Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Biển Đông : Úc, EU tăng cường hợp tác chống các hành động "gây bất ổn"

Mai Vân, 27/11/2020

Ngày 26/11/2020, thủ tướng Úc và các lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu (EU) đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh trực tuyến để bàn về quan hệ song phương. Trong bản thông cáo chung đúc kết hội nghị, được công bố cùng ngày, ngoài các vấn đề y tế, kinh tế, thương mại…, hai bên còn đặc biệt nêu bật quyết tâm tăng cường hợp tác trong lãnh vực an ninh tại vùng Châu Á Thái Bình Dương, trong đó có việc chống các "hành động gây bất ổn" tại Biển Đông.

eu1

Chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel chủ trì cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến Úc-UE ngày 26/11/2020, Bruxelles, Bỉ.  Reuters – Johanna Geron

Bản thông cáo chung, được ký kết giữa thủ tướng Úc Scott Morrison và chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel cùng với chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen, bao gồm 17 điểm, trong đó có điểm thứ 10 được dành cho việc khẳng định quyết tâm "tăng cường hợp tác" để thúc đẩy "an ninh và thịnh vượng" tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Riêng về Biển Đông, các lãnh đạo Úc và Liên Âu đã bày tỏ nỗi "quan ngại sâu sắc về những hành động đơn phương và gây bất ổn" trong vùng biển này, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc "tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển".

Dù bản thông cáo không nêu đích danh nước nào gây bất ổn định, nhưng theo giới quan sát, rõ ràng là Úc và Liên Âu ám chỉ đến Trung Quốc, nước càng lúc càng có thêm nhiều động thái hung hăng trên Biển Đông nhằm áp đặt các yêu sách chủ quyền rộng khắp của họ.

Trung Quốc đánh thuế cao lên rượu vang Úc

Thượng đỉnh Úc-Liên Hiệp Châu Âu mở ra trong bối cảnh quan hệ Canberra-Bắc Kinh đang rất căng thẳng, với việc Trung Quốc ngày càng lớn tiếng hù dọa và ban hành một số biện pháp trừng phạt thương mại nhắm vào Úc, mà quyết định mới nhất được loan báo hôm nay, 27/11.

Theo bộ Thương mại Trung Quốc, ngay từ cuối tuần này, rượu vang nhập khẩu từ Úc vào Trung Quốc sẽ bị áp thuế chống bán phá giá lên đến hơn 100%.

Trước rượu vang, Bắc Kinh đã áp dụng một loạt biện pháp trừng phạt thương mại khác nhắm vào hàng nhập từ Úc, từ than, đồng, cho đến lúa mạch, thịt bò.

Theo các nhà phân tích, Trung Quốc đã dùng biện pháp trừng phạt kinh tế để trả đũa việc Canberra cấm tập đoàn viễn thông Trung Quốc Hoa Vi phát triển mạng 5G ở nước Úc, cũng như việc thủ tướng Úc Scott Morrison kêu gọi điều tra nguồn gốc dịch Covid-19 xuất xứ từ Vũ Hán.

Mai Vân

********************

Biển Đông : Philippines kêu gọi ASEAN đoàn kết

Thanh Hà, RFI, 26/11/2020

Phát biểu tại một diễn đàn an ninh ngày 25/11/2020 bộ trưởng Quốc Phòng Philippines khẳng đỉnh : ASEAN cần đoàn kết và có một tiếng nói chung để bảo đảm ổn định tại Biển Đông vào lúc căng thẳng Mỹ và Trung Quốc gia tăng. Manila lo ngại rủi ro xảy ra xung đột vũ trang ở Biển Đông.

eu2

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana.  AP - Bullit Marquez

Ông Delfin Lorenzana phát biểu nhân dịp tham dự một hội nghị về an ninh tổ chức tại Philippines. Theo bộ trưởng Quốc Phòng Lorenzana, tiếng nói của ASEAN chỉ có trọng lượng nếu như 10 nước thành viên có cùng quan điểm và hành xử với tư cách là "một khối".

Giới phân tích cho rằng đây là một tuyên bố hiếm có và điều này chứng tỏ ASEAN thực sự lo ngại trước một sự đối đầu càng lúc càng rõ rệt giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Ngoài ra, lãnh đạo bộ Quốc Phòng Philippines cũng cho biết từ tháng 5/2020 tranh chấp Biển Đông là chủ đề được khối ASEAN cùng các đối tác như Nhật, Úc, Pháp và kể cả Hoa Kỳ cùng Trung Quốc liên tục thảo luận. Điều này cho thấy "Biển Đông là một hồ sơ quan trọng đối với rất nhiều quốc gia". Tụy nhiên, tình hình khu vực không thể hạ nhiệt nếu như "Trung Quốc tiếp tục tố cáo Mỹ và nhiều quốc gia khác có những hành động khiêu khích và gây bất ổn... trong lúc mà phương Tây tìm cách ngân chận ảnh hưởng của Trung Quốc ở Biển Đông".

Reuters nhắc lại Bắc Kinh đã liên tục tăng cường sự hiện trong vùng biển có tranh chấp này và các cuộc tập trận càng lúc càng dồn dập khiến tình hình thêm bất ổn.

Thanh Hà

Published in Châu Á

Mới đây, Trung Quốc đã tổ chức một Hội thảo với chủ đề "Hợp tác Hàng hải và Quản trị Đại dương" kéo dài 2 ngày với sự tham gia của các diễn giả đến từ Mỹ và các quốc gia có yêu sách ở Biển Đông, trong đó có cả đại biểu từ Philippines và Việt Nam. Trong hai ngày 16-17/11, Học viện Ngoại giao cũng tổ chức hội thảo riêng tại Hà Nội với chủ đề "Duy trì Hòa bình và Hợp tác trong thời kỳ biến động".

khoahoc1

Một tàu cá Trung Quốc neo đậu ở bãi Scarborough ở Biển Đông hôm 6/4/2017 - Reuters

Trong vùng Biển Đông đầy bất ổn và đe dọa như hiện nay, vấn đề suy kiệt môi trường biển vẫn là trung tâm của các cuộc thảo luận khoa học và chính sách khi ngày càng có nhiều nhà sinh vật biển và nhà hải dương học lên tiếng báo động về hiện tượng axit hóa, đa dạng sinh học bị tàn phá, tác động của biến đổi khí hậu, các rạn san hô bị huỷ hoại và nghề đánh bắt thủy hải sản bị đe dọa nghiêm trọng. Chính vì những vấn đề này, ngày càng có nhiều nhà khoa học về biển của Trung Quốc và Việt Nam muốn coi Biển Đông là một nền tảng lý tưởng để thúc đẩy hợp tác khu vực. "Thủy triều" đang nâng các "con tàu" khảo sát nghiên cứu khoa học lên trên phạm vi chính trị và tuyên bố chủ quyền. Nó mang đến cho vùng biển có nhiều biến động này nhiều giải pháp trọng tâm hơn cho nền hòa bình lâu dài và bền vững của khu vực.

Các chương trình nghị sự tương tự cũng diễn ra tương ứng với sự bắt đầu của Thập kỷ Khoa học Đại dương vì sự Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc năm 2021, đưa ra một quy trình tổng thể, tạo cơ hội cho các cá nhân tham gia và mang tính toàn cầu trong cách tiếp cận của nó. Cũng giống như đại dịch Covid-19 hiện nay đòi hỏi một cách tiếp cận hợp tác và hài hòa để thử nghiệm lâm sàng, mở rộng quy mô và phân phối, môi trường ở Biển Đông đòi hỏi sự hợp tác khoa học chu đáo đối với việc quản lý nghề cá, bảo tồn sinh thái của các rạn san hô và truy cập mở vào dữ liệu đại dương.

Hội thảo 2 ngày ở Trung Quốc được tổ chức tại Hải Khẩu, thủ phủ tỉnh Hải Nam, dưới sự đồng chủ trì của Viện Nghiên cứu Quốc gia về Biển Hoa Nam (NISCSS) và Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc-Đông Nam Á về Biển Hoa Nam (CSARC). Tại hội thảo này, Fu Ying, Chủ tịch Trung tâm Chiến lược và An ninh Quốc tế tại Đại học Thanh Hoa, đã lưu ý với hơn 500 người tham dự tại chỗ và trực tuyến về "nhu cầu cấp thiết phải cải thiện quản trị toàn cầu và nâng cao hiệu quả của các cơ chế phối hợp quốc tế, đó cũng là trường hợp của quản trị đại dương". Điều trớ trêu đối với Hà Nội là sự kiện xúc tiến hợp tác hàng hải diễn ra gần một bến cảng mới, nơi đóng quân của các lực lượng dân quân biển của Trung Quốc và gần với quần đảo Trường Sa đang tranh chấp.

Trong hơn một thập kỷ qua, Trung Quốc đã đưa tuyên bố yêu sách một cách phi lý đối với 90% diện tích Biển Đông, coi đây là lãnh thổ có chủ quyền của họ, dựa trên cái gọi là "Đường 9 đoạn". Greg Poling, Giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), nói : "Tôi nghĩ rằng trong số các vấn đề của CSARC, chúng bao gồm cả an ninh truyền thống và phi truyền thống, bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, an toàn hàng hải và thông tin liên lạc trên biển, phát triển chung và quản lý tài nguyên thiên nhiên, ngăn ngừa và quản lý khủng hoảng". Tuy nhiên, Poling cũng lưu ý thêm rằng ngay cả khi ngụy trang bằng chiêu bài nghiên cứu khoa học biển, Trung Quốc vẫn tiến hành các hoạt động phục vụ mục đích kinh tế và/hoặc quân sự của họ.

Chủ nghĩa bành trướng hàng hải mạnh mẽ của Bắc Kinh được thể hiện rõ qua đội tàu hải quân, các lực lượng tuần duyên và bán quân sự hiện đại liên tiếp đâm tàu đánh cá, quấy rối các cuộc khảo sát thăm dò dầu khí, xây dựng các tiền đồn quân sự trên các đảo san hô bồi lấp và tổ chức các cuộc tập trận.

Trong suốt thời gian vừa qua, kéo dài từ năm 2019 tới nay, các tàu "nghiên cứu khoa học" của Trung Quốc vẫn ngang nhiên xâm phạm các vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á khác như Philippines, Indonesia, Malaysia và Việt Nam.

Mới đây, Chính phủ Trung Quốc còn công bố dự thảo luật hải cảnh với mục tiêu thông qua dự luật này trong năm nay. Mặc dù Chính phủ Trung Quốc tuyên bố rằng dự thảo luật này nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên dưới biển và ngành ngư nghiệp Trung Quốc, tuy nhiên nó cũng là dấu hiệu báo trước các vụ xâm phạm vùng biển của các quốc gia ven Biển Đông và Biển Hoa Đông do tàu Trung Quốc thực hiện sẽ tăng lên trong thời gian tới đây.

Đặc biệt, Điều 19 của dự luật trao quyền cho lực lượng hải cảnh Trung Quốc, bao gồm cả việc sử dụng vũ khí, khi chủ quyền quốc gia, quyền chủ quyền và quyền tài phán bị các tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài xâm phạm bất hợp pháp trên biển hoặc đối mặt với nguy cơ sắp bị xâm phạm bất hợp pháp. Dự luật cũng làm rõ những loại vũ khí- cầm tay, trên tàu hoặc trên không- có thể được sử dụng trong các trường hợp khác nhau.

Dự thảo luật hải cảnh Trung Quốc cũng cho phép lực lượng hải cảnh đưa các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã bồi lấp, cải tạo và xây dựng trên Biển Đông (trong đó có 7 thực thể tại quần đảo Trường Sa và một số thực thể tại quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam) vào trong phạm vi bảo vệ của lực lượng này, cho phép họ tham gia thực thi pháp luật trên tất cả các vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và cả trên không. Thậm chí, dự luật còn cho phép hải cảnh Trung Quốc dỡ bỏ các công trình do nước ngoài xây dựng tại những vùng biển thuộc "quyền quản lý" của lực lượng này. Ngoài ra, dự thảo luật hải cảnh còn cho phép hải cảnh được tịch thu và tiêu hủy tàu nước ngoài nếu họ "xâm phạm trái phép vùng biển" của Trung Quốc.

Tính tới cuối năm 2019, số tàu tuần tra của lực lượng hải cảnh Trung Quốc là khoảng 130 chiếc, gấp 2 lần so với số tàu của JCG (66 chiếc). Một số tàu hải cảnh Trung Quốc trên 10.000 tấn đã được trang bị các loại pháo cỡ 76mm.

Các hội thảo về Biển Đông đã đưa ra nhiều đề xuất tập trung vào các sáng kiến quản lý biển giữa các nhà khoa học, cộng đồng và công chúng để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, phá hủy rạn san hô, mất đa dạng sinh học, ô nhiễm và cạn kiệt nguồn thủy sản. Tuy nhiên, Li Mingjiang, Phó giáo sư tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S Rajaratnam (RSIS), Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore, nói : "Tôi nghi ngờ sự hợp tác như vậy sẽ phát triển đáng kể trong những năm tới, vì các tranh chấp ở Biển Đông là một trở ngại lớn cho việc đó". Có lẽ, chuyên gia này đã chưa nói hết vấn đề, bởi vì cho đến nay, Trung Quốc vẫn luôn là bên khiến cho biển Đông rơi vào tình trạng căng thẳng. Dư luận quốc tế vẫn đang lo ngại khả năng Trung Quốc sẽ tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Đông để phục vụ các tham vọng của họ. Với các hành động hung hăng, khiêu khích của Trung Quốc như vậy, rất khó có cơ hội để hợp tác trong việc thực hiện các sáng kiến khoa học mà các nhà khoa học đã đề xuất.

Lý Anh Trìu

Nguồn : RFA, 18/11/2020

Published in Diễn đàn

Indonesia đưa bộ chỉ huy tác chiến Hải quân đến quần đảo Natuna

Trọng Thành, RFI, 24/11/2020

Chính quyền Indonesia quyết định tăng cường khả năng tác chiến của lực lượng Hải quân, để đối phó với nguy cơ từ Trung Quốc. Một lãnh đạo Hải quân Indonesia thông báo bộ chỉ huy lực lượng tác chiến của Hải quân nước này sẽ chuyển về quần đảo Natuna, khu vực mà tàu cá và tàu Hải quân Trung Quốc nhiều lần xâm nhập trong những năm gần đây.

bd1

Quân đội Indonesia được tăng cường khả năng tác chiến trên đảo Natuna. Ảnh minh họa chụp tháng 02/2020.  AFP - Handout

Hãng thông tấn Anadolu cho hay, phát biểu trước báo giới hôm 23/11/2020, tổng tham mưu trưởng Hải quân Indonesia, đô đốc Yudo Margono cho biết trụ sở của Hạm đội 1 kể từ giờ sẽ được chuyển từ thủ đô Jakarta về quần đảo Natuna. Các đơn vị của Hạm đội 1 có nhiệm vụ sẵn sàng tác chiến trên biển, bảo đảm việc tuân thủ luật pháp trên biển và bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Nói chuyện với báo giới, tổng tham mưu trưởng Hải quân Indonesia cho biết, quyết định này cho phép triển khai nhanh chóng chiến hạm để "phản ứng kịp thời" trước các sự cố bất ngờ. Việc Jakarta tăng cường lực lượng hải quân tại quần đảo Natuna ở Biển Đông diễn ra vào lúc căng thẳng gia tăng với Trung Quốc tại khu vực này.

Yêu sách chủ quyền "đường 9 đoạn" của Trung Quốc bao gồm cả một phần vùng đặc quyền kinh tế xung quanh quần đảo Natuna. Tháng 1/2020, Indonesia huy động lực lượng chưa từng thấy, gồm 120 tàu đánh cá, cùng tàu chiến, phi cơ để ngăn chặn sự xâm nhập của tàu cá Trung Quốc có tàu hải cảnh Trung Quốc hộ tống tại khu vực quần đảo Natuna. Tháng 5/2020, Jakarta đã gửi công hàm đến Liên Hiệp Quốc bác bỏ yêu sách "đường 9 đoạn" của Trung Quốc, vốn đã bị Tòa Trọng Tài Thường Trực bác bỏ hồi 2016, trong vụ kiện của Philippines. Tháng 7/2020, 24 tàu chiến của Indonesia đã tham gia cuộc tập trận 4 ngày ở Biển Đông nhằm thách thức các yêu sách "đường 9 đoạn" của Bắc Kinh. 

Trọng Thành

Nguồn : RFI, 24/11/2020

*********************

Đài Loan tự đóng tàu ngầm để đối phó với Trung Quốc

Thụy My, RFI, 24/11/2020

Tổng thống Thái Anh Văn ngày 24/11/2020 loan báo Đài Loan sẽ tự đóng các tàu ngầm để bảo vệ chủ quyền trước Trung Quốc, một dự án quan trọng được Hoa Kỳ hỗ trợ.

bd2

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn trong lễ phát lệnh khởi công đóng tàu ngầm tại Cao Hùng, Đài Loan, ngày 24/11/2020.  Reuters - Ann Wang

Trong lễ khởi công tại thành phố cảng Cao Hùng, có sự hiện diện của ông Brent Christensen, thực chất là đại sứ Mỹ, bà Thái Anh Văn tuyên bố đây là một quyết định "lịch sử", sau khi đã vượt qua được "nhiều thử thách và nghi ngờ". Bà nói : "Dự án này chứng tỏ quyết tâm cao độ của Đài Loan nhằm bảo vệ chủ quyền. Tàu ngầm rất quan trọng để tăng cường năng lực chiến đấu của hải quân, nhằm răn đe các tàu địch bao vây Đài Loan".

Tập đoàn Đài Loan CSBC cho biết sẽ giao chiếc tàu ngầm đầu tiên vào năm 2025, trong số 8 chiếc được đặt hàng. Chủ tịch tập đoàn nói rằng đã gặp phải rất nhiều khó khăn, nhất là việc mua thiết bị và những cản trở từ các thế lực bên ngoài.

Hải quân Đài Loan hiện có bốn tàu ngầm, trong đó có hai chiếc sản xuất tại Mỹ từ thập niên 40, không thể nào so sánh được với hạm đội hùng hậu của Trung Quốc gồm cả những tàu chiến trang bị vũ khí nguyên tử và cả hàng không mẫu hạm.

Trong những thập niên qua, hòn đảo này đầu tư rất lớn vào kỹ nghệ quốc phòng, do Bắc Kinh gây áp lực lên những nước bán vũ khí cho Đài Loan. Năm 2018, chính quyền Donald Trump đã bật đèn xanh cho các nhà sản xuất Mỹ tham gia cung cấp, nhưng không rõ là những công ty nào.

Quân đội Trung Quốc không ngừng đe dọa Đài Loan, với việc gia tăng các hoạt động quân sự sát hòn đảo. Năm nay các máy bay tiêm kích Trung Quốc đã nhiều lần xâm nhập vùng nhận diện phòng không của Đài Loan. Nhiều nhà quan sát lo ngại nguy cơ Bắc Kinh sẽ đánh chiếm Đài Loan nhân kỷ niệm 100 năm thành lập đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) đã "cực lực phản đối" mọi sự hợp tác quân sự giữa Đài Bắc và Washington, nhấn mạnh vấn đề Đài Loan là "hết sức nhạy cảm". Trước đó Reuters hôm Chủ nhật dẫn hai nguồn tin cho biết đô đốc Michael Studeman, phụ trách tình báo quân sự Mỹ tại Châu Á-Thái Bình Dương đã bất ngờ đến thăm Đài Loan.

Thụy My

Nguồn : RFI, 24/11/2020

**********************

Chỉ huy tình báo Bộ Tư Lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ đến Đài Loan

Tú Anh, RFI, 23/11/2020

Theo Reuters, tướng hải quân Mỹ Michael Studerman đã âm thầm đến Đài Bắc vào chiều Chủ Nhật 22/11/2020. Đến sáng hôm nay, thủ tướng Đài Loan Tô Trinh Xương mới xác nhận chuyến viếng thăm bất ngờ của một lãnh đạo tình báo Mỹ thuộc Bộ Tư Lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương. Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc đe dọa trả đũa.

bd3

Khu trục hạm Mỹ USS Barry (DDG 52) đi qua eo biển Đài Loan để tiến vào Biển Đông ngày 21/11/2020. Ảnh US Navy.  © USS Barry (DDG 52) - Seaman Molly Crawford

Đề đốc Michael Studerman, chỉ huy trưởng đơn vị tình báo J2 Bộ Tư Lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, đã đến phi trường Tùng Sơn, Đài Bắc. Chuyến viếng thăm của viên tướng Mỹ hai sao chỉ được Đài Loan, qua trả lời báo chí của thủ tướng Tô Trinh Xương, xác nhận vào sáng thứ Hai, kèm theo lời giải thích : "Phải đặt nhà hàng, món ăn đãi khách, chuẩn bị xong rồi mới báo cáo với dân chúng". 

Lịch trình thăm viếng của tướng tình báo Michael Studerman tại Đài Loan không được thông báo, nhưng theo Reuters, sự kiện chính quyền Donald Trump tăng cường trợ giúp Đài Loan trên nhiều mặt đã gây phản ứng tức giận tại Bắc Kinh.

Trong cuộc họp báo sáng nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tuyên bố "kiên quyết chống lại mọi hình thức trao đổi giữa Mỹ và Đài Loan hay quan hệ quân sự". Phát ngôn viên này đe dọa thêm : "Trung Quốc sẽ theo dõi diễn biến tình hình và sẽ có hành động chính đáng để trả đũa".

USS Barry trở lại Biển Đông

Trong khi đó, Hải quân Hoa Kỳ tiếp tục duy trì hiện diện thường xuyên tại Biển Đông. Theo thông tin của Hạm Đội 7, khu trục hạm USS Barry, thuộc hải đội khu trục hạm số 15, đã trở lại Biển Đông với nhiệm vụ được giao phó là bảo vệ an ninh hàng hải và ổn định trong khu vực.

Trong năm nay, khu trục hạm trang bị tên lửa hành trình này từ Nhật Bản đã bốn lần băng qua eo biển Đài Loan để xuống Biển Đông.

Tú Anh

Nguồn : RFI, 23/11/2020

**********************

Trung Quốc chỉ trích Mỹ gây mất ổn định Biển Đông

RFA, 24/11/2020

Đại sứ quán Trung Quốc ở hai nước Philippines và Việt Nam hôm 24/11 đã đồng loạt lên tiếng chỉ trích Hoa Kỳ đang gây mất ổn định tình hình Biển Đông và chia rẽ Trung Quốc với các nước láng giềng.

bd4

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Robert O'Brien phát biểu tại Học viện Ngoại giao ở Hà Nội hôm 21/11/2020 - Đại sứ quán Mỹ

Tuyên bố này của hai Đại sứ quán được đưa ra sau chuyến thăm mới đây của Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Robert O’Brien đến Việt Nam và Philippines.

Bài viết của Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội đăng trên Fanpage nói rằng phát biểu của ông O’Brien tại Việt Nam là "hoàn toàn đi ngược lại sự thật khách quan, chứa đầy tư duy chiến tranh lạnh và thành kiến ý thức hệ mạnh mẽ".

Phát biểu tại Học viện Ngoại giao ở Hà Nội hôm 21/11, ông O’Brien đã nói đến mưu đồ của Trung Quốc trong các hành động nhằm kiểm soát sông Mekong và Biển Đông : "Từ biển Đông đến lưu vực sông Mekong, những nguồn tài nguyên phong phú dồi dào của đất nước các bạn thuộc về con cháu của các bạn".

Quyền thừa hưởng những nguồn tài nguyên này không thể bị cướp mất chỉ đơn giản vì một nước láng giềng lớn hơn và thèm muốn những gì thuộc về các bạn".

Ông O’Brien đồng thời cũng khẳng định cam kết của Mỹ với các nước trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương : "Hoa Kỳ có một lập trường vững chắc phản đối sự cưỡng ép bắt nạt của Trung Quốc tại biển Đông và các mối đe dọa an ninh trong khu vực Mekong".

Bài viết của Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội khẳng định Trung Quốc luôn tuân thủ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển" (UNCLOS), đồng thời khẳng định Trung Quốc đang làm việc với các nước ASEAN để giải quyết các vấn đề ở Biển Đông một cách hòa bình, không liên quan đến Mỹ.

Đại sứ quán Trung Quốc cũng cáo buộc Mỹ đã đặt vấn đề sông Mekong để vu khống Trung Quốc, phóng đại cái gọi là "mối đe doạ từ Trung Quốc", mục đích để chia rẽ mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước thuộc khu vực sông Mekong.

Cũng trong ngày 24/11, Việt Nam và Hoa Kỳ đã tổ chức đối thoại trực tuyến chính sách quốc phòng Việt - Mỹ 2020. Hai bên đã cam kết sẽ tiếp tục hợp tác, thúc đẩy quan hệ quốc phòng song phương, hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh.

Nguồn : RFA, 24/11/2020

**********************

Mỹ cam kết giúp Philippines bảo vệ chủ quyền

Tú Anh, RFI, 23/11/2020

Cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Mỹ đến Manila ngày 23/11/2020 với lời khẳng định sẽ giúp Philippines chống lại các mối đe dọa biển đảo từ Trung Quốc. Robert O’Brien nhắc đến bổn phận của Mỹ qua hiệp ước phòng thủ hỗ tương Mỹ-Phi từ năm 1951.

bd5

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Robert O'Brien và ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. tại lễ trao đạn dược, vũ khí của Mỹ cho Philippines tại Bộ Ngoại giao Philippines ở Pasay City, vùng thủ đô Manila (Philippines), ngày 23/11/2020.  Reuters – Eloisa Lopez

Sau chuyến viếng thăm Việt Nam, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ đến Manila. Trong buổi lễ trao tặng cho quân đội Philippines nhiều loại vũ khí mới, được tổ chức trong ngày thứ Hai với sự hiện diện của Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr, ông Robert O’Brien tuyên bố Hoa Kỳ "sẽ bảo vệ chủ quyền quốc gia và các nguồn tài nguyên trên biển của Philippines đúng theo quy định của luật quốc tế".

Lập trường của Mỹ tại Biển Đông, cũng theo ông Robert O’Brien, đã được ngoại trưởng Mike Pompeo xác quyết trong tuyên bố hồi tháng Hai năm nay : "Mọi cuộc tấn công quân sự vào quân đội Philippines, vào phi cơ hay thương thuyền của nước này trong vùng Biển Đông, sẽ buộc Hoa Kỳ thực hiện bổn phận tương trợ phòng thủ với Philippines".

Ngoài hiệp định 1951, cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Mỹ còn xác quyết là Washington ủng hộ quyết định của Tòa Trọng Tài Thường trực La Haye công bố ngày 12/07/2016 sau khi xem xét lập trường của Philippines, bác bỏ các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông.

Đánh động tinh thần tự hào của người dân Philippines, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ nhấn mạnh "tài nguyên thiên nhiên của Philippines là của thế hệ con, cháu của qúy vị … mà không thuộc một nước nào khác, dù lớn hơn hay mạnh hơn Philippines, cũng không thể bị chiếm đoạt và mang đi được", theo tường thuật của báo mạng Inquier.net.

Viện trợ vũ khí

Cũng theo nguồn tin này, vũ khí mới của Mỹ viện trợ cho quân đội Philippines trị giá 18 triệu đô la gồm bom thường, bom bộc phá hầm bê tông, tên lửa TOW 2A. Theo tuyên bố của ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr, số vũ khí này được tổng thống Donald Trump hứa tặng cho Philippines để chống khủng bố Hồi Giáo nhân cuộc điện đàm hồi tháng Tư năm nay với tổng thống Duterte.

Tú Anh

Nguồn : RFI, 23/11/2020

*********************

Hoa Kỳ cung cấp tên lửa, gia hạn cam kết bảo vệ Philippines

RFA, 23/11/2020

Hoa Kỳ đã cung cấp tên lửa dẫn đường và các vũ khí khác để giúp Philippines chiến đấu với các tay súng liên kết cùng Nhà nước Hồi giáo và gia hạn hiệp ước cam kết bảo vệ đồng minh nếu nước này bị tấn công ở vùng Biển Đông, mà Manila gọi là Biển Tây Philippines. AP đưa tin hôm 23/11/2020.

bd6

Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Robert O'Brien (phải) và Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodoro Locsin tại văn phòng Bộ Ngoại giao ở Manila vào ngày 23/11/2020. AFP

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ, Robert O’Brien đã đại diện cho Tổng thống Donald Trump thông báo như vậy tại Manila. Chính quyền của Tổng thống Trump cam kết cung cấp số tên lửa trị giá 18 triệu USD trong cuộc điện đàm với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte vào tháng 4 vừa qua.

Trong phát biểu của mình về việc cung cấp tên lửa cho Manila, ông O'Brien đã trích dẫn vai trò của chính quyền Trump trong việc đánh bại nhóm Nhà nước Hồi giáo ở Trung Đông và vụ giết thủ lĩnh của nhóm này, Abu Bakr al-Baghdadi, ở Syria năm ngoái, và tiếp tục cam kết giúp Philippines đánh bại các tay súng có liên hệ với IS ở miền nam nước này.

Ông O'Brien bày tỏ hy vọng về việc duy trì một thỏa thuận an ninh quan trọng cho phép các lực lượng Mỹ huấn luyện trong các cuộc tập trận chiến đấu quy mô lớn ở Philippines. Ông nói rằng Hoa Kỳ sát cánh với Philippines trong nỗ lực bảo vệ các quyền chủ quyền của mình ở Biển Đông.

Tổng thống Phillipines đã bãi bỏ Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng với Hoa Kỳ vào đầu năm nay nhưng sau đó đã dời hiệu lực của quyết định này đến năm sau. Tháng trước, Philippines đã thông báo rằng họ sẽ nối lại các hoạt động thăm dò dầu khí trong hoặc gần Bãi Cỏ Rong (Reed Bank), nơi Trung Quốc đang tuyên bố chủ quyền.

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ nhắc lại tuyên bố của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo vào đầu năm nay rằng "bất kỳ cuộc tấn công vũ trang nào nhằm vào máy bay hoặc tàu công cộng của lực lượng Philippines ở Biển Đông sẽ kích hoạt nghĩa vụ phòng vệ chung của chúng ta". Các đồng minh đã có hiệp ước phòng thủ chung 69 năm.

Trong một tuyên bố đưa ra hồi tháng 7 năm nay, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo viết rằng, "các yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông là hoàn toàn phi pháp, đồng thời bác bỏ "đường lưỡi bò" của Trung Quốc tự vẽ ra và lên án chính quyền Bắc Kinh đang bắt nạt các nước khác trong khu vực. Thế giới sẽ không cho phép Trung Quốc ứng xử với Biển Đông như đế chế hàng hải của riêng mình".

Nguồn : RFA, 23/11/2020

*********************

M gia tăng mc đ ‘sn sàng’ Đông Nam Á

Trân Văn, 21/11/2020

Sau s kin Tư lnh Không quân khu vc Thái Bình Dương ca quân đi M yêu cu các đơn v thuc quyn ch huy ca ông phi sn sàng cho cuc chiến vi Trung Quc khu vc Thái Bình Dương (1), ti lượt hi quân và lc quân M thc hin hàng lot các kế hoch nhm gia tăng mc đ sn sàng ca nhng quân chng này.

bd7

Tàu khu trục USS Roosevelt (DDG-80). Hình minh ha.

***

Ông Kenneth Braithwaite, B trưởng Hi quân M, va gii thiu ý đnh tái thành lp Hm đi 1 đ nâng cao năng lc hi quân ca M khu vc n Đ - Thái Bình Dương nhm kim chế và đi phó vi tình trng Trung Quc dc sc phát trin b máy quân s trong khu vc này (2).

Hm đi 1 được thành lp hi đu năm 1947 và b gii th vào đu năm 1973. Nhim v và phm vi trách nhim ca Hm đi 1 được giao cho Hm đi 3 đm nhn. Vào lúc này, ti khu vc n Đ - Thái Bình Dương ch có Hm đi 7, đn trú căn c hi quân Yokosuta Nht.

Thnh thong, Hm đi 7 nhn thêm s h tr ca Hm đi 3 đóng San Diego (California, M) nhưng con s t 50 đến 70 chiến hm (bao gm c tàu ngm), 150 phi cơ quân s các loi, cng vói hàng không mu hm Ronald Reagan, không tương xng c vi bi cnh khu vc ln phm vi trách nhim (din tích khong 48 triu dm vuông, tri rng t ranh ca hi phn quc tế gia Thái Bình Dương đến hi phn ca n Đ, Pakistan và qun đo Kurin phía Bc Đi Tây Dương).

Ông Braithwait nhn mnh,thi gian va qua, Hm đi 7 còn phi thc hin các cuc tun tra bo v quyn t do hàng hi bin Đông, nơi Trung Quc bt chp các khuyến cáo ca cng đng quc tế, thn nhiên bi đp hàng lot bãi đá ngm thành đo ri xây dng mt chui các căn c quân s khu vc vn đang có tranh chp v ch quyn. Đó là lý do phi tái thành lp Hm đi 1, va nâng cao năng lc hi quân trong khu vc, va gia tăng mc đ răn đe.

Ti hi ngh thường niên v hat đng ca mng lưới tàu ngm, ngoài vic gii thiu d đnh tái thành lp Hm đi 1, ông Braithwait nói thêm,Hm đi 1 nên đn trú ngã tư nào đó gia khu vc n Đ Dương và Thái Bình Dương, phù hp vi li ích ca c M ln các đng minh, đi tác ca M ti khu vc này.

Ông Braithwaith ch đ cp đến Singapore như mt trong nhng nơi có th s được chn làm ch đ Hm đi 1 trú đóng, song vài chuyên gia khng đnh, Singapore là v trí phù hp nht. T 2013 đến nay đã có khong 1.000 quân nhân M và nhân viên dân s ca B Quc phòng M thuc Lc lượng Đc nhim 73 và B Ch huy Hu cn Khu vc Tây Thái Bình Dương trú đóng ti Singapore đ h tr cho hot đng ca Hm đi 7 cũng như nhng hot đng khác ca hi quân M.

Ian Chong – Ging viên v Khoa hc Chính tr ca Đi hc Quc gia Singapore gii thích,s dĩ Singapore là đa đim lý tưởng nht vì hi đ c yêu cu v v trí đa lý ln nn tng sn có v h tng, cũng như tim năng phát trin các kh năng gia tăng mc đ h tr toàn din cho Hm đi 1.

Theo Chong, khu vc Đông Nam Á vn còn mt vài đa đim phù hp vi mc tiêu ca hi quân Hoa K nhưng vì nhiu lý do rt khó nhm ti. Ví d mt s v trí Indonesia, Malaysia s cn rt nhiu thi gian đ chun b v h tng. Vnh Subic Philippines dù thun li hơn nhưng bi cnh chính tr Philippines khiến la chn này thiếu chc chn.

Vnh Cam Ranh ca Vit Nam du là mt đa đim lý tưởng nhưng Chong tin là h thng chính tr, h thng công quyn ca Vit Nam không sn sàng. Ngay c Thái Lan quc gia vn là đng minh ca M có l cũng s không hào hng vi vic gt đu đ M đt căn c ca Hm đi 1.

Bi rt nhiu quc gia không loi tr Singapore s ngn ngi trong vic công khai bt tay vi M, can d trc tiếp vào vic răn đe, sn sàng đi đu vi s hung hăng ca Trung Quc, mt s chuyên gia phng đoán, hi quân Hoa K có th nhm ti vic đt căn c cho Hm đi 1 ti qun đo Andaman ca n Đ - mt nơi rt gn Singapore

***

Ging như không quân và hi quân, lc quân M va công b hàng lot kế hoch gia tăng mc đ sn sàng tham chiến Đông Nam Á. Mt trong by l đoàn ca B Ch huy H tr an ninh (Security Force Assistance Command - SFAC) va được điu đng đến Joint Readiness Training Center (JRTC) Fort Polk (tiu bang Louisiana) (3).

SFAC được thành lp hi gia năm 2018, nay có by l đoàn chuyên đm nhn vai trò h tr hun luyn các lc lượng ngoi quc bo v an ninh, quc phòng (Security Force Assistance Brigade – SFAB). Các SFAB chuyên tuyn la nhng sĩ quan, h sĩ quan giàu kinh nghim, gii k năng trong lc quân M đ hun luyn thêm ri gi h đến hun luyn, gia tăng kh năng phi hp, k c v ha ym (ym tr bng pháo binh), không ym cho quân đi ca các quc gia hoc là đng minh, hoc là đi tác trên toàn thế gii.

Lc quân M có hai trung tâm hun luyn thc đa ni tiếng. Mt là National Training Center (NTC)  Fort Irwin (California) và mt là JRTC. Trong vài thp niên gn đây, đa s đơn v lc quân ch được gi đến NTC - nơi tp luyn chiến đu hoang mc đ làm quen, tp thích nghi vi đc đim các chiến trường khu vc Trung Đông. Gi, JRTC nơi tp luyn chiến đu khu vc rng rm nhit đi, đm ly vn là đc đim chung ca khu vc Đông Á bt đu được s dng thường xuyên.

Theo Army Times, s dĩ L đoàn 5 ca SFAC được gi đến JRTC vì vài tháng na, các đơn v ca l đoàn này s được gi đến mt s quc gia khu vc n Đ - Thái Bình Dương. Chun tướng Curtis Taylor, Ch huy trưởng L đoàn 5 thuc SFAC, tiết l, đơn v ca ông s h tr quân đi ca các quc gia đng minh và đi tác gia tăng kh năng tương tác gia vin thám, phòng không, pháo binh, công binh ca các bên. Mt nhóm ca l đoàn này đã đến Thái Lan. Sau đó hai bên đã tp trn chung Hawaii.

Mc tiêu sp ti là s dng các SFAB nhm ci thin hơn na kh năng hp tác h tr v hu cn, thu thp chia s thông tin tình báo, h tr c ha ym, không ym và nâng cht lượng đi ngũ h sĩ quan ca quân đi các quc gia đng minh, đi tác Đông Nam Á. SFAC không đ cp đến vic s gi các SFAB đến nhng quc gia nào trong khu vc này, tuy nhiên tướng Taylor tha nhn, trên thc tế, quân đi ca mt s quc gia Đông Nam Á mun tht cht quan h vi c M ln Trung Quc.

Cho dù đã có nhng lo ngi rng vic h tr nhng quc gia như thế có th giúp Trung Quc d dàng thu thp thông tin v k thut, chiến thut ca M nhưng tướng Taylor trn an :Vào lúc này, ưu tiên hàng đu là nâng cao năng lc cho quân đi ca các quc gia đng minh và đi tác. Các thành viên ca nhng SFAB ch hướng dn, h tr phi hp ch không được phép ép đng minh hay đi tác thc hin nhng tiêu chun ca M, theo kiu ca M.

Ch huy trưởng L đoàn 5 ca SFAC nhn mnh, điu mà SFAC mong mun là đ lãnh đo quân đi ca các quc gia đng minh và đi táchiu hơn v cách hot đng ca chúng ta, cách chúng ta chia s quyn hành cho cp dưới, cách chúng ta đu tư vào đi ngũ h sĩ quan. Chng có gì đáng phàn nàn nếu h mun chia s nhng yếu t đó vi Trung Quc. Chng có gì phi lo nếu h mun chia s nhng gì h tiếp nhn t chúng ta vi các đi tác khác ca h (3).

Trân Văn

Nguồn : VOA, 21/11/2020

Chú thích

(1) https://www.stripes.com/news/pacific/as-tensions-simmer-pacific-air-forces-leaders-say-troops-must-be-ready-for-conflict-with-china-1.651199

(2) https://www.stripes.com/news/pacific/navy-secretary-pitches-1st-fleet-revival-in-western-pacific-possibly-based-in-singapore-1.652617

(3) https://www.armytimes.com/news/your-army/2020/11/19/sfab-fends-off-an-invasion-in-exercise-ahead-of-indo-pacific-missions/

Published in Diễn đàn

Phải chăng Trung Quốc đang chuẩn bị chiến tranh ?

Đinh Trần Quân, RFA, 20/11/2022

Tập trận và bắn tên lửa

Mùa Hè 2020 đã chứng kiến hoạt động mạnh mẽ của cả hải quân Mỹ và Trung Quốc trên Biển Đông. Hai nhóm tàu sân bay của Mỹ đã hoạt động cùng nhau ở Biển Đông ít nhất 2 lần trong tháng 7/2020 trong một động thái tập trung lực lượng hiếm hoi của hải quân Mỹ. Các nhóm tàu sân bay này sau đó đã hoạt động độc lập tại Biển Đông và các khu vực lân cận trong suốt mùa Hè. Trung Quốc tiến hành các cuộc tập trận hải quân trên Biển Đông vào tháng 7 và tháng 8/2020.

bd1

Hình chụp hôm 2/1/2017 : Máy bay chiến đấu J-15 của Trung Quốc trên tàu sân bay Liêu Ninh trong một cuộc tập trận ở Biển Đông - AFP

Mới đây, tờ South China Morning Post vừa dẫn lời một chuyên gia quân sự, cựu sĩ quan Trung Quốc tiết lộ hai tên lửa của "sát thủ tàu sân bay" mà Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc bắn trên Biển Đông trong cuộc tập trận vào tháng 8/2020 đã bay hàng nghìn cây số trúng vào mục tiêu giả định là một con tàu đang di chuyển ở vị trí gần quần đảo Hoàng Sa. Thông tin này được đưa ra gần 3 tháng sau khi diễn ra cuộc tập trận.

Hai tên lửa đạn đạo DF-26B và DF-21D được phóng đi từ tỉnh Thanh Hải ở Tây Bắc và tỉnh Chiết Giang ở miền Đông Trung Quốc. Theo lời cựu sĩ quan Vương Tương Tuệ, hiện là giáo sư của Đại học Bắc Hàng ở Bắc Kinh, hai tên lửa này đã trúng vào một con tàu đang di chuyển ở phía nam quần đảo Hoàng Sa, nơi Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Vương Tương Tuệ nói : "Ngay sau đó, một tùy viên quân sự Mỹ tại Geneva đã phàn nàn với chúng tôi và nói rằng điều này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nếu như tên lửa bắn trúng một tàu sân bay Mỹ. Họ xem đây là sự phô trương lực lượng. Nhưng chúng ta đang làm điều này vì sự khiêu khích của họ".

Tiết lộ của Vương Tương Tuệ đánh dấu lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra thông tin chi tiết về vụ phóng hai tên lửa DF-26B và DF-21D trên Biển Đông hồi tháng 8. Đề cập này được cho là có liên quan đến tuyên bố của Bắc Kinh về việc một máy bay do thám U-2 của Mỹ đi vào vùng cấm bay mà không được phép trong cuộc tập trận hải quân bắn đạn thật của Trung Quốc ở Biển Bột Hải ngoài khơi bờ biển phía Bắc nước này.

bd2

Tàu ngầm nguyên tử của Trung Quốc ở Biển Đông hôm 12/4/2018 Reuters

Giáo sư Ngô Vĩnh Long của Đại học Maine (Mỹ) cho rằng việc tiết lộ thông tin của cựu đại tá Trung Quốc "để dọa các nước trong khu vực thôi chứ không phải để dọa Mỹ. Muốn vận động tàu sân bay thì cần thời gian rất lâu và phải có bao nhiêu tàu chiến khác xung quanh. Trung Quốc mới có hai tàu sân bay gần đây nên không thể so sánh với Mỹ. Mỹ đã có tàu sân bay từ lâu và liên tục sử dụng các tàu sân bay này".

Cuộc tập trận đánh dấu lần đầu tiên Trung Quốc trình diễn khả năng tên lửa đạn đạo chống hạm tầm xa thực tế được xác nhận, trong khi hiện vẫn chưa rõ nhiều chi tiết như về tàu mục tiêu giả định, cấu tạo, tốc độ di chuyển của nó hay cách quân đội Trung Quốc điều khiển tên lửa bắn tới mục tiêu như thế nào.

Ngôn ngữ chiến tranh trong Văn kiện đại hội

Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc (Hội nghị trung ương 5) đã kết thúc theo dự kiến vào tháng 10 vừa qua – sau 4 ngày họp kín ở thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc, với một thông cáo chung chứa đầy biệt ngữ xã hội chủ nghĩa nhằm vạch ra những ưu tiên phát triển của nước này trong tương lai. Tuy nhiên, trong số hơn 6.000 chữ của thông cáo đó lại có cụm từ "chuẩn bị cho chiến tranh". Cụm từ này xuất hiện trong phần nói về việc tăng cường quân đội và đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa quân đội.

Cụ thể, thông cáo cho biết tại Hội nghị trung ương 5, Đảng cộng sản Trung Quốc đã nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường một cách toàn diện công tác huấn luyện quân sự và chuẩn bị cho chiến tranh, nâng cao khả năng chiến lược của quân đội để bảo vệ chủ quyền, an ninh và những lợi ích liên quan đến sự phát triển của đất nước.

Cụm từ "chuẩn bị cho chiến tranh" một lần nữa xuất hiện trong một loạt đề xuất của Ban chấp hành trung ương được công bố mới đây. Những đề xuất này đã bổ sung chi tiết cho thông cáo về kế hoạch 5 năm và tầm nhìn 15 năm của Trung Quốc. Các nhà quan sát về Trung Quốc đã chỉ rõ rằng đây là lần thứ hai trong hơn nửa thế kỷ qua cụm từ "chuẩn bị cho chiến tranh" mới lại xuất hiện trong một bản Quy hoạch phát triển 5 năm của Trung Quốc.

Lần xuất hiện gần đây nhất của cụm từ này là trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 3 (1966-1970) của Trung Quốc khi nhà lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông kêu gọi nước này chuẩn bị cho chiến tranh và nạn đói. Những năm 1960 là giai đoạn căng thẳng, khi quan hệ Trung Quốc-Liên Xô bị cắt đứt và Trung Quốc cũng đang có xung đột biên giới với Ấn Độ.

bd3

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc trong một cuộc tập trận ở Biển Đông vào tháng 12/2016 Reuters

Sự xuất hiện của cụm từ này trong văn kiện Hội nghị trung ương 5 lần này – cùng với điều mà một số nhà phân tích đang nhắc tới là thời hạn mới để hiện đại hóa PLA trước dịp kỷ niệm 100 năm thành lập vào năm 2027 – cũng là dấu hiệu cho thấy có sự thừa nhận rộng rãi trong số các nhà lãnh đạo chóp bu của Trung Quốc về mức độ xấu đi của môi trường bên ngoài và việc PLA cần khẩn trương chuẩn bị cho chiến tranh.

Trong vài năm qua, Bắc Kinh đã phát triển các vũ khí và nền tảng hiện đại, bao gồm tên lửa siêu thanh DF-17, máy bay chiến đấu tàng hình J-20 và tàu sân bay Type 001A được chế tạo trong nước. Đặc biệt, Hải quân PLA đã và đang đóng nhiều tàu mới với tốc độ ấn tượng. Một nghiên cứu, Dự án sức mạnh Trung Quốc của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) cho biết : "Từ năm 2014 đến năm 2018, Trung Quốc đã hạ thủy tàu ngầm, tàu chiến, tàu đổ bộ và tàu hỗ trợ với số lượng nhiều hơn số tàu hiện đang phục vụ trong hải quân mỗi nước Đức, Ấn Độ, Tây Ban Nha và Anh".

Đe dọa an ninh khu vực

Một trong những mục tiêu chính của Bắc Kinh là tăng cường lực lượng sẵn sàng tác chiến và có khả năng đánh bại kẻ thù như Mỹ trong các cuộc xung đột tiềm tàng ở biển Đông hay Đài Loan. Để làm được như vậy, các chuyên gia cho rằng Trung Quốc sẽ tăng chi tiêu cho quân đội từ năm 2021, cho dù tốc độ tăng trưởng kinh tế năm nay của nước này ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ.

Tuy nhiên, một nước Trung Quốc hung hăng hơn cũng sẽ gây lo ngại cho các nước láng giềng. Năm 2019, Tokyo đã xác định Trung Quốc là mối đe dọa an ninh quốc gia lớn nhất của Nhật Bản, và đề ra các kế hoạch để tăng chi tiêu cho quốc phòng trước công cuộc hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc và để mua vũ khí của Mỹ.

Tháng 7 vừa qua, Washington đã thông qua thỏa thuận bán 105 máy bay chiến đấu tàng hình F-35 cho Tokyo. Không chỉ Nhật Bản mà các nước thuộc khu vực ngoại vi của Trung Quốc như Hàn Quốc, Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á có thể đáp trả bằng hình thức tương tự và tự trang bị vũ khí cho mình. Điều này có thể dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang tại đây.

Washington có một số đồng minh hiệp ước ở Thái Bình Dương như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và Thái Lan. Theo Luật quan hệ với Đài Loan, Mỹ cam kết đảm bảo an ninh cho hòn đảo này. Và đây là một tình thế tiến thoái lưỡng nan đối với Bắc Kinh.

Chuyên gia Nghê Lạc Hồng của Trung Quốc đánh giá : "Việc Trung Quốc nhanh chóng phát triển sức mạnh quân sự và thực hiện chính sách đối ngoại cứng rắn hiện nay sẽ khiến các nước khác lo sợ và hy vọng Mỹ tăng cường sự hiện diện của họ. Điều này trái với những gì Trung Quốc mong muốn. Tuy nhiên, đối với Bắc Kinh, việc không hiện đại hóa quân đội không phải là một lựa chọn".

Việc tăng cường quân sự hóa khu vực cũng làm gia tăng khả năng xảy ra các cuộc trạm chán giữa các lực lượng khác nhau hoạt động ở biển Đông, biển Hoa Đông và khu vực dọc biên giới trên bộ của Trung Quốc. Lo ngại chính của các nhà quan sát quân sự là một xung đột ở mức thấp có thể leo thang và vượt ra khỏi tầm kiểm soát, chẳng hạn như xung đột ở thung lũng Galwan vừa qua và vụ máy bay do thám EP-3 của Mỹ va chạm với máy bay chiến đấu F-8 của Trung Quốc ở đảo Hải Nam năm 2001.

Việt Nam có là mục tiêu ?

Trong một bài viết của mình từ năm 2019, nhà báo David Hutt đã cho rằng, nếu như xảy ra một cuộc chiến tranh tại khu vực Biển Đông thì Việt Nam sẽ là mục tiêu đầu tiên mà Trung Quốc tấn công. Dựa trên các phân tích của các chuyên gia mà David Hutt trích dẫn, Việt Nam sẽ được Trung Quốc chọn để đánh như là một cách để "khởi động - làm nóng" trước khi lao vào một cuộc chiến lớn hơn với Mỹ trên vùng Biển Đông.

Derek Grossman, một nhà phân tích quốc phòng của RAND, một nhóm tư vấn tại Washington, cũng đưa ra lập luận tương tự rằng nếu Trung Quốc tiến hành một cuộc tấn công quân sự ở Biển Đông, đối thủ được lựa chọn rất có thể sẽ là Việt Nam bởi vì Việt Nam chỉ là một quốc gia có sức mạnh cỡ trung bình, nên quân đội Trung Quốc dễ dàng chiến thắng, chứ Trung Quốc không dễ dàng gì chiến thắng quân đội Mỹ trên biển được.

Chính vì vậy, Việt Nam cần phải chuẩn bị đầy đủ các phương án để có thể đối phó, cho dù đó là tình huống chiến tranh.

Đinh Trần Quân

Nguồn : RFA, 20/11/2020

**********************

Thừa cơ "nước đục thả câu" – Tập liền "tác quái" trên bờ Biển Đông

Hoàng Trung, Thoibao.de, 20/11/2020

Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) vừa kết thúc hôm 14/11 với việc Tuyên bố Hà Nội được ký kết mà không hề đề cập đến tranh chấp Biển Đông thì hôm 16/11 Trung Quốc đã thông báo tập trận, cấm tàu bè vào Biển Đông.

bd4

Ảnh chụp màn hình Trung Quốc thông báo tập trận tại Biển Đông trên tài khoản Twitter của Nhân dân Nhật báo Trung Quốc bản tiếng Anh hôm 16/11/2020

Tài khoản Twitter của Nhân dân Nhật báo Trung Quốc bản tiếng Anh hôm 16/11/2020 đã đăng tải tấm ảnh đảo Duy Mộng (thuộc quần đảo Hoàng Sa) kèm thông báo tập trận ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và lệnh cấm tàu bè qua lại.

Thông báo số GD039 của Cục An toàn hàng hải Quảng Đông cho biết, Trung Quốc sẽ tiến hành huấn luyện quân sự tại Biển Nam Trung Hoa, khu vực phía tây bán đảo Lôi Châu, tức vùng biển phía Bắc Vịnh Bắc Bộ từ ngày 17/11 đến ngày 30/11. Vị trí cụ thể là khoảng 21,23 độ vĩ Bắc và 109,54 độ kinh Đông.

Cục An toàn Hàng hải Quảng Đông cho biết việc tàu thuyền sẽ bị cấm đi lại trong khu vực có bán kính 5km.

Hiện Việt Nam vẫn chưa phản ứng với thông tin này.

Một thông báo khác của cơ quan an toàn hàng hải Trung Quốc cũng thông báo về cuộc tập trận ở ngoài khơi Hồng Kông ở phía Bắc Biển Đông, gần đảo Đông Sa của Đài Loan bắt đầu vào ngày 17/11.

Theo các thông báo của hai cơ quan gồm Cục Hải sự tỉnh Quảng Đông và Cục Hải sự tỉnh Hải Nam thì từ đầu năm đến nay, Quân đội Trung Quốc tiến hành ít nhất 8 cuộc tập trận tại Biển Đông, trong đó có 5 cuộc xung quanh khu vực Quần đảo Hoàng Sa.

Trong một diễn biến liên quan khác, ngày 14/11/2020 báo South China Morning Post dẫn lại nguồn tin từ một cựu sĩ quan Quân đội Trung Quốc cho biết lần đầu tiên phía Trung Quốc tiết lộ chi tiết về vụ tập trận tên lửa diệt tàu sân bay ở Biển Đông hồi tháng 08. Theo nguồn tin này, các tên lửa DF-26B et DF-21D đã bắn trúng mục tiêu đang chuyển động gần quần đảo Hoàng Sa. Người cung cấp thông tin cho biết đây là "một tín hiệu để cảnh báo Hoa Kỳ không có các hành động phiêu lưu quân sự".

Thông báo tập trận được đưa trong bối cảnh các cuộc họp cấp cao quan trọng giữa ASEAN trong vai trò là vị trí trung tâm với các đối tác trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương vừa mới kết thúc với "nhiều niềm vui" cho Trung Quốc.

Tuyên bố Hà Nội là tuyên bố chung được 18 quốc gia thành viên ký kết nhân dịp Thượng đỉnh Đông Á (EAS) được tổ chức tại Hà Nội qua hình thức trực tuyến tối 14/11.

EAS là diễn đàn gồm 10 quốc gia thành viên ASEAN và các quốc gia khu vực Đông Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản), cũng như Úc, New Zealand, Ấn Độ, Mỹ, và Nga. EAS được coi là diễn đàn hàng đầu ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến an ninh và quốc phòng. Kể từ khi thành lập vào năm 2005, hội nghị đã đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển chiến lược, địa chính trị và kinh tế của Đông Á.

Tuyên bố Hà Nội nhấn mạnh đến cam kết giữa các quốc gia trong khối trong việc đảm bảo môi trường thuận lợi để kiểm soát dịch bệnh, trong bối cảnh đại dịch virus corona vẫn đang hoành hành trên toàn thế giới. Ngoài các hợp tác khác, tuyên bố cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) trong việc tăng cường hợp tác kinh tế trong khu vực.

Tuy nhiên trong Tuyên bố Hà Nội, các tranh chấp Biển Đông, đặc biệt tăng cao trong năm nay với các hoạt động gây hấn của Trung Quốc giữa bối cảnh đại dịch, không được đề cập. Tuyên bố chỉ nói rằng các quốc gia thành viên sẽ "tăng cường các hành động thực tiễn và sự phối hợp toàn diện trong những lĩnh vực ưu tiên của hợp tác Thượng đỉnh Đông Á, và các ứng phó đối với các thách thức cùng quan tâm".

bd5

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị Đông Á lần thứ 15 dưới hình thức trực tuyến tại Hà Nội ngày 14/11

Điều đặc biệt là ngay trước đó tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 37 hay tại Thượng đỉnh Mỹ – ASEAN lần thứ 8 cũng như tại chính Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), các nhà lãnh đạo Đông Nam Á nói riêng và Châu Á – Thái Bình Dương nói chung đều bày tỏ quan ngại về tình hình Biển Đông.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN mở ra tại Hà Nội hôm 12/11, Việt Nam và Philippines liên thủ thúc đẩy hồ sơ Biển Đông để yêu cầu một giải pháp hòa bình, trên tinh thần tôn trọng luật pháp quốc tế.

Với tư cách chủ tịch luân phiên của ASEAN, lại là nước bị Trung Quốc lấn lướt dữ dội nhất trong thời gian gần đây, Việt Nam không thể không nêu bật vấn đề Biển Đông bị Trung Quốc tranh chấp một cách trái phép ra trước công luận khu vực và thế giới, nhân hội nghị lần này. Trong bài phát biểu khai mạc hội nghị của lãnh đạo 10 nước ASEAN hôm 12/11, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã gián tiếp đề cập đến vấn đề Biển Đông và các hành động hung hăng áp đặt yêu sách chủ quyền của Trung Quốc, đồng thời ca ngợi quyết tâm mạnh mẽ của ASEAN trong việc xây dựng Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn.

Một ngày trước đó, hội nghị các ngoại trưởng ASEAN hôm 11/11 đã kết luận : "Biển Đông tiếp tục là vấn đề nổi lên trong tình hình quốc tế và khu vực" với "nhiều hành động đơn phương, trong đó có quân sự hóa, đòi hỏi chủ quyền thiếu căn cứ, hành xử áp đặt vẫn tiếp diễn gây lo ngại đến hòa bình ổn định trên Biển Đông nói riêng, khu vực nói chung".

Điều đáng chú ý là Philippines đã bất ngờ trở thành nước lên tiếng mạnh nhất trên vấn đề Biển Đông, cho dù lãnh đạo nước này thường được cho là có xu hướng hòa hoãn với Bắc Kinh.

Sau phát biểu của Thủ tướng Việt Nam, trong diễn văn của mình, Tổng thống Philippines đã bất ngờ lên tiếng bảo vệ phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực La Haye năm 2016 bác bỏ các yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông.

Tổng thống Philippines cũng đã gợi lại diễn văn mà ông đọc trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc vào tháng 9 vừa qua nhấn mạnh phán quyết trọng tài năm 2016 là một thực tế "mà không một quốc gia nào có thể bỏ qua, cho dù nước đó có mạnh đến đâu chăng nữa".

bd6

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đọc diễn văn khai mạc Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 37, Hà Nội, ngày 12/11

Còn tại Thượng đỉnh Mỹ – ASEAN lần thứ 8, cũng theo hình thức trực tuyến, trưởng đoàn phía Mỹ là cố vấn an ninh quốc gia Robert O’Brien, thay mặt cho tổng thống Donald Trump, đã lên tiếng thúc đẩy các nước Đông Nam Á tích cực phát huy một vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và mở, một khu vực đang phải chịu các hành vi bành trướng của Trung Quốc.

Trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng tăng cường các hành vi gây hấn ở Biển Đông, chèn ép các nước ASEAN đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc như cản trở các hoạt động đánh bắt cá và thăm dò khoáng sản của các quốc gia láng giềng trong những năm gần đây, ông O’Brien đã nhấn mạnh đến lợi ích to lớn mà quan hệ đối tác giữa hai bên mang lại cho sự thịnh vượng, an ninh và hạnh phúc của hơn một tỷ người ở Hoa Kỳ và các quốc gia ASEAN, đồng thời tái khẳng định cam kết lâu dài của Hoa Kỳ đối với một vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và mở.

Còn tại chính Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) tối 14/11, các nhà lãnh đạo Châu Á – Thái Bình Dương đã bày tỏ quan ngại về tình hình Biển Đông, dù không nêu đích danh Trung Quốc.

Một quan chức của chính phủ Nhật Bản cho hãng tin Kyodo biết, Thủ tướng Yoshihide Suga đánh giá những hành động ở Biển Đông và biển Hoa Đông "đi ngược lại với luật pháp và xu thế cởi mở" và chia sẻ những quan ngại này với các nước trong khu vực. Yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Sekaku/Điếu Ngư do Nhật Bản kiểm soát đã bị Thủ tướng Suga bác bỏ tại Hội nghị EAS vì xâm phạm chủ quyền của Nhật Bản.

Phía Ấn Độ cũng bày tỏ quan ngại trước những "hành động" và "sự cố" đang phá hủy niềm tin ở Biển Đông, theo trang BC Focus. Phát biểu tại Hội nghị EAS, Ngoại trưởng Ấn Độ, S. Jaishankar nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc tôn trọng luật pháp quốc tế, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị từng hối thúc các nước ASEAN hoàn thiện Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC). Tuy nhiên, song song với tiến độ, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nhấn mạnh đến một bộ quy tắc ứng xử "hiệu quả và thực chất" và "vẫn còn nhiều việc phải làm".

Theo nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp, Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, khi đề nghị tăng tốc đàm phán, Bắc Kinh muốn thúc ép ASEAN chấp nhận các điều khoản có lợi cho Trung Quốc, không chấp nhận để Hoa Kỳ can thiệp vào Biển Đông.

Lý giải cho việc mặc dù diễn biến các cuộc họp thượng đỉnh đều đề cập đến tranh chấp Biển Đông nhưng văn kiện quan trọng nhất được thông qua tại Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) là Tuyên bố Hà Nội lại không nhắc đến vấn đề nhạy cảm này, giới quan sát đã đưa ra một số nguyên nhân.

bd7

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và Bộ trưởng Thương mại Chung San (Zhong Shan) trong lễ ký Hiệp định tự do mậu dịch RCEP, ngày 15/11/2020

Các nhà phân tích cho rằng những chủ đề về ứng phó với đại dịch COVID-19 và việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP được chờ đợi từ lâu đã "nâng cao tâm trạng của mọi người" tại cuộc họp thượng đỉnh ở Hà Nội trong khi không ai có bất cứ một đề xuất gì mới để nới lỏng tranh chấp hàng hải sau một năm đầy biến động với sự phản đối mạnh mẽ của Mỹ trước các hoạt động của Trung Quốc trên biển.

Việt Nam cùng 14 quốc gia khác trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Trung Quốc, hôm 15/11 ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, RCEP. RCEP được Trung Quốc hậu thuẫn từ khi được khởi xướng vào năm 2012 và được cho là một công cụ để Trung Quốc tăng sức mạnh địa chính trị ở Châu Á – Thái Bình Dương.

Oh Ei Sun, thành viên cao cấp của Viện nghiên cứu Các vấn đề Quốc tế của Singapore, nói với phóng viên Ralph Jennings của VOA rằng : "Giữa tâm trạng ăn mừng này, tôi không nghĩ rằng họ sẽ làm gì để giảm bớt điều đó bằng một điều gì đó rất khắc nghiệt trên Biển Đông".

Theo nhà nghiên cứu Oh, các nước Đông Nam Á đang gác lại tranh chấp hàng hải trong năm nay để chờ Tổng thống đắc cử Mỹ cho biết quan điểm của ông về vấn đề này.

Ông Stephen Nagy, phó giáo sư cấp cao về chính trị và nghiên cứu quốc tế của Đại học Cơ đốc giáo Quốc tế ở Tokyo cũng nhận định : "Tôi nghĩ khủng hoảng COVID có lẽ sẽ làm cho (các nước ASEAN) khó khăn trong việc đặt ưu tiên vào một bộ quy tắc ứng xử trong khi họ đang lo ngại nhiều hơn về việc phục hồi kinh tế trong nước và nối lại thương mại, du lịch cùng mọi thứ khác".

Hơn nữa, theo các nhà quan sát, do việc trưởng phái đoàn Mỹ chỉ là cố vấn an ninh chứ không phải là tổng thống, tiếng nói của Hoa Kỳ tại Thượng đỉnh Mỹ – ASEAN cũng như Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) lần này bớt đi tầm quan trọng, một điều đáng tiếc vào lúc Hoa Kỳ và ASEAN kỷ niệm 5 năm Quan hệ Đối tác chiến lược

Ông Trump đã tham dự Thượng đỉnh ASEAN vào năm 2017 ở Philippines, nhưng sau đó đã không dự bất kỳ hội nghị nào.

Lần này, tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á EAS, trưởng đoàn Mỹ là ông O’Brien, trong lúc các nước khác đều có đại diện cấp nguyên thủ quốc gia hay thủ tướng chính phủ.

Hoàng Trung (Tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 20/11/2020

**********************

Đi s EU : Không bao gi tuân theo quy tc ‘l phi thuc v k mnh’ v Bin Đông

VOA, 20/11/2020

Đi s Liên Hiệp Châu Âu ti Vit Nam Giorgio Aliberti va phát biu ti mt hi tho v Bin Đông rng EU s không bao gi tuân theo nguyên tc "l phi thuc v k mnh", đng thi tái khng đnh s cn thiết bo v mt trt t da trên nguyên tc và thúc đy gii quyết tranh chp mt cách hòa bình.

bd8

Đi s Liên Hiệp Châu Âu ti Vit Nam Giorgio Aliberti phát biu ti Hi tho Quc tế v Bin Đông ln th 12 Hà Ni hôm 17/11/2020. Twitter South China Sea Connect

Ti Hi tho Quc tế v Bin Đông ln th 12 Hà Ni hôm 17/11, Đi s Aliberti nói rng EU đang phát trin mt hot đng mi được gi là S hin din Hàng hi Phi hp (CMP), theo đó các lc lượng hi quân s luân phiên tun tra mt khu vc, có th bao gm c Bin Đông "trong mt tương lai không xa".

Ngoài ra, đi s EU cũng tiết l rng EU hin đang trin khai các c vn quân s cho các Phái đoàn ca mình ti nhiu nước Châu Á, và iu này s cho phép EU đóng mt vai trò ln hơn" trong các vn đ an ninh "cng rn" trong khu vc.

bd9

Th trưởng Thường trc B Ngoi giao Vit Nam Bùi Thanh Sơn phát biu ti Hi tho. Photo TTXVN via DAV

Trang thông tin ca Liên Hiệp Châu Âu ti Vit Nam hôm 18/11 cho biết trong bài phát biu ca mình, Đi s Aliberti đã nhc li quan đim ca EU v "s cn thiết bo v mt trt t da trên nguyên tc và thúc đy gii quyết tranh chp mt cách hòa bình" tuân th theo Lut pháp Quc tế và quan trng hơn là Công ước Quc tế và Lut Bin (UNCLOS).

Ti bui hi tho vi ch đDuy trì Hòa bình và Hp tác trong bi cnh có nhiu biến đng, nhà ngoi giao Châu Âu nhc li phát biu ca Đi din Ngoi giao cp cao - Phó Ch tch y ban EU Josep Borrell ti Hi ngh Ngoi trưởng ASEAN EU vào tháng 9 năm ngoái : "Liên Hiệp Châu Âu không cho phép các quc gia đơn phương phá hoi lut pháp quc tế và an ninh hàng hi Bin Đông, theo đó to ra mt mi nguy hi ti s phát trin hòa bình trong khu vc".

bd10

Đi s Liên Hiệp Châu Âu ti Vit Nam Giorgio Aliberti. Photo Zing News

Trong bài phát biu được đăng trên trang web ca Hc vin Ngoi giao Vit Nam (DAV) - mt trong các đơn v đng t chc cuc hi tho kéo dài hai ngày, Đi s Aliberti nói : "Ch đ này không mi, nhưng tình hình căng thng li gia tăng mi ngày, trong bi cnh các s c trên bin lp đi lp li, quân s hóa ngày càng tăng và vi phm lut pháp quc tế mc thường xuyên, nơi có v như quy tc ph biến là "l phi thuc v k mnh" đang tn ti. Nhưng vi tư cách là Đi s ca Liên Hiệp Châu Âu ti Vit Nam, tôi ch có th nhc li vi các bn Vit Nam và các đi tác trong khu vc rng EU s không bao gi tuân th quy tc này".

Tr li phng vn trang Zing News hôm 19/11, Đi s Aliberti cho biết "các hành đng c th hơn v vn đ Bin Đông cũng ph thuc nhiu vào tng nước thành viên EU".

Đi s EU cho biết "nếu Anh, Pháp điu tàu thuyn ti tun tra Bin Đông, có th các nước khác cũng làm tương t".

"Chúng tôi không có hi quân chung ca Châu Âu, nên không th đưa tàu EU ti đây... Nhưng quy tc quc tế thì chúng tôi tiếp tc tôn trng và gi vng", ông Aliberti khng đnh.

Phát biu khai mc hi tho quc tế v Bin Đông ln th 12, Th trưởng Thường trc B Ngoi giao Vit Nam Bùi Thanh Sơn nói : "Vit Nam hy vng các bên s tích cc, sáng to tìm các bin pháp thu hp bt đng, kim soát và gii quyết hòa bình các tranh chp hin nay thông qua đàm phán và các cơ chế khác phù hp vi lut pháp quc tế hin hành".

Nguồn : VOA, 20/11/2020

************************

C vn Nhà Trng thăm Vit Nam nhm tăng cường hp tác an ninh khu vc

VOA, 19/11/2020

Hôm 19/11, C vn An ninh Quc gia M Robert O'Brien đã lên đường ti thăm Vit Nam đ tho lun v hp tác an ninh khu vc.

bd11

C v n An ninh Qu c gia M Robert O'Brien phát bi u tr c tuy ế n t i H i ngh ASEAN ngày 14/11/2020.

Hi đng An ninh Quc gia M thông báo trên Twitter rng C vn An ninh Quc gia O'Brien hôm 19/11 bt đu chuyến công du đến Vit Nam và Philippines. Ông s gp lãnh đo hai nước đ "tái khng đnh sc mnh trong quan h song phương, cũng như tho lun v hp tác an ninh khu vc".

Ông Robert O'Brien s thăm chính thc Vit Nam t ngày 20 đến 22/11, nhân k nim 25 năm thiết lp quan h ngoi giao gia hai nước, người phát ngôn B Ngoi giao Vit Nam Lê Th Thu Hng cho biết trong cuc hp báo hôm 19/11.

Truyn thông Vit Nam dn li bà Hng cho biết rng ông O'Brien s gp lãnh đo mt s b, ngành "đ trao đi v quan h song phương, cũng như các vn đ khu vc và quc tế mà hai nước cùng quan tâm".

Hãng tin M Bloomberg hôm 18/11 cho biết ông O’Brien s có cuc gp vi lãnh đo B Công an Vit Nam ti Hà Ni vào th By (21/11) và s có bài phát biu vi các sinh viên ti Đi hc Quc gia Vit Nam vào Ch nht (22/11).

Trang South China Morning Post (SCMP) hôm 19/11 loan tin rng d kiến ti Hà Ni ông O’Brien s có cuc gp vi Th tướng Nguyn Xuân Phúc, Ngoi trưởng Phm Bình Minh, B trưởng Quc phòng Ngô Xuân Lch và B trưởng B Công an Tô Lâm.

Trang này dn li các chuyên gia phân tích nói chuyến thăm này nhm cng c di sn ca Tng thng Donald Trump trong vic chng li tham vng lãnh th ca Bc Kinh và đưa Tng thng Đc c Joe Biden vào thế "vic đã ri" v vn đ này.

"Rõ ràng là Tng thng Donald Trump đang và s tiếp tc đưa ra mt s sáng kiến v chính sách đi ngoi đ khc ghi di sn ca mình khi nhim kỳ ca ông y kết thúc sau hai tháng na", giáo sư Carl Thayer thuc Đi hc News South Wales ca Úc nói vi trang SCMP.

Ông Thayer nói rng có th trong chuyến thăm này, C vn O’Brien s ra mt tuyên b chung vi Vit Nam v hp tác khu vc n Đ DươngThái Bình Dương t do và rng m, và rng mt tha thun như thế s khiến vn đ này coi như "vic đã ri" đi vi Tng thng đc c Joe Biden.

Các cam kết kh dĩ có th bao gm tăng cường hp tác gia lc lượng tun duyên ca các quc gia, cũng như vic mua bán thiết b, nhm giúp Vit Nam chng li các tuyên b ch quyn hàng hi ca Trung Quc Bin Đông, cũng theo giáo sư Thayer.

Tuy nhiên, cm giác cp bách này ch phía Hoa Kỳ vì Vit Nam đã kỳ vng rng ông Biden s tiếp qun các mi quan h được tăng cường gia Washington và Hà Ni, ông Thayer nói.

Tiến sĩ kinh kế Lê Đăng Doanh, nói vi trang SCMP rng chuyến thăm này là du hiu ca mi quan h tt đp gia Hoa Kỳ và Vit Nam. Tng là cu thù trong chiến tranh Vit Nam, hai nước đang đánh du k nim 25 năm bình thường hóa quan h ngoi giao trong năm nay và chia s mi quan ngi v nh hưởng ngày càng tăng ca Trung Quc Châu Á.

"Tôi thc s hy vng rng chính quyn mi dưới thi ông Joe Biden s tiếp tc mi quan h Đi tác Toàn din này, vì li ích chung vì hòa bình Bin Đông", tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói.

Theo thông tin trên Twitter ca Hi đng An ninh Quc gia thuc Nhà Trng, trên đường đến Hà Ni, ông O’Brien s dng li Alaska đ thúc đy các n lc an ninh Bc Cc ca M. Ông cũng s gp các quân nhân đang phc v ti B Tư lnh n Đ Dương-Thái Bình Dương ti Căn c Chung Hickam đ nêu bt nhng cng hiến ca h trong vic bo v người M ti quê nhà.

Nguồn : VOA, 19/11/2020

********************

Published in Diễn đàn

Nhật – Úc chuẩn bị ký kết hiệp ước quốc phòng

Trọng Thành, RFI, 16/11/2020

Nhật – Úc siết chặt hợp tác quốc phòng. Ngày mai, 17/11/2020, lãnh đạo hai bên sẽ chính thức ký kết một thỏa thuận quốc phòng, sau 6 năm thương lượng. Theo giới quan sát, thỏa thuận này sẽ cho phép hai đồng minh trụ cột của Hoa Kỳ tại Châu Á, phối hợp chặt chẽ hơn, để đối phó với tham vọng quân sự của Trung Quốc.

nhatuc1

Cờ Hải quân Nhật Bản và Úc trên chiến hạm Nhật Umigiri ngày 19/04/2016 tại căn cứ hải quân Úc Garden Island (Sydney - Úc). Hải quân Úc và Nhật Bản thường xuyên tập trận với nhau.  Reuters - Jason Reed

Theo hãng tin Anh Reuters, thủ tướng Úc Scott Morrison tới Nhật Bản vào ngày mai, để cùng đồng nhiệm Yoshihide Suga ký kết một thỏa thuận quốc phòng "lịch sử", cho phép quân đội hai bên có các cuộc huấn luyện chung trên lãnh thổ của nhau, cũng như nhiều hoạt động quân sự phối hợp khác.

Thỏa thuận mang tên Hiệp định Tiếp cận Tương hỗ (Reciprocal Access Agreement - RAA). Đây là thỏa thuận quốc phòng đầu tiên của Nhật Bản với một quốc gia khác, với mức độ hợp tác mật thiết, tiếp theo thỏa thuận quân sự với Hoa Kỳ năm 1960, cho phép quân đội Mỹ bố trí các lực lượng hải quân, không quân và lục quân trên lãnh thổ Nhật Bản và nhiều khu vực xung quanh.

Theo một quan chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản xin ẩn danh được Reuters trích dẫn, thì "sẽ có thông báo quan trọng từ cuộc hội đàm giữa hai lãnh đạo". Tokyo và Canberra thắt chặt quan hệ vì lo ngại hoạt động của Trung Quốc trong khu vực, bao gồm việc quân sự hóa ở Biển Đông, tập trận quanh các đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông, cũng như nỗ lực gia tăng ảnh hưởng tại nhiều đảo quốc khu vực tây nam Thái Bình Dương. Nhật Bản và Úc là thành viên của liên minh không chính thức Bộ Tứ Ấn Độ - Thái Bình Dương, cùng với Hoa Kỳ và Ấn Độ, với chủ trương bảo vệ một vùng biển "tự do và rộng mở", chống lại tham vọng bành trướng của Trung Quốc.

Chính quyền Bắc Kinh theo dõi sát các động thái hợp tác quốc phòng Nhật – Úc. Tờ Hoàn Cầu Thời Báo, ấn bản Anh Ngữ, hôm 11/11, cũng thừa nhận kể từ khi ông Suga đảm nhiệm chức thủ tướng, từ hai tháng nay, các hợp tác an ninh - quốc phòng Nhật – Úc tiếp tục được đẩy mạnh, và trong cuộc thượng đỉnh giữa thủ tướng hai nước trong tháng này, hai bên sẽ đưa ra các quyết định quan trọng.

Trọng Thành

********************

Biển Đông : Trung Quốc kêu gọi ASEAN sớm kết thúc đàm phán COC

Trọng Thành, RFI, 14/11/2020

Việt Nam tổ chức thượng đỉnh ASEAN mở rộng qua video hội nghị. Chính quyền Bắc Kinh nhân cơ hội này hối thúc các nước Đông Nam Á kết thúc đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC).

nhatuc2

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tham gia Thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc ngày 12/11/2020, trong khuôn khổ Hội Nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 37 tại Hà Nội. Trưởng đoàn Trung Quốc là thủ tướng Lý Khắc Cường  via Reuters - VNA

Theo báo Hồng Kông South China Morning Post, trong cuộc họp qua mạng với lãnh đạo 10 nước Đông Nam Á, ngày 12/11/2020, thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (Li Keqiang) kêu gọi "nhanh chóng đúc kết" Bộ Quy tắc COC. Lời kêu gọi được ra vào lúc cuộc đàm phán dậm chân tại chỗ, từ tháng Giêng năm 2020, khi đại dịch Covid-19 bùng phát và quan hệ Mỹ - Trung ngày càng căng thẳng.

Lãnh đạo Trung Quốc không nhắc đến hạn chót 2021, như Bắc Kinh đã đề xuất trước đây là đàm phán 3 năm, nhưng nhấn mạnh là các nước "cần chấp nhận một tiếp cận mềm dẻo và thực tế hơn để tăng tốc đàm phán", nhằm chứng minh với cộng đồng quốc tế là Trung Quốc và ASEAN "sáng suốt và có khả năng quản lý tốt Biển Đông, duy trì hòa bình và ổn định tại vùng biển này". Thủ tướng Trung Quốc đề xuất tổ chức các cuộc tiếp xúc trực tiếp giữa các bên "sớm nhất có thể".

Đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc, nhằm tạo cơ sở để giải quyết hòa bình các bất đồng và tranh chấp, tránh căng thẳng leo thang thành xung đột, khởi sự từ năm 2013. Tuy nhiên, rất ít tiến bộ đạt được. Việc Philippines thắng kiện tại Tòa Trọng tài Thường trực ở La Haye, chống lại các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh trên gần toàn bộ vùng biển này, hồi năm 2016, đã góp phần thúc đẩy đàm phán. Năm 2018, ASEAN và Trung Quốc đạt thỏa thuận về Văn Bản Dự Thảo Đàm Phán Duy Nhất (Single Draft COC Negotiating Text).

Theo nhiều nhà quan sát tại khu vực, rất ít có khả năng các bên đạt được thỏa thuận về COC trong năm 2021, do thiếu các tiếp xúc trực tiếp vì đại dịch, nhưng còn có một lý do khác không kém phần quan trọng là ASEAN tỏ ra thận trọng, dè chừng trước thế đối đầu gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc.

Bắc Kinh muốn ép ASEAN chấp nhận các điều khoản có lợi cho Trung Quốc

Theo nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp, Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, khi đề nghị tăng tốc đàm phán, Bắc Kinh muốn thúc ép ASEAN chấp nhận các điều khoản có lợi cho Trung Quốc, không chấp nhận để Hoa Kỳ can thiệp vào Biển Đông.

Nhà nghiên cứu Trung Quốc Ngô Sĩ Tồn (Wu Shicun), Viện Nghiên cứu Nam Hải (tức Biển Đông), cảnh báo "mọi can thiệp của các thế lực bên ngoài" vào khu vực sẽ cản trở Bộ Quy tắc COC đóng vai trò duy trì ổn định tình hình tại đây.

Tháng 7/2020, chính quyền Mỹ ra tuyên bố lên án mạnh mẽ các hoạt động quân sự hóa và các tham vọng chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông. Mỹ khẳng định đứng về phía các quốc gia ven biển, là nạn nhân của Trung Quốc. Từ đó đến nay, Hoa Kỳ cùng các đồng minh, đối tác tổ chức nhiều cuộc tập trận tại Biển Đông.

Trung Quốc khoe thử nghiệm thành công tên lửa diệt tầu sân bay

Vẫn liên quan đến Biển Đông, báo South China Morning Post ngày 14/12/2020, dẫn lại nguồn tin từ một cựu sĩ quan Quân đội Trung Quốc. Lần đầu tiên phía Trung Quốc cho biết chi tiết về vụ tập trận tên lửa diệt tàu sân bay ở Biển Đông hồi tháng 8.

Theo nguồn tin này, các tên lửa DF-26B et DF-21D đã bắn trúng mục tiêu đang chuyển động gần quần đảo Hoàng Sa. Người cung cấp thông tin cho biết đây là "một tín hiệu để cảnh báo Hoa Kỳ không có các hành động phiêu lưu quân sự".

Trọng Thành

Published in Châu Á

Ngày 11/11/2020, Tòa Án Công Lý Quốc Tế (International Court of Justice / Cour de Justice Internationale) sẽ bầu lại các thẩm phán cho nhiệm kỳ bắt đầu vào năm tới 2021. Trong môt thông điệp được công bố ngày 08/11, ngoại trưởng Philippines đã chỉ thị cho phái bộ nước này tại Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu cho ứng viên Trung Quốc vào một trong 5 ghế trống tại Tòa Án.

manila1

Ảnh minh họa : Cảnh một phiên họp của Tòa án Quốc tế ICJ tại La Haye, Hà Lan, năm 2019.  UN Photo/CIJ-ICJ/Frank van Beek. Avec l'aimable autor

Trong một tin nhắn Twitter, ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin nói rõ "Các vị được yêu cầu bỏ lá phiếu của Philippines cho ứng viên Trung Quốc ở Tòa Án Công Lý Quốc Tế (ICJ). Đó là chỉ dẫn duy nhất".

Trong lần bầu cử này, có tổng cộng 8 ứng viên tranh 5 ghế thẩm phán được bỏ trống, trong số này có 4 thẩm phán tái tranh cử vì sẽ mãn nhiệm vào ngày 5/2/2021. Ứng viên Trung Quốc bà Tiết Hãn Cầu, hiện là phó chánh án ICJ, nằm trong số 4 người đó.

Theo ghi nhận của hãng tin Anh Reuters, một tài liệu của Liên Hiệp Quốc ngày 29/06 cho thấy Philippines đã chọn ủng hộ một ứng viên khác là thẩm phán Nhật Bản Yuji Iwasawa thay vì bà Tiết Hãn Cầu. Về vấn đề này, bộ Ngoại Giao Philippines cho biết nước này có thể ủng hộ nhiều hơn một ứng viên vì có đến 5 vị trí trống.

Những ứng viên còn lại bao gồm Julia Sebutinde (Uganda), Yuji Iwasawa (Japan), Peter Tomka (Slovakia), Taoheed Olufemi Elias (Nigeria), Emmanuel Ugirashebuja (Rwanda), Maja Seršić (Croatia), và Georg Nolte (Đức).

Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2016, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã thiên hẳn về phía Trung Quốc và đã nhiều lần ủng hộ ứng viên của Bắc Kinh trong các định chế quốc tế, sắn sàng phớt lờ ứng viên của các đồng minh ASEAN.

Tháng Ba vừa qua, Manila đã ủng hộ ứng viên Trung Quốc vào chức tổng giám đốc Tổ Chức Sở Hữu Trí Tuệ Thế Giới (WIPO), thay vì bầu cho một ứng viên Singapore. Hành động này đã khiến ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan phải công khai lên tiếng bày tỏ thái độ bất bình.

Tòa Án Công Lý Quốc Tế, còn được gọi là Tòa Án Thế Giới, là định chế tư pháp cao nhất của Liên Hợp Quốc về giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia. Tòa gồm 15 thẩm phán được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc và Hội Đồng Bảo An bầu ra với nhiệm kỳ 9 năm. Các thẩm phán được phép tái tranh cử.

Trọng Nghĩa

Published in Châu Á

Bộ tứ đang tăng cường hợp tác chống Trung Quốc như thế nào ?

Brahma Chellaney, Nghiên cứu quốc tế, 26/10/2020

Bộ tứ (the Quad), một liên minh chiến lược lỏng lẻo của bốn nền dân chủ hàng đầu khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, đang nhanh chóng củng cố trong năm nay để đối phó với chính sách đối ngoại hiếu chiến của Trung Quốc. Sau cuộc họp gần đây của các quan chức ngoại giao hàng đầu các nước thành viên tại Tokyo, Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ hiện đang tích cực làm việc để thiết lập một cấu trúc an ninh đa phương mới cho khu vực. Ý tưởng không phải là tạo ra một phiên bản Châu Á của NATO mà là phát triển quan hệ đối tác an ninh chặt chẽ dựa trên các giá trị và lợi ích chung, bao gồm pháp quyền, tự do hàng hải, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, giải quyết hòa bình các tranh chấp, thị trường tự do và thương mại tự do.

my0

Một buổi họp mặt giữa bốn thành viên của Bộ Tứ : Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc - Ảnh minh họa

Trung Quốc là một thách thức ngày càng tăng đối với tất cả các nguyên tắc này. Vào thời điểm thế giới đang phải vật lộn với đại dịch bắt nguồn từ Trung Quốc, chủ nghĩa bành trướng và hành vi bất hảo của họđã tạo động lực mới cho sự phát triển của Bộ tứ hướng tới một thỏa thuận an ninh chính thức cụ thể.

Tất nhiên, trọng tâm của Bộ tứ cũng mở rộng ra ngoài Trung Quốc, với mục tiêu là đảm bảo sự cân bằng quyền lực ổn định trong một "Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mở và tự do". Khái niệm đó lần đầu tiên được nêu rõ vào năm 2016 bởi Thủ tướng Nhật Bản lúc bấy giờ là Shinzo Abe và đã nhanh chóng trở thành trụ cột trong chiến lược khu vực của Mỹ.

Trong khi tất cả các đối tác của Bộ tứ đồng ý trên nguyên tắc về sự cần thiết của một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mở và tự do thì chính chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc đã thúc đẩy các hành động gần đây của họ. Trung Quốc đang buộc các cường quốc ở xa như Anh, Pháp và Đức cũng coi một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương dựa trên luật lệ đóng vai trò trung tâm đối với hòa bình và an ninh quốc tế.

Ví dụ, Pháp vừa bổ nhiệm một đại sứ cho khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương sau khi công bố một chiến lược mới khẳng định tầm quan trọng của khu vực này trong bất kỳ trật tự toàn cầu đa cực ổn định, dựa trên luật lệ nào. Và Đức, hiện đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng Châu Âu, đã tìm cách phát triển một chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương cho Liên minh Châu Âu. Trong hướng dẫn chính sách mới được phát hành gần đây của mình, EU kêu gọi có các biện pháp để đảm bảo rằng các quy tắc sẽ điều chỉnh khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương chứ không phải cách tiếp cận "ai mạnh người đó đúng". Những diễn tiến này cho thấy trong những năm tới, các thành viên Bộ tứ sẽ ngày càng hợp tác với các đối tác châu Âu để thiết lập một nhóm chiến lược các quốc gia dân chủ có khả năng mang lại sự ổn định và cân bằng quyền lực ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Sau khi hầu như ngủ yên trong chín năm, Bộ tứ đã hồi sinh vào cuối năm 2017, nhưng chỉ thực sự có được động lực vào năm ngoái khi các cuộc tham vấn của họ được nâng lên cấp bộ trưởng ngoại giao. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo trong tháng này đã nói rằng "một khi chúng tôi đã thể chế hóa những gì đang làm, bốn nước chúng tôi cùng nhau có thể bắt đầu xây dựng một khuôn khổ an ninh thực sự, một kết cấu có thể chống lại thách thức mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đang đem lại cho tất cả chúng ta".

Tuy nhiên, tương lai của Bộ tứ phụ thuộc vào Ấn Độ, bởi ba cường quốc khác trong nhóm đã được ràng buộc với nhau bởi các liên minh an ninh song phương và ba bên. Australia và Nhật Bản đều nằm dưới sự bảo trợ an ninh (và hạt nhân) của Mỹ, trong khi Ấn Độ không chỉ có đường biên giới trên bộ rộng lớn với Trung Quốc mà còn phải tự mình đối đầu với sự xâm lược lãnh thổ của Trung Quốc, như những gì đang diễn ra hiện nay. Việc Trung Quốc lén lút chiếm đất ở vùng biên giới Ladakh ở cực bắc Ấn Độ vào đầu năm nay đã dẫn đến một cuộc đối đầu quân sự lớn, làm tăng nguy cơ xảy ra các trận đánh cục bộ hoặc một cuộc chiến tranh biên giới khác như năm 1962.

Chính sự hung hăng này của Trung Quốc đã làm thay đổi cán cân chiến lược. Việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho phép Quân đội Giải phóng Nhân dân xâm nhập vào dãy Himalaya đã buộc Ấn Độ phải có một vị thế đối đầu hơn. Giờ đây, có nhiều khả năng hơn bao giờ hết là Bộ tứ sẽ chuyển từ tham vấn và phối hợp sang trở thành một liên minh chiến lược trên thực tế đóng vai trò trung tâm trong một dàn xếp an ninh đa phương mới cho khu vực.

Kiến trúc mới này sẽ không có nhiều điểm tương đồng với hệ thống thời Chiến tranh Lạnh của Mỹ, vốn dựa trên khuôn khổ trung tâm – vệ tinh, với Mỹ là "trục chính" và các đồng minh là "nan hoa". Ngày nay một dàn xếp như vậy sẽ không hiệu quả vì một lý do đơn giản là một quốc gia rộng lớn như Ấn Độ sẽ không thể trở thành một nước kiểu như Nhật đối với Mỹ.

Đó là lý do tại sao Mỹ đang nỗ lực lôi kéo Ấn Độ tham gia một "liên minh mềm" mà không cần có bất kỳ nghĩa vụ hiệp ước nào. Nỗ lực này sẽ được thể hiện đầy đủ vào ngày 26-27/10 khi Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đến thăm New Delhi để tham vấn chung với các đồng cấp Ấn Độ. Nhiều khả năng cuộc gặp này sẽ kết thúc với việc Ấn Độ ký thỏa thuận cuối cùng trong số 4 thỏa thuận cơ bản mà Mỹ duy trì với các đối tác quốc phòng thân thiết khác. Theo các thỏa thuận này, cả hai quốc gia sẽ cam kết cung cấp quyền tiếp cận các cơ sở quân sự của nhau, đảm bảo thông tin liên lạc quân sự và chia sẻ dữ liệu không gian địa lý từ các vệ tinh và cảm biến trên không.

Hơn nữa, sau khi đã tổ chức nhiều cuộc tập trận quân sự song phương và ba bên với các đối tác Bộ tứ, Ấn Độ đã mời Australia tham gia cuộc tập trận hải quân Malabar vào tháng tới cùng với Mỹ và Nhật Bản. Đây làcuộc tập trận quân sự lần đầu tiên của Bộ tứ ; hay như tờ Thời báo Toàn cầu, cơ quan ngôn luận của ĐảngCộng sản Trung Quốc đã nói, "nó sẽ báo hiệu rằng liên minh quân sự Bộ tứ chính thức được thành lập".

Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ luôn hiệu quả nhất khi nó thúc đẩy hợp tác với các nước khác để hướngtới các mục tiêu chiến lược chung. Bất chấp việc Tổng thống Donald Trump phá hoại các liên minh của Hoa Kỳ, chính quyền của ông đã xây dựng Bộ tứ thành một liên minh đầy hứa hẹn và đã nâng cấp quan hệ an ninh với các đối tác quan trọng ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, bao gồm Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Thái Lan và Ấn Độ.

Quan trọng hơn, việc Bộ tứ củng cố hợp tác là bằng chứng thêm cho thấy các chính sách hiếu chiến của chế độ Tập Cận Bình đang bắt đầu phản tác dụng. Quan điểm quốc tế về Trung Quốc đã xuống mức thấp nhất trong năm nay. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc – vốn đang theo đuổi chính sách "ngoại giao chiến lang" – gần đây đã bác bỏ kế hoạch "vô nghĩa" của Pompeo trong việc xây dựng một liên minh quốc tế chống Trung Quốc. Bộ này tuyên bố : "Ông ấy sẽ không được chứng kiến ngày đó. Và những người kế nhiệm ông ấy cũng sẽ không được chứng kiến ngày đó, bởi vì ngày đó sẽ không bao giờ đến".

Nhưng ngày đó sắp đến. Bộ tứ từng chỉ đơn thuần là biểu tượng cho một nỗ lực quốc tế đang nổi lên nhằm thiết lập một sự kiểm soát âm thầm đối với quyền lực của Trung Quốc. Nếu các mối đe dọa gia tăng của Tập đối với Đài Loan dẫn đến hành động quân sự thì một đại liên minh quốc tế, với nòng cốt là Bộ tứ,

Brahma Chellaney 

Nguyên tác : "The Quad Sharpens Its Edges", Project Syndicate, 16/10/2020.

Phan Nguyên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 26/10/2020

Brahma Chellaney là Giáo sư Nghiên cứu Chiến lược tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách, New Delhi.

********************

Biển Đông : Nhiều nước không tranh chấp chủ quyền bác bỏ yêu sách của Trung Quốc

Minh Anh, RFI, 25/10/2020

Hãng thông tấn Antara của Indonesia, ngày 24/10/2020 dẫn lời một quan chức bộ Ngoại Giao xác nhận rằng một số nước thành viên khối ASEAN không có đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông đã bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc.

lienminh1

Ảnh tự liệu của không quân Philippines chụp ngày 21/04/2017 : Một đảo trong khu vực Trường Sa trong Biển Đông, đang có tranh chấp bị Trung Quốc chiếm giữ và cải tạo thành cơ sở quân sự.  AP - Francis Malasig

Hãng thông tấn Antara cho biết các quốc gia thành viên ASEAN và một số nước lớn đã gởi công hàm đến Liên Hiệp Quốc bác bỏ các yêu sách hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông. Trong năm nay, Jakarta đã hai lần gởi công hàm đến Liên Hiệp Quốc là vào các ngày 26/5 và 12/6.

Ông Damos Dumoli Agusman, tổng cục trưởng Luật Quốc tế và Thỏa thuận, trực thuộc bộ Ngoại Giao Indonesia, trong buổi họp báo trực tuyến hôm thứ Sáu 22/10 tuyên bố : "Điều này có nghĩa là những quốc gia nói với Liên Hiệp Quốc rằng chúng tôi không muốn có bất kỳ một sự vi phạm nào đối với UNCLOS (Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển) và không muốn UNCLOS bị thu hẹp hay trở nên mập mờ".

Vẫn theo vị quan chức ngoại giao Indonesia này, với các công hàm trên, yêu sách của Trung Quốc đối với các vùng lãnh thổ có tranh chấp ở Biển Đông "vẫn sẽ bị xem là bất hợp pháp cho dù Bắc Kinh tiếp tục lên tiếng bác bỏ. Hơn nữa, các công hàm này không phải là một lập luận chính trị nhưng có một lập luận pháp lý được chứng minh bằng luật pháp quốc tế".

Theo nhận định của hãng tin Indonesia, cuộc chiến công hàm mà ông Agusman nhắc đến cho thấy rõ một cuộc xung đột về lập luận pháp lý giữa các nước có và không có đòi hỏi chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông cũng như là các bên có tham gia UNCLOS.

Trong năm 2020, Trung Quốc đã 6 lần gởi công hàm đến Liên Hiệp Quốc xác quyết yêu sách lãnh hải ở Biển Đông. Những công hàm còn nhằm đáp trả văn kiện của Malaysia đệ trình lên Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Giới hạn Thềm lục địa ngày 12/12/20219.

Nhiều nước lớn cũng tham gia vào làn sóng bác bỏ yêu sách này của Trung Quốc. Ngày 16/09/2020, phái đoàn thường trực của Vương Quốc Anh bên cạnh Liên Hiệp Quốc, đại diện cho chính phủ Anh, Pháp và Đức đã gởi một công hàm ngoại giao ghi rõ :

"Pháp, Đức và Anh, với tư cách là các bên có tham gia UNCLOS 1992, muốn nhấn mạnh đến lập trường pháp lý của mình, đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các hoạt động không bị cản trở ở những vùng biển, nhất là các quyền tự do lưu thông hàng hải và hàng không, cũng như là quyền quá cảnh vô hại, theo như quy định của UNCLOS, đặc biệt là ở vùng Biển Đông".

Minh Anh

*********************

Mỹ-Ấn : Washington thúc giục New Delhi liên kết chống Bắc Kinh

Tú Anh, RFI, 25/10/2020

Một tuần trước bầu cử tổng thống Mỹ, hai cột trụ trong bộ máy an ninh, quốc phòng của tổng thống Donald Trump đến New Delhi để cùng Ấn Độ thảo luận một chính sách chống ảnh hưởng Trung Quốc trên toàn cầu, theo AFP.

lienminh2

Ngoại trưởng Mike Pompeo (trái) và bộ trưởng Quốc Phòng Mark Esper, trong một cuộc họp báo tại Washington, Mỹ, ngày 21/09/2020.  AP - Patrick Semansky

Ngày 26/10/2020, ngoại trưởng Mike Pompeo và bộ trưởng Quốc Phòng Mark Esper sẽ lên đường sang Ấn Độ. Ngày hôm sau tại New Delhi, hai bộ trưởng Hoa Kỳ sẽ có cuộc họp về an ninh với hai đồng nhiệm Ấn Độ, theo công thức được gọi là 2+2. Sau đó, ngoại trưởng Mỹ sẽ bay qua Sri lanka, Maldives và Indonesia, tất cả đều ở trong trận thế đối đầu ngày càng căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh.

Xung khắc đổ máu ở biên giới Ấn-Trung, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, nguồn cội đại dịch Covid-19, chính sách độc đoán của Bắc Kinh tại biển Đông, Hồng Kông, Tân Cương, Đài Loan càng làm cho Hoa Kỳ năng nổ hơn tìm cách cô lập Trung Quốc, theo AFP.

Đối với Ấn Độ, cuộc họp 2+2 Mỹ- Ấn diễn ra trong bối cảnh Ấn Độ đối đầu với hai mối đe dọa cùng lúc : với Trung Quốc ở Ladakh và với Pakistan ở Cachemire

Tuần trước, trợ lý ngoại trưởng Mỹ Stephen Biegun đã đến NewDelhi với thông điệp lên án Trung Quốc "là mối hiểm nguy mà không ai dám nói". Washington sẽ ủng hộ quyền lợi Ấn Độ trong khu vực, xây dựng một vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do.

Hội họp Mỹ-Ấn tại New Delhi được tổ chức sau một cuộc họp khác tại Tokyo hồi đầu tháng 10 trong nhóm "Quad" còn gọi là Bộ tứ Kim cương gồm bốn nền dân chủ ở Ấn Độ-Thái Bình Dương Mỹ-Nhật-Ấn-Úc, mà giới quan sát gọi là đối trọng quân sự trước tham vọng bành trướng thế lực của Trung Quốc.

Cũng theo AFP, trên đường về nước, ngoại trưởng Mỹ sẽ lần lượt đến Sri Lanka, Maldives và Indonesia để khuyến cáo các quốc đảo trong vùng cứng rắn với Trung Quốc.

Tú Anh

Published in Diễn đàn

Vit Nam hoan nghênh ý tưởng ‘B t’ hp tác vi ASEAN v t do trên bin

VOA, 16/10/2020

Vit Nam hôm 15/10 nói luôn "hoan nghênh" các ý tưởng và sáng kiến đóng góp cho hòa bình, n đnh và phn vinh chung khi được yêu cu bình lun v thông tin nhóm "B t" (bao gm Hoa K, Nht Bn, n Đ và Australia" mong mun tăng cường quan h vi các nước ASEAN v lĩnh vc t do trên bin.

indo1

Ngày 6/10/2020, "B t" cho biết đã xem xét nhng phát trin chiến lược gn đây trên khp n Đ Dương-Thái Bình Dương và tho lun v các cách thc đ tăng cường hp tác ca nhóm v nhiu lĩnh vc, trong đó có an ninh hàng hi. Ảnh minh họa

Phát biu ti cuc hp báo thường k, người phát ngôn B Ngoi giao Vit Nam Lê Th Thu Hng nói "Là Ch tch ASEAN 2020, Vit Nam đt nhim v chính trong năm là xây dng ASEAN gn kết và ch đng thích ng. Trên cơ s đó, Vit Nam đã và đang phát huy vai trò Ch tch ca mình, đy mnh xây dng Cng đng, khng đnh vai trò trung tâm ca ASEAN trong cu trúc khu vc và m rng quan h đi ngoi ca ASEAN".

Trước đó, trong cuc hp ca nhóm "B t" (hay còn gi là "B t kim cương") hôm 6/10, nhóm này cho biết đã xem xét nhng phát trin chiến lược gn đây trên khp n Đ Dương-Thái Bình Dương và tho lun v các cách thc đ tăng cường hp tác ca nhóm v nhiu lĩnh vc, trong đó có an ninh hàng hi.

"B t" cũng tái khng đnh s ng h mnh m đi vi vai trò trung tâm, vn đ ch quyn và cu trúc khu vc do ASEAN dn đu đi vi n Đ Dương - Thái Bình Dương, và cam kết tiếp tc tham vn thường xuyên đ thúc đy tm nhìn v mt n Đ Dương - Thái Bình Dương hòa bình, an ninh và thnh vượng, B Ngoi giao Hoa K cho biết.

Trước các din tiến căng thng gn đây do các hành đng quyết đoán nhm khng đnh ch quyn ca Trung Quc trên Bin Đông, Vit Nam, trong vai trò Ch tch ASEAN năm nay, được cho là đang có nhiu n lc trong vic thúc đy nh hưởng ca khi 10 quc gia Đông Nam Á cũng như mi quan h ca khi này vi các quc gia khác trong vic gii quyết các tranh chp ch quyn trên Bin Đông.

Hi cui tháng 6, vi Tuyên b Ch tch ASEAN 2020 sau Hi ngh cp cao ASEAN ln th 36, khi này khng đnh Bin Đông là vn đ h trng ca khu vc, và "bày t quan ngi v hot đng ci to đo, nhng din biến gn đây, trong đó có nhng hành đng và v vic hết sc nghiêm trng làm xói mòn nim tin, gia tăng căng thng và có th nh hưởng đến hoàn bình, an ninh và n đnh trong khu vc".

Tun trước, hôm 9/10, trong cuc hp trc tuyến gia các ngoi trưởng ASEAN vi ngoi trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo, B trưởng ngoi giao Vit Nam Phm Bình Minh tiếp tc tuyên b các nước Đông Nam Á mun M đóng mt vai trò trong vic duy trì hòa bình Bin Đông.

Mc dù không nêu tên Trung Quc, nhưng ông Phm Bình Minh đã đ cp đến "nhng s c nghiêm trng" và "vic tiếp tc quân s hóa vùng bin" vi phm đến quyn ca các nước nh và đi ngược li vi lut pháp quc tế.

*****************

Vit Nam phn đi Trung Quc lp doanh nghip trên đo Phú Lâm

VOA, 16/10/2020

Đi din ca B Ngoi giao Vit Nam va lên tiếng phn đi "cái gi là thành ph Tam Sa" vi hàng trăm doanh nghip mà Trung Quc thành lp trên đo Phú Lâm, thuc qun đo Hoàng Sa, nơi Vit Nam tuyên b ch quyn nhưng do Trung Quc kim soát trên thc tế.

indo2

"Thành ph Tam Sa" mà Trung Quc thành lp vào ngày 27/7/2012.

Phát biu ca người phát ngôn B Ngoi giao Vit Nam, bà Lê Th Thu Hng, được đưa ra trong cuc hp báo thường k hôm 15/10, khi phóng viên hi v thông tin có hơn 400 doanh nghip Trung Quc đăng ký kinh doanh trên đo Phú Lâm mà t chc Sáng kiến Minh bch Hàng hi (AMTI) công b gn đây.

"Lp trường nht quán ca Vit Nam là phn đi mnh m vic thành lp cái gi là thành ph Tam Sa và các hành vi có liên quan vì đã vi phm nghiêm trng ch quyn ca Vit Nam, không có giá tr và không được công nhn, không có li cho quan h gia các quc gia và gây thêm phc tp tình hình Bin Đông, khu vc và thế gii", truyn thông Vit Nam dn li bà Hng nói ti cuc hp báo.

Cui tháng trước, t chc Sáng kiến Minh bch Hàng hi ca M đưa thông tin cho biết trước khi thành lp thành ph Tam Sa vào năm 2012, ch có chưa đy 10 công ty đăng ký vi các cơ quan qun lý ca Trung Quc. Nhưng đến tháng 6/2019, đã có ti 446 doanh nghip tư nhân và nhà nước đăng ký ti thành ph Tam Sa, trong đó, 307 công ty báo cáo tng vn đăng ký tích lu là 1,2 t đôla.

T chc nghiên cu ca M cho rng các cơ quan qun lý ca Trung Quc đã s dng các chính sách "khôn ngoan" đ đt được "k tích" trong vic phát trin Tam Sa nhm khng đnh yêu sách ch quyn Hoàng Sa.

Các chính sách này bao gm cho phép các doanh nghip "đăng ký Tam Sa, np thuế cho Tam Sa, thương hiu Tam Sa, nhưng hot đng mi nơi" nhm tháo g nhng hn chế v vt lý và các rào cn khác ca đo Phú Lâm cho doanh nghip đăng ký hot đng. Nh chính sách này mà các công ty dù hot đng bên ngoài Tam Sa nhưng li đóng vai trò là s hin din v hành chính ca Trung Quc trên Bin Đông, ngoài vic vn có th đóng góp tài chính cho s phát trin ca thành ph, vi hơn 100 triu đô la tin thuế vào năm 2015.

Theo AMTI, nhiu công ty còn hp tác xây dng, cung cp cơ s h tng, thông tin và k c quân s, an ninh, hàng hi cho thành ph. Mt s công ty đã giúp nhà qun lý lp đt h thng 4G và 5G, đt cáp quang dưới bin hay phi hp vi ngư dân đa phương đ phát trin ngh nuôi cá lng bin sâu đ khuyến khích h chuyn đi khi ngh đánh bt truyn thng và thiết lp nơi cư trú bình thường trong thành ph.

Hi tháng 4, Trung Quc công khai thông báo thành lp "qun Tây Sa" và "qun Nam Sa" ti thành ph Tam Sa đ qun lý qun đo Hoàng Sa và Trường Sa. Vào thi đim đó, B Ngoi giao Vit Nam cũng lên tiếng phn đi và "yêu cu Trung Quc tôn trng ch quyn ca Vit Nam, hủy b các quyết đnh sai trái liên quan đến nhng vic làm đó và không có nhng vic làm tương t trong tương lai". Tuy nhiên, tin cho hay Bc Kinh vn tiếp tc các hot đng quyết đoán nhm khng đnh yêu sách ch quyn trên Bin Đông trong thi gian gn đây.

Hôm 26/8, B Thương mi Hoa K b sung 24 công ty ca Trung Quc vào mt danh sách đen có tên "Danh sách thc th" vì "vai trò ca h trong vic giúp quân đi Trung Quc xây dng và quân s hóa các đo nhân to b quc tế lên án Bin Đông". Cùng lúc, B Ngoi giao Hoa K cũng công b các hn chế th thc đi vi các cá nhân Trung Quc liên quan đến vic khai hoang, xây dng, quân s hóa và cưỡng chế Bin Đông.

Tin cho hay, ngoài các chính sách khuyến khích dành cho doanh nghip, cư dân Tam Sa cũng được gii hu trách to điu kin, cung cp các dch v h tr tài chính, vi các khon vay ưu đãi đ ci thin cht lượng cuc sng.

Published in Việt Nam

Biển Đông : Nhật Bản cung cấp vũ khí cho Việt Nam

Tú Anh, RFI, 14/10/2020

Để ngăn chận tham vọng bá quyền của Trung Quốc, Tokyo gia tăng trợ giúp các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương phát huy khả năng quân sự. Nhật Bản sẽ ký thỏa thuận bán trang thiết bị quốc phòng cho Việt Nam nhân chuyến công du đầu tiên của tân thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide vào tuần tới.

nhatviet

Tàu trực thăng vận Izumo (DDH-183) và khu trục hạm JS Murasame (DD-101) trong một cuộc diễn tập hồi tháng 06/ 2018 trên Biển Đông AP - Emily Wang

Theo bản tin của nhật báo Nikkei, trong cuộc họp với ban lãnh đạo đảng Tự Do Dân chủ hôm 13/10/2020, thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide cho biết ông sẽ dành chuyến công du đầu tiên để đến Việt Nam và Indonesia. Tại Hà Nội, hai bên sẽ ký một thỏa thuận cung cấp vũ khí cho Việt Nam. Hợp tác về an ninh quốc phòng sẽ là chủ đề trong các cuộc thảo thuận giữa phái đoàn thủ tướng Nhật và lãnh đạo Việt Nam và Indonesia.

Nhìn từ Tokyo, Việt Nam là quốc gia đang phải trực tiếp đối đầu với tham vọng tranh giành chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông, khu vực trọng yếu nằm trên con đường giao thông nối liền Châu Á với Trung Đông, con đường huyết mạch của thương thuyền Nhật Bản.

Từ khi bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí vào năm 2014, Nhật Bản cung cấp trang thiết bị quân sự cho các nước tuân thủ ba điều kiện, trong đó phải có yếu tố đóng góp cho an ninh của chính nước Nhật.

Theo Nikkei, Nhật sẽ bán những trang thiết bị nào, điều đó tùy thuộc vào nhu cầu của Việt Nam. Nhật đã đề nghị máy bay tuần tra P-1 và máy bay vận tải C-2 của Kawasaki và hệ thống ra-đa báo động và kiểm soát do Mitsubishi chế tạo.

Biển Đông : Mỹ-Nhật tập trận

Trong khi đó, đoàn tàu chiến Nhật Bản gồm hai khu trục hạm và một chiếc tàu ngầm sau khi ghé cảng Cam Ranh hai ngày, đến thứ Hai 12/10/2020 đã ra khơi để tập trận chung với hải quân Mỹ tại Biển Đông. Theo chuyên gia quân sự Mỹ Jeffrey Hornung, sự kiện hải đội Nhật Bản quá cảnh Việt Nam và hoạt động tại Biển Đông là một thông điệp mạnh mẽ chứng minh ai là bạn, ai là thù ở khu vực tranh chấp này.

NATO Châu Á 

Trong bối cảnh Mỹ -Trung tranh giành ảnh hưởng, ngoại trưởng Trung Quốc tiếp tục vòng viếng thăm một số nước Đông Nam Á. Ông Vương Nghị tới Malaysia ngay khi xảy ra vụ 60 tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép bị tuần cảnh Malaysia bắt giữ. Hôm nay, (14/10) trong cuộc họp báo chung với đồng nhiệm Hishamamuddin Hussein tại Kuala Lumpur, ông Vương Nghị cáo buộc Mỹ xây dựng một liên minh chiến lược "NATO Ấn Độ-Thái Bình Dương" là "mối đe dọa an ninh nghiêm trọng" cho Châu Á.

Từ Manila, tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines Gilbert Gabray, trong cuộc hội thảo với Hiệp hội Phóng viên nước ngòai, nhận định tình hình Biển Đông ngày càng nhiều bất trắc vì "hành động quân sự hung hăng của Trung Quốc và Mỹ".

Tú Anh

*******************

Tàu chiến Mỹ và Nhật Bản tập trận chung ở Biển Đông

RFA, 13/10/2020

Tàu chiến của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản và tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ vừa tiến hành cuộc tập trận ở khu vực Biển Đông hôm 12/10. Bản tin của Hạm đội 7 Hải quân Hoa Kỳ loan tin này hôm 13/10.

nhatmy1

Khu trục chở trực thăng JS KAGAR số hiệu 184 của Nhật Bản, và khu trục hạm còn lại của Nhật đang chạy song song với tàu chở dầu USS Tippecanoe của Hoa Kỳ để tiếp liệu JMSDF

Trước đó, hôm 10/10, Bộ Quốc phòng Nhật Bản ba tàu của Nhật bao gồm một tàu chở trực thăng và một tàu ngầm đã được triển khai ra Biển Đông để thực hiện các cuộc diễn tập chống ngầm. Các tàu này trước khi tiến hành tập trận, đã ghé cảng Cam Ranh của Việt Nam để tiếp liệu.

Theo thông báo của Hạm đội 7, tham gia cuộc diễn tập có tàu USS John S. McCain có tên lửa dẫn đường, tàu chở dầu USS Tippecanoe, và hai tàu của Nhật là JS Kaga và JS Ikazuchi.

Tàu USS John S. McCain đang thực hiện Chiến dịch Tự do Hàng hải của Mỹ ở khu vực Biển Đông và đã đi sát quần đảo Hoàng Sa hiện do Trung Quốc kiểm soát hồi cuối tuần trước.

Thông báo của Hạm đội 7 cho biết : "Lực lượng Hải quân Hoa Kỳ thường xuyên diễn tập cùng các đồng minh và đối tác nhằm tăng cường cam kết chung về ổn định trong khu vực và một khu vực Ấn Độ Thái Bình Dương tự do và mở".

Cuộc tập trận chung giữa Nhật Bản và Mỹ lần này được cho biết là để kỷ niệm 245 năm ngày thành lập Hải quân Mỹ, ngày 13/10/1775.

Thuyền trưởng Nishida Satoshi, chỉ huy tàu JS Kaga của Nhật được bản tin Hạm đội 7 trích lời nói rằng : "Chúng tôi tập trận song phương với đối tác gần của chúng tôi là Hải quân Mỹ ở Biển Đông. Qua cuộc tập trận này, chúng tôi cải thiện hơn nữa kỹ năng chiến thuật và cho thấy sự hợp tác không thể thay đổi. Ngay cả trong tình huống dịch bệnh Covid-19, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản tiếp tục làm việc cùng các hải quân của các đối tác và đồng minh, và vì vậy góp phần vào hòa bình, ổn đinh và một khu vực Ấn Độ Thái Bình Dương mở".

Trong họp báo ở Kuala Lumpur, Malaysia hôm 13/10, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã cảnh báo các nước Đông Nam Á trước chiến lược Ấn Độ Thái Bình Dương của Mỹ và cho rằng đây là một mối nguy cho hòa bình và ổn định ở Biển Đông. Ông Vương Nghị cũng cảnh báo các nước trong khu vực trước sự can thiệp của các nước ngòai khu vực và sự hợp tác của Bộ tứ Mỹ, Úc, Nhật Bản và Ấn Độ.

**********************

Ngoại trưởng Trung Quốc cảnh báo các nước Đông Nam Á không nên ngả theo Mỹ

RFA, 13/10/2020

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm 13/10 lên tiếng cảnh báo các nước ASEAN không nên ngả theo Mỹ vì phải cảnh giác trước chiến lược Ấn Độ Thái Bình Dương của Hoa Kỳ mà ông Vương Nghị cho là một nguy cơ về an ninh trong khu vực.

nhatmy2

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (trái) và Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein tại họp báo ở Kuala Lumpur, Malaysia hôm 13/10/2020 AFP

Theo Reuters, ông Vương Nghị phát biểu điều này trong cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Malaysia nhân chuyến công du của ông tới các nước Đông Nam Á.

"Chúng ta (Trung Quốc và Malaysia) đều coi khu vực Biển Đông không nên là nơi để các cường quốc cạnh tranh nhau bằng các tàu chiến", Ngoại trưởng Vương Nghị nói.

"Trung Quốc và ASEAN có đầy đủ khả năng và sự khôn ngoan cũng như trách nhiệm để duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực Biển Đông", ông Vương Nghị nói tiếp.

Trung Quốc trong các tháng gần đây đã gia tăng các các cuộc tập trận liên tiếp ở Biển Đông, trong khi cáo buộc Washington đang tìm cách làm mất ổn định tình hình khu vực khi điều tàu chiến vào tuần tra ở Biển Đông.

Trong phát biểu của mình tại họp báo, ông Vương Nghị đã miêu tả Mỹ là một đối tác không đáng tin cậy đối với các nước Đông Nam Á và đang khơi dậy một cuộc đối đầu chiến tranh lạnh. Vì vậy, Ngoại trưởng Vương Nghị nói các nước cần phải cảnh giác cao trước chiến lược Ấn Độ Thái Bình Dương của Mỹ.

********************

Bắc Kinh cảnh báo Hoa Kỳ có thể chuẩn bị các cuộc tấn công ở Biển Đông

RFA, 13/10/2020

Sáng kiến Thăm dò tình hình chiến lược Biển Đông (SCSPI) thuộc trường Đại học Bắc Kinh của Trung Quốc hôm 12/10 công bố một báo cáo cho biết Hoa Kỳ đã điều ít nhất 60 máy bay chiến dấu do thám gần Trung Quốc trong tháng Chín vừa qua. Trang tin South China Morning Post loan tin này hôm 13/10.

nhatmy3

Máy bay chiến đấu F/A - 18E Super Hornet của Mỹ cất cánh từ tàu sân bay USS Carl Vinson ở Biển Đông hôm 10/4/2017 Reuters

Theo báo cáo, 41 máy bay của Mỹ đã bay qua vùng trời khu vực Biển Đông, 6 chiếc bay qua vùng biển Hoa Đông và về hướng bắc, trong khi 13 chiếc khác bay qua vùng biển Hoàng Hải.

Hiện Trung Quốc đang có những tranh chấp về chủ quyền đối với các quốc gia láng giềng Đông Nam Á ở khu vực Biển Đông và với Nhật Bản ở biển Hoa Đông.

Cũng theo báo cáo, các hoạt động tiếp liệu trên không của máy bay Mỹ xuất phát từ căn cứ Guam đã tăng mạnh trong tháng trước và điều này cho thấy khả năng Hoa Kỳ đang chuẩn bị cho những cuộc tấn công đường dài trong tương lai nhắm và các mục tiêu ở Biển Đông.

Theo báo cáo, việc Mỹ điều máy bay từ Guam thay vì từ căn cứ không quân Kadena ở Nhật là điều bất thường, và điều này cho thấy khả năng Mỹ đang chuẩn bị cho những trường hợp tiếp liệu cho các chuyến bay đường xa ở các điều kiện khắc nghiệt.

"Điều này cho thấy, khu vực Biển Đông vẫn là mục tiêu hàng đầu của Mỹ", báo cáo nhận định.

Cũng theo báo cáo, 13 máy bay chiến đấu của Mỹ được điều ra Hoàng Hải và 3 chiếc ra biển Hoa Đông khi quân đội Trung Quốc đang diễn tập.

Trong những tháng qua, tình hình khu vực Biển Đông và Hoa Đông đã trở nên căng thẳng khi Trung Quốc gia tăng các cuộc tập trận răn đe và Mỹ cũng gia tăng việc điều các tàu chiến đến khu vực này trong chiến dịch Tự do Hàng hải (FONOP) của Mỹ ở Biển Đông.

Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19 để khẳng định các đòi hỏi về chủ quyền của nước này tại Biển Đông và Hoa Đông.

Bắc Kinh cáo buộc Hoa Kỳ đã kích động các nước khác tham gia chống Trung Quốc và các hoạt động tập trận cũng như điều tàu chiến đến khu vực của Mỹ đang gây mất hòa bình và ổn định ở Biển Đông.

Published in Châu Á

Bộ Tứ khẳng định tăng cường hợp tác ở Ấn Độ-Thái Bình Dương, đối phó với Trung Quốc

RFI, 07/10/2020

Theo trang tin Ấn Độ Businessinsider.in, hôm 06/10/2020, trong cuộc họp tại Tokyo, Nhật Bản, các ngoại trưởng các nước Ấn Độ, Nhật Bản, Úc và Hoa Kỳ đã nhất trí đẩy mạnh hợp tác để Ấn Độ-Thái Bình Dương thành khu vực tự do và rộng mở trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng lấn lướt trong khu vực chiến lược.

Bước đệm định hình liên minh 'NATO châu Á' đối phó Trung Quốc | Thế giới |  Thanh Niên

Ngoại trưởng bốn nước trong Bộ Tứ (Mỹ, Nhật, Úc, Ấn Độ) hội đàm tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 06/10/2020. Reuters – POOL

Cùng sự tham dự của thủ tướng Nhật Yoshihide, ngoại trưởng các nước Bộ Tứ (Quad), khẳng định tăng cường hợp tác vì một trật tự quốc tế tự do rộng mở dựa trên luật pháp quốc tế, bảo đảm hòa bình và ổn định trong khu vực, thông cáo của chính phủ Nhật cho biết.

Cuộc họp ngoại trưởng Quad, theo sáng kiến của Nhật, diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng tỏ ra hung hăng về mặt quân sự trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Trong các phát biểu tại cuộc họp, dù không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng ngoại trưởng các nước đều nhấn mạnh đến khía cạnh hòa bình và ổn định trong khu vực đang bị đe dọa, cần phải tăng cường hợp tác mạnh mẽ hơn nữa trong khu vực để bảo đảm các quyền tự do lưu thông hàng hải, tôn trọng toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ và giải quyết các tranh chấp bằng con đường ngoại giao.

Trang tin Ấn Độ nhắc lại, Trung Quốc là nước có tranh chấp với nhiều láng giềng trong khu vực, từ biển Hoa Đông, xuống Biển Đông, qua đến biên giới trên bộ với Ấn Độ. Không chỉ tỏ rõ ý đồ bành trướng mà Bắc Kinh còn ngày càng có những hành vi ngang ngược, chèn ép các nước có tranh chấp lãnh thổ.

Tuy nhiên các nước Bộ Tứ không đưa ra tuyên bố chung nào sau cuộc họp.

Hôm nay (07/09), theo Reuters, vẫn tại Tokyo ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi và Úc Marise Payne đã thảo luận về quan hệ đối tác đặc biệt, đồng ý mở rộng hợp tác an ninh sâu rộng hơn nữa trong điều kiện khu vực có nhiều "vấn đề mới".

Ngoại trưởng Nhật sau đó đã gặp đồng nhiệm Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar và tuyên bố Tokyo tiếp tục coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với Ấn Độ.

Anh Vũ

*******************

Đài Loan tố cáo Trung Quốc gia tăng áp lực quân sự để thay đổi nguyên trạng

RFI, 06/10/2020

Quân đội Đài Loan đã gia tăng gấp đôi các phi vụ ngăn chặn máy bay Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm nay so với 2019. An ninh hải đảo bị đe dọa nghiêm trọng trước áp lực quân sự của Hoa lục, theo bản báo cáo của Bộ Quốc phòng.

https://s.rfi.fr/media/display/e39ce9f8-fb28-11ea-b54c-005056a98db9/w:900/p:16x9/AP20204247315473.webp

Ảnh tư liệu chụp ngày 10/02/2020 do Bộ Quốc phòng Đài Loan công bố : Một chiếc F-16 của Không Quân Đài Loan (phía dưới) áp sát một oanh tạc cơ H-6 của Không Quân Trung Quốc khi chiếc máy bay này đến gần Đài Loan. AP

Trong những tuần lễ vừa qua, máy bay quân sự Trung Quốc liên tục vượt qua đường trung tuyến trên eo biển Đài Loan, được xem là vùng trái độn chính thức giữa hải đảo và Hoa lục, cũng như nhiều lần xâm nhập vùng nhận dạng phòng không ở phía tây nam Đài Loan.

Một bản báo cáo của Bộ Quốc phòng trình Quốc Hội Đài Loan cho biết, từ đầu năm đến nay, không quân Đài Loan đã phải can thiệp 4.132 lần để ngăn chặn máy bay Trung Quốc, tăng 129% so với toàn năm 2019.

Theo lược thuật của Reuters, Bộ Quốc phòng Đài Loan tố cáo Bắc Kinh sử dụng sức mạnh quân sự với ba mục tiêu : Tìm cách làm thay đổi "nguyên trạng" trong eo biển Đài Loan, trắc nghiệm khả năng ứng phó của quân đội hải đảo và thu hẹp không gian hoạt động của Đài Loan.

Bản báo cáo thẩm định, chiến lược phát triển sức mạnh của quân đội Hoa lục được tiến hành song song với các hoạt động quân sự nhắm vào Đài Loan.

Cũng theo Reuteurs, với dân số vỏn vẹn 23 triệu người, chính phủ Đài Bắc tiến hành một chương trình hiện đại hóa quân đội để các binh chủng của hải đảo linh động hơn, khó bị phát hiện và tấn công.

Theo nhận định của thứ trưởng quốc phòng Đài Loan, tướng Trương Quan Quần (Chang Guan Chung), trong một cuộc hội thảo về an ninh quốc phòng Mỹ-Đài Loan vào ngày 05/10/2020, Trung Quốc đang gia tăng "tập luyện tấn công Đài Loan một cách thực tế".

Nhưng vị tướng ba sao này cho biết thêm là Đài Loan có một hệ thống phòng thủ đa hiệu với các đặc tính lợi hại : nhỏ nhưng rất nhiều, thông minh, tàng hình, cơ động, ít tốn kém, bền bỉ, hiệu quả, phát huy dễ dàng, bảo trì đơn giản và che mắt được đối phương.

Thứ trưởng Trương Quan Quần kêu gọi Hoa Kỳ, ngoài các hợp đồng vũ khí, cần hợp tác chặt chẽ hơn Đài Loan trong nỗ lực đào tạo, tham mưu, thẩm định các khả năng, hợp tác tình báo và vũ khí…

Tú Anh

**********************

Ấn Độ - Mỹ thắt chặt hợp tác quân sự

RFI, 05/10/2020

Ấn Độ và Hoa Kỳ có các cuộc gặp song phương dồn dập trong tháng 10/2020, đặc biệt là đối thoại 2+2 lần thứ ba, giữa bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng hai nước, dự kiến diễn ra ngày 26 và 27/10. Chính quyền New Delhi sẵn sàng ký Thỏa thuận Hợp tác và Trao đổi Cơ bản (Basic Exchange and Cooperation Agreement, BECA) nhân dịp này.

Quân đội Trung Quốc và Ấn Độ có cuộc đụng độ biên giới tồi tệ

Một phi cơ của Không Quân Ấn Độ. AP

Ngày 06/10, ngoại trưởng Ấn Độ và Mỹ tham gia hội nghị "Bộ Tứ" (Quad) tại Tokyo với trọng tâm là Trung Quốc. Thứ trưởng ngoại giao Mỹ Stephen Biegun dự kiến đến New Delhi vào giữa tháng 10 để tăng cường các thỏa thuận hợp tác song phương. Và tại đối thoại 2+2 trong hai ngày 26-27/10, Ấn Độ và Hoa Kỳ sẽ ký thỏa thuận BECA liên quan đến hợp tác địa-không gian.

Theo trang Hindustan Times ngày 05/10, việc ký kết BECA là bước phát triển quan trọng, cho phép Ấn Độ sử dụng bản đồ không gian địa lý toàn cầu của Mỹ để đánh giá độ chính xác của các loại vũ khí tầm xa như tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo. BECA là thỏa thuận cuối cùng trong số bốn thỏa thuận thiết lập liên lạc quân sự và cho phép Ấn Độ mua máy bay không người lái của Mỹ, như MQ-9B sử dụng dữ liệu không gian để tấn công mục tiêu của kẻ thù.

Đối thoại 2+2 Ấn-Mỹ diễn ra vào đúng lúc đảng Cộng Sản Trung Quốc tổ chức hội nghị với 370 thành viên Ban Chấp Hành Trung Ương và tổng bí thư kiêm chủ tịch Tập Cận Bình để xem xét những quyết định chính trị quan trọng, cũng như kế hoạch 5 năm sắp tới.

Ấn Độ khánh thành đường hầm giúp giảm thời gian điều quân lên Ladakh

Ấn Độ và Trung Quốc đang căng thẳng tại biên giới ở cao nguyên Ladakh, với nhiều cuộc ẩu đả chết người giữa quân đội hai bên. Ngày 03/10, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, cùng nhiều quan chức chính phủ, đã khánh thành đường hầm Atal, dài 9,02 km, nằm trên độ cao hơn 3.000 mét ở bang Himachal Pradesh, giúp khẩn trương điều quân lên vùng biên giới đang có tranh chấp với Trung Quốc.

Theo AFP, đường hầm Atal, có tổng chi phí 400 triệu đô la, nằm trên một trong hai trục đường duy nhất dẫn đến vùng biên giới Ladakh và có vai trò quan trọng trong chương trình cơ sở hạ tầng chiến lược của Ấn Độ.

Trang Global Times, cơ quan truyền thông chính thức của Trung Quốc, không phủ nhận tầm quan trọng trong thời bình của đường hầm này đối với Ấn Độ, nhưng cảnh báo là công trình "sẽ không có lợi ích nào trong thời chiến, đặc biệt là nếu xảy ra xung đột giữa Ấn Độ và Trung Quốc" vì quân đội Trung Quốc "có khả năng vô hiệu hóa đường hầm này".

Thu Hằng

********************

Nhật Bản phản đối Trung Quốc lập trang web về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư

RFI, 05/10/2020

Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên trang web diaoyudao.org.cn mới được lập. Ngày 05/10/202, Tokyo đã phản đối "bảo tàng số" về quần đảo mà Nhật Bản kiểm soát và quốc hữu hóa.

Nhật Bản lên tiếng về vụ tàu Trung Quốc tiến gần Senkaku

Quần đảo Senkaku / Điếu Ngư gây căng thẳng quan hệ Nhật - Trung. © - Reuters

"Bảo tàng trên mạng" của Trung Quốc hoạt động từ ngày 03/10 để trưng bày những đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh đối với quần đảo không có dân cư, ở biển Hoa Đông. Theo Tân Hoa Xã, trang web trên giúp "khán giả hiểu hơn về sự thực không thể chối cãi là quần đảo Điếu Ngư (Diaoyu, tên gọi theo tiếng Hoa) là một phần lãnh thổ gắn liền với Trung Quốc".

Theo hãng tin Kyodo, ông Katsunobu Kato, chánh văn phòng chính phủ Nhật Bản, trong buổi họp báo ngày 05/10, đã bác bỏ những thông tin trên trang web Trung Quốc và khẳng định : "Quần đảo Senkaku được lịch sử công nhận, chiểu theo luật pháp quốc tế là một phần của lãnh thổ Nhật Bản và chúng tôi (Nhật Bản) duy trì kiểm tra hiệu quả đối với quần đảo này".

Thông qua con đường ngoại giao, Tokyo đã yêu cầu Bắc Kinh xóa trang web này vì đây là hành động vi phạm chủ quyền của Nhật Bản. Hiện tại, trang web mới chỉ có phiên bản tiếng Trung Quốc, nhưng sẽ được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác, như tiếng Anh, Nhật và Pháp.

Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là chủ đề tranh chấp giữa hai nước từ nhiều năm nay. Tokyo hiện kiểm soát quần đảo, nhưng Bắc Kinh cũng đòi chủ quyền và thường xuyên điều tầu hải cảnh đến khu vực này.

Thu Hằng

**********************

Việt Nam tố cáo Trung Quốc tập trận ở Biển Đông đe dọa đàm phán COC

RFI, 02/10/2020

Kể từ đầu tuần, Bắc Kinh đã bắt đầu 5 cuộc tập trận đồng thời trên vùng biển bao quanh Trung Quốc, trong đó có hai cuộc gần quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông. Vào hôm qua, 01/10/2020, Việt Nam chính thức phản đối và cho rằng hành động tập trận của Bắc Kinh sẽ gây tổn hại cho các đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc về một Bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông (COC).

Trung Quốc gia tăng tập trận trên biển - thông điệp đến Mỹ và các nước  Phương Tây

Tàu sân bay Trung Quốc Liêu Ninh và tàu hộ tống trong một cuộc diễn tập ở Biển Đông tháng 12/2016. Ảnh minh họa. Reuters

Trong cuộc họp báo thường kỳ tại Hà Nội, phát ngôn viên bộ ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã lên án hành động của Trung Quốc và yêu cầu Bắc Kinh tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Đối với phát ngôn viên bộ ngoại giao Việt Nam, các cuộc tập trận của Trung Quốc ở Hoàng Sa không những trái với tinh thần của bản Tuyên Bố về Cách Ứng Xử của các bên tại Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC), mà còn "không có lợi cho đàm phán COC", tức Bộ Quy Tắc Ứng Xử về Biển Đông. Bà Lê Thị Thu Hằng nhắc lại rằng việc khởi động lại các cuộc đàm phán về COC, sau một thời gian dài bị đình chỉ vì dịch Covid-19, đang là ưu tiên của khối ASEAN và Trung Quốc.

Theo hãng tin Anh Reuters, COC là một mục tiêu mà cả ASEAN lẫn Trung Quốc đều nêu lên từ gần hai chục năm nay, nhưng giới chuyên gia an ninh khu vực đã đặt nghi vấn về thực tâm của Trung Quốc, cũng như rất hoài nghi về việc các bên đạt được một thỏa thuận có tính ràng buộc về pháp lý.

Trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã lợi dụng tình hình các láng giềng phải lo chống dịch Covid-19 để tăng cường sự hiện diện ở Biển Đông và liên tục tổ chức các cuộc tập trận tại các khu vực mà họ đòi chủ quyền. Hoa Kỳ đã cáo buộc Trung Quốc bắt nạt các nước láng giềng, trong khi Bắc Kinh nói rằng Washington và các đồng minh phương Tây đã đe dọa an ninh khi gửi tàu hải quân đến khu vực.

Về phần mình, tháng 8 vừa qua, Việt Nam đã tố cáo sự hiện diện của oanh tạc cơ Trung Quốc ở Hoàng Sa, xem đấy là điều "gây nguy hiểm cho hòa bình". 

Trong cuộc họp báo hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã tuyên bố hoan nghênh lập trường của Anh, Đức, Pháp, thể hiện trong công hàm gởi lên Liên Hiệp Quốc ngày 16/09 vừa qua, bác bỏ các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.

Mai Vân

Published in Châu Á