện trò, huấn luyện chính trị, với những đồng chí có trách nhiệm lãnh đạo thì là dịp hội ý, hội báo. Những ngày Chủ nhật biến thành sân bóng đá".

Sách báo : "Sách báo cũng được chúng cung cấp một ít, phần nhiều thuộc loại tiểu thuyết hồi đó như Tiểu thuyết thứ bảy của Tự lực văn đoàn… , hai tờ báo Đông Pháp và Thanh nghị".

Thuốc lá : Rõ ràng là được phép hút, "Người nào được gia đình gửi cho ít tiền thì tuy phải nộp cho Nhà đày giữ nhưng khi cần mua vặt như kẹo, bánh, thuốc lá (thuốc rê Ninh Hòa)… thì vẫn có thể mua được" (tr.23) ; "…người rít thuốc lá, nói chuyện phiếm, nhóm kia xúm lại đánh cờ tướng…" (tr.39).

Tổ chức : "Nhà đày có nhiều tổ chức công khai lo về đời sống vật chất và tinh thần… Người đứng đầu nhà bếp do toàn thể tù nhân sáu buồng bỏ phiếu".

Bếp ăn : Do bếp được tù nhân quản lý, nên "đời sống tù nhân được đảm bảo ở chỗ không để chủ thầu ăn chặn dưới sự che chở của chúa ngục…".

Nhà ăn : "…nhà ăn (chứa được khoảng 300 người)…".

Y tế : "…mỗi tuần lễ một lần có bác sĩ ở bệnh viện tỉnh vào khám".

Tăng gia : "Vườn rau hoàn toàn thuộc sở hữu của tù nhân, với một diện tích rộng hàng mẫu".

Ăn Tết : "Cuộc duyệt binh chào cờ Việt Minh. Vào 8 giờ sáng ngày mồng một Tết, một đội quân áo quần xanh chàm, mới, được xếp thẳng nếp… hàng ngũ chỉnh tề chờ lệnh… tham gia duyệt binh độ 100 người, có đội ‘nhạc’ gồm chừng 20 người hát tập thể những bài ca cách mạng, như ’Cùng nhau đi hồng binh’…". Thật kinh ngạc ! Và còn nhiều lắm những đoạn miêu tả cuộc duyệt binh, mà nay - với chế độ Tết cho tù chính trị Trại 5 - được đọc nó, thấy như thể trên… thiên đường. Ví như có cả đoạn kể về bà vợ viên chúa ngục người Pháp của Nhà đày còn vào ăn bữa Tết cùng, rồi ở lại chơi trò chơi cùng tù chính trị nữa.

tuchinhtri2

Luật sư Lê Quốc Quân ra tòa ngày 18/2/2014 sau thời gian bị giam giữ. Ảnh AFP

Cộng sản

Biệt giam : Tới Trại 5, thấy trong "khu an ninh" toàn những buồng giam nhỏ 2 người, tôi khá ngạc nhiên khi biết hầu như mọi người không được tiếp xúc với người ở buồng khác, chỉ được ra khỏi buồng giam khi có gia đình tới thăm, khi làm việc với cán bộ. Chuyện Chủ nhật đá bóng trong sân Nhà đày như cha tôi kể, thật quá xa lạ.

Sách báo : Không có thư viện, càng không có chuyện Trại cấp cho sách theo kiểu của bọn thực dân. Gia đình phạm nhân gửi sách vào còn không được lưu hành đọc chung. Báo chỉ có tờ Nhân dân, bữa đực bữa cái. Anh em trong khu phải hoàn toàn nhờ vào báo chí do nhà gửi.

Thuốc lá : Mặc dù trong Nội quy trại chỉ cấm hút thuốc lá ở một số nơi công cộng (3), trong buồng giam, nhưng chúng tôi từ lâu mặc nhiên bị cấm hoàn toàn theo lệnh miệng. Trên thực tế, hiện tượng này cùng những loại "lệnh cấm bất thành văn" khác đã dung dưỡng hành vi tiêu cực trong cả cán bộ lẫn phạm nhân.

 + Tổ chức : Đọc tới đoạn cha tôi kể các tù nhân chính trị được có các tổ chức dịch vụ công khai trong Nhà đày, thật khó tin. Ở Trại 5 này, cũng như mọi trại giam khác, các tổ nhóm tù nhân làm việc phục dịch chung đều do cán bộ Trại cắt cử, là tù hình sự, làm gì có chuyện hoang đường là phạm nhân, nhất là loại chính trị, được tự bầu nhau lên. Trại còn tỏ ra rất sợ tù chính trị tập trung nói chuyện, đến độ, khi tôi đấu tranh được ra lao động, họ cũng không cho tất cả 15 người ra một lúc, mà chỉ cho vài người ra, luân phiên.

Bếp ăn : Nhà bếp ở Trại 5 do một cán bộ trại quản lý, gồm một số tù hình sự, không có chuyện tù được tự quản như ở Nhà đày thực dân. Đây là nơi được cán bộ cũng như tù nhân coi là béo bở, có điều kiện thoải mái bớt xén trong tiêu chuẩn ăn và hàng hóa mua giúp phạm nhân. Đơn cử, một quả trứng gà tù nhờ trại mua cho có giá gần gấp ba ngoài thị trường.

Kể thêm để dễ so sánh chế độ ta tươi đẹp so với chế độ tàn ác của bọn thực dân Pháp ra sao, bằng một ví dụ nhỏ. Trong tiêu chuẩn thịt mỗi tuần được đôi ba bữa, tôi cứ thắc mắc tại sao luôn luôn là thịt kho khô khốc, nhạt toẹt. Một cậu tù hình sự quen thân cho biết, cán bộ quản lý bếp bắt tù làm bếp kho nhiều nước, nhưng đổ hết nước kho vào một cái can to, mỗi buổi chiều cuối giờ cán bộ xách can đem đi. Thế là mình phải vận dụng trí tưởng tượng xem cán bộ đem nó đi đâu.

Chuyện cán bộ tham nhũng các kiểu thì nghe kể cũng kha khá. Ví như nhiều phạm nhân, cả cán bộ trại cho biết, vị trưởng phân trại vừa về hưu có mấy khách sạn, cơ sở kinh doanh ngoài Sầm Sơn, chẳng hạn.

Nhà ăn : Không những tù chính trị, mà cả tù hình sự ở Trại 5 cũng không có nhà ăn, mà phải ăn tại buồng giam. Đây cũng là một kiểu "cách ly" phạm nhân, làm cho đời sống ngục tù của họ thêm đơn độc. Nực cười là ngày nay có điều kiện vật chất gấp nhiều lần thời thực dân, mà khoản này lại thua xa đến vậy. Liệu trong ngân sách nhà nước có khoản tiền cho nhà ăn, vật dụng đi kèm hay không, để rồi nó được "biến hóa" đi đâu đó ? Đây là một trong hàng trăm câu hỏi cho một nơi vô cùng sâu kín của xã hội đang đầy dẫy tiêu cực.

Y tế : Thật là có mơ mới được "bác sĩ ở bệnh viện tỉnh vào khám", lại còn khám hàng tuần như ở Nhà đày thực dân, nghe quá hoang đường. Ở Trại 5, chúng tôi có khai bệnh tật gì thì họa may mới có y tá của phân trại gọi lên trạm xá khám. Cần lưu ý, việc có nhân viên y tế dân sự thăm khám (như ở Nhà đày) là rất quan trọng, vì họ hành xử thuần túy theo y đức, ít bị tâm lý khinh ghét của cai tù với tù nhân, không chịu sự quản lý của nhà tù (ngành công an, như ở Trại 5).

Thêm nữa, tôi còn cho là nhân viên y tế trong trại giam không nên mặc đồng phục như các cán bộ khác của trại, mà phải mặc trang phục y tế (cùng lắm chỉ nên đội thêm mũ hay đeo phù hiệu công an thôi). Không những nó đảm bảo vệ sinh, mà còn ít nhiều tác động tới tâm lý của cả phạm nhân và cán bộ trại giam.

Tăng gia : Trong khu giam riêng của chúng tôi, khuôn viên khoảng hai ngàn mét vuông, có một ít đất bỏ hoang, nhưng phạm nhân không được ra ngoài để trồng rau cải thiện như ở Nhà đày thực dân. Đôi lúc, anh em được ra làm việc là tranh thủ nháo nhào vơ vài cọng rau má về, bổ sung cho bữa ăn hàng ngày luôn toàn thứ như rau lợn.

Ăn Tết : Ở Trại 5, nếu không có bánh chưng, bữa ăn khá hơn chút, thì tù chính trị coi như không biết là có Tết. Tất cả vẫn trong phòng biệt giam.

Đến độ, hôm mùng hai Tết đầu tiên, tôi làm mấy câu thơ họa bài thơ chúc Tết của một bạn tù trong khu, chuyền qua nhiều buồng cho anh ta, nội dung tất cả đều rất "hiền lành". Thế mà bỗng đâu rầm rập mấy cán bộ xông vào, tịch thu bài thơ. Thầm nghĩ, "Ái chà ! Có 3 camera, lại thêm đôi ba ‘điệp viên’ cài cắm nữa có khác. Nhưng… các em bị hố rồi !" (Tưởng chúng tôi trao đổi kế hoạch… vượt ngục chăng ?). Tôi làm đơn khiếu nại, tố là Tết đã không được ra vui Tết, chúc Tết nhau,… cán bộ cũng không vào chúc Tết, lại còn cư xử vô nguyên tắc như vậy, thật chẳng còn biết thế nào là truyền thống dân tộc nữa. Họ phải trả lại bài thơ, vị phó phân trại chủ trì việc này liền sau đó bị đổi đi phân trại khác.

Nay đọc cả trường đoạn của cha tôi kể về ngày Tết ở Nhà đày thực dân, mà xót xa cho người tù thời nay, nhưng lại xen lẫn buồn cười, mà chẳng hiểu tại sao mình cười. Không lẽ tôi cười cha tôi đã kể câu chuyện như hoang đường, để ca ngợi mình và các đồng chí tài giỏi trong đấu tranh mới có được như vậy, nhưng hóa ra lại ca ngợi bọn thực dân quá nhân đạo.

tuchinhtri3

Những người đòi trả tự do cho Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh ngoài phiên xử ông hôm 23/3/2016. AFP

Tranh đấu

Ở Trại 5, trong "khu giam riêng" chỉ có khoảng 15 phạm nhân, duy nhất tôi có điều kiện thuận lợi nhiều mặt để tranh đấu cho quyền lợi của anh em. Còn tất cả những người khác đều rất khó khăn, nhiều người gia đình trong miền Nam cả, mỗi năm ra thăm được một lần, người thì hoàn toàn không được thăm nuôi, hoặc người thân ở ngoài không có điều kiện hỗ trợ để tranh đấu. Vậy mình không làm gì thì thật đáng xấu hổ, thậm chí như phản bội lại niềm tin của mọi người ở bên ngoài. Thêm nữa, như đã viết trong bài trước (4), tôi coi việc đi tù là cơ hội để vạch ra những yếu kém, sai trái của ngành công an, trong lãnh địa mà cả xã hội hầu như không được biết.

Trong suốt hai năm rưỡi ở đây, tôi dần phát hiện rất nhiều bất hợp lý, vi phạm quy định pháp luật và thiếu nhân đạo, có những khía cạnh còn thua cả Nhà đày thực dân nơi cha tôi từng ở. Cùng với sự hỗ trợ hết mình của gia đình, người thân, bạn bè ở bên ngoài, của công luận thông qua mạng xã hội, truyền thông quốc tế, tôi đưa ra những kiến nghị với Trại để thay đổi, và họ cũng đã phải chấp nhận đáng kể.

Ngay cả hiện tượng có lẽ không thể có với một tù chính trị nào khác, là trong 2 năm rưỡi mà có tới 4 đoàn bạn học cũ đại học lần lượt vào thăm tôi. Đó là những tướng tá công an cựu sinh viên khóa D6, Học viện An ninh. Chuyện trò vui vẻ, chỉ toàn nhớ về thời sinh viên nội trú thôi, nhưng phía trại, kể cả trên Bộ, không thể không lo ngại ngộ nhỡ bạn bè tôi được nghe kể về điều kiện giam giữ khắc nghiệt, vi phạm pháp luật, chẳng hạn. Bạn M. còn đem cho một rổ trứng gà được bọc cẩn thận, khoe là gà vợ chồng tự nuôi trong nhà. Trước khi đoàn ra về lại còn được lãnh đạo trại chiêu đãi cơm thân mật, gửi mỗi người một… phong bì.

Biệt giam : "Một ngày tù nghìn thu ở ngoài", ai cũng biết câu thơ đó. Thế nhưng, tù một mình một buồng thì còn khủng khiếp hơn nhiều. Họ quá cô đơn, và một khi muốn đấu tranh cho quyền lợi thì không có sự hỗ trợ tập thể. Về vật chất cũng khó hơn. Ở kiểu biệt giam đó cũng dễ phát sinh mâu thuẫn nếu có hai người (thực tế đã xảy ra nhiều), càng làm cho cuộc sống lao tù thêm khắc nghiệt.

Chẳng phải là chuyên gia tâm lý cũng có thể hiểu đây là một cách lặng lẽ đày ải áp chế thêm tinh thần người tù đến độ nào, mà nếu phân tích kỹ thì e lại bị chụp cho cái mũ "các thế lực thù địch" tố cáo chế độ nham hiểm, dã man đày ải tinh thần người tù.

Riêng về điều này, có thể nói Trại 5 nghiệt ngã hơn hẳn Nhà đày thực dân. Có lần nói chuyện với cán bộ, tôi bình luận là tại sao không xây một buồng giam chung, vừa đỡ tốn vật liệu xây dựng, đỡ tốn camera theo dõi, TV cấp cho từng buồng, cán bộ chỉ chống chế đó là quy chuẩn chung từ bộ đưa xuống.

Tôi đã chịu 2 năm rưỡi biệt giam, về đây phải chịu tiếp 2 năm rưỡi tương tự thế nữa thì cũng kinh, dù tôi không ngán, vì đã được "luyện" suốt 7 năm trước, hầu như chỉ một mình với blog Ba Sàm và có quá nhiều mối quan tâm hấp dẫn để quên đi thời gian, là đọc sách, làm thơ, nhiều thứ phải nhớ, nghĩ để tranh đấu với trại.

Đây là điều đầu tiên tôi kiến nghị Trại thay đổi : buổi sáng ra lao động trồng rau, vừa khỏe người, vừa có thêm rau xanh, buổi chiều ra vui chơi thể thao, chuyện trò với nhau.

Đề nghị này, cùng khoảng hai chục kiến nghị khác, tôi đều thông báo với gia đình mỗi lần thăm gặp, nhờ đưa lên mạng, báo đài quốc tế, đồng thời gửi đơn lên Bộ Công an. Khi họ chấp thuận kiến nghị, tôi cũng thông báo, ghi nhận thái độ cầu thị. Vì tôi hiểu, có những quy định của nội bộ ngành công an, công luận không biết, song cũng có những quy định ngầm riêng của Trại, trái với của bộ ; vì vậy, người ta sẽ rất sợ thông tin bị rò rỉ ra bên ngoài hoặc lên cấp trên.

Kết cục, sau một tháng có lẽ thỉnh thị trên, họp bàn, Trại đã chấp nhận cho chúng tôi ra ngoài hàng ngày. Một không khí hân hoan, nhưng vẫn khấp khởi lo trong phạm nhân, không biết áp dụng được bao lâu. Anh em bảo nhau khi ra phải tuyệt đối tuân thủ nội quy, kể cả lệnh miệng của cán bộ, tránh họ có cớ siết lại.

Thuốc lá : Đây cũng là một chủ đề thú vị, khá kịch tính. Tôi không hút thuốc lá nên thời gian đầu không để ý chuyện này, chỉ thấy các phạm nhân thì thụt hút trộm. Nhưng một hôm, bỗng nẩy sinh xung đột quanh vụ hút thuốc lào, từ đó tôi mới tìm hiểu.

Nội quy trại không cấm thuốc lá, thuốc lào, nhưng mặc định là phạm nhân không được hút. Tuy nhiên, trong khu giam riêng chúng tôi, có H., một phạm "tự giác" (tù hình sự được ra ngoài phục vụ) chuyên lo việc vặt, kiêm làm tai mắt cho cán bộ, lại được ngầm cho phép hút. Từ đây, anh ta có thể thao túng các phạm nhân khác. Tôi quyết định tấn công vào hiện tượng này. Một mặt, vạch ra tình trạng vụng trộm đó, một mặt, đề nghị Trại công khai cho phép phạm nhân hút, vì nội quy không cấm. Tôi báo gia đình gửi cho một tút thuốc lá, một cân thuốc lào, bảo là để cho bạn tù.

Trại loay hoay đối phó, tìm cách trì hoãn không trả lời đề nghị của tôi, nhưng cũng chấm dứt tình trạng vụng trộm. Suốt gần hai năm, tháng nào tôi cũng yêu cầu trả lời đề nghị về thuốc lá, đòi để tôi tặng bạn tù số thuốc gia đình gửi, nhưng họ cứ tảng lờ.

Cho tới ngày về, không có gì thay đổi. Tôi không đạt được yêu cầu về mặt công khai, nhưng lại thành công thực chất, vì tôi không ủng hộ chuyện cho phép hút thuốc trong trại. Tuy nó giúp cho người tù khuây khỏa nhiều, nhưng họ sẽ bị lệ thuộc vào cán bộ trại, dễ bị sai khiến, bị phân hóa. Người tù ngoài việc tranh thủ tự học, cũng cần tự rèn bản thân, sửa nhiều tính nết xấu.

Giải trí : Có được phương tiện giải trí như thể thao, âm nhạc trong tù thì thật vô giá, nhưng chúng tôi không hề có.

Tôi quyết định mở đầu bằng bóng bàn. Kiến nghị trại, trong anh em chúng tôi có mấy người chơi bóng khá, mà không thấy trại tổ chức môn này. Vậy không dám làm phiền tốn kém cho trại, tôi có bàn bóng ở nhà, xin phép đem vào dùng. Định kỳ có thể tham gia thi đấu giao hữu với phạm nhân khác. Trưởng phân trại hỏi cán bộ giáo dục chiếc bàn bóng duy nhất, nhưng đã hỏng. Họ quay ra quyết định xây cho chúng tôi một chiếc bằng xi măng, để ngoài sân khu giam riêng. Thôi thế cũng tốt rồi.

Tiếp đến, tôi nghĩ tới cầu lông, cầu đá, cờ tướng, cờ vua, cờ vây, đàn guitar, … Trại lại cấp cho cầu, vợt cầu lông, lưới, còn những thứ kia gia đình tôi đem vào. Thế là đủ cho một câu lạc bộ trong tù. Mỗi chiều ra chơi, chỉ 15 người nhưng đủ trò giải trí tùy ý.

Vui nữa là dần dần các cán bộ cũng không còn ái ngại, ngăn cách, cùng vào chơi bóng bàn, đá cầu với chúng tôi.

Thể thao, ca nhạc : Có điều kiện tập luyện rồi, tôi đề nghị được tham gia thi đấu thể thao chung trong trại, hoặc hội diễn văn nghệ, nhưng khoản này thì chỉ nhận được sự im lặng. Dễ hiểu là họ rất sợ chúng tôi tiếp xúc với tù hình sự.

Ăn Tết : Năm đầu tiên, 2017, Tết đến, thấy im ắng quá. Tôi nghe ngoài sân chung của phân trại, hình như có vui chơi thi đấu thể thao, nhưng bọn tù chính trị chúng tôi thì không được tham gia.

Hỏi cậu tù hình sự ở cùng (riêng tôi được "đặc cách" một người ở "kèm"), cậu ta cho biết, gần Tết còn có tổ chức cuộc gặp mặt cho một số đại diện phạm nhân với gia đình, có ăn uống, chuyện trò một buổi. Hỏi cán bộ quản giáo sao chúng tôi không được, chỉ nhận được im lặng.

Thế là tôi cũng đã liên tục đề nghị tù chính trị cũng được đối xử tương tự hình sự trong mỗi dịp Tết, nhưng cán bộ trại cứ lờ đi, chẳng có lý do gì. Chỉ có một thay đổi nhỏ, là mùng Một chúng tôi được ra cùng liên hoan với nhau trong phòng cán bộ, nay đã thành phòng sinh hoạt văn hóa, đọc sách. Có Tết, phó phân trại vào chúc Tết. Mấy ngày sau, sáng được ra chơi nhiều hơn.

tuchinhtri4

Một trại giam ở Hải Dương - Reuters

Sách báo : Khi mở blog Ba Sàm, tôi đặt tiêu chí KHAI DÂN TRÍ lên hàng đầu, thì với sách báo, đó cũng chính là nguồn vô giá hàng đầu. Với người tù lại quý giá hơn nữa. Những ai ở ngoài chưa có thói quen đọc, vào làm quen dần, một khi say mê thì thời gian trôi đi rất nhanh. Nó mặc nhiên sẽ "vô hiệu hóa" phần nào tình trạng biệt giam hiện tại. Cụ thế với tôi, không sợ biệt giam, thích được ở một mình một buồng là vì vậy. Tôi khuyên mấy anh em trẻ tranh thủ đọc, bằng câu : "Đừng để phí đời tù".

Người cộng sản thế hệ cha tôi có câu "Nhà tù là trường học" quả rất hay, đúng. Không ít người tù chính trị, ở ngoài là những người tranh đấu cho dân chủ, đôi khi chỉ vì những bất bình chuyện riêng với chính quyền, hoặc kể cả vốn có tư tưởng, nhận thức tiến bộ, nhưng không thể không bị khiếm khuyết về kiến thức mọi mặt, vậy tại sao không tranh thủ thời gian yên tĩnh ở đây để mà tự học ?

Một chuyện nhỏ nhưng quan trọng, liên quan điều kiện biệt giam và nhu cầu đọc sách. Thấy sở thích mỗi người mỗi khác trong sinh hoạt, dễ đụng chạm, nhất là xem TV, tôi nhắn gia đình mua cho một số bộ nút tai, chia cho mọi người. Thế là mình nút tai đọc sách, bạn tù xem TV thoải mái, không sinh mâu thuẫn khó chịu.

Từ Trại B14 chuyển đến, tôi đã có khoảng trăm cuốn sách, rất vui nghĩ đến đây chia sẻ với mọi người. Nhưng không, Trại chỉ cho tôi đọc riêng, rồi lại thay đổi, bắt đem ra cất vào tủ của căn phòng cán bộ, muốn đọc cuốn nào thì phải xin.

Tôi không chấp nhận, viết đơn đề nghị cho gia đình được đem giá sách vào, để ở phòng cán bộ, từ nay coi như phòng sinh hoạt chung, phạm nhân ra đó đọc, mượn về phòng, lên danh mục sách, ký tên đàng hoàng. Ai có sách mới, cùng đóng góp vào đó. Trong đơn và phản ánh với gia đình, tôi cũng tranh thủ "tố" thực trạng phân trại không có thư viện, ngoài một phòng làm việc có một giá sách lèo tèo vài cuốn. Đây sẽ có cú tạt nặng với trại nếu lộ ra ngoài.

Thế là, lại sau những bàn bạc, Trại quyết định đóng cho chúng tôi một giá sách, xếp vào tất cả sách của tôi vào, thêm một số của phạm nhân khác. Thư viện nhà tù theo kiểu nhà nước và… tù nhân cùng làm đầu tiên ra đời. Cán bộ, phạm hình sự "tự giác" cũng mượn đọc.

tuchinhtri5

Giáo dân Công giáo đứng bên ngoài phản đối toà án xử những người Công giáo ở Hà Nội hôm 27/3/2009. AP

Vậy mà chưa hết chuyện.

Khi gặp gia đình, tôi nói rõ ý định sẽ thành lập thư viện trong nhà tù. Vì vậy, muốn thông báo với bạn bè, người thân quen xa gần, ai có điều kiện thì gửi cho thật nhiều sách. Sách tôi có sẵn ở nhà, gia đình mua thêm theo yêu cầu, rồi mọi người gửi cho, tặng đọc không kịp. Giáo sư Chu Hảo, Giám đốc Nhà xuất bản Tri thức gửi cho hẳn hai thùng sách, đóng dấu kính biếu hẳn hoi.

Nhưng chỉ sau khoảng dăm tháng, hai hiện tượng lạ có vẻ như ngẫu nhiên, nhưng lại rất liên quan vụ thư viện trong nhà tù tôi rắp tâm thực hiện.

Tôi thấy báo đăng, truyền hình liên tục đưa về phong trào lập tủ sách trại giam do các trại phát động. Nhưng tôi hỏi cán bộ giáo dục, rằng Trại 5 này sao không thấy thư viện có thay đổi gì. Cán bộ im lặng.

Và bỗng nhiên, một lần gia đình thăm gặp, đầu năm 2018, chúng tôi được thông báo là Bộ Công an vừa có Thông tư quy định mỗi lần thăm gặp, phạm nhân chỉ được nhận tối đa 5 kg quà thôi (5).

Thật quá đáng ! Từ bốn mươi năm trước, đi công tác các trại giam, tôi từng chứng kiến gia đình các tù nhân cải tạo, là cựu sĩ quan công chức chế độ Việt Nam Cộng hòa, mỗi lần vào thăm đem theo cả kiện quà hàng chục cân. Suốt từ đó tới nay, đâu có bao giờ có quy định giới hạn. Trên thực tế, quà gia đình còn cho phép phạm nhân giúp đỡ nhau, người có đỡ đần người không ; về phía Trại cũng đỡ lo sức khỏe phạm nhân trong khi điều kiện vật chất nhà nước có hạn. Ngoài đồ ăn, sách báo là món ăn tinh thần, trại đang không có để cung cấp, sao lại ngăn trở phạm nhân tự lo liệu ? Họ đưa ra quy định đó nhằm mục đích gì ? Ngay cả các cán bộ trại cũng thấy lạ và khó xử. Lúc đầu, họ còn cân kéo, rồi dần cũng lờ đi. Rõ là chẳng ai được lợi trong cái quy định này.

Tôi không thể tin nổi để khẳng định là người ta đã quá sợ cái phong trào lập thư viện trong nhà tù của tôi, nên đã bất chấp tất cả để đưa ra quy định đó. Rồi tưởng tượng, một lãnh đạo Bộ Công an, biết đâu đó sẽ phán : "Nguy quá ! Thằng phản động Ba Sàm trong tù, mà câu kết với tay Chu Hảo bỏ Đảng ở ngoài, lại cả bọn Việt kiều phản động nữa, khuấy động phong trào này, khác gì nó bôi tro trát trấu vào mặt chế độ ta ? Phải dẹp ngay !"

Mỗi lần được gia đình thăm gặp, cán bộ phải cử một phạm hình sự kéo một chiếc xe cải tiến đi theo tôi, để chở hộ quà gia đình đem lên. Trong đó, nào là cả tháng số báo Tuổi trẻ, nhiều báo chí khác, nào là trên chục cuốn sách đã nặng gần chục cân rồi. Thế mà bây giờ …

Khi sắp mãn án, tôi quyết định để lại toàn bộ sách của mình, gần 400 cuốn, cho riêng khu chính trị phạm. Sợ họ không thể quản lý được, bị tù hình sự hoặc cán bộ "mượn" bớt, tôi còn làm đơn đề nghị tặng riêng một số bạn tù, khuyên họ khi chuyển trại nên tặng lại người khác ở đây, để đảm bảo cho cái thư viện mini đó luôn nhiều sách.

Học tập pháp luật : Mới vào ít ngày, tôi được bạn tù cho biết phạm nhân mới là phải học tập pháp luật, nội quy trại. Trong mỗi buồng giam đều có gắn bản nội quy trại ở chỗ trang trọng. Thế mà ở đây lại không có. Tôi biết, cũng như ngoài xã hội thôi, nhà cầm quyền thường có xu hướng không cho dân được tiếp cận những quy định pháp luật, sợ họ biết rồi đấu tranh. Tôi đề nghị hai chế độ đó phải được thực hiện và họ không thể tránh né.

Trong buổi học pháp luật, tôi hỏi : "Thưa cán bộ, trong bản nội quy của Trại (áp dụng chung toàn quốc, ban hành kèm Thông tư của Bộ Công an), lại có câu phạm nhân phải ‘tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh, tuân thủ sự hướng dẫn của cán bộ trại giam’(3). Như vậy, nếu cán bộ có bắt phạm nhân làm những việc trái pháp luật, như đánh đập phạm nhân khác chẳng hạn, không lẽ cũng phải nghe theo ?". Cán bộ chịu, chỉ giải thích loanh quanh, rằng chúng tôi không bao giờ ra những mệnh lệnh kiểu đó. 

Trong những lần nhà tôi vào thăm, tôi nhờ về lên mạng tìm tất cả các văn bản liên quan thi hành án, ghi lại số, ngày ban hành, cho tôi biết. Thế rồi tôi làm đơn đề nghị trại cung cấp các văn bản đó. Không né được, họ phải thực hiện, đóng thành quyển có bìa cứng đàng hoàng.

Đến thế mà vẫn xảy ra một chuyện nực cười, rất trẻ con. Một phạm nhân phát hiện vài cuốn sách luật của tôi không còn thấy trên giá sách, hỏi không có ai đem về phòng cả. Chúng tôi tiến hành điều tra, thì phát hiện cậu H., phạm "tự giác" đã "thó", đem về phòng mình giấu, theo lệnh trung tá G. phụ trách trinh sát kiêm quản giáo khu "giam riêng". Tôi quyết làm lớn chuyện, đòi thay H. bằng người khác. Trung tá G. xuống nước, chấp nhận. Nhưng cuối cùng, họ chọn giải pháp không cử phạm tự giác vào phục vụ chúng tôi nữa, mà để chúng tôi tự lo cho nhau. Quá hay, bớt tai mắt chỉ điểm ! Sau đó, G. cũng bị thay thế bằng trung tá H., tỏ ra ôn hòa hơn.

Chính vì được gia đình, rồi trại cung cấp một số văn bản liên quan thi hành án, tôi mới có điều kiện đưa ra những kiến nghị hợp lý, đúng luật, buộc họ phải chấp nhận.

Qua hai vụ việc dẫn đến phải thay đổi cán bộ nói ở trên, tôi lại nghĩ tội nghiệp cho cái trại này, họ thuộc bên cảnh sát, trông coi khu giam riêng này chỉ như việc "làm thêm" cho bên an ninh thôi, trong khi đối tượng chính trị và cách đối phó, với họ là rất xa lạ. Nay thêm loại như tôi nữa, họ túng túng vô cùng, động tí là phải thỉnh thị, hỏi ý kiến, sợ trách nhiệm.

tuchinhtri6

Tù nhân lương tâm Trịnh bá Tư thụ án tại Trại 6, Thanh Chương Nghệ An

Học nghề : Trong Luật Thi hành án, cũng như các văn bản dưới luật, đều nêu rõ quyền lợi phạm nhân là được học nghề để khi mãn án có điều kiện hòa nhập xã hội. Thế nhưng trên thực tế, không như tù hình sự, tù chính trị ở đây thì hoàn toàn không có được quyền lợi đó.

Vì vậy, tôi đã kiến nghị cho phép tôi đóng góp máy vi tính, trực tiếp tổ chức dạy sử dụng máy và một số ứng dụng văn phòng cho anh em trong khu giam riêng. Để tránh phía Trại lo ngại về sự an toàn, đề nghị máy tính sẽ do Trại mua bằng tiền ký gửi của tôi, không kết nối Internet, khi dạy có cán bộ giám sát. Sau một thời gian xem xét, trại cử Tổ trưởng Giáo dục xuống làm việc, viện cớ có văn bản nào đó không cho phép. Tôi đề nghị cho biết văn bản nào, nội dung cụ thể, cán bộ hứa sẽ cung cấp, nhưng rồi … mất tăm.

TV : Có lần tôi kể với bạn bè, là trong tù, tôi một mình một TV màn hình phẳng SONY 32 inch, mọi người tròn mắt không tin. Nhưng đằng sau nó lại là chuyện khác.

Do Luật Thi hành án quy định mỗi phòng giam phải có một TV, nên phòng to hay nhỏ cũng vậy. Có điều, chẳng luật nào quy định chi tiết về chất lượng hình ảnh cả. Thế là, chúng tôi như được xem phim … âm bản, đến hàng chữ chạy bên dưới mỗi chương trình thời sự cũng không đọc nổi. Tôi nói với cán bộ, "Tôi được xem truyền hình từ trước 1975, nhưng chưa bao giờ thấy hình ảnh tệ như thế. Toét cả mắt ! ". Nên hàng ngày, tôi chỉ coi nó như cái radio, nghe thời sự thôi.

Lý do rất đơn giản cho chất lượng như vậy. Phân trại có tới ba chục buồng giam, phòng làm việc, tức là từng đó cái TV, nhưng chỉ có một ăng ten, vậy làm sao hình ảnh không tệ.

Tôi quyết định đấu tranh, vẫn theo cách nhẹ nhàng mà khó từ chối. Đề nghị cho tôi cùng các phạm nhân trong khu nộp tiền, nhờ trại mua cho riêng một ăng ten. Họ loay hoay đối phó, loay hoay chỉnh sửa ăng ten, vẫn không xong. Thế là lại phải thỏa hiệp, nhưng vẫn do trại bỏ tiền mua (họ đâu dám để chúng tôi mua, tai tiếng ra ngoài thì chết !). Chúng tôi đã được xem những hình ảnh tuyệt vời của Olympic Mùa Đông Hàn Quốc, rồi đội tuyển U23 Việt Nam của ông Park thắng rực rỡ trên đất Trung Quốc, trong khi nước này vừa thất bại, lại vừa bị chỉ trích vì chơi xấu.

Trợ giúp bạn tù : Trong nội quy trại nêu rõ, phạm nhân được trợ giúp vật chất cho bạn tù.

Được biết các phạm nhân hình sự, mỗi buồng 50-70 người nhưng chỉ có ba chiếc quạt (thường là quạt lồng nhỏ, may thì có quạt trần). Mùa hè, đêm ngủ họ không dám mắc màn. Khi ở Trại B14, chúng tôi còn không có quạt máy, nhưng vẫn không thể khổ bằng họ. Tôi đề nghị được mua ủng hộ cho mỗi buồng một quạt trần.

Cả phân trại có đến hơn ngàn phạm nhân, nhưng chỉ có một máy điện thoại để liên lạc với gia đình, đường dây lại luôn trục trặc. Tôi đề nghị được dùng tiền riêng mua ủng hộ một máy loại vô tuyến, đỡ bị sự cố đường dây.

Nhưng suốt cả năm trời, sau nhiều lần thúc giục, trại vẫn lờ đi không trả lời hai đề nghị đó - có cho phép hay không, nếu không thì tại sao. Tôi biết, đằng sau hiện tượng kỳ lạ đó vẫn là một nỗi lo sợ mơ hồ (cũng tựa như chuyện tôi đề nghị dạy máy tính nói ở trên), rằng dư luận xã hội sẽ biết một nghịch lý – chế độ lao tù quá khắc nghiệt, còn một tên tù chính trị "phản động" lại có được hành động tử tế (hơn chế độ).

Thăm gặp đặc biệt : Trong Luật Thi hành án và văn bản dưới luật có quy định rõ, ngoài tiêu chuẩn thăm gặp hàng tháng, một tiếng đồng hồ, dưới sự giám sát của cán bộ, phạm nhân cũng có thể được gặp vợ hoặc chồng qua đêm, tại buồng riêng. Tù hình sự, cải tạo tốt, được xét, vẫn được tiêu chuẩn này, thế nhưng tù chính trị thì không, và trại cũng lờ đi, coi như không có. Tôi đã liên tục đề nghị điều này, nhưng trại cũng vẫn đối phó bằng cách khất lần, nói là đã báo cáo cấp trên xem xét.

Giảm án : Đây thực sự là vấn đề quan trọng nhất trong đời tù, vì nếu được giảm án đều đặn, bản án được tòa phán quyết có thể được giảm tổng cộng khoảng một phần ba. Nhưng hầu như chuyện giảm án chỉ với những tù nhân chịu nhận mình có tội, còn nếu kêu oan, không nhận tội thì chớ có mơ. Vấn đề là các cơ quan tư pháp đã có dấu hiệu vi phạm luật một cách tinh vi.

Việc xét giảm án hàng năm, mỗi kỳ đặc xá chủ yếu phải dựa vào bình xét xếp loại phạm nhân hàng tháng. Phải liên tục được xếp loại khá, tốt thì mới được xét giảm án.

Ban đầu, tôi chỉ thấy cuối mỗi tháng, cán bộ vào thông báo anh A xếp loại tốt, anh B xếp loại trung bình, thế thôi.

Đọc Luật Thi hành án, các nghị định, thông tư liên quan về xếp loại phạm nhân, tôi thấy trại đang vi phạm nặng quá. Trước tiên là phải có họp phạm nhân, bình xét đàng hoàng, ghi biên bản, nhưng họ đã bỏ qua. Tôi yêu cầu phải thực hiện, họ đành chấp nhận.

Thế nhưng, những ai khi ra tòa, rồi sau đó thi hành án mà vẫn khăng khăng mình bị oan, vô tội, là đều mặc nhiên bị cán bộ xếp loại kém (kể cả có nghiêm chỉnh mọi mặt đến đâu, tất cả phạm nhân trong đội đều bỏ phiếu cho loại tốt), dù trong khi văn bản pháp luật không nêu rõ như vậy.

Tôi đã viết một bản kiến nghị rất chi tiết, gửi đến lãnh đạo trại, Viện kiểm sát, Tòa án, cả Chủ tịch nước để phân tích về những cái sai này, nó khiến cho nhiều năm qua đã có hàng ngàn người phải "thêm tù oan" do không được giảm án một cách trái luật pháp, nhưng các đơn không được hồi âm. Tôi nói rõ, thời gian ở tù còn lại của tôi không nhiều, nên tôi không cần giảm án, nhưng còn rất nhiều người án quá nặng, quá khó khăn, họ phải được đối xử công minh. Cán bộ phụ trách giáo dục cũng không thể tranh luận được với ý lẽ của tôi.

Tôi hiểu điều đơn giản phía sau hiện tượng này là người ta muốn tạo sức ép buộc mọi tù nhân đều phải công nhận sự phán quyết của hệ thống tư pháp này đều công minh, đúng đắn cả, không có chuyện "án bỏ túi". Nó khiến cho những người tử tù kêu oan như Huỳnh Văn Nén, Nguyễn Thanh Chấn, Hồ Duy Hải, … đều dễ nhụt chí.

Dù sao, việc được họp hàng tuần để bình xét tiêu chuẩn phạm nhân cũng là một biến chuyển rất có ý nghĩa. Vì trong cuộc họp đó, chúng tôi tha hồ "nổ", chất vấn cán bộ, chê trách tình trạng giam giữ, nói chuyện chính trị trong ngoài nước. Cán bộ chỉ có im lặng, ngồi nghe, đôi khi ham vui, cũng góp chuyện.

Một lần, nhân bàn chuyện tâm linh, tôi đưa ra ví dụ cảnh báo về lối ăn ở của con người sao cho đừng có phải nhận quả báo. Theo tôi, không cơ quan nào bị tình trạng như Bộ Công an, là đã có hàng loạt các lãnh đạo bộ qua nhiều thời kỳ bị chết sớm, kể cả sau khi rời đi, lên đến tột đỉnh quyền lực cũng chết, có khi quá bí ẩn. Tôi còn kể chi tiết từng trường hợp. Có những người bản thân không bị thì người thân cũng bị chuyện tai ương. Trung tá H. chỉ ngồi im nghe. Sau đó mươi ngày, một hôm H. đi xe máy trong trại, không đụng ai mà tự ngã lăn quay, gãy tay, phải bó bột ở nhà cả tháng, mất cả Tết. Nghe tin, một cậu bạn tù cười, nhấm nháy với tôi : "Anh giai nói thiêng thế ! Chắc là ông Trời nhắc nhở đấy".

Cũng phải nói cho công bằng, trong tất cả những điều tôi đánh giá về chế độ lao tù cộng sản, có thứ thuộc chính sách của toàn ngành công an, có thứ do mỗi trại áp dụng mỗi kiểu, hoặc từng lãnh đạo trại mỗi thời kỳ khác nhau, lại còn tùy từng cán bộ trực tiếp với phạm nhân cũng khác nhau.

Ví như các trưởng phó phân trại nơi tôi ở, nói chung khá ôn hòa, chịu lắng nghe. Hoặc so sánh giữa các trại, theo tôi biết qua bạn tù, thường trại ở miền Nam đời sống dễ chịu hơn miền Bắc. Có thể giải thích được một chút lý do : chính các cán bộ trại chịu ảnh hưởng môi trường xã hội miền Nam, rộng lượng hơn người miền Bắc, ít tiêu cực hơn, do bản tính vùng miền cộng với ít chịu ảnh hưởng bởi chế độ cộng sản hơn. Như trại Xuân Lộc, tù chính trị biệt giam mỗi sáng vẫn được ra sân chơi, chiều vào ; được hút thuốc lá thuốc lào.

Cám ơn & Nuối tiếc

Hôm Trại 5 tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, tôi cứ nghĩ bụng và buồn cười, là biết đâu đó, chính cha tôi đã tham gia, chỉ đạo thành lập cái trại này, lúc ông đang làm Giám đốc Sở Công an Liên khu Bốn (gồm 6 tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh-Bình-Trị-Thiên), để rồi ngót bảy chục năm sau, nó lại giam chính thằng con út của mình.

Còn hôm nay, tôi thầm cảm ơn ông đã viết cuốn sách tố cáo chế độ lao tù dã man của bọn thực dân Pháp, nhưng lại vô tình cho tôi biết là chế độ đó, về nhiều mặt có lẽ còn khá hơn thứ mà tôi và bao người đã phải chịu đựng ngày nay.

Nhưng tôi lại thầm tiếc, giá như cha còn sống, tôi có thể kể với ông về những gì tôi đã trải, hỏi thêm ông nhiều chi tiết về thời của ông ở Nhà đày thực dân, để góp thêm phần súc tích cho bài viết này.

Đặc biệt, sẽ hỏi ông là thử tưởng tượng, thời đó ở Nhà đày, nếu như bị giam giữ hoàn toàn theo kiểu "biệt giam" hiện nay của chúng tôi, liệu ông và các đồng chí cộng sản có thể thỏa sức tụ họp, thành lập tổ chức, tranh đấu đủ kiểu hay không ? Tưởng tượng rộng hơn, xa hơn, rằng nếu bọn thực dân Pháp khi đó học được người cộng sản thời nay cách cai trị người dân Việt Nam, thì liệu cuộc cách mạng của ông cùng các đồng chí có thành công hay không ? Rồi lại có câu hỏi ở góc độ khác, là liệu có phải nay người cộng sản còn giữ được chính quyền là vì đã rút được bài học xương máu của bọn thực dân, bị cướp mất chính quyền phần nào đó là do đã trao cho dân Việt quá nhiều quyền tự do (nào là báo chí tư nhân, luận bàn chính trị, hội họp, biểu tình, đình công, lập ra các loại hội đoàn, …) ?

Muốn nói với ông, thời cha có thuận lợi là có "chi bộ Đảng" trong lao tù, hội họp bàn bạc tranh đấu. Nay tôi không được vậy, nhưng lại có một thứ "chi bộ" khác tuy ở bên ngoài, nhưng đông gấp ngàn lần, là gia đình, bạn bè, độc giả, người cùng chí hướng khắp cả nước, trên thế giới. Họ đã gửi lãnh đạo Đảng, Nhà nước một bản Kiến nghị gồm hơn 2.000 chữ ký yêu cầu trả tự do cho tôi (6). Đám tang mẹ tôi khi tôi còn trong lao tù, họ có bao nhiêu đoàn đến viếng, đông đảo còn hơn các đồng chí của ông.

Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm)

Nguồn : RFA, 29/12/2022

Chú thích :

(1) Nhân quyền Việt Nam 2022 : Không cải thiện, vi phạm nhân quyền leo thang

(2) Nguyễn Hữu Khiếu, "Nhớ lại những năm tháng ở Nhà đày Buôn Ma Thuột", Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2006.

(3) Thông tư 36/2011/TT-BCA, ngày 26 tháng 5 năm 2011

(4) Bà Nhàn AIC : Cần đề phòng "đột tử"

(5) Thông tư quy định việc phạm nhân gặp thân nhân ; nhận; gửi thư ; nhận tiền, đồ vật và liên lạc điện thoại với thân nhân

(6) Diễn biến vụ án Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh (liên tục cập nhật)

Published in Diễn đàn

Một báo cáo do tổ chức phi chính phủ Safeguard Defenders, trụ sở tại Madrid, công bố hôm 16/08/2022, cho biết Trung Quốc sử dụng các bệnh viện tâm thần để bỏ tù các nhà bất đồng chính kiến một cách bất hợp pháp, đồng thời cáo buộc các bác sĩ và hệ thống y tế thông đồng với chính quyền trong việc trừng phạt những người này.

tuchinhtri1

Hình ảnh các nhà hoạt động Trung Quốc được cho là bị nhốt trong bệnh viện tâm thần theo báo cáo của tổ chức Safeguard Defenders, được công bố ngày 16/08/2022. © safeguarddefenders

Chính quyền Bắc Kinh trong nhiều thập kỷ đã sử dụng hệ thống bệnh viện tâm thần, được gọi là Ankang, để trấn áp các tù chính trị. Phần lớn dữ liệu trong báo cáo của Safeguard Defenders được thu thập từ những cuộc phỏng vấn với các nạn nhân và gia đình của họ, mà tổ chức phi chính phủ Trung Quốc mang tên Theo dõi Sinh kế và Quyền dân sự (Civil Rights & Livelihood Watch - CRLW) đã đăng trên mạng.

Báo cáo thống kê 99 trường hợp đã bị buộc phải nhập viện tâm thần vì lý do chính trị từ năm 2015 đến năm 2021. Theo AFP, những hoạt động này vẫn tiếp diễn tuy ngành tư pháp đã có những cải cách vào đầu những năm 2010, yêu cầu phải có sự đồng ý của hệ thống y tế và tăng cường giám sát tư pháp đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần của Trung Quốc.

Safeguard Defenders cho biết là vào năm 2022, Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn thường xuyên nhốt các tù nhân chính trị trong các bệnh viện tâm thần, mặc dù đã có các thay đổi pháp lý để ngăn chặn hoạt động man rợ này từ cách đây một thập kỷ. Tổ chức này cho biết : "Các bác sĩ và bệnh viện vẫn thông đồng với Đảng Cộng sản Trung Quốc để ép các nạn nhân nhập viện và buộc phải dùng thuốc".

Hầu hết các nạn nhân đều là những người khiếu kiện, là những người thuộc tầng lớp thấp cổ bé họng nhất, do đó họ trở thành những mục tiêu dễ dàng.

Phan Minh

Published in Châu Á

Khởi tố vụ án gây chết người tại nơi giam giữ (RFA, 10/05/2020)

Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã quyết định khởi tố vụ án để điều tra Lê Hoàng Quang (21 tuổi, phạm nhân tại nhà giam giữ Công an huyện Châu Đức) vì tội cố ý gây thương tích dẫn đến cái chết của anh Nguyễn Quang Lập (36 tuổi, một phạm nhân khác tại nơi giam giữ). Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh trích thông tin từ lãnh đạo cơ quan Cảnh sát Điều tra tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết như vậy hôm 10/5.

tu1

Thi thể của anh Nguyễn Quang Lập có rất nhiều vết bầm tím. Courtesy of Facebook Huyền Diệu

Anh Nguyễn Quang Lập bị tử vong sau 3 ngày chấp hành án tại nhà tạm giam Công an huyện Châu Đức. Anh Lập bị án 6 tháng tù về tội đánh bạc.

Chị Huyền Diệu, em gái anh Lập cho biết công an thông báo với gia đình rằng anh Lập bị bạn tù dùng cây ba tong đánh hai lần. Tuy nhiên hình ảnh chụp tử thi anh Lập sau đó cho thấy nhiều vết bầm tím trên cơ thể và gia đình không tin anh Lập chết vì hai phát đánh.

Người nhà anh Lập cho biết họ nhận được tin anh tử vong vào ngày 8/5. Vào cùng ngày, gia đình cho biết họ vẫn chờ kết quả khám nghiệm tử thi và sẽ làm đơn kiện để đòi lại công bằng cho anh Lập.

Theo báo Pháp Luật, cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã cử cán bộ đến huyện Châu Đức để tìm hiểu. Việc điều tra diễn ra độc lập.

*******************

Một phạm nhân tử vong sau 3 ngày bị giam ở Bà Rịa-Vũng Tàu (RFA, 08/05/2020)

Phạm nhân Nguyễn Quang Lập (36 tuổi) tử vong sau 3 ngày chấp hành án tại trại giam Công an huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).

tu2

Nguyễn Quang Lập tử vong trong nhà giam giữ, thi thể của anh có rất nhiều vết bầm tím. (Ảnh : Người nhà cung cấp)

Truyền thông trong nước loan tin ngày 8/5 cho biết Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Trung tâm Giám định pháp y tỉnh khám nghiệm tử thi điều tra vụ việc.

Trong lúc đó, người nhà gia đình của nạn nhân đã đăng tải những video và hình ảnh lên mạng xã hội cho thấy thi thể của anh Nguyễn Quang Lập có rất nhiều vết bầm tím.

Trả lời phỏng vấn RFA vào tối ngày 8/5, chị Huyền Diệu, em gái của nạn nhân cho biết lý do tử vong mà phía công an đưa ra :

Họ bảo có một bạn tù được tự do đi tới đi lui, đưa cơm trong vòng một vài tiếng đồng hồ và có thù hằn. Người đó kiếm được một cây ba tong rồi vô quất hai cây. Nghĩ làm sao nhìn cái xác như vậy mà họ bảo đập hai cây lỡ tay chết. Có một chị này cũng là nhà báo ở Vũng Tàu lên. Họ nhờ chị đó tới nói như vậy chứ họ không có giấy xác nhận. Họ chỉ nhờ chị đó tới nhà nói là bị bạn tù lén đánh chết chứ công an huyện không nói gì hết.

Anh Nguyễn Quang Lập được gia đình xác nhận là một người nghiện rượu và bị bắt cùng 11 người khác trong một vụ đánh bạc. Vào tháng 2/2020, Toà án Nhân dân huyện Châu Đức tuyên anh Lập án sáu tháng tù.

Người nhà nạn nhân cho biết sau dịp lễ 30/4, anh Lập tự nguyện đi thụ án vào ngày 5/5.

Vào sáng 8/5, gia đình nạn nhân nhận được tin anh Lập đã tử vong. Hiện người nhà nạn nhân nói vẫn chưa có kết quả khám nghiệm tử thi và sẽ làm đơn kiện để đòi lại công bằng.

Nhiều vụ việc người dân chết bất minh trong đồn công an hoặc trong lúc thi hành án bị ghi nhận ở Việt Nam với lý do tử vong được chính quyền đưa ra là tự sát hoặc bị bạn tù đánh.

*****************

Tù nhân lương tâm Lê Quý Lộc bị ngược đãi, đánh đập nơi tạm giam (RFA, 08/05/2020)

Một người đang bị giam tại số 4, đường Phan Đăng Lưu, thành phố Hồ Chí Minh , anh Lê Quý Lộc được cho biết bị ngược đãi đánh đập trong khi bị giam giữ.

tu3

Tù nhân lương tâm Lê Quý Lộc. Courtesy of FB Nguyễn Thúy Hạnh/RFA Edited

Vào tối ngày 8 tháng 5, Đài Á Châu Tự Do liên lạc với bà Nguyễn Thị Điệp, vợ của anh Lê Quý Lộc và được chị cho biết :

Bên phía công an không cho chị gặp mặt từ lúc bắt giam anh Lộc đến bây giờ là gần 2 năm rồi. Lý do là chưa có chung hộ khẩu và chưa có giấy đăng ký kết hôn, cho nên mọi thứ đều nhờ vào luật sư hết. Ví dụ như thông tin anh Lộc bị đánh này là do một người trong trại giam cũng đi thăm nuôi vậy đó rồi báo ra ngoài, vì nhóm bị bắt có 8 người nên tôi nhờ luật sư vào gấp để tìm hiểu lý do gì vì sao anh Lộc, chồng của chị bị đánh, chắc có lẽ ngày mai khi luật sư đi thì mới biết được tin tức vì sao. Tôi đang họp ở cơ quan thì nghe thông tin chồng tôi bị đánh từ ngày 24 đến nay là hơn 1 tuần lễ nay mà tôi không có một thông tin gì hết.

Anh Lê Quý Lộc, quê ở Sơn Tịnh, Quảng Ngãi, bị bắt hôm 4/9/2018 khi đang dự định tham gia cuộc biểu tình để phản đối dự luật đặc khu và luật an ninh mạng. Anh Lộc là một thành viên của "Nhóm Hiến Pháp", một tổ chức xã hội dân sự bị chính quyền đàn áp.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, anh Lê Quý Lộc bị cáo buộc tội "Phá rối an ninh" theo điều 118 Bộ Luật hình sự.

Phiên tòa dự kiến vào ngày 14 tháng 1 tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm xét xử 8 thành viên thuộc nhóm có tên Hiến Pháp với cáo buộc ‘phá rối an ninh ‘bị hoãn lại. Thời gian cho phiên toà hiện vẫn chưa được thông báo.

**********************

Đồng phục khẩu trang đỏ : Lối giáo dục giáo điều, mù quáng ! (RFA, 07/05/2020)

Báo chí do nhà nước quản lý hôm 5/5 đăng bài và hình ảnh khen ngợi một cô giáo và 30 em học sinh tiểu học rực rỡ, nổi bật trong ngày đầu đi học trở lại ở Ninh Bình với đồng phục khẩu trang ‘cờ đỏ sao vàng’ và tấm chắn giọt bắn.

tu4

Cô giáo Nguyễn Hạnh Nguyên và các em học sinh lớp 2 của trường Tiểu học Thạch Bình, Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Courtesy ninhbinh.gov.vn

Bài báo cho rằng, việc làm của cô giáo và 30 em học sinh lớp 2 của trường Tiểu học Thạch Bình, Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, khiến nhiều người thích thú, vì dùng chính những hình ảnh trực quan để tuyên truyền cho các em học sinh về kỹ năng phòng dịch Covid-19.

Cô T., một phụ huynh và cũng là một giáo viên tại trường Trung học Cơ sở Mỹ An, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long, nhận định với Đài Á Châu Tự Do hôm 7/5/2020 :

"Sống ở đâu thì mình phải theo ở đó thôi, như con tôi đi học, nhiều khi không đồng tình lắm nhưng con mình học ở đâu thì mình phải theo ở đó thôi. Theo tôi thì cấp một nên dạy các em về nhân cách, sống tự lập, đạo đức... Nhưng mà nhà nước đưa ra cách dạy thì cách nào mình cũng phải theo".

Tuy nhiên, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 7/5/2020 từ Đà Nẵng qua tin nhắn, chị Hằng Huỳnh một facebooker, cho rằng :

"Chuyện đeo khẩu trang đó rất phản cảm cái chỗ là, cờ đỏ và búa liềm cứ như chặn tất cả lời nói của các em, một sự tuyên truyền rất ngu".

Theo Chị Hằng, giáo viên bây giờ vì cơm áo gạo tiền nên không biết phân biệt đúng sai, thay vì dạy cho các em lòng tự trọng, sự liêm sĩ và nhân cách thì chính họ làm răm rắp theo sự sắp đặt của cấp trên bất chấp đúng sai. Chị viết tiếp :

"Tôi rất ghét cái thói học vẹt, học sinh hầu như ko tiếp thu được kiến thức, cách học theo chỉ tiêu, mọi thứ cứ như văn hóa mù. Kể cả lịch sử dạy cho các em sự lừa dối, một chế độ ngủ hóa người dân, có lẽ ít ai nhận thấy điều này".

Cũng theo bài báo về cô giáo và lớp học ở Ninh Bình, ngoài đồng phục khẩu trang đỏ, tấm chống giọt bắn, các em học sinh còn mặc một bộ đồng phục, có in hình bản đồ nước Việt Nam phía trước ngực.

Chị Ngô Thị Thứ, người khởi xướng làm khẩu trang có in hình NoU, phản đối đường lưỡi bò do Trung Quốc đơn phương lập ra ở Biển Đông, khi trả lời Đài Á Châu Tự Do hôm 7/5/2020 từ Đà Lạt qua tin nhắn, cho biết ý kiến của mình :

"Không biết áo có in Hoàng Sa Trường Sa không ? Theo tôi thì áo có in cờ hay in bản đồ đất nước thì tốt thôi... Vì cờ của Việt Nam hiện nay là đỏ sao vàng... thích thì may... như tôi thích thì may hình NO U LINE... Đài Loan cũng làm khẩu trang có hình cờ... Tùy theo thẩm mỹ thích hay không".

tu5

Các em học sinh lớp 2 của trường Tiểu học Thạch Bình, Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Courtesy ninhbinh.gov.vn

Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến trên mạng xã hội cho rằng, các học sinh tiểu học ở Ninh Bình mặc đồng phục, với một màu đỏ rực và màu vàng tươi chói trong trường lớp, dễ làm người ta liên tưởng đến lối giáo dục ‘tẩy não’ từ nhỏ, và tầng lớp giáo viên cũng bị ‘mù quáng’ !

Nhà xã hội học, Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương, giải thích với Đài Á Châu Tự Do hôm 7 tháng 5 năm 2020, về hiện tượng này :

"Cái đấy thì tôi thấy nó thể hiện một sự sốt sắng quá mức, và nói cũng không phù hợp. Nhưng mà nó vẫn tồn tại vì nhiều nơi họ chạy theo phong trào, chạy theo bệnh thành tích, nên có những hình ảnh đó... Nhưng tôi nghĩ việc đó thật sự không cần thiết".

Theo Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương, hiện có nhiều quan điểm khác nhau, liên quan việc giáo dục gượng ép trẻ nhỏ :

"Theo tôi thì trẻ cần phải được giáo dục các kỹ năng nhất định, những hiểu biết nhất định. Để có những kỹ năng thì bao giờ chúng ta cũng phải rèn luyện thì nó mới thành kỹ năng được, thế thì khi rèn luyện đúng là phải ép trẻ con. Tuy nhiên, cách ép như thế nào để không tạo thành áp lực nhiều quá, không tạo thành một kiểu áp đặt quá nhiều".

Trong bài viết của Phó giáo sư, Tiến sĩ Đinh Ngọc Thạch, đăng tải trên trang chủ của Viện Triết học Việt Nam, Chủ Nghĩa Mác - Lênin mà Việt Nam đang theo đuổi, về thực chất, không chấp nhận chủ nghĩa giáo điều dưới bất kỳ hình thức nào.

Vấn đề đặt ra ở đây là, liệu chủ nghĩa giáo điều, hay ít ra là những biến tướng của nó, có còn ảnh hưởng đến nhịp độ phát triển xã hội trong điều kiện hiện nay không ?

Theo ông Đinh Ngọc Thạch, căn bệnh giáo điều có thể do hạn chế về nhận thức, không đủ khả năng tiếp thu... dẫn đến những ngộ nhận về giá trị, về các chuẩn mực, chấp nhận cái sẵn có một cách máy móc, thiếu tinh thần phê phán.

Phó giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng, người có kinh nghiệm làm việc trong ngành giáo dục hơn bốn mươi năm, nhận định với Đài Á Châu Tự Do hôm 7 tháng 5 năm 2020, liên quan vấn đề này :

"Tôi ở trong ngành giáo dục cũng lâu rồi, tôi dạy đại học bốn mươi mấy năm, chuyện đó cũng không ai bắt buộc. Không ai bắt làm mà quan trọng tại sao cô giáo nghĩ ra chuyện đó, cái đó mới đáng nói. Một người bình thường họ sẽ thấy đồng phục khẩu trang như vậy là kỳ quái. Chưa kể nếu mình đặt mình vào trong địa vị chỗ đứng của cha mẹ học trò, thì càng thấy khổ hơn nữa, vì chạy đi mua cho đúng khẩu trang màu đỏ đâu có dễ. Trong khi nếu chỉ yêu cầu đeo khẩu trang nào cũng được thì lại là câu chuyện khác. Thành ra tôi không hiểu đầu óc nào lại nghĩ ra như thế được. Ngay cả đối với suy nghĩ không lý luận thì người ta đã thấy kỳ quái và không làm. Thật ra đây không phải là lần đầu tiên đâu, trước đó tôi đã thấy tấm ảnh chụp một đại hội đảng địa phương, các đại biểu đeo khẩu trang đỏ có cờ đảng... ai cũng cười cả. Rất dễ tạo điều kiện để người ta suy luận ra những cái rất là bôi bác cho chính chế độ".

Theo truyền thông trong nước đăng tải, hôm 25 tháng 3 năm 2020, các đại biểu đảng bộ xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An khi tham dự bỏ phiếu tại Đại hội đại biểu nhiệm kỳ 2020 - 2025, đã đeo toàn khẩu trang màu đỏ có in hình sao vàng, và khẩu trang màu đỏ in hình búa liềm, tượng trưng cho cờ đảng cộng sản Việt Nam.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A khi trả lời RFA vào thời điểm đó cho rằng, có lẽ vì đằng nào cũng buộc mọi người phải có khẩu trang, nên ban tổ chức thà làm khẩu trang như vậy cho có hình thức là có khẩu trang, nhưng vừa có ý nghĩa chính trị... nhưng họ không tính đến sự lố lăng khi đập vô mắt dân chúng như vậy.

Giáo sư Hoàng Chí Bảo, một cây bút hàng đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam, tác giả bài viết kêu gọi Đảng 'không biệt phái, giáo điều' và đừng để ý thức hệ cản trở nguồn lực dân tộc 'sáng tạo, phát triển' cho rằng, đổi mới không chỉ thay đổi mô hình kinh tế mà còn thay đổi mô hình phát triển xã hội nói chung, phải vượt qua tư duy cũ về phát triển - kiểu phát triển tuyến tính, xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, khoảng cách từ lý thuyết của ông Hoàng Chí Bảo đến thực tế những gì các đảng viên đảng cộng sản Việt Nam đang làm, được cho là còn khá xa.

Published in Việt Nam

Liệu Việt Nam có chấp nhận thả tù ‘án xâm phạm an ninh quốc gia’ ?

Nguyễn Nam, VNTB, 05/04/2020

CIVICUS - Liên minh toàn cầu các tổ chức xã hội dân sự có trụ sở tại Nam Phi gồm 9.000 thành viên trên toàn thế giới đã ra tuyên bố yêu cầu Viêt Nam, Ai Cập, Cameroon và một số quốc gia khác phải đặt nhân quyền làm trọng tâm trong phòng chống dịch bệnh Covid-19 hiện đang lây lan toàn cầu.

anxa0

Tòa án Nhân dân tỉnh An Giang vào sáng ngày 23 tháng Một đã tuyên án 12 năm tù đối với một cư sĩ Phật giáo Hòa Hảo thuần túy là ông Vương Văn Thả, với cáo buộc theo Điều 88 Bộ luật Hình sự, “Tuyên truyền chống Nhà nước”.

Bài báo trên trang Việt Nam Thời Báo đã cho biết như trên (1). Trang Việt Nam Thời Báo còn có bài viết đưa ra con số cụ thể, "Theo số liệu thống kê của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders- DTD), cho đến ngày 31/3/2020, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đang giam giữ ít nhất 240 tù nhân lương tâm trong các nhà tù hoặc các hình thức giam giữ tương tự" (2).

"Tù nhân lương tâm" là cụm từ không nằm trong bất kỳ văn bản tố tụng hình sự nào ở Việt Nam. Tương tự, ở Việt Nam không có tội danh về ‘tù chính trị’. Tuy nhiên dùng từ ‘tù chính trị’ (loại trừ về hành vi khủng bố) lại được nhìn nhận là phù hợp với Bộ luật hình sự, Chương 13 : Các tội xâm phạm an ninh quốc gia, từ điều 108 đến điều 122.

Về lập luận tố tụng cho dấu hiệu pháp lý của nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi xâm phạm đến sự tồn tại, vững mạnh của chính quyền nhân dân, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, xâm phạm chế độ xã hội chủ nghĩa, xâm phạm an ninh đối nội và đối ngoại của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Với cách hiểu như trên cho thấy yếu tố chính dẫn đến các hành vi cáo buộc, là đương sự không đồng tình với chế độ chính trị hiện tại. Việc không đồng tình này có thể chỉ dừng ở bước của quyền tự do chính trị cá nhân là ‘nghĩ trong đầu’, vẫn có thể bị cáo buộc rằng đây là hành vi của chuẩn bị phạm tội, tức là giai đoạn người phạm tội có hành vi tạo ra những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm, nhưng chưa bắt đầu thực hiện tội phạm đó (3).

Việc không đồng tình chế độ chính trị hiện hành cũng có thể chuyển sang bước lên tiếng yêu cầu cải tổ đường hướng chính trị, và có thể cả chuyện kiên quyết đòi hỏi phải chấm dứt sự độc quyền toàn trị.

Dù là ở giai đoạn nào đi nữa, thì nếu đã có ý phủ nhận chế độ chính trị hiện hành, cá nhân đó có thể vướng vòng tố tụng hình sự với những cáo buộc nặng nhẹ khác nhau, và tất cả đều có điểm chung là họ không được quyền có sự tham gia của luật sư bảo vệ khi chưa kết thúc điều tra vụ án.

Như vậy, từ cách hiểu quen thuộc ở trên trong nhóm tội danh thuộc Chương 13 : Các tội xâm phạm an ninh quốc gia, từ điều 108 đến điều 122 của Bộ luật hình sự, cho thấy yêu cầu ‘thả tù chính trị’ mà CIVICUS đặt ra với Việt Nam gần như là khó thể được chấp thuận. Và con số "đang giam giữ ít nhất 240 tù nhân lương tâm trong các nhà tù hoặc các hình thức giam giữ tương tự" như tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền đã thống kê cho thấy nếu vì lý do ‘thả tù’ để ngừa lây lan đại dịch Covid-19, có lẽ cần mở rộng hơn nữa đối với những nhóm tội danh khác.

Tuy nhiên nếu xét trên tinh thần của yếu tố nhân đạo trước đại dịch Covid-19, cần thiết có các lệnh đặc xá đối với những ‘tù nhân chính trị’ không liên quan đến hành vi ‘khủng bố’ (4).

Nguyễn Nam

Nguồn : VNTB, 05/04/2020

Chú thích :

(1)https://vietnamthoibao.org/vntb-civicus-yeu-cau-viet-nam-tha-tu-chinh-tri-de-ngan-ngua-lay-lan-dich-benh/

(2)https://vietnamthoibao.org/vntb-to-chuc-nguoi-bao-ve-nhan-quyen-viet-nam-dang-giam-giu-242-tu-nhan-luong-tam/

(3) Theo điều 14 Bộ luật hình sự đã sửa đổi, bổ sung theo Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2015, thì chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm trừ trường hợp quy định tại điều 109, điểm a khoản 2 điều 113 hoặc điểm a khoản 2 điều 299 của Bộ luật hình sự.

(4) Bộ luật hình sự : Điều 299 (Tội khủng bố) ; Điều 300 (Tội tài trợ khủng bố) ; Điều 301 (Tội bắt cóc con tin) ; Điều 302 (Tội cướp biển) ; Điều 303 (Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia).

*********************

Ngăn mầm họa bằng nghĩa đồng bào

Ngân Bình, VNTB, 05/04/2020

Chính phủ hãy lên tiếng và lưu tâm, cả xã hội sẽ cùng nhau góp sức để vượt qua cơn đại dịch này.

anxa2

Vùng dân tộc thiểu số đã và đang là “lõi nghèo của cả nước”

Một nhóm cướp nhắm mục tiêu vào cửa hàng tiện ích.

Một người, theo thông tin lan truyền trên mạng xã hội, đã tự vẫn vì không còn tiền để sinh sống.

Khi xã hội gặp biến cố vì thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh thì các mầm mống ‘loạn ly’ có cơ hội trỗi dậy.

Những mầm mống ‘loạn’ đang diễn ra trong xã hội hiện tại và có thể bùng phát nếu tình hình không chuyển biến tích cực. Trong khi đó, nhóm người bán vé số sẽ ‘dừng hoạt động’ trong vòng 2 tuần để đồng hành cùng chính phủ trong chỉ thị ‘cách ly xã hội’.

Xã hội Việt Nam đang bước vào giai đoạn đầu của ‘đóng băng’, lộ trình cần thiết để ngăn chặn dịch Covid-19 lan rộng.

Trước 0h ngày 1/4/2020, người dân đổ xô đi mua hàng tích trữ, gồm cả xăng dầu. Họ vẫn còn có thể đủ sức cầm cự trong 2 tuần, nhưng đó không phải là tất cả. Nhóm người dễ bị tổn thương, điển hình là người già và trẻ em buộc phải lao động để mưu sinh giờ đây có thể phải đứng trước một cận cảnh không hề dễ chịu : đầu tiên là tiền đâu.

Tại phía Nam, chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra một chính sách hết sức kịp thời và đầy tính nhân văn khi hỗ trợ những người bán vé số có được số tiền để sống qua thời gian khốn khó này. Nhưng còn các tỉnh thành khác thì sao ? Nguồn chi ngân sách dành cho những người lao động cực thấp và độ tuổi trên trung niên sẽ như thế nào ? Đó là một bài toán không hề đơn giản trong hoàn cảnh ngân khố quốc gia còn nhiều vấn đề, nhưng không phải vì thế mà nhóm người dễ bị tổn thương bị bỏ rơi.

Không ai bị bỏ lại trong dịch bệnh này là nguyên tắc nhân đạo và nghĩa đồng bào mà chính phủ có thể nhấn mạnh trong mọi chủ trương, chính sách liên quan đến phòng chống dịch. Chỉ cần chính phủ trọng tâm kêu gọi hỗ trợ mạnh mẽ cho lớp người nghèo khó, bần cùng trong xã hội thì người viết tin rằng con số mà xã hội quyên góp không chỉ dừng ở mức 100 tỷ đồng. Nói cách khác - nếu chính phủ thực tâm theo đuổi nghĩa đồng bào bằng lời kêu gọi tâm huyết thì đồng bào sẽ kết đoàn để cùng nhau nhường cơm sẻ áo.

Lúc này đây, huy động nguồn lực từ các cá nhân, hội đoàn xã hội trong nước là cực kỳ cần thiết để đảm bảo nguồn tài chính hữu hiệu trong hỗ trợ người nghèo ‘thở’ qua cơn dịch bệnh này.

Mùa dịch bệnh này là bài kiểm tra hữu hiệu về tình đoàn kết dân tộc, nghĩa đồng bào và uy tín của chính phủ. Ngoài quỹ hỗ trợ cho nhóm người dễ tổn thương trong xã hội, chính phủ có thể tiến hành các biện pháp khác như giãn nợ cho người vay hay yêu cầu các chủ cho thuê phòng trọ giảm chi phí thuê đối với nhóm người lao động có thu nhập thấp. Bằng cách này, người lao động mới có thể sống sót được qua mùa dịch, và lòng tin cùng nghĩa đồng bào mới thực sự gia tăng trong xã hội Việt Nam.

Chính phủ hãy lên tiếng và lưu tâm, cả xã hội sẽ cùng nhau góp sức để vượt qua cơn đại dịch này.

Ngân Bình

Nguồn : VNTB, 05/04/2020

Published in Diễn đàn

Tính đến thứ Tư ngày 3 tháng Bảy, cuộc tuyệt thực của các tù nhân chính trị tại Trại 6 huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An, nhằm phản đối điều kiện giam giữ khắc nghiệt đối với tù nhân, đã bước sang ngày thứ 23.

tu00

Việt Nam hiện giam giữ 251 tù nhân lương tâm. Ảnh : NOW! Campaign

Trong khi đó một số tù chính trị ở Trại 5 Yên Định, Thanh Hóa cũng tuyệt thực.

Cùng lúc, Bản Tuyên Bố Phản Đối Ngược Đãi Tù Nhân, do các cựu tù nhân lương tâm, nhà văn, nhà báo, các tổ chức xã hội, đã nhận được gần 600 chữ ký đồng thuận từ trong cũng như ngoài nước.

Thông tin tuyệt thực được tiết lộ trong chuyến đi thăm chồng Trại 6 Thanh Chương, Nghệ An của bà Nguyễn Kim Thanh, vợ tù chính trị Trương Minh Đức hôm 20 tháng 6. Khi được tin thì các tù chính trị đã tuyệt thực được 10 ngày rồi. Lý do buộc các tù chính trị phải đi đến biện pháp lấy mạng sống ra để đấu tranh là bị ngược đãi. Đến tối ngày 26 tháng Sáu, bà Kim Thanh thông tin cho biết :

Hôm nay chồng tôi mới được gọi điện về. Tôi thấy anh nói rất yếu ớt, giọng bị run run. Tôi hỏi về sức khỏe của anh Trương Minh Đức thế nào thì anh Đức trả lời rằng trong trại giam trời nắng nóng rất khắc nghiệt nên anh Đức rất mệt, hay khó thở và đầu óc hay đau nhức, bị quay cuồng. Anh Đức cho biết các anh vẫn còn tuyệt thực và đã tiếp tục làm đơn khiếu nại yêu cầu giải quyết vấn đề quạt điện ; trong trường hợp không giải quyết thì các anh cũng vẫn tuyệt thực cho đến khi họ giải quyết quạt cho các anh.

Cũng trong ngày 26 tháng Sáu, tù nhân chính trị Nguyễn Văn Túc khi được gặp vợ là bà Bùi Thị Rề cũng xác nhận bản thân ông cùng ông Trương Minh Đức, thầy giáo Đào Quang Thực, tù nhân Trần Phi Dũng (vụ án Bia Sơn) đã tuyệt thực đến ngày thứ 16.

Bước qua ngày 1 tháng Bảy, con của ký giả Trương Minh Đức khi thăm gặp được ông Đức báo cho biết trại giam không có động thái giải quyết dù bà Kim Thanh đã gởi đơn khiếu nại đến bộ trưởng Bộ Công An Tô Lâm, Viện Kiểm Sát Nhân Dân tỉnh Nghệ An cùng Ban Giám Thị Trại giam số 6, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An kể từ ngày 23 tháng 6.

Trước thực tế đáng ngại đó, hơn chục tổ chức và nhiều nhà hoạt động xã hội cùng ký tên vào Bản Tuyên Bố Ngược Đãi Tù Nhân này 26 tháng Sáu. Mục tiêu nhằm tố cáo trước công luận những hành vi ngược đãi tra tấn tù nhân ở Việt Nam qua những vụ việc như tháo quạt điện ở Trại 6 Nghệ An, đánh đập và biệt giam tù nhân Nguyễn Văn Hóa ở trại giam An Điềm Quảng Nam, cùm biệt giam tại trại giam Hà Nam đối với các tù nhân lương tâm Nguyễn Viết Dũng, Phan Kim Khánh, Lê Đình Lượng, Nguyễn Thanh Tùng vì gặp nhau lúc lao động để bàn chuyện khiếu nại đòi quyền lợi vân vân….

Một trong những người khởi xướng Tuyên Bố Phản Đối Ngược Đãi Tù Nhân, kỹ sư Trần Bang, nói với đài Á Châu Tự Do :

Đợt này trùng hợp với ngày 26 tháng Sáu là ngày Công Ước Quốc Tế Chống Tra Tấn của Liên Hiệp Quốc, có hiệu lực từ ngày 26 thang Sáu năm 1987, ngày Công Ước Quốc Tế chống Tra Tấn 26 tháng Sáu năm 1987. Việt Nam đã ký Công Ước Quốc Tế Chống Tra Tấn từ năm 2013, đến 2014 thì thông qua quốc hội và 2015 thì có hiệu lực.

Đúng ngày 26 tháng Sáu thì chúng tôi lại có thông tin anh Đức tuyệt thực, mọi người mới bàn là phải có bản tuyên bố này, mục tiêu là để làm sao kêu gọi các nước trên thế giới và Liên Hiệp Quốc, yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam thực hiện Công Ước Chống Tra Tấn như đã ký kết và yêu cầu không được ngược đã tù nhân, đặc biệt tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị.

Tra tấn ở đây không chỉ đánh đập hành hạ và để lại vết thương trên thân xác, ông Trần Bang nhấn mạnh, mà theo Công Ước Chống Tra Tấn thì nó bao gồm những hình thức khủng bố tinh thần chẳng hạn như việc tắt quạt điện khiến tù nhân có thể nguy hiểm đến tính mạng trong nhiệt độ nắng nóng mùa hè tại Trại 6 Nghệ An chẳng hạn :

Theo qui định về nhà giam là phải thông thoáng, chẳng hạn mỗi người 2 mét vuông, rồi ăn uống 17 ký gạo nọ kia chứ đâu bao giờ có luật trại giam để cho con người nóng bức hoặc thiếu nước, thiếu ăn đâu. Không có luật qui định để phạt mà họ phạt tức là họ vi phạm Công Ước Chống Tra Tấn.

Về sự hưởng ứng cũng như sự tham gia của bà con trong ngoài đối với Bản Tuyên Bố Phản Đối Ngược Đãi Tù Nhân, ông Trần Bang cho biết :

Tại thời điểm này thì 598 người ký tên , vào bản tuyên bố. Từ trước tới nay cũng có nhiều bản tuyên bố mà lớn nhất và nhiều người tham gia nhất là bản chống Luật Đặc Khu, lúc ấy là mấy ngàn. Còn đâu các bản khác ít khi nào được năm trăm.

Bản này theo tôi đánh động tương đối lớn, tôi cho là nó đứng thứ hai về gây được chú ý và cảm xúc. Nhiều người ký chẳng hạn như giáo sư Lê Xuân Khoa Đại Học John Hopkins ở Mỹ, ông Phạm Xuân Yêm, giáo sư tiến sĩ Vật Lý Đại Học Paris, giáo sư Nguyễn Đông Yên ở Viện Toán, hay các giao sư hiện tại đang giảng dạy như Trần Thanh Tuấn, Đào Thị Thu Huệ, và rất nhiều người như nhà văn Nguyên Ngọc, blogger và nhà văn nổi tiếng Đoàn Bảo Châu, tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện… Rất nhiều kể không hết.

tu2

Ký giả Trương Minh Đức là một trong 4 tù nhân chính trị đang tuyệt thực tại Trại 6, Nghệ An đến ngày thứ 16, tính đến ngày 26/06/19. Courtesy : Facebook Duc Minh Truong

Cô Phạm Thanh Nghiên, cựu tù nhân lương tâm, từng trải qua 3 mùa hè tại Trại 5 Thanh Hóa, cũng là người đã mau mắn ký tên vào Tuyên Bố Phản Đối Ngược Đãi Tù Nhân trình bày kinh nghiệm khi bị giam ở Trại 5, Yên Định, Thanh Hóa, cho biết :

Thời tiết mùa hè ở Trại 5 Thanh Hóa và Trại 6 Nghệ An thì chỉ có diễn tả bằng từ khủng khiếp. Tôi đã trải qua 3 mùa hè ở Trại số 5 Thanh Hóa nên tôi cảm nhận được hết và cũng hình dung được cái nghiệt ngã không chỉ đến từ những song sắt, từ những bức tường bỏng rát của nhà giam trong mùa hè mà còn đến từ sự đối xử man rợ của cai tù. Không nghĩ đây là sự ngược đãi cũng không được, đây là một sự trả thù đê tiện và trắng trợn.

Từ California, nhà văn đối kháng Trần Khải Thanh Thủy, bị đưa thẳng từ Trại 5 Thanh Hóa sang Hoa Kỳ năm 2014, cũng đã ký tên vào Tuyên Bố Phản Đối Ngược Đãi Tù Nhân, bày tỏ sự xót xa trước cảnh mùa hè tại Trại 5 Thanh Hóa và Trại 6 Nghệ An, nơi mà từng đợt gió Lào biến nhà giam thành lò hấp thịt người khổng lồ :

Cán bộ lãnh đạo vẫn cứ xài quạt rồi là điều hòa nhiệt độ, còn toàn bộ không cứ là tù nhân lương tâm mà tội phạm các thứ đều phải chịu. Anh em tù nhân lương tâm không đáng bị xử khắc nghiệt như thế.

Đoạn trường ai có qua cầu mới hay, thật đứt ruột khi nghe anh em mình phải chịu cảnh cơ hàn nắng nóng như thế. Nó nắng đến mức mà chính trại là 3 giờ rưỡi chiếu mới dám đưa tù thường phạm ra lao động đến 7 giờ tối. Gió Lào mà cứ thốc từng đợt vào người, cứ nóng hầm hập lên, nắng nóng héo cả cây cả người.

Theo ông Trần Bang, cần phải thông tin rộng rãi thực trạng Việt Nam ngược đãi tù nhân, cụ thể qua Tuyên Bố Phản Đối Ngược Đãi Tù Nhân đang được nhiều người hưởng ứng.

Còn đối với bà Kim Thanh, vợ của tù nhân chính trị Trương Minh Đức, thì bà kêu gọi và mong mỏi lương tri của cán bộ Trại giam số 6, Nghệ An hãy nhanh chóng cứu xét đơn khiếu nại của những người tù đang đối diện tình trạng sức khỏe bị nguy kịch.

"Tôi mong rằng phía bên giám thị trại giam cũng phải thứ nhất là nghĩ tới tình con người, thứ hai nghĩ tới sức nóng khắt nghiệt và họ sẽ giải quyết sớm ngày nào tốt này đó để bảo đảm sức khỏe cho chồng tôi và các anh em ở trong đó. Bởi vì con người ta ai cũng có lương tâm và đạo đức nên tôi mong rằng họ sẽ giải quyết vấn đề cho các anh em theo đúng tiêu chuẩn mà Việt Nam đã cam kết với quốc tế".

‘Các anh phải sống’ là câu nhắn gửi mà nhiều người khi nghe tin các tù chính trị vì không thể chịu đựng được sự bức bách, ngang ngược của chính sách tra tấn, ngược đãi, trả thù tù chính trị trong các nhà tù Việt Nam hiện nay.

Thanh Trúc

Nguồn : RFA, 03/07/2019

Published in Diễn đàn

Kêu cứu cho những tù chính trị đang tuyệt thực chống bạc đãi tại Trại 6 (RFA, 25/06/2019)

Thân nhân của tù nhân chính trị Trương Minh Đức công khai thư kêu cứu về tình trạng của những người đang phải tuyệt thực tại Trại Giam Số 6 Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.

keucuu1

Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, vợ tù chính trị Trương Minh Đức và đơn khiếu nại - Photo : RFA

Thư kêu cứu đề ngày 23 tháng 6 do Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, vợ tù nhân chính trị Trương Minh Đức ký tên và gửi đến Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An và Bộ trưởng Công an Tô Lâm.

Nội dung thư nói rõ việc Phân trại K2, Trại Giam Số 6 đang bức hại, đàn áp tù nhân chính trị. Theo đó thì vào ngày 20 tháng 6, bà Nguyễn Thị Kim Thanh đến Trại Số 6 để thăm chồng theo định kỳ. Qua cuộc thăm bị cắt phân nửa thời gian, ông Trương Minh Đức cho bà Nguyễn Thị Kim Thanh biết hiện thời tiết tại huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An đang là mùa hè nóng bức, nhiệt độ trên 40 độc C. Thế nhưng nơi giam giữ các tù chính trị ở Phân trại 2, Trại Giam Số 6 bị tháo quạt điện.

Các tù nhân chính trị đã có đơn khiếu nại nhưng không được giải quyết nên họ đi đến biện pháp tuyệt thực. Việc tuyệt thực đến ngày 20 tháng 6 theo trình bày của bà Nguyễn Thị Kim Thanh đã kéo dài 10 ngày.

Bà Thanh cho biết tình trạng sức khỏe của ông Trương Minh Đức sa sút đến mức kiệt quệ không thể xách nổi những vật phẩm mà bà mang đến gửi cho ông.

Ngoài ông Trương Minh Đức còn các ông gồm Nguyễn Văn Túc, Đào Quang Thực được cho biết sức khỏe suy yếu.

Trong đơn bà Nguyễn Thị Kim Thanh yêu cầu Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An kiểm soát việc giam giữ và tuân theo pháp luật của Trại giam Số 6 ; giải quyết khiếu nại của tù chính trị, chấm dứt ngay việc tước đoạt quyền lợi của tù nhân, bức hại tù chính trị.

Ký giả Trương Minh Đức và nhà hoạt động đồng thời là dân oan khiếu kiện Nguyễn Văn Túc là thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ. Ông Trương Minh Đức bị kết án 13 năm tù giam và 5 năm quản chế tại phiên xử ngày 5 tháng 4 năm 2018 ở Hà Nội cùng với 5 thành viên và cựu thành viên của hội này với cáo buộc theo điều 79 "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân"

Hồi năm 2008, ông Trương Minh Đức cũng bị tuyên án 5 năm tù giam vì cáo buộc tội danh "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân", theo điều 258 Bộ Luật Hình sự năm 1999.

Ông Nguyễn Văn Túc cũng bị án hai lần. Lần đầu vào tháng 9 năm 2008 khi tham gia Khối 8406 và có hoạt động biểu tình chống Trung Quốc, đòi hỏi đa nguyên- đa đảng để thay đổi cuộc sống đói nghèo của người dân. Lúc đó ông bị tuyên án 4 năm tù và 3 năm quản chế với cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước’. Vào tháng 9 năm 2017, ông bị bắt lại rồi bị đưa ra tòa xử với mức án 13 năm tù giam theo cáo buộc ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền.’

Ông Đào Quang Thực là một giáo viên tiểu học tại Hòa Bình. Ông bị bắt vì các bài viết đăng trên Facebook phản đối nhà máy thép Formosa xả thải gây nên thảm họa môi trường tại các tỉnh miền Trung. Ông cũng lên tiếng chống Trung Quốc chiếm biển đảo của Việt Nam. Ông bị bắt vào tháng 10 năm 2017 và tại phiên sơ thẩm vào tháng 9 năm 2018, Ông bị tuyên 14 năm tù và 5 năm quản chế với cáo buộc ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’. Phiên phúc thẩm vào tháng 1 năm 2019, tòa giảm án cho ông 1 năm.

Tại Trại 6, Thanh Chương, Nghệ An còn có tù chính trị được nhiều người biết đến là ông Trần Huỳnh Duy Thức, hiện đang phải thụ án 16 năm tù cũng với cáo buộc ‘ hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’.

****************

Tù chính trị Lê Đình Lượng bị trả thù trong trại do cùng bàn bạc với các tù nhân khác (RFA, 25/06/2019)

Đảng Việt Tân, trụ sở tại Hoa Kỳ, vào ngày 24 tháng 6 ra thông cáo về tình trạng của tù nhân Lê Đình Lượng phải chịu trả thù trong Trại giam Nam Hà do cùng những tù nhân khác bàn bạc viết đơn gửi đến Quốc hội đòi hỏi quyền lợi của những người bị giam giữ.

keucuu2

Nhà hoạt động Lê Đình Lượng - Photo : RFA

Thông cáo dẫn trình bày của người con dâu của tù chính trị Lê Đình Lượng về việc ông này bị Trại giam Nam Hà không cho gọi điện thoại về nhà theo như qui định ; cũng như không được mua thêm thực phẩm từ căn tin Trại giam.

Ngoài ra gia đình còn cho biết kể từ tháng 2 vừa qua ông Lê Đình Lượng không được nhận thực phẩm và sách do gia đình gửi vào Trại Nam Hà cho ông.

Yêu cầu có được Kinh Thánh và gặp linh mục của ông Lê Đình Lượng cũng không được Trại giam Nam Hà đáp ứng.

Lý do bị kỷ luật như vừa nêu được gia đình cho biết vì ông Lê Đình Lượng trong một dịp được giải lao đã gặp các tù nhân chính trị khác gồm Nguyễn Viết Dũng, Phan Kim Khánh, và Lê Thanh Tùng rồi đưa đề nghị cùng nhau viết đơn gửi Quốc hội về những quyền lợi bị vi phạm trong thời gian giam giữ.

Ông Lê Đình Lượng bị kết án 20 năm tù với cáo buộc ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’. Đây là người bị án chính trị nặng nề nhất tại Việt Nam tính đến lúc này.

Trong khi đó trước khi bị bắt và bị kết án, ông Lê Đình Lượng được nhiều người biết đến qua các hoạt động lên tiếng về thảm họa môi trường do nhà máy thép Formosa ở Vũng Áng, Hà Tĩnh gây nên cho các tỉnh ven biển miền Trung Việt Nam.

********************

Tòa trả hồ sơ để điều tra lại vụ Nguyễn Hữu Linh (RFA, 25/06/2019)

Sáng nay 25/6/2019, Tòa án Nhân dân Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh xét xử ông Nguyễn Hữu Linh, cựu Phó Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Đà Nẵng có hành vi "dâm ô" với bé gái trong thang máy.

keucuu3

Ông Nguyễn Hữu Linh đến tòa án ở Thành phố Hồ Chí Minh hôm 25/6/2019 - Courtesy of nld.com.vn and infonet.vn

Ông Nguyễn Hữu Linh đến tòa trên chiếc xe hơi 4 chỗ màu đen và được mô tả là "phóng như bay" lên phòng xử án để tránh né ống kính phóng viên.

Sau hơn 2 giờ xét xử, tòa án nhân dân Quận 4 tuyên trả hồ sơ cho Viện Kiểm sát để điều tra bổ sung việc vị trí bàn tay trái của ông Linh khi hôn cháu bé.

Cụ thể là làm rõ kết luận giám định lúc 21 giờ 10 phút 11 giây, bàn tay trái của Nguyễn Hữu Linh có chạm vào phần cơ thể phía trước thân người của bé gái hay không ?

Tin ngày 24 tháng 5 từ trong nước cho biết Viện Kiểm sát Nhân dân quận 4, thành phố Hồ Chí Minh truy tố bị cáo Nguyễn Hữu Linh theo khoản 1, Điều 146 Bộ luật Hình sự 2015 với khung hình phạt từ 6 tháng đến 3 năm tù.

Trước đó vào ngày 18 tháng 6 tin nêu rõ bị cáo Nguyễn Hữu Linh khai nhận trong biên bản giao nhận kết luận điều tra và hỏi cung rằng đã ôm hôn bé gái 3 lần trong thang máy ở chung cư Galaxy, nhưng không cho đó là hành vi dâm ô.

Ngay sau khi vụ việc xảy ra vào ngày 01/04/19, ông Nguyễn Hữu Linh đã khai tên giả với Công an quận 4 nhằm tránh lộ thân phận, nói rằng hành động của ông chỉ là nựng bé gái và đã có dàn xếp ổn thỏa với gia đình của cháu bé.

Bố mẹ của gia đình bé gái nạn nhân, được báo giới trích lời cho biết đã gửi đơn đến tòa xin cho cháu bé vắng mặt trong phiền sơ thẩm để tránh ảnh hưởng đến tâm sinh lý của cháu, đồng thời đề nghị tòa xét xử theo quy định của pháp luật.

Vụ việc ông Nguyễn Hữu Linh, nguyên Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Đà Nẵng sàm sỡ bé gái trong thang máy ở chung cư Galaxy, quận 4 thành phố Hồ Chí Minh được dư luận đặc biệt quan tâm vì ông là cán bộ của ngành tư pháp mà lại có hành vi phạm tội dâm ô người dưới 16 tuổi.

Published in Việt Nam

Vạ lây (VNTB, 29/01/2019)

Dân kinh doanh nhà đất nói rằng đại gia bất động sản Dương Thị Bạch Diệp đã ‘chết’ lãng nhách, vì nhiều tay trùm khác còn lũng đoạn cả chính sách quốc gia trong đất đai.

daigia1

Nữ doanh nhân Dương Thị Bạch Diệp

Trong 37 năm qua, bà Diệp ở tù 3 lần : lần đầu 2 tháng 15 ngày, 12 năm sau ở tù lần 2 dài 6 tháng 13 ngày. Hai lần đầu ở tù "oan sai" tổng cộng 8 tháng 28 ngày, nhưng lần sau cùng không thể "nhất quá tam", vì 2 lần trước bà không có đồng phạm. Còn lần này bà bị bắt cùng 3 đồng phạm là cán bộ trung - cao, gồm Nguyễn Thành Rum, cựu giám đốc sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh – ông còn là nguyên phó ban tư tưởng văn hóa Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh ; Trần Nam Trang, nguyên phó giám đốc sở Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh ; Vy Nhật Tảo, giám đốc Trung tâm Ca nhạc nhẹ Thành phố Hồ Chí Minh ; và một đồng phạm cao cấp bị bắt trước bà Diệp là cựu phó chủ tịch thường trực UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Tài.

Dài dòng kể lể như vậy để thấy rằng bà Dương đã có ít nhiều vốn liếng lận lưng về chuyện đối mặt tù tội trong các áp phe làm ăn trên chốn thương trường. Lần ngã ngựa này, nhiều đồn đoán ngờ rằng bà Dương xem ra ít nhiều gặp nạn vạ lây của trâu bò húc nhau, vì bà còn là… dân xứ Bình Định.

Các đại gia quê gốc Bình Định được biết đến từng hô phong hoán vũ trên thương trường ít nhiều liên quan đến các quan chức chóp bu trong bộ máy cầm quyền là Trần Thị Hường (Tư Hường, đã mất), Chủ tịch Công ty Hoàn Cầu ; Dương Thị Bạch Diệp ; Trần Bắc Hà ; Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai ; Lê Phước Vũ, Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen ; Võ Trường Thành, Chủ tịch Tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành.

Lê Phước Vũ là anh em cột chèo với bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh, người vừa bị phe cánh đối thủ chính trị ra đòn nhục nhã qua vụ xe công vụ đón phu nhân bộ trưởng tận cầu thang máy bay. Cả hai ông Lê Phước Vũ, Trần Tuấn Anh lại được xem thuộc nhóm thân cận thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ; dòng tộc bà Tư Hường cũng được xem là ‘phò thịnh không phò suy’ khi chuyển hướng sang thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. 

Tương tự là ông Trần Bắc Hà liên quan đến nhóm của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nhóm của ông cựu thủ tướng trong tháng vừa qua còn bất ngờ với thông tin Ngân hàng Bản Việt của bà Nguyễn Thanh Phượng, ái nữ ông Nguyễn Tấn Dũng, đã lãi lớn với nguồn vốn đầu tư mới đổ vào… Nhiều dự án điện từ năng lượng tái tạo ở miền Nam cũng liên quan đến sự vận động vốn của bà Phượng.

"Nếu có vấn đề chính trị ở đây thì đó xuất phát từ tranh giành làm ăn trong đất đai hiện nâng lên tầm quyền lực vùng miền…". Một doanh nhân trong ngành bất động sản từng là phóng viên tờ Nhà báo và Công luận, nhận định với người viết. Ông xa gần nói đến việc tập đoàn Vincom đang xí chỗ giữ rất nhiều vị trí đắc địa ở Sài Gòn ; gần đây là mặt bằng của siêu thị có doanh số cao nhất của Coop-Mart trên đường Đinh Tiên Hoàng, quận Bình Thạnh đã phải đóng cửa để nhường cho Vincom. 

Thậm chí khu vườn rau Lộc Hưng vừa bị chính quyền quận Tân Bình bất chấp pháp luật và đạo lý đã dùng vũ lực để cưỡng chiếm nhà cửa, đất đai của cư dân nơi đây, có nguồn tin là cũng nhằm đến dự án của Vincom trong lãnh vực giáo dục.

"Nguồn vốn của Vincom đến từ các ông bà chủ nhà băng của Trung Hoa đại lục. Đây là điều rất đáng ngại !". Ông N.Q.K., thành viên của Ngân hàng Sài Gòn Công Thương, nói. Dường như có bóng dáng của đặc vụ trùm tình báo Trung Quốc Chu Vĩnh Khang ở ngay tại Sài Gòn hậu thuẫn cho mọi hoạt động của Vincom, là điều mà ông K. dè dặt nêu ra.

Một cái tên được ông K. gợi ý là tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Nếu có thể bằng vai phải lứa để cùng ‘song kiếm’ với Vincom ở Sài Gòn, có lẽ giờ đây chỉ còn mỗi Vạn Thịnh Phát. Theo dữ liệu được công bố hồi tháng 5-2016 từ Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ), một số nhân vật trong "Hồ sơ Panama" có tên giống với tên lãnh đạo của tập đoàn Vạn Thịnh Phát là Truong My Lan và Chu Nap Kee Eric.

Vạn Thịnh Phát (VTP Group) thuộc sở hữu của gia tộc họ Trương được xếp vào hàng những công ty gia đình giàu có và bí ẩn tại Việt Nam, bởi thông tin về những người chủ đều chỉ có một vài dòng ngắn gọn trên website, và gần như không tiếp xúc với giới truyền thông. Tập đoàn này được sở hữu và điều hành bởi bà Trương Mỹ Lan cùng chồng là ông Eric Chu Nap Kee, một doanh nhân trong lĩnh vực bất động sản tại Trung Quốc. 

Ông Lê Thanh Hải là quan chức của Thành phố Hồ Chí Minh được nhìn nhận là có mối quan hệ khắng khít với cả ông trùm mật vụ Chu Vĩnh Khang và với bà trùm bất động sản đầy bí ẩn Trương Mỹ Lan.

Những ai sẽ bị vạ lây của những cú áp phe chính trị trong năm 2019 này ? Phải chăng sẽ nằm trong kịch bản của ông Nguyễn Phú Trọng, như nhận định của nhà quan sát chính trị là tiến sĩ Phạm Chí Dũng trên Đài Á Châu Tự Do : Ba chiếc ghế trống trong Bộ Chính trị là ông Đinh La Thăng bị bắt về tội tham nhũng vào tháng 12-2017, ông Đinh Thế Huynh, chính thức nghỉ bệnh vào tháng 3-2018, và ông Trần Đại Quang, Chủ tịch nước, mất vào tháng 9-2018, đã không được bầu bổ sung. Đó là thủ đoạn chính trị của ông Nguyễn Phú Trọng muốn để ba chỗ trống, tạo nên sự tranh giành từ bên dưới lên, để ông có thể dễ dàng kiểm soát hơn. 

Việc tranh – giành này sẽ đưa đến những bắt bớ cho con tin quyền lực ? Cái đáng lo là thấp thoáng đàng sau hậu trường chính trị đó lại đang ẩn hiện bóng dáng của Trung Quốc.

Thảo Vy

******************

Xuất khẩu gạo, cà phê giảm/nhập siêu tăng trong tháng 1 (RFA, 29/01/2019)

Xuất khẩu gạo và cà phê hạt của Việt Nam bị giảm trong tháng 1/2019.

daigia2

Một khâu dây chuyến sản xuất hàng xuất khẩu - Ảnh minh họa. AFP

Tin tức vào ngày 29 tháng 1 do truyền thông trong nước được Reuters dẫn lại cho biết lượng cà phê hạt và gạo giảm tương ứng 19,1% và 18,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê robusta hàng đầu thế giới, và đứng hàng thứ ba về gạo trên thế giới.

Xuất khẩu dầu thô cũng giảm về giá trị là 12,4% trong khi số lượng xuất lại tăng 28,6%.

Trong khi đó các sản phẩn dầu và khí hóa lỏng nhập khẩu lại tăng lên.

Nhìn chung, theo tờ VnEconomy Việt Nam nhập siêu 800 triệu đô la Mỹ trong tháng 1 năm 2019.

Cũng theo VnEconomy tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong năm qua, 2018 được đánh giá là tốt, và là năm thứ ba liên tục mà Việt Nam có thặng dư về mậu dịch.

Hai Châu lục mà Việt Nam buôn bán nhiều nhất trong năm 2018 là Châu Á và Châu Mỹ, trong đó Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất.

******************

Cập nhật tình trạng hai tù nhân chính trị : Ngô Hào và Nguyễn Trung Trực (RFA, 28/01/2019)

Bị đột qụy, trại giam không báo

Tù nhân lương tâm Ngô Hào, người đang thụ án 15 năm tù tại trại An Điềm, tỉnh Quảng Nam với cáo buộc hoạt động nhằm lật đổ chính quyền, bị đột quỵ trong nhà tù nhưng trại giam không hề báo cho gia đình.

daigia4

Ông Ngô Hào (trái) và ông Nguyễn Trung Trực (phải) RFA edit

Bà Nguyễn Thị Kim Lan, vợ của ông Ngô Hào nói với RFA vào tối thứ Hai, 28/1 về chuyến thăm gặp của bà hôm 27/1 vừa qua :

Mình thấy bữa nay già và yếu quá. Anh bước đi run lập cà lập cập. Anh ở tù thời gian dài như vậy chắc anh không chịu nổi. Trước đây anh cũng đã bị đột quỵ một lần. Thời tiết bây giờ khắc nghiệt thì anh bị lại. Khi nghe tin là gia đình phải đi liền chứ không thể ở nhà vì không yên tâm. Án của ảnh là 15 năm mà nay anh mới ở được 6 năm, còn 9 năm nữa mà anh đã 72 tuổi, anh quá già rồi.

Theo lời bà Nguyễn Thị Kim Lan thì ông Ngô Hào nói với con trai liên lạc với các tổ chức khắp nơi nhờ cứu giúp ông ra khỏi tù chứ nếu phải thụ án tù tiếp một thời gian nữa thì chắc cuộc sống của ông sẽ rất ngắn. Bà Kim Lan cho biết tiếp :

Vô thăm anh chỉ có hai mẹ con thôi và phải nói chuyện bằng điện thoại với anh. Khi đó họ cũng nghe điện thoại bằng máy chủ, còn có một máy quay quay lại toàn bộ cuộc thăm gặp. Công an họ ngồi xung quanh. Mình ngồi ở ngoài, anh Hào ngồi ở trong, cách nhau một hàng kiếng.

Phía trại giam không hề báo cho gia đình việc ông Ngô Hào bị đột qụy mà gia đình bà chỉ được biết qua thông tin trên mạng. Theo lời bà Kim Lan thì phía công an cho rằng vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của họ nên họ không cần cho gia đình biết.

Còn gia đình khi nghe tin thì bà và con trai lập tức đi thăm ông dù sức khỏe bà cũng yếu do bệnh tật. Bà Lan kể :

Do một người quen của anh mình cùng ở trại với anh Hào đăng tin trên mạng nên gia đình biết anh Hào bị bệnh rồi mới lật đật ra ngoài trại liền coi tình hình như thế nào chứ ở nhà nóng ruột quá.

Mình đang tỉnh Phú Yên, con trai thì ở Sài Gòn. Chiều thứ Sáu con trai về, đến nhà là sáng thứ Bảy rồi hai mẹ con đi Quảng Nam. Đến trưa Chủ Nhật mới vô tới trại thăm được, sau đó phải đón xe trở về liền. Về đến nhà là sáng thứ Hai.

Bà cho biết gia đình có đề nghị với quản giáo và mấy cán bộ ở đó hôm thăm gặp, là cho gia đình được chăm sóc ông Hào khi ông đi khám chữa bệnh, nhưng họ không đồng ý, họ bảo rằng gia đình không được phép tham gia. Bà nói thêm :

Họ nói để họ lo nên họ không cho gia đình biết. Gia đình mới nói là nếu không cho gia đình biết, lỡ anh Hào có chuyện gì thì sao, họ nói họ đảm bảo họ lo.

Bà cho biết theo lịch thì một tháng chỉ được đi thăm một lần, nhưng do bản thân bà bị bệnh, sức khỏe yếu nên không thể đi thăm ông hàng tháng. Bà chia sẻ, do ít đi thăm nên không tiếp tế đủ thức ăn cho ông, thêm vào đó ông bị cao huyết áp nên dễ bị đột quỵ. Bà cho biết lần thăm tới có lẽ phải tháng Ba bà mới có thể đi thăm ông.

Bà lo rằng ông sẽ không sống nổi đến ngày mãn hạn tù nên cũng lên tiếng kêu cứu :

Gia đình bây giờ xin quý đài và bà con hải ngoại giúp đỡ bằng cách kêu gọi cho anh được tại ngoại để khám bệnh chứ sống trong trại thì chắc anh không còn nữa đâu chị ơi !

Hôm 11/9/2013, tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên kết án ông Ngô Hào 15 năm tù giam và 5 năm quản chế về tội âm mưu lật đổ chính quyền theo điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Ông bị công an Phú Yên bắt hôm 8/2/2013 với lý do có những bài viết chống Đảng và Nhà nước. Từ khi bị bắt đến khi ra tòa người thân của ông không hề được gặp mặt.

Đầu năm 2015 ông bị chuyển từ trại giam ở Phú Yên, nơi gia đình sinh sống, ra trại An Điềm ở Quảng Nam.

Một trường hợp bị chuyển trại trước Tết

Cũng tin liên quan, tù nhân lương tâm Nguyễn Trung Trực được cho biết bị chuyển trại từ Quảng Bình ra Thanh Hóa vào những ngày giáp Tết nhưng gia đình cũng không được thông báo mà chỉ biết tin qua một người bà con. Anh Nguyễn Quang Trung, con trai ông Trực cho RFA biết :

Ngày hôm qua cô của em gọi điện báo rằng hai hôm trước, tức hôm 25/1/2019, một người bà con của em ở gần trại tạm giam báo cho biết là trại tạm giam đã chuyển Bố em ra Thanh Hóa nhưng bên công an hoàn toàn không thông báo gì hết.

Ngày 15/1/2019 là hết hạn tạm giam của Bố em. Họ nói nếu án dưới 5 năm thì họ để lại trong tỉnh, còn lại thì họ chuyển trại nhưng gia đình không ngờ họ lại chuyển trại sớm như vậy.

Anh cho biết lần mới nhất anh và gia đình vào thăm ông Trực là hôm 16/1/2019. Tình hình sức khỏe và tinh thần của ông Trực tạm ổn, tuy mắt bị yếu và sụt cân do điều kiện giam giữ không tốt trong tù. Anh nói :

Mỗi tháng thì gia đình được thăm gặp một lần. Nói chuyện thì qua điện thoại và cách một tấm kiếng. Có người dẫn Bố em ra rồi có người ngồi canh xem mình nói gì. Họ cấm mình quy phim chụp hình luôn.

Gần ngay đi thăm thì gia đình sẽ điện vào trại tạm giam để biết chính xác Bố em đang bị giam ở trại nào thì bọn em đi thăm.

Tù nhân lương tâm Nguyễn Trung Trực, cựu phát ngôn nhân, kiêm Chi hội trưởng miền Trung của hội Anh Em Dân Chủ. Ông bị tòa án tỉnh Quảng Bình tuyên phạt 12 năm tù giam và 5 năm quản chế vì cáo buộc "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" trong phiên sơ thẩm hôm 12/9/2018, và y án hôm phúc thẩm 26/12/2018.

Theo luật sư Nguyễn Văn Miếng, người bào chữa cho nhà hoạt động Nguyễn Trung Trực, thì tại phiên tòa, ông Trực vẫn khẳng định một điều là ông không có mục đích lật đổ chính quyền nhân dân, mà ông chỉ vận động, cổ súy cho dân chủ, dân quyền.

Diễm Thi

********************

Vụ án Vũ Nhôm, điển hình về cái bóng công an trong hoạt động kinh tế tại Việt Nam (RFA, 28/01/2019)

Công an là lực lượng quan trọng bậc nhất trong các thể chế nhà nước theo mô hình cộng sản. Ngoài lực lượng chính qui công an còn có những tổ chức bán chính thức, những tổ chức chỉ điểm trong dân chúng.

daigia5

Ông Phan Văn Anh Vũ, thượng tá tình báo công an Việt Nam, bị xử tội tham nhũng. Thanh Niên

Theo số liệu của Tiến sĩ Cynthia M Horn, Đại học Western Washington, Hoa Kỳ thì trong xã hội Đông Đức trước kia cứ 8 người dân thì có một người hợp tác với công an.

Theo một số đánh giá thì ngân sách giành cho những lực lượng công an của Trung Quốc cao hơn cả ngân sách giành cho quân đội nước này.

Theo tìm hiểu của Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Huy Vũ, hiện sống tại Na Uy, lực lượng công an, hay bán công an tại Việt Nam cũng rất đông :

"Có rất nhiều loại công an, công an chìm công an nổi, công an kinh tế,… không có con số chính xác, nhưng theo một số nhà nghiên cứ đưa ra những con số có tính xấp xỉ thì ở Việt Nam cứ 10 người dân là có một công an".

Lực lượng khổng lồ này đòi hỏi một ngân sách rất lớn dành cho nó.

Từ khi Việt Nam bắt đầu cải cách kinh tế vào giữa thập niên 1980, bắt đầu có những doanh nghiệp gọi là doanh nghiệp đời sống của các cơ quan công an và quân đội.

Các doanh nghiệp này kinh doanh đủ thứ như bất kỳ một doanh nghiệp nào khác, chỉ có khác là chúng được những người công an quản lý, lợi nhuận được chia cho các viên chức trong ngành công an.

Theo những thông tin được báo Công an Đà Nẵng đưa ra vào năm 2016, Bộ Công an có 10 doanh nghiệp với tổng số vốn là 1200 tỉ đồng, kinh doanh từ viễn thông, xây dựng, cho đến đóng tàu biển. Thậm chí họ có cả những khu công nghiệp tại Hà Nội (Hoài Đức) và Sài Gòn (Nhà Bè).

Trong vụ án Vũ Nhôm người ta thấy có hai công ty do viên thượng tá công an này đứng tên kinh doanh bất động sản là Bắc Nam 79 và Nova Bắc Nam.

Tuy nhiên có vẻ như so với người anh em của Bộ Công an là Bộ Quốc phòng, thì bên phía quân đội có những công ty có bề thế hơn nhiều, nổi tiếng nhất là công ty Viettel kinh doanh viễn thông, và mới đây người đứng đầu nó là thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng được cất nhắc lên làm Bộ trưởng Bộ thông tin và truyền thông.

Vì lý do đó, cách đây vài năm có lời đồn đại cho rằng ngành công an mong muốn có được sự kinh doanh phát triển như bên quân đội, sau khi báo chí chính thống lên tiếng khá mạnh mẽ về chuyện không nên cho quân đội làm kinh tế.

Nhà quan sát Phạm Chí Dũng, từng phục vụ trong ngành công an nói với RFA vào năm 2017 :

"Đó chỉ là một dư luận nhất thời thôi, vào kỳ họp Quốc hội giữa năm 2017, được khuấy động bởi những thế lực bên trong ngành công an đưa ra vì họ thấy quân đội làm kinh tế dữ dội quá, chẳng lẽ công an không được làm ?"

Sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12, đầu năm 2016, có đến bốn viên tướng công an nằm trong số 19 ủy viên Bộ chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất Việt Nam. Ngoài ra trong số gần 200 thành viên Trung ương Đảng, cũng rất đông đảo các viên chức công an.

Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ bình luận về việc công an làm kinh tế :

"Một lực lượng đúng ra là để bảo vệ pháp luật, duy trì sự công bằng của pháp luật mà lại đi làm kinh tế, bằng cách dựa vào cái quyền uy của mình thì nó sẽ bóp méo nền kinh tế thị trường đi".

Trong vụ án Vũ Nhôm người ta thấy ông này dựa vào thẻ công an tình báo của mình để được mua những lô đất đắt tiền với giá rẻ, bán lại kiếm lời, nhưng trên danh nghĩa là tạo vỏ bọc cho hoạt động an ninh.

Các viên tướng công an ra tòa cùng ngày 28/1 với ông Vũ Nhôm công nhận một điều là các ông ấy đã ký những văn bản để thúc đẩy những hoạt động kinh tế của ông Vũ Nhôm được thuận tiện. Trong số những viên tướng này có ông Bùi Văn Thành, vào năm 2016 giữ chức vụ Trưởng ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp Bộ Công an.

Các viên tướng công an cũng khai rằng họ thành lập những công ty như kiểu các công ty của ông Vũ Nhôm để che đậy cho hoạt động nghiệp vụ của ngành công an.

Bình luận về việc này, luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên chánh văn phòng Quốc hội Việt Nam cho biết :

"Họ lập công ty để cài cắm người thì theo tôi ở nước nào cũng có, nhưng ở đây họ lại lợi dụng đặc quyền đặc lợi này để kinh doanh bất động sản, mua bán, chẳng biết có mua bán ma túy trong đó không nữa. Những ông tướng bị ở tù là như thế, và tôi cho là phải xử rất nghiêm".

Trong số các sĩ quan cao cấp của Bộ Công an bị đưa ra tòa trong vụ Vũ Nhôm, có hai người là thứ trưởng, một người làm phó của cục tình báo Bộ Công an nay đã giải tán, một người chuyên theo dõi các hoạt động của các doanh nghiệp ngành công an.

Trả lời câu hỏi liệu có nên chấm dứt hoạt động kinh tế của ngành công an, Luật sư Trần Quốc Thuận nói tiếp :

"Việc công an và quân đội không được làm kinh tế nữa là một chủ trương được đem ra nói nhiều năm nay rồi, cũng được đem ra bàn ở Quốc hội. Có những lĩnh vực không được làm nữa như là kinh doanh thuần túy, còn những lĩnh vực liên quan đến an ninh quốc phòng thì có thể nên tiếp tục chẳn hạn như sản xuất vũ khí chẳn hạn".

Tuy nhiên về phương diện luật pháp, Luật sư Trần Quốc Thuận cho biết là ông cũng chưa thấy điều luật nào được đưa ra để hạn chế công an và quân đội làm kinh tế.

Theo quan sát của Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, vào năm 2017, sau khi có nhiều dư luật về việc nên tách hoạt động kinh tế ra khỏi an ninh và quốc phòng, thì không thấy nói đến nữa, thậm chí một số quan chức còn đưa ra ví dụ thành công của một số công ty quốc phòng để làm minh chứng cho việc kinh doanh thành công.

Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ cho rằng nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo hiện nay không thể nào tách hoạt động kinh doanh ra khỏi công an và quân đội vì những khoảng lợi ích quá lớn, mà Đảng Cộng sản lại dựa rất nhiều vào các lực lượng này để duy trì chế độ.

Kính Hòa

*********************

Phó phòng Ban quản lý Thủ Thiêm tử vong tại trụ sở trong thời gian nghỉ phép (VOA, 28/01/2019)

Một phó phòng Ban qun lý khu đô th mi Th Thiêm va được phát hin t vong sau khi rơi xung t tng 9 tòa nhà trụ s cơ quan vào sáng 28/1, trong thi gian đang ngh phép.

daigia6

Quy hoạch Khu đô th mi Th Thiêm.

Trong lúc truyền thông trong nước trích dn nhn đnh ban đu t Ban qun lý khu đô th cho rng có th cán b này t vn vì "áp lc công vic", các ý kiến trên mng đang đt ra nghi ng xung quanh cái chết ca ông.

Theo tường thut ca Vietnamnet, ông Nguyn Minh Long, 43 tui, Phó phòng Qun lý quy hoch-kiến trúc ca Ban qun lý khu đô th mi Th Thiêm, được phát hin đã chết sau khi bo v ca tr s Ban qun lý phát hin có người rơi từ tầng 9 xung đt.

Cán bộ này đã làm vic cho Ban qun lý t năm 2007 và "luôn hoàn thành tt nhim v", Vietnamnet dn thông tin t Ban qun lý Th Thiêm cho biết. Tuy nhiên gn đây, vào ngày 18/12/2018, ông Long đã np đơn xin ngh vic vi lý do "sc khe không đm bo vi áp lc công vic được giao, kh năng qun lý cp phòng chưa thc s trn vn và do gia đình đơn chiếc, phi sp xếp thi gian chăm sóc 2 con nh".

Vào ngày 21/12/2018, ông Long nộp đơn xin ngh phép t ngày 24/12/2018 – 30/1/2019 đ "giải quyết vic riêng gia đình và ngh ngơi n đnh li sc khe".

Sáng 28/1, cán bộ này ti cơ quan đ làm bn đánh giá đng viên cui năm và đã xy ra s vic trên, theo báo Công An Thành phố Hồ Chí Minh.

Hiện chưa có thông tin gì t cơ quan điu tra v nguyên nhân cái chết ca ông Long. Tuy nhiên, nhiu bình lun trên mng xã hi đang đt ra nghi ng xung quanh cái chết ca cán b này.

"Có phải b rơi tht không", Facebook Đa Ch Cu Khóng đt câu hi.

"Phó phòng đấy, sao li t rơi xung được nh ?", tài khon tên Thun Nguyễn Văn có chung thc mc.

Một s ý kiến khác còn đt ra gi thuyết v kh năng ông Long b "bt ming" gia bi cnh cuc đu pháp lý gia người dân và chính quyn, cũng như các cuc thanh tra nhà nước v nhng sai phm nghiêm trng v đt đai khu đô thị mi Th Thiêm vn chưa có hi kết.

Dự án Khu Đô th mi Th Thiêm được UBND Thành phố Hồ Chí Minh phê duyt vào cui năm 2005 vi mc tiêu biến bán đo này thành mt trung tâm thương mi, tài chính vi các tòa nhà cao tng, khu mua sm, h thng cơ s h tng tiên tiến, hin đi. Tuy nhiên, vic gii ta thi công đã vp phi nhiu ch trích, phn đi ca cư dân đa phương. Hàng trăm cư dân đã b đy vào cnh màn tri chiếu đt trong gn 20 qua, thm chí có gia đình đã có người t vn vì không chu ni ut c khi b chính quyền cưỡng chế ly đt.

Published in Việt Nam

Ngoài những vụ án tội phạm xã hội thông thường, những năm gần đây, các phiên tòa ở Việt Nam thường xuyên có hai loại bị cáo : "bị cáo" trong những vụ án chính trị và bị cáo trong những vụ án tham nhũng lớn, đa số là quan chức "có máu mặt".

phandong1

Bà Trần Thị Nga vẫn giữ được vẻ bình thản trong lúc bị công an bắt tại nhà vào sáng thứ Bảy,21/01/2017

Với những vụ có yếu tố chính trị, bảo là xử công khai nhưng thực chất, công an chặn đường từ xa chung quanh tòa án, không cho người thân, bạn bè của người bị xử được tham dự, bên ngoài và bên trong phòng xử án dày đặc công an, "bị cáo"-một người hoặc vài người lẻ loi, lọt thỏm giữa vòng vây công an đó. Phiên tòa thường diễn ra nhanh chóng trong vòng một ngày, những lời kết tội đao to búa lớn, nào là "bôi nhọ, tung tin sai lệch về đảng và nhà nước", "kích động tuần hành, gây rối, phá hoại trật tự trị an xã hội", "cấu kết và nhận tiền của các tổ chức phản động khủng bố lưu vong ở nước ngoài để đánh phá chính quyền nhân dân", "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" v.v…

Nhưng bằng chứng thì lại nhẹ hều, thường là nằm trong phạm vi biểu tình ôn hòa, bày tỏ chính kiến, sử dụng quyền tự do ngôn luận… hoàn toàn không có bạo lực, vũ trang để có thể "lật đổ chính quyền" như tội danh bị ghép vào.

Chân dung của các "bị cáo" rất đa dạng, từ sinh viên như Nguyễn Phương Uyên (đã ra tù, hiện đang du học ở Mỹ), Đinh Nguyên Kha (đã ra tù), những người phụ nữ, người mẹ đơn thân đang phải nuôi con nhỏ như blogger Mẹ Nấm tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ("được" nhà cầm quyền thả ra và phóng thích sang Mỹ từ tháng 10/2018), nhà hoạt động Trần Thị Nga, dân oan Cấn Thị Thêu (đã ra tù), dân oan Lê Thị Kim Thu (đã ra tù)… ; những nhà hoạt động tôn giáo như mục sư Nguyễn Công Chính thuộc Giáo hội Tin Lành Lutheran Việt Nam (đã "được" nhà cầm quyền thả ra và phóng thích sang Mỹ năm 2017), mục sư Đinh Diêm thuộc Hội thánh Tin lành Lutheran Việt Nam, linh mục Nguyễn Văn Lý, một tù nhân lương tâm nổi tiếng "được" tạm cho ra tù sớm vì lý do sức khỏe… ; trí thức như bác sĩ Hồ Văn Hải tức blogger Hồ Hải, nhà báo Trương Duy Nhất (đã ra tù), luật sư Lê Công Định (đã ra tù), thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung (đã ra tù), kỹ sư-doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức, bác sĩ trẻ Nguyễn Đình Thành… ; cho tới những người từng là cựu binh, hoặc từng nằm trong bộ máy nhà nước cộng sản Việt Nam như cựu binh Nguyễn Văn Hải tức nhà báo tự do Điếu Cày ("được" nhà cầm quyền thả ra và phóng thích sang Mỹ từ năm 2014), nhà báo tự do Anh Ba Sàm tức Nguyễn Hữu Vinh, từng là công an và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, cựu binh Lê Đình Lượng, cựu Trung tá Quân đội Nhân dân Việt Nam Trần Anh Kim v.v…

Lý lịch, nhân thân khác nhau, nhưng điểm chung giữa những tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị là hoạt động, bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa, xuất phát từ lòng yêu nước, đau đáu trước hiện trạng xã hội và vận mệnh đất nước trong tương lai, nhưng lại bị ghép tội và bị xử rất nặng. Càng ngày, mức án càng nặng hơn, cho đến gần đây thì ông Lê Đình Lượng, trong phiên tòa xử vào tháng 8/2018, phải nhận 20 năm tù, mức án cao nhất từ trước đến giờ cho giới bất đồng chính kiến tại Việt Nam !

Nhưng cũng càng ngày thái độ của các tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị càng bình thản, hiên ngang. Nỗi sợ hãi, nếu có, ở thời kỳ đầu đã biến mất. Trước tòa, thái độ của những người bị kết tội "phản động", dù là một thanh niên, một người nội trợ, một bà mẹ đơn thân hay một cựu binh già 60 tuổi đều đàng hoàng, ung dung, can trường, không chút khiếp nhược trước cường quyền ! Thậm chí ông Lê Đình Lượng còn cười rất tươi, ông Nguyễn Văn Túc, một tù nhân lương tâm, khi tòa án cộng sản Việt Nam tại Thái Bình y án tù 13 năm, 5 năm quản chế trong phiên phúc thẩm vào tháng 9/2018, ông không thèm nói một lời nào để biện bác hoặc xin xỏ cho mình, mà chỉ nhếch mép : "Địt mẹ tòa".

Ngược lại, quan chức cộng sản, đặc biệt những năm gần đây không thiếu quan chức cấp tá, cấp tướng ngành công an, khi ra tòa, thái độ, tư cách khác hẳn. Người nào cũng kể lể hoàn cảnh cha mẹ già, vợ dại con thơ, xin tòa giảm nhẹ hình phạt. Người thì mếu máo xin lỗi bác Trọng, mong bác tha thứ coi như con cháu trong nhà, như Trịnh Xuân Thanh, Phó Chủ tịch phụ trách công nghiệp - thương mại Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang , Chủ tịch Hội đồng thành viên của Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí (PVC) ("Bị cáo Trịnh Xuân Thanh xin lỗi "bác Tổng Bí thư" rồi òa khóc", (Người Lao Động).

phandong2

Cựu Trung tướng công an, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an Việt Nam, Phan Văn Vĩnh một thời hét ra lửa, đã không đứng nổi phải xin ngồi và khóc trước tòa và trước mặt mọi người, kể cả những viên công an cấp dưới

Ông Đinh La Thăng, từng là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Sông Đà, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, xin được "ăn cái Tết cuối cùng với gia đình, với bạn bè, với người thân". ("Ông Thăng 'xin về nhà ăn Tết', ông Thanh 'xin bác Trọng tha', BBC). Ông Thăng còn bày tỏ sợ không biết có còn sống không để ra tù, muốn "nếu có chết thì là ma tự do, chứ không phải ma tù" ("Bị cáo Đinh La Thăng khóc mong muốn không phải làm 'ma tù', Báo Mới).

Ông Phan Văn Vĩnh, cựu Trung tướng Công an, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an Việt Nam, một trong 92 bị can tại vụ án đường dây đánh bạc nghìn tỷ xuyên quốc gia, thì hoảng sợ lo lắng đến nỗi phải nhập viện trước ngày xét xử.

Nhà báo Huy Đức tức Trương Huy San viết trên facebook của mình :

"Cơ quan phòng chống tội phạm làm "bình phong", tội phạm suýt nữa thống lĩnh không gian mạng.

Chỉ sau một ngày thẩm vấn, dân chúng đủ thấy rõ rằng, CNC không phải là "công ty bình phong" cho C50 mà C50 - Cục cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao - là bình phong cho CNC. Tội phạm (đánh bạc nghìn tỷ) cũng không diễn ra bởi sự tha hoá của các cá nhân đơn lẻ. Nó được "báo cáo", "bút phê" từ người lãnh đạo cao nhất của Ngành lúc đó.

Điều mà nếu như "cả hệ thống chính trị" suy nghĩ một cách có trách nhiệm sẽ phải rất giật mình là, chính nhà tổ chức sới bạc nghìn tỷ Nguyễn Văn Dương đồng thời lại là người lên "kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ quốc gia về tội phạm mạng".

Kế hoạch này đã được thông qua hoặc "bút phê" từ Cục trưởng Nguyễn Thanh Hóa, cho tới Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát Phan Văn Vĩnh... và cả Bộ trưởng Trần Đại Quang"....

Chỉ một chi tiết : ông Nguyễn Văn Dương, cựu Chủ tịch CNC, khai đã đưa cho ông Vĩnh hàng chục tỷ đồng và hàng triệu đô la, đồng hồ Rolex trị giá 1,1 tỷ đồng, lẽ ra phải bị buộc thêm tội hối lộ nhưng tòa lại bỏ lọt tội danh này, còn ông Vĩnh thì khai rằng đã bán cây cảnh trị giá 1,1 tỷ đồng để trả cho ông Dương tiền mua đồng hồ. Báo chí Việt Nam đưa tin, hình ảnh về ngôi nhà và khu vườn cây "khủng", có cây cả 10 tỷ đồng của ông Vĩnh mà người dân phải choáng ! Không hối lộ, tham nhũng, tiền đâu cho họ xây biệt thự, biệt phủ, chơi cây cảnh, đồng hồ ngoại, bao gái, đi du lịch, cho con ăn học ở các xứ "tư bổn giãy chết", chưa kể bao nhiêu bất động sản, tải khoản bí mật ở nước ngoài ?

Vụ án của trung tướng Phan Văn Vĩnh chỉ là một trong muôn vàn ví dụ về những vụ án tham nhũng lớn và về đời sống xa hoa của quan chức, lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam.

Còn Nguyễn Văn Hóa, nguyên Thiếu tướng, nguyên là cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao C50, Bộ Công an, nhưng "Theo luật sư bào chữa cho cựu Cục trưởng C50 Nguyễn Thanh Hóa, bối cảnh dẫn đến việc ông Hóa phạm tội là do khi ấy ông Hóa không biết sử dụng máy tính, không hiểu biết gì về mạng viễn thông, internet, thiết bị số" ("Cựu Cục trưởng Nguyễn Thanh Hóa phạm tội do 'không biết sử dụng máy tính', Báo Mới)

Những ông quan ông tướng ở Việt Nam, khi tại vị thì hung hăng hách dịch, hành hạ xách nhiễu dân đen, hùng hổ túm cổ đòi tiêu diệt bè lũ "phản động", ngồi xổm lên luật pháp, coi mạng người như cỏ rác, lúc sa cơ thì rúm ró bạc nhược. Có lẽ lúc đó họ vừa tiếc của, vừa mới thấm thía thấy luật pháp nước này ra sao, mới thấy tình đồng chí, đảng viên đối với nhau thế nào...Những ai còn chưa tới lượt liệu đã biết sợ mà dừng tay bớt lòng tham, bớt gây tội ác cho dân cho nước ?

Nhà cầm quyền luôn kết án những tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị là phá hoại đất nước, phá hoại "sự ổn định, bình yên" của xã hội. Nhưng thật ra, ai-các tù nhân lương tâm hay quan chức tham nhũng, mới chính là những người không chỉ làm tổn hại uy tín của đảng cộng sản trước mắt dân chúng, làm mất lòng tin của người dân vào nhà nước Việt Nam mà còn làm hại cho đất nước, dân tộc vì "ăn không từ một thứ gì", làm thì ít mà phá thì nhiều, và sẵn sàng ký tuốt, bán tuốt, miễn là có TIỀN ?

Câu nói của ông Nguyễn Văn Hóa "Tạo hóa cho tôi bộ não quá bé nhưng lại cho ước mơ quá lớn trên nền nhận thức bé nhỏ để rồi vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng, liên lụy tới nhiều người..". ("Cựu cục trưởng C50 : "Tạo hóa cho tôi bộ não quá bé nhưng lại cho ước mơ quá lớn…"). Câu nói đó không chỉ đúng với riêng ông Hòa mà với đa số quan chức, chính khách, lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam từ bao nhiêu năm nay, đó là không có năng lực, trình độ, kiến thức chuyên môn nhưng vẫn được giao những vị trí cao "ngất ngưỡng" cuối cùng là làm hỏng tất cả, chưa kể lòng tham vô đáy và luật pháp co dãn, không nghiêm như ở Việt Nam khiến họ tha hồ tác yêu tác quái.

Còn từ cách đối xử, mức án, cho tới hoàn cảnh giam trong tù thì lại càng cách biệt một trời một vực giữa hai loại tù. Hối lộ, bảo kê đường dây đánh bạc xuyên quốc gia như ông Phan Văn Vĩnh mà chỉ bị 7 năm 6 tháng tù, Đinh La Thăng-vốn là "đệ tử" ông cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, là cái gai trong mắt ông Nguyễn Phú Trọng, nên bị án nặng hơn, tổng cộng 30 năm tù cho 2 vụ án lớn làm thất thoát hàng ngàn tỷ đồng. Trong khi đó chỉ vì yêu nước, bất đồng chính kiến mà kỹ sư-doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức bị kết án 16 năm tù, cựu binh Lê Đình Lượng bị 20 năm tù, nhà hoạt động Trần Thị Nga dù đang phải nuôi hai con nhỏ vẫn bị 9 năm tù !

Chế độ độc tài do đảng cộng sản còn tồn tại, thì 2 loại tù nhân trên sẽ còn, ngày càng nhiều hơn mà thôi !

Song Chi

Nguồn : RFA, 23/11/2018 (songchi's blog)

Published in Diễn đàn
vendredi, 23 novembre 2018 15:52

Những lựa chọn không hề dễ dàng !

Những năm gần đây, dưới sức ép của quốc tế, và để đổi chác những lợi ích về kinh tế, ngoại giao, nhà cầm quyền Việt Nam bèn thả và phóng thích một số tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị sang một quốc gia tự do, dân chủ nào đó, thường là Mỹ hoặc một vài nước Tây Âu.

tuchinhtri1

Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hay Mẹ Nấm đã được Hà Nội trả tự do ngày 17/10/2018 và cùng hai con nhỏ bị trục xuất sang Mỹ - Ảnh minh họa

Ví dụ như nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải tức blogger Điếu Cày "được" nhà cầm quyền thả và phóng thích sang Mỹ tháng 10/2014, mục sư Nguyễn Công Chính, trưởng Giáo hội Lutheran, một giáo hội theo Tin lành, ở Việt Nam, cùng gia đình "được" nhà cầm quyền thả ra và phóng thích sang Mỹ tháng 1/2017, tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu "được" thả sớm trước hạn tù để sang Pháp "với lý do nhân đạo" vì sức khỏe suy yếu trầm trọng, tháng 1/2017, luật sư Nguyễn Văn Đài và vợ cùng người cộng sự là Lê Thu Hà "được" thả và phóng thích sang Đức tháng 6/2018, tù nhân lương tâm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tức blogger Mẹ Nấm cùng mẹ và hai con nhỏ "được" thả và phóng thích sang Mỹ tháng 10/2018 v.v…

Có một số người, không chỉ là dư luận viên mà những người Việt có quan tâm đến tình hình chính trị trong và ngoài nước, thậm chí ngay trong những người đang đấu tranh đòi tự do dân chủ cho Việt Nam, bỗng có lập luận cho là nhiều người đấu tranh chỉ để đi Mỹ !

Đồng ý là có những người cơ hội, ngồi ở một nước thứ ba nào đó hoặc lúc đầu sang một quốc gia nào đó theo diện du lịch hoặc hôn phu, hôn thê, sau đó livestream chửi cộng sản rất mạnh bạo, được bao nhiêu người like, follow (dân Việt mình, nhất là người ở hải ngoại, cứ thấy ai chửi VC thật mạnh miệng là like, là ủng hộ) thế là "nổi tiếng", là làm đơn xin được ở lại tỵ nạn chính trị vì nếu về sẽ bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt bỏ tù hoặc thủ tiêu (!) ; có người thậm chí chả đấu tranh ngày nào, nhân có cơ hội đi sang một nước tự do dân chủ, sau đó liền xin ở lại tỵ nạn chính trị và cuối cùng chính phủ nước đó cũng chấp nhận, trước hết vì lý do nhân đạo, vì người này đang có bầu ! Nhưng thật ra có được mấy người, trong số hàng trăm người đấu tranh và đã, đang phải chịu tù đày, lại "được" thả và phóng thích đi Mỹ hay một quốc gia tự do dân chủ nào đó ?

Thứ hai, có phải ai đấu tranh cũng muốn đi Mỹ hay đi nước ngoài đâu, nhiều khi người ta phải lựa chọn giữa việc tiếp tục ở tù nhiều năm và ra ngoài để tiếp tục đấu tranh, không cách này thì cách khác. Hoặc nhiều khi người ta phải lựa chọn vì con còn nhỏ, vì cha mẹ đã già…chứ chưa hẳn đã vì bản thân. Và cuối cùng, đâu phải ai cũng muốn sang một nước khác khi tuổi không còn trẻ, ngoại ngữ không giỏi, phải bắt đầu lại từ đầu, phải xa quê hương mà chưa biết bao giờ mới có thể quay trở lại, một khi đã ra đi theo diện tỵ nạn chính trị thì con đường trở về coi như rất khó.

Cứ thử hỏi thật lòng những người đã "được" phóng thích theo cách này, nếu được chọn lựa giữa việc ở lại Việt Nam (không phải ở trong tù) và đi nước ngoài thì họ sẽ chọn ở lại Việt Nam, cho dù bị sách nhiễu, cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn nhưng được cùng sát cánh với mọi người trong cuộc đấu tranh vì một tương lai cho đất nước, dân tộc, được ngồi với bạn bè café, nhậu nhẹt, chuyện trò, được ăn những món ăn Việt Nam, được đón Tết VN…Hay chọn ra đi đến một đất nước xa lạ, dù cuộc sống có bình yên, vật chất có đủ đầy nhưng phải làm lại từ đầu, phải chịu sự cô đơn, nỗi nhớ nhà, nhớ từ hương vị món ngon Việt Nam nhớ đi… và không được trở về ?

Cuộc sống ở nước người không phải lúc nào cũng chỉ là màu hồng. Trừ khi bạn sinh ra ở nước người hoặc ra đi từ khi còn nhỏ nên dễ dàng hội nhập, còn một khi đã ở vào lứa tuổi trung niên hoặc hơn nữa, U50, U60, việc làm lại từ đầu hoàn toàn không đơn giản. Ngay những người đã sống nhiều năm ở xứ người, cảm giác không thuộc hẳn về quê hương thứ hai nhưng cũng không còn thuộc về quê hương thứ nhất, cứ mắc kẹt ở giữa, là tâm trạng dễ hiểu. Nhà thơ Thận Nhiên viết trên facebook của mình :

"Từ quê hương thành cố hương.

…Trước, tôi vẫn nghĩ Việt Nam là quê hương thứ nhất, Mỹ là quê hương thứ hai, cho tới gần đây thì thấy điều đó không còn đúng với mình nữa.

Những ràng buộc giữa mình và quê hương thứ nhất ngày càng trở nên lỏng lẻo chứ không như trước.

Quê hương dần dần trở thành hoài niệm.

Những gì hay đẹp của Việt Nam phần lớn đều nằm trong thì quá khứ, thời niên thiếu. Ngược lại, thực tại quá tệ, hầu hết những thông tin từ Việt Nam chỉ gợi lên đau buồn và giận dữ, tệ hơn nữa, tôi thấy nó không còn dính líu gì với thực tại của mình nữa tuy hàng ngày vẫn đau đáu theo dõi không sót một sự kiện nào.

Không hội nhập được toàn phần với quê mới, không dứt bỏ với quê cũ, tôi thấy mình như con cá mắc cạn hơn là loài lưỡng cư có khả năng sinh trưởng và phát triển cả trên cạn lẫn dưới nước.

Và, trong tiến trình tồn sinh đó, quê hương dần dà trở thành cố hương".

Trong số những người bị nhà cầm quyền đẩy sang nước khác, cho đến nay chỉ duy nhất một trường hợp cô Lê Thu Hà, cộng sự của luật sư Nguyễn Văn Đài, là đã tìm cách quay về Việt Nam nhưng bất thành.

Lê Thu Hà và Luật Sư Nguyễn Văn Đài bị bắt giam ngày 16/12/2015. Sau hơn 2 năm bị bỏ tù không xét xử, tháng 4 năm 2018 luật sư Đài bị kết án 15 năm tù và 5 năm quản chế, còn cô Hà bị kết án 9 năm tù và 2 năm quản chế với tội danh "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân". Nhờ sự can thiệp của Chính phủ Đức, Luật sư Nguyễn Văn Đài cùng với vợ và cô Lê Thu Hà đã rời trại giam B.14 của Bộ Công an, tại xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội để sang Đức ngày 8.6.2018.

Nhưng sau 5 tháng cư trú tại Đức, cô Lê Thu Hà đã quyết định trở về Việt Nam sống với người mẹ già là bà Hoàng Thị Bình Minh ở Quảng Trị. Tất nhiên, nhà cầm quyền đã chặn cô Hà lại tại sân bay Nội Bài và "tống tiễn" qua Đức trở lại.

Kể từ ngày bị bắt giam 16/12/2015 cho đến ngày bị trục xuất sang Đức vào ngày 7/6/2018, cô Lê Thu Hà đã ngồi tù suốt hơn 2 năm rưỡi. Luật sư Nguyễn Văn Đài đã từng kể lại việc bị hành hạ dã man, bị khủng bố tinh thần một cách tàn khốc, điều đó chắc chắn đã để lại những hậu quả tâm lý không hề nhẹ lên cô Lê Thu Hà. Một thời gian dài bị cầm tù rồi lại cô đơn trên xứ người, có lẽ cô Lê Thu Hà đã bị trầm cảm và không cảm thấy phù hợp với cuộc sống mới.

Có nhiều người không hiểu quyết định ra đi của tù nhân lương tâm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh chủ yếu từ việc không đành lòng nhìn hai đứa con còn nhỏ, vốn thiếu vắng sự bảo bọc, dạy dỗ của người cha, nay lại phải thiếu đi sự chăm sóc, dìu dắt của người mẹ, trong khi người mẹ già của chị thì chưa chắc đã gánh nổi gánh nặng nuôi hai cháu và thăm nuôi con gái trong tù cho tới ngày chị ra tù. Nay có những người cũng sẽ không hiểu nổi vì sao đã được sang một trong những cường quốc hàng đầu của Châu Âu và của thế giới như Đức, bao nhiêu người mơ ước được sống ở đó, mà lại khăng khăng quay trở về. Đó là chưa kể đám dư luận viên hay những người chống Cộng cực đoan còn vội kết luận cả hai chắc là "chim mồi", là "đặc tình" củacộng sản nên mới được ra đi, hoặc trở về như vậy.

Thật ra, nếu đúng cô Lê Thu Hà bị bất ổn về tâm lý hoặc bị trầm cảm sau những tháng ngày tù tội và cô đơn trên xứ người thì cần phải được thông cảm, cần có sự nâng đỡ tinh thần của gia đình bạn bè và sự trợ giúp của bác sĩ tâm lý. Trầm cảm là bệnh, khá phổ biến ở các nước phương Tây nhưng với người Việt thì vẫn còn xa lạ, không hiểu được, và nếu nặng, có thể dẫn đến tự làm đau mình, tự hủy hoại hoặc tự sát.

Mỗi người một hoàn cảnh. Chỉ có người trong cuộc mới hiểu rõ vì sao mình dấn thân, vì sao mình lựa chọn ra đi, ở lại hay trở về.

Nhưng suy cho cùng, vì đâu mà hàng triệu người Việt phải rời nước ra đi, bằng đủ mọi con đường khác nhau trong hàng chục năm qua, chế độ nào nhẫn tâm đến độ bắt người ta phải chọn lựa giữa lao tù và lưu vong chỉ vì bất đồng chính kiến ?

Song Chi

Nguồn : RFA, 23/11/2018 (songchi's blog)

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 2