Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

99% chưa biết


Nguồn : Những vấn đề địa lý, 04/05/2023

Additional Info

  • Author 5 phút thôi
Published in Tư liệu

Covid-19 : Châu Âu bấn loạn giữa vac-xin, tiêm chủng và virus đột biến

Tình hình dịch bệnh gần đến kỳ lễ Noel và đón năm mới càng diễn biến phức tạp khó lường ở Châu Âu. Vac-xin ngừa Covid-19, Liên Âu chuẩn bị triển khai chiến dịch tiêm chủng mở rộng, virus corona đột biến ở Anh... đó là những tin tức được các báo Pháp hôm nay 21/12/2020 quan tâm hàng đầu.

chauau1

Sân bay Fiumicino, Roma, Ý, ngày 20/12/2020.  Reuters – Remo Casilli

Tựa chính trang nhất Le Figaro"Covid 19, các nước Châu Âu cách ly nước Anh".Tựa lớn của Libération"Vac-xin và đột biến, cuộc chạy đuổi". Giữa lúc Liên Âu chuẩn bị cấp phép lưu hành vac-xin ngừa Covid của Pfizer/BioNTech, trên nguyên tắc thông báo ra ngày hôm nay để các nước có thể nhanh chóng triển khai tiêm chủng đại trà, thì chính phủ Anh thông báo một chủng mới virus corona đột biến, có mức độ lây lan rất mạnh (hơn 70% so với virus cũ). Cùng với thông báo lo ngại đó là quyết định phong tỏa Luân Đôn. Ngay lập tức, hàng loạt các nước bên này biển Manche đóng cửa với Anh Quốc để chặn chủng mới tràn vào lục địa.

Le Figaro ghi nhận, "một nỗi sợ hãi lan trong Châu Âu trước sự xuất hiện chủng virus corona đột biến". Tất cả các nước Châu Âu đều không thể xem nhẹ mối đe dọa mới này, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh đã rất căng thẳng, khiến nhiều nước Châu Âu những ngày qua phải siết chặt thêm các biện pháp phòng dịch khi mà Noel và năm mới đang đến rất gần. Les Echos thì chạy tựa : "Châu Âu : Mối đe dọa làn sóng thứ 3". Tờ báo cho thấy ở khắp Châu Âu đang bao trùm bầu không khí lo lắng trước nguy cơ làn sóng dịch thứ 3 bùng lên. Les Echos cho biết, thông báo về chủng virus đột biến hôm thứ Bảy vừa rồi "đã thổi một luồng gió hoảng loạn sang Châu Âu". Ngay trong ngày Chủ Nhật, một loạt nước Hà Lan, Bỉ, Ý, Đức, Bulgari và cả Cộng hòa Ireland sát nách nước Anh đã cho ngừng tất cả các chuyến bay đến từ Anh. Áo cũng đang tính đến biện pháp này. Pháp thì cho triệu tập họp khẩn Hội đồng Quốc phòng Y tế và ra ngay quyết định ngừng tất cả các liên hệ đường biển, hàng không, đường sắt với Vương quốc Anh ít nhất trong vòng 48 giờ.

Diễn biến bất ngờ về dịch bệnh này đang đặt ra nhiều câu hỏi lớn. Trong bài xã luận "Thách thức mới cho vac-xin", nhật báo Le Figaro đặt câu hỏi : "Liệu việc khóa cửa biên giới với nước Anh có phải là đã muộn ? Như vậy có đủ để tránh chủng virus mới này lây lan sang Âu lục ? Không ai biết nhưng có điều là không thể trách cứ các nước Châu Âu đã kiên quyết hành động đối phó với mối đe dọa tiềm ẩn này. Hơn hết trận đại dịch đã dạy cho chúng ta bài học là phải hành động nhanh chóng".

Theo Le Figaro, đến giờ thì mối lo lớn lại liên quan đến vac-xin : Liệu các loại vac-xin đang được triển khai có bị vô hiệu trước chủng virus đột biến ? Rất may là kịch bản thảm họa này ít có khả năng xảy ra. Tờ báo kết luận : "Cuộc chiến chống virus vẫn chưa kết thúc. Các loại vac-xin vẫn là thứ vũ khí tốt nhất của chúng ta".

Vac-xin Covid vũ khí địa chính trị

Cả thế giới đang hy vọng vũ khí vac-xin để chống đại dịch, nhưng có nước lại dùng đó là vũ khí chính trị như nhận định của nhật báo Le Monde qua tựa chính : "Vac-xin chống Covid, vũ khí địa chính trị mới".

Tờ báo dành hai trang để trở lại chủ đề đã được báo chí đề cập đến không ít lần đó là Bắc Kinh đã sử dụng vac-xin như một thứ vũ khí ngoại giao trong lúc cả thế giới đang bấn loạn vì trận đại dịch xuất xứ từ Trung Quốc cách đây gần 1 năm.

Trong cuộc chạy đua vac-xin chống Covid-19, Trung Quốc có hai loại do Sinovac và Sinopharm bào chế. Bài báo của Le Monde cho thấy giữa lúc đại dịch, Trung Quốc đang triển khai một chiến lược ngoại giao y tế với việc liên tiếp ký các thỏa thuận song phương cùng với việc bán vac-xin cho các nước đang phát triển với giá rẻ mạt. Bắc Kinh còn hy vọng mở rộng tầm ảnh hưởng chính trị và lợi ích kinh tế bằng cách cung cấp tài chính cho các cơ sở bệnh viện ở Châu Phi, tất nhiên đổi lại là những thỏa thuận buôn bán, chính trị…

Theo Le Monde, ngoại giao vac-xin của Bắc Kinh có thể triển khai là vì môi trường quốc tế đang thuận lợi cho họ : Ấn Độ, Hoa Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu và Nga thì đang lấn bấn vì những vấn đề y tế của riêng mình. Nhật Bản cũng không thể chế được vac-xin trước năm 2022. Các phòng thí nghiệm lớn của phương Tây như Pfizer/ BioNTech, AstraZeneca, Moderna chỉ quan tâm đến nước mình, Sanofi thì cũng đã chậm chân…. Thế là Bắc Kinh có cả một con đường thênh thang ở các nước đang phát triển. Cuối cùng bài viết của Le Monde kết luận : "Một năm sau khi virus xuất hiện tại Vũ Hán, bằng cách lợi dụng tác động của khủng hoảng y tế ở các nước đang phát triển, rõ ràng Trung Quốc đang nuôi dưỡng tham vọng lớn cho chính sách ngoại giao y tế của họ, xa hơn chuyện vac-xin".

Nhật Bản : Trang bị quân sự bao nhiêu cho đủ ?

Vẫn trên Le Monde, trang quốc tế của tờ báo chú ý tới Nhật Bản với bài mang tựa đề "Quân đội Nhật Bản thách thức mối đe dọa quân sự Trung Quốc", đề cập đến việc Nhật Bản đang ra sức hiện đại hóa lực lượng quân đội thế nào để có thể đối phó với các mối đe dọa ngày càng lớn từ bên ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc.

Le Monde cho biết, hôm 18/12 vừa rồi chính phủ Nhật đã quyết định trang bị cho hải quân hai chiến hạm cực kỳ hiện đại được trang bị hệ thống phòng không chống tên lửa Aegis, đồng thời mua thêm các loại tên lửa chống hạm siêu thanh tầm xa. Nhưng như thế vấn chưa thỏa mãn được Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, tên gọi quân đội trên nền tảng của bản Hiến pháp hiếu hòa của Nhật Bản.

Tờ báo nhắc lại, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản được thành lập 1954 với nhiệm vụ tự vệ vùng lãnh thổ quần đảo bị vây xung quanh là Trung Quốc, Nga và Hàn Quốc, những nước mà Nhật luôn có các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ. Để bảo đảm nhiệm vụ, Nhật Bản phải hợp tác với quân đội Mỹ, hiện vẫn duy trì 57 nghìn quân tại quần đảo, trong khuôn khổ một hiệp ước an ninh chung ký từ năm 1960.

Giờ đây quân đội Nhật đang phải đối mặt với tình hình mới đầy biến động với những đe dọa từ bên ngoài ngày càng lớn. Các đe dọa từ phía bắc, có tên lửa Bắc Triều Tiên và đặc biệt là Trung Quốc với các vụ xâm nhập không phận và hải phận Nhật thường xuyên. Giới quan sát ở Tokyo có một so sánh khá thú vị là chế độ Trung Quốc ngày nay hành xử giống như chế độ quân phiệt Nhật của những năm 1930.

Trong bối cảnh đó, quân đội Nhật phải được hiện đại hóa, có các thiết bị cực kỳ hiện đại cùng một đội quân được huấn luyện tốt, mở rộng nhiệm vụ tác chiến mà đi kèm đó là phải sửa đổi điều khoản Hiến pháp hiếu hòa.

Theo Le Monde, ngân sách dành cho Quốc Phòng của Nhật năm 2020 là 42 tỷ euro, cao hàng thứ 9 thế giới. Tokyo sẽ mua 147 chiến đấu cơ F35 thế thứ 5 của Mỹ, hợp tác với tổ hợp chế tạo vũ khí Mỹ Lockheed Martin đóng hai tàu sân bay loại nhỏ. Nhật Bản cũng sẽ trang bị thêm tàu ngầm, nâng cấp khả năng giám sát trên biển, trên không và khả năng chống tàu ngầm. Bên cạnh đẩy mạnh hợp tác quân sự với Mỹ, Nhật còn đa dạng hóa các mối hợp tác quốc phòng, nhất là tham gia các hoạt động quân sự trong khuôn khổ Ấn Độ - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, những cố gắng đó vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu theo Le Monde, Lực lượng Phòng vệ còn rất nhiều vấn đề phải giải quyết mới có thể đương đầu với những thách thức mới hiện nay trong đó có cả cơ cấu tổ chức. Một vấn đề nữa đang đặt ra cho Quốc Phòng Nhật, như ghi nhận của chuyên gia Céline Pajon, thuộc Viện Quan hệ Quốc tế Pháp được Le Monde trích dẫn "Nhật bản phải nhanh chóng phát triển năng lực để đối phó với đe dọa về an ninh mạng. Đây là một trong những điểm trung tâm của định hướng phòng thủ của Nhật". Le Monde cho biết thêm, hồi tháng 5 vừa rồi, các dữ liệu của tên lửa siêu thanh trong tương lai đã bị đánh cắp trong một cuộc tấn công tin tặc vào tập đoàn chế tạo vũ khí lớn nhất Nhật, Mitsubishi Electric. Cuộc tấn công này được quy trách nhiệm cho các hacker Trung Quốc.

Donald Trump vẫn tiếp tục cuộc chiến "chống thất cử"

Mục "Câu chuyện trong ngày" của nhật báo Libération có bài viết đáng chú ý về màn kịch bầu cử tổng thống Mỹ 2020, lại được Donald Trump bổ sung thêm hồi mới.

Donald Trump tiếp tục kháng cự lại với kết quả phũ phàng của cuộc bầu cử tổng thống, khi mà chưa còn đầy một tháng nữa đến ngày phải bàn giao Nhà Trắng cho Joe Biden. Libération dẫn thông tin báo Mỹ New York Times cho biết, hôm thứ Sáu vừa qua, Donald Trump đã tổ chức một cuộc họp tại Nhà Trắng với các nhân vật thân cận nhất gồm chánh văn phòng, lãnh đạo tư pháp Nhà Trắng, luật sư trong các vụ kiện vừa rồi và cả cựu cố vấn an ninh quốc gia, Michael Flynn bị kết án năm 2019 vì vụ điều tra quan hệ với Nga và vừa được tổng thống Trump ân xá. Mục đích cuộc gặp để bàn cách lật ngược chiến thắng của Joe Biden sau 59 vụ kiện vẫn không thành, trong đó khả năng sử dụng biện pháp thiết quân luật cũng đã được gợi lên. Những phát hiện của báo New York Times đang gây lo ngại ngay cả trong đảng Cộng hòa có thể gây tác động tiêu cực đến cuộc bầu cử Thượng Viện bổ sung tại bang Georgia vào ngày 05 tháng Giêng tới. Nhưng với ông Donald Trump lúc này cuộc bầu cử duy nhất mà ông quan tâm đó là cuộc bầu cử mà ông đã thất bại.

Anh Vũ

Additional Info

  • Author Anh Vũ
Published in Quốc tế
jeudi, 12 mars 2020 16:50

Châu Âu, ổ virus thứ hai

Châu Âu đang trở thành một ổ coronavirus lớn thứ nhì thế giới. Toàn lãnh thổ Châu Âu, trong đó có 27 quốc gia thuộc Liên Hiệp Châu Âu (EU), đã trở thành nạn nhân của virus Vũ Hán. Trong khi Ý ban hành biện pháp khẩn cấp, hạn chế lưu thông, đóng cửa trường học, hủy bỏ tất cả những sinh hoạt công cộng trên toàn lãnh thổ, Pháp đang bước vào một giai đoạn gay go, và đó chỉ là bước đầu, theo Tổng thống Emmanuel Macron.

foyer1

Châu Âu đang trở thành một ổ coronavirus lớn thứ nhì thế giới.

Quá trễ

"Tất cả những cuộc bại trận đều tóm tắt bằng 2 chữ : quá trễ", nhật báo Le Monde hôm qua nhắc tới câu nói của tướng Douglas MacArthur (Les batailles perdues se résument en 2 mots : trop tard), để mô tả thảm trạng của Ý.

Nước Ý đã vỡ trận, tới nỗi các y sĩ vùng Bergamo phải thú nhận đã tới giai đoạn dành ưu tiên việc chữa trị cho những bệnh nhân trẻ, có sức đề kháng đủ mạnh để hy vọng thoát chết.

Chỉ trong một đêm, Ý có thêm 168 người chết (thống kê chiều thứ Ba 10/03), nâng tổng số lên 631 tử vong trong số trên 10.000 người bị nhiễm dịch, chỉ trong 2 tuần lễ từ khi khám phá nạn nhân đầu tiên.

Sư thực, Ý đã áp dụng những biện pháp kiểm soát du khách và người nhập cảnh gắt gao ngay từ những ngày đầu.

Những người đã thăm viếng Ý đều biết Bắc Ý là vùng kỹ nghệ giầu nhất nước, và nhà thương Bergamo không thua bất cứ nhà thương tân tiến nào trên thế giới.

Lý do chính, không ai dám nói ra, là Ý, đã quá thân cận với Tàu.

Vì khó khăn kinh tế, Ý, cùng với Hy Lạp, là quốc gia Châu Âu đầu tiên cộng tác với kế hoạch "Nhất đái, nhất lộ", có một cộng đồng người Tàu quan trọng, những chuyến bay trực tiếp với các thành phố Tàu, kể cả Vũ Hán.

Tutti a casa

"Tutti a casa" (tất cả ngồi trong nhà) là hiệu lệnh hôm thứ Hai của thủ tướng Giuseppe Conte, với dân Ý. "Tôi vừa ký một nghị định có thể tóm tắt bằng câu : tutti a casa. Toàn bộ nước Ý phải được bảo vệ chống dịch".

Với một giọng nghiêm trọng như tuyên chiến, Giuseppe Conte tuyên bố tất cả nhưng sinh hoạt văn hóa, xã hội, thể thao sẽ bị hủy bỏ, trừ trường hợp đặc biệt, được tổ chức nhưng không có khán giả.

Tất cả công dân Ý không được di chuyển, trừ khi đi làm, mua bán thực phẩm tối cần hay vì lý do sức khỏe bất khả kháng. Các buổi lễ tôn giáo, hội họp, chợ búa bị cấm.

Từ chiều thứ Hai, dân Ý đổ xô tới các siêu thị còn mở cửa, nhưng chỉ được phép mỗi lần vào 6 người, để giữ một khoảng cách 2 mét giữa các khách hàng
Nhiều nước Châu Âu khác như Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đã thi hành nhiều biện pháp cứng rắn.Tình trạng Tây Ban Nha đột nhiên trở thành nghiêm trọng những giờ gần đây. Ba Lan đóng cửa trường học, nhà giữ trẻ, rạp hát ít nhất trong 15 ngày.

Tại Hoa Kỳ, virus có thể ảnh hưởng tới cuộc bầu cử Tổng thống nếu virus gây những khó khăn kinh tế. Con số người Mỹ nhiễm dịch (gần 800 người) tương đối thấp, có lẽ vì phí tổn làm test rất cao, không hoàn toàn miễn phí như ở Châu Âu, nhiều người không làm, nhất là khi không có triệu chứng hiển nhiên.

Virus không chừa ai

Nước thứ hai bị nhiễm nặng tại Châu Âu, Pháp chuẩn bị đối phó ráo riết với dịch sẽ trầm trọng trong những ngày tới. Đây chỉ là giai đoạn đầu, theo Tổng thống Pháp.

Tới sáng thứ Tư 11/3, nước Pháp có 33 người chết, trong số 1.794 người bị nhiểm dịch. Con số người chết và người bị nhiễm gia tăng nhanh chóng trong những ngày giờ vừa qua. Một số địa phương đã đóng cửa trường học, chợ búa, không kể 2.000 học sinh trên toàn quốc được yêu cầu không tới trường vì vừa ở các vùng dịch trở về. Phụ huynh nghỉ việc vì tự cách ly, hay ở nhà trông nom con cái, sẽ được lãnh lương như khi đi làm.

Chính phủ Pháp đã bỏ ra 7 tỷ Euros để giúp đỡ các ngành bị ảnh hưởng nặng. Ý dành một ngân khoản cứu trợ khẩn cấp 25 tỷ €. EU cũng sẽ áp dụng những biện pháp khẩn cấp để hỗ trợ kinh tế bị ngưng trệ.

Thử thách trước mắt là Châu Âu có khả năng kết hợp để thành lập một đội ngũ đủ khả năng đối phó với virus hay không, cả trên phương diện y tế lẫn kinh tế.

Tại Châu Âu, virus không có biên giới, cũng không chừa một ai. Tại Anh, thứ trưởng Y tế bị nhiễm dịch. Tại Đức, nhiều vị dân cử địa phương vừa thăm viếng Việt Nam bị nghi nhiễm virus. Tại Pháp 7 dân biểu, nhân viên quốc hội, bộ trưởng văn hóa Frank Riester bị nhiễm dịch, bộ trưởng tư pháp và giám đốc văn phòng Phủ Tổng thống tự cách ly sau khi tiến xúc với người bị nhiễm virus.

Tập Cận Bình Superman

Trong khi virus tràn lan khắp thế giới (gần 120.000 ca, 4.251 người chết tại 107 quốc gia), Tàu tuyên bố đang chận được virus trên toàn lãnh thổ, kể cả ở Vũ Hán.

Tập Cận Bình tới thăm Vũ Hán, với lực lượng media hùng hậu, như gởi một thông điệp chiến thắng. Guồng máy tuyên truyền nhà nước không ngớt trắng trợn ca tụng họ Tập từ hôm qua, như người đã cứu Trung Quốc và cả thế giới, quên rằng corona bắt nguồn từ nước Tàu.

Người ta không biết thực trạng tại Hồ Bắc ra sao, nhưng điều chắc chắn là Bắc Kinh không thể kéo dài tình trạng ngưng trệ kinh tế lâu dài hơn nữa. Những thống kê chính thức, cũng như những quyết định của Bắc Kinh vẫn nặng chính trị hơn là những báo cáo y khoa chính xác.

Tại Việt Nam, trước con số nhiễm dịch bùng phát, sau khi các quan chức tuyên bố Việt Nam đã "chính thức hết dịch", nỗ lực của chính quyền ngày nay là tìm cách đổ tội cho virus từ Tây Phương tới, không phải do người Tàu mang vào.

Từ Thức

Nguồn : tuthuc-paris-blog.com, 12/03/2020

Additional Info

  • Author Từ Thức
Published in Diễn đàn

Liên Hiệp Châu Âu sắp tổ chức một trong những cuộc bầu cử dân chủ lớn nhất thế giới, cuộc bầu cử Quốc Hội Châu Âu.

tim1

Triển lãm tại trung tâm nghệ thuật Bozar ở Brussels, Bỉ, về cuộc khủng hoảng di dân ở Châu Âu. (Hình : John Thys/AFP/Getty Images)

Với Anh Quốc đang còn chân trong chân ngoài, những phong trào bài Châu Âu vẫn còn đang gia tăng ủng hộ ở các quốc gia thuộc Đông Âu cũ, trong khi bên kia bờ Đại Tây Dương, lần đầu tiên Châu Âu đối diện với một chính phủ Hoa Kỳ không thân thiện, giấc mơ một Châu Âu thống nhất, hòa bình, dân chủ và tiến bộ, đang lâm nguy. Nhưng một số công dân Châu Âu đang tìm cách tạo đối thoại qua một cuộc tranh luận đối diện ở ngay thủ đô Brussels.

Hầu hết trong số khoảng trên 500 người tham dự đã đi xe hay bay hơn 500 mile để đến dự – vài chục người đã đi hơn 1.000 mile – sau khi họ được cặp đôi qua Internet với bạn tranh luận từ các quốc gia khác để tham dự một cuộc bàn luận về tương lai của Châu Âu.

Cuộc gặp gỡ này, mang cái tên Europe Talks, là đứa con tinh thần của các chủ bút của tờ nhật báo Die Zeit, một tờ báo bảo thủ trung dung lâu đời ở Đức, vốn đã nảy sinh ý kiến này trong khi đang đánh ping pong ngay trong phòng tin. (Xin mở ngoặc trong cố gắng giúp sức khỏe của các nhà báo, vốn nổi tiếng có cuộc sống thiếu lành mạnh, có cơ hội vận động, tòa soạn đã đặt một cái bàn ping pong ngay trong phòng tin.) Mục đích của họ rất đơn giản nhưng đầy tham vọng : làm sao cho người ta bước ra khỏi cái "bong bóng filter" vốn loại bỏ mọi điều hay mọi người không đồng ý ra khỏi ý thức của mình, và liên lạc – trực diện – với những công dân Châu Âu có một quan điểm chính trị khác mình.

Tổng chủ bút của tờ Die Zeit, ông Jochen Wegner, kể lại là cuộc thí nghiệm đầu tiên của họ là trong nội bộ nước Đức, nói tiếp, "Chúng tôi nghĩ chắc chỉ có 100 hay 200 người ghi tên, nhưng 12,000 người ghi tên" và họ đến từ khắp nước Đức. Họ bèn quyết định lập lại cuộc đối thoại này nhưng trên toàn Châu Âu. Ông thêm "Điều đang xảy ra hôm nay chưa từng xảy ra trong lịch sử Châu Âu".

Trong khi họ chờ cho chương trình chính thức bắt đầu, một cặp được chọn làm partner Juhani Tanayama từ Helsinki, Phần Lan đến ; và Yavor Ivanov từ Sophia, Bulgaria đến, nói chuyện một cách hăng say.

Họ đã được cặp đôi với nhau dựa trên những câu trả lời cho một số câu hỏi kể cả "Liên Hiệp Châu Âu có cải thiện cuộc sống của các công dân của họ không ? (90% đồng ý), "Liệu Liên Hiệp Châu Âu có nên tăng giá xăng để giúp bảo vệ môi trường không ?" (72% đồng ý), và "Có phải có quá nhiều di dân ở Châu Âu hay không ?" (76% không đồng ý).

Ông Wegner nói, "Chúng tôi cố nghĩ ra những câu hỏi gây chia rẽ, nhưng nó có vẻ không làm được điều đó".

Ông Ivanov, một chuyên gia kỹ thuật vốn tự nhận mình là say mê về Hỏa Tinh và đi xe đạp, đã leo lên máy bay đến Brussels vì ông muốn có mặt để nói về những vấn đề chung của Châu Âu. Ông nói, "Tôi rất vui sướng là Bulgaria là một phần của Liên Hiệp Châu Âu".

Bulgaria là một trong những nước nghèo nhất của Liên Hiệp, trong khi quê hương của ông Tanayama, Phần Lan, là một trong những nước giàu nhất. Họ không đồng ý về câu hỏi "Các quốc gia giàu hơn ở Châu Âu có nên giúp đỡ những quốc gia nghèo hơn hay không ?" (88% những người đến dự nói nên làm.)

Tuy Liên Hiệp Châu Âu nên đầu tư một số tiền vào giáo dục và hạ tầng cơ sở, những ngân khoản đó nên phải có điều kiện, ông Tanayama nói, rồi thêm là phải có hậu quả nếu một quốc gia sử dụng sai tiền của Liên Hiệp, và không tuân thủ theo các tiêu chuẩn của Liên Hiệp.

Ông Ivanov muốn thấy có thêm tài trợ tài chánh cho các quốc gia nghèo hơn trong Liên Hiệp Châu Âu, nhưng công nhận là tài trợ của Liên hiệp đã gia tăng tham nhũng ở Bulgaria. Ông nói, "Chúng tôi đang xây dựng hạ tầng cơ sở với đồng tiền của Liên Hiệp, nhưng phẩm chất không tốt lắm vì một nửa số tiền đã đổ vào túi của các tay tài phiệt".

Ông Tanayama gật đầu đồng ý – ngay trước khi cuộc thảo luận chính thức bắt đầu họ đã đồng ý với nhau. Ông nói, "Điều quan trọng là tìm một chỗ đứng chung, một mẫu số chung".

Sau chương trình chào đón chính thức, cô Anne Helger, một kỹ sư, và ông Anno Muhlhoff, một cảnh sát viên, đều từ Cologne, Đức đến, bàn luận về cuộc gặp gỡ đầu tiên trong một quán cà phê. Cô Helgers nói, "Chúng tôi cảm thấy là cả hai chúng tôi đều có lập trường rất khác biệt về một số đề tài, thành ra tôi nói ‘Ờ, có một điều tôi bảo vệ rất mạnh mẽ. Tôi sống với một phụ nữ khác.’" Ông Muhlhoff không ủng hộ hôn nhân đồng tính.

Nhưng ông Muhlhoff nói, hơi cảm động, vì cuộc thảo luận "đã làm giảm lập trường cứng rắn của tôi về vấn đề này – chính là vì tôi đặt lập luận của tôi theo một cách làm tổn thương Anne. Cô ấy tử tế nhận lời xin lỗi của tôi. Nó làm cho mọi sự trở thành thân cận hơn". Cô Helgers nói, "Đối với tôi, nay tôi nghĩ nhiều hơn về truyền thông. Tôi muốn thuyết phục toàn thế giới là những người như tôi, chúng tôi tuyệt vời lắm – nhưng ngay cả nghĩ chúng tôi không đến nỗi xấu cũng là một tiến bộ". Ông Muhlhoff vội chen vào "Tôi không bao giờ nghĩ cô là xấu".

Bên ngoài hành lang, các partner tranh luận đã bắt đầu chui vào những góc của Trung Tâm Mỹ Thuật, được gọi là BOZAR và là nơi được chọn cho cuộc thảo luận. Chủ trì cuộc ăn mừng cho Châu Âu dân chủ hôm nay, trung tâm này được xây dựng nên trong thời thập niên 1920 do những thế lực chắc chắn là không dân chủ : Nó được xây dựng hầu hết dưới hầm, để cho khỏi cản trở tầm nhìn của nhà vua từ tòa lâu đài nhìn xuống thành phố ở dưới chân.

Tựa vào quầy nhận quần áo trong một bồ đồ tây may mắc tiền và cặp mắt kiếng mà có lẽ được gọi là "rất Ý", ông Giulio Anichini của Rome, Ý, nói chuyện với cô Anastasia Weirich, ngồi xếp bằng trên quầy cho thấy đôi giày Doc Martens.

Cô Weirich đi xe từ Aachen, Đức, đến vào buổi sáng. Ông Anichini đón xe lửa Eurostar từ Luân Đôn, nơi ông làm việc. Nghề của họ giống nhau – họ đều là bác sĩ – nhưng họ bất đồng về điều được coi như là câu hỏi gây tranh cãi nhất của hội nghị "Liệu Châu Âu có nên có liên hệ thân cận hơn với Nga hay không ?" (53% đồng ý, 46% nói không).

Ông Ainichini nói, "Tôi không thích cuộc xâm lăng Crimea". Cô Weirich công nhận, "Và tôi không có một tầm nhìn khách quan". Công nhận cô từ Nga đến, cô tiếp, "Gia đình tôi vẫn còn sống ở đó – Tôi muốn có nhiều hợp tác hơn".

Khi cuộc tranh luận kết thúc, những người tham dự tiếp tục câu chuyện của họ, tràn ra đường phố để uống ly cà phê hay ly bia ngay bên ngoài nhà hàng BOZAR, vốn đã được một ngôi sao Michelin cho những món ăn rất dân chủ như bánh pie thịt heo và sự bác bỏ "những món ăn phức tạp một cách vô lý".

Ông Christian Schroller từ Hamburg, Đức, và ông Kurt Strand từ Copenhagen, Đan Mạch, đã bàn luận suốt buổi chiều, vừa mới khám phá là họ bất đồng ý kiến về câu hỏi "Liệu bạn có đồng ý từ bỏ passport quốc gia của bạn để có một passport Châu Âu không ?" (80% muốn có passport Châu Âu). Ông Schroller nói, "Tôi hết sức muốn bỏ đi cái cá tính Đức và có một công dân Châu Âu".

Ngay cả ở nước Anh Brexit, có nhiều người Anh giờ đây đang ao ước là họ có một passport Châu Âu để họ có thể từ bỏ Anh Quốc. 

Lê Phan

Nguồn : Người Việt, 18/05/2019

Published in Diễn đàn

Châu Âu bắt đầu cảnh giác trước vòi bạch tuộc Trung Quốc

Phụ trang kinh tế của Le Figaro hôm nay 20/11/2018 cho biết "Châu Âu nay đã bảo vệ tốt hơn vốn quý công nghiệp của mình trước một Bắc Kinh háu ăn".

bachtuoc1

Đối thoại kinh tế cấp cao EU - Trung Quốc tại Bắc Kinh. Ảnh tư liệu chụp ngày 25/06/2018. Reuters/Jason Lee/File Photo

Hôm nay các nước Châu Âu bàn bạc về cơ chế giám sát đầu tư nước ngoài trong những lãnh vực chiến lược. Dân biểu Franck Proust phụ trách hồ sơ này tại Nghị viện Châu Âu khẳng định : "Châu Âu không còn ngây thơ nữa !". Hệ thống trao đổi thông tin giữa các nước thành viên là bước khởi đầu để Châu Âu đối phó với làn sóng đầu tư ồ ạt từ Bắc Kinh.

Ý thức mới bắt đầu có được từ khi công ty Midea của Trung Quốc mua lại Kuka, nhà sản xuất robot hàng đầu của Đức. Sau vụ này, chính phủ Đức quyết định vào cuộc. Vào lúc Liên Hiệp Châu Âu thương lượng một hiệp ước đầu tư với Bắc Kinh, đây là lúc để EU cứng rắn hơn. Ông Proust bực tức : "Các doanh nghiệp Châu Âu ngày càng khó vào được thị trường Trung Quốc, trong khi Trung Quốc tha hồ liên doanh và chuyển giao công nghệ từ Châu Âu về".

Le Figaro nhấn mạnh, Bồ Đào Nha và Hy Lạp là hai ngõ vào của Trung Quốc trong Liên Hiệp. Báo cáo của nhà nghiên cứu Philippe Le Corre, Havard Kennedy School kết luận : "Một trong những chủ trương chính của Trung Quốc là vươn vòi sang các nước phát triển để chiếm được công nghệ, thương hiệu và thị phần".

Tại Bồ Đào Nha, tập đoàn Tam Hiệp hiện diện cả trong ngành dầu lửa, hàng không, lẫn bảo hiểm, y tế. Vào đầu năm nay, đã có 3.588 người giàu Trung Quốc nhập tịch Bồ Đào Nha nhờ các "visa bằng vàng" dành cho những người đầu tư trên nửa triệu đô la. Ngay từ đầu năm 2015, cựu chủ tịch Ngân hàng Đầu tư Bồ Đào Nha Fernando Ulrich đã báo động nước mình đang trở thành "tàu sân bay của Trung Quốc tại Châu Âu".

Biển Đông : Nhận vốn đầu tư, Hy Lạp bênh vực Trung Quốc

Đáng lo nhất là Bắc Kinh có ảnh hưởng thực sự lên chính sách đối ngoại của những nước nhận vốn đầu tư từ Trung Quốc, đặc biệt là Hy Lạp. Chẳng hạn tháng 7/2016, Hy Lạp với sự ủng hộ của Hungary và Croatia đã chặn một thông cáo của EU về phán quyết từ Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye, tuyên yêu sách đường lưỡi bò của Bắc Kinh trên Biển Đông là bất hợp pháp. Một năm sau tại Liên Hiệp Quốc, đoàn Hy Lạp lại ngăn chặn tuyên bố của EU về nhân quyền tại Trung Quốc.

Kể từ 2012, Trung Quốc đã đầu tư gần 4 tỉ đô la vào Hy Lạp, và với việc kiểm soát cảng Pireus, tập đoàn Cosco Trung Quốc "đã nắm được lá phổi kinh tế của Hy Lạp". Có đến 24% vốn của tập đoàn điện lực IPTO của Hy Lạp đang nằm trong tay các nhà đầu tư Trung Quốc, và một tập đoàn quốc doanh khác đang dòm ngó sân bay Kastelli.

Phải chăng Châu Âu bị ám ảnh bởi Trung Quốc, còn Nga, Mỹ, Trung Đông thì sao ? Nhà nghiên cứu Philippe Le Corre khẳng định : "Ảnh hưởng Trung Quốc mới là mờ ám, âm thầm nhất. Tôi đã nghiên cứu về Trung Quốc suốt 30 năm qua, và Bắc Kinh không ngừng bành trướng".

Trên lãnh vực viễn thông, Úc tỏ ra cảnh giác cao nhất rồi đến Mỹ : cả hai nước đều đóng sập cánh cửa với hai tập đoàn Trung Quốc Huawei (Hoa Vi) và ZTE (Trung Hưng) ; tổng thống Mỹ Donald Trump hàm ý Bắc Kinh dùng thiết bị để dọ thám. Đức cũng sắp theo chân, còn Pháp đang do dự.

Le Figaro nhắc lại kinh nghiệm đau thương của tổ chức Liên Hiệp Châu Phi : sau khi nhận món quà của Bắc Kinh là trụ sở mới toanh ở Addis Abeba, họ phát hiện có những hoạt động bất thường từ nửa đêm tới hai giờ sáng trong khi không có ai làm việc. Hóa ra từ 2012 đến cuối 2017, các dữ liệu tại đây đã bị chuyển đến các máy chủ ở ngoại ô Thượng Hải. Sau đó các kỹ sư Trung Quốc trong tòa nhà này đã bị Châu Phi đuổi về nước.

APEC thất bại, dấu hiệu u ám cho G20

Trong bài xã luận mang tựa đề "Sự đối đầu nguy hiểm giữa Bắc Kinh và Washington", Le Monde cho rằng những gì diễn ra cuối tuần qua tại Port Moresby, thủ đô của Papua New Guinea, là minh chứng rõ rệt cho "tình trạng hỗn loạn trên thế giới" mà tổng thống Pháp Emmanuel Macron mô tả trong bài diễn văn đọc tại Quốc hội Liên bang Đức ngày Chủ nhật 18/11.

Lần đầu tiên kể từ khi thành lập năm 1989, APEC không thể ra được thông cáo chung. Hoa Kỳ muốn đưa vào thông cáo đòi hỏi phải cải cách Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), còn Trung Quốc chống lại.

Sự đối địch giữa hai đại cường đang chuyển sang đối đầu trực diện. Cũng như trong bài phát biểu hôm 4/10, phó tổng thống Mỹ Mike Pence đã tấn công thẳng thừng vào "Con đường tơ lụa mới" đầy tham vọng của Bắc Kinh : "Chúng tôi không nhận chìm các đối tác trong một biển nợ, không ép buộc, không hối mại, không gây hại cho nền độc lập", đồng thời loan báo việc tham gia nâng cấp căn cứ hải quân Lombrum ở Papua New Guinea. Về phía ông Tập Cận Bình một lần nữa biện minh "đó không phải là một cái bẫy", đồng thời cảnh báo "sẽ không có ai thắng trong cuộc đối đầu".

Cuộc đấu khẩu dữ dội này không phải là dấu hiệu tốt cho cuộc gặp tay đôi giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ-Trung tại hội nghị thượng đỉnh G20 vào cuối tháng này ở Argentina. Trong lúc Hoa Kỳ tố cáo Trung Quốc là mối đe dọa chiến lược, thì Bắc Kinh không muốn nhường một ly nào trong chính sách bành trướng.

Trung Quốc : Nước nghèo với rất nhiều người giàu, hay ngược lại ?

Nhắc đến "chiếc bẫy Thucydide", dễ xảy ra chiến tranh khi một cường quốc mới nổi muốn tranh giành địa vị của cường quốc hiện tại, Le Monde cho rằng hiện chưa đến mức đó, nhưng trong những tuần lễ tới mỗi bên đều cần có nỗ lực để tránh leo thang nguy hiểm. Tranh luận về các quy tắc thương mại mang tính quyết định, nhưng Hoa Kỳ nên hiểu rằng lăng nhục Bắc Kinh không có lợi : Trung Quốc mạnh hơn Liên Xô 30 năm trước.

Về phía Bắc Kinh, cũng phải nhìn nhận rằng sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc là nhờ những ưu ái mà WTO dành cho từ 20 năm qua để đuổi kịp các nước phát triển. Ngày nay, Trung Quốc là một nước nghèo với rất nhiều người giàu như đang khẳng định để tiếp tục được hưởng những ưu đãi, hay là một nước giàu với rất nhiều người nghèo, như phương Tây nhận định ? Tất cả vấn đề đều nằm ở đây.

Và thất bại của APEC vừa qua cần được coi là một dấu hiệu cảnh báo, cả Donald Trump và Tập Cận Bình đều phải có trách nhiệm chứng tỏ lý thuyết "chiếc bẫy Thucydide" là sai.

Tự do ngôn luận ở Hồng Kông : Đâu là lằn ranh đỏ của Bắc Kinh ?

Về mặt nhân quyền, La Croix quan tâm đến việc "Bắc Kinh bóp nghẹt tự do ngôn luận tại Hồng Kông". Trục xuất phóng viên, cấm cản hội nghị, triển lãm, kiểm duyệt các nhà báo địa phương… Từ khi Tập Cận Bình lên cầm quyền năm 2012, gọng kềm đã siết lại tại Hồng Kông.

Kris Cheng, tổng biên tập tờ báo tiếng Anh trên mạng Hongkong Free Press than thở, từ nhiều năm qua báo chí đặc khu phải bơi trong đám mây mù. "Ngày nay điều tệ hại nhất đối với một nhà báo tại Hồng Kông, là không biết thế nào là lằn ranh đỏ để khỏi phải vượt qua, tránh bị trục xuất, cảnh cáo, thậm chí bị bắt".

Câu lạc bộ ký giả ngoại quốc (FCC) thành lập từ năm 1949 đã đòi hỏi chính quyền của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) phải giải thích vụ không gia hạn visa cho Victor Mallet, thông tín viên của Financial Times nhưng đến nay vẫn chưa được trả lời. Trường hợp của ông được thế giới biết đến vì uy tín của tờ báo, nhưng những năm gần đây còn nhiều chính khách, nghệ sĩ hay giảng viên đại học thường chỉ trích Bắc Kinh đã bị cấm vào Hồng Kông. Cuộc triển lãm biếm họa của họa sĩ Badiucao lưu vong tại Úc dự kiến ngày 1/11 phải hủy vì ông bị đe dọa ; tương tự đối với cuộc hội thảo của nhà văn Mã Kiến (Ma Jian) tại Liên hoan văn chương quốc tế.

Nhà văn, nhà thơ Tammy Ho cho biết "từ vài năm qua, các nhà báo, nhà văn Hồng Kông đành phải tự kiểm duyệt". Hiện thời Hongkong Free Press và tờ báo tiếng Hoa Citizen News vẫn xoay sở được, đưa những thông tin không có trên báo chí Hoa lục, nhưng theo Kris Cheng, "cũng phải chuẩn bị cho tình trạng tệ hại hơn trong tương lai, vì lằn ranh đỏ không ngừng di chuyển".

Tình báo quân đội Nga : Huyền thoại đánh mất

Còn tại Nga, Le Monde trong bài "GRU, cơ quan không còn huyền thoại" cho biết có đến trên 300 nhân viên của cơ quan tình báo quân đội Nga bị tiết lộ danh tính chỉ vì những sơ suất không đáng có.

Chỉ trong vài tuần lễ, có đến 305 nhân viên tình báo của GRU đã lộ tên tuổi, làm cho hoạt động của khoảng 1.000 nhân viên bị tê liệt. Còn phải kể thêm 12 người khác bị buộc tội ở Mỹ, bốn điệp viên bị Hà Lan trục xuất, và hai tình báo viên bị Anh truy nã. Một điều chưa từng thấy từ trước đến nay, chỉ do bất cẩn.

Chẳng hạn một biên nhận taxi, với một cái tên có ghi trong danh sách của cảnh sát giao thông đã giúp các nhà báo truy ra những người khác có bảng số xe ở cùng địa chỉ : GRU. Hộ chiếu của họ bị tiết lộ vì cùng một số xê-ri…

Carlos Ghosn, thần tượng gục ngã từ đỉnh cao

Carlos Ghosn, doanh nhân nổi tiếng thế giới bị bắt tại Nhật, phong trào "gilet vàng" tiếp tục tại Pháp, xung đột Mỹ-Trung là những đề tài được báo chí Paris quan tâm nhất hôm nay.

Sự kiện Carlos Ghosn, lãnh đạo hai tập đoàn xe hơi Renault và Nissan bị bắt ngay sau khi phi cơ riêng của ông đáp xuống phi trường thủ đô nước Nhật, dưới ống kính của báo chí như một tên tội phạm, đã gây chấn động như một quả bom, từ Paris đến Tokyo.

Les Echoschạy tựa "Thần tượng bị giựt sập". Tờ báo dành ba trang trong nói về "Nissan và Renault bị lung lay vì vụ sụp đổ chấn động của Carlos Ghosn", đặt câu hỏi "Liệu liên minh Renault-Nissan-Mitsubishi có thể tồn tại ?". Nhật báo kinh tế không quên kể lại "Quá trình ngoại cỡ của một ông chủ lớn độc đáo", và nhận định xì-căng-đan này "đặt Nhà nước Pháp vào chân tường" : chính phủ Pháp vẫn đang sở hữu 15% tại tập đoàn Renault.

La Croixtrong bài "Carlos Ghosn, hoàng đế ngành xe hơi trong cơn lốc" ghi nhận, ông Ghosn thành danh ở Nhật và sụp đổ cũng từ Nhật. Ông cứu vãn hãng Nissan, triển khai loạt xe hơi giá rẻ, sản xuất xe điện, mở cửa được thị trường Ấn Độ và Trung Quốc cho các nhãn hiệu của mình. Nhờ lãnh đạo cả Renault lẫn Nissan, lương của Carlos Ghosn đến 16 triệu euro/năm, cao nhất trong lịch sử giới chủ Pháp.

Trang nhất của Le Figaro đăng ảnh ông Carlos Ghosn, nhấn mạnh doanh nhân nổi tiếng này đang "trong cơn lốc xoáy". Ở trang trong, tờ báo nhận định "Carlos Ghosn bị hạ gục ở ngay đỉnh cao vinh quang" : ngày nay ông phải trả giá cho hai điểm yếu của mình là tiền bạc và quyền lực. Sinh tại Brazil, có cha mẹ người Lebanon, lớn lên ở Pháp, Carlos Ghosn mang ba quốc tịch và nói được nhiều thứ tiếng. Là một con người hết sức lạnh lùng, ông luôn gọi các cộng sự là "ông", "bà" trong mọi hoàn cảnh, dù những người này đã làm việc với ông qua nhiều thập niên. Độc tài, cứng rắn, nhiệt tình và dí dỏm, ông chủ 64 tuổi Carlos Ghosn vừa làm người ta e ngại lại vừa kính nể.

Tấm ảnh của Carlos Ghosn cũng chiếm trang bìa Libération và thêm ba trang trong. Tờ báo cánh tả mỉa mai, đây là cơ hội bằng vàng cho các công đoàn đỏ, nhà đấu tranh cho môi trường xanh hoặc những chiếc "gilet vàng" chống đối sự thống trị của các tập đoàn, chống chủ nghĩa tư bản quốc tế.

Thụy My

Published in Quốc tế

Trang nhất báo tuần : Trump, Macron, Erdogan và nhập cư

migrant1

Con tàu Aquarius cứu 106 người nhập cư trên biển vào cảng Valencia, Tây Ban Nha ngày 17/06/2018. Reuters/Heino Kalis

Bốn gương mặt lãnh đạo trên trang bìa 4 tuần báo lớn, tổng thống Pháp trên L’Express, tổng thống Mỹ trên Le Point, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ trên L’Obs, và người có triển vọng lên làm tổng thống Mexico trên The Economist : Trọng tâm thời sự được các tạp chí Pháp và Anh tuần này chú ý đều liên quan đến các khuôn mặt đó. Duy nhất Courrier International không chú ý đến các yếu nhân, mà lại đăng ảnh một thuyền nhân Châu Phi trên nền mặt biển, với hàng tựa lớn gây sốc "Nỗi nhục nhã của Châu Âu".

Hồ sơ trang nhất của Courrier International được dành cho cuộc khủng hoảng di dân nhập cư đang đang khuấy động chính trường ở cả Châu Âu lẫn Mỹ. Ngay bên dưới tựa đề mang nặng tính chất phê phán, là một câu hỏi : "Sau vụ chiếc tàu Aquarius, phải chăng vấn đề di dân nhập cư sẽ làm Liên Hiệp Châu Âu thực sự tan vỡ ?".

Đối với tờ báo, tình trạng chia rẽ của Liên Hiệp Châu Âu trên vấn đề nhập cư đã lộ rõ ra ban ngày với hành trình gian nan của chiếc tàu Aquarius, chở hàng trăm thuyền nhân được cứu vớt trên biển, nhưng khi cập bến Châu Âu thì lại bị từ Ý đến Malta từ chối, để rồi sau đó chỉ có Tây Ban Nha là đồng ý nhận.

Xu thế chống nhập cư dâng cao từ Mỹ đến Châu Âu

Trong bài xã luận, Courrier International ghi nhận xu thế chống nhập cư đang dâng cao trong giới lãnh đạo các quốc gia, không chỉ ở Châu Âu, mà đặc biệt ở Mỹ. Tạp chí Pháp cho rằng đây là một thực tế đáng buồn đối với các nền dân chủ.

Về nước Mỹ, Courrier International rất phẫn nộ trước việc trẻ em nhập cư bị tách rời khỏi bố mẹ với nhận định : "Có những điều mà người ta không muốn nghe thấy : Những tiếng khóc than của trẻ em bị tách khỏi cha mẹ ở biên giới Mỹ-Mexico. Chính quyền Trump tìm cách biện minh cho chính sách của mình… nhưng cái gì có thể biện minh cho một nước dân chủ - mà di dân nhập cư là nền tảng sáng lập - lại sử dụng những phương thức như thế để làm nản lòng các bậc cha mẹ muốn di cư và mang theo con của họ ?"

Tình hình tại Ý cũng khiến Courrier International bất bình : "Và gần chúng ta hơn, một chính khách dân túy khác, bộ trưởng Ý Matteo Salvini, hy vọng làm nản lòng người di cư. Khi từ chối cho cập bến tàu cứu thuyền nhân Aquarius, tân bộ trưởng nội vụ Ý đã gây ra một cuộc khủng hoảng mới ở Châu Âu. Với một phương thức nhẫn tâm, ông đã đặt các lãnh đạo khác ở Châu Âu, trong đó có tổng thống Pháp, trước trách nhiệm của họ.

Từ quá lâu rồi, các quốc gia ở vòng ranh ngoài của Châu Âu, ven bờ Địa Trung Hải đã phải đối mặt với vấn đề nhập cư mà không có giải pháp. Biện pháp quota không kết quả. Thủ tục như kiểu đưa ra ở Dublin không hiệu quả, không muốn nói là phi lý. Liệu các lãnh đạo Châu Âu có sẽ tìm ra một giải pháp màu nhiệm trong cuộc họp thượng đỉnh cuối tuần này hay không ?

Tất nhiên, bà Angela Merkel, mà liên minh cầm quyền đứng trước đe dọa sụp đổ do vấn đề nhập cư, sẽ cố giành được một thỏa thuận. Bà sẽ nhắc lại với các lãnh đạo khác là trên vấn đề nhập cư, giải pháp không thể chỉ là cá biệt. Bộ trưởng nội vụ Đức đã từng trách bà Merkel về việc chọn chủ trương ‘mở cửa’ vào năm 2015.

Ôn cố tri tân, Courrier International cảnh báo : " Vào thời điểm đó, một bức ảnh đã đi vòng quanh thế giới, giống như những tiếng khóc và hình ảnh trẻ em nhập cư ở Mỹ ngày nay. Đó là ảnh một bé trai 3 tuổi, chết và trôi dạt vào một bãi biển. Tên em là Aylan. Làn sóng xúc động lan tỏa khắp hành tinh, nhưng không kéo dài bao lâu".

Châu Âu phải cám ơn Donald Trump

Về tình hình nước Mỹ, tuần báo Pháp Le Point lại đưa tổng thống Donald Trump lên trang nhất, với một hàng tựa ngắn gọn, nhưng hết sức mỉa mai : "Cám ơn Donald !".

Đối với Le Point, nên cảm ơn ông Donald Trump về những hành động phá tan trật tự thế giới được xây dựng vào năm 1945 khi Đồng Minh chiến thắng Đức Quốc Xã. Việc này, theo Le Point có thể được Châu Âu tranh thủ để khẳng được vai trò của mình, điều mà Châu Âu không thể làm được trước đây vì có Mỹ.

Le Point đã phỏng vấn ông Joschka Fisher, cựu ngoại trưởng Đức, người khẳng định rằng : "Rốt cuộc thì Châu Âu phải trở thành một thế lực độc lập".

Trong hồ sơ về tổng thống Mỹ, Le Point đã dành 2 trang để đăng bài phỏng vấn cựu ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright, tác giả quyển biên khảo mang tựa để rất gọn Fascism… nghĩa là "Chủ nghĩa phát xít".

Đối với bà Albright, ông Trump không phải là một người Phát xít, nhưng là vị tổng thống thiếu dân chủ nhất trong lịch sử hiện đại của nước Mỹ, có bản năng phi dân chủ. Cựu ngoại trưởng Mỹ giải thích : "Ông ấy đã đào sâu hố chia rẽ trong xã hội, đã tuyên bố rằng báo chí là kẻ thù của nhân dân, không có một chút tôn trọng nào đối với các định chế, nhất là đối với ngành tư pháp".

Macron đối mặt với những lời chỉ trích

Như nói ở trên, tuần báo Pháp L’Express đã giành trang nhất và một hồ sơ 10 trang để nói về thái độ của tổng thống Pháp Emmanuel Macron trước những lời chỉ trích.

L’Express không ngần ngại gợi lên "những trục trặc đầu tiên trong chính phủ của ông Macron"mà gần đây nhất là mâu thuẫn giữa bà Agnès Buzyn, bộ trưởng bộ tương trợ và y tế với ông Bruno Le Maire, bộ trưởng kinh tế liên quan đến vấn đề phúc lợi xã hội, hoặc là giữa ông Gérard Collomb, bộ trưởng nội vụ với chính thủ tướng Edouard Philippe trên hồ sơ an toàn giao thông.

Bên cạnh đó, còn có lời cảnh báo công khai của ba kinh tế gia thân cận với ông Macron từ thời còn vận động tranh cử, lên tiếng quan ngại trước xu thế bị cho là thiên hữu quá mức hiện nay của chính phủ.

Cuối cùng, là lời báo động của chính chủ tịch quốc hội, François de Rugy, lo ngại trước lịch trình ra luật dày đặc, khiến cho các dân biểu phải làm việc quá sức để kịp thông qua các đạo luật.

Theo L’Express, nhịp độ dày đặc nói trên đã gây nên một số cảm nhận tiêu cực, với đa số các văn bản luật không được giải thích cặn kẽ, khiến cho nhiều người không hiểu được là chính phủ muốn làm gì, thậm chí làm việc một cách lộn xộn.

Đối với L’Express, những người thân cận với vị tổng thống trẻ của nước Pháp đang hết sức lo ngại về việc người dân Pháp đang có cảm giác là ông Macron thiếu hòa đồng, lạnh lùng, xa cách, thậm chí còn coi thường người khác.

Mối đe dọa đến từ tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

Tương tự như đồng nghiệp Le Point vào tuần trước, tố cáo tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ là một nhà độc tài đáng ngại, tạp chí L’Obs tuần này cũng mô tả một ông Erdogan đáng sợ nhân cuộc bầu cử mở ra ngày 24/06/2018.

Trên nền một chân dung đen trắng của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, vẻ đáng sợ với một nửa khuôn mặt chìm trong bóng tối, tuần báo Pháp chạy tựa "Mối đe dọa Erdogan", và trong một hồ sơ dài 13 trang, đã nhấn mạnh đến các phương thức hành động của vị tổng thống được tờ báo mệnh danh là một "nhà độc tài cơ hội chủ nghĩa".

Đối với L’Obs, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ là một con người dân tộc chủ nghĩa, có xu hướng Hồi giáo cực đoan, một lãnh đạo chuyên chế đã chèn ép cả đất nước mình, và bỏ tù tất cả những người đối lập, một chiến lược gia nguy hiểm đã vượt qua được mọi cuộc khủng hoảng, và đang coi Châu Âu là trò chơi.

Một phát hiện của L’Obs : "Thổ Nhĩ Kỳ có đến 450 đền thờ Hồi giáo tại Pháp với 150 tu sĩ imam có quy chế công chức".

Văn hóa : Các chiến thắng bề ngoài của Trung Quốc

Trong lãnh vực văn hóa, Courrier International tuần này đã dành một hồ sơ ngắn để thảo luận về việc "Nên chăng trao trả các cổ vật về cho nước xuất xứ".

Trong số nhiều bài viết lý thú, tạp chí Pháp đã lược dịch một bài trên nhật báo Hồng Kông South China Morning Post nói về việc Bắc Kinh đã bị gậy ông lại đập lưng ông với chính sách thu hồi cổ vật Trung Quốc một cách hung hăng.

Ngày 25/04/2013, nhân một buổi đại yến tại Bắc Kinh, mà khách mời là François Hollande, tổng thống Pháp thời đó, tỷ phú Pháp François-Henri Pinault đã cho ông Tập Cận Bình biết ý định trao tặng cho Trung Quốc hai đầu thú bằng đồng, mà lính Pháp và Anh đã lấy đi trong lúc chiếm đóng cung điện mùa hè ở Bắc Kinh, năm 1860. Hai đầu thú này đã chuyền qua nhiều tay trước khi được gia đình nhà tỷ phú mua lại.

Theo ghi nhận của Neville-Hadley trên tờ báo Hồng Kông South China Morning Post, các lãnh đạo Bắc Kinh rất hài lòng. Họ đã xem việc cổ vật bị đánh cắp trở về Trung Quốc là "niềm tự hào dân tộc". Tuy nhiên, Bắc Kinh đã phải trả giá đắt trong vấn đề này.

Những năm gần đây, nhà nước Trung Quốc đã "tung ra những thủ tục pháp lý vô hiệu", viên chức nhà nước sẵn sàng trả bất kỳ giá nào để thu hồi những đồ vật bị lấy đi từ cung điện mùa hè (như yêu cầu tịch thu chẳng hạn). Chủ trương này càng khiến những chủ nhân hiện tại của các cổ vật đó tránh đưa vật quý báu ra thị trường làm cho việc tìm lại càng thêm khó khăn.

Theo Neville-Hadley, thái độ hung hăng của Trung Quốc còn có những hệ quả khác : "Các viện bảo tàng nước ngoài thường cho mượn các tác phẩm của họ nhân các cuộc triển lãm. Đối với Bắc Kinh chấp nhận những tác phẩm cho mượn đó có nghĩa là công nhận nó thuộc quyền sở hữu của người ngoài. Do đó với chiến dịch mang tính chính trị của chế độ khiên các trao đổi văn hóa này không thể thực hiện, cho dù một số vật cổ đã được mua lại một cách hợp pháp từ những người Trung Quốc".

Trọng Nghĩa

Published in Quốc tế

Mỹ hứa hỗ trợ Châu Âu trước "sự tấn công" của Nga (RFI, 29/11/2017)

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson hôm 28/11/2017 tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ nhằm đối phó với "sự hung hãn" của Nga trước các nước láng giềng. Đồng thời ông cũng yêu cầu các nước Châu Âu phải nỗ lực hơn trong việc bảo vệ an ninh của chính mình.

eu1

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson thảo luận về quan hệ Mỹ - Âu tại Trung tâm Wilson, Washington, ngày 28/11/2017. Reuters

Ngoại trưởng Tillerson tuần tới sẽ dự các hội nghị của NATO ở Bruxelles và của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE) tại Vienna. Phát biểu trước chuyến công du, ông Rex Tillerson xác định : "Cũng như các bạn bè Châu Âu, chúng tôi nhìn nhận là mối đe dọa từ Nga lại trỗi dậy".

Cũng như hồi đầu năm nay, một lần nữa ông khẳng định cam kết "không thể lay chuyển" của Hoa Kỳ trong việc bảo đảm an ninh cho các đồng minh Châu Âu và NATO. Song song đó, ngoại trưởng Mỹ cũng kêu gọi các quốc gia Châu Âu tăng chi quốc phòng lên mức 2% GDB.

Ông Rex Tillerson tuyên bố : "Hoa Kỳ và Châu Âu đang ở vị thế tốt nhất để đối phó với các thách thức đang đe dọa sự thịnh vượng của chúng ta, với các nhân tố mưu toan gieo rắc hỗn loạn, và với những kẻ thù đang đe dọa nền an ninh".

Ngoại trưởng Hoa Kỳ nhấn mạnh, nỗ lực hòa giải với Nga, đặc biệt dưới thời tổng thống Barack Obama trước đây, đã được đáp trả "bằng việc Nga đưa quân vào Gruzia năm 2008 và sáp nhập Crimea của Ukraine năm 2014. Nga khẳng định thái độ hiếu chiến trước các nước láng giềng, và can thiệp vào các tiến trình bầu cử, xúc tiến các ý tưởng phi dân chủ".

Cuộc xung đột ở Ukraine, theo ông, vẫn là "trở ngại lâu dài". Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố : "Chúng tôi sẽ không bao giờ quay lại với mối quan hệ bình thường nếu không có một giải pháp cho Ukraine", và ngoại trưởng Mỹ hứa sẽ duy trì các biện pháp trừng phạt Nga.

Thụy My

*********************

Trung Quốc hứa tăng đầu tư, Đông Âu chưa thật sự tin (RFI, 29/11/2017)

Tại hội nghị thượng đỉnh giữa Trung Quốc với 16 nước Trung, Đông Âu, ngày 27/11/2017, ở thủ đô Budapest của Hungari, thủ tướng Lý Khắc Cường đã loan báo sẽ cấp tổng cộng 3 tỷ đôla cho các nước này để thúc đẩy hợp tác và đầu tư. Tuy nhiên, các nước Trung, Đông Âu vẫn đang chờ xem Bắc Kinh thực hiện lời hứa này như thế nào, vì trong những năm gần đây, nguồn vốn đầu tư Trung Quốc đổ vào Trung, Đông Âu còn có phần thuyên giảm. Tù Budapest, thông tín viên Hoàng Nguyễn tường trình :

eu2

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và hai thủ tướng Hungary và Bulgari tại thượng đỉnh Budapest ngày 27/11/2017. Reuters

"Đối với Hungary, đây là hai ngày quan trọng", Thủ tướng Orbán Viktor phát biểu vào tối hôm qua, thứ Ba 28/11, về cuộc Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 6 tổ chức tại Budapest, quy tụ sự có mặt của Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc và 16 nước thuộc khu vực Đông - Trung Âu và Balkans.

Tuy nhiên, chưa rõ là kỳ thượng đỉnh được biết đến với cái tên 16 + 1 này mang lại những kết quả gì trong thực tế, ngoại trừ việc Hungary và vài nước lân cận lao vào một thương vụ đầu tư hết sức đắt đỏ và dường như vô nghĩa, sẽ ảnh hưởng rất lâu dài tới tương lai nước Hung.

Mục tiêu của các bên

Cách đây 6 năm, Bắc Kinh thử nghiệm việc thiết lập mối quan hệ kinh tế và chính trị mới với các nước trong vùng Đông - Trung Âu và lân cận, khu vực được coi là nằm giữa Tây Âu và vùng ảnh hưởng của Liên bang Nga. Hội nghị Thượng đỉnh 16 + 1 thường niên hình thành từ đó.

Đề xướng của Trung Quốc, trên nguyên tắc, đặt mục tiêu củng cố mối quan hệ kinh tế với các nước có liên quan, bên cạnh đó phát triển thêm sự hợp tác trên các lĩnh vực khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo và văn hóa. Đương nhiên, phía Bắc Kinh không hề có ý "làm từ thiện" ở đây.

Đơn thuần, mối quan hệ giữa Trung Quốc và đối tác truyền thống ở Châu Âu - là các nước Tây Âu - đã chững lại và suy giảm nhiều từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009, nên nước này muốn hướng về một thị trường tiềm năng còn chưa được khai phá, vùng Đông - Trung Âu.

Không phải ngẫu nhiên mà bên cạnh cuộc gặp mặt của các vị thủ tướng, diễn đàn doanh nghiệp với sự hiện diện của hàng ngàn doanh nghiệp Trung Quốc và Đông - Trung Âu rất được quan tâm, với hy vọng đôi bên có được sự hợp tác trong tương lai, tận dụng sự "thông thoáng" của chính trị.

Đương nhiên, Trung Quốc không chỉ quan tâm tới việc dùng nguồn vốn đầu tư hết sức dồi dào để "nhử" Đông - Trung Âu trong mối quan hệ kinh tế đôi bên. 16 + 1 được coi là một dự án cá nhân của Thủ tướng Lý Khắc Cường, và là sự bổ sung cho sáng kiến "Nhất đới - Nhất lộ" của họ Tập.

Vì thế, cho dù tầm ảnh hưởng của Lý Khắc Cường có phần thuyên giảm trước Tổng bí thư đảng Tập Cận Bình sau kỳ Đại hội tháng 10 vừa qua, nhưng cả việc bắt tay với Đông - Trung Âu về kinh tế, lẫn ý tưởng "Con đường tơ lụa" của thế kỷ 21, đều là mưu toan bành trướng chính trị của Bắc Kinh.

Tiền Trung Quốc ở đâu ?

Tuy nhiên, trái ngược với sự hồ hởi của giới lãnh đạo Hungary và truyền thông thân chính phủ, một câu hỏi được đặt ra trước và sau kỳ Hội nghị : nguồn vốn Trung Quốc ở đâu, sau những lời lẽ có vẻ rất khả quan của các vị thủ tướng ? Kết quả hợp tác cụ thể ra làm sao, sao không thấy ?

Báo chí Hungary nhắc lại, khung tín dụng Trung Quốc - Hung trị giá 1 tỷ USD mà hai nước thỏa thuận từ năm 2011 trong kỳ Thượng đỉnh đầu tiên cũng ở Budapest, tới giờ vẫn chưa hề đi vào sử dụng. Nhiều thương vụ đầu tư 6 năm sau khi được tuyên bố về mặt chính trị cũng chưa được khởi động.

Về mặt ngoại giao, việc Hungary và 15 nước khác trong vùng có trao đổi thường niên về kinh tế với Trung Quốc được coi là một thành niên, nhưng thực sự tới giờ chưa có kết quả cụ thể gì. Những năm gần đây, nguồn vốn đầu tư Trung Quốc đổ vào Đông - Trung Âu còn có phần thuyên giảm.

Một lý do, là phía Trung Quốc được coi là chưa hiểu tình hình và môi trường Đông - Trung Âu. Mô hình hợp tác của Trung Quốc ở nhiều nước Á, Phi là nước này cho vay tín dụng với lãi suất thị trường để phát triển hệ thống hạ tầng, và các dự án đầu tư đều do các công ty Trung Quốc thực hiện.

Tuy nhiên, tại các xứ Đông - Trung Âu đã là thành viên Liên Âu và có độ phát triển ở mức tương đối, mô hình trên không hấp dẫn, vì tại đó có thể tiếp cận nguồn hỗ trợ không hoàn lại của Liên Âu. Ngược lại, thị trường của từng nước cũng chưa đủ lớn để thu hút Trung Quốc nhất thiết tung tiền vào.

Điều đó có vẻ cũng được xác nhận bởi việc truyền thông chính thống của Trung Quốc không mấy quan tâm và để thời lượng không đáng kể cho kỳ thượng đỉnh lần này. Cho dù, nước đăng cai Hungary những năm qua đã làm hết những gì có thể, kể cả cầu cạnh, để xích lại gần Trung Quốc.

Hungary : Bắt tay bằng mọi giá với Bắc Kinh ?

Một trong những biểu hiện cho nỗ lực dường như vô giới hạn ấy của Budapest, là lao vào dự án hiện đại hóa tuyến đường sắt cao tốc Budapest - Beograd trị giá tối thiểu hơn 3 tỷ Euro, bị coi là hết sức đắt đỏ và không hề có giá trị sử dụng, có chăng chỉ lợi cho vận chuyển hàng hóa Trung Quốc.

Không hề đi qua các thành phố lớn, giá quá "khủng" và không phục vụ nhu cầu thực tế của Hung, siêu dự án này cũng đã bị đưa vào tầm ngắm của Liên Âu bởi sự quan ngại về tham nhũng và vi phạm các điều luật EU, khi nghiên cứu khả thi của nó bị phía Hung "mật hóa" trong vòng 10 năm.

Đó là chưa nói tới việc nguồn tín dụng của Trung Quốc không rõ lãi suất là bao nhiêu và có thể đẩy nước Hung vào cảnh nợ nần, khánh kiệt, các doanh nghiệp Hungary hầu như không có khả năng tham gia dự án này, tạo cảm giác Hungary đã thua ngay trên sân nhà khi trận đấu còn chưa mở màn.

Chính sách "Hướng Đông" (kết thân với Nga và Trung Quốc) được Thủ tướng Orbán Viktor coi là một trong bốn nền tảng của nền kinh tế Hungary, và từ 7 năm nay được ngoại giao Hung triệt để tuân thủ. Chính quyền Hung sẵn sàng xung đột với Liên Âu, Hoa Kỳ và Nhật để vừa lòng Trung Quốc.

Cũng để chiếm được thiện cảm của Bắc Kinh trong hồ sơ hợp tác kinh tế, vấn đề nhân quyền đã bị nước này gạt sang một bên. Chính quyền Hung thẳng tay dẹp một hai người biểu tình ôn hòa phất cờ đòi độc lập cho Tây Tạng, trái với mọi điều luật về quyền tự do biểu đạt của Hungary.

"Hungary trở thành cửa ngõ của Trung Quốc" tại Châu Âu, hợp tác Trung Quốc - Đông - Trung Âu là "có đi có lại" và Sáng kiến "Một vành đai - Một con đường" được "đặt trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và đôi bên cùng có lợi" theo lời Thủ tuớng Orbán Viktor, nhưng báo chí độc lập của Hung vẫn phải đặt câu hỏi : lợi ở đâu ?

Hoàng Nguyễn

Published in Quốc tế

Châu Âu vất vả tìm nguồn thay thế khí đốt của Nga ?

Sau cuộc chiến chất đốt giữa Nga và Ukraine từ 2006 đến 2009 khiến cả Châu Âu lo sợ bị cắt nguồn nhiên liệu, toàn Liên Hiệp tìm cách đa dạng hóa các nguồn cung cấp. Theo bài viết : "Châu Âu : khả năng thay thế khí đốt của Nga bất khả" trên nhật báo kinh tế Les Echos, 10 năm sau, tập đoàn Nga Gazprom vẫn là nhà cung cấp chất đốt hàng đầu của của Châu Âu và tiếp tục "hô phong hoán vũ".

eu1

Logo của dự án đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 tại hội nghị Diễn Đàn Kinh Tế Quốc Tế 2017 tại Saint-Petersbourg, ngày 01/06/2017. Reuters/Sergei Karpukhin

Dự án Nord Stream 2, nối trực tiếp từ Nga đến Đức qua biển Baltic, bắt đầu thành hình với mục đích là vận chuyển thêm 55 tỉ m3 chất đốt kể từ năm 2019. Không ngăn cản được, Liên Hiệp Châu Âu, được chính phủ Ba Lan ủng hộ, ra sức tìm cách thương lượng với Nga về quá trình khai thác "minh bạch và không phân biệt" của hệ thống đường ống dẫn khí.

Nhật báo Les Echos nhắc lại một số dữ liệu : Năm 2016, Gazprom đã bán khối lượng khí đốt kỉ lục cho Châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ : 180 tỉ m3, tăng 12% so với năm 2015. Một chuyên gia ghi nhận : "Trước dự án Nord Stream 1, Pháp nhập 12% lượng khí đốt tiêu thụ từ Nga, sau này tăng lên thành 15%". Hiện tập đoàn Gazprom cung cấp 1/3 nhu cầu tiêu thụ khí đốt của Châu Âu.

Ông Marc-Antoine Eyl-Mazzega, giám đốc trung tâm Năng Lượng của Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp (IFRI) khẳng định, "trong vòng 10 năm qua, rất ít việc được làm" về vấn đề đa dạng hóa nguồn cung cấp. Dự án Nabucco nhằm biến Azerbaidjan thành một nhà cung cấp ít phiền hà hơn Gazprom đã bị hủy để triển khai dự án đường ống dẫn khí Tap-Tanap có quy mô nhỏ hơn : 10 tỉ m3 thay vì 40-50 tỉ m3 của dự án Nabucco.

Bị Liên Hiệp Châu Âu gây sức ép, tổng thống Nga Putin đã từ bỏ dự án South Stream nhằm cung cấp chất đốt cho Nam Âu thông qua ngả Biển Đen, nhưng Moskva chuyển sang hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ xây dựng TurkStream có thể cung cấp tới 30 tỉ m3 đến tận Hy Lạp.

Vậy đâu là những lý do giải thích sự phụ thuộc chất đốt của Châu Âu vào Nga ? Nguyên nhân thứ nhất nằm ở lợi ích quốc gia và thời cơ kinh tế : Giá khí đốt hiện nay "rẻ hơn 3 lần, nên việc xây dựng những cơ sở hạ tầng mới tốn kém và dài trở nên vô nghĩa", theo giải thích của giám đốc trung tâm năng lượng của Viện IFRI. Nguyên nhân thứ hai chính là sự thiếu vắng thật sự một nguồn cung cấp thay thế : Trữ lượng khí đốt của Azerbaidjian chỉ bằng 1/10 so với Nga, còn trữ lượng của Na Uy thì đang giảm dần.

Trong khi đó, Algeri, quốc gia Bắc Phi cung cấp chất đốt cho Nam Âu, trong đó có Pháp, cũng không có chính sách chắc chắn hơn Nga. Hơn nữa, chính quyền còn từ chối mở cửa cho đầu tư nước ngoài. Đây lại là điều cần thiết để tăng sản lượng khai thác.

Vì vậy, theo giám đốc Marc-Antoine Eyl-Mazzega, "Nga vẫn đóng vai trò rất quan trọng". Các nước Trung và Đông Âu, trong đó có một số nước phụ thuộc rất nhiều vào khí đốt của Nga, đã dần phá vỡ thế cô lập. Nhiều hệ thống kết nối đã được xây dựng, đảm bảo cho Ba Lan, Cộng hòa Séc và Slovakia vẫn có thể nhận được khí đốt từ các nước láng giềng Tây Âu trong trường hợp xảy ra khủng hoảng.

Một giải pháp khác đang được tính đến là hai nguồn khí hóa lỏng của Mỹ và Úc. Một số kho dự trữ, như tại Ba Lan hay Pháp, đã được khánh thành vào đầu năm 2017, dù "mới chỉ hoạt động khoảng 1/4 công suất vì khí đốt tự nhiên hóa lỏng đắt hơn khí đốt của Nga. Tuy nhiên, trong trường hợp bị thiếu, các kho này có thể thay thế phần nào".

Tóm lại, theo đánh gia của ông Marc-Antoine Eyl-Mazzega, "dù Châu Âu vẫn phụ thuộc vào Nga, thì khả năng bị tổn thương do khủng hoảng không còn như trước".

Ba Lan muốn thoát khỏi tập đoàn khổng lồ Gazprom

Warsawa tăng cường đầu tư để nhập khí đốt từ Qatar, Na Uy hay từ Mỹ với mục đích chính là chấm dứt hợp đồng với tập đoàn Gazprom của Nga trong vòng 5 năm tới, khi hợp đồng cung cấp 10 tỉ m3 mỗi năm sẽ hết hạn vào năm 2022. Nằm ở phía bắc Ba Lan, kho dự trữ Swinoujscie trở thành kho lớn nhất Trung Âu.

Hiện tại, 80% lượng khí đốt của Ba Lan được nhập từ Nga, thông qua hệ thống đường ống Yamal dài 4.000 km từ tây bắc Nga, đi qua Belarus đến Ba Lan và kết thúc ở Đức. Theo thứ trưởng Năng Lượng Michal Kurtyka, Ba Lan "không có ý định gia hạn hợp đồng này" vì "Nga sử dụng khí đốt như một loại vũ khí", như nhiều lần "khóa van" trong những năm gần đây.

Mỹ-Hàn lo ngại cú "bốc đồng" mới của Kim Jong-un

Chuyển sang thời sự Châu Á, nhật báo Le Figaro tiếp tục đưa tin về cuộc khẩu chiến giữa lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un và tổng thống Mỹ Donald Trump, trong bài viết "Washington và Seoul lo ngại cú bốc đồng lần thứ n của Kim".

Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Cheong Seong Chang thuộc Viện Sejong tại Seoul, được nhật báo Le Figaro trích dẫn, bất chấp những lời đe dọa của tổng thống Mỹ, Kim Jong-un vẫn giữ nguyên lập trường, "tin vào sức mạnh quốc gia… mà không tin vào đàm phán". Chế độ Bình Nhưỡng cũng thông báo, thông qua nghị sĩ Nga Anton Morozov, đang chuẩn bị bắn thử tên lửa liên lục địa tầm xa (ICBM) có thể chạm đến bờ biển nước Mỹ.

Giới chuyên gia đánh giá lần thử tên lửa sắp tới nhắm cùng lúc hai mục đích mang tính chính trị và công nghệ : Bình Nhưỡng gửi thông điệp thách thức đến Washington và khẳng định những tiến bộ công nghệ đạt được trong việc sở hữu vũ khí có sức răn đe. Ngoài ra, theo giáo sư Andrei Lankov thuộc đại học Kookmin ở Seoul, Kim Jong-un "không muốn có kết cục giống Kadhafi… Một khi có trong tay vài chục tên lửa ICBM và vài tầu ngầm trong vùng Thái Bình Dương, Kim sẽ quay lại bàn đàm phán". Cuộc đối đầu dài hơi với các cường quốc là chiến lược rất thực tế, nhưng cũng rủi ro.

Trong khi đó, tại Seoul, nhiều chuyên gia đánh giá những tin Tweet gần đây của tổng thống Mỹ chỉ mang tính chiến thuật khiến đối thủ rối loạn và gieo rắc bất trắc. Nhưng "ông Trump chỉ sủa, chứ không cắn. Ông ấy chỉ lừa phỉnh để gây sức ép với Trung Quốc mà thôi", như đánh giá của giáo sư Lankov.

Chiến lược hăm dọa của Donald Trump

"Trump thử chiến lược hăm dọa" là nội dung một bài viết khác trên Le Figaro về chiến lược của tổng thống Mỹ, từng được cựu tổng thống Richard Nixon sử dụng khi đối đầu với khối xã hội chủ nghĩa. Tổng thống Trump từng "khuyên" ngoại trưởng Rex Tillerson đừng mất thời gian đàm phán.

Thượng nghĩ sĩ Dân Chủ bang Connecticut Chris Murphy nhận xét, ít nhất có hai chiến lược đối ngoại tại Hoa Kỳ : một bên do Bộ ngoại giao và Bộ quốc phòng soạn thảo, bên kia là xuất phát từ những tin Tweet của tổng thống Mỹ.

Những thông điệp mang tính hăm dọa của tổng thống Trump có lẽ nhắm chủ yếu vào Trung Quốc, với hy vọng Bắc Kinh phải giải quyết vấn đề. Bài báo kết luận, đây là một kịch bản phi thực tế, sẽ không giúp Donald Trump thoát khỏi lựa chọn mang tính hai mặt : nhục nhã hoặc chiến tranh.

Biểu tình tại Pháp : Công chức Pháp "bị ngược đãi" ?

Ngày 10/10/2017, giới công chức Pháp được huy động xuống đường bảo vệ sức tiêu thụ và nhân lực. Sự kiện này được tất cả các nhật báo đề cập và phân tích vì đây là lần đầu tiên từ 10 năm nay, cuộc tuần hành mang tính thống nhất vì được cả 9 nghiệp đoàn hưởng ứng.

Trang nhất của La Croix là câu hỏi lớn : "Tương lai của công chức Pháp sẽ đi về đâu ?" Cả nhật báo công giáo và nhật báo kinh tế Les Echos, trong bài viết "Chính phủ đối mặt với sự bất bình của công chức", nhắc lại nguyên nhân xuống đường của công chức Pháp là vì bậc lương không được cải thiện, tăng các khoản đóng góp xã hội giành cho bảo hiểm-thất nghiệp…

Trong bốn trang của mục "Giải mã", nhật báo thiên tả Libération nhận định "Công chức là vật tế thần của giai đoạn đầu nhiệm kỳ tổng thống" khi cho rằng tổng thống Emmanuel Macron đã không giữ lời hứa tăng sức tiêu thụ cho công chức, như nhân viên trong lĩnh vực tư nhân hoặc kinh doanh độc lập.

Trả lời Le Figaro, thư ký nghiệp đoàn Force Ouvrière (FO) cho biết sẽ rất hài lòng nếu có được 400.000 đến 500.000 người biểu tình trên khắp nước Pháp. Song song với các cuộc tuần hành là phong trào đình công tại trường học, giao thông công cộng hay trong lĩnh vực hàng không dân dụng…

Tuy nhiên, bài xã luận của Le Figaro tỏ ra bất bình trước nhận định công chức Pháp bị ngược đãi. Viện vào số liệu thống kê chính thức, nhật báo thiên hữu cho rằng nhờ hệ thống các loại tiền thưởng và phụ cấp, thu nhập của công chức không ngừng tăng trong những năm gần đây, dù bậc lương không thay đổi. Đối mặt với thực tế 80 tỉ euro thâm hụt ngân sách hàng năm và khoản nợ 2.230 tỉ euro, Pháp không còn đủ khả năng duy trì 5,6 triệu công chức, làm việc trung bình 35 giờ mỗi tuần.

Tây Ban Nha : Tinh thần yêu nước thức tỉnh

Cuộc khủng hoảng tại vùng Catalunya, Tây Ban Nha, tiếp tục được các nhật báo Pháp đề cập.

Trên trang nhất của Le Monde là hàng tựa : "Catalunya : Sự bàng hoàng của độc lập" với câu hỏi : Hậu quả của việc tuyên bố độc lập là gì ? La Croix nhận định "Nền kinh tế Catalunya đang tạm ngừng vi khủng hoảng chính trị".

Theo Le Figaro, "Trước cơn sốt Catalunya, tinh thần yêu nước Tây Ban Nha thức tỉnh". Nhận định về cuộc khủng hoảng tại nước láng giềng, Libération đánh giá : "Catalunya và Tây Ban Nha như một cặp vợ chồng ly hôn đang phân chia căn hộ chung".

Jean Rochefort, biểu tượng của lịch lãm Pháp qua đời

Trên lĩnh vực văn hóa, tất cả các nhật báo Pháp đều đưa tin diễn viên Jean Rochefort qua đời, thọ 87 tuổi.

Ông nổi tiếng trong các bộ phim hài trong thập kỷ 1970. Một số bộ phim xuất sắc mà ông tham gia là Angélique của đạo diễn Bernard Borderie, loạt hài kịch của Philippe de Broca. Trong những năm 1980-1990, ông hợp tác với Patrice Leconte trong ba bộ phim Tandem, Le Mari de la coiffeuse và Ridicule.

Để tưởng niệm nghệ sĩ-diễn viên nổi tiếng với bộ ria mép, đài truyền hình quốc gia Pháp France Télévisions thay đổi chương trình để phát lại hai bộ phim do ông tham gia vào tối 10/10.

Thu Hằng

Published in Quốc tế

Sau "Hiểm họa da vàng" và "Từ Thiên An Môn đến bức tường Bá Linh" trong loạt bài "Châu Á đang giành vị trí trung tâm thế giới của Châu Âu ?", RFI tiếp tục giới thiệu phần cuối : Liệu Bắc Kinh trở thành bá chủ ? Ba nhà sử học Pháp Philip Golub, Pierre Glossier và Hugues Tertrais phân tích chiến lược của Trung Quốc "muốn theo con đường phát triển của Mỹ" để trở thành một siêu cường hoặc ít ra là ngang ngửa với Mỹ vào năm 2049.

chaua1

Lính gác tại Quản trường Thiên An Môn, Bắc Kinh ngày kỷ niệm khởi đầu Cách Mạng Văn Hóa 16/05/2016. Reuters/Kim Kyung-Hoon

Trung Quốc bá chủ ?

Câu hỏi đầu tiên là Trung Quốc ngày nay có hội đủ sức mạnh và ảnh hưởng của Mỹ sau Thế Chiến Thứ Hai ? Các sử gia Pháp cho là "không" :

Pierre Glossier : Không. Không. Bởi vì vào năm 1945, bối cảnh lúc đó rất đặc biệt : Hoa Kỳ hưởng lợi từ thế chiến tuy không cố ý.

Châu Âu suy sụp. Khủng hoảng bùng dậy tại Châu Á với cuộc nội chiến quốc-cộng tại Trung Hoa, trong lúc Nhật Bản suy tàn sau khi thua trận. Do vậy, ảnh hưởng bá quyền của Mỹ càng lan rộng vì không có đối trọng , trước mặt là khoảng trống.

Và cũng vì thế mà đến những năm 1973, 1974, bắt đầu xuất hiện hiện tượng tái quân bình một cách tự nhiên : Châu Âu hồi sinh và trở lại bàn cờ ngoại giao . Tại Châu Á, Nhật Bản cũng phục hưng. Hoa Kỳ tuy vẫn giữ vai trò nổi trội nhưng trên chính trường quốc tế, thế quân bình ít nhiều được tái lập.

Trung Quốc ngày nay có tiềm năng rất lớn nhờ nước rộng dân đông. Nhưng dự phóng tương lai không theo một phương trình đường thẳng. Ai biết chuyện gì sẽ xảy ra cho tương lai Trung Quốc ? Làm sao xác quyết từ nay đến năm 2050 không có chuyện bất ngờ ? Mà lịch sử của nước Trung Hoa cũng không phải là một dòng sông êm ả.

Câu hỏi duy nhất là Trung Quốc có đi theo con đường của Hoa Kỳ từ thế kỷ 19 hay không ? Chính quyềnTrung Quốc nghiên cứu rất kỹ lịch sử phát triển của nước Mỹ. Vào cuối thế kỷ 19, sức mạnh của Hoa Kỳ bắt đầu vượt trội, áp đảo các nước Châu Mỹ và vươn lên thành đại cường thế giới. Liệu Trung Quốc có tham vọng đó hay không ? Có muốn một học thuyết Monroe tại Châu Á để rồi áp đảo toàn bộ khu vực để làm cường quốc như Mỹ ? Có thể Bắc Kinh thực hiện hai mục tiêu này cùng một lúc. Ở Châu Á, nhiều người dự đoán như thế.

Phần tôi, tôi nghĩ rằng mốc hẹn của Trung Quốc là năm 2049, nhân nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đúng 100 tuổi. Đó là cơ hội để đảng Cộng sản Trung Quốc chứng tỏ thành công thay đổi hẵn bộ mặt Trung Quốc từ một đại quốc bị sĩ nhục thành một đại cường ca khúc khải hoàn.

Học thuyết Monroe, được tổng thống Mỹ James Monroe trình bày năm 1823, thể hiện mong muốn Hoa Kỳ "bảo trợ cho an ninh và ổn định tại khu vực Tây bán cầu" bảo vệ độc lập cho toàn Châu Mỹ. Trung Quốc không đủ điều kiện để thực hiện học thuyết này tại Châu Á, cũng không thể thống trị khu vực.

Hugues Tertrais : Thấy được hay không tương lai Trung Quốc vào năm 2050 ? Tôi đồng ý là không thể dự phóng. Đành rằng xu hướng chung thì thấy được, nhưng làm sao đoán được những bất ngờ, vì "sự cố" tự thân nó không thể dự báo. Nói cách khác, Trung Quốc có thể trở thành một đại cường toàn thắng, nhưng cũng có thể ngược lại. Trước khi xảy ra chiến tranh Việt Nam thì ai tiên liệu có cuộc chiến này ?

Còn chuyện học thuyết Monroe Châu Á, thì mô hình của Mỹ đã từng được nói đến. Trước hết, Nhật Bản sử dụng mô hình này thời chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Bây giờ người ta nói đến học thuyết Monroe của Trung Quốc . Nhưng theo tôi, Trung Quốc không thống trị được Châu Á. Chúng ta đã thấy kinh nghiệm học thuyết Monroe của Mỹ thực hiện ở Châu Mỹ : Washington không đô hộ khu vực. Tokyo cũng thế, không thống trị Châu Á với học thuyết Monroe của Nhật trong thế kỷ 20. Bây giờ với Trung Quốc, tôi nghĩ là Châu Á đang trên đà thiết lập một thế cân bằng mới, hơn là sẽ bị một thế lực bá quyền mới thống trị.

Thứ nhất, bởi vì Nhật Bản còn đó, Nhật Bản không có chết. Về phần Trung Quốc, họ đang "tìm một biên giới mới" mà chưa tìm ra. Giữa Trung Quốc và Nhật Bản, ai sẽ là đại cường thống trị Châu Á ? Trong khi đó, trong khu vực còn một cường quốc khác đang trổi dậy, đó là Ấn Độ. Rồi Đông Nam Á, với 600 triệu dân, không phải là không đáng kể. Tuy là một nhóm với nhiều nước nhỏ, nhưng khối này cũng muốn có vai vế trong khu vực, nếu họ biết tận dụng sức mạnh đoàn kết.

Theo sử gia Philip Golub, Trung Quốc không có yếu tố nhân hòa và thời thế thuận lợi như Hoa Kỳ trong thế kỹ 19 và 20.

Philip Golub : Giới lãnh đạo Trung Quốc rất hài lòng khi liên tục được khen ngợi là đang bắt kịp Hoa Kỳ một cách nhanh chóng. Nước Mỹ phải mất cả thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 mới phát triển thành một cường quốc kỹ nghệ. Tuy nhiên, khác với Mỹ, chính quyền Trung Quốc phải đối đầu với nhiều vấn nạn to lớn từ bên trong lẫn bên ngoài. Trung Quốc đứng trước những thử thách ghê gớm, từ ô nhiễm môi trường đến quy hoạch đô thị và phát triển thị trường nội địa. Nói cách khác, không thể so sánh Trung Quốc với Mỹ. Hoa Kỳ thành công chinh phục các cường quốc Tây Âu và một phần thế giới, trong khi đó tại Châu Á, Trung Quốc phải đối đầu với Nhật Bản và với sức mạnh áp đảo của… Hoa Kỳ.

Từ thế kỷ 19, Hoa Kỳ đã là cường quốc quân sự ở Tây bán cầu. Thế kỷ 21 này, sức mạnh của Mỹ là vô địch trên toàn thế giới, vô địch ở Châu Á Thái Bình Dương, vô địch ở trong vùng biển mà Trung Quốc gọi là "Nam hải". Do vậy, các nhà lãnh đạo Trung Quốc phải suy nghĩ nhiều lần trước khi tranh giành vai trò số một của Mỹ.

Vấn đề là nước Mỹ của tổng thống Donald Trump co cụm kinh tế. Chính sách bảo hộ thương mại của Mỹ tác động gì đến Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và các tiểu long Đông Nam Á ?

Pierre Glossier : Donald Trump hiểu gì, không rõ ông ấy có hiểu, và muốn gì không phải là chuyện quan trọng. Điều cốt yếu là chính quyền Mỹ nói chung muốn gì. Người ta nói đến chính sách nào là co cụm, nào là điều chỉnh tình thế từ xa…Trên thực tế, một cách nhanh chóng, bộ quốc phòng và bộ ngoại giao Mỹ, nhất là bộ quốc phòng, vẫn ưu tiên thắt chặt các liên minh truyền thống để bảo đảm cho khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu trao đối với Châu Á, cực kinh tế số một thế giới, được tiếp tục. Tuy Donald Trump bác bỏ Hiệp Định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP một cách hấp tấp, tôi tự hỏi ông ta ngày nay có cảm thấy hối tiếc hay không, nhưng Hoa Kỳ không có ý định bỏ Châu Á, rút chân khỏi Châu Á.

Tuy nhiên, để không bị rơi vào thế kẹt giữa Mỹ và Trung Quốc, nhiều nhà lãnh đạo trong vùng gia tăng các chuyến công du tìm đối tác mới, ký kết những thỏa thuận hợp tác kinh tế mới, để không bị rơi vào tình thế mà người Pháp gọi là "gom hết trứng vào một giỏ" hay bị lôi kéo vào cuộc xung đột tiềm tàng giữa Washington và Bắc Kinh. Chúng ta thấy, trong thời gian gần đây, Nhật Bản tìm cách cải thiện quan hệ với Trung Quốc, thủ tướng Shinzo Abe cũng nhiều lần gặp tổng thống Nga Vladimir Putin, Việt Nam cũng bắt đầu đối thoại với nhiều nước, Úc và Ấn Độ cũng liên tục trao đổi, thảo luận với nhau. Ba nước Nhật, Ấn, Úc cũng siết chặt quan hệ.

Nói chung, hình thức quan hệ lưỡng cực đối đầu Cộng Sản-Chống Cộng Sản của thời chiến tranh lạnh không còn thích hợp nữa, nhưng Hoa Kỳ vẫn luôn hiện diện trong khu vực. Sự hiện diện này còn một mục đích khác nữa là để Nhật Bản không lấy lý do quốc phòng để trang bị vũ khí hạt nhân. Vấn đề của Trung Quốc là làm sao không cho Mỹ triển khai sức mạnh quân sự, cho nên người ta thấy Bắc Kinh sử dụng lá bài Moskva để gây khó khăn cho Washington, trong khi Mỹ dùng bàn cờ Trung Á, nằm kẹt giữa Nga và Trung Quốc để kềm hai đối thủ này. Nhìn chung, sân chơi đang được mở rộng.

Theo sử gia Hugues Tertrais, tương quan lực lượng tại Châu Á thay đổi không ngừng nhưng đó chỉ là hiện tượng nhất thời. Chiến lược của Mỹ vẫn bất di bất dịch.

Hugues Tertrais : Tôi cũng đồng ý là một thế cân bằng mới đang hình thành, nhưng Hoa Kỳ vẫn bám trụ tại Châu Á chứ không đi đâu hết. Nhật Bản cũng thế. Sự kiện mới nhất là lần đầu tiên Trung Quốc phô trương sức mạnh quân sự. Cuộc diễn binh nhân 70 năm chiến thắng quân Nhật tại quảng trường Thiên An Môn là một hình thức biểu dương sức mạnh tiềm tàng, vì chưa bao giờ được sử dụng, là một sự kiện mang ý nghĩa quan trọng.

Điều này cho thấy là tương quan lực lượng ở Châu Á đang thay đổi không ngừng tùy theo sức mạnh của mỗi nước. Tuy nhiên, phải phân biệt rõ các hiện tượng được nhìn thấy hiện nay với xu hướng trong tương lai. Chẳng hạn như về kinh tế, tổng thống Donald Trump gạt bỏ TPP, nhưng trên thực tế từ đầu thế kỷ 20, Hoa Kỳ luôn khuyến khích và ủng hộ doanh nhân Mỹ buôn bán với Châu Á nhất là từ sau Thế Chiến Thứ Hai.

Tiếp theo là đến thập niên 1990, với Diễn đàn APEC và tuyên bố chung 1994 thúc đẩy mậu dịch tự do trong vùng Châu Á Thái Bình Dương. Vì thế, tuyên bố của ông Donald Trump không ký TPP không có nghĩa là Hoa Kỳ xét lại chính sách tự do mậu dịch. Hoa Kỳ luôn là một đại cường trao đổi thương mại tiếp tục điều hành thế giới. Donald Trump nói gì thì nói, chúng ta phải phân biệt hiện tượng nhất thời với xu hướng chung , từ kinh tế đến quân sự.

Câu hỏi then chốt ở đây là trong bối cảnh Donald Trump bỏ TPP, rút nước Mỹ ra khỏi Hiệp Định Khí Hậu COP21, mở rộng đường cho Trung Quốc thao túng chính trường quốc tế, liệu Bắc Kinh có đứng ra lãnh trách nhiệm của một đại cường hay chỉ muốn duy trì nguyên trạng ?

Ý kiến chung của ba sử gia Pháp như sau :

Chưa biết là Trung Quốc có sẵn sàng khai thác cơ hội chiến lược và khoảng trống do Mỹ để lại hay không ? Phải chờ xem chính sách đối ngoại của Bắc Kinh trong những năm tới mới biết được.

Thái độ của tổng thống Mỹ đáp ứng nhu cầu ý thức hệ. Thành phần cực đoan nhất trong xu hướng dân tộc chủ nghĩa tại Mỹ tuy không đông, nhưng có mặt trong giới thân cận của Donald Trump, trong một số định chế, nhất là về an ninh quốc phòng. Nhiều lý thuyết gia của phe này cho rằng Hoa Kỳ cần phải can thiệp "đê điều, ngăn chận Trung Quốc" trước khi quá trể. Theo họ, không nên để cho Trung Quốc trổi dậy ở Châu Á . Nguy cơ xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc là chuyện có thể xảy ra. Không phải chiến tranh toàn diện, nhưng có thể đụng độ tại Biển Đông. Bắc Kinh phải "xử lý" ra sao để đừng dẫn đến đụng độ, vì nếu xảy ra xung đột với Mỹ, kinh tế của Trung Quốc sẽ bị thiệt hại nặng.

Nhưng tại Mỹ cũng có một xu hướng thứ hai chủ trương nên cho Trung Quốc một chổ đứng, vì nếu tiếp tục can thiệp quân sự thì đến một lúc nào đó chính Hoa Kỳ sẽ bị hụt hơi và sẽ thua tại một nơi nào đó.

Trung Quốc cũng có lý do để không lợi dụng cơ hội Mỹ co cụm, bởi vì tình thế nguyên trạng hiện nay có lợi cho Trung Quốc, theo nghĩa Bắc Kinh giả vờ tôn trọng nguyên tắc kinh tế thị trường, nhưng bảo hộ mậu dịch để dành lợi thế làm giàu và gây tổn hại cho người lao động Mỹ.

Nói cho cùng, điều mà Hoa Kỳ và tổng thống Donald Trump thấy rõ và cũng là mục tiêu sâu xa là buộc Trung Quốc phải thực sự tôn trọng luật lệ và nguyên tắc kinh tế thị trường. Một khi Trung Quốc tuân thủ luật chơi quốc tế, thì Hoa Kỳ sẽ không còn bị Trung Quốc cạnh tranh bất chính. Tuy nhiên, nguy cơ xung đột trực diện với Mỹ là có thật, vì mọi nước, ở mọi nơi, không phải chỉ riêng Trung Quốc và ở Châu Á, đều muốn phát huy ảnh hưởng.

Tú Anh

Nguồn : RFI, 07/09/2017

Published in Diễn đàn

Bảy tháng trước đây tại Diễn đàn Davos, điểm hẹn của giới tinh hoa trên thế giới, rộ lên những lời tiên đoán về hồi kết của mô hình toàn cầu hóa. Ông Donald Trump đánh dấu việc bước vào Nhà Trắng bằng một bài diễn văn gay gắt. Và tại Châu Âu, nơi mà Anh quốc đã quyết định ly dị với Châu lục này, "nền dân chủ tự do" dường như phải hạ vũ khí trước sự tấn công ồ ạt của các phong trào dân tộc chủ nghĩa và dân túy. Nhưng theo Le Monde, bây giờ tâm trạng đã thay đổi hẳn.

dantuy1

Đã từ rất lâu mới có một ứng cử viên tổng thống tranh cử với lá cờ EU bên cạnh quốc kỳ : ông Emmanuel Macron. Ảnh : Reuters

Xã luận Le Monde ngày 17/06/2017 nhận xét : Washington chìm vào một sự hỗn loạn cả về hành chính lẫn chính trị, trong khi tổng thống Mỹ cố gắng áp dụng một số cải cách đã hứa trong chương trình tranh cử, một cách vất vả. Các đồng minh của ông, nếu không công khai chế giễu, như thủ tướng Úc đã nhại theo điệu bộ ông Trump trong một cuộc hội nghị, thì cũng tỏ thái độ nghi hoặc.

Ở bên kia biển Manche, cử tri Anh tặng cho thủ tướng Theresa May một đòn đích đáng. Bà May với tham vọng tăng cường phe đa số của mình để thương lượng Brexit dễ dàng hơn, nay ở thế yếu hẳn. Và tại Đông Âu, các đảng dân túy không ngừng xuống dốc. Từ bảy tháng qua, các đảng này không ngừng thụt lùi trong các cuộc bầu cử, tại các nước trong khu vực.

Phát súng lệnh đầu tiên được bắn đi từ Áo hồi tháng 12/2016, với sự thất bại của ứng cử viên cực hữu trong cuộc bầu cử tổng thống. Rồi đến đảng Vì độc lập Anh quốc (UKIP) bị bốc hơi, không còn lý do tồn tại sau vụ Brexit ở Anh. Tại Đức, sau khi gây nhiều sợ hãi, đảng Giải pháp khác cho nước Đức (AfD) không chống chọi nổi với cỗ xe tăng Angela Merkel.

Tháng 3/2017 tại Hà Lan, đảng Tự do Dân chủ Nhân dân (PVV) của chính khách tai tiếng Geert Wilders không đạt được sự đột phá như mong đợi. Ở Phần Lan, đảng dân túy True Finns (Những người Phần Lan gốc) trở nên quá cực đoan, đã phải rời chính phủ và sau đó bị tan rã.

Nước Pháp, vốn là nơi tập trung mọi quan ngại, đã gây choáng váng khi một khuôn mặt mới toanh là Emmanuel Macron, thắng lớn trước đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia (FN). Người ta thấy rõ chủ tịch đảng này, bà Marine Le Pen không có được tầm vóc của một ứng cử viên tổng thống, và điều đó đã được chứng tỏ trong cuộc tranh luận ở vòng hai. Làn sóng Macron đã nhấn chìm các phe dân túy, cả tả lẫn hữu. Cùng lúc đó ở bên Ý, phong trào 5 Sao của diễn viên hề Beppe Grillo thất bại nặng nề trong cuộc bầu cử địa phương.

Làm thế nào giải thích một sự đổi chiều như thế ? Giáo sư người Hà Lan Cas Mudde, một trong những chuyên gia về chủ nghĩa dân túy Châu Âu, trước hết nghĩ rằng hiện tượng này đã được truyền thông và giới chính trị thổi phồng. Ông nói với Le Monde : "Rõ ràng là Wilders (Hà Lan) không đủ số ghế để lập chính phủ, và Le Pen (Pháp) không thể thắng nổi trong cuộc bầu cử tổng thống". Ông cho rằng nỗi sợ bóng ma cực hữu, dân túy chỉ là sợ bóng sợ gió.

Giả thiết này có vẻ khả tín, nhưng Le Monde cho là giải thích như thế e rằng chưa đủ. Tờ báo tìm đến một chuyên gia khác, ông Takis Pappa người Hy Lạp, của Central European University ở Budapest. Chuyên gia này nhận ra rằng mỗi khi một đảng dân túy phải đối mặt với một lực lượng chính trị có những đề xướng thực sự mang tính cải cách, chặt chẽ và có trách nhiệm, thì phái mị dân không thể địch nổi.

Ông Takis Pappa nói : "Macron đã đánh bại cực hữu khi bênh vực quan điểm một nước Pháp cởi mở, đa văn hóa, thân Châu Âu", còn tại Hà Lan, các đảng cánh trung và ủng hộ Châu Âu cũng lên ngôi. Theo ông, thay vì bắt chước các chủ đề của phe dân túy, tốt nhất nên đối đầu với phe này, chiến đấu với phe chủ bại bằng một tầm nhìn tích cực.

Một yếu tố khác, có lẽ nằm trong công trình nghiên cứu dư luận mà Pew Research Center vừa công bố ở Hoa Kỳ. Liên hiệp Châu Âu (EU) năm 2017 đã lại có được sự tín nhiệm cao độ của dư luận các nước thành viên – trừ Hy Lạp – đặc biệt là tại Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan… và thậm chí tại Anh, nơi mà 54% cử tri có cái nhìn tích cực về EU. Khuynh hướng này đặc biệt thấy rõ nơi giới trẻ, vốn lớn lên với các dự án Châu Âu. Le Monde cho rằng bà Marine Le Pen đã phải trả giá để phát hiện ra sự gắn bó này.

Vụ Brexit, tức Anh quốc ra khỏi EU, gây ra những tác động gì với các nước khác ? Bruxelles lúc đó đã từng hết sức lo ngại hiệu ứng dây chuyền. Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump cũng đã từng thích thú đặt câu hỏi với các đối tác Châu Âu, là "sắp tới nước nào sẽ theo chân Anh quốc" ?.

Nhưng Donald Trump chính là một lực đẩy khác. Khó thể mơ được một sự phản tuyên truyền nào đáng giá hơn thế cho phe dân túy. Nhà thống kê học Mỹ Nate Silver ghi nhận trên blog FiveThirtyEight, là các chính trị gia Châu Âu mị dân, hoặc các lãnh đạo hiếm hoi như bà Theresa May, càng bày tỏ cảm tình với tổng thống Mỹ, thì họ càng dễ bị thất cử. Công thức Brexit + Trump = xui xẻo tại các nước nói tiếng Anh hiện nay.

Tuy vậy chủ nghĩa dân túy không phải đang thất bại ở mọi nơi. Chuyên gia Takis Pappas phân biệt các đảng tạm gọi là dân túy "bẩm sinh" (dân tộc chủ nghĩa, chống nhập cư, chống EU) với các đảng dân túy có quan điểm rộng hơn, bác bỏ chủ nghĩa tự do chính trị và chủ trương "dân chủ phi tự do". Các đảng dân túy này đang nắm quyền ở Hungary, Ba Lan, Hoa Kỳ và nếu cần thiết vẫn tấn công vào lực lượng phản biện như tư pháp độc lập, truyền thông, các tổ chức phi chính phủ.

Giáo sư Cas Mudde nhấn mạnh một đặc thù khác của các phong trào này. Khác xa với sự khởi đầu của các đảng chống hệ thống như Mặt trận Quốc gia ở Pháp hay 5 Sao ở Ý, họ đã kiểm soát được các đảng bảo thủ. Tại Hoa Kỳ, Donald Trump đã thành công trong việc trở thành ứng cử viên chính thức của đảng Cộng Hòa.

Tây Âu vốn ít có tình trạng bất bình đẳng hơn so với Hoa Kỳ và Anh quốc, và cắm rễ vững chắc vào nền dân chủ, hơn hẳn so với Trung Âu hậu cộng sản, nên khu vực này đã chứng tỏ sức chống đỡ trước mối đe dọa của chủ nghĩa dân túy. Điều đó liệu có nghĩa là mối nguy hiểm đã rời xa ?

Câu trả lời của Le Monde : Chắc chắn là không ! Bây giờ đến lượt các lãnh đạo Châu Âu đã thắng cử vẻ vang, phải gánh lấy trách nhiệm ngăn chận làn sóng dân tuy, và chứng tỏ rằng họ đã hiểu thấu lời cảnh báo.

Thụy My

Nguồn : RFI, 21/08/2017

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 2