Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

12/11/2020

Đại hội 13 : Ông Nguyễn Xuân Phúc đang vận động tranh cử ?

Nhiều tác giả

Trả lại rừng cho thế hệ con cháu mai sau…

Diễm My, VNTB, 13/11/2020

Hãy trả lại rừng cho thế hệ con cháu mai sau… Tôi muốn nhìn thấy ảnh chim chóc, muôn thú sinh sôi nảy nở trong các cánh rừng trồng.

rung1

Ấn Độ có một người đàn ông đã bỏ ra 30 năm trong đời chỉ để đi trồng cây. Một việc làm tự nguyện xuất phát từ việc thấy rắn chết khô trên lớp đất cát khô cằn. Ông Jadav Payeng, một mình đã trồng được 550 hecta rừng.

Nhờ ông Jadav Payeng, rừng Molai giờ đây có cả hổ Bengal, tê giác ấn, các loài bò sát, trên một trăm loài hươu, ngoài ra còn có rất nhiều thỏ, chim cư ngụ. Trong khu rừng trồng này có các loại cây như trâm bầu, bằng lăng, cây hoàng anh, phượng vĩ, cây hợp hoan, cây mán đỉa, cây gạo và rất nhiều tre.

Năm 2008 đã có một bầy voi rừng khoảng 100 con kéo về khu rừng này và mỗi năm chúng lại quay trở lại và ở lại đó khoảng 6 tháng. Cũng đã có 10 con voi con được sinh ra trong các khu rừng nhân tạo này.

Ông Jadav Payeng chỉ chăm chỉ trồng rừng từ lòng trắc ẩn cho loài rắn mà kết quả mang lại thật phi thường.

Cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đã tiêu tốn hàng tỷ đô la cho các dự án trồng rừng để đạt chỉ tiêu phủ xanh đồi trọc bên cạnh phá cho bằng hết những rừng nguyên sinh, rừng tự nhiên, cây bản địa nhưng kết quả lại thật thảm hại.

Trồng rừng ở Trung Quốc : dục tốc bất đạt

Các trận lũ lụt năm 1998 do mưa lớn và nạn phá rừng trầm trọng đã khiến hơn 4.000 người bị thiệt mạng ở miền nam Trung Quốc. Để giảm thiểu tai nạn tương tự như vậy, Trung Quốc đã đề ra chính sách trồng cây gây rừng đầy tham vọng nhằm giữ đất và cải tạo đất đai.

Thoạt nhìn thì chính sách này cũng có vẻ thành công. Đến năm 2013, Chương trình trồng cây xanh đại trà của Trung Quốc đã thuyết phục nông dân trồng hơn 69,2 triệu cây. Đến năm 2015, độ che phủ cây ở Trung Quốc đã tăng 32%.

Với mục đích tạo ra rừng phủ xanh Trung Quốc, hàng năm người dân Trung Quốc mọi tầng lớp hăng hái tham gia trồng rừng trong hàng chục năm qua với hàng tỷ cây xanh. Trung Quốc xem ra rất tự hào về thành công của chương trìng 1 tỷ cây xanh này. Nhưng những khu rừng trồng này lại được xem là những bước đi dục tốc bất đạt.

Các loại cây được chọn cho các rừng cây độc canh là những loại cây mau lớn để nhanh chóng đạt được độ phủ xanh, hay chọn lựa các loại cây ngoại lai không phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu cộng với việc thiếu kiến thức và trồng rừng, chăm sóc rừng và tham vọng quá lớn đã khiến cho các khu rừng trồng này dễ nhiễm bệnh và không đạt được sự đa dạng sinh học cần thiết.

Rất nhiều rừng độc canh như rừng keo, rừng bạch đàn, rừng tuyết tùng được trồng khắp nơi. Trồng rừng được cho là sự thành công bền vững thế nhưng trong rừng trồng lại không có chim cũng chẳng có ong.

Nghiên cứu các loài chim và ong – những chỉ số quan trọng của đa dạng sinh học – trên các vùng đất có rừng gần đây ở tỉnh Tứ Xuyên, nhà nghiên cứu Hua và các đồng nghiệp nhận thấy đất trồng trọt hỗ trợ đa dạng sinh học nhiều hơn là các cánh rừng thay thế.

Những khu rừng độc canh hầu như không có chim và ong, trong khi những khu rừng với một số vài loài cây thì tốt hơn một chút. Tuy nhiên, ong sinh sống ở vùng đất canh tác không phục hồi hơn là trong rừng, thậm chí là rừng hỗn giao mới trồng.

Số chim sinh trú trong rừng trồng cũng ít hơn từ 17 đến 61% so với rừng tự nhiên. Nguyên nhân có thể là do không có sự đa dạng về tài nguyên, thức ăn và nơi là tổ cho chim chóc.

Những khu rừng như vậy đã được gọi là "sa mạc xanh", tuy có kích thước ấn tượng, khả năng tạo ra khí oxy nhưng lại không thu hút được các loài động vật. Các chuyện gia Trung Quốc cũng đang e ngại rằng một số loài chim sẽ biến mất và không bao giờ quay trở lại.

Rừng trồng ở Việt Nam : không có một con gì sống được ở đó

Ông Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng đã biện hộ rằng : "Khu vực đó rừng nhiều lắm chứ không phải không có rừng, các đồng chí xem ảnh kìa… Như vậy công tác trồng rừng ở nước ta rất tốt. Một số nơi phá rừng nhiều, chủ yếu ở Tây Nguyên vì bà con di cư vào nhiều, tìm nguồn phát triển kinh tế nên không kiểm soát được rừng. Nhưng có những vùng như Trung bộ, Đông bắc… bây giờ rừng phủ kín"

Ông Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết trong 20 năm qua rừng tự nhiên ở Việt Nam đã tăng thêm 1,3 triệu héc ta.

Ông Bộ trưởng cũng đã thừa nhận rằng : "Tuy nhiên, chất lượng rừng tự nhiên chưa được tốt, trong 10,3 triệu ha rừng tự nhiên thì chỉ có 15% là rừng giàu về trữ lượng, 50% là rừng trung bình và 35% là rừng nghèo kiệt".

Trồng nhiều rừng như vậy nhưng sao lại vẫn còn 30% rừng nghèo kiệt, 50% rừng trung bình, trong số đó không biết có bao nhiêu là rừng cây cao su, cà phê và cây tiêu.

Giáo sư Tiến sĩ khoa học Nguyễn Ngọc Lung (Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng) cho biết rừng cao su, cà phê không có thảm thực vật, trong khi đối với rừng, thứ con người cần nhất là thảm thực vật để giữ nước và chống sạt lở, chứ không phải bóng mát hay gỗ.

Vậy thì chẳng lẽ cả Phó Thủ tướng lẫn bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường lại không hay biết gì về các nghiên cứu, khuyến cáo hay đề nghị của các nhà chuyên môn mà chỉ biết chỉ đạo trồng rừng phủ xanh như kiểu Trung Quốc. Lấy số lượng để đè bẹp chất lượng cho đến khi vỡ lở ra mới biết rằng "Tính cả rừng cao su, cà phê, tiêu vào tỉ lệ che phủ rừng thì việc xảy ra lũ lớn, lũ quét… như thời gian qua chính là một bài học" ?

Tất cả những báo cáo chỉ cho thấy bà con đã sống được từ rừng trồng ra sao, thu nhập cao như thế nào. Thậm chí có nơi còn phá cả rừng tự nhiên để biến thành rừng trồng để có thu nhập. Nhưng cứ nhìn vào những hình ảnh rừng trồng có thể thấy những rừng cây độc canh như keo, bạch đàn… mà không hề có thảm thực vật.

rung2

Đã có ban bệ nào đi xác định xem có con chim hay con ong nào sống được trong những khu rừng trồng này ? Hay chỉ đến khi Đại biểu Ksor H’Bơ Khăp cho biết "không có một con gì sống được" ở trong rừng cao su đó thì mới vỡ lẽ rằng rừng trồng chỉ là trồng cho có ?

Thôi trồng cây dối

Ông Nguyễn Xuân Cường cho biết "Quốc hội yêu cầu tới đây rừng tự nhiên phải có chính sách khoanh nuôi, bảo vệ, tăng hơn nữa định mức để người dân tham gia trồng rừng, chăm sóc rừng để bảo đảm rừng ngày càng bảo đảm bộ giàu về sinh học và trữ lượng rừng phải tăng lên. Đối với rừng trồng cũng phải thay đổi bằng kết cấu cây trồng lâu năm, cơ cấu cây trồng hài hòa, đặc biệt chú ý các cây trồng bản địa".

Có nghĩa là Quốc hội đã biết được những sai lầm trồng rừng trên cả nước. Câu hỏi đặt ra là phải làm gì để khắc phục tình trạng này ?

Đơn giản có thể bắt đầu từ việc trồng cây trung thực chứ không phải trồng cây để làm quay phim, chụp hình lưu niệm như mỗi độ xuân về. Lãnh đạo các cấp ở Việt Nam thường hô hào tết trồng cây mỗi đầu năm, mỗi khi lãnh đạo cấp cao đi thăm một đơn vị quan trọng nào đó thì cũng có hoạt động trồng cây. Thế nhưng những cây mà họ trồng là cây gì ?

Hãy điểm qua các hình ảnh quan chức trồng cây trên mạng internet sẽ thấy khoảng dăm bảy chục người đứng quanh vài ba vị lãnh đạo áo quần là lượt, cầm trên những cây cuốc xẻng và gàu tưới nước mới tinh. Họ ra sức tưới và xúc đất đổ vào những gốc cây dễ có đến ít ra cả chục năm tuổi hay hơn đã có sẵn ở đó từ bao giờ. Vậy là xong cái lễ "trồng cây" dối.

rung3 

Hãy ngưng việc trồng cây độc canh, hãy ngưng giao rừng để làm giàu mà hãy nghĩ đến một tương lai xa hơn, bắt đầu từ việc làm xuất phát từ trái tim nhân hậu, chứ đừng khoác lác nữa.

Các vị lãnh đạo cũng hãy tự nhìn thẳng vào kết quả của những cánh rừng trồng trong hàng chục năm qua để dũng cảm thừa nhận sai lầm và đưa ra kế sách trồng rừng trước khi quá muộn.

Ông Phó thủ tướng bảo các đồng chí hãy xem ảnh kia, rừng của mình còn nhiều lắm …

Vâng tôi cũng xem ảnh ông Phó thủ tướng ạ.

Tôi chỉ thấy rừng đã bị vạt sạch trên google maps ở vô số vùng đất trên khắp cõi Việt Nam.

Tôi thấy ảnh dân tôi ngụp lặn trong mưa lũ. Tôi thấy ảnh dân tôi bị đất lở vùi chết sống tức tưởi. Tôi thấy ảnh những khu rừng trồng không có lấy một cọng cỏ. Tôi thấy những gốc cây ứa nhựa uất ức.

Hãy trả lại rừng cho thế hệ con cháu mai sau… Tôi muốn nhìn thấy ảnh chim chóc, muôn thú sinh sôi nảy nở trong các cánh rừng trồng.

Diễm My

Nguồn : VNTB, 13/11/2020

**************************

Căn cứ nào cho chỉ tiêu tăng trưởng GDP 6% năm 2021 của Việt Nam ?

RFA, 12/11/2020

Thông qua mục tiêu GDP 6% trong năm 2021

Với mục tiêu đề ra tăng trưởng GDP năm 2021 đạt 6%, Quốc hội đề nghị Chính phủ thực hiện đồng bộ các chương trình đề ra, theo dõi sát tình hình trong nước và quốc tế để chủ động chuẩn bị phương án, kịch bản, biện pháp, đối sách ứng phó kịp thời, hiệu quả.

gdp1

Gạo xuất khẩu của Việt Nam.- AFP

Quốc hội Việt Nam đồng thời yêu cầu tất cả bộ ngành và địa phương tiếp tục thực hiện hiệu quả các giải pháp phòng chống và giảm thiểu thiệt hại từ đại dịch Covid-19 và các dịch bệnh. Đặc biệt, cần phải đẩy nhanh việc nghiên cứu, hợp tác quốc tế trong sản xuất vaccine và có giải pháp để người dân tiếp cận vaccine phòng dịch Covid-19 sớm nhất.

Trước đó, tại phiên họp thường kỳ tháng 7/2020 của Chính phủ, diễn ra hồi đầu tháng 8 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết Chính phủ Hà Nội chú trọng đạt mục tiêu kép "vừa chống dịch, vừa tăng trưởng kinh tế". Tuy nhiên, mức độ dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2020 được thảo luận tại phiên họp này là phải điều chỉnh theo 3 kịch bản tương ứng lần lượt 3%, 4% và 1,5%, thay mục tiêu ban đầu được đề ra là hơn 6%.

Thực tiễn thế nào ?

Truyền thông Nhà nước Việt Nam dẫn số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy đã có gần 69 ngàn doanh nghiệp đóng cửa và ngừng hoạt động, vì Covid-19 trong 8 tháng đầu năm 2020. Và số người lao động bị tác động bởi dịch bệnh này lên đến 32 triệu người. Đây là con số thất nghiệp kỷ lục tại Việt Nam, tăng cao nhất trong một thập niên qua.

Đại diện Công ty TNHH Thái An, một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, vào tối ngày 12/11 chia sẻ với RFA :

"Xu thế giá cả xuống thấp so với những năm trước đây. Sản phẩm thì khó tiêu thụ. Trong lĩnh vực công nghiệp thì khó khăn nhiều lắm. Tôi làm về sản phẩm hữu cơ thì cũng được thuận lợi và hoạt động bình thường. Nhưng nói chung, doanh nghiệp nào ở Việt Nam cũng bị khó khăn về vốn. Và hiệu ứng domino ngã theo tình hình chung hết".

Bà Nguyễn Thị Ba, nhân viên quản lý thuộc một công ty tư nhân kinh doanh đa ngành nghề, có trụ sở chính tại Sài Gòn, cho RFA biết công ty bị gặp khó khăn rất nhiều và buộc phải nợ lương nhân viên trong nhiều tháng.

Bà Ba cho rằng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trong năm 2021 không thể lạc quan được và trước mắt trong Quý I/2021 vẫn chưa thể vực dậy nỗi.

"Nói chung là không thể dự đoán được, tại vì tình hình này giống như bàn cờ domino vậy, 1 quân cờ ngã là ngã hết. Nếu như tất cả các nước trên thế giới đang bị dịch, không mở cửa và nếu như năm sau mà dịch Covid-19 vẫn chưa hết thì sao ? Trong nội địa, chỉ trong tháng 10 mà có 5-6 cơn bão tới thì thủy hải sản cũng không đánh bắt được. Nông nghiệp cũng không phát triển được. Du lịch cũng không triển khai được. Người trồng cà phê, tiêu mà không bán được thì lấy đâu ra tiền để đi du lịch ? Doanh nghiệp nợ lương thì mùa hè, nhân viên làm gì có tiền để đi chơi ở đâu ? Mở cửa cho khách du lịch nước ngoài vào thì chấp nhận đối đầu dịch Covid-19 tiếp hay sao ? Nói chung, nếu qua năm sau mà kinh tế vực dậy được thì bằng cách nào ? Bằng niềm tin thôi, chứ thực tế thì không ai dám chắc điều gì hết".

Nhận định của chuyên gia

Đài RFA ghi nhận giới doanh nghiệp trong nước phản ánh gặp nhiều trở ngại trong việc tiếp cận các gói hỗ trợ từ Chính phủ để tiếp tục duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh, trong bối cảnh Covid-19 vẫn chưa được khống chế.

Mặc dù vậy, Ngân hàng Thế giới-World Bank (WB) ghi nhận kinh tế Việt Nam, dù chịu ảnh hưởng của Covid-19 trong nửa đầu năm 2020, nhưng vẫn giữ được viễn cảnh tích cực trước mắt và trong trung hạn.

Trong một báo cáo công bố vào cuối tháng 7, WB đánh giá mức tăng trưởng kinh tế dự báo 2,8% của Việt Nam trong năm 2020, được xếp hạng Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế đứng thứ 5 thế giới.

WB đưa ra 2 kịch bản đối với mức độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tùy vào tình hình thế giới được từng bước cải thiện, các hoạt động kinh tế sẽ phục hồi trong ngắn hạn như thế nào. Trong trường hợp thuận lợi, nền kinh tế Việt Nam sẽ đạt tăng trưởng khoảng 2,8% cho cả năm 2020 và 6,8% trong năm 2021. Còn ngược lại, nền kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng khoảng 1,5% trong năm 2020 và 4,5% trong năm 2021.

Chuyên gia tài chính-kinh tế độc lập, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, cho rằng chỉ tiêu tăng trưởng GDP 6% trong năm 2021 mà Quốc hội Việt Nam đề ra sẽ có thể khả thi trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát và còn tùy thuộc tình hình chính trị và kinh tế thế giới lấy lại đà phục hồi trong năm tới.

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu phân tích có hai vấn đề quan trọng mà Việt Nam phải đối diện :

"Thứ nhất, nếu dịch Covid-19 trên thế giới trở nên nghiêm trọng hơn trong những tháng tới và trong năm 2021 cũng chưa kiểm soát được dịch bệnh, mà nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc rất nhiều vào nền kinh tế thế giới và xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2019 lại gần gấp đôi GDP. Thành ra, Việt Nam lệ thuộc vào thế giới mà thế giới lao đao thì chắc chắn sẽ tác động đến xuất nhập khẩu của Việt Nam. Do đó, GDP của Việt Nam sẽ bị tác động".

Vấn đề thứ hai, theo tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, là còn tùy vào tình hình chính trị tại Hoa Kỳ. Trong trường hợp Mỹ bị khủng hoảng chính trị thì hậu quả là kinh tế bị khủng hoảng theo. Sự khủng hoảng đó sẽ tác động đến mức tăng trưởng GDP của Việt Nam, bởi do Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Trong khi đó, nhà quan sát tình hình Việt Nam-tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nêu lên nhận định của ông với RFA rằng :

"Không thể nói là lạc quan vì cơ sở của nó là không rõ. Hồi năm 2019, họ đặt ra chỉ tiêu cho năm 2020 là 6,7%. Thế nhưng do Covid-19 thì xóa hết chỉ tiêu đó và đặt ra con số đạt đến 3%. Con số này thì không ai tin được. Trên cơ sở này sang năm thì người ta giả định tình trạng bình thường mới, tức là vẫn còn dịch bệnh thì làm sao mà đạt được 6% ?"

Mọi dự báo đều mang tính tương đối ngay cả khi thực tế không có nhiều biến động và diễn tiến thuận lợi. Trong khi đó tình hình thế giới hiện nay còn nhiều chuyển biến ngoài khả năng kiểm soát của các quốc gia.

Nguồn : RFA, 12/11/2020

************************

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc : "Thu nhập đầu người Việt Nam tăng gần 145%"

BBC, 10/11/2020

Trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng 10/11, trước câu hỏi của một số đại biểu về 'mục tiêu kép', Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc nói đó là việc giữ không để dịch Covid-19 lây lan trong khi đảm bảo không tăng trưởng âm.

Ông Phúc nhấn mạnh rằng trong nhiệm kỳ vừa qua của Quốc hội, thu nhập đầu người bình quân của Việt Nam tăng gần 145%, tương đương gần 9000 đôla theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới.

"Tính chung trong gần nhiệm kỳ qua, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng gần 145%. Nhìn trên tiêu chuẩn của Ngân hàng thế giới so sánh mức sống với các nước trên thế giới, thu nhập của người dân chúng ta đã tương đương gần 9.000 đô-la (tính theo ngang bằng sức mua)".

Vẫn trích nguồn từ Ngân hàng Thế giới, ông Phúc nói rằng lớp trung lưu của Việt Nam hiện nay xấp xỉ dân số của một số quốc gia trong nhóm "4 con hổ Châu Á" cộng lại. Và đến năm 2045 thì tầng lớp trung lưu Việt Nam sẽ chiếm trên 50% dân số - tức tương đương dân số của Hàn Quốc.

Thuộc 'những nền kinh tế mới nổi thành công nhất'

Ông Phúc cũng trình bày báo cáo về kết quả đạt được trong các lĩnh vực trong năm 2020.

Trong đó ông cho hay Việt Nam được coi là một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất, theo tạp chí The Economist tháng 8/2020. Còn theo Ngân hàng Thế giới thì VIệt Nam nằm trong top 10.

Riêng năm 2020, Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng cao nhất ở mức khá, dù phải đối mặt với nhiều thách thức như hạn mặn ở Đồng bằng Sông Cửu Long, sự cố môi trường Formosa, thiên tai…

Kết quả là trong nâm năm vừa qua, Việt Nam đã tạo ra hơn 1200 tỷ đôla GDP trên nền tảng 'kinh tế vĩ mô ổn định'.

Mặc dù chịu tác động của dịch Covid-19, nhiều nền kinh tế suy thoái nhưng Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng dương ở mức khá, có địa phương đạt mức tăng trưởng GDP kỷ lục.

Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 9,8% xuống dưới 3% và cần nỗ lực để giảm nghèo bền vững đặc biệt ở nông thôn, miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số.

Nhấn mạnh rằng những thành tựu đạt được là do nỗ lực 'bằng cả trái tim và khối óc', nhưng ông Phúc cũng nói 'trăn trở' vì vẫn còn cảnh trẻ phải đu dây vượt sông tới trường, chèo thuyền đi học.

Theo số liệu ông Phúc đưa ra, trong năm 2012, nếu Việt Nam đạt mức tăng trưởng 6% thì sẽ thu được 1,34 triệu tỉ đồng, giảm 170.000 tỉ đồng so với 2020.

Về giải pháp bố trí ngân sách cho đầu tư, phát triển khi mức tăng trưởng và nguồn thu ngân sách giảm, ông Phúc yêu cầu phải tiết kiệm chi ngân sách, nhất là những việc không cần thiết như họp hành, tiếp khách… Cương quyết đảm bảo bội chi ngân sách không vượt quá 4%.

'Không để ai bị bỏ rơi do chi phí vaccine cao'

Vẫn liên quan đến vấn đề 'mục tiêu kép', ông Phúc đề cập đến vaccine, nói cần phải 'quan tâm hơn' để chủ động chống dịch.

Ông cho rằng Việt Nam đã kiểm soát được sự lây lan của dịch và giảm thiểu tác hại của Covid-19, cho thấy 'tính ưu việt của hệ thống y tế công lập nước ta'.

Tuy nhiên ông cho rằng cần hạn chế thương mại hóa ngành y tế một cách quá mức như hiện nay. Đồng thời hứa cải thiện tình trạng quá tải bệnh viện, "nỗ lực để không ai bị bỏ rơi do chi phí vaccine cao" vượt khả năng chi trả của người dân.

Ông Phúc đồng thời nhấn mạnh việc tăng trưởng kinh tế không tiếp xúc, kêu gọi đẩy mạnh làm y tế, giáo dục, du lịch online...

Việc đưa đường sắt Cát Linh - Hà Đông đi vào hoạt động sau nhiều năm 'đắp chiếu' và khởi công một số hạng mục của sân bay Long Thành cũng được ông Phúc nhắc tới như một trong các giải pháp tăng cường rải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt là vốn ODA để tạo việc làm, đẩy nhanh đầu tư các hạng mục trọng điểm.

Trồng một tỷ cây xanh

Đề cập đến các cơn bão vừa qua gây lũ lụt, thiệt hại nặng về người và tài sản ở nhiều tỉnh miền Trung, ông Phúc nói ông 'bàng hoàng' khi thấy nhiều thi thể trẻ em được đưa ra khỏi các vụ sạt lở núi ở Phước Lộc (Phước Sơn, Quảng Nam) vừa qua.

Ông Phúc nói nguyên nhân còn gây tranh cãi, trong đó có nguyên nhân do con người và thủy điện nhỏ.

Để khắc phục ,Thủ tướng Phúc hứa sẽ cho trồng hơn một tỷ cây xanh để phủ rừng và đô thị trong năm năm tới.

Về vấn đề này, trong phiên chất vấn Bộ trưởng Tài nguyên Trần Hồng Hà hôm 6/11, nữ đại biểu trẻ của Gia Lai, bà Ksor H'Bơ Khăp, đã gay gắt phản biện khi ông này nói lũ lụt vừa qua là do đứt gãy địa chất.

Bà Ksor H'Bơ Khăp yêu cầu phải xem lại thủy điện nhỏ để hạn chế chặt phá rừng, đồng thời phủ nhận việc cho rằng diện tích che phủ rừng Việt Nam đang tăng lên. Bởi nhìn trên ảnh vệ tinh, rõ ràng độ che phủ rừng của Việt Nam kém hẳn Lào và Campuchia. Trong khi đó, các rừng như rừng cây cao su không thể tính là rừng tự nhiên, vì chúng độc hại, ăn mòn dinh dưỡng của đất, chứ không có tác dụng lá phổi điều hòa không khí và hệ sinh thái như rừng tự nhiên.

Về vấn đề văn hóa từ chức, cũng được chính đại biểu Ksor H'Bơ Khăp chất vấn hôm 6/11 và một số đại biểu khác nêu hôm 10/11, ông Phúc nói đã có luật quy định. Những cán bộ lãnh đạo không đủ năng lực, thì "được thôi nhiệm vụ", hoặc "chủ động xin thôi nhiệm vụ". Nhưng để thành 'văn hóa' thì cần "phát huy tinh thần nêu gương của cán bộ, lãnh đạo".

Nguồn : BBC, 10/11/2020

********************

Ch xem Tng bí thư và Th tướng nói thit hay nói… chơi !

Trân Văn, VOA 10/11/2020

- Tháng 6 năm 2015, khi tham dĐi hi Đi biu toàn quc ca Liên hip các Hi Khoa hc - K thut Vit Nam(VUSTA), ông Nguyn Phú Trng, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam (nay kiêm nhim thêm vai trò Ch tch nước), kêu gi :Các nhà khoa hc cn n lc, phn đu hơn na cho s nghip phát trin nhanh và bn vng ca đt nướcĐó cũng là lý do ông Trng đ ngh VUSTA phitp hp đi ngũ tham mưu cho đng và nhà nước, thc hin các hot đng tư vn, phn bin, giám đnh xã hi trong vic xây dng đường li, chính sách phát trin đt nước (1).

phuc1

Phát biểu trước Đại hội VUSTA tháng 6/2015, ông Nguyn Phú Trng nói đầu tư xây dựng đội ngũ trí thức là đầu tư cho phát triển bền vững.

- Tháng 12 năm 2019, trước khi tuyên b bế mc Hi ngh gia chính ph vi chính quyn các đa phương, ông Nguyn Xuân Phúc, Th tướng Vit Nam, nhn mnh : Chính ph phi tiếp thu "bn bài hc, năm nhim v" mà Tổng bí thư - Ch tch nước Nguyn Phú Trng đã nêu. Không ngng đi mi tư duy xây dng, hoàn thin và thc thi chính sách pháp lut. Gii phóng mi năng lc sn xut. Đng thi không đánh đi môi trường, văn hóa và văn minh xã hi ly kinh tế… Cp y, chính quyn, đoàn th phi quan tâm hơn đến môi trường sng, môi trường văn hóa và văn minh xã hi (2).

- Tháng 8 năm 2015, Hi ngh thành lpLiên minh Phòng chng các bnh không lây nhim Vit Nam (Vietnam Non-Commuincable Diseases Prevention and Control Alliance - NCDs-VN)din ra ti Hà Ni.NCDs-VN là thành viên ca NCDs toàn cu và vic ra đi caNCDs-VN được qung bá là bước tiến quan trng mà t chc xã hi dân s đã làm nhm h tr chính ph trong lĩnh vc y tế.Ti hi ngh va k, các t chc xã hi dân s tham giaNCDs-VN cùng son - gii thiu Kế hoch hành đng, Quy chế hot đng có đi din quc hi, chính ph, Ban Tuyên giáo ca Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, T chc Y tế Thế gii (WHO) góp ý (3).

Phi gii thiu như thế đ thyNCDs-VN là ca "ta", không phi ca ch" và NCDs-VN hi đ các tiêu chun nhm đáp ng s mong mi, đ ngh ca Tổng bí thư - Ch tch Nhà nước, Th tướng v tham mưu, phn bin, bo v môi trường

***

16 hi chuyên ngành, t chc nghiên cu khoa hc và ba cá nhân thucNCDs-VN va gi mt kiến ngh cho tp th lãnh đo cao nht ca Nhà nước Cng hòa XHCN Vit Nam,đ ngh hoãn phiên hp thông qua D lut Bo v môi trường mi (D lut Môi trường) mà theo d kiến s din ra vào ngày 11 tháng 11, khi Quc hi Vit Nam Khóa 14 hp k th 10... Trong trường hp, phiên hp vn din ra theo lch,NCDs-VN đ ngh các đi biu Quc hi hành đng đ ngăn chn nguy cơ môi trường thoái hóa, nh hưởng ti sc khỏe toàn dân, sc khỏe môi trường sinh thái, đe da phát trin bn vng.

NCDs-VN nhn đnh : D lut Môi trường thiếu logic trong cu trúc, không rõ ràng v tm nhìn và mc tiêu phát trin môi trường bn vng. Không c th nhng đim có th và phi c th v quyn và trách nhim ca mi ch th trong bo v môi trường,

NCDs-VN nhn mnh s lo ngi đc bit khini dung th hin vai trò ca cng đng trong d lut rt yếu, thiếu minh bch, gây chng chéo và khó buc các t chc nhà nước gii trình trách nhim trong t chc đánh giá tác đng môi trường t các d án can thip cng đng. Không lut hóa vai trò giám sát và phn bin đc lp ca các t chc khoa hc ngoài B Tài nguyên và môi trường.

Nguyên tc bi hoàn tn hi môi trường ca người gây ô nhim không được lut hóa rõ ràng như chiến lược căn bn phòng nga hành vi xâm hi môi trường. Hoàn toàn không th hin nguyên lý bo v môi trường, an toàn môi sinh cho các ch th con người - đng, thc vt có trong môi trường trong chiến lược lng ghép - hip đng "Mt sc kho" đã được đưa vào chương trình ca B Tài nguyên và môi trường cách nay hơn mt thp k.

D lut Môi trường không làm rõ được cơ chế x lý vic cơ quan nhà nước, đc bit là B Tài nguyên và môi trường không hoàn thành trách nhim tuân th các chiến lược bo đm s n đnh phát trin ca h thng môi trường sinh thái trước nhng d án can thip môi trường.

Đây có l là ln đu tiên, mt liên minh nhiu hi chuyên ngành, t chc nghiên cu khoa hc, cá nhân đ ngh tp th lãnh đo cao nht ca nhà nước đánh giá và loi ngay ra khi h thng lãnh đo các B Tài nguyên và môi trường, B Tư Pháp, V Pháp lut - Văn phòng chính ph, Thường trc y ban Khoa hc - Công ngh - Môi trường ca Quc hi nhng nhân s yếu kém v đo đc công v đã to ra Báo cáo s 599 /BC-UBTVQH14 (22/10/2020) "Gii trình tiếp thu, chnh lý D lut Môi trường", bi đó là đu mi che đy nhng th đon tinh vi, to ra mt d lut không tuân th nguyên lý làm lut môi trường cho mc tiêu phát trin bn vng đt nước.

NCDs-VN gii thiu chín nguyên lý cơ bn cho lut môi trường trong thế k 21 :Minh bch và gii trình trách nhim (the accountability and transparency principle). Cnh giác an toàn là tiêu chí hàng đu (the precautionary principle). D phòng xuyên sut (prevention principles). Người gây ô nhim phi bi hoàn tn hi môi trường ("the Polluter Pays" principle). Lng ghép, tích hp, đng b hóa (the integration principle). Phát trin bn vng (the environmental sustainability principle). To điu kin cho cng đng tham gia (the public participation principle). Trách nhim xuyên biên gii(cross-border responsibility principle). Công bng và sòng phng trách nhim ca thế h trước vi thế h sau(equity and equality principle).

NCDs-VN cũng nhc li Chương trình "Mt sc khe(phi hp, lng ghép chăm sóc và bo v gia sc khỏe con người - sc khỏe đng vt - sc khỏe môi trường) mà các b Nông nghip - Phát trin nông thôn, Tài nguyên và môi trường, Y tế khi đng t 2005, vi s h tr ca USAID, các t chc ca Liên Hip Quc (UNDP, UNEF, WHO) và s tham gia đông đo ca các t chc phi chính ph c trong ln ngoài Vit Nam đ t đó kêu gicác đi biu Quc hi phê phán nhng vi phm nng n c v khoa hc, đo đc tn ti trong cu trúc và ni dung ca d tho hin nay.

Đi chiếu d tho hin nay vichín nguyên lý cơ bn cho lut môi trường trong thế k 21 và Chương trình "Mt sc khe" s thy đ ngh ca NCDs-VN -,loi b nhng nhân s kém phm cht mi bo đm d tho trình Quc hi trong k hp ti (5/2021) tuân th các nguyên lý khoa hc môi trường sinh thái và phát trin bn vng, làm cơ s pháp lý cho toàn xã hi hp tác gii quyết tt nhng th thách thc tế đang gây thoái hóa nghiêm trng môi trường t nhiên ca Vit Nam - là đáng ngm.

***

Ngày mai (11/11/2020) Quc hi có hoãn phiên hp thông qua D lut Môi trường ? Nhng đ ngh caNCDs-VN có được h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam quan tâm và D lut Môi trường hin nay s phi son li hay vn được nht trí biến thành lut ? Liu nhng cá nhân liên quan đến vic bt chp nguyên lý, thc tế, nguyn vng ca c gii chuyên môn v môi trường, sinh thái ln dân chúng, son mt b lut khiếnNCDs-VN phi phn ng quyết lit như thế s b loi b hay vn yên v ?

Không ai biết ! Thôi thì ráng ch thêm mt khong thi gian rt ngn na đ có thêm cơ s xác đnh, nhng điu ông Trng, ông Phúc thường xuyên lp đi, lp li vtrí thc, tham mưu, phn bin, môi trường, phát trin bn vng là thit hay nói cho vui.

Trân Văn

Nguồn : VOA, 10/11/2020

Chú thích

(1) https://plo.vn/thoi-su/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-doi-ngu-tri-thuc-can-tich-cuc-phan-bien-559707.html

(2) http://baochinhphu.vn/Hoat-dong-cua-lanh-dao-Dang-Nha-nuoc/Thu-tuong-Khong-danh-doi-moi-truong-van-hoa-van-minh-xa-hoi-de-lay-kinh-te/383913.vgp

(3) https://suckhoedoisong.vn/thanh-lap-lien-minh-phong-chong-benh-khong-lay-nhiem-o-viet-nam-n103575.html

(4) https://www.facebook.com/trantuanrtccd/posts/10219249537004226

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Diễm My, Trân Văn, RFA tiếng Việt, BBC tiếng Việt
Read 635 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)