Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Virus corona - Covid-19: Trung Quốc bắt người dám nói "sự thật mất lòng"

Trong giai đoạn "nước sôi lửa bỏng" toàn dân chống dịch, Bắc Kinh không chấp nhận bất kì tiếng nói chỉ trích nào. Bộ máy kiểm duyệt liên tục phải xóa những lời bình luận bất bình, phẫn nộ sau khi hai bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang) và Lưu Trí Minh (Liu Zhiming) lần lượt qua đời vì nhiễm virus corona mới.

covid1

Chân dung chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trên đường phố Thượng Hải, ngày 10/02/2020. Reuters/Aly Song

Đối với những người dám công khai lên tiếng chỉ trích cách quản lý khủng hoảng Covid-19, chính quyền bắt giữ hoặc cưỡng ép "cách ly" dịch bệnhtại nhà. Đó là trường hợp mà luật gia Hứa Chí Vĩnh (Xu Zhiyong) và giáo sư Hứa Chương Nhuận (Xu Zhangrun) đang phải trải qua.

Nhật báo Le Monde (ngày 20/02/2020) cho biết "Bắc Kinh đang bịt miệng hai nhà đối lập". Luật gia 46 tuổi Hứa Chí Vĩnh bị bắt, cùng với vợ, ngày 15/02/2020, ở nhà luật sư Dương Bân (Yang Bin) ở Quảng Châu, nơi ông ẩn náu sau khi bị truy nã vì tham gia một cuộc họp kín với khoảng 20 luật gia và nhà đấu tranh nhân quyền về "quá độ dân chủ tại Trung Quốc" vào tháng 12/2019 ở Hạ Môn (tỉnh Phúc Kiến). Ngay sau đó, bốn người tham gia cuộc họp nay đã bị bắt, trong đó có luật sư Đinh Gia Hỷ (Ding Jiaxi), bị xóa tên khỏi đoàn luật sư, vì bảo vệ nhân quyền.

Trước đó, ông Hứa Chí Vĩnh từng bị kết án bốn năm tù vào năm 2014 vì "gây rối trật tự công cộng". Được trả tự do ngày 15/07/2017, ông tiếp tục đấu tranh vì một Nhà nước pháp quyền và lên án nạn tham nhũng. Ngay cả trong thời gian bỏ trốn, ông cũng lên án cách xử lý khủng hoảng Covid-19 của chính quyền, đồng thời kêu gọi chủ tịch Tập Cận Bình từ chức. Khi ông Hứa Chí Vĩnh bị bắt, các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế lo ngại ông sẽ bị kết án nặng dù lý do bắt giữ vẫn chưa được công bố.

Trường hợp thứ hai là giáo sư luật Hứa Chương Nhuận, bị ép cách ly tại nhà từ ngày 16/02 và bị cấm mọi hình thức trao đổi với bên ngoài. Một nhân chứng cho nhật báo Anh The Guardian biết : "Họ giam ông ấy ở nhà, lấy lý do là ông phải bị cách ly" do vị giáo sư vừa từ tỉnh An Huy (Anhui) trở về. Ngày 04/02, ông đăng trên mạng bài viết : "Cảnh báo virus : khi giận dữ mạnh hơn nỗi sợ", một bài chỉ trích ảnh hưởng mạnh đến chính quyền. Ngay khi đăng bài viết này, ông đã biết trước "sẽ bị trừng phạt. Và có thể đây là bài viết cuối cùng của tôi".

Giáo sư Hứa Chương Nhuận từng giảng dạy tại đại học Thanh Hoa danh tiếng. Tháng 07/2018, ông đăng một bài viết chỉ trích Hiến pháp được sửa đổi cho phép chủ tịch Tập Cận Bình có thể nắm quyền trọn đời. Từ đó, vị giáo sư luật bị cấm giảng dạy.

Sau hai tuần để thả nổi một số lời chỉ trích cách giải quyết khủng hoảng, đến đầu tháng Hai, Bắc Kinh thông báo tăng cường kiểm soát Internet và mạng xã hội. Theo tổng kết của tổ chức phi chính phủ China Human Rights Defenders ngày 07/02, có 351 người bị "trừng phạt" vì đã "phát tán tin đồn sai lệch" về virus corona mới.

Bên cạnh việc kiểm duyệt, theo xã luận của Le Monde, chính quyền Bắc Kinh quyết tâm lấy lại quyền kiểm soát thông tin. Cả một bộ máy tuyên truyền của Đảng cộng sản được đưa vào cuộc để "hướng dẫn công luận và tăng cường kiểm soát thông tin". Bất kỳ lời chỉ trích nào cũng không được chấp nhận, như trường hợp ba nhà báo của Wall Street Journal bị trục xuất khỏi Trung Quốc, theo thông báo ngày 19/02, dù ba nhà báo này không liên quan đến bài viết "Người bệnh thực sự của Châu Á", được đăng trong mục Ý Kiến của Wall Street Journal.

Doanh nghiệp Pháp tại Trung Quốc lao đao vì Covid-19

Nền kinh tế Trung Quốc gần như chững lại từ bốn tuần nay khiến các doanh nghiệp Pháp tại đây, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, mất khoảng 50% doanh thu trong quý I năm 2020.

Nhật báo kinh tế Les Echos nhận định : "Doanh nghiệp Pháp tại Trung Quốc chịu sức ép lớn vì virus corona mới". Tất cả mọi lĩnh vực đều bị tác động, nhưng nặng hơn cả là ngành dịch vụ do "tất cả các chuyến du lịch bị hủy, chúng tôi không còn việc làm", theo giải thích của bà Emilie Chaudouard, điều hành văn phòng du lịch TravelStone ở Bắc Kinh. Hiện tại, họ chỉ mong dịch bệnh nhanh chóng được khống chế để tránh biến thành một cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội. Trong trường hợp khả quan, họ hy vọng có thể hoạt động bình thường trở lại vào giữa tháng Ba.

Virus corona mới cũng khiến ngành thời trang Ý lao đao, với doanh thu giảm khoảng 30% trong quý I năm 2020, theo nhật báo kinh tế Les Echos. Chỉ riêng giới khách hàng Châu Á, đặc biệt là du khách Trung Quốc, mang lại khoảng 40% doanh thu cho lĩnh vực này. "Có đến 80% người mua và các nhà điều phối ngành thời trang Trung Quốc sẽ không đến" Ý để tham dự các cuộc trình diễn thời trang, nên các nhà tạo mẫu đã tổ chức chiếu trực tiếp trên mạng những buổi trình diễn này.

Kinh tế Đông Nam Á đối mặt với cú sốc Covid-19

Các nước Đông Nam Á sẽ chịu tác động về kinh tế nặng nề do dịch Covid-19, vì vừa ở sát Trung Quốc vừa phụ thuộc vào cường quốc thứ hai thế giới trên nhiều lĩnh vực. Tác động nặng nề đến mức nào, còn tùy thuộc vào thời gian kéo dài của dịch bệnh, theo nhận định của Le Monde.

Thiệt hại trước mắt là ngành du lịch và công nghiệp gia công. Nền kinh tế Thái Lan vốn đã đìu hiu với mức tăng trưởng chỉ đạt 2,4% năm 2019, mức thấp nhất kể từ 5 năm gần đây, giờ phải hứng thiệt hại về lượng du khách Trung Quốc sụt giảm : Họ chiếm đến 1/3 tổng số du khách nước ngoài trong năm 2019. Thêm vào đó, do sợ lây nhiễm, người dân Bangkok cũng đóng cửa ngồi nhà, khiến hoạt động kinh doanh trì trệ.

Singapore có thể sẽ mất khoảng 30% du khách. Ngày 18/02, chính phủ đảo quốc dự kiến chi hơn 4 tỉ euro, gồm tiền hoàn thuế hoặc các khoản vay với lãi suất ưu đãi, để hỗ trợ các doanh nghiệp bị tác động từ nguồn cung cấp Trung Quốc. Giới chuyên gia cho rằng tăng trưởng của Singapore sẽ bị mất từ 0,5 đến 1 điểm.

Đối với Indonesia, hiện là nền kinh tế lớn nhất ASEAN, cuộc khủng hoảng dịch tễ tại Trung Quốc xảy ra không đúng thời điểm, vì nền kinh tế nước này, trong năm 2019, đã phải hứng hậu quả từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và giá nhiên liệu sụt giảm. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn của Indonesia, chủ yếu về dầu lửa, khí đốt, than đá, dầu cọ… Với cuộc khủng hoảng dịch tễ này, khối lượng xuất khẩu sẽ còn giảm bớt trong năm 2020, theo đánh giá của Helmi Arman, nhà phân tích của Citi Indonesia.

Quỹ Carnegie nhận định "rất nhiều nước láng giềng của Trung Quốc trông cậy quá nhiều vào Trung Quốc để thúc đẩy nền kinh tế của họ". Việt Nam là một ví dụ điển hình, lĩnh vực sản xuất của nước này, liên hệ quá chặt chẽ vào thị trường Trung Quốc và là một trong những yếu tố giúp Việt Nam có sức tăng trưởng mạnh, giờ trở thành một trong những nước bị tác động trực tiếp nhất.

Trung Quốc là nhà đầu tư hàng đầu vào các nước ASEAN. Liệu sự phụ thuộc quá lớn vào Trung Quốc có khiến các nước Đông Nam Á xem xét lại mô hình kinh tế mà ASEAN đang theo đuổi kể từ khi Trung Quốc trở thành một cường quốc thế giới ? Theo Le Monde, trước mắt, chính phủ các nước ASEAN sẽ xem xét hạ lãi suất và hạ giá đồng tiền để hàng xuất khẩu của họ trở nên hấp dẫn hơn. Trong khi chưa biết đến khi nào dịch bệnh mới hết, các nước ASEAN chỉ còn cách gồng mình chờ những ngày tươi đẹp hơn.

Liên Hiệp Châu Âu bất đồng về ngân sách 2021-2027

Cứ khi bàn đến ngân sách là bất đồng lại nổi lên trong Liên Hiệp Châu Âu. Trong hai ngày 20 và 21/02/2020, lãnh đạo của 27 nước họp tại Bruxelles để bàn về ngân sách 2021-2027. "Một thượng đỉnh bế tắc chính trị", theo nhật báo La Croix, và cũng là nhận định của Le Monde, Le Figaro Libération.

Le Figaro cho rằng khi bàn về ngân sách Châu Âu, có những ưu tiên mới nhưng cũng có cả những tranh cãi từ xưa. Tìm được tiếng nói chung về thỏa thuận ngân sách cho đến năm 2027, đối với Le Figaro, dường như là điều không dễ dàng.

Libération cũng cho rằng cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên về ngân sách, sau Brexit, sẽ thất bại. Đối với nhật báo thiên tả, khi bàn về "Ngân sách Liên Hiệp Châu Âu : Thời điểm thanh toán lẫn nhau". Các nước giầu ích kỉ muốn cắt bớt ngân sách của khối, trong khi những nước còn lại tìm cách thúc đẩy tăng ngân sách để phát triển một dự án Châu Âu.

Còn theotheo Le Monde"giữa khối 27 nước là mối quan hệ quyền lực và mặc cả ngân sách". Khoản ngân sách 1.095 tỉ euro, chiếm khoảng 1,074% GDP của toàn khối, so với mức 1,16% trong giai đoạn 2014-2020. Trong đó, khoảng 65% sẽ được dành cho các chính sách lớn của Liên Hiệp Châu Âu, như nông nghiệp, các quỹ liên kết, phần còn lại sẽ dành cho chi phí hoạt động của các cơ quan của khối, nghiên cứu, kỹ thuật số, quốc phòng, nhập cư, chương trình trao đổi Erasmus…

Bốn nước Áo, Hà Lan, Thụy Điển và Đan Mạch không muốn chi hơn 1% GDP của Châu Âu, trong khi 17 nước "Hữu nghị liên kết" thì muốn duy trì ngân sách dành cho các dự án liên kết, mà những nước này được hưởng nhiều hơn. Trong bối cảnh này, Đức và Pháp tỏ ra kín tiếng. Thực ra, giữa hai nước đầu tầu hiện có một số bất đồng, như Pháp muốn thúc đẩy một chiến lược phòng thủ chung Châu Âu, trong khi Đức, nước đóng góp đến hơn 1/5 ngân sách của Liên Hiệp, thì không muốn chi thêm.

Trong một bài viết khác, Le Monde nhận định : "Sau Brexit, Đông Âu mất một đồng minh, nhưng sức ảnh hưởng lại gia tăng". Một số trọng trách trong khối, hoặc trên thế giới hiện đang nằm trong tay của các chính trị gia Đông Âu, như tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Thế giới là bà Kristalina Gẻogieva, người Bulgaria, chức chưởng lý Châu Âu có thể sẽ được trao cho bà Laura Kovesi, người Romania, đứng đầu đảng Nhân Dân Châu Âu (EPP, cánh hữu và trung hữu), chiếm đa số ở Nghị Viện, là một người Ba Lan.

Chuyện về một phụ nữ Bắc Triều Tiên

Nhật báo La Croix giới thiệu cuốn sách "Mijin, lời xưng tội của một phụ nữ Bắc Triều Tiên theo Công giáo" của nhà báo Dorian Malovic và nhà nghiên cứu Juliette Morilott.

Minjin sinh năm 1969 trong một gia đình cán bộ ở Bắc Triều Tiên. Bà biết cách tuân theo điều lệ, quy tắc, và được coi là một công dân mẫu mực, thậm chí được tín nhiệm để được tuyển "theo dõi bí mật", rồi dần được giao một số trọng trách. Thế nhưng, chỉ một lần phản đối công an, bà có nguy cơ bị đi trại cải tạo, nên bà đã trốn sang Hàn Quốc và hiện sống ở Seoul. Minjin cho biết "đã phải quyết định bỏ trốn trong khi không hề có ý định từ bỏ Tổ quốc".

Qua lời kể của Mijin, hai tác giả miêu tả lại một xã hội nơi sự nghi ngờ ngự trị, "mỗi người phải biết tỏ ra thanh đạm, nói dối và che đậy". Như Minjin, khoảng 30.000 người Bắc Triều Tiên rời tổ quốc trong vòng 30 năm gần đây.

Thu Hằng

Điểm báo Pháp - Trung Quốc bắt người dám nói "sự thật mất lòng"

Published in Châu Á

Virus corona - Covid-19: Tại Nhật, 500 hành khách tàu Diamond Princess lên bờ sau 14 ngày cách ly (RFI, 19/02/2020)

Tại Nhật Bản, trên 500 hành khách tàu Diamond Princess, nơi đã có 542 ca nhiễm virus corona, hôm nay 19/02/2020 bắt đầu được lên bờ sau 14 ngày bị cách ly trên chiếc tàu neo ở cảng Yokohama. Trong khi nhóm đầu tiên được đổ bộ, trên tàu lại phát hiện thêm 79 ca dương tính.

nb1

Một chiếc xe buýt được cho là chở hành khách của du thuyền Diamond Princess, rời bến tàu Daikoku ở cảng Yokohama, phía nam Tokyo (Nhật Bản) ngày 19/02/2020. Reuters/Athit Perawongmetha

Từ Tokyo, thông tín viên Bruno Duval cho biết thêm chi tiết :

"Việc xuống tàu bắt đầu trễ khoảng nửa tiếng đồng hồ, và người dân Nhật chẳng thể nhìn thấy gì, vì các camera bị buộc phải ở cách xa chiếc tàu vài chục mét, và chính quyền đòi hỏi phải làm mờ tất cả các hình ảnh.

Chỉ có trên 500 hành khách được phép lên bờ hôm nay, còn lại 2.727 người vẫn phải ở lại trên tàu. Hoạt động đổ bộ này còn kéo dài tới thứ Sáu 21/02. Những người xét nghiệm âm tính với virus được rời tàu, nhưng phải cam kết thông báo cho chính quyền tình trạng sức khỏe của họ, và đã được kiểm tra không bị sốt và ho.

Tuy nhiên trên mạng xã hội hôm nay có thể đọc được những lời bình đầy lo ngại. Người Nhật đã nghe những lời giải thích của các chuyên gia về thời kỳ ủ bệnh, và họ biết rằng hôm qua đã có thêm 88 trường hợp dương tính mới trên tàu.

Một số người tự hỏi, liệu những hành khách được xuống tàu sáng nay trong vài ngày tới có sẽ phát bệnh hay không, và trong thời gian đó, họ đã lây nhiễm cho bao nhiêu người.

Rõ ràng là có sự thiếu sót trong việc giải thích từ phía chính phủ. Theo một cuộc thăm dò dư luận công bố hôm qua, người dân cho rằng chính quyền đã xử lý kém cỏi vụ chiếc tàu bị nhiễm virus này. Chỉ có 39% người Nhật đánh giá là chính quyền đã hành động đúng mức".

Chiếc tàu Diamond Princess chở 3.711 người thuộc 56 quốc tịch khác nhau đã trở thành ổ dịch lớn thứ hai, với số người bị lây nhiễm cao nhất bên ngoài Trung Quốc. Mỗi ngày lại có thêm vài chục ca mới, đặt ra dấu hỏi về hiệu quả của biện pháp cách ly trên tàu. Một số quốc gia đã quyết định gởi máy bay đến để đưa công dân về nước.

Chủ Nhật 16/02, hơn 300 du khách người Mỹ đã được hồi hương, trong đó có 14 người phát hiện dương tính trước lúc khởi hành, và đã được bố trí ngồi trong khu vực cô lập trên máy bay. Hiện vẫn còn trên 100 công dân Mỹ trên tàu. Sáng nay đến lượt Hàn Quốc, và tiếp đến Canada, Anh, Úc chuẩn bị điều phi cơ đến "giải cứu". Về phần thủy thủ đoàn sẽ bị cách ly một khi hành khách cuối cùng đã xuống tàu.

Trong khi đó tại Cam Bốt, những du khách còn lại trên tàu Westerdam xét nghiệm âm tính được lên bờ hôm nay, thủy thủ đoàn 700 người vẫn ở lại vì chưa xét nghiệm xong.

Số người tử vong ở Trung Quốc vượt ngưỡng 2.000

Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc hôm nay 19/02/2020 thông báo đã có thêm 136 người chết do virus corona (Covid-19) vào hôm qua tại Hoa lục, nâng tổng số ca tử vong lên thành 2.004 người, riêng Hồng Kông ghi nhận ca tử vong thứ hai. Số trường hợp mới bị nhiễm là 1.749 người, thấp hơn những ngày trước, và đến nay đã có trên 74.000 người bị lây nhiễm. Hôm nay phó thủ tướng Trung Quốc Tôn Xuân Lan (Sun Chunlan) tuyên bố tình hình Vũ Hán vẫn nghiêm trọng.

Thụy My

****************

Virus corona - Covid-19 : Nhật bó tay trước nguy cơ lây lan dịch bệnh (RFI, 18/02/2020)

Đại cường kinh tế thứ ba thế giới chuẩn bị đương đầu với cuộc đổ bộ của siêu vi corona chủng mới. Quen với thảm họa thiên tai, bão tố, động đất, Nhật Bản bình tĩnh chuẩn bị đối phó với "cuộc chiến lâu dài". Chính phủ Shinzo Abe báo động và kêu gọi tinh thần trách nhiệm và công dân của mỗi người Nhật. Tuy nhiên, giới chuyên gia y tế không giấu lo ngại trước những thực tế vượt tầm khả năng phòng chống.

nb2

Du thuyền Diamond Princess đậu ở Yokohama, Nhật Bản ngày 11/02/2020. Reuters/Issei Kato

Du thuyền "Diamond Princess" cùng với 3.700 người đang cách ly ở cảng Yokohama, trong đó có 542 người bị lây nhiễm theo báo cáo hôm nay, không phải là ổ bệnh duy nhất tại Nhật. Nạn nhân tử vong hôm 13/02, một phụ nữ vô tình bị con rể là tài xế taxi lây bệnh, và 65 trường hợp dương tính với siêu vi Covid-19 trên toàn quốc, cũng chỉ là bề nổi của tảng băng sơn. Trong bối cảnh siêu vi lây lan ở Trung Quốc và nhiều nước Châu Á, sự kiện mỗi năm có hơn 9 triệu du khách Hoa lục đến Nhật là một bài toán nát óc.

Quen với thiên tai, chính quyền Nhật kêu gọi dân chúng, mỗi người trong khả năng của mình, đóng góp vào "cuộc chiến được dự báo lâu dài" : Đeo khẩu trang, dùng thuốc diệt trùng rửa tay thường xuyên, tránh sinh hoạt đông người. Hệ quả là cuộc đua việt dã Tokyo hàng năm (01/03) với 38.000 người tham gia bị hủy bỏ, thay vào đó là cuộc đua biểu tượng với 200 vận động viên chuyên nghiệp tham gia. Lễ hội mừng sinh nhật Hoàng đế, Chủ Nhật 23/02, cũng bị hủy bỏ.

Tìm virus nơi không có virus

Trên thực tế, chính phủ Nhật dường như không có một giải pháp khả thi : Làm cách nào biết được người bị nhiễm ? Làm sao truy ra hết những ai đã tiếp xúc với người này để cách ly ? Rồi hiệu năng của cách xét nghiệm vì sao không chính xác tuyệt đối ?

Kentaro Iwata, giáo sư khoa truyền nhiễm, đại học Kobe, rất bi quan. Được nhật báo Pháp Les Echos phỏng vấn, chuyên gia Nhật không hy vọng nhiều về khả năng đối phó của chính phủ vì ba vấn đề, nguyên tắc thì đơn giản nhưng làm cho đúng thì không dễ.

Trước hết là biện pháp xét nghiệm. Nước nào cũng nói "xét nghiệm" tìm virus. Nhưng dùng một chiếc que bọc bông gòn tìm "gien" lấy mẫu trong cổ họng, nếu chỉ có một vài bệnh nhân thì rất nhanh. Nhưng điều bất tiện là cần có máy đo tinh vi, và trong trường hợp có cả ngàn ca cùng lúc thì công việc sẽ ứ đọng ngay.

Giới hạn thứ hai của phương pháp này là do chính cách lây truyền của siêu vi. Covid-19 lúc mới xâm nhập, nằm sát dưới đáy lá phổi, tìm kiếm trong cổ họng hay trong mũi thì làm sao có ? Do vậy, tuy đã nhiễm siêu vi nhưng kết quả vẫn là âm tính. Thế nên cần phải cách ly 14 ngày.

Nhưng cách ly cũng có vấn đề của nó. Trong giai đoạn này, nếu kiểm soát lỏng lẻo thì bệnh nhân, vì tưởng lầm không có virus, có thể mang mầm bệnh của mình lây cho nhiều người khác. Đó là lý do mà vì sao trong du thuyền Diamond Princess, ngày nào cũng có thêm cả trăm người bị lây cho dù đã được cách ly.

Tuần lễ bất trắc

Theo giáo sư Kentaro Iwata, những gì sắp xảy ra trong những ngày tới sẽ có tác động quyết định. Hoặc là chính phủ ngăn chận được virus lây lan, hoặc sẽ có thêm hàng ngàn người bị nhiễm. Y tế Nhật đang gặp khó khăn trong việc cách ly người mang mầm bệnh, và truy tông tích để cách ly những người vô tình tiếp xúc với người bị nhiễm đó. Đã có rất nhiều ca lây bệnh cho nhau như thế ở các tỉnh thành nước Nhật, mà không biết ai là người đầu tiên.

Đừng chủ quan

Trong bối cảnh viêm phổi cấp tính chủng mới đang từ Trung Quốc lan rộng đe dọa thế giới, kiến thức về siêu vi cũng như thái độ bi quan của chuyên gia Kentaro Iwata là tiếng chuông cảnh tỉnh.

Một số nhà sinh học, dựa vào nhược điểm của siêu vi không chịu nóng và ẩm, để dự báo Covid-19 sẽ lụi tàn trong mùa xuân với khí hậu ấm lên và mưa nhiều.

Giáo sư Kentaro Iwata khuyến cáo đừng nhầm kết quả khảo sát trong ống nghiệm với thực tế : không thể trông cậy vào cái chết tự nhiên của Covid-19 trong những tuần lễ tới.

Tú Anh

Published in Châu Á

Tập Cận Bình chỉ đạo giới quan chức nước này phải nỗ lực hết sức để duy trì trật tự kinh tế, xã hội. Tránh gây ra hoảng loạn, dẫn đến thảm hoạ thứ cấp.

Chỉ đạo với các quan chức cấp cao diễn ra vào hồi đầu tháng này, theo Reuters.

Reuters đưa tin, Tập cũng đã cảnh báo các quan chức vào ngày 3/2 rằng nỗ lực ngăn chặn corona chủng mới, đang đe dọa nền kinh tế.

corona1

Dây chuyền sản xuất linh kiện siêu vi tính của hãng Foxconn tại Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch coronavirus - Ảnh minh họa 

Tập đang cân bằng dập tắt dịch bệnh với việc bảo vệ một nền kinh tế đang phát triển chậm nhất trong gần ba thập kỷ.

Trong bài phát biểu, Tập thừa nhận dịch bệnh, đã giết chết hơn 1.500 người và lây nhiễm hơn 66.000 người, ảnh hưởng đến nền kinh tế, đặc biệt là các ngành dịch vụ. 

Dù thế, Trung Quốc vẫn phải tuân thủ các mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội trong năm nay, Tập tuyên bố trong bài phát biểu.

Giải pháp đề ra là tăng hỗ trợ tài chính, như ưu đãi lãi suất và điều khoản cho vay, và lôi kéo người lao động trong các ngành công nghiệp chính trở lại làm việc.

Trong động thái mới nhất, ngày 18/2, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc thông báo hạ lãi suất với các khoản vay trung hạn (MLF) trị giá 28,65 đô la cho các tổ chức tài chính. Mức lãi mới sẽ là 3,15%, giảm từ 3,25% trước đây.

Quan liêu và độc đoán tạo ra khủng hoảng kinh tế, xã hội trầm trọng. Và Tập đang đối diện với chân ghế chính trị lung lay của mình.

Bấy lâu nay, Tập Cận Bình luôn tự tin sẽ thiết lập một hệ thống kiểm soát xã hội nghiêm ngặt mà xã hội buộc phải chấp nhận. Thành tựu kinh tế, giảm hộ đói nghèo, tăng tầng lớp trung lưu trong xã hội là đối sách của chính quyền Bắc Kinh. Nhưng khi dịch bệnh xảy ra, và chưa có một dự báo khoa học nào cho thấy thời điểm kết thúc, thì những dự trù của Tập sẽ sớm phá sản trong tương lai, bao gồm cả chiến lược thành tựu Made in China 2025.

Các doanh nghiệp nhỏ Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ phá sản, theo VnExpress.

"Công ty của Wu Hai có 12 triệu nhân dân tệ (1,7 triệu đô la), chỉ đủ tồn tại 2 tháng khi không thể mở cửa vì dịch bệnh bùng phát".

Khi Trung Quốc đứng trước thử thách của chế độ, chính quyền độc đoán thì Việt Nam cũng gián tiếp đứng trước những hệ luỵ không hề nhỏ.

Thâm hụt thương mại Việt – Trung kéo dài hàng thập niên qua biến cơn bệnh của Trung Quốc trở thành căn bệnh của Việt Nam. Nếu Trung Quốc hắt xì hơi, thì Việt Nam sẽ chịu những cơn nhảy mũi.

Ngành du lịch Việt Nam cũng giống Trung Quốc đang điêu đứng. Đối với một số tỉnh thành tỷ trọng ngành dịch vụ lớn trong hệ số tăng trưởng thì corona gián tiếp làm giảm chỉ số tăng trưởng trong năm nay. Đó là nguyên nhân giải thích vì sao Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu Quảng Ninh rút kinh nghiệm vụ không cho tàu Aidavita nhập cảnh. Chỉ đạo phòng tránh dịch nhưng "tránh để ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và thu hút du lịch".

Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đang tìm các đối sách để giữ vững mục tiêu tăng trưởng. Ông Thủ tướng ra chỉ đạo khẩn trương xây dựng kịch bản phát triển kinh tế xã hội phù hợp diễn biến dịch Covid-19.

Thế nhưng giữa chỉ đạo và thực tế là cực kỳ khó khăn. Một phần thâm hụt thương mại Việt – Trung năm 2019 đã lên đến trên 30 tỷ đô la. Trong đó, mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nằm trong nhóm hàng nông sản, nhóm hàng gia công (vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện),… thế nhưng nhóm hàng chủ lực này lại giảm.

"Xuất khẩu điện thoại và linh kiện chỉ đạt 3,16 tỷ USD, giảm tới 24,2% so với cùng kỳ năm trước ; nhóm hàng nông sản (bao gồm hàng rau quả, hạt điều, hạt tiêu, chè, cà phê, gạo, sắn và sản phẩm sắn, cao su) chỉ đạt 3,81 tỷ USD, giảm 10,4%… Nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của nước ta sang Trung Quốc là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện chỉ tăng 7,6%, đạt 5,59 tỷ USD", thống kê Tổng cục Hải quan 2019.

Trong khi nhóm hàng nhập khẩu từ Trung Quốc lại tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm 29,5% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam.

Chỉ thông qua sản xuất khẩu trang phòng dịch corona, cũng bộc lộ thực trạng nêu trên, khi "vải lọc kháng khuẩn, phần lớn nhập khẩu từ Trung Quốc".

Việt Nam có thể trông cậy vào EVFTA thay đổi hiện trạng thương mại Việt – Trung. Vấn đề nằm ở điểm, EVFTA phải đến tháng 5 mới được đưa ra Quốc Hội Việt Nam phê chuẩn, trong khi dự báo chu kỳ bắt đầu giảm tác hại của virus lần này, dựa trên vắc-xin cần thiết có thời điểm trên 1 năm.

Thông quan cửa khẩu dường như là cứu cánh có hiệu quả trong bối cảnh nền kinh tế ảm đạm hiện nay.

Khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tăng cường chỉ đạo không bàn lùi chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế thì điều này rất khó thành hiện thực, trong bối cảnh phức tạp của tình hình dịch bệnh và đình trệ sản xuất trong nước. Không thể duy trì tăng trưởng bằng cách thoát ly thực tế và bằng nghị quyết trước khi có dịch.

Quang Thành

Nguồn : VNTB, 18/02/2020

Published in Diễn đàn

Lo ngại dịch Corona, hàng ngàn công nhân đình công yêu cầu cách ly chuyên gia Trung Quốc (RFA, 17/02/2020)

Sáng 17/02/2020, khoảng 5 ngàn công nhân thuộc công ty may gấu bông JY Hà Nam đồng loạt đình công sang ngày thứ ba để yêu cầu cách ly những người Trung Quốc vừa về quê và trở lại làm việc hôm thứ bảy 15 tháng 2.

covid1

Công nhân thuộc công ty may gấu bông JY Hà Nam đình công hôm 17/2/2020 yêu cầu cách ly lao động Trung Quốc vì lo ngại dịch bệnh corona lây lan - Ảnh chụp màn hình FB

Một công nhân cho biết đây là những chuyên gia thường được cho về Trung Quốc nghỉ Tết nguyên đán 1 tháng. Họ về nước hôm 22/1, tức ngày 28 tháng Chạp và ngày 15/2 trở lại công ty.

Các công nhân may lo ngại, có thể họ đã không cách ly đủ 14 ngày như quy định của Bộ Y tế Việt Nam. Một công nhân giấu tên nói qua điện thoại như sau :

"Có một toán đầu người Trung Quốc về trong năm (trước Tết nguyên đán) và trở lại hôm mùng 6 Tết, thì những người ấy không có biểu hiện gì.

Nhưng mà những công nhân đang đình công là do những người về muộn hơn và trở lại hôm kia, hôm kìa thì công nhân yêu cầu những người ấy không lên xưởng, tiếp xúc với công nhân".

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Khánh, Chánh văn phòng Huyện ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam cho hay không có chuyện công nhân đình công do trong thời gian nghỉ và việc tập trung chỉ để làm rõ việc có người Trung quốc làm việc hay không.

Tuy nhiên, công nhân của công ty phủ nhận lời của cán bộ huyện, họ cho biết đã bắt đầu làm việc từ ngày 31 tháng 1 đến ngày 15/2 thì bắt đầu đình công khi nhóm chuyên gia Trung Quốc thứ hai quay lại làm việc.

Ngoài ra công nhân cũng lên tiếng về trường hợp có công nhân bị cho thôi việc hôm thứ bảy vì đình công yêu cầu cách ly người từ vùng dịch Trung Quốc và bữa ăn không hợp vệ sinh do xuất hiện dòi.

Hiện chưa rõ vụ việc đã được chính quyền hay công ty JY Hà Nam giải quyết hay chưa, tuy nhiên các công nhân tuyên bố sẽ tiếp tục đình công đến khi nào yêu cầu được đáp ứng.

Cũng tại công ty có vốn Hàn Quốc này, hôm 31/1, các công nhân tiến hành đình công khi một kỹ thuật viên người Trung Quốc có biểu hiện lâm sàng của dịch Covid-19.

Người này sau đó được cách ly, đưa đi xét nghiệm và cho kết quả âm tính với virus Corona chủng mới.

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hôm 13/2 cho biết 63 tỉnh, thành của Việt Nam có khoảng hơn 33.000 lao động Trung Quốc làm việc tại các địa phương đã được cấp phép lao động, trong số này có hơn 26.000 người đã về nước ăn tết.

Theo bộ, tính đến thời điểm này, có khoảng hơn 7.600 lao động Trung Quốc quay trở lại sau dịp tết. Báo cáo nhanh của 41 địa phương cho biết, hiện có 5.112 lao động Trung Quốc đang được cách ly, theo dõi.

*****************

Virus corona - Covid-19 : Du lịch Đông Nam Á trả giá đắt vì dịch từ Trung Quốc (RFI, 17/02/2020)

Khách sạn trống không, bãi biển vắng tanh, hủy tour hàng loạt. Đó là bức tranh toàn cảnh ngành công nghiệp không khói nói chung ở Châu Á trong suốt gần hai tháng qua. Riêng Đông Nam Á, khu vực có nền kinh tế trông chờ nhiều vào du lịch, đang phải trả giá đắt cho trận dịch virus corona bùng phát từ Vũ Hán, Trung Quốc.

covid2

Một góc khu chợ nổi Pattaya, Thái Lan, nơi trước dịch virus corona luôn tấp nập du khách Trung Quốc. Ảnh chụ ngày 12/02/2020. Mladen ANTONOV / AFP

Theo ước tính sơ bộ, Đông Nam Á đang mất hàng tỷ euros vì trận dịch này.

AFP ghi nhận một bầu không khí ảm đạm trong khu bãi biển Pattaya, một trong những địa chỉ được du khách Trung Quốc ưa chọn nhất ở Thái Lan : Phía trước mặt biển, trước kia vốn là nơi nhộn nhịp, giờ vãn sạch khách, những con tàu chở khách du lịch nằm chết trên bến và các lều quán của khu chợ nổi thật ảm đạm.

Trong khu trại voi Chang Siam Park, một điểm hút khách du lịch chủ đạo của thành phố, Ma Mya, người bán đồ lưu niệm cho biết thu nhập của bà bị giảm một nửa. "Nếu tình hình này tiếp tục kéo dài, tôi sẽ phải trở về quê", người phụ nữ dân tộc Kayan, trên cổ đeo sợi dây chuyền vàng, thở dài ngao ngán.

Công viên này trước đây mỗi ngày vẫn đón từ 1.500 đến 2.000 khách thăm, "giờ chỉ còn không quá 200 khách. Tôi đã bị lỗ mất hai triệu bath (trên 60 nghìn đô la)", Nantakorn Phatnamrob, ông chủ của khu trại voi nói với AFP.

Tại Cam Bốt, khu đền nổi tiếng Angkor cũng không còn thu nhập như trước. Tiền vé tham quan đã bị sụt giảm 30 đến 40%, theo số liệu của bộ Du lịch Cam Bốt.

Hoàn cảnh tương tự với ngành du lịch Việt Nam : 13 nghìn đăng ký đặt phòng khách sạn tại Hà Nội bị hủy. Lượng khách đến vịnh Hạ Long, báu vật của du lịch Việt Nam, đã giảm hơn 60%.

Để chứng tỏ đã rút ra bài học từ đợt dịch SARS năm 2002-2003, chính quyền Trung Quốc đã có các biện pháp nghiêm ngặt nhất chống dịch virus corona chủng mới, đến giờ đã làm trên 1.700 người chết và hơn 70 nghìn người bị nhiễm bệnh.

Bắc Kinh đã cô lập từ cuối tháng Giêng 56 triệu dân ổ dịch trong tỉnh Hồ Bắc đồng thời cấm toàn bộ tổ chức các tour du lịch ra nước ngoài.

Hệ quả của quyết định hạn chế người Trung Quốc đi lại thấy ngay tại Thái Lan, nơi mà năm ngoái đón hơn 10 triệu khách Trung Quốc (chiếm 27% du khách nước ngoài). Từ đầu tháng Hai, lượng du khách Trung Quốc đến Thái Lan đã giảm 86%, theo bộ trưởng Du lịch, Phiphat Ratchakitprakarn.

Còn ở Việt Nam, du khách Trung Quốc gần như vắng bóng hoàn toàn, giảm từ 90% đến 100% tùy theo từng khu vực.

Thiệt hại lớn vì lệ thuộc vào du lịch

Cho dù dịch virus corona chủ yếu hoành hành tại Hoa lục và số người nhiễm virus ở Đông Nam Á vẫn còn là thấp nhưng hậu quả kinh tế sẽ rất nặng nếu không muốn nói là tai họa vì tăng trưởng của các nước này lệ thuộc nhiều vào du lịch.

Thái Lan, du lịch chiếm tỷ trọng 20% GDP, tổn thất kinh tế liên quan đến đợt dịch này năm nay sẽ phải lên tới gần 7,4 tỷ euro (1,5 GDP), theo tính toán của Don Nakornthab, quan chức cao cấp Ngân hàng Trung ương Thái Lan.

Về phần mình, Việt Nam ước tính sẽ mất khoảng 5,4 đến 7,1 tỷ euros, ngay trong ba tháng tới.

Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu hệ lụy kinh tế còn kéo dài sang năm 2021 như lo ngại của một số chuyên gia trong lĩnh vực du lịch ?

Ý thức được nguy cơ, Thái Lan và Cam Bốt không từ chối khách Trung Quốc mà chỉ chủ trương tăng cường kiểm soát ở sân bay và các cửa khẩu biên giới. Thái Lan thậm chí còn cho du khách Trung Quốc miễn visa.

Còn thủ tướng Cam Bốt, Hun Sen thì lên án cái mà ông gọi là "căn bệnh sợ hãi". Ông Hun Sen làm tất cả để sao khỏi mếch lòng Bắc Kinh và để nhất là kéo người Trung Quốc trở lại với vương quốc chùa tháp

Chính quyền Việt Nam thì tỏ ra thận trọng phòng chống hơn, đã nhanh chóng cho ngừng các chuyến bay đi và đến Trung Hoa đại lục. Các chuyến tàu hỏa chở khách liên vận cũng đã bị dừng hoạt động.

Còn Lào thì đã đóng cửa biên giới đường bộ với Trung Quốc và cũng đã cho hủy một số chuyến bay hàng ngày qua lại Trung Quốc. Một bà bán hàng nước trái cây tại thành phố cổ Luang Prabang nói : "Từ khi chúng tôi không thấy người Trung Quốc nữa, tình hình có vẻ ngày càng tồi tệ".

Nhiều văn phòng du lịch và khách sạn trong vùng đã hạ giá, cho phép khách thay đổi miễn phí thời gian lưu trú nhằm giảm tình trạng hủy đặt chuyến hoặc phòng.

Indoesia "miễn dịch" ?

Trong khi virus corona tiếp tục lây lan, các nước Đông Nam Á đều được đặt trong tình trạng cảnh giác cao độ thì dường như virus Covid-19 đến biên giới Indonesia thì dừng lại. Đất nước vạn đảo này đến giờ vẫn không phát hiện thấy một ca lây nhiễm nào.

Không hề có một trường hợp nhiễm bệnh nào. Làm sao có thể như vậy được khi mà mỗi năm Indonesia vẫn đón 2 triệu khách du lịch Trung Quốc và các chuyến bay từ Trung Quốc tới chỉ bị dừng lại rất muộn, hơn một tháng sau khi dịch bùng phát và nhất là trong khi tất cả các nước láng giềng của Indonesia đều bị nhiễm dịch ?

Theo các chuyên gia của Đại học Harvard, Hoa Kỳ, về mặt thống kê là không thể. Trong một nghiên cứu công bố tuần trước, các nhà khoa học Mỹ khuyến cáo Indonesia phải nâng cao mức độ cảnh giác.

Thực tế tại Indonesia, thiết bị y tế bị thiếu nghiêm trọng. Phải đợi đến ngày 05/02 thì các dụng cụ phát hiện virus corona mới được triển khai hoạt động. Cho đến giờ các bác sĩ Indonesia chỉ có thể phát hiện bệnh trong trường hợp đối tượng bị sốt. Còn những bệnh nhân nhiễm virus không có biểu hiện lâm sàng cụ thể chắc chắn bị lọt lưới.

Chủ tịch Hội Hồng Thập Tự nước này thừa nhận tình trạng thiếu trang thiết bị y tế và trong một đất nước gồm hàng nghìn hòn đảo thì việc kiểm soát bệnh dịch rất khó khăn.

Trong khi đó bộ trưởng Y tế Indonesia phản bác các nghi ngờ và khẳng định : "Chúng tôi tuân theo các trình tự thủ tục quốc tế. Chúng tôi không giấu gì. Có thể là ngạc nhiên nhưng đó là như vậy : Chúng tôi chưa được thông báo có ca nhiễm virus Corona nào".

Anh Vũ

Published in Châu Á

Việt Nam yêu cầu ‘rút kinh nghiệm’ vụ từ chối du thuyền vì lo ngại Corona (VOA, 16/02/2020)

Việt Nam hôm 16/2 yêu cu tnh Qung Ninh "chn chnh, rút kinh nghim", ba ngày sau khi du thuyn Aida Vita ca Italy b t chi cp cng thành ph Hà Long gia lo ngi v dch bnh do chng mi ca virus Corona (Covid-19) gây ra.

duthuyen1

Siêu du thuyền World Dream - Ảnh minh họa

Cổng thông tin ca chính phủ Vit Nam dn li VietnamNet cho biết, du thuyn, vi hơn 1 nghìn hành khách, mà báo đin t này nói là gm 95% người quc tch Đc và "không có Châu Á", xut phát t Bali, Indonesia, qua 9 cng và không cp bến Trung Quc hay Hong Kong.

Tin cho hay, sau quyết đnh trên ca tnh Qung Ninh, du thuyn đã hy toàn b hành trình ti ba đim đến còn li là Đà Nng, Nha Trang và Thành phố Hồ Chí Minh.

VGP News dẫn li Phó Th tướng Vũ Đc Đam yêu cu các đa phương "bo đm thc hin cht ch công tác qun lý nhp cnh đi vi khách du lch nước ngoài và phương tin vn chuyn đến t/đi qua vùng dịch, thc hin cách ly y tế theo đúng hướng dn ca B Y tế nhm kim soát tt s lây nhim ca dch bnh Covid-19" nhưng "tránh đ nh hưởng đến hot đng sn xut, kinh doanh và thu hút du lch".

Chính quyền ca tnh Qung Ninh có đng thái trên sau khi hàng trăm người nhim Covid-19 trên du thuyn Diamond Princess b cách ly sut nhiu ngày qua ngoài khơi Nht Bn.

Đây là con số nhim virus gây chết người nhiu nht ngoài lãnh th Trung Quc.

Trong khi đó, một n hành khách người M trên du thuyn MS Westerdam, được Campuchia cho phép cp bến sau khi b nhiu nước t chi, vn dương tính vi chng virus Corona mi (Covid-19) trong ln xét nghim th hai ti Kuala Lumpur, Malaysia thông báo hôm 16/2, theo Reuters.

*******************

Covid-19 : Việt Nam "cấm cửa" hai tàu du lịch quốc tế (RFI, 15/02/2020)

Việt Nam đã từ chối cho hai tàu du lịch cập cảng do sợ sự lây lan virus corona mới (Covid-19), theo hãng tin Reuters ngày 15/02/2020, trích dẫn báo chí Việt Nam và một công ty khai thác tàu du lịch.

duthuyen2

Nhân viên y tế phun thuốc khử trùng ở tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam, ngày 12/02/2020. Reuters/Kham

Theo Thông Tấn Xã Việt Nam, chính quyền tỉnh Quảng Ninh ngày 13/02 đã không cho hành khách của tàu du lịch Đức AIAvita lên bờ ở Vịnh Hạ Long, lý do là vì tàu của công ty AIDA Cruise, chở theo 1.000 hành khách, trước đó đã ghé qua Philippines, Malaysia và Singapore, tức là những nước đã có ca lây nhiễm Covid-19.

Theo lịch trình dự kiến, tàu AIAvita ghé Vịnh Hạ Long hôm 15/02, rồi lần lượt cập cảng Đà Nẵng, Nha Trang và Sài Gòn, từ ngày 16 đến 20/02. Một quan chức Thái Lan, được Reuters trích dẫn, cho biết là đêm 15/02, tàu du lịch Đức đã đến neo đậu ở cảng Laem Chabang và các quan chức y tế Thái Lan sẽ lên tàu để khám sức khỏe các hành khách trước khi cho phép họ lên bờ.

Tàu du lịch thứ hai không được phép neo đậu ở Việt Nam là Norwegian Jade, do công ty Norwegian Cruise Line khai thác, theo thông báo của chính công ty này. Trong thư gởi cho các hành khách, thuyền trưởng Frank Juliussen khẳng định là trên tàu không có ai bị nhiễm bệnh, cũng như trên tàu không có hành khách hoặc thành viên thủy thủ đoàn nào mang hộ chiếu Trung Quốc, Hồng Kông, Macao, cũng như từng viếng thăm hoặc quá cảnh những nơi này.

Vị thuyền trưởng tàu Norwegian Jade cho biết đến đêm 14-15/02, cơ quan quản lý cảng của Việt Nam mới thông báo không cho tàu cập cảng, mặc dù trước đó đã chấp thuận. Hiện chưa rõ là cảng nào đã từ chối cho tàu Na Uy cập cảng.

Thanh Phương

****************

Người Mỹ trên du thuyền cập bến ở Campuchia vẫn dương tính với Corona (VOA, 16/02/2020)

Một n hành khách người M trên du thuyn được Campuchia cho phép cp bến sau khi b nhiu nước t chi vn dương tính vi chng virus Corona mi (Covid-19) trong ln xét nghim th hai ti Kuala Lumpur, Malaysia thông báo hôm 16/2, theo Reuters.

duthuyen3

Thủ tướng Campuchia Hun Sen chào đón các hành khách của du thuyền MS Westerdam hôm 14/2.

Tin cho hay, cuộc xét nghim th hai được tiến hành sau yêu cu ca công ty vn hành du thuyn có tên gi MS Westerdam.

Malaysia hôm 15/2 cho biết rng n công dân M 83 tui trên du thuyn đã được xét nghim nhim Covid-19 sau khi đt chân ti Kuala Lumpur t Campuchia.

Reuters đưa tin rng bà là người đu tiên nhim virus gây chết người trên du thuyn ch 1.455 hành khách và 802 nhân viên.

Tuy nhiên, công ty vận hành du thuyn đã yêu cu tiến hành thêm các cuc xét nghiệm. Còn chính quyn Campuchia cũng kêu gi Malaysia xem li kết qu xét nghim.

Phó Thủ tướng Malaysia Waz Azizah Wan Ismail hôm 16/2 nói rng mt cuc xét nghim li đã được thc hin vào ti 15/2 và n công dân người M vn dương tính vi Covid-19. Trong khi đó, chồng bà âm tính vi virus đang gây quan ngi khp thế gii.

Đích thân Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã ti chào mng các hành khách ca du thuyn khi nó cp bến Campuchia hôm 14/2 sau khi b nhiu nước t chi.

Published in Việt Nam
mardi, 11 février 2020 23:19

Thông quan, corona và EVFTA

Bất chấp nạn dịch corona diễn biến phức tạp, sáng 5/2, chính quyền Lạng Sơn, thừa nhiệm ủy của Chính phủ tiến hành thông quan tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, mục đích ‘giải cứu nông sản’.

langson0

Tại hầu hết các cửa khẩu, lượng người và phương tiện xuất nhập cảnh giảm hẳn vì nạn dịch corona - Ảnh minh họa 

Quyết định này xuất phát từ nhu cầu xuất khẩu hàng hoá từ Việt Nam sang Trung Quốc bị đình trệ, người nông dân và thương lái ‘khóc ròng’. Nhưng lớn hơn cả, ‘thông quan’ khắc họa cán cân thương mại hai chiều Việt – Trung và cho thấy vai trò của EVFTA.

Để dễ hình dung, theo thông tin Tổng cục Hải quan công bố vào tháng 1/2020, chỉ 11 tháng trong năm 2019, dù xuất khẩu sang Trung Quốc giảm, nhưng nhập khẩu từ Trung Quốc tăng, dẫn đến tình trabgj nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc lên đến hơn 31 tỷ USD (tăng 9 tỷ USD so với 2018).

CPTPP, EVFTA trở thành cứu cánh của Việt Nam trong giảm bớt phụ thuộc vào nền kinh tế phía Bắc. Tuy nhiên, vì nhiều nước trong CPTPP đã ký FTA với Việt Nam, nên so với EVFTA, thì CPTPP ít có giá trị tạo cú hích thoát Trung về phụ thuộc kinh tế.

Đây cũng là lý do mà Luật sư Lê Công Định bày tỏ nhiều lần trên trang cá nhân, thể hiện xu hướng ủng hộ ký kết EVFTA trên cơ sở ‘giúp Việt Nam thoát rơi khỏi vòng xoáy Trung Quốc’.

Đó cũng là câu trả lời cho câu hỏi vì sao, trước khi sự kiện Đồng Tâm 9-1 xảy ra, một cựu tù nhân lương tâm là ông Vũ Hùng đã nhận được tin mật báo rằng, có những người cố tình phá EVFTA bằng cách ‘động binh’. Và trong một buổi họp riêng tại Bỉ của các dân biểu EU, một số nhân vật đến từ một bộ phận thương mại của Việt Nam đã ‘đổ vấy’ ông Phạm Chí Dũng là bị ‘Trung Quốc’ giật dây để phá EVFTA (mà sự thật là ông Dũng chỉ đòi hoãn để đảm bảo nhân quyền rõ ràng trước khi ký kết).

Nhu cầu EVFTA trong bộ máy Chính phủ là rất lớn, và EVFTA có thể được xem là một thành quả chính trị – kinh tế đủ lớn để đảm bảo một giá trị chính trị lớn hơn trong kỳ Đại hội tới của một số người. Thế nhưng, câu chuyện EVFTA sẽ giúp Việt Nam thoát khỏi phụ thuộc thương mại với Trung Quốc là điều không cần bàn cãi.

Dù đánh giá chiều sâu tác động tích cực của EVFTA trong cải thiện nền kinh tế và giữ thăng bằng với Trung Quốc. Thế nhưng, EVFTA cũng cần nhận được nhiều hơn nữa sự hảo thị của nhà nước Việt Nam về mặt nhân quyền. Khi mới đây, Một lá thư ngỏ đề ngày 04/02/2020 được 28 tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước ký tên đã được gởi đến các thành viên của Liên Hiệp Châu Âu (EU), yêu cầu hoãn ký kết Hiệp định tự do mậu dịch EU-Việt Nam (EVFTA) cho đến khi Hà Nội đáp ứng các đòi hỏi về nhân quyền.

Câu chuyện này không nên được chính quyền xem xét dưới góc độ ‘chống phá nhà nước’, bởi lẽ bản chất của lá thư ngỏ chỉ nhằm đúng một mục đích là kiểm soát các đòi hỏi về nhân mặt ‘một cách cụ thể và có thể kiểm chứng được’.Dưới góc độ của các tổ chức phi chính phủ (thực hành các hoạt động, vai trò quyền con người) thì giá trị tích cực có thể nhìn thấy là họ mong muốn một sự phát triển bền vững hơn và thịnh vượng hơn của Việt Nam trong tương lai, gắn liền với thực thi các cam kết nhân quyền.

Thực tế đã chứng minh, nền kinh tế Trung Quốc – vốn được coi là hình mẫu của kiểm soát độc đoán về chính trị, và mở cửa về kinh tế theo hướng tư bản. Thế nhưng, dịch corona đã phô bày lỗ hổng chết người của Trung Quốc, đó là khi nhân quyền (quyền được thông tin, quyền tự do ngôn luận) không đảm bảo, thì nền kinh tế – xã hội đã phải trả giá, tăng trưởng GDP quý I của Bắc Kinh dự đoán ở mức 0%, trong khi dư luận xã hội bắt đầu đòi hỏi quyền con người và trút căm phẫn vào độc đoán của chế độ Tập Cận Bình.

Với Việt Nam, kỳ bầu cử nhân sự đảng (chính quyền) được bắt đầu. Nhưng câu chuyện phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, thoát khỏi vòng phụ thuộc thương mại Trung Quốc chỉ có thể tiến hành được nếu như chính quyền nghiêm túc hơn về thúc đẩy quyền con người tại Việt Nam. Không chỉ phương diện lý thuyết hay chủ nghĩa hình thức nhân quyền thông qua căn cứ pháp lý, mà phải là triển khai đầy đủ trong thực tế.

Và khi nhân quyền được đảm bảo, thì chính quyền mới huy động được đầy đủ sức dân trong tự cường, độc lập, tự chủ xây dựng nền kinh tế vững mạnh. Trước mắt là có thể có triển vọng chấm dứt nạn nhập siêu (năm sau cao hơn năm trước) trong cán cân thương mại Việt – Trung. Cùng lúc, khái niệm chụp mũ ‘các thế lực thù địch, các thế lực phản động’ sẽ biến mất, thay vào đó là các nhóm hỗ trợ, nhóm đối tác trong xây dựng nhà nước, quốc gia Việt Nam hùng cường.

Không có bất kỳ người Việt Nam nào muốn tổn hại lợi ích dân tộc. Và có nói khó nghe đến mấy thì tiếng nói đó cần được lắng nghe, đối thoại thay vì tìm cách bắt nhốt, bỏ tù những người đó.

Cần có một nhà lãnh đạo thực sự có tâm, có tầm trong kỳ đại hội tới.

Hữu Sự

Nguồn : VNTB, 11/02/2020

Published in Diễn đàn

Bệnh dịch và chính trị - hai mặt trận Tập Cận Bình phải đối phó (BBC, 08/02/2020)

Hôm 3/2 lãnh đạo Trung Quốc công khai tuyên chiến "cuộc chiến nhân dân" với virus corona. Nhưng giới phân tích cho rằng ông Tập đang không chỉ phải đương đầu với bệnh dịch mà còn phải đối phó với tình hình chính trị trong nước.

dich1

Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đang phải đối phó với hai mặt trận

Trong bài Lãnh đạo Trung Quốc chiến đấu trên hai mặt trận - virus và Chính trị, trên Wall Street Journal, hai cây bút Jeremy Page và Lingling Wei nhận định rằng Tập Cận Bình đang đối diện với thách thức lớn nhất trong sự nghiệp.

Xiao Qiang, một học giả nghiên cứu về internet của Trung Quốc tại Đại học California, Berkeley, được trích lời, nói :

"Đây không chỉ là một cuộc khủng hoảng về sức khỏe cộng đồng. Ông [Tập] dường như đang phải đối phó với một cuộc khủng hoảng chính trị nội bộ".

Hai tác giả Page và Wei vạch ra rằng trước khi virus corona bùng nổ gây ra hơn 700 tử vong, và khiến hơn 34,000 người nhiễm bệnh, ông Tập Cận Bình đã bị một số thành viên chính trị và kinh doanh Trung Quốc chỉ trích về cách xử lý tình trạng suy thoái kinh tế, cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ và các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ Hong Kong.

"Với những chỉ trích này, ông Tập chủ yếu đổ lỗi cho các thế lực thù địch nước ngoài, tìm cách kêu gọi sự ủng hộ của công chúng". Hai tác giả ghi nhận.

Nhưng, họ lập luận, dịch virus corona là một sự kiện hoàn toàn khác, và ông Tập khó có thể đổ lỗi bệnh dịch cho một thế lực thù địch nước ngoài nào đó :

"Nhiều người dân Trung Quốc cảm thấy an nguy của họ và gia đình bị đe dọa trực tiếp. Mối lo của họ tạo ra một cuộc khủng hoảng đánh vào tâm điểm những tuyên bố lãnh đạo mạnh mẽ của ông Tập, cũng như hệ thống độc tài toàn trị mà ông đi tuyên phong và cổ động như một mô hình cho thế giới".

Mối lo, và sự giận dữ của dân Trung Quốc bùng nổ lớn trước tin cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng bị chính phủ tìm cách bưng bít, sau khi đã bưng bít tin tức về virus corona khi nó mới bộc phát.

Bác sĩ Lý Văn Lượng, qua đời lúc 34 tuổi, vì bị nhiễm bệnh khi làm việc tại bệnh viện Vũ Hán, chính là bác sĩ đầu tiên lên tiếng cảnh báo về nguy cơ virus corona, và do đó bị triệu tập đến Văn phòng Công an rồi bị buộc tội "đưa ra những bình luận sai lệch" làm xáo trộn nghiêm trọng trật tự xã hội ".

Cái chết của người bác sĩ Trung Quốc tìm cách cảnh báo về sự bùng phát của virus corona mà không thành, đã gây ra sự phẫn nộ và đau buồn công khai trên toàn Trung Quốc.

dich2

Nhiều người tỏ ra đau buồn khi tỏ lòng kính trọng với bác sĩ Lý Văn Lượng bên ngoài bệnh viện nơi ông qua đời

Đi cùng với đau buồn và giận dữ là sự mất niềm tin vào chính quyền, hạt mầm của những bất đồng chính kiến. Cơ quan kiểm duyệt chính phủ Trung Quốc hiện đang làm việc để chống lại những ý kiến phản đối.

Phân tích tình trạng trước giờ ít có tiếng nói bất đồng tại Trung Quốc, hai tác giả viết :

"Từ lâu, nhiều người dân Trung Quốc đã chấp nhận phong cách lãnh đạo trên bảo dưới phải nghe của ông Tập Cận Bình, rằng Trung Quốc cần một chính phủ tập quyền, mạnh mẽ để chống tham nhũng và thoát khỏi tình trạng suy thoái kinh tế kéo dài".

"Thế nhưng, nhiều người khác, nhất là giờ đây, cho rằng cái chết thương tâm của bác sĩ Lý Văn Lượng phản ánh sự ngột ngạt của những ý kiến bất đồng dưới thời ông Tập, và thắng thế của lòng trung thành và ý thức hệ trước sáng kiến và tranh luận mở là điều cần được xét lại".

Họ nhận định :

"Kết thúc nhanh chóng cơn bệnh dịch này sẽ hạn chế sự sụp đổ chính trị. Nhưng sự lây lan liên tục của virus corona đang đe dọa kế hoạch cai trị vô thời hạn của ông Tập và có thể khiến Đảng cộng sản Trung Quốc phải đối mặt với sự mất mát nghiêm trọng của sự ủng hộ của công chúng".

Nhưng không phải ai cũng đồng ý với hai tác giả là kết thục nhanh chóng cơn bệnh dịch có lẽ sẽ giúp Trung Quốc xoa dịu được khủng hoảng chính trị trước mặt.

Xu Zhiyong, cựu giảng viên của Đại học Bưu chính Viễn thông Bắc Kinh, đăng một xã bài luận trực tuyến với nội dung : "Y học sẽ không cứu Trung Quốc : Dân chủ sẽ cứu Trung Quốc". Ông là một nhà hoạt động dân quyền nổi tiếng của Trung Quốc, nhưng ông hiếm khi nói chuyện cởi mở như vậy.

Ông Xu không trả lời yêu cầu bình luận của Wall Street Journal.

Mặc dù nhiều lý thuyết được đưa ra, cho đến giờ chưa ai biết chính xác khi nào virus corona sẽ không còn là mối đe dọa lớn.

Nhưng một điều có thể đoán được là đối phó với dịch bệnh đòi hỏi nhiều hơn là khả năng xây được bệnh viện trong vòng vài ngày. Nó đòi hỏi sự tin tưởng của quần chúng vào giới lãnh đạo.

Và ngay từ đầu, phản ứng của chính quyền Trung Quốc với tin tức về virus corona đã đặt ra cho người dân nước họ và thế giới nhiều câu hỏi.

********************

Virus corona mới có thể lây truyền qua phân người (RFI, 08/02/2020)

Cho đến giờ các nhà khoa học vẫn khẳng định virus corona mới gây bệnh viêm phổi cấp hiện nay có thể lây truyền qua các dịch lỏng phát tán khi người nhiễm virus ho. Một nghiên cứu khoa học vừa công bố hôm 07/02/2020 cho biết phân lỏng có thể là môi trường lan truyền virus corona mới.

dich3

Virus corona. Creative Commons / Wikimedia

Nghiên cứu dựa trên những ca nhiễm đầu tiên chỉ tập trung vào các triệu chứng hô hấp, và có thể đã không lưu ý đến các trường hợp lây lan liên quan đến hệ thống tiêu hóa.

Theo nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đăng trên báo của Hiệp hội Y học Mỹ (Journal of the American Medical Association), 14 trong tổng số 138 người bệnh được nghiên cứu ban đầu bị tiêu chảy và nôn, một hoặc hai ngày trước khi bị sốt và khó thở.

Bệnh nhân người Mỹ đầu tiên bị chẩn đoán nhiễm virus 2019-nCoV cũng có triệu chứng đi phân lỏng trong hai ngày và virus đã được phát hiện trong phân của người này. Một số trường hợp tương tự ở Trung Quốc cũng đã được ghi nhận trên tạp chí y học The Lancet.

Theo giáo sư Jiayu Liao, Đại học California, nếu virus "2019-nCoV tìm thấy trong phân người thì có thể lây truyền qua chất thải này". Tuy nhiên ông cũng giải thích thêm là đến giờ người ta vẫn không biết virus này có thể tồn tại trong bao lâu bên ngoài cơ thể người, vì loại virus này rất nhạy cảm với nhiệt độ môi trường.

Lây truyền qua đường phân sẽ trở thành một thách thức mới trong ngăn chặn virus và bệnh viện có thể sẽ trở thành nơi phát tán mạnh dịch, theo chuyên gia dịch tễ học Đại học Torongto, David Fisman.

Vẫn liên quan đến virus corona mới xuất phát từ Vũ Hán, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang rất thận trọng tìm kiếm một cái tên chính thức cho loại virus mới làm sao tránh không gây công kích với Vũ Hán hay Trung Quốc. Hiện tại WHO tạm thời đặt tên cho virus là "2019-nCoV", biểu thị năm phát hiện và virus corona mới. Nhưng thông tin này dường như chưa thỏa đáng về mặt tính chất của virus cũng như truyền thông.

Tổ chức Y tế thế giới vẫn khuyến cáo tránh dùng địa danh xuất phát làm tên gọi virus hay dịch bệnh. Thời gian tới các chuyên gia của WHO sẽ phải đưa ra một tên gọi chính thức cho virus mới gây bệnh viêm phổi cấp chết người đang hoành hành ở Trung Quốc và lây lan khắp thế giới.

Anh Vũ

*****************

Virus corona : Lần đầu tiên người ngoại quốc bị chết tại Trung Quốc (RFI, 08/02/2020)

Dịch viêm phổi do virus corona mới cho đến nay đã khiến hơn 720 người tử vong tại Trung Quốc, trong đó có một nạn nhân ngoại quốc đầu tiên. Đại sứ quán Hoa Kỳ hôm nay, 08/02/2020, tiết lộ với hãng tin AFP là một công dân Mỹ nam giới, 60 tuổi, bị nhiễm virus corona mới, đã qua đời hôm thứ Năm vừa qua trong một bệnh viện ở Vũ Hán, trung tâm điểm của dịch bệnh.

dich4

Máy bay đưa 250 người ngoại quốc thuộc 30 quốc tịch di tản khỏi Vũ Hán, đáp xuống Istres (Pháp) ngày 02/01/2020. CLEMENT MAHOUDEAU / AFP

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nhật Bản thông báo một người đàn ông Nhật trong độ tuổi 60 cũng vừa chết bị bệnh viêm phổi, nhưng họ cho biết hiện giờ rất khó xác định là căn bệnh này là do virus corona gây ra.

Cho đến nay, tại Hoa lục (không tính Hồng Kông và Macao) đã có hơn 34.500 người bị lây nhiễm virus này, với con số tử vong hiện lên tới 722 người, theo các số liệu do nhà chức trách Trung Quốc công bố hôm nay. Như vậy là trong vòng 24 tiếng đồng hồ, đã có thêm 86 người chết, con số cao nhất trong một ngày tính từ đầu dịch bệnh tới nay.

Dịch virus corona cũng tiếp tục lây lan trên thế giới, với hơn 320 nhiễm bệnh được xác nhận tại khoảng 30 quốc gia, trong đó có Việt Nam (13 ca). Hiện giờ, ngoài Trung Quốc, chỉ mới có hai trường hợp tử vong, một ở Philippines và một ở Hồng Kông, nhưng cả hai đều là công dân Trung Quốc.

Để ngăn chận dịch, chính quyền Hồng Kông hôm nay bắt đầu thi hành biện pháp cách ly toàn bộ những người nào đến từ Hoa lục. Những người này sẽ bị cách ly trong 2 tuần, tại nhà, tại khách sạn hay tại một nơi ở khác. Cho tới nay, Hồng Kông đã đóng cửa gần như toàn bộ biên giới với Trung Quốc.

Cũng tại Hồng Kông, 3.600 người trên tàu du lịch World Dream hiện vẫn bị cách ly, trong số này có 8 người đã bị lây nhiễm. Còn tại Nhật Bản, số người bị lây nhiễm virus corona trên tàu Diamond Princess hôm nay đã lên tới 64. Khoảng 3.700 người trên tàu này tiếp tục bị buộc phải sống cách ly trong các cabin. Chính quyền Tokyo cũng đã cấm một tàu du lịch khác cập bến Nhật Bản, do trên tàu có một hành khách bị nghi nhiễm virus corona.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện giờ trong tổng số các ca bị lây nhiễm, có đến 82% trường hợp là bị nhẹ, 15% trường hợp nặng và 3% là trầm trọng. Tỉ lệ tử vong hiện chưa tới 2%, thấp hơn rất nhiều so với dịch SARS 2002-2003. Cũng WHO hôm nay báo động là thế giới đang bị khan hiếm khẩu trang và và các thiết bị bảo hộ y tế khác, do mức cầu vượt quá mức cung rất nhiều, thậm chí cao gấp trăm lần so với mức bình thường. Giá các thiết bị này tăng vọt, có khi lên đến gấp 20 lần giá bình thường.

Thanh Phương

*******************

Một người Mỹ nhiễm virus corona chết ở Trung Quốc (VOA, 08/02/2020)

Một người M đã chết vì nhim virus corona ti Trung Quc được xác nhn là ca t vong đu tiên ca bnh nhân không phi người Trung Quc trong dch viêm phi cp này, trong khi đó, người dân trên cả nước Trung Quc đã tr v nhà sau kỳ ngh Tết Nguyên đán được kéo dài vì dch bnh.

dich5

Nhân viên nhà tang lễ trong đ bo h giúp đng nghip kh trùng sau khi h chuyn mt thi th ti bnh vin trong dịch virus corona Vũ Hán, tnh H Bc, Trung Quc.

Người đàn ông M, 60 tui, đã chết hôm th Năm 6/2 ti dch Vũ Hán, tnh H Bc, min trung Trung Quc -- mt phát ngôn viên ca Đi s quán Hoa Kỳ cho biết ti Bc Kinh hôm th By.

Giới chc này nói vi Reuters : "Chúng tôi gi li chia bun chân thành nht ti gia đình v s mt mát ca h. Tôn trng s riêng tư ca gia đình, chúng tôi không có bình lun gì thêm".

Một người đàn ông Nht Bn ngoài sáu mươi tuổi nhập vin vì viêm phi Vũ Hán cũng chết sau khi b các triu chng ging như b nhim virus corona, B Ngoi giao Nht Bn cho biết.

Tổng s ca t vong Trung Quc đi lc đã tăng lên 722 ca tính đến th By 8/2, và có nguy cơ vượt con s 774, tc là tổng s trường hp t vong được ghi nhn trên toàn cu trong đt bùng phát Hi chng hô hp cp tính (SARS) năm 2002-2003.

Hầu hết các trường hp t vong Trung Quc xy ra trong và xung quanh Vũ Hán. Trên khp Trung Quc đi lc, tng s ca lây nhim ghi nhận được là 31.774 ca tính đến By 8/2.

Virus corona đã lan sang 27 quốc gia và khu vc, theo s liu ca Reuters da trên các báo cáo chính thc, lây nhim hơn 330 người. Hai ca t vong được báo cáo bên ngoài Trung Quc đi lc : Mt ti Hng Kông và mt tại Philippines. C hai nn nhân đu là công dân Trung Quc.

Năm người Anh va được xác đnh nhim virus corona ti mt khu du lch trượt tuyết Pháp. Năm bnh nhân mi này cùng mt nhà ngh trong khu ngh mát trượt tuyết Haute-Savoie min đông nam nước Pháp, các quan chc y tế cho biết. Mt trong năm người này trước đó đã Singapore. H không trong tình trng nghiêm trng, các gii chc nói.

Thêm ba du khách trên tàu du lịch đang b cách ly kim dch ngoài khơi Nht Bn có xét nghim dương tính với virus corona, nâng tổng s ca bnh trên con tàu này lên 64 ca, B Y tế Nht Bn cho biết.

Tổ chc Y tế Thế gii hôm th Sáu 7/2 cnh báo chng li vic phân bit da vào sc tc va không cn thiết va vô ích.

Theo Reuters

*******************

Virus Corona : Người Đài Loan thành con tin ở Vũ Hán (RFI, 08/02/2020)

Ngay cả khi đang lao đao vì dịch virus corona như lúc này, Bắc Kinh vẫn muốn khẳng định Đài Loan chỉ là một tỉnh của Trung Quốc.

dich6

Ảnh minh họa : Người Đài Loan đeo khẩu trang phòng ngừa lây nhiễm. Reuters/Yimou Lee

Sau một thời gian làm ngơ trước các đòi hỏi của chính quyền Đài Loan đưa công dân của họ hồi hương, Bắc Kinh đã chấp nhận tổ chức cho người Đài Loan về nước, nhưng theo cách coi thường chính quyền Đài Loan. Khoảng một nghìn người Đài loan tiếp tục bị kẹt lại Vũ Hán donhững những hiềm khích giữa Bắc Kinh và Đài Bắc.

Thông tín viên Adrien Simorre tại Đài Bắc cho biết :

Chuyện bắt đầu từ cuối tuần qua, khi những người Đài Loan bị mắc kẹt ở Vũ Hán tổ chức họp báo đòi được hồi hương. Các thủ tục từ phía chính quyền Đài Loan đến khi đó vẫn bị Bắc Kinh làm ngơ, vì họ coi Đài Loan như một tỉnh của Trung Quốc.

Thứ Ba vừa rồi cuối cùng Trung Quốc cũng thuê một chuyến bay riêng để đưa người Đài Loan về quê. Trước đó, Đài Bắc đã chuyển một danh sách các công dân của họ cần đưa đi trước.

Nhưng bất ngờ là danh sách các hành khách mà Bắc Kinh cho lên máy bay không giống với danh sách của Đài Loan. Đặc biệt có 3 người được bổ sung vào phút chót, trong đó có một hành khách bị nhiễm virus. Đó là trường hợp bị nhiễm thứ 10 ở Đài Loan.

Vụ việc ngay lập tức làm dấy lên tin đồn tố Bắc Kinh đã cố tình muốn hại Đài Loan. Tuy nhiên, vẫn giữ thái độ thận trọng, chính quyền Đài Bắc lên án Bắc Kinh chi phối thủ tục đưa người hồi hương của họ, và coi đó là hệ quả trực tiếp của việc Trung Quốc từ chối thừa nhận tính chính đáng của chính phủ Đài Loan được bầu lên một cách dân chủ.

Đáp lại, Đài Bắc đã cho ngừng 5 chuyến bay đưa người Đài Loan hồi hương do Trung Quốc đề xuất, đồng thời đòi phải có sự minh bạch trong việc này.

Trở thành con tin, hiện vẫn còn khoảng từ 500 đến 1.000 người Đài Loan mắc kẹt tại Vũ Hán.

Anh Vũ

************************

Những lĩnh vực nào trên thế giới bị ảnh hưởng bởi dịch viêm phổi Vũ Hán do virus Corona gây ra ? (VietTimes, 07/02/2020)

Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai, nhà nhập khẩu lớn thứ hai và là nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới. Dịch viêm phổi Vũ Hán do virus corona gây ra đang lây lan khắp Trung Quốc và 27 quốc gia, khu vực khác, không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước của Trung Quốc, mà còn có tác động rất lớn đến nền kinh tế thế giới.

Cập nhật số liệu dịch viêm phổi cấp Vũ Hán sáng 7/2/2020 : 73 người tử vong trong 24 giờ3.700 du khách bị cách ly trên tàu du lịch Diamond Princess vì dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán : "Không thức ăn, chỉ có nước và cà phê"Giải mã cách Trung Quốc đã thực hiện đóng cửa thành phố 27 thành phố để chống dịch

dich7

Nhiều nhà máy ở Trung Quốc hiện nay vẫn chưa được mở cửa trở lại. (Ảnh : Đông Phương).

Theo trang tin Đa Chiu ngày 6 tháng 2, các tổ chức như Ngân hàng Barclays ở Anh và Morgan Stanley ở Hoa Kỳ gần đây đã dự đoán rằng dịch bệnh ở Trung Quốc sẽ khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu bị giảm từ 0,2% tới 0,4% trong năm nay. Các công ty toàn cầu hiện ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc như một khách hàng lớn mua thực phẩm, xe hơi, phim ảnh và các loại hàng hóa khác. Nhưng chính điều này cũng đã khiến họ phải chịu tác động rất lớn của dịch bệnh.

Được biết, sau khi dịch bệnh bùng phát, lĩnh vực đầu tiên chịu thiệt hại là ngành công nghiệp du lịch và dịch vụ của nhiều quốc gia khác nhau.

Theo dữ liệu từ Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourism Organization, UNWTO), kể từ năm 2014, Trung Quốc đã trở thành nguồn chi tiêu du lịch lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, kể từ khi dịch bệnh bùng phát, nhiều quốc gia áp đặt lệnh cấm du lịch và hủy các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc có thể làm giảm chi tiêu du lịch nước ngoài của Trung Quốc.

Cơ quan thăm dò ý kiến "Demoskopika" của Italy ngày 4 tháng 2 cho biết, trong năm 2020, nước này có thể mất 4,5 tỷ euro doanh thu du lịch.

dich8

Việc Trung Quc không cho phép khách đi du lch nước ngoài do dch bnh khiến nhiu nước b tht thu t ngun quan trng này (nh : Sputnik).

Sau khi Trung Quốc ngừng đưa người đi du lịch, doanh thu du lịch của Thái Lan và các nước Châu Á khác - khách du lịch Trung Quốc chiếm tới 30% - đã giảm mạnh và số lượng khách du lịch cũng giảm hơn một nửa.

Giám đốc đầu tư khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Tập đoàn ngân hàng UBS Thụy Sỹ cho biết trong một cuộc phỏng vấn với giới truyền thông rằng dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đã gây ra mối đe dọa cho nhiều nền kinh tế, đặc biệt là các nền kinh tế Châu Á. "Nếu bạn nhìn vào Châu Á, ngành du lịch của Trung Quốc hiện chiếm một phần lớn của nền kinh tế ở hầu hết các quốc gia".

Ngoài ra, ảnh hưởng của dịch bệnh còn mở rộng đến chuỗi cung ứng của các công ty. Về lâu dài, dịch bệnh có thể hạn chế việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, sau đó ảnh hưởng đến giá các nguyên liệu thô như dầu mỏ và quặng sắt, khiến thị trường phát sinh biến động.

Hãng tin Mỹ Associated Press trích dẫn dữ liệu từ cơ quan phân tích thị trường quốc tế "IHS Markit" nói rằng Vũ Hán, với tư cách là một trung tâm sản xuất, đã làm gián đoạn việc sản xuất màn hình LCD và tấm nền LED, làm giảm thiểu cung cấp và đẩy giá thành màn hình máy tính, TV và các loại sản phẩm khác của các nhà sản xuất sử dụng các tấm nền trong sản phẩm của họ.

dich9

Dịch bnh Viêm phi Vũ Hán nh hưởng nghiêm trng đến vic sn xut và tiêu th các sn phm Trung Quc và trên thế gii (nh : Đa Chiu).

Các cú sốc liên quan có thể lan rộng ; ví dụ, dịch bệnh sẽ làm giảm sản lượng và doanh số bán ô tô và giá dầu, quặng sắt và các nguyên liệu thô khác từ các nhà cung cấp ở Australia, Brazil và Châu Phi.

Trong chuỗi cung ứng, ảnh hưởng của dịch bệnh có thể còn sâu rộng hơn. Các nhà kinh tế tại công ty xếp hạng tín dụng toàn cầu "DBRS Morningstar" đã chỉ ra rằng : "Sự bùng phát dịch bệnh này có thể gây rối loạn chuỗi cung ứng toàn cầu, nhưng nó sẽ kéo dài bao lâu thì hiện vẫn chưa thể biết".

Vào ngày 4 tháng 2, hãng Hyundai Motor của Hàn Quốc tuyên bố, do sự bùng nổ của dịch bệnh Viêm phổi Vũ Hán đã làm gián đoạn việc cung ứng các bộ phận và linh kiện, công ty sẽ tạm thời đình chỉ việc sản xuất tại Hàn Quốc - cơ sở sản xuất lớn nhất của hãng. Động thái này sẽ khiến Hyundai Motor trở thành nhà sản xuất xe hơi lớn bên ngoài Trung Quốc đầu tiên trên thế giới bị tạm đình chỉ sản xuất do chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng do dịch viêm phổi Vũ Hán.

dich10

Hyundai hãng sản xut xe hơi phi ngng sn xut cơ s bên ngoài Trung Quc do nh hưởng ca dch bnh Viêm phi Vũ Hán (nh : internet)

Ngoài ra, phần lớn các sản phẩm của Apple đều được lắp ráp tại Trung Quốc. Do sự không chắc chắn của việc sản xuất của nhà máy và tiêu thụ sản phẩm, Apple cho rằng doanh thu tiềm năng trong quý này có thể phải đối mặt với các biến động lớn.

Kể từ năm 2003, Trung Quốc đã từ nền kinh tế lớn thứ sáu trên thế giới phát triển lên thành thứ hai, chỉ đứng sau Hoa Kỳ. Về điều này, Ben Mee, một nhà nghiên cứu kinh tế toàn cầu tại Viện Kinh tế Oxford, nhận xét : "Rõ ràng, Trung Quốc đã trở thành một người tham dự có vị trí chủ đạo hơn trong nền kinh tế thế giới ; Trung Quốc cũng đã tham gia nhiều hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong 10 năm qua, Trung Quốc luôn là "cọng rơm cứu mạng cuối cùng" trong nền kinh tế toàn cầu".

Tuy nhiên, đối mặt với tác động có thể có của dịch bệnh đối với nền kinh tế Trung Quốc, cả Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế hôm 3 tháng 2, đều tuyên bố bày tỏ sự tin tưởng vào nền kinh tế Trung Quốc.

Thu Thủy

Published in Quốc tế
vendredi, 07 février 2020 21:17

Cô Vi và Tết Canh Tý

Châu Á năm nay đón tết chẳng vui gì vì Trung Quốc đang trải qua một mùa xuân kinh hoàng, nhất là cho dân thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Nỗi kinh hoàng lan tỏa ra cả nước trong ngày tết linh thiêng của một dân tộc thì mới chỉ có người dân Việt Nam Cộng Hòa kinh qua cách đây 52 năm, Tết Mậu Thân.

lunar1

Cô Vi và Tết Canh Tý - Ảnh minh họa 

Tết Canh Tý có "Cô Vi" xông đất, chẳng mang lại hương hoa tốt lành mà gây bao sợ hãi. Cô tới từ đâu thì chưa rõ lắm, từ chợ hải sản thú vật nhếch nhác bẩn thỉu hay từ phòng thí nghiệm, hay dửng dưng từ trời cô xuống cõi trần hù thiên hạ một phen ?

Thành phố Vũ Hán với hơn chục triệu dân được cô xông đất đầu tiên khiến nơi đây phải bế quan tỏa cảng. Ngày đầu năm âm lịch đường phố như bãi tha ma, im lìm vắng lặng.

Từ cái rốn của thế giới, Cô Vi lan tỏa, gieo rắc lo lắng khắp nơi : Việt, Hàn, Úc, Phi, Đài, Anh, Nhật, Mỹ, Thái và hai chục quốc gia khác. Ghé nơi nào cô làm giao động dân tình nơi đó. Nhưng làm sao không cho cô ghé bây giờ? Đóng biên giới hay đeo khẩu trang, đóng cửa trường hay đi di tản ?

Bên Châu Á, chỗ nào có bóng dáng cô là thiên hạ lo bịt miệng, bịt mũi. Ở Hong Kong, Trung Quốc ra đường như lạc vào hành tinh khác vì chỉ thấy những khuôn mặt bịt kín chừa đôi mắt. Mà không biết khẩu trang, dù có hiện đại đến mấy, có ngăn chặn được cô hay không. Dù chẳng ngăn cô được nhưng người Châu Á cũng ùn ùn tìm mua khẩu trang đến độ không còn mảnh nào. Ngay cả nhiều nơi ở California cũng không còn hàng để bán. Con buôn đã thu mua hết để gửi về Trung Quốc hay sao ? Hơn một tỉ người mà dùng hàng nào thì hàng đó có giá ngay.

Buôn bán làm ăn với Trung Quốc là có lời ngay trước mắt nên đã từng nghe nói : "Chỉ cần mỗi ngày một người Trung Quốc uống một lon Coca Cola thôi làđủ giúp cho nền kinh tế Mỹ rồi".

Ngược lại từ hơn hai chục năm qua người Hoa đã bị tư bản bóc lột, làm gia công cho thiên hạ tiêu dùng hàng giá rẻ. Toàn cầu hóa là thế. Xã hội chủ nghĩa cũng phải đầu hàng, không còn giương cao ngọn cờ kêu gọi công nhân vùng lên chống tư bản bóc lột.

Nhưng bây giờ hơn một tỉ người đang lo sợ Cô Vi và nếu không thể tiếp tục làm gia công thì kinh tế Trung Quốc sụp trước, kéo theo Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Úc sụp theo.

Cô Vi mà hôn mắt, hôn môi ai là người đó ho, sốt rồi khó thở và có thể tắt thở luôn. Ở Trung Quốc đã có ba vạn người được hôn nhẹ và hơn 600 người đã chết vì cô. Đó là con số nhà nước đưa ra, còn theo giới chức y tế quốc tế thì có thể cao hơn nhiều.

Cô Vi lang thang khắp Trung Quốc, rồi bay ra nước ngoài nên Tết Ta hải ngoại năm nay không đông vui như những năm trước. Chinatown ở San Francisco, ở Oakland vắng vẻ. Diễn hành đón tết của người Hoa ở San Francisco vào tối thứ Bảy 8/2 này chắc sẽ rất thưa. Nhìn chung vì thói quen ăn uống các thứđộng vật và khạc nhổ bừa bãi trong nếp sống của người Hoa lục địa làm nhiều người e ngại, nhất là vào những lúc có các bệnh truyền nhiễm.

Cô Vi đã thăm xứ Cờ Hoa, đi theo những người mới ghé qua quê hương của Bác Tập. Nước Mỹ có thành phố Seattle, tiểu bang Washington là trạm dừng đầu tiên của cô sau khi vượt Thái Bình Dương. Rồi cô qua Arizona, California, Illinois, Massachussett và Wisconsin. Mỗi nơi cô thăm một bạn, Arizona cô thăm hai.

Cô có nhiều bạn ở California và đã thăm sáu người. Cô thăm ai người đó bị cách ly khỏi gia đình và bạn bè, chỉ còn được làm quen, tâm sự với bác sĩ, y tá trông như những phi hành gia đến từ hành tinh khác. Sáu bạn ở California có bốn người từ thung lũng hoa vàng miền Bắc California, hai bạn khác từ vùng Los Angeles và Little Saigon Quận Cam.

Tổng thống Donald Trump, "bạn" của Chủ tịch Tập Cận Bình, nhưng cũng sợ Cô Vi nên cấm người nước ngoài vào Mỹ nếu đã du lịch Trung Quốc trong những ngày qua. Công dân Mỹ hay thường trú nhân mà thăm Trung Quốc gần đây, trở lại Mỹ sẽ bị kiểm dịch vàđược yêu cầu tự cách li hai tuần lễ. Nhiều cơ quan, công ti, trường học cũng đã thi hành chính sách này.

Hình như Cô Vi không có bạn Việt tại Mỹ nên dân tình Mít trong ngày đầu năm không xôn xao, lo lắng. Diễn hành, hội chợ ở Little Saigon Quận Cam vẫn đông vui. Trên Thung lũng Hoa vàng cũng thế, vẫn thi hoa hậu, vẫn rong chơi hội chợ. Đêm giao thừa và ba ngày tết pháo vẫn nổ rền vang trừ tà. Chùa chiền, nhà thờđông thiện nam tín nữđền cầu nguyện, xin xâm, hái lộc.

lunar2

Sinh hoạt đón Tết Canh Tý của người Việt ở miền bắc California (Ảnh : Bùi Văn Phú)

Mồng Chín Tết San Jose vẫn còn hội xuân ngoài bãi đậu xe trong khu thương mại Eastridge, tuy ít khách du xuân, không phải vì không muốn gặp Cô Vi mà là vì trùng ngày với Super Bowl của Mỹ, cóđội 49ERS của San Francisco vào chung kết với đội Chiefs của Kansas City từ tiểu bang miền quê Missouri.

Xa lộ cũng vắng xe không phải muốn tránh Cô Vi. Giờđó nhiều người ở nhà, hay vào quán rượu xem trận vôđịch bóng cà-na lần thứ 54 của nước Mỹ. Nhiều người Việt đã hoà mình vào nếp sống Mỹ nên dăm ba gia đình, bạn bè tụ họp nhau vừa ăn tết vừa xem đấu bóng và hồi hộp theo dõi từng đường banh.

Mới ra sân được vài phút, Chiefs đã gác 49ERS ba điểm đầu tiên, 3-0, làm nhiều ủng hộ viên thất vọng, trong đó có tôi, từng yêu đội nhà suốt 40 năm qua. Rồi 49ERS lấy lại phong độ, đến cuối hiệp hai gác Chiefs 20/10.

Giờ giải lao, mọi người hào hứng chờđợi màn biểu diễn của J. Lo, cô ca sĩ gốc Mỹ Latinh Jennifer Lopez. Âm nhạc, giọng hát và cách biểu diễn của cô cùng với kỹ thuật âm thanh, ánh sáng đã cho khán giả mười lăm phút giải trí thật tuyệt vời.

lunar3

Một gia đình người Việt xem Super Bowl và đón Tết Canh Tý hôm Chủ Nhật 2/2/2020 (Ảnh: Bùi Văn Phú)

Một thăm dò trên toàn nước Mỹ hỏi ý kiến khán giả sẽ theo dõi Super Bowl 54th họ mong đợi gì. Dân California mong 49ERS thắng. Missouri mong Chiefs thắng. Còn lại 50 tiểu bang khác chỉ lo J. Lo… rớt áo ngực.

Hai hiệp sau đội nhà chơi quá tệ. Kết quả thảm bại với Chiefs thắng 31/20, làm tiêu tan hy vọng có diễn hành chiến thắng trên đường phố San Francisco vào ngày thứ Tư 5/2.

Thế là hết một tuần vui với tết Việt, với thể thao Mỹ. Ngày mai trở lại đi cày tiếp.

Sau mỗi trận đấu vôđịch lại cóý kiến đề nghị công bố ngày thứ Hai sau Super Bowl là ngày nghỉ toàn quốc, vì mỗi năm có vài triệu người không vào làm việc trong ngày thứ Hai vì cần nghỉ ngơi cho lại sức. Trận chung kết cả nước có hàng trăm triệu người xem, ăn nhậu vui chơi mà ngày mai phải đi làm thì oải quá. Cũng cóđề nghị chuyển trận đấu sang ngày thứ Bảy, nhưng đến nay vẫn không có thay đổi sau hơn nửa thế kỷ với truyền thống này.

Giống Việt Nam mấy năm gần đây có bàn việc chuyển ngày đón tết ta sang cùng ngày tết tây. Nguyên do vì không còn phù hợp với nền kinh tế hiện tại, vì muốn tách khỏi ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, vìăn tết ta nghỉ quá nhiều làm lãng phí thời gian làm việc cũng như tiền bạc.

Là một người Mỹ gốc Việt tôi thấy không nên đổi ngày mừng đón tết ta vì mỗi năm gia đình, bạn bè xum họp đón tết cùng xem thể thao Mỹ là nét giao thoa đẹp giữa hai nền văn hóa.

Tết đã hết. Super Bowl cũng đã sang mùa. Đời sống bình thường trở lại. Nhưng nhiều gia đình Việt đang lo vì thân nhân về quêăn tết sắp qua lại, không biết có mang theo Cô Vi hay gặp trở ngại gì khi đến sân bay Mỹ.

Sans titre

Sinh hoạt gây quỹ cho trường học ở vùng Vịnh San Francisco tối 1/2/2020 (Ảnh : Bùi Văn Phú)

Đã gần một tháng từ khi bệnh dịch được công bố, thành phố Vũ Hán vẫn bị bỏ hoang. Một bác sĩ trẻ tuổi lên tiếng cảnh báo từ sớm về nguy cơ của loại siêu vi mới, bị công an khiển trách vì cho làđưa tin thất thiệt, vừa qua đời ở Vũ Hán. Hàng trăm công dân Mỹđãđược di tản về hai căn cứ không quân ở California, bị cách ly gia đình hai tuần.

Cô Vi mới phất phơ vài nơi trên đất Mỹ. Mọi sinh hoạt vẫn bình thường như mỗi năm có dịch cúm. Giới chức y tế nói không có gì phải lo, chẳng phải đeo khẩu trang, chỉ nhớ nguyên tắc giữ vệ sinh cá nhân làđừng đưa tay dụi mắt, mũi và cần rửa tay thường xuyên là tránh được lây nhiễm Cô Vi hay cúm đang có vào mùa đông lạnh giá.

Tết Canh Tý với Cô Vi (nCoV – corona virus) thật là một cái tết khó quên cho nhiều người, nhiều gia đình ở nhiều nơi trên thế giới.

Bùi Văn Phú

(07/02/2020)

Published in Diễn đàn

Thông điệp Liên bang của tổng thống Trump thành diễn văn tái tranh cử (RFI, 05/02/2020)

Ngày 04/02/2020, trước Quốc Hội lưỡng viện Mỹ, ông Donald Trump đã đọc Thông điệp Liên bang lần thứ ba, và có thể là lần cuối cùng trong nhiệm kỳ tổng thống.

thongdiep1

Phó tổng thống Mike Pence (trái) vỗ tay hoan nghênh, chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi (phải) xé bản sao diễn văn tổng thống, sau khi Donald Trump kết thúc đọc thông điệp, Washington DC, Mỹ, ngày 04/02/2020 MANDEL NGAN / AFP

Chín tháng trước kỳ bầu cử tổng thống, chủ nhân Nhà Trắng đã không bỏ lỡ cơ hội để biến Thông điệp liên bang hàng năm thành bài diễn văn vận động tái tranh cử, đặc biệt trong bối cảnh ông có thể được xử trắng án ở Thượng Viện trong ngày 05/02.

Thông tín viên RFI Eric de Salves tường trình từ San Francisco :

"Ông Donald Trump bước vào Quốc Hội trong tiếng vỗ tay và reo hò nhưng chỉ từ phía đảng Cộng hòa. Còn bên phía các nghị sĩ Dân chủ, những người đã cáo buộc ông vào tháng 12 vừa qua, cũng ngay trong phòng họp này, là vẻ mặt chán nản. Đối với một bài diễn văn đoàn kết, thì bầu không khí mất đoàn kết hiện lên một cách ấn tượng.

Trên khán đài, ông Donald Trump từ chối bắt tay bà Nancy Pelosi. Sau khi tổng thống đọc xong bài diễn văn, nữ chủ tịch Hạ Viện liền cầm lấy một bản sao bài diễn văn và xé trước mặt mọi người. Không khí căng thẳng nhưng điều đó không làm ông Donald Trump bị xáo trộn. Ông tiếp tục tự ca ngợi thành tích trong nhiệm kỳ nhằm được tái thắng cử vào tháng 11 tới.

Ông phát biểu : "Cách đây ba năm, chúng ta đã triển khai chính sách sự trở lại vĩ đại của nước Mỹ. Tối nay, tôi đứng trước mặt quý vị để trình bày về những kết quả khó tin : Việc làm nở rộ, thu nhập tăng vọt, tình trạng nghèo khó và tội phạm đều giảm".

Một Donald Trump tự thổi phồng khi chỉ còn 9 tháng đến kỳ bầu cử tổng thống. Phải nói rằng chủ nhân Nhà Trắng đang trên đỉnh cao tín nhiệm với 49% ý kiến ủng hộ. Và thứ Tư này (05/02), đa số Cộng hòa ở Thượng Viện, luôn đoàn kết ủng hộ ông, sẽ bỏ phiếu xử trắng án tổng thống, đặt dấu chấm hết cho tiến trình phế truất".

Thu Hằng

******************

Virus corona có thể giúp Donald Trump dễ dàng tái đắc cử tổng thống Mỹ ! (RFI, 05/02/2020)

Thuyết âm mưu hay "bình loạn" cho vui ? Hoàn toàn không. Dịch bệnh virus corona có thể làm tăng khả năng tái đắc cử của tổng thống Mỹ Donald Trump. Theo tạp chí kinh tế, tài chính Bỉ Trends-Tendances, đó là nhận định của một kinh tế gia nổi tiếng Hoa Kỳ.

thongdiep2

Khu phố người Hoa tại Chicago, Illinois, Mỹ, giữa lúc dịch virus corona đang lây lan khắp thế giới. Ảnh chụp ngày 30/01/2020. Reuters/Kamil Krzaczynski

Dịch bệnh virus corona đôi khi làm xuất hiện những phản ứng, bình luận kỳ cục. Vào lúc Trung Quốc đang căng thẳng đối phó với khủng hoảng y tế, bộ trưởng Thương Mại Mỹ Wilbur Ross, một người thân cận với Donald Trump, không nghĩ ra điều gì hay hơn khi ông tuyên bố rằng dịch virus corona sẽ nhanh chóng tạo thêm việc làm tại Hoa Kỳ.

Vị bộ trưởng này cho rằng dịch virus corona làm cho một phần lãnh thổ Trung Quốc bị cô lập, cách ly, các tập đoàn đa quốc gia phải tính tới việc có nên tiếp tục duy trì các cơ sở sản xuất của họ tại Trung Quốc hay không. Do vậy, có nhiều khả năng là các công ty đa quốc gia này quay trở lại Hoa Kỳ và qua đó, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân Mỹ.

Theo tạp chí Bỉ, tuyên bố của bộ trưởng Thương Mại Mỹ không chỉ "vô duyên" vì dịch bệnh làm cho hàng trăm người chết, hàng ngàn người nhiễm bệnh, cả thế giới lo lắng, mà còn phản ánh sự thiếu hiểu biết về các quy luật kinh tế. Các công ty đa quốc gia sẽ không quay lại Mỹ mà sẽ đặt các cơ sở sản xuất ở những nơi gần Trung Quốc, có giá nhân công rẻ, như Việt Nam, Indonesia, hya Bangladesh.

Tuy nhiên, phát biểu rất vụng về của bộ trưởng Thương Mại Mỹ lại cho thấy là dịch bệnh virus corona có thể gây ra những hiệu ứng chính trị không ngờ tới. Chính vì thế, Tyler Cowen, một trong những kinh tế gia có uy tín tại Mỹ cho rằng con virus này sẽ cho phép Donald Trump tái đắc cử khá dễ dàng.

Chuyên gia này giải thích : Người ta thường phê phán Donald Trump có đầu óc dân tộc chủ nghĩa thái quá. Thế nhưng, khi mà hàng chục hãng hàng không quốc tế ngừng bay tới Trung Quốc và nhiều nước từ chối đón tiếp công dân Trung Quốc từ Trung Quốc tới, thì các phát biểu dân tộc chủ nghĩa thái quá của Trump giờ đây lại trở thành điều bình thường, dễ chấp nhận. Với dịch virus corona, việc cấm người dân di chuyển không bị coi là vi hiến nữa.

Trước đây, Trump nhất quyết muốn xây tường ở biên giới chung với Mêhicô để ngăn chặn di dân, giờ đây đòi hỏi này không bị coi là quá lố nữa vì nhiều nước đang dựng lên các "hàng rào" nhập cảnh đối với khách du lịch Trung Quốc. Vả lại, nhiều khu làng tại Trung Quốc cũng lập hàng rào, ngăn chặn người dân Vũ Hán lui tới.

Tóm lại, theo kinh tế gia Tyler Cowen, tất cả những nghi kỵ của Donald Trump đối với Trung Quốc, tất cả những chỉ trích của ông trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc ba năm vừa qua, giờ đây trở thành đúng trong con mắt một bộ phận dân chúng Mỹ. Họ có thể có suy nghĩ theo kiểu, nhìn chung những điều tệ hại chỉ có thể từ Trung Quốc tới mà thôi.

Do vậy, hơn bao giờ hết, người ta cho rằng Trump có lý khi đưa ra lập trường cứng rắn. Theo nhận định của tạp chí Bỉ, thực ra, mọi lập luận chính trị của Donald Trump là phải tìm ra một vật bung xung để chỉ trích. Giờ đây, Trump đã tìm thấy và được "phục vụ" liên tục : trong nhiều tháng tới, dịch bệnh virus corona sẽ xuất hiện thường xuyên trên trang nhất các phương tiện truyền thông, và điều này chỉ có lợi cho chủ nhân Nhà Trắng.

Đức Tâm

Published in Quốc tế

Virus corona : Chính quyền Trung Quốc và quả báo gian dối

Công xưởng của thế giới tê liệt, người Trung Quốc bị kỳ thị, trong nước dân bị cách ly thô bạo, ngoài nước bị cấm cửa. Liệu các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt này có hiệu quả ngăn chận virus corona hay không ? Vì sao tâm trạng sợ virus làm bùng lên tâm lý bài Trung Quốc ? Đó là những chủ đề tốn hao giấy mực trên báo Pháp hôm nay.

quabao1

Một bệnh viện tại Vũ Hán, Trung Quốc, đang chăm sóc bệnh nhân nhiễm siêu vi corona, ngày 28/01/2020 China Daily via Reuters

Nỗi lo khánh tận

Kinh tế Trung Quốc ngưng trệ. Đường giao thông bị phong tỏa, hãng xưởng đóng cửa, hàng quán thưa khách… tác hại của siêu vi corona mới bắt đầu được thấy rõ. Nhiều chủ doanh nghiệp loại vừa lo sợ khánh tận.

Le Monde mượn trường hợp cụ thể để minh họa cho tình trạng suy nhược của đại cường kinh tế, liệt giường vì siêu vi viêm phổi mới.

Giả Quốc Long, chủ nhân thương hiệu 400 nhà hàng Tây Bắc (Xibei) tại 60 thành phố Trung Quốc, sử dụng 20.000 nhân viên than thở với báo chí Nhà nước : "Kéo dài tình trạng sống dở chết dở này tối đa ba tháng là tôi sạt nghiệp". Doanh nghiệp này chỉ là một trong muôn ngàn trường hợp cụ thể.

Tình trạng đóng cửa nhà máy, biện pháp cô lập thành phố, cách ly cư dân đã làm cho đại cường kinh tế số hai thế giới gần như tê liệt. Oxford Economics hạ điểm tăng trưởng của Trung Quốc trong quý đầu là 4%, tăng trưởng toàn năm 2020 được 5,4% là cao nhất.

Hồng Kông : Tâm lý bài Hoa lục có thêm nhiên liệu

Siêu vi "Vũ Hán", theo cách gọi của dân Hồng Kông, đã gây chết người tại đặc khu. Cuộc đấu tranh chống ảnh hưởng Trung Quốc có thêm nhiên liệu. Đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga chịu áp lực đình công của hàng chục ngàn nhân viên y tế.

Kể từ đêm thứ Hai, những trạm biên giới cuối cùng giữa Hồng Kông và Hoa lục phải đóng cửa, trừ hai điểm : đồn Thâm Quyến phía Hoa lục và chiếc cầu vượt sông Châu Giang nối Hông Kông với Chu Hải và Macao. Tuy nhiên, biện pháp trấn an này không xoa dịu được giới y tế Hồng Kông, 2.700 người đã đình công, 9.000 người sẽ gia nhập phong trào trong nay mai nếu bà Lâm không nhượng bộ. Đa số dân Hồng Kông chủ trương phong tỏa biên giới cấm triệt để người dân Hoa lục.

Một câu hỏi được đặt ra ở đây là tại sao tâm lý bài Trung Quốc dâng cao với con virus corona ? Theo nhận định của Le Figaro, nguy cơ dịch bệnh tràn sang Hồng Kông làm giảm đi các cuộc xuống đường. Bù lại, phong trào dân chủ có một hướng tấn công mới : Tại sao cho dân Hoa lục mang bệnh qua Hồng Kông ? Tại sao bác sĩ Hồng Kông phải chết vì Trung Quốc ? Một nhân viên y tế tên Kai Yeung gằn giọng : "Nếu có một người Hồng Kông chết vì bị lây bệnh, những người Trung Quốc này sẽ xuống hỏa ngục".

Cũng cùng một câu hỏi, nhật báo công giáo La Croix mượn ngòi bút của một bác sĩ về bệnh truyền nhiễm và một sử gia y tế cộng đồng. Theo bác sĩ Christoph Rapp, công luận ở Tây phương lo sợ nhiều hơn là chính phủ. Các nước giàu, rút kinh nghiệm khủng hoảng dịch viêm phổi cấp tính 2003 cũng xuất phát từ Trung Quốc, nên đã có "bí kíp" ngăn chận lan truyền. Thế nhưng, Trung Quốc là một thế giới khác, có lẽ vì dân số quá đông, biện pháp chống dịch ban hành quá trễ. Hậu quả là hơn 20 nước cấm cửa dân Trung Quốc làm Trung Quốc cảm thấy bị cô lập.

Nhân quả vụ SARS : chỉ cần đọc báo Hồng Kông và Việt Nam

Trong bài "Trước dịch bệnh virus corona, phải chăng thế giới lo ngại quá mức ?", trên báo La Croix, sử gia y tế cộng đồng Patrick Zylberman cho rằng "sự gian trá của Trung Quốc trong vụ dịch SARS để lại nhiều dấu vết" và ông khuyến cáo Bắc Kinh hãy xét mình trước khi trách người : "Chúng ta không rõ chính quyền Trung Quốc lương thiện đến mức độ nào trong vụ virus corona chủng mới 2019 nhưng chỉ cần đọc báo chí Hồng Kông và Việt Nam là thấy rõ Trung Quốc lừa đảo như thế nào trong vụ SARS 2003".

Rất có thể họ đã trung thực hơn vào thời điểm này nhưng họ đã che giấu thông tin trong hơn một tháng, từ cuối tháng 11 cho đến cuối tháng 12/2019. Tổ chức Y tế Thế giới bị Bắc Kinh gây sức ép không cho báo động toàn cầu. Vấn đề là thái độ của Bắc Kinh tạo ra một loạt hệ quả và phản ứng khắp thế giới. Nếu dịch kéo dài, nhiều dây chuyền sản xuất sẽ đình trệ như trường hợp của Hyundai ở Hàn Quốc.

Một hệ quả nữa là chính cộng đồng người Hoa phải trả giá. Năm 2003, tại một quốc gia không có tiếng kỳ thị như Canada mà tài xế xe điện ở Toronto, mỗi khi sắp đi ngang khu chợ Châu Á là họ lấy khẩu trang che nửa mặt. Tại Pháp, đã xuất hiện tâm lý tránh các nhà hàng người Hoa, cho dù thận trọng không chính đáng.

Bắc Kinh hãy tự soi gương

Trước khi trách người ghét mình, Trung Quốc hãy tự xét mình vì sao nên nỗi. Le Monde phân tích : Ngay trên mặt ngoại giao, Bắc Kinh cũng bị thất bại vì xem trọng quyền lợi chính trị, địa chính trị hơn tình người. Bắc Kinh đã thuyết phục được giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không những không chỉ trích cách xử lý khủng hoảng của chính quyền Trung Quốc mà còn khen ngợi phản ứng "nhanh và minh bạch".

Thế mà, cùng ngày, công luận được tin chính quyền câu lưu 8 bác sĩ ở Vũ Hán vì họ phổ biến thông tin. Phải mất ba tuần im lặng, Bắc Kinh mới nhìn nhận có dịch. Một dấu hiệu khác chứng minh Bắc Kinh xem trọng chính trị hơn sinh mạng con người là nhất quyết không cho Đài Loan gia nhập Tổ chức Y tế Thế giới để được chia sẻ thông tin về dịch, trong lúc siêu lây đến hải đảo.

Đài Loan không cô đơn

Trong cuộc khủng hoảng dịch tễ này, Đài Loan nỗ lực chứng minh là một quốc gia độc lập. Khác với vụ dịch SARS, Đài Bắc tạo được kênh liên lạc với WHO, Tổ chức Y tế Thế giới.

Khủng hoảng viêm phổi cấp tính mới là cơ hội để thấy thái độ "nhập nhằng" của Trung Quốc đối với Đài Loan. Bất chấp kêu gọi của Mỹ, Canada và Nhật Bản, chính quyền Trung Quốc vẫn khư khư không cho Đài Loan trở lại làm thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới, bất chấp số phận của 23 triệu dân hải đảo. Thế nhưng, Đài Loan trên thực tế, không bị cô lập.

Một mặt, qua kênh liên lạc "Quy định vệ sinh quốc tế", một cơ cấu của Tổ chức Y tế Thế giới thành lập năm 2005, Đài Loan được cung cấp thông tin đầy đủ về dịch bệnh hiện nay đang hoành hành Hoa lục. Thêm vào đó, giữa Bắc Kinh và Đài Bắc có một thỏa thuận chia sẻ thông tin y tế khi có khủng hoảng, ký vào năm 2010. Hệ quả là hai chuyên gia Đài Loan đã đến Vũ Hán hồi giữa tháng Giêng để lấy mẫu siêu vi.

Trung Quốc rơi vào thế bị động

Vì sao thế giới chia sẻ xúc động với Paris khi Nhà Thờ Đức Bà bị cháy mà không một chút tình tương thân với người dân Vũ Hán ? Vì sao chính quyền Nga cấm cửa dân Trung Quốc ? Vì sao dân Hồng Kông, hào phóng giúp Trung Quốc tái thiết Tứ Xuyên sau trận động đất năm 2008, bây giờ đòi đóng cửa biên giới với đại lục ?

Theo bài xã luận của Le Monde, Bắc Kinh thất bại trên mọi mặt trận vì xem tình người nhẹ hơn quyền lực.

Từ khi dịch corona chủng mới hết có thể bị giấu giếm, tâm lý bài Trung Quốc hiện rõ qua những bình luận kiểu "trời trả báo kẻ ăn thịt dơi" hay qua tuyên bố của bộ trưởng Thương Mại Hoa Kỳ "khuyến khích doanh nghiệp bỏ Trung Quốc về đầu tư tại Mỹ".

Theo Le Monde, Trung Quốc bị rơi vào thế thủ vì thất bại trên mọi mặt trận. Trước hết về khắc phục nhân tâm trong lẫn ngoài nước. Năm 2008, dân Hồng Kông hào phóng giúp Tứ Xuyên tái thiết sau động đất. Năm 2020, giới y tế đình công đòi đóng biên giới. Ngay những nước như Kazakhstan, Philippines, nằm trong chiến lược "một vành đai một con đường" của Tập Cận Bình cũng đóng cửa không nhận du khách Trung Quốc.

Nước Nga của Putin cũng đóng biên giới với Trung Quốc, một biện pháp mà Moskva không làm trong vụ khủng hoảng dịch SARS 2003. Những nước bạn của Trung Quốc chỉ áp dụng phương pháp của Bắc Kinh đối với dân Trung Quốc mà thôi : Phong tỏa Hồ Bắc, cách ly hơn 50 triệu dân trong một tỉnh nội bất xuất, ngoại bất nhập.

Hỏa Thần Sơn : bệnh viện dã chiến hay nhà tù ?

Liên quan đến hai bệnh viện dã chiến Hỏa Thần Sơn và Lôi Thần Sơn ở Vũ Hán, Libération cảnh báo : đó là hai pháo đài do quân đội Trung Quốc quản lý nghiêm ngặt "có vào mà không có ra". Một đoạn phim quay lén trong ngày khánh thành và được phát tán trên mạng Taiwan News đã gây "sóng gió" trên các mạng xã hội. Tác giả giấu tên vào các phòng dành cho bệnh nhân giải thích : "Không cách nào mở cửa ra từ bên trong. Quý vị hãy ở nhà thì tốt hơn. Những người không qua khỏi sẽ bị đưa ngay đến lò thiêu".

Si Meng Wang, một nhà nghiên cứu xã hội học Trung Quốc quốc tịch Pháp lo ngại : Trông giống trại lính hơn là bệnh viện. Chống dịch là chuyện của Bộ Y tế sao lại trao cho quân đội ? Quyền lợi của bệnh nhân có được tôn trọng hay không ? Những người lính quân y có được phép tiếp xúc hay liên lạc với gia đình hay không ?

Châu Âu đứng giữa hai đế chế công nghệ số

Trái lại, Le Figaro nhắc nhở độc giả là Trung Quốc ngày nay không còn là "công xưởng" của thế giới mà là một đại cường công nghiệp cạnh tranh nguy hiểm. Trong bài xã luận "Hai đế chế", nhật báo thiên hữu cảnh báo : cuộc chạy đua giữa hai siêu cường công nghệ số Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ vô cùng khốc liệt. Các đại tập đoàn GAFAM của Mỹ (Google, Apple, Faccebook, Amazon và Microsoft) hoạt động và thu lợi nhuận tối đa trong năm 2019. Sức mạnh này cho phép Mỹ áp đảo thị trường internet.

Nhưng trong lúc Hoa Kỳ suy nghĩ hai lần trước khi hành động, thì trái lại Trung Quốc, không cần phép tắc của một chế độ dân chủ. Bắc kinh cấm cửa các đối tác Mỹ, rồi thành lập những tập đoàn giống hệt đối phương, để cạnh tranh lại. Theo Le Figaro, Châu Âu có trong tay những vũ khí công nghiệp hàng đầu, phải tận lực khai thác để bảo vệ quyền lợi và chủ quyền.

Tú Anh

Published in Châu Á