Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Đã có đóng bảo hiểm xã hội thì phải có hưởng

Việc hưởng phải dựa trên mức đóng

bhxh1

Có đề xuất quy định nền đóng bảo hiểm xã hội và mức hưởng các chế độ đều căn cứ theo lương tối thiểu vùng.

Theo quy định pháp luật hiện hành và theo nội dung dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động và người sử dụng lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định là tiền lương tháng, bao gồm : mức lương, phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác ; được trả thường xuyên và ổn định trong mỗi kỳ trả lương.

Mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được người lao động và người sử dụng lao động căn cứ vào tiền lương tối thiểu vùng để thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động.

Tuy nhiên, mức hưởng các chế độ thai sản, hưu trí, tử tuất lại hưởng theo 01 mức tiền cụ thể, hoặc dựa trên mức lương cơ sở, điều này là không hợp lý vì : Nguyên tắc của bảo hiểm là có đóng có hưởng, việc hưởng phải dựa trên mức đóng.

Nền đóng căn cứ vào lương tối thiểu vùng để thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động, tại sao chế độ hưởng lại theo mức lương cơ sở ?

Quy định hưởng các chế độ theo 01 mức tiền cụ thể thì qua mỗi năm các chỉ số CPI lại tăng, thì mức tiền hưởng chế độ này không còn phù hợp thực tế. người lao động lại phải chờ điều chỉnh luật mới được hưởng mức trợ cấp mới. Bởi vậy, có đề xuất quy định nền đóng bảo hiểm xã hội và mức hưởng các chế độ đều căn cứ theo lương tối thiểu vùng.

Căn cứ nào để trừ 2% ?

Tại Điều 64 quy định điều kiện hưởng lương hưu và Điều 66 quy định mức lương hưu hàng tháng. Theo đó, tính đến năm 2035 thì nam đủ 62 tuổi và nữ đủ 60 tuổi mới đủ tuổi nghỉ hưu, ngoài ra luật bảo hiểm xã hội quy định người lao động được nghỉ hưu sớm tối đa 05 tuổi thấp hơn so với tuổi nghỉ hưu khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81%.

Và đối với đối tượng đủ điều kiện nghỉ hưu thì cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ bị trừ 2%. Những quy định này không phù hợp với thực tiễn người lao động Việt Nam vì trên thực tế, có rất nhiều người lao động tham gia bảo hiểm xã hội sớm thì đến 50-55 tuổi sức khỏe đã giảm sút, không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu công việc, thậm chí rất khó tìm được việc làm, và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã đủ 20 năm thậm chí 30 năm, như vậy cả về thời gian và số tiền đóng cho bảo hiểm xã hội là đã đủ lớn.

Nếu chờ đợi đến đủ tuổi nghỉ hưu thì sẽ gặp khó khăn trong việc đảm bảo chi tiêu cuộc sống.

Và việc để người lao động lớn tuổi về hưu sớm cũng để trao cơ hội việc làm cho lao động trẻ có nhiều cơ hội việc làm hơn.

Đối tượng có số thời gian đóng bảo hiểm xã hội thấp hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng hưu 75%, mỗi năm không đóng bảo hiểm xã hội sẽ bị trừ 2% là không hợp lý, mức trừ này quá cao so với mức hưởng trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu đối với đối tượng có thời gian đóng cao hơn số năm tương ứng tỷ lệ 75% (cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì chỉ được tính bằng 0,5 tháng của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội).

Nếu người lao động đủ điều kiện nghỉ hưu sớm (đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm), thì mỗi năm nghỉ hưu hưu sớm cũng bị trừ tương ứng 2% là không hợp lý, lý do : Việc trừ này không đảm bảo nguyên tắc có đóng có hưởng, đóng nhiều hưởng nhiều. Tỷ lệ trừ 2% là quá cao.

Chính sách bảo hiểm xã hội đang cố gắng khuyến khích, động viên người lao động ở lại với quỹ bảo hiểm xã hội, do đó tỷ lệ này cần xem xét, đặc biệt có cơ chế thưởng cho những người lao động tham gia bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên. Việc tăng tuổi nghỉ hưu làm tăng tỷ lệ rút bảo hiểm xã hội 1 lần, giảm số người hưởng bảo hiểm xã hội 75%.

Do vậy có đề xuất : Trong trường hợp người lao động mong muốn thì người lao động đủ tuổi nghỉ hưu sớm (tối đa 05 tuổi thấp hơn so với tuổi nghỉ hưu) theo quy định và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trên 20 năm thì được quyền về hưu, mỗi năm về hưu sớm sẽ bị trừ đi 01 tháng lương hoặc cao nhất bị trừ không quá 1% tương ứng với 1 năm như Luật bảo hiểm xã hội 2006.

người lao động đủ tuổi nghỉ hưu sớm (tối đa 05 tuổi thấp hơn so với tuổi nghỉ hưu) theo quy định và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 30 năm đối với nữ và 32 năm đối với nam sẽ được về hưu ngay và hưởng hưu tối đa là 75%.

Hàn Lam

Nguồn : VNTB, 03/11/2023

Published in Diễn đàn

Tỷ lệ đóng bảo hiểm của người sử dụng lao động và người lao động tại Việt Nam là quá cao so với các nước khác, nhưng người lao động tại các nước này vẫn đảm bảo chi tiêu cuộc sống khi về hưu.

bhxh1

Việc làm có trợ cấp cao : Công nhân than ở Vịnh Hạ Long, Việt Nam. Ảnh : Shutterstock/Posteriori

Nhóm 13 hiệp hội, ngành hàng vừa có đề xuất giảm tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội cho dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi.

Cụ thể, 13 đơn vị gồm Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Hiệp hội Da giày túi xách Việt Nam, Hiệp hội Bia rượu nước giải khát Việt Nam, Hiệp hội Sữa Việt Nam, Hiệp hội Thực phẩm minh bạch, Hiệp hội Các doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam, Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam ;

Cùng Hiệp hội Nhựa Việt Nam, Hiệp hội Chè Việt Nam, Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam, Hội Lương thực thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh đã ký văn bản góp ý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi.

Có những biện luận đáng chú ý như sau :

Mức đóng năm 2022 đã cao hơn gần 10 lần so với năm 2007.

Hiện nay, dự thảo quy định tỷ lệ đóng bảo hiểm bắt buộc (gọi tắt là bảo hiểm xã hội) gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động và người sử dụng lao động có hợp đồng lao động vẫn giữ như Luật bảo hiểm xã hội 2014. Nghĩa là, người lao động đóng 10,5% (8% bảo hiểm xã hội, 1,5% bảo hiểm y tế và 1% bảo hiểm thất nghiệp) và người sử dụng lao động đóng 21,5% (17,5 bảo hiểm xã hội, 3% bảo hiểm y tế và 1% bảo hiểm thất nghiệp). Như vậy, tỷ lệ đóng của cả người lao động và người sử dụng lao động là 32%.

Theo tính toán, tổng mức đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội của cả người lao động và người sử dụng lao động dựa trên tỷ lệ đóng từ 23% năm 2007, 25% năm 2009 do đóng thêm 1% bảo hiểm thất nghiệp của người lao động và người sử dụng lao động, tăng lên 32% năm 2017 đến nay, và mức lương tối thiểu vùng tăng hàng năm từ năm 2007 đến năm 2022, trừ năm 2021 không tăng do Covid-19, thì mức đóng năm 2022 đã cao hơn gần 10 lần so với năm 2007.

So với khu vực và thế giới, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động ở Việt Nam đang cao hơn rất nhiều nước, cụ thể Malaysia đóng 16,5%, Ấn Độ 15,25%, Indonesia 10,26%, Campuchia 6,1%, Thái Lan 5%, Myanma 2%,..

Thế giới làm được, lẽ nào lại khó với Việt Nam ?

13 tổ chức Hiệp hội đề nghị :

a) Đối với tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động và người sử dụng lao động : Đưa về mức đóng của năm 2009, tức là người lao động đóng 5% và người sử dụng lao động đóng 15%, tổng cộng 20%, chứ không phải 25,5% hiện nay người sử dụng lao động đóng 17,5% "trong đó 3% quỹ ốm đau thai sản, 14% quỹ hưu trí và tử tuất và 0,5% bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và người lao động đóng 8%.

b) Đối với tỷ lệ đóng bảo hiểm thất nghiệp : Hiện tại Quỹ bảo hiểm thất nghiệp đã kết dư quá nhiều. Trong khi mục đích của quỹ bảo hiểm thất nghiệp nhằm đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động, và khi quỹ đã kết dư quá nhiều thì cần giảm mức đóng để điều chỉnh quỹ về mức cân bằng.

Đề xuất giảm tỷ lệ đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp của người lao động còn 0,5% và của người sử dụng lao động còn 0,5%, và có lộ trình giảm tiếp cho phù hợp với điều kiện thực tế.

c) Đối với tỷ lệ đóng vào quỹ bảo hiểm y tế : người lao động đóng 1% và người sử dụng lao động đóng 2%. Như vậy tỷ lệ đóng của người lao động sẽ là 6,5% gồm 5% bảo hiểm xã hội, 1% bảo hiểm y tế và 0,5% bảo hiểm thất nghiệp – tức giảm 4% so với hiện nay.

Tỷ lệ đóng của người sử dụng lao động là 17,5% gồm 15% bảo hiểm xã hội, 2% bảo hiểm y tế và 0,5% bảo hiểm thất nghiệp (giảm 4% so với hiện nay). Ngoài ra, theo 13 tổ chức trên, tỷ lệ đóng bảo hiểm của người sử dụng lao động và người lao động tại Việt Nam là quá cao so với các nước khác, nhưng người lao động tại các nước này vẫn đảm bảo chi tiêu cuộc sống khi về hưu.

Trên thực tế tại thời điểm đóng vào quỹ thì giá trị tiền người sử dụng lao động và người lao động tại Việt Nam đóng không hề thấp. Vì vậy, cần xem xét tổng thể việc quản lý một cách hiệu quả quỹ bảo hiểm xã hội cũng như cách tính trượt giá nói riêng và nền kinh tế vĩ mô nói chung, để tuy giảm tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội nhưng vẫn đảm bảo lương hưu thực tế của người lao động đáp ứng được nhu cầu chi tiêu cho cuộc sống.

Phạm Lê Đoan

Nguồn : VNTB, 28/10/2023

Published in Diễn đàn
mercredi, 14 novembre 2018 22:35

Nuốt trọng tương lai

Chẳng riêng thường dân, tương lai ca nhng cán b đ cp, sut đi phn đu cho vic duy trì quyn lãnh đo toàn din, tuyt đi ca đng cộng sản Việt Nam, nhng sĩ quan công an tng nim "còn đng, còn mình" không ngưng ngh, nhng sĩ quan quân đi th "trung thành với đng" cho ti hơi th cui cùng - cũng đng trước nguy cơ… "không có gì".

bhxh2

Người dân đọc sổ bảo hiểm xã hội - Ảnh minh họa 

***

Tuần trước, công an Vit Nam tng giam ông Lê Bch Hng, Tng Giám đc Bo him xã hi Vit Nam, cu Th trưởng Lao động, thương binh và xã hội vì "c ý làm trái qui đnh v qun lý kinh tế gây hu qu nghiêm trng".

Ngoài ông Hồng còn có ông Nguyn Huy Ban, cu Tng Giám đc bảo hiểm xã hội Việt Nam và hai viên chc khác tng là cu Trưởng phòng Kế hoch tng hp ca Ban Kế hoch – Tài chính ca bảo hiểm xã hội Việt Nam b tng giam cũng do cố ý làm trái gây hu qu nghiêm trng.

Hậu qu nghiêm trng mà c bn to ra là cho Công ty Cho thuê tài chính (ALC) 2 ca Ngân hàng Nông nghip - Phát trin nông thôn (Agribank) vay hàng ngàn t, khiến bảo hiểm xã hội Việt Nam mt trng khon này (1).

Giống như nhiều quc gia khác, ti Vit Nam, bảo hiểm xã hội Việt Nam là kênh nhn đóng góp t các nơi s dng nhân lc và các cá nhân đang đi làm ri chi tr cp nhm h tr cho nhng người tht nghip, tr lương hưu khi mi người v già.

Tiền mà bảo hiểm xã hội Việt Nam cho ALC 2 vay là tin bá tánh gom góp để phòng khi tht cơ, l vn (bnh tt không th làm vic, tht nghip) và đ an hưởng tui gia khi sc đã cùng, lc đã kit.

bảo hiểm xã hội Việt Nam để mt c ngàn t đng, đng nghĩa vi s an lành trong tương lai ca nhiu triu người, c nhng người đã ngh hưu ln đang lao đng, bt k h làm gì, cho ai cùng b đe da.

bảo hiểm xã hội Việt Nam đâu chỉ mt hàng ngàn t cho ALC 2 vay...

***

Theo một báo cáo do Kim toán Nhà nước công b đu năm 2017 v tình trng tài chính ca bảo hiểm xã hội Việt Nam trước đó hai năm (2015) thì bảo hiểm xã hội Việt Nam mt khong 1.500 t đng do cho c ALC 1 và ALC 2 vay.

Ngoài khoản 1.500 t đng giao cho hai ALC ca Agribank vay, coi như mt trng, bảo hiểm xã hội Việt Nam đã đem 324.000/435.000 t ca bá tánh cho chính ph vay (74,4% tng vn). Đó là chưa k bảo hiểm xã hội còn dùng 45.500 t mua trái phiếu (10,4% tng vn).

Số còn li, bảo hiểm xã hội Việt Nam cho các ngân hàng vay khong 59.000 t đng, cho Tp đoàn Đin lc Vit Nam vay khong 6.000 t đ thc hin D án Thy đin Lai Châu.

Trong báo cáo vừa k, ch thy Kim toán Nhà nước cho biết, năm 2015, ALC 1 và ALC 2 đang "tái cơ cu" nên không th tr c vn ln lãi. Sau mt thi gian dài "tái cơ cu", tháng 8 va qua, Tòa án Vit Nam cho ALC 2 "phá sn". Nói cách khác ALC 2 được xù n mt cách hp pháp (3).

Vào thời đim được cho phá sn, ALC 2 ch có 19 t đồng trong khi n 10.160 t đng và 8,5 triu M kim. Du mt s nơi đang n ALC 2 s tin là 15.700 t và 32.400 M kim, c cho nhng khon n y là… d đòi thì đòi đ cũng không th… cân đi.

Làm sao có thể cân đi khi ALC 2 thc hin nhng thương v kiểu như mua mt con tàu cũ vi giá 100 triu đng, đnh giá li là… 130 t đng ri hi vay nhng cơ quan như bảo hiểm xã hội Việt Nam đ thanh toán (4) ?

1.500 tỉ m hôi, nước mt mà lut buc bá tánh phi gom li đ có cái phòng thân khi tht cơ, l vn, có cái ăn, cái mc lúc gối mi, chân chn đã ra đi hết sc nh nhàng qua nhng quyết đnh đu tư – cho vay như thế !

***

báo cáo đã dn, có ráng tìm cũng chng thy Kim toán Nhà nước cho biết, h thng công quyn Vit Nam tr bao nhiêu lãi cho 324.000 t đng vay t tương lai của bá tánh thông qua ngun tin mà bảo hiểm xã hội Việt Nam gom v, nm gi.

Kiểm toán Nhà nước ch cnh báo, tng s n mà các nơi l ra phi đóng cho bảo hiểm xã hội Việt Nam đến hết năm 2015 là khong 10.000 t đng, tăng 5,5% so vi năm 2014. Trong đó, n bt buc phi đóng chiếm đến hơn 70%.

Đặc bit, trong khon n y, n trên 12 tháng là hơn 4.000 t đng, bao gm 1.400 t đng thuc các cơ quan, t chc, doanh nghip đã phá sn, gii th, gn như không th thu hi được.

Trong vài năm gần đây, h thng công quyn liên tc da sẽ thẳng tay đi vi các cơ quan, t chc, doanh nghip n tin phi đóng cho bảo hiểm xã hội Việt Nam hoc tìm cách né tránh, không tham gia bảo hiểm xã hội.

Cuối tháng trước, Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh ca bảo hiểm xã hội Việt Nam loan báo, có 8.400 doanh nghip thiếu bảo hiểm xã hội Việt Nam 347 t đng và còn khong 700.000 người làm vic ti 87.000 cơ quan, t chc, doanh nghip chưa tham gia đóng góp cho bảo hiểm xã hội Việt Nam (5).

Hệ thng chính tr, h thng công quyền ti Vit Nam không ngng nhn mnh, chây ì – chm np – qut n phi đóng cho bảo hiểm xã hội là phm pháp, tìm cách né tránh, không tham gia bảo hiểm xã hội là thiếu đo đc.

Bảo v mi người khi h tht cơ, l vn, cùng góp sc nuôi mi người lúc h ln tui, hết sc lao động, rõ ràng là cn. Thế thì ti sao các cơ quan, t chc, doanh nghip tìm đ cách trn, tránh ?

Theo một thng kê mà Phòng Thương mi – Công nghip Vit Nam (VCCI) tng công b, các doanh nghip đang phi đóng cho bảo hiểm xã hội Việt Nam khong 18% tng qu lương, còn cá nhân thì phải đóng cho bảo hiểm xã hội Việt Nam đến 8% trên tng thu nhp.

Chưa k các doanh nghip còn phi np thêm 3% cho bo him y tế, 2% cho h thng công đoàn nhà nước, 1% cho bo him tht nghip. Tính ra có ti 24% tng qu lương b các h thng được thiết lp như phương thc nhm bo đm an sinh xã hi nut mt.

Những cá nhân đang đi làm cũng không khá hơn, h b ép phi đóng đến 10,5% tng thu nhp (ngoài 8% tng thu nhp phi np cho bảo hiểm xã hội Việt Nam, các cá nhân còn phi np 1,5% cho bo him y tế, 1% cho bo him thất nghip và 1% cho h thng công đoàn nhà nước).

Doanh giới đã so sánh chính sách hin hành ti Vit Nam v bo him xã hi và phí công đoàn, ngn ca c hai bên (bên s dng lao đng và người đang đi làm) đến 35%, cao hơn các quc gia khác t ba đến by ln nên h không kham ni ! Đó cũng là lý do s doanh nghip n bo him xã hi và bo him y tế càng ngày càng nhiu. Khon n càng lúc càng ln.

Bất k h thng chính tr, h thng công quyn ti Vit Nam không ngng nhn mnh, các chính sách liên quan đến bảo hiểm xã hội Việt Nam là vì người lao đng nhưng cui tháng trước, Chi nhánh ti Thành phố Hồ Chí Minh ca bảo hiểm xã hội Việt Nam, báo cáo, tình trng xin nhn bảo hiểm xã hội mt ln (nhn hết tr cp mt ln, dt khoát không ch nhn lương hưu hàng tháng) vn tiếp tc tăng : Riêng ti Thành phố Hồ Chí Minh trong chín tháng đầu năm 2018 là khong 80.000 người. Trên bình din quc gia, con s này khong 700.000 người/năm (6).

***

Tổ chc Lao đng Quc tế (ILO) tng d đoán, vi chính sách và li qun lý điu hành như hin nay, đến năm 2020, Qu bảo hiểm xã hội Việt Nam s thâm thng và đến 2034 sẽ hết tin (7). Tuy h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam bác b d đoán y nhưng li quyết đnh t 2021 s ni rng tui hưu đ tăng s người đóng, gim s người nhn bảo hiểm xã hội.

Sử dng tin bá tánh đ dành cho tương lai theo li bảo hiểm xã hội Việt Nam đã làm, rồi dn khong 80% tng qu cho chính ph vay, bao gm c mua trái phiếu, trong bi cnh n nn quc gia tăng vùn vt, thu chng bao gi đ đ bù chi, chưa k tin nuôi nhng người gi qu bảo hiểm xã hội lên ti hàng trăm ngàn t đng/năm (chính xác là năm ngoái nuôi hết 111.957 t) (8) trong khi n bảo hiểm xã hội càng ngày càng cao,… thì Qu bảo hiểm xã hội s tn ti được bao lâu ?

Tương lai nhng người bt bình vi thu – chi – vn hành bảo hiểm xã hội Việt Nam tt nhiên là xám ngoét, song tương lai ca nhng người h đng, tng thng tay trng trị những k đòi minh bch, rch ròi đi vi thu – chi – vn hành bảo hiểm xã hội thì có hơn gì ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 14/11/2018

Chú thích

(1) https://news.zing.vn/bat-nguyen-tong-giam-doc-bao-hiem-xa-hoi-viet-nam-post891063.html

(2) https://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/bao-hiem-xa-hoi-ket-hon-1-500-ty-dong-tai-2-cong-ty-tai-chinh-cua-agribank-3537414.html

(3) http ://ndh.vn/toa-tuyen-pha-san-cong-ty-cho-thue-tai-chinh-ii-20180806075223298p149c165.news

(4) https://news.zing.vn/tuyen-3-an-tu-hinh-trong-vu-tham-nhung-tai-alc-ii-post461749.html

(5) https://tuoitre.vn/hon-8-400-doanh-nghiep-o-tp-hcm-pha-san-bo-tron-no-bao-hiem-hon-347-ti-20181030164715504.htm

(6) https://dantri.com.vn/viec-lam/tang-tuoi-nghi-huu-de-tranh-vo-quy-bao-hiem-xa-hoi-2018042617564314.htm

(7) https://www.ilo.org/hanoi/Informationresources/Publicinformation/Pressreleases/WCMS_220047/lang--vi/index.htm

(8) https://bizlive.vn/bao-hiem/chi-phi-quan-ly-len-toi-11957-ty-dong-bao-hiem-xa-hoi-khang-dinh-tiet-kiem-hon-nhieu-nuoc-3227783.html

Published in Diễn đàn

Tổng bí thư yêu cầu sớm kết thúc các vụ án tham nhũng và kinh tế trong năm 2018 (RFA, 10/11/2018)

Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng Nguyễn Phú Trọng yêu cầu các cơ quan chức năng đẩy mạnh việc điều tra, truy tố, xét xử, sớm kết thúc 8 vụ án tham nhũng, sai phạm kinh tế lớn trong năm nay.

an1

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo ở Hà Nội hôm 10/11/2018 - Courtesy noichinh.vn

Lời thúc giục của người đứng đầu Đảng và Nhà nước Việt Nam được đưa ra tại cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng (Ban chỉ đạo) diễn ra tại Hà Nội hôm 10/11.

Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư yêu cầu các cơ quan trong thời gian tới phải nỗ lực cao hơn nữa để kết thúc điều tra 8 vụ án ; ban hành cáo trạng truy tố 3 vụ án ; xét xử sơ thẩm 2 vụ án ; xét xử phúc thẩm 5 vụ án ; kết thúc xác minh 33 vụ việc theo đúng kế hoạch của Ban Chỉ đạo.

Những vụ án điển hình được nêu tên bao gồm vụ án tổ chức đánh bạc trên mạng lên đến hàng ngàn tỷ đồng có liên quan đến hai cựu tướng công an sắp ra tòa vào ngày 12/11 tới là Trung tướng Phan Văn Vĩnh và Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa ; vụ án lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, cố ý làm trái quy định của nhà nước tại Ngân hàng Thương mại Đông Á ; Vũ ‘nhôm’ ở Đà Nẵng ; Đinh Ngọc Hệ tức Út ‘trọc’ thuộc Quân đội ; vụ án MobiFone mua AVG gây lãng phí hàng ngàn tỷ đồng có liên quan đến cựu quan chức Bộ Thông tin và Truyền thông.

Truyền thông trong nước trích thông tin từ cuộc họp cho biết kể từ sau cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo vào ngày 27/4 năm nay, Việt Nam đã khởi tố mới 13 vụ án, kết thúc điều tra và điều tra bổ sung 15 vụ án với 209 bị can, ban hành cáo trạng truy tố 15 vụ với 239 bị can, xét xử sơ thẩm 20 vụ với 181 bị can.

Từ sau cuộc họp của Thường trự Ban chỉ đạo vào ngày 2/4 đến nay, Việt Nam đã kết thúc điều tra 11 vụ án với 151 bị can, ban hành cáo trạng truy tố 11 vụ với 193 bị can và đưa ra xét xử sơ thẩm 13 vụ với 121 bị cáo.

Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là trưởng ban được thành lập từ năm 2013.

Kể từ hồi giữa nam 2016, sau khi đắc cử chức Tổng bí thư lần hai tại Hội nghị Đảng Cộng sản vào đầu năm 2016, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hô hào một chiến dịch chống tham nhũng rộng khắp. Tại cuộc họp Ban chỉ đạo mới đây, ông Nguyễn Phú Trọng đã biểu dương cuộc chiến chống tham nhũng và nói rằng cuộc chiến đã được nhân dân đồng tình ủng hộ cao.

Bất chấp những nỗ lực được người đứng đầu Đảng và Nhà nước Việt Nam ca ngợi, bảng xếp hạng về tham nhũng của Minh Bạch Quốc tế công bố hồi đầu năm nay vẫn xếp Việt Nam vào danh sách có tình trạng tham nhũng tràn lan. Việt Nam nhận điểm số 35 trong thang điểm từ 0 đến 100, xếp hạng 107 trên 180 nước được đánh giá.

***************

Cựu Phó chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Hữu Tín bị khởi tố thêm tội vụ đất đai SABECO (BBC, 10/11/2018)

Bộ Công An vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự "Vi phạm các quy định về quản lý đất đai" liên quan tới Tổng công ty Sabeco hôm 8/11.

an2

Năm quan chức bị khởi tố trong vụ án vi phạm các quy định về quản lý đất đai liên quan tới Sabeco hôm 10/11

Vụ việc được khởi tố có liên quan đến khu đất số 2 - 4 - 6 Hai Bà Trưng, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh của Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Tổng Công ty Sabeco).

Theo Cổng thông tin Điện tử Bộ Công An, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra đã quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét, áp dụng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với năm quan chức của Thành phố Hồ Chí Minh gồm :

- Ông Nguyễn Hữu Tín, sinh năm 1957, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

- Ông Đào Anh Kiệt, sinh năm 1957, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường Thành phố Hồ Chí Minh

- Ông Trương Văn Út, sinh năm 1970, Phó Trưởng Phòng Quản lý đất, Sở Tài nguyên và môi trường Thành phố Hồ Chí Minh

- Ông Lê Văn Thanh, sinh năm 1962, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

- Ông Nguyễn Thanh Chương, sinh năm 1974, Trưởng Phòng Đô thị, Văn Phòng Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

Chiều ngày 10/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra lệnh khám xét nơi ở của các vị nói trên. Họ được tại ngoại và áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú.

Trong vụ án này, chỉ có ông Trương Văn Út bị khởi tố mới.

Ông Nguyễn Hữu Tín và ba quan chức còn lại đã bị khởi tố ngày 18/9 vì liên quan cuộc điều tra mở rộng vụ án Phan Văn Anh Vũ (còn gọi là Vũ Nhôm).

Họ bị khởi tố bị can vì vụ án hình sự "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" quy định tại Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Lò vẫn tiếp tục nóng ?

Trong một diễn biến khác, cũng trong ngày 10/11, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.

Tại cuộc họp, ông Trọng ca ngợi nỗ lực của nhiều cơ quan Công an, Quân đội, Viện kiểm sát, Tòa án, Ban Nội chính Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Thanh tra Chính phủ... đã "đạt nhiều kết quả tích cực, bước chuyển mạnh trong công tác phòng, chống tham nhũng, được nhân dân đánh giá cao", truyền thông Việt Nam đưa tin.

Ông cũng yêu cầu đến hết năm 2018 phải "kết thúc điều tra 8 vụ án ; ban hành cáo trạng truy tố 3 vụ án ; xét xử sơ thẩm 2 vụ án ; phúc thẩm 5 vụ án ; kết thúc xác minh 33 vụ việc theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo", theo VnExpress.

Các vụ án được Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng yêu cầu "đẩy nhanh tiến độ" và "xử lý nghiêm" gồm các vụ án Ngân hàng thương mại cổ phần Xây dựng Việt Nam ; vụ án xảy ra tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (Oceanbank) ; vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm.

Các vụ án liên quan đến ông Đinh Ngọc Hệ, vụ Mobifone mua 95% cổ phần AVG, vụ án đường dây đánh bạc ngàn tỷ xuyên quốc gia, vụ sai phạm ở Ngân hàng Đông Á và vụ án Vũ Quốc Hảo và đồng phạm xảy ra tại ALCII cũng được Tổng bí thư Trọng nhắc tới.

Ông Trọng cũng yêu cầu các cơ quan 'chọn ra một vài vụ tham nhũng vặt để chỉ đạo, xem xét', VN Express đưa tin.

*****************

Cựu tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam bị khởi tố, tạm giam (VOA, 10/11/2018)

Bộ Công an hôm th Sáu cho biết h đã ra quyết đnh khi t mt cu quan chc cao cp trong mt v án tham nhũng được nói là "gây hu qu nghiêm trng" ti cơ quan Bo him Xã hi Vit Nam.

an3

Ông Lê Bạch Hng, cu th trưởng B Lao đng, Thương binh và Xã hi, cũng tng gi chc tng giám đc Bo him Xã hi Vit Nam.

Ông Lê Bạch Hng, cu th trưởng B Lao đng, Thương binh và Xã hội và cũng từng gi chc tng giám đc Bo him Xã hi Vit Nam, đã b khi t và bt tm giam cũng như b khám xét nhà, theo mt bn tin đăng trên Cng Thông tin Đin t B Công an. Mt cu tng giám đc và hai cu trưởng phòng ca cơ quan này cũng là nhng đối tượng b khi t.

Họ b cáo buc c ý làm trái quy đnh ca Nhà nước v qun lý kinh tế gây hu qu nghiêm trng ti Bo him Xã hi Vit Nam, Công ty ALCII và các đơn v có liên quan.

Trang tin điện t VnExpress dn kết lun ca y ban kim tra Trung ương trước đó cho biết ông Hng trên cương v tng giám đc đã thông báo s kết dư qu bo him y tế năm 2010 không đúng chế đ qun lí tài chính, chưa nghiêm túc trong vic ch đo kim đim trách nhim đi vi các tp th, cá nhân có khuyết đim, vi phm trong vic cho vay tin không đúng.

quan Cnh sát điu tra ca B Công an hin đang tp trung lc lượng điu tra m rng v án và thu hi tài sn cho Nhà nước, theo bn tin ca Bộ.

Published in Việt Nam

Một báo cáo của bệnh viện Chợ Rẫy cho biết cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam đang nợ bệnh viện này số tiền bảo hiểm y tế đồng chi trả cùng bệnh nhân, lên tới con số hơn 900 tỷ đồng. Riêng năm 2017, Bảo hiểm xã hội còn nợ bảo hiểm y tế của bệnh viện này là 597,7 tỉ đồng.

baohiem1

Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã dùng tiền đóng bảo hiểm của người dân để cho vay, và đã làm thất thoát luôn số tiền bạc ngàn tỷ - Ảnh minh họa

Nghi vấn đặt ra : liệu có phải đây là hệ lụy của việc Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã dùng tiền đóng bảo hiểm của người dân để cho vay, và đã làm thất thoát luôn số tiền bạc ngàn tỷ này ?

Sai phạm có hệ thống ?

Tại báo cáo kiểm toán công bố đầu năm ngoái, Kiểm toán Nhà nước cho biết Bảo hiểm xã hội Việt Nam vẫn chưa thu hồi được 769,3 tỷ đồng nợ gốc và hơn 735 tỷ đồng lãi của Công ty cho thuê tài chính II và 26,26 tỷ đồng lãi của Công ty cho thuê tài chính I (cả hai công ty này đều thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Agribank).

Ngày 26/12/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố 2 vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Công ty TNHH mua bán nợ Việt Nam (DATC).

Trong đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Nguyễn Phước Tường, nguyên Trưởng Ban Kế hoạch Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165 Bộ luật hình sự).

Đáng nói là trước đó ông Nguyễn Phước Tường cũng đã từng bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật với hình thức cảnh cáo tại kỳ họp thứ 21 vào tháng 11/2013. Lý do là trong thời gian giữ chức vụ Trưởng ban, phụ trách Phòng Quản lý đầu tư quỹ, ban Kế hoạch Tài chính, ông Tường đã có khuyết điểm, vi phạm. 

Xem ra khi người ta dung dưỡng sai phạm đưa đến hệ lụy "Cố ý làm trái", rõ ràng có sự ‘tiếp tay’ từ cơ quan quản lý cấp trên của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Nhà dột từ nóc là vậy.

Lần lại hồ sơ vụ việc cho thấy hồi năm 2011 đã có một báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, cho biết Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã cho vay vượt hạn mức bảo lãnh tại Công ty cho thuê tài chính II với tổng dư nợ lên 1.050 tỷ đồng. Kết luận kiểm toán thời điểm đó cũng cho hay, đối chiếu với các quy định thì lúc bấy giờ Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ được phép cho các ngân hàng thương mại của Nhà nước vay vốn. Thế nhưng Công ty cho thuê tài chính II không thuộc đối tượng này lại vẫn được vay 1.050 tỷ đồng.

Một tài liệu khác cho thấy vào năm 2008 và 2009, Bảo hiểm xã hội Việt Nam ký 14 hợp đồng với Công ty cho thuê tài chính II với tổng số tiền là 1.010 tỉ đồng. Trong đó, 13 hợp đồng thời hạn 2-5 năm với tổng số tiền là 810 tỷ đồng và một hợp đồng ngắn hạn 200 tỷ đồng (đã được thu hồi khi đến hạn). Tuy nhiên, đến thời điểm giữa năm 2009, Công ty cho thuê tài chính II bắt đầu không thanh toán lãi hằng tháng và gốc khi đến hạn.

Được biết nhiều năm qua Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã sử dụng nguồn tiền của người dân đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội cho các ngân hàng vay để hưởng lãi suất. Bên cạnh đó Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng đầu tư vào một số dự án xây dựng, nên khi thị trường bất động sản đóng băng khiến số vốn này thâm thủng và gần như mất khả năng thu hồi.

Con nợ lớn nhất là… Chính phủ !

Trung tuần tháng 5/2018, báo chí đưa tin Chính phủ đề xuất phát hành trái phiếu Chính phủ nhận nợ với Bảo hiểm xã hội Việt Nam để thực hiện chuyển 22.090 tỷ đồng kinh phí từ ngân sách vào quỹ theo lộ trình năm 2018 là 6.000 tỷ đồng, năm 2019 là 7.000 tỷ đồng, năm 2020 là 9.090 tỷ đồng. "Ngân sách nhà nước chưa bố trí được nguồn để trả nợ quỹ Bảo hiểm xã hội" là lý do của việc phát hành trái phiếu này.

Lưu ý, vào cuối tháng 2/2017, thông tin 324.000 tỷ đồng Chính phủ vay Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã chuyển thành trái phiếu được công bố. Với việc chuyển 324 nghìn tỷ đồng Chính phủ vay thành trái phiếu – nâng tổng số tiền Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho ngân sách Nhà nước vay dưới dạng trái phiếu lên 369,5 nghìn tỷ đồng, chiếm tới 84,94% tổng quỹ Bảo hiểm xã hội cho vay (hơn 435 nghìn tỷ đồng).

Chính phủ trở thành "con nợ" lớn nhất của nguồn quỹ an sinh này. Việc chuyển tiền thành trái phiếu để chính phủ vay được cho là rủi ro khá lớn, khi mức độ khả tín trong các khoản đầu tư của Chính phủ rất thấp, trong khi có nguy cơ lớn đồng tiền Việt Nam mất giá do lạm phát. Điều này cho thấy mâu thuẫn với xác tín khi kêu gọi người dân tham gia bảo hiểm y tế, rằng "Quỹ bảo hiểm xã hội do nhà nước bảo hộ, nếu có thâm hụt và thiếu thì ngân sách nhà nước lo".

Nhũng nhiễu quyền lực ?

Bên cạnh nguồn quỹ bảo hiểm đang bị thâm thủng do lỗi điều hành của chính cơ quan này, thì theo giải trình của bệnh viện Chợ Rẫy, nhiều khả năng cho thấy còn có dấu hiệu nhũng nhiễu trong việc sử dụng tiền đóng bảo hiểm y tế của người dân.

Trong một giải thích với báo chí, phía Bảo hiểm xã hội Việt Nam nói rằng số tiền gần 600 tỷ đồng trong năm 2017 chưa được thanh toán là do bệnh viện Chợ Rẫy chưa hoàn tất biểu mẫu quyết toán.

Phía bệnh viện Chợ Rẫy cho biết sở dĩ không đồng ý ký vào biên bản thỏa thuận giữa bệnh viện và Bảo hiểm xã hội, bởi chính cơ quan bảo hiểm áp dụng những quy định nội bộ của mình vào việc thanh quyết toán không phù hợp với văn bản pháp luật của Bộ Y tế ban hành.

Theo đó, cơ quan bảo hiểm ứng dụng công văn nội bộ 4262 của mình vào việc thanh quyết toán, mà không trùng khớp các văn bản quy phạm của Bộ Y tế mà các bệnh viện đang tuân thủ. Chẳng hạn, Thông tư 37 của Bộ Y tế quy định kỹ thuật chạy tim phổi nhân tạo ECMO thanh toán mỗi 8 giờ, trong khi đó công văn 4262 của bảo hiểm ghi thanh toán 12 giờ. Bệnh viện làm theo thông tư Bộ Y tế hướng dẫn thì bảo hiểm y tế không đồng ý thanh toán. Bệnh viện cũng nhiều lần gửi văn bản xin ý kiến từ Bộ Y tế, nhưng nhiều công văn gửi đi đều rơi vào im lặng !

Sau khi bệnh viện Chợ Rẫy lên tiếng, nhiều bệnh viện ở Sài Gòn cũng xác nhận đang rơi vào khó khăn, nợ nần chồng chất do bảo hiểm y tế chưa trả tiền nên họ cũng bị tăng lãi suất do không thể trả nợ tiền thuốc, vật tư tiêu hao, máy móc cho nhà cung ứng.

Liệu có xảy ra bi kịch rằng người dân Việt sau này sẽ phải gánh thuế phí cao hơn nữa, nhằm để trả giúp khoản nợ do Chính phủ vay mượn từ tiền quỹ bảo hiểm, cũng như những quản trị kém cõi của những quan chức thuộc Chính phủ được giao quản lý nguồn quỹ an sinh này ?

Thảo Vy

Nguồn : VNTB, 08/09/2018

Published in Diễn đàn

Bộ trưởng ‘Bộ bóp cổ’ (một hỗn danh của Bộ Tài chính được dân gian đặt) – ông Đinh Tiến Dũng – lại vừa ‘kiến tạo’ một giải pháp ‘lấy mỡ nó rán nó’ : Phát hành trái phiếu chính phủ nhận nợ với Quỹ Bảo hiểm xã hội về khoản đóng góp bảo hiểm xã hội cho người lao động làm việc trong khu vực Nhà nước trước ngày 1/1/2018.

ngansach1

2017 là năm thứ ba liên tiếp, thu ngân sách từ khối trung ương không đạt dự toán. Tranh minh họa - Tuổi Trẻ

Giải pháp trên được Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng đưa ra tại Quốc hội chiều 26/5/2018. Số tiền nhận nợ là 22.090 tỷ đồng.

Ông Dũng lý giải : trong dự toán ngân sách Nhà nước năm 2016 – 2017 chưa bố trí để xử lý khoản nợ trên, với nguyên nhân hàng năm Quỹ Bảo hiểm xã hội đều có kết dư, nếu ngân sách chuyển 22.090 tỷ đồng vào thì Quỹ cũng sử dụng để mua trái phiếu chính phủ.

Bộ Tài chính còn tự tin cho rằng việc phát hành trái phiếu chính phủ nhận nợ với Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo nguyên tắc như trên không làm tăng bội chi ngân sách Nhà nước và vẫn đảm bảo cân đối ngân sách, an toàn nợ công giai đoạn 2018-2020…

Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2016 – 2017 mà Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đề cập ở trên về thực chất lại là một thất bại trong thu ngân sách.

Vào năm 2017, nếu không tính đến phần bán vốn Tổng công ty Rượu bia – nước giải khát (Sabeco), thu được chẵn 5 tỷ USD, tương đương 110.000 tỷ đồng, kết quả thu ngân sách năm 2017 chỉ là 1.173 ngàn tỷ đồng, tức chỉ đạt 96,8% dự toán thu đầu năm 2017.

Kết quả 96,8% thu ngân sách năm 2017 không những không được xem là thành tích mà còn bị coi là một thất bại, bởi đây là lần đầu tiên sau nhiều năm, thu ngân sách quốc gia không đạt so với dự toán. Cũng là năm thứ ba liên tiếp, thu ngân sách từ khối trung ương không đạt dự toán.

Đó cũng là bối cảnh mà chi ngân sách đã phải dùng đến hơn 70% cho mục chi thường xuyên (chủ yếu là chi lương cho đội ngũ công chức viên chức lên đến gần 3 triệu người, với ít nhất 30% trong số đó bị coi là ‘không làm gì cả những vẫn đều đều lãnh lương, và không những không giảm qua ‘tinh giản biên chế’ mà còn phình to thêm đến 58000 người).

Căn bệnh ung thư di căn của bội chi ngân sách đã khiến ‘Bộ bóp cổ’ không những phải ra sức ‘bóp dân’ mà còn phải dè sẻn từng khoản chi.

Theo chiến thuật‘Lấy mỡ nó rán nó’ – một cách gọi của Thống đốc Nguyễn Văn Bình và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi tìm cách ‘huy động 500 tấn vàng trong dân’ vào năm 2011, nếu vụ ‘phát hành trái phiếu 22000 tỷ đồng’ thành công, sẽ khiến ngân sách nuôi đảng và chính phủ được vay tiền thực của Qũy Bảo hiểm xã hội, tức từ hàng triệu người đóng bảo hiểm này, nhưng đến khi trả lãi và nợ thì Bộ Tài chính lại chỉ trả bằng… giấy.

Tức bằng ‘trái phiếu chính phủ’.

Vậy ‘trái phiếu chính phủ’ có giá trị như thế nào, hoặc còn có giá trị gì đối với hàng triệu công chức thường bị bộ phận phát lương cắt ngay một phần thu nhập của họ để nộp vào Quỹ Bảo hiểm xã hội ?

Kinh nghiệm xương máu trong hàng chục năm qua và đặc biệt từ khi Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng là lượng phát hành trái phiếu chính phủ giai đoạn 2011-2015 đã tăng gấp 2,5 lần giai đoạn 2006-2010, chủ yếu phát hành cho khối ngân hàng thương mại. Sau một thời gian đủ dài, các khoản lãi và một phần nợ gốc phải trả trong ngắn hạn đã tăng cao và tăng đột ngột trong thời gian gần đây, gây sức ép mạnh lên cân bằng ngân sách nhà nước. Trong một vòng luẩn quẩn, chính phủ lại phải liên tục phát hành trái phiếu chính phủ để bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước. Hậu quả là từ năm 2014, một lượng lớn trái phiếu chính phủ đến hạn thanh toán, trong lúc chính phủ lại phải liên tục phát hành trái phiếu chính phủ mới do ngân sách nhà nước không thể đáp ứng. Cũng hệ quả là quy mô nợ công tăng theo tần suất và quy mô phát hành trái phiếu chính phủ.

Bất chấp hiện trạng vẫn được ưu ái và o bế bởi chính phủ cùng Ngân Hàng Nhà Nước, ngay cả những ngân hàng loại một như Vietcombank cũng chẳng còn mặn mà gì với "giấy lộn".

Bằng chứng hiển hiện nhất đã lộ ra vào giữa năm 2016 : cái cách hai ngân hàng BIDV và VietinBank quay lưng thẳng thừng với yêu cầu của Bộ Tài Chính về nộp cổ tức năm 2015 bằng tiền mặt – giá trị lên đến gần 5.000 tỷ đồng, có thể cho thấy ngay cả các ngân hàng lớn cũng đang khó khăn và phải lo thủ thân như thế nào trước cơn suy trầm kinh tế đang gõ cửa từng nhà.

Còn có một minh họa khác – cũng rất sống động.

Vào năm 2016, sau hơn nửa năm kế hoạch phát hành 3 tỷ USD "trái phiếu đặc biệt" của chính phủ Việt Nam – với mục tiêu của kế hoạch này là "nhằm cơ cấu lại nợ trong nước của chính phủ", mà về thực chất là đảo nợ – được giới quan chức và báo chí nhà nước ồn ào tung hô, Bộ Tài chính đã phải gián tiếp thừa nhận vụ phát hành này đã thất bại cay đắng.

Khi đó, giới quan chức hy vọng vào một phép màu sẽ xảy đến khi các tập đoàn quốc tế dang tay ôm "trái phiếu đặc biệt" và góp thêm một khoản tiền vừa để trả lương vừa trả nợ cho Việt Nam.

Tuy thế, hy vọng ấy đã tan vỡ như bong bóng xà phòng. Nếu lần phát hành trái phiếu gần nhất của chính phủ ra thị trường quốc tế diễn ra vào năm 2014 thất bại đến mức chính phủ phải "ép" Ngân hàng Vietcombank – một trong số ngân hàng mà nhà nước có cổ phần chi phối, phải mua 1 tỷ USD trái phiếu kỳ hạn 10 năm, thì nay có thể thấy rõ là chẳng một doanh nghiệp quốc tế nào ngó ngàng đến "giấy lộn" của chính phủ Việt Nam.

Trong thực tế, ‘trái phiếu chính phủ’ chỉ còn đôi chút giá trị ở trong nước, với điều kiện khi phát hành trái phiếu này, Chính phủ phải ‘vừa ép vừa ấn’ để các ngân hàng, doanh nghiệp và người đóng bảo hiểm xã hội phải nhận ‘giấy lộn’.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 29/05/2018

Published in Diễn đàn

Bảo hiểm xã hội : Chỉ chăm chăm thu và dọa bỏ tù… (VNTB, 31/03/2018)

Luật Bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội) sửa đổi gồm 9 chương, 125 điều, có hiệu lực từ ngày 1/1/2018. Trong đó, luật này có quy định rất rõ nếu người sử dụng lao động trốn đóng bảo hiểm xã hội sẽ bị phạt nặng, thậm chí có thể bị đi tù. Tuy nhiên trách nhiệm đóng, và quyền được thụ hưởng lại không hề sòng phẳng.

bh1

Đối với lao động nữ, từ năm 2018 trở đi, thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đạt tỉ lệ hưởng lương hưu tối đa là 30 năm. Ảnh : Dân trí

Ăn được bát cháo, chạy ba quãng đồng

Tập đoàn Pou Chen đang có 1.448 lao động người nước ngoài, trong đó riêng Công ty trách nhiệm hữu hạn Pouyuen Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng 792 người. Về việc đóng bảo hiểm xã hội cho lao động người nước ngoài, bà Đặng Hồng Liên (Phòng Hành chính nhân sự, Công ty Pouyuen Việt Nam) nhận xét, rào cản lớn nhất là bất đồng ngôn ngữ.

Người lao động hay doanh nghiệp muốn tìm hiểu cũng không có tài liệu để xem, và khi trao đổi về quá trình đóng - hưởng, hay khi đi khám bệnh, cơ quan chức năng không có nhân viên phiên dịch. "Lao động người nước ngoài đang nộp hồ sơ giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động… mà giấy phép lao động hoặc hợp đồng lao động hết hạn, phải về nước thì giải quyết thế nào, có chuyển khoản ra nước ngoài hay không trong trường hợp không thể ủy quyền ? Rồi hồ sơ tuất, thân nhân ở nước ngoài không thể đến Việt Nam khai báo và nhận lãnh trợ cấp, vậy ký đóng dấu tờ khai như thế nào ? Hoặc nếu lao động người nước ngoài bị tai nạn lao động chết, thuộc trường hợp nhận trợ cấp hàng tháng, thì giải quyết ra sao", bà Liên chia sẻ hàng loạt trăn trở.

Cùng mối băn khoăn, bà Võ Thị Hồng Ngân (Phòng Hành chính nhân sự Công ty trách nhiệm hữu hạn Nissey Việt Nam) cho biết lao động người nước ngoài làm việc tại Nissey chủ yếu thuộc đối tượng di chuyển nội bộ trong doanh nghiệp (di chuyển từ công ty trực tiếp đầu tư vốn để thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam - PV), không có hợp đồng lao động. Họ chỉ làm ở Việt Nam khoảng 2 năm rồi trở về nước. Vậy khi đóng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam thì họ sẽ hưởng các chế độ thế nào ?

Bà Ngân chia sẻ thêm, bảo hiểm xã hội ở Việt Nam có chế độ thai sản cho nam giới, vậy nếu vợ lao động người nước ngoài ở nước ngoài sinh con, thì họ lãnh chế độ thế nào ? Trường hợp con ốm, lao động người nước ngoài được nghỉ ra sao ? Theo bà Ngân, hồ sơ giấy tờ đề nghị hưởng phải dịch thuật rất đắt đỏ. Có khi tiền dịch thuật còn đắt hơn cả tiền chế độ hưởng, và doanh nghiệp cùng lao động người nước ngoài dễ rơi vào cảnh "ăn được bát cháo, chạy ba quãng đồng" !

Về bảo hiểm y tế, bà Ngân cho hay, thời gian qua, công ty mua bảo hiểm y tế cho lao động người nước ngoài nhưng gần như không ai sử dụng. Mỗi lần lao động người nước ngoài đi khám chữa bệnh, do đa số nhân viên y tế ở các cơ sở y tế không sử dụng tiếng Nhật được, doanh nghiệp phải cử phiên dịch đi theo, rất phức tạp.

Theo bà Ngân, nếu bắt buộc phải đăng ký khám chữa bệnh ở bệnh viện cấp quận, huyện thì có cảm giác chúng ta đang… tận thu của người lao động, vì thực tế họ không đến bệnh viện cấp tỉnh, huyện khám bệnh. Về bảo hiểm thất nghiệp, bà Ngân đánh giá : "Họ được cử đến Việt Nam, hết hạn thì rút về nước, họ có thất nghiệp đâu mà hưởng !". Chính sách hưu trí, theo bà Ngân, cũng không cần thiết với lao động người nước ngoài, vì họ hiếm khi ở Việt Nam đến suốt đời.

Doanh nghiệp Việt Nam cũng bất bình

Ghi nhận tại Hội nghị "Đối thoại giữa Doanh nghiệp và Chính quyền Thành phố" về vấn đề bảo hiểm xã hội, tổ chức vào cuối tuần vừa qua, cho thấy hầu hết thắc mắc của doanh nghiệp đều được phía bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh trả lời là chờ "chính sách cập nhật", "đã kiến nghị sửa đổi".

Theo doanh nghiệp ngành nghề dệt may, thì danh mục ngành nghề độc hại mà cơ quan bảo hiểm đưa ra là quá lạc hậu. Một số chức danh ngành nghề nặng nhọc, độc hại được doanh nghiệp áp dụng từ lâu cho người lao động, nhưng lại không có trong danh mục nặng nhọc, độc hại của ngành dệt may theo quy định. Ví dụ, vận hành lò hơi hay vận hành hệ thống xử lý nước thải thì trong ngành hóa chất hay sản xuất giấy mới có quy định, còn ngành dệt may lại không có để xét các chế độ cho người lao động.

"Trước đây, người ta gọi đơn giản là nuôi heo, nuôi gà, được tính là sản xuất nông nghiệp. Càng về sau, các vấn đề môi trường càng quan trọng, đặc biệt là công đoạn xử lý phân heo rất độc hại với công nhân. Chúng tôi đã kiến nghị nhưng vẫn chưa được trả lời thỏa đáng, công nhân bức xúc rất nhiều". Đại diện doanh nghiệp ngành chăn nuôi, nói.

"Do tính chất công việc nên công nhân vệ sinh thường đi làm khuya, khó kiếm người làm chứng. Gặp nạn xong thì họ lo đi cấp cứu chứ không thể ở lại chờ lập biên bản. Chưa kể, khi công nhân tự té, công an phường gần nhất cũng chỉ có thể xác nhận họ sinh sống ở địa phương và có đi trên tuyến đường đó thôi. Công an không chứng kiến tai nạn nên cũng chẳng dám xác nhận. Vậy là bó tay trong yêu cầu về bảo hiểm tai nạn lao động". Đại diện công ty dịch vụ công ích, cho biết.

Ngoài ra một vấn đề đã được lên tiếng cảnh báo từ trước đó rất nhiều lần, xong vẫn tiếp tục là sự bất công : từ 1/1/2018, lao động nam có đủ 35 năm, nữ 30 năm mới được hưởng lương hưu tối đa (75%), thay vì 30 năm và 25 năm như hiện nay, gây thiệt thòi cho người lao động.

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 56 và Khoản 2, Điều 74 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, thì từ năm 2018, số năm đóng bảo hiểm xã hội để đạt được tỉ lệ hưởng lương hưu 75% của lao động nam là 31 năm đối với người nghỉ hưu trong năm 2018 ; 32 năm đối với người nghỉ hưu trong năm 2019 ; 33 năm đối với người nghỉ hưu trong năm 2020 ; 34 năm đối với người nghỉ hưu trong năm 2021 ; 35 năm đối với người nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi.

Riêng đối với lao động nữ, từ năm 2018 trở đi, thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đạt tỉ lệ hưởng lương hưu tối đa là 30 năm, tạo sự chênh lệch lớn giữa mức lương hưu của lao động nữ có cùng thời gian đóng bảo hiểm xã hội (có dưới 30 năm đóng bảo hiểm xã hội) nghỉ hưu trước và sau thời điểm ngày 1/1/2018.

Bảo hiểm xã hội : chỉ biết tận thu

Để nữ công nhân mang thai ở các doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội nhưng chủ bỏ trốn được hưởng chế độ thai sản, một số tổ chức công đoàn đã chủ động trích kinh phí công đoàn để đóng các khoản bảo hiểm xã hội cho những công nhân này. Tuy nhiên, phía bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh lại bắt buộc các tổ chức công đoàn này phải đóng cả tiền lãi chậm nộp.

Ông Nguyễn Văn Khải - phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh, phản ứng rằng việc để doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội không phải là lỗi của tổ chức công đoàn, hơn nữa công đoàn chủ động trích nộp kinh phí công đoàn để đóng bảo hiểm xã hội cho lao động nữ mang thai là việc làm nhân văn, nhưng lại yêu cầu đóng cả tiền lãi là điều bất hợp lý.

bh2

Bảo hiểm xã hội : Chỉ chăm chăm thu và dọa bỏ tù ?

Ghi nhận từ báo cáo nhanh của Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh cho biết Công ty trách nhiệm hữu hạn BumJin Vina (lô B28/I-B29/I, đường 2B, khu công nghiệpVĩnh Lộc, 100% vốn Hàn Quốc) có giám đốc là ông Park Kyeho. Công ty có 358 lao động. Ngày 10-2-2018, giám đốc vắng mặt dài ngày tại Công ty, để lại khoản nợ bảo hiểm xã hội của 358 lao động từ tháng 7-2017 đến nay với tổng số tiền 2,9 tỉ đồng. Trong 358 lao động của Công ty có 14 trường hợp nữ lao động đang mang thai đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản, và 11 trường hợp nữ công nhân đã sinh con nhưng chưa được hưởng chế độ thai sản.

Chị Nguyễn Thị Hiền, công nhân bộ phận kiểm hàng, làm việc tại Công ty BumJin Vina từ ngày 1/7/2013, chị đang mang thai ở tuần thứ 29, chị dự sinh vào tháng 5-2018. Tuy nhiên, vì Công ty nợ bảo hiểm xã hội, giám đốc lại "biến mất" nên chị rất lo lắng. Nếu không được tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội thì ngày chị sinh con, chị sẽ không được hưởng chế độ thai sản. Trong khi đó, do đang mang thai nên chị đi xin việc làm mới cũng gặp nhiều khó khăn.

Phía tổ chức công đoàn đã trích từ nguồn kinh phí công đoàn của đơn vị đóng phần bảo hiểm xã hội của các trường hợp lao động nữ đang mang thai và đã sinh con như nói trên, để chị em được hưởng chế độ thai sản. Thế nhưng phía bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh vẫn buộc công đoàn phải đóng cả lãi suất là bất hợp lý. Bởi vì việc để doanh nghiệp nợ, khắc phục nợ bảo hiểm xã hội không phải là lỗi của tổ chức công đoàn.

Xem ra để đạt được các thỏa thuận về quan hệ lao động như yêu cầu đặt ra trong những hiệp định thương mại quốc tế, không chỉ là đòi hỏi của tổ chức công đoàn độc lập, mà còn cần có cả việc chấm dứt những độc quyền trong bảo hiểm xã hội đang được bảo hộ bởi Luật bảo hiểm xã hội 2014.

Thảo Vy

*******************

Vũ Văn Tiền tha thiết vay vốn Trung Quốc làm dự án nhiệt điện (Người Việt, 31/03/2018)

Mạng xã hội đang bày tỏ sự phản đối trước tin ông Vũ Văn Tiền và liên danh Geleximco-HUI dự định "vay vốn từ các ngân hàng Trung Quốc để xây dựng nhà máy nhiệt điện theo hình thức PPP (đối tác công tư)".

bh3

Ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch Tập đoàn Geleximco, được biết đến với biệt danh Tiền "Còi" muốn đầu tư nhà máy nhiệt điện tại Việt Nam. (Hình : VnEconomy)

Ông Tiền là CEO Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Geleximco). Còn HUI là tên viết tắt của Hong Kong United Investors Holding, một doanh nghiệp Hồng Kông mới được thành lập ngày 15 tháng Giêng, 2016.

Hồi năm ngoái, ông Tiền từng gây xôn xao khi kiến nghị thủ tướng Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải, về việc hợp tác với doanh nghiệp Trung Quốc xây dựng phi trường Long Thành trong 3 đến 5 năm cũng theo hình thức PPP.

Tập đoàn của ông Tiền cũng bị từ chối tham gia dự án cao tốc Bắc Giang-Lạng Sơn. Ông Tiền còn bị chỉ trích khi đề nghị mời Viện Thiết Kế và Quy Hoạch Hàng Châu của Trung Quốc tham gia quy hoạch hai bờ sông Hồng.

Theo báo Zing, ông Tiền còn được biết đến với cái tên Tiền "Còi", và được cho là "tỷ phú đô la" giấu mặt của Việt Nam khi sở hữu hàng loạt công ty (trong đó có Ngân Hàng An Bình) với số vốn điều lệ "nhiều ngàn tỷ đồng" cùng "khối tài sản bất động sản khổng lồ".

Đến nay, ông Tiền được ghi nhận đã hai lần đề nghị đầu tư dự án nhiệt điện bằng vốn vay của Trung Quốc.

Lần thứ nhất là tháng Bảy, 2017, liên danh Geleximco-Tập đoàn năng lượng mới KAIDI Dương Quang (Trung Quốc) đề nghị thủ tướng Việt Nam cho đầu tư năm dự án nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1, Quỳnh Lập 2, Quảng Trạch 1, Quảng Trạch 2 và Hải Phòng 3.

Lần thứ hai là tháng Mười, 2017, liên danh này tiếp tục đề nghị đầu tư hai dự án nhiệt điện Quỳnh Lập 1 ở tỉnh Nghệ An và Quảng Trạch 2 ở tỉnh Quảng Bình.

Báo VnEconomy dẫn văn bản của Bộ Công thương Việt Nam cho hay : "80% vốn được vay từ các tổ chức tín dụng với lãi suất 10.86%/năm, vay thương mại quốc tế 11.77%/năm. Phần này sẽ được huy động từ tổ hợp các ngân hàng do ngân hàng Phát Triển Nhà Nước Trung Quốc đứng đầu gồm ngân hàng Trung Quốc, ngân hàng Xây Dựng Trung Quốc, ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc chi nhánh Hồ Nam và chi nhánh An Huy, ngân hàng Công Thương Trung Quốc".

Báo Đất Việt hôm 30 tháng Ba dẫn lời ông Lê Công Nhường, đại biểu Quốc Hội tỉnh Quảng Bình : "Không nên vay vốn Trung Quốc và cũng không nên làm nhiệt điện than nữa. Trung Quốc đã chỉ đạo cho đóng cửa tất cả nhà máy nhiệt điện than từ năm 2017 vì những lo ngại về ô nhiễm môi trường. Việt Nam không nên đi ngược xu hướng chung của thế giới. Khi Trung Quốc đã đóng cửa các nhà máy nhiệt điện than tại quốc gia này họ sẽ tìm cách đẩy các thiết bị, công nghệ cũ kỹ, lạc hậu sang nước khác. Nếu vay vốn xây dựng dự án Quảng Trạch 2, Quảng Bình rất khó tránh được việc phải sử dụng công nghệ của nước này".

"Dự án nào sử dụng nguồn vốn vay của Trung Quốc cũng bị chậm tiến độ, bị kéo dài thời gian, đội vốn cao hơn gấp nhiều lần. Hơn nữa, một dự án vay hàng ngàn tỷ đồng nhưng khi đưa vào hoạt động lại không hiệu quả sẽ là gánh nặng cho nợ công quốc gia", ông Nhường được trích lời nói.

Hồi tháng Tám, 2017, khi vụ ông Tiền đề nghị để nhà thầu Trung Quốc làm phi trường Long Thành, báo Lao Động bình luận : "Chúng ta không đánh đồng các nhà thầu Trung Quốc, nhưng cũng không thể bàng quan với những cái bẫy giá rẻ. Bởi nếu bài học về sân vận động Mỹ Đình còn chưa đủ nặng ký thì hãy nhìn sang đường sát trên cao Cát Linh-Hà Đông. Mức đầu tư đã đội vốn 100% rồi. Hãy nhìn sang đường ống nước Sông Đà với số lần vỡ, gặp trục trặc mà nói ra chắc không ai tin nổi - 21 lần cả thảy". (T.K.)

***************

Phi trường Quảng Bình đóng cửa để… nhân viên thi đấu cầu lông (Người Việt, 31/03/2018)

Một chuyện khó tin nhưng có thật vừa xảy ra, phi trường Đồng Hới ở tỉnh Quảng Bình bị Cục Hàng Không Việt Nam xử phạt hành chính 35 triệu đồng (hơn 1.536 USD) vì tự ý đóng cửa nhà ga, ngưng tiếp khách để nhân viên thi đấu cầu lông.

bh4

Khu vực nhà ga sân bay Đồng Hới đóng cửa để nhân viên chơi cầu lông. (Hình : Người Lao Động)

Theo báo Người Lao Động, ngày 19 tháng Ba, Cảng Hàng Không Đồng Hới tổ chức thi đấu cầu lông cho đoàn viên, thanh niên của đơn vị từ 7 giờ 55 phút đến 9 giờ sáng cùng ngày tại khu vực sảnh chờ nhà ga hành khách đi.

"Cục Hàng Không Việt Nam xác định Cảng Đồng Hới đã ngừng cung cấp dịch vụ nhà ga hành khách mà không báo cáo, xin phép cơ quan có thẩm quyền", báo này cho hay.

Báo Zing mô tả : "Lúc 9 giờ sáng, chuyến bay từ Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, hạ cánh tại phi trường Đồng Hới. Do ga hành khách không hoạt động nên khách và hành lý được đón từ máy bay và trả tại khu vực hạn chế cổng số 2. Đến 10 giờ cùng ngày, Cảng Hàng Không Đồng Hới mới mở quầy thủ tục phục vụ chuyến bay đi Sài Gòn cất cánh lúc 12 giờ trưa. Một số hành khách đến sớm không được phục vụ tại nhà ga hành khách".

Website Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng Không-Airimex viết : "Nhiều khách hàng phản ứng bằng cách đập cửa tại nhà ga. Một lúc lâu sau, cửa nhà ga đã được mở ra để khách vào, tuy nhiên, các trận đấu cầu lông vẫn được tiếp tục diễn ra trước sự chứng kiến của hành khách. Quảng Bình là tỉnh phát triển du lịch, việc đón khách ở xa ghé thăm lần đầu tiên sẽ để lại ấn tượng rất quan trọng, tuy nhiên cách tổ chức một sân chơi thể thao không đúng lúc và đúng nơi của Cảng Hàng Không Đồng Hới đã tạo ra sự phản cảm không đáng có".

Báo VietnamNet tường thuật : "Do các chuyến bay tại phi trường Đồng Hới hoạt động không liên tục nên những lúc không có chuyến bay, nhà ga đóng cửa để bảo đảm an ninh, vệ sinh nhà ga và đỡ hao tổn điện, nước. Do chuyến bay sớm nhất trong ngày khởi hành tại phi trường Đồng Hới lúc 12 giờ nên 10 giờ sáng thì nhà ga mới mở cửa, trong thời gian đó nhân viên tranh thủ luyện tập để chuẩn bị cho trận giao lưu ngày 26 tháng Ba".

Trong một diễn biến khác, hồi đầu tháng này, Cảng Hàng Không Vinh ở tỉnh Nghệ An bị phạt 40 triệu đồng (hơn $1,754) sau vụ để một ông "tâm thần" đột nhập lên máy bay. Cục Hàng Không Việt Nam đưa ra kết luận : "Vụ việc này tuy chưa dẫn tới hậu quả nghiêm trọng nhưng đã uy hiếp nghiêm trọng an ninh hàng không. Sự việc xảy ra là do nhân viên an ninh hàng không và nhân viên làm thủ tục của phi trường Vinh đã vi phạm quy định trong khi thực hiện công việc". (T.K.)

******************

Cháy tan hoang chợ Quang ở Hà Nội (Người Việt, 31/03/2018)

Ngọn lửa bùng phát rồi nhanh chóng lan rộng thiêu rụi chợ Quang và lan sang nhiều nhà xung quanh. Nhiều tiểu thương lao vào cứu hàng hóa, trong khi gần chục xe chữa cháy tiến hành dập lửa.

bh5

Đám cháy thiêu rụi gần như toàn bộ chợ Quang ở xã Thanh Liệt, gần khu đô thị Linh Đàm. (Hình : Thanh Niên)

Theo báo Thanh Niên, khoảng 2 giờ chiều 31 tháng Ba, ngọn lửa bùng phát từ tầng 2 chợ Quang, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội, rồi nhanh chóng lan xuống tầng 1 nơi có nhiều hàng quần áo giày dép nên lửa càng bùng phát lớn. Chợ Quang rất gần với khu đô thị Linh Đàm.

"Lửa lan nhanh lắm, chúng tôi thoáng ngửi thấy khói khét mùi nhựa, nhìn xung quanh thấy phát hiện lửa bốc lớn trên tầng 2 chợ Quang liền tri hô mọi người dập lửa, thu dọn hàng hóa. Rất may, cháy vào buổi trưa nên có ít người đi chợ", bà Trần Minh Thu (35 tuổi), một tiểu thương bán hàng ở tầng 1, kể.

Cũng theo bà Thu, đám cháy từ khu nhà chính ở giữa chợ nhanh chóng lan sang dãy ki ốt quanh chợ gây cháy rụi nhiều hàng hóa. Lửa bốc lớn, khói đen bốc lên ngùn ngụt, đứng từ xa cả cây số vẫn nhìn thấy.

Một số người dân ở gần chợ Quang chứng kiến đám cháy và giúp tiểu thương thu dọn đồ đạc cho biết, khoảng 20 phút sau khi lửa bốc lên, lính cứu hỏa cử hai xe chuyên dụng đến dập lửa.

Tuy nhiên, do đám cháy lớn, hiện trường rộng nên chỉ phun được một lát thì không đủ nước, phải đợi chi viện. Khoảng 2 giờ 40 phút, thêm bốn xe cứu hỏa khác đến tăng cường dập lửa.

bh6

Một số người dân phải phá tường ở những ki ốt chưa bị cháy lan để di dời hàng hóa. (Hình : Thanh Niên)

Các lực lượng tại chỗ như thanh niên, dân phòng, công an xã… cũng được huy động tham gia dập lửa, di dời hàng hóa giúp tiểu thương. Do đám cháy lan rộng nhanh chóng nên nhiều tiểu thương phải đập tường từ phía ngoài để giải cứu hàng hóa.

Đến khoảng 3 giờ 30 phút chiều cùng ngày, đám cháy cơ bản được khống chế. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều đám lửa nhỏ vẫn bùng lên, lực lượng cứu hỏa chưa tiếp cận được với tầng 2 của khu chợ.

Nói với báo Lao Động, ông Nguyễn Văn Phong, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân xã Thanh Liệt, cho biết đám cháy xuất phát từ ki ốt của một chủ hàng đã đóng kín cửa nghỉ trưa. Ban quản lý chợ dùng bình cứu hỏa để dập lửa nhưng do đám cháy lớn nên không thể dập tắt. Hơn nữa, cạnh cửa hàng phát cháy là hàng vàng mã cũng khóa cửa nên ngọn lửa đã lan nhanh sang nhiều gian khác.

Đến 7 giờ tối cùng ngày, hàng trăm tiểu thương vẫn tập trung quanh chợ Quang. Gương mặt ai nấy thất thần, dõi ánh mắt về phía những ki ốt chỉ còn lại cảnh hoang tàn vì bị lửa thiêu rụi.

Chị Nguyễn Thị Hồng, một tiểu thương trong chợ ngồi một góc khóc ròng. Chị Hồng có ba ki ốt bán quần áo trong chợ Quang. Khi một tiểu thương khác gọi điện báo cháy, chị cùng chồng vội vã chạy đến thì hàng hóa trong quầy đã chìm trong ngọn lửa đỏ rực. "Hàng trăm triệu đồng đi theo ngọn lửa hết rồi", chị Hồng khóc nghẹn.

Chợ Quang có diện tích hơn 4,000 mét vuông, tổng kinh phí xây dựng lên đến hơn 14 tỷ đồng (hơn $614,545) được xây dựng cách đây bốn năm, với hàng trăm ki ốt. Khu chợ bán nhiều loại hàng hóa khác nhau từ rau quả, quần áo, bánh kẹo đến vàng bạc. (Tr.N)

Published in Việt Nam