Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Van Huy NGUYEN

Van Huy NGUYEN

Pháp : Các tuần báo cổ vũ dồn phiếu cho Macron

"Chủ Nhật không bầu ai, thấy Le Pen thứ Hai" : Câu nói dưới dạng châm ngôn này đã chiếm trọn trang bìa tuần báo Pháp L’Obs. Lời cảnh báo này - kèm theo lời kêu gọi bỏ phiếu cho ứng cử viên Macron – cũng đã được các tuần báo lớn khác của Pháp nêu bật trong những bài xã luận, như L’Express cho rằng "Lý trí phải chiến thắng" trước cảm tính, hay Le Point nói thẳng : "Không bầu cho Macron tức là bầu cho Le Pen".

phap1

Emmanuel Macron (En Marche ! ) và Marine Le Pen (FN). Alain Jocard, Eric Feferberg / AFP

Trên các tuần san Pháp, không thể thấy những lời cảnh báo nào rõ ràng hơn về khả năng nước Pháp có một tổng thống cực hữu nếu cử tri Pháp chọn con đường bỏ phiếu trắng hay không đi bầu nhân vòng 2 cuộc bầu cử tổng thống Pháp ngày Chủ Nhật 07/05/2017, chỉ vì không thích ông Macron dù vẫn ghét bà Le Pen.

Cả ba tờ tuần báo Pháp đều dành hồ sơ đặc biệt nói về bầu cử tổng thống Pháp, nhưng nếu L’Obs, thiên tả, tập trung đả kích các thành phần bị mệnh danh là "Cái cánh tả có thể giúp Mặt Trận Quốc Gia "cực hữu" chiến thắng", tựa ngay trang bìa, thì Le Point, thiên hữu, lại nhìn xa hơn về tương lai cánh hữu trong hồ sơ mang tựa đề "Cánh hữu : Trận chiến bắt đầu". Riêng L’Express, tự nhận là không tả, không hữu, đã nhìn rộng hơn và tự hỏi "Nước Pháp đi về đâu ?", giới thiệu nội dung cuộc tranh luận giữa hai nhà lý luận Debray và Finkielkraut.

L’Obs : Mélenchon với chủ trương "Không Không" nguy hiểm

Như nói ở trên, tuần báo L’Obs đã lên tiếng báo động về nguy cơ ứng cử viên cực hữu chiến thắng do việc cử tri thờ ơ không bỏ phiếu cho Macron để cản đường Le Pen. Người phải chịu trách nhiệm về tình trạng này, theo L’Obs, không ai khác hơn là Jean Luc Mélenchon, lãnh đạo phong trào cực tả Nước Pháp Bất Khuất đã được hơn 19% phiếu bầu nhân vòng một cuộc bầu cử tổng thống cuối tháng Tư vừa qua, nhưng đã từ chối lên tiếng kêu gọi dồn phiếu cho Emmanuel Macron một cách rõ ràng.

Đối với L’Obs, Mélenchon là một "Phù thủy tập sự", tựa của bài phân tích về lãnh tụ phong trào Bất Khuất, đã khẳng định xu hướng dân túy "nguy hiểm" của ông khi không kêu gọi bỏ phiếu cho Emmanuel Macron chống lại Marine Le Pen.

Trong bài xã luận của mình, tuần báo L’Obs đã nhấn mạnh đến nguy cơ đảng cực hữu chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống mà theo tờ báo sẽ là một bi kịch cho nước Pháp, cho các giá trị Pháp và nhất là cho người Pháp. 

L’Obs đã không ngần ngại cực lực phê phán những người chủ trương đánh đồng hai ứng cử viên, giữa một Le Pen cực hữu và một Macron "cộng hòa".

Bài xã luận của tuần báo Pháp quy trách nhiệm cho hai chính khách : "Đó là trách nhiệm to lớn của ông Nicolas Dupont-Aignan (ứng viên cánh hữu đã chạy theo Marine Le Pen), nhưng cũng là trách nhiệm của Jean-Luc Mélenchon. Người đầu tiên đã phá vỡ đê ngăn, còn người thứ hai thì chấp nhận đứng yên nhìn xác chết trôi trên mặt nước".

Nhắc lại tên gọi của phong trào Mélenchon là Bất Khuất, L’Obs kết luận : "Vắng mặt hay bỏ phiếu trắng khi Mặt Trận Quốc Gia ở vòng hai cuộc bầu cử tổng thống Pháp không phải là thể hiện tinh thần bất khuất, mà là cam chịu thân phận nô lệ".

Macron : Sự lựa chọn của lý trí

Tuần báo L’Express cũng lên tiếng kêu gọi cử tri là phải hăng hái đi bầu, và không bỏ phiếu trắng, vì quyền được tự do chọn người đứng đầu nhà nước là một cột trụ của di sản dân chủ mà người Pháp được thừa hưởng và cần tôn trọng. Đối với L’Express, mỗi người phải bỏ phiếu theo hướng lựa chọn dứt khoát giữa một trong hai ứng cử viên, "không vắng mặt, không bỏ phiếu trắng"

Tuy nhiên trên vấn đề nên bầu ai, thì L’Express mạnh dạn khẳng định sự chọn lựa của mình : đó là Emmanuel Macron. Tờ báo giải thích : 

"Đây không phải là sự lựa chọn cái Thiện chống lại cái Ác, của một nước Pháp suy nghĩ tốt chống lại nước Pháp suy nghĩ xấu. Cũng không phải là của nước Pháp sung túc chống lại nước Pháp nghèo khó vì có người Pháp sung túc bỏ phiếu cho Le Pen, và ngược lại cũng có người Pháp đang gặp khó khăn nhưng lại thích Macron. Vả lại nước Pháp không hề bị chia thành hai khối thuần nhất đối nghịch nhau trong một trận đấu cuối cùng : cả hai ứng viên gộp lại chỉ tập hợp được không đầy một nửa cử tri ở vòng đầu".

Đối với L’Express, đây là sự lựa chọn của lý trí chống lại cảm tính. Tạp chí tin chắc rằng việc thực hiện chương trình hành động của bà Marine Le Pen sẽ làm cho nước Pháp bị suy yếu lâu dài, và sẽ làm cho cộng đồng dân tộc Pháp bị chia rẽ trầm trọng.

Tuần báo Le Point cũng giống như hai đồng nghiệp L’ObsL’Express, kêu gọi bỏ phiếu cho ông Emmanuel Macron, vì "không bầu cho Macron tức là bầu cho Le Pen". Do vậy, theo Le Point, cần phải làm mọi cách để đảm bảo sao cho ở vòng 2, bà Le Pen không được bầu lên một cách bất ngờ do sự lơ là cảnh giác đối với phe cực hữu.

Báo giới quốc tế thận trọng dù nghĩ rằng Macron sẽ thắng

Thái độ thận trọng trên đây cũng là quan điểm chung của báo giới quốc tế khi nhìn vào cuộc bầu cử tổng thống Pháp. Tuần báo Courrier International đã lược qua nhận định của các đồng nghiệp nước ngoài, đánh giá rằng Emmanuel Macron có nhiều triển vọng làm chủ nhân điện Elysée sắp tới đây, nhưng vẫn không loại trừ sự cố giờ chót.

Nhật báo Thụy Sĩ Tribune de Genève thẩm định : "Đây là có vẻ là một cuộc bầu cử không thể thua đối với Emmanuel Macron. Trừ phi nổ ra tai tiếng, hay những tiết lộ động trời – tiền lệ của ứng viên Fillon buộc người ta phải thận trọng - bằng không thì ứng viên của phong trào Tiến Bước ! sẽ là chủ nhân tới đây của điện Élysée".

Nhật báo Đức Die Welt cũng ghi nhận : "Sóng gió trên mạng xã hội mỗi lần ông Macron đi vận động tranh cử cho thấy là ông đã đang đi trên một lớp băng mỏng và có thể bị té ngã ở bất cứ đâu, vào bất cứ lúc nào".

Đài truyền hình Mỹ CNN cũng cảnh báo : "Giới chính khách tại vị ở Pháp đã vội vã ủng hộ Macron, ngay sau vòng 1. Điều này có thể là con dao hai lưỡi... vì điều đó chỉ nêu bật mối quan hệ của ông với tầng lớp lãnh đạo chính trị mà nhiều cử tri ghét bỏ".

Marine Le Pen, đối thủ già dặn kinh nghiệm, rất nguy hiểm

Đài Mỹ CNN đã khen ngợi một nhân vật có kinh nghiệm : "Bà Le Pen đã làm được tất cả những gì cần phải làm : Tách mình ra khỏi đảng Mặt Trận Quốc Gia FN, vì hiểu rằng cử tri Pháp đã chán ngấy các đảng truyền thống ; Bà đã chú ý đến từng cử chỉ, động tác trước ống kính truyền hình, trước các khán giả mà ở cấp độ quốc gia, sẽ bỏ phiếu cho bà".

Nhật báo Bồ Đào Nha Público, cũng có nhận xét tương tự : "Đây là một ứng viên rất có kinh nghiệm, và cho dù bà có những ý tưởng dân túy cực đoan, bà đã tạo ra được cho mình một uy tín nhất định. Phong cách của bà khác xa với Trump (ở Mỹ) hay cha của bà là Jean-Marie Le Pen. Bà tinh tế hơn nên nguy hiểm hơn nhiều".

Tờ báo lớn Tây Ban Nha El Pais thì ghi nhận sự chia rẽ của cánh tả Pháp rất có lợi cho đảng cực hữu FN, đã đưa đến ba ứng cử viên ra tranh cử tổng thống để rồi tất cả đều bị thua, và giờ đây việc ông Mélenchon từ chối kêu gọi bầu cho ông Macron giống như một hành động tự tử thực thụ, vì chỉ có tác dụng củng cố thế lực của đảng FN...

Trung Quốc thao túng Interpol để phục vụ Tập Cận Bình

Courrier International, dưới tựa đề "Interpol bị Trung Quốc sử dụng để thanh lọc Đảng" đã chú ý đến sự kiện tỷ phú Trung Quốc Quách Văn Quý (Guo Wengui), sống lưu vong từ hai năm nay ở Mỹ, đã bắt đầu tiết lộ những vụ tai tiếng có thể dính líu đến những viên chức cao cấp nhất Trung Quốc, trong giới thân cận của ông Tập Cận Bình. Cho nên Bắc Kinh đã sử dụng những biện pháp mạnh (dựa vào Interpol) để bịt miệng nhân vật này.

Trích dịch môt bài viết trên tập san Foreign Policy ở Washington, Courrier International nhắc lại là vào năm 2016, tổ chức cảnh sát quốc tế Interpol đã bầu lên một chủ tịch người Trung Quốc đầu tiên. Sự vụ gây ngạc nhiên nhưng cũng không có gì lạ lắm, vì Trung Quốc là thành viên và ông Mạnh Hoành Vĩ (Meng Hongwei), nguyên thứ trưởng Bộ Công An Trung Quốc đã được đại hội đồng Interpol bầu ra.

Nhưng ngay từ đầu thì đã có sự nghi ngờ : Trung Quốc thường không rạch ròi giữa công việc cảnh sát và chính trị, nhiều người lo ngại hoạt động của Interpol bị ảnh hưởng. Mối nghi ngờ này bây giờ có cơ sở.

Khi nhà tỷ phú lưu vong đe dọa tiết lộ về tệ nạn tham nhũng của tầng lớp lãnh đạo, Bắc Kinh đã yêu cầu Interpol đưa ra thông báo đỏ về nhân vật này – tức là yêu cầu chính thức bắt giữ và cho dẫn độ - chuyển đến 190 thành viên của Interpol, và yêu cầu này đã được chấp nhận. Thời điểm vụ việc cho thấy động cơ là thuần chính trị và Interpol có nguy cơ trở thành phần nối tiếp của cánh tay vốn đã rất dài của Trung Quốc.

Bài viết nêu chi tiết vụ việc : Vào tháng 3, ông Quách Văn Quý, nhà thầu địa ốc, đã rời Trung Quốc cách đây 2 năm và hiện sống ở Mỹ, đã tiết lộ với một hãng truyền thông tiếng Hoa tại Mỹ, là người thân một quan chức thế lực ở Trung Quốc đã lợi dụng quan hệ chính trị của mình để giành những phần hùn trong các đại tập đoàn.

Tai tiếng về một cựu Ủy viên thường vụ Bộ Chính Trị

Cụ thể hơn, ông Quách được biết là gia đình ông Hạ Quốc Cường (He Guoqiang) cựu Ủy Viên Thường Vụ Bộ Chính Trị Đảng Cộng Dản Trung Quốc, đã nhờ người khác đứng tên trong tay phần hùn quan trọng của một trong những tập đoàn cổ phiếu lớn nhất Trung Quốc. Ông Quách còn dọa đưa ra nhiều tiết lộ khác về tài sản của ông Hạ Quốc Cường, từng là Bí thư Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương của đảng từ 2007 đến 2012.

Những tiết lộ trên không mấy gây chú ý cho đến khi báo New York Times, ngày 15/04/2017, trong một cuộc điều tra, đã tìm thấy những phần tham gia của gia đình ông Hạ, bổ sung chứng cứ cho tiết lộ của ông Quách. Và 3 ngày sau thì Interpol ra thông báo đỏ nhắm vào ông Quách với lý do ông đã trả tiền, đút lót một viên chức Trung Quốc đang bị điều tra tham nhũng. Và đấy là theo yêu cầu của Bắc Kinh.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã xác nhận tin về thông báo đỏ, nhưng lờ đi vai trò của Bắc Kinh, chỉ nói "Chúng tôi được biết Interpol đã ra thông báo đỏ đối với nghi phạm Quách Văn Quý".

Quách Văn Quý hiện sống tại Mỹ, đảng cộng sản Trung Quốc không trực tiếp làm được gì ông, nhưng ông không tránh khỏi bị phiền hà từ phía Interpol.Thông báo đỏ tuy không có tính chất cưỡng chế của luật pháp, nhưng mỗi quốc gia thành viên Interpol có thể xử lý tùy ý. Đối tượng có thể không bị bắt, nhưng các hành động bình thường của đối tượng cũng có thể bị xem là phạm pháp. Tóm lại cuộc sống trở nên rắc rối hơn.

Theo bài viết, Bắc Kinh ngày muốn khống chế số công dân đã ra nước ngoài, và những thông báo đỏ chỉ là một công cụ, bên cạnh sự hù dọa, bắt cóc… Nhưng đây là công cụ rất hữu hiệu, được Trung Quốc tận dụng tối đa để chống tham nhũng, đàn áp đối lập, nhà báo… Trong năm 2015, Trung Quốc khoe là đã có được 100 thông báo đỏ của Interpol nhắm vào những người đã chạy ra nước ngoài.

Trong trường hợp ông Quách Văn Quý, Bắc Kinh sử dụng tất cả những biện pháp, công cụ để bịt miệng ông. Lý do là vấn đề tham nhũng trong tầng lớp lãnh đạo, là điều rất nhạy cảm. Chẳng hạn như ông Hạ Quốc Cường, cho đến giờ chưa hề bị tố cáo chính thức.

Đại hội lần thứ XIX của đảng cộng sản Trung Quốc sẽ diễn ra trong 6 tháng nữa, và như nhận định của Bill Bishop, một nhà quan sát đời sống chính trị Trung Quốc, "Ông Tập Cận Bình không muốn bị hụt hẫng, mọi tiết lộ về những vụ tranh chấp nội bộ hay tham nhũng của gia đình ông Vương Kỳ Sơn (Wang Qishan), một lãnh đạo khác mà ông Quách đã nêu tên, có thể gây náo động và khiến ông Tập không lèo lái được như ông muốn ở Đại hội Đảng.

Bắc Kinh và đàn em Bình Nhưỡng ngỗ nghịch

Tiếp tục nhìn về Trung Quốc nhưng trên bình diện ngoại giao, Courrier International nêu câu hỏi : Phải chăng Trung Quốc là hậu thuẫn không mai một đối với Bắc Triều Tiên ? Tuần báo Pháp ghi nhận Trung Quốc ở vị trí trung tâm trong cuộc đọ sức Bình Nhưỡng–Washington. Bắc Kinh giảm bớt hậu thuẫn cho Bắc Triều Tiên nhưng sẽ không để chế độ Bình Nhưỡng bị lật đổ.

Courrier International trích dẫn Hoàn Cầu Thời Báo Trung Quốc nhận định rằng Bắc Kinh rất chừng mực trong việc ủng hộ Bình Nhưỡng, và sẽ không phản ứng nếu Washington tiến hành những cuộc tấn công chuẩn xác vào cơ sở phát triển hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Thế nhưng không có gì đảm bảo là Bình Nhưỡng sẽ lại không thử nghiệm hạt nhân một lần nữa.

Trong bài xã luận ngày 22/04, tờ báo Trung Quốc ghi nhận là Bắc Kinh đang ở trong tình thế rất tế nhị : Bình Nhưỡng thì không nghe khuyến cáo, trong lúc chủ trương theo đó Bắc Triều Tiên tạm ngưng chương trình hạt nhân, cùng lúc Mỹ và Hàn Quốc ngưng tập trận chung, thì lại không được Washington và Seoul tán đồng.

Theo Hoàn Cầu Thời Báo, phiền phức khi có một láng giềng như Bình Nhưỡng rất cụ thể : Địa điểm thử nghiệm hạt nhân của Bắc Triều Tiên gần với Trung Quốc, nhưng nếu miền đông bắc Trung Quốc không bị ô nhiễm thì vấn đề chủ yếu liên can tới Mỹ và Hàn Quốc. Nhưng, nếu Bình Nhưỡng có một cuộc thử nghiệm hạt nhân mới, tình hình sẽ khác :

"Đó sẽ là một mối đe dọa đối với miền đông bắc Trung Quốc. Trong tình hình này thì Trung Quốc bước đầu sẽ chủ trương tăng cường biện pháp trừng phạt ở Hội Đồng Bảo An, rồi giảm đáng kể việc cung cấp dầu hỏa cho Bắc Triều Tiên – nhưng sẽ cố tránh gây nên một thảm họa nhân đạo". Tuy nhiên, theo tờ báo Trung Quốc, nếu Mỹ can thiệp, thì "cả bán đảo sẽ rơi vào chiến tranh".

Hoàn Cầu Thời Báo kết luận là nếu Bình Nhưỡng tiếp tục phát triển hỏa tiễn hạt nhân và Washington đánh vào các cơ sở phát triển này, thì Bắc Kinh sẽ phản ứng bằng phương tiện ngoại giao, không nhất thiết là bằng phương tiện quân sự.

Tuy nhiên nếu lính Mỹ và Hàn Quốc vượt qua vĩ tuyến 38 chia cắt hai miền Triều Tiên, "đe dọa lật đổ chế độ Bắc Triều Tiên, khi ấy thì Trung Quốc lâm vào tình huống bắt buộc phải dấn thân quân sự".

Vũ khí thương mại

Hiện nay, đối với Bắc Triều Tiên, Trung Quốc nắm trong tay vũ khí thương mại. Đó cũng là hậu thuẫn cụ thể đối với nước láng giềng này mà tổng thống Mỹ đã yêu cầu Trung Quốc sử dụng để gây sức ép.

Tuy nhiên, Courrier International thấy có những điểm đáng chú ý. Theo số liệu công bố trên website Quan Sát Giả (Guanchazhe) ngày 13/04, trao đổi thương mại Trung Quốc-Bắc Triều Tiên lên đến 8,4 tỷ yuan, tăng 37,4% trong quý đầu năm 2017 so với cùng thời kỳ năm 2016.

Đà tăng được ghi nhận trong lúc mà Trung Quốc thi hành các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc, ngưng nhập than của Bắc Triều Tiên. Có điều là Trung Quốc ngưng nhập than nhưng lại tăng phần nhập quặng sắt, tăng 270% trong hai tháng đầu năm nay so với cùng thời kỳ năm 2016.

Courrier International nhắc lại là ngày 24/04, báo Hàn Quốc Chosun Ilbo đua tin về xăng dầu thiếu hụt ở Bắc Triều Tiên. Một số trạm xăng chỉ cung cấp cho xe hơi ngoại giao đoàn mà thôi, một số trạm khác đã đóng cửa. Phải chăng Bắc Kinh thực sự bắt đầu gây sức ép ?

Mai Vân

Danh sách đề nghị chế tài đợt 2 theo Luật Magnisky toàn cầu được tổ chức BPSOS ở Hoa Kỳ công bố hôm 27 tháng 4.

magnitsky1

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng (trái), giám đốc BPSOS trong một buổi hội thảo về nhân quyền cho Việt Nam tại Quốc hội Hoa Kỳ ngày 16/1/2014. AFP photo

Danh sách đợt 2 gồm 21 nhân vật, trong đó có 19 giới chức chính quyền cấp thành phố, huyện và phường liên quan đến vụ cưỡng chế đất của người dân Cồn Dầu, Đà Nẵng.

Danh sách này thuộc bộ hồ sơ số 4 trong tổng cộng 6 bộ hồ sơ đã nộp cho Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ từ cuối tháng 2 vừa qua.

Các hành vi đàn áp nhân quyền trong hồ sơ Cồn Dầu được nêu ra là tra tấn và đánh chết người. Sự việc xảy ra từ năm 2010.

Trong hồ sơ có tên ông cựu bí thư thành phố Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh, lúc đó kiêm chủ tịch Hội Đồng Nhân dân Thành phố Đà Nẵng, tuy đã qua đời, nhưng vẫn bị nêu tên trong hồ sơ vì là tâm điểm của mạng lưới liên can đến nhân quyền và tham nhũng. Ông Thanh được cho là người chủ chốt đứng đằng sau kế hoạch vụ Cồn Dầu.

Cũng liên quan đến đất đai Cồn Dầu, vào ngày 24 tháng 4 vừa qua, UBND Thành phố Đà Nẵng có buổi đối thoại trực tiếp với các hộ dân ở giáo xứ Cồn Dầu về phương án tái định cư của Thành phố Đà Nẵng.

Báo Tuổi Trẻ đưa tin cho biết chỉ có 3 trong số 87 hộ tham dự đối thoại.

Báo trích dẫn lời ông Hồ Kỳ Minh, Phó chủ tịch UBND Thành phố Đà Nẵng cho biết sẽ trực tiếp giải quyết các thư khiếu kiện của những hộ gia đình ở giáo xứ Cồn Dầu chưa đồng tình với phương án tái định cư thuộc dự án khu đô thị sinh thái ven xông Hòa Xuân.

Theo trình bày của ông Minh, thành phố đang có những chính sách ưu tiên sớm thực hiện đối với những hộ có khiếu nại đề nghị được tái định cư gần nhà thờ Cồn Dầu.

Một phương án hoán đổi ưu tiên được ông Minh đưa ra là chủ hộ sẽ chuyển nhượng cho Công ty cổ phần Tập đoàn Mặt Trời 1 lô đất họ nhận được tại khu tái định cư để đổi lấy 1 lô đất gần nhà thờ.

Bộ Tài nguyên và Môi trường lên tiếng về kỷ luật cán bộ vụ Formosa (Dân Trí, 15/04/2017)

Trao đổi với phóng viên Dân trí trưa nay 15/4, một lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết đang chờ thông báo chính thức của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương về xử lý trách nhiệm cán bộ trong vụ Formosa để Hội đồng Kỷ luật của Bộ có cơ sở thực hiện. "Chúng tôi coi đây là bài học đắt giá"- vị này nói.

ecolo1

Ông Võ Kim Cự và ông Nguyễn Minh Quang bị đề nghị kỷ luật liên quan sự cố môi trường Formosa.

Phóng viên Dân trí đặt câu hỏi : "Theo quy định, sau khi Uỷ ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Lương Duy Hanh- Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường thì Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phải cách chức về mặt chính quyền đối với ông Hanh ?". Vị lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định : "Đúng như vậy".

Theo Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, ông Lương Duy Hanh đã thiếu trách nhiệm khi làm trưởng đoàn thanh tra đối với dự án Formosa ; không tham mưu giám sát việc thực hiện các công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng và vận hành thử nghiệm dự án này.

Đối với trường hợp ông Mai Thanh Dung trong thời gian giữ chức vụ Cục trưởng Cục Thẩm định, Đánh giá tác động môi trường bị Uỷ ban Kiểm tra Trung ương kết luận thiếu trách nhiệm trong việc tham mưu cho Tổng cục Môi trường trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt thay đổi nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) dự án Formosa, vị lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết ông Dung đã bị cách chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường và hiện nay đang giữ chức vụ Phó Viện trưởng Viện Chính sách Tài nguyên-Môi trường, chỉ làm về công tác nghiên cứu khoa học.

"Đối với các cán bộ trong thẩm quyền thì chúng tôi đã xử lý kỷ luật rồi. Hai Trưởng phòng, một Phó Trưởng phòng thuộc Tổng cục Môi trường đã bị kỷ luật khiển trách và cảnh cáo, điều động sang đơn vị khác làm việc"- vị lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường nói.

Riêng đối với các trường hợp mà Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật gồm ông Nguyễn Minh Quang - nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 2 nguyên thứ trưởng bộ này gồm ông Bùi Cách Tuyến và ông Nguyễn Thái Lai, vị lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết đang chờ ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư theo đúng thẩm quyền, trình tự.

Đánh giá sự cố môi trường biển miền Trung do Formosa gây ra ảnh hưởng tới toàn xã hội, vị lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định với phóng viên Dân trí : "Ngay từ đầu, khi bắt đầu xảy ra sự cố, chúng tôi đã khẳng định trách nhiệm này của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Chúng tôi sẽ chấp hành nghiêm túc yêu cầu của Uỷ ban Kiểm Trung ương và coi đây là bài học đắt giá để xem xét lại toàn bộ vấn đề, khắc phục tất cả tồn tại với tinh thần chịu trách nhiệm trước nhân dân".

Dẫn lại quan điểm chỉ đạo của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng tại cuộc họp báo thường kỳ vừa qua của Chính phủ về việc dù còn 1-2 lỗi vi phạm chưa khắc phục xong thì cũng không cho Formosa hoạt động trở lại, vị lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường cam kết : "Phải đảm bảo môi trường là trên hết".

Như Dân trí đã phản ánh, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương vừa ban hành thông cáo về kỳ họp thứ 13 của cơ quan này diễn ra trong ngày 12-13/4. Qua đó, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương nhận định, Ban cán sự đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhiệm kỳ 2011-2016 đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, để Bộ Tài nguyên và Môi trường, một số cá nhân có nhiều vi phạm trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên nước liên quan đến dự án Formosa Hà Tĩnh, để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khẳng định ông Nguyễn Minh Quang - nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự Đảng nhiệm kỳ 2011-2016.

Ông Bùi Cách Tuyến - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường phải cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhiệm kỳ 2011-2016. Ông Tuyến đã thiếu trách nhiệm khi ký phê duyệt các Báo cáo đánh giá tác động môi trường, bỏ qua sự cảnh báo ảnh hưởng đến môi trường ; buông lỏng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thanh tra, kiểm tra, giám sát việc xây dựng các hạng mục công trình bảo vệ môi trường của Công ty Formosa.

Ông Nguyễn Thái Lai - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng Bộ nhiệm kỳ 2011-2016 vì đã thiếu trách nhiệm trong việc thẩm định, ký giấy phép xả nước thải cho Công ty Formosa.

Uỷ ban Kiểm Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật Ban cán sự đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường, ông Nguyễn Minh Quang, ông Bùi Cách Tuyến và ông Nguyễn Thái Lai theo quy định.

Đối với trách nhiệm của ông Võ Kim Cự - Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên minh hợp tác xã Việt Nam, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương cũng đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật ông Cự theo quy định.

Nguyên Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường sẵn sàng nhận kỷ luật

Chia sẻ với báo chí về đề nghị kỷ luật của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, ông Nguyễn Minh Quang- nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nói cá nhân ông nhất trí với đề nghị kỷ luật và cũng sẵn sàng nhận kỷ luật.

Ông Quang thừa nhận có phần trách nhiệm khi không đưa dự án Formosa vào diện dự án đặc biệt để kiểm soát ngay từ đầu, còn việc quản lý là thuộc trách nhiệm của Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng.

"Trách nhiệm của tôi là trách nhiệm của tư lệnh ngành, đứng ra nhận trách nhiệm trước Đảng, trước dân, chứ tôi không trực tiếp xử lý, làm việc với họ. Có một Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm việc này… Tôi đã nói trong Ban cán sự Đảng (Bộ Tài nguyên và Môi trường) là việc đấy mình có liên quan, mình phải nhận một phần trách nhiệm. Sau khi kiểm tra ra 53 lỗi, giờ đã khắc phục được 52 lỗi. Những công nghệ này liên quan đến cả các Bộ khác như Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng chứ đâu phải mỗi chúng tôi"- ông Quang nói.

Đánh giá sự Formosa là một tổn thất nhưng ông Quang cho rằng từ đó tư duy của lãnh đạo cấp cao, của cả hệ thống, của người dân đều thay đổi nhận thức về việc bảo vệ môi trường, không bất chấp môi trường, đổi môi trường lấy kinh tế.

Thế Kha

*******************

Chống "cát tặc" đang bị gian thương lợi dụng kiếm tiền tỷ (GDVN, 15/04/2017)

Trong vai người mua cát với số lượng lớn, phóng viên đã tìm hiểu và thấy giá cát tăng đột biến nhưng nguồn cung không thiếu, mua bao nhiêu cũng có.

Giá cát tăng mạnh bất thường

Từ thời điểm đầu tháng 4/2017, cát xây dựng trên địa bàn cả nước tăng mạnh, có những thời điểm giá bị thổi lên theo ngày, tăng từ 30 - 50%. Cá biệt là tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, có thời điểm giá cát tăng tới 70%.

Còn tại Hà Nội, giá cát cũng biến động theo ngày, tăng giá dao động phổ biến từ 20-30%.

Chuyện cát tăng giá cao bất thường đã gây ảnh hưởng lớn tới hoạt động xây dựng của người dân và doanh nghiệp.

Anh Nguyễn Tuấn Dũng, một chủ thầu xây dựng ở khu vực Thanh Xuân Hà Nội cho biết : "Hàng năm, như một quy luật, đầu năm tăng giá vật liệu, cuối năm tăng giá nhân công. Không chỉ cát, sỏi mà xi măng, sắt thép đều tăng.

Nhưng năm nay có vẻ không bình thường so với các năm khác, vì giá cát liên tục tăng, tăng theo ngày.

Tôi cho rằng, việc tăng giá cát đang có yếu tố đầu cơ, làm giá của những nhà cung cấp vật liệu xây dựng.

Đặc biệt, khi mà việc khai thác cát bị siết chặt, nguồn cung giảm, trong khi nhu cầu xây dựng thì tăng cao nên giá cát vì thế được đẩy lên".

Đồng quan điểm, anh Ngô Bá Huy, Giám đốc Công ty Xây dựng An Huy, có trụ sở ở quận Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ rằng :

"Đầu tháng 4, giá cát lấp nền, cát vàng, cát mờ đều liên tục tăng bất thường. Việc này làm tôi rất lo lắng trong nhận thầu công trình.

Với đà tăng giá chưa có dấu hiệu dừng lại như thời điểm này thì nguy cơ lỗ là rất lớn".

Để khảo sát giá, phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam trong vai một người dân có nhu cầu mua cát để xây nhà đã tiến hành liên hệ với các cơ sở chuyên cung cấp cát sỏi ở một số khu vực nội thành.

Theo anh Ngô Đăng Mỹ, Giám đốc Công ty TNHH Anh Đức, trụ sở ở Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội báo giá, cát san lấp 95 nghìn đồng/m3, cát vàng 200 nghìn đồng/m3, cát vàng trộn bê tông có giá là 300 nghìn đồng/m3.

So với giá cát thời điểm cuối tháng 3, mỗi khối cát đã tăng lên 30 nghìn đồng/m3 cho đến 100 nghìn đồng/m3. Anh Ngô Đăng Mỹ cho biết giá cát trên đã bao gồm phí vận chuyển.

ecolo2

Khi được hỏi về giá cát để mua lượng lớn, các chủ bến tỏ ra bình thản như thể chưa muốn bán ! (ảnh Bạch Đằng- chụp tại Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội).

Để tìm hiểu kỹ hơn về giá cát hiện nay, Phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã đến bến Chèm, bến Bạc ở Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội – một nơi tập trung nhiều ông lớn phân phối cát cho thị trường xây dựng Hà Nội.

Theo khảo sát, thì giá cát bán tận bến ở đây có rẻ hơn khu vực nội thành từ 5 nghìn đồng/m3 đến 30 nghìn đồng/m3.

Đơn cử, giá cát san lấp hiện có giá 90 nghìn đồng/m3, cát vàng có giá 175 nghìn/m3, cát nâu có giá là 150 nghìn /m3. Tuần trước, giá cát san lấp là 75 nghìn đồng/m3 và giá cát vàng bán ra 140 nghìn đồng/m3.

So với thời điểm cách đây 2 tuần thì vào lúc này nhiều chủ bến cát đã có thể gom về những khoản lợi nhuận chênh lệch rất lớn, thế nhưng họ vẫn khá bình thản chứ không vội vã đẩy hàng đi vì cho rằng giá sẽ tiếp tục tăng trong những ngày tới.

Ở khu vực phía Nam, đỉnh điểm là tại Thành phố Hồ Chí Minh giá cát cùng loại còn được bán với giá gấp đôi, thậm chí gấp 3 lần ở Hà Nội.

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện giá cát vàng bị đẩy lên cán mức 450 nghìn đến 500 nghìn đồng/m3 ; cát san lấp 250 nghìn đến 270 nghìn đồng/m3. Trong khi vào cuối tháng 3, giá chỉ bằng nửa mức giá hiện tại.

Tại thành phố Biên Hòa, Đồng Nai, hiện giá cát các loại đã tăng gấp đôi so với một tháng trước đây.

Cát sông Đồng Nai dùng để xây có giá 350 nghìn đồng/m3, trong khi cách đó một tháng chỉ khoảng 180 nghìn đồng/m3 ; Cát san lấp cũng đã tăng lên hơn 100 nghìn đồng/m3.

Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Kiến trúc sư Nguyễn Văn Thành hiện làm việc tại Hà Nội cho biết : "Việc giá cát tăng hiện nay ở khu vực Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và một số tỉnh miền Bắc như Bắc Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Nam Định là có yếu tố thổi giá, đầu cơ.

Lợi dụng tâm lý siết chặt trong việc khai thác cát sỏi nên các đầu nậu cố tình tạo khan hiếm giả tạo. Chứ nguồn cung về cát không có chuyển giảm sút một cách nhanh chóng để giá có thể tăng gấp đôi như một số địa phương hiện nay".

ecolo3

Giá cát tăng nhưng hoạt động buôn bán lại vắng lặng không được nhộn nhịp như thời điểm trước đây (ảnh Bạch Đằng).

Cảnh giác với chiêu trò thổi giá, tạo khan hiếm giả tạo

Chia sẻ những thông tin được xem là "tuyệt mật" về thế giới của những ông trùm phân phối cát xây dựng tại bến Chèm, bến Bạc (xã Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội) – nơi được xem là thủ phủ của cát xây dựng Hà Nội, ông Nguyễn T.T (xin được giấu tên) cho biết :"Cả khu vực bến Chèm, bến Bạc kéo dài hàng km ở khu vực xã Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội thì giá cát đều như nhau.

Trông các bến sông riêng lẻ, cứ tưởng mỗi khu vực là lãnh địa của một ông trùm, một thế giới riêng bất khả xâm phạm. Bề ngoài mang vẻ như "mạnh ai nấy làm", "thân ai nấy lo" nhưng sự thực đều là "anh em" hết.

Giá cát hàng ngày lên xuống như thế nào, những ông trùm cát sỏi đều phải bàn bạc tính toán với nhau. Đó là một thế giới ngay cả "con nhang, đệ tử" thân cận của các ông trùm cũng không thể tiếp cận.

Những ông trùm vẫn thường liên lạc, bàn bạc để quyết định về giá. Do đó, không có chuyện một nơi mỗi giá, mạnh ai nấy bán, tranh giành khách hàng trong việc buôn bán cát tại nơi đây.

Như một luật bất thành văn của giới buôn cát xây dựng tại bến Chèm, bến Bạc, không một đầu nậu cát sỏi nào có thể tự ý điều chỉnh giá xuống mà không thông qua bàn thảo với "anh em" trong giới.

Nếu có người nào lỡ xuống giá thì coi như tự ý biết điều mà cuốn chiếu rời khỏi khu vực này nếu không cái giá phải trả là rất đắt".

Ông Nguyễn T. cho biết : "Hiện cát xây của Hà Nội đang được vận chuyển đưa về từ Việt Trì, Phú Thọ là chính. Đó là cát mỏ, còn cát tự khai thác trên sông Hồng ở khu vực Hà Nội là gần như không có.

Ngay cả mỏ cát ở khu vực Sơn Tây, Hà Nội giờ cũng khó để khai thác. Lực lượng chức năng giờ làm căng lắm nên thời gian này đa số các ông trùm khai thác cát làm nhỏ giọt cố để nuôi quân thôi".

Vừa kể, ông T. vừa chỉ tay về phía những chiếc xà lan trống không nằm bất động trên bãi.

Bàn về chuyện giá cát tăng, ông T. cho rằng, lý do chính là vì hiếm nguồn cung ; đặc biệt là giá cát vàng tăng nhanh do nhu cầu xây dựng lớn mà nguồn cung loại cát này giờ rất khan hiếm.

ecolo4

Theo ông Nguyễn T.T, hoạt động vận chuyển cát trên sông Hồng kém nhộn nhịp hơn trước đây (ảnh Bạch Đằng).

Như cố giúp chúng tôi hiểu hơn, ông T. chỉ về phía những xà lan cát vàng, cát nâu đang nối đuôi nhau chạy trên sông Hồng đoạn gần chân cầu Thăng Long và nói :

"Tất cả đều từ Việt Trì, Phú Thọ và ở các nơi xa về hết. Nhìn thế, chứ lên Việt Trì đợi cả tuần mới bốc được một xà lan cát để về. Một chuyến chở từ Việt Trì về tận Hà Nội cũng mất gần 6 ngày.

Nguồn cát đã hiếm, những nơi có mỏ cát được khai thác thì người ta cố tình xuất hàng nhỏ giọt nên lượng cung vì thế mà khan hiếm theo".

Nói thì nói vậy, nhưng theo tìm hiểu của phóng viên thì muốn mua bao nhiêu cũng có, chỉ có giá lên mà thôi.

Giá cát tăng bất thường thực sự chỉ là chiêu trò làm giá, gây rối loạn thị trường của một số đối tượng.

Hiện tại, nhà nước chống "cát tặc" không giấy phép khai thác, còn "cát tặc có giấy phép" thì lại đẩy giá lên cao nhằm trục lợi.

Do đó, rất cần có sự vào cuộc nhanh chóng của các cơ quan chức năng, nhất thiết phải quản lý được việc khai thác của các đơn vị có giấy phép để đánh thuế, quản lý giá, tránh thất thu cho Nhà nước, xử lý những trường hợp sai phạm nhằm tránh những tác động xấu tới thị trường vật liệu xây dựng và thị trường bất động sản.

Bạch Đằng

Bốn thách thức vũ khí hạt nhân đặt ra cho Donald Trump

Hai ngày trước sinh nhật lần thứ 105 của Kim Nhật Thành (Kim Il-sung) người sáng lập ra nền Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên, Bình Nhưỡng thách thức cộng đồng quốc tế trên hồ sơ hạt nhân. Thế nhưng Bắc Triều Tiên chỉ là một trong số bốn thách thức hạt nhân chờ đợi tổng thống Mỹ Donald Trump như phân tích trên báo kinh tế Les Echos.

bon1

Tổng thống Mỹ Donald Trump họp báo với lãnh đạo NATO. Ảnh ngày 12/04/2017. REUTERS/Jonathan Ernst

Bắc Triều Tiên là thách thức số 1 trong danh sách được tác giả bài báo, Jacques Hubert Rodier, nhắc đến. Báo chí Bình Nhưỡng đe dọa dùng vũ khí nguyên tử để tấn công Hàn Quốc, các căn cứ quân sự của Mỹ trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương và kể cả nhắm tới lãnh thổ Hoa Kỳ. Washington đã điều tàu chiến đến Đông Bắc Á. Đây mới chỉ là những động thái diễu võ dương oai để hù dọa lẫn nhau, đồng thời Mỹ muốn gia tăng áp lực để Bắc Kinh kềm chế nước láng giền khó bảo. Chiến tranh không bắt buộc nổ ra. Nhưng thông thường, chung quanh vấn đề hạt nhân, hậu quả tiếp theo luôn rất khó lường.

Thử thách thứ nhì xuất phát từ những tuyên bố "hỏa mù" về chính sách hạt nhân của Mỹ. Qua Twitter, tổng thống Trump từng tuyên bố Hoa Kỳ sẽ "tăng cường khả năng nguyên tử, cho tới khi nào thế giới bắt đầu giác ngộ trên lĩnh vực này". Thông điệp đó có thể diễn giải theo nhiều cách : hoặc là Washington có kế hoạch hiện đại hóa khả năng tấn công của Mỹ- như điều cựu tổng thống Barack Obama đã đề xuất, hoặc là chính quyền Trump đe dọa triển khai tên lửa đến sát cạnh các "đối thủ" của Hoa Kỳ, trong đó có Nga.

Vì không biết Mỹ muốn gì nên tác giả bài phân tích lo ngại các nước đang có vũ khí hạt nhân sẽ lao vào một cuộc chạy đua vũ trang. Tình trạng này có thể dẫn tới những tình huống "vượt ngòa i tầm kiểm soát".

Thách thức thứ ba là nguy cơ "leo thang khủng hoảng hạt nhân" trên thế giới. Hiệp định chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt đã được 190 quốc gia phê chuẩn có nguy cơ bị khai tử.

Cuối cùng, giấc mơ được sống trong một thế giới không có vũ khí hạt nhân của tổng thống Barack Obama còn quá xa vời. Theo hiệp hội các nhà khoa học Mỹ- Federation Americain Scientits, hiện vẫn còn 14.900 đầu đạn hạt nhân chưa được tháo gỡ, 90 % trong tay Hoa Kỳ và Nga. So với thời kỳ chiến tranh lạnh, số lượng vũ khí nguyên tử đã giảm đi đáng kể (hơn 70.000 vào thời điểm 1986). Nhưng kho vũ khí còn lại đó thừa sức để hủy diệt hành tinh.

Tác giả bài xã luận về chính trị quốc tế trên báo Les Echos bi quan đưa ra kết luận : trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Mỹ và Liên Xô đều có vũ khí hủy diệt hàng loạt để dằn mặt đối phương. Với Kim Jong-un ở Bắc Triều Tiên hay bất kỳ một nhóm khủng bố nào, không chắc chính sách răn đe đó còn có giá trị.

"Seoul sẽ bị xóa sổ trong vài giờ"

Trả lời báo Les Echos, giám đốc Viện Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược, Olivier Guillard quả quyết : Bình Nhưỡng thừa sức để "xóa sổ Seoul trong vài giờ".

Từ năm 1953 tới nay "mỗi ngày, quốc gia này đều chuẩn bị đối phó trước một vụ tấn công". Đất nước với 25 triệu dân này có 1 triệu binh sĩ, 4.700 chiến xa, 950 chiếc đấu cơ, 70 tàu ngầm. Đành rằng, các trang thiết bị này của quân đội Bắc Triều Tiên đã lỗi thời. Bình Nhưỡng không có tàu sân bay hay khu trục hạm. Nhưng khi nổ ra chiến tranh, kho đạn dược và vũ khí của Bắc Triều Tiên rất lợi hại.

"Tên lửa Bắc Triều Tiên có thể bắn trúng bất kỳ nơi nào trên lãnh thổ Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong lĩnh vực hạt nhân, mỗi năm, khối lượng chất uranium được làm giàu mà Bình Nhưỡng tích lũy để chế tạo vũ khí nguyên tử cứ lớn dần và Cơ Quan Năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế không hề hay biết". Kể từ khi Kim Jong-un lên cầm quyền, Bình Nhưỡng đã ba lần thử bom nguyên tử. "Chắc chắn là chế độ này không có ý định từ bỏ chương trình hạt nhân".

"Quả bom nổ chậm" Obama để lại

Trở lại với căng thẳng Nga-Mỹ chung quanh hồ sơ Syria, Le Monde nói tới "một mối quan hệ ở mức độ zero" giữa Washington và Matxcơva. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson ngày 12/04/2017 đã phải đợi ba tiếng đồng hồ trước khi được tiếp kiến tổng thống Putin trong cuộc chạy đua việt dã ngoại giao chưa đầy 24 giờ đồng hồ tại thủ đô nước Nga.

Họp báo, hai ông Rex Tillerson và Serguei Lavrov nhấn mạnh đến những từ ngữ như là " hợp tác " và " đối thoại " nhưng trên thực tế, chẳng bên nào biết trước là bang giao Nga-Mỹ sẽ đi về đâu.

Trong khi đó, Le Figaro ghi nhận vụ oanh kích của Mỹ đã củng cố thêm " trục Damascus-Matxcơva-Teheran " để kháng cự với Washington. Ngoại trưởng Serguei Lavrov hôm nay tiếp hai đồng nhiệm Syria và Iran tại thủ đô nước Nga. Chỉ có Thổ Nhĩ Kỳ là bị rơi vào thế kẹt, giữa Nga và Mỹ.

Thổ Nhĩ Kỳ : Quyền lực tuyệt đối cho tổng thống Erdogan ?

Một hồ sơ quốc tế khác được các báo Pháp quan tâm là cuộc trưng cầu dân ý vào Chủ Nhật này ở Thổ Nhĩ Kỳ về cải cách Hiến Pháp nhằm trao thêm quyền lực cho tổng thống. La Croix nêu câu hỏi phải chăng đây là cơ hội để " Một bạo chúa lên ngôi ", thâu tóm trọng quyền lực trong tay ?

Liên Hiệp Châu Âu không còn biết phải làm gì để đối phó với một lãnh đạo ngay sát cạnh cửa ngõ Châu Âu toan tính thâu tóm quyền lực. Erdogan, vị tổng thống đi tìm "quyền lực tuyệt đối", tựa lớn trên báo Les Echos.

Le Monde đánh giá : "Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan sẽ được ăn cả, ngã về không". Kết quả chưa có gì chắc chắn. Nhiều viện thăm dò ý kiến dự báo phe ủng hộ cải cách Hiến Pháp chiếm 51-52%. Một số khác thì đưa ra kết quả ngược lại.

Chỉ biết trước một điều là "hiếm khi người dân Thổ Nhĩ Kỳ bị chia rẽ như hiện nay, ngay cả trong nội bộ đảng AKP của tổng thống Erdogan".

Hiện nay, Thổ Nhĩ Kỳ theo chế độ Cộng Hòa Nghị Viện, về nguyên tắc, tổng thống chỉ có vai trò danh dự. Le Monde cũng giải thích là nếu Hiến Pháp được cải cách, chế độ này sẽ bị đảo lộn hòa n tòa n : Erdogan sẽ trở thành " vị tổng thống siêu quyền lực " lãnh đạo đất nước thông qua các sắc lệnh, bổ nhiệm chỉ huy quân sự cấp cao, lãnh đạo cơ quan tình báo, giám đốc các trường đại học, một số quan chức cấp cao và quan tòa.

Trong khi đó, báo Libération thì nhận xét : càng gần đến ngày trưng cầu dân ý, "Tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ càng lộng hành sách nhiễu" những tiếng nói đối lập, những người chống cải tổ Hiến pháp.

Bầu cử tổng thống Pháp

Nhìn đến phần trang nói về bầu cử tổng thống Pháp 2017 : 9 ngày trước cuộc bỏ phiếu mang tính quyết định, Le Figaro chú ý tới lá phiếu của cộng đồng người Hồi giáo ở Pháp : những thành phần đã thất vọng sau 5 năm cầm quyền và những hứa hẹn không được thực hiện của tổng thống đảng Xã Hội François Hollande.

Libération thiên tả dành trang nhất để giới thiệu ứng cử viên Philippe Poutou, đại diện Đệ Tứ Quốc Tế của Tân Đảng Chống Tư Bản (Nouveau Parti Anticapitaliste NPA). Với báo công giáo La Croix, sự vươn lên của ứng cử viên cực tả phong trào Nước Pháp Bất Khuất, Jean-Luc Mélenchon gây lo ngại.

Nhật báo kinh tế Les Echos, không vòng vo : viễn cảnh một "ông cộng sản" lên làm tổng thống Pháp là một mối đe dọa với kinh tế nước này. Tờ báo liệt kê ra những mối đe dọa đó là : khả năng nước Pháp ra khỏi khu vực đồng euro, FREXIT, ghép từ hai chữ France và Exit ; kịch bản Pháp chia tay với các định chế tài chính, kinh tế đa quốc gia tư Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, Ngân Hàng Thế Giới hay Tổ Chức Thương Mại Thế Giới.

Phải chăng chính vì thế mà như Le Monde ghi nhận ngay trên trang nhất ông Mélenchon đang trở thành mục tiêu tấn công của các phe tả lẫn phe hữu ? Còn ứng cử viên của đảng Xã Hội Benoit Hamon thì coi như đã "bị loại" khi mà báo chí Pháp giờ đây chỉ còn nói tới một cuộc đọ sức 4 bên, giữa các ứng cử viên cực hữu Marine Le Pen, ông Macron của phong trào Tiến Bước, Mélenchon và ứng cử viên cánh hữu Fillon.

Thanh Hà

Trung Quốc đóng tầu đổ bộ tấn công cực lớn (RFI, 30/03/2017)

Trung Quốc đã bắt đầu đóng một thế hệ tầu đổ bộ tấn công mới nhằm tăng cường vai trò của lực lượng hải quân trong việc phô trương sức ở nước ngoài. Những chiếc tầu này sẽ giúp Bắc Kinh quyết đoán hơn trong yêu sách chủ quyền đối với các vùng biển đang có tranh chấp ở Biển Đông, đồng thời tăng cường đội tầu tuần tra tại eo biển Đài Loan trong bối cảnh quan hệ giữa Bắc Kinh và Đài Bắc đang trở nên căng thẳng.

trungnhat1

Trực thăng Trung Quốc cất cánh từ tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn. Ảnh chụp ngày 11/03/2014 Reuters

Theo một số nguồn tin quân sự, được nhật báo Hồng Kông South China Morning Post ngày 30/03/2017 trích dẫn, tầu đổ bộ chở trực thăng 075 LHD (Landing Helicopter Dock) hiện đang được một công ty đóng tầu ở Thượng Hải chế tạo. Chiếc tầu lội nước này có kích thước lớn hơn các tầu tương tự được thiết kế trước đó cho Hải Quân Trung Quốc.

Giới chuyên gia quân sự cho biết kiểu tầu 075 LHD có thể đóng vai trò một hàng không mẫu hạm, là nơi cất cánh của nhiều loại trực thăng khác nhau để tấn công tầu đối phương, các lực lượng trên bộ, hoặc tầu ngầm ở Biển Đông.

Quyết định đóng chiến hạm lớn nhất được đưa ra vào lúc Trung Quốc nâng tầng quan trọng của lực lượng hải quân trong việc xác quyết chủ quyền ở Biển Đông. Quân đội Trung Quốc cũng tăng số lượng tầu tuần tra gần Đài Loan, trong bối cảnh quan hệ giữa hai bờ eo biển trở nên căng thẳng hơn kể từ khi bà Thái Anh Văn trở thành tổng thống.

Theo thiết kế, tầu 075 LHD có trọng lượng rẽ nước 40.000 tấn, dài 250 mét, có thể chứa ít nhất 30 máy bay trực thăng được trang bị vũ khí. Nhà sản xuất là tập đoàn Hỗ Đông Trung Hoa (Hudong Zhonghua Shipbuilding) ở Thượng Hải.

Thu Hằng

**************************

Đảng đương quyền Nhật yêu cầu chính phủ hiện đại hóa quân sự (RFA, 30/03/2017)

trungnhat2

Bắc Hàn phóng 4 tên lửa đạn đạo hôm 7/3/2017. AFP photo

Đảng đương quyền Nhật Bản đòi hỏi chính phủ của Thủ Tướng Shinzo Abe phải mua những loại võ khí tối tân để tăng cường hệ thống phi đạn phòng thủ và bắn tới những căn cứ quân sự của Bắc Hàn.

Trong đề nghị quốc phòng gửi cho Thủ Tướng Abe, đảng Dân Chủ Cấp Tiến đương quyền của Nhật viết rằng không thể làm ngơ trước những hành động gây hấn của Bắc Hàn, đã tới lúc Nhật phải tăng cường hệ thống phi đạn phòng thủ, có khả năng trả đũa tức khắc trong trường hợp bị Bình Nhưỡng tấn công.

Mặc dù Thủ Tướng Abe hứa sẽ cứu xét đề nghị này, nhưng trong quá khứ, Tokyo rất thận trọng khi đưa ra kế hoạch hiện đại hóa quân sự, lệ thuộc phần lớn vào vai trò và sức mạnh quân đội của Hoa Kỳ trong việc giúp bảo vệ an ninh cho Nhật Bản.

************************

Trung Quốc tập trận ở Hoàng Sa để hù dọa Việt Nam ? (RFI, 31/03/2017)

trungnhat3

Hạm Đội Nam Hải tập trận ở Hoàng Sa. Ảnh chụp ngày 05/05/2016. STR / AFP

Chuyên gia Pháp Henri Kenhmann, trên trang blog East Pendulum, ngày 29/03/2017 có bài phân tích một sự kiện hầu như không ai chú ý : Quân đội Trung Quốc vừa công bố hình ảnh về một cuộc tập trận quy tụ nhiều tàu thuyền đổ bộ của Hạm Đội Nam Hải, diễn ra ở một vùng biển không được chính thức nêu tên. Tác giả bài viết đã phân tích một số yếu tố để kết luận rằng Hải Quân Trung Quốc đã thao diễn từ ngày 26 đến 27/03, gần quần đảo Hoàng Sa. Khu vực đổ bộ nằm cách bờ biển Việt Nam độ 300 km. Mục tiêu có thể là nhằm hù dọa Việt Nam.

Trên những hình ảnh được đăng tải, có thể thấy 2 chiếc tàu đổ bộ loại 071, trọng tải hơn 20 000 tấn (trên hình là chiếc Côn Luân Sơn, ký hiệu 998 và Tỉnh Cương Sơn, ký hiệu 999), 3 chiến thuyền đổ bộ chạy trên đệm hơi loại 726/726A, hai trực thăng chuyển vận trên biển Z-8J, cùng tiến theo đội hình về một hòn đảo.

Ngược lại với những cuộc tập trận khác cùng loại của Hải Quân Trung Quốc, cuộc thao diễn nói trên không huy động thiết vận xa lội nước, chỉ có thủy quân lục chiến tham gia đi trên các chiến thuyền đổ bộ chạy trên đệm hơi.

Trên hình ảnh thì các chiếc tàu đổ bộ cũng đã dùng đại bác H/PJ-26, 76mm bắn yểm trợ trên biển vào ban đêm. Điều này cho thấy là Hải Quân Trung Quốc cũng đã diễn tập đổ bộ ban đêm.

Nhưng nơi chính xác diễn ra bài tập thì không được nêu rõ, bản tin chỉ chính thức nêu lên thời điểm "cuối tháng". Nhưng nếu căn cứ vào hai thông tri gởi cho phi hành đoàn các phi cơ bay ngang khu vực, NOTAM A0630/17 và A0634/17, thì ta có thể hiểu là cuộc tập trận của Hải Quân Trung Quốc tập trung chung quanh quần đảo Hoàng Sa.

Vùng ở phía đông, gần đảo Phú Lâm, ở Hoàng Sa, cấm bay cho đến độ cao 15.000 mét, từ 19g đến 22g, giờ Bắc Kinh, ngày 25/03. Thời gian này phù hợp với hình chụp tập trận ban đêm được công bố.

Bài tập đổ bộ có lẽ cũng diễn ra vào ngày 27/03, ở vùng khác, phía tây, từ 15g đến 18g. Thủy quân lục chiến đã đổ bộ lên đảo Quang Ảnh (Money Island), một đảo nhỏ cách bờ biển Việt Nam khoảng 300 km.

Điểm đáng lưu ý là thời gian và địa điểm mà Hải Quân Trung Quốc chọn để tổ chức tập trận đổ bộ đã làm dấy lên thắc mắc : không những nó diễn ra ở Hoàng Sa, một quần đảo bị rơi vào tay Trung Quốc sau trận hải chiến với Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa tháng Giêng năm 1974, mà lại được tiến hành 10 ngày sau cuộc gặp ở Bắc Kinh giữa quan chức cao cấp Quân Đội Trung Quốc và tư lệnh Hải Quân Việt Nam.

Hải Quân hai bên đã bàn về vấn đề hợp tác song phương, như tuần tra chung ở Vịnh Bắc Bộ chẳng hạn. Tư lệnh Hải quân Việt Nam, chuẩn đô đốc Phạm Hoài Nam, đã nói với đồng nhiệm Trung Quốc là Việt Nam xem trọng quan hệ hữu nghị với Trung Quốc.

Theo ghi nhận của East Pendulum, cuộc tập trận đổ bộ mới này của Trung Quốc ở khu vực Hoàng Sa, hoặc là đã được dự kiến từ lâu, điều rất có thể, hoặc đã được tiến hành như một phản ứng tức thời sau cuộc gặp cấp cao Việt Trung nói trên, và điều đó có nghĩa là cuộc họp có thể đã không diễn ra một cách tốt đẹp.

Có lẽ cũng phải gắn cuộc tập trận với sự kiện tàu dọ thám Mỹ, chiếc T-AGOS 21 Effective, đã quanh quẩn trong nhiều ngày gần một căn cứ tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc ở Hải Nam, từ hôm 20/03. Căn cứ này là nơi xuất phát của các tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc lớp 091V, đi tuần tra răn đe hạt nhân ở Thái Bình Dương, mà mục tiêu nhắm tới là Hoa Kỳ.

********************

Malaysia và Trung Quốc sắp thành lập ủy ban cấp cao về an ninh và quốc phòng (VOA, 30/03/2017)

trungnhat4

Tàu hải quân Malaysia.

Malaysia và Trung Quốc s thành lp mt y ban cp cao đ tho lun các vn đ an ninh và quc phòng chung cho c hai nước.

Bộ trưởng Quc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein tiếp Phó Ch tch Quân y Trung ương Trung Quc Ha Kỳ Lượng hôm 29/3, ông cho biết y ban s tho lun mi quan h quân s gia hai nước và các mi đe da v an ninh.

Ông Hussein nói tại mt cuc hp báo tại B Quc phòng Jalan Padang Tembak rng y ban cp cao này s được ch tr bi hai B trưởng Quc phòng Malaysia và Trung Quc và s xem xét các khía cnh kh dĩ có th cng c hoc làm xu đi các mi quan h song phương".

Ông Hussein nói ngoài thể chế hóa các quan h song phương, y ban còn tho lun các vn đ an ninh liên quan đến Bc Triu Tiên, Bin Đông và ch nghĩa khng b, tt c ch đ này đu gây chú ý trong cuc hp din ra hôm 28/3.

Ông Hussein nói : "Tôi tin rằng điu này phn ánh mi quan hệ đc bit gia Malaysia vi Trung Quc. Trong y ban cp cao, chúng ta s thành lp các nhóm làm vic c th đ hp tác quân s, trao đi thông tin và tin tình báo.

Ông cho biết hai bên s nhn mnh đến giáo dc, đào to, các vn đ chiến lược và các vấn đề thi s như đe da bin Đông, eo bin Sulu, eo bin Malacca và vn đ khng b.

Ông Hussein nói Ủy ban cp cao Malaysia - Trung Quc được thành lp nhm tho lun các vn đ đa chính tr.

Nguồn : The Star/ Asia News Network

ASEAN và Trung Quốc bàn về COC ở Cam Bốt (RFI, 30/03/2017)

coc1

Hoa Kỳ bất chấp tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông - Ảnh minh họa

Đại diện của Trung Quốc và các nước thuộc khối ASEAN gặp nhau tại Siem Reap (Cam Bốt) để bắt đầu bàn về bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Cam Bốt, ông Chum Sounry, cho biết cuộc họp cấp bộ trưởng diễn ra trong hai ngày 29 và 30/03/2017.

Trung Quốc không thừa nhận phán quyết của Tòa Trọng Tài La Haye bác bỏ yêu sách chủ quyền ở Biển Đông của Bắc Kinh. Trong khi đó, Việt Nam và Philippines, hai nước có tranh chấp với Trung Quốc, hoan nghênh phán quyết của tòa. Dù vẫn còn bất đồng, Bắc Kinh luôn tỏ ra quan tâm đến việc đúc kết một bản quy tắc ứng xử với các nước trong khu vực.

Trong khi đó, Cam Bốt thường phản đối mọi ý định của ASEAN dựa trên sự đồng thuận, để tố cáo các hoạt động của Trung Quốc trong vùng biển có tranh chấp, đồng thời thường xuyên ngăn cản các nước thành viên thảo luận các tranh chấp với tư cách là một khối thống nhất.

Phnom Penh Post đã không liên lạc được với các thành viên tham gia cuộc họp để yêu cầu bình luận. Tuy nhiên, vai trò nước chủ nhà của Cam Bốt nhận được nhiều ý kiến trái ngược nhau từ phía chuyên gia. Theo ông Pou Sovachana, trợ lý giám đốc Viện Hợp Tác và Hòa Bình Cam Bốt (CICP), được Phnom Penh Post trích dẫn, cuộc họp cấp cao tại Siem Reap có thể giúp Cam Bốt cải thiện danh tiếng đối với các thành viên còn lại của ASEAN, thay vì luôn bị coi là "nước luôn ủng hộ Trung Quốc".

Tuy nhiên, ông Paul Chambers, thuộc đại học Naresuan Thái Lan, nhận định "Cam Bốt đóng vai trò quan trọng trong cuộc đàm phán lần này, nhưng đối với Trung Quốc, để làm suy yếu mọi sự phản đối của ASEAN trước hoạt động quân sự hóa ngày càng gia tăng của Bắc Kinh ở Biển Đông".

Còn ông Sophea Hok, một quan chức của bộ Thông Tin, khẳng định Cam Bốt "chỉ là nước chủ nhà" và cho rằng Trung Quốc và Singapore mới là những nước chủ chốt.

********************

Du lịch Biển Đông bùng nổ bất chấp nhiều rủi ro (VOA, 29/03/2017)

coc2

Đảo Phú Lâm, đo ln nht ti qun đo Hoàng Sa.

Các quốc gia đang tranh chp trong Bin Đông đang biến nhng hòn đo tí hon, các bãi cn trước đây vô cùng nh bé, thành các đa đim du lch như mt cách đ khng đnh tuyên b ch quyn ca mình, tuy nhiên xu hướng này theo dự kiến s b chng li trong dài hn vì thiếu hiu qu kinh tế.

Vào đầu tháng 3, mt tàu du lch Trung Quc đã đưa 300 người đến qun đo Hoàng Sa, làm Vit Nam gin d phn đi. Trung Quc ln đu tiên đưa tàu du lch ra qun đo này vào năm 2013, và tháng 12 năm ngoái, một hãng hàng không Trung Quc m các chuyến bay dân s thuê trn chuyến t thành ph Hi Khu ca Trung Quc đến đo Phú Lâm, đo ln nht ti qun đo Hoàng Sa.

Nhiều người đã bt đu đến tham quan các đo đang trong vòng tranh chấp trên Biển Đông.

Ông Frederick Burke thuộc công ty lut quc tế Baker & McKenzie ti thành ph H Chí Minh, nói du khách Vit Nam ti thăm các đa đim du lch trên qun đo Trường Sa vi mc đích khng đnh lp trường và bênh vc tuyên b ch quyn ca Việt Nam ti qun đo này.

Ông Burke nói :

"Đôi khi có một s người du lch ra đó đ th hin tình yêu đi vi đt nước. T góc nhìn sinh hc bin, mt s rn san hô là nơi các sinh vt bin sinh sôi, và tôi chc chn nhng nơi đó cũng là đim đến hp dn đối với mt s du khách thích ln dưới bin".

Malaysia cho phép du khách đến thăm mt trong nhng thc th thuc quyn kim soát ca h ti qun đo Trường Sa, và Đài Loan không loi tr vic thc hin ý đnh này mt khu vc khác trên Bin Đông.

Giới phân tích nhận đnh rng v phn ln, nhng du khách chp nhn các cuc hành trình dài ti các hòn đo Bin Đông, nơi thiếu phương tin và cu trúc h tng, là nhng người mun bày t lòng yêu nước hoc nhng người thích mo him sn sàng chp nhn đi mt với nguy cơ b kt trong mt cuc xung đt v ch quyn vi mt nước nào khác.

Theo ông Christian de Guzman, Phó Chủ tch ca tp đoàn tài chính Moody's ti Singapore, các nước tranh chp có th dùng du lch đ chính thc hóa các tuyên b ch quyn ca nước họ v mt chính tr.

Ông Guzman nói lợi ích kinh tế ca du lch ti khu vc đang tranh chp như thế này, s rt ít i.

Việt Nam chính thc mi khách du lch đến qun đo Trường Sa vào năm 2015. Ông Burke nói hình như ch có gii bày t lòng yêu nước mi tht quan tâm và có đng cơ thc hin các chuyến du lch như thế.

Malaysia đã cho khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm Pulau Layang Layang trong qun đo Trường Sa t năm 1989. Nơi này được gi là rng Swallow Reef (Đá Hoa Lau) và được lc lượng hi quân Malaysia sử dng làm mt khu ngh mát có 53 phòng cho du khách thích bơi ln. Du khách có th đáp các chuyến bay thuê bao t Borneo, Malaysia cách đó 300 km.

Vào năm 2015, một tướng lãnh Philippines nói vi báo chí rng nước ông s phát trin đo Pagasa, một trong 9 đo ca Philippines qun đo Trường Sa, thành mt đo du lch và cho phà chy t mt hòn đo ln hơn, không có tranh chp, ra đến đo này.

Trung Quốc năm ngoái cho biết các tàu du lch ca nước này cũng s đưa khách du lch ti các hòn đo do h kim soát ti qun đo Trường Sa.

Trung Quốc và Đài Loan tuyên b ch quyn trên hu hết din tích vùng bin rng ti 3,5 triu cây s vuông.

Brunei, Malaysia, Việt Nam và Philippines tuyên b ch quyn mt phn các vùng bin tranh chp, nơi giàu tài nguyên hi sn, tr lượng du khí dưới đáy bin, và cũng là tuyến hàng hi khu vc thiết yếu cho thương mi quc tế.

Nhân danh quốc tế, Trung Quốc dọa Izumo xuống Biển Đông (Đất Việt, 26/03/2017)

Trước kế hoạch tàu Izumo xuống Biển Đông, Trung Quốc nhân danh các quốc gia quanh Biển Đông cảnh báo sẽ không để Nhật khiến khu vực dậy sóng.

Kế hoạch

Tuyên bố được phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh đưa ra, nước này sẽ có những biện pháp đáp trả cần thiết nếu Nhật Bản triển khai chiếc tàu chiến lớn nhất của họ, tàu sân bay chở trực thăng Izumo, xuống Biển Đông.

Bà Hoa cáo buộc, Nhật Bản đã và đang tạo nên nhiều vấn đề và gây chia rẽ tại Biển Đông, "gây phản ứng giận dữ từ công chúng Trung Quốc". Tokyo nỗ lực hiện diện quân sự tại Biển Đông đã biểu lộ một mối đe dọa đối với lợi ích của Trung Quốc và gia tăng căng thẳng trong khu vực.

Vị quan chức ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh, các quốc gia ngoài khu vực phải tôn trọng "nỗ lực duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông của Trung Quốc và các quốc gia trong khu vực", đồng thời đe dọa sẽ có những biện pháp đáp trả sự việc này.

ca2

Chiếc tàu Uzumo đầu tiên của Nhật Bản.

Hồi giữa tháng 3/2017, trong lễ tiếp nhận chiếc tàu lớp Izumo thứ mang tên Kaga, Bộ Quốc phòng Nhật Bản tuyên bố, lực lượng phòng vệ trên biển của nước này có kế hoạch sẽ triển khai chiếc tàu sân bay chở trực thăng Izumo hoạt động dài ngày trên biển trong thời gian 3 tháng ở khu vực Biển Đông, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Theo kế hoạch, chiếc tàu chiến lớn nhất của hải quân Nhật Bản sẽ có các điểm dừng chân tại các quốc gia Đông Nam Á trên Biển Đông là Singapore, Indonesia, Philippines và Sri Lanka để kiểm tra khả năng của tàu trước khi tham gia cuộc diễn tập hải quân chung Malabar với Mỹ và Ấn Độ.

Tàu khu trục chở trực thăng (tàu sân bay trực thăng) lớp Izumo là chiến hạm tác chiến viễn dương đa năng hiện đại, có lượng giãn nước lớn hơn tàu sân bay trực thăng HMS Ocean của Anh. Tuy là tàu đổ bộ trực thăng nhưng lớp tàu này được thiết kế theo mô hình hiện đại của tàu đổ bộ tấn công kiểu Mỹ.

Tàu sân bay trực thăng này có đầy đủ tính năng tổng hợp của tàu đổ bộ, tàu chống ngầm, tàu chỉ huy, tàu bổ trợ hậu cần và tàu bệnh viện, khả năng tác chiến nổi trội của nó là năng lực chống ngầm, chống tàu mặt nước, phòng không và năng lực đổ bộ, khiến năng lực tác chiến của Lực lượng tự vệ trên biển của Nhật Bản được nâng lên một tầm cao mới.

Cách dùng của Nhật Bản

Theo nhận định của một số chuyên gia, nguyên nhân khiến Trung Quốc phản ứng mạnh trước kế hoạch tàu Izumo xuống Biển Đông xuất phát bởi sức mạnh hiếm có của bản thân chiếc tàu này và mục đích sử dụng chúng của Nhật Bản chưa thực sữ rõ ràng đang khiến Trung Quốc lo lắng.

Nhật Bản có thể sử dụng Izumo làm phương tiện chuyên chở máy bay trực thăng vận chuyển hải quân đánh bộ, đổ bộ tấn công tầm xa. Các đảo tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc đều có diện tích rất nhỏ, không tiện triển khai mô hình đổ bộ tấn công quy mô lớn, sử dụng nó làm phương tiện vận chuyển trực thăng, sẽ nâng cao hiệu quả của phương thức đổ bộ vuông góc hoặc đổ bộ lập thể.

Tuy nhiên, sử dụng Izumo theo cách này chỉ áp dụng với những đối thủ yếu hơn, không có khả năng tấn công đáp trả, còn gặp những đối thủ mạnh như Trung Quốc, các máy bay chiến đấu và tàu chiến của họ sẽ dễ dàng đối phó với trực thăng đổ bộ và "làm thịt" tàu sân bay này.

Ngoài ra, Nhật Bản có thể sử dụng theo mô hình tàu đổ bộ tấn công, mang theo máy bay chiến đấu cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng F-35B của Mỹ. Cách sử dụng này được một số chuyên gia quân sự ưa chuộng bởi biên chế kiểu này sẽ tăng cường khả năng tấn công vào lục địa của đối phương và kiểm soát không phận trên biển, có vai trò cực kỳ quan trọng tác chiến đổ bộ quy mô lớn.

Hiện nay, Nhật Bản cũng có các tàu đổ bộ trực thăng cỡ lớn lớp Hyuga có khả năng mang theo các máy bay vận tải đổ bộ hạng nặng như MV-22 Osprey, nếu DDH-183 Izumo được sử dụng theo cách thứ nhất sẽ lãng phí chức năng tấn công của một tàu đổ bộ mặt boong phẳng hiện đại.

Căn cứ vào hợp đồng đã ký giữa Bộ Quốc phòng Nhật và chính phủ Mỹ, lô máy bay F-35 đầu tiên sẽ được bàn gia cho Nhật vào năm 2017, nếu Nhật trang bị phiên bản F-35B trên tàu sân bay này, năng lực tác chiến thống nhất không - hải, của lực lượng phòng vệ Nhật sẽ được nâng lên rất mạnh.

Các phương tiện truyền thông Nhật Bản và Trung Quốc đều cho rằng, trong tương lai DDH-183 Izumo sẽ được trang bị F-35B, có tính năng vượt trội so với tiêm kích hạm J-15 của Trung Quốc. Do đó, mỗi tàu lớp Izumo đều có khả năng tấn công cao gấp đôi so với tàu sân bay Trung Quốc.

Vì vậy, sử dụng Izumo theo hướng thứ 2 là hợp lý và cực kỳ hiệu quả, vì hiện nay Nhật chưa có phương tiện mang máy bay tác chiến tầm xa. Nếu các tàu đổ bộ lớp Izumo được sử dụng theo hướng này sẽ là cánh tay nối dài của máy bay Nhật Bản, khống chế toàn bộ không phận biển Hoa Đông.

Trước đây, chuyên gia quân sự Trung Quốc Lý Kiệt cũng đã từng bày tỏ sự quan ngại khi Nhật bản biên chế tàu DDH-183 Izumo và trang bị F-35B. Ông này cho rằng, đây là mô hình tác chiến mà Trung Quốc quan ngại nhất, Izumo sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến cục diện tranh chấp ở Hoa Đông và những vùng biển lân cận.

Tuấn Hưng

********************

Thủ tướng Lý Hiển Long : TPP không phải là tất cả (VOA, 26/03/2017)

ca1

Thủ tướng Singapore Lý Hin Long (trái) phát biểu trong bui hp báo chung vi người đng cp bên phía Vit Nam Nguyn Xuân Phúc.

"Hiệp đnh thương mi xuyên Thái Bình Dương (TPP) quan trng, nhưng nó không phi là cách duy nht đ tăng cường t do thương mi", ông Lý Hin Long, Th tướng Singapore phát biu trong bui hi đàm vi Th tướng Vit Nam Nguyn Xuân Phúc.

Trả li báo chí hôm 24/03 vào lúc kết thúc chuyến công du 4 ngày ti thăm Vit Nam, Th tướng Lý Hin Long cho biết ông "khuyến khích" Vit Nam hãy có hướng tiếp cn "nhìn ti phía trước" đi vi RCEP, Hip đnh Đi tác kinh tế toàn din khu vc đang được bàn tho gia 10 nước ASEAN và Trung Quc, n Đ, Nht Bn, Hàn Quc, Úc và New Zealand.

Nhà lãnh đạo Singapore cho biết nước ông s thông qua TPP bt chp vic Hoa Kỳ đã rút ra khi danh sách 12 nước tham gia Hip đnh này. Phía Vit Nam đã hoãn vic thông qua TPP, nhưng đang theo dõi sát các động thái ca các bên liên quan, ông Lý nói.

Thủ tướng Singapore và người đng cp bên phía Vit Nam cũng mong mun tăng cường kết ni hàng không gia hai quc gia. Mi năm có khong 400.000 lượt du khách Vit đến thăm Singapore và 250.000 người Singapore sang Vit Nam. Ông Lý Hin Long cho rng vic d b các rào cn v du hành cũng như kinh doanh s mang li li ích kinh tế cho c hai nước.

Theo thống kê ca Singapore, thương mi hai chiu gia hai nước năm 2016 gim 8,6% so vi năm 2015, trong đó kim ngạch xut khu ca Vit Nam gim ti 16,1%.

Vấn đ Bin Đông, tuy không nm cao trong ngh trình, nhưng cũng được đưa ra tho lun. C hai phía Vit Nam, Singapore đu cam kết s cng c đoàn kết trong ni b khi ASEAN, xây dng kh năng cho các quốc gia thành viên đ gii quyết các thách thc an ninh truyn thng và phi truyn thng.

Singapore không nằm trong các quc gia có tranh chp trên Bin Đông, nhưng xung đt, nếu xy ra, s nh hưởng nghiêm trng đến đo quc vn ph thuc nhiu vào tuyến hàng hi quan trng này.

Bắc Kinh kêu gọi Hoa Kỳ tôn trọng vùng nhận dạng phòng không (RFA, 23/03/2017)

Bắc Kinh kêu gọi Hoa Kỳ tôn trọng vùng nhân dạng phòng không mà Bắc Kinh quy định ở biển Hoa Đông.

adiz1

Trung tướng Không quân Trung Quốc, Liu Shou-Jen giới thiệu bản đồ Vùng Nhận dạng Phòng không gian (ADIZ) ở Biển Hoa Đông trong một cuộc họp báo ở Đài Bắc vào ngày 2 tháng 12 năm 2013. AFP photo

Lời kêu gọi được Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đưa ra sáng nay, sau khi bản tin của CNN cho biết đài kiểm soát không lưu Trung Quốc cảnh báo một chiếc chiến đấu cơ Mỹ, khi chiếc phi cơ này bay vào vùng nhận dạng phòng không mà Bắc Kinh quy định ở biển Hoa Đông từ hồi 2013.

Trích dẫn tin từ Bộ Tư Lệnh Không Lực Hoa Kỳ Tại Thái Bình Dương, CNN nói vụ việc xảy ra hôm Chủ Nhật vừa rồi, khi chiếc chiến đấu cơ B-1 của Mỹ đang bay gần không phận Nam Hàn thì bị không lưu Trung Quốc cảnh báo là vào vùng nhận dạng phòng không của Hoa Lục.

Vẫn theo CNN, phi công Hoa Kỳ đáp lại rằng chuyến bay là hoạt động thường xuyên mà quân đội Mỹ thực hiện trong không phận quốc tế, và viên phi công không thay đổi đường bay đã được quy định.

Sáng nay khi được hỏi về việc này, phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nói rằng tất cả mọi quốc gia đều có trách nhiêm góp phần xây dựng an ninh, bảo vệ hòa bình, và Hoa Kỳ cũng có vùng nhận dạng phòng không, do đó, phía Mỹ cũng cần phải tôn trọng vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc.

Hồi 2013 Trung Quốc tự ý quy định vùng nhận dạng phòng không ở Hoa Đông, bao trùm khu vực biển đảo mà Bắc Kinh đang tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản.

Ngay tức khắc, Hoa Kỳ và Nhật Bản lên tiếng nói không công nhận quy định của Trung Quốc, do đó, máy bay của Mỹ không thông báo cho Bắc Kinh trước khi bay vào không phận mà Bắc Kinh tự nhận là của họ.

Sau khi Trung Quốc quy định vùng nhận dạng phòng không ở Hoa Đông, nhiều nhà quan sát đưa ra dự báo có thể Bắc Kinh cũng sẽ làm điều tương tự ở Biển Đông, nơi Trung Quốc đang tranh chấp chủ quyền với nhiều nước khác, trong đó có Việt Nam.

********************

Biển Hoa Đông : Bắc Kinh đòi Mỹ tôn trọng vùng phòng không Trung Quốc (RFI, 23/03/2017)

adiz2

Ảnh minh họa : Oanh tạc cơ Mỹ B-1B trên bầu trời Hàn Quốc. Ảnh tháng 9/2016. REUTERS/Kim Hong-Ji

Theo Reuters, đài truyền hình Mỹ CNN, ngày hôm nay, 23/03/2017, đưa tin là các quan chức Trung Quốc đã cảnh cáo một máy bay ném bom chiến lược Mỹ B1 bay gần không phận Hàn Quốc và xâm nhập trái phép vùng nhận diện phòng không của Trung Quốc ở biển Hoa Đông.

Phía Trung Quốc đã ra lệnh cho máy bay Mỹ rời khỏi khu vực này. Tuy nhiên, các phi công Mỹ đã trả lời các kiểm soát viên không lưu Trung Quốc rằng họ đang tiến hành các hoạt động như thông lệ, trong không phận quốc tế và máy bay không thay đổi hành trình.

Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm nay nói rằng bà không nghe thấy thông tin này và đề nghị hỏi bên bộ Quốc Phòng. Tuy nhiên, đại diện bộ Ngoại Giao Trung Quốc bày tỏ hy vọng là các nước khác nên chú ý đến những quan ngại về an ninh của các nước trong khu vực. Hoa Kỳ cũng có các vùng nhận diện phòng không và nếu đúng như thế, thì Mỹ nên tôn trọng các quyền liên quan đến vùng nhận phòng không của Trung Quốc.

Xin nhắc lại, năm 2013, Trung Quốc đã đơn phương thiết lập vùng nhận diện phòng không bao trùm khu vực đang có tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản ở biển Hoa Đông. Bắc Kinh đòi máy bay các nước phải tôn trọng thủ tục liên lạc và nhận diện với chính quyền Trung Quốc trước khi bay vào vùng này. Tuy nhiên, Hoa Kỳ và Nhật Bản không công nhận vùng nhận diện phòng không của Trung Quốc.

Đài Loan phân biệt đối xử công nhân Việt (RFA, 17/03/2017)

Công nhân Việt muốn sang làm việc tại Đài Loan phải trả các chi phí cho công ty môi giới cao do trình độ và ý thức lao động của họ kém hơn.

ldxk1

Công nhân Việt trở về nước tại sân bay Nội Bài hôm 9/2/2016. AFP photo

Đây là nội dung giải trình của Bộ Lao động-Thương binh Xã hội vừa trình Thủ tướng Chính phủ liên quan đến phản ánh của công nhân Việt đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan bị thu phí quá cao, so với công nhân đến từ các nước khác.

Trong nội dung giải trình, Bộ Lao động, thương binh xã hội cho biết Chính quyền Đài Bắc không cho phép các công ty dịch vụ việc làm của Đài Loan thu phí môi giới, nhưng trên thực tế các công ty này thu một mức phí rất cao khi tiếp nhận công nhân xuất khẩu lao động vào Đài Loan, do phải cạnh tranh để được chủ sử dụng ủy quyền tiếp nhận lao động nước ngoài.

Riêng công nhân đến từ Việt Nam phải trả một mức phí cao hơn, từ 3.000 đến 4.000 Mỹ kim, vì theo phía công ty môi giới Đài Loan thì độ và ý thức lao động của công nhân Việt Nam kém hơn so với công nhân đến từ các nước khác, như Philippines và Thái Lan.

Trước phản ánh của công nhân Việt lao động ở Đài Loan là họ phải đóng các khoản chi dịch vụ quá cao, có trường hợp phải đóng mức phí lên đến 6.000 đô la Mỹ, Bộ Lao động, thương binh xã hội cũng cho biết sẽ yêu cầu và giám sát các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong việc thu gọn các khâu tuyển chọn, đào tạo và đưa sang Đài Loan để giảm thiểu chi phí trung gian.

********************

Lao động xuất khẩu bị "chặt" phí cao vọt do ý thức kém (Infonet, 17/03/2017)

Báo cáo giải trình của Bộ Lao động, thương binh và xã hội lên Thủ tướng Chính phủ khẳng định tình trạng thu phí quá cao với các lao động đi xuất khẩu lao động sang Đài Loan là do trình độ, ý thức của lao động Việt Nam kém hơn lao động các nước khác.

Một trong những nguyên nhân mức phí môi giới đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan cao, theo giải thích của các công ty dịch vụ việc làm của Đài Loan là do trình độ, ý thức của lao động Việt Nam kém hơn lao động các nước khác.

Bộ Lao động, thương binh và xã hội cho biết, theo quy định của pháp luật Việt Nam, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam được phép thu của người lao động các khoản : tiền dịch vụ, tiền môi giới, tiền đào tạo, tiền ký quỹ bảo đảm hợp đồng. Ngoài ra, người lao động phải tự chi trả lệ phí cấp hộ chiếu, visa, vé máy bay (một chiều), khám sức khỏe, lý lịch tư pháp, đóng góp Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.

Theo quy định trên, tổng chí phí người lao động phải chi bao gồm cả tiền ký quỹ theo ngành nghề, gồm : Lao động làm việc trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xấp xỉ 5.000 USD/hợp đồng 3 năm ; lao động làm việc trong bệnh viện, trung tâm chăm sóc người già, người tàn tật, xấp xỉ 4.100 USD/hợp đồng 3 năm ; Lao động chăm sóc người già, người bệnh trong gia đình là 2.800 USD/hợp đồng 3 năm ; lao động thuyền viên tàu cá là 2.500 USD/hợp đồng 3 năm.

ldxk2

Một trong những nguyên nhân mức phí môi giới đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan cao là do trình độ, ý thức của lao động Việt Nam kém hơn lao động các nước khác. (Ảnh minh họa)

Bộ Lao động, thương binh và xã hội cho rằng, các mức phí nêu trên là mức người lao động chấp nhận được và có tích lũy ở mức khá sau khi hoàn thành hợp đồng về nước.

Tuy nhiên, trong những năm qua, tình trạng người lao động bị thu phí mức cao hơn quy định diễn ra tương đối phổ biến, xuất hiện ngay từ giai đoạn đầu đưa lao động Việt Nam sang Đài Loan do doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh để giành thị phần từ các nước đã đưa lao động vào Đài Loan trước đó. Thời điểm trước năm 2012, nhiều người lao động bị thu đến 6.000 USD, thậm chí có trường hợp trên 6.000 USD.

Nguyên nhân của việc thu phí cao, Bộ Lao động, thương binh và xã hội cho biết, do luật pháp Đài Loan không cho phép công ty dịch vụ việc làm Đài Loan thu phí môi giới, nhưng do cạnh tranh giữa các công ty này để được chủ sử dụng ủy quyền tiếp nhận lao động nước ngoài dẫn đến việc các công ty dịch vụ phía Đài Loan thường yêu cầu một khoản phí môi giới rất cao mới tiếp nhận lao động đối với tất cả các nước : Lao động Philippines, Thái Lan : 1.000-2.000 USD, Indonesia 2.000 - 3.000 USD, Việt Nam : 3.000 - 4.000 đối với lao động làm việc trong nhà máy ; do vậy phần lớn chi phí của người lao động rơi vào tay các công ty dịch vụ việc làm Đài Loan.

Thứ hai, mức phí môi giới yêu cầu đối với lao động Việt Nam thường cao hơn so với lao động của nước khác, mà theo giải thích của các công ty dịch vụ việc làm của Đài Loan là do trình độ và ý thức của lao động Việt Nam kém hơn lao động các nước khác, tỉ lệ lao động phá bỏ hợp đồng cao mang lại nhiều rủi ro cho bên sử dụng lao động, việc tuân thủ nội quy làm việc và ý thức trong sinh hoạt chưa tốt dẫn đến chi phí quản lý lao động Việt Nam tốn kém hơn.

Nhiều nhà máy tại Đài Loan tuyển dụng lao động nước ngoài vào làm việc với chi phí xuất cảnh thấp thường không chọn lao động Việt Nam một phần vì trình độ tay nghề không đáp ứng, nhưng phần nhiều vì quản lý phức tạp và chi phí quản lý cao hơn.

Việc cạnh tranh với các nước cùng đưa lao động vào Đài Loan để lấy thị phần, đồng thời nội bộ các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của Việt Nam cũng cạnh tranh với nhau theo cách không lành mạnh, chấp nhận trả mức phí môi giới cao hơn các công ty khác để tranh giành hợp đồng, đẩy gánh nặng tài chính cho người lao động

Cuối cùng là do nhu cầu đi làm việc tại Đài Loan của lao động Việt Nam cao, nên nhiều tổ chức, cá nhân không có chức năng xuất khẩu lao động cũng thực hiện các hoạt động cò mồi, môi giới, lừa đảo, thu tiền của người lao động.

Bộ Lao động, thương binh và xã hội cho biết, thời gian tới sẽ giám sát công tác tuyển chọn, đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cần thiết trước khi xuất cảnh đối với người lao động, công tác quản lý và giải quyết phát sinh của lao động tại Đài Loan và việc tuân thủ quy định pháp luật hiện hành trong hoạt động thu phí và giải quyết khiếu nại về chi phí của doanh nghiệp đối với người lao động. Tăng cường hoạt động kiểm tra đột xuất nhằm gia tăng hiệu quả giám sát.

Đặc biệt, Bộ sẽ xây dựng tiêu chí tính tỉ lệ lao động bỏ hợp đồng của doanh nghiệp tại Đài Loan, áp dụng biện pháp tạm dừng đưa lao động sang Đài Loan đối với các doanh nghiệp có tỉ lệ lao động bỏ hợp đồng cao.

Minh Thư

Nhiều phụ nữ Việt Nam sau khi sinh nở phải chịu đựng nhiều áp lực trong cuộc sống, thậm chí có những người rơi vào tình trạng trầm cảm.

phunu1

Một bà mẹ với con nhỏ tại một trung tâm chăm sóc sức khoẻ địa phương ở tỉnh An Giang. AFP photo

Phụ nữ khi lập gia đình ai cũng mong chờ đến ngày được làm mẹ. Trách nhiệm và nghĩa vụ của một người mẹ thiêng liêng, cao cả tới mức người ta gán cho nó hai chữ "thiên chức". Sau hơn chín tháng mang nặng đẻ đau, trải qua bao khó khăn trong giai đoạn thai nghén, người mẹ cuối cùng cũng được ôm ấp con mình trong vòng tay. Tuy nhiên, hạnh phúc mới không kéo dài được bao lâu thì người phụ nữ nói chung và đặc biệt là phụ nữ Việt Nam phải đối mặt với nhiều áp lực khác nhau trong cuộc sống, dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh ngày càng tăng cao ở phụ nữ.

Trước đó bác sĩ Nguyễn Thị Như Ngọc, Phó giám đốc Bệnh viện Hùng Vương, Thành phố Hồ Chí Minh, báo cáo trong đề tài 'Tỷ lệ trầm cảm sau sinh ở phụ nữ Việt Nam đến sinh tại Bệnh viện Hùng Vương' tiết lộ con số gần 41% phụ nữ bị trầm cảm sau sinh. Một nhóm chuyên gia khác cũng thực hiện nghiên cứu tại bệnh viện Từ Dũ cho biết 90% bệnh nhân bị trầm cảm sau sinh ở mức độ vừa hay nặng và 41,2% có ý nghĩ hay hành vi tự tử.

Phụ nữ bị trầm cảm sau sinh đã trở thành một chủ đề thu hút nhiều sự quan tâm trong xã hôi. Theo tìm hiểu của chúng tôi, những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này xuất phát từ những áp lực nhỏ trong cuộc sống hàng ngày của phụ nữ sau khi sinh. Nhưng khi những vấn đề nhỏ không được giải quyết, tâm sự, chia sẻ ; ngày qua ngày những áp lực đó sẽ chồng chất lên nhau khiến nhiều phụ nữ rơi vào trạng thái tuyệt vọng, đau khổ và thậm chí không muốn sống nữa.

Khó khăn về kinh tế

Chị Hà, một người dân quê ở Vĩnh Phúc, chia sẻ với chúng tôi về những nỗi lo lắng thường trực chị phải chịu đựng kể từ khi cậu con trai lọt lòng :

Không biết mọi người thế nào chứ con nhà chị hay ốm đau, rồi quấy khóc vào ban đêm, rồi bướng kinh khủng luôn và nghịch lắm.

Gia đình nhà chị bị có áp lực về kinh tế chưa ổn định và trình độ dân trí kém nên chưa phổ cập để nuôi con theo khoa học hiện đại bây giờ. Muốn sắm sửa cho con nhiều thứ nhưng không có điều kiện để đáp ứng chẳng hạn. Muốn đi học lớp về chăm con nhưng không có điều kiện, rồi thời gian thì còn đi làm. Trình độ dân trí như vậy là thấp vì không nắm bắt được kiến thức nuôi con.

Không có kinh tế thì làm sao sắm sửa được cho con cái tốt nhất. Ví dụ như cái gối đầu chẳng hạn, người ta có điều kiện thì mua cho con cái gối cao su non 400-500 ngàn. Mình chẳng có tiền thì dùng đồ rẻ thôi.

Những tưởng khó khăn về kinh tế, tiền bạc chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của đôi vợ chồng và đứa con nhỏ, nhưng chị Hà cho biết thêm cũng vì không có tiền thuê người trông con để có thể đi làm nên gia đình chị phải chịu cảnh bố mẹ không được sống gần con :

Giờ chưa có điều kiện nên phải đưa con về quê cho ông bà nuôi để đi làm. Xa con, nhớ con !

Gần đây báo chí trong nước cũng liên tục đưa tin về các vụ phụ nữ sau khi sinh con một thời gian tự tử vì quá áp lực với cuộc sống. Có trường hợp một bà mẹ trẻ chỉ còn 24 kg sau khi con chào đời mới được 5 tháng. Chị Liên, ở Yên Bái cũng chia sẻ một câu chuyện khác :

Trước chỗ chị có một mẹ bị trầm cảm mất sớm vì bất đồng về quan điểm nuôi con hiện đại với cổ hủ. Cho con ăn cái này tốt, cái kia không tốt, rồi chuyện kiêng cữ. Nhà chồng cũng khó, con dâu muốn theo ý con dâu, mẹ chồng muốn theo ý mẹ chồng nên bất đồng, sinh ức chế trong bản thân, dẫn đến sữa cũng mất nhiều.

Bất đồng trong cách nuôi con

VIETNAM-POPULATION-SEX-RATIO-BABIES

Các bà mẹ với con nhỏ ở thôn Thổ Hà, tỉnh Bắc Ninh. AFP photo

Nếu chị Hà phải ngược xuôi lo toan những bộn bề về tiền bạc để trang trải cuộc sống, thì chị Liên may mắn hơn vì kinh tế gia đình khá ổn định, có khoản dư dả để lo cho con giai đoạn hậu sinh. Tuy nhiên, áp lực sau sinh của chị lại là câu chuyện khác :

Kinh tế nhà chị cũng tạm ổn, nhưng chỉ có vấn đề ở khác vùng miền nên cách chăm sóc khác. Ở đây thì bảo đẻ xong uống nhiều nước mới có sữa, nhưng ở quê chị bảo phải kiêng nước hết tháng, ra ngoài tháng mới được ăn ít canh từ từ thôi.

Chồng đi làm xa, đêm hôm chăm con cũng vất vả. Con bé con nhà chị mấy tháng đầu nó hay khóc đêm lắm. Đang đi làm mà nghỉ ở nhà với chồng thì không sao, ở với bố mẹ chồng mình không thể thoải mái được. Chồng đi làm xa mình thiếu thốn tình cảm.

Nhiều áp lực khó bày tỏ

Hiện tại có rất nhiều chương trình giáo dục tiền sản dành cho cả người mẹ và người cha, giúp trang bị kiến thức để chăm con tốt hơn và phòng tránh những áp lực dẫn đến trầm cảm sau sinh ở phụ nữ. Các chuyên gia cũng khuyến khích phụ nữ trong quá trình mang thai và sau khi sinh con nên có những người bạn để chia sẻ, tâm sự, vơi bớt đi những gánh nặng trong tâm lý.

Chị Liên cho biết cách chị vượt qua những muộn phiền khi nuôi con thơ :

Tự vượt qua mọi chuyện thôi. Lâu lâu chuyện vui còn kể được với bố mẹ đẻ chứ chuyện buồn kể với mẹ đẻ thì mẹ lại sốt ruột nên chẳng kể với mẹ được nhiều, chỉ kể với chồng thôi. Chồng mà không thông cảm thì là điều lớn nhất. Ở trên chị, có gia đình, chồng được chiều quen rồi, vì gia đình có 5 chị em gái, có mỗi anh này là con trai. Lấy vợ về, vợ mà cãi một cái là đi mách các chị ấy, các chị lại xâu vào chửi vợ anh ấy. Thành ra bị cô lập, chị ấy trầm cảm mãi mới vượt qua được.

Nếu chồng không hiểu mình thì trầm cảm dễ xảy ra lắm. Sau sinh nhạy cảm lắm, lại hay tủi thân. Hơi động một cái là nước mắt ứa ra rồi, buồn chán lắm.

Chúng tôi trò chuyện với một bà mẹ bỉm sữa khác là chị Tâm ở Thái Bình. Chị may mắn được làm dâu một gia đình có điều kiện nên không phải lo lắng gánh nặng tài chính khi nuôi con. Nhưng sống giữa vùng nông thôn còn lạc hậu, một phụ nữ trẻ như chị khó kiếm được công ăn việc làm để được độc lập về kinh tế. Suốt nhiều năm nay chị chung sống với gia đình chồng, con còn nhỏ không thể tay xách nách mang ra ngoài xã hội kiếm tiền. Mọi khoản chi phí trong cuộc sống phụ thuộc hết vào gia đình chồng. Chị chia sẻ trong sự buồn chán :

Cuộc sống sau khi sinh của mình khá là vất vả. Sau khi sinh thì ở nhà nuôi con không có việc gì làm. Nhiều lúc cảm thấy mình bị phụ thuộc, không được tự do. Muốn làm gì cũng không có tiền. Nên phụ nữ sau khi sinh hay bị trầm cảm. Một thời gian mình cũng bị trầm cảm vì cái đó. Rồi những lúc con quấy khóc, chồng không hiểu cho, không biết cách chăm con nên có một mình mình vất vả chăm con thôi nên nhiều lúc mệt mỏi. Áp lực vậy nhưng không tìm được người chia sẻ, nhà ngoại thì ở xa, một mình mình tự túc nuôi con nhiều lúc áp lực lắm.

003854

Các bà mẹ được hướng dẫn cách chăm sóc con tại bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, tại Sài Gòn. AFP photo

Nhiều phụ nữ Việt Nam luôn đặt câu hỏi rằng tại sao cũng là phụ nữ, cũng cùng cảnh con thơ như nhau mà người phương Tây nuôi con nhàn hạ đến như vậy. Có lẽ một phần do đa số phụ nữ phương Tây đều có công ăn việc làm, mức sống cao hơn cũng như có kế hoạch cụ thể trước khi sinh con, họ chuẩn bị cả về mặt vật chất và tinh thần nên sau khi sinh cuộc sống có phần an nhàn hơn.

Một khía cạnh khác mà khó có thể phủ nhận là do phụ nữ Việt còn phải gắn bó với truyền thống "làm dâu" đã lâu đời trong văn hóa người Việt. Phụ nữ Việt lấy chồng nhiều người phải chung sống, phụng dưỡng bố mẹ chồng, thậm chí là cả anh em của chồng. Những mâu thuẫn vì thiếu hòa hợp trong lối sống với gia đình chồng dễ đẩy người phụ nữ sau sinh vốn nhạy cảm vào tình trạng "tủi thân".

Chị An, ở Quảng Ninh, tâm sự về sự mệt mỏi khi sống dưới một mái nhà nhiều thế hệ khác nhau :

Nhà chồng có bố mẹ chồng và ba anh em trai. Ăn uống, tắm giặt ... tất cả dùng chung hết. Đi làm về để tiền ra mua thức ăn và sinh hoạt riêng ra đình mình. Có bếp riêng nhưng khi ăn thì bê vào trong phòng ngủ của mình. Ăn xong thì ở ngoài chỗ nhà tắm thì rửa ráy chung ở đó. Hai chú kia cũng có vợ và mỗi người đẻ hai đứa con.

Cũng giống như phần lớn phụ nữ khác, chị An cũng phải đối mặt với áp lực tiền bạc khi ở nhà chăm con không thể phụ chồng lo làm ăn kinh tế :

Tại vì không đi làm, phải ở nhà bế con. Không đi làm công nhân viên chức nhà nước, lao động tự do nên phải bế con cho tới lúc con cứng cáp thì mới đi làm được. Ở nhà không đi làm được nên không có tiền sinh hoạt. Tất cả phụ thuộc vào số tiền chồng làm ra. Một mình chồng phải nuôi hai vợ chồng và hai đứa con. Áp lực kinh tế tiền tài là gánh nặng thứ nhất đó.

Áp lực về tâm lý

Ngoài những áp lực được những người mẹ đang nuôi con nhỏ trực tiếp chia sẻ, phụ nữ sau sinh cũng có thể bị trầm cảm do trải qua những đau đớn trong quá trình sinh nở, tâm lý nghĩ mình xấu đi sau khi sinh, và những bối rối về trách nhiệm làm mẹ. Những người phụ nữ không được hạnh phúc trong hôn nhân, hoặc không được gia đình, xã hội giúp đỡ cũng rất dễ nảy sinh phẫn uất.

Tuy nhiên, có thể nói những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh trầm cảm ở phụ nữ Việt Nam sau sinh là nỗi lo toan về kinh tế và những mâu thuẫn trong gia đình do truyền thống sống chung cùng gia đình chồng một phần gây nên.

Ở những vùng nông thôn nơi mà kiến thức người dân chưa được cải thiện, phụ nữ lập gia đình thường bị áp lực phải sinh con ngay dù chưa sẵn sàng về mọi mặt, vì người xưa quan niệm "trời sinh voi, trời sinh cỏ". Đây là quan niệm sai lầm khiến phụ nữ phải đối mặt với sự mỏi mệt, lo toan trăm bề vì sinh con khi chưa có sự chuẩn bị, kế hoạch rõ ràng.

Chừng nào những vấn đề này được khắc phục thì khi đó phụ nữ Việt Nam sẽ không còn nhiều người lâm vào tình cảnh chán chường, đau khổ sau khi sinh con.

Lan Hương, phóng viên RFA